You are on page 1of 65

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

TIỂU LUẬN
MÔN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI

Phân tích hợp đồng xuất khẩu gừng khô thái lát số CV01.2020
của công ty TNHH XNK Rồng Đông Dương

Nhóm :2
Lớp tín chỉ : TMA302(2.2/2021).9
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Bích Ngọc

Hà Nội, tháng 6 năm 2021

Hà Nội, tháng 10 năm 2020


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSV Nhiệm vụ Mức độ


hoàn thành

1 Trần Thị Linh Trang 1911110405 Làm mục 2.1, 2.7, 2.10, 100%
(nhóm trưởng) 3.2; tổng hợp và chỉnh
sửa tiểu luận

2 Nguyễn Thảo Vy 1911110435 Làm mục 2.4, 2.5 100%

3 Vũ Thị Minh Thùy 1911110377 Làm mục 2.8, 2.9 100%

4 Trần Thị Duyên 1917740030 Làm mục 1.2 100%

5 Kiều Thu Hương 1917740049 Làm mục 3.3 100%

6 Nguyễn Hồng Nhung 1911110306 Liên hệ xin bộ chứng từ, 100%


làm mục 2.6; viết mở
đầu và kết luận

7 Nguyễn Quỳnh Anh 1911120007 Làm mục 1.1, 2.2, 3.1 100%

Trang 2
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7

Chương 1 PHÂN TÍCH NỘI DUNG TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI....... 8

1.1 Lý thuyết về hợp đồng mua bán quốc tế .............................................................. 8

1.1.1 Khái niệm ........................................................................................................ 8

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán quốc tế ..................................................... 8

1.2 Phân tích hợp đồng số CV01.2020 ....................................................................... 9

1.2.1 Tên hợp đồng .................................................................................................. 9

1.2.2 Thời gian ký kết hợp đồng ............................................................................. 9

1.2.3 Chủ thể hợp đồng ........................................................................................... 9

1.2.4 Đối tượng hợp đồng ..................................................................................... 10

1.2.5 Điều khoản về số lượng ............................................................................... 10

1.2.6 Điều khoản về giá ......................................................................................... 10

1.2.7 Khối lượng và quy cách đóng gói ................................................................ 13

1.2.8 Các chứng từ yêu cầu .................................................................................. 13

1.2.9 Điều khoản về thanh toán ............................................................................ 13

1.2.10 Cảng xếp hàng và thời gian giao hàng ....................................................... 14

1.2.11 Các điều khoản chung ................................................................................. 14

Chương 2 PHÂN TÍCH CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN .................................... 14

2.1 Hóa đơn thương mại (Commercial invoice) ...................................................... 14

2.1.1 Khái niệm ...................................................................................................... 14

2.1.2 Bản dịch ........................................................................................................ 14

2.1.3 Phân tích và nhận xét .................................................................................. 15

2.2 Danh mục hàng hóa (Packing list) .................................................................... 17

2.2.1 Khái niệm ...................................................................................................... 17

2.2.2 Bản dịch ........................................................................................................ 17


Trang 3
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
2.2.3 Phân tích và nhận xét .................................................................................. 18

2.3 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ........................................................ 18

2.3.1 Khái niệm ...................................................................................................... 18

2.3.2 Bản dịch và phân tích .................................................................................. 18

2.3.3 Phân tích và nhận xét: ................................................................................. 21

2.4 Vận đơn đường biển (B/L - Bill of Lading) ....................................................... 21

2.4.1 Khái niệm ...................................................................................................... 21

2.4.2 Bản dịch và phân tích vận đơn EGLV236000100866 ................................ 21

2.5 Tờ khai hải quan ................................................................................................. 23

2.5.1 Khái niệm ...................................................................................................... 23

2.5.2 Nội dung trên tờ khai hải quan và phân tích tờ khai ................................. 23

2.6 Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa đường biển (Certificate of marine cargo
insurance) ...................................................................................................................... 26

2.6.1 Khái niệm ...................................................................................................... 26

2.6.2 Phân tích và nhận xét .................................................................................. 26

2.6.3 Nhận xét ........................................................................................................ 27

2.7 Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate) ..................................... 28

2.7.1 Khái niệm ...................................................................................................... 28

2.7.2 Bộ chứng từ cần thiết để được cấp chứng thư khử trùng.......................... 28

2.7.3 Thời gian cấp chứng thư khử trùng............................................................ 28

2.7.4 Nội dung ....................................................................................................... 28

2.7.5 Nhận xét ........................................................................................................ 29

2.8 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật ................................................................. 29

2.8.1 Khái niệm ...................................................................................................... 29

2.8.2 Nội dung ....................................................................................................... 29

Trang 4
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
2.8.3 Nhận xét ........................................................................................................ 30

2.9 Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng ............................................................. 30

2.9.1 Khái niệm: .................................................................................................... 30

2.9.2 Bản dịch và phân tích .................................................................................. 30

2.10 Thư tín dụng L/C ............................................................................................. 32

2.10.1 Khái niệm ...................................................................................................... 32

2.10.2 Phân tích nội dung ....................................................................................... 33

2.10.3 Đối chiếu LC với các chứng từ liên quan ................................................... 34

2.10.4 Nhận xét ........................................................................................................ 36

Chương 3 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG.............................................. 36

3.1 Quy trình thanh toán bằng LC giữa công ty xuất – nhập khẩu Dong Duong
Dragon với bên nhập khẩu ........................................................................................... 36

3.2 Phân tích Thông Báo Thư Tín Dụng (Notification of Documentary Credit) .. 38

3.3 Thực hiện hợp đồng giữa DONG DUONG DRAGON IMPORT-EXPORT
COMPANY LIMITED với bên nhập khẩu (bên mua) ................................................ 40

3.3.1 Bước 1: Thông báo giao hàng, kiểm tra LC ............................................... 40

3.3.2 Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu ................................................................ 40

3.3.3 Bước 3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu .............................................................. 40

3.3.4 Bước 4: Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu..................................... 41

3.3.5 Bước 5: Thuê tàu, lưu cước......................................................................... 42

3.3.6 Bước 6: Mua bảo hiểm ................................................................................ 42

3.3.7 Bước 7: Thông quan xuất khẩu .................................................................. 42

3.3.8 Bước 8: Chuyển chứng từ yêu cầu thanh toán LC .................................... 43

3.3.9 Bước 9: Giao hàng ....................................................................................... 43

3.3.10 Bước 10: Được thanh toán bằng LC không hủy ngang ............................ 44

3.3.11 Bước 11: Bên mua thực hiện quy trình nhập khẩu ................................... 44
Trang 5
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 46

PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 47

Trang 6
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng từng
bước hợp tác giao lưu quốc tế, tạo nhiều cơ hội hợp tác với các quốc gia trên thế giới. Lĩnh
vực xuất nhập khẩu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của đất
nước.

Trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế, hợp đồng được đánh giá là một trong
những nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành bại của một thương vụ, và ghi lại
quá trình thực hiện hợp đồng, phân chia nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia trong
quá trình thực hiện hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh,…Nhận thức được tầm quan
trọng của hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế, nhóm chọn đề tài nghiên cứu “
Phân tích hợp đồng xuất khẩu gừng thái lát khô cuả công ty TNHH XNK Rồng Đông
Dương” để phân tích làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội dung của hợp đồng kinh tế.

Mục tiêu phân tích bao gồm:

 Phân tích nội dung trong hợp đồng thương mại


 Phân tích các chứng từ liên quan đến bộ chứng từ xuất khẩu lô hàng
 Phân tích quy trình thực hiện hợp đồng
 Rút ra kinh nghiệm trong việc soạn thảo hợp đồng và phân tích một hợp đồng kinh
tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng.

Đối tượng nghiên cứu:

Hợp đồng xuất khẩu gừng thái lát khô của công ty TNHH XNK Rồng Đông Dương
ngày 7/3/2020 số CV01.2020

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần Bích Ngọc - giảng viên giảng
dạy môn Giao dịch thương mại quốc tế vì sự hướng dẫn tận tình và những kiến thức, kinh
nghiệm thực tế đã được cô truyền đạt tại lớp. Những kiến thức này đã trở thành nền tảng
hữu ích giúp nhóm hoàn thành được bài tiểu luận này.

Mặc dù đã cố gắng phân tích, nghiên cứu, tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp, mang
tính lý thuyết chưa có kinh nghiệm thực tế nên bài tiểu luận không thể tránh những sai sót.
Vì vậy, để nhóm có thể hoàn thiện và tốt hơn, nhóm chúng em rất mong nhận được những
nhận xét, góp ý, bổ sung, đánh giá của cô và các bạn đọc. Nhóm chúng em xin chân thành
cảm ơn.

Trang 7
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Chương 1 PHÂN TÍCH NỘI DUNG TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

1.1 Lý thuyết về hợp đồng mua bán quốc tế

1.1.1 Khái niệm


Hợp đồng mua bán quốc tế (hay còn gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng xuất
nhập khẩu) là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở những nước khác
nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một
bên khác gọi là bên nhập khẩu một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên nhập khẩu có
nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang đầy đủ đặc điểm của một hợp đồng mua bán
thông thường và có thêm các yếu tố mang tính quốc tế. Các yếu tố này quốc tế này được
căn cứ dựa trên Luật quốc tế (cụ thể là Công ước Lahaye 1964, Công ước Viên 1980) và
Luật Việt Nam (cụ thể Quy chế 4794/1991 Bộ Thương nghiệp, Luật Thương mại 1997,
Luật Thương mại 2005).
So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc
điểm sau đây:
1.1.2.1 Chủ thể hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán và người mua, có
trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Luật Thương mại Việt Nam 2005 còn quy
định thêm: giữa các bên có trụ sở cùng trên lãnh thổ Việt Nam nhưng một bên trong nội
địa còn bên kia ở trong các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
1.1.2.2 Đối tượng của hợp đồng

Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là động sản, tức là hàng có
thể chuyển qua biên giới của một nước mặc dù trong một số trường hợp không nhất thiết
phải vận chuyển qua biên giới. Các mặt hàng trong hợp đồng phải phù hợp theo quy định
của pháp luật.
1.1.2.3 Đồng tiền thanh toán:

Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên.
1.1.2.4 Hình thức của hợp đồng

Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 quy định hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế bằng văn bản và các hình thức tương đương văn bản : telex, fax, điện báo,…
1.1.2.5 Ngôn ngữ của hợp đồng:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó
phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.

Trang 8
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
1.1.2.6 Cơ quan giải quyết tranh chấp:

Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài của một trong hai nước hoặc nước thứ ba.
1.1.2.7 Luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng):

Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất đa dạng và phức
tạp: có thể phải chịu sự điều chỉnh của luật nước người bán, luật nước người mua hoặc
luật của bất kỳ một nước thứ ba nào, thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc
tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp).
1.1.2.8 Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, thỏa mãn các điều kiện bắt buộc của pháp luật
Việt Nam và quốc tế. Các nội dung thường thấy trong hợp đồng bao gồm: Đối tượng của
hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá cả, phương thức thanh toán; Thời gian, địa điểm,
phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ giữa các bên; Trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng; Phạt vi phạm hợp đồng; Các nội dung khác.
1.2 Phân tích hợp đồng số CV01.2020

1.2.1 Tên hợp đồng


Hợp đồng mua bán số CV01.2020.
1.2.2 Thời gian ký kết hợp đồng
Hợp đồng được ký kết vào ngày 7 tháng 3 năm 2020.
1.2.3 Chủ thể hợp đồng
BÊN BÁN: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Rồng Đông Dương
Tên giao dịch: DONG DUONG DRAGON IMPORT - EXPORT CO.LTD
Loại hình công ty: Nhà phân phối
Địa chỉ: Km15, đường cao tốc 5A, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, Việt Nam
Điện thoại: (8424) 3 919 5678
Người đại diện: bà Nguyễn Thị Huyền – Chức vụ: Giám đốc
Lĩnh vực kinh doanh: Chế biến và bảo quản rau quả.
Mã số thuế: 090075922
Ngày hoạt động: 10/01/2012
Website: https://dongduongfood.com/
BÊN MUA: (Nhằm đảm bảo bí mật kinh doanh của công ty bên xuất khẩu nên hợp đồng
nhóm thu thập được bị khuyết thông tin về bên mua trong tất cả các chứng từ)

Trang 9
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
 Nhận xét: Trong bản hợp đồng gốc, thông tin về bên bán và bên mua được thể hiện
đầy đủ, rõ ràng.
1.2.4 Đối tượng hợp đồng
- Sản phẩm: Gừng thái lát sấy khô.
- Mô tả: Gừng tươi rửa sạch, thái miếng, sấy khô. Sau đó sàng loại bớt vỏ, miếng vụn.
 Nhận xét: Đối tượng của hợp đồng được quy định rõ ràng, đầy đủ nhằm giảm thiểu
tối đa rủi ro về gửi sai hàng, gửi hàng không đáp ứng yêu cầu của bên mua.
1.2.5 Điều khoản về số lượng
Số lượng: 17 MTS/KGS (17 tấn)
 Nhận xét: Hợp đồng không nói đến sai số cho phép về số lượng hàng hóa.
1.2.6 Điều khoản về giá
Hợp đồng có đơn giá là 3550$/unit, có tổng giá trị đơn hàng là 60,350$ được tính theo giá
CIF SURABAYA (incoterms 2010). Hợp đồng lựa chọn tỷ giá USD là một ngoại tệ có thể
tự do chuyển đổi, thuận tiện cho việc thanh toán của cả hai bên. Đồng thời tỷ giá này cũng
rất ổn định về giá trị.
Theo điều kiện CIF (Cost, Insurance, Freight), Công ty TNHH xuất nhập khẩu Rồng Đông
Dương giao hàng hóa cho bên mua khi hàng hóa đã ở trên tàu tại cảng xuất khẩu. Người
bán phải ký hợp đồng và trả mọi chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng tới cảng quy
định. Cụ thể:
Bên bán Bên mua
Nghĩa vụ chung
Người bán cung cấp hàng hóa và hóa đơn Người mua phải thanh toán tiền hàng như
thương mại phù hợp với hợp đồng mua quy định trong hợp đồng mua bán.
bán và cung cấp toàn bộ bằng chứng phù
hợp khác mà hợp đồng có thể đòi hỏi.

