You are on page 1of 49

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP NHÓM


HỌC PHẦN: VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
CHỦ ĐỀ: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
TRONG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
GVHD: TH.S TRẦN VĂN NGHIỆP
LỚP: 41K01.2-CLC

Thành viên nhóm :


1. Nguyễn Thị Uyên Thao
2. Lương Tú Uyên
3. Trương Bảo Hân
4. Võ Văn Tiền
5. Ngô Thị Thúy Vi

Năm học : 2017- 2018


Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH............................................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 3
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu, phân tích đề tài .................................................................... 4
5. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 4
6. Những khó khăn khi thực hiện đề tài .................................................................... 4
CHƯƠNG I : CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TRONG
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC ...................................................................................... 5
A. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................................................... 5
1. Khái niệm .............................................................................................................. 5
2. Đặc điểm chung của vận tải đa phương thức .................................................... 5
3. Vai trò vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.................................... 5
4. Đặc điểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không trong vận tải đa
phương thức ................................................................................................................ 6
B. THỂ CHẾ VÀ PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI VẬN
TẢI HÀNG KHÔNG ..................................................................................................... 9
1. Nguồn luật điều chỉnh vận tải đa phương thức ................................................. 9
2. Các điều ước quốc tế về vận tải hàng không ..................................................... 9
CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH ÁP DỤNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TRONG VẬN
TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC.............................................................................................. 11
A. TÌNH HÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT – CƠ SỞ HẠ HẦNG CỦA VẬN TẢI
HÀNG KHÔNG ........................................................................................................... 11
1. Cơ sở vật chất ..................................................................................................... 11
2. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................... 13
B. THỰC TRẠNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG VẬN TẢI HÀNG
KHÔNG TRONG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC ................................................ 16
1. Quy trình bốc và dỡ hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không trên mặt
đất 16
2. Mô hình vận tải hàng không kết hợp trong vận tải đa phương thức ............ 18
3. Thực trạng khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng vận tải hàng không
trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam và trên thế giới................................... 23
4. Tình hình áp dụng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong vận
tải đa phương thức ở các cảng hàng không trọng điểm trên thế giới .................. 27
CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH SWOT VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ...................... 36

0
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

A. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG ................... 36


1. Ưu điểm của vận tải hàng không ...................................................................... 36
2. Nhược điểm của vận tải hàng không ................................................................ 36
B. CƠ HỘI – THÁCH THỨC CỦA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG .......................... 37
1. Cơ hội của vận tải hàng không ......................................................................... 37
2. Thách thức của vận tải hàng không ................................................................. 37
C. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP MỞ RỘNG PHÁT
TRIỂN ........................................................................................................................... 39
1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hàng không Việt Nam ...................... 39
2. Một số biện pháp mở rộng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 41
3. Một số kiến nghị với nhà nước.......................................................................... 43
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 47

1
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

MỤC LỤC BẢNG


Bảng 1: Bảng so sánh khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng vận tải hàng không
(triệu tấn km) giữa Việt Nam và thế giới (2005-2016) ................................................. 25
Bảng 2: Số lượng hàng hóa cụ thể được vận chuyển bằng sân bay quốc tế Dubai qua
các năm ............................................................................................................................. 28
Bảng 3: Sự thay đổi tốc độ tăng trưởng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng
không qua các năm .......................................................................................................... 28
Bảng 4: Bảng giá vé hàng khách của Vietnam Airlines ............................................... 42
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1: Cấu trúc cảng hàng không ................................................................................ 11
Hình 2: Máy bay chở hàng - Máy bay chở khách - Máy bay hỗn hợp ....................... 12
Hình 3: Xe kéo container - xe vận chuyển pallet .......................................................... 13
Hình 4: Đường băng ........................................................................................................ 13
Hình 5: Đài kiểm soát không lưu ................................................................................... 14
Hình 6: Trạm quan trắc khí tượng ................................................................................ 15
Hình 7: Khu vực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay .......................................................... 16
Hình 8: Cấu trúc cảng hàng không ................................................................................ 17
Hình 9: Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển - đường hàng không ..... 19
Hình 10: Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ - đường hàng không ...... 20
Hình 11: Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng vận tải hàng không (triệu tấn km) ở
Việt Nam (2005-2016) ...................................................................................................... 24
Hình 12: Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng vận tải hàng không (triệu tấn km)
trên thế giới (2005-2016) ................................................................................................. 24
Hình 13: Tốc độ tăng trưởng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không và
doanh thu từ lợi tức trái phiếu từ 01/2017 đến 01/2018 ............................................... 26
Hình 14: Tốc độ tăng trưởng lượng hàng hóa vận chuyển bằng sân bay quốc tế
Dubai qua các năm .......................................................................................................... 29
Hình 15: Biểu đồ số lượng hàng hóa vận chuyển của sân bay Louisville qua các năm
........................................................................................................................................... 31
Hình 16: Biểu đồ thể hiện lượng hàng hóa vận chuyển qua sân bay Frankfurt qua
các năm ............................................................................................................................. 32

2
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có những chính sách cải cách để tạo
thuận lợi cho vận tải hàng không, giúp việc lưu thông ngày một dễ dàng và nhanh chóng
hơn. Vận tải hàng không trong những năm qua không chỉ là vận chuyển hàng khách mà
còn vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc xuất nhập khẩu hàng hóa được chú trọng
bởi nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Tỉ trọng xuất nhập
khẩu trên thế giới ngày một tăng lên, đòi hỏi sự phát triển vượt bậc để thích ứng với nhu
cầu hàng hóa. Hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng nhiều hình thức vận tải
khác nhau, tuy nhiên vận tải hàng không vẫn được đánh giá là một trong những loại hình
có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đem lại hiệu quả cao trong quá trình vận chuyển.
Bên cạnh việc vận tải hàng không là phương thức vận tải hàng hóa nhanh nhất, hàng hóa
được vận chuyển bằng đường hàng không còn có độ tin cậy cao khi dễ dàng tiếp cận
được với nhiều địa phương, tránh hao hụt hư hỏng hàng hóa cũng như quy trình đóng gói
đơn giản hơn so với các loại hình khác. Không ngạc nhiên khi các nước trên thế giới ngày
nay tập trung phát triển vận tải hàng không, kể đến những cảng hàng không nổi tiếng thế
giới như Charles de Gaulle (Pháp), cảng hàng không quốc tế Los Angeles (Hoa Kỳ), cảng
Tokyo (Nhật Bản),…
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không còn được tích hợp bởi các phương thức khác
trong vận tải đa phương thức, nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tăng tính hiệu quả
trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của vận tải hàng
không, có rất nhiều mặt hạn chế cần được nghiên cứu và khắc phục bằng cách đưa ra các
giải pháp cần thiết cho sự củng cố và phát triển. Với mong muốn tìm hiểu về hoạt động
cũng như tình hình vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, bài tiểu luận nghiên cứu
chủ yếu sơ lược mô hình kết hợp của vận tải hàng không với các loại hình khác trong vận
tải đa phương thức và tình hình áp dụng của các quốc gia trên thế giới nói chung – Việt
Nam nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu rõ hơn về hoạt động và tình hình áp dụng vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng không trong vận tải đa phương thức, nghiên cứu những vấn đề trong
quy trình của các mô hình đa phương thức kết hợp, nắm rõ các mặt tích cực và hạn chế
của những mô hình này. Qua đó, chúng ta đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao và
hoàn thiện hơn mô hình, góp phần thúc đẩy sự phát triển của vận chuyển hàng hóa trong
vận chuyển đa phương thức.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên nguồ n thông tin dữ liê ̣u thu thâ ̣p đươ ̣c từ các nghiên cứu có
sẵn, các tài liê ̣u, văn bản có liên quan đế n vâ ̣n tải hàng không trong mố i liên quan với vâ ̣n

3
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

tải đa phương thức. Nhóm đã tìm hiể u, nghiên cứu các bài báo, bản báo cáo số liê ̣u về
tình hình hoa ̣t đô ̣ng của ngành vâ ̣n tải hàng không trên thế giới, sau đó tổ ng hơ ̣p những
thông tin chính và cầ n thiế t để có cái nhiǹ sâu sắ c hơn về vâ ̣n tải hàng không trong vâ ̣n
tải đa phương thức.
Từ mô hình lý thuyết và các sô liệu thực tế thu thập được thông qua tìm hiểu, nhóm đã sử
dụng các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương
pháp tổng hợp một cách hệ thống, khoa học, biện chứng để thực hiện đề tài.
4. Phạm vi nghiên cứu, phân tích đề tài
Nghiên cứu đề tài trong phạm vi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đề tài tập
trung chủ yếu vào hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không kết hợp với các
phương thức vận tải khác (vận tải đa phương thức).
5. Kết cấu luận văn
- Chương I : Các vấn đề cơ bản của vận tải hàng không trong vận tải đa phương thức
- Chương II : Tình hình áp dụng vận tải hàng không trong vận tải đa phương thức
- Chương III : Phân tích SWOT và các giải pháp khắc phục
6. Những khó khăn khi thực hiện đề tài
- Thứ nhất, nhóm gặp khó khăn rất lớn trong việc lựa chọn đề tài. Lúc đầu, đề tài mà
nhóm muốn thực hiện nghiên cứu là “Tình hình tham gia của vận tải hàng không
trong vận tải đa phương thức tại Việt Nam”. Tuy nhiên, vận tải hàng không tại Việt
Nam là một đề tài khá mới mẻ; các bài nghiên cứu, báo cáo vẫn còn ít và hạn chế cho
nên thật sự rất khó để nhóm có thể tiếp cận được với thông tin và số liệu. Chính vì
vậy, nhóm đã chuyển sang đề tài “Tình hình tham gia của vận tải hàng không trong
vận tải đa phương thức trên thế giới” với mong muốn có thể tiếp cận được nguồn dữ
liệu đa dạng và rộng lớn hơn.
- Thứ hai, hiện nay vẫn chưa có bài luận văn hay nghiên cứu nào có đề tài tương tự, cho
nên việc xây dựng bố cục cho bài nghiên cứu của nhóm cũng gặp phải không ít khó
khăn. Hơn thế nữa, nhóm nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức đề tài thuyết trình của sinh
viên, chính vì vậy sai lầm và thiếu sót là điều không thể tránh khỏi.
- Thứ ba, những dữ liệu và thông tin trên thế giới tuy nhiều nhưng đa số là những dữ
liệu đã cũ (trước năm 2000); ngoài ra, những bài báo cáo và phân tích thống kê trong
những năm gần đây lại tính phí truy cập quá cao, điều này gây trở ngại cho nhóm
trong việc tiếp cận với nguồn thông tin có tính cập nhật cao.
- Thứ tư, dữ liệu về vận tải hàng không trên thế giới đều viết bằng tiếng Anh với những
từ ngữ chuyên ngành vượt xa cấp độ kiến thức mà nhóm đang học, do đó, ngoài việc
nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, dữ liệu, nhóm gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu
và dịch thuật sao cho dễ hiểu và sát nghĩa với những gì đã tìm được.

4
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

CHƯƠNG I : CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TRONG
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
A. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm
1.1. Vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải liên hợp
(Conbined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận
tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức. Vận tải đa phương
thức nội địa là VTĐPT được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, còn vân tải đa
phương thức Quốc Tế là VTĐPT từ nơi người kinh doanh VTĐPT tiếp nhận hàng hóa ở
Việt Nam và giao hàng tới một điểm chỉ định ở một nước khác và ngược lại.
1.2. Vận tải hàng không
Vận tải hàng không là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện di chuyển
trên không, mà chủ yếu các loại máy bay. Vận tải hàng không thích hợp sử dụng để vận
chuyển hàng hóa quốc tế với trọng lượng nhỏ như chuyển fax nhanh, các bưu phẩm có
trọng lượng thấp, nhỏ gọn,…
2. Đặc điểm chung của vận tải đa phương thức
- Vận tải đa phương thức quốc tế dựa trên một hợp đồng đơn nhất và được thể hiện trên
một chứng từ đơn nhất (Multimodal transport document) hoặc một vận đơn vận tải đa
phương thức (Multimodal transport Bill of Lading) hay vận đơn vận tải liên hợp
(Combined transport Bill of Lading).
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator - MTO)
hành động như người chủ ủy thác chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay
đại lý của ngưòi chuyên chở tham gia vào vận tải đa phương thức. Người kinh doanh
vận tải đa phương thức là người phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong một quá
trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chuyên chở cho tới khi giao xong hàng cho
người nhận kể cả việc chậm giao hàng ở nơi đến. Như vậy, MTO chịu trách nhiệm đối
với hàng hóa theo một chế độ trách nhiệm (Rigime of Liability) nhất định. Chế độ
trách nhiệm của MTO có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất (Uniform Liabilitty
System) hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng (Network Liability System) tùy theo sự
thoả thuận của hai bên.
- Trong vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng thường
ở những nước khác nhau và hàng hóa thường được vận chuyển bằng những dụng cụ
vận tải như container, palet, trailer....
3. Vai trò vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
- Ngành vận tải Hàng không đóng một vai trò quang trọng trong sự phát triển kinh tế,
ngoại giao,… không chỉ đối với Việt Nam mà cả các nước trên Thế giới.

