You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC


KỸ THUẬT CAO ÁP

Nhóm 4: Châu Minh Tiến 1970046


Nguyễn Tường Trung 187xxxx
Trần Quang Tuyên xxxxxxx
Nguyễn Mạnh Toàn 1870081

GVHD: PGS.TS Hồ Văn Nhật Chương

TP.HCM, Tháng 07 năm 2020


Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MÁY PHÁT ĐIỆN DC Ở ĐIỆN ÁP THẤP.............................................................1
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU DC..................................................1
1.1.1 Khái niệm.................................................................................................................1
1.1.2 Phân cấp điện áp một chiều......................................................................................1
1.1.3 Ứng dụng thực tế......................................................................................................1
1.2 NGUỒN PHÁT ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU Ở ĐIỆN ÁP THẤP.........................................2
1.2.1 Tổng quan................................................................................................................2
1.3 MÁY PHÁT ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU – NGUYÊN LÝ HOAT ĐỘNG...........................3
1.3.1 Chỉnh lưu một pha....................................................................................................3
1.3.2 Chỉnh lưu một pha nữa sóng....................................................................................3
1.3.3 Chỉnh lưu một pha toàn sóng...................................................................................3
1.3.4 Chỉnh lưu ba pha......................................................................................................5
1.4 Hệ thống lọc của mạch lọc chỉnh lưu................................................................................6
1.4.1 Lọc một chiều điện dung..........................................................................................6
CHƯƠNG 2. MÁY PHÁT DÒNG ĐIỆN DC Ở ĐIỆN ÁP CAO...................................................8
2.1 TỔNG QUAN...................................................................................................................8
2.1.1 Hệ thống HVDC.......................................................................................................8
2.1.2 Ứng dụng HVDC.....................................................................................................9
2.2 CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI HVDC..............................................................................9
2.2.1 Phân loại hệ thống truyền tải HVDC.......................................................................9
2.2.2 Phân loại công nghệ HVDC...................................................................................12
2.2.1 Trạm biến áp chuyển đổi HVDC...........................................................................13
2.2.2 Đường dây truyền tải HVDC.................................................................................15
2.3 Các dự án HVDC trên thế giới........................................................................................17
2.4 So sánh sơ bộ hệ thống HVAC và HVDC.......................................................................21

Trang i
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

CHƯƠNG 1. MÁY PHÁT ĐIỆN DC Ở ĐIỆN ÁP THẤP


1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU DC

1.1.1 Khái niệm

Nguồn một chiều là nguồn điện phát ra dòng điện một chiều, dòng điện này có chiều xác
định, độ lớn có thể vẫn biến thiên nhưng trị số của nó luôn nằm giới hạn trong 1 phía của
trục thời gian Ox, nghĩa là hoặc luôn dương (+), hoặc luôn âm (-) và không đi qua giá trị
"0".

Hình 1.1 Sóng điện áp DC

1.1.2 Phân cấp điện áp một chiều

Theo System voltages around the world are defined in IEC 60038, IEC standard voltage.
Bảng phân cấp điện áp và dòng điện theo điện áp và dòng điện thấp và cao như sau:

Hình 1.2 Bảng phân cấp điện áp DC ở áp thấp và cao theo IEC

1.1.3 Ứng dụng thực tế

Trong lĩnh vực điện tử, thiết bị điện một chiều như sạc điện thoại, sạc laptop, xe đạp điện,…
được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày.  Ngoài ra, thiết bị điện một chiều còn sử
dụng phổ biến trong các trạm biến áp, nhà máy điện:

Trang 1
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

Hình 1.3 Ứng dụng của thiết bị phát áp DC ứng dụng trong thực tế
1.2 NGUỒN PHÁT ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU Ở ĐIỆN ÁP THẤP

1.2.1 Tổng quan

Trong các mạch điện tử của các thiết bị chúng sử dụng nguồn một chiều DC ở các mức
điện áp khác nhau, nhưng ở ngoài zắc cắm của các thiết bị này lại cắm trực tiếp vào
nguồn điện AC 220V 50Hz, như vậy các thiết bị điện tử cần có một bộ phận để chuyển
đổi từ nguồn xoay chiều ra điện áp một chiều, cung cấp cho các mạch trên, bộ phận
chuyển đổi bao gồm:
Biến áp nguồn : Hạ thế từ 220V xuống các điện áp thấp hơn như 6V, 9V, 12V, 24V v
v ...
Mạch chỉnh lưu : Đổi điện AC thành DC.
Mạch lọc Lọc gợn xoay chiều sau chỉnh lưu cho nguồn DC phẳng hơn.
Mạch ổn áp : Giữ một điện áp cố định cung cấp cho tải tiêu thụ.

Trang 2
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát của mạch cấp nguồn


1.3 MÁY PHÁT ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU – NGUYÊN LÝ HOAT ĐỘNG

1.3.1 Chỉnh lưu một pha

Bộ chỉnh lưu một pha được chia thành hai loại: chỉnh lưu một pha nửa sóng và chỉnh lưu
một pha cả sóng. Trong các phần dưới đây, sẽ trình bày nguyên lý của các loại chỉnh lưu
cũng như phân tích và so sánh các thông số được tổng kết ở bảng tổng hợp. Để đơn giản,
ta coi các diode là lý tưởng, có nghĩa chúng có điện áp thuận bằng không thời gian phục
hồi tính ngược cũng bằng không. Giả thiết này thông thường phù hợp với các trường hợp
chỉnh lưu diode cho các nguồn xoay chiều tần số thấp và điện áp thuận rất nhỏ so với
biên độ điện áp nguồn. Hơn nữa, giả thiết này cũng có nghĩa tải mang tính chất thuần
điện trở và dạng sóng dòng và áp trên tải là tương tự. Hệ thống lọc trong chỉnh lưu, và
các ảnh hưởng của tải điện cảm cũng như điện dung được xem xét kỹ càng.

1.3.2 Chỉnh lưu một pha nữa sóng

Sơ đồ chỉnh lưu một pha đơn giản nhất thể hiện trong hình, sử dụng duy nhất một diode,
được cấp điện từ cuộn thứ cấp của máy biến áp xoay chiều. Trong nửa sóng dương diode
dẫn, nửa sóng âm diode không dẫn. Với giả thiết máy biến áp có trở kháng bằng không
và do đó sóng nguồn xoay chiều có dạng sin, dạng sóng điện áp và dòng điện tải R, điện
áp và dòng điện trên diode được thể hiện trên hình.

