You are on page 1of 26

câu 1 Mục tiêu của học phần này là gì ? .

Có kỹ năng nào bạn học được


là thuộc về giới thiệu , giảng dạy và ứng dụng
Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức nâng cao về mạng lưới điện tổng
quát. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:
- Nắm được đặc tính truyền tải điện năng của mạng lưới điện.
- Phân tích các đặc trưng, đặc tính cơ bản của các loại lưới điện trong hệ thống điện lực.
- Nắm được các yêu cầu làm việc của mạng lưới điện và phương pháp tính toán phân
tích chế độ làm việc xác lập của lưới điện phức tạp và đường dây tải điện dài.
- Hiểu và thực hiện một số công việc cơ bản trong thiết kế, điều chỉnh và vận hành lưới
điện.
Giới thiệu: Nắm bắt kiến thức chung về cấu tạo thông số lưới truyền tải và lưới phân phối
Giảng dạy: Tính toán sơ đồ lưới điện đơn giản phức tạp, tiếp cận tới yêu cầu thiết kế và vận
hành lưới điện
Ứng dụng : Thiết kế quy hoạch lưới điện , tìm kiếm thông tin chuyên ngành , tự học

Câu 2. Trình bày khái niệm hệ thống điện và phần tử của hệ thống điện
● Khái niệm hệ thống điện: là một hệ thống bao gồm các nhà máy điện, các đường dây
và các trạm biến áp, các hộ tiêu thụ; nối với nhau thành một hệ thống có sự quản lý
thống nhất trong vận hành và phát triển; làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải và phân
phối điện năng - Trang 4 Chương 1 Slide thầy Khánh
● Các phần từ của HTĐ - Trang 5 Giáo trình thầy Bách
- Nguồn điện: bao gồm các nhà máy điện (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên
tử) và các trạm phát điện (diezen, mặt trời, gió,…).
- Lưới điện: là bộ phận của hệ thống điện làm nhiệm vụ tải điện từ các nguồn
điện đến các thiết bị dùng điện. Lưới điện bao gồm các dây dẫn điện, các
máy biến áp và các thiết bị phục vụ khác như: thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo
vệ, thiết bị bù dọc, bù ngang, thiết bị đo lường và thiết bị điều khiển chế độ
làm việc, …. Các thiết bị này được sắp xếp trên các đường dây tải điện và
các trạm điện như trạm biến áp, trạm cắt. Các thiết bị tạo thành lưới điện
được gọi chung là các phần tử của lưới điện.
- Phụ tải điện: là các thiết bị dùng điện như động cơ, đèn điện, thiết bị sinh
nhiệt, … do các hộ dùng điện (nhà ở, xí nghiệp, nhà hàng, công sở…) quản
lý.

Câu 3 Mô tả khái niệm lưới hệ thống, lưới truyền tải và lưới phân phối điện: Trang 8 Giáo
trình lưới điện thầy Bách
● Lưới hệ thống:
- Lưới điện nối liền các nhà máy điện và các trạm trung gian khu vực tạo thành
hệ thống điện
- Lưới này có yêu cầu độ tin cậy rất cao, cần được đảm bảo an toàn tuyệt đối
nên có nhiều mạch vòng kín và vận hành kín.
- Lưới điện hệ thống có điện áp cao và siêu cao do phải tải công suất lớn.
● Lưới truyền tải:
- Tải điện từ các nhà máy điện hoặc các trạm khu vực đến các trạm trung gian
địa phương
- Có nhiệm vụ chính là đảm bảo cung cấp điện tin cậy cho phụ tải, chịu ít trách
nghiệm an toàn với HTĐ
- Lưới điện này có mạch vòng kín đơn giản và có thể vận hành kín hoặc hở
- Lưới điện có điện áp 35, 110, 220kV
● Lưới phân phối trung áp:
- Đưa điện năng từ các nguồn điện hay các trạm trung gian (địa phương hay
khu vực) đến các trạm phân phối phụ tải
- Trực tiếp cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ

Câu 4. Trình bày khái niệm và phân loại đối với lưới điện hở và kín
● Lưới điện hở:
- Là mạng điện mà trong đó các hộ tiêu thụ được cung cấp điện chỉ từ một
phía. Mạng điện này có vận hành đơn giản, dễ tính toán nhưng mức bảo đảm
liên tục cung cấp điện thấp.
- Có chiều dòng công suất đã xác định trên mỗi nhánh
- Có thể tính toán bằng tay để xác định thông số chế độ
● Lưới điện kín:
- Là mạng điện trong đó các hộ tiêu thụ có thể nhận điện năng ít nhất từ hai
phía. Mạng điện này tính toán khó khăn, vận hành phức tạp nhưng mức bảo
đảm liên tục cung cấp điện cao.

Câu 5. Mô tả khái niệm và lấy ví dụ cho điện áp danh định, định mức và
vận hành
+ Điện áp danh định: là điện áp cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện
Ví dụ: Hạ áp: 0.33/0.22 KV, Cao áp : 110-220KV
+ Điện áp định mức: là điện áp của máy biến áp, thiết bị phân phối điện và thiết bị dùng
điện có giá trị bằng or gần bằng điện áp danh định của lưới điện
Ví dụ: Uđm bóng đèn = 3V
+ điện áp vận hành: là của lưới điện có thể lớn hơn or nhỏ hơn điện áp danh định
trong giới hạn cho phép
Ví dụ: Udd = 500KV thì U max = 1.05 Udd, U min = 0,95 Udđ

Câu 6.Phân loại các cấp điện áp. Tại sao cần nhiều cấp điện áp:
- Hạ áp: 0.38/0.22KV
- Trung áp: 6-10-15-22-35 kV
- Cao áp: 110-220KV
- Siêu cao áp: 500KV
- Tại sao:
Có tiêu chuẩn để thiết kế thiết bị. Mỗi cấp điện áp sẽ phù hợp với từng khoảng cách truyền
tải và công suất phụ tải
Kinh tế. Để tải công suất không đổi nếu điện áp cao thì dòng điện sẽ nhỏ, chi phí cho cách
điện lớn nhưng chi phí liên quan tới dây dẫn nhỏ. Còn ngược lại thì khi điện áp thấp chi phí
cách điện nhỏ nhưng chi phí liên quan tới dây dẫn lớn.