5
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

- Cụ thể, vận tải hàng không có vị trí số một đối với vận tải quốc tế những mặt hàng
mau hỏng, dễ thối, súc vật sống, thư từ, chứng từ, hàng nhạy cảm với thời gian, hàng
cứu trợ khẩn cấp … những mặt đòi hỏi giao ngay cho máy bay có ưu thế tuyệt đối về
tốc độ so với phương tiện vận tải khác. Vận tải hàng không quốc tế có thể làm tăng
dòng ngoại tệ chảy vào trong nước, cân bằng cán cân thanh toán và làm thay đổi phần
nào đó về cơ cấu kinh tế.
- Còn vận tải hàng không nội địa giúp cho hoạt động vận chuyển hàng hoá thuận tiện
và nhanh chóng, bỏ qua những cản trở vật lý. Từ đó, vận tải hàng không có thể khắc
phực sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, góp phần đẩy nền kinh tế đi
lên.
- Vận chuyển hàng không chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu, theo thống kê năm 2015
tổng lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chiếm 742.000 tấn, trong đó
vận chuyển đi quốc tế chiếm 588.000 tấn, vận chuyển nội địa chiếm 154.000 tấn, tăng
18,5% so với năm 2013. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ vận tải hàng không tạo ra nhiều
cơ hội việc làm, tổng cộng 30 triệu việc làm trên toàn thế giới. Tác động của ngành
Vận tải hàng không lên kinh tế toàn cầu được ước tính khoảng 2,960 tỷ đồng, tương
đương với 8% của GDP thế giới.
- Vận tải hàng không có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc giao lưu giữa các nước,
là cầu nối giữa nền văn hoá giữa các dân tộc, là phương tiện chính của du khách quốc
tế.
- Vận tải hàng không là một mắt xích quan trọng để liên kết các phương thức vận tải,
tạo ra khả năng kết hợp các phương thức vận tải với nhau như Vận tải hàng không/
vận tải biển, Vận tải hàng không/ vận tải ô tô … nhằm khai thác lợi thế của các
phương thức vận chuyển.
4. Đặc điểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không trong vận tải đa
phương thức
Vận tải hàng hóa bằng hàng không chiếm vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế,
tuy khối lượng vận tải hàng không không bằng vận tải đường biển nhưng giá trị của nó
lại tương đương. Không giống với vận tải bằng đường bộ, Vận tải hàng không có những
quy định rất khắt khe về an ninh và an toàn hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Dưới
đây là phân loại hàng hóa theo IATA những loại hàng hóa phù hợp với loại hình vận tải
hàng không :
4.1. General Cargo
Là loại hàng hóa mà thuộc tính không có vấn đề liên quan đến bao bì, nội dung và kích
thước, dệt may, máy ảnh, giày dép …
Rõ ràng, không phải tất cả lô hàng đều được chấp nhận vận chuyển bằng đường hàng
không một cách dễ dàng. Trước hết sẽ phải kiểm tra xem kích thước (chiều dài,) của kiện

6
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

không phải là quá lớn với khoang hàng (không gian vận chuyển hàng hóa) của các loại
máy bay vận tải. Bao bì phải đủ mạnh để chịu được vận chuyển và xếp dỡ.
4.2. Vận chuyển hàng hóa đặc biệt
Đây là hàng hóa đòi hỏi phải xử lý đặc biệt trong quá trình lưu trữ và vận chuyển liên
quan đến các thuộc tính và giá trị của hàng hóa. Điều này bao gồm các loại sau đây:
- Động vật sống
- Hàng hóa giá trị cao
- Hàng hóa ngoại giao
- Hài cốt
- Hàng dễ hỏng
- Hàng nguy hiểm
- Hàng hóa ướt
- Hàng có mùi mạnh
- Hàng hóa nặng
Mô tả ngắn về các loại hàng bên dưới.
a. Động vật sống
Mã avi
AvB = chim sống
AVF = cá sống nhiệt đới
Avx = gà sống
Rõ ràng là việc vận chuyển động vật sống đòi hỏi phải quan tâm đặc biệt và sẽ có một số
điều kiện và hạn chế liên quan đến khả năng tiếp nhận, đóng gói v.v.
Thực tế tất cả động vật có thể được vận chuyển trong một máy bay chở hàng, trừ khi
chúng rất lớn hoặc rất nặng nề cần phải được cho phép. Nói chung, nhiều loại động vật có
thể được vận chuyển trong khoang hàng của máy bay chở khách, miễn là chúng không
gây mùi.
Các điều kiện chấp nhận và thông số kỹ thuật bao bì cho thực tế tất cả các động vật được
liệt kê trong hướng dẫn xử lý hàng hóa.
Một ví dụ về hàng hóa loại này: voi, cho phép chỉ trên máy bay hàng hóa và B747s. giới
hạn độ tuổi: 12 tháng tuổi, trọng lượng giới hạn 400 kg/bao bì trong một hộp cứng hoặc
thùng mà phải đáp ứng một số lượng lớn các chi tiết kỹ thuật được liệt kê riêng.
b. Hàng hóa có giá trị cao
Mã VAL
Đây là những lô hàng có giá trị từ 100.000 mỗi kg trở lên, cũng như các kim loại quý, ghi
chú ngân hàng … hàng hoá đó được lưu trữ trong điều kiện an toàn, được giám sát bởi
dịch vụ an ninh sân bay. Dịch vụ này cũng chăm sóc vận chuyển đến và đi giữa máy bay
và xe an ninh

7
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

c. Hàng hóa ngoại giao


Mã số: DIP
Đây chủ yếu là những chuyến hàng rất quan trọng giữa các bộ trưởng, Cơ quan lãnh sự
và đại sứ quán. Lưu trữ có thể được thực hiện trong một phần kho đặc biệt.
d. Hài cốt
Mã số: HUM
Hài cốt được vận chuyển với các yêu cầu về thủ tục và đóng gói nghiêm ngặt. Hơn nữa,
các yêu cầu có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều nước đến
e. Hàng dễ hỏng
Mã số: PER
Hàng hóa này đặc biệt phù hợp với vận tải hàng không, và không gian thường được ưu
tiên. Điều này áp dụng đối với thịt tươi, trái cây, rau và các loại tương tự kể cả báo chí.
f. Hàng nguy hiểm
Quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Xem xét bản chất của những hàng hóa
Loại 1: Chất nổ
Loại 2: Khí
Loại 3: Chất lỏng dễ cháy
Loại 4: Chất rắn dễ cháy
Loại 5: Các chất ôxy hoá
Loại 6: Chất độc hại và lây nhiễm
Loại 7: Chất phóng xạ
Loại 8: Các chất ăn mòn
Loại 9: Các chất khác
Hàng hoá đó có thể nguy hại (qua lửa, nổ, rò rỉ, phóng xạ) đến:
- Những người trong máy bay
- Chính máy bay đó
- Các hàng hóa khác trên máy bay
Như vậy hàng hóa chỉ có thể được vận chuyển bằng đường hàng không với một số điều
kiện nhằm đảm bảo an toàn. Tác nhân gây hại có thể xảy ra từ:
- Chất dễ cháy
- Vật liệu nổ
- Axit ăn mòn .v.v.
Được vận chuyển trong bụng của máy bay; nhưng nó được đưa vào tài khoản đó trong
việc vận chuyển diễn ra hàng đầu tiên thực sự nguy hiểm như thuốc nổ bằng đường hàng
không từ chối thẳng thừng. nhưng hộp khẩu súng (đạn dược vũ khí hạng nhẹ)), xăng dầu,
acid sulfuric, asen, vv chắc chắn nhất có thể được vận chuyển.

8
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

Vận chuyển bằng đường hàng không được thực hiện gần như độc quyền trong máy bay
chở hàng đầy đủ, nhưng trong một số trường hợp trong máy bay chở khách và máy bay
kết hợp. Đối với tất cả các loại máy bay, một khối lượng tối đa cho mỗi gói, bao bì bảo
vệ và một nhãn đặc biệt được quy định. Tất cả các điều kiện và hạn chế về loại tàu vận
tải, cũng như một danh sách của hơn 3000 chất hóa học. được liệt kê trong “quy định
hàng hóa nguy hiểm”
g. Hàng hóa ướt
Mã số: WET
Ví dụ, vận chuyển cá chình và thịt
Trong trường hợp của cá chình, nhựa là đặt trên pallet trước và cá được phủ chăn ướt.
Với Thịt, nhựa được đặt trên pallet.
h. Hàng hóa nặng mùi
Mã số: SMELL
Phụ thuộc vào tính chất của hàng hóa. Nghĩ rằng, ví dụ, của sheese Pháp, tỏi, tỏi, dầu
hoặc một số chất khác.
i. Hàng hóa khổ lớn
Mã số: BIG, HEA
Khi tải một “vật lớn”, khả năng bám vào pallet khác cần được xem xét. Khi tải một “vật
nặng”, ta nên thực hiện với những hạn chế của trọng lượng cho mỗi đơn vị diện tích.
B. THỂ CHẾ VÀ PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI VẬN
TẢI HÀNG KHÔNG
1. Nguồn luật điều chỉnh vận tải đa phương thức
Công ước của LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế, 1980
(UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods, 1980). Công ước
này được thông qua tại hội nghị của LHQ ngày 24-5-1980 tại Geneva gồm 84 nước tham
gia. Cho đến nay, công ước này vẫn chưa có hiệu lực do chưa đủ số nước cần thiết để phê
chuẩn, gia nhập.
Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức (UNCTAD/ICC Rules
for Multimodal Transport Documents), số phát hành 48, đã có hiệu lực từ 01- 01- 1992.
Bản quy tắc là một quy phạm pháp luật tuỳ ý nên khi sử dụng các bên phải dẫn chiếu vào
hợp dồng .
Các văn bản pháp lý trên quy định những vấn đề cơ bản trong vận tải đa phương thức
như: định nghĩa về vận tải đa phương thức, người kinh doanh vận tải đa phương thức,
người chuyên chở, người gửi hàng, người nhận hàng, việc giao, nhận hàng, chứng từ vận
tải đa phương thức, trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với
hàng hóa, trách nhiệm của người gửi hàng, khiếu nại và kiện tụng ....
2. Các điều ước quốc tế về vận tải hàng không

9
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

* Công ước Vác-sa-va 1929


- Vận tảỉ hàng không quốc tế được điều chỉnh chủ yếu bởi Công ước quốc tế để thống
nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế được ký tại Vác-sa-va ngày
12/10/1929 gọi tắt là Công ước Vác-sa-va 1929.
o Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va. Nghị định thư này ký tại Hague
28/91955, nên gọi tắt là Nghị định thư Hague 1955.
o Công ước bổ sung cho công ước Vác-sa-va được ký kết tại Guadalazala ngày
18/9/1961, nên gọi tắt là Công ước Guadalazala 1961.
o Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vac-sa-va và nghị định thư
Hague. Hiệp định này được thông qua tại Montreal 13/5/1966, nên gọi tắt là
Hiệp định Montreal 1966.
o Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va 12/10/1929 được sửa đổi bởi nghị
định thư Hague 28/9/1995.
- Nghị định này ký tại thành phố Guatemala 8/3/1971, nên gọi tắt là Nghị định thư
Guatemala 1971.
* Nghị định thư bổ sung 1
Nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929. Nghị định thư này được kết tại Montreal
ngày 25 tháng 9 năm 1975 nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 1.
* Nghị định thư bổ sung số 2
Nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929 đã được sửa đỏi bằng Nghị định thư
Hague 1955. Nghị định thư này được ký kết tại Montreal ngày 25/9/1975, nên gọi tắt là
Nghị định thư Montreal 1975, bản số 2.
* Nghị định thư bổ sung thứ 3
Nghị định thư sửa dổi công ước Vac-sa-va 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi các nghị định
thư tại Hague ngày 28/9/1955 và tại thành phố Guatemala ngày 8/3/1971. Nghị định thư
này được ký kết tại Montreal 25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal năm 1975,
bản số 3.
*Nghị định thư bổ sung số 4
Nghị định thư sửa đổi công ước Warsaw 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi nghị định thư
Hague ngày 28/9/1955. Nghị định thư này ký kết tại Montreal, nên goil tắt là Nghị định
thư Montreal năm 1975, bản số 4.
Các công ước, hiệp định, nghị định thư... chủ yếu sửa đổi bổ sung giới hạn trách nhiệm
bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai nạn về hành khách, thiệt hại về
hàng hoá, hành lý và thời hạn thông báo tổn thất, khiếu nại người chuyên chở...