Hình 2.2: Sơ đồ và dạng sóng chỉnh lưu một pha nửa sóng
Theo đồ thị dạng sóng điện áp, biên độ điện áp ngược (peak inverse voltage - PIV) trên
diode là Vm trong nửa sóng âm. Từ đó V RRM của diode phải được chọn lớn hơn V m để
tránh bị đánh thủng. Trong nửa chu lỳ dẫn, dòng điện thuận I F của diode chính là dòng
điện qua tải nên IFRM phải được chọn lớn hơn dòng điện lớn nhất của tải. Bên cạnh đó,
dây quấn thứ cấp máy biến áp chịu dòng điện một chiều,có thể gây nên hiện tượng quá
bão hòa trong lõi thép.

1.3.3 Chỉnh lưu một pha toàn sóng

Có hai loại chỉnh lưu một pha cả sóng: chỉnh lưu với cuộn thứ cấp máy biến áp có điểm
giữa và chỉnh lưu cầu. Nguyên lý chỉnh lưu với điểm giữa cuộn thứ cấp máy biến áp
được thể hiện trên hình. Từ sơ đồ có thể thấy mỗi diode nối với cuộn thứ cấp máy biến áp
làm việc như một mạch chỉnh lưu nửa sóng. Đầu ra của hai mạch chỉnh lưu này kết hợp
với nhau tạo thành mạch chỉnh lưu cả sóng cho tải. Hơn nữa dòng điện một chiều trong

Trang 3
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

hai nửa chu kỳ bằng nhau và ngược chiều trên cuộn thứ cấp không gây nên các vấn đề
liên quan đến bão hòa từ trong lõi thép. Dạng sóng của điện áp và dòng điện chỉnh lưu cả
sóng trong hình. Theo đồ thị điện áp trên các diode vD1 và vD2, biên độ điện áp ngược trên
mỗi diode là 2Vm. Do đó điện áp ngược cực đại lặp lại của diode VRRM phải được chọn
lớn hơn 2Vm để tránh bị đánh thủng. Lưu ý, chỉnh lưu một pha cả sóng có điện áp một
chiều gấp đôi trường hợp chỉnh lưu nửa sóng. Khi dẫn, mỗi diode chịu dòng điện thuận
bằng dòng điện tải, do đó IFRM phải được chọn lớn hơn biên độ dòng điện tải, Vm/R.

Hình 2.3: Sơ đồ chỉnh lưu một pha cả sóng, cuộn thứ cấp có điểm giữa
Chỉnh lưu một pha cả sóng mạch cầu sử dụng 4 diode và không có điểm giữa của cuộn
thứ cấp máy biến áp như trên hình. Trong nửa chu kỳ dương của cuộn thứ cấp, dòng
điện chạy qua các diode D1 và D2. Nửa chu kỳ âm, D3 và D4 được dẫn điện. Dạng sóng
dòng , áp của chỉnh lưu cầu được thể hiện trên hình. Giống như trường hợp chỉnh lưu cả
sóng có điểm giữa máy biến áp, dòng điện thuận cực đại IFRM mỗi diode cần phải chọn
cao hơn biên độ dòng điện tải Vm / R. Và biên độ điện áp ngược trên mỗi diode giảm từ
2Vm xuống còn Vm trong thời điểm không dẫn.

Hình 2.4: Sơ đồ chỉnh lưu một pha cả sóng mạch cầu

Trang 4
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

1.3.4 Chỉnh lưu ba pha

Các bộ chỉnh lưu một pha chỉ được áp dụng khi công suất nhỏ, đối với các tải công suất
lớn hơn 15kW phải sử dụng các bộ chỉnh lưu ba pha hoặc nhiều pha. Bộ chỉnh lưu ba
pha có hai loại: chỉnh lưu tia và chỉnh lưu cầu.
Chỉnh lưu tia ba pha
Sơ đồ chỉnh lưu tia ba pha cơ bản được vẽ trên hình, có thể thấy rằng sơ đồ này tương
đương với 3 sơ đồ chỉnh lưu một pha nửa sóng làm việc cùng nhau. Trong một số trường
hợp còn được gọi là chỉnh lưu ba pha nửa sóng. Diode trên mỗi pha dẫn khi điện áp trên
pha có diode cao hơn hai pha còn lại. Dạng sóng điện áp mỗi pha và trên tải được thể
hiện trong hình.
Không giống như trong chỉnh lưu một pha góc dẫn mỗi diode là π, ở đây góc dẫn chỉ là
2π/3.
Xét pha u1, diode dẫn trong khoảng π/6 ÷ 5π/6, điện áp trung bình

Hình 2.5 Sơ đồ chỉnh lưu tia ba pha cơ bản

Chỉnh lưu cầu ba pha


Chỉnh lưu cầu ba pha thường được sử dụng khi có yêu cầu công suất cao do khả năng tận
dụng cao nhất công suất máy biến áp. Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha được trình bày trong
hình 2-11. Các diode được đánh số sao cho chúng tuần tự được dẫn trong mỗi góc 2π/3.

Trang 5
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

Hình 2.6 Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha


Trình tự dẫn của các diode: 12, 23, 34, 45, 56, 61…
Dạng sóng điện áp và dòng điện được trình bày trên hình 2-11, trong đó điện áp dây gấp
1,73 lần điện áp pha.
Ở đây cho phép sử dụng bất cứ cách nối (Y/Δ) cho dây quấn sơ cấp và thứ cấp do dòng
điện trong cuộn thứ cấp đối xứng.
1.4 Hệ thống lọc của mạch lọc chỉnh lưu
Hệ thống lọc thường được áp dụng khi có yêu cầu đối với bộ chỉnh lưu về điện áp bằng
phẳng trên tải. Các bộ lọc được phân thành các loại: lọc một chiều điện cảm và lọc một
chiều điện dung.
Lọc một chiều điện cảm được ưa thích với các chỉnh lưu có điện áp cao với nguyên nhân
làm tăng hiệu quả làm việc máy biến áp trong khi giảm hệ số hình dạng FF của dòng
chỉnh lưu.
Lọc một chiều điện dung có thể tăng hiệu quả hoạt động, nhưng chúng có yêu cầu quá
dòng khi bật và dòng đột biến lặp lại. Như vậy, bộ lọc một chiều điện dung chỉ thích hợp
với các hệ thống có công suất nhỏ, trong đó có qui định chặt chẽ thường đạt được khi
kiểm soát dòng thác điện tử trong chỉnh lưu.