Giấy phép kiểm tra an ninh và các thủ tục khác


Người bán phải chịu rủi ro và chi phí để Người mua phải tự chịu rủi ro và chi phí lấy
lấy giấy phép xuất khẩu hoặc các giấy giấy phép nhập khẩu hoặc các giấy phép
phép chính thức khác (nếu có quy định) và chính thức khác (nếu có quy định) và làm
làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc thủ tục hải quan để nhập khẩu, quá cảnh
quá cảnh hàng hóa trước khi giao hàng. hàng hóa.

Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm


Hợp đồng vận tải
Bằng chi phí của mình, Người bán phải ký
hợp đồng vận tải với điều kiện thông
thường để chuyên chở hàng hóa tới cảng
Trang 10
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
đến quy định theo tuyến đường thông Người mua không có nghĩa vụ đối với
thường bằng một chiếc tàu đi biển (hoặc Người bán về ký kết hợp đồng vận tải và
bằng tàu chạy đường thủy nội địa, tùy hợp đồng bảo hiểm.
trường hợp) loại thường dùng để chuyên
chở hàng hóa của hợp đồng.
Hợp đồng bảo hiểm
Người bán phải chịu phí tổn thất mua bảo
hiểm cho hàng hóa như thỏa thuận trong
hợp đồng với mức bảo hiểm tối thiểu theo Tuy nhiên, khi có yêu cầu người mua phải
điều kiện C của Điều kiện bảo hiểm hàng cung cấp cho người bán những thông tin cần
hóa của Viện những người bảo hiểm Luân thiết để người bán mua bảo hiểm bổ sung
Đôn hoặc điều kiện bảo hiểm tương tự. theo yêu cầu của người mua.
Bảo hiểm tối thiểu phải bao gồm giá hàng
trong hợp đồng cộng 10% và được mua
bằng đồng tiền của hợp đồng, có hiệu lực
từ điểm giao hàng quy định đến ít nhất là
nơi đến quy định. Người bán phải cung
cấp cho người mua đơn bảo hiểm hoặc
bằng chứng khác của việc mua bảo hiểm.
Nếu người mua có yêu cầu, chịu chi phí và
rủi ro, người bán phải cung cấp thông tin
để người mua mua bảo hiểm bổ sung.

Giao nhận hàng hóa


Giao hàng Nhận hàng

Người bán phải giao hàng lên tàu tại cảng Người mua phải nhận hàng khi hàng cập
gửi trong khoảng thời gian quy định trước. bến tại cảng.

Chuyển rủi ro
Người bán, theo quy định ở phần chuyển Người mua chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc
rủi ro của bên Mua, phải chịu mọi rủi ro hư hỏng của hàng hóa kể từ thời điểm hàng
về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá qua lan can tàu tại cảng gửi hàng.
cho đến thời điểm hàng hoá qua lan can
tàu tại cảng gửi hàng.

Phân chia phí tổn


Người bán phải trả mọi chi phí liên quan Người mua phải trả mọi chi phí liên quan
tới hàng hóa cho đến thời điểm hàng hóa tới hàng hóa kể từ thời điểm hàng đã được
đã được giao như quy định, trừ các chi phí giao; mọi chi phí trong quá trình vận tải và
do người mua trả theo quy định; phí bảo dỡ hàng trừ khi đó là chi phí người bán phải
hiểm, cước phí vận tải và các chi phí phát trả theo hợp đồng vận tải; chi phí phát sinh
sinh, kể cả chi phí xếp, dỡ hàng tại nơi đến vi phạm, các loại thuế, lệ phí phải trả khi
nếu có trong hợp đồng vận tải; các loại làm thủ tục thông quan nhập khẩu; chi phí

Trang 11
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
thuế, lể phí phải trả khi làm thủ tục thông quá cảnh nếu chưa bao gồm trong cước vận
quan xuất khẩu; chi phí quá cảnh nếu có tải; chi phí mua bảo hiểm bổ sung theo yêu
trong hợp đồng vận tải. cầu của người mua.

Thông báo
Người bán phải thông báo đầy đủ cho Người mua quyết định ngày cuối cùng giao
người mua biết hàng hóa đã được giao như hàng và cảng đến thì phải thông báo kịp thời
quy định cũng như mọi thông tin khác khi cho người bán các thông tin đó.
được yêu cầu để tạo điều kiện cho người
mua tiến hành các biện pháp cần thiết để
nhận hàng.

Chứng từ
Bằng chi phí của mình, Người bán phải Người mua phải chấp nhận các chứng từ
cung cấp cho người mua chứng từ vận tải vận tải được gửi nếu nó phù hợp với hợp
thông dụng cho cảng đến theo quy định và đồng.
không được chậm trễ. Chứng từ này phải
có những nội dung phù hợp với phương
thức vận tải đường biển hoặc nội thủy.

Kiểm tra hàng hóa, bao bì đóng gói, ký mã hiệu


Người bán phải trả các chi phí kiểm tra Người mua phải trả các chi phí cho việc
chất lượng, số lượng, phân tích thành phần kiểm tra bắt buộc trước khi gửi hàng, ngoại
để giao hàng theo quy định, kể cả chi phí trừ việc kiểm tra theo yêu cầu của các cơ
kiểm tra trước khi gửi hàng theo yêu cầu quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu.
của các cơ quan có thẩm quyền ở nước
xuất khẩu.
Bằng chi phí của mình, người bán phải bắt
buộc đóng gói hàng hóa đối với việc vận
chuyển do mình thu xếp. Bì đóng hàng
phải được ghi ký mã hiệu phù hợp.

Nghĩa vụ khác
Nếu có quy định, khi người mua yêu cầu Người mua phải thông báo kịp thời cho
và chịu chi phí, rủi ro, người bán phải hỗ người bán các thông tin an ninh để người
trợ người mua lấy các chứng từ và thông bán có thể thực hiện và hoàn trả cho người
tin mà người mua cần để nhập khẩu hàng bán các chi phí mà người bán đã chi trả để
hóa và/hoặc vận tải hàng đến địa điểm lấy những chứng từ và thông tin. Nếu có
cuối cùng và hoàn trả các chi phí mà người quy định, khi người bán yêu cầu và chịu chi
mua đã chi trả để lấy những chứng từ và phí, rủi ro, người mua phải hỗ trợ người bán
thông tin. lấy các chứng từ và thông tin cần thiết cho
việc vận tải, xuất khẩu, quá cảnh hàng hóa.

Trang 12
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Việc sử dụng điều kiện CIF trong xuất khẩu mặt hàng gừng thái lát sấy khô của Công ty
TNHH xuất nhập khẩu Rồng Đông Dương đã tạo ra được nhiều lợi ích không chỉ cho bản
thân doanh nghiệp mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp khác phát triển/
1.2.7 Khối lượng và quy cách đóng gói
30 KGS/túi
 Nhận xét: Nhìn chung, thông tin quy định ở đây chưa rõ ràng. Hợp đồng chưa quy
định cụ thể về cách đóng gói, loại túi đựng, cách bảo quản, số lượng túi.
1.2.8 Các chứng từ yêu cầu
Bộ vận đơn ON BOARD đầy đủ
 5 bản gốc hóa đơn thương mại đã ký
 5 bản gốc danh mục hàng hóa đã ký
 1 bản gốc giấy kiểm định thực vật
 1 bản gốc và 1 bản copy giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ mẫu D
 1 bản gốc giấy kiểm định chất lượng
 1 bản gốc và 1 bản copy của hợp đồng bảo hiểm đường biển
 Nhận xét: Các chứng từ bên mua yêu cầu bên bán cung cấp trên đây là các chứng
từ căn bản, cần thiết.
1.2.9 Điều khoản về thanh toán
100% LC at sight
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Rồng Đông Dương
Địa chỉ: Km15, đường cao tốc 5A, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt
Nam
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HƯNG YÊN
Mã Swift: BFTVVNVX
Mã ngân hàng: 33203001
Số tài khoản: 0591370269999
 Nhận xét: Việc lựa chọn phương thức thanh toán bằng L/C hiện nay đã khá phổ
biến tại Việt Nam. Với hình thức thanh toán này, vì tín dụng thư khi được phát hành
ra sẽ độc lập với hợp đồng cơ sở và ngân hàng phát hành cũng không chịu trách
nhiệm kiểm tra về hình thức, nội dung, hiệu lực pháp lý, tính thật giả, chính xác,
của bất kì chứng từ nào trong bộ chứng từ người xuất khẩu lập mà chỉ kiểm tra bề
ngoài của bộ chứng từ đó có phù hợp với điều khoản của L/C hay không thì sẽ thanh
toán cho người xuất khẩu mà không cần quan tâm xem chất lượng hay hàng hóa có
Trang 13
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
được giao đúng, đủ như trong hợp đồng mua bán ngoại thương(hợp đồng cơ sở)
không. Tuy nhiên, với phương thức thanh toán bằng L/C, chỉ khi hàng hóa thực sự
được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. Người nhập khẩu có thể yên tâm
là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo quy định trong L/C để đảm bảo
việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất
tiền).
1.2.10 Cảng xếp hàng và thời gian giao hàng
Cảng xếp hàng: cảng bất kì ở Việt Nam
Thời gian giao hàng: trong vòng 10-15 ngày kể từ khi người bán nhận LC bản gốc.
 Nhận xét: Khi ký kết hợp đồng, hai bên chưa xác định rõ cảng xếp hàng và thời
gian giao hàng. Hai bên có thể đã có sự trao đổi bằng các hình thức phi văn bản,
trao đổi trực tiếp để lựa chọn cảng xếp hàng và thời gian giao hàng (sau khi người
bán nhận được LC bản gốc) phù hợp nhất cho hai bên.
1.2.11 Các điều khoản chung
Nếu có bất kì vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thì trước tiên sẽ giải
quyết bằng phương pháp hòa giải. Trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận của cả
hai bên sẽ được giải quyết bởi Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam tại Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam. Quyết định của trọng tài sẽ là phán quyết cuối cùng mà hai
bên phải tuân theo. Phí trọng tài sẽ do bên thua kiện chịu. Hợp đồng này được thừa nhận
bằng bản fax và bằng tiếng anh.
Hợp đồng đã có chữ kí xác nhận của hai bên.
 Nhận xét: Đây là điều khoản trọng tài quy định rõ phương án giải quyết trong
trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nhận xét chung: Như vậy đây là một bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đầy đủ với
các điều khoản dù có một số điều khoản không giống với hợp đồng mẫu. Tuy nhiên, theo
chia sẻ từ phía doanh nghiệp, trong quá trình đàm phán thực tế không nhất thiết phải soạn
hợp đồng đầy đủ các điều khoản mà mỗi doanh nghiệp có mẫu riêng phù hợp với sản phẩm
kinh doanh và tính cách của đối tác miễn là hợp đồng vẫn bảo đảm được các tính pháp lý
và thuận tiện cho cả hai bên. Để hoàn thiện hơn bản hợp đồng, nhóm phân tích khuyến
nghị nên bổ sung chi tiết thêm điều khoản về các sự cố bất khả kháng, kiểm hàng, khiếu
nại và bồi thường, điều khoản về bảo hành hàng hóa.
Chương 2 PHÂN TÍCH CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