10
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH ÁP DỤNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TRONG VẬN
TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
A. TÌNH HÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT – CƠ SỞ HẠ HẦNG CỦA VẬN TẢI
HÀNG KHÔNG
1. Cơ sở vật chất
1.1. Cảng hàng không (Airport)

Hình 1: Cấu trúc cảng hàng không2


- Theo ICAO, cảng hàng không là toàn bộ diện tích trên mặt đất, thậm chí cả mặt nước
cộng với toàn bộ các cơ sở hàng tầng gồm một hay nhiều đường cất hạ cánh, các tòa
nhà, nhà ga, kho tàng liên quan đến sự di chuyển của hành khách và hàng hóa do máy
bay chuyên chở đến cũng như sự di chuyển của máy bay.
- Như vậy, cảng hàng không là nơi đỗ cũng như cất hạ cánh của máy bay và là nơi cung
cấp cơ sở vật chất cũng như các dịch vụ cho hành khách và hàng hóa. Cảng hàng
không gồm một số khu vực chính như : đường cất hạ cánh, khu vực đỗ và cất giữ máy
bay, khu vực điều khiển bay, khu vực quản lý hành chính, khu vực đưa đón khách,
khu vực kho hàng và các trạm giao nhận hàng hóa, nơi bảo dưỡng máy bay, nơi chứa
nhiên liệu, và các khu vực dịch vụ khác, …
- Khu vực giao nhận hàng hóa thường bao gồm :

1
Công ước về thông nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế - Thư
viện pháp luật ; Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế
2
https://en.wikipedia.org/wiki/Airport

11
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

o Trạm giao nhận hàng hóa xuất khẩu : là nơi tiến hành kiếm tra hàng hóa, làm
thủ tục thông quan, lập chứng từ về hàng hóa, giao hàng hóa xuất khẩu, đóng
hàng hóa vào các công cụ vận tải, xếp hàng lên máy bay, lưu kho trước khi xếp
lên máy bay, …
o Trạm giao nhận hàng nhập khẩu : là nơi làm thủ tục thông quan, kiểm tra và
giao hàng cho người nhận hàng, …
o Trạm giao hàng chuyển tải : là nơi tập trung hàng hóa chuyển tải, nơi tiến hành
các thủ tục để giao cho các hãng hàng không chuyển tiếp… Người kinh doanh
dịch vụ ở đây thường là các hãng hàng không thành viên của IATA làm đại lý
cho nhau.
1.2. Máy bay (Airplane)
- Máy bay là cơ sở vật chất chủ yếu của vận tải hàng không. Tùy thuộc vào mục đích,
tính năng kỹ thuật, nước sản xuất mà máy bay được chia thành nhiều loại khác nhau.
- Căn cứ vào đối tượng chuyên chở :

Hình 2: Máy bay chở hàng - Máy bay chở khách - Máy bay hỗn hợp

o Máy bay chở hàng (all cargo aircraft) : là máy bay chủ yếu dùng để chuyên chở
hàng hóa. Loại máy bay này có ưu điểm là chở được khối lượng hàng hóa lớn
và chủng loại hàng hóa chuyên chở cũng đa dạng hơn so với máy bay chở
khách. Tuy nhiên, loại may sbay này có nhược điểm là tần suất bay thấp hơn,
chi phí hoạt động nhiều, chỉ thích hợp với các hãng hàng không có tiềm năng
lớn và kinh doanh ở những khu vực có luồn hàng luân chuyển lớn và ổn định.
o Máy bay chở khách (passenger aircraft) : là máy bay dùng chủ yếu để chuyên
chở hành khách , đồng thời có thể chuyên chở một ít hàng hóa và hành lý của
hàng khách ở boong dưới. Loại này thường có tần suất bay rất cao và có tiện
nghi tốt để phục vụ hành khách.
o Máy bay hỗn hợp (combine aircraft) : là máy bay vừa chuyên chở hành khách
vừa chuyên chở hàng hóa ở cả boong chính và boong dưới. Loại máy bay này

12
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

còn gọi là máy bay thay đổi nhanh tùy theo số lượng hành khách hoặc hàng
hóa cần chuyên chở.
- Căn cứ vào nơi sản xuất máy bay: máy bay Mỹ (Boeing), máy bay liên doanh
Pháp – Đức – Anh – Tây Ban Nha (Airbus), máy bay liên doanh Pháp – Anh
(Concord), máy bay liên doanh Pháp – Italia (ATR), máy bay Nga (Tu, IL,
Antonov…)
- Căn cứ vào động cơ: máy bay động cơ Piston, máy bay động cơ Tuabin cánh quạt,
máy bay động cơ Tuabin phản lực.
- Căn cứ vào số ghế: máy bay loại nhỏ (50-100 ghế), loại trung bình (100-200 ghế),
loại lớn (hơn 200 ghế)
1.3. Các trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa:
Xe kéo container, xe vận chuyển pallet, xe nâng, container hàng không, pallet hàng
không và lưới, băng chuyền hàng rời

Hình 2:3:
Hình XeXe
kéokéo
container
container - xe vận chuyển pallet

2. Cơ sở hạ tầng
2.1. Công trình khu bay
- Đường băng bao gồm các đường cất cánh, hạ cánh, đường lăn (tuyến đường sử dụng
cho tàu bay lăn từ khu vực này đến khu vực khác của cảng hàng không theo một
đường đã định sẵn) và sân chuẩn bị cất cánh, hạ cánh của máy bay.

13

Hình 4: Đường băng


Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

- Sân chờ đường của xe trung chuyển, xe nâng, xe thang…


- Sân đỗ máy bay
- Đài kiểm soát không lưu là hệ thống chuyên trách đảm nhận việc gửi các hướng dẫn
đến máy bay nhằm giúp các máy bay tránh va chạm, đồng thời đảm bảo tính hoạt

động hiệu quả của nền không lưu. Nói cách khác, kiểm soát không lưu đảm bảo cho
máy bay bay an toàn, điều hòa và hiệu quả từ lúc cất cánh đến khi hạ cánh
- Trạm quan trắc khí tượng là hệ thống các thiết bị đo vi khí hậu giống như là một
trạm khí tượng di động nhỏ với các tính năng như đo lượng mưa, tốc độ gió, hướng
gió, nhiệt độ, độ ẩm và áp suất khí quyển. Các thông số khí tượng được truyền tải từ
cụm sensor riêng biệt đến bàn hình điều khiển chính thông qua sóng vô tuyến (sóng
Hình 5: Đài kiểm soát không lưu

radio) với khoảng cách tối đa lên tới 100m trong khí quyển. Máy có thể lưu trữ và
phân tích số liệu khí tượng với bộ nhớ trong.

14
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

Hình 6: Trạm quan trắc khí tượng

- Công trình chiếu sáng bao gồm các đèn tín hiệu, các hệ thống phụ trợ dẫn đường
và hạ cánh chính xác (ILS, VOR/DME, NDB), các hệ thống radar sơ cấp - thứ cấp
hiện đại, các hệ thống quan trắc và phát tin dự báo khí tượng tiên tiến, hệ thống
thường trực khẩn nguy, các hệ thống phục vụ sân đỗ hiện đại...có khả năng phục vụ
các loại máy bay trong việc cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết.
- Khu vực cấp điện, cấp thoát nước
Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không là các trạm khẩn cứu nguy, cứu
hỏa…
2.2. Công trình nhà ga
- Nhà ga hành khách là nơi các phương tiện giao thông đậu để đón trả khách, còn
hành khách thì làm thủ tục đi lại.
- Nhà ga hàng hóa là nơi lưu trữ hàng hóa cần được vận chuyển đến nơi khác thông
qua đường hàng không
Nhà ga hành khách và nhà ga hàng hóa có các khu vực làm thủ tục cần thiết theo quy
trình phục vụ hành khách, hàng hóa; khu làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước
liên quan; khu vực dành cho khách không đủ điều kiện nhập cảnh đối với cảng hàng
không quốc tế; khu vực thủ tục hành lý thất lạc; khu vực lưu giữ hành lý thất lạc, hành
lý không có người nhận; khu vực chung để giải quyết khiếu nại giữa hành khách với
15
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

hãng hàng không và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; quầy hoặc thiết bị hướng dẫn
thông tin chung cho hành khách; khu vực trợ giúp y tế, sơ cứu ban đầu đối với hành
khách; khu vực cách ly y tế để ứng phó tình huống khẩn nguy y tế; khu vực và thiết bị
phục vụ hành khách cần sự trợ giúp đặc biệt. Ngoài ra còn có các hệ thống điện tử
chuyên dụng hàng không và hệ thống phụ trợ như chiếu sáng, cấp thoát nước, điều
hòa không khí, hệ thống nhà máy điện năng lượng mặt trời.
2.3. Công trình cung cấp dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất
- Công trình cung cấp dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất bao gồm dịch vụ
sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, trang thiết bị hàng không; dịch vụ kỹ thuật hàng không;
dịch vụ suất ăn hàng không; dịch vụ xăng dầu hàng không, nhiên liệu cho máy bay.3

Hình 7: Khu vực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay

B. THỰC TRẠNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG VẬN TẢI HÀNG
KHÔNG TRONG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
1. Quy trình bốc và dỡ hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không trên mặt
đất
Sự hiểu biết về cơ sở hạ tầng phụ thuộc vào mạng lưới và các hoạt động giữa điểm bốc
hàng và dỡ hàng :

3
www.iata.org
16
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

Hình 8: Cấu trúc cảng hàng không

- Bước 1 : Công ty/Khách hàng mang hàng hóa đến văn phòng nơi gói hàng được
cân và dán nhãn. Họ có thể in các nhãn thông minh từ các trang web công ty vận
chuyển như FedEx.com và lập kế hoạch giao hàng khi xe tải đi đến khu vực và thả
hàng hóa trong khu vực địa phương. Những nhãn thông minh này chứa các mã
theo dõi được theo sát trong suốt chu kỳ phân phối.
- Bước 2 : Vào những thời điểm nhất định, tất cả các hàng hóa từ một địa điểm cụ
thể (thông thường vận chuyển bằng xe tải) được đưa đến một cơ sở phân loại/cơ
sở phân phối địa phương. Nếu hàng hóa được vận chuyển xa hơn 200 dặm, nó sẽ
được phân loại vận chuyển bằng vận tải hàng không. Hàng hóa được phân phối
bằng xe tải đến điểm giao nhận địa phương nếu dưới 200 dặm.
- Bước 3 : Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không được đặt trong các
container nặng hơn 1 tấn, và sau đó được chuyển đến SUPERHUB (tạm dịch
Trung tâm hàng hóa lớn) để phân loại thêm.
- Bước 4 : Tại cơ sở phân loại chính (SUPERHUB), hàng hóa chỉ được chạm vào 1-
2 lần, một lần để bốc dỡ và một lần để chuyển hàng hóa lên khoang chứa của máy
bay (aircraft). Trong quá trình dỡ hàng, nhân viên quét nhãn của hàng hóa và đặt
chúng vào một trong ba băng tải với nhãn dãn nằm đối mặt theo bất kỳ hướng nào
trừ khi xuống vành đai. Tia laser quét mã vạch tất cả các mặt của hàng hóa trong
khi phân chia dựa theo điểm giao nhận của chúng.
- Bước 5 : Sau khoảng 15 phút, hàng hóa vận chuyển qua trung tâm vận chuyển sẽ
đến đích xác định. Các gói hàng hóa cùng một điểm giao nhận sẽ được đặt vào
cargo container và sau đó được đặt lên máy bay để đi đến một cơ sở phân loại tại
khu vực khác.

