You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TIỂU LUẬN MÔN


LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH

DC MICROGRID

GVHD: PGS.TS. Phan Quốc Dũng


HVTH: Nguyễn Thanh Phong 1870053
Cao Kim Cường 1870633

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TIỂU LUẬN MÔN


LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH

DC MICROGRID

GVHD: PGS.TS. Phan Quốc Dũng


HVTH: Nguyễn Thanh Phong 1870053
Cao Kim Cường 1870633

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019

1
Mục lục

1. Tìm hiểu cấu hình hệ thống DC Microgrid 2

2. Nghiên cứu kỹ thuật điều khiển các bộ biến đổi công suất 6

2.1 PV Power System 6

2.2 Battery Power System 8

3. Nghiên cứu kỹ thuật điều khiển hệ thống 10

4. Mô phỏng các chế độ làm việc điển hình 12

Tài liệu tham khảo 19

2
1. Tìm hiểu cấu hình hệ thống Microgrid

Khi siêu bão Sandy đổ bộ vào nước Mỹ (năm 2012) đã gây ra thiệt hại ước tính
lên đến 71 tỷ USD, trong đó có thiệt hại nặng nề của hệ thống lưới điện, gây mất
điện trên diện rộng cho 3,5 triệu hộ dân sử dụng điện. Từ đó đến nay, đã có nhiều
cuộc tranh luận về hiệu quả của lưới điện phân tán so với lưới điện tập trung, đặc
biệt là việc khai thác các lưới điện siêu nhỏ sẽ giảm thiểu thiệt hại của toàn bộ hệ
thống điện trong trường hợp xảy ra thiên tai.

Vậy lưới điện siêu nhỏ là gì? Có thể có nhiều định nghĩa cho khái niệm này,
nhưng định nghĩa tương đối đầy đủ là: “Lưới điện siêu nhỏ (microgrid) là một hệ
thống năng lượng tích hợp bao gồm các nguồn năng lượng phân tán (DER -
distributed energy resources) kết hợp với các thiết bị lưu trữ năng lượng, một số phụ
tải và hệ thống đo đếm, các giao diện điện tử công suất và điều khiển để đảm bảo
chất lượng, độ tin cậy và anh ninh, hệ thống này có thể hoạt động như một lưới điện
độc lập, tách khỏi lưới điện phân phối hiện hành”...

Cấu hình một hệ thống DC Microgrid:

3
Hình 1.1: Cấu hình hệ thống DC Microgrid mô phỏng bằng Matlab

4
Hình 1.2: Cấu hình hệ thống Microgrid

Sơ đồ khối Microgrid:

GRID DC BUS 1
AC/DC
20KW
PV
DC/DC
20KW

BATTERY DC/DC

LOAD 20kW

LOAD 2.5kW DC BUS 2 Hình


1.3:
LOAD 2.5kW

LOAD 5kW
Sơ đồ khối hệ thống DC Microgrid

5
Mô hình hệ thống DC Microgrid được mô phỏng bằng matlab bao gồm: Local slack
bus, hệ thống PV, pin và tải DC:

 Local slack bus sử dụng bộ chuyển đổi VSC converter được kết nối với lưới
AC để điều khiển điện áp trên bus DC

 Nguồn năng lượng phân tán (DER): Hệ thống PV sử dụng mô hình PV tiêu
chuẩn kết hợp bộ boost converter.