Câu 7. Ưu nhược điểm nối đất trung tính cho lưới điện ? tại sao trung
tính của lưới điện 110KV trở lên được nối đất trực tiếp .
- Ưu: Tránh dc quá điện áp lớn trong mạng, cách điện của thiết bị chỉ phải thiết kế với
điện áp pha, dễ dàng phát hiện các dạng sự cố, bảo vệ rơ le đơn giản tin cậy
- Nhược: Dòng ngắn mạch trong mạng lớn gây ảnh hưởng đến sự làm việc ổn định
của các thiết bị, gây nhiễu đối với các đường dây thông tin ở gần, điện áp bước và
điện áp tiếp xúc lớn nên phải cắt ngay đường dây khi có sự cố
- Tại sao: Đối với lưới điện có điện áp U = 110kV, về mặt an toàn trung tính được trực
tiếp nối đất có lợi là khi chạm đất một pha, mạch bảo vệ sẽ cắt ngay sự cố nên giảm
thời gian tồn tại của điện áp giáng ngay chỗ chạm đất. Do đó, giảm được xác suất
nguy hiểm đối với người làm việc gần đó.

Câu 8 .Ưu nhược điểm của lưới phân phối hạ áp 3 pha 4 dây so với sử
dụng MBA 1 pha?
Ưu điểm:
+, truyền tải được gấp 3 lần
+ Giảm chi phí đầu tư (dây dẫn , máy biến áp, thiết bị bảo vệ)
+ Dễ dàng sửa chữa và bảo dưỡng
+ Giảm dòng trên dây trung tính
Nhược điểm:
+ Gây mất điện toàn bộ các pha khi xảy ra sự cố hoặc cắt điện bảo dưỡng
+ mất cân bằng pha ở phía hạ áp ảnh hưởng tới cao áp (MBA làm việc khác thông số
định mức)
+ khi xảy ra sự cố trên một pha sẽ ảnh hưởng tới ccác pha còn lại
+ Gây tổn thất lớn
MBA 1 pha chiều dài đường dây trung áp dài hạ áp ít hơn
Câu 9. Phân loại và mục đích sử dụng các thiết bị bù trong lưới điện
❖ Tụ bù ngang dùng để bù công suất phản kháng bổ sung (vì kinh tế nên CSPK k đủ
để đáp ứng nhu cầu phụ tải, giảm tổn thất điện năng và điều chỉnh điện áp)
❖ Tụ bù dọc: Giảm tổn thất điện năng với đường dây quá dài bằng cách giảm cảm
kháng đường dây, giảm tổn thất điện áp, tăng khả năng tải.
❖ Kháng bù ngang: Triệt tiêu ảnh hưởng của dung dẫn của đường dây siêu cao áp
trong chế độ min và không tải.
❖ Kháng bù dọc: Giảm dòng điện ngắn mạch trong lưới trung áp nhằm chọn thiết bị rẻ
hơn

Câu 10.Mô tả ý nghĩa của kháng bù dọc trong vận hành lưới điện, thiết
bị này được thay thế trên sơ đồ tính toán nào
Kháng bù dọc: Giảm dòng điện ngắn mạch trong lưới trung áp nhằm chọn thiết bị rẻ hơn

Khi cần tăng điện kháng đường dây, sd trong TH tính toán ngắn mạch để giảm dòng ngắn
mạch trong đường dây

Câu 11 Khái niệm và các phương pháp biểu diễn phụ tải điện slide c1
tr30
- Khái niệm : Là công suất tác dụng và công suất phản kháng yêu cầu tại một điểm
nào đó của lưới điện ở điện áp định mức gọi là điểm đặt hay điểm đấu phụ tải. Phụ tải điện
bao gồm công suất yêu cầu của các thiết bị dùng điện đc cấp điện từ điểm đấu này và tổn
thất công suất trên lưới điện nối điểm đấu với các thiết bị dùng điện.

- Là nhu cầu sử dụng điện năng của các hộ tiêu thụ, hầu như mang tính điện cảm

- Các pp biểu diễn: biểu diễn công suất, dòng điện, tổng trở, (và nghịch đảo tổng trở là
tổng dẫn)

Biểu diễn tổng trở có ưu điểm là biến đổi tương đương được về sơ đồ đơn giản Vì dòng
ngắn mạch cũng đi qua các thiết bị

Biểu diễn công suất dễ nhất bắt buộc dùng newton lặp đơn pt phi tuyến nếu thống kê dòng
thì dùng gaus cũng được
Câu 12 Trình bày các tính chất của phụ tải điện và ý nghĩa đặc tính tĩnh của phụ tải
trong tính toán lưới điện
+Phụ tải điện là công suất tác dụng và công suất phản kháng yêu cầu tại 1 thời điểm nào đó
+Biến thiên theo ngày và đêm theo quy luật sinh hoạt và sản xuất cúng 1 phụ tải nhưng đồ
thị phụ tải ngày đêm khác nhau ở những ngày làm việc và ngày nghỉ
+Tại một thời điểm, phụ tải trong các ngày đêm khác nhau biến thiên ngẫu nhiên quanh giá
trị trung bình.

Phụ tải biến thiên mạnh theo thời tiết đặc biệt là nhiệt độ môi trường, mưa hoặc khô.
Công suất tiêu thụ của phụ tải theo đổi theo tần số và điện áp: tần số tăng thì P tăng, Q
giảm; U tăng thì P tăng, Q giảm đến giá trị cực tiểu rồi tăng.
+ Đặc tính tĩnh của phụ tải
Là quan hệ giữa công suất tiêu thụ thực tế của phụ tải và tần số f và điện áp U khi các
thông số biến đổi chậm
Có 4 quan hệ P(U) Q(U) P(f) Q(f)
Coi U.f bằng định mức trong quy hoạch thiết kế
Tình toán điều chỉnh cần bổ sung phạm vi biến đổi của phụ tải do đặc tính tĩnh trong vận
hành
Ông nào đọc đến đây biết ý nghĩa điền vào luôn nhé

Phụ tải biến đổi theo quy luật


Phụ tải biến đổi ngẫu nhiên do đặc tính phụ tải
Phụ tải biến thiên mạnh theo thời tiết đặc biệt là nhiệt độ môi trường, mưa hoặc khô.
Phụ tải biến đổi theo mùa năm tháng
Đặc tính tĩnh của phụ tải

tải

Câu 13. Yêu cầu đến chất lượng hoạt động của lưới điện (Trang 26 Giáo trình)

Yêu cầu tổng quát: Cung cấp điện năng cho phụ tải với chất lượng điện năng đảm bảo, độ
tin cậy cao và an toàn, đem lại lợi nhuận cao ấy cho doanh nghiệp vận hành

-Các điều kiện về chất lượng điện năng

+ Chất lượng điện áp đo ở nơi dùng điện

+ Chất lượng tần số

-Các điều kiện về an toàn điện:

+Dòng đi qua dây phải nhỏ hơn Icp

+Điện áp phải nhỏ hơn giá trị cho phép


+Nguy cơ người bị điện giật ở mức cho phép

+Dòng điện ngắn mạch có thể phá hoại lưới điện

 Lưới điện hoạt động an toàn :cho người sự dụng , người vận hành,cho thiết bị, cho
môi trường

Tính kinh tế

câu 14.Để tính toán lưới điện khi nào dùng sơ đồ 1 sợi , 3 sợi , 4 sợi

Khi phụ tải đối xứng thì ta có thể dùng sơ đồ 1 sợi để tính toán

Khi phụ tải không đối xứng thì ta dung sơ đồ 3 sợi , 4 sợi tùy vào loại lưới điện

Trang 39-Giáo trình

Câu 15.Độ tự cảm và hỗ cảm của dây dẫn ảnh hưởng đến thông số gì của lưới điện và phụ
thuộc vào ? Trang 41-Giáo trình

Độ tự cảm và hỗ cảm ảnh hướng đến Độ từ cảm -> ảnh hướng đến X của dây dẫn

Độ tự cảm phụ thuộc vào bán kính dây dẫn

Hỗ cảm phụ thuộc vào bán kính và khoảng cách giữa các dây dẫn, từ trường tương tác với
nhau

Khoảng cách các pha trong cột điện


Câu 16. Mục đích của việc phân pha dây dẫn là :
- giúp tăng khả năng tải điện , truyền tải điện năng hiệu quả hơn : cung cấp năng lượng gấp
3 lần so với 1,5 lần dây dẫn

- giảm tổn thất vầng quang

- Giảm điện kháng đường dây và giảm dòng điện dò

- giảm thiệt hại kinh tế

- khi phân pha, điện kháng đường dây thay đổi

Có thể bỏ qua G khi phân pha, khi thay đổi tính toán theo bán kính đẳng trị

Câu 17. Tổn thất vầng quang phụ thuộc yếu tố gì? Làm thế nào giảm tổn
thất vầng quang trên đường dây?
Điện áp của dây dẫn và khoảng cách giữa các pha là nhân tố chính ảnh hưởng đến tổn thất
vầng quang.
Đi kèm là các tính chất vật lý của dây dẫn: tổn thất vầng quang tỷ lệ nghịch với tiết diện dây
dẫn
Điều kiện về môi trường cũng ảnh hưởng đến tổn thất vầng quang. Trong những ngày
không khí ẩm hay dây dẫn bị bẩn thì tổn thất vầng quang sẽ tăng lên.
Tiết diện nhỏ nhất cho lưới 110 là 70mm2

Câu 18. Vì sao thường không tính đến điện dẫn tác dụng trong tính toán
lưới điện?

- Tổn thất công suất do rò điện rất nhỏ, nên trong hầu hết các trường hợp mô phỏng,
có thể bỏ qua G
có xảy ra 2 hiện tượng trong lưới là rò điện, phóng điện vầng quang vì phụ thuộc vào
điện áp. Tiết diện bé dễ phóng điện với 1 cấp điện áp luôn có tiết diện nhỏ nhất
xảy ra ở lưới lớn nhế G bé nên bỏ qua
Tiết diện dây dẫn nhỏ nhất của từng cấp điện áp. (VD cấp điện áp 110KV thì tiết diện
dây dẫnnhỏ nhất là 70mm2) dưới 220. 240mm^2
Câu 19. Thế nào là thí nghiệm không tải và ngắn mạch MBA? Điện áp
ngắn mạch là gì, được sử dụng để làm gì?
● TNKT là:
Đưa điện áp vào sơ cấp, để hở mạch phía thứ cấp
Mục đích: Xác định dòng điện không tải, tổn hao không tải => phát hiện Chạm
chập, đứt cuộn dây máy biến áp, chất lượng lõi thép.
● TNNM là:
Đưa điện áp vào sơ cấp, thứ cấp nối ngắn mạch.
nâng điện áp đưa vào sơ cấp từ 0 cho đến khi dòng thứ cấp bằng định mức thì
dừng lại.
Mục đích: xác định điện áp ngắn mạch và tổn hao ngắn mạch
Đó là điện áp cần đặt vào cuộn sơ cấp của máy biến áp để khi ngắn mạch cuộn
thứ cấp, dòng điện trong cuộn thứ cấp bằng dòng điện danh định. ĐANM
thường được ký hiệu Un% và bằng 5 - 12% điện áp danh định của máy biến áp.
Ở chế độ này, công suất tiêu thụ của máy biến áp chính là tổn thất trong cuộn
dây đồng của máy biến áp.

20 Tại sao khi công suất phụ tải giảm đến một mức nào đó sẽ có lợi khi cắt bớt
một MBA trong các trạm có nhiều máy ?

Trong MBA có 2 loại tổn thất : Trong lõi thép và cuộn dây đồng . Trong
lõi thép thì không đổi còn trong cuộn dây đồng thì thay đổi theo phụ tải.
Khi cắt đi 1 MBA ta làm tổng trở tương đương tăng lên khiến tổn thất
đồng tăng lên còn tổn thất thép thì giảm xuống.

Khi phụ tải giảm xuống tổn thất đồng giảm đi thì tùy vào mức độ tăng lên tổn
thất đồng và giảm xuống tổn thất thép thì sẽ có lợi.

21. Phân biệt độ lệch điện áp, tổn thất điện áp, điện áp giáng? Tại sao công thức
tổn thất điện áp là công thức gần đúng?

- Độ lệch điện áp: góc lệch δ giữa 2 vectơ U1 là điện áp đầu tổng trở và U2
là điện áp cuối tổng trở
- Tổn thất điện áp: chênh lệch về độ lớn giữa điện áp đầu & cuối tổng trở
(độ lớn)
- Điện áp giáng: là vecto hiệu chênh lệch giữa 2 vectơ U1 và U2 (ở trên) cả
độ lớn và góc pha
- Công thức TTĐA là công thức gần đúng vì:
-
- Công thức tính TTĐA là công thức tính gần đúng

Câu 22. Tại sao khi tính toán điện áp giáng thường bỏ qua thành phần
ngang trục của điện áp giáng trên tổng trở đường dây?

5% Thành phần ngang trục so với U


Câu 23. Vì sao khi tính TTĐA và TTCS, giá trị CS và ĐA lại phải lấy
cùng 1 điểm trên đường dây?

