You are on page 1of 62

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA

TRẦN VIỆT DŨNG


KHÓA : 2015 - 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ CHẾ TẠO


MÁY QUẤN DÂY ĐỒNG

NĂM 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA

TRẦN VIỆT DŨNG


KHÓA : 2015 - 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH : CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY

MÃ SỐ : 75.102.01

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ CHẾ TẠO


MÁY QUẤN DÂY ĐỒNG

Cán bộ hướng dẫn : TS. Lê Công Danh

NĂM 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TĐN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KTCS Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHÊ DUYỆT

Ngày tháng năm 2020

CHỦ NHIỆM KHOA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ThS Nguyễn Thanh Toàn

Họ và tên: Trần Việt Dũng Lớp: 15DDS0504108 Khóa: 2015 - 2019

Ngành: Công nghệ Kỹ thuật cơ khí Mã ngành: 75.102.01

1. Tên đồ án:
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY QUẤN DÂY ĐỒNG

2. Nội dung bản thuyết minh:


Nghiên cứu tổng quan về trình tự hoạt động của máy quấn dây đồng cho
biến áp vòng xuyến bán tự động.
Thiết kế hệ thống truyền động cấp dây và quấn dây của máy quấn dây đồng
cho biến áp vòng xuyến bán tự động.
Xây dựng thuật toán và lựa chọn các thành phần trong hệ thống điều khiển
của máy quấn dây đồng cho biến áp vòng xuyến bán tự động.
Chế tạo, lắp ráp thử nghiệm hệ thống truyền động cấp dây, quấn dây cùng hệ
thống điều khiển thành một khối thống nhất.
3. Số lượng, nội dung các bản vẽ:
- Bản vẽ A0: 2 bản vẽ gồm bản vẽ lắp ráp và bản vẽ nguyên công.
- Bản vẽ A4: 6 bản vẽ gồm các bản vẽ chi tiết.
4. Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Công Danh; Bộ môn: Nhiệt điện; Khoa: KTCS
Ngày giao:……/……/2020 Ngày hoàn thành: …../…./2020

TP. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2020

Chủ nhiệm bộ môn Cán bộ hướng dẫn

ThS. Huỳnh Đức Thuận TS. Lê Công Danh

Sinh viên thực hiện

Đã hoàn thành và nộp khóa luận tốt nghiệp ngày ….. tháng ….. năm 2020

Trần Việt Dũng


~i~

LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình từ phía các thầy và bạn bè.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Công Danh, giảng viên Bộ
môn Nhiệt Điện, khoa KTCS đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện khóa luận cũng như tạo điều kiện cho em được vận hành và
thao tác các thiết bị trong xưởng cơ khí nhà trường gia công các chi tiết của khóa
luận.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn Nhân đã hướng dẫn
tận tình về phần tính toán của máy và thầy Phạm Tuấn Nghĩa đã hướng dẫn về bản
vẽ.

Đến nay, khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo các nội
dung yêu cầu. Song, trong quá trình thực hiện khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót do kinh nghiệm còn hạn hẹp nên rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của các thầy trong khoa để khóa luận ngày càng được hoàn thiện hơn.
~ii~

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................. v

DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................ viii

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MÁY QUẤN DÂY ĐỒNG...... 1

1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................. 1

1.2 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu............................................................ 2

1.2.1 Các đặc trưng cơ bản của máy quấn dây ................................................ 2

1.2.2 Phân loại các máy quấn dây đồng hiện có trên thị trường ....................... 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 6

1.4 Nhiệm vụ của đề tài và phạm vi nghiên cứu ................................................ 7

1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7


CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CỦA MÁY QUẤN DÂY
ĐỒNG CHO MÁY BIẾN ÁP VÒNG XUYẾN ................................................. 7

2.1 Các đặc trưng cơ bản của biến áp vòng xuyến ............................................. 7

2.2 Quy trình thiết kế một biến áp vòng xuyến .................................................. 8

2.2.1 Tổng quan về quá trình thiết kế máy biến áp vòng xuyến ....................... 8

2.2.2 Tính toán các thông số hình học cho máy biến áp vòng xuyến................ 9
2.3 Các phương án thiết kế hệ thống máy quấn dây đồng................................. 12

2.3.1 Phương án 1....................................................................................... 12

2.3.2 Phương án 2 ....................................................................................... 13

2.3.3 Phương án 3 ....................................................................................... 14

2.3.4 Lựa chọn phương án thiết kế............................................................... 15


~iii~

CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG CỦA


MÁY QUẤN DÂY ĐỒNG CHO MÁY BIẾN ÁP VÒNG XUYẾN ................ 17
3.1 Xây dựng mô hình 3D của máy ................................................................ 17

3.1.1 Mô hình cơ cấu truyền động chính của máy......................................... 17

3.1.2 Mô hình cơ cấu chứa dây.................................................................... 18

3.1.3 Mô hình hãm chuyển động của vòng chứa dây..................................... 19

3.1.4 Mô hình cơ cấu truyền động phụ của máy ........................................... 20

3.2 Trình tự tính toán hệ thống cấp dây........................................................... 21

3.2.1 Xác định vận tốc quấn dây .................................................................. 21

3.2.2 Tính mật độ dây đồng........................................................................ 22


3.2.3 Tính và lựa chọn thông số các động cơ................................................ 22

3.2.4 Tính puly truyền động (thêm số) ......................................................... 23

3.2.5 Tính chiều dài dây đai ........................................................................ 23

3.2.6 Tính lực giữ lò xo............................................................................... 24

3.3 Thiết kế hệ thống điều khiển cho máy quấn dây ........................................ 26

3.3.1 Khối vi điều khiển.............................................................................. 26

3.3.2 Khối nguồn ........................................................................................ 27


3.3.3 Khối LCD hiển thị.............................................................................. 28

3.3.4 Khối điều khiển động cơ bước ............................................................ 28

3.3.5 Sơ đồ giải thuật .................................................................................. 30

CHƯƠNG 4 : CHẾ TẠO MÁY QUẤN DÂY ĐỒNG ..................................... 33

4.1 Bố trí lịch trình các công đoạn .................................................................. 33

4.2 Chuẩn bị vật tư ........................................................................................ 33

4.3 Quy trình công nghệ chế tạo cơ cấu con lăn .............................................. 38
~iv~

4.3.1 Phân tích kết cấu ................................................................................ 39

4.3.2 Phân tích vật liệu................................................................................ 39

4.3.3 Phân tích tính công nghệ..................................................................... 40

4.3.4 Chọn phôi và phương án công nghệ .................................................... 40

4.3.5 Lập quy trình và thiết kế nguyên công chế tạo con lăn ......................... 40

4.4 Đánh giá .................................................................................................. 44


CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM, KẾT LUẬN HỆ THỐNG CẤP
VÀ QUẤN DÂY.............................................................................................. 44

5.1 Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 44

5.2 Kết luận về hệ thống cấp và quấn dây ....................................................... 45


PHỤ LỤC. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN................................................ 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 50


~v~

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1 Một số loại máy quấn dây hiện có trên thị trường .................................. 4
Hình 1.2 Cấu trúc hình học của một số lõi thép máy biến áp ................................ 4
Hình 1.3 Một số loại máy biến áp vòng xuyến thông dụng................................... 5
Hình 1.4 Hình ảnh một số máy quấn dây biến áp thủ công................................... 5
Hình 1.5 Hình ảnh một số máy quấn dây biến áp bán tự động .............................. 6
Hình 1.6 Hình ảnh một số máy quấn dây biến áp tự động .................................... 6
Hình 2.1 Kết cấu hình học của máy biến áp hình xuyến ....................................... 8
Hình 2.2 Tổng quan về thiết kế máy biến áp vòng xuyến ..................................... 9
Hình 2.3 Xác định các giá trị cực đại của vòng xuyến sau quấn dây nhờ phần mềm
........................................................................................................................ 12
Hình 2.4 Phương án 1 của máy quấn dây đồng.................................................. 13
Hình 2.5 Cơ cấu dùng lò xo tạo lực căng dây cho vòng chứa dây đồng............... 13
Hình 2.6 Phương án 2 của máy quấn dây đồng.................................................. 14
Hình 2.7 Phương án 3 của máy quấn dây đồng.................................................. 15
Hình 3.1 Mô hình tổng thể của máy .................................................................. 17
Hình 3.2 Mô hình vòng tròn truyền chuyển động chính ..................................... 18
Hình 3.3 Khóa gài trên vòng tròn truyền chuyển động chính .............................. 18
Hình 3.4 Mô hình vòng tròn chứa dây đồng ...................................................... 19
Hình 3.5 Cơ cấu hãm chuyển động của vòng chứa dây ...................................... 20
Hình 3.6 Cơ cấu truyền động phụ của máy........................................................ 21
Hình 3.7 Sự phân bố dây đồng trong vòng chứa dây .......................................... 22
Hình 3.8 Giản đồ bố trí lực trên vòng chuyển động chính của máy..................... 25
Hình 3.9 Arduino Nano (Atmega328p) ............................................................. 27
Hình 3.10 Nguồn điện sử dụng cho hệ thống điều khiển .................................... 28
Hình 3.11 Màn hình LCD 20x4 ........................................................................ 28
Hình 3.12 Các linh kiện sử dụng cho khối điều khiển động cơ bước................... 29
Hình 3.13 Cảm biến tiệm cận kim loại và cách kết nối với vi điều khiển ............ 30
~vi~

