You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

=====000=====

TIỂU LUẬN

GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VIỄN THÔNG CỦA CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN ZTE HK (VIỆT NAM) VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN
HỮU HẠN ZTE (TRUNG QUỐC)

Nhóm thực hiện : Nhóm 3 Lớp tín chỉ : TMA302.9


Nhóm trưởng : Đặng Thị Hoài Phương - 1917740091
Thành viên : Lê Mai Hồng - 1917740046
Đỗ Phương Anh - 1917740007
Cao Thị Mỹ Duyên - 1917740028
Mầu Nguyễn Phương Hà - 1917740034
Nguyễn Thị Ngọc Ánh - 1917740016
Nguyễn Thị Hạ - 1917740037
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Bích Ngọc

Hà Nội, tháng 6 năm 2021


BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

STT Mã sinh viên Nội dung công việc Đánh giá Ký xác
Họ và tên
nhận

- Xin Hợp đồng


1 Đỗ Phương Anh - Tìm hiểu công ty Nhập khẩu 10
1917740007
- Quy trình thông quan nhập khẩu

- Phân tích quy trình đặt hàng


2 Đặng Thị Hoài 1917740091 10
- Viết lời mở đầu
Phương
- Xin thêm hợp đồng bổ sung

- Phân tích nội dung hợp đồng


3 1917740046 - Phân tích quy trình thanh toán 10
Lê Mai Hồng
- Tổng hợp, chỉnh sửa
- Xin thêm hợp đồng bổ sung

- Phân tích điều khoản trọng tài


- Giải phóng hàng
- Phân tích điều kiện hiệu lực của
4 Nguyễn Thị Hạ 1917740037 10
hợp đồng
- Giải quyết tranh chấp phát sinh
(nếu có)

- Phân tích điều khoản tên hàng


Nguyễn Thị Ngọc - Giới thiệu các bên liên quan
5 1917740016 10
Ánh trong hợp đồng
- Tìm hiểu công ty Xuất khẩu

- Phân tích điều khoản bất khả


Mầu Nguyễn kháng (Force Majeure)
6 1917740034 10
Phương Hà - Quy trình nhận hàng tại cảng
- Viết kết luận

- Phân tích điều khoản thanh toán


(Payment) và điều khoản giá cả
7 Cao Thị Mỹ Duyên 1917740028 10
- Khái niệm, đặc điểm của hợp
đồng mua bán quốc tế
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 1

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................... 2

NỘI DUNG ............................................................................................... 3


CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ THÔNG TIN DOANH NGHIỆP ................................ 3

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn ZTE HK (Việt Nam) (BUYER) ........................ 3

1.1 Giới thiệu chung về công ty ................................................................................ 3

1.2 Các đối tác............................................................................................................ 4

2. Công ty cổ phần hữu hạn ZTE (Trung Quốc) (SELLER) ................................ 4

2.1 Giới thiệu chung về công ty: ............................................................................... 4

2.2 Các đối tác............................................................................................................ 5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG ...................................................................... 6

1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán quốc tế ............................................................. 6

1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 6

1.2. Đặc điểm .......................................................................................................... 6

1.3. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng ................................................................... 6

1.4. Nội dung hợp đồng .......................................................................................... 7

2. Phân tích các điều khoản trong hợp đồng .......................................................... 8

2.1. Giới thiệu các bên liên quan trong hợp đồng: ............................................... 8

2.2. Điều khoản tên hàng hóa (Name and Specifications of Commodity): ......... 9

2.3. Điều khoản chất lượng ................................................................................. 10

2.4. Điều khoản về số lượng: ............................................................................... 11

2.5. Điều khoản về giá (Price) ............................................................................. 12

2.6. Điều khoản thanh toán (Payment) ............................................................... 15


2.7. Điều khoản bất khả kháng (Force Majeure) ............................................... 16

2.8. Điều khoản trọng tài (Applicable Law and Arbitration) ............................. 17

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG: .................. 19

1. Quy trình đặt hàng.............................................................................................. 19

1.1. Tìm nhà xuất khẩu ........................................................................................... 19

1.2. Đàm phán giá ................................................................................................... 19

1.3. Đặt hàng............................................................................................................ 19

2. Quy trình giao nhận hàng hóa ........................................................................... 21

2.1. Nhận hàng tại càng .......................................................................................... 21

2.2. Thông quan nhập khẩu .................................................................................... 24

2.3. Giải phóng hàng ............................................................................................... 28

3. Quy trình thanh toán .......................................................................................... 30

3.1 Tổng quan về thanh toán TT (Telegraphic Transfer): .................................... 30

3.2 Quy trình thanh toán TT ................................................................................... 31

4. Giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có) ......................................................... 33

KẾT LUẬN ............................................................................................. 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 37


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CIETAC Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc

MST Mã số thuế

C/O Chứng nhận xuất xứ hàng hóa

D/O Phí lệnh giao hàng

T/T Chuyển tiền bằng điện


Cont Container
GTGT Giá trị gia tăng,

SXKD Sản xuất kinh doanh

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TMQT Thương mại quốc tế

1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay kinh tế ngày càng phát triển cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đã
tạo ra cơ hội phát triển vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp trong nước, góp phần thúc đẩy
thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Trong đó, mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động
sôi nổi nhất, là hoạt động mấu chốt của thương mại quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

Trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng là một nhân tố quan trọng
hàng đầu. Đó là sự thỏa thuận, đàm phán các nội dung giao dịch và các vấn đề liên quan, là
công cụ đảm bảo tối đa quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia. Do đó, khi phân tích hợp
đồng, ngoài việc giúp doanh nghiệp có thể nắm vững và hiểu rõ được các quyền và nghĩa
vụ của mình, thì nó giúp doanh nghiệp có thêm kinh nghiệm trong những lần giao dịch tiếp
theo.

Với mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn về hợp đồng thương
mại quốc tế cũng như quy trình thực hiện hợp đồng, nhóm chúng em xin chọn đề tài: “Phân
tích hợp đồng và các bước thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị viễn thông của công
ty trách nhiệm hữu hạn ZTE HK (VIỆT NAM) và công ty cổ phần hữu hạn ZTE
(TRUNG QUỐC)”

Bài tiểu luận gồm 3 phần:

Phần 1: Tổng quan về thông tin doanh nghiệp

Phần 2: Phân tích hợp đồng

Phần 3: Phân tích quy trình thực hiện hợp đồng

Do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, nhóm chúng em sẽ khó tránh khỏi
nhiều sai sót trong quá trình làm bài tập nhóm. Chúng em mong được sự bổ sung và góp ý
từ phía cô để bài làm được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn ZTE HK (Việt Nam) (BUYER)


1.1 Giới thiệu chung về công ty
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ZTE HK (VIỆT NAM) là công ty con của
Tập đoàn ZTE (ZTE CORPORATION), tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông đa quốc gia
của Trung Quốc có trụ sở ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Hiện nay ZTE Việt
Nam đã hoạt động hơn 5 năm với vốn điều lệ 12.000.000.000 (VNĐ). ZTE Việt Nam có 1
trụ sở chính tại Hà Nội và đã có thêm 2 chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

 Tên giao dịch tiếng Anh: ZTE HK (VIETNAM) CO.,LTD


 Tên viết tắt: ZTE VIETNAM
 Loại hình kinh tế: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài NN
 Loại hình tổ chức: Tổ chức kinh tế SXKD dịch vụ, hàng hoá
 Mã số thuế: 0107464283
 Trụ sở chính: Tầng 17, Tòa nhà Ladeco, số 266, phố Đội Cấn, Phường Liễu Giai,
Quận Ba Đình, Hà Nội
 Nơi đăng kí quản lý: Cục thuế thành phố Hà Nội
 Điện thoại: 0084-4-6272-1818
 Email: hongkong@zte.com.cn
 Fax: 0084-4-6272-2636
 Website: www.zte.com.cn
 Người đại diện theo pháp luật: Ông Gu Quan Fang

ZTE Việt Nam hiện nay hoạt động ở 3 lĩnh vực chính là:

 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghệ


 Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học
 Hoạt động tư vấn kiến trúc và thiết bị điện tử có liên quan.

