You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG HCM

–––––––––––––––o0o–––––––––––––––

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN VÀ ỔN ĐỊNH V-f & P-Q


TRONG MICROGRID VỚI SỰ THAM GIA CỦA ĐIỆN MẶT
TRỜI, ĐIỆN GIÓ VÀ HỆ THỐNG LƯU TRỮ LITHIUM, KHI
MICROGRID HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP VÀ NỐI LƯỚI

GVHD : PGS.TS Nguyễn Hữu Phúc


HVTH : Trần Quang Tuyên - 1970251

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2020

1
NỘI DUNG
1.Giới thiệu chung .......................................................................................................................3
3. Tổng quan ................................................................................................................................5
4 . Phương pháp ...........................................................................................................................8
5. Kết quả dự kiến .......................................................................................................................9
6. Tiến độ thực hiện .....................................................................................................................9
7. Tài liệu tham khảo.................................................................................................................10
HÌNH ẢNH
Hình 1: Dự báo cung cầu năng lượng trong tương lai ............................................................. 5
Hình 2: Công suất của các nguồn phát ...................................................................................... 6
Hình 3: Mô hình lưới điện Microgrid ........................................................................................ 7

2
1.Giới thiệu chung:
− Bộ Công Thương đánh giá năm 2020 là năm xuất hiện nhiều yếu tố bất
lợi, gây khó khăn cho việc cung cấp điện, trong đó nguyên nhân chủ yếu
là do tình hình thủy văn không thuận lợi, cực đoan và một số công trình
điện chậm tiến độ vào vận hành.
− Nhu cầu về điện ở Việt Nam đang tăng khoảng 8% -10% mỗi năm,
nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế trung bình. Tuy nhiên, theo nhận
định của Bộ Công Thương, Việt Nam đang đối mặt với khó khăn trong
cung ứng điện. Trong khi đó, tương lai gần sẽ không có dự phòng ở
vùng phụ tải cao như Tây Nam Bộ.
− Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, năm 2019 phải huy động khoảng
2,57 tỉ kWh từ chạy dầu, đây là nguồn điện có chi phí rất cao. Theo kịch
bản đưa ra trong năm 2020, EVN có thể phải huy động chạy dầu lên tới
8,6 tỉ kWh, gần gấp 3 so với 2019 để đảm bảo nguồn cung ứng điện cho
sản xuất và sinh hoạt. Nhu cầu sử dụng điện tăng lên trong khi nguồn
cung có dấu hiệu giảm sút là một khó khăn mà Việt Nam đang phải đối
mặt. Hơn nữa, đường dây và trạm biến áp lại đang bị quá tải ở một số
khu vực như Ninh Thuận, Bình Thuận,…do sự xâm nhập các nguồn
năng lượng tái tạo DER.

Hình 1: Dự báo cung cầu năng lượng trong tương lai


− Từ hình trên có thể thấy, khoảng cách giữa cung và cầu tăng dần theo
thời gian và khoảng cách này càng lớn hơn nữa trong tương lai nếu như
không có biện pháp giải quyết.

3
− Để giải quyết tình hình này thì chính phủ đã có chủ trương khuyến
khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo (chủ yếu là năng lượng gió và
năng lượng mặt trời).

Hình 2: Công suất của các nguồn phát


− Tuy nhiên nguồn năng lượng tái tạo lại nhập vào lưới khiến cho việc
quá tải trên đường dây càng thêm nghiêm trọng vì đường dây không đủ
công suất để truyền tải. Nhiều người đưa ra giải pháp: nâng cấp trạm và
đường dây. Tuy nhiên, giải pháp này cần kinh phí rất lớn, và việc thi
công nâng cấp trạm, đường dây cần thời gian dài, việc giải phóng mặt
bằng lại gặp nhiều khó khăn,…Vậy nên trước mắt giải pháp này không
khả thi cả về chi phí đâu tư lẫn thơi gian thi công.
− Microgrid là 1 lưới điện có công suất nhỏ-vài trăm kW đến vài MW, có
thể phối hợp với các nguồn năng lượng tái tạo, bộ lưu trữ, lưới điện
quốc gia… để cung cấp điện cho khu dân cư nhỏ, trường học, bệnh
viện, khu thương mại…

