You are on page 1of 56

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN ĐỀ 1: HÀNG THÔNG DỤNG

(Lưu hành nội bộ)

Tác giả (Chủ biên) : Young Logistic Talents


Lớp : QL2301D
Khóa : K23
Chuyên ngành : Quản trị logistic và vận tải đa phương
thức
Môn : Hàng hóa vận tải
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hồng Thu

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


LỜI NÓI ĐẦU

Hàng hóa vận tải là một trong những môn học chuyên môn quan trọng của
ngành Khai thác vận tải. Thông qua môn học, sinh viên sẽ tiếp cận được những kiến
thức liên quan đến hàng hóa vận tải, các phương pháp và yêu cầu vận chuyển, xếp
dở và bảo quản các loại hàng hóa thường gặp trong vận tải.

Môn học cũng giúp sinh viên hiểu được những khái niệm, đặc điểm, tính chất
cơ bản của từng loại hàng hóa trong vận tải, phân loại bao bì, hiểu rõ các ký mã hiệu
trên bao bì. Hiểu rõ yêu cầu của việc xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa
trong quá trình vận tải.

Ngoài ra sinh viên có thể tính được khối lượng hàng hóa chuyên chở, lựa chọn
được phương pháp kỹ thuật chất xếp, vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Tạo nền
tảng kiến thức bổ sung cho một số môn học chuyên ngành như khai thác cảng,
thương mại hàng hải, tổ chức quản lý đội tàu…

Chuyên đề bao gồm 4 chương:

Chương 1. Giới thiệu về hàng thông dụng

Chương 2. Kỹ thuật chất xếp, bảo quản và vận chuyển hàng hóa thông dụng
trong kho và trên phương tiện vận chuyển

Chương 3. An toàn lao động khi chất xếp và vận chuyển hàng thông dụng

Chương 4. Giới thiệu về phương tiện vận chuyển và phương tiện xếp dở, công
cụ xếp dỡ hàng hóa, các vật liệu chèn lót trong vận tải.

Hy vọng cuốn chuyên đề này sẽ giúp cho sinh viên ngành Khai thác vận tải có
thêm một tài liệu để học tập và đây cũng là tài liệu giúp ích cho các sinh viên quan
tâm đến lĩnh vực này.

Mặc dù tác giả đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn không
thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy,
3
Cô và các bạn đồng nghiệp cho cuốn chuyên đề có thể sữa chữa, bổ sung hoàn chỉnh
hơn, đáp ứng được yêu cầu của môn học.

4
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………............3


DANH MỤC BẢNG.................................................................................. 7
DANH MỤC HÌNH....................................................................................8
Chương 1. Giới thiệu về hàng thông dụng.........................................11
1.1. Hàng thông dụng..............................................................................11
1.1.1.Định nghĩa hàng thông dụng......................................................11
1.1.2.Tính chất lý hóa hàng thông dụng..............................................11
1.1.3.Phân loại hàng thông dụng.........................................................12
1.1.4.Một số hàng thông dụng:...........................................................13
1.2. Pallet................................................................................................ 15
1.2.1.Khái niệm...................................................................................15
1.2.2.Phân loại.....................................................................................15
Chương 2. Kỹ thuật chất xếp, bảo quản và vận chuyển hàng thông
dụng trong kho và phương tiện vận chuyển..........................................22
2.1. Trong kho.........................................................................................22
2.1.1. Phương pháp xếp dỡ hàng trong kho........................................22
2.1.2 Bảo quản hàng thông dụng.........................................................22
2.1.3. Thiết bị vận chuyển trong kho..................................................24
2.2. Trên phương tiện vận chuyển..........................................................25
2.2.1. Kỹ thuật chất xếp hàng hoá trong container:............................25
2.2.2. Bảo quản hàng hóa trong container...........................................27
3.1. An toàn khi chất xếp........................................................................29
3.2. An toàn khi vận chuyển hàng thông dụng........................................32
Chương 4. Giới thiệu về phương tiện vận chuyển, phương tiện xếp
dỡ và công cụ xếp dỡ hàng hóa, các vật liệu chèn lót trong vận tải. 34
4.1. Phương tiện vận chuyển...................................................................34

5
4.2. Phương tiện xếp dở..........................................................................34
4.3. Một số phương tiện xếp dở hàng hóa...............................................35
4.4. Công cụ xếp dỡ hàng hoá:................................................................36
4.4.1. Xe nâng.....................................................................................36
4.4.2. Xe xúc.......................................................................................40
4.4.3. Xe ben:......................................................................................44
4.4.4. Xe đầu kéo:............................................................................... 47
4.5. Vật liệu chèn lót trong vận tải..........................................................51
4.5.1 Khái niệm....................................................................................51
4.5.2. Phân loại.....................................................................................51

6
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. So sánh giữa Pallet và Slip Sheet..................................................22

7
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1. Máy quạt........................................................................................11


Hình 1. 2. Gạo ST25.......................................................................................11
Hình 1. 3. Balo................................................................................................11
Hình 1. 4. Dép tông lào...................................................................................11
Hình 1. 5. Pallet gỗ 4 chiều nâng....................................................................12
Hình 1. 6. Vận chuyển gỗ...............................................................................12
Hình 1. 7. Tàu chuyên chở dầu.......................................................................13
Hình 1. 8. Tàu chuyên chở khí hóa lỏng.........................................................13
Hình 1. 9. Hàng giấy.......................................................................................13
Hình 1. 10. Ram..............................................................................................14
Hình 1. 11. Bộ nhớ ngoài................................................................................14
Hình 1. 12. Ti vi..............................................................................................14
Hình 1. 13. Tủ lạnh.........................................................................................14
Hình 1. 14. Máy giặt.......................................................................................14
Hình 1. 15. Pallet nhựa...................................................................................15
Hình 1. 16. Pallet gỗ.......................................................................................16
Hình 1. 17. Pallet giấy....................................................................................17
Hình 1. 18. Pallet sắt.......................................................................................18
Hình 1. 19. Pallet 2 chiều nâng.......................................................................19
Hình 1. 20. Pallet 4 chiều nâng.......................................................................19

Hình 2. 1. Hàng hóa đặt trên kệ Pallet được quấn màng PE…………………
23
Hình 2. 2. Kho hàng trang bị PCCC...............................................................23
Hình 2. 3. Kho hàng được vệ sinh..................................................................24
Hình 2. 4. Thiết bị vận chuyển trong kho.......................................................24
Hình 2. 5. Kỹ thuật xếp hàng hóa đầy, chặt....................................................25
Hình 2. 6. Xếp hàng có kích thước lớn hơn ở phía dưới...............................25
Hình 2. 7. Chèn túi khí giữa hàng hoá............................................................26
Hình 2. 8. Gia cố hàng hoá bằng dây đai co...................................................26
Hình 2. 9. Công cụ hỗ trợ chất xếp hàng hóa.................................................27
Hình 2. 10. Giấy kraft được lót bên trong......................................................27
Hình 2. 11. Túi hút ẩm CaCl2........................................................................28

