You are on page 1of 65

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BÁO CÁO CUỐI KÌ


MÔN KỸ THUẬT AN TOÀN

NHẬN DIỆN MỐI NGUY


VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG
VÀ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS NGUYỄN PHƯỚC LỘC
Nhóm sinh viên thực hiện:
Phan Trung Kiên 91603053
Lương Thị Mỹ An 91800587
Ngô Văn An 91800589
Bùi Lê Quang Huy 91800152

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2020


ii

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BÁO CÁO CUỐI KÌ


MÔN KỸ THUẬT AN TOÀN

NHẬN DIỆN MỐI NGUY


VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG
VÀ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS NGUYỄN PHƯỚC LỘC
Nhóm sinh viên thực hiện:
Phan Trung Kiên 91603053
Lương Thị Mỹ An 91800587
Ngô Văn An 91800589
Bùi Lê Quang Huy 91800152

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2020


i

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC ....................................................................................................................... i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... v

DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ vi

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 2

2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3

3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................... 5

1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 5

1.1 Mối nguy ........................................................................................................ 5

1.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 5

1.1.2 Nhận diện mối nguy ................................................................................ 5

1.1.3 Phân loại mối nguy.................................................................................. 6

1.2 Rủi ro.............................................................................................................. 6

1.2.1 Khái niệm ................................................................................................ 6

1.2.1.1 Rủi ro ................................................................................................ 6

1.2.1.2 Nhận diện rủi ro ................................................................................ 7

1.2.1.3 Phân tích rủi ro ................................................................................. 7

1.2.1.4 Xác định mức độ rủi ro ..................................................................... 7

1.2.2 Công thức tính rủi ro ............................................................................... 7


ii

1.3 Đánh giá rủi ro ............................................................................................... 7

1.3.1 Khái niệm ................................................................................................ 7

1.3.2 Phân loại .................................................................................................. 7

1.3.3 Biện pháp kiểm soát rủi ro ...................................................................... 8

1.4 Ý nghĩa của nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro ....................................... 9

2. Tổng quan về công cụ ma trận đánh giá rủi ro .................................................. 9

2.1 Phạm vi và quy trình sử dụng công cụ ma trận ............................................ 10

2.1.1 Tần suất ................................................................................................. 10

2.1.2 Mức độ nghiên trọng ............................................................................. 11

2.1.3 Ma trận rủi ro ........................................................................................ 14

2.1.4 Biện pháp kiểm soát rủi ro .................................................................... 16

2.2 Phương pháp đánh giá rủi ro ........................................................................ 17

2.2.1 Phương pháp quan sát: .......................................................................... 17

2.2.2 Phương pháp đặt câu hỏi: ...................................................................... 17

2.2.3 Phương pháp xem tài liệu hồ sơ: ........................................................... 17

CHƯƠNG 2. NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC
THI CÔNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG. ..................................................... 18

1. Thực trạng mối nguy mất an toàn lao động trong công tác thi công và xây dựng nhà
cao tầng .................................................................................................................... 18

2.1 Mối nguy phát sinh tại vị trí làm việc trong công trình. ............................... 19

2.2 Mối nguy phát sinh từ vận hành thiết bị - máy móc ..................................... 22

2.3 Mối nguy phát sinh từ việc sử dụng hoặc xử lý các sản phẩm và nguyên vật liệu
………………………………………………………………………………24

3 Kết quả đánh giá rủi ro an toàn lao động trong công tác thi công và xây dựng nhà
cao tầng .................................................................................................................... 24
iii

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO AN TOÀN LAO ĐỘNG
ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG ...... 39

1. Đề xuất cá biện pháp quản lý rủi ro an toàn lao động trong thi công và xây dựng nhà
cao tầng .................................................................................................................... 39

2. Đánh giá hiệu quả công cụ ma trận trong công tác đánh giá rủi ro an toàn lao động
trong công tác thi công và xây dựng nhà cao tầng ................................................... 55

CHƯƠNG KẾT LUẬN ............................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 57

1. Tiếng Anh........................................................................................................ 58

2. Tiếng Việt........................................................................................................ 58

3. Trang web........................................................................................................ 58
iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BHLĐ ................................................................. Bảo hộ lao động.
TNLĐ.................................................................. Tai nạn lao động.
BNN .................................................................... Bệnh nghề nghiệp.
NSDLĐ ............................................................... Người sử dụng lao động.
NLĐ .................................................................... Người lao động.
CN....................................................................... Công nhân.
CĐT .................................................................... Chủ đầu tư.
TVGS .................................................................. Thành viên giám sat.
AT-VSLĐ ........................................................... An toàn vệ sinh lao động.
ATSKMT ............................................................ An toàn sức khỏe môi trường.
DN ...................................................................... Doanh nghiệp.
NDRR ................................................................. Nhận diện rủi ro.
ĐGRR ................................................................. Đánh giá rủi ro.
KV ...................................................................... Khu vực.
CNH – HĐH ....................................................... Công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
PTBVCN ............................................................ Phương tiện bảo vệ cá nhân.
PCCC .................................................................. Phòng cháy chữa cháy.
TCVN ................................................................. Tiêu chuẩn Việt Nam
NĐ ...................................................................... Nghị định.
TT ....................................................................... Thông tư.
CP ....................................................................... Chính phủ.
BLĐTBXH ......................................................... Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
QCVN ................................................................. Quy chuẩn Việt Nam.
HSE..................................................................... Health Safety Environment
= Sức khỏe – An toàn – Môi trường.
PPE ..................................................................... Personal Protective Equipment
= Phương tiện bảo vệ cá nhân.
v

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1. Bảng mô tả tần suất ........................................................................................ 10

Bảng 2. Bảng mô tả mức độ nghiêm trọng .................................................................. 12

Bảng 3. Bảng mô tả ma trận rủi ro ............................................................................... 14

Bảng 4. Bảng mô tả mức độ rủi ro (L) ......................................................................... 15

Bảng 5. Kiểm soát theo nguyên tắc 4T ........................................................................ 16

Bảng 6: Bảng điểm mức độ nghiêm trọng (S) ............................................................. 24

Bảng 7: Bảng điểm tần suất xảy ra (F) ........................................................................ 25

Bảng 8: Bảng mô tả mức độ rủi ro (L)......................................................................... 26

Bảng 9: Bảng mức độ rủi ro......................................................................................... 26

Bảng 10: Bảng phân tích rủi ro an toàn lao động trong thi công và xây dựng nhà cao tầng
..................................................................................................................................... 27

Bảng 11: Bảng đề xuất biện pháp quản lý rủi ro an toàn lao động trong thi công và xây dựng
nhà cao tầng ................................................................................................................. 40
vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Sơ đồ phương pháp nhận diện mối nguy bằng phương pháp từ trên xuống và phương
pháp từ dưới lên ............................................................................................................. 5

Hình 2: Tháp quản lý rủi ro ........................................................................................... 8


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi đất nước bước vào thời kì Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập quốc tế,
việc đẩy mạnh xây dựng các nhà máy công nghiệp cũng như các công trình tổ hợp, các công
trình dân dụng có xu hướng gia tăng, đa dạng về số lượng và chủng loại. Việc triển khai thi
công các công trình xây dựng như các khu đô thị mới, khu cao ốc, văn phòng, các công trình
cầu, đường, các nhà máy và công xưởng với sự tham gia của rất nhiều nhà thầu, thu hút một
lực lượng lao động dồi dào trong nước và quốc tế. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng
của nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng, chúng ta cũng nhận thấy những tác
động, hệ lụy của sự phát triển như các vấn đề xã hội, ô nhiễm, giao thông, tai nạn lao động, ...
Tại Việt Nam, theo thống kê thì ngành xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng nhất trong
những năm qua chính là ngành xây dựng, xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp, chiếm
khoảng 30% số vụ TNLĐ chết người và cũng từng ấy số nạn nhân tử vong. Do đó, cần thiết
phải nghiên cứu và áp dụng được những hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động một cách
hiệu quả mà nội dung chính, chủ yếu đó là việc nhận diện, đánh giá nguy cơ gây tai nạn
trong sản xuất.
Trong thời gian vài thập kỷ gần đây, giới khoa học và các nhà quản lý An toàn vệ sinh lao
động tập trung nhiều vào việc nhận dạng các mối nguy cũng như khả năng tác động của nó
đưa tới an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc của người lao động nhằm tìm giải pháp phòng
ngừa các tai nạn lao động, bệnh tật cho người lao động. Tại những nước như Hoa Kỳ, Canada,
Châu Âu, Úc, ... đã có nhiều hoạt động cụ thể liên quan bao gồm: đưa ra các tiêu chuẩn về
hệ thống quản lý ATVSLĐ, các hướng dẫn nhận dạng, phân tích, đánh giá và kiểm soát các
mối nguy tại nơi làm việc. Nội dung quan trọng và xuyên suốt của hệ thống quản lý ATVSLĐ
là đánh giá và kiểm soát các nguy cơ xuất hiện trong hoạt động của cơ sở. Các mối nguy đôi
khi có thể xuất phát từ một nguyên nhân, tuy nhiên tùy theo từng hoàn cảnh, điều kiện mà
có những hậu quả hoặc tác động khác nhau. Vì vậy mỗi một hoạt động đặc thù đều có một
cách áp dụng: nhận dạng, đánh giá, phân tích và giải pháp riêng cho mỗi một mối nguy. Vấn
đề này đặt ra cho các nhà quản lý ATVSLĐ một thách thức rất lớn khi thực hiện công tác
quản lý ATVSLĐ. Để đánh giá chính xác được mức độ tác động và xác suất xuất hiện của
mỗi một mối nguy, qua đó xác định được mức nguy cơ và đưa ra hành động phòng ngừa
3

phù hợp, bước đầu tiên mà người quản lý ATVSLĐ và cả người lao động cần làm là phải
nhận diện được chính xác mối nguy, biết cách mô tả phù hợp để qua đó đánh giá được mức
rủi ro có thể của mối nguy đó. Để thực hiện tốt khâu này, phải lựa chọn đúng phương pháp
áp dụng căn cứ vào trường hợp cụ thể. Sau khi nhận diện được yếu tố nguy hiểm, người ta
tiến hành khảo sát, thu thập, ghi nhận tất cả các dấu hiệu, biểu hiện và thông tin liên quan
tới mối nguy cụ thể đã được nhận dạng. Các thông tin càng cụ thể, chính xác, có thể lượng
hóa được thì càng tốt. Căn cứ vào tất cả các dữ liệu có được, các chuyên gia sẽ đánh giá mức
độ nguy cơ của mối nguy và qua đó đưa ra các giải pháp, hành động khắc phục chuẩn xác
nhất.
Nhận thức rõ ràng được tầm quan trọng của công tác AT-VSLĐ tại các doanh nghiệp chính
vì vậy trong quá trình nghiên cứu môn học Kỹ thuật an toàn, chúng em đã có điều kiện thuận
lợi được nghiên cứu các bộ công cụ để tìm hiểu người lao động, môi trường lao động và
công tác ATVSLĐ, chính vì vậy chúng em xin lựa chọn đề tài: “Nhận diện mối nguy và
đánh giá rủi ro trong công tác thi công và xây dựng nhà cao tầng” làm đề tài nghiên cứu
và viết báo cáo 50% của mình, với hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào quá trình thực
hiện công tác hiệu quả hơn công tác AT-VSLĐ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về công cụ ma trận trong công tác đánh giá và phân tích rủi ro.
- Nhận diện và phân tích rủi ro trong công tác thi công và xây dựng nhà cao tầng.
- Đề xuất phương án quản lý rủi ro trong công tác thi công và xây dựng nhà cao tầng.
3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập thông tin về ma trận rủi ro.
- Cách nhận diện và phân tích rủi ro.
- Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong công tác thi công và xây dựng nhà cao tầng.
- Các cách làm giảm tác động của rủi ro trong công tác thi công và xây dựng nhà cao
tầng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công cụ ma trận trong công tác đánh giá rủi ro.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác thi công và xây dựng nhà cao tầng.
4

5. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp thu thập dữ liệu: Đây là phương pháp mà chúng ta tìm kiếm, thu thập
các dữ liệu từ các nghiên cứu trước đó thông tin về ma trận rủi ro. Qua đó tổng hợp
được các thông tin liên quan về lý thuyết cũng như cách phân tích rủi ro.
- Phương pháp quan sát khoa học: Đây là phương pháp mà chúng ta tiến hành quan sá
thực tế tại cơ sở sản xuất. Qua đó tổng hợp các rủi ro tiềm ẩn.
5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT


1. Một số khái niệm cơ bản
1.1 Mối nguy
1.1.1 Khái niệm
Môi nguy là nguồn, tình trạng, hành động hoặc những điều kiện đang tồn tại hay tiềm ẩn có
thể gây chấn thương, gây bệnh hay tử vong cho con người; gây hư hỏng hoặc làm tê liệt hệ
thống, thiết bị, tài sản; hoặc gây hại cho môi trường.
1.1.2 Nhận diện mối nguy
Phương pháp thông thường:
- Sử dụng giác quan:
+ Nhìn xung quanh, trên dưới, ngang dọc, trước sau,…
+ Nghe có âm thành gì lạ hay không?
+ Ngửi xem có mùi gì lạ hay không? (Mùi hắc, khó chịu,…)
+ Đụng chạm vào vật xem nó có rung bất thường hay không?
- Hỏi người lao động
- Bảng checklist công việc,…
Phương pháp từ trên xuống và phương pháp từ dưới lên: ( được mô tả qua hình 1)

Hình 1: Sơ đồ phương pháp nhận diện mối nguy bằng phương pháp từ trên xuống và
phương pháp từ dưới lên
6

Phương pháp khác:


- Thống kế tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp
- Điều tra tai nạn,…
- Sử dụng bảng kê
- Thanh tra, khảo sát đo lường môi trường lao động
Cho dù là sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa, thì trong quá trình nhận diện mối nguy.
Bất kỳ phương pháp nào cũng cần thiết phải ghi các nội dung mô tả sau:
- Mối nguy hiểm và vị trí của nó (vùng nguy hiểm);
- Mình trạng nguy hiểm, chỉ thị những loại người khác nhau (như nhân viên bảo dưỡng,
người vận hành, người đi qua) và các công việc hoặc hoạt động mà họ phải thực hiện
khi phơi ra trước mối nguy hiểm;
- Tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tổn hại do kết quả của một sự kiện nguy hiểm
hoặc phơi ra trước nguy hiểm trong thời gian dài như thế nào.
1.1.3 Phân loại mối nguy
Để thuận tiện trong việc phân tích, người ta chia mối nguy thành 3 loại: Mối nguy vật chất,
mối nguy đạo đức và mối nguy tinh thần.
- Mối nguy vật chất: Tình trạng vật chất yếu kiếm làm tăng khả năng xảy ra nguy hại
là tổn hại đến tài sản và NLĐ.
- Mối nguy đạo đức; Sự không trung thực của cá nhân, tổ chức làm tăng khả năng xảy
ra nguy hại là tổn hại đến tài sản và NLĐ.
- Mối nguy tinh thần: sự bất cẩn hay thờ ơ của môt cá nhân dẫn đến việc tổn hại đến
sức khỏe của bản thân vì cho rằng bản thân đã mua bảo hiểm.
1.2 Rủi ro
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Rủi ro
Rủi ro được hiểu là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của thương tật
đối với sức khỏe con người, hỏng hóc đối với tài sản và tác động có hại đến môi trường phát
sinh từ các môi nguy tại nơi làm việc.
7

1.2.1.2 Nhận diện rủi ro


Nhận diện rủi ro là quá trình tì kiếm, nhận biết và mô tả rủi ro. Việc xác định rủi ro là phải
xác định các nguồn rủi ro, nguyên nhân và hậu quả tiềm tang hoặc có thể phân tích các dữ
liệu đã có, ý kiến chuyên môn từ các chuyên gia.
1.2.1.3 Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro là quá trình tìm hiểu bản chat của rủi ro và xác định mức độ rủi ro. Việc
phân tích rủi ro, ước lượng rủi ro sẽ cung cấp dữ liệu cho vệc xác định mức độ rủi ro.
1.2.1.4 Xác định mức độ rủi ro
Xác định rủi ro là quán trình so sánh kết quả phân tích rủi ro với các tiêu chí của rủi ro để
xác định xem rủi ro hoặc mức độ rủi ro có thể chấp nhận được hay không. Việc các định
mức rủi ro hỗ trợ trong quyết định xử lý rủi ro.
1.2.2 Công thức tính rủi ro
Rủi ro được xác định theo công thức sau:
Rùi ro = Mức độ nguy hiểm x Tần suất nguy hiểm.
Trong đó:
- Mức độ nuy hiểm là hậu quả gây ra bởi sự cố hoặc tai nạn.
- Tần suất nguy hiểm tỷ lệ thuận với những lần tiếp xúc với các thiết bị làm việc hoặc
những mối nguy hiểm trong công việc đó.
1.3 Đánh giá rủi ro
1.3.1 Khái niệm
Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể xảy ra và sẽ liên quan đến công việc
cần đánh giá, hay chỉ rõ những rủi ro có thể gặp. Xây dựng những biện pháp kiểm soát thực
để thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất và an toàn nhất, giảm thiếu tai nạn cho con
người, hư hại cho tài sản, thiết bị và tác động xấu đến môi trường.
1.3.2 Phân loại
Dựa vào các rủi ro, chúng ta tiến hành phân tích, đo lường xác định và xếp hạng các rủi ro
thành 5 mức nhưu sau:
- Rủi ro ở mức rất cao;
- Rủi ro ở mức cao;
- Rủi ro ở mức trung bình;
8

- Rủi ro ở mức thấp;


- Rủi ro ở mức rất thấp.
1.3.3 Biện pháp kiểm soát rủi ro
Các biện pháp kiểm soát rủi ro được dựa vào công thúc tính mức độ rủi ro. Muốn giảm thiểu
rủi ro chúng ta cần phảo giảm thiểu các yếu tố tạo thành rủi ro như là khả năng xảy ra rủi ro
và mức độ thương tật, tương ứng với đó chúng tá có ác biện pháp kiểm soát như sau:

Hình 2: Tháp quản lý rủi ro


- Biện pháp loại bỏ: Khi thiết kế thiết bị, máy móc, bố trí cho người lao động làm việc,
tốt nhất tính đến việc loại trừ các mối nguy có thể xảy ra như tiến hành xem xét lại
quy trình sản xuất, quy trình làm việc, các công đoạn, có thể lắp thêm các thiết bị an
toàn vào máy móc để loại bỏ hoàn toàn các mối nguy hại,… .
- Biện pháp thay thế: Khi đặc thù công nghệ không thể tiến hành loại bỏ mối nguy, ưu
tiên tiếp theo là cải tiến, thay thế công nghệ, quy trình làm việc, nguyên vật liệu nguy
hiểm bằng các công nghệ, quy trình làm việc, nguyên vật liệu không nguy hiểm hoặc
ít nguy hiểm hơn.
9

Ví dụ: Sử dụng hóa chất ít độc hại hơn,… .


- Biện pháp kỹ thuật: Khi biện pháp thay thế không hiệu quả, cách ly là ưu tiên tiếp
theo; cách ly người lao động khỏi mối nguy hiểm bằng cách che chắn các bộ phận,
các vùng nguy hiểm, tiến hành bao che các bộ phận truyền động, bánh rang, lưỡi cắt,
cách ly nguồn năng lượng,… đảm bảo rằng người lao động không tiếp xúc với các
mối nguy hiểm.
- Biện pháp hành chính: Thiết lập thủ tục, quy trình làm việc an toàn, huấn luyện, đào
tạo, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở, quy
định rõ rang về khen thưởng và xử phạt nếu làm tốt công tác an toàn và ngược lại,… .
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE): Đây là biện pháp cuối cùng khí các biện
pháp trên thực hiện chưa hiệu quả. Cần trang bị đúng, đủ số lượng, chủng loại, chất
lượng PTBVCN cho người lao động; quy định, hướng dẫn cách sử dụng, cách bảo
quản, loại bỏ thích hợp để bảo vệ người lao động tránh những nguye cơ về tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp.
1.4 Ý nghĩa của nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn
ngừa tai nạn lao động hoặc giảm theieur thiệt hại nếu xảy ra rủi ro,mặt khác nhận diện mối
nguy giúp xác định nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề. Những hành vi mất an toàn trực tiếp
gây ra tai nạn điều dễ dàng nhận diện, còn các hành vi mất an toàn gián tiếp rất khó nhận
diện vì chúng tạo ra các mối nguy hiểm, hay môi trường nguy hiểm. Những mối nguy hiểm
hay môi trường nguy hiểm này khi được tác động bởi các hành vi mất an toàn sẽ sinh ra tai
nạn, sự cố. Để ngăn ngừa được các rủi ro, phải nhận diện chúng, đủ và rõ rang các mối nguy
hiểm. Các mối nguy hiểm này luôn hiện hữu trong môi trường lao động hằng ngày. Nhận
diện và đánh giá đúng mức sẽ phòng và tránh được những tai nạn, sự cố ít lường trước.
2. Tổng quan về công cụ ma trận đánh giá rủi ro
Quy trình này nhằm đưa ra cách thức kiểm soát các hoạt động điều hành và trách nhiệm liên
quan đến việc nhận dạng các mối nguy, đánh giá rủi ro. Trên cơ sở đó xác định các biện
pháp kiểm soát thích hợp. Đây là phương pháp tương đối đơn giản dễ áp dụng vào thực tiễn
mang lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp List.
10

2.1 Phạm vi và quy trình sử dụng công cụ ma trận


Tùy vào bản chất của từng mối nguy mà rủi ro có thể khác nhau. Viêc đánh giá rủi ro đươc
thưc hiên dưa trên tần suất và mức độ nghiêm trọng. Tiêu chí đánh giá đươc xác đinh áp
dụng theo ma trận rủi ro 5 mức, 2 thành tố.
2.1.1 Tần suất
Tần suất xảy ra/xác suất, thự hiện hoặc xác suất về một tình huống xảy ra, hậu quả của việc
tiếp xúc với mối nguy hiểm hay khía cạnh môi trường – nguy cơ của một sự kiện dẫn đến
hậu quả xấu.
Bảng 1. Bảng mô tả tần suất

Tần suất (*)


Ý nghĩa Giá trị
(Có thể sử dụng tiêu chí của bất kỳ cột tần suất nào)
Rất thường xuyên > 0.1(10 hoạt động có hơn một lần Có khả năng xảy ra
(01 lần/03 tháng) gặp rủi ro/1năm) nhiều lần 5
Thường xuyên 0.1 - 0.01 (10-100 hoạt động có một Có khả năng xảy ra một
(01 lần/6 tháng) lần gặp rủi ro/1năm) vài lần 4
Trung bình 0.01 - 0.001 (100-1000 hoạt động Ít có khả năng, song
(01 lần/12 tháng) có một lần gặp rủi ro/ 1năm ) cũng có thể xảy ra 3
Ít khi 0.001 - 0.0001 (1000-10000 hoạt
(01 lần /2 năm) động có một lần gặp rủi ro/ 1năm) Rất ít khả năng xảy ra 2
< 0.0001 ( Ít hơn 10000 hoạt động
Hiếm khi mới có một lần gặp rủi ro/1 năm) Hầu như không xảy ra 1

(*) Để xác định tần suất rủi ro trong thời gian đầu khi chưa có đủ cơ sở dữ liệu về an toàn,
các đơn vị chỉ có thể áp dụng tiêu chí định tính (thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi, hiếm
khi, cực kỳ hiếm). Một khi thư dự án an toàn được hình thành, các đơn vị cần áp dụng tiêu
chí bán định lượng (> 0.1, 0.1 - 0.01, 0.01 - 0.001, 0.001 - 0.0001, < 0.0001) để xác
định tần suất rủi ro được chính xác hơn.
11

2.1.2 Mức độ nghiên trọng


Mức độ nghiêm trọng là sự nghiêm trọng của tổn hại có thể xảy ra, là hậu quả của mối nguy
hiểm đã nhận dạng. Sự nghiêm trọng được cho điểm như sau:
- Rất nhẹ: Không đáng kể
- Nhẹ: các vết xước, vết thâm tím được chữa khỏi trong lần cứu chữa đầu tiên hoặc các
thương tích tương tự; (hoặc là những tai nạn lao động nhẹ được phân loại theo phụ
lục 02 – Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 15/5/2016)
- Trung bình: các vết xước, vết thâm tím nghiêm trọng hơn, vết đâm cần có sự chăm
sóc y tế của thầy thuốc lành nghề, có kinh nghiệm; (hoặc là những chấn thương đuợc
phân loại theo phụ lục 02 – Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 15/5/2016; các chấn
thương có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần, tỷ lệ mất sức lao động nhỏ hơn
30%)
- Cao: thương tích thường không chữa khỏi được, ở dạng thương tật vĩnh viễn; (hoặc
là những chấn thương đuợc phân loại theo phụ lục 02 – Nghị định số 39/2012/NĐ-
CP, ngày 15/5/2016; các chấn thương có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần, tỷ lệ
mất sức lao động lớn hơn 30%)
- Rất cao: thương tích không chữa khỏi được; mất khả năng nghe, nhìn thập chí là chết
(hoặc là những chấn thương đuợc phân loại theo phụ lục 02 – Nghị định số
39/2012/NĐ-CP, ngày 15/5/2016; các chấn thương có thể phục hồi hoàn toàn hoặc
một phần, tỷ lệ mất sức lao động từ 81%)
Bên cạnh đó nhóm chúng em còn đưa ra bẳng mô tả mức độ nghiêm trọng như bảng 2 dưới
dây:
12

