You are on page 1of 2

Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng đồng trong kinh doanh quốc tế

Chủ nghĩa cá nhân hay còn gọi là cá nhân chủ nghĩa, chủ nghĩa cá thể là một thuật
ngữ được sử dụng để mô tả một cách nhìn nhận trên phương diện xã hội, chính trị hoặc
đạo đức trong đó nhấn mạnh đến lợi ích của mỗi cá nhân, sự độc lập của con người và
tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Những người theo chủ nghĩa cá nhân
chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ
bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân - cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước,
hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác.

Chủ nghĩa tập thể là thuật ngữ dùng để mô tả bất cứ một cách nhìn nhận nào về mặt đạo
đức, chính trị hay xã hội nếu như cách nhìn nhận đó nhấn mạnh đến sự phụ thuộc qua lại
giữa con người với nhau và tầm quan trọng của tập thể chứ không phải là của từng cá
nhân riêng rẽ. Các nhà theo đuổi chủ nghĩa tập thể tập trung vào cộng đồng hoặc xã hội
và tìm kiếm các cách sắp xếp ưu tiên sao cho các mục đích của cả nhóm luôn được ưu
tiên cao hơn các mục tiêu của từng cá nhân

Ratner, Carl; Lumei Hui (2003). “Theoretical and Methodological Problems in


Cross–Cultural Psychology”. Journal for the Theory of Social Behaviour 33 (1):
72.
1. Đại diện :
- Nền văn hóa theo chủ nghĩa cộng đồng thích đại diện theo nhóm hơn.
Vd : Người Singapore, Nigeria và Pháp tìm kiếm các nhóm đàm phán, những
nhóm là quy mô thu nhỏ những lợi ích của toàn bộ các chi nhánh quốc gia họ.
- Những người theo chủ nghĩa cộng đồng sẽ mong muốn được hội ý với những
người trong cùng cộng đồng đó. Người có mặt ở buổi họp/hội thảo chỉ là đoàn đại
biểu, giới hạn bởi mong muốn của những người dã gửi họ đi.
Vd : Người Nhật Bản thường đi tới các cuộc đàm phán quan trọng theo nhóm, rất
ít khi đi một mình.
2. Địa vị :
- Người riêng lẻ trong các nền văn hóa theo chủ nghĩa cộng đồng được coi là không
có địa vị.
Vd : Nếu bạn đến Thái Lan mà không có ai đi theo, họ thường sẽ đánh giá thấp địa
vị và quyền lực của bạn tại quê nhà.
3. Phiên dịch :
- Người phiên dịch trong các nền văn hóa theo chủ nghĩa cộng đồng thường phục vụ
cho nhóm quốc gia, ràng buộc với chúng theo các bên lâu dài và cố gắng điều hòa
các hiểu lầm xuất hiện trong văn hóa cũng như trong ngôn ngữ.
- Họ thường là người đàm phán cao nhất trong nhóm và là người thông ngôn hơn là
một người phiên dịch
4. Ra quyết định :
- Việc ra quyết định trong chủ nghĩa cộng đồng thường lâu hơn và cần có những nỗ
lực liên tục để khiến mọi người đạt được sự đồng thuận.
- Quá trình ra quyết định tại các nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân thường rất
nhanh, với ‘’chỉ một người theo chủ nghĩa cá nhân’’ ra quyết định trong vài giây
nhanh định mệnh.
o Xã hội theo chủ nghĩa cá nhân, với sự tôn trọng các ý kiến cá nhân, sẽ
thường hỏi ý kiến về việc bỏ phiếu để hướng tất cả mọi người theo cùng
một hướng. Mặt hạn chế của việc này là trong một thời gian ngắn họ chắc
chắn phải quay lại định hướng ban đầu.
o Xã hội theo chủ nghĩa cộng đồng theo trực giác sẽ cố không bỏ phiếu vì nó
không thể hiện được sự tôn trọng đối với các cá nhân chống lại các quyết
định của số đông. Xã hội này sẽ ưa suy xét cẩn thận cho đến khi đạt được
sự đồng thuận. Nó mất nhiều thời gian nhưng chắc chắn hơn.

Vd : Một công ty Nhật Bản có một nhà máy xây dựng tại miền nam Hà Lan. Như
thường lệ, nó được tiến hành với sự chú ý chính xác tới từng chi tiết. Mặc dù vậy,
trên phương diện thiết kế, người ta phát hiện ra nó đã không xem xét một hạn chế.
Chiều cao tối thiếu theo luật cho các phòng hội thảo là 4cm, cao hơn bàn thiết kế.
Một bàn thiết kế mới cần có những ý kiến từ bên ngoài. Nhiều người tại văn
phòng đầu não ở Tokyo đã mất đúng một tháng để có đươc sự tán thành.

You might also like