1.4.1 Lọc một chiều điện dung

Hình dưới thể hiện sơ đồ mạch chỉnh lưu một pha cả sóng lọc một chiều điện dung, dạng
sóng điện áp và dòng điện của chỉnh lưu trong hình. Khi giá trị điện áp tức thời của dây
quấn thứ cấp vs lớn hơn giá trị điện áp tức thời trên tụ điện vL, một trong hai diode D1
hoặc D2 dẫn và tụ điện được nạp từ máy biến áp. Khi điện áp tức thời dây quấn thứ cấp
giảm, vs nhỏ hơn giá trị điện áp tức thời trên tụ vL, cả hai diode phân cực ngược và tụ điện
xả điện tích thông qua tải điện trở R. Kết quả, điện áp trên tụ dao động trong khoảng
giữa giá trị lớn nhất của Vm và giá trị nhỏ nhất của Vm – Vr(pp) như trong hình Vr(pp) – độ
gợn sóng điện áp từ đỉnh tới đỉnh). Góc dẫn của cả hai diode θc , như trong hình, trở nên
nhỏ hơn khi độ gợn sòng điện áp chỉnh lưu giảm xuống. Do đó, cả nguồn và các diode
đều chịu tác động của dòng điện giá trị cao đột biến lặp lại. Cần bổ xung thêm bộ lọc LC
xoay chiều như trên hình , nhằm nâng cao hệ số công suất nguồn của chỉnh lưu.

Trang 6
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

Hình 2.7 Chỉnh lưu một pha cả sóng lọc một chiều điện dung
Dạng sóng điện áp khi có bộ lọc

Hình 2.8 Dạng sóng dòng và áp

Trang 7
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

CHƯƠNG 2. MÁY PHÁT DÒNG ĐIỆN DC Ở ĐIỆN ÁP CAO


2.1 TỔNG QUAN

2.1.1 Hệ thống HVDC

Hình 1: Sơ đồ khối cơ bản của hệ thống HVDC


Converter: Hệ thống chuyển đổi AC/DC và DC/AC bao gồm bộ chỉnh lưu/nghịch lưu
“valve bridges” và máy biến áp converter. Bộ chỉnh lưu/nghịch lưu thường được sử dụng
bộ 6 xung hoặc 12 xung với công suất lớn. Máy biến áp converter cung cấp nguồn điện
áp xoay chiều 3 pha phù hợp với cấp điện áp của bộ chỉnh lưu/nghịch lưu.
Smoothing reactor: Là kháng điện lớn có độ tự cảm lên đến 1.0H được mắc nối tiếp với
mỗi cực của trạm chuyển đổi. Có tác dụng hỗ trợ các bộ lọc một chiều trong việc lọc các
sóng hài dòng điện và “là phẳng” dòng điện một chiều.
Harmonic Filter: Bộ chỉnh lưu/nghịch lưu sinh ra các hài điện áp và dòng điện cả hai
phía DC và AC. Các sóng hài này là nguyên nhân gây ra quá nhiệt đối với các tụ điện, và
ảnh hưởng tới hệ thống thông tin. Do đó các bộ lọc sóng hài được sử dụng ở hai phía DC
và AC để lọc nhưng tần số hài ảnh hưởng tới hệ thống.
Reactive Power Supplies: Hệ thống DC không có công suất phản kháng. Đối với hệ
thống AC, trong điều kiện vận hành bình thường mức tiêu thụ công suất phản kháng có
thể lên đến 50% công suất tác dụng được truyền tải. Trong điều kiện quá độ mức tiêu thụ
công suất phản kháng có thể cao hơn. Để cho hệ thống AC hoạt động an toàn và tin cậy
cần thiết bù công suất phản kháng tại phía AC của hệ thống chuyển đổi.
Electrodes: Như là đường trở về của dòng DC khi nó ở chế độ đơn cực.
DC Lines: Có thể là đường dây trên không hoặc cáp ngầm. Cấu tạo tương tự cuộn dây
AC.

Trang 8
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

2.1.2 Ứng dụng HVDC

Truyền tải điện một chiều đã được áp dụng trong các trường hợp sau:
 Cáp ngầm dưới nước có chiều dài lớn hơn 30km. Truyền tải điện xoay chiều sẽ
không thực tế với khoảng cách dài do điện dung của cáp lớn đòi hỏi phải có trạm bù
trung gian.
 Kết nối không đồng bộ giữa hai hệ thống xoay chiều khi mà các đường dây nối xoay
chiều không khả thi vì lý do ổn định hệ thống hay có sự khác nhau về tần số định
mức của hai hệ thống.
 Truyền tải một lượng công suất lớn với khoảng cách xa bằng đường dây trên không
thì truyền tải điện một chiều là một phương án cạnh tranh được với truyền tải điện
xoay chiều đối với khoảng cách hơn 600km.
 Sự kết nối giữa hai hệ thống điện xoay chiều có cùng tần số qua đường dây có chiều
dài bằng không (kết nối “Back – to - back”), các trạm chỉnh lưu và nghịch lưu nối kề
nhau cho phép kết nối hai hệ thống điện xoay chiều mà không tăng dòng ngắn mạch
trong hệ thống.
 Hệ thống HVDC được dùng để truyền tải công suất từ một trạm lớn từ xa đến trung
tâm phụ tải cách đó vài trăm km. Nếu có sự cố trong hệ thống điện xoay chiều thì các
máy phát ở nguồn phát sẽ không cắt ra vì đường dây kết nối DC không đồng bộ sẽ cô
lập nhà máy với hệ thống AC.

