You are on page 1of 43

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU VỀ HÀNG THÔNG DỤNG............................................................1


1.1. Định nghĩa.......................................................................................................1
1.2. Phân loại..........................................................................................................1
1.3. Tính chất..........................................................................................................7
1.4. Một số hàng thông dụng..................................................................................7
II. KỸ THUẬT CHẤT XẾP, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG THÔNG
DỤNG TRONG KHO VÀ TRÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN......................8
2.1. Kỹ thuật chất xếp, bảo quản hàng thông dụng................................................8
2.1.1. Kỹ thuật chất xếp......................................................................................8
2.1.2. Bảo quản hàng thông dụng:.....................................................................11
2.2. Vận chuyển hàng thông dụng........................................................................14
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI CHẤT XẾP VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG
THÔNG DỤNG.......................................................................................................15
3.1. Các yếu tố nguy hiểm trong xếp dỡ hàng thông dụng...................................15
3.2. Quy tắc an toàn lao động khi xếp dỡ hàng thông dụng.................................17
3.3. Quy tắc an toàn lao động khi vận chuyển hàng thông dụng..........................21
3.3.1. Quy định về giấy vận tải hàng hoá..........................................................21
3.3.2. Quy định về kích thước hàng hoá được xếp lên xe trong quá trình vận
chuyển...............................................................................................................22
3.3.3. Quy định về thứ tự ưu tiện trong vận chuyển hàng hoá..........................22
3.3.4. Quy định về sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hoá................................22
IV. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, PHƯƠNG TIỆN XẾP
DỠ, CÔNG CỤ XẾP DỠ HÀNG HÓA VÀ CÁC VẬT LIỆU CHÈN LÓT
TRONG VẬN TẢI..................................................................................................23
4.1. Phương tiện vận chuyển hàng hóa.................................................................23
4.1.1. Vận tải đường biển..................................................................................23
4.1.2. Vận tải đường bộ.....................................................................................25
4.1.3. Vận tải đường sắt....................................................................................26
4.2. Phương tiện xếp dỡ hàng hóa........................................................................27
4.2.1. Xe nâng...................................................................................................27
4.2.2. Xe đẩy tay...............................................................................................28
4.2.3. Cẩu trục...................................................................................................29
4.2.4. Máy bốc xếp hàng tự động......................................................................29
4.3. Công cụ xếp dỡ hàng hóa..............................................................................30
4.3.1. Cầu xe nâng.............................................................................................31
4.3.3. Vật liệu đệm lót sàn xe/sàn container.....................................................32
4.3.4. Tấm nâng hàng (Pallet)...........................................................................33
4.4. Vật liệu chèn lót trong vận tải.......................................................................34
4.4.1. Giấy dán carton/ giấy lót container.........................................................35
4.4.2 Dầm gỗ vuông..........................................................................................35
4.4.3. Pallet........................................................................................................36
4.4.4. Slip sheet.................................................................................................37
4.4.5. Đệm mút, xốp..........................................................................................37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................39
KẾT LUẬN.............................................................................................................39
CHUYÊN ĐỀ 1: HÀNG THÔNG DỤNG
-----o0o-----

I. GIỚI THIỆU VỀ HÀNG THÔNG DỤNG


1.1. Định nghĩa
Hàng thông dụng là những loại hàng được vận chuyển và bảo quản trong từng
bao riêng hoặc theo nhóm. Phụ thuộc vào tính chất lý hóa, hàng hóa còn có thể
được đóng gói hay không đóng gói.
1.2. Phân loại
Phụ thuộc vào kích thước, hình dáng, khối lượng, hình thức đóng gói, hàng
thông dụng có rất nhiều loại.
Căn cứ vào hình thức vận chuyển và cơ giới hóa xếp dỡ, hàng thông dụng có
thể chia làm 7 nhóm:
- Hàng đựng trong hòm, bao, thùng, kiện vận chuyển trong từng bao hòm
riêng.

Hình 1.2.1: Gạo được đựng trong bao


(Nguồn:https:https://baobianhsang.vn/bao-dung-gao-10kg.html)

- Hàng từng chiếc không bao, thép ống, cuộn gang thỏi, lốp xe hơi,...

1
Hình 1.2.2: Thép cuộn
(Nguồn:https://hoaphat.net/thep-cuon-can-nong-at-chu-tao-nen-tam-voc-moi-cho-hoa-phat-
trong-nganh-thep.html)

- Hàng vận chuyển trên pallet.

Hình 1.2.3: Hàng vận chuyển trên pallet


(Nguồn: https://www.turbosquid.com/pt_br/3d-models/pallet-boxes-3d-model-1296883 )

- Hàng vận chuyển trong container.

2
Hình 1.2.4: Hàng vận chuyển trong container
(Nguồn:https://vantaimientrung.com/hang-hoa-la-gi-phan-loai-hang-hoa/)

- Hàng có kích thước dài, đường ray, thép tấm, thép cán, kết cấu thép và bê
tông cốt thép.

Hình 1.2.5: Vật liệu thép


(Nguồn: https://oct.vn/vat-lieu-thep/)

- Hàng nặng: thiết bị máy móc, cuộn cáp.

3
Hình 1.2.6: Thiết bị máy móc
(Nguồn:https://vantainhanh247.vn/nang-ha-cau-di-doi-may-moc-thiet-bi/)

- Hàng tự di chuyển được: Ô tô, máy kéo, rơ moóc, container bánh lăn.

Hình 1.2.7: Máy kéo nông nghiệp


(Nguồn: https://goldmax.com.vn/san-pham/may-keo-nong-nghiep-may-cay-zetor-major-75e-
75hp/)

Căn cứ vào điều kiện bảo quản thì hàng thông dụng được chia làm 3 nhóm:
- Hàng vận chuyển trong phương tiện lộ thiên và bảo quản ở bãi.