Bảng 2. Bảng mô tả mức độ nghiêm trọng

Mức độ nghiêm trọng Mô tả Giá trị

- Gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường ở một phạm vi rộng,


tác động đến một quần thể sinh thái/cộng đồng, cần phải xử
lý trong thời gian dài với sự phối hợp của nhiều bên);
- Vi phạm nghiêm trọng luật pháp và bị đình chỉ hoạt động;
Rất nghiêm trọng
Ảnh hưởng đến an toàn ở cấp đô ̣ gây chết nhiều người, ở
góc độ sức khỏe đã gây bệnh nghề nghiệp mà phải nghỉ việc,
5
đền bù thiệt hại liên quan cho người lao động;
- Tổn haị tài sản đến trên 100 triệu đồng;
- Thiết bị trọng yếu bị phá hủy hoàn toàn.
Gây ô nhiễm môi trường ở phạm vi vừa phải, phải xử lý trong
thời gian tương đối, cũng cần có sự phối hợp của một số bên;
Đã vi phạm luật pháp và bị xử phạt hành chính.
Ảnh hưởng đến an toàn ở cấp đô ̣ gây chết người, ở góc độ
sức khỏe có dấu hiệu kiệt sức, quá tải trong công việc và nguy
Nghiêm trọng cơ rất cao làm cho người vận hành không thể tập trung thực 4
hiện nhiệm vụ của họ một cách chính xác và xảy ra sai lỗi,
người lao động đã bị bệnh nghề nghiệp và phải
điều trị bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của bác sĩ.
Thiết bị trọng yếu bị hư hỏng;
Tổn haị tài sản từ 50 triệu đến 100 triệu đồng.
Gây ô nhiễm môi trường ở phạm vi cục bộ, không tác động
đến một quần thể sinh thái hoặc cộng đồng nhưng phải xử lý
trong thời gian dưới một tuần và chỉ cần nguồn lực tại chỗ.
Trung bình 3
Có dấu hiệu vi phạm luật pháp và/ hoặc có một số ít tiêu chí
liên quan đến hoạt động đã cận ngưỡng hoặc có thể vượt
ngưỡng luật.
13

Ảnh hưởng đến an toàn ở cấp đô ̣ có người bị thương nặng


và/ hoặc phải giám định thương tật từ 40% trở lên, ảnh hưởng
đến sức khỏe ở cấp độ có dấu hiệu bị bệnh nghề nghiệp,
điều kiện người vận hành có thể giảm khả năng xử lý công
việc do điều kiện làm việc bất lợi;
Tổn haị tài sản ở mức từ 5 triệu đến dưới 50 triệu đồng.
Gây ô nhiễm môi trường trong phạm vi nhỏ, xử lý ngay
Chưa vi phạm luật pháp nhưng có khả năng bị nhắc nhở.
Liên quan đến an toàn chỉ là các sự cố nhỏ, chỉ cần sơ cấp
Nhẹ cứu (First Aid) nhưng không để lại di chứng, tác đông đến 2
sức khỏe ở cấp đô ḳ iểm soát được.
Tổn haị tài sản ở mức từ 1 - 5 triệu, thiết bị không bị hư hỏng
và không ảnh hưởng hoạt động khai thác.
Không gây ô nhiễm môi trường và/ hoặc không tác động đáng
kể, nhưng vẫn bị hệ thống kiểm soát nội bộ nhắc nhở, nếu
không lưu ý thì sẽ có khả năng bị vi phạm.
Rất nhẹ
Không vi phạm luật pháp nhưng vẫn bị hệ thống kiểm soát 1
nội bộ nhắc nhở, nếu không lưu ý thì sẽ có khả năng bị vi
phạm.
14

2.1.3 Ma trận rủi ro


Các kết quả phân loại rủi ro được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí: Tần suất xảy ra và mức độ
nghiêm trọng. Các số điểm và mau sắc thể hiện sự phân loại các cấp độ rủi ro.
Bảng 3. Bảng mô tả ma trận rủi ro

Mức độ rủi ro (L = F x S)

5 5-I 10 – II 15 - III 20 - III 25 - III

4 4-I 8 – II 12 - II 16 - III 20 -III

Mức độ nghiêm 3 3-I 6–I 9 - II 12 - II 15 - III

trọng (S) 2 2-I 4–I 6-I 8 - II 10 - II

1 1-I 2–I 3-I 4-I 5-I

1 2 3 4 5

Tần suất xảy ra (F)

So sánh kết quả đánh giá rủi ro với :


- Yêu cầu luâṭ đinh liên quan;
- Yêu cầu khác (đia phương, khách hàng và các bên liên quan);
- Theo bảng xác đinh mứ c đô ṛ ủi ro dưới đây:
15

Bảng 4. Bảng mô tả mức độ rủi ro (L)

ĐIỂM RỦI MỨC RỦI RO


MÔ TẢ
RO (L) (L)

Hoạt động không được tiếp tục.


15 – 25 CAO (III) Chỉ được phép làm việc khi giảm mối nguy đến mức cho phép
mới được thực hiện và được phê duyệt bởi người có thẩm quyền.

TRUNG BÌNH Hoạt động được phép thực hiện sau khi đã xử lý và có biện pháp
7 – 15
(II) quản lý phù hợp.

1–6 THẤP (I) Hoạt động được phép thực hiện và duy trì các biện pháp hiện có.

Đối với cấp độ rủi ro cao ( điểm từ 15-25 điểm): Phải ngừng ngay công việc, thực hiện các
giải pháp trình tự để kiểm soát ngay lập tức, thay đổi biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Báo
cáo ngay cho quản lý, cán bộ an toàn để có hương sgiair quyết. Các công việ chỉ được phép
thực hiện khi giảm mức độ rủi ro có thể chấp nhận được từ màu xanh trở xuống.
Đối với cấp độ rủi ro trung bình ( điểm từ 7-12 điểm): Phải có sự phê duyệt/ đồng ý của lãnh
đạo bộ phân sản xuất, cán bộ quản lý an toàn,.. thì mới được tiếp tục thực hiện công việc và
phải đảm bảo:
- Kế hoạch làm việc rõ rang;
- Quy trình và hướng dẫn cụ thể cho công việc;
- Giám sát liên tục tại nơi làm việc.
Đối với cấp độ rủi ro cao ( điểm từ 1-6 điểm): Không yêu cầu hành động nhưng phải tiếp
tục giám sát và giữ phương pháp đo lường, kiểm soát hiện thời mà không cần phải tiến hành
thiết lập biện pháp kiểm soát mới.
16

2.1.4 Biện pháp kiểm soát rủi ro


Đối với các rủi ro ở mức cao: Bắt buộc phải xây dựng các biện pháp kiểm soát hoặc loại bỏ
mối nguy trước khi cho vận hành. Phải xây dựng mục tiêu và có chế độ báo cáo tháng đến
Ban Giám đốc. Việc này phải được phụ trách của các bộ phận đánh giá, kiểm tra thường
xuyên để đảm bảo an toàn trong các điều kiện vận hành.
Dưới đây là bảng kiểm soát rủi ro theo nguyên tắc 4T: Terminate (Chấm dứt rủi ro), Treat
(Xử lý rủi ro), Transfer (Chuyển giao rủi ro), Tolerate (Chấp nhâṇ rủi ro).
Bảng 5. Kiểm soát theo nguyên tắc 4T
Kiểm soát theo
thứ tự ưu tiên
4T Giải thích
(Hierachy control)
+ Thay đổi các điều kiện thiết kế hiện có để
loại bỏ hẳn các mối nguy,
Terminate: Thay đổi/điều chỉnh+ Thay đổi vật tư, vật liệu, thiết bị và hoặc
Chấm dứt rủi ro thiết kế và công nghệ công nghệ, điều kiện làm việc.

Dùng các biện pháp kiểm soát kỹ thuật, ví


dụ:
+Cảm ứng điện tử (sensor),
+ hệ thống báo động (alarm),
Kiểm soát công nghê ̣ + đăng kiểm thiết bị, đo chống sét, cài đặt các
giá trị bảo vệ (setpoint),
+ camera giám sát và cảnh báo....

Treat: + Huấn luyện đào tạo,


Xử lý rủi ro + cấp giấy phép làm việc,
Các biện pháp
+ xây dựng các quy định, quy trình,
kiểm soát hành chính
+ lập các bảng cảnh báo...
để kiểm soát các mối nguy.
17

+ Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động,


Thiết bi ạ n toàn,
+ bảo vệ an toàn cho người lao động.
bảo hô ḷ ao động

+ Xây dựng sẵn các kế hoạch để ứng phó khi


Kế hoach ứng phó các
có sự cố xảy ra.
sự cố khẩn cấp

Transfer: + Mua bảo hiểm,


Chuyển giao rủi ro + Thuê các nhà thầu phụ có chuyên môn...
Tolerate:
+ Duy trì các biện pháp kiểm soát rủi ro đang áp dụng
Chấp nhâṇ rủi ro
2.2 Phương pháp đánh giá rủi ro
2.2.1 Phương pháp quan sát:
Quan sát, kiểm tra vị trí làm việc.
Quan sát, kiểm tra trang thiết bị, dụng cụ.
Quan sát việc tuân thủ quy trình làm việc, thói quen làm việc của người lao động.
Qua các báo cáo điều tra tai nạn, sự cố.
2.2.2 Phương pháp đặt câu hỏi:
Ai? Làm gì? Ở đâu? Khi nào? Và làm như thế nào?
Công việc này đã từng làm hay chưa?
Có thật sự cần thiết tiến hành côn việc này hay không?
Những mối nguy nào đang hiện hữu tại tại khu vự làm việc?
Trách nhiệm thuộc về ai?
Làm thế nào để cash ly những mối nguy hiểm đã được nhận diện?
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân nào? Cụ thể và chi tiết yêu cầu ra sao?
2.2.3 Phương pháp xem tài liệu hồ sơ:
Xem các quy trình.
Xem các báo cáo tai nạn, sự cố liên quan.
Xem các tiêu chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu của pháp luật.
Sự tư ván từ chuyên giá, người có kinh nghiệm.
Các báo cáo nhận diện nguy hiểm.
18

CHƯƠNG 2. NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG


CÔNG TÁC THI CÔNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG.
1. Thực trạng mối nguy mất an toàn lao động trong công tác thi công và xây dựng
nhà cao tầng
Nhóm em tiến hành nhận diện mối nguy tại cônng trình xây dựng. Công tác thi công xây
dựng nhà cao tầng ở Việt Nam đã có nhiều đổi mới, những công nghệ hiện đại cũng đang
từng bước được áp dụng. Đặc thù của công nghệ xây dựng nhà cao tầng có những yêu cầu
khác biệt, đòi hỏi phải giải quyết được các khó khăn trong thi công xây dựng, cụ thể như:
- Cao trình vận chuyển thẳng đứng lớn;
- Kết cấu và xây lắp phần lớn được tiến hành song song, tiến hành thi công xen kẽ,
lượng vận chuyển cẩu lắp rất lớn;
- Quy cách, số lượng vật liệu xây dựng, chế phẩm và thiết bị nhiều, có yêu cầu phức
tạp;
- Công nhân làm việc lên, xuống các tầng nhiều, lượng công nhân đi lại rất lớn;
- Thời gian thi công gấp, vận chuyển lưu thông dày đặc, tổ chức làm việc phức tạp,
nặng nề;
- Vấn đề an toàn, vệ sinh lao động luôn đặt lên hàng đầu.
Đối với công nghệ thi công xây dựng nhà cao tầng chủ yếu được thực hiện dựa trên quy
trình sau:
- Khảo sát, chọn địa điểm xây dựng;
- Thiết kế, lựa chọn phương án;
- Chuẩn bị vật tư, máy móc;
- Thi công móng, cọc, hầm;
- Thi công phần thân;
- Xây và hoàn thiện.
Trong các bước khảo sát, chọn địa điểm xây dựng; thiết kế, lựa chọn phương án là những
bước khởi đầu của dự án, trong bước này sẽ đưa ra đầy đủ các phương án khả thi thể thực
hiện bao gồm: phương án lựa chọn công nghệ thi công, phương tiện thi công, phương án
đảm bảo an toàn, ...
19

Bên cạnh đó việc lựa chọn công nghệ thi công, đặc biệt là thiết bị, phương tiện thi công là
hết sức quan trọng. Các thiết bị này có thể kể đến một số chủng loại sau:
- Máy vận chuyển thẳng đứng và cẩu lắp kết cấu, trong đó bao gồm: máy cần cẩu tháp,
máy giá giếng, giá tháp vận chuyển thẳng đứng, máy nâng cáp trượt, ...
- Cơ giới bơm đẩy bê tông, trong đó bao gồm: xe vận chuyển và trộn bê tông, máy bơm
bê tông cùng ôtô chờ bơm và cần rải bê tông, ...
- Máy móc vận chuyển nhân viên bao gồm: cầu thang máy thi công, máy nâng hạ chở
người và hàng hóa, ...
- Các loại bình đài và thang cao dùng cho thi công công trình trang trí, lắp ráp thiết bị
cơ điện và các ống thông gió, ...
- Giàn giáo thường và các loại giàn giáo treo.
- Thiết bị cơ giới khác như: máy đào, đóng ép cọc, nhổ cọc, ép cừ, máy làm sắt, ...
- Thiết bị cầm tay như: máy khoan, máy mài, búa hơi, máy đầm, rùi, ...
Qua đó, có thể thấy rõ trong quá trình thi công xây dựng nhà cao tầng có những nguy cơ cơ
bản điển hình mất an toàn lao động có thể được kể đến như sau: Nguy cơ ngã cao; nguy cơ
trơn, trượt; nguy cơ tai nạn về điện; nguy cơ bị chấn thương do tiếp xúc với máy, thiết bị;
nguy cơ do bị vật rơi, sập đổ; nguy cơ do vật văng bắn; nguy cơ do nhiệt; .... về cơ bản có
thể thấy rõ các nguy cơ này có thể tồn tại độc lập hoặc cùng tồn tại song song trong từng
công đoạn sản xuất, thi công. Thông qua việc nhận dạng chính xác, đầy đủ các mối nguy
của từng trường hợp cụ thể sẽ có những giải pháp giảm thiểu các nguy cơ đến mức có thể
chấp nhận được để hạn chế các chấn thương gây tai nạn trong hoạt động sản xuất.

