You are on page 1of 123

Đồ án: Thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời GVHD: Th.

S Trần Thế
Tùng
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THIẾT BỊ ĐIỆN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI


ÁP MÁI 1 MWP

SVTH: Tạ Nguyên Bảo

MSSV: 1610196

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hữu Phúc

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01/2021


LỜI CẢM ƠN

Quãng thời gian đại học là quãng thời gian khó khăn của chúng em sau 12 năm
học và trường Bách Khoa như một nơi thử thách đầy sức “nóng” đối với chúng em
trước khi bước vào đời. Chính vì những cái “nóng” ấy mà chúng em, ai cũng sẽ được
và có những thành công nhất định như câu mà ông bà ta từng nói “ lửa thử vàng, gian
nan thử sức”. Để đạt được thành công ấy, chúng em ai cũng được những sự giúp đỡ
hết sức trân trọng và đáng quý của mọi người xung quanh.

Đầu tiên, em xin gửi lời trân trọng đến với gia đình đã giúp đỡ em không những
4 năm đại học mà còn cả 12 năm học trước đó. Gia đình còn như một nơi dựa vững
chắc để em có thể dựa vào để đứng lên, đi tiếp khi gặp khó khăn.

Tiếp theo, em xin chân thành gửi lời cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Phúc là người
trực tiếp và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề cương và luận văn. Thầy
đã tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi nhất giúp em hoàn thành tốt những
mục tiêu của luận văn đã đề ra.

Ngoài ra, em cũng thật sự biết ơn những thầy cô giáo trong khoa Điện - Điện Tử.
Đặc biệt là những thầy cô trong bộ môn thiết bị điện đã giảng dạy chu đáo, cung cấp
những kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong 4 năm học, góp phần quan trọng để
chúng em có thể hoàn thành tốt luận văn, tạo cảm hứng cho sự thành công trên con
đường sự nghiệp sau này.

Bên cạnh đó, do kiến thức chuyên môn còn giới hạn nên việc thực hiện đề tài này
không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự xem xét, đánh giá của
các quý thầy cô để em có thể hiểu ra những thiếu sót của bài luận văn này để có thể
hoàn thành thật tốt bài kiểm tra cuối cùng trong quãng đời sinh viên này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 01 năm 2021

Sinh viên

Tạ Nguyên Bảo
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Ngành lượng mặt trời đang là một trong những ngành đang phát triển trên thế
giới. Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận để chúng ta có thể khai thác và
sử dụng hiệu quả. Đặc biệt, tại Việt Nam là một quốc gia rất thích hợp để phát triển
ngành công nghiệp điện mặt trời, nó mang lại hiệu quả kinh tế cao và là nguồn năng
lượng sạch ít gây ô nhiễm môi trường. Trong khuôn khổ báo cáo bài luận văn sẽ trình
bày các vấn đề như sau :

- Tổng quan về năng lượng mặt trời (lịch sử phát triển, tình hình phát triển điện
mặt trời trong và ngoài nước, giới thiệu về hệ thống điện mặt trời hòa lưới,..).
- Các bước tính toán thiết kế hệ thống điện mặt trời áp mái công suất 1MWp.
- Vẽ mặt bằng của hệ thống bằng PVsyst và SketchUp, vẽ cách lắp đặt tấm pin,
lắp đặt inverter, sơ đồ dây một sợi.
- Thực hiện mô phỏng hệ thống và đánh giá ảnh hưởng của bóng che lên hệ
thống.
- Tính toán chi phí vòng đời của dự án mặt trời lắp đặt.
MỤC LỤ

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................I

TÓM TẮT LUẬN VĂN.....................................................................................II

MỤC LỤC.........................................................................................................III

MỤC LỤC BẢNG.............................................................................................VI

MỤC LỤC HÌNH ẢNH.................................................................................VIII

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.......................................................1

1.1 TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI.....................................................1


1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI...................2
1.3 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI................................4
1.3.1 Thế giới................................................................................................4
1.3.2 Trong nước...........................................................................................6
1.4 CÁC LOẠI CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI.........................................10
1.4.1 Công nghệ năng lượng mặt trời hội tụ (CSP).....................................10
1.4.2 Công nghệ năng lượng mặt trời quang điện (SPV).............................11
1.5 HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI........................................................11
1.5.1 Tấm pin quang điện............................................................................11
1.5.2 Bộ nghịch lưu (inverter).....................................................................11
1.5.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời hòa lưới..................13
1.6 MỘT SỐ PHẦN MỀM SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN........................................14
1.6.1 Phần mềm PVsyst...............................................................................14
1.6.2 Phần mềm SketchUp..........................................................................17
1.6.3 Phần mềm AutoCAD..........................................................................18

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI


ÁP MÁI 1 MWP.........................................................................................................19

2.1 GIỚI THIỆU NHÀ MÁY- NƠI LẮP ĐẶT..........................................................19


2.2 CHỌN TẤM PIN CHO HỆ THỐNG..................................................................20
2.2.1 Chọn tấm pin......................................................................................20
2.2.2 Thông số tấm pin................................................................................23
2.3 CHỌN INVERTER CHO HỆ THỐNG................................................................26
2.3.1 Chọn inverter......................................................................................26
2.3.2 Thông số inverter................................................................................28
2.4 CÁCH LẮP ĐẶT TẤM PIN VÀ BỐ TRÍ INVERTER...........................................31
2.4.1 Cách lắp đặt tấm pin...........................................................................31
2.4.2 Cách bố trí inverter.............................................................................37
2.5 LẮP ĐẶT GÓC NGHIÊNG VÀ HƯỚNG CỦA CÁC TẤM PIN..............................38
2.6 THIẾT KẾ DÂY DẪN....................................................................................40
2.6.1 Chọn chiều dài dây cho hệ thống........................................................40
2.6.2 Cách chọn dây DC..............................................................................42
2.6.3 Cách chọn dây AC..............................................................................43
2.6.4 Kiểm tra sụt áp của dây......................................................................49
2.6.5 Chọn dây nối đất cho inverter:............................................................51
2.7 CHỌN MÁNG CÁP.........................................................................................52
2.8 THIẾT KẾ CHỐNG SÉT CHO HỆ THỐNG........................................................55
2.8.1 Lựa chọn sơ đồ nối đất cho hệ thống..................................................55
2.8.2 Lựa chọn nối tiếp địa cho hệ thống.....................................................56
2.8.3 Thiết kế bãi tiếp địa cho hệ thống.......................................................58
2.9 CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ..............................................................................62
2.9.1 Cầu chì...............................................................................................62
2.9.2 MCCB................................................................................................63
2.10 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA HỆ THỐNG 1 MWP.............................................70

CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG BẰNG PVSYST VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BÓNG


CHE LÊN HỆ THỐNG.............................................................................................72

3.1 MÔ PHỎNG HỆ THỐNG BẰNG PHẦN MỀM PVSYST......................................72


3.1.1 Khai báo thông số của hệ thống..........................................................72
3.1.2 Kết quả mô phỏng..............................................................................80
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA BÓNG CHE LÊN HỆ THỐNG.............................................87
3.2.1 Tổng quát về bóng che đối với một hệ thống mặt trời........................87
3.2.2 Dự án khi các góc nghiêng và hướng của tấm pin thay đổi................88
3.2.3 Dự án khi có ảnh hưởng bóng che bằng PVsyst và SketchUp............91

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ BẰNG CHI PHÍ VÒNG
ĐỜI (LIFE CYCLE COSTING )..............................................................................97

4.1 TỔNG QUÁT...............................................................................................97


4.2 CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO THIẾT BỊ...................................................................98
4.2.1 Chi phí pin năng lượng mặt trời.........................................................98
4.2.2 Chi phí cho một inverter ABB TRIO-50.0-TL-OUTD.......................98
4.2.3 Chi phí cho dây cáp DC từ pin ra inverter..........................................99
4.2.4 Chi phí cho dây cáp AC......................................................................99
4.2.5 Chi phí cho máng cáp.......................................................................100
4.2.6 Chi phí cho thanh rail.......................................................................102
4.2.7 Chi phí cho MCCB...........................................................................103
4.2.8 Chi phí nối đất..................................................................................104
4.2.9 Tổng chi phí đầu tư cho phần thiết bị...............................................105
4.3 CHI PHÍ VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI..............106
4.4 DOANH THU DỰ ÁN..................................................................................106
4.5 THỜI GIAN HÒA VỐN (CPBT) VÀ ĐIỂM HÒA VỐN (BEP).........................109
4.6 TIỀN ĐIỆN VÀ LỢI NHUẬN KHI NHÀ MÁY LẮP HỆ THỐNG MẶT TRỜI.........110

CHƯƠNG 5: SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT DỰ ÁN........................................115

5.1 TỔNG QUAN.............................................................................................115


5.2 SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT DỰ ÁN................................................................115
5.2.1 So sánh và nhận xét tổng quát..........................................................119
5.2.2 So sánh và nhận xét chi tiết..............................................................120

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI......123

6.1 KẾT LUẬN................................................................................................123


6.2 KHÓ KHĂN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.........................................................123
6.2.1 Khó khăn..........................................................................................123
6.2.2 Hướng phát triển...............................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................125

PHỤ LỤC.........................................................................................................128

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1. 1: Các mốc lịch sử phát triển năng lượng mặt tr ờ i[2]..................................2
Bảng 1. 2: Bức xạ mặt trời tại các khu vực của Việt Nam.........................................7
Bảng 1. 3: Một số nhà máy năng lượng mặt trời ở Việt Nam....................................9
YBảng 2. 1: Thông số
pin.............................................................................................23

Bảng 2. 2: Số ngày bắt đầu trong từng tháng...........................................................39


Bảng 2. 3: Chọn kích thước cho dây DC và AC......................................................40
Bảng 2. 4: Bảng thông số dây dẫn DC.....................................................................42
Bảng 2. 5: Xác định chữ cái....................................................................................44
Bảng 2. 6: Chọn loại cáp.........................................................................................45
Bảng 2. 7: Chọn K1.................................................................................................45
Bảng 2. 8: Chọn K2.................................................................................................46
Bảng 2. 9: Chọn K3.................................................................................................46
Bảng 2. 10: Chọn K4...............................................................................................46
Bảng 2. 11: Chọn tiết diện.......................................................................................47
Bảng 2. 12: Thông số chọn tiết diện dây dẫn AC....................................................48
Bảng 2. 13: Độ sụt áp cho phép...............................................................................49
Bảng 2. 14: Kiểm tra sụt áp dây DC........................................................................49
Bảng 2. 15: Số K tương ứng với tiết diện dây.........................................................50
Bảng 2. 16: Kiểm tra sụt áp dây AC........................................................................50
Bảng 2. 17: Chọn dây PE và dây trung tính N [19]....................................................51
Bảng 2. 18: Tiết diện dây PE...................................................................................51
Bảng 2. 19: Máng cáp với số sợi.............................................................................52
Bảng 2. 20: Chọn cáp cho dây AC và DC, chiều dài của các máng cáp..................53
Bảng 2. 21: Tiết diện tối thiểu của dây thoát sét......................................................57
Bảng 2. 22: Trị số điện trở suất p của đất................................................................58
Bảng 2. 23: Hệ số thay đổi điện trở suất của đất theo mùa......................................59
Bảng 2. 24: Công thức tính điện trở nối đất của các kiểu nối đất............................59
Bảng 2. 25: Hệ số sử dụng nc cọc chôn thẳng đứng và nth của thanh nối các cọc...59
Bảng 2. 26: Điện trở và điện kháng cho dây dẫn.....................................................65
Bảng 2. 27: Điện trở và điện kháng cần tìm............................................................65
Bảng 2. 28: Tính dòng ngắn mạch...........................................................................66
Bảng 2. 29: Trip unit Micrologic 2.0.......................................................................67
Bảng 2. 30: Trip unit TM-D....................................................................................67
Bảng 2. 31: ICU của NS1600..................................................................................68
Bảng 2. 32: ICU của NSX........................................................................................68
Bảng 2. 33: Chọn MCCB cho hệ thống...................................................................69
YBảng 3. 1: Thống kê sản lượng của hệ thống với từng góc nghiêng khác
nhau….......88

YBảng 4. 1: Bảng giá máng cáp tính


được.................................................................100

Bảng 4. 2: Giá cọc tiếp địa....................................................................................104


Bảng 4. 3: Giá cáp trần..........................................................................................104
Bảng 4. 4: Bảng giá chi tiết của hệ thống..............................................................105
Bảng 4. 5: Tổng doanh thu được của hệ thống trong 25 năm................................108
Bảng 4. 6: Thời gian hoàn vốn (CPBT).................................................................109
Bảng 4. 7: Tỷ lệ tiết kiệm của nhà máy.................................................................113
YBảng 5. 1: So sánh các dự án pin mặt trời khác
nhau.............................................116
Bảng 5. 2: Hiệu suất giảm theo năm của tấm pin các dự án...................................117
MỤC LỤC HÌNH ẢNH

YHình 1. 1: Các nguồn năng lượng tái tạo trên Trái đất theo năm............................1
Hình 1. 2: Bài báo quảng cáo cho tấm pin mặt trời hoàn thiện đầu tiên....................4
Hình 1. 3: Dự đoán phát triển của các nguồn năng lượng trong tương lai.................5
Hình 1. 4: Nhà máy điện mặt trời Noor Abu Dhabi lớn nhất thế giới.......................5
Hình 1. 5: Biểu đồ phân bố bức xạ mặt trời ở Việt Nam (Nguồn: SolarGIS)............6
Hình 1. 6: Công suất lắp đặt dự kiến.........................................................................8
Hình 1. 7: Nhà máy điện mặt trời nổi trên hồ Đa Mi (Bình Thuận).........................10
Hình 1. 8: Inverter chuỗi.........................................................................................12
Hình 1. 9: Micro Inverter.........................................................................................12
Hình 1. 10: Inverter chuỗi kết hợp tối ưu hoá..........................................................13
Hình 1. 11: Nguyên lý hoạt động của hệ thống.......................................................13
Hình 1. 12: Giao diện chính của PVsyst..................................................................15
Hình 1. 13: Giao diện chính của Grid-Connected....................................................15
Hình 1. 14: Giao diện Databases.............................................................................16
Hình 1. 15: Giao diện chính của SketchUp..............................................................17
Hình 1. 16: Giao diện chính của AutoCAD.............................................................18
YHình 2. 1: Hình ảnh thật của nhà máy sữa Thống
Nhất............................................19

Hình 2. 2: Pin Mono và pin Poly.............................................................................20


Hình 2. 3: Giải thưởng pin Jinko.............................................................................22
Hình 2. 4: Sơ đồ khối inverter.................................................................................28
Hình 2. 5: Thông số inverter-1................................................................................28
Hình 2. 6: Thông số inverter-2................................................................................29
Hình 2. 7: Mái nhà máy sữa Thống Nhất.................................................................31
Hình 2. 8: Kích Thước nhà máy Thống Nhất đo bằng PVWatts..............................32
Hình 2. 9: Mặt bằng mái của dự án..........................................................................33
Hình 2. 10: Hướng nghiêng của dự án.....................................................................33
Hình 2. 11: Cách nối tiếp pin trong 1 string............................................................34
Hình 2. 12: Mặt bằng bố trí tấm pin bằng AutoCAD...............................................35
Hình 2. 13: Mặt chiếu đứng của dự án.....................................................................35
Hình 2. 14: Mặt bằng bố trí pin thực tế trên SketchUp............................................36
Hình 2. 15: Lắp đặt tấm pin trong thực tế................................................................36
Hình 2. 16: Bố trí inverter trong nhà.......................................................................37
Hình 2. 17: Chi tiết lắp đặt 16 inverter....................................................................37
Hình 2. 18: Chi tiết lắp đặt inverter và các máng cáp..............................................38
Hình 2. 19: Quỹ đạo Trái Đất trong năm.................................................................38
Hình 2. 20: Vị trí mặt trời trong năm.......................................................................39
Hình 2. 21: Bảng quy định dây của inverter............................................................48
Hình 2. 22: Bố trí máng cáp cho dây DC và AC.....................................................55
Hình 2. 23: Sơ đồ nối đất TNC-S............................................................................56
Hình 2. 24: Ground Clip..........................................................................................57
Hình 2. 25: Quy tắc đấu nối dây của công trình không có hệ thống cột thu sét.......58
Hình 2. 26: Bãi tiếp địa 10 (Ω)................................................................................61
Hình 2. 27: Bãi tiếp địa 4 (Ω)..................................................................................62
Hình 2. 28: Cầu chì trong inverter...........................................................................62
Hình 2. 29: Cách tính R và X cho dây [19]................................................................64
Hình 2. 30: Sơ đồ nguyên lý 1.................................................................................70
Hình 2. 31: Sơ đồ nguyên lý 2.................................................................................71
YHình 3. 1: Nhập tọa độ dự
án.....................................................................................72

Hình 3. 2: Khai báo thông số và import dữ liệu khí tượng......................................73