2.1 Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)

2.1.1 Khái niệm


Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là
yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn
2.1.2 Bản dịch
Số hóa đơn thương mại: CV01.2020

Trang 14
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Ngày lập hoá đơn: 13/03/2020
Người thụ hưởng: Công Ty TNHH XNK Rồng Đông Dương
Địa chỉ: Km15 Quốc Lộ 5A, X. Trưng Trắc, H. Văn Lâm, Hưng Yên, Việt Nam
SĐT: +842439195678
Người mua: (Công ty cung cấp chứng từ xin giấu tên)
Hợp đồng số: CV01.2020 lập ngày 07/03/2020
Số hiệu vận đơn: EGLV236000100886
Ngày lập vận đơn: 14/03/2020
Cảng bốc hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Cảng dỡ hàng: Cảng Surabaya, Indonesia
Mô tả hàng hóa
Tên hàng hóa: Gừng thái lát sấy khô
Đơn giá: 3550 PER MTS CIF
Khối lượng: 16.98 MTS
Mã HS: 09101100
Theo hợp đồng: CV01.2020
Xuất xứ: Việt Nam
Điều khoản lô hàng: Cif Surabaya port, Indonesia (Incoterms 2010)
Mã số LC: ILC0360200001000

Khối lượng Đơn giá


STT Món hàng Tổng tiền(USD)
(MTS) (USD/MT)

1. Gừng thái lát sấy khô 16.98 3550.00 60279.00

Tổng 16.98 60279.00

Phương thức thanh toán: 100% LC


2.1.3 Phân tích và nhận xét
Nội dung: Hóa đơn thương mại đã thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết như: Số và ngày
lập hóa đơn, tên và địa chỉ người bán và người mua (trong trường hợp này do đảm bảo tính
bảo mật khách hàng nên công ty cung cấp chứng từ yêu cầu giấu tên), cảng xếp, dỡ, tên
hợp đồng, ...điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện thanh toán.

Trang 15
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Ngày lập hóa đơn là 13/03/2020 sau ngày ký hợp đồng là ngày 7/03/2020 và trước ngày
giao hàng cuối cùng qui định trong hợp đồng là trong vòng 10-15 ngày kể từ khi người bán
nhận LC bản gốc. Vì vậy, hóa đơn này hợp pháp và có hiệu lực.
Với lô hàng được thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C), nội dung của hóa
đơn phải đảm bảo những yêu cầu của UCP 60.
Trong trường hợp này, hóa đơn này đã do người thụ hưởng phát hành. Ở đây chính là Công
Ty TNHH XNK Rồng Đông Dương.
Theo UCP 600, hóa đơn thương mại không cần phải ký, tuy nhiên thực tế ở đây người xuất
khẩu vẫn xuất trình hóa đơn thương mại đã ký. Nguyên nhân là do hợp đồng ghi rõ yêu
cầu 5 bản hóa đơn thương mại đã ký, đóng dấu và người nhập khẩu còn cần cho mục đích
khác ngoài việc thanh toán cho người xuất khẩu như: xuất trình cho cơ quan hải quan để
thông quan hàng hóa hoặc vì mục đích lưu trữ chứng từ của bộ phận kế toán.
Hóa đơn thương mại này đã được ký và được lập thành 5 bản, đúng theo yêu cầu của hợp
đồng và yêu cầu của L/C.
Hóa đơn ghi đúng đầy đủ các thông tin trùng khớp và không mâu thuẫn với các chứng từ
khác.
 Hóa đơn đã thể hiện đơn giá, khối lượng hàng và giá trị hàng thực giao trùng khớp
với hợp đồng. Tuy nhiên khối lượng và tổng tiền thanh toán trong hóa đơn có sự
chênh lệch nhưng vẫn nằm trong khoảng giới hạn cho phép (dung sai). Cụ thể khối
lượng trong hợp đồng là 17 MTS, thành tiền là 60350 USD trong khi khối lượng
trên hóa đơn là 16.98 MTS, tổng tiền là 60279.00 USD.
 Hóa đơn được lập trước ngày lập vận đơn, trên hóa đơn chưa thể hiện tên tàu, số
chuyến.
 Mã Hs hoàn toàn trùng khớp với hợp đồng, tờ khai hải quan.
 Hóa đơn đã ghi rõ điều kiện giao hàng là Cif Surabaya port, Indonesia (Incoterms
2010) hoàn toàn trùng khớp với hợp đồng.
Mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại phù hợp với mô tả hàng hóa trong Thư tín dụng.
 Đồng tiền ghi trong Hóa đơn thương mại và đơn vị trọng lượng trùng khớp với hợp
đồng và trường 32B về Currency Code, Amount trong L/C: USD; Hóa đơn áp dụng
Incoterm 2010.
 Điều kiện giao hàng trong CI trùng khớp với điều kiện giao hàng đã được ghi trong
trường 45A L/C
 Ngày phát hành hóa đơn là 14/03/2020, thỏa mãn điều kiện là sau ngày phát hành
L/C (trường 31C) là 9/03/2020 và trước ngày hết hạn L/C (ghi trong trường 31D):
18/04/2020. Vì trong trong L/C có quy định ở mục số (3) trường 47A: Tất cả các
chứng từ bao gồm cả chứng từ vận tải phải có ngày phát hành nhưng ngày phát hành
của mỗi chứng từ không được trước ngày phát hành L/C.
 Hóa đơn thương mại này đã thể hiện giá trị được yêu cầu dưới L/C (bằng 100% giá
trị của lô hàng – mục 5 trường 45A L/C) và giá trị hóa đơn (giá trị của lô hàng: ghi
tại mục 4 trường 45A L/C). Trong khi L/C mục 1 trường 46A quy định “hóa đơn
thương mại đã ký thể hiện giá trị hóa đơn và giá trị được yêu cầu dưới L/C này.”

Trang 16
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
2.2 Danh mục hàng hóa (Packing list)

2.2.1 Khái niệm


Phiếu đóng gói (Packing list) là bảng kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong cùng một
kiện hàng, hòm, hộp, container, chỉ ra cách thức đóng gói của hàng hóa: hàng hóa được
đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, trọng lượng và thể bao nhiêu…
2.2.2 Bản dịch
Số phiếu đóng gói: CV01.2020
Ngày lập: 13/03/2020
Người thụ hưởng: Công Ty TNHH XNK Rồng Đông Dương
Địa chỉ: Km15 Quốc Lộ 5A, X. Trưng Trắc, H. Văn Lâm, Hưng Yên, Việt Nam
SĐT: +842439195678
Người mua: (Công ty cung cấp chứng từ xin giấu tên)
Hợp đồng số: CV01.2020, lập ngày 07/03/2020
Số hiệu vận đơn: EGLV236000100886
Ngày lập vận đơn: 14/03/2020
Cảng bốc hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Cảng dỡ hàng: Cảng Surabaya, Indonesia
Mô tả hàng hóa
Tên hàng hóa: Gừng thái lát khô
Đơn giá: 3550 PER MTS CIF
Khối lượng: 16.98 MTS
Mã HS: 09101100
Theo hợp đồng: CV01.2020
Xuất xứ: Việt Nam
Điều khoản lô hàng: Cif Surabaya port, Indonesia (Incoterms 2010)
Mã số LC: ILC0360200001000
STT Món hàng Số bao Khối lượng/bao(kg) Tổng (kg)
1. Gừng thái lát sấy khô 566 30.00 16980.00

Tổng 566 16980.00

Trang 17
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Phương thức thanh toán: 100% LC
Khối lượng tịnh: 16980.000 kgs
Khối lượng cả bì: 17093.200 kgs
2.2.3 Phân tích và nhận xét
Phiếu đóng gói và Phiếu đóng gói chi tiết được lập bởi người bán là Công ty TNHH XNK
Rồng Đông Dương và 05 bản nằm trong bộ tài liệu.
Đúng như yêu cầu về số bản của Phiếu đóng gói được quy định trong L/C tại mục 3, trường
46A.
+ Đối chiếu với Vận đơn thấy hoàn toàn phù hợp. Phiếu đóng gói được lập trước ngày lập
vận đơn.
+ Đối chiếu với hóa đơn thương mại, đặc điểm cụ thể về hàng hóa, số lượng, đơn giá và
trọng lượng thực hàng giao trùng khớp. Phiếu đóng gói được lập cùng ngày với hoá đơn
thương mại.
+ Khối lượng tịnh của hàng là 16,98 MTS cộng thêm trọng lượng bao thì tổng khối lượng
là 17,093MTS.
+ Phiếu này ghi rõ cần 1 container 20feet nhưng thông tin về số container, số tàu chưa được
thể hiện
Phiếu này đã ghi đầy đủ các thông tin về bên bán, bao gồm khối lượng tổng đơn hàng, về
số lượng kiện, nội dung hàng hóa được đóng gói trong các kiện cũng được miêu tả chi tiết.
Cho thấy sự chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian cho hai bên, thuận lợi cho việc xếp lẫn bốc
dỡ hàng hóa.
Phiếu đóng gói và hóa đơn thương mại nhìn gần giống nhau (có thể do tạo cùng một mẫu)
và có nhiều thông tin hoàn toàn trùng khớp nhưng như đã phân tích ở phần hóa đơn thương
mại, chức năng của hai chứng từ này khác nhau nên cần có những dữ liệu đặc thù riêng.
Nhìn vào phiếu đóng gói này, bên mua chưa hiểu hiểu được lô hàng được đóng gói như thế
nào, loại bao bì, mức độ nguy hiểm của hàng hóa, các chú ý về bốc dỡ. Tuy nhiên nhìn
chung các thông tin cơ bản khá đầy đủ nên phiếu đóng gói này cũng đã thực hiện được
phần nào chức năng của mình.
2.3 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

2.3.1 Khái niệm


Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc
quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui định và yêu cầu
liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa.
2.3.2 Bản dịch và phân tích
Số hiệu: VN-ID 20/01/09976
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN
Trang 18
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
HIỆP ĐỊNH AICO
Mẫu D
Phát hành tại Việt Nam
BOX 1. Goods consigned from: Hàng hóa được gửi từ:
Hàng hóa được gửi từ Công ty TNHH xuất nhập khẩu Rồng Đông Dương
Địa chỉ: Km15, đường cao tốc 5A, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt
Nam
SĐT: +842439195678
BOX 2. Goods consigned to: Hàng hóa được gửi tới
Hàng hóa được gửi tới (vì một số lý do nên thông tin bên người mua bị ẩn)
BOX 3. Means of transport and route: Phương tiện vận chuyển và lộ trình
Phương thức vận chuyển: đường biển
Khởi hành tại cảng Hải Phòng, Việt Nam.
Ngày khởi hành: 14/3/2020
Tên tàu: UNI – PRUDENT 0760 – 322N. Vận đơn số: EGLV236000100866
Cảng dỡ hàng: Cảng SURABAYA, INDONESIA
BOX 4. For official use: Dành cho sử dụng chính thức
Mục này để trống cho cơ quan của nước nhập khẩu điền.
BOX 5. Item number: Số thứ tự hàng hóa
Số thứ tự hàng hóa: 1
BOX 6: Marks and numbers on packages: Đánh dấu và số trên kiện hàng
Người mua đánh dấu
BOX 7. Number and type of packages, description of goods: Số hiệu và loại bao bì,
mô tả hàng hóa:
Gừng thái lát sấy khô
Mã HS: 09101100
Đóng gói: 566 túi
SẢN PHẨM CÓ NGUỒN GỐC TỪ VIỆT NAM
BOX 8. Origin criteria: Tiêu chí xuất xứ

Trang 19
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Xuất xứ thuần túy “WO” (Wholly Obtained): hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ
của 1 nước thành viên nằm trong hiệp định thương mại. Cụ thể ở đây là Hiệp định thương
mại hàng hóa ASEAN.
BOX 9. Gross weight or other quantity and value (FOB) when RVC is applied: Khối
lượng cả bì hay số lượng khác và trị giá FOB khi áp dụng RVC
Khối lượng cả bì: 17,093.20 KGS
Khối lượng tịnh: 16,980.00 KGS
RVC (Regional Value Content) là Hàm lượng Giá trị Khu vực FTA, là một ngưỡng (tính
theo tỷ lệ phần trăm) mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ.
 Nhận xét: Theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, hàng hóa phải có ít nhất
40% hàm lượng xuất xứ từ bất kì một nước thành viên ASEAN nào trong thành
phần của hàng hóa.
Sản phẩm này có xuất xứ thuần túy, tức 100% hàm lượng có xuất xứ từ Việt Nam,
do đó đủ tiêu chuẩn ưu đãi.
BOX 10. Number and date of invoices: Số và ngày trên hóa đơn
Mã số: CV01.2020
Ngày: 13/03/2020
BOX 11. Declaration of the exporter: Khai báo của người xuất khẩu
Ký xác nhận ở đây khai báo rằng toàn bộ thông tin và trạng thái phía trên là đúng; toàn bộ
hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam và đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ của loại
mặt hàng này theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN đối với hàng hóa xuất khẩu
đến Indonesia.
Hà Nội, Việt Nam.
Ngày 20 tháng 3 năm 2020.
Giám đốc Nguyễn Thị Huyền đã ký và đóng dấu.
BOX 12. Certification: Xác nhận (Của cơ quan cấp C/O)
Xác nhận thông tin khai báo của người xuất khẩu là chính xác.
Hà Nội, Việt Nam.
Ngày 20 tháng 3 năm 2020.
Có chữ ký và dấu của cơ quan xác nhận.
BOX 13. Others: Khác
Đã đánh dấu vào mục C/O cấp sau.