2.1 Mối nguy phát sinh tại vị trí làm việc trong công trình.
Ngã cao từ (giàn giáo, sàn nâng) di động:
- Vừa làm vừa di động giàn gây mất cân bằng trong tâm NLĐ té ngã. vướng vào vật
cảng gây té ngã, vướng vào đường dây điện gây giật. Ngã trong quá trình lên xuống
giàn.
- Hành lang bảo vệ quá thấp thiếu chắc chắn, công nhân chủ quan quan sát kém khi di
động gây té cao.
20

- Công nhân không mang dây an toàn toàn thân hoặc mang nhưng không có kỹ năng
dùng an toàn.
Ngã cao (từ giàn giáo , thang, sàn thao tác, tấm cốp pha …) cố định:
- Sàn thao tác rộng và số lượng không đủ dể té ngã khi làm việc trên cao hơn 6m.
- NLĐ lắp giàn giáo thiếu kỹ năng không thắt dây an toàn hay thắt không đúng. Không
có cán bộ kỹ thuật, thiếu thiết kế làm hệ thống giàn không đảm bảo khả năng chịu lực
gây sụp đổ. Ngã trong quá trình lên xuống giàn.
Ngã cao từ hố thăng vận hoặc rãnh đào hố móng sâu trên 3 m:
- Công nhân thiếu quan sát, chủ quan với mối nguy không đóng cửa ngoài của thăng.
- Thiếu che chắn, báo hiệu.
Vật rơi trong khu vực đang có công tác thi công trên cao trên 3m:
- Vật liệu rơi như cát, đá, thép, máy cầm tay... trong quá trình công tác tại các khu vực
mở thiếu che chắn.
Phá dỡ các kết cấu cũ sẵn có tại công trình nguy cơ sụp đổ của tòa nhà và kết cấu . (tường,
cột, sàn, mái,..):
- Xảy ra sớm hơn dự định vì kết cấu quá cũ kém ổn định khó dự tính trong lúc phá dỡ
gây nguy hiểm cho công nhân đang thi công.
- Ô nhiễm nguồn không khí, nước ảnh hưởng tới quá trình phát triển sinh thái của các
động vật và thực vật xung quanh. Có khá năng gây các bệnh cho người dân xung
quanh các bệnh đường ruột, hô hấp có thể phát sinh bụi Amiang.
- Các rác thải trong quá trình phá dỡ sẽ làm cản trở cũng như tạo nên các rủi ro tiềm
ẩn như bị đứt chân, cản trở tầm nhìn, bị sụt hố...
- Người lao động phải làm việc trong môi trường có lượng bụi từ bê tông trong quá
trình phá dỡ cao.
- Ồn phát ta từ các công cụ được sử dụng trong quá trình phá dỡ như búa, máy móc
thiết bị.
- Ánh sáng kém trong quá trình phá dỡ sẽ làm cho người lao động khó khăn trong việc
phá dỡ và có thể dẫn đến điều khiển máy móc thiết bị sai, dẫn dến các tai nạn lao
động.
Làm việc trong các không gian hạn chế như hầm bể phốt, cống, si lô Bentonie:
21

- Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên
trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích) do vùng làm việc kém thường xuyên và dùng
máy phát nhiệt như hàn cắt... gâymệt mỏi ngạt, có thể dẩn đến ngất có nguy cơ ngất
choáng hay tử vong.
- Dư Oxy vì các ống dẩn khí rò rỉ, nồng độ quá cao dễ gây cháy nổ.
- Khí độc hại, khí dễ cháy (CH4) do sự phân hủy trong lâu ngày tích tụ nguy cơ cháy
nổ cao nếu nằm trong khoảng UEL 5%- LEL 15%.
- Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm, Hơi độc (H2S, NH3) khu vực lâu
ngày vệ sinh kém, có thể xâm nhập qua hệ hô hấp gây ngộ độc cấp tính hay nguy hại
đến sức khỏe công nhân.
- NLĐ không đủ năng lưc về sức khỏe và tinh thần trong thi công không gian hạn chế.
- Thiếu người quan sát, đội ứng phó khẩn cấp, sơ cấp cưu với quy trình chuẩn hóa và
được huấn luyện thường xuyên.
- Khi lên xuống trong không gian hạn chế ở các hố sâu người lao động phải hạ thang
xuống nhưng chưa biết được nền đất như thế nào vì vậy có thể dẫn đến không cố định
chân thang ngã cao xuống hố trong quá trình xây dựng.
Khu vực hố móng đào:
- Độ dốc hố không thích hợp (1:1.5) gây dễ sạt trượt, chưa đóng cừ bảo vệ hoặc đóng
không đảm bảo kỷ thuật giằng chống, thẳng ngàm.
- Sạt lở đất, thành vách vì nền kém ổn định, vật liệu tập kết phía trên.
- Công nhân thiếu kiến thức, thiếu chỉ dẫn an toàn KV hố móng có ý thức chủ quan với
mối nguy.
Các công trình ngầm (hầm, hố ga, rãnh, cống…):
- Thiệt hại đến các hệ thống tiện ích (nước/gas/điện) hiện hữu trong quá trình đào bằng
máy đào gầu nghịch và thủ công, vì thiếu các bản vẽ hồ sơ công trinh ngầm hiện hữu.
Đặc biệt nguy hiểm gây giật chết người khi đào trúng đường diện ngầm.
- Thiếu sự chuẩn bị trong công việc (bản vẽ, PPE, máy móc…).
- Nước xâm nhập do các lỗ hở/ thiếu sót trong giải quyết hệ thống tường vây gây ra sự
lún đất hoặc Sụp đổ đất ở mặt đất liền kề. Sụt đất rất nguy hiểm kéo theo cả hệ móng
và công trình lân cận.
22

- Cầu thang tạm không ổn định ,rung lắc, ghỉ sắt.


- Ngã xuống rãnh (có thể có nước tụ, đường điện,…)
- Ngã xuống hố móng đào có tụ nước.
Khu vực có giao thông trên công trường:
- Mép của đường đào, hố, nguồn nước,… đất yếu rất dễ sạt lún khi lái xe chạy lên.
- Sự va chạm của các xe tải vì chạy nhanh vượt ẩu, tài xe ý thức an toàn kém, không
có bằng lái, quan sát kém, hướng dẩn giao thông kém.
- Phân làn xe không hợp lý thiếu kế hoạch tổ chức Tai nạn giữa người đi bộ và xe tải.
- Những mối nguy hiểm từ mặt đường không bằng phẳng/bề mặt đường đi bộ.
- Đề phòng các khu vực bị lồi lõm có tụ nước có thể làm sa lầy bánh xe, lạc tay lái gây
tai nạn.
- Công trình tạm các cấu trúc tạm như nơi cất giữ nhiên liệu, khu vực có không gian
hạn chế, dây cáp điện trên không, đường ống dẫn trên không.
- Tầm nhìn trong khu vực bị hạn chế tầm nhìn, chiều rộng hoặc trọng lượng.
Khu vực xây dựng công trình ngầm:
- Làm giảm Thông gió tự nhiên ảnh hưởng tới quá trình thở của người lao động.
- Giảm ánh sáng tự nhiên trong khu vực không đảm bảo cho các hoạt động lao động.
- Tiếp xúc với độ ồn cao từ các thiết bị bên trên và từ hệ thống Thông gió ở trong khu
vực. Tiếp xúc với không khí ô nhiễm từ các hơi khí độc xung quanh do quá trình phân
hủy các vật tư như cốp pha, xác động vật trong đất.
- Sự sụp đổ của thành phần kết cấu do yếu tố kỹ thuật, như hệ dàn giáo không đảm bảo
chịu tải thiết Kế, trong quá trình tháo ván khuôn, Sạt lở đất , cầu thang không ổn
định…

2.2 Mối nguy phát sinh từ vận hành thiết bị - máy móc
Dàn giáo, cột chống đỡ:
- Sự lật úp dàn giáo di động.
- Bố trí không phù hợp dẫn đến người lao động trong quá trình di chuyển bị khó khăn ,
ngăn cản tầm nhìn.
- Sập giàn giáo, sụp đổ do không ổn định.
23

- Khi làm việc ở trong điều kiện làm việc trên giàn giáo cao có nguy cơ bị ngã xuống
dưới có thể gây tai nạn chết người.
- Làm việc gần dây điện nguồn có khả năng điện giật.
- Máy móc di động và sự chuyển động di chuyển vào trong khu vực của giàn giáo tăng
khả năng bị Ngã đổ của giàn giáo trong khi lắp đặt.
- Trộn và kết hợp các bộ phận giàn giáo khác nhau không phù hợp khiến giàn giáo
không đảm bảo khả năng chịu lực như đã thiết kế.
- NLĐ không biết cách lắp dựng và tháo dẫn đến không làm đúng theo yêu cầu có thể
làm cho hệ dàn không được đảm bảo như thiết kế.
Dụng cụ mang mới vào công trình của các nhà thầu (máy khoan, dùi, đục,…):
- Do thiết bị quá cũ, liên kết không chắc chắn, dây bị đứt chấp nối nguy cơ rò điện cao.
- Văng bắn vào mắt trong quá trình khoan, mài, cắt…
- Con người Sử dụng các máy móc thiết bị với tay nghề yếu kém.
- Ma sát mài mòn các phụ tùng đi kèm theo.
Thiết bị Nâng tải và người ( Balăng, cẩu tháp, thăng vận, …) có khu vực hoạt động cố định
trên bản vẽ:
- Thiếu kiến thức về các tín hiệu điều khiển. Lỗi của người vận hành + Quá tải và lỗi
của thiết bị.
- Thiết bị nâng trong tình trạng kém không còn khả năng nâng lúc ban đầu bị lỗi, hư.
- Gió mạnh làm rung lắc vật nâng và thiết bị nâng gây momen làm cho tải trọng bị thay
đổi làm tăng tải của thiết bị, nhất là sự mất ổn định.
- Tầm nhìn kém làm người vận hành không thể thấy được tính hiệu và người xung
quanh.
- Điều kiện mặt bằng kém không đảm bảo khả năng chịu lực dẫn đến sạt lở.
- Nhân viên lưu thông trong khu vực ảnh hưởng của cẩu.
- Sai trong kế hoạch hoạt động và biện pháp phòng ngừa chống lại đường dây điện trên
không.
- Văng ra khỏi khu vực hoạt động.
24

2.3 Mối nguy phát sinh từ việc sử dụng hoặc xử lý các sản phẩm và nguyên vật liệu
Bê tông, vữa hồ, xi măng:
- NLĐ bị dị ứng, gây các bệnh về da do tiếp xúc trực tiếp.
- NLĐ không cónhận thức, kiến thức nên chủ quan về mối nguy.
- Bụi có trong quá trình trộn và vận chuyển xi măng gây hại cho phổi, ho, nguy cơ bụi
phổi.
Ván khuôn dính dầu nhớt đã qua sử dụng:
- Dị ứng cấp tính mẫn ngứa, gây các bệnh về da. NLĐ không có nhận thức về mối nguy.
An toàn vệ sinh thực phẩm các quán ăn quanh công trình không đảm bảo. Nguồn nước sử
dụng:
- Ngộ độc do sử dụng nguồn nước uống không đảm bảo an toàn, uống nhầm hóa chất
(xăng, dầu máy, …).
- Ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
- Môi trường xung quanh khu vực làm việc bị ô nhiễm do nhà vệ sinh kém hoặc không
có nhà vệ sinh.
3 Kết quả đánh giá rủi ro an toàn lao động trong công tác thi công và xây dựng nhà
cao tầng
Bảng 6: Bảng điểm mức độ nghiêm trọng (S)

ĐIỂM MÔ TẢ
MÔ TẢ
(S) MỨC ĐỘ

Rất nghiêm Chết người, gây bị thương tật vĩnh viễn, mất khả năng lao động.
5
trọng Gây thiệt hại toàn bộ tài sản.