Hình 3. 3: Dữ liệu khí tượng của dự án...................................................................73
Hình 3. 4: Đặt tên của dự án và chọn ví trí khí tượng..............................................74
Hình 3. 5: Thực hiện lưu dự án................................................................................74
Hình 3. 6: Chọn góc nghiêng và phương vị.............................................................75
Hình 3. 7: Chọn thông số pin và inverter.................................................................76
Hình 3. 8: Chọn thông số cho dây AC.....................................................................76
Hình 3. 9: Chọn thông số cho dây DC.....................................................................77
Hình 3. 10: Chọn thông số cho bụi ảnh hưởng tấm pin...........................................77
Hình 3. 11: Tổn thất do nhiệt độ..............................................................................78
Hình 3. 12: Tổn hao chất lượng tấm pin, suy giảm ánh sáng và do ghép nối...........79
Hình 3. 13: Kết quả từ PVsyst (trang 1)..................................................................80
Hình 3. 14: Kết quả từ PVsyst (trang 2)..................................................................81
Hình 3. 15: Kết quả từ PVsyst (trang 3)..................................................................82
Hình 3. 16: Tỉ lệ hiệu suất (PR) của hệ thống mỗi tháng.........................................83
Hình 3. 17: Đồ thị đặc biệt (trang 4)........................................................................83
Hình 3. 18: Sơ đồ tổn thất của hệ thống (trang 5)....................................................84
Hình 3. 19: Sản lượng dự kiến của hệ thống với xác suất (trang6)..........................85
Hình 3. 20: Cân bằng CO2 (trang 8)........................................................................86
Hình 3. 21: Ví dụ minh họa cho che bóng...............................................................87
Hình 3. 22: Góc nghiêng, hướng nam......................................................................89
Hình 3. 23: Góc nghiêng, hướng Đông- Bắc...........................................................90
Hình 3. 24: Góc nghiêng, hướng Tây-Nam.............................................................90
Hình 3. 25: Mô hình được đơn giản từ SketchUp....................................................91
Hình 3. 26: Thực hiện xuất file .3ds........................................................................91
Hình 3. 27: Lấy file .3ds..........................................................................................92
Hình 3. 28: Chọn đơn vị trong mô phỏng................................................................92
Hình 3. 29: Dự án được đưa vào PVsyst.................................................................93
Hình 3. 30: Chuyển sang bề mặt tấm pin.................................................................93
Hình 3. 31: Cài đặt tên và góc nghiêng của string pin.............................................94
Hình 3. 32: Cài đặt thông số của một string pin......................................................94
Hình 3. 33: Quay mô hình đúng với phương tấm pin đã đặt sẵn.............................95
Hình 3. 34: Bắt đầu mô phỏng.................................................................................95
Hình 3. 35: Tổn hao sau khi có thêm phần mô hình 3D bóng che...........................96
YHình 4. 1: Giá pin JINKO SOLAR JKM350M-
72....................................................98

Hình 4. 2: Giá inverter.............................................................................................98


Hình 4. 3: Giá cáp điện DC 4mm 2...........................................................................99
Hình 4. 4: Giá cáp điện 1.........................................................................................99
Hình 4. 5: Giá cáp điện 2.........................................................................................99
Hình 4. 6: Giá thanh rail [35]...................................................................................102
Hình 4. 7: Giá MCCB 1.........................................................................................103
Hình 4. 8: Giá MCCB 2.........................................................................................103
Hình 4. 9: Chi tiết sản lượng điện dự án trong 25 năm..........................................107
Hình 4. 10: Biểu đồ thể hiện sản lượng điện hệ thống trong 25 năm.....................107
Hình 4. 11: Hình biểu thị điểm hòa vốn BEP........................................................110
Hình 4. 12: Sơ đồ phụ tải của nhà máy [17].............................................................111
Hình 4. 13: Quy định tiền điện cho nhà máy [39]....................................................112
Hình 4. 14: Quy định giờ cao điểm, thấp điểm[40]..................................................112
YHình 5. 1: Biểu đồ so sánh lợi nhuận năm các dự án (25
năm)...............................118
Hình 5. 2: Biểu đồ so sánh lợi nhuận năm các dự án (30 năm)..............................118
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về năng lượng mặt trời

Với các ưu điểm vượt trội và khả năng khai thác dễ dàng, năng lượng mặt trời đã
và đang sẽ là nguồn năng lượng được chú trọng phát triển và có quy mô lớn nhất trong
những năm sắp tới[1].

Hình 1. : Các nguồn năng lượng tái tạo trên Trái đất theo năm
Mỗi ngày trái đất nhận được 1600.109 (GWh) tương ứng 25% bức xạ mặt trời đến
ở trên phía trên không khí và bề mặt trái đất, 30% được phản xạ lại không gian, 45% bị
chuyển đổi thành nhiệt. Năng lượng mà năng lượng mặt trời cung cấp cho con người
có thể dùng là 109 (GWh) mà hoạt động con người cần dùng chỉ là 140. 106 (GWh).
Nếu con người đều dùng hệ thống năng lượng mặt trời thì chỉ cần 1 ngày khai thác ra
năng lượng mặt trời thì ta có thể dùng được trong 27 năm.

Trong phạm vi tìm hiểu của luận văn, ta chỉ đề cập đến hệ thống các tấm pin mặt
trời nối tiếp có số lượng trung bình để có tính chất thực tế và dễ hình dung hơn.

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển năng lượng mặt trời
Bảng 1. : Các mốc lịch sử phát triển năng lượng mặt trời[2]
Thời gian Nội dung
Con người đã học cách sử dụng
năng lượng mặt trời, bắt đầu từ việc sử
214 -212 BC: Các ví dụ được biết đến
dụng kính lúp để tập trung ánh sáng
sớm nhất của năng lượng mặt trời
mặt trời chiếu vào một vài thứ làm
chúng bùng cháy trong khoảng thế kỷ
thứ 7 trước công nguyên.
De Saussure đã đóng góp vào sự
phát triển của công nghệ năng lượng
mặt trời bằng cách tạo ra thiết bị thu
1767: Chiếc hộp của Horace De Saussure
năng lượng mặt trời đầu tiên vào năm
1767, một cái hộp bao phủ bởi 3 lớp
thủy tinh hấp thụ năng lượng nhiệt, đạt
nhiệt độ 230°F.
Becquerel khi 19 tuổi đã tạo ra tế
1839: Hiệu ứng quang điện bào quang điện đầu tiên trên thế giới
trong phòng thí nghiệm của cha mình.
Hơn 40 năm sau khi thí nghiệm
của Becquerel, thì Willoughby Smith -
một kỹ sư điện người Anh quan sát hiện
1873 – 1876: Hiện tượng quang dẫn của tượng quang dẫn của nguyên tố hóa học
Selenium và sự tạo ra điện selen.

Năm năm sau ông viết “Solar


Heat: A Substitute for Fuel in Tropical
Countries” - cuốn sách đầu tiên về năng
lượng mặt trời.
Einstein xây dựng lý thuyết
1905: Nghiên cứu của Einstein photon của ánh sáng - mô tả rằng ánh
sáng mặt trời có thể "giải phóng" các
electron trên bề mặt kim loại.
Năm 1918, nhà khoa học Ba Lan
Jan Czochralski phát minh ra một
phương pháp nuôi cấy silicon đơn tinh
1954: Sáng chế pin mặt trời đầu tiên
thể. “Tiến trình Czochralski ".

Năm 1954, tạo ra các thiết bị đầu


tiên có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời
thành năng lượng điện.
1977: Thiết lập Trung tâm Nghiên cứu
Năng lượng mặt trời
Đầu tiên, Chủ tịch EUROSOLAR
- Hermann Scheer khởi xướng chương
trình "100.000 mái nhà năng lượng mặt
trời", với mục tiêu tạo ra một công suất
1999: Bước đột phá trong hiệu quả quang điện là 300 MW vào năm 2005.
điện
Thứ hai, quan trọng hơn, là các
công ty sản xuất Spectrolab phát triển
một tế bào chuyển đổi được… 32% của
ánh sáng nhận được thành điện năng -
hơn gấp đôi mức hiệu quả tại thời điểm
đó.
2001: Tấm pin dùng cho nhà ở trở nên
phổ biến
Hình 1. : Bài báo quảng cáo cho tấm pin mặt trời hoàn thiện đầu tiên
1.3 Tiềm năng phát triển của năng lượng mặt trời

1.3.1 Thế giới

Năm 2015 đánh dấu mức tăng lớn nhất của công suất năng lượng tái tạo được bổ
sung vào hệ thống năng lượng toàn cầu:

 Ước tính có khoảng 147 gigawatt (GW) công suất điện tái tạo đã được bổ
sung vào hệ thống năng lượng toàn cầu. Đây là mức tăng hàng năm lớn nhất
từng có tương đương với 4 lần tổng công suất lắp đặt của tất cả các nguồn
điện của Việt Nam.

 Tỉ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo chiếm 28,9% công suất lắp đặt
toàn cầu và 23,7% sản lượng điện toàn cầu vào cuối năm 2015 (hình 1.3).
Công suất nhiệt năng từ năng lượng tái tạo tăng khoảng 38 gigawatt nhiệt
(GWth) trên toàn cầu và tổng sản lượng nhiên liệu sinh học cũng tăng.

 Tăng trưởng mạnh trong đầu tư vào năng lượng tái tạo trên toàn thế giới
trong năm 2015 chủ yếu là do chi phí sản xuất điện từ năng lượng tái tạo
ngày càng giảm và những lợi ích về môi trường từ việc sử dụng nguồn tài
nguyên vô tận.

Hình 1. : Dự đoán phát triển của các nguồn năng lượng trong tương lai

Hình 1. : Nhà máy điện mặt trời Noor Abu Dhabi lớn nhất thế giới
1.3.2 Trong nước

Theo đánh giá của các chuyên gia tại hiệp hội năng lượng sạch, Việt Nam là một
trong những quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nơi có lượng ánh sáng mặt trời
chiếu cao nhất trên bản đồ bức xạ mặt trời thế giới.

Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng điện mặt trời rất lớn, tương đương
với các nước trong khu vực có thị trường năng lượng mặt trời phát triển như: Trung
Quốc, Thái Lan, Philippines hay những thị trường truyền thống như: Ý và Tây Ban
Nha. Cụ thể tổng số giờ nắng của Việt Nam khoảng 1.600 - 2.700 giờ/năm và bức xạ
mặt trời bình quân hàng năm đạt khoảng 4 - 5 kWh/m2/ngày (hình 1.5).
Hình 1. : Biểu đồ phân bố bức xạ mặt trời ở Việt Nam (Nguồn: SolarGIS)
Giá trị bức xạ của Việt Nam theo phương ngang dao động từ 897 kWh/m 2/năm
đến 2108 kWh/m2 /năm. Tương ứng đối với ngày giá trị nhỏ nhất đạt 2,46
kWh/m2/ngày và lớn nhất là 5,77 kWh/m2 /ngày.

Từ khu vực Đà Nẵng vào miền nam thì năng lượng bức xạ mặt trời trở nên cao từ
4,4 – 5,6 KWh/m2. Đặc biệt các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình
Thuận và Ninh Thuận bức xạ năng lượng mặt trời rất cao đến 5,6 KWh/m 2 rất có tiềm
năng phát triển về mảng năng lượng mặt trời.

Để rõ hơn về bức xạ mặt trời tại Việt Nam, ta có bảng thống kế bức xạ mặt trời
các khi vực của việt nam:
Bảng 1. : Bức xạ mặt trời tại các khu vực của Việt Nam
Số giờ nắng Bức xạ mặt trời
Khu vực Xếp loại
hàng năm (kWh/m2/ngày)
Đông Bắc 1600 – 1750 3,3 – 4,1 Trung bình
Tây Bắc 1750 – 1800 4,1 – 4,9 Trung bình
Bắc Trung Bộ 1700 – 2000 4,6 – 5,2 Tốt
Tây Nguyên và
2000 – 2600 4,9 -5,7 Rất tốt
Nam Trung Bộ
Nam Bộ 2200 - 2500 4,3 – 4,9 Rất tốt
Cả nước 1700 -2500 4.6 Tốt

Ngoài có tiềm năng về mặt địa lý và khí hậu thì Việt Nam còn có sự hỗ trợ tối đa
của chính phủ đối với quản lý và phát triển năng lượng mặt trời:

 Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm
2030 (Quy hoạch điện VII) cũng xác định việc ưu tiên phát triển nguồn điện từ
năng lượng mặt trời sẽ nâng công suất đặt từ 6 - 7 MW năm 2017 lên khoảng
850 MW vào năm 2020 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030, tương đương với
1,6% và 3,3% tổng công suất nguồn điện.
 Quyết định 11/2017/QĐ- TTg[4 ] ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát
triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam với giá điện 2086đ/kWh (9.35
Uscent/kWh).
 Công văn số 5087/BCT-TCN L[5] v/v hướng dẫn Quyết định số 11/2017/QĐTT
ngày 9/6/2017.
 Ngày 08/01/2019, Chính phủ ban hành Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg [6] sửa
đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4
năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự
án điện mặt trời tại Việt Nam.
 Ngày 11/3/2019, Bộ Công Thương ban hành thông tư 05/2019/TTBCT [7] về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2017/TTBCT ngày
12/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và Hợp
đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
 Quyết định 428/QĐ-TTg[8] ngày 18/03/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về việc
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-
2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh). Trong đó
định hướng đẩy nhanh phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời, bao
gồm cả nguồn tập trung lắp đặt trên mặt đất và nguồn phân tán lắp đặt trên mái
nhà: đưa tổng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể hiện nay lên
khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng
12.000 MW vào năm 2030.

Hình 1. : Công suất lắp đặt dự kiến


Ngoài ra, với sự hỗ trợ từ nhà nước, đã có nhiều dự án về mặt trời được làm ở
Việt Nam. Báo cáo từ Bộ Công Thương: đến nay, các trang trại điện mặt trời đã có
100 dự án được bổ sung vào quy hoạch điện cấp tỉnh/quốc gia. Tổng công suất đăng
ký là 4,7GW vào năm 2020, có 58 dự án đã được phê duyệt bởi Cục Điện lực và Năng
Lượng Tái Tạo về thiết kế cơ sở, 9 dự án đã ký được hợp đồng mua bán điện.

Một số nhà máy năng lượng mặt trời ở Việt Nam:

Bảng 1. : Một số nhà máy năng lượng mặt trời ở Việt Nam
Công suất
Tên dự án/nhà máy Tỉnh Chủ đầu tư
(MW)
Nhà máy điện mặt trời Công ty CP Đầu tư xây dựng
Ninh Thuận 50
Phước Hữu Vịnh Nha Trang
Nhà máy điện mặt trời Khánh Hòa 50 Công ty TNHH Cam Lâm
Cam Lâm Solar
Dự án điện mặt trời Công ty CP điện mặt trời
Ninh Thuận 204
Trung Nam Trung Nam
Nhà máy điện mặt trời Công ty CP Quang Điện Phú
Phú Yên 49,6
Xuân Thọ 1 Khánh
Nhà máy điện mặt trời Công ty Cổ phần năng lượng
Tây Ninh 150
Dầu Tiếng 1 Dầu Tiếng Tây Ninh
Nhà máy điện mặt trời Công ty Cổ phần năng lượng
Tây Ninh 200
Dầu Tiếng 2 Dầu Tiếng Tây Ninh
Nhà máy điện mặt trời Công ty Cổ phần SD Trường
Bình Thuận 50
Thuận Minh 2 Thành
Nhà máy điện mặt trời Công ty TNHH tài chính hạ
Ninh Thuận 50
SP Infra 1 tầng Shapoorji Pallonji

Nhà máy Điện mặt


Bình Thuận 300 Tập đoàn Điện lực Việt Nam
trời hồ Đa Mi

Hình 1. : Nhà máy điện mặt trời nổi trên hồ Đa Mi (Bình Thuận)
Việt Nam với các chính sách hỗ trợ tốt thì năng lượng mặt trời nói riêng và năng
lượng tái tạo nói chung sẽ phát triển mạnh mẽ vào khoảng thời gian sắp tới.

1.4 Các loại công nghệ năng lượng mặt trời


1.4.1 Công nghệ năng lượng mặt trời hội tụ (CSP)

Đối với công nghệ nhiệt điện mặt trời CSP thì các bộ thu là các bộ hội tụ như:
máng gương parabon, bộ hội tụ Fresnel, tháp hội tụ sử dụng các gương phẳng,…

Quá trình chuyển đổi năng lượng thực hiện qua 2 bước:

 Đầu tiên, năng lượng mặt trời được hội tụ để tạo ra nguồn năng lượng có mật
độ và nhiệt độ rất cao.
 Sau đó, nguồn năng lượng này làm hóa hơi nước ở áp suất và nhiệt độ cao để
cấp cho tuabin máy phát điện để sản xuất điện.

Ở một số nhà máy CSP ở các nước Trung Đông và Tây Ban Nha người ta còn kết
hợp để sản xuất điện và nước sạch từ nước biển nhờ ngưng tụ hơi nước. Thực tế cho
thấy công nghệ này có hiệu suất chuyển đổi khá cao (khoảng 25%) nhưng nó chỉ có
hiệu quả ở các khu vực có mật độ năng lượng mặt trời cao hơn 5,5 kWh/m2/ngày và
công suất nhà máy không nhỏ hơn 5 MW. Ngoài ra, cần có thêm thiết bị điều khiển
các bộ thu luôn dõi theo chuyển động của mặt trời.

