You are on page 1of 69

LÊ THỊ HƢƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

---------------------------------------

Họ và tên: Lê Thị Hƣơng


CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ LƢỚI ĐIỆN NHỎ (MG-


MICRO GRID) SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI
KHÓA 2012B

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

Hà Nội – Năm 2014

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

---------------------------------------

Họ và tên: Lê Thị Hƣơng

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ LƢỚI ĐIỆN NHỎ (MG- MICRO
GRID) SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

1. TS. NGUYỄN THẾ CÔNG

Hà Nội –Năm 2014

2
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................... 5


DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ 7
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 8
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................. 9
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI .................... 11
1.1 Tổng quan................................................................................................................. 11
1.2 Các dạng năng lƣợng tái tạo [9], [10] ...................................................................... 12
1.2.1 Năng lƣợng gió ...................................................................................................... 12
1.2.2 Năng lƣợng mặt trời .............................................................................................. 13
1.2.3 Năng lƣợng thủy năng ........................................................................................... 16
1.2.4 Năng lƣợng sinh khối ............................................................................................ 17
1.2.5 Năng lƣợng từ sóng biển ....................................................................................... 18
1.2.6 Năng lƣợng địa nhiệt ............................................................................................. 18
1.3 Giới thiệu năng lƣợng mặt trời và hệ thống pin mặt trời [1], [3], [9], [10] ............. 19
1.3.1Mặt trời và nguồn bức xạ Mặt trời ......................................................................... 19
1.3.2 Ứng dụng năng lƣợng Mặt Trời ............................................................................ 23
1.4 Thực trạng sử dụng năng lƣợng mặt trời [9], [10] ................................................... 25
1.4.1 Pin quang điện ....................................................................................................... 25
1.4.2 Nƣớc nóng dùng năng lƣợng mặt trời ................................................................... 26
1.5 Tiềm năng sử dụng năng lƣợng tại Việt Nam [9], [10] ........................................... 27
1.6 Các dự án năng lƣợng mặt trời đã đƣợc thực hiện ................................................... 29
1.6.1 Các dự án năng lƣợng mặt trời trên thế giới ......................................................... 29
1.6.2 Một số dự án điện mặt trời ở Việt Nam ................................................................ 30
CHƢƠNG II: NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG MICRO GRID CHO SIÊU
THỊ BIG C DĨ AN .......................................................................................................... 33

3
2.1Bài toán nối lƣới của hệ thống Big C Dĩ An, Bình Dƣơng ....................................... 33
2.2 Đặc tính chungcủa các phần tử trong hệ thống năng lƣợng mặt trời nối lƣới ......... 35
2.3Thiết kế các thiết bị trong hệ thống năng lƣợng mặt trời tại Big C Dĩ An ............... 39
2.3.1 Các bƣớc tính chọn từng khối trong hệ mặt trời ................................................... 39
2.3.2 Thông số kỹ thuật của các thiết bị trong khối lựa chọn ........................................ 48
CHƢƠNG 3: MÔ PHỎNG HỆ THỐNG PIN MẶT TRỜI TẠI BIG C DĨ AN BẰNG
PHẦN MỀM PV SYST ................................................................................................. 52
3.1 Giới thiệu chƣơng trình PV SYST ........................................................................... 52
3.2 Các bƣớc thiết kế của hệ thống nối lƣới bằng phần mềm PV syst .......................... 53
3.2.1 Thiết kế thông tin của hệ thống ............................................................................. 53
3.2.2 Thiết kế liên quan đến hƣớng hệ thống ................................................................. 59
3.2.3 Thiết kế hệ thống ................................................................................................... 59
3.3 Mô phỏng hệ thống năng lƣợng mặt trời tại Big C Dĩ An ....................................... 61
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ....................... 65
4.1 Kết luận .................................................................................................................... 65
4.2 Hƣớng phát triển của đề tài ...................................................................................... 65

4
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Cấu trúc của mặt trời ...................................................................................... 20


Hình 1.2: Lịch sử phát triển điện mặt trời (PV) tại Việt Nam, giai đoạn 1989-2008. ... 26
Hình 1.3: Máy nƣớc nóng năng lƣợng mặt trời ............................................................. 27
Hình 1.4: Nhà máy điện mặt trời Ivanpah ...................................................................... 29
Hình 1.5: Dự án năng lƣợng mặt trời ở Bộ Công Thƣơng ............................................. 30
Hình 1.6: Dự án năng lƣợng mặt trời tại Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia...................... 31
Hình1.7: Dự án năng lƣợng mặt trời tại đảo Trƣờng Sa ................................................ 31
Hình 2.1: Hệ thống năng lƣợng mặt trời hòa lƣới .......................................................... 34
Hình 2.2: Sơ đồ kết nối các thiết bị tại Big C Dĩ An ..................................................... 35
Hình 2.3: Tấm pin PV, modun PV, String PV, Array PV ............................................. 36
Hình 2.4: Đặc tính I-V của điốt ...................................................................................... 37
Hình 2.5: Mô hình mạch của pin mặt trời ...................................................................... 37
Hình 2.6: Đặc tính công suất và đặc tính I-V của tấm pin ............................................. 38
Hình 2.7: Đặc tính dòng điện và điện áp khi mắc nối tiếp và song song các tấm pin ... 38
Hình 2.8: Đƣờng cong đặc tính của tấm pin mặt trời PV và dải hoạt động của biến tần
........................................................................................................................................ 39
Hình 2.9: Hình ảnh tấm pin mặt trời trong 1800 m2 ..................................................... 43
Hình 2.10: Mái xe 1(45 tấm pin) và mái xe 2(110 tấm pin) .......................................... 44
Hình 2.11: Mái xe 3 (120 tấm pin) ................................................................................. 44
Hình 2.12: Mái xe 4(136 tấm pin) .................................................................................. 45
Hình 2.13: Mái xe 5(152 tấm pin) .................................................................................. 45
Hình 2.14: Mái xe 6 (168 tấm pin) ................................................................................. 45
Hình 2.15: Hộp phân phối bảo vệ DC ............................................................................ 47
Hình 2.16: Kích thƣớc của tấm pin TSM-PC/PA 14 ..................................................... 48
Hình 2.17: Hình ảnh biến tần Conext TL....................................................................... 49
Hình 2.18: Thiết kế hệ thống năng lƣợng mặt trời tại Big C Dĩ An .............................. 50
Hình 3.1: Giao diện phần mềm PVsyst .......................................................................... 52
Hình 3.2: Mô tả góc phƣơng vị và góc nghiêng ............................................................ 53
Hình 3.3: Minh họa hƣớng tấm pin so với ánh sáng mặt trời ........................................ 54
Hình 3.4: Đƣờng cong I-V với bức xạ thay đổi và nhiệt độ không đổi ......................... 55
Hình 3.5: Đƣờng cong I-V với nhiệt độ thay đổi và bức xạ không đổi ......................... 56
Hình 3.6: Công suất tấm pin với nhiệt độ thay đổi và bức xạ không đổi ...................... 56

5
Hình 3.7: Giao diện phần thiết kế một dự án mới .......................................................... 57
Hình 3.8: Giao diện điền thông tin của vị trí lắp tấm pin .............................................. 57
Hình 3.9: Giao diện điền thông tin liên quan đến vị trí địa lý ....................................... 58
Hình 3.10: Giao diện phần thông số của dự án .............................................................. 58
Hình 3.11: Giao diện liên quan đến góc nghiêng của tấm pin ....................................... 59
Hình 3.12: Giao diện thông tin liên quan đến tấm pin mặt trời và inverter ................... 60
Hình 3.13: Kết quả mô phỏng giãn đồ công suất hệ thống pin mặt trời bằng phần mềm
PV syst............................................................................................................................ 62
Hình 3.14: Công suất hệ thống và hiệu suất của hệ thống ............................................. 63

6
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Trung bình cƣờng độ bức xạ mặt trời tại các tỉnh có đô thị lớn .................... 28
Bảng 2.1: Số liệu kích thƣớc mái để xe ........................................................................ 40
Bảng 2.2: Số lƣợng và công suất tấm pin sử dụng......................................................... 41
Bảng 2.3: Số lƣợng và công suất loại biến tần sử dụng ................................................. 42
Bảng 2.4: Cách mắc các inverter trong hệ thống năng lƣợng tại Big C Dĩ An ............. 42
Bảng 2.5: Bảng thống kế thiết kế các thiết bị trong hộp DC ......................................... 46
Bảng 3.1: Bảng thống kê mô tả góc nghiêng phụ thuộc vào vĩ độ ................................ 55

7
LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi quý Thầy Cô!

Em xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu và các Thầy Cô trong
trƣờng, đặc biệt là các Thầy Cô trong khoa Điện trƣờng đại học Bách Khoa Hà Nội, đã
tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt quá trình học tập vừa qua.

Em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Thế Công đã dành nhiều thời gian, công sức, quan tâm,
theo dõi, tận tình hƣớng dẫn, động viên và nhắc nhở em hòan thành tốt luận văn này.

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, ngƣời thân xung quanh đã động viên,
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập.

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2014

Sinh viên

Lê Thị Hƣơng

8
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Năng lƣợng mặt trời cũng nhƣ nhiều nguồn năng lƣợng mới khác nhƣ: Năng lƣợng gió,
năng lƣợng thủy triều…..Tuy không còn là đề tài mới trên thế giới nhƣng đối với Việt
Nam vấn đề này gần đây mới đƣợc quan tâm.Nhất là khi hiện nay nguồn năng lƣợng
hóa thạch đang cạn kiệt dần, nhu cầu nguồn năng lƣợng tái tạo sẽ ngày càng lớn.

Luận văn “Nghiên cứu, thiết kế lƣới điện nhỏ (MG- Micro Grid) sử dụng năng lƣợng
mặt trời”chỉ nghiên cứu một mảng nhỏ trong hệ thống pin mặt trời, đó là các thiết bị
đƣợc sử dụng trong hệ thống. Luận văn gồm có 3 chƣơng:

Chƣơng I: Tổng quan về nguồn năng lƣợng mặt trời

Chƣơng II: Nghiên cứu, thiết kế hệ thống Micro Grid cho siêu thị Big C Dĩ An, Bình
Dƣơng, Việt Nam.

Chƣơng III: Mô phỏng hệ thống năng lƣợng mặt trời tại Big C Dĩ An bằng phần mềm
PV Syst.

Chƣơng IV: Kết luận và hƣớng phát triển của đề tài.

Trong luận văn này tôi đã cố gắng đƣa vào nội dung những phần lý thuyết quan trọng
về hệ thống pin mặt trời. Đặc biệt chƣơng 2, nội dung nói về phƣơng pháp thiết kế các
thiết bị đƣợc sử dụng trong hệ thống pin mặt trời. Qua đây tôi không chỉ muốn giới
thiệu về phƣơng pháp thiết kế các thiết bị sử dụng của hãng Schneider mà còn mong
muốn ngƣời đọc xem nhƣ đây là một ví dụ để tìm hiểu về phƣơng pháp thiết kế các
thiết bị của nhiều hãng khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu và nguồn kinh phí của phía
ngƣời đọc.
Phần mô phỏng hệ thống năng lƣợng mặt trời ở chƣơng 3 chƣa thực sự hoàn thiện do
không có kết quả đo thực tế các thông số ảnh hƣởng đến hệ thống nhƣng những ai quan

9
tâm đến năng lƣợng mặt trời thực tế cung cấp cho tải đều có thể lấy đây làm ví dụ tham
khảo.
Trong luận văn này chỉ đánh giá ảnh hƣởng về mặt điện năng đến năng lƣợng, trong
tƣơng lai có thể thêm phần đánh giá phần cơ đến hệ thống ví dụ ảnh hƣởng của áp lực
gió khi tính toán góc nghiêng đặt tấm pin….

