You are on page 1of 52

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING
----------------

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HỌC
TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Nhóm thực hiện: 1


Lớp học phần: 231SCRE011106
Người hướng dẫn: ThS. Vũ Trọng Nghĩa

Hà Nội tháng 10 năm 2023

1
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 4


DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 7
2. Đề tài nghiên cứu ........................................................................................................... 7
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 7
4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 8
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................. 9
2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu........................................................................... 9
2.1.1. Khái niệm học trực tuyến (E-learning) .............................................................. 9
2.1.2 Tầm quan trọng của học trực tuyến .................................................................... 9
2.1.3. Hiệu quả học tập của sinh viên ......................................................................... 10
2.1.4. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) ............................................................. 11
2.1.5. Tương tác với giảng viên ................................................................................... 12
2.1.6. Nhận thức về sự vui vẻ ....................................................................................... 12
2.1.7. Môi trường học tập ............................................................................................ 13
2.2. Các kết quả nghiên cứu trước đó ............................................................................ 13
2.3. Tổng quan về hệ thống học trực tuyến của trường Đại học Thương mại ........... 17
2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu........................................................................... 18
2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 18
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................ 20
3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu........................................................................... 20
3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu ................................................ 20
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................... 20
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................... 20
3.2.2.1. Xây dựng thang đo chính thức .......................................................................... 20
3.2.2.2. Nghiên cứu chính thức ....................................................................................... 22
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 22

2
3.2.3.1. Nhập liệu .............................................................................................................. 23
3.2.3.2. Nghiên cứu mô tả dữ liệu ................................................................................... 23
3.2.3.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................................... 23
3.2.3.4. Kiểm định giá trị của thang đo .......................................................................... 24
3.2.3.5. Phân tích hồi quy ................................................................................................ 24
3.3. Xử lý và phân tích số liệu ......................................................................................... 25
3.3.1. Kết quả thống kê mô tả ...................................................................................... 25
3.3.1.1. Mô tả mẫu............................................................................................................ 25
3.3.1.2. Thống kê mô tả biến quan sát ........................................................................... 25
3.3.1.3. Thảo luận ............................................................................................................. 26
3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo...................................................................... 26
3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................. 28
3.3.4. Phân tích hồi quy ................................................................................................ 30
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 34
4.1. Kết luận ..................................................................................................................... 34
4.2. Nhận xét ..................................................................................................................... 34
4.3. Khuyến nghị và giải pháp ........................................................................................ 34
4.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 36
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 39
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................... 39
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................... 23
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................... 43

3
LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với giảng viên Vũ Trọng Nghĩa – Trường
Đại học Thương mại – Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình
thực hiện bài thảo luận.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên Trường Đại học Thương mại đã giành
thời gian trả lời bảng câu hỏi khảo sát và đóng góp ý kiến quý báu làm nguồn dữ liệu cho việc
phân tích và hình thành kết quả nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm 1 – K58C – Trường Đại học Thương mại

4
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1......................................................................................................................................12
Hình 2.2......................................................................................................................................17

5
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1......................................................................................................................................24
Bảng 3.2......................................................................................................................................27

6
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trước ngưỡng cửa của Chuyển đổi số, giáo dục đại học, đặc biệt tại các trường đại học kỹ
thuật – công nghệ lớn, chắc chắn sẽ diễn ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong sứ mệnh đào tạo: Bên
cạnh nhiệm vụ đào tạo, còn cần hướng đến sự đóng góp cho cộng đồng thông qua đào tạo chuyển
đổi, trong đó đặc biệt là dạy học thông qua hình thức trực tuyến.
Học tập trực tuyến mới được triển khai và ứng dụng rộng rãi trong bối cảnh cách ly dịch
bệnh Covid-19 ở Việt Nam. Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương mại đã có những chiến
lược, ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn hoạt động dạy và học tập trực tuyến từ thời
điểm bùng phát dịch bệnh và vẫn tiếp tục cho đến hiện tại đã cho sinh viên đăng kí học một số
môn học bằng hình thức online. Tầm quan trọng của các lớp học trực tuyến đang ngày càng được
chứng minh mạnh mẽ khi sinh viên vẫn có thể tham gia lớp học dù đang cách ly hay đang ở xa
trường học. Giảng viên cũng được đào tạo để dạy học trực tuyến hiệu quả, sinh viên hoàn cảnh
khó khăn được Nhà trường hỗ trợ laptop để học online. Mặc dù các lớp học online đã trở lên phổ
biến trong toàn trường song nhiều giáo viên, sinh viên bày tỏ mối quan tâm về hiệu quả dạy và
học tập trực tuyến ảnh hưởng đến kết quả học của sinh viên.
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến của sinh viên trường Đại
học Thương mại là việc làm cần thiết nhằm chỉ ra những khó khăn, thách thức của sinh viên
trong việc học tập trực tuyến và tìm hiểu các yếu tố tác động để từ đó đề xuất giải pháp phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả học tập trực tuyến cho sinh viên.
Học tập online là phương thức học có thể tiếp cận đến với mọi người một cách nhanh chóng
và thuận tiện nhưng nó luôn tiềm ẩn những thách thức với người học khi đòi hỏi sự tập trung
cao độ, bên cạnh đó là khả năng tự học hỏi trau dồi kiến thức. Nếu học tập trực tuyến hiệu quả,
sinh viên sẽ hòa nhập với sự phát triển của xã hội cả về tri thức và công nghệ. Vì vậy, sinh viên
nói chung và sinh viên Trường Đại học Thương mại nói riêng đều cần trang bị cho mình những
phương pháp học trực tuyến hiệu quả.
2. Đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến của sinh viên Trường Đại
học Thương mại.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Xác định và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học trực
tuyến của sinh viên Trường Đại học Thương mại. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp, chính
sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng việc học trực tuyến của sinh viên Trường Đại
học Thương mại.
- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
7
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến của sinh viên Trường Đại
học Thương mại.
+ Đánh giá đo lường và chiều tác động của từng yếu tố tới hiệu quả học trực tuyến của sinh
viên Trường Đại học Thương mại.
+ Đo lường yếu tố tác động mạnh nhất đến hiệu quả học trực tuyến của sinh viên Trường
Đại học Thương mại. Từ đó đưa ra kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả học trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Thương mại.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi tổng quát: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến của sinh
viên Trường Đại học Thương mại?
- Câu hỏi cụ thể:
+ Sự hữu dụng của công nghệ có ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến của sinh viên
Trường Đại học Thương mại hay không?
+ Sự thuận tiện của công nghệ có ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến của sinh viên
Trường Đại học Thương mại hay không?
+ Tương tác với giảng viên có ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến của sinh viên Trường
Đại học Thương mại hay không?
+ Nhận thức sự vui vẻ có ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến của sinh viên Trường Đại
học Thương mại hay không?
+ Môi trường học trực tuyến có ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến của sinh viên
Trường Đại học Thương mại hay không?
5. Phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên của Trường Đại học Thương mại.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 5/9/2023 đến 10/10/2023.
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Thương mại.

8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu


2.1.1. Khái niệm học trực tuyến (E-learning)
Theo Zemsky and Massy (2004) cho rằng có ba cách hiểu khác nhau về E-learning: (i) E-
learning là phương thức giáo dục từ xa (distance education), hiểu theo nghĩa người học không
cần đến lớp, (ii) E-learning là phần mềm hỗ trợ hoạt động giao tiếp trên mạng, cách hiểu này
nhấn mạnh đến vai trò của các hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS, (iii) E-learning là việc
học thông qua phương tiện điện tử, cách hiểu này quan tâm đến nội dung của E-learning hơn là
chỉ quan tâm đến cách phân phối như các cách hiểu trên. Dưới góc độ phương pháp đào tạo/học
tập, E-learning được xem là thuật ngữ chung bao gồm các ứng dụng và quy trình học tập dựa
trên công nghệ thông tin và truyền thông, cụ thể như học tập dựa trên máy tính, học trên web,
lớp học ảo, cộng tác kỹ thuật số và kết nối mạng.
Ủy ban châu Âu định nghĩa E-learning là việc sử dụng các công nghệ đa phương tiện mới
và internet để nâng cao chất lượng học tập bằng cách làm cho việc tiếp cận các phương tiện và
dịch vụ, việc trao đổi và cộng tác từ xa dễ dàng hơn. E-learning là việc ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong các tiến trình giáo dục đa dạng của trường đại học nhằm hỗ trợ
và khuyến khích học tập; nó bao gồm cả sử dụng công nghệ này như một công cụ hỗ trợ, các
khóa học trực tuyến và sự kết hợp cả hai hình thức. Dưới góc độ công nghệ, E-learning được
hiểu đơn giản là việc dạy và học được số hoá. Dưới góc độ người học, E-learning là việc học
được hỗ trợ bằng công nghệ thông tin và truyền thông. E-learning không chỉ giới hạn về kỹ năng
số (digital literacy) mà còn có thể bao gồm nhiều dạng thức và phương pháp kết hợp, đặc biệt là
việc sử dụng phần mềm, internet, CD-ROM, học trực tuyến hoặc bất kỳ thiết bị khác hay truyền
thông đa phương tiện.

