You are on page 1of 5

Họ và tên:

Mã số: Lớp: Quản lý kinh tế (22ME04)

KIỂM TRA GIỮA KỲ


Môn: QUẢN LÝ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG

Một dự án đầu tư công có tổng kinh phí đầu tư ban đầu vào tài sản cố định là
500 tỷ đồng, thời gian sử dụng là 5 năm. Tài sản cố định của dự án được khấu hao theo
phương pháp tuyến tính cố định và giá trị thanh lý không đáng kể. Ước tính dự án thực
hiện trong 4 năm. Doanh thu thuần hàng năm là 520 tỷ đồng và chi phí hoạt động
hàng năm là 40 tỷ đồng. Giá trị tài sản thanh lý vào cuối năm thứ 5 không đáng kể.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Chi phí sử dụng vốn bình quân
(WACC) của dự án là 12%.
Học viên có thể tự bổ sung dữ liệu (nếu cần).
Yêu cầu:
1) Tính khấu hao hàng năm của tài sản cố định. Cho nhận xét (gợi ý: Khấu hao là
gì? mục đích khấu hao? Ưu/nhược điểm của phương pháp khấu hao này?)
2) Hãy lập bảng xác định dòng tiền thuần của dự án (dòng tiền ra, dòng tiền
vào)
3) Tính NPV của dự án? Cho biết quyết định đầu tư? (chọn hay không chọn dự
án? Tại sao?)
4) Tính IRR của dự án? Cho biết quyết định đầu tư? (chọn hay không chọn dự án?
Tại sao?)
5) Phân tích mức độ rủi ro của dự án? (Gợi ý: có thể chọn 1 số kỹ thuật phân tích
rủi ro của dự án như: phân tích kịch bản (Scenario table), Phân tích sự biến động 1
biến, 2 biến (dùng hàm table 1 chiều, 2 chiều); hàm randbetween; tính xác suất rủi ro,
phân tích mô phỏng Crystal Ball)./.
Bài làm:
1. Tính khấu hao
Trả lời: Khoản khấu hao được trích ra đều đặn theo các thời đoạn trong suốt thời kỳ
tính khấu hao. Điều đó có nghĩa giá trị trên sổ sách của tài sản cố định bị giảm đi một
cách tuyến tính theo thời gian.
Theo mô hình này ,chi phí khấu hao một năm như sau:

P−SV
D=
n

Thời gian 5 năm khấu hao điều như nhau nên ta có:

500−0
D 1=D 2=D 3=D 4=D5= =100 tỷ đồng
5
Nhận xét:
Trong phần này thuật ngữ khấu hao được sử dụng là khoản chi phí làm giảm thuế
thu nhập. Khấu hao là một khoản khấu trừ thuế thu nhập, nó là chi phí hợp lý về tình
trạng hao mòn và mức độ lạc hậu của tài sản cố định. Chi phí khấu hao là cơ sở để
tính lỗ hoặc lãi.
Mục đích của khấu hao tài sản cố định là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản
đơn hoặc tái sản xuất mở rộng tài sản cố định.
Ưu điểm: Đây là phương pháp này thì đơn giản, dễ tính toán đồng thời nó phân bổ
đều giá trị của TSCĐ của các kỳ sử dụng nên thuận tiện cho người làm.

Nhược điểm: Không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí là
nhược điểm lớn nhất của phương pháp này.

2. Bảng xác định dòng tiền ra, dòng tiền vào trong thời gian sử dụng 5 năm:
Đơn vị tính: tỷ đồng

TT Các chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

1 Chi phí đầu tư ban đầu -500


2 Doanh thu thuần hằng năm 520 520 520 520 520
3 Chi phí hoạt động hằng năm 40 40 40 40 40
Dòng tiền trước thuế
4 -500 480 480 480 480 480
CFBT
5 Chi phí khấu hao 100 100 100 100 100
6 Lợi nhuận trước thuế 380 380 380 380 380
7 Thuế thu nhập (20%) 76 76 76 76 76
8 Lợi nhuận sau thuế 304 304 304 304 304
9 Dòng tiền sau thuế CFAT -500 404 404 404 404 404

3. NPV của dự án:


Sau khi đã tính được giá trị CFAT là 404 tỷ trong thời gian thực hiện dự án là 4 năm
với WACC là 12%. Ta có giá trị NPV và IRR được tính sau thuế theo bảng dưới:

Ta có công thức:
n
A
NPV =∑
t=0 (1+WACC )t

Năm 0 1 2 3 4 WACC
Dòng tiền sau thuế -500 404 404 404 404 12%
CFAT
NPV(tỷ đồng) 727,09

Do dự án có NPV = 727,09 tỷ đồng > 0, là dự án đáng giá nên chúng ta quyết định
chọn đầu tư dự án.
4. IRR của dự án: IRR Là lãi suất chiết khấu làm cân bằng giá trị hiện tại của các
khoản chi với giá trị hiện tại của các khoản thu hay là lãi suất chiết khấu làm cho giá
trị hiện tại thuần của dự án bằng không.
Xác định IRR bằng cách giải phương trình:
n
A
∑ (1+ IRR)
t
t
=0
t =0

Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Dòng tiền sau thuế -500 404 404 404 404


CFAT
IRR 71,45 %

Do dự án có lãi suất mà dự án tạo ra hàng năm: IRR (71,45%) >WACC (12%)


nên dự án này đáng giá và chúng ta quyết định chọn đầu tư dự án.
5/. Phân tích mức độ rủi ro của dự án:

Sử dụng chỉ số kỹ thuật NPV = 727,09 với chi phí sử dụng vốn bình quân
WACC = 12% thì tính trung bình trong 5 năm với biên độ từ 5% đến 20% được tính
trong table 1 chiều và table 2 chiều như sau:

- Phân tích độ nhạy một chiều:

Chỉ tiêu WACC


WACC 5% 10% 12% 15% 20%
932.5 653.4 545.8
NPV (tỷ đồng) 6 780,63 727,09 1 5

- Phân tích độ nhạy hai chiều:

WACC
5% 10% 12% 15% 20%
Chi phí
NPV (tỷ đồng)
(200) 1,632.56 1,480.63 1,427.09 1,353.41 1,245.85
(350) 1,782.56 1,630.63 1,577.09 1,503.41 1,395.85
(500) 932.56 780.63 727.09 653.41 545.85
(750) 2,182.56 2,030.63 1,977.09 1,903.41 1,795.85
(900) 532.56 380.63 327.09 253.41 145.85

- Phân tích kịch bản:

Scenario Summary
Current
Values: BAD EXPECT GOOD

Changing Cells:
$J$5 12% 20% 12% 5%
Result Cells:

$K$5 727.09 545.85 727.09 932.56

Qua phân kết quả phân tích cho ta thấy dưới tác động của chi phí sử dụng vốn
bình quân WACC cả ba kịch bản đều có NPV lớn hơn 0, điều đó chứng tỏ dự án đáng
giá.
Với giá trị sử dụng chi phí vốn bình quân WACC là 5% thì dự án đạt giá trị cao
nhất là 932.56 . Với giá trị WACC là 12% thì NPV đạt mức 727,09 đây là mức chấp
nhận, khả quan. Với giá trị WACC là 16% thì NPV chỉ đạt 545.85 . Đây là mức giá trị
thấp nhất, nên cân nhắc khi đầu tư.

You might also like