You are on page 1of 30

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN ĐỀ 1
HÀNG THÔNG DỤNG

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thu


SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Trần Quang Kiệt
Trần Nguyễn Bình Minh
Võ Lê Thanh Trúc
Trần Nguyễn Thúy Vy
Trần Trung Thuận
Trần Trường Sang
Trần Nguyễn Duy Mạnh

TP . HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 – 2023


HÀNG THÔNG DỤNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................................4
CHUYÊN ĐỀ 1 : HÀNG THÔNG DỤNG.............................................................................6
1.1 Khái niệm............................................................................................................6
1.2 Phân loại..............................................................................................................6
1.3 Tính chất............................................................................................................. 7
1.4 Một số hàng thông dụng.................................................................................... 8
2.1 Pallet là gì?..........................................................................................................9
2.1.1 Khái niệm..................................................................................................... 9
2.1.2 Phân loại pallet...........................................................................................10
2.1.3 Vai trò của pallet........................................................................................12
2.1.4 Khái niệm Slip sheet .................................................................................12
3.1 Vận chuyển hàng thông dụng..........................................................................14
3.1.1 Phương tiện vận chuyển............................................................................14
3.1.2 Các phương pháp xếp hàng xuống hầm tàu............................................15
2.2 Xếp dỡ và bảo quản hàng thông dụng............................................................10
2.2.1 Xếp dỡ hàng thông dụng...........................................................................10
2.2.2 Yêu cầu về bảo quản hàng thông dụng ở cảng........................................10
2.2.3 Phương pháp về bảo quản hàng thông dụng ở cảng...............................11
5.1 An toàn lao động khi chất xếp và vận chuyển hàng thông dụng..................18
6 Giới thiệu phương tiện vận chuyển, phương tiện xếp dỡ công cụ xếp dỡ hàng hóa
và các vật liệu chèn lót trong vận tải....................................................................33
6.1 Phương tiện vận chuyển ..............................................................................33
6.2 Phương tiện xếp dỡ hàng hóa......................................................................35
6.2.1 Phương tiện xếp dỡ hàng hóa trong kho vận ...................................35
6.2.2 Phương tiện xếp dỡ hàng hóa tại cảng...............................................36
6.3 Vật liệu chèn lót............................................................................................ 38
6.3.1 Khái niệm............................................................................................. 38
6.3.2 Một số vật liệu chèn lót thông dụng...................................................38
6.4 Công cụ xếp dỡ..............................................................................................41
6.4.1 Khái niệm..........................................................................................41
6.4.2 Các loại công cụ xếp dỡ thông dụng...............................................41

