You are on page 1of 20

Bài giảng Mạng lưới điện

CHƯƠNG 3: TRẠM BIẾN ÁP CẤP ĐIỆN

3.1. Khái niệm về máy biến áp


Máy biến áp là thiết bị chính và quan trọng nhất của trạm biến áp. Chức năng của nó là
chuyển đổi điện áp từ cấp này sang cấp khác. Nhờ có máy biến áp thì hộ sử dụng điện (có
điện áp thấp) mới dùng được năng lượng từ lưới điện quốc gia (có điện áp cao).
Trong lĩnh vực phát điện, máy biến áp có nhiệm vụ tăng áp của nhà máy điện lên điện
áp cao hơn để truyền tải điện năng đi xa. Trong cung cấp điện, máy biến áp làm nhiệm vụ
giảm điện áp của lưới điện quốc gia để cấp cho các hộ tiêu thụ.
3.1.1. Cấu tạo của máy biến áp:
Máy biến áp gồm các bộ phận chính: các cuộn dây, lõi thép, vỏ máy biến áp.
a) Các cuộn dây:
Các cuộn dây có nhiệm vụ để dẫn điện. Cuộn dây thường làm bằng đồng có bọc cách
điện và được quấn thành từng lớp cách điện với nhau quanh lõi thép bằng sắt từ.
- Cuộn dây sơ cấp: là cuộn dây nối với lưới điện, nhận điện năng từ lưới điện
- Cuộn dây thứ cấp: là cuộn dây nối với hộ tiêu thụ, cung cấp điện năng cho hộ tiêu thụ.
Thông thường máy biến áp chỉ có một cuộn dây thứ cấp, tuy nhiên thực tế với các máy biến
áp lớn người ta có thể chế tạo 2 cuộn dây thứ cấp ở 2 điện áp khác nhau. Ví dụ: Máy biến áp
có điện áp sơ cấp 220kV còn thứ cấp có 2 cuộn dây 110kV và 35 kV.
Bình dầu phụ

Sứ

Vỏ máy

Lõi thép

Cuộn dây

b) Lõi thép:
Lõi thép chế tạo bằng thép chuyên dụng gọi là thép kỹ thuật điện có đặc tính dẫn từ rất
tốt nhưng điện trở lại rất lớn. Lõi thép gồm các lá thép rất mỏng ghép lại thành khối. Trên bề
mặt các lá thép mỏng có lớp cách điện nên hạn chế được dòng điện xoáy sinh ra trong lõi
thép nên giảm được tổn hao công suất.
c) Vỏ máy biến áp
- Vỏ máy biến áp là thùng chứa các cuộn dây và lõi thép của máy biến áp. Do cuộn dây
và lõi thép luôn tỏa nhiệt khi vận hành nên vỏ thùng thường được làm bằng tôn lượn sóng để
tăng diện tích tản nhiệt, bề ngoài sơn màu sáng trắng để tránh hấp thụ nhiệt của mặt trời.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 37


Bài giảng Mạng lưới điện

Bên trong thùng chứa dầu đặc biệt gọi là dầu biến thế. Dầu này vừa có nhiệm vụ cách
điện vừa có nhiệm vụ tản nhiệt trong máy ra ngoài vỏ máy.
Tuy nhiên cũng có những loại máy biến áp không có dầu là loại máy biến áp khô. Loại
này giá thành rất đắt và thường dùng cho nhà cao tầng hoặc lắp đặt trong tầng hầm.

Máy biến áp dầu 3 pha Máy biến áp khô 3 pha

- Trên vỏ máy biến áp có các đầu sứ để đấu nối dây dẫn điện vào máy. Ngoài ra một số
máy biến áp lớn còn bố trí các bình dầu phụ phía trên nắp máy để khi dầu nóng lên nó giãn
nở vào bình dầu phụ.
3.1.2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp:
Máy biến áp thông thường có 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp. Cuộn sơ cấp nối với nguồn
điện, cuộn thứ cấp nối với hộ tiêu thụ điện.
Giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp không có liên hệ với nhau về điện tức là năng lượng
điện không truyền trực tiếp từ sơ cấp sang thứ cấp mà truyền gián tiếp thông qua từ trường.
Để giải thích được nguyên lý làm việc của máy biến áp ta phải nhắc lại định luật cảm
ứng điện từ trong vật lý (đã học ở bậc phổ thông): Cho một vòng dây kín và từ thông Φ biến
thiên xuyên qua vòng dây, khi đó trong vòng dây xuất hiện một sức điện động cảm ứng e có

chiều xác định theo quy tắc cái đinh ốc và độ lớn xác định theo biểu thức e = −
dt