Hình 3.14 Sơ đồ khối nguyên lý các phần tử điện – điện tử của máy .................. 31
Hình 3.15 Tủ điện máy..................................................................................... 31
Hình 3.16 Sơ đồ giải thuật máy quấn dây biến áp vòng xuyến............................ 32
Hình 4.1 Cụm vòng chuyển động chính và khóa gài sau khi chế tạo, lắp ráp ....... 36
Hình 4.2 Cụm vòng chuyển động nạp, rải dây và khóa gài sau khi chế tạo, lắp ráp
........................................................................................................................ 36
Hình 4.3 Thân máy và đế sau khi chế tạo, lắp ráp .............................................. 37
Hình 4.4 Con lăn, bạc đỡ cho các cụm vòng chuyển động sau khi chế tạo, lắp ráp
........................................................................................................................ 37
Hình 4.5 Cơ cấu hãm chuyển động vòng cấp và rải dây sau khi chế tạo, lắp ráp .. 38
Hình 4.6 Cơ cấu chuyển động phụ của máy sau khi chế tạo, lắp ráp ................... 38
Hình 4.7 Yêu cầu kỹ thuật của chi tiết con lăn ................................................... 40
Hình 4.8 Ký hiệu các bề mặt gia công ............................................................... 41
Hình 5.1 Máy quấn dây biến áp vòng xuyến hoàn chỉnh .................................... 44
Hình 5.2 Một số cuộn biến áp sau khi quấn thử nghiệm ..................................... 45
Hình P1. 1 Giao diện chính của chương trình điều khiển máy quấn dây đồng. .... 46
Hình P1. 2 Khai báo các thông số của hệ thống điều khiển ................................ 47
~vii~

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1 Thông số điện và hình học của máy biến áp đang thiết kế.................... 10
Bảng 2.2 Ưu điểm và nhược điểm của các phương án ........................................ 15
Bảng 2.3 Thông số thiết kế sơ bộ của máy quấn dây biến áp vòng xuyến............ 16
Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật của Arduino Nano v3.0 ATmega328P ................... 27
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật NEMA 17 ............................................................. 29
Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật cảm biến tiệm cận kim loại LJ12A3-4-Z/BX.......... 30
Bảng 4.1 Các nhóm chi tiết chính của máy quấn dây và phương pháp gia công.. 34
Bảng 4.2 Thành phần của thép C45 ................................................................... 39
Bảng 4.3 Bảng nguyên công, chế độ cắt ............................................................ 43
~viii~

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, sự bùng nổ về CNTT đã kéo theo sự phát
triển của nhiều ngành, nghề trong xã hội Việt Nam. Trong đó sự phát triển của
ngành gia công cơ khí chính xác và thiết kế hệ thống điện – điện tử, tự động hóa –
điều khiển đã có sự tương trợ lẫn nhau nhằm giúp cho các hệ thống máy móc ngày
càng thông minh hơn, đáp ứng nhu cầu chế tạo, sản xuất của nhiều lĩnh vực, phục
vụ cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở đất nước ta. Tuy nhiên, một
thực tế còn tồn tại đó chính là ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn chưa
đủ mạnh để đáp ứng các nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo
trong nước. Điều này đặc biệt đúng với việc sản xuất các linh kiện điện tử. Những
linh kiện tưởng chừng rất đơn giản như: tụ điện, điện trở, cuộn dây, máy biến áp
…. đến các linh kiện tích hợp phức tạp như vi xử lý, vi điều khiển, IC chuyên
dụng…. chúng ta phải nhập khẩu từ nước ngoài mặc dù chúng ta có đầy đủ các cơ
sở lý thuyết để sản xuất ra các linh kiện này.
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy quấn dây đồng trong nội dung của
nghiên cứu này được đặt ra trước tiên nhằm xây dựng hoàn thiện một khảo sát về
nhu cầu sử dụng cũng như sự tồn tại của các máy quấn dây phục vụ cho việc chế
tạo biến áp vòng xuyến ở nước ta. Dựa trên cơ sở của quy trình chế tạo một máy
biến áp sẽ đưa ra phương án để thiết kế và chế tạo ra một máy quấn dây đồng bán
tự động phục vụ cho việc sản xuất các máy biến áp vòng xuyến ở các phòng
nghiên cứu, cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ.
1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MÁY QUẤN DÂY ĐỒNG

1.1 Đặt vấn đề


Hiện tượng cảm ứng điện – từ được sử dụng rộng rãi trong đời sống thông
qua các ứng dụng cho các loại máy điện như máy biến áp, động cơ điện, máy p hát
điện… Sự quan hệ qua lại giữa dòng điện chạy trong dây dẫn hoặc cuộn dây bằng
đồng đặt trên các lá thép kỹ thuật điện hoặc các lõi ferit tạo ra từ trường làm truyền
dẫn từ thông và sinh ra một suất điện động cảm ứng bên trong cuộn dây. Mật độ và
sự phân bố đều của từ trường là một yếu tố quan trọng giúp cho các máy điện hoạt
động hiệu quả, đúng với yêu cầu đặt ra của người kỹ sư thiết kế. Trong các loại
máy biến áp được sử dụng trên thị trường thì máy biến áp kiểu vòng xuyến được
đánh giá là có nhiều ứng dụng và được sử dụng tốt nhất trong các ứng dụng liên
quan đến xử lý tín hiệu như: tần số âm thanh, trong lĩnh vực vô tuyến điện, trong
các mạch điện nhạy cảmvới yêu cầu nhiễu thấp do nó có cấu trúc nhỏ và giảm độ
nhiễu dưới dạng của các cuộn dây (Inductors). Máy biến áp kiểu vòng xuyến có
nhiều ưu điểm khi so sánh với một số thiết bị truyền thống như: kết cấu hình học
của máy với các cuộn dây chồng lên nhau sẽ giúp giảm kích thước của thiết bị so
với tách biệt các cuộn dây, từ thông thường được giới hạn ở lõi hình xuyến, nên
máy biến áp xuyến có thể tự che chắn khỏi nhiễu điện từ (EMI - Electromagnetic
interference), số vòng dây trên cuộn dây ít hơn, nên biến áp xuyến có tính tự cảm
cao hơn máy biến áp truyền thống có kích thước tương tự. Ngoài ra chúng ta có thể
nhận ra loại máy biến áp này trong các máy ổn áp nhằm đảm bảo duy trì sự ổn định
điện áp cung cấp cho các hoạt động dân sự, sản xuất công nghiệp… Tuy nhiên,
biến áp xuyến cũng có những nhược điểm riêng của nó. Vì các cuộn dây phải đi
qua lỗ trung tâm và tiết diện của chúng có sự khác biệt nên việc quấn dây thủ công
đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian dẫn đến giá thành cũng cao hơn so với các loại
máy biến áp thông thường. Việc nghiên cứu thiết kế chế tạo một máy công cụ hỗ
trợ người nghiên cứu, các kỹ sư chế tạo có thể tạo ra các máy biến áp vòng xuyến
nhanh hơn là tiền đề đặt ra khi em thực hiện đề tài nghiên cứu này. Ngoài ra việc
thiết kế chính là tiền đề cơ sở để kết hợp bài toán điều khiển vào với hệ thống cơ
khí nhằm tối ưu hóa sự hoạt động của máy, giúp làm chủ công nghệ chế tạo máy
quấn dây đồng cho máy biến áp vòng xuyến mà hiện nay Việt Nam p hải nhập từ
nước ngoài với giá thành cao hoặc các máy hiện có chỉ mới dừng lại ở mức độ sơ
khai, thuần túy về cơ khí.
Nội dung của đề tài được chia làm 5 chương. Trong chương 1 trình bày tổng
quan về đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài để từ đó làm rõ mục tiêu, nhiệm
2

vụ, phạm vi cũng như phương pháp nghiên cứu của đề tài. Chương 2 và 3 chính là
nội dung trọng tâm của đề tài với việc đưa ra phân tích từ yêu cầu thiết kế thực tế
một máy biến áp xuyến với các thông số kỹ thuật cho trước để từ đó đưa ra cơ sở
thiết kế hệ thống truyền động và mạch điều khiển của hệ thống. Chương 4 sẽ cung
cấp quy trình gia công, lắp ráp, thử nghiệm hệ thống với các loại vòng biến áp
khác nhau. Nội dung kết luận và hướng phát triển được tổng hợp trong chương 5
của đề tài này.
1.2 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
1.2.1 Các đặc trưng cơ bản của máy quấn dây
Máy quấn dây có nhiều chủng loại khác nhau, nếu phân loại theo chức năng
ta có các loại máy điển hình sau: máy quấn dây cáp điện, máy quấn dây hàn (như
dây chuyền H8A-VD, W49-VD ở nhà máy que hàn Việt Đức), máy quấn dây máy
điện quay, máy quấn dây biến áp (Hình 1.1). Trong đó, máy quấn dây biến áp là
máy công cụ được sử dụng để quấn các loại dây điện đồng thành cuộn với chiều
dài quấn, số vòng quấn điều chỉnh tùy theo yêu cầu. Hiện nay, trên thế giới đã có
rất nhiều nước đã nghiên cứu và chế tạo máy quấn dây máy biến áp từ bán tự động
đến tự động như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Đức... Tuy nhiên giá thành của
các máy này là rất cao. Ví dụ: Máy do Đài Loan sản xuất có giá 13.500USD, máy
do CHLB Đức sản xuất có giá 30.000USD.... Trong nước hiện nay cũng đã có một
số đơn vị nghiên cứu chế tạo máy quấn dây máy biến áp có thể kể đến như Trung
tâm nghiên cứu và phát triển thị trường khoa học công nghệ (viện IMI), Viện cơ
khí, công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thiết Bảo (Gò Vấp – TP Hồ Chí
Minh)….
Qua tìm hiểu về các loại máy quấn dây máy biến áp thì các loại máy quấn
dây máy biến áp thường có chung về nguyên lí hoạt động cũng như cấu tạo cơ bản.
Một máy quấn dây có thể chia làm những phần chính sau: phần cơ khí, p hần điều
khiển tự động, phần động cơ [10].
- Phần cơ khí gồm: Cơ cấu quấn dây, Cơ cấu rải dây, Cơ cấu nhả dây…
- Phần động cơ điện: Động cơ quấn dây, Động cơ rải dây.
- Phần điều khiển: Các nút nhấn, màn hình hiển thị, bộ xử lý trung tâm
điều khiển: gồm có card vi điều khiển có cài đặt chương trình điều khiển
và giao diện giao sát, đo lường trên máy tính hoặc màn hình hiển thị, hệ
thống này có chức năng cài đặt các thông số và giám sát quá trình ho ạt
động của máy quấn dây.
3