2.2 CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI HVDC

2.2.1 Phân loại hệ thống truyền tải HVDC

Căn cứ vào hiệu quả tối ưu trong từng trường hợp cụ thể, các cầu chỉnh lưu HVDC và
đường dây truyền tải có thể được lựa chọn xắp xếp theo 1 trong 2 cấu hình: đơn cực và
lưỡng cực (âm - dương).
Cấu hình đơn cực (monopolar configuration):

Kết nối này dùng một dây dẫn. Đường


về có thể dùng đất hoặc nước. Có thể
dùng đường trở về bằng kim loại trong
trường hợp điện trở đất quá lớn và có
thế gây nhiễu loạn đến các công trình
ngầm bằng kim loại khác. Dây dẫn kim
loại làm đường về có điện áp thấp. Sơ
đồ này có ưu điểm gọn nhẹ, chi phí
đường dây ít, có thể mở rộng sang cấu
hình 2 cực. Cấu hình đơn cực
Nhược điểm, sơ đồ đơn cực có độ tin cậy cung cấp điện không cao. Mặt khác, đối với
đường dây trên đất liền, đường dây đơn cực dùng đường về là đất có thế gây nhiễu loạn
đến các công trình ngầm bằng kim loại khác hoặc ảnh hưởng đến an toàn của người nên
thường dùng đường trở về bằng kim loại.

Trang 9
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

Cấu hình lưỡng cực (bipolar configuration):

Trong cấu hình lưỡng cực (hai cực âm -


dương), các trạm chuyển đổi được nối
với nhau bởi 2 dây dẫn có điện thế trái
dấu, điểm trung tính được nối đất. Ưu
điểm của cấu hình này là tính phổ biến,
có độ tin cậy cung cấp điện cao, công
suất truyền tải lớn. Hầu hết các đường
dây truyền tải 1 chiều hiện nay đều là
đường dây lưỡng cực, khi sự cố 1 mạch
thì hệ thống hoạt động như cấu hình Cấu hình lưỡng cực
đơn cực, dòng về qua đất.

Nhược điểm: (i) chi phí xây dựng đường dây và trạm chuyển đổi cao hơn cấu hình đơn
cực, (ii) khi sự cố một mạch, thì mạch còn lại chỉ tải từ (0.5 – 0.7) lần lượng công suất
như vận hành bình thường tùy theo thiết kế đường dây và thiết bị 2 đầu trạm chuyển đổi.
Mặt khác, đối với đường dây trên đất liền, việc vận hành chế độ đơn cực đường về là đất
có thế gây nhiễu loạn đến các công trình ngầm bằng kim loại khác hoặc ảnh hưởng đến
an toàn con người nên chỉ cho phép vận hành trong thời gian nhất định tùy theo tiêu
chuẩn của mỗi quốc gia.
Từ 2 cấu hình cơ bản trên, có các kiểu đấu nối hệ thống truyền tải điện một chiều như
sau:
 Trạm Back-to-Back: sử dụng khi 2 hệ thống xoay chiều được đấu nối với nhau ở
cùng một địa điểm, không cần đường dây truyền tải giữa các cầu chỉnh lưu - nghịch
lưu, có thể dùng cấu hình đơn cực hoặc lưỡng cực. Trạm Back-to-Back thường ứng
dụng khi đấu nối 2 hệ thống điện khác tần số cơ bản, hoặc các hệ thống điện không
đồng bộ. Vì các bộ biến đổi nằm tập trung nên thuận lợi cho việc điều khiển bảo
dưỡng thiết bị

 Kiểu truyền tải giữa 2 trạm: được sử dụng khi phương án xây dựng đường dây truyền
tải cao áp 1 chiều tỏ ra kinh tế nhất khi đấu nối 2 trạm chuyển đổi ở 2 vị trí cách xa
nhau. Đây là kiểu truyền tải 1 chiều phổ biến nhất hiện nay. Thông thường sử dụng
đường dây trên không, tải lượng công suất lớn đi khoảng cách rất xa.

Trang 10
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

 Kiểu truyền tải giữa nhiều trạm: Khi có từ 3 trạm chuyển đổi trở lên ở các vị trí địa lý
khác nhau đấu vào cùng một hệ thống 1 chiều, có thể đấu nối tiếp hoặc song song.
Chi phí dành cho các trạm thêm vào là rất lớn, do đó kiểu truyền tải nhiều trạm rất
khó đạt được các chỉ tiêu kinh tế.

Hình 2: Trạm biến áp HVDC XiangJiaba-Shanghai

Hình 3: Đường dây HVDC

Trang 11
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

2.2.2 Phân loại công nghệ HVDC

Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng 2 công nghệ phổ biến trong thiết kế HVDC là LCC-
HVDC và VSC-HVDC, sơ đồ cấu tạo như sau:
Line Commutate Converter (LCC) HVDC
 Current Sourced Converter
 Thyristor based Technology

Voltage Source Converter (VSC) HVDC


 Self Commutated Converter
 Transistor (IGBT, GTO etc.) based Technology

So sánh giữa 2 công nghệ:

LCC-HVDC VSC-HVDC
 Cấp điện áp DC: ±100kV ~ ±1100kV  Cấp điện áp DC: ±10kV ~ ±800kV
 Quy mô công suất lớn  Quy mô công suất nhỏ
 Có khả năng quá tải cao  Có khả năng quá tải thấp
 Yêu cầu bộ lọc phía AC và DC  Không yêu cầu bộ lọc
 Diện tích lớn  Diện tích nhỏ hơn, bằng khoảng 50 –
60% LCC
 Có thể dùng MBA truyền thống
 Yêu cầu máy biến áp converter  Tổn thất trạm cao hơn
 Tổn thất trạm thấp hơn  Chi phí cao hơn khoảng 10 – 15%
 Chi phí thấp hơn

Trang 12
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

1.1.1 Trạm biến áp chuyển đổi HVDC

Hệ thống truyền tải điện HVDC được cấu thành từ các thành phần đồng bộ của trạm biến
áp gồm thành phần xoay chiều HVAC và một chiều HVDC.
Với hệ thống lưới điện truyền tải hiện nay là 500kV, các thành phần HVAC xem xét là
500kV, thành phần HVDC là ± 500 kV.
Các thành phần xoay chiều HVAC 500kV gồm:
 Tại trạm biến áp 500kV hiện hữu: trang bị các ngăn lộ 500kV để đối nối đến trạm
chuyển đổi AC-DC;
 Tại trạm biến áp 500kV chuyển đổi AC-DC: trang bị các sân phân phối 500kV AC
và sân phân phối 500kV DC.