8
Hình 2. 12. Khử trùng container trước khi xếp hàng hóa...............................28

Hình 3. 1. Kiểm tra sức khỏe của công nhân trước khi bốc xếp…………….29
Hình 3. 2. Các công nhân được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động......29
Hình 3. 3. Xác định trọng tải cho phép, không được chở quá tải...................30
Hình 3. 4. Kho hàng bảo quản các loại nông sản...........................................30
Hình 3. 5. Các thùng hàng thực phẩm được cố định khi chất xếp..................31
Hình 3. 6. Các thùng hàng được dỡ theo một cách trật tự..............................31
Hình 3. 7. Hoạt động vận chuyển hàng thôn..................................................32
Hình 3. 8. Kiểm định hàng hóa trước khi vận chuyển....................................33
Hình 3. 9. Biểu trưng phân biệt hàng hóa.......................................................33

Hình 4. 1. Các phương tiện vận chuyển thông dụng…………………………


34
Hình 4. 2. Cẩu sắp xếp container (Container stacking crane)........................35
Hình 4. 3. Pallet trong xếp dở hàng hoá.........................................................36
Hình 4. 4. Xe nâng tay (Hand Pallet Truck)...................................................37
Hình 4. 5. Xe nâng điện có người lái (Pedestrian Truck/ Pallet Mover)........37
Hình 4. 6. Xe nâng tầm thấp (Stacker Truck).................................................37
Hình 4. 7. Xe nâng tầm cao (Reach Truck)....................................................37
Hình 4. 8. Xe nâng cân bằng (Counterbalance Truck)...................................38
Hình 4. 9. Xe nâng VNA (High Rack Stacker)..............................................38
Hình 4. 11. Xe kéo (Tow Tractor)..................................................................38
Hình 4. 10. Xe nâng chọn hàng (Order Picker)..............................................38
Hình 4. 12. Xe nâng đứng lái..........................................................................39
Hình 4. 13. Xe nâng ngồi lái...........................................................................39
Hình 4. 14. Xe nâng dầu.................................................................................39
Hình 4. 15. Xe nâng điện................................................................................39
Hình 4. 16. Xe nâng gas, LPG........................................................................39
Hình 4. 17. Máy xúc bánh lốp........................................................................40
Hình 4. 18. Máy xúc bánh xích......................................................................40
Hình 4. 19. Máy xúc đào cỡ thường...............................................................41
Hình 4. 20. Máy xúc đào mini........................................................................41
Hình 4. 21. Máy xúc đào cỡ lớn.....................................................................41
Hình 4. 22. Máy xúc gầu thuận......................................................................42
Hình 4. 23. Máy xúc đào gầu nghịch..............................................................42
Hình 4. 24. Máy xúc đào chạy điện................................................................43
9
Hình 4. 25. Máy xúc đào thủy lực..................................................................43
Hình 4. 26. Xe ben tiêu chuẩn........................................................................44
Hình 4. 27. Xe ben cứng.................................................................................45
Hình 4. 28. Xe ben khớp nối...........................................................................46
Hình 4. 29. Xe ben địa hình............................................................................46
Hình 4. 30. Xe đầu kéo cabin không giường..................................................48
Hình 4. 31. Xe đầu kéo cabin giường ngủ nóc trung......................................48
Hình 4. 32. Xe đầu kéo cabin giường ngủ nóc thấp.......................................48
Hình 4. 33. Xe đầu kéo 1 cầu......................................................................... 49
Hình 4. 34. Xe đầu kéo 2 cầu......................................................................... 49
Hình 4. 35. Xe đầu kéo thông dụng................................................................50
Hình 4. 36. Xe đầu kéo chuyên dụng.............................................................50
Hình 4. 37. Dùng giấy chèn lót hàng hoá.......................................................51
Hình 4. 38. Các dầm gỗ vuông.......................................................................52
Hình 4. 39. Pallet gỗ.......................................................................................52
Hình 4. 40. Slip sheet giấy và nhựa................................................................53
Hình 4. 41. Đệm xốp...................................................................................... 53
Hình 4. 42. Túi khí chèn lót hàng...................................................................54

a.

10
Chương 1. Giới thiệu về hàng thông dụng

1.1. Hàng thông dụng


1.1.1. Định nghĩa hàng thông dụng
Hàng thông dụng là những loại hàng được vận chuyển và bảo quản trong
từng bao riêng hoặc theo nhóm. Phụ thuộc vào tính chất lý hóa, hàng hóa còn
có thể được đóng gói và không đóng gói.

Hình 1. 1. Máy quạt Hình 1. 2. Gạo ST25

Hình 1. 3. Balo
Hình 1. 4. Dép tông lào
1.1.2. Tính chất lý hóa hàng thông dụng
 Dễ hút ẩm và tỏa ẩm, là loại hàng dễ hấp thụ mùi vị và chịu sự tác động
của các loại hàng khác.
 Kích thước, hình dáng, khối lượng riêng, cách đóng gói rất khác nhau.
 Tính hoàn chỉnh và đồng bộ

11
 Tính chất hóa lý khác nhau (có loại bảo quản ngoài trời, vận chuyển
bằng tàu lộ thiên: gạch, gang thỏi. Có loại vận chuyển và bảo quản
trong phương tiện và kho kín như thiết bị máy móc, lương thực, thực
phẩm).

1.1.3. Phân loại hàng thông dụng


- Căn cứ vào hình thức vận chuyển và cơ giới hóa xếp dỡ :

 Hàng đựng trong hòm, bao, kiện ( vận chuyển trong từng bao hòm
riêng: gạo bao, sản phẩm cafe, khẩu trang,…).
 Hàng từng chiếc trong bao (thép ống, cuộn gang thỏi, lốp xe hơi,…).
 Hàng vận chuyển trên pallet (thường là hàng đựng trong bao tải).
 Hàng vận chuyển trong container ( bột, sắt thép, xi măng,
…)
 Hàng có kích thước dài ( đường ray, thép tấm, thép cán, kết cấu thép và
bê tông cốt thép,…).
 Hàng nặng ( thiết bị máy móc, cuộn cáp,…).
 Hàng tự di chuyển được (ô tô, máy kéo, rơ móc, container bánh lăn,…).