4
Hình 3: Mô hình lưới điện Microgrid
− Microgrid có thể hoạt động độc lập hoặc nối lưới cho nên rất linh hoạt
và có những ưu điểm nổi bậc sau:
+ Linh hoạt có thể kết nối các nguồn năng lượng tái tạo, hệ
thống lưu trữ, máy phát, lưới điện quốc gia.
+ Vì khoảng cách giữa nơi tiêu thụ và nơi cung cấp ngắn nên
giảm được tổn hao trên đường truyền tải.
+ Có thể hoạt động độc lập hoặc nối lưới nên tăng độ tin cậy
trong cung cấp điện.
+ Có công suất nhỏ hơn nhiều so với lưới điện truyền thống nên
điện áp ra được cấp trực tiếp cho các hộ tiêu thụ nên giảm
được chi phí cho đường dây và trạm, kết hợp được với các
microgrid khác.
+ Phù hợp cho những vùng sâu vùng xa, đảo.
+ Giảm ô nhiễm môi trường do tận dụng các nguồn năng lượng
tái tạo hạn chế các ngồn năng lượng truyền thống.
− Với những lý do trên microgrid có thể phần nào giải quyết được bài
toán hiện tại và mang lại hiệu quả hơn trong tương lại.

3. Tổng quan:
− Lưới điện siêu nhỏ (microgrid) là tập hợp các nguồn điện phân tán, nguồn
công suất nhỏ, các thiết bị lưu trữ năng lượng và tải, phối hợp vận hành và
điều khiển với nhau. Microgrid là lưới điện có thể điều khiển được, có thể
hoạt động độc lập hoặc nối lưới, có thể cung cấp năng lượng điện và nhiệt
cho các khu vực. Các nguồn công suất nhỏ (công suất dưới 100 kW) trong
Microgrid cung cấp điện cho tải thông qua bộ chuyển đổi công suất (PE).
Nguồn năng lượng tái tạo phổ biến nhất là năng lượng mặt trời (PV), năng
lượng gió, các bộ lưu trữ,…

5
− Đề tài này đề xuất phương pháp điều khiển phối hợp giữa các nguồn: Điện
Mặt Trời với bộ dò công suất cực đại (MPPT) kết hợp với bộ điều khiển
nạp/xả bình Ac-quy Lithium và bộ chuyển đổi công suất của nguồn điện
gió để tạo ra một nguồn có điện áp và tần số (V-f) ổn định khi hoạt động ở
trạng thái độc lập và nối lưới.
− Ngoài ra, việc điều khiển công suất thực, công suất phản kháng (P-Q) cũng
được xem xét khi ở chế độ nối lưới. Đề tài này cũng xét đến sự phối hợp
giữa các nguồn có công suất nhỏ khi xét trường hợp thay đổi bức xạ, mức
xạc pin SOC và tốc độ gió.
− Trong microgrid, các nguồn công suất nhỏ và nguồn lưu trữ được kết nối
vào đường dây thông qua các bộ điều khiển Microsource Controller (MC)
và sự phối hợp giữa các nguồn được thực hiện bởi bộ điều khiển trung tâm
central controller (CC) [1]. Microgrid được kết nối với lưới điện trung thế
ở điểm nối chung point of common coupling (PCC) thông qua các thiết bị
đóng cắt. Khi một microgrid được kết nối với lưới điện, việc điều khiển
điện áp và tần số được thực hiện hoàn toàn bởi lưới điện; tuy nhiên,
Microgrid vẫn cung cấp cho các tải quan trọng, do đó, microgrid hoạt động
như một nút PQ. Trong trường hợp không có lưới, một microgrid hoạt
động độc lập với lưới điện và sẽ tự ổn định điện áp và tần số. Do đó,
microgrid sẽ hoạt động như một nút PV.
− Quá trình điều khiển và vận hành ở cả hai chế độ được kiểm soát và phối
hợp thực hiện với sự trợ giúp của bộ điều khiển Microsource Controllers
(MC) ở mức nội bộ và bộ điều khiển trung tâm (CC) ở cấp độ bao quát
hơn.
− Tương tự như phương pháp điều khiển tần số máy phát đồng bộ, điều khiển
tần số và điện áp của microgrid cũng có thể được thực hiện bằng các
phương pháp điều khiển độ dốc Droop [2] - [3]. Trong đề tài này cho thấy
đặc tính đáp ứng nhanh của việc điều khiển điện áp và tần số khi so với bộ
điều khiển thứ cấp được đề cập trong bài báo số [4]. Có sự tương đồng giữa
việc điều khiển bộ nghịch lưu của các nguồn DG và máy phát đồng bộ
trong microgrid ở chế độ độc lập [5].
− Trong chế độ độc lập, cần có điện áp và tần số tham chiếu để các bộ điều
khiển của các nguồn DG hoạt động [6].
− Quá trình hoạt động và điều khiển của các nguồn năng lượng phân tán
(DERs), như: Nguồn Năng lượng Mặt Trời trong một microgrid là một
thách thức thực sự, đặc biệt là khi nói đến việc duy trì cả điện áp và tần số
microgrid trong phạm vi cho phép.