2.1.2 Tầm quan trọng của học trực tuyến


Với mức độ ứng dụng công nghệ cao như hiện nay, E-learning hiểu theo nghĩa rộng nhất,
mang lại những lợi ích to lớn cho người học, giảng viên, nhà trường và xã hội: Đối với người
học, E-learning tạo môi trường học tập chủ động; nghĩa là với các nội dung được triển khai hoàn
toàn trực tuyến, sinh viên có thể làm chủ được việc học của mình. Người học có thể học theo
tốc độ của riêng mình, được lựa chọn phương pháp học tập phù hợp nhất và nhận được những
phản hồi nhanh chóng từ giảng viên về các hoạt động học tập. Bên cạnh đó, người học còn có
thể học ở bất kì nơi đâu chỉ cần có kết nối Internet, điều này giúp giảm thiểu được thời gian của
người học, giúp cho họ có nhiều thời gian tập trung cho việc học và tăng kết quả học tập. Đối
với giảng viên, Sharma, P. and Kaur M. (2013) cho rằng việc áp dụng E-learning cho phép giảng
viên tích hợp được nhiều công cụ truyền đạt thông tin như video bài giảng, các cuộc thảo luận
trực tuyến… giúp giảng viên nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

9
Đồng thời, E-learning giúp giảng viên có thể theo dõi học viên một cách dễ dàng. Giảng viên có
thể đánh giá người học thông qua cách trả lời các bài kiểm tra hoặc các chủ đề thảo luận trên
diễn đàn. Điều này cũng giúp đánh giá một cách công bằng học lực của người học. Đối với các
tổ chức giáo dục, E-learning giúp giảm được các chi phí như chi phí đầu tư cho phòng học. Bên
cạnh đó, giảng viên đại học ngoài yêu cầu đứng lớp, họ còn phải dành thời gian cho nghiên cứu
khoa học, tham gia hội thảo, tư vấn nghề nghiệp… Do đó, đào tạo trực tuyến giúp Nhà trường
giải quyết những khó khăn về thời gian cho giảng viên. Đào tạo trực tuyến cho phép giảng viên
mang bài giảng của mình đến hàng trăm người học. Đối với xã hội, E-learning giúp thực hiện
nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Vì những hạn chế của mô hình học tập
truyền thống, nên chỉ những ai vượt qua các kỳ thi, học có đủ điều kiện về thời gian và tài chính
thì mới có thể vào được giảng đường đại học. Nhưng với đào tạo trực tuyến, cơ hội học tập có
thể mở ra với hầu hết mọi người khi mà họ không cần đến lớp, với kết nối Internet là đã có thể
nghe được những bài giảng của giảng viên. Các khóa học miễn phí của các trường đại học qua
hình thức MOOC giúp sinh viên đang học hoặc đã ra trường có thể dễ dàng bổ sung các kiến
thức và kỹ năng mới cần thiết cho công việc hiện tại và sau này.

2.1.3. Hiệu quả học tập của sinh viên


Theo Filimban (2008) cho rằng một khóa học trực tuyến hiệu quả là một khóa học trong
đó giáo viên cung cấp thiết kế và phân phối khóa học chuyên nghiệp, thực hiện các đánh giá phù
hợp và khuyến khích cộng tác. Khi đó, người học có cơ hội tự định hướng việc học của mình,
tích lũy kinh nghiệm với công nghệ, nâng cao kỹ năng, tư duy phản biện và áp dụng chúng vào
các tình huống thực tế. Ngoài ra, học sinh có được kiến thức về thế giới xung quanh, đồng thời
nắm vững các tài liệu của khóa học.
Do tính chất công nghệ của hoạt động học trực tuyến, nên một trong những nhân tố đầu
tiên quyết định hiệu quả việc sử dụng công nghệ trong học trực tuyến đó là mức độ chấp nhận
công nghệ của các thành viên có liên quan (người học và người dạy). Mô hình tiêu chuẩn để
phân tách mức độ chấp nhận công nghệ là TAM (Technology Acceptance Model), được phát
triển bởi Davis (1989). Mô hình này cho rằng, việc tiếp nhận và sử dụng rộng rãi công nghệ sẽ
phụ thuộc vào 2 nhân tố: Tính hữu dụng của công nghệ và Tính thuận tiện của công nghệ. Bên
cạnh việc công nghệ được chấp nhận, thì việc sinh viên tích cực tham gia tương tác trao đổi với
giảng viên cũng là một trong những yếu tố tác động đến hiệu quả học tập trực tuyến, Small &
cộng sự cho rằng sinh viên cảm thấy việc trao đổi với các giảng viên là điều cần thiết trong môi
trường giáo dục vì các giảng viên được coi là chuyên gia nên việc tương tác với giảng viên có
thể giúp sinh viên có thêm nhiều kiến thức và giải đáp những vấn đề đang gặp phải từ đấy nâng
cao hiệu quả học tập. Một yếu tố quan trọng khác cũng góp phần ảnh hưởng đến hiệu quả học
tập của sinh viên đó là nhận thức sự vui vẻ, nhận thức về sự vui vẻ có thể được định nghĩa là sự
giải trí phong phú của sinh viên và kinh nghiệm thú vị trong học tập trực tuyến. Bởi vì học tập
trực tuyến mang đến cho sinh viên niềm vui và sự vui vẻ, từ đó ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả
10
học tập và sinh viên sẵn sàng chấp nhận nó. Nghiên cứu của Teo và cộng sự (1999) cũng đưa ra
kết luận một trong những nhân tố có tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng là nhận thức sự vui
vẻ. Ngoài ra, môi trường học trực tuyến cũng góp phần ảnh hưởng đến hiệu quả học tập trực
tuyến của sinh viên. Theo Wei & Chen trong những năm gần đây ngày càng có nhiều nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường lớp học và hiệu quả học tập như tính cách cá nhân
của giáo viên tập trung vào vai trò quan trọng của giáo viên trong việc phát triển môi trường lớp
học và hiệu quả học tập. Có một môi trường học tập tốt sẽ góp phần quyết định cho sự tập trung
vào trọng tâm, vào việc học tập của sinh viên và đảm bảo quá trình học tập không bị ảnh hưởng
xấu là một điều kiện rất tốt để người học có nhiều cơ hội để phát triển bản thân và học tập hiệu
quả hơn.

2.1.4. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)


Theo TAM, ý định sử dụng một hệ thống nào đó của con người, thì xuất phát từ thái độ
của họ về việc sử dụng hệ thống đó và nhận thức tính hữu dụng của hệ thống. Trong đó, thái độ
và nhận thức tính hữu dụng chịu ảnh hưởng bởi nhận thức dễ sử dụng. Theo Davis (1989) mô
hình Technology Acceptance Model (TAM) được thiết kế đặc biệt mô hình hóa sự chấp nhận
của người tiêu dùng đối với hệ thống thông tin. TAM đã được công nhận sử dụng phổ biến và
là một mô hình đáng tin cậy và mạnh mẽ trong việc mô hình hóa việc chấp nhận công nghệ của
người dùng tại thị trường Việt Nam qua nhiều nghiên cứu. Cơ sở của TAM có hai nhân tố cụ thể
là nhận thức về tính hữu dụng và tính dễ sử dụng tác động đến thái độ của người tiêu dùng.

 Nhận thức về tính hữu dụng của công nghệ đề cập đến mức độ mà người dùng tin rằng
việc sử dụng công nghệ sẽ cải thiện hiệu suất làm việc, do đó nhận thức về tính hữu dụng
của E-learning đề cập đến mức độ mà người dùng tin rằng việc sử dụng E-learning có thể
cải thiện hiệu suất làm việc của người dùng. Nhận thức về tính hữu dụng có tác động tích
cực đáng kể đến ý định sử dụng đối với việc sử dụng các dịch vụ E-learning. Nhận thức
về tính hữu dụng của hệ thống E-learning càng cao thì người dùng càng có ý định tích
cực hơn đối với việc sử dụng; dẫn đến khả năng nó sẽ được sử dụng cao hơn.
 Nhận thức về tính dễ sử dụng được dự kiến sẽ có tác động đến ý định của người dùng E-
learning. Theo Masrom, E-learning được coi là một hệ thống sử dụng Internet và công
nghệ web trong việc cung cấp thông tin và tương tác với sinh viên thông qua một giao
diện máy tính, do đó nhận thức về tính dễ sử dụng đối với các hệ thống E-learning đề cập
đến mức độ cảm nhận của người dùng về việc sử dụng công nghệ. Nhận thức về tính dễ
sử dụng đối với các chương trình E-learning cũng bao gồm cảm nhận của người học đối
với việc phân phối khoá học qua công nghệ (như website). Theo định nghĩa của Wu và
Liu (2013), thuật ngữ nhận thức tính dễ sử dụng đề cập đến mức độ mà sinh viên nhận
thấy rằng việc tham gia vào việc học tập trực tuyến không cần nỗ lực và dễ vận hành. Joo
& cộng sự đã sử dụng thuật ngữ dễ sử dụng trong bối cảnh học tập trực tuyến đề cập đến
11
mức độ mà một người tin rằng sử dụng giao diện cụ thể và phân phối nội dung dễ dàng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Sahin & Shelley cho thấy nhu cầu về môi trường học tập
trực tuyến được thiết kế tốt và được thực hiện cẩn thận, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của
sinh viên.

Hình 2.1 Mô hình TAM


Nguồn: Fred Davis (1989)

2.1.5. Tương tác với giảng viên


Theo Sher, tương tác với người dạy đề cập đến việc phân phối thông tin của người hướng
dẫn, khuyến khích sinh viên và đưa ra các phản hồi cho người học. Picciano cho rằng sự tương
tác trong một khóa học trực tuyến hoặc học trực tiếp được nghiên cứu cho nhiều mục đích khác
nhau bao gồm: Không khí của một cuộc thảo luận, sinh viên sẵn sàng chia sẻ ý tưởng, tham gia
vào các hoạt động hợp tác và các dự án nhóm, tất cả đều hỗ trợ môi trường học tập hiệu quả.
Trong các nghiên cứu giáo dục, các nhà nghiên cứu tin tưởng vào tầm quan trọng của mối quan
hệ giữa giảng viên và sinh viên và cho rằng mối quan hệ này rất quan trọng, tạo điều kiện cho
việc học tập xảy ra. Picciano cho rằng sự tương tác là khái niệm về sự hiện diện, trong đó sinh
viên cảm thấy rằng họ là một phần của một nhóm hoặc hiện diện trong một cộng đồng, trên thực
tế, sẽ muốn tham gia tích cực vào các hoạt động của nhóm và cộng đồng. Sher nhấn mạnh rằng
có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa tương tác năng động với hiệu quả học tập.