Trang 20
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
 Nhận xét: Khi đánh dấu vào ô C/O cấp sau tức là C/O được cấp chậm hơn quá 3
ngày kể từ ngày hàng được xếp lên tàu để giao hàng.
2.3.3 Phân tích và nhận xét:
Do nước nhập khẩu là Indonesia nằm trong khối ASEAN nên C/O được sử dụng là C/O
form D. Các thông tin trên C/O đã được điền đầy đủ, đã có xác nhận của bên xuất khẩu và
phòng quản lý xuất nhập khẩu tại Hà Nội.
C/O form D được cấp bởi phòng quản lý XNK của Bộ công thương và các ban quản lý khu
chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền cấp.
Hàng hóa được cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D là hàng hóa phải đáp ứng được đầy đủ
các điều kiện của Hiệp định CEPT:
+ Hàng hóa có chứa ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ từ bất kỳ một nước thành viên
ASEAN nào trong thành phần của hàng hóa.
+ Được vận tải trực tiếp từ một nước thành viên này đến một nước thành viên khác trong
ASEAN.
2.4 Vận đơn đường biển (B/L - Bill of Lading)

2.4.1 Khái niệm


Vận đơn đường biển (B/L - Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường
biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển
xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số
hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ
như biên nhận.
2.4.2 Bản dịch và phân tích vận đơn EGLV236000100866
Vận đơn do hãng Evergreen Line phát hành, có chứa các thông tin cụ thể sau đây:
Người gửi hàng: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Rồng Đông Dương
Địa chỉ: Km15, đường cao tốc 5A, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, Việt Nam
SĐT: +842439195678
Mã số: 236000100866
Nơi nhận hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Số hiệu tàu: UNI – PRUDENT 0760-322N
Cảng bốc hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Cảng dỡ hàng: Cảng Surabaya, Indonesia
Nơi giao hàng: Cảng Surabaya, Indonesia
Mã số container/ Mã số seal: TCKU6135473/40H/EMCGQA9459/

Trang 21
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Số container: TCKU6135473
Số seal: EMCGQA9459
Số lượng và quy cách đóng gói: 1 container 40HC
Mô tả hàng hóa: Gồm 566 túi
Sản phẩm: Gừng thái lát sấy khô
Khối lượng tịnh: 16,980.00 KGS
Mã HS: 09101100
21 days free time combine at destination: Hàng được miễn phí 21 ngày lưu tại bãi tính đến
khi trả lại container cho hãng tàu.
Cước vận chuyển trả trước (OCEAN FREIGHT PREPAID).
Người gửi xếp và đếm hàng được 566 túi.
Thể tích: 50 CBM (mét khối)
Trọng lượng cả bì: 17,093.00 KGS
Giá: đã thỏa thuận
Loại dịch vụ / cách thức dịch vụ: FCL/FCL: phương thức vận tải trong đó người chuyên
chở nhận nguyên từ người gửi hàng (shipper) ở nơi đi và giao nguyên cho người nhận
(consignee) ở nơi đến.
Cách thức: O/O (Port/Port): từ cảng đến cảng.
Số lượng vận đơn gốc: 3
Vận đơn gốc được phát hành thành 3 bản, và 3 bản vận đơn gốc đều có giá trị như nhau.
Nghĩa là một trong 3 vận đơn này được sử dụng vào việc nào đó thì các bản còn lại tự động
hết giá trị.
Địa điểm và thời gian phát hành vận đơn: tại cảng Hải Phòng, Việt Nam. Ngày 14/3/2020
Đã trả phí trước tại cảng Hải Phòng, Việt Nam
Tỷ giá hối đoái: 1$ = 23250 VNĐ
Hàng hóa đã được xếp lên tàu (Laden on board) vào ngày 14/3/2020 trên tàu UNI-
PRUDENT 0760-322N tại Hải Phòng, Việt Nam.
Đã có chữ ký của bên đơn vị vận chuyển.
 Nhận xét:
 Hợp đồng được ký kết vào ngày 7/3/2020 có quy định thời gian giao hàng là sau 10-
15 ngày kể từ ngày nhận được L/C bản gốc. Hàng được xếp lên tàu vào ngày
14/3/2020 tức là hàng được giao sớm hơn so với thời gian dự kiến trong hợp đồng.

Trang 22
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Nhóm phân tích cho rằng bên giao hàng đã có thông báo về việc giao hàng sớm này
với bên nhận hàng và được sự đồng thuận của bên nhận hàng.
 Vận đơn không có bất kỳ ghi chú gì về khiếm khuyết của lô hàng nên đây là vận
đơn sạch (Clean Bill).
 Như các chứng từ khác, thông tin về bên mua đều bị ẩn. Nội dung trong vận đơn
đầy đủ và khớp với hợp đồng và các chứng từ liên quan khác.
2.5 Tờ khai hải quan

2.5.1 Khái niệm


Đây là văn bản mà chủ hàng (hoặc chủ phương tiện) phải kê khai về lô hàng (hoặc phương
tiện) khi xuất hoặc nhập khẩu (xuất nhập cảnh) ra vào lãnh thổ Việt Nam. Nếu doanh
nghiệp có hàng hóa cần xuất hoặc nhập khẩu thì doanh nghiệp phải làm thủ tục hải quan,
và tờ khai là một trong những chứng từ cần thiết bắt buộc phải có.
Tờ khai hải quan sẽ gồm cả phụ lục (nếu có nhiều mục hàng cần khai báo), và tờ khai trị
giá tính thuế (với hàng nhập khẩu bị phân luồng Vàng hoặc Đỏ).
2.5.2 Nội dung trên tờ khai hải quan và phân tích tờ khai
Tờ thứ nhất của tờ khai:
Số tờ khai: 303098559910
Ngày đăng ký: 13/03/2020 16:35:11
Mã phân loại kiểm tra: 1 - Luồng xanh
Trường hợp mã phân loại hàng hóa thuộc luồng xanh có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện
tốt các quy định pháp luật của nhà nước về hải quan, doanh nghiệp được miễn kiểm tra chi
tiết chứng từ và miễn kiểm chi tiết hàng hoá của doanh nghiệp.
Mã loại hình: B11
B11 là xuất khẩu kinh doanh, sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
kinh doanh thương mại đơn thuần ra nước ngoài hoặc vào Khu phi thuế quan, doanh nghiệp
chế xuất theo hợp đồng mua bán. Trừ trường hợp xuất sản phẩm gia công, sản xuất xuất
khẩu, doanh nghiệp chế xuất.
Mã số thuế đại diện: 0910
Xuất ra 4 ký tự đầu của mã hàng hóa mà có trị giá tính thuế hải quan cao nhất nếu lô hàng
có nhiều loại hàng hóa.
Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai: CHPKVIII
CHPKVIII là Hải quan Việt Nam - Chi Cục Hải quan cảng Hải Phòng, khu vực III. Đây
cũng là cơ quan hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu hàng.
Mã bộ phận xử lý tờ khai: 00 - Đội thủ tục hàng hóa XNK.
Các thông tin về đơn vị xuất khẩu, bao gồm:

Trang 23
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Mã số thuế: 0900759223
Tên: Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Rồng Đông Dương
Mã bưu chính: (+84)43
Địa chỉ: Km15 Quốc Lộ 5A, X. Trưng Trắc, H. Văn Lâm, Hưng Yên, Việt Nam
SĐT: +842439195678
Các thông tin về người nhập khẩu:
Mã nước: ID
Số vận đơn: 122000006457742
Số lượng kiện: 566 BG (bags)
Tổng trọng lượng của hàng hóa bao gồm cả bao bì (Gross Weight): 17093.2 KGM
Địa điểm lưu kho: 03PLZ14 CTY RONG DONG DUONG
Địa điểm nhận hàng cuối cùng: IDSUB, cảng SURABAYA - JAVA
Địa điểm xếp hàng: CANG XANH VIP, mã cảng VNCXP
Phương tiện vận chuyển dự kiến: UNI-PRUDENT 0760-322N. Trường hợp thông tin cơ
bản tàu thuyền chưa được đăng ký trong hệ thống nhập 9999
Ngày hàng đi dự kiến: 15/03/2020
Thông tin hóa đơn: Nhập đầy đủ thông tin theo hóa đơn mà công ty xuất khẩu phát hành
Số hóa đơn: CV01.2020 loại A
Số tiếp nhận hóa đơn điện tử: Do phân loại hóa đơn không phải là "D" thì không có thông
tin tại chỉ tiêu thông tin này.
Ngày phát hành: 13/03/2020
Phương thức thanh toán: LC
Tổng trị giá hóa đơn: theo giá CIF là US -60279 - A
CIF là mã điều kiện thanh toán theo Incoterms. Hóa đơn này được tính theo đồng USD
Mã phân loại giá hóa đơn: A: Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền
Tổng trị giá tính thuế: USA – 60279
Tỷ giá tính thuế: USD – 23145
Tổng hệ số phân bổ trị giá: 60279-
Người nộp thuế: 1: Người xuất khẩu 2: Đại lý hải quan

Trang 24
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Mã xác định thời hạn nộp thuế:
Xuất một trong các mã tương ứng như sau:
“A”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh riêng.
“B”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh chung.
“C”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế mà không sử dụng bảo lãnh.
“D”: trong trường hợp nộp thuế ngay.
Phân loại nộp thuế: A: Không thực hiện chuyển khoản
Phần ghi chú: 1X40'
Mục thông báo của Hải quan:
Tên trưởng đơn vị Hải quan: CCT CC HQ CK cảng HP KV III
🡪 Chi cục trưởng chi cục hải quan cảng Cảng Hải Phòng khu vực III
Ngày hoàn thành kiểm tra: 13/03/2020 16:35:11
Ngày cấp phép xuất nhập: 13/03/2020 16:35:11
Thời hạn cho phép vận chuyển báo thuế (khởi hành): 15/03/2020
Địa điểm đích cho vận chuyển báo thuế: 03TGS10 ngày 15/03/2020
Tờ thứ 2 của tờ khai là thông tin về việc chất hàng vào container (vanning)
Địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng:
Mã: 1 03PLZ14 2 3 4 5
Mã của địa điểm xếp hàng theo mã LOCODE quy định bởi Liên hợp quốc (LHQ)
Tên: CTY RONG DONG DUONG
Địa chỉ: Km15 Quốc Lộ 5A, X. Trưng Trắc, H. Văn Lâm,Hưng Yên, Việt Nam
Số lượng và Mã Container: 1; TCKU6135473
Tờ thứ 3 của tờ khai là thông tin về hàng hóa, gồm:
Mã số hàng hóa: 09101100 (hoàn toàn trùng khớp với các chứng từ khác)
Mô tả hàng hóa: Gừng thái lát khô (Hàng đóng bao đồng nhất 30kg/bag)
Số lượng: 16.98 TNE (metric tons: tấn)
Người khai hải quan ghi số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô
hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính.
Thuế xuất khẩu: 5%