3
1.2 Các đối tác
Đối tác nước ngoài: ZTE Việt Nam thường xuyên chủ yếu nhập khẩu các thiết bị và
linh kiện viễn thông với các đối tác Trung Quốc, đặc biệt là ZTE CORPORATION.

Đối tác Việt Nam: ZTE Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ thân thiết với các
nhà khai thác viễn thông lớn (Viettel, Mobifone, Vietnamobile,v.v), chính phủ Việt Nam
và các nhóm xã hội.

2. Công ty cổ phần hữu hạn ZTE (Trung Quốc) (SELLER)


2.1 Giới thiệu chung về công ty:
ZTE CORPORATION (Công ty Cổ phần hữu hạn Trung Hưng Thông Tấn) là một
tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông đa quốc gia của Trung Quốc có trụ sở ở Thâm Quyến,
Quảng Đông Trung Quốc. Số vốn điều lệ là 3 triệu nhân dân tệ.

ZTE hoạt động trong ba lĩnh vực kinh doanh chính: Mạng truyền dẫn (54%), thiết bị
đầu cuối (29%) và viễn thông (17%). Sản phẩm cốt lõi của ZTE là thiết bị không dây, tổng
đài, thiết bị truy cập, cáp quang, các thiết bị dữ liệu, phần mềm viễn thông. Họ cũng cung
cấp các sản phẩm, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, như video theo yêu cầu và streaming
media.

ZTE là một trong 5 nhà sản xuất điện thoại hàng đầu Trung Quốc và đứng top 10
toàn cầu:

 Tên giao dịch tiếng Anh: Zhongxing New Telecommunications Equipment Co.,
Ltd
 Tên viết tắt: ZTE CORPORATION
 Trụ sở chính: ZTE Plaza, đường phía Nam Keji, khu công nghiệp công nghệ cao,
quận Nam Sơn, Thâm Quyến, Trung Quốc
 Điện thoại: 0086-755-26773000
 Fax: 0086-755-26773000
 Website: www.ztedevice.com
 Người sáng lập: Ông Hou Weigui

4
2.2 Các đối tác
ZTE CORPORATION là một trong những tập đoàn về thiết bị và viễn thông có
sức ảnh hưởng nhất không chỉ trong thị trường Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới. Ngoài
mạng lưới đối tác rộng khắp Trung Quốc, ZTE cũng mở rộng thị trường ra thế giới và đạt
được thành tựu đáng nể: trở thành nhà cung cấp lớn thứ 3 trên thế giới về thiết bị viễn thông
GSM. Quan hệ thương mại của ZTE trải rộng qua khắp các quốc gia từ Canada, Anh, Tây
Ban Nha, Úc,...Hầu hết đều dựa trên quan hệ về mạng lưới viễn thông.

Bên cạnh đó, ZTE cũng có hàng loại những công ty con trên khắp thế giới, và là
nguồn cung chính về các sản phẩm bán ra của các công ty con này. ZTE VietNam cũng là
một trong những công ty con của tập đoàn.

5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG

1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán quốc tế

1.1. Khái niệm


Hợp đồng mua bán quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu hay
hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên đương sự có trụ sở kinh
doanh tại các quốc gia khác nhau, mà theo đó một bên được gọi là bên xuất khẩu (bên bán)
có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên được gọi là bên nhập khẩu (bên mua)
một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, và bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

1.2. Đặc điểm


 Chủ thể của quan hệ hợp đồng TMQT có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau
hay hoặc có nơi cư trú khác nhau – Đây là đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế.
 Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được di chuyển từ khu vực pháp lý này đến khu
vực pháp lý khác. Thông thường đối tượng của hợp đồng TMQT là hàng hóa chuyển
qua biên giới của quốc gia, tuy nhiên, nhiều trường hợp hàng hóa không cần qua biên
giới quốc gia vẫn được xem là hoạt động mua bán quốc tế như hàng hóa đưa ra, đưa
vào khu phi thuế quan, kho bảo thuế, kho ngoại quan.
 Đồng tiền thanh toán: là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên.
 Nguồn luật điều chỉnh: Đa dạng, phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật
khác nhau như: Điều ước thương mại quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, án lệ, tiền
lệ, luật quốc gia …

1.3. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng


Hợp đồng mua bán có hiệu lực phải thể hiện ý chí thực sự thỏa thuận của các bên.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

 Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý, nghĩa là chủ
thể phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế.

6
 Với thương nhân Việt Nam: thành lập hợp pháp theo quy định pháp luật của Việt
Nam.
 Với thương nhân nước ngoài: thành lập hợp pháp theo luật nước ngoài, hoặc được
pháp luật nước ngoài quy định.
 Đối tượng: Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định
của pháp luật (là hàng hóa được phép xuất nhập khẩu).
 Nội dung của hợp đồng gồm:
 Phải bao gồm các điều khoản mà pháp luật quy định (không trái với pháp luật).
 Hợp đồng phải có đủ các yếu tố bắt buộc (nội dung cơ bản) trong hợp đồng bao gồm:
Tên hàng, số lượng, chất lượng/phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán, giao
hàng.
 Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương như
điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu. Tuy nhiên Việt Nam lại đưa ra các yêu cầu bắt
buộc về hình thức đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký kết dưới
hình thức văn bản, phải được phê chuẩn, hoặc có công chứng… mới có hiệu lực (theo
điều 24 của Luật Thương mại năm 2005).

1.4. Nội dung hợp đồng


 Một hợp đồng thương mại quốc tế thường được cấu trúc thành năm nhóm nội dung
chính:
 Tên và số hiệu hợp đồng
 Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng
 Phần mở đầu (Tên, địa chỉ các chủ thể tham gia hợp đồng)
 Phần nội dung chính bao gồm các điều khoản chính của hợp đồng
 Đại diện của các bên ký kết ký tên và đóng dấu

Lưu ý: Chữ ký phải đảm bảo là đúng người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. Trong
trường hợp do người khác ký mà không phải là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp
thì phải có giấy ủy quyền được đính kèm với hợp đồng.