4
Hình 1.2.8: Gạch
(Nguồn: https://nld.com.vn/vat-tu/5-loai-gach-dat-nung-duoc-su-dung-pho-bien-
20220907114748441.htm)

- Hàng sợ ẩm sợ ánh nắng phải vận chuyển và bảo quản trong phương tiện và
kho kín.

Hình 1.2.9: Các loại hạt, ngũ cốc


(Nguồn: https://suahatdinhduong.vn/9-loai-hat-ngu-coc-cuc-tot-dieu-ban-can-biet/)

- Hàng chóng hỏng được vận chuyển trong tàu, toa xe lạnh và bảo quản trong
kho lạnh.

5
Hình 1.2.10: Thịt, cá, rau củ quả
(Nguồn:https://thuonghieucongluan.com.vn/gia-ca-thi-truong-14-9-dau-tuan-sieu-thi-tiep-tuc-
khuyen-mai-rau-cu-qua-va-thuc-pham-tuoi-song-a113516.html)

- Ngoài ra người ta còn phân ra hàng nguy hiểm và hàng dễ cháy được vận
chuyển, bảo quản theo nguyên tắc riêng. (Xăng, dầu)

Hình 1.2.11: Tàu chuyên chở dầu

6
Hình 1.2.12: Tàu chuyên chở khí hóa lỏng

1.3. Tính chất


- Kích thước, hình dáng, khối lượng, khối lượng riêng, cách đóng gói hàng
hóa rất khác nhau.
- Tính hoàn chỉnh và đồng bộ: Do đặc điểm, máy móc thiết bị quá lớn, khi
vận chuyển phải đóng hòm riêng từng bộ phận, từng chi tiết. Khi xếp dỡ,
vận chuyển, giao nhận chúng ta phải đặc biệt chú ý tính chất này để khỏi ảnh
hưởng đến giá trị sử dụng.
- Tính hóa lý khác nhau: Có loại bảo quản ngoài trời, vận chuyển bằng tàu lộ
thiên. Có loại vận chuyển và bảo quản trong phương tiện và kho kín như
thiết bị máy móc, lương thực, thực phẩm.

1.4. Một số hàng thông dụng


- Hàng giấy: thường được làm giấy carton (thường được sử dụng rộng rãi
trong ngành bao bì, đóng gói và vận chuyển hàng hóa). Có 3 loại: 3 lớp, 5
lớp, 7 lớp)

Hình 1.4.1: Giấy carton


(Nguồn: https://www.thnad.net/giay-carton-la-gi/)

- -Hàng linh kiện điện tử: có thể là một bộ truy xuất ngẫu nhiên như ram, một
bộ bo, diode phát quang,…

7
Hình 1.4.1: Ram Hình 1.4.2: CPU
-Hàng gia dụng, tiêu dụng trong gia đình:

Hình 1.4.3: Máy lạnh Hình 1.4.4: Máy giặt

II. KỸ THUẬT CHẤT XẾP, BẢO QUẢN VÀ VẬN


CHUYỂN HÀNG THÔNG DỤNG TRONG KHO VÀ
TRÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN
2.1. Kỹ thuật chất xếp, bảo quản hàng thông dụng
2.1.1. Kỹ thuật chất xếp
- Tùy theo đặc điểm loại hàng và công tác xếp dỡ người ta chọn những công
cụ mang hàng và thiết bị xếp dỡ thích hợp. Có 2 loại công cụ mang hàng:
vạn năng và chuyên dùng.
- Loại công cụ mang hàng đơn giản nhất là do các buộc móc câu và lưới để
xếp dỡ các loại hàng bao khác nhau.
- Đối với các loại hàng khác nhau sẽ có các cách xếp dỡ khác nhau:
+ Hàng hòm, hàng kiện: sử dụng các loại móc kẹp.
8
Móc treo hàng kiện
(Nguồn: https://giakethoitrang.com/tu-van-va-thiet-ke/cap-nhat-bang-gia-moc-treo-phu-kien-
moi-nhat-nam-2022.html)

+ Hàng thùng hình trống, hình trụ: sử dụng móc dây cáp.

Móc dây cáp bằng vải


(Nguồn: https://jumpoauto.vn/shop/day-cap-vai-cau-thung-phi/)

+ Hàng hoá là kim loại như tà vẹt, cuộn dây thép: dùng các dụng cụ bằng
móc hoặc bằng nam châm điện.

9
Dụng cụ móc
(Nguồn: https://meso.com.vn/product/thiet-bi-phu-tro-moc-cau-su-dung-trong-cong-nghiep/)

Nam châm điện


(Nguồn:http://congnghiepnangha.com/Nam-cham-dien-la-gi-Cau-tao-va-ung-dung-cua-Nam-cham-dien-
nang-hang-57.html)

- Để xếp dỡ “Pakét” trên cao bản: sử dụng các loại khung dây và móc dĩa.

10
Khung móc dĩa
(Nguồn: https://xn--nghinnh-fwa5000e.vn/khung-moc-treo-dia-dung-de-trang-tri-noi-that-
s1321258486.html)

- Để xếp container dùng móc tự tháo, cầu trục chân, gầu ngoạm, …

Cần trục Gầu ngoạm

- Thiết bị xếp dỡ hàng thông dụng thường sử dụng rộng rãi là cần trục cổng,
cần trục cầu, cần trục con dê+xe nâng vạn năng(ở những cảng có khối lượng
thông qua không lớn thì sử dụng cần trục oto, cần trục xích+xe nâng vạn
năng).