Lưu ý: Hàng thông dụng được chia thành 9 loại như ở chương 1 nhưng trong
chương này thì được chia thành 7 nhóm

Hình 1. 5. Pallet gỗ 4 chiều nâng


12
Hình 1. 6. Vận chuyển gỗ
- Căn cứ vào điều kiện bảo quản (HTD chia thành 3 nhóm):

 Hàng vận chuyển trong phương tiện lộ thiên và bảo quản ở bãi ( gạch,
sỏi đá,… ).
 Hàng sợ ẩm, sợ nắng phải vận chuyển và bảo quản trong phương tiện
và kho kín ( các loại hạt giống, gạo, các loại ngũ cốc,…).
 Hàng chóng hỏng được vận chuyển trong tàu, toa xe lạnh, bảo quản
trong kho lạnh ( thịt tươi, cá tươi, rau củ quả,…).

Ngoài ra người ta còn phân ra hàng nguy hiểm và hàng dễ cháy được vận
chuyển và bảo quản theo nguyên tắc riêng( xăng, dầu).

Hình 1. 8. Tàu chuyên chở dầu Hình 1. 7. Tàu chuyên chở khí
hóa lỏng

1.1.4. Một số hàng thông dụng:

 Hàng giấy: thường được làm từ giấy carton ( thường được sử dụng rộng
rãi trong ngành bao bì, đóng gói và vận chuyển hàng hóa ). Có 3 loại: 3
lớp, 5 lớp và 7 lớp.

13
Hình 1. 9. Hàng giấy
 Hàng linh kiện điện tử: có thể là một bộ truy xuất ngẫu nhiên như
ram, một bộ bo, diode phát quang…

Hình 1. 11. Bộ nhớ ngoài Hình 1. 10. Ram

 Hàng gia dụng, tiêu dùng trong gia đình.

Hình 1. 12. Máy giặt


Hình 1. 13. Tủ lạnh

14
Hình 1. 14. Ti vi
1.2. Pallet
1.2.1. Khái niệm
Pallet hay còn gọi là kệ kê hàng là một kết cấu bằng phẳng, dùng để lưu
trữ hàng hóa hoặc hỗ trợ di chuyển hàng trong nhà kho, xưởng, công ty cùng
các thiết bị xe nâng tay, xe nâng điện hoặc các thiết bị nâng hạ khác. Hàng
hóa sẽ được đặt trên bề mặt của pallet trước khi đưa vào container vận
chuyển.
1.2.2. Phân loại
1.2.2.1. Phân loại theo vật liệu
a. Pallet làm từ nhựa:
Pallet nhựa – plastic pallet thường được cấu tạo bằng vật liệu nhựa
nguyên sinh HDPE, PP hoặc nhựa tái chế được nấu lại từ các sản phẩm nhựa
nguyên sinh.
Ưu điểm:
+ Dòng sản phẩm này còn không bị tác động bởi các yếu tố từ môi trường
(thời tiết, thiên tai,..). Không những thế còn không bị tác động bởi hóa chất
và ăn mòn.
+ Thời gian sử dụng từ 5 năm tới 10 năm.
+ Dễ vệ sinh, lau chùi và bảo quản. Hơn nữa còn có khả năng chống mùi,
chống cháy nổ, tuổi thọ có thể kéo dài, độ bền cao và bảo vệ hàng hoá một
cách tốt hơn, không dễ bị vỡ nứt và quan trọng nhất là có trọng lượng nhẹ
hơn.
+ Từ đó tiết kiệm được nhiều chi phí trong vận chuyển và lao động. Mang lại
sự an toàn và thân thiện với môi trường hơn.
Nhược điểm:
+ Không dễ dàng sửa chữa khi có hỏng hóc, giá thành có thể đắt từ 3 tới 5
lần tùy vào trọng tải và kết cấu so với pallet được làm bằng chất liệu gỗ.
+ Kích thước và mẫu mã bị hạn chế do việc sản xuất theo khuôn có sẵn. Chi
phí cho các khuôn có giá thành vài tỷ cho 1 mẫu kích thước.

15
b. Pallet làm từ gỗ:
Hình 1. 15. Pallet nhựa
Pallet gỗ được làm từ những thanh gỗ thẳng, dài được đóng và ghép
nối chặt chẽ với nhau theo chiều trên, ở phần giữa và dưới để tạo thành một
cấu trúc có bề mặt phẳng vô cùng bền vững dùng trong lưu kho, đóng gói
hoặc vận chuyển hàng hóa.
Pallet gỗ thường được làm bằng các chất liệu như gỗ tràm keo, gỗ
thông và gỗ dán. Do cấu tạo có sự khác nhau về loại gỗ nên các đặc tính, độ
bền hay giá thành của mỗi loại sẽ khác nhau.
Ưu điểm:
+ Đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa trong suốt qua trình di chuyển, đặt biệt
là các hàng hóa dễ vỡ.
+ Chống ẩm mốc từ mặt đất xâm nhập vào hàng hóa được kê ở trên pallet
gỗ.
+ Dễ dàng sửa chữa khi có hỏng hóc.
+ Linh hoạt điều chỉnh kích thước pallet khi sản xuất.
+ Khối lượng nhẹ, thuận tiện cho việc di chuyển.
Nhược điểm:
+ Cần có chứng chỉ kiểm dịch thực vật và vật liệu sử dụng, khi xuất khẩu.
+ Phụ thuộc vào loại đinh đóng pallet gỗ để đảm bảo chất lượng.
+ Chất liệu gỗ dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm, mối mọt.
+ Dễ bị ăn mòn, phản ứng với các loại hóa chất trong môi trường sử dụng.

Hình 1. 16. Pallet gỗ 16


c. Pallet làm từ giấy:
Pallet được làm từ bột giấy và bìa cứng. Pallet giấy hầu hết được làm bằng bìa
cứng sóng có độ bền cao, lõi giấy tổ ong, bìa cứng và bìa cứng có độ bền cao. Nó sử
dụng các nguyên tắc cơ học tốt để đạt được các đặc tính cơ học của carton pallet để
đáp ứng các yêu cầu vận chuyển thông thường. Bởi vậy pallet giấy (paper) chịu tải
trọng rất thấp, chỉ khoảng 200kg.

Ưu điểm:
+ Pallet giấy cũng được sử dụng nhiều vì khả năng tái chế.
+ Giá thành rẻ.
+ Trọng lượng nhẹ.
+ Thân thiện với môi trường.
+ Sử dụng vật liệu giấy góp phần tận dụng tối đa tài nguyên gỗ tái chế.

Nhược điểm:
+ Cần phải có chứng chỉ về vật liệu sử dụng.
+ Bị ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt độ.
+ Gặp tình trạng bị chuột cắn.
+ Chỉ có loại pallet giấy cao cấp mới chống cháy, còn lại phần lớn pallet giấy thì
không.
+ Chất liệu giấy cho tuổi thọ sử dụng không cao.