(cái này là quan điểm của tôi, ko biết có đúng ko)


Lấy cùng 1 điểm trên đường dây để có số liệu chính xác, giảm sai số do tổn thất, nếu lấy tại
2 điểm khác nhau trên đường dây sẽ khiến 1 số liệu nào đó (P, Q, U) chịu tổn thất, không
tương ứng với nhau, dẫn đến kết quả tính toán không chính xác
Muốn ra được công thức thì I = S^2/U^2 nên từ công thức phải lấy tử 1 điểm

Câu 24. Mô tả ảnh hưởng dung dẫn đường dây đến tổn thất điện áp
trong các loại lưới điện?
● Khi có điện áp xoay chiều đặt lên đường dây, điện trường xuất hiện tạo ra dòng điện
bổ sung có hiệu ứng vượt trước về pha so với điện áp, triệt tiêu một phần dòng điện
mang tính điện cảm của phụ tải.
● Hiện tượng trên sinh ra một lượng công suất phản kháng, đặc trưng bởi điện dẫn
phản kháng B mang tính điện dung (dung dẫn). Tỷ lệ thuận với bình phương điện áp
nâng điệp áp rất mạnh ở điện áp cao


-> Dung dẫn sẽ làm giảm Q, từ đó giảm tổn thất điện áp => Dung dẫn đường dây làm tăng
mạnh điện áp đường dây, đặc biệt với lưới có điện áp cao

Câu 25 Mô tả ảnh hưởng của dung dẫn đường dây đến tổn thất công
suất trong lưới điện
-Ở với các cấp điện áp cao áp thì dung dẫn ảnh hưởng nhiều tới tổn thất công suất trong
lưới điện vì tạo ra một lượng lớn công suất phản kháng dẫn tới dư thừa chạy quẩn trên
đường dây. Lượng công suất phản kháng này ảnh hưởng trực tiếp tới điện áp các nút cũng
như tổn thất công suất .

-Ở các cấp điện hạ áp thì dung dẫn ít ảnh hưởng vì điện áp thấp nên dù ở cấp này nhu cầu
công suất phản kháng cần thì lại không tạo ra đủ và cần phải bù thêm.

Dung dẫn đường dây chủ yếu điện dung giữa các pha của nó. Gây ra dòng CSPK chạy vào
lưới do chiều của CSPK ngược lại chiều của dòng công suất

ở dòng siêu cao áp non tải thì có ích vì bản thân nó tạo ra

Câu 26: Tại sao thiết bị bù dọc thường được áp dụng trong lưới truyền tải, còn thiết bị bù
ngang lại được áp dụng trong lưới phân phối?

-Tụ bù dọc áp dụng trong lưới truyền tải vì: cần ít trên đường dây chỉ mắc nối tiếp ở các cột,
chỉ cần đạt đến 5-10% điện áp nên cách điện bé và chủ yếu thay đổi thông số đường dây
-Tụ bù ngang áp dụng trong lưới phân phối: toàn bộ tụ bù ngang đều phải đặt đến điện áp
dây mắc nối tiếp với nhau nên làm các trạm bù phù hợp với lưới phân phối
Lưới phân phối cần giảm điện trở chứ kp điện kháng ,lưới truyền tải cần giảm điện kháng

Câu 27. Chỉ ra mqh giữa thời gian sử dụng CS lớn nhất và hệ số tải? giữa thời gian TTCS
lớn nhất với hệ số tổn thất?
Câu 28. Tổn thất công suất ngắn mạch của MBA có bằng tổn thất công suất trên dây quấn
khi tải cực đại hay không?
Không bằng nhau do tổn thất trên dây quấn có thêm thành phần điện áp ngắn mạch đặc
trưng cho trở kháng tán của dây quấn. Trong khi đó công suất ngắn mạch là công suất để
bù vào tổn hao đồng trong dây quấn sơ cấp và thứ cấp của MBA.

Câu 29: Khi nào tổn thất công suất tác dụng trong lõi thép lớn hơn trong cuộn dây MBA ?

Khi ở chế độ non tải hoặc không tải vì tổn thất công suất tác dụng trong lõi thép không phụ
thuộc vào công suất tải của MBA mà chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của MBA, trong khi đó tổn
thất công suất trong dây quấn phụ thuộc vào dòng điện tải với cùng cấp điện áp.

Câu 30: Tại sao không thể nâng hệ số công suất lên =1? có thể tính được tổn thất điện năng
tối đa không?

❖ Không nên đặt bù để nâng hệ số công suất bằng 1 vì không phải lúc nào phụ tải
cũng ở chế độ max. Vì phụ tải luôn thay đổi trong khi công suất bù không đổi. Nên có
thể để chế độ min Q<Q bù. Thừa CSPK ở chế độ không tải gây tăng áp, tăng tổn
thất khi CSPK sẽ truyền ngược về nguồn. Vì không có nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế,
tốn tiền mua thiết bị mà hiệu quả không cao, bị dư CSPK.

Sau khi bù, không thể tính TTĐN theo ct kinh nghiệm vì khi đặt tụ bù thì Tmax sẽ
thay đổi => tô thay đổi.

Câu 31: Khi nào có thể tính tổn thất điện năng trên đường dây theo τ hoặc LsF, khi nào phải
tính theo đồ thị phụ tải? → khi có đồ thị phụ tải thì tính theo ĐTPT

Tính theo đồ thị phụ tải là tính chính xác tính theo LsF là gần đúng vì theo công thức kinh
nghiệm dòng cs đi theo ko giống với phụ tải thì không tính theo tô được ( Trường hợp bù)
Câu 32. Vì sao khi tổn thất điện năng trong MBA phải sử dụng cả thời gian làm việc của
MBA trong năm và thời gian sử dụng công suất lớn nhất Tmax ?
Tốn thất công suất trong MBA có 2 phần:
+ Phần 1: TT nằm trong lõi thép. Phần này cố định ko đổi trong toàn thời gian MBA vận
hành ( lúc nào MBA vận hành thì trong đấy đã có tổn thất sẵn rồi vì thế tổn thất
không đổi)
+ Phần 2: nằm trong phụ tải. Tôn thất này thay đổi theo phụ tải -> phải tính theo t(tô) ->
t(tô) lại tính từ Tmax

=> Cho nên khi tính tổn thất điện năng MBA thì phần trong lõi thép cần dùng thời gian làm
việc trong năm và phần trong cuộn dây thì cần t(tô), mà t(tô) lại tính từ Tmax

Câu 33. Ý nghĩa của hệ số đồng thời và hệ số tham gia vào đỉnh khi tính toán chế độ lưới
điện phân phối

❖ Hệ số tham gia vào đỉnh là tỉ số giữa công suất của phụ tải trong chế độ max chung
và công suất max riêng của phụ tải.
❖ Hệ số đồng thời là giá trị trung bình theo công suất của hệ số tham gia vào đỉnh.
( tổng công suất mắc chung chia toogn công suất mắc riêng
❖ Ở trong chế độ của lưới phân phối, khi mà số lượng phụ tải khá lớn và đa dạng thì
hệ số đồng thời có kết quả ổn định, nhanh chóng và chính xác. Còn hệ số tham gia
vào đỉnh vẫn tính được nhưng rất mất thời gian do phải nhập từng hệ số Kđt tương
ứng với từng phụ tải, điều đó có thể gây nhầm lẫn.