Định luật cảm ứng điện từ


Cấu tạo và nguyên lý máy biến áp 1 pha

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 38


Bài giảng Mạng lưới điện

Như vậy nhìn vào cấu tạo của máy biến áp ta thấy cuộn sơ cấp là cuộn dây kín nối vào
điện áp lưới điện là u1 sẽ sinh ra dòng điện i0 (lúc không tải) hoặc i1 (lúc có tải). Do cuộn dây
kín mạch và có nhiều vòng nên dòng điện i0 (hoặc i1) sẽ chạy vòng tròn quanh lõi thép và
sinh ra từ trường Φ. Từ trường này chạy trong lõi thép và xuyên qua cuộn dây sơ cấp và cuộn
dây thức cấp nên theo định luật cảm ứng điện từ sẽ sinh ra trong chúng các sức điện động e1
và e2 có chiều như hình vẽ. Sức điện động e2 sẽ tạo ra dòng điện i2 để cung cấp cho mạch
điện của hộ tiêu thụ.
3.1.3. Máy biến áp 3 pha
Ở trên trình bày về nguyên lý của áy biến áp một pha. Trong thực tế để tiết kiệm chi phí
người ta thường sử dụng rất phổ biến máy biến áp 3 pha. Máy biến áp một pha chỉ sử dụng ở
vùng nông thôn có phụ tải bé.
Máy biến áp ba pha cũng có 2 phía sơ cấp và thứ cấp nhưng có 3 pha được lắp trên lõi
thép dùng chung mạch từ.

Máy biến áp 1 pha Máy biến áp 3 pha

Cấu tạo của lõi thép gồm 3 trụ. Cuộn dây cao áp và hạ áp của mỗi pha được quấn chung
trên 1 trụ từ. Mỗi cuộn dây cao áp đều có 2 đầu được đánh dấu bằng các chữ in hoa lần lượt
là AX, BY, CZ, trong đó A,B,C quy ước là đầu của các cuộn dây và X, Y, Z là điểm cuối của
các cuộn dây. Tương tự như vậy mỗi cuộn dây hạ áp được đánh dấu bằng các chữ in thường
ax, by, cz với các điểm đầu là a,b,c và các điểm cuối là x,y,z.
Các đầu dây ABC (phía cao áp) và abc (phía hạ áp) thường đưa ra ngoài để đấu nối. với
nguồn điện và phụ tải Các đầu dây XYZ và xyz thường nối ở bên trong máy mà không đưa ra
ngoài. Như vậy nhìn trên nắp máy biến áp ta chỉ thấy 6 đầu sứ.
A X Đầu dây cao áp

Cuộn cao
áp pha C

Cuộn hạ
áp pha C

a x Đầu dây hạ áp
Mạch từ
Pha C Pha B
Pha A

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 39


Bài giảng Mạng lưới điện

3.1.4. Cách đấu nối các cuộn dây của máy biến áp 3 pha:
Ở trên ta đã biết, máy biến áp 3 pha có 6 cuộn dây, trong đó có 3 cuộn dây sơ cấp, 3
cuộn dây thứ cấp. Với 3 cuộn dây cùng phía cao áp (hoặc hạ áp) ta có thể có 2 cách đấu nối
hình sao (Y) hoặc hình tam giác (∆). Như vậy với 6 cuộn dây của máy biến áp ta có thể có 4
tổ hợp: Y/Y, Y/∆, ∆/Y, ∆/∆ gọi là tổ đấu dây của máy biến áp. Đây là thông số cực kỳ quan
trọng của máy biến áp.
Ngoài ra, điện áp giữa cao áp và hạ áp của máy biến áp còn có sự lệch pha nhau nên
nếu máy biến áp có cùng tổ đấu dây Y/Y nhưng độ lệch pha khác nhau thì điện áp nhận được
ở phía phụ tải cũng không đồng pha với nhau, khi đó có thể chúng không thể nối song song
với nhau. Bằng lý thuyết người ta chứng minh được điện áp giữa phía cao áp và phía hạ áp
lệch nhau một góc là bội số của 300 nên người ta quy ước dùng giờ đồng hồ để chỉ sự lệch
pha này vì mỗi giờ đồng hồ ứng với một góc 300.