Hình 1. 17. Pallet giấy

17
d. Pallet làm từ sắt:
Pallet sắt còn được gọi pallet thép hay pallet kim loại, là một trong số những “ứng
cử viên” sáng giá hỗ trợ đắc lực cho các kho bãi, nhà xưởng chất hoặc di chuyển hàng
hóa. Pallet với đặc tính khuôn thép cứng cáp, có khả năng chịu tải và bảo quản số
lượng lớn hàng hóa. Thông thường chúng hay được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và
các loại hàng hóa thuộc nguyên vật liệu nặng như gạch, đá, sắt thép,…

Bề mặt phẳng pallet được xử lý thông quá 2 phương án: Mạ kẽm nhúng nóng hoặc
Phun sơn tĩnh điện. Lớp xử lý bề mặt dày, phủ đều mọi góc cạnh đảm bảo pallet không
gỉ, an toàn trong quá trình sử dụng.

Ưu điểm:
+ Có độ bền và độ cứng cao, dễ dàng lau chùi, vệ sinh và bảo quản. Không những thế
còn có thể tái chế cao.
+ Có khả năng nâng từ 5 tới cả chục tấn hàng.
+ Thời gian sử dụng gấp 10 lần tới 20 lần so với pallet gỗ.
+ Sử dụng được trong đa dạng các ngành nghề.

Nhược điểm:
+ Mặc dù có nhiều ưu điểm về khả năng chịu tải trọng cũng như cấu tạo sản phẩm
nhưng sản phẩm bằng sắt gặp một nhược điểm lớn nhất là giá thành và chi phí cao
nên chỉ được sản xuất theo số lượng hạn chế.
+ Đa phần chỉ sản xuất yêu cầu của người mua.
+ Dễ han gỉ khi để ngoài trời.

Hình 1. 18. Pallet sắt

18
1.2.2.2. Phân loại Pallet theo công năng, thiết kế:

- Theo thiết kế :
Pallet 2 chiều nâng ( 1 mặt – 2 mặt )
Pallet 4 chiều nâng ( 1 mặt)
Pallet khóa chân

Hình 1. 20. Pallet 2 chiều nâng Hình 1. 19. Pallet 4 chiều nâng

1.2.2.3. Một số loại pallet chuyên dụng

- Pallet vận chuyển thống nhất: Pallet được sử dụng để chất hàng vận chuyển
thẳng từ cửa đến cửa.
- Pallet sử dụng nhiều lần (reusable pallet): Pallet được chế tạo nhằm mục đích
sử dụng nhiều lần.
- Pallet sử dụng một lần (one-way pallet): Pallet được chế tạo nhằm mục đích
sử dụng một lần.
- Pallet cố định (captive pallet): Pallet sử dụng trong phạm vi hạn chế, thường
sử dụng trong các trung tâm phân phối, nhà máy.

19
- Pallet thay đổi (exchange pallet): Pallet thống nhất theo thỏa thuận giữa các
bên sử dụng, sử dụng chủ yếu ở châu Âu.
- Pallet chung (pool pallet): Pallet dùng chung trong các trong các ngành sản
xuất có phạm vi rộng và các cơ quan vận tải. Thường là pallet cho thuê
(rental pallet).

1.2.3. Bảng so sánh giữa Pallet và Slip sheet


 Điểm giống nhau: Pallet và slip sheet đều là vật liệu được sử dụng trong
sử lý vật liệu và hậu cần.
 Điểm khác nhau

Pallet Slip Sheet

Vật liệu Thường được làm bằng Slip sheet là tấm trượt
gỗ hoặc kim loại. Gỗ là mỏng, phẳng thường
vật liệu phổ biến nhất được làm bằng ván sợi,
do tính hiệu quả về chi nhựa hoặc bìa nhiều lớp
phí

Chức năng Cung cấp nền tảng ổn Chủ yếu được sử dụng
định cho hàng hóa và thay thế pallet. Chúng
tương thích với các mỏng hơn và nhẹ hơn,
thiết bị xử lý khác nhau giúp tiết kiệm không
như xe nâng và xe nâng gian. Tấm trượt thường
pallet. Chúng phù hợp được sử dụng cho tải
với nhiều loại tải trọng trọng đơn vị và được
khác nhau, kể cả các thiết kế để "trượt" dễ
vật nặng và có hình dàng vào và ra khỏi
dạng không đều. thiết bị xử lý.

Dung tải Thường có khả năng Thích hợp cho tải trọng
chịu tải cao hơn do cấu nhẹ hơn và khả năng
trúc chắc chắn của chịu tải của chúng có
chúng. Chúng có thể xử thể bị hạn chế so với

20
lý tải nặng hơn và phù pallet. Chúng được sử
hợp hơn để sử dụng lâu dụng phổ biến hơn cho
dài, bền bỉ. các ứng dụng cụ thể có
cân nhắc về trọng
lượng.

Hiệu quả về không gian Cồng kềnh và nặng Nhẹ và mỏng hơn,
hơn, đòi hỏi nhiều mang lại hiệu quả về
và trọng lượng không gian lưu trữ hơn. không gian trong quá
Tuy nhiên, chúng cung trình lưu trữ và vận
cấp một cơ sở ổn định chuyển. Chúng góp
để xếp chồng. phần giảm trọng lượng
tổng thể của lô hàng.

Cách sử dụng toàn cầu Phổ biến và được sử Thích hợp hơn trong
dụng rộng rãi trên toàn cách sử dụng, thường
cầu cho các ngành công thấy trong các ngành
nghiệp và ứng dụng mà hiệu quả về không
khác nhau. gian và trọng lượng là
rất quan trọng, chẳng
hạn như một số loại
hình vận chuyển quốc
tế.

Trị giá Thường đắt hơn do cấu Có xu hướng tiết kiệm


trúc chắc chắn và tính chi phí hơn, khiến
linh hoạt của chúng. chúng trở nên hấp dẫn
đối với các ứng dụng cụ
thể trong đó đặc điểm
của chúng phù hợp với
yêu cầu.

Tác động môi trường Nếu pallet làm bằng gỗ Tùy thuộc vào chất
có nguồn gốc bền vững liệu, chúng thường thân
có thể thân thiện với thiện với môi trường
21
môi trường hơn. Pallet hơn đặc biệt khi làm từ
nhựa có thể ít hơn. vật liệu tái chế.
Bảng 1. 1. So sánh giữa Pallet và Slip Sheet

Tuy nhiên việc lựa chọn giữa pallet và tấm trượt phụ thuộc vào các yếu tố
như loại sản phẩm, phương pháp vận chuyển, thiết bị xử lý và cân nhắc chi
phí.

Chương 2. Kỹ thuật chất xếp, bảo quản và vận chuyển hàng


thông dụng trong kho và phương tiện vận chuyển
2.1. Trong kho
2.1.1. Phương pháp xếp dỡ hàng trong kho

 Xếp hàng hòm: Phụ thuộc vào hình dáng, kích thước của hòm và mục
đích xếp mà có các phương pháp khác nhau.
 Xếp hàng có bao: Có 2 phương pháp là xếp trên cao bản và không trên
cao bản.
 Xếp hàng bó kiện.
 Xếp kim loại, sản phẩm kim loại, máy móc thiết bị.