❖ Cho phép tính nhanh công suất max chung tính gần đúng

Câu 34. Thế nào là chế độ max riêng và thế nào là chế độ max chung? Mục đích tính toán
của từng chế độ?
Chế độ max chung dùng để tính khả năng tải và tính tổn thất điện áp max trong toàn lưới
điện
Chế độ max riêng dùng để tính tổn thất điện năng và TTCS trên 1 nhánh riêng và công suất
chọn thiết bị

Câu 35: Ý nghĩa của việc dùng sơ đồ 4 dây trong tính toán lưới hạ áp: Dùng 3 pha và 1 dây
trung tính

- Đánh giá ảnh hưởng của các vị trí phụ tải trên các pha và độ lớn giá trị điện áp nhận
đc đến các thiết bị

- Vì các pha là các pha riêng biệt , ảnh hưởng qua lại của các pha là khác nhau, mỗi
đường dây sẽ có thông số riêng của mỗi pha (Zpha),
- Các phụ tải là các phụ tải khác nhau , tùy vào lựa chọn phụ tải mà tính toán theo dây
pha với pha hoặc , pha với trung tính

- Lưới hạ áp, thông thường phụ tải 1 pha , và khoảng cách từng pha không giống nhau.

Tất cả lưới khác dùng sơ đồ 1 sợi ,khi ngắn mạch thì rơ le ngắn bảo vệ con người Truyền
tải nhiều hơn gấp 3 lần

Câu 36 Tại sao lưới điện phân phối cấp điện cho phụ tải hỗn hợp lại có hiệu quả hơn phụ tải
đồng nhất? Ảnh hưởng của phụ tải hỗn hợp đến quá trình tính toán chế độ như thế nào

- Hiệu quả hơn phụ tải đồng nhất vì khi đấy đồ thị phụ tải trong ngày sẽ bằng phẳng
hơn thay vì phụ tải ban ngày đỉnh cao trong khi phụ tải ban đêm lại rất thấp điều này
dẫn tới chênh lệch phụ tải trong ngày cao gây ảnh hưởng đến ổn định hệ thống điện.
- Đặc điểm của phụ tải hỗn hợp là có đa dạng các loại phụ tải nên phụ tải không đạt
max ở cùng 1 thời điểm. Công suất giữa ngày và ban đêm chênh lệch ít hơn phụ tải
đồng nhất khi tính toán chế độ thì có thể lấy Pmin =70% Pmax thay vì Pmin= 50-60%
Pmax. Độ chênh lệch công suất ngày đêm ít giúp cho việc tính toán các nguồn vận
hành hiệu quả và kinh tế hơn.

câu 37: Tại sao khi phân tích lưới điện với hệ số đồng thời lại không thể
sử dụng các công cụ tính toán trên cơ sở định luật kirchhoff 1 (cân bằng
dòng nút)
Vì khi tính toàn lưới với Pmax nhánh và hệ số đồng thời Kđt, do thời điểm tính toán mỗi
nhánh trong LPP khác nhau, hệ thống không có cân bằng công suất, làm cho phương trình
cân bằng công suất nút (dựa vào ĐL Kirchhoff 1) không còn đúng nữa

Câu 38 Khi tính toán TTĐN trong năm, cần tính chế độ nào của LPP và
có những giải thiết nào được áp dụng?
TTĐN được tính theo chế độ max chung của từng nhánh (nếu nhánh có nhiều phụ tải).
Các giải thiết được áp dụng:
- Toàn bộ tính toán được tính theo Udm (Vì 1 năm rất dài, k thể xác định điện áp thực
là bao nhiêu)
- Các tính toán tính theo công suất phụ tải chứ ko phải tính theo cs nguồn.
Câu 39: Khi nào lưới điện làm việc với chế động không đối xứng. Mục
đích tính toán chế độ không đối xứng là gì?
Chế độ không đối xứng gây ra bởi các nguyên nhân: do phụ tải, do bản thân các phần tử 3
pha không đối xứng hoàn toàn, do áp dụng một số chế độ làm việc đặc biệt được gọi là chế
độ không đối xứng lâu dài, ngắn mạch không đối xứng.
Mục đích tính toán: so sánh,đánh giá, lựa chọn sơ đồ nối điện/ chọn các khí cụ, dây dẫn,
thiết bị/ thiết kế và chỉnh định các loại bảo vệ/ nghiên cứu phụ tải, phân tích sự cố, xác định
phân bố dòng.
bổ sung thêm Phụ tải không đối xứng là gì?
tại sao có phụ tải ko đối xứng

Phân bố phụ tải các pha không đều ở lưới hạ áp


Sự cố khiến công suất các pha không đối xứng
mục đích là để cân bằng pha
khi xảy ra hiện tưởng lưới điện không đối xứng chúng ta phải đảo pha lưới điện ,khắc phục
sự cố

Câu 40: Phân bố công suất cưỡng bức và phân bố công suất tự nhiên là gì?Khi tính
toán có gì khác nhau?

❖ Phân bố công suất tự nhiên: chiều dòng công suất trên đường dây chỉ phụ thuộc
vào cấu trúc đường dây và sự biến thiên của phụ tải
❖ Phân bố công suất cưỡng bức: chiều dòng công suất trên đường dây ngoài phụ
thuộc vào cấu trúc đường dây và phụ tải còn phụ thuộc vào chế độ làm việc của các
máy phát.

Câu 41:Mô tả phương pháp tính lặp 2 bước đối với đường dây khi biết điện áp đầu và
công suất cuối đường dây.(Slide Luoi dien 06 trang 18)

Là tình huống gần với thực tế vận hành: biết công suất yêu cầu của phụ tải và điện áp
nguồn được điều chỉnh. • Do ĐA và CS được cho tại các vị trí khác nhau nên không thể tính
đúng phân bố CS trên lưới điện. • Cần sử dụng phương pháp tính lặp nhiều lần cho đến khi
đạt kết quả chính xác. Mỗi vòng lặp gồm 2 bước: tính CS gần đúng và tính chính xác ĐA. •
Phương pháp lặp là cơ sở cho thuật toán trên máy tính, khi tính tay chỉ cần tính lặp 1 vòng
(2 bước)

Mỗi vòng lặp gồm 2 bước: tính CS gần đúng và tính chính xác ĐA.