17
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

- Bước 6 : Khi dỡ hàng, hàng hóa sẽ được quét lại lần nữa để thông báo cho nhân
viên kiểm xe cho phép các gói hàng nào được phép thông qua, cũng như sắp xếp
không gian hoặc kho hàng phù hợp với kích thước hàng hóa.
- Bước 7 : Tùy thuộc vào công ty vận chuyển mà công ty/khách hàng lựa chọn mà
có các phần mềm lập kế hoạch tuyến đường tiết kiệm thời gian và nhiên liệu để lộ
trình phân phối chính xác nhất. Thiết bị phân phối từ xa được sử dụng để quét mã
hàng hóa và xác nhận chữ ký khi giao hàng.
Toàn bộ quá trình này mất tối đa 48 giờ.4
2. Mô hình vận tải hàng không kết hợp trong vận tải đa phương thức
Trên thế giới có 2 mô hình vận tải kết hợp phổ biến với vận tải hàng không : Vận tải
đường biển (Sea) - vận tải hàng không (Air) (S-A); vận tải đường bộ (Road) - vận tải
hàng không (Air) (R-A); vận tải đường sắt (Rail) – vận tải hàng không (A-R).5
2.1. Vận tải đường biển (Sea) – Vận tải hàng không (Air) : S – A
a. Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng vận tải đường biển – vận tải hàng
không

4
http://openact.eu/DELIVERY-INFRASTRUCTURE
5
TS. Nguyễn Mạnh Hùng, TS. Đinh Quang Toàn, PGS. TS. Từ Sỹ Sừa, TS. Trần Văn Khảm,
“Thực trạng loại hình vận tải đa phương thức trong ngành Dịch vụ logistics tại Việt Nam”,
17.10.2016
18
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

Hình 9: Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển - đường hàng không
b. Nhận xét mô hình
- Nhanh hơn vận tải đơn phương thức đường biển.
- Rẻ hơn vận tải đơn phương thức đường không
 Kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và sự ưu việt tốc độ của vận tải hàng
không

19
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

 Thường áp dụng chuyên chở các hàng hóa có giá trị cao như đồ điện tử… và hàng
hóa có tính thời vụ cao như quần áo, giày dép,…
- Hàng hóa sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải cần được
chuyển tới người nhận nhanh chóng. Do vậy, bằng phương tiện máy bay là thích hợp
nhất để người kinh doanh vận tải chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách
nhanh chóng, nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo
được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hóa.
2.2. Vận tải đường bộ (Road) – Vận tải hàng không (Air) : R – A
a. Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng vận tải đường bộ - vận tải hàng không

Vận tải địa phương

Hình 10: Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ - đường hàng không
b. Nhận xét mô hình
- Mô hình vận tải đường bộ sử dụng phương tiện có tính linh hoạt cao là ô tô kết hợp
với vận tải hàng không sử dụng phương tiện máy bay với độ an toàn cao, thời gian
vận chuyển ngắn trên quãng đường dài (Road – Air): Là việc sử dụng để phối hợp cả
ưu thế của vận tải ô tô và vận tải hàng không. Mô hình RA là sự kế t hơ ̣p tính cơ đô ̣ng
linh hoa ̣t của ô tô với đô ̣ dài vận chuyể n của máy bay.
- Theo phương thức này, người kinh doanh vận tải sử dụng ô tô để tập trung hàng về
các cảng hàng không hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa
điểm khác. Hoạt động vận tải ô tô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình
vận tải, có tính linh động cao, đáp ứng cho việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là
cảng hàng không. Hoạt động vận tải hàng không thực hiện trung gian chuyên trở hàng

20
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

hóa phục vụ cho các tuyến bay đường dài xuyên Thái Bình Dương, Đại Tây Dương,
từ châu Âu qua châu Mỹ..
2.3. Vận tải đường hàng không (Air) – Vận tải đường sắt (Rail) : A – R
2.3.1. 3 loại hình liên minh vận tải hàng không- đường sắt (các thỏa thuận liên
danh)
a. Dedicated service hay còn gọi AlRail (dịch vụ chuyên dụng)
Được cung cấp bởi các tập đoàn đường sắt phối hợp với các hãng hàng không dưới đây
cho phép các làm thủ tục kí gửi hành lí, hàng hóa tại nhà ga và sử dụng dịch vụ tàu hỏa
cao tốc đến các sân bay mà không cần mang theo hành lí hay hàng hóa.
Train
Operating Airlines From Airport To City
Company
New Haven
Newark Liberty Philadelphia
Amtrak United Airlines
International Airport Stanford
Washington
China Eastern Shanghai Pudong Hàng Châu
CRH
Airlines International Airport Vô Tích
Stuttgard
Lufthansa
Cologne
Deutsche American
Frankfurt Airport Siegburg/Bonn/Kassel
Bahn Airlines
Wilhelmshohe/Karlsruhe
Emirates
main station
Swiss
SBB International Zurich Airport Basel
Airlines
Charles de Gauge Brussels-Midi
SNCF Air France
Airport Strasbourg
Jet Airway Brussels Airport Paris
American Charles de Gauge Brussels-Midi
Thalys
Airlines Amsterdam-Schiphol Antwerp
KLM Airport Brussels
Vienna International
OBB Austria Airlines Linz
Airport
b. Rail&Fly
- Được cung cấp bởi tập đoàn đường sắt Deutsche Bahn, là hình thức phổ biến nhất
trong liên minh vận tải hàng không, đường sắt cho phép mua vé máy bay và được

21
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

tặng 1 chuyến tàu hỏa cao tốc trung chuyển. Hành lí hay hàng hóa được kiểm tra
trước khi đưa lên tàu.
Train
Operating Airlines From Airport To
Company
Comboiossde TAP Lisbon Airport, Porto
1 số thành phố ở Bồ Đào Nha
Portugal Portugal Airport, Faro Airport
Frankfurt Airport, Basel
Airport, Berlin-Schönefeld
Airport, Berlin-Tegel
Hầu hết các
Airport, Bremen Airport,
hãng hàng
Deutsche Dortmund Airport, 1 số thành phố ở Đức, Áo,
không quốc
Bahnn Dresden Airport, Thụy Sĩ
gia trên thế
Düsseldorf Airport,
giới
Hamburg Airport, Cologne
Bonn Airport, Munich
Airport
Air Vienna International Linz, Salzburg, Innsbruck,
OBB
Moldova Airport Graz
Vienna International
OBB Emirates Tất cả các thành phố ở Áo
Airport
China
Taoyuan International
Airlines,
Airport
Taiwan High EVA Air, Tất cả các thành phố ở Đài
Taipei Songshan Airport
Speed Rail China Loan
Taichung Airport
Eastern
Airlines
Air France,
Gulf Air,
Air Austral,
American
Airlines,
SNCF Charles de gauge 1 số thành phố ở Pháp
Cathay
Pacific,
Emirates,
Qatar
Airways

22
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

c. Reprotection Service
- Cung cấp bởi công ty vận tải đường sắt Deutsche Bahn, là dịch vụ sao lưu dữ liệu đối
với những chuyến bay bị hoãn, cung cấp vé tàu hỏa hạng sang siêu tốc chuyên chở
hành khách và hàng hóa đến nơi quy định thích hợp.6
2.3.2. Dự kiến mô hình vận tải hàng không – vận tải đường sắt ở Trung Quốc
- Trung Quốc dự tính sẽ kết hợp giữa vận tải đường sắt (tàu điện ngầm cao tốc) và
đường hàng không từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ hành
trình 1 cách đáng kể: hơn 20-23 ngày so với đường biển, hơn 55 ngày so với đường
bộ.
- Hành trình: rời Trung Quốc bằng đường hàng không đến sân bay Duisberg, từ đây đi
tàu điện cao tốc đến Frankfurt, qua Amsterdam, đến Luxembourg rồi đi bằng đường
hàng không đến Hoa Kỳ.
 Khắc phục được chi phí cao của đường hàng không cũng như tốc độ ngày càng
chậm, sự nguy hiểm do thiên tai của đường biển và sự nguy hiểm do địa hình và
ùn tắt giao thông của đường bộ.7
2.4. Nhận xét chung về các loại mô hình kết hợp
Sự kết hợp giữa vận tải hàng không và các phương thức vận tải khác góp phần làm giảm
chi phí logistics và thúc đẩy cho việc giao nhận được thực hiện theo phương thức Just –
in – time, từ đó giảm được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đạt được hiệu quả
kinh tế cao nhờ kết hợp các phương thức vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng lớn
hàng hóa.
3. Thực trạng khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng vận tải hàng không trong
vận tải đa phương thức ở Việt Nam và trên thế giới

6
http://www.air-rail.org/index.php?lang=EN
7
Eva Grey, “Rail-air freight: can it work?”, 09.06.2015
23
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

Hình 11: Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng vận tải hàng không (triệu tấn km) ở
Việt Nam (2005-2016)8

Hình 12: Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng vận tải hàng không (triệu tấn km) trên
thế giới (2005-2016)9

8
https://data.worldbank.org
9
https://data.worldbank.org

24
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

Year Vietnam World


2005 230 141483
2006 216 148937
2007 258 158205
2008 296 158487
2009 312 175509
2010 427 182025
2011 475 183037
2012 504 175051
2013 497 175829
2014 450 184831
2015 384 187615
2016 459 195162
Bảng 1: Bảng so sánh khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng vận tải hàng không (triệu
tấn km) giữa Việt Nam và thế giới (2005-2016)
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng đều tăng qua các năm, từ năm 2000 đến 2016. Tuy nhiên tình hình
tăng số lượng vận chuyển của Việt Nam lại có nhiều biến động hơn.
- Giai đoạn 2005-2009, khối lượng chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không tăng
dần với tốc độ chậm từ 230- 312 triệu tấn, chiếm 0.16-0.17% khối lượng chuyên chở
của thế giới. Ở giai đoạn này, hàng không của Việt Nam đang trong thời kì được đầu
tư, đường bay trong nước không ngừng được mở rộng, nối liền các trung tâm Hà Nội,
Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với các vùng kinh tế trong nước,chủ yếu để đáp
ứng nhu cầu đi lại.
- Giai đoạn 2009-2012, khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không
của Việt Nam tăng rất nhanh từ 312 đến 504 triệu tấn, chiếm 0.28% khối lượng hàng
hóa vận chuyển hàng không thế giới năm 2012. Nguyên nhân vì thời kì này Việt Nam
chú trong phát triển hàng không để phục vụ cho sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu
hàng hóa.Tính đến năm 2012, có 51 hãng hàng không nước ngoài khai thác đi, đến
Việt Nam với 69 đường (tuyến) bay. So với năm 2007, tăng thêm 24 hãng hàng không
quốc tế và 31 đường bay. Có 4 hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, JPA,
VASCO, Vietjet) đang khai thác 52 đường bay quốc tế đến 30 thành phố của 17 quốc
gia và vùng lãnh thổ (năm 2007 là 35 đường bay quốc tế đến 23 thành phố của 14
quốc gia/vùng lãnh thổ) và 38 đường bay nội địa (năm 2007 là 23 đường bay nội địa).
Bên cạnh đó, tính từ cuối năm 2011, giá dầu thế giới đã tăng 12%, đẩy chi phí nhiên
liệu lên 1/3 chi phí ngành hàng không, do đó có sự giảm sút về khối lượng hàng hóa

25
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

quốc tế vận chuyển bằng đường hàng không năm 2012. Vẫn chịu ảnh hưởng chung từ
việc tăng giá dầu, khối lượng hàng hóa chuyển chở bằng đường hàng không tăng
chậm lại, song ngành hàng không Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng từ 10-
15%.Chính phủ cũng đã có những giải pháp quan trọng để hỗ trợ các hãng hàng
không nội địa, như phê duyệt đề án đầu tư, nâng cấp cải tạo 10 cảng hàng không đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, thông qua phương án tài chính cho phép Vietnam
Airlines mua thêm máy bay và đảm bảo nguồn ngoại tệ cần thiết cho phép hãng thuê
máy bay, nâng số lượng đội bay
- Giai đoạn 2012-2016, hàng không Việt Nam có sự giảm sút về khối lượng hàng hóa
chuyên chở, từ 504 triệu tấn năm 2012 giảm mạnh xuống 384 triệu tấn năm 2015,
chiếm 0.2% tổng hàng hóa vận chuyển hàng không thế giới. Ở giai đoạn này,cạnh
tranh trên các đường bay cũng ngày càng gay gắt khi các hãng hàng không nước
ngoài liên tục tung ra các chương trình giảm giá. Bên cạnh đó, ngành vận tải đường
biển của Việt Nam và của thế giới phát triển mạnh do ưu điểm cước phí rẻ hơn cùng
với sự nâng cấp của các hãng tàu trong quá trình vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa đã
làm cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa hàng không Việt Nam giảm mạnh. Đến năm
2016, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng hàng không tăng lên lại mức 459 triệu
tấn, chiếm 0.23% của thế giới, nhờ tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua
đường hàng không trong năm 2016 tăng đến mức 355 ngàn tấn, chủ yếu đến các thị
trường Đông Bắc Á như Trung Quốc và Hàn Quốc.