 Hệ thống tích trữ năng lượng (Energy storage): Pin sử dụng kiểu pin Li-ion
tiêu chuẩn kết hợp bộ chuyển đổi dual active bridge converter

 Tải DC bao gồm: các tải có công suất 20kW kết nối với DC bus 1, và các tải
có công suất 2.5kW và 5kW được kết nối với DC bus 2

 Hệ thống giám sát và điều khiển: các giao diện điện tử công suất và điều
khiển để đảm bảo chất lượng, độ tin cậy và anh ninh như các bộ biến đổi
công suất DC/DC (boost converter), dual active bridge converter và bộ
chuyển đổi VSC converter được kết nối với lưới điện AC để điều khiển điện
áp trên bus DC

2. Nghiên cứu kỹ thuật điều khiển các bộ biến đổi công suất

Công nghệ điều khiển nối lưới cho lưới điện nhỏ với các nguồn phát điện phân tán
đã phát huy đối đa công suất phát ra của hệ thống bất chấp tải nối với hệ thống. Nối
lưới thông qua các bộ biến đổi AC/DC, DC/DC và DC/AC với ưu điểm như: bộ
biến đổi DC/DC tự động điều chỉnh công suất cung cấp cho bộ DC/AC, các bộ biến
đổi có khả năng truyền năng lượng theo cả 2 hướng, với góc điều khiển được thay
đổi được, dung lượng sóng hài thấp..v.v. Mặt khác sử dụng công nghệ điều khiển
nối lưới cho lưới điện siêu nhỏ mang lại hiệu quả cao về tính kinh tế so với điều
khiển các nguồn điện độc lập. Công nghệ điều khiển lưới điện siêu nhỏ nhằm hướng
đến việc phát triển lưới điện thông minh và điều khiển nối lưới linh hoạt cho các
nguồn năng lượng tái tạo.

2.1 PV Power System

Pin mặt trời (Photovoltaic cell) gồm các lớp bán dẫn chịu tác dụng của quang học
để biến đổi các năng lượng phôton bức xạ mặt trời thành năng lượng điện. Hiệu suất

6
của tấm pin mặt trời sẽ lớn nhất khi pin mặt trời cung cấp cho ta công suất cực đại.
Công nghệ hiện nay để điều khiển pin mặt trời là sử dụng phương pháp hệ bám
điểm công suất cực đại (Maximum Point Power Tracking - MPPT) và đảm bảo rằng
pin mặt trời sẽ luôn luôn làm việc ở điểm MPP bất chấp tải được nối vào pin.

Hình 2.1: Tấm pin năng lượng mặt trời thực tế

Phương pháp điều khiển:

Phương pháp điều khiển bám điểm công suất cực đại (Maximum Point Power
Tracking – MPPT): hiện nay có nhiều kỹ thuật để điều khiển pin mặt trời bám điểm
công suất cực đại. Những kỹ thuật này có thể phân thành 2 nhóm chính sau: kỹ
thuật tìm kiếm và kỹ thuật tìm kiếm dựa trên mô hình. Ở kỹ thuật tìm kiếm dễ thực
hiện nhưng đòi hỏi một số bước lớn mới hội tụ được điểm cực đại MPP trong khi đó
sẽ hội tụ rất nhanh điểm MPP với kỹ thuật tìm kiếm dựa trên mô hình. Kỹ thuật này
đòi hỏi phải biết chính xác thông số của pin mặt trời và các số đo cả nhiệt độ và bức
xạ mặt trời.

7
Hình 2.2: PV system với giải thuật MPPT và bộ Boost Converter

Hệ thống PV system kết hợp với bộ chuyển đổi boots converter và giải thuật MPPT
được thể hiện trên hình 2.2. Bộ boost converter hoạt động bằng cách lưu trữ năng
lượng trong một cuộn cảm khi đóng điện và cung cấp năng lượng đó cho tải khi
điều khiển các khóa đóng cắt để tăng điện áp đầu ra. Bộ Boost Converter lấy tín
hiệu vào là điện áp từ dàn Pin Mặt trời Upv, xuất tín hiệu ra Udc kết nối với DC bus
thông qua bộ lọc Filter. Trong quá trình chuyển đổi điện áp từ Upv sang Udc có
điện áp cao hơn có sự tham gia của bộ điều khiển lấy điểm công suất dàn Pin cực
đại MPPT. Một điện áp đặt 750V đầu vào được so sánh với điện áp được tính toán
từ giải thuật MPPT sau đó một tín hiệu được gửi đến để điều khiển các khóa đóng
cắt của bộ chuyển đổi Boost Converter thông qua thay đổi độ rông xung PWM để
tạo ra điện áp mong muốn theo yêu cầu, theo mô hình mô phỏng matlab là +/- 375V
Việc điều khiển cho bộ Boost Converter cho ra kết quả là dòng điện và điện áp có
công suất phù hợp với tải đầu ra