2.1.6. Nhận thức về sự vui vẻ


Davis cho rằng nhận thức về sự vui vẻ là động lực nội tại và được định nghĩa là “mức độ
mà hoạt động sử dụng máy tính được coi là thú vị theo cách riêng của nó”. Venkatesh cho rằng
nhận thức về sự vui vẻ là mức độ sử dụng một hệ thống cụ thể là thú vị và dễ chịu bất kể hậu
quả từ việc sử dụng hệ thống đó. Sự vui vẻ là yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng E-learning
và nhận thức về sự vui vẻ (động lực bên trong) là yếu tố cần thiết để nắm bắt động lực học tập
của người học đối với sự thành công của E-learning. Sự vui vẻ là một biến số phức tạp bao gồm
niềm vui cá nhân, kích thích tâm lý và sự quan tâm.
12
2.1.7. Môi trường học trực tuyến
Môi trường học tập trực tuyến ngày càng trở nên cần thiết trong bối cảnh giáo dục hiện đại.
Naaj & cộng sự phát hiện ra rằng môi trường học tập trong đó sự tương tác và hợp tác xã hội
được cho phép và khuyến khích dẫn đến hiệu quả học tập tăng lên. Tương tự như vậy, Sher giữ
quan điểm rằng môi trường học tập tại lớp học khuyến khích các trải nghiệm học tập được chia
sẻ, xây dựng ý thức cộng đồng giữa các sinh viên và hỗ trợ làm việc theo nhóm. Quan điểm này
được hỗ trợ bởi Walker & Fraser, các tác giả chỉ ra rằng môi trường học tập trong lớp có thể cải
thiện kết quả học tập của học sinh, do đó giảng viên và nhà nghiên cứu phải phát triển cách đo
lường môi trường học tập điều này có thể cải thiện kết quả của sinh viên từ đó nâng cao hiệu
quả giáo dục. Wu & cộng sự cho rằng sự tin tưởng và hợp tác giữa những người học khuyến
khích và kích thích môi trường học tập tích cực tạo điều kiện trao đổi ý tưởng, ý kiến, thông tin
và kiến thức. Nghiên cứu của Harvey & Beard cho thấy một số người học được hưởng lợi nhiều
hơn từ sự tương tác cá nhân với giáo viên và các đồng nghiệp của họ và do đó họ thích thành
phần đối mặt với các buổi học kết hợp.
2.2. Các kết quả nghiên cứu trước đó
Nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Lan, Bùi Hồng Đăng (2022)
Dựa trên cơ sở lý thuyết, mô hình chấp nhận công nghệ TAM và mô hình hệ thống thông
tin thành công ISSM tác giả đã xây dựng 5 yếu ảnh hưởng đến hiệu quả học tập trực tuyến:
Trường hợp nghiên cứu đối với sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố
Hồ Chí Minh là: Nhận thức dễ sử dụng, giảng viên hướng dẫn, chất lượng hệ thống, sự gắn kết
tham gia, sự hứng thú hăng say học tập. Trên cơ sở đó, xây dựng thang đo về hiệu quả học tập
của sinh viên với 25 biến quan sát. Sau đó thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng để
tiến hành nghiên cứu chính thức. Kết quả cho thấy có 5 yếu tố trên đều ảnh hưởng đến kết quả
học tập của sinh viên và được sắp xếp theo thứ tự ảnh hưởng mạnh nhất đến nhỏ nhất như sau:
Sự gắn kết tham gia của sinh viên, giảng viên hướng dẫn, nhận thức dễ sử dụng, sự hứng thú
hăng say học tập, chất lượng hệ thống, từ kết quả nghiên cứu trên tác giả cũng đã đề xuất một
số hàm ý quản trị giúp trường nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến và hiệu quả học tập trực
tuyến của sinh viên.
Nghiên cứu của Trần Thị Mai Anh và Phạm Xuân Trường (2021)
Dựa trên các cơ sở lý luận, cơ sở mô hình mức độ chấp nhận công nghệ TAM. Tác giả đã
tiến hành nghiên cứu và xác định được năm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến: Sự
hũu dụng của công nghệ, sự thuận tiện của công nghệ, sự sẵn sàng của giáo viên, sự sẵn sàng
của sinh viên và Môi trường học trực tuyến. Họ sử dụng thang đo Likert để đo điểm trung bình
của mỗi tiêu chí dựa trên khảo sát của 238 sinh viên từ ba trường đại học tại Hà Nội. Họ tìm
thấy rằng ba yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả học trực tuyến: sự thuận tiện của công
nghệ, Sẵn sàng của giáo viên, và sự hữu dụng của công nghệ, trong đó sự sẵn sàng của giáo viên
đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả học trực tuyến. Họ cũng đề xuất một giải
pháp để cải thiện chất lượng học trực tuyến cho cả giáo viên và sinh viên.

