You are on page 1of 4

3.3.

2 Suất hoàn vốn nội bộ (IRR-Internal Rate of returns)


a) Khái niệm
Suất hoàn vốn nội bộ là một chỉ số được sử dụng trong phân tích tài chính để ước tính khả năng
sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. Chỉ số IRR là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại
ròng (NPV) của tất cả các dòng tiền bằng 0 trong phân tích dòng tiền chiết khấu.

Ví dụ: Một khoản đầu tư có thể được cho là có chỉ số IRR 10%. Điều này cho thấy rằng một
khoản đầu tư sẽ tạo ra tỷ suất lợi nhuận hàng năm 10% trong suốt vòng đời của nó.

Nói cách khác, đó là tỷ suất lợi nhuận kép hàng năm dự kiến sẽ kiếm được trên một dự án hoặc
khoản đầu tư. Nó được tính toán loại trừ các yếu tố bên ngoài như lạm phát và chi phí vốn. Đó là
lý do tại sao nó được gọi là nội bộ. Bạn cũng có thể coi tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ lãi suất
mà công ty phải đạt được để hòa vốn khi đầu tư vào vốn mới.

b) Công thức tính


NPV 1
IRR = i 1+ ¿ −i 1 ¿∗
NPV 1+|NPV 2|

Trong đó:
- i 1 là lãi suất tùy ý cho, tương ứng tính được NPV 1 sao cho NPV 1 > 0 và càng gần 0 càng
tốt
- i 2 là lãi suất tùy ý cho, tương ứng tính được NPV 2 sao cho NPV 2 < 0 và càng gần 0 càng
tốt
- |NPV 2|là giá trị tuyệt đối của NPV 2 , tức NPV 2 có giá trị âm sẽ lấy thành dương
Công thức tính IRR trên được xây dựng bằng phương pháp nội suy, mang tính ước lượng, bởi
vậy nếu xác định được i 1và i 2 càng gần nhau thì việc ước lượng IRR càng chính xác. Trong
trường hợp này phải mất nhiều thời gian và công sức hơn để xác định i 1và i 2 vì khái niệm gần
nhau chỉ mang tính tương đối.
Như vậy, việc tính IRR theo công thức trên là hoàn toàn mò mẫm, thực hiện bằng các phép thử
và điều chỉnh. Chọn hai giá trọ cảu lãi suất tính toán sao cho một giá trị làm cho NPV dương và
gần bằng 0. Lãi suất này được gọi i 1 tương ứng tính được NPV 1 . Giá trị kia làm cho NPV âm và
gần bằng 0. Lãi suất này được coi là i 2tương ứng tính được NPV 2 . Sau đó, thế các giá trị i 1và i 2
vào công thức để tính IRR.
Để giảm việc mò mẫm trong tính toán thủ công, người ta quýu ước lấy i 1và i 2 với mức chênh
lệch không quá lớn (≤ 5 %). Chẳng hạn nếu đã chọn được i 1là 20% thì i 2 sẽ được chọn 25%. Quan
niệm gần 0 hay chưa gần 0 khi chọn i 1được xác định bằng cách tăng tiếp lãi suất trước đó được
chọn chính là i 1và NPV tương ứng sẽ là NPV 1
Ví dụ:
Tính IRR của dự án có vòng đời 3 năm và ngân lưu ròng như sau:
ĐVT: Triệu đồng
Năm 0 1 2 3
Ngân lưu ròng -100 40 50 60