Hình 13: Tốc độ tăng trưởng hàng hóa luân chuyển bằng đường hàng không và doanh
thu từ lợi tức trái phiếu từ 01/2017 đến 01/2018
- Nhu cầu hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không và doanh thu nói chung được
cải thiện tính đến tháng 01/2018.
26
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

- Các số liệu mới nhất từ WorldACD cho thấy khối lượng hàng hóa bằng vận tải hàng
không trên thế giới tăng 8.5% so với năm ngoái, gần gấp đôi so với dự đoán sẽ tăng
4.5% trong năm.
- Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng hoạt động trong hai tháng đầu năm
sẽ bị ảnh hưởng bởi Tết Nguyên Đán. Trong năm 2018, kỳ nghỉ rơi vào ngày
16/02/2018 trong khi năm ngoái là 28/01/2017.
- Theo các nhà phân tích, nguồn gốc phát triển nhanh nhất trong tháng tính đến thời
điểm hiện tại là ở Châu Phi, Ghana (23%), Châu Á Thái Bình Dương từ Úc (26%) và
Nhật Bản (21%), Mỹ Latinh từ Chile (22%) và Colombia (14%), châu Âu từ Đức
(18%) và Anh (10%), Trung Đông và Nam Á từ Bangladesh (9%) và Ấn Độ (3%) và
Mỹ từ vùng Trung Tây (12%) và Nam Đại Tây Dương (10%).
- Doanh thu hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không cũng tăng trưởng khá tốt
vào các tháng đầu năm (thể hiện bởi lợi tưc trái phiếu của Mỹ tăng 16.8% so với
tháng 01/2017).10
4. Tình hình áp dụng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong vận
tải đa phương thức ở các cảng hàng không trọng điểm trên thế giới
- Trong những thập kỷ qua, ngành hàng không đã trải qua những thay đổi đáng kể với
sự tăng trưởng và chuyên môn hóa các dịch vụ từ cửa đến cửa (door-to-door) khi kết
hợp với các phương thức vận tải khác. Hiện nay, tốc độ toàn cầu hóa tăng trưởng
nhanh chóng dẫn đến sự tăng lên trong nhu cầu vận tải hàng không như là một phần
không thể thiếu của vận tải đa phương thức và hệ thống logistic trên toàn cầu. Với
những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của vận tải hàng không trên thế giới, những
cảng hàng không chuyển tiếp giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều phối, vận
hành, kết nối với những cảng hàng không và các cảng biển chuyển tiếp khác tạo nên
một mạng lưới vận tải đa phương thức xuyên suốt trên toàn cầu. Các sân bay trung
chuyển trung tâm thường nằm trong hoặc gần khu vực đông dân cư, phục vụ cho nhu
cầu vận tải đa phương thức giữa các vùng miền và châu lục. Các cảng hàng không
chuyển tiếp thường được coi như là cửa ngõ của khu vực giúp kết nối với những khu
vực khác. Ví dụ như:
o Hồng Kong mở các đường bay và đường bộ từ châu Âu và Nam Mỹ để có thể vận
chuyển hàng hóa đến Trung Quốc cũng như các quốc gia châu Á khác.
o Dubai cung cấp dịch vụ vận chuyển đa phương thức từ châu Á đến châu Âu, đóng
vai trò như là một trung tâm phân phối trong khu vực châu Phi và Trung Đông.
o Sân bay Miami và Florida ở Hoa Kỳ phục vụ cho việc chuyên chở hàng hóa giữa
khu vực Mỹ La tinh với khu vực Bắc Mỹ và châu Âu.

10
Aircargonews, “Air cargo demand grows ahead of expectation in January”, 28.02.2018
27
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

 Sân bay Quốc tế Dubai


DXB CARGO 2017/2012
Month 2012 2013 2014 2015 2016 2017 % change
January 173,531 188,520 197,021 186,230 201,483 208,271 20%
February 157,492 182,580 188,702 191,587 196,460 192,704 22.4%
March 186,417 213,748 228,154 216,879 217,201 235,503 26.3%
April 186,385 199,985 211,588 204,075 213,790 217,881 16.9%
May 187,638 209,985 187,688 216,712 226,174 215,668 15%
June 194,992 210,13 185,842 217,896 226,916 232,884 19.4%
July 204,510 206,945 190,376 205,526 203,153 213,258 4.2%
August 190,770 184,877 196,986 207,427 201,100 221,508 16.11%
September 193,261 196,823 206,643 207,315 205,142 217,120 12.3%
October 202,619 208,695 200,435 215,714 236,169 231,805 14.4%
November 200,060 223,195 210,251 218,323 234,743 235,651 17.8%
December 201,949 218,138 207,618 218,408 230,122 229,019 13.4%
Total 2,279,624 2,443,624 2,423,677 2,506,092 2,592,454 2,654,494 16.4%

Bảng 2: Số lượng hàng hóa cụ thể được vận chuyển bằng sân bay quốc tế Dubai qua các
năm

Phần trăm tăng


Năm trưởng so với năm
trước
2012 3.9%
2013 7.2%
2014 -0.8%
2015 3.4%
2016 3.4%
2017 2.4%
Bảng 3: Sự thay đổi tốc độ tăng trưởng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
qua các năm

28
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

Tốc độ tăng trưởng


8.00%
7.00%
6.00%
5.00%
4.00%
3.00%
2.00%
1.00%
0.00%
-1.00% 2012 2013 2014 2015 2016 2017

-2.00%

Tốc độ tăng trưởng

Hình 14: Tốc độ tăng trưởng lượng hàng hóa vận chuyển bằng sân bay quốc tế Dubai
qua các năm
- Dubai là chiế c cầu nối giữa phương Đông với phương Tây nhờ vị trí chiến lược nằ m
trên bờ biển phía đông nam của vịnh Ba Tư, trên tuyến đường Tơ lu ̣a cổ xưa nên rấ t
thuâ ̣n lơ ̣i cho việc thông thương đi la ̣i từ Đông sang Tây và ngược lại. Cảng Dubai
đươ ̣c ví là “gã khổ ng lồ” trong viê ̣c vận chuyển hàng hóa, có khả năng tiế p nhâ ̣n và
vận chuyển số lượng lớn hàng hóa khổ ng lồ , liên tu ̣c, nhanh và rẻ đi khắ p nơi trên thế
giới. Thêm vào đó, Dubai tập trung phát triển hệ thống vận tải Đa phương thức và các
nhóm Logistics để trở thành vị trí trọng điểm đối với thương mại và vận tải đa phương
thức quốc tế, đặc biệt là dẫn đầu trong vận tải đường thủy-hàng không, hình thức tiết
kiệm nhất về cả thời gian và chi phí vận chuyển, vì so với vận tải bằng đường thủy thì
vận tải kết hợp thủy-hàng không chỉ mất 15-17 ngày vận chuyển và tiết kiệm hơn
50% chi phí so với vận tải hàng không.
- Nhận thấy được tầm quan trọng vận tải Hàng không trong vận tải Đa phương thức,
Dubai đã đẩy mạnh việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và các ngành phụ trợ, nhằm giúp các
cảng Hàng không được liên kết chặt chẽ với các phương thức vận tải khác. Cảng hàng
không Dubai đã kí các hợp đồng dài hạn với các công ty vận tải đường bộ bao gồm:
12 trailer lạnh nhằm đáp ứng các hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ như: hoa, thuốc,
hàng dễ hỏng; 33 boxes khô cho hàng hóa nói chung; 2 bed trucks cho các hàng hóa
quá khổ như: linh kiện máy bay, máy móc,… Mỗi trailers lạnh và boxes khô đều có
sức chưa lên đến 28 tấn. Theo số liệu thống kê thì vào năm 2017, tổng khố lượng
hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không qua Dubai lên đến 2,6 triệu tấn,

29
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

tăng 2,4% so với năm 2016. Theo dự báo của cảng hàng không Dubai, trước năm
2020 số lượng hàng hóa sẽ vượt quá 4 triệu tấn. 11
 Sân bay quốc tế Louisville
- Sân bay Quốc tế Louisville là sân bay nhộn nhịp thứ bảy trên thế giới trong một báo
cáo gần đây đã được công bố bởi Hội Sân bay Quốc tế Montreal, một hiệp hội phi lợi
nhuận trên toàn thế giới.Cơ sơ chuyên chở hàng hóa của sân bay rộng 5.2 triệu feet
vuông, khai trương vào năm 2002, phân loại lên đến 416.000 gói / giờ, và mỗi ngày
khoảng 250 chuyến đi đến và đi. Đồng thời, Trung tâm vận tải hàng không Worldport
653.000 feet vuông của UPS, nằm ngang Worldport, có thể xử lý đến 1,6 triệu pound
vận chuyển hàng nặng.
- Đây là cơ sở xử lý gói tự động hoàn chỉnh tự động lớn nhất thế giới, Worldport cung
cấp nhiều tính năng, bao gồm các hệ thống CNTT nhanh chóng chuyển thông tin hải
quan, để các chuyến hàng quốc tế có thể được phân phối càng nhanh càng tốt. Bên
cạnh đó, sân bay cũng có vị trí chiến lược thuận lơi trong quá trình vận chuyể đa
phương thức khi kết hợp với một số phương tiện khác . Ngoài hai tuyến đường cao
tốc hội tụ tại sân bay còn có tuyến đường sắt phía đông, phía bắc và nam với các
tuyến đường liên bang I-64, I-65, I-71 và ba đường ray loại I- Canada Pacific, CSX và
Norfolk Southern- cũng như hai cảng nội địa công cộng và gần 50 nhà ga tư nhân và
sông Ohio cách sân bay chỉ có 8 dặm.

11
http://www.dubaiairports.ae
30
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

- Chính vì vậy, Louisville là một trong những địa điểm lý tưởng tại Hoa Kỳ cho cơ sở
hạ tầng hậu cần.Tất cả các phương thức vận chuyển có thể dễ dàng phục vụ sân bay
trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa. SDF vận chuyển trung bình 4,2 tỷ
pound hàng hóa / năm, làm cho nó trở thành sân bay vận chuyển hàng hóa lớn thứ 3 ở
Hoa Kỳ và Lớn thứ 9 trên thế giới.

Biểu đồ số lượng hàng hóa vận chuyển của sân bay


Louisville qua các năm
2,600,000
2,442,331
2,500,000 2,407,307
2,350,656
2,400,000 2,293,134
2,216,079
2,166,226 2,187,766 2,187,766
2,300,000
Tấn

2,200,000
2,100,000
2,000,000
1,900,000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Năm

Hình 15: Biểu đồ số lượng hàng hóa vận chuyển của sân bay Louisville qua các năm
- Năm 2010 là một bước ngoặc lớn trong số lượng hàng hóa được vận chuyển tại sân
bay Louisville khi khối lượng hàng hóa đạt 2,166,226 tấn, tăng 11,1% so với năm
trước. Thông qua danh sách vận tải hàng hóa vận chuyển đường hàng không qua các
sân bay lớn của thế giới qua các năm cho thấy ở giai đoạn 2010- 2012, gần 2.200.000
tấn hàng hóa và vận chuyển hàng hoá qua đường bưu điện đã được Louisville
International quản lý, nơi có trung tâm phân loại gói Worldport của United Parcel, với
mức tăng trưởng trung bình khoảng 1%/năm. Hai năm tiếp theo, con số này tiếp tục
tăng lên đến 2,216,079 tấn năm 2013, tăng 2,2% so với 2012 và 2,293,134 tấn năm
2014. Mức độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2013-2016 đạt 2.6% , vận chuyển
hàng hóa trị giá trung bình 4,2 tỷ pound hàng năm. Đến cuối năm 2017, khối lượng
vận chuyển đạt mức 2,442,331 tấn, xếp vị trí thứ 7 trên thế giới về khối lượng hàng
hóa chuyên chở. 12
 Sân bay Frankfurt

12
https://en.wikipedia.org/wiki/Louisville_International_Airport ;
https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_busiest_airports_by_cargo_traffic#2013_preliminary_statis
tics
Louisville airport annual report, 30.06 – 2015 và 2014

31
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

- Hàng hóa vận chuyển qua sân bay Frankfurt thay đổi qua các năm. Năm 2011 đánh
dấu một sự sụt giảm trong khối lượng vận chuyển bằng đường hàng không của sân
bay này (-2,8%) và tiếp tục giảm mạnh tới năm 2012 (-6,9%). Từ năm 2013 đến 2016,
hàng hóa vận chuyển qua sân bay Frankfurt có cải thiện so với năm trước nhưng vẫn
thấp so với khối lượng năm 2010.

Biểu đồ thể hiện lượng hàng hóa vận chuyển qua sân
bay Frankfurt qua các năm
2,231,348
2,250,000

2,200,000 2,169,304

2,150,000
2,083,495
2,100,000 2,048,729 2,067,257
2,030,861
2,050,000

2,000,000
2,020,367
1,950,000

1,900,000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Hình 16: Biểu đồ thể hiện lượng hàng hóa vận chuyển qua sân bay Frankfurt qua các
năm
- Vào năm 2016, lưu lượng hàng không đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 1.8%
với khoảng 2.15 triệu tấn. Vận chuyển bằng đường hàng không và thư hàng không
phát triển tương ứng lần lượt với khối lượng khoảng 2.07 triệu tấn và 85.000 tấn.
Trong cùng năm, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không lại tiếp tục tăng
trở lại. Trong quý đầu tiên, số liệu cho thấy lượng hàng vẫn còn âm 1% s với năm
trước. Tuy nghiêm, từ quý hai, ba và tư, tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 2.3%, 2.4% và
3.3%. Tốc độ tăng trưởng 2.8% trong nửa năm sau là cao hơn đáng kể so với giai
đoạn đầu nửa năm (+0.7%). Điều này là do tình hình kinh tế được cải thiện trên toàn
thế giới trong nửa năm sau. Tỷ lệ mở rộng tại Mỹ đã tăng lên đáng kể và sự hồi phục
vừa phải của đồng euro cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Hơn nữa, các biện
pháp kinh tế trong “Các thị trường mới nổi” ảnh hưởng một phần đến tốc độ tăng
trưởng GDP. Vào cuối năm, xuất khẩu đã tăng mạnh do năng lực canh trạnh được cải
thiện bởi đồng euro yếu đi. Do đó, hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng
không thông qua sân bay Frankfurt tăng đáng kể.