Mắc bệnh nghề nghiệp, gây tổn thương nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
4 Nghiêm trọng sức khỏe NLĐ.
Gây thiệt hại về tài sản cần thời gian để phục hồi trước khi hoạt động trở lại.
25

Mắc bệnh nghề nghiệp, gây tổn thương nhẹ, ảnh hưởng nhẹ đến sức khỏe
3 Trung bình NLĐ. Có NLĐ bị tổn thương và nằm viện điều trị.
Cơ sở hoạt động bình thường ngay khi xử lý sự cố.

Chóng mặt nhức đầu, bị trầy xước ngoài ra, chảy máu,… .NLĐ bị tổn thương
2 Nhẹ phải sơ cứu tại chỗ.
Không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Tai nạn do va quẹt,… Không ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ.
1 Rất nhẹ
Không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Bảng 7: Bảng điểm tần suất xảy ra (F)

ĐIỂM (F) MÔ TẢ MỨC ĐỘ MÔ TẢ

5 Rất thường xuyên 3 tháng / lần

4 Thường xuyên 6 tháng / lần

3 Trung bình 1 năm / lần

2 Ít khi 2 năm / 1 lần

1 Hiếm khi Ít khi xả ra


26

Bảng 8: Bảng mô tả mức độ rủi ro (L)

ĐIỂM RỦI MỨC RỦI RO


MÔ TẢ
RO (L) (L)

Hoạt động không được tiếp tục.


15 – 25 CAO (III) Chỉ được phép làm việc khi giảm mối nguy đến mức cho phép
mới được thực hiện và được phê duyệt bởi người có thẩm quyền.

TRUNG BÌNH Hoạt động được phép thực hiện sau khi đã xử lý và có biện pháp
7 – 15
(II) quản lý phù hợp.

1–6 THẤP (I) Hoạt động được phép thực hiện và duy trì các biện pháp hiện có.

Bảng 9: Bảng mức độ rủi ro

Mức độ rủi ro (L = F x S)

5 5-I 10 – II 15 - III 20 - III 25 - III

4 4-I 8 – II 12 - II 16 - III 20 -III

Mức độ nghiêm 3 3-I 6–I 9 - II 12 - II 15 - III

trọng (S) 2 2-I 4–I 6-I 8 - II 10 - II

1 1-I 2–I 3-I 4-I 5-I

1 2 3 4 5

Tần suất xảy ra (F)


27

Bảng 10: Bảng phân tích rủi ro an toàn lao động trong thi công và xây dựng nhà cao tầng

Mức độ Mức độ rủi ro


Tần suất
STT Mối nguy Mô tả rủi ro nghiêm
xảy ra Điểm rủi Cấp độ rủi
trọng
ro ro

MỐI NGUY PHÁT SINH TẠI VỊ TRÍ LÀM VIỆC TẠI CÔNG TRÌNH

Vừa làm vừa di động giàn gây mất cân


bằng trong tâm NLĐ té ngã. Vướng vào
vật cảng gây té ngã, vướng vào đường 3 5 15 Cao
dây điện gây giật. Ngã trong quá trình lên
xuống giàn.
Ngã cao từ (giàn giáo, sàn
1 Hành lang bảo vệ quá thấp thiếu chắc
nâng) di động.
chắn, công nhân chủ quan quan sát kém 3 5 15 Cao
khi di động gây té cao.
Công nhân không mang dây an toàn toàn
thân hoặc mang nhưng không có kỹ năng 3 5 15 Cao
dùng an toàn.
Sàn thao tác rộng và số lượng không đủ
2 5 5 25 Cao
dể té ngã khi làm việc trên cao hơn 6m.
28

NLĐ lắp giàn giáo thiếu kỹ năng không


thắt dây an toàn hay thắt không đúng.
Ngã cao (từ giàn giáo ,
Không có cán bộ kỹ thuật, thiếu thiết kế
thang, sàn thao tác, tấm 5 5 25 Cao
làm hệ thống giàn không đảm bảo khả
cốp pha …) cố định.
năng chịu lực gây sụp đổ. Ngã trong quá
trình lên xuống giàn.
Công nhân thiếu quan sát, chủ quan với
Trung
Ngã cao từ hố thăng vận mối nguy không đóng cửa ngoài của 2 4 8
bình
3 hoặc rãnh đào hố móng thăng.
sâu trên 3 m Trung
Thiếu che chắn, báo hiệu 2 4 8
bình
Vật rơi trong khu vực Vật liệu rơi như cát, đá, thép, máy cầm
4 đang có công tác thi công tay... trong quá trình công tác tại các khu 5 4 20 Cao
trên cao trên 3m. vực mở thiếu che chắn.
Xảy ra sớm hơn dự định vì kết cấu quá
Phá dỡ các kết cấu cũ sẵn cũ kém ổn định khó dự tính trong lúc phá
1 5 5 Thấp
có tại công trình nguy cơ dỡ gây nguy hiểm cho công nhân đang
5 sụp đổ của tòa nhà và kết thi công.
cấu . (tường, cột, sàn, Ô nhiễm nguồn không khí, nước ảnh
mái,..) hưởng tới quá trình phát triển sinh thái 2 3 6 Thấp
của các động vật và thực vật xung quanh
29

Có khá năng gây các bệnh cho người dân


xung quanh các bệnh đường ruột, hô hấp
có thể phát sinh bụi Amiang.
Các rác thải trong quá trình phá dỡ sẽ làm
cản trở cũng như tạo nên các rủi ro tiềm
2 3 6 Thấp
ẩn như bị đứt chân, cản trở tầm nhìn, bị
sụt hố...
Người lao động phải làm việc trong môi
Trung
trường có lượng bụi từ bê tông trong quá 4 3 12
bình
trình phá dỡ cao
Ồn phát ta từ các công cụ được sử dụng
Trung
trong quá trình phá dỡ như búa, máy móc 4 3 12
bình
thiết bị
Ánh sáng kém trong quá trình phá dỡ sẽ
làm cho người lao động khó khăn trong
việc phá dỡ và có thể dẫn đến điều khiển 1 3 3 Thấp
máy móc thiết bị sai, dẫn dến các tai nạn
lao động
Làm việc trong các không Hàm lượng oxy trong không khí không
Trung
6 gian hạn chế như hầm bể đủ để cung cấp cho người vào làm việc 3 4 12
bình
phốt, cống, si lô Bentonie bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích)
30

do vùng làm việc kém thường xuyên và


dùng máy phát nhiệt như hàn cắt...
gâymệt mỏi ngạt, có thể dẩn đến ngất có
nguy cơ ngất choáng hay tử vong.
Dư Oxy vì các ống dẩn khí rò rỉ, nồng độ Trung
3 4 12
quá cao dễ gây cháy nổ. bình
Khí độc hại, khí dễ cháy (CH4) do sự
phân hủy trong lâu ngày tích tụ nguy cơ
3 5 15 Cao
cháy nổ cao nếu nằm trong khoảng UEL
5%- LEL 15%
Không khí có chứa chất độc hoặc chất
nguy hiểm, Hơi độc (H2S, NH3) khu vực
lâu ngày vệ sinh kém, có thể xâm nhập 3 5 15 Cao
qua hệ hô hấp gây ngộ độc cấp tính hay
nguy hại đến sức khỏe công nhân.
NLĐ không đủ năng lưc về sức khỏe và
tinh thần trong thi công không gian hạn 3 5 15 Cao
chế.
Thiếu người quan sát, đội ứng phó khẩn
cấp, sơ cấp cưu với quy trình chuẩn hóa 3 5 15 Cao
và được huấn luyện thường xuyên.
31

Khi lên xuống trong không gian hạn chế


ở các hố sâu người lao động phải hạ
thang xuống nhưng chưa biết được nền
3 5 15 Cao
đất như thế nào vì vậy có thể dẫn đến
không cố định chân thang ngã cao xuống
hố trong quá trình xây dựng.
Độ dốc hố không thích hợp (1:1.5) gây
dễ sạt trượt, chưa đóng cừ bảo vệ hoặc
1 4 4 Thấp
đóng không đảm bảo kỷ thuật giằng
chống, thẳng ngàm.

7 Khu vực hố móng đào. Sạt lở đất, thành vách vì nền kém ổn Trung
2 4 8
định, vật liệu tập kết phía trên bình

Công nhân thiếu kiến thức, thiếu chỉ dẫn


an toàn KV hố móng có ý thức chủ quan 3 2 6 Thấp
với mối nguy.
Thiệt hại đến các hệ thống tiện ích
Các công trình ngầm
(nước/gas/điện) hiện hữu trong quá trình Trung
8 (hầm, hố ga, rãnh, 3 3 9
đào bằng máy đào gầu nghịch và thủ bình
cống…)
công, vì thiếu các bản vẽ hồ sơ công trinh
32

ngầm hiện hữu. Đặc biệt nguy hiểm gây


giật chết người khi đào trúng đường diện
ngầm
- Thiếu sự chuẩn bị trong công việc (bản
1 2 2 Thấp
vẽ, PPE, máy móc…)
- Nước xâm nhập do các lỗ hở/ thiếu sót
trong giải quyết hệ thống tường vây gây
ra sự lún đất hoặc Sụp đổ đất ở mặt đất 1 5 5 Thấp
liền kề. Sụt đất rất nguy hiểm kéo theo cả
hệ móng và công trình lân cận.
- Cầu thang tạm không ổn định ,rung lắc, Trung
3 3 9
ghỉ sắt. bình
- Ngã xuống rãnh (có thể có nước tụ, Trung
2 5 10
đường điện,…) bình
Trung
- Ngã xuống hố móng đào có tụ nước. 2 5 10
bình
- Mép của đường đào, hố, nguồn nước,… Trung
3 4 12
Khu vực có giao thông đất yếu rất dễ sạt lún khi lái xe chạy lên bình
9
trên công trường - Sự va chạm của các xe tải vì chạy nhanh Trung
3 4 12
vượt ẩu, tài xe ý thức an toàn kém, không bình
33

có bằng lái, quan sát kém, hướng dẩn


giao thông kém.
Phân làn xe không hợp lý thiếu kế hoạch
tổ chức Tai nạn giữa người đi bộ và xe 5 3 15 Cao
tải

Những mối nguy hiểm từ mặt đường


1 1 1 Thấp
không bằng phẳng/bề mặt đường đi bộ

- đề phòng các khu vực bị lồi lõm có tụ


nước có thể làm sa lầy bánh xe, lạc tay 4 1 4 Thấp
lái gây tai nạn
Công trình tạm các cấu trúc tạm như nơi
cất giữ nhiên liệu, khu vực có không gian Trung
4 3 12
hạn chế, dây cáp điện trên không, đường bình
ống dẫn trên không.

Tầm nhìn trong khu vực bị hạn chế tầm Trung


4 3 12
nhìn, chiều rộng hoặc trọng lượng. bình
34

- Làm giảm Thông gió tự nhiên ảnh


hưởng tới quá trình thở của người lao 4 1 4 Thấp
động
- Giảm ánh sáng tự nhiên trong khu vực
không đảm bảo cho các hoạt động lao 5 3 15 Cao
động
- Tiếp xúc với độ ồn cao từ các thiết bị
Trung
bên trên và từ hệ thống Thông gió ở trong 3 3 9
bình
khu vực
Khu vực xây dựng công
10 '- Tiếp xúc với không khí ô nhiễm từ các
trình ngầm
hơi khí độc xung quanh do quá trình phân
5 5 25 Cao
hủy các vật tư như cốp pha, xác động vật
trong đất

- Sự sụp đổ của thành phần kết cấu do


yếu tố kỹ thuật, như hệ dàn giáo không
đảm bảo chịu tải thiết Kế, trong quá trình 5 3 15 Cao
tháo ván khuôn, Sạt lở đất , cầu thang
không ổn định…

MỐI NGUY PHÁT SINH TỪ VẬN HÀNH THIẾT BỊ - MÁY MÓC


35

Cao
Sự lật úp dàn giáo di động. 4 4 16

Bố trí không phù hợp dẫn đến người lao Cao


động trong quá trình di chuyển bị khó 4 4 16
khăn , ngăn cản tầm nhìn.
Cao
Sập giàn giáo, sụp đổ do không ổn định. 4 4 16

Khi làm việc ở trong điều kiện làm việc Cao


trên giàn giáo cao có nguy cơ bị Ngã 5 4 20
xuống dưới có thể gây tai nạn chết người
11 Dàn giáo, cột chống đỡ. Làm việc gần dây điện nguồn có khả Trung
3 3 9
năng điện giật bình
Máy móc di động và sự chuyển động di
chuyển vào trong khu vực của giàn giáo Trung
4 3 12
tăng khả năng bị Ngã đổ của giàn giáo bình
trong khi lắp đặt.
Trộn và kết hợp các bộ phận giàn giáo
khác nhau không phù hợp khiến giàn Trung
4 3 12
giáo không đảm bảo khả năng chịu lực bình
như đã thiết Kế.
36

