You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


------------&------------

BÀI TẬP LỚN


Đề tài:
“Ứng dụng công nghệ trong Outbound logistics của Lazada
Việt Nam”

Nhóm sinh viên: Nhóm 1


Môn học: Logistics trong thương mại điện tử
Giáo viên hướng dẫn: Dương Văn Bảy

Hà Nội, ngày 12, tháng 11, năm 2022.


1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Stt Họ và tên MSV

1 Nông Văn Thịnh 11203774

2 Nguyễn Thị Ngọc 11202860

3 Hoàng Quốc Phong 11200309

4 Nguyễn Thế Chiến 11200642

5 Nguyễn Trường Giang 11201114

6 Nguyễn Ngọc Dân 11204749

MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................................4
1.1. Tổng quan về Outbound Logistics....................................................................4
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................................4
1.1.2. Quy trình Outbound Logistics.......................................................................4
1.1.3. Các yếu tố đảm bảo quá trình Outbound Logistics hiệu quả.........................5
1.2. Một số loại công nghệ phổ biến trong Outbound Logistics............................6
1.2.1. Công nghệ RFID............................................................................................6
1.2.2. Công nghệ Blockchain...................................................................................7
1.2.3. Robottic và tự động hóa.................................................................................8
1.2.4. IOT...............................................................................................................10
II. PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO OUTBOUND LOGISTIC
CỦA LAZADA VIỆT NAM......................................................................................11
2.1. Giới thiệu về Lazada Việt Nam.......................................................................11
2.2. Tổng quan về Outbound Logistics của Lazada.............................................12
2
2.3. Các giải pháp công nghệ Outbound Logistics của Lazada..........................13
2.3.1. Dây chuyền tự động chia chọn Wave – Sorter 2.........................................14
2.3.2 Tủ khóa thông minh Smart Locker...............................................................16
2.3.3. Ứng dụng di động........................................................................................18
2.3.4. Dự án Apollo................................................................................................20
2.4. Phân tích Outbound Logistics của Lazada theo mô hình SWOT...............21
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.......................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................24

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan về Outbound Logistics 

1.1.1. Khái niệm


Thuật ngữ Outbound logistics còn được gọi là Logistics đầu ra. Bản chất của
thuật ngữ này chỉ một quá trình từ lưu trữ hàng hóa tới hoạt động phân phối chúng tới
các đại lý, cửa hàng, các nhà bán lẻ và những người tiêu dùng cuối cùng.

Để nhằm giảm chi phí tối đa, đồng thời đảm bảo hoạt động đầu ra logistics
được suôn sẻ, giai đoạn outbound xây dựng mục tiêu tối ưu hóa toàn bộ các yếu tố, từ
thời gian, địa điểm, doanh thu cho tới các chi phí khác. Nhưng, hiện nay, các doanh
nghiệp đang chạy theo xu hướng thuê dịch vụ Logistics bên ngoài nên sẽ tập trung
nhiều cho các khâu khác như sản xuất, bán hàng, marketing mà không quan tâm nhiều
tới hoạt động outbound của logistics.

1.1.2. Quy trình Outbound Logistics


Quy trình hoạt động của Outbound Logistics được thực hiện như sau:

Bước 1: Đơn đặt hàng (Customer Order): Khách hàng đặt hàng qua các kênh
bán hàng của doanh nghiệp, có thể là offline hoặc online.
3
Bước 2: Xử lý đơn hàng (Order Processing): Doanh nghiệp xác nhận đơn hàng,
nhận số lượng yêu cầu, kiểm tra nguồn hàng tồn kho có đủ để đáp ứng được đơn hàng
hay không.

Bước 3: Chọn hàng (Picking): Nhân viên kho lựa chọn hàng hóa từ kho dự trữ
để hoàn tất đơn hàng.

Bước 4: Đóng gói, tải và chất hàng (Packing, Staging & Loading): Nhân viên
tiến hành đóng gói, dán nhãn mác và lập hồ sơ theo yêu cầu nội bộ. Sâu đó, hàng
được chất lên phương tiện vận chuyển.

Bước 5: Vận chuyển và chứng từ (Shipping & Documenting): Đơn hàng rời
kho để vận chuyển tới các nhà phân phối hoặc đối tác. Lúc này, hệ thống thông tin
của doanh nghiệp sẽ cập nhật tiến độ giao hàng và gửi thông tin chi tiết cho khách
hàng theo dõi.

Bước 6: Giao hàng chặng cuối (Last Mile Delivery): đơn đặt hàng vận chuyển
từ nhà phân phối cho người tiêu dùng cuối cùng.

1.1.3. Các yếu tố đảm bảo quá trình Outbound Logistics hiệu quả
Logistics đầu ra là hoạt động phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tiềm
lưc về kho bãi, nhân sự và công nghệ. Bởi vì quá trình này bao gồm nhiều khâu và
nhiều bước khác nhau, một bước thực hiện không tốt có thể ảnh hưởng tới cả quá
trình. Do đó, để đảm bảo được Outbound Logistics luôn diễn ra suôn sẻ, cần đảm bảo
được những điều sau:

Một là, có hệ thống lưu trữ, quản lý hàng tồn kho:

Để quá trình Logistics đầu ra luôn trơn tru, doanh nghiệp cần phải có hệ thống
kho lưu trữ và kiểm kê hàng hóa. Để đảm bảo hoạt động lưu trữ số lượng hàng hóa
phù hợp, các doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu trong lịch sử để dự đoán nhu cầu

4
tương lai để thông báo cho kênh phân phối. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử
dụng hệ thống kiểm kê “just in time”, để bắt tay vào sản xuất, đặt hàng nguyên vật
liệu và cung cấp sản phẩm để giao cho khách hàng.

Hai là, lựa chọn kênh phân phối phù hợp:

“Tiếp cận” khách hàng qua kênh phân phối thay vì làm việc trực tiếp với họ là
cách đơn giản nhất giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và rút ngắn khoảng cách với
người tiêu dùng. Các kênh phân phối sẽ giúp doanh nghiệp lưu trữ, quảng bá sản
phẩm và sắp xếp để bán sản phẩm cho khách hàng. Để tối ưu hóa doanh thu, chi phí
thì doanh nghiệp cần chọn kênh phân phối phù hợp với chiến lược, năng lực và khách
hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

Ba là, tối ưu hóa hoạt động giao hàng:

Hoạt động vận chuyển, giao hàng là một phần quan trọng của Outbound
Logistics. Vì vậy, việc tối ưu được khâu vận chuyển sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm
được rất nhiều chi phí dành cho hoạt động Logistics. Theo đó, doanh nghiệp nên lựa
chọn cách giao hàng phù hợp với sản phẩm và yêu cầu của đơn hàng. Doanh nghiệp
có thể tự xây dựng một đội ngũ nhân viên giao hàng hoặc thuê dịch vụ ở các hãng vận
chuyển khác. Dù lựa chọn phương thức nào vẫn cần đảm bảo tiết kiệm chi phí, giao
nhận an toàn và hàng được chuyển đến nơi trong thời gian quy định.

1.2. Một số loại công nghệ phổ biến trong Outbound Logistics

1.2.1. Công nghệ RFID


RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối
tượng bằng sóng vô tuyến (1 loại sóng điện từ), từ đó có thể giám sát, quản
lý hoặc lưu vết từng đối tượng theo thời gian thực.

Thẻ RFID có gắn chip và anten có tác dụng thu và phát sóng điện tử, dùng để
gắn vào đối tượng cần quản lý như sản phẩm, hàng hóa, động vật và kể cả con

5
người…Đầu đọc là một thiết bị dùng để đọc, chuyển đổi và sau đó lưu trữ các tín hiệu
vô tuyến này dưới dạng thông tin có thể sử dụng được, cung cấp các dữ liệu cần thiết
cho người dùng thông qua phần mềm điều khiển tại máy chủ. Cụ thể hơn, công nghệ
RFID có thể đợc ứng dụng trong logistics nhằm:

Một là, cải thiện khả năng theo dõi xuyên suốt chuỗi:

RFID cho phép doanh nghiệp theo dõi quy trình làm việc trong chuỗi cung ứng
của mình và thu thập các dữ liệu cần thiết liên quan đến thiết bị sản xuất, hàng tồn
kho, quản lý trang thiết bị và các quy trình của công ty.

Hai là, nâng cao năng suất trong logistics và chuỗi cung ứng:

RFID loại bỏ những lãng phí về thời gian định vị hàng hóa bằng cách sử dụng
tần số vô tuyến để giúp xác định và theo dõi vị trí của sản phẩm. Hơn nữa, việc giảm
thời gian định vị hàng hóa giúp giảm chi phí liên quan đến lao động và có thể cải
thiện năng suất tổng thể cho đơn vị sản xuất.

Ba là, khả năng theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực:

Với RFID, doanh nghiệp có thể xem chính xác lượng sản phẩm mà họ hiện có.
Điều này giúp họ tìm ra mức tồn kho tối ưu để không có sản phẩm được lưu trữ dư
thừa và đảm bảo khả năng sẵn có trên kệ của các sản phẩm của họ.

Với hàng hóa được gắn thẻ RFID, các nhà sản xuất có thể dễ dàng tăng tỷ lệ
đếm hàng tồn kho từ 200 lên đến hơn 12.000 mặt hàng mỗi giờ, đồng thời họ cũng
hoàn toàn có thể kiểm tra được tình trạng bán của từng loại sản phẩm trên kệ chỉ trong
vài phút, thay vì hàng tuần theo phương pháp truyền thống.

Bốn là, độ chính xác cao hơn:

Doanh nghiệp đưa RFID vào hệ thống kho và lưu trữ có thể cải thiện 80% độ
chính xác của việc vận chuyển và lấy hàng, từ đó, tiết kiệm được một khoản tiền lớn
nhờ giảm thiểu lỗi từ khâu vận chuyển và đóng gói.

6
Năm là, giảm thất thoát, trộm cắp:

Việc gắn thẻ RFID cũng giúp các công ty kiểm soát hàng tồn kho bằng cách
định vị sản phẩm theo thời gian thực để phát hiện kịp thời và hạn chế tối đa vấn đề
liên quan đến thất thoát, trộm cắp hàng hóa. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các sản
phẩm có giá trị cao hay khó thay thế của công ty.

1.2.2. Công nghệ Blockchain


Blockchain hay còn gọi với tên chuỗi khối, blockchain,… là một hệ thống cơ sở
dữ liệu dạng chuỗi – khối cho phép lưu trữ và truyền tải thông tin một cách an toàn
được liên kết, mở rộng với nhau nhờ các thuật toán mã hóa vô cùng phức tạp. Nó có
vai trò to lớn trong Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Blockchain giúp quy trình quản lý chuỗi cung ứng diễn ra nhanh chóng, tiết
kiệm thời gian. Bằng cách loại bỏ các bên trung gian và phân cấp hệ thống, quy trình
giao dịch, thanh toán cũng được diễn ra minh bạch, công khai hơn. Blockchain tạo ra
quy trình trao đổi dữ liệu và cung cấp kho lưu trữ an toàn. Từ đó, chuỗi cung ứng
được diễn ra hiệu quả, hạn chế tối đa các tình trạng gian lận.

Công nghệ mới này sẽ cách mạng hóa lĩnh vực logistics với việc tăng cường
tính minh bạch cho các nhà giao nhận vận tải, giảm thiểu sự gián đoạn thông tin giữa
nhiều bên và loại bỏ các bên trung gian, dẫn đến chuỗi cung ứng được đơn giản hóa
và có độ tin cậy cao.

Công nghệ Blockchain được sử dụng để mã hóa sản phẩm (mã hóa số seri) về
nguồn gốc, số lô và hạn sử dụng . Có thể truy vết mọi lúc mọi nên trên các thiết bị
điện tử. Bên cạnh đó còn ứng dụng vào việc xác minh sản phẩm, kiểm chứng sản
phẩm được cung cấp bởi một nhà máy sản xuất hợp pháp đã được vận chuyển và bảo
quản một cách phù hợp hay không.

7
1.2.3. Robottic và tự động hóa
Robot với khả năng AI có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn mà không
cần sự điều khiển của con người. Robot thông minh với các thuật toán chuẩn chỉ,
nhạy bén và chặt chẽ giúp quá trình giao hàng, vận chuyển, lưu kho, lấy hàng, đóng
gói và định tuyến trở nên dễ dự đoán hơn, dễ kiểm soát hơn và hiệu quả hơn. Bằng
cách giảm thiểu sai sót của con người, sử dụng robot AI trong logistics giúp tiết kiệm
thời gian và tăng năng suất làm việc, từ đó có thể mang lại lợi nhuận đáng kể và giảm
chi phí kho hàng.

Một là, robot kéo hàng, robot vận chuyển hàng tự động ( Xe tự hành AGV)

Xe tự hành Xe tự hành AGV hoạt động dựa trên hệ thống được lập trình với độ
chính xác và an toàn cao, với hệ thống máy ảnh, các loại cảm biến giúp Xe tự hành
AGV phát hiện ra vật cản trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu. Xe tự hành Xe
tự hành AGV  hoàn toàn có thể hoạt động độc lập mà không cần đến sự can thiệp của
công nhân, hơn thế nữa, Xe tự hành AGV hoàn toàn đáp ứng khổi lượng hàng hóa với
tải trọng lớn.

(Xe tự hành AGV)

Hai là, xe nâng người máy:


8
Thay vì thay thế con người, xe nâng người máy với quy trình dữ liệu được thiết
lập chặt chẽ được hướng tới để hỗ trợ nhân viên kho hàng trong việc lưu trữ, dự trữ và
bốc dỡ sản phẩm với mục tiêu giảm thiểu các hạn chế về hiệu suất và lỗi do con người
gây ra. Xe nâng thông minh được trang bị thêm hệ điều khiển không dây hoặc có dây
dễ dàng kết nối với cổng điều khiển chung của nhà kho. Ứng dụng này cho phép bạn
giám sát tần suất sử dụng xe cũng như hành vi của lái xe thông qua đó có phương án
nâng cao năng suất làm việc.

Ba là, xe tải thông minh:

Những chiếc xe tải tự lái này có thể được điều khiển và giám sát từ xa mà
không cần người điều khiển phía sau tay lái nhằm tối ưu hóa hoạt động và tăng độ an
toàn trên đường, đảm bảo hàng hóa ở điều kiện tốt nhất khi vận chuyển.

Trong tương lai gần, Smart Truck tích hợp thêm nhiều tính năng tiện ích đa
năng, kết nối trực tiếp, liền mạch với các hãng tàu, kho bãi, các trung tâm dịch vụ
logistics cho xe, các đơn vị cung cấp dịch vụ cho hàng hóa như bảo hiểm, giám
định… sẽ tạo ra một hệ sinh thái ưu việt thúc đẩy vận chuyển và ngành logistics phát
triển lên tầm cao mới, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế.

Bốn là, máy bay không người lái:

Trong các nhà kho, máy bay không người lái có thể được sử dụng để tăng tốc
độ đếm hàng tồn kho, tối ưu hóa đường đi xung quanh nhà kho khi kéo hàng tồn kho
và để cải thiện sự an toàn của công nhân.

1.2.4. IOT
“Internet of Things” hay cụ thể hơn là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet
hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet là một liên mạng. Trong đó, các thiết
bị, phương tiện vận tải, phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ
phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng
máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu.
9
(IOT giúp gia tăng giá trị cho chuỗi cung ứng)

Trong lĩnh vực Logistics, IoT được sử dụng nhằm kết nối hầu hết mọi thứ, như:
gói hàng, lưu kho, xếp dỡ, chuyên chở hàng hóa ,… giúp tiết kiệm thời gian, gia tăng
giá trị cho chuỗi cung ứng.

Giải pháp IoT hỗ trợ quản lý vị trí và tuyến đường cho ngành Logistics khá phổ
biến hiện nay. Giải pháp này cho phép nhà quản lý giám sát vị trí của xe tải trong thời
gian thực. Bằng cách sử dụng hệ thống theo dõi GPS và kỹ thuật định vị địa lý, tuyến
đường do xe tải thực hiện cũng có thể được giám sát từ các vị trí từ xa.

II. PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO OUTBOUND LOGISTIC
CỦA LAZADA VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu về Lazada Việt Nam


Lazada Việt Nam là một sàn giao dịch thương mại điện tử, cung cấp sản phẩm
trên nhiều ngành hàng khác nhau như nội thất, điện thoại máy tính bảng, sản phẩm

10
thời trang, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi và đồ dùng thể thao,.v.v.
Tháng 03 năm 2012, Lazada Việt Nam được thành lập. Khi đó, khái niệm
TMĐT còn vô cùng mới mẻ với nhiều doanh nghiệp Việt, chính Lazada đã đặt những
nền móng đầu tiên, mang thói quen mua sắm online với người dùng Việt.
Năm 2015, khi các đối thủ còn đang tìm chỗ đứng ở thị trường mới, Lazada đã
tiên phong xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng logistics phức hợp Lazada Express tại
Việt Nam. Đây cũng là nền móng cốt lõi để sàn TMĐT tiếp tục hiện thực hóa các
bước tiếp theo trong chiến lược trở thành một "ông lớn" ngành TMĐT ở Đông Nam Á
nói chung và Việt Nam nói riêng.
Năm 2016, sàn tiên phong mở mô hình Học viện Lazada - Lazada University
nhằm đào tạo kinh doanh sát với trải nghiệm thực tế của nhà bán hàng trên sàn. Học
viện Lazada trở thành bạn đồng hành cung cấp loạt video hướng dẫn kinh doanh miễn
phí, các hội thảo và workshop tương tác trực tiếp, chương trình ưu đãi..., giúp cộng
đồng nhà bán hàng thích nghi và vận dụng hiệu quả các công cụ kinh doanh online.
Năm 2018, Lazada giới thiệu LazMall - hệ thống gian hàng chính hãng khắp
Đông Nam Á. Tại LazMall, khách hàng có thể tiếp cận những sản phẩm chất lượng
cao, chính hãng, góp phần tăng uy tín của khái niệm "mua hàng online" vốn vướng
nhiều hoài nghi trong giai đoạn đầu.
Năm 2021, Lazada Logistics giới thiệu dịch vụ giao vận đa kênh MCL (multi-
channel logistics) nhằm mang đến giải pháp xử lý đơn hàng toàn diện, giúp các
thương hiệu đối tác và nhà bán hàng hoàn thiện khâu giao vận logistics một cách
thông suốt.
Hiện tại Lazada là một trong các sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam,
cùng với Shopee, Tiki và Sendo. Theo thống kê của Metric, trong đầu năm 2022,
Lazada là sàn thương mại điện tử đứng thứ 2 tại Việt Nam, chiếm 20% thị phần với
doanh thu 9,7 nghìn tỷ.
Năm 2021, Tập đoàn Lazada cán mốc 21 tỷ USD cho tổng giá trị hàng hóa. Số
lượng đơn đặt hàng và hàng hóa được bán ra tăng trung bình 150% mỗi năm trong
11
giai đoạn 2013-2021. Số lượng người bán sử dụng tính năng livestream trên ứng dụng
Lazada cũng tăng trung bình 205% mỗi năm, từ 2019 đến 2021.

2.2. Tổng quan về Outbound Logistics của Lazada


Năm 2015, Lazada chính thức thành lập Lazada Express – một công ty chuyên
về logistics (tiếp nhận, vận chuyển, giao hàng) để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tính đến nay, Lazada Việt Nam đang sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng logistics tích
hợp, thông minh hàng đầu tại Việt Nam với 2 trung tâm phân phối, 2 trung tâm phân
loại hàng hóa tự động, 70 trung tâm giao nhận hàng và hàng trăm điểm gửi hàng trên
khắp cả nước.
Năm 2021, Lazada thay đổi nhận diện thương hiệu logistics cho mình thành
Lazada logistics. Đó là sự kết hợp từ 2 nhánh trước đó: Lazada eLogistics (LEL) -
quản lý khâu xử lý đơn hàng, phối hợp với các đơn vị đối tác giao vận; Lazada
Express (LEX) - xử lý việc giao bưu kiện, hàng hóa cho khách hàng.
Lazada Logistics Việt Nam, thành viên của Tập đoàn Lazada, là công ty tiên
phong trong lĩnh vực Logistics Thương mại điện tử bằng công nghệ, sáng tạo và sự
đột phá, cung cấp đa dạng các giải pháp logistics, là đối tác đáng tin cậy của các
thương hiệu và nhà bán hàng tại khu vực Đông Nam Á. Trong 1 thập kỷ qua, mạng
lưới logistics của Lazada Logistics ở Việt Nam đã định hình lại toàn cảnh Thương
mại điện tử.

Với mục tiêu hướng đến cung cấp dịch vụ logistics toàn diện dựa trên nền tảng công
nghệ và sự đổi mới không ngừng, Lazada Logistics cam kết luôn nâng cấp và cải tiến
các dịch vụ logistics, mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu, hiệu quả và là
lựa chọn đáng tin cậy cho mọi nhu cầu logistics. Hiện tại, Lazada Logistics có:

- 2 trung tâm xử lý đơn hàng ở vị trí chiến lược và với diện tích khai thác hơn
20,000m2

12
- 2 trung tâm phân loại hàng tự động với cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn quốc tế và
công nghệ tiên tiến giúp xử lý hàng hóa tốc độ cao ngay cả trong mùa cao điểm

- Đội ngũ giao nhận hơn 3,000 nhân viên giao hàng với năng lực xử lý đa dạng
các mặt hàng và sự tận tâm với khách hàng

2.3. Các giải pháp công nghệ Outbound Logistics của Lazada
Có thể dễ dàng nhận thấy, với khách hàng hiện nay, ngoài việc đảm bảo chất
lượng sản phẩm thì dịch vụ và thời gian giao hàng cũng được quan tâm không kém.
Đặc biệt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến gia tăng đột biến trong đại dịch Covid-19,
với cùng một sản phẩm, đơn vị nào có thời gian giao hàng nhanh hơn sẽ chiếm được
ưu thế, thậm chí khách hàng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn nếu đáp ứng thời gian vận
chuyển theo yêu cầu. Lazada đã sớm nhận thức được điều này, Lazada xác định
logistics là một trong 3 trụ cột trong hệ sinh thái của Lazada gồm “Công nghệ,
Logistics và thanh toán”, điều đó khẳng định rằng ngay từ đầu hãng đã rất quan tâm
đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics cũng như áp dụng công nghệ để giảm chi phí và
thời gian giao hàng, tăng trải nghiệm cho người tiêu dùng. Vậy thì rốt cuộc Lazada đã
sử dụng những công nghệ nào để thực hiện được điều này?

2.3.1. Dây chuyền tự động chia chọn Wave – Sorter 2


Theo các chuyên gia khẳng định, đầu tư vào hệ thống phân loại chính là đầu tư
cho tương lai của ngành logistics, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Hệ
thống này sẽ giúp toàn bộ hệ thống logistics được cải thiện, khắc phục những sai
hỏng, quá tải, từ đó giảm tác động tiêu cực của việc trì hoãn giao hàng, giúp gia tăng
uy tín và giữ chân khách hàng.
Lazada hiểu rõ điều này nên từ rất sớm nên đã đầu tư vào hệ thống phân loại
hàng hóa hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh, hãng đang sử dụng công nghệ phân loại
wave-sorter thế hệ 2 với nhiều tính năng vượt trội:
- Sản phẩm được phân loại và chia chọn hoàn toàn tự động với độ chính xác cao.
13
- Hệ thống cảm biến, máy quét tích hợp tính năng đọc mã vạch, giúp tự động đo
kích thước, cân nặng hàng hóa, xác định khu vực giao hàng để phân phối về các
băng chuyền phù hợp.
- Có thể vận hành 24/24, công suất lên tới 10.000 sản phẩm/giờ
- Tất cả thông tin hàng hóa đều được lưu trong hệ thống, có thể truy xuất bất kỳ
lúc nào.
Để thực hiện được những tính năng vượt trội này là do hệ thống ware-sorter 2
ứng dụng công nghệ kết nối IOT để vận hành, kiểm tra, giám sát và quản lý dữ liệu từ
xa. Các dữ liệu được lưu trữ trên Server tự động theo thời gian thực, có thể tự động
phân tích, so sánh các dữ liệu để đưa ra các cảnh báo tự động về tình trạng hàng hóa
như ứ đọng, tắc nghẽn giúp nhân viên nhanh chóng xử lý kịp thời.

(Trung tâm phân loại hàng hóa tự động bằng robot tại Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh của
Lazada)
Điểm mấu chốt của hệ thống ware-sorter 2 này chính là công nghệ mã vạch.
Mỗi đơn hàng đều được cấp một mã code, sau đó được đặt lên những chiếc khay và đi
lên một băng chuyền. Đơn hàng sẽ đi qua máy scan, tại đây được lắp hệ thống cảm
biến, có nhiệm vụ đo kích thước, cân nặng của đơn hàng, sau đó sẽ chuyển hướng

14
từng đơn hàng vào các luồng tương ứng, mỗi luồng tương ứng với một khu vực mà
đơn hàng sẽ được chuyển đến, theo từng khu vực Bắc, Trung, Nam, sau đó các nhân
viên sẽ phân loại theo từng tỉnh, rồi từng phường xã.
Ngoài việc phân luồng, phân vùng, hệ thống có thể chuyển hàng tới các nhân
viên trực tiếp khi nhận thấy băng chuyền có thể bị quá tải, giúp cho hệ thống được
vận hành trơn tru, hiệu quả và nhanh chóng.

(Hệ thống cảm biến giúp đo kích thước, cân nặng hàng hóa)

2.3.2 Tủ khóa thông minh Smart Locker


Thấu hiểu được những nỗi khó khăn, bất tiện của khách hàng khi không chủ
động được thời gian, địa điểm nhận hàng, Lazada đã cho ra mắt dịch vụ tủ khóa Smart
Locker từ năm 2018. Đây là giải pháp nhận hàng thông minh, thuận tiện, an toàn cho
khách hàng khi mua sắm cùng Lazada. Lazada đã hợp tác cùng iLogic Việt Nam
triển khai hệ thống các điểm lấy hàng tự động qua tủ khóa thông minh (smart locker).
Người mua hàng có thể lấy hàng mọi lúc và hoàn toàn tự động sau khi đặt hàng trên

15
Lazada, chỉ cần quét mã QR nhận qua email hoặc nhập số điện thoại và mã OTP để
mở tủ khóa.
Lazada tuyên bố họ là nền tảng thương mại điện tử duy nhất tại Việt Nam áp
dụng công nghệ tủ khóa thông minh này. Hiện tại, Lazada có 36 smart locker trên cả
nước (TP.HCM và Hà Nội). Các tủ thông minh thường được đặt tại chung cư, trung
tâm thương mại thuận tiện và gần nhà/văn phòng của khách hàng. Mô hình này phù
hợp nhóm khách hàng bận rộn, sinh viên và nhân viên văn phòng 18-50 tuổi. Hệ
thống tủ khóa iLogic Smartbox được xem là bước tiến công nghệ về sự chủ động
trong công tác giao - nhận, hạn chế những tiếp xúc không cần thiết giữa shipper và
khách hàng, đảm bảo an toàn tối đa trong mùa dịch.

(Tủ khóa Smart Locker giúp khách hàng chủ động lựa chọn địa điểm, thời gian nhận

16
hàng)
Giải pháp này mang lại lợi ích to lớn cho cả Lazada và khách hàng.
Một là, tiện lợi cho giao – nhận hàng. Tủ Smart Locker cho phép người mua
lấy và gửi bưu kiện một cách dễ dàng mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con
người. Tủ khóa cũng cho phép lưu trữ an toàn các bưu kiện cho đến khi chúng đến tay
người tiêu dùng.  Tủ khóa thông minh cung cấp khả năng tiếp cận 24/7 cho người
mua. Khách hàng có thể đến lấy hàng bất cứ lúc nào rảnh, miễn là bạn có mã OTP mà
đơn vị vận chuyển cung cấp.

  Hai là, tiết kiệm thời gian và chi phí cho Lazada. Theo một số thống kê, việc
sử dụng Tủ Smart Locker giúp các sàn thương mại điện tử cũng như đơn vị vận
chuyển tiết kiệm được tới 53% so với chi phí khi giao bưu kiện tận tay khách hàng
với phương thức truyền thống.  Bằng cách sử dụng tủ khóa thông minh, shipper có thể
giao nhiều gói hàng ở cùng một nơi mà không phải đi tới từng địa chỉ cụ thể. Nếu một
người chuyển phát nhanh có 10 bưu kiện được ký gửi trong một tủ khóa thông minh,
điều đó có nghĩa là anh ấy đã tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho 9 chuyến đi
khác nhau. 

Ba là, cung cấp giải pháp an toàn trong thời kỳ dịch bệnh. Đại dịch Covid-19
thay đổi nhiều mặt trong cuộc sống của con người. Lĩnh vực mua sắm cũng không
ngoại lệ. Mua hàng trực tuyến giúp giảm thiểu tiếp xúc giữa người mua và người bán.
Nhận hàng qua hệ thống tủ thông minh giúp quy trình mua hàng online trở thành quy
trình “không chạm” đúng nghĩa. Điều này giúp an toàn sức khỏe cho người mua lẫn
người bán. Do đó, hình thức nhận hàng này không chỉ cần được duy trì trong đại dịch
mà còn nên trở thành thói quen trong cuộc sống bình thường mới của mọi người.

2.3.3. Ứng dụng di động


Ngoài những công nghệ trên, Lazada còn nghiên cứu, cung cấp những ứng
dụng di động hỗ trợ các đối tác của mình theo dõi đơn hàng hiệu quả, nhanh chóng.

17
Một là, app Lazada Seller Center.
Đây là ứng dụng dành riêng cho các nhà bán hàng trên Lazada, bên cạnh tính
năng tạo lập và quản lý gian hàng, Lazada Center còn giúp các nhà bán theo dõi được
tình trạng đơn hàng của mình từ khi xuất kho cho đến khi đến tay người mua, biết
được hàng khi nào xuất kho, hiện đang ở kho nào, dự kiến bao lâu thì đến nơi… Điều
này giúp nhà bán hàng chủ động hơn trong việc nắm bắt tình trạng đơn hàng, từ đó xử
lý các vấn đề phát sinh kịp thời.

(App Lazada Seller Center giúp nhà bán theo dõi đơn hàng)
Hai là, App Lazada Logistics.
Đây là ứng dụng giúp các shippers của Lazada có thể chủ động quản lý các đơn
hàng cần giao, biết được số lượng đơn hàng cần giao, số lượng đơn giao thành công
hay đơn hàng bị hủy, thông tin chi tiết của từng đơn hàng như tên người nhận, số điện
thoại, địa chỉ nhận … giúp các shipper. Từ đó giúp các shipper chủ động quản lý các
đơn hàng mình cần giao, giảm thiệu các sai sót và thời gian giao.

18
2.3.4. Dự án Apollo
Lazada đang xây dựng một nền tảng hậu cần nội bộ của riêng mình mang tên
Apollo, nhằm mục đích quản lý toàn bộ hành trình hậu cần. Một trong những lợi ích
của Apollo là nó có thể sử dụng các thuật toán định tuyến thông minh, để cung cấp
cho các tài xế giao hàng các tuyến đường hiệu quả hơn và do đó giao hàng nhanh hơn
cho khách hàng. Nền tảng này cũng có thể tạo ra các ước tính chính xác hơn về thời
gian cần thiết để bưu kiện đến đích bằng cách sử dụng các công cụ dự đoán. Mặt
19
khác, người bán cũng có thể theo dõi và quản lý các mặt hàng họ gửi đi.
Việc sử dụng Apollo “giảm đáng kể các hoạt động thủ công vì nó có thể tự
động phân bổ một cách thông minh dựa trên chiến lược kinh doanh của liên doanh và
cung cấp khả năng hiển thị thời gian thực về tình trạng mạng.
Sự ra mắt thành công của Dự án Apollo đã chứng minh khả năng mạnh mẽ của
đội ngũ công nghệ của Lazada trong việc nhanh chóng đổi mới và thích ứng với
những thách thức của thời kỳ đại dịch. Được điều hành bởi Michael Lang, người đứng
đầu nhóm công nghệ hậu cần của Lazada, dự án được thực hiện như một nỗ lực hợp
tác giữa khoảng 500 nhân viên tại nhiều địa điểm ở Đông Nam Á và Trung Quốc. Hệ
thống đã hoàn thành năm vòng thử nghiệm và đang được đưa vào sử dụng.

2.4. Phân tích Outbound Logistics của Lazada theo mô hình SWOT
Strengths:
Thứ nhất, Lazada nhận được nguồn đầu tư tài chính lớn và công nghệ tiên tiến
từ tập đoàn mẹ Lazada Group. Tính tới thời điểm hiện tại, Alibaba đã rót gần 6 tỷ
USD vào Lazada. Với tiềm lực tài chính lớn mạnh như vậy, Lazada có thể tập trung
nâng cấp kho hàng và hệ thống giao vận với quy mô lớn mạnh và công nghệ hiện đại.
Thứ hai, Lazada là sàn thương mại điện tử tại Việt Nam tiên phong trong việc
đầu tư ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động logistics. Điển hình
là tại các Trung tâm phân loại hàng hóa tự động đều sử dụng robot để tự động chia,
chọn hàng hóa đến các hub của Lazada Express, cũng như chia chọn cho từng bên thứ
3 (3PL) đang là đối tác của Lazada. Từ đó giúp giảm thời gian vận chuyển, hạn chế
sai sót và giảm lượng nhân công kiểm kho. Hay như công nghệ IOT được ứng dụng
vào các tủ khóa thông minh Smart Locker giúp khách hàng chủ động thời gian và địa
điểm nhận hàng.
Thứ ba, sở hữu hệ thống giao vận riêng là Lazada Logistics, cho phép Lazada
tự chủ động kiểm soát hàng tồn kho, lựa chọn loại hình vận tải, tính linh hoạt trong
20
quản lý và đảm bảo đáp ứng đầy đủ mong đợi của khách hàng. Nhờ có hệ sinh thái
logistics nội bộ vững chắc, Lazada Việt Nam đã trở thành nền tảng TMĐT duy nhất
có thể đảm bảo vận chuyển hàng hóa thông suốt trong thời gian giãn cách xã hội kéo
dài tại các tỉnh phía Nam. Đặc biệt, đơn vị logistics nội bộ của Lazada có thể chủ
động giao 85% đơn hàng của nền tảng này và rút ngắn thời gian giao hàng ngay cả
trong giai đoạn giãn cách cao điểm.
Weaknesses:
Một là, thời gian giao hàng vẫn chưa được tối ưu so với các đối thủ. Hiện tại
Lazada cung cấp 2 hình thức giao hàng là giao hàng tiêu chuẩn và giao hàng hỏa tốc.
Giao hàng tiêu chuẩn áp dụng với tất cả các tỉnh thành với thời gian 3-5 ngày trong
khi đó giao hàng hỏa tốc chỉ dành cho nội thành Hà Nội và TP.HCM trong vòng 4h.
Lazada cam kết giao hỏa tốc trong vòng 4h, rõ ràng điểm này Lazada đã thua so với
đối thủ là Tiki, TikiNow giao hàng hỏa tốc chỉ trong 2 giờ, nhanh hơn 2 lần so với
Lazada.
Hai là, tuy có hệ thống kho và công nghệ hiện đại, Lazada hiện mới xử lý được
khoảng 85%đơn hàng, nên vẫn phải giao thông qua các đối tác giao vận khác như
Ahamove, Viettelpost, Ninja Van… Lí do là Lazada không có kho hàng ở một số tỉnh
lẻ nên họ phải kết hợp với các đối tác vận chuyển để giảm chi phí kho bãi.
Opportunities:
Một là, cải thiện doanh thu logistics. Có thể thấy, nhu cầu mua sắm online của
người Việt Nam ngày càng tăng nhanh, kéo theo đó hoạt động logistics sẽ được
hưởng lợi do nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao. Lazada cũng không ngoại lệ, do
đó Lazada có rất nhiều cơ hội để tiếp tục đầu tư hệ thống logistics và thúc đẩy doanh
thu logistics của mình.
Hai là, Mở rộng cung cấp dịch vụ vận chuyển cho các nhà bán bên ngoài
Lazada. Với hệ thống kho bãi và công nghệ hiện đại, Lazada không chỉ xử lý đơn
hàng trên sàn của mình mà hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển cho các nhà
bán bên ngoài. Và thực tế là Lazada đang tận dụng cơ hội này khi hãng mới ra mắt 2
21
dịch vụ logistics toàn diện cho các nhà bán là Lazada Fulfilment và giao hàng đa kênh
MCL, hứa hẹn sẽ mang lại một nguồn doanh thu mới cho công ty.
Ba là, cơ hội cho hệ thống Smartbox: Hệ thống smartbox nằm trong chiến lược
giao hàng không tiếp xúc của Lazada có một tiềm năng lớn trong việc giao và nhận
hàng cho khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này còn chưa phổ biến và
chưa được quảng bá rộng rãi. Lazada có thể tận dụng hệ thống iLogic Smartbox, và
đặt smartbox ở nhiều địa điểm khác nhau để có thể tận dụng tối đa tiềm năng của
phương pháp này. Smartbox sẽ đem lại lợi thế về việc giảm thời gian giao hàng nhiều
lần, giảm phát thải khí CO2, giảm đi áp lực cho hệ thống shipper của Lazada vào các
mua cao điểm như các mùa sale, lễ Tết,..
Threats:
Một là, sự cạnh tranh của các đối thủ trong cuộc chiến last mile delivery. Khách
hàng khi cần giao hàng tức thời có thể liên hệ ngay shop để gửi qua các nền tảng như
grab hay ahamove, mà không mua hàng hay thanh toán trên sàn Lazada.
Hai là, sự kém phát triển trong cơ sở hạ tầng logistics của Việt Nam cũng là
một khó khăn lớn vì làm tăng chi phí vận chuyển, các công ty cần phải đầu tư một
khoản tiền lớn để xây dựng các kho vận, hay cần bỏ vào một khoản tiền lớn để có thể
xây dựng một đội xe vận chuyển của riêng mình.
Ba là, khách hàng tại Việt Nam đang thích phương pháp COD hơn vì sợ bị lừa,
vì thế, khi nhận hàng và kiểm tra hàng hoá và cảm thấy không thích, người mua hàng
có thể sẽ từ chối nhận hàng và không trả tiền, làm cho việc hoàn hàng, hay huỷ hàng
gia tăng, tăng các chi phí mà sàn TMĐT phải bỏ ra để vận hành chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, khung pháp lý và các quy định liên quan đến lĩnh vực logistics vẫn
còn nhiều khó khăn và phức tạp. Các vấn đề chặng cuối phải được giải quyết và việc
vận chuyển hàng hóa đến các vùng nông thôn là một thách thức.

22
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Với những cơ hội và thách thức đó, Lazada có thể áp dụng những giải pháp
dưới đây để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ.
Một là, tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại để tự động hóa quy trình
logistics, giảm chi phí và thời gian giao hàng. Một trong những công nghệ Lazada có
thể áp dụng là AFID giúp quản lí kho hàng hiệu quả hơn, giảm tối đa thời gian giao
hàng và theo dõi tình trạng đơn hàng theo thời gian thực.
Hai là, thắt chặt chính sách bảo vệ người tiêu dùng, luôn hỗ trợ người mua hàng
trong các trường hợp hàng hoá kém chất lượng hay không đúng với mô tả, từ đó có
thể tạo ra tâm lý yên tâm cho khách hàng dần chuyển từ thanh toán COD sang thanh
toán trực tuyến, giúp Lazada giảm chi phí vận hành.
Ba là, tăng cường hợp tác với các đối tác giao vận, cũng như chú trọng hoạt
động mở rộng kho vận của chính LEX, làm tăng độ phủ sóng của Lazada, cũng như
giảm thời gian và giá thành giao hàng cho các phương thức giao hàng của sàn.
Bốn là, đầu tư công nghệ, giúp tất cả các công đoạn của quá trình giao hàng có
thể được thể hiện một cách trực quan nhất đến với người mua. Với Lazada, để mang
đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, đặc biệt trong những đợt cao điểm
như Cách mạng mua sắm, Lazada cần có những đầu tư mạnh mẽ hơn cho CX. Cụ thể
như tăng cường kênh giao tiếp giữa khách hàng và nhà bán hàng, khuyến khích khách
hàng đánh giá sản phẩm, làm việc với các đơn vị vận chuyển để rút ngắn thời gian
giao hàng trong nội thành. Thời gian giao hàng tiêu chuẩn đã giảm 30% so với 6
tháng trước đây. Lazada cũng đã hợp tác với Zalo nhằm mở rộng kênh giao tiếp trực
tuyến với khách và tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng; đồng thời tiết kiệm
chi phí gửi tin nhắn thông thường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tselocker.com (2021). Tủ Smart Locker, yếu tố thay đổi cách nhận hàng trực
tuyến. https://tselocker.com/2021/06/19/tu-smart-locker-thay-doi-cach-nhan-hang-
23
truc-tuyen/
2. Lazada Logistics. Câu chuyện về sự hình thành của Lazada Logistics và những tác
động định hình lại toàn cảnh Thương mại điện tử. https://logistics.lazada.vn/ve-
chung-toi
3. Media Online (2020. Một vòng quanh hệ sinh thái logistics của Lazada Việt Nam.
https://mediaonlinevn.com/2020/11/10/mot-vong-quanh-he-sinh-thai-logistics-cua-
lazada-viet-nam/

24

You might also like