11
- Phần lớn các loại hàng thông dụng như hàng bao, kiện, hòm các loại, trời
mưa không được tiến hành xếp dỡ.
2.1.2. Bảo quản hàng thông dụng:
*Tuỳ thuộc vào loại hàng mà yêu cầu:
- Bảo quản trong kho kín: Hàng bao, kiện, hàng hòm (Trường hợp không có
kho kín bảo quản có thể bảo quản tạm ngoài bãi một thời gian ngắn và có vải
bạt che đậy cẩn thận, có đệm lót cách ly với hàng hoá).
- Bảo quản ngoài bãi một thời gian ngắn: sắt thép tấm, ống đường ray, các loại
oto, máy kéo, container, …
*Yêu cầu đối với kho bãi:
- Đủ khả năng bảo quản lượng hàng qua kho lớn nhất.
- Đảm bảo quá trình xếp dỡ hàng cho tàu, toa xe, oto kịp thời liên tục không
bị gián đoạn, thuận lợi cả ngày đêm.
- Kiến trúc kho phù hợp với yêu cầu bảo quản hàng hoá.
- Tạo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới
hoá xếp dỡ, vận chuyển, chất xếp.
- Kho bãi cao ráo, sạch sẽ , bằng phẳng, có rãnh thoát nước, có dụng cụ phòng
cứu hỏa cần thiết.

(Nguồn: https://kesatvlohcm.com/tin-tuc/cach-bao-quan-hang-hoa-trong-nha-kho-toi-uu.html )
*Phương pháp xếp dỡ hàng trong kho:
- Xếp hàng hòm phụ thuộc vào hình dạng, kích thước hòm và mục đích xếp và
có các phương pháp khác nhau( xếp bằng phẳng, xếp so le theo chiều rộng,
thanh nẹp, xếp hình chữ thập, xếp ba, xếp năm).

12
- Xếp hàng bao có 2 phương pháp:
+ Xếp trên cao bản: không cần đẹm lót mà chỉ chồng lớp nọ lên lớp kia

Chất xếp gạo trong kho


(Nguồn: https://bnews.vn/canh-tranh-binh-dang-de-xuat-khau-gao-vuon-tam-quoc-te/98290.html)

+ Xếp không cao bản: phải cần có đẹm lót.

(Nguồn: https://ngocphuongnam.com/kho-hang)

- Xếp hàng bó, kiện.

13
Xếp hàng vào container
(Nguồn:https://nhatlongtrans.vn/dong-hang-toan-voi-container/)

- Xếp kim loại, sản phẩm kim loại máy móc thiết bị.

Sắt thép
(Nguồn: https://vietship.net/dich-vu-van-chuyen-sat-thep-xuat-khau-sang-thi-truong-bi.html/ )

2.2. Vận chuyển hàng thông dụng


Hàng thông dụng trong vận tải biển được vận chuyển bằng tàu bách hóa, tàu
chuyên dụng, sà lan…

14
TÀU BÁCH HÓA TÀU CHUYÊN DỤNG

SÀ LAN

- Hàng thông dụng vận chuyển bằng tàu bách hóa nếu hàng đóng thành từng
bao gói riêng lẽ. Loại tàu này có hai tầng boong, nhiều hầm dễ cách ly
những loại hàng kỵ nhau. Độ cao hầm tàu thường hạn chế ở mức độ nhất
định phù hợp với chiều cao xếp hàng cho phép của hàng thông dụng.
- Vận chuyển bằng container cho phép bảo quản tốt chất lượng, số lượng hàng
hóa.
- Hàng hóa trong container và một số hàng vận chuyển theo nhóm có thể bảo
quản ngoài bãi, không phải xây kho kín.

15
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI CHẤT XẾP VÀ
VẬN CHUYỂN HÀNG THÔNG DỤNG
3.1. Các yếu tố nguy hiểm trong xếp dỡ hàng thông dụng

Hình 1: Cách sắp xếp hàng hóa từ nặng đến vừa đến nhẹ tránh móp méo, tổn hàng hóa (Nguồn:
https://daravin.vn/huong-dan-su-dung/xep-hang-tren-pallet.html)


nh 2: Hàng hóa tự đổ do chất xếp không đúng kỹ thuật (quá cao, quá tải)
(Nguồn: https://daravin.vn/huong-dan-su-dung/xep-hang-tren-pallet.html)

16
Hình 3: Sạt đổ hàng hóa trong quá trình xếp dỡ,.....
(Nguồn: http://soshi.vn/tin-tuc/cac-yeu-to-nguy-hiem-va-quy-tac-an-toan-trong-xep-do-hang-
hoa-286.html)

Hình 4: Ngã cao khi leo trèo lên xếp các kiện hàng.
(Nguồn: https://xenanglapduc.com/an-toan-xe-nang-phan-2/)

17
3.2. Quy tắc an toàn lao động khi xếp dỡ hàng thông dụng
- Người làm công việc xếp dỡ phải được kiểm tra sức khỏe đạt yêu cầu,
được huấn luyện biện pháp an toàn và trang bị đầy đủ phương tiện bảo
vệ cá nhân phù hợp
- Trước khi tiến hành xếp dỡ phải căn cứ vào tính chất hàng hóa, phương
tiện vận chuyển, điều kiện làm việc để hướng dẫn công nhân chuẩn bị
dụng cụ xếp dỡ và dụng cụ phòng hộ, cách sắp xếp hàng hóa bảo đảm
an toàn và các phương tiện bảo đảm an toàn khác
- Hàng hóa xếp dỡ trong kho, bãi không được quá tải trọng cho phép của
nền kho, bãi, phải bảo đảm điều kiện làm việc và khoảng cách cho
phương tiện xếp dỡ ra vào thuận tiện.
- Khoảng cách giữa các phương tiện vận chuyển trên sân bãi khi xếp dỡ
hàng phải theo quy định sau: trên cùng tuyến đường xe trước và xe sau
không nhỏ hơn 1 mét; giữa hai xe đứng cạnh nhau không nhỏ hơn 1,5
mét; giữa xe và chồng hàng không nhỏ hơn 1 mét.