 Nội dung cơ bản các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế:

7
 Các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế, thường có hai nhóm, các điều
khoản bắt buộc (là các điều khoản thường phải có trong hợp đồng, như điều khoản
về tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán v.v) và các điều
khoản tùy ý (các điều khoản tùy vào sự thỏa thuận và thống nhất giữa các bên tham
gia)

2. Phân tích các điều khoản trong hợp đồng


2.1. Giới thiệu các bên liên quan trong hợp đồng:
 Ngày ký kết hợp đồng: 03/12/2019
 Số hiệu hợp đồng: SS1VN2019112601SPAREZQ

 Bên mua: Công ty TNHH ZTE HK (Việt Nam)


 Tên giao dịch trong hợp đồng: ZTE HK (Vietnam) Co.,LTD
 Địa chỉ: Tầng 17, Tòa nhà Ladeco, số 266, phố Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận
Ba Đình, Hà Nội
 Số điện thoại: 0084-4-6272-1818
 Số fax: 0084-4-6272-2636

8
 Bên bán: Tập đoàn ZTE
 Tên trong giao dịch hợp đồng: ZTE CORPORATION
 Địa chỉ: ZTE Plaza, đường phía Nam Keji, khu công nghiệp công nghệ cao, quận
Nam Sơn, Thâm Quyến, Trung Quốc
 Số điện thoại: 0086-755-26773000
 Số fax: 0086-755-2667730000

=> Nhận xét:

 Thông tin các bên đầy đủ, chính xác, minh bạch, cụ thể

 Hình thức hợp đồng hợp pháp, có giá trị pháp lý

 Chủ thể của hợp đồng trong trường hợp này là 2 pháp nhân công ty hợp lệ, hợp pháp,
có đầy đủ tư cách pháp lý

 Chủ thể ký kết hợp đồng là người có thẩm quyền đại diện theo pháp luật của pháp
nhân, hoàn toàn hợp lệ và đầy đủ tư cách.

2.2. Điều khoản tên hàng hóa (Name and Specifications of Commodity):

9
 Trong một hợp đồng mua bán hàng hoá thì điều khoản tên hàng có thể là điều khoản
được các bên mua bán cân nhắc đến đầu tiên.

 Tên hàng phải nói được chính xác đối tượng trao đổi mua bán trong hợp đồng vì vậy
phải được thể hiện rõ ràng chính xác đến từng ký tự.

2.3. Điều khoản chất lượng


 Ở đây, 03 sản phẩm lần lượt được đặt tên như sau:
 RNC Disk Array Hard Disk: mảng đĩa cứng RNC. Mặt hàng này được đặt theo tên
khoa học kết hợp với phân loại và đặc trưng là thuộc các dòng sản phẩm RNC.
 E1 Cable 120: cáp 120V E1. Mặt hàng này được đặt tên theo tên khoa học cable,
đặc điểm 120V và phân loại hàng E1. Cách đặt tên này cũng hoàn toàn đầy đủ thông
tin hợp pháp và đặc biệt dễ hiểu.
 Indoor Optical Patchcord: miếng vá quang học trong nhà. Mặt hàng này được đặt
tên theo tên khoa học Patchcord- miếng vá, đặc trưng Optical-quang học và mục
đích sử dụng Indoor-trong nhà. Bên cạnh đó, phần description (mô tả) cũng nêu
thêm chi tiết về kích cỡ: Single mode fiber (sssm)(LC-LC) 10mm/5mm.
10
 Power Cable: Cáp điện, đây vốn là một sản phẩm điện thông dụng, vì vậy họ dùng
tên khoa học kết hợp với phần mô tả ở phần description, nêu rõ dòng điện 48V và
phân loại Rack.
 Rack: cơ cấu thanh răng. Tên hàng này chủ yếu được mô tả qua phần description.
Phần description gồm 2 loại là thanh răng cho S3 và 9000-E. Đây là những thuật
ngữ phân loại dành riêng cho thiết bị điện học.
 Grounding Cable: cáp tiếp đất. Tương tự như Power Cable, ở đây họ cũng đặt theo
tên khoa học và kết hợp mô tả công dụng ở phần description: thanh răng bảo vệ cáp
tiếp đất.
 Như vậy có thể thấy tất cả các tên hàng ở đây chủ yếu đều được đặt theo tên khoa học
và đặc tính kĩ thuật riêng (VD: số Vôn, kích cỡ, phân loại…). Tất cả đều đạt hiểu quả
phân loại chính xác các mặt hàng, hợp lý, hợp pháp.
 Ngoài ra bên cạnh phần tên hàng và mô tả, hợp đồng còn đề cập đến mục Spare Node
- một trường ngôn ngữ rất riêng của ngành kĩ thuật nhằm phân chia các sản phẩm một
cách chi tiết và chính xác nhất.

2.4. Điều khoản về số lượng:


 Đơn vị: chiếc
 Số lượng
 RNC Disk Array Hard Disk: 1chiếc
 E1 Cable 120V: 3 bộ
 Indoor Optical Patchcord 10mm: 60x3=180 bộ
 Indoor Optical Patchcord 5mm: 60x3=180 bộ
 Rack for S3: 1 bộ
 Rack for 9000-E: 1 bộ
 Ground Cable: 1 bộ

Nhận xét:

 Đây là một điều khoản được chú trọng trước hết của một hợp đồng giao dịch.
 Hợp đồng kê khai rõ ràng và chính xác số lượng hàng hoá được trao đổi mua bán.

11
 Trong hợp đồng này các số lượng hàng trao đổi đã được nêu rõ ràng và là con số tuyệt
đối. Vì tất cả những mặt hàng này đều là sản phẩm công nghệ trao đổi theo từng chiếc
hoặc từng bộ, đồng thời cũng không có khả năng bị hao mòn trong quá trình vận
chuyển.

2.5. Điều khoản về giá (Price)

 Đồng tiền tính giá:


 Giá cả trong hợp đồng thương mại quốc tế có thể tính theo đồng tiền nước xuất khẩu
hoặc nước nhập khẩu hoặc nước thứ ba tùy hàng hóa và tập quán các bên.
 Trong hợp đồng này, đồng tiền tính giá là đồng USD (đồng Đô la Mỹ), là đồng tiền
nước thứ ba. USD là một loại tiền tệ toàn cầu, được chấp nhận cho hầu hết giao dịch
quốc tế (chiếm hơn 64% dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương). Đây là
một ngoại tệ mạnh, ổn định và có giá trị đồng thời tiện lợi cho 2 bên.
 Phương pháp quy định giá:
 Giá hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng là giá cố định. Trong hợp đồng đã ghi rõ
từng giá ứng với từng hàng hóa. Với phương pháp này, giá được xác định ngay trong
khi đàm phán ký kết hợp đồng và không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng.
 Đối với hợp đồng này, phương pháp tính giá này là hoàn toàn phù hợp bởi sẽ tính
toán và kiểm soát được lợi nhuận cũng như chi phí phải bỏ ra. Tuy nhiên, khi giá có
biến động ở thị trường sẽ gây bất lợi cho các bên khi sử dụng phương pháp giá cố
định này.
 Đơn giá (Unit Price) và tổng giá (Total Price) được quy định rõ ràng, cụ thể trong
hợp đồng.