2.1.2 Bảo quản hàng thông dụng

 Nên quấn màng PE quanh pallet cho hàng mới nhập kho để giữ cho
chúng được sạch sẽ, giảm nguy cơ hư hỏng và cố định hàng hóa không
bị rơi khi nâng cao, thuận tiện cho việc xếp dỡ.

22
Hình 2. 1. Hàng hóa đặt trên kệ
Pallet được quấn màng PE
 Không nên xếp đặt hàng ở gần cửa sổ để tránh nước mưa hắt vào và
ánh nắng trực tiếp từ mặt trời làm ảnh hưởng đến hàng hóa.
 Trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC và các lệnh cấm cần thiết.

Hình 2. 2. Kho hàng trang bị PCCC

 Phân loại hàng hóa rõ ràng, và cách vận hành hàng hóa trong kho.
 Luôn chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng trường hợp không may
xảy ra cháy nổ, sản phẩm hư hỏng,...

 Kiểm tra và vệ sinh kho bãi định kỳ, đảm bảo không gian luôn sạch sẽ
và thông thoáng.
 Thiết kế kho bãi đúng kích thước tiêu chuẩn, có đủ khoảng trống để các
phương tiện vận chuyển đi lại.
23
 Lựa chọn kỹ lưỡng các loại kệ phù hợp.

Hình 2. 3. Kho hàng được vệ sinh

2.1.3. Thiết bị vận chuyển trong kho


 Bàn nâng thủy lực-Hydraulic scissor lift table
 Thang nâng thủy lực-Hydraulic cargo lift
 Sàn nâng thủy lực-Hydraulic dock leveler
 Cầu xe nâng-Mobile yard ramp

Hình 2. 4. Thiết bị vận


chuyển trong kho

2.2. Trên phương tiện vận chuyển


2.2.1. Kỹ thuật chất xếp hàng hoá trong container:

24
 Hàng phải đóng gói chặt, xếp đầy

Hình 2. 5. Kỹ thuật xếp hàng hóa đầy,


chặt

 Hàng nặng xếp dưới, hàng nhẹ xếp trên: giúp cân bằng trọng lượng và
giảm nguy cơ lật container trong quá trình vận chuyển

Hình 2. 6. Xếp hàng có kích thước lớn


hơn ở phía dưới

 Không xếp những mặt hàng kị nhau lên một container


 Phân bổ trọng lượng đều nhau trong một container, giảm áp lực vào
một điểm trên sàn

25
 Chèn lót hàng hoá trong container với các loại túi khí chèn hàng trong
container chuyên dụng

Hình 2. 7. Chèn túi khí giữa hàng hoá

 Gia cố hàng hoá trong container bằng các loại dây, các công cụ cố định
hàng hoá phù hợp như dây đai pet, dây đai thép hoặc dây đai
composite.

Hình 2. 8. Gia cố hàng hoá


bằng dây đai co

26
 Sử dụng kỹ thuật và công cụ hỗ trợ trong quá trình bốc xếp và dở hàng
hoá như xe nâng, cần cẩu, băng chuyền, kích xếp và kích giữa.

Hình 2. 9. Công cụ hỗ trợ chất xếp hàng hóa

2.2.2. Bảo quản hàng hóa trong container

 Kiểm tra container và hàng hoá trước khi đóng hàng: Trước khi chất
hàng lên container cần phải kiểm tra toàn bộ bên trong và bên ngoài.
Hàng hoá cũng phải được kiểm tra đảm bảo còn nguyên vẹn, không bị
rách hoặc ẩm mốc, không có mối mọt, côn trùng xâm hại.
 Lót sàn, tường, trần container bằng giấy kraft: giúp ngăn hơi ẩm từ sàn,
tường, trần container rơi/thấm vào hàng hoá

27
Hình 2. 10. Giấy kraft
được lót bên trong
 Nếu hai loại hàng hoá được vận chuyển cùng 1 container và có nguy cơ
gây ô nhiễm cho hàng hoá còn lại thì phải có bao nylon hoặc tấm tương
tự ngăn cách giữa các loại hàng
 Sử dụng túi hút ẩm treo container CaCl2: có tác dụng hút ẩm trong
container tránh hiện tượng “mưa container”, giúp hàng hoá không bị
ẩm mốc.

Hình 2. 11. Túi hút ẩm CaCl2

 Hun trùng container và hàng hoá: trước khi treo túi hút ẩm lên
container

28

Hình 2. 12. Khử trùng container trước khi xếp hàng hóa
Chương 3. An toàn lao động khi chất xếp và vận chuyển
hàng thông dụng

3.1. An toàn khi chất xếp

 Kiểm tra sức khỏe trước khi tiến hành bốc xếp hàng hóa. Đây là điều
người lao động buộc phải ghi nhớ và thực hiện. Nếu không đủ sức
khỏe, bạn sẽ không được tham gia làm việc.

Hình 3. 1. Kiểm tra sức khỏe của công nhân trước khi bốc xếp

 Ngoài ra, bạn cần phải trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cá nhân
để đảm bảo an toàn cao.

Hình 3. 2. Các công nhân được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động 29
 Xác định trọng tải cho phép để xếp dỡ hàng hóa. Tuyệt đối không được
xếp hàng hóa quá tải vì gây ra những ảnh hưởng không tốt.

Hình 3. 3. Xác định trọng tải cho phép, không được chở quá tải

 Những lô hàng có cùng tính chất nên được sắp xếp cùng nhau để tiện
thống kê và quản lý. Hơn nữa, việc bảo quản hàng hóa cũng dễ dàng hơn
rất nhiều.

30
Hình 3. 4. Kho hàng bảo quản các loại nông sản
 Hàng hóa nhẹ nên xếp cuối cùng, ở bên trên, tránh việc bị các hàng
nặng đè lên gây hư hỏng. Các mặt hàng dễ vỡ như đồ thủy tinh, thủ
công mĩ nghệ cần phải xếp cẩn thận hoặc đặt riêng trong các cont khác
nhau. Ngoài ra, bạn cần cố định chúng lại để hạn chế tối đa xê dịch.

Hình 3. 5. Các thùng hàng thực phẩm được cố định khi chất xếp

 Thống nhất phương án xếp dỡ với người phụ trách khi sử dụng xà lan,
tàu thuyền. Kiểm tra môi trường trong xà lan có thông thoáng không
khi vận chuyển hàng có hơi, khí độc.

 Bốc dỡ hàng hóa nên lấy theo thứ tự từ trên xuống dưới, tránh trường
hợp rút sàn hàng hóa gây sụt đổ, hỏng hàng. Giữ hàng ổn định theo một
hình khối nhất định.