Trang 25
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Trị giá tính thuế (S): do hệ thống tính 1.395.157.455 VNĐ
Đơn giá tính thuế: 82.164.750 VND/TNE
Thuế suất: 0%. (là thuế suất ưu đãi đặc biệt dành cho khối nước thuộc Asean trong khuôn
khổ hiệp định ATIGA)
Sau khi thực hiện đầy đủ các thao tác trên hệ thống, người xuất khẩu tiến hành truyền tờ
khai hải quan. (Khai báo trước thông tin tờ khai EDA). Lúc này doanh nghiệp vẫn có thể
sửa các thông tin nếu sai sót. Nếu các thông tin đã chuẩn rồi, tiếp tục khai báo chính thức
tờ khai (EDC).
Nhận xét:
 Các thông tin trên tờ khai hải quan hoàn toàn trùng khớp với các thông tin trên các
chứng từ khác.
 Các chứng từ doanh nghiệp cần chuẩn bị để khai báo hải quan bao gồm: Hợp đồng
thương mại, Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Vận đơn, Chứng nhận xuất xứ.
Các chứng từ này đều được lập trước ngày lập tờ khai hải quan.
 Đây là bộ chứng từ đầy đủ nên quá trình khai báo hải quan của lô hàng này thuận
lợi.
2.6 Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa đường biển (Certificate of marine cargo
insurance)

2.6.1 Khái niệm


Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate) là chứng từ do người bảo hiểm
cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện
hợp đồng. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối
tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều kiện
bảo hiểm đã thỏa thuận.
2.6.2 Phân tích và nhận xét
a, Tên và địa chỉ của công ty bảo hiểm: được ghi ở đầu trang của đơn bảo hiểm
Head office: 1 Pho Duc Chinh Street Ngo Quyen Ward Son Tay Town Hà Nội, Việt Nam
Email: claimsmarine@baoviet.com.vn
b, Tiêu đề:
Đơn bảo hiểm phải ghi tiêu đề là CERTIFICATE OF MARINE CARGO INSURANCE
được in với cỡ chữ to nhằm phân biệt đơn bảo hiểm với các chứng từ khác đang lưu thông
trên thị trường
c, Ngày tháng, địa điểm lập chứng từ bảo hiểm:
Ngày lập chứng từ được ghi ở góc dưới bên phải phía sau từ “on” trong cụng từ “Issued
in…on” hoặc trước cụm từ “Date of issue”.
Date of issue: 11/03/2020

Trang 26
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Place of issue: BAO VIET INSURANCE SƠN TÂY BRANCH
Ngày lập chứng từ không được muộn hơn ngày giao hàng trừ khi trên chứng từ bảo hiểm
thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không chậm hơn ngày giao hàng.
d, Số chứng từ bảo hiểm: là số chứng từ do người ký phát đơn bảo hiểm ghi ngay dưới tiêu
đề trên đơn bảo hiểm.
Insurance Cert No: 3755259
e, Người được bảo hiểm: Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm nếu L/C không có quy
định gì thì đó là tên và địa chỉ của người gửi hàng (nhà xuất khẩu)
f, Tên con tàu và số hiệu con tàu: Tên, số hiệu con tàu hoặc phương tiện vận chuyển khác:
được ghi sau chữ “Name of Vessel or No.of flight” hoặc “Name and/or No, of
Vessel/Flight”. Tên con tàu hay phương tiện vận chuyển khác phải đồng nhất với L/C hay
các chứng từ khác.
Vessel &/or Conveyance: UNI-PRUDENT 0760
g, Giao hàng từ … đến….: Trong hợp đồng bảo hiểm ghi rõ nơi khỏi hành “From:”, nơi
đến “To:” và nơi chuyển tải nếu có “Transhipment”.
Trong giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa đường biển giữa công ty Đông Dương Dragon
với đối tác nhập khẩu ghi: Giao từ cảng Hải Phòng đến cảng Surabaya, Indonesia.
f, Điều kiện bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm là điều kiện đã được thỏa thuận giữa người
mua bảo hiểm và người bán bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm ghi theo yêu cầu của người
được bảo hiểm đúng như ghi trong L/C, không thêm bớt nếu thanh toán bằng L/C. Điều
kiện bảo hiểm được ghi sau chữ “Condition or special coverage”, “condition of insurance”.
Trong hợp đồng bảo hiểm phải ghi rõ điều kiện bảo hiểm (A, B, C…).
Trong giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa đường biển giữa công ty Đông Dương Dragon
với đối tác nhập khẩu ghi: điều kiện loại A (ICC-1982).
g, Chữ ký:
Chứng từ bảo hiểm phải được ký theo quy định, phải thể hiện là do một công ty bảo hiểm,
người bảo hiểm hoặc đại lý bảo hoặc của người người được ủy quyền của họ ký và phát
hành. Chữ ký của đại lý hoặc người được ủy quyền phải chỉ rõ là đại lý hoặc người được
ủy quyền đã ký thay hoặc là thay mặt cho công ty bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm ký.
2.6.3 Nhận xét
Do hai bên sử dụng điều kiện CIF (Incoterms 2010), do đó bên người bán là công
ty Xuất nhập khẩu Rồng Đông Dương phải mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình với mức
bảo hiểm là tiền hàng quy định trong hợp đồng cộng với 10% (nghĩa là 110%). Nhờ có bảo
hiểm mà góp phần giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế, giải quyết
phần nào thiệt hại xảy ra trong vận tải đường biển vì bảo hiểm là hình thức phân tán rủi ro
theo nguyên lý cộng đồng. Hơn nữa, bảo hiểm là chứng từ cần thiết để khiếu nại hãng bảo
hiểm và nhận bồi thường bảo hiểm khi có tranh chấp, kiện tụng.
Trang 27
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Công ty Rồng Đông Dương mua bảo hiểm điều kiện CIF với loại bảo hiểm A (A
bảo hiểm cao nhất thể hiện người bán có trách nhiệm cao nhất với lô hàng, có các loại điều
kiện A, B, C trong đó A là trách nhiệm cao nhất, C là tối thiểu nhất). Thực tế thì lô hàng
gừng thái lát sấy khô này đã đến cảng Surabaya, Indonesia một cách thuận lợi và không có
vấn đề gì xảy ra cả. Tuy nhiên giả sử nếu như khi hàng đến cảng Surabaya doanh nghiệp
nhập khẩu đã phát hiện lô hàng bị ẩm ướt. Sau khi giám định kết quả là một số lô hàng bị
ẩm và container không cho thấy dấu hiệu bị thấm nước. Bên nhập khẩu tiến hành gửi hồ
sơ giám định đến công ty bảo hiểm để đòi bồi thường vì lô hàng này người bán đã mua bảo
hiểm điều kiện A – điều kiện cao nhất. Nhưng công ty bảo hiểm từ chối việc bồi thường
cho lô hàng vì họ lập luận rằng rủi ro này bị loại trừ trong 1 điều khoản của hợp đồng bảo
hiểm mà người bán đã ký kết với công ty bảo hiểm. Mặc dù mua với điều kiện A nhưng
rủi ro bị loại trừ là trường hợp hàng hóa bị ẩm mốc. Như vậy việc mua bảo hiểm nếu có rủi
ro xảy ra thì người mua chưa chắc được bảo hiểm bồi thường. Vậy khi mua bảo hiểm cần
chú ý đến điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng, chú ý đến điều kiện bảo hiểm, chú ý quyền
và nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm
Kết luận lại, khi ký hợp đồng CIF người bán mua bảo hiểm nhưng người mua nên
theo dõi các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải để quyền lợi của mình không
bị ảnh hưởng. Bởi vì rất nhiều nhà nhập khẩu thiếu chuyên nghiệp hoặc cách văn hóa của
người Việt thường đẩy việc cho người khác để mình “khỏe” ( nghĩ rằng mua bảo hiểm là
nhà xuất khẩu, mình không cần gì quan tâm ). Nhưng khi rủi ro xảy ra thì chính người mua
là người đã không kỹ lưỡng và thiếu hiểu biết, nên sẽ là người sẽ nhận phần thiệt thòi trong
cuộc tranh cãi không mong muốn mà nơi đó họ nói chuyện bằng luật chứ không bằng tình.
2.7 Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate)

2.7.1 Khái niệm


Fumigation hay còn được gọi là giấy chứng thư hun trùng, giấy này được cấp sau
khi hàng hóa đã được phun thuốc khử côn trùng. Đây là một trong những giải pháp giúp
bảo vệ, làm sạch, khử mối, mọt trên các khoang tàu, các sản phẩm được làm bằng gỗ trước
khi vận chuyển bằng đường biển.
2.7.2 Bộ chứng từ cần thiết để được cấp chứng thư khử trùng
- Hóa đơn thương mại: Commercial Invoice
- Phiếu đóng gói: Packing list
- Vận đơn đường biển: Bill of Lading
2.7.3 Thời gian cấp chứng thư khử trùng
Trong vòng 1-2 ngày kể từ khi phun thuốc và gửi đủ bộ chứng từ trên.
2.7.4 Nội dung
- Số hiệu giấy chứng nhận hun trùng: 467.03/20VFTC/HP
- Tên hàng hóa: DRIED GINGER SLICES
- Số lượng: 566 bao/ 1x40H container
- Trọng lượng: 17,093.200 KGS

Trang 28
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
- Số vận đơn: EGLV236000100866
- Tên loại thuốc khử trùng: Methyl Bromide (CH3BR)
- Liểu lượng: 48 GRS/ CBM
- Thời gian thuốc ngấm: 24 giờ ở 28℃
- Đơn vị khử trùng: Chi nhánh Công ty cổ phần khử trùng trừ mối Việt Nam
2.7.5 Nhận xét
Sản phẩm gừng thái lát sấy khô là loại hàng hóa dễ bị ẩm mốc, hư hại khi vận chuyển
do hàng hóa được đóng kín trong container, các container xếp chồng và san sát nhau, cộng
với độ ẩm từ nước biển và mưa bão luôn luôn có khiến nấm mốc và côn trùng dễ sinh sôi
và phát triển. Vì vậy, công ty Xuất nhập khẩu Rồng Đông Dương cần hun trùng xử lý bề
mặt để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và an toàn cho môi trường xung quanh. Để đạt được
điều kiện đặt ra của nước nhập khẩu và không bị trả hàng hoặc phạt tiền, công ty Rồng
Đông Dương cần thực hiện đủ các chỉ tiêu về chứng nhận hàng hoá xuất khẩu.
Bên cạnh đó, công ty còn cần phải trình đầy đủ hồ sơ theo quy định cho hải quan của nước
nhập khẩu để đảm bảo an toàn và chất lượng của lô hàng này khi xuất hàng qua các nước
bên mua (nước nhập khẩu) do mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam đến các nước khác phải
chịu mức kiểm định chặt chẽ từ các nước nhập khẩu, đặc biệt là các nước châu Âu.
2.8 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

2.8.1 Khái niệm


Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary) là công tác quản lý của Nhà nước nhằm ngăn chặn
những loài sâu bệnh; vi sinh vật có hại; cỏ dại nguy hiểm có nguy cơ lây lan, nhiễm bệnh
giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
2.8.2 Nội dung
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được gửi đến Cơ quan Bảo vệ thực vật nước Indonesia
Tên và địa chỉ người xuất khẩu: Công ty xuất nhập khẩu Rồng Đông Dương
Địa chỉ: Km15 Quốc Lộ 5A, X. Trưng Trắc, H. Văn Lâm,Hưng Yên, Việt Nam
Tên và địa chỉ người xuất khẩu:
Số lượng bao bì: 566 bao
Ký mã hiệu: NIL
Nơi sản xuất: Việt Nam
Phương tiện chuyên chở: Đường biển Uni-prudent 0760-322N
Số vận đơn: EGLV236000100866
Tên và khối lượng sản phẩm: Gừng thái lát khô

Trang 29
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
G.W: 17093.20kg và N.W 16980.00 kg
Ngày cấp 14/03/2020
2.8.3 Nhận xét
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nằm trong bộ chứng từ hàng hóa hợp đồng yêu cầu.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp bởi Cơ quan kiểm dịch thực vật tại Hà Nội
(có chữ ký xác nhận và dấu cơ quan) nên giấy này hợp pháp, để đảm bảo cho quá trình
thông quan hàng hóa vào Indonesia diễn ra nhanh chóng.
Các thông tin về địa chỉ người bán, người mua, sản phẩm, số lượng, xuất xứ hoàn toàn
trùng khớp với hợp đồng và các chứng từ khác. Đã có thông tin về phương tiện chuyển chở
hàng hóa.
2.9 Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng

2.9.1 Khái niệm:


(i) Giấy chứng nhận số lượng là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao.
Chứng từ này được dùng nhiều trong trường hợp hàng hoá mua bán là những hàng tính
bằng số lượng (cái, chiếc) như: chè gói, thuốc lá đóng bao, rượu chai v.v... Giấy này có thể
do người bán cấp, có thể do đại diện người mua tại nước người bán cấp hoặc một công ty
giám định cấp chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao.
(ii) Giấy chứng nhận chất lượng là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và
chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng, có thể do xưởng
hoặc doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm (hoặc giám
định) hàng xuất khẩu cấp.
2.9.2 Bản dịch và phân tích
Số hiệu giấy chứng nhận: 200320033C
Tham chiếu số: 19 4928
Hải Phòng, ngày 20 tháng 3 năm 2020
Hàng hóa được xác định như sau:
Tàu mang số hiệu: UNI – PRUDENT 0760-322N
Hàng hóa được mô tả: Gừng thái lát sấy khô
Cảng bốc hàng: Hải Phòng, Việt Nam
Cảng dỡ hàng: Surabaya. Indonesia
Bên giao hàng:
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Rồng Đông Dương
Km15, cao tốc 5A, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Trang 30
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
SĐT: +842439195678
Bên nhận hàng: (thông tin bị ẩn)
Bên thông báo: (thông tin bị ẩn)
Số vận đơn: EGLV236000100866. Ngày: 14/3/2020
Số lượng khai báo:
Khối lượng tịnh: 16.980,00 KGS
Khối lượng cả bì: 17.093,20 KGS
Số lượng túi: 566 túi
Chúng tôi chứng nhận rằng trong quá trình thực hiện hàng nhận từ bên giao hàng, chúng
tôi đã kiểm tra hàng hóa về số lượng và chất lượng. Thông tin cụ thể như báo cáo sau đây:
Đóng gói: hàng được đóng gói trong cái túi đựng.
Đánh dấu:

Số lượng:
Đánh giá bằng việc đếm số lượng túi trong quá trình xếp hàng lên container, 10% tổng số
túi, 10 túi được lựa chọn ngẫu nhiên để kiểm tra trong kho hàng của khách và trung bình
được tìm thấy như sau:
Khối lượng của mỗi túi:
Hàng hóa được miêu tả Tổng khối lượng Khối lượng bì Khối lượng tịnh
Gừng thái lát sấy khô 30.20 kg 0.20 kg 30.00 kg

Tổng khối lượng hàng được xếp:


Tổng khối lượng Khối lượng bì Khối lượng tịnh Tổng số túi
17.093,20 kgs 113.20 kgs 16,980.00 kgs 566

Trang 31
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Số hiệu container Số seal đại lý Số seal SGS
TCKU 6135473 EMCSPA9458 Q1868783
Mẫu: Theo yêu cầu của khách hàng, phần mẫu được lấy ra từ 10% tổng số túi vào
13/3/2020. Sau đó, mẫu được chuẩn bị, chia thành 3 phần, được phân bổ như sau:
1 phần có số seal SGS Q1868800 được đưa lại cho khách hàng
1 phần có số seal SGS Q1868781 được sử dụng để kiểm tra
1 phần có số seal SGS Q1868782 được giữ lại tại văn phòng SGS và sẽ bị loại bỏ sau 03
tháng.
Trên cơ sở kiểm tra và phân tích mẫu, chúng tôi tìm thấy kết quả phân tích như báo cáo tại
phòng thí nghiệm số 002170 như sau:
Mẫu kiểm tra Phương pháp kiểm tra Kết quả Đơn vị

Độ ẩm ISO 939:1980 11.22 g/100g


LOD = 0.3
Các yếu tố ngoài SGS in house 0.1 %
Kích cỡ gừng <0.5 cm SGS in house 1.00 %
Chấm đen Quan sát 1.00 %
Dầu dễ bay hơi ISO 6571:2008/ Amd 1:2007 1.50 mL/100g
LOD = 0.2

Nơi can thiệp: tại kho hàng của bên giao hàng và trong quá trình vận chuyển vào container.
Ngày can thiệp: 13/3/2020
Chứng nhận này chỉ phản ảnh kết quả xác định tại địa điểm và thời gian can thiệp.
Đã có chữ ký và đóng dấu của đại diện phía Công ty TNHH SGS Việt Nam.
Nhận xét chung: Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng do công ty TNHH SGS Việt Nam
phát hành. Các thông tin trong giấy chứng nhận đáp ứng yêu cầu đơn hàng đã được thỏa
thuận trong hợp đồng.
2.10 Thư tín dụng L/C

2.10.1 Khái niệm


Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng lập theo yêu cầu của nhà nhập khẩu sẽ
cam kết trả một số tiền nhất định tại một thời điểm nhất định cho nhà xuất khẩu (người

Trang 32
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
hưởng lợi) nếu nhà xuất khẩu này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù
hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.
2.10.2 Phân tích nội dung
Số bộ L/C được mở: 01
L/C số: ILC0360200001000
Để tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình
giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán.
- Loại L/C: IRREVOCABLE (Thư tín dụng không thể hủy bỏ)
- L/C được phát hành: bằng điện SWIFT, mẫu điện 700
- Ngày phát hành: 09/03/2020 ( Phù hợp với hợp đồng)
- Điều khoản áp dụng: UCP LATEST VERSION
- Thời gian và địa điểm hết hạn: 18/04/2020 tại Việt Nam
- Bên yêu cầu mở L/C: Công ty nhập khẩu
- Bên hưởng lợi:
Công ty Đông Dương Dragon Import-Export Company Limited
- Ngân hàng phát hành:
PT BANK RAKYAT INDONESIA (PERSERO), TBK, JAKARTA, INDONESIA
- Ngân hàng thông báo/ Ngân hàng thương lượng:
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Chi nhánh Hưng Yên
- Tổng tiền: USD 60,350.00
Đối với L/C này, nhà sản xuất sẽ được thanh toán tại bất kỳ ngân hàng nào thông qua sự
thỏa thuận giữa hai bên.
- Dung sai cho phép: 00/10 tổng giá trị (đây là dung sai của lượng thực tế khi giao nhận
hàng với lượng trên LC, khi nhận hàng căn cứ vào LC)
- Drafts at: SIGHT – chuyển tiền ngay sau khi nhận được hàng
- Cảng xếp hàng: Cảng Việt Nam
- Cảng đến: Cảng Surabaya, Indonesia
- Ngày giao chậm nhất: 18/03/2020
- Mô tả hàng hóa:

Trang 33
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
+ Tên hàng hóa: Gừng thái lát khô
+ Giá: USD 3,550 per MTS CIF
+ Khối lượng: 17 MT
- Chứng từ yêu cầu:
+ Hóa đơn thương mại được ký phát (5 bản)
+ Giấy chứng nhận hun trùng (1 bản)
+ Giấy kiểm dịch thực vật (1 bản)
+ Trọn bộ vận đơn đường biển hoàn hảo được lập theo lệnh của ngân hàng PT. BANK
RAKYAT INDONESIA, ghi chú phí trả trước và thông báo cho người mở L/C
+ Phiếu đóng gói hàng hóa (5 bản)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ form D (1 bản gốc, 1 bản copy)
+ Bảo hiểm hàng hóa đường biển (1 bản gốc, 1 bản copy)
+ Giấy chứng nhận chất lượng (1 bản)
- Cước phí: Mọi ủy thác và chi phí ngân hàng ngoài phạm vi Indonesia, thêm phí hoàn trả
và phí xử lý của ngân hàng phát hành, đều được tính vào tài khoản của người thụ hưởng.
- Thời hạn xuất trình chứng từ: 21 ngày kể từ ngày giao hàng.
- Chỉ dẫn xác nhận: Bộ chứng từ này không có chỉ dẫn xác nhận, có nghĩa là L/C này có
hiệu lực ngay tức khắc khi bên sản xuất nhận được L/C và không còn tài liệu đính kèm xác
nhận nào được gửi sau đó.
2.10.3 Đối chiếu LC với các chứng từ liên quan
Thông tin trên chứng từ Thông tin trên LC
DONG DUONG DONG DUONG
DRAGON IMPORT- DRAGON IMPORT-
Chủ thể
EXPORT COMPANY EXPORT COMPANY
LIMITED LIMITED
LC số ILC0360200001000 ILC0360200001000
Mặt
Hóa đơn thương Dried Ginger Slices Dried Ginger Slices
hàng
mại
Trọng
(Commercial 16,98 MTS 17 MT
lượng
Invoice)
Điều CIF Surabaya Port, CIF Surabaya Port,
kiện vận Indonesia (Incoterms Indonesia (Incoterms
chuyển 2010) 2010)
Đơn giá USD 3,550 per MTS USD 3,550 per MTS
Thành
USD 60,279 USD 60,350
tiền

Trang 34
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
DONG DUONG DONG DUONG
DRAGON IMPORT- DRAGON IMPORT-
Chủ thể
EXPORT COMPANY EXPORT COMPANY
LIMITED LIMITED
LC số ILC0360200001000 ILC0360200001000
Mặt
Dried Ginger Slices Dried Ginger Slices
Vận đơn đường hàng
biển (Bill of Trọng
16,980 KGS 17 MT
Lading) lượng
Điều CIF Surabaya Port, CIF Surabaya Port,
kiện vận Indonesia (Incoterms Indonesia (Incoterms
chuyển 2010) 2010)
Cảng đi Hải Phòng Port, Việt Nam Any port in Viet Nam
Cảng
Surabaya Port, Indonesia Surabaya Port, Indonesia
đến
DONG DUONG DONG DUONG
DRAGON IMPORT- DRAGON IMPORT-
Chủ thể
EXPORT COMPANY EXPORT COMPANY
LIMITED LIMITED
LC số ILC0360200001000 ILC0360200001000
Phiếu đóng gói
Mặt
hàng hóa Dried Ginger Slices Dried Ginger Slices
hàng
(Packing List)
Trọng
16,98 MTS 17 MT
lượng
Điều CIF Surabaya Port, CIF Surabaya Port,
kiện vận Indonesia (Incoterms Indonesia (Incoterms
chuyển 2010) 2010)
DONG DUONG DONG DUONG
DRAGON IMPORT- DRAGON IMPORT-
Chủ thể
EXPORT COMPANY EXPORT COMPANY
Chứng nhận LIMITED LIMITED
xuất xứ LC số ILC0360200001000 ILC0360200001000
(Certificate of Mặt
Origin) Dried Ginger Slices Dried Ginger Slices
hàng
Trọng
16,980 KGS 17 MT
lượng
Điều CIF Surabaya Port, CIF Surabaya Port,
kiện vận Indonesia (Incoterms Indonesia (Incoterms
chuyển 2010) 2010)
DONG DUONG DONG DUONG
DRAGON IMPORT- DRAGON IMPORT-
Hợp đồng mua Chủ thể
EXPORT COMPANY EXPORT COMPANY
bán (Sales
LIMITED LIMITED
Contract)
Mặt
Dried Ginger Slices Dried Ginger Slices
hàng

Trang 35
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Trọng
17 MT 17 MT
lượng
Đơn giá USD 3,550 per MTS USD 3,550 per MTS
Thành
USD 60,350 USD 60,350
tiền

2.10.4 Nhận xét


Công ty xuất nhập khẩu Rồng Đông Dương và công ty đối tác đã chọn phương thức
thanh toán LC vì điều này được đảm bảo việc chuyển hàng do đây là lô hàng có số lượng
lớn, hơn nữa nó cũng đảm bảo an toàn cũng như quyền lợi của các bên tham gia. Bên cạnh
đó nó có ít rủi ro hơn các phương thức thanh toán khác, ngân hàng phát hành/ ngân hàng
xác nhận có trách nhiệm thanh toán tiền hàng nếu bộ chứng từ phù hợp với nội dung trong
L/C (cả hai bên đều thấy rõ ràng, minh bạch). Bên nhập khẩu chỉ phải thanh toán khi hàng
đã được giao, được yên tâm bên nhập khẩu phải thực hiện tất cả các quy định trong L/C để
được thanh toán.
Tuy nhiên, phương thức thanh toán này tốn nhiều thời gian do phải thực hiện qua nhiều
bước, việc lập chứng từ đòi hỏi phải có độ chính xác cao, ít sai sót và kiểm tra chứng từ
tiến hành qua nhiều bên nếu có sai sót phải sửa lại làm cho nhà nhập khẩu lâu nhận được
chứng từ thanh toán để nhận hàng, tốn kém chi phí cho việc bảo quản hàng hóa ở cảng
nhập khẩu; nhà xuất khẩu chấp nhận được tiền thanh toán. Hơn nữa, chi phi giao dịch với
ngân hàng lớn.
Các thông số, nội dung trên các chứng từ và L/C hầu hết giống nhau, thế nhưng
trọng lượng và số tiền trên các chứng từ, hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói,
chứng nhận xuất xứ khớp với nhau nhưng khác so với thể tích và số tiền trên L/C. Tuy
nhiên trong hợp đồng thì số lượng và tổng giá trị của mặt hàng giống với trên L/C. Do đó,
bên xuất khẩu sẽ không bị tính là vi phạm hợp đồng.
Chương 3 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