32
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

 Liên hệ Việt Nam

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016


Air 131.4 139.6 190.1 200.3 191 183.7 202 229.6 274.1
freight
(nghìn
tấn)
% 1.4 6.3 36.2 5.4 -4.6 -3.8 9.9 13.7 19.4
change
Air 295.6 316.6 426.8 426.7 475.1 469.8 534.4 599.5 683.4
freight
(triệu
tấn.km)
% 5.6 7.1 34.8 -0.02 11.3 -1.1 13.8 12.2 14
change

- Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu ở nước Mỹ đã lan rộng ra toàn thế giới.
Dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, mức sinh hoạt của người dân bị đảo lộn,
đòi hỏi mọi người phải cắt giảm chi tiêu, mức độ mua hàng giảm; từ đó hoạt động
xuất nhập khẩu và vận tải hàng hóa Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề, vận tải
hàng không cũng không phải là ngoại lệ. Năm 2008, 2009 khối lượng hàng hóa vận
chuyển bằng đường hàng không tại Việt Nam lần lượt là 131.4 và 139.6 nghìn tấn.
Năm 2010, nền kinh tế đang phục hồi nhanh chóng từ sau cuộc khủng hoảng và có
những chuyển biến tích cực, do đó vận tải hàng không tăng lên đến 190.1 nghìn tấn
hàng hóa, tăng 36.2% so với năm 2009, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự phục
hồi của vận tải hàng không. Tuy nhiên năm 2012 và 2013, nền kinh tế Việt Nam lại
một lần nữa bị ảnh hưởng sự bất ổn định của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính
33
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết triệt để. Suy thoái trong khu
vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại
các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại
toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Sự sụt giảm tăng
trưởng của các nền kinh tế đầu tàu kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác,
trong đó có ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu và vận tải hàng hóa ở Việt Nam.
Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản
xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Năm 2012, chỉ 191 nghìn tấn hàng
hóa được vận chuyển bằng đường hàng không tại Việt Nam, giảm đến 4.6% so với
năm 2011. Năm 2013, mặc dù đã triển khai mở mới đường bay và tăng tần suất trên
các đường bay quốc tế và nội địa và tuy nền kinh tế thế giới đã dần phục hồi, thị
trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không vẫn chỉ đạt 183.7%, giảm 3.8% so
với năm 2012.
- Trong những năm gần đây, vận tải hàng không đang tăng mạnh mẽ trở lại trên toàn
cầu, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là các nước đang phát triển. Việt Nam nằm trong
thị trường phân khúc này và có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Theo số liệu
mới nhất của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), trong giai đoạn 2014 -
2017, vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không của Việt Nam xếp thứ 7
thế giới về tốc độ tăng trưởng với con số 6,6%/năm. Lượng hàng hóa vận tải hàng
không ở Việt Nam tăng gấp 1,5 lần từ năm 2010 đến 2016 và sự tăng trưởng GDP ổn
định 6.81% trong năm 2017 là những tiêu chí dự báo nguồn cung cho ngành vận tải
hàng không tốt nhất. Sự phát triển của ngành hàng không đã góp phần mạnh mẽ vào
việc kết nối các ngành kinh tế trên thế giới. Nhờ đó, doanh nghiệp cũng như các sản
phẩm chủ lực có giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhanh hơn với
thị trường quốc tế. Vận tải hàng hóa qua đường hàng không của Việt Nam chỉ chiếm
dưới 1% tổng vận tải hàng xuất khẩu nhưng mang lại 25% trên tổng giá trị xuất khẩu
do chuyện vận chuyển các mặt hàng có giá trị cao như Laptop, Smartphone. Cụ thể
của sự phát triển này là: Khối lượng hàng hóa vận chuyển hàng không năm 2014 tăng
đến 202 nghìn tấn, tăng 9.9% so với năm 2013. Năm 2015, với thỏa thuận “Bầu trời
mở ASEAN” (cho phép các hãng máy bay ở 10 quốc gia trong khối Asean bay tự do
trong vùng mà không cần giấy phép đặc biệt) đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của thị
trường vận tải hàng không, so với năm 2014 tăng 13.7%. Sản lượng hàng hóa tăng
19.4% từ 229.6 lên 274.1 nghìn tấn trong năm 2016. Tuy chưa có số liệu cụ thể nhưng
theo ước tính sơ bộ, vận tải hàng hóa qua đường hàng không năm 2017 đạt 293.56
nghìn tấn, tăng 7.1% so với năm 2016.

34
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

Mode 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
l of
trans
port
Road 65.92 68.6 72% 70.6 74.65 73.86 75.28 75.59 76.18 76.52 77.20
% % % % % % % 344 % %

Train 2.63 2.4% 1.4% 1.15 1.11 0.82 0.73 0.65 0.67 0.58 0.42
% % % % % % % % %

Inlan 21.19 18.93 18.14 19.4 16.63 18.08 17.56 17.93 17.67 17.57 17.13
d % % % % % % % % % % %
water
way
Sea 10.23 10.04 8.44 9.9% 7.58 7.22 6.41 5.81 5.46 5.30 5.22
(coast % % % % % % % % % %
al)
Air 0.03 0.03 0.02 0.02 0.03 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02
% % % % % % % % % % %

- Tuy vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam trong những năm qua đã
đạt được những bước phát triển vượt bậc nhưng vận tải hàng không vẫn chiếm tỉ trọng
rất nhỏ (dưới 1%) so với các phương thức vận tải khác. Nguyên nhân là vì hàng hóa
vận chuyển bằng đường hàng không chủ yếu là hàng hóa quốc tế mà hàng hóa được
vận chuyển trong nước lớn hơn số hàng hóa vận chuyển quốc tế và đa số được vận
chuyển bằng những phương thức có thủ tục và quy trình đơn giản không phức tạp như
vận tải hàng không; hơn nữa giá cước lại rẻ hơn nhiều so với vận tải bằng đường hàng
không.

35
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH SWOT VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC


A. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
1. Ưu điểm của vận tải hàng không
- Tuyế n đường hoàn toàn tự nhiên: khoảng cách vận chuyể n giữa hai điể m gầ n như mô ̣t
đường thẳng, không phải đầu tư xây dựng tuyế n đường (trừ viê ̣c xây dựng sân bay).
Các tuyế n đường vâ ̣n tải hàng không gầ n như mô ̣t mạng lưới khổ ng lồ bao phủ khắ p
thế giới.
- Tốc độ nhanh: vận tải hàng không có tố c đô ̣ khai thác lớn nhẩ t so với tấ t cả các ngành
vận tải khác. Tố c đô ̣ của vâ ̣n tải hàng không cao gấ p 27 lầ n vâ ̣n tải đường biển, 10 lầ n
ô tô, và 8 lầ n tàu hỏa, tốc đô ̣ khai thác lớn, thời gian vâ ̣n chuyể n nhanh.
- Thích hợp với chuyên chở hàng lẻ, giá trị cao, hàng mau hỏng, hàng có nhu cầu vâ ̣n
chuyể n gấ p.
- Vận tải hàng không an toàn so với các phương thức vận tải khác vì vận tải hàng
không ít tổn thất nhất do thời gian vận chuyển ngắn nhất, trang thiết bị phục vụ vận tải
hiện đại nhất máy bay lại bay ở độ cao trên 9 cây số, trên tầ ng điện li, nên trừ lúc cất
cánh và hạ cánh, máy bay hầu như không bị tác động bởi các điều kiện thiên nhiên
như sét, mưa bão trong hành trình.
- Luôn sử dụng công nghê ̣ cao
- Vận tải hàng không cung cấp các dich ̣ vu ̣ tiêu chuẩn hơn hẳ n so với các phương thức
vâ ̣n tải khác.
- Ít phụ thuộc vào điều kiê ̣n điạ hiǹ h và hoàn cảnh điạ lý.
- Vâ ̣n tải hàng không có tiń h cơ động cao, nó có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầ u
chuyên chở hàng hóa về mă ̣t thời gian giao hàng, khố i lươ ̣ng chuyên chở và số lươ ̣t
bay trên mô ̣t tuyế n đường.
2. Nhược điểm của vận tải hàng không
- Giá cước rấ t đắ t: giá thành của vận tải hàng không cao hơn rấ t nhiề u so với các ngành
vận tải khác (gấp 5-6 lầ n vâ ̣n tải biể n). Nguyên nhân dẫn đế n giá cước đắ t: do giá máy
bay cao, chi phí khấu hao lớn, lượng tiêu hao nhiên liê ̣u lớn, tro ̣ng tải nhỏ.
- Tuy hành trình chuyên chở không phụ thuô ̣c vào thời tiế t nhưng trong những lúc cấ t
cánh và ha ̣ cánh vận tải hàng không vẫn phụ thuô ̣c rấ t nhiề u vào điều kiê ̣n khí hâ ̣u
thời tiế t nên ảnh hưởng đế n lịch trình và tính chấ t đề u đă ̣n của vâ ̣n tải hàng không.
- Sức chở hạn chế la ̣i hay gă ̣p rủi ro tai nạn và khi tai na ̣n xảy ra rủi ro thường rất lớn.
- Đòi hỏi công nhân, phi công, ki ̃ sư,.. có trình đô ̣ kỹ thuâ ̣t cao và giàu kinh nghiê ̣m.
- Vâ ̣n tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vâ ̣t chất ki ̃ thuâ ̣t cũng như đào ta ̣o
nhân lực phu ̣c vụ.

36
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

- Không phù hơ ̣p với viê ̣c vâ ̣n chuyể n hàng hóa khố i lươ ̣ng lớn, giá tri ̣ nhỏ, hàng cồ ng
kề nh, siêu trường siêu tro ̣ng.13
B. CƠ HỘI – THÁCH THỨC CỦA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
1. Cơ hội của vận tải hàng không
- Ngành hàng không Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, khu vực
được đánh giá là có sự phát triển năng động nhất về kinh tế trên thế giới, ngành hàng
không của các nước tại khu vực này cũng có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm
qua nhờ sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đội bay. Mặc dù đang phải chịu ảnh hưởng do
suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thì khu vực này
vẫn sẽ là khu vực dẫn đầu thế giới về sự phát triển của ngành hàng không cả về tăng
trưởng doanh thu và tốc độ phát triển đội bay trong thập kỷ tới. Và, hàng không Việt
Nam cũng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới theo xu thế chung
của toàn khu vực.
- Việt Nam có đầy đủ các yếu tố tác động đến sự phát triển của thị trường vận tải hàng
không thế giới, như: các tập đoàn nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại
Việt Nam, nhưng hàng hóa thì được đưa đến người tiêu dùng trên toàn thế giới. Mặt
khác, hiện nay VN đang chuyển dần nền kinh tế sản xuất công nghiệp sang sản xuất
hàng hóa công nghệ cao, đó là những sản phẩm có nhu cầu vận chuyển hàng không
rất lớn. Đây là cơ hội cho ngành vận tải hàng không.
- Bên cạnh cơ hội lớn từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC), ngành vận tải hàng không còn được hưởng lợi từ các chính sách của
Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng của ngành này.
2. Thách thức của vận tải hàng không
- Cơ sở hạ tầng: Trong vòng 15 năm qua, Đông Nam Á là một trong những khu vực
năng động và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về vận tải hàng không, trong đó nổi
bật là sự tăng tốc của hai thị trường Việt Nam và Myanmar. Cùng với việc xuất hiện
thêm hãng bay mới trong tương lai gần, ngành vận tải hàng không Việt Nam đang có
cơ hội để vươn tới mức tăng trưởng kỳ vọng. Nhưng với “chiếc áo” hạ tầng đã quá
chật như hiện tại cộng thêm áp lực về doanh thu và lợi nhuận trong cạnh tranh liệu các
hãng hàng không có được bay bổng như mơ ước hay tiếp tục nhường cơ hội cho
những đồng nghiệp láng giềng? Nếu không giải quyết được sớm những thách thức
liên quan đến việc phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm tiếp theo, ngành vận tải
hàng không Việt Nam có thể sẽ giẫm vào “vết xe đổ” của ngành hàng không
Indonesia, khi có nhiều hãng hàng không hoạt động mà các sân bay vẫn xưa cũ, tạo