18
Hình 6 (Nguồn: https://xenanglapduc.com/an-toan-xe-nang-phan-2/)

19
Hình 7 (Nguồn: https://xenanglapduc.com/an-toan-xe-nang-phan-2/)

- Chỉ được xếp dỡ hàng trên xe ô tô khi xe đã đổ đúng vị trí, tắt máy cài
số ‘0’, kéo phanh tay và chèn bánh xe chắc chắn.
- Khi xếp hàng hoá lên xe bằng thiết bị nâng, lái xe không được ngồi
trong cabin và công nhân xếp dỡ không được đứng trong thùng xe. Chỉ
được vào gỡ hàng ra khỏi móc cần trục khi hàng đã đặt vững chắn
xuống thùng xe.
- Khi xếp dỡ hàng hoá cần phải có người đánh tín hiệu thì phải có quy
định thống nhất trong tín hiệu phối hợp giữa các phương tiện xe máy
công nhân tín hiệu, công nhân xếp dỡ hoặc giữa chỉ huy. Công nhân
đánh tín hiệu không đứng trên đống hàng hoá trong khu vực bán kính
quay của cần trục, trên nắp hầm tàu.
- Khi dỡ hàng hoá lên tàu thuyền, xà lan phải thống nhất phương án xếp
dỡ với người phụ trách xà lan, tàu thuyền. Xem xét, kiểm tra môi
trường trong hầm tàu, xà lan và thông gió hầm tàu khi vận chuyển hàng
sinh hơi, khí độc. Khi xếp hàng lên tàu, xà lan phải đảm bảo sự cân

20
bằng của phương tiện. Cấm xếp hàng quá tải trọng cho phép của
phương tiện.
- Khi dỡ hàng từ trên đống xuống phải lấy lần lượt từ trên xuống. Khi
xếp hàng thành đống phải xếp từng lớp từ dưới lên bảo đảm đống hàng
luôn luôn ổn định (đống hàng nên xếp thành hình khối vuông).

Hình 8 (Nguồn: https://vanchuyenachau.com.vn/tin-tuc/nguyen-tac-xep-hang-hoa-len-xe-tai-an-


toan/)

21
- Khi xếp dỡ các loại hàng tròn, dài, dễ lăn đổ, xô trượt như gỗ cây, thép
ống phải tiến hành xếp theo hình bậc thang từng lớp từ dưới lên và
chiều cao không lớn hơn chiều rộng, phải có biện pháp chống lăn đổ,
xô trượt như kê, chèn hoặc có cọc giữ. Nếu cẩu hàng dài phải cẩu bằng
hai dây và phải mắc sâu vào hai đầu tối thiểu 30 cm.
- Khi xếp dỡ, di chuyển hóa chất ăn mòn, hóa chất độc hại phải dùng các
công cụ chuyên dùng. Hàng đặt trên phương tiện đó phải được chèn lót
chắc chắn. Khi xếp dỡ, di chuyển phải thận trọng, nhẹ nhàng tránh va
đập, rơi đổ. Cấm đội đầu mang vác trực tiếp kiện hàng.
- Khi xếp dỡ, di chuyển các bình khí nén, khí hóa lỏng phải thận trọng,
nhẹ nhàng, kê lót cẩn thận, không để va chạm mạnh, phải có biện pháp
chống rơi đổ. Lúc đưa bình lên hoặc hạ bình xuống miệng bình phải
luôn luôn hướng lên trên.
3.3. Quy tắc an toàn lao động khi vận chuyển hàng thông dụng
Vận chuyển hàng hoá là một hoạt động phổ biến hiện nay, do đó những hoạt
động diễn ra trên thực tế đề được điều chỉnh bởi những quy định của pháp
luật có liên quan. Theo đó những quy định về vận chuyển hàng hoá hiện nay
bao gồm:
3.3.1. Quy định về giấy vận tải hàng hoá
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT thì đối
với giấy vận chuyển mà người vận chuyển hàng hoá cần mang theo khi lưu
thông, vận chuyển hàng hoá trên đường cần phải đảm bảo các điều kiện cụ
thể sau:
- Giấy vận tải là loại giấy tờ do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho người
lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường. Tuy
nhiên, trong trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ
tên vào Giấy vận tải;
- Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành
và phải đảm bảo theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Nghị định số
10/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
+ Giấy vận chuyển phải được ban hành bằng văn bản giấy hoặc điện tử
do đơn vị kinh doanh vạn tải hàng hoá tự phát hành;
+ Các thông tin thể hiện trên giấy vận chuyển bao gồm: Tên đơn vị vận
tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình
(điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu
có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe.
22
- Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì
chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền), hoặc đại diện đơn vị
hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác
nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải.
3.3.2. Quy định về kích thước hàng hoá được xếp lên xe trong quá
trình vận chuyển
- Khi vận chuyển hàng hoá thì người vận chuyển cũng như đơn vị cung
ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá phải xếp hàng hoá cần vận chuyển
lên phương tiện vận chuyển. Việc sắp xếp hàng hoá vận chuyển lên
phương tiện vận chuyển phải đáp ứng được quy định về kích thước
hàng hoá được pháp luật hiện hành quy định.
3.3.3. Quy định về thứ tự ưu tiện trong vận chuyển hàng hoá
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 22/2018/TT-BGTVT do Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thì trong lĩnh vực vận chuyển hàng
hoá, người vận chuyển hàng hoá phải thực hiện vận chuyển theo thứ tự ưu
tiên như sau:
- Thứ nhất, hàng hóa vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội
theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thứ hai, nếu không thuộc trường hợp thứ nhất thì hàng hóa nhận trước
được vận chuyển trước, hàng hóa nhận sau được vận chuyển sau.
Lưu ý: đối với hàng hóa cùng nhận được vào một thời điểm thì theo thứ tự
sau:
- Hàng nguy hiểm; thi hài, hài cốt;
- Động vật sống, hàng mau hỏng, hàng nhanh giảm trọng lượng;
- Các loại hàng hóa khác không thuộc loại quy định trên do doanh
nghiệp quy định.
3.3.4. Quy định về sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hoá
- Dịch vụ vận chuyển hàng hoá là việc người bán sử dụng dịch vụ vận
chuyển của một bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá này để gửi
hàng đến cho người nhận. Theo đó, khi sử dụng dịch vụ thì người gửi
hàng và bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá sẽ phải ký kết Hợp
đồng dịch vụ- một loại hợp đồng nhằm xác lập giao dịch dân sự. Và khi
xác lập Hợp đồng dịch vụ thì các bên có một căn cứ pháp lý chung để
thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm cũng như có căn cứ để bảo đảm
quyền lợi của mình. Theo đó, trong hợp đồng dịch vụ sẽ phải nêu rõ

