You are on page 1of 28

TRƯỜNGoĐẠIoHỌCoKINHoTẾoQUỐCoDÂN

VIỆNoTHƯƠNGoMẠIoVÀoKINHoTẾoQUỐCoTẾ

BÀI TẬP NHÓM 2

CHỦ ĐỀ: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Lớp: Nghiệp vụ Kinh doanh xuất nhập khẩu (222)_01


GVHD: TS. Đặng Thị Thúy Hồng

Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2023


MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG KINH DOANH XUẤT NHẬP


KHẨU.............................................................................................................3
1. Khái niệm ................................................................................................3
2. Đặc điểm,nội dung của Hợp đồng ngoại thương ..........................................3
3. Vai trò của hợp đồng ngoại thương ............................................................6
II. CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG .............6
1. Điều khoản tên hàng ................................................................................6
2. Điều khoản phẩm chất ( chất lượng) ..........................................................7
3. Điều khoản số lượng ................................................................................9
4. Điều khoản giá cả .................................................................................. 11
5. Điều khoản thanh toán ........................................................................... 13
6. Điều khoản giao hàng ............................................................................ 15
7. Điều khoản bao bì (pack ang making)...................................................... 17
8. Điều khoản bảo hành ............................................................................. 19
9. Phạt và bồi thường thiệt hại .................................................................... 19
10. Điều khoản bảo hiểm ............................................................................. 20
11. Điều khoản bất khả kháng ...................................................................... 22
12. Điều khoản khiếu nại ............................................................................. 24
13. Điều khoản trọng tài .............................................................................. 26
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
1. Khái niệm
Hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu hay còn gọi là Hợp đồng ngoại
thương là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán ở hai nước khác nhau, trong đó
quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên
quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh
toán tiền hàng và nhận hàng.

2. Đặc điểm,nội dung của Hợp đồng ngoại thương


2.1 Đặc điểm của Hợp đồng ngoại thương
• Chủ thể ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở đăng ký kinh doanh ở các nước
khác nhau.
• Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa phải có sự di chuyển qua biên giới (biên
giới hải quan)
• Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên.
• Hợp đồng mang tính bồi hoàn.
• Chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật

2.2 Sự thỏa thuận về hợp đồng kinh doanh


• Để một thỏa thuận có hiệu lực thì:
- Phải được sự đồng ý hoàn toàn dựa trên ý chí độc lập và sáng suốt của tất
cả các bên.
- Phải được hình thành trên cơ sở thoả thuận một cách bình đẳng và tự nguyện
giữa các bên.
- Theo Luật pháp Việt Nam thì sự thỏa thuận phải được thể hiện bằng văn bản
•Một thỏa thuận sẽ không được công nhận khi:
- Có sự nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn này phải là những nhầm lẫn căn bản và khi
xảy ra những nhầm lẫn này thì nó làm sai bản chất của vấn đề.
- Có sự lừa dối
- Có sự cưỡng bức
2.3 Phân loại hợp đồng ngoại thương
a. Theo thời hạn thực hiện hợp đồng có 2 loại
- Hợp đồng ngắn hạn : thương ký kết trong một thời gian tương đối ngắn, và
sau một lần thực hiện thì hai bên có thể kết thúc hợp đồng .
- Hợp đồng dài hạn: thường được thực hiện trong thời gian lâu dài và trong thời
gian đó việc giao hàng được tiến hành nhiều lần.
b. Theo quan hệ kinh doanh trong hợp đồng có các loại:
- Hợp đồng xuất khẩu: là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện
việc chuyển giao hàng hóa ra nước ngoài, đồng thời di chuyển quyền sở hữu
hàng hóa đó sang tay người mua.
- Hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng mua hàng từ nước ngoài để rồi đưa hàng
đó vào nước mình nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước , hoặc phục vụ cho các
ngành sản xuất, chế biến trong nước.
- Hợp đồng tái xuất khẩu: là hợp đồng xuất khẩu những hàng hóa mà trước
kia đã nhập từ nước ngoài, không qua tái chế hay sản xuất gì ở trong nước.
- Hợp đồng tái nhập khẩu: là hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình
sản xuất đã bán ra nước ngoài và chưa qua chế biến gì ở nước ngoài.
- Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu: là hợp đồng thể hiện một bên trong nước
nhập nguyên liệu từ nước ngoài để lắp ráp, gia công hoặc chế biến thành sản
phẩm rồi xuất sang nước kia, chứ không tiêu thụ trong nước.
Ngoài ra còn có các loại hợp đồng khác liên quan đến hoạt động xuất nhập
khẩu như : Hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác,
hợp đồng chuyển giao công nghệ…
c. Nếu xét về hình thức của hợp đồng có 3 loại
- Hình thức thỏa thuận miệng
- Hình thức ký kết bằng văn bản
- Hình thức thỏa thuận mặc nhiên
So với các hình thức khác thì hợp đồng dưới dạng văn bản có nhiều ưu điểm
hơn cả: an toàn hơn, toàn diện hơn, rõ ràng hơn, dễ kiểm tra hơn. Ở nước ta hình
thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với tất cả các đơn vị xuất nhập khẩu trong
quan hệ với nước ngoài.
2.4 Yêu cầu của Hợp đồng ngoại thương
❖ Hợp đồng phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc:
Cụ thể người xây dựng hợp đồng ngoại thương phải nắm vững:
- Luật của nước người mua, nước người bán.
- Các luật và các tập quán có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc
tế như: Inconterms, Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, UCP-DC, …
- Luật Thương mại của Việt Nam ban hành ngày 16/04/2005 và các văn phạm
pháp luật hướng dẫn thi hành luật Thương mại 2005 khác.
❖ Chủ thể của hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp:
- Phải là thương nhân hợp pháp có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu theo luật
định.
- Những người tham gia ký kết hợp đồng phải là những người đại diện hợp pháp
cho mỗi bên, trường hợp người khác ký phải có giấy ủy quyền hợp lệ bằng
văn bản của người đại diện hợp pháp.
❖ Hình thức của hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp:
- Hình thức thỏa thuận miệng
- Hình thức ký kết bằng văn bản .
Về hình thức của hợp đồng ngoại thương được quy định trong điều 11 và điều
6 Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. . Ở Việt Nam, theo
điều 24 của luật Thương mại 2005, thì hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện
bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể; Đối với các loại
hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thi
phải tuân theo các quy định đó.
❖ Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp
Tính hợp pháp của nội dung được thể hiện trên hai vấn đề:
- Nội dung chủ yếu của hợp đồng phải đầy đủ.
- Trong hợp đồng không chứa đựng bất cứ nội dung nào trái với pháp luật
hiện hành của nước người bán, nước người mua và trái với tập quán buôn
bán quốc tế.
Luật Việt Nam quy định, nội dung của HĐ phải có ít nhất 6 điều khoản: Tên
hàng, Số lượng, Chất lượng, Giá cả, Thời gian và địa điểm giao hàng, phương thức
thanh toán.
❖ Kết cấu của hợp đồng phải hợp pháp
a) Phần mở đầu:
- Tiêu đề hợp đồng: Thường là “Contract”, “Sale Contract”; Tuy nhiên cũng có
những tên khác như “Sale Confirmation”, …
- Số và ký hiệu hợp đồng: Hợp đồng ngoại thương thường mang số và ký hiệu
do bên lập hợp đồng cho.
- Thời gian ký kết hợp đồng: Chính là ngày hợp đồng có đủ chữ ký của cả hai
bên xuất nhập khẩu và được cho số, ký hiệu đầy đủ.
b) Phần thông tin và chủ thể hợp đồng:
- Tên đơn vị: Nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt (nếu có).
- Địa chỉ đơn vị: Nêu đầy đủ số nhà, tên đường phố, tỉnh thành phố, và tên quốc
gia.
- Các số máy Fax, Điện thoại và địa chỉ Email, Website nếu có.
- Số tài khoản và tên ngân hàng mà đơn vị có tài khoản giao dịch thường xuyên.
- Người đại diện ký kết hợp đồng: Cần nêu rõ tên và chức vụ của người đại diện
trong đơn
c) Phần nội dung của hợp đồng ngoại thương Theo Luật Việt Nam
Nội dung của Hợp đồng mua bán ngoại thương phải có đủ 6 điều khoản bắt
buộc, không thể thiếu bao gồm: tên hàng, chất lượng, số lương, đơn giá, thời gian,
địa điểm giao hàng và phương thức thanh toán. Ngoài ra, Hợp đồng mua bán ngoại
thương còn có thêm các điều khoản khác như: Bao bì và Ký mã hiệu, Bảo hiểm,
Khiếu nại, Trọng tài.
d) Phần cuối của một hợp đồng ngoại thương Thông thường sẽ bao gồm các nội
dung sau:
- Hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản? Mỗi bên giữ mấy bản?
- Hợp đồng có hiệu lực kể từ bao giờ?
- Chữ ký, tên, chức vụ người đại diện của mỗi bên; Đối với bên Việt Nam, chữ
ký còn phải đóng dấu tròn mới có giá trị.
3. Vai trò của hợp đồng ngoại thương
• Đây sẽ là hợp đồng – Cơ sở pháp lý qui định quyền và nhiệm vụ của các bên
trong quan hệ trao đổi hàng hoá (ngoại thương).
• Hợp đồng ngoại thương là công cụ pháp lý trung tâm của hoạt động kinh doanh
trong xuất nhập khẩu. Đồng thời là cơ sở để các bên ký kết các hợp đồng khác.
Bao gồm: Hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo lãnh,…
• Là căn cứ để bảo vệ nguồn và lợi ích hợp pháp của đôi bên khi xảy ra tranh chấp.
• Là cơ sở quan trọng của cơ quan nhà nước: Hải quan, cơ quan thuế… thực hiện
các chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan.

II. CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG


1. Điều khoản tên hàng
• Đây là điều khoản bắt buộc theo luật của tất cả các quốc gia
• Là điều khoản nhằm xác định mặt hàng nào là đối tượng trao đổi để 2 bên mua
bán hiểu thống nhất với nhau.
• Có nhiều cách để ghi tên hàng:
- Tên hàng + Tên địa phương sản xuất ra nó. VD: Kẹo dừa Bến Tre, cốm làng
Vòng,..
- Tên hàng + Tên hãng sản xuất ra nó. VD: điện thoại Samsung, máy tính Asus,..
- Tên hàng + Quy cách chính của hàng hóa đó. VD: ô tô 7 chỗ, ô tô 9 chỗ,..
- Tên hàng + Công dụng của hàng hóa. VD: xe nâng hàng, máy thổi chai nhựa…
- Tên hàng + Mã số của hàng hóa đó trong danh mục hàng hóa thống nhất. VD:
Lông ngựa (nhóm 05.03); Ngựa để làm xiếc (Nhóm 95.08)…
- Tên thương mại + Tên thông thường + Tên khoa học của hàng hóa.
Thông thường khi quy định tên hàng, người ta thường kết hợp các cánh ghi trên sao
cho có thể thể hiện chính xác đối tượng mua bán, trao đổi để tránh nhầm lẫn.
2. Điều khoản phẩm chất ( chất lượng)
•Đây là điều khoản nói lên mặt “chất” của hàng hóa mua bán,bao gồm tính
năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất … của hàng hóa.
• Đây là điều khoản bổ sung và làm rõ điều khoản tên hàng.
• Các quy định điều khoản phẩm chất thường dùng trong hợp đồng mua bán
XNK gồm:
- Quy định phẩm chất theo mẫu: Theo tập quán quốc tế, người ta ký và
đóng dấu vào 3 mẫu hàng, một giao cho người bán lưu, một giao cho người mua và
một giao cho người thứ ba được 2 bên thỏa thuận chỉ định giữ mẫu để phân xử khi
cần thiết. Có 3 cách quy định phẩm chất theo mẫu:
+ Quy định phẩm chất theo mẫu hàng do người bán đưa ra
+ Quy định phẩm chất theo mẫu hàng do người mua đưa ra
+ Mẫu hàng đối đẳng (Counter Sample): Trên cơ sở mẫu hàng của người
mua, người bán sẽ sản xuất một mẫu mới. Nếu mẫu mới được người mua xác nhận
thì gọi là hàng đối đẳng (Confirming Sample). Và khi giao hàng sẽ theo mẫu hàng
đối đẳng để làm chuẩn.
- Quy định theo tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp: Tiêu chuẩn là quy định về
sự đánh giá chất lượng hoặc các chỉ tiêu về phẩm chất (quốc gia, quốc tế).Cần ghi
chính xác số hiệu tiêu chuẩn và năm ban hành tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp đó. Ví dụ:
Máy giặt gia dụng, tiêu chuẩn TCVN 8526:2010
- Quy định theo quy cách hàng hóa: Quy cách là những chi tiết về mặt
chất lượng như công suất, kích cỡ, trọng lượng … của một hàng hóa. Thường dùng
trong mua bán các thiết bị, máy móc, công cụ vận tải …
Ví dụ: Thông số kỹ thuật của xe máy Click, hãng Honda:
Động cơ: Xăng, 4 kỳ, 1 xi lanh, cam đơn, làm mát bằng dung dịch
Dung tích xy lanh: 108 cc
Tỷ số nén: 11:1
Công suất tối đa: 6.7 kw/7500 rpm
Mô men cực đại: 9.2 Nm/5500 rpm
- Quy định theo hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hóa:Quy định tỷ lệ
phần trăm của thành phần chất chủ yếu chiếm trong hàng hóa. Thường dùng trong
mua bán nguyên liệu, lương thực, thực phẩm. Trong hàm lượng chất chủ yếu, người
ta chia làm hai loại: Hàm lượng chất có ích (quy định % min) và hàm lượng chất có
hại (quy định % max). Ví dụ: Đối với mặt hàng phân bón:
Đạm: 46% min
Ẩm độ: 0.5% max
Biuret: 1% max
- Quy định theo số lượng thành phẩn có thể thu được từ hàng hóa đó:
Quy định số lượng thành phẩm được sản xuất ra từ hàng hóa. Ví dụ: Số lượng dầu
lấy được từ hạt có dầu (đỗ tương, vừng, lạc …), số lượng len lấy được từ lông cừu.
Thường dùng trong mua bán nguyên liệu hoặc bán thành phẩm.
- Quy định dựa vào hiện trạng hàng hóa:Đây là phương pháp mô tả chất
lượng hàng hóa dựa vào hiện trạng thực tế của hàng hóa, người bán chỉ chịu trách
nhiệm giao hàng theo đúng tên gọi mà không chịu trách nhiệm về chất lượng của
hàng. Vì vậy, cách này được sử dụng trong các trường hợp mua hàng khi tàu đến,
hàng bán tại kho, bán hàng thanh lý hoặc khi thị trường thuộc về người bán.
- Quy định dựa vào sự xem hàng trước (còn được gọi là phương pháp
“đã xem và đồng ý”:Người mua sẽ được quyền xem trước hàng hóa, nếu đồng ý sẽ
nhận hàng và thanh toán tiền. Phương pháp này áp dụng cho các mặt hàng như đồ cổ,
hàng đấu giá, đồ cũ …
- Quy định theo dung trọng hàng hóa ( Dung trọng và trọng lượng tự
nhiên của một đơn vị dung tích) :Phương pháp này áp dụng phổ biến đối với các mặt
hàng ngũ cốc, lương thực, thường được sử dụng kết hợp với phương pháp mô tả.
- Quy định dựa vào tài liệu kỹ thuật: Người ta thường ký và đóng dấu
vào tài liệu kỹ thuật và quy định rằng tài liệu kỹ thuật đó là bộ phận không tách rời
hợp đồng.(Tài liệu kỹ thuật gồm bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ lắp ráp, bản thuyết minh tính
năng và tác dụng, bản hướng dẫn sử dụng ghi rõ các chỉ tiêu chất lượng của sản
phẩm). Phương pháp này thường áp dụng trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết
bị có nhiều chi tiết lắp ráp