• Bước 1: tính TTCS và các dòng CS từ phụ tải đã biết và giá trị ĐA ban đầu (thường lấy
bằng ĐA danh định).

• Bước 2: theo các dòng CS nhận được từ bước 1, xuất phát từ điện áp cơ sở, tính chính
xác TTĐA và điện áp nút lần lượt cho các nút kế tiếp.

• ĐA vòng trước sử dụng tiếp cho vòng sau. Quá trình lặp dừng lại khi chênh lệch ĐA nút
giữa 2 bước lặp nhỏ hơn một sai số định trước (ε).

Câu 42. Tại sao khi đường dây vận hành không tải, điện áp cuối đường
dây lại cao hơn đầu đường dây? Mức độ tăng điện áp phụ thuộc vào
yếu tố gì

khi đường dây vận hành không tải vì không có gì tiêu thụ ở cuối đường dây công suất điện
dung sinh ra trên đường dây đi ngược đầu đường dây tạo ra tổn thất điện áp và có chiều
ngược lại
Mức độ điện áp phụ thuộc vào giá trị điện kháng đường dây, cấp điện áp của đường dây

Câu 43: Thế nào là điểm phân công suất? Ý nghĩa của điểm phân công
suất trong lưới điện là gì?

Điểm phân công suất là điểm nhận công suất từ nhièu phía. Có 1 điểm phân công suất tác
dụng (ký hiệu ) và 1 điểm phân công suất phản kháng (kí hiệu ). Trong phần lớn các trường
hợp 2 điểm phân công suất này trùng nhau. Khi có 1 điểm phân công suất chung thì điện áp
ở điểm phân công suất là thấp nhất toàn mạch vòng. Tổn thất điẹn áp max trên lưới là tổn
thất điện áp từ nguồn tới điểm phân công suất, tính từ phía nào cũng được.

Còn trong trường hợp có 2 điêm phân công suất thì phải kiểm tra xem điện áp thấp nhất ở nút
phân công suất nào vì tổn thất công suất từ nguồn đến từng điểm phân công suất là khác
nhau.

Ý nghĩa của điểm phân công suất là sau khi có điểm phân công suất có thể tách lưới thành 2
phần độc lập để tính toán. Phụ tải của nút phân công suất được tách đôi theo công suất nó
nhận được mỗi phía.

Câu 44: Mô tả pp tính toán đối với lưới điện có nhiều cấp điện áp? Ý
nghĩa của việc áp dụng hệ đvi tương đối vào tính toán?

-Cách 1 quy đổi về cùng 1 cấp


-Cách 2 quy về hệ đơn vị tương đối 1 hệ gồm 2 đại lượng cơ bản
-Cách 3 sử dụng mba lí tưởng cho hệ số mba không đổi
-Ý nghĩa: Đơn giản hóa bằng các làm mất đơn vị của nó , 1,05 pu cao áp so với Ucb cao áp

Câu 45: Có những định luật nào được vận dụng để xây dựng pt cân
bằng công suất nút phục vụ cho việc tính toán lưới điện?

➢ Định luật Kirchhoff 1 2 và định luật Ohm

Câu 46: Thế nào là nhánh chuẩn, mục đích sử dụng nhánh chuẩn trong
mô hình tính toán lưới điện là gì?

Câu 47: Ma trận Jacobian là gì, ý nghĩa của ma trận Jacobi trong tính
toán lưới điện?
Là ma trận đạo hàm riêng của phương trình g(X)=b cần giải theo các biến
Ý nghĩa: Đưa ra mối quan hệ tuyến tính giữa những thay đổi nhỏ của góc điện áp và độ lớn
điện áp với những thay đổi nhỏ của cspk và cstd.
Câu 48: Mô tả khái niệm và ý nghĩa của HPT công suất nút trong tính
toán mô phỏng lưới điện phức tạp?

Câu 49: Ý nghĩa của 2 pp lặp trong tính toán lưới điện?
2 PP lặp đó là PP lặp Gauss Seidel và Newtonraphson
GS:
● Phương pháp lặp Gauss-Seidel dựa trên cơ sở phương pháp lặp đơn
● Có thể áp dụng với hệ PT tuyến tính hoặc phi tuyến

NTRS:
● Được ứng dụng rộng rãi để giải hệ PT phi tuyến
● Là phương pháp lặp, dựa trên cơ sở xấp xỉ hoá hàm số bởi tiếp tuyến tại vị trí
nghiệm ban đầu

Người ta sử dụng hệ phương trình cân bằng công suất nút đây là hệ phương trình phi tuyến
và chỉ có thể sử dụng phương pháp lặp xuất phát từ giá trị ban đầu để tính giá trị gần đúng

CÂu 50 Khi nào thì thuật toán lặp sử dụng phương pháp Newton-
Raphson sẽ ngừng lại? Trường hợp nào được coi là vô nghiệm? .

Câu 51: Các phần mềm máy tính tính toán được chế độ làm việc của lưới điện theo nguyên
tắc nào?

giải phương trình điện áp nút bằng Newton-Raphson để đưa ra kết quả
các hệ phương trình dòng và công suất nút trạng thái xác lập < Phương trình phi tuyến>
Câu 52: trên thực tế NMĐ vận hành như thế nào thì được coi là nút PV hay PQ trong tính
toán ? Thiết bị bù CSPK trong lưới điện là loại nút gì ?

Nhà máy điện được coi là nút PV (hay còn gọi là nút điều chỉnh điện áp) khi phát CSTD theo
yêu cầu và giữ điện áp thanh cái. Cho trước CSTD và điện áp nút, lúc này cần phải xác định
góc pha và công suất phản kháng Q nằm trong giới hạn cho phép. • Nhà máy điện được coi
là nút PQ (hay còn gọi là nút công suất) khi phát CSTD và CSPK theo yêu cầu. Cho trước
CSTD và CSPK, lúc này cần phải xác định góc pha và điện áp

Thiết bị bù CSPK trong lưới điện là loại nút điều khiển

Câu 53: Mô tả nguyên tắc lựa chọn biến số trong mô phỏng phân bố công suất cho lưới
điện, thế nào là nút cân bằng , nút công suất, nút điều khiển trong sơ đồ tính toán

- Mô tả nguyên tắc lựa chọn biến số: mỗi nút trong lưới điện có 4 thông số: P,Q ,U,
DELTA. Biết 2 thông số ta tính được 2 thông số còn lại.
- Nút cân bằng là nút nguồn
- Nút công suất là nút PQ, đây là các nút phụ tải thường
- Nút điều khiển là nút PV, P và U cho trước

Câu 54: Đường dây tải điện như thế nào thì được coi là dài? Có những khác biệt gì trong
tính toán khi so với đường dây tải điện thường.