1.4.2 Công nghệ năng lượng mặt trời quang điện (SPV)

Công nghệ SPV là loại công nghệ năng lượng mặt trời quen thuộc vì nó được sử
dụng trong tấm pin năng lượng mặt trời phổ biến nhất hiện nay.

Trong công nghệ quang điện, thiết bị thu và chuyển đổi năng lượng mặt trời là
các mô đun pin mặt trời (PMT), nó biến đổi trực tiếp năng lượng mặt trời thành điện
năng (dòng một chiều, DC). Nhờ các bộ biến đổi điện (inverter) dòng điện DC được
chuyển thành dòng xoay chiều AC. Dàn PMT gồm nhiều mô đun PMT ghép nối lại có
thể có công suất từ vài chục oát (W) đến vài chục me-ga-oat (MW).

Hiệu suất chuyển đổi của hệ nguồn PMT khá thấp trong khoảng từ 12% đến
15% đối với các hệ thương mại. Bù lại hệ nguồn này có cấu trúc đơn giản, hoạt động
tin cậy và lâu dài, công việc vận hành và bảo trì bảo dưỡng cũng đơn giản và chi phí
rất thấp.

1.5 Hệ thống điện mặt trời hòa lưới

1.5.1 Tấm pin quang điện


Những tấm có bề mặt lớn nhận bức xạ mặt trời và biến nó thành điện năng (DC) -
được làm bằng nhiều tế bào quang điện có nhiệm vụ thực hiện quá trình tạo ra điện từ
ánh sáng mặt trời. Các tấm pin quang điện hoạt động dựa trên hiệu ứng quang điện.

Hiệu ứng quang điện là một hiện tượng điện - lượng tử, trong đó các điện tử
được thoát ra khỏi nguyên tử (quang điện trong) hay vật chất (quang điện thường) sau
khi hấp thụ năng lượng từ các photon trong ánh sáng làm nguyên tử chuyển sang trạng
thái kích thích làm bắn electron ra ngoài.

1.5.2 Bộ nghịch lưu (inverter)

Thiết bị điện tử công suất làm việc với chức năng chính là chuyển đổi dòng điện
một chiều DC ra dòng điện xoay chiều AC.

Hiện nay, inverter có nhiều chức năng như: kết nối lưới trực tiếp, giám sát hoạt
động của mảng pin mặt trời nhằm thu được lượng công suất tối đa qua thuật toán dò
tìm công suất cực đại MPPT, tích hợp các thết bị bảo vệ có chức năng đóng cắt và
cách ly hệ thống ứng với nhiều chế độ vận hành (bình thường, quá áp, ngắn mạch, sụt
áp…).

Hiện tại, biến tần năng lượng mặt trời được phân làm 3 loại là: inverter chuỗi
(String Inverter), inverter vi mô (Micro Inverter) và inverter chuỗi kết hợp tối ưu hoá
(Power Optimizer).

 Inverter chuỗi (String Inverter): là một biến tần trung tâm đóng vai trò là
đầu vào của nguồn năng lượng điện được tạo ra bởi chuỗi những tấm pin
năng lượng. Những tấm pin mặt trời được liên kết với nhau thành chuỗi và
điểm cuối là kết nối vào biến tần. Một biến tần chuỗi có thể có nhiều đầu
vào.
Hình 1. : Inverter chuỗi
 Inverter vi mô (Micro Inverter): đây là loại biến tần kết hợp với một tấm
pin năng lượng mặt trời duy nhất để quản lý và đảm nhiệm công việc chuyển
đổi dòng điện DC thành dòng điện AC cho tấm pin riêng lẻ đó.

Hình 1. : Micro Inverter


 Inverter chuỗi kết hợp tối ưu hoá (Power Optimizer): được gắn vào các
tấm pin mặt trời cho phép ta có thể kiểm soát từng đầu ra của tấm pin đó một
cách độc lập với những tấm pin khác của chuỗi.
Hình 1. : Inverter chuỗi kết hợp tối ưu hoá
1.5.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Hình 1. : Nguyên lý hoạt động của hệ thống


Các tấm pin quang điện sẽ hấp thụ bức xạ năng lượng mặt trời và sẽ chuyển hóa
thành nguồn điện một chiều (DC) nguồn điện năng này sẽ được chuyển hóa thành
nguồn điện xoay chiều (AC) thông qua hệ thống inverter chuyển đổi với công nghệ
MPPT (Maximum power point tracking) nhằm nâng cao hiệu suất chuyển đổi.

Nguồn điện AC từ hệ thống điện mặt trời sẽ được hòa đồng bộ vào lưới điện của
tòa nhà cung cấp điện năng song song với nguồn điện lưới hệ thống sẽ ưu tiên sử dụng
nguồn điện năng lượng mặt trời trước.
Ban ngày khi có bức xạ tốt thì điện năng tạo ra từ pin mặt trời ≥ tải tiêu thụ của
tòa nhà từ pin mặt trời, tòa nhà sẽ ưu tiên sử dụng toàn bộ điện năng từ mặt trời và
không sử dụng điện lưới. Buổi chiều tối, nếu điện năng tạo ra từ pin mặt trời < tải tiêu
thụ, điện năng sẽ được lấy bổ sung từ điện lưới để bù vào lượng thiếu.

Khi không có điện lưới hệ thống sẽ tự động được cách ly, đây là tính năng bảo vệ
Anti-Islanding của inverter nhằm bảo đảm an toàn cho lưới điện, thiết bị sử dụng và
nhân viên sửa chữa điện.

1.6 Một số phần mềm sử dụng trong luận văn

1.6.1 Phần mềm PVsyst

Phần mềm PVsyst được ra đời vào năm 1994 do André Mermoud và Michel
Villoz cùng phát triển[9]. PVsyst là một phần mềm để nghiên cứu, đo lường, mô phỏng
và phân tích các hệ thống PV thường được sử dụng trong các công ty chuyên về năng
lượng mặt trời.

Chương trình có một menu hướng dẫn văn bản chi tiết giải thích các phương
pháp, mô hình được sử dụng. PVsyst có thể nhập dữ liệu khí tượng từ nhiều nguồn và
thông tin cá nhân khác nhau.

Tại giao diện thiết kế và mô phỏng( Project design and simulation) cũng là phần
chính của phần mềm được sử dụng để hoàn thành nghiên cứu của một dự án, nó bao
gồm việc lựa chọn dữ liệu khí tượng, thiết kế hệ thống, nghiên cứu đổ bóng, xác định
thiệt hại và đánh giá kinh tế,... ta sẽ có các mục như sau:

+Grid-Connected (Hệ thống Kết nối lưới).

+ Stand alone (Hệ thống Độc lập).

+Pumping (Hệ thống bơm).


Hình 1. : Giao diện chính của PVsyst
Trong phạm vi của luận văn ta sẽ chỉ sử dụng phần Grid-Connected để thiết kế và
mô phỏng hệ thống.

Hình 1. : Giao diện chính của Grid-Connected


Cơ sở dữ liệu (Databases) của phần mềm đã được tổng khá nhiều thông số về các
module pin, inverter,... của các hãng lớn trên thế giới như: ABB, Huawei, Jinko
Solar,... Ngoài ra phần mềm còn tích hợp thêm các công cụ khí tượng như Meteonorm,
SA-SSE,... như hình 1.14.

Hình 1. : Giao diện Databases


1.6.2 Phần mềm SketchUp

SketchUp được khởi đầu và phát triển tại @Last Software ở Boulder, Colorado,
Mỹ, đồng sáng lập năm 1999 bởi Brad Schell và Joe Esch. Đến ngày 14/03/2006
Google mua lại @Last Software và đến ngày 01/06/2012 Trimble Navigation mua lại
SketchUp từ Google và phát triển nó cho đến hiện tại[10].

SketchUp là một phần mềm thiết kế 3D tuyệt vời dành cho các kỹ sư thiết kế,
các kiến trúc sư, nhà phát triển trò chơi điện tử, nhà làm phim,... Phần mềm hỗ trợ cho
việc thiết kế và xây dựng bằng những thao tác đơn giản thông qua các icon. Nhanh,
đơn giản và dễ sử dụng là những từ đánh giá chính xác nhất đối với SketchUp.

Trong luận văn phần mềm được sử dụng để vẽ mô phỏng 3D mặt bằng, các tấm
pin lắp đặt và dùng để mô phỏng đánh giá chiếu bóng của dự án.

Hình 1. : Giao diện chính của SketchUp


1.6.3 Phần mềm AutoCAD

AutoCAD là phần mềm ứng dụng [11] CAD để vẽ (tạo) bản vẽ kỹ thuật cho thiết
kế 2D hoặc 3D, được phát triển bởi tập đoàn Autodesk. Phần mềm này được giới thiệu
lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1982 tại hội chợ COMDEX và đến tháng 12 năm 1982
công bố phiên bản đầu tiên.

Hình 1. : Giao diện chính của AutoCAD


Trong luận văn này, ta dùng AutoCAD để vẽ mặt bằng dự án, sơ đồ đi dây, máng
cáp, inverter và sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời.
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI
ÁP MÁI 1 MWP

2.1 Giới thiệu nhà máy- nơi lắp đặt

Nhà máy sữa thống nhất:

Hình 2. : Hình ảnh thật của nhà máy sữa Thống Nhất

Nhà máy sữa Thống Nhất thuộc công ty sữa Việt Nam (vinamilk). Vinamilk hiện
là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa nước ta, hiện chiếm
lĩnh 54.5% thị phần sữa nước, 40.6% thị phần sữa bột, 33.9% thị phần sữa chua uống,
84.5% thị phần sữa chua ăn và 79.7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc. Nhà máy sữa
Thống Nhất được cấp giấy phép vào ngày 29/04/1993 và được đưa vào hoạt động
chính thức từ ngày 29/04/1993. Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy
Foremost Dairies Vietnam S.A.R.L hoạt động từ 1965).

Địa chỉ: 12 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
2.2 Chọn tấm pin cho hệ thống

2.2.1 Chọn tấm pin

Hiện nay, tấm pin năng lượng gồm 2 loại phổ biến đó là pin Mono và pin Poly.

Hình 2. : Pin Mono và pin Poly


Cả hai loại pin đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng như:

 Tấm pin Mono được làm từ silicon với độ tinh khiết cao nên hiệu suất sử dụng
cao. Tỉ lệ hiệu suất của tấm pin thường từ 16 – 20%. Tấm pin cũng có độ bền
rất cao, hiệu quả sử dụng lâu dài và so với tấm pin Poly thì hoạt động hiệu quả
hơn trong điều kiện ánh sáng yếu. Tuy nhiên giá thành pin lại khá cao và hoạt
động kém trong điều kiện nhiệt độ tăng cao.

 Tấm Pin Poly thì giá thành thấp hơn, hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ cao.
Tuy nhiên hiệu suất pin Poly thấp hơn và tuổi thọ pin cũng giảm so với pin
Mono.

 Đối với dự án này, để có thể sử dụng một cách lâu dài, tuổi thọ hệ thống
cao nhất có thể và ổn định thì ta sử dụng tấm pin Mono.
Sau khi chọn xong loại pin mặt trời thì ta chọn hãng pin mặt trời cho hệ thống.
Đối với các hãng pin nổi tiếng trên thế giới như: Hanwha Q-CELLS của Hàn Quốc,
AE Solar của Đức hay Canadian Solar của Canada thì chúng ta chọn hãng Jinko Solar
của Trung Quốc. Hãng pin Jinko Solar có những ưu điểm sau[12]:

 Đầu tiên, Jinko là một hãng “made in China” do đó khiến mọi người có định
kiến không tốt và do dự khi mua. Tuy nhiên, hiện nay 70% tấm pin mặt trời trên
thế giới nói riêng và phần lớn các linh kiện, điện thoại hay đồ điện tử nói chung
đều được sản xuất tại Trung Quốc. Bên cạnh các đồ không chất lượng thì Trung
Quốc cũng có rất nhiều đồ chất lượng. Do đó việc chọn một hãng pin Trung
Quốc là điều bình thường.

 Tiếp theo, tại Trung Quốc với thị trường năng lượng mặt trời, Jinko Solar là
một hãng rất nổi tiếng và uy tín. Jinko Solar được thành lập vào năm 2006, là
một công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời với hoạt
động sản xuất chính ở Giang Tây và Chiết Giang (Trung Quốc). Hãng có 7 nhà
máy sản xuất trên toàn cầu, 14 công ty con tại các nước lớn như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đức, Italy, Mỹ,… và đội ngũ nhân viên hùng hậu với hệ thống sales toàn
cầu.

 Đặc biệt sản phẩm của hãng được sản xuất dựa theo 3 tiêu chí: Hiệu Quả - Tin
Cậy - An Toàn - 3 trụ cột được xây dựng để tạo nên “ Chất Lượng”. Chất lượng
của pin thể hiện rõ trong quá trình sản xuất như[13]:

 52 bước kiểm tra chất lượng và quy trình

 Giám sát dây chuyền và video/hình ảnh được ghi lại liên tục cho mỗi tế
bào và tấm pin. Hệ thống quản lý thông tin QC toàn diện tại chỗ cho
phép luồng dữ liệu chất lượng được liên tục

 Cơ chế báo động và dừng lại thông minh khi có lỗi

 Tiêu chí nghiệm thu nghiêm ngặt và mức dung sai được siết chặt

 Đội ngũ gồm 1500 chuyên gia kiểm soát chất lượng

 Các thiết bị đảm bảo chất lượng tiên tiến nhất kèm theo mục tiêu không
có sản phẩm nào lỗi.
 Cuối cùng, Jinko Solar được nằm trong “ Top 10 Module Suppliers “ nhiều năm
và đứng nhất các năm liên tiếp 2016, 2017, 2018 và 2019. Ngoài ra pin Jinko
còn đạt được nhiều giải thưởng khác như giải thưởng “Top Performer”, giải
thưởng về chất lượng “ All Quality Matters Award” [14].

Hình 2. : Giải thưởng pin Jinko


 Với những ưu điểm và chất lượng trên, chúng ta chọn pin Mono của hãng
Jinko Solar.

Ngoài ra, mặt bằng nhà xưởng của luận văn này rất rộng nhưng công suất của hệ
thống mặt trời lắp đặt yêu cầu chỉ 1 MWP, do đó ta chỉ chọn tấm pin 350 Wp. Việc
chọn tấm pin 350 Wp sẽ làm cho số lượng tấm pin lắp đặt nhiều hơn, tốn nhiều diện
tích lắp đặt nhưng sẽ tiết kiệm chi phí lắp đặt cho hệ thống (tiết kiệm từ 700 triệu – 1 tỉ
VNĐ) so với các tấm pin công suất cao hơn như 400 Wp hay 450 Wp.

 Với mặt bằng nhà xưởng rộng lớn, chi phí lắp đặt được tiết kiệm tối đa
thì ta chọn tấm pin công suất 350 Wp.

Kết luận: Hệ thống điện mặt trời trong bài này sẽ sử dụng tấm pin JINKO
SOLAR JKM350M-72 công suất 350 Wp.
2.2.2 Thông số tấm pin

Thông số chi tiết của pin Jinko Solar:

Bảng 2. : Thông số pin

Thông số kỹ thuật Giá trị

Tên loại pin JINKO SOLAR JKM350M-72

Đặc tính điện

Công suất danh định Pmax 350 (Wp)

Điện áp tại MPPT Ump 39.1 (V)

Dòng điện tại MPPT Imp 8.94( A)

Điện áp hở mạch Uoc 47.5 (V)

Dòng điện ngắn mạch Isc 9.38( A)

Hiệu suất chuyển đổi quang điện 18.01(%)

Dải nhiệt độ vận hành -40 - +85 (0 C)

Điện áp tối đa của hệ thống (theo tiêu chuẩn IEC) 1000 (V)

Dòng điện định mức tối đa của cầu chì chuỗi 20(A)

Sai số công suất 0 ~ +3 (%)

Đặc tính nhiệt độ

Nominal Operting Cell Temperature (NOCT) 45±2(0 C)

Hệ số nhiệt độ của Pmax -0.39(%/0 C)

Hệ số nhiệt độ của Uoc -0.29(%/0 C)

Hệ số nhiệt độ của Isc 0.048(%/0 C)


Đặc tính cơ học

Số lượng tế bào quang điện 72 (6x12) (cells)

Kích thước 1956 X 992x 40(mm)

Khối lượng 26.5(kg)

Độ dày tấm kính phủ 4(mm), chịu nhiệt

Khung đỡ Hợp kim nhôm


Tiết diện 4 (mm2), chiều dài 0.9
Dây nối (có sẵn)
hoặc chiều dài tự chỉnh

Kiểm tra, chứng nhận, và bảo hành

Tiêu chuẩn kiểm tra IEC 61215, IEC61730

Tiêu chuẩn chứng nhận ISO 9001, ISO 14001

Chứng nhận TUV, CE, CEC, CHUBB

Hộp đấu dây Tiêu chuẩn IP67

Vật liệu và kĩ thuật 10 năm

Bảo hành Bảo hành hiệu suất lớn hơn 80%


trong vòng 25 năm

Khi chọn pin, ta tính thêm một số thông số thực tế của tấm pin[1]:

Ta có:

T NOCT−20
Tcell = T amb+ ( )*S (2.1)
0.8

 Tcell: nhiệt độ vận hành của tấm pin (oC)


 Tamb: nhiệt độ trung bình của môi trường (oC)
 TNOCT: nhiệt độ vận hành của tấm pin đo ở 20o C, cường độ nắng 800W/m2,
AM1.5
 S: độ rọi (1kW/m2)
Nhiệt độ trung bình ban ngày ở nơi lắp đặt hệ thống là 31o C , NOCT là 45 oC

T NOCT −20 45−20


Tcell = T amb+ ( )*S = 31 + ( 0.8 )*1 = 62.25oC
0.8

Công suất DC thực tế của tấm pin:

P PV = Pmax * (1 + (hệ số nhiệt độ theo P)%*(Tcell-25)) (2.2)

= 350 * (1 - 0.39%*(62.25-25)) = 300 (W)

Điện áp hở mạch thực tế của tấm pin:

U ocPV = U ocđm * (1 + (hệ số nhiệt độ theo U)%*(Tcell-25)) (2.3)

= 47.5 * (1 - 0.29%*(62.25-25))= 42.37 (V)

Dòng điện ngắn mạch thực tế của tấm pin:

I ocPV = I scđm * (1 + (hệ số nhiệt độ theo I)%*(Tcell-25)) (2.4)

= 9.38 * (1+0.048%*(62.25-25))= 9.55 (A)

Số tấm pin:

Psysm 1000000
N= = = 2857.14 (2.5)
P maxPV 350

 Chọn N là 2858 tấm pin.

