You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP VÀ TÌNH HUỐNG


GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Lưu hành nội bộ


8/2023
Mục lục
CHƯƠNG 1: Freight Forwarder ................................................................................................ 4
Bài 1.1: ....................................................................................................................................... 4
Bài 1.2: ....................................................................................................................................... 4
Bài 1.3: ....................................................................................................................................... 4
Bài 1.4: ....................................................................................................................................... 5
Bài 1.5: ....................................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: Packing and Marking ........................................................................................... 7
Bài 2.1: ....................................................................................................................................... 7
Bài 2.2: ....................................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 3: Nghiệp vụ thuê tàu ............................................................................................... 8
Bài 3.1: ....................................................................................................................................... 8
Bài 3.2: ....................................................................................................................................... 8
Bài 3.3: ....................................................................................................................................... 9
Bài 3.4: ....................................................................................................................................... 9
Bài 3.5: ....................................................................................................................................... 9
Bài 3.6: ..................................................................................................................................... 10
Bài 3.7: ..................................................................................................................................... 10
Bài 3.8: ..................................................................................................................................... 10
Bài 3.9: ..................................................................................................................................... 11
Bài 3.10: ................................................................................................................................... 11
Bài 3.11: ................................................................................................................................... 11
Bài 3.12: ................................................................................................................................... 12
Bài 3.13: ................................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 4: Vận chuyển hàng hóa bằng container ................................................................ 13
Bài 4.1: ..................................................................................................................................... 13
Bài 4.2: ..................................................................................................................................... 13
Bài 4.3: ..................................................................................................................................... 13
Bài 4.4: ..................................................................................................................................... 14
Bài 4.5: ..................................................................................................................................... 14
Bài 4.6: ..................................................................................................................................... 15
Bài 4.7: ..................................................................................................................................... 15
Bài 4.8: ..................................................................................................................................... 15
Bài 4.9: ..................................................................................................................................... 15
Bài 4.10: ................................................................................................................................... 16
Bài 4.10: ................................................................................................................................... 16
Bài 4.11: ................................................................................................................................... 16
Bài 4.12: ................................................................................................................................... 17
CHƯƠNG 5: Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ................................................. 18
Bài 5.1: ..................................................................................................................................... 18
Bài 5.2: ..................................................................................................................................... 18
Bài 5.3: ..................................................................................................................................... 18
Bài 5.4: ..................................................................................................................................... 19
Bài 5.5: ..................................................................................................................................... 19
Bài 5.6: ..................................................................................................................................... 20
Bài 5.7: ..................................................................................................................................... 21
Bài 5.8: ..................................................................................................................................... 21
Bài 5.9: ..................................................................................................................................... 22
Bài 5.10: ................................................................................................................................... 22
Bài 5.11: ................................................................................................................................... 23
Bài 5.12: ................................................................................................................................... 23
Bài 5.13: ................................................................................................................................... 24
Bài 5.14: ................................................................................................................................... 25
Bài 5.15: ................................................................................................................................... 25
Bài 5.16: ................................................................................................................................... 26
Bài 5.17: ................................................................................................................................... 26
Bài 5.17: ................................................................................................................................... 26
CHƯƠNG 6: Gom hàng và vận tải đa phương thức ................................................................ 28
Bài 6.1: ..................................................................................................................................... 28
Bài 6.2: ..................................................................................................................................... 28
Bài 6.3: ..................................................................................................................................... 28
Bài 6.4: ..................................................................................................................................... 28
Bài 6.5: ..................................................................................................................................... 29
Bài 6.6: ..................................................................................................................................... 29
CHƯƠNG 7: Chứng từ vận tải ................................................................................................ 30
Bài 7.1: ..................................................................................................................................... 30
Bài 7.2: ..................................................................................................................................... 30
Bài 7.3: ..................................................................................................................................... 30
Bài 7.4: ..................................................................................................................................... 30
Bài 7.5: ..................................................................................................................................... 31
Bài 7.6: ..................................................................................................................................... 31
CHƯƠNG 8: Bảo hiểm hàng hóa ............................................................................................ 32
Bài 8.1: ..................................................................................................................................... 32
Bài 8.2: ..................................................................................................................................... 32
Bài 8.3: ..................................................................................................................................... 32
Bài 8.4: ..................................................................................................................................... 32
Bài 8.5: ..................................................................................................................................... 33
Bài 8.6: ..................................................................................................................................... 33
Bài 8.7: ..................................................................................................................................... 33
Bài 8.8: ..................................................................................................................................... 33
Bài 8.9: ..................................................................................................................................... 33
Bài 8.10: ................................................................................................................................... 34
Bài 8.11: ................................................................................................................................... 34
Bài 8.12: ................................................................................................................................... 34
Bài 8.13: ................................................................................................................................... 34
Bài 8.14: ................................................................................................................................... 34
Bài 8.15: ................................................................................................................................... 34
Bài 8.16: ................................................................................................................................... 35
CHƯƠNG 1: Freight Forwarder

Bài 1.1:
Giữa năm 20xx, Cty Secoyle Nhật bản ký một hợp đồng mua 200 tấn “Coconut charcoal” từ
cty X ở tỉnh Bến Tre, Việt Nam. Hợp đồng này dựa trên cơ sở giao hàng FOB HoChiMinh city
port, Incoterms 2000
Ngày 28/09, Cty Y (thay mặt Secoyle) ký một hợp đồng với Younglee của Hong Kong để vận
chuyển 200 tấn hàng trên đến Hong Kong với giá vận chuyển là Usd 25/MT. Sau đó, Younglee
thuê VanTaiShip (Việt Nam) vận chuyển hàng với giá vận chuyển là Usd 23/MT. Trong hợp đồng
này có bổ sung điều khỏan “Younglee xác nhận chỉ hành động với tư cách là đại lý”. Ngày 3/10,
tàu vào cảng Đà Nẵng để tránh bão. Sau 7 ngày, thủy thủ phát hiện hàng than gáo dừa bị cháy. Sau
đó, các kiện hàng cao su cũng bị cháy theo. Thiệt hại của hàng cao su là Vnd 200 triệu và cước
chưa thu là Usd 8,000. Ngay lập tức, tàu dỡ 2 mặt hàng than gáo dừa và cao su lên cảng Đà Nẵng
và tiếp tục hành trình đến Hong Kong. Ngày 23/2, Vantaiship (Việt Nam), kiện cty Younglee ra
Trọng tài quốc tế Việt Nam về khoản đền bù thiệt hại Vnd 200 triệu và Usd 8,000. Trọng tài buộc
Younglee phải đền bù thiệt hại kể trên. Trọng tài diễn giải rằng: chủ hàng đã không thông báo cho
người vận chuyển về sự nguy hiểm của hàng hóa. Ngoài ra, chủ hàng cũng không cung cấp các
chỉ dẫn để bảo quản, sắp đặt hàng hóa nhằm bảo đảm an toàn cho mặt hàng than gáo dừa và cũng
không in nhãn mác lên bao bì hàng hóa. Cuối cùng, Younglee yêu cầu Secoyle phải chịu đền bù
số tiền tổn thất trên mà mình đã thanh toán theo phán quyết của trọng tài.
Yêu cầu:
a. Hãy xác định vai trò của các bên liên quan
b. Các bên đã làm sai điều gì? Bài học rút ra từ vụ việc trên?

Bài 1.2:
Một người mua Việt Nam mua một lô hàng theo điều kiện FOB Shanghai port, Incoterms 2020
từ người bán ở Trung Quốc nhằm mục đích đưa ra Hội chợ triển lãm được tổ chức từ 10/9 đến
15/9. Người mua thuê một người giao nhận để thực hiện việc vận chuyển lô hàng từ cảng Shanghai
về cảng Cát Lái theo lịch trình dự kiến ETA 6/9. Tuy nhiên, lô hàng bị chậm hành trình và cập
cảng Cát Lái ngày 13/9, do đó người mua không kịp đưa hàng vào tham dự Hội chợ để giới thiệu
cho khách hàng của mình.
Người mua khiếu nại người giao nhận về tổn thất trong chiến dịch quảng bá sản phẩm của mình
tại Hội chợ do hàng đến cảng Cát Lái trễ so với lịch trình đã được người giao nhận cung cấp trước
đó. Đồng thời, người mua dừng việc thanh toán chi phí vận chuyển (Usd 4,000) cho người giao
nhận.
Yêu cầu:
a. Người giao nhận sẽ đưa ra lý lẽ như thế nào để trả lời khiếu nại của người mua?
b. Người giao nhận có quyền khiếu nại người mua số tiền cước phí là Usd 4,000 hay
không? Vì sao?
c. Bạn có lời khuyên nào cho người mua nhằm tránh gặp phải trường hợp tương tự trong
tương lai?

Bài 1.3:
Người mua ở Việt Nam ký HĐMB mua Fresh Salmon, DPU Tân Sơn Nhất Airport, Incoterms
2020 từ người bán ở Na Uy. Người bán ký hợp đồng dịch vụ giao nhận với một công ty giao nhận
để vận chuyển lô hàng này bằng đường hàng không. Công ty giao nhận thông báo kế hoạch giao
hàng vào ngày 25/11 chuyển tải tại Paris, Pháp và sau đó nối chuyến để bay tới Tp.HCM ngày
29/11. Căn cứ theo kế hoạch này, người bán tiến hành chuẩn bị hàng hóa và giao hàng tối 24/11.
Tuy nhiên, tại sân bay CDG lô hàng không thể nối chuyến như kế hoạch ban đầu, vì vậy lô hàng
đến sân bay Tân Sơn Nhất lúc 1 giờ sáng trễ so với dự kiến ban đầu là 9 giờ. Ngoài ra, do không
có hướng dẫn cụ thể từ người gửi hàng, nên hãng máy bay không đưa lô hàng này vào kho lạnh
ngay. Khi người mua tới nhận hàng lúc 8 giờ sáng hôm sau thì phát hiện lô hàng đã bị đổi màu và
bốc mùi do lớp đá bảo quản đã bị tan chảy trước đó. Do đó, người mua từ chối nhận hàng và không
thanh toán đơn hàng này là EUR 50,000 cho người bán.
Yêu cầu:
a. Người mua có quyền từ chối thanh toán cho người bán không. Người bán không thu được
tiền hàng, anh ta có thể khiếu nại ai?
b. Người bán có thể nhận được tiền bồi thường bao nhiêu? Vì sao?