13
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Trần Hữu Tuấn (2021)
Dựa trên cơ sở lý thuyết và lý luận về mô hinh chấp nhận công nghệ TAM của Davis.
Nhóm tác giả đã đề xuất xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và
sự hài lòng của sinh viên đối với học tập kết hợp: Nghiên cứu trường hợp trường du lịch - Đại
học Huế gồm có 5 yếu tố đó là: Nhận thức dễ sử dụng, nhận thức tính hữu dụng, nhận thức sự
vui vẻ, tương tác với giảng viên, môi trường học tập trực tuyến, Năng lực bản thân. Nghiên cứu
chính thức của tác giả được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng
câu hỏi khảo sát gồm 27 câu hỏi, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá sự hài lòng của
sinh viên từ (1) hoàn toàn không đồng ý đến (5) hoàn toàn đồng ý và đã thu về 122 bảng trả lời.
Theo kết quả nghiên cứu yếu tố năng lực của bản thân bị bác bỏ và yếu tố môi trường học tập
và tương tác với giảng viên (β = 0,194, p < 0,05) là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng
của sinh viên, Tính dễ sử dụng (β = 0,175, p < 0,05) là yếu tố ảnh hưởng chính đến ý định và sự
hài lòng của sinh viên đối với các hệ thống E-learning, Sự vui vẻ và tính hữu dụng của việc học
tập trực tuyến (β = 0,611, p < 0,05) là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng và hiệu quả
học tập của sinh viên đối với học tập kết hợp.
Nghiên cứu của Lê Thị Hoài Lan (2021)
Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology
Acceptance Model) kết hợp với mô hình thuyết hành vi hợp lý TRA (Theory of Reasoned
Action) làm cơ sở cho việc nghiên cứu ý định học tập trực tuyến của sinh viên đại học trong bối
cảnh dịch Covid-19 từ đó đề xuất mô hình gồm có 6 yếu tố: Mức độ hỗ trợ, mức độ tương tác,
mức độ phản hồi, mức độ dễ sử dụng, mức độ hữu ích và yếu tố chủ quan. Tất cả các biến quan
sát được thiết kế để đo lường ý kiến của người trả lời với thang đo Likert 5 điểm (1= Kém, 2 =
Yếu, 3 = Trung bình, 4 = Khá và 5= Tốt). Kết quả nghiên cứu cho thấy biến mức độ hỗ trợ của
hệ thống học trực tiếp được sinh viên đánh giá khá cao cho thấy rằng Hệ thống học tập trực
tuyến có thể hỗ trợ tốt cho sinh viên trong mùa dịch và trong tương lại. Ngược lại yếu tố mức
độ phản hồi của hệ thống được sinh đánh giá chỉ ở mức trung binh cho thấy rằng hệ thống học
tập trực tuyến của Nhà trường không ổn định. Từ đó đưa ra một số đề xuất tác động hiệu quả
đến ý định học tập trực tuyến của sinh viên.
Nghiên cứu của Trần Đình Mạnh (2021)
Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát trên 150 sinh viên đang
học tập tại Trường Đại học Lâm nghiệp, sau đó phân tích số liệu bằng các phương pháp thống
kê đa biến như Cronbach’s alpha, EFA và hồi quy tuyến tính. Mục tiêu của nghiên cứu là xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến của sinh viên trong thời gian ứng phó
với dịch bệnh Covid-19. Nghiên cứu đã lập ra 4 nhóm yếu tố đại diện, gồm: Công nghệ, phương
pháp giảng dạy của giảng viên, sinh viên, bối cảnh khóa học. Nghiên cứu cũng cho thấy, cả 4
nhân tố này đều có ảnh hưởng thuận chiều tới hiệu quả học trực tuyến của sinh viên, trong đó
công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2022)
14
Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu và tọa đàm để
tìm hiểu thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến dạy học trực tuyến của giáo viên trung học phổ
thông tại Hà Nội 1. Đối tượng khảo sát gồm 106 giáo viên, 02 giáo viên và 10 học sinh ở cả khu
vực ngoại thành và nội thành Hà Nội. Nội dung khảo sát bao gồm các yếu tố cá nhân, học sinh
và điều kiện truy cập liên quan đến dạy học trực tuyến. Số liệu thu thập được xử lí trên phần
mềm SPSS và phân tích theo công thức tính trung bình và giá trị khoảng cách. Bài viết nêu lên
thực trạng ba yếu tố chính ảnh hưởng đến việc dạy học trực tuyến của giáo viên trung học phổ
thông hiện nay là: Cá nhân, học sinh và điều kiện truy cập. Trong đó, một số yếu tố ảnh hưởng
tốt như: Kĩ năng sử dụng máy tính, kĩ năng thuyết trình, sự chuẩn bị thiết bị của học sinh…; một
số yếu tố ảnh hưởng không tốt như: Sức khỏe, động lực làm việc, trình độ ngoại ngữ của giáo
viên, sự tự giác, sự tập trung, sự tương tác của học sinh, đường truyền internet, nhà trường cung
cấp máy tính và phần mềm… Bài viết cũng đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học trực tuyến trong các trường trung học phổ thông trong thời gian tiếp theo.
Nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thị Bích Liên (2023)
Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
để tìm hiểu các yếu tố rào cản ảnh hưởng đến việc học online của sinh viên các trường đại học
tại TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập
trung với sự tham gia của 20 sinh viên để thẩm định mô hình và thang đo các yếu tố rào cản.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện với mẫu 424 sinh viên được chọn theo
phương pháp chọn mẫu thuận tiện để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, kiểm định mô
hình nghiên cứu và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rào cản. Bài viết xác định được
4 nhóm rào cản chính ảnh hưởng đến việc học online của sinh viên, gồm: Rào cản kinh tế, rào
cản tâm lý, rào cản tương tác và rào cản môi trường. Trong đó, rào cản môi trường được đánh
giá cao nhất (4.12), do sự phụ thuộc vào điện và kết nối Internet. Rào cản kinh tế được đánh giá
thấp nhất (3.00), do sinh viên không thấy yếu tố này là quá lớn khi tham gia học online. Bài viết
cũng đề xuất 4 nhóm giải pháp góp phần tháo dỡ những rào cản trở ngại mà sinh viên gặp phải
trong quá trình học online, gồm: Tháo dỡ rào cản về kinh tế, nâng cao sự tương tác, khắc phục
rào cản tâm lý và khắc phục rào cản về môi trường.
Nghiên cứu của Bùi Đình Phú và Chử Thị Thu Hường (2021)
Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu
từ 300 sinh viên Trường Đại học Ngoại thương về các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm học
trực tuyến. Bài viết dùng phân tích nhân tố để giảm số chiều của dữ liệu và xác định các nhóm
yếu tố chính. Bài viết cũng dùng phân tích hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các nhóm yếu tố đến trải nghiệm học tập của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho biết có bốn
nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến trải nghiệm học trực tuyến của sinh viên, bao gồm: Yếu tố
tương tác, yếu tố việc học, yếu tố nền tảng và yếu tố cá nhân hóa. Trong đó, yếu tố tương tác và
15
yếu tố việc học có ảnh hưởng lớn nhất, theo sau là yếu tố nền tảng và yếu tố cá nhân hóa. Bài
viết cũng đưa ra một số giải pháp để cải thiện trải nghiệm học trực tuyến cho sinh viên, như:
Nâng cao chất lượng và tính linh hoạt của nền tảng, thúc đẩy sự tham gia và giao tiếp giữa giáo
viên và sinh viên, thiết kế các hoạt động học phù hợp với mục tiêu và khả năng của sinh viên và
cá nhân hóa các nội dung và phương pháp học.
Nghiên cứu của Phương Hà (2021)
Dựa trên các cơ sở lý luận về hiệu quả học trực tuyến cũng như mô hình chấp nhận công
nghệ TAM tác giả đã xây dựng 4 yếu tố ảnh đến nhận thức và thái độ của sinh viên về tính gần
gũi người dùng (PEOU) và tính hữu dụng (PU) của hệ thống học trực tuyến, 4 yếu tố đó là: Năng
lực sử dụng máy tính (CSE), tác động từ mối quan hệ xã hội (INI), tác động bên ngoài (EXI) và
tính tương tác của môi trường (SI). Bài viết sử dụng phương pháp định lượng để phân tích kết
quả khảo sát trực tuyến của 856 sinh viên của một trường đại học Việt Nam có bốn chi nhánh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy CSE và SI ảnh hưởng trực tiếp tới PEOU, trong khi INI và PU ảnh
hưởng trực tiếp tới thái độ của sinh viên về việc học trực tuyến. Điều này có nghĩa là, nếu sinh
viên có năng lực sử dụng máy tính cao và môi trường học trực tuyến có tính tương tác cao, các
em sẽ cảm thấy dễ dàng và thoải mái khi sử dụng hệ thống này. Ngoài ra, nếu sinh viên nhận
thấy được lợi ích của hình thức học trực tuyến từ các yếu tố xã hội, các em sẽ có thái độ tích cực
và chấp nhận phương án này. Tuy nhiên, bài viết không tìm được mối liên hệ trực tiếp giữa
PEOU và thái độ của sinh viên, có thể do các em chưa quen với hình thức này trong bối cảnh
khẩn cấp.
Nghiên cứu của Phạm Ánh Tuyết, Hoàng Thu Ba (2022)
Nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu gồm tám biến độc lập (nhân tố ẩn) và một biến
phụ thuộc (động lực học tập trực tuyến). Các biến độc lập là: Thách thức, Đặc điểm của các môn
học chuyên ngành, Kinh nghiệm học tập trực tuyến, Lợi ích, Môi trường, Tính chủ động, Phương
pháp giảng dạy của giảng viên và Sở thích. Biến phụ thuộc được đo bằng năm biến quan sát
được. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập trực tuyến của
sinh viên bao gồm Thách thức, Đặc điểm của các môn học chuyên ngành, Kinh nghiệm học tập
trực tuyến, Lợi ích và Môi trường. Những yếu tố này có ảnh hưởng tích cực đến động lực học
tập trực tuyến, ngoại trừ yếu tố “Thách thức” có ảnh hưởng ngược lại. Các yếu tố Tính chủ động,
Sở thích và Phương pháp giảng dạy của giảng viên không có ảnh hưởng đáng kể đến động lực
học tập trực tuyến. Trong số các biến kiểm soát, số kỳ học trực tuyến và thiết bị sử dụng cho học
tập trực tuyến có ảnh hưởng đáng kể đến động lực học tập trực tuyến. Mô hình nghiên cứu giải
thích được 71% phương sai của động lực học tập trực tuyến của sinh viên.
TỔNG KẾT VỀ CÁC KẾT QUẢ CỦA CÁC CUỘC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Từ kết quả của 10 nghiên cứu trên, ta thấy rằng đa số các nhà nghiên cứu đều sử dụng lý
thuyết từ mô hình chấp nhận công nghệ TAM để đo lường hiệu quả học trực tuyến của sinh viên
16
thống qua hai yếu tố “ Sự hữu dụng của công nghệ” và “Sự thuận tiện của công nghệ”. Bên cạnh
các yếu tố về công nghệ, các nghiên cứu đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
học trực tuyến của sinh viên liên quan đến các vấn đề của giảng viên, sinh viên và môi trường
học như: Tương tác với giảng viên, sự vui vẻ, môi trường học tập trực tuyến, năng lực của sinh
viên, phương pháp giảng dạy của giảng viên,... Các nghiên cứu chỉnh thức sử dụng phương pháp
định lượng và sử dụng bảng khảo sát để thu thập dữ liệu từ sinh viên đại học về các yếu tố ảnh
hưởng đến việc học trực tuyến. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Trần
Hữu Tuấn (2021) các yếu tố: Nhận thức sự vui vẻ, tương tác với giảng viên và môi trường học
trực tuyến là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả học tập trực tuyến cũng như sự hài
lòng của sinh viên.
2.3. Tổng quan về hệ thống học trực tuyến của trường Đại học Thương mại
Hiện nay Trường Đại học Thương mại áp dụng LMS trong đào tạo một số học phần đại
cương dành cho những khóa tuyển sinh kể từ khi Quyết định 1119/QĐ-ĐHTM có hiệu lực; cụ
thể là bắt đầu áp dụng cho Khóa 57 và Khóa 58 từ kỳ 2 năm học 2022 - 2023; hệ vừa làm vừa
học kì 1 năm học 2023 - 2024; trong tương lai hướng tới áp dụng cho chương trình đào tạo từ
xa (tuyển sinh năm 2023).
Căn cứ Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/03/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành “Quy chế đào tạo trình độ đại học”;
Căn cứ Quyết định số 1119/QĐ-ĐHTM ngày 21/7/2021 của Hiệu Trưởng Trường Đại học
Thương mại về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học Thương
mại. Khoản 4, mục 5 điểm (d) quy định “Căn cứ vào tình hình thực tế, Trường sẽ tổ chức giảng
dạy và học tập trực tuyến tối đa 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo”;
Xác định việc xây dựng kho học liệu trực tuyến và giảng dạy trực tuyến là rất cần thiết,
Nhà trường ngay lập tức đã tập trung đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống LMS (Learning
Management System). Việc phát triển LMS cho phép Nhà trường vận dụng phương pháp đào
tạo kết hợp (Blended learning) thông qua việc kết hợp phương thức học tập điện tử (E-Learning)
với phương thức dạy - học truyền thống nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và chất lượng
giáo dục.
Hệ thống LMS mang lại lợi ích cho cả sinh viên và giảng viên giảng dạy: LMS cho phép
sinh viên có thể đăng tải các dữ liệu bản mềm, file words, video, ghi âm lên hệ thống; các dữ
liệu được quản lý, phân loại theo danh mục, thời gian, loại tài liệu với độ bảo mật cao, dễ dàng
truy cập. Sinh viên có thể trao đổi bài học thông qua hệ thống chat, tin nhắn cũng có thể tương
tác với giảng viên qua đánh giá, email, tin nhắn riêng; chủ động trong quá trình học tập của
mình, điều này cho phép bất kỳ vấn đề khó khăn nào của sinh viên cũng sẽ được nhanh chóng
giải quyết.