Ngoài ra ở những máy tự động còn có thêm các chức năng tự động cấp bọc
giấy cách ly cho máy biến áp. Để quấn dây đều, đẹp, không bị đứt ta phải phối hợp
việc điều khiển tốc độ động cơ rải dây và động cơ quấn dây. Nếu tốc độ động cơ
quấn chạy với tốc độ nhanh thì động cơ rải dây cũng phải nhanh. Việc rải dây này
diển ra liên tục trong một vòng quấn dây. Còn để dây quấn không bị đứt nhưng vẩn
đảm bảo độ căng cần thiết thì ta phải có cơ cấu tạo độ căng dây. Như vậy các động
cơ này phải có sự ràng buộc lẩn nhau, dưới sự giám sát của bộ điều khiển trung
tâm thông qua vi xử lý.
Các đặc điểm cơ bản cần có của một máy quấn dây đồng là [1]:
- Máy quấn dây điện áp dụng cho tất cả các loại dây điện hoặc dây đồng có
kích thước khác nhau.
- Điều chỉnh các thông số như tốc độ, số vòng quấn, chiều dài quấn... dễ
dàng.
- Máy quấn dây điện tự động, nhanh, đều, đẹp và chính xác.
- Có chức năng lưu giữ nhiều chương trình đã được cài đặt.
- Có máy quấn được nhiều cuộn cùng lúc mang lại năng suất cao.
- Máy quấn dây điện tự động rất dễ sử dụng, chất lượng cao và độ bền lâu.
1.2.2 Phân loại các máy quấn dây đồng hiện có trên thị trường
Máy quấn dây đồng chủ yếu dùng để chế tạo ra các loại máy biến áp với
nhiều vòng dây được sắp xếp đều trên lõi sắt từ hoặc các tấm thép kỹ thuật điện
được ghép nối với nhau theo cấu trúc hình chữ nhật lõi UI, cấu trúc lõi EI hoặc lõi
hình trụ tròn nhằm mục đích thay đổi điện áp đầu ra của máy dựa trên mối quan hệ
số vòng dây của cuộn dây sơ cấp với số vòng dây của các vòng dây trên cu ộn thứ
cấp. Trong các loại lõi của máy biến áp vừa liệt kê ở trên thì biến áp hình xuyến có
những tính năng đặc biệt như: Mạch từ được chế tạo bằng quấn tròn giải lá tôn liên
tục hoặc đúc liền khối bằng ferit. Do mạch từ kín không mối ghép nên không p hát
sinh từ thông tản, tiếng ù, nhiễu điện từ đến các linh kiện điện tử bố trí gần [5]
trong mạch điện. Biến áp hình xuyến có hiệu suất sử dụng cao hơn biến áp trụ lõi
chữ E-I từ 10% đến 15% (Hình 1.2). Biến áp hình xuyến được ứng dụng trong
nhiều thiết bị máy móc công nghiệp và dân dụng như: Biến áp tự động ổn áp , biến
áp tự ngẫu, biến áp công tắc đo dòng, biến áp nguồn... Các loại máy biến áp vòng
xuyến nêu trên chỉ khác nhau về kích thước lõi, công suất, điện áp vào và ra, còn
cấu trúc hình học của chúng thì giống nhau (Hình 1.3).
Có nhiều cách để đưa vòng dây đồng vào bên trong lõi của các máy biến áp .
Một cách cơ bản nhất ta có thể phân loại các máy quấn dây đồng cho máy biến áp
thành các loại sau: 1. Máy quấn dây biến áp thủ công (Hình 1.4); 2. Máy quấn dây
biến áp bán tự động (Hình 1.5); 3. Máy quấn dây biến áp tự động (Hình 1.6).
4

a)
b)

c) d)
Hình 1.1 Một số loại máy quấn dây hiện có trên thị trường

a) máy quấn cuộn dây chữ nhật DMB 1005; b) máy quấn cuộn dây tròn AM3175;
c) máy quấn dây cáp điện của hãng ABM; d) Máy quấn dây biến áp RX13-5020

Hình 1.2 Cấu trúc hình học của một số lõi thép máy biến áp
5

a) b)

c) d)

Hình 1.3 Một số loại máy biến áp vòng xuyến thông dụng
a) Biến áp tự động ổn áp; b) biến áp tự ngẫu;
c) biến áp công tắc đo dòng d) biến áp nguồn

Hình 1.4 Hình ảnh một số máy quấn dây biến áp thủ công
6

Hình 1.5 Hình ảnh một số máy quấn dây biến áp bán tự động

Hình 1.6 Hình ảnh một số máy quấn dây biến áp tự động
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nguyên cứu, tính toán và thiết kế ra một máy quấn dây đồng cho máy biến
áp vòng xuyến là việc làm rất cần thiết đối với đội ngũ cán bộ kĩ thuật chuyên
ngành chế tạo máy vì đây là cơ sở thực tiễn bổ sung các hạn chế về lĩnh vực điện –
điện tử và điều khiển tự động. Ngoài ra máy khi được chế tạo thành công s ẽ giúp
các cơ sở nghiên cứu trong nước, các cơ sở sản xuất với quy mô vừa và nhỏ có thể
đưa vào triển khai thử nghiệm, sản xuất nhanh các mẫu máy biến áp với giá thành
rẻ hơn rất nhiều so với việc sử dụng các thiết bị ngoại nhập nhưng vẫn đáp ứng
được nhu cầu sản xuất.
Ngoài ra, việc xây dựng nền tảng về phần cứng cơ khí sẽ hỗ trợ việc phát
triển hệ thống điều khiển bằng cách tích hợp một số cảm biến khác vào nhằm kiểm
soát quá trình hoạt động của máy một cách tối ưu hơn. Điều đó cũng khẳng định
7

được trình độ kĩ thuật công nghệ của sinh viên chuyên ngành công ngh ệ kỹ thuật
cơ khí hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu linh hoạt trong thực tế sản xuất.
1.4 Nhiệm vụ của đề tài và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, thiết kế chế tạo máy quấn dây đồng cho máy biến áp vòng
xuyến cần phải đạt được những mục tiêu sau:
- Nghiên cứu tổng quan về trình tự hoạt động của máy quấn dây đồng cho
biến áp vòng xuyến bán tự động.
- Nghiên cứu, thiết kế hệ thống truyền động cấp dây và quấn dây của máy
quấn dây đồng cho biến áp vòng xuyến bán tự động.
- Xây dựng thuật toán và lựa chọn các thành phần trong hệ thống điều khiển
của máy quấn dây đồng cho biến áp vòng xuyến bán tự động.
- Chế tạo, lắp ráp thử nghiệm hệ thống truyền động cấp dây, quấn dây cùng
hệ thống điều khiển thành một khối thống nhất.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào thực tiễn phân tích các máy quấn dây biến áp vòng xuyến tự động
hiện có trên thị trường trong nước và nước ngoài để làm nền tảng cho việc nghiên
cứu lập luận, đưa ra hướng giải quyết đề tài.
Nguyên cứu các nguyên lý cơ học áp dụng vào việc phân tích, tính toán khi
thiết kế và điều khiển hệ thống. Tham khảo các tài liệu có liên quan đến việc tính
toán, thiết kế hệ thống truyền động cho hệ thống. Cụ thể ở đây là hệ thống truyền
động bánh ma sát và truyền đai răng.
Nguyên cứu phần mềm mô phỏng việc tháo lắp, xây dựng quy trình sử dụng.

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CỦA MÁY QUẤN DÂY ĐỒNG
CHO MÁY BIẾN ÁP VÒNG XUYẾN

2.1 Các đặc trưng cơ bản của biến áp vòng xuyến


Về mặt hình học, biến áp hình xuyến là một lõi ferrit hình trụ (Hình 2.1)
gồm có các kích thước sau: OD – kích thước ngoài biến áp [mm];
ID – Kích thước trong [mm]; và chiều cao H [mm].
8

Hình 2.1 Kết cấu hình học của máy biến áp hình xuyến
Về đặc điểm điện – từ thì máy biến áp hình xuyến là một máy điện, vì thế
giá trị về công suất P W  , điện áp đầu vào U IN V  , điện áp đầu ra U OUT V  , là các
giá trị cần được quan tâm đầu tiên cho quá trình thiết kế máy biến áp. Do nội dung
của đồ án chỉ tập trung vào thiết kế hệ thống quấn dây cho máy biến áp vòng
xuyến, nên các thông số khác của máy trong các chế độ như: không tải, ngắn mạch
hiệu suất cũng như tính chất của lõi thép sẽ không được đề cập đến trong nội dung
của đồ án này.