- Chọn i=15% ta có NPV=12 và vì NPV này hãy còn lớn hơn 0 nhiều, nên không chọn i và
NPV này, tiếp tục tăng i=20% và có NPV=2,8 đã gần bằng 0 hơn, nên quyết định chọn
đây là i 1 và NPV 1 . Trường hợp tính NPV âm với giá trị gần bằng 0 thì phái coi đây là i 2
và NPV 2 , nhưng NPV âm rất nhỏ (cách xa 0) thì phải giảm i xuống và tính lại NPV.
- Tiếp theo chọn i 2=25% và NPV 2 =5,3 sẽ nhanh chóng tính được IRR:
2,8
IRR=20+ ( 25 −20 )∗
2,8+¿ −5,3∨¿=21,7 % ¿
Với cách làm như trên, nếu cứ lần lượt thử các giá trị của lãi suất tính toàn, đến một thời điểm
nào đó cũng sẽ tìm được một loại lãi suất mà làm cho NPV=0 hoặc rất gần 0. Lãi suất đó chính là
IRR. Tuy nhiên, việc thủ như vậy sẽ tốn nhiều thời gian và không cần thiết.
 Tính IRR bằng cách giải phương trình NPV=0
Tính NPV theo công thức trên là bằng phương pháp nội suy. Có thể tính IRR bằng cách cho
NPV=0, sau đó giải phương trình NPV và tìm được i, i này chính là IRR, Tuy việc cho NPV=0
để xác định IRR chỉ dễ dàng và cho nghiệm số đúng khi vòng đời dự án không dài. Trường hợp
vòng đời của dự án dài, để tính i ta phải giải một phương trình bậc cao và chỉ được nghiệm gần
đúng.
Theo ví dụ trên để tìm IRR, cần giải phương trình:
100 40 50 60
NPV =− 0
+ 1
+ 2
+ 3
=0
(1+i ) (1+i) (1+i) (1+i)
Vì vòng đời dự án là 3 năm nên phương trình NPV có bậc 0, 1, 2 và 3. Giải phương trình bậc 3
này có i=0,217=21,7%.
 Tính IRR dựa vào đồ thị
Có thể tìm IRR bằng phương pháp đồ thị, bằng cách cho 2 lãi suất. Với i 1 làm cho NPV 1 >0 và i 2
là cho NPV 2 <0. Đường NPV cắt trục hoành tại điểm IRR và tại điểm này NPV=0. Việc tính ra
IRR bằng bao nhiêu phần trăm là tùy thuộc vào việc quy ước tỷ lệ xích trên trục tung và trục
hoành.

XÁC ĐỊNH IRR CỦA DỰ ÁN


Tóm lại: Có ba cách tính IRR là bằng phương pháp nội suy, bằng NPV và bằng đồ thị với trục
tung là giá trị của NPV và trục hoành là lãi suất i.
Tính IRR trong EXCEL:
Cú pháp =IRR(CF 0 : CF n )
Theo ví dụ trên có =IRR(-100:60)=21,79%
Rõ ràng việc tính IRR trên Excel không đòi hỏi phải xác định i 1 vài 2 như khi tính theo công thức
nội suy.
d) Quy tắc lựa chọn dự án theo chi tiêu IRR
(i) IRR <i u không chấp nhận dự án
(ii) IRR ≥ i u chấp nhận dự án
(iii) Nếu dùng IRR làm chỉ tiêu lựa chọn thì dự án nào có IRR cao nhất sẽ được chọn.
Điều kiện để tính được IRR là ngân lưu ròng của dự án chỉ đổi dấu một lần. Nếu ngân lưu rồng
đổi dấu từ hai lần trở lên sẽ tính ra được nhiều IRR và không biết IRR thực của dự án. Đây cũng
chính là nhược điểm của chỉ tiêu IRR
Ví dụ: Có ngân lưu ròng của một dự án đầu tư
Năm 1 2 3
Ngân lưu ròng -100 300 -200
Tìm IRR bằng cách giải phương trình NPV:
300 200
NPV = -100 + − =0
(1+ IRR) ¿ ¿

Vì phương tình này có hai IRR là IRR1= 0%, IRR2= 100% Vậy nên không thể chọn được IRR
cho dự án.
Dự án có lưu ròng đổi dấu nhiều lần thường là những dự án thực hiện phân kỳ đầu tư, tức là dự
án vừa khai thác vừa đầu tư mà số tiền đầu tư ở năm nào đó lớn hơn số tiền thu hồi được từ việc
khai thác dự án.
Đối với những dự án thu trước, chi sau (như dự án bán nền nhà trên bản đồ, dự án góp vốn xây
chung cư....) mặc dù có ngân lưu rồng ngược với những dự án thông thường nhưng việc tính IRR
vẫn áp dụng theo 1 trong 3 cách trên.

Câu hỏi trăc nghiệm

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR- Internal Rate of Returnt) của dự án là một loại lãi suất mà
tại đó làm cho:

1. NPV >0
2. NPV <0
3. NPV =0
4. NPV =Lãi suất tính toán (itt)

Tuỳ theo loại dự án mà có thể:

1. Không có IRR
2. Có một IRR
3. Có nhiều IRR
4. Tất cả các câu đều đúng
5.

You might also like