17
2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào kết quả rút ra từ phần cơ sở lý luận thì nhóm chúng tôi đề xuất mô hình nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Thương
mại gồm có 5 yếu tố là: Tính hữu dụng của công nghệ, Tính thuận tiện của công nghệ, Tương
tác với giảng viên, Nhận thức về sự vui vẻ và Môi trường học trực tuyến. Trong đó 2 yếu tố
“Tính hữu dụng của công nghệ”, “Tính thuận tiện của công nghệ” từ mô hình TAM, 3 yếu tố
còn lại là “ Tương tác với giảng viên”, “Nhận thức về sự vui vẻ” và “Môi trường học trực tuyến”
từ nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Nghĩa và Trần Hữu Tuấn. Nghiên cứu đề xuất sử dụng kế
thừa mô hình của Davis (1986) và yếu tố “Tương tác với giảng viên”, “Nhận thức về sự vui vẻ”
và “Môi trường học trực tuyến” của Nguyễn Thị Minh Nghĩa và Trần Hữu Tuấn để đo lường
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Trong đó:
Biến độc lập là: H1 – Sự hữu dụng của công nghệ
H2 – Sự thuận tiện của công nghệ
H3 – Tương tác với giảng viên
H4 – Nhận thức về sự vui vẻ
H5 – Môi trường học trực tuyến
Biến phụ thuộc là “ Hiệu quả học trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Thương
mại”

18
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1 (H1): Sự hữu dụng của công nghệ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả học trực
tuyến của sinh viên Trường Đại học Thương mại.
- Giả thuyết 2 (H2): Sự thuận tiện của công nghệ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả học trực
tuyến của sinh viên Trường Đại học Thương mại.
- Giả thuyết 3 (H3): Tương tác với giảng viên ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả học trực
tuyến của sinh viên Trường Đại học Thương mại.
- Giả thuyết 4 (H4): Nhận thức về sự vui vẻ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả học trực tuyến
của sinh viên Trường Đại học Thương mại.
- Giả thuyết 5 (H5): Môi trường học trực tuyến ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả học trực
tuyến của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu


Sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu định lượng - đây là cách tiếp cận liên quan đến
việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ thống các thuộc tính định lượng, hiện tượng và quan
hệ giữa chúng. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến phương pháp nghiên cứu có cấu trúc chặt nhẽ
nhằm thúc đẩy quá trình lặp lại nghiên cứu (trong các tình huống và bối cảnh khác nhau) và
những quan sát có thể định lượng được sử dụng cho phân tích thống kê. Phương pháp này tập
trung vào kết quả, các biến độc lập và tập trung vào thống kê hành vi thay vì ý nghĩa.
3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên - thuận tiện, dựa trên ưu điểm của phương
pháp là dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin từ các đối tượng, bài nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu
của các các sinh viên Trường Đại học Thương mại đang học tập các học phần trực truyến trên
hệ thống LMS do nhà trường triển khai.
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: Nhóm chúng tôi thu thập và tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài
về các nghiên cứu trước cũng như các tạp chí, sách báo, mạng Internet nhằm tổng quan được lý
thuyết để phục vụ cho bài nghiên cứu.
- Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp thu thập dữ liệu định
lượng - xin ý kiến các sinh viên trong trường thông qua biểu mẫu google Likert 5 mức. Biểu
mẫu bao gồm các nhân tố tác động đến hiệu quả học tập trực tuyến của sinh viên Trường Đại
học Thương mại, thông tin đánh giá chung của sinh viên về hiệu quả khi tham gia học trực tuyến
và một số thông tin về nhân khẩu.
3.2.2.1. Xây dựng thang đo chính thức
Từ mô hình đề xuất và giải thuyết nghiên cứu, chúng tôi xây dựng thang đo chính thức
gồm 24 biến quan sát, 6 thành phần:

THÔNG TIN VỀ HIỆU QUẢ HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN

TT Biến quan sát Mã Nguồn thang đo


hóa
Sự hữu dụng của công nghệ
1 Học tập trực tuyến có thể cải thiện kết quả học tập của HD1
tôi đối với học phần

20
2 Nhiều bài tập có thể được thực hiện trong môi trường HD2
học tập trực tuyến thay thế cho các lớp học truyền
thống
3 Tài liệu học tập và các hoạt động trong khóa học điện HD3
tử đã giúp tôi cải thiện kết quả học tập
4 Tiến hành thuyết trình dễ dàng hơn khi học trực tuyến HD4
Sự thuận tiện của công nghệ
5 Khóa học được tổ chức rõ ràng và dễ hiểu trên hệ TT1
thống E-learning
6 Nội dung và nhiệm vụ được hiển thị rõ ràng trên giao TT2
diện hệ thống
7 Hệ thống E-learning đáng tin cậy và ổn định (không bị TT3
quá tải và các nhiệm vụ đã gửi không bị mất đi)
8 Việc tìm kiếm các hoạt động trong môi trường học TT4
trực tuyến trên hệ thống E-learning đơn giản. Nguyễn Thị
Tương tác với giảng viên Minh Nghĩa,
9 Giảng viên giúp tôi trở nên năng động trong các cuộc TTG Trần Hữu Tuấn
thảo luận trên lớp V1 (2021)
10 Tôi học tốt hơn khi được giảng viên hướng dẫn trực TTG
tuyến V2
11 Tôi cảm thấy các hướng dẫn tại lớp thu hút và rất hữu TTG
ích V3
12 Tôi có thể dễ dàng tương tác với giảng viên trong quá TTG
trình thảo luận V4
Nhận thức sự vui vẻ
13 Tôi thích tham gia vào các lớp học trực tuyến trên hệ VV1
thống E-Learning
14 Tôi cảm thấy học trực tuyến cải thiện khả năng sáng VV2
tạo của mình
15 Tôi cảm thấy học trực tuyến giúp tôi cải thiện trí tưởng VV3
tượng của mình bằng cách thu nhận được nhiều thông
tin
Môi trường học tập
16 Nội dung của khóa học trên lớp thu hút tôi MT1
17 Bài giảng của khóa học thú vị và tôi thích tham dự lớp MT2
học trực tuyến

21
18 Tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm học tập với các sinh MT3
viên khác
19 Tôi có thể dễ dàng giao tiếp với các sinh viên khác MT4
Hiệu quả học trực tuyến của sinh viên Trường Đại học
Thương mại
20 Sự hữu dụng của công nghệ giúp tôi học tập hiệu quả HQ1
hơn
21 Sự thuận tiện của công nghệ giúp tôi học tập hiểu quả HQ2
hơn
22 Tương tác, trao đổi với giảng viên trong quá trình HQ3
học tập trực tuyến giúp tôi học hiệu quả hơn
23 Tôi cảm thấy học tập trực tuyến mang lại sự vui vẻ HQ4
24 Môi trường học trực tuyến giúp tôi học tập hiệu quả HQ5
hơn

3.2.2.2. Nghiên cứu chính thức


- Thiết kế bảng câu hỏi:
Phần 1: Thông tin của cá nhân của khách hàng được điều tra.
Phần 2: Bảng hỏi được thiết kế căn cứ vào khung nghiên cứu của đề tài. Để đo lường các
biến quan sát trong Bảng khảo sát, đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Dạng thang đo
quãng Likert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đánh giá của đối tượng điều tra; nghĩa là 5
điểm biến thiên từ mức độ đánh giá Hoàn toàn không đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý. Thang đo
5 điểm là thang đo phổ biến để đo lường thái độ, hành vi và có độ tin cậy tương đương thang đo
7 hay 9 điểm.
- Kích thước mẫu:
Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998), phương pháp xác định kích thước mẫu
áp dụng dựa theo phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Tactor Analysis), kích thước
mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát hay tổng số câu hỏi khảo sát.
Kích thước mẫu = Số biến quan sát x 5 = 24 x 5 = 120.
Để đảm bảo tính đại diện cho nghiên cứu, nhóm chúng tôi dự kiến khảo sát với kích thước
mẫu là 315. Hình thức là khảo sát bằng biểu mẫu Google.
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20 như sau:

22
3.2.3.1. Nhập liệu
Định dạng và đặc tính của các biến ở trang Variable view trong SPSS: Name, Type, Width,
Decimals, Label, Value, Missing, Columns, Align, Measure… Dùng lệnh Frequency để phát
hiện các dữ liệu lỗi, sau đó kiểm tra lại và điều chỉnh cho phù hợp.

3.2.3.2. Nghiên cứu mô tả dữ liệu


Sử dụng phương pháp thống kê tần số (số lần xuất hiện của một quan sát trong biến quan
sát đó). Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để thống kê các nhân tố nhân khẩu
học: Ngành học, năm đang học, số học phần học trực tuyến.
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thông tin về đối tượng trả lời phiếu
khảo sát thông qua trị số Mean, giá trị Min – Max, giá trị khoảng cách.