Hình 2.3: Bộ biến đổi công suất cho nguồn PV xây dựng trên matlab

2.2 Battery Power System

8
Pin Li-ion hay pin lithi-ion là một loại pin sạc. Trong quá trình sạc, các ion Li
chuyển động từ cực dương sang cực âm, và ngược lại trong quá trình xả (quá trình
sử dụng). Pin Li-ion thường sử dụng điện cực là các hợp chất mà cấu trúc tinh thể
của chúng có dạng lớp (layered structure compounds), khi đó trong quá trình sạc và
xả, các ion Li sẽ xâm nhập và điền đầy khoảng trống giữa các lớp này, nhờ đó phản
ứng hóa học xảy ra. Các vật liệu điện cực có cấu trúc tinh thể dạng lớp thường gặp
dùng cho cực dương là các hợp chất ô xít kim loại chuyển tiếp và Li, như LiCoO2,
LiMnO2, v.v….; dùng cho điện cực âm là graphite. Dung dịch điện ly của pin cho
phép các ion Li chuyển dịch từ cực nọ sang cực kia nghĩa là có khả năng dẫn ion Li,
tuy nhiên, yêu cầu là dung dịch này không được dẫn điện.

Hệ thống lưu trữ năng lượng sử dụng Pin Li-ion được sử dụng trong hệ thống DC
Microgrid là một hệ thống hấp thu và lưu trữ năng lượng trong thời gian trước khi
giải phóng theo nhu cầu cung cấp của phụ tải. Công nghệ tích trữ năng lượng được
tối ưu hóa hiệu suất của các hệ thống năng lượng và tạo thuận lợi để tích hợp các
nguồn năng lượng tái tạo. Công nghệ này rất cần thiết để thu hẹp cả về thời gian và
khoảng cách địa lý giữa cung và cầu năng lượng.

Phương pháp điều khiển:

Hình 2.4: Cấu trúc Dual Active Bridge Converter tổng quát

Dual Active Bridge Converter là bộ chuyển đổi hai chiều, kết nối bộ lưu trữ năng
lượng với DC bus. Dual Active Bridge Converter với 2 mạch full- bridge mỗi bên
có cấu tạo các thành phần giống nhau. Hai bên mạch full bridge được điều khiển
bằng các xung sóng PWM. Mỗi công tắc được đóng cắt 50% thời gian chuyển đổi
tương ứng, các cặp công tắc trong hai bên mạch full-bridge đều có cùng thời gian
chuyển mạch nhưng được vận hành sao cho giữa mỗi bên mạch full-bridge có một
sự dịch pha được đưa ra dựa trên các tín hiệu đo phản hồi thu thập được. Tín hiệu

9
điện áp đầu ra được tạo ra dựa trên giá trị đặt và tín hiệu này được cung cấp thông
qua bộ điều chỉnh kỹ thuật số để tạo tỷ lệ dịch pha cho bộ điều chế PWM.

Hình 2.5: Bộ điều khiển Dual Active Bridge Converter xây dựng trên matlab

Hình 2.6: Bộ biến đổi công suất cho nguồn Pin Li-ion xây dựng trên matlab

3. Nghiên cứu kỹ thuật điều khiển hệ thống (Central Controller)

Điện áp trên bus DC được điều khiển bởi nút slack bus thông qua bộ chuyển đổi
VSC được kết nối với lưới điện AC