- Quy định dựa và nhãn hiệu hàng hóa: Ngoài tên hàng+ nhãn hiệu cần
ghi rõ năm sản xuất và series sản xuất của loại hàng có nhãn hiệu đó.
- Quy định dựa vào mô tải hàng hóa: Trong hợp đồng sẽ nêu tất cả các
đặc điểm về hình dạng, màu sắc, kích cỡ, thông dụng … của sản phẩm. Phương pháp
này áp dụng được cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được, thông thường nó được
sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.
Dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng: (Phương pháp này thường được áp
dụng khi mua bán hàng nông sản, nguyên liệu mà phẩm chất của chúng khó tiêu chuẩn
hóa.)
- Phẩm chất bình quân khá (Fair Average Quality-FAQ) là phẩm chất trung
bình của hàng hóa tại một thị trường nhất định trong một thời gian nhất định.
- Phẩm chất tiêu thụ tốt (Good Merchantable Quality-GMQ) là phẩm chất
của hàng hóa mà một người tiêu dùng bình thường tại một thị trường có thể
chấp nhận được.
Thông thường phẩm chất hàng hóa được quy định theo cách kết hợp các quy định
trên với nhau để nói lên chính xác mặt chất của đối tượng - hàng hóa mua bán.

3. Điều khoản số lượng


Là điều khoản nhằm nói lên mặt lượng của hàng hóa được giao dịch và là một
trong những điều khoản quan trọng của mọi hợp đồng thương mại. Điều khoản này
bao gồm các vấn đề:
❖ Đơn vị tính số lượng:
Trên thế giới, bên cạnh hệ mét thì nhiều nước còn sử dụng hệ thống đo lường khác
như hệ thống đo lường của Anh, Mỹ…Vì vậy, để tránh hiểu lầm, trong Hợp đồng
phải quy định rõ hệ thống đo lường sử dụng là gì.
❖ Phương pháp quy định số lượng:
Trong thực tiễn buôn bán quốc tế, người ta có thể quy định số lượng hàng hóa giao
dịch bằng hai cách:
• Quy định số lượng cụ thể: quy định này thường áp dụng cho mặt hàng
đếm được bằng các đơn vị cái, chiếc, hay khi mua bán các mặt hàng có số lượng nhỏ
dễ cân đo đong đếm chính xác, hoặc mua bán ở Sở giao dịch hàng hóa.
( ví dụ: 100 chiếc xe máy vison,...)
Tuy nhiên cách quy định này sẽ gặp khó khăn khi số lượng hàng hóa lớn, phải thu
gom tái chế.
• Quy định số lượng phòng chừng: Các bên có thể giao nhận hàng hóa
theo một số lượng cao hoặc thấp hơn số lượng quy định trong hợp đồng. Khoảng
chênh lệch đó gọi là dung sai.
Các chữ cái thường dùng “ khoảng chừng” (about), “xấp xỉ” (approximately), “hơn
kém” (more less )….
Trường hợp dung sai không được xác định và ghi trong hợp đồng thì áp dụng
phạm vi dung sai theo tập quán hiện hành đối với hàng hóa như buôn bán ngũ cốc có
dung sai: ±5%; cà phê: ±3%, cao su: ±2.5%; gỗ: ±10%; máy thiết bị ±5% trọng lượng
hàng giao.
❖ Địa điểm xác định số lượng và trọng lượng: Hợp đồng có thể quy định:
• Trọng lượng được xác định ở nơi gửi hàng ( trong lúc bốc – shipped weight).
Mọi rủi ro về lượng đối với hàng hoá trong quá trình chuyên chở do người mua phải
chịu.
• Hoặc trọng lượng được xác định ở nơi hàng đến ( trọng lượng dỡ – landed
weight). Mọi rủi ro về lượng đối với hàng hoá trong quá trình chuyên chở do người
bán chịu.
• Tỷ lệ miễn trừ ( franchise): chỉ quy định trong hợp đồng đối với một số
loại hàng nhất định.
• Ý nghĩa của tỷ lệ miễn trừ: Người bán được miễn trách nhiệm nếu mức
hao hụt tự nhiên thấp hơn tỷ lệ miễn trừ đã được quy định.
❖ Phương pháp quy định trọng lượng:
Có hai cách xác định trọng lượng hàng hoá mua bán trong hợp đồng:
• Trọng lượng cả bì (Gross Weight): Gross weight hay được viết tắt ở trên
các loại bao bì là G.Weight đây có nghĩa là trọng lượng của cả bao bì (bao gồm
trọng lượng của vật thể NW và vỏ bọc/hộp đựng nữa) nó có nghĩa tiếng anh được
dịch ra là “trọng lượng thực tế “ tức trọng lượng bao gồm bao bì Trọng lượng của
hàng hóa cùng với trọng lượng các loại bao bì hàng hoá đó.
GW = Net Weight + Weight of Packing
• Trọng lượng tịnh (Net Weight): Khối lượng của một vật thể nhưng không
tính bao bì kèm theo. Ngoài Net Weight chúng ta còn có khái niệm của
Gross Weight, nó có nghĩa là khối lượng tổng của một vật thể khi tính cả
phần bao bì. Dựa vào cách định nghĩa ở trên bạn có thể hiểu nôm na khối
lượng tịnh trên bao bì chính là trọng lượng của chính vật thể đó không tính
bao bì.
NW = Gross Weight – Weight of Packing
VD: Bạn có 1 kiện hàng với trọng lượng tổng là 1,1 tấn. Tuy nhiên, khối lượng tịnh
trên bao bì chỉ được ghi 1 tấn vì phần bao bì đã chiếm 100kg.
❖ Các cách xác định trọng lượng bì:
❖ Trọng lượng bì thực tế (Actual Tare): Đem cân cả bao bì rồi tính tổng số
trọng lượng bì. Phương pháp này chính xác tuy nhiên mất nhiều công sức và
nhiều khi không thể thực hiện được.
❖ Trọng lượng bì theo trung bình (Average Tare): Trong số toàn bộ bao bì,
người ta rút ra một bao bì nhất định để cân lên và tính bình quân. Trọng
lượng bình quân đó được coi là trọng lượng bì của mỗi đơn vị hàng hoá.
❖ Trọng lượng bì quen dùng( customary tare) đối với những loại bao bì đã
được nhiều lần sử dụng trong buôn bán, người ta lấy kết quả cân đo từ lâu là
tiền tệ để xác định trọng lượng bì. Khi gặp những loại bao bì như thế người
ta tính theo một trọng lượng cố định, gọi là trọng lượng bì quen dùng.
❖ Trọng lượng bì ước tính (estimated tare). Trọng lượng bao bì được xác định
bằng cách ước lượng, trứ không qua cân thực tế.
❖ Trọng lượng bì ghi trên hoá đơn (invoiced tare). Trọng lượng bì được xác
định căn cứ vào lời khai của người bán, không kiểm tra lại.

