You are on page 1of 113

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2021 - 2022

ỨNG DỤNG LOGISTICS NHÂN ĐẠO VÀO VIỆC


ĐỐI PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG THẢM HỌA

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Kinh Tế


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI.................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 3
1.5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
1.7. Kết cấu nghiên cứu ............................................................................................ 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 6
2.1. Logistics thương mại.......................................................................................... 6
2.1.1. Hoạt động quản lý hàng lưu trữ và kho bãi ............................................. 8
2.1.2. Quản trị xếp dỡ, bao bì và đóng gói ...................................................... 10
2.1.3. Quản trị vận tải ...................................................................................... 11
2.2. Logistics Nhân Đạo.......................................................................................... 12
2.2.1. Đặc điểm của Logistics nhân đạo .......................................................... 12
2.2.2. Lý do dẫn đến việc kích hoạt các hoạt động Logistics nhân đạo .......... 12
2.2.3. Các tình huống/ bối cảnh điển hình cần triển khai Logistics nhân đạo . 13
2.2.4. Các điều kiện/ yêu cầu cần có để triển khai hiệu quả các hoạt động
Logistics nhân đạo. ................................................................................................ 13
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VẬN HÀNH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NHÂN
ĐẠO TẠI VIỆT NAM ................................................................................................. 18
3.1. Các tình huống đã kích hoạt Logistics nhân đạo tại Việt Nam. ...................... 18
3.1.1. Đại dịch Covid-19.................................................................................. 18
3.1.2. Thiên tai tại miền Trung ........................................................................ 23
3.2. Các giải pháp Logistics nhân đạo đã được triển khai trong các tình huống trên.25
3.2.1. Các chuyến bay đưa người Việt Nam hồi hương .................................. 26
3.2.2. Huy động lực lượng quân đội đi chợ hộ ................................................ 27
3.2.3. Thay đổi công năng phương tiện công cộng vào việc vận chuyển lương
thực, thực phẩm. .................................................................................................... 29
3.2.4. Huy động phương tiện để chi viện cứu trợ ............................................ 31
3.2.5. Linh hoạt điều phối công năng của phương tiện đường thủy cá nhân để
hỗ trợ mạnh thường quân ...................................................................................... 32
CHƯƠNG 4. CÁC TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH ...................... 35
4.1. Thảm họa núi lửa Nevado del Ruiz, bị kịch Amero ở Colombia năm 1985. .. 35
4.2. Động đất và sóng thần Tohoku tại Nhật Bản năm 2011 .................................. 38
4.3. Dịch bệnh Ebola tại Châu Phi .......................................................................... 39
4.4. Thảm họa cháy rừng tại Australia năm 2019 ................................................... 41
4.5. Bão Tauktae xảy ra ở Ấn Độ năm 2020 .......................................................... 43
4.6. Vụ nổ cảng Beirut, Lebanon năm 2020 ........................................................... 45
4.7. Động đất tại Haiti ............................................................................................. 47
4.8. Lũ lụt tại Canada .............................................................................................. 48
4.9. Tình trạng thâm hụt lương thực, thực phẩm xảy ra ở Zimbabwe .................... 49
CHƯƠNG 5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC VẬN HÀNH LOGISTICS NHÂN ĐẠO TẠI
VIỆT NAM…………………………………………………………………………..57
5.1. Năng lực vận hành Logistics nhân đạo (HL) ................................................... 57
5.2. Môi trường thể chế (TC) .................................................................................. 58
5.3. Điều kiện ngoại cảnh (NC) .............................................................................. 58
5.4. Nguồn lực (NL) ................................................................................................ 59
5.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 60
CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, CÁC PHÁT HIỆN VÀ
HÀM Ý QUẢN TRỊ CHO MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG ........................................... 61
6.1. Mẫu khảo sát và cách thức thu thập dữ liệu..................................................... 61
6.2. Kỹ thuật phân tích dữ liệu ................................................................................ 62
6.2.1. Thống kê mô tả ...................................................................................... 62
6.2.2. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha ...................................... 64
6.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA: biến phụ thuộc ................................ 67
6.2.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA: nhóm biến độc lập .......................... 68
6.2.5. Xác định nhân tố đại diện ...................................................................... 71
6.2.6. Phân tích tương quan Pearson ............................................................... 73
6.2.7. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ............................................................ 73
6.2.8. Phân tích Independent Sample T-Test ................................................... 77
6.2.9. Kết luận mô hình nghiên cứu ................................................................. 79
6.2.10. Hàm ý quản trị mô hình định lượng ...................................................... 80
CHƯƠNG 7. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG TỐI ƯU HÓA HOẠT
ĐỘNG CỨU TRỢ........................................................................................................ 82
7.1. Cơ sở đề xuất mô hình chuỗi cung ứng nhân đạo ............................................ 82
7.2. Mô hình chuỗi cung ứng vận dụng logistics nhân đạo cho các tình huống thảm
họa………………………………………………………………………………….85
7.3. Cách thức vận hành mô hình ........................................................................... 89
7.4. Đóng góp của nghiên cứu. ............................................................................... 91
7.5. Giới hạn của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu trong tương lai . ............ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 1

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG
LỰC VẬN HÀNH LOGISTICS NHÂN ĐẠO ............................................................... 7
PHỤ LỤC 2: CÁC VẤN ĐỀ CỐT LÕI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC VẬN HÀNH
LOGISTICS NHÂN ĐẠO ............................................................................................ 10
PHỤ LỤC 3: CÁC NHÓM YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC VẬN HÀNH
LOGISTICS NHÂN ĐẠO ............................................................................................ 13

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu đề tài ............................................................ 4

Hình 4.1. Omayra Sánchez - Cô bé 13 tuổi bị mắc kẹt trong đống đổ nát đến tận cổ, đội
cứu hộ bất lực vì mọi hành động giải cứu đều khiến em bị chết. Em đã trở thành biểu
tượng của thảm họa thiên nhiên xảy đến với thị trấn Armero năm 1985…………………37

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2. 1 So sánh sự khác biệt giữa Logistics thương mại và Logistics nhân đạo ...... 16

Bảng 3.1. Bảng so sánh sự khác nhau giữa chỉ thị số 15, 16 và 19 của Thủ tướng
Chính phủ ...................................................................................................................... 20
Bảng 3.2. Những thành công và thách thức trong việc triển khai các hoạt động
logistics nhân đạo tại Việt Nam..................................................................................... 32

Bảng 4.1.Bảng tóm tắt các sự kiện trên toàn thế giới ứng dụng logistics nhân đạo
nhằm giải quyết các vấn đề ........................................................................................... 51
Bảng 7.1. Bảng so sánh những điểm khác nhau cốt lõi của 2 hai cục điều hành ......... 89

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Hiệu quả và khó khăn trong giải pháp nhân đạo được triển khai ................ 26

Sơ đồ 5.1. Mô hình nghiên cứu định lượng đề xuất ...................................................... 60

Sơ đồ 6.1. Tỷ lệ thực hiện khảo sát theo giới tính ........................................................ 62


Sơ đồ 6.2. Tỷ lệ thực hiện khảo sát theo độ tuổi ........................................................... 62
Sơ đồ 6.3.Tỷ lệ thực hiện khảo sát theo nơi sinh sống hiện tại ..................................... 63
Sơ đồ 6.4. Tỷ lệ khảo sát theo nghề nghiệp .................................................................. 64
Sơ đồ 6.5. Mô hình nghiên cứu kết luận ....................................................................... 79

Sơ đồ 7.1. Mô hình các chức năng thông tin của hệ thống Logistics. (Ballou, 1999). . 83
Sơ đồ 7.2. Mô hình hệ thống thông tin LIS tại Việt Nam. ............................................ 84
Sơ đồ 7.3. Mô hình tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong hoạt động cứu trợ. ..................... 88

DANH MỤC VIẾT TẮT


Ký hiệu chữ viết
STT Chữ viết đầy đủ
tắt
1 CDP Trung tâm Từ thiện vì Thiên Tai
2 EVD Dịch Ebola
3 HROs High Reliability Organizations

4 IOM International Organization for Migration


Institute of Meteorology, Hydrology and
5 IMHEN
Climate Change
6 SKU Stock Keeping Unit
United States Agency for International
7 USAID
Development
United Nations International Children's
8 UNICEF
Emergency Fund
9 UNDP Liên Hợp Quốc Việt Nam
United States Agency for International
10 USAID
Development
United Nations International Children's
11 UNICEF
Emergency Fund
12 WFP World Food Programme

13 WWF World Wildlife Fund


14 WHO World Health Organization
15 WB World Bank
1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI


1.1. Lý do chọn đề tài
Logistics nhân đạo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực cứu trợ
và bảo vệ những người bị ảnh hưởng. Đối với chuỗi cung ứng nhân đạo, hàng cứu trợ
luôn được dự trữ ở nhiều địa điểm chiến lược khác nhau để có thể ứng phó với các tình
huống khẩn cấp như: thiên tai, dịch bệnh,....Tại Việt Nam, trong bối cảnh đại dịch Covid-
19 và lũ lụt tại miền Trung diễn ra vào tháng 10/2020, hoạt động này đã không vận hành
một cách suôn sẻ và khiến các nhà quản lý chật vật trong việc ứng phó. Cụ thể, làn sóng
Covid-19 thứ 4 đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam vào cuối tháng 4/2021, nhiều biện
pháp được áp dụng như giãn cách xã hội hoặc “đóng cửa" nền kinh tế để giúp làm chậm
sự lây lan của dịch bệnh. Một trong những thách thức lớn nhất trong môi trường hỗn
loạn này là chuỗi cung ứng thực phẩm. Nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm của
người dân vẫn luôn hiện hữu, thậm chí tăng vọt đáng kể và vượt quá khả năng đáp ứng
của lượng hàng dự trữ. Nhiều hoạt động hỗ trợ lương thực, thực phẩm đã được triển khai
cho các hộ dân trong khu cách ly, phong tỏa do ảnh hưởng của dịch. Thế nhưng với sự
gia tăng mạnh trong nhu cầu, hoạt động Logistics nhân đạo đã không thể đảm bảo sự
vận hành thông suốt của cả chuỗi cung ứng. Vì vậy, đại dịch cho thấy hoạt động chuẩn
bị của Logistics nhân đạo là không đủ để đáp ứng nhu cầu và chưa được chuẩn hóa giữa
nhiều khu vực.

Trong một cuộc khủng hoảng nhân đạo, việc phân phối lương thực trở nên rất
khó khăn và thách thức. Do đó, nghiên cứu đề tài “Ứng dụng Logistics nhân đạo vào
việc ứng phó với tình huống thảm hoạ” là một việc cần thiết. Điều gì sẽ xảy ra nếu có
một cách dễ dàng hơn để giao thực phẩm và các nguồn cung cấp khác cho những người
cần nhất?

1.2. Vấn đề nghiên cứu


Ngày nay, Logistics được biết đến là khâu trung gian, đóng vai trò thực hiện
chuỗi cung ứng thương mại, nó cũng là một công cụ quan trọng trong các hoạt động cứu
trợ thiên tai. Logistics nhân đạo là một nhánh của Logistics thương mại, tập trung vào
việc tổ chức vận chuyển và nhập kho vật tư khi có thảm họa hoặc các trường hợp khẩn
cấp phức tạp cho đồng bào vùng bị nạn như thiên tai do mưa bão, gió lốc, hạn hán, lũ
2

lụt,... hay vấn nạn đang nhức nhối và cấp bách hiện tại là sự bùng phát, lan rộng của đại
dịch Covid-19.
Tuy nhiên, định nghĩa này chỉ tập trung vào dòng chảy vật chất của hàng hóa đến
điểm đến cuối cùng và trên thực tế, Logistics nhân đạo phức tạp hơn nhiều, bao gồm dự
báo và tối ưu hóa nguồn lực, quản lý hàng tồn kho và trao đổi thông tin. Do đó, một định
nghĩa rộng hơn tốt hơn về Logistics nhân đạo là quá trình lập kế hoạch, thực hiện, kiểm
soát dòng chảy, lưu trữ hàng hóa và nguyên vật liệu hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí,
cũng như thông tin liên quan, từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ với mục đích giảm
bớt đau khổ của những người bị tổn thương do tác động của các thảm họa tự nhiên, sức
khoẻ và dịch bệnh (Wiki2th, 2021).
Nhưng có một số ý kiến cho rằng, hoạt động Logistics nhân đạo chưa thực sự
hiệu quả. Vì hàng hóa luôn trong tình trạng thu gom, phân loại, đóng gói bằng nhiều
phương thức vận chuyển khác nhau nên dẫn đến việc các đoàn cứu trợ tại khu vực gặp
khó khăn trong việc cung ứng. Điều này cho thấy hoạt động cung ứng hiện chưa thể tiếp
cận thông tin chính xác và chưa theo dõi kết quả của hoạt động cứu trợ một cách hiệu
quả và kịp thời. Việc cứu trợ chưa thực sự hiệu quả do thiếu sự kết nối đồng bộ và thiếu
tính bền vững. Nhiều tổ chức từ thiện không phù hợp và tự phát, thường là từ các nhà
tài trợ riêng lẻ, tạo ra các nút thắt trong chuỗi cung ứng, khiến quá trình vận chuyển và
lưu kho trở nên khó khăn, tốn kém.
Nhận thấy được tầm quan trọng và mặt cấp thiết của chuỗi cung ứng trong hoạt
động cứu trợ, nhóm tiến hành đặt ra vấn đề nghiên cứu: “Logistics nhân đạo trong
những tình huống thảm họa”, với mục đích tìm hiểu thông tin, nghiên cứu và đưa ra
những giải pháp phù hợp, góp phần làm cho hoạt động cứu trợ được hiệu quả hơn, tối
ưu hơn về mặt thời gian lẫn chi phí.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu


Đề tài nhằm tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động Logistics nhân đạo tại
Tp.Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay; từ đó, xây dựng mô hình
hoạt động chuỗi cung ứng cụ thể nhằm tối ưu hóa việc đưa hàng cứu trợ kịp thời đến
“đúng người” với “số lượng đủ” vào “đúng thời điểm”. Ngoài ra, đề tài cũng tập trung
tìm ra những nhân tố cốt lõi ảnh hưởng đến năng lực vận hành Logistics nhân đạo. Với
mô hình được đề xuất trong nghiên cứu này, đề tài nhằm giải quyết tình trạng đứt gãy,
3

lãng phí tài nguyên, nguồn nhân lực trong công tác hỗ trợ trợ cũng như việc cung cấp
viện trợ được vận hành một cách xuyên suốt. Các giải pháp được đề xuất trong đề tài
hướng tới đối tượng là các doanh nghiệp cũng như các cá nhân đã tổ chức các hoạt động
cứu trợ nhân đạo tại Việt Nam nói chung và Tp.Hồ Chí Minh nói riêng. Đề tài cũng
mong muốn đưa ra được những kiến nghị cho Chính phủ trong việc hỗ trợ triển khai và
vận hành hiệu quả các hoạt động logistics nhân đạo khi gặp thảm họa

1.4. Phạm vi nghiên cứu


Tính từ khoảng giữa tháng 9/2020 đến tháng 4/2021, Việt Nam đã gặp phải hai
đợt thảm họa lớn. Đầu tiên là ở Miền Trung, nơi đây đã phải gánh chịu thiệt hại nặng nề
do trận lũ lụt, còn tại Tp.Hồ Chí Minh, kể từ ngày 27 tháng 4 cho đến nay, thành phố đã
hứng chịu đợt dịch thứ 4 của đại dịch Covid-19.

Đợt lũ ở Miền Trung kéo dài từ giữa tháng 9 năm 2020 đến tháng 11 năm 2020.
Trong khoảng thời gian tháng 10, theo lời Ông Trần Quang Năng, trưởng phòng dự báo thời
tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, nhận định thiên tai trong những ngày tới ở miền
Trung “Trong vài ngày tới, chúng tôi dự báo có nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm có thể
xảy ra. Trước hết, có thể xuất hiện một vùng áp thấp ở phía Đông Nam từ ngày 24 đến ngày
25, mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới hoặc bão từ ngày 26 đến ngày 27, sau đó ảnh hưởng
trực tiếp đến miền Trung. Các tỉnh miền trung và nam trung bộ. Với địa hình như vậy và
gió giật mạnh, chúng tôi ước tính từ ngày 27 đến ngày 31 có thể có mưa, trong đó mưa sẽ
chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng áp thấp từ ngày 27 đến ngày 28. Như vậy từ nay đến hết
tháng 10, chúng ta sẽ đón từ 2 đến 3 đợt mưa lớn với tổng lượng mưa có thể lên tới 1000
mm ...” (Báo Tuổi Trẻ, 2021).
Đợt dịch lần thứ 4 tại Tp.Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 27 tháng 4 khi ca tiếp xúc
ca nhiễm từ Hà Nam vào thành phố: “Tháng 5.2021, số ca mắc mới ở TP.HCM chỉ ở
cấp độ 1. Nhưng tháng 6 đã lên cấp độ 2, tháng 7 lên cấp độ 3 và tháng 8 lên cấp độ 4.
Những ca mắc mới trong đợt 4 đều do biến chủng Delta gây ra”, TS.BS Vĩnh Châu
thông tin.
Dịch bệnh tại thành phố ảnh hưởng rất nhiều đến chuỗi cung ứng bởi vì nhiều
nhà máy sản xuất phải tạm ngưng hoạt động và điều này ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất
của sản phẩm. Còn đợt lũ tại Miền Trung đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người
4

dân tại các tỉnh Miền Trung. Do đó, đề tài này nghiên cứu tập trung vào khoảng thời
gian từ giữa tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021.

1.5. Câu hỏi nghiên cứu


Nghiên cứu đề cập đến 02 luận điểm cơ bản: các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến
hiệu quả của hoạt động Logistics nhân đạo; những khó khăn và thách thức mà chuỗi
Logistics nhân đạo gặp phải. Hoạt động hiệu quả của Logistics nhân đạo được quyết
định trên các phương diện: số lượng cung cấp hàng hóa phù hợp; đúng đối tượng và
đúng thời điểm. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của thiên tai và dịch bệnh, rất khó
để các hoạt động Logistics nhân đạo đảm bảo các yêu cầu trên. Do đó, Logistics trong
thời điểm trên phải đối mặt với những hạn chế về yếu tố nguồn cung cấp: số lượng tình
nguyện viên tham gia không thường xuyên tạo sự tắc nghẽn trong nguồn nhân lực trong
các hoạt động vận tải, khuân vác hàng hóa cứu trợ. Bên cạnh đó, sự biến động số lượng
nhà cung ứng làm giảm hiệu quả hoạt động trung chuyển hàng hóa đế khu vực thiệt hại.
Do đó, việc phân bổ đều nguồn lực tình nguyện và số lượng mạnh thường quân trở nên
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác Logistics. Mặt khác, yếu tố cầu hàng
hóa trong thiên tai trở nên khó dự đoán, thêm với việc hoạt động thu thập dữ liệu không
nhất quán gây bất cập trong việc ghi nhận chính xác số liệu lượng hàng cần cứu trợ.
Ngoài ra, việc thiếu thốn nguồn nhân lực và cơ sở vật chất ở các địa phương vùng sâu
vùng xa cũng gây khó khăn để trao nhu yếu phẩm cho người dân.

1.6. Phương pháp nghiên cứu

Hình 1.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu đề tài


(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)
Đề tài sử dụng phương pháp định tính với kỹ thuật phân tích tình huống nghiên
cứu (case study). Phương pháp phân tích tình huống nghiên cứu cũng được xem là một
trong những phương pháp định tính. Trên thực tế, nghiên cứu và phân tích tình huống
5

chính là một lựa chọn phù hợp nhất đối với đề tài. Sự lựa chọn này có thể giúp thực hiện
một cách tổng thể mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu của việc phân tích tình huống nghiên
cứu sẽ giúp nhóm tác giả khám phá được sự khác biệt trong việc ứng cứu các tình huống
thảm họa khác nhau. Từ đó, có thể so sánh và đánh giá cũng như dự đoán được kết quả
nghiên cứu tương tự nhằm đề xuất giải pháp cho đề tài nghiên cứu của nhóm.
Đề tài đồng thời đề xuất mô hình nghiên cứu và ứng dụng phương pháp định
lượng, cụ thể là phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định các nhân tố cốt lõi ảnh
hưởng đến năng lực vận hành hoạt động logistics nhân đạo

1.7. Kết cấu nghiên cứu


Nhằm tìm hiểu những thực trạng, cung cấp kịp thời, đúng và đủ các giải pháp đối với
tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai và dịch bệnh Covid-19, bài nghiên cứu báo cáo
gồm 08 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận.
Chương 3: Thực trạng vận hành hoạt động Logistics nhân đạo tại Việt Nam.
Chương 4: Các tình huống nghiên cứu điển hình.
Chương 5: Mô hình nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực vận hành Logistics nhân đạo
Chương 6: Kết quả mô hình nghiên cứu, các phát hiện và hàm ý quản trị cho
mô hình định lượng
Chương 7: Đề xuất mô hình chuỗi cung ứng tối ưu hoá hoạt động cứu trợ &
Kết luận
Đi từ thực trạng thực tế, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp và kịp thời
trước tình trạng thiên tai nói chung và đại dịch Covid-19, lũ lụt Miền Trung nói riêng.
6

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Logistics thương mại
Định nghĩa logistics
Ngày nay, Logistics đã xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh
tế. Phát triển một cách mạnh mẽ và đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và
các tập đoàn đa quốc gia như: APL, NYS Logistics,...Trên thực tế, Logistics được phát
minh và được ứng dụng đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là hoạt
động quân sự. Napoleon định nghĩa rằng: “Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng
quân đội”. Hiệu quả của hoạt động Logistics là yếu tố có tác động to lớn đến sự thành
bại trên chiến trường. Hoạt động này được các quốc gia ứng dụng rộng rãi trong việc di
chuyển lực lượng quân đội, khối lượng lớn vũ khí nhằm đảm bảo hậu cần cho lực lượng
tham gia chiến đấu.

Khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, các chuyên gia Logistics trong quân
đội đã áp dụng các kỹ thuật mà họ có vào việc tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh. Đây
cũng là lần đầu tiên hoạt động Logistics được ứng dụng và triển khai trong thương mại.
Trước những năm 1950, Logistics đơn thuần là một hoạt động có chức năng đơn lẻ. Cuối
thế kỉ XX, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và quản lý đã tạo cho
Logistics một bước phát triển mới. Trong lịch sử Việt Nam, vua Quang Trung - Nguyễn
Huệ chính là người đầu tiên đã ứng dụng thành công Logistics trong hoạt động quân sự
- cuộc hành quân thần tốc ra miền Bắc đại phá quân Thanh năm 1789. Tiếp đến là Đại
tướng Võ Nguyên giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch giải
phóng Miền Nam thống nhất đất nước - tuyến đường mòn Hồ Chí Minh năm 1975.

Giữa thế kỉ XX, rất ít công ty hiểu được Logistics là gì cũng như nhận thấy tầm
quan trọng của chúng. Thế nhưng đến cuối thế kỉ XX, Logistics được xem là một chức
năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công và lợi ích cho doanh
nghiệp không những trong lĩnh vực sản xuất mà còn trong lĩnh vực dịch vụ.
- Theo Hiệp hội các nhà chuyên gia về quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP - Council
of Supply Chain Management Professionals), “Quản trị Logistics là một phần
của quản lý chuỗi cung ứng, lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát dòng chảy và
lưu trữ một cách hiệu quả. Hướng tới sự hiệu quả của hàng hóa, dịch vụ và thông
7

tin liên quan giữa điểm xuất xứ và điểm tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách
hàng.” (Knemeyer & Murphy, 2017, page 21). Hoạt động quản trị Logistics cơ
bản gồm có: quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi,
nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới Logistics, quản trị tồn
kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Chức năng của
Logistics bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch
vụ khách hàng. Quản trị Logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa
tất cả các hoạt động Logistics cũng như phối hợp hoạt động Logistics với các
chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông
tin.
- Theo Ngân Hàng Thế Giới (World Bank): “Logistics liên quan đến việc quản lý
dây chuyền cung cấp hoàn chỉnh một sản phẩm đặc thù, bao gồm vận tải nguyên
liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, lưu kho, phân phối, liên kết các phương thức
vận tải và các dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại”.
- Pháp luật Việt Nam Điều 233 Luật Thương mại năm 2005 định nghĩa: “Dịch vụ
Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hay nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ
tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký
mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả
thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ Logistics được phiên âm theo
tiếng Việt là dịch vụ Logistics”.

Thông qua các định nghĩa, có thể thấy rằng Logistics không phải là một hoạt
động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động liên tục có liên quan mật thiết với nhau. Là
một quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, với mục tiêu nâng cao dịch
vụ khách hàng, giảm thiểu tổng chi phí và thời gian, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.
Quản lý Logistics bắt đầu với việc hiểu nhu cầu của khách hàng cuối cùng. Nếu doanh
nghiệp có thể quản lý chuỗi cung ứng của mình một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể
cung cấp cho khách hàng một mức giá tốt hơn cho hàng hóa của họ mà không phải hy
sinh chất lượng.
8

Nói cách khác, Logistics là quá trình bao gồm các hoạt động lưu chuyển hàng
hóa từ khâu sản xuất đến tiêu dùng. Đối tượng của Logistics trước đây chỉ là hàng hóa,
sản phẩm hữu hình. Tuy nhiên, hiện nay người ta cũng sử dụng logistics cho cả những
đối tượng như dịch vụ, thông tin, năng lượng...Về phía người quản lý, Logistics luôn
gắn với việc phải lựa chọn phương án tối ưu nhằm kiểm soát hiệu quả về thời gian và
chi phí trong suốt quá trình hàng hóa lưu thông. (Trần, 2021, trang 21)

2.1.1. Hoạt động quản lý hàng lưu trữ và kho bãi


Hoạt động quản lý hàng lưu trữ là một chuỗi các hoạt động liên quan đến việc tổ
chức, quản lý, sắp xếp và lưu giữ hàng hóa trong kho. Quản lý hàng tồn kho là yếu tố
quan trọng để duy trì chất lượng và giá trị sản phẩm. Với vai trò nhằm đảm bảo hàng hóa
tồn kho luôn đủ để bán ra thị trường, không bị gián đoạn, song song đó phải cân đối giữa
các khâu nhập – dự trữ - sản xuất – tiêu thụ, ngoài ra ta phải loại trừ các rủi ro tiềm tàng của
hàng tồn kho như hàng bị ứ đọng, giảm chất lượng, hết hạn sử dụng do tồn kho quá lâu. Ta
có thể thấy quản lý hàng tồn kho có tầm quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ doanh nghiệp
nào. Nó giúp doanh nghiệp quản lý hàng hóa, mua đúng hàng vào đúng thời điểm và
duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nhưng đó không chỉ là việc mua lại khoảng
không quảng cáo - nó còn liên quan đến việc quản lý hoặc đảm bảo rằng không có sự
thiếu hụt hoặc dư thừa. Đây là lý do tại sao điều quan trọng đối với các công ty là phải
có chiến lược hàng tồn kho phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ.

Đối với mỗi doanh nghiệp, duy trì lượng dự trữ là bao nhiêu có ý nghĩa rất quan
trọng. Lượng dự trữ nhiều sẽ làm tiêu tốn diện tích để lưu giữ, nhân lực để bảo quản,
vốn bị động không quay vòng, chưa kể chất lượng hàng hóa có thể xuống cấp. Lượng
dự trữ ít có thể gây thiếu hụt nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, gây ngưng trệ hoạt động
hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, từ đó gây thiệt hại cho doanh nghiệp do không
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mất uy tín, mất hợp đồng. Chính vì vậy, bài toán
dự trữ là một bài học không thể bỏ qua trong quản trị vật tư nói riêng và Logistics nói
chung (Trần, 2021,trang 96).

Kho bãi là một phần không thể thiếu của cả chuỗi cung ứng và dịch vụ hậu cần,
là nơi lưu trữ, bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm nhằm cung
cấp nhanh nhất với chi phí thấp nhất cho khách hàng khi có yêu cầu. Quản trị kho bãi
9

trong Logistics giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí và vận chuyển phân phối
hàng hoá, giúp dễ dàng trong việc sắp xếp vận chuyển các lô hàng có cùng kích thước
và lộ trình vận tải, từ ấy sẽ giảm bớt được các chi phí và giảm giá thành trên mỗi sản
phẩm. Việc quản lý kho bãi hiệu còn giúp cho doanh nghiệp duy trì được nguồn cung
ổn định, cung cấp cho khách hàng đúng yêu cầu về chất lượng, số lượng và tình trạng
hàng hóa, tăng vị thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành. Quản trị kho bãi
bao gồm việc quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến kho bãi, chẳng hạn như việc bố
trí, thiết kế cấu trúc kho và các phương tiện bảo quản, xếp dỡ trong kho, quản lý hàng
hóa, tồn kho và kiểm kê hàng hóa. Thông thường, một kho bãi hiện đại sẽ bao gồm các
kho nhỏ như kho nguyên vật liệt, kho thành phẩm,... các kho này đóng vai trò hỗ trợ cho
quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng hàng hoá được lưu trữ.

Nhà kho là nơi chứa hàng hóa và vật tư. Đây là bước đầu tiên trong quá trình
phân phối. Trung tâm phân phối là một nhà kho, nơi hàng hóa được phân loại, đóng gói,
dán nhãn và chuẩn bị để vận chuyển cho khách hàng bán buôn hoặc bán lẻ. Rất nhiều
kho hàng có kho chứa hàng riêng cho xe tải chạy lên để hàng hóa có thể được bốc dỡ
nhanh chóng và hiệu quả. Các nhà kho cũng có các xe kéo nhỏ hơn để lấy hàng từ các
nhà sản xuất. Căn cứ vào tính chất từng hàng hoá được lưu trữ có thể phân ra một số
loại kho phổ biến sau đây:

● Kho hàng thông thường (hàng khô).


● Kho hàng lạnh: bảo quản nông sản, thực phẩm, giống vật nuôi, vaccine , chế
phẩm y tế, ...
● Kho hàng nguy hiểm: bảo quản hóa chất, chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ,
hàng hóa cần cách ly tránh lây nhiễm, có khả năng gây hại cho cộng đồng.
● Kho hàng giá trị cao: vàng bạc, kim loại quý, tiền,...

● Kho hàng phát chuyển nhanh, bưu kiện, túi thư ngoại giao.

● Kho chứa hàng hóa quá khổ, siêu trường, siêu trọng, nguyên khối.