Hình 3. 6. Các thùng hàng được dỡ theo một cách


trật tự
31
3.2. An toàn khi vận chuyển hàng thông dụng

 Người vận chuyển, điều khiển phương tiện vận tải chuyên chở hàng
hóa nguy hiểm phải được tập huấn, cấp giấy chứng nhận hoàn thành
khóa tập huấn theo đúng quy định.

 Phương tiện vận tải hàng hóa phải đủ điều kiện tham gia giao thông
theo quy định, thiết bị chuyên dùng cho phương tiện này phải đạt tiêu
chuẩn về kỹ thuật quốc gia theo quy định.

 Vận chuyển hàng thông dụng cần tuân thủ một số quy định về người,
phương tiện, hoạt động xếp dỡ khi giao nhận ,đảm bảo đóng gói loại
hàng đúng quy cách.

Hình 3. 7. Hoạt động vận chuyển hàng thôn

 Các loại hàng hóa thuộc nhóm hàng dễ cháy nổ phải được đóng gói kín
khi vận chuyển.

 Trước khi xếp hóa chất nguy hiểm lên phương tiện vận chuyển, người
có hàng và người phụ trách phương tiện vận chuyển phải cùng kiểm tra
phương tiện vận chuyển, hàng hóa đảm bảo an toàn.

32
Hình 3. 8. Kiểm định hàng hóa trước khi vận
chuyển

 Cấm vận chuyển hóa chất nguy hiểm chung với người, gia súc và các
hàng hóa khác.

 Hàng hóa nguy hiểm sau khi đóng gói phải được dán biểu trưng bên
ngoài để phân biệt các loại hàng nguy hiểm. Đồng thời, đây còn là dấu
hiệu giúp mọi người biết được đó hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển.

Hình 3. 9. Biểu trưng phân biệt hàng hóa

 Trang thiết bị đầy đủ: Quần áo BHLĐ, mũ bảo hộ, găng tay, giày mũi
sắt, dây bảo hiểm,… đáp ứng theo mỗi công đoạn thực hiện công việc
vận chuyển.

33
Chương 4. Giới thiệu về phương tiện vận chuyển, phương
tiện xếp dỡ và công cụ xếp dỡ hàng hóa, các vật liệu chèn lót
trong vận tải

4.1. Phương tiện vận chuyển


Để đảm bảo hoạt động của ngành vận tải thì không thể không nhắc đến
các phương tiện vận tải như: ô tô, xe tải, tàu hỏa, tàu thuyền, máy bay…
Hiểu một cách đơn giản phương tiện vận chuyển chính là các phương
tiện chuyên dùng trong ngành vận tải để giúp chuyên chở con người và hàng
hóa đến những vùng khác nhau.

Hình 4. 1. Các phương tiện vận chuyển thông dụng

4.2. Phương tiện xếp dở


Trong lĩnh vực logistics, phương tiện xếp dở được sử dụng để vận chuyển
hàng hóa và tiết kiệm chi phí vận chuyển. Các loại phương tiện xếp dở như
xe tải xếp, container xếp dở, pallet xếp dở.

Giúp cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm được
diện tích lưu trữ. Ngoài ra, phương tiện xếp dở còn giúp cho việc xếp dỡ
hàng hóa trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn, giảm thiểu thời gian và chi
phí lao động.

34
4.3. Một số phương tiện xếp dở hàng hóa
Một trong số thiết bị xếp dỡ hàng hóa container thì cẩu sắp xếp (cổng trục
cầu container 35 tấn) là một thiết bị chuyên dùng để cẩu nâng hạ, sắp xếp các
kiện công.
Cẩu sắp xếp có cấu trúc gồm 1 khung có chân đế gắn vào bánh lăn trên ray
hoặc bánh lăn cao su và một xe điện con (trolley) di chuyển dọc khung dầm.

Hình 4. 2. Cẩu sắp xếp container (Container


stacking crane)

Cẩu chân đế hay còn gọi là cổng trục chân đế, cẩu bờ, cẩu cò… là loại
cẩu dùng để cẩu hàng bách hóa. Cẩu chân đế được sử dụng phổ biến tại
cảng biển, cảng sông, bến bãi bốc xếp container.

Ưu điểm nổi bật của loại cẩu này là tầm với và chiều cao nâng lớn, phạm
vi hoạt động rộng, linh hoạt trong việc chọn vị trí nhấc cũng như đặt
container mà không cần di chuyển. Tuy nhiên, loại này có năng suất kém
hơn và không chuyên dụng bằng cẩu giàn.

Cẩu chân đế có thể bốc xếp đa dạng các loại hàng hóa như: Container,
hàng hóa rời (gạo, cát, xi măng, sắt thép…) nên một số cảng như Đoạn Xã
(Hải Phòng), Tân Thuận (TPHCM), Lê Thánh Tông vẫn dùng loại cẩu
này.
35
Hình 4. 3. Pallet trong xếp dở hàng hoá

Việc sử dụng các tấm pallet nhựa tạo điều kiện thuận lợi cho vận
chuyển hàng hóa, giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí tại khu vực cảng.

Bên cạnh việc giảm rủi ro cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển,
xếp dỡ hàng hóa tránh làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa. Thì việc sử
dụng pallet còn rất quan trọng đối với việc duy trì sự an toàn cho các nhân
viên làm việc tại cảng.

4.4. Công cụ xếp dỡ hàng hoá:


4.4.1. Xe nâng
4.4.1.1. Khái niệm:

Xe nâng (Forklift) là một thiết bị công nghiệp có khả năng nâng hạ


và di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Với nhiều dòng xe đa
dạng, xe nâng có thể bốc xếp hàng hóa có tải trọng từ vài tấn đến vài
chục tấn với chiều cao nâng lên đến hàng chục mét.

36
4.4.1.2. Phân loại:

a. Phân loại theo cách vận hành:

Hình 4. 4. Xe nâng tay (Hand Pallet Hình 4. 5. Xe nâng điện có


Truck) người lái (Pedestrian Truck/
Pallet Mover)

- Xe nâng di chuyển kết hợp nâng hạ hàng hóa:

37

Hình 4. 7. Xe nâng tầm


Hình 4. 8. Xe nâng cân bằng
(Counterbalance Truck)
Hình 4. 9. Xe nâng VNA (High
Rack Stacker)

b. Phân loại theo cách điều khiển:

Hình 4. 10. Xe kéo (Tow Tractor)


38
Hình 4. 11. Xe nâng chọn hàng (Order
Picker)
b. Phân loại theo cách điều khiển:

Hình 4. 12. Xe nâng ngồi lái


Hình 4. 13. Xe nâng đứng lái

c. Phân loại theo nhiên liệu sử dụng:

Hình 4. 14. Xe nâng dầu


Hình 4. 15. Xe nâng điện

39
Hình 4. 16. Xe nâng gas,
LPG

40
4.4.2. Xe xúc
4.4.2.1. Khái niệm:
Xe xúc là máy xây dựng thuộc loại thiết bị cơ giới, có công dụng chính
để bốc xúc chất, vật liệu rời, vận chuyển chúng trong gầu xúc của máy để ở 1
thiết bị vận chuyển khác (ô tô tải) hay kho chứa bới độ cao nhất định cao hơn
nền chất.