12
Số lượng Đơn giá
STT Tên sản phẩm Tổng giá (USD)
yêu cầu (USD)

1,000.00 x 1 =
1. RNC Disk Array Hard Disk 1 1,000.00
1,000.00

2.
E1 cable 120Ω 3 9.10 9.10 x 3 = 27.30

Indoor Optical Patch Cord


3. (Single mode fiber (sssm) (LC- 180 0.69 0.69 x 180 = 124.2
LC) 10m)

Indoor Optical Patch Cord


4. (Single mode fiber (sssm) (LC- 180 0.69 0.69 x 180 = 124.2
LC) 5m)

5. Power Cable 21 13.08 13.08 x 21 = 274.73

6. Rack (Rack for S3) 1 219.06 219.06 x 1 = 219.06

7. Rack (Rack for 9000-E) 1 58.96 58.96 x 1 = 58.96

8. Grounding cable 1 14.72 14.72 x 1 = 14.72

TỔNG GIÁ (USD) 1,842.02

13
 Tổng giá cả hợp đồng:
 Được tính theo điều kiện CIF Incoterms 2010. Điều kiện này chỉ áp dụng với vận tải
biển hoặc vận tải đường thủy nội địa.
 CIF là viết tắt của điều kiện giao hàng, có nghĩa là giao hàng tại cảng dỡ hàng: Cost,
Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Nó thường được viết liền với
một tên cảng biển nào đó, ở đây là CIF Ho Chi Minh Seaport/Vietnam. Về cơ bản,
nó phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại
quốc tế. Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu và bảo hiểm đến
cảng dỡ hàng.
 Ở hợp đồng này, người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hồ Chí Minh
(Việt Nam), người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từ địa điểm giao hàng này.
 Đồng tiền tính giá : USD (Đô la Mỹ)
 Tổng giá : 1,842.02 USD.

Nhận xét :

 Hợp đồng này đã ghi rõ CIF Ho Chi Minh Seaport/ Vietnam, Incoterms 2010, cho thấy
sự nghiêm túc, cẩn thận khi soạn hợp đồng của cả 2 công ty. Đây có thể nói là điều
khoản quan trọng nhất của hợp đồng ngoại thương, mọi điều khoản khác có thể dễ
dàng nhượng bộ hoặc bị thuyết phục nhưng với điều khoản này hầu hết các bên đối tác
đều không muốn nhượng bộ. Chính vì vậy, khi thương thảo hợp đồng các bên thường
rất thận trọng đối với điều khoản này.
 Với điều kiện CIF, cần lưu ý rằng rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không
phải ở cảng dỡ. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó
họ gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ. Người mua mới là người được
bảo hiểm. Vì thế, nếu tổn thất xảy ra trên đường vận chuyển, người mua chứ không
phải người bán đứng ra đòi bảo hiểm. Nói cách khác, với điều kiện cơ sở giao hàng là
CIF, người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng
vận chuyển biển.

14
 Tuy nhiên, tổng giá ở đây chưa được ghi bằng chữ nên có thể gây ra hiểu lầm và sai
sót về con số.

2.6. Điều khoản thanh toán (Payment)

 Đồng tiền thanh toán là đồng tiền trùng với đồng tiền tính giá hàng hóa, tức đồng USD.
Đây là đồng tiền mạnh và tự do chuyển đổi, thuận tiện cho việc thanh toán của các
Ngân hàng.
 Phương thức thanh toán là T/T (Telegraphic Transfer – Chuyển tiền bằng điện), một
phương thức thanh toán quốc tế, trong đó người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục
vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng theo một chỉ dẫn địa điểm nhất
định tại quốc gia khác trong khoảng thời gian nhất định. Chuyển tiền bằng điện (T/T)
là phương thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán do ngân hàng chuyển tiền gửi
trực tiếp thông qua mạng lưới liên lạc viễn thông đến ngân hàng đại lý, Telex hoặc
SWIFT.
 Ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa người chuyển tiền và người nhận tiền trong
phương thức thanh toán bằng T/T. Ngân hàng chỉ nhận hoa hồng từ việc thanh toán,
không bị ràng buộc bởi bất kỳ trách nhiệm nào trong quan hệ giữa người chuyển tiền
và người nhận tiền.
 Trong hợp đồng này, thời hạn thanh toán là trong vòng 2 năm kể từ ngày giao hàng.

Nhận xét:

 Ưu điểm:
 Thủ tục đơn giản và thuận tiện cho cả người chuyển tiền và người nhận tiền (người
nhập khẩu và xuất khẩu)
 Thời gian chuyển tiền nhanh chóng, người thụ hưởng nhanh nhận được tiền
 Phí ngân hàng trong hình thức này thông thường là không cao.

15
 Nhược điểm:
 Không đảm bảo quyền lợi bình đẳng của bên mua và bên bán
 Trung chuyển hàng hóa dịch vụ có thể tách rời trung chuyển tài chính do đó có thể
dẫn đến những rủi ro.
 Mặc dù việc thanh toán chủ yếu được thực hiện bằng điện, thời gian thanh toán rất
nhanh nhưng khi phát hiện sai sót trong thanh toán thì rất khó điều chỉnh.
 Do đó, phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện là một trong những phương thức
thanh toán quốc tế tương đối phổ biến. Và hợp đồng này là hợp đồng nhập khẩu giữa
công ty con và công ty mẹ, đã có sự phụ thuộc nhau và quan hệ buôn bán thường xuyên
nên hợp đồng này sử dụng phương thức thanh toán T/T là hợp lý.

2.7. Điều khoản bất khả kháng (Force Majeure)

Bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại hay sự chậm trễ của cả lô
hàng hoặc một phần lô hàng theo hợp đồng này do bất cứ sự kiện bất khả kháng nào có thể
xảy ra. “Bất khả kháng” trong hợp đồng này tức là các điều kiện khách quan “không thể
lường trước, không thể tránh khỏi và không thể khắc phục”.

 Hợp đồng sử dụng phương pháp xác định các điều kiện để xét một trường hợp có phải
là bất cả kháng hay không, bao gồm 03 điều kiện: không thể lường trước; không thể
tránh khỏi; không thể khắc phục. Với phương pháp này thì khối lượng các sự kiện để
xem xét có thể rất lớn.
 Hợp đồng mới chỉ đưa ra miễn trách cho bên bán mà không đưa ra trường hợp miễn
trách cho bên mua. Như vậy quyền lợi của bên mua có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, hợp
đồng cũng chưa nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên, cách thức liên hệ nếu một
trong hai gặp sự kiện bất khả kháng. Nếu có sự kiện bất khả kháng xảy ra sẽ khó giải
quyết và đảm bảo được đúng quyền lợi cho cả hai bên.

16
 Hợp đồng chưa nêu cách giải quyết khi xảy ra sự cố bất khả kháng. Một số cách giải
quyết thường gặp là:
 Kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng một khoảng thời gian tương ứng với thời gian
cần thiết để khắc phục trường hợp bất khả kháng. Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc
vào tính chất hàng hóa, tập quán thương mại.
 Miễn giảm một phần trách nhiệm hợp đồng.
 Hủy hợp đồng: cách này chỉ sử dụng khi sự cố xảy ra và có hậu quả rất nặng nề,
không có khả năng khắc phục hoặc bất khả kháng xảy ra cần thời gian dài mới khắc
phục được.