2.2 Quy trình thiết kế một biến áp vòng xuyến


2.2.1 Tổng quan về quá trình thiết kế máy biến áp vòng xuyến
Máy biến áp là thiết bị điện vì thế quá trình thiết kế của máy bắt đầu từ công
suất định mức mà máy làm việc, các giá trị điện áp vào và ra. Trên cơ s ở của các
thông số trên sẽ giúp xác định các thông số hình học của máy, số vòng dây cũng
như tiết diện của dây quấn trên các cuộn sơ cấp, thứ cấp. Sau khi có được các
thông số hình học sẽ là quá trình quấn dây vào vòng xuyến do máy quấn dây đảm
nhiệm. Các giai đoạn về quá trình thiết kế máy biến áp vòng xuyến được trình bày
trên hình 2.2.
9

XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG


SỐ ĐỊÊNCỦA BIẾN ÁP
P W  U IN V  U OUT V 

XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG


SỐ HÌNH HỌC CỦA BIẾN ÁP

- CÁCH ĐỊÊN LÕI FERRIT


- QUẤN DÂY SƠ CẤP
- QUẤN DÂY THỨ CẤP

Hình 2.2 Tổng quan về thiết kế máy biến áp vòng xuyến


2.2.2 Tính toán các thông số hình học cho máy biến áp vòng xuyến
a. Xác định tổng thể công suất lõi máy biến áp
Tổng thể công suất lõi của máy biến áp P W  là giá trị ban đầu cho trước khi
thiết kế bất kỳ một máy biến áp nào. Công thức lõi của máy biến áp vòng xuyến
được xác định theo công thức (1) [6].
Pcore = 10−2  S2 (1)

Trong đó: S  – Tổng thể diện tích lõi cuộn dây máy biến áp, mm 2

b. Tính tổng thể diện tích lõi cuộn dây máy biến áp
Tổng thể diện tích lõi S [mm2 ] của máy biến áp vòng xuyến được xác định
theo công thức (2) [6]
S = (OD − ID)  Ht (2)

Trong đó: OD – kích thước ngoài lõi biến áp vòng xuyến, mm


ID – kích thước trong lõi biến áp vòng xuyến, mm
Ht – chiều cao lõi biến áp vòng xuyến
10

Đối với mỗi loại máy quấn dây của máy biến áp vòng xuyến thì tùy thuộc
vào thiết kế cơ khí của máy mà các giá trị P W  , OD, ID và Ht sẽ nằm trong một
giới hạn được xác định. Mục tiêu đặt ra của loại máy quấn dây đang thiết kế nhằm
phục vụ để chế tạo ra các biến áp vòng xuyến có giá trị công suất định mức
P = 2000W . Đây là các máy biến áp cỡ trung bình và thường được sử dụng trong
các máy ổn áp cỡ nhỏ, các ampli…Từ giá trị ban đầu của công suất và công thức
(1), (2) ta có thể xác định tổng quát về kích thước hình học của lõi biến áp vòng
xuyến như trong bảng 2.1. Các giá trị trong bảng 2.1 chính là căn cứ để thiết kế lên
khung cơ khí của máy quấn dây trong phần 3 của đồ án này.
Bảng 2.1 Thông số điện và hình học của máy biến áp đang thiết kế
Stt Thông số Giá trị
1 Công suất P W  300
2 Điện áp đầu vào U IN V  (AC) 220
3 Điện áp đầu ra U OUT V  (AC) 12 – 0 – 12
OD – kích thước ngoài lớn
4 90
nhất của biến áp [mm]
ID – Kích thước trong nhỏ
5 50
nhất của biến áp [mm]
6 H – chiều cao, [mm] 12 - 18

c. Xác định cường độ dòng điện và xác định tiết diện dây quấn trên các
cuộn dây máy biến áp
Cường độ dòng điện I [ A] và tiết diện dây quấn d [mm] trên các cuộn dây
của máy biến áp được xác định lần lượt theo công thức (3) và (4).
Pcore
Ii = 3(3)
Ui
11

Trong đó: I i [ A] và U i [V] là cường độ dòng điện và điện áp của các cuộn dây
với: i = 1 - dùng cho cuộn sơ cấp; i = 2 - dùng cho cuộn thứ cấp;
Tiết diện dây quấn trên cuộn sơ cấp và thứ cấp được xác định bởi (4)
Ii
di = 0.7  (4)

Trong đó: I i [ A] là cường độ dòng điện của các cuộn dây được xác định bởi
(3) với i = 1 - dùng cho cuộn sơ cấp i = 2 - dùng cho cuộn thứ cấp;
d. Xác định số volt trên một vòng dây
Đây là thông số quan trọng có đơn vị là V turn đặc trưng cho giá trị điện áp

trên một vòng dây của máy biến áp và được xác định bởi (5)
20  K
U unit = (5)
S

Trong đó: K = 32...50 - là hệ số của máy biến áp và phụ thuộc vào tính chất
hình học của máy. Đối với biến áp có cấu trúc hình chữ nhật lõi UI hoặc lõi EI thì
K  40 , Đối với biến áp có cấu trúc lõi hình trụ tròn hoặc biến áp xuyến thì K  40 .

Thông thường biến áp xuyến được thiết kế với K = 42 [6, 7].


e. Xác định số vòng dây trên các cuộn dây máy biến áp
Số vòng dây trên các cuộn dây được xác định dựa trên công thức (6)
Ui
Ti = (6)
U unit

Trong đó: + U i [V] là và điện áp của các cuộn dây với: i = 1 - dùng cho
cuộn sơ cấp; i = 2 - dùng cho cuộn thứ cấp;
+ U unit - số volt trên một vòng dây (5)
Sau khi đã xác định để lựa chọn các loại dây quấn cũng như số vòng dây cho
các cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp ta có thể xác định được kích thước
thực tế của máy biến áp sau khi quấn dây. Ngoài ra, các thông số về kích thước của
máy sau khi đã quấn dây còn có thể được tính nhờ phần mềm [11] dựa trên các dữ
kiện đã được xác định qua các công thức từ (1) đến (6). Đây là kích thước cuối
12

cùng thu được của biến áp với các kích thước cực đại đã cho trong bảng 1 (Hình
2.3).

Hình 2.3 Xác định các giá trị cực đại của vòng xuyến sau quấn dây nhờ phần mềm
2.3 Các phương án thiết kế hệ thống máy quấn dây đồng
Qua quá trình tìm hiểu về các dòng máy quấn biến áp hiện đang được sử
dụng trên thị trường thì tạm thời phân loại ra được 3 phương án chế tạo máy quấn
dây sau.
2.3.1 Phương án 1
Đây là phương án mà máy có vòng chứa dây đồng nằm bên trong của vòng
quấn dây (Hình 2.4). Phương án này được sử dụng cho các máy quấn dây biến áp
có công suất nhỏ hoặc các cuộn dây cảm kháng với số lượng dây quấn ít và được
áp dụng cho các cơ sở sản xuất nhỏ hoặc các cá nhân có mục đích tự chế ra các
máy biến áp cho quá trình nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm có liên quan đến
biến áp vòng xuyến. Nguyên tắc hoạt động chính của phương án này d ựa trên sự
quay của động cơ DC 2 sẽ làm dây đai 3 quay, d ẫn đến vòng dẫn động chính 4
quay theo dựa trên sự ma sát của vòng với dây đai. Vòng dẫn động chính 4 mang
theo cuộn chứa dây đồng 5 quay quanh cuộn biến áp vòng xuyến 8 và lần lượt nhả
13

dây lên biến áp vòng xuyến [10]. Trên cuộn chứa dây đồng 5 có gắn một lò xo để
tạo lực căng cho dây (Hình 2.5).

Hình 2.4 Phương án 1 của máy quấn dây đồng

Hình 2.5 Cơ cấu dùng lò xo tạo lực căng dây cho vòng chứa dây đồng
2.3.2 Phương án 2
Vòng quấn và rải dây được dùng chung. Khi đó dây đồng được quấn thẳng
vào trong vòng dẫn động chính 3 và bị dây đai 2 đè lên. Động cơ DC 1 quay dẫn
theo các ròng rọc quay bởi dây đai 2, lúc này dây đồng quấn quanh cuộn biến áp 6
được căng dây bởi trục chống tâm 4. Động cơ bước 5 hoạt động làm 3 tr ục quay
quanh cuộn biến áp 6 (Hình 2.6).
14

Hình 2.6 Phương án 2 của máy quấn dây đồng


2.3.3 Phương án 3
Phương án 3 tách biệt quá trình dẫn động chính của máy, nạp dây và xả dây
để quấn các dây đồng vào lõi biến áp vòng xuyến. Máy quấn dây theo p hương án
này gồm hai vòng, một vòng truyền động, một vòng rải dây. Khi nạp dây thì bánh
răng liên kết với vòng nạp, khi quấn chỉ bánh răng quay vòng nạp được tháo khớp
liên kết nó tự quay theo bánh răng nhờ dây đồng được gài vào tấm đỡ dây và con
lăn. Động cơ DDC quay khiến các ròng rọc quay bởi dây đai, lúc này ta cấp dây
đồng vào vòng dây đồng. Sau đó bắt đầu quấn dây bằng việc nhập thông số tại
bảng điều khiển, động cơ DDC quay khiến vòng quấn dây quanh quanh vòng biến
áp, trên vòng quấn dây có cảm biến sẽ tự động đếm vòng để động cơ bước có cơ sở
quay dẫn theo con lăn quay vòng biến áp theo từng lớp dây đồng (Hình 2.7). Các
máy quấn dây đồng của Trung Quốc và Đức hiện đang hoạt động chủ yếu dựa trên
phương án này [11]. Dựa trên các phương án đã tổng hợp. Bảng 2.2 trình bày khái
quát các ưu điểm và nhược điểm đối với từng phương án.
15

a) b)
Hình 2.7 Phương án 3 của máy quấn dây đồng
a. của Trung Quốc, b. của Đức
Bảng 2.2 Ưu điểm và nhược điểm của các phương án
Ưu điểm Nhược điểm
Phương + Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ - Cuộn biến áp vòng xuyến phải đủ to
án 1 + Các thông số được nhập tự động để cuộn dây đồng có thế chui lọt
- Khoảng cách giữa các vòng quấn
không đồng đều
- Không thể canh chỉnh độ đồng tâm
của loại biến áp cần quấn
- Chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo độ
căng dây
Phương + Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ - Không có hệ thống ngắt tự động khi
án 2 + Có độ chính xác cao gặp sự cố đứt lỏi dây biến áp cần quấn
- Cần sử dụng thủ công để căng dây
giai đoạn đầu
- Ít có tính thẩm mỹ
Phương + Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ - Vẫn còn là bán tự động.
án 3 + Có giao diện và kết cấu thuận - Không có hệ thống ngắt tự động khi
tiện cho người dùng gặp sự cố.
- Cần sử dụng thủ công để căng dây
+ Tương đối dễ dàng trong quá
giai đoạn đầu
trình chế tạo
+ Dễ điều khiển, linh động
+ Dễ dàng tháo lắp và bảo dưỡng
2.3.4 Lựa chọn phương án thiết kế
Căn cứ vào ưu điểm, nhược điểm của ba phương án trên (Bảng 2.2), nhóm
thiết kế quyết định chọn phương án 3 vì các lý do sau đây : phương án 3 giúp quá
16

trình vận hành dễ dàng với việc tách riêng cơ cấu truyền động với vòng nạp và rải
dây, tránh hiện tượng đứt dây khi thao tác; trên máy có sử dụng thêm cơ cấu hãm
chuyển động của vòng nạp và rải dây nhằm đảm bảo độ căng dây khi quấn; có thể
quấn được nhiều loại dây với tiết diện khác nhau; số lượng cuộn dây quấn nhiều do
vòng nạp dây có tiết diện chứa được nhiều dây quấn. Thông số thiết kế sơ bộ của
máy được trình bày trong bảng 3.