Trong tƣơng lai cũng nên xem xét việc đầu tƣ các thiết bị đo nhƣ nhật xạ kế (để đo bức
xạ mặt trời) để cho kết quả chính xác khi mô phỏng.

Mặc dù, đây là kết quả tâm huyết nghiên cứu nhƣng cũng không tránh khỏi đƣợc sai
xót, xin quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến.

10
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NĂNG LƢỢNG
MẶT TRỜI
Nội dung tổng quát của chương là giới thiệu về các nguồn năng lượng tái tạo đang
được con người sử dụng trong đó đặc biệt giới thiệu chi tiết nguồn năng lượng mặt trời
– nguồn năng lượng được nghiên cứu trong luận văn. Phần nội dung nêu ra các ưu
nhược điểm của các nguồn năng lượng tái tạo. Phần cuối chương giới thiệu về các dự
án Năng Lượng Mặt Trời đã triển khai.

1.1 Tổng quan


Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nhanh chóng ở Việt Nam đã thúc đẩy sự gia
tăng nhu cầu sử dụng năng lƣợng cho giao thông vận tải, phát triển các ngành công
nghiệp, khu vực thƣơng mại, dịch vụ công sở và các hộ gia đình. Đặc biệt là sự gia
tăng một cách tự nhiên nhu cầu sử dụng các loại năng lƣợng hiện đại ở các thành phố
do quá trình di dân, do yêu cầu cuộc sống tiện nghi ở những nơi ngƣời dân có thu nhập
cao. Tất cả những yếu tố trên dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lƣợng của Việt Nam tăng
nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Năng lƣợng là một yếu tố cơ bản đồng
hành với quá trình phát triển của các đô thị trong tƣơng lai, năng lƣợng ảnh hƣởng trực
tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế, quyết định giá thành sản phẩm và gián tiếp tác
động đến môi trƣờng. Do đó để đảm bảo an ninh năng lƣợng ở Việt Nam nói chung,
việc thúc đẩy các giải pháp mới trong sử dụng năng lƣợng tại các đô thị trong tƣơng lai
nói riêng cần đƣợc đặt lên hàng đầu.

Theo nhƣ phân tích của bản chiến lƣợc quy hoạch tổng thể phát triển nguồn năng
lƣợng mới & tái tạo ở Việt Nam đến năm 2015,tầm nhìn 2025, tốc độ tăng GDP bình
quân của Việt Nam ở các giai đoạn dự báo nhƣ sau: 2001-2010: 7,2% - 8,5%; 2011-
2020: 7,09% -8,5%; 2021-2030: 6 - 7%. Cơ cấu GDP cũng có sự dịch chuyển theo
hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Dự báo

11
dân số tăng từ 86 triệu ngƣời hiện nay lên 87,77 triệu ngƣời năm 2010 và 97,85 triệu
ngƣời năm 2020. Mức độ đô thị hoá cũng có sự thay đổi, dân số đô thị từ 25% tăng lên
32% năm 2010; 40% năm 2020 và 70,5% năm 2050. Tiêu thụ năng lƣợng thƣơng mại
bình quân đầu ngƣời đến năm 2025 đạt khoảng 700 – 850 kgOE, Cơ cấu tiêu thụ năng
lƣợng cũng có sự dịch chuyển theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp, giảm tỷ
trọng ngành Giao thông vận tải. Dự báo cơ cấu tiêu thụ năm 2025: công nghiệp 37,7%,
dân dụng 30,2%, giao thông vận tải 23,2%, dịch vụ 8% và nông nghiệp 0,9%. Từ các
con số trên ta có thể nhận thấy việc phát triển các nguồn năng lƣợng tái tạo nói chung
và mặt trời nói riêng để cung cấp cho khối công nghiệp và dân dụng là vô cùng cần
thiết.

1.2 Các dạng năng lƣợng tái tạo [9], [10]

1.2.1 Năng lƣợng gió


Năng lƣợng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển trái
đất.Sử dụng năng lƣợng gió để tạo thành dòng điện gọi là phong điện.Năng lƣợng gió
dựa trên sức quay các tuabinđể tạo ra điện năng. Đây là nguồn năng lƣợng đƣợc coi là
vô tận vì gió có sẵn trong tự nhiên, nó đƣợc hình thành từ 3 nguyên nhân chính:

 Do sự hâm nóng của bầu khí quyển quanh mặt trời.

 Do sự chuyển động của trái đất.

 Do bề mặt lồi lõm của trái đất.

Ngoài ra, năng lƣợng gió cũng đƣợc coi là một nguồn năng lƣợng sạch, điện
năng từ gió giúp làm giảm ô nhiễm không khí so với các nguồn điện năng sử dụng
nhiên liệu khí đốt.Chúng không phóng thích khí carbonic, hay các khí độc nhƣ carbon
monoxide ảnh hƣởng lên môi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân.

12
Tuy nhiên, năng lƣợng gió cũng có nhiều điểm bất lợi: Phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên. Hơn nữa dù công nghệ gió đang phát triển cao và giá thành của turbine gió giảm
dần từ hơn 10 năm nay nhƣng mức đầu tƣ ban đầu cho nguồn năng lƣợng này vẫn còn
cao hơn mức đầu tƣ năng lƣợng cổ điển.Ngoài ra, gió từ thiên nhiên nên không đáp
ứng trọn vẹn đƣợc nhu cầu cần thiết của con ngƣời vì con ngƣời không thể kiểm soát
đƣợc nguồn gió.Hơn nữa, nguồn điện năng này không thể giữ lại đƣợc trừ khi chuyển
điện năng qua các bình acqui.Việc dự trữ này rất tốn kém và không hiệu quả kinh
tế.Nguồn gió nhiều và đều đặn thƣờng ở khu vực xa thành phố, do đó ngoài việc sử
dụng tại chỗ điện năng từ gió, việc chuyển về các khu đông dân cƣ rất khó khăn. Do đó
trƣớc khi có những biện pháp nhằm hạn chế các điểm bất lợi trên thì gió có thể xem
nhƣ một nguồn năng lƣợng dự phòng ngoài các năng lƣợng chính yếu khác. Dĩ nhiên
không có một năng lƣợng nào mà không ảnh hƣởng đến môi trƣờng, tuy nhiên với
năng lƣợng gió cần lƣu tâm vấn đề turbine gió gây ra tiếng động làm đảo lộn các luồng
sóng trong không khí.Điều này có thể làm xáo trộn hệ sinh thái của các loài chim
hoang dã và làm nhiễu xạ việc phát tuyến trong truyền thanh và truyền hình.

Ở Việt Nam tại các vùng duyển hải chạy từ Ninh Thuận đến Mũi Né, Bình
Thuận là những vùng thuận lợi lớn để thiết kế các hệ thống turbine gió. Trong một
tƣơng lai không xa, ƣớc tính khoảng 30 năm nữa, các nguồn năng lƣợng cổ điển nhƣ
than đá, dầu khí sẽ dần dần cạn kiết, thủy điện sẽ trở thành một hiểm họa lớn cho môi
trƣờng. Vì vậy, nguồn năng lƣợng tái tạo nhƣ năng lƣợng gió đóng vài trò quan trọng
trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

1.2.2 Năng lƣợng mặt trời


Mặt trời là nguồn năng lƣợng lớn nhất mà con ngƣời có thể tận dụng đƣợc. Việc
chuyển hóa năng lƣợng mặt trời đƣợc thực hiện qua tấm pin quang điện gọi là pin mặt
trời. Các tấm pin mặt trời này chuyển đổi trực tiếp ánh sáng thành điện năng. Chúng
đƣợc làm từ các vật liệu bán dẫn tƣơng tự nhƣ trong các con chip điện tử trong máy

13
tính. Một khi ánh sáng mặt trời đƣợc hấp thụ bởi các vật liệu này thì năng lƣợng mặt
trời sẽ đánh bật các hạt điện tíchtrong nguyển tử của vật liệu bán dẫn, cho phép các hạt
tích điện này di chuyển và tạo thành dòng điện. Quá trình chuyển đổi photon thành
dòng điện này gọi là hiệu ứng quang điện.

Các pin mặt trời thông thƣờng đƣợc lắp thành một module khoảng 40 phiến pin
và 10 môdule sẽ đƣợc lắp gộp lại thành chuỗi quang điện có thể dài vài mét. Các chuỗi
pin mặt trời dạng phẳng này đƣợc lắp ở một góc cố định hƣớng về phía Nam hoặc
đƣợc lắp trên một hệ thống hiệu chỉnh hƣớng nắng để luôn thu đƣợc nắng theo sự thay
đổi quĩ đạo của mặt trời. Hiệu quả của Pin mặt trời phụ thuộc trực tiếp vào hiệu suất
chuyển đổi ánh sáng thành điện năng của tấm pin mặt trời. Chỉ có ánh sáng mặt trời với
mức năng lƣợng nhất định mới có thể chuyển đổi một cách hiệu quả thành điện năng,
chƣa kể đến một phần lớn lƣợng ánh sáng bị phản chiếu lại hoặc hấp thụ bởi vật liệu
cấu thành phiến pin. Do đó, hiệu suất tiêu biểu cho các loại pin mặt trời thƣơng mại
hiện nay vẫn tƣơng đối thấp, khoảng 15%. Cho đến nay, Việt Nam đã lắp đặt hơn 1000
kW hệ thống Pin mặt trời.Hầu hết các hệ quang điện đƣợc lắp đặt chỉ có công suất
tƣơng đối nhỏ, từ 50-1000Wp.

 Uu diểm và nhuợc diểm của nãng lýợng mặt trời so với các nguồn nãng luợng
khác

Khi đánh giá những ƣu và khuyết điểm của năng lƣợng mặt trời, chúng ta cần
phải xem xét các khả năng sử dụng năng lƣợng mặt trời từ yêu cầu công nghiệp và dân
dụng. Theo tiêu chí đó chúng ta thấy năng lƣợng mặt trời có nhiều ƣu điểm nhƣ sau:
 Ƣu điểm của năng lƣợng mặt trời
 Ƣu điểm đầu tiền và cũng là quan trọng nhất đó là nguồn năng
lƣợng vô tận.

14
 Không giống nhƣ năng lƣợng hóa thạch mà con ngƣời thƣờng sử
dụng, năng lƣợng mặt trời không có sự khan hiếm của nguyên liệu thô vì
nguyên liệu thô của nó chính là ánh sáng mặt trời. Một thứ luôn có sẵn
trong tự nhiên.
 Một ƣu điểm lớn của nó nữa là nguồn năng lƣợng mặt trời triển
khai rất dễ dàng trong công nghiệp, đặc biệt là trong dân dụng do diện
tích lắp đặt của nó tƣơng đối đơn giản và tận dụng không gian rất tốt so
với các nguồn năng lƣợng tái tạo khác. Đặc biệt có thể triển khai ở hầu
hết các nơi trên bề mặt trái đất.
 Là một nguồn năng lƣợng mà có chi phí bảo dƣỡng hệ thống nhỏ
nhất, hầu nhƣ không cần tính đến do các tấm pin quang điện có độ bền
rất lớn, tuổi thọ cao.
 Chi phí đầu tƣ của hệ thống năng lƣợng mặt trời cũng rất nhỏ, do
tính đơn giản và dễ triển khai của hệ thống năng lƣợng mặt trời.
 Là một nguồn năng lƣợng thân thiện với môi trƣờng nhất. Năng
lƣợng mặt trời không thải ra các khí độc, khí cacbon dioxide gây hiệu
ứng nhà kính nhƣ các nguồn năng lƣợng hóa thạch, không gây tiếng ồn
nhƣ nguồn năng lƣợng gió.
 Nhƣợc điểm
Bên cạnh nhiều ƣu điểm nổi bật nhƣ trên thì năng lƣợng mặt trời cũng tồn tại
một số nhƣợc điểm cơ bản:
 Chi phí đầu tƣ ban đầu vẫn còn tƣơng đối cao, do đó làm giảm giá
trị kinh tế của nguồn năng lƣợng này.
 Không có hiệu quả ở các nƣớc có ít ánh nắng mặt trời, bị ảnh
hƣởng nhiều bởi thời tiết.
 Chỉ có thể sản xuất điện từ năng lƣợng mặt trời vào ban ngày do
đó làm giảm hiệu quả của việc sử dụng năng lƣợng mặt trời.

15
 Đối với các hệ thống có quy mô lớn thì việc triển khai cũng phức
tạp do thiếu không gian để lắp đặt hệ thống.

1.2.3 Năng lƣợng thủy năng


Thủy điện lấy năng lƣợng từ nguồn nƣớc chảy và chuyển hóa thành điện năng
mà không cần tốn chi phí hoặc mất nƣớc trong quá trình sản xuất ra điện năng.Thủy
điện khi sản xuất thì không có chất gây ô nhiễm không khí.

Lợi ích lớn nhất của thủy điện là hạn chế đƣợc giá thành nhiên liệu. Các nhà máy
thủy điện không phải chịu cảnh tăng giá nhiên liệu hóa thạch nhƣ dầu mỏ, khí thiên
nhiên hay than đá và không cần phải nhập nhiên liệu. Các nhà máy thủy điện có tuổi
thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện.Một số nhà máy thủy điện đang hoạt động hiện nay
đã đƣợc xây dựng từ 50 đến 100 năm trƣớc.Chi phí nhân công cũng thấp.

Tuy nhiên, các nhà môi trƣờng đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án thủy điện lớn có
thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh. Các thiết kế turbine và các nhà
máy thủy điện có lợi cho sự cân bằng sinh thái vẫn còn đang nghiên cứu. Sự phát điện
của nhà máy điện cũng có thể ảnh hƣởng đến môi trƣờng của dòng sông bên dƣới do
các nguyên nhân nhƣ nƣớc sau khi ra khỏi turbine thƣờng chứa rất ít cặn lơ lửng, có
thể gây ra tình trạng xối sạch lòng sông và làm sạt lở bờ sông. Hoặc vì các turbine
thƣờng mở không liên tục nên khó có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng và bất
thƣờng của dòng chảy. Hoặc nƣớc chảy từ các turbine lạnh hơn nƣớc trƣớc khi chảy
vào đập, điều này có thể làm thay đổi cân bằng của hệ động vật gồm cả việc gây hại tới
một số loài. Các hồ chứa các nhà máy thủy điện ở các vùng nhiệt đới có thể sản sinh ra
một lƣợng lớn khí methane và carbon dioxide. Điều này bởi vì các xác thực vật mới bị
lũ quét bị mục nát trong môi trƣờng kỵ khí và tạo thành methane, một khí gây hiệu ứng
nhà kính mạnh.

16
Ở Việt Nam thủy điện vẫn là nguồn năng lƣợng chính cung cấp chủ yếu cho lƣới
điện quốc gia. Trong đó phải kể đến các nhà máy thủy điện lớn nhƣ Hòa Bình, Sơn
La…..

1.2.4 Năng lƣợng sinh khối


Sinh khối bao gồm cây cối tự nhiên, cây trồng công nghiệp, tảo và các loài thực
vật khác hoặc là những bã nông nghiệp và lâm nghiệp. Sinh khối cũng bao gồm cả
những vật chất đƣợc xem nhƣ chất thải từ xã hội con ngƣời nhƣ chất thải từ quá trình
sản xuất thức ăn, nƣớc uống, bùn/ nƣớc cống, phân bón, sản phẩm phụ gia (hữu cơ)
công nghiệp và các thành phần hữu cơ của chất thải sinh hoạt.

Trên quy mô toàn cầu, sinh khối là nguồn năng lƣợng lớn thứ tƣ chiếm khoảng
14-15% tổng năng lƣợng tiêu thụ của thế giới. Các nguồn sinh khối đƣợc chuyển thành
các dạng năng lƣợng khác nhƣ điện năng, nhiệt năng, hơi nƣớc và nhiên liệu qua các
phƣơng pháp chuyển hóa nhƣ đốt trực tiếp và turbin hơi, phân hủy yếm khí, đối kết
hợp, khí hóa và nhiệt phân.

Ngoài ra việc sử dụng sinh khối để tạo năng lƣợng có tác động tích cực đến môi
trƣờng. Tuy nhiên việc đốt sinh khối không thể giải quyết ngay vấn đề mất cân bằng về
tỷ lệ CO2 hiện nay.

Việt Nam bên cạnh tiềm năng về phong điện, thủy điện, điện mặt trời, có thể nói
Việt Nam là nƣớc có tiềm năng lớn về năng lƣợng sinh khối từ nông nghiệp, nƣớc thải
đô thị…. phân bổ rộng khắp trên toàn quốc, trong đó một số dạng sinh khối có thể sản
xuất điện hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lƣợng. Lƣợng sinh khối khổng lồ
này nếu không đƣợc xử lý sẽ là nguồn ô nhiễm lớn và phát sinh liên tục, gây nên những
ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái cũng nhƣ sức khỏe con ngƣời. Hiện nay
Việt Nam đã có một số dự án xây dựng nhà máy điện sinh học đƣợc triển khai, dự kiến
sẽ hoàn thành và phát điện trong thời gian sớm nhất ở cả miền Bắc và miền Nam

17
1.2.5 Năng lƣợng từ sóng biển
Đại dƣơng là một nguồn năng lƣợng tái tạo vô tận cho việc chế tạo điện năng sử
dụng cho thế giới.Trong những năm gần đây thế giới đã quan tâm rộng rãi tới năng
lƣợng của sóng biển.Khai thác đại dƣơng để sản xuất điện từ nguồn sóng biển mênh
mông trong các đại dƣơng của thế giới là một phần lời giải cho vấn đề năng lƣợng của
chúng ta.

Sóng biển và thủy triều đƣớc sử dụng để quay các turbin phát điện. Nguồn điện
sản xuất ra có thể dùng trực tiếp cho các thiết bị đang vận hành trên biển nhƣ hải đăng,
phao, cầu cảng, hệ thông hoa tiêu dẫn dƣờng…..

Bên cạnh những mặt mạnh là không gây ô nhiễm môi trƣờng, nhà máy điện sử
dụng năng lƣợng nƣớc biển vẫn không tránh khỏi một số khiếm khuyết.Tƣơng tự
trƣờng hợp đập nƣớc trên sông, nhà máy điện kiểu này cũng gây rào cản không thể
vƣợt qua đối với hải sản và gây khó khăn cho giao thông đƣờng thủy.

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khách quan khiến việc sử dụng nguồn năng
lƣợng vô tận từ đại dƣơng vào quá trình sản xuất điện năng bị gián đoạn nhƣ việc nƣớc
biển làm biến dạng và ăn mòn máy móc. Việc cần có những dây cáp đắt tiền ngầm
dƣới biển để truyền tải điện vào bờ, đặc biệt chi phí đầu tƣ cho các dự án này đòi hỏi
thời gian nghiên cứu lâu dài và cần nhiều vốn. Chính vì thế, khả năng cạnh tranh của
năng lƣợng biển với các nguồn năng lƣợng thay thế còn chƣa cao.

1.2.6 Năng lƣợng địa nhiệt


Năng lƣợng địa nhiệt là năng lƣợng đƣợc tách ra từ nhiệt trong lòng trái đất.
Năng lƣợng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ họat động
phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lƣợng mặt trời đƣợc hấp thụ tại bề
mặt Trái Đất.

18
Lƣợng năng lƣợng địa nhiệt là rất lớn.Các nhà máy khoa học ƣớc tính chỉ cần 1
phần trăm lƣợng nhiệt chứa trong lớp 10 km phía trên vỏ trái đất đã tƣơng đƣơng với
500 lần năng lƣợng mà các nguồn dầu khí của trái đất mang lại.

Một lƣợng lớn các nhà máy điện dạng thủy nhiệt đã đƣợc xây dựng và đƣa vào
vận hành ở các nƣớc phát triển và đang phát triển. Một số nhà máy sử dụng công nghệ
nhà máy điện phân tách hơi nƣớc và chu trình hơi nƣớc truyển thông. Một số khác sử
dụng chu trình nhị nguyên trong đó dùng các môi chất làm việc có nhiệt độ bay hơi
thấp hơn nƣớc. Tính hấp dẫn về mặt thƣơng mại phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng của
nguồn thủy nhiệt: nhiệt độ nƣớc nóng, sự thẩm thấu của nền đá, thành phần hóa học
của nƣớc nóng và độ sâu cần thiết của giếng khoan. Để xác định chất lƣợng này cần
phải khoan các giếng khoan.

Các tổ chức năng lƣợng xanh và giới khoa học đã tìm hiểu về nguồn năng lƣợng
địa nhiệt của Việt Nam.Từ năm 2007, Viện Khoa học địa chất và tài nguyên Đức đã
điều tra, khảo sát tiềm năng địa nhiệt ở sáu điểm nƣớc nóng ở Tu Bông (Khánh Hòa),
Phú Sen (Phú Yên), Hội Vân (Bình Định), Nghĩa Thuận, Thạch Trụ (Quảng Ngãi) và
Kon Du (Kon Tum) và nghiên cứu phƣơng án sử dụng hiệu quả tùy mức độ chất lƣợng
từng nguồn nƣớc. Riêng Tập đoàn Ormat đã chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng 5 nhà máy
điện địa nhiệt tại Lệ Thủy (Quảng Bình), Mộ Đức, Nghĩa Thắng (Quảng Ngãi), Hội
Vân (Bình Định) và Tu Bông (Khánh Hòa) với tổng công suất dự kiến lên đến 150-
200MW. Tuy nhiên, tất cả đều chƣa thể khởi công vì giá bán điện hiện còn thấp hơn
giá thành.

1.3 Giới thiệu năng lƣợng mặt trời và hệ thống pin mặt trời [1], [3], [9], [10]

1.3.1 Mặt trời và nguồn bức xạ Mặt trời


Mặt trời là một khối khí hình cầu có đƣờng kính 1,390.106 km (lớn hơn 110 lần
đƣờng kính trái đất), cách xa trái đất 150.106 km. Khối lƣợng mặt trời khoảng Mo=

19
2.1030 kg. Nhiệt độ T ở trung tâm mặt trời thay đổi trong khoảng từ 10.106 K đến
20.106 K, trung bình khoảng 15600000 K. Ở nhiệt độ nhƣ vậy vật chất không thể giữ
đƣợc cấu trúc trật tự thông thƣờng gồm các nguyên tử và phân tử. Nó trở thành plasma
trong đó các hạt nhân của nguyên tử chuyển động tách biệt với các electron. Khi các
hạt nhân tự do có va chạm với nhau sẽ xuất hiện những vụ nổ nhiệt hạch. Khi quan sát
tính chất của vật chất nguội hơn trên bề mặt nhìn thấy đƣợc của mặt trời, các nhà khoa
học đã kết luận rằng có phản ứng nhiệt hạch xảy ra ở trong lòng mặt trời. Mặt trời
không có ranh giới rõ ràng nhƣ ở các hành tinh có đất đá. Ngƣợc lại, mật độ các khí
giảm dần xuống theo quan hệ số mũ theo khoảng cách tính từ tâm Mặt Trời. Bán kính
của Mặt Trời đƣợc đo từ tâm phần rìa ngoài của quang quyền.

Hình 1.1: Cấu trúc của mặt trời

Nhiệt độ T0 tại trung tâm mặt trời thay đổi trong khoảng từ 10.106 K đến 20.106K,
trung bình khoảng 15600000 K. Ở nhiệt độ nhƣ vậy vật chất không thể giữ trật tự cấu
trúc thông thƣờng gồm các nguyên tử và phân tử. Nó trở thành plasma trong đó các hạt
nhân của nguyên tử chuyển động tách biệt với các electron. Khi quan sát tính chất của

20
vật chất nguội hơn trên bề mặt nhìn thấy đƣợc của mặt trời, các nhà khoa học đã kết
luận rằng có phản ứng nhiệt hạch xảy ra ở trong lòng mặt trời.

Về cấu trúc, mặt trời có thể chia làm 4 vùng, tất cả hợp thành một khối cầu khí
khổng lồ. Vùng giữa gọi là nhân hay lõi có những chuyển động đối lƣu, nơi xảy ra
những phản ứng nhiệt hạt nhân tạo nên nguồn năng lƣợng mặt trời. Vùng này có bán
kính khoảng 175.000 km, khối lƣợng riêng 160 kg/dm3, nhiệt độ ƣớc tính từ 14 đến 20
triệu độ, áp suất vào khoảng hàng trăm tỷ atmotphe. Vùng kế tiếp là vùng trung gian
còn gọi là vùng đổi ngƣợc qua đó năng lƣợng truyền từ trong ra ngoài. Vật chất ở vùng
này gồm có sắt, canxi, Natri, Stronti, Crôm, Kền, Cacbon, Silic và các khí nhƣ hidrô,
hêli, chiều dày vùng này khoảng 400.000km. Tiếp theo là vùng đối lƣu dày 125.000
km và vùng quang cầu có nhiệt độ khoảng 6000K dày 1000km. Ở vùng này gồm các
bọt khí sôi sục, có chỗ tạo ra các vết đen, là các hố xoáy có nhiệt độ thấp khoảng
4500K và các tia lửa có nhiệt độ từ 7000 K -10000 K. Vùng ngoài cùng là vùng bất
định và gọi là khí quyển của mặt trời.

Ánh sáng nói riêng hay bức xạ điện từ nói chung từ bề mặt của Mặt trời đƣợc
xem là nguồn năng lƣợng chính cho Trái Đất. Hằng số năng lƣợng mặt trời đƣợc tính
bằng công suất của lƣợng bức xạ trực tiếp bề mặt trái đất, bằng khoảng 1370 W/m2.
Ánh sáng mặt trời bị hấp thụ một phần trên bầu khí quyển trái đất, nên một phần nhỏ
hơn tới đƣợc bề mặt trái đất, gần 1000 W/m2 năng lƣợng mặt trời tới Trái Đất trong
điều kiện trời quang đãng. Năng lƣợng này có thể dùng vào các quá trình tự nhiên hay
nhân tạo. Quá trình quang hợp trong cây sử dụng ánh sáng mặt trời và chuyển đổi CO2
thành ôxy và hợp chất hữu cơ, trong khi nguồn nhiệt trực tiếp là làm nóng các bình đun
nƣớc dùng năng lƣợng mặt trời hay chuyển thành điện năng bằng các pin năng lƣợng
mặt trời. Năng lƣợng dự trữ trong dầu mỏ đƣợc giả định là nguồn năng lƣợng của mặt
trời, đƣợc chuyển đổi từ xa xƣa trong quá trình quang hợp và phản ứng hóa sinh của
sinh vật cổ.

21
Trong toàn bộ bức xạ của mặt trời, bức xạ liên quan trực tiếp đến các phản ứng
hạt nhân xảy ra trong mặt trời không quá 3%. Bức xạγ ban đầu đi qua 5.105 km chiều
dày của lớp vật chất Mặt Trời của biến đổi rất mạnh. Tất cả các dạng của bức xạ điện
từ đều có bản chất sóng và chúng khác nhau ở bƣớc sóng.Bức xạ γ có bƣớc sóng ngắn
nhất trong các sóng đó. Từ tâm Mặt Trời đi ra do sự va chạm hoặc tán xạ mà năng
lƣợng của chúng giảm đi và bây giờ chúng ứng với bức xạ có bƣớc sóng dài. Nhƣ vậy
bức xạ chuyển thành bức xạ Rơnghen có bƣớc sóng dài hơn.Gần đến bề mặt Mặt Trời
nơi có nhiệt độ đủ thấp để có thể tồn tại vật chất trong trạng thái nguyên tử và các cơ
chế khác bắt đầu xảy ra.

Đặc trƣng của bức xạ Mặt Trời truyền trong không gian bên ngoài Mặt Trời là
một phổ rộng. Trong đó cực đại của cƣờng độ bức xạ nằm trong dải 10-1 -10 μm và hầu
nhƣ một nửa tổng năng lƣợng mặt trời tập trung trong khoảng sóng 0,38 -0,78 μmvà đó
là vùng nhìn thấy của phổ.

Chùm tia truyền thẳng từ Mặt trời gọi là bức xạ trực xạ. Tổng hợp các tia trực xạ
và tán xạ gọi là tổng xạ. Khi truyền qua lớp khí quyển bao bọc quanh Trái đất, các
chùm tia bức xạ bị hấpthụ và tán xạ ở tầng ozon, hơi nƣớc và bụi trong khí quyển, chỉ
một phần năng lƣợngđƣợc truyền trực tiếp đến Trái đất.Toàn bộ bức xạ tử ngoại đƣợc
sử dụng để duy trìquá trình phân ly và hợp nhất của O2 và O3 đó là quá trình ổn định.
Do quá trìnhnày, khi đi qua khí quyển, bức xạ tử ngoại biến đổi thành bức xạ với năng
lƣợng nhỏ hơn.

Các bức xạ với bƣớc sóng ứng với các vùng nhìn thấy và vùng hồng ngoại củaphổ
tƣơng tác với các phân tử khí và các hạt bụi của không khí nhƣng không phá vỡ 15 các
liên kết của chúng. Khi đó các photon bị tán xạ khá đều theo mọi hƣớng và một số
photon quay trở lại không gian vũ trụ. Bức xạ chịu dạng tán xạ đó chủ yếu là bức xạ có
bƣớc sóng ngắn nhất. Sau khi phản xạ từ các phần khác nhau của khí quyển bức xạ tán
xạ đi đến chúng ta mang theo màu xanh lam của bầu trời trong sáng và có thể quan sát

22
đƣợc ở những độ cao không lớn. Các giọt nƣớc cũng tán xạ rất mạnh bức xạ mặt trời.
Bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển còn gặp một trở ngại đáng kể nữa đó là do sự hấp
thụ của các phần tử hơi nƣớc, khí cacbônic và các hợp chất khác, mức độ của sự hấp
thụ này phụ thuộc vào bƣớc sóng, mạnh nhất ở khoảng giữa vùng hồng ngoại của phổ.
Phần năng lƣợng bức xạ mặt trời truyền tới bề mặt trái đất trong những ngày quang
đãng (không có mây) ở thời điểm cao nhất vào khoảng 1000W/m2.

1.3.2 Ứng dụng năng lƣợng Mặt Trời


Đối với cuộc sống của loài ngƣời, năng lƣợng Mặt Trời là một nguồn năng
lƣợng tái tạo quý báu. Có thể trực tiếp thu lấy năng lƣợng này thông qua hiệu ứng
quang điện. Chuyển năng lƣợng các photon của Mặt Trời thành điện năng, nhƣ trong
pin Mặt Trời. Năng lƣợng của các photon cũng có thể đƣợc hấp thụ để làm nóng các
vật thể, tức là chuyển thành nhiệt năng, sử dụng cho bình đun nƣớc Mặt Trời, hoặc làm
sôi nƣớc trong các máy nhiệt điện của tháp Mặt Trời, hoặc vận động các hệ thống nhiệt
nhƣ máy điều hòa Mặt Trời.
Năng lƣợng của các photon có thể đƣợc hấp thụ và chuyển hóa thành năng lƣợng trong
các liên kết hóa học của các phản ứng quang hóa.
Một phản ứng quang hóa tự nhiên là quá trình quang hợp. Quá trình này đƣợccho là đã
từng dự trữ năng lƣợng Mặt Trời vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch không tái sinh mà
các nền công nghiệp của thế kỷ 19 đến 21 đã và đang tận dụng. Nó cũng là quá trình
cung cấp năng lƣợng cho mọi hoạt động sinh học tự nhiên, cho sức kéo gia súc và củi
đốt, những nguồn năng lƣợng sinh học tái tạo truyền thống.Trong tƣơng lai, quá trình
này có thể giúp tạo ra nguồn năng lƣợng tái tạo ở nhiên liệu sinh học, nhƣ các nhiên
liệu lỏng (diesel sinh học, nhiên liệu từ dầu thực vật), khí (khí đốt sinh học) hay rắn.
Năng lƣợng Mặt Trời cũng đƣợc hấp thụ bởi thủy quyển Trái Đất và khí quyển
Trái Đất để sinh ra các hiện tƣợng khí tƣợng học chứa các dạng dự trữ năng lƣợng có
thể khai thác đƣợc. Trái Đất, trong mô hình năng lƣợng này, gần giống bình đun nƣớc

23
của những động cơ nhiệt đầu tiên, chuyển hóa nhiệt năng hấp thụ từ photon của Mặt
Trời, thành động năng của các dòng chảy của nƣớc, hơi nƣớc và không khí, và thay đổi
tính chất hóa học và vật lý của các dòng chảy này.Thế năng của nƣớc mƣa có thể đƣợc
dự trữ tại các đập nƣớc và chạy máy phátđiện của các công trình thủy điện.Một dạng
tận dụng năng lƣợng dòng chảy sông suối.
Dòng chảy của không khí, hay gió, có thể sinh ra điện khi làm quay tuabin gió.
Trƣớc khi máy phát điện dùng năng lƣợng gió ra đời, cối xay gió đã đƣợc ứng dụng để
xay ngũ cốc. Năng lƣợng gió cũng gây ra chuyển động sóng trên mặt biển.Chuyển
động này có thể đƣợc tận dụng trong các nhà máy điện dùng sóng biển.
Đại dƣơng trên Trái Đất có nhiệt dung riêng lớn hơn không khí và do đó thay đổi nhiệt
độ chậm hơn không khí khi hấp thụ cùng nhiệt lƣợng của Mặt Trời. Đại dƣơng nóng
hơn không khí vào ban đêm và lạnh hơn không khí vào ban ngày. Sự chênh lệch nhiệt
độ này có thể đƣợc khai thác để chạy các động cơ nhiệt trong các nhà máy điện dùng
nhiệt lƣợng của biển.
Khi nhiệt năng hấp thụ từ photon của Mặt Trời làm bốc hơi nƣớc biển, một phần năng
lƣợng đó đã đƣợc dự trữ trong việc tách muối ra khỏi nƣớc mặn của biển. Nhà máy
điện dùng phản ứng nƣớc ngọt - nƣớc mặn thu lại phần năng lƣợng này khi đƣa nƣớc
ngọt của dòng sông trở về biển.
Hiện nay trong các nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lƣợng mặt trời có các loại hệ
thống bộ thu chủ yếu sau đây:
Hệ thống dùng parabol trụ để tập trung tia bức xạ mặt trời vào một ống môi chất đặt
dọc theo đƣờng hội tụ của bộ thu, nhiệt độ có thể đạt tới 4000C.
Hệ thống nhận nhiệt trung tâm bằng cách sử dụng các gƣơng phản xạ có định vị theo
phƣơng mặt trời để tập trung năng lƣợng mặt trời đến bộ thu đặt trên đỉnh tháp cao,
nhiệt độ có thể đạt tới trên 15000C.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, nhu cầu về năng lƣợng ngày càng
tăng.Trong khi đó các nguồn nhiên liệu dự trữ nhƣ than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên và

24
ngay cả thủy điện thì có hạn, khiến cho nhân loại đứng trƣớc nguy cơ thiếu hụt năng
lƣợng. Việc tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lƣợng mới nhƣ năng lƣợng hạt
nhân, năng lƣợng địa nhiệt, năng lƣợng gió và năng lƣợng mặt trời là một trong những
hƣớng quan trọng trong kế hoạch phát triển năng lƣợng, không những đối với những
nƣớc phát triển mà ngay cả với những nƣớc đang phát triển.
Năng lƣợng mặt trời - nguồn năng lƣợng sạch và tiềm tàng nhất - đang đƣợc loài ngƣời
thực sự đặc biệt quan tâm. Do đó việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả các thiết bị sử
dụng năng lƣợng mặt trời và triển khai ứng dụng chúng vào thực tế là vấn đề có tính
thời sự.
Việt Nam là nƣớc có tiềm năng về năng lƣợng mặt trời, trải dài từ vĩ độ 8” Bắc đến
23”Bắc, nằm trong khu vực có cƣờng độ bức xạ mặt trời tƣơng đối cao, với trị số tổng
xạ khá lớn từ 100-175 kcal/cm2.năm (4,2 -7,3GJ/m2.năm) do đó việc sử dụng năng
lƣợng mặt trời ở nƣớc ta sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn.

1.4 Thực trạng sử dụng năng lƣợng mặt trời [9], [10]

1.4.1 Pin quang điện


Việt Nam có xấp xỉ 650kW hoặc khoảng 5.000 hệ thống pin quang điện đƣợc
lắp đặt chia theo 3 phân khúc thị trƣờng: các ứng dụng chuyên dụng (50%), các hệ
thống cho các cơ quan đơn vị nhƣ bệnh viện, các trung tâm cộng đồng và các trung tâm
xạc accu (30%) và các hệ thống cho hộ gia đình (20%). Hầu hết các hệ thống đƣợc lắp
đặt tại Việt Nam đều vận hành tốt và có chất lƣợng cao.Tất cả các tấm panel mặt trời
đều đƣợc nhập khẩu.

Tại Việt Nam, các tấm pin quang điện (Photo-voltaic: PV) đều đƣợc nhập khẩu trong
khi thành phần khác của hệ thống thì đƣợc sản xuất trong nƣớc. Tập đoàn Bƣu chính
viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu các công

25
ty thành viên có chức năng thiết kế và lắp đặt các hệ thống điện mặt trời cho nhu cầu
sử dụng nội bộ.

Hình 1.2: Lịch sử phát triển điện mặt trời (PV) tại Việt Nam, giai đoạn 1989-2008.

Các ứng dụng năng lƣợng mặt trời đã phát triển nhanh chóng kể từ những năm 1990.
Sự phát triển của điện mặt trời ở Việt nam trong 10 năm gần đây từ năm 1998 đến năm
2008 đƣợc thể hiện nhƣ hình 2 trên. Các ứng dụng bao gồm điện mặt trời cho hộ gia
đình và các trung tâm dịch vụ, hệ thống đun nƣớc mặt trời, điện mặt trời PV, hệ thống
đèn điện và sấy.

1.4.2 Nƣớc nóng dùng năng lƣợng mặt trời

Nƣớc nóng dùng năng lƣợng mặt trờilà một công nghệ khá phát triển và có giá trị
thƣơng mại đã đƣợc áp dụng trên cả quy mô hộ gia đình cũng nhƣ quy mô công
nghiệp. Các hộ gia đình và doanh nghiệp sẵn lòng đầu tƣ vào bình đun nƣớc nóng sử
dụng năng lƣợng mặt trời vì có thể tiết kiệm hoá đơn tiền điện. Cho đến nay, công nghệ
sản xuất thiết bị đun nƣớc nóng bằng năng lƣợng mặt trời có thể dễ dàng huy động vốn
đầu tƣ từ thành phần kinh tế tƣ nhân.

26
Hình 1.3: Máy nƣớc nóng năng lƣợng mặt trời

1.5 Tiềm nãng sử dụng nãng lýợng tại Việt Nam [9], [10]

Việt Nam có tiềm năng năng lƣợng mặt trời dồi dào ở phía Nam và miền Trung
nhƣng dao động lớn theo mùa ở phía Bắc. Tính trung bình toàn quốc thì bức xạ Mặt
Trời dao động từ 3,8-5,2 kWh/m2/ngày. Cƣờng độ bức xạ trung bình ở miền Nam và
miền Trung dao động từ 4,0-5,9 kWh/m2/ngày và ít thay đổi trong năm, khoảng từ 4
đến 5,95 kWh/m2/ngày. Giá trị bức xạ trung bình ở miền Bắc dao động trong khoảng
rộng hơn từ 2,4 đến 5,6 kWh/m2/ngày do điều kiện thời tiết với trời nhiều mây và mƣa
phùn vào mùa đông và mùa xuân, trong đó có Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng thấp
nhất. Lắp đặt tại miền Bắc có chi phí cao hơn vì giá thành phải bao gồm công suất tăng
thêm để đáp ứng những ngày trời thiếu nắng. Vì thế sự ƣu tiên phát triển năng lƣợng
mặt trời nên giành cho miền Nam, miền Trung và những vùng nông thôn điện lƣới khó
triển khai. Ƣớc tính tiềm năng lý thuyết của Việt Nam khoảng 43,9 tỷ TOE trong đó
tiềm năng kỹ thuật cho các hệ hấp thu nhiệt mặt trời để đun nƣớc là 42,2 PJ, tiềm năng
hệ điện pin mặt trời tập trung/hòa mạng (integrated PV system) là 1.799 MW và tiền
năng lắp đặt các hệ điện mặt trời cục bộ/gia đình (SHS: solar home sytem) là 300.000
hộ gia đình, tƣơng đƣơng với công suất là 20 MW.

27
Bảng 1.1. Trung bình cƣờng độ bức xạ mặt trời tại các tỉnh có đô thị lớn

Tỉnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
Hà Nội 2.44 2.4 2.53 3.46 5.23 5.31 5.59 5.1 4.79 4.18 3.45 2.97 4.08
Đà Nẵng 3.07 3.27 4.55 5.09 5.27 5.81 5.77 5.42 4.91 3.52 2.89 3.07 4.43
Bình Định 3.16 4.06 4.99 5.93 5.93 5.76 5.55 5.8 5.35 4.07 3.02 2.8 4.7
Gia Lai 4.28 5.15 5.51 5.66 5.51 4.96 4.71 4.57 4.48 4.45 3.84 3.8 4.79
Quảng Ngãi 2.86 3.78 4.68 5.68 5.87 5.83 5.74 5.75 5.33 3.99 2.88 2.71 4.6
Nha Trang 4.66 5.29 5.69 5.91 5.9 5.66 5.66 5.51 4.92 4.42 4.04 4.15 5.15
Tp.HCM 4.65 5.19 5.43 5.45 4.79 4.67 4.34 4.78 4.42 4.4 4.31 4.28 4.72

Nguồn: Quy hoạch tổng thể nguồn năng lƣợng mới của Việt nam năm 2001

28
Từ những số liệu bảng 1 trên, có thể nhận thấy cƣờng độ bức xạ mặt trời tại các đô thị
của Việt Nam có tiềm năng khả thi để phát triển khai thác năng lƣợng mặt trời. Trên
thực tế, với tình trạng biến đổi khí hậu bất thƣờng nhƣ hiện nay, cƣờng độ bức xạ có
khả năng sẽ cao hơn so với các số liệu đo đạc từ năm 2001.

1.6 Các dự án nãng lýợng mặt trời ðã ðýợc thực hiện

1.6.1 Các dự án nãng lýợng mặt trời trên thế giới


Trên thế giới năng lƣợng mặt trời đã đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến ở các
nƣớc phát triển.
 Hệ thống phát điện năng lƣợng mặt trời Ivanpah vận hành để cung cấp
điện cho bang California với 300 tấm pin mặt trời. Nếu vận hành hết công suất
thì hệ thống sẽ tạo ra tổng cộng 392 MW điện năng, đủ để cung cấp cho 140.000
gia đình.

Hình 1.4: Nhà máy điện mặt trời Ivanpah

 Nhà máy điện mặt trời PS20 tại Tây Ban Nha
PS20 bao gồm 1.255 tấm gƣơng lớn có thể di chuyển đƣợc, nằm xung quanh một tháp
tích trữ năng lƣợng khổng lồ, gần thành phố Sevilla, Tây Ban Nha. Mỗi kính định nhật
rộng 250 m2 và tổng diện tích kính bao phủ toàn bộ khu vực là khoảng 155.000 m2

29
Nhà máy điện mặt trời đƣợc xây dựng từ năm 2006, hoàn thành và đi vào hoạt động
năm 2009. PS20 có thể sản xuất đƣợc 48.000 MWh/ năm, cung cấp cho 10.000 hộ gia
đình trong khu vực, giúp giảm khoảng 12.000 tấn CO2 vào khí quyển.
1.6.2Một số dự án ðiện mặt trời ở Việt Nam
Dự án điện mặt trời nối lƣới đầu tiên ở Việt Nam trên nóc tòa nhà Bộ Công
Thƣơng. Dự án có công suất 12kWp gồm 52 module, sử dụng pin của hãng
SolarWorld. Do Cộng Hòa Liên Bang Đức tài trợ, công ty Altus của Đức và trung tâm
Năng lƣợng mới ĐHBK Hà Nội kết hợp tài trợ.

Hình 1.5: Dự án năng lƣợng mặt trời ở Bộ Công Thƣơng

Dự án Phát điện hỗn hợp Pin mặt trời – Diesel ở thông Bãi Hƣơng, Cù Lao Chàm,
Quảng Nam. Dự án gồm 166 tấm pin mặt trời công suất 28 kW và 2 máy phát có tổng
công suất 20 kW do công ty Systech lắp đặt.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, tổng công suất 154 kW

30
Hình 1.6: Dự án năng lƣợng mặt trời tại Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia

Pin mặt trời cho đảo Trƣờng Sa, trên quần đảo hiện tại có tới 4.093 tấm pin mặt trời
220 Wp. Dự án thử nghiệm” Ứng dụng năng lƣợng mặt trời và năng lƣợng gió cung
cấp điện cho quần đảo trƣờng Sa”. Dự án đƣợc thực hiện trong 24 tháng với tổng kinh
phí đầu tƣ 5,8 tỷ VNĐ.

Hình1.7: Dự án năng lƣợng mặt trời tại đảo Trƣờng Sa

31
Kết luận chương: Qua chương này cho chúng ta những kiến thức cơ bản về các nguồn
năng lượng tái tạo đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Cùng với đó là chi tiết về
nguồn năng lượng mặt trời một nguồn năng lượng phổ biến nhất và các dự án đã được
triển khai

Mục đích nghiên cứu của luận văn:


Trình bày phƣơng pháp nghiên cứu thiết kế hệ mặt trời khi kết nối và bổ sung nguồn
cho tải. Chọn lựa các thiết bị trong khối hệ mặt trời để thiết kế hệ năng lƣợng mặt trời
tại Big C Dĩ An, Bình Dƣơng.

32
CHƢƠNG II: NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG
MICRO GRID CHO SIÊU THỊ BIG C DĨ AN
Nội dung tổng quát của chương là thiết kế, lựa chọn từng khối trong hệ năng lượng
mặt trời tại Big C Dĩ An

2.1Bài toán nối lƣới của hệ thống Big C Dĩ An, Bình Dƣơng
Có hai dạng hệ thống quang điện kết nối lƣới: trực tiếp và trữ ắc qui. Mođun
quang điện và bộ chuyển AC/DC là 2 thành phần thiết yếu trong cả 2 dạng hệ thống
hòa lƣới. Mođun quang điện có vai trò chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành dòng điện
một chiều, và bộ chuyển AC/DC chuyển dòng điện một chiều này thành điện 2 chiều.

Hệ thống quang điện nối lƣới trực tiếp tƣơng đối đơn giản và hiệu quả hơn trong
vài trƣờng hợp. Hệ thống này chuyển đổi tức thời dòng điện một chiều thành xoay
chiều và kết nối vào lƣới điện.Hệ thống này không có biện pháp dự phòng vì nó không
sử dụng bất cứ thiết bị trữ điện nào.Nếu nguồn điện trung tâm bị cắt, thì sẽ xảy ra hiện
tƣợng cúp điện ở đầu tải.

Hệ thống quang điện sử dụng bình trữ điện ắc qui thì khắc phục đƣợc trƣờng
hợp mất điện khi nguồn điện trung tâm bị cắt.Hệ thống bao gồm một bộ ắc qui và các
thiết bị điều khiển điện tử phức tạp.Một khi nguồn điện trung tâm bị cắt, điện dự trữ từ
ắc qui sẽ đƣợc sử dụng thay thế cho đến khi cạn nguồn dự trữ. Nếu nguồn điện bị cắt
vào ban ngày, hệ thống pin quang điện sẽ liên tục nạp ắc qui, từ đó kéo dài khả năng
trữ điện cho buổi tối.

Xét về mặt công suất của hệ mặt trời so với công suất tải thì có 3 trƣờng hợp:

 Trƣờng hợp 1: Năng lƣợng tải bằng năng lƣợng của hệ pin mặt trời tạo ra,
lúc đó tất cả năng lƣợng từ hệ pin mặt trời sẽ ƣu tiên cung cấp trực tiếp cho tải
sử dụng.

33
 Trƣờng hợp 2: Năng lƣợng mặt trời chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tải.
Trƣờng hợp này thì năng lƣợng tải lớn hơn so với năng lƣợng tạo ra của hệ pin
mặt trời, lúc đó inverter sẽ có chế độ thông minh tự động chuyển nguồn điện từ
điện lƣới bù vào năng lƣợng còn thiếu của tải đảm bảo luôn cung cấp đủ năng
lƣợng cho tải hoặc sử dụng ác qui để dự trữ những lúc thiếu năng lƣợng từ ánh
sáng mặt trời

 Trƣờng hợp 3: Năng lƣợng mặt trời tạo ra nhiều năng lƣợng hơn so với
tải.Năng lƣợng tải nhỏ hơn so với năng lƣợng tạo ra, lúc này inverter sẽ chuyển
hóa nguồn năng lƣợng thừa này và trả ngƣợc lại điện lƣới, giúp chúng ta giảm
thiểu chi phí phải trả cho điện lƣới.

Hệ Thống Acqui

Hệ thống Pin Bộ Biến Đổi DC-


Mặt Trời DC
Bộ Biến Đổi DC-
AC

Bộ Hòa Lƣới
Lƣới Điện

Hình 2.1: Hệ thống năng lƣợng mặt trời hòa lƣới

34
 Yêu cầu thiết kế hệ thống của hệ thống năng lƣợng mặt trời tại Big C
Dĩ An

Thiết kế hệ thống năng lƣợng mặt trời công suất 212 kWp chỉ cung cấp một phần công
suất cho tải, công suất còn lại cấp cho tải sử dụng từ lƣới điện. Tấm pin mặt trời đặt
trên mái để xe của siêu thị với diện tích mái là 1840 m2. Với bức xạ trung bình trong
năm tại Big C Dĩ An, Bình Dƣơng E = 5100 Wh/m2/ngày [8] , số giờ nắng trung bình
2482 h [8].

Từ nhu cầu trên của Big C Dĩ An, chọn hệ thống quang điện nối lƣới trực tiếp, Điều đó
có nghĩa hệ thống năng lƣợng mặt trời hoạt động phụ thuộc vào lƣới, khi bị mất lƣới hệ
thống ngừng hoạt động. Sơ đồ kết nối nhƣ hình 2.2:

Hình 2.2: Sơ đồ kết nối các thiết bị tại Big C Dĩ An

2.2 Đặc tính chungcủa các phần tử trong hệ thống năng lƣợng mặt trời nối lƣới

 Tấm pin mặt trời

Hình 2.3mô tả cấu hình trong hệ thống pin mặt trời từ một tấm pin tới một dãy các tấm
pin.Các tấm pin đƣợc mắc nối tiếp gọi là “string”, các tấm pin mắc nối tiếp và từng cặp
mắc song song gọi là “array”

35
Hình 2.3: Tấm pin PV, modun PV, String PV, Array PV

Đặc tính điện của tấm pin đƣợc miêu tả nhƣ một điôt (nhƣ hình 2.4). Khi dòng điện
chảy qua điốt nhƣ trong hình 2.4, đƣờng cong đặc tính ở góc phần tƣ thứ nhất.Ở một
điện áp nào đó, dòng điện bắt đầu chạy, nhƣ trong hình 2.4 điện áp ngƣỡng là 0.7V.
Nếu dòng điện chạy theo hƣớng ngƣợc lại thì dòng chảy sẽ bị ngăn lại cho đến khi điện
áp giới hạn của điôt vƣợt quá (hình 2.4 là 150V). Đạt tới điện áp giới hạn thì sẽ phá vỡ
điốt. Tấm pin mặt trời có thể đƣợc giải thích nhƣ những điốt mắc song song với một
nguồn dòng. Nhƣ trong hình vẽ 2.4, nguồn dòng sẽ sinh ra dòng quang điện (Iph).
Đƣờng cong đặc tính của điốt sẽ thay đổi do cƣờng độ của dòng quang điện trong góc
phần tƣ thứ 3 và thứ 4 nhƣ đƣờng nét chấm hình 2.4. Mô hình chuẩn của tấm pin mặt
trời đƣợc sử dụng ở đây tƣơng đƣơng với một mô hình điốt (Hình 2.5). Điện trở song
song Rp đặc trƣng cho độ sụt điện áp. Điện trở nối tiếp Rs đặc trƣng cho độ mất mát
của dòng điện

36
Hình 2.4: Đặc tính I-V của điốt

Hình 2.5: Mô hình mạch của pin mặt trời

Đặc tính dòng điện và điện áp I-V và đặc tính công suất của một tấm pin là nhƣ nhau.
Điểm công suất cực đại trong hình vẽ 2.6 phản ánh điểm hoạt động của tấm pin sao cho
sinh ra công suất lớn nhất.

37
Hình 2.6: Đặc tính công suất và đặc tính I-V của tấm pin

Hình 2.6 miêu tả đặc tính I-V của dãy tấm pin (Array PV) bao gồm cả nối tiếp và song
song. Khi các tấm pin mắc nối tiếp thì điện áp tăng lên dọc theo trục tọa độ. Khi các
tấm pin mắc song song dòng điện tăng lên nhƣ hình vẽ.

Hình 2.7: Đặc tính dòng điện và điện áp khi mắc nối tiếp và song song các tấm pin

38
 Inverter

Nhƣ đã đề cập ở trên, inverter biến đổi dòng một chiều thành dòng xoay chiều. Dòng
xoay chiều đƣợc sinh ra điện áp và pha cùng của lƣới. Để sinh ra dòng xoay chiều thì
khóa bán dẫn đƣợc sử dụng để sinh ra xung điện áp (chiều rộng của xung thay đổi để
dòng đạt hình sin)

Hình 2.8: Đƣờng cong đặc tính của tấm pin mặt trời PV và dải hoạt động của biến tần

2.3Thiết kế các thiết bị trong hệ thống năng lƣợng mặt trời tại Big C Dĩ An
Dựa trên yêu cầu trên, trong luận văn này các khối trong hệ thống đƣợc lựa chọn nhƣ
dƣới đây:

2.3.1 Các bƣớc tính chọn từng khối trong hệ mặt trời

 Hệ thống tấm pin mặt trời

Có rất nhiều hãng sản xuất tấm pin mặt trời hiện nay, trong luận văn này sẽ lựa chọn
tấm pin mặt trời hãng TRINASOLAR, có công suất đỉnh là 290 Wp, đạt 157 Wp/m2.

39
Mỗi tấm pin có điện áp 30V, dòng điện 8,9A; công suất 290Wp. Việc lựa chọn lắp tấm
pin nối tiếp hay song song phụ thuộc vào công suất của inverter & điện áp đầu vào của
inverter.

Cách mắc tấm pin mặt trời và inverter phải thỏa mãn 3 yếu tố: Điện áp, dòng điện và
công suất.

 Điện áp vào tấm pin nằm trong dải MPPT của inverter

 Số nhánh dãy PV mắc song song không vƣợt quá dòng điện vào lớn nhất của
inverter

 Công suất đầu ra của inverter giới hạn số modun có thể kết nối

Các tấm pin năng lƣợng mặt trời sẽ đƣợc lắp đặt trên mái để xe của siêu thị Big C. Vì
vậy cần biết kích thƣớc của từng mái tại siêu thị.

Theo số liệu tại Big C: Diện tích của mỗi mái để xe nhƣ dƣới đây:

Bảng 2.1: Số liệu kích thƣớc mái để xe

Số thứ tự Kích thƣớc (mxm) Diện tích (m2)


1 5.15 x 18.8 97
2 10.3 x 23.8 245
3 10.3 x 28.8 296
4 10.3 x 32.8 348
5 10.3 x 38.8 400
6 10.3 x 43.8 450

40
Dựa vào kích thƣớc tấm pin mặt trời, diện tích của mái để xe và dải tỉ lệ giữa công suất
tấm pin và công suất biến tần (trong dải 0.85 tới 1.05) ta có số lƣợng tấm pin và số
lƣợng biến tần nhƣ bảng 2.2:

Bảng 2.2: Số lƣợng và công suất tấm pin sử dụng

Công suất
Số thứ tự Kích thƣớc Diện tích Số tấm pin tƣơng ứng
(mxm) (m2) (kWp)
1 5.15 x 18.8 97 45 13.05
2 10.3 x 23.8 245 110 31.9
3 10.3 x 28.8 296 120 34.8
4 10.3 x 32.8 348 136 39.44
5 10.3 x 38.8 400 152 44.08
6 10.3 x 43.8 450 168 48.72
Tổng 1836 731 211.99

 Hệ thống inverter

Yêu cầu sử dụng loại inverter giám sát điện áp và tần số lƣới và sẽ ngừng cung cấp khi
điện áp và tần số lƣới không nằm trong dải đầu ra cho phép. Inverter phù hợp cho việc
sử dụng ngoài trời và giải pháp lý tƣởng trên mái của tòa nhà thƣơng mại và các ứng
dụng khác.Lựa chọn inverter Conext TL Schneider có rải điện áp công suất cực đại
rộng (MPPT), có truyền thông modbus.

Dựa vào tính toán trên bảng 2.3 thì cần lắp đặt 9 biến tần công suất 15kW và 4 biến tần
công suất 20 kW. Theo nhƣ phân tích ở trên các tấm pin đƣợc lắp nối tiếp và song song
nhƣ dƣới đây để đảm bảo đúng công suất đầu ra inverter và điện áp vào inverter (300V
-800 V), với inverter 2 đầu vào (thực chất là 2 đầu vào sẽ đấu lên 1 bus chung).

41
Bảng 2.3: Số lƣợng và công suất loại biến tần sử dụng

Diện Công suất


Số thứ Kích thƣớc tích tƣơng ứng Công suất loại biến
tự (mxm) (m2) (kWp) tần
1 5.15 x 18.8 97 13.05 1 x 15 kW
2 10.3 x 23.8 245 31.9 2 x 15 kW
1 x 15 kW; 1 x 20
3 10.3 x 28.8 296 34.8 kW
4 10.3 x 32.8 348 39.44 2 x20 kW
5 10.3 x 38.8 400 44.08 3 x 15 kW
6 10.3 x 43.8 450 48.72 2 x 15 kW; 1 x 20kW
Tổng 1836 211.99 9 x 15 kW; 4 x20 kW

Bảng 2.4: Cách mắc các inverter trong hệ thống năng lƣợng tại Big C Dĩ An

Số thứ tự Số tấm pin Cách mắc


1 đầu vào inverter gồm 2 tring mắc song song, mỗi
1 45 string gồm 15 tấm pin mặt trời, 1 đầu vào còn lại gồm 1
string, string này gồm 15 tấm pin mặt trời
Inverter thứ 1 bao gồm 2 string mắc song song, mỗi
string gồm 14 tấm pin mặt trời mắc nối tiếp
Inverter thứ 2: 1 đầu vào gồm 2 trings mắc song song,
2 110
mỗi string gồm 14 tấm pin mắc nối tiếp. Đầu vào còn lại
gồm 2 string mắc song song, mỗi string gồm 13 tấm pin
mắc nối tiếp
Đối với inverter 15 kW: mỗi đầu vào gồm 2 string mắc
3 120
song song, mỗi string gồm 13 tấm pin mắc nối tiếp

42
Đối với inverter 20kW: mỗi đầu vào gồm 2 string mắc
song song, mỗi string gồm 17 tấm pin mắc nối tiếp
Mỗi đầu vào của biến tần gồm 2 string mắc song song,
4 136
mỗi string gồm 17 tấm pin mắc nối tiếp
Với 2 biến tần thì mỗi đầu vào có 2 string mắc song
song, mỗi string gồm 13 tấm pin mắc nối tiếp. Với biến
5 152
tần còn lại, mỗi đầu vào gồm 2 string mắc nối tiếp, mỗi
string gồm 12 tấm pin mắc nối tiếp
Với biến tần 20kW: mỗi đầu vào gồm 2 string, mỗi
string gồm 16 tấm pin mắc nối tiếp. Với biến tần 15 kW:
6 168
mỗi đầu vào gồm 2 string, mỗi string gồm 13 tấm pin
mắc nối tiếp

Hình 2.9: Hình ảnh tấm pin mặt trời trong 1800 m2

43
Hình 2.10: Mái xe 1(45 tấm pin) và mái xe 2(110 tấm pin)

Hình 2.11: Mái xe 3 (120 tấm pin)

44
Hình 2.12: Mái xe 4(136 tấm pin)

Hình 2.13: Mái xe 5(152 tấm pin)

Hình 2.14: Mái xe 6 (168 tấm pin)

45
 Hộp phân phối DC, AC

Các thiết bị bảo vệ DC bao gồm: thiết bị chống sét, cầu chì, aptomat DC

Bảng 2.5: Bảng thống kế thiết kế các thiết bị trong hộp DC

Cầu chì DC Do mỗi tấm pin có dòng 8,9A nên chọn cầu
chì bảo vệ 10A
Thiết bị chống sét DC Yêu cầu Uđm =600 VDC; Dòng ngắn
mạch 40kA, loại kéo ra kéo vào, tra catalog
của Schneider chọn loại PRD40-r -
1000Vdc (1)

Aptomat DC Vì mỗi đầu vào inverter gồm 2 string mắc


song song nên dòng điện chạy qua 20A, tra
catalog của Schneider chọn loại C60NA-
DC - 20A (2)
Các thiết bị bảo vệ AC bao gồm: thiết bị chống sét, cầu chì, aptomat AC

Thiết bị chống sét AC Yêu cầu Uđm =400V; Dòng ngắn mạch
40kA; loại cố định.Tra catalog của
Schneider chọn loại PF40r, 3P+N (3)
Aptomat AC Dòng điện chọn theo dòng tải, theo thông số
cung cấp dòng điện 40A, tra catalog của
Schneider chọn loại C60N, 2P,40A, AC
MCB (4)

(1): Catalog thiết bị chống sét DC Schneider Electric: tham khảo phụ lục A

46
(2): Catalog MCCB Acti 9 Schneider Electric: tham khảo phụ lục B

(3): Catalog thiết bị chống sét AC Schneider Electric: tham khảo phụ lục C

Sơ đồ kết nối hộp DC nhƣ hình 2.15:

Hình 2.15: Hộp phân phối bảo vệ DC

47
2.3.2 Thông số kỹ thuật của các thiết bị trong khối lựa chọn

 Tấm pin mặt trời

o Hiệu suất tối đa 14.9%

o Nhiệt độ hoạt động bình thƣờng là46 ± 20C

o Dải nhiệt độ hoạt động là -450C tới 850C

o Hệ số nhiệt độ của công suất cực đại: -0.44/C

o Cấp bảo vệ: IP65

o Nhiệt độ hoạt động: -400C đến 850 C

o Trọng lƣợng: <16 kg/m2

o Bảo hành 10 năm

Hình 2.16: Kích thƣớc của tấm pin TSM-PC/PA 14

48
 Inverter nối lƣới (grid-tie)

o Dải điện áp vào cho công suất cực đại: 300- 800 V

o Hở mạch điện áp vào tối đa: 1000 V

o Số điểm MPPT: 2 điểm

o Nhiễu sóng hài: <3%

o Đầu ra AC: 50 Hz, 400V, 3 pha

o Hiệu suất lên tới 98%

o Cấp bảo vệ: IP65

Hình 2.17: Hình ảnh biến tần Conext TL

Toàn bộ hệ thống thiết kế nhƣ hình 2.18

49
Hình 2.18: Thiết kế hệ thống năng lƣợng mặt trời tại Big C Dĩ An

50
Trạm pin mặt trời phát ra điện năng trung bình trong năm theo lý thuyết

Tổng công suất P =212 kWp

Số giờ nắng trong năm: 2482 h

Chọn hiệu suất η =0.75

Bức xạ trung bình năm tại Dĩ An, Bình Dƣơng:

E = 5100 Wh/m2/ngày

Trạm pin mặt trời phát ra điện năng trung bình trong năm theo công thức:

P.E. 212000 x5100 x0,75


W   810900 (kWh/ngày) = 296 MWh/năm
E0 1000

Kết luận chương:

Chương II tính chọn các thiết bị trong hệ năng lượng mặt trời tại Big C Dĩ An, Bình
Dương. Với thông số lựa chọn tính được điện năng trung bình trong năm theo lý thuyết
của hệ thống

51
CHƢƠNG 3: MÔ PHỎNG HỆ THỐNG PIN MẶT TRỜI
TẠI BIG C DĨ AN BẰNG PHẦN MỀM PV SYST
Nội dung chính của chương là sử dụng phần mềm PV Syst mô phỏng các thiết bị đã
chọn ở chương 2

3.1 Giới thiệu chƣơng trình PV SYST


Phần mềm PV SYST là gói phần mềm dùng cho nghiên cứu hệ thống quang điện. Phần
mềm gồm các phần sau:

 Thiết kế sơ bộ: Tính toán nhanh quá trình thiết kế;

 Thiết kế dự án: Thiết kế chi tiết, kết quả mô phỏng hòan chỉnh của dự án;

 Dữ liệu: Công cụ quản lý dữ liệu của công trình nhƣ dữ liệu địa lý….

 Các thanh công cụ: Gồm các thanh công cụ đào tạo và so sánh các kết
quả mô phỏng.

Hình 3.1: Giao diện phần mềm PVsyst

52
Tùy theo hệ thống thực tế ngƣời thiết kế sẽ chọn hệ thống tƣơng ứng nhƣ nối lƣới, nối
tải trực tiếp…..Trong đồ án này sẽ chú trọng đến hệ thống nối lƣới.

3.2 Các bƣớc thiết kế của hệ thống nối lƣới bằng phần mềm PV syst

3.2.1 Thiết kế thông tin của hệ thống


Vị trí địa lý của hệ thống đƣợc lắp đặt và thời tiết tại khu vực đó ảnh hƣởng tới góc
nghiêng tối ƣu của tấm pin mặt trời.

Vị trí của mặt trời đƣợc xác định bởi 2 góc:

 Góc tạo bởi độ cao so với mực nƣớc biển (α)

 Góc phƣơng vị (ψ)

Hình 3.2: Mô tả góc phƣơng vị và góc nghiêng

Theo hình 3.2, góc tạo bởi độ cao so với mặt nƣớc biển là góc giữa mặt trời và mặt đất.
Góc này nằm trong khoảng 00 và 900. Góc phƣơng vị là góc giữ phía Bắc và vị trí của
mặt trời.

53
 Cấu trúc gắn và hƣớng gắn của tấm pin năng lƣợng mặt trời tại Big
C Dĩ An Bình Dƣơng

Để tấm pin mặt trời phát ra năng lƣợng tối đa thì chúng phải đƣợc lắp theo hƣớng ánh
sáng mặt trời. Vị trí lý tƣởng sản sinh ra nhiều năng lƣợng nhất là tấm pin đƣợc lắp đối
diện với hƣớng Nam (nếu ở bán cầu Bắc) và đối diện với hƣớng Bắc (nếu ở bán cầu
Nam). Do Việt Nam ở bán cầu Bắc nên hƣớng tấm pin đƣợc lắp đối diện với hƣớng
chính Nam (góc phƣơng vị là 00).

Hình 3.3: Minh họa hƣớng tấm pin so với ánh sáng mặt trời

Tấm pin mặt trời sinh ra nhiều năng lƣợng nhất khi chúng thu trực tiếp ánh sáng mặt
trời chiếu vào. Nếu gắn tấm pin mặt trời cố định thì nên lắp tấm pin sao cho thu đƣợc
nhiều năng lƣợng nhất vào mùa đông, nếu hệ thống sinh ra nhiều năng lƣợng nhất vào
mùa đông thì cũng sẽ sinh ra nhiều năng lƣợng trong các tháng còn lại của năm. Dƣới
đây là kết quả nghiên cứu để tìm góc nghiêng tối ƣu cho hệ thống.

54
Bảng 3.1: Bảng thống kê mô tả góc nghiêng phụ thuộc vào vĩ độ

Vị trí vĩ độ Góc nghiêng


0 - 150 150
15 - 250 Bằng góc vĩ độ
25 -300 Thêm 50 so với vị trí vĩ độ
30 - 350 Thêm 100 so với vị trí vĩ độ
35 - 400 Thêm 150 so với vị trí vĩ độ
400 + Thêm 200 so với vị trí vĩ độ

Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy Big C Dĩ An có tọa độ: 10°54′58″Bắc;
106°47′11″Đông, nên góc nghiêng gắn của tấm pin mặt trời là 150 để tối ƣu phát xạ tia
nắng mặt trời vào tấm pin và lợi ích của việc làm sạch tấm pin

 Nhiệt độ và bức xạ mặt trời ảnh hƣởng tới tấm pin PV

Tấm pin chỉ hoạt động một phần tải do nó phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và bức xạ của
mặt trời

Hình 3.4: Đƣờng cong I-V với bức xạ thay đổi và nhiệt độ không đổi

55
Nhƣ đã nói ở trên tấm pin có thể coi nhƣ một điốt và dòng quang điện sinh ra bởi tấm
pin là kết quả của ánh sáng chiếu lên tấm pin. Dòng ngắn mạch của tấm pin tỉ lệvới bức
xạ nhƣ Hình 3.5. Hinh vẽ cũng phản ánh dòng điện giảm khi bức xạ mặt trời giảm.

Hình 3.5: Đƣờng cong I-V với nhiệt độ thay đổi và bức xạ không đổi

Hình 3.6: Công suất tấm pin với nhiệt độ thay đổi và bức xạ không đổi

Hình 3.6 miêu tả công suất tấm pin mặt trời giảm khi nhiệt độ giảm.Bắt đầu đi vào thiết
kế hệ thống bằng cách điền đầy đủ thông tin của vị trí dự án

56
Hình 3.7: Giao diện phần thiết kế một dự án mới

Kích chuột vào “new project” để điền đầy đủ thông tin liên quan đến hệ thống. Kích
chuột “Site and Meteo”.

Hình 3.8: Giao diện điền thông tin của vị trí lắp tấm pin

57
Kích “open” điền các thông tin liên quan nhƣ kinh độ, vĩ độ, chiều cao so với mực
nƣớc biển

Hình 3.9: Giao diện điền thông tin liên quan đến vị trí địa lý

Hình 3.10: Giao diện phần thông số của dự án

58
3.2.2 Thiết kế liên quan đến hƣớng hệ thống
Phần mềm cho phép chọn các cách thiết kế đặt tấm pin mặt trời khác nhau. Ngƣời thiết
kế phải xác định góc nghiêng đặt tấm pin và góc phƣơng vị của vị trí đặt tấm pin. Với
đồ án này chọn sử dụng hƣớng tấm pin cố định. Các bài toán khác có thể chọn tấm pin
lắp theo mùa,…Tấm pin nên lắp đối diện với Nam để thu đƣợc nhiều ánh sáng mặt trời
nhất, tƣơng đƣơng với góc phƣơng vị 00.

Góc nghiêng tối ƣu

Bức xạ thu đƣợc lên tấm pin nên nhiều nhất có thể. Góc nghiêng gắn cố định có thể
đƣợc tối ƣu liên quan đến bức xạ theo mùa hoặc bức xạ trung bình trong năm. Góc
nghiêng tối ƣu βopt trong hình 3.11đƣợc xác định là góc nghiêng ứng với bức xạ mặt
trời lớn nhất, xắp xỉ bằng vĩ độ của vị trí lắp.

Hình 3.11: Giao diện liên quan đến góc nghiêng của tấm pin

3.2.3 Thiết kế hệ thống


Đây là phần quan trọng nhấttrong thiết kế năng lƣợng mặt trời bằng phần mềm PV syst

59
 Chọn modun PV

Có thể chọn tấm pin theo công suất hoặc nhà sản xuất hoặc công nghệ chế tạo.

Hình 3.12: Giao diện thông tin liên quan đến tấm pin mặt trời và inverter

Ngƣời thiết kế cung cấp thông tin liên quan đến hệ thống nhƣ: công suất tấm pin, cách
mắc các tấm pin (song song, nối tiếp), công suất của biến tần kèm theo số lƣợng.

Việc lựa chọn tấm pin và inverter phải thỏa mãn 3 yêu cầu: Điện áp, dòng điện và công
suất.

 Điện áp của cả dãy tấm pin nằm trong dải MPPP của biến tần

 Số strings mắc song song không vƣợt quá dòng đầu vào của inverter

 Công suất đầu ra của inverter sẽ quyết định số mođun tấm pin sẽ kết nối
với nó

60
Sau các bƣớc thiết kế trên, nếu các kết quả đƣa vào phần mềm hợp lý, kích
“simulation” cho kết quả mô phỏng.

3.3 Mô phỏng hệ thống năng lƣợng mặt trời tại Big C Dĩ An


Thông số thiết kế đầu vào:

Vị trí địa lý: Vĩ độ: 10054ꞌ Bắc

Kinh độ: 106047ꞌ Đông

Độ cao so với mực nƣớc biển là 10m

Đặt tấm pin góc nghiêng 150, góc phƣơng vị 00

Số tấm pin mặt trời, cách mắc và số lƣợng inverter nhƣ đã đề cập mục 2.1 chƣơng II

Kết quả mô phỏng do giãn đồ công suất nhƣ hình 3.13:

61
Hình 3.13: Kết quả mô phỏng giãn đồ công suất hệ thống pin mặt trời bằng phần mềm
PV syst

62
Hình 3.14: Công suất hệ thống và hiệu suất của hệ thống

Thất thoát năng lƣợng của hệ thống năng lƣợng mặt trời là việc giảm năng lƣợng đầu
ra của tấm pin bao gồm thất thoát bức xạ, thất thoát nhiệt, thất thoat Ômic, thất thoát
ghép đôi không đối xứng, thất thoát chất lƣợng hệ thống, thất thoát từ việc vệ sinh hệ
thống, thất thoát thay đổi góc nghiêng.

Hiệu suất của hệ thống

Hiệu suất của hệ thống đƣợc tính theo công thức:

PR=

Trong đó Yf: công suất cuối cùng của hệ thống

Yr: công suất lý tƣởng

Công suất lý tƣởng là công suất của hệ thống mà không có thất thoát.Giá trị PR đánh
giá thất thoát của hệ thống.

63
Nhận xét kết quả mô phỏng

Theo kết quả hình 3.13 công suất đầu ra của hệ năng lƣợng mặt trời sau khi trừ đi các
thất thoát năng lƣợng trong các khâu là 275.9 MWh/1 năm, phù hợp với kết quả tính
toán lý thuyết ở mục 2.3 chƣơng II.

Hiệu suất của hệ thống ƣớc tính 78%.

Các yếu tố ảnh hƣởng chính đến công suất phát ra của hệ mặt trời là tổn thất do nhiệt
độ trên tấm pin, do thay đổi bất chợt của góc nghiêng, tổn thất trên tấm pin do mật độ
bức xạ mặt trời, ngoài ra tổn thất trên inverter trong thời gian hoạt động.

64
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA ĐỀ TÀI
4.1 Kết luận
Phần mô phỏng hệ thống năng lƣợng mặt trời chƣa thực sự hoàn thiện do không
có kết quả đo thực tế các thông số ảnh hƣởng đến hệ thống nhƣng những ai quan tâm
đến năng lƣợng mặt trời thực tế cung cấp cho tải đều có thể lấy đây làm ví dụ tham
khảo.

Trong luận văn này trình bày phƣơng pháp thiết kế các thiết bị sử dụng của hãng
Schneider, ngƣời đọc xem nhƣ đây là một ví dụ để tìm hiểu về phƣơng pháp thiết kế
các thiết bị của nhiều hãng khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu và nguồn kinh phí, yêu
cầu kỹ thuật.

4.2 Hƣớng phát triển của đề tài


Trong luận văn này chỉ đánh giá ảnh hƣởng về mặt điện của yếu tố đến năng
lƣợng, trong tƣơng lai có thể thêm phần đánh giá phần cơ đến hệ thống ví dụ ảnh
hƣởng của áp lực gió khi tính toán góc nghiêng đặt tấm pin….

Trong tƣơng lai cũng nên xem xét việc đầu tƣ các thiết bị đo nhƣ nhật xạ kế (để đo bức
xạ mặt trời) để cho kết quả chính xác khi mô phỏng.

65
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. T. Markvart.(2000), Solar Electricity, John Wiley and sons, ltd., US.

2. MICROGRIDS – Large Scale Integration of Micro-Generation to LowVoltage


Grids”, EU Contract ENK5-CT-2002-00610, http://microgrids.power.ece.ntua.gr

3.National Electric Delivery Technologies Vision and Roadmap (2003),


Department of Energy, November 2003, US.
4.Trần Văn Thịnh (2009), Tính toán thiết kế thiết bị điều khiển. Nhà xuất bản giáo dục

Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

5.Website sản phẩm tấm pin mặt trời của hãng Trinasolar, www.trinasolar.com.

6.TL inverter range, http://www.schneider.electric.com/site/home/index.cfm/vn/.


7. Website phần mềm PVsyst, www.pvsyst.com.
8.Website thông tin điều kiện địa hình khí hậu trên toàn thế giới, http://www.nasa.gov/.
9. Website Viện Năng Lƣợng Việt Nam, http://www.ievn.com.vn/tin-tuc-dm/Nang-
luong-tai-tao-5-258.aspx.
10. Website văn phòng tiết kiệm năng lƣợng thuộc Bộ Công Thƣơng Việt
Nam,http://www.tietkiemnangluong.com.vn/home/.

66
PHỤ LỤC A

67
PHỤ LỤC B

68
PHỤ LỤC C

69

You might also like