Hình 4: Sơ đồ điển hình khối truyền tải HVDC ±500kV


Các sơ đồ sân phân phối AC được xây dựng theo sơ đồ 3/2 gồm các ngăn xuất tuyến cho
nhận điện AC từ lưới 500kV AC hiện hữu, các ngăn xuất tuyến AC cho đối nối DC gồm:
 Ngăn lộ 500kV cho MBA chuyển đổi AC-DC
 Ngăn lộ 500kV cho các thành phần phụ trợ như các bộ lọc, tự dùng,..

Thiết bị trung tâm của trạm chuyển đổi một chiều là bộ chuyển đổi Thyristor, thường
được đặt trong nhà (Valve hall). Các thành phần khác của một trạm chuyển đổi AC – DC
(hoặc DC – AC) được thể hiện trong hình sau:

Trang 13
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

Hình 5: Cấu hình cơ bản trạm chuyển đổi AC – DC


Trong cấu hình trạm như trên, phía đầu ra một chiều gồm 2 cực (bipole), dòng về qua đất
(ground return). Ở chế độ bình thường, dòng 2 cực bằng nhau, dòng qua đất là tổng hợp
của 2 dòng bằng nhau, ngược chiều nên bị triệt tiêu. Trong một số trường hợp (vd. sự cố
1 mạch), trạm chỉ có một cực phía D.C. (monopole), dòng về có thể qua đất hoặc sử
dụng đường riêng (có thể dùng vỏ cáp bọc kim loại).
Thành phần quan trọng thứ 2 là máy biến áp chuyển đổi, có nhiệm vụ biến đổi điện áp từ
hệ thống xoay chiều sang phía một chiều sao cho các cầu chỉnh lưu sẽ cung cấp điện áp
đầu ra một chiều chuẩn (ví dụ ±500kV). Đối với các trạm công suất lớn, máy biến áp
chuyển đổi thường sử dụng loại 1 pha nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt độ tin cậy cao
(do chỉ cần một MBA một pha làm dự phòng).
Cuộn thứ cấp của MBA chuyển đổi được nối với hệ thống cầu chỉnh lưu. MBA chuyển
đổi thường đặt trong sân phân phối ngoài trời, còn hệ thống cầu chỉnh lưu lại được đặt
trong nhà, do đó cần có cơ cấu đấu nối xuyên qua tường. Có 2 trường hợp sau: trường
hợp 1, đấu nối bằng các thanh cái cách điện bởi khí SF6 khi khí SF6 được sử dụng làm
chất cách điện trong trạm (trạm GIS); trường hợp 2, đấu nối qua ống dẫn xuyên tường
(Wall Bushing). Khi điện áp phía một chiều 500kV trở lên thì đường ống đấu nối cần
được thiết kế cẩn thận nhằm tránh các hỏng hóc hoặc phá huỷ cách điện từ bên trong.
Thành phần quan trọng thứ 3 là các bộ lọc sóng hài phía xoay chiều và một chiều. Sóng
hài phát ra phía xoay chiều đối với chỉnh lưu 6 xung có bậc 6n±1, với chỉnh lưu 12 xung
là 12n±1, n= 1, 2, 3, … Thông thường, đối với bộ chỉnh lưu 12 xung, bộ lọc phía xoay
chiều cộng hưởng ở sóng hài bậc 11, 13, 23, 25. Đối với chỉnh lưu 6 xung thì cần có bộ
lọc sóng hài bậc 5 và 7. Các bộ lọc sóng hài phía xoay chiều có thể được đóng mở thông
qua máy cắt để điều chỉnh công suất phản kháng phù hợp với yêu cầu hệ thống, nguyên
nhân do các bộ lọc này phát công suất phản kháng ở tần số cơ bản (50Hz).
Một mạch điện cộng hưởng song song thường được sinh ra một cách tự nhiên bởi điện
dung của các bộ lọc xoay chiều và trở kháng cảm ứng của hệ thống xoay chiều. Trong

Trang 14
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

trường hợp đặc biệt, mạch này cộng hưởng ở tần số giữa sóng hài thứ tự 2 và thứ tự 4,
thì cần thiết có một bộ lọc sóng hài thứ tự thấp (sóng hài thứ tự 2 hoặc thứ tự 3).
Các sóng hài điện áp phía một chiều phát ra bởi bộ chỉnh lưu 6 xung có bậc thứ tự 6n,
phát ra bởi bộ chỉnh lưu 12 xung có bậc thứ tự 12n, n = 1, 2, 3, … Các bộ lọc phía một
chiều làm giảm sóng hài trên đường dây truyền tải nhằm giảm thiểu nhiễu đối với sóng
radio và thông tin liên lạc. Trong trường hợp không có đường dây truyền tải 1 chiều (vd:
trạm Back to Back) thì không cần các bộ lọc phía một chiều.
Ở mỗi cực của trạm chuyển đổi thường có cuộn cảm 1 chiều (D.C. reactor), có tác dụng
hỗ trợ các bộ lọc một chiều trong việc lọc các sóng hài dòng điện và “là phẳng” dòng
điện một chiều, ngăn chế độ dòng không liên tục khi vận hành với dòng tải thấp. Do hệ
số biến đổi của dòng 1 chiều bị giới hạn bởi cuộn cản nên quá trình chuyển mạch của bộ
chỉnh lưu không cần điều chỉnh tinh.
Các bộ chống sét được sử dụng nhiều trong trạm chuyển đổi: lắp song song với mỗi
Valve, mắc song song với mỗi cầu chỉnh lưu và lắp trong sân phân phối một chiều, xoay
chiều. Các chống sét sẽ phối hợp hoạt động với nhau để bảo vệ quá điện áp cho thiết bị
trong mọi tình huống. Các bộ lọc sóng hài cũng cần được bảo vệ quá áp bằng chống sét
van. Các trạm chuyển đổi siêu cao áp một chiều hiện đại thường dùng chống sét Oxit
kim loại (Metal-Oxide Arester), các thông số của chống sét được tính toán chọn lựa,
phối hợp cách điện rất cẩn thận.