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 Ví dụ về hàng thông dụng........................................................................6
Hình 1.2 Các loại hàng thông dụng........................................................................ 7
Hình 1.3 Tàu chuyên chở dầu và tàu chuyên chở khí hóa lỏng...........................7
Hình 1.4 Hàng giấy ..................................................................................................8
Hình 1.5 Hàng linh kiện điện tử..............................................................................8
Hình 1.6 Hàng gia dụng, tiêu dụng trong gia đình................................................9
Hình 2.1 Ví dụ minh họa về Pallet..........................................................................9
Hình 2.2 Pallet giấy................................................................................................ 10
Hình 2.3 Pallet nhựa...............................................................................................10
Hình 2.4 Pallet sắt...................................................................................................11
Hình 2.5 Pallet gỗ....................................................................................................11
Hình 2.6 Pallet một mặt hai chiều nâng và một mặt bốn chiều nâng................12
Hình 2.7 Slip sheet giấy..........................................................................................13
Hình 2.8 So sánh slip sheet và pallet.....................................................................13
Hình 3.1 Phương tiện vận chuyển.........................................................................15
Hình 3.2 Nam châm điện....................................................................................... 15
Hình 5.2 Một số thiết bị bảo hộ cá nhân...............................................................20
Hình 5.3 Hình ảnh các nhân viên đang chất xếp hàng........................................21
Hình 5.4 Hình ảnh xe nâng, hạ hàng....................................................................22
Hình 5.5 Bảo trì xe nâng, hạ..................................................................................23
Hình 5.6 Xếp các thùng hàng vào container........................................................24
Hình 5.7 Chấp hành an toàn giao thông khi vận chuyển hàng hóa...................25
Hình 5.8 Phòng ngừa cháy khi sắp xếp hàng hóa................................................27
Hình 5.9 Báo cáo sự cố...........................................................................................28
Hình 5.10 Đảm bảo sự hợp tác..............................................................................30
Hình 5.11 Đánh giá và cải thiện chất lượng khi làm việc....................................32
Hình 5.12 Quyền lợi của bảo hiểm xã hội............................................................33
Hình 6.1 Phương tiện xếp dỡ trong kho vận........................................................35
Hình 6.2 Phương tiện xếp dỡ trong kho vận........................................................35
Hình 6.3 Phương tiện xếp dỡ tại cảng..................................................................37
Hình 6.4 Phương tiện xếp dỡ tại cảng..................................................................37
Hình 6.5 Phương tiện xếp dỡ tại cảng .................................................................37
Hình 6.6 Phương tiện xếp dỡ tại cảng .................................................................37
Hình 6.7 Phương tiện xếp dỡ tại cảng..................................................................37
Hình 6.8 Vật liệu chèn lót bằng giấy trong container.........................................38
Hình 6.9 Túi khí chèn lót hàng hóa.......................................................................39
Hình 6.10 Đệm xốp chèn lót hàng hóa..................................................................39
Hình 6.11 Thanh nẹp giấy chữ V...........................................................................40
Hình 6.12 Dầm gỗ vuông........................................................................................40
Hình 6.14 Pallet nhựa.............................................................................................42
Hình 6.15 Pallet gỗ................................................................................................. 42
Hình 6.15 Slipsheet.................................................................................................42
Hình 6.16 Công cụ xếp dỡ Cầu xe nâng...............................................................43
Hình 6.17 Bàn nâng điện hỗ trợ xếp dỡ hàng hóa...............................................43
Chuyên đề 1: HÀNG THÔNG DỤNG
1.1 Khái niệm:
Hàng thông dụng là hàng được vận chuyển và bảo quản trong từng
bao riêng hoặc theo nhóm. Phụ thuộc vào tính chất lý, hóa, hàng hóa có thể
được đóng gói hoặc không đóng gói.

Hình 1.1 Ví dụ về hàng thông dụng


1.2 Phân loại:
- Căn cứ vào hình thức vận chuyển và cơ giới hóa xếp dỡ:
+ Hàng đựng trong hòm, bao, kiện: gạo bao, sản phẩm cafe, khẩu trang,...
+Hàng từng chiếc trong bao: thép ống, cuộn gang thỏi, lốp xe
hơi,…
+ Hàng vận chuyển trên pallet (thường là hàng đựng trong bao tải).
+ Hàng vận chuyển trong container (bột, sắt thép, xi măng).
+ Hàng có kích thước dài (đường ray, thép tấm, thép cán, kết cấu thép và bê
tông cốt thép).
+ Hàng nặng (thiết bị máy móc, cuộn cáp).
+ Hàng tự di chuyển được (ô tô, máy kéo, rơ mosooc, container bánh lăn).

7
Hình 1.2 Các loại hàng thông dụng
- Căn cứ vào điều kiện bảo quản:
+ Hàng vận chuyển trong phương tiện lộ thiên và bảo quản ở bãi (gạch, sỏi
đá).
+ Hàng sợ ẩm, sợ nắng phải vận chuyển và bảo quản trong phương tiện và
kho kín (các loại hạt giống, gạo, các loại ngũ cốc).
+ Hàng chóng hỏng được vận chuyển trong tàu, toa xe lạnh, bảo quản trong
kho lạnh (thịt tươi, cá tươi, rau củ quả).
 Ngoài ra người ta còn phân ra hàng nguy hiểm và hàng dễ cháy được
vận chuyển và bảo quản theo nguyên tắc riêng. ( xăng, dầu…).

Hình 1.3 Tàu chuyên chở dầu và tàu chuyên chở khí hóa lỏng
1.3 Tính chất:
- Kích thước, hình dáng, khối lượng riêng, cách đóng gói rất khác nhau.
- Tính hoàn chỉnh và đồng bộ.