10
Hình 3.1: Mô hình điều khiển VSC kết nối với lưới điện AC tổng quát

Mô hình điều khiển sử dụng bộ VSC converter kết nối với lưới điện AC có thể được
chia thành 2 vòng điều khiển là Inner loop và Outer loop. Inner loop dựa trên tín
hiệu dòng điện iabc, điện áp vabc và góc pha thu thập được từ lưới điện AC sau đó
gửi tín hiệu điều khiển đến converter cho ra các giá trị phù hợp với công suất của
tải. Outer loop điều khiển công suất tác dụng, công suất phản kháng cũng như điều
chỉnh điện áp DC để giữ cân bằng điện áp trên DC bus

Hình 3.2: Mô hình điều khiển điện áp DC

11
Dựa trên mô hình điều khiển, kết nối lưới được yêu cầu để tương tác với lưới và
cung cấp tần số và hỗ trợ điện áp. Do đó để đảm bảo hiệu suất trạng thái ổn định
của nguồn điện được kết nối lưới yêu cầu bộ chuyển đổi VSC con verter cần phải
được thiết lập bởi các đặc tính phù hợp và điều khiển điện áp DC bus để cung cấp
tất cả năng lượng có sẵn được cung cấp bởi các nguồn năng lượng phân tán khác
như PV hoặc pin tích trữ. Nguồn điện phân tán được kết nối với lưới qua bộ chuyển
đổi VSC converter hoạt động như một bộ nạp hiện tại cho lưới điện.

Hình: Mô phỏng trên matlab

Bộ VSC converter kết nối với lưới điện có thể điều khiển theo phương pháp điều
khiển trực tiếp hoặc điều khiển véc tơ. Điều khiển trực tiếp dựa trên điều khiển điện
áp trong VSC bằng cách kiểm soát góc pha và biên độ của điện áp hoạt động truyền
tải và công suất phản kháng. Phương pháp điều khiển véc tơ có một số ưu điểm so
với điều khiển trực tiếp bao gồm chất lượng điện năng tốt hơn vì nó ít bị ảnh hưởng
bởi sóng hài và nhiễu. VSC converter có thể được coi là một nguồn điện áp trong đó
hệ thống điều khiển có quyền tự do xác định cường độ, pha và tần số của dạng sóng
điện áp hình sin được tạo ra. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tính đến giới hạn
của bộ chuyển đổi về khả năng truyền công suất tác dụng và công suất phản kháng

4. Mô phỏng các chế độ làm việc điển hình

4.1 Trường hợp sử dụng nguồn lưới kết hợp PV system

Load 20kW: ON

Local slack bus: ON

PV system: ON

Battery: OFF

12
Load DC Bus 2: OFF

Quan sát điện áp bus voltage: 751.4V

Hình 4.1: Điện áp trên DC bus 1 được điều khiển qua bộ VSC converter

Hình 4.2: Công suất các thành phần đầu ra DC bus 1

13
Theo kết quả ta quan sát được:

Pslack = -20kW; Pdemand = -20kW; Ppv = 40kW, Pbus2 = 0

Nhận xét: Với việc sử dụng nguồn điện từ hệ thống PV system kết hợp với điện áp
lưới thông qua bộ VSC converter điện áp trên DC bus1 được điều khiển xác lập một
cách nhanh chóng tại 751.4 V. Với tải có công suất Pdemand = -20kW trong trường
hợp này hệ thống PV system sẽ cung cấp cho tải và phần công suất còn lại theo khả
năng của hệ thống pin mặt trời sẽ được cung cấp hỗ trợ cho lưới ta có được kết quả
như trên hình 4.2. Từ đó suy ra hệ thống PV system có công suất khoảng 40kW.
Ngoài hệ thống pin mặt trời sơ đồ mô phỏng còn có hệ thống tích trữ năng lượng sử
dụng pin li-on. Trường hợp tiếp theo có xét đến việc kết hợp thêm hệ thống pin tích
trữ năng lượng

4.2 Trường hợp sử dụng nguồn lưới kết hợp PV system và Battery

Load 20kW: ON

Local slack bus: ON

PV system: ON

Battery: ON

Load DC Bus 2: OFF

Quan sát điện áp bus voltage: 751.4V

14
Hình 4.3: Điện áp trên DC bus 1 được điều khiển qua bộ VSC converter

Hình 4.4: Công suất các thành phần đầu ra DC bus 1

Theo kết quả ta quan sát được:

Pslack = Ppin = -10kW; Ppv = 40kW; Pdemand = -20kW

15
Nhận xét: Ở trường hợp 4.1 ta có nhận xét Ppv = 40kW ngoài cung cấp cho tải
Pdemand còn hỗ trợ cho lưới. Trong trường hợp có cả hệ thống tích pin trữ năng
lượng thì phần công suất sau khi cung cấp cho tải phần còn lại sẽ được dùng để tích
trữ trong hệ thống pin và hỗ trợ cho lưới. Ngoài tải Pdemand ở DC bus 1 sơ đồ mô
phỏng matlab còn kết hợp với một số tải khác ở DC bus 2 với công suất Pbus 2 =
10kW trường hợp tiếp theo sẽ xét đết việc kết hợp với tải ở DC bus 2

4.3 Trường hợp sử dụng nguồn lưới kết hợp PV system, Battery kết hợp với
Pbus 2

Load 20kW: ON

Local slack bus: ON

PV system: ON

Battery: ON

Load DC Bus 2: ON

Quan sát điện áp bus voltage: 750.8V

Hình 4.5: Điện áp trên DC bus 1 được điều khiển qua bộ VSC converter

16
Hình 4.6: Công suất các thành phần đầu ra DC bus 1

Theo kết quả ta quan sát được:

Pslack = 0kW; Ppv = 40kW; Pload1 = -20Kw; Pbus2 = Ppin = -10kW

Nhận xét: Với việc cung cấp thêm cho hệ thống tải ở DC bus 2 là 10kW trong
trường hợp này lượng công suất được hệ thống PV system sau khi cung cấp cho
Pdemand và tích trữ năng lượng thì phần con lại sẽ cũng cấp cho tải Pload 2 và
không sử dụng nguồn từ lưới. Việc kết nối lưới thông qua bộ VSC converter đóng
vai trò trọng trong việc điều khiển điện áp trên DC bus ổn định và xác lập một cách
nhanh chóng. Trường hợp tiếp theo xét đến khi hệ thống DC microgrid không được
kết nối với lưới

4.4 Trường hợp tách lưới sử dụng PV system, Battery kết hợp với Pbus 2

Load 20kW: OFF

Local slack bus: ON

PV system: ON

17
Battery: ON

Load DC Bus 2: ON

Quan sát điện áp bus voltage

Hình 4.7: Điện áp trên DC bus 1

Hình 4.8: Công suất các thành phần đầu ra DC bus 1

18
Theo kết quả ta quan sát được:

Pslack = 0kW; Ppv = 40kW; Pload1 = -20Kw; Pbus2 = Ppin = -10kW

Nhận xét: Hệ thống DC Microgrid vẫn có khả năng cung cấp công suất cho nhu cầu
của tải tuy nhiên không ổn định trong quá trình làm việc, bên cạnh đó điện áp trên
Bus DC không ổn định và khó xác lập tại điện áp đặt là 750V. Qua đó có thể thấy
việc kết nối lưới qua bộ VSC converter đóng vai trò quan trọng trong việc điều
chỉnh điện áp trên DC bus cũng như sự hoạt động ổn định của hệ thống DC
microgrid

Tài liệu tham khảo

Control of grid connected power converters with grid support functionalities - Weiyi
Zhang

Design and Control of a Bidirectional Dual Active Bridge DC-DC Converter to


Interface Solar, Batery Storage, and Grid-Tied Inverters - Kenny George
-University of Arkansas, Fayeteville

Metrology Requirements of State-of-the-Art Protection Schemes for DC Microgrids -


Chunpeng Li*, Puran Rakhra*, Patrick Norman*, Graeme Burt*, Paul Clarkson†

19

You might also like