2.8. Điều khoản trọng tài (Applicable Law and Arbitration)

Hợp đồng này được điều chỉnh bởi luật pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh hoặc liên quan đến Hợp đồng mua bán sẽ được giải quyết
thông qua đàm phán thiện chí. Trong trường hợp không thể giải quyết được, tranh chấp sau
đó sẽ được đệ trình lên Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc
(CIETAC) để phân xử theo các quy định hiện hành tại thời điểm áp dụng. Nơi phân xử là
ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Phán quyết trọng tài là phán quyết cuối cùng và ràng buộc
đối với cả hai bên.

Nhận xét:

 Hợp đồng sử dụng điều khoản trọng tài ràng buộc.


 Hợp đồng đã chọn trọng tài ở nước của người bán để giải quyết tranh chấp khi không
thể tự giải quyết cùng nhau. Đồng thời luật áp dụng để xét xử là luật pháp của Cộng

17
hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều này có thể sẽ có lợi hơn cho người bán khi tham gia
vào xét xử.
 Hợp đồng không có quy định về số lượng trọng tài viên, ngôn ngữ được sử dụng của
trọng tài cũng như bên chịu trách nhiệm trả phí trọng tài.
 Để trọng tài có thể áp dụng được thủ tục trọng tài, người ta phải thỏa thuận các điều
sau:
 Thỏa hiệp trọng tài là một thỏa thuận đưa vụ việc ra trọng tài.
 Tiến hành xét xử: Uỷ ban trọng tài sẽ quyết định ngày giờ và thông báo cho các bên
có liên quan biết. Kể cả các bên vắng mặt trong ngày xét xử thì buổi xét xử vẫn được
tiến hành. Tại buổi xét xử, hai bên có thể tự do tranh luận nếu thấy cần thiết.
 Ra phán quyết: Sau khi xét xử ủy ban trọng tài sẽ ra phán quyết theo nguyên tắc đa
số và quyết định của trọng tài có giá trị bắt buộc với cả hai bên.

18
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG:

1. Quy trình đặt hàng


1.1. Tìm nhà xuất khẩu
Ở đây, Công ty trách nhiệm hữu hạn ZTE HK (VIỆT NAM) đã lựa chọn đối tác là
công ty mẹ - Công ty cổ phần hữu hạn ZTE tại Trung Quốc.

Thông tin cụ thể của doanh nghiệp xuất khẩu đã được trình bày tại chương I, mục
2 của bài tiểu luận này.

1.2. Đàm phán giá


Tiến hành đàm phán: Do Công ty trách nhiệm hữu hạn ZTE HK (VIỆT NAM) là
một chi nhánh của Công ty cổ phần hữu hạn ZTE (Trung Quốc), vì vậy quy trình tiến hành
khảo giá và đàm phán giá đã được rút gọn do hình thức mua hàng theo thói quen và mức
giá đã được định trước.

1.3. Đặt hàng

19
 Các mô tả liên quan đến hàng hoá là thông báo cho bên xuất khẩu lượng và loại hàng
cần mua.
 Vì đơn đặt hàng được hai bên đính kèm trong hợp đồng mua bán nên những thông tin
về hàng hoá này sẽ là đối chiếu cho những tài liệu, chứng từ phát sinh trong quá trình
thực hiện hoạt động mua bán.

Nhận xét:

 Công ty sử dụng hợp đồng mua bán (Sales Contract) mà không sử dụng đơn đặt hàng
(Purchase Order) và đơn đặt hàng được đính kèm trong phần Tên hàng hóa và các mô
tả liên quan đến hàng hóa (Name and Specifications of Commodity) vì lý do:
 Công ty trách nhiệm hữu hạn ZTE HK (Việt Nam) là một chi nhánh của Công ty cổ
phần hữu hạn ZTE (Trung Quốc)
 Trong hợp đồng mua bán đã nêu đầy đủ yêu cầu của bên mua đối với bên bán
 Bên bán và bên mua đều được đảm bảo quyền lợi cũng như đảm bảo việc thực hiện
đúng các điều khoản đã được kí kết trong hợp đồng.

20
 Tên hàng hóa và các mô tả liên quan đến hàng hóa đều được ghi một cách đầy đủ và
chi tiết.

2. Quy trình giao nhận hàng hóa


2.1. Nhận hàng tại càng
 Bước 1: Nhận Surrender Bill

 Để tránh việc vận đơn gốc đến chậm, dẫn đến tình trạng không giải phóng được hàng,
công ty TNHH ZTE HK (Trung Quốc) yêu cầu hãng tàu làm Surrender Bill và gửi lại
cho mình. Sau đó công ty công ty TNHH ZTE HK (Trung Quốc) gửi lại Surrender

21
Bill này cho công ty TNHH ZTE HK (Việt Nam). Dưới đây là Surrender Bill mà công
ty TNHH ZTE HK (Việt Nam) nhận được:
 Surrender Bill thường có nội dung tương tự như vận đơn gốc nhưng không có chữ
kí hãng tàu
 Thông thường Surrender Bill sẽ được đóng dấu “surrendered”. Tuy nhiên, trong
surrender Bill này không có dấu. Như vậy có thể hãng tàu chỉ xác nhận bằng email
rằng họ đã thực hiện việc surrender/thả hàng xong.
 Bước 2: Nhận giấy báo hàng đến

Ngày 21/02/2020, công ty TNHH ZTE HK (Việt Nam) nhận được giấy báo hàng
đến. Nhân viên kiểm tra giấy báo hàng đến, đối chiếu trên vận đơn xem có trùng khớp
không.

Dưới đây là thông báo hàng đến công ty Xuất Nhập Khẩu Bán Hàng Việt (VIETSALES)
nhận được:

22
 Những thông tin chủ yếu cần kiểm tra gồm:
 Số vận đơn (Bill No): SHSZXA001248
 Tên tàu : KYOTO TOWER/0096-011S
 Cảng xếp hàng (Port of loading): Cảng Shekou, Trung Quốc
 Cảng dỡ hàng (Port of discharge): Cảng Cát Lái, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
 Mô tả hàng hóa (Description of goods): thiết bị điện tử viễn thông
 Số container (Cent. No): EMCU3964733
 Số Seal (Seal. No): EMCHY0019
 Số kiện hàng: 14 kiện hàng
 Bước 3: Lấy lệnh giao hàng D/O

Công ty TNHH ZTE HK (Việt Nam) sẽ đến lấy lệnh giao hàng sau 1 ngày tàu cập. Cụ
thể tàu sẽ cập vào ngày 23/02/2021, công ty sẽ đến lấy D/O vào ngày 24/02/2021. Trước
khi đến lấy, công ty cần liên lạc trước với công ty logistic.

23
Khi đến lấy lệnh giao hàng, công ty TNHH ZTE HK (Việt Nam) cần chuẩn bị các
giấy tờ sau:

 Giấy giới thiệu


 Chứng minh nhân dân
 Giấy báo hàng đến
 Surrender Bill

Công ty TNHH ZTE HK (Việt Nam) nộp các chứng từ nêu trên cho công ty logistic
Chim Bồ Câu, đóng các khoản phí theo yêu cầu (Phí kho bãi...) rồi nhận lại D/O và các biên
lai thu tiền, biên lai GTGT. Nhân viên kiểm tra đối chiếu nội dung D/O với vận đơn nhằm
phát hiện sai sót (nếu có). Những nội dung chủ yếu cần đối chiếu:

 Tên tàu
 Số vận đơn
 Tên địa chỉ người nhận hàng, người gửi hàng
 Tên hàng/ mô tả hàng hóa
 Loại hàng: hàng nguyên container, số lượng container, loại container, mã số
container, số seal, khối lượng
 Cảng bốc, cảng dỡ

2.2. Thông quan nhập khẩu

Ở bước này, CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HÓA F.D.I sẽ giúp công ty ZTE Việt Nam thực hiện các thủ tục thông quan nhập khẩu.