NLĐ không biết cách lắp dựng và tháo


dẫn đến không làm đúng theo yêu cầu có Trung
4 3 12
thể làm cho hệ dàn không được đảm bảo bình
như thiết kế
Do thiết bị quá cũ, liên kết không chắc
Trung
chắn, dây bị đứt chấp nối nguy cơ rò điện 2 4 8
bình
cao.
Dụng cụ mang mới vào
Văng bắn vào mắt trong quá trình khoan, Trung
công trình của các nhà 2 4 8
12 mài, cắt… bình
thầu (máy khoan, dùi,
Con người Sử dụng các máy móc thiết bị Trung
đục,…). 2 4 8
với tay nghề yếu kém bình
Ma sát Mài mòn các phụ tùng đi kèm Trung
2 4 8
theo bình
Thiếu kiến thức về các tín hiệu điều
Trung
Thiết bị Nâng tải và người khiển. Lỗi của người vận hành + Quá tải 4 3 12
bình
( Balăng, cẩu tháp, thăng và lỗi của thiết bị.
13
vận, …) có khu vực hoạt - Thiết bị nâng trong tình trạng kém
động cố định trên bản vẽ. không còn khả năng nâng lúc ban đầu bị 4 4 16 Cao
lỗi, hư.
37

Gió mạnh làm rung lắc vật nâng và thiết


bị nâng gây momen làm cho tải trọng bị Trung
5 2 10
thay đổi làm tăng tải của thiết bị, nhất là bình
sự mất ổn định.
- Tầm nhìn kém làm người vận hành
không thể thấy được tính hiệu và người 5 3 15 Cao
xung quanh
- Điều kiện mặt bằng kém không đảm Trung
4 3 12
bảo khả năng chịu lực dẫn đến sạt lở bình

Nhân viên lưu thông trong khu vực ảnh


5 3 15 Cao
hưởng của cẩu

- Cá nhân không có thẩm quyền 5 3 15 Cao

- Sai trong kế hoạch hoạt động và biện


pháp phòng ngừa chống lại đường dây 5 3 15 Cao
điện trên không

- Văng ra khỏi khu vực hoạt động 5 4 20 Cao


38

MỐI NGUY PHÁT SINH TỪ VIỆC SỬ DỤNG HOẶC XỬ LÝ CÁC SẢN PHẨM VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU

NLĐ bị dị ứng, gây các bệnh về da do Trung


3 3 9
tiếp xúc trực tiếp. bình
NLĐ không cónhận thức, kiến thức nên Trung
3 3 9
14 Bê tông, vữa hồ, xi măng chủ quan về mối nguy. bình
Bụi có trong quá trình trộn và vận chuyển
Trung
xi măng gây hại cho phổi, ho, nguy cơ 3 3 9
bình
bụi phổi.
Dị ứng cấp tính mẫn ngứa, gây các bệnh
Ván khuôn dính dầu nhớt Trung
15 về da. NLĐ không có nhận thức về mối 3 3 9
đã qua sử dụng. bình
nguy.
Ngộ độc do sử dụng nguồn nước uống
Trung
không đảm bảo an toàn, uống nhầm hóa 2 4 8
An toàn vệ sinh thực bình
chất (xăng, dầu máy, …).
phẩm các quán ăn quanh
Ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn không
16 công trình không đảm 1 4 4 Thấp
đảm bảo vệ sinh.
bảo. Nguồn nước sử
Môi trường xung quanh khu vực làm
dụng. Trung
việc bị ô nhiễm do nhà vệ sinh kém hoặc 2 4 8
bình
không có nhà vệ sinh
39

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO AN TOÀN LAO


ĐỘNG ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ CAO
TẦNG
1. Đề xuất cá biện pháp quản lý rủi ro an toàn lao động trong thi công và xây dựng
nhà cao tầng
Trong quá trình thi công xây dựng nhà cao tầng có những nguy cơ cơ bản điển hình mất an
toàn lao động có thể được kể đến như sau: Nguy cơ ngã cao; nguy cơ trơn, trượt; nguy cơ
tai nạn về điện; nguy cơ bị chấn thương do tiếp xúc với máy, thiết bị; nguy cơ do bị vật rơi,
sập đổ; nguy cơ do vật văng bắn; nguy cơ do nhiệt; .... về cơ bản có thể thấy rõ các nguy cơ
này có thể tồn tại độc lập hoặc cùng tồn tại song song trong từng công đoạn sản xuất, thi
công. Thông qua việc nhận dạng chính xác, đầy đủ các mối nguy của từng trường hợp cụ
thể sẽ có những giải pháp giảm thiểu các nguy cơ đến mức có thể chấp nhận được để hạn
chế các chấn thương gây tai nạn trong hoạt động sản xuất.
40

Bảng 11: Bảng đề xuất biện pháp quản lý rủi ro an toàn lao động trong thi công và xây dựng nhà cao tầng

STT Mối nguy Mô tả rủi ro Biện pháp kiểm soát. Thời gian thực hiện

MỐI NGUY PHÁT SINH TẠI VỊ TRÍ LÀM VIỆC TẠI CÔNG TRÌNH

Vừa làm vừa di động giàn gây mất cân


bằng trong tâm NLĐ té ngã. vướng vào Huấn luyện cho công công tác với giàn di động. Nghiêm cấm công
vật cảng gây té ngã, vướng vào đường tác khi dàn đang di động và trong điều kiện thời tiết bất lợi trong
dây điện gây giật. Ngã trong quá trình bất kỳ trường hợp nào. Luôn đảm bảo hành lang an toàn điện.
Ngã cao từ (giàn lên xuống giàn.
1 giáo, sàn nâng) Hành lang bảo vệ quá thấp thiếu chắc
Đảm bảo độ cao lan can cao 0.7 m. Lan can phải được nghiệm thu
di động. chắn, công nhân chủ quan quan sát kém
bởi TVGS và an toàn trước khi công tác.
khi di động gây té cao.
Công nhân không mang dây an toàn toàn Mang dây an toàn toàn thân , dây cứu sinh hoặc hệ thống ngăn chặn
thân hoặc mang nhưng không có kỹ năng té ngã trong khi làm việc. Nghiêm cấm móc nối dây vào giàn di
dùng an toàn. động.
Ngã cao (từ giàn Sàn thao tác rộng và số lượng không đủ Khi giàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất hai sàn công tác. Sàn
2
giáo , thang, sàn dể té ngã khi làm việc trên cao hơn 6m. phía trên để làm việc , sàn phía dưới để bảo vệ.
41

thao tác, tấm cốp Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn trong cùng một khoang mà
pha …) cố định. không có biện pháp bảo vệ an toàn (sàn hoặc lưới bảo vệ ).Hệ thống
ngăn chặn té ngã, sàn mâm lưới ngoài.
Chỉ được cấp phép lắp dựng các giàn giáo, giá đỡ: NLĐ hội đủ các
điều kiện sau mới được làm các công việc có liên quan đến giàn
giáo: (Có độ tuổi lao động phù hợp với quy định cuả nhà nước. Có
NLĐ lắp giàn giáo thiếu kỹ năng không
chứng nhận đủ sức khoẻ bởi cơ quan y tế. Được đào tạo chuyên
thắt dây an toàn hay thắt không đúng.
môn tương ứng và được chính thức giao làm việc đó. Được huấn
Không có cán bộ kỹ thuật, thiếu thiết kế
luyện bảo hộ lao động và có chứng chỉ kèm theo. Sử dụng đúng và
làm hệ thống giàn không đảm bảo khả
đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cấp phát theo chế độ. Công tác
năng chịu lực gây sụp đổ. Ngã trong quá
đã được xét duyệt chính thức với bản vẽ thiết kế và thuyết minh
trình lên xuống giàn.
kèm theo. Công việc lắp dựng phải đặt dưới sự giám sát cuả đội
trưởng hay cán bộ kỹ thuật. Bảo vệ khu vực mép sàn bằng giàn
giáo bao che 3 lớp.
Công nhân thiếu quan sát, chủ quan với Có kỹ thuật viên vận thang 24/24 có chứng chỉ và được huấn luyện
Ngã cao từ hố
mối nguy không đóng cửa ngoài của an toàn vận hành. Nghiêm cấm công nhân tự ý vận hành thăng.
thăng vận hoặc
thăng. Thăng chở người và hàng chuyên biệt nhau.
3 rãnh đào hố
Bảo vệ hố thang máy bằng lan can an toàn/ rào chắn hoặc bao phủ
móng sâu trên 3
Thiếu che chắn, báo hiệu lỗ chờ có biển báo.Huấn luyện về an toàn cho người lao động về
m
mối nguy.
42

Bảo vệ các kết cấu mở, lỗ mở sàn bằng lan can an toàn có tay vịn,

Vật rơi trong khu gắn lưới bao che, và sàn chống vật rơi.
Vật liệu rơi như cát, đá, thép, máy cầm
vực đang có
4 tay... trong quá trình công tác tại các khu Đánh dấu khoanh vùng các khu vực có nguy hiểm vật rơi có gác
công tác thi công
vực mở thiếu che chắn. bảo vệ chỉ cho người có phận sự vào và khi có bảo hộ đầy đủ.
trên cao trên 3m.

Trang bị mũ bảo hộ cho khách tham quan vào công trình.

Khoanh vùng nghiêm cấm người không phận sự trong khu vực
Xảy ra sớm hơn dự định vì kết cấu quá
đang phá dỡ.
cũ kém ổn định khó dự tính trong lúc phá
Phá dỡ các kết
dỡ gây nguy hiểm cho công nhân đang Kế hoạch hoạt động ngay từ giai đoạn đầu + khảo sát kỹ thuật để
cấu cũ sẵn có tại
thi công. xác định các tình trạng của khung, sàn nhà, tường và hệ thống tiện
công trình nguy
ích + ưu tiên phương pháp làm việc phá dỡ.
5 cơ sụp đổ của tòa
nhà và kết cấu . - Ô nhiễm nguồn không khí, nước ảnh
(tường, cột, sàn, hưởng tới quá trình phát triển sinh thái Ngăn chặn rò rỉ vào nguồn nước, có bao che 2 lớp ngăn bủi phát
mái,..) của các động vật và thực vật xung quanh tán ra xung quanh. Xe ra công trình phải được rửa sạch thu gom
-Có khá năng gây các bệnh cho người nước thải vào hệ tống cống nước thải. Nhà thầu trang bị xe tưới
dân xung quanh các bệnh đường ruột, hô nước khu vực đường dân sinh hạn chế phát sinh bụi.
hấp có thể phát sinh bụi Amiang.
43

- Thu gom rác thải pahỉ dược tổ chức với sự giám sát của cán bộ
- Các rác thải trong quá trình phá dỡ sẽ
an toàn.
làm cản trở cũng như tạo nên các rủi ro
- Huấn luyện về chu trình phá dỡ cho công nhân.
tiềm ẩn như bị đứt chân, cản trở tầm
- Trang bị cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân như
nhìn, bị sụt hố...
giày , mũ, áo phản quang.
- Người lao động phải làm việc trong
- Ngăn ngừa lan truyền Ô nhiễm bằng cách nước phun.
môi trường có lượng bụi từ bê tông trong
- Trang bị khẩu trang chống bụi cho người lao động
quá trình phá dỡ cao
- Hạn chế người không có trách nhiệm hay công việc trong khu
Ồn phát ta từ các công cụ được sử dụng vực.
trong quá trình phá dỡ như búa, máy móc - Dựa vào độ ồn tại từng vị trí thiết kế thời gian nghỉ ngơi hợp lý
thiết bị cho người lao động.
- Trang bị PPE chống ồn cho người lao động ( nút tai, chụp tai).
Ánh sáng kém trong quá trình phá dỡ sẽ - Cung cấp ánh sáng đủ cho từng khu vực trong quá trình phá dỡ.
làm cho người lao động khó khăn trong -Cung cấp hệ thống đèn cảnh báo và huấn luyện cho người lao động
việc phá dỡ và có thể dẫn đến điều khiển trong khu vực.
máy móc thiết bị sai, dẫn dến các tai nạn - Đặt biển báo cho người xung quanh cẩn thận và không ra vào
lao động tỏng khu vực đang tháo dỡ
Làm việc trong Hàm lượng oxy trong không khí không
Cán bộ kỹ thuật và an toàn dùng máy đo quan trắc chất lượng nồng
6 các không gian đủ để cung cấp cho người vào làm việc
độ Oxy (đạt khoảng 21%) trước khi cấp phép cho công nhân vào
hạn chế như hầm bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể
44

bể phốt, cống, si tích) do vùng làm việc kém thường làm việc. Nếu nồng độ quá thấp trang bị thêm quạt thông gió và
lô Bentonie xuyên và dùng máy phát nhiệt như hàn duy trì thông gió trong suốt thời gian làm việc.
cắt... gâymệt mỏi ngạt, có thể dẩn đến
ngất có nguy cơ ngất choáng hay tử
vong.
Dư Oxy vì các ống dẩn khí rò rỉ, nồng độ
quá cao dễ gây cháy nổ.
Khí độc hại, khí dễ cháy (CH4) do sự Cán bộ kỹ thuật dùng máy đo quan trắc chất lượng nồng độ các khí
phân hủy trong lâu ngày tích tụ nguy cơ dể cháy nổ có phát sinh trong khu vực (đạt khoảng ngoài UELVÀ
cháy nổ cao nếu nằm trong khoảng UEL LEL và nồng độ Hơi khí độc đảm bảo an toàn) trước khi chấp thuận
5%- LEL 15% cho công nhân vào làm việc.
Không khí có chứa chất độc hoặc chất
Đo hàm lượng các hơi khí độc với thời gian làm việc của từng loại
nguy hiểm, Hơi độc (H2S, NH3) khu
khí để thực hiện việc cho phép làm việc.
vực lâu ngày vệ sinh kém, có thể xâm
Thông gió đầy đủ trước và trong quá trình làm việc, trang bị máy
nhập qua hệ hô hấp gây ngộ độc cấp tính
báo khí độc và hệ thống đàm đảm bảo cho NLĐ.
hay nguy hại đến sức khỏe công nhân.
NLĐ không đủ năng lưc về sức khỏe và Huấn luyện về an toàn đầy đủ về công việc trước khi cấp phép cho
tinh thần trong thi công không gian hạn công nhân và giám sát thi công. Giấy phép đi vào khu vực do chỉ
chế. huy trưởng cấp.
45