Lưu ý: Do ảnh hưởng của nhiệt độ nên công suất tấm pin và điện áp hở mạch của
tấm pin giảm, dòng điện ngắn mạch tăng. Nên trong các phần tính toán chọn các thiết
bị bảo vệ và dây dẫn, ta dùng điện áp lớn nhất của PV là U ocdm=47.5 V, dòng điện lớn
nhất của PV là IocPV=9.55 V.
2.3 Chọn inverter cho hệ thống

2.3.1 Chọn inverter

Bộ nghịch lưu (inverter) là một bộ phận quan trọng nhất của một hệ thống mặt
trời. Inverter có thể xem như là trái tim của dự án. Do đó, để dự án hoạt động tốt, hiệu
quả và phù hợp nhất thì ta có những tiêu chí lựa chọn sau:

 Chất lượng và độ tin cậy

 Hiệu suất của inverter

 Đặc tính kỹ thuật

 Dịch vụ và hỗ trợ trước-sau khi mua

 Chế độ bảo hành

 Hệ thống giám sát linh hoạt

 Giá bán hợp lý

Sau khi xem xét các tiêu chí trên như danh tiếng của hãng sản suất inverter, chất
lượng và độ tin cậy của sản phẩm, hiệu suất sản phẩm cao trên 98%, chế độ bảo hành
trên 10 năm và các hệ thống giám sát linh hoạt,.. thì dự án chúng ta chọn dùng inverter
hãng ABB.

ABB là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ, dẫn đầu về nghành
công nghiệp năng lượng, công nghiệp tự động hóa, robot và lưới điện. ABB đã hình
thành và phát triển hơn 130 năm. Quy mô ABB rất lớn, hoạt động tại hơn 100 quốc gia
với khoảng 145.000 nhân viên và doanh thu trên 70 tỷ USD mỗi năm. Có thể nói ABB
là một ông lớn trong nghành công nghiệp nói chung và sản xuất biến tần inverter nói
riêng. Tuy nhiên, khi có quá nhiều mảng để tập trung thì inverter của ABB sẽ không
thể tốt nhất trên thị trường, mặc dù inverter ABB đã là hãng có chất lượng tốt nhất
hiện nay. Do đó, tháng 7/2019, ABB đã bán toàn bộ bộ phận biến tần năng lượng mặt
trời cho công ty FIMER SpA của Ý. Việc một công ty nổi tiếng ở Thụy Sĩ bán toàn bộ
một bộ phận quan trọng cho một công ty nổi tiếng khác ở Ý là một điều hoàn tốt. Sự
giao thoa kỹ thuật của 2 công ty hàng đầu thế giới sẽ dẫn đến chất lượng và số lượng
của inverter ABB (FIMER) vượt trội và tốt hơn xưa.
Sau khi chọn xong hãng inverter tin tưởng là ABB (FIMER) để lắp đặt dự án thì
chúng ta xét số lượng inverter cần để lắp đặt. Ta có:

 Công suất của hệ thống:

Psysm = N * P PV = 2858 * 300 = 857.400(kW) (2.6)

 Chọn inverter có công suất lớn hơn 857.400 (kW)

Ta có hai phương án để chọn trong trường hợp này:

 Một là sử dụng 1 inverter lớn hơn 857.400 (kW) cho toàn hệ thống

 Hai là sử dụng nhiều inverter công suất nhỏ với nhiều mảng được chia nhỏ
trong hệ thống

Cả hai phương án đều có ưu và nhược điểm riêng. Khi ta sử dụng 1 inverter công
suất lớn cho toàn bộ hệ thống thì ưu điểm là ta dễ dàng vận hành hệ thống nhưng giá
bán của inverter mắc hơn kèm theo đó là khó mua, khó vận chuyển và khó lắp đặt.
Còn sử dụng nhiều inverter công suất nhỏ hơn thì nhược điểm là sử dụng số lượng lớn
inverter dẫn đến việc khó vận hành hệ thống nhưng ưu điểm lại rất nhiều như: giá các
inverter cộng lại thường rẻ hơn, dễ mua, dễ lắp đặt và dễ bảo trì. Đặc biệt là khi
inverter bị hư thì cả hệ thống không bị ngưng trễ thời gian dài làm ảnh hưởng công
suất và kinh tế của dự án mà chỉ tắt 1 nhánh chỗ inverter bị hư hại mà thôi.

Xét đến nhiều ưu điểm hơn khi dùng nhiều inverter công suất nhỏ so với 1
inverter công suất lớn thì luận văn này chúng ta sử dụng nhiều inverter công suất nhỏ
với nhiều mảng được chia nhỏ trong hệ thống.

Loại inverter được chọn trong luận văn là inverter ABB TRIO-50.0-TL-OUTD
với công suất 50 (kW) có hiệu suất cao 98%, có 12 đầu vào DC, cầu chì bảo vệ sẵn có,
công tắc cùng với bảo vệ chống sét cho đầu DC và AC.
2.3.2 Thông số inverter

Thông số inverter ABB TRIO-50.0-TL-OUTD:

Hình 2. : Sơ đồ khối inverter

Hình 2. : Thông số inverter-1


Hình 2. : Thông số inverter-2
Để xác định số tấm pin trên một string và tổng số string, chúng ta dựa theo tài
liệu “Determination of Optimal Modules Number in Photovoltaic Strings for Inverter
Power Maximization“ của Ljupco Trpezanovski, Dimitar Dimitrov[15] và “ Planning of
a PV Generator” của SMA[16].

Đầu tiên, ta sẽ tìm điện áp cực đại của tấm pin tại nhiệt độ 150C và điện áp cực
tiểu của tấm pin tại nhiệt độ 700C. 100C và 700C là nhiệt độ thấp nhất và cao nhất có
thể xảy ra ở Tp HCM nơi mà tấm pin được lắp đặt và hoạt động.

 Pin Jinko có: VMPPT = 39.1 (V)

VOC = 47.5 (V)

ΔV
 VMaxDC, 10 = VOC [1 + 100 (10 - 25)] (2.7)

0.29
= 47.5 [1 - (10 - 25)]
100

= 49.57 (V)

ΔP
 VMinDC, 70 = VMPPT [1 + 100 (70 - 25)] (2.8)

0.39
= 39.1 [1 - (70 - 25)]
100

= 32.24 (V)
Sau khi tính được điện áp cực đại và cực tiểu, ta tính số lượng tấm pin có trong
một string bằng cách tính ra số tấm pin cực tiểu và số tấm pin cực đại. Số tấm pin bằng
điện áp của inverter chia cho điện áp của tấm pin.

Inverter ABB có dải điện áp DC MPPT: V = 480-1000 (V)

Số PV trên 1 dãy:

V Min−Inverter V Max− Inverter


≤ Npin ≤ (2.9)
V MinDC ,70 V MaxDC ,10

480 1000
≤ Npin≤
32.24 49.57
14.89 ≤ Npin≤ 20.17

 Chọn 18 tấm pin trên 1 dãy.

2858
Số dãy: N string = = 158.78
18

 Số string là 160
 Tổng số tấm pin: N = 160 * 18 = 2880 (tấm).

Kiểm tra các thông số đầu vào của 1 inverter 50 (Kw):

Inverter có điện áp DC đầu vào lớn nhất là: Vmax(DC) = 1000 (V)

Điện áp lớn nhất của hệ thống PV:

Umax= Uocđm*18 = 47.5*18 = 855 (V) < 1000 (V) => thỏa (2.10)

Inverter có dòng vào DC lớn nhất:

Imax(DC) = 108 (A)

Số string lắp vào 1 inverter:

108
n= ≤ 11.3 (string)
9.55

 Ta chọn 10 (strings) ≤ 11.3 < 12 (string) => thỏa


160
 Số inverter cần: n = = 16 (inverter)
10

Dòng lớn nhất của hệ thống PV:


Imax = IscPV * 10 = 9.55 *10 = 95.5 (A) < 108 (A) => thỏa (2.11)

Công suất thực tế:

Ptt = 18 * 10 * 300 = 54000(W).

Công suất: Ptt = 54000 ≤ Pinverter * 1.2 = 50000 * 1.2 = 60000 => thỏa (2.12)

Kết luận: Hệ thống gồm 16 inverter, 2880 tấm pin mặt trời. Mỗi inverter gồm 10
string pin, mỗi string gồm 18 tấm pin mắc nối tiếp. Mỗi tấm pin có công suất 350W
hãng JINKO Solar và sử dụng inverter 50 (KW) của hãng ABB.

2.4 Cách lắp đặt tấm pin và bố trí inverter

2.4.1 Cách lắp đặt tấm pin

Mái nhà lắp đặt:

Với kích thước thật [17] được biết là:

 Chiều dài: 128 m


 Chiều rộng: 80 m
 Diện tích: 10240 m2

Hình 2. : Mái nhà máy sữa Thống Nhất


Kích thước dùng phần mềm PVWatts đo thử:

Kích thước đo bằng PVWatts:

 Diện tích: 10247 m 2

Hình 2. : Kích Thước nhà máy Thống Nhất đo bằng PVWatts


 Kích thước gần giống nhau, không sai lệch nhau nhiều lắm.

Khi đã có kích thước thật, ta đo kích thước các chướng ngại trên mái nhà:

Kích thước thanh giữa:

 Chiều dài: 114 m


 Chiều rộng: 7 m
 Diện tích: 798 m2

Kích thước khả dụng:

 Chiều dài: 128 m


 Chiều rộng: 73 m
 Diện tích: 9442 m2
Từ những kích thước đo được, chúng ta có bảng vẽ mặt bằng mái của dự án:

Hình 2. : Mặt bằng mái của dự án


Nhà máy có 2 mái nghiêng:

 Một mái hướng Tây-Nam (700 )


 Một mái hướng Đông-Bắc (-1100)

Từ PVsyst, hai mái của nhà máy có hướng nghiêng được thể hiện ở PVsyst như
hình 2.10.

Hình 2. : Hướng nghiêng của dự án


Dự án sử dụng tấm pin mono JINKO SOLAR JKM350M-72 350 Wp có kích
thước: 1956 x 992 x 40 mm.

Một string pin được mắc nối tiếp từ 18 tấm pin.

Hình 2. : Cách nối tiếp pin trong 1 string


String pin được đặt trên rail nhôm, giữa hai tấm pin có kẹp giữa có khoảng cách
0.05m, khoảng cách dọc giữa hai hàng là 0.3 m, khoảng cách ngang giữa 2 cột là 0.3m.

 Tổng chiều ngang string pin:

Ln = 1.956*32 + 0.3*31 = 71.892 m < 73 m (2.13)

 Tổng chiều dài các string pin:

Ld =( 0.992*18+17*0.05)*5+ 0.3 *4= 94.73 m < 128m (2.14)

 Diện tích lắp đặt đủ cho hệ thống 1 MWP

Sau khi đo được các kích thước diện tích tấm pin, string pin, ta vẽ được mặt bằng
bố trí tấm pin bằng AutoCAD thể hiện kích thước, khoảng cách giữa các tấm pin như
hình 2.12, hình 2.13.
Hình 2. : Mặt bằng bố trí tấm pin bằng AutoCAD

Hình 2. : Mặt chiếu đứng của dự án


Ngoài ra, Mặt bằng dự án còn được vẽ bằng Sketchup để thể hiện mô hình 3D
của dự án cho dễ hình dung và để tính được ảnh hưởng của bóng che đối với tấm pin ở
chương 3.

Hình 2. : Mặt bằng bố trí pin thực tế trên SketchUp


Với việc hình dung mặt bằng mái bằng hình 2D, hình 3D như các hình trên, ta
còn có thể hình dung rõ hơn việc lắp đặt tấm pin lắp đặt trên mái như hình 2.15 [18] .

Hình 2. : Lắp đặt tấm pin trong thực tế


2.4.2 Cách bố trí inverter

Inverter có kích thước: 725 x 1491 x 315mm.

16 inverter trong nhà xưởng được lắp đặt dọc theo tường và nằm kế bên phòng
xưởng cơ điện. Mỗi inverter được đặt cách nhau 400mm, đặt cách mặt đất 1200mm và
cách máng cáp 600mm [45].

Máng cáp cho dây DC từ mái xuống các inverter là máng 400x150, máng cáp
cho dây AC từ inverter ra TPPMT là máng AC 100x100 (Loại máng cáp chọn cho dự
án được tính ở phần 2.7).

Ta có các bảng vẽ lắp đặt inverter:

Hình 2. : Bố trí inverter trong nhà

Hình 2. : Chi tiết lắp đặt 16 inverter


Hình 2. : Chi tiết lắp đặt inverter và các máng cáp
2.5 Lắp đặt góc nghiêng và hướng của các tấm pin

Ta có cách tính sau[1]:

Hình 2. : Quỹ đạo Trái Đất trong năm


Thiên độ 𝛿 – là góc hợp bởi mặt phẳng xích đạo với đường thẳng nối tâm mặt
trời với tâm Trái Đất (𝛿 < 0 khi mặt trời ở bán cầu Nam).

𝛿 biến thiên trong khoảng +/- 23,45o là 1 hàm của hình sin tính theo ngày bắt đầu
từ ngày Xuân phân (n = 81) tính cho cả năm 365 ngày.
360
𝛿 = 23,45sin( (n - 81))
365
(2.15)

Hình 2. : Vị trí mặt trời trong năm


Bảng 2. : Số ngày bắt đầu trong từng tháng

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Số ngày (n) 1 32 60 91 121 152 182 213 244 274 305 335

Góc cao độ giữa trưa là góc giữa tia nắng mặt trời với mặt phẳng Trái Đất.

𝛽N = 90 0 – L + 𝛿 (2.16)

(L: vĩ độ )

(𝛽N ≤ 900: Nam)

(𝛽N > 900: Bắc, => lấy góc bù )

Để tia nắng mặt trời chiếu vuông góc với giàn pin mặt trời thì góc nghiêng của
tấm pin bằng:

Tilt = 𝛼N = 90 0 – 𝛽N (2.17)

Với tọa độ dự án ¿ vĩ Bắc, 1060 45 ' kinh Đông)

Ta chọn tháng 3 với bức xạ cao nhất:

21/3: n = (60 - 1) + 21 = 80 (2.18)


360 360
𝛿 = 23,45sin( (n - 81)) = 23,45sin( (80 - 81)) = -0.4
365 365

Góc cao độ giữa trưa: 𝛽N = 90 - 10.83 - 0.4 = 78.77

Góc lắp: Tilt = 90 - 78.77 = 11.23

Do Việt nam nằm ở bán cầu bắc gần phía trên đường xích đạo. Theo đặc điểm di
chuyển của mặt trời, giàn pin hướng về phía Nam sẽ đón được nhiều bức xạ nhất trong
một năm. Tuy nhiên, mái nhà máy đã nghiêng sẵn 2 hướng là hướng tây nam (70 0) và
Đông-Bắc (-1100). Góc lắp đặt được chọn là 11.20.

 Mái dự án có độ nghiêng 11.20 bằng với góc lắp đặt đã chọn, hướng tấm pin là
hướng mái nhà.

2.6 Thiết kế dây dẫn

2.6.1 Chọn chiều dài dây cho hệ thống

Từ bảng vẽ mặt bằng (hình 2.9), bố trí máng cáp cho dây DC, dây AC (hình
2.22) và công thức 2.14, ta có được chiều dài cho dây DC và dây AC cho dự án như
bảng 2.3.