8
- Tính chất hóa lý khác nhau (có loại bảo quản ngoài trời, vận chuyển
bằng tàu lộ thiên: gạch, gang thỏi. Có loại vận chuyển và bảo quản trong
phương tiện và kho kín như thiết bị máy móc, lương thực, thực phẩm).
1.4 Một số hàng thông dụng:
- Hàng giấy: thường được làm giấy carton (thường được sử dụng rộng
rãi trong ngành bao bì, đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Có 3 loại: 3 lớp,
5 lớp, 7 lớp).

Hình 1.4 Hàng giấy


- Hàng linh kiện điện tử: có thể là một bộ truy xuất ngẫu nhiên như ram,
một bộ bo, diode phát quang,…

Hình 1.5 Hàng linh kiện điện tử


- Hàng gia dụng, tiêu dụng trong gia đình.
9
Hình 1.6 Hàng gia dụng, tiêu dùng trong gia đình.
2.1 Pallet là gì?
2.1.1 Khái niệm:
- Pallet (đôi khi được gọi là skid hay cao bản) là một cấu trúc vận tải
phẳng nhằm cố định hàng hóa khi hàng được nâng lên bởi xe nâng
pallet (Forklift)hoặc các thiết bị vận chuyển khác.
- Pallet là một đơn vị tải trọng (unit load) cho phép lưu trữ, vận chuyển
hàng hóa bằng container một cách hiệu quả.

Hình 2.1 Ví dụ minh họa về Pallet

10
2.1.2 Phân loại pallet:
 Dựa vào chất liệu:
- Pallet giấy: Được làm từ loại giấy đặc biệt dạng nhiều lớp ép chặt
cùng với keo dưới tác động của áp lực cao, thích hợp với hàng hóa có giá
trị rất cao, yêu cầu độ ẩm pallet rất thấp, trọng lượng pallet nhẹ, thường
dưới 200 kg/pallet.

Hình 2.2 Pallet giấy


- Pallet nhựa: Được đúc hàng loạt bằng nhựa cứng, độ bền rất cao, chịu
mưa nắng, thích hợp cho hàng hóa lưu kho lâu dài và sử dụng ngoài trời,
không bị ẩm, mốc. Giá thành cao và khó sản xuất theo đơn hàng quy mô
nhỏ... thường đặc biệt hữu dụng trong các dây chuyền sản xuất gạch không
nung.

Hình 2.3 Pallet nhựa.


11
- Pallet sắt: Được sản xuất theo số lượng hạn chế theo từng yêu cầu cụ
thể, thường áp dụng cho hàng hóa siêu nặng như đá, sắt thép, gạch... Phạm
vi áp dụng hạn chế và giá thành cao.

Hình 2.4 Pallet sắt


- Pallet gỗ: Pallet phổ biến nhất do kết hợp được các yếu tố giá thành rẻ,
số lượng sản xuất không hạn chế theo đơn đặt hàng, chắc chắn, dễ sử
dụng, thích ứng tốt với nhiều loại hàng hóa.

Hình 2.5 Pallet gỗ


 Dựa vào thiết kế:
- Pallet 1 mặt 2 chiều nâng
- Pallet 2 mặt 2 chiều nâng
- Pallet 1 mặt 4 chiều nâng

12
- Pallet thiết kế đặc biệt dạng khóa chân

Hình 2.6 Pallet 1 mặt 2 chiều nâng và Pallet 1 mặt 4 chiều nâng
 Dựa vào công năng:
- Pallet theo cấu tạo: mặt kín,mặt hở, mặt bông, mặt lưới, chân cốc, 2
mặt, 1 mặt, 2 đường nâng, 4 đường nâng.
- Pallet theo mục đích sử dụng: Pallet xuất khẩu, pallet cũ, pallet đã qua
sử dụng, pallet thanh lý, pallet cho xe nâng.
- Pallet theo tải trọng: Pallet tải trọng nhẹ, pallet tải trọng vừa, pallet tải
trọng nặng và pallet tải trọng rất nặng.
2.1.3 Vai trò của pallet:
- Tối ưu hiệu quả công việc – Xe nâng và pallet có thể nâng tới vài tấn
hàng trong một lần di chuyển hàng.
- Công nhân làm việc không còn vất vả. Tiết kiệm được lao động
- Rút ngắn thời gian xử lý khối lượng công việc – di chuyển cả một
kiện hàng lớn mà không cần bốc và xếp lại từ đầu.
- Giảm thiểu tình trạng nứt vỡ hàng hóa khi vận chuyển
- Bảo quản hàng hóa tốt hơn, tránh được tình trạng ẩm mốc từ mặt đất
2.1.4 Khái niệm slip sheet:
- Slip sheet (tấm trượt) nó là những tấm mỏng làm bằng nhựa, giấy
hoặc vật liệu gấp nếp, có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau để phù hợp
với nhiều nhu cầu.