3.2.3.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo


Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach Alpha:
Hệ số Cronbach’s Alpha là phép kiểm định phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa
các biến quan sát trong cùng một nhân tố. Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố,
biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị
biến thiên trong đoạn [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao thang đo càng có độ tin cậy cao.
Tuy nhiên khi hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến
trong thang đo không có khác biệt nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo. Cronbach
Alpha được đánh giá theo nguyên tắc như sau:
+ < 0,6: Thang đo nhân tố là không phù hợp (trong môi trường nghiên cứu đối tượng khảo
sát không có cảm nhận về nhân tố được đề cập).
+ 0,6 – 0,7: Chấp nhận được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với
người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.
+ 0,7 – 0,8: Chấp nhận được.
+ 0,8 – 0,95: Tốt.
+ ≥ 0,95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xem xét các biến quan sát có hiện
tượng “trùng biến”.
- Hệ số tương quan biến tổng cho biết mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong
nhân tố với các biến còn lại bằng việc lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng biến
còn lại của thang đo. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một
biến quan sát cụ thể.
+ Hệ số tương quan biến – tổng > 0,3: Chấp nhận biến.
+ Hệ số tương quan biến – tổng < 0,3: Loại biến.

23
(Nguồn: Nunnally & cộng sự 1994, trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2013)

3.2.3.4. Kiểm định giá trị của thang đo


Kiểm định giá trị thang đo là kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của từng khái niệm
và giữa các khái niệm với nhau thông qua phân tích EFA (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Phân tích
nhân tố khám phá EFA dùng để rút gọn một tập biến quan sát thành một tập các nhân tố nhỏ có
ý nghĩa hơn.
- Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) trong EFA là chỉ số được dùng để xem xét sự
thích hợp của phân tích nhân tố. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số
KMO được áp dụng như sau:
+ 0,5 ≤ KMO ≤ 1: Đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố.
+ KMO < 0,5: Phân tích nhân tố không thích hợp với dữ liệu.
- Phép xoay Varimax và Hệ số tải nhân tố (Factor loadings): Là những hệ số tương
quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Các hệ số này được thực hiện nhằm đánh giá giá trị hội
tụ và phân biệt của thang đo.
+ Giá trị hội tụ: Các biến trong cùng 1 thang đo thể hiện cùng 1 khái niệm nghiên cứu.
Hệ số tải nhân tố < 0,5 thì nên loại biến quan sát đó để đảm bảo giá trị hội tụ giữa các biến. Hệ
số này phải thỏa điều kiện > 0,5 (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
+ Giá trị phân biệt: Các biến trong cùng 1 thang đo có sự phân biệt với các biến trong
cùng 1 thang đo khác, do đó đòi hỏi chênh lệch hệ số tải nhân tố giữa các biến đó phải tối thiểu
là 0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2013) và ngược lại nên loại biến này tránh sự trùng lắp giữa các khái
niệm nghiên cứu.
3.2.3.5. Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập quy định các
biến phụ thuộc như thế nào. Các hệ số cần lưu ý trong phân tích hồi quy:
- Giá trị F trong bảng ANOVA chính là để kiểm tra xem mô hình hồi quy tuyến tính này
có thể suy rộng và áp dụng cho tổng thể được hay không. Giá trị Sig của kiểm định F phải <
0.05.
- Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, trong tất cả các hệ số hồi quy, biến độc lập nào có Beta
lớn nhất thì biến đó ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc và ngược lại.
- Hệ số VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, theo tài liệu thì giá trị F < 10 sẽ
không có hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên trên thực tế nghiên cứu của nhiều tác giả thì giá
trị F cần < 3 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến.

24
3.3. Xử lý và phân tích số liệu
3.3.1. Kết quả thống kê mô tả
3.3.1.1. Mô tả mẫu
Theo kích thước mẫu đã được xác định ở mục trước là 315. Do đó, để đảm bảo độ tin cậy
và tính đại diện của mẫu nghiên cứu 322 bảng khảo sát đã được phát ra.
Theo thực tế, kết quả thu về có 22 mẫu không hợp lệ (6,83%) do trả lời sai yêu cầu, thiếu
hoặc bỏ sót thông tin và 300 mẫu hợp lệ (93,16%) được sử dụng làm dữ liệu phân tích.
3.3.1.2. Thống kê mô tả biến quan sát
Dựa trên phương pháp nghiên cứu đã trình bày, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống
kê tần số các thông tin gồm: Ngành đang theo học, năm đang học, số học phần học trực tuyến.
Cụ thể được trình bày trong bảng sau:

Thông tin Nội dung Số lượng %


Ngành học Marketing 87 29
Kế toán – Kiểm toán 22 7,3
Thương mại điện tử 14 4,7
Quản trị kinh doanh 28 9,3
Thương mại quốc tế 21 7
Luật kinh tế 11 3,7
Quản trị thương hiệu 37 12,3
Khách sạn – Du lịch 15 5
Logistic 24 8
Quản trị nhân lực 27 9
Quản trị hệ thống thông tin 14 4,7
Năm đang học Năm nhất 29 9,7
Năm hai 172 57,3
Năm ba 66 22
Năm tư 33 11
Số học phần học Một học phần 46 15,3
trực tuyến
Hai học phần 188 62,7
Ba học phần 41 13,7

25
Bốn học phần 25 8,3

Bảng 3.1. Kết quả thống kê biến quan sát


3.3.1.3. Thảo luận

- Ngành học: Qua kết quả khảo sát, ngành học của sinh viên được khảo sát chủ yếu là ngành
học Marketing (29%) và Quản trị thương hiệu (12,3%). Còn các sinh viên theo học các ngành
học khác như Kế toán - Kiểm toán, Thương mại điện tử, Quản trị kinh doanh, Thương mại quốc
tế, Luật kinh tế, Khách sạn - Du lịch, Logistic, Quản trị nhân lực và Quản trị hệ thống thông tin
đều có tỷ trọng dao động từ 3,6% đến 9,3%.

- Năm đang học: Theo kết quả nhận được từ khảo sát, việc học tập trực tuyến tại trường đại
học Thương mại phổ biến với tất cả các sinh viên. Sinh viên năm hai chiếm tỷ trọng cao nhất
chiếm 57,3% Đứng vị trí thứ hai là sinh viên năm ba chiếm 22%, cuối cùng là sinh viên năm
nhất và sinh viên năm tư lần lượt chiếm tỷ trọng 9,7% và 11%.

- Số học phần học trực tuyến: Có 62,7% trên tổng số 300 phiếu có số lượng hai học phần học
trực tuyến, chiếm tỷ lệ lớn thứ hai là số lượng ba học phần trực tuyến với tỷ lệ 13,7%, tiếp theo
là số lượng một học phần trực tuyến với 15,3%, còn 8,3% là tỷ lệ của số lượng học bốn học phần
trực tuyến.

3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo


Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm loại bỏ các biến không phù hợp, tránh gây nhiễu
trong quá trình phân tích. Hệ số Cronbach's Alpha và Hệ số tương quan biến – tổng theo như
trình bày trong phần Phương pháp xử lý số liệu.
Khi biến đo lường thỏa các điều kiện trên sẽ được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố
khám phá EFA. Ngược lại, biến đo lường nào không thỏa mãn một trong các điều kiện trên sẽ
bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến này

Sự hữu dụng của công nghệ (HD): Cronbach’s Alpha = 0.813

HD1 0.667 0.749

HD2 0.603 0.779

HD3 0.595 0.783

HD4 0.664 0.750

26
Sự thuận tiện của công nghệ (TT): Cronbach’s Alpha = 0.744

TT1 0.550 0.678

TT2 0.518 0.696

TT3 0.460 0.726

TT4 0.624 0.634

Tương tác với giảng viên (TTGV): Cronbach’ Alpha = 0.772

TTGV1 0.600 0.704

TTGV2 0.628 0.690

TTGV3 0.522 0.745

TTGV4 0.551 0.730

Nhận thức sự vui vẻ (VV): Cronbach’s Alpha = 0.795

VV1 0.645 0.714

VV2 0.624 0.736

VV3 0.645 0.714

Môi trường học tập (MT): Cronbach’s Alpha = 0.754

MT1 0.552 0.696

MT2 0.587 0.676

MT3 0.506 0.720

MT4 0.556 0.694

Hiệu quả học trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Thương mại (HQ):
Cronbach’s Alpha = 0.800

HQ1 0.511 0.784

HQ2 0.623 0.749

HQ3 0.611 0.753

HQ4 0.610 0.753

HQ5 0.558 0.770

27
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo
Như vậy, qua kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo, có 19 biến quan sát của 5 thang đo
sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA, những biến quan sát này giữ nguyên theo
những biến quan sát ban đầu đưa vào mô hình. Ngoài ra, 5 biến quan sát của hiệu quả học trực
tuyến sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)


Kiểm định giá trị thang đo hay phân tích nhân tố là kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân
biệt của từng khái niệm và giữa các khái niệm với nhau thông qua phân tích nhân tố khám phá.
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) trong EFA là chỉ số được dùng để xem sét sự thích
hợp của phân tích nhân tố.
Hệ số KMO = 0.778 > 0.5 qua đó cho thấy rằng phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu
nghiên cứu. Mức ý nghĩa Sig. trong kiểm định Barlett nhỏ hơn 0.05, tương đương bác bỏ giả
thuyết mô hình nhân tố là không phù hợp, chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu thu thập được dùng để
phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.

Kết quả tiến hành phân tích nhân tố cho thấy, 5 nhân tố được rút ra khi tiến hành phân tích
nhân tố. Kết quả của Tổng phương sai trích dẫn được ghi nhận 62,004% > 50%, khi đó có thể
phát biểu rằng các nhân tố trong nghiên cứu giải thích được 62,004% sự biến thiên của dữ liệu
nghiên cứu.