Quản lý hàng tồn kho hiệu quả đối với doanh nghiệp không phải là một việc dễ
dàng. Đối với một doanh nghiệp hàng tồn kho luôn là một trong những tài sản có giá trị
lớn nhất trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó. Thông thường giá trị hàng tồn kho
sẽ chiếm từ 40% – 50% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Chính vì thế, muốn quản
10

lý tốt và hiệu quả hoạt động này doanh nghiệp cần phải áp dụng các phương pháp quản
lý kho hàng hiệu quả, điển hình như: áp dụng phương pháp FIFO hoặc LIFO, phương
pháp này thường được áp dụng với những mặt hàng có tính chất thời hạn ngắn như bánh
kẹo, thực phẩm. Bên cạnh đó, việc quy hoạch kho bãi và sắp xếp theo mã SKU (Stock
Keeping Unit) sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong việc soạn hàng và có thể
xác định ngay được vị trí của hàng hoá. Vì hàng hoá liên tục biến động nên việc áp dụng
thẻ kho/sổ kho để quản lý và kiểm tra sẽ giúp doanh nghiệp có thể xác định được số
lượng hàng tồn kho đồng thời kiểm tra chất lượng cũng như thời hạn sử dụng của sản
phẩm.

2.1.2. Quản trị xếp dỡ, bao bì và đóng gói


Bao bì là một trong những phương tiện quan trọng nhất để giữ nguyên vẹn số
lượng và chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, giảm thất thoát, lãng phí, được xem là
nhân tố trực tiếp thực hiện tiết kiệm lao động xã hội. Bao bì giúp bảo vệ hàng hóa chống
lại các tác động có hại của môi trường và các tác động khác trong thời gian lưu kho,
chuyên chở, bốc xếp, tiêu dùng. Việc đóng gói hàng hóa phải tuân theo một vài tiêu
chuẩn nhất định. Nếu là các mặt hàng dễ vỡ phải gói trong giấy gói, ni lông, bìa xốp,
đóng thùng 02 lớp, sau đó mới đóng thùng 05 lớp, sau đó ghi rõ dấu dễ vỡ lên hộp. Tùy
theo loại máy mà có cách thức quấn màng co PE hoặc thùng carton, và đóng gói trên
pallet, thùng gỗ kín, thùng gỗ. Thiết bị điện tử được bọc bằng túi bong bóng và tấm xốp,
bên ngoài được bọc bằng màng bong bóng, sau đó được đóng gói trong thùng carton 05
lớp. Dùng giấy gói, lót xốp, túi bong bóng bọc bức tranh rồi đóng bìa carton cẩn thận.
Đồ đạc phải được bọc bằng màng co PE, thùng carton 03 lớp, dùng băng keo dán kín
xung quanh thùng, gia cố bằng băng nhựa rộng, lấp các khoảng trống bằng giấy chèn
hoặc giấy bong bóng.
Việc quản trị khả năng bốc dỡ hàng hóa đạt chất lượng cao phải tuân theo đặc
thù riêng của các loại hàng hóa như: hàng hòm kiện, hàng bao bì, hàng bó kiện, hàng
thùng, hàng ống và thanh kim loại, hòm chứa các bình chất lỏng. Bên cạnh đó, việc bốc
dỡ hàng hóa cũng tuân theo các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, cách thức vận chuyển, lựa
chọn phương tiện vận chuyển thích hợp (xe nâng tay hay nâng động cơ),...để tiết kiệm
chi phí thời gian bốc dỡ, giảm thiểu tình trạng tháo dỡ chậm trễ gây ảnh hưởng đến phẩm
chất sản phẩm
11

2.1.3. Quản trị vận tải


Quản trị vận tải là hoạt động vận chuyển người hoặc hàng hóa từ địa điểm này
đến địa điểm khác với nhiều hình thức, nhiều phương tiện chuyên chở khác nhau trên
các loại hình giao thông khác nhau. Các loại hình hàng hoá khác nhau tương ứng với
các phương thức vận tải khác nhau. Từ góc độ kinh tế, để chiếm lợi thế cạnh tranh cao
trong ngành, doanh nghiệp cần phải cân bằng được giữa phản ứng nhanh và tính hiệu
quả trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển. Những phương tiện nhanh như máy
bay thì rất linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng cũng rất đắt đỏ. Những
phương tiện chậm hơn như tàu thuỷ hoặc xe lửa có lợi về mặt chi phí nhưng lại thiếu
tính phản ứng nhanh với thị trường. Vì chi phí của việc vận tải chiếm đến một phần ba
tổng chi phí trong chuỗi cung ứng, nên việc đưa ra quyết định ở khâu vận tải là rất quan
trọng. (Michael H.Hugos, 2010).
Có 6 loại phương thức vận tải cơ bản, bao gồm:
● Vận tải đường biển và vận tải đường thủy nội địa: Là loại hình vận tải chậm nhất
nhưng hiệu quả về mặt chi phí. Chỉ sử dụng được ở những nơi có giao thông
đường thuỷ như cảng biển hoặc kênh đào.
● Vận tải đường sắt: Rất có lợi về mặt chi phí nhưng đây cũng là loại phương thức
vận tải rất chậm, cũng bị giới hạn khi chỉ sử dụng được ở những nơi có giao thông
đường sắt.
● Đường ống: Có thể rất hiệu quả nhưng bị giới hạn bởi các loại hàng hoá thuộc
thể lỏng hoặc khí như nước, dầu, khí tự nhiên.
● Vận tải đường bộ: Tương đối nhanh và rất cơ động. Phương thức vận tải này có
thể di chuyển ở hầu hết mọi nơi, chi phí có xu hướng thay đổi theo sự biến động
của giá nguyên liệu, điều kiện đường sá.
● Vận tải hàng không: Có tính phản ứng rất cao nhưng cũng là loại hình vận tải đắt
đỏ nhất và bị giới hạn bởi sự sẵn có của cơ sở hạ tầng sân bay.
Để quản lý tốt và hiệu quả về hoạt động quản lý vận tải, doanh nghiệp cần vạch
sẵn các kế hoạch kinh doanh dài hạn với mục đích tạo sự liền mạch và trơn tru cho các
hoạt động vận tải của công ty. Việc ứng dụng hệ thống lập kế hoạch vận tải sẽ tính toán
được số lượng vật liệu, hàng hoá được đưa đến địa điểm nào, tại thời điểm nào. Hệ thống
cho phép nhà quản lý vận tải so sánh các phương tiện giao thông vận tải khác nhau và
12

những tuyến đường khác nhau. Kế hoạch vận chuyển sau đó được tạo ra bằng cách sử
dụng hệ thống này thông qua các dữ liệu cần thiết mà doanh nghiệp cung cấp cho hệ
thống, chẳng hạn như khoảng cách, chi phí nhiên liệu và mức thuế vận chuyển. Ngoài
ra, cần phải chú trọng quy trình đóng gói và niêm phong, khâu này sẽ giúp cho quá trình
vận tải, xếp dỡ, gom hàng, đóng gói, phân loại và phân phối hàng hóa được diễn ra thuận
lợi, tránh gây ra những hao phí về mặt thời gian và tổn thất về chi phí không đáng có.

2.2. Logistics Nhân Đạo


Logistics nhân đạo tập trung vào việc huy động nguồn lực và nhân lực để giúp đỡ
những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Thậm chí, Chính phủ có thể huy động
lực lượng quân đội vào vùng thiên tai để hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, quân
đội sẽ thu mua và chuyển thực phẩm đến tận tay người dân.

2.2.1. Đặc điểm của Logistics nhân đạo


Logistics thương mại và Logistics nhân đạo có điểm chung là đều đóng một vai
trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, hay nói một cách ngắn gọn hơn Logistics nhân
đạo, nó là Logistics thương mại nhưng thay vì tập trung vào khía cạnh mang lại lợi
nhuận thì Logistics nhân đạo lại chỉ tập trung vào khía cạnh phi lợi nhuận.

2.2.2. Lý do dẫn đến việc kích hoạt các hoạt động Logistics nhân
đạo
Trong các hoạt động của Logistics nhân đạo, nếu không có doanh nghiệp hoặc chính
phủ chịu trách nhiệm điều hành, chuỗi cung ứng trong Logistics nhân đạo sẽ rất dễ bị phá
vỡ, và nó sẽ không được diễn ra một cách trật tự hoặc không hợp lý. Tình trạng phổ biến
nhất là thiếu người cần hỗ trợ trong khu vực bị ảnh hưởng. Một phần lý do họ hoạt động
hậu cần nhân đạo là do thiên tai, nhất là dịch bệnh kinh hoàng, người dân cần được hỗ trợ
về sức khỏe, tinh thần nên phải triển khai và vận hành công tác hậu cần nhân đạo để cùng
nhau chống chọi với thiên tai. Về phía doanh nghiệp, Logistics nhân đạo có thể không mang
lại lợi nhuận cho họ, nhưng bù lại, các doanh nghiệp này sẽ có hình ảnh đẹp hơn trong mắt
người dân, qua đó xây dựng được niềm tin và thương hiệu, làm cơ sở để tìm kiếm và thiết
lập lợi ích thương mại về sau này. Về phía chính quyền, việc triển khai Logistics nhân đạo
ở đây được coi là trách nhiệm của chính phủ với người dân.
13

2.2.3. Các tình huống/ bối cảnh điển hình cần triển khai Logistics
nhân đạo
Nói đến bối cảnh cần phải triển khai Logistics nhân đạo thì không thể không nói
đến chiến tranh, vì trong chiến tranh sẽ có rất nhiều những thiệt hại, ta có thể dễ thấy
nhất đó là thiệt hại về người. Những quốc gia như Việt Nam, hiện nay đã không còn
chiến tranh nữa nhưng ở những nước như Ả Rập hay Iraq hoặc là những quốc gia Hồi
giáo vẫn còn những cuộc chiến tranh và khủng bố mà thiệt hại lớn về người nên sẽ cần
những tổ chức cứu trợ nhân đạo (HROs) điều phối hàng tỷ đô la cứu trợ hàng năm cho các
nạn nhân của thiên tai, xung đột dân sự và chiến tranh. Nhiệm vụ chính của họ là huy động
kịp thời tài chính và hàng hóa từ các nhà tài trợ quốc tế và thực hiện cứu trợ cho các đối
tượng dễ bị tổn thương tại các khu vực thiên tai (Anisya, Managin Director, & Fritz, 2003).
Các hoạt động tình nguyện, hoạt động cứu trợ thiên tai, từ thiện có thể gọi tắt là các
hoạt động phúc lợi công cộng, là một trong những hoạt động giúp ích cho xã hội trên
quy mô lớn, và thường kéo dài trong một thời gian dài. Khi nói về phúc lợi công cộng,
người ngoài sẽ nghĩ đến việc đi hỗ trợ cho những vùng bị thiên tai là phúc lợi công cộng,
nhưng việc đi đến những vùng sâu vùng xa và tổ chức khám chữa bệnh cho người dân
tại đó cũng được xem là một hoạt động phúc lợi công cộng. Để các hoạt động này diễn
ra suôn sẻ, đội tình nguyện cần triển khai công tác Logistics nhân đạo.

2.2.4. Các điều kiện/ yêu cầu cần có để triển khai hiệu quả các
hoạt động Logistics nhân đạo.
Các hoạt động cần triển khai Logistics nhân đạo ngoài những đối tượng cần tham
gia hoạt động như tình nguyện viên, nhóm chuyên môn, có một số ít người có thể tham
gia hoạt động một cách gián tiếp hoặc trực tiếp như các nhà hảo tâm, chính phủ hoặc
doanh nghiệp.
Mỗi tập thể tham gia vào hoạt động đều có một vai trò nhất định, những doanh
nghiệp tham gia vào hoạt động này sẽ chung tay cung cấp trang thiết bị hỗ trợ. Ví dụ
một đội từ thiện muốn đi đến những vùng sâu vùng xa để làm công ích, thì một doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp cho đội từ
thiện những chiếc xe để di chuyển đến điểm làm từ thiện, hay doanh nghiệp kinh doanh
lương thực thực phẩm sẽ hỗ trợ cung cấp lương thực cho đội từ thiện. Vào ngày
29/10/2021, đại diện Hiệp hội VKBIA kết hợp cùng Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại
14

Vương quốc Anh (VBUK) và công ty cổ phần dược phẩm Tenamyd đã trao tặng 4.000
khẩu trang N95 chuyên dụng cho lực lượng y tế tại Bệnh viện Quân y 175 để điều trị
bệnh nhân nặng, phòng ICU; đồng thời trao quà hỗ trợ tăng cường sức khỏe bao gồm
2.400 chai nước sâm bổ dưỡng, 5.000 bánh dinh dưỡng và 12.000 chai nước khoáng
(Hương, 2021).
Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ kịp thời trong
những hoạt động về kinh phí và thủ tục giấy tờ, thuận tiện cho việc di chuyển của đội
hỗ trợ trung chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ. Điển hình là Công văn số 2800/UBND-
VX, Công văn số 2850/UBND-VX, Công văn số 2994/UBND-ĐT của UBND TP, việc
cấp giấy đi đường, thí điểm thẻ xanh Covid với mã QR cho các cán bộ an ninh, những
người làm công việc giao thông vận tải được triển khai triệt để. Theo đó, các cán bộ,
người dân có hoạt động liên quan đến các khu chế xuất; cung ứng hàng hóa, lương thực
thực phẩm thiết yếu phẩm được quyền đi lại giữa các vùng xanh khi xuất trình đầy đủ
giấy khai báo âm tính với Covid-19 hoặc mã QR xác nhận tiêm ngừa đủ 02 mũi vaccine.
Việc triển khai kịp thời hoạt động hỗ trợ thủ tục đi lại giải quyết được phần lớn nhu cầu
cung ứng kịp thời các nhu yếu phẩm cho người dân.
Mạnh thường quân là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong những hoạt động
Logistics nhân đạo bởi họ là những người đứng ra kêu gọi cộng đồng, hay chính bản
thân họ sẽ góp sức và lực của chính mình trong công tác hỗ trợ cho phòng chống thiên
tai. Trong đợt bùng dịch thứ 4, nghệ sĩ Quyền Linh, bên cạnh việc huy động tiền từ
thiện, anh cũng tham gia “tác chiến” bằng việc tham gia với các anh bộ đội để đi chợ hộ
và đến từng nhà trao túi an sinh đến tay những bà con đang gặp khó khăn (Báo Tuổi Trẻ,
2021). Không riêng nghệ sĩ, hoa hậu Đỗ Hà đã cùng các hoa hậu, á hậu thực hiện nhiều
chuyến thiện nguyện giúp đỡ bà con khó khăn, cũng như hỗ trợ lực lượng tuyến đầu như
tặng suất ăn cho công nhân mất việc, người lao động khó khăn, người vô gia cư; gửi hơn
100kg gạo và 100 kg thịt cho bếp ăn từ thiện ở Tp.Hồ Chí Minh; tham gia bán hàng
phiên chợ 0 đồng...(Báo Tuổi Trẻ, 2021).
Cuối cùng là những nhóm có chuyên môn và tình nguyện viên - lực lượng không
thể nào thiếu trong các hoạt động Logistics nhân đạo. Vai trò của họ cũng không kém
phần quan trọng bởi họ sẽ làm những công việc trong khâu hậu cần hay đứng ra chỉ dẫn
người dân thực hiện những biện pháp an toàn phòng chống những thiên tai có thể sẽ xảy
15

ra. Có thể thấy, trong đợt dịch Covid-19 tại Tp.Hồ Chí Minh, những bạn tình nguyện
viên sẽ tiếp nhận và phân phối hàng hóa đến người dân gặp khó khăn, vào ngày
26/8/2021 Trung tâm An sinh Tp.thHồ Chí Minh thành lập “Đội Shipper tình nguyện”
để vận chuyển lương thực, thực phẩm tại trung tâm an sinh xã hội các phường, xã, thị
trấn trên địa bàn thành phố đến các hộ dân trên địa bàn theo sự phân công của Tổ An
sinh xã hội. (Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, 2021).
Nhìn chung mỗi một bên liên quan đều có những vai trò khác nhau nhưng đều
chung một mục đích là để hỗ trợ cho công cuộc phòng chống thiên tai nói chung và dịch
bệnh nói riêng.
Nhằm đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị triển khai mô hình Logistics nhân
đạo, các bên liên quan cần phải đáp ứng đầy đủ những gì mà đơn vị triển khai Logistics
nhân đạo cần. Nếu bên liên quan là doanh nghiệp thì phải đáp ứng đầy đủ các trang thiết
bị mà đơn vị triển khai Logistics nhân đạo cần như khẩu trang, bao tay y tế, dung dịch
sát khuẩn, thức ăn và phương tiện di chuyển. Chính phủ phải luôn sẵn sàng để hỗ trợ về
tài chính cũng như nguồn lực, còn về mạnh thường quân, ngoài phải đáp ứng được về
tài chính thì các mạnh thường quân cũng cần phải có thời gian và sức khỏe. Bởi vì mạnh
thường quân cũng là những người sẵn lòng tham gia vào các hoạt động Logistics nhân
đạo nên sức khỏe và thời gian là một yếu tố quan trọng cần có. Cuối cùng là nhóm
chuyên môn và nhóm tình nguyện viên, cũng tương tự như nhóm mạnh thường quân thì
nhóm này cần phải có sức khỏe cũng như thời gian để có thể tham gia xuyên suốt quá
trình triển khai Logistics nhân đạo. Tuy nhiên, ngoài những yếu tố nêu trên, nhóm
chuyên gia cần phải có những kỹ năng và kiến thức chuyên môn bởi vì họ sẽ là tuyến
đầu, là những nhân viên y tế hay nhân viên hỗ trợ về kỹ thuật nên ngoài sức khỏe và
thời gian thì nhóm này cần phải có kỹ thuật chuyên môn.

Rộng hơn, có thể thấy cùng nhiệm vụ hậu cần, song Logistics thương mại và
Logistics nhân đạo đều có các các đặc trưng khác nhau. Thông thường, các hoạt động
thuộc Logistics thương mại chỉ tập trung chú trọng vào cung cấp các mảng về sản phẩm
và dịch vụ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng hóa của khách hàng trong điều
kiện bình thường. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố cần - cung cấp nhu yếu phẩm, các kế
hoạch trong chuỗi Logistics nhân đạo còn phải đáp ứng các điều kiện đủ - về nguồn lực
con người trợ giúp trong điều kiện thiên tai. Nhìn chung, các hoạt động Logistics thương
16

mại lẫn logistics nhân đạo đều đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm của con người, tuy
nhiên, mỗi lĩnh vực đều có tính cấp thiết và chức năng đặc trưng cho từng đối tượng,
tình hình sử dụng của mỗi khía cạnh.

Bảng 2. 1 So sánh sự khác biệt giữa Logistics thương mại và Logistics nhân đạo.
( Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)

Logistics thương mại Logistics nhân đạo

Mục tiêu hướng - Tối đa hoá lợi nhuận. - Giảm thiểu mất mát về tính
tới - Đạt được sự hài lòng cao nhất của mạng, vật chất, tinh thần.
khách hàng.

Chức năng - Cung cấp sản phẩm và dịch vụ. - Cung cấp hàng hoá thiết yếu (
lương thực, thực phẩm, thuốc
men,....) và nhân lực.

Nhu cầu khách - Có thể dự báo trước, tương đối ổn - Thay đổi liên tục, không thể dự
hàng định. báo trước về mặt thời gian,
không gian và quy mô.

Mạng lưới phân - Xác định được số lượng và trị ví - Khó khăn trong việc xác định vị
phối của các trung tâm phân phối. trí tập hợp.
- Last mile - hàng hoá có thể đến
trung tâm phân phối nhưng
không thể tới các khu vực bị ảnh
hưởng do thiệt hại về cơ sở hạ
tầng.

Đo lường hiệu - Tập trung vào tỷ suất tạo ra lợi - Tập trung vào quá trình thực
suất nhuận, doanh thu. hiện đầu ra: thời gian đáp ứng
nhu cầu, khả năng cung ứng,...

Hệ thống thông - Ứng dụng công nghệ thông tin - Thiếu tính nhất quán, không rõ
tin trong việc thu thập. ràng minh bạch.
- Dễ dàng trong việc thu thập. - Thông tin thu thập thường
không đầy đủ.
- Gián đoạn.

Kiểm soát hàng - Xác định được mức tồn kho dựa - Gặp nhiều thách thức trong việc
hoá tồn kho trên nhu cầu khách hàng, thời gian xác định nhu cầu dẫn đến khó
đặt hàng và mục tiêu đề ra. khăn trong việc chuẩn bị nguồn
17

cung ứng.
18

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VẬN HÀNH HOẠT ĐỘNG


LOGISTICS NHÂN ĐẠO TẠI VIỆT NAM
3.1. Các tình huống đã kích hoạt Logistics nhân đạo tại Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai
và biến đổi khí hậu. Trong số các loại hình thiên tai, bão lũ là phổ biến và nguy hiểm
nhất. Dựa trên báo cáo Biến đổi khí hậu Việt Nam, ước tính mỗi năm, Việt Nam hứng
chịu trung bình từ 6 đến 7 cơn bão. Từ năm 1990 đến 2010, 74 trận lũ đã xảy ra trên các
hệ thống sông của Việt Nam. Hạn hán nghiêm trọng, mặn xâm thực, sạt lở đất và nhiều
thiên tai khác đã và đang cản trở sự phát triển của Việt Nam. Đặc biệt, những năm gần
đây, thiên tai cực đoan xảy ra thường xuyên hơn, cướp đi sinh mạng của nhiều người
hơn và tác động không nhỏ đến nền kinh tế đất nước, an sinh xã hội. (Liên Hợp Quốc
Việt Nam (UNDP) & Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change
(IMHEN), 2015, 66). Việt Nam cũng là quốc gia phải chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-
19 bùng phát, gây tác động không nhỏ đến mọi mặt, từ kinh tế - chính trị, văn hoá - xã
hội, đến y tế, giáo dục, hay tôn giáo. Điều đáng quan tâm là cuộc sống của các nhóm
yếu thế trong cộng đồng đang chịu ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, cần phải đưa ra những
biện pháp đánh giá và phản ứng kịp thời để ứng phó và giảm thiểu các hệ luỵ của đại
dịch, tác động tiêu cực đến xã hội và đời sống của nhóm người yếu thế này.

3.1.1. Đại dịch Covid-19.


Gần 2 năm kể từ khi virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 xuất hiện tại Vũ
Hán, Trung Quốc, cuộc tìm kiếm nguồn gốc của đại dịch đã cướp đi sinh mạng hàng
triệu người và làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu vẫn là câu hỏi.

Tại Việt Nam, các giai đoạn của Đại dịch Covid-19 theo Bộ Y Tế thống kê được
chia thành 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 khởi điểm từ ngày 23/01 - 24/07/2020, với tổng số
ca mắc là 415, trong đó có 106 ca trong nước và 309 ca nhập cảnh, ca bệnh đầu tiên xuất
hiện tại TP. Hồ Chí Minh là ca nhập cảnh từ Vũ Hán. Giai đoạn 2 từ ngày 25/07/2020 -
27/01/2021, với tổng số ca là 1.136 ca, 554 ca trong nước và 582 ca nhập cảnh, số ca tử
vong là 35 ca. Đây là giai đoạn số ca bệnh diễn ra cao điểm nhất tại Đà Nẵng, ca bệnh
chỉ điểm là một bệnh nhân của Bệnh viện C Đà Nẵng nhưng không truy vết được nguồn
lây nhiễm. Từ ngày 31/07/2020, Việt Nam bắt đầu ghi nhận những ca tử vong. Giai đoạn
19

3 được tính từ ngày 28/01 - 26/04/2021, bùng phát tại Hải Dương, từ 1 người xuất khẩu
lao động bị phát hiện dương tính khi nhập cảnh Nhật Bản. Đợt dịch chủ yếu tại ổ dịch
Hải Dương bao gồm 726 ca, chiếm gần 80% tổng số ca bệnh. Ở giai đoạn này, tổng số
ca trong cộng đồng là 1.301 ca, với 910 ca trong nước và 391 ca nhập cảnh, không có
ca tử vong. Giai đoạn 4 bắt đầu từ ngày 24/07/2021. Đợt dịch có sự xuất hiện của biến
thể Delta, bùng phát tại nhiều nơi, lây lan mạnh ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận,
đẩy mạnh số ca nhiễm lên mức 998.045 ca, với 995.903 ca bệnh trong nước, 2.142 ca
nhập cảnh và 22.814 ca tử vong. Dịch bệnh Covid-19 đã đẩy các hệ thống bệnh viện ở
một số khu vực trên cả nước rơi vào tình trạng quá tải. Nhiều trường hợp bệnh nhân trở
nặng dẫn đến tử vong do không cấp cứu kịp thời và điều trị.

Về mặt kinh tế, giãn cách xã hội làm gián đoạn lưu thông, sản xuất kinh doanh
bị đình trệ. Nhiều doanh nghiệp buộc phải chọn phương án sản xuất “3 tại chỗ” (sản
xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ) hoặc “1 cung đường 2 điểm đến" để tránh lây lan dịch
bệnh, nếu không sẽ phải ngừng hoạt động đối với những đơn hàng đã ký kết. Tuy nhiên,
những doanh nghiệp đáp ứng được thì chi phí vận hành tăng cao, tỷ lệ lao động sử dụng
cũng chỉ ở mức 30 - 40%, các doanh nghiệp không thể hoạt động bình thường do gặp
khó khăn trong việc lưu thông hàng hoá, thiếu hụt nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nhiều
nhà xuất khẩu không thể thực hiện đơn hàng đúng hạn, phải gia hạn hoặc hủy bỏ hợp
đồng, nhiều doanh nghiệp phải phá sản, giải thể do kiệt quệ, không còn đủ sức chống
chọi với dịch bệnh đang hoành hành, một số công ty phải hoạt động cầm chừng, đình
trệ sản xuất do không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ trong điều kiện rất khó khăn, trực
tiếp ảnh hưởng đến lao động và việc làm trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Về mặt xã hội, do không có việc làm, người dân lao động phải vật vã chống chọi
với dịch bệnh. Thất nghiệp đã cắt đứt nguồn thu nhập chủ yếu hoặc duy nhất của người
lao động và gia đình họ, hậu quả để lại là họ mất khả năng thanh toán các chi phí sinh
hoạt như tiền nhà, tiền điện, tiền nước,... Ngoài ảnh hưởng về kinh tế, thất nghiệp còn
gây ra những tổn hại về mặt tinh thần. Để giảm thiểu hệ lụy, Chính phủ thực hiện các
chính sách hỗ trợ người lao động: Hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi
đại dịch Covid-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; Giảm mức đóng vào Quỹ bảo
hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Để
20

bảo vệ sức khoẻ gia đình và an toàn cộng đồng, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của
dịch bệnh, Chính phủ cũng đã ban hành một số lệnh giãn cách xã hội như chỉ thị 15, 16
và 19.

Bảng 3.1. Bảng so sánh sự khác nhau giữa chỉ thị số 15, 16 và 19 của Thủ tướng
Chính phủ

Chỉ thị 15 Chỉ thị 16 Chỉ thị 19

– Dừng các sự kiện – Cách ly toàn xã hội, – Dừng lễ hội, nghi lễ


tập trung trên 20 mọi người dân phải ở tôn giáo, giải đấu thể
người 01 phòng. nhà, chỉ ra ngoài khi thao, sự kiện tập trung
Tập trung
– Không tụ tập từ 10 thật sự cần thiết. đông người.
đông
người trở lên ngoài – Không tụ tập quá 02 – Không tập trung
người
công sở, trường học, người ngoài công sở, đông người nơi công
bệnh viện. trường học, bệnh viện. cộng, ngoài công sở,
trường học, bệnh viện.

Khoảng
cách an
2.0m 2.0m 1.0m
toàn tối
thiểu

– Tạm đình chỉ hoạt – Tạm đình chỉ các cơ – Vẫn đóng cửa khu
động các cơ sở kinh sở kinh doanh dịch vụ. vui chơi, giải trí,
doanh dịch vụ. – Chỉ các cơ sở kinh karaoke, mát xa, bar, vũ
– Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng trường, cơ sở làm đẹp,...
Các cơ sở
doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu – Mở cửa trở lại:
kinh
hóa, dịch vụ thiết được mở cửa. + Nhà hàng, quán ăn, xổ
doanh
yếu được mở cửa. số, khách sạn, bán
buôn, bán lẻ.
+ Danh lam thắng cảnh,
khu di tích, khu thể
21

thao.

– Hạn chế di chuyển – Dừng di chuyển từ – Xe khách liên tỉnh,


từ vùng có dịch đến vùng có dịch đến các nội tỉnh, taxi được hoạt
các địa phương khác địa phương khác động trở lại.
Hoạt
– Hạn chế vận – Cơ bản dừng hoạt
động vận
chuyển hành khách động vận chuyển hành
tải
từ Hà Nội, TP. Hồ khách công cộng.
Chí Minh đến nơi
khác.

Bên cạnh những lợi ích về an toàn sức khỏe, biện pháp này cũng gây ra một số
trở ngại đáng kể đối với nhu cầu hàng hoá và nhu yếu phẩm của người dân. Nguồn cung
hàng hoá ngày càng giảm nhưng có sự gia tăng mạnh trong nhu cầu, công suất hoạt động
của các doanh nghiệp bị hạn chế do áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo quy
định, chi phí sản xuất tăng dẫn đến xu hướng tăng giá của một số mặt hàng thực phẩm
thiết yếu. Các chuỗi cung ứng thương mại hay tư nhân đều không đảm bảo được sự vận
hành thông suốt của cả chuỗi, cần có sự giúp sức của các mạnh thường quân, nhà tài trợ,
cũng như chính quyền tại địa phương.

Hoạt động chuẩn bị là một trong những quy trình quan trọng trong chuỗi cung
ứng nhân đạo, các mặt hàng cứu trợ luôn được dự trữ tại nhiều địa điểm để sẵn sàng ứng
phó với những tình huống khẩn cấp. Thế nhưng trong tình thế đại dịch chuyển biến phức
tạp và lây lan nhanh trên diện rộng, hoạt động chuẩn bị này vẫn chưa thực sự hỗ trợ tốt
cho nhà quản lý cung ứng có thể vận hành chuỗi cứu trợ một cách trơn tru. Nhu cầu tăng
đột biến của các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, đồ dùng thiết yếu,
vượt xa khả đáp ứng của lượng hàng hóa dự trữ. Nếu Logistics nhân đạo trong hiểm họa
thiên tai cần phải đáp ứng lập tức và kịp thời, thì trong tình hình đại dịch, Logistics nhân
đạo đòi hỏi nguồn cung ứng phải ổn định trong suốt vài tuần, thậm chí là vài tháng.

Do mức độ phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn, tại tỉnh Bình Dương, chỉ có
gần 30% trong số 28 chợ truyền thống hoạt động đảm bảo công tác phòng chống dịch
22

hiệu quả, số lượng cửa hàng tiện lợi còn hạn chế. Lợi nhuận cũng giảm khoảng 40%, số
lượng cửa hàng tiện lợi giảm xuống còn 167 cửa hàng, có tất cả 11 siêu thị trong địa bàn
đang cung ứng hàng hóa cho người dân. Tại TP. Hồ Chí Minh, 70 chợ truyền thống
trong số 234 khu chợ đã tạm ngừng hoạt động tính đến ngày 30/6/2021, mặc dù đã tăng
mạnh các giải pháp như giãn cách, phát phiếu đi chợ,... nhưng vẫn sẽ cho đóng cửa do
không đáp ứng được các quy định về phòng chống đại dịch COVID-19. Sức mua tại các
chợ truyền thống hiện giảm từ 30% đến 60% so với ngày thường, trong đó, nhóm ngành
hàng thực phẩm và nhu yếu phẩm giảm 20% - 30%, các ngành hàng khác ngừng kinh
doanh.