13
Hình ảnh 2.7 Slip sheet giấy

Pallet và slip sheet đều là các công cụ được sử dụng để di chuyển và


vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, có một số khác biệt quan trọng giữa
chúng:
a. Về chi phí
Chi phí đầu tư slip sheet chắc chắn rẻ hơn so với việc mua pallet gỗ.
Mức giá phổ biến để mua pallet gỗ trên thị trường hiện nay giao động từ
120 - 300 ngàn. Trong khi đó, giá của một tấm slip sheet chỉ từ 20 -100
ngàn. Với chi phí chỉ bằng 17% so với việc mua pallet gỗ, sử dụng slip
sheet giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn nhiều.
b. Về trọng lượng và khối lượng
Trọng lượng và khối lượng của pallet gỗ bao giờ cũng lớn hơn so với
slip sheet gỗ.

14
Hình ảnh 2.8 So sánh slip sheet và pallet

Tấm pallet gỗ chiếm xấp xỉ 1 m2 và có trọng lượng 12 kg. Tức là nó


chiếm 9,5 m3 và trọng lượng 800 kg của một chiếc xe tải chở hàng. Trong
khí đó, tấm slip sheet chỉ nặng khoảng 0.5 kg. Nếu chất đầy hàng lên một
chiếc xe tải cùng kích cỡ như trên, Slip sheet chiếm khối lượng 0,04 m3 và
nặng 33 kg.
c. Về khả năng tiết kiệm chi phí vận hành
- Slip sheet không mất phí xử lý nhiệt; hun trùng như khi dùng pallet
gỗ.
- Nhờ tiết kiệm được không gian và diện tích lưu trữ nên chúng ta sẽ
cần dùng ít xe chở hàng hơn để chuyên chở cùng 1 số lượng hàng hóa so
với dùng pallet. Ngay cả Apple cũng đã tiết kiệm được nhiều chi phí và vận
chuyển được thêm 15% hàng hóa trong các container khi dùng slip sheet.
d. Về khả năng góp phần bảo vệ môi trường
- Việc tiêu hủy sản phẩm khi không cần dùng đến dễ dàng, hạn chế rác
thải ra ngoài môi trường.
- Tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển đồng nghĩa với việc giảm số
lượng chuyển xe chở hàng là một cách tiết kiệm nhiên liệu; hạn chế khí thải
ra môi trường…
- Slip sheet được sản xuất từ bìa cứng, là nguồn tài nguyên tái tạo nên
có thể tái chế hoàn toàn thông qua các đầu mối xử lý rác thải giấy thông

15
thường, không gây ô nhiễm môi trường và đáp ứng các hạn chế của nền
tảng pallet xuất khẩu.
e. Về an toàn lao động
Slip sheet làm bằng giấy giúp giảm nguy cơ bị thương cho người lao
động, môi trường làm việc an toàn hơn bằng cách tránh các thương tích
không cần thiết do nâng pallet gỗ nặng và thường có các đinh và mảnh vụn
nhô ra gây ra thương tích.
 Tóm lại, cả pallet và slip sheet đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Sự
lựa chọn giữa hai loại này phụ thuộc vào nhu cầu vận chuyển hàng hóa cụ
thể của bạn, tạo ra hiệu quả kinh tế và tiết kiệm không gian tốt nhất.
3.1 Vận chuyển hàng thông dụng:
3.1.1 Phương tiện vận chuyển:
Hàng thông dụng trong vận tải biển được vận chuyển bằng tàu khô
tổng hợp,tàu bách hóa, tàu chuyên dụng (roro, container...), salan...