Bảng 2. : Chọn kích thước cho dây DC và AC

Hàng dây dự Tổng chiều


Cột pin
pin phòng (m) dây (m)

DC I II III IV V
1 164 145 126 107 88 30 660

2 164 145 126 107 88 30 660

3 164 145 126 107 88 30 660

4 164 145 126 107 88 30 660

5 164 145 126 107 88 30 660

6 164 145 126 107 88 30 660

7 164 145 126 107 88 30 660

8 164 145 126 107 88 30 660

9 164 145 126 107 88 30 660

10 164 145 126 107 88 30 660


11 164 145 126 107 88 30 660

12 164 145 126 107 88 30 660

13 164 145 126 107 88 30 660

14 164 145 126 107 88 30 660

15 164 145 126 107 88 30 660

16 164 145 126 107 88 30 660

17 164 145 126 107 88 30 660

18 164 145 126 107 88 30 660

19 164 145 126 107 88 30 660

20 164 145 126 107 88 30 660

21 164 145 126 107 88 30 660

22 164 145 126 107 88 30 660

23 164 145 126 107 88 30 660

24 164 145 126 107 88 30 660

25 164 145 126 107 88 30 660

26 164 145 126 107 88 30 660

27 164 145 126 107 88 30 660

28 164 145 126 107 88 30 660

29 164 145 126 107 88 30 660

30 164 145 126 107 88 30 660

31 164 145 126 107 88 30 660

32 164 145 126 107 88 30 660

Tổng chiều dài 1 dây DC trong hệ thống (m) 21120


Tổng chiều dài 2 dây DC trong hệ thống (m) 42240
Tổng chiều dây AC từ inverter đến tủ MDB (m) 30
Tổng chiều dây AC từ tủ MDB đến tủ MSB (m) 20

2.6.2 Cách chọn dây DC

Đối với các dây DC kết nối các PV và dây kết nối từ các string (N1) thì chịu
nhiệt độ đạt tới 700 C đến 800 C . Do đó phải chọn các loại dây chịu được nhiệt độ cao
và chịu được tia cực tím. Do đó, các loại cáp thường sử dụng là cáp lõi đơn có vỏ cao
su và cách ly, nhiệt độ hoạt động tối đa không thấp hơn 90 0 C và chống tia UV cao.
Tuy nhiên, trong catalogue của inverter, nhà sản xuất cũng quy định dây dẫn nối
các string pin về inverter phải có tiết diện ruột nhỏ nhất là 4mm 2 và trong tấm pin thì
đã có sẵn có dây có tiết diện là 4mm2 . Do đó ta chọn dây cáp PV1-F 4mm2 , loại dành
riêng cho các công trình điện Mặt Trời sử dụng ngoài trời, ruột đồng, vỏ bọc XLPE
cách nhiệt tốt có thông số như sau:

Bảng 2. : Bảng thông số dây dẫn DC


Dây dẫn PV1-F 4mm2
Mặt cắt Kết cấu Đường Chiều dày Đường Điện trở Nhiệt độ
danh định (No/mm) kính ruột cách điện kính tổng DC ở 20oC làm việc
(mm2) dẫn (mm) (mm) (mm) (Ω/km) (oC )

4 56/0.3 2.6 0.5 6.1 5.09 (-40) - (+90)

2.6.3 Cách chọn dây AC

- Sử dụng tài liệu Electrical Installation Guide according to IEC


international standard 2010[19]
- Xác định các mã chữ cái (A1- G) trang G9-G10 tương ứng với cáp đơn
hay đa lỗi và điều kiện lắp đặt cáp.
- Xác định các hệ số hiệu chỉnh:
 K1: Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đối với cách điện khi dây đi
trong không khí
 K2: Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đối với cách điện khi dây được
chôn dưới đất
 K3: Hệ số hiệu chỉnh theo điều kiện đất
 K4: Ảnh hưởng của số mạch đặt kề nhau.
- Tính Kt và Iz để tìm ra tiết diện hợp lí của dây dẫn.

Từ bảng 2.5 đến bảng 2.11, ta tính được tiết diện dây AC như bảng 2.11.

Bảng 2. : Xác định chữ cái


Bảng 2. : Chọn loại cáp

Bảng 2. : Chọn K1
Bảng 2. : Chọn K2

Bảng 2. : Chọn K3

Bảng 2. : Chọn K4
Bảng 2. : Chọn tiết diện
Bảng 2. : Thông số chọn tiết diện dây dẫn AC
Ký Điều kiện lắp đặt Iz
Dây dẫn K1 K2 K3 K4 Kt Ib Sph
hiệu dây dẫn =Ib/Kt
Từ PV
đến
4 mm2(do có sẵn trong tấm pin)
inverter

(DC)

Từ Cáp điện bằng đồng


inverter (Cu), cách điện PVC,
đến tủ E đặt trong máng (khay) 1.06 1 1 1 1.06 77 72.64 25
MDB cáp, nhiệt độ môi
(AC) trường 250 C

Cáp điện đa lõi bằng


Từ tủ
đồng (Cu), cách điện
MDB
E PVC, đặt trong máng 1.06 1 1 1 1.06 1232 1162 3*240
đến tủ
(khay) cáp, nhiệt độ
MSB
môi trường 250 C

Ta tính ra được Iz , tra bảng 2.11, ta được Sph từ inverter đến tủ MDB là 16
mm2. Tuy nhiên ta chọn Sph = 25 mm2 vì theo trang 65 tài liệu hướng dẫn lắp đặt của
inverter Abb quy định (đính kèm ở phụ lục).

Hình 2. : Bảng quy định dây của inverter


2.6.4 Kiểm tra sụt áp của dây
Bảng 2. : Độ sụt áp cho phép
Dây AC Dây DC
Độ sụt áp cho phép[20] 2% 2%

Với dây AC, thường mức sụt áp cho phép là 5% [19], tuy nhiên đối với hệ thống
mặt trời thì sụt áp nên nhỏ hơn với mức 2%[20].

Dây DC:

Công thức tính sụt áp:

∆ U =¿ 2*L*I* R DC [21] (2.19)

Trong đó:

 R DC: là điện trở DC ở 20oC (Ω/km)


 L: là chiều dài dây dẫn (m), ta chọn chiều dài dây lớn nhất ở string I-32
 I = I ocPV = 9.55 (A)
 ∆ U = 2 * 164 * 10−3 * 9.55 * 5.09 = 15.94

Phần trăm độ sụt áp lúc này là:

∆U 15.94
%∆ U = U ×100 % = ×100 % ≈ 2% (2.20)
string 42.37 ×18

Vậy %∆ U ≈ 2% thỏa mãn giá trị sụt áp cho phép, nên ta không cần kiểm tra giá
trị sụt áp tại các đoạn dây còn lại của hệ thống.

Bảng 2. : Kiểm tra sụt áp dây DC


∆U
Dây dẫn Sph L (km) ∑ ∆ UKết
% quả
(V)
Từ 1 string PV
đến inverter 4 144.709 15.94 2 Đạt
(DC)

Dây AC:

Độ sụt áp được tính theo công thức: ∆ U = K* Ib*L[19] (2.21)


 Ib: dòng làm việc lớn nhất của tải.

 L: chiều dài cáp (m).

 K: được tra trong bảng 2.15.

Tính sụt áp phần trăm từ inverter đến tủ MDB:

3.003∗100
∑ ∆U % = 400
= 0.75 % (2.22)

Bảng 2. : Số K tương ứng với tiết diện dây

Bảng 2. : Kiểm tra sụt áp dây AC


K ∆U
Dây dẫn Sph Ib (A) L (km) ∑ ∆U ∑ ∆UK
%ết quả
(V/A/k) (V)
Từ inverter
25 1.3 77 0.03 3.003 3.003 0.75 Đạt
đến tủ MDB
Từ tủ MDB
3*240 0.21 1232 0.02 1.725 4.728 1.18 Đạt
đến tủ MSB

2.6.5 Chọn dây nối đất cho inverter:


Bảng 2. : Chọn dây PE và dây trung tính N [19]

Từ bảng 2.17, tùy theo tiết diện các dây đã tính được, ta tính được dây nối đất PE
và dây trung tính N

Ví dụ: Tiết diện dây AC: S = 25 mm2

 Chọn dây PE, chất liệu Cu


 Tra bảng 2.17, ta có được tiết diện dây PE: S PE = S = 16 mm2 .

Bảng 2. : Tiết diện dây PE


Dây dẫn Sph S PE SN
Từ inverter đến tủ MDB 25 16 16
Từ tủ MDB đến tủ MSB 3*240 3*120 3*120

Kết luận:

- Từ string đến inverter: chọn dây DC PV1-F 4 mm2 với chiều dài dây 42240 m.
- Từ inverter đến tủ MDB: chọn dây AC 1 lõi PVC 25 mm2 chiều dài dây 30 m,
dây PE 16 mm2 và dây N 16 mm2.
- Từ tủ MDB đến tủ MSB: chọn dây AC PVC 3*240 mm2 (3 lõi mỗi lõi 240
mm2) với chiều dài dây 20m và dây PE 3*120 mm2 và dây N 3*120 mm2.

2.7 Chọn máng cáp


Máng cáp được chọn phải thỏa điều kiện là tổng tiết diện dây dẫn đi trong máng
cáp không vượt quá 20% tiết diện của máng [24].

Với đường kính cáp là 6.1 mm2

sdd = 𝜋 * r 2 = 3.14* ¿ = 29.2 (mm2) (2.23)

Vớ i má ng cá p rộ ng 50mm, cao 50mm , lú c nà y tiết diện củ a má ng cá p là :

smc = w* h = 50*50 = 2500 (mm2 ¿ (2.24)

Số dâ y dẫ n má ng cá p là :

s mc
n dd = * 0.2 = 17 ( sợ i) (2.25)
s dd

Sau khi chọn được số sợi với số máng cáp tưởng ứng theo các công thức (2.23),
(2.24) và (2.25) như bảng 2.19, ta chọn được số sợi tùy theo hàng và chiều dài máng
cáp của hàng theo hình 2.23.

Bảng 2. : Máng cáp với số sợi


Máng cáp Máng cáp Số sợi cáp AC (1) Số sợi cáp AC (2)
Số sợi cáp DC tối
W(mm) H(mm) tối đa trong máng tối đa trong máng
đa trong máng
cáp
50 50 17 20 2
100 50 34 40 4
100 100 68 80 8
200 50 68 80 8
200 100 137 160 17
300 100 205 240 25
400 100 274 320 33
400 150 411 480 50

Bảng 2. : Chọn cáp cho dây AC và DC, chiều dài của các máng cáp.
Chiều dài máng
Hàng Số cáp Máng cáp (mm)
cáp (m)
DC
1 76.67 10 W50xH50
2 76.67 10 W50xH50
3 76.67 10 W50xH50
4 76.67 10 W50xH50
5 76.67 10 W50xH50
6 76.67 10 W50xH50
7 76.67 10 W50xH50
8 76.67 10 W50xH50
9 76.67 10 W50xH50
10 76.67 10 W50xH50
11 76.67 10 W50xH50
12 76.67 10 W50xH50
13 76.67 10 W50xH50
14 76.67 10 W50xH50
15 76.67 10 W50xH50
16 76.67 10 W50xH50
17 57 8 W50xH50
18 57 8 W50xH50
19 57 8 W50xH50
20 57 8 W50xH50
21 57 8 W50xH50
22 57 8 W50xH50
23 57 8 W50xH50
24 57 8 W50xH50
25 57 8 W50xH50
26 57 8 W50xH50
27 57 8 W50xH50
28 57 8 W50xH50
29 57 8 W50xH50
30 57 8 W50xH50
31 57 8 W50xH50
32 57 8 W50xH50
33 93.71 160 W300xH100
34 74.72 128 W200xH100
35 36.30 32 W100xH50
36 50 320 W400xH150
AC
Từ inverter đến
30 64 W100xH100
MDB (1)
Từ MDB đến MSB
20 4 W200xH100
(2)

Mặt bằng bố trí máng cáp trên mái dự án:

Hình 2. : Bố trí máng cáp cho dây DC và AC


2.8 Thiết kế chống sét cho hệ thống

2.8.1 Lựa chọn sơ đồ nối đất cho hệ thống

Đối với một hệ thống pin năng lượng mặt trời thì việc chống sét rất cần thiết. Tuy
nhiên với một nhà máy lớn thì việc đặt kim chống sét để bảo vệ toàn nhà máy thật sự
rất tốn kém và tạo ra bóng râm ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của tấm PV. Dự án
nhà máy sữa Thống nhất lại nằm ở khu vực có thời tiết nắng nóng, ít mưa và ít có sấm
chớp thì việc bảo vệ chống sét bằng phương pháp cổ điện Franklin cũng như ESE là
không cần thiết. Do những lý do trên thì ta dùng cách nối đất bảo vệ cho hệ thống.

Tác dụng của việc nối đất là để tản dòng điện sự cố vào trong đất ( dòng rò, dòng
ngắn mạch chạm đất, dòng điện do sét,..). Tùy vào chức năng mà ta có 3 loại nối đất
và tùy theo như cầu mà các bãi tiếp địa có điện trở riêng:

 Nối đất làm việc


 Nối đất an toàn hay còn gọi là nối đất cho thiết bị
 Nối đất chống sét

Đối với dự án, ta sử dụng sơ đồ nối đất TNC-S:

Hình 2. : Sơ đồ nối đất TNC-S


 Từ inverter đến tủ MDB, ta sử dụng sơ đồ TN-S.
 Từ tủ MDB đến tủ MSB, ta sử dụng sơ đồ TN-C.
 Từ máy biến áp đến tủ MSB đến tủ MDB, ta sử dụng sơ đồ TN-C.
 Đối với các tải và thiết bị hạ áp thì ta sử dụng sơ đồ TN-S.

2.8.2 Lựa chọn nối tiếp địa cho hệ thống

Để đảm bảo các thiết bị khỏi tác động của xung sét lan truyền trong hệ thống
điện, các thiết bị (tủ điện tổng, tủ điện phân phối) sẽ được lắp đặt các thiết bị chống sét
lan truyền (SPD: Surge Protection Device ). Riêng đối với các inverter trong hệ thống
ta dùng, đã có sẵn các thiết bị chống sét lan truyền ở đầu vào DC và đầu ra Ac. Do đó
ta không cần lắp đặt SPD cho inverter.

Ngoài ra, việc đảm bảo hệ thống khỏi tác động của xung sét lan truyền thì việc
nối đất cho các thiết bị cũng rất quan trọng.

Đối với tấm pin và khung rail trên mái, ta bố trí nối đất như sau:

 Các tấm pin được kết nối với nhau và kết nối xuống rail pin. Giữa các tấm
pin được kết nối với nhau bằng các kẹp cố định, kèm theo nó là các miếng
kim loại Ground clip dùng để kết nối các tấm pin lại với nhau để bảo vệ
chống sét.

Hình 2. : Ground Clip


 Các tấm pin được kết nối với nhau và nối với các rail thì tất cả các rail nhôm
được kết nối với nhau bằng dây tiếp địa (dây đồng có tiết diện 6 mm2)[22] như
hình 2.25 và được kết nối thẳng xuống bãi tiếp địa chống sét của hệ thống
bằng dây thoát sét bằng thép 70 mm2 theo bảng 2.21 (≥50mm2).
Bảng 2. : Tiết diện tối thiểu của dây thoát sét

Hình 2. : Quy tắc đấu nối dây của công trình không có hệ thống cột thu sét
Dàn pin và các thanh rail thì ta dẫn ra bãi tiếp địa chống sét với Rnđht ≤10(Ω ). Với
các inverter, tủ MDB, tủ MSB, máy biến áp, các thiết bị, thì ra bãi tiếp địa làm việc và
sử dụng Rnđht ≤4 (Ω ).

2.8.3 Thiết kế bãi tiếp địa cho hệ thống

Để nối xuống bãi tiếp địa thì ta thiết kế bãi tiếp địa theo công thức 2.26 – công
thức 2.30 [23], các giá trị công thức được tra từ bảng 2.22 đến bảng 2.25:

Bảng 2. : Trị số điện trở suất p của đất


Bảng 2. : Hệ số thay đổi điện trở suất của đất theo mùa

Bảng 2. : Công thức tính điện trở nối đất của các kiểu nối đất.
Bảng 2. : Hệ số sử dụng n c cọc chôn thẳng đứng và nth của thanh nối các cọc

 Bãi tiếp địa 10 (Ω ):

Ta dùng 5 cọc thép bọc đồng đường kính d=16mm chôn sâu h=0.5m so với mặt
đất,đặt song song với nhau, chiều dài mỗi cọc L=2.4 m, khoảng cách giữa hai cọc là
a=5 m. Cáp liên kết giữa 5 cọc là cáp thép trần tiếp diện 70 mm2 .