Từ ngày 23/8/2021, TP. Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh các biện pháp phòng chống
dịch với chủ trương “ai ở đâu, yên ở đấy”. Để hưởng ứng quy định mới về phòng chống
dịch bệnh, nhân viên hệ thống bán lẻ VinMart / VinMart+ đã tiến hành “3 tại chỗ” tại
các siêu thị, cửa hàng để phục vụ người dân. Khó khăn hiện nay là số lao động được cấp
giấy phép đi lại trong siêu thị còn hạn chế (10%). Do đó, một số siêu thị có thể mất nhiều
thời gian hơn để chuẩn bị hàng hóa của họ theo đơn đặt hàng của chính quyền địa phương
cung cấp. Tại TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng các combo thực
phẩm, làm việc với các phường để kết nối với chương trình “Đi chợ hộ”. Tùy theo nhu
cầu của từng phường, các nhà bán lẻ đề xuất combo khác nhau có giá chỉ từ 100.000
đồng/combo gồm rau, củ, quả; các loại thịt, cá, trứng, sữa, gia vị, gạo,...

Tuy nhiên lại phát sinh một số vấn đề mới. Nhiều hộ dân chờ đợi nhiều ngày
nhưng chỉ nhận lại hàng hoá bị hư hỏng. Minh chứng cụ thể là trường hợp của một người
dân đã đặt mua hai vỉ cá hồi phi lê vào ngày 31/8, khi nhận được hàng thì cả hai vỉ đều
hết hạn, một vỉ có hạn sử dụng ngày 24/8, một vỉ có hạn sử dụng ngày 27/8 và đang có
dấu hiệu hư hỏng. Có nhiều trường hợp đặt mua combo rau giá 200.000 đồng nhưng sau
7 ngày chỉ nhận lại 2kg rau củ và combo thịt bị hư hỏng nên không thể sử dụng. Hoặc
có thể kể đến trường hợp của các hộ dân trong khu vực phường 12, quận Bình Thạnh,
Hồ Chí Minh. Sau khi đặt mua thực phẩm hơn một tuần, hàng chục hộ dân trong tổ dân
phố vẫn chưa nhận được hàng do quá tải. Phường có hơn 9.000 hộ dân, mỗi ngày, các
hộ dân trong phường đặt mua khoảng 500 - 600 đơn hàng, nhưng chỉ có hơn 10 người
phụ trách việc đi chợ giúp dân, dẫn đến việc chỉ khoảng 250 đơn hàng mỗi ngày được
23

đáp ứng, với lý do được đưa ra là quy trình hỗ trợ chưa hoạt động tốt nên có hộ nhiều
ngày không nhận được hàng. (Võ Thị Thúy Liễu, 2021). ('Đi chợ hộ' đang quá tải - Tuổi
Trẻ Online, 2021). Vậy nếu 7 ngày không đủ lương thực thì sức khỏe người dân sẽ như
thế nào, liệu người dân có đủ sức để “chống đói trước khi chống dịch”?
Chính vì lẽ đó, đại dịch Covid-19 đã và đang là một “minh chứng sống” cho thấy
hoạt động Logistics nhân đạo chưa đủ đáp ứng nhu cầu hỗ trợ người bị nạn, thiếu tính
quy chuẩn về quản lý hàng hoá cứu trợ và quy trình hỗ trợ cho người dân đang gặp nhiều
khó khăn.

3.1.2. Thiên tai tại miền Trung


Năm 2020 là một năm đầy biến động. Đại dịch Covid-19 dường như đã tác động
sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Đồng thời, thiên tai cũng có những
diễn biến bất thường, đột xuất. Từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11 năm 2020, miền Trung
liên tục xảy ra mưa lũ lớn, gây thiệt hại nặng nề về người và của, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của hàng triệu người dân.
Từ tối ngày 6/10 đến sáng sớm ngày 7/10/2020, lũ chủ yếu tập trung ở tỉnh Quảng
Bình, tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc Bắc Trung
Bộ. Và một phần của Nam Trung Bộ bao gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên và các vùng phía Bắc Tây Nguyên.
Trong đợt lũ đầu tiên từ ngày 6 đến 13/10, các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng
nặng nề. Đợt lũ thứ hai kể từ 16/10, miền Trung tiếp tục chịu ảnh hưởng của áp thấp
nhiệt đới, mạnh lên thành bão không khí lạnh, mưa to và lũ kéo dài liên tục. Ở một số
khu vực miền Trung, mực nước đã vượt qua mức kỷ lục lịch sử vào các năm 1979 và
1999, lập kỷ lục mới về thảm họa thiên tai bão lũ. Đợt lũ thứ ba từ ngày 25/10, với hai
cơn bão đổ bộ, đặc biệt là trận cuồng phong Molave mạnh vào ngày 28 và 29/10 đã gây
thiệt hại lớn. Tiếp đó là đợt lũ thứ 4 ngày 6/11, gây nhiễu động khắp miền Trung, đặc
biệt chuyển vị trí về phía Nam Trung Bộ. (Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam,
2020)
Trận lũ lụt ở miền Trung (năm 2020) đã để lại một dấu ấn lịch sử mới, được đặt
mức báo động IV, thuộc loại cấp bậc thiên tai nguy hiểm, ảnh hưởng sâu rộng, gây tổn
thất và thiệt hại toàn khu vực, phá hủy, trì trệ và đẩy ngược nền kinh tế – xã hội của
miền Trung Việt Nam, đặc biệt là tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
24

Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi là các điểm nóng của đại dịch Covid-19 đợt hai
tại Việt Nam diễn ra không lâu trước đó.
Trong bối cảnh lũ lụt 2020 gây thiệt hại nặng nề cho miền Trung, cộng đồng
người Việt ở nhiều khu vực, vùng miền trong nước lẫn kiều bào đã tích cực quan tâm,
đóng góp, ủng hộ đồng bào vượt qua giai đoạn hiểm nguy của lũ lụt. Nhiều hoạt động
của cộng đồng có thể kể đến như thiết lập các đoàn xe mang lương thực, thực phẩm vào
vùng lũ; đưa xuồng, cano cùng đoàn quân dân đến các vùng nghiêm trọng để cứu người;
nấu chín thực phẩm và dự trữ các loại thực phẩm sử dụng ổn định như bánh chưng, xôi,
cơm nắm,...gửi tới hàng nghìn hộ ngập lụt không thể nấu ăn; nấu cơm phục vụ bộ đội
tiền phương chống lũ; kêu gọi, tổ chức sự kiện văn hóa, giải trí để quyên góp tiền hỗ trợ,
quyên góp áo quần cho người dân và sách vở cho trẻ em;...Các hoạt động cộng đồng đều
tình nguyện, hướng tới mong mỏi miền Trung vượt qua khó khăn. Hàng trăm chuyến xe
cứu trợ liên tục tiếp tế nhu yếu phẩm cho người miền Trung vùng lũ mỗi ngày. Từ một,
hai nhóm tự phát sau đó trở thành phong trào quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng lũ, đây
là việc làm rất đáng quý thể hiện tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc Việt.
Tuy nhiên, do tự phát nên nhiều đoàn thiện nguyện thiếu thông tin, không hiểu
địa hình khi đến cứu trợ nên xảy ra tình trạng cứu trợ chưa đúng đối tượng, nơi thuận
lợi thì trao quà nhiều lần, nơi ngập sâu, khó khăn thì ít ai đến. Tại Quảng Bình, có nhiều
đoàn thuê thuyền đi chở nhiều hàng hóa, trong khi sóng lớn gió to nên bị lật thuyền, rất
may được cứu trợ kịp thời nên an toàn.Về phía địa phương, do không nắm hết thông tin,
số liệu về đoàn đến cứu trợ nên lúng túng trong việc điều phối, phân phát quà cứu trợ,
tạo nên sự thiếu công bằng trong từng khu dân cư bị thiệt hại do lũ. Tại Hà Tĩnh, những
ngày đầu lũ rút, hàng trăm đoàn cứu trợ không thể đến được với người dân do các tuyến
đường đều ngập trong nước, phương tiện di chuyển duy nhất là thuyền, ca nô. Tuy nhiên,
những chiếc xuồng, ca nô đã được lực lượng vũ trang Hà Tĩnh sử dụng để cứu người
nên những phần quà ủng hộ đã bị tắc nghẽn trên đường.
Năm 2020, số đoàn và lượng hàng cứu trợ về các xã đang gặp nạn đông hơn,
nhưng bên cạnh những hiệu ứng tích cực, quá trình ủng hộ của một số đoàn chưa mang
lại kết quả như mong muốn. Do không phối hợp với địa phương xây dựng được kế
hoạch, phương án để hỗ trợ người dân nên tại một số thôn đã xuất hiện tình trạng “nơi
thừa, nơi thiếu”, “nơi cần thì không có, nơi có thì chưa cần”. (Võ Tá Kỷ, 2020).
25

Do không đăng ký kế hoạch và phối hợp với chính quyền địa phương, nhiều đoàn
từ thiện đã vào sâu trong khu vực ngập lũ. Nước lũ dâng cao, chảy xiết dẫn đến việc
những chiếc xuồng cao su của các đoàn cứu trợ bị các vật chìm dưới nước đâm thủng,
lực lượng công an phải dùng thuyền cứu hộ chạy theo để ứng cứu. Có nhiều đoàn mặc
dù đã đặt chân đến vùng ngập lụt, nhưng tại thời điểm đó, khu vực này nước đã rút, nên
họ lại quay lại điểm khác vì nghĩ ở đây không ngập, họ tìm đến những nơi đang còn
nước lũ để hỗ trợ mặc dù mức thiệt hại, khó khăn ở hai khu vực đó là tương đương nhau.
Song, trong những ngày đầu chống chọi với nước lũ bủa vây, người dân rất cần bánh,
mì tôm và nước uống. Nhưng khi nước rút, nhu cầu về gạo, nước mắm, nhất là giống
cây con, sách vở, quần áo, thuốc men thì các đoàn cứu trợ lại vận chuyển nhiều bánh,
nước và mì tôm đến. Những luận cứ được nêu là cơ sở để chứng minh chuỗi hoạt động
cứu trợ trong hoạt động Logistics nhân đạo tại Việt Nam còn thiếu tính hiệu quả, chưa
được điều phối hợp lý, tồn tại những đứt gãy do không có kế hoạch và các hoạt động
mang tính tự phát, dẫn đến việc hàng hóa bị tồn động, không đáp ứng kịp thời nhu cầu
cấp bách của người dân bị nạn trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, đại dịch. (Nhân
Dân, 2020).
Vậy làm thế nào để các nhà quản trị Logistics có thể chuẩn bị tốt hơn, vận hành
trơn tru hơn cho chuỗi cung ứng nhân đạo trước những khủng hoảng tiếp diễn trong
tương lai?

3.2. Các giải pháp Logistics nhân đạo đã được triển khai trong các
tình huống trên.
Nhằm giảm thiểu những thiệt hại về người và của sau thiên tai, hơn nữa, nhận
thấy rõ những thiếu sót trong việc trợ cấp hàng hóa tự phát của các mạnh thường quân
trong mùa lũ, đặc biệt là diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh. Những hành động
trên không chỉ không giúp được người dân mà còn gây nguy hiểm cho bản thân, gây
nhiều khó khăn trong công tác của cơ quan địa phương. Bởi vậy, các giải pháp Logistics
nhân đạo được triển khai với hy vọng không chỉ cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm,
mà còn đảm bảo tính an toàn trong quản lý nguồn cung sức người và cung hàng hóa,
không bị đứt gãy trong chuỗi trung chuyển lương thực trong thiên tai, dịch bệnh.

Ở phần này, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu về những yếu tố thành công và thách
thức của lần lượt 5 giải pháp Logistics nhân đạo tiêu biểu sau:
26

Sơ đồ 3.1. Hiệu quả và khó khăn trong giải pháp nhân đạo được triển khai
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
3.2.1. Các chuyến bay đưa người Việt Nam hồi hương
Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, hầu hết
các quốc gia đều tạm ngưng các chuyến bay thương mại thay vào đó là các chuyến bay
quốc tế “giải cứu" đưa công dân về nước, trong đó có Việt Nam. Với tinh thần “Không
ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm chuyến bay nhân đạo đã được các cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không trong và ngoài nước
thực hiện nhằm đưa công dân Việt Nam từ các vùng tâm dịch trở về nước.

Kể từ khi bùng dịch, tính cho đến tháng 1/2021, Việt Nam đã thực hiện thành
công được 299 chuyến bay giải cứu, đưa hơn 80.000 công dân từ 60 quốc gia và vùng
lãnh thổ về nước an toàn, trong đó nổi bật nhất là chuyến bay đưa công dân Việt Nam
từ tâm dịch Vũ Hán trở về ngày 10/02/2020 (Báo Nhân Dân, 2021). Các nhóm đối tượng
27

được ưu tiên gồm có: Học sinh, sinh viên, người cao tuổi, người có bệnh nền,... Với mục
tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, các hãng hàng
không Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh
dịch tễ trong suốt các chuyến bay. Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay, những người
tham gia các chuyến bay sẽ được kiểm tra y tế và đưa về cơ sở cách ly tập trung theo
đúng quy định. Việc đưa các công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về nước được thực
hiện một cách đồng bộ, từ khâu hướng dẫn, tạo điều kiện làm thủ tục tại nước sở tại, đón
tiếp ở sân bay theo đúng các quy định trong mùa dịch cho tới việc chăm sóc, cách ly.

Tại Việt Nam vào cuối tháng 7/2021, trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ 4 tại
khu vực phía Nam diễn biến phức tạp, Pacific Airlines và UBND tỉnh Quảng Nam cũng
đã phối hợp nhằm thực hiện “Chuyến bay 0đ” đưa gần 400 công dân Quảng Nam hiện
sinh sống, học tập và làm việc ở TP. Hồ Chí Minh và đang gặp khó khăn về quê (Pacific
Airlines, 2021). Ngay sau khi xuống cửa máy bay, người dân được hướng dẫn lên thẳng
ô tô chờ sẵn bên dưới và chạy thẳng về khu cách ly tập trung tại Quảng Nam đảm bảo
một quy trình khép kín trong phòng chống dịch. Bên cạnh đó, hàng trăm “Chuyến xe
0đ" của Tập đoàn Phương Trang - FUTA Group cũng đã tổ chức các chuyến xe. Người
tham gia chuyến xe 0đ phải có giấy xét nghiệm âm tính trong 72h, thực hiện đúng tiêu
chuẩn 5K nhằm đảm bảo an toàn mùa dịch.
Trong suốt quá trình thực hiện, công tác giải cứu đã gặp không ít khó khăn. Nhiều
thủ tục, giấy tờ phức tạp mất nhiều thời gian hoàn thành dẫn đến việc nhiều chuyến bay
đã không được tổ chức. Các bệnh viện, trung tâm cách ly tập trung bị quá tải. Hiện nay
có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam ở khắp các châu lục trên thế giới, số người cần được
giúp đỡ vượt xa công suất vận chuyển. Những người trực tiếp phục vụ và tiếp xúc với
hành khách, phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm chéo khi tham gia phục vụ trên chuyến
bay. Bên cạnh đó, hình thức bay giải cứu bất lợi ở chỗ hành khách không được chủ động
mua vé mà phải chờ đại sứ quán phân bổ suất bay.

3.2.2. Huy động lực lượng quân đội đi chợ hộ


Từ ngày 23/8/2021 đến ngày 06/09/2021, TP. Hồ Chí Minh thực hiện siết chặt
giãn cách “ai ở đâu, ở yên đó”, người dân được yêu cầu ở yên tại nhà và chính quyền
sẽ thực hiện công tác “đi chợ hộ”. Lực lượng chính “đi chợ giúp dân” là nhóm tình
28

nguyện viên, bộ đội, hội phụ nữ. Nguồn cung hàng hóa được cung ứng từ các chuỗi siêu
thị, cửa hàng tiện lợi,... đảm bảo chất lượng và có truy xuất nguồn gốc xuất xứ với mức
giá được niêm yết rõ ràng. Việc giao hàng được thực hiện với nhiều hình thức khác
nhau, tùy địa hình sẽ sử dụng bằng xe máy hoặc xe bán tải, việc làm này đã giải quyết
được phần nào về nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân đồng thời cũng đã giảm
thiểu được tình trạng lây lan dịch trong cộng đồng.
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí
Minh, trong thời gian thực hiện “ai ở đâu, ở yên đó”, để cung ứng hàng hóa cho người
dân, thành phố đã tính toán đội ngũ "đi chợ hộ" từ lực lượng huy động tại địa phương.
Có nơi lực lượng "đi chợ hộ" và người dân, doanh nghiệp cung ứng phối hợp tốt với
nhau; có chỗ chệch choạc. Bản thân các hệ thống phân phối thời gian đầu cũng không
hình dung được sẽ phải làm như thế nào. Nếu có trục trặc nhỏ trong các khâu phối hợp
sẽ làm chậm tiến độ tiếp nhận, chuyển giao, xử lý đơn và giao hàng (Báo Người Lao
Động, 2021). Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh có hơn 9,4 triệu dân nên việc đáp ứng nhu cầu
hàng hóa của tất cả mọi người cùng một lúc là rất khó khăn. Công tác triển khai còn
lúng túng, chưa có sự chuẩn bị từ trước và phải huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau.
Việc cung ứng hàng hóa tuy gấp rút nhưng các hệ thống phân phối, tổ công tác đã nỗ
lực hết sức để đưa hàng hóa tới cho người dân.
Thời gian đầu, do có sự chuẩn bị trước nên mọi việc được diễn ra suôn sẻ. Nhưng
sau vài sau ngày áp dụng, hầu hết các mặt hàng đều không đáp ứng đủ nhu cầu của người
dân. Do đang gặp vướng tại khâu nhân sự ở siêu thị/cửa hàng lẫn nhân viên giao hàng
nên xảy ra tình trạng dồn ứ, tồn đọng đơn hàng. Hệ thống cửa hàng Bách Hóa Xanh
trong ngày 25/08/2021 đã nhận tổng cộng 40.000 đơn đặt hàng nhưng chỉ giao được
2.000 đơn. Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị Vinmart/Vinmart+ cũng được phản ánh nhiều
cửa hàng nhận được 400 đơn hàng cho một ngày nhưng chỉ giao được 100 đơn do lực
lượng được cấp giấy đi đường quá mỏng đã dẫn đến tình trạng không đáp ứng kịp nhu
cầu của người dân. Chuỗi siêu thị AEON ở TP. Hồ Chí Minh trong ngày 27/08/2021
cũng ghi nhận lượng đơn hàng combo thực phẩm cao gấp 3-4 lần so với những ngày
đầu triển khai, trung bình mỗi ngày tăng khoảng 30% (Báo Người Lao Động, 2021).
Người dân “vùng đỏ” liên tục kêu cứu vì không được đi chợ hộ, bị hoãn đơn dù đã đặt
hơn một tuần, đã bị động nay lại càng bị động hơn. Các số điện thoại liên lạc luôn trong
29

tình trạng không liên lạc được, số lượng đơn hàng luôn quá tải. Trong quá trình thực
hiện, lực lượng hỗ trợ còn bị “boom hàng” giao lại không có người nhận, một số trường
hợp cho biết “Đặt thử xem có được không?”. Bên cạnh đó, tại một số khu vực xuất hiện
tình trạng giả mạo đăng kí đi chợ hộ, đề nghị chuyển tiền trước nhưng qua xác minh thì
toàn bộ những tin nhắn đó không phải của tổ hậu cần địa phương. Qua các vấn đề trên
có thể nhận ra điều thiếu triệt để trong công tác hỗ trợ này.
Mặc dù, quân đội và chính quyền đã và đang rất tích cực trong công tác hỗ trợ
nhu yếu phẩm, song không thể phủ nhận nhiều thiếu sót và bất cập. Nguyên nhân của
những thiếu sót, bất cập này là do lượng lực hỗ trợ phần lớn là quân đội, tình nguyện
viên. Lực lượng này chủ yếu là những thanh niên 18 - 22 tuổi, ít khi đi chợ, lóng ngóng
trong việc chọn, mua hàng. Bên cạnh đó, mô hình “Đi chợ hộ” do mới triển khai nên đã
bộc lộ nhiều lúng túng, nảy sinh các tình huống mà cả cán bộ đi mua hàng hộ lẫn người
dân không mong muốn. Vốn đây không phải chuyên môn của bộ đội và lực lượng này
đã phải làm trái chuyên môn đào tạo nên dẫn đến việc khó khăn từ khâu soạn đơn, chọn
sản phẩm đến khâu giao hàng. Chính vì thế, việc giao hàng không chỉ cần tấm lòng mà
còn cần cả kỹ năng và khả năng đáp ứng nhanh thì việc giao hàng mới thuận lợi từ đó
giải pháp mới đạt hiệu quả cao.

3.2.3. Thay đổi công năng phương tiện công cộng vào việc vận
chuyển lương thực, thực phẩm.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Nhà nước và các cơ
quan có thẩm quyền đã thống nhất mở “Luồng xanh đường thủy” để vận chuyển hàng
hoá. Cụ thể, theo Sở Công thương tỉnh Long An, việc mở “luồng xanh đường thủy” vận
chuyển hàng hóa thiết yếu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây trong thời gian
giãn cách xã hội. Điều đó vừa góp phần làm giảm tình trạng khan hiếm hàng hóa cho
TP. Hồ Chí Minh nói riêng, vừa giúp tiêu thụ nông sản cho người dân các tỉnh miền Tây
nói chung. Tàu cao tốc được tháo dỡ toàn bộ ghế ngồi trong tàu để tạo khoảng trống,
trưng dụng để chở nhu yếu phẩm. Có thể thấy, việc kịp thời chỉ đạo, triển khai ý tưởng
“Luồng xanh đường thủy” đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác vận chuyển
hàng hóa thiết yếu về tuyến đầu TP. Hồ Chí Minh.

Theo đó, phương tiện phải đảm bảo công dụng chở hàng hóa và không chở quá
khả năng khai thác theo quy định của cơ quan đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. Các
30

phương tiện thủy nội địa khi vào, rời cảng, bến thủy nội địa, chỉ cử 01 thuyền viên lên
bờ làm thủ tục cảng vụ, các thuyền viên khác không được lên bờ. Các phương tiện thủy
nội địa không bố trí lực lượng bốc xếp, việc bốc xếp hàng hóa tại các bến thủy nội địa
do các đơn vị cung ứng hàng hóa tại địa phương chịu trách nhiệm. Trong suốt quá trình
di chuyển, phương tiện sẽ từ các cảng, bến thủy nội địa của các tỉnh miền Tây đi thẳng
về bến Bạch Đằng - TP. Hồ Chí Minh, không được dừng dọc đường. Sau mỗi chuyến
vận chuyển hàng hóa, phương tiện sẽ được phun khử khuẩn toàn bộ trước khi khởi hành
chuyến mới.

Hơn nữa, xe buýt được chuyển đổi công năng thành “siêu thị mini” mang rau củ
quả phục vụ người dân. Để lắp đặt quầy kệ đơn vị đã tháo ghế trên xe buýt nhằm thay
đổi công năng tạo nên siêu thị di động kiểu mới tiện nghi với đầy đủ hàng hóa. Những
“siêu thị mini” trên xe buýt không những bổ sung thêm điểm bán thực phẩm lưu động
cho người dân dễ tiếp cận, mà còn tận dụng những tuyến xe buýt công cộng vốn đang
phải nằm bãi suốt thời gian giãn cách.

Mỗi ngày, “siêu thị” sẽ bắt đầu từ 9h - 16h và sẽ hoạt động tại các địa điểm khác
nhau do Sở Công thương bố trí, thường là những khu vực xa chợ, siêu thị nhằm cung
cấp thịt tươi, rau củ quả, trái cây và nhiều nhu yếu phẩm khác. Nguồn cung hàng hóa
được Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh giới thiệu cho doanh nghiệp vận tải với giá bình
ổn, giá cả được niêm yết rõ ràng trên xe để người dân tiện theo dõi. Nhằm đảm bảo an
toàn cho mỗi lượt mua sắm sẽ chỉ có 2 khách lên xe từ cửa trước - mua sắm một chiều
và đi xuống ở cửa sau. Trên mỗi xe còn được bố trí đèn sát khuẩn cho khách ngay tại
cửa lên. Với hình thức hoạt động này, không những tận dụng được những nguồn lực
nhàn rỗi sẵn có, mà còn góp phần giúp người dân thuận tiện mua sắm, hạn chế việc di
chuyển trong thời gian giãn cách.
Tuy vậy, triển khai các chỉ đạo gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện.
Việc tháo lắp các phương tiện vận chuyển như tàu, xe buýt để trưng dụng thành thiết bị
hỗ trợ chở hàng hóa phải giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực trung chuyển, chỗ
lưu trữ các thiết bị sau khi tháo dỡ. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề phát sinh như vận động
nguồn lực tham gia vận chuyển hàng hóa, đảm bảo an toàn cho tình nguyện viên và
người dân khi mua hàng trở nên khó kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm chéo cao.
31

Trong quá trình thực hiện, hàng loạt phương tiện đã lợi dụng “luồng xanh" nhằm
vận chuyển những hàng hóa trái phép, không rõ nguồn gốc gây cản trở cũng như khó
khăn trong công tác phòng chống dịch.

3.2.4. Huy động phương tiện để chi viện cứu trợ


Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, các cơ quan có thẩm
quyền đã chủ động trong hoạt động quản trị vận tải, điều phối phương tiện grab, taxi chở
người đi cấp cứu và huy động nguồn lực bác sĩ từ các tỉnh chi viện cho TP. Hồ Chí Minh.
Cụ thể:

Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đã cấp phép cho 200 xe taxi Mai Linh và
khoảng 250 xe của Vinasun để chở người dân đi cấp cứu, khám bệnh, hoàn thành cách ly
y tế trở về, ra sân bay, bến xe về quê,...Bên cạnh đó, Grab cũng có văn bản đề xuất Sở
GTVT, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh tận dụng GrabCar để vận chuyển vật tư y tế (GrabCar
Y tế) và bệnh nhân kể cả F0 cần di chuyển đến các cơ sở y tế (GrabCar cấp cứu). Để đảm
bảo an toàn phòng dịch, đa số các xe được sử dụng là xe 7 chỗ, một số ít là xe 4 chỗ có
vách ngăn tài xế với khách hàng, thoáng mát, áp dụng 5K. Các hãng xe đều ưu tiên vận
động các tài xế hợp đồng, ưu tiên tiêm ngừa đủ 2 mũi vacxin để đảm bảo an toàn cho nhân
viên và khách hàng. Đặc biệt, các chi phí hoạt động của GrabCar y tế và GrabCar cấp cứu
hoàn toàn do Grab chịu trách nhiệm. Việc kịp thời phân bổ nguồn xe lưu thông giúp giải
quyết phần nào nhu cầu di chuyển của người dân, tuy nhiên, do diễn biến dịch bệnh phức
tạp gây khó khăn trong việc vận động tài xế. Các hãng chỉ có thể vận động tài xế có hợp
đồng với công ty. Ngoài ra, việc tiếp xúc nhiều đối tượng khiến nguy cơ lây nhiễm chéo
mầm bệnh gia tăng.
Bên cạnh đó, Bộ Y Tế và các cơ quan có thẩm quyền kịp thời phân công, đón nhận
sự chủ động tham gia của các hãng hàng không như Airline, Vietjet vận chuyển lực lượng
bác sĩ, y tá, vacxin, các dụng cụ y tế từ các địa phương Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang
đến chi viện sức người, sức của, cho các tỉnh miền Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh.
Không chỉ chi viện kịp thời sức người cho vùng dịch, đội ngũ các y bác sĩ cũng được đảm
bảo trang bị đủ các điều kiện cần thiết để bảo vệ sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng hằng
ngày như các suất cơm, trứng, sữa tươi,... được cung cấp đầy đủ đến khu vực cách ly để
đảm bảo sức khỏe của đội ngũ nhân viên y tế được bảo vệ tốt nhất. Điều này đã góp phần
32

quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh, làm giảm thiểu tỷ lệ tử vong trên toàn địa bàn
TP. Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực các tỉnh miền Nam nói chung. Tuy nhiên, việc chi
viện nguồn nhân lực có chuyên môn còn nhiều hạn chế do năng lực của đội ngũ y tế xuất
phát từ các khu vực khác nhau, gây khó khăn trong việc huy động lực lượng một cách
nhanh chóng, hiệu quả.

3.2.5. Linh hoạt điều phối công năng của phương tiện đường
thủy cá nhân để hỗ trợ mạnh thường quân
Đối mặt với tình trạng thiên tai kéo dài, các cơ quan có thẩm quyền phối hợp với
lực lượng ở địa phương chủ động trong việc quản trị các hoạt động quản trị vận tải. Cụ
thể, địa phương vận động người dân tích cực đóng góp phương tiện vận chuyển người
dân đến khu vực an toàn; các hàng hóa hỗ trợ từ nhà nước và các mạnh thường quân. Theo
đó, tổ chức, cá nhân có xuồng, ghe, thuyền nhỏ dưới sự chỉ đạo của cán bộ địa phương,
di chuyển trong khu dân cư, các tàu cứu nạn chở người dân tại khu vực lũ lụt đến “Nhà
tránh lũ”; hỗ trợ trung chuyển các nhu yếu phẩm, thiết bị y tế đến các dân cư bị biệt lập
với khu vực bên ngoài do lũ. Việc dự báo và triển khai kịp thời các kế hoạch vận chuyển
người và hàng hóa cứu trợ bằng phương tiện đường thủy tại địa phương góp phần giảm
thiểu các thiệt hại về người và của do thiên tai đem lại. Tuy nhiên, việc vận động, điều
phối và duy trì thực hiện người dân tham gia đóng góp các phương tiện còn gặp nhiều hạn
chế, do đa phần các phương tiện chỉ dành cho hộ gia đình nên tính an toàn, khả năng vận
chuyển số lượng người và hàng hóa không cao. Hơn hết, các hoạt động sử dụng thuyền,
ghe đi cứu trợ tự phát trong lúc lũ quét gây nhiều khó khăn trong việc kiểm soát, đảm bảo
phòng tránh các nguy cơ thiệt hại về tính mạng của người đi cứu trợ của địa phương.
Bảng 3.2. Những thành công và thách thức trong việc triển khai các hoạt động
logistics nhân đạo tại Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

STT Các giải pháp Thành công Thách thức

+ Tính đến 1/2021, thực + Nhiều thủ tục phức tạp


Chuyến bay đưa người Việt hiện hơn 299 chuyến bay, ⇒ Nhiều chuyến bay
1
Nam hồi hương. đưa 80.000 công dân về không được tổ chức.
nước an toàn. + Nguy cơ lây nhiễm chéo.
33

+ Đợt dịch thứ lần thứ 4 tại + Số người cần vượt xa


TP. Hồ Chí Minh, thực hiện công suất vận chuyển.
các chuyến bay 0 đồng.