Hình 3.1 Phương tiện vận chuyển


3.1.2 Các phương pháp xếp hàng xuống hầm tàu:
Xếp hàng thông dụng xuống hầm tàu phải:
- Đảm bảo kỹ thuật chất xếp.
- Tối đa trọng tải và dung tích chở hàng của tàu.
- Đảm bảo hàng hoá an toàn, hoàn chỉnh khi tàu chạy.
4.1 Xếp dỡ và bảo quản hàng thông dụng:
4.1.1 Xếp dỡ hàng thông dụng:
- Thiết bị chu kỳ hoặc thiết bị liên tục.

16
- Công cụ mang hàng: Vạn năng (cáp buộc móc câu và lưới); chuyên
dụng (cáp cho hàng thùng, nam châm điện dỡ tà vẹt...).

Hình 3.2 Nam châm điện


4.1.2 Yêu cầu bảo quản hàng thông dụng ở cảng:
Đặc biệt, yêu cầu về kho bãi:
- Đủ khả năng bảo quản lượng hàng qua kho lớn nhất.
- Đảm bảo quá trình xếp dỡ hàng kịp thời, liên tục không bị gián đoạn,
thuận lợi cả ngày đêm.
- Kiến trúc kho phù hợp với yêu cầu bảo quản.
- Điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hoá xếp dỡ, vận chuyển, chất
xếp.
- Kho bãi cao ráo, sạch sẽ, bằng phẳng, có rãnh thoát nước, có dụng cụ
phòng cứu hoả cần thiết.
4.1.3 Phương pháp bảo quản hàng thông dụng ở cảng:
Phương pháp xếp dỡ hàng trong kho:
- Xếp hàng hòm: phụ thuộc hình dáng, kích thước hòm và mục đích
xếp.
- Xếp hàng bao: có 2 phương pháp là xếp trên cao bản và không trên
cao bản.
- Xếp hàng bó, kiện.
- Xếp kim loại, sản phẩm kim loại, máy móc thiết bị.

17
5.1 An toàn lao động khi chất xếp và vận chuyển hàng thông
dụng:
- Kiểm tra sức khỏe trước khi tiến hành bốc xếp hàng hóa. Đây là điều
người lao động buộc phải ghi nhớ và thực hiện. Nếu không đủ sức khỏe,
bạn sẽ không được tham gia làm việc. Ngoài ra, bạn cần phải trang bị đầy
đủ thiết bị bảo hộ lao động cá nhân để đảm bảo an toàn cao.

Hình 5.2 Một số thiết bị bảo hộ cá nhân.


- Xác định trọng tải cho phép để xếp dỡ hàng hóa. Tuyệt đối không
được xếp hàng hóa quá tải vì gây ra những ảnh hưởng không tốt.
- Những lô hàng có cùng tính chất nên được sắp xếp cùng nhau để tiện
thống kê và quản lý. Hơn nữa, việc bảo quản hàng hóa cũng dễ dàng hơn
rất nhiều.
- Sắp xếp hàng hóa theo thứ tự được giao. Những hàng cần giao ngay
nên để ở đầu. Lô hàng giao cuối sẽ để ở phía trong cùng của thùng xe. Việc
sắp xếp khoa học như vậy sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc trả hàng.
- Những hàng hóa có khối lượng nặng đặt lên trước và đặt ở gần nhau.
Bạn nên có những biện pháp cố định hàng hóa. Hãy đảm bảo rằng hàng hóa
không bị xê dịch trong suốt quá trình vận chuyển dẫn đến việc hư hỏng.