● Đường dây với điện áp từ 300kV (SCA) hoặc 220kV chiều dài từ 250km được coi là
đường dây tải điện dài.
● Khác biệt trong tính toán so vs đường dây tải điện thường:
- Với đường dây dài (từ 250km – 150mil), cần có giải pháp mô phỏng chính
xác hơn ảnh hưởng của thông số trên toàn bộ chiều dài đường dây.
- Có 2 cách mô phỏng đường dây tải điện dài thường được sử dụng: chia
đường dây thành nhiều phân đoạn hoặc sử dụng sơ đồ mạng hai cửa với
thông số rải.
- Các thông số tính toán của đường dây dài cũng có sự khác biệt, các thông số
đó là: tổng trở sóng, hệ số suy giảm, hệ số pha, bước sóng, vận tốc truyền
sóng, ...
● Trong tính toán thực tế đường dây dài có thể chia làm nhiều đoạn ngắn, cho phép
đánh giá thông số đường dây tại điểm phân đoạn. Số lượng phân đoạn tùy theo
chiều dài ĐD và độ chính xác cần có của thông số cần mô phỏng. Trong khi đường
dây tải điện ngắn thì không cần chia nhỏ ra.
Câu 55: Ý nghĩa của mạng 2 cửa trong tính toán lưới điện là gì? Ưu
điểm khi áp dụng mạng 2 cửa cho đường dây dài là gì?
Sử dụng mạng 2 cửa tiện lợi, cho phép thiết lập mối quan hệ giữa đầu vào và ra mà không
cần quan tâm tới sơ đồ bên trong đơn giản hơn cho việc tính toán vì đường dây dài có các
thông số rất phức tạp (phải giải đạo hàm, vi phân tích phân).

Câu 56: Ý nghĩa CS tự nhiên đối với đường dây tải điện dài là gì?
- Công suất tự nhiên là công suất đặc trưng cho đường dây tải điện dài.Khi tải công
suất tự nhiên trên đường dây điện xảy ra hiện tượng tự bù: tổn thất CSPK trên
đường dây cân bằng với CSPK đường dây điện sinh ra làm cho thành phần dọc trục
của tổn thất điện áp trên đường dây bằng 0
- Là thông số đo khả năng tải của đường dây
Tổn thất Q = 3I^2 *X
Sao cho ta chọn lượng công suất phản kháng sinh ra đúng bằng công suất tổn thất trên điện
kháng khiến hoàn toàn không có công suất tổn thất công suất phản kháng

Câu 57: Chiều dài đường dây SCA có ảnh hưởng ntn đến tính toán thiết
kế vận hành đường dây?
Tránh chiều dài bằng lamda/4 giống chiều dài VN
Chia nhỏ đường dây dài ra và lắp tụ bù chính giữa

Câu 58: ý nghĩa của tụ bù dọc và kháng bù ngang đối với đường dây tải
điện dài, thế nào là hiện tượng cộng hưởng tần số dưới đồng bộ (SSR)
+ mục đích nhằm cải thiện điện áp các nút, ngoài ra việc bù công suất còn có thêm ý
nghĩa:

- Tăng khả năng tải của đường dây

- Cải thiện tính ổn định của điện áp các nút

- Phân bố lại công suất phản kháng trong hệ thống dẫn đến giảm tổn thất hệ thống

- Tăng độ dự trữ ổn định của hệ thống

● thế nào là hiện tượng cộng hưởng tần số:

-Việc lắp đặt tụ bù dọc trên đường dây truyền tải giúp làm tăng khả năng truyền tải của
đường dây, tuy nhiên, các tụ bù dọc trên đường dây cũng là nguyên nhân gây nên hiện
tượng cộng hưởng dưới đồng bộ (SSR).

-Hiện tượng cộng hưởng dưới đồng bộ là cực kỳ nguy hiểm làm phá hủy trục tuabin máy
phát.
Câu 59: Tổn thất điện năng trên đường dây dài bao gồm những thành phần nào, được xác
định ntn?

Phát nóng :Điện năng Tổn thất do phát nóng theo phụ tải tính theo tô
Điện dẫn để tính tổn thất vầng quang thì đo xác định theo thời gian

Bổ sung thêm trang 129 (Giáo trình)


Câu 60: Chi phí vận hành hàng năm bao gồm những chi phí gì được xác
định như thế nào?
Chi phí vận hành hang năm bao gồm chi phí hoạt động nhân công , bảo dưỡng,chi phí khấu
hao

(và chi phí tổn thất điện năng : Y= avh.K + ∆A.c)

• Chi phí hoạt động mỗi năm (đ/năm): Tỷ lệ thuận với quy mô lưới, bao gồm trả lương
vật tư thiết bị thay thế, nhiên liệu,…Chi phí này phụ thuộc vào chất lượng của thiết bị. Chi
phí này bao gồm luôn cả chi phí khấu hao (CP thay thế tbi khi nó hết vòng đời) = Tiền
mua / vòng đời. CP Nhân công

• Chi phí tổn thất điện năng (đ/năm): với cA là chi phí biên cho tổn thất điện năng,
chi phí này phụ thuộc thời gian tổn thất công suất lớn nhất. Chi phí biên là chi phí đắt nhất
được xác định tùy theo từng hệ thống điện. Tổn thất điện năng bao gồm tổn thất trong điện
trở và tổn thất do vầng quang điện. Tổn thất do vầng quang phải tính ở lưới 220kV trở lên,
nếu là lưới 110kV trở lên phải tính thêm tổn thất điện năng trong cách điện.

Chi phí khấu hao: trong vòng đời mỗi năm chia ra cho số năm vòng đời của nó

Đều tỉ thuận với quy mô của lưới điện tỉ lệ thuận với vốn đầu tuư
Câu 61. Mô tả khái niệm và ý nghĩa chi phí tính toán hàng năm

Câu 62: Giá thành truyền tải điện năng phụ thuộc những yếu tố nào?

T-Vốn đầu tư, chi phí điều độ, chi phí bảo dưỡng
quản lý, vận hành, bảo quản lưới truyền tải điện. Tuy nhiên,
trên thực tế hiện nay là lưới 220 kV và lưới 500 kV
Điện năng tiếp nhận điện năng đầu ra theo thông tin evn đưa ra
tổn thất lưới truyền tải năn 2021 là 2,23%

Hệ số vận hành, giá điện năng tổn thất, điện năng tổn thất, Tổng điện năng
Câu 63: Điều kiện lựa chọn tiết diện dây dẫn khác nhau phụ thuộc vào yếu tố gì?
Điều kiện lựa chọn tiết diện dây dẫn phụ thuộc vào từng loại lưới điện, cụ thể các yếu tố:
loại phụ tải, cấp điện áp, chiều dài dây, chế độ vận hành. Với mỗi loại lưới, điều kiện lựa
chọn là điều kiện gần nhất so với chế độ vận hành, các điều kiện khác là kiểm tra.