Để làm thủ tục hải quan, người khai hải quan cần chuẩn bị hồ sơ hải quan gồm có:

 Tờ khai hải quan: 2 bản chính (1 bản dành cho người nhập khẩu, 1 bản dành cho hải
quan lưu)
 Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản sao
 Hóa đơn thương mại: 1 bản chính

24
 Phiếu đóng gói: 1 bản chính (như đã đề cập ở những phần trước, do hai bên mua bán
là công ty mẹ con nên “Phiếu đóng gói” đã được lược bớt, thay vào đó thì đã được thể
hiện rất rõ ràng trong hợp đồng)
 Vận đơn đường biển: 1 bản
 Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan
 Khai thông tin nhập khẩu (IDA): Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu
bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ
tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS,
hệ thống sẽ:
 Tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng
với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị
nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp...)
 Tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế...
 Phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai - IDC.
 Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống
VNACCS.
 Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC):
 Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai
hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất
ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng
ký tờ khai.
 Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai
báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình
khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công
việc như đã hướng dẫn ở trên.
 Bước 2: Lấy kết quả phân luồng:

Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ.

 Luồng xanh (Ký hiệu 1):

25
 Đây là luồng an toàn, hàng hóa được chấp nhận thông quan từ nguồn thông tin hải
quan điện tử.
 Hàng hóa được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra chi tiết
thực tế hàng hóa đồng thời đi thẳng đến bước thu lệ phí, đóng dấu, sau đó tiến hành
phúc tập hồ sơ
 Luồng vàng (Ký hiệu 2):
 Ở luồng vàng, hang hóa phải được tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy)
và miễn kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa. Sau khi việc kiểm tra được tiến hanh,
nếu không phát hiện thêm bất kỳ vi phạm nào, quá trình thông quan sẽ chuyển tới
các bước tiếp theo như luồng xanh.
 Trong trường hợp này có một số mặt hang được miễn kiểm tra chi tiết thực tế, (áp
dụng Điều 11, Nghị định 154/2005/NĐ – CP):
 Luồng đỏ (Ký hiệu 3): Phải tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ đồng thời kiểm tra chi tiết
hàng hóa. Có 3 mức độ kiểm tra thực tế (Theo Thông tư 112/2005/TT-BTC)

Đối với trường hợp công ty ZTE Việt Nam, tờ khai được phân vào luồng vàng (ký
hiệu 2), cần tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra chi tiết thực
tế hàng hóa.

Lúc này, người khai hải quan phải nộp bổ sung hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm
tra chi tiết hồ sơ. Bộ hồ sơ giấy gồm có:

 Tờ khai hải quan (in từ bản mềm, không cần đóng dấu)
 Hóa đơn thương mại (Giám Đốc doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn + chức danh)
 Chứng từ khác: Vận đơn đường biển, C/O form E…
 Bước 3: Nộp thuế

Sau khi được hải quan kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa, thực hiện việc nộp thuế
ngay bằng hình thức nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan.

Dưới đây là mẫu C1-02/NS - Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước ban hành kèm
thông tư 84/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/08/2016:
26
27
Sau khi CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HÓA F.D.I thực hiện xong việc nộp thuế, phí lệ phí và được hệ thống VNACCS xác nhận,
xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”, hải quan mới duyệt thông quan cho lô hàng này.

2.3. Giải phóng hàng

Sau khi nhận tờ khai đã thông quan, để mang hàng về, CÔNG TY TNHH ZTE HK
(VIỆT NAM) cần làm hợp đồng mượn container để mượn container về kho của công ty để
dỡ hàng. Các bước thực hiện như sau:

 Chuẩn bị hồ sơ cược cont:


 02 bản giấy giới thiệu, 01 bản được sử dụng để yêu cầu lệnh, bản này nộp trực tiếp
khi làm thủ tục lấy lệnh giao hàng và 01 bản còn lại được sử dụng để làm thủ tục
cược vỏ.
 Nhân viên công ty cần phải mang chứng minh thư nhân dân đã photo để vào trong
bộ hồ sơ này.
 Vận đơn (bill of lading ) của lô hàng hóa nhập khẩu.
 Giấy báo nhận hàng hóa.

28
 Quy trình đặt cược container (đặt lệch và đặt cược tiền) tại hãng tàu:
 Bước 1: Thực hiện lấy Lệnh Giao Hàng:
 Vào quầy thủ tục để điền các thông tin đầy đủ vào chứng từ (các thông tin như tên
tàu, số hiệu tàu, đi chuyến nào). Các nhân viên ở đây sẽ kiểm tra các chứng từ sau
đó họ sẽ đưa 3 tờ lệnh trong đó có 1 tờ dùng để ký nhận và gửi trả lại nhân viên trọng
quầy và 2 tờ còn lại sẽ đem sang bộ phận kế toán để thực hiện in hóa đơn.
 Tại quầy kế toán, cung cấp MST để tiến hành việc in hóa đơn và nộp đúng số tiền
trên hóa đơn cho phòng kế toán.
 Thực hiện nộp tiền cược cont qua ngân hàng mà hãng tàu liên kết. Điền đầy đủ các
thông tin cần thiết và bảng kê theo mẫu của ngân hàng. Sau khi được nhân viên ngân
hàng kiểm tra, sẽ nhận được phiếu nộp tiền của ngân hàng.
 Quay lại quầy kế toán của hãng tàu để thực hiện việc phát hành hóa đơn đỏ.
 Quay trở lại quầy thủ tục (quầy làm chứng từ) trình hóa đơn đỏ để nhận Lệnh Giao
Hàng có chữ ký và đóng dấu đầy đủ.
 Bước 2: Thực hiện việc cược Cont:
 Chuẩn bị Giấy giới thiệu và lệnh giao hàng để làm thủ tục cược container có thông
tin MST của công ty và lấy Mẫu Cược Vỏ của hãng tàu tại quầy cược vỏ.
 Thực hiện điền đầy đủ thông tin vào form của ngân hàng theo sự chỉ dẫn của nhân
viên ngân hàng.
 Nộp tiền cho nhân viên thu tiền cược để nhận phiếu cược vỏ và lệnh trả về. Sau khi
hoàn tất nghĩa vụ nộp tiền cho bộ phận thu tiền cược sẽ được phát cho 2 liên hồng
và xanh, liên hồng sử dụng để lấy lại tiền cược sau này tại văn phòng của hãng tàu
còn liên xanh còn lại là để tiến hành làm thủ tục tại Cảng nhận hàng hóa.
 Sau khi tiến hành làm thủ tục tại Cảng nhận hàng hóa, CÔNG TY TNHH ZTE HK
(VIỆT NAM) chở hàng về kho riêng của công, dỡ hàng, và đem trả lại container rỗng
về đúng thời hạn và địa điểm được ghi trên hợp đồng mượn container. Số tiền cược
container trước đó sẽ được hãng tàu hoàn trả lại nếu khi container về bãi tình trạng
container vẫn tốt như lúc mượn. Hoặc sẽ trừ bớt để hãng tàu sửa chữa nếu container bị
hư hỏng.