A B C A B C A B C

Nối hình Y
Nối hình ∆

a b c a b c a b c

Nối hình Y
Nối hình ∆

Từ nhận xét trên, trong kỹ thuật điện quy ước ghi tổ đấu dây của máy biến áp gồm cách
nối dây và độ lệch pha giữa sơ cấp và thứ cấp theo giờ đồng hồ. Ví dụ Y/Y-6 có nghĩa là
cuộn dây cao áp nối Y, cuộn dây hạ áp nối Y, điện áp thứ cấp lệch pha so với điện áp sơ cấp
một góc 6x300 = 1800.
Thực tế thường dùng loại Y/Y-0 cho máy biến áp 110 kV trở lên và ∆/Y-11, Y/Y-0 cho
máy biến áp từ 35 kV trở xuống. Cần đặc biệt lưu ý: Nếu phía thứ cấp có điện áp 380V thì
bắt buộc kiểu nối dây thứ cấp phải là Y, khi đó mới có thêm dây trung tính để sử dụng điện 1
pha. Nếu phía hạ áp đấu nối ∆ thì không có đầu trung tính để cấp cho phụ tải một pha.
Với hệ thống điện cấp cho khu dân cư thường dùng tổ đấu dây ∆/Y-11.
3.1.5. Các thông số kỹ thuật chính của máy biến áp
a) Điện áp định mức: gồm điện áp định mức sơ cấp (ký hiệu U1đm) và điện áp định mức
thứ cấp (ký hiệu U2đm). Các giá trị điện áp định mức là giá trị điện áp dây và thông thường
bằng giá trị điện áp danh định do Nhà nước quy định.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 40


Bài giảng Mạng lưới điện

b) Công suất định mức (còn gọi là dung lượng của máy biến áp): tính bằng công suất
toàn phần kVA, ký hiệu Sđm. Công suất định mức của máy biến áp không tính bằng kW vì nó
là thiết bị truyền tải để cung cấp công suất toàn phần cho hộ tiêu thụ bao gồm kW và kVar.
Công suất các máy biến áp thường được chế tạo theo thang chuẩn của Nhà nước gọi là
gam công suất như sau:
Loại nhỏ : 50, 75, 100, 160, 180, 250, 560, 630, 750, 800 kVA
Loại trung bình 1000, 1250, 2500, 6300 kVA,....
Loại lớn: 16, 25, 63,125, 150, 250, 450 MVA
Một vấn đề nữa cần lưu ý: cùng một công suất và cùng điện áp nhưng máy biến áp của
hãng này khác với máy biến áp của hãng kia về trọng lượng, kích thước, giá thành,... Nguyên
nhân là do chất lượng thép dẫn từ mà hãng đó sử dụng khác nhau. Nếu thép từ loại tốt thì
máy có kích thước nhỏ và thường đắt tiền, nếu thép từ kém thì máy có trọng lượng lớn và bù
lại rẻ tiền. Dây đồng quấn trong máy thì chất lượng các hãng đều như nhau.
c) Tỉ số biến áp: Là tỉ số giữa điện áp sơ cấp và điện áp thứ cấp. Tỉ số biến áp theo định
w1 U1
nghĩa là tỉ số giữa số vòng dây sơ cấp w1 và số vòng dây thứ cấp w2: k = ≈
w2 U2

d) Dải điều chỉnh điện áp: Điện áp phía tiêu thụ điện U2=kU1, trong đó k là hằng số.
Nếu U1 thay đổi lớn thì U2 cũng thay đổi theo trong khi người ta mong muốn U2 giữ ổn định
để cấp cho phụ tải. Như vậy đặt ra vấn đề phải điều chỉnh được điện áp. Để làm được việc
này, phía cao áp người ta bố trí nhiều đầu dây gọi là nấc phân áp. Khi điện áp sơ cấp thay đổi
người ta điều chỉnh nấc phân áp về vị trí điện áp tương ứng, dẫn đến kết quả là điện áp U2
được giữ ổn định.
Với các máy biến áp cấp điện cho khu dân cư, núm vặn chọn nấc phân áp được đặt trên
nắp máy biến áp và phải thao tác bằng tay. Phạm vi điều chỉnh thường có 5 nấc, mỗi nấc
2,5% U1đm. Ví dụ máy biến áp có nấc 22kV ± 2x2,5% sẽ có 5 nấc là: 23,1kV-22,55kV-22kV-
21,45kV-20,9kV.
Với các máy biến áp >=110kV trở lên việc điều chỉnh nấc phân áp hoàn toàn tự động và
số nấc phân áp rất lớn, mỗi nấc khoảng 1,78%U1đm.