Điện trở suất của đất khô theo bảng 2.22 là 100 Ω.m. Ta xét điện trở suất của đất
khô theo mùa mưa để đảm bảo dù trời mưa, bãi tiếp địa của hệ thống vẫn an toàn và sử
dụng được. Tra bảng 2.23, ta có hệ số thay đổi điện trở suất theo mùa là 1.4.

Điện trở nối đất của một cọc:

p 4L 2 h+ L 100∗1.4 4∗2.4 2∗0.5+2.4


rc= .[ln( )] * = *[ln( )] * =
2 πL 1.36∗d 4 h+ L 2 π∗2.4 1.36∗0.016 4∗0.5+2.4
43.69 (Ω) (2.26)

a 5
Với số cọc n = 5, tỷ số = = 2, từ bảng 2.25, tra được n c = 0.81, nth = 0.86.
L 2.5

Điện trở của hệ thống 5 cọc:

rc 43.69
Rc = = = 10.79 (Ω) (2.27)
n∗nc 5∗0.81

Chiều dài của cáp ngang Ln = 4*5 = 20m. Tiết diện cáp ngang d n = 9.44mm.

Điện trở thanh ngang:


p 4 Ln 100∗1.4 4∗20
r th= .[ln( ) – 1] = .[ln( ) – 1] = 13.5 (Ω)
π Ln √ h∗d π .20 √ 0.5∗0.00944
(2.28)

Điện trở cáp ngang khi xét đến hệ số sử dụng:

r th 13.5
Rth= = = 15.7 (Ω) (2.29)
nth 0.86

Điện trở nối đất của toàn hệ thống:

Rc∗Rth 10.79∗15.7
R HT = = = 6.39 (Ω) < 10 (Ω)
R c + R th 10.79+ 15.7
(2.30)

Hình 2. : Bãi tiếp địa 10 (Ω)


 Bãi tiếp địa 4 (Ω ):

Ta dùng 10 cọc thép bọc đồng đường kính d=16mm chôn sâu h=0.8m so với mặt
đất,đặt song song với nhau, chiều dài mỗi cọc L=2.4m, khoảng cách giữa hai cọc là
a=5 m . Cáp liên kết giữa 10 cọc là cáp thép trần tiếp diện 70 mm2 .

Điện trở suất của đất khô theo bảng 2.22 là 100 Ω.m. Ta xét điện trở suất của đất
khô theo mùa mưa để đảm bảo dù trời mưa, bãi tiếp địa của hệ thống vẫn an toàn và sử
dụng được. Tra bảng 2.23, ta có hệ số thay đổi điện trở suất theo mùa là 1.4.

Điện trở nối đất của một cọc:

p 4L 2 h+ L 100∗1.4 4∗2.4 2∗0.8+2.4


rc= .[ln( )] * = *[ln( )] * =
2 πL 1.36∗d 4 h+ L 2 π∗2.4 1.36∗0.016 4∗0.8+ 2.4
40.38 (Ω)

a 5
Với số cọc n=5, tỷ số = =2, từ bảng 2.25, tra được n c = 0.75, nth = 0.75.
L 2.5
Điện trở của hệ thống 10 cọc:

rc 40.38
Rc = = = 5.384 (Ω)
n∗nc 10∗0.75

Chiều dài của cáp ngang Ln = 9*5 = 45m. Tiết diện cáp ngang d n = 9.44mm. Điện
trở thanh ngang:

p 4 Ln 100∗1.4 4∗45
r th= .[ln( ) – 1] = .[ln( ) – 1] = 7.56 (Ω)
π Ln √ h∗d π .45 √ 0.8∗0.00944
Điện trở cáp ngang khi xét đến hệ số sử dụng:

r th 7.56
Rth= = = 10.08 (Ω)
nth 0.75

Điện trở nối đất của toàn hệ thống:

Rc∗Rth 5.384∗10.08
R HT = = = 3.51 (Ω) < 4 (Ω)
R c + R th 5.384+10.08

Hình 2. : Bãi tiếp địa 4 (Ω)


Kết luận: bãi tiếp địa chống sét và bãi tiếp địa sử dụng thoả mãn điều kiện an
toàn để có thể sử dụng một cách an toàn và hiệu quả.

2.9 Chọn thiết bị bảo vệ

2.9.1 Cầu chì

Inverter ABB 3 pha có sẵn cầu chì bảo vệ. Ta chỉ cần kiểm tra lại điều kiện mà
cầu chì có trên inverter.
Hình 2. : Cầu chì trong inverter
Ta kiểm tra dòng điện tối đa của 1 string đi qua cầu chì trong inverter với các
công thức:

Imax = 1.25 x Isc


(2.31)

[25]
Icpdd = 1.25 x Imax = 1.56 x Isc
(2.32)

Trong đó:

 Isc: 9.55 ( dòng điện ngắn mạch của 1 string)


 Imax: dòng điện tối đa ở điều kiện làm việc bình thường ( khi có trường hợp độ
rọi và nhiệt độ cao bất thường)
 Icpdd: dòng điện tối đa trên dây dẫn khi có sự cố ngắn mạch

Vậy dòng điện cho phép trên dây của 1 string là:

Icpdd = 1.25*1.25*9.55 = 14.92 ( A) < I Fuse= 15A ( thỏa)

Uinverter > Udm_string = 47.5*18= 855 < 1000 V ( thỏa)

Kết luận: Các điều kiện đều thỏa, ta chỉ sử dụng cầu chì có sẵn inverter để bảo
vệ cho các string mà không cần lắp đặt thêm cầu chì mới nữa .

2.9.2 MCCB

Tổng cộng có 17 inverter, trong đó 16 inverter mắc song song đến tủ MDB. Ta
chọn 16 MCCB cho 16 nhánh và 1 MCCB cho dây từ MDB đến MSB.

Nhà máy sữa sử dụng máy biến áp 22/0.4 kV có thông số sau [17]:
 Smba = 1600 kVA
 ∆P0 = 3400 W
 ∆Pn = 21000 W
 I0(%) = 1.2
 UN(%) = 7

Để chọn MCCB bảo vệ cho hệ thống điện mặt trời, chúng ta sẽ có các bước
sau[26]:

 Tính điện trở, điện kháng của hệ thống, máy biến áp và của dây dẫn
 Đối với hệ thống:

Tổng trở của hệ thống:

U 2o 0,4 2
Z a= = = 0.1 (mΏ)
Psc 1600

Trong đó điện trở và điện kháng lần lượt là:

X a= 0.995 Z a= 0.995*0.1 = 0.0995 (mΏ)

Ra = 0.1* X a= 0.1 * 0.0995= 0.00995 (mΏ)

 Đối với máy biến áp:

Điện trở máy biến áp:

∆ PN ∗U 2đm 21000∗4002
2 = 1.3 (mΏ)
Rmba = 2 =
Smba (1600∗1000)

Điện kháng máy biến áp:

U N (%)∗U 2đm 0.07∗4002


X mba = = = 7 (mΏ)
Smba 1600∗1000

Tổng trở máy biến áp:

Z mba = √ R2mba+ X 2mba = √ 1.32 +72 = 7.12 (mΏ)


 Đối với dây dẫn:

L
Công thức: RC = ρ/n . S (2.33)

Hình 2. : Cách tính R và X cho dây [19]


Từ hình 2.29, ta tính được điện trở và điện kháng cho dây dẫn như bảng 2.26.

Tính toán cho đường dây: L=18 m, S=6*250 mm2

p∗L 22.5∗18
R = S = 6∗250 = 0.27 (mΏ)

X = 0.08*18 = 1.44 (mΏ)

Tính toán cho đường dây: L = 20 m, S = 3*240 mm2

p∗L 22.5∗20
R = S = 3∗240 = 0.625 (mΏ)

X = 0.08*20 = 1.6 (mΏ)

Bảng 2. : Điện trở và điện kháng cho dây dẫn


L R X
Nhánh Sph ρ (mΩ.mm²/m) Z
(m) (mΏ) (mΏ)
(1) Mba đến MSB 6*250 18 22.5 0.27 1.44 1.47
(2) MSB đến MDB 3*240 20 22.5 0.625 1.6 1.72
 Tính tổng điện trở và điện kháng trong hệ thống

Tổng điện trở và điện kháng từ máy biến áp đến tủ MSB:

R Σ(mba−MSB ) = Ra + Rmba + Rdd 1 = 0.00995 + 1.3 + 0.27 = 1.58 (mΏ)

X Σ (mba− MSB) = X a + X mba + X dd 1 = 0.0995 + 7 + 1.44 = 8.54 (mΏ)

Tổng điện trở và điện kháng từ tủ MSB đến tử MDB:

R Σ( MSB−MDB) = R Σ(mba−MSB ) + Rdd 2 = 1.58 + 0.625 = 2.205 (mΏ)

X Σ (MSB−MDB ) = X Σ (mba− MSB) + X dd 2 = 8.54 + 1.6 = 10.14 (mΏ)

Bảng 2. : Điện trở và điện kháng cần tìm


L
Nhánh Sph ρ (mΩ.mm²/m) RΣ XΣ ZΣ
(m)

Mba đến MSB 6*250 18 22.5 1.58 8.54 8.68

MSB đến MDB 3*240 20 22.5 2.205 10.14 10.38

 Tính dòng ngắn mạch cho các nhánh trong hệ thống

Uo 400
Ví dụ: I sc = = =26.6(kA )
√ 3∗Z √ 3∗8.68
Bảng 2. : Tính dòng ngắn mạch.

L ρ (mΩ.m R X Z U I SC
Nhánh Sph
(m) m²/m) (mΏ) (mΏ) (mΏ) (V) (KA)
MDB 3*240 18 22.5 1.58 8.54 8.68 400 26.6
Inverter
1 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
2 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
3 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
4 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
5 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
6 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
7 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
8 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
9 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
10 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
11 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
12 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
13 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
14 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
15 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25
16 16 30 22.5 2.205 10.14 10.38 400 22.25

Sau khi tính được dòng ngắn mạch, chúng ta chọn các MCCB bằng
các bước sau:

- Với các điều kiện tiêu chuẩn để chọn CB [26], ta có các điều kiện sau:
 I N là dòng định mức của trip unit theo dòng tải của dây dẫn I b
 Chỉnh dòng điện bảo vệ quá tải I R sao cho thỏa mãn điều kiện I b < I R < I N
 Chọn MCCB còn thỏa điều kiện Isc< Icu .
- Cuối cùng, ta sẽ tra bảng 2.27, bảng 2.28, bảng 2.29, bảng 2.30 để
chọn ra tên MCCB và trip unit thích hợp. Sau đó chúng ta sẽ kiểm
tra các điều kiện tiêu chuẩn của CB có thỏa để ra bảng 2.31.
Bảng 2. : Trip unit Micrologic 2.0

Bảng 2. : Trip unit TM-D

Bảng 2. : I CU của NS1600


Bảng 2. : I CU của NSX

Bảng 2. : Chọn MCCB cho hệ thống


Tên I cu
Nhánh I b (A) Tên trip unit I N (A) I R (A)
MCCB (KA)
INV 1 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 2 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 3 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 4 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 5 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 6 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 7 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 8 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 9 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 10 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 11 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 12 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 13 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 14 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 15 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
INV 16 77 NSX100 TM 100D 100 90 25 Thỏa
MDB 1232 NS1600 MICROLOGIC 2 1600 1440 50 Thỏa

Kết luận: Với dự án trong luận văn này, ta dùng các thiết bị bảo vệ đã chọn trên.
Các nhánh inverter (1-16) có dòng Ib= 77A < 250A, ta dùng trip unit TM-D, còn
nhánh từ tủ MDB đến MSB thì dùng trip unit Micrologic 2.0 cho NS630b -3200.

2.10 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống 1 MWP

Nhà máy sữa Thống Nhất có 1 tủ MSB và 5 tủ MDB gồm [17]:

 Tủ tụ bù
 Tủ sinh hoạt, chiếu sáng
 Tủ phân phối 3
 Tủ phân phối 2
 Tủ phân phối 1

Ta lắp đặt thêm một tủ MDB là tủ phân phối mặt trời dùng cho hệ thống điện mặt
trời 1 Mw nối với tủ MSB. Tủ phân phối mặt trời là tủ phân phối của riêng hệ thống
mặt trời được lắp đặt.

Sau khi đã chọn các inverter, tấm pin, dây AC, dây DC và các thiết bị chống sét,
bảo vệ. Ta có được hai sơ đồ nguyên lý sau:
Hình 2. : Sơ đồ nguyên lý 1
Hình 2. : Sơ đồ nguyên lý 2
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG BẰNG PVSYST VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BÓNG CHE
LÊN HỆ THỐNG

3.1 Mô phỏng hệ thống bằng phần mềm PVsyst

3.1.1 Khai báo thông số của hệ thống

 Vị trí địa lý của dự án:


 12 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
 Tọa độ dự án ¿ vĩ Bắc, 1060 45 ' kinh Đông)

Tại phần Databases => Geographical sites => New, ta thực hiện nhập tọa độ của
dự án.

Hình 3. : Nhập tọa độ dự án


Do phần mềm bị lỗi bản đồ, ta không chọn trực tiếp vị trí được. Do đó ta chỉ có
thể nhập vị trí của địa điểm hệ thống lấy từ google map.

 10.84o Vĩ Bắc
 106.76o Kinh Đông
 Độ cao so với mực nước biển 19m
 Múi giờ GMT +7
Hình 3. : Khai báo thông số và import dữ liệu khí tượng
Dữ liệu khí tượng của dự án sau khi được khai báo:

Hình 3. : Dữ liệu khí tượng của dự án


Tại mục Irradiation units ta thực hiện chọn kWh/m 2/mth để lấy dữ liệu theo
tháng.

Sau đó ta thực hiện lưu dữ liệu khí tượng dự án.

Sau đó ta thực hiện tạo dự án mới bằng cách vào mục Grid-Connected => New
Tại mục Project’s name ta thực hiện đặt tên cho dự án. Tại mục Site File ta chọn
Choose site và lấy dữ liệu khí tượng mà ta đã tạo từ trước đó.

Hình 3. : Đặt tên của dự án và chọn ví trí khí tượng.


Sau khi khai báo xong các mục, ta thực hiện lưu dự án (Save) và tiến hành nhập
các thông số của hệ thống.

Hình 3. : Thực hiện lưu dự án


 Chọn thông số góc và phương vị:

Do mái nhà có hai hướng là là Tây-Nam và Đông-Bắc, ta lắp tấm pin áp mái theo
2 hướng của mái nhà. Mỗi mái lắp 1440 tấm pin.

Hai góc phương vị được chọn là 700 hướng Tây-Nam và −110 0 hướng Đông Bắc.

Hình 3. : Chọn góc nghiêng và phương vị


 Chọn thông số cho hệ thống:

Sau khi chọn góc nghiêng, ta chọn thông số tấm pin, loại inverter, số lượng
inverter, số lượng pin trong 1 string và số lượng string pin trong hệ thống ta đã có ở
phần lý thuyết.

Dự án có hai mái nhà, mỗi mái có 8 inverter và 1440 tấm pin lắp theo mỗi
hướng.
Hình 3. : Chọn thông số pin và inverter
 Chọn thông số cho dây AC:

Hình 3. : Chọn thông số cho dây AC


 Chọn thông số cho dây DC

Hình 3. : Chọn thông số cho dây DC


 Chọn thông số cho bụi ảnh hưởng tấm pin:

Hình 3. : Chọn thông số cho bụi ảnh hưởng tấm pin


Tổn thất vết bẩn là do bụi bẩn lâu ngày, nước mưa, sương mù, tuyết. Ở địa điểm
ta lắp đặt hệ thống pin quang điện, giá trị phụ thuộc vào môi trường nơi lắp đặt. Hiệu
ứng bẩn sẽ gần như không đáng kể trong các tình huống dân cư trung lưu. Ta cài đặt
1.5% cho các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 ) và 1% cho các tháng còn lại.
 -Chọn các loại tổn thất khác:
- Tổn thất nhiệt của pin

Cài đặt hệ số tổn thất nhiệt pin

Hệ số nhiệt được tính bởi công thức sau:

U = U C +U V .v (W/m2.K)

 U C : Thành phần không đổi (W/m2.K)


 U V : Yếu tố tỉ lệ với vận tốc gió. (W/m2.K/m/s )
 v: Vận tốc gió tại khu vực thiết kế (m/s)

Trong thực tế, không nên sử dụng sự phụ thuộc gió, vì tốc độ gió thường không
được định nghĩa trong dữ liệu khí tượng và tham số U v không được biết đến. Vì vậy,
chúng ta đặt U v = 0 và bao gồm một hiệu ứng gió trung bình trong thời hạn liên tục.
Theo PVsyst, nhiệt độ tốt thì U C = 29 (W/m2.K), Uv = 0 (W/m2.K/m/s), còn hệ thống
ta dùng thì dùng trên mái nhà chỉ có 1 mặt trao đổi nhiệt tốt, 1 mặt trao đổi bình
thường thì ta dùng chỉ số mặc định của PVsyst là thì U C = 25 (W/m2.K), Uv = 0
(W/m2.K/m/s).
Hình 3. : Tổn thất do nhiệt độ
- Tổn thất chất lượng module pin quang điện (Module Quality):

Tổn hao chất lượng tấm pin (Module Quality) tại đây ta sử dụng theo thông số
của catalogue tấm pin cung cấp là 0.8%.