18
- Hàng hóa nhẹ nên xếp cuối cùng, ở bên trên, tránh việc bị các hàng
nặng đè lên gây hư hỏng. Các mặt hàng dễ vỡ như đồ thủy tinh, thủ công
mỹ nghệ cần phải xếp cẩn thận hoặc đặt riêng trong các cont khác nhau.
Ngoài ra, bạn cần cố định chúng lại để hạn chế tối đa xê dịch.
- Phân bố tải trọng của lô hàng đều trên xe, tránh trường hợp bị lệch hay
vượt quá tải trọng sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt.
- Thống nhất phương án xếp dỡ với người phụ trách khi sử dụng xà lan,
tàu thuyền. Kiểm tra môi trường trong xà lan có thông thoáng không khi
vận chuyển hàng có hơi, khí độc.
- Bốc dỡ hàng hóa nên lấy theo thứ tự từ trên xuống dưới, tránh trường
hợp rút sàn hàng hóa gây sụt đổ, hỏng hàng. Giữ hàng ổn định theo 1 hình
khối nhất định.
- Di chuyển chậm rãi, cẩn thận bình khí hóa lỏng hay khí nén, hạn chế
những va chạm mạnh xảy ra. Đồng thời chuẩn bị sẵn các phương án xử lý
kịp thời các trường hợp rơi vỡ không mong muốn xảy ra.
6. Giới thiệu phương tiện vận chuyển, phương tiện xếp dỡ, công cụ xếp
dỡ hàng hóa và các vật liệu chèn lót trong vận tải:
6.1 Phương tiện vận chuyển:
- Là các phương tiện chuyên dùng trong ngành vận tải để chuyên chở
hàng hóa đến những vùng khác nhau. Gồm nhiều phương tiện vận chuyển
với các phương thức khác nhau:
* Vận chuyển bằng đường bộ: xe container, xe tải, xe ô tô,…
- Ưu điểm:
+ Không phụ thuộc thời gian, có thể vận chuyển bất cứ lúc nào.
+ Vận chuyển đa dạng số lượng hàng hóa theo yêu cầu.
+ Chi phí vận chuyển ít so với các hình thức khác.
- Nhược điểm:
+ Vận chuyển đường dài phát sinh nhiều phụ phí như phí nhiên liệu, trạm
thu phí.

19
+ Bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.
+ Nhiều nguy cơ rủi ro: giao thông ùn tắc, tai nạn giao thông,…
* Vận chuyển bằng đường sắt: tàu hỏa.
- Ưu điểm:
+ Giá cước thấp nhất trong các hình thức vận chuyển.
+ Vận chuyển được nhiều hàng hóa nặng, cồng kềnh.
+ Độ an toàn cao.
- Nhược điểm:
+ Không có tính linh hoạt.
+ Không có dịch vụ giao hàng tận nơi.
* Vận chuyển bằng đường biển: tàu chuyên dụng, thuyền,…
- Ưu điểm:
+ Chở được hàng hóa có kích thước lớn, khối lượng lớn.
+ Chi phí vận chuyển thấp.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu quốc tế với các quốc gia khác.
- Nhược điểm:
+ Thời gian vận chuyển lâu, không có tính linh hoạt.
+ Nếu xảy ra rủi ro thì hàng hóa tổn thất lớn.
*Vận chuyển bằng đường hàng không: máy bay chở hàng chuyên dụng,…
- Ưu điểm:
+ Thời gian vận chuyển nhanh nhất.
+ Tỷ lệ xảy ra rủi ro thấp, đảm bảo an toàn và bảo mật cho hàng hóa.
+ Hàng hóa vận chuyển một cách dễ dàng, nhanh chóng.
- Nhược điểm:

20
+ Chi phí vận chuyển cao hơn.
+ Chịu ảnh hưởng của thời tiết.
+ Thủ tục hải quan phức tạp.
6.2 Phương tiện xếp dỡ hàng hóa:
- Là những thiết bị, máy móc dùng để di chuyển hàng hóa ra hoặc vào kho
bãi một cách dễ dàng hơn, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách an
toàn, hiệu quả.
6.2.1 Phương tiện xếp dỡ hàng hóa trong kho vận:
 Xe nâng: là thiết bị nâng, hạ hàng hóa theo mục đích làm việc của
người sử dụng, có cấu trúc dạng ô tô bánh lốp, được trang bị động cơ diesel và
động cơ thủy lực, nâng hạ container qua cơ cấu càng (xe nâng thông thường)
hoặc khớp giữ (xe nâng chụp, nâng cạnh). ( Hình 6.1 )
 Xe nâng tay điện: là dòng xe nâng tay sử dụng bình điện để thực hiện
các hoạt động nâng hạ, di chuyển hàng hóa vào kho bãi hay sắp xếp lên xe, rất
tiện dụng ở các kho xưởng, nhà máy, siêu thị. Do có tính linh hoạt cao, đỡ tốn
sức và di chuyển nhanh chóng. ( Hình 6.2 )