❖ Trọng lượng thương mại: Đây là phương pháp áp dụng trong buôn bán
những mặt hàng dễ hút ẩm, có độ ẩm không ổn định và có giá trị kinh tế tương
đối cao như: Tơ tằm, lông cừu, bông, len.. trọng lượng thương mại là trọng
lượng của hàng hoá có độ ẩm tiêu chuẩn. Trọng lượng thương mại thường
được xác định bằng công thức:
GTM = Gtt * (100 + Wtc)/(100 + Wtt)
GTM: Trọng lượng thương mại của hàng hoá
Gtt: Trọng lượng thực tế của hàng hoá
Wtc: Độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hoá (tính bằng %)
Wtt: Độ ẩm thực tế của hàng hoá (tính bằng %)
❖ Trọng lượng tịnh lý thuyết (Theorical Weight): là trọng lượng chỉ dựa trên
tính toán chứ không dựa trên cân đo thực tế. Dùng với những hàng hoá đã
được tiêu chuẩn hoá.

4. Điều khoản giá cả


❖ Đồng tiền tính giá:
Trong giao dịch buôn bán điều kiện giá cả là một điều kiện quan trọng,
điều khoản giá cả những vấn đề : đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp quy định
giá, phương pháp xác định mức giá, cơ sở của giá cả và việc giảm giá.
• Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị của hàng hóa.
• Khi ghi giá bao giờ cũng phải xác định tiền tệ để biểu thị giá đó.
• Đồng tiền tính giá có thể là đồng tiền của một trong hai bên.
• Phụ thuộc vào:
- Tập quán ngành hàng
- Tương quan giữa người bán và người mua
- Chính sách kinh tế đối ngoại

Các hợp đồng mẫu trong các sở giao dịch hàng hoá thường có in sẵn đơn vị
tiền tệ là đồng tiền của địa phương. Còn trong các hợp đồng mẫu khác, đồng tiền của
hợp đồng được ghi là đồng tiền ổn định, thậm chí đang lên giá.
Ngoài ra sự lựa chọn đồng tiền của hợp đồng còn phụ thuộc vào tập quán của
ngành – hàng. Ví dụ các hợp đồng mẫu về cao su thường dùng đồng bảng Anh (GBP),
nhiều hợp đồng mẫu về ngành – hàng khác lại dùng đồng đô la Mỹ (USD).
❖ Phương thức quy định giá
Giá cả trong các hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồnh ngoại thương
nói riêng thường bị thay đổi nhiều yếu tố chi phối như quan hệ cung cầu, thời tiết,
biến động chính trị - xã hội,..Khi quy định điều khoản giá cả người ta thường áo dụng
các phương pháp sau:
- Giá cố định (Fixed Price): là giá được quy định lúc ký kết hợp đồng và
không được sửa đổi nếu không có thỏa thuận khác. Thường được áp dụng đối
với hợp đồng có thời hạn hiệu lực ngắn, giá cả ít biến động, hay mua bán ở một
số thị trường đặc biệt.
- Giá quy định sau (Deferred fixing price): Là giá không được quy định
ngay khi ký kết hợp đồng mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Trong hợp đồng chỉ quy định thời điểm tính giá và nguyên tắc tính giá
- Giá linh hoạt (Flexible Price): Là giá được xác định ngay lúc ký hợp
đồng nhưng nếu vào lúc giao hàng, giá thị trường của hàng hóa đó có sự biến
động nhất định thì giá trong hợp đồng sẽ được xem xét lại.
- Giá di động (Sliding scale price): là giá cả được tính toán dứt khoát vào
lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả quy định ban đầu, có đề cập tới những
biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng. Ngày nay.
phương pháp tính giá di động được nhiều người vận dụng là phương pháp do
Ủy ban Kinh tế Châu u của Liên hợp quốc đề ra trong văn bản gọi là “Điều kiện
chung cung cấp thiết bị”.
• Công thức tính giá di động:
P1 = P0 * (a + b * m1/m0 + c* s1/s0)
Trong đó:
P1: Giá lúc thanh toán
P0: Giá lúc ký HĐ
a: Tỷ lệ chi phí cố định trong giá cả
b: Tỷ lệ chi phí NVL trong giá cả
c: Tỷ lệ chi phí NC trong giá cả
m1: Giá NVL lúc thanh toán
m0: Giá NVL lúc ký HĐ
s1: Giá nhân công lúc thanh toán
s0: Giá nhân công lúc ký HĐ
a+b+c=1
• Giảm giá: Là biện pháp để thu hút người mua mua hàng.
➢ Xét về nguyên nhân giảm giá, có các loại:
- Giảm giá do mua với số lượng lớn hay mua liên tục
- Giảm giá thời vụ cho người mua trái vụ để khuyến khích mua hàng lúc
khó tiêu thụ.
➢ Xét về cách tính toán các loại giảm giá, có các loại:
- Giảm giá đơn (single discount): thường được biểu thị bằng một mức %
nhất định so với số hàng.
- Giảm giá lũy tiến: là loại giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng
được mua bán trong một đơn giao dịch nhất định
- Giảm giá tặng thưởng: là loại giảm giá mà người bán thưởng cho người
mua thường xuyên, nếu trong một thời hạn nhất định (vd: 6 tháng, 1
năm...) tổng số tiền mua hàng đạt tới một mức nhất định.
- Giảm giá kép (giảm giá liên hoàn): Là một chuỗi liên hoàn các giảm giá
đơn mà người mua được hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
• Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng:
Trong việc xác định giá cả, người ta luôn định rõ điều kiện cơ sở giao hàng có
liên quan đến giá cả đó. Vì vậy, trong các hợp đồng mua bán, mức giá bao giờ cũng
được ghi bên cạnh một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán gạo có thể ghi giá: Unit price: USD 222/MT FOB
(Incoterm 2000) SaiGon port, HoChiMinh City, VietNam.HOẢN GIÁ CẢ (PRICE)