Bảng 2.3 Thông số thiết kế sơ bộ của máy quấn dây biến áp vòng xuyến
Hệ thống dẫn động điều khiển + Dẫn động chính sử
dụng động cơ DC 150W
+ Động cơ bước sử dụng
để quay biến áp vòng
xuyến
Tiết diện dây,
[mm] 0.05 – 1.1

Đường kính ngoài lớn nhất, [mm]


8 – 75

Đường kính trong nhỏ nhất, [mm]


50

Max speed, 1500 rpm (depending on


[vòng/phút]
winding head)

Nguồn cấp AC 230 / 110 V ± 10%,


50 – 60hz
Kích thước tổng quát 350 x 250 x 180 mm
Khối lượng máy 15 kg
17

CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG CỦA


MÁY QUẤN DÂY ĐỒNG CHO MÁY BIẾN ÁP VÒNG XUYẾN

3.1 Xây dựng mô hình 3D của máy


Phần mềm Solid Works được sử dụng trong quá trình thiết kế mô hình 3D
của máy quấn dây biến áp vòng xuyến.
Mô hình tổng thể của máy
Về tổng quát, máy quấn dây biến áp vòng xuyến được chia ra làm 4 cụm chi
tiết chính: cơ cấu truyền động chính của máy; cơ cấu chứa dây; cơ cấu hãm chuyển
động của vòng chứa dây và cơ cấu truyền động phụ của máy. (Hình 3.1).

Hình 3.1 Mô hình tổng thể của máy


3.1.1 Mô hình cơ cấu truyền động chính của máy
Cơ cấu truyền động chính của máy (Hình 3.3) được đặt sát với thân máy và
được truyền động nhờ hệ thống dây đai và các bạc dẫn hướng (Hình 3.2). Trên
vòng chuyển động chính được bố trí khóa gài nhằm giúp người sử dụng đặt lõi của
biến áp vòng xuyến khi thao tác.
18

Hình 3.2 Mô hình vòng tròn truyền chuyển động chính

Hình 3.3 Khóa gài trên vòng tròn truyền chuyển động chính

3.1.2 Mô hình cơ cấu chứa dây


Cơ cấu chứa dây được kết nối với các bạc dẫn hướng trên thân máy (Hình
3.2) và được đặt liền kề với vòng tròn truyền chuyển động chính của máy. Khi máy
19

hoạt động ở chế độ nạp dây, cơ cấu hãm chuyển động của vòng chứa dây (Hình
3.5) được tách rời với vòng chứa dây. Vòng chứa dây khi đó liên kết với vòng tròn
truyền chuyển động chính qua ốc M5 (Hình 3.4b) và có vận tốc chuyển động cùng
vận tốc chuyển động của vòng tròn truyền chuyển động chính.

a)
b)
Hình 3.4 Mô hình vòng tròn chứa dây đồng
a. vòng tròn chứa dây và khóa gài; b. liên kết giữa vòng tròn chứa dây đồng và
vòng tròn truyền chuyển động chính
3.1.3 Mô hình hãm chuyển động của vòng chứa dây
Cơ cấu hãm chuyển động của vòng chứa dây (Hình 3.5a) có tác dụng giữ
vòng chứa dây không chuyển động khi máy hoạt động ở chế độ quấn dây và t ạo
lực căng dây khi quấn dây đồng vào lõi của biến áp vòng xuyến. Cơ cấu hãm
chuyển động của vòng chứa dây liên kết với vòng chứa dây và thân máy như trên
hình 3.5b, c.
20

a) b)

c)
Hình 3.5 Cơ cấu hãm chuyển động của vòng chứa dây
3.1.4 Mô hình cơ cấu truyền động phụ của máy
Cơ cấu truyền động phụ của máy gồm 3 cụm chi tiết nhỏ: cụm bạc đỡ cố
định (Hình 3.6b); cụm bạc đỡ di động gắn với động cơ bước (Hình 3.6a) và cụm
tạy quay nhằm điều chỉnh khoảng cách tương đối giữa các bạc đỡ cố định và di
động nhằm giúp người sử dụng có thể linh hoạt trong việc điều chỉnh các loại lõi
biến áp với các đường kính khác nhau.
21

a) b)
Hình 3.6 Cơ cấu truyền động phụ của máy
a. cụm bạc đỡ di động; b. cụm bạc đỡ cố định
3.2 Trình tự tính toán hệ thống cấp dây
Việc tính toán cơ cấu truyền động của máy bao gồm việc giải quyết các vấn
đề có liên quan để xác định kết cấu các phần tử quay của vòng chứa dây xuất p hát
từ năng suất yêu cầu Qyc [unit / h] . Giá trị năng suất này chính là số máy biến áp phải
tạo ra trong 1 giờ. Khi đó thời gian để quấn một máy biến áp (giả sử chỉ quấn một
cuộn dây sơ cấp hoặc thứ cấp bất kỳ) tính theo phút là :
60
Tu = [sec] (7)
Qyc

3.2.1 Xác định vận tốc quấn dây


Công thức (6) có thể xác định số vòng dây phải quấn Ti [turn] . Giá trị lớn
nhất đối với loại máy biến áp được đặt ra chế biến (Bảng 1) nằm trong khoảng từ
350 đến 400 vòng. Vận tốc quấn dây trong một phút được xác định theo công thức
60  Ti
N yc = (8)
Qyc
22

Vận tốc quấn dây chính là số vòng dây phải quấn được trên lõi biến áp vòng
xuyến trong một phút và cũng chính là vận tốc chuyển động của vòng tròn chuyển
động chính m1 [kg] cùng với vòng chứa dây m2 [kg] và tổng khối lượng của dây
đồng bên trong vòng chứa dây m3 [kg] . Khi đó tổng khối lượng của các vòng
chuyển động là :
M = m1 + m2 + m3 = 0,5 + 0,4 + 0,1 = 1 (kg) (9)
Vận tốc dài của vòng quấn dây được xác định theo công thức :
𝑁.𝜋.𝐷 1000.3,14.150 𝑚
𝑉= = = 7,85 ( ) (10)
6.104 6.104 𝑠
Trong đó: D – đường kính vòng chứa dây (mm)

3.2.2 Tính mật độ dây đồng


Mật độ dây đồng là số vòng dây đồng chứa được trên vòng chứa dây (Hình
3.7) và được xác định bởi công thức :
 yc = Qyc  Ti (11)

Hình 3.7 Sự phân bố dây đồng trong vòng chứa dây


3.2.3 Tính và lựa chọn thông số các động cơ
Dưới tác động của trọng trường, lực tác động lên cơ cấu chuyển động của
máy [2, 3, 4]
Ft = M.g = 0,5.9,8 = 4,9 (N) (12)
Trong đó
+ M - Tổng khối lượng vòng quay (kg)
+ g - Gia tốc trọng trường (m/s 2) = 9,8 m/s 2
23

Công suất của động cơ truyền động chính được xác định bởi :
𝐹𝑡 .𝑉 4,9.7,85
Pt = = = 0,03 [𝐾𝑊] (13)
1000 1000
Ngoài ra, trong máy sử dụng động cơ bước để làm quay lõi vòng xuy ến để
từ đó đưa dây đồng vào lõi. Động cơ bước được cho hoạt động ở chế độ full step .
Đối với động cơ NEMA 17 thì mỗi bước của động cơ là 1,8 độ. Khi đó, căn cứ vào
60  Ti
số vòng dây phải rải Ti [turn] , tốc độ rải dây N yc = và góc rải dây  degree ta
Qyc
có thể xác định thời gian tạo xung nhịp cho mạch điều khiển động cơ bước theo
biểu thức sau
6000 1.8  Ti  d puly
TON / OFF = (14)
2    OD  N yc
60  Ti
Các giá trị Ti [turn] , N yc = ,  degree , OD là các giá trị thay đổi được và
Qyc
được thiết lập trước bởi người thao tác khi tiến hành quấn dây. Giá trị dpuly là giá
trị mặc định của máy (15)
3.2.4 Tính puly truyền động (thêm số)
Ta có:
D.N 150.1000
dpuly = = = 25 (𝑚𝑚) (15)
n 6000
Trong đó
+ D – đường kính vòng ngoài (mm)
+ N – số vòng quay vòng tròn to (rpm)
+ n – số vòng quay của mô tơ (rpm)

3.2.5 Tính chiều dài dây đai


Mô đun m xác định theo công thức thực nghiệm:

3 𝑃1 .𝐶𝑟 3 0,3.1
𝑚 = 𝑘√ 𝑛1
= 35 √6000 = 1,289 (mm)

 Chọn m = 1,5
Suy ra bước răng đai : p = m.π = 1,5.3,14 = 4,71 (mm) => Chọn p = 4,7 (mm)
24