6
− Một phương pháp điều khiển điện áp truyền thống dựa trên việc điều khiển
độ dốc để giảm thiểu sụt áp cùng với khả năng ổn định áp khi xảy ra quá tải
hay ngắn mạch được đề xuất trong [7].
− Một phương pháp điều khiển điện áp động dựa trên điều khiển thích ứng
được đề cập trong [8]. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu về điều khiển
V-f hoặc P-Q có sử dụng pin mặt trời kết hợp với MPPT và pin lưu trữ
trong microgrids.
− Trong [9], ổn định tần số khi làm việc với hệ năng lượng Mặt trời trong
microgrids đã được nghiên cứu; tuy nhiên, trong bài này không xem xét
việc điều khiển điện áp và bộ lưu trữ trong microgrid.
− Trong [10], một nhà máy NLMT công suất nhỏ nối lưới kết hợp với điều
khiển công suất thực và công suất phản kháng của hệ thống. Ở đây, các
phương pháp điều khiển dựa trên việc chuyển đổi qua lại giữa các hệ quy
chiếu abc-dq0 và ngược lại. Đề tài hiện tại không dùng theo phương pháp
này.
− Trong [11], bộ nghịch lưu của nguồn điện mặt trời kết hợp với một bộ lưu
trữ năng lượng-tụ điện kép 2 lớp đã được đề cập về việc kiểm soát tần số.
Trong [12], điều khiển tần số được thực hiện trong microgrid với sự có mặt
của nguồn NLMT và hệ lưu trữ, tuy nhiên, trong cả 2 bài này cũng không
nói về phương pháp điều khiển điện áp.
− Việc Điều khiển điện áp và tần số của nguồn điện mặt trời kết hợp với pin
lưu trữ và tải là động cơ không đồng bộ đã được nghiên cứu trong [13]; tuy
nhiên, bài báo này không giải thích cơ chế điều khiển trạng thái xạc SOC
của bình Ac-quy.
− Trong [14] có đề cập về sự kết hợp với các nguồn năng lượng Mặt Trời kết
hợp với nguồn lưu trữ ở cả 2 chế độ nói lưới và độc lập nhưng lại không đề
cập đến nguồn năng lượng gió, chỉ đề cập về SOC của bình ac-quy một
cách chung chung, không nói đến SOC của bình ac-quy công nghệ mới như
Lithium.
− Tóm lại, các bài báo trước về chủ đề này hoặc là thiếu sự kết hợp với
nguồn năng lượng lưu trữ hoặc là thiếu điều khiển điện áp và tần số hoặc
thiếu sự kết hợp giữa các chế độ độc lập và nối lưới hoặc là không đề cập
đến các loại bình ac-quy công nghệ mới
− Trong bài này sẽ ổ sung những khoảng trống trên bằng cách xem xét tất cả
hướng: sự phối hợp giữa các nguồn DER phổ biến Năng lượng gió, Năng
lượng Mặt Trời, và nguồn lưu trữ hiện đại Lithium và đề xuất phương pháp
điều khiển điện áp và tần số (V-f) đồng thời điều khiển công suất thực và