+ Cung cấp thực phẩm cho + Nguồn cung không đủ.


khu vực bị ảnh hưởng + Xảy ra tình trạng “boom
+ Giảm tình trạng lây lan hàng”.
dịch. + Xuất hiện tình trạng giả
mạo đăng ký.
Huy động lực lượng quân đội
2 + Tình trạng hủy đơn tại
đi chợ hộ.
các khu vực “vùng đỏ”.
+ Đội ngũ hỗ trợ không
làm đúng chuyên môn ⇒
khó khăn trong chuỗi cung
ứng.

+ Cung cấp thực phẩm cho + Xuất hiện tình trạng lợi
TP. Hồ Chí Minh khi các dụng “luồng xanh” để
Thay đổi công năng phương
chợ đầu mối bị đóng cửa. vận chuyển hàng trái phép.
tiện công cộng vào việc vận
+ Tận dụng tốt nguồn nhân
3 chuyển lương thực thực
lực nhàn rỗi.
phẩm.
+ Hạn chế việc di chuyển
của người dân trong thời
gian giãn cách.

+ Chi viện kịp thời nguồn + Chỉ huy động được số ít


lực có chuyên môn đang bị các tài xế hợp đồng với
Huy động phương tiện để chi hạn chế. Công ty.
4
viện cứu trợ. + Giảm áp lực lên bộ phận y + Nguy cơ lây nhiễm chéo
tế. cao.
+ Năng lực đội ngũ Y tế
34

khác nhau.
+ Tâm lý lo lắng cho người
nhà nhiễm bệnh.
+ Nguồn nhân lực còn hạn
chế.

+ Vận chuyển kịp thời các + Mang tính tự phát.


Linh hoạt điều phối công
nhu yếu phẩm tới vùng bị ⇒ khó khăn trong kiểm
năng của phương tiện đường
5 ảnh hưởng. soát.
thủy cá nhân để hỗ trợ mạnh
⇒ Nguy cơ thiệt mạng đối
thường quân.
với người đi cứu trợ.
35

CHƯƠNG 4. CÁC TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH


Khi tình huống thảm họa xảy ra, các tổ chức ứng phó phối hợp với các doanh nghiệp,
mạnh thường quân tìm cách cung cấp viện trợ cho những người gặp khó khăn. Khi thực
hiện hoạt động này, các bên liên quan phải đảm bảo chuỗi cung ứng của họ cần phải
nhanh và linh hoạt, để ứng phó với những thảm họa bất ngờ ập đến, có thể xảy ra ở các
thành phố hoặc những nơi xa như vùng nông thôn ở một nước đang phát triển. Nhiều
năm trở lại đây, thế giới đã chứng kiến nhiều thảm họa quy mô lớn và các trường hợp
khẩn cấp nhân đạo đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế.
Triển khai các hoạt động Logistics nhân đạo kịp thời đã tạo hiệu quả đáng kể trước
tình hình thiên tai và dịch bệnh diễn biến phức tạp. Bên cạnh cung cấp nguồn nhu yếu
phẩm đến với các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly, việc triển khai đúng lúc, đúng đối
tượng và đúng địa điểm đã góp phần hạn chế nguy cơ thiếu hụt lương thực, nguy cơ lây
nhiễm chéo và bạo động ở các trung tâm dịch bệnh.
Tuy nhiên, trong quá trình trình thực hiện, các hoạt động này lại bị cản trở bởi các
vấn đề hậu cần làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định và điều phối. Sự hạn chế của các
tác nhân địa phương và sự trợ giúp mà không cần đánh giá nhu cầu, đồng thời sự phối
hợp kém đã dẫn đến hoạt động chưa hiệu quả. Việc này liên quan đến các thành phần tổ
chức như mua sắm, vận chuyển, kho bãi, quản lý hàng tồn kho, theo dõi và truy tìm, báo
cáo và trách nhiệm giải trình để giải quyết các nhu cầu khẩn cấp.
Chương này sẽ trình bày một số nghiên cứu điển hình đã được thực hiện dựa trên
một số thảm họa xảy ra ở các quốc gia trên thế giới. Qua đó, nhóm tác giả đã ghi nhận
một số giải pháp được các nước khác áp dụng cũng như xác định một số khó khăn mà họ
gặp phải trong quá trình xử lý sự cố bằng hoạt động hậu cần nhân đạo. Từ đó, ứng dụng
vào Việt Nam nhằm ứng phó, giảm thiểu triệt để các tình trạng thiếu hụt lương thực, tổn
thương và bạo loạn do thiên tai, dịch bệnh mang lại.

4.1. Thảm họa núi lửa Nevado del Ruiz, bị kịch Amero ở Colombia
năm 1985.
Trong các loại thảm họa thiên nhiên mà loài người từng hứng chịu trong lịch sử,
thảm họa núi lửa được coi là một trong những thảm họa rất khủng khiếp. Cách đây 36
năm, thị trấn yên bình Armero của Colombia đã bị nhấn chìm bởi dòng siêu mắc ma
36

phun trào, di chuyển với tốc độ 480km/h, nhấn chìm cả thành phố, giết chết hơn 20.000
người trong khi các thị trấn gần đó bị chôn vùi trong dòng chảy lahars - các dòng lahars
được hình thành từ nước hồ trong lòng núi, băng trên miệng núi, đá bọt và các loại đá
khác, kết hợp với đất sét từ đất xói mòn khi chúng đi xuống sườn núi lửa.

Thị trấn Armero, nằm cách núi lửa Nevado del Ruiz 48km và cách thủ đô Bogota
của Colombia 169km, là một thị trấn nông nghiệp nổi bật trước khi xảy ra thảm hoạ, nơi
đây chịu trách nhiệm cho khoảng một phần năm sản lượng gạo, một phần lớn cây bông,
cao lương và cà phê của Colombia. Phần lớn thành công này là nhờ Nevado del Ruiz,
vì đất núi lửa màu mỡ, kích thích sự phát triển nông nghiệp. Khi Nevado del Ruiz trải
qua một thời gian dài mà không phun trào, mọi người bắt đầu xây dựng các thị trấn trên
các khu vực có dòng bùn và băng tích tụ gần miệng núi lửa.
Sau 69 năm không hoạt động, núi lửa phun trào khiến các thị trấn gần đó không
hay biết, mặc dù chính phủ đã nhận được cảnh báo từ núi lửa và các yêu cầu được tổ
chức sơ tán khỏi khu vực từ thị trưởng Armero và các quan chức địa phương, song Chính
phủ Colombia vẫn phớt lờ, tạo nên bi kịch thảm khốc chưa từng có trong lịch sử của thị
trấn này. Những dòng nham thạch phun trào từ miệng núi Ruiz làm tan chảy con sông
băng của núi, với tốc độ lao dốc 50km/giờ. Lũ bùn, sạt lở đất và các mảnh vỡ của dòng
chảy đã nhấn chìm thị trấn Amero, giết chết hơn 20.000 trong số gần 29.000 cư dân.
Thương vong ở các thị trấn khác, đặc biệt là Chinchina nâng tổng số người chết lên
23.000 người.
Thời điểm đó, cuộc bầu cử tổng thống Colombia đang diễn ra buộc phải dừng lại.
Chính phủ Colombia gần như bị động trước thảm họa, việc thiếu chuẩn bị cho thảm hoạ
đã góp phần làm cho người chết tăng cao. Khi tin tức về thảm họa lan truyền rộng rãi,
nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã quyên góp tiền, máy bay, vật tư y tế, lều, chăn,...
cùng với đội ngũ bác sĩ, y tá và kỹ sư ra sức nỗ lực, cứu trợ và khắc phục hậu quả sau
thảm họa tại Amero.
37

Tuy nhiên, các nỗ lực cứu hộ đã bị cản trở nghiêm trọng, lớp bùn ở một số nơi
có thể sâu tới 4,6m. Cơ sở hạ tầng bị phá huỷ, đường cao tốc kết nối với Armero và một
số cây cầu đã bị phá bỏ bởi các lahars. Đội cứu trợ không thể tiếp cận địa hình vào lúc
cấp bách nhất, khó khăn trong giao tiếp và tiếp cận thông tin giữa người cứu nạn và
người bị nạn do ảnh hưởng từ cơn bão. Tại thời điểm đó, có rất nhiều thiếu sót liên quan
đến các yếu tố mang tính khẩn cấp như hậu cần, thông tin liên lạc, các hành động ứng
phó đầu tiên và các hoạt động viện trợ nhân đạo để hỗ trợ các nạn nhân bị phân tán và
bị cô lập, đều bị hạn chế. Do thiếu thiết bị y tế, thuốc kháng sinh và dụng cụ để điều trị,
150 bệnh nhân đã tử vong do nhiễm trùng hoặc các biến chứng liên quan trong số 1.244
bệnh nhân trải khắp các phòng khám tại các bệnh viện dã chiến.

Hình 4.1. Omayra Sánchez - Cô bé 13 tuổi bị mắc kẹt trong đống đổ nát đến tận cổ,
đội cứu hộ bất lực vì mọi hành động giải cứu đều khiến em bị chết. Em đã trở thành
biểu tượng của thảm họa thiên nhiên xảy đến với thị trấn Armero năm 1985
Thảm họa đã trở nên nổi tiếng quốc tế, một phần do bức ảnh được nhiếp ảnh gia
Frank Fournier chụp một cô gái trẻ tên Omayra Sánchez, cô bé 13 tuổi bị mắc kẹt trong
đống đổ nát đến tận cổ, đội cứu hộ bất lực vì mọi hành động giải cứu đều khiến em bị
chết. Omayra cầm cự được 3 ngày nhờ lòng tốt của những người xung quanh và ra đi vì
bị hoại tử đồng hạ thân nhiệt. Lời yêu cầu gửi đến chính phủ cho một máy bơm để hạ
thấp mực nước xung quanh em đã không được trả lời. Cái chết của Omayra Sánchez là
hiện thực tái hiện bản chất bi thảm của thảm họa Armero. (Hình 4.1).
38

Sự kiện này là một thảm họa có thể lường trước, nhưng để lại hậu quả nặng nề
do người dân không biết về lịch sử hủy diệt của núi lửa. Bên cạnh đó, Chính phủ
Colombia cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Việc thiếu chuẩn bị, ứng phó khẩn cấp,
không phân tầng rủi ro trong việc thực hiện hoạt động cứu trợ đã gián tiếp giết chết
23.000 người dân tại thị trấn Armero. Song song, các chiến lược thích ứng cũng không
được thiết lập, toàn bộ chu trình quản trị rủi ro bị gián đoạn kéo dài, từ phòng ngừa đến
phục hồi, bao gồm các quá trình tái thiết lập, phục hồi thích hợp, liên quan đến quản lý
thiên tai và các tác động rủi ro từ thảm họa. Armero không bao giờ được xây dựng lại
sau thảm kịch. Những người sống sót được chuyển đến các thị trấn Guayabal và Lerida
khiến Armero trở thành một thị trấn ma.

4.2. Động đất và sóng thần Tohoku tại Nhật Bản năm 2011
Không chỉ bão lũ, Nhật Bản từng phải hứng chịu những trận động đất khổng lồ
có thể giết chết 10.000 người và phá huỷ 300.000 ngôi nhà. Là đất nước liên tục hứng
chịu thiên tai từ động đất, sóng thần cho đến những cơn bão từ Thái Bình Dương, người
Nhật luôn trong tâm thế sẵn sàng để ứng phó với sự dữ dội của thảm họa thiên nhiên.
Vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, trận động đất 9.0 độ richter ở Tōhoku cùng thảm
họa sóng thần và hạt nhân sau đó đã tấn công miền bắc Nhật Bản. Trận động đất ở Đại
Đông Nhật Bản - tên do chính phủ Nhật Bản đặt cho sự kiện này - gây ra một trận sóng
thần lớn làm ngập lụt hơn 200 dặm vuông đất ven biển. Sóng ước tính cao tới 38 mét,
bằng chiều cao của một tòa nhà 12 tầng. Ngoài ra, sự cố nhà máy điện hạt nhân gây ra
tình trạng khẩn cấp về hạt nhân.
Theo nhóm đánh giá thảm hoạ ước tính, có 20.000 người đã chết hoặc mất tích
và gần 500.000 người đã bị buộc phải sơ tán. Thiệt hại kinh tế trực tiếp do động đất,
sóng thần và thảm họa hạt nhân ước tính khoảng 360 tỷ USD. Thậm chí, Ngân hàng Thế
giới World Bank dự tính chi phí thiệt hại có thể lên đến 235 tỷ tại thời điểm đó. Mặc dù
Nhật Bản đã đầu tư khoảng hàng tỷ USD vào hệ thống đê chắc sóng thần, chạy dài ít
nhất 40% trong 34.751km đường bờ biển quốc gia, với độ cao lên đến 12m, nhưng sóng
thần chỉ đơn giản tràn qua đỉnh của một số đê chắn và làm đổ đê. (Kathryn, 2019)
Mạng lưới giao thông đã bị gián đoạn nghiêm trọng. Nhiều đoạn đường cao tốc
ở miền Bắc Nhật Bản đã bị hư hại. Các dịch vụ đường sắt bị hoãn lại tại Tokyo. Khoảng
39

20.000 người mắc kẹt tại các trạm chính trên toàn thành phố. Bên cạnh đó, theo cơ quan
An toàn Hạt nhân và Công nghiệp, một vụ nổ hydro đã xảy ra tại tòa nhà lò phản ứng số
1 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 và có nguy cơ rò rỉ phóng xạ. Khu vực hạn
chế được mở rộng ra bán kính 20km quanh nhà máy. Hơn 80.000 người phải rời khỏi
nhà. Các bệnh nhân nặng của bệnh viện trong khu vực xung quanh nhà máy được di
chuyển bằng xe buýt, nhiều người chết vì mất nước và các nguyên nhân khác.
Đối diện với các diễn biến từ thảm họa, Chính phủ Nhật đã huy động Lực lượng
Phòng vệ Nhật Bản đến những vùng chịu thảm họa động đất khác nhau, tuy nhiên rất
khó để tìm ra những người cần giúp đỡ. Tất cả mọi thứ đều bị cuốn trôi nên đội cứu hộ
không thể lái xe để di chuyển người bị nạn. Nhân viên cứu hộ cũng phải đối mặt với một
cuộc chiến nan giải, các đống đổ nát khiến họ chậm lại. Do thiếu nhân sự nên tốc độ tìm
kiếm và giải cứu nạn nhân còn sống sót rất kém, hơn 10.000 người tại hiện trường chờ
được giải cứu. Càng về sau, điều kiện trong các khu trú ẩn ngày càng tồi tệ. Nguồn cung
cấp thực phẩm bị giới hạn, nhân viên hỗ trợ ở trong thế cố tìm cách phân phối thực phẩm
đồng đều. Một số nơi không tiếp cận được nguồn cung, lương thực phẩm ít ỏi ngày một
cạn dần. Những khu tạm trú đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước uống, thực
phẩm, chăn màn và tiện nghi tắm rửa. Nhiệt độ giảm do sự hư hỏng từ dây điện và khí
đốt, gây ra những vấn đề nan giải hơn tại các nơi tạm trú.
Một số người dân nằm trong vùng ảnh hưởng bắt đầu nghi ngờ về những nỗ lực
của chính phủ. Việc cung cấp thực phẩm, quần áo, điện, nhiệt và các dịch vụ điện thoại
lẽ ra phải được tiến hành sớm hơn, song, do nhận thức chậm trễ về mức độ nghiêm trọng
và tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai, nên việc đánh giá và phối hợp tất cả thông
tin để đưa ra tin tức nhanh nhất còn kém hiệu quả, kém về mặt tốc độ lẫn lượng thông
tin và mức độ chính xác. Các nỗ lực giải cứu bị gián đoạn nhiều lần do không có sự
chuẩn bị trước, người dân không có sự chuẩn bị và hướng dẫn từ chính phủ để ứng phó
với sóng thần, nên khi hiểm họa xảy ra, gây tổn thất sinh mạng, khan hiếm thực phẩm
và các rủi ro có thể lường trước.

4.3. Dịch bệnh Ebola tại Châu Phi


Châu Phi được biết đến như là một khu vực của những “thiên tai” vì đã có rất
nhiều thảm họa đã xảy ra tại châu lục này, tiêu biểu có thể kể đến như là hạn hán, nạn
40

đói. Năm 2014, dịch bệnh Ebola - thảm họa lớn nhất mà Châu Phi gặp phải đã gây ra
những thiệt hại nặng nề.
Cụ thể, vào tháng 12/2014, dịch Ebola đã bắt đầu bùng phát tại một ngôi làng ở
Guinea. Do hệ thống giám sát yếu kém và cơ sở hạ tầng y tế công cộng kém phát triển
đã làm cho virus nhanh chóng lan sang thủ đô Conakry của Guinea và lan sang những
quốc gia biên giới của Guinea như Liberia và Sierra Leone. Vào tháng 3/2014, với 49
trường hợp được xác nhận đã nhiễm virus và 29 trường hợp tử vong. Tháng 8/2014, Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) chính thức xác nhận đây là virus Ebola và tuyên bố bùng phát
dịch bệnh. (Kaner & Schaack, 2016, page 3)
Tính đến tháng 2/2016, hơn 28.616 người đã bị nhiễm bệnh và 11.310 người đã
chết vì bệnh do vi rút Ebola (EVD) . Ngoài ra, Ebola đã có tác động tiêu cực đến kinh
tế xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến các quốc gia như Liberia, Sierra Leone và Guinea.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), tác động của dịch Ebola đối với
nền kinh tế của Liberia, Guinea và Sierra Leone ước tính giảm khoảng 2,2 tỷ USD GDP
(CDC, n.d.). Bên cạnh đó tại Sierra Leone, sau khi dịch Ebola bùng phát, những người
làm công ăn lương đã giảm đến 40% làm ảnh hưởng đến việc sản xuất khiến cho năng
suất bị đình trệ.
Cơ sở hạ tầng được xem là điểm yếu của Châu Phi, đặc biệt về mặt y tế không
đủ để hỗ trợ cho những ca nhiễm, vì tốc độ lây lan của virus rất nhanh. Khả năng cách
ly cũng như điều trị bị quá tải, đồng thời hoạt động y tế thông thường cũng phải ngừng
hoạt động. Chính vì thế, Mỹ đã phải kích hoạt logistics nhân đạo nhằm hỗ trợ Châu Phi
kiểm soát tốc độ lây lan của dịch. Mỹ đã điều động 1.000 quân nhân Mỹ luân phiên đồn
trú tại Liberia trong vòng 18 tháng. Các binh sĩ có nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện 1.500
nhân viên y tế, thành lập các bệnh viện, cơ sở điều trị bệnh tại Liberia, hỗ trợ hậu cần
cho các cơ quan cứu trợ, lập các phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Ngoài ra, Mỹ còn hỗ
trợ thêm các giường bệnh cho những vùng bị ảnh hưởng Tuy nhiên việc hỗ trợ trên vẫn
chưa đủ để giảm thiểu số ca bệnh, do tốc độ lây lan của dịch bệnh quá nhanh, đồng thời,
một quốc gia bên ngoài vào hỗ trợ nên sẽ mất thời gian để họ lên kế hoạch và di chuyển
nguồn nhân lực cũng như là các vật tư y tế sang bên quốc gia bị ảnh hưởng để hỗ trợ
công cuộc phòng chống dịch bệnh. WHO cũng tham gia vào công cuộc phòng chống
dịch cùng với Châu Phi, WHO đã thiết lập các đội phản ứng nhanh để nhanh chóng ứng
41

phó khi có ca nhiễm xuất hiện ở Liberia, Sierra Leone và Guinea - ba quốc gia nằm trong
tâm điểm của dịch bệnh, tăng cường tiếp cận với các cấp cộng đồng nhằm huấn luyện
cho người dân về cách phòng chống dịch bệnh (BBC, 2014). Nhìn chung, những cách
xử lý hậu quả về dịch bệnh Ebola đã để lại những bài học liên quan đến việc quản trị
vận tải: vận chuyển giường bệnh đến nơi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, vận chuyển những
mẫu máu đến các phòng thí nghiệm để xét nghiệm trong mô hình Logistics nhân đạo mà
Mỹ và WHO đã kích hoạt.
Qua đó, ta thấy được WHO đã thành công trong việc hỗ trợ cho ba quốc gia bị
ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch Ebola, vì số ca nhiễm đã giảm đi đáng kể. Tuy thành
công là vậy, số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng mặc dù đã có sự hỗ trợ từ quốc gia khác, đây
có thể được xem là một thất bại trong việc phòng chống dịch bệnh. Nguyên nhân dẫn
đến việc thất bại không đến từ những người hỗ trợ phòng chống dịch bệnh, bởi vì tốc
độ lây lan của dịch bệnh quá nhanh nên dù đã có lượng hỗ trợ những vẫn không làm
giảm được số ca nhiễm. Với quy mô và phạm vi lây lan của dịch, đòi hỏi một phản ứng
tập thể chưa từng có, đòi hỏi sự phối hợp mạnh mẽ và chưa từng có giữa nhiều bên, bao
gồm cả các tổ chức y tế công cộng truyền thống, các tổ chức cứu trợ. Chính vì thế, dịch
Ebola tại Châu Phi được xem là chất xúc tác nhằm thúc đẩy việc phát triển các cách thức
mới, hiệu quả hơn thông qua việc cải thiện nguồn lực. Đồng thời, cũng bộc lộ rõ các
mặt hạn chế, những điểm kém hiệu quả của hệ thống quản lý cơ sở y tế. Bên cạnh đó,
việc không tuyên bố kịp thời về các mức độ lây lan của dịch đã làm cho công tác ứng
phó của chính phủ trở nên khó khăn hơn. Dịch Ebola còn là một lời nhắc nhở về hậu
quả của việc không đầu tư vào phát triển hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

4.4. Thảm họa cháy rừng tại Australia năm 2019


Cháy rừng luôn mối lo ngại thường trực ở Australia trong mùa hè nóng và khô, các
đám cháy bùng phát sớm hơn với sức tàn phá mạnh hơn. Năm 2019, Australia đã phải
đối mặt với một trong những tình huống thảm họa cháy rừng lớn nhất trong lịch sử. Tình
trạng này đã trở nên nghiêm trọng hơn khi khói từ các đám cháy ở Úc đã vượt 2.000 km
đến nước láng giềng New Zealand.
Hậu quả mà thảm hoạ này mang lại vô cùng nghiêm trọng. Vụ hoả hoạn đã làm 34
người thiệt mạng, phá hủy hơn 3.500 ngôi nhà trên khắp bang New South Wales và
42

Victoria, thiêu đốt gần 6 triệu hecta rừng và giết chết hơn 500 triệu động vật. (CDP,
2019). Nhiều tuyến đường giao thông do bị ảnh hưởng buộc phải đóng cửa, gây tắc
nghẽn giao thông nghiêm trọng, khiến nhiều hàng dài xe hơi kẹt cứng trên đường cao
tốc hướng về Thành phố Sydney và Canberra . Bên cạnh những thiệt hại về người và tài
sản, nền kinh tế nước này cũng đã bị ảnh hưởng không kém. Hội đồng Bảo hiểm
Australia cho biết các công ty bảo hiểm đã nhận được 6.000 yêu cầu bồi thường với tổng
trị giá gần 431 triệu dollar Australia (tương đương 229 triệu USD). Uớc tính, nền kinh
tế Sydney thiệt hại tới 50 triệu USD mỗi ngày vì thành phố bị che phủ bởi khói bụi cháy
rừng. (VnEconomy, 2020).
Nhằm xác định quy mô cũng như sự diễn biến lây lan của đám cháy, quân đội Úc
đã sử dụng các thiết bị vệ tinh, radar hiện đại nhằm quan sát và ghi nhận tình hình thực
tế tại các khu vực cháy. Các hình ảnh bao quát thu thập được tại các địa điểm cháy sẽ
được gửi về trung tâm chỉ huy. Từ đó, quân đội và lính cứu hoả có thể đưa ra được các
giải pháp phù hợp với tình trạng thực tế và phát hiện người bị nạn hoặc động vật cần
giúp đỡ. Đồng thời, chính phủ cũng đã tiến hành di tản hơn 4.000 dân tại bang Victoria.
Bên cạnh đó, chính phủ Úc đã nỗ lực đối phó với khủng hoảng cháy rừng với sự
hỗ trợ đến từ nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Canada và New Zealand. Lính cứu hỏa
Canada cũng tích cực tham gia hỗ trợ. Singapore cũng gửi trực thăng hỗ trợ Australia
chống lại thảm họa. Trước đó, Mỹ và Canada đã gửi lính cứu hỏa tới Australia giúp
nước này ứng phó với cháy rừng. Theo Reuters, Trung tâm điều phối chữa cháy quốc
gia Mỹ đã cử thêm 20 lính cứu hỏa kỳ cựu từ California, nâng tổng số tình nguyện viên
cứu hỏa của nước này tới hỗ trợ Australia lên đến 81 người. (Vnexpress, 2020)
Trung tâm Từ thiện vì Thiên tai (CDP) có Quỹ Phục hồi Toàn cầu cũng đã có các
khoản tiền hỗ trợ nước Úc nhằm khắc phục hậu quả. Các khoản quyên góp cho việc
khắc phục hậu quả cháy rừng ở Úc đã được thực hiện như sau: Hiệp hội Chữ thập đỏ Úc
(Australian Red Cross Society) đã được trao 336.000 USD nhằm hỗ trợ các dịch vụ thảm
họa tại chỗ, hỗ trợ cháy rừng,tài trợ cho các cá nhân bị ảnh hưởng bởi cháy rừng và
chương trình phục hồi cháy rừng kéo dài 3 năm. Bên cạnh đó, CDP đã trao tặng 1,19
triệu USD cho Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) cho những nỗ lực phục hồi lâu
dài đang được tiến hành. Đây được xem là khoản tài trợ quốc tế lớn nhất của CDP, tập
trung vào việc phục hồi môi trường và động vật hoang dã. Tác động của cháy rừng đối
43

với động vật hoang dã nổi tiếng của Úc và những vùng đất từng nuôi dưỡng chúng đã
để lại một vết sẹo lớn hơn nhiều cho đất nước. (CDP, 2019)
Bên cạnh công tác cứu hỏa, phong trào quyên góp, ủng hộ các nạn nhân cháy
rừng tại Australia cũng đang lan rộng trên khắp thế giới. Nhiều nhân vật nổi tiếng đã
quyên góp số tiền rất lớn và kêu gọi mọi người cùng chung tay hỗ trợ. Kể từ khi đám
cháy bùng phát, hàng trăm triệu dollar đã được người dân cũng như cộng đồng quốc tế
kêu gọi và quyên góp cho các sở cứu hoả và các tổ chức ứng cứu thiên tai trên khắp
nước Úc.
Tuy có nhiều thành công trong việc triển khai công tác cứu trợ nhân đạo nhưng
các hoạt động này vẫn gặp phải rất nhiều vấn đề. Việc di tản người dân khỏi khu vực
cháy gặp rất nhiều khó khăn khi nhiều tuyến đường bị phong tỏa, cây cối đổ rạp cản trở
việc di chuyển. Việc khuyến cáo trễ từ chính phủ đã khiến nhiều người dân lẫn khách
du lịch bị mắc kẹt trong các khu vực cháy. Cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng dẫn đến việc hệ
thống y tế khó có thể tiếp cận, làm cho những người bị thương trong các vụ hỏa hoạn
buộc phải chờ đợi hơn 24h lực lượng hải quân mới tới giải cứu. Song, mối lo ngại hàng
đầu tại nhiều khu vực ở nước này hiện nay lại chính là nguồn cung cấp thực phẩm sẽ
cạn kiệt nhanh chóng. Từ đó, ta thấy rằng, vẫn còn rất nhiều vụ việc sai phạm, vấn đề
hạn chế trong công tác cứu trợ nhân đạo xã hội. Chính vì thế, cần phải có những biện
pháp kịp thời để xử lý, ngăn ngừa những hạn chế này, để hoạt động cứu trợ thực sự có
ý nghĩa như đúng với tên gọi của nó.

4.5. Bão Tauktae xảy ra ở Ấn Độ năm 2020


Bão không phải hiện tượng hiếm gặp ở phía Bắc Ấn Độ Dương nhưng các nhà
khoa học nhận định rằng chúng đang trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn do
nhiệt độ nước biển gia tăng. Gần đây nhất, Ấn Độ đã phải hứng chịu cơn bão Tauktae
đổ bộ ngày 17/5 đã làm 152 người chết và mất tích, gần 150.000 người phải đi sơ tán.
Khoảng 238.000 người vẫn phải trú ẩn trong những khu nhà tạm, 40.000 cây cối bị ngã
đổ và gần 6.000 ngôi làng mất điện. Ngoài ra, hơn 15% tổng sản lượng muối hàng năm
tại bang Gujarat - nơi sản xuất muối khoáng lớn nhất của Ấn Độ, cũng đã bị cuốn trôi
và không thể thu hoạch được do lũ lụt (Reliefweb, 2021).
Truyền thông Ấn Độ cho rằng Tauktae được xem là cơn bão lớn nhất càn quét
khu vực bang Kerala, Goa, Maharashtra và Gujarat trong vòng 30 năm trở lại đây. Cơn
44

bão xảy ra đã tăng thêm áp lực cho chính quyền địa phương khi đang phải đối mặt với
khủng hoảng dịch bệnh Covid-19. Bão Tauktae đổ bộ vào Ấn Độ đúng vào thời điểm
nước này vượt mốc 25 triệu ca nhiễm Covid -19, lập số kỷ lục mới về số ca tử vong. Tại
bang Gujarat, nơi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp bị ảnh hưởng nặng nề nhất,
chính phủ đã sơ tán hơn 200.000 người đến nơi an toàn, hàng trăm nghìn người dân
phải sống trong cảnh mất điện (H.H, 2021). Siêu bão đã nhấn chìm sà lan P305 và 2
sà lan khác, một tàu khoan thăm dò tham gia hoạt động thăm dò dầu khí trước khi đổ bộ
vào đất liền.