1.1.2 Đường dây truyền tải HVDC

2.2.2.1 Đặc điểm đường dây truyền tải HVDC


Các đường dây truyền tải một chiều có nhiệm vụ truyền tải công suất từ phía chỉnh lưu
tới phía nghịch lưu.
Đối với việc truyền tải điện năng công suất lớn trên mặt đất thì phương tiện truyền tải
phổ biến nhất là đường dây trên không. Đường dây trên này thông thường là lưỡng cực
(hai đường dây với hai cực tính khác nhau). Cáp HVDC thông thường được sử dụng khi
đi ngần dưới biển. Những kiểu phổ biến nhất của cáp ngầm là loại cách điện rắn và loại
cách điện dầu, trong đó loại đầu tiên là kinh tế hơn cả. Cách điện của nó bao gồm nhiều
băng giấy cách điện được thấm dầu nhớt có độ đậm đặc cao. Không có sự hạn chế về độ
dài đối với loại cáp này và độ sâu cho phép có thể lên đến 1000m. Loại cáp mà được đổ
đầy dầu có độ đậm đặc thấp và luôn làm việc dưới một áp suất thì chiều dài tối đa cho
phép cho kiểu cáp này là thường khoảng 60km. Sự phát triển các loại cáp mới đã và
đang gia tăng trong những năm gần đây.
Nguyên tắc để xác định kích thước của đường dây trên không và cột đỡ của đường dây
tải điện một chiều tương tự như đường dây xoay chiều. Tiết diện dây dẫn được lựa chọn
theo mật độ dòng điện kinh tế (Jkt). Việc phân pha được thực hiện nhằm tăng đường
kính tương đương, nâng cao hiệu quả sử dụng của dây dẫn.
Trên đường dây có treo hai dây chống sét bảo vệ (trong đó một dây kết hợp với cáp
quang phục vụ thông tin). Nối đất luôn được thực hiện để giảm bớt sóng hài và giảm
nhiễu đường dây thông tin

Trang 15
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

2.2.2.2 Hệ thống điện cực nối đất


Hầu hết các liên kết một chiều đều sử dụng nối đất như dây trung tính. Khi nối đất yêu
cầu mặt bằng rộng để giảm dòng rò và gradient điện áp.
Định nghĩa điện cực nối đất:
 Chức năng: Như là đường trở về của dòng DC khi nó ở chế độ đơn cực. Và nó có thể
giữ điện áp trung tính của trạm chuyển đổi.
 Tính năng, đặc điểm:
o Dòng điện nối đất là hàng chục Ampe trong chế độ vận hành cân bằng lưỡng cực,
và nó là dòng điện định mức trong chế độ vận hành nối đất đơn cực.
o Thời gian hoạt động nối đất đơn cực trung bình hàng năm 29 ~ 43h. 80% thời
lượng duy nhất là trong vòng 1h, ít hơn 1% thời lượng duy nhất trong 24 giờ.
o Thiết kế của điện cực nối đất không phức tạp, nhưng rất khó xác định vị trí của
địa điểm.
o Đánh giá chính xác ảnh hưởng của điện cực trái đất đến môi trường xung quanh
là khó khăn.
o Điện cực nối đất chiếm diện tích lớn, nhưng khoản đầu tư của nó thường là 40-69
triệu CNY (6 triệu USD -10 triệu USD), chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong toàn bộ khoản
đầu tư của dự án DC.
 Thành phần chính: Vòng cực, trạm phân phối điện trung tâm.
o Vòng cực (Polar ring): Đường kính vòng ngoài khoảng 800-1000m, bố trí 1-2
vòng, tổng diện tích khoảng 500.000m2 (Trạm chuyển đổi 250.000m2);
o Trạm phân phối điện trung tâm (Central power distribution unit): Diện tích đất <
400m2, dẫn đến cột cổng, kháng điện, tụ điện, dao cách ly.

Trang 16
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

Lựa chọn địa điểm điện cực nối đất


 Các yêu cầu lựa chọn địa điểm:
o Cách trạm chuyển đổi từ 10-50km
o Nơi bằng phẳng và rộng lớn;
o Điện trở suất của đất thấp;
o Xa đường ống dẫn dầu khí;
o Tác động nhỏ đến các trạm biến áp xung quanh;
o Tránh xa khu dân cư;
o Dễ dàng có được thỏa thuận đất đai.

2.3 Các dự án HVDC trên thế giới


Hiện có khoảng 135 công trình đường dây siêu cao áp 1 chiều HVDC đang vận hành hoặc
đang xây dựng trên thế giới, trong đó đáng kể gồm: Trung Quốc có 36 công trình, Ấn độ có
8, Canada có 9 công trình, Mỹ có 7 công trình, Úc có 3 công trình, Bazil có 3 công trình.
Châu Âu có 54 công trình. Tại khu vực Đông Nam Á, các nước có đường dây HVDC gồm:
Philippines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Các công trình được xây dựng chủ yếu tại các
nước có diện tích lớn (Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Canada, Basil,...), đường dây có vai trò tải
điện từ các nguồn điện lớn về trung tâm phụ tải ở xa, liên kết giữa các miền trong nước hoặc
liên kết giữa các nước trong khu vực, hoặc kết nối 2 hệ thống khác tần số. Cấp điện áp cao
nhất sử dụng là (+/- 800)kV.
Danh mục các công trình đường dây HVDC đã vận hành,đang xây dựng tại châu Á