7
công suất phản kháng (P-Q) khi các microgrid hoạt động độc lập và nối
lưới. Về phương pháp điều khiển không dựa trên việc biến đổi qua lại giữa
các hệ quy chiếu abc-dq0 và ngược lại.
− Các mô hình chi tiết của tấm pin PV, bộ điều khiển trong các nguồn năng
lượng gió và năng lượng mặt trời được xem xét trong bài này. Đóng góp và
tính mới của đề tài này là kết hợp thêm nguồn năng lượng gió và phương
pháp điều khiển không dùng hệ quy chiếu abc-dq0 và ngược lại. Đồng thời
phía hệ thống lưu trữ sử dụng bình ac-quy lưu trữ công nghệ mới hơn: Ac-
quy Lithium. Như vậy đề tài này là sự phối hợp các phương pháp điều
khiển riêng lẻ: điều khiển dò công suất cực đại MPPT ở phía DC, điều
khiển nguồn lưu trữ Lithium và thuật toán điều khiển V-f / P-Q ở các bộ
chuyển đổi công suất của năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời. Ba thuật
toán điều khiển ở ba tầng điều khiển được liên kết với nhau vì mục đích
chung: cân bằng công suất ở phía DC và AC của biến tần sao cho điện áp
phía DC được điều khiển gián tiếp để duy trì điện áp phía AC ở giá trị
mong muốn.
− Ngoài ra, các phương pháp điều khiển này có khả năng giải quyết các hạn
chế về trạng thái xạc pin (SOC) thông qua phối hợp điều khiển giữa các
nguồn công suất nhỏ trong lưới microgrid. Đồng thời, phương pháp điều
khiển này có thể chuyển đổi qua lại giữa các chế độ mà không gián đoạn.
Cách điều khiển này được dùng hệ quy chiếu abc, sử dụng giá trị trung
bình RMS của điện áp và công suất thực, công phản kháng. Do đó, nó dễ
dàng thực hiện và tránh sự chuyển đổi qua lại giữa các hệ qui chiếu giúp
đơn giản hóa rất nhiều các phương pháp điều khiển.
− Các tham số điều khiển khi mô phỏng được chọn phụ thuộc vào nguồn điện
PV, điện gió, nguồn lưu trữ Lithium và lưới điện. Các thông số này có thể
thay đổi tương ứng khi các điều kiện hệ thống thay đổi.

4 . Phương pháp:
− Mô phỏng lưới điện microgrid gồm các nguồn năng lượng gió, năng lượng
mặt trời, bộ lưu trữ Lithium bằng ứng dụng Simpowersystems trong phần
mềm Matlab. Dùng mô hình lưới điện 13 bus của IEEE để mô phỏng lưới
điện trong chế độ nối lưới và hoạt động độc lập. Đồng thời, tham khảo
thêm các bài báo khoa học về: Microgrid, bộ lưu trữ Lithium, phương pháp
điều khiển trong microgrid, Nguồn phân tán DG,….để làm nền tản lý
thuyết cho đề tài này .

8
5. Kết quả dự kiến:
− Microgrid có khả năng ổn đinh được điện áp và tần số ngay cả khi hoạt
động độc lập. Thời gian để điện áp và tần số trở lại chế độ xác lập phải
nhanh 1-2 giây
− Bộ lưu trữ Lithium sẽ nạp khi dư thừa công suất từ nguồn điện gió và Mặt
Trời, đồng thời phát công suất ra khi lưới thiếu công suất, đồng thời hạn
chế lấy điện từ lưới ở giờ cao điểm.
− Việc chuyển đổi qua lại giữa các chế độ nối lưới và độc lập không bị gián
đoạn
− Việc phân chia công suất giữa các nguồn phát phải theo tỉ lệ phù hợp, theo
sự điều khiển của các controller nhằm tối ưu hóa công suất phát và các vấn
đề liên quan đến kinh tế.