Nhằm ứng phó với những tác động của cơn bão Tauktae, chính phủ Ấn Độ đã có
những động thái nhằm kích hoạt các phương án ứng cứu những khu vực bị ảnh hưởng,
đồng thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân địa phương. Tàu chiến của Ấn
Độ đã cứu được 177 người, những nạn nhân còn lại chưa rõ tung tích. Bên cạnh đó,
nhằm mở rộng phạm vi tìm kiếm, nước này đã huy động một tàu ngầm, một máy bay
cảnh giới biển và máy bay tuần tra săn ngầm Boeing P8I trang bị cảm biến có thể phát
hiện các vật thể rất nhỏ trên biển. Đồng thời, triển khai nhiều trực thăng săn ngầm nhằm
đánh giá tình hình đang diễn ra. Các công ty thăm dò dầu khí và xây dựng cũng đã tham
gia hỗ trợ cho lực lượng hải quân và tuần tra trong nỗ lực tìm kiếm và giải cứu những
người mất tích, nhiều thủy thủ đã được cứu. Chính phủ nước này đã phải di chuyển hơn
600 bệnh nhân Covid -19 tại các bệnh viện dã chiến đến địa điểm an toàn hơn khi mực
nước biển dâng cao tới ba mét gần thị trấn ven biển Diu. Việc triển khai các biện pháp
kịp thời nhằm ứng phó với siêu bão, đã giúp nước này có thể giảm thiểu những tình
huống xấu có thể xảy ra.

Song, việc ứng phó với “thảm họa kép” thiên tai và dịch bệnh xảy ra cùng một
thời điểm là điều vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với đất nước Ấn Độ - nước có số dân
đông thứ 2 trên thế giới. Theo chính quyền địa phương, gió giật mạnh kèm theo mưa
lớn đã khiến nhiều khu vực mất điện, nước sinh hoạt và mạng lưới giao thông liên lạc
bị gián đoạn. Do ảnh hưởng của bão, thành phố Mumbai đã phải tạm ngưng công tác
tiêm chủng vaccine ngừa Covid -19 trong 1 ngày. Trong khi đó, toàn Gujarat đã phải
hoãn tiêm trong 2 ngày gây khó khăn trong công tác phòng dịch khi nước ngày mỗi ngày
đều ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục. Cơn bão cũng đã tạo thêm áp lực cho các nhà chức
45

trách Ấn Độ khi họ còn đang vật lộn với sự gia tăng của các ca nhiễm và ca tử vong do
virus SARS-CoV-2 cũng như tình trạng thiếu oxy và giường bệnh. Qua đó, ta có thể
thấy, việc chuẩn bị cho những tình huống có thể xảy ra, lên kế hoạch chi tiết nhằm hỗ
trợ các địa phương bị ảnh hưởng, sẵn sàng các phương án ứng phó là điều cần thiết. Để
có những phương án này, đòi hỏi các chính quyền địa phương cũng như các đơn vị phối
hợp phải có sự tính toán kỹ càng, lường trước tất cả các tình huống có thể xảy ra để chủ
động trong mọi tình huống.

4.6. Vụ nổ cảng Beirut, Lebanon năm 2020


Lebanon, tên chính thức là Cộng hòa Liban, còn được gọi là Liban. Đây là một
quốc gia ở Trung Đông tại biển Địa Trung Hải, giáp với Syria ở phía bắc và phía đông
và Israel ở phía nam. Được bao quanh bởi những bãi biển vàng, các di sản thế giới và
Lebanon, một trong những thành phố quan trọng nhất ở Trung Đông, nó có tất cả các
dấu ấn của một điểm đến du lịch cổ điển.

Vào ngày 4 tháng 8, khi thành phố Beirut vẫn đang yên bình và tĩnh lặng do lệnh
phong tỏa của đại dịch Covid 19, thì vụ nổ mạnh được ví như bom nguyên tử, kèm theo
đó là đám khói hình nấm xuất hiện tại khu cảng của thủ đô. Theo cơ quan điều tra
Lebanon, nguyên nhân của vụ nổ thảm khốc này là do 2.750 tấn amoni nitrat được cất
giữ trong kho của cảng Beirut, Lebanon.Vụ nổ kinh hoàng đó đã cướp đi sinh mạng của
190 người, làm bị thương 5.000 người và hơn 300.000 người gần như mất tất cả khi nhà
cửa tài sản của họ đều bị thổi bay và phá hủy trong vụ nổ. Và tổng thiệt hại về mặt tài
sản ước tính từ khoảng 10 đến 15 tỷ USD. Một số không hề nhỏ đối với nền kinh tế vốn
được cho là đang mất ổn định này.
Vào ngày 6/8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macro đã tới thăm thủ đô Beirut của
Liban, nơi vừa hứng chịu vụ nổ kinh hoàng khiến ít nhất 137 người thiệt mạng và hàng
nghìn người bị thương vào thời điểm đó. Tổng thống Macron cam kết sẽ phối hợp với
những nỗ lực viện trợ quốc tế nhằm giúp Liban khắc phục hậu quả do thảm họa trên gây
ra. Trước chuyến thăm của ông Macron, các máy bay vận tải quân sự Pháp đã bắt đầu
lên đường tới Beirut, mang theo một bệnh viện di động cùng hàng tấn trang thiết bị y tế
để viện trợ cho người dân thành phố này. Ngày 7/8, tức 3 ngày sau vụ nổ, các nhân viên
cứu hộ đang cố gắng rà soát thật kỹ các đống đổ nát để tìm người may mắn sống sót
46

trong vụ nổ cảng Beirut của Liban ngày 4/8 khiến hơn 190 người thiệt mạng, 5.000
người bị thương, phá hủy nhiều khu dân cư, gây thiệt hại cho nước này ước chừng hơn
3 tỷ USD. Theo sự hỗ trợ của các nhân viên cứu hộ là các thiết bị hạng nặng, các nhân
viên cứu hộ đến từ Pháp, Đức, Italy, Nga đã phối hợp tìm kiếm các nạn nhân sau vụ nổ.
Tiếp theo sự hỗ trợ từ các nước phương Tây, các máy bay chở đồ cứu trợ từ Iran, Saudi
Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng đã hạ cánh xuống sân bay
ở Liban trong ngày 7/8. Cũng trong ngày 7/8, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo sẽ
cung cấp đồ cứu trợ khẩn cấp trị giá 1 triệu USD cho Liban. Đây là một phần trong gói
cứu trợ trị giá 4 triệu USD mà Chính phủ Hàn Quốc dành cho hoạt động cứu trợ nhân
đạo tại quốc gia Trung Đông này trong năm 2020, trong đó có hỗ trợ các hoạt động
chống COVID-19. Bên cạnh đó Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang kêu gọi cộng đồng
quốc tế viện trợ 15 triệu USD để đáp ứng các nhu cầu y tế khẩn cấp của Liban. WHO
đã đưa lời kêu gọi trên sau khi vụ nổ tại cảng Beirut cũng phá hủy 17 container chở hàng
viện trợ y tế của WHO, trong đó có thiết bị bảo hộ y tế.
Đây có thể được xem là thất bại lớn nhất của trong việc lãnh đạo cũng như quản
trị mức độ rủi ro của chính phủ nói chung và bộ phận hành pháp của Lebanon nói riêng
trong việc lưu trữ chất hóa học nguy hiểm với quy mô số lượng lớn.
Những lời đề nghị không lời hồi đáp khi vào tháng 11/2014, số Amoni Nitrat đã
được dỡ xuống cảng Beirut và lưu trữ trong một nhà kho tại cảng. Cựu cục trưởng hải
quan Lebanon – Chapid Merhi khẳng định: “Do sự nguy hiểm cực kỳ cao của hàng hóa
trên tàu (Amoni Nitrat) đang được lưu trữ trong điều kiện không phù hợp, chúng tôi đã
nhắc lại yêu cầu với Cảng vụ Beirut để tái xuất hàng hóa ngay lập tức nhằm đảm bảo an
toàn cho cảng cũng như những người tại đây”.
Cục trưởng hải quan Lebanon hiện tại là Badri Daher cho biết đã nhiều lần đề
nghị giải quyết số hàng hóa nguy hiểm này từ năm 2014 đến nay. Ngoài việc tái xuất
loại hàng hóa này đi thì ông còn đề nghị bán số Amoni Nitrat này cho quân đội Lebanon
nhưng đề xuất này đã bị vô hiệu. Ông còn cho biết đã gửi tổng cộng 6 lá thư cho các cơ
quan hành pháp Lebanon nhưng giới chức trách chưa trả lời bất kỳ lá thư nào. Ông chia
sẻ: “Đáng lẽ cảng vụ không nên cho phép dỡ số Amoni Nitrat xuống cảng. Số hàng này
phải được chuyển đến Mozambique, không phải Lebanon.” Như vậy 2750 tấn Amoni
47

Nitrat này đã được lưu trữ tại cảng trong suốt 6 năm mà không hề có biện pháp an toàn
nào được đưa ra để đề phòng sự cố.

4.7. Động đất tại Haiti


Ngày 14/8/2021 vừa qua, miền Tây Nam Haiti hứng chịu cơn động đất 7,2 độ
richter, gây gieo rắc nỗi kinh hoàng với người dân quốc đảo vùng Caribe. Hơn hết, việc
Haiti đang trong tình trạng tái thiết, dịch Covid-19 và tình trạng mưa bão gia tăng khiến
cuộc sống của người dân ở miền Tây nước này ngày càng khốn cùng.
Theo đó, có khoản 2.200 người bị chết và hơn 12.000 người bị thương; gần
53.000 tòa nhà sập và 77.000 tòa nhà khác bị hư hại nghiêm trọng. Ước tính có ít nhất
650.000 người dân cần được hỗ trợ nhân đạo.
Trước tình hình trên, Chính phủ Haiti gấp rút ban bố tình trạng khẩn cấp tìm
kiếm, phân phát lương thực cho người nạn. Tuy nhiên, bản thân Haiti là một quốc đảo
vùng Caribe nghèo nhất châu Mỹ nên đa phần thuộc phụ vào nguồn cứu trợ của thế giới.
Ngày 17/8/2021, Liên Hiệp Quốc chính thức hỗ trợ Haiti 8 triệu USD, Mỹ thông báo
thành lập đội đặc nhiệm chung để hỗ trợ Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) trong
việc tìm kiếm nạn nhân ở miền Tây Haiti. Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) ngày 23/8/2021
đã phát động lời kêu gọi gây quỹ 15 triệu USD hỗ trợ, bên cạnh đó còn cung cấp các dịch
vụ sức khỏe lẫn tinh thần cho người bị nạn. Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức
thế giới, bản thân người dân khu vực miền Tây nước này cũng tự đứng lên kêu gọi các
phái, băng đảng ngừng bắn để hỗ trợ cứu trợ. Cụ thể, trên trang Facebook cá nhân của
mình, trùm băng đảng Cherizier kêu gọi mọi người san sẻ và giúp đỡ nạn nhân miền Tây
nước này. "Lực lượng cách mạng G9 và các đồng minh sẽ tham gia cứu trợ, phân phát
đồ tiếp tế. Mọi người hãy thể hiện tình đoàn kết, cố gắng chia sẻ với họ, dù là nhỏ nhặt
cũng được", tay thủ lĩnh có biệt danh "Thịt nướng" kêu gọi (Tuổi trẻ New). ( Báo Điện
tử ĐCS Việt Nam, 2021).
Ta thấy, các mô hình Logistics nhân đạo được áp dụng bởi bản thân Chính phủ
quốc gia châu Mỹ không giải quyết một cách triệt để vấn đề do nước nghèo, còn phụ
thuộc nhiều vào viện trợ từ thế giới. Bản thân Haiti đang phải chịu nhiều luồng ảnh hưởng
từ xung đột tôn giáo, dịch Covid-19, thiên tai và tái thiết lại đất nước sau cơn động đất
lịch sử vào năm 2010 khiến quốc gia vùng Caribe trở nên khốn khổ. Ngoài ra, việc không
48

ổn định được an ninh quốc gia là hàng rào cản trợ các nguồn viện trợ ở nước ngoài do
bản thân Chính phủ Haiti không thể đảm bảo an toàn cho mạnh thường quân các nước;
hơn hết, do năng lực nội tại của Haiti hạn chế, không đủ cơ sở hạ tầng, không đảm bảo
tính liên tục cho chuỗi cung ứng nhân đạo của viện trợ từ ngoài nước. Nhìn lại Việt Nam,
những mô hình trợ cấp từ Chính phủ như tiếp tế các nhu yếu phẩm cần thiết, các dụng cụ
y tế,...trở thành nghĩa vụ của mỗi quốc gia, không riêng gì Haiti. Tuy nhiên, do tính đặc
thù của ở phát triển của Việt Nam và quốc đảo vùng châu Mỹ nên việc nhận trợ cấp từ
nước ngoài khi có thiên tai xảy ra ở Việt Nam với tần suất ít hơn hẳn.

4.8. Lũ lụt tại Canada


Vào ngày 14 - 15/11/2021 vừa qua, tỉnh British Columbia của Canada đã hứng chịu
trận lũ lụt lịch sử trong suốt 500 năm qua. Theo đó, tỉnh miền Tây Canada này chịu cơn
mưa suốt 02 ngày liên tiếp ( 14 - 15/11/2021) với lưu lượng mưa bằng cả tháng, đây được
xem là thảm họa gây tổn thất lớn nhất trong lịch sử Canada, đồng thời là thiên tai thứ hai
của thời tiết đổ bộ xuống British Columbia .
Trận mưa kéo lớn kéo dài làm sạt lở đất đá, các tuyến đường bộ và đường sắt chìm
sâu trong nước. Giao thông giữa thủ phủ Vancouver và các vùng trũng thấp khác của
Canada bị tê liệt, một số khu vực nông thôn bị cô lập, nhiều khu dân cư hoàn toàn ngập
trong nước. Kéo theo đó là tình trạng hư úng hoa màu, đàn gia súc bị chết do lũ quét.
Tuy không thiệt hại nhiều về người, nhưng phần đông các tài sản người dân bị ngập sâu
trong nước, nước sạch và lương thực trở nên khan hiếm, nhiều tình trạng bị thương cần
được sơ cứu khẩn cấp. Theo thông tin cung cấp từ địa phương, lực lượng cứu trợ hiện
vẫn đang cứu nguy khẩn cấp cho gần 18.000 người dân kịp mắc kẹt do lũ; tại Tulameen-
vùng Đông Bắc Vancouver, ước tính có khoản 400 người dân bị mắc kẹt trong lũ, không
có điện và nước sạch sử dụng. Tệ hại hơn, ở thị trấn Hope cách Vancouver 160 km về
phía Đông, nguồn thực phẩm đang dần cạn kiệt, khoản ¼ trong tổng số 6.000 người dân
đang không có nơi cư trú. Có thể nói, đây là trận lũ được đánh giá là một trong những
thiên tai gây tốn nhiều chi phí trong lịch sử Canada.
Trước tình hình đó, giới chức Canada cấp bách huy động lực lượng cứu nguy cho
người dân bị nạn, sử dụng lực lượng không quân, hãng hàng không Air Canada đã tăng
đáng kể năng lực vận tải hàng hóa vào thành phố ven biển Thái Bình Dương từ ngày
21/11/2021 nhằm giảm bớt tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng. Theo đó, hãng tạm thời
49

bố trí 28 máy bay chở khách sang vận chuyển hàng hóa, bổ sung vào hệ thống 13 máy
bay chuyên chở hàng hiện nay để vận chuyển các nhu yếu phẩm. Khối lượng hàng hóa
ước tính khoảng 586 tấn. Bên cạnh đó, Công ty vận tải đường sắt Canada - Pacific
Railway mở lại tuyến đường sắt chính giữa Vancouver và thành phố Kamloops nhằm
đưa chuỗi cung ứng hoạt động trở lại. (Báo Tin Tức, 2021).

Rõ ràng, việc cấp tốc triển khai các kế hoạch đối phó với thiên tai được Chính phủ
Canada triển khai cấp bách, kịp thời, đúng và đủ. Không chỉ vận dụng thuần thục lực
lượng không quân và hải quân quốc gia, bản thân các giới chức địa phương cũng hợp
tác cứu nguy cho người dân vùng lũ. Đặc biệt, Canada thấy rõ và bổ sung đúng tầm quan
trọng trong việc kết hợp song song việc cải thiện nguồn cơ sở vật chất và chuỗi cung
ứng nhân đạo, bởi lẽ hệ thống vận chuyển hàng hóa được mở lại sau thiên tai thì mới
đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng nhân đạo. Ngẫm lại Việt Nam, phần lớn Chính
phủ tập trung vào duy trì hệ thống Logistics nhân đạo: sử dụng các phương vận chuyển
và cấp cứu cho các vùng bị nạn bằng cano, cải tiến lại các phương tiện di chuyển (xe
buýt trên sông, xe buýt tháo dỡ toàn bộ ghế để trung chuyển hàng hóa,..) mà chưa cải
thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trong cung ứng, gây dễ đứt gãy chuỗi cung ứng nhu yếu
phẩm khi thiên tai đến. Tóm lại, do nội lực và đặc điểm quốc gia mà Việt Nam còn
nhiều hạn chế trong hoạt động Logistics nhân đạo.

4.9. Tình trạng thâm hụt lương thực, thực phẩm xảy ra ở Zimbabwe
Zimbabwe từng được biết đến như “vựa lúa mì của Châu Phi”, nhưng giờ đây lại
phải đối mặt với nạn đói do chính con người tạo ra, với khoảng 60% dân số không
được đáp ứng nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm. Nguyên nhân chính dẫn đến
tình trạng trên do siêu lạm phát nước này lên tới 490% đã khiến vụ mùa thất bát nay
trở nên nghiêm trọng hơn. Nhằm khắc phục vấn đề về lương thực, Zimbabwe đã tiến
hành tham gia vào các tổ chức nhân đạo nhân đạo lớn nhất thế giới điển hình như: Hiệp
hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế ( IFRC - International Federation of the
Red Cross and Red Crescent Societies), Tổ chức Y tế Thế giới World (Health
Organisation - WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF),....nhằm nhận được sự
điều phối và cung cấp thực phẩm từ các chương trình và sáng kiến nhân đạo.
50

Trước tình trạng trên, nhiều quốc gia đã thành lập các tổ chức bảo vệ tập trung vào
việc chuẩn bị ứng phó, phối hợp với các tổ chức nhân đạo khác nhau nhằm hỗ trợ khắc
phục hậu quả thiên tai. Trong đó, điển hình nhất là Tổ chức Bảo vệ Dân sự Zimbabwe
(ZCPO). ZCPO sẽ đánh giá nhu cầu của những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa, việc
làm này nhằm để đáp ứng các nhu cầu. Bên cạnh việc tự đánh giá, ZCPO còn liên lạc với
Quân đội Quốc gia Zimbabwe để trực thăng giải cứu những người gặp nạn. Ngoài ra,
không quân Zimbabwe cũng sử dụng máy bay nhỏ và máy bay trực thăng để thả các gói
thực phẩm, nước và bất kỳ nhu yếu phẩm nào khác như tấm nhựa hoặc lều để làm nơi trú
ẩn tạm thời. Trong quá trình thực hiện đã gặp không ít khó khăn, có thể kể đến việc không
thể nhận được cảnh báo sớm vì chúng chỉ nhận được các đường truyền vô tuyến nước
ngoài.
Bên cạnh đó, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP - World Food Programme)
còn đưa ra các điều khoản đặc biệt, cùng với các cam kết nhằm chi trả một nửa chi phí
vận chuyển nội bộ, lưu trữ và xử lý viện trợ lương thực cho quốc gia này. Thế nhưng, hạ
tầng giao thông kém phát triển, các tuyến không đủ chiều dài là nguyên nhân chính dẫn
đến hoạt động vận tải và Logistics không thể thực hiện. Từ đó, vận chuyển thực phẩm
đến các khu vực bị ảnh hưởng không được như mong muốn. Xung đột cũng nảy sinh do
nhận thức khác nhau về phương pháp xác định, giám sát và phân phối vấn đề giữa các
đảng phái chính trị. Điều này cũng gây ra rủi ro lớn cũng như khó khăn cho các nhân
viên hậu cần của WFP trong quá trình thực hiện.
Các vấn đề và thách thức bao trùm các tổ chức nhân đạo ở Zimbabwe chủ yếu liên
quan đến tình hình kinh tế và chính trị tồi tệ đang diễn ra ở nước này. Điều này dẫn đến
việc các nhà tài trợ rút tiền, đồng tiền yếu hơn, năng lực địa phương giảm, không có nhà
nước pháp quyền, sự can thiệp không phù hợp của chính quyền địa phương và trung
ương, chậm trễ về hải quan và bạo lực chính trị. Chính phủ Zimbabwe càng thoái thác
trách nhiệm của mình và chỉ quan tâm đến các nhu cầu nhân đạo, hoạt động và hậu cần.
Việc lạm dụng, phân bổ sai, tham nhũng và bộ máy quan liêu nghiêm cấm đã trở nên đầy
rẫy do sự tham gia của chính phủ. Các quy định của các bộ cũng đã ảnh hưởng đến việc
cung cấp hỗ trợ. Những vấn đề và thách thức này đã được xác định trong tất cả các tổ
chức đã nghiên cứu. Các tổ chức nhân đạo phải tìm cách giải quyết thông qua một mặt
trận thống nhất cho đến khi tình hình kinh tế và chính trị ổn định. Các vấn đề bạo lực
51

chính trị, không tôn trọng việc tiến hành chiến tranh và khủng bố đã ảnh hưởng đến nhiều
hoạt động Logistics nhân đạo.
Bảng 4.1.Bảng tóm tắt các sự kiện trên toàn thế giới ứng dụng logistics nhân đạo
nhằm giải quyết các vấn đề
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Tình huống Khó khăn/bất cập
STT Quốc gia Năm Giải pháp
bất ổn trong giải pháp
- Chính phủ nhận - Sự cẩu thả của chính
viện trợ từ quốc tế. phủ trong việc chuẩn
- Tổ chức các đội bị và ứng phó khẩn
cứu hộ, các đội y tế cấp đối với thảm họa.
tiếp cận vùng bị nạn - Bị cản trở nghiêm
để hỗ trợ những trọng bởi cơ sở hạ tầng
người còn sống sót. bị phá huỷ.

Colombia Thảm họa núi - Những thiếu sót của


1 1985
lửa chính phủ liên quan
đến hậu cần, thông tin
liên lạc, viện trợ nhân
đạo.
- Không có kế hoạch,
chính sách phòng
ngừa và phục hồi sau
thiên tai
- Chính phủ tập - Chính phủ nhận thức
trung vào việc cung chậm trễ trong việc
cấp lương thực thực đánh giá tình hình và
Động đất và
2 Nhật Bản 2011 phẩm, thiết bị y tế phối hợp tất cả thông
sóng thần
và dụng cụ giữ ấm. tin.
- Nhận viện trợ từ - Phương tiện mặt đất
quốc tế. bị cản trở, phương tiện
52

- Sử dụng lực lượng trên không không kịp


quân đội để hỗ trợ thời.
người bị nạn. - Đứt nguồn cung thực
phẩm.
- Thiếu nhân sự và vật
dụng viện trợ (chăn,
mền, thiết bị giữ
ấm,...)
- Thiếu sự chuẩn bị và
đề phòng trước hiểm
hoạ.
- Thông tin liên lạc
hạn chế.
- Mỹ đưa lực lượng - Tốc độ lây nhiễm
quân sự sang của virus Ebola qua
Guinea, Liberia và nhanh.
Sierra Leone hỗ trợ - Cơ sở hạ tầng y tế
công cuộc phòng còn yếu kém.
chống dịch bệnh.
Dịch Bệnh - Mỹ cung cấp
3 Châu Phi 2014
Ebola giường bệnh cho
Châu Phi
- WHO thiết lập các
đội phản ứng nhanh
để nhanh chóng
ứng phó khi có ca
nhiễm xuất hiện.
- Nhận các gói cứu - Vì an ninh của quốc

4 Úc 2019 Cháy rừng trợ tiền từ CDP. gia cho nên Úc không
cho trực thăng chi viện
53

- Sự hỗ trợ lực để hỗ trợ làm giảm đi


lượng mức độ cháy của khu
lính cứu hoả đến từ rừng.
các nước trên cộng - Thiết bị để hỗ trợ cho
đồng quốc tế: Mỹ, việc chữa cháy còn
Canada,.... hạn chế.
- Nguồn lực không đủ
để chi viện.
- Sử dụng nguồn - Khó khăn trong việc
lực trong nước: huy tìm kiếm và cứu trợ do
động lực lượng hải ảnh hưởng của bão.

5 Ấn Độ 2020 Bão Tauktae quân, các công ty - Phải tạm dừng công
dầu khí phục vụ tác tiêm chủng, ảnh
trong công tác tìm hưởng đến quá trình
kiếm và cứu trợ. chống dịch.
- Chính phủ Haiti - Trong nước: Haiti và
cứu trợ nhu yếu quốc gia nghèo khó,
phẩm. hơn hết, đất nước sau
- Người dân trong tái thiết nên thiếu thốn
nước kêu gọi (băng về ngân sách lẫn lực
đảng G9 đứng lên lượng bảo hộ; bản
Nạn động đất
kêu gọi quyên góp thân người dân cũng
gây thiếu
6 Haiti 2021 gạo). đối mặt với mất mát
lương thực
- Nhận các gói cứu sau thiên tai, nguy cơ
trầm trọng.
trợ tiền và lương lây nhiễm dịch bệnh
thực từ Liên Hiệp nên không thể chung
Quốc, USD, Tổ tay viện trợ.
chức Di cư Quốc tế - Ngoài nước: tình
(IOM) . hình dịch bệnh phức
tạp nên các nước hạn
54

chế chi viện nhân lực


lẫn kinh phí. Bên
cạnh đó, việc Haiti ít
giao thương với các
quốc gia lân cận, mối
quan hệ không ổn
định gây nhiều bất
cập khi kêu gọi viện
trợ.
- Hoàn toàn sử - Tình hình mưa bão
dụng nguồn lực kéo dài gây trở ngại
trong nước: sử cho việc cứu trợ.
Lũ lụt dài dụng không quân - Hoạt động phức tạp

7 Canada 2021 nhất trong và lực lượng vận tải của dịch bệnh không
lịch sử. để giải cứu người bị được kiểm soát chặt
nạn. Tiếp tế lương chẽ do.
thực và khắc phục,
sửa chữa sau lũ.
- Pháp và các nước - Nền chính trị không
quốc gia đến từ có sự ổn định nên các
nhiều khu khu vực tổ tổ chức nhân đạo
trên thế giới tăng thế giới không thể can
cường lực lượng hỗ thiệp cũng như tiếp
Vụ nổ do trữ
trợ cho Liban bao cận nạn nhân nhân
8 Lebanon 2020 chất hóa học
gồm các các nhân thảm họa.
nguy hiểm.
nhân viên y tế, các - Sự vô trách nhiệm
phương tiện máy của bộ phận cơ quan
móc hạng nặng hành pháp pháp đã
giúp tìm những nạn đánh giá thấp mối
nguy hiểm tiềm tàng
55

nhân trong đống đổ của hàng hóa dễ cháy


nát. nổ.
- Tổ chức y tế thế
giới cũng đã kêu
gọi sự giúp đỡ từ
các cộng đồng quốc
tế viện trợ 15 triệu
USD để đáp ứng
các nhu cầu y tế
khẩn cấp của Liban.
- Chính phủ tập - Người bị nạn ở rải
trung giải quyết rác khắp nơi trong
các vấn đề về cung khu vực gây khó khăn
ứng các hoạt động trong việc giải cứu.
Logistics, cung cấp - Không thể nhận
lương thực, thực được cảnh báo sớm vì
phẩm. chúng chỉ nhận được
- Nhận viện trợ từ các đường truyền vô
Tình trạng
ZCPO, WFP sử tuyến nước ngoài.
thâm hụt
9 Zimbabwe dụng lực lượng - Cơ sở hạ tầng và
lương thực,
quân đội giải cứu thiết bị cứu trợ hạn
thực phẩm.
người bị nạn. chế.
- Phần lớn Zimbabwe
bị ảnh hưởng do nạn
bạo động, nhưng
chính phủ thoái thoát
trách nhiệm, chỉ chú
trọng mảng logistics
nên gây khó khăn
56

trong tiếp cận giải cứu


người nạn.
57

CHƯƠNG 5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC VẬN HÀNH
LOGISTICS NHÂN ĐẠO TẠI VIỆT NAM
5.1. Năng lực vận hành Logistics nhân đạo (HL)
Việc triển khai các hoạt động Logistics nhân đạo kịp thời đã tạo hiệu quả đáng
kể trước tình hình thiên tai và dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện, các hoạt động này lại bị cản trở bởi các vấn đề liên quan đến năng lực vận
hành của các đơn vị triển khai, làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định và điều phối. Sau
hơn 2 năm kể từ khi bùng phát bệnh Covid-19, đời sống của các nhóm yếu thế trong
cộng đồng đang chịu ảnh hưởng nặng nề. Trên thực tế, dù đã triển khai hàng loạt các
hoạt động cứu trợ, nhưng do năng lực vận hành còn hạn chế, thiếu sự kết nối đồng bộ
nên không ít hoạt động cứu trợ không thu được kết quả như mong muốn. Có thể thấy,
trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, đã bộc lộ rõ nhiều vấn đề liên quan đến xã
hội, quá trình ứng phó với rủi ro của cơ quan quản lý, tổ chức xã hội. Trong đó, năng
lực về y tế tại Việt Nam được xem là nhược điểm lớn nhất khi không đủ khả năng nhằm
đáp ứng, trợ giúp và hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các hoạt động
Logistics nhân đạo được tiến hành với nhiều cách khác nhau, quy trình khác nhau, vận
chuyển theo nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến kết quả cũng khác nhau. Chính vì thế,
làm thế nào để các hoạt động ứng phó với các tình huống thảm họa ngày càng thống
nhất, đồng bộ và đạt được hiệu quả cao? Dưới đây là các nhân tố được đúc kết từ những
hoạt động nhân đạo tại Việt Nam, những khó khăn mà các nước khác gặp phải trong quá
trình xử lý sự cố bằng hoạt động hậu cần nhân đạo đã được nhóm tác giả phân tích và
tổng hợp. Nhân tố Năng lực vận hành Logistics nhân đạo (HL) sẽ được đo lường như
sau:

HL1 Các bên liên quan có sự kết nối chặt chẽ

HL2 Khả năng lập kế hoạch, điều phối và kiểm soát tốt hoạt động của các bên

HL3 Các bên tham gia có đủ chuyên môn nhằm dự báo nhu cầu một cách chính
xác.

HL4 Người, hàng hóa và thiết bị được huy động mạnh mẽ


58

HL5 Năng lực y tế được cải thiện và nâng cao.

HL6 Hệ thống vận chuyển được sắp xếp hợp lý.

5.2. Môi trường thể chế (TC)


Việc triển khai hiệu quả các hoạt động Logistics nhân đạo tạo ra hiệu ứng tốt
trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng hóa liền mạch. Bên cạnh nhóm các
yếu tố về năng lực vận hành, hiệu quả của chuỗi cung ứng nhân đạo còn phụ thuộc sâu
sắc vào môi trường nội tại của quốc gia. Theo đó, hoạt động cung cấp các nhu yếu phẩm
bị chi phối bởi môi trường pháp luật đặc trưng cho từng lãnh thổ về tính ổn định, an
toàn, kéo theo đó là những quy định bắt buộc trên các hệ thống pháp lý, thủ tục hành
chính và các vấn đề về năng lực của quốc gia ở nguồn tài chính và xâu xác, nhất quán
trong lãnh đạo của các nguyên thủ quốc gia. Sau khi chọn lọc và tổng kết các kinh
nghiệm trong các hoạt động Logistics nhân đạo ở Việt Nam, Nhóm Nghiên cứu tổng
hợp các yếu tố có tác động mạnh mẽ của tác nhân Môi trường thể chế (TC) đến chuỗi
hoạt động Logistics nhân đạo như sau:

TC1 Thủ tục hành chính tinh gọn, giảm bớt giấy tờ.