29
3. Quy trình thanh toán
3.1 Tổng quan về thanh toán TT (Telegraphic Transfer):
Thanh toán TT (Telegraphic Transfer): Thanh toán TT còn được gọi là chuyển khoản
bằng điện tín (tên tiếng Anh: Telegraphic Transfer). Đây là phương thức thanh toán quốc
tế, trong đó bên mua hàng yêu cầu ngân hàng chuyển một khoản tiền cho bên bán hàng
bằng phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex)

 Các bên tham gia phương thức thanh toán TT trong thanh toán xuất - nhập khẩu bao
gồm:
 Người chuyển tiền (remitter) là bên mua hàng
 Người thụ hưởng (Beneficiary) là bên bán hàng tức là người được nhận tiền thanh
toán
 Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank) là ngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền
theo yêu cầu của người chuyển tiền
 Ngân hàng đại lý (agent bank) có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền, đồng
thời là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng (thường là ngân hàng mà người thụ
hưởng có mở tài khoản tại đó).
 Thanh toán bằng điện chuyển tiền TT có 2 phương thức:
 Chuyển tiền trả trước: Bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu trước khi
nhận được hàng
 Chuyển tiền trả sau: Sau khi nhận được hàng, bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng
cho bên xuất khẩu

Nhận xét:

 Trong số các phương thức thanh toán trong giao dịch thương mại quốc tế thì hình thức
thanh toán điện chuyển tiền TT (Telegraphic Transfer) được đánh giá là hình thức
thanh toán nhanh gọn và thuận tiện nhất tuy nhiên cũng chính vì vậy mà rủi ro của
hình thức thanh toán này cũng cao hơn các hình thức thanh toán khác như L/C (Letter
of Credit) hay D/P (Document against Payment). Hơn nữa, thanh toán TT cũng không
đảm bảo quyền bình đẳng giữa bên bán và bên mua.

30
 Nguyên nhân là do ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian giữa người chuyển tiền và
người nhận tiền. Ngân hàng được nhận hoa hồng thanh toán. Ngoài ra những điều này
thì ngân hàng không chịu bất kỳ một ràng buộc trách nhiệm nào trong quan hệ của
người nhận tiền và người chuyển tiền và cũng không có vai trò trong việc ràng buộc
thanh toán và nhận chứng từ lô hàng.
 Chính vì tiềm ẩn nhiều rủi ro mà thanh toán TT chỉ được áp dụng khi cả hai bên đều
hiểu rõ, tin tưởng lẫn nhau hoặc có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau ngoài ra trong
trường hợp hàng hóa không có giá trị quá lớn cũng thường được sử dụng.

3.2 Quy trình thanh toán TT


Theo như hợp đồng nhập khẩu thiết bị viễn thông giữa công ty TNHH ZTE HK (Việt
Nam) và công ty CPHH ZTE (Trung Quốc), tại điều khoản thanh toán (payment) như đã
phân tích ở trên, hai bên đã quy định rõ ràng trong hợp đồng về phương thức thanh toán
điện chuyển tiền (TT) theo hình thức trả sau, theo đó: 100% giá trị hợp đồng tức 1,842.02
USD sẽ được thanh toán cho bên bán trong khoảng thời gian 2 năm tính từ ngày giao hàng
hóa 23-02-2021 (delivery date of the commodity)

Như đã phân tích ở trên, mối quan hệ giữa hai chủ thể tham gia giao dịch này là
“công ty mẹ” (công ty CPHH ZTE (Trung Quốc)) và “công ty con” (công ty TNHH ZTE
HK (Việt Nam)) chính vì vậy việc lựa chọn TT trả sau là hoàn toàn chính xác và phù hợp.

 Những giấy tờ cần chuẩn bị cho thanh toán TT trả sau:


 Hợp đồng mua bán ngoại thương
 Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)
 Tờ khai hải quan
 Hóa đơn thương mại
 Vận đơn

31
 Lệnh chuyển tiền
 Quy trình thanh toán TT trả sau:

Ảnh 1: Sơ đồ minh họa quy trình chuyển tiền bằng phương thức thanh toán TT

 Bước 1: Làm thủ tục chuyển tiền


 Người xuất khẩu (công ty CPHH ZTE (Trung Quốc)) giao đầy đủ hàng hóa hoặc
cung ứng dịch vụ và bộ chứng từ (hóa đơn) cho người nhập khẩu (công ty TNHH
ZTE HK (Việt Nam)) theo đúng cam kết trong hợp đồng.
 Người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền và gửi bộ hồ sơ chuyển tiền yêu cầu ngân
hàng chuyển một khoản tiền cụ thể bằng với số tiền cần thanh toán để trả cho người
xuất khẩu. Mà cụ thể ở đây công ty TNHH ZTE HK (Việt Nam) sẽ viết lệnh chuyển
tiền và gửi bộ hồ sơ chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển 100% giá trị đơn hàng
đúng như hợp đồng cho công ty CPHH ZTE (Trung Quốc). Ngân hàng này có thể là
một ngân hàng mà công ty ZTE HK (Việt Nam) có tài khoản.
 Ngân hàng nhận được yêu cầu sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ
đầy đủ và tài khoản của khách hàng đủ khả năng thanh toán thì phía ngân hàng sẽ
32
trích tiền để trả cho công ty ZTE (Trung Quốc) và báo nợ tài khoản của ZTE HK
(Việt Nam)
 Ngân hàng chuyển tiền sẽ phát lệnh thanh toán cho ngân hàng đại lý
 Ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiền cho công ty ZTE (Trung Quốc)
 Bước 2: Thông báo hoàn thành nghĩa vụ thanh toán

Sau khi nhận được giấy báo nợ từ ngân hàng, công ty ZTE HK (Việt Nam) gửi thông
báo cho công ty ZTE (Trung Quốc) để chứng minh hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.

Nhận xét:

 Có thể thấy rằng mặc dù trên hợp đồng hai bên có quy định về phương thức thanh
toán là TT trả sau nhưng nếu xét về thời hạn trả mà hợp đồng quy định là trong vòng
2 năm thì có thể thấy đây là một thời hạn khá dài cho một giao dịch thanh toán bằng
TT trả sau.
 Xét về mặt thực tế ta thấy hai công ty này thường xuyên có những giao dịch mua bán
hàng hóa mà cụ thể là công ty ZTE (Trung Quốc) thường xuyên xuất khẩu các lô
hàng tương tự cho công ty ZTE HK (Việt Nam), hơn nữa đây là hai công ty “mẹ con”,
vì vậy độ tin cậy là vô cùng cao nên trên thực tiễn phương thức thanh toán ở đây có
khả năng cao sẽ là phương thức ghi sổ (Open Account).
 Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó nhà xuất khẩu sau
khi hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ
theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định
kì như đã thỏa thuận.
 Theo đó, cứ mỗi hai năm công ty ZTE HK (Việt Nam) sẽ tiến hành thanh toán hết
các khoản nợ và chuyển khoản trực tiếp cho công ty ZTE (Trung Quốc).

4. Giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có)

 Đối với người khiếu nại:

Khi nhận hàng hóa và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu đạt yêu cầu thì coi như kết thúc
việc tổ chức nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, nếu có những phát sinh về việc thiếu hàng
33
hay hàng hóa hỏng hóc, không đạt chất lượng,… thì sẽ tiến hành khiếu nại. Nghiệp vụ khiếu
nại sẽ được thực hiện như sau:

 Giữ nguyên trạng hàng hóa, bảo quản cẩn thận.


 Khẩn trương thông báo cho bên bán về những vấn đề phát sinh liên quan đến hàng
hóa.
 Giám định tổn thất và gửi hồ sơ khiếu nại đúng thời hạn khiếu nại bao gồm:
 Đơn khiếu nại với nội dung đơn khiếu nại gồm: cơ sở khiếu nại và yêu cầu của
người khiếu nại.
 Bản sao hợp đồng
 Bản sao B/L (nói lên tình trạng của hàng hóa)
 Biên bản giám định
 Biên bản của cơ quan bảo hiểm
 Giấy chứng nhận số lượng
 Giấy chứng nhận phẩm chất
 Biên bản giao hàng với cảng
 Biên lai gửi hồ sơ khiếu lái
 Chứng từ khác
 Hợp tác, thương thảo với bên bán để tìm giải pháp xử lý thích hợp và khắc phục.
 Ký xác nhận các thỏa ước, phụ lục hợp đồng, và giám sát các giải pháp xử lý sự cố
của nhà cung cấp.
 Thanh toán các chi phí phát sinh và thanh lý hợp đồng.

Các chứng cứ chứng minh phát sinh thiếu hụt, hỏng hóc hàng hóa,… chính là các văn
bản được lập trong khi tiến hành các nghiệp vụ nhận và kiểm tra hàng hóa.

 Đối với người bị khiếu nại


 Khi bị khiếu nại, bên bán thực hiện các công việc sau:
 Kiêm tra lại hàng hóa tại chỗ để làm rõ mức độ thiệt hại, giá trị bị khiếu nại.
 Khẩn trương trả lời khiếu nại cho bên bán.

34
 Xác nhận lại khiếu nại và phối hợp với bên mua để giải quyết khiếu nại một cách
hợp lý.
 Trong trường hợp giải quyết khiếu nại bằng con đường thương lượng không thành
công, hai bên đưa nhau ra trọng tài, tòa án kinh tế, thì bên bán cần:
 Nghiên cứu kĩ đơn kiện
 Thuê luật sư, chọn trọng tài
 Chuẩn bị đầy đủ chứng cứ
 Tạo mọi điều kiện để luật sư, trọng tài viên thu thập chứng cứ
 Cử người tham gia tranh luận tại trọng tài, tòa án
 Chấp hành nghiêm chỉnh phán quyết
 Trọng tài

Trong trường hợp không thể đạt được thỏa thuận, hợp đồng sẽ được đệ trình trọng tài
cho Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (CIETAC). Khi đó mọi
phán quyết của trọng tài là phán quyết cuối cùng và ràng buộc cho cả hai bên.

35
KẾT LUẬN
Thông qua “Phân tích hợp đồng và các bước thực hiện hợp đồng nhập khẩu
thiết bị viễn thông của công ty trách nhiệm hữu hạn ZTE HK (VIỆT NAM) và công
ty cổ phần hữu hạn ZTE (TRUNG QUỐC)” nhóm đã trình bày và đưa ra một số nhận
xét về hoạt động nhập khẩu hàng hóa của một công ty Việt Nam đối với công ty Trung
Quốc. Việc phân tích hợp đồng cùng các quy trình thực hiện không chỉ giúp các thành
viên hiểu sâu hơn về các nội dung của bộ môn Giao dịch thương mại quốc tế và bổ sung
thêm kiến thức thực tế trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Việt Nam đang trên đà hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Để có thể thúc đẩy nền
kinh tế ngoại thương một cách mạnh mẽ, việc giao kết hợp đồng với các quốc gia khác
cần được đặc biệt chú trọng. Các giao dịch thương mại quốc tế không chỉ giúp nền kinh tế
chuyển mình một cách tích cực mà còn từng bước giúp Việt Nam bắt kịp với sự tiến bộ và
phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn ThS. Trần Bích Ngọc, giảng viên giảng
dạy bộ môn Giao dịch thương mại quốc tế đã tận tình hướng dẫn nhóm trong suốt quá
trình hoàn thành bài tiểu luận, từ những bước đầu tiên tìm hiểu bộ chứng từ đến quá trình
phân tích và kết luận. Trong quá trình làm việc nhóm còn nhiều thiếu sót, rất hy vọng có
được sự đóng góp từ các bạn đọc để nhóm có thể hoàn thiện hơn nữa về kiến thức và nội
dung.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế PGS.TS.Phạm Duy Liên
2. Surrendered Bill of Lading (Vận đơn điện giao hàng – Vận đơn xuất trình)

https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/surrendered-bill-of-lading.html

3. Vận đơn gốc và vận đơn copy là gì? Cách phân biệt hiệu quả.

https://ratracosolutions.com/n/van-don-goc-van-don-copy-la-gi-va-cach-phan-biet/

4. So sánh phương thức thanh toán T/T, D/P, L/C trong nhập khẩu hàng hóa

https://www.youtube.com/watch?v=hKwZEilfhDw&list=WL&index=2&t=250s

5. Các điều kiện Incoterms 2010 khi nhập khẩu theo đường biển

https://iccwbo.org/resources-for-business/incoterms-rules/incoterms-rules-2010/

6. Nên mua hàng theo điều kiện EXW, FOB hay CIF?

https://www.youtube.com/watch?v=n4OSCCki_ns&list=WL&index=4

7. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

https://hptoancau.com/hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te/

8. Quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu

https://www.customs.gov.vn/Lists/HaiQuanVietNam/Details.aspx?List=74c6bc80%2
Df976%2D4544%2Da90e%2Da90f0cbefddc&ID=395&Web=c00daeed%2D988b%2
D468d%2Db27c%2D717ca31ae3ff

9. Nghị định 154/2005/NĐ-CP

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Nghi-dinh-154-2005-ND-CP-thu-
tuc-hai-quan-kiem-tra-giam-sat-hai-quan-huong-dan-Luat-Hai-quan-7247.aspx

37
10. Phân luồng hải quan và ý nghĩa của các luồng

https://songanhlogs.com/phan-luong-hai-quan-la-gi-va-y-nghia-cua-luong-xanh-vang-
do.html

11. Phí Cược Cont Là Bao Nhiêu? Quy Trình Và Hồ Sơ Cần Thiết

Phí Cược Cont Là Bao Nhiêu? Quy Trình Và Hồ Sơ Cần Thiết – Tuyensinhdhcd.vn

12. Quy trình thanh toán TT

https://thebank.vn/blog/18205-thanh-toan-tt-la-gi.html

13. Luật doanh nghiệp 2020 (điều 195, 196)


14. Luật thương mại 2005

38

You might also like