13
TS. Đỗ Quốc Dũng, Th.S. Trần Hoàng Giang, Th.S. Nguyễn Thành Long, Giao nhận, vận tải
và bảo hiểm, 2015.
37
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

nên áp lực quá lớn cho công tác quản lý, dẫn đến nguy cơ mất an toàn cũng như tình
trạng hoãn, hủy chuyến tràn lan.
- Thị trường biến động: Ngành vận tải hàng không Việt Nam cũng đang phải đối mặt
với không ít thách thức do khủng hoảng kinh tế thế giới chưa được khôi phục hoàn
toàn ở các thị trường lớn như Mỹ, EU. Do đó giá xăng dầu dao động ở biên độ lớn.
Năm 2017, đi cùng với đà tăng của giá dầu thô, giá xăng dành riêng cho các hãng
hàng không đã tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, điều này gây khó khăn trong công
tác quản lý và kiểm soát chi phí, hạn chế sự phân bổ nguồn lực cho việc tập trung phát
triển cơ sở dịch vụ và hoàn thiện chất lượng của các công ty hàng không.
- Ngoài ra, tỷ giá biến động thường xuyên cũng mang đến những bất ổn cho thị trường
vận tải hàng không. Hiện tại, tất cả các trang thiết bị phục vụ cho ngành hàng không
đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, việc thanh toán tiền mua máy bay với các nhà sản
xuất đều bằng đồng USD và các doanh nghiệp đều phải quy đổi từ VNĐ sang USD.
Vì vậy, vấn đề tỉ giá sẽ là một yếu tố cần tính đến trong các dự án phát triển ngành
hàng không trong nước.
- Cạnh tranh khốc liệt trên đường bay quốc tế
- Theo số liệu mới nhất từ CAPA Fleet Database, Việt Nam hiện đứng thứ 6 trong khu
vực Đông Nam Á về lượng máy bay được khai thác, trong khi đó, các đường bay
quốc tế tại Việt Nam đang thể hiện tốc độ tăng trưởng cao theo sự bùng nổ về nhu cầu
du lịch nước ngoài và xuất nhập khẩu hàng hóa. Vì vậy, đây thực sự đang trở thành
miếng bánh béo bở đối với các hãng hàng không nước ngoài.
- Tiêu biểu gần đây nhất là hãng hàng không Air New Zealand cũng mở đường bay
thẳng đến Việt Nam từ tháng 6.2016, tạo nên một sự cạnh tranh mạnh trên đường bay
vì khách hàng giảm được gần một nửa chi phí so với các lộ trình có dừng quá cảnh do
các hãng hàng không khác thực hiện. Bên cạnh đó, hãng này còn lên nhiều kế hoạch
khai thác mới tại thị trường Việt Nam từ năm 2017, đưa ra nhiều chính sách nổi bật về
giảm đảm bảo về thời gian và bảo hiểm hàng hóa.
- Bên cạnh đó việc quảng bá cho hàng không Việt Nam ra thế giới còn bị hạn chế vì
chưa làm nổi bật được tính hiêu quả và cạnh tranh đối với các hãng hàng không trong
khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, độ phủ vẫn chưa rộng và thường xuyên như các
hãng hàng không nước ngoài khi gia nhập vào Việt Nam, do đó lượng hàng hóa được
chuyên chở vẫn còn thấp. Cùng với sự phát triển của công nghệ là sự phát triển của
thương mại điện tử, nhu cầu mua sắm hàng hóa vượt biên giới quốc gia ngày càng
tăng lên, trong khi đó các hãng hàng không Việt Nam lại chưa theo kịp tốc độ phát
triển công nghệ và quản lí hệ thống logistic, vì vậy chi phí cho việc vận hành, phân
phối hàng hóa còn ở mức khá cao

38
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

- Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cũng có chi phí cao hơn khá nhiều so
với đường biển hay đường bộ. Vì chi phí tiêu thụ nhiên liệu của máy bay cao hơn.
Bên cạnh đó vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng cao hơn so với các phương tiện khác
qua lượng khí thải lớn. Lộ trình vận chuyển hàng không luôn cố định từ cảng đi đến
cảng đến, do đó nếu địa điểm nhận hàng cách quá xa so với cảng đến thì phải tốn
thêm chi phí vận chuyển và các dịch vụ phụ trợ, khiến cho mô hình này càng đắt đỏ
hơn đường biển và đường sắt. Chính vì vậy mà nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng
đường hàng không cũng giảm bởi sự cạnh tranh của các hãng vận tải khác trong nước
và nước ngoài đối với một số mặt hàng nhất định
- Nhu cầu về nhân lực: Kế hoạch mở rộng đội bay của các hãng hàng không trong nước
và các hãng mới hình thành cùng với thách thức từ nhu cầu mở rộng cơ sở hạ tầng sẽ
tạo ra nhu cầu cao về nhân lực trong lĩnh vực này như phi công, tiếp viên, kỹ thuật
viên…14
C. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP MỞ RỘNG PHÁT
TRIỂN
1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hàng không Việt Nam
1.1. Đẩy mạnh phát triển đội bay
- Hoàn thiê ̣n hê ̣ thố ng cảng hàng không, sân bay phải đi trước một bước phu ̣c vu ̣ sự
phát triển của ngành. Viê ̣c cải ta ̣o, nâng cấ p những sân bay đã có, xây dựng những sân
bay mới phải phù hơ ̣p với nhu cầ u và tố c đô ̣ phát triển của thi ̣ trường vâ ̣n tải hàng
không Viê ̣t Nam, phù hơ ̣p với chính sách xây dựng Việt Nam thành trung tâm hàng
không quốc tế của khu vực, đồ ng thời phu ̣c vụ nhiê ̣m vu ̣ kinh tế , chính tri,̣ xã hô ̣i của
ngành.
- Đối với mọi quốc gia, đầu tư máy bay chiếm khoản lớn nhấ t trong số tổ ng số vố n cầ n
đầu tư để phát triể n ngành hàng không dân du ̣ng. Đố i với loa ̣i máy bay hiê ̣n đa ̣i giá
tính cho một ghế trên máy bay khoảng 125 đến 200 nghìn USD. Do còn khó khăn về
vố n đầ u tư mua máy bay mô ̣t phần nhu cầ u về máy bay các loại nêu trên sẽ đáp ứng
bằng cách thuê ướt và khô. Tuy vậy để tăng hiệu quả và bảo đảm chủ đô ̣ng trong khai
thác vận chuyể n hàng không, cầ n tăng dầ n tỉ lê ̣ máy bay do các công ty vâ ̣n tải hàng
không nước ta sở hữu trong tổng số máy bay do ngành hàng không nước ta sử du ̣ng.
Nếu dùng hình thức mua trả dần, các doanh nghiệp vận tải hàng không của Việt Nam
sẽ chỉ cần huy động vốn ban đầu bằng 15% tổng giá trị máy bay mua thêm, phần còn
lại sẽ trả dần trong khoảng thời gian từ 10 đến 12 năm.
1.2. Đổi mới cơ chế quản lý

14
Nguyễn Huế, “Cơ hội và thách thức của ngành vận tải hàng không”, 24.04.2015 ;
http://dichvuhangair.com/co-hoi-thach-thuc-cua-van-tai-hang-khong-viet-nam-trong-nam-2018/

39
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

- Trước hết cần hoàn thiện cơ chế kiểm soát và điều tiết ngành Hàng không dân dụng.
Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay gắt hiện nay, cần có chính sách bảo hộ các
doanh nghiệp vận tải hàng không trong nước để các doanh nghiệp này đủ khả năng
khai thác bình đẳng và cùng có lợi với các hãng hàng không nước ngoài. Nhà nước
phải kiểm soát và điều tiết thị trường vận chuyển hàng không thông qua điều tiết cung
cầu, giá cước và khối lượng vận chuyển để một mặt bảo đảm lợi ích của khách hàng,
mặt khác đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp vận tải hàng không trong điều
kiện cạnh tranh lành mạnh về chất lượng và tiếp thị, hạn chế cạnh tranh về giá cước
vận chuyển. Tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ chiếm lĩnh thị
phần, tối ưu hóa doanh thu , cơ cấu chi phí hợp lí đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
1.3. Các chính sách marketing
- Chiến lược marketing là việc xây dựng và thực hiện những mục tiêu nhiệm vụ của
một không đối với từng sản phẩm trên thị trường và từng thời kì. Tổng hợp chiến
lược marketing là tổng lược của một hãgng hàng không.
- Các hãng hàng không Việt Nam cần phải khẩn trương xây dựng một hệ thống báo giá
bảo dảm kiểm soát được chi phí, tận dụng ưu thế là quy mô hoạt động nhỏ, linh hoạt,
người Việt Nam điều hành quản lí nên chi phí nhân công và chi phí quản lí thấp. Cần
xây dựng những chương trình thu hút khách hàng
- Bên cạnh đó, hàng không Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của các hãng hàng
không quốc tế. Để tăng được sự ảnh hưởng đến hàng không quốc tế cần có sự hỗ trợ
của Nhà nước về mọi mặt về cả chính sách, tài chính,… và có sự phối hợp của các bộ,
ngành khác trong mối quan hệ hợp tác, cùng phát triển đặc biệt là ngành thương mại,
thương mai, ngoại giao, thông tin, báo chí, du lịch… mỗi ngành đều là nhân tố tích
cực trong công tác thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng nhu cầu tiêu dùng, vận chuyển,
mua bán hàng hóa.
1.4. Tăng cường liên doanh liên kết với các hãng hàng không trên thế giới
- Thực tế đầu tư nước ngoài đối với ngành hàng không dân dụng ở Việt Nam và trên
thế giới cho thấy trong một số lĩnh vực được ưu tiên liên doanh với nước ngoài là
nhằm tiếp cận công nghệ chứ không phải thu hút vốn. Xu hướng hợp tác liên doanh
trong hàng không dân dụng quốc tế gồm các hình thức liên doanh:
- Liên doanh để chế tạo máy bay và trang thiết bị
- Liên doanh trong các hoạt động bao thuê
- Liên doanh khai thác các đường bay cuả các hãng hàng không giữa các quốc gia
- Liên doanh giữa các ngành hàng không dân dụng với ngành du lịch
1.5. Xây dựng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng
- Trong tất cả các yếu tố tạo nên sự thành công, thì con người chính là nhân tố quan
trọng nhất hàng đầu đóng vai trò quyết định mạnh mẽ nhất. Muốn giải quyết công

40
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

việc nhanh, chính xác, hiệu quả đồng thời có những phản ứng nhanh đối với các vấn
đề xảy ra khi gặp các sự cố bất thường liên quan đến vận tải hàng hóa đỏi hỏi ở cán bộ
trình độ chuyên môn cao, sự nhiệt tình học hỏi và tiếp thu những kiến thức mới.
Ngoài ra còn phải có những kiến thức rộng và tổng quát về hoạt động ngoại thương,
tình hình xuất nhập khẩu của nước nhà, tình hình kinh tế chính trị của các nước trong
khu vực và trên thế giới vì nền kinh tế hiện nay ngày càng phát triển, khoa học kỹ
thuật ngày càng hiện đại tạo nên những khó khăn và thách thức không hề nhỏ cho vận
tải hàng không. Vì vậy, tiếp tục giữ vững và nâng cao hơn nữa trong việc tiếp thu
những kiến thức mới trên toàn cầu là một việc làm hết sức cần thiết và không được
dừng lại, vì dừng lại sẽ trở nên tụt hậu. Do đó, cần phải mở các lớp đào tạo dài hạn cà
chuyên nghiệp về hàng hóa nhằm huấn luyện một lực lượng nhân lực có chất lượng,
có khả năng và nghiệp vụ cao.15
2. Một số biện pháp mở rộng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
- Có chính sách giá cước hợp lý.
Đối với giá cước nội địa mức giá cước hiện nay tuy còn thấp so với chi phí khai thác
nhưng vẫn còn rất cao so với thu nhập bình quân đầu người cũng như so với mặt bằng
cung cầu (trước hết là đối với các đường bay lẻ ). Trên các đường bay quốc tế, thị
phần của Việt Nam ở mức cao như hiện nay ( 39-40%- tương đối cao so với năng lực
cạnh tranh ) vẫn nhờ một phần lớn vào hiệu lực của điều tiết song phương. Giá cước
áp dụng chưa có tính linh hoạt chú yếu do chi phí khai thác còn quá cao chưa hợp lý.
Vì vậy các hang vận tải hàng không Việt Nam cần có chính sách giá cả phù hợp và
linh hoạt với từng thị trường và từng thời gian nhằm kích thích nhu cầu vận chuyển
hàng không thu hút khách hàng cạnh tranh với các đối thủ cùng khai thác trên các
đường bay hiện có để tạo một chỗ đứng vững chắc trước khi mở rộng thị trường như
đưa ra các mức giá hấp dẫn để thu hút khách đi máy bay vào những thời gian không
cao điểm ,không phải thời vụ; giá ưu đãi với khách đặt chỗ trước sớm; tăng sự chênh
lệch giữa giá vé thứ hạn cao với giá vé thứ hạng thấp để thu hút được lớp khách hàng
nhiều tiền vừa hấp dẫn được khách có thu nhập thấp hơn; áp dụng giá cước linh hoạt
để có thể thay đổi nhanh chóng theo sự thay đổi của thị trường không chỉ ở ngoài
nước mà cả ở trong nước. Muốn vậy về phía Nhà Nước nên điều chỉnh lại chế độ
kiểm soát giá cước vận tải hàng không. Sự can thiệp quá sâu của Nhà Nước vào quản
lý giá cước hàng không làm cho các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam thiếu
đi sự năng động khi phản ứng với sự thay đổi của thị trường khi cạnh tranh với đối
thủ.