TC2 Ngân sách nhà nước đủ đảm bảo việc ứng cứu.

TC3 Hệ thống pháp lý minh bạch, rõ ràng, phân minh.

TC4 An ninh quốc gia ổn định, an toàn.

TC5 Chính phủ có năng lực tốt trong việc ứng phó thảm họa.

TC6 Tính đồng bộ, nhất quán trong lãnh đạo.

5.3. Điều kiện ngoại cảnh (NC)


Sau các yếu tố liên quan đến năng lực vận hành của các bên liên quan và môi
trường thể chế của các quốc gia được trợ cấp, hiệu quả của hoạt động Logistics nhân
đạo còn được đảm bảo bởi nhóm nhân tố điều kiện ngoại cảnh của quốc gia bị nạn. Đó
không chỉ cho thấy, việc vận hành chuỗi cung ứng hàng hóa đến nơi có nhu cầu cần phải
chú ý đến điều kiện môi trường luật pháp mà còn phải phụ thuộc vào điều kiện môi
trường sống tại quốc gia cần viện trợ. Có nghĩa, việc tổ chức chuỗi Logistics cung ứng
nhu yếu phẩm phải đảm bảo đến tính an toàn cho người vận chuyển lẫn người sử dụng,
59

bao gồm các mối nguy hại về thiên tai, nạn dịch cũng phải được cân nhắc để điều phối
phù hợp lực lượng vận hành logistics. Ngoài ra, đối tượng được thụ hưởng của hoạt động
cung cấp nhu yếu phẩm cũng cần được làm rõ nhận thức về việc nhận viện trợ cho phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh bản thân và cộng đồng. Sau khi đã tổng hợp, phân tích và
đánh giá các vấn đề nêu trên, Nhóm Nghiên cứu đã đưa ra nhóm các tác nhân ngoại cảnh
ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành chuỗi Logistics nhân đạo. Dưới đây là bảng tổng
hợp nhóm các yếu tố Điều kiện ngoại cảnh (NC) được đo lường:

NC1 Điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi.

NC2 Người tiêu dùng có ý thức trong việc mưu cầu hàng hóa.

NC3 Tinh thần tích cực và tâm lý ổn định của người bị nạn.

NC4 Không có nguy hiểm tiềm ẩn của thảm họa tại khu vực xảy ra thiên tai.

5.4. Nguồn lực (NL)


Bên cạnh các tác nhân gây ảnh hưởng đến chuỗi hoạt động Logistics nhân đạo,
việc cung cấp hiệu quả của việc viện trợ nhu yếu phẩm đến các quốc gia có nhu cầu
cũng phụ thuộc đa phần vào nội lực của các bên liên quan. Theo đó, việc đảm bảo khả
năng cung cấp hàng hóa cho người, quốc gia bị nạn của bên tổ chức hoạt động cần cân
nhắc rõ, đủ lương lực, nhân lực và các phương tiện chuyên dụng để ứng phó với các vấn
đề có thể phát sinh khi tổ chức cứu trợ tại các khu vực có thiên tai, dịch bệnh phức tạp.
Ngoài ra, việc liên kết chặt chẽ, có kế hoạch triển khai rõ ràng, tổ chức hợp lý sẽ giúp
đáp ứng được mục tiêu cung cấp lương thực kịp thời, nhanh chóng, giảm bớt tổn thất về
người và của trong quá trình thực hiện. Sau khi tìm hiểu, phân tích và đánh giá các hoạt
động Logistics nhân đạo tại Việt Nam, Nhóm Nghiên cứu khoa học đã tổng hợp được
nhóm các yếu tố Nguồn lực (NL) ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Logistics nhân đạo,
được đo lường như sau:

NL1 Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ.

NL2 Lượng hàng hoá cứu trợ dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu.

NL3 Lượng phương tiện chuyên dụng đủ để phục vụ công tác hỗ trợ.
60

NL4 Đơn vị tổ chức đủ năng lực điều phối và kiểm soát công tác ứng cứu.

5.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Sơ đồ 5.1. Mô hình nghiên cứu định lượng đề xuất


Tổng hợp các giả thiết được kiểm định:
+ H1: Môi trường thể chế (TC) có ảnh hưởng tích cực đến năng lực vận hành
Logistics nhân đạo (HL) tại Việt Nam.
+ H2: Điều kiện ngoại cảnh (NC) có ảnh hưởng tích cực đến năng lực vận hành
Logistics nhân đạo (HL) tại Việt Nam.
+ H3: Nguồn lực (NL) có ảnh hưởng tích cực đến năng lực vận hành Logistics nhân
đạo (HL) tại Việt Nam.
61

CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, CÁC


PHÁT HIỆN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ CHO MÔ HÌNH ĐỊNH
LƯỢNG
6.1. Mẫu khảo sát và cách thức thu thập dữ liệu
Có 1 công thức phổ biến để xác định kích thước mẫu tối thiểu. Dựa theo nghiên
cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) về phân tích nhân tố khám phá EFA,
kích thước mẫu tối thiểu cần phải gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù
hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). Cụ thể
công thức là n = 5 × m, trong đó m là số lượng câu hỏi trong bài. Đối với nghiên cứu
này, số lượng câu hỏi tổng cộng là 20 (6 câu hỏi dành cho TC, 4 câu hỏi dành cho NC,
4 câu hỏi dành cho NL và 6 câu hỏi dành cho HL), do đó kích thước mẫu tối thiểu theo
công thức này sẽ là n = 5×20 = 100.
Ngoài ra, theo Tabachnick và Fidell (1996), trong phân tích hồi quy đa biến, cỡ
mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n = 50 + 8×m (m: số biến độc lập).
Đối với nghiên cứu này, số biến độc lập là 3 biến gồm TC, NC và NL, do đó kích thước
mẫu tối thiểu theo công thức này sẽ là n = 50+8×3 = 74.
Dựa vào các yêu cầu về kích thước mẫu tối thiểu như trên, nhóm tác giả đã xây
dựng bảng khảo sát và nhập liệu vào Google form và sử dụng phương pháp lấy mẫu xác
suất bằng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên có hệ thống (Sarstedt, Bengart, Shaltoni, &
Lehmann, 2018). Bảng khảo sát sẽ có các nhóm câu hỏi khác nhau, bao gồm câu hỏi
thông tin, câu hỏi đo lường các biến độc lập và biến phụ thuộc sử dụng thang đo Likert
5 (1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý).
Sau đó, nhóm tác giả tiến hành kiểm tra thử nghiệm với 10 người trả lời và thông
qua phân tích Cronbach’s Alpha để đảm bảo độ tin cậy của các mục câu hỏi trước khi
tiến hành khảo sát chính thức. Cuộc khảo sát chính thức được thực hiện online, đường
link khảo sát được gửi trực tiếp đến những người tham gia. Cuối cùng, nghiên cứu đã
thu thập được 121 mẫu hợp lệ.
62

6.2. Kỹ thuật phân tích dữ liệu


6.2.1. Thống kê mô tả
● Giới tính

Sơ đồ 6.1. Tỷ lệ thực hiện khảo sát theo giới tính


Thông qua khảo sát, sơ đồ tổng hợp cho thấy đối tượng nghiên cứu rải rộng ở các
giới: nam, nữ và giới tính khác. Cho thấy sự mức độ quan trọng của đề tài: “Ứng dụng
Logistics nhân đạo vào việc đối phó với các tình huống thảm họa” ở mức báo động,
nhận được sự quan tâm ở các giới với tỷ lệ xấp xỉ nhau: nam (44%), nữ (55%) và giới
khác (1%). Qua đó, có thể bước đầu nhận định được sự cần thiết ở tính vững mạnh ở đề
tài mà Nhóm Nghiên cứu đưa ra.

● Độ tuổi

Sơ đồ 6.2. Tỷ lệ thực hiện khảo sát theo độ tuổi


Biểu đồ khảo sát mô tả khía cạnh “Độ tuổi” ở đối tượng nghiên cứu mà Nhóm
các tác giả hướng đến. Qua đó, biểu đồ khảo sát nhận được sự quan tâm của hầu hết các
nhóm tuổi trong xã hội, cụ thể, nhóm tuổi trong thành niên (19-23 tuổi) chiếm đa số
63

khảo sát với tỷ lệ 50%, nhóm tuổi trong độ tuổi trưởng thành (24-55 tuổi) chiếm tỷ lệ
xấp xỉ 41%, độ tuổi về hưu (trên 55 tuổi) nhận được sự quan tâm thấp hơn với tỷ lệ 8%,
còn lại là nhóm tuổi vị thành niên với tỷ lệ 1 %. Qua đó, thấy được sự quan tâm được
phân bổ rộng rãi khắp các nhóm tuổi, bước đầu nhận rõ được tiềm năng nghiên cứu của
đề tài mà Nhóm nghiên cứu đề cập.

● Nơi sinh sống

Sơ đồ 6.3.Tỷ lệ thực hiện khảo sát theo nơi sinh sống hiện tại
Biểu đồ khảo sát mô tả khía cạnh nghiên cứu “Nơi sinh sống ” của các đối tượng
được khảo sát. Theo đó, mô hình phân bổ đa dạng ở các tỉnh thành trên toàn quốc, bao
gồm : An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bắc Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Định, Bình
Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng và Gia Lai. Cụ thể, địa bàn TP. Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ
khảo sát cao nhất với 62%, tiếp đến là khu vực Hà Nội với tỷ lệ 9.9%, tỉnh Bình Dương
chiếm tỷ lệ 7.4% cùng các khu vực khảo sát khác. Theo đó, bài khảo sát nhận được sự
quan tâm rộng rãi của các đối tượng thực hiện ở các khu vực khác nhau với từng đặc
điểm địa phương về thiên tai và dịch bệnh khác nhau. Do vậy, có thể thấy được sự phong
phú ý kiến của các nhóm đối tượng là đại diện cho các tỉnh thành trên cả nước, bước đầu
thấy được điểm nổi trội cơ bản về độ phong phú trong nhận định cá nhân của bài khảo
sát.
64

● Nghề nghiệp

Sơ đồ 6.4. Tỷ lệ khảo sát theo nghề nghiệp


Biểu đồ khảo mô tả khía cạnh khảo sát “Nghề nghiệp” phân bổ rộng rãi trên
phạm vi đa dạng lĩnh vực bao gồm: học sinh, sinh viên, người đang có việc làm (bao
gồm làm thuê hoặc tự kinh doanh), nội trợ, người đang thất nghiệp và nhóm đối tượng
đã nghỉ hưu. Theo đó, nhóm đối tượng sinh viên chiếm đa số phần trăm khảo sát với tỷ
lệ 49.6% đối tượng khảo sát, tiếp đến là nhóm đối tượng người đang có việc làm (bao
gồm làm thuê hoặc tự kinh doanh) chiếm tỷ lệ xấp xỉ 40.5%, đối tượng nghỉ hưu chiếm
tỷ lệ 8.3%, cùng các nhóm đối tượng nội trợ và người đang thất nghiệp với phần trăm
ngang nhau với tỷ lệ 0.8%. Qua phân tích, thấy được sự phân bổ đa dạng ở các nhóm
đối tượng khác nhau ở các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, có kiến thức, tư duy và kinh
nghiệm khác nhau đối với vấn đề khảo sát mà Nhóm Nghiên cứu đưa ra: “Ứng dụng
Logistics nhân đạo vào việc đối phó với các tình huống thảm họa”, phần nào có thể
đánh giá được độ khách quan trong ý kiến đánh giá để hoàn thiện bài khảo sát.

6.2.2. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha


● Nhóm biến về Môi trường thể chế (TC):
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.872 6
65

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
Thủ tục hành chính tinh gọn, 19.98 16.083 .657 .853
giảm bớt giấy tờ
Ngân sách nhà nước đủ đảm 19.98 15.316 .716 .843
bảo việc ứng cứu
Hệ thống pháp lý minh bạch, 20.11 15.763 .670 .851
rõ ràng, phân minh
An ninh quốc gia ổn định, an 19.82 17.050 .596 .863
toàn
Chính phủ có năng lực tốt 19.67 16.506 .716 .845
trong việc ứng phó thảm hoạ
Tính đồng bộ, nhất quán 20.02 15.258 .696 .847
trong lãnh đạo

Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm TC là 0.872 > 0.6 ⇒ Thang đo rất tốt.
Đối với Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation): không có biến
nào dưới 0.3 ⇒ Không có biến nào bị loại.
Hệ số Cronbach’s Alpha khi từng biến bị loại bỏ: cả 6 hệ số đều <0.872 ⇒ Không có
biến nào bị loại.
● Nhóm biến về Điều kiện ngoại cảnh (NC):
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.733 4

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
Điều kiện môi trường tự
11.32 5.837 .554 .654
nhiên thuận lợi
Người tiêu dùng có ý thức
trong việc mưu cầu hàng 11.41 6.178 .530 .669
hóa
66

Tinh thần tích cực và tâm lí


11.31 6.701 .509 .684
ổn định của người bị nạn
Không có nguy hiểm tiềm
ẩn của thảm họa tại khu vực 11.37 5.802 .511 .683
xảy ra thiên tai

Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm NC là 0.733 > 0.6 ⇒ Thang đo rất tốt
Đối với Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation): không có biến
nào dưới 0.3 ⇒ Không có biến nào bị loại
Hệ số Cronbach’s Alpha khi từng biến bị loại bỏ: cả 6 hệ số đều < 0.733 ⇒ Không có
biến nào bị loại.
● Nhóm biến về Nguồn lực (NL):
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.851 4

Item-Total Statistics
Corrected Item- Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
Hệ thống cơ sở hạ tầng phát
12.12 5.210 .664 .825
triển, đồng bộ
Lượng hàng hoá cứu trợ dồi
11.99 5.292 .676 .818
dào đáp ứng đủ nhu cầu
Lượng phương tiện chuyên
dụng đủ để phục vụ công tác 12.12 5.603 .730 .799
hỗ trợ
Đơn vị tổ chức đủ năng lực
điều phối và kiểm soát công 12.07 5.362 .708 .804
tác ứng cứu

Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm NL là 0.851 > 0.6 ⇒ Thang đo rất tốt.
Đối với Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation): không có biến
nào dưới 0.3 ⇒ Không có biến nào bị loại
Hệ số Cronbach’s Alpha khi từng biến bị loại bỏ: cả 6 hệ số đều <0.851 ⇒ Không có
biến nào bị loại.
67

● Nhóm biến về Năng lực vận hành Logistics nhân đạo (HL):
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.913 6

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
Các bên liên quan có sự kết
20.57 13.114 .774 .896
nối chặt chẽ
Khả năng lập kế hoạch, điều
phối và kiểm soát tốt hoạt 20.67 13.456 .783 .894
động của các bên
Các bên tham gia có đủ
chuyên môn nhằm dự báo nhu 20.63 14.136 .712 .904
cầu một cách chính xác
Người, hàng hóa và thiết bị
20.61 13.806 .753 .898
được huy động mạnh mẽ
Năng lực y tế được cải thiện
20.60 13.641 .695 .907
và nâng cao
Hệ thống vận chuyển được
20.55 13.233 .832 .887
sắp xếp hợp lý

Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm HL là 0.913 > 0.6 ⇒ Thang đo rất tốt.
Đối với Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation): không có biến
nào dưới 0.3 ⇒ Không có biến nào bị loại.
Hệ số Cronbach’s Alpha khi từng biến bị loại bỏ: cả 6 hệ số đều <0.913 ⇒ Không có
biến nào bị loại.
⇒ Kết luận: Tất cả các nhóm thang đo đều đạt yêu cầu

6.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA: biến phụ thuộc
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .901
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 463.013
Sphericity df 15
Sig. .000
68

Hệ số KMO là 0.901 > 0.5 ⇒ Phân tích nhân tố khám phá là phù hợp
Giá trị Sig Bartlett’s Test < 0.05 ⇒ Các biến quan sát có tương quan với nhau trong
nhân tố và phân tích nhân tố khám phá là phù hợp

Total Variance Explained


Extraction Sums of Squared
Initial Eigenvalues Loadings
% of Cumulative % of Cumulative
Component Total Variance % Total Variance %
1 4.202 70.027 70.027 4.202 70.027 70.027
2 .539 8.984 79.011
3 .463 7.722 86.733
4 .303 5.054 91.787
5 .264 4.398 96.185
6 .229 3.815 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Bảng Total Variance Explained chỉ có một nhân tố được trích và không có cột Rotation
Sums of Squared Loadings.
⇒ Kết quả phân tích cho thấy có một nhân tố được trích tại eigenvalue bằng 4.202 > 1.
Nhân tố này giải thích được 70.027% biến thiên dữ liệu của 6 biến quan sát tham gia
vào EFA.

6.2.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA: nhóm biến độc lập
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .932
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 964.209
Sphericity df 91

Sig. .000

Hệ số KMO là 0.932 > 0.5 ⇒ Phân tích nhân tố khám phá là phù hợp
Giá trị Sig Bartlett’s Test < 0.05 ⇒ Các biến quan sát có tương quan với nhau trong
nhân tố và phân tích nhân tố khám phá là phù hợp.
69

Total Variance Explained


Extraction Sums of Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues Squared Loadings Loadings
% of
% of Cumulative % of Cumulati Varianc Cumulative
Component Total Variance % Total Variance ve % Total e %
1 7.494 53.532 53.532 7.494 53.532 53.532 5.383 38.453 38.453
2 1.055 7.535 61.066 1.055 7.535 61.066 3.166 22.614 61.066
3 .901 6.438 67.504
4 .655 4.676 72.180
5 .608 4.340 76.520
6 .575 4.109 80.629
7 .475 3.392 84.020
8 .406 2.899 86.920
9 .392 2.801 89.721
10 .372 2.655 92.375
11 .302 2.155 94.530
12 .292 2.087 96.618
13 .276 1.970 98.587
14 .198 1.413 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Xem xét Tổng phương sai trích (Total Variance Explained): Nhân tố 1 giải thích được
38.453% mô hình, và cả 2 nhân tố cùng giải thích được 61.066% mô hình.

Xem xét trị số Eigenvalue, dùng để xác định số lượng nhân tố phù hợp nhất được trích
ra trong bảng kết quả ma trận xoay EFA: Có thể thấy, chỉ có 2 nhân tố giải thích được
mô hình. Như vậy, mô hình nghiên cứu ban đầu sẽ phải cân nhắc gộp các biến để đại
diện cho 2 nhân tố.

Rotated Component Matrixa


Component
1 2
NL1. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, .825
đồng bộ
TC5. Chính phủ có năng lực tốt trong việc .780
ứng phó thảm họa
NC4. Không có nguy hiểm tiềm ẩn của .747
thảm họa tại khu vực xảy ra thiên tai
70

NC1. Điều kiện môi trường tự nhiên thuận .691


lợi
TC2. Ngân sách nhà nước đủ đảm bảo việc .686
ứng cứu
TC6. Tính đồng bộ, nhất quán trong lãnh .654
đạo
NL2. Lượng hàng hoá cứu trợ dồi dào đáp .638
ứng đủ nhu cầu
TC3. Hệ thống pháp lý minh bạch, rõ ràng, .629
phân minh
NL4. Đơn vị tổ chức đủ năng lực điều phối .604 .558
và kiểm soát công tác ứng cứu
NL3. Lượng phương tiện chuyên dụng đủ .604 .550
để phục vụ công tác hỗ trợ
TC1. Thủ tục hành chính tinh gọn, giảm bớt .589
giấy tờ
NC3.Tinh thần tích cực và tâm lý ổn định .830
của người bị nạn
NC2. Người tiêu dùng có ý thức trong việc .823
mưu cầu hàng hóa
TC4. An ninh quốc gia ổn định, an toàn .517
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 3 iterations.

Kích thước mẫu khảo sát là 121 ⇒ giá trị hệ số tải (factor loading) tối thiểu phải là 0.5.
Xem xét bảng ma trận xoay nhân tố: tất cả các chỉ số hệ số tải đều > 0.5 ⇒ tất cả biến
quan sát đều có ý nghĩa thống kê tốt.
Trong bảng ma trận xoay nhân tố này, có 2 trường hợp biến có 2 hệ số tải xuất hiện ở
cả 2 nhóm nhân tố:
- Biến NL4: 2 hệ số tải lần lượt là 0.604 và 0.558 với chênh lệch hệ số tải là
0.046 < 0.3
- Biến NL3: 2 hệ số tải lần lượt là 0.604 và 0.550 với chênh lệch hệ số tải là
0.054 < 0.3
⇨ 2 biến này cần được loại bỏ
Sau khi loại 2 biến NL3 và NL4, ma trận xoay nhân tố sẽ trở nên như sau:
71

Rotated Component Matrixa


Component
1 2
NL1. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ .831
TC5. Chính phủ có năng lực tốt trong việc ứng phó .779
thảm họa
NC4. Không có nguy hiểm tiềm ẩn của thảm họa tại .756
khu vực xảy ra thiên tai
NC1. Điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi .703
TC2. Ngân sách nhà nước đủ đảm bảo việc ứng cứu .672
TC6. Tính đồng bộ, nhất quán trong lãnh đạo .650
NL2. Lượng hàng hoá cứu trợ dồi dào đáp ứng đủ .636
nhu cầu
TC3. Hệ thống pháp lý minh bạch, rõ ràng, phân .620
minh
TC1. Thủ tục hành chính tinh gọn, giảm bớt giấy tờ .581
NC3.Tinh thần tích cực và tâm lý ổn định của người .832
bị nạn
NC2. Người tiêu dùng có ý thức trong việc mưu cầu .804
hàng hóa
TC4. An ninh quốc gia ổn định, an toàn .565
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 3 iterations.

Như vậy, mô hình nghiên cứu nhận diện được 2 nhân tố khám phá với các nhóm biến
như sau:
- Nhân tố 1 gồm các biến: NL1, TC5, NC4, NC1, TC2, TC6, NL2, TC3, TC1
- Nhân tố 2 gồm các biến: NC3, NC2, TC4

6.2.5. Xác định nhân tố đại diện


Có thể nói, hoạt động Logistics nhân đạo chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, các
yếu tố có mối tương quan lẫn nhau tạo thành nhóm các tác nhân chính ảnh hưởng đến
hiệu quả của chuỗi hoạt động Logistics nhân đạo. Qua khảo sát, Nhóm Nghiên cứu chia
các Nhân tố đại diện thành 02 nhân tố chính: Bối cảnh quốc gia và Tinh thần con
người. Theo đó, các yếu tố cấu thành nên 02 nhóm Nhân tố đại diện được phân bổ như
sau:
72

Hoạt động vận chuyển hàng hóa đến các khu vực có nhu cầu chịu ảnh hưởng sâu
sắc bởi tình hình thực tại ở mỗi quốc gia, gây rào cản đến hoạt động viện trợ hàng hóa
tại các nước không ổn định. Theo đó, nhóm các yếu tố cấu thành nên Nhân tố đại diện
“Bối cảnh quốc gia” được thống nhất như sau: việc tạo nên hiệu quả của chuỗi Logistics
nhân đạo ở một quốc gia khác đòi hỏi bản thân quốc gia đó phải có sự thống nhất, minh
bạch trong từng hệ thống luật pháp, hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc, quốc gia đủ các
điều kiện về tài chính. Hơn hết, bên các nguyên thủ quốc gia phải có khả năng lãnh đạo,
liên kết với người dân và đơn vị ủng hộ. Cụ thể việc tinh giảm các giấy tờ, thủ tục làm
tiết kiệm thời gian tiếp cận với các khu vực chịu ảnh hưởng, bên cạnh đó, hệ thống pháp
luật chặt chẽ khiến bản thân quốc gia và tổ chức viện trợ trở nên tin tưởng và linh hoạt
thực hiện các công tác cứu trợ dưới sự bảo hộ của pháp luật. Ngoài ra, việc chính phủ
có năng lực tốt trong việc ứng phó với các tình huống thảm họa, kêu gọi và liên kết
người dân, các đơn vị viện trợ trong nước và quốc tế khiến việc vận hành chuỗi Logistics
nhân đạo trở nên dễ dàng hơn. Thêm vào đó, bản thân đơn vị tổ chức hoạt động cứu trợ
phải đáp ứng đủ sức người và của để đảm bảo tính liền mạch, chủ động và an toàn của
lực lượng vận chuyển.
Bên cạnh nhóm các yếu tố về “Bối cảnh quốc gia”, hiệu quả của chuỗi cung ứng
Logistics còn phụ thuộc phần lớn vào nhân thức của người dân ở khu vực gặp nạn. Sau
phân tích, Nhóm Nghiên cứu đã tổng hợp được các yếu tố đề cập trên đều có tựu hình
chung phụ thuộc vào tâm lý người dân, do đó, quy các nhân tố về quan điểm, nhận thức
về cá nhân người bị nạn thành Nhân tố đại diện “Tinh thần người dân”. Cụ thể, bản thân
các quốc gia cần viện trợ phải đảm bảo an ninh, bảo đảm sự an toàn cho lực lượng vận
chuyển cứu trợ. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân đóng vai trò chủ chốt, quyết định
hành vi của họ. Chính phủ cần làm rõ tư tưởng, để người dân tự đánh giá được tình
trạng, nhu cầu cần lương thực của mình, nhu cầu của cộng đồng và ổn định tâm lý khi
trong lúc chờ viện trợ và được nhận viện trợ. Có thể nói, việc ổn định tâm lý người dân
đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành việc cứu trợ.
Sau phân tích các tác nhân ảnh hưởng sâu sắc đến chuỗi hoạt động Logistics nhân
đạo, Nhóm Nghiên cứu chia các yếu tố vào 02 Nhân tố đại diện “Bối cảnh quốc gia”
và “Tâm lý người dân”- 02 đại diện tiêu biểu cho sự thành công của hoạt động Logistics
nhân đạo ở các khu vực gặp nạn. Rõ ràng, các tác nhân đều có mối tương quan mật thiết
73

với nhau, bổ trợ nhau trong mỗi nhóm Nhân tố đại diện và cặp Nhân tố đại diện. Do vậy,
nếu bỏ qua một tác nhân trên cũng không đảm bảo việc vận hành, mất đi tính liền mạch
và hiệu quả của chuỗi hoạt động Logistics nhân đạo

6.2.6. Phân tích tương quan Pearson


Correlations
HL. BCQG. Bối TTND. Tinh
Humanitarian cảnh quốc thần người
Logistics gia dân
HL. Humanitarian Pearson Correlation 1 .811** .693**
Logistics Sig. (2-tailed) .000 .000
N 121 121 121
BCQG. Bối cảnh Pearson Correlation .811 **
1 .655**
quốc gia Sig. (2-tailed) .000 .000
N 121 121 121
TTND. Tinh thần Pearson Correlation .693 **
.655 **
1
người dân Sig. (2-tailed) .000 .000
N 121 121 121
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Giá trị Sig giữa HL và BCQG cũng như giữa HL và TTND đều nhỏ hơn 0.05 ⇒ Các
biến độc lập có quan hệ tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.
Hệ số tương quan Pearson giữa HL và BCQG cũng như giữa HL và TTND đều lớn hơn
0.4 ⇒ Các biến độc lập có mối quan hệ tương quan tuyến tính mạnh với biến phụ thuộc
ở mức tin cậy đến 99%.
Giá trị Sig giữa BCQG và TTND < 0.05, và hệ số tương quan Pearson giữa 2 biến này
là 0.655 > 0.4 ⇒ Có thể có hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên, điều này sẽ được cân
nhắc và khẳng định lại bằng hệ số phóng đại phương sai VIF trong quá trình phân tích
hồi quy tuyến tính.

