You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN
--o0o—

BÁO CÁO ĐỒ ÁN I

Nghiên cứu tính toán mạch Interleaved PFC


LÊ KHƯƠNG DUY
duy.lk181444@sis.hust.edu.vn

Ngành KT Điều khiển & Tự động hóa

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Duy Đỉnh


Chữ ký của GVHD
Bộ môn: Tự động hóa công nghiệp
Viện: Điện
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, nguồn điện xoay chiều ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các loại thiết
bị và máy móc, và dần thay thế chỗ cho các thiết bị sử dụng nguồn điện 1 chiều. Nhưng
nguồn điện 1 chiều vẫn luôn có chỗ đứng của riêng mình trong những lĩnh vực mà điện
xoay chiều không thể thay thế được như nguồn cho các linh kiện điện tử, mạ điện, động
cơ 1 chiều… Để tạo ra nguồn điện 1 chiều thì ta có thể dùng nhiều cách như: dùng máy
phát điện 1 chiều, sử dụng pin, ắc qui, chỉnh lưu... Với mạng lưới điện xoay chiều phân
bố rộng rãi như hiện nay thì cách mang lại hiệu quả và tiện lợi nhất là sử dụng bộ chỉnh
lưu. Hiện nay có nhiều loại hình chỉnh lưu khác nhau nhưng hầu hết bộ nguồn này
thường có hiệu suất không cao và thường phát lại lưới những sóng hài bậc cao làm ảnh
hưởng tới chất lượng của nguồn điện, từ đó làm giảm hiệu suất làm việc của các loại máy
móc. Do vậy mục tiêu thực tập tốt nghiệp là thiết kế được bộ nguồn có điều chỉnh hệ số
công suất. Việc đưa kiến thức vào thực tiễn không còn quá xa lạ đối với sinh viên đã và
đang theo học tại các trường đại học đặc biệt là các trường kỹ thuật. Trong học phần đồ
án này, chúng em thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và tính toán mạch Interleaved PFC”.
Toàn bộ đồ án dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Duy Đỉnh và được báo cáo trong 5
chương:
Chương 1. Giới thiệu chung
Chương 2. Lựa chọn cấu trúc bộ biến đổi và cấu trúc mạch lực
Chương 3. Mô hình hóa
Chương 4. Thiết kế bộ điều khiển
Chương 5. Kết quả mô phỏng.
Chúng em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Duy Đỉnh (bộ môn Tự động hóa công
nghiệp) đã tận tình quan tâm hướng dẫn và tạo điều kiện để chúng em hoàn thành học
phần.

Tóm tắt đồ án
Trong đồ án này, chúng em đã thực hiện mô hình hóa và thiết kế bộ điều khiển cho
mạch Interleaved PFC theo nguyên lí dòng trung bình, sử dụng phương pháp PWM
(Pulse Width Modulation). Sử dụng các phần mềm mô phỏng và tính toán như: Matlab
Simulink, PSim. Kết quả đạt được đúng với lí thuyết. Qua đồ án này chúng em đã học
được cách mô hình hóa mạch điện và cách thiết kế bộ điều khiển cho các mạch PFC.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................................4
1.1 Bộ biến đổi điều chỉnh hệ số công suất.................................................................4
1.2 Các biện pháp hiệu chỉnh hệ số công suất.............................................................6
1.2.1 Điều chỉnh hệ số công suất tuyến tính............................................................6
1.2.2 Tác dụng của bộ hiệu chỉnh hệ số công suất PFC..........................................6
CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN CẤU TRÚC BỘ BIẾN ĐỔI VÀ CẤU TRÚC MẠCH
LỰC 7
2.1 Yêu cầu thiết kế....................................................................................................7
2.2 Lựa chọn cấu trúc mạch và nguyên lí làm việc.....................................................7
2.3 Tính toán các phần tử trong mạch lực...................................................................9
2.3.1 Tính toán tụ điện đầu ra.................................................................................9
2.3.2 Tính toán tải trở............................................................................................10
2.3.3 Tính toán điện cảm.......................................................................................10
2.4 Lựa chọn linh kiện bán dẫn.................................................................................11
2.4.1 Van đóng cắt Mosfet....................................................................................11
2.4.2 Diode đầu ra.................................................................................................12
2.4.3 Cầu diode chỉnh lưu.....................................................................................13
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH HÓA..................................................................................15
3.1 Mô hình trung bình tín hiệu lớn..........................................................................15
3.2 Mô hình trung bình tín hiệu nhỏ.........................................................................16
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN............................................................17
4.1 Phương pháp điều khiển dòng trung bình...........................................................17
4.2 Thiết kế bộ điều khiển........................................................................................17
4.2.1 Mạch vòng dòng điện...................................................................................18
4.2.2 Mạch vòng điện áp.......................................................................................19
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG.....................................................................21
5.1 Mô phỏng bằng phần mềm Psim.........................................................................21
KẾT LUẬN.....................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................25
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mạch Interleaved PFC cơ bản............................................................................8


Hình 2. 2: Mosfet IPB65R115CFD7A.............................................................................11
Hình 2. 3: Diode IDD10G65C6.....................................................................................13Y
Hình 3. 1: Dạng xung đóng cắt của van S 1 , S 2 khi D > 0.5.............................................15
Hình 3. 2: Dạng xung đóng cắt của van S1, S2 khi D ≤ 0.5...............................................1
Hình 4. 1: Sơ đồ nguyên lý của phương pháp điều khiển dòng trung bình.......................17
Hình 4. 2: Sơ đồ mạch vòng dòng điện............................................................................18
Hình 4. 3: Đồ thị bode của hệ hở......................................................................................19
Hình 4. 4: Sơ đồ khối mạch vòng điện áp........................................................................19
Hình 4. 5: Đồ thị bode hệ hở của mạch vòng điện áp 20
Y
Hình 5. 1: Sơ đồ mô phỏng mạch Interleaved PFC..........................................................22
Hình 5. 2: Dạng dòng điện đầu vào và điện áp đầu vào...................................................22
Hình 5. 3: Dạng điện áp đầu ra.........................................................................................23
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Bộ biến đổi điều chỉnh hệ số công suất


Hiện nay trong hầu hết các thiết bị biển đổi điện năng đều sử dụng đến chỉnh lưu từ
nguồn xoay chiều (cung cấp từ lưới điện) sang nguồn một chiều. Nguồn điện một chiều
sau chỉnh lưu sẽ đóng vai trò là nguồn cấp cho tất cả module bên trong của thiết bị (kể cả
các module xoay chiều qua hệ thống mạch nghịch lưu). Thông thường để đảm bảo được
chất lượng điện áp như mong muốn ta phải mắc tụ san phẳng với giá trị điện dung lớn
vào ngay sau chỉnh lưu. Chính điều này đẫn đến một số vấn đề cần phải được quan tâm
mà điển hình là sóng hài. Dòng điện vào từ nguồn lưới là dòng gián đoạn và tồn tại trong
những khoảng thời gian ngắn (hài). Sở dĩ có hiện tượng này là do quá trình phóng nạp
liên tục của tụ lọc. Thiết bị chỉ nhận năng lượng từ lưới trong thời gian tụ nạp. Khi các
hài này được sinh ra sẽ gây hại đến hệ thống lưới điện. Tác hại của những hài này sẽ càng
lớn khi công suất tải lớn, hoặc khi có đồng thời nhiều thiết bị gây hài mắc vào cùng một
nguồn lưới. Như ta đã biết chất lượng một hệ thống cung cấp điện được đánh giá bởi hai
(trong một số) chỉ tiêu là hệ số công suất (Power Factor - PF) và tổng lượng sóng hài
(Total Harmonic Distortion – THD). Hiệu năng của hệ thống lưới điện phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố sóng hài, tổng lượng sóng hài càng nhỏ hiệu năng lưới điện sẽ càng cao.
Hệ số công suất (PF), theo định nghĩa chung nhất, là tỷ số giữa công suất tác dụng P và
công suất toàn phần S:
P (1. )
PF=
S

Trong đó:
P: Công suất tiêu thụ
S: Công suất biểu kiến
Q: Công suất phản kháng
Đối với dòng điện và điện áp sin lý tưởng thì hệ số này có dạng đơn giản:
PF=cosφ (1. )
Trong đó φ là góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp, điều chỉnh hệ số công suất
chính là điều chỉnh hay bù cosφ .
Trong thực tế dòng điện và điện áp thường có dạng sin không lý tưởng. Hệ số công
suất theo cách hiểu đơn giản không còn phù hợp và trong các phân tích cũng như tính
toán phải xuất phát từ định nghĩa chung. Để dễ tính toán mỗi dòng điện thực tế được coi
là tổng của các dòng sin lý tưởng, và mỗi dòng sin thành phần được gọi là một hài. Hài
có tần số thấp nhất, bằng tần số dòng thực tế, được gọi là hài cơ bản, các hài khác, có tần
số cao hơn, được gọi là hài bậc cao. Khi đó mức độ hay tính chất sin của mỗi dòng điện
thực tế được đánh giá bằng tương quan giữa tổng năng lượng của các hài bậc cao và năng
lượng của hài cơ bản. Tương quan này được gọi là hệ số méo dạng tổng và thường được
viết tắt là TDH, đó là tỷ số giữa trị hiệu dụng của tất cả các dòng bậc cao và trị hiệu dụng
của dòng cơ bản:

(1. )
THD=
√∑ 2

n=2
I n ,rms

I 1, rms

Dòng điện có hệ số này càng lớn thì có dạng càng khác nhiều so với sin lý tưởng, dòng
sin lý tưởng có THD = 0. Điện áp thực tế cũng được biểu diễn tương tự như biểu diện
dòng điện ở trên. Trong các ứng dụng thực tế điện áp và dòng điện được coi như sin lý
tưởng nếu hệ số méo dạng tổng không lớn hơn 3%, tuy nhiên theo tiêu chuẩn của hiệp hội
kỹ thuật điện thì giá trị này là 2%. Nhìn chung điện áp lưới tần số công nghiệp chuẩn, là
trường hợp được đề cập ở đây, được coi như có dạng sin lý tưởng. Khi đó, theo cách hiểu
hay định nghĩa chung nhất về hệ số công suất thì công thức (1.1) có dạng như sau:
U rms I 1 rms cos φ I 1 rms (1. )
PF= = cos φ=K K p φ
U rms I rms I rms

Trong đó hệ số U rms , I 1rms , cos φ tương ứng là trị hiệu dụng của điện áp nguồn, của dòng
I 1 rms
điện cơ bản và góc lệch pha giữa dòng điện cơ bản và điện áp, hệ số K p = và K φ =
I rms
cosφ . Quan hệ giữa hệ số méo tổng THD và hệ số Kp có dạng:
1 (1. )
Kp = 2
√1+THD

Cuối cùng nhận được:


1 (1. )
PF = K p K φ = Kφ
√1+THD 2
Biểu thức trên cho thấy hệ số công suất phụ thuộc vào thành phần hài bậc cao, góc lệch
pha giữa dòng điện cơ bản và điện áp. Như vậy, dòng điện không có dạng hình sin thì hệ
số công suất gồm 2 thành phần:
 Thành phần thứ nhất K φ là hệ số dịch pha (displacement factor) liên quan đến sự
lệch pha giữa điện áp và dòng điện. Khi K φ nhỏ hơn 1 điều này có nghĩa là cùng
với 1 tải trọng dòng điện sẽ lớn hơn, gây tổn thát lớn hơn trong bộ nguồn và hệ
thống nguồn phân tán.
 Thành phần thứ hai K p là hệ số biến dạng (distortion factor) liên quan đến hình
dạng dòng điện. Khi K p nhỏ hơn 1 có nghĩa là sẽ xuất hiện sóng hài nhiều hơn
trong dòng điện, nó làm ảnh hưởng đến nguồn.
1.2 Các biện pháp hiệu chỉnh hệ số công suất

1.2.1 Điều chỉnh hệ số công suất tuyến tính


PFC là tên viết tắt của Power Factor Correction. Để duy trì hệ số công suất cao, các bộ
nguồn phải sử dụng một số hình thức hiệu chỉnh hệ số công suất. Đây là một vấn đề quan
trọng bởi vì một tải có hệ số công suất thấp sẽ thu được ít dòng điện hơn một tải có hệ số
công suất cao cho cùng một lượng điện thực được truyền. Có thể chia PFC thành 2 dạng
chính:
 Điều chỉnh hệ số công suất thụ động – Passive PFC
 Điều chỉnh hệ số công suất tích cực – Active PFC
Hai phương pháp này sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.
a) Điều chỉnh hệ số công suất thụ động – Passive PFC.
Phương pháp Passive PFC đơn giản chỉ là sử dụng một bộ lọc, bộ lọc này chỉ cho qua
dòng điện có tần số bằng với tần số điện lưới (50Hz hoặc 60Hz) và chặn không cho các
tần số sóng hài đi qua. Lúc này tải phi tuyến tính có thể xem như một tải tuyến tính, hệ số
công suất đã được nâng cao hơn.
b) Điều chỉnh hệ số công suất tích cực – Active PFC.
Là một hệ thống điện tử công suất có chức năng kiểm soát năng lượng cung cấp cho
tải, điều chỉnh hệ số công suất ở mức tốt nhất trên mọi mức tải. Trong thiết kế thực tế,
mạch Active PFC điều khiển dòng nạp cho tải sao cho dạng sóng của dòng vào cùng pha
với dạng sóng ở đầu vào (ở đây là sóng sin). Về cơ bản có 3 dạng mạch Active PFC
được sử dụng là: Boost, Buck và Buck-Boost.
Phương pháp này đòi hỏi phải thêm một số linh kiện chuyển mạch bán dẫn công suất
và mạch điều khiển nhưng bù lại nó có kích thước nhỏ hơn mạch Passive PFC.
Dạng mạch điều chỉnh hệ số công suất Active PFC có thể hoạt động trên một dải điện
áp vào rất rộng, từ 85 VAC đến 265 VAC, đặc tính này giúp cho người dùng không cần
quan tâm tới mức điện áp đầu vào, điện áp đầu ra ổn định khi điện áp đầu vào biến động.
1.2.2 Tác dụng của bộ hiệu chỉnh hệ số công suất PFC
Bộ PFC được lắp đặt tại vị trí giữa nguồn cấp (sau chỉnh lưu) và tải một chiều, có tác
dụng theo dõi hệ số công suất của tải và tự động điều chỉnh để điện áp và dòng điện vào
luôn đồng pha (cosφ = 1). Đồng thời nó còn có tác dụng ổn định điện áp đầu ra, làm tăng
tính ổn định của hệ thống, xử lý các thay đổi diễn ra ở phía nguồn cấp và phía tải một
chiều, thông báo và tác động khi xảy ra sự cố. Giảm giá thành năng lượng điện và phí
truyền tải. Giảm thiểu mất mát, tổn hao trong truyền tải.Tăng tính chất điện dung cho lưới
điện. Từ những ưu điểm đó, đồ án này em thực hiện và thiết kế bộ nguồn AC/DC sử dụng
phương pháp điều chỉnh công suất tích cực.
CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN CẤU TRÚC BỘ BIẾN ĐỔI VÀ CẤU TRÚC MẠCH
LỰC
2.1 Yêu cầu thiết kế
 Giá trị điện áp đầu vào V 1=165 ÷ 235 VAC
 Tần số điện áp đầu vào f = 50 Hz
 Giá trị điện áp đầu ra V 2= 380 VDC
 Công suất đầu ra P = 2500 W
 Tần số đóng cắt f s = 100 kHz
 Hệ số công suất PF ≥ 0.99
 Hiệu suất mạch η=96 %
2.2 Lựa chọn cấu trúc mạch và nguyên lí làm việc
Cấu trúc mạch lực của bộ nguồn điều chỉnh hệ số công suất thường có ba phần chính:
 Lọc nhiễu đầu vào EMI.
 Phần chỉnh lưu không điều khiển.
 Bộ biến đổi trung gian để thực hiện điều chỉnh hệ số công suất. Bộ biến đổi Active
PFC được sử dụng phù hợp trong đồ án này là bộ biến đổi xen kẽ Interleaved PFC.
Do yêu cầu thiết kế đề ra là giá trị điện áp hiệu dụng đầu vào V 1=165 ÷ 235và giá
trị điện áp đầu ra V 2= 380 (VDC), khi đó ta lựa chọn cấu hình PFC dạng mạch
Boost, cùng với hệ số công suất cao (0.99), và công suất bộ nguồn yêu cầu là 2.5
kW, thông thường với những bộ Boost PFC thông thường đã có thể vận hành lên
đến 1 kW hoặc 2 kW, với mức công suất công hơn sẽ gây khó khăn trong việc
thiết kế các thành phần của mạch như cuôn cảm, van bán dẫn..., khi đó ta tiến hành
mắc song song các cấu trúc với nhau để giảm áp lực lên các thiết bị,cũng như giảm
tổn hao, bên cạnh đó việc chia 1 cuộn cảm thành nhiều cuộn nhu vậy sẽ gât nên
một vấn đề là đập mạch dòng điện đâp mạch đầu vào sẽ lớn là giảm hệ số công
suất, nên ta sẽ tiến hành cho các van đóng cắt ngược pha, khi đó dòng điện trung
bình, dòng điện hiệu dụng không đổi, nhưng đập mạch đầu vào sẽ được triệt tiêu.
Do đó lựa chọn bộ biến đổi Interleaved là đem lại hiệu quả trong quá trình thiết kế
bộ nguồn hiệu chỉnh hệ số công suất. Mục đích của bộ Interleaved PFC là tạo ra
điện áp đầu ra một chiều và tạo ra hệ số công suất gần bằng 1, hình 2.1 biểu diễn
sơ đồ mạch Interleaved PFC:
Hình 2.: Mạch Interleaved PFC cơ bản
Cấu trúc mạch gồm có nguồn xoay chiều đầu vào với điện áp V 1, hai cuộn kháng L1 , L2
Diode dẫn D1 , D2 , tụ lọc C, tải R, điện áp đầu ra lấy ở 2 đầu tụ V 2, dòng điện qua cuộn
cảm i L và dòng qua tụ điện i c. Do tần số đóng cắt f s=100 kHz nên khóa các khóa S1 , S 2 có
thể là các van bán dẫn như Mosfet hoặc IGBT, ở đồ án này, ta chọn các van bán dẫn S1,
S2 là Mosfet.
Bộ Interleaved PFC tạo ra điện áp đầu ra DC lớn hơn điện áp đầu vào. Việc điều khiển
các khóa chuyển mạch bằng cách đóng và mở các khóa theo chu kì, kết quả là tạo ra điện
áp đầu ra DC lớn hơn điện áp đầu vào. Bộ Interleaved PFC được sử dụng rộng rãi trong
các nguồn điện áp cung cấp chất lượng cao, điều khiển động cơ, trạm sạc xe điện...
Trong mạch Interleaved PFC, hai cuộn cảm L1và L2 có vai trò như nhau, nên ta xét chế
độ làm việc tại cuộn L1 để đơn giản hóa, mạch Interleaved PFC hoạt động theo nguyên lí
sau:
Khi van S1 đóng(on), dòng điện đi qua cuộn cảm rồi trở về cực âm của nguồn, làm cho
dòng điện trên cuộn cảm tăng dần theo thời gian. Khi van S1 mở (off), dòng qua diode
nạp cho tụ nuôi tải, tổng tải của mạch tăng, dòng qua cuộn cảm giảm dần nhưng lớn hơn
0. Tụ điện ngõ ra C đủ lớn để dao động điện áp tại ngõ ra nằm trong giới hạn cho phép. Ở
trạng thái xác lập, dòng điện đi qua cuộn cảm sẽ thay đổi tuần hoàn với giá trị cảu dòng
điện ở cuối chu kì trước bằng dòng điện ở đầu chu kì sau. Xét trường hợp dòng điện tải
có giá trị đủ lớn để coi dòng qua cuộn cảm là liên tục. Vì cuộn cảm không tiêu thụ năng
lượng (cuộn cảm lí tưởng), hay công suất trung bình trên cuộn cảm bằng 0, điện áp trung
bình rơi trên cuộn cảm phải bằng 0. Gọi T s là chu kì chuyển mạch, tỉ lệ thời gian van hoạt
động trên chu kì chuyển mạch là D (0 < D < 1), Như vậy thời gian van hoạt động là t on =
D .T s và thời gian van không hoạt động là t off = ( 1−D ) . T s. Giả sử điện áp rơi trên Diode
và dao động điện áp đầu ra là không đáng kể. Khi đó, để điện áp rơi trên cuộn cảm bằng 0
thì :
D.V 1- (1 – D ).(V 1−V 2 ) = 0
1 (2. )
¿>V 2 = V1
1−D
Giá trị D được gọi là chu kỳ nhiệm vụ (duty cycle). Do D thay đổi từ 0 đến 1 (không
bao gồm các giá trị 0 và 1) nên 0 < V 1 < V 2.
Bộ biến đổi có hai chế độ hoạt động là chế độ hoạt động liên tục và chế độ hoạt động
gián đoạn. Chế độ liên tục là dòng điện qua cuộn cảm luôn lớn hơn 0. Còn ở chế độ gián
đoạn, dòng điện qua cuộn cảm có thể lớn hơn hoặc bằng 0. Trong đồ án chỉ xét bộ biến
đổi Interleaved PFC trong chế độ dòng liên tục.
2.3 Tính toán các phần tử trong mạch lực

2.3.1 Tính toán tụ điện đầu ra

Trong thời gian tụ điện được nguồn nuôi, năng lượng trên tụ điện được tính bằng:
1 (2. )
W 1= C V 22
2
Trong thời gian tụ nuôi tải, năng lượng trên tụ được tính bằng:
1 (2. )
W 2 = C V 2s
2
Như vậy, ta thấy được độ biến thiên năng lượng trên tụ trong 2 khoảng thời gian trên
là:
1 (2. )
∆ W =W 1−W 2= C (V 22−V 2s )
2
Độ biến thiên năng lượng này bằng năng lượng mà tải tiêu thụ trong thời gian được tụ
nuôi, từ đó được phương trình:
∆ W =P .t hold up (2. )
Giá trị điện dung tụ điện được tính bằng:
2 P . t hold (2. )
C= 2
up

2
V −V 2 s
Chọn khoảng thời gian tụ nuôi tải là t hold =20 ms, điện áp thấp nhất trên tụ trong khoảng
up

thời gian đó là V s = 350V, được C = 4.56 mF.


Ta lựa chọn lắp 3 tụ song song mục địch tăng điện dung và giảm điện trở R ESR.
Chọn tụ 550C152T450DB2B của Cornell Dubilier – CDE:
- Có điện dung C = 1520 μF
- Từ datasheet ta có R ESR = 20 mΩ ở tần số 100 kHz,
Mắc 3 tụ song song khi đó:
- Điện dung tương đương: C tđ = 3C = 4560 μF
1
- Điện trở nối tiếp tương đương: R ESR ,td = R = 6.67 mΩ
3 ESR

2.3.2 Tính toán tải trở

Giá trị điện trở phía tải được tính bằng:


V 22 3802 (2. )
R= = =58(Ω)
P 2500

2.3.3 Tính toán điện cảm

Vì vai trò của 2 cuộn cảm L1 , L2là như nhau nên giá trị điện cảm của chúng cũng bằng
nhau, vậy chỉ cần tính toán giá trị điện dung của 1 cuộn cảm. Xét điện áp trên cuộn cảm
L1 khi S1 on:
V L=V 1
di
 L dtL = V 1
∆i
 L ∆tL = V 1
V ∆t (2. )
 L = ∆1 i
L

Xét trong 1 chu kì T s, ∆ t chính là khoảng thời gian mà Mosfet hoạt động, nên:
Ts (2. )
∆ t=T s D =
fs

Từ công thức suy ra:


V1 D
L=
∆ iLf s
V1D (2. )
 ∆ i L= Lf s
Ta lại có:
V1 (2. )
D=1− =1−|V |∨sin ⁡( wt)∨ ¿ ¿
V2 V2
Để giảm thiểu chi phí và kích thước cuộn cảm, ta chọn giá trị điện cảm là nhỏ nhất, dễ
thấy L min khi ∆ i Lmax, bằng kĩ thuật đạo hàm và tính toán các điểm cực trị ta tìm được:
V V2 (2. )
∆ i max = 2 , đạt được khi sin(wt) =
L
4 Lf S 2∨V ∨¿¿
Khi ta chọn Lmin, tức là ∆ i L max nhưng vẫn trong giới hạn cho phép. Trong đồ án này
ta chọn ∆ i L=30 % I L , mà có:
peak

P (2. )
I ¿ =√ 2 =¿22.3 A
peak
ηV1 min

I ∆i
∆ i L=30 % I L =30 % ( ¿ + L ¿ peak
peak
2 2
 ∆ i L=3.94 A
Từ đó ta tính được giá trị điện cảm L là:
V
 L = 4 ∆ i2 f = 0.24 mH.
L S

2.4 Lựa chọn linh kiện bán dẫn


2.4.1 Van đóng cắt Mosfet

Các thông số tính toán của van:

- Điện áp lớn nhất đặt vào van V DS = V out = 380 V


- Với hệ số an toàn k u=1.4, chọn van có V DS > 530 V
- Dòng điện lớn nhất qua van I D ,max = I L ,max =13.2 A
- Dòng điện hiệu dụng qua van:
π
(2. )
√ 1 2
I D ,RMS = ∫ I 2L , peak|sin (θ )| . D2 dθ=5.03( A )
π 0

- Với phương pháp làm lạnh bằng quạt gió, hệ số làm mát k i=0.4 , chọn van có dòng
I D , RMS
điện trung bình qua van I D > = 12.5 A
ki

Một số thông số khác quan tâm khi lựa chọn van để giảm tổn hao như tụ điện ra thấp,
thời gian mở đóng van nhanh để giảm tổn hao đóng cắt, điện trở nội của van thấp để
giảm tổn hao dẫn (đặc biệt với các ứng dụng công suất cao)...

Từ đó ta lựa chọn loại van là IPB65R115CFD7A của hãng Infineon với các thông số:

Hình 2. : Mosfet IPB65R115CFD7A

- Loại vỏ: PG-TO263-3


- Kênh dẫn: N
- Điện áp ngược: V DS =650 V
- Dòng điện tối đa: I D , pulse = 82 A
- Dòng điện trung bình: I D = 21 A (ở 25 ℃ )
- Thời gian mở: t r = 9 ns
- Thời gian khóa: t f = 5 ns
- Điện trở nội: R DS ,on = 0.19 Ω (ở 70 ℃ )
- Tụ điện ra: C oss = 50 pF ( khi U DS=380 V )
- Điện trở nhiệt tiếp giáp-vỏ: Rthjc = 1.1 K/W.

Công thức tổn hao trên van được tính bằng công thức sau:
P∑ M = Pcon+ Psw (2. )

Trong đó: Pcon – Công suất tổn hao dẫn

Psw – Công suất tổn hao do chuyển mạch

Công suất tổn hao dẫn của van là:


Pcon=I 2D , RMS . R DS ,on=4.8 W (2. )

Công suất tôn hao đóng cắt của van là:


1 1 (2. )
Psw = I D ,RMS V DS (t r +t f ). f s + Coss U 2DS . f s =1.7 W
2 2

Vậy tổng công suất tổn hao trên 2 van MOSFETs là:
P∑ M = 2.( Pcon + Psw ) = 13.02 W
2.4.2 Diode đầu ra

Các thông số tính toán của van:

- Điện áp ngược mà diode phải chịu: V ng = V out = 380 V.


- Dòng điện lớn nhất chạy qua diode: I F ,max = I L ,max = 13.2 A.
- Dòng điệnu trung bình chạy qua van:
π
I D =∫ I L, max .|sin ( θ )|. D ' dθ=3.4 A (2. )
0

Ở các ứng dụng công suất cao, dòng điện hồi phuc ngược có thể gây nên tổn hao đáng
kể, nhiễu và dòng điện spikes, gây hỏng phần tử trong mạch. Vì lí do đó, tiêu chuẩn đầu
tiên để chọn diode ở chế độ dẫn liên tục là thời gian hồi phục ngược nhanh và dòng điện
hồi phục ngược thấp.

Ta chọn Sic diode IDDD10G65C6 của hãng Infineon với các thông số:
Hình 2. : Diode IDD10G65C6

- Điện áp ngược:V br = 650 V,


- Dòng thuận: I F ,max = 29 A ( ở 25℃ ),
- Điện áp thuận: V F = 0.8 A ( khi I F = 3.04 A)
- Tụ sạc: Qc = 14.7 nC
- Điện trở nhiệt: Rthjc = 1 K/W

Công suất tổn hao trên 2 diode là:


P D=2(P D + PD )
cond sw (2. )
1
= 2(V F. I F + Qc . V out . f s ) = 2(2.72 +0.28) = 6
2

Trong đó:

P D – Tổn hao dẫn của diode


cond

P D – Tổn hao đóng cắt của diode


sw

2.4.3 Cầu diode chỉnh lưu


Điện áp ngực đặt lên mỗi diode tối đa: V bri = V ¿ = 374 V,
pk

Dòng điện trung bình chạy qua cầu:


2 Po (2. )
I avg= . √2 . =14.2 A
π ŋ.V¿
Cầu chỉnh lưu phải được thiết kế để có thể mang được tất cả mức dòng lưới, và điện áp
định mức thấp nhất là 600 V, đồng thời cũng chịu được xung dòng khi tụ xạc đầu ra khi
được nối lưới.
Ta chọn cầu chỉnh lưu TS40P05G của hãng Taiwan Semiconductor với các thông
số:
- Điện áp ngược: V br =600V
- Điện áp chuyển tiếp: V F=0.83V ( khi dòng trung bình I F =14 A )
- Điện trở nhiệt tiếp giáp-vỏ: Rthjc = 0.57 ℃ /W
- Dòng điện trung bình định mức: I F =40 A
Công suất tổn hao trên cầu chỉnh lưu là:
PBR =2.V F . I avg=23.57 W (2. )

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH HÓA

Trong thực tế, các thành phần của bộ biến đổi không phải là lý tưởng. Cuộn cảm được
thay thế bằng một cuộn cảm lý tưởng mắc nối tiếp với điện trở r L. Điện trở r L được gọi là
điện trở nối tiếp tương đương của cuộn cảm, dùng để chỉ ra tổn thất năng lượng trên cuộn
cảm.

3.1 Mô hình trung bình tín hiệu lớn


Trong mạch Interleaved PFC, giá trị Duty circle (D) không cố định trong khoảng 0 < D
< 1. Vì vây, ứng với các giá trị D khác nhau, mạch sẽ hoạt động theo nguyên lí khác
nhau. Ở đây, ta chia thành 2 trường hợp:

 Với D > 0.5, xung đóng cắt của 2 Mosfet S1 , S 2 sẽ có dạng như hình:

Hình 3. : Dạng xung đóng cắt của van S1 , S 2 khi D > 0.5
Theo như hình, xét trong 1 chu kì đóng cắt, ta có các chế độ làm việc của mạch như
sau:
1. S1 on, S2 off
Trong thời gian khóa S1 on, S2 off ta có các phương trình định luật Kirchoff sau:
V L1=V ¿ =V 1 (3. )
i C =i L 1−i out =i L −i 2
2. S1 off, S2 on
- Trong thời gian khóa S1 off, S2 on ta có các phương trình định luật Kirchoff sau:
V L1=V ¿ −V out =V 1−V 2 (3. )
i C =i L 1−i out =i L −i 2
3. S1 on, S2 on
- Trong thời gian khóa S1 on, S2 on ta có các phương trình định luật Kirchoff sau:
V L1=V ¿ =V 1 (3. )
i C =−i out =−i2

 Với D ≤ 0.5, xung đóng cắt của 2 Mosfet S1 , S 2 sẽ có dạng như hình:
Hình 3. : Dạng xung đóng cắt của van S1, S2 khi D ≤ 0.5
Cách triển khai tương tự với trường hợp D > 0.5, sau khi thực hiện cả hai trường hợp ta
cùng thu được cùng 1 mô hình tín hiệu lớn:

L d <i L1 > ¿ = DV 1 + D ' ( V 1−V 2 )=V 1 ¿ (3. )


dt
C d <U C > ¿ =2 D' i L −i 2 ¿
dt
3.2 Mô hình trung bình tín hiệu nhỏ
Ở trạng thái xác lập bộ biến đổi hoạt động với chu kỳ nhiệm vụ D với các giá trị tương
ứng V 1, V 2, … cho chu kỳ nhiệm vụ thay đổi một giá trị khi đó các giá trị V 1, V 2… cũng
v1 , ^
thay đổi một giá trị nhỏ, ^ v2 …
D = <D> + d^
(3. )
V 1 = ¿ V 1 >¿ + ^
v1

V 2 = ¿ V 2 >¿ + ^
v2

i L =¿ i L >+ i^L

Trong đó các giá trị in hoa mô tả giá trị trung bình (tín hiệu lớn) và các biểu tượng (^)
mô tả các giá trị biến động (tín hiệu nhỏ).

Thay, rút gọn các thành phần trung bình và bỏ qua các thành phần rất nhỏ, ta được mô
hình tủng bình tín hiệu nhỏ:

d i^L (3. )
L = v^1−¿ ¿ V 2 > d^
dt

d v^2 ' v^2


C =2< D > i^L −¿ i L > d−
^
dt R
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN

4.1 Phương pháp điều khiển dòng trung bình


 Nguyên lý hoạt động:
Phương pháp điều khiển dòng trung bình có dạng dòng điện đầu vào I L được đo
và tiến hành lọc thông qua bộ bù dòng điện. Bộ bù này có tác dụng làm giảm sai
lệch giữa dòng điện vào và I ref . Đầu ra của bộ bù dòng điện sẽ được đưa vào
module điều khiển PWM thực hiện điều khiển van đóng cắt. Phương pháp dòng
trung bình cũng thực hiện ở chế độ dòng liên tục nên có thể thay thế để đạt yêu
cầu cao hơn.

Hình 4. : Sơ đồ nguyên lý của phương pháp điều khiển dòng trung bình
Ưu điểm:
-Tần số đóng cắt không đổi
-Không cần bộ bù dốc
-Do mạch có vòng điều chỉnh dòng điện nên ít ảnh hưởng bởi nhiễu dẫn đến yêu
cầu mạch lọc EMI bé hơn
- Có dạng dòng điện đầu vào tốt hơn của phương pháp dòng đỉnh do phương pháp
dòng trung bình hoạt động ổn định hơn, cũng như đập mạch dòng điện bé hơn
 Nhược điểm:
- Cần đo dòng điện qua cuộn dây.
- Yêu cầu thiết kế bộ bù dòng điện, cấu trúc mạch phức tạp
Nhận thấy phương pháp dòng điện trung bình có nhiều ưu điểm khi điều khiển cho
mạch Interleaved PFC như đạt được dạng dòng điện đầu vào ít biến dạng, hạn chế nhiễu
và độ đập mạch dòng điện trong mạch. Tuy có hạn chế song có thể khắc phục và điều
khiển tốt. Chính vì vậy ta lựa chọn thiết kế bộ điều chỉnh công suất sử dụng mạch
Interleaved PFC theo phương pháp điều khiển dòng trung bình.
4.2 Thiết kế bộ điều khiển
Việc điều khiển thực hiện gồm các nội dung chính sau:
- Thông qua sai lệch giữa tín hiệu đầu ra chuẩn V ref và điện áp đầu ra phản hồi về thực
hiện tính toán đưa ra tín hiệu điều khiển điện áp Vc với mục tiêu điều khiển điện áp đầu
ra bằng điện áp V ref . Trong đồ án này yêu cầu mạch vòng điều khiển điện áp đưa ra tín
hiệu điều khiển điện áp Vc để điều khiển điện áp đầu ra 380V, đòng thời tạo ra được tín
hiệu đặt i ref cho mạch vòng dòng điện
- Thực hiện mạch vòng điều khiển dòng điện, có chức năng điều khiển dòng i L bám theo
dòng điện chuẩn i ref có dạng quỹ đạo bám theo quỹ đạo điện áp đầu vào nhằm mục đích
đạt được hệ số cosφ
4.2.1 Mạch vòng dòng điện

Hình 4. : Sơ đồ mạch vòng dòng điện


Tại tần số cao, ta có thể coi các biến động ở điện áp đầu vào là không đáng kể.
Từ công thức, biến đổi Laplace 2 vế ta được hàm truyền mạch vòng dòng điện:
i^ (4. )
G = L =¿ V > ¿ ¿
id 2
d^ r L + sL
Lựa chọn bộ điều khiển cho mạch vòng điều chỉnh dòng điện, để hệ hở có độ dự trữ
pha là θ PM =60° , tần số cắt của mạch vòng dòng điện f c = 10(kHz). Ta sử dụng bộ bù loại
2 giúp loại bỏ nhiễu tốt hơn ở tần số cao. Ta có mô hình hàm truyền của bộ bù loại II:
s (4. )
1+
k wz
Gc =
S s
1+
wp
Các phương trình đểt tinh toán tham số cho bộ bù:
sinθ
w z =−w c
1+ cos θ
1+cos θ (4. )
w p=−wc
sinθ
ωz
k=
|Gid|ωc
Để thỏa mãn tiêu chí thiết kế, bộ bù loại 2 cần thỏa mãn điều kiện sau:
|Gid∨.|G c|=1(tại w c ) (4. )
θ = −180−φid +θ PM
Thay các thông số vào tính toán, từ đó tính được giá trị các phần tử của bộ
bù 2 cho mạch vòng dòng điện là : w z =17059 rad /s , w p=231420 rad / s , k=676.98rad /s.
Ta thu được đồ thị bode của hệ hở bao gồm bộ bù 2 và G id:

Hình 4. : Đồ thị bode của hệ hở


4.2.2 Mạch vòng điện áp

Hình 4. : Sơ đồ khối mạch vòng điện áp


Từ công thức (3.6), biến đổi Laplace 2 vế ta được hàm truyền mạch vòng điện áp:
2D'R (4. )
G vi =
sRc +1
Lựa chọn điều khiển cho mạch vòng điều chỉnh điện áp, để hệ hở có độ dự trữ
pha là θ PM =60° , tần số cắt của mạch vòng dòng điện f c = 10 Hz. Ta sử dụng bộ bù
loại 2.
Tính toán tương tự như mạch vòng dòng điện, ta được
w z =21.13 rad /s , w p=186.86 rad /s , k =2.51rad /s.
Ta thu được đồ thị bode của hàm truyền hệ hở của mạch vòng điện áp:

Hình 4. : Đồ thị bode hệ hở của mạch vòng điện áp


CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG

5.1 Mô phỏng bằng phần mềm Psim


Sau khi đã tính toán mạch lực và thiết kế bộ điều khiển, ta tiến hành mô phỏng. Thực
hiện mô phỏng trên phần mềm PSIM 9.1 có sơ đồ như hình 5.1.
Với các thông số mô phỏng:
- V 1 = 165 VAC
- f S = 100 kHz
- R = 58 Ω
- L1=L2=0.24 mH
- C=4.6 mC
- Các thông số bộ bù như đã tính toán ở chương 3.
Dạng điện áp và dòng điện đầu vào được thể hiện ở hình 5.2, dạng điện áp và
dòng điện đầu ra được thể hiện ở hình 5.3.
- Dựa vào hình 5.2, hình 5.3 ta có nhận xét: Độ đập mạch dòng điện đã đạt
yêu cầu thiết kế đề ra ban đầu
- Hệ số công suất PF = 0.999 đã đạt yêu cầu đề ra
- Điện áp đầu ra đạt được 380V, độ đập mạch điện áp thấp (1%)
- Công suất đầu ra đạt 2500W đúng như yêu cầu đưa ra trong tính toán
- Độ méo sóng hài dòng điện đầu vào THD ≈ 3.51 %
- Các thông số mô phỏng sấp sĩ với tính toán.
Hình 5. : Sơ đồ mô phỏng mạch Interleaved PFC

Hình 5. : Dạng dòng điện đầu vào và điện áp đầu vào

Hình 5. : Dạng điện áp đầu ra


KẾT LUẬN

Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, em đã thu được những kết quả nhất
định. Những kết luận sau đây là sự đánh giá tổng hợp cho toàn bộ quá trình học tập
và nghiên cứu của em:
- Nghiên cứu về cách hoạt động của một mạch PFC thông thường, và các vấn
đề khác liên qua đến mạch như điều khiển...
- Nghiên cứu cấu hình bộ biến đổi Interleaved PFC điều chỉnh hệ số công suất
tích cực,
- Tính đúng đắn của việc mô hình hóa và thiết kế bộ điều khiển được kiểm
chứng bằng mô phỏng.
Về mặt lí thuyết:
- Mô hình hóa và thiết kế bộ điều khiển chọn phương án điều khiển tối ưu.
- Tính toán tổn hao và chọn linh kiện bán dẫn.
- Những vấn đề quan trọng xung quanh một bộ chuyển đổi công xuất như
mạch từ, mạch lọc, van bán dẫn, điều khiển...
Về mặt thực nghiệm:
- Ở mức độ đồ án 1, do nhiều điều kiện khách quan không cho phép, nhóm
chúng em chưa làm được sản phẩm thực tế.
Công việc tiếp theo:
- Tiến hành thiết kế cuộn cảm (couple inductors), thực nghiệm kiểm tra,
- Nghiên cứu thiết kế mạch drive cho Mosfets,
- Tìm hiểu, thiết kế mạch bảo vệ van (snubber),
- Tìm hiểu thiết kế bộ bù 2 bằng opamp,
- Tìm hiểu về khởi động mềm cho mạch PFC,
- Thực nghiệm.
Chúng em đã trau dồi thêm kinh nghiệm về thiết kế mạch và tiếp cận với các
phần mềm mô phỏng PSim và Matlab. Chúng em đã nắm được cơ bản về mạch
hiệu chỉnh hệ số công suất Interleaved PFC. Trong suốt quá trình làm việc không
thể thiếu được các ý kiến hướng dẫn của TS. Nguyễn Duy Đỉnh. Chúng em xin
cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy trong suốt quá trình làm đồ án. Trong suốt
quá trình thực hiện mặc dù cố gắng hết sức nhưng kiến thức rộng lớn. Chúng em
còn nhiều thiếu sót và rất mong được sự đóng góp, góp ý từ phía thầy để em hoàn
thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2021


Sinh viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Trọng Minh, Vũ Hoàng Phương, “Thiết kế điều khiển cho các bộ biến đổi điện
tử công suất”, 2014.
[2] Musavi, F., Gautam, D. S., Eberle, W., & Dunford, W. G. (2013). A simplified power
loss calculation method for PFC boost topologies. 2013 IEEE Transportation
Electrification Conference and Expo (ITEC). doi:10.1109/itec.2013.6573469.
[3] Toshiba eclectronic Application note, Power factor correction (PFC) circuits, 2019.
[4] Sam Abdel-Rahman, Franz Stückler, Ken Siu, Infineon Application note, PFC boost
converter design guide, 2016.

You might also like