Bố trí người đứng giám sát khi làm việc chỉ có nhiệm vụ báo cáo
khi phát hiện bất thường. Bố trí đội ứng phó tình huống khẩn cấp,
Thiếu người quan sát, đội ứng phó khẩn
có kỹ năng sơ cấp cứu., PCCC tại chổ.
cấp, sơ cấp cưu với quy trình chuẩn hóa
Nếu yêu cầu bắt buộc làm việc trong khu vực không gian hạn chế
và được huấn luyện thường xuyên.
mà hàm lượng khí độc không đảm bảo thì phải Trang cấp các
phương tiện bảo vệ Cá nhân thích hợp cho người lao động.
Khi lên xuống trong không gian hạn chế - Kiểm tra nền đất bên dưới hố ga
ở các hố sâu người lao động phải hạ - Có hệ thống neo móc chống ở phía trên để đảm bảo thang chịu
thang xuống nhưng chưa biết được nền được lực và đảm bảo yêu cầu cho việc lên xuống.
đất như thế nào vì vậy có thể dẫn đến - Mang giây bảo hộ và có hệ thống dây cứu sinh khẩn cấp trong
không cố định chân thang ngã cao xuống quá trình lên xuống. Chỉ người có giấy phép mới được vào các khu
hố trong quá trình xây dựng. vực này.

Công nhân chỉ được làm tại khu vực đã được nghiệm thu cừ do
Độ dốc hố không thích hợp (1:1.5) gây TVGS ký.
dễ sạt trượt, chưa đóng cừ bảo vệ hoặc
Các KV quá mất ổn định phải có giấy phép củ TVGV, Cán bộ an
Khu vực hố đóng không đảm bảo kỷ thuật giằng
7 toàn.
móng đào. chống, thẳng ngàm.
Không cho phép thi công khi trời mưa, ngập nước trong hố.

Sạt lở đất, thành vách vì nền kém ổn Vật liệu đào được, nếu được lưu trữ tạm thời bên ngoài khu vực
định, vật liệu tập kết phía trên đào, phải các thành rãnh đào 600mm, nếu không phải lắp đặt một
46

tấm bảng để tránh trường hợp rơi lại. Đất đá đào lên phải được vận
chuyển khỏi công trường ngay lập tức, hoặc đầm trên khu vực thiết
kế cho các mục đích sử dụng về sau
Tổ đội công nhân phải được huấn luyện an toàn và luôn có cán bộ
Công nhân thiếu kiến thức, thiếu chỉ dẫn kỹ thuật đủ năng lực thi công chỉ đạo khi được cấp phép thi công.
an toàn KV hố móng có ý thức chủ quan
Cán bộ an toàn thường xuyên tổ chức kiểm tra phát hiện chấn chỉnh
với mối nguy.
các hành động gây nguy hiểm.

Thiệt hại đến các hệ thống tiện ích CĐT tiến hành bổ sung đầy đủ các bản vẽ hồ sơ công trình ngầm
(nước/gas/điện) hiện hữu trong quá trình hiện hữu cho đơn vị thi công. Trước khi đào đất, kiểm tra tất cả các
đào bằng máy đào gầu nghịch và thủ vị trí ống nước hiện hữu, đường cáp điện ngầm, đường dây điện
công, vì thiếu các bản vẽ hồ sơ công trinh thoại.
Các công trình ngầm hiện hữu. Đặc biệt nguy hiểm gây
Bố trì người quàn sát khi thi công Đào nhằm phát hiện bất thường
ngầm (hầm, hố giật chết người khi đào trúng đường diện
8 để tạm dừng kịp thời.
ga, rãnh, ngầm
cống…) - Các nhà thầu phải tang bị đầy đủ PPE theo yêu cầu của CĐT, nếu
- Thiếu sự chuẩn bị trong công việc (bản
phát hiện không trang bị thì cán bộ an toàn được lập biên bãn ghi
vẽ, PPE, máy móc…)
nhận và đề xuất phạt.
- Nước xâm nhập do các lỗ hở/ thiếu sót Xây dựng thiết kế đặc biệt và xử lý mặt đất để giải quyết các lỗ hở,
trong giải quyết hệ thống tường vây gây ví dụ như vữa.
47

ra sự lún đất hoặc Sụp đổ đất ở mặt đất


Theo dõi quan trắc sự chuyển động, sụt lún tường vây và toà nhà
liền kề. Sụt đất rất nguy hiểm kéo theo
kế bên bằng máy toàn đạt.
cả hệ móng và công trình lân cận.
- Hệ thống thang tạm phải được nghiệm thu bởi TVGS và cán bộ
- Cầu thang tạm không ổn định ,rung lắc,
an toàn trước khi đưa vào sử dụng căn cứ hợp đồng trúng thầu hạng
ghỉ sắt.
mục này.

- Ngã xuống rãnh (có thể có nước tụ, - Làm sàn bắc ngang tạo lối đi + đánh dấu, có biển báo khu vực
đường điện,…) nguy hiểm.

- Ngã xuống hố móng đào có tụ nước. - Bố trí lan can cao theo bản vẽ thiết kế.

- Làm sàn bắc ngang tạo lối đi + đánh dấu, có biển báo khu vực
- Mép của đường đào, hố, nguồn
nguy hiểm.
nước,… đất yếu rất dễ sạt lún khi lái xe
chạy lên - Bố trí lan can cao theo bản vẽ thiết kế.
Khu vực có giao
9 thông trên công
- Sự va chạm của các xe tải vì chạy - Huấn luyện riêng biệt cho lái xe nhà thầu, bằng lái xe kiểm tra tại
trường
nhanh vượt ẩu, tài xe ý thức an toàn kém, cỗng do bảo vệ phụ trách (không có không được vào).
không có bằng lái, quan sát kém, hướng
- Giới hạn tốc độ 5Km/h + quy định một tuyến đường giao thông
dẩn giao thông kém.
một chiều vào cổng A ra cỗng B.
48

Phân làn xe không hợp lý thiếu kế hoạch - phân làn xe giữa người đi bộ và xe
tổ chức Tai nạn giữa người đi bộ và xe -Huấn luyện về các biển báo và các quy định trong quá trình di
tải chuyển cho người lao động.
- Dọn dẹp các rác thải, sắp xếp Vật liệu trong quá trình sản xuất
Những mối nguy hiểm từ mặt đường
đúng cách.
không bằng phẳng/bề mặt đường đi bộ
- Có chỉ dẫn và thông báo cho người lao động.
- đề phòng các khu vực bị lồi lõm có tụ - các khu vực bị lồi lõm phải được Dọn dẹp xử lý
nước có thể làm sa lầy bánh xe, lạc tay - Phải có biển cảnh báo cho người lao động để nhận diện được mối
lái gây tai nạn nguy
Công trình tạm các cấu trúc tạm như nơi
- Rào chắn an toàn các khu vực này.
cất giữ nhiên liệu, khu vực có không gian
- Biển cảnh báo cho người lao động và huấn luyện an toàn về các
hạn chế, dây cáp điện trên không, đường
nguy hiểm từ công trình tạm
ống dẫn trên không.
- Lắp đặt gương cầu lồi ở Những vị trí bị ngăn cản tầm nhìn.
Tầm nhìn trong khu vực bị hạn chế tầm
- Các quy định về tuyến đường và loại xe.
nhìn, chiều rộng hoặc trọng lượng.
- Phạt các tài xế đi Sai tuyến đường trong công trương
Khu vực xây - Làm giảm Thông gió tự nhiên ảnh - Cung cấp hệ thống cấp, hút không khí trong khu vực đảm bảo đủ
10 dựng công trình hưởng tới quá trình thở của người lao Thông gió.
ngầm động - Kiểm tra, giám sát hàm lượng không khí
49

- Giảm ánh sáng tự nhiên trong khu vực - Cung cấp đủ hệ thống ánh sáng cho đường đi bộ và lối đi.
không đảm bảo cho các hoạt động lao - Cung cấp ánh sáng dùng cho trường hợp khẩn cấp trong công việc
động cứu thương, thoát hiểm.
- Tiếp xúc với độ ồn cao từ các thiết bị
bên trên và từ hệ thống Thông gió ở - Dùng các PPE phù hợp như nút tai, chụp tai cho người lao động.
trong khu vực

'- Tiếp xúc với không khí ô nhiễm từ các


- Đo hàm lượng các hơi khí độc với thời gian làm việc của từng
hơi khí độc xung quanh do quá trình
loại khí để thực hiện việc cho phép làm việc.
phân hủy các vật tư như cốp pha, xác
- Thông gió đầy đủ trước và trong quá trình làm việc.
động vật trong đất

- Sự sụp đổ của thành phần kết cấu do


yếu tố kỹ thuật, như hệ dàn giáo không - Xây dựng hệ thống thành vách cho thành đất xung quanh.
đảm bảo chịu tải thiết Kế, trong quá trình - Kiểm tra và giám sát việc lắp đặt giàn giáo.
tháo ván khuôn, Sạt lở đất , cầu thang - Huấn luyện về an toàn trong việc lắp đặt, sử dụng giàn giáo.
không ổn định…
50

MỐI NGUY PHÁT SINH TỪ SỰ VẬN HÀNH THIẾT BỊ-MÁY MÓC

Giữ độ ổn định dàn giáo trong quá trình sử dụng


Chặn bánh xe khi muốn cố định hoặc dữ nguyên dàn giáo.
Sự lật úp dàn giáo di động
Di chuyển theo hướng dẫn và huấn luyện người lao động cách vận
hành và sử dụng dàn giáo.
Bố trí không phù hợp dẫn đến người lao Kiểm tra vật tư trước khi sử dụng.
động trong quá trình di chuyển bị khó Có vị trí tập kế, thu dọn các dàn giáo và sắp xếp để tránh ngăn cản
khăn , ngăn cản tầm nhìn trong quá trình di chuyển.