6. Tiến độ thực hiện:

Thời gian dự kiến


Công việc thực hiện
Từ Đến
-Tích luỹ kiến thức nền: Đọc các bài báo liên quan đến
các nội dung trong microgrid, tham khảo sách, tài liệu
01/08/2020 30/09/2020
về phương pháp điều khiển, ổn định V-f và phân chia
P-Q.
-Nghiên cứu thêm các tài liệu về mô phỏng các nguồn
01/10/2020 29/10/2020
DG, nguồn lưu trữ trong microgrid.
-Tiến hành mô phỏng lưới Microgrid của đề tài này
01/11/2020 29/12/2021
dưa trên kiến thức nền tảng và kiến thức về mô phỏng
-Viết bài luận văn tổng hợp lại các phần cơ sở lý
thuyết, mô phỏng trong Matlab, tập hợp lại các kết quả 01/01/2021 01/02/2021
mô phỏng, đưa ra kết luận, nhận xét, đánh giá

9
7. Tài liệu tham khảo
[1] S. Chowdhury, S. P. Chowdhury, and P. Crossley, “Microgrids and Active
Distribution Networks,” 2009, IET Renewable Energy Series 6.
[2] J. A. P. Lopes, C. L. Moreira, and A. G. Madureira, “Defining control
strategies for MicroGrids islanded operation,” IEEE Trans. Power Syst., vol.
21, pp. 916–924, 2006.
[3] B. Awad, J. Wu, and N. Jenkins, “Control of distributed generation,”
Electrotechn. Info. (2008), vol. 125/12, pp. 409–414.
[4] J. C. Vasquez, J. M. Guerrero, M. Savaghebi, and R. Teodorescu,
“Modelling, analysis and design of stationary reference frame droop
controlled parallel three-phase voltage source inverters,” in Proc. 2011 IEEE
8th ICPE & ECCE, pp. 272–279 [9] Mansoor T. Alturki “Hosting Capacity
Calculations in Power Systems”, 11-1-2014, Electronic Teses and
Dissertations, University of Denver.
[5] T. L. Vandoorn, B. Meersman, J. D. M. De Kooning, and L. Vandevelde,
“Analogy between conventional grid contro and islanded microgrid control
based on a global DC-link voltage droop,” IEEE Trans. Power Delivery, vol.
27, no. 3, pp. 1405–1414, Jul. 2012.
[6] H. Laaksonen, P. Saari, and R. Komulainen, “Voltage and frequency control
of inverter based weak LV network microgrid,” presented at the Int. Conf.
Future Power Syst., Amsterdam, The Netherlands, Nov.18, 2005.
[7] J. C. Vasquez, R. A. Mastromauro, J. M. Guerrero, and M. Liserre, “Voltage
support provided by a droop-controlled multifunctional inverter,” IEEE Trans.
Ind. Electron., vol. 56, pp. 4510–4519, 2009.
[8] H. Li, F. Li, Y. Xu, D. T. Rizy, and S. Adhikari, “Autonomous and adaptive
voltage control using multiple distributed energy resources,” IEEE Trans.
Power Syst., vol. 28, no. 2, pp. 718–730, May 2013.
[9] L. D. Watson and J. W. Kimball, “Frequency regulation of a microgrid using
solar power,” in Proc. 2011 IEEE APEC, pp. 321–326.
[10] M. G. Molina and P. E. Mercado, “Modeling and control of grid-connected
photovoltaic energy conversion system used as a dispersed generator,” in
Proc. 2008 IEEE/PES Transm. Distrib. Conf. Expo.: Latin America, pp. 1–8.
[11] N. Kakimoto, S. Takayama, H. Satoh, and K. Nakamura, “Power modulation
of photovoltaic generator for frequency control of power system,” IEEE
Trans. Energy Conv., vol. 24, pp. 943–949, 2009.

10
[12] T. Ota, K. Mizuno, K. Yukita, H. Nakano, Y. Goto, and K. Ichiyanagi,
“Study of load frequency control for a microgrid,” in Proc. 2007AUPEC
Power Eng. Conf., pp. 1–6.
[13] L. Xu, Z. Miao, and L. Fan, “Coordinated control of a solar battery system in
a microgrid,” in Proc. 2012 IEEE/PES Transm. Distrib. Conf. Expo. (T&D),
pp. 1–7.
[14] “Coordinated V-f and P-Q Control of Solar Photovoltaic Generators With
MPPT and Battery Storage in Microgrids” in IEEE Transactions On Smart
Grid, Vol. 5, No. 3, May 2014”

11

You might also like