5. Điều khoản thanh toán


Đây là điều khoản quy định về đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, hình
thức trả tiền và các chứng từ làm căn cứ để trả tiền
5.1. Đồng tiền thanh toán (Payment currency)
Đồng tiền thanh toán (currency of payment) là đồng tiền được hai bên thỏa thuận
sử dụng trong thanh toán hàng hóa.
Việc thay toán tiền hàng được tiền hành bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, của
nước nhập khẩu hoặc một nước thứ ba. Đôi khi trong hợp đồng còn cho quyền người
nhập khẩu được thanh toán bằng các ngoại tệ khác nhau tùy theo sự lựa chọn của
mình.
Đồng tiền thanh toán có thể trùng hợp hoặc không trùng hợp với đồng tiền tính
toán. Nếu không trùng hợp thì phải quy định tỷ giá quy đổi.
5.2. Thời hạn thanh toán (Time of payment)
Khi thỏa thuận về thời hạn thanh toán, các bên có thể thống nhất thời hạn thanh
toán: Trả tiền trước, trả tiền sau, trả tiền ngay khi giao hàng hoặc thanh toán theo
phương thức hỗn hợp.
a) Thanh toán trước
Người mua giao tiền hàng trước khi người bán giao hàng hoặc thực hiện đơn đặt hàng
- Người mua thanh toán trước với mục đích cấp tín dụng
- Người mua thanh toán trước cho người bán với mục đích là tiền đặt cọc đảm
bảo thực hiện hợp đồng.
b) Thanh toán ngay
Thanh toán ngay là việc thanh toán vào trước lúc hoặc trong lúc người xuất
khẩu đặt chứng từ hàng hóa hoặc đặt bản thân hàng hóa dưới quyền định đoạt của
người mua.
Người nhập khẩu có thể trả tiền cho người xuất khẩu :
- Ngay sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không
trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định.
- Ngay sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên
phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định.
- Ngay sau khi người nhập khẩu nhận bộ chứng từ hoặc người nhập khẩu
trả tiền ngay cho người xuất khẩu sau khi nhận xong hàng hóa tại nơi quy định hoặc
cảng đến.
Thanh toán ngay có thể thực hiện trong phương thức thanh toán D/P trong nhờ
thu và L/C trả ngày trong phương thức tín dụng chứng từ.
c) Thanh toán sau (trả chậm)
Thanh toán sau là việc người mua trả tiền cho người bán một thời gian sau khi
người bán đã giao hàng xong
Nếu lấy 4 loại trả tiền ngay làm mốc mà việc trả tiền xảy ra ngay sau đó x ngày
thì có 4 loại trả tiền sau:
- Trả tiền sau x ngày kể từ ngày được thông báo của người xuất khẩu hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng không trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định.
- Trả tiền sau x ngày kể từ ngày người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định
- Trả tiền sau x ngày kể từ ngày người nhập khẩu nhận bộ chứng từ hoặc
- Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận xong hàng hóa
Thanh toán sau có thể thực hiện trong phương thức thanh toán D/A trong nhờ thu hay
L/C trả chậm trong phương thức tín dụng chứng từ.
d) Thanh toán hỗn hợp
Là cách thức thanh toán sử dụng kết hợp cả ba cách thức thanh toán trước, thanh
toán ngay và thanh toán sau. Đây là phương thức hay được sử dụng hiện nay.
5.3 Phương thức thanh toán
Trên thị trường, các bên mua bán thường thỏa thuận áp dụng các phương thức
thanh toán phổ biến sau:
• Phương thức thanh toán tiền mặt
• Phương thức thanh toán chuyển tiền
• Phương thức thanh toán nhờ thu
• Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Để biết chi tiết về các phương thức thanh toán, xem cụm bài viết Về Thanh toán
quốc tế trên website hptoancau.com
5.4 Bộ chứng từ thanh toán
Trong điều khoản thanh toán, hai bên cần thống nhất bộ chứng từ thanh toán,
đây được hiểu là người bán phải cung cấp cho người mua những chứng từ chứng
minh việc giao hàng như hai bên đã thỏa thuận. Nếu bộ chứng từ người bán xuất trình
là đầy đủ và hợp lệ mới được thanh toán bởi người mua hoặc ngân hàng phục vụ
người mua.
Thông thường bộ chứng từ thanh toán gồm:
- Hối phiếu (Bill of exchange)
- Vận tải đơn (Bill of lading, Airway bill, Raiway bill…)
- Hóa đơn bán hàng (Commercial invoice)
- Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing list)
Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng hàng hóa thực giao do người sản xuất xác
nhận đảm bảo về hàng hóa mua bán (Certificate of Quantity/Certificate of Quality).
Số lượng mỗi loại chứng từ (bao nhiêu bản chính, bao nhiêu bản phụ) và gửi tới
đâu sẽ do hai bên thỏa thuận khi đàm phán để ký hợp đồng. Tùy theo tình trạng hàng
hóa mua bán và tính chất của cuộc trao đổi, mà người bán phải cung cấp cho người
mua thêm những chứng từ khác (nếu có yêu cầu) như:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu điều kiện giao hàng là CIF hoặc CIP)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Giấy chứng nhận kiểm tra, giám định hàng hóa
- Kiểm dịch, hun trùng …

6. Điều khoản giao hàng


Điều khoản giao hàng là điều khoản xác định thời hạn, địa điểm giao hàng,
phương thức giao hàng và thông báo giao hàng
6.1 Thời hạn giao hàng
Thời hạn giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng. Trong buôn bán quốc tế có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng:
• Giao hàng theo định kỳ: Là việc xác định thời hạn giao hàng vào một khoảng
(mốc) thời gian nhất định. Ví dụ giao hàng vào ngày 31/12/2019, giao trong quý III
năm 2020, không chậm quá ngày 31/09/2019 v.v
• Giao hàng theo điều kiện: là việc xác định thời hạn giao hàng theo điều kiện
nhất định. Ví dụ giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên, giao hàng trong vòng 20 ngày kể
từ ngày mở L/C, giao hàng trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận được giấy phép xuất
khẩu v.v
• Giao hàng theo các thuật ngữ: là việc xác định thời hạn giao hàng theo các
nhật ngữ như “giao nhanh” (promt”, “giao ngay lập tức” (Immediatly), “giao càng
sớm càng tốt” (as soon as possible)…

6.2 Địa điểm giao hàng


Việc lựa chọn địa điểm giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương thức
chuyên chở hàng hóa và đến điều kiện cơ sở giao hàng.
Thường địa điểm giao hàng đi và địa điểm hàng chuyển tới phụ thuộc vào điều
kiện thương mại quốc tế do hai bên mua và bán lựa chọn, có thể trong hợp đồng ghi
rõ điểm đi/đến (port of discharging/destination: Hai Phong Port) hoặc ghi địa điểm
giao hàng lựa chọn (one of Taiwan port, CIF European main ports, FOB Da Nang…)

6.3 Phương thức giao hàng


Trong điều khoản giao hàng luôn đề cập đến nội dung phương thức giao hàng.
• Giao về số lượng: Xác định số lượng thực tế của hàng được giao bằng các
phương pháp cân, đo, đếm …
• Giao về chất lượng: Là việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu
suất, kích thước và các chỉ tiêu khác để xác định sự phù hợp giữa chúng với quy định
trong hợp đồng
• Giao nhận sơ bộ: Bước đầu xem xét hàng hóa , xác định sự phù hợp về số
lượng, chất lượng của hàng hóa với hợp đồng
• Giao nhận cuối cùng: Là việc xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng

6.4 Thông báo giao hàng


Trong các điều kiện cơ sở giao hàng Incoterms đã quy định trách nhiệm về
thông báo giao hàng, tuy nhiên, trong hợp đồng thương mại quốc tế vẫn nên quy định
rõ thêm về (i) số lần thông báo và (ii) nội dung, thời điểm mỗi lần thông báo
Ví dụ: Điều kiện FOB: Thông báo 3 lần:
Lần 1: Người bán thông báo sẵn sàng giao hàng
Lần 2: Người mua thông báo về việc cử tàu đến nhận hàng: Tên tàu, số hiệu của tàu,
tên người vận tải, địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng
Lần 3: Người bán thông báo về việc giao hàng: Kết quả giao hàng, số lượng và chất
lượng hàng thực giao, ngày xếp hàng lên tàu, ngày được cấp vận đơn và số của vận
đơn, ngày tàu khởi hành từ cảng đi và dự kiến ngày tàu đến cảng dỡ hàng …
Trong điều khoản giao hàng, các bên còn thỏa thuận về hướng dẫn giao hàng:
- Có cho phép chuyển tải hay không (Transhipment): Allow/not Allowed
(Prohibited)
- Giao hàng toàn bộ hay giao hàng từng phần (Partial shipment)
- Giao hàng một lần hay giáo hàng nhiều lần (Shipment by istalment)

7. Điều khoản bao bì (pack ang making)


Bao bì là một sản phẩm đặc biệt dùng để bao gói, chứa đựng các loại sản phẩm
khác nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của các sản phẩn đó, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn
môi trường
Trong điều khoản này, các bên thường thỏa thuận với nhau về yêu cầu chất
lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì....
7.1. Phương pháp quy định chất lượng bao bì:
Có hai cách quy định chất lượng bao bì:
Cách 1: Bao bì phải phù hợp với hàng hóa và một phương thức vận tải nào
đó: Quy định bao bì phù hợp với vận chuyển đường sắt, biển, bộ,…. Hạn chế: Phương
pháp này dẫn đến tranh chấp do các bên hiểu không giống nhau
Cách 2: Quy định cụ thể các yêu cầu về bao bì, như:
• Yêu cầu về vật liệu làm bao bì.
• Yêu cầu về hình thức bao bì: Hòm, bao , thùng...
• Yêu cầu về kích cỡ của bao bì và cách thức cấu tạo mỗi lớp đó.
• Yêu cầu về đai nẹp của bao bì.
• Yêu cầu về kẻ mã hiệu và hình thức, nội dung chữ viết và ký hiệu trên bề mặt
bao bì. ( Trình bày bao bì).
Về mã hiệu, mã vạch
- Mã số của hàng hóa là một dãy số dùng để phân định hàng hóa. Mã
vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song, xen kẽ được sắp xếp theo qui
tắc mã hóa nhất định thực hiện bởi kỹ thuật scanner để thể hiện mã số. Mã số và mã
vạch luôn đi liền nhau.
- Hệ thống UPC (Universal Product Code) do UCC (Universal Code
Council) để xuất, sử dụng rộng rãi ở Mỹ và các quốc gia Bắc Mỹ.
- Hệ thống EAN (European Article Number) do EANA (European
Article Number Association) đề xuất, sử dụng ở EU.
- Hệ thống EAN-VN, là hệ thống mã số, mã vạch của Việt Nam.