Giàn giáo phải được lắp đặt theo chỉ dẫn của nhà thiết kế.
Sập giàn giáo, sụp đổ do không ổn định
Dàn giáo, cột Giàn giáo cao hơn 5 m phải được giằng cố định
11
chống đỡ - Đảo bảo các yêu cầu kết cấu của giàn giáo.
Khi làm việc ở trong điều kiện làm việc - Huấn luyện an toàn cho người lao động về yêu cầu khi làm việc
trên giàn giáo cao có nguy cơ bị Ngã trên cao
xuống dưới có thể gây tai nạn chết người - Trang cấp phát các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao
động dây bảo hộ chống ngã cao
-Lắp đặt giàn giáo để đảm bảo khoảng cách an toàn với điện nguồn
- Làm việc gần dây điện nguồn có khả - Huấn luyện an toàn cho người làm việc trong khu vực gần điện
năng điện giật nguồn
- Biển cảnh báo nguy hiểm
51

-Máy móc di động và sự chuyển động di - Rào chắn làm ngăn các máy móc di chuyển vào khu vực giàn giáo
chuyển vào trong khu vực của giàn giáo - Biển báo, dây cảnh báo để ngăn cản máy móc di động vào trong
tăng khả năng bị Ngã đổ của giàn giáo khu vực. Giàn thi công tới đâu lưới bao che tới đó, ngàm và phần
trong khi lắp đặt. thô chắc chắn bằng liên kết Bulong.
-Trộn và kết hợp các bộ phận giàn giáo
Không dùng giàn giáo từ các nhà sản xuất khác nhau. Kiểm tra giàn
khác nhau không phù hợp khiến giàn
giáo trước khi cho nó vào quá trình sử dụng. Hạng mục giàn phải
giáo không đảm bảo khả năng chịu lực
được TVGS nghiệm thu mới đưa vào sử dụng.
như đã thiết Kế.
NLĐ không biết cách lắp dựng và tháo
Lập sổ tay công việc. Đào tạo công nhân như thế nào để lắp dựng,
dẫn đến không làm đúng theo yêu cầu có
lắp đặt, thay đổi và tháo dỡ giàn giáo và phải tham gia huấn luyện
thể làm cho hệ dàn không được đảm bảo
an toàn.
như thiết kế
Do thiết bị quá cũ, liên kết không chắc Cán bộ an toàn kết hợp bảo vệ Tổ chức kiểm tra tất cả thiết bị mang
Dụng cụ mang chắn, dây bị đứt chấp nối nguy cơ rò điện mới vào công trình, nến đảm bảo thì cấp dán tem và lưu sổ quản
mới vào công cao. lý.
trình của các nhà Văng bắn vào mắt trong quá trình khoan,
12 Mang phương tiện bảo vệ mắt khi làm công tác.
thầu (máy mài, cắt…
khoan, dùi, Huấn luyện an toàn về cách vận hành và cấp phép dùng thiết bị.
Con người Sử dụng các máy móc thiết bị
đục,…). Giám sát quá trình lao động ghi nhận và xử lý diều chỉnh hành vi
với tay nghề yếu kém
gây mất an toàn.
52

Ma sát Mài mòn các phụ tùng đi kèm - Thường xuyên kiểm tra tình trạng của các máy móc thiết bị
theo - Bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị cần tay

MỐI NGUY PHÁT SINH TỪ VIỆC SỬ DỤNG HOẶC XỬ LÝ CÁC SẢN PHẨM VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU

Đảm bảo ánh sáng cho đèn tính hiệu và đàm liên lạc với người lái.
Thiếu kiến thức về các tín hiệu điều
Huấn luyện an toàn cá nhân về các tính hiệu trong quá trình vận
khiển. Lỗi của người vận hành + Quá tải
hành. Kiểm tra trọng lượng của vật cần nâng. Huấn luyện an toàn
và lỗi của thiết bị.
cho người vận hành. Kiểm tra chững chỉ vận hành.
- Thiết bị nâng trong tình trạng kém Kiểm tra lý lịch, chứng chỉ kiểm định và đồng thời định kỳ hàng
Thiết bị Nâng tải không còn khả năng nâng lúc ban đầu bị tháng thiết bị nâng thực tế đảm bảo chế độ bảo trì bảo dưởng của
và người lỗi, hư. nhà thầu.
( Balăng, cẩu Gió mạnh làm rung lắc vật nâng và thiết
Trang bị thiết bị đo tốc độ gió. Nghiêm cấm vận hành với thời tiết
13 tháp, thăng vận, bị nâng gây momen làm cho tải trọng bị
xấu nếu bất kỳ NLĐ nào thấy vấn đề bất thường phải đề xuất cho
…) có khu vực thay đổi làm tăng tải của thiết bị, naht61
mọi người sơ tán.
hoạt động cố là sự mất ổn định.
định trên bản vẽ. - Người vận hành được huấn luyện về cách vận hành và sử dụng
- Tầm nhìn kém làm người vận hành
thiết bị hỗ trợ và có quyên không làm nếu thấy có vấn đề không
không thể thấy được tính hiệu và người
đảm bảo AT.
xung quanh
- Cung cấp các thiết bị hỗ trợ như bộ đàm để liên lạc
- Điều kiện mặt bằng kém không đảm - Đường rãnh và rìa cần phải được thiết lập để đảm bảo an toàn
bảo khả năng chịu lực dẫn đến sạt lở trong quá trình di chuyển.
53

- Dùng các tấm kim loại hoặc cọc để làm tăng khả năng chịu lực
của nền đất
Nhân viên lưu thông trong khu vực ảnh Phân rõ ranh giới với hàng rào an toàn để đảm bảo NLĐ. Biển cảnh
hưởng của cẩu báo. Có người giám sát trong khu vực.
- Có người giám sát, Biển báo cảnh báo người không có phận sự đi
- Cá nhân không có thẩm quyền
vào khu vực nguy hiểm.
- Có người giám sát trong khu vực
- Sai trong kế hoạch hoạt động và biện
- Hệ thống phản hồi từ phía người lao động để nhận biết.
pháp phòng ngừa chống lại đường dây
- Xây dựng hàng rào đặt song song với đường dây điện để ngăn cản
điện trên không
vật nâng hoặc thiết bị nâng vô tình vấp phải
- Hướng dẫn quy trình vận hành cho người vận hành thiết bị nâng
- Văng ra khỏi khu vực hoạt động
và người phụ nâng
Không cho NLĐ có tiền sử, dấu hiệu bị dị ứng tiếp tục công việc,
NLĐ bị dị ứng, gây các bệnh về da do
sắp xếp công tác khác phù hợp. Mang găng tay và áo bao chống
tiếp xúc trực tiếp.
dính nhớt cho NLĐ.
Bê tông, vữa hồ, NLĐ không cónhận thức, kiến thức nên Huấn luyện và kiểm tra nhân thức của NLĐ về những mối nguy
14
xi măng chủ quan về mối nguy. trong quá trình làm việc.
Bụi có trong quá trình trộn và vận Cấp phát các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp cho NLĐ. Yêu
chuyển xi măng gây hại cho phổi, ho, cầu nhà thầu tổ chức huấn luyện, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng
nguy cơ bụi phổi. có báo cáo lại CĐT.
54

Thông tin cho người lao động về mối nguy này hàng ngày, đồng
Ván khuôn dính Dị ứng cấp tính mẫn ngứa, gây các bệnh
thời Huấn luyện an toàn định kỳ.
15 dầu nhớt đã qua về da. NLĐ không có nhận thức về mối
Mang găng tay và dụng cụ làm việc phù hợp cho người lao động
sử dụng. nguy.
khi tiếp xúc.
Ngộ độc do sử dụng nguồn nước uống
Kiểm tra nguồn nước và xung quanh sử dụng.Trang bị khu vực lấy
An toàn vệ sinh không đảm bảo an toàn, uống nhầm hóa
nước uống cho công nhân. Mọi loại hóa chất đều phải dán nhãn và
thực phẩm các chất (xăng, dầu máy, …).
có khu vực để chuyên biệt để tránh uống nhầm. Có phương án ứng
quán ăn quanh Ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn không
16 cứu khẩn cấp nếu xảy ra các tình trạng ngộ độc.
công trình không đảm bảo vệ sinh.
đảm bảo. Nguồn Môi trường xung quanh khu vực làm
Xử lý thu gom các chất thải và sự rò rỉ của các dầu nhớt ra nguồn
nước sử dụng. việc bị ô nhiễm do nhà vệ sinh kém hoặc
nước xung quanh. Trang bị nhà vệ sinh cho CN.
không có nhà vệ sinh
55

2. Đánh giá hiệu quả công cụ ma trận trong công tác đánh giá rủi ro an toàn lao
động trong công tác thi công và xây dựng nhà cao tầng
Có nhiều phương pháp khác nhau để dự đoán rủi ro, từ phương pháp đơn giản, định tính đến
phương pháp chi tiết, có tính định lượng. Để hỗ trợ cho quá trình dự đoán rủi ro, có thể lựa
chọn và sử dụng một công cụ dự đoán rủi ro. Hầu hết các công cụ dự đoán rủi ro sẵn có đều
sử dụng một trong các phương pháp sau:
- Ma trận rủi ro;
- Sơ đồ rủi ro;
- Cho điểm rủi ro;
- Dự đoán số lượng rủi ro.
- Cũng có các công cụ hỗn hợp sử dụng sự kết hợp các phương pháp.
Sự lựa chọn công cụ dự đoán rủi ro riêng ít quan trọng hơn bản thân quá trình dự đoán rủi
ro. Lợi ích của đánh giá rủi ro đạt được bởi quy tắc của quá trình hơn là độ chính xác tuyệt
đối của các kết quả miễn là cần quan tâm đầy đủ đến tất cả các yếu tố rủi ro. Hơn nữa, cần
hướng vào các cố gắng làm giảm rủi ro hơn là mong muốn đạt được độ chính xác tuyệt đối
trong dự đoán rủi ro.
Bất cứ công cụ dự đoán rủi ro nào, dù là định tính hay định lượng cũng nên xử lý ít nhất là
hai thông số mô tả các yếu tố rủi ro. Một trong các thông số này là sự nghiêm trọng của tổn
hại; thông qua sự liên quan đến một số công cụ, thông số này có thể là tần suất của tổn hại
hoặc được xem xét. Thông số kia là khả năng xảy ra tổn hại được xem xét.
Một số công cụ hoặc phương pháp đã đưa vào các thông số hai yếu tố con người bị phơi ra
trước mối nguy hiểm và khả năng xảy ra sự kiện nguy hiểm và khả năng của cá nhân để
tránh hoặc hạn chế tổn hại.
Với công cụ dự đoán rủi ro riêng cần chọn loại công cụ cho mỗi thông số để phù hợp nhất
với tình trạng nguy hiểm/sự kiện nguy hiểm (nghĩa là viễn cảnh tai nạn). Sau đó các loại
được lựa chọn kết hợp lại khi sử dụng phép toán số học đơn giản, các bảng, các biểu đồ hoặc
giản đồ để dự đoán rủi ro.
Các công cụ định lượng được sử dụng để dự đoán tần suất (nghĩa là số lần trong năm) hoặc
khả năng (trong một khoảng thời gian quy định) xảy ra sự nghiêm trọng riêng của tổn hại.
56

Thông thường, người thiết kế chỉ có thể xác định rằng rủi ro đã được giảm đi tới mức có thể
thực hiện được hoặc mục tiêu của việc giảm rủi ro đã đạt được.
57

CHƯƠNG KẾT LUẬN


Qua báo cáo “Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro trong công tác thi công và xây dựng
nhà cao tầng” chúng em đã tổng quan về cơ sở lý thuyết như thế nào là mối nguy; nhận
diện mối nguy; rủi ro,… đặc biệt chúng em đã làm rõ công cụ đánh giá rủi ro dựa vào mà
trận 5 mức và 2 thành tố. Bên cạnh đó chúng em đã áp dụng các kiến thức đã học vào thực
tiễn để nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro trong công tác thi công và xây dựng nhà cao
tầng. Bài báo cáo hầu như đã nhận điện hơn 80% các mối nguy và đánh giá các mối nguy
có thể xảy ra trong công tác thi công và xây dựng nhà cao tầng. Kết hợp với việc đnáh giá
rủi ro, chúng em còn đề xuất các biện pháp để nhằm hạn chế tối đa mức độ nguy hại của các
rủi ro dựa theo quy tắc 4T: Terminate (Chấm dứt rủi ro), Treat (Xử lý rủi ro), Transfer
(Chuyển giao rủi ro), Tolerate (Chấp nhâṇ rủi ro).
Hy vọng qua việc nhận định được các rủi ro và thông qua bảng đề xuất góp phần giúp cho
việc nhìn nhận từng mối nguy hại một cách dễ dàng hơn. Bảng đề xuất này cũng giúp cho
công tác quản lý được nhanh chống, ổn định, chặt chẽ, chính xác và dễ dàng hơn để góp
phần cải thiện môi trường lao động, điều kiện lao động của người lao động ngày càng tốt
hơn, mang lại môi trường làm việc an toàn và giúp cho hiệu quả của công việc ngày càng
cao tạ công trình xây dựng nhà cao tầng.
58

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tiếng Anh
[1] John Ridley and Dick Pearce, [2006], Safety with Machinery - 2nd Edition, Elsevier.
[2] National Electrical Contractors Association, [2008], Lockout/Tagout Guide, NECA.
2. Tiếng Việt
[4] Bộ Khoa học và Công nghệ, [2009] TCVN 3890:2009 Phương tiện PCCC cho nhà và
công trình- trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng, Hà Nội.
[5] Bộ Công An, [2014] Thông tư Quy định về quản lý, bảo dưỡng, bảo quản phương tiện
phòng cháy và chữa cháy, Hà Nội.
[6] Bộ Y Tế, [2002] Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên
tắc và 07 thông số vệ sinh lao động, Hà Nội.
[7] Nguyễn Bá Dũng, Những giải pháp trong kỹ thuật an toàn xây dựng, Nhà xuất bản Xây
dựng, Hà Nội 2002.
[8] Nguyễn Văn Mỹ - Nguyễn Hoàng Vĩnh, An toàn lao động trong xây dựng, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội 2012.
[9] Mai Thị Thu Thảo, Slide bài giảng môn Quản lý rủi ro, Trường Đại học tôn Đức Thắng,
Thành phố Hồ Chí Minh 2020.
3. Trang web
[10] Công cụ đánh giá rủi ro an toàn lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng - Viện
KH An toàn và Vệ sinh lao động.
Link: http://vnniosh.vn/Details/id/14354/Cong-cu-danh-gia-rui-ro-an-toan-lao-dong-trong-
thi-cong-xay-dung-nha-cao-tang

You might also like