Câu 64: Khi giá năng lượng trên thị trường biến động thì tiết diện kinh tế của dây dẫn thay
đổi ntn?

b- hệ số biểu diễn quan hệ giữa vốn đầu tư xây dựng 1 km đường dây với tiết diện
dây dẫn F (đ/km.mm2).
● Imax – dòng điện làm việc max trên đường dây (A);
● ρ – điện trở suất của dây dẫn (Ώ.mm2/km);
● β – giá điện năng tổn thất (đ/kWh);
● F – tiết diện dây dẫn (mm2);
● τ – thời gian tổn thất công suất cực đại (giờ/năm).

Giá năng lượng trên thị trường biến động thì β biến động, trong đó β là giá tổn thất mỗi kW.
Từ công thức thấy được β và Fkt đồng biến. Vậy khi giá năng lượng tăng thì thiết diện kinh
tế tăng, và ngược lại.
câu 65 sự khác nhau giữa điều chỉnh điện áp lưới pp và tt
Trong lưới hệ thống và lưới truyền tải:

ĐCĐA để giữ độ lệch ĐA tại đầu ra của trạm BA trung gian theo yêu cầu.

Các biện pháp điều chỉnh: Điều chỉnh kích từ tại máy phát điện; MBA có điều áp dưới

tải; Thiết bị bù dọc.

Trong lưới điện phân phối:

ĐCĐA nhằm đảm bảo độ lệch ĐA cho các thiết bị dùng điện

Các biện pháp điều chỉnh: Phối hợp lựa chọn đầu phân áp cho máy biến áp phân phối;

sử dụng ổn áp tự động.

Câu 66: Tại sao điều chỉnh ĐA tại các MBA trung gian được coi là biện pháp điều chỉnh
quan trọng và hiệu quả nhất?

( NÓI TẮT THÌ NÓI Ý C THÔI)


Trước khi đi vào giải thích vấn đề, ta cần phân tích các biện pháp điều chỉnh điện áp:
a. Điều chỉnh dòng kích từ trong máy phát từ nguồn: MFĐ đầu nguồn có kích từ là thiết
bị điều chỉnh điện áp quan trọng nhất, có khả năng điều chỉnh toàn bộ lưới điện có liên
kết với nó. Tuy nhiên đây không phải là biện pháp hiệu quả, không thể điểu chỉnh được
điện áp từng nút của lưới, bởi khi tăng dòng kích từ, điện áp các nút đầu nguồn sẽ tăng
cao, còn các nút gần cuối nguồn hầu như thay đổi không đáng kể.

b. Sự dụng các thiết bị thay đổi CSPK như: Các thiết bị bù dọc; các thiết bị bù ngang: tụ
bù, máy bù đồng bộ, động cơ điện đồng bộ có điều chỉnh kích từ. Với ưu điểm có tính
linh hoạt cao, có thể sự dụng cho khu vực nhạy cảm với điện áp, tuy nhiên giá thành
đắt đỏ. Chưa kể, các thiết bị này có vai trò chính là cân bằng CSPK và giảm TTĐN,
cải thiện chất lượng điện năng chỉ là hiệu ứng đi kèm. Chưa kể có thể gây quá điện áp
nếu như lưới vận hành ở chế độ non tải. Để vận hành cần dùng các thiết bị đóng cắt và
bảo vệ hay các bộ điện tử công suất, điều này không những tăng chi phí đầu tư, bảo
dưỡng mà còn làm cho việc vận hành trở nên phức tạp hơn.

c. Biện pháp sử dụng MBA trung gian:


MBA tự ngẫu, MBA có ĐCDT, MBA có điều
chỉnh điện áp ngoài tải… Để ổn định điện áp cho toàn bộ lưới điện, cần lượng lớn các
thiết bị lớn đặt vào để phục vụ hệ thống. Do máy biến áp trung gian là có sẵn, với số
lượng rất lớn, phân bố đều trên toàn lưới điện, có khả năng điều chỉnh điện áp linh
động, thay đổi đầu phân áp kể cả khi đang mang tải, tuy nhiên giá thành điều áp dưới tải
không phụ thuộc vào CS của MBA
Câu 67: Phân biệt các khái niệm bù cưỡng bức, bù kỹ thuật, bù CSPK
- Trong lưới xí nghiệp phải bù cưỡng bức để đảm bảo cos φ đạt yêu cầu, bù này không phải
do điện áp thấp hay tổn thất điện năng cao mà do yêu cầu từ hệ thống điện. Tuy nhiên, lợi
ích kéo theo là nâng cao điện áp và giảm tổn thất điện năng
. Và thông thường, chỉ bù cưỡng bức ở xí nghiệp mới áp dụng tụ bù, có thể điều khiển theo
thời gian.
-Bù kỹ thuật nhằm để nâng cao điện áp bởi vì khi thiếu công suất phản kháng thì điện áp sẽ
giảm. Nếu công suất phản kháng từ nguồn thiếu thì bù công suất phản kháng là cưỡng bức
linh hoạt là cách duy nhất để cân bằng (sự dụng các thiết bị bù CSPK, phân bố tại các khu
vực cho nhiều mục đích khác nhau). Nếu nguồn không thiếu công suất phản kháng thì bù
công suất phản kháng là một giải pháp nâng cao điện áp, cạnh tranh với các biện pháp khác
như là tăng tiết diện dây, điều áp dưới tải…

Câu 68: Mô tả mục đích sử dụng của thiết bị bù CSPK, thế nào là bù
kinh tế CSPK?
1, Đảm bảo công suất trong HTD
2, Nâng cao khả năng tải
3,Giảm tổn thất điện năng
4, Nâng cao chất lượng điện áp
Bù kinh tế nhằm mục đích giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng.
Bù kinh tế thường áp dụng bù cố định hoặc đóng cắt một phần hay toàn bộ.
Tuy nhiên khi dùng các thiết bị đóng cắt và bảo vệ thì chi phí vốn sẽ cao và vận hành trở
nên phức tạp hơn, làm giảm hiệu quả bù kinh tế.
Và bù kinh tế có thể coi là một phần của bù kỹ thuật, không thể tách rời hoàn toàn, vì bù kinh
tế làm giảm nhẹ bù kỹ thuật và 2 kiểu này có thể kết hợp để tạo thành một thể thống nhất,
có lợi cho toàn bộ hệ thống điện

You might also like