23
được thông tin của các bên giao kết hợp đồng, thông tin hàng hoá,
thông tin của người nhận hàng, thời gian nhận hàng và thời gian giao
hàng, quyền lợi, nghĩa vụ cũng như cam kết của các bên.

IV. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG TIỆN VẬN


CHUYỂN, PHƯƠNG TIỆN XẾP DỠ, CÔNG CỤ
XẾP DỠ HÀNG HÓA VÀ CÁC VẬT LIỆU CHÈN
LÓT TRONG VẬN TẢI
4.1. Phương tiện vận chuyển hàng hóa
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các phương thức vận chuyển ngày
nay cũng càng đa dạng và phong phú hơn. Doanh nghiệp có nhu cầu vận
chuyển hàng hóa có thể tùy ý sử dụng rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhau.
Một số phương thức vận chuyển phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam là
đường sắt, đường thủy, đường bộ.
- Hàng thông dụng thường được vận chuyển bằng container. Hàng hoá trong
container và một số hàng vận chuyển theo nhóm có thể bảo quản ngoài bãi,
không phải xây kho kín. Khi giao nhận giảm thời gian cân đong, đo đếm;
trong lúc đó thời gian giao nhận đối với hàng chận chuyển bao gói riêng lẻ
chiếm 15-20% tổng thời gian tác nghiệp hàng hoá. Cùng một khối lượng
hàng như nhau thì vật liệu sản xuất bao gói nhỏ tốn rất nhiều thời gian so với
vật liệu làm container, …Ngoài ra vận chuyển bằng container cho phép bảo
quản chất lượng tốt hơn.
- Chính vì như vậy mà đa số hàng thông dụng được vận chuyển trong
container nên những phương tiện có khả năng chuyển chở được container sẽ
vận chuyển hàng hoá thông dụng. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các
phương tiện có khả năng vận chuyển hàng thông dụng.

4.1.1. Vận tải đường biển


- Đây là phương pháp chủ yếu để phân phối hàng thông dụng đi khắp thế giới.
Với những ưu điểm về khối lượng hàng vận chuyển, giá thành, … Tuy nhiên
chỉ vận chuyển được các mặt hàng như hàng điện tử, hàng công nghiệp,
hàng tiêu dùng, …
- Ngoài ra hàng thông dụng còn được vận chuyển trong tàu bách hoá nếu hàng
đóng thành từng bao gói riêng lẻ. Loại tàu này có hai tang boong, nhiều hầm
để cách ly với những loại hàng kỵ nhau. Độ cao hầm tàu thường hạn chế ở

24
mức độ nhất định phù hợp với chiều cao xếp hàng cho phép hàng của hàng
thông dụng.
- Ưu việt hơn nữa ta có thể nhắc đến tàu chuyên dùng loại ro-ro để vận
chuyển các container có bánh lăn, chở oto, máy kéo, máy gặt đập, … Nhờ
kết cấu đặc biệt cửa mở ở các đuôi tàu hoặc mũi tàu và cầu bến, khi cầu cập
bến, trây lơ, ô tô, … ở trong một hầm tàu được kéo lên bờ bằng xe kéo.

Hình 4.1.1 Các phương tiện vận chuyển hàng thông dụng bằng đường biển
(Nguồn: Internet)

25
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
- Có thể vận chuyển được một - Thời gian vận chuyển lâu, chưa
lượng lớn hàng hoá. được tối ưu cho các mặt hàng
- Giá thành vận chuyển thấp nhất thực phẩm, đặc biệt là nông sản.
trong các loại hình vận chuyển. - Phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết,
- Ít xảy ra các rủi ro về va chạm, các điều kiện thuỷ văn.
đảm bảo tính an toàn cho hàng - Phải kết hợp với một loại hình
hoá. vận chuyển khác để hàng đến
nơi sử dụng.

4.1.2. Vận tải đường bộ


- Đường bộ là một loại hình vận chuyển cực kì phổ biển ở Việt Nam. Hiện
nay nước ta có hơn 200.000km đường bộ và hiện vẫn đang được tiếp tục mở
rộng và phát triển. Các phương tiện vận chuyển hàng thông dụng trên đường
bộ vô cùng phổ biến như xe tải, xe container, xe đầu kéo, … Đây cũng chính
là con đường chính giúp vận tải hàng thông dụng ở nước ta.

26
Hình 4.1.2 Các phương tiện vận chuyển hàng thông dụng bằng đường bộ
(Nguồn: Internet)

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM


- Linh hoạt, không phụ thuộc vào - Phải nộp thêm các khoản phí
giờ giấc. đường bộ (trạm thu phí, phí cao
- Thời gian vận chuyển được rút tốc, …).
gọn hơn so với đường sắt và - Rủi ro cao (TNGT, kẹt xe, …).
đường thuỷ. - Khối lượng hàng vận chuyển còn
- Phạm vi vận chuyển rộng hơn, hạn chế.
đa dạng địa hình. - Phụ thuộc vào thời tiết.
- Khả năng đảm bảo chất lượng
hàng hoá cao.