Chiều dài Điện Công Năm


Stt Tên dự án (đường dây / áp suất Vận Quốc gia
cực) (km) (kV) (MW) hành

1 Hokkaido - Honshu 193 (44/149) 250 300 1979 Japan

Trang 17
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

Chiều dài Điện Công Năm


Stt Tên dự án (đường dây / áp suất Vận Quốc gia
cực) (km) (kV) (MW) hành

2 Kii Channel 100 (50/50) 250 1400 2000 Japan

3 Zhou Shan 54 (12/42) 100 50 1982 China

4 Gezhouba - Shanghai 1046 (0/1046) 500 1200 1989 China

5 Tian-Guang 960 (0/960) 500 1800 2001 China

Three Gorges -
6 890 (0/890) 500 3000 2003 China
Changzhou

Three Gorges -
7 940 (0/940) 500 3000 2004 China
Guangdong

Guizhou - Guangdong
8 980 (0/980) 500 3000 2004 China
I

Three Gorges -
9 1060 (0/1060) 500 3000 2006 China
Shanghai

Guizhou - Guangdong
10 1200 (0/1200) 500 3000 2007 China
II

11 Xiangjiaba-Shanghai 1980 (0/1980) 800 6400 2010 China

12 Yunnan - Guangdong 1418 (0/1418) 800 5000 2010 China

13 Baoji - Denyang   500 3000 2010 China

14 Hulunbeir - Liaoning 920 (0/920) 500 3000 2010 China

Ningdong -
15 1335 (0/1335) 660 4000 2011 China
Shangdong

16 Hubei - Shanghai 970 (0/970) 500 3000 2011 China

Nanhui Wind Farm


17 8.4 (8.4/0) 30 18 2011 China
Integration

18 Jinping - Sunan 2090 (0/2090) 800 7200 2013 China

19 Xiluodo - Guangdong 1286 (0/1286) 500 6400 2013 China

Nanao Multi-terminal 200/100/


20 32 (10/32) +/-160 2013 China
VSC HVDC 50

21 Nuozhadu - 1413 800 6400 2013 China

Trang 18
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

Chiều dài Điện Công Năm


Stt Tên dự án (đường dây / áp suất Vận Quốc gia
cực) (km) (kV) (MW) hành

Guangdong

22 Dalian City Infeed 43 (43/0) 320 1000 2013? China

Xiluodo - West
23 1680 800 8000 2014 China
Zhejiang

24 Hami - Central China 2192 800 6400 2014 China

25 Humeng - Shandong   800 6400 2015 China

Jinsha River II - East


26   800 6400 2016 China
China

Goupitan -
27     3000 2016 China
Guangdong

28 Jiuquan- Xiangtan   800 6400 2016 China

North Shaanxi -
29       2017 China
Nanjing

Inner Mongolia -
30   800 6400 2017 China
Linyi

31 Xilin Hot - Taizhou   800 6400 2017 China

32 Yinchuan - Zhuji   800 6400 2017 China

Northwest Yunnan -
33   800 6400 2017 China
Guangdong

34 Xinjiang - Anhui 3333 1100 10000 2017 China

Jinsha River II -
35   800 6400 2018 China
Fujian

36 Humeng - Liaoning   800 6400 2018 China

Zhoushan Multi-
37 terminal DC 134 (134/0) 200 400  ? China
Interconnection

38 Shanghai - Shensi 123 (63/60) 50  ?  ? China

39 Qinghai - Tibet 1038 (0/1038) 400 1500 2012 China

Trang 19
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

Chiều dài Điện Công Năm


Stt Tên dự án (đường dây / áp suất Vận Quốc gia
cực) (km) (kV) (MW) hành

Russia -
40 Irkutsk - Beijing   800 6400 2015
China

41 Sileru-Barsoor 196 (0/196) 200 100 1989 India

42 Rihand-Delhi 814 (0/814) 500 1500 1990 India

43 Chandrapur-Padghe 752 (0/752) 500 1500 1999 India

44 Talcher-Kolar 1450 (0/1450) 500 2000 2003 India

45 Ballia - Bhiwadi 800 (0/800) 500 2500 2010 India

2016-
46 Champa-Kurukshetra 1365 (0/1365) 800 2 x 3000 India
2017

47 North-East Agra 1728 (0/1728) 800 6000 2016 India

48 Mundra - Haryana 960 (0/960) 500 2500 2012 India

49 Haenam-Cheju 101 (101/0) 180 300 1996 South Korea

50 Jindo - Jeju 105 (105/0) 250 400 2014 South Korea

51 Leyte - Luzon 451 (21/430) 350 440 1998 Philippines

Thailand -
52 Thailand-Malaysia 110 (0/110) 300 300 2001
Malaysia

1700
53 Bakun HVDC 500  ?  ? Malaysia
(670/1030)

54 Sumatera - Java 700 (700/0) 500 3000 2013 Indonesia


Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_HVDC_projects

Hiện có khoảng 53 công trình trạm Back to Back đang vận hành, trong đó đáng kể gồm:
Mỹ có 17 công trình, Trung Quốc có 5 công trình, Ấn độ có 5, Canada có 5 công trình,
Nhật có 4 công trình, Bazil có 3 công trình. Châu Âu có 8 công trình. Cấp điện áp cao
nhất sử dụng là (+/- 500)kV.
Bảng 1: Danh mục các trạm Back to Back HVDC đã vận hành,đang xây dựng tại châu Á

Điện áp Công suất Năm Chủng


Stt Tên trạm Quốc gia
(kv) (MW) Vận hành loại
1 Broken Hill B2B 8.33 40 1986 Thyr Australia
2 Sakuma B2B 125 300 1965 Merc Japan

Trang 20
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

Điện áp Công suất Năm Chủng


Stt Tên trạm Quốc gia
(kv) (MW) Vận hành loại
3 Shin Shinano B2B 125 600 1977 Thyr Japan
Minami-
4 125 300 1999 Thyr Japan
Fukumitsu B2B
Higashi-Shimuzu 
5 125 300 2006 Thyr Japan
B2B
6 Lingbao B2B 168 360 2005 Thyr China
7 Gaoling B2B ±500 1500 2008 Thyr China
8 Heihe B2B ±125 750 2011 Thyr China
Shandong - East
9   1200 2011 Thyr China
B2B
North - Central
10   1000 2012 Thyr China
B2B
11 Vindhyachal B2B 176 500 1989 Thyr India
12 Chandrapur B2B 205 2x500 1998 Thyr India
13 Vizag 1 205 500 1999 Thyr India
14 Vizag 2 176 500 2005 Thyr India
15 Sasaram B2B 205 500 2003 Thyr India
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_HVDC_projects

2.4 So sánh sơ bộ hệ thống HVAC và HVDC


2.4.1.1 Ảnh hưởng của công suất truyền tải
Công suất truyền tải của đường dây siêu cao áp xoay chiều (HVAC) bị giới hạn bởi sự
tiêu thụ công suất phản kháng của điện cảm đường dây. Khi công suất tải lớn hơn công
suất tự nhiên, công suất cảm kháng của đường dây sẽ vượt quá công suất dung kháng
phát ra bởi điện dung đường dây. Thường lắp thêm các bộ tụ bù dọc đường dây để tăng
khả năng tải lên tới 150-200% công suất tự nhiên của đường dây.
Công suất giới hạn về nhiệt thường không quyết định tới công suất tải cho các đường
dây dài siêu cao áp xoay chiều (HVAC), mà chủ yếu là do giới hạn về sự tiêu thụ công
suất phản kháng. Công suất tải sự cố phụ thuộc vào nhiệt độ cho phép của dây dẫn và
các ràng buộc về công suất phản kháng. Yêu cầu về công suất tải sự cố được quyết định
bởi số mạch song song.
Trong khi đó, đối với đường dây siêu cao áp 1 chiều (HVDC), công suất truyền tải bị
giới hạn chủ yếu bởi nhiệt độ cho phép dây dẫn trong điều kiện vận hành bình thường.
Công suất tải sự cố cũng được quyết định bởi số mạch và nhiệt độ cho phép của đường
dây trong trường hợp vận hành sự cố.
Như vậy, trên quan điểm công suất truyền tải, khi so sánh giữa truyền tải siêu cao áp 1
chiều và xoay chiều, truyền tải 1 chiều chỉ bị giới hạn chính bởi công suất truyền tải bị

Trang 21
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

giới hạn chủ yếu nhiệt độ cho phép dây dẫn do không có công suất phản kháng trên
đường dây truyền tải.
Số mạch đường dây truyền tải phụ thuộc các yếu tố sau:
 Vận hành sự cố: thường được xác định theo tiêu chí N-1, khi một đường dây siêu cao
áp xoay chiều hoặc 1 chiều không làm việc.
 Mật độ dòng điện tải trong điều kiện bình thường: 0.9-1.1 A/mm2 đối với dây dẫn.
 Khả năng dòng điện tải theo điều kiện phát nóng cho phép: tại nhiệt độ 900C.
 Giới hạn nhiệt 4kA đối với các thiết bị trong trạm của hệ thống EHVAC. Đối với hệ
thống HVDC, ở cấp điện áp 420kV phía xoay chiều thì giới hạn nhiệt cho mỗi cực là
2900MW, ở cấp 500kV là 3400 MW/cực.

2.4.1.2 Tổn thất trên đường dây


Sự lựa chọn thiết kế hệ thống truyền tải EHVAC và HVDC sẽ được tối ưu hóa giữa chi
phí đầu tư cho đường dây, trạm và tổn thất truyền tải.
Đối với đường dây siêu cao áp xoay chiều, tổn thất công suất tác dụng được xác định bởi
tiết diện ngang của dây dẫn. Tổn thất vầng quang xoay chiều cũng là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến thiết kế cấu trúc phân pha của dây. Trong điều kiện thời tiết bình thường,
tổn thất vầng quang chỉ đạt vài kW/km, nhưng trong điều kiện trời mưa hoặc nhiều
sương mù, tổn thất vầng quang có thể đạt đến 10-100 kW/km. Ảnh hưởng của độ cao
đến tổn thất vầng quang cũng rất lớn, ở cao độ 1800 m so với mặt nước biển, tổn thất
vầng quang tăng lên 4 lần.
Tổn thất công suất trong truyền tải cao áp 1 chiều cũng phụ thuộc vào tiết diện ngang
của dây dẫn, và được tính toán tương tự như truyền tải xoay chiều. Tuy nhiên, tổn thất
vầng quang của hệ thống HVDC không được tính toán kỹ như EHVAC, do trong các
điều kiện thời tiết khác nhau (mưa, sương mù), tổn thất vầng quang chỉ tăng 2 - 3 lần.
Hiệu ứng về độ cao đối với tổn thất vầng quang của HVDC cũng tương tự như EHVAC.
Tổn thất vầng quang được thể hiện trong hình dưới đây:
400

300

200
HVAC Sương mù
HVAC mưa
100 HVDC Sương mù
HVDC mưa
Trời đẹp
0
0 500 1000 1500 2000

Trang 22
Bài tập lớn môn học: Kỹ thuật cao áp

20
18
16
14
12
10
HVAC 500kV
8
6 HVDC 500kV

4 HVAC 750kV

2 HVDC 800kV

0
0 0 0 0 0 00 00 00 00 00 00
20 40 60 80 10 12 14 16 18 20

Hình 6: Tổn thất vầng quang theo độ cao và tổn thất truyền tải theo chiều dài
2.4.1.3 Khoảng cách truyền tải và chi phí
Truyền tải siêu cao áp 1 chiều có lợi thế về hành lang tuyến và chi phí xây dựng đường
dây nhưng chi phí cho trạm chuyển đổi cao hơn chi phí xây dựng các trạm biến áp xoay
chiều. Do đó, khi đường dây càng dài, truyền tải HVDC càng có lợi thế. Hay nói cách
khác, mặc dù chi phí xây dựng trạm của HVDC cao hơn HVAC do cần phải xây dựng
thêm các trạm chuyển đổi và các bộ lọc, nhưng chi phí phần đường dây của HVDC lại
thấp hơn HVAC do thiết kế gọn hơn và không gặp vấn đề về bù công suất phản kháng.
Với mỗi công suất truyền tải sẽ có một biểu đồ so sánh chi phí truyền tải theo chiều dài
giữa các phương án, từ đó xác định được điểm hòa vốn giữa các phương án. Theo một số
tài liệu:
 Công suất truyền tải 3,500MW, truyền tải HVDC +/- 500kV có lợi từ 450km trở lên
so với 500kV HVAC.
 Công suất truyền tải 10,000MW, truyền tải HVDC +/-800kV có lợi thế từ 600km trở
lên so với 800kV HVAC.
Mức chi phí được so sánh tổng quát trong biểu đồ dưới đây:

Trang 23

You might also like