❖ Về ký hiệu:
- Được viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhòe.
- Phải dễ đọc, dễ thấy.
- Có kích thước lớn hơn hoặc bằng 2 cm.
- Không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa.
- Phải dùng màu đen hoặc tím đối với hàng hóa thông thường, màu
đỏ đối với hàng hóa nguy hiểm, màu cam đối với hàng hóa độc hại
– bề mặt viết ký mã hiệu phải bào nhẵn.
- Phải viết theo thứ tự nhất định.
- Ký mã hiệu phải được kẻ ít nhất trên hai mặt giáp nhau.
→ Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, từng phương tiện vận chuyển mà 2 bên sẽ đưa
ra đàm phám và thỏa thuận chi tiết về bao bì cho phù hợp

7.2. Phương thức cung cấp bao bì


- Bên bán cung cấp bao bì cùng với việc giao hàng cho bên mua
- Bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hoá, nhưng sau khi nhận hàng bên mua
phải trả lại bao bì. Phương pháp này dùng với các loại bao bì có giá trị cao (bao bì
chuyên dùng – container)
- Bên mua gửi bao bì đến trước để đóng gói. Phương pháp này áp dụng khi bao bì
khan hiếm và thị trường thuộc về người bán.

7.3. Phương thức xác định giá cả bao bì


Nếu bên bán chịu trách nhiệm cung cấp bao bì, sau đó không thu hồi, thì hai
bên giao dịch thường thoả thuận với nhau về việc xác định giá bao bì. Việc xác định
giá bao bì có thể có mấy trường hợp:
- Giá của bao bì được tính theo giá hàng hoá: Packing charges included (giá hàng hoá
đã bao gồm cả giá bao bì)
- Giá của bao bì do bên mua trả riêng.
- Giá của bao bì được tính như giá của hàng hóa.

8. Điều khoản bảo hành


Bảo hành là sự bảo đảm của người bán về chất lượng hàng hóa trong một thời
gian nhất định. Thời gian này gọi là thời gian bảo hành. Điều khoản này thường xuất
hiện trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị.
Có ba loại quy định về bảo hành hàng hóa:
- Bảo hành chung (hay bảo hành thông thường) là việc người bán sẽ báo hành
cho người mua về chất lượng của hàng hóa trong một thời gian nhất định.
- Bảo hành cơ khí là sự đảm bảo về mặt kỹ thuật gia công chế biến đối với
hàng hóa có quy cách phẩm chất phức tạp.
- Bảo hành thực hiện là việc người bán bảo đảm cho công suất của máy móc
thiết bị trong một thời gian nhất định.
Thời hạn bảo hành của hàng hóa: phụ thuộc vào tính chất của hàng hóa, có thể
từ một vài tháng đến một vài năm. Đối với hàng hóa có quy cách phẩm chất phức tạp
thì thời hạn bảo hành sẽ lâu hơn. Thời hạn bảo hành có thể được tính kể từ khi giao
hàng (áp dụng cho loại bảo hành thông thường), tính từ ngày mà hàng hóa đưa vào
sử dụng hoặc tính từ ngày sử dụng hàng hóa nhưng không quá một thời hạn nhất định
kể từ ngày giao hàng, cũng có thể tính từ ngày hàng hóa đã sản xuất ra một lượng sản
phẩm nhất định.

9. Phạt và bồi thường thiệt hại

Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại quy định những biện pháp chế tài khi
hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần). Đây là điều khoản quy định
trách nhiệm pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc
tế.

Điều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu: ngăn ngừa đối phương có ý định
không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng và xác định số tiền phải trả nhằm
bồi thường thiệt hại gây ra.

Các trường hợp phạt vi phạm hợp đồng bao gồm: phạt chậm giao hàng, phạt
giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng, phạt giao hàng không phù hợp,
phạt do chậm thanh toán, phạt trong trường hợp hủy hợp đồng …
Nội dung cơ bản của điều khoản bảo hành bao gồm, được thỏa thuận giữa 2
bên và quy định trong hợp đồng:
• Phạm vi bảo hành của người bán
• Thời hạn bảo hành
• Trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành

10. Điều khoản bảo hiểm


Bảo hiểm hàng hóa trong thương mại quốc tế là loại hình bảo hiểm theo đó
bên bảo hiểm cam kết sẽ chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng
bảo hiểm là hàng hoá trong quá trình vận chuyển quốc tế do một rủi ro đã được thỏa
thuận gây ra, đồng thời, bên được bảo hiểm có nghĩa vụ trả phí bảo hiểm cho bên bảo
hiểm.
Trong thương mại quốc tế, bảo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ quyền lợi của bên mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu hàng hóa gặp rủi ro trong
quá trình vận chuyển. Trách nhiệm của bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm được ghi
nhận trong hợp đồng bảo hiểm giữa các bên. Nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa
trong vận chuyển quốc tế thuộc về người bán hay người mua hoàn toàn phụ thuộc
vào từng phương thức giao hàng trên cơ sở sự thoả thuận của các bên chủ thể của hợp
đồng mua bán ngoại thương.
Đối tượng của bảo hiểm hàng hóa quốc tế là sản phẩm hữu hình
Các phương thức được bảo hiểm trong hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế
bao gồm:
- Vận tải đường sắt
- Vận tải đường bộ
- Vận tải đường biển
- Vận tải đường hàng không
❖ Vai trò của bảo hiểm hàng hóa quốc tế:
Do đặc điểm của vận tải giao thương tác động đến sự an toàn cho hàng hoá
được chuyên chở là rất lớn. Vì vậy vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển ngày càng được khẳng định rõ nét qua một số điểm như sau:
- Hàng hoá xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc gia
trên thế giới, người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở khoảng cách rất xa nhau và thường
thường hàng hóa không được người có trách nhiệm trực tiếp áp tải trong quá trình
vận chuyển do đó phải tham gia bảo hiểm hàng hoá. Ở đây, vai trò của bảo hiểm hàng
hóa là người bạn đồng hành với hàng hóa được vận chuyển.
- Chia sẻ gánh nặng rủi ro khi không may xảy ra tổn thất: Vận tải xuất nhập
khẩu ra nước ngoài thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với hàng hóa , hàng hóa xuất
nhập khẩu thường là những hàng hoá có giá trị cao, khối lượng lớn. Những vật tư rất
quan trọng với khối lượng rất lớn nên để có thể giảm bớt thiệt hại do các rủi ro, tai
nạn có thể xảy ra, việc tham gia bảo hiểm hàng hóa trở thành một nhu cầu thiết yếu
- Giúp người gửi an tâm hơn: Theo hợp đồng vận tải người có nhiệm vụ vận
chuyển chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá trong một phạm vi và giới hạn
nhất định, Khi vận chuyển hàng hóa, rất nhiều rủi ro, tai nạn các bên vận chuyển loại
trừ không chịu trách nhiệm, Vì vậy các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểm hàng
hoá.
- Xu hướng chung: Bảo hiểm hàng hoá đã có lịch sử rất lâu đời do đó việc tham
gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển đã trở thành một tập quán, thông
lệ quốc tế trong hoạt động ngoại thương trên toàn thế giới.
Điều kiện bảo hiểm Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại nước ta đã được
Bộ Tài chính ban hành và quy định rất rõ ràng theo bản “Quy tắc chung về bảo hiểm
hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1990”. Quy tắc này được thành
lập dựa trên điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm London ban hành ICC
1/11982. Nó bao gồm:
• Điều kiện bảo hiểm C:
Được áp dụng trong trường hợp hàng hóa hay tài sản vận chuyển bị thiệt hại do các
nguyên nhân sau:
- Tàu bị mắc cạn, lật úp và bị đắm.
- Tàu bị va chạm, đâm vào bất kỳ vật thể nào không kể nước.
- Cháy hoặc nổ.
- Phương tiện vận tải bộ bị lật hay trật bánh.
- Dợ hàng ở cảng nơi tàu gặp nạn.
- Hàng bị ném khỏi tàu.
- Phương tiện chở hàng mất tích và khiến hàng hóa bị thất thoát.
• Điều kiện bảo hiểm B:
Ngoài những rủi ro như trên, người được bảo hiểm cũng sẽ được bồi thường khi xảy
ra các rủi ro sau:
- Động đất, núi lửa phun trào hay sét đánh.
- Hàng bị nước cuốn khỏi tàu hay bị ném khỏi tàu.
- Nơi để hàng bị nước tràn vào.
- Hàng hóa tổn thất do dỡ hàng qua lan can tàu tại cảng.
• Điều kiện bảo hiểm A:
Ngoài những rủi ro được đề cập trong điều kiện bảo hiểm B và C như trên. Nếu đối
tượng được bảo hiểm rơi vào các trường hợp sau thì vẫn sẽ được bồi thường:
- Mất cắp, mất trộm.
- Thiếu nguyên kiện.
- Hen rỉ, gãy trong quá trình vận chuyển.
- Rách, vỡ, bị ướt hay bị làm bẩn,…

