You are on page 1of 17

CHƯƠNG 6

CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ


LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Hiện giá thuần NPV (Net Present value)

Năm
0 1 2 ….. n
CF -I CF1 CF2 CFn

CF CF CF
NPV   I  1
 2
... n
2 n
(1 + r) (1 + r) (1 + r)
Hiện giá thuần NPV (Net Present value)
Chọn lựa dự án khi độc lập
NPV cho thấy giá trị tăng thêm mà dự án đạt được.
NPV>0 : Chấp nhận dự án
NPV<0: Loại bỏ dự án.
NPV =0: Loại bỏ hay chấp nhận phụ thuộc vào quan điểm của nhà
đầu tư.Lúc này giá trị dự án tạo ra đã bù đắp về giá trị của tiền tệ theo
thời gian và cả rủi ro, ngoài ra chúng không nhận được gì thêm nữa.
Chọn lựa dự án loại trừ lẫn nhau:
Khi áp dụng tiêu chuẩn NPV đối với các dự án loại trừ lẫn nhau,
chúng ta chọn dự án có NPV lớn nhất.
Hiện giá thuần NPV (Net Present value)
Ví dụ: giả sử một công ty muốn lắp đặt một thiết bị sản xuất. Có hai
hệ thống được xem xét, A và B.
Hệ thống A yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu là 300.000$, dòng tiền
vào mỗi năm là 72.000$ trong 6 năm.Hệ thống B yêu cầu một khoản
đầu tư ban đầu là 420.000$, tuy nhiên hệ thống B tiêu hao lao động ít
hơn và chi phí hoạt động cũng thấp hơn, nên dòng tiền vào mỗi năm
là 103.000$ trong 6 năm. Chi phí sử dụng của công ty là 10%. Hãy
lựa chọn hệ thống ?
Hiện giá thuần NPV (Net Present value)
Dự án A B
Đầu tư ban đầu 300.000$ 420.000$
CF hàng năm 72.000$ 103.000$
Đời sống dự án 6 6
Chi phí sử dụng vốn 10% 10%
NPV 13.582$ 28.596$
Ưu nhược điểm của NPV
Tiêu chuẩn NPV ghi nhận tiền tệ có giá trị theo thời gian
NPV chỉ dựa trên 2 dữ liệu là dòng tiền được dự đoán từ dự án và
chi phí cơ hội của vốn. Bất kỳ một dự án đầu tư nào mà kết quả thẩm
định bị tác động bởi chủ quan của nhà quản lý, sự lựa chọn phương
pháp kế toán hoặc khả năng sinh lợi của những dự án độc lập khác
đêu dẫn đến những quyết định không đúng.
NPV có tính chất cộng :NPV (A+B) = NPV(A)+NPV(B)
NPV có nhược điểm là nó không đưa ra kết luận lựa chọn khi các
dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng tiên trong
việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn cua doanh nghiệp bị
giới hạn
Tiêu chuẩn tỷ suất thu nhập nội bộ- IRR
Tỷ suất thu nhập nội bộ đo lường tỷ suất sinh lợi mà bản thân dự án
tạo ra.
IRR của dự án lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV = 0
 IRR và quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án
Trường hợp dự án độc lập lẫn nhau:
IRR > r : chấp nhận dự án (r là tỷ suất mong đợi của nhà đầu tư)
IRR<r : Loại bỏ dự án
Trường hợp dự án loại trừ lẫn nhau
Nhà đầu tư chọn dự án nào có IRR lớn nhất miễn là IRR của dự án
đó lớn hơn r.
Ưu nhược điểm của chỉ tiêu IRR(So với NPV)

Ưu điểm
Không biết suất chiết khấu vẫn tính được IRR
Trong trường hợp có nhiều nguồn tài trợ khác nhau đối với dự án,
thông qua chỉ tiêu IRR nhà đầu tư có thể đánh giá được nguồn đầu
tư nào là thích hợp đối với điều kiện hoạt động của dự án
Nhược điểm
Khi sử dụng chỉ tiêu IRR trong trường hợp dự án loại trừ lẫn nhau
thường không đưa ra kết quả đúng trong xếp hạng các dự án.
Do đó nếu nhà đầu tư chỉ dựa vào chỉ tiêu này để quyết định lựa chọn
dự án tối ưu trong các dự án loại trừ lẫn nhau có thể mắc sai lầm.
Ưu nhược điểm của chỉ tiêu IRR(So với NPV)