6.2.7. Phân tích hồi quy tuyến tính bội


Nhận xét giá trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square).
Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of the Durbin-
Model R R Square Square Estimate Watson
1 .839a .704 .699 .40097 1.636
a. Predictors: (Constant), TTND. Tinh thần người dân, BCQG. Bối cảnh quốc gia
74

b. Dependent Variable: HL. Humanitarian Logistics

Dựa vào bảng kết quả trên, giá trị R2 hiệu chỉnh đạt 0.699 > 0.5 ⇒ Mô hình có ý nghĩa.
Nhận xét giá trị Sig của kiểm định F.
ANOVAa
Sum of
Model Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 45.029 2 22.514 140.038 .000b
Residual 18.971 118 .161
Total 64.000 120
a. Dependent Variable: HL. Humanitarian Logistics
b. Predictors: (Constant), TTND. Tinh thần người dân, BCQG. Bối cảnh quốc gia

Giá trị Sig là 0.000 < 0.05 ⇒ Mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu
và có thể sử dụng được.
Nhận xét giá trị Sig của kiểm định t.
Coefficientsa
Unstandardized Standardized Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) .790 .205 3.857 .000
BCQG. Bối .584 .062 .626 9.437 .000 .571 1.751
cảnh quốc gia
TTND. Tinh .265 .062 .283 4.267 .000 .571 1.751
thần người dân
a. Dependent Variable: HL. Humanitarian Logistics
Dựa vào bảng kết quả trên, giá trị Sig của 2 biến độc lập là BCQG và TTND đều <
0.05 ⇒ Các biến độc lập có sự tác động lên biến phụ thuộc.
Nhận xét hệ số phóng đại phương sai VIF
Dựa vào bảng kết quả trên, giá trị VIF của cả 2 biến độc lập đều < 2 ⇒ Không có hiện
tượng đa cộng tuyến.
Nhận xét hệ số hồi quy chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa
Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa có dạng:
𝑌 = 𝛽0 + 𝛽1 𝑋1 + 𝛽2 𝑋2 + ⋯ + 𝛽𝑖 𝑋𝑖 + 𝜀
⟺ 𝐻𝐿 = 0.790 + 0.584 × 𝐵𝐶𝑄𝐺 + 0.265 × 𝑇𝑇𝑁𝐷 + 𝜀
75

Diễn giải:
Khi biến BCQG tăng 1 đơn vị, trong điều kiện các biến còn lại không thay đổi,
thì biến HL sẽ tăng 0.584 đơn vị.
Khi biến TTND tăng 1 đơn vị, trong điều kiện các biến còn lại không thay đổi,
thì biến HL sẽ tăng 0.265 đơn vị.
Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa có dạng:
𝐻𝐿 = 0.626 × 𝐵𝐶𝑄𝐺 + 0.283 × 𝑇𝑇𝑁𝐷
Năng lực vận hành Logistics nhân đạo = 0.626*Bối cảnh quốc gia + 0.283*Tinh thần
người dân.
Khi so sánh Standardized Coefficients Beta của 2 biến BCQG và TTND, ta nhận
thấy rằng |0.626| > |0.283|. Như vậy, sự tác động của biến BCQG lên biến HL là mạnh
hơn so với sự tác động của biến TTND lên biến HL.
Qua kết quả phân tích sơ lược về phương trình hồi quy đã chuẩn hóa, ta nhận
thấy rằng 0.626| > |0.283|. Như vậy, sự tác động của biến BCQG lên biến HL là mạnh
hơn so với sự tác động của biến TTND lên biến HL. Do đó, có thể kết luận, vai trò then
chốt trong việc triển khai HL hiệu quả khi có thảm họa đa phần nằm ở tác động của
BCQG (Bối cảnh quốc gia), yếu tố TTND ( tinh thần người dân) tác động một phần.
Như vậy, dựa trên kết quả phân tích, Nhóm các tác giả Nghiên cứu nhận định được, khi
xảy ra các tình trạng thảm họa, để đảm bảo việc vận hành hiệu chuỗi hoạt động Logistics
nhân đạo, cần chú trọng nhóm các yếu tố sau trong biến BCQG: tính đồng bộ trong phát
triển của hệ thống cơ sở hạ tầng; khả năng quản trị tốt trong việc ứng phó thảm họa của
chính phủ; không có nguy hiểm tiềm ẩn của thảm họa tại khu vực xảy ra thiên tai; điều
kiện môi trường tự nhiên tại khu vực cần cứu trợ thuận lợi; ngân sách nhà nước đủ đảm
bảo trong việc ứng cứu; tính đồng bộ trong lãnh đạo; lượng hàng hóa cứu trợ dồi dào;
hệ thống pháp lý minh bạch; và thủ tục hành chính tinh gọn, giảm bớt giấy tờ.
Nhóm các yếu tố đã liệt kê trên góp phần làm nên tính đảm bảo, bền vững trong
việc đảm bảo cho chuỗi hoạt động Logistics nhân đạo. Do vậy, cần xem nhóm yếu tố
BCQG là điều kiện tiên quyết cần được đáp ứng trước khi giải quyết các yếu tố khác.
Tuy nhiên, do nhóm các yếu tố tác động lẫn nhau và tác động lên cả yếu tố TTND, nên
cần phải triển khai hướng giải quyết chặt chẽ, đồng bộ và liền mạch để đảm bảo các yếu
tố tác động lên chuỗi Logistics nhân đạo được giải quyết toàn diện.
76

Kiểm tra các giả định hồi quy

Với giá trị mean tiến dần về 0, giá trị độ lệch chuẩn standard deviation là 0.992 tiến dần
về 1, và biểu đồ hình chuông như trên, ta có thể kết luận rằng phân phối xấp xỉ chuẩn,
giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Dựa vào biểu đồ Normal P-P plot như trên, các điểm phân vị bám sát vào đường trục
chính, điều này cho thấy phần dư có phân phối chuẩn.
77

Liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập

Dựa vào biểu đồ Scatterplot ở trên, các điểm phân vị phân tán ngẫu nhiên và tập trung
xung quanh đường trục 0, ta có thể kết luận rằng giả định liên hệ tuyến tính giữa biến
độc lập và biến phụ thuộc không bị vi phạm.

6.2.8. Phân tích Independent Sample T-Test


Trước hết, các tác giả sẽ xem xét xem giới tính khác nhau có mang đến sự khác nhau
trong cách xác định năng lực vận hành logistics nhân đạo hay không.

Group Statistics
Std. Std. Error
Giới tính N Mean Deviation Mean
HL. Humanitarian Nam 53 4.1887 .64553 .08867
Logistics Nữ 67 4.0672 .79670 .09733
Trong số tổng cộng 121 người trả lời khảo sát, có 53 người là nam và 67 người là nữ,
trong đó có 1 người không xác định giới tính. Do xác suất người không xác định giới
tính này rất nhỏ và không đáng kể nên các tác giả bỏ qua trường hợp này.
78

Independent Samples Test


Levene's
Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means
Std. 95% Confidence
Sig. Mean Error Interval of the
(2- Differenc Differen Difference
F Sig. t df tailed) e ce Lower Upper
HL. Equal .242 .624 .901 118 .370 .12152 .13492 -.14566 .38869
Humanitarian variances
Logistics assumed
Equal .923 117. .358 .12152 .13167 -.13922 .38225
variances 921
not
assumed

Ở giá trị sig của Levene's Test là 0.624 > 0.05 ⇒ Phương sai giữa 2 giới tính là không
khác nhau (đồng nhất).
Giá trị sig T-Test là 0.370 ≥ 0.05 ⇒ Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cách
xác định năng lực vận hành logistics nhân đạo của những người trả lời khác giới tính.
Tiếp theo, các tác giả sẽ xem xét xem việc sống ở nơi có thảm họa hay không có mang
đến sự khác nhau trong cách xác định năng lực vận hành logistics nhân đạo hay không.

Group Statistics
Anh/Chị có (đã từng)
sống trong khu vực gặp Std. Std. Error
thảm họa không? N Mean Deviation Mean
HL. Humanitarian Không 35 4.0381 .62503 .10565
Logistics Có 86 4.1550 .76985 .08302

Trong số tổng cộng 121 người trả lời khảo sát, có một số lượng lớn người trả lời (86
người) xác định rằng họ là “người trong cuộc” và khu vực họ sống nằm trong phạm vi
bị ảnh hưởng bởi thảm họa.
79

Independent Samples Test


Levene's
Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means
95%
Std. Confidence
Sig. Mean Error Interval of the
(2- Differe Differen Difference
F Sig. t df tailed) nce ce Lower Upper
HL. Equal .451 .503 -.797 119 .427 -.11694 .14665 -.40732 .17343
Humanitaria variances
n Logistics assumed
Equal -.870 77.178 .387 -.11694 .13436 -.38448 .15060
variances
not assumed

Ở giá trị sig của Levene's Test là 0.503 > 0.05 ⇒ Phương sai giữa 2 nhóm đối tượng ở
2 khu vực sống là không khác nhau (đồng nhất).

Giá trị sig T-Test là 0.427 ≥ 0.05 ⇒ Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cách
xác định năng lực vận hành logistics nhân đạo của những người trả lời sống trong và
ngoài phạm vi bị ảnh hưởng bởi thảm họa.

6.2.9. Kết luận mô hình nghiên cứu

Sơ đồ 6.5. Mô hình nghiên cứu kết luận


80

6.2.10. Hàm ý quản trị mô hình định lượng


Qua phân tích kết quả định lượng, ta thẩy rõ nhóm các yếu tố biến BCQG ( Bối
cảnh quốc gia) là điều kiện tiên quyết, quyết định phần lớn sự thành công của chuỗi
hoạt động Logistics nhân đạo. Theo đó, nhóm yếu tố BCQG được bao hàm như sau: tính
đồng bộ trong phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng; khả năng quản trị tốt trong việc ứng
phó thảm họa của chính phủ; không có nguy hiểm tiềm ẩn của thảm họa tại khu vực xảy
ra thiên tai; điều kiện môi trường tự nhiên tại khu vực cần cứu trợ thuận lợi; ngân sách
nhà nước đủ đảm bảo trong việc ứng cứu; tính đồng bộ trong lãnh đạo của cơ quan có
thẩm quyền; lượng hàng hóa cứu trợ dồi dào; hệ thống pháp lý minh bạch; và thủ tục
hành chính, tinh gọn giấy tờ.

Như vậy, khi xảy ra thảm họa, cần chú ý xử lý các điều kiện tiên quyết như đã
nêu. Cụ thể, cần tập trung tìm hiểu các vấn đề tiềm ẩn của môi trường nội địa của khu
vực cần được cứu trợ, về các mảng: giấy tờ pháp lý; khả năng, quyền hạn của nhóm thực
hiện hoạt động Logistics trong phạm vi của chính phủ cho phép và năng lực vận hành
chính phủ.

Bên cạnh đó, chuỗi hoạt động Logistics nhân đạo còn bị chi phối bởi nhóm các
yếu tố biến TTND (tinh thần nhân dân), được thống kê như sau: tinh thần tích cực và
tâm lý ổn định của người dân bị nạn; đối tượng thụ hưởng có ý thức trong việc mưu cầu
hàng hóa và tính an toàn trong an ninh của quốc gia khu vực bị nạn. Thấy rằng, việc ổn
định tinh thần và làm công tác tư tưởng cho người dân bị nạn để tránh tâm lý hoang
mang trong thảm họa là vô cùng quan trọng, hơn hết, bản thân các đối tượng thụ hưởng
cần có ý thức trách nhiệm, nhận thức rõ nhu cầu hàng hóa phù hợp với tình trạng của
bản thân và cộng đồng. Điều đó ảnh hưởng phần lớn đến hoạt động cứu trợ của chuỗi
Logistics nhân đạo.

Tóm lại, đối mặt với tình trạng thảm họa, các bên liên quan cần chú trọng xử lý
tuần tự các yếu tố ảnh hưởng. Ưu tiên giải quyết nhóm các vấn đề liên về BCQG ( Bối
cảnh quốc gia) trước, cần đảm bảo các yếu tố về: đảm bảo điều kiện môi trường cần
cứu trợ an toàn, có bố trí hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc tiếp cận khu vực bị
nạn; triển khai kế hoạch cụ thể, rõ ràng, kiểm tra các phương tiện, dây chuyền vận hành
và lương thực tốt, đảm bảo hoạt động cứu trợ không bị đứt gãy; tìm hiểu, liên kết với cơ
81

quan chính phủ để đảm bảo kế hoạch triển khai đồng bộ, được chấp nhận về mặt hành
chính và bảo an về tính mạng. Sau đó, lần lượt giải quyết nhóm các vấn đề về TTND

(Tinh thần người dân) như tiến hành ổn định tâm lý người bị nạn, đẩy mạnh công tác
tư tưởng giúp người dân tin tưởng, nhận thức rõ nhu cầu cần thực phẩm thực tế của bản
thân và cộng đồng để tránh lãng phí, không bị thiếu hụt lương thực trong quá trình cứu
trợ. Nhóm các tác giả nghiên cứu đưa ra giải pháp điều phối hoạt động như trên,cần cân
nhắc thực hiện hợp lý các hướng xử lý phù hợp với từng tình huống cứu trợ cụ thể.
82

CHƯƠNG 7. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG TỐI


ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ
7.1. Cơ sở đề xuất mô hình chuỗi cung ứng nhân đạo
Tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu cứu trợ một cách cấp bách, cần thiết,
đúng người, đúng thời điểm trong chuỗi cung ứng nhân đạo đang ngày càng tăng, song,
việc thực hiện vẫn chưa thực sự hiệu quả. Logistics nhân đạo là chuỗi quá trình lên kế
hoạch, thực thi, kiểm soát hiệu quả dòng hàng hóa và dòng thông tin từ nơi bắt đầu đến
nơi tiêu thụ cuối cùng, nhằm mục đích làm giảm đi đau thương, mất mát của những công
dân bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ và dịch bệnh (Thomas & Kopczak, 2005). Khi số
lượng các bên tham gia đóng góp cứu trợ ngày một tăng lên, mạng lưới điều phối các
nỗ lực cần phải tối ưu hóa và được thực hiện theo quy trình, trình tự nhất định (Balcik
et al., n.d., pp.22-34), song song đó, áp lực từ các nhà tài trợ đối với sự minh bạch và sử
dụng chiến lược hiệu quả các nguồn lực cũng là một vấn đề nan giải đối với người quản
trị logistics nhân đạo (Cozzolino et al., 2012, pp.16-33), việc áp dụng các phương pháp
tinh gọn, sự hợp tác ăn ý giữa các bên liên quan trong chuỗi là yếu tố cần được khai thác
nhiều hơn.
Trên thực tế, hoạt động Logistics nhân đạo vẫn còn nhiều thiếu sót. Như nhóm
tác giả đã đề cập ở chương 3 và chương 4, các hoạt động trong chuỗi cung ứng nhân đạo
ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung còn nhiều điểm bất
cập. Đa số các hoạt động đều mang tính tự phát, thiếu kế hoạch và sự chuẩn bị nên khả
năng điều phối, sự linh hoạt trong ứng cứu còn hạn chế. Việc viện trợ nhân đạo thường
xuyên bị lợi dụng bởi một số cá nhân hoặc tổ chức, lợi dụng lòng tin và sự thương cảm
của người tài trợ đối với các nạn nhân trong vùng bị nạn để mưu lợi cá nhân, nên số
lượng hàng cứu trợ (hiện kim, hiện vật,..) từ tay nhà tài trợ đến với các công dân bị nạn
thường thiếu tính đồng bộ, nhất quán, số liệu thu thập được tại hiện trường và số liệu
được ghi nhận tại địa phương có sự chênh lệch, gây khó kiểm soát. Trong công tác cứu
trợ, sự nguy hiểm của bối cảnh cũng là yếu tố đáng lưu ý, cần có sự hướng dẫn của người
có kinh nghiệm thực thi, có hiểu biết trong lĩnh vực Logistics nhân đạo để việc thực hiện
cứu trợ diễn ra được suôn sẻ.
Ở nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tham khảo hai mô hình hệ thống thông tin
logistics (sơ đồ 7.1 và sơ đồ 7.2.) để xây dựng được mô hình tối ưu hóa chuỗi cung ứng
83

trong hoạt động cứu trợ (sơ đồ 7.3). Về mô hình các chức năng thông tin của hệ thống
Logistics (sơ đồ 7.1) đây là mô hình được đề xuất nhằm tối ưu hóa hệ thống Logistics
của một doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin (Ballou, 1999). Động lực xây dựng
mô hình của Ballou là nhấn mạnh vai trò quan trọng của công nghệ thông tin thời đại
công nghệ mới trong việc tăng đáng kể tính sẵn có của nhiều loại dữ liệu liên quan đến
quá trình vận chuyển và phục vụ các nhiệm vụ hậu cần. Qua bài nghiên cứu và xây dựng
mô hình của ông, nhóm tác giả nhận thấy để thực hiện kiểm soát chính xác hàng hóa,
nguyên vật liệu thông qua luồng, cần phải thực hiện các thủ tục cụ thể, cũng như sự sẵn
có của các phương tiện và phương pháp xử lý thông tin thích hợp. Nếu có hệ thống thông
tin linh hoạt, người làm hoạt động cứu trợ nhân đạo có thể nhanh chóng đáp ứng được
các nhu cầu khác nhau của người bị nạn, phản ứng nhạy với sự biến động nhu cầu ở
những tình huống thảm họa khác nhau, đảm bảo được tính khẩn cấp về hàng hóa cứu
trợ, thiết bị y tế, dụng cụ đối phó tạm thời,... giảm bớt được khó khăn của người bị nạn
nằm trong vùng thảm họa.

Sơ đồ 7.1. Mô hình các chức năng thông tin của hệ thống Logistics. (Ballou, 1999).
84

Tại Việt Nam, Mô hình hệ thống thông tin LIS (hình 5.1.b.) được áp dụng ở các
doanh nghiệp đang phát triển với mục đích tạo sự tương tác giữa con người, thiết bị, các
phương pháp và quy trình, nhằm cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản trị
Logistics chủ động được kế hoạch mua hàng, giao hàng, dự trữ và cho thuê dịch vụ vận
tải. Mô hình bao gồm các yếu tố về môi trường Logistics, quá trình đưa ra các quyết
định logistics, 4 hệ thống con cấu tạo thành hệ thống thông tin Logistics bao gồm hệ lập
kế hoạch, hệ nghiên cứu và tình báo, hệ thực thi, hệ báo cáo và kết quả. Các hệ thống
này sẽ phối hợp với nhau để cung cấp cho nhà quản trị Logistics những thông tin chính
xác, kịp thời trong việc lên kế hoạch, ra quyết định và điều chỉnh các hoạt động sao cho
đạt được hiệu suất cao nhất.

Sơ đồ 7.2. Mô hình hệ thống thông tin LIS tại Việt Nam.


(Khai Hoan Chu tổng hợp và biên soạn, 2019).
Nhìn chung, Logistics đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các hoạt
động cứu trợ nhân đạo đây được xem là cầu nối giữa các khâu chuẩn bị và ứng phó với
sự cố, giữa thu gom hàng cứu trợ và việc phân phối, giữa nơi tập kết và nơi cần cứu trợ.
Bên cạnh đó, Logistics trong hoạt động cứu trợ còn có chức năng lưu lại các thông tin
liên quan đến việc thực hiện, sự hiệu quả đến từ các nhà cung cấp, đơn vị vận
chuyển,...đến chi phí và cứu trợ kịp thời cũng như sự thiết yếu đầy đủ của hàng cứu trợ
và việc quản lý thông tin.

Chính vì thế, một quy trình vận hành Logistics nhân đạo muốn đạt được hiệu quả
tối đa đòi hỏi phải có sự hợp tác cao giữa các tổ chức, các bên liên quan nhằm tối ưu
hóa các địa điểm ứng cứu, mạng lưới phân phối, đánh giá tiến độ thực hiện và thời gian
85

phân phối hàng cứu trợ. Việc làm trên bao gồm các chức năng điển hình như: mua vật
tư (lương thực, thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm,..), nơi tập kết, vận chuyển (hàng
hoá và con người), phương tiện vận chuyển, cơ sơ vật chất, hệ thống thông tin liên lạc.

7.2. Mô hình chuỗi cung ứng vận dụng logistics nhân đạo cho các tình
huống thảm họa.
Niels Bohr - một nhà vật lý học người Đan Mạch từng nói: “Mọi sự khó khăn sâu
sắc đều mang sẵn trong mình giải pháp. Nó buộc chúng ta phải thay đổi suy nghĩ để tìm
ra”. Bởi vì có vô số tình huống nảy sinh trong bất kỳ tình huống thảm họa, nên lời
khuyên cho các nhà quản lý logistics nhân đạo là tìm ra một mô hình hoạt động giúp
chúng ta nắm bắt được những thông tin quan trọng nhất và hình thành nên một khuôn
khổ để sắp xếp những phần còn lại, bao gồm các chi tiết có liên quan. Mục đích của
chương này là cung cấp một mô hình hoạt động cứu trợ hữu ích, góp phần tạo nên chuỗi
cung ứng hoạt động liên tục và thường xuyên.
Mô hình mà nhóm tác giả đề xuất đã xác định 10 bên cơ bản, liên quan đến hoạt
động cứu trợ trong chuỗi cung ứng nhân đạo, bao gồm:
● Nguồn tài trợ
● Đội làm việc với nhà tài trợ
● Cục điều hành 1
● Kho tổng
● Đội làm việc với chuỗi phân phối
● Chính quyền địa phương
● Nguồn lực hỗ trợ
● Cục điều hành 2
● Kho tập kết
● Người bị nạn
Nguồn tài trợ
Nguồn tài trợ bao gồm nhiều nhà tài trợ, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm
chuyên cung cấp tài nguyên, nguồn lực dưới hình thức tiền hoặc các giá trị về vật chất
trong công tác hỗ trợ và phòng chống thiên tai.
86

Đội làm việc với nhà tài trợ


Đội này sẽ chịu trách nhiệm nhận tiền, lương thực, thực phẩm cứu trợ từ nhà tài
trợ và chuyển đến kho tổng (nơi tiếp nhận).
Cục điều hành 1
Là nơi xử lý các thông tin về nguồn tài trợ nhận được từ nhà tài trợ. Bao gồm hệ
lập hồ sơ danh mục hàng hoá, hệ nghiên cứu và tình báo, hệ báo cáo và kết quả, hệ thực
thi. Bốn hệ này sẽ hỗ trợ lẫn nhau thống kê chính xác và minh bạch số liệu cũng như
nguồn hàng cứu trợ đầu vào.
Kho tổng
Là nơi tiếp nhận các loại hàng cứu trợ từ nhà tài trợ và dự trữ nguồn thông tin về
hàng hoá cũng như số liệu về nguồn hàng cứu trợ (của ai, số lượng bao nhiêu, loại
hàng,...)
Đội làm việc với chuỗi phân phối
Là điểm chuyển giao trung gian từ kho tổng chuyển đến chuỗi phân phối, nguồn
thông tin từ cục điều hành 1 sẽ được chuyển đến cục điều hành 2. Tại đây, thông tin về
lượng của nguồn tài trợ sẽ phối hợp với thông tin các hộ bị nạn trong vùng – số liệu
được chính quyền địa phương cung cấp với mục đích thúc đẩy quá trình phát cứu trợ
hàng hoá và nhân lực ứng cứu kịp thời.
Chính quyền địa phương
Phối hợp cung cấp thông tin minh bạch, hỗ trợ, giám sát để đảm bảo nguồn tài
trợ đến tay từng hộ gia đình, từng cá nhân bị nạn.
Nguồn lực hỗ trợ
Các tình nguyện viên, hỗ trợ viên, bộ đội đã đăng ký tham gia cứu trợ, đóng góp
các nỗ lực về sức lực và thời gian trong quá trình ứng cứu người dân bị nạn.
Cục điều hành 2
Là nơi xử lý thông tin, phân bổ hàng hóa và nhân lực chuẩn bị ứng cứu cho người
dân bị nạn. Bao gồm hệ lập kế hoạch, hệ nghiên cứu và tình báo, hệ báo cáo và kết quả,
hệ thực thi. Bốn hệ này sẽ hỗ trợ lẫn nhau để xây dựng lịch trình và kế hoạch tổng, nhóm
lại từng đội hỗ trợ, chia theo từng khu vực, vùng cụ thể.
87

Kho tập kết


Là nơi tập trung hàng hoá và nhân lực hỗ trợ đã được phân bổ, chuẩn bị phát đến
tay người dân bị nạn.
Người bị nạn
Là những nạn nhân nằm trong vùng gặp thảm hoạ, bị thiệt hại về thể chất, tinh
thần hoặc tài sản. Là đối tượng trực tiếp nhận nguồn hàng cứu trợ.
88

Sơ đồ 7.3. Mô hình tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong hoạt động cứu trợ.
Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu.
Chú thích: Dòng thông tin: ;
Dòng nguồn lực (người & hàng hoá ): ;
89

7.3. Cách thức vận hành mô hình


Cục điều hành 1 là nơi xử lý các thông tin về nguồn tài trợ. Hay nói một cách dễ
hiểu, tại bộ phận này, các hệ chỉ thực hiện các công việc liên quan đến thông tin của
nguồn cung. 1. Hệ lập kế hoạch sẽ lên kế hoạch chuyển giao hàng hóa từ nguồn tài trợ
đến tay đội làm việc với nhà tài trợ và chuyển vào kho tổng. 2. Hệ thực thi sẽ triển khai
các kế hoạch chuyển giao. 3. Hệ nghiên cứu và tình báo sẽ thu thập thông tin và quan
sát môi trường bên trong khâu cung ứng. 4. Hệ báo cáo và kết quả sẽ cung cấp những
thông tin có sẵn hoặc các thông tin dự báo về nguồn hàng cứu trợ được nhận.

Cục điều hành 2 là nơi xử lý, chuyển hóa, phân phối thông tin, nguồn hàng, nhân
lực của tất các các bên liên quan tham gia vào chuỗi cung ứng nhân đạo. (1) Hệ lập kế
hoạch sẽ phân loại, phân luồng, dự đoán nhu cầu người bị nạn, thiết kế mạng lưới phân
phối hàng cứu trợ và phối hợp các nguồn lực. (2) Hệ thực thi sẽ triển khai hoạt động cứu
trợ, tiếp cận những vùng đang bị nạn để phát hàng hóa cứu trợ. (3) Hệ nghiên cứu và
tình báo sẽ thu thập thông tin từ môi trường bên ngoài và môi trường bên trong chuỗi
cung ứng, kết hợp với các thông tin từ chính quyền địa phương, tiến hành đối chiếu, so
sánh để đảm bảo thông tin không bị sai lệch. (4) Hệ báo cáo và kết quả sẽ báo cáo lại
tiến độ hoạt động, ngân sách, chi phí và hiệu quả của hoạt động cứu trợ.

Bảng 7.1. Bảng so sánh những điểm khác nhau cốt lõi của 2 hai cục điều hành

Cục điều hành 1 Cục điều hành 2

Chuyển giao hàng hóa từ Phân loại, phân luồng, dự đoán


Hệ lên kế nguồn tài trợ đến tay đội làm nhu cầu người bị nạn, thiết kế
hoạch việc với nhà tài trợ và chuyển mạng lưới phân phối hàng cứu trợ
vào kho tổng. và phối hợp các nguồn lực.

Triển khai các kế hoạch chuyển Triển khai hoạt động cứu trợ, tiếp
Hệ thực thi giao hàng hóa và luồng thông cận những vùng đang bị nạn để
tin. phát hàng hóa cứu trợ.

Hệ nghiên cứu Thu thập thông tin và quan sát Thu thập thông tin từ môi trường
và tình báo môi trường bên trong khâu bên ngoài và môi trường bên trong
90

cung ứng. chuỗi cung ứng, kết hợp với các


thông tin từ chính quyền địa
phương, tiến hành đối chiếu, so
sánh để đảm bảo thông tin không
bị sai lệch.

Cung cấp những thông tin có Báo cáo lại tiến độ hoạt động,
Hệ báo cáo và sẵn hoặc các thông tin dự báo ngân sách, chi phí và hiệu quả của
kết quả về nguồn hàng cứu trợ được hoạt động cứu trợ.
nhận.

Về mặt kỹ thuật, khi đội làm việc với nhà tài trợ nhận được nguồn hàng hóa từ
nhiều nhà tài trợ khác nhau, đội làm việc với nhà tài trợ sẽ chuyển thông tin bao gồm hồ
sơ, dữ liệu về số lượng nhà tài trợ, số lượng hàng hóa và loại hàng hóa nhận được về
Cục điều hành 1. Đồng thời, đội này cũng sẽ chuyển thông tin và hàng hóa nhận được
về kho tổng. Kho tổng có vai trò như điểm tiếp nhận, cũng là điểm chuyển giao hàng
hóa, thông tin.

Về khâu phân phối, đội làm việc với chuỗi phân phối sẽ vận chuyển hàng hóa,
dữ liệu đến cục điều hành 2. Các yếu tố khác liên quan đến hoạt động cứu trợ như chính
quyền địa phương và nguồn lực hỗ trợ cũng phải kết nối với cục điều hành 2, để các hệ
hoạt động trong cục điều hành dễ dàng phân luồng. Cuối cùng, nhận từ cục điều hành 2
cùng chính quyền và nguồn lực hỗ trợ, kho tập kết tập trung hàng hóa, nguồn lực đã
được phân chia, bố trí theo kế hoạch, chuẩn bị xuất kho trao cho người bị nạn. Đồng
thời kho tập kết cũng sẽ gửi thông tin đến cho nhà tài trợ để nhà tài trợ có thể bám sát
được quá trình cứu trợ diễn ra đến đâu, nguồn lực họ cung cấp đã được chuyển đến
những nơi nào.

Giả sử, ta vận dụng Mô hình tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong hoạt động cứu trợ
(hình 5.2) vào tình huống thảm họa Trận lũ miền Trung (2020) đã đề cập ở chương 3
mục 3.1.2, những bất cập và thiếu sót còn tồn tại hiện hữu trong tình huống thảm họa
này sẽ được giải quyết:
91

- Thứ nhất, giải quyết được tính tự phát và thiếu đồng bộ, do có quá nhiều
nhà tài trợ hoạt động riêng lẻ, dễ gặp tình trạng luồng hàng phân phát bị
trùng lặp.
- Thứ hai, hệ thống xử lý thông tin trong mô hình đáp ứng được điều kiện
thông tin minh bạch, quá trình thực hiện cứu trợ đảm bảo được tính phản
ứng nhanh và tính hiệu quả.
- Thứ ba, giải quyết được vấn đề “người cứu trợ thành người bị nạn”,
những người tình nguyện tham gia cứu trợ sẽ được hướng dẫn đảm bảo an
toàn trước khi thực thi.
- Thứ tư, giảm bớt khó khăn của chính quyền địa phương trong việc tiếp cận
hiện trường thông qua việc trao đổi thông tin với cục điều hành.
- Thứ năm, đảm bảo tất cả người bị nạn đều được nhận hàng cứu trợ.
- Thứ sáu, đáp ứng được sự thay đổi về nhu cầu của người bị nạn do sự linh
hoạt của hệ thống thông tin từ các cục điều hành.
- Cuối cùng, hàng hóa không bị tồn đọng nhờ phân luồng theo tuyến nhất
định, đảm bảo quá trình cứu trợ thông suốt, liên tục và thường xuyên.

Việc xây dựng mô hình tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong hoạt động cứu trợ cứu
trợ sẽ tốt hơn nếu chúng ta thực hiện thành công từng bước nhỏ chứ không phải thực
hiện một bước ngoặt lớn. Khi thực hiện các bước nhỏ, khối lượng công việc tại mỗi
bước sẽ được giảm bớt và công việc sẽ mang tính quản lý tốt hơn. Ngược lại, khi tất cả
các bên liên quan trong chuỗi cung ứng nhân đạo đều muốn thực hiện bước ngoặt lớn,
mục tiêu giúp đỡ người bị nạn sẽ khó đạt được, không thể tránh khỏi tài nguyên và chi
phí cứu trợ đều bị lãng phí do diễn biến phức tạp và mức độ nguy hiểm tiềm ẩn của thảm
họa.

7.4. Đóng góp của nghiên cứu.


Năm 2020 được xem là một năm đầy biến động với Việt Nam khi dịch bệnh Covid-
19 bùng phát trên diện rộng, đồng thời các đợt bão lũ miền Trung xảy ra trong những
tháng cuối năm đã gây những thiệt hại nặng nề về người lẫn tài sản. Trước tình hình đó,
Chính phủ và các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã kịp thời đưa ra các hướng giải
quyết phù hợp với đặc điểm từng khu vực, tuy vậy, vẫn để lại tác động tiêu cực đến
92

người dân vùng nạn. Hiểu được thực trạng đó, Nhóm các tác giả Nghiên cứu đề xuất đề
tài bài nghiên cứu với nội dung “ỨNG DỤNG LOGISTICS NHÂN ĐẠO VÀO VIỆC
ĐỐI PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG THẢM HỌA” cùng mô hình nghiên cứu được đề
xuất “MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG TỐI ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ VÀ
HÀM Ý QUẢN TRỊ CHO MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG”, với mong muốn đề xuất mô
hình nghiên cứu đến các doanh nghiệp, chuỗi doanh nghiệp, Chính phủ trong hoạt động
Logistics nhân đạo. Qua đó, góp phần khắc phục những hạn chế của hoạt động viện trợ
lương thực trong các tình huống thảm họa hiện nay.
Về mặt lý thuyết, nhóm tác giả đã phân tích được các vấn đề cốt lõi ảnh hưởng
đến hoạt động Logistics nhân đạo tại Việt Nam, cũng như đánh giá được mối tương quan
giữa các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực vận hành hoạt động Logistics nhân đạo.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu này có thể giúp cho các bên liên quan trong
chuỗi cung ứng nhân đạo có thể hiểu rõ hơn và có cái nhìn tổng quát về các yếu tố tác
động đến quá trình hoạt động cứu trợ. Điều này sẽ góp phần tạo nên cơ sở cho việc
hoạch định, đề ra kế hoạch ứng cứu nhằm giúp cho chuỗi cung ứng có thể diễn ra trơn
tru hơn.