3.1 Quy trình thanh toán bằng LC giữa công ty xuất – nhập khẩu Dong Duong
Dragon với bên nhập khẩu

Các bên tham gia trong quy trình này gồm có 4 bên:
- Importer (buyer): Người nhập khẩu.Trong LC: Người yêu cầu mở LC (the applicant).
- Exporter (Seller): Dong Duong Dragon Export – Import Company Limited.
- Ngân hàng phát hành LC (Issuing bank): PT. Bank Rakyat Indonesia (Persero),TBK,
Jakarta, Indonesia.
- Ngân hàng Thông báo LC (Advising bank): JSC Bank for Foreign Trade of Viet Nam
– Hung Yen Branch.
Quy trình thanh toán cụ thể gồm 10 bước

Trang 36
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Bước 1: Người mua (người nhập khẩu) dựa vào hợp đồng ký kết với Công ty DONG
DUONG DRAGON, làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình – PT. Bank
Rakyat Indonesia (Persero), TBK, Jakarta, Indonesia.
Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn yêu cầu mở L/C.
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số xuất nhập
khẩu-nếu có (đối với giao dịch lần đầu).
+ Hợp đồng ngoại thương.
+ Giấy phép nhập khẩu.
+ Cam kết thanh toán (trường hợp mở L/C trả chậm).
+ Trường hợp người mua ký quỹ L/C dưới 100% trị giá L/C phải có bản giải trình do
phòng tín dụng của chi nhánh lập được giám đốc chi nhánh phê duyệt.
Thông thường các đơn yêu cầu mở L/C theo mẫu của ngân hàng. Và không phải doanh
nghiệp nào cũng được mở LC. Mà phụ thuộc vào giá trị hợp đồng, chính sách mỗi ngân
hàng, uy tín của doanh nghiệp yêu cầu mở LC. Thông thường trong bước này doanh nghiệp
yêu cầu mở LC phải ký quỹ.
Bước 2: Ngân hàng PT. Bank Rakyat Indonesia (Persero) xem xét và chấp thuận gửi LC
cho ngân hàng JSC Bank for Foreign Trade of Viet Nam – Hung Yen Branch để gửi cho
người thụ hưởng là người xuất khẩu – DONG DUONG DRAGON IMPORT – EXPORT
COMPANY LIMITED.Và chú ý là ngân hàng thông báo phải có quan hệ đại lý với ngân
hàng phát hành. Như vậy, ngân hàng thông báo mới có khả năng để kiểm tra tính chân thật
của LC.
Bước 3: Ngày 09/03/2020 DONG DUONG DRAGON IMPORT – EXPORT COMPANY
LIMITED nhận L/C từ ngân hàng đại diện. Ngân hàng chỉ ra rằng họ đã xác nhận L/C. L/C
có hiệu lực cùng thời điểm với ngân hàng xác nhận.
Bước 4: DONG DUONG DRAGON IMPORT – EXPORT COMPANY LIMITED tiến
hành kiểm tra LC, và giao hàng cho bên công ty nhập khẩu (người bán phải giao hàng
trước ngày 18/03/2020)
Bước 5: Sau khi giao hàng, DONG DUONG DRAGON IMPORT – EXPORT COMPANY
LIMITED chuẩn bị bộ chứng từ hợp lệ để chuyển cho JSC Bank for Foreign Trade of Viet
Nam – Hung Yen Branch và kèm theo thông báo đòi tiền. Trong bước này xuất hiện chứng
từ và thanh toán do đó phương thức này được gọi là “Thư tín dụng chứng từ” (Letter of
Credit). Giao chứng từ và yêu cầu thanh toán.
Bước 6: Sau khi nhận bộ chứng từ. JSC Bank for Foreign Trade of Viet Nam – Hung Yen
Branch kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ chưa? Trong thanh toán tín dụng chứng từ thì bộ chứng
từ phải tuân thủ UCP (The Uniform Customs and Practice for Documentary
Credits) và ISBP (International Standard Banking Practice for the Examination of
Documents Under Documentary Credits.
Bước 7: Sau khi nhận được bộ chứng từ khi bước (6) kết thúc, PT. Bank Rakyat Indonesia
(Persero), TBK, Jakarta, Indonesia kiểm tra bộ chứng từ. Sau quá trình kiểm tra phải thông
báo kết quả kiểm tra đến ngân hàng thông báo.

Trang 37
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Bước 8: Sau quá trình này bộ chứng từ đã trong tay của ngân hàng phát hành. Bộ chứng từ
này nếu sai thì ngân hàng thông báo có trách nhiệm yêu cầu tu chỉnh. Nếu hợp lệ thì ngân
hàng thông báo có trách nhiệm thông báo cho người thụ hưởng (người xuất khẩu) và thanh
toán.
Bước 9: Khi JSC Bank for Foreign Trade of Viet Nam – Hung Yen Branch thanh toán cho
nhà xuất khẩu. PT. Bank Rakyat Indonesia (Persero), TBK, Jakarta, Indonesia sẽ tiến hành
phát hành thanh toán đến người nhập khẩu.
Bước 10: Tiền sẽ chính thức chuyển vào tài khoản ngân hàng phát hành LC - PT. Bank
Rakyat Indonesia (Persero), TBK, Jakarta, Indonesia . Tức là ghi có vào tài khoản của ngân
hàng phát hành LC.
3.2 Phân tích Thông Báo Thư Tín Dụng (Notification of Documentary Credit)

Số hiệu và ngày mở L/C:


- Trường 40A – Form of Documentary: IRREVOCABLE
- Trường 20 – Document Credit Number (Số hiệu của thư tín dụng): ILC0360200001000
- Trường 31C – Date of Issue (Ngày mở thư tín dụng): 09/03/2020
Tên và địa chỉ của các bên liên quan trên LC:
- Trường 50 – Applicant (Người yêu cầu mở L/C (nhà nhập khẩu)):
- Trường 59 – Beneficiary (Người hưởng lợi L/C (nhà xuất khẩu)): DONG DUONG
DRAGON IMPORT-EXPORT COMPANY LIMITED
- Trường 57a – Advise Through Bank: JSC Bank for Foreign Trade of Viet Nam Hung
Yen Branch. SWIFT CODE: BFTVVNVX
- Đầu điện (phần Sender): SWIFT CODE: BRINIDJAXXX
Số tiền trên L/C:
- Số tiền của L/C được thể hiện tại trường 32B: USD60350, 00
- Trường 45A - Description of Goods and/or Services (mô tả hàng hóa):
Name of goods: Dried ginger slices
Unit Price: USD 3,550 per MTS CIF
Quantity: 17MT
Shipment Terms: CIF SURABAYA PORT, INDONESIA (INCOTERMS 2010)
Thời hạn giao hàng, ngày và nơi hết hạn, thời hạn trả tiền của L/C:
- Trường 31D – Date and Place of Expiry (Ngày và nơi hết hạn hiệu lực của L/C là thời
hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu. Ðịa điểm hết hiệu lực thường
quy định tại nước người bán): 18/04/2020 tại Việt Nam
- Thời hạn giao hàng thể hiện thời gian mà người xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng lên phương tiện vận tải. Thời hạn giao hàng nếu là một ngày cụ thể thường được thể
hiện ở trường 44C - Latest Date of Shipment (Ngày giao hàng cuối cùng): 18/03/2020
- Trường 42C – Drafts at (Thời gian trả tiền của L/C): SIGHT – nghĩa là trả ngay
- Trường 42A – Drawee: Issuing Bank - ở đây là ngân hàng phát hành PT. Bank Rakyat
Indonesia (Persero), TBK, Jakarta, Indonesia

Trang 38
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Những nội dung về hàng hóa trên L/C:
- Trường 46A – Documents Required (Các chứng từ yêu cầu)
- Trường 47A – Additional Conditions (Điều kiện khác)
Nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa trên L/C:
- Điều kiện cơ sở giao hàng theo incoterms (FOB, CIF, CIP, …) thường được thể hiện tại
trường 45A Description of Goods and/or Services (Mô tả hàng hóa/dịch vụ): Ở đây là CIF
(INCOTERMS 2010).
- Trường 44E Port of Loading/Airport of Departure (dùng trong vận tải đường biển và hàng
không): Nơi gửi hàng và giao hàng tại bất kỳ cảng nào ở Việt Nam.
- Trường 44F – Port of Discharge/Airport of Destination (dùng trong vận tải đường biển
và hàng không): Nơi nhận hàng tại Surabaya Port, Indonesia.
- Trường 43T – Transshipment (Allowed/Not allowed hoặc Permitted/Not permitted):
ALLOWED nghĩa là LC cho phép chuyển tải.
- Trường 43P – Partial Shipments (Allowed/Not allowed hoặc Permitted/Not permitted):
NOT ALLOWED nghĩa là không được phép giao hàng từng phần
Các chứng từ yêu cầu theo L/C:
Trường 46A – Documents Required:
1. FULL SET OF CLEAN ON BOARD OCEAN BILLS OF LADING…” có nghĩa là đơn vị
xuất khẩu phải xuất trình đủ bộ B/L thường gồm 3 bản original
2. SIGNED ORIGINAL COMMERCIAL INVOICE IN 5( FIVE) ORIGINALS – yêu cầu
5 bản gốc hóa đơn thương mại
3. SIGNED ORIGINAL PACKING LIST IN 5( FIVE) ORIGINALS – yêu cầu 5 bản gốc
packing list
4. PHYTOSANITARY CERTIFICATE IN 1 (ONE) ORIGINAL – yêu cầu 1 bản gốc giấy
kiểm dịch thực vật
5. FORM D CERTIFICATE OF ORIGIN ISSUED IN 1 (ONE) ORIGINAL AND 1( ONE)
COPY – yêu cầu 1 bản gốc và 1 bản copy giấy chứng nhận xuất xứ form D
6. FUMIGATION CERTIFICATE BY COMPETENT AUTHORITY IN 1( ONE) ORIGINAL
– yêu cầu 1 bản gốc giấy chứng nhận hun trùng
7. QUALITY CERTIFICATE BY SGS IN 1( ONE) ORIGINAL – yêu cầu 1 bản gốc giấy
chứng nhận chất lượng hàng hóa
8. MARINE INSURANCE IN 1 (ONE) ORIGINAL AND 1(ONE) COPY – yêu cầu 1 bản
gốc và 1 bản copy bảo hiểm hàng hải
- Trường 47A – Additional Conditions. - Bộ chứng từ thanh toán trong L/C là bằng chứng
của nhà xuất khẩu chứng minh rằng mình đã tuân thủ đầy đủ các điều khoản, điều kiện của

Trang 39
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
L/C và/hoặc hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, bao gồm: hóa đơn thương mại, phiếu đóng
gói, Bill tàu / AWB, Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O, Giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy
chứng nhận số lượng/trọng lượng, giấy chứng nhận kiểm dịch...
3.3 Thực hiện hợp đồng giữa DONG DUONG DRAGON IMPORT-EXPORT
COMPANY LIMITED với bên nhập khẩu (bên mua)