- Tổn thất hiệu ứng suy giảm cảm ứng ánh sáng (Light Induced Degradation
Loss):

Ánh sáng gây ra sự xuống cấp xảy ra trong vài giờ đầu tiên của hoạt động mô-
đun. Giá trị này thường không cung cấp bởi nhà sản xuất nhưng theo PVsyst thì giá trị
tổn thất đó nằm trong khoảng từ 1% đến 3%. Ở đây, phần mềm đã mặc định là 2%.

- Tổn thất do kết nối không phù hợp của tấm pin và một string (Module
Mismatch Loss và Strings Voltage Mismatch):

Các tổn thất do không phù hợp có liên quan đến thực tế là các mô-đun trong một
mảng không có chính xác các đặc điểm I /V giống nhau. Nó có độ lệch điện áp và
công suất. Trong phần này ta dùng thông số mặc định của phần mềm.
Hình 3. : Tổn hao chất lượng tấm pin, suy giảm ánh sáng và do ghép nối
3.1.2 Kết quả mô phỏng

Trang đầu tiên: Tất cả các tham số nằm dưới mô phỏng này gồm tình hình địa
lý và dữ liệu khí tượng được sử dụng, thông tin chung về bóng (đường chân trời và
gần vật che), thành phần được sử dụng và cấu hình mảng, tham số mất, các tổn thất,
v.v.
Hình 3. : Kết quả từ PVsyst (trang 1)
Trang thứ hai: Các tổn thất của hệ thống
Hình 3. : Kết quả từ PVsyst (trang 2)
Trang thứ ba: Kết quả chính của mô phỏng, với bảng và biểu đồ hàng tháng về
các giá trị được chuẩn hóa.

- Ý nghĩa của các biến trong trang thứ ba:


 GlobHor: xạ trị toàn cầu trong mặt phẳng nằm ngang.
 T amb: nhiệt độ trung bình xung quanh.
 GlobInc: chiếu xạ toàn cầu trong mặt phẳng thu.
 GlobEff: chiếu sáng toàn cầu "hiệu quả", tức là sau khi bị mất quang học (xa
và gần các bóng râm, IAM, tổn thất bẩn).
 EArray: năng lượng được tạo ra bởi mảng PV (đầu vào của nghịch lưu).
 E_Grid: năng lượng được bơm vào lưới điện, sau khi nghịch lưu và tổn thất
dây AC.
 EffArrR: pv array hiệu quả EArray liên quan đến sự chiếu xạ trên tổng diện
tích của Collector.
 EffSysR: hiệu quả của hệ thống E_Grid liên quan đến sự chiếu xạ trên tổng
diện tích của Collector.
 Yr (Reference Yield): sản lượng năng lượng giá trị này tương đương với giá
trị GlobInc.
 Năng suất Ya Array: sản lượng năng lượng của mảng.
 Yf: năng suất hệ thống cuối cùng, năng lượng tới lưới điện.
 Lc = Yr - Ya Array: nắm bắt tổn thất.
 Ls = Ya – Yf: tổn thất hệ thống.
 Tỷ lệ hiệu suất PR = Yf / Yr = E_Grid / (GlobInc Pnom).
 Sản xuất cụ thể (normailzed productions) : năng lượng được sản xuất chia
cho công suất danh nghĩa của mảng (Pnom tại STC). Đây là một chỉ báo về
tiềm năng của hệ thống, có tính đến các điều kiện chiếu sáng (định hướng, vị
trí địa điểm, điều kiện khí tượng).
 Tỷ lệ hiệu suất (performance ratio) : là hiệu suất của nhà máy, được dùng
để đánh giá tiềm năng của một hệ thống. Khi thiết kế do ảnh hưởng của các
thiết bị điều kiện khí hậu nên thường hệ thống không đạt được hiệu suất
100%. Nhưng các dự án có tiềm năng có thể đạt lên tới 80% (tài liệu SMA).

Hình 3. : Kết quả từ PVsyst (trang 3)


Hình 3. : Tỉ lệ hiệu suất (PR) của hệ thống mỗi tháng.
 Hệ thống ta thiết kế có tỉ lệ PR đạt 81.1%. Hệ thống điện mặt trời có hiệu
suất cao, có tiềm năng lớn.

Trang thứ tư: Các đồ thị đặc biệt.

Hình 3. : Đồ thị đặc biệt (trang 4)


Trang thứ năm: Sơ đồ tổn thất mũi tên PVsyst, cho thấy sự cân bằng năng
lượng và mọi tổn thất dọc theo hệ thống. Đây là một chỉ báo mạnh mẽ về chất lượng
của hệ thống của bạn và sẽ ngay lập tức cho biết hiệu quả của một hệ thống. Sơ đồ này
rất hữu ích cho việc phân tích các lựa chọn thiết kế, được sử dụng khi so sánh các hệ
thống hoặc các biến thể của cùng một dự án.

Hình 3. : Sơ đồ tổn thất của hệ thống (trang 5)


Trong 1 năm, theo lý thuyết hệ thống có thể sản xuất được tối đa 10019 MWh.
Tuy nhiên với tấm pin có hiệu suất 18.02% và qua các tổn hao hệ thống, thì 1 năm hệ
thống sản xuất được là 1451 MWh.

Tổn hao cao nhất là nhiệt độ: 9.15 %

Tổn hao nhỏ nhất là do quá công suất định mức của inverter: 0.05%

1451
Hiệu suất của hệ thống: = 14.48 %
10019

1451
Hiệu suất sau khi qua hiệu suất tấm pin: = 84.66%
1714
 Hiệu suất khá cao đối với một hệ thống.

Trang thứ sáu: Trang này cho ta thấy tỉ lệ P50, P90 và P95 của hệ thống.

Hình 3. : Sản lượng dự kiến của hệ thống với xác suất (trang6)
Với mô phỏng của PVsyst mặc định rằng xác xuất tạo ra sản lượng điện trong
vòng 1 năm là 1451 MWh chỉ 50% (P50) điều này là khá rủi ro cho các hệ thống lớn
với một nguồn đầu tư lớn vào ban đầu. Còn xác xuất 90% sản xuất 1394 MWh hay
95% với sản lượng là 1378 MWh ít hơn nhiều. Điều đó có nghĩa là hệ thống phần lớn
trong 1 năm chỉ đạt được 1394 MWh hay 1378 MWh so với lượng điện ta có trong
trang năm là 1451 MWh. Dẫn tới việc nhà đầu tư sẽ lâu lấy lại vốn hơn.

Trang thứ bảy: Cho ta thấy mặt kinh tế của hệ thống, tuy nhiên do không có đầy
đủ số liệu do đó trong bài luận văn này ta không thể hiện trang này.
Trang thứ tám: Trang này cho ta thấy balance Co2 là tỉ lệ khí thải Co2 để sản
xuất các loại linh kiện như: pin, inverter,.. lắp đặt hệ thống và lượng điện sản xuất của
hệ thống mặt trời. Nếu lượng điện sản xuất của hệ thống nhỏ hơn lượng Co2 để lắp đặt
hệ thống thì ta tiết kiệm được lượng khí thải Co2.

Ta có thể thấy Co2 cần để lắp đặt hệ thống là 1808.91 tCO2. Lượng CO2 tiết
kiệm được trong vòng 30 năm khi lắp đặt hệ thống 1MW là 13566.3 tCO2.

Hình 3. : Cân bằng CO2 (trang 8)


3.2 Ảnh hưởng của bóng che lên hệ thống

3.2.1 Tổng quát về bóng che đối với một hệ thống mặt trời

Đối với hệ thống điện áp mái dành cho nhà xưởng thì việc ảnh hưởng bởi bóng
che từ các vật thể bên ngoài hệ thống như nhà cửa, cây cối,… gần như là không có.
Hiện tượng bóng che chỉ có thể xuất hiện vào những ngày ít nắng (trời nhiều mây tạo
bóng râm) và chủ yếu nhất là từ bóng che do các vật xuất hiện trên mái nhà từ dàn
nóng lạnh, gờ mái nhà.

Đối với hệ thống, các tấm pin hoạt động tốt nhất là khi không có bóng che. Khi
hệ thống xuất hiện bóng che, dù chỉ là bóng chỉ nhỏ nhất của một ống khói, một cái
cây nhỏ thì việc giảm sản lượng của hệ thống cũng rất nhiều.

Để có thể hiều hơn về vấn đề bóng che: ta có thể xem 1 string 1 pin gồm 18 pin
nối tiếp trong hệ thống như một ống nước dài và sản lượng điện mà string pin tạo ra
như dòng nước chảy trong ống. Khi có bóng che, chỉ cần che một tấm pin trong chuỗi
string thì dòng nước như bị chặn đứng lại, tùy vào diện tích mặt pin bị che thì sản
lượng của pin có thể bị giảm (hình 3.21). Trường hợp xấu nhất là sản lượng của cả
string pin đó giảm về 0 [27] .

Hình 3. : Ví dụ minh họa cho che bóng


Ngoài ra, ảnh hưởng của bóng che trong hệ thống còn phụ thuộc vào góc nghiêng
và hướng lắp đặt của inverter trên mái nhà. Đối với các dự án tại Việt Nam thuộc bán
cầu Bắc thì hướng tối ưu nhất là hướng Nam, hướng Tây và hướng Tây Nam. Còn góc
nghiêng thì từ 110 đến 150 là tối ưu nhất.
Đối với bài luận văn này thì chỉ xét đến các trường hợp bóng che có ảnh hướng
đến hệ thống (không quá 1%) là chấp nhận được bằng cách dùng phần mềm SketchUp
và PVsyst để mô phỏng hệ thống khi lắp lên mái nhà. Ngoài ra dự án này còn xét tới
góc nghiêng và lắp đặt của hệ thống.

3.2.2 Dự án khi các góc nghiêng và hướng của tấm pin thay đổi

 Độ nghiêng tấm pin:

Ngoài ảnh hưởng của các chướng ngại vật và các hướng của mặt trời đối với dự
án, thì ta còn xét thêm góc nghiêng của các tấm pin. Theo lý thuyết thì góc nghiêng
đúng nhất với dự án tính được là 11.20 , tuy nhiên còn xét thêm thực tế các góc khác để
xét góc đúng nhất mà ta cần.

Bảng 3. : Thống kê sản lượng của hệ thống với từng góc nghiêng khác nhau.
Góc 70 90 100 11.20 130 150 160 170 190
Sản lượng của
1459 1456 1454 1451 1446 1439 1436 1431 1422
hệ thống (MWh)

Xem bảng 3.1 trên, góc nghiêng tấm pin càng nhỏ thì sản lượng pin càng lớn
không giống với tính toán lý thuyết đã tính trên phần 2.5. Ta dùng góc ( 70 ¿ thì sản
lượng sẽ lớn nhất. Tuy nhiên, mái của dự án có sẵn độ nghiêng là 11.2 0 , khi lắp đặt
một góc khác với mái của dự án thì sẽ rất khó lắp đặt, bảo trì và tốn thêm kinh phí mua
nguyên vật liệu (thanh rail).

Nhìn bảng 3.1, với độ nghiêng (130 −190), sản lượng điện do hệ thống sản xuất đã
giảm nhiều.

Kết luận: Với góc (70 ¿ thì ta có sản lượng hệ thống lớn nhất nhưng có tốn kinh
phí và khó khăn lắp đặt bảo trì, với góc nghiêng (130 −190) thì ta dễ dàng lắp đặt, ít
kinh phí nhưng sản lượng hệ thống giảm nhiều. Do đó việc dùng góc nghiêng (11.20 )
cho tấm pin hệ thống là cách tốt nhất.
 Hướng tấm pin:

Với độ nghiêng 11.20, hướng nam thì hệ thống tối ưu nhất, không có sự tổn thất
LWRTO=0.0 ( loss with respect to optimum) như hình 3.22.

Còn dự án nhà máy sữa Thống Nhất với hai mái, hai hướng khác nhau là Đông-
Bắc (−110 0 ¿và Tây-Nam (700). Với độ nghiêng 11.20, hệ thống với hai mái và hai
hướng khác nhau có sự tổn thất về độ nghiêng, phương khác nhau lần lượt là 3.3% và
1.6% như hình 3.23 và hình 3.24.

Hình 3. : Góc nghiêng, hướng nam


Hình 3. : Góc nghiêng, hướng Đông- Bắc

Hình 3. : Góc nghiêng, hướng Tây-Nam

Kết luận: Ở việt nam, hướng của tấm pin tối ưu nhất là hướng nam. Tuy
nhiên,với các dự án được xây với các mái các hướng khác nhau, do đó sẽ có tổn thất
khi lắp đặt hệ thống mặt trời. Ta nên lắp đặt hướng tấm pin theo hướng của mái dự án
vì vừa tiết kiệm diện tích mái, dễ lắp đặt, dễ bảo trì mặc dù có tổn thất khi lắp.
3.2.3 Dự án khi có ảnh hưởng bóng che bằng PVsyst và SketchUp

Chúng ta bắt đầu xét ảnh hưởng của bóng che của các hướng, góc nghiêng và các
chướng ngại vật đối với dự án. Đầu tiên, đơn giản hóa mô hình trong SketchUp để đưa
vào mô phỏng trong PVsyst. Giảm tất cả các chi tiết phức tạp, bỏ bớt màu sắc cũng
như vẽ mặt che cho dàn pin.

Hình 3. : Mô hình được đơn giản từ SketchUp


Sau khi đơn giản mô hình từ mô hình đầy đủ, ta xuất ra file .3ds để có thể đưa
vào PVsyst để mô phỏng khi có bóng che.

Hình 3. : Thực hiện xuất file .3ds


Ta vào mục Near shadings để thực hiện import dữ liệu từ SketchUp qua PVsyst.

Hình 3. : Lấy file .3ds

Hình 3. : Chọn đơn vị trong mô phỏng


Sau khi đưa file .3ds vào PVsyst thì ta bắt đầu chuyển các khối sang bề mặt tấm
pin, điều chỉnh góc nghiêng, hướng lắp đặt của tấm pin và cài đặt thông số của một
string pin (gồm 18 pin mắc nối tiếp, mỗi pin cách nhau 0.05 m) .

Hình 3. : Dự án được đưa vào PVsyst

Hình 3. : Chuyển sang bề mặt tấm pin


Hình 3. : Cài đặt tên và góc nghiêng của string pin.

Hình 3. : Cài đặt thông số của một string pin


Hình 3. : Quay mô hình đúng với phương tấm pin đã đặt sẵn

Hình 3. : Bắt đầu mô phỏng


Sau khi điền đầy đủ các thông số cần thiết đối với ảnh hưởng chiếu bóng của dự
án, ta bắt đầu mô phỏng ra kết quả (hình 3.35).

Hình 3. : Tổn hao sau khi có thêm phần mô hình 3D bóng che
Kết luận: Sau khi có thêm phần tổn thất do bóng che nội bộ thì trong 1 năm sản
lượng của dự án bị giảm từ 1451 MWh xuống còn 1436 MWh do chịu thêm 1.25%
ảnh hưởng của bóng che. Tuy nhiên các tỉ lệ bị giảm thêm đều rất nhỏ < 2%.
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ BẰNG CHI PHÍ VÒNG ĐỜI
(LIFE CYCLE COSTING )

4.1 Tổng quát

Khi sự tăng trưởng của thị trường năng lượng tái tạo ngày càng vượt bậc, nhu cầu
đánh giá chính xác về kinh tế về các dự án khi lắp đặt của thị trường này là một vấn đề
cấp bách và cần thiết. Do đó chi phí vòng đời (LCC) là một phương pháp luận đáp ứng
đầy đủ nhu cầu trên xuất hiện[28][29].

Khái niệm LCC lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1970 bởi Bộ Quốc Phòng Hoa
Kỳ (DoD). Kể từ khi khái niệm LCC xuất hiện, ngoài việc ứng dụng cho ngành năng
lượng tái tạo thì LCC đã được áp dụng rộng rãi trong một loạt các lĩnh vực công
nghiệp bao gồm năng lượng, xây dựng, sản xuất, giao thông vận tải,…

Chi phí vòng đời (LCC) là một phép tính kinh tế của tất cả chi phí xuất hiện
trong trong quá trình hệ thống hoạt động và sử dụng. Khác với việc tính toán chi phí
truyền thống của một dự án là bằng cách ghi lại các mức chi phí theo khung thời gian
cố định (hàng tháng, hàng quí và hàng năm) thì tính toán chi phí vòng đời là tính đến
chi phí của dự án cho đến khi dự án đó không còn hoạt động. Việc tính toán chi phí
cho vòng đời dự án có thể nói là một cách tiếp cận được dùng để cung cấp một bức
tranh dài hạn về lợi nhuận của dự án đó, đồng thời đưa ra phản hồi về tác động kinh tế
trong các giai đoạn như mua sắm, lắp đặt, vận hành và bảo trì.