7.5. Giới hạn của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu trong tương
lai .
Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả chỉ mới dừng lại ở bước đề xuất, xây dựng
mô hình áp dụng cho hoạt động Logistics nhân đạo tại Việt Nam nói chung, TP. HCM
nói riêng. Cũng như bất kỳ nghiên cứu nào khác, nghiên cứu này tồn tại một số hạn chế
sau:
Thứ nhất, do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí nên số liệu khảo sát của bài
nghiên cứu còn tập trung nhiều ở khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Mẫu khảo sát mặc dù đã
phủ rộng sang nhiều tỉnh thành khác nhưng chưa hoàn toàn có sự cân đối về tỷ lệ khảo
sát ở mỗi khu vực Chính vì thế, trong tương lai, nhóm tác giả cần đầu tư thêm thời gian
và kinh phí để triển khai lấy khảo sát một cách đều hơn ở mỗi khu vực để có thể giúp
cho bài nghiên cứu có được tính khái quát cho Việt Nam cao hơn và mang tính đại diện
tốt hơn.
93

Thứ hai, nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát tại Tp.Hồ Chí Minh, do đó không thể
khái quát hoá kết quả nghiên cứu cho một phạm vi tổng thể. Các nghiên cứu trong tương
lai nên lặp lại ở các vùng khác với cỡ mẫu và tính đại diện tốt hơn.
Ngoài ra, trong số các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến công tác cứu trợ đã được đề
cập trong mô hình, còn tồn tại nhiều yếu tố khác mang tính đặc thù địa phương mà
nghiên cứu chưa tập trung làm rõ. Do đó, các nghiên cứu trong tương lai nên xem xét
đến ảnh hưởng của các yếu tố này.
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO


70 chợ truyền thống ở TP.HCM ngưng hoạt động, sẽ cho ngưng tiếp nếu thiếu an toàn.
(2021, June 30). Retrieved November 29, 2021, from Tuổi trẻ:
https://tuoitre.vn/70-cho-truyen-thong-o-tp-hcm-ngung-hoat-dong-se-cho-
ngung-tiep-neu-thieu-an-toan-20210630100224166.htm
Addressing Challenges of Hazards, Risks, and Disaster Management in Mountain
Regions. (n.d.). Retrieved December 28, 2021, from Mountain Research and
Development: https://www.mrd-journal.org/issue/addressing-challenges-of-
hazards-risks-and-disaster-management-in-mountain-regions/
Balcik, B., Beamon, B., Krejci, C., Muramatsu, K., & Ramirez, M. (n.d.). Coordination
in humanitarian relief chains: practices challenges and opportunities. Vol 126,
22-34. International Journal of Production Economics.
Ballou. (1999). Optimization model of the enterprise logistics system using information
technologies. (issue 5), Vol.11. International Journal of Management.
Báo Người Lao Động. (2021, 8 30). "Đi chợ hộ" còn nhiều vướng mắc. Retrieved from
Báo Người Lao Động: https://nld.com.vn/kinh-te/di-cho-ho-con-nhieu-vuong-
mac-20210829215256662.htm
Báo Người Lao Động. (2021, 08 28). Quá tải đơn hàng "đi chợ hộ". Retrieved from
Người Lao Động: https://nld.com.vn/kinh-te/qua-tai-don-hang-di-cho-ho-
20210827211632699.htm
Báo Nhân Dân. (2021, 01 14). 299 chuyến bay đưa hơn 80 nghìn công dân Việt Nam về
nước. Retrieved from Nhân Dân: https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/299-
chuyen-bay-dua-hon-80-nghin-cong-dan-viet-nam-ve-nuoc-631801/
Báo Tuổi Trẻ. (2021, October 24). Hơn 50 xã ở Quảng Nam, Quảng Ngãi ngập lụt, miền
Trung mưa lớn kéo dài đến ngày mai. Tuổi trẻ. Retrieved from
https://tuoitre.vn/hon-50-xa-o-quang-nam-quang-ngai-ngap-lut-mien-trung-
mua-lon-keo-dai-den-ngay-mai-20211024093755857.htm
Báo Tuổi Trẻ. (2021, August 30). Quyền Linh: Càng đi càng thương bà con. Tuổi trẻ.
Retrieved from https://tuoitre.vn/quyen-linh-cang-di-cang-thuong-ba-con-
20210830084333292.htm
Báo Tuổi Trẻ. (2021, August 24). Việt Hương tiếp tục mua xe chở oxy hỗ trợ người dân.
Tuổi trẻ. Retrieved from https://tuoitre.vn/viet-huong-tiep-tuc-mua-xe-cho-oxy-
ho-tro-nguoi-dan-20210824145026918.htm
BBC. (2014, October 17). WHO muốn giúp châu Phi chặn đứng Ebola. BBC. Retrieved
from
https://www.bbc.com/vietnamese/world/2014/10/141017_who_africa_ebola
2

Bộ Y Tế Cổng Thông Tin Điện Tử. (2021, October 20). Chính phủ đã tham gia tích cực,
trách nhiệm, sáng tạo trong phòng, chống dịch - Hoạt động của lãnh đạo bộ -
Cổng thông tin Bộ Y tế. Bộ Y tế. Retrieved from https://moh.gov.vn/hoat-dong-
cua-lanh-dao-bo/-/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/chinh-phu-a-tham-
gia-tich-cuc-trach-nhiem-sang-tao-trong-phong-chong-dich
CDC. (n.d.). Cost of the Ebola Epidemic | History | Ebola (Ebola Virus Disease).
Retrieved March 2, 2022, from CDC:
https://www.cdc.gov/vhf/ebola/history/2014-2016-outbreak/cost-of-ebola.html
CDP. (2019, September 9). 2019-2020 Australian Bushfires. Retrieved December 19,
2021, from Center for Disaster Philanthropy:
https://disasterphilanthropy.org/disaster/2019-australian-wildfires/
Cozzolino, A., Rossi, S., & Conforti, A. (2012). Agile and lean principals in the
humanitarian aid supply chain: the case of the United Nations World Food
Programme. Vol 02, 16-33. Journal of Humanitarian Logistics and Supply Chain
Management,.
Comrey, A. L. (1973). A first course in factor analysis. New York: Academic Press.
Đan, M. (2021, 11 08). Haiti nỗ lực tái thiết và ứng phó sau động đất. Retrieved from
baotainguyenmoitruong.vn: https://baotainguyenmoitruong.vn/haiti-no-luc-tai-
thiet-va-ung-pho-sau-dong-dat-333310.html
Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. (2021, August 26). TPHCM: Ra mắt Đội hình tình
nguyện viên hỗ trợ tiếp nhận và phân phối hàng hoá đến người dân gặp khó khăn.
Retrieved November 28, 2021, from Đảng bộ TPHCM:
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-ra-mat-doi-hinh-tinh-nguyen-vien-
ho-tro-tiep-nhan-va-phan-phoi-hang-hoa-den-nguoi-dan-gap-kho-1491883204
'Đi chợ hộ' đang quá tải - Tuổi Trẻ Online. (2021, September 4). Retrieved November
29, 2021, from Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/di-cho-ho-dang-qua-tai-
20210904090425195.htm
Diện, H. (2012, 08 08). 5 thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhất Việt Nam. Báo
Giáo dục Việt Nam. Retrieved from https://giaoduc.net.vn/kinh-te/5-tham-hoa-
thien-nhien-gay-thiet-hai-lon-nhat-viet-nam-post99281.gd?
H.H. (2021, 05 18). Bão Tauktae gây nhiều thiệt hại tại Ấn Độ. Retrieved from Nhân
Dân: https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/bao-tauktae-gay-nhieu-thiet-hai-tai-an-
do-646661/
Hair, J. F. Jr., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C. (1998). Multivariate data
analysis. NJ: Prentice Hall
Hệ thống thông tin Logistics (Logistics Information System - LIS) là gì? (2019, October
24). Retrieved November 26, 2021, from VietnamBiz: https://vietnambiz.vn/he-
3

thong-thong-tin-logistics-logistics-information-system-lis-la-gi-
201910241538591.htm
Hệ thống thông tin Logistics (Logistics Information System - LIS) là gì? (2019, October
24). Retrieved January 30, 2022, from VietnamBiz: https://vietnambiz.vn/he-
thong-thong-tin-logistics-logistics-information-system-lis-la-gi-
201910241538591.htm
Hugos, M. H. (2010). Essentials of Supply Chain Management. Wiley.
Hương, D. (2021, November 1). Doanh nghiệp kiều bào đồng hành hỗ trợ lực lượng
tuyến đầu phòng chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh. Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Retrieved from http://m.mattran.org.vn/doi-ngoai-kieu-bao/doanh-nghiep-kieu-
bao-dong-hanh-ho-tro-luc-luong-tuyen-dau-phong-chong-dich-tai-tp-ho-chi-
minh-41075.html
Huyền, T. (2021, 08 13). Chuỗi cung ứng nhân đạo trong thời kỳ đại dịch » The
Logistician. Retrieved November 16, 2021, from The Logistician:
https://logistician.org/chuoi-cung-ung/chuoi-cung-ung-nhan-dao-trong-thoi-ky-
dai-dich.html
Japan Earthquake and Tsunami Relief 2011. (n.d.). Retrieved December 19, 2021, from
Direct Relief: https://www.directrelief.org/emergency/japan-earthquake-and-
tsunami-2011/
Kaner, J., & Schaack, S. (2016). Understanding Ebola: the 2014 epidemic. Retrieved
from
https://globalizationandhealth.biomedcentral.com/track/pdf/10.1186/s12992-
016-0194-4.pdf?site=globalizationandhealth.biomedcentral.com
Kathryn, R. (2019, 05 7). 2011 Japan earthquake and tsunami: Facts, FAQs, and how
to help. Retrieved from World Vision: https://www.worldvision.org/disaster-
relief-news-stories/2011-japan-earthquake-and-tsunami-
facts?fbclid=IwAR3Ums-4PU_U1cCW-PcYCzE86N0fx7P3-1JH-
1rQ4OupcW9hqzVQxKr30W0
Khánh, L. (2021, 08 24). Tổ chức Di cư Quốc tế kêu gọi hỗ trợ 15 triệu USD cho Haiti.
Retrieved from dangcongsan.vn: https://dangcongsan.vn/the-gioi/nhung-van-de-
toan-cau/to-chuc-di-cu-quoc-te-keu-goi-ho-tro-15-trieu-usd-cho-haiti-
589006.html
Kho bãi trong logistics. (2018, October 10). Retrieved November 26, 2021, from
Vinalines Logistics: http://vnll.com.vn/vi/kho-bai-trong-logistics/
Knemeyer, A. M., & Murphy, P. R. (2017). Contemporary Logistics. Pearson Education,
Limited.
4

Lam, G. (2020, October 18). Lũ Quảng Bình vượt mức lịch sử - Tuổi Trẻ Online.
Retrieved November 24, 2021, from Báo Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/lu-o-quang-
binh-lai-len-vuot-muc-lich-su-20201018200302357.htm
Lê, H. (2007, 10 27). Nhìn từ cơn “đại hồng thủy” năm 1971. Báo Công An Nhân Dân.
Retrieved from https://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Nhin-tu-
con-dai-hong-thuy-nam-1971-i290696/
Liên Hợp Quốc Việt Nam (UNDP). (2015). Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý
rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi
khí hậu. Liên Hợp Quốc Việt Nam (UNDP). Retrieved from
https://vietnam.un.org/vi/9282-bao-cao-dac-biet-cua-viet-nam-ve-quan-ly-rui-
ro-thien-tai-va-cac-hien-tuong-cuc-doan-nham-thuc
Melville, H. (n.d.). Volcano erupts in Colombia and buries nearby towns. Retrieved
December 19, 2021, from History.com: https://www.history.com/this-day-in-
history/volcano-erupts-in-colombia-and-buries-nearby-towns
NASA. (2010, 10 3). Nevado del Ruiz Volcano, Colombia. Retrieved from
earthobservatory.nasa.gov:
https://earthobservatory.nasa.gov/images/43859/nevado-del-ruiz-volcano-
colombia?fbclid=IwAR3Qo7Jww3ichFwp0RAly-Xn9H-taED5RllD-
O9swXAKyUKRfwWXoz02HGY
National Centers for Environmental Imformation. (2021, March 11). On This Day: 2011
Tohoku Earthquake and Tsunami | News. Retrieved December 19, 2021, from
National Centers for Environmental Information:
https://www.ncei.noaa.gov/news/day-2011-japan-earthquake-and-tsunami
Nghiên cứu quốc tế. (2009, November 13). 14/11/1985: Núi lửa Nevado del Ruiz phun
trào ở Colombia. Retrieved december 19, 2021, from Nghencuuquocte:
https://nghiencuuquocte.org/2021/11/14/nui-lua-nevado-del-ruiz-phun-trao-o-
colombia/?fbclid=IwAR1z_TJeeonPvMZsBYAgoDQWSSaGUX7BvfQ-
LNBFl4rmzsfHSEuit7KH8Kg
Nhân Dân. (2020, October 25). Đồng bào vùng lũ đang thực sự cần gì? - Tạp chí điện
tử Bảo vệ Rừng và Môi trường. Retrieved November 24, 2021, from Bảo vệ Rừng
và Môi trường: https://baovemoitruong.org.vn/dong-bao-vung-lu-dang-thuc-su-
can-gi/
Pacific Airlines. (2021, 7 31). Hạnh phúc vỡ òa trên chuyến bay về nhà giữa tâm dịch
Covid-19. Retrieved from Pacific Airlines:
https://www.pacificairlines.com/vn/vi/tin-tuc/hanh-phuc-vo-oa-tren-chuyen-
bay-ve-nha-giua-tam-dich-covid-19/
Phaata Logistics. (2020, November 16). Logistics là gì – Ý nghĩa và tầm quan trọng của
Logistics? Retrieved November 25, 2021, from PHAATA:
5

https://phaata.com/thi-truong-logistics/logistics-la-gi-y-nghia-va-tam-quan-
trong-cua-logistics-598.html
Reliefweb. (2021, May 18). Asia and the Pacific: Weekly Regional Humanitarian
Snapshot (11 - 17 May 2021) - India. Retrieved December 19, 2021, from
ReliefWeb: https://reliefweb.int/report/india/asia-and-pacific-weekly-regional-
humanitarian-snapshot-11-17-may-2021
Roger Bove (2006) Estimation and Sample Size Determination for Finite Populations.
10th Edition, CD Rom Topics, Section 8.7, West Chester University of Pennsylvania.

Sự khác biệt giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ. (2021,
May 21). Retrieved November 29, 2021, from Sở Y tế TPHCM:
http://medinet.gov.vn/tin-tuc-su-kien/su-khac-biet-giua-chi-thi-15-chi-thi-16-
va-chi-thi-19-cua-thu-tuong-chinh-phu-s-c1780-44712.aspx
Sarstedt, M., Bengart, P., Shaltoni, A. M., & Lehmann, S. (2018). The use of sampling
methods in advertising research: A gap between theory and practice. International
Journal of Advertising, 37(4), 650-663.
Tabachnick, Barbara G., and Linda S. Fidell (1996), Using Multivariate Statistics, 3rd
ed., New York: Harper Collins College Publishers
Thảm họa núi lửa tồi tệ nhất trong lịch sử Colombia. (2014, November 13). Retrieved
December 19, 2021, from Báo tin tức: https://baotintuc.vn/giai-mat/tham-hoa-
nui-lua-toi-te-nhat-trong-lich-su-colombia-20141112170054032.htm
Thắng, T. (2021, 11 10). Nhìn lại năm 2020: Một năm thiên tai khốc liệt và dị thường.
VietnamPlus, TTXVN. Retrieved from https://www.vietnamplus.vn/nhin-lai-
nam-2020-mot-nam-thien-tai-khoc-liet-va-di-thuong/683097.vnp
Thanh Niên Online. (2021, 07 29). TP.HCM tăng cường Chỉ thị 16: Người dân có thể
gọi taxi đi khám bệnh, cấp cứu, chích ngừa. Retrieved from Báo Thanh Niên:
https://thanhnien.vn/tphcm-tang-cuong-chi-thi-16-nguoi-dan-co-the-goi-taxi-di-
kham-benh-cap-cuu-chich-ngua-post1095097.html
Thanh, H. (2021, 11 21). Canada: Lũ lụt ở miền Tây khiến 4 người thiệt mạng. Retrieved
from baotintuc.vn: https://baotintuc.vn/the-gioi/canada-lu-lut-o-mien-tay-khien-
4-nguoi-thiet-mang-20211121102423273.htm
Thanh, L. (2021, August 26). Thông tin về dịch COVID-19. Retrieved November 16,
2021, from Nguồn gốc COVID-19 vẫn là câu hỏi: https://ncov.vnanet.vn/tin-
tuc/nguon-goc-covid-19-van-la-cau-hoi/f4a1f446-0769-43cb-8150-
08136e1fa8f7
Thomas, A., & Kopczak, L. (2005). From Logistic to supply chain management: the
path forward in the humanitarian sector.
Trần, H. T. (2021). Hỏi Đáp về Logistics. Nhà xuất bản Công Thương.
6

Viện Khoa học Khí Tượng Thuỷ Văn và Biến đổi khí hậu. (2015, 09 03). Báo cáo của
Việt Nam về biến đổi khí hậu. 3.
VnEconomy. (2020, January 7). Thảm họa cháy rừng ở Australia qua những con số.
Retrieved December 19, 2021, from VnEconomy: https://vneconomy.vn/tham-
hoa-chay-rung-o-australia-qua-nhung-con-so.htm
Vnexpress. (2020, January 7). Các nước hỗ trợ Australia chữa cháy rừng. Retrieved
December 19, 2021, from VnExpress: https://vnexpress.net/cac-nuoc-ho-tro-
australia-chua-chay-rung-4038577.html
VTV. (2020, 10 19). “Thủ tướng: Cấp mỗi tỉnh miền Trung 100 tỷ đồng, không được để
dân đói, dân rét”. VTV. Retrieved from
https://web.archive.org/web/20201019143024/https://vtv.vn/xa-hoi/thu-tuong-
cap-moi-tinh-mien-trung-100-ty-dong-khong-duoc-de-dan-doi-dan-ret-
20201019165455804.htm
Wiki2th. (2021). Logistics nhân đạo. Retrieved 11 03, 2021, from Logistics nhân đạo:
https://wiki2th.com/vi/Humanitarian_Logistics
7

PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG
LỰC VẬN HÀNH LOGISTICS NHÂN ĐẠO

Phần 1: Thông tin cá nhân

STT Câu hỏi Câu trả lời


Nam
1 Giới tính Nữ
Khác
Dưới 18 tuổi
19-23 tuổi
2 Độ tuổi
24- 55 tuổi
Trên 55 tuổi
An Giang
Bà Rịa- Vũng Tàu
Bạc Liêu
Bắc Giang
Bến Tre
Bình Dương
3 Nơi sinh sống hiện tại Bình Định
Cần Thơ
Đà Nẵng
Gia Lai
Hà Nội
Hà Tĩnh
Hải Dương
Khánh Hòa
Long An
Quảng Bình
Tiền Giang
Tp. Hồ Chí Minh
Đã nghỉ hưu
Nội trợ
4 Nghề Nghiệp Đã có việc làm
Đang thất nghiệp
Sinh viên
8

Anh/Chị có (đã từng) sống Có


5 trong khu vực gặp thảm họa
không? Không
Phần 2: Câu hỏi khảo sát

Ý kiến của anh/chị rất quan trọng để nhóm nghiên cứu có thể thực hiện được bài nghiên
cứu. Anh/chị hãy trả lời bằng cách chọn số tương ứng:

1 2 3 4 5
Hoàn toàn Không quan Hoàn toàn
Không đồng ý Đồng ý
không đồng ý tâm đồng ý

STT Biến quan sát Mức độ ảnh hưởng


MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ
Thủ tục hành chính tinh
TC1
gọn, giảm bớt giấy tờ.
    
Ngân sách nhà nước đủ
Theo anh/chị,
TC2
đảm bảo việc ứng cứu.
    
khi thảm họa xảy Hệ thống pháp lý minh
ra, hoạt động
TC3
bạch, rõ ràng, phân minh.
    
1 viện trợ/cứu trợ An ninh quốc gia ổn định,
sẽ được triển
TC4
an toàn.
    
khai hiệu quả Chnhs phủ có năng lực tốt
nhờ: TC5 trong vuệc ứng phó thảm     
họa.
Tính đồng bộ, nhất quán
TC6
trong lãnh đạo.
    
ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
Điều kiện môi trường tự
NC1
nhiên thuận lợi.
    
Theo anh/chị, Người tiêu dùng có ý thức
khi thảm họa xảy NC2 trong việc mưu cầu hàng     
ra, hoạt động hóa
2 viện trợ/cứu trợ Tinh thần tích cực và tâm
sẽ được triển NC3 lí ổn định của người bị     
khai hiệu quả nạn.
nhờ: Không có nguy hiểm tiềm
NC4 ẩn của thảm họa tại khu     
vực xảy ra thiên tai.
YẾU TỐ NGUỒN LỰC
9

Hệ thống cơ sở hạ tầng
NL1
phát triển, đồng bộ.
    
Theo anh/chị, Lượng hàng hóa cứu trợ
khi thảm họa xảy NL2 dồi dào, đáp ứng đủ nhu     
ra, hoạt động cầu.
3 viện trợ/cứu trợ Lượng phương tiện
sẽ được triển NL3 chuyên dụng đủ để phục     
khai hiệu quả vụ công tác hỗ trợ.
nhờ Đơn vị tổ chức đủ năng
NL4 lực điều phối và kiểm soát     
công tác ứng cứu.
Năng lực vận hành Logistics Nhân Đạo
Các bên liên quan có sự
HL1
kết nối chặt chẽ.
    
Khả năng lập kế hoạch,
HL2 điều phối và kiểm soát tốt     
hoạt động của các bên.
Theo anh/chị,
Các bên tham gia có đủ
khi thảm họa xảy
chuyên môn nhằm dự báo
ra, hoạt động HL3
nhu cầu một cách chính
    
4 viện trợ/cứu trợ
xác.
sẽ được triển
Người, hàng hóa và thiết
khai hiệu quả
nhờ
HL4 bị được huy động mạnh     
mẽ.
Năng lực y tế được cải
HL5
thiện và nâng cao.
    
Hệ thống vận chuyển
HL6
được sắp xếp hợp lý.
    
10

PHỤ LỤC 2: CÁC VẤN ĐỀ CỐT LÕI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC VẬN
HÀNH LOGISTICS NHÂN ĐẠO

Với mỗi thách thức, khó khăn/bất cập đã diễn ra trong quá trình triển khai các hoạt động
Logistics nhân đạo, nhóm tác giả lấy đó làm cơ sở nhằm mục đích chỉ ra các yếu tố mà
các bên quan đang gặp phải trong quá trình vận hành chuỗi cung ứng nhân đạo.

❖ Các hoạt động được triển khai trong đợt dịch Covid-19 tại Việt Nam

STT Các giải pháp Thách thức Yếu tố


Thủ tục hành
Nhiều thủ tục phức tạp
chính
Sự nguy hiểm của
Chuyến bay đưa người Nguy cơ lây nhiễm chéo.
1 bối cảnh
Việt Nam hồi hương
Khả năng vận
Số người cần vượt xa công suất
chuyển, dự báo
vận chuyển
nhu cầu
Nguồn cung không đủ.
Ý thức người tiêu
Xảy ra tình trạng boom hàng dùng
Xuất hiện tình trạng giả mạo đăng
Huy động lực lượng quân Khả năng dự báo
2 kí
đội đi chợ hộ nhu cầu
Tình trạng hủy đơn tại “vùng đỏ”
Đội hỗ trợ không làm đúng Năng lực chuyên
chuyên môn môn trong
Logistics
3
Thay đổi công năng
Xuất hiện tình trạng lợi dụng
phương tiện công cộng
“luồng xanh” Hệ thống pháp lý
vào việc vận chuyển
lương thực thực phẩm
Chỉ huy động được số ít các tài xế Khả năng huy
hợp đồng với Công ty. động nguồn lực
Huy động phương tiện để Năng lực đội ngũ Y tế khác nhau. Sự chênh lệch
4
chi viện cứu trợ năng lực Y tế
Tâm lý lo lắng cho người nhà
Tâm lý người dân
nhiễm bệnh.
5 Linh hoạt điều phối công Khó khăn trong kiểm soát. Khả năng điều
năng của phương tiện phối và kiểm soát
đường thủy cá nhân để hỗ Nguy cơ thiệt mạng đối với người Sự nguy hiểm của
trợ mạnh thường quân đi cứu trợ. bối cảnh
11

❖ Các hoạt động Logistics Nhân Đạo đã được triển khai trên thế giới trong các
tình huống thảm họa

Tình huống Khó khăn/bất cập trong giải


STT Quốc gia Yếu tố
bất ổn pháp
Sự cẩu thả của chính phủ trong việc Năng lực chính
chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp đối với phủ
thảm họa
Bị cản trở nghiệm trọng bởi cơ sở hạ Cơ sở hạ tầng
Thảm họa núi tầng bị phá hủy.
1 Colombia
lửa (1985) Những thiếu sót của chính phủ liên Năng lực chính
quan đến hậu cần, thông tin liên lạc, phủ
viện trợ nhân đạo.
Không có kế hoạch, chính sách phòng Khả năng dự
ngừa và phục hồi sau thiên tai. báo kế hoạch
Chính phủ nhận thức chậm trễ trong Năng lực chính
việc đánh giá tình hình và phối hợp tất phủ
cả thông tin.
Phương tiện mặt đất bị cản trở, phương Hạn chế lượng
tiện không không kịp thời . phương tiện
chuyên dụng
Dứt nguồn cung thực phẩm Công tác không
Động đất và
2 Nhật Bản vững chắc
sóng thần (2011)
Thiếu nhân sự và vật dụng viện trợ Hạn chế nội lực

Thiếu sự chuẩn bị và đề phòng trước Công tác không


hiểm họa vững chắc
Thông tin liên lạc hạn chế Hạn chế lượng
phương tiện
chuyên dụng
Dịch bệnh Ebola Tốc độ lây nhiễm của virus Ebola quá Sự nguy hiểm
(2014) nhanh của bối cảnh
3 Châu Phi
Cơ sở hạ tầng còn yếu kém Cơ sở hạ tầng

Vì an ninh quốc gia cho nên Úc không An ninh quốc


cho trực thăng chi viện để hỗ trợ làm gia
giảm đi mức độ cháy rừng.
Cháy rừng
4 Úc Thiết bị hỗ trợ cho việc chữa cháy còn Cơ sở hạ tầng
(2019)
hạn chế
Nguồn lực không đủ để chi viện Nguồn lực

Khó khăn trong việc tìm kiếm và cứu Tác động của
Bão Tauktae trợ do ảnh hưởng của bão môi trường
5 Ấn Độ
(2020) Phải tạm dừng công tác tiêm chủng,
ảnh hưởng đến quá trình chống dịch
6 Nạn động đất Thiếu thốn về ngân sách lẫn lực
Ngân sách nhà
Haiti gây thiếu lượng bảo hộ; bản thân người dân
nước
lương thực cũng đối mặt với mất mát sau thiên
12

trầm trọng tai, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh


(2021) nên không thể chung tay viện trợ.
Khả năng
Hạn chế chi viện nhân lực do ảnh
ngoại giao của
hưởng của dịch
chính phủ
7 Tác động của
Lũ lụt dài nhất Mưa bão gây cản trở cứu trợ
môi trường
Canada trong lịch sử (
Ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh An ninh quốc
2021)
không được kiểm soát chặt chẽ. gia
8 Lebanon Vụ nổ do trữ An ninh quốc
chất hóa học Nền chính trị không có sự ổn định gia
nguy hiểm nên các tổ tổ chức nhân đạo thế giới
(2020) không thể can thiệp cũng như tiếp
cận nạn nhân nhân thảm họa
Sự vô trách nhiệm của bộ phận cơ Năng lực của
quan hành pháp pháp đã đánh giá chính phủ
thấp mối nguy hiểm tiềm tàng
Người bị nạn ở rải rác khắp nơi Khả năng điều
trong khu vực phối
Tình trạng Cơ sở hạ tầng và thiết bị cứu trợ
Cơ sở hạ tầng
thâm hụt lương hạn chế.
9 Zimbabwe
thực, thực Khả năng tiếp
Không thể nhận được cảnh báo
phẩm cận thông tin
sớm vì chúng chỉ nhận được các
➔ Kết nối các
đường truyền vô tuyến nước ngoài.
bên liên quan
13

PHỤ LỤC 3: CÁC NHÓM YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC VẬN HÀNH
LOGISTICS NHÂN ĐẠO

Sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực vận hành chuỗi cung ứng nhân đạo
(Phụ lục 2). Nhóm tác giả tiến hành phân loại các yếu tố trên thành các nhóm yếu tố
chính sau:

NĂNG LỰC VẬN HÀNH LOGISTICS NHÂN ĐẠO (HL)

HL1 Các bên liên quan có sự kết nối chặt chẽ

HL2 Khả năng lập kế hoạch, điều phối và kiểm soát tốt hoạt động của các bên

HL3 Các bên tham gia có đủ chuyên môn nhằm dự báo nhu cầu một cách chính
xác.

HL4 Người, hàng hóa và thiết bị được huy động mạnh mẽ

HL5 Năng lực y tế được cải thiện và nâng cao.

HL6 Hệ thống vận chuyển được sắp xếp hợp lý.

NGUỒN LỰC (NL)

NL1 Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ.

NL2 Lượng hàng hoá cứu trợ dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu.

NL3 Lượng phương tiện chuyên dụng đủ để phục vụ công tác hỗ trợ.

NL4 Đơn vị tổ chức đủ năng lực điều phối và kiểm soát công tác ứng cứu.

MÔI TRƯỜNG THỂ THẾ (TC)

TC1 Thủ tục hành chính tinh gọn, giảm bớt giấy tờ.

TC2 Ngân sách nhà nước đủ đảm bảo việc ứng cứu.

TC3 Hệ thống pháp lý minh bạch, rõ ràng, phân minh.

TC4 An ninh quốc gia ổn định, an toàn.


14

TC5 Chính phủ có năng lực tốt trong việc ứng phó thảm họa.

TC6 Tính đồng bộ, nhất quán trong lãnh đạo.

ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH (NC)

NC1 Điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi.

NC2 Người tiêu dùng có ý thức trong việc mưu cầu hàng hóa.

NC3 Tinh thần tích cực và tâm lý ổn định của người bị nạn.

NC4 Không có nguy hiểm tiềm ẩn của thảm họa tại khu vực xảy ra thiên tai.

You might also like