-Dự án có ngân lưu bất thường:


Trường hợp 1: Một dự án dòng tiền thuần luôn dương trong các năm
hoạt động, dự án loại này không có IRR và dự án luôn hiệu quả với
mọi suất chiết khấu r.
Trường hợp 2: Dự án đổi dấu liên tục từ âm sang dương và ngược
lại, trong trường hợp này dự án có khả năng xuất hiện IRR đa trị.
Và nhà đầu tư rất khó quyết định là nên theo giá trị IRR nào để so
sánh với các dự án khác và ra quyết định lựa chọn cuối cùng.
Ưu nhược điểm của chỉ tiêu IRR(So với NPV)

Ví dụ có 2 dự án A và B loại trừ với dòng ngân lưu như nhau:

Năm t 0 1 2 3
CFA -600 320 280 240
CFB -100 430 -591,25 262,5

Dự án A có IRR duy nhất là 20%, Dự án B có 3 giá trị IRR


5%,25%,100%
Ưu nhược điểm của chỉ tiêu IRR(So với NPV)

- Xếp hạng các dự án loại trừ nhau có qui mô khác nhau.


Năm 0 1 IRR NPV(r=10%)
Dự án A -100 120 20% 9.09
Dự án B -1000 1200 20% 90.9

Khi có mâu thuẫn xẩy ra giữa NPV và IRR thì tiêu chuẩn NPV là
thích hợp hơn
Tỷ số lợi ích trên chi phí
Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)=PV(lợi ích)/PV (Chi phí)
Trường hợp dự án độc lập với nhau:
-Nếu (B/C) > 1 : Chấp nhận dự án
-Nếu (B/C)<1: Bác bỏ dự án
-Nếu (B/C) =1 : Tùy quan điểm nhà đầu tư
Trường hợp dự án loại trừ lẫn nhau:
- Chọn dự án có B/C max.
Nhược điểm: Khi các dự án khác nhau về qui mô:
Tỷ số lợi ích trên chi phí

Ví dụ:
Dự án PV chi phí PV lợi ích B/C NPV

A 1 3 3 2
B 10 16 1.6 6

Nếu dựa vào B/C sẽ chọn dự án A, nhưng dựa vào NPV sẽ chọn
dự án B
Tỷ số lợi ích trên chi phí
Dự án 0 1 2 NVP B/C IRR
K -5.000 6.000 1.000 1.281 1,256 34,8%
L -10.000 2.000 12000 1.736 1,174 20%
M -5.000 5.300 1.800 1.360 1,261 33,1%

Nếu xét NPV, dự án L có NPV lớn nhất


Nếu xét theo PI dự án M có B/C cao nhất
Nếu xét IRR thì dự án K có IRR cao nhất
Tỷ số lợi ích trên chi phí
3 tiêu chuẩn cho 3 kết quả khác nhau, nếu các dự án độc lập lẫn nhau
việc loại lựa chọn hay từ bỏ dự án khá đơn giản. Tuy nhiên nếu đây là
các dự án phụ thuộc lẫn nhau, sẽ là sai lầm khi sử dụng chỉ tiêu B/C.
Trong những trường hợp này tốt nhất vẫn sử dụng tiêu chuẩn NPV.
Thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn không có chiết khấu Tp:


-I+∑CFt =0 (t=1, Tp)
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu:
-∑It/(1+r)t + ∑CFt/(1+r)t =0 (t= 1,Tp)
Tiêu chuẩn đánh giá dự án là Tp ≤ E(TP)
E(Tp) là thời gian hoàn vốn kỳ vọng, tùy thuộc vào từng ngành,
từng địa phương.
Trong trường hợp sử dụng TP để lựa chọn các dự án loại trừ nhau
thì dự án nào có thời gian hoàn vốn ngắn hơn sẽ hấp dẫn hơn
Uư nhược điểm của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
Đối với tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn không có chiết khấu:
Ưu điểm : Cho biết thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu
Nhược điểm: -Không tính đến thời giá tiền tệ
-Tất cả dòng tiền phát sinh sau thời gian thu hồi vốn đã bị bỏ qua
Đối với tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Ưu điểm: - Có tính đến thời giá của tiền tệ
Nhược điểm: -Dòng tiền phát sinh sau thời gian thu hồi vốn đã bị
bỏ qua và như vậy dự án có NPV dương có thể không được chấp
nhận
- Thời gian hoàn vốn có chiết khấu của DA ngắn không có nghĩa là
NPV >0

You might also like