❖ Quy trình thực hiện bảo hiểm


1. Người được bảo hiểm thông báo tổn thất hàng hóa cho người mua bảo hiểm
2. Người mua bảo hiểm gửi thông báo tổn thất cho người bảo hiểm
3. Người bảo hiểm tiến hành giám định và xác định tổn thất nếu cần thiết, việc
giám định sẽ được tiến hành ngay sau khi người nhận hàng thông báo có tổn thất
hàng hóa. Quá trình giám định được thực hiện độc lập và chịu sự giám sát của
người được bảo hiểm.
4. Người được bảo hiểm ký ủy quyền cho người mua bảo hiểm tiến hành các thủ
tục để yêu cầu bồi thường
5. Người mua bảo hiểm (người được ủy quyền) tiến hành gửi bộ hồ sơ thông báo
tổn thất bảo hiểm hàng hóa, cụ thể:
- Ủy quyền của người được bảo hiểm cho người mua bảo hiểm
- Thông báo tổn thất bảo hiểm hàng hóa (theo mẫu của công ty bảo hiểm)
- Yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hóa (theo mẫu của công ty bảo hiểm) kèm
bảng kê chi tiết danh mục hàng hóa tổn thất được bảo hiểm
- Invoice và packing list của lô hàng có mục hàng bị tổn thất.
- Bill vận chuyển đường biển của lô hàng có mục hàng bị tổn thất
6. Sau khi lô hàng được giám định và xác định rõ số tiền được bảo hiểm thì
công ty bảo hiểm tiến hành gửi thông báo bồi thường và miễn trách, cụ thể chính là
thông báo số tiền được bồi thường cho người mua bảo hiểm.
11. Điều khoản bất khả kháng
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết
và khả năng cho phép” (khoản 1 điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015). Theo đó, có thể
hiểu sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng là sự kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát
của hợp đồng, các chủ thể không thể lường trước được tại thời điểm 2 bên giao kết
hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm hành vi
vi phạm.
Có ba vấn đề cần xem xét để xác định một sự kiện có được coi là bất khả kháng
hay không: (1) khách quan; (2) không thể lường trước; và (3) không thể khắc phục.
“Khách quan” được hiểu là xảy ra do nguyên nhân tự nhiên hoặc do con người gây
ra mà bên chịu tác động không thể biết, như sóng thần, động đất, thiên tai, dịch
bệnh…; “không thể lường trước” là nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người; và
“không thể khắc phục được” là đã nỗ lực thực hiện mọi giải pháp nhưng không thể
giải quyết được.

❖ Điều kiện để được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng
Trong quan hệ hợp đồng, việc chứng minh sự kiện bất khả kháng sẽ giúp
bên vi phạm không phải bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện nghĩa vụ. Khoản 2 điều
351 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm
dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Khoản
1 điều 294 Luật Thương mại 2005 (LTM) nêu: “Bên vi phạm hợp đồng thương mại
được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: … b) Xảy ra sự kiện bất khả
kháng”. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 2 điều 584 BLDS
quy định: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng…”.
❖ Muốn được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm cần:
(1) Thông báo ngay cho bên kia bằng văn bản theo khoản 1 Điều 295 LTM về trường
hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra;
(2) Chứng minh đã xảy ra sự kiện bất khả kháng;
(3) Chứng minh sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa
vụ theo hợp đồng;
(4) Chứng minh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng
không thể khắc phục.
Nếu hợp đồng không quy định về bất khả kháng, có thể dựa vào quy định của
điểm b khoản 1 Điều 294 (Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm)
của LTM khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
❖ Cách giải quyết khi gặp trường hợp bất khả kháng
Khi xảy ra các trường hợp miễn trách các bên có thể lựa chọn một trong các cách sau
đây để giải quyết:
1. Kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng một khoảng thời gian tương ứng với
thời gian cần thiết để khắc phục trường hợp bất khả kháng. Thời hạn này dài ngắn
bao nhiêu là tùy thuộc vào tính chất hàng hóa, tập quán mua bán;
2. Miễn giảm một phần trách nhiệm thực hiện hợp đồng
3. Hủy hợp đồng: Cách này chỉ áp dụng khi sự cố xảy ra có hậu quả rất nặng
nề, không có khả năng khắc phục hoặc bất khả kháng xảy ra cần thời gian dài mới
khắc phục được hoặc các hợp đồng có mục đích mang tính thời vụ.

❖ Một số lưu ý về bất khả kháng:


(1) Có thể thỏa mãn điều kiện một và hai của sự kiện bất khả kháng, nhưng điều kiện
ba là “không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép” cần phải chứng minh để được cơ quan giải quyết tranh chấp chấp
nhận trong trường hợp có kiện tụng;
(2) Nhiều hợp đồng liệt kê các sự việc được coi là bất khả kháng nhưng còn thiếu từ
“dịch bệnh” nên cần ghi thêm vì không ai dám chắc là trong tương lai không còn xảy
ra tương tự;
(3) Khi ký các hợp đồng có liên quan với nhau, có thể xảy ra sự kiện bất khả kháng
với hợp đồng này nhưng với hợp đồng kia thì lại không ;
(4) Nên thương lượng và giúp nhau nếu có thể vì bên “thắng” cũng thua về công sức,
thời gian mà “thì giờ là tiền bạc”;
(5) Không phải thực hiện nghĩa vụ khi xảy ra sự kiện bất khả kháng nên các bên tự
chịu thiệt hại, không có quyền đòi bồi thường hoặc yêu cầu chia sẻ tổn thất;
(6) Không nên lạm dụng bất khả kháng để từ chối thực hiện nghĩa vụ vì sẽ không
được cơ quan xét xử chấp nhận nên thua kiện, thêm thiệt hại vì giảm uy tín và mất
bạn hàng.
12. Điều khoản khiếu nại
Với bất kỳ bản hợp đồng ngoại thương nào cũng bắt buộc có điều khoản khiếu
nại. Khiếu nại (Claim) là việc giải quyết tranh chấp phát sinh bằng con đường thương
lượng hoặc hòa giải, trong đó một bên yêu cầu bên đối tác giải quyết những tổn thất,
vướng mắc phát sinh do họ dây ra trong quá trình thực thi hợp đồng.
Khiếu nại được đưa ra dưới hình thức văn bản và gồm các dữ liệu. Đơn khiếu
nại được gửi kèm theo các chứng từ cần thiết theo quy định. Điều khoản khiếu nại
thường bao gồm các nội dung: Thời hạn khiếu nại, thể thức khiếu nại, trách nhiệm và
nghĩa vụ của các bên, cách thức giải quyết khiếu nại.