15
Văn Khảm, Thanh Quý, “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Hàng không Việt Nam đến năm
2020”, 28.12.2015
41
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

Giá của Vietnam Giá của hãng cạnh


Nơi đến Hãng cạnh tranh
Airlines tranh
Hồng Kông 550 Cathay Pacific 544
Cathay Pacific 950
Nhật Bản 950
All Nippon Airways 980
Châu Úc 1000 Quantas 950
Cathay Pacific 1050
Châu Âu 1150
Singapore Airlines 1050
Châu Mỹ 1500 China Airlines 1090
Bảng 4: Bảng giá vé hàng khách của Vietnam Airlines
Nguồn: Booking office số 7 Đình Lễ- Hà Nội
Biện pháp cắt giảm chi phí mà các hãng hàng không đang sử dụng hiện nay không chỉ
để đối phó với tình hình làm ăn kém đi vì khủng hoảng mà còn là một biện pháp tốt
để hãng hàng không có thẻ giảm giá vé nhằm đưa ra thị trường mức cước cao phù hợp
có thể chấp nhận được. Với mức giá hợp lý hàng không mới có thể cạnh tranh với các
phương tiện vận tải khác để mở rộng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Mạng đường bay hiện nay được coi là khá hợp lý. Mạng đường bay trong nước được
sắp xếp phù hợp có thể hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên có một thực tế là một số đường bay
nội địa chưa phát huy được vai trò, không sinh lợi nhuận. Trừ một số đường bay lẻ
đến vùng sâu vùng xa cần phải duy trì nhiều đường bay trong số đó tỏ ra không cần
thiết trong tình hình kinh tế hiện nay, trong khi nhiều vùng có tiềm năng về vận
chuyển hàng không lại chưa có đường bay thường lệ. Mạng đường bay trong nước
phải được đặt trong tổng thể hệ thống vận tải công cộng thống nhất trong cả nước với
nhiều loại hình vận tải. Xây dựng ba trung tâm vận tải hàng không tại Hà Nội, thành
phố Hồ Chi Mình, Đà Nẵng. Lấy đường bay Hà Nội – Đà Nẵng- thành phố Hồ Chí
Minh làm trục vận tải hàng không chính với hai trục phụ trợ là Hà Nội- Đà Nẵng và
Đà Nẵng- thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ với mạng đường bay hợp lý hàng không mới
có thể thu hút khách hàng đặc biệt là trọng chuyên chở hàng hóa phục vụ nhu cầu phát
triển của thương mại.
- Bên cạnh đội máy bay chở khách hiện đại hàng không Việt Nam cũng phải tính đến
việc xây dựng đội máy bay chở hàng chuyên dụng khai thác các thị trường vận tải
hàng hóa có nhu cầu lớn như trục Bắc- Nam với các mặt hàng hoa quả, hải sản, đồ
điện tử và hàng may sẵn… Đây là một yếu tố mang tính quyết định đối với mục tiêu
mở rộng buôn bán thông qua ngành hành không. Chính do việc không có máy bay
chuyên dụng chở hàng hóa mà việc phát triển thương mại đặc biệt là trong buôn bán
với nước ngoài qua đường hàng không của nước ta thời gian quan đã vấp phải nhiều

42
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

trở ngại. Cần đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm đương được việc khai thác, bảo
dưỡng sửa chữa máy bay thế hệ mới và tiến tới đáp ứng các yêu cầu dịch vụ kỹ thuật
của các hãng hàng không quốc tế bay đến Việt Nam. Hàng không Việt Nam cũng cần
đào tạo các cán bộ quản lý có trình độ cao theo công nghệ mới và phương thức kinh
doanh kinh tế thị trường.
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành trong nền kinh tế để kích cầu tăng nguồn khách .
Phối hợp liên mình với ngành du lịch nhằm khai thác thế mạnh sở trường của cả hai
ngành là tăng nguồn khách và giảm chi phí.
- Thực hiện việc vay vốn thông qua các tổ chức tín dụng xuất khẩu ( COFACE,
EXIMBANK USA, SACE…) hình thức nà đảm bảo tài trợ cho 85% nhu cầu vốn đầu
tư mua máy bay, đây là một trong những nguồn vốn vay đặc biệt quan trọng trong
việc phát triển đội máy bay. Tận dụng nguồn vốn ODA, FDI, vốn hợp tác và hỗ trợ
của các tổ chức quốc tế, các nhà cung cấp máy bay, khí tài… để đảm bảo nhu cầu vốn
đầu tư cho đào tạo cơ bản người lái, cán bộ kỹ thuật đầu ngành và cán bộ quản lý với
số lượng lớn
- Chủ trương là tập trung nghiên cứu các đề tài và ứng dụng thành tựu khoa học, đảm
bảo tăng hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty với các định
hướng nghiên cứu chủ yếu.
3. Một số kiến nghị với nhà nước
- Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật kết hợp với việc các cách hành chính, đổi mới
công tác quản lý chỉ đạo, điều hành theo hướng tăng cường, tập trung vào công tác
giám sát, quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng không,
đặc biệt công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không.
- Tăng cường, đẩy nhanh hội nhập và cạnh tranh kinh tế quốc tế. Nhà nước cần có
chính sách tổng thể phối hợp phát triển ngành hàng không, cụ thể là vận tải hàng
không.
- Ưu tiên phát triển công nghiệp hàng không. Triển khai có hiệu quả các chương trình
nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trọng điểm của ngành phục vụ cho phát
triển công nghiệp hàng không, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, công nghệ phần
mềm, mạng thông tin toàn ngành.
- Các giải pháp tạo vốn phát triển:
o Nhà nước cần ưu tiên sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cho phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông hàng không, đầu tư xây dựng và mở rộng các sân bay, phát
triển các cơ sở dịch vụ đồng bộ,…
o Đẩy mạnh huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá
nhân,… trong và ngoài nước và từ các hình thức cổ phần hóa, phát hành cổ

43
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

phiếu, trái phiếu phục vụ cho chương trình phát triển đội bay, mở rộng ngành
vận tải hàng không.

44
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

KẾT LUẬN
Vận tải hàng không là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đại diện cho phương
thức vận tải tiên tiến và hiện đại, ngày càng đóng vai trò to lớn và có ảnh hưởng quan
trọng trong công cuộc phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội, an ninh và quốc phòng của
đất nước. Trong tương lai khi giao thương buôn bán quốc tế sôi động hơn, hàng hóa trao
đổi với các nước ngày càng tăng lên đòi hỏi việc vận chuyển phải thật hiệu quả, việc kết
hợp giữa các phương tiện vận chuyển để đạt được sự an toàn và chi phí tối ưu là điều hết
sức cần thiết, trong đó ngành hàng không đóng vai trò không thể thiếu trong việc tiết
kiệm thời gian và chi phí để đáp ứng nhu cầu đó, phục vụ cho công cuộc phát triển của
đất nước và chính lợi nhuận của ngành. Tuy nhiên, ngành hàng không hiện nay vẫn chưa
phát huy hết vai trò của mình đối với sự phát triển thương mại
Trong thời đại mở cửa hội nhập, giao thương giữa các nước trên thế giới, vận tải đa
phương thức đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Vận tải hàng không đang
ngày càng được áp dụng mạnh trong những mô hình vận tải đa phương thức nhằm mục
đích tăng giá trị chuyên chở, giảm thời gian và giảm chi phí chuyên chở xuyên lục địa.
Để phát triển được ngành hàng không trong vận tải đa phương thức hiện nay, trước mắt
chúng ta phải xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích thúc đẩy cạnh
tranh , nhằm đảm bảo cơ hội đầu tư kinh doanh, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đai đối
với các lĩnh vực, đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong ngành, đáp ứng yêu cầu quản lí,
kinh doanh theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, triển khai có hiệu quả các thành tựu khoa
học và chương trình nghiện cứu các ứng dụng khoa học công nghệ trọng điểm của ngành
cho phát triển công nghiệp hàng không. Bên cạnh đó việc liên kết và phối hợp với các
phương tiện khác trong hệ thống thông tin hàng hóa , giao nhận và vận chuyển phải được
chú trọng phát triển và hoàn thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng và nền tảng công nghệ để việc
thông báo và giao nhận được nhanh chóng và chính xác, góp phần tiết kiệm chi phí và dặt
hiệu quả cao hơn
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc kết hợp vận tải hàng không với các loại hình
vận tải khác như đường bộ, đường biển, đường sắt, các tập đoàn hàng không lớn trên thế
giới đã không ngừng hoàn thiện về công nghệ, nâng cấp cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng,
mở rộng hệ thống vận tải bằng đường hàng không kết hợp. Một số hãng hàng không còn
liên kết với một số ga tàu hỏa cao tốc trung chuyển song song với việc trung chuyển bằng
đường bộ với mục đích giảm thiểu ùn tắt giao thông, tăng tính an toàn trong việc vận
chuyển hàng hóa. Các công ty Logistics cũng tăng cường áp dụng các mô hình vận tải
Sea-Air, Road-Air.
Đối với Việt Nam, vì lí do công nghệ chưa phát triển, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng yếu
kém và thiếu sự liên kết với các dịch vụ vận tải trong nước cùng với sự thiếu hụt vốn
khiến cho vận tải hàng không rất ít được áp dụng trong vận tải đa phương thức, gây ảnh

45
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

hưởng không nhỏ đến xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như sự phát triển của ngành vận tải
quốc gia. Để cải thiện tình trạng này, các công ty Logistics cũng đã không ngừng đổi mới
phương thức hoạt động, chú trọng liên kết với vận tải đường hàng không hơn. Bên cạnh
đó, chính phủ Việt Nam cùng các Bộ, Ban, ngành có liên quan cần quan tâm nhiều hơn
đến vận tải hàng không và việc kết hợp chúng trong vận tải đa phương thức để mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn bằng cách đầu tư thêm cho cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng hàng
không, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi trong lĩnh vực này cũng như thắt chặt hệ
thống pháp luật về giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải hàng không nói
riêng.

46
Vận tải đa phương thức GVHD : ThS.Trần Văn Nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Giáo trình
o TS. Đỗ Quốc Dũng, Th.S. Trần Hoàng Giang, Th.S. Nguyễn Thành Long, Giao
nhận, vận tải và bảo hiểm, 2015.

- Bài viết/báo cáo/Công ước pháp luật


o Công ước về thông nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không
quốc tế - Thư viện pháp luật ; Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế
o TS. Nguyễn Mạnh Hùng, TS. Đinh Quang Toàn, PGS. TS. Từ Sỹ Sừa, TS. Trần
Văn Khảm, “Thực trạng loại hình vận tải đa phương thức trong ngành Dịch vụ
logistics tại Việt Nam”, 17.10.2016
o Eva Grey, “Rail-air freight: can it work?”, 09.06.2015
o Aircargonews, “Air cargo demand grows ahead of expectation in January”,
28.02.2018
o Louisville airport annual report, 30.06 – 2015 và 2014
o Nguyễn Huế, “Cơ hội và thách thức của ngành vận tải hàng không”, 24.04.2015
o Văn Khảm, Thanh Quý, “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Hàng không Việt
Nam đến năm 2020”, 28.12.2015

- Website
o https://en.wikipedia.org/wiki/Airport
o www.iata.org
o http://openact.eu/DELIVERY-INFRASTRUCTURE
o http://www.air-rail.org/index.php?lang=EN
o https://data.worldbank.org
o http://www.dubaiairports.ae
o https://en.wikipedia.org/wiki/Louisville_International_Airport ;
o https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_busiest_airports_by_cargo_traffic#2013_pre
liminary_statistics
o http://dichvuhangair.com/co-hoi-thach-thuc-cua-van-tai-hang-khong-viet-nam-
trong-nam-2018/

47

You might also like