4.4.2.2. Phân loại:

a. Phân loại theo kết cấu di chuyển:

- Máy xúc bánh xích: loại máy này thường có ưu điểm trong việc di
chuyển, chúng có thể di chuyển trên mọi loại địa hình. Tính ổn định
cao, hiệu suất làm việc tốt nhưng việc di chuyển chúng hơi khó khăn.

- Máy xúc bánh lốp: tính cơ động cao, tuy nhiên loại này lại không được
sử dụng phổ biến tại nước ta.

Hình 4. 17. Máy xúc bánh lốp Hình 4. 18. Máy xúc bánh xích
41
b. Phân loại theo kích thước/trọng lượng:

- Máy xúc đào mini: là những máy xúc đào có khối lượng dưới 7 tấn,
loại máy này có ưu điểm là nhỏ gọn, có thể len lỏi vào những ngõ
ngách,
những nơi nhỏ hẹp đồng thời độ chính xác trong quá trình làm cao hơn
các loại máy xúc cỡ lớn.

- Máy xúc đào cỡ thường: hay còn gọi là máy cỡ tiêu chuẩn, trọng lượng
từ 7-45 tấn. Các máy này được sử dụng khá phổ biến, chúng có tính cơ
động cao, năng suất làm việc cao.

- Máy xúc đào cỡ lớn: là những chiếc máy có trọng lượng rất lớn (từ 45
tấn trở lên). Chúng thường được sử dụng để đào bới, phá hủy những
công trình có quy mô lớn. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là khó vận
chuyển và lưu trữ.

Hình 4. 19. Máy xúc đào mini


Hình 4. 20. Máy xúc đào cỡ thường

42

Hình 4. 21. Máy xúc đào cỡ lớn


c. Phân loại theo gầu máy xúc

- Máy xúc đào gầu nghịch: cấu tạo gầu đào hướng về phía máy xúc, loại
máy này hoạt động được trên mọi địa hình, tại những nơi hiểm trở, cần
gầu sẽ trở thành một trong những điểm tựa giữ thăng bằng cho máy.

- Máy xúc gầu thuận: cấu tạo gầu hướng ra ngoài. Phục vụ cho công tác
di dời vật liệu, đất đá.

Hình 4. 22. Máy xúc gầu thuận

Hình 4. 23. Máy xúc đào gầu nghịch

43
d. Phân loại theo động cơ

- Máy xúc đào thủy lực: loại máy này sử dụng hệ thống thủy lực để vận
hành cần gầu.

- Máy xúc đào chạy điện: là dòng máy xúc sử dụng điện 3 pha để vận
hành, tuy nhiên hiện nay thì dòng máy này không còn được ứng dụng
nhiều nữa.

Hình 4. 24. Máy xúc đào chạy điện

Hình 4. 25. Máy xúc đào thủy lực

44
4.4.3. Xe ben:

4.4.3.1. Khái niệm:


Xe ben hay xe tự đổ là một loại phương tiện hạng nặng có thùng thủy
lực có thể nâng lên hạ xuống để cho phép vận chuyển và đổ các vật liệu
như đất, sỏi, cát và phế thải phá dỡ.

4.4.3.2. Phân loại

a. Xe ben tiêu chuẩn

- Xe ben tiêu chuẩn là loại xe tải thường được sử dụng trong ngành xây
dựng và vận tải để chuyên chở và vận chuyển vật liệu rời như cát, sỏi,
đất hoặc chất thải phá dỡ.

- Xe ben tiêu chuẩn thường được sử dụng để vận chuyển và đổ vật liệu
tại các công trường xây dựng, mỏ đá, hầm mỏ và bãi chôn lấp. Đây là
loại xe ben được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

Hình 4. 26. Xe ben tiêu chuẩn

45
b. Xe ben cứng:

Xe ben cứng là một loại phương tiện xây dựng hạng nặng có khung cứng
thường được sử dụng để vận chuyển vật liệu rời như đất, cát, sỏi hoặc chất
thải phá dỡ.

Xe ben cứng có khung cố định và phù hợp hơn cho việc di chuyển thẳng
trên địa hình gồ ghề. Loại xe ben này hiện không được sử dụng ở Việt
Nam.

Hình 4. 27. Xe ben cứng

c. Xe ben khớp nối:

Xe ben có khớp nối (ADT) là một loại phương tiện xây dựng hạng nặng.
Một xe ben khớp nối thường có một hộp đổ lớn có thể nâng lên và làm trống
bằng xi lanh thủy lực, cho phép dỡ các vật liệu như đất, cát, sỏi hoặc chất thải
phá dỡ một cách hiệu quả.

46
Hình 4. 28. Xe ben khớp nối

d. Xe ben địa hình:

Xe ben địa hình là một loại xe tải hạng nặng được thiết kế để hoạt động
trên địa hình gồ ghề hoặc không trải nhựa. Những chiếc xe tải này thường có
thùng để chở các vật liệu như cát, sỏi hoặc đất và được trang bị hệ thống treo
chắc chắn và lốp lớn để cho phép chúng di chuyển trên các bề mặt gồ ghề
hoặc không bằng phẳng.

47
Hình 4. 29. Xe ben địa hình
4.4.4. Xe đầu kéo:

4.4.4.1. Khái niệm:

Xe đầu kéo hay còn hay được gọi với cái tên thông dụng hơn là xe
container. Đây là một loại phương tiện cơ giới đường bộ được móc nối với
các thùng hàng, rơ moóc hoặc các loại sơ mi rơ moóc chuyên dùng để vận
chuyển hàng hóa với số lượng lớn.

4.4.4.2. Phân loại:

a. Phân loại theo cabin xe đầu kéo:

- Cabin không giường Day cab: Xe đầu kéo có cabin không giường Day
cab sẽ là lựa chọn cho các chuyến đi với quãng đường ngắn chỉ trong
ngày. Nhiệm vụ chính của loại xe này sẽ để chở những chuyến hàng
lớn nhưng có thời gian di chuyển trong ngày.

- Cabin giường ngủ nóc thấp: Đây là loại xe cơ bản có khoang cho lái xe
nghỉ ngơi và ngủ qua đêm. Trong loại xe này sẽ được thiết kế một
khoang có chỗ nghỉ tuy nhiên diện tích khá nhỏ.