12.1. Thời hạn trong điều khoản khiếu nại


Thời hạn khiếu nại trong điều khoản khiếu nại là khoảng thời gian cần thiết để
một trong hai bên làm các thủ tục cần thiết để đưa vụ tranh chấp ra giải quyết. Thời
hạn khiếu nại dài hay ngắn là phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa hai bên, tùy
thuộc vào tính chất hàng hóa, tùy vào khoảng cách địa lý giữa hai bên, hay tùy thuộc
vào tính chất vụ việc.
Thời hạn khiếu nại có thể tính từ khi giao nhận hàng hay từ khi đưa hàng vào
sử dụng. Đối với hàng có bảo hành thì thời hạn khiếu nại nằm trong thời hạn bảo
hành, nếu thời hạn bảo hành đã hết thì thời hạn khiếu nại có thể thêm 30 ngày tính từ
khi hết thời hạn bảo hành, nhưng với điều kiện các khuyết tật phải được phát hiện
trong thời hạn bảo hành. Thời hạn khiếu nại về số lượng bao giờ cũng ngắn hơn thời
hạn khiếu nại về chất lượng.
Trong trường hợp các bên không quy định thời hạn khiếu nại thì thời hạn đó
có thể được quyết định trong Luật Thương mại các nước có liên quan. Điều 318, Luật
Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định thời hạn khiếu nại về số lượng là 3 tháng,
về chất lượng là 6 tháng kể từ ngày giao hàng.
12.2. Thể thức khiếu nại
Để khiếu nại thành công, bên đi khiếu nại phải tuân thủ một thể thức chặt chẽ
sau:
- Người đi khiếu nại phải viết đơn khiếu nại bao gồm 2 vấn đề chính: Lý do đi
khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại.
- Gửi đơn khiếu nại kèm với các tài liệu chứng minh: Biên bản giám định, chứng
từ hàng hóa, chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận tải,…Tài liệu chứng minh, tính
toán mức độ tổn thất.
12.3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên
Trong trường hợp hàng hóa có hư hỏng, mất mát,…người mua khi đi khiếu
nại phải có trách nhiệm:
- Giữ nguyên tình trạng hàng hóa, bảo quản cẩn thận
- Mời các bên có liên quan đến lập các biên bản cần thiết (Biên bản giảm định,
biên bản đổ vỡ, biên bản hư hỏng mất mát,…)
- Gửi đơn khiếu nại đúng thời hạn đã thỏa thuận học xuất nhập khẩu ở hà nội
- Bên bán khi bị khiếu nại phải:
- Kiểm tra hồ sơ khiếu nại
- Kiểm tra hàng hóa
- Khẩn trương trả lời đơn khiếu, vì nếu không trả lời thì luật pháp các nước có
thể coi như là đồng ý với đơn khiếu nại.

12.4. Cách thức giải quyết khiếu nại


Khi bị khiếu nại bên bán có thể chọn một trong các cách sau đây để giải quyết:
• Giao tiếp hàng hóa bị thiếu hụt
• Nhận lại hàng hóa hư hỏng và thay bằng hàng hóa mới. Cách này thường áp
dụng khi mua bán nguyên vật liệu, máy móc thiết bị.
• Giảm giá hàng hoặc khấu trừ tiền hàng một mức tương ứng với tổn thất của
hàng bị khiếu nại. Trường hợp này chỉ áp dụng với hàng hóa xuất nhập khẩu
13. Điều khoản trọng tài
13.1. Loại hình trọng tài:
Căn cứ khoản 6 và khoản 7 điều 3 luật Trọng tài thương mại 2010 có nêu
ra định nghĩa về trọng tài quy chế khác trọng tài vụ việc như sau:
- Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng
tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
- Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật
này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
Theo đó, trọng tài vụ việc được thành lập khi phát sinh tranh chấp và giải
thể sau khi vụ tranh chấp kết thúc, quy tắc tố tụng và lựa chọn Trọng tài viên do các
bên tự thỏa thuận. Thông thường trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không
có bộ máy điều hành và danh sách trọng tài viên cố định. Và kết quả giải quyết vụ
tranh chấp được thực hiện dựa trên thỏa thuận lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng
của các bên. Hai bên phải quy định tất cả những gì liên quan đến việc thành lập và
cách hoạt động của Ban trọng tài đó. Nội dung cơ bản gồm: Địa điểm trọng tài; Trình
tự tiến hành trọng tài; Luật áp dụng vào việc xét xử; Việc chấp hành tài quyết.
Còn trọng tài quy chế (trọng tài thường trực) là hình thức trọng tài được tổ
chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc cố định và thường có danh sách trọng tài
viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng. Hai bên phải tuân theo quy chế
của tổ chức trọng tài.

13.2. Địa điểm trọng tài


1. Các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp, Có thể ở nước
người xuất khẩu, hoặc ở nước ngoài nhập khẩu; hoặc ở nước bị cáo, hoặc ở nước
nguyên cáo; hoặc ở nước thứ ba; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng
tài quyết định.
2. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành
phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành
viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến
các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác.
13.3. Thủ tục trọng tài
Để trọng tài có thể áp dụng được người ta phải thỏa thuận các điều sau:
- Thỏa hiệp trọng tài là một thỏa thuận đưa vụ việc ra trọng tài.
- Tổ chức ủy ban trọng tài được thực hiện bằng một trong hai cách: Hai bên
cùng chọn một trọng tài viên hoặc mỗi bên chọn một trọng tài, trong trường
hợp hai trọng tài viên bất đồng quan điểm thì hai trọng tài viên này chọn người
thứ ba làm chủ tịch trọng tài.
- Tiến hành xét xử: Ủy ban trọng tài sẽ quyết định ngày giờ và thông bán cho
các bên có liên quan biết. Các bên có thể có mặt hay vắng mặt trong ngày xét
xử thì buổi xử vẫn được tiến hành. Tại buổi xứ hai bên có thể tự do tranh luận
nếu thấy cần thiết.
- Hòa giải: Nếu hai bên thấy cần thiết phải hòa giải thì vụ việc coi như chấm
dứt.
- Ra phán quyết: Sau khi xét xử ủy ban trọng tài sẽ ra phán quyết theo nguyên
tắc đa số, quyết định của trọng tài có giá trị bắt buộc đối với cả hai bên.
13.4. Luật dùng để xét xử:
Hoặc được hai bên thỏa thuận quy định trước hoặc do Uỷ ban trọng tài lựa
chọn, hoặc được chọn căn cứ vào địa điểm trọng tài, nếu các bên không thoả thuận
trước.

13.5. Chi phí trọng tài:


1. Phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài. Phí trọng tài gồm:
a) Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
b) Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;
c) Phí hành chính;
d) Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các
bên tranh chấp;
đ) Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.
2. Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được
giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
3. Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân
bổ khác.

You might also like