3.3.1 Bước 1: Thông báo giao hàng, kiểm tra LC


Theo điều kiện thương mại quốc tế CIF, trước khi giao hàng người bán phải thông
báo cho người mua biết nội dung, thời gian và cách thức thông báo được quy định theo
thỏa thuận của hai bên
Công ty Dong Duong Dragon Import - Export Company Limited đã gửi thông tin
cho bên mua (bên nhập khẩu) về thời gian, địa điểm, thông tin giao hàng
Nội dung thông báo đã gửi:
Tên hàng: DRIED GINGER SLICES
Số lượng: 17 MTS/KGS
Trọng lượng và đóng gói: 30KGS/ PP bag
Thời gian địa điểm dự kiến giao hàng: 10-15 ngày từ khi người bán nhận được bản gốc
LC, giao từ càng ở Việt Nam
Ngay khi nhận được thông báo, Công ty nhập khẩu sẽ chuẩn bị thuê phương tiện ở bên
nước nhập khẩu và mở tài khoản tín chấp mang tên người mua và Công ty Dong Duong
3.3.2 Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu là Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền 1 nước cho phép mặt hàng nhất
định được đưa ra khỏi lãnh thổ nước đó.
Về hồ sơ hải quan – Thủ tục xuất khẩu gừng
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 12
Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục Hải
quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
Về địa điểm mở tờ khai – Thủ tục xuất khẩu gừng
Được quy định tại Khoản 1 Điều 13 như sau: “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được đăng
ký tờ khai tại trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu.
3.3.3 Bước 3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành
chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký với nước
ngoài lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu.
Trang 40
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Công ty Đông Dương Dragon thu thập gừng từ những nông trại đảm bảo an toàn thực
phẩm, áp dụng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về an toàn thực phẩm. Sau đó rửa sạch
thái miếng đem sấy khô, sàng loại bớt vỏ và miếng vụn. Sau đó đóng gói 30kg/bao PP+PE,
độ ẩm max 13% và tạp chất 3%.
Ðóng gói bao bì hàng xuất khẩu.
Gừng thái lát sấy khô được đóng gói trong bao giấy gói hàng loại dày, trong đó 30kg một
bao, đóng gói phù hợp với vận chuyển đường biển
Tổng cộng: 566 bao/1 contaniner 1x40’ Ft
Việc kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu
Ký mã hiệu cần phải bao gồm:
- Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng như:
Tên người nhận:
Tên người gửi: Công ty DONG DUONG DRAGON IMPORT – EXPORT COMPANY
LIMITED
Trọng lượng cả bì: 17 MTS/KGS
Số hợp đồng: CV01.2020
- Những chi tiết cần thiết cho việc tổ chức vận chuyển hàng hoá như:
Tên nước hàng đến: Indonesia
Tên địa điểm hàng đến: Cảng Surabaya
Tên nước hàng đi: Việt Nam
Tên địa điểm hàng đi: Cảng Hải Phòng
Hành trình chuyên chở: Đường biển
Số vận đơn: 122000006457742
- Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hoá trên đường đi từ
nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, như: mở chỗ này, tránh mưa, nguy hiểm...
3.3.4 Bước 4: Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu
Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất,
số lượng trọng lượng, bao bì (tức kiểm nghiệm).
Các giấy chứng nhận hàng hóa:
Ngày 14/03/2020: Xin giấy chứng nhận hun trùng
Ngày 14/03/2020: Xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
Ngày 20/03/2020: Xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin)
Trang 41
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Ngày 20/03/2020: Xin giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, trọng lượng (Quality
and Weight Certificate)
3.3.5 Bước 5: Thuê tàu, lưu cước
Người có trách nhiệm thuê tàu là Công ty Đông Dương Dragon, trả chi phí vận
chuyển đến Cảng Surabaya, Indonesia theo thỏa thuận của hai bên theo phương thức CIF
(Incoterms 2010). Công ty Đông Dương Dragon sẽ phải trả cước phí nếu như đã tính tiền
cước phí vào giá hàng hóa.
Công ty Đông Dương Dragon thuê tàu vận chuyển UNI-PRUDENT 0760-322N của công
ty Evergreen Line với ngày đi dự kiến từ Cảng xuất khẩu Hải Phòng là 14/03/2020 để đến
cảng nhập khẩu là Surabaya, Indonesia.
Công ty Evergreen Line được Đông Dương Dragon thuê đảm nhận toàn bộ khâu vận
chuyển hàng theo yêu cầu của công ty Đông Dương Dragon sao cho phù hợp với hợp đồng
và các điều khoản trong CAD. Bao gồm nhiệm vụ vận chuyển hàng từ kho của công ty
Đông Dương Dragon đến cảng Hải Phòng, lưu kho và thực hiện thuê tàu, bốc lên tàu,...
3.3.6 Bước 6: Mua bảo hiểm
Vì thỏa thuận hai bên là chọn phương thức CIF (Incoterms 2010) nên bên xuất khẩu có
nghĩa vụ mua bảo hiểm cho chặng vận chuyển chính. Công ty Đông Dương Dragon chọn
Bảo hiểm Bảo Việt là đơn vị cấp bảo hiểm.
Ngày 11/03/2020 tại Hà Nội: Công ty Đông Dương Dragon đã ký hợp đồng bảo hiểm cho
lô hàng DRIED GINGER SLICES với Công ty Bảo hiểm Bảo Việt
Theo đó, Công ty Bảo Việt chịu trách nhiệm giám định tổn thất và bồi thường trong trường
hợp hàng hóa vận chuyển bị hư hỏng
Tỷ lệ phí bảo hiểm: 0.09% giá trị Hợp đồng
Tương đương phí bảo hiểm cho hợp đồng: 54.25 USD
Thuế GTGT: 5.43 USD
Thành tiền: 59.68 USD
3.3.7 Bước 7: Thông quan xuất khẩu
Mã số hàng hóa: 09101100
Mô tả hàng hóa: GỪNG THÁI LÁT KHÔ (HÀNG ĐÓNG BAO ĐỒNG NHẤT
30KG/BAG). Hàng mới 100%#&VN
Tổng trọng lượng hàng: 17.093,2 KGM
Số hợp đồng: CV01.2020
Hàng hóa được thông quan theo nội dung của người khai hải quan. Khi hàng hóa được xuất
đi, với điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng này là CIF, công ty Đông Dương Dragon
đã tiến hành làm thủ tục hải quan tại chi cục Hải quan Cảng Hải Phòng khu vực III
Công ty chuẩn bị hồ sơ đăng kí thông quan xuất khẩu.
Trang 42
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Hồ sơ hải quan bao gồm:
 Hợp đồng mua bán hàng hóa
 Tờ khai hải quan
 Hóa đơn thương mại
 Vận đơn
 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
 Phiếu đóng gói
- 16:35:11 ngày 13/03/2020: Chi cục Hải quan hoàn thành kiểm tra hàng hóa và cấp giấy
phép xuất khẩu
Đơn giá tính Thuế xuất khẩu: 82.164.750 VND
Trị giá tính Thuế xuất khẩu: 1.395.157.455 VND
3.3.8 Bước 8: Chuyển chứng từ yêu cầu thanh toán LC
Với hợp đồng này, Công ty Đông Dương Dragon với bên đối tác nhập khẩu thỏa thuận sử
dụng phương thức Draft at Sight nghĩa là trả tiền ngay, khi nhà xuất khẩu giữ quyền sở hữu
đối với hàng hóa vận chuyển cho đến khi nhà nhập khẩu nhận hàng và thanh toán. Cụ thể:
 Hợp đồng mua bán
 Hóa đơn thương mại
 Chi tiết đóng gói
 Vận đơn (bill of lading)
 Tờ khai hải quan
3.3.9 Bước 9: Giao hàng
Lịch trình giao hàng:
Dự kiến
Thời gian dự kiến khởi hành (ETD): 15/03/2020
Dự kiến tàu sẽ đi hết 14 ngày từ cảng Hải Phòng, Việt Nam đến cảng Surabaya, Indonesia
Chi tiết cảng đi và cảng đến
+ Cảng đi: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
+ Cảng đến: Cảng Surabaya, Indonesia
Chi tiết về giá vận tải và phụ phí phát sinh ở cảng
Giá vận tải: Theo điều kiện CIF, giá bán đã bao gồm chi phí vận tải
Nhận xét về hành trình tàu đi

Trang 43
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
Hành trình tàu đi đúng như với dự kiến trong hợp đồng, không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid
19 gần đây.
Hành trình vận chuyển lô hàng không có sự chuyển tải, hàng được gửi trực tiếp và bằng
một con tàu UNI-PRUDENT 0760-322N qua đường biển tới cảng Surabaya, Indonesia.
3.3.10 Bước 10: Được thanh toán bằng LC không hủy ngang
Bên xuất khẩu – Công ty Đông Dương Dragon Import-Export Company Limited chuẩn bị
bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ theo yêu cầu của ngân hàng theo điều khoản trong thư tín dụng
trước đó.
Tất cả chứng từ phải đầy đủ không thừa không thiếu.
Bộ chứng từ phải không có sai sót về mặt hình thức, chữ viết kí tự hay nội dung.
Số lượng chứng từ và bản sao và bản chính phải đầy đủ.
Xuất trình trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng và thời hạn của hợp đồng.
3.3.11 Bước 11: Bên mua thực hiện quy trình nhập khẩu
Công ty nhập khẩu có trách nhiệm yêu cầu ngân hàng Rakyat Indonesia, TBK, Jakarta,
Indonesia mở cho mình một tài khoản tín chấp, số dư tài khoản bằng 100% giá trị hợp đồng
và nó được dùng để thanh toán cho Công ty Đông Dương Dragon.
Xin giấy phép nhập khẩu
Nhà nhập khẩu khi muốn nhập khẩu phải xin phép nhập khẩu tại Hải quan Indonesia. Hàng
hóa liên quan sẽ được kiểm tra. Nếu đạt yêu cầu, nhà nhập khẩu phải đóng thuế và các
khoản lệ phí cần thiết cho Hải quan để nhận giấy phép nhập khẩu.
Làm thủ tục hải quan:
 Bộ tờ khai hải quan nộp cho hải quan kèm theo các tài liệu sau:
 Hóa đơn thương mại
 Vận đơn
 Giấy chứng nhận xuất xứ – CO (Với các quốc gia thuộc diện được hưởng ưu đãi
của Hệ thống ưu đãi phổ cập sử dụng Mẫu D)
 Phiếu đóng gói, biên lai cước vận chuyển, giấy chứng nhận bảo hiểm, …và những
giấy tờ liên quan cần thiết
 Giấy phép, giấy chứng nhận, …mà các quy định, luật khác ngoài luật hải quan yêu
cầu (áp dụng theo các quy định, luật liên quan)
 Giấy đề nghị miễn giảm các khoản phí, thuế trong đó mô tả chi tiết các thông tin
cần thiết, các quy định, luật liên quan.
 Biên lai thuế hải quan (nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế).

Trang 44
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
KẾT LUẬN

Từ trước đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu về hợp đồng xuất nhập khẩu
dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, để góp phần nghiên cứu kỹ hơn về mặt thực tế
của việc ký kết hợp đồng cùng với những phát sinh trong khi ký kết hợp đồng, đặc biệt là
nội dung về ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nhóm em đã tiến hành nghiên cứu và
phân tích hợp đồng và bộ chứng từ liên quan đến hoạt động xuất nhập của công ty TNHH
Rồng Đông Dương. Qua đó, nhóm đã nắm được các thủ tục thiết yếu, những thông tin và
cơ sở pháp lý để thực hiện một giao dịch thương mại quốc tế thuận lợi, thành công. Hình
dung ra nội dung và cách trình bày một hợp đồng. Hiểu được cách làm một bộ chứng từ
đúng kĩ thuật: từ hóa đơn thương mại, vận đơn, bảo hiểm, phiếu đóng gói đến chứng nhận
xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch, ... Ngoài ra còn hiểu rõ hơn về một trong các phương
thức thanh toán rất thông dụng hiện nay là thanh toán LC, cũng như nắm được quy trình
thực hiện một hợp đồng xuất khẩu. Chúng em tin đây sẽ là một bài tiểu luận mang nhiều ý
nghĩa thực tế, tạo nền vững chắc để tiếp tục nghiên cứu những môn sau này như thanh toán
quốc tế, vận tải, logistics, bảo hiểm, ...

Với lượng kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế nên quá trình nghiên cứu
không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được đánh giá và nhận xét của Cô để nhóm
hoàn thiện hơn bài tiểu luận này. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 45
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình và slide giao dịch thương mại quốc tế

2. Incoterms 2020

3. Hải quan Việt Nam

4. Tổng cục thống kê

5. PGS. TS. Phạm Duy Liên, 2012. Giáo trình giao dịch thương mại quốc tế, Hà Nội: NXB
Thống kê

6. Công ước Viên 1980

7. Luật thương mại Việt Nam 2005

8. Nghị định 187 ngày 20/11/2013, NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thương mại 2005

9. Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm

Trang 46
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
PHỤ LỤC
HỢP ĐỒNG

Trang 47
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9

Trang 48
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI

Trang 49
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
DANH MỤC HÀNG HÓA

Trang 50
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Trang 51
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

Trang 52
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
TỜ KHAI HẢI QUAN

Trang 53
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9

Trang 54
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9

Trang 55
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN

Trang 56
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
GIẤY CHỨNG NHẬN HUN TRÙNG

Trang 57
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Trang 58
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
GIẤY CHỨNG NHẬN SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG

Trang 59
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9

Trang 60
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9
THÔNG BÁO THƯ TÍN DỤNG

Trang 61
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9

Trang 62
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9

Trang 63
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9

Trang 64
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 2 – Lớp TMA302(2.2/2021).9

Trang 65

You might also like