28
- Phép xoay Varimax: Thể hiện giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của từng khái niệm
nghiên cứu.
Như đã trình bày trong chương phương pháp nghiên cứu, để thang đo đạt giá trị hội tụ thì
hệ số tải nhân tố phải có giá trị lớn hơn 0.5 giữa các biến trong cùng một khái niệm và để đạt giá
trị phân biệt thì đòi hỏi chênh lệch hệ số tải nhân tố giữa các biến đó phải tối thiểu 0.3. Qua kết
quả phân tích thì các hệ số của nghiên cứu đều thỏa điều kiện của phân tích nhân tố nên sau khi
phân tích nhân tố thì các nhân tố độc lập này được giữ nguyên, không bị tăng thêm hoặc giảm
đi nhân tố.
Phân tích nhân tố được thực hiện nhằm đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo,
việc phân tố theo từng yếu tố sẽ giúp cho nhà quản trị nhìn nhận về vấn đề một cách bao quát
hơn về từng biến quan sát.

29
3.3.4. Phân tích hồi quy
- Sig kiểm định F = 0.000 < 0.05 như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập
dữ liệu và có thể sử dụng được.

30
- Sig kiểm định t hệ số hồi quy của biến độc lập X1 lớn hơn 0.05. Biến này bị loại khỏi mô
hình. Ngoài ra, Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến còn lại đều nhỏ hơn 0.05, do đó các
biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không bị loại khỏi mô hình.

- Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2, do vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến
xảy ra.
- Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0. Như vậy, tất cả các biến độc lập đưa vào phân tích hồi
quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa
Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc
là: MT(0.218) > VV(0.188) > TT(0.153) > TTGV(0.137). Tương ứng với:
+ Biến Môi trường học tập có ảnh hưởng mạnh thứ nhất đến Hiệu quả học trực tuyến của
sinh viên Trường Đại học Thương mại.
+ Biến Nhận thức sự vui vẻ có ảnh hưởng mạnh thứ 2 đến Hiệu quả học trực tuyến của
sinh viên Trường Đại học Thương mại.
+ Biến Sự thuận tiện của công nghệ ảnh hưởng mạnh thứ 3 đến Hiệu quả học trực tuyến
của sinh viên Trường Đại học Thương mại.
+ Biến Tương tác với giảng viên ảnh hưởng mạnh thứ 4 đến Hiệu quả học trực tuyến của
sinh viên Trường Đại học Thương mại.
31
- Giá trị trung bình MEAN = 1.05E - 15 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.992 gần bằng 1
như vậy có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó có thể kết luận rằng: Giả thiết phân
phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

- Các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung vào một phần chéo. Như vậy giả
định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

- Phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xung quanh đường hoành độ 0, do vậy giả định
quan hệ tuyến tính không bị vi phạm.

32
Như vậy với 5 giả thuyết đặt ra ban đầu ở mục giả thiết nghiên cứu, có 4 giả thiết được
chấp nhận tương ứng với các biến: Sự thuận tiện của công nghệ, Tương tác với giảng viên, Nhận
thức sự vui vẻ, Môi trường học trực tuyến. Giả thuyết Sự hữu dụng của công nghệ bị loại bỏ
tương đương rằng biến này không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy.

 Phương trình hồi quy chuẩn hoá:


HQ =0.153.TT + 0.137.TTGV + 0.188.VV + 0.218.MT.
Hay:
Hiệu quả học trực tuyến của sinh viên = 0.153 x Sự thuận tiện của công nghệ +
0.137 x Tương tác với giảng viên + 0.188 x Nhận thức sự vui vẻ + 0.218 x Môi trường
học trực tuyến.

33
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận


Kết quả nghiên cứu đã xác định có 4 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến
(online) của sinh viên Trường Đại học Thương mại là: Sự hữu dụng của công nghệ, Sự thuận
tiện của công nghệ, Tương tác với giáo viên, Nhận thức sự vui vẻ và Môi trường học tập.
- Nhân tố “Môi trường” là nhân tố tác động nhiều nhất đến hiệu quả học trực tuyến (online)
của sinh viên Trường Đại học Thương mại với hệ số Beta = 0,218. Nhân tố này gồm có 4 biến
quan sát.
- Nhân tố “Nhận thức sự vui vẻ” là nhân tố ảnh hưởng mạnh thứ hai đến hiệu quả học trực
tuyến (online) của sinh viên Trường Đại học Thương mại với hệ số Beta = 0,188. Nhân tố này
gồm có 3 biến quan sát.
- Nhân tố “Sự thuận tiện của công nghệ” là nhân tố thứ 3 ảnh hưởng đến hiệu quả học trực
tuyến (online) của sinh viên Trường Đại học Thương mại với hệ số Beta = 0,153. Nhân tố này
gồm có 4 biến quan sát.
- Nhân tố “Tương tác với giáo viên” là nhân tố cuối cùng ảnh hưởng đến hiệu quả học trực
tuyến (online) của sinh viên Trường Đại học Thương mại với hệ số Beta = 0,137. Nhân tố này
gồm có 4 biến quan sát.
4.2. Nhận xét
Bài nghiên cứu này đã giải quyết được câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đã xác
định được những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến (online) của sinh viên Trường
Đại học Thương mại đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học trực tuyến
của sinh viên Trường Đại học Thương mại.
4.3. Khuyến nghị và giải pháp
- Nhân tố “Môi trường học tập”
Đây là một nhân tố ảnh hưởng đến sự tập trung và hiệu suất của sinh viên khi học trực
tuyến. Do không có sự kiểm soát và quản lý của giáo viên, sinh viên thường có xu hướng “treo
máy” và đi làm việc riêng. Ngoài ra, do môi trường trực tuyến nên tính tương tác giữa giảng
viên với sinh viên, giữa các sinh viên với nhau bị hạn chế, vì vậy khiến cho môi trường các lớp
học trở nên tẻ nhạt.
Để khắc phục những khó khăn này, sinh viên cần được tạo ra một môi trường học tập tích
cực và thân thiện, được khuyến khích sáng tạo và tự do biểu lộ ý kiến, được đánh giá theo tiêu
chí rõ ràng và công bằng, nâng cao hiệu quả của giáo dục trực tuyến bằng cách thay đổi trong
phương thức giảng dạy, và tổ chức các đợt tập huấn đổi mới phương thức giảng dạy nhằm nâng
cao chất lượng dạy học trong tương lai.
34
- Nhân tố “Nhận thức sự vui vẻ”
Đây là một nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và nhận thức tiếp tục học của sinh viên
khi học trực tuyến. Do không có sự gắn kết và thú vị trong việc học, sinh viên có thể cảm thấy
chán nản, mệt mỏi và thiếu tự tin khi học trực tuyến.
Để khắc phục tình trạng này, giảng viên cần thay đổi trong phương pháp giảng dạy. Các
giảng viên nên thiết kế bài giảng ngắn gọn, sinh động, và dễ tiếp thu. Đồng thời, lồng ghép
những kiến thức mang tính thực tế bên cạnh những giờ lý thuyết khô khan.
- Nhân tố “Sự thuận tiện của công nghệ”
Đây cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của sinh viên,
bao gồm cả kết nối Internet, thiết bị hỗ trợ, kiến thức máy tính và các ứng dụng học tập.
Để khắc phục những khó khăn trong lĩnh vực này, sinh viên cần được cung cấp quyền
truy cập vào các nguồn lực công nghệ phù hợp, được hướng dẫn sử dụng các nền tảng và công
cụ học tập trực tuyến hiệu quả, được giải quyết các vấn đề kỹ thuật kịp thời và được bổ sung
kiến thức máy tính cơ bản.
- Nhân tố “Tương tác giáo viên”
Đây là một nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia và hiệu quả của việc học trực tuyến của
sinh viên. Do không có sự gặp gỡ và giao tiếp trực tiếp, sinh viên có thể cảm thấy xa lánh, thiếu
hỗ trợ và động lực khi học trực tuyến.
Để khắc phục những khó khăn này, sinh viên cần được duy trì sự liên lạc thường xuyên
với giáo viên qua các kênh khác nhau, được nhận phản hồi kịp thời và chính xác về quá trình
học tập, được tham gia vào các hoạt động tương tác và hợp tác trong lớp học. Giảng viên cần
tăng cường tương tác và trao đổi với sinh viên để tạo tâm lý thoải mái và đổi mới cách dạy để
tạo cảm giác thích thú cho người học.
4.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, phạm vi của đề tài chỉ thu hẹp trong Trường Đại học
Thương mại. Nếu được thực hiện trên phạm vi rộng hơn, kết quả đưa ra sẽ đa dạng hơn, không
chỉ gói gọn trong 5 nhân tố tác động. Ngoài ra, việc chỉ thu về 300 phiếu khảo sát nên kết quả
không thể đại diện được cho hết toàn bộ sinh viên của Trường Đại học Thương mại.
Bên cạnh việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến của sinh
viên, thì có thể đi sâu vào một trong những nhân tố ảnh hưởng, điển hình như chất lượng giảng
dạy của giảng viên. “Các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy trực tuyến của giảng
viên” là một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Abou Naaj, M., Nachouki, M., & Ankit, A. (2012). Evaluating student satisfaction with
blended learning in a gender-segregated environment. Journal of Information Technology
Education: Research, 11(1), 185-200.

(2) Chen, N.-S., Wei, C.-W., & Chen, H.-J. (2008). Mining e-Learning domain concept map
from academic articles. Computers & Education, 50(3), 1009-1021.

(3) Đăng, B. H., Lan, T. T. N., Thọ, Đ. V., & Dương, N. H. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM.

(4) Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of
information technology. MIS quarterly, 319-340.

(5) Filimban, G. Z. (2008). Factors that contribute to the effectiveness of online learning
technology at Oregon State University. Oregon State University.

(6) Hà, P. (2021). Sinh viên học trực tuyến: Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ.
Báo Khoa học và Phát triển.

(7) Joo, Y. J., Lim, K. Y., & Kim, E. K. (2011). Online university students' satisfaction and
persistence: Examining perceived level of presence, usefulness and ease of use as predictors in
a structural model. Computers & Education, 57(2), 1654-1664.

(8) Lê, T. H. L. (2022). Ứng dụng mô hình “Chấp nhận công nghệ” nghiên cứu ý định hành vi
học trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Đồng Nai trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tạp
chí Giáo dục, 22(3), 36-41.

(9) Liên, N. T. B. (2023). Các yếu tố rào cản ảnh hưởng việc học online của sinh viên đại học
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp Chí Công Thương, 206-211.

(10) Mạnh, T. Đ. (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến: nghiên cứu tại
Trường Đại học Lâm nghiệp. Tạp Chí Công Thương, 178-183.

(11) Masrom, M. (2007). Technology acceptance model and e-learning. Technology, 21(24), 81.

(12) Nguyen, N., & Trần, T. (2021). CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA
SINH VIÊN ĐỐI VỚI HỌC TẬP KẾT HỢP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG DU
LỊCH–ĐẠI HỌC HUẾ. Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities,
130(6E), 169-187.

(13) Phạm, Á. T., Hoàng, T. B., Trịnh, T. H., Phạm, T. Y., & Vân Phạm, T. H. (2022). Các nhân
tố ảnh hưởng đến động lực học trực tuyến của sinh viên: nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại
học Thương mại. Tạp chí Giáo dục, 22(11), 13-20.

(14) Picciano, A. G. (2002). Beyond student perceptions: Issues of interaction, presence, and
performance in an online course. Journal of Asynchronous learning networks, 6(1), 21-40.
36
(15) Rennie, F., & Morrison, T. (2013). E-learning and social networking handbook: Resources
for higher education. Routledge.

(16) Sahin, I., & Shelley, M. (2008). Considering students' perceptions: The distance education
student satisfaction model. Journal of Educational Technology & Society, 11(3), 216-223.

(17) Sharma, P., & Kaur, M. (2013). Classification in pattern recognition: A review.
International Journal of Advanced Research in Computer Science and Software Engineering,
3(4).

(18) Sher, A. (2009). Assessing the relationship of student-instructor and student-student


interaction to student learning and satisfaction in web-based online learning environment.
Journal of Interactive Online Learning, 8(2).

(19) Small, F., Dowell, D., & Simmons, P. (2012). Teacher communication preferred over peer
interaction: Student satisfaction with different tools in a virtual learning environment. Journal
of International Education in Business, 5(2), 114-128.

(20) Thủy, N. T. T. (2022). Một số yếu tố ảnh hưởng đến dạy học trực tuyến của giáo viên trung
học phổ thông tại Hà Nội: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 18(02),
53-58.

(21) Training, E. C. f. t. D. o. V. (2000). Cedefop work programme 2001. Office for Official
Publications of the European Communities, Luxembourg.

(22) Trần Thị Mai Anh, P. X. T. (2021). Các nhân tô ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động học
trực tuyến của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội trong bối cảnh dịch Covid-19. Kinh tế và
Dự báo, (18), 124-127.

(23) Venkatesh, V. (2000). Determinants of perceived ease of use: Integrating control, intrinsic
motivation, and emotion into the technology acceptance model. Information systems research,
11(4), 342-365.

(24) Walker, S. L., & Fraser, B. J. (2005). Development and validation of an instrument for
assessing distance education learning environments in higher education: The Distance Education
Learning Environments Survey (DELES). Learning environments research, 8, 289-308.

(25) Wu, J.-H., Tennyson, R. D., & Hsia, T.-L. (2010). A study of student satisfaction in a
blended e-learning system environment. Computers & Education, 55(1), 155-164.

(26) Wu, J., & Liu, W. (2013). An empirical investigation of the critical factors affecting
students' satisfaction in EFL blended learning. Journal of Language Teaching and Research,
4(1), 176.

(27) Zemsky, R., & Massy, W. F. (2004). Thwarted innovation. What happened to e-learning
and why, A final report for the Weather station Project of the Learning Alliance at the University
of Pennsylvania in cooperation with the Thomson Corporation, Pennsylvania.

37
(28) Купер, И. Р. (2002). Rosenberg MJ e-learning: strategies for delivering knowledge in the
digital age. New York: McGrow-Hill, 2001. Социологический журнал(2), 169-174.

(29) Hair, J., Andreson, R., Tatham, R., & Black, W. (1998). Multivariate data analysis. 5th (ed)
Prentice-Hall Inc. Unites States of America.

(30) Trọng, H. (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.

(31) Thọ, N. Đ. Chuyển giao tri thức từ trường đại học vào doanh nghiệp thông qua sinh viên hệ
vừa làm-vừa học khối ngành kinh tế.

38
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG

BẢNG HỎI KHẢO SÁT


NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HỌC TRỰC
TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Kính chào anh/chị!


Chúng tôi đến từ Nhóm 1 môn Phương pháp nghiên cứu khoa học. Để góp phần vào sự thành
công của đề tài rất mong anh/chị chia sẻ quan điểm của mình liên quan đến " Các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả học trực tuyến (online) của sinh viên Trường Đại học Thương mại"
thông qua việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn sau đây. Chúng tôi xin cam kết mọi thông tin
anh/chị cung cấp chỉ dùng trong mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của quý anh/chị!

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN


Xin anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau:
1. Ngành học:……………………………………………………………………………….
2. Sinh viên năm nào:
☐ Sinh viên năm nhất
☐ Sinh viên năm hai
☐ Sinh viên năm ba
☐ Sinh viên năm tư
3. Số học phần học trực tuyến:
☐ Một học phần
☐ Hai học phần
☐ Ba học phần
☐ Bốn học phần

PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ HIỆU QUẢ HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Anh/chị vui lòng đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố sau đến Hiệu quả học trực tuyến
của sinh viên Trường Đại học Thương mại theo các tiêu chí và chỉ tiêu được liệt kê bằng cách
cho điểm từ 1 đến 5 (Tương ứng 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2 - Không đồng ý, 3 - Trung
lập, 4 - Đồng ý, 5 - Hoàn toàn đồng ý).
STT Tiêu chí và chỉ số đánh giá Mức đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5
39
1 2 3 4 5
H1 Sự hữu dụng của công nghệ
Học tập trực tuyến có thể cải thiện kết
quả học tập của tôi đối với học phần
Nhiều bài tập có thể được thực hiện
trong môi trường học tập trực tuyến
thay thế cho các lớp học truyền thống
Tài liệu học tập và các hoạt động trong
khóa học điện tử đã giúp tôi cải thiện
kết quả học tập
Tiến hành thuyết trình dễ dàng hơn khi
học trực tuyến
H2 Sự thuận tiện của công nghệ
Khóa học được tổ chức rõ ràng và dễ
hiểu trên hệ thống E-learning
Nội dung và nhiệm vụ được hiển thị rõ
ràng trên giao diện hệ thống
Hệ thống E-learning đáng tin cậy và ổn
định (không bị quá tải và các nhiệm vụ
đã gửi không bị mất đi)
Việc tìm kiếm các hoạt động trong môi
trường học trực tuyến trên hệ thống E-
learning đơn giản.
H3 Tương tác với giảng viên
Giảng viên giúp tôi trở nên năng động
trong các cuộc thảo luận trên lớp
Tôi học tốt hơn khi được giảng viên
hướng dẫn trực tuyến
Tôi cảm thấy các hướng dẫn tại lớp thu
hút và rất hữu ích
Tôi có thể dễ dàng tương tác với giảng
viên trong quá trình thảo luận
H4 Nhận thức sự vui vẻ
Tôi thích tham gia vào các lớp học trực
tuyến trên hệ thống E-Learning

40
Tôi cảm thấy học trực tuyến cải thiện
khả năng sáng tạo của mình
Tôi cảm thấy học trực tuyến giúp tôi cải
thiện trí tưởng tượng của mình bằng
cách thu nhận được nhiều thông tin
H5 Môi trường học tập
Nội dung của khóa học trên lớp thu hút
tôi
Bài giảng của khóa học thú vị và tôi
thích tham dự lớp học trực tuyến
Tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm học tập
với các sinh viên khác
Tôi có thể dễ dàng giao tiếp với các
sinh viên khác
H6 Hiệu quả học trực tuyến của sinh
viên Trường Đại học Thương mại
Sự hữu dụng của công nghệ giúp tôi
học tập hiệu quả hơn
Sự thuận tiện của công nghệ giúp tôi
học tập hiểu quả hơn
Tương tác, trao đổi với giảng viên trong
quá trình học tập trực tuyến giúp tôi học
hiệu quả hơn
Tôi cảm thấy học tập trực tuyến mang
lại sự vui vẻ
Môi trường học giúp tôi học tập hiệu
quả hơn

41
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU

2.1. Thống kê mô tả biến Ngành học

2.2. Thống kê mô tả biến Năm đang học

2.3. Thống kê mô tả biến Số học học phần học trực tuyến

42
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

3.1. Kết quả thống kê mô ta biến quan sát

3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

43
3.2.1. Sự hữu dụng của công nghệ

3.2.2. Sự thuận tiện của công nghệ

44
3.2.3. Tương tác với giảng viên

3.2.4. Nhận thức sự vui vẻ

45
3.2.5. Môi trường học trực tuyến

3.2.6. Hiệu quả học trực tuyến của sinh viên

46
3.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá

47
48
49
3.4. Kết quả phân tích hồi quy

50
51
52

You might also like