Bài 1.4:
Ngày 31/3/2003, Công ty Du lịch (CTDL) Bình Định ký kết hợp đồng mua bán với Công ty
CNR Trading Co.LTD (Hàn Quốc) để mua lô hàng gồm 4 xe đầu kéo đã qua sử dụng. Theo hợp
đồng, hàng sẽ được giao theo điều kiện CIF cảng TP Hồ Chí Minh.
Công ty CNR đã thuê hãng tàu Bright Shipping Co.LTD (Hàn Quốc) vận chuyển lô hàng nói
trên về Cảng Lotus TP Hồ Chí Minh.
Ngày 2/6/2003, CTDL Bình Định nhận được thông báo hàng đến của đại lý hãng tàu Bright
Shipping tại Việt Nam là Công ty cổ phần Thương mại vận tải (CPTMVT) OST có trụ sở đóng tại
TP Hồ Chí Minh, kèm theo đó, công ty này cũng yêu cầu CTDL Bình Định mang vận đơn đường
biển bản chính đến công ty để nhận lệnh giao hàng.
Ngày 11/6/2003 CTDL Bình Định đã đề nghị ngân hàng đại diện của mình thanh toán tổng số
tiền theo hợp đồng cho phía bán hàng và nhận bản chính vận đơn đường biển. Trên vận đơn này
có ghi rõ cước phí đã trả (Freight prepaid). Tuy nhiên, khi đại diện CTDL Bình Định mang vận
đơn đường biển đến Công ty CPTMVT OST để nhận lệnh giao hàng thì ở đây không chịu giao với
lý do: chưa nhận được chỉ thị từ phía hãng tàu.
Sau khi CTDL Bình Định cử luật sư sang làm việc thì phía Công ty CPTMVT OST mới đưa ra
được một e.mail cho rằng của hãng tàu với nội dung: giữ lại lệnh giao hàng vì người gửi hàng còn
nợ chủ tàu khoảng 10.000 USD cho 2 vận đơn (trong đó có vận đơn vận chuyển hàng của CTDL
Bình Định). Tiếp sau đó, ngày 4/2/2004 Công ty CPTMVT OST tiếp tục gửi cho CTDL Bình Định
một e.mail khác, lần này xác định CTDL Bình Định phải giao cho Công ty CPTMVT OST 13.500
USD để đổi lấy lệnh giao hàng.
CTDL Bình Định chính thức khởi kiện CT CPTMVT OST giữ hàng vô lý gây thiệt hại cho
công ty.
Yêu cầu:
a. Hãy dự kiến kết quả vụ kiện?
b. Bài học kinh nghiệm?

Bài 1.5:
Công ty A ở Israel, thuê dịch vụ của một công ty B là công ty giao nhận hàng hóa quốc tế để
làm thủ tục giao nhận hàng hóa cho một lô hàng từ Trung Quốc đến Israel bằng đường biển. A yêu
cầu B liên hệ MSC để gửi 1x20’DC theo lịch trình dự kiến ngày tàu đến 18/4. Sau đó, B thông báo
cho A về việc hủy đặt chỗ do có tàu hết chỗ và họ đã được chuyển qua một con tàu khác có ngày
đến dự kiến là ngày 26/4. Sau đó, B đã thông báo cho A rằng con tàu gặp một sự cố nên hãng tàu
MSC sẽ đưa con tàu đi thẳng đến Hy Lạp thay vì Israel như lịch trình và comtainer hàng của A sẽ
được dỡ xuống ở Hy Lạp và chất lên một con tàu khác dự kiến sẽ đến Israel vào ngày 8/5. Sau vài
ngày, A nhận được thông báo từ B rằng do vấn đề ổn định của tàu, container của A dự kiến sẽ đến
vào ngày 18/5. A yêu cầu container đến vào một ngày sớm hơn và cho biết rằng A sẽ chịu thiệt hại
về tài chính do sự chậm trễ này. B đã thông báo cho A rằng không tìm thấy lựa chọn nào tốt hơn
lựa chọn được cung cấp cho A. Vào ngày 16/5, A nhận được thông báo rằng ngày đến của con tàu
đã được cập nhật thành ngày 21/5. A đã nộp đơn yêu cầu bồi thường bằng tiền đối với B về những
thiệt hại mà anh ta phải gánh chịu do hàng hóa đến muộn. Vì A đã cam kết giao lô hàng cho khách
hàng của mình vào một ngày xác định và bị phạt tiền trong trường hợp giao hàng chậm trễ. A cũng
cho rằng hành vi của B là thiếu chuyên nghiệp và cẩu thả, đồng thời B đã không theo dõi lô hàng
như lẽ ra họ phải làm và không thực hiện nghĩa vụ cập nhật thường xuyên cho mình trong suốt quá
trình.
Yêu cầu: B sẽ giải thích như thế nào?
CHƯƠNG 2: Packing and Marking

Bài 2.1:
Một khách hàng gửi cho bạn (FWD) yêu cầu tư vấn để xuất khẩu hàng hóa như trong kê khai
sau:
Commodity Q’ty Route
Crockery (fragile) 2 CBM/ 1,000 KGS Sea, HCMC-Genoa, Italy
Ready made garments 2 CBM/ 300 KGS Air, HCMC-Sydney, Australia
Soya bean oil 15 MTs/ 10 CBM Sea, HCMC-Bangkok, Thailand
1. Loại bao bì cho từng mặt hàng đáp ứng yêu cầu sau:
- Lợi ích của chủ hàng (tối thiểu chi phí vận tải, bảo đảm an toàn cho hàng hóa,…)
- Phù hợp với điều kiện vận chuyển
- Phù hợp quy định pháp luật
2. Gợi ý shipping marks cho chủ hàng

Bài 2.2:
Hãy làm shipping mark tối thiểu cần cho lô hàng sau:
Commodity: Paint (UN1263)
Shipper: MacLean Chemicals PLC
Consignee: Chemimport
CHƯƠNG 3: Nghiệp vụ thuê tàu

Bài 3.1:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng vận chuyển như sau:
- Người vận chuyển: VOSCO
- Người thuê vận chuyển: VIETFRACHT
- Tên tàu: GOLDEN FALCON
- Hàng Hoá: Bách hoá 10.000 MTs
- Thời gian xếp hàng : 8 ngày. Thời gian dỡ hàng: 8 ngày
- Lay/can: 1-5/4. Hiệu lực của N.O.R: Theo Gencon 1994
- Điều kiện thời gian làm hàng: WWDSHEXUU
- Thưởng/phạt dôi nhật (USD/ngày): 2.500/5.000
- Giải quyết tranh chấp: Theo bộ luật Hàng Hải Việt Nam
Tình hình thực hiện
- Tàu Golden Falcon đã có mặt tại cảng Hongkong vào lúc 12h ngày 29/3, sẵn sàng mọi
phương diện để nhận và xếp hàng lên tàu, N.O.R được trao cho người giao hàng vào lúc 16h ngày
29/3. Tàu bắt đầu xếp hàng vào lúc 7h ngày 2/4 và kết thúc việc xếp hàng vào lúc 12h ngày 8/4.
Trong thời gian tàu xếp hàng, trời mưa đã làm gián đoạn việc xếp hàng mất 6h. Tàu đã rời cảng
Hongkong vào lúc 14h ngày 8/4.
- Khi tàu đến cảng Sài Gòn, N.O.R được trao cho người nhận hàng vào lúc 15h ngày 15/4
(thứ bảy). Tàu dỡ xong hàng vào lúc 12h ngày 26/4
Yêu cầu :
- Thời hạn xếp hàng được tính bắt đầu vào lúc nào?
- Tính tiền thưởng/ phạt xếp dỡ (nếu có)?

Bài 3.2:
A GENCON charter party, with modifications and rider clauses, provides for:
- Cargo: minimum 5000 metric tons (mt) up to full load capacity of the vessel at charterers’
option.
- Laytime for loading: 1,600 mt per WWD SHEX UU
- Laytime for discharging: 1,200 mt per WWD SHEX UU.
- Laytime clause: “Laytime for loading and discharging shall commence at 1 p.m. if Notice
of Readiness is given before noon and at 8 a.m. next working day if notice given during office
hours after noon. Notice at loading port to be given to the shippers named in Box 17. Time actually
used before commencement of laytime shall count. Time lost in waiting for berth to count as
loading or discharging time as the case may be.”
- Demurrage and despatch clause: “Demurrage to be paid at the rate of USD 1,800 per
day/pro rata for all working time lost, if any, to be settled directly between Owners and Charterers.”
- Working hours /meal hours of the port: Midnight. to midnight each day except on Sundays
(0800-1200), and holidays unless required
Statement of facts:
- Vessel arrived: 14.00, Thursday 22 November
- Vessel berthed: 15.30, 22 November
- Notice of Readiness tendered: 14.00, 22 November
- Notice of Readiness accepted: 14.00, 22 November
- Cargo weight/quantity: 5,500 mt
- Loading commenced: 1600, 22 November
- Loading completed: 1030, 29 November
- Laytime allowed for loading: 3d. l0h. 30m. (5500/1600)
- Time to count from: 0800, 23 November
- Exceptions to laytime (and reasons): 24 November, 08.00 to 10.30-rain 26 November-
Public holiday; no work
Yêu cầu:
- Thời hạn xếp hàng được tính bắt đầu vào lúc nào?
- Tính tiền thưởng/ phạt xếp dỡ (nếu có)?