- Cabin giường ngủ nóc trung: Kiểu xe này trong cabin sẽ có một khoang
nghỉ bao gồm một giường đơn, một chiếc tivi nhỏ và một không gian
vừa phải để lưu trữ đồ đạc. Với thiết kế nóc trung sẽ tạo ra độ mở hơn
cho không gian nghỉ ngơi có trong cabin.

- Cabin giường ngủ Sleeper: Xe đầu kéo có cabin giường ngủ Sleeper là
loại xe có diện tích không gian lớn nhất. Cạnh buồng lái sẽ là một
không gian với một chiếc giường đủ cho 2 người nằm, một chiếc tivi
màn hình phẳng, hệ thống âm thanh, phù hợp với những lần di chuyển
có thời gian từ 4-5 ngày.

48
Hình 4. 30. Xe đầu kéo cabin không
giường

Hình 4. 31. Xe đầu kéo cabin giường ngủ


nóc trung

49
Hình 4. 32. Xe đầu kéo cabin giường
ngủ nóc thấp
b. Phân loại theo số cầu:

Bên cạnh việc phân loại theo các thiết kế của cabin, xe đầu kéo đôi khi sẽ
được chia theo số cầu. Xe sẽ được chia làm hai loại chính là xe 1 cầu và xe 2
cầu.
Xét về tính năng sử dụng, xe đầu kéo 1 cầu có tải trọng và sức kéo thấp
hơn so với loại xe 2 cầu. Chính vì vậy, tùy vào từng nhu cầu sử dụng cũng
như khả năng tài chính mà khách hàng có thể lựa chọn được loại xe phù hợp
với công việc của mình.

Hình 4. 33. Xe đầu kéo 1 cầu

Hình 4. 34. Xe đầu kéo 2 cầu

50
c. Phân loại theo nhu cầu sử dụng:

- Xe thông dụng: Đa số xe đầu kéo bạn thấy trên đường là loại này, xe có
tải trọng thiết kế kéo theo khoảng 100 tấn, nhưng chỉ cho phép kéo theo
được 40 tấn.

- Xe chuyên dụng (siêu trường siêu trọng): Loại xe này được chế tạo đặc
biệt với mục đích kéo theo hơn 100 tấn hàng hóa phía sau. Với động cơ
cực khủng lên đến 500-700hp, xe chuyên dùng để chở hàng siêu trường
siêu trọng như dầm cầu, thiết bị tua bin gió, toa tàu…

Hình 4. 35. Xe đầu kéo thông dụng

51
Hình 4. 36. Xe đầu kéo chuyên dụng
4.5. Vật liệu chèn lót trong vận tải

4.5.1 Khái niệm

- Vật liệu chèn lót là các vật liệu mềm và có độ đàn hồi tốt như túi khí
đệm hàng, giấy, cao su, mút xốp. Các vật liệu này được quấn xung
quanh sản phẩm, được chèn vào trong thùng để giảm xóc. Khi vận
chuyển hàng hóa cũng có thể sử dụng vật liệu để chèn vào giữa các
kiện hàng.

- Nếu không sử dụng vật liệu chèn lót. Sản phẩm rất dễ bị rung lắc khi di
chuyển. Quá trình rung lắc và va đập này sẽ làm hàng hóa bị nứt ở các
góc cạnh. Đối với các linh kiện điện tử có thể sẽ không sử dụng được.

4.5.2. Phân loại

- Giấy dán carton: để đảm bảo tránh sự va chạm ảnh hưởng đến hàng hóa.
Có 2 loại giấy dán: giấy carton và giấy kraft nhưng được dùng hiệu quả
và phổ biến nhất là giấy carton, do độ dày và độ bền của nó tốt hơn.

Hình 4. 37. Dùng giấy chèn lót hàng hoá


52
- Dầm gỗ vuông : Ở dưới mặt sàn container sẽ sử dụng nhiều các thanh
gỗ vuông liền kề nhau. Những thanh gỗ này được đặt ở những chỗ
trống nhằm phân bổ tải trọng, tạo sự cân bằng các bên trong container.
Các thanh gỗ này có kích thước nhỏ, độ dày dưới 5cm. Đây thuộc loại
một trong những vật liệu chèn lót đơn giản nhất.

Hình 4. 38. Các dầm gỗ vuông


- Pallet : Đây là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất. Do lợi ích đem
lại rất tốt mà giá thành ở mức tương đối rẻ. Khi hàng được đóng trong
kiện, pallet được đặt ở dưới kiện hàng, nâng đỡ, bảo vệ kiện hàng được
kiên cố và an toàn.

Hình 4. 39. Pallet gỗ 53


- Slip sheet: Loại vật liệu chèn lót này cách dùng và công dụng cũng
tương tự như pallet. Nhưng về chất lượng được xem là tốt hơn nên giá
thành cũng cao hơn nhiều so với pallet.

Hình 4. 40. Slip sheet giấy và nhựa

- Đệm mút, xốp: Đệm mút, xốp nhẹ chịu lực cực kì tốt, độ đàn hồi cao
nên cũng được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, diện tích của nó lại
chiếm khá lớn. Nên đôi khi tạo sự cồng kềnh, rất khó để có thể chèn
thêm theo ý muốn.

54
Hình 4. 41. Đệm xốp
- Túi khí chèn hàng: Loại vật liệu chèn lót này gồm 3 lớp. Hai lớp trong
cùng là nhựa polyester, nhựa polypropylene, lớp ngoài cùng là giấy
kraft. Túi khí chèn hàng sẽ được đặt ở giữa các kiện hàng, khoảng trống
này thường từ 30-45cm.Việc chèn lót túi khí chèn hàng cũng giúp giảm
lực va đập cho hàng hóa. Túi khí được bơm căng sẽ có độ đàn hồi.
Giúp giảm lực chấn động cho hàng hóa.

Hình 4. 42. Túi khí chèn lót hàng

55
 KẾT LUẬN CHUYÊN ĐỀ :

1. Hàng thông dụng là loại hàng hóa có cầu tăng khi thu nhập của người
dân và sức mua tăng lên.

2. Trong mỗi phân đoạn đều quan trọng từ lúc bảo quản cho đến vận
chuyển cho đến lúc tới tay người tiêu dùng.

3. Pallet là một dụng cụ hỗ trợ đắc lực cho mọi đơn hàng và kỹ thuật chất
xếp giúp cho hàng hóa được chất xếp gọn gàng thuận tiện nhất.

4. An toàn trong lao động là một điều không thể thiếu, công nhân cần
được trang bị đồ bảo hộ cũng như phải đủ sức khỏe để làm việc tốt nhất
có thể.

Và điều cuối cùng không thể thiếu đó là các phương tiện vận chuyển vô cùng
quan trọng trong các khâu.

==========HẾT==========

56

You might also like