Trong đó
+ P1 – Công suất truyền (kW)
+ n1 – Số vòng quay bánh dẫn (vg/ph)
+ k = 35 : Đai gờ hình thang
+ Cr = 1 : Hệ số tải trọng động
Chiều rộng b đai răng xác định theo công thức :
1000. 𝑃1 . 𝐶𝑟 . 𝜓. 𝐶𝑐 1000.0,3.1.1.1
𝑏= = = 5,88 (𝑚𝑚)
𝑣. 𝑧0 . ℎ. [𝑝]𝑧 6000.17.1.0,5
Trong đó
Cr = 1 : Hệ số tải trọng động
Cc = 1 : Hệ số xét đến việc có sử dụng con lăn căng hoặc con lăng dẫn
hướng
[p]z = 0,5 : Áp lực cho phép MPa
z0 = 17 : Số răng ăn khớp trong bánh đai nhỏ
h = 1 : Chiều cao của đai
ψ = 1 : Hệ số phân bố tải trọng không đều giữa các răng
 Chọn số răng của đai : zp = 130
 Chọn chiều rộng đai : b = 6 (mm)
 Chọn chiều dài đai : Lp = π.m.zp = 3,14.1,5.130 = 612,3 => Chọn 610
(mm)
3.2.6 Tính lực giữ lò xo
Việc xác định lực giữ của lò xo nhằm đảm bảo vòng chuyển động chính của
máy lăn không trượt trên các con lăn [6, 7]. Quá trình phân tích chuy ển động của
vòng cho ta giản đồ phần bố lực như trên Hình 3.8. Bài toán đặt ra là phải xác định
được lực căng tối thiểu 𝐹𝑛 .
25

Hình 3.8 Giản đồ bố trí lực trên vòng chuyển động chính của máy
Điều kiện để vòng quay không trượt trên đai :
⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐹𝑛 = 2𝐹′ 𝑛

𝐹𝑛 = √𝐹′ 𝑛1 2 + 𝐹′ 𝑛2 2 + 2. 𝐹′ 𝑛1 . 𝐹′ 𝑛2 . 𝑐𝑜𝑠𝛼

= √9,12 + 9,12 + 2.9,1.9,1. 𝑐𝑜𝑠123

= 8,68 (𝑁)
Fms ≥ Ft
 f.F’ n ≥ Ft
𝐹𝑡
 F’ n ≥
𝑓
6,37
 F’ n ≥ = 9,1 (𝑁)
0,7
1000. 𝑃 1000.0,3
𝐹𝑡 = = = 6,37 (𝑁)
𝑣 47,1
Trong đó
+ P – Công suất ( kW )
+ v – Vận tốc vòng quay nhỏ ( m/s )
26

+ f – Hệ số ma sát tĩnh giữa thép và cao su = 0,7


Mà :
𝜋.𝑑.𝑛 3,14.150.6000
𝑣= = = 47,1 ( m/s )
6.104 6.104
𝑛1 𝐷 150
Tỉ số truyền : 𝑢 = =𝑑= =6
𝑛2 25

3.3 Thiết kế hệ thống điều khiển cho máy quấn dây


Hệ thống điều khiển của máy quấn dây đồng cho biến áp vòng xuyến về cơ
bản phải đáp ứng các yêu cầu như đã phân tích trong chương 1. Vì thế, về sơ bộ hệ
thống điều khiển của máy gồm có các khối chức năng sau: khối nguồn, khối vi
điều khiển, khối hiển thị, khối động lực và khối cảm biến. Các khối trên có quan hệ
mật thiết với nhau. Trong nội dung thiết kế hệ thống điều khiển trước tiên sẽ tập
trung vào việc giải thích chức năng của từng khối để từ đó đưa ra sơ đồ khối
nguyên lý, lưu đồ thuật toán của cả hệ thống.
3.3.1 Khối vi điều khiển
Hệ thống điều khiển sử dụng vi điều khiển để xử lý việc nhập các giá trị đầu
vào của lõi biến áp vòng xuyến như:
1. Đường kính vòng ngoài lõi biến áp: OD [mm]
2. Vận tốc rải dây: n [vong / phut ] ;
3. Số vòng phải rải: N [vong ] ;
4. Số độ phải rải:  [degree] ;
Dựa trên công thức (14) giúp xác định thời gian tạo xung nhịp để làm quay
động cơ bước, truyền chuyển động quay lõi biến áp vòng xuyến. Ngoài ra vi điều
khiển còn phải thực hiện chức năng: kiểm soát số vòng dây đã quấn, hiển thị thông
số của máy. Dựa trên các yêu cầu trên em lựa chọn vi điều khiển Atmega328p của
hãng Atmel làm vi điều khiển chính của hệ thống điều khiển (Hình 3.9). Thông số
kỹ thuật của vi điều khiển được trình bày trong Bảng 3.1.
27

Hình 3.9 Arduino Nano (Atmega328p)


Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật của
Arduino Nano v3.0 ATmega328P

Vi điều khiển ATmega328

Điện áp hoạt động 5V

Điện áp đầu vào (khuyên dùng) 7-12V

Điện áp đầu vào (giới hạn) 6-20V

Chân Digital I/O 14 (Với 6 chân PWM output)

Chân PWM Digital I/O 6 (D3, D5, D6, D9, D10, D11)

Chân đầu vào Analog 8 (thêm A6, A7) so với UNO

Dòng sử dụng I/O Pin 20 mA (tối đa 40mA)

Bộ nhớ Flash 32 KB (ATmega328)

SRAM 2 KB (ATmega328)

EEPROM 1 KB (ATmega328)

Clock Speed 16 MHz

3.3.2 Khối nguồn


Công suất của cả hệ thống được xác định bằng tổng công suất của các p hần
tử điện – điện tử có trong hệ và dao động trong khoảng 200W. Do đó, ta sẽ sử
dụng nguồn tổ ong 220V AC/ 12V DC – 20A có điện áp ra ổn định và ít gây nhiễu
cho mạch vi điều khiển (Hình 3.10)
28

Hình 3.10 Nguồn điện sử dụng cho hệ thống điều khiển


3.3.3 Khối LCD hiển thị
Khối LCD đảm nhận vai trò hiển thị các thông số, các thông tin cần nhập
vào khi máy quấn dây làm việc. Loại LCD được sử dụng là loại SD-DM1602A
(Hình 3.11), có 4 hàng, mỗi hàng có 20 kí tự. Khối LCD giao tiếp với vi điều
khiển qua mạng I2C thông qua 2 chân SCL và SDA.

Hình 3.11 Màn hình LCD 20x4


3.3.4 Khối điều khiển động cơ bước
Động cơ bước là một loại động cơ mà có thể quy định chính xác số góc quay
nhờ vào số xung nhịp được cung cấp cho mạch điều khiển của động cơ bước.
Trong máy quấn dây, động cơ bước được sử dụng để truyền chuyển động quay của
con lăn liên kết với lõi biến áp vòng xuyến, làm lõi này chuyển động giúp dây
đồng được đưa tuần tự vào lõi. Yêu cầu đặt ra là động cơ bước p hải quay với tốc
độ đều với tốc độ quấn dây nhằm giúp khoảng giản cách giữa các vòng dây đ ều
29

nhau, tạo ra từ trường đều. Mối quan hệ giữa tốc độ quấn dây, số vòng dây quấn và
góc cần quấn đã được trình bày trong 2.3.4. Động cơ bước được sử dụng trong
máy quấn dây này là Nema17 với các thông số như trong Bảng 5. Module được sử
dụng cho động cơ bước là module CNC Shield v2 với khả năng điều khiển cùng
lúc 3 driver động cơ bước A4988 (Hình 3.12) cùng lúc. Tuy nhiên do máy chỉ cần
1 động cơ bước nên chỉ sử dụng trục Z với hai chân điều khiển DIR – D4, STEP –
D7 để kiểm soát hoạt động của động cơ.

Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật NEMA 17


Kích thước mặt bích 42×42 mm.
Chiều dài thân 40 mm.
Dòng chịu tải 1.6A.
Moment xoắn 0.45Nm
Góc bước 1.8°/step

a) b) c)

Hình 3.12 Các linh kiện sử dụng cho khối điều khiển động cơ bước
a. CNC shield V2; b. Nema 17; c. A4988
3.3.5 Khối đếm số vòng quấn dây
Số vòng quấn dây được xác định là căn cứ để điều chỉnh vận tốc của cơ cấu
xoay lõi biến áp. Để xác định số vòng dây đã được quấn sẽ sử dụng cảm biến tiệm
cận kim loại với điện áp 5V (Hình 3.13) được gá trên thân máy. Chân tín hiệu của
cảm biến này sẽ sử dụng chân D2 của vi điều khiển cùng chức năng ngắt
(Interrupt) để nhận biết khi có kim loại tiếp xúc với mặt trên của cảm biến. Đồng
thời trên vòng tròn tạo chuyển động sẽ bố trí một điểm có miếng kim loại đưa ra.
30

Khoảng cách giữa miếng kim loại và cảm biến là khoảng 2 – 4 mm. Thông số kỹ
thuật của cảm biến được cho như trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật cảm biến
tiệm cận kim loại LJ12A3-4-Z/BX
Cung cấp điện áp DC 6-36 V
Dòng tiêu thụ 300 mA
Ngõ ra NPN cực thu để hở
Đường kính của đầu dò 12mm
Khoảng cách đo 0…4 mm
Chiều Dài cáp 110 cm
Chất liệu bên ngoài Nhựa, Hợp Kim

Hình 3.13 Cảm biến tiệm cận kim loại và cách kết nối với vi điều khiển

3.3.5 Sơ đồ giải thuật


Máy quấn dây đồng hiện đang được thiết kế là dòng máy bán tự động để
quấn dây đồng cho lõi các biến áp vòng xuyến do máy quấn dây có các khâu như:
đặt lõi biến áp vào vị trí quấn, đưa dây đồng vào vòng cấp dây, kết nối vòng
chuyển động và vòng cấp dây, kết nối dây đồng với lõi biến áp là các khâu còn cần
phải có sự can thiệp của con người nên tính chất tự động của máy được xác định
dựa trên các yếu tố sau:
- Tự động tính toán số vòng quấn dây;
- Tự động xác định trạng thái làm việc của máy dựa trên việc xác định số
vòng dây đã quấn;
- Tự động đưa ra lệnh để điều khiển, phối hợp chuyển động của 2 động cơ;
31

Sơ đồ khối nguyên lý các phần tử điện – điện tử, hộp điện thực tế và sơ đồ
giải thuật của máy như trên hình 3.14, 3.15 và 3.16. Chương trình điều khiển được
trình bày trong phụ lục của đồ án này.
12V DC

5V DC
Speed

Dir
Khối hiển thị
KHỐI ĐỘNG LỰC – DC MOTOR

5V DC

CLK
DIR

12V DC

KHỐI ĐỘNG LỰC - ĐỘNG CƠ BƯỚC

Hình 3.14 Sơ đồ khối nguyên lý các phần tử điện – điện tử của máy

Hình 3.15 Tủ điện máy


32

Bắt đầu

Nhập các thông số của


lõi biến áp xuyến
+ đường kính OD
+ số vòng quấn
+ góc quấn
NO

Các thông số
đã xác định

Vđk tính toán sơ bộ tốc độ


rải dây

_ Nạp dây
- Nối dây với Quấn dây
lõi biến áp tự động
xuyến

Hình 3.16 Sơ đồ giải thuật máy quấn dây biến áp vòng xuyến
33

CHƯƠNG 4 : CHẾ TẠO MÁY QUẤN DÂY ĐỒNG

4.1 Bố trí lịch trình các công đoạn


Dựa vào kiến thức có được từ cơ sở lý thuyết và quan sát máy thật ta có thể
chia các công việc thiết kế, chế tạo máy quấn dây biến áp vòng xuyến thành 5
nhóm công việc chính như sau
1. Thiết kế mô hình tổng quát và lên danh sách thiết bị.
2. Tìm mua vật tư.
3. Gia công cơ (cắt laser, khoan, hàn, mài,…).
4. Kiểm tra chất lượng.
5. Soạn thuyết minh, làm báo cáo.

4.2 Chuẩn bị vật tư


Máy quấn dây đồng cho biến áp vòng xuyến gồm nhiều chi tiết, cụm chi tiết
được ghép nối với nhau. Vật tư để chế tạo máy quấn dây đồng được chia thành các
nhóm chính và sử dụng các phương pháp gia công khác nhau để chế tạo. Bảng 4.1
trình bày vắn tắt các phương pháp đã sử dụng để chế tạo các chi tiết. Để tiết kiệm
chi phí trong quá trình chế tạo và phù hợp với điều kiện khai thác các máy hiện có
trong xưởng thực hành em sử dụng phương pháp gia công đ ối với các cụm vòng
quấn dây, vòng chuyển động chính, đế máy, thân máy bằng cách bóc tách các chi
tiết thành các lớp có độ dày đồng nhất để tiến hành cắt laser các chi tiết ấy. Sau đó
dùng đinh ốc để lắp ghép tạo thành chi tiết hoàn chỉnh. Các chi tiết có hình dạng
trụ như con lăn thì em sử dụng phương pháp tiện để gia công. Sau quá trình chuẩn
bị vật tư, các chi tiết để lắp ráp đã được chuẩn bị như trên hình 4.1.
34

Hình 4.1. Tổng hợp các vật tư chế tạo máy quấn dây biến áp vòng xuyến

Bảng 4.1 Các nhóm chi tiết chính của máy quấn dây
và phương pháp gia công
Phương pháp gia
Nhóm Chi tiết Nơi gia công
công
- đặt hàng gia công
Cụm vòng chuyển động cắt laser bên ngoài
thiết kế bản vẽ, cắt
1 chính và khóa gài (Hình - lắp ráp tại xưởng
laser, lắp ráp ốc
4.2) thực hành cơ khí
khoa KTCS
- đặt hàng gia công
cắt laser bên ngoài
Cụm vòng chuyển động
thiết kế bản vẽ, cắt - lắp ráp tại xưởng
2 nạp, rải dây và khóa gài
laser, lắp ráp ốc thực hành cơ khí
(Hình 4.3)
khoa KTCS
35

- đặt hàng gia công


cắt laser bên ngoài
thiết kế bản vẽ, cắt
3 Đế máy (Hình 4.4) - lắp ráp tại xưởng
laser, lắp ráp ốc
thực hành cơ khí
khoa KTCS
- đặt hàng gia công
cắt laser bên ngoài
thiết kế bản vẽ, cắt
4 Thân máy (Hình 4.4) - lắp ráp tại xưởng
laser, phay, hàn
thực hành cơ khí
khoa KTCS
Con lăn, bạc đỡ cho các
xưởng thực hành cơ
5 cụm vòng chuyển động thiết kế bản vẽ, tiện
khí khoa KTCS
(Hình 4.5)
Cơ cấu hãm chuyển phòng thực hành
thiết kế bản vẽ, cắt
6 động vòng cấp và rải điện-điện tử - khoa
laser, lắp ráp ốc
dây (Hình 4.6) KTCS
phòng thực hành
Cơ cấu chuyển động phụ thiết kế bản vẽ, In
7 điện-điện tử - khoa
của máy (Hình 4.7) 3D, tiện
KTCS
lắp ráp, hàn dây, phòng thực hành
Hệ thống điện – điều
8 lập trình vận hành, điện-điện tử - khoa
khiển
kiểm tra KTCS
36

a) b)

Hình 4.1 Cụm vòng chuyển động chính và khóa gài sau khi chế tạo, lắp ráp

Hình 4.2 Cụm vòng chuyển động nạp, rải dây và khóa gài sau khi chế tạo, lắp ráp
37

Hình 4.3 Thân máy và đế sau khi chế tạo, lắp ráp

a) b)

Hình 4.4 Con lăn, bạc đỡ cho các cụm vòng chuyển động sau khi chế tạo, lắp ráp
38

Hình 4.5 Cơ cấu hãm chuyển động vòng cấp và rải dây sau khi chế tạo, lắp ráp

Hình 4.6 Cơ cấu chuyển động phụ của máy sau khi chế tạo, lắp ráp
4.3 Quy trình công nghệ chế tạo cơ cấu con lăn
Con lăn sử dụng trong máy quấn dây biến áp vòng xuyến p hải đảm bảo độ
bền, khả năng quay trơn. Ngoài ra còn phải có tính năng chống bụi, được che kín,
có khả năng chống gỉ… do con lăn làm việc trong môi trường bụi bặm, ẩm ướt…
39

Con lăn quyết định sự vận hành ổn định của cả hệ thống. Vì thế yêu cầu thiết kế,
chế tạo con lăn có chất lượng cao là bài toán đặt ra đầu tiên và xuyên su ốt trong
toàn bộ quy trình thiết kế.

4.3.1 Phân tích kết cấu


Con lăn về mặt hình học chi tiết có dạng trụ tròn. Đường kính ngoài là
30mm, đường kính trong là 14mm, dài 16mm. Ổ lăn lắp vào hai mặt có đường
kính 14mm, dài 5mm.

4.3.2 Phân tích vật liệu


Chi tiết gia công dạng trụ tròn, thép không gỉ.
Khi làm việc vật liệu phải thỏa mãn yêu cầu sau :

➢ Độ bền đảm bảo không bị biến dạng, gãy vỡ trong quá trình làm việc.
➢ Phải được lăn nhám để tăng độ bám dính với dây đai quấn.
➢ Không gỉ sét.
Từ những yêu cầu trên ta lựa chọn vật liệu con lăn là C45 có thành p hần như
sau:
Bảng 4.2 Thành phần của thép C45
Cacbon Si Mn P S Cr
0,45% 0,15% - 0,35% 0,5% – 0,8% 0,025% 0,025% 0,2% – 0,4%
Ưu điểm của thép C45 :

➢ Do có độ bền kéo từ 570-690Mpa, thép C45 có khả năng chống bào mòn,
chống oxy hóa tốt và chịu được tải trọng cao.
➢ Vì có độ bền kéo cao và giới hạn chảy cao nên thép C45 có tính đàn hồi, khả
năng chịu va đập mạnh tốt.
➢ Sức bền kéo cao giúp cho việc nhiệt luyện, chế tạo chi tiết máy, khuôn mẫu.
➢ Mức giá thành thường thấp hơn so với các dòng thép nguyên liệu khác.
40

4.3.3 Phân tích tính công nghệ


Đối với mỗi một bề mặt gia công khác nhau của chi tiết cùng với yêu cầu
của nó ta lựa chọn phương án công nghệ khác nhau:
+ Đối với các lỗ ren: Sử dụng phương án khoan.
+ Đối với các lỗ định vị: Khoan, khoét.
+ Đối với trụ tròn: tiện thô, tiện bán tinh, tiện tinh.

4.3.4 Chọn phôi và phương án công nghệ


➢ Chọn phôi trụ tròn.
➢ Phôi dạng ống.
➢ Do số lượng sản xuất là đơn chiếc, các nguyên công chủ yếu là tiện nên ta
lựa chọn phương pháp tập trung nguyên công.
4.3.5 Lập quy trình và thiết kế nguyên công chế tạo con lăn

Hình 4.7 Yêu cầu kỹ thuật của chi tiết con lăn
41

Hình 4.8 Ký hiệu các bề mặt gia công


Phương pháp gia công các bề mặt của con lăn :

- Gia công bề mặt (2), (3), (4), (6), (8) : Bề mặt làm việc tiện bán tinh
- Gia công bề mặt (1), (5), (7): Bề mặt không làm việc nên tiện thô
Nguyên công 1 : Tiện khỏa mặt đầu (1), tiện bán tinh (2), (3), (4)
Bước 1 : Tiện thô khỏa mặt đầu (1) L = 1mm
Bước 2 : Tiện bán tinh mặt (4) đạt kích thước Ø30, L = 16mm
Bước 3 : Tiện bán tinh mặt (2) đạt kích thước Ø27, L = 13mm
Bước 4 : Tiện rãnh mặt (3) đạt kích thước Ø20, L = 3mm
Nguyên công 2 : Khoan mồi, khoan lỗ Ø12, tiện móc lỗ (7), (8)
Bước 1 : Khoan mồi lỗ Ø6
Bước 2 : Khoan lỗ Ø12, L = 18mm
Bước 3 : Tiện móc lỗ (7) đạt kích thước Ø14, L = 18mm
Bước 4 : Tiện móc lỗ (8) đạt kích thước Ø16.1, L = 5mm
Nguyên công 3 : Tiện cắt đứt, tiện móc lỗ (6)
Bước 1 : Tiện cắt đứt phôi kích thước L = 16mm
Bước 2 : Tiện móc lỗ (6) đạt kích thước Ø16.1, L = 5mm
42

Nguyên công 4 : Kiểm tra

- Kiểm tra chiều dài chi tiết.


- Kiểm tra đường kính ngoài Ø30.
- Kiểm tra chiều dài mặt (4).
- Kiểm tra đường kính ngoài Ø27.
- Kiểm tra chiều dài mặt (2).
- Kiểm tra đường kính lỗ Ø14.
- Kiểm tra đường kính lỗ Ø16.1.
43

Bảng 4.3 Bảng nguyên công, chế độ cắt


Nguyên công 1 Tiện khỏa mặt đầu (1), tiện bán tinh (2), (3), (4)
Thiết bị Máy tiện
Đồ gá Mâm cặp ba chấu
ND bước công Dụng cụ Chế độ cắt
nghệ t s n
mm mm/vg vg/ph
1. Tiện thô khỏa Dao tiện hợp kim 0,5 0,65 235
mặt đầu (1) T15K10
2. Tiện bán tinh Dao tiện hợp kim 0,5 0,65 235
mặt (4) T15K10
3. Tiện bán tinh Dao tiện hợp kim 0,5 0,65 235
mặt (2) T15K10
4. Tiện rãnh mặt Dao tiện hợp kim 0,5 0,65 235
(3) T15K10
Nguyên công 2 Khoan mồi, khoan lỗ Ø12, tiện móc lỗ (7), (8)
1. Khoan mồi Mũi khoan 6 1 0,28 39
2. Khoan lỗ Mũi khoan 12 1 0,28 39
3. Tiện móc lỗ Dao tiện hợp kim 1 0,65 235
(7) T15K10
4. Tiện móc lỗ Dao tiện hợp kim 0,5 0,65 235
(8) T15K10
Nguyên công 3 Tiện cắt đứt, tiện móc lỗ (6)
1. Tiện cắt đứt Dao tiện hợp kim 0,5 0,65 235
T15K10
2.Tiện móc lỗ (6) Dao tiện hợp kim 0,5 0,65 235
T15K10
44

4.4 Đánh giá


Trong chương 4 đã phân tích được đặc điểm chi tiết cần chế tạo. Đã lựa
chọn được quy trình công nghệ và thiết kế nguyên công hợp lý để chế tạo thành
công chi tiết cụm ổ lăn. Sản phẩm sau chế tạo đạt được các yêu cầu kỹ thuật đề ra,
lắp ráp và vận hành thử nghiệm cho kết quả tốt.

CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM, KẾT LUẬN HỆ THỐNG CẤP VÀ


QUẤN DÂY

5.1 Kết quả thực nghiệm


Sau khi chế tạo cụm thân đế của máy, cụm vòng chuyển động chính, vòng
quấn và nạp dây, các con lăn, bạc đỡ hoàn chỉnh, đã tiến hành p hun sơn ch ống gỉ
các chi tiết và toàn bộ cụm. Tiến hành hiệu chỉnh các cụm chi tiết để chúng liên kết
và hoạt động đồng bộ với nhau.

Hình 5.1 Máy quấn dây biến áp vòng xuyến hoàn chỉnh
45

Hình 5.2 Một số cuộn biến áp sau khi quấn thử nghiệm
5.2 Kết luận về hệ thống cấp và quấn dây
Đối với đồ án, nhiệm vụ thực hiện là nghiên cứ, thiết kế, chọn phương p háp
và lập quá trình gia các cụm chi tiết của máy quấn dây đồng. Thông qua đồ án, em
đã nắm được tư duy thiết kế, cách tìm hiểu, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Ngoài
ra em còn có thể học hỏi được nhiều hơn, tiếp xúc và hoàn thiện kỹ năng làm việc
với các phần mềm CAD, CAM tính toán thiết kế, cũng như ứng dụng những kiến
thức khi học ở xưởng và quá trình liên hệ gia công thực tế đối với một số chi tiết
không thể chế tạo được tại xưởng thực hành của nhà trường để chế tạo máy. Ở mức
độ của một đồ án tốt nghiệp, với khối lượng công việc tương đối nhiều và kinh p hí
có hạn nên khả năng làm việc của máy sau khi đồng bộ các cụm còn có p hần hạn
chế. Sau khi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp xong sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện
hệ thống cơ khí của cụm dẫn động phụ, hệ thống điều khiển của máy để tạo sự dễ
dàng cho người thao tác cũng như đạt được hiệu suất tương đương các máy trên thị
trường.
46

PHỤ LỤC. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN


Chương trình điều khiển của máy quấn dây đồng được viết bằng p hần mềm
biên dịch Arduino cho các dòng vi điều khiển của hãng Atmel (Microchip).
Chương trình chính là file : “TORO.ino”, ngoài ra còn hai file phụ là:
“FlashLed.cpp” và “FlashLED.h” là thư viện kèm theo dùng để điều khiển động cơ
bước. Giao diện chính của chương trình như trên Hình P1.1. Kết cấu của chương
trình điều khiển được chia làm 3 đoạn chương trình chính. Đầu tiên là việc khai
báo các thông số làm việc của hệ thống bao gồm đường kính cuộn dây máy biến
áp, tốc độ quay vòng quấn dây, đường kính puly…. (Hình P1.2). Khai báo các
ngoại vi sử dụng được đặt trong setup(); và chương trình chính trong loop();

Hình P1. 1 Giao diện chính của chương trình điều khiển máy quấn dây đồng.
47

Hình P1. 2 Khai báo các thông số của hệ thống điều khiển
Đoạn chương trình trong setup();
void setup() {
Serial.begin(115200); // mở UART
Display_LCD_Test(); // Hiển thị LCD
Initialze_DC(); // Khai báo DC Motor
//Test_DC(); // Test chuyển động DC (chỉ dùng ban đầu)
Initialize_E(); // Khai báo Rotatory Encoder
Initialize_S(); // Khai bao Steper
// Test_Steper(); // Test_Steper

// Khai báo các ngắt


attachInterrupt(digitalPinToInterrupt(3), flag, CHANGE);
attachInterrupt(digitalPinToInterrupt(2),isr,CHANGE);
// khai báo các nút nhấn
pinMode(SETUP_CO, INPUT_PULLUP);
pinMode(START, INPUT_PULLUP);
time_step = 1000*(turn*60/speed_sys)/(rotation*OD/d_puly/1.8*2);
}
48

Đoạn chương trình trong loop();


Check_Bt_SW();
Check_Bt_SETUP_CO();
Serial.print("State: ");
Serial.print(state);
Serial.print(" State_set: ");
Serial.print(time_step);
Serial.print(" Turn: ");
Serial.print(turn_c);
Serial.print(" Counter: ");
Serial.println(counter_e);
lcd.setCursor(5, 0);
lcd.print (state);
// Giai đoạn chuẩn bị ban đầu
// Đưa vòng xuyến vào vị trí
if (state == 0){
led_OUT1.Update(0, 500, 500);
lcd.setCursor(0, 1);
lcd.print ("Put Coil to machine");
if(state_set == 0){
DC_Backward(0);
}
if(state_set == 1){
DC_Backward(speed_m_2);
led_OUT1.Update(0, 22, 22);
}
}
if (state == 1){
49

led_OUT1.Update(0, 1000, 1000);


lcd.setCursor(0, 1);
lcd.print ("Loading Wires ");
DC_Backward(speed_m_1);
led_OUT1.Update(0, 22, 22);
state_set = 0;
}
if (state == 2){
led_OUT1.Update(0, 22, 22); // this number is calculated to work
with N and R
lcd.setCursor(0, 0);
lcd.print ("Step 3:");
lcd.setCursor(0, 1);
lcd.print ("Connect to Toroid ");
if(state_set == 0){
DC_Forward(0);
}
if(state_set == 1){
DC_Forward(speed_m_2);
}
}
////////// Hand made /////////////
if (state == 3){
lcd.setCursor(0, 0);
lcd.print ("Step 4:");
lcd.setCursor(0, 1);
lcd.print ("Running ");
led_OUT1.Update(1, time_step, time_step);
DC_Forward(speed_m_1);
state_set = 0;
}
50

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Đỗ Xuân Thụ, Kỹ thuật điện tử, NXB giáo dục.
[2] Nguyễn Đắc Lộc, Sổ tay CNCTM, tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
2007.
[3] Nguyễn Đắc Lộc , Sổ tay CNCTM tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
2007.
[4] Nguyễn Đắc Lộc, Sổ tay CNCTM tập 3, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
2007.
[5] Nguyễn Thuận, Xuân Hải, Kỹ thuật quấn dây, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2001
[6] Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy, NXB giáo dục.
[7] Nguyễn Xuân Yến, Giáo trình chi tiết máy, NXB Giao Thông Vận Tải.
[8] Trịnh Chất, Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1, NXB
giáo dục, 2006.
[9] Trịnh Chất, Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 2, NXB
giáo dục, 2006.
[10] Đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống chấp hành cho máy
quấn biến áp tự động”, sinh viên Lê Hữu Bách do GVHD Vũ Thăng Long, bộ môn
Cơ điện tử - Đại học Nha Trang, 2012.
[11]
https://www.coilwindingmachines.eu/engineers_corner/toroidal_calculations.html

You might also like