22kV

20kV
Phụ tải
18kV
U ~

Máy biến áp có đầu phân áp

d) Tổn hao công suất trong máy biến áp

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 41


Bài giảng Mạng lưới điện

Khi vận hành máy biến áp luôn có tổn hao công suất trong lõi thép do dòng điện xoáy
và tổn hao công suất trong dây quấn do điện trở. Các tổn hao này thường biến thành dạng
nhiệt gây lãng phí và giảm hiệu suất máy biến áp. Hơn nữa khi bán điện, ngành điện chỉ đo
đếm ở phía sau máy biến áp nên phần tổn hao trong máy biến áp do ngành điện phải chi trả.
Do đó khi đầu tư xây dựng các máy biến áp, ngành điện của các địa phương thường quy định
rất chặt chẽ thông số này. Đối với ngành điện khu vực miền Trung được quy định mức độ tổn
thất công suất như sau:

TT Dung lượng Tổn hao trên lõi thép Tổn hao trên dây
máy biến áp (kVA) (W) quấn (W)
1 100 ≤ 205 ≤ 1.250
2 160 ≤ 280 ≤ 1.940
3 250 ≤ 340 ≤ 2.600
4 400 ≤ 433 ≤ 3.820
5 560 ≤ 580 ≤ 4.810
6 630 ≤ 780 ≤ 5.570
7 1000 ≤ 980 ≤ 8.550
8 1600 ≤ 1305 ≤ 13.680
9 2000 ≤ 1500 ≤ 17.100

3.1.6. Tính chọn máy biến áp:


Chọn máy biến áp cho công trình phải căn cứ vào các thông số và điều kiện sau:
- Điện áp sơ cấp phải phù hợp với lưới điện cao áp ở địa phương. Ví dụ lưới điện thành
phố thường dùng cấp 22 kV, lưới điện nông thôn thường dùng 35 kV.
- Điện áp thứ cấp phải phù hợp với hộ tiêu thụ. Thông thường phụ tải điện khu dân cư
và tiêu dùng sinh hoạt có điện áp 380V (nếu dùng 3 pha) hoặc 220V (nếu dùng 1 pha), do đó
cấp điện áp thứ cấp chọn 380V. Một số phụ tải công nghiệp nặng như xi măng, khai khoáng
dùng điện ở cấp 6kV khi đó thứ cấp máy biến áp phải chọn là 6kV.
- Dung lượng máy biến áp phải chọn loại máy có gam công suất lớn hơn gần nhất so
với phụ tải tính toán.
- Tổ dấu dây của máy biến áp: thường chọn loại ∆/Y-11 hoặc Y/Y-0. Với cùng một
công trình có dùng nhiều máy biến áp thì các máy biến áp phải chọn cùng tổ đấu dây.
- Điều kiện lắp đặt: Nếu lắp đặt máy biến áp trên cột bê tông ly tâm thì sức chịu tải của
thanh đà ngang chỉ đỡ được máy biến áp <=400kVA. Nếu công suất lớn hơn thì phải đặt trên
bệ và phải xây tường rào bảo vệ bao quanh và chiếm dụng nhiều đất đai hơn.
- Tính chất phụ tải: Nếu phụ tải có tính ưu tiên cao (như bệnh viên, công ty viễn
thông,…) thì phải chia thành 2 máy biến áp vận hành song song. Khi chia thành 2 máy như
vậy, chi phí đầu tư sẽ đắt hơn 1 máy có công suất tương đương nhưng đổi lại là độ tin cậy
tăng lên. Thật vậy, nếu sự cố hỏng 1 máy thì vẫn còn 1 máy vận hành để cung cấp cho các
phụ tải quan trọng nhất (phòng mổ, phòng máy tính) còn nếu chỉ dùng 1 máy biến áp thì khi
sự cố sẽ mất điện toàn bộ, kể cả nơi quan trọng như phòng mổ,…
3.2. Trạm biến áp
Trạm biến áp là công trình để chuyển đổi cấp điện áp này sang cấp điện áp khác. Trạm
biến áp là một tập hợp gồm nhiều thiết bị điện bố trí trên một khuôn viên nhất định, trong đó
thiết bị chính là máy biến áp.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 42