Đối với chi phí vòng đời (LCC), ta còn có hai khái niệm liên quan:

 Phân tích vòng đời sản phẩm (Life Cycle Analysis – LCA): là qui trình
phân tích các tác động toàn diện đến môi trường của sản phẩm bắt đầu từ
quá trình sản xuất cho tới khi sản phẩm được sử dụng và tạo thành các loại
chất thải.

 Điểm hòa vốn (Break Even Point – BEP): là điểm mà tại đó chi phí sản
xuất bằng chi phí đầu tư.

Trong bài luận văn này, xét chi phí vòng đời (LCC) sẽ bao gồm: chi phí đầu tư
cho thiết bị, tổng doanh thu của dự án, chi phí vận hành và bảo trì. Sau khi có chi phí
vòng đời ta sẽ tính được thời gian hòa vốn (CPBT) và điểm hòa vốn (BEP).
4.2 Chi phí đầu tư cho thiết bị

4.2.1 Chi phí pin năng lượng mặt trời

Hình 4. : Giá pin JINKO SOLAR JKM350M-72


1Wp có giá là 0.23 $ [31] (tham khảo từ hình 4.1)

1 tấm pin năng lượng mặt trời JINKO SOLAR JKM350M-72 350 Wp có giá:

0.23*350* 23208.50 = 1,868,284 VNĐ

Giá sau thuế và giá phát sinh của tấm pin: 2,500,000 VNĐ

Chi phí một hệ thống gồm 2880 pin: 2,500,000*2880 = 7,200,000,000 VNĐ.

4.2.2 Chi phí cho một inverter ABB TRIO-50.0-TL-OUTD

Hình 4. : Giá inverter


Giá 1 inverter là 164,086 rph≈ 137,000,000 VNĐ [32] (hình 4.2)

Giá sau thuế và phát sinh: 178,000,000 VNĐ

Chi phí 16 inverter hệ thống dùng là: 2,848,000,000 VNĐ.


4.2.3 Chi phí cho dây cáp DC từ pin ra inverter

Ta có giá dây dẫn DC là 0.6 $/1m [31]

Hình 4. : Giá cáp điện DC 4mm2


1$ = 23,161.50 VNĐ

Giá sau thuế và phát sinh: 0.78 $/1m

Hệ thống dùng 42240 m dây là: 42240*0.78 = 32947.2 $ = 763,106,573VNĐ.

4.2.4 Chi phí cho dây cáp AC

Giá dây cáp AC được tham khảo từ bảng giá dây cáp điện cadivi [33] như hình
4.4 và hình 4.5.

Từ inverter ra tủ MDB

Hình 4. : Giá cáp điện 1


Chi phí cho 1m dây 16mm2là: 55,330 VNĐ

Hệ thống dây AC từ inverter ra tủ MDB: 64 * 55,330 * 30 = 106,233,600


VNĐ

Từ tủ MDB ra tủ MSB:

Hình 4. : Giá cáp điện 2


Chi phí cho 1m dây 3*185mm2là: 1,548,690 VNĐ
Hệ thống dây AC từ tủ MDB ra MSB: 4 * 1,548,690 * 20 = 123,895,200
VNĐ.

4.2.5 Chi phí cho máng cáp

Đối với chi phí máng cáp, ta sử dụng giá của Công ty Phúc Long Intech[34] .

Bảng 4. : Bảng giá máng cáp tính được


Chiều dài Máng cáp Số máng Giá 1 máng Giá tổng 1
Hàng
(m) (mm) cáp (cái) (3m) (VNĐ)[26] hàng (VNĐ)
1 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
2 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
3 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
4 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
5 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
6 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
7 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
8 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
9 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
10 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
11 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
12 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
13 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
14 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
15 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
16 76.67 W50xH50 26 106,000 2,756,000
17 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
18 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
19 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
20 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
21 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
22 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
23 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
24 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
25 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
26 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
27 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
28 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
29 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
30 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
31 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
32 57 W50xH50 19 106,000 2,014,000
33 93.71 W300xH100 32 370,000 11,840,000
34 74.72 W200xH100 25 282,000 7,050,000
35 36.30 W100xH50 12 150,000 1,800,000
TT 50 W400xH150 17 502,000 8,534,000

Từ Inverter 30 W100xH100 10 194,000 1,940,000


đến MDB (1)
Từ MDB đến
20 W100xH100 7 194,000 1,358,000
MSB (2)
TỔNG TRƯỚC THUẾ 108,842,000
TỔNG SAU THUẾ ( thuế 10%) 119,726,200

 Tổng chi phí cho máng cáp hệ thống là: 119,726,200 VNĐ.

4.2.6 Chi phí cho thanh rail

Ở hình 4.6, có thể thấy mỗi bộ khung với thanh rail chính 4.2m có giá 450,000
VNĐ (cộng các loại phụ kiện)
Hình 4. : Giá thanh rail [35]
Với chiều dài 1 string lắp đặt: Ld = 18.706 m

1 string cần dùng 2 thanh: 2 * 18.706 = 37.412 m

Tổng chiều dài cần dùng: 37.412 * 32 = 1197 m

Dự phòng: 100 m

Tổng chiều dài cần dùng cho hệ thống: 1197 + 100 = 1297 m

1297
Số thanh rail cần dùng: = 309 thanh
4.2

Tổng chi phí cho rail dùng trong hệ thống: 309 * 450,000 = 139,050,000 VNĐ.

4.2.7 Chi phí cho MCCB

 Hệ thống dùng 16 MCCB loại NSX100B

Chi phí cho MCCB NSX100B: 4,884,000 VNĐ


Hình 4. : Giá MCCB 1
Tổng chi phí cho 16 MCCB NSX100B trước thuế: 78,144,000 VNĐ

Tổng chi phí cho 16 MCCB NSX100B sau thuế: 85,958,400 VNĐ.

 Hệ thống dùng 1 MCCB loại NS1600, 1600A, 70kA

Chi phí cho MCCB NS1600, 1600A, 50kA: 222,674,100 VNĐ [36]

Hình 4. : Giá MCCB 2


Chi phí cho MCCB NS 1600 sau thuế: 244,941,510 VNĐ.

4.2.8 Chi phí nối đất

Cọc nối đất:

1 cọc tiếp địa thép mạ đồng dài 2.4m có giá[37]: 273,750 VNĐ
Bảng 4. : Giá cọc tiếp địa

Hệ thống dùng 15 cọc tiếp địa cho 2 bãi tiếp địa: 15 * 273,750 = 4,106,250 VNĐ.

Cáp thép trần 70mm2:

1kg dây 70 mm2 = 1.6m có giá [38]: 54,505 VNĐ

Bảng 4. : Giá cáp trần

Hệ thống dùng 65m dây: 2,214,266 VNĐ.

4.2.9 Tổng chi phí đầu tư cho phần thiết bị

Bảng 4. : Bảng giá chi tiết của hệ thống


STT Tên thiết bị Giá (VND) Số lượng Tổng giá (VND)
Pin JINKO SOLAR
1 2,500,000 2880 tấm 7,200,000,000
JKM350M-72

Inverter ABB TRIO-


2 178,000,000 16 2,848,000,000
27.6-TL-OUTD-S2X

Dây dẫn DC PV1-F


3 18,066 42240m 763,106,573
4mm2
4 Dây dẫn AC 16mm2 35,750 64 sợi/30m 106,233,600
Dây dẫn AC 3*240
5 1,548,690 4 sợi/20m 123,895,200
mm2
6 Máng cáp 119,726,200
7 Thanh rail 450.000/4.2m 309 thanh 139,050,000
8 MCCB NSX 100B 4,884,000 16 85,958,400
9 MCCB NS 1600 222,674,100 1 244,941,510
10 Cọc nối đất 273,750 15 4,106,250
11 Dây thép trần 54,505 65m 2,214,266
TỔNG CHI PHÍ (VNĐ) 11,637,231,999

Tổng chi phí lắp đặt ban đầu của hệ thống là 11,637,231,999 VND.
Lưu ý: Các giá vật tư này chỉ mang tính tham khảo vì một số giá được lấy từ các
trang web nước ngoài và một số trang web có sẵn nên không biết khi mua về giá có
đúng như trên web ghi không (mặc dù khi tính đã tính dư một phần để bù trừ), cũng
như có sự chênh lệch về giá khi có các linh kiện kèm theo.

4.3 Chi phí vận hành và bảo trì của hệ thống điện mặt trời

Vận hành và bảo trì có tên tiếng anh là “Operation & Maintenance”, viết tắt là
O&M. O&M được hiểu là dịch vụ tiếp quản, theo dõi, chăm sóc công trình nhà máy,
thực hiện công việc giám sát, vận hành và bảo dưỡng tất cả các loại hệ thống, máy
móc, thiết bị nhằm đảm bảo cho các hoạt động trong nhà máy, công trình,… được vận
hành một cách trơn tru và xuyên suốt.

Các hệ thống điện mặt trời thường có tuổi thọ rất dài từ 20-25 năm dẫn tới việc
hệ thống điện mặt trời công suất nhiều MWp cho đến hệ thống dân dụng vài KWp đều
phải đối mặt với sự hư hại theo thời gian của tấm pin, inverter, khung lắp đặt hay cáp
điện,... Cũng có rất nhiều dự án hệ thống điện mặt trời có mối quan tâm lớn nhất là về
việc tối ưu chi phí vận hành trong giai đoạn hoạt động. Do đó, các dự án điện mặt trời
cần phải được bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên để đảm bảo cho hệ thống được vận
hành liên tục, hạn chế tối đa các loại rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống mặt trời.

Chi phí O&M của dự án trong bài luận văn này là 1% so với tổng chi phí lắp đặt
ban đầu [29][30]. Chi phí O&M hệ thống trong vòng 25 năm là:

CO&M = 1% * 11,637,231,999 * 25 = 2,909,308,000 (VNĐ)

Chi phí O&M của dự án là 2,909,308,000 VNĐ.

4.4 Doanh thu dự án

Dùng phần mềm PVsyst, ta tính được sản lượng điện, hiệu suất của hệ thống do
hệ thống điện mặt trời dự án cung cấp trong vòng 25 năm (hình 4.9 và hình 4.10).

Hiệu suất hệ thống giảm dần do hiệu suất tấm pin giảm 0.67% - 1 năm (theo
datasheet pin), tổn thất trong toàn hệ thống và hệ thống bị “lão hóa” theo thời gian .

Sau khi dùng phần mềm Pvsyst tính qua các tổn hao, ta sẽ có được sản lượng
trong 25 năm. Từ đó, chúng ta sẽ tính được doanh thu của dự án trong bài luận văn thể
hiện chi tiết ở bảng 4.5.
Hình 4. : Chi tiết sản lượng điện dự án trong 25 năm

Hình 4. : Biểu đồ thể hiện sản lượng điện hệ thống trong 25 năm
Doanh thu dự án qua từng năm là:

Bảng 4. : Tổng doanh thu được của hệ thống trong 25 năm


Hiệu suất
Giá điện 1 KWh Sản lượng Tổng tiền HTMT
Năm hệ thống
(VNĐ) (MWh) thu được (VNĐ)
(%)
1 1,555 1426 79.7 2,217,430,000
2 1,555 1408 78.7 2,189,440,000
3 1,555 1388 77.6 2,158,340,000
4 1,555 1368 76.4 2,127,240,000
5 1,555 1347 75.3 2,094,585,000
Tổng doanh thu được sau 5 năm 10,787,035,000
6 1,555 1325 74 2,060,375,000
7 1,555 1302 72.7 2,024,610,000
8 1,555 1279 71.5 1,988,845,000
9 1,555 1256 70.2 1,953,080,000
10 1,555 1233 68.9 1,917,315,000
Tổng doanh thu được sau 10 năm 20,731,260,000
11 1,555 1210 67.6 1,881,550,000
12 1,555 1189 66.4 1,848,895,000
13 1,555 1168 65.2 1,816,240,000
14 1,555 1147 64.1 1,783,585,000
15 1,555 1126 62.9 1,750,930,000
Tổng doanh thu được sau 15 năm 29,812,460,000
16 1,555 1107 61.8 1,721,385,000
17 1,555 1087 60.8 1,690,285,000
18 1,555 1068 59.7 1,660,740,000
19 1,555 1049 58.6 1,631,195,000
20 1,555 1028 57.5 1,598,540,000
Tổng doanh thu được sau 20 năm 38,114,605,000
21 1,555 1007 56.3 1,565,885,000
22 1,555 983.9 55 1,529,964,500
23 1,555 960.5 53.7 1,493,577,500
24 1,555 936.8 52.3 1,456,724,000
25 1,555 912.9 51 1,419,559,500
Tổng doanh thu được sau 25 năm 45,580,315,500

Hiệu suất của dự án cao nhất là 79.7% (năm 1) và giảm dần đều qua từng năm.
Đến năm thứ 25 thì hiệu suất còn 51%.

Tổng doanh thu của hệ thống trong 25 năm là 45,580,315,500 VNĐ.


4.5 Thời gian hòa vốn (CPBT) và điểm hòa vốn (BEP)

 Thời gian hoàn vốn (CPBT- viết tắt của Cost Pay Back Time ) là khoảng thời
gian cần thiết để dự án tạo ra doanh thu bằng số vốn đầu tư ban đầu để thực hiện dự
án.

Điểm hòa vốn (BEP- viết tắt của Break Even Point) là điểm mà tại đó tổng chi
phí và tổng doanh thu bằng nhau: không có lỗ hoặc lãi ròng và một doanh thu đã "hòa
vốn".

Công thức tính chi phí vòng đời (LCC) và thời gian hòa vốn (CPBT)[29]:

 LCC = 25 * (CINSTALLATION + CO&M) (4.3)

 CPBT = LCC / ( ΣCREVENUE) (4.4)

Bảng 4. : Thời gian hoàn vốn (CPBT)


CINSTALLATION CO&M ΣCREVENUE Lợi nhuận năm
Năm
(VNĐ) (VNĐ) (VNĐ) (VNĐ)
1 11,637,231,999 2,909,308,000 2,217,430,000 -12,329,109,999
2 11,637,231,999 2,909,308,000 2,189,440,000 -10,139,669,999
3 11,637,231,999 2,909,308,000 2,158,340,000 -7,981,329,999
4 11,637,231,999 2,909,308,000 2,127,240,000 -5,854,089,999
5 11,637,231,999 2,909,308,000 2,094,585,000 -3,759,504,999
6 11,637,231,999 2,909,308,000 2,060,375,000 -1,699,129,999
7 11,637,231,999 2,909,308,000 2,024,610,000 325,480,001
8 11,637,231,999 2,909,308,000 1,988,845,000 2,314,325,001
9 11,637,231,999 2,909,308,000 1,953,080,000 4,267,405,001
10 11,637,231,999 2,909,308,000 1,917,315,000 6,184,720,001
11 11,637,231,999 2,909,308,000 1,881,550,000 8,066,270,001
12 11,637,231,999 2,909,308,000 1,848,895,000 9,915,165,001
13 11,637,231,999 2,909,308,000 1,816,240,000 11,731,405,001
14 11,637,231,999 2,909,308,000 1,783,585,000 13,514,990,001
15 11,637,231,999 2,909,308,000 1,750,930,000 15,265,920,001
16 11,637,231,999 2,909,308,000 1,721,385,000 16,987,305,001
17 11,637,231,999 2,909,308,000 1,690,285,000 18,677,590,001
18 11,637,231,999 2,909,308,000 1,660,740,000 20,338,330,001
19 11,637,231,999 2,909,308,000 1,631,195,000 21,969,525,001
20 11,637,231,999 2,909,308,000 1,598,540,000 23,568,065,001
21 11,637,231,999 2,909,308,000 1,565,885,000 25,133,950,001
22 11,637,231,999 2,909,308,000 1,529,964,500 26,663,914,501
23 11,637,231,999 2,909,308,000 1,493,577,500 28,157,492,001
24 11,637,231,999 2,909,308,000 1,456,724,000 29,614,216,001
25 11,637,231,999 2,909,308,000 1,419,559,500 31,033,775,501
Tổng 290,930,799,975 72,732,700,000 45,580,315,500 CPBT = 7.98
Dựa theo công thức (4.3) và (4.4), tính ra được ở bảng 4.6. Dễ dàng thấy thời
gian hòa vốn (CPBT) là trong 7.98 năm (7 năm 11 tháng 23 ngày). Hết năm đầu tiên,
ta còn nợ 12,329,109,999 (VNĐ) so với vốn ban đầu lắp đặt & chi phí bảo trì là
14,546,539,999 (VNĐ), đến năm thứ sáu khoảng nợ chỉ còn 1,699,129,999 (VNĐ) và
cuối cùng khi đến năm thứ 7, chúng ta sẽ hòa vốn và bắt đầu lãi 325,480,001 (VNĐ).
Đến năm 25, sau khi trừ hết tất cả các khoảng chi phí, tổng lợi nhuận sẽ là
31,033,775,501 (VNĐ).

Sau khi có thời gian hòa vốn, chúng ta sẽ lập biểu đồ thể hiện điểm hòa vốn BEP
để người đầu tư có thể dễ dàng biết thời gian bắt đầu hòa vốn và mức tổng lợi nhuận
của hệ thống trong thời gian hoạt động.

You might also like