4.1.3. Vận tải đường sắt


- Đường sắt xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ 19, khi đó là thời kỳ thuộc địa của
Pháp. Năm 1881, người Pháp đã khởi công xây dựng đường sắt đầu tiên tại
Việt Nam, kết nối giữa Sài Gòn (nay là TP.HCM) và Mỹ Tho. Từ đó, hệ
thống đường sắt được phát triển và mở rộng trên khắp đất nước, góp phần
quan trọng vào sự phát triển kinh tế và giao thông vận tải của Việt Nam.
27
Hình 4.1.3 Phương tiện vận chuyển hàng thông dụng bằng đường sắt
( Nguồn: Internet)

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM


- Giá cước thấp và ổn định theo - Chỉ đi được những tuyến cố
thời gian. định, không đi đến được những
- Tính an toàn và đảm bảo cao cho vùng cao.
hàng hoá. - Không có tính linh hoạt trong
- Ít bị ảnh hưởng bởi thời gian. quá trình vận chuyển.
- Thời gian vận chuyển cố định, ít - Chưa tối ưu hoá thời gian vận
bị thay đổi (tuỳ vào sự cố diễn chuyển.
ra).

4.2. Phương tiện xếp dỡ hàng hóa


- Phương tiện xếp dỡ hàng là những công cụ và máy móc được sử dụng để di
chuyển, xếp dỡ và lưu trữ hàng hóa trong các kho hàng, nhà máy sản xuất và
trung tâm phân phối. Các phương tiện xếp dỡ hàng thông dụng bao gồm xe
nâng, xe đẩy tay, xe kéo, cẩu trục và máy xếp dỡ hàng tự động. Những
phương tiện này đều có tính năng đặc biệt và được sử dụng tùy thuộc vào
kích thước, trọng lượng và loại hàng hóa cần xếp dỡ. Với sự hỗ trợ của các
phương tiện xếp dỡ hàng, các công việc liên quan đến vận chuyển và lưu trữ
hàng hóa sẽ trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.

28
4.2.1. Xe nâng

Hình
4.2.1
Xe
Nâng

(Nguồn: Internet)

- Xe nâng là một trong những phương tiện xếp dỡ hàng thông dụng được sử
dụng để nâng và di chuyển các pallet hoặc đơn vị hàng hóa lớn trong các
kho hàng, nhà máy sản xuất và trung tâm phân phối. Xe nâng có thể hoạt
động bằng điện hoặc dầu và được trang bị bộ phận nâng có thể điều chỉnh độ
cao để phù hợp với các kích thước và trọng lượng của hàng hóa. Xe nâng là
một công cụ hữu ích giúp tăng năng suất và tiết kiệm thời gian trong các
công việc liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa.

29
4.2.2. Xe đẩy tay

Hình 4.2.2 Xe đẩy tay


(Nguồn: https://www.thegioixeday.com/xe-nang-tay-thuy-luc-still-cby-a255_291.html)

- Xe đẩy tay được sử dụng để di chuyển các pallet nhỏ hoặc các hàng hóa có
kích thước nhỏ hơn trong các kho hàng, nhà máy sản xuất. Xe đẩy tay có thể
được vận hành bằng tay hoặc bằng điện và được trang bị bánh xe và tay cầm
để dễ dàng di chuyển hàng hóa. Xe đẩy tay là một công cụ tiện lợi, hiệu quả
trong việc lưu trữ hàng hóa và thường được sử dụng trong các kho hàng có
diện tích nhỏ hoặc khi không cần di chuyển các pallet hoặc hàng hóa quá
lớn.

4.2.3. Cẩu trục

30
Hình 4.2.3 Cẩu trục
(Nguồn: https://congtycautruc.com/tin-tuc/Tin-tuc/phan-biet-cau-truc-va-cong-truc-339.html)

- Cẩu trục được sử dụng để nâng và di chuyển các hàng hóa lớn và nặng trong
các kho hàng, nhà máy sản xuất. Cẩu trục có thể hoạt động bằng điện hoặc
dầu và được trang bị cần cẩu với khớp nối để có thể nâng, hạ, di chuyển các
pallet hoặc hàng hóa lớn. Cẩu trục là một công cụ hiệu quả trong các công
việc liên quan đến vận chuyển và sắp xếp hàng hóa lớn và nặng.

4.2.4. Máy bốc xếp hàng tự động

Robot bốc xếp hàng tự động

31
(Nguồn: https://intech-group.vn/robot-boc-xep-hang-tu-dong.htm)

- Robot bốc xếp hàng tự động là một phương tiện xếp dỡ hàng hiện đại hiện
đang được tiếp tục phát triển và mở rộng trên toàn thế giới. Robot được
trang bị cảm biến cùng các hệ thống điều khiển tự động để nhận diện, bốc và
xếp dỡ hàng hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, robot bốc xếp
hàng tự động cũng giúp giảm nguy cơ chấn thương lao động và làm cho các
công việc xếp dỡ hàng hóa trở nên an toàn hơn. Robot bốc xếp hàng tự động
giúp tăng năng suất và giảm tối đa sự tốn công và tốn thời gian của người
lao động trong các công việc xếp dỡ hàng hóa. Tóm lại, robot bốc xếp hàng
tự động đang trở thành một giải pháp xếp dỡ hàng hóa hiệu quả và tiết kiệm
chi phí cho các doanh nghiệp và tổ chức.

4.3. Công cụ xếp dỡ hàng hóa


- Để thuận tiện và dễ dàng hơn cho quá trình xếp dỡ hàng hóa có các công cụ
xếp dỡ hàng hóa được dùng để chuyên hỗ trợ, tùy vào tính chất hàng hóa và
kích thước thùng container, người xếp hàng sẽ cân nhắc để lựa chọn công cụ
cho phù hợp.
- Dưới đây là những công cụ xếp dỡ hàng hóa được dùng phổ biến nhất.

4.3.1. Cầu xe nâng


- Cầu xe nâng (Forklift ramp) là một trong những công cụ xếp hàng hóa
container có chức năng chính là kết nối giữa sàn làm việc và sàn container,
được làm bằng chất liệu khung thép rất chắc chắn.

Hình 4.3.1 Công cụ xếp dỡ hàng hóa container- cầu xe nâng


(Nguồn: https://xenangnhapkhau.com/cong-cu-xep-do-hang-hoa-container/)

32
- Công cụ xếp dỡ hàng hóa container này kết hợp với xe nâng sẽ trở thành bộ
đôi bốc xếp hàng với hiệu suất tăng đáng kể, thúc đẩy thời gian bốc xếp
hàng nhanh chóng.

4.3.2. Bàn nâng điện 

Hình 4.3.2 Bàn nâng điện là cầu kết nối giữa xe tải và xe nâng
(Nguồn: https://xenangnhapkhau.com/cong-cu-xep-do-hang-hoa-container/)

- Bàn nâng điện là loại thiết bị, công cụ xếp dỡ hàng hóa container rất đắc lực
giúp nâng hạ những chiếc xe nâng điện, xe nâng dầu hoặc công nhân,…có
khối lượng hàng tấn lên container để thực hiện công việc đóng thùng phuy
vào container hay bốc xếp các loại hàng hóa khác. 
- Bàn nâng điện cũng đa dạng mức tải trọng và kích thước mặt bàn khác nhau
với các loại bàn nâng điện 1 tấn nâng cao 1.7m, bàn nâng điện 2 tấn
nâng cao 1m4,…

4.3.3. Vật liệu đệm lót sàn xe/sàn container

33
Hình 4.3.3 Đệm lót sàn
(Nguồn: https://xenangnhapkhau.com/cong-cu-xep-do-hang-hoa-container/ )

- Tùy vào tính chất của từng loại hàng hóa khác nhau mà có thể đặt trực tiếp
hàng hóa lên mặt sàn container/sàn xe hay không. 
- Trong một số trường hợp và một số loại hàng hóa cần rải 1 lớp vật liệu lót để
tăng ma sát giữa lô hàng với mặt sàn hoặc phải đặt trên giá gỗ rồi mới đặt
lên sàn container/sàn xe.
- Mục đích của việc đặt vật liệu lót sàn xe để bảo vệ mặt sàn container không
bị hư hỏng trong quá trình xếp hàng, đồng thời cũng giữ được an toàn cho
hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Đối với các loại hàng hóa như hộp hàng carton, các hộp nhẹ hoặc các tấm nâng
hàng có thể xếp trực tiếp lên sàn của container mà không cần những tấm đệm này. 

4.3.4. Tấm nâng hàng (Pallet)

34
Hình 4.3.4 Công cụ xếp dỡ hàng hóa container -Pallet
(Nguồn: https://xenangnhapkhau.com/cong-cu-xep-do-hang-hoa-container/)

- Các tấm Pallet này hầu như đầu đi kèm với xe nâng là công cụ xếp dỡ hàng
hóa container nhanh chóng, tiện lợi hơn.
- Với việc dùng  các tấm Pallet, tốc độ hàng hóa khi xếp dỡ sẽ được cải thiện
nhanh hơn rất nhiều, nhất là khối lượng hàng hóa lớn trong container lên đến
hàng tấn. 
- Trong trường hợp các tấm nâng hàng này là một phần của lô hàng, chúng
cũng có thể được xếp và bao quanh bằng các lớp nilon mỏng cùng các dây
nilon chằng xung quanh tấm nâng hàng.
Tuy nhiên Pallet chỉ nên dùng làm công cụ xếp dỡ hàng hóa container tại điểm
nhận hàng hoặc trực tiếp trong các cảng vì nhược điểm của tấm nâng hàng là trong
một số trường hợp chúng không thể được xếp kín tối đa trong một container tiêu
chuẩn.

4.4. Vật liệu chèn lót trong vận tải


- Đây là các vật liệu mềm và có độ đàn hồi tốt như túi khí đệm hàng, giấy, cao
su, mút xốp. Các vật liệu này được quấn xung quanh sản phẩm, được chèn
vào trong thùng để giảm xóc. Khi vận chuyển hàng hóa cũng có thể sử dụng
vật liệu để chèn vào giữa các kiện hàng. Sử dụng vật liệu chèn đệm giúp
hàng hóa được êm.

35
4.4.1. Giấy dán carton/ giấy lót container

Hình4.4.1 Giấy lót container


(Nguồn: https://tuikhichenhang.info/2013/12/03/vat-lieu-chen-lot/)

- Dán 6 mặt trong container nhằm làm tăng độ ma sát giữa hàng hóa và
container. Đảm bảo tránh sự va chạm ảnh hưởng đến hàng hóa cũng như
container. Có 2 loại giấy dán: giấy carton và giấy kraft nhưng được dùng
hiệu quả và phổ biến nhất là giấy carton, do độ dày và độ bền của nó tốt hơn.
4.4.2 Dầm gỗ vuông
- Ở dưới mặt sàn container sẽ sử dụng nhiều các thanh gỗ vuông liền kề nhau.
Những thanh gỗ này được đặt ở những chỗ trống nhằm phân bổ tải trọng, tạo
sự cân bằng các bên trong container. Các thanh gỗ này có kích thước nhỏ, độ
dày dưới 5cm. Để phát huy tối đa tác dụng của loại vật liệu chèn lót này thì
phần chèn vào không nên quá 1m. Đây thuộc loại một trong những vật liệu
chèn lót đơn giản nhất.

36
Hình 4.4.2 Dầm gỗ vuông
(Nguồn: Internet)

4.4.3. Pallet
- Đây là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất. Do lợi ích đem lại rất tốt mà
giá thành ở mức tương đối rẻ. Có 2 loại: Pallet gỗ và pallet nhựa, tùy vào
chất liệu sản phẩm mà người dùng lựa chọn loại pallet phù hợp.
- Khi hàng được đóng trong kiện, pallet được đặt ở dưới kiện hàng, nâng đỡ,
bảo vệ kiện hàng được kiên cố và an toàn.

Hình 4.4.3 Pallet


Nguồn: (http://ttvietnam.com/vi/palet-go/)

4.4.4. Slip sheet


- Loại vật liệu chèn lót này cách dùng và công dụng cũng tương tự như pallet.
Nhưng về chất lượng được xem là tốt hơn nhiều so với pallet và giá thành
37
cũng rẻ hơn pallet rất nhiều.

Hình 4.4.4 Slip sheet


Nguồn: (https://linki.vn/slip-sheet-la-gi-loi-ich-cua-slip-sheet-trong-chuoi-cung-ung-50-25.html)

4.4.5. Đệm mút, xốp


- Loại này thường được dùng cho hàng có khối lượng nặng như máy móc,
thiết bị khác… Đệm mút, xốp nhẹ và chịu lực cực kì tốt, độ đàn hồi cao nên
cũng được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, diện tích của nó lại chiếm khá lớn.
Nên đôi khi tạo sự cồng kềnh, rất khó để có thể chèn thêm theo ý muốn.

Hình 4.4.5 Đệm xốp


Nguồn: (Internet)

38
Hình 4.4.6 Túi khí chèn hàng
Nguồn: (https://daravin.vn/blog/tui-khi-chen-lot-container.html )

- Loại vật liệu chèn lót này gồm 3 lớp. Hai lớp trong cùng là nhựa polyeste,
nhựa polypropylene, lớp ngoài cùng là giấy kraft. Ba lớp này hợp thành một
thể thống nhất chắc chắn, phù hợp với nhiệt độ bên trong container. Túi khí
chèn hàng sẽ được đặt ở giữa các kiện hàng, khoảng trống này thường từ 30-
45cm. Có 2 size túi khí được dùng phổ biến nhất: loại 800x1000mm và loại
1000x1800mm.
- Vận chuyển hàng xuất khẩu bằng container. Doanh nghiệp cần phải chèn túi
khí giữa các kiện hàng. Hoặc chèn túi khí giữa kiện hàng và thành khoang.
Việc chèn lót túi khí chèn hàng vào các khoảng trống giúp hàng hóa ổn định,
không bị xê dịch. Hàng hóa khi vận chuyển bằng đường bộ hay biển sẽ
không bị đổ ngã.
- Việc chèn lót túi khí chèn hàng cũng giúp giảm lực va đập cho hàng hóa. Túi
khí được bơm căng sẽ có độ đàn hồi. Giúp giảm lực chấn động cho hàng
hóa. Hàng hóa khi vận chuyển bằng đường biển sẽ gặp rung lắc rất nhiều.
Với túi khí chèn hàng, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn yên tâm khi vận chuyển
hàng hóa xuất khẩu.
- Doanh nghiệp cũng cần lưu ý là mỗi loại khoảng trống khác nhau sẽ đòi
hỏi túi khí chèn lót có kích thươc phù hợp. Vì vậy khi chèn lót bằng túi khí
cần dựa trên kinh nghiệm lót hàng hoặc tư vấn từ đơn vị phân phối.
- Ưu điểm của loại vật liệu chèn hàng này là giữ cho hàng hóa, kiện hàng cố
định một chỗ trong suốt hành trình vận chuyển. Bên cạnh đó, túi khí khi

39
chưa sử dụng được xếp gọn lại, dễ bảo quản, khi cần thì đem ra và bơm hơi
lên sử dụng khá tiện lợi. Giá cả của loại túi khí này cũng thuộc hàng rẻ hơn
so với các loại vật liệu đóng gói khác. Chất liệu nhựa PP và giấy cũng khá
thân thiện với môi trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


CNSG Xe Nâng Hàng Chính Hãng. (2022, 8 13). Các công cụ xếp dỡ hàng hóa container. Được
truy lục từ Xe nâng nhập khẩu: https://xenangnhapkhau.com/cong-cu-xep-do-hang-hoa-
container/
Trường, L. M. (2021, 8 8). Vật liệu chèn lót co giãn. Được truy lục từ LUẬT MINH KHUÊ:
https://luatminhkhue.vn/amp/vat-chen-lot-co-dan-inflatable-dunnage-la-gi.aspx
Sách Hàng Hoá tác giả Nguyễn Hữu Tân, NXB: Giao Thông Vận Tải
Sách Hàng Hóa Vận Tải tác giả ThS. Nguyễn Thị Hồng Thu và ThS. Chu Thị Huệ, NXB: Giao
Thông Vận Tải

KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện và hoàn thiện bài tiểu luận giúp chúng em hiểu rõ về tính
chất, định nghĩa và phân loại của các loại hàng thông dụng. Học hỏi và biết được
kỹ thuật chất xếp, bảo quản và vận chuyển hàng thông dụng cần được thực hiện
một cách cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động cho người thực hiện và người sử
dụng. Hiểu thêm các phương tiện vận chuyển và công cụ xếp dỡ hàng hóa cũng
phải được lựa chọn và sử dụng một cách phù hợp để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo
tối đa hiệu quả vận chuyển. Ngoài ra, giúp chúng em tiếp thu kiến thức về việc sử
dụng các vật liệu chèn lót trong vận tải cũng là một yếu tố quan trọng trong việc
bảo vệ hàng hóa. Thông qua bài tiểu luận, chúng em rút ra được những kỹ năng
cần thiết và biết được tầm quan trọng của việc quản lý, đảm bảo an toàn và hiệu
quả trong hoạt động vận chuyển hàng thông dụng.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức và kinh nghiệm hạn chế nên bài viết không tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng em hy vọng sẽ nhận được những nhận xét, đóng góp
của cô để nhận biết được những sai sót mà mình mắc phải và khắc phục, giúp bài
viết được hoàn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Thu vì những kiến thức
bổ ích và sự hướng dẫn, hỗ trợ tận tình để em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận!

40
41

You might also like