Bài giảng Mạng lưới điện

Dưới góc độ nghiên cứu của hệ thống điện thì trạm biến áp chỉ là các thiết bị truyền tải
và phân phối điện năng mà không sinh ra điện năng và gần như không tiêu thụ điện năng.
Dưới góc độ quy hoạch xây dựng (quy hoạch cấp điện) thì máy biến áp lại được nhìn
nhận là một nguồn cung cấp điện cho khu vực quy hoạch. Trạm biến áp là công trình nhận
điện từ lưới điện quốc gia và cung cấp điện cho khu vực quy hoạch nên xét về quan hệ cung -
cầu thì coi đó là nguồn điện cung cấp là điều bình thường.

Trạm 500kV Tân Định Trạm 220kV Hóc Môn

Trạm 110kV Thường Tín Một trạm 35kV ở Hà Giang

Có thể nói trạm biến áp là nguồn điện quan trọng, phổ biến nhất khi xác định nguồn cấp
điện trong các đồ án quy hoạch xây dựng. Đây là loại nguồn điện được xem xét đầu tiên và là
nguồn điện chủ đạo khi lập quy hoạch xây dựng, chỉ khi không thể tìm được điện lưới mới
nghĩ đến đầu tư các nguồn điện khác.
Nếu phân theo cấp điện áp thì trạm biến áp thường được gắn với cấp điện áp cao nhất
của nó. Ở Việt Nam có các trạm sau: 500kV, 220 kV, 110kV, 35 kV, 22 kV, ngoài ra còn có
một số trạm 15 kV, 6kV xây dựng trước năm 1975 vẫn tồn tại đến nay và sẽ được cải tạo dần
lên cấp 22kV hoặc 35 kV.
3.3. Phân loại trạm biến áp
Có rất nhiều kiểu phân loại trạm biến áp khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu. Ở
dưới góc độ quy hoạch cấp điện ta phân loại theo chức năng của trạm là trạm truyền tải và
trạm phân phối.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 43


Bài giảng Mạng lưới điện

3.3.1. Trạm biến áp truyền tải:


Trạm này có điện áp từ 110 kV trở lên. Trạm có người trực thường xuyên theo ca kíp
24/24h. Trạm có hàng rào bảo vệ và được tổ chức như một cơ quan độc lập. Theo phân cấp
các Công ty truyền tải điện quản lý các trạm biến áp >=220kV và một số trạm 110kV quan
trọng, các Công ty điện lực quản lý các trạm biến áp <=100kV.
Máy biến áp và các thiết bị để phân phối
điện được đặt ngoài trời, các thiết bị điều khiển,
bảo vệ đặt ở trong nhà. Ngoài chế độ người trực
thường xuyên thì trạm còn trang bị hệ thống tự
động ở mức cao, đặc biệt là khi xảy ra sự cố nó
hoàn toàn tự động cô lập vùng bị sự cố và thông
báo loại sự cố, vị trí sự cố cho người trực.
Trạm biến áp này chiếm diện tích đất đai
khá lớn vì ngoài diện tích bố trí máy biến áp còn
phải bố trí các thiết bị đóng/ cắt, các kết cấu xây
dựng để đón dây, ... và đều là các thiết bị kich
thước lớn. Ngoài ra đường dây kéo đến trạm
cũng là loại điện áp cao ≥110 kV nên diện tích Toàn cảnh trạm 220kV Hòa Khánh (Đà Nẵng)
đât hành lang đường dây cũng lớn. Do đó các
trạm loại này nên bố trí vùng nông thôn hoặc ngoại ô đô thị.
Một số đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh do phụ tải quá lớn bắt buộc
phải đưa cấp điện áp ≥ 110kV vào sâu trong nội thành thì người ta dùng cáp ngầm ≥ 110kV
dẫn vào và xây dựng kiểu trạm GIS (trạm cách điện bằng chất khí SF6). Trạm biến áp GIS là
công nghệ mới xuất hiện trên thế giới, trong đó toàn bộ đường dẫn điện, thiết bị được chế tạo
thành các module chịu áp lực và được bơm đầy khí SF6 để cách điện. Khi vận hành người có
thể chạm vào các ống này mà không bị điện giật. Nhờ công nghệ GIS mà trạm trở nên nhỏ
gọn, an toàn hơn, tiết kiệm diện tích đất (bằng 1/10 trạm bố trí ngoài trời), mỹ quan hơn (do
toàn bộ thiết bị đặt trong nhà) tuy nhiên giá thành rất đắt. Ở Việt Nam có trạm 110 kV nhà
máy đóng tàu Hyundai-Vinashin, trạm 110kV Hầm Hải Vân, trạm 220 kV Tao Đàn (TP Hồ
Chí Minh),.... là những trạm dùng công nghệ GIS.