Hình 6.2
Hình 6.1
Các phương tiện xếp dỡ hàng hóa trong kho vận

21
6.2.2 Phương tiện xếp dỡ hàng hóa tại cảng:
 Cẩu giàn: Thường được lắp đặt tại các cảng container chuyên
dụng để xếp dỡ hàng hóa container lên xuống tàu theo phương thức nâng
qua lan can tàu. Là một loại cẩu công nghiệp lớn có khung giàn với bánh
xe di động để di chuyển trên một đường ray hoặc sàn bê tông, hệ thống tải
trọng của cẩu giàn thường rất lớn. ( Hình 6.3 )
 Cẩu chân đế: Hay còn gọi là cổng trục chân đế, cẩu bờ, cẩu
cò… là loại cẩu dùng để nâng hạ, di chuyển hàng bách hóa, hàng có trọng
tải lớn, được sử dụng phổ biến tại các cảng biển, cảng sông. Cẩu chân đế
gồm kết cấu thép, các cơ cấu và hệ thống điều khiển giúp cẩu hoạt động dễ
dàng, linh hoạt. ( Hình 6.4 )
 Xe container: Những loại xe vận chuyển hàng hóa, chở được
những vật cồng kềnh và trọng lượng lớn trên sơmi rơ moóc container. Có
vai trò quan trọng trong việc vận tải container và vận tải đa phương thức.
Xe container có sự liên kết, móc nối giữa đầu xe với các sơ mi rơ moóc,
các thùng hàng. Có nhiều loại xe container như: container khô, container
lạnh, container hàng rời,…
 Giá cẩu: Phương tiện xếp dỡ tại cảng gắn khớp giữ, lắp đặt cho
các cẩu để chụp vào nóc trên của container.
- Gồm 2 loại giá cẩu:
+ Giá cẩu thô sơ: Gồm 1 khung thép chữ nhật kích thước cố định
tương ứng với chiều dài và chiều rộng của container 20′ và 40′.
+ Giá cẩu tự động: Có chiều dài thay đổi được để phù hợp với chiều
dài của nhiều loại container và cũng là loại có cấu trúc phức tạp hơn nhiều
giá cẩu thô sơ.
 Cẩu sắp xếp container: Là thiết bị chuyên dùng ở các bãi tập
kết container, có nhiệm vụ sắp xếp các container vừa được bốc từ tàu vào
bãi sao cho gọn gàng và đúng thứ tự. Loại cẩu này được thiết kế chủ yếu
gồm 2 phần. Phần trên ba gồm một khung chắc chắn để có thể nâng và hạ
container dễ dàng. Còn phần dưới là một kết cấu con lắn để giúp cẩu di
chuyển nhanh chóng trong bãi. Và đây là một trong những thiết bị gắp
container mà chúng ta dễ dàng gặp tại các cảng biển.
22
Hình 6.5 Hình 6.6 Hình 6.7

Các phương tiện xếp dỡ hàng hóa tại cảng


6.3. Vật liệu chèn lót:
6.3.1. Khái niệm:
-Vật liệu chèn lót là các vật liệu mềm và có độ đàn hồi tốt như túi khí
đệm hàng, giấy, cao su, mút xốp… dùng để xuống dưới, xung quanh hoặc
vào giữa hàng hóa để ngăn cách, bảo vệ hàng hóa, tránh bị hư hỏng và làm
thông thoáng hàng hóa.
6.3.2. Một số loại vật liệu chèn lót thông dụng:
 Giấy dán carton/ giấy lót container:
- Dán 6 mặt trong container nhằm làm tăng độ ma sát giữa hàng hóa và
container. Đảm bảo tránh sự va chạm ảnh hưởng đến hàng hóa cũng như
container.
- Có 2 loại giấy dán: giấy carton và giấy kraft.Nhưng được dùng hiệu
quả và phổ biến nhất là giấy carton, do độ dày và độ bền của nó tốt hơn.

23
Hình 6.8 Vật liệu chèn lót bằng giấy carton trong container
 Túi khí chèn hàng kraft :
- Việc chèn lót túi khí chèn hàng làm lắp đầy khoảng trống giữa hàng
hóa và container giúp giảm lực va đập, rung lắc cho hàng hóa trong
quá trình vận chuyển.
- Loại vật liệu chèn lót này gồm 3 lớp. Hai lớp trong cùng là nhựa
polyeste, nhựa polypropylene, lớp ngoài cùng là giấy kraft.

Hình 6.9 Túi khí chèn lót hàng hóa


 Đệm mút xốp:
- Thường được dùng cho hàng có khối lượng nặng như gỗ, máy móc,
thiết bị khác.

24
- Ưu điểm: Đệm mút, xốp nhẹ và chịu lực cực kì tốt, độ đàn hồi cao nên
cũng được sử dụng khá nhiều.
- Nhược điểm: diện tích của nó lại chiếm khá lớn. Nên đôi khi tạo sự
cồng kềnh, rất khó để có thể chèn thêm theo ý muốn.

.
Hình 6.10 Đệm xốp chèn lót hàng hóa
 Thanh nẹp giấy chữ V:
- Dùng nẹp vào 4 góc của thùng carton.
- Kích thước đa dạng.
- Ưu điểm: nhẹ, giá thành thấp, khả năng chịu lực và độ đàn hồi tốt, giúp
vận chuyển các kiện hàng có trọng tải lớn và dễ vỡ, chịu lực sản phẩm lên
đến 2000kg.
- Nhược điểm: Khi tiếp xúc với chất lỏng có thể thay đổi cấu tạo của thanh
nẹp.

Hình 6.11 Thanh nẹp giấy chữ V

25
 Dầm gỗ vuông:
 Sử dụng nhiều các thanh gỗ vuông liền kề nhau đặt dưới mặt sàn
container.
 Những thanh gỗ này được đặt ở những chỗ trống nhằm phân bổ
tải trọng, tạo sự cân bằng các bên trong container.
 Các thanh gỗ này có kích thước nhỏ, độ dày dưới 5cm.

Hình 6.12 : Dầm gỗ vuông.

6.4. Công cụ xếp dỡ:


6.4.1 Khái niệm:
- Là các công cụ hỗ trợ trong quá trình xếp dỡ hàng hóa để thuận tiện và dễ
dàng hơn. Tùy vào tính chất hàng hóa và kích thước thùng container mà
người xếp hàng sẽ cân nhắc để lựa chọn công cụ cho phù hợp.
6.4.2 Các loại công cụ xếp dỡ thông dụng:
Dây xích:
- Thường được sử dụng để chằng buộc các hàng hóa nặng.
- Dây xích là công cụ xếp dỡ hàng hóa container có giới hạn tải trọng
cao.
- Để dùng dây xích an toàn và cố định chắc chắn cần thêm các các đinh
vít căng lực hoặc đòn bẩy/móc vì loại dây xích này không có tính đàn hồi
nên không thể linh hoạt trong những trường hợp hàng hóa bị xê dịch.
Tấm nâng hàng (Pallet):
- Đây là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất

26
- Lợi ích đem lại rất tốt mà giá thành ở mức tương đối rẻ.
- Có 2 loại: Pallet gỗ và pallet nhựa, tùy vào chất liệu sản phẩm mà
người dùng lựa chọn loại pallet phù hợp.
- Khi hàng được đóng trong kiện, pallet được đặt ở dưới kiện hàng,
nâng đỡ, bảo vệ kiện hàng được kiên cố và an toàn.

Hình 6.13 Pallet nhựa. Hình 6.14 Pallet gỗ

Slip Sheet:
- Loại vật liệu chèn lót này cách dùng và công dụng cũng tương tự như
pallet. Nhưng về chất lượng được xem là tốt hơn nên giá thành cũng cao
hơn nhiều so với pallet.

Hình 6.15 Slip sheet

Cầu xe nâng:

27
- Cầu xe nâng (Forklift ramp) là một trong các công cụ xếp dỡ hàng hóa
container có chức năng chính là kết nối giữa sàn làm việc và sàn container.
- Được làm bằng chất liệu khung thép rất chắc chắn.

Hình 6.16 Công cụ xếp dỡ Cầu xe nâng.


 Bàn nâng điện
- Bàn nâng điện là cầu kết nối giữa xe tải và xe nâng
- Bàn nâng điện là loại thiết bị, công cụ xếp dỡ hàng hóa container
rất đắc lực giúp nâng hạ những chiếc xe nâng điện, xe nâng dầu
hoặc công nhân,có khối lượng hàng tấn lên container để thực hiện
công việc đóng thùng phuy vào container hay bốc xếp các loại hàng
hóa khác.

Hình 6.17 Bàn nâng điện hỗ trợ xếp dỡ hàng hóa.

28
29
30

You might also like