Bài 3.3:
Dữ liệu như bài 3.2, nhưng đổi kiểu ngày như sau:
- Laytime for loading: 1,600 mt per WWD SHEX EIU.

Bài 3.4:
A GENCON Berth charter party, with modifications and rider clauses, provides for:
- Cargo: Full cargo bulk maize subject to vessel’s capacity; expect vessel to load about’
14,250 MTs and to discharge 5,000 MTs at first discharging port with remainder at second
discharging port.
- Laytime for loading: 1,500 mt per WWD, SHEX UU
- Laytime for discharging: 1,500 mt per WWD, SHEX UU
- Laytime clause: “Laytime for loading and discharging shall commence at 1 p.m., if Notice
of Readiness is given before noon and at 8 a.m. next working day if notice given during office
hours after noon. Time actually used before commencement of laytime shall count.
- Time lost in waiting for berth to count as loading or discharging time as the case may be.”
- Demurrage and despatch clause: “At loading and discharging ports demurrage at the rate
of US$2,400 per day or pro rata for any part of a day to be paid by Charterers. Despatch at the rate
of US$1,200 per day or pro rata for any part of a day to be paid by Owners for working time
saved.”
Statement of facts – second discharge port:
- Vessel arrived at anchorage: 0548 hours on Wed-14 August
- Vessel berthed: 1800 hours on Thu. 15 August
- Notice of Readiness tendered: 1230 hours on Wed. 14 August
- Cargo weight/quantity: 8,782.90 MTs 14 Aug Wed (Remainder)
- Discharging commenced: 1950 hours on Thu. 15 August
- Discharging completed: 2250 hours on Sat. 17 August
- Laytime allowed for discharging: 5d 20h 32m (8782.90/1500)
Yêu cầu:
- Thời hạn xếp hàng được tính bắt đầu vào lúc nào?
- Tính tiền thưởng/ phạt xếp dỡ (nếu có)?

Bài 3.5:
Tàu đến cảng Bangkok ngày 4/5 để thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter
party) chở 10.000 tấn thép. Theo hợp đồng, thời gian tàu phải có mặt tại cảng (laycan) là 9 - 16/5
và thời hạn xếp hàng bắt đầu tính từ 07.00 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo sau khi đưa Thông báo
sẵn sàng (TBSS) (Laytime to commence next working day at 07.00 hours after Notice of Readiness
is tendered). Tàu đưa TBSS lúc 10.20 giờ sáng ngày 4/5 (thứ 3) sau khi đã sẵn sàng về mọi mặt.
Yêu cầu:
Thời hạn xếp hàng được tính bắt đầu vào lúc nào theo quan điểm của chủ tàu và người thuê
tàu?

Bài 3.6:
a. Hầm hàng có sức chứa kiện là 3.550 m³ và mật độ tải 5t/m². Hàng dự kiến xếp là Cotton
đóng bành (bale-SF 2.8m3/t), Cước vận chuyển: $50/t. Tính số tiền cước là bao nhiêu khi
sử dụng tối đa dung tích hầm hàng ?
b. Hầm hàng có kích thước 20m x 18m x 10m. Có thể xếp bao nhiêu tấn Cotton có S.F. 2,60
m³/t và hệ số xếp hàng rỗng là 8%?
c. Chiều dài hầm hàng = 17 m, Chiều rộng hầm hàng = 10m, chiều cao hầm hàng = 9m. Tính
trọng lượng hàng bách hóa (General Cargo) SF=2,7 m³/t có thể chất trong hầm nếu tỷ lệ
rỗng dự kiến là 11%.
d. Kích thước sàn của boong giữ (Tween deck) là 20m × 15m × 3m. (i) Tìm trọng lượng tối
đa của hàng bách hóa có thể chất trong khoang nếu hệ số xếp hàng là 2,0 m³/t và hệ số rỗng
là 10%. (ii) Lượng hàng hóa có khác không nếu mật độ tải trọng của boong là 1,25 t/m²?
e. Kích thước sàn Tween deck là 13m × 10m × 6m. Nếu chất 220 tấn Cotton bale (SF 2,35
m³/t và BS = 7%), tính chiều cao của không gian trống còn lại trong boong.
f. Kích thước của một khoang là 24m × 15m × 8m với mật độ tải cho phép là 5,0 tấn/m². Nếu
chất 450 tấn phôi thép (steel billets) ở dưới cùng và cân bằng, hãy tính có thể xếp bao nhiêu
kiện bông lên trên lô hàng đầu tiên? Biết: SF của phôi thép 0,5 m³/t và SF của bông đóng
kiện 2,7 m³/t.

Bài 3.7:
Một lô hàng chuối được xếp vào container lạnh của tàu chở đi Singapore. Hàng đóng bao bì tốt,
thuyền trưởng cấp vận đơn hoàn hảo. Khi đến Singapore dỡ hàng thì chuối bị thối hỏng. Người
nhận hàng khiếu nại đòi bồi thường, nhưng người chuyên chở khước từ lấy lý do là tổn thất xảy ra
do thiếu sót của sĩ quan phụ trách phòng lạnh không cắm điện để giữ nhiệt độ thích hợp trong hành
trình, nên người chuyên chở không chịu trách nhiệm.
Yêu cầu:
- Người chuyên chở căn cứ vào đâu để đưa ra lý lẽ trên?
- Người nhận hàng có lý lẽ gì bác bỏ không? Tai sao?

Bài 3.8:
Một Fixture Note có nội dung như sau:
Cargo and quantity: 3,000 MTs +10% MOLOO TAPIOCA CHIPS, s.f 1.6.
Loading/ discharging port: 1SBP Ben Nghe / 1SBP Hamburg
Loading rate: 1,000 MTs PWWDSHInc at loading port/ CQD at discharging port
Lay can: 25-30 th Aug 2023
Dem: Usd 3,000 per day which to be settled w/i 03 days after completing of discharging
Ocean freight: Usd 84.00 PMT FILO BSS 1/1
Deadfreight: charterer must pay full o/frt to the owner’s acct if fail to ship/shortship cargo to
the agreed quantity unless vsl capacity fail to load.
Others: other terms and conditions as per Gencon revised 1994.
Yêu cầu:
- Đọc hiểu nội dung trên? Nếu chủ hàng bán hàng theo điều kiện CIF thì điều kiện xếp dỡ
nên thỏa thuận như thế nào?
- Nếu chủ hàng xếp lên tàu 3.000 MT hàng thì tiền cước phải thanh toán là bao nhiêu?
- Tàu đến cảng và trao NOR vào lúc 9h ngày 29/8, chủ hàng xếp hàng xong lúc 13h ngày
4/9. Tính thưởng phạt?

Bài 3.9:
Tháng 2, công ty WT Ltd (Anh) bán 1 lô hàng 400 áo khoác len cho công ty CW Ltd (USA)
theo điều kiện giao hàng CIF cảng New York, lô hàng này được đóng trong 4 thùng carton, mỗi
thùng chứa 100 áo, tuy nhiên khi gửi hàng cả 4 thùng này đã bị rách 1 phần. Sau đó, WT gửi lô
hàng này cho CW từ cảng Felixtowe trên tàu MV.ABC STAR. Đại lý của Fast Freight tại Anh
nhận hàng và cấp vận đơn Fast Freight (có điều khỏan về người chuyên chở-carrier clause,
Himalaya clause, miễn trách nhiệm-non responsible clause) sạch hàng đã xếp lên tàu cho người
gửi hàng. Trên vận đơn của Fast Freight thể hiện: “four (4) cartons each containing 100 sweaters”,
không thể hiện trọng lượng lô hàng. Bốn cartons này được xếp trong hầm hàng số 2 của tàu ABC
STAR, cước vận tải đã được trả cho Fast Freight.
Tàu MV. ABC STAR khởi hành từ cảng Felixtowe ngày 15/02. Ngày 18/02 tàu gặp bão lớn ở
đại Tây Dương. Nước biển tràn vào hầm tàu số 2 qua khe nối nắp hầm tàu và làm hư hỏng 2 kiện
hàng khiến giảm 50% giá trị thương mại (giá mỗi áo tại thị trường Mỹ là USD 50/ áo).
Ngày 21/2 tàu MV.ABC STAR cập cảng New York. Công ty SG Ltd là công ty xếp dỡ và khai
thác cảng ở cảng Halifax, theo hợp đồng ủy thác với cty Fast Freight, dỡ lô hàng khỏi tàu và lưu
trữ trong kho cảng chờ giao cho người nhận CW Ltd. Tuy nhiên, vào một đêm trước khi giao hàng,
thủ kho quên khóa cửa kho như quy định vào cuối ngày làm việc. Kẻ trộm đã đột nhập vào kho và
lấy đi 2 kiện hàng không bị hư hỏng.
Yêu cầu:
- Ai là người đi khiếu nại tổn thất mất mát?
- Ai là người bị khiếu nại?
- Tính số tiền được bồi thường?
- Vấn đề bảo hiểm trong trường hợp giải quyết này như thế nào?

Bài 3.10:
BG, một công ty xếp dỡ được người vận chuyển Tatek Shipping Co., thuê dỡ container. Do sơ
suất của BG, một số container nước giải khát bị rơi khi đang dỡ hàng khỏi tàu tại cảng Everglades,
Florida. Số container bị rơi này được mô tả trong vận đơn như sau:”2,300 cases of soft drinks, with
each case containing four six-packs”
Yêu cầu:
- Container có phải là một kiện hàng theo COGSA không?
- Người gửi hàng có thể khiếu nại ai? Tại sao?

Bài 3.11:
“Cảnh báo cho doanh nghiệp xuất hàng sang Algeria
Nhiều doanh nghiệp đối tác đã lợi dụng quy định của thị trường Algeria để gây khó dễ cho
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Algeria (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian gần đây, doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam gặp phải một số vấn đề với đối tác Algeria.
Cụ thể, khi hàng đến cảng Algeria, vì một số lý do như giá hàng xuống thấp hơn so với thời
điểm mua, hoặc tìm được nhà cung cấp khác với giá rẻ hơn, một số khách hàng Algeria thường
không nhận hàng hoặc ép người bán phải giảm giá. Điều này đã gây thiệt hại cho các nhà xuất
khẩu Việt Nam.
Mặt khác, theo quy định của Algeria, khi hàng đã vào cảng, tức là thuộc quyền sở hữu của
người mua dù chưa thanh toán, thậm chí chưa đặt cọc hay cầm bộ chứng từ gốc. Nếu muốn bán
cho khách hàng khác hoặc kéo hàng về nước thì nhà xuất khẩu phải có sự đồng ý và hợp tác của
khách hàng.
Khi hàng nằm ở cảng quá 81 ngày, Hải quan Algeria sẽ tiến hành bán đấu giá, sung công quỹ.
Việc thuê luật sư khởi kiện tại Algeria thường tốn kém và thủ tục kéo dài, hiệu quả không cao.
"Lợi dụng điều này, một số khách hàng Algeria thường gây khó dễ cho doanh nghiệp Việt Nam,
nhất là khi hàng đã đến cảng", Bộ Công Thương nhấn mạnh….”
(trích từ: https://vnexpress.net/canh-bao-cho-doanh-nghiep-xuat-hang-sang-algeria-
4013451.html)
Yêu cầu:
Bài báo cảnh báo điều gì? Để phòng ngừa rủi ro thì doanh nghiệp VN cần làm gì?

Bài 3.12:
Trích từ vụ tranh chấp Wenzhou Baililande Rubber Tyre Co Ltd v MSC Mediterrane như
sau:”In October 2015, the Claimant, Wenzhou Baililande Rubber Tyre Co. Ltd (“Baililande”),
commissioned the Defendant, MSC Mediterranean Shipping Company S.A. (“MSC”), to carry a
cargo of containerized tyres from Ningbo, China, to Navegantes, Brazil. As the buyer failed to pay
for the cargo, the original Bill of Lading remained in Baililande’s possession. In December 2015,
the cargo in question was discharged, and was then registered with the Brazilian Foreign Trade
Comprehensive Database. The cargo was subsequently transferred to a bonded warehouse by local
Customs, and released to the consignee. Baililande, not having been paid by the consignee, lodged
a claim against MSC for release of the cargo without production of the original Bill of Lading….”
Yêu cầu:
MSC có phải chịu trách nhiệm? Khi xuất khẩu hàng tới Brasil, bạn cần lưu ý gì?

Bài 3.13:
Các điều kiện Incoterms phổ biến nhất là FOB và CIF. CIF thường được sử dụng vì về mặt lý
thuyết, nó có vẻ thuận tiện cho nhà nhập khẩu, đặc biệt là những người mới nhập khẩu. Trong điều
kiện này, người bán chịu nhiều trách nhiệm và chi phí nhất. Tuy nhiên, trên cơ sở CIF, nhà nhập
khẩu phải đối mặt với những chi phí tài chính ngoài dự kiến. Những cạm bẫy của CIF là gì? Cần
làm gì để hạn chế ảnh hưởng?
CHƯƠNG 4: Vận chuyển hàng hóa bằng container

Bài 4.1:
Lô hàng nhập khẩu từ VN đến Tokyo, Nhật Bản có chi tiết như sau:
+ Volume: 1.1mx1.1mx1.0m/PLT
+ Quantity: 10 PLTs/ G.W: 500 KGs/ PLT
Biết:
+ Ocean freight to Tokyo:
o FCL: Usd 300/20’ (all-in), BAF: Usd60/20’, CAF: 7%
o LCL: Usd 10/RT
+ Port charges in Japan
o THC: JPY35,000/20’, JPY1,500/CBM
o CFS: JPY3,980/CBM
Yêu cầu:
Bạn là nhà NK lô hàng trên theo điều kiện FOB thì bạn sẽ chỉ thị nhà XK xếp hàng theo FCL
hay LCL? Tại sao? Biết: 1Usd = 100 JPY

Bài 4.2:
Cty Shrimp & Co. (Vietnam) ở Tp.HCM gửi một lô hàng tôm đông lạnh (frozen shrimp) đi
New York, USA hàng đóng trong 2 container lạnh. Sau khi nhận hàng, người chuyên chở APL
phát hành hai vận đơn sạch với những thông tin được người gửi hàng cung cấp. Mặt trước vận đơn
có một số nội dung như sau:
- Consignee: Shrimp & Co (USA)
- “At shipper’s load, stowage, count and seal”
- STC: container#1 “one container SOC (100 cartons) of frozen shrimp, to be kept at -2
degrees Celsius.”
- STC: container#2 “100 cartons frozen shrimp, to be kept at -2 degrees Celsius.”
Mặt sau: Hague/ Visby rule and COGSA 1936 shall apply
Trong hành trình trên biển, sĩ quan phụ trách khu vực hàng lạnh đã quên không bật hệ thống
chạy điện. Khi đến cảng New York, USA, lô hàng tôm đông lạnh này đã bị hỏng toàn bộ.
Yêu cầu:
Hãy cho biết quan điểm của bạn về vụ việc trên và tính toán số tiền đòi bồi thường người vận
chuyển (nếu có). Biết rằng: 1 SDR= US$2.00.

Bài 4.3:
Một DN ở VN xuất khẩu lô hàng Bàn ghế đi Mỹ theo điều kiện CPT Chicago, USA, Incoterms
2020. Các thông tin chào giá từ người vận chuyển như sau:
+ Q’ty: 10 Plts/G.W: 8,000 Kgs/ Vol: 10 CBM
+ O/F HCMC-Chicago, USA: Usd 56/FT (MLB)
+ Local charges in HCMC:
o O.THC: Usd 6/CBM
o O.CFS: Usd 8/CBM
o Fumigation documents: Usd 7/SET
o AMS: Usd 25/HB/L
+ Local charges in LA port:
o DDC: Usd 31/CBM
o Pier pass (in LA port) : Usd 4/CBM
o Clean truck fee: Usd 2/CBM
o On carriage documents: Usd 10/CBM
o Customs formalities: Usd 35/shipment
o D.CFS: Usd 2/CBM
o D.THC: Usd 5/CBM
Yêu cầu:
Hãy tính chi phí vận chuyển liên quan người bán phải thanh toán?

Bài 4.4:
Một lô hàng có chi tiết sau:
- Commodity: Ceramic products
- FOB price: USD 5.000
- Q’ty: 60 Ctns/9,600 Kgs/54 Cbm
Yêu cầu :
Bạn được yêu cầu báo giá CFR Shanghai port?
Biết chi phí như sau:
- O/F HCMC-SHANGHAI : USD190/20’DC, USD380/40’DC (All-in)
- O.THC : VND 2.100.000/20’DC, VND 3.250.000/40’DC/HC
- AMS/ACI/ENS/AFR FEE : VND 800.000/SET
- B/L FEE: VND 800.000/SET
- TELEX RELEASE: VND 600.000/SET

Bài 4.5:
Công ty Forwarder nhận được các booking sau để gửi:

Yêu cầu: Xác định chi phí cho từng khách hàng, biết chi phí co-loader chào như sau:
Bài 4.6:
Một lô hàng có chi tiết: 4 Plts/1.000 kgs/Dims: 1mx1mx1m từ London đến Hong Kong. Công
ty nhận được chào giá từ 2 Forwarder như sau:
Charges Forwarder A Forwarder B
UK Haulage INC £50
UK THC INC £5 W/M
Documentation INC £10
Security INC £5
Customs INC £15
Ocean Freight $100.00 W/M $30.00 W/M
BAF INC INC
CAF INC INC
Yêu cầu: công ty bạn sẽ chọn FWD nào?

Bài 4.7:
Một lô hàng có chi tiết: 100 boxes/Dim.: 25x20x20cm/box/N.W: 13kg/G.W: 15kg.
Yêu cầu: Tính chi phí gửi hàng đường biển, biết:
- O/F: $200/ FT
- Port charges: $20/FT

Bài 4.8:
Xác định hệ số dung tích container (Volume-to-payload ratio) sau:

a. b.
c.Lô hàng 1: 200 MTs/ 440 CBM Broken Storage: 10% đóng vào container nào hiệu quả?
d. Lô hàng 2: 230 MTs/ 300 CBM Broken Storage: 15 % đóng vào container nào hiệu quả?

Bài 4.9:
Hãy cho biết các thông tin của container sau :
a/

b/

c/
Bài 4.10:

Yêu cầu:
a. Xác định hệ số tải dòng cho phép (Permissible line load) của container trên?
b. Một kiện hàng Máy công nghiệp có chi tiết: nặng 20 MT, dài 3m, có thể xếp vào container
này? Tại sao? Cách giải quyết để đóng an toàn vào container?

Bài 4.10:
Cho thông tin về lô hàng cần vận chuyển như sau:
- Commodity: Personal effect,
- Q’ty: 60 CTNS/Vol.: 15 CBM/ G.W: 2.700.00 KGS
- POL: HCMC port, VIETNAM
- POD: Los Angles port, USA
Tính giá cước vận chuyển cho lô hàng trên, biết rằng:
+ DDC: via USWC 28.1$/CBM, via USEC 31$/CBM
+ O/F: 15$/CBM
+ AMS: 5$/shipment
+ PSS: 5$/CBM
+ THC: 4$/CBM
+ CFS: 5$ min 2 CBM
+ B/L fee: 25$/set
+ Trucking charge: 5$/CBM
+ Fumigation fee: 12$/CBM
+ Packing charge: 10$/CBM
+ Custom formality fee: 25$/shipment;

Bài 4.11:
Cho thông tin về lô hàng cần vận chuyển như sau:
- Commodity: Garment
- Q’ty: 2x20’GOH
- POL: HCMC port, VIETNAM
- POD: Memphis, TN (MLB via USWC), USA
Tính giá cước vận chuyển cho lô hàng trên, biết rằng khách hàng chỉ cần nhận được B/L
Surrendered
+ O/F: HCMC-USWC: $1,245/20’, HCMC-USEC: $2,201/20’
+ ACC (ALAMEDA CORRIDOR CHARGE): $26/20’
+ BAF (USWC): $125/20’, BAF (USEC): $195/20’
+ PSS (USWC): $120/20’, PSS (USEC): $200/20’
+ CAF: 10%
+ GOH: $520/20’
+ AMS: $25/shipment
+ Inland transportation charge: USWC-Memphis,TN: $1,955/20’ (MLB)
+ THC: 75/115/115 (both ends)
+ B/L fee: 25$/set
+ Custom formality fee: 25$/shipment;
Bài 4.12:
Cho thông tin về lô hàng cần vận chuyển như sau:
- Commodity: Garment
- Q’ty: 80 CTNS/Volume:20 CBM/G.W: 3.600.00 KGS
- POL: HCMC PORT, VIETNAM
- POD: Chicago (VIA USWC), USA
Tính giá cước vận chuyển cho lô hàng trên, biết rằng:
+ DDC: via USWC 28.1 $/CBM, via USEC 31 $/CBM
+ O/F HCMC-Chicago: 50 $/CBM
+ AMS: 5$/shipment
+ PSS: 5$ /CBM
+ THC: 4 $/CBM
+ CFS: 5 $/CBM min 2 CBM
+ B/L fee: 25$/set
+ Fumigation fee: 12 $/CBM
+ Packing charge: 10 $/CBM (if any)
CHƯƠNG 5: Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Bài 5.1:
Tính V.W và C.W cho những lô hàng dưới đây:
1. 3 boxes/Dim: 22 x 16 x 45 in./G.W: 325 lb
2. 4 drums/Diameter 17 in. Height 22 in./G.W:128 lb
3. 4 cartons/Dim: 54 x 42 x 28 cm/G.W : 38 kg
4. 2 drums/Diameter 60 cm Height 120 cm/G.W: 356 kg
Và 3 crates/ Dim: 162 x 86 x 49 cm/G.W : 213.2 kg
Và 5 cartons/Dim : 66 x 53 x 49 cm/G.W : 94.7 kg

Bài 5.2:
Tính CW cho lô hàng sau:
Package A
Gross weight: 30 kg
Dimensions: 80 x 70 x 50 cm.
Package B
Gross weight: 35 kg
Dimensions: 70 x 60 x 50 cm

Bài 5.3:
Hoàn thành AWB dưới dây cho lô hàng sau:

- Route: OSA-MEL
- Carrier: QF
- Commodity: T-shirt sample
- Q’ty: 1 CTN/GW: 12K/Dim: 30x30x30 cm
Bài 5.4:
Hoàn thành AWB dưới dây cho lô hàng sau:
- Route: OSA-MEL
- Carrier: QF
- Commodity: Garment
- Q’ty: 1 CTN/GW: 20 K/Dim: 40x40x40 cm

Bài 5.5:
Hoàn thành AWB dưới dây cho lô hàng sau:
- Routing: Frankfurt (FRA) to Hongkong (HKG)
- Carrier: Lufthansa (LH)
- Charges: Prepaid (PPD)
- Commodity: Oil paintings
- Gross weight: 250 kg
- Dimensions: 1 box/210 × 90 × 50 cm
1 box/210 × 120 × 50 cm
Bài 5.6:
Hoàn thành AWB dưới dây cho lô hàng sau:
- Routing: Dubai UAE (DXB) to Glasgow (GLA)
- Charges: Prepaid (PPD)
- Commodity: Carpets
- Gross weight: 280 kg
- Dim: 5pcs/100x50x30cm

Hint: SCR 2199 hoặc SCR 2865


Bài 5.7:
Xác định nhóm, phân nhóm cho các mặt hàng sau:
Main group No. Sub-group No.
1. Telescopes
2. Pewter tableware
3. Synthetic stones for imitation jewelry
4. Chocolate bars
5. Outboard motors for boats
6. Dry insecticides
7. Medical books
8. Wedding dresses
9. Electrical shavers
10. Used personal effects
11. Orchids
12. Avocado pears

Bài 5.8:
Hoàn thành AWB dưới dây cho lô hàng sau:
- Routing: Nairobi, Kenya (NBO) to Lille, France (LIL)
- Commodity: Calf skins
- Gross weight: 350 kg
- Dimensions: 50 boxes x 42 × 21 × 21 cm

Hint: SCR 1100


Bài 5.9:
Hoàn thành AWB dưới dây cho lô hàng sau:
- Routing: Johannesburg, S.Africa (JNB) to Moscow, Russia (MOW)
- Commodity: Monkeys
- Gross weight: 60 kg
- Dimensions: 4 crates x 50 × 40 × 60 cm

Bài 5.10:
Hoàn thành AWB dưới dây cho lô hàng sau:
- Routing: Hongkong (HKG) to Taipei (TPE)
- Commodity: Shares
- Gross weight: 1 metal box 9.2 kg
- Dimensions: 40x20x20 cm
Bài 5.11:
Hoàn thành AWB dưới dây cho lô hàng sau:
- Routing: Bangkok (BKK) to Calgary, Canada (YYC)
- Commodity: Magazines
- Gross weight: 180 kg
- Dimensions: 10 Ctns x 40x40x40 cm

Bài 5.12:
Hoàn thành AWB dưới dây cho lô hàng sau:
- Routing: Shanghai (SHA) to Newyork, USA (NYC)
- Commodity: Human remains in coffin
- Gross weight: 140 kg
- Dimensions: 1coffin x 200x60x50 cm

Bài 5.13:
Hoàn thành AWB dưới dây cho lô hàng sau:
- Routing: Lisbon, Portugal (LIS) to Tokyo (TYO)
- Commodity: Legal banknotes
- Gross weight: 9.4 kg
- Dimensions: 1box x 50x45x25 cm
- DVC: EUR 7,670
Bài 5.14:
Công ty Forwarder nhận được 2 booking của 2 Khách hàng như sau:
1. Anh Thu Co Ltd 50 Ctns/ 150 K/ 3 CBM
2. An Co Ltd 100 Ctns/500 K/ 5 CBM
Tính lợi nhuận công ty thu được? Biết bảng giá bán cho KH:

Surcharge: FSC 0.05 Usd/K, ISC 0.10 Usd/K


Bảng giá mua từ Airline:

Surcharge: FSC 0.05 Usd/K, ISC 0.10 Usd/K

Bài 5.151:
Theo thỏa thuận vận chuyển hàng không với Ceva (là một Forwarder), China Airlines đã nhận
vận chuyển một lô hàng gồm 527 kiện hàng với tổng trọng lượng 8.133 kg. Hàng hóa là các ổ đĩa
cứng mang nhãn hiệu Western Digital. China Airlines đã phát hành AWB số 297-6232-1836 đi từ
Hongkong đến Amsterdam qua 2 chặng chuyển tải ở Taipei và Frankfurt. Ở chặng cuối, lô hàng
được vận chuyển từ Frankfurt đến Schiphol, Amsterdam bằng đường bộ tới kho hàng ở sân bay
do công ty Menzies (cung cấp dịch vụ mặt đất tại sân bay theo hợp đồng với các hãng máy bay)
điều hành.
Ngày 25/9, Menzies đã ký vào 'Bản kê khai hàng hóa' (Cargo manifest) của hãng vận tải đường
bộ, số lượng 527 kiện hàng. Menzies cũng đã ký nhận Phiếu gửi hàng quốc tế CMR , trên vận đơn
CMR này có ghi chú rằng 35 gói hàng bị hư hỏng. Theo hợp đồng với Ceva, Menzies sẽ làm thủ
tục để đưa hàng tới kho của người nhận. Ngày 27/9 lúc 4 giờ 46 chiều, Menzies đã lập “Bản kê

1
Xem Ceva Freight LLC et al vs. China Airlines, Court of North Holland, Judgment of 4 December 2019.
khai hàng hóa” của mình. 9 giờ 57 phút tối, Menzies in biên lai gửi hàng tổng cộng 527 kiện có
ghi chú “SHIPMENT IS CUSTOMS CLEARED IN FULL 527 PCS” và bàn giao cho hãng vận
tải đường bộ Bos Logistics Schiphol B.V để vận chuyển tới kho giao hàng. Sau khi nhận hàng,
người nhận chuyển cho Ceva chứng từ có ghi chú “523¢. (4¢ defect)”. Bốn kiện bị thiếu này có
chứa 2.240 ổ đĩa cứng mang nhãn hiệu Western Digital với tổng trọng lượng 1.588 kg, trị giá hóa
đơn là 176.789,60 USD. Vào ngày 16/10, Ceva gửi thông báo tổn thất (‘Shortage/Loss’) cho China
Airlines và yêu cầu bồi thường.
Yêu cầu: Hãy cho biết trách nhiệm của các bên?

Bài 5.162:
Philips Hong Kong Ltd, gửi hàng đường hàng không 1.000 Cellular digital spark transceivers
từ Singapore đến Hồng Kông qua hãng máy bay China Airlines Ltd. Lô hàng gồm 9 Ctns và được
đóng vào một pallet, tổng trọng lượng là 154kg. China Airline phát hành AWB, trong đó cột “No.of
pieces RCP” ghi số `1` và “Gross Weight” ghi là 154kg. AWB không đề cập đến việc 1.000 máy
thu phát được đóng gói trong 9 thùng carton.
Khi kiện hàng đến Hồng Kông, người ta phát hiện nó đã bị bung ra. Bốn thùng carton chứa 440
bộ thu phát và nặng 60kg đã bị mất. Tổng giá trị số máy thu phát bị mất là 74.360 USD.
Yêu cầu: Philips sẽ được bồi thường bao nhiêu?

Bài 5.173:
Durunna liên hệ với Air Canada (AC) để vận chuyển 10 Máy tính xách tay đến Nigeria (cước
trả trước là Usd 800). Sau khi hoàn tất việc giao hàng, Durunna đã đến Văn phòng của AC để nhận
AWB. Khi Durunna thông tin với AC rằng hàng hóa trị giá 4.000 USD, AC đã yêu cầu Durunna
điền vào chứng từ “Export Declaration Form”. Khi AWB được phát hành thì không đề cập đến giá
trị hàng hóa ("NCV" và "NVD") trên vận đơn. Mặt trước của AWB có một điều khoản hướng dẫn
người gửi hàng chú ý đến thông báo liên quan đến giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển.
Mặt sau của AWB có thông báo áp dụng Công ước Montreal 1999. Trên hành trình, lô hàng Máy
tính xách tay bị mất.
Yêu cầu: Durunna kiện AC đòi bồi thường thiệt hại, cho rằng mình đã không được thông báo
hợp lý về giới hạn trách nhiệm pháp lý trong vận đơn. Durunna được bồi thường 4.800 USD tiền
bồi thường thiệt hại (giá trị hàng hóa bị mất cộng với 800 USD phí vận chuyển). Ý kiến của bạn?

Bài 5.174:
Ngân hàng Techcombank tại Hà Nội làm thủ tục chuyển cho Ngân hàng HSBC-chi nhánh tại
Singapore một khoản tiền lên tới cả triệu USD bằng đường hàng không. Đại diện Techcombank
đã hoàn thành thủ tục khai báo tại hải quan sân bay, làm vận đơn trước khi chuyển vào kho xuất
quốc tế của cảng hàng không Nội Bài. Lô hàng gồm hai thùng carton, một kiện nặng 16kg (chứa
nhiều loại tiền gồm USD, EUR và đồng yen Nhật.) và một kiện nặng 20,6kg (chứa tiền USD nhiều
mệnh giá, có tổng giá trị lên đến 996.000 USD). Hai kiện hàng được nhân viên Công ty cổ phần
dịch vụ hàng hóa Nội Bài làm thủ tục "chấp nhận hàng", kiểm tra qua máy soi an ninh.
Trước giờ hai kiện hàng được chuyển ra máy bay, nhân viên Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa
Nội Bài đã phát hiện kiện hàng 20,6kg đã không cánh mà bay trong khi khóa tủ sắt an toàn vẫn
còn nguyên, không có dấu vết cạy phá.
2
Xem China Airlines Ltd v Philips Hong Kong Ltd [2002] SGCA 29.
3
Xem Durunna v. Air Canada.
4
Xem https://tuoitre.vn/kien-hang-trieu-do-biet-di-229209.htm
Về qui định bồi thường hàng hóa, theo đại diện Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài,
công ty thực hiện theo qui định của Hiệp hội Hàng không quốc tế - IATA. Theo đó, mỗi cân hành
lý thông thường bị mất được bồi thường tối đa 20 USD. Cùng ngày, phó tổng giám đốc
Techcombank có công văn nêu rõ: "Thùng hàng nằm ngoài phạm vi kiểm soát của Techcombank...
Trách nhiệm vận chuyển và mua bảo hiểm vận chuyển thuộc phạm vi trách nhiệm của Ngân hàng
HSBC USA chi nhánh Singapore".
Yêu cầu: Ý kiến của bạn về trách nhiệm các bên liên quan?
CHƯƠNG 6: Gom hàng và vận tải đa phương thức

Bài 6.1:
Công ty ABC (VN) và công ty ở Hà Lan ký HDMB theo điều kiện thương mại DPU
Amsterdam. Thời gian giao hàng là ngày 6/2. Vì vậy hãng đã đặt lịch trình của hãng tàu như sau:
FEEDER ETD ETA CONNECTING ETD ETA ETA
HCMC TANJUNG VESSEL TANJUNG ROTTERDAM AMSTERDAM
PELEPAS PELEPAS
TIGER V.1804 8/1 10/1 MSC LEANNE 13/1 1/2 5/2
V.801W
Tuy nhiên, do nhà máy bị mất điện cả ngày đột xuất vào ngày 28/12, nên ABC không kịp tiến
độ và chỉ có thể hoàn thành sản xuất vào ngày 11/1. Điều đó cũng có nghĩa là họ không thể đáp
ứng ngày đến đã thỏa thuận và phải đối mặt với mức phạt 150.000 EUR.
Yêu cầu: Giải pháp nào cho ABC?

Bài 6.2:
Một công ty may mặc ở Lào muốn gửi 1 container hàng xuất khẩu đi Rotterdam, Hà Lan.
Yêu cầu: Hãy xác định các tuyến đường có thể vận chuyển container từ Vientiane đi Rotterdam?
Nhà XK Lào có thể sử dụng điều kiện thương mại tương ứng nào?

Bài 6.3:
Người bán tại Khu công nghiệp First Philippine mong muốn gửi hàng đến Dragon 2 ở Yangon,
Myanmar. Tháng trước, người bán sử dụng phương thức SEA/SEA trung chuyển tại Singapore
theo điều kiện CFR nhưng lô hàng này người mua yêu cầu điều chỉnh lại thành điều kiện FCA.
Người nhận hàng muốn sử dụng tuyến vận chuyển khác vì một số lý do như thủ tục hải quan, thời
gian vận chuyển.
Yêu cầu: Người mua có thể dùng cách vận chuyển như thế nào? Các bên tham gia có vai trò
thế nào?

Bài 6.4:
Đại lý giao nhận ở Malaysia yêu cầu chào giá dịch vụ giao nhận cho khách hàng mua hàng từ
công ty A ở KCN Trà Nóc, Cần Thơ. Lô hàng Quần áo may sẵn gồm 4x40’DC và 1x20’DC xuất
đi Port K’lang Malaysia theo điều kiện FCA Can Tho port, Incoterms 2020.
Yêu cầu: Là người giao nhận, bạn hãy chọn ra phương án vận chuyển tối ưu cho lô hàng trên
để chào cho đại lý của mình ở Malaysia? Biết:
- O/F Cát Lái port- Port K’lang, Malaysia: 300 USD/Cont20’, 330 USD/Cont40’
- Frequency: Mon, Wed, Fri
- Transit time: 5 days
- EBS: 65 USD/20’, 84 USD/40’
- O.THC: 110 USD/20’, 130 USD/40’
- B/L fee: 30 USD/set
- Seal: 5 USD/Cont
- Telex realease: 15 USD/set
- Inland trucking from site to port: 150 USD/20’, 200 USD/40’
- Inland trucking from port to site (by truck): 150 USD/20’, 220 USD/40’
- Inland trucking from port to site (by barge): 120 USD/20’, 180 USD/40’
- Customs formality: 30 USD/shipment
Bài 6.5:
Công ty A muốn gửi một lô hàng Nhà di động (Removable houses) theo điều kiện DDP
Sihanouk, Cambodia, nên đã liên hệ và thuê công ty logistics B làm dịch vụ “door to door” kể cả
thủ tục hải quan liên quan để vận chuyển hàng từ cảng Qingdao của Trung Quốc bằng đường biển,
qua cảng Laem Chabang của Thái Lan, đến cảng Sihanouk của Campuchia, sau đó vận chuyển
bằng đường bộ đến công trường gần cảng Sihanouk.
Hàng hóa bị hải quan Thái Lan tịch thu do công ty B không chuyển hàng về cảng đúng thời hạn
quy định. Công ty A đã đệ đơn kiện yêu cầu Công ty B bồi thường thiệt hại.
Yêu cầu: Theo bạn công ty B có phải bồi thường thiệt hại cho công ty A không? Tại sao?

Bài 6.6:
Công ty FWD của bạn nhận được các booking có chi tiết như sau
STT SHIPPER COMMODITY PKGS KGS CBM
1 ANC CO LTD GARMENT 76 1,380 3.50
2 CROWN WORLDWIDE* PERSONAL EFFECTS 4 2,245 6.70
3 KIEU DANG CO LTD GENERAL CARGO 15 450 2.10
4 KIM QUI CO LTD WOODEN FURNITURE 36 1,030 7.80
6 THANH BINH CO LTD GARMENT 27 850 1.35
7 HACOTA GENERAL CARGO 15 250 0.85
Note: * forwarder
Local charges in SHANGHAI (USD/CNY=7.2827):
- THC: CNY 30.00/RT (MIN 3 RT)
- CFS: CNY 130.00/RT (MIN 3 RT)
- D/O: CNY 150.00/SET
- WAREHOUSE CHARGE: CNY 330.00/RT (MIN 3 RT)
- TALLY: CNY 120.00/SET
- LSS: CNY 7/RT(MIN 3RT)
Local chatges in HCMC:
- THC: USD 6.00/RT
- EBS: USD 5.00/RT
- CFS: USD 8.00/RT (MIN 1RT)
- LSS: USD 3/RT
- AFR: USD 5.00/SET (JAPAN route)
- AMS: USD 5.00/SET (SHA route)
- B/L FEE: USD20/SET
FCL charges:
- THC: VND 2.100.000/20’, VND 3.250.000/40’, 40’HC
- AMS/AFR: VND 800.000/SHIPMENT
- B/L FEE: VND 800.000/SET
- EBS: USD 45/20’, USD90/40’, USD122/40’HC
- SEAL FEE: VND 180.000/pc
Yêu cầu:
- Tính chi phí cho từng shipper?
- Tính lợi nhuận của công ty với chính sách lợi nhuận 50/50 cho đại lý nơi đến ở Shanghai.
Biệt:
+ Giá mua O/F HCMC-SHA: USD190/20’DC, USD380/40’DC (All-in)
+ Giá bán O/F HCMC-SHA: USD 15/RT (Min 1 Cbm), F.O.C cho co-loader
CHƯƠNG 7: Chứng từ vận tải

Bài 7.1:
FCR là chứng từ gì ? Sử dụng trong trường hợp nào?

Bài 7.2:
Vận đơn hãng tàu có in điều khoản sau:“In accordance to the local regulations at the port of
destination, the port authorities or customs authorities at destination may deliver the goods to the
notify party or to the consignee of the goods without production of the original bill of lading and
without notice to the carrier”.
Yêu cầu: Ý nghĩa của điều khoản này? Bạn rút ra lưu ý gì?

Bài 7.3:
Theo vận đơn số EL1601LCBDJD01 được chủ tàu cấp cho chủ hàng có các chi tiết như sau:
- On board MV. Elin dated 10/6/2016
- Số lượng 201 Pkgs/GW: 838.821 kg/Meas.: 3.937,69 CBM
- Hàng hóa được mô tả “in apparent good order and condition for carriage”
- POL: Laem Chabang, Thái Lan
- POD: Djen-Djen, Algeria.
Mặt trước của B/L ghi nhận: “70 packages identified on the attached list were ‘loaded on deck
at shipper’s and/or consignee’s and/or receiver’s risk; the carrier and/or owners and/or vessel being
not responsible for loss or damage howsoever arising”
Mặt sau của B/L in sẵn điều khoản:” The Carrier shall in no case be responsible for loss of or
damage to the cargo, howsoever arising…in respect of deck cargo.”. Điều khoản Paramount
Clause áp dụng GHgue 1924 hoặc Hague-Visby 1968
Trong hành trình, từ khoảng ngày 2 đến ngày 6 tháng 7 năm 2016, tàu gặp biển động mạnh và
một số hàng hóa trên boong bị mất và/hoặc hư hỏng.
Yêu cầu: Hãy cho biết cở sở đển chủ hàng khiếu nại chủ tàu? Chủ tàu dựa vào đâu để thoát
trách nhiệm?

Bài 7.4:
Người bán ở VN và người mua ở Italy ký HDMB lô hàng dây đồng (Copper Wire). Hàng hóa
được xếp vào 02 container và đại diện của Người mua đã chứng kiến việc xếp hàng. Các container
sau đó được chuyển về bãi container (CY) do người vận chuyển chỉ định. Hàng hóa sau đó được
xếp lên tàu MV “CMA CGM VASCO DE GAMA” từ Cái Mép đến Genoa, Ý. Vận đơn có chi tiết
sau:
- “CY-CY”
- “At shipper’s load, stowage, count and seal”
Sau khi đến cảng Genoa, các container được dỡ hàng và kiểm tra. Người ta phát hiện các
container chứa đầy đá và cát. Người mua khởi kiện người vận chuyển về việc mất hàng.
Yêu cầu: Bạn là người chuyên chở sẽ giải thích thế nào?
Bài 7.5:
Công ty F.A.Y5. yêu cầu Đại lý của hãng tàu ZIM yêu cầu trì hoãn việc giải phóng hàng hóa
được chuyên chở bằng đường biển đã đến cảng Haifa và ra lệnh thu giữ hàng hóa. Ngoài ra, F.A.Y.
yêu cầu hàng hóa không được giải phóng cho đến khi vấn đề được giải quyết. Lý do mà công ty
F.A.Y đưa ra là vì họ đã mua và thanh toán hàng hóa cho nhà cung cấp trên cơ sở vận đơn được
phát hành dưới tên của họ do nhà cung cấp gửi qua bằng e-mail. Tuy nhiên, khi hàng đến cảng
Haifa, công ty F.A.Y phát hiện ra rằng có vận đơn khác ghi tên một nhà nhập khẩu khác (S.M.
Charcoal Hagalil Ltd. và Tala Company Ltd.). Sau đó, S.M và Tala xuất trình vận đơn bản gốc
yêu cầu Đại lý giao hàng.
Yêu cầu: Bạn là nhận viên của ZIM, bạn sẽ giải quyết thế nào? Tại sao?

Bài 7.66:
Một người giao nhận ký hợp đồng với một khách hàng để thu xếp vận chuyển hàng xuất khẩu
da động vật (animal skins). Tuy nhiên, người gửi hàng đã ký một thỏa thuận tín dụng vay tiền của
Australia Capital Financial Management Pty Ltd (ACFM), theo đó người gửi hàng sẽ cung cấp
cho ACFM vận đơn gốc làm tài sản đảm bảo để đổi lấy việc rút vốn vay. ACFM sẽ hoàn trả lại
vận đơn gốc sau khi người gửi hàng đã hoàn trả các khoản vay. Trong quá trình rút tiền, người gửi
hàng đã cung cấp cho ACFM 11 vận đơn (HB/L) do người giao nhận phát hành. Khi người gửi
hàng không trả nợ, ACFM đã cố gắng để nhận hàng, nhưng phát hiện ra rằng nó đã được hãng vận
tải biển giao cho người khác theo sự xuất trình của vận đơn gốc của hãng tàu.
Theo tài liệu các bên xuất trình trong vụ kiện, người ta nhận thấy một số nội dung sau:
- Cả 02 bộ vận đơn gốc (MB/L và HB/L) được phát hành cho cùng một lô hàng
- Consignee trên HB/L là To order (và chưa được ký hậu)
Yêu cầu: Người giao nhận đã làm sai ở điểm nào?

5
Xem F.A.Y. Com Ltd. V. ZIM Integrated Shipping Services Ltd. & Others
6
Xem Australia Capital Financial Management Pty Ltd v Freight Solutions (Vic) Pty Limited [2017]
CHƯƠNG 8: Bảo hiểm hàng hóa

Bài 8.1:
Công ty A (VN) nhập khẩu 1x20’DC hàng máy móc trị giá Usd 10,000 Usd theo điều kiện CIF
Cát Lái port, Incoterms 2020. Trong quá trình dỡ hàng khỏi tàu tại cảng đến, dây cáp cần cẩu bị
đứt là rơi container. Trong quá trình điều tra vụ việc, giám định xác định lô hàng bị tổn thất 100%
và bộ phận xếp dỡ của cảng thừa nhận đã có sai xót trong vụ tai nạn.
Yêu cầu:
Công ty A cần làm gì để khiếu nại bồi thường? Khiếu nại ai? Tại sao?

Bài 8.2:
Một doanh nghiệp Việt Nam kí một hợp đồng bán 10,000 MTs gạo cho một doanh nghiệp
Malaysia với giá 280 USD/MT CIF P’Klang Port, Incoterms 2020. Gạo được đóng bao theo qui
định, 100 kg/bao. Tại cảng dỡ hàng, biên bản giám định có ghi:
- 100 bao bị ngấm nước biển, hư hỏng toàn bộ
- 80 bao bị cháy
- 120 bao bị rách bao bì, giảm trọng lượng 50%
- 70 bao bị rơi ra khỏi tàu khi dỡ hàng
- 100 bao bì bị mất cắp
Yêu cầu:
- Hãy tính trị giá bảo hiểm của lô hàng nói trên và phí BH phải nộp?
- Cơ quan BH sẽ bồi thường cho ai? Hãy tính số tiền mà doanh nghiệp đòi người bảo
hiểm bồi thường, biết rằng doanh nghiệp đó đã phải bỏ ra 500 USD chi phí giám định
tổn thất và 800 USD làm lại bao bì mới.
- Để được bồi thường các tổn thất, doanh nghiệp sẽ mua BH theo điều kiện nào? Số tiền
bồi thường sẽ là bao nhiêu?
Biết: Mặt hàng gạo: RA=0.40%, RB=0.16%, RC=0.08%

Bài 8.3:
Một chiếc tàu trị giá 1.000.000 Usd chở một lô hàng trị giá 990.000 Usd với số tiền cước là
10.000 Usd, dọc đường tàu gặp bão lớn. Để nhanh chóng thóat ra khỏi vùng bão lớn, buộc phải
vứt bớt hàng khỏi tàu, trị giá hàng vứt xuống biển là 45.000 Usd, cước phí của số hàng này là
5.000 Usd. Muốn vứt nhanh hàng xuống biển, buộc phải phá cửa hầm tàu và một số thiết bị trên
tàu, số tiền phải sửa chữa tàu là 50.000 Usd. Về đến bến, thuyền trưởng tuyên bố tổn thất chung,
yêu cầu các bên ký quỹ đóng góp tổn thất chung.
Yêu cầu: hãy phân bổ G/A?

Bài 8.4:
Một tàu biển trị giá 9.150.000 Usd chở 5 lô hàng như sau: A trị giá 600.000 Usd, B trị giá
2.500.000 Usd, C trị giá 3.000.000 Usd, D trị giá 2.000.000 Usd, E trị giá 500.000 Usd (trị giá
hàng theo giá CIF). Tiền cước chưa thu thuộc chủ tàu là 50.000 Usd. Đi dọc đường tàu bị mắc cạn,
vỏ tàu bị thủng, nước tràn vào làm hư hỏng hàng hóa. Để cứu tàu và hàng, thuyền trưởng quyết
định:
- Tạm thời bịt các lỗ thủng bằng các phương tiện, vật phẩm trên tàu
- Vứt bớt hàng trên tàu để tàu nhẹ bớt
- Cho máy tàu làm việc quá sức để đưa tàu ra khỏi bãi cạn
Thuyền trưởng tuyên bố tổn thất chung. Tình hình tổn thất và các chi phí được gửi đến cho lý
toán sư tính tổn thất chung như sau:
- Vỏ tàu bị thủng phải sửa chữa mất 200.000 Usd
- Máy tàu bị hỏng do làm việc quá sức phải sửa chữa mất 50.000 Usd
- Lô hàng A bị nước tràn vào làm giảm giá trị tương mại 100%
- Lô hàng E bị vứt xuống biển để làm nhẹ tàu
- Thiệt hại do dùng các vật phẩm trên tàu để cứu tàu và chi phí cho thủy thủ đòan mất
45.000 Usd
Yêu cầu: hãy phân bố G/A? Bảo hiểm sẽ giải quyết như thế nào với lô hàng A?

Bài 8.5:
Một lô hàng xuất khẩu được đưa vào kho CFS chuẩn bị xếp vào container. Không may một
đám cháy bùng lên và làm một phần nhà kho khiến mái tôn bị sập làm hư hỏng hàng hóa.
Yêu cầu: Xác định nguyên nhân gây ra tổn thất của lô hàng?

Bài 8.6:
Một lô hàng xuất khẩu được vận chuyển bằng xe lửa ra cảng biển thì bị trật bánh. Không có
thiệt hại nào đối với lô hàng. Lô hàng sau đó được chuyển qua một xe tải tiếp tục vận chuyển vào
cảng. Một số kiện hàng của lô hàng bị đánh cắp trong quá trình chuyển tải từ tàu trật đường ray
vào xe tải.
Yêu cầu: xác định nguyên nhân tổn thất để Người được bảo hiểm có thể được bồi thường?

Bài 8.7:
Lô hàng A gồm 60 Ctns có giá trị CIF $60,000. Tất cả 60 Ctns đều bị hư hỏng do nước tràn vào
container. Biên bản giám định xác nhận lô hàng bị giảm giá trị 25%.
Yêu cầu:
a. Người được bảo hiểm có được người bảo hiểm bồi thường không? Tại sao?
b. Nếu được bồi thường, hãy xác định số tiền người được bảo hiểm có thể khiếu nại bồi thường
người bảo hiểm trong trường hợp:
- Cả 60 Ctns bị tổn thất?
- Chỉ 37 Ctns bị tổn thất?

Bài 8.8:
Lô hàng A gồm 60 Ctns có giá trị CIF $60,000. Tất cả 60 Ctns đều bị hư hỏng do rủi ro được
bảo hiểm gây ra. Người bảo hiểm ủy quyền chó người được bảo hiểm bán thanh lý lô hàng này.
Sau khi đấu giá, người được bảo hiểm nhận được $38,800 (sau khi trừ chi phí tổ chức đấu giá
$1,200).
Yêu cầu: Xác định số tiền người được bảo hiểm nhận đươc từ người bảo hiểm?

Bài 8.9:
Lô hàng A gồm 60 Ctns có giá trị CIF $60,000. Khi giao hàng, 15 Ctns trong số 60 Ctns bị hư
hỏng do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Người bảo hiểm ủy quyền chó người được bảo hiểm bán
thanh lý lô hàng này. Sau khi đấu giá, người được bảo hiểm nhận được $9,700 (sau khi trừ chi phí
tổ chức đấu giá $300).
Yêu cầu: Xác định số tiền người được bảo hiểm nhận đươc từ người bảo hiểm?
Bài 8.10:
Lô hàng A gồm 60 Ctns có giá trị CIF $60,000. Tất cả 60 Ctns đều bị hư hỏng do rủi ro được
bảo hiểm gây ra. Sau khi làm thông quan nhập khẩu (thuế NK đã nộp là 3%), người bảo hiểm ủy
quyền chó người được bảo hiểm bán thanh lý lô hàng này. Sau khi đấu giá, người được bảo hiểm
nhận được $38,800 (sau khi trừ chi phí tổ chức đấu giá $1,200).
Yêu cầu: Xác định số tiền người được bảo hiểm nhận đươc từ người bảo hiểm?

Bài 8.11:
Một lô hàng nhập khẩu 10,000 MTs trị già $200/MT CIF Bến Nghé port, Incoterms 2020. Lô
hàng bị hư hại do nguyên nhân được bảo hiểm gây ra trên đường vận chuyển. Sau đó, Người bảo
hiểm tiến hành bán thanh lý lô hàng được $180/MT.
Yêu cầu: Xác định số tiền người được bảo hiểm nhận đươc từ người bảo hiểm? Biết: giá mặt
hàng còn tốt có giá thị trường là $240/MT

Bài 8.12:
Một lô hàng nhập khẩu 10,000 MTs trị già $200/MT CIF Bến Nghé port, Incoterms 2020. Lô
hàng bị hư hại do nguyên nhân được bảo hiểm gây ra trên đường vận chuyển. Sau đó, Người bảo
hiểm tiến hành bán thanh lý lô hàng được $142.5/MT.
Yêu cầu: Xác định số tiền người được bảo hiểm nhận đươc từ người bảo hiểm? Biết: giá mặt
hàng còn tốt có giá thị trường là $190/MT

Bài 8.13:
Công ty A (VN) chào hàng cho khách hàng ở UK lô hàng với giá GBP 10,000/MT CIF
Southamton port, Incoterms 2020 (bảo hiểm All-risks 110% theo yêu cầu của khách hàng). Tuy
nhiên, khách hàng yêu cầu chào giá không gồm phí bảo hiểm (khách hàng tự mua). Do đo, A làm
lại offer theo giá CFR.
Yêu cầu: Tính giá CFR? Biết: R=1%

Bài 8.14:
Công ty A (VN) xuất khẩu một lô hàng Candles theo điều kiện CIF, công ty mua bảo hiểm All-
Risks như người mua yêu cầu. Do hành trình kéo dài, nến bị hấp hơi (sweating) nên bị mềm đi và
giảm chất lượng.
Yêu cầu: Người bảo hiểm có chịu trách nhiệm về tổn thất này không? Tại sao?

Bài 8.15:
Vào tháng 10, một doanh nghiệp ở Bỉ ký hợp đồng bán 200 bộ thiết bị điện cho một doanh
nghiệp ở Tp.Hồ Chí Minh với đơn giá 1,000 Usd/ bộ thanh toán bằng L/C trả ngay. Ngày 15/11,
VCB chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh tiếp nhận Giấy yêu cầu thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C của
người mua và ngân hàng VCB chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh đã phát hành L/C không hủy ngang trả
ngay trị giá 200,000 Usd, chỉ định ngân hàng BNP chi nhánh Brussels, Bỉ là ngân hàng thông báo
và thanh toán. Ngày 20/12, người bán giao 1x20’DC lên tàu tại cảng Antwerp, Bỉ theo quy định
của L/C. Người bán xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C (gồm cả Insurance Policy) và
sau đó được ngân hàng BNP chi nhánh Brussels kiểm tra và chấp nhận vì hợp lệ theo quy định của
L/C, ngân hàng BNP chi nhánh Brussels gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành theo quy định.
Cùng thời điểm này, lô hàng bị cuốn trôi xuống biển trong một trận bão trên hành trình. Khi nhận
được thông tin về tổn thất của lô hàng, người mua đã yêu cầu ngân hàng VCB chi nhánh Tp.Hồ
Chí Minh dừng không thanh toán Usd 200,000 cho bên bán vì hàng đã bị tổn thất toàn bộ.
Yêu cầu:
a. Khi lô hàng kể trên bị tổn thất, rủi ro về tổn thất mất mát của hàng hóa thuộc về bên nào?
Tại sao?
b. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho ai? Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường bao nhiêu? Giải
thích?
c. Khi nhận được yêu cầu dừng thanh toán từ phía người yêu cầu mở L/C, ngân hàng ACB chi
nhánh Tp. Hồ Chí Minh có thể dừng không thanh toán Usd200,000 không? Tại sao?

Bài 8.16:
Hoàn thành chứng từ sau:
Biết: E/R: EUR/USD=1.443299

You might also like