Thiết bị trạm GIS dạng module kín khí Toàn bộ thiết bị trạm GIS lắp trong nhà

Tuyệt đối không được bố trí đường dây và trạm biến áp 500kV trong nội ô đô thị do
tính chất nguy hiểm của nó.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 44


Bài giảng Mạng lưới điện

Gần đây nhờ sự tiến bộ của khoa học, sự phát triển của internet người ta đã thử nghiệm
thành công các trạm biến áp truyền tải mà không cần người trực. Toàn bộ dữ liệu thu thập và
hình ảnh về trạm biến áp được truyền liên tục về một trung tâm điều khiển ở cách xa trạm để
giám sát, mọi tác động của con người đến thiết bị trong trạm cũng đều được thao tác từ xa
(thậm chí đến hàng ngàn km). Ở Việt Nam trạm 110 kV Bình Tân (Khánh Hòa) đã thử
nghiệm mô hình này năm 2010 và đạt kết quả tốt.
Trạm biến áp truyền tải không cấp điện trực tiếp đến hộ tiêu thụ (nhà máy, xí nghiệp,
dân cư,...), phụ tải của nó là tổng hợp của các trung tâm phụ tải lớn như một huyện, một tỉnh,
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,.... Khi lập quy hoạch xây dựng các vùng
này, nhất thiết phải chọn vị trí và dành quỹ đất đủ lớn để xây dựng trạm, do đó người làm
quy hoạch phải quan tâm đến kích thước của trạm, tìm hiểu sơ bộ phương thức bố trí thiết bị
và ước lượng được phần đất dành cho các đường dây cao thế nối đến trạm (thường khá lớn).
3.3.2. Trạm biến áp phân phối:
Trạm biến áp phân phối có điện áp từ 35 kV trở xuống và như tên gọi nó làm nhiệm vụ
phân phối điện năng trực tiếp đến hộ tiêu thụ điện. Đây được xem là nguồn điện đối với các
đồ án quy hoạch xây dựng.
Trạm biến áp phân phối có cuộn dây cao áp là 35 kV hoặc 22 kV còn phía hạ áp là
380V để cấp điện trực tiếp cho hộ tiêu thụ. Trạm biến áp phân phối thường là trạm ngoài trời,
không có người trực thường xuyên và đặc biệt phổ biến để cấp điện cho khối tiêu thụ điện
dân cư sinh hoạt. Một số ít trạm được đặt trong nhà kín để cấp điện cho nhà xưởng, doanh
nghiệp,… Trạm loại này chiếm diện tích đất ít nhưng mật độ bố trí trong đô thị rất dày đặc và
chúng được liên kết để tạo thành một mạng lưới điện đô thị.
Trạm biến áp phân phối có chế độ bảo vệ sự cố ở mức thấp (dùng FCO).
Trạm phân phối rất đa dạng và phong phú, có thể là loại treo trên 1 cột, 2 cột, treo trên
cột sắt, đặt trên bệ, đặt trong nhà, đặt trong vỏ thép, dưới tầng hầm. Những người làm công
tác quy hoạch xây dựng phải đặc biệt quan tâm lưu ý đến kết cấu, đặc điểm, giá thành xây
dựng các trạm biến áp này đồng thời phải tuân theo những quy định của Nhà nