You are on page 1of 160

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ ĐỨC TRÍ

NGHIÊN CỨU BỘ NGHỊCH LƯU BA PHA BA BẬC


HÌNH T VỚI KHẢ NĂNG TĂNG ÁP VÀ CHỊU ĐƯỢC LỖI
Tập 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ


MÃ SỐ: 92520203

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09/2020


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học 1: TS. NGUYỄN MINH KHAI


(Ghi rõ họ, tên, chức danh khoa học, học vị và chữ ký)

Người hướng dẫn khoa học 2: TS. QUÁCH THANH HẢI


(Ghi rõ họ, tên, chức danh khoa học, học vị và chữ ký)

Luận án tiến sĩ được bảo vệ trước


HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT,
Ngày 26 tháng 09 năm 2020
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:

Họ & tên: Đỗ Đức Trí Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 27/04/1973 Nơi sinh: Sài Gòn

Quê quán: Trà Vinh Dân tộc: Kinh

Học vị cao nhất: Thạc sỹ Năm, nước nhận học vị:


2013

Đơn vị công tác: Khoa Điện – Điện Tử

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 171/12, Lê Văn Việt, Phường Hiệp Phú, Quận 9,
Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại liên hệ: CQ: +84 28 38960985 DĐ: 0903666073

Email: tridd@hcmute.edu.vn

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học:

Hệ đào tạo:

Nơi đào tạo: Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Ngành học: Kỹ thuật điện-điện tử

Nước đào tạo: Việt nam Năm tốt nghiệp: 1999

2. Sau đại học:

Thạc sỹ chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử Năm cấp bằng: 2013

Trang i
Nơi đào tạo: Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM

3. Ngoại ngữ Tiếng Anh: B2

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

Thời gian Nơi công tác Vai trò

Khoa Điện – Điện Tử, trường Đại


2003 đến nay học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Giảng viên
Minh

Trang ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2020

Tác giả luận án

Đỗ Đức Trí

Trang iii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Minh Khai - Đại học
kỹ thuật Qeensland Úc - Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM và thầy TS.
Quách Thanh Hải - Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án.

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo -bộ phận quản lý sau đại học, các thầy,
cô thuộc Khoa Điện – Điện Tử và các đồng nghiệp trong trường đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.

Cảm ơn gia đình đã chia sẻ, gánh vác công việc để tôi yên tâm nghiên cứu và thực
hiện luận án.

Nghiên cứu sinh

Đỗ Đức Trí

Trang iv
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, cấu hình nghịch lưu hình T ba pha ba bậc truyền thống
được ứng dụng rất phổ biến so với nghịch lưu hai bậc. Bởi vì, nghịch lưu hình T ba
pha ba bậc truyền thống có nhiều ưu điểm như: chất lượng điện năng tốt hơn, yêu cầu
bộ lọc ngõ ra AC nhỏ hơn, điện áp đặt trên các khóa công suất nhỏ hơn và điện áp
ngõ ra cao hơn so với nghịch lưu hai bậc. Tuy nhiên, cấu hình nghịch lưu hình T ba
pha ba bậc truyền thống là bộ chuyển đổi giảm áp. Mặt khác, để tạo ra điện áp ngõ ra
cao từ điện áp ngõ vào thấp, một bộ DC-DC tăng áp cần phải được lắp đặt phía trước
bộ nghịch lưu, lúc này, bộ nghịch lưu 3 bậc hình T truyền thống làm việc như bộ
chuyển đổi hai chặng. Ngoài ra, trạng thái ngắn mạch (hai khóa công suất trên một
nhánh pha có thể được đóng trong cùng thời điểm) là bị cấm trong nghịch lưu truyền
thống. Nghịch lưu nguồn Z ba bậc (được gọi là bộ chuyển đổi công suất một chặng
với khả năng tăng giảm điện áp và chịu đựng ngắn mạch) được đề xuất để khắc phục
hạn chế của nghịch lưu ba bậc truyền thống. Tuy nhiên, bất lợi của cấu hình này là
dòng điện ngõ vào không liên tục dẫn đến việc hạn chế cho các ứng dụng trong hệ
thống PV và Pin nhiên liệu.
Để giải quyết những bất lợi của các bộ nghịch lưu nguồn Z ba bậc, các bộ nghịch
lưu tựa nguồn Z ba bậc được đề xuất. Cấu hình nghịch lưu tựa nguồn Z ba bậc có vài
ưu điểm như: điện áp đặt trên các phần tử công suất thấp và dòng điện ngõ vào liên
tục. Tuy nhiên, cấu hình nghịch lưu tựa nguồn Z ba bậc sử dụng nhiều phần tử thụ
động điều này làm gia tăng trọng lượng, kích thước và tổn hao của hệ thống nghịch
lưu.
Nhằm cải thiện các nhược điểm nêu trên, cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa
chuyển mạch ba bậc hình T và giải thuật điều chế độ rộng xung (pulse width
modulation - PWM) được đề xuất với những tính năng theo sau:
˗ Giảm độ gợn sóng dòng điện ngõ vào so với cấu hình tương tự;
˗ Độ lợi điện áp cao so với cấu hình tương tự;
˗ Chỉ số điều chế cao so với cấu hình tương tự.

Trang v
Trong quá trình hoạt động, bộ nghịch lưu tạo ra điện áp common mode (CMV),
quá trình này là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vấn đề bất lợi cho bộ nghịch lưu
như: dòng rò, điện áp trục trong các ứng dụng điều khiển động cơ cũng như nhiễu
điện từ.
Để giải quyết vấn đề điện áp common mode của cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa
khóa chuyển mạch ba bậc hình T, giải thuật điều chế độ rộng xung (pulse width
modulation - PWM) với khả năng triệt tiêu điện áp common mode được đề xuất.
Tính ổn định và độ tin cậy của các bộ nghịch lưu rất quan trọng trong hệ thống
phân phối công suất như là: hệ thống cung cấp điện không ngắt UPS, hệ thống y tế
công suất cao và hệ thống chuyển đổi năng lượng kết nối lưới. Trong thực tế, lỗi các
thiết bị đóng/ngắt thường được chia thành hai loại, là lỗi ngắn mạch hoặc lỗi hở mạch.
Sự kết hợp giữa cầu chì nhanh kết nối nối tiếp với các nhánh công suất của nghịch
lưu dẫn đến lỗi ngắn mạch trở thành lỗi hở mạch.
Để đảm bảo tính ổn định và độ tin cậy của cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa
chuyển mạch ba bậc hình T, giải thuật điều chế độ rộng xung (pulse width modulation
- PWM) được đề xuất với những tính năng theo sau:
˗ Cải tiến thông số điều khiển so với cấu hình tương tự;
˗ Khả năng hoạt động ở điều kiện bình thường và điều kiện lỗi;
˗ Giảm điện áp đặt trên các khóa công suất so với cấu hình tương tự.
Ngoài ra, phần mềm PSIM và mô hình thực nghiệm được thực hiện để kiểm
chứng nguyên lý hoạt động của cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch
ba bậc hình T với khả năng triệt tiêu điện áp common mode và chịu lỗi hở mạch các
khóa công suất.

Trang vi
ABSTRACT
In recent years, the traditional three-phase three-level T-type inverter topology
has been used very commonly compared to the two-level inverter topology. Because
the traditional three-phase three-level T-type inverter has many advantages such as
better power quality, smaller output AC filter requirement, lower voltage stress across
the inverter switches, and higher output voltage compared to the two-level inverter.
However, the traditional three-phase three-level T-type inverter is only a buck
converter. On the other hand, to create a high output voltage from a low input voltage,
a DC-DC boost converter needs to be installed in front of the inverter which the
traditional three-level T-type inverter will work as a two-stage converter. Besides, a
shoot-through mode, where both the upper and lower switches in the same leg can be
switched on at the same time, is forbidden in the traditional inverter. The three-level
Z-source inverter topology, known as a single-stage power converter with a buck-
boost capability and ST immune, is proposed to overcome the limitation of the
traditional three-level inverter. However, the disadvantage of this topology is to have
the discontinuous input current which results in the limitation of applications in PV
and fuel cell systems.
To overcome the disadvantages of the three-level Z-source inverters, the three-
level quasi Z-source inverters are proposed. The quasi Z-source inverter topology has
some advantages such as low voltage stress on power switches and continuous input
current. However, the three-level quasi Z-source inverter topology uses a large
number of passive components that increase the weight, size, and loss of the inverter
system.
To improve the aforementioned disadvantages, the three-level quasi switched
boost T-type inverter topology and PWM algorithm is proposed with the following
features:
˗ The input current ripple is reduced compared with the similar topology;
˗ High voltage gain compared with the similar topology;
˗ High modulation index compared with the similar topology.

Trang vii
During its operation, the inverter generates the common-mode voltage (CMV),
which causes a lot of disadvantage problems for inverter, such as bearing currents
and shaft voltage in motor drives applications as well as electromagnetic interference.
To address the common-mode voltage problems of the three-level quasi switched
boost T-type inverter topology, the PWM algorithm with the ability to eliminate
common-mode voltage is proposed.
The stability and reliability of the inverters are important in power distribution
systems such as UPS, high-power medical instruments, and grid-connected
renewable energy conversion systems. In fact, switching device faults are usually
classified as either a short-circuit switch fault or an open-circuit switch fault. The
combination of the fast fuses connected in series with the power switch legs of the
inverter results in converting the short-circuit switch fault into the open-circuit switch
fault.
To ensure the stability and reliability of the three-level quasi switched boost T-
type inverter topology, the PWM algorithm is proposed with the following features:
˗ Improving control parameters in comparison with the similar topology;
˗ Having the ability to operate in normal and fault modes;
˗ Reducing voltage stress in power semiconductors in comparison with the
similar topology.
In addition, a PSIM software and a prototype is implemented to verify the
operating principle of the three-level quasi switched boost T-type inverter topology
with the ability to eliminate common-mode voltage and to tolerate open-circuit fault
of the power switches.

Trang viii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. iii
TÓM TẮT ............................................................................................................... v
ABSTRACT .......................................................................................................... vii
MỤC LỤC ............................................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................xiii
CÁC KÝ HIỆU ..................................................................................................... xv
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................ xvi
DANH SÁCH BẢNG........................................................................................... xxi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ......................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 6
a. Cách tiếp cận ....................................................................................................... 6
b. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6
5. Đóng góp mới về mặt khoa học dự kiến và ý nghĩa thực tiễn của luận án ............ 7
a. Đóng góp mới dự kiến về mặt khoa học của luận án ............................................ 7
b. Ý nghĩa thực tiễn của luận án............................................................................... 7
6. Cấu trúc dự kiến của luận án ................................................................................ 8
Chương 1: Tổng quan nghịch lưu tăng áp, triệt tiêu điện áp common mode và khả
năng chịu lỗi hở mạch các khóa công suất ............................................................... 9
1.1. Quá trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo. .................................................. 9
1.2. Khái quát về nghịch lưu tăng áp...................................................................... 11
1.3. Khái quát về kỹ thuật điều chế xung bằng vector không gian .......................... 12
1.4. Khái quát về nghịch lưu tăng áp với khả năng chịu lỗi .................................... 13
Chương 2: phân tích toán học nghịch lưu tăng áp, điện áp common mode và khả năng
chịu lỗi hở mạch các khóa công suất ...................................................................... 16
2.1. Cở sở lý thuyết về nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T ..... 16
2.1.1. Cấu hình nghịch lưu truyền thống ................................................................ 16

Trang ix
2.1.2. Bộ nghịch lưu nguồn -Z ............................................................................... 18
2.1.3. Bộ nghịch lưu hình T 3 bậc tựa nguồn Z (3L-qZST2I) ................................. 19
2.1.4. Cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc NPC (3L-NPC-
qSBT2I). ................................................................................................................ 21
2.2 Cở sở lý thuyết về kỹ thuật SVPWM ............................................................... 25
2.3 Cở sở lý thuyết về nghịch lưu tăng áp với khả năng chịu lỗi ............................ 28
2.3.1. Giải pháp tái cấu hình bằng phần cứng......................................................... 29
2.3.2. Giải pháp tái cấu hình bằng giải thuật. ......................................................... 29
Chương 3: Nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T ..................... 33
3.1. Cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T (3L-qSBT 2I).
........................................................................................................................ 33
3.1.1 Sơ đồ và nguyên lý của 3L-qSBT2I ............................................................... 33
3.1.2 Nguyên lý hoạt động của 3L-qSBT2I ............................................................ 34
3.1.2.1 Trạng thái không ngắn mạch (NST) ........................................................... 35
3.1.2.2 Trạng thái ngắn mạch (ST) ........................................................................ 37
3.2. Phương pháp điều khiển PWM cho 3L-qSBT2I............................................... 37
3.3. Phân tích trạng thái xác lập cho 3L-qSBT2I .................................................... 40
3.4. Cân bằng điện áp trên tụ và ổn định DC-link cho 3L-qSBT 2I.......................... 43
3.5. So sánh với những nghịch lưu ba bậc khác ..................................................... 44
3.5.1. Thành phần linh kiện trong cấu hình 3L-qSBT 2I so với các cấu hình khác ... 44
3.5.2. Độ gợn dòng điện của cuộn dây và độ gợn điện áp của tụ điện .................... 45
3.5.3. Độ lợi điện áp .............................................................................................. 45
3.5.4. Điện áp đặt trên các khóa và trên tụ ............................................................. 46
3.5.5. Tổn hao trong phương pháp điều khiển PWM đề xuất 3L-qSBT2I ............... 46
3.6. Hướng dẫn lựa chọn các phần tử trong nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch
ba bậc hình T ......................................................................................................... 47
3.6.1. Lựa chọn cuộn dây và tụ điện ...................................................................... 47
3.6.2. Lựa chọn bán dẫn......................................................................................... 48
3.7. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm.................................................................. 48
3.7.1. Kết quả mô phỏng ........................................................................................ 48

Trang x
3.7.2. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 51
Chương 4: Kỹ thuật điều chế vector không gian cho nghịch lưu tăng áp tựa khoá
chuyển mạch 3 bậc hình T có khả năng triệt tiêu điện áp common mode ............... 58
4.1. Nguyên lý hoạt động và giải thuật triệt tiêu common mode cho 3L-qSBT 2I. ... 58
4.1.1. Nguyên lý hoạt động của 3L-qSBT2I. .......................................................... 60
4.1.1.1. Trạng thái không ngắn mạch. .................................................................... 60
4.1.2. Phân tích trạng thái xác lập cho 3L-qSBT2I ................................................. 60
4.1.3. Giải thuật điều chế vector không gian triệt tiêu điện áp common mode của 3L-
qSBT2I. ................................................................................................................. 61
4.2. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm cho 3L-qSBT2I-ECMV. ........................... 65
4.2.1. Kết quả mô phỏng. ....................................................................................... 65
4.2.2. Kết quả thực nghiệm. ................................................................................... 68
Chương 5: Nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T với khả năng chịu
lỗi hở mạch các khóa công suất ............................................................................. 73
5.1. Nguyên lý hoạt động và giải thuật chịu lỗi 3L-qSBT 2I. ................................... 73
5.1.1. Nguyên lý hoạt động của chịu lỗi 3L-qSBT2I. .............................................. 74
5.1.1.1. Điều khiển chịu lỗi khi S1x hoặc S3x bị lỗi ................................................. 76
5.1.1.2. Điều khiển chịu lỗi khi S2x bị lỗi ............................................................... 76
5.1.1.3. Điều khiển chịu lỗi khi T1 hoặc T2 bị lỗi ................................................... 76
5.1.2.1 Trạng thái không ngắn mạch ...................................................................... 79
5.1.2.2 Trạng thái ngắn mạch................................................................................. 80
5.1.3. Phương pháp điều khiển PWM cho chịu lỗi 3L-qSBT2I. .............................. 80
5.1.4. Phân tích trạng thái xác lập cho chịu lỗi 3L-qSBT 2I. .................................... 82
5.1.5. Phân tích trạng thái xác lập cho chịu lỗi 3L-qSBT2I khi khóa công suất T1 hoặc
T2 của mạng nguồn kháng bị lỗi. ............................................................................ 83
5.1.6. Phương pháp điều khiển cho chịu lỗi 3L-qSBT 2I. ........................................ 84
5.1.6.1. Kỹ thuật điều khiển chịu lỗi 3L qSBT2I. ................................................... 84
5.1.6.2. So sánh kỹ thuật điều khiển chịu lỗi 3L-qSBT2I đề xuất với các phương pháp
PWM truyền thống. ............................................................................................... 86
5.2. Hiệu suất của chịu lỗi 3L-qSBT2I ................................................................... 89
5.3. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm.................................................................. 90

Trang xi
5.3.1. Kết quả mô phỏng ........................................................................................ 90
5.2.2. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 95
Chương 6: Kết luận và hướng phát triển của luận án ........................................... 104
6.1. Kết quả đạt được ........................................................................................... 104
6.2 Hướng phát triển luận án ............................................................................... 106
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ............................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 110
PHỤ LỤC............................................................................................................ 119

Trang xii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1S: One Source Nguồn đơn
3L: Three Level Ba bậc
3L-BNI: Three Level-Boost NPC Inverter Nghịch lưu NPC tăng áp ba bậc
3L qSBT2I: Three Level Quasi Switch Nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển
Boost T-Type Inverter mạch ba bậc hình T
AC: Alternating Current Dòng xoay chiều
CMV: Common Mode Voltage Điện áp common mode
D: Duty cycle Tỉ số đóng
DC: Direct Current Dòng một chiều
DSP: Digital Signal Processor Bộ xử lý tín hiệu số
ECMV: Eliminate Common Mode Triệt tiêu điện áp common mode
Voltage
EMI: Electromagnetic Interference Nhiễu điện từ
HB-qSBI: H-Brigde Quasi Switch Boost Nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển
Inverter mạch cầu H
IGBT: Insulated-Gate Bipolar Transistor Transistor lưỡng cực cổng cách ly
M: Modulation Chỉ số điều chế
NPC: Neutral Point Clamped Kẹp điểm trung tính
NST: Non Shoot Through Không ngắn mạch
PD: Phase Disposition Bố trí cùng pha
PI: Proportional Integrator Tích phân tỷ lệ
PS: Phase Shift Kỹ thuật dịch pha
PSIM: Power Simulation Mô phỏng công suất
PV: Photovoltaic Quang điện
PWM: Pulse Width Modulation Điều chế độ rộng xung
qSB: Quasi Swich Boost Tăng áp tựa khóa chuyển mạch

Trang xiii
qSBI: Quasi Swich Boost Inverter Nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển
mạch
qZSI: Quasi Z Source Inverter Nghịch lưu tựa nguồn Z
SPWM: Sinusoidal Pulse Width Điều chế độ rộng xung dựa vào sóng
Modulation sin
ST: Shoot Through Ngắn mạch
SVM: Space Vector Modulation Điều chế xung vector không gian
SVPWM: Space Vector Pulse Width Điều chế độ rộng xung vector không
gian
Modulation
THD: Total Harmonic Distortion Tổng độ méo dạng sóng hài
VSI: Voltage Source Inverter Nghịch lưu nguồn áp
UPS: Uninterruptible Power Supply Bộ nguồn dự phòng
ZSI: Z Source Inverter Nghịch lưu nguồn Z

Trang xiv
CÁC KÝ HIỆU
B6: Nghịch lưu 3 pha 2 bậc 6 khóa
B4 Nghịch lưu 3 pha 2 bậc 4 khóa
d1, d2: Tỉ số đóng của hai khóa mạng nguồn kháng
Gmax: Độ lợi cực đại
Gmin: Độ lợi cực tiểu
fs: Tần sóng đóng ngắt
IL Dòng điện cuộn dây tăng áp
ILoad: Dòng điện tải ngõ ra
LB : Cuộn dây tăng áp
V⃗: Vector điện áp tham chiếu pha A
VAB: Điện áp dây ngõ ra
VAG: Điện áp pha ngõ ra
VA0: Điện áp cực (pha so với tâm nguồn)
VC: Điện áp trên tụ điện
Vcon: Điện áp điều khiển
Vdc: Điện áp DC ngõ vào bộ nghịch lưu trực tiếp
VPN (Vdc-link): Điện áp giữa ngõ ra DC và ngõ vào nghịch lưu
VST: Điện áp ngắn mạch
Vref: Điện áp tham chiếu
Vtri: Điện áp sóng mang tam giác
𝑣 : Điện áp đỉnh ngõ ra

Trang xv
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Chi phí đầu tư cho năng lượng mặt trời và điện gió của thế giới ............... 9
Hình 1.2 Cấu trúc hệ thống nghịch lưu .................................................................. 11
Hình 2.1: Bộ nghịch lưu hình T (T-Type) ba pha truyền thống. ............................. 16
Hình 2.2: Sơ đồ khối của bộ nghịch lưu truyền thống sử dụng máy biến áp tần số thấp
50Hz...................................................................................................................... 17
Hình 2.3: Sơ đồ khối của bộ nghịch lưu truyền thống sử dụng bộ tăng áp một chiều
.............................................................................................................................. 17
Hình 2.4: Bộ nghịch lưu 3 bậc hình T nguồn-Z (3L-ZST2I). .................................. 18
Hình 2.5: Bộ nghịch lưu hình T tựa nguồn Z ba bậc (3L-qZST2I). ......................... 20
Hình 2.6: Cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc NPC ............. 21
Hình 2.7: Giải thuật điều khiển cho nghịch lưu ba bậc nguồn Z và nghịch lưu ba bậc
tựa nguồn Z. .......................................................................................................... 23
Hình 2.8. Kỹ thuật dịch sóng mang để giảm độ gợn dòng điện của cuộn dây ......... 24
Hình 2.9. Giản đồ vector cho cấu hình nghịch lưu 3 pha 3 bậc............................... 25
Hình 2.10: Nghịch lưu 3 pha hình T sử dụng nhánh dự phòng. .............................. 29
Hình 2.11: Nghịch lưu 3 pha tựa nguồn Z hoạt động trong điều kiện bị lỗi. ........... 30
Hình 2.12 Những vector điện áp tham chiếu trong (a) điều kiện bình thường (b) lỗi
pha A, (c) lỗi pha B, (d) lỗi pha C. ......................................................................... 30
Hình 2.13 Cấu hình 3L-qSBT2I ............................................................................. 32
Hình 3.1: Cấu hình của 3L-qSBT2I ........................................................................ 33
Hình 3.2: Trạng thái hoạt động của 3L-qSBT2I. (a) Trạng thái không ngắn mạch 1
(NST 1), (b) trạng thái không ngắn mạch 2 (NST 2), (c) trạng thái không ngắn mạch
3 (NST 3), (d) trạng thái không ngắn mạch 4 (NST 4) và (e) trạng thái ngắn mạch
(ST). ...................................................................................................................... 35
Hình 3.3: Phương pháp PWM điều khiển pha A cho 3L-qSBT 2I ........................... 35
Hình 3.4: Mạch logic điều khiển PWM pha A cho 3L-qSBT2I .............................. 38
Hình 3.5: Phần trăm giảm của độ gợn dòng điện cuộn dây 3L-qSBT 2I so với nghịch
lưu [48]. ................................................................................................................ 42

Trang xvi
Hình 3.6: So sánh với cấu hình [30], [32], [46]. ..................................................... 43
Hình 3.7: Điều khiển điện áp DC-link và điều khiển cân bằng điện áp trên tụ cho 3L-
qSBT2I. ................................................................................................................. 43
Hình 3.8: Kết quả mô phỏng cho cấu hình 3L-qSBT2I khi Vdc = 180 V và d1 = d2 =
0.3. ........................................................................................................................ 50
Hình 3.9: Kết quả mô phỏng cấu hình 3L-qSBT2I khi Vdc = 90 V và d1 = d2 = 0.7. 50
Hình 3.10: Mô hình thực nghiệm cho cấu hình đề xuất 3L-qSBT2I. ....................... 51
Hình 3.11 kết quả thực nghiệm cấu hình đề xuất khi Vdc = 180 V và d1 = d2 = 0.3. 52
Hình 3.12 Kết quả thực nghiệm cho cấu hình đề xuất 3L-qSBT 2I khi Vdc = 90 V và
d1 = d2 = 0.7........................................................................................................... 53
Hình 3.13 Kết quả thực nghiệm cân bằng điện áp tụ C1 và C2 và điện áp ngõ ra cho
cấu hình đề xuất 3L-qSBT2I. ................................................................................. 56
Hình 4.1 Cấu hình 3L-qSBT2I ............................................................................... 58
Hình 4.2: Trạng thái hoạt động của 3L-qSBT2I. (a) Trạng thái không ngắn mạch 1
(NST 1), (b) trạng thái không ngắn mạch 2 (NST 2), (c) trạng thái không ngắn mạch
3 (NST 3), (d) trạng thái không ngắn mạch 4 (NST 4) và (e) trạng thái ngắn mạch
(ST). ...................................................................................................................... 59
Hình 4.3: Sơ đồ vector không gian của 3LT2I ........................................................ 63
Hình 4.4: Chuỗi xung và tín hiệu điều khiển của sector I cho 3L-qSBT 2I-ECMV .. 65
Hình 4.5: Kết quả mô phỏng điện áp ngõ vào DC (Vdc), điện áp trên tụ (VC1 và VC2)
và dòng điện cuộn dây tăng áp (IL) của phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV. ............. 66
Hình 4.6: Kết quả mô phỏng điện áp DC-link, điện áp pha (V AG) và CMV của (a)
Phương pháp 1, (b) phương pháp 2 và (c) phương pháp 3L-qSBT 2I-ECMV. ......... 67
Hình 4.7: Kết quả mô phỏng điện áp dây ngõ ra (VAB), điện áp ngõ ra (VRA) và dòng
điện ngõ ra (IA) của (a) Phương pháp 1, (b) phương pháp 2 và (c) phương pháp 3L-
qSBT2I-ECMV. ..................................................................................................... 68
Hình 4.8: Mô hình thực nghiệm cho cấu hình 3L-qSBT2I-ECMV. ........................ 68
Hình 4.9: Kết quả thực nghiệm của điện áp ngõ vào DC (Vdc), điện áp trên tụ C1 và
C2 (VC1 và VC2) và dòng điện cuộn dây tăng áp của 3L-qSBT2I-ECMV. ............... 69

Trang xvii
Hình 4.10: Kết quả thực nghiệm của điện áp DC-link, điện áp pha (VAG) và CMV của
(a) Phương pháp 1, (b) phương pháp 2 và (c) phương pháp 3L-qSBT 2I-ECMV. .... 69
Hình 4.11: Kết quả thực nghiệm điện áp dây ngõ ra (VAB), điện áp ngõ ra (VRA) và
dòng điện ngõ ra (IA) của (a) Phương pháp 1, (b) phương pháp 2 và (c) phương pháp
3L-qSBT2I-ECMV. ............................................................................................... 70
Hình 4.12: Kết quả thực nghiệm phân tích THD của điện áp ngõ ra (VAG). (a) Phương
pháp 1, (b) phương pháp 2 và (c) phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV. ...................... 71
Hình 4.13: Kết quả thực nghiệm phân tích THD của dòng điện ngõ ra (IA). (a) Phương
pháp 1, (b) phương pháp 2 và (c) phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV. ...................... 71
Hình 5.1 Cấu hình 3L-qSBT2I ............................................................................... 73
Hình 5.2 Trạng thái hoạt động của chịu lỗi 3L-qSBT2I trong những điều kiện lỗi khóa
công suất ............................................................................................................... 74
Hình 5.3 Những vector điện áp tham chiếu trong (a) điều kiện bình thường (b) lỗi pha
A, (c) lỗi pha B, (d) lỗi pha C. ............................................................................... 75
Hình 5.4 Phương pháp điều khiển PWM cho chịu lỗi 3L-qSBT 2I dưới những điều
kiện (a) lỗi hở mạch của S1a hoặc S3a (b) lỗi hở mạch của T1 hoặc T2. .................... 81
Hình 5.5 Lưu đồ của phương pháp điều khiển đề xuất trước và sau lỗi. ................. 85
Hình 5.6 Sự so sánh độ lợi điện áp giữa phương pháp [83], [84] và phương pháp đề
xuất cho chịu lỗi 3L-qSBT2I. ................................................................................. 88
Hình 5.7 Biểu đồ tổn hao chuyển mạch và tổn hao dẫn cho chịu lỗi 3L-qSBT 2I. ... 90
Hình 5.8. Kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động thông
thường và lỗi của S1a ............................................................................................. 91
Hình 5.9. Kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động thông
thường và lỗi của S1a khi tái cấu hình và chưa bù bởi những thông số điều khiển. . 92
Hình 5.10. Kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L-qSBT 2I dưới điều kiện hoạt động thông
thường và lỗi của S1a khi tái cấu hình và bù bởi những thông số điều khiển. .......... 92
Hình 5.11. Kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L-qSBT 2I dưới điều kiện hoạt động thông
thường và lỗi của S2a khi không thay đổi phương pháp điều chế. ........................... 93

Trang xviii
Hình 5.12. Kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L qSBT2I dưới điều kiện hoạt động thông
thường và lỗi của S2a khi thay đổi phương pháp điều chế. ...................................... 93
Hình 5.13. Kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L qSBT2I dưới điều kiện hoạt động thông
thường và lỗi của T1 dưới điều kiện bình thường và lỗi hở mạch với phương pháp
điều chế đề xuất. .................................................................................................... 94
Hình 5.14. Kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L qSBT2I dưới điều kiện hoạt động thông
thường và lỗi của T2 dưới điều kiện bình thường và lỗi hở mạch với phương pháp
điều chế đề xuất. .................................................................................................... 95
Hình 5.15. Mô hình thực cho chịu lỗi 3L-qSBT 2I. ................................................. 95
Hình 5.16. Kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của S1a. ................................................................................... 96
Hình 5.17. Kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của S1a khi tái cấu hình và chưa bù những thông số điều khiển.
.............................................................................................................................. 96
Hình 5.18. Kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của S1a khi tái cấu hình và bù bởi những thông số điều khiển. 97
Hình 5.19. Kết quả thực nghiệm của chịu lỗi T 3L-qSBT 2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của S2a khi không thay đổi phương pháp điều chế. ................. 98
Hình 5.20. Kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của S2a khi thay đổi phương pháp điều chế. (a) Tín hiệu điều
khiển và dòng điện ngõ ra, (b) những dạng sóng ngõ ra. ........................................ 98
Hình 5.21. Kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của T1 khi thay đổi phương pháp điều chế đề xuất. (a) điện áp
DC-link và điện áp trên tụ C1 và C2 (b) những dạng sóng ngõ ra. ........................... 99
Hình 5.22. Kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của T2 khi thay đổi phương pháp điều chế đề xuất. (a) điện áp
DC-link và điện áp trên tụ C2 và C1 (b) những dạng sóng ngõ ra. ......................... 100
Hình 5.23. Phổ sóng hài của dòng điện tải và điện áp pha. (a) dưới điều kiện hoạt
động thông thường (b) sau khi lỗi hở mạch S1a với tái cấu hình mạch và bù điện áp,

Trang xix
(c) sau khi lỗi hở mạch của S2a với kỹ thuật PWM đề xuất, (d) sau khi lỗi hở mạch
của T1 với kỹ thuật PWM đề xuất. ....................................................................... 101
Hình 5.24. Kết quả thực nghiệm của dòng quá độ của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều
kiện lỗi hở mạch S1a khi điện áp ngõ vào 30 V với: (a) Kỹ thuật điều chế xung PWM
trong [84] và (b) phương pháp điều chế xung PWM đề xuất. ............................... 102

Trang xx
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Trạng thái hoạt động của 3L-NPC-qSBI ................................................ 22
Bảng 2.2 Biên độ các vector điện áp của mạch nghịch lưu 3 pha 3 bậc [50], [51] .. 26
Bảng 2.3 Thời gian tác dụng trong sector I ............................................................ 27
Bảng 3.1 Trạng thái kích đóng/ngắt của 3L-qSBT2I (x=a, b, c).............................. 34
Bảng 3.2 Cấu hình đề xuất so với các cấu hình khác. ............................................. 44
Bảng 3.3: Những thông số được sử dụng trong mô phỏng và thực nghiệm. ........... 48
Bảng 3.4: Giá trị điện áp theo lý thuyết, mô phỏng và thực nghiệm khi M = 0.7 và D0
= 0.3. ..................................................................................................................... 54
Bảng 3.5: THD của điện áp ngõ ra (THDV) và dòng điện ngõ ra (THDI) khi M = 0.7
và D0 = 0.3. ........................................................................................................... 55
Bảng 4.1: Trạng thái kích đóng/ngắt của 3L-qSBT 2I (x=a, b, c)............................. 59
Bảng 4.2: Giá trị điện áp common mode (CMV) của nghịch lưu hình T 3 bậc (3LT 2I).
.............................................................................................................................. 62
Bảng 4.3: Chuỗi xung đóng/ngắt và phương pháp chèn xung 3L-qSBT 2I-ECMV. . 65
Bảng 4.4: Thông số mô phỏng và thực nghiệm cho 3L-qSBT2I-ECMV. ................ 66
Bảng 4.5: Phân tích THD của điện áp ngõ ra (THD V) và dòng điện tải (THD I). ..... 72
Bảng 5.1: Những góc pha chuẩn trong điều kiện bình thường và xảy ra lỗi............ 75
Bảng 5.2: Những trạng thái chuyển mạch của chịu lỗi 3L-qSBT2I ......................... 78
Bảng 5.3: Những thông số các phần tử công suất được sử dụng trong cấu hình chịu
lỗi 3L-qSBT2I ........................................................................................................ 89
Bảng 5.4: Thống kê tổn hao dẫn, tổn hao chuyển mạch và hiệu suất được sử dụng
trong cấu hình chịu lỗi 3L-qSBT2I ......................................................................... 90
Bảng 5.5: Những thông số được sử dụng trong mô phỏng và thực nghiệm. ........... 90
Bảng 5.6: THD của dòng tải và điện áp pha ở điều kiện bình thường và lỗi ......... 102

Trang xxi
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong những năm gần đây, khi nguồn tài nguyên năng lượng đang ngày càng
cạn kiệt, nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là vô cùng
cần thiết. Việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng
gió, năng lượng mặt trời hay năng lượng thủy triều... đang được các nước trên thế
giới nghiên cứu, phát triển rất mạnh mẽ vì tính bền vững, thân thiện với môi trường
cũng như tiềm năng ứng dụng là vô tận. Mặt khác, giá nhiên liệu biến động, sự nóng
lên của khí hậu toàn cầu, đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường do lượng khí CO2 thải
ra môi trường rất lớn, đây cũng là một trong những lý do rất thuyết phục cho việc
phát triển các nguồn năng lượng sạch. Mật độ khí CO 2 trong khí quyển cao nhất
trong vòng 800.000 năm qua. Theo thống kê [1], mật độ khí CO2 chạm ngưỡng
407:4 ppm trong năm 2018, dự báo năm 2019 là 410 ppm. Ngoài ra, hệ thống năng
lượng từ thủy điện đã đạt đỉnh điểm do đã khai thác hết tiềm năng sẵn có và các
công trình thủy điện có những tác động nghiêm trọng về môi trường có thể kể đến
như phá vỡ cân bằng sinh học và cuộc sống của người dân trong lòng dự án [2].
Để khắc phục những vấn đề nêu trên, chính phủ Việt nam đã ban hành quyết
định số: 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời
tại Việt nam. Cụ thể từ ngày 01/6/2017, tập đoàn điện lực Việt nam (EVN) có trách
nhiệm mua toàn bộ lượng điện từ các dự án điện mặt trời (ĐMT) nối lưới với giá
mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh. Những chủ trương mang tính
đột phá nêu trên đã khuyến khích nhiều nhà khoa học Việt nam đẩy mạnh việc
nghiên cứu, khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo cũng như để xây dựng
một thị trường điện đảm bảo an ninh cung cấp điện với xu hướng tối ưu hóa hiệu
quả đầu tư, thân thiện với môi trường.
Các bộ nghịch lưu có nhiệm vụ biến đổi điện áp một chiều (DC) thành điện áp
xoay chiều (AC) để hòa vào lưới điện quốc gia. Chi phí để xây dựng các hệ thống
năng lượng tái tạo khá cao trong khi ngân sách nhà nước có hạn, vì thế, chúng ta
cần có những nghiên cứu về giải pháp công nghệ (đặc biệt là các bộ biến đổi DC/AC)
cho các hệ thống năng lượng tái tạo có công suất nhỏ và vừa đảm bảo chi phí đầu tư

Trang 1
thấp, có chất lượng điện năng tốt đồng thời có khả năng đáp ứng sự thay đổi của
thời tiết. Đối với hệ thống chuyển đổi năng lượng, nghịch lưu tăng áp, tính ổn định
và độ tin cậy hệ thống là rất quan trọng và được thể hiện cụ thể như sau:
 Nghịch lưu tăng áp

Các bộ biến đổi DC/AC (nghịch lưu) có công suất nhỏ và vừa thông thường là
các bộ nghịch lưu tăng áp và số bậc không quá cao, thường là 2 hoặc 3 bậc (để giảm
chi phí). Do đó, những nhà nghiên cứu thường sử dụng một trong các cấu hình sau:
DC/AC/AC (tăng áp diễn ra ở phần biến đổi AC/AC sử dụng máy biến áp tần
số thấp).
DC/DC/AC- tăng áp diễn ra ở bộ biến đổi DC/DC
DC/AC/AC/DC/AC (Tăng áp với máy biến áp AC/AC tần số cao)
DC/AC – tăng áp trực tiếp.
˗ Với cấu hình DC/AC/AC hệ thống điều khiển khá đơn giản. Tuy nhiên việc sử
dụng biến áp tần số thấp làm tăng thêm kích thước, trọng lượng và tổn hao trên máy
biến áp cũng như tồn tại trạng thái ngắn mạch của hai khóa trên cùng một nhánh.
˗ Với cấu hình DC/DC/AC điều khiển hai chặng và khả năng tăng áp tập trung ở
bộ DC/DC, đây là một thách thức rất lớn cho bộ biến đổi DC-DC khi được ứng dụng
trong lĩnh vực năng lượng tái tạo bởi vì chúng đòi hỏi độ lợi của bộ biến đổi rất lớn,
kết quả là điện áp, dòng điện đặt trên các khóa khá lớn. Ngoài ra, việc tồn tại trạng
thái ngắn mạch của hai khóa trên cùng một nhánh cũng là một nhược điểm lớn của
cấu hình này. Kết quả là chất lượng của hệ thống giảm, gia tăng trọng lượng, kích
thước và chi phí đầu tư cho hệ thống.
˗ Với cấu hình DC/AC/AC/DC/AC độ lợi điện áp nhỏ dẫn đến điện áp, dòng điện
đặt trên các khóa thấp. Tuy nhiên do chuyển đổi nhiều chặng làm cho việc điều
khiển trở nên phức tạp, tăng tổn hao, tồn tại trạng thái ngắn mạch của hai khóa trên
cùng một nhánh. Kết quả là chất lượng của hệ thống giảm, gia tăng trọng lượng,
kích thước và chi phí đầu tư cho hệ thống.
˗ Với cấu hình DC/AC chuyển đổi một chặng giải thuật điều khiển linh hoạt, khả
năng chịu ngắn mạch của hai khóa trên cùng nhánh, độ lợi điện áp cao, điện áp đặt
trên các khóa nhỏ, giảm các phần tử thụ động dẫn đến giảm kích thước, trọng lượng
và chi phí cho hệ thống.

Trang 2
 Khả năng triệt tiêu điện áp common mode
Trong quá trình hoạt động, bộ nghịch lưu tạo ra điện áp common mode (CMV),
quá trình này là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vấn đề bất lợi cho bộ nghịch lưu
như: dòng rò, điện áp trục trong các ứng dụng điều khiển động cơ cũng như nhiễu
điện từ. Các bộ biến đổi DC/AC (nghịch lưu) có khả năng triệt tiêu điện common
mode trong hệ thống điện tử công suất nhỏ và vừa thường có những cấu hình và giải
pháp sau:
Giải pháp triệt tiêu điện common mode nghịch lưu truyền thống bằng cách
thêm các phần tử thụ động.
Giải pháp triệt tiêu điện common mode nghịch lưu truyền thống bằng cách
thay đổi giải thuật điều chế xung PWM.
Giải pháp triệt tiêu điện common mode nghịch lưu tựa nguồn Z và thay đổi
giải thuật điều chế xung PWM.
˗ Với giải pháp triệt tiêu điện common mode nghịch lưu truyền thống bằng cách
thêm các phần tử thụ động, giải pháp này khá đơn giản. Tuy nhiên, việc sử dụng bộ
nghịch lưu truyền thống sẽ tồn tại trạng thái ngắn mạch của hai khóa trên cùng một
nhánh. Ngoài ra, việc thêm các phần tử thụ động sẽ làm tăng thêm kích thước, trọng
lượng và chi phí.
˗ Với giải pháp triệt tiêu điện common mode nghịch lưu truyền thống bằng cách
thay đổi giải thuật điều chế xung PWM, giải pháp này khá phức tạp. Ngoài ra, việc
sử dụng nghịch lưu truyền thống cũng sẽ tồn tại trạng thái ngắn mạch của hai khóa
trên cùng một nhánh.
˗ Với giải pháp triệt tiêu điện common mode nghịch lưu tựa nguồn Z và thay đổi
giải thuật điều chế xung PWM, giải pháp này khá phức tạp. Tuy nhiên, việc sử dụng
nghịch lưu tựa nguồn Z sẽ giải quyết trạng thái ngắn mạch của hai khóa trên cùng
một nhánh, đồng thời giảm kích thước, trọng lượng và chi phí.
 Khả năng chịu lỗi hở mạch

Tính ổn định và độ tin cậy của các hệ thống nghịch lưu rất quan trọng trong hệ
thống phân phối công suất như là: hệ thống cung cấp điện không ngắt UPS, hệ thống
y tế công suất cao và hệ thống chuyển đổi năng lượng kết nối lưới v. . .

Trang 3
Các bộ biến đổi DC/AC (nghịch lưu) có khả năng chịu lỗi trong hệ thống điện
tử công suất nhỏ và vừa thường có những cấu hình và giải pháp sau:
Giải pháp tái cấu hình (Reconfigured) nghịch lưu truyền thống bằng cách
thêm nhánh dự phòng.
Giải pháp tái cấu hình nghịch lưu truyền thống bằng cách thay đổi giải thuật
điều chế xung PWM.
Giải pháp tái cấu hình bằng nghịch lưu tựa nguồn Z và thêm nhánh dự phòng.
Giải pháp tái cấu hình bằng nghịch lưu tựa nguồn Z và thay đổi giải thuật
điều chế xung PWM.
˗ Với giải pháp tái cấu hình (Reconfigured) nghịch lưu truyền thống bằng cách
thêm nhánh dự phòng, giải pháp này khá đơn giản. Tuy nhiên, việc sử dụng bộ
nghịch lưu truyền thống sẽ tồn tại trạng thái ngắn mạch của hai khóa trên cùng một
nhánh. Ngoài ra, việc thêm nhánh dự phòng sẽ làm tăng thêm kích thước, trọng
lượng và chi phí.
˗ Với giải pháp tái cấu hình nghịch lưu truyền thống bằng cách thay đổi giải thuật
điều chế xung PWM, giải pháp này khá phức tạp. Ngoài ra, việc sử dụng nghịch lưu
truyền thống cũng sẽ tồn tại trạng thái ngắn mạch của hai khóa trên cùng một nhánh.
Thêm vào đó, điện áp và dòng điện ngõ ra của hệ thống sẽ giảm đi √3 lần so với
trạng thái bình thường ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.
˗ Với giải pháp tái cấu hình bằng nghịch lưu tựa nguồn Z và thêm nhánh dự
phòng, giải pháp này khá đơn giản. Thêm vào đó, việc sử dụng nghịch lưu tựa nguồn
Z sẽ giải quyết trạng thái ngắn mạch của hai khóa trên cùng một nhánh. Tuy nhiên,
việc thêm nhánh dự phòng sẽ làm tăng thêm kích thước, trọng lượng và chi phí.
˗ Với giải pháp tái cấu hình bằng nghịch lưu tựa nguồn Z và thay đổi giải thuật
điều chế xung PWM, giải pháp này khá phức tạp. Mặt khác, sau khi tái cấu hình
điện áp trên các phần tử thụ động và tích cực gia tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên,
việc sử dụng nghịch lưu tựa nguồn Z sẽ giải quyết trạng thái ngắn mạch của hai
khóa trên cùng một nhánh, đồng thời giảm kích thước, trọng lượng và chi phí.
Kết luận:
Với những phân tích như trên, luận án này đề xuất: 1) cấu hình nghịch lưu tăng
áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T và giải thuật PWM với khả năng giảm độ

Trang 4
gợn dòng điện cuộn dây tăng áp và tăng độ lợi điện áp; 2) triệt tiêu điện áp common
mode (CMV) cho nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T ở điều
kiện hoạt động bình thường và 3) giải pháp tái cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa
chuyển mạch 3 bậc hình T bằng cách thay đổi giải thuật điều chế xung PWM khi hệ
thống xảy ra lỗi hở mạch của các khóa bán dẫn công suất.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Phân tích khả năng tăng áp, chịu lỗi hở mạch của các khóa công suất và triệt tiêu
điện áp common mode ở điều kiện hoạt động bình thường trong bộ nghịch lưu tăng
áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T. Từ các kết quả nghiên cứu về nghịch lưu
tăng áp và giải pháp giải quyết lỗi hở mạch các khóa công suất của các công trình
nghiên cứu trước đó, luận án này sẽ đề xuất kỹ thuật PWM nhằm mục đích tăng độ
lợi điện áp và giảm độ gợn sóng dòng điện trên cuộn dây tăng áp. Ngoài ra, giải
thuật điều chế độ rộng xung (pulse width modulation - PWM) này được áp
dụng để đề xuất giải pháp giải quyết lỗi hở mạch của các khóa bán dẫn của bộ
chuyển đổi công suất. Mặt khác, trong trạng thái hoạt động bình thường của bộ
nghịch lưu, luận án sẽ đề xuất kỹ thuật PWM dựa trên kỹ thuật đều chế xung vector
không gian nhằm triệt tiêu điện áp common-mode cho bộ nghịch lưu mà vẫn đảm
bảo được các ưu điểm của giải thuật điều chế độ rộng xung (pulse width modulation
- PWM) đã đề xuất trước đó.
Trên cơ sở giải thích toán học về nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3
bậc hình T (3L-qSBT2I), kỹ thuật triệt tiêu điện áp common mode (ECMV) bằng
cách thay đổi giải thuật điều chế xung PWM và giải pháp tái cấu hình (reconfigured)
khi xảy ra lỗi hở mạch các khóa công suất sao cho kỹ thuật điều khiển phù hợp với
các mục tiêu theo sau:
a) Giảm điện áp đặt trên các phần tử công suất thụ động và tích cực so với cấu
hình tương tự;
b) Giảm THD điện áp pha tải so với cấu hình tương tự;

c) Triệt tiêu điện áp common mode ở điều kiện hoạt động bình thường so với
cấu hình tương tự.
d) Cải thiện thông số điều khiển so với cấu hình tương tự;

Trang 5
e) Giải thuật tái cấu hình (reconfigured) mạch khi hai khóa công suất ở mạng
nguồn kháng bị hở mạch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận án là: nghịch lưu tăng áp trực tiếp (phần cứng),
giải thuật điều khiển nghịch lưu tăng áp với khả năng triệt tiêu điện áp common
mode ở điều kiện hoạt động bình thường và chịu lỗi hở mạch các khóa công suất
(phần mềm).
Công trình nghiên cứu này giới hạn cho bộ nghịch lưu công suất nhỏ, kỹ thuật
điều khiển chỉ giới hạn giải quyết 5 yêu cầu:
a) Giảm điện áp đặt trên các phần tử công suất thụ động và tích cực so với cấu
hình tương tự;
b) Giảm THD điện áp pha tải so với cấu hình tương tự (cùng tỉ số ngắn mạch);
c) Triệt tiêu điện áp common mode (ECMV) khi bộ chuyển đổi hoạt động ở
điều kiện bình thường so với cấu hình tương tự;
d) Cải thiện thông số điều khiển so với cấu hình tương tự;
e) Giải thuật tái cấu hình mạch khi hai khóa công suất ở mạng nguồn kháng
cũng như các khóa công suất ở nhánh nghịch lưu hình T bị lỗi hở mạch.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận
Các đối tượng nghiên cứu (cấu hình và giải pháp điều khiển) sẽ được tiếp cận
trực tiếp, trên cơ sở đó tác giả phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của những
công trình nghiên cứu đã được công bố gần đây trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành có uy tín sau đó đưa ra các kết luận.
Tác giả đã sử dụng phương pháp tiếp cận toán học của các đối tượng được
nghiên cứu để từ đó có các kết luận có giá trị định lượng.
b. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích: được thực thi bằng cách phân tích toán học điện áp và
dòng điện của bộ nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T hỗ trợ cho
luận án có kế hoạch tiếp cận một cách cụ thể, có khoa học và xác định đúng trọng
tâm nghiên cứu.

Trang 6
+ Phương pháp mô phỏng: giải pháp giảm độ gợn dòng điện của cuộn dây tăng áp,
nâng cao độ lợi điện áp, cải thiện giải thuật giảm điện áp đặt trên phần tử thụ động
và tích cực, giải pháp triệt tiêu điện áp common mode (ECMV) và giải pháp tái cấu
hình mạch (reconfigured) giúp hệ thống vẫn hoạt động bình thường khi xảy ra lỗi
hở mạch các khóa công suất bán dẫn (không thêm bất kỳ phần tử nào). Những kết
quả nghiên cứu đều được kiểm chứng trên phần mềm PSIM nhằm thể hiện tính
tường minh và độ tin cậy trong miền khảo sát kỳ vọng.
+ Phương pháp thực nghiệm trên mô hình thực nghiệm: những kết quả nghiên cứu
được kiểm chứng trên mô hình thực nghiệm với vi điều khiển được sử dụng phổ
biến như DSP-F28335 và FPGA ALTERA EP2C5 cũng như các thiết bị đo chuyên
dụng (dao động ký, máy phân tích công suất, đồng hồ . . . của các hãng sản xuất có
uy tín trên thế giới) giúp nâng cao độ tin cậy của các phép đo và kết quả thu thập
được đảm bảo tính khả thi khi triển khai thương mại.
+ Phương pháp thống kê, phân tích nhằm làm rõ hơn các kết luận.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học dự kiến và ý nghĩa thực tiễn của luận án
a. Đóng góp mới dự kiến về mặt khoa học của luận án
 Đề xuất giải thuật điều khiển mới cho nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển
mạch 3 bậc hình T với các mục tiêu theo sau:
Giảm điện áp đặt trên các phần tử công suất thụ động và tích cực so với cấu
hình tương tự;
Giảm độ gợn dòng điện của cuộn dây tăng áp;
Giảm THD điện áp pha tải so với cấu hình tương tự với cùng tỉ số ngắn mạch;
Tăng độ lợi điện áp so với cấu hình tương tự với cùng tỉ số ngắn mạch.
 Đề xuất giải thuật SVPWM triệt tiêu điện áp common mode khi hệ thống ở
điều kiện hoạt động bình thường;
 Đề xuất giải thuật tái cấu hình mạch khi một trong hai khóa công suất ở mạng
nguồn kháng bị hở mạch.
b. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Việc nghiên cứu các giải pháp điều khiển mới sẽ giúp bộ nghịch lưu tăng áp tựa
khóa chuyển mạch 3 bậc hình T có những ưu điểm theo sau: a) giảm điện áp đặt trên
bán dẫn công suất, cải thiện thông số điều khiển, cải thiện THD điện áp pha tải, (b)

Trang 7
triệt tiêu điện áp common mode và (c) hệ thống vẫn duy trì hoạt động khi hai khóa
công suất ở mạng nguồn kháng cũng như các khóa công suất phía nghịch lưu bị lỗi
hở mạch. Luận án này sẽ góp phần nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy và tính
ổn định của hệ thống.
Việc ứng dụng nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T với
khả năng tăng áp, triệt tiêu điện áp common mode và chịu lỗi hở mạch các khóa
công suất phù hợp với những ứng dụng hệ thống nghịch lưu.
Việc đề xuất giải thuật mới giúp cho hệ thống có những ưu điểm như: giảm
tổng độ méo dạng sóng hài (THD) điện áp pha tải và giảm điện áp đặt trên các bán
dẫn công suất và các phần tử thụ động, khả năng triệt tiêu điện áp common mode và
hệ thống vẫn duy trì hoạt động khi xảy ra lỗi hở mạch các khóa công suất.
Các giải thuật đề xuất cũng cho phép làm giảm kích thước, trọng lượng, chi
phí thiết bị và góp phần nâng cao chất lượng điện năng của bộ nghịch lưu. Khi đó,
hỗ trợ cho việc chế tạo và tự chủ công nghệ với chi phí hợp lý nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh của các bộ nghịch lưu.
Các thông số của linh kiện và những phương pháp điều khiển được lựa chọn
sao cho tiệm cận với các thiết bị thực tế để tăng khả năng cạnh tranh thị trường năng
lượng tái tạo.
6. Cấu trúc dự kiến của luận án
Cấu trúc dự kiến của luận án gồm 6 chương:
Chương 1: Tổng quan nghịch lưu tăng áp, triệt tiêu điện áp common mode và khả
năng chịu lỗi hở mạch các khóa công suất;
Chương 2: Phân tích toán học nghịch lưu tăng áp, triệt tiêu điện áp common mode
và khả năng chịu lỗi hở mạch các khóa công suất;
Chương 3: Nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T (3L qSBT 2I);
Chương 4: Kỹ thuật điều chế vector không gian cho nghịch lưu tăng áp tựa khoá
chuyển mạch 3 bậc hình T có khả năng triệt tiêu điện áp common mode;
Chương 5: Nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T với khả năng
chịu lỗi hở mạch các khóa công suất;
Chương 6: Kết luận và hướng phát triển.

Trang 8
Chương 1: Tổng quan nghịch lưu tăng áp, triệt tiêu điện áp
common mode và khả năng chịu lỗi hở mạch các khóa công suất
1.1. Quá trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
Năng lượng tái tạo đang có sự phát triển mạnh mẽ vì tính bền vững và thân thiện
với môi trường trong khi tiềm năng ứng dụng là vô cùng lớn [3]. Trong những năm
gần đây, năng lượng tái tạo trên thế giới có mức tăng trưởng đáng kể so với mức
tăng trưởng của năng lượng từ điện gió mỗi năm [trích từ nguồn năng lượng Việt
nam]. Năng lượng sạch đã được nghiên cứu và triển khai một cách mạnh mẽ bởi các
nước có mức ô nhiễm không khí gần như là báo động: Trung Quốc, Ấn Độ và Việt
nam. Các quốc gia này đã đầu tư rất lớn cho nguồn năng lượng sạch nhằm cải tạo
môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, xoa dịu áp lực của các nhà hoạt động môi
trường quốc tế cũng như vượt qua khủng hoảng kinh tế.
Vì các nước trên thế giới đã tập trung khai thác năng lượng mặt trời cho nên chi
phí pin mặt trời ngày càng giảm, điều này kích thích cho các nước Châu Á (nổi bật
nhất là Ấn Độ và Trung Quốc tiêu thụ lượng năng lượng nhiều nhất thế giới) có
những kế hoạch của họ trong tương lai gần. Vì những lý do này, năng lượng mặt
trời ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ, đơn cử qua khảo sát [4] cho thấy chi
phí đầu tư cho năng lượng mặt trời ngày càng tăng.

a) b)
Hình 1.1. Chi phí đầu tư cho năng lượng mặt trời và điện gió của thế giới

Đối với những hệ thống cung cấp điện của một số nước có diện tích lớn và các
khu vực là hải đảo cách ly với hệ thống điện lưới, chi phí đầu tư hệ thống truyền tải
siêu cao áp xuyên quốc gia là một rào cản lớn. Do đó, một giải pháp đang được sử
dụng ở các quốc gia này là sử dụng nguồn điện từ hệ thống năng lượng tái tạo bằng
acquy hay pin mặt trời [5]. Phương tiện giao thông như xe điện lai hoặc sử dụng

Trang 9
hoàn toàn bằng điện được quan tâm bởi chính phủ các nước và người tiêu dùng [6].
Nguồn dự phòng (UPS) được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tải quan trọng như
hệ thống thông tin, máy tính, hệ thống điện bệnh viện, ngân hàng . . .Vì vậy, UPS
yêu cầu cung cấp điện áp và tần số không đổi trong mọi điều kiện vận hành. Một bộ
phận không thể thiếu trong hệ thống nguồn dự phòng là bộ nghịch lưu [7].
Tại Việt nam, năm 2016, quốc hội hủy bỏ dự án điện hạt nhân nguyên tử [trích
từ nguồn văn phòng Chính phủ] do nhiều lo ngại liên quan đến môi trường và lý do
tài chính. Các dự án thủy điện và nhiệt điện đóng góp phần lớn vào hệ thống điện
quốc gia. Tuy nhiên, hệ thống năng lượng từ thủy điện đã đạt đỉnh điểm do đã khai
thác hết tiềm năng sẵn có và các công trình thủy điện có những tác động nghiêm
trọng về môi trường [2]. Việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới đủ sức cung ứng sự
thiếu hụt năng lượng điện hiện tại và tương lai là nhu cầu cấp bách. Thông tư số
16/2017/TT-BCT và thông tư bổ sung số 05/2019/TT-BCT của bộ Công thương quy
định những ưu đãi và khuyến khích phát triển các dự án và hợp đồng mua bán điện
mặt trời. Những thông tư và chính sách khuyến khích trên đã thúc đẩy nhiều dự án
điện mặt trời được xây dựng, góp phần lớn vào giảm tải cho hệ thống điện quốc gia.
Thông tư số 39 /2015/TT-BCT nêu rõ những yêu cầu về chất lượng điện năng
nguồn điện chuyển đổi cho hệ thống điện nối lưới như chất lượng điện áp, dòng
điện, tần số ngõ ra, độ méo dạng sóng hài . . . Do đó, việc đảm bảo chất lượng bộ
nghịch lưu tốt là vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong hệ thống điện mặt trời, điện
gió nối lưới tại Việt nam.
Bên cạnh đó, nhằm mục đích xã hội hóa ngành điện với mục tiêu giảm sự đầu
tư cơ sở vật chất của nhà nước, những năm gần đây Việt nam đã xuất hiện thêm các
doanh nghiệp mua bán điện nhằm tăng sự cạnh tranh, kích thích phát triển ngành
điện, các doanh nghiệp này đầu tư đường dây mới để sản xuất nguồn điện phân tán.
Gần đây, nhiều nguồn điện phân tán đã sử dụng năng lượng mặt trời mà những
nguồn điện phân tán này yêu cầu chất lượng điện năng phải tốt hơn.
Với những lý do đã nêu ở trên những ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời như:
nghịch lưu nối lưới, hệ thống điện không ngắt, xe điện . . . , những bộ biến đổi
DC/DC và bộ nghịch lưu DC/AC nguồn áp đóng một vai trò rất quan trọng và được
mô tả ở Hình 1.2.

Trang 10
Hệ thống Bộ lưu Bộ chuyển Bộ chuyển Bộ lọc ngõ
Lưới 3 pha
Solar cell điện đổi DC-DC đổi DC-AC ra

Hình 1.2 Cấu trúc hệ thống nghịch lưu


1.2. Khái quát về nghịch lưu tăng áp
Trong những năm gần đây, bộ nghịch lưu nguồn áp (Voltage source inverters-
VSIs) đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống phân phối công suất bởi vì chúng
chuyển đổi nguồn công suất DC thành nguồn công suất AC để kết nối lưới. VSIs đa
bậc có nhiều ưu điểm như là chất lượng điện năng tốt, yêu cầu bộ lọc ngõ ra nhỏ,
điện áp đặt trên các khóa bán dẫn thấp, điện áp và công suất cao và nhiễu điện từ
(EMI) thấp [8] - [11]. VSIs ba bậc thường được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp
như là trong hệ thống phân phối công suất, động cơ AC, xe điện lai, hệ thống năng
lượng tái tạo (PV), những nguồn cung cấp liên tục (UPS) và những hệ thống bù
StatCom [12]-[22]. Trong thực tế, VSIs thông thường chỉ cung cấp chuyển đổi công
suất giảm áp bởi vì điện áp cực đại ngõ ra AC không thể cao hơn điện áp nguồn DC,
điều này gây khó khăn cho những ứng dụng hệ thống năng lượng tái tạo, nơi mà
điện áp ngõ vào thấp cần được chuyển đổi thành điện áp ngõ ra AC mong muốn.
Theo một số bài báo [23]-[29] những bộ chuyển đổi DC-DC được sử dụng để tăng
điện áp ngõ vào (cho bộ chuyển đổi DC-AC). Tuy nhiên, các nghịch lưu tăng áp
trong [23]-[29] chỉ cung cấp chuyển đổi công suất hai chặng mà việc chuyển đổi đó
rất khó cho việc điều khiển do sự độc lập của hai bộ biến đổi. Mặt khác, trạng thái
ngắn mạch (Short Through-ST) việc mà cả hai khóa công suất trên cùng một nhánh
pha (phía nghịch lưu) cùng dẫn trong một thời gian là không cho phép trong nghịch
lưu tăng áp hai chặng bởi vì nó có thể là nguyên nhân gây nên sự ngắn mạch điện
áp DC-link (ngõ ra của bộ chuyển đổi DC-DC) và phá hủy thiết bị. Nghịch lưu
nguồn Z (ZSIs) đầu tiên được trình bày trong năm 2002-2003 bởi F. Z. Peng [30]-
[35] nhằm khắc phục nhược điểm của các nghịch lưu thông thường. Trong [30], hai
mạng nguồn Z độc lập được kết nối nối tiếp với nhau nhằm tạo ra ba bậc điện áp tại
ngõ ra cung cấp năng lượng cho bộ nghịch lưu NPC 3 bậc truyền thống. Điều này
giúp cải thiện chất lượng điện áp ngõ ra. Tuy nhiên, cấu hình nghịch lưu nguồn Z
còn tồn tại một số nhược điểm như dòng điện ngõ vào không liên tục cũng như điện

Trang 11
áp đặt trên tụ điện còn khá lớn. Để cải thiện dòng điện ngõ vào và giảm điện áp đặt
trên các phần tử thụ động, một mạng quasi Z source (qZS) được đề xuất trong [36]-
[40].
Tuy nhiên, mạng nguồn Z và mạng qZS sử dụng khá nhiều phần tử thụ động
làm cho kích thước, trọng lượng và chi phí của thiết bị gia tăng. Gần đây, nhiều nhà
nghiên cứu đã phát triển nghịch lưu quasi-switched boost (qSBIs) được đề xuất trong
[41]-[49] để thay thế, bởi vì chúng sử dụng ít phần tử thụ động mà vẫn giữ được các
tính năng như: chịu đựng ngắn mạch, chuyển đổi công suất một chặng và có khả
năng hoạt động tăng, giảm áp. So sánh với [30]-[35] nghịch lưu được trình bày trong
[43]-[47] có nhiều hơn hai khóa tích cực nhưng giảm phần lớn các phần tử thụ động.
Gần đây, nghịch lưu tăng áp 3 bậc hình T một nguồn được trình bày (1S3L-qSBI)
[48], [49]. So sánh với những nghịch lưu được trình bày trong [43]-[48], [49] có
những tính năng ưu việt như: a) giảm độ gợn dòng điện ngõ vào, b) độ lợi điện áp
cao, c) tối ưu chỉ số điều chế.
1.3. Khái quát về kỹ thuật điều chế xung bằng vector không gian
Bởi vì, sự vượt trội về biên độ và chất lượng điện áp ngõ ra, cho nên kỹ thuật
điều chế vector không gian (SVM) được áp dụng cho 3L qSBT 2I như đã trình bày
trong [52]-[57]. Do không chứa vector zero trong một số khu vực của sơ đồ vector
không gian vì thế những phương pháp điều chế trong [52]-[57] chỉ áp dụng phương
pháp ngắn mạch nửa trên và ngắn mạch nửa dưới. Tuy nhiên, phương pháp ngắn
mạch nửa trên và nửa dưới chỉ hoạt động với những vector nhỏ để đảm bảo độ lợi
điện áp ngõ ra của bộ chuyển đổi. Vì vậy, khả năng tăng áp được tăng lên trong khi
chất lượng điện áp ngõ ra được cải thiện một cách đáng kể.
Trong quá trình hoạt động, bộ nghịch lưu tạo ra điện áp common mode (CMV),
quá trình này là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vấn đề bất lợi cho bộ nghịch lưu
như: dòng rò, điện áp trục trong các ứng dụng điều khiển động cơ cũng như nhiễu
điện từ trong tài liệu [58], [59] đã trình bày. Kết quả cho thấy rằng, động cơ điện sẽ
bị giảm tuổi thọ hoặc ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử khác hoạt động gần bộ
nghịch lưu. Một phương pháp giảm biên độ của điện áp common mode được thảo
luận trong [60], [61]. Trong phương pháp này, vector tham chiếu được tổng hợp
bằng cách sử dụng những vector lớn, vector trung bình và vector zero. Phương pháp

Trang 12
tổng hợp này giúp giới hạn biên độ của điện áp common mode từ -Vdc_link/6 đến
Vdc_link/6. Dựa vào phương pháp [60], [61], chuỗi xung sau đó được cải thiện để chèn
vào trạng thái ngắn mạch mà vẫn đảm bảo khả năng tăng áp, trong khi biên độ của
điện áp common mode vẫn duy trì như [60], [61] và được ứng dụng cho nghịch lưu
tựa nguồn Z trong [62]. Tuy nhiên, những phương pháp này chưa triệt tiêu common
mode hoàn toàn. Một kỹ thuật triệt tiêu common mode được ứng dụng trong cấu
hình nghịch lưu năm bậc dựa vào kỹ thuật điều chế vector không gian (SVM) và kỹ
thuật SinPWM được đề xuất trong [63]-[66]. Tuy nhiên, những phương pháp vừa
nêu trên vẫn còn một số nhược điểm: chỉ giảm điện áp common mode hoặc triệt tiêu
common mode nhưng bộ chuyển đổi phải làm việc như một bộ chuyển đổi công suất
giảm áp.
1.4. Khái quát về nghịch lưu tăng áp với khả năng chịu lỗi
Tính ổn định và độ tin cậy của bộ nghịch lưu rất quan trọng trong hệ thống phân
phối công suất như là: hệ thống cung cấp điện không ngắt UPS, hệ thống y tế công
suất cao và hệ thống chuyển đổi năng lượng kết nối lưới [67]-[73]. Trong những cấu
hình này, nhiều trường hợp lỗi có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của bộ chuyển
đổi đã được nghiên cứu. Trong thực tế, lỗi các khóa công suất thường được chia
thành hai loại, đó là lỗi ngắn mạch và lỗi hở mạch.
Lỗi ngắn mạch có thể xuất hiện do một số nguyên nhân như quá áp, sai tín hiệu
tại bộ khuếch đại và cách ly hoặc quá nhiệt độ. Lỗi hở mạch thường xảy ra bởi mất
tín hiệu tại bộ khuếch đại cách ly và dòng điện cực C quá cao cũng như nhiệt độ cao
tại các khóa công suất [74]-[76]. So với lỗi hở mạch, lỗi ngắn mạch không duy trì
trạng thái hoạt động bởi vì dòng điện gia tăng đột biến và có thể phá hủy các khóa
công suất trong thời gian rất ngắn. Vì lý do đó, hai phương pháp chuẩn đoán lỗi và
điều khiển lỗi được thực hiện bởi những mạch phần cứng [77]-[79]. Trong khi đó,
so với những lỗi ngắn mạch, những lỗi hở mạch dễ giải quyết, tuy nhiên dòng điện
ngõ ra bị méo dạng, nhiễu dẫn đến giảm chất lượng điện năng của bộ chuyển đổi.
Do sự tồn tại của các vấn đề vừa nêu, với nhiều nỗ lực, tác giả đã thực hiện những
phương pháp phát hiện lỗi và điều khiển lỗi được trình bày trong [80]-[86]. Trong
[80], trình bày phương pháp chuẩn đoán lỗi hở mạch bằng cách xem xét vị trí của
khóa lỗi và diode kẹp bị lỗi của nghịch lưu NPC mà không thêm bất cứ phần cứng

Trang 13
hoặc những chuyển mạch phức tạp. Hiệu suất của nghịch lưu hình T được cải thiện
một cách đáng kể bằng cách áp dụng thuật toán chịu lỗi khi xảy ra lỗi hở mạch.
Phương pháp này không yêu cầu thêm bất kỳ nhánh dự phòng hay tính toán phức
tạp [81]. Để duy trì điện áp ngõ ra, một bộ nghịch lưu hai mạng nguồn Z với trạng
thái bị lỗi khóa công suất được trình bày trong [82], ngoài ra việc loại bỏ điện áp
common mode cũng được đề cập trong bài báo này. Mặt khác, nghịch lưu chịu lỗi
ba bậc hình T tựa nguồn Z (qZST2I) được nghiên cứu trong [83] với phần lớn là các
phần tử công suất thụ động. Nghịch lưu chịu lỗi ba bậc hình T tựa nguồn Z hoạt
động dựa vào phương pháp thay đổi tín hiệu điều chế sau khi lỗi khóa công suất xảy
ra mà không cần thêm bất cứ nhánh dự phòng và tính toán phức tạp. Hơn nữa, bằng
cách sử dụng cấu hình tăng áp tựa khóa chuyển mạch trong [84], cấu hình này có
thể hoạt động khi xảy ra lỗi hở mạch khóa công suất hình T bằng phương pháp thay
đổi tín hiệu điều chế. Tuy nhiên, dòng quá độ trong trạng thái hở mạch khóa công
suất không được khảo sát trong [84]. Mặt khác, những kết quả thực nghiệm của
nghịch lưu tăng áp chịu lỗi ba bậc trong [84] không hoàn chỉnh vì chỉ khảo sát ở
trạng thái xác lập. Những kỹ thuật điều chế trong [83] và [84] có một số bất lợi trong
trạng thái lỗi, cụ thể nghịch lưu hoạt động với tỉ số ngắn mạch lớn hơn so với hoạt
động bình thường, độ gợn sóng dòng điện qua cuộn dây tăng áp cao. Bởi vì chúng
sử dụng tỉ số ngắn mạch (D) lớn và chỉ số điều chế M nhỏ dẫn đến gia tăng độ méo
dạng sóng hài ngõ ra và điện áp đặt trên các khóa công suất cao hơn so với [85].
Việc áp dụng cấu hình nghịch lưu nguồn Z sẽ cho phép tầng cung cấp công suất
chịu được các điều kiện ngắn mạch như trình bày trong [85]. Một nghiên cứu khác
trên cấu hình nghịch lưu ba bậc với hai mạng nguồn Z cho những ứng dụng chịu lỗi
được nghiên cứu trong [86]. Cấu hình này bao gồm hai bộ nghịch lưu nguồn Z ghép
lại với nhau, ngõ ra là ba bậc khi hoạt động ở chế độ bình thường và là hai bậc khi
chúng hoạt động ở chế độ lỗi.
Kết luận:
Trong chương 1, tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu bộ nghịch lưu tăng
áp truyền thống cũng như các bộ nghịch lưu tăng áp nguồn Z, bộ nghịch lưu tăng áp
tựa nguồn Z và bộ nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch. Tổng quan về kỹ thuật
giảm và triệt tiêu điện áp common mode cho cấu hình nghịch lưu tăng áp ba bậc

Trang 14
hình T. Tổng quan về kỹ thuật chịu lỗi hở mạch của các khóa công suất cho cấu hình
nghịch lưu tăng áp ba bậc hình T ở trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, các nghiên
cứu đã nêu trên còn tồn tại các vấn đề như: a) độ gợn sóng dòng điện trên cuộn dây
còn khá cao, độ lợi điện áp chưa cao, tổng độ méo dạng sóng hài cao, b) điện áp
common mode còn cao và c) khả năng chịu lỗi của các khóa công suất phía nghịch
lưu hình T cũng như mạng nguồn kháng chưa tốt. Trong luận án này, tác giả sẽ tập
trung nghiên cứu các vấn đề tồn tại như vừa nêu ở trên.

Trang 15
Chương 2: phân tích toán học nghịch lưu tăng áp, điện áp
common mode và khả năng chịu lỗi hở mạch các khóa công suất
2.1. Cở sở lý thuyết về nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T
2.1.1. Cấu hình nghịch lưu truyền thống
Các cấu hình nghịch lưu áp truyền thống bao gồm những cấu hình nghịch lưu:
nghịch lưu diode kẹp (NPC), nghịch lưu ghép tầng (Cascade) và nghịch lưu tụ kẹp
(Flying Capacitor), những năm gần đây một số cấu hình nghịch lưu mới được đề
xuất và cho thấy một số ưu điểm như cấu hình lai (Hybrid), cấu hình nghịch lưu
hình T. Hình 2.1 biểu diễn cấu hình nghịch lưu 3 pha 3 bậc hình T gồm 12 khóa bán
dẫn S1x-S4x.
Với cấu hình nghịch lưu truyền thống như trình bày ở Hình 2.1 là bộ chuyển đổi
giảm áp, bên cạnh đó hai khóa bán dẫn trên cùng một nhánh (S1x và S4x, S1x và S2x,
S3x và S4x) là không cho phép cùng dẫn trong một thời điểm vì sẽ xảy ra hiện tượng
ngắn mạch làm hư hỏng thiết bị.

S1a S1b S1c


Vc1 VPN S2a
S2b Bộ lọc
Vdc S3a
3 pha
S2c
Vc2 S3b và tải
S3c
S4a S4b S4c

Hình 2.1: Bộ nghịch lưu hình T (T-Type) ba pha truyền thống.


Điện áp ngõ ra của nghịch lưu ba bậc hình T truyền thống được xác định theo
phương trình (2.1):
M  VPN
v x   M  VC . (2.1)
2
Với M là chỉ số điều chế, VPN điện áp trên thanh cái, VC là điện áp trên tụ C.
Đối với những nguồn năng lượng mới như: pin mặt trời (PV), pin nhiên liệu
(Fuel Cell)…, điện áp ngõ ra của các dạng năng lượng này là điện áp một chiều có
giá trị điện áp thấp, không ổn định phụ thuộc theo thời gian, phụ thuộc vào môi
trường làm việc. Khi sử dụng các nguồn năng lượng mới này, việc chuyển đổi thành

Trang 16
điện áp xoay chiều 220V/380V đòi hỏi điện áp một chiều trước khi đưa vào bộ
2  220. 2
nghịch lưu phải có giá trị lớn hơn 541 VDC ( Vdc   541V ).
2/ 3

Điện áp một chiều có giá trị lớn này có thể thực hiện bằng cách mắc nối tiếp các
tấm pin điện áp thấp với nhau, đồng nghĩa với số lượng pin phải nhiều và lắp đặt
trên diện tích rộng. Điều này chỉ thích hợp với hệ thống công suất lớn. Với những
hệ thống công suất nhỏ, để tạo ra điện xoay chiều 220V/380 từ nguồn điện áp thấp,
người ta thường dùng máy biến áp tần số thấp 50 Hz (Hình 2.2) hay bộ tăng áp điện
một chiều (DC-DC Boost Converter) (Hình 2.3) để tăng điện áp xoay chiều ngõ ra.

KHỐI NGUỒN DC
( PIN NĂNG LƯỢNG BỘ NGHỊCH LƯU MÁY BIẾN ÁP TẢI XOAY
MẶT TRỜI HAY DC-AC 50Hz CHIỀU
ACQUY)

150-300VDC 110VAC 220/380VAC

Hình 2.2: Sơ đồ khối của bộ nghịch lưu truyền thống sử dụng máy biến áp tần số
thấp 50Hz.
Các tấm pin mặt trời hoặc pin nhiên liệu được kết nối với nhau tạo thành một
dãy nguồn áp một chiều có điện áp thay đổi từ 150 V đến 300 V (tùy thuộc vào môi
trường và điều kiện làm việc). Điện áp này sau khi qua bộ nghịch lưu sẽ có điện áp
xoay chiều 110 V. Sau đó người ta sử dụng máy biến áp 50 Hz để nâng mức điện
áp theo yêu cầu phía tải. Đối với giải pháp sử dụng máy biến áp tần số thấp này hiệu
quả không cao vì làm tăng kích thước, tạo nhiều sóng hài, nhiễu, hiệu suất làm việc
thấp, không ổn định và ít được sử dụng. Giải pháp thứ hai dùng bộ tăng áp DC-DC
như trình bày ở Hình 2.3 hiện nay đang được sử dụng phổ biến.

KHỐI NGUỒN DC
( PIN NĂNG LƯỢNG BỘ TĂNG ÁP BỘ NGHỊCH LƯU TẢI XOAY
MẶT TRỜI HAY DC-DC DC-AC CHIỀU
ACQUY)

150-300VDC 541VDC 220/380VAC

Hình 2.3: Sơ đồ khối của bộ nghịch lưu truyền thống sử dụng bộ tăng áp một chiều
Tuy nhiên, những cấu hình nghịch lưu truyền thống kết hợp với bộ tăng áp
DC/DC đầu vào có một vài bất lợi đó là:
Trang 17
Sử dụng hai bộ chuyển đổi (DC-DC và DC-AC) khả năng phối hợp giữa hai
chặng kém.
Vấn đề ngắn mạch của hai khóa bán dẫn trên cùng một nhánh của nghịch lưu
chưa được giải quyết.
Để giải quyết những nhược điểm của bộ nghịch lưu truyền thống, bộ nghịch lưu
nguồn-Z (Z-source inverter) đã được đề xuất [30]-[35] với các đặc tính cơ bản:
Có khả năng tăng áp, giảm áp với một chặng chuyển đổi duy nhất (Single-
Stage) DC – AC.
Cho phép cả hai khóa bán dẫn trên cùng một nhánh cùng dẫn đồng thời. Do
đó không cần sử dụng các bộ dead-time trong quá trình điều khiển các khóa bán
dẫn, vì thế tổng độ méo dạng sóng hài của điện áp ngõ ra (THD) được giảm và hiệu
suất bộ chuyển đổi được cải thiện.
2.1.2. Bộ nghịch lưu nguồn -Z
Hình 2.4 trình bày bộ nghịch lưu nguồn-Z [16]. Mạng nguồn-Z được kết nối
giữa hai nguồn DC đầu vào và bộ nghịch lưu. Mạng nguồn Z này bao gồm hai cuộn
cảm có giá trị bằng nhau, hai tụ điện có giá trị bằng nhau và hai diode.
L1

D1 S1a S1b S1c


Vdc C1 C2 S2a
DC
S2b Bộ lọc
S3a
3 pha
VPN S2c
S3b và tải
Vdc
DC S3c

D2 S4a S4b S4c

L2

Hình 2.4: Bộ nghịch lưu 3 bậc hình T nguồn-Z (3L-ZST2I).


Mạch nghịch lưu ba bậc hình T nguồn Z sử dụng một mạch điện kháng gồm 2
tụ điện và 2 cuộn cảm được nối với nhau hình chữ X (Hình 2.4). Ưu điểm của cấu
hình này:
Có khả năng tăng áp, giảm áp với một chặng chuyển đổi duy nhất (Single-
Stage) DC – AC.

Trang 18
Cho phép cả hai khóa bán dẫn trên cùng một nhánh cùng dẫn đồng thời. Do
đó không cần sử dụng các bộ dead-time trong quá trình điều khiển các khóa bán
dẫn, vì thế độ méo dạng của điện áp ngõ ra (THD) được giảm và hiệu suất bộ chuyển
đổi được cải thiện.
Tuy nhiên, bất lợi của cấu hình này là dòng điện ngõ vào không liên tục dẫn đến
việc hạn chế cho các ứng dụng trong hệ thống PV và Pin nhiên liệu [37].
Nguyên lý hoạt động của nghịch lưu 3 bậc nguồn Z dựa vào hai trạng thái chính:
trạng thái không ngắn mạch (NST) và trạng thái ngắn mạch (ST). Trong trạng thái
NST mạch nghịch lưu hoạt động tương tự như một bộ nghịch lưu 3 bậc hình T truyền
thống ở đó năng lượng được chuyển từ nguồn DC sang điện áp pha – tâm nguồn.
Trong khoảng thời gian hoạt động, điện áp pha – tâm nguồn đạt được mức điện áp
“+VPN/2” khi được kích đóng khóa S1x, S2x hoặc đạt được mức điện áp “-VPN/2” khi
được kích khóa S3x, S4x và bằng “0 V” khi kích khóa S2x, S3x. Kết quả là, cả nguồn
“Vdc”ngõ vào và các cuộn cảm “L1, L2” nạp cho tụ điện “C1, C2” cũng như cung cấp
năng lượng cho tải, trong khoảng thời gian này 2 diode D1 và D2 được phân cực
thuận. Tương tự, trong trạng thái ST, các khóa “S1x, S4x” (với x = a, b, c) của nghịch
lưu hình T được kích đóng “ON”. Do đó, các tụ điện “C1, C2” sẽ nạp cho cuộn dây
“L1 và L2”, trong khoảng thời gian này 2 diode D1 và D2 được phân cực ngược. Điện
áp DC-link của nghịch lưu 3 bậc hình T nguồn Z được xác định là [16]:
2Vdc
VPN  (2.2)
1  2 D0
Điện áp ngõ ra của nghịch lưu 3 bậc hình T nguồn Z được xác định là:
M  VPN M
v x   Vdc (2.3)
2 1  2 D0
2.1.3. Bộ nghịch lưu hình T 3 bậc tựa nguồn Z (3L-qZST2I)
Các nhà nghiên cứu [21]-[24] đã trình bày cấu hình qZSI nhằm khắc phục dòng
đầu vào không liên tục. Cấu hình này được trình bày như Hình 2.5:

Trang 19
L1 C1 L3
D1 S1a S1b S1c

C2 S2a
S2b Bộ lọc
Vdc S3a
3 pha
S2c
S3b và tải
C3 VPN S3c
L2 D2 L4 S4a S4b S4c
C4

Hình 2.5: Bộ nghịch lưu hình T tựa nguồn Z ba bậc (3L-qZST 2I).
Mạch nghịch lưu hình T tựa nguồn Z ba bậc sử dụng một mạng nguồn kháng
gồm 4 tụ điện và 4 cuộn cảm được nối với nhau (Hình 2.5). Ưu điểm của cấu hình
này:
Có khả năng tăng-giảm áp với một chặng chuyển đổi duy nhất (Single-Stage)
DC – AC.
Cho phép cả hai khóa bán dẫn trên cùng một nhánh cùng dẫn đồng thời. Do
đó không cần sử dụng các bộ dead-time trong quá trình điều khiển các khóa bán
dẫn, vì thế độ méo dạng của điện áp ngõ ra (THD) được giảm và hiệu suất bộ chuyển
đổi được cải thiện.
Dòng điện ngõ vào được cải thiện phù hợp với hệ thống có công suất trung
bình và thấp như hệ thống solar cell, pin nhiên liệu, . . .
Tuy nhiên, sự bất lợi của cấu hình này là sử dụng quá nhiều phần tử thụ động
mà điều này sẽ làm gia tăng chi phí, kích thước và trọng lượng của hệ thống.
Nguyên lý hoạt động của nghịch lưu hình T tựa nguồn Z ba bậc dựa vào hai
trạng thái chính: trạng thái không ngắn mạch (NST) và trạng thái ngắn mạch (ST).
Trong trạng thái ngắn mạch (NST) mạch nghịch lưu hình T tạo ra 3 mức điện áp
“+VPN/2”, “0 V” và “-VPN/2”, trên mỗi pha ngõ ra bằng cách kích dẫn các khóa bán
dẫn một cách thích hợp. Ngõ ra đạt được mức điện áp “+VPN/2”, khi kích đóng S1x
và S2x, khi kích dẫn S2x và S3x điện áp ngõ ra sẽ là “0 V” và mức điện áp “-VPN/2”,
đạt được khi kích dẫn S3x và S4x. Trong trạng thái này, năng lượng từ nguồn DC và
4 cuộn dây được truyền sang điện áp pha – tâm nguồn qua mạch nghịch lưu hình T.

Trang 20
Tương tự, tụ C2 và C3 được nạp từ nguồn Vdc và 2 cuộn dây L1 và L2, tụ điện C1 và
C4 được nạp điện từ cuộn dây L3 và L4. Quá trình này được thực hiện thông qua việc
diode D1 và D2 được phân cực thuận. Trong trạng thái ngắn mạch (ST), tất cả các
khóa bán dẫn trên nhánh nghịch lưu đều được kích đóng. Tụ điện tụ C2 và C3 nạp
cho cuộn dây L3 và L4. Tụ điện C1, C4 và nguồn Vdc nạp cho cuộn dây L1 và L2, diode
D1 và D2 bị phân cực ngược. Điện áp trên thanh cái (VPN) của nghịch lưu hình T tựa
nguồn Z ba bậc được xác định là:
Vdc
VPN  (2.4)
1  2 D0
Điện áp ngõ ra của nghịch lưu hình T tựa nguồn Z ba bậc được xác định là:
M  VPN M
v x   Vdc (2.5)
2 2 1  2D0 
2.1.4. Cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc NPC (3L-
NPC- qSBT2I).
Như đã trình bày, các cấu hình nghịch lưu tăng áp ba bậc ở trên vẫn còn tồn tại
những bất lợi cần được cải thiện như:
Dòng điện ngõ vào không liên tục trong nghịch lưu nguồn Z.
Cấu hình sử dụng nhiều phần tử thụ động gây nên chí phí cao, trong nghịch
lưu nguồn Z và nghịch lưu tựa nguồn Z (so sánh cùng độ lợi).
Để khắc phục các bất lợi như đã trình bày ở trên các nhà khoa học [47]-[48] đã
phát triển cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc NPC (3L-NPC-
qSBI) và được trình bày như sau:
L1 D1

S1a S1b S1c


Vdc1 + S1 C1
- - +
S2a S2b S2c
D2 D11 D21 D31
n A Tải 3
B C pha
S3a S3b
S3c
D3 D12 D22 D32
C2
+ -
Vdc2 + S4a S4b S4c
- S2
L2 D4

Hình 2.6: Cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc NPC

Trang 21
Nguyên lý hoạt động của nghịch lưu 3L-NPC-qSBI dựa trên hai chế độ: chế
độ không ngắn mạch (NST) và chế độ ngắn mạch (ST) như trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Trạng thái hoạt động của 3L-NPC-qSBI
Trạng Kích dẫn các khóa Các Diode được
VXn
thái chuyển mạch phân cực thuận
S1x, S2x +VC
D1, D2, D3, D4
NST S2x, S3x 0

S3x, S4x -VC

ST S1, S2, S1x, S2x, S3x, S4x 0

Trong trạng thái không ngắn mạch (NST), hai khóa bán dẫn S1 và S2 của mạng
nguồn kháng được kích ngắt đồng thời, mạch nghịch lưu hoạt động tương tự như
một mạch nghịch lưu 3 bậc truyền thống. Kết quả là, các diode D1, D2, D3, D4 được
phân cực thuận, tụ điện C1 và C2 được nạp năng lượng từ nguồn ngõ vào và cuộn
dây L1 và L2. Trong trạng thái này, điện áp “+VC” được tạo ra tại ngõ ra của bộ
nghịch lưu bằng cách kích đóng các khóa S1x và S2x (x = a, b, c). Điện áp “0 V” giữa
ngõ ra và trung tính nguồn được tạo ra bằng cách kích đóng các khóa S2x và S3x đồng
thời. Trong khi đó, khi khóa S3x và S4x được kích dẫn, điện áp ngõ ra so với trung
tính nguồn có giá trị “-VC”. Trong trạng thái ngắn mạch (ST), tất cả các khóa bán
dẫn trên nhánh nghịch lưu được kích dẫn (S1x, S2x, S3x và S4x) đồng thời với hai khóa
bán dẫn của mạng nguồn kháng S1 và S2, điều này làm phân cực ngược các diode
D1, D2, D3 và D4. Do đó, điện áp ngõ vào Vdc1 và tụ điện C1 sẽ nạp cho cuộn dây L1,
đồng thời điện áp ngõ vào Vdc2 và tụ điện C2 nạp cho cuộn dây L2. Điện áp trên tụ
điện của nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc NPC được xác định:
Vdc
VC  (2.6)
1  2D0 
Điện áp ngõ ra của nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc NPC được
xác định theo phương trình (2.7):
M  VPN M .Vdc
v x   M  VC  (2.7)
2 1  2D0 

Trang 22
Từ phương trình (2.1) với nghịch lưu truyền thống để đạt được điện áp ngõ ra
220V thì điện áp ngõ vào phải ít nhất là 541 Vdc. Vì vậy, để ứng dụng cho các hệ
thống năng lượng tái tạo (điện áp DC thấp trong khoảng 12-100 Vdc) thì các bộ
nghịch lưu truyền thống phải có thêm một bộ chuyển đổi DC-DC. Tuy nhiên, việc
sử dụng nghịch lưu hai chặng chuyển đổi DC-DC, DC-AC thì việc khai thác giữa
hai chặng chưa thực sự tối ưu. Do đó, để khắc phục những bất lợi của các nghịch
lưu đã trình bày ở trên, nghịch lưu nguồn Z được đề xuất để thay thế bằng cách chèn
các xung ngắn mạch vào các vector không (vector zero) bên phía nghịch lưu được
thực hiện như Hình 2.7 nhằm đảm bảo khả năng tăng áp mà không ảnh hưởng đến
điện áp ngõ ra:

T vtri1
1 vref_a
VST

0
t
-VST
-1 -vref_a
∆IL
0 t
ST
0
S1a t

0 t
S2a
0
S3a t
0
t
S4a
0
t0 t1 t2 t3 Shoot-though state t

Hình 2.7: Giải thuật điều khiển cho nghịch lưu ba bậc nguồn Z và nghịch lưu ba
bậc tựa nguồn Z.
Hình 2.7 giải thuật điều khiển cho nghịch lưu ba bậc nguồn Z bằng phương pháp
sử dụng giải thuật ngắn mạch đồng thời bởi các khóa nghịch lưu (S1a-S4a). Với
phương pháp chèn xung ngắn mạch cho mạch nghịch lưu như trình bày ở Hình 2.7
điện áp DC-link tăng lên mà không ảnh hưởng đến điện áp ngõ ra. Mặt khác, với
phương pháp ngắn mạch đồng thời sẽ giải quyết những vấn đề mà nghịch lưu truyền
thống tồn tại.
Nghịch lưu nguồn Z được phát triển bởi F. Z. Peng vào 2003 đã được khai thác và
phát triển rất nhiều. Tuy nhiên cho đến nay rất nhiều nhà nghiên cứu [30]-[35] đã
Trang 23
cải thiện giải thuật dựa trên ý tưởng nghịch lưu nguồn Z điển hình như [49] sử dụng
giải thuật dịch sóng mang so với sóng mang chuẩn để giảm độ gợn dòng điện của
cuộn dây cũng như cải thiện độ lợi điện áp. Kỹ thuật điều khiển PWM theo phương
pháp dịch pha (PS), sóng mang được dịch trong phạm vi từ 0 0 đến 1800. Tuy nhiên,
vị trí sóng mang ở góc pha nào là phù hợp cho việc giảm độ gợn dòng điện của cuộn
dây tăng áp là một vấn đề rất quan trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết luận của
luận án trên cơ sở khoa học. Hình 2.8 trình bày sóng mang được dịch pha 45 0 và
900:
T 450 T 900 vtri1 vtri2
1 vref_a vtri1 vtri2 1 vref_a
VST VST
Vcon1 1–VST Vcon1
1–VST
0 0
t t
Vcon2 -VST Vcon2
-VST
-1 -1
T/4 -vref_a T/4 -vref_a iL
iL
∆IL ∆IL

0 0 d1T/2
d1T/2 t T1 t
T1
0 0 D0T/2
D0T/2 t t
T2 T2 D0T/2
0 0 d2T/2
S1a d2T/2 t S1a t

0 0
S2a t S2a t
0 0
t t
S3a S3a
0 0
t t
S4a S4a
0 0
t t0 t1 t2 t3 t4 t5 t6 t7 t8 t9 t10 t11 t12 t
Trạng thái ngắn mạch Trạng thái ngắn mạch

a) b)
Hình 2.8. Kỹ thuật dịch sóng mang để giảm độ gợn dòng điện của cuộn dây
Như hình 2.8 a) trường hợp dịch pha sóng mang 450 so với sóng mang chuẩn
(trường hợp 1350 đối xứng với trường hợp 450). Kết quả tỷ số ngắn mạch D0 bị giới
hạn khi hoạt động khi áp dụng kỹ thuật chèn xung xen kẽ. Mặt khác cạnh xuống của
xung được mở rộng ra, điều này làm cho quá trình nạp xả cuộn dây tăng áp không
đối xứng, cũng như phân bố công suất giữa mạng nguồn kháng và bộ nghịch lưu.
Ngoài ra, quá trình điều khiển PWM không đối xứng sẽ phức tạp cho quá trình điều
khiển. Trường hợp dịch sóng mang 1800 so với sóng mang chuẩn, sóng mang chuẩn
và sóng mang dịch pha 1800 sẽ đối xứng nhau. Điều này làm cho kỹ thuật điều khiển
PWM chỉ áp dụng dụng kỹ thuật chèn xung đồng thời. Như đã phân tích ở trên, dịch
sóng mang một góc 900 là giải pháp duy nhất cho việc giảm độ gợn dòng điện, phân
bố công suất giữa mạng nguồn kháng và bộ nghịch lưu cũng như tăng hệ số tăng áp.
Việc phát triển giải thuật dịch sóng mang 900 so với sóng mang chuẩn như hình 2.8
b) sẽ được tác giả phân tích và giải thích rõ ở chương 3.

Trang 24
2.2 Cở sở lý thuyết về kỹ thuật SVPWM
Sector II

V15 V14
NPN OPN V8 PPN

Sector I
V2 3
Sector III V9 OPO V3 PPO V7
NPO NON OON PON
Vref
2
1 4
V16 V4 V1 V13 Vα
OPP PPP θ POO
NPP NOO NNN OOO ONN PNN
V0

V10 OOP POP V12


Sector IV NOP NNO V5 V6 ONO PNO Sector VI

NNP PNP
V17 V11 ONP V18
Sector V

Hình 2.9. Giản đồ vector cho cấu hình nghịch lưu 3 pha 3 bậc
Việc đóng/ngắt các khóa bán dẫn trên nhánh nghịch lưu sẽ tạo ra điện áp tương
ứng tại ngõ ra so với tâm nguồn, đối với mạch nghịch lưu 3 bậc, điện áp ngõ ra sẽ
có ba giá trị được đại điện bởi 3 trạng thái là P, O và N. Trong đó P đại điện cho
mức điện áp dương tại ngõ ra, O đại diện cho mức điện áp 0 V tại ngõ ra và N đại
diện cho mức điện áp âm tại ngõ ra. Tập hợp trạng thái ngõ ra của 3 pha sẽ tạo được
một vector đại điện cho trạng thái hoạt động của mạch nghịch lưu. Vì mỗi pha có 3
trạng thái, do đó, mạch nghịch lưu 3 bậc có thể hoạt động ở 27 trạng thái khác nhau,
được biểu diễn như Hình 2.9.
Vị trí của mỗi vector trên Hình 2.9 có tọa độ [𝑉 , 𝑉 ] được xác định bởi phương trình
(2.8):
VAO 
V  2 1 -1/2 -1/2   
V   .  . VBO  (2.8)
 
 3  0 3/2 - 3/2  V 
 CO 
Trong đó, 𝑉 , 𝑉 , 𝑉 là điện áp ngõ ra so với tâm nguồn của mạch nghịch lưu. Có
thể biểu diễn các vector của mạch nghịch lưu dưới dạng biên độ và góc pha như sau:
 j .arctan(V /V )
Vx  V2  V2 .e (2.9)

Trang 25
Bảng 2.2 Biên độ các vector điện áp của mạch nghịch lưu 3 pha 3 bậc [50], [51]
Trạng Trạng Trạng
Vector Biên độ Biên độ Biên độ
thái thái thái
Zero [OOO] 0 [PPP] 0 [NNN] 0
Loại P [POO] [PPO] [OPO]
𝑉 /3 𝑉 /3 𝑉 /3
nhỏ [OPP] [OOP] [POP]
Loại N [ONN] [OON] [NON]
𝑉 /3 𝑉 /3 𝑉 /3
nhỏ [NOO] [NNO] [ONO]
Trung [PON] [OPN] [NPO]
𝑉 /√3 𝑉 /√3 𝑉 /√3
bình [NOP] [ONP] [PNO]
[PNN] [PPN] [NPN]
Lớn 2𝑉 /3 2𝑉 /3 2𝑉 /3
[NPP] [NNP] [PNP]

Với 𝑉⃗ là vector điện áp tham chiếu đại điện cho điện áp ngõ ra của 3 pha, được
tính theo phương trình (2.10):
V 
 V  2 1 -1/2 -1/2   AG 
Vref     .  . VBG  (2.10)
V  3 0 3 / 2 - 3 / 2 
VCG 

Trong đó, 𝑉 , 𝑉 , 𝑉 là sóng hài bậc một của điện áp ngõ ra ba pha so với tâm tải
được tính theo công thức:
 VPN
VAG  M 3 sin( )

 VPN
VBG  M sin(  2 / 3) (2.11)
 3
 VPN
VCG  M sin(  2 / 3)
 3
Với M là chỉ số điều chế:
0  M 1 (2.12)
Thay biểu thức (2.11) vào biểu thức (2.10), có thể chứng minh được, với giá trị 𝜃
thay đổi từ 0 đến 2𝜋, 𝑉⃗ có biên độ cố định với giá trị là 𝑀𝑉 /√3 và góc pha

thay đổi từ 0 đến 2𝜋. Cụ thể, 𝑉⃗ được biểu diễn thông qua phương trình sau:
 V
Vref  M . PN .e j (2.13)
3

Trang 26
Ý tưởng chính của phương pháp vector không gian là sử dụng một vector điện
áp tham chiếu 𝑉⃗ có biên độ không đổi và góc pha thay đổi từ 0 ÷ 2𝜋 đại điện cho

điện áp ngõ ra ba pha của bộ nghịch lưu. 𝑉⃗ sẽ thay đổi trong giản đồ vector không
gian Hình 2.9, giản đồ vector này sẽ được phân chia thành nhiều vùng để thuận tiện
cho việc tổng hợp 𝑉⃗ . Việc phân chia này phụ thuộc vào mục đích của việc tổng
hợp, ví dụ, để giảm THD điện áp ngõ ra hoặc giảm biên độ CMV, … Giả sử, giản
đồ vector trong trường hợp này được chia thành 6 sector được đánh số từ I đến VI,
mỗi sector được chia thành 4 phần được đánh số từ 1 đến 4, được biểu diễn như
Hình 2.9.
Tùy vào vị trí điểm mút của 𝑉⃗ mà nó sẽ được tổng hợp bởi các vector thành

phần. Giả sử, 𝑉⃗ nằm ở sector I và vùng 2 như được biểu diễn ở Hình 2.9. Lúc

này, 𝑉⃗ sẽ được tổng hợp bởi các vector 𝑉⃗ , 𝑉⃗ , 𝑉⃗ theo phương trình (2.14):
   
Vref .Ts  V1.Ta  V2 .Tb  V7 .Tc (2.14)

Trong đó, 𝑇 là chu kỳ đóng/ngắt các khóa của mạch nghịch lưu và 𝑇 , 𝑇 , 𝑇 là
thời gian tồn tại của các vector 𝑉⃗ , 𝑉⃗ , 𝑉⃗ trong một chu kỳ 𝑇 . Có thể tính toán thời
gian tác dụng của các vector thành phần trong vùng 2 sector I như sau:
ta  TS  2M .TS sin( )

tb  2M .TS sin( / 3   )  TS (2.15)
t  T  2M .T sin( / 3   )
c S S

Thời gian tồn tại của các vector thành phần khi vector 𝑉⃗ nằm trong các sector
khác được thực hiện một cách tương tự. Bảng 2.3 trình bày thời gian tác dụng khi
𝑉⃗ nằm trong sector I.
Bảng 2.3 Thời gian tác dụng trong sector I
Vùng 𝑻𝒂 𝑻𝒃 𝑻𝒄
𝜋 𝜋
1 2𝑀. 𝑇 sin −𝜃 𝑇 − 2𝑀. 𝑇 sin +𝜃 2𝑀. 𝑇 sin(𝜃)
3 3
𝜋 𝜋
2 𝑇 − 2𝑀. 𝑇 sin(𝜃) 2𝑀. 𝑇 sin +𝜃 −𝑇 𝑇 − 2𝑀. 𝑇 sin −𝜃
3 3
𝜋 𝜋
3 2𝑀. 𝑇 sin(𝜃) − 𝑇 2𝑀. 𝑇 sin −𝜃 2𝑇 − 2𝑀. 𝑇 sin +𝜃
3 3
𝜋 𝜋
4 2𝑇 − 2𝑀. 𝑇 sin +𝜃 2𝑀. 𝑇 sin(𝜃 ) 2𝑀. 𝑇 sin −𝜃 −𝑇
3 3

Trang 27
Sau khi xác định thời gian tồn tại của mỗi vector trong một chu kỳ sóng mang
thỏa mãn phương trình (2.14), các vector 𝑉⃗ , 𝑉⃗ , 𝑉⃗ sẽ được xắp xếp theo một trật tự
tùy ý vào một chu kỳ 𝑇 . Khi đó, tại mỗi thời điểm bất kỳ, luôn luôn xác định được
duy nhất một vector trạng thái hoạt động của mạch nghịch lưu. Từ đó, xác định được
trạng thái đóng/ngắt của các khóa trong mạch.
Với các mô tả trên, có thể thấy rằng phương pháp điều chế vector không gian là
một phương pháp điều khiển tường minh bộ nghịch lưu và có thể chọn được trạng
thái hoạt động của mạch nghịch lưu. Từ đó, giúp cho việc điều khiển bộ nghịch lưu
theo các mục tiêu khác nhau trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, so sánh với giải thuật
sử dụng các tín hiệu dạng sine và tam giác để tạo ra xung kích cho các khóa, phương
pháp này được thực hiện với khối lượng tính toán và độ phức tạp cao hơn. Đây là
một nhược điểm đối với phương pháp này. Tuy nhiên, với sự phát triển của vi điều
khiển, vấn đề này được giải quyết không mấy khó khăn. Lúc này, các ưu điểm của
kỹ thuật này được bộc lộ một cách tối đa, cho thấy sự vượt trội trong điều khiển. Do
đó, ngày nay, phương pháp này đang được quan tâm và phát triển.
2.3 Cở sở lý thuyết về nghịch lưu tăng áp với khả năng chịu lỗi
Tính ổn định và độ tin cậy của bộ nghịch lưu rất quan trọng trong hệ thống phân
phối công suất như là: hệ thống cung cấp điện không ngắt UPS, hệ thống y tế công
suất cao và hệ thống chuyển đổi năng lượng kết nối lưới [67]-[73]. Trong những cấu
hình này, nhiều trường hợp lỗi có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của bộ chuyển
đổi đã được nghiên cứu.
Mặt khác, trong thực tế so với nghịch lưu ba pha hai bậc, nghịch lưu 3 pha ba
bậc có nhiều linh kiện công suất hơn, vì vậy khả năng xảy ra lỗi cũng cao hơn.
Việc chuẩn đoán lỗi và chịu lỗi là một phần không thể thiếu trong quá trình hoạt
động của hệ thống nghịch lưu chịu lỗi. Các giải pháp xác định lỗi có thể dựa trên
các cảm biến để đo dòng điện và điện áp trên các khóa bán dẫn sau đó đưa ra giải
pháp khắc phục cho hệ thống. Để hoạt động trong điều kiện chịu lỗi, hầu như có hai
giải pháp chính đó là: a) giải pháp tái cấu hình bằng cách thay đổi phần cứng, b) giải
pháp tái cấu hình bằng giải thuật.

Trang 28
2.3.1. Giải pháp tái cấu hình bằng phần cứng.
Phương pháp tái cấu hình (Reconfigured) bằng phần cứng cho phép hệ thống
vận hành trong điều kiện có sự cố (ngắn mạch – hở mạch) xảy ra mà không làm gián
đoạn việc cung cấp điện năng, đảm bảo duy trì sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp,
cũng như trong các hộ gia đình.
Gần đây các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu lỗi hở mạch hoặc ngắn mạch các
khóa bán dẫn của nghịch lưu hình T 3 bậc. Tác giả [75] đã đề xuất cấu hình sử dụng
nhánh dự phòng (được trình bày như Hình 2.10) để tái cấu trúc hệ thống khi bị lỗi.
Với cấu hình này hệ thống sẽ tự cấu hình lại (Reconfigured) khi một trong 3 nhánh
nghịch lưu bị lỗi. Tuy nhiên, với cấu trúc này hệ thống sẽ gia tăng kích thước, trọng
lượng. Mặt khác khi khóa bán dẫn bị lỗi ngắn mạch, thời gian cách ly nhánh bị lỗi
phải được tính toán kỹ.
S1 S1a S1b S1c
S3a
C1 a
S2a Bộ
Vdc S3 S3b b lọc 3
pha
S2 S2b và tải
S3c c
C2
S2c
S4 S4a S4b S4c

Hình 2.10: Nghịch lưu 3 pha hình T sử dụng nhánh dự phòng.


2.3.2. Giải pháp tái cấu hình bằng giải thuật.
Năm 2016, các tác giả [83] đã cải thiện xử lý lỗi bằng cấu hình nghịch lưu tựa
nguồn Z ba bậc được trình bày như Hình 2.11. Hệ thống này không chỉ hoạt động
như một bộ nghịch lưu một chặng mà còn có khả năng tăng-giảm áp để bù biên độ
cho pha bị lỗi.

Trang 29
C1
L1 L2 P
S1a S1b S1c
C2 S2a La Ra
A
Vi S2b Lb Rb
B G
O Lc
S2c C Rc Rc Rc
C3 Ca Cb Cc
S3a S3b S3c

L4 L3 N S2x G

C4

Hình 2.11: Nghịch lưu 3 pha tựa nguồn Z hoạt động trong điều kiện bị lỗi.
Với cấu hình này khi một trong 3 nhánh nghịch lưu bị lỗi, hệ thống sẽ cách ly
nhánh bị lỗi sau đó chuyển cấu hình từ B6 (B6 bộ nghịch lưu hoạt động trong điều
kiện bình thường) sang cấu hình B4 (B4 bộ nghịch lưu hoạt động trong điều kiện bị
lỗi) đồng thời thay đổi tín hiệu điều chế sao cho điện áp ngõ ra không thay đổi. Kỹ
thuật điều chế từ B6 sang B4 được trình bày như Hình 2.12.

Vc Vc
Vc'
Vca '
Vca π
2π 6
3 Va Va' Va
Vbc '
o Vbc o
π
6
Vab '
Vab
Vb Vb'
Vb
(a) (b)
Vc' Vc
Vc '
Vca
'
Vbc
π
Va' Va
6 Vc' o
'
π Vab π
6 Va 6
Vb' o π '
Vca
6 Va'
Vb '
Vbc
'
Vab
Vb'
Vb
(c) (d)

Hình 2.12 Những vector điện áp tham chiếu trong (a) điều kiện bình thường (b) lỗi
pha A, (c) lỗi pha B, (d) lỗi pha C.
Khi hệ thống làm việc ở điều kiện bình thường điện áp pha ngõ ra được mô tả
như sau:

Trang 30
Va  Vm sin 2 f 0t
2
Vb  Vm sin(2 f 0t  )
3 (2.16)
2
Vc  Vm sin(2 f 0t  )
3
Điện áp dây ngõ ra được xác định theo phương trình (2.17), (2.18), (2.19):
2 
Vab  Va  Vb  Vm sin(2 f 0t )  Vm sin(2 f 0t  )  3Vm sin(2 f 0t  ) (2.17)
3 6
2 2
Vbc  Vb  Vc  Vm sin(2 f0t  )  Vm sin(2 f0t  )
3 3
(2.18)

 3Vm sin(2 f 0t  )
6
2 5
Vca  Vc  Va  Vm sin(2 f 0t  )  Vm sin(2 f 0t )  3Vm sin(2 f 0t  ) (2.19)
3 6
Giả sử lỗi hở mạch xảy ra ở pha A. Phương trình (2.16) có thể viết lại theo
phương trình (2.20):
Va  0
5
Vb  Vm sin(2 f 0t  )
6 (2.20)
5
Vc  Vm sin(2 f 0t  )
6
Như Hình 2.12 ở điều kiện trước lỗi góc pha giữa pha B và pha C là 120 0. Khi
xảy ra lỗi tại pha A, điện áp Va bằng không, lúc này để điện áp dây ngõ ra không
thay đổi (phương trình (2.17), (2.18) và (2.19)), góc pha của pha B và pha C được
thay đổi một góc 300 như Hình 2.12 (b). Từ phương trình (2.20) có thể thấy rằng,
biên độ điện áp dây sau lỗi bị giảm đi √3 lần so với điều kiện trước lỗi. Để bù lại
biên độ như ở điều kiện trước lỗi, hệ thống chỉ cần thay đổi chỉ số điều chế và tỉ số
ngắn mạch “M” và “D”. Tuy nhiên, với cấu hình nghịch lưu hình T tựa nguồn Z và
cấu hình nghịch lưu hình T tăng áp tựa khóa chuyển mạch truyền thống chứa nhiều
phần tử thụ động, điều này rất khó thực hiện. Để cải thiện vấn đề này, tác giả đề
xuất cấu hình và giải thuật chịu lỗi cho nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch
ba bậc hình T được trình bày ở Hình 2.12 và Hình 2.13.

Trang 31
T1 D1 P S1a S1b S1c
LB C1 Lf
S2a iA RA
iL D2 VC1 A
S2b iB RB
O B
Vdc G
S2c iC RC
D3 VC2 C
C2
S3a S3b S3c Cf
T2
D4 N
S2x (x = a, b, c)

Hình 2.13 Cấu hình 3L-qSBT2I


Điện áp trên tụ điện VC1 và VC2 được xác định:
Vdc
VC  VC1  VC 2  (2.21)
2  3D0  d
Điện áp đỉnh ngõ ra trong trạng thái lỗi hở mạch được xác định:
M  VPN M  VC M/ 3
v x    Vdc . (2.22)
2 3 3 2  3D0  d
M là chỉ số điều chế. D0 là tỉ số ngắn mạch phía nghịch lưu, d là tỉ số ngắn mạch
cho hai khóa công suất mạng nguồn kháng.
Từ phương trình (2.22) có thể thấy rằng, điện áp ngõ ra sẽ phụ thuộc vào ba
thông số điều khiển đó là M, D0 và d. Để bù điện áp ngõ ra sau lỗi người nghiên cứu
có thể thay đổi bởi các thông số này.
Kết luận:
Trong chương 2, tác giả phân tích và đánh giá các cấu hình nghịch lưu truyền
thống, cấu hình nghịch lưu nguồn Z cũng như kỹ thuật điều chế xung PWM.
Cấu hình nghịch lưu truyền thống có giải thuật đơn giản. Tuy nhiên, cấu hình
này vẫn còn tồn tại vấn đề ngắn mạch của hai khóa bán dẫn trên cùng một nhánh
của bộ nghịch lưu. Cấu hình nghịch lưu nguồn Z, có hai loại cấu hình: a) cấu hình
sử dụng các phần tử thụ động (L, C) để tăng áp và b) cấu hình sử dụng các phần tử
tích cực (D, SW) để tăng áp. Tác giả nhận thấy rằng, khi sử dụng cấu hình các phần
tử tích cực, cấu hình này giảm nhiều phần tử thụ động cũng như giải thuật điều khiển
linh hoạt hơn so với giải thuật truyền thống (thông số điều khiển M và D), tùy vào
tiêu chí lựa chọn các mục tiêu ngõ ra. Vì vậy, trong luận án này tác giả sẽ tập trung
nghiên cứu cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T.

Trang 32
Chương 3: Nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc
hình T

Như chương 2 đã phân tích và đánh giá các cấu hình và giải thuật các bộ nghịch
lưu truyền thống và bộ nghịch lưu nguồn Z. Tuy nhiên, các cấu hình nghịch lưu 3
bậc này có nhiều bất lợi như: độ gợn dòng điện của cuộn dây tăng áp cao, độ lợi
điện áp và chỉ số điều chế thấp so với cấu hình tương tự. Vì vậy trong chương 3, tác
giả sẽ trình bày cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T với
nhiều ưu điểm như: giảm độ gợn dòng điện của cuộn dây tăng áp, độ lợi điện áp cao
và chỉ số điều chế cao nhất có thể so với cấu hình tương tự.
3.1. Cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T (3L-
qSBT2I)
3.1.1 Sơ đồ và nguyên lý của 3L-qSBT2I

T1 P
D1 S1a S1b S1c
S3a Lf iA RA
LB D2 CP A
S3b iB RB
iL S2a B
O G
S3c iC RC
Vdc CN S2b C
D3
S2c
T2 D4 S4a S4b S4c Cf
N

Hình 3.1: Cấu hình của 3L-qSBT2I


Hình 3.1 trình bày cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc
hình T (3L qSBT2I). Trong 3L-qSBT2I có một mạng tăng áp tựa khóa chuyển mạch
(qSB) được đặt trước nghịch lưu ba bậc hình T thông thường để tăng điện áp ngõ
vào. Mạng tăng áp tựa khóa chuyển mạch (qSB) bao gồm một cuộn dây tăng áp
(LB), hai tụ điện (C1, C2), hai khóa tích cực điều khiển điện áp DC-link (T1, T2) và
bốn Diode (D1-D4). Cấu hình nghịch lưu đề xuất có ưu điểm sử dụng một nguồn DC
ngõ vào so với các nghịch lưu thông thường sử dụng hai nguồn DC. Mạch lọc 3 pha
ngõ ra được chọn giống như tài liệu [47], [48] để thuận lợi cho việc đối sánh. Mạch
lọc thông thấp Lf, Cf có nhiệm vụ loại bỏ thành phần hài bậc cao.

Trang 33
3.1.2 Nguyên lý hoạt động của 3L-qSBT2I
Việc sử dụng chèn xung ngắn mạch đồng thời sẽ làm cho độ gợn sóng dòng
điện của cuộn dây tăng áp tăng cao, bởi vì trong một chu kỳ sóng mang tần số
đóng/ngắt của cuộn cảm là 2 lần tần số sóng mang như Hình 2.7. Để cải thiện độ
gợn sóng dòng điện của cuộn dây, tác giả đề xuất tăng cường thêm một sóng mang
được dịch 900 so với sóng mang chuẩn. Sóng mang chuẩn được điều khiển cho các
khóa bên phía nghịch lưu, sóng mang được dịch 900 được điều khiển cho hai khóa
phía mạch tăng áp. Với phương pháp chèn xung ngắn mạch từng phần sẽ giúp giải
thuật tránh chèn xung đồng thời gây nên độ gợn dòng điện của cuộn dây cao. Nguyên
lý hoạt động của mạch dựa vào giải thuật điều khiển PWM và được trình bày theo
Bảng 3.1 và Hình 3.3.
Bảng 3.1 Trạng thái kích đóng/ngắt của 3L-qSBT2I (x=a, b, c)
Trạng Kích đóng các Phân cực thuận
VX
thái khóa chuyển mạch các Diode
NST 1 T1 D2, D3, D4 +VC, 0 or -VC
NST 2 T2 D1, D2, D3 +VC, 0 or -VC
NST 3 T1, T2 D2, D3 +VC, 0 or -VC
S1x, S2x +VC
NST 4 S2x, S3x D1, D2, D3, D4 0
S3x, S4x -VC
ST S1x, S2x, S3x, S4x D1, D4 0
Nguyên lý hoạt động của 3L-qSBT2I có thể được giải thích dựa vào những trạng
thái kích đóng/ngắt trong Bảng 3.1. Tương tự nghịch lưu ba bậc nguồn Z (ZSI), 3L-
qSBT2I có hai trạng thái hoạt động chính: trạng thái không ngắn mạch (NST) và
trạng thái ngắn mạch (ST). Hình 3.2 trình bày những trạng thái hoạt động của 3L-
qSBT2I. Trong trạng thái không ngắn mạch được trình bày từ Hình 3.2 (a) đến Hình
3.2 (d), bên phía nghịch lưu tương đương một nguồn dòng. Hình 3.2 (e) trình bày
trạng thái ngắn mạch nơi mà DC-link bị ngắn mạch bởi các khóa bán dẫn hình T.
Giả sử rằng điện dung của những tụ điện C1 và C2 là đủ lớn để duy trì điện áp trên
tụ là một hằng số và C1 = C2=C khi đó VC1 = VC2 = VC.

Trang 34
T1 D1 +Vc T1 D1 +Vc T1 D1 +Vc
LB LB LB
iL D2 C1 iL D2 C1 iL D2 C1
Vdc O Vdc O Vdc O
D3 C2 D3 C2 C2
D3
T2 D4 T2 D4 T2
-Vc -Vc D4 -Vc
(a) (b) (c)

T1 D1 +Vc T1 D1 +Vc
LB LB
iL D2 C1 iL D2 C1
Vdc O Vdc O
D3 C2 C2
D3
T2 D4 -Vc T2 -Vc
D4

(d) (e)

Hình 3.2: Trạng thái hoạt động của 3L-qSBT2I. (a) Trạng thái không ngắn mạch 1
(NST 1), (b) trạng thái không ngắn mạch 2 (NST 2), (c) trạng thái không ngắn
mạch 3 (NST 3), (d) trạng thái không ngắn mạch 4 (NST 4) và (e) trạng thái ngắn
mạch (ST).
T 900 vtri1 vtri2
1 vref_a
VST
Vcon1
1–VST
0
t
-VST Vcon2
-1 T/4 -vref_a iL
∆IL

0 d1T/2
T1 t
0 D0T/2
t
T2 D0T/2
0 d2T/2
S1a t

0
S2a t
0
t
S3a
0
t
S4a
0
t0 t1 t2 t3 t4 t5 t6 t7 t8 t9 t10 t11 t12 t
Trạng thái ngắn mạch

Hình 3.3: Phương pháp PWM điều khiển pha A cho 3L-qSBT 2I
3.1.2.1 Trạng thái không ngắn mạch (NST)
Trong trạng thái không ngắn mạch, bộ nghịch lưu có thể tạo ra ba bậc điện áp
khác biệt: +VC, 0, và –VC, bằng cách điều khiển các khóa bán dẫn phía nghịch lưu
hình T. Để đạt được điện áp ngõ ra +VC các khóa S1x và S2x (x=a, b và c) được kích

Trang 35
đóng. Khi các khóa S2x và S3x đóng thì điểm trung tính (điểm trung tính nguồn O
như Hình 3.1) kết nối với tải. Điện áp ngõ ra (VxO) là 0 V. Để đạt được điện áp ngõ
ra -VC cả hai khóa S3x và S4x được kích đóng đồng thời. Trạng thái không ngắn mạch
(NST) được chia thành 4 trường hợp: NST1, NST2, NST3, và NST4. Mạch tương
đương cho những trường hợp không ngắn mạch được trình bày từ Hình 3.2 (a) đến
Hình 3.2 (d).
Trong trạng thái NST1 khoảng thời gian [t0-t1 và t2-t3] như Hình 3.3, khóa T1
được kích đóng, trong khi khóa T2 bị kích ngắt, như trình bày ở Hình 3.2 (a). Diode
D1 bị phân cực ngược, trong khi các diode D2, D3, D4 được phân cực thuận. Cuộn
dây LB và tụ C1 xả năng lượng, trong khi đó tụ C2 được nạp. Các công thức điện áp
và dòng điện qua cuộn dây LB và hai tụ điện C1 và C2 được xác định:

 dv

C1 C  I load
diL  dt
LB  Vdc VC &  (3.1)
dt 
 dv
C2 C  I L  Iload ,


 dt
Với ILoad tương đương với dòng DC bên phía nghịch lưu hình T.
Trong trạng thái NST2 khoảng thời gian [t6-t7 và t8-t9] như Hình 3.3, khóa T1 bị
kích ngắt, trong khi khóa T2 được kích đóng, như trình bày ở Hình 3.2 (b). Diode
D1, D2, và D3 được phân cực thuận, trong khi các diode D4 bị phân cực ngược. Cuộn
dây LB và tụ C2 xả năng lượng, trong khi đó tụ C1 được nạp. Các công thức điện áp
và dòng điện qua cuộn dây LB và hai tụ điện C1 và C2 được xác định:

 dvC

C1 dt  I L  Iload
LB
diL
 Vdc VC & 
 (3.2)
dt 
 dv
C2 C I load .


 dt
Trong trạng thái NST3 khoảng thời gian [t1-t2 và t7-t8] như Hình 3.3, các khóa
T1 và T2 được kích đóng, như trình bày ở Hình 3.2 (c). Các diode D1, và D4 bị phân
cực ngược, trong khi các diode D2 và D3 được phân cực thuận. Cuộn dây LB nạp
năng lượng, trong khi đó tụ C1 và C2 xả năng lượng. Khoảng thời gian của trạng thái
này là D0.T, với D0 là chu kỳ ngắn mạch trong một chu kỳ đóng/ngắt T. Các công
thức điện áp và dòng điện qua cuộn dây LB và hai tụ điện C1 và C2 được xác định:

Trang 36
diL dvC dv
LB  Vdc & C1  C2 C I load . (3.3)
dt dt dt
Trong trạng thái NST4 khoảng thời gian [t3-t4, t5-t6, t9-t10 và t11-t12] như Hình
3.3, các khóa T1 và T2 được kích ngắt, như trình bày ở Hình 3.2 (d). Các diode D1,
D2, D3 và D4 được phân cực thuận. Các tụ C1 và C2 được nạp năng lượng từ điện áp
ngõ vào Vdc. Trong khi đó, cuộn dây LB truyền năng lượng từ nguồn đến mạch chính.
Các công thức điện áp và dòng điện qua cuộn dây LB và hai tụ điện C1 và C2 được
xác định:
diL dvC dv
LB  Vdc  2VC & C1  C2 C Iload . (3.4)
dt dt dt
3.1.2.2 Trạng thái ngắn mạch (ST)
Trong trạng thái ST khoảng thời gian [t4-t5, t10-t11] như Hình 3.3. Các khóa S1x-
S4x phía nghịch lưu hình T được kích đóng đồng thời, trong khi các khóa T1 và T2
được kích ngắt. Mạch tương đương trong trạng thái này được trình bày ở Hình 3.2
(e). Các diode D1 và D4 được phân cực thuận, trong khi các diode D2 và D3 bị phân
cực ngược. Các tụ C1 và C2 không kết nối với mạch công suất. Khoảng thời gian
của trạng thái ngắn mạch là D0.T. Trong trạng thái này cuộn dây LB nạp năng lượng.
Các công thức điện áp và dòng điện qua cuộn dây LB và hai tụ điện C1 và C2 được
xác định:
diL dvC dv
LB  Vdc & C1  C2 C  0. (3.5)
dt dt dt
3.2. Phương pháp điều khiển PWM cho 3L-qSBT2I
Hình 3.3 trình bày phương pháp điều khiển PWM cho 3L-qSBT2I cho các khóa
pha A. Ở Hình 3.3, VST, Vcon1 và Vcon2 là điện áp điều khiển ngắn mạch, điện áp điều
khiển của các khóa mạng nguồn kháng T1 và T2. Sáu điện áp tham chiếu ±vref x (x =
a, b, c) được sử dụng điều khiển điện áp ba pha ngõ ra. Các điện áp tham chiếu này
được biểu diễn như sau:
vref _ a  M sin 2 f ot



v  M sin 2 f t  120 
 ref _ b (3.6)


o

vref _ c  M sin 2 f ot  240 ,




Với M và f0 là chỉ số điều chế và tần số ngõ ra.

Trang 37
Bởi vì tần số của các điện áp tham chiếu ±vref x (x = a, b, c) nhỏ hơn sóng mang
có tần số cao vtri1 rất nhiều, dạng sóng điện áp tham chiếu trong một chu kỳ sóng
mang có thể xem là một hằng số với giá trị tức thời lớn nhất của điện áp tham chiếu
(±vref x) không vượt quá phạm vi ±VST để tránh ảnh hưởng đến các trạng thái hoạt
động của mạch nghịch lưu trong quá trình chèn xung ngắn mạch. Không mất tính
tổng quát, giả sử rằng vref a tại thời điểm đang xét có giá trị tức thời trùng với VST,
được biểu diễn như Hình 3.3. Điện áp tham chiếu vref_a và -vref_a được so sánh với
sóng mang vtri1 để tạo các tín hiệu điều khiển S1a, S2a, S3a, và S4a cho các khóa bán
dẫn pha A của mạch nghịch lưu hình T. Điện áp tham chiếu vref_b và -vref_b được so
sánh với sóng mang vtri1 để tạo các tín hiệu điều khiển S1b, S2b, S3b, và S4b cho các
khóa bán dẫn pha B của mạch nghịch lưu hình T. Tương tự, điện áp tham chiếu vref_c
và -vref_c được so sánh với sóng mang vtri1 để tạo các tín hiệu điều khiển S1c, S2c, S3c,
và S4c cho các khóa bán dẫn pha C của mạch nghịch lưu hình T.
u1
AND S1a
OR
-VST
VST -1 e1
e2 S0
OR

S3a
NOT
u2
M vref_a -vref_a
0 -1 S2a
-M NOT
u3
S4a
1 vtri1 OR
0 AND
-1 T u4

e3 S90
vtri2 e4 OR

90° delay
T1
h1 OR
Vcon1
T2
Vcon2 h2 OR

Hình 3.4: Mạch logic điều khiển PWM pha A cho 3L-qSBT2I
Hình 3.4 trình bày phương pháp điều khiển PWM cho 3L-qSBT2I. Các tín hiệu
e1 và e2 đạt được bằng cách so sánh hằng số điện áp VST và –VST với sóng mang tam
giác vtri1 như sau:
1, (VST )  vtri1 
1, VST  vtri1
e1   & e2  
 . (3.7)
0, (VST )  vtri1 

0, VST
 v tri 1

Trang 38
Tín hiệu điều khiển ngắn mạch ST cho phía nghịch lưu hình T (S0) được tạo ra
như sau:
S0  e1  e2 , (3.8)
Với “v” đại diện cho cổng logic OR.
Để tạo ra những tín hiệu điều khiển cho các khóa pha A S1a đến S4a, hai điện áp
điều khiển vref_a và -vref_a được so sánh với sóng mang vtri1. Những tín hiệu u1 đến u4
đạt được như sau:

1, vref _ a  vtri1 1, (vref _ a )  vtri1
u1  
 , u2   ,

0, vref _ a  vtri1 0, (vref _ a )  vtri1
 
(3.9)

1, (vref _ a )  vtri1 1, vref _ a  vtri1
u3  
 & u4   .

0, (vref _ a )  vtri1 0, vref _ a  vtri1
 
Những tín hiệu điều khiển PWM của các khóa S1a, S2a, S3a và S4a cho pha A phía
nghịch lưu hình T được tạo ra như sau:
𝑆 = (𝑢 &𝑢 )˅𝑆 𝑆 = 𝑢 &𝑢
(3.10)
𝑆 = 𝑢 &𝑢 𝑆 = (𝑢 &𝑢 )˅𝑆 ,
Với biểu tượng “&” đại diện cho cổng logic AND và 𝑢 phủ định của u.
Những tín hiệu e3 và e4 đạt được bằng cách so sánh hằng số điện áp ngắn mạch
VST và –VST với sóng mang vtri2, với vtri2 được tạo ra bằng cách dịch pha 900 so với
sóng mang vtri1 và được trình bày như sau:

1, (VST )  vtri 2 1, VST  vtri 2
e3  
 & e4   (3.11)

0, (VST )  vtri 2
 0, VST  vtri 2 .
Tín hiệu điều khiển trong trạng thái không ngắn mạch NST3 của hai khóa T1
và T2 trong mạng nguồn kháng, S90 được tạo như sau:
S90  e3  e4 . (3.12)
Một hằng số điện áp Vcon1 trong dãy [1-VST, VST] như Hình 3.3, được so sánh với
sóng mang vtri2 để tạo ra tín hiệu điều khiển cho khóa T1. Một hằng số điện áp Vcon2
trong dãy [-VST, VST-1], được so sánh với sóng mang vtri2 để tạo ra tín hiệu điều khiển
cho khóa T2. Những tín hiệu h1 và h2 được định nghĩa như sau:

Trang 39
1, Vcon1  vtri 2 
1, Vcon 2  vtri 2
h1   & h2  
 . (3.13)
0, Vcon1  vtri 2 

0, Vcon 2
 v tri 2

Tín hiệu điều khiển cho PWM của hai khóa T1 và T2 được tạo ra như sau:
T1  S90  h1 & T2  S90  h2 . (3.14)
Như đã trình bày ở mục 3.1.2.1, trong trạng thái NST3 cuộn dây nạp năng lượng,
trong khi các trạng thái NST1, NST2, và NST4 xả năng lượng. Như vậy, trong suốt
một chu kỳ T khoảng thời gian từ t0 đến t12 như Hình 3.3, cuộn dây nạp năng lượng
trong bốn khoảng thời gian [t1, t2], [t4, t5], [t7, t8], và [t10, t11]. Chu kỳ nạp/xả năng
lượng của cuộn dây là T/4. Do đó, tần số hoạt động của cuộn dây tăng áp là bốn lần
tần số của đóng/ngắt của nghịch lưu hình T. Tần số của dòng điện cuộn dây IL ở
Hình 3.3 có thể được xác định như sau:
fL  4 / T  4 fs , (3.15)
Với fs là tần số đóng/ngắt của nghịch lưu hình T.
Như đã trình bày ở trên, độ gợn dòng điện của cuộn dây tần số cao của 3L-
qSBT2I được cải thiện một cách đáng kể so với các nghịch lưu thông thường [46],
[47]. Đây chính là một trong ba ưu điểm được đề xuất trong chương 3 của luận án.
3.3. Phân tích trạng thái xác lập cho 3L-qSBT2I
Như trình bày ở Hình 3.3, tổng thời gian trong khoảng thời gian NST1 là (d1-
D0)T/2, với d1 là thời gian đóng/ngắt của khóa T1 được điều khiển bởi hằng số điện
áp Vcon1. Tổng thời gian tồn tại của trạng thái NST2 là (d2-D0)T/2, với d2 là thời gian
đóng/ngắt của khóa T2 được điều khiển bởi hằng số điện áp Vcon2. Khoảng thời gian
của trạng thái không ngắn mạch NST3 và trạng thái ngắn mạch ST là D0T. Do đó,
khoảng thời gian còn lại của trạng thái không ngắn mạch NST4 là (1-2D0-d1/2-
d2/2)T. Áp dụng định lý cân bằng điện áp trên cuộn dây LB và định lý cân bằng dòng
điện trên tụ C1 và C2 và từ phương trình (3.1) đến phương trình (3.5), điện áp trên
tụ và dòng điện cuộn dây được xác định:
 2Vdc
VC  VC1  VC 2 
 4  6D0  d1  d 2
 (3.16)
 41 D0 
I L  Iload .
 4  6D0  d1  d2

Trang 40
Từ Hình 3.2, có thể thấy rằng điện áp đỉnh DC-link của nghịch lưu (VPN) là gấp
hai lần so với điện áp trên tụ (VC). Vì vậy, giá trị điện áp pha đỉnh ngõ ra được xác
định như sau:
M  VPN 2M
v x   M  VC  Vdc . (3.17)
2 4  6D0  d1  d2
Hệ số tăng áp của 3L-qSBT2I được xác định như sau:
VPN 2VC 4
B   . (3.18)
Vdc Vdc 4  6D0  d1  d2
Như trình bày ở Hình 3.3, hằng số điện áp Vcon1 và hằng số điện áp Vcon2 thay
đổi từ [1-VST, VST] đến [-VST, VST-1]. Do đó d1 và d2 được thay đổi từ D0 đến 1-D0
như sau:
D0  d1 , d 2  1  D0 . (3.19)
Khi d1= d2=D0, hệ số tăng áp nhỏ nhất của 3L-qSBT2I được định nghĩa là:
Bmin  1 / 1  2 D0  ; D0  0.5. (3.20)
Khi d1= d2=1-D0, hệ số tăng áp lớn nhất của 3L-qSBT2I được định nghĩa là:
Bmax  2 / 1  2 D0   2 Bmin . (3.21)
Để không ảnh hưởng đến điện áp ngõ ra, đỉnh của điện áp tham chiếu Vref_x phải
nhỏ hơn hoặc bằng hằng số điện áp VST. Do đó, chu kỳ ngắn mạch D0 bị giới hạn
bởi (1-M). Độ lợi điện áp của 3L-qSBT2I được xác định:

v x
G (3.22)
Vdc / 2

 M
Gmin  M  Bmin  2M  1
 (3.23)
G  M  B  2M ; M  0.5.
 max max
2M  1
Trong những mạch nghịch lưu nguồn kháng truyền thống, chỉ số điều chế luôn
luôn được lựa chọn sao cho điện áp ngõ vào nhỏ nhất và được giữ cố định. Trong
khi thông số điều khiển là chu kỳ ngắn mạch D0. Theo kết quả đó, chỉ số điều chế
được lựa chọn trong những nghịch lưu thông thường là không tối ưu tại chu kỳ ngắn
mạch nhỏ bởi vì M nhỏ hơn (1-D0). Với phương pháp điều khiển PWM của 3L-

Trang 41
qSBT2I, cả hai hệ số M và D0 được chọn giá trị cố định và M=1-D0, khi đó những
hệ số điều khiển của 3L qSBT2I là d1 và d2. Với chỉ số điều chế cố định, độ lợi điện
áp của 3L-qSBT2I được thay đổi từ Gmin đến Gmax bằng cách điều khiển cả hai hằng
số điện áp Vcon1 và Vcon2. Không giống như những nghịch lưu thông thường, chỉ số
điều chế trong 3L-qSBT2I được lựa chọn theo điện áp ngõ vào lớn nhất. Do đó, việc
lựa chọn chỉ số điều chế trong những nghịch lưu thông thường như những nghịch
lưu mạng nguồn kháng 3 bậc [47], [48] là thấp hơn 3L-qSBT2I. Đây cũng là một
trong ba điểm mới chương 3 của luận án cải thiện chỉ số điều chế cao nhất có thể.

Hình 3.5: Phần trăm giảm của độ gợn dòng điện cuộn dây 3L-qSBT 2I so với
nghịch lưu [48].

Trang 42
Hình 3.6: So sánh với cấu hình [30], [32], [46].
Hình 3.6: (a) Hệ số tăng áp so với tỉ số ngắn mạch, (b) độ lợi điện áp so với chỉ
số điều chế, (c) so sánh điện áp đặt trên tụ điện C (VC/Vdc) và (d) so sánh điện áp đặt
trên bán dẫn thêm vào (VS/Vdc): (1) cấu hình 3L-ZSI với hai mạng 2-LC [30], (2)
cấu hình HB-SBI [46], (3) cấu hình đề xuất với phương pháp PWM max, (4) cấu
hình đề xuất với phương pháp PWM min và cấu hình 3L-BNI [47], và (5) cấu hình
3L-ZSI với một mạng LC [32].
3.4. Cân bằng điện áp trên tụ và ổn định DC-link cho 3L-qSBT 2I
1
VPN_ref err d1 Vcon1
PID
PID 2 h1
VC1 Limiter
vtri2
Khối điều khiển điện áp DC-link
h2
err Δd d2 Vcon2
PID
PID 2
VC2 Limiter 1
Khối điều khiển cân bằng điện áp tụ

Hình 3.7: Điều khiển điện áp DC-link và điều khiển cân bằng điện áp trên tụ cho
3L-qSBT2I.
Để điều khiển ổn định DC-link tác giả dựa trên luật điều khiển PID như trình
bày ở Hình 3.7. Điện áp hai tụ VC1 và VC2 được đọc hồi tiếp để xác định điện áp DC-
link (điện áp trên thanh cái). Điện áp DC-link hồi tiếp về so sánh với giá trị điện áp
tham chiếu VPN_ref. Sai lệch của bộ so sánh này được đưa vào bộ điều khiển PID để
tạo ra chu kỳ ngắn mạch cho khóa T1, d1. Bộ điều khiển cân bằng điện áp tụ VC1 và
VC2 [45] được trình bày ở Hình 3.7. Để độ lệch giữa hai tụ VC1 và VC2 là nhỏ nhất bộ
điều khiển PID tạo ra hệ số ngắn mạch Δd. Chu kỳ ngắn mạch của khóa T2, d2 được
xác định:

Trang 43
d 2  d1   d . (3.24)
3.5. So sánh với những nghịch lưu ba bậc khác
So sánh với nghịch lưu hai chặng 3L-Bis trong [18]-[28] cấu hình đề xuất sử
dụng nhiều hơn hai diode với khả năng chịu ngắn mạch ST. Do cấu hình 3L-Bis
không thể hoạt động ở chế độ ngắn mạch ST. So sánh với các cấu hình một chặng
như 3L-ZSIs với một mạng LC [32], và 3L-ZSIs với hai mạng LC [30], cấu hình
HB-SBIs [46], cấu hình 3L-BNIs [47], và cấu hình 1S3L-BNIs [48] kết hợp Bảng
3.2 so sánh cấu hình đề xuất với các cấu hình khác.
Bảng 3.2 Cấu hình đề xuất so với các cấu hình khác.
3L-ZSI với 1- 3L-ZSI với 2-LC 3L-qSBT2I PWM
HB-SBI [46] 3L-BNI [47] 1S3L-BNI [48]
LC[32] [30] đề xuất
Cuộn dây 2 4 2 2 1 1
Tụ điện 2 4 2 2 2 2
(*)
Diode 20 20 6 22 22 16
Nguồn một chiều 2 2 2 2 1 1
Các khóa đóng-ngắt 12 12 4 14 14 14
1 1 1 D0 1 1  1 2 
Hệ số tăng áp, B  , 
1 2D0 1 2D0 1  3D0 1 2D0 1 2D0 1  2D0 1  2D0 

M M M2 M M  M 2M 
Độ lợi điện áp, G  2M  1 , 2M  1
2M  1 2M  1 3M  2 2M  1 2M  1

Dòng ngõ vào Không liên tục Không liên tục Không liên tục Liên tục Liên tục Liên tục
Dòng đỉnh đỉnh của D0 (1  D0 )TVdc D0 (1  D0 )TVdc D0 (1  D0 )TVdc D0 (1  D0 )TVdc D0 (1  D0 )TVdc D0TVdc
cuộn dây 2(1  2D0 )Li 4(1  2D0 )Li 2(1  3D0 )Li 2(1  2D0 )Li (1  2D0 )Li 2Li

Độ gợn dòng điện Rất cao Rất cao Rất cao Thấp Thấp Rất thấp

1 D0 Vdc 1 D0 Vdc 1 D0 Vdc 0.5Vdc 0.5Vdc  0.5Vdc V 


Điện áp đặt trên tụ  , dc 
1 2D0 21 2D0  21 3D0  1  2D0 1  2D0 1  2 D0 1  2D0 

Điện áp đặt trên các 1 D0 Vdc 0.5Vdc 0.5Vdc  0.5Vdc V 


Không áp dụng Không áp dụng  , dc 
khóa đóng-ngắt 21 3D0  1  2 D0 1  2 D0 1  2 D0 1  2D0 

Điện áp ngõ ra Ba pha, ba bậc Ba pha, ba bậc Một pha, ba bậc Ba pha, ba bậc Ba pha, ba bậc Ba pha, ba bậc

3.5.1. Thành phần linh kiện trong cấu hình 3L-qSBT2I so với các cấu hình khác
Như trình bày trong Bảng 3.2, cấu hình đề xuất 3L-qSBT2I và cấu hình 1S3L-
BNI [48] tiết kiệm hơn một cuộn dây so sánh với ZSI với một mạng LC [32], cấu
hình HB-SBIs [46] và cấu hình 3L-BNI [47]. So sánh cấu hình 3L-ZSI với hai mạng
2-LC [30], cấu hình đề xuất 3L-qSBT2I sử dụng ít hơn 3 cuộn dây, ít hơn hai tụ và
nhiều hơn hai khóa tích cực. Cấu hình HB-SBIs [46] chỉ tạo ra một pha 3 bậc ngõ
ra, trong khi những nghịch lưu khác tạo ra 3 pha ba bậc ở ngõ ra. Hơn nữa, cấu hình
đề xuất 3L-qSBT2I và cấu hình 1S3L-BNI [48] chỉ sử dụng một nguồn DC ngõ vào,

Trang 44
trong khi những nghịch lưu khác sử dụng hai nguồn DC ngõ vào. So sánh cấu hình
1S3L-BNI [48], cấu hình đề xuất 3L-qSBT2I tiết kiệm phần lớn diode kẹp.
3.5.2. Độ gợn dòng điện của cuộn dây và độ gợn điện áp của tụ điện
Giả sử rằng nghịch lưu hoạt động trong trạng thái dẫn liên tục, độ gợn dòng điện
đỉnh đỉnh cuộn dây và độ gợn điện áp đỉnh đỉnh tụ điện của 3L-qSBT 2I được xác
định từ phương trình (2.8) như sau:
Vdc Iload
I L  D0T & VC  D0T . (3.25)
2LB 2C
Bảng 3.2 so sánh độ gợn dòng điện đỉnh-đỉnh cuộn dây của nghịch lưu nguồn
kháng ba bậc. Bởi vì cấu hình 3L-ZSI với một mạng LC [32], cấu hình 3L-ZSI với
hai mạng 2-LC [30], cấu hình 3L-BNI [47] và cấu hình 1S3L-BNI [48] có độ lợi
điện áp giống nhau và cùng chu kỳ ngắn mạch và chỉ số điều chế, độ gợn cuộn dây
của cấu hình 1S3L-BNI [48] tương ứng gấp đôi và gấp bốn lần của cấu hình HB-
SBIs [46] và cấu hình 3L-ZSI với hai mạng 2-LC [30]. Tuy nhiên số cuộn dây trong
cấu hình 1S3L-BNI [48], cấu hình HB-SBIs [46] và cấu hình 3L-ZSI với hai mạng
2-LC [30] là một, hai và bốn. Do đó, điện cảm của các nghịch lưu là như nhau. Bởi
vì cấu hình 1S3L-BNI [48] có số cuộn dây giống như nghịch lưu đề xuất 3L-qSBT 2I.
Vì thế nó được sử dụng để so sánh với cấu hình 1S3L-BNI [48].
Hình 3.5 trình bày phần trăm giảm của độ gợn dòng điện cuộn dây của cấu hình
đề xuất 3L-qSBT2I với cấu hình 1S3L-BNI [48]. Như trình bày ở Hình 3.5, độ gợn
dòng điện cuộn dây của cấu hình đề xuất 3L-qSBT2I với phương pháp điều khiển
PWM nhỏ nhất giảm được trên 50%. Khi sử dụng phương pháp điều khiển PWM
lớn nhất giảm được trên 89%.
3.5.3. Độ lợi điện áp
Hình 3.6 (a) trình bày quan hệ giữa hệ số tăng áp và chu kỳ ngắn mạch của cấu
hình một chặng 3L-Bis. Hình 3.6 (b) so sánh độ lợi điện áp của cấu hình đề xuất 3L
qSBT2I so với cấu hình 3L-Bis. Như trình bày ở Hình 3.6 (a) và Hình 3.6 (b), cấu
hình đề xuất 3L-qSBT2I khi áp dụng phương pháp điều khiển PWM tối thiểu
(d1=d2=D0) có độ lợi điện áp giống như cấu hình 3L-ZSI với một mạng LC [32],
cấu hình 1S3L-BNI [48] và cấu hình 3L-BNI [47]. Khi phương pháp điều khiển
PWM lớn nhất (d1=d2=1-D0) được áp dụng cho cấu hình đề xuất 3L-qSBT 2I, cấu

Trang 45
hình đề xuất 3L-qSBT2I có độ lợi điện áp lớn với M>0.72 khi so sánh với cấu hình
3L-BIs.
3.5.4. Điện áp đặt trên các khóa và trên tụ
Hình 3.6 (c) và Hình 3.6 (d) so sánh điện áp đặt trên tụ và điện áp đặt trên các
khóa T1 và T2. Như đã trình bày ở Hình 3.6 (c), cấu hình 3L-ZSI với một mạng LC
[32] có điện áp đặt trên tụ cao nhất bởi vì cấu hình 3L-ZSI với một mạng LC [32]
sử dụng nhiều hơn 2 tụ điện vì vậy điện áp trên tụ điện là thấp nhất. Như đã trình
bày ở Hình 3.6 (d), điện áp đặt trên hai khóa T1 và T2 của cấu hình đề xuất 3L-
qSBT2I khi áp dụng phương pháp điều khiển PWM nhỏ nhất là giống với cấu hình
3L-BNI [47]. Cấu hình đề xuất 3L-qSBT2I khi áp dụng phương pháp điều khiển
PWM lớn nhất có điện áp đặt trên các tụ và các khóa T1 và T2 thấp hơn cấu hình
HB-SBIs [46] với độ lợi điện áp thấp hơn 3.28.
3.5.5. Tổn hao trong phương pháp điều khiển PWM đề xuất 3L-qSBT 2I
Tổn hao trong mạch nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T bao
gồm tổn hao dây dẫn, tổn hao mạch kích các khóa công suất và tổn hao các khóa
công suất trong mạng nguồn kháng cũng như phía nghịch lưu. Tuy nhiên, trong các
loại tổn hao được liệt kê ở trên, tổn hao các khóa công suất trong mạng nguồn kháng
cũng như phía nghịch lưu là đáng kể. Tổn hao các khóa công suất trong mạng nguồn
kháng cũng như phía nghịch lưu được xác định như sau:
PS W  PS S  PC S (3.26)
Với PSW là tổn hao trong 1 chu kỳ điện áp điều khiển trên khóa công suất trong
mạch nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T, PSS là tổn hao do
chuyển mạch, PCS là tổn hao do dẫn điện trong 1 chu kỳ điện áp điều khiển trên khóa
công suất trong mạch nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T.
Trong phương pháp đề xuất 3L-qSBT2I như trình bày ở Hình 3.1 trạng thái kích
đóng/ngắt của các khóa nghịch lưu là giống như các phương pháp điều khiển PWM
thông thường [48]. Trong một chu kỳ đóng/ngắt. Số trạng thái kích đóng và kích
ngắt của các khóa T1 và T2 trong cả hai phương pháp điều khiển PWM đề xuất và
phương pháp điều khiển PWM thông thường là hai. Số trạng thái phân cực thuận và
phân cực ngược các diode của cả hai phương pháp đề xuất và thông thường là hai.
Do đó, tổn hao đóng/ngắt là không tăng trong phương pháp điều khiển PWM đề

Trang 46
xuất so với phương pháp điều khiển PWM thông thường. Bởi vì phương pháp điều
khiển PWM đề xuất sử dụng chu kỳ ngắn mạch nhỏ mà vẫn tạo ra độ lợi điện áp
ngõ ra tương tự các phương pháp điều khiển PWM thông thường, tổn hao dẫn trong
những khóa nghịch lưu giảm khi áp dụng phương pháp điều khiển PWM đề xuất.
So sánh phương pháp điều khiển PWM trong cấu hình 1S3L-BNI [48] với kỹ thuật
điều khiển PWM đề xuất. Kỹ thuật điều khiển PWM đề xuất có khoảng thời gian
dẫn của các khóa T1 và T2 gia tăng. Tuy nhiên, khoảng phân cực thuận của các diode
D1 và D4 giảm. Do đó, khoảng thời gian dẫn của các khóa T1 và T2 là một hằng số,
trong khi tổn hao dẫn của các diode giảm đáng kể khi áp dụng kỹ thuật điều khiển
PWM đề xuất.
3.6. Hướng dẫn lựa chọn các phần tử trong nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển
mạch ba bậc hình T
Từ phương trình (3.23) chỉ số điều chế được tính toán theo điện áp ngõ ra và
điện áp ngõ vào tối đa như sau:

2v x
M , (3.27)
4v x  Vdc _ max
Với Vdc_max là điện áp ngõ vào tối đa khi đó chu kỳ ngắn mạch được tính D0=1-M
3.6.1. Lựa chọn cuộn dây và tụ điện
Trong các bộ chuyển đổi điện áp, bộ biến đổi tăng áp được chia thành 2 dạng:
trạng thái dòng liên tục (CCM) và trạng thái dòng gián đoạn (DCM). Mặt khác, tùy
theo các ứng dụng cũng như yêu cầu thiết kế của khách hàng mà cuộn dây tăng áp
có độ gợn bao nhiêu phần trăm cho phép (30% trong cấu hình đề xuất). Trong cấu
hình đề xuất 3L-qSBT2I sử dụng trạng thái dòng điện liên tục. Do đó, độ gợn dòng
điện của cuộn dây LB và độ gợn điện áp trên tụ C1 và C2 được định nghĩa như sau:
I L V
rL %  & rC %  C . (3.28)
IL VC
Từ phương trình (3.16), (3.25) và (3.27) giá trị cuộn dây và tụ điện của phương
pháp đề xuất 3L-qSBT2I được tính toán là:

 D TV 2 D 1 2 D0  TPo
2

LB  0 dc & C1  C2  0 , (3.29)
2rL %Po rC % 1 D0 Vdc2

Trang 47
Với ɳ là hiệu suất của nghịch lưu.
3.6.2. Lựa chọn bán dẫn
Điện áp đặt trên các khóa T1, T2, S2x và S3x (x = a, b, c) và các diode D1-D4 bằng
với điện áp trên tụ VC và được tính như sau:
Vdc
VC  . (3.30)
1 2D0
Điện áp đặt trên các khóa S1x và S4x là 2VC.
Từ Hình 3.2, dòng điện cực đại qua các khóa và các diode là bằng dòng điện
qua cuộn dây và được xác định bởi phương trình (3.16). Dòng điện cực đại qua các
diode D2 và D3 là:
1
I D 2  I D 3  I L  Iload  Iload . (3.31)
1 2D0
3.7. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm
3.7.1. Kết quả mô phỏng
Bảng 3.3: Những thông số được sử dụng trong mô phỏng và thực nghiệm.
Thông số/thành phần Giá trị
Điện áp ngõ vào Vdc 90 – 180 V
Điện áp ngõ ra mong muốn Vph 111 Vrms
Tần số ngõ ra fo 50 Hz
Tần số sóng mang fs 5 kHz
Tỉ số ngắn mạch ST D0 0.3
Chỉ số điều chế M 0.7
Cuộn dây tăng áp LB 3 mH/ 20 A
Tụ điện C1 = C2 2200 F/400 V
Bộ lọc 3 pha LC Lf và Cf 3 mH and 10 F
Tải trở 3 pha Rload 40Ω

Để kiểm chứng hiệu suất của cấu hình 3L-qSBT2I với kỹ thuật điều khiển PWM
đề xuất, phần mềm PSIM được sử dụng để mô phỏng. Những thông số của cấu hình
đề xuất 3L-qSBT2I được trình bày trong Bảng 3.3 được tính toán từ phương trình
(3.20) điều kiện của tỷ số ngắn mạch được xác định D0<0.5. Để không ảnh hưởng
đến điện áp ngõ ra, đỉnh của điện áp tham chiếu Vref_x phải nhỏ hơn hoặc bằng hằng
số điện áp VST. Do đó, chu kỳ ngắn mạch D0 bị giới hạn bởi (1-M). Khi D0 hoạt động
trong dãy từ 0.01 đến 0.49, dãy điện áp ngõ vào đạt được 10V đến 312 V từ phương

Trang 48
trình (3.17). Trường hợp điện áp ngõ vào 10 V, các thông số điều khiển được tính
D0=0.49, M=0.51, d=0.51, với các thông số điều khiển này điện áp trên tụ, các khóa
công suất của hệ thống sẽ rất cao gây nên nguy hiểm cho bộ chuyển đổi khi hoạt
động. Trường hợp điện áp ngõ vào là 312 V, các thông số điều khiển được tính
D0=0, M=1, d=0, với các thông số điều khiển này việc áp dụng cho các ứng dụng
PV có điện áp ngõ vào thấp là không khả thi. Mặt khác điều kiện phòng thí nghiệm
cũng như cơ sở vật chất chưa đáp ứng được cấp điện áp ngõ ra 220 V hiệu dụng.
Tuy nhiên, tác giả đã cố gắng đáp ứng được cấp điện áp ngõ ra 110 V hiệu dụng phù
hợp với cấp điện áp của thế giới. Do đó, để áp dụng cho những ứng dụng PV và an
toàn cho hệ thống hoạt động tác giả chọn dãy điện áp ngõ vào từ 90V đến 180V cho
giải thuật đề xuất 3L-qSBT2I. Để tạo ra điện áp 110 V hiệu dụng từ điện áp ngõ vào
tối đa 180 V và điện áp ngõ vào tối thiểu 90 V, với chỉ số điều chế từ phương trình
(3.27) phải bằng 0.7. Do đó chu kỳ ngắn mạch được tính là D0=0.3.
Hình 3.8 trình bày kết quả mô phỏng cho cấu hình 3L-qSBT2I khi Vdc = 180 V
và d1 = d2 = 0.3. Từ trên xuống dưới: (a) điện áp pha ngõ ra VAG, điện áp pha so với
trung tính nguồn VAO, điện áp dây ngõ ra VAB, dòng điện tải IR, dòng điện ngõ vào IL
ở tần số cao, điện áp ngõ vào Vdc, và điện áp tụ điện C1 và C2; và (b) tín hiệu điều
khiển cực cổng của T1 và T2, điện áp của diode D1 và D4, điện áp DC-link, và dòng
điện của cuộn dây ở tần số thấp.
Hình 3.8 trình bày kết quả mô phỏng của cấu hình đề xuất 3L-qSBT2I với
phương pháp điều khiển PWM đề xuất. Khi Vdc=180 V và d1=d2=0.3. Như trình bày
ở Hình 3.8 điện áp của tụ C1 và C2 được tăng áp lên 225 V và 224 V từ điện áp ngõ
vào 180 V. Điện áp DC-link mô phỏng đạt được 449 V. Tần số hoạt động của cuộn
dây LB là 20 KHz. Điện áp pha so với tâm nguồn (VA0) có điện áp 225 V, 0 và -225
V. Dòng điện ngõ ra liên tục.

Trang 49
(a) (b)
2
Hình 3.8: Kết quả mô phỏng cho cấu hình 3L-qSBT I khi Vdc = 180 V và d1 = d2 =
0.3.

(a) (b)
Hình 3.9: Kết quả mô phỏng cấu hình 3L-qSBT2I khi Vdc = 90 V và d1 = d2 = 0.7.

Trang 50
Hình 3.9: Kết quả mô phỏng cho cấu hình 3L-qSBT2I khi Vdc = 90 V và d1 = d2
= 0.7. Từ trên xuống dưới: (a) điện áp pha ngõ ra VAG, điện áp pha so với trung tính
nguồn VAO, điện áp dây ngõ ra VAB, dòng điện tải IR, dòng điện ngõ vào IL ở tần số
cao, điện áp ngõ vào Vdc, và điện áp tụ điện C1 và C2; và (b) tín hiệu điều khiển cực
cổng của T1 và T2, điện áp của diode D1 và D4, điện áp DC-link, và dòng điện của
cuộn dây ở tần số thấp.
Hình 3.9 trình bày kết quả mô phỏng của cấu hình đề xuất 3L-qSBT2I với
phương pháp điều khiển PWM đề xuất. Khi Vdc=90 V và d1=d2=0.7. Như trình bày
ở Hình 3.9, điện áp của tụ C1 và C2 được tăng áp lên 225 V và 224 V từ điện áp ngõ
vào 90 V. Điện áp DC-link mô phỏng đạt được 449 V. Tần số hoạt động của cuộn
dây LB là 20 KHz. Điện áp pha so với tâm nguồn (VA0) có điện áp 225 V, 0 V và -
225 V. Dòng điện ngõ ra liên tục.
3.7.2. Kết quả thực nghiệm

Hình 3.10: Mô hình thực nghiệm cho cấu hình đề xuất 3L-qSBT2I.
Một mô hình với công suất 1 kW dựa vào vi điều khiển xử lý tín hiệu số
TMS320F28335 để kiểm chứng hiệu quả của cấu hình đề xuất 3L-qSBT 2I với
phương pháp điều khiển PWM đề xuất. Hình 3.10 thể hiện mô hình thực nghiệm.
Điện áp ngõ vào trong dãy từ 90 V đến 180 V. Điện áp ngõ ra mong muốn là 110
V. Tần số ngõ ra là 50 Hz. Tần số đóng/ngắt của mạch nghịch lưu cầu hình T là 5
KHz. Tất cả IGBT FGL40N150D (sản xuất tại Nhật) trong mô hình thực nghiệm
được điều khiển bởi những mạch khuếch đại và cách ly TL250. Bốn diode công suất
DSEI60-12A (sản xuất tại Nhật). Cuộn dây tăng áp LB có giá trị 3mH và dòng điện
định mức 20A. Hai tụ điện C1 và C2 có giá trị 2200µF và điện áp định mức 400V.

Trang 51
Điện áp ngõ ra được lọc bởi một bộ lọc thông thấp 3 pha. Chỉ số điều chế và chu kỳ
ngắn mạch trong cấu hình đề xuất có thông số là 0.7 và 0.3.

(a) (b)

(c) (d)

(e) (f)
Hình 3.11 kết quả thực nghiệm cấu hình đề xuất khi Vdc = 180 V và d1 = d2 = 0.3.
Hình 3.11 trình bày những dạng sóng thực nghiệm của 3L-qSBT2I với phương
pháp điều khiển PWM nhỏ nhất có các thông số Vdc = 180 V và d1 = d2 = 0.3. Điện
áp của tụ điện C1 và C2 được tăng áp 212 V và 224 V, từ điện áp ngõ vào 180 V.
Điện áp đỉnh của DC-link đo được 436 V. Dòng điện ngõ vào liên tục. Như hình
3.11 (c) các khóa đóng/ngắt của T1 và T2 được kích cùng một thời điểm. Những tín
hiệu điều khiển được dịch pha 900 so với tín hiệu điều khiển chu kỳ ngắn mạch VS0.
Điện áp hiệu dụng pha ngõ ra (VAG) đo được 108Vrms/50Hz.

Trang 52
(a) (b)

(c) (d)

(e) (f)
Hình 3.12 Kết quả thực nghiệm cho cấu hình đề xuất 3L-qSBT 2I khi Vdc = 90 V và
d1 = d2 = 0.7.
Khi điện áp ngõ vào giảm xuống 90 V, trong khi đó chỉ số điều chế và chu kỳ
ngắn mạch trong cấu hình đề xuất được giữ cố định 0.7 và 0.3. Hình 3.12 trình bày
những dạng sóng thực nghiệm của 3L-qSBT2I với phương pháp điều khiển PWM
nhỏ nhất có các thông số Vdc = 90 V và d1 = d2 = 0.7. Điện áp trên tụ điện C1 và C2
được tăng áp 204 V và 212 V từ điện áp ngõ vào 90 V. Điện áp đỉnh của DC-link
đo được 416 V. Điện áp hiệu dụng pha ngõ ra (VAG) đo được 103Vrms/50Hz.

Trang 53
Như trình bày ở Hình 3.11 và 3.12, dòng điện của cuộn dây tăng trong suốt chu
kỳ ngắn mạch hoặc ở trạng thái không ngắn mạch 3 (NST3), khi cả hai khóa T1 và
T2 được kích đóng đồng thời, tần số hoạt động của cuộn dây tăng áp LB là 20 KHz
mặc dù tần số đóng/ngắt của nghịch lưu cầu hình T là 5 KHz. Điện áp pha so với
trung tính nguồn có ba bậc.
Hình 3.11 (a) và Hình 3.12 (a) dạng sóng nhìn từ trên xuống dưới là điện áp pha
ngõ ra VAG và điện áp pha so với trung tính nguồn VAO. Ở Hình 3.11 (b) và Hình
3.12 (b) dạng sóng nhìn từ trên xuống dưới là điện áp dây ngõ ra VAB và dạng sóng
dòng điện tải IR. Ở Hình 3.11 (c) và Hình 3.12 (c) dạng sóng nhìn từ trên xuống dưới
là tín hiệu điều khiển ngắn mạch VS0 cho các khóa phía hình T và những tín hiệu
điều khiển VS90, VT1 và VT2. Ở Hình 3.11 (d) và Hình 3.12 (d) dạng sóng nhìn từ trên
xuống dưới là dòng điện của cuộn dây tăng áp, điện áp diode VD1, điện áp diode VD4
và điện áp DC-link. Ở Hình 3.11 (e) và Hình 3.12 (e) những dạng sóng nhìn từ trên
xuống dưới là điện áp ngõ vào Vdc, điện áp trên tụ C2, điện áp trên tụ C1 và dòng
điện ngõ vào. Hình 3.11 (f) và Hình 3.12 (f) trình bày độ méo dạng dòng điện tải
(THD). Hình 3.11 và Hình 3.12 là dòng điện ngõ vào và ngõ ra được đo lường bởi
cảm biến áp LEM-LA 25-P.
Bảng 3.4: Giá trị điện áp theo lý thuyết, mô phỏng và thực nghiệm khi M = 0.7 và
D0 = 0.3.
Vdc = 180 V, d1-2 = 0.3 Vdc = 90 V, d1-2 = 0.7
Tính toán Mô phỏng Thực nghiệm Tính toán Mô phỏng Thực nghiệm
Điện áp
225 V 224 V 212 V 225 V 225 V 204 V
trên tụ C1
Điện áp
225 V 225 V 224 V 225 V 224 V 212 V
trên tụ C2
Điện áp
450 V 449 V 436 V 450 V 449 V 416 V
DC-link
Điện áp
111 V 111 V 108 V 111 V 111 V 103 V
ngõ ra
Bảng 3.4 so sánh điện áp của các kết quả tính toán, mô phỏng và thực nghiệm của
cấu hình 3L-qSBT2I với phương pháp điều khiển PWM đề xuất. Kết quả mô phỏng
gần với kết quả tính toán, trong khi kết quả thực nghiệm nhỏ hơn kết quả tính toán.
Điện áp DC-link của cấu hình 3L-qSBT2I đo được khi áp dụng hai phương pháp

Trang 54
PWM nhỏ nhất và phương pháp PWM lớn nhất có giá trị ít hơn kết quả tính toán
3.1% và 7.6%. Bởi vì điện áp rơi trên các linh kiện được sử dụng trong mô hình thực
nghiệm. Khi áp dụng phương pháp điều khiển PWM lớn nhất với mong muốn đạt
được độ lợi điện áp cao nên điện áp rơi trên linh kiện nhiều hơn.
Bảng 3.5 trình bày giá trị THD của phương pháp 3L-qSBT2I so với phương pháp
trong [48]. Giá trị THDv của giải thuật đề nghị khi áp dụng hai phương pháp PWM
nhỏ nhất và phương pháp PWM lớn nhất lần lượt được tính là 63.2% và 70.5% và
phương pháp [48] được tính 67.16%. Bởi vì sử dụng bộ lộc thông thấp 3 pha ngõ ra
nên giá trị THDi nhỏ hơn THDV. Giá trị THDi của giải thuật đề nghị khi áp dụng
hai phương pháp PWM nhỏ nhất và phương pháp PWM lớn nhất lần lượt được tính
là 2.58% và 3.2% và phương pháp [48] được tính 2.85%. Như kết quả, khi giải thuật
đề nghị phương pháp PWM nhỏ nhất có THDi nhỏ nhất so với phương pháp [48] và
phương pháp PWM lớn nhất. Phương pháp PWM lớn nhất có THDi lớn nhất bởi vì
mong muốn đạt độ lợi điện áp cao nên tổng độ méo dạng sóng hài dòng điện cao.
Bảng 3.5: THD của điện áp ngõ ra (THDV) và dòng điện ngõ ra (THDI) khi M =
0.7 và D0 = 0.3.
Phương pháp đề xuất
Phương pháp trong [48]
Vdc = 180 V, d1-2 = 0.3 Vdc = 90 V, d1-2 = 0.7
THDi THDv THDi THDv THDi THDv
2.85% 67.16% 2.58% 63.2% 3.2% 70.5%

Hình 3.13 kết quả thực nghiệm cho cấu hình đề xuất 3L-qSBT2I. (a) khi Vdc
được thay đổi từ 120 V đến 144 V, (b) khi công suất của tải bị giảm từ 900 W xuống
412 W và (c) quá trình cân bằng điện áp trên tụ. Nhìn từ trên xuống dưới (a) điện áp
ngõ vào và điện áp ngõ ra, (b) điện áp và dòng điện ngõ ra, (c) điện áp trên các tụ
C1 và C2.
Hình 3.13 (a) trình bày những dạng sóng thực nghiệm của cấu hình đề xuất 3L-
qSBT2I khi điện áp ngõ vào bất thình lình tăng từ 120 V đến 144 V. Hình 3.13 (b)
trình bày những dạng sóng thực nghiệm của cấu hình đề xuất 3L-qSBT 2I khi công
suất tải bị giảm từ 900 W xuống 412 W. Các thông số PID của bộ điều khiển như:
Kp = 10.75, Ki = 0.95 và Kd = 0.00602. Như đã trình bày ở Hình 3.13 (a) và 3.13 (b),
điện áp pha ngõ ra được duy trì không đổi tại 110 Vrms.
Trang 55
Hình 3.13 (c) trình bày điện áp trên các tụ C1 và C2 khi chưa điều khiển cân
bằng tụ với Vdc = 120 V và điện áp pha ngõ ra là 110 Vrms. Khi điều khiển cân bằng
tụ C1 và C2 với giá trị cân bằng 220 V.

Hình 3.13 Kết quả thực nghiệm cân bằng điện áp tụ C1 và C2 và điện áp ngõ ra cho
cấu hình đề xuất 3L-qSBT2I.
Kết luận:
Kết quả mô phỏng và thực nghiệm của giải thuật đề xuất đạt được các ưu điểm sau:
Kết quả mô phỏng và thực nghiệm Hình 3.8 và 3.9 chỉ ra rằng độ gợn dòng điện
của cuộn tăng áp đạt được 1.8 A phù hợp phương trình lý thuyết (3.24); độ lợi điện
áp là 1.75; hệ số tăng áp là 2.5. Khi chỉ số điều chế là 0.7; chỉ số ngắn mạch 0.3; chỉ
số ngắn mạch cho hai khóa T1 và T2 là 0.3 và điện áp ngõ vào là 180 V.
Kết quả mô phỏng và thực nghiệm Hình 3.11 và 3.12 chỉ ra rằng độ gợn dòng
điện của cuộn tăng áp đạt được 0.9 A phù hợp phương trình lý thuyết (3.24), độ lợi
điện áp là 3.5; hệ số tăng áp là 5. Khi chỉ số điều chế là 0.7, chỉ số ngắn mạch 0.3,
chỉ số ngắn mạch cho hai khóa T1 và T2 là 0.7 và điện áp ngõ vào là 90 V.
Trên cơ sở phân tích bộ nghịch lưu tăng áp, các công trình nghiên cứu về nghịch
lưu tăng áp trong và ngoài nước, Tác giả đề xuất cấu hình nghịch lưu tăng áp trực

Trang 56
tiếp có công suất nhỏ, giảm các khóa công suất. Nghịch lưu tăng áp trực tiếp trên đề
xuất kỹ thuật điều khiển phù hợp:
a) Giảm độ gợn dòng điện ngõ ra nguồn điện một chiều;
b) Độ lợi điện áp cao so với cấu hình tương tự;
c) Chỉ số điều chế cao nhất có thể so với cấu hình tương tự.

Trang 57
Chương 4: Kỹ thuật điều chế vector không gian cho nghịch lưu
tăng áp tựa khoá chuyển mạch 3 bậc hình T có khả năng triệt
tiêu điện áp common mode
Chương 3 đã trình bày cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc
hình T với nhiều ưu điểm như: giảm độ gợn dòng điện của cuộn dây tăng áp, độ lợi
điện áp cao và chỉ số điều chế cao nhất có thể so với cấu hình tương tự. Tuy nhiên,
trong quá trình hoạt động, bộ nghịch lưu tạo ra điện áp common mode (CMV), quá
trình này là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vấn đề bất lợi cho bộ nghịch lưu như:
dòng điện rò, điện áp trục trong các ứng dụng điều khiển động cơ cũng như nhiễu
điện từ. Vì vậy trong chương 4 tác giả sẽ trình bày giải thuật triệt tiêu CMV dựa vào
kỹ thuật điều chế xung vector không gian. Ngoài ra, kỹ thuật SVM này còn giảm độ
gợn dòng điện cuộn dây tăng áp cũng như độ lợi điện áp và chỉ số điều chế cao.
4.1. Nguyên lý hoạt động và giải thuật triệt tiêu common mode cho 3L-qSBT 2I.
Về cấu hình giống như cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc
hình T như đã trình bày ở chương 3. Hình 4.1 trình bày cấu hình của 3L-qSBT 2I.
Trong 3L-qSBT2I, một mạng nguồn kháng bao gồm một cuộn dây tăng áp (LB), hai
tụ (C1, C2), hai khóa tích cực (T1, T2) và bốn diode (D1-D4) được sử dụng và ngõ ra
của mạng nguồn kháng kết nối với nghịch lưu ba bậc hình T thông thường. Nghịch
lưu ba bậc hình T thông thường sử dụng gồm 6 khóa một chiều và ba khóa hai chiều.
Điểm trung tính của mạng nguồn kháng được kết nối nối tiếp với ba khóa xoay chiều
S2a, S2b, S2c.
T1 D1 P S1a S1b S1c
LB C1 Lf
S2a iA R A
iL D2 VC1 A
S2b iB R B
O B G
Vdc iC RC
D3 VC2 S2c C
C2
S3a S3b S3c Cf
T2
D4 N
S2x (x = a, b, c)
Hình 4.1 Cấu hình 3L-qSBT2I

Giống như cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T
trong chương 3, nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình T với khả

Trang 58
năng triệt tiêu điện áp common mode (3L-qSBT2I-ECMV) có hai trạng thái làm việc
chính: trạng thái ngắn mạch (ST) và trạng thái không ngắn mạch (NST). Trong trạng
thái NST có 4 trạng thái NST phụ như trình bày ở Hình 4.2. Trong trạng thái không
ngắn mạch được trình bày từ Hình 4.2 (a) đến Hình 4.2 (d), bên phía nghịch lưu
tương đương một nguồn dòng. Hình 4.2 (e) trình bày trạng thái ngắn mạch nơi mà
DC-link bị ngắn mạch bởi các khóa đóng/ngắt của mạch nghịch lưu hình T.
T1 D1 +Vc T1 D1 +Vc T1 D1 +Vc
LB LB LB
iL D2 C1 iL D2 C1 iL D2 C1
Vdc O Vdc O Vdc O
D3 C2 D3 C2 C2
D3
T2 D4 T2 D4 T2
-Vc -Vc D4 -Vc
(a) (b) (c)

T1 D1 +Vc T1 D1
LB LB
iL D2 C1 iL D2 C1
Vdc O Vdc O
D3 C2 C2
D3
T2 D4 -Vc T2 D4

(d) (e)

Hình 4.2: Trạng thái hoạt động của 3L-qSBT2I. (a) Trạng thái không ngắn mạch 1
(NST 1), (b) trạng thái không ngắn mạch 2 (NST 2), (c) trạng thái không ngắn
mạch 3 (NST 3), (d) trạng thái không ngắn mạch 4 (NST 4) và (e) trạng thái ngắn
mạch (ST).
Bảng 4.1: Trạng thái kích đóng/ngắt của 3L-qSBT 2I (x=a, b, c)
Trạng Kích đóng các Phân cực thuận
VX
thái khóa chuyển mạch các Diode
NST 1 T1 D2, D3, D4 +VC, 0 or -VC
NST 2 T2 D1, D2, D3 +VC, 0 or -VC
NST 3 T1, T2 D2, D3 +VC, 0 or -VC
S1x +VC
NST 4 S2x D1, D2, D3, D4 0
S3x -VC
ST S1x, S2x, S3x D1, D4 0

Trang 59
4.1.1. Nguyên lý hoạt động của 3L-qSBT2I.
4.1.1.1. Trạng thái không ngắn mạch.
Trong trạng thái NST1, khóa T1 được kích đóng, trong khi khóa T2 bị kích ngắt,
như trình bày ở Hình 4.2 (a). Diode D1 bị phân cực ngược, trong khi các diode D2,
D3 và D4 được phân cực thuận. Cuộn dây LB và tụ C1 xả năng lượng, trong khi đó tụ
C2 được nạp.
Trong trạng thái NST2, khóa T1 bị kích ngắt, trong khi khóa T2 được kích đóng,
như trình bày ở Hình 4.2 (b). Diode D1, D2, và D3 được phân cực thuận, trong khi
các diode D4 bị phân cực ngược. Cuộn dây LB và tụ C2 xả năng lượng, trong khi đó
tụ C1 được nạp.
Trong trạng thái NST3, các khóa T1 và T2 được kích đóng, như trình bày ở Hình
4.2 (c). Các diode D1, và D4 bị phân cực ngược, trong khi các diode D2 và D3 được
phân cực thuận. Cuộn dây LB nạp năng lượng, trong khi đó tụ C1 và C2 xả năng
lượng. Khoảng thời gian của trạng thái này là D0.T, với D0 là chu kỳ ngắn mạch
trong một chu kỳ đóng/ngắt T.
Trong trạng thái NST4, các khóa T1 và T2 bị kích ngắt, như trình bày ở Hình 4.2
(d). Các diode D1, D2, D3 và D4 được phân cực thuận. Các tụ C1 và C2 được nạp
năng lượng từ điện áp ngõ vào Vdc. Trong khi cuộn dây LB truyền năng lượng từ
nguồn đến mạch chính, trong khi đó tụ C1 và C2 xả năng lượng. Khoảng thời gian
của trạng thái này là D0.T, với D0 là tỉ số ngắn mạch trong một chu kỳ đóng/ngắt T.
4.1.1.2 Trạng thái ngắn mạch (ST)
Trong trạng thái ngắn mạch (ST), các khóa S1x-S3x bên phía nghịch lưu hình T
được kích đóng đồng thời, trong khi các khóa T1 và T2 bị kích ngắt. Mạch tương
đương trong trạng thái này được trình bày ở Hình 4.2 (e). Các diode D1 và D4 được
phân cực thuận, trong khi các diode D2 và D3 bị phân cực ngược. Các tụ C1 và C2
không kết nối với mạch công suất. Khoảng thời gian của trạng thái ngắn mạch là
D0.T. Trong trạng thái này cuộn dây LB nạp năng lượng như đã trình bày chi tiết
trong Bảng 4.1.
4.1.2. Phân tích trạng thái xác lập cho 3L-qSBT2I
Tổng thời gian trong khoảng thời gian NST1 là (d1-D0)T/2, với d1 là chu kỳ
đóng/ngắt của khóa T1. Tổng thời gian trong khoảng thời gian NST2 là (d2-D0)T/2,

Trang 60
với d2 là chu kỳ đóng/ngắt của khóa T2. Khoảng thời gian của trạng thái không ngắn
mạch NST3 và trạng thái ngắn mạch ST là D0T. Do đó, khoảng thời gian còn lại của
trạng thái không ngắn mạch NST4 là (1-D0-d1/2-d2/2)T. Áp dụng định lý cân bằng
điện áp trên cuộn dây LB, điện áp trên tụ được xác định như sau (với lưu ý rằng d1
= d2 = d):
Vdc
VC  VC1  VC 2  (4.1)
2  3D0  d
Với:
VC1 và VC2: điện áp trên tụ C1 và C2;
Vdc: điện áp ngõ vào của bộ nghịch lưu;
D0: tỉ số ngắn mạch phía nghịch lưu;
d: hệ số công tác của khóa bán dẫn phía mạng nguồn kháng (với d=d1=d2).
Quan hệ giữa tỉ số ngắn mạch D0 và d theo phương trình 4.2:
D0  d  1  D0 (4.2)
Điện áp hiệu dụng ngõ ra được xác định như sau:
M .VC M Vdc
Vx,RMS   . . (4.3)
2 2 2  3D0  d
Với:
Vx,RMS: điện áp hiệu dụng ngõ ra;
M: Chỉ số điều chế của bộ nghịch lưu;
Để tránh ảnh hưởng đến điện áp ngõ ra, quan hệ giữa chỉ số điều chế M và tỉ số
ngắn mạch D0 được trình bày theo phương trình 4.4:

M  1
 . (4.4)
 M  D0  1
4.1.3. Giải thuật điều chế vector không gian triệt tiêu điện áp common mode
của 3L-qSBT2I.
Trong quá trình hoạt động, những bộ nghịch lưu đa bậc sinh ra điện áp common
mode (CMV), điện áp CMV này được định nghĩa bởi điện áp giữa điểm trung tính
tải “G” và trung tính DC-link “O”. CMV có thể được xác định bởi điện áp 3 pha
ngõ ra và được trình bày như phương trình (4.5):

Trang 61
VAO  VBO  VCO
VCMV  VGO  . (4.5)
3
Với:
VAO, VBO và VCO: điện áp cực 3 pha ngõ ra.

Mặt khác, có 27 vector tương ứng với 27 trạng thái kích đóng/ngắt của 3LT 2I.
Tương ứng với mỗi vector, 3LT2I tạo ra một giá trị CMV. Bảng 4.2 liệt kê giá trị
CMV của 3LT2I.
Bảng 4.2: Giá trị điện áp common mode (CMV) của nghịch lưu hình T 3 bậc
(3LT2I).
Vectors State VCMV State VCMV State VCMV
Zero [OOO] 0 [PPP] +VC [NNN] –VC
P-Type [POO] +VC/3 [PPO] +2VC/3 [OPO] +VC/3
Small [OPP] +2VC/3 [OOP] +VC/3 [POP] +2VC/3
N-Type [ONN] –2VC/3 [OON] –VC/3 [NON] –2VC/3
Small [NOO] –VC/3 [NNO] –2VC/3 [ONO] –VC/3
[PON] 0 [OPN] 0 [NPO] 0
Medium
[NOP] 0 [ONP] 0 [PNO] 0
[PNN] –VC/3 [PPN] +VC/3 [NPN] –VC/3
Large
[NPP] +VC/3 [NNP] –VC/3 [PNP] +VC/3
Như đã trình bày ở Bảng 4.2, biên độ cực đại của CMV đạt được khi những
vector [PPP] hoặc vector [NNN] được chọn, giá trị của nó là ±VC. Khi những vector
nhỏ được chọn để tổng hợp vector tham chiếu, giá trị CMV được thay đổi từ –2VC/3
đến +2VC/3, trong khi đó những vector lớn chỉ tạo ra CMV với giá trị đỉnh là VC/3.
Với 27 vector được liệt kê trong Bảng 4.2, vector zero [OOO] và những vector trung
bình tạo ra giá trị CMV nhỏ nhất (0V). Do đó, khi vector zero [OOO] và những
vector trung bình được chọn để tạo điện áp ngõ ra, giá trị CMV được giảm nhỏ nhất.
Để giảm CMV nhỏ nhất có thể tác giả đề xuất một phương pháp điều chế xung
vector không gian SVM bằng cách sử dụng vector zero và những vector trung bình,
để tổng hợp vector điện áp tham chiếu áp dụng cho 3LT2I. Kết quả, CMV được giảm
nhỏ nhất. Hình 4.3 biểu thị rằng biên độ của vector zero và những vector trung bình
là 0 và 2𝑉 /√3. Biên độ cực đại của vector tham chiếu là VC. Sơ đồ vector không
gian (Hình 4.3) được chia 6 phần (6 sector), 6 sector này được sử dụng để phân tích
nguyên lý hoạt động của bộ nghịch lưu.

Trang 62
Trong suốt quá trình hoạt động, trạng thái ngắn mạch (ST) được thêm vào vector
zero để không ảnh hưởng đến điện áp ngõ ra mà vẫn duy trì trạng thái tăng áp. Do
sơ đồ vector không gian được chia thành 6 phần đối xứng nhau, trong phần tính toán
thời gian, sắp xếp các chuỗi xung và chèn xung ngắn mạch tác giả trình bày đơn cử
cho sector I, các sector từ sector II đến sector IV được thực hiện tương tự.


V3 [OPN]

Sector III Sector II

V4 V2
[NPO] [PON]

Vref
[PPP] V0 Sector I
Sector IV [OOO] θ
[NNN] Vα

V5 V1
[NOP] [PNO]

Sector V Sector VI
V6 [ONP]

Hình 4.3: Sơ đồ vector không gian của 3LT2I


Giả sử rằng, vector tham chiếu tọa lạc ở sector I, vector zero 𝑉⃗ và những vector
trung bình (𝑉⃗ , 𝑉⃗ ) được chọn để tổng hợp vector tham chiếu, quan hệ của chúng
được xác định như sau:

    
Vref Ts  V0 T0  V1 T1  V2 T2
 . (4.6)
Ts  T0  T1  T2
Với:
𝑉⃗ : Vector tham chiếu;

𝑉⃗ : Vector zero;
𝑉⃗ , 𝑉⃗ : Những vector trung bình;
TS: Chu kỳ đóng/ngắt của bộ nghịch lưu;
T0, T1, T2: thời gian tồn tại của những V⃗ , V⃗ , V⃗ .
Vector tham chiếu 𝑉⃗ , vector zero 𝑉⃗ và những vector trung bình 𝑉⃗ , 𝑉⃗ được
định nghĩa như sau:

Trang 63

Vref  M .VC .e j

V0  0
 . (4.7)
 j /6
V
 1  2VC / 3.e
 j /6
V2  2VC / 3.e
Từ phương trình (4.6) và (4.7), thời gian tồn tại của những vector này được xác
định như sau:

T1  Ts .M .sin( / 6   )

T2  Ts .M .sin( / 6   ). (4.8)
T  T  T  T
 0 s 1 2
Chuỗi xung đóng/ngắt cho sector I được sắp xếp là [OOO]-[PON]-[PNO]-
[OOO]-[PNO]-[PON]-[OOO].
Để đạt được trạng thái ngắn mạch (ST), tất cả các khóa của các nhánh bộ nghịch
lưu phải được kích đóng đồng thời. Điều này sẽ làm điện áp pha – tâm nguồn là
zero. Do đó, để đảm bảo khả năng tăng áp của mạng nguồn kháng mà không ảnh
hưởng đến điện áp ngõ ra, vector ngắn mạch được thêm vào vector zero, vì vậy
vector zero được thay đổi theo phương trình (4.9):
  
V0T0  V0T0  VST TST
 . (4.9)
T   T 
 0 0 ST 0 T  T  D T
0 S

Để đạt được kỳ vọng mà luận án đặt ra, tác giả kết hợp trạng thái ngắn mạch và
chuỗi xung đã trình bày ở Hình 4.3. Khi đó chuỗi xung được sắp xếp lại như sau:
[FFF]-[OOO]-[PON]-[PNO]-[OOO]-[FFF]-[OOO]-[PNO]-[PON]-[OOO]-[FFF].
Với [FFF] là vector ngắn mạch. Cụ thể, việc chèn xung ngắn mạch và tín hiệu điều
khiển cho hai khóa đóng/ngắt (T1 và T2) phía mạng nguồn kháng được trình bày ở
Hình 4.4. Tín hiệu điều khiển ngắn mạch phía mạng nguồn kháng được dịch pha 90 0
so sánh với tín hiệu điều khiển phía nghịch lưu. Mục đích dịch pha để đảm bảo giảm
độ gợn dòng điện của cuộn dây tăng áp như đã trình bày ở chương 3. Ngoài ra, hai
khóa T1 và T2 được chèn thêm trạng thái phụ giúp bộ nghịch lưu tăng cường độ lợi
điện áp như đã trình bày ở chương 3. Tương tự chuỗi xung của sector I, những chuỗi
xung từ sector II đến sector IV được trình bày như Bảng 4.3.

Trang 64
IL
Δ IL

0
TS
dTs/2
T1
0
T2 TST
0
D0Ts/2
A Ts/4

0 [FFF]
B
0

C
0

T0/4 TM/2 TL/2 T0/2 TL/2 TM/2 T0/4


[OOO] [PON] [PNO] [OOO] [PNO] [PON] [OOO]

Hình 4.4: Chuỗi xung và tín hiệu điều khiển của sector I cho 3L-qSBT 2I-ECMV
Bảng 4.3: Chuỗi xung đóng/ngắt và phương pháp chèn xung 3L-qSBT 2I-ECMV.
Sector Chuỗi xung 3L-qSBT2I-ECMV
I [FFF]-[OOO]-[PON]-[PNO]-[OOO]-[FFF]-[OOO]-[PNO]-[PON]-[OOO]-[FFF]
II [FFF]-[OOO]-[OPN]-[PON]-[OOO]-[FFF]-[OOO]-[PON]-[OPN]-[OOO]-[FFF]
III [FFF]-[OOO]-[NPO]-[OPN]-[OOO]-[FFF]-[OOO]-[OPN]-[NPO]-[OOO]-[FFF]
IV [FFF]-[OOO]-[NOP]-[NPO]-[OOO]-[FFF]-[OOO]-[NPO]-[NOP]-[OOO]-[FFF]
V [FFF]-[OOO]-[ONP]-[NOP]-[OOO]-[FFF]-[OOO]-[NOP]-[ONP]-[OOO]-[FFF]
VI [FFF]-[OOO]-[PNO]-[ONP]-[OOO]-[FFF]-[OOO]-[ONP]-[PNO]-[OOO]-[FFF]

4.2. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm cho 3L-qSBT2I-ECMV.


4.2.1. Kết quả mô phỏng.

Để kiểm chứng hiệu suất của 3L-qSBT2I-ECMV, phần mềm PSIM được sử
dụng để mô phỏng. Những thông số của mạch được trình bày trong Bảng 4.4.
Ba kỹ thuật PWM được sử dụng trong mô phỏng và thực nghiệm để chứng minh
hiệu suất đạt được trong 3L-qSBT2I-ECMV: Phương pháp 1- phương pháp
SinPWM truyền thống (PD). Phương pháp 2- phương pháp SinPWM dịch pha
truyền thống (PS) [54], [58]. Phương pháp 3- phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV. Các
kết quả đạt được của phương pháp 1, áp dụng phương pháp chèn xung ngắn mạch
Trang 65
nửa trên (UST) và ngắn mạch nửa dưới (LST) được trình bày trong [52], [54]. Khi
áp dụng các thông số điều khiển, M=0.8, D0=0.2 và d được tính theo phương trình
(4.3) là 0.63 để đạt 110VRMS điện áp pha ngõ ra từ điện áp ngõ vào Vdc như mô tả ở
Bảng 4.4.
Bảng 4.4: Thông số mô phỏng và thực nghiệm cho 3L-qSBT2I-ECMV.
Tham số/thành phần Giá trị
Điện áp ngõ vào Vdc 150 V
Điện áp ngõ ra mong muốn VXG 110 Vrms
Tần số ngõ ra fo 50 Hz
Tần số sóng mang fs 5 kHz
Tỉ số ngắn mạch và chỉ số điều chế D0 , M 0.2, 0.8
Cuộn dây tăng áp LB 3 mH/ 20 A, 0.12 Ω
Tụ điện C1 = C 2 2200 F, 44 mΩ
Bộ lọc 3 pha LC Lf và Cf 3 mH và 10 F
Tải trở ba pha Rload 40Ω

Hình 4.5: Kết quả mô phỏng điện áp ngõ vào DC (Vdc), điện áp trên tụ (VC1 và VC2)
và dòng điện cuộn dây tăng áp (IL) của phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV.
Hình 4.5 nhìn từ trên xuống dưới điện áp ngõ vào (Vdc), điện áp trên tụ (VC1 và
VC2) và dòng điện cuộn dây tăng áp (IL) của phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV. Việc
mô phỏng được tiến hành với các thông số như ở Bảng 4.4. Kết quả, điện áp trên tụ
điện được tăng áp lên 194.8 V theo phương trình (4.1) và kết quả mô phỏng đo được
trên tụ VC1 và VC2 đạt được 196 V và 193 V. Giá trị đỉnh của điện áp DC-link (tổng
điện áp hai tụ C1 và C2) đo được 389 V. Trị trung bình dòng điện ngõ vào (dòng

Trang 66
điện của cuộn dây tăng áp) khi mô phỏng đạt được 6.1 A như đã trình bày ở Hình
4.5. Trong một chu kỳ điện áp ngõ ra giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dòng điện cuộn
dây tăng áp đạt được 7 A và 5.2 A.

Hình 4.6: Kết quả mô phỏng điện áp DC-link, điện áp pha (VAG) và CMV của (a)
Phương pháp 1, (b) phương pháp 2 và (c) phương pháp 3L-qSBT 2I-ECMV.
Hình 4.6 nhìn từ trên xuống dưới, kết quả mô phỏng của điện áp DC-link, điện
áp pha (VAG) và điện áp CMV của ba kỹ thuật như đã đề cập ở trên. Trong số những
kỹ thuật này, giá trị đỉnh của điện áp DC-link là tương tự đạt được 389 V. Vì sử
dụng phương pháp chèn xung ngắn mạch nửa trên và ngắn mạch nửa dưới cho nên
điện áp DC-link của phương pháp 1 thay đổi từ -Vdc_link/2 đến Vdc_link, trong khi đó
điện áp DC-link của phương pháp 2 và phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV có hai giá
trị 0V và Vdc_link vì hai phương pháp này sử dụng ngắn mạch toàn phần để tăng áp
ngõ ra từ điện áp ngõ vào DC. Như đã trình bày ở Hình 4.6, giá trị THD của điện áp
pha tăng dần từ phương pháp 1, phương pháp 2 đến phương pháp 3L-qSBT 2I-
ECMV. Kết quả mô phỏng THD của phương pháp 1, phương pháp 2 và phương
pháp 3L-qSBT2I-ECMV đạt được 42.07%, 67.32% và 77.08%. Kết quả, giá trị
CMV của phương pháp 1 có biên độ lớn nhất 2VC/3 và đạt 130 V. Phương pháp 2
có biên độ CMV trung bình thay đổi từ +VC/3 (65 V) đến -VC/3 (-65 V). Phương
pháp 3L-qSBT2I-ECMV có CMV gần bằng 0V. Giá trị hiệu dụng của CMV trong
ba phương pháp lần lượt là 71 VRMS, 41.6 VRMS, và 0 VRMS. Tuy nhiên, vì áp dụng
phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV như trình bày ở Hình 4.6 cho nên điện áp pha ngõ
ra còn ba bậc giống như điện áp cực, giá trị ba bậc đạt được là +VC, 0 và –VC.
Hình 4.7 Trình bày kết quả mô phỏng điện áp dây ngõ ra (VAB), điện áp ngõ ra
(VRA) và dòng điện ngõ ra (IA). Khi phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV được sử dụng
để giảm tối thiểu ảnh hưởng của CMV, THD của điện áp ngõ ra bị tăng lên. Giá trị

Trang 67
THD của điện áp dây ngõ ra (VAB) cả ba phương pháp mô phỏng đạt được 42%,
67.3%, và 77.1%. Biên độ đỉnh của điện áp dây ngõ ra bằng với điện áp đỉnh DC-
link, điện áp VAB thay đổi từ 0 V đến 390 V như trình bày ở Hình 4.7. Vì sử dụng bộ
lọc thông thấp (LC filter) ở ngõ ra cho nên giá trị THD dòng tải ngõ ra của ba phương
pháp được mô phỏng đạt được 0.7%, 0.51%, và 1.28%. Giá trị của điện áp ngõ ra
và dòng điện tải ngõ ra cho cả ba phương pháp là tương tự 110 VRMS và 2.77 ARMS.

Hình 4.7: Kết quả mô phỏng điện áp dây ngõ ra (VAB), điện áp ngõ ra (VRA) và
dòng điện ngõ ra (IA) của (a) Phương pháp 1, (b) phương pháp 2 và (c) phương
pháp 3L-qSBT2I-ECMV.
4.2.2. Kết quả thực nghiệm.

Hình 4.8: Mô hình thực nghiệm cho cấu hình 3L-qSBT 2I-ECMV.
Để kiểm chứng hiệu suất của phương pháp 3L-qSBT 2I-ECMV sử dụng kỹ thuật
điều chế xung vector không gian, một mô hình thực nghiệm được xây dựng dựa trên
vi điều khiển xử lý tín hiệu số DSP TMSF28335. Hình 4.8 trình bày mô hình thực
nghiệm cho cấu hình 3L-qSBT2I-ECMV. Các thông số của thiết bị được sử dụng
trong Bảng 4.4. Các Diode và IGBT được sử dụng trong mô hình thực nghiệm là

Trang 68
DSE160-12A và FGL40N150D (Nhật sản xuất). Chỉ số điều chế và tỉ số ngắn mạch
được sử dụng giống như trong phần mô phỏng. Với 150 V điện áp DC ngõ vào, điện
áp trên hai tụ C1 và C2 được tăng áp đến 187 V và 190 V.

Hình 4.9: Kết quả thực nghiệm của điện áp ngõ vào DC (Vdc), điện áp trên tụ C1 và
C2 (VC1 và VC2) và dòng điện cuộn dây tăng áp của 3L-qSBT2I-ECMV.
Giá trị trung bình dòng điện cuộn dây tăng áp đo thực nghiệm đạt được 6.02 A
như trình bày ở Hình 4.9.

Hình 4.10: Kết quả thực nghiệm của điện áp DC-link, điện áp pha (VAG) và CMV
của (a) Phương pháp 1, (b) phương pháp 2 và (c) phương pháp 3L-qSBT 2I-ECMV.

Như đã trình bày ở Hình 4.10, phương pháp 1 và phương pháp 2 có số bậc điện áp
pha ngõ ra cao hơn phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV như đã trình bày ở Hình 4.10
(a) và Hình 4.10 (b), vì thế chất lượng điện áp ngõ ra của phương pháp 1 và phương
pháp 2 được cải thiện hơn phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV. Tuy nhiên, trong số ba
kỹ thuật, điện áp hiệu dụng CMV của phương pháp 3L-qSBT 2I-ECMV được đo từ
thực nghiệm 5.73 VRMS. Trong khi đó, với phương pháp 1 và phương pháp 2 đo được

Trang 69
67.8 VRMS và 40.2 VRMS. Như kết quả, phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV giảm được
91.5% và 85.7% so sánh với phương pháp 1 và phương pháp 2.

Hình 4.11: Kết quả thực nghiệm điện áp dây ngõ ra (VAB), điện áp ngõ ra (VRA) và
dòng điện ngõ ra (IA) của (a) Phương pháp 1, (b) phương pháp 2 và (c) phương
pháp 3L-qSBT2I-ECMV.
Hình 4.11 Trình bày kết quả thực nghiệm điện áp dây ngõ ra (VAB), điện áp ngõ
ra (VRA) và dòng điện ngõ ra (IA) của ba phương pháp. Tương tự điện áp pha ngõ ra
được đề cập ở trên, điện áp dây ngõ ra được tạo bởi phương pháp 3L-qSBT 2I-ECMV
có chất lượng điện áp thấp nhất so với ba phương pháp. Bởi vì, phương pháp 3L-
qSBT2I-ECMV chỉ áp dụng vector zero và các vertor trung bình để tạo nên điện áp
ngõ ra. Biên độ lớn nhất của điện áp dây ngõ ra tương tự biên độ của điện áp DC-
link đạt được 380 V. Vì sử dụng bộ lọc thông thấp (LC filter) ở ngõ ra cho nên giá
trị THD dòng tải ngõ ra của ba phương pháp được cải thiện đáng kể. Kết quả, giá trị
của điện áp ngõ ra và dòng điện tải ngõ ra có giá trị THD nhỏ như đã trình bày ở
Hình 4.11. Giá trị hiệu dụng của điện áp ngõ ra và dòng điện ngõ ra là tương tự cho
phương pháp 1, phương pháp 2 và phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV và đo được từ
thực nghiệm 105 VRMS, 104 VRMS và 104 VRMS và dòng điện hiệu dụng ngõ ra của ba
phương pháp đo được 2.6 ARMS, 2.58 ARMS và 2.55 ARMS.

Trang 70
Hình 4.12: Kết quả thực nghiệm phân tích THD của điện áp ngõ ra (VAG). (a)
Phương pháp 1, (b) phương pháp 2 và (c) phương pháp 3L-qSBT 2I-ECMV.

Hình 4.13: Kết quả thực nghiệm phân tích THD của dòng điện ngõ ra (IA). (a)
Phương pháp 1, (b) phương pháp 2 và (c) phương pháp 3L-qSBT 2I-ECMV.
Hình 4.12 và Hình 4.13 phân tích FFT của điện áp ngõ ra (VAG) và dòng điện
ngõ ra (IA) được thực hiện cho cả ba phương pháp. Phổ hài của VAG và IA được xem
xét, biên độ hài bậc một của điện áp pha ngõ ra và dòng điện tải ngõ ra của ba
phương pháp là tương tự nhau và đo được 104.5 V và 2.55 A. Giá trị THD của VAG
và IA được tính toán bởi kết quả của phổ hài như trình bày ở Bảng 4.5. Trong số ba
phương pháp, Giá trị THD của phương pháp 3L-qSBT 2I-ECMV lớn nhất đạt
89.18%. Trong khi đó giá trị THD của phương pháp 1 và phương pháp 2 lần lượt

Trang 71
tính được 57.62% và 81.25%. Bởi vì sử dụng bộ lộc thông thấp 3 pha ngõ ra nên giá
trị THDI nhỏ hơn THDV. Cả ba có giá trị THDI tính toán được 2.62%, 2.34% và
3.3%.
Bảng 4.5: Phân tích THD của điện áp ngõ ra (THDV) và dòng điện tải (THDI).
Phương Phương Phương pháp
pháp 1 pháp 2 3L-qSBT2I-ECMV
THDV 57.62% 81.25% 89.18%
THDI 2.62% 2.34% 3.3%

Kết luận:
Trên cơ sở phân tích 3L-qSBT2I-ECMV, các công trình nghiên cứu về 3L-
qSBT2I-ECMV trong và ngoài nước, tác giả đề xuất cấu hình 3L-qSBT 2I-ECMV
công suất nhỏ, với khả năng triệt tiêu được điện áp common mode (CMV), mặc dù
THDI cao hơn phương pháp 1 và phương pháp 2. Tuy nhiên giá trị 3.3% vẫn nhỏ
hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép 5% [87].
Ngoài kỹ thuật chèn các vector để triệt tiêu điện áp common mode, việc phân
tích nguyên lý hoạt động, xây dựng file mô phỏng và chế tạo mô hình thực nghiệm
là cần thiết.

Trang 72
Chương 5: Nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc
hình T với khả năng chịu lỗi hở mạch các khóa công suất
Chương 3 tác giả đã trình bày cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển
mạch 3 bậc hình T với ưu điểm như: giảm độ gợn dòng điện ngõ ra nguồn điện một
chiều, độ lợi điện áp cao và chỉ số điều chế cao nhất có thể so với cấu hình tương
tự. Chương 4 trình bày cấu hình nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc
hình T với ưu điểm như: Kỹ thuật điều chế xung vector không gian có khả năng triệt
tiêu được điện áp common mode. Tuy nhiên, tính ổn định và độ tin cậy của bộ
nghịch lưu rất quan trọng trong hệ thống phân phối công suất như là: hệ thống cung
cấp điện không ngắt UPS, hệ thống y tế công suất cao và hệ thống chuyển đổi năng
lượng kết nối lưới. Vì vậy, chương 5 tác giả sẽ trình bày giải thuật chịu lỗi hở mạch
các khóa công suất trong bộ nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch 3 bậc hình
T. Giải thuật điều chế xung PWM này không chỉ chịu lỗi các khóa công suất bị lỗi
hở mạch bên phía nghịch lưu mà còn có khả năng chịu lỗi cho hai khóa công suất ở
mạng nguồn kháng bằng phương pháp điều chế lại tín hiệu điều khiển. Ngoài ra, tác
giả còn cải thiện các thông số điều khiển để giảm điện áp đặt trên các khóa bán dẫn
khi hoạt động ở điều kiện bình thường và điều kiện lỗi. Giải thuật đề xuất hoạt động
trong điều kiện bình thường và lỗi hở mạch khóa công suất mà không thêm bất cứ
phần tử công suất nào. Điều này sẽ giúp hệ thống giảm kích thước và trọng lượng.
5.1. Nguyên lý hoạt động và giải thuật chịu lỗi 3L-qSBT2I.
T1 D1 P S1a S1b S1c
LB C1 Lf
S2a iA RA
iL D2 VC1 A
S2b iB RB
O B G
Vdc iC RC
D3 VC2 S2c C
C2
S3a S3b S3c Cf
T2
D4 N
S2x (x = a, b, c)
Hình 5.1 Cấu hình 3L-qSBT2I

Hình 5.1 trình bày cấu trúc mạch của 3L-qSBT2I. Trong 3L-qSBT2I, một mạng
nguồn kháng bao gồm một cuộn dây tăng áp (LB), hai tụ (C1, C2), hai khóa tích cực
(T1, T2) và bốn diode (D1-D4) được sử dụng và ngõ ra của mạng nguồn kháng kết

Trang 73
nối với nghịch lưu ba bậc hình T thông thường. Nghịch lưu ba bậc hình T thông
thường sử dụng gồm 6 khóa một chiều và ba khóa hai chiều. Điểm trung tính của
mạng nguồn kháng được kết nối nối tiếp với ba khóa hai chiều S2a, S2b, S2c. Một
trong những tính năng nghiên cứu của luận án này là: giới thiệu một số khả năng
chịu lỗi khi một trong các khóa công suất trong nghịch lưu hình T hoặc một khóa
trong mạng nguồn kháng bị lỗi hở mạch. Như đã trình bày trong chương 3, mạch
3L-qSBT2I ở chế độ bình thường có hai trạng thái làm việc chính: trạng thái ngắn
mạch (ST) và trạng thái không ngắn mạch (NST). Trong trạng thái ngắn mạch tất cả
các khóa công suất Six (i=1, 2, 3 và x=a, b, c) của nghịch lưu hình T đều được kích
đóng đồng thời, trong khi hai khóa T1 và T2 của mạng nguồn kháng được kích ngắt.
Cuộn dây tăng áp LB được tích lũy năng lượng trong trạng thái này, trong khi tụ điện
không hoạt động.
5.1.1. Nguyên lý hoạt động của chịu lỗi 3L-qSBT2I.
T1 D1 S1a S1b S1c
LB C1 Lỗi S1a
Lf i A RA
VC1 S2a A
iL D2
S2b B i B RB
O G
Vdc iC RC
D3 S2c C
VC2
Lỗi S3a
C2 Cf
T2 D4 S3a S3b S3c

(a)
T1 D1 S1a S1b S1c
LB C1 Lỗi S2a
Lf iA RA
S2a A
iL D2 VC1
S2b iB RB
O B G
Vdc i C RC
D3 S2c C
VC2
C Cf
T2 D4 2 S3a S3b S3c

(b)
Lỗi T1 D1 P Lỗi T1 D1 P D1 P D1 P
T1 S1x T1 S1x T1 T1
LB C1 LB C1 LB C1 LB C1
iL D2 VC1 S iL D2 VC1 S iL D2 VC1 S iL D2 VC1 S
O 2x O 2x O 2x O 2x

D3 X D3 VC2 X D3 X D3 VC2 X
VC2 VC2
Vdc Vdc Vdc Vdc
C2 C2 Lỗi T2 C2 S3x Lỗi T2 C2 S3x
T2 T2 N T2 T2 N
D4 N D4 D4 N D4
(c) (d) (e) (f)

Hình 5.2 Trạng thái hoạt động của chịu lỗi 3L-qSBT2I trong những điều kiện lỗi
khóa công suất
Hình 5.2 (a) lỗi hở mạch S1a hoặc S3a, (b) lỗi hở mạch của S2a, và (c) trạng thái NST5
với lỗi hở mạch của T1 và (d) trạng thái NST6 với lỗi hở mạch của T1 hoặc (e) trạng
thái NST5 với lỗi hở mạch của T2 và (f) trạng thái NST6 với lỗi hở mạch của T2.
Trang 74
Bảng 5.1: Những góc pha chuẩn trong điều kiện bình thường và xảy ra lỗi.
Tín hiệu điều chế 𝑉⃗ 𝑉⃗ 𝑉⃗ 𝑉 ⃗ 𝑉⃗ 𝑉⃗
Hoạt động bình thường -2π/3 2π/3 π/6 -π/2 5π/6
Lỗi pha A 0 -5π/6 5π/6 π/6 -π/2 5π/6
Lỗi pha B π/6 0 π/2 π/6 -π/2 5π/6
Lỗi pha C -π/6 -π/2 0 π/6 -π/2 5π/6

Vc Vc
Vc'
Vca '
Vca π
2π 6
3 Va Va' Va
Vbc '
o Vbc o
π
6
Vab '
Vab
Vb Vb'
Vb
(a) (b)
Vc' Vc
Vc '
Vca
'
Vbc
π
Va' Va
6 Vc' o
'
π Vab π
6 Va 6
Vb' o π '
Vca
6 Va'
Vb '
Vbc
'
Vab
Vb'
Vb
(c) (d)

Hình 5.3 Những vector điện áp tham chiếu trong (a) điều kiện bình thường (b) lỗi
pha A, (c) lỗi pha B, (d) lỗi pha C.
Hoạt động chịu lỗi 3L-qSBT2I có thể được chia thành ba trường hợp: lỗi hở
mạch S1x hoặc S3x, lỗi hở mạch S2x (x=a, b, c) và lỗi hở mạch của T1 hoặc T2. Hình
5.2 trình bày ba điều kiện lỗi của pha A. Hình 5.3 trình bày những vector điện áp
tham chiếu của nghịch lưu hình T trong điều kiện hoạt động bình thường (𝑉⃗, 𝑉⃗, và

𝑉⃗) và trong điều kiện hoạt động lỗi (𝑉⃗, 𝑉⃗ và 𝑉⃗). Khi lỗi xảy ra tại S1x hoặc S3x
những vertor điện áp tham chiếu của nghịch lưu hình T phải được định nghĩa lại
theo (𝑉⃗, 𝑉⃗ và 𝑉⃗) như Hình 5.3 (b) đến 5.3 (d). Không mất tính tổng quát, giả sử
lỗi hở mạch xảy ra tại S1a hoặc S3a, để duy trì điện áp dây ngõ ra tại giá trị trước lỗi,
góc pha của những vector tham chiếu 𝑉⃗ và 𝑉⃗ phải được thay đổi, trong khi biên
độ của những vector tham chiếu này không đổi. Điện áp tham chiếu của pha lỗi sẽ
dịch chuyển về vị trí zero. Khi đó biên độ của những vector điện áp dây (𝑉 ⃗, 𝑉 ⃗

Trang 75
và 𝑉 ⃗) trong điều kiện hoạt động lỗi bị giảm √3 lần so với điều kiện hoạt động bình
thường với vector điện áp pha của chúng không đổi. Bảng 5.1 trình bày góc pha của
những vector điện áp tham chiếu của nghịch lưu trong điều kiện trước và sau lỗi.
5.1.1.1. Điều khiển chịu lỗi khi S1x hoặc S3x bị lỗi
Khi lỗi xảy ra với S1a hoặc S3a như trình bày ở Hình 5.2 (a), điện áp ngõ ra pha
A (VAO) không thể tạo ra điện áp +VC hoặc -VC dẫn đến dòng tải mất đối xứng và
méo dạng. Để duy trì điện áp ngõ ra liên tục, S2a kích dẫn kết nối điểm trung tính
mạng nguồn kháng với ngõ ra pha A, trong khi hai khóa công suất S1a và S3a được
kích ngắt. Mặt khác, những vector điện áp tham chiếu 𝑉⃗, 𝑉⃗,và 𝑉⃗ được định nghĩa
như mô tả ở Hình 5.3 (b) đến 5.3 (d) để giữ cân bằng điện áp dây. Khi pha A hoạt

động trong điều kiện lỗi S1a hoặc S3a những góc pha tham chiếu 𝑉⃗ và 𝑉⃗ được định
nghĩa bởi -5π/6 và +5π/6. Tương tự, khi pha B hoạt động trong điều kiện lỗi S1b
hoặc S3b những góc pha tham chiếu 𝑉⃗ và 𝑉⃗ được định nghĩa bởi π/6 và π/2. Tương
tự, khi pha C hoạt động trong điều kiện lỗi S1c hoặc S3c những góc pha tham chiếu

𝑉⃗ và 𝑉⃗ được định nghĩa bởi -π/6 và -π/2. Như đã trình bày trong Bảng 5.1, những
góc pha tham chiếu của điện áp dây trước và sau lỗi là không thay đổi khi áp dụng
những tín hiệu điệu chế mới [73].
5.1.1.2. Điều khiển chịu lỗi khi S2x bị lỗi
Khi lỗi xảy ra với S2a như trình bày ở Hình 5.2 (b), điện áp cực ngõ ra của pha
A (VAO) không thể kết nối với điểm trung tính của mạng nguồn kháng. Để giải quyết
những vấn đề lỗi xảy ra với S2a, những khóa công suất chịu lỗi 3L-qSBT2I S1a và S3a
được kích đóng để hoạt động như mạch nghịch lưu hai bậc cho pha A, trong khi pha
B và pha C vẫn hoạt động như mạch nghịch lưu 3 bậc như trình bày ở Hình 5.2 (b).
Khi đó, những thông số điều khiển được duy trì như hoạt động trước lỗi. Tuy nhiên,
THD của pha A hoạt động trong điện áp hai bậc cao hơn pha B và pha C.
5.1.1.3. Điều khiển chịu lỗi khi T1 hoặc T2 bị lỗi
Khi lỗi xảy ra với T1 hoặc T2 của mạng nguồn kháng, điện áp trên tụ điện C1 và
C2 bị mất cân bằng. Khi đó, điện áp pha ngõ ra và dòng tải bị méo dạng cũng như
biên độ của chúng bị giảm. Giả sử lỗi hở mạch xảy ra với khóa công suất T1, trạng
thái ngắn mạch của nghịch lưu hình T và tín hiệu điều khiển của T2 cần được sử

Trang 76
dụng để cân bằng điện áp ngõ ra. Hình 5.2 (c) và 5.2 (d) trình bày hai trạng thái
không ngắn mạch khi tái cấu hình với lỗi hở mạch xảy ra với khóa công suất T1. Để
duy trì điện áp ngõ ra như trước lỗi, hai khóa công suất S2x và S3x (x=a, b, c) được
sử dụng để tạo điện áp ngõ ra hai bậc với một điện áp DC-link mới giữa điểm “O”
và điểm “N” của mạng nguồn kháng, trong khi, khóa công suất S1x được sử dụng để
nạp cho tụ C2. Điện áp tụ C2 được nạp và tăng áp lên bằng với điện áp DC-link bởi
vì tụ C1 không được kết nối trong trường hợp này. Tương tự, giả sử lỗi hở mạch xảy
ra với khóa công suất T2, trạng thái ngắn mạch của nghịch lưu hình T và tín hiệu
điều khiển của T1 cần được sử dụng để cân bằng điện áp ngõ ra. Hình 5.2 (e) và 5.2
(f) trình bày hai trạng thái không ngắn mạch khi tái cấu hình với lỗi hở mạch xảy ra
với khóa công suất T2. Để duy trì điện áp ngõ ra như trước lỗi, hai khóa công suất
S1x và S2x (x=a, b, c) được sử dụng để tạo điện áp ngõ ra hai bậc với một điện áp
DC-link mới giữa điểm “P” và điểm “O” của mạng nguồn kháng, trong khi, khóa
công suất S3x được sử dụng để nạp cho tụ C1. Điện áp tụ C1 được nạp và tăng áp lên
bằng với điện áp DC-link bởi vì tụ C2 không được kết nối trong trường hợp này.

Trang 77
5.1.2. Phân tích mạch cho chịu lỗi 3L-qSBT2I.
Bảng 5.2: Những trạng thái chuyển mạch của chịu lỗi 3L-qSBT 2I
Điều kiện lỗi pha A
Những khóa công suất Những diode được
VBO hoặc VCO
được kích đóng phân cực thuận
T1 D2, D3, D4 +VC, 0 hoặc -VC
T2 D1, D2, D3 +VC, 0 hoặc -VC
T1, T2 D2, D3 +VC, 0 hoặc -VC
S1b, S1c +VC
S2b, S2c D1, D2, D3, D4 0
S3b, S3c -VC
S1b, S1c, S2b, S2c, S3b, S3c D1, D4 0
Điều kiện lỗi khóa công suất T1 (x = a, b, c)
S1x, S2x, T2 0
D1, D3
S3x, T2 -VC2
S1x, S2x 0
D1, D3, D4
S3x -VC2
S1x, S2x, S3x D1, D4 0
Điều kiện lỗi khóa công suất T2 (x = a, b, c)
S2x, S3x, T1 0
D2, D4
S1x, T1 VC1
S2x, S3x 0
D1, D2, D4
S1x VC1
S1x, S2x, S3x D1, D4 0

Nguyên lý hoạt động của chịu lỗi 3L-qSBT2I dựa vào bảng trạng thái kích
đóng/ngắt trong Bảng 5.2. Tương tự nghịch lưu ba bậc nguồn Z truyền thống, chịu
lỗi 3L- qSBT2I với lỗi pha A như trình bày ở Hình 5.2 (a) và 5.2 (b) có thể hoạt động
trong hai trạng thái chính: trạng thái không ngắn mạch (NST) và trạng thái ngắn
mạch (ST). Bảng 5.2 trình bày trạng thái hoạt động của chịu lỗi 3L-qSBT 2I.

Trang 78
5.1.2.1 Trạng thái không ngắn mạch
Trong trạng thái không ngắn mạch này, chịu lỗi 3L-qSBT 2I tạo ra ba bậc điện
áp khác biệt: +VC, 0 và –VC bằng cách kích đóng/ngắt các khóa công suất phía
nghịch lưu hình T. Khi khóa công suất S1x được kích đóng (x=b hoặc c) dưới điều
kiện lỗi pha A điện áp cực VXO là +VC. Nếu khóa công suất S2x được kích đóng điểm
trung tính nguồn được kết nối với tải, do đó VXO là không (zero). Khi khóa công suất
S3x được kích đóng điện áp cực VXO là -VC. Trạng thái không ngắn mạch được chia
thành bốn trạng thái: NST1, NST2, NST3 và NST4.
Trong trạng thái NST1, khóa công suất T2 được kích ngắt, trong khi khóa công
suất T1 được kích đóng. Diode D2, D3, D4 phân cực thuận, trong khi diode D1 bị
phân cực ngược. Tụ điện C2 được nạp, trong khi đó cuộn dây tăng áp LB và tụ C1
không tích lũy năng lượng. Điện áp cuộn dây tăng áp được xác định như sau:
diL
LB  Vdc VC 2 . (5.1)
dt
Trong trạng thái NST2, khóa công suất T2 được kích đóng, trong khi khóa công
suất T1 được kích ngắt. Diode D1, D2, D3 phân cực thuận, trong khi diode D4 bị phân
cực ngược. Tụ điện C1 được nạp, trong khi đó cuộn dây tăng áp LB và tụ C2 không
tích lũy năng lượng. Điện áp cuộn dây tăng áp được xác định như sau:
diL
LB  Vdc VC1. (5.2)
dt
Trong trạng thái NST3, khóa công suất T1 và T2 được kích đóng. Diode D2 và
D3 phân cực thuận, trong khi diode D1 và D4 bị phân cực ngược. Tụ điện C1 và C2
không được nạp, trong khi đó cuộn dây tăng áp LB tích lũy năng lượng với khoảng
thời gian nạp là D0T với D0 là tỉ số ngắn mạch. Điện áp cuộn dây tăng áp được xác
định như sau:
diL
LB  Vdc . (5.3)
dt
Trong trạng thái NST4, khóa công suất T1 và T2 bị kích ngắt. Diode D1, D2, D3
và D4 phân cực thuận. Tụ điện C1 và C2 được nạp năng lượng từ nguồn Vdc, trong
khi đó phía nghịch lưu nhận được năng lượng từ cuộn dây tăng áp LB. Điện áp cuộn
dây tăng áp được xác định như sau:

Trang 79
diL
LB  Vdc VC1 VC 2 . (5.4)
dt
5.1.2.2 Trạng thái ngắn mạch
Trong trạng thái ST này, những khóa công suất S1b, S1c, S2b, S2c, S3b, và S3c của
phía hình T được kích đóng đồng thời, trong khi, hai khóa công suất T1 và T2 bị kích
ngắt. Diode D2 và D3 bị phân cực ngược, trong khi diode D1 và D4 được phân cực
thuận. Tụ điện C1 và C2 bị cách ly khỏi mạch công suất, trong khi cuộn dây tăng áp
LB tích lũy năng lượng với khoảng thời gian nạp là D0T. Điện áp cuộn dây tăng áp
được xác định như sau:
diL
LB  Vdc . (5.5)
dt
5.1.3. Phương pháp điều khiển PWM cho chịu lỗi 3L-qSBT2I.
Hình 5.4 (a) trình bày phương pháp điều khiển PWM cho chịu lỗi 3L-qSBT2I
khi lỗi xảy ra tại khóa S1a hoặc S3a. Ở Hình 5.4 (a), VST, Vcon1, và Vcon2 đại diện cho
những tín hiệu điều khiển ngắn mạch của khóa công suất T1 và T2. Để điều khiển
điện áp ba pha tải sau khi lỗi hở mạch xảy ra, điện áp tham chiếu của nghịch lưu
được định nghĩa lại như đã trình bày ở Hình 5.3 (b), điện áp tham chiếu được định
nghĩa như sau:





v 'a  0


  5 
v 'b  M sin 2 fot   (5.6)

  6


  5 

v 'c  M sin 2 f ot  ,
  6


Với M và f0 là chỉ số điều chế và tần số ngõ ra
Hình 5.4 (a), những tín hiệu điều khiển của S1b, S2b và S3b được tạo ra bằng cách
so sánh những điện áp tham chiếu ±𝑉 với sóng mang tần số cao vtri1, trong khi,
những tín hiệu điều khiển của S1c, S2c và S3c được tạo ra bằng cách so sánh những
điện áp tham chiếu ±𝑉 với sóng mang tần số cao vtri1. Lưu ý, khi xảy ra lỗi với pha
A, khóa công suất S2a luôn kích đóng, trong khi, hai khóa công suất S1a và S3a luôn
bị kích ngắt. Tín hiệu ngắn mạch của phía hình T được tạo ra bằng cách so sánh hai
hằng số điện áp VST và –VST với sóng mang tần số cao vtri1. Những hằng số điện áp
Trang 80
V con1 và V con2 được so sánh với sóng mang tần số cao khác vtri2 để tạo ra tín
hiệu điều khiển cho hai khóa công suất T1 và T2. Lưu ý rằng, hằng số điện áp V con1
và V con2 được giới hạn trong khoảng [1–VST , VST] và [−VST , VST –1].
T T/4 vtri1 vtri2
1 VST
Vcon1
0
t
Vcon2
-1 -VST
S1b
0
S2b t
0 t
S3b
0
S1c t
0 t
S2c
0 t
S3c
0
T1 t
0
T2 t
0 t
D0T/2 dT/2 dT/2 D0T/2 Trạng thái ngắn mạch
(a)
T vtri1 vtri2
1 va vb vc
VST
0 t
-VST
-1
S1a=S2a
0
S3a t
0 t
S1b=S2b
0
S3b t
0 t
S1c=S2c
0
S3c t
0 t
T2 D0T/2
0 t
D0T/2 = S2x kích dẫn đồng thời
S1a
0
t
S2a=S3a
T1 t
D0T/2
0 t
(b)

Hình 5.4 Phương pháp điều khiển PWM cho chịu lỗi 3L-qSBT 2I dưới những điều
kiện (a) lỗi hở mạch của S1a hoặc S3a (b) lỗi hở mạch của T1 hoặc T2.

Trang 81
Hình 5.4 (b) trình bày phương pháp điều khiển PWM cho chịu lỗi 3L-qSBT2I
khi lỗi xảy ra với T1 và T2 của mạng nguồn kháng. Những điện áp tham chiếu của
nghịch lưu được so sánh với sóng mang tần số cao vtri1 để tạo ra những tín hiệu điều
khiển S1x, S2x và S3x. Tín hiệu điều khiển ngắn mạch của phía nghịch lưu được tạo ra
bằng cách so sánh hai hằng số điện áp VST và –VST với sóng mang tần số cao vtri1.
Tín hiệu điều khiển của khóa công suất T2 được tạo ra bằng cách so sánh hai hằng
số điện áp VST và –VST với sóng mang tần số cao khác vtri2.
Giống như phương pháp điều khiển PWM của [49], phương pháp điều khiển
PWM đề xuất cho chịu lỗi 3L-qSBT2I có những ưu điểm giảm độ gợn dòng điện
của cuộn dây tăng áp bởi vì cuộn dây có bốn chu kỳ tích lũy năng lượng trong một
chu kỳ đóng/ngắt.
5.1.4. Phân tích trạng thái xác lập cho chịu lỗi 3L-qSBT2I.
Ở Hình 5.4 (a), (d– D0)·T là khoảng thời gian của trạng thái không ngắn mạch
NST1 và NST2, với d là thời gian đóng/ngắt của hai khóa công suất T1 và T2 của
mạng nguồn kháng và được điều khiển bởi hằng số điện áp V con1 và V con2 . Khoảng
thời gian của trạng thái ngắn mạch và trạng thái không ngắn mạch NST3 là
D0·T. Khoảng thời gian của trạng thái không ngắn mạch NST4 là (1 – 2D0 – d)·T.
Giả sử rằng, tụ điện C1 và C2 có giá trị đủ lớn để điện áp các tụ có giá trị là hằng số
và bộ điều khiển [49] được áp dụng cho chịu lỗi 3L-qSBT2I. Khi đó, VC1 = VC2 =
VC .
Áp dụng định lý cân bằng điện áp trên cuộn dây LB, điện áp trên tụ điện VC1 và
VC2 được xác định:
Vdc
VC  VC1  VC 2  (5.7)
2  3D0  d
Điện áp đỉnh ngõ ra trong trường hợp xảy ra lỗi hở mạch được xác định:
M  VPN M  VC M/ 3
v x    Vdc . (5.8)
2 3 3 2  3D0  d
Hệ số tăng áp B của chịu lỗi 3L qSBT2I được xác định:
VPN 2VC 2
B   . (5.9)
Vdc Vdc 2  3D0  d

Trang 82
5.1.5. Phân tích trạng thái xác lập cho chịu lỗi 3L-qSBT2I khi khóa công suất
T1 hoặc T2 của mạng nguồn kháng bị lỗi.
Khi lỗi hở mạch của T1 xảy ra, chịu lỗi 3L-qSBT2I có thêm hai trạng thái không
ngắn mạch như đã trình bày ở Hình 5.2 (c) và 5.2 (d) cùng với trạng thái ngắn mạch.
Để duy trì điện áp ngõ ra, điểm P trong mạng nguồn kháng nên được kết nối trực
tiếp với điểm “O”. Khi đó, nghịch lưu sẽ hoạt động với một điện áp DC-link mới
giữa điểm “O” và điểm “N” tạo ra hai bậc điện áp tại ngõ ra. Khi khóa công suất S1a
và S2a được kích đóng để kết nối điểm P với điểm “O”, điện áp ngõ ra pha A là Zero.
Nếu khóa công suất S1x hoặc S2x (x = b hoặc c) được kích đóng, điện áp ngõ ra của
pha B hoặc pha C là zero. Nếu khóa công suất S3b và S3c được kích đóng điện áp ngõ
ra của pha B hoặc pha C là –VC. Trong trạng thái NST5 như đã trình bày ở Hình 5.2
(c), khóa công suất T2 được kích đóng trong suốt khoảng thời gian D0·T cuộn dây
tăng áp LB tích lũy năng lượng và điện áp của cuộn dây được xác định như phương
trình (5.3). Tương tự, Khi lỗi hở mạch của T2 xảy ra, chịu lỗi 3L-qSBT2I có thêm
hai trạng thái không ngắn mạch như đã trình bày ở Hình 5.2 (e) và 5.2 (f) cùng với
trạng thái ngắn mạch. Để duy trì điện áp ngõ ra, điểm N trong mạng nguồn kháng
nên được kết nối trực tiếp với điểm “O”. Khi đó, nghịch lưu sẽ hoạt động với một
điện áp DC-link mới giữa điểm “P” và điểm “O” tạo ra hai bậc điện áp tại ngõ ra.
Khi khóa công suất S2a và S3a được kích đóng để kết nối điểm N với điểm “O”, điện
áp ngõ ra pha A là Zero. Nếu khóa công suất S2x hoặc S3x (x = b hoặc c) được kích
đóng, điện áp ngõ ra của pha B hoặc pha C là zero. Nếu khóa công suất S1b và S1c
được kích đóng điện áp ngõ ra của pha B hoặc pha C là VC. Trong trạng thái NST5
như đã trình bày ở Hình 5.2 (e), khóa công suất T1 được kích đóng trong suốt khoảng
thời gian D0·T cuộn dây tăng áp LB tích lũy năng lượng và điện áp của cuộn dây
được xác định như phương trình (5.3).
Trong trạng thái NST6 như đã trình bày ở Hình 5.2 (d), khóa công suất T2 được
kích ngắt. Cuộn dây tăng áp LB giải phóng năng lượng và điện áp trong cuộn dây
được xác định như phương trình (5.1). Khoảng thời gian trong trạng thái này là (1 –
2D0)·T. Tương tự, Trong trạng thái NST6 như đã trình bày ở Hình 5.2 (f), khóa công
suất T1 được kích ngắt. Cuộn dây tăng áp LB giải phóng năng lượng và điện áp trong

Trang 83
cuộn dây được xác định như phương trình (5.1). Khoảng thời gian trong trạng thái
này là (1 – 2D0)·T.
Trong trạng thái ngắn mạch, tất cả các khóa bên phía hình T được kích đóng
đồng thời, trong khi khóa công suất T2 hoặc T1 bị kích ngắt trong suốt khoảng thời
gian D0·T cuộn dây tăng áp LB tích lũy năng lượng và điện áp của cuộn dây được
xác định như phương trình (5.5). Áp dụng định lý cân bằng điện áp trên cuộn dây
LB, điện áp trên tụ C2 trong trạng thái xác lập được trình bày như phương trình (5.10):
Vdc
VC 2  (5.10)
1 2D0
Điện áp đỉnh ngõ ra được xác định:
M  VC 2 M
v x   Vdc . (5.11)
2 2.(1  2 D0 )
5.1.6. Phương pháp điều khiển cho chịu lỗi 3L-qSBT2I.
5.1.6.1. Kỹ thuật điều khiển chịu lỗi 3L qSBT2I.
Khi lỗi hở mạch xảy ra với khóa công suất S1a hoặc S3a, điện áp pha ngõ ra bị
giảm đi √3 lần so với điều kiện hoạt động bình thường. Trong trường hợp này, biên
độ điện áp ngõ ra của chịu lỗi 3L qSBT2I phải được bù bằng cách hoặc gia tăng chỉ
số ngắn mạch hoặc thay đổi chỉ số điều chế. Tuy nhiên, sự thay đổi chỉ số điều chế
và gia tăng chỉ số ngắn mạch nên bằng với điện áp ngõ ra bị giảm đi √3 lần. Các
thông số điều khiển của chịu lỗi 3L-qSBT2I khi gia tăng biên độ điện áp ngõ ra có
thể áp dụng phương trình (5.8). Để bù biên độ bị giảm của pha lỗi ba hệ số điều
khiển là M, D0 và d được yêu cầu.
Hình 5.5 trình bày lưu đồ của phương pháp điều khiển đề xuất cho chịu lỗi 3L-
qSBT2I. Lưu đồ 5.5 là một phương pháp xác định các thông số điều khiển tối ưu
một cách tổng quát. Các thông số điều khiển được lựa chọn theo điện áp ngõ vào
Vdc và điện áp đỉnh ngõ ra v x mà dãy điện áp ngõ vào cho trường hợp tăng áp lớn
nhất và trường hợp tăng áp nhỏ nhất từ 60 V đến 622 V và điện áp ngõ ra có thể 110
V hiệu dụng hoặc 220 V hiệu dụng tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng.
Lưu đồ có thể giải thích như sau. Điện áp ngõ vào và ngõ ra được nhập vào để
tính toán độ lợi điện áp mong muốn của bộ nghịch lưu trong trạng thái trước và sau
lỗi bởi phương trình (5.12):

Trang 84
(5.12)

Bắt đầu

Vdc, Vx, d = 0.5, D0 = 0, M = 1, k = 0.02

N Xác định lỗi


Y
G1N = 2Vx/Vdc G1F = 2√3Vx/Vdc

G2 = 2M/(2–3D0–d)

N
G2<(G1N, G1F)
Y
d = d+k
N d == 1
Y
M = d = d – k, D0 = D0+k,
G2 = 2M/(2–3D0–d)

N
(G1N, G1F) = G2
Y
Kết thúc và xuất các
thông số: D0, M and d

Hình 5.5 Lưu đồ của phương pháp điều khiển đề xuất trước và sau lỗi.
Phương pháp điều khiển đề xuất được thiết kế ưu tiên chỉ số điều chế cao nhất
có thể. Do đó giá trị đầu tiên của chỉ số điều chế và chỉ số ngắn mạch được khởi tạo
M=1 và D0=0. Để tăng điện áp, chỉ số ngắn mạch của hai khóa công suất trong mạng
nguồn kháng được khởi tạo d=0.5 và dựa vào độ lợi điện áp nhỏ nhất được yêu cầu
trong chịu lỗi TL-qSBT2I. Sau đó, độ lợi điện áp tính toán, G2 được xác định theo
phương trình (5.13):
2M
G2  (5.13)
2  3D0  d
Bước kế tiếp, giá trị độ lợi điện áp mong muốn G1N trong điều kiện bình thường
hoặc giá trị độ lợi điện áp mong muốn G1F trong điều kiện lỗi được so sánh với độ
lợi điện áp tính toán G2. Nếu G2 cao hơn độ lợi điện áp mong muốn G1N hoặc G1F

Trang 85
lưu đồ sẽ kết thúc và thu thập những thông số điều khiển của D0, M, và d như đã
nhập ban đầu. Nếu G2 thấp hơn độ lợi điện áp mong muốn G1N hoặc G1F, chỉ số ngắn
mạch d của hai khóa công suất mạng nguồn kháng sẽ gia tăng với hệ số bước k cho
đến khi d =1. Với k là số bước. Lưu ý, khi k được chọn quá nhỏ, giá trị tính toán của
chỉ số ngắn mạch D0 và chỉ số điều chế M đạt được tốt hơn. Tuy nhiên thời gian tính
toán lâu hơn. Do đó, qua phương pháp thử sai bước k được chọn là 0.02. Khi d=1
và độ lợi điện áp tính toán G2 vẫn thấp hơn độ lợi điện áp mong muốn G1N hoặc G1F,
chỉ số ngắn mạch D0 được gia tăng theo bước k, trong khi M và d là giảm theo bước
k. Giá trị của độ lợi điện áp tính toán G2 có thể được tính toán lại theo phương trình
(5.13). Sự so sánh sẽ được lập lại cho đến khi độ lợi điện áp tính toán G2 lớn bằng
độ lợi điện áp mong muốn G1N hoặc G1F và lưu đồ sẽ kết thúc và thu thập những
thông số điều khiển tối ưu của D0, M, và d.
5.1.6.2. So sánh kỹ thuật điều khiển chịu lỗi 3L-qSBT2I đề xuất với các phương
pháp PWM truyền thống.
Trong phần này, kỹ thuật PWM đề xuất cho chịu lỗi 3L qSBT2I được so sánh
với phương pháp PWM của chịu lỗi với mạng nguồn kháng trong [83], [84]. Như
đã so sánh trong [49], nghịch lưu ba bậc tăng áp hình T tựa khóa chuyển mạch (3L-
qSBT2I) sử dụng ít những phần tử thụ động và nhiều hơn hai khóa tích cực hơn so
với 3L-qZST2I trong [83]. Tuy nhiên, độ gợn dòng điện ngõ vào của cuộn dây tăng
áp của 3L-qSBT2I dưới phương pháp điều khiển PWM đề xuất được giảm như so
sánh với phương pháp điều khiển PWM trong [83] và [84]. Do đó, kích thước và
trọng lượng của chịu lỗi 3L-qSBT2I là thấp hơn những phương pháp chịu lỗi khác
3L-qZST2I trong [83].
Trong phương pháp điều khiển PWM cho chịu lỗi trong nghịch lưu mạng nguồn
kháng [83], [84], độ lợi điện áp được điều khiển bởi chỉ số điều chế M và tỉ số ngắn
mạch D0. Tuy nhiên, chỉ số điều chế M được giới hạn bởi (1-D0). Khi những nghịch
lưu nguồn kháng [83], [84] hoạt động trong điều kiện lỗi. Như kết quả, M thấp và
D0 cao phải được sử dụng để duy trì điện áp ngõ ra như giá trị trước lỗi. Bởi vì sử
dụng M thấp và D0 cao, chất lượng điện năng ngõ ra của nghịch lưu là thấp và công
suất tổn hao của nghịch lưu gia tăng do dòng điện ngắn mạch cao. Hơn nữa, điện áp
đặt trên các công suất bán dẫn là gia tăng bởi vì điện áp DC-link cao cũng như M

Trang 86
thấp. Độ lợi điện áp của chịu lỗi ba bậc nghịch lưu nguồn kháng với phương pháp
điều chế trong [83], [84] được xác định như sau:

v x M
G  . (5.14)
Vdc / 2 1  2D0
Với phương pháp điều chế đề xuất, tỉ số ngắn mạch D0 thấp được ưu tiên sao
cho lựa chọn M là cao nhất có thể. Do đó, giá trị đầu tiên của M và D0 được khởi tạo
để M=1 và D0=0. Để tăng điện áp, tỉ số ngắn mạch của hai khóa trong mạng nguồn
kháng, d được khởi tạo bằng 0.5. Khi đó, phương pháp điều khiển trong lưu đồ Hình
5.5 sẽ làm việc. Như kết quả, giá trị tối ưu của các thông số điều khiển M, D0 và d
là đạt được. Độ lợi điện áp của chịu lỗi 3L-qSBT2I với phương pháp điều chế đề
xuất được trình bày bởi phương trình (5.15) như sau:

v x 2M
G  . (5.15)
Vdc / 2 2  3D0  d
Giá trị của d được khởi tạo nhỏ nhất là 0.5 trong phương pháp đề xuất cho chịu
lỗi 3L-qSBT2I. Thay thế d=0.5 và D0=1-M vào phương trình (5.14) và (5.15), độ lợi
điện áp của chịu lỗi nghịch lưu ba bậc được viết lại như:

(5.16)

Hình 5.6 trình bày sự so sánh độ lợi điện áp cho phương pháp điều khiển trong
[83], [84] và phương pháp điều khiển đề xuất cho chịu lỗi 3L-qSBT2I. Như đã trình
bày ở Hình 5.6, phương pháp điều khiển đề xuất sử dụng chỉ số điều chế cao để tạo
độ lợi điện áp giống như phương pháp điều khiển trong [83], [84]. Như kết quả, việc
sử dụng chỉ số cao, phương pháp điều khiển đề xuất cho chịu lỗi 3L-qSBT 2I có điện
áp DC-link thấp hơn. Khi phương pháp điều khiển đề xuất được áp dụng chịu lỗi
3L-qSBT2I bằng cách lựa chọn các thông số điều khiển M, D0 và d thích hợp, độ lợi
điện áp của chịu lỗi 3L-qSBT2I sẽ cao hơn đường màu đỏ (hoặc đường số 2) ở Hình
5.6.

Trang 87
Hình 5.6 Sự so sánh độ lợi điện áp giữa phương pháp [83], [84] và phương pháp
đề xuất cho chịu lỗi 3L-qSBT2I.
Khi lỗi hở mạch xảy ra, điện áp tăng áp cao được yêu cầu để duy trì điện áp ngõ
ra như trước lỗi. Hậu quả là, điện áp trên tụ điện và điện áp DC-link bị gia tăng để
bù cho điện áp pha lỗi. Vấn đề này cũng được tìm thấy trong những nghịch lưu ba
bậc nguồn kháng trong [83], [84]. Tuy nhiên, điện áp đặt trên các khóa công suất và
các tụ của chịu lỗi 3L-qSBT2I với phương pháp điều khiển đề xuất nhỏ hơn những
phương pháp điều khiển được mô tả trong [83], [84] do sử dụng chỉ số điều chế cao
như đã trình bày ở Hình 5.6.
Khi so sánh với chịu lỗi nghịch lưu hình T thông thường, chịu lỗi 3L-qSBT 2I
với phương pháp PWM đề xuất có những ưu điểm. Không giống chịu lỗi nghịch lưu
hình T thông thường, chịu lỗi 3L-qSBT2I chịu được lỗi ngắn mạch bởi vì chịu lỗi
3L-qSBT2I sử dụng mạng nguồn kháng. Như kết quả, những bán dẫn công suất của
chịu lỗi 3L-qSBT2I là an toàn trong một thời gian nhất định đủ để tắt máy hệ thống
khi xảy ra ngắn mạch trên thanh cái. Do đó, các bộ dead-time là không cần thiết cho
việc điều khiển khóa công suất nửa trên và khóa công suất nửa dưới của mỗi nhánh
nghịch lưu. Kết quả là, chất lượng điện áp ngõ ra của chịu lỗi 3L-qSBT2I được cải
thiện. Hơn nữa, chịu lỗi 3L-qSBT2I có khả năng tăng-giảm điện áp mà điều này có
thể hiệu quả trong việc bù sự giảm áp cho pha lỗi và duy trì điện áp ngõ ra là hằng
số như trước lỗi.

Trang 88
5.2. Hiệu suất của chịu lỗi 3L-qSBT2I
Bảng 5.3: Những thông số các phần tử công suất được sử dụng trong cấu hình chịu
lỗi 3L-qSBT2I

Chịu lỗi 3L-qSBT2I


Diode DSEI60-12A 1200 V, 52 A
IGBT FGL40N150D 1500 V, 40 A
Điện trở ký sinh của
0.12 Ω, 3mH, 20A
cuộn dây
Tụ điện C1-C2 450VDC, 2200 µF
Điện áp ngõ ra 110 VRMS
Công suất ngõ ra 900 W

Do điều kiện phòng thí nghiệm cũng như cơ sở vật chất còn hạn chế. Vì thế việc đo
hiệu suất của chịu lỗi 3L-qSBT2I không thực hiện trên mô hình thực nghiệm mà chỉ
thực hiện trên phần mềm mô phỏng PSIM. Thông số của các phần tử công suất được
sử dụng như ở bảng 5.3

Trong trạng thái xác lập, hiệu suất của chịu lỗi 3L-qSBT2I được xác định:
Pdc   PC   PS  PL   PDC   PDS
 100%. (5.17)
Pdc
Trong đó: Pdc là công suất ngõ vào, ΣP DC là tổng tổn hao dẫn trên diode D1 – D4,
ΣP DS là tổng tổn hao chuyển mạch trên diode D1 – D4 và PL là tổn hao công suất
bởi RL. Nguồn công suất dc được xác định bởi:
Pdc  U dc .I LAVG (5.18)
ΣPC và ΣPS là tổng tổn hao dẫn và tổn hao chuyển mạch của các IGBT.
Trong điều kiện hoạt động trước lỗi, tổn hao dẫn và tổn hao chuyển mạch của IGBT
được thực hiện cho pha A. Trong điều kiện hoạt động sau lỗi, bởi vì khóa S 2a được
kích dẫn. Trong khi đó, các khóa S1a và khóa S3a bị kích ngắt. Do đó, tổng tổn hao
dẫn và tổn hao chuyển mạch của các IGBT chỉ được tính toán cho khóa S2a.
Bảng 5.4 đã chỉ ra rằng, trong điều kiện hoạt động trước lỗi tổng tổn hao là 75.5
W và trong điều kiện hoạt động sau lỗi tổng tổn hao là 110.32 W. Do đó, hiệu suất
của chịu lỗi 3L-qSBT2I ở điều kiện hoạt động sau lỗi giảm 3.0%.

Trang 89
Bảng 5.4: Thống kê tổn hao dẫn, tổn hao chuyển mạch và hiệu suất được sử dụng
trong cấu hình chịu lỗi 3L-qSBT2I
R L Pdc ΣPc ΣPs ΣP ΣP ΣP
Vdc η
(Ω) (mH) (W) (W) (W) Dc Ds (W)
Trước
165 40 3 1153 47.31 2.16 26 0.03 75.5 93.452
lỗi
Sau
165 40 3 1153 67 5.26 38 0.06 110.32 90.432
lỗi

Hình 5.7 Biểu đồ tổn hao chuyển mạch và tổn hao dẫn cho chịu lỗi 3L-qSBT2I.
Hình 5.7 trình bày kết quả mô phỏng tổn hao dẫn và tổn hao chuyển mạch của chịu
lỗi 3L-qSBT2I. Kết quả chỉ ra rằng, khi hoạt động trong điều kiện lỗi hiệu suất của
hệ thống giảm 3% so với khi hoạt động ở điều kiện trước lỗi.
5.3. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm
5.3.1. Kết quả mô phỏng
Bảng 5.5: Những thông số được sử dụng trong mô phỏng và thực nghiệm.
Tham số/thành phần Giá trị
Đánh giá công suất Po 1 kW
Điện áp ngõ vào Vg 165 V
Điện áp ngõ ra mong muốn VXG 110 Vrms
Tần số ngõ ra fo 50 Hz
Tần số sóng mang fs 5 kHz
Cuộn dây tăng áp LB 3 mH/ 20 A, 0.12 Ω
Tụ điện C1 = C2 2200 F, 44 mΩ
Bộ lọc 3 pha LC Lf và Cf 3 mH and 10 F
Tải trở ba pha Rload 40Ω
Diodes DSEI60-12A D1 – D4 1200 V, 52 A
S1x–S3x,
IGBTs FGL40N150D 1500 V, 40 A
T1, T2

Trang 90
Để kiểm chứng hiệu suất của chịu lỗi 3L-qSBT2I, phần mềm PSIM được sử
dụng để mô phỏng. Những thông số của mạch được trình bày trong Bảng 5.5. Để
tạo ra điện áp 110 V hiệu dụng từ điện áp ngõ vào tối đa 165 V. Như Hình 5.5 Lưu
đồ của phương pháp điều khiển đề xuất trước và sau lỗi khi điện áp ngõ vào 165V
và điện áp ngõ ra 110 V hiệu dụng. Các thông số điều khiển được xác định bởi lưu
đồ là: M=0.87, D0=0.13 và d=0.7 khi hoạt động trong điều kiện bình thường và
M=0.713, D0=0.287 và d=0.7 khi hoạt động trong điều kiện chịu lỗi.

Hình 5.8. Kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của S1a
Hình 5.8 đến Hình 5.10 trình bày kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L-qSBT 2I
trước và sau lỗi S1a khi điện áp ngõ vào là 165 V. Trong trường hợp nghịch lưu hoạt
động bình thường, điện áp của hai tụ C1 và C2 được tăng áp lên 181 V và điện áp
DC-link mô phỏng được 362 V. Khi khóa S1a xảy ra lỗi, điện áp của hai tụ C1 và C2
là không cân bằng và được tăng áp lên 175 V và 195 V như đã trình bày ở Hình 5.8.
Khi đó, dòng tải bị mất đối xứng và bị méo dạng bởi vì sự mất cân bằng của điện áp
hai tụ C1 và C2. Hình 5.9 với tái cấu hình mạch (Reconfigured), điện áp trên hai tụ
C1 và C2 và điện áp DC-link trước và sau lỗi được giữ không đổi. Tuy nhiên, điện
áp pha A bị giảm √3 lần. Để bù cho sự giảm điện áp ngõ ra pha A, phương pháp đề
xuất được áp dụng cho chịu lỗi 3L-qSBT 2I. Như kết quả, điện áp của hai tụ C1 và
C2 được tăng áp lên 381 V sau khi lỗi S1a như đã trình bày ở Hình 5.10. Điện áp DC-
Trang 91
link trước và sau điều kiện lỗi là 381 V và 762 V. Dòng điện ngõ ra được cân bằng
và được khôi phục. Trong điều kiện bình thường, điện áp cực (VA0) có ba cực là 181
V, 0 V và -181 V.

Hình 5.9. Kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của S1a khi tái cấu hình và chưa bù bởi những thông số điều
khiển.

Hình 5.10. Kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của S1a khi tái cấu hình và bù bởi những thông số điều khiển.

Trang 92
Hình 5.11 trình bày kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L-qSBT 2I trước và sau lỗi
hở mạch S2a. Trong trường hợp này, điện áp của pha A có hai bậc. Kết quả, dòng
điện ngõ ra bị méo dạng khi không thay đổi điều chế nhưng hệ thống vẫn có thể hoạt
động bình thường như đã trình bày ở Hình 5.11. Hình 5.12 trình bày kết quả của hệ
thống khi phương pháp điều chế đề xuất được áp dụng sau khi lỗi. Kết quả, sự méo
dạng dòng điện đã được xử lý hoàn toàn.

Hình 5.11. Kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của S2a khi không thay đổi phương pháp điều chế.

Hình 5.12. Kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của S2a khi thay đổi phương pháp điều chế.
Trang 93
(a)
Hình 5.13. Kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của T1 dưới điều kiện bình thường và lỗi hở mạch với phương
pháp điều chế đề xuất.
Hình 5.13 trình bày kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L-qSBT2I khi khóa công
suất T1 của mạng nguồn kháng xảy ra lỗi hở mạch. Để bù cho sự giảm điện áp ngõ
ra, phương pháp điều chế đề xuất được áp dụng cho chịu lỗi 3L-qSBT2I như đã trình
bày ở Hình 5.13, điện áp của tụ điện C1 vẫn giữ không đổi 181 V, trong khi điện áp
tụ C2 được tăng áp lên 458 V sau khi xảy ra lỗi hở mạch T1. Điện áp pha ngõ ra có
hai bậc. Điện áp đỉnh DC-link trước và sau điều kiện lỗi là 362 V và 458 V. Dòng
điện ngõ ra được cân bằng và được khôi phục.
Hình 5.14 trình bày kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L-qSBT2I khi khóa công suất
T2 của mạng nguồn kháng xảy ra lỗi hở mạch. Để bù cho sự giảm điện áp ngõ ra,
phương pháp điều chế đề xuất được áp dụng cho chịu lỗi 3L-qSBT 2I giống như đã
trình bày ở Hình 5.13, điện áp của tụ điện C2 vẫn giữ không đổi 181 V, trong khi
điện áp tụ C1 được tăng áp lên 458 V sau khi xảy ra lỗi hở mạch T2. Điện áp pha ngõ
ra có hai bậc. Điện áp đỉnh DC-link trước và sau điều kiện lỗi là 362 V và 458 V.
Dòng điện ngõ ra được cân bằng và được khôi phục.

Trang 94
Hình 5.14. Kết quả mô phỏng của chịu lỗi 3L qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của T2 dưới điều kiện bình thường và lỗi hở mạch với phương
pháp điều chế đề xuất.
5.2.2. Kết quả thực nghiệm
Một mô hình thực nghiệm được xây dựng để chứng minh nguyên lý hoạt động
của chịu lỗi 3L-qSBT2I. Hình 5.15 trình bày mô hình thực nghiệm. Để dò lỗi, cảm
biến LEM-LA 25-P cảm biến dòng được sử dụng để thu thập những tín hiệu dòng
điện ngõ ra. Khi một trong các khóa công suất xảy ra lỗi hở mạch, cảm biến dòng
sẽ cập nhật sự thay đổi của những dòng điện ngõ ra cho hệ thống điều khiển để giải
quyết lỗi.

Hình 5.15. Mô hình thực cho chịu lỗi 3L-qSBT2I.

Trang 95
Hình 5.16 trình bày kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT 2I khi khóa công
suất S1a bị lỗi hở mạch, kết quả cho thấy dòng điện tải bị mất đối xứng và méo dạng
nếu kỹ thuật điều chế đề xuất không áp dụng. Sau khi tái cấu hình mạch
(Reconfigured) và điều chế, dòng điện ngõ ra được cân bằng như đã trình bày ở
Hình 5.17. Tuy nhiên, biên độ của chịu lỗi 3L-qSBT 2I bị giảm như so sánh với trạng
thái hoạt động bình thường.

Hình 5.16. Kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của S1a.
Hình 5.16 đến Hình 5.24 trình bày kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L qSBT 2I
dưới những điều kiện hoạt động khác nhau. Ở Hình 5.16, 5.17, 5.18 (c), 5.19, 5.20
(b), 5.21 (b) và 5.22 (b), những dạng sóng từ trên xuống là dòng điện pha ngõ ra (IA,
IB, IC), điện áp pha ngõ ra (VAG), điện áp dây ngõ ra (VAB) và điện áp cực VAO.

Hình 5.17. Kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của S1a khi tái cấu hình và chưa bù những thông số điều khiển.
Trang 96
(a)

(b)

(c)
Hình 5.18. Kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của S1a khi tái cấu hình và bù bởi những thông số điều khiển.
Hình 5.18 trình bày những kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I với kế
hoạch điều khiển PWM đề xuất khi khóa công suất S1a bị lỗi hở mạch, với tái cấu
hình mạch (Reconfigured) và bù điện áp được áp dụng. Dưới những điều kiện lỗi
thông thường, điện áp cực ba bậc (VAO) có ba bậc: 176 V, 0 V và -176 V. Những giá
trị đã mô phỏng cao hơn những giá trị đo được bởi vì điện áp rơi trên linh kiện là bỏ
qua trong mô phỏng. Từ Hình 5.18 (b), có thể thấy rằng điện áp trên tụ và điện áp
DC-link được tăng áp 176 V và 368 V từ điện áp ngõ vào 165 V trong điều kiện
hoạt động bình thường. Khi khóa công suất S1a bị lỗi, điện áp trên tụ và điện áp DC-
link được tăng áp đến 368 V và 736 V để bù điện áp của pha bị lỗi. Như đã trình bày
Trang 97
ở Hình 5.18 (c), biên độ dòng điện và điện áp của chịu lỗi 3L-qSBT 2I với phương
pháp PWM đề xuất được khôi phục hoàn toàn như giá trị trước lỗi.

Hình 5.19. Kết quả thực nghiệm của chịu lỗi T 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt
động thông thường và lỗi của S2a khi không thay đổi phương pháp điều chế.

(a)

(b)
Hình 5.20. Kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của S2a khi thay đổi phương pháp điều chế. (a) Tín hiệu điều
khiển và dòng điện ngõ ra, (b) những dạng sóng ngõ ra.

Trang 98
Hình 5.19 và 5.20 trình bày kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới
điều kiện lỗi khóa công suất S2a. Những dòng tải và điện áp ngõ ra bị méo dạng như
đã trình bày ở Hình 5.19. Điện áp cực bị ảnh hưởng khi so sánh với những điều kiện
thông thường.
Những dạng sóng ở Hình 5.20 (a) trình bày những tín hiệu điều khiển cho pha-
A và dòng điện tải trước và sau lỗi. Những dạng sóng ở hình 5.20 (b) chỉ ra rằng kế
hoạch bù dưới điều kiện lỗi đã duy trì những dạng sóng ngõ ra như trong điều kiện
bình thường. Trong tình huống này, sự méo dạng dòng điện ngõ ra có thể được giảm
thiểu trong trạng thái lỗi này.

(a)

(b)
Hình 5.21. Kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của T1 khi thay đổi phương pháp điều chế đề xuất. (a) điện áp
DC-link và điện áp trên tụ C1 và C2 (b) những dạng sóng ngõ ra.
Hình 5.21 trình bày những kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I với kế
hoạch điều khiển PWM đề xuất khi khóa công suất T1 bị lỗi hở mạch. Từ Hình 5.21

Trang 99
(a), có thể thấy rằng trong điều kiện bình thường, điện áp trên tụ điện và điện áp
DC-link được tăng áp lên 176 V và 348 V. Khi khóa công suất T1 bị lỗi, điện áp trên
tụ điện C2 và điện áp DC-link được tăng áp lên 436 V, trong khi điện áp trên tụ C1
được giữ không đổi. Như đã trình bày ở Hình 5.21 (b), biên độ của dòng điện tải đã
được khôi phục như giá trị trước lỗi.

(a)

(b)
Hình 5.22. Kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I dưới điều kiện hoạt động
thông thường và lỗi của T2 khi thay đổi phương pháp điều chế đề xuất. (a) điện áp
DC-link và điện áp trên tụ C2 và C1 (b) những dạng sóng ngõ ra.
Hình 5.21 trình bày những kết quả thực nghiệm của chịu lỗi 3L-qSBT2I với kế
hoạch điều khiển PWM đề xuất khi khóa công suất T2 bị lỗi hở mạch. Từ Hình 5.22
(a), có thể thấy rằng trong điều kiện bình thường, điện áp trên tụ điện và điện áp
DC-link được tăng áp lên 176 V và 348 V. Khi khóa công suất T2 bị lỗi, điện áp trên
tụ điện C1 và điện áp DC-link được tăng áp lên 436 V, trong khi điện áp trên tụ C2
được giữ không đổi. Như đã trình bày ở Hình 5.22 (b), biên độ của dòng điện tải đã
được khôi phục như giá trị trước lỗi.
Trang 100
Hình 5.23. Phổ sóng hài của dòng điện tải và điện áp pha. (a) dưới điều kiện hoạt
động thông thường (b) sau khi lỗi hở mạch S1a với tái cấu hình mạch và bù điện
áp, (c) sau khi lỗi hở mạch của S2a với kỹ thuật PWM đề xuất, (d) sau khi lỗi hở
mạch của T1 với kỹ thuật PWM đề xuất.
Hình 5.23 phân tích FFT của điện áp ngõ ra (VAG) và dòng điện ngõ ra (IA). Phổ
hài của VAG và IA được xem xét, biên độ hài bậc một của điện áp pha ngõ ra và dòng
điện tải ngõ ra của Hình 5.23 (a), Hình 5.23 (b), Hình 5.23 (c) và Hình 5.23 (d).
Hình 5.23 (a) trình bày của chịu lỗi 3L-qSBT2I khi hoạt động ở điều kiện bình
thường, Hình 5.23 (b) của chịu lỗi 3L-qSBT2I khi hoạt động ở điều kiện lỗi khóa
S1a, Hình 5.23 (c) của chịu lỗi 3L-qSBT2I khi hoạt động ở điều kiện lỗi khóa S2a và
Hình 5.23 (d) của chịu lỗi 3L-qSBT2I khi hoạt động ở điều kiện lỗi khóa T1. Giá trị
THD của VAG và IA được tính toán bởi kết quả của phổ hài như trình bày ở Bảng 5.6.
Bảng 5.6 trình bày kết quả so sánh THDi và THDv của phương pháp [84] và phương
pháp đề xuất. Khi chịu lỗi 3L-qSBT2I hoạt động ở điều kiện bình thường THDi và
THDv của [84] là 3.19% và 70.1% trong khi đó phương pháp đề xuất là 2.77% và
62.42%. Khi chịu lỗi 3L-qSBT2I hoạt động ở điều kiện hở mạch khóa S1a THDi và

Trang 101
THDv của [84] là 5.38% và 119.8% trong khi đó phương pháp đề xuất là 4.58% và
91.68%. Khi chịu lỗi 3L-qSBT2I hoạt động ở điều kiện hở mạch khóa S2a THDi và
THDv của [84] là 4.74% và 125.8% trong khi đó phương pháp đề xuất là 3.37% và
86.96%. Khi chịu lỗi 3L-qSBT2I hoạt động ở điều kiện hở mạch khóa T1 THDi và
THDv của [84] không có dữ liệu vì [84] chưa thực hiện, trong khi đó phương pháp
đề xuất là 4.43% và 119.8%. So với giải thuật [84] giải thuật đề nghị khi hoạt động
ở điều kiện bình thường THDi và THDv giảm lần lượt là 13% và 11%.
Bảng 5.6: THD của dòng tải và điện áp pha ở điều kiện bình thường và lỗi
Phương pháp Phương pháp đề
Điều kiện trong [84] xuất
THDi THDv THDi THDv
Bình thường 3.19% 70.1% 2.77% 62.42%
Lỗi S1a khi tái cấu hình mạch 5.38% 119.8% 4.58% 91.68%
Lỗi S2a khi thay đổi phương pháp điều chế 4.74% 125.8% 3.37% 86.96%
Lỗi T1 khi tái cấu hình mạch NA NA 4.43% 119.8%

(a)

(b)
Hình 5.24. Kết quả thực nghiệm của dòng quá độ của chịu lỗi 3L-qSBT 2I dưới
điều kiện lỗi hở mạch S1a khi điện áp ngõ vào 30 V với: (a) Kỹ thuật điều chế xung
PWM trong [84] và (b) phương pháp điều chế xung PWM đề xuất.

Trang 102
Hình 5.24 trình bày sự so sánh dòng quá độ của chịu lỗi 3L-qSBT 2I giữa phương
pháp PWM trong [84] và kỹ thuật PWM đề xuất khi điều kiện độ lợi điện áp như
nhau. Vì lý do an toàn, điện áp ngõ vào thấp 30 V được sử dụng để giảm dòng quá
độ của chịu lỗi 3L-qSBT2I. Như trình bày ở Hình 5.24 (a), dòng đỉnh của cuộn dây
với phương pháp PWM trong [84] là 4.5 A, trong khi là 2.1 A với phương pháp
PWM đề xuất. Ngoài ra, độ gợn dòng điện của cuộn dây thấp và đỉnh điện áp ngõ
ra thấp được thể hiện trong chịu lỗi cho 3L-qSBT2I với phương pháp PWM đề xuất,
kết quả cho thấy điện áp đặt trên khóa công suất trong nghịch lưu là giảm.
Kết luận:
Trong chương 5, tác giả đã trình bày kỹ thuật chịu lỗi 3L-qSBT2I. a) kỹ thuật
chịu lỗi hở mạch của khóa S1x hoặc khóa S3x, b) kỹ thuật chịu lỗi hở mạch của khóa
S2x và c) kỹ thuật chịu lỗi hở mạch của khóa T1 hoặc khóa T2.
Trên cơ sở phân tích chịu lỗi 3L-qSBT2I, các công trình nghiên cứu về chịu lỗi
3L-qSBT2I trong nước và quốc tế, tác giả đề xuất cấu hình chịu lỗi 3L-qSBT 2I có
công suất nhỏ, giảm các khóa bán dẫn công suất. Chịu lỗi 3L-qSBT2I trên đề xuất
kỹ thuật điều khiển phù hợp:
a) Bộ nghịch lưu tăng áp có khả năng hoạt động trong môi trường lỗi hở mạch
phía mạng nguồn kháng và phía nghịch lưu hình T;
b) Giải thuật cải thiện thông số điều khiển so với cấu hình tương tự;
c) Đề xuất giải thuật chịu lỗi khi hai khóa công suất mạng nguồn kháng (T1
và T2) bị lỗi hở mạch, không thêm bất kỳ phần tử công suất nào.
Tuy nhiên, đề xuất trên vẫn còn tồn tại điện áp DC-link khá cao khi hoạt động
ở điều kiện lỗi hở mạch các khóa công suất phía hình T. Trong nghiên cứu tiếp theo
tác giả đề nghị phát triển kỹ thuật chịu lỗi 3L-qSBT2I với khả năng giảm điện áp
DC-link khi hoạt động ở điều kiện lỗi hở mạch các khóa công suất phía hình T.

Trang 103
Chương 6: Kết luận và hướng phát triển của luận án
6.1. Kết quả đạt được
Trong luận án này, tác giả đã trình bày bộ biến đổi năng lượng với những chương
như sau: chương 1, tác giả trình bày tổng quan về tình hình trong nước cũng như
tình hình quốc tế về nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T.
Chương 2, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển
mạch ba bậc hình T, nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T với
khả năng triệt tiêu điện áp common mode và nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển
mạch ba bậc hình T với khả năng chịu lỗi hở mạch các khóa công suất. Chương 3,
tác giả trình bày nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T. Chương
4, tác giả trình bày nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T với khả
năng triệt tiêu điện áp common mode và chương 5 tác giả trình bày nghịch lưu tăng
áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T với khả năng chịu lỗi các khóa công suất.
Dựa vào phân tích lý thuyết, mô phỏng và thực nghiệm của cấu hình và giải
thuật đề xuất như đã trình bày ở trên, Tác giả đưa ra một số nhận xét như sau:
Trong chương 3, với những bất lợi về kích thước, trọng lượng và chi phí của
các bộ nghịch lưu truyền thống còn cao cho nên, nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển
mạch ba bậc hình T là một giải pháp để hệ thống nghịch lưu tăng áp ngày càng hoàn
thiện hơn. Trong chương này, tác giả đã đề xuất giải thuật điều chế độ rộng xung
(pulse width modulation - PWM) có những ưu điểm: a) với kỹ thuật dịch sóng mang
900 so với sóng mang chuẩn và phối hợp kỹ thuật chèn xung xen kẽ giúp cho bộ
chuyển đổi giảm độ gợn dòng điện ngõ ra nguồn điện một chiều, b) với kỹ thuật
PWM đề xuất giúp cho hệ thống có độ lợi điện áp cao so với cấu hình tương tự và
c) chỉ số điều chế cao nhất có thể so với cấu hình tương tự được trình bày trong bài
báo 01.
Trong chương 4, triệt tiêu điện áp common mode (CMV) là không thể thiếu
trong các bộ nghịch lưu đa bậc. Bởi vì, điện áp common mode sinh ra dòng rò
(leakage current), nhiễu điện từ (electromagnetic interference) và tồn tại điện áp trên
trục động cơ (shaft voltage) ảnh hưởng đến tuổi thọ của hệ thống. Để triệt tiêu điện
áp common mode (CMV) trong khi vẫn có khả năng hoạt động tăng-giảm điện áp,

Trang 104
giảm độ gợn dòng điện của cuộn dây tăng áp (dòng điện ngõ vào) là một thách thức
lớn cho những nhà nghiên cứu được trình bày trong bài báo 03.
Trong chương 5, tính ổn định và độ tin cậy của bộ nghịch lưu rất quan trọng
trong hệ thống phân phối công suất vì nó giúp hệ thống cung cấp điện không ngắt
UPS, hệ thống y tế công suất cao và hệ thống chuyển đổi năng lượng kết nối lưới.
Vì thế, để hệ thống hoạt động trong điều kiện chịu lỗi là một vấn đề mà các nhà
nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm hiện nay. Trong chương này, ngoài việc tác
giả thực hiện chịu lỗi hở mạch cho các khóa công suất bên phía nghịch lưu, tác giả
còn đề xuất giải thuật chịu lỗi hở mạch cho hai khóa công suất ở mạng nguồn kháng
cũng như cải tiến thông số điều khiển để giảm điện áp đặt trên các khóa công suất
được trình bày trong bài báo 02.
Để ổn định điện áp DC-link cũng như điện áp ngõ ra, tác giả đã xây dựng giải
thuật điều khiển PID. Với giải thuật này, tác giả đã cân bằng điện áp hai trên tụ điện
cũng như điện áp DC-link. Trong khi đó, để kiểm chứng sự ổn định của điện áp ngõ
ra, tác giả đã cho thay đổi tải. Với cách thực hiện này đã cho thấy sự thay đổi dòng
điện ngõ ra trong khi điện áp ngõ ra vẫn không đổi. Kết quả, điện áp trên tụ cân
bằng, điện áp DC-link và điện áp ngõ ra ổn định.
Để kiểm chứng cơ sở lý thuyết, một mô hình thực nghiệm của nghịch lưu tăng
áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T đã được chế tạo với công suất ngõ ra là 1
kW. Hệ thống đã đáp ứng đúng yêu cầu phân tích của cơ sở lý thuyết cũng như kết
quả mô phỏng. Ngoài ra, hệ thống nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc
hình T đã được thiết kế sao cho các linh kiện công suất có thông số kỹ thuật phổ
biến trên thị trường, chi phí thấp với mục đích phục vụ cho việc thương mại cũng
như làm chủ công nghệ sau này.
Ngoài ra, các kỹ thuật đề xuất trong luận án này đã được công bố trên những
tạp chí và hội nghị chuyên ngành khoa học kỹ thuật có uy tín trong nước và quốc tế.
Một số khuyến cáo của luận án: a) cấu hình nghịch lưu hình T 3 bậc nên được
sử dụng trong các lĩnh vực công suất trung bình và nhỏ bởi vì hai khóa công suất
nhánh T (S1x và S3x) có điện áp lớn gấp đôi điện áp khóa hai chiều (S2x) điều này
không phù hợp nơi công suất cao, b) khi triệt tiêu điện áp common mode THD sẽ

Trang 105
tăng lên và c) khi bộ nghịch lưu hoạt động ở điều kiện lỗi, các khóa bán dẫn nên
được chọn lựa sao cho phù hợp.
6.2 Hướng phát triển luận án
Trong luận án, tác giả sử dụng tải tuyến tính, chưa điều khiển động cơ trong môi
trường thực tế và điều khiển kết nối lưới. Để luận án có thể được khai thác hiệu quả
và chuyển giao công nghệ, luận án cần được nghiên cứu bổ sung những phần sau:
˗ Triển khai bộ nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T điều
khiển động cơ không đồng bộ 3 pha trong thực tế.
˗ Phối hợp hệ thống PV với bộ nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba
bậc hình T nối lưới điện phù hợp với công suất trung bình và nhỏ.
˗ Triển khai bộ nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T điều
khiển động cơ không đồng bộ 3 pha trong thực tế hoạt động trong điều kiện bình
thường và chịu lỗi.
˗ Đánh giá tuổi thọ của các khóa công suất trong bộ nghịch lưu tăng áp tựa khóa
chuyển mạch ba bậc hình T.

Trang 106
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

Tạp
chí
Số Năm
Thứ Tên tạp chí, quốc
Tên bài báo tác Trang công
Tự kỷ yếu khoa học tế uy
giả bố
tín (và
IF)

Tạp chí quốc tế


Three-level quasi-switched boost T- SCI
IEEE Transactions on Industrial
type inverter: analysis, PWM IF = 8320-
01 02 Electronics, [xếp hạng Q1] 2018
control, and verification. 7.503 8329
ISSN: 0278-0046
(Tác giả chính)

A PWM scheme for a fault-tolerant Journal of Emerging and Selected SCIE


three-level quasi-switched boost T- Topics in Power Electronics, [xếp IF =
02 06 2019
type inverter hạng Q1] 5.972
(Tác giả chính) ISSN: 2168-6777

Common Mode Voltage Elimination SCIE


Electronics, [xếp hạng Q3]
for Quasi-Switch Boost T-Type IF =
03 05 2020
Inverter Based on SVM Technique 1.764
ISSN: 2079-9292
(Tác giả chính)

A single-phase nine-level boost SCIE


Energies, [xếp hạng Q3]
04 inverter 04 IF = 1-14 2019
ISSN: 1996-1073
(Đồng tác giả) 2.707

A PWM scheme for five-level H- SCIE


bridge T-type inverter with Electronics, [xếp hạng Q3] IF =
05 03 1-17 2019
switching loss reduction ISSN: 2079-9292 1.764
(Đồng tác giả)

Hội nghị quốc tế


Space vector modulation strategy for
IEEE Southern Power Electronics
three-level quasi-switched boost T-
01 07 Conference, SPEC’18, Singapore. 1-5 2018
type inverter
ISBN: 978-1-5386-8258-6
(Tác giả chính)

IEEE Conference on Power


Space Vector Modulation Scheme
02 04 Electronics and ECCE Asia Korea 1-6 2019
for Three-Level T-Type Quasi-
ISBN: 978-1-7281-1612-9

Trang 107
Switched Boost Inverter to Reduce
Common Mode Voltage
(Đồng tác giả)

International Conference on Green


Controlled diode bridge clamped
Technology and Sustainable
three-level inverter based on quasi- 673-
03 04 Development, GTSD’18, Ho Chi 2018
switched boost network 677
Minh City, Vietnam.
(Tác giả chính)
ISBN: 978-1-5386-5127-8

PWM control method to eliminate


International Conference on
Common Mode Voltage in three
04 06 Environment and Renewable 2019
level T-Type inverters
Energy
(Đồng tác giả)

A single source fed three-level T-


The 2017 International Symposium
type inverter based on voltage quasi- 114-
05 03 on Electrical and Electronics 2017
switched boost 119
Engineering, Ho Chi Minh City
(Tác giả chính)

IEEE International Conference on


A Quasi-Z-source T-Type Inverter
System Science and Engineering
06 with Fault-Tolerant Capability 06 37-40 2019
(Tác giả chính)
ISBN 978-1-7281-0524-6

A Novel Offset Function for Three- IEEE International Conference on


Level T-Type Inverter to Reduce System Science and Engineering
07 06 41-44 2019
Switching Loss
(Đồng tác giả) ISBN 978-1-7281-0524-6

Tạp chí trong nước


A novel offset function design for Ho Chi Minh City university of
five level cascade inverters to reduce Technology and Education.
01 02 20-26 2018
switching loss
(Tác giả chính) ISSN 1859-1272

A new PWM algorithm for three-


Tạp chí Tự động hóa ngày nay
level quasi-switched boost T-type
02 05 55-61 2018
inverter
ISSN: 1859-0551
(Tác giả chính)

Kỹ thuật PWM cải tiến cho nghịch Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
03 lưu năm bậc cascade H-Bridge với 06 Tp.HCM, Việt nam 67-73 2019
khả năng tăng áp

Trang 108
(Tác giả chính) ISSN 1859-1272

Giải thuật PWM cho nghịch lưu hình Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
T 3 bậc để triệt tiêu điện áp common Tp.HCM, Việt nam
04 06 41-49 2019
mode
(Đồng tác giả) ISSN 1859-1272

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật


Nghịch lưu 3 bậc hình T với khả
Tp.HCM, Việt nam
05 năng chịu lỗi 05 50-67 2019
(Tác giả liên hệ)
ISSN 1859-1272

Kỹ thuật vector không gian cải tiến Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
cho nghịch lưu hình T 3 bậc để giảm Tp.HCM, Việt nam
06 06 58-66 2019
điện áp common mode
(Tác giả liên hệ) ISSN 1859-1272

Hội nghị trong nước


A Three Level T-type Inverter Hội nghị và triển lãm quốc tế điều
Voltage Boost Based on LC- khiển và tự động hóa VCCA-2017,
01 04 2017
Switching Tp. HCM.
(Tác giả chính) ISBN: 978-604-73-5569-3

Hội nghị và triển lãm quốc tế điều


Xử lý lỗi dung sai cho bộ nghịch lưu
khiển và tự động hóa VCCA-2017,
02 ba pha ba bậc nguồn Z hình T 04 2017
Tp. HCM.
(Đồng tác giả)
ISBN: 978-604-73-5569-3

Hội nghị và triển lãm quốc tế điều


A dual boost inverter for open-end
khiển và tự động hóa VCCA-2017,
03 winding induction motor 04 2017
Tp. HCM.
(Đồng tác giả)
ISBN: 978-604-73-5569-3

Trang 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Earth system Science Data, “Global carbon budget 2018”.


[2] Đào Trọng Tứ; Lê Anh Tuấn; Lê Kim Thái; Trần Đình Sinh; Ngụy Thị Khanh;
Lâm Thị Sửu; Hoàng Thanh Bình. “phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội
của đập thủy điện – với trường hợp điển hình là nhà máy thủy điện sông tranh 2”,
trung tâm phát triển sáng tạo xanh, 8-2013.
[3] X. Xu; Ch. Hao; M. Bishop; M .J.S. Edmonds; J. Sember; J. Zhang,
“Development and Planning of Solar Power in China,” IEEE Power & Energy
Society General Meeting., pp. 1-5, 2013.
[4] A. M. Bouzid, J. M. Guerrero, A. Cheriti, M. Bouhamida, P. Sicard, and M.
Benghanem, “A survey on control of electric power distributed generation systems
for microgrid applications,” Renew. Sustain. Energy Rev., vol. 44, pp. 751–766,
2015.
[5] H. Abu-Rub; J. Holtz; J. Rodriguez; and G. Baoming. “Medium-voltage
multilevel converters—state of the art, challenges, and requirements in industrial
applications,”IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 57, no. 8, pp. 2581– 2596, Aug. 2010.
[6] M. Quraan, P. Tricoli, S. D’Arco, L. Piegari, "Efficiency Assessment of
Modular Multilevel Converters for Battery Electric Vehicles", IEEE
Transactions on Power Electronics, vol. 32, no. 3, pp. 2041-2051, March
2017.
[7] E. Rasool; M. Darwish, "High frequency inverter circuit for UPS systems",
International Universities Power Engineering Conference (UPEC), pp. 1-4,
Sep. 2012.
[8] H. Abu-Rub; J. Holtz; J. Rodriguez; and G. Baoming. “Medium-voltage
multilevel converters—state of the art, challenges, and requirements in industrial
applications,”IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 57, no. 8, pp. 2581– 2596, Aug. 2010.
[9] S. Kouro; M. Malinowski; K. Gopakumar; J. Pou; L. G. Franquelo; B. Wu; J.
Rodriguez; M. A. Pérez; and J. I. Leon. “Recent advances and industrial applications
of multilevel converters,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 57, no. 8, pp. 2553– 2580,
Aug. 2010.

Trang 110
[10] M. Schweizer; and J. W. Kolar. “Design and implementation of a highly
efficient three-level T-type converter for low-voltage applications,” IEEE Trans.
Power Electron., vol. 28, no. 2, pp. 899-907, Feb. 2013.
[11] J. Pereda and J. Dixon, “Cascaded multilevel converters: optimal asymmetries
and floating capacitor control,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 60, no.11, pp. 4784-
4793, Nov. 2013.
[12] H. Abu-Rub; J. Holtz; J. Rodriguez; and G. Baoming. “Medium-voltage
multilevel converters—State of the art, challenges, and requirements in industrial
applications,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 57, no. 8, pp. 2581–
2596, Aug. 2010.
[13] Y. Elthokaby; L. Elshafei; N. A. Rahim; E. S. Finite, “Control Set Model-
Predictive Control for SinglePhase Voltage-Source UPS Inverters,” In Proceedings
of the 2016 Eighteenth International Middle East Power Systems Conference
(MEPCON), Cairo, Egypt, 27–29 December 2016.
[14] S. Kouro et al. “Recent advances and industrial applications of multilevel
converters,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 57, no. 8, pp. 2553–2580,
Aug. 2010.
[15] D. Mohan; X. Zhang; and G. H. B. Foo, “A simple duty cycle control strategy
to reduce torque ripples and improve low-speed performance of a three-level
inverter fed DTC IPMSM drive,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 64, no. 4, pp.
2709–2721, Apr. 2017.
[16] A. K. Yadav; K. Gopakumar; R. K. Raj; L. Umanand; K. Matsuse; H. Kubota.
“Instantaneous Balancing of Neutral Point Voltages for Stacked DC-link Capacitors
of Multilevel Inverter for Dual Inverter fed Induction Motor Drives,” IEEE Trans.
Power Electron. 2019, 34, 2505–2514.
[17] Y. Yu; G. Konstantinou; B. Hredzak; and V. G. Agelidis. “Operation of
cascaded H-bridge multilevel converters for large-scale photovoltaic power plants
under bridge failures,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 62, no. 11, pp. 7228–7236,
Nov. 2015.

Trang 111
[18] U. M. Choi et al. “Control strategy of two capacitor voltages for separate
MPPTs in photovoltaic systems using neutral-point- clamped inverters,” IEEE
Trans. Ind Appl., vol. 51, no. 4, pp. 3295-3303, Jul./Aug. 2015.
[19] Q. Huang; A. Q. Huang; R. Yu; P. Liu; W. Yu. “High-Efficiency and High-
Density Single-Phase Dual-Mode Cascaded Buck-Boost Multilevel
Transformerless PV Inverter with GaN AC Switches,” IEEE Trans. Power Electron.
2019, 34, 7474–7488.
[20] H. F. Xiao; and S. J. Xie. “Transformerless split-inductor neutral point clamped
three-level PV grid-connected inverter,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 27, no.4,
pp. 1799-1808, Apr. 2012.
[21] Y. Yu; G. Konstantinou; B. Hredzak; and V. G. Agelidis. “Operation of
cascaded H-bridge multilevel converters for large-scale photovoltaic power plants
under bridge failures,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 62, no. 11, pp. 7228–7236,
Nov. 2015.
[22] R. P. Alzola; J. R. Perez; E. Bueno; F. Huerta; D. C. Gaona; M. Liserre; and G.
Burt. “Robust Active Damping in LCL-filter based Medium-Voltage Parallel Grid-
Inverters for Wind Turbines,” IEEE Trans. Power Electron. 2018, 33, 10846–10857.
[23] F. Gao; P. C. Loh; R. Teodorescu; F. Blaabjerg; and D. M. Vilathgamuwa,
“Topological design and modulation strategy for buck-boost three-level inverters,”
IEEE Trans. Power Electron., vol. 24, no. 7, pp. 1722–1732, July. 2009.
[24] R. Abdullah; N. A. Rahim; S.R.S. Raihan; and A.Z. Ahmad. “Five-level diode-
clamped inverter with three-level boost converter,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol.
61, no. 10, pp. 5155– 5163, Oct. 2014.
[25] R. Krishna; D. E. Soman1; S. K. Kottayil; and M. Leijon. “Pulse delay control
for capacitor voltage balancing in a three-level boost neutral point clamped
inverter,” IET Power Electron., vol. 8, no. 2, pp. 268–277, 2015.
[26] C. Xia; X. Gu; T. Shi; and Y. Yan. “Neutral-point potential balancing of three-
level inverters in direct-driven wind energy conversion system,” IEEE Trans.
Energy Convers., vol. 26, no. 1, pp. 18–29, Mar. 2011.
[27] V. Yaramasu; and B. Wu; “Predictive control of a three-level boost converter
and an NPC inverter for high-power PMSG-based medium voltage wind energy

Trang 112
conversion systems,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 29, no.10, pp. 5308-5322,
Oct. 2014.
[28] Y. Zhang; J. T. Sun; Y. F. Wang; “Hybrid boost three-level dc–dc converter
with high voltage gain for photovoltaic generation systems,” IEEE Trans. Power
Electron., vol. 28, no.8, pp. 3659-3664, Aug. 2013.
[29] D. Panfilov; O. Husev; F. Blaabjerg; J. Zakis; and K. Khandakji. “Comparison
of three-phase three-level voltage source inverter with intermediate dc-dc boost
converter and quasi-Z-source inverter,” IET Power Electron., vol. 9, no. 6, pp. 1238-
1248, Jun. 2016.
[30] P. C. Loh; F. Gao; F. Blaabjerg; S. Y. C. Feng; and K. N. J. Soon, “Pulse width-
modulated Z-source neutral-point-clamped inverter,” IEEE Trans. Ind. Appl., vol.
43, no. 5, pp. 1295–1308, Sep./Oct. 2007.
[31] P. C. Loh; F. Gao; F. Blaabjerg. “Topological and Modulation Design of Three-
Level Z-Source Inverters,” IEEE Trans. Power Electron. 23, 2268–2277, 2008.
[32] P. C. Loh; S. W. Lim; F. Gao; and F. Blaabjerg. “Three-level Z-source inverters
using a single LC impedance network,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 22, no.
2, pp. 706-711, March 2007.
[33] F. Z. Peng; M. Shen; and K. Holland. “Application of Z-source inverter for
traction drive of fuel cell-battery hybrid electric vehicles,” IEEE Trans. Power
Electron., vol. 22, no. 3, pp. 1054-1061, May 2007.
[34] F. Z. Peng. “Z-source inverter,” IEEE Trans. Ind. Appl., vol. 39, no. 2,pp. 504-
510, Mar./Apr. 2003.
[35] T. Li; Q. Cheng. “A comparative study of Z-source inverter and enhanced
topologies,” CES Trans. Electr. Mach. Syst. 2018, 2, 284–288.
[36] Y. Li; S. Jiang; J. G. C. Rivera; and F. Z. Peng. “Modeling and Control of
Quasi-Z-Source In-verter for Distributed Generation Applications,” Elsevier-
Energy Procedia, pp. 927-934, 2011.
[37] Ch. Qin; Ch. Zhang; A. Chen; X. Xing; and G. Zhang, “A Space Vector
Modulation Scheme of Quasi-Z-Source Three-Level T-Type Inverter for Common-
Mode Voltage Reduction,” IEEE Transactions on Power Electronics, Vol. 65, No.
10, pp. 8340-8350, Oct. 2018.

Trang 113
[38] H. F. Ahmed; H. Cha; S. Kim; H. Kim. “Switched-Coupled-Inductor Quasi-Z-
Source Inverter,” IEEE Trans. Power Electron. 2016, 31, 1241–1254.
[39] V. F. Pires; A. Cordeiro; D. Foioto; J. F. Martins. “Quasi-Z-Source Inverter
with a T-Type Converter in Normal and Failure Mode,” IEEE Trans. Power
Electron. 2016, 31, 7462–7470.
[40] X. Zhu; B. Zhang; and D. A. Qiu. “New Nonisolated Quasi-Z-Source Inverter
with High Voltage Gain,” IEEE J. Emerg. Sel. Top. Power Electron. 2019, 7, 2012–
2028.
[41] M. K. Nguyen; Y. C. Lim; and G. B. Cho. “Switched-Inductor Quasi-Z-Source
Inverter,” IEEE Transactions on Power Electronics, Vol. 26, No. 11, pp. 3183-3191,
Nov. 2011.
[42] M. K. Nguyen, Q. D. Phan; Y. C. Lim; and S. J. Park. “Transformer-Based
Quasi-Z-Source Inverters with High Boost Ability,” in proc. IEEE International
Symposium on Industrial Electronics, ISIE’13, 05-2013, pp.1-5, Taipei, Taiwan.
[43] E. Babaei; E. S. Asl; and M. H. Babayi. “Steady-state and small-signal analysis
of high voltage gain half-bridge switched-boost inverter,” IEEE Trans. Ind.
Electron., vol. 63, no. 6, pp. 3546–3553, Jun. 2016.
[44] V. T. Tran; M. K. Nguyen; C. C. Ngo; and Y. O. Choi. “Three-Phase Five-
Level Cascade Quasi-Switched Boost Inverter,” Electronics, 296, 1-16, 8-2019.
[45] J. Chen, S. Hou, F. Deng, Z. Chen, and J. Li, “An interleaved five-level boost
converter with voltage-balance control,” J. Power Electron., vol. 16, no. 5, pp. 1735-
1742, Sep. 2016.
[46] E. Babaei, E. S. Asl, and M. H. Babayi, “Steady-state and small-signal analysis
of high voltage gain half-bridge switched-boost inverter,” IEEE Trans. Ind.
Electron., vol. 63, no. 6, pp. 3546–3553, Jun. 2016.
[47] M. Sahoo; S. Keerthipati. “A Three Level LC-Switching Based Voltage Boost
NPC Inverter,” IEEE Transactions on Industrial Electronics., Vol. 64, no. 4, pp.
2876 - 2883, 06 December 2016.
[48] M. Sahoo and S. K. Kumar, “A single source fed three level voltage boost
NPC inverter with reduced LC count,” in Proc. 42nd Annu. Conf. IEEE
Ind. Electron. Soc., 2016, pp. 3190–3195.

Trang 114
[49] Duc-Tri Do, Minh-Khai Nguyen, “Three-Level Quasi-Switched Boost T-Type
Inverter: Analysis, PWM Control, and Verification,” IEEE Transactions on
industrial electronics, Vol. 65, No. 10, October 2018.
[50] Alia Rebecca Strand, "Comparison of Three Space Vector PWM Methods for
a Three-Level Inverter with a Permanent Magnet Machine Load", master's theses,
Publication, 2009.
[51] Bin Wu, “High-Power Converters and AC Drives”, A John Wiley & Sons, Inc.,
Publication, 2006.
[52] Do, D.T.; Nguyen, M.K.; Quach, T.H.; Tran, V.T.; Le, C.B.; Lee, K.W.; Cho,
G.B. “Space Vector Modulation Strategy for Three-Level Quasi-Switched Boost T-
Type Inverter”. In Proceedings of the 2018 IEEE 4th Southern Power Electronics
Conference (SPEC), Singapore, 10–13 December 2018.
[53] Q. Zhang; X. Xing; K. Sun, "Space Vector Modulation Method for
Simultaneous Common Mode Voltage and Circulating Current Reduction in
Parallel Three-Level Inverters", IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 34, no. 4, pp. 3053-
3060, June. 2018.
[54] Tran, V.T.; Do, D.T.; Nguyen, M.K.; Nguyen, D.T. “Space Vector Modulation
Scheme for Three-Level T-Type Quasi-Switched Boost Inverter to Reduce
Common Mode Voltage”. In Proceedings of the 2019 10th International Conference
on Power Electronics and ECCE Asia (ICPE 2019—ECCE Asia), Busan, Korea,
27–30 May 2019.
[55] B. Chokkalingam ; J. L. Munda "Simplified SVPWM for Z Source T-NPC-
MLI Including Neutral Point Balancing" IEEE Symposium on Computer
Applications & Industrial Electronics (ISCAIE), Malaysia, 30-31 May 2016.
[56] P. C. Loh; F. Gao; F. Blaabjerg; S. Y. C. Feng; K. Ngai Jamies Soon
"Pulsewidth-Modulated Z-Source Neutral-Point-Clamped Inverter", IEEE Trans.
Ind. Appl., vol. 43, no. 5, pp. 1295 - 1308, Sep. 2007.
[57] X.Y. Xing; C. Zhang; A. Chen; J. He; W. Wang; C.Du "Space-Vector-
Modulated Method for Boosting and Neutral Voltage Balancing in Z-Source Three-
Level T-Type Inverter", IEEE Trans. Ind. Appl., vol. 52, no. 2, pp. 1621 - 1631, Oct.
2015.

Trang 115
[58] Takahashi, S.; Ogasawara, S.; Takemoto, M.; Orikawa, K.; Tamate, M.
“Common-Mode Voltage Attenuation of an Active Common-Mode Filter in a
Motor Drive System Fed by a PWM Inverter”. IEEE Trans. Ind. Appl., vol. 55, no.
3, pp. 2721–2730, Jan 2019.
[59] H. J. Kim; H. D.g Lee; S. K. Sul. "A new PWM strategy for common-mode
voltage reduction in neutral-point-clamped inverter-fed AC motor drives". IEEE
Trans. Ind. Appl., vol. 37, no. 6, pp. 1840 - 1845, Dec 2001.
[60] Lee, J.S.; Lee, K.B. “New Modulation Techniques for a Leakage Current
Reduction and a Neutral-Point Voltage Balance in Transformerless Photovoltaic
Systems using a Three-Level Inverter”. IEEE Trans. Power Electron. vol. 29, no. 4,
pp. 1720–1732, Jun. 2013.
[61] M. K. Nguyen; T. T. Tran; F. Zare. "An Active Impedance-Source Three-Level
T-Type Inverter with Reduced Device Count". IEEE Journal of Emerging and
Selected Topics in Power Electronics. July 2019. Early Access.
[62] C. Qin; C. Zhang; A. Chen; X. Xing; G. Zhang. “A Space Vector Modulation
Scheme of the Quasi-z-Source Three-Level T-Type Inverter for Common-Mode
Voltage Reduction”. IEEE Trans. on Ind. Electron. vol. 65, no. 10, pp. 8340–8350,
Jan. 2018.
[63] V.N. Nguyen; T. K. T. Nguyen; H. H. Lee. “A Reduced Switching Loss PWM
Strategy to Eliminate Common-Mode Voltage in Multilevel Inverters,” IEEE Trans.
Power Electron. vol. 30, no. 10, pp. 8340–8350, Dec. 2014.
[64] T. K. T. Nguyen; V.N. Nguyen; N. R. Prasad. “Eliminated common-mode
voltage pulse width modulation to reduce output current ripple for multilevel
inverters,” IEEE Trans. Power Electron. vol. 31, no. 8, pp. 5952-5966, Oct. 2015.
[65] T. K. T. Nguyen; V.N. Nguyen; N. R. Prasad. “Novel Eliminated Common-
Mode Voltage PWM Sequences and an Online Algorithm to Reduce Current Ripple
for a Three-Level Inverter,” IEEE Trans. Power Electron. vol. 32, no. 10, pp. 7482-
7493, Oct. 2017.
[66] V.N. Nguyen; T. K. T. Nguyen; T. H. Quach; H. H. Lee. “A reduced switching
loss PWM strategy to eliminate common mode voltage in multilevel inverters,”
IEEE Energy Conversion Congress and Exposition (ECCE). Nov. 2014.

Trang 116
[67] J. Jones and J. Hayes, “Estimation of system reliability using a “nonconstant
failure rate” model,” IEEE Trans. Rel., vol. 50, no. 3, pp. 286– 288, Sep. 2001.
[68] U. M. Choi, F. Blaabjerg, and, K. B. Lee, “Reliability Improvement of a T-type
three-level inverter with fault-tolerant control strategy,” IEEE Trans. Ind. Electron,
vol. 30, no. 5, pp. 2660-2673, May. 2015.
[69] H. Wang, M. Liserre, F. Blaabjerg P. de Place Rimmen, J. B. Jacobsen, T.
Kvisgaard, and J. Landkildehus, “Transitioning to Physics-of-Failure as a
Reliability Driver in Power Electronics,” IEEE Journal of Emerging and Selected
Topics in Power Electronics, vol. 2, no. 1, pp. 97-114. Mar. 2014.
[70] Y. Song, B. Wang, “Survey on Reliability of Power Electronic Systems,” IEEE
Trans. Power Electron., vol. 28, no. 1, pp. 591-604, Jan. 2013.
[71] S. Yang, A. Bryant, P. Mawby, D. Xiang, L. Ran, and P. Tavner, “An Industry-
Based Survey of Reliability in Power Electronic Converters,” IEEE Transactions on
Power Electronics, vol. 47, no. 3, pp. 1441-1451, May/June 2011.
[72] S. Yang, D. Xiang, A. Bryant, P. Mawby, L. Ran, and P. Tavner, "Condition
monitoring for device reliability in power electronic converters: A review", IEEE
Trans. Power Electron., vol. 25, no. 11, pp. 2734-2752, Nov. 2010.
[73] E. Wolfgang, “Examples for failures in power electronics systems,” presented
in ECPE Tutorial on Reliability of Power Electronic Systems, Apr. 2007.
[74] M. A. Rodriguez, A. Claudio, D. Theilliol, and L. G. Vela, “A New Fault
Detection Technique for IGBT Based on Gate Voltage Monitoring,” in Conf. Rec.
PESC07, pp. 1001-1005, 2007.
[75] S. Xu, J. Zhang, J. Hang, “Investigation of a fault-tolerant three-level T-type
inverter,” IEEE Trans. Ind. Appl., vol. 53, no. 5, pp. 4613–4623, Sep./Oct. 2017.
[76] L. Bin and S. K. Sharma, "A literature review of IGBT fault diagnostic and
protection methods for power inverters", IEEE Trans Ind. Appl., vol. 45, no. 5, pp.
1770-1777, Sep./Oct. 2009.
[77] S. Ceballos, J. Pou, E. Robles, I. Gabiola, J. Zaragoza, J. L. Villate, et al.,
"Three-level converter topologies with switch breakdown fault-tolerance
capability", IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 55, no. 3, pp. 982-995, Mar. 2008.

Trang 117
[78] B. Lu, and S. Sharma, “A literature review of IGBT fault diagnostic and
protection methods for power inverters,” IEEE Trans. Ind. Appl., vol. 45, no. 5, pp.
1770-1777, Sep/Oct. 2009.
[79] M. Naidu, S. Gopalakrishnan, and T. W. Nehl, “Fault-tolerant permanent
magnet motor drive topologies for automotive X-by-wire systems,” IEEE Trans.
Ind. Appl., vol. 46, no. 2, pp. 841-848, Mar./Apr. 2010.
[80] U. M. Choi, H. G. Jeong, K. B. Lee, and F. Blaabjerg, “Method for detecting
an open-switch fault in a grid-connected NPC inverter system,” IEEE Trans. Ind.
Electron, vol. 27, no. 6, pp. 2726-2739, Jun. 2012.
[81] U. M. Choi, K. B. Lee, and F. Blaabjerg, “Diagnosis and tolerant strategy of an
open-switch fault for T-type three-level inverter systems,” IEEE Trans. Ind. Appl.,
vol. 50, no. 1, pp. 495-508, Feb. 2014.
[82] F. Gao, P. C. Loh, F. Blaabjerg, D. M. Vilathgamuwa, “Dual Z-source inverter
with three-level reduced common-mode switching,” IEEE Trans. Ind. Appl., vol.
43, no. 6, pp. 1597-1608, Nov./Dec. 2007.
[83] V. F. Pires, A. Cordeiro, D. Foito, and J. F. Martins, “Quasi-Z-source inverter
with a T-type converter in normal and failure mode,” IEEE Trans. Power Electron.,
vol. 31, no. 11, pp. 7462–7470, Nov. 2016.
[84] M. Sahoo, Si. Keerthipati, “Fault-tolerant three-level boost inverter with
reduced source and LC count,” IET Power Electron., vol. 11, pp. 399– 405, Fed.
2018.
[85] A. Cordeiro, J. Palma, J. Maia, and M. Resende, “Fault-tolerant design of a
classical voltage-source inverter using Z-source and standby redundancy,” in Proc.
International Conference on Electrical Power Quality and Utilization (EPQU),
2011, pp. 1-6.
[86] F. Gao, P. C. Loh, F. Blaabjerg, and D. M. Vilathgamuwa, “Performance
evaluation of three-level Z-source inverters under semiconductor-failure
conditions,” IEEE Trans. Ind. Appl., vol. 45, no. 3, pp. 971-981, May/Jun. 2009.
[87] IEC 61000-4-30: 2015. Testing and Measuring Techniques—Power Quality
Measurement Methods; IEC: Geneva, Switzerland, 2015.

Trang 118
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1
Sơ đồ mô phỏng nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T

a) Sơ đồ mô phỏng khối công suất của nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch
ba bậc hình T.

b) Sơ đồ mô phỏng khối điều khiển của nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển
mạch ba bậc hình T.
Chương trình điều khiển cho nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc
hình T cho pha A:
double vsina,vsina_,vcar,Sa1,Sa2,Sa3,Sa4,vsh,vsl,s1,s0,sp,vcar90, vcar4, vsh1,
vsl1, sp1,sn, sn1;
vsina =x1;
vsina_ = x2;
vcar =x3;

Trang 119
vsh =x4;
vsl =x5;
vcar90=x6;
vsh1=x7;
vsl1=x8;
/////////////////////////////////////////////////////
if(vsina > 1)
{
if(vsina >= vcar)
{
if(vsina_<=vcar)
{
Sa1=1;
}
else {Sa1=0;}
}
else {Sa1=0;}
}
else {Sa1=0;}
////////////////////////////////////////////////////
if(vsina_ > 1)
{
if(vsina_ >= vcar)
{
if(vsina<=vcar)
{
Sa2=0;
}
else {Sa2=1;}
}
else {Sa2=1;}

Trang 120
}
else {Sa2=1;}
/////////////////////////////////////////////////
Sa3=1-Sa1;
Sa4=1-Sa2;
////////////////////////////////////////////////////
if((vsh<vcar)||(vsl>vcar))
{
s1=1;
}
else {s1=0;}
////////////////////////////////////////////////////
if((vsh<vcar90)||(vsl>vcar90))
{
s0=1;
}
else {s0=0;}
////////////////////////////////////////////////////
if((Sa2==1) && (Sa3==1))
{
Sa1=Sa1 || s1;
Sa4=Sa4 || s1;
}
//////////////////////////////////////////////////
if((vsh1>vcar90)||(vsl1>vcar90))
{
sp=0;
}
else {sp=1;}
sp1=sp||s0;
////////////////////////////////////////////////////

Trang 121
if((vsh1<vcar90)||(vsl1<vcar90))
{
sn=0;
}
else {sn=1;}
sn1=sn||s0;
////////////////////////////////////////////////////
y1 = Sa1;
y2 = Sa3;
y3 = Sa2;
y4 = Sa4;
y5 = s1;
y6=s0;
y7=sp;
y8=sp1;
y9=sn1;
Chương trình điều khiển cho nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc
hình T cho pha B:
double vsinb,vsinb_,vcar,Sb1,Sb2,Sb3,Sb4,vsh,vsl,s1;
vsinb =x1;
vsinb_ =x2;
vcar =x3;
vsh =x4;
vsl =x5;
s1 =x6;
/////////////////////////////////////////////////////
if(vsinb > 1)
{
if(vsinb >= vcar)
{
if(vsinb_<=vcar)

Trang 122
{
Sb1=1;
}
else {Sb1=0;}
}
else {Sb1=0;}
}
else {Sb1=0;}
////////////////////////////////////////////////////
if(vsinb_ > 1)
{
if(vsinb_ >= vcar)
{
if(vsinb<=vcar)
{
Sb2=0;
}
else {Sb2=1;}
}
else {Sb2=1;}
}
else {Sb2=1;}
/////////////////////////////////////////////////
Sb3=1-Sb1;
Sb4=1-Sb2;
////////////////////////////////////////////////////
if((Sb2==1)&&(Sb3==1))
{
Sb1=Sb1||s1;
Sb4=Sb4||s1;
}

Trang 123
///////////////////////////////////////////////////
y1 = Sb1;
y2 = Sb3;
y3 = Sb2;
y4 = Sb4;
Chương trình điều khiển cho nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc
hình T cho pha C:
double s1,vsinc,vsinc_,vcar,Sc1,Sc2,Sc3,Sc4;
vsinc =x1;
vsinc_ =x2;
vcar = x3;
s1 =x4;
/////////////////////////////////////////////////////
if(vsinc > 1)
{
if(vsinc >= vcar)
{
if(vsinc_<=vcar)
{
Sc1=1;
}
else {Sc1=0;}
}
else {Sc1=0;}
}
else {Sc1=0;}
////////////////////////////////////////////////////
if(vsinc_ > 1)
{
if(vsinc_ >= vcar)
{

Trang 124
if(vsinc<=vcar)
{
Sc2=0;
}
else {Sc2=1;}
}
else {Sc2=1;}
}
else {Sc2=1;}
/////////////////////////////////////////////////
Sc3=1-Sc1;
Sc4=1-Sc2;
////////////////////////////////////////////////////
if((Sc2==1)&&(Sc3==1))
{
Sc1=Sc1||s1;
Sc4=Sc4||s1;
}
///////////////////////////////////////////////////
y1 = Sc1;
y2 = Sc3;
y3 = Sc2;
y4 = Sc4;

Trang 125
Phụ lục 1.2
Sơ đồ mô phỏng nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T với khả
năng triệt tiêu điện áp common mode.

a) Sơ đồ mô phỏng khối công suất của nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch
ba bậc hình T với khả năng triệt tiêu điện áp common mode.

b) Sơ đồ mô phỏng khối điều khiển của nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển
mạch ba bậc hình T với khả năng triệt tiêu điện áp common mode.
Trang 126
Phụ lục 1.3
Sơ đồ mô phỏng nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T với khả

a) Sơ đồ mô phỏng khối công suất của nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch
ba bậc hình T với khả năng chịu lỗi hở mạch khóa công suất.

b) Sơ đồ mô phỏng khối điều khiển của nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển
mạch ba bậc hình T với khả năng chịu lỗi hở mạch khóa công suất.
Chương trình điều khiển cho nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc
hình T với khả năng chịu lỗi hở mạch khóa công suất:
double goc,vax,vbx,vcx,m,PI,n,err,va_ref,vb_ref,vc_ref,ctrl_sw,vst;
PI=3.14159;
Trang 127
goc=x1;
err=x2;
m=0.7;
vax=m*sin(goc*PI/180);
vbx=m*sin((goc-120)*PI/180);
vcx=m*sin((goc-240)*PI/180);
va_ref=vax;
vb_ref=vbx;
vc_ref=vcx;
if(err==0)
{
ctrl_sw=0;
}
else
{
ctrl_sw=1;
}
vst=m;
y1=va_ref;
y2=vb_ref;
y3=vc_ref;
y4=vst;
y5=-vst;
y6=ctrl_sw;

Trang 128
Phụ lục 1.4
Sơ đồ mô phỏng nghịch lưu tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc hình T
Chương trình nhúng mô hình thực nghiệm
Code T-type 5Khz
#include "DSP2833x_Device.h"
#include "DSP28x_Project.h"
#include "math.h"
void Gpio_select(void);
void InitSystem(void);
extern void InitSysCtrl(void);
extern void InitPieCtrl(void);
extern void InitPieVectTable(void);
extern void InitCpuTimers(void);
interrupt void cpu_timer0_isr(void);
extern void ConfigCpuTimer(struct CPUTIMER_VARS *, float, float);
void Setup_ePWM();
extern void InitEQep1Gpio(void);
double fa=0,fb=0,fc=0,d5=0,d6=0,d7=0,d8=0,t=0,f=50,i=0,x=0;
float p_old=0,Pos0,Pos1,Vel0,Vel1;
#define M 7500
#define A 0.7
#define D 0.4
#define pi 3.1415926535
//########################################################################
// main code
//########################################################################
void main(void)
{
InitSysCtrl();
EALLOW;
SysCtrlRegs.WDCR = 0x00AF;
EDIS;
DINT;
Gpio_select();
Setup_ePWM();
InitPieCtrl();
InitPieVectTable();
EALLOW;
PieVectTable.TINT0 = &cpu_timer0_isr;

Trang 129
EDIS;
InitCpuTimers();
ConfigCpuTimer(&CpuTimer0, 150, 100);
PieCtrlRegs.PIEIER1.bit.INTx7 = 1;
IER |= 1;
EINT;
ERTM;
CpuTimer0Regs.TCR.bit.TSS = 0;
while(1)
{
EALLOW;
SysCtrlRegs.WDKEY = 0x55;
EDIS;
x=t/10000;

fa=A*M*sin(2*pi*f*x);
fb=A*M*sin(2*pi*f*x-2*pi/3);
fc=A*M*sin(2*pi*f*x+2*pi/3);
EPwm1Regs.CMPA.half.CMPA = (fa);
EPwm1Regs.CMPB = (fb);
EPwm2Regs.CMPA.half.CMPA = (fa+M
EPwm2Regs.CMPB = (fb+M);
EPwm3Regs.CMPA.half.CMPA = (fc);
EPwm4Regs.CMPA.half.CMPA = (fc+M);
EPwm5Regs.CMPA.half.CMPA = D*M;
EPwm6Regs.CMPA.half.CMPA = D*M;
}
}

void cpu_timer0_isr()
{
CpuTimer0.InterruptCount=CpuTimer0.InterruptCount+1;
t++;
EALLOW;
SysCtrlRegs.WDKEY = 0xAA;
EDIS;
if (t>199) t=0;
PieCtrlRegs.PIEACK.all = PIEACK_GROUP1;
}
void Gpio_select(void)

Trang 130
{
EALLOW;
GpioCtrlRegs.GPADIR.all = 0;
GpioCtrlRegs.GPAMUX1.bit.GPIO0 = 1;
GpioCtrlRegs.GPAMUX1.bit.GPIO1 = 1;
GpioCtrlRegs.GPAMUX1.bit.GPIO2 = 1;
GpioCtrlRegs.GPAMUX1.bit.GPIO3 = 1;
GpioCtrlRegs.GPAMUX1.bit.GPIO4 = 1;
GpioCtrlRegs.GPAMUX1.bit.GPIO5 = 1;
GpioCtrlRegs.GPAMUX1.bit.GPIO6 = 1;
GpioCtrlRegs.GPAMUX1.bit.GPIO7 = 1;
GpioCtrlRegs.GPAMUX1.bit.GPIO8 = 1;
GpioCtrlRegs.GPAMUX1.bit.GPIO9 = 1;
GpioCtrlRegs.GPAMUX1.bit.GPIO10 = 1;
GpioCtrlRegs.GPAMUX1.bit.GPIO11 = 1;
GpioCtrlRegs.GPAMUX2.all = 0;
GpioCtrlRegs.GPBDIR.bit.GPIO34 = 1;
EDIS;
}

void Setup_ePWM(void)
{
EPwm1Regs.TBPRD = M;
EPwm1Regs.TBPHS.half.TBPHS = 0x0000;
EPwm1Regs.TBCTL.bit.CTRMODE = TB_COUNT_UPDOWN;
EPwm1Regs.TBCTL.bit.PHSEN = TB_DISABLE;
EPwm1Regs.TBCTL.bit.PRDLD = TB_SHADOW;
EPwm1Regs.TBCTL.bit.SYNCOSEL = TB_CTR_ZERO;
EPwm1Regs.TBCTL.bit.HSPCLKDIV = TB_DIV1;
EPwm1Regs.TBCTL.bit.CLKDIV = TB_DIV1;
EPwm1Regs.CMPCTL.bit.SHDWAMODE = CC_SHADOW;
EPwm1Regs.CMPCTL.bit.SHDWBMODE = CC_SHADOW;
EPwm1Regs.CMPCTL.bit.LOADAMODE = CC_CTR_ZERO;
EPwm1Regs.CMPCTL.bit.LOADBMODE = CC_CTR_ZERO;
EPwm1Regs.AQCTLA.bit.CAD = AQ_SET;
EPwm1Regs.AQCTLA.bit.CAU = AQ_CLEAR;
EPwm1Regs.AQCTLB.bit.CBU = AQ_SET;
EPwm1Regs.AQCTLB.bit.CBD = AQ_CLEAR;

EPwm2Regs.TBPRD = M;

Trang 131
EPwm2Regs.TBPHS.half.TBPHS = 0x0000;
EPwm2Regs.TBCTL.bit.CTRMODE = TB_COUNT_UPDOWN;
EPwm2Regs.TBCTL.bit.PHSEN = TB_ENABLE;
EPwm2Regs.TBCTL.bit.PRDLD = TB_SHADOW;
EPwm2Regs.TBCTL.bit.SYNCOSEL =TB_SYNC_IN;
EPwm2Regs.TBCTL.bit.PHSDIR = TB_UP;
EPwm2Regs.TBCTL.bit.HSPCLKDIV = TB_DIV1;
EPwm2Regs.TBCTL.bit.CLKDIV = TB_DIV1;
EPwm2Regs.CMPCTL.bit.SHDWAMODE = CC_SHADOW;
EPwm2Regs.CMPCTL.bit.SHDWBMODE = CC_SHADOW;
EPwm2Regs.CMPCTL.bit.LOADAMODE = CC_CTR_ZERO;
EPwm2Regs.CMPCTL.bit.LOADBMODE = CC_CTR_ZERO;
EPwm2Regs.AQCTLA.bit.CAD = AQ_SET;
EPwm2Regs.AQCTLA.bit.CAU = AQ_CLEAR;
EPwm2Regs.AQCTLB.bit.CBU = AQ_SET;
EPwm2Regs.AQCTLB.bit.CBD = AQ_CLEAR;

EPwm3Regs.TBPRD = M*2;
EPwm3Regs.TBPHS.half.TBPHS = 0;
EPwm3Regs.TBCTL.bit.CTRMODE = TB_COUNT_UPDOWN;
EPwm3Regs.TBCTL.bit.PHSEN = TB_ENABLE;
EPwm3Regs.TBCTL.bit.PHSDIR = TB_UP;
EPwm3Regs.TBCTL.bit.PRDLD = TB_SHADOW;
EPwm3Regs.TBCTL.bit.SYNCOSEL = TB_SYNC_IN;
EPwm3Regs.TBCTL.bit.HSPCLKDIV = TB_DIV1;
EPwm3Regs.TBCTL.bit.CLKDIV = TB_DIV1;
EPwm3Regs.CMPCTL.bit.SHDWAMODE = CC_SHADOW;
EPwm3Regs.CMPCTL.bit.SHDWBMODE = CC_SHADOW;
EPwm3Regs.CMPCTL.bit.LOADAMODE = CC_CTR_ZERO;
EPwm3Regs.CMPCTL.bit.LOADBMODE = CC_CTR_ZERO;
EPwm3Regs.AQCTLA.bit.CAD = AQ_ CLEAR;
EPwm3Regs.AQCTLA.bit.CAU = AQ_ SET;
EPwm3Regs.AQCTLB.bit.CBU = AQ_CLEAR;
EPwm3Regs.AQCTLB.bit.CBD = AQ_ SET;

EPwm4Regs.TBPRD = M;
EPwm4Regs.TBPHS.half.TBPHS = 0;
EPwm4Regs.TBCTL.bit.CTRMODE = TB_COUNT_UPDOWN;
EPwm4Regs.TBCTL.bit.PHSEN = TB_ENABLE;
EPwm4Regs.TBCTL.bit.PHSDIR = TB_UP;

Trang 132
EPwm4Regs.TBCTL.bit.PRDLD = TB_SHADOW;
EPwm4Regs.TBCTL.bit.SYNCOSEL = TB_SYNC_IN;
EPwm4Regs.TBCTL.bit.HSPCLKDIV = TB_DIV1;
EPwm4Regs.TBCTL.bit.CLKDIV = TB_DIV1;
EPwm4Regs.CMPCTL.bit.SHDWAMODE = CC_SHADOW;
EPwm4Regs.CMPCTL.bit.SHDWBMODE = CC_SHADOW;
EPwm4Regs.CMPCTL.bit.LOADAMODE = CC_CTR_ZERO;
EPwm4Regs.CMPCTL.bit.LOADBMODE = CC_CTR_ZERO;
Epwm4Regs.AQCTLA.bit.CAD = AQ_ CLEAR;
Epwm4Regs.AQCTLA.bit.CAU = AQ_ SET;
Epwm4Regs.AQCTLB.bit.CBU = AQ_CLEAR;
Epwm4Regs.AQCTLB.bit.CBD = AQ_ SET;

EPwm5Regs.TBPRD = M;
EPwm5Regs.TBPHS.half.TBPHS = 0;
EPwm5Regs.TBCTL.bit.CTRMODE = TB_COUNT_UPDOWN;
EPwm5Regs.TBCTL.bit.HSPCLKDIV = TB_DIV1;
EPwm5Regs.TBCTL.bit.CLKDIV = TB_DIV1;
EPwm5Regs.TBCTL.bit.PHSEN = TB_DISABLE;
EPwm5Regs.TBCTL.bit.PRDLD = TB_SHADOW;
EPwm5Regs.TBCTL.bit.SYNCOSEL = TB_CTR_ZERO;
EPwm5Regs.CMPCTL.bit.SHDWAMODE = CC_SHADOW;
EPwm5Regs.CMPCTL.bit.SHDWBMODE = CC_SHADOW;
EPwm5Regs.CMPCTL.bit.LOADAMODE = CC_CTR_ZERO;
EPwm5Regs.CMPCTL.bit.LOADBMODE = CC_CTR_ZERO;
EPwm5Regs.AQCTLA.bit.CAD = AQ_SET;
EPwm5Regs.AQCTLA.bit.CAU = AQ_CLEAR;
EPwm5Regs.DBCTL.bit.OUT_MODE = DB_FULL_ENABLE;
EPwm5Regs.DBCTL.bit.POLSEL = DB_ACTV_HIC;
EPwm6Regs.TBPRD = M;
EPwm6Regs.CMPA.half.CMPA = 0;
EPwm6Regs.TBPHS.half.TBPHS = M/2;
EPwm6Regs.TBCTL.bit.HSPCLKDIV = TB_DIV1;
EPwm6Regs.TBCTL.bit.CLKDIV = TB_DIV1;
EPwm6Regs.TBCTL.bit.CTRMODE = TB_COUNT_UPDOWN;
EPwm6Regs.TBCTL.bit.PHSEN = TB_ENABLE;
EPwm6Regs.TBCTL.bit.PRDLD = TB_SHADOW;

Trang 133
EPwm6Regs.TBCTL.bit.SYNCOSEL = TB_SYNC_IN;
EPwm6Regs.CMPCTL.bit.SHDWAMODE = CC_SHADOW;
EPwm6Regs.CMPCTL.bit.SHDWBMODE = CC_SHADOW;
EPwm6Regs.CMPCTL.bit.LOADAMODE = CC_CTR_ZERO;
EPwm6Regs.CMPCTL.bit.LOADBMODE = CC_CTR_ZERO;
EPwm6Regs.AQCTLA.bit.CAD = AQ_SET;
EPwm6Regs.AQCTLA.bit.CAU = AQ_CLEAR;
EPwm6Regs.DBCTL.bit.OUT_MODE = DB_FULL_ENABLE;
EPwm6Regs.DBCTL.bit.POLSEL = DB_ACTV_HIC;
EPwm6Regs.DBFED = 10;
EPwm6Regs.DBRED = 50;
}
//========================================================================
// End of SourceCode.
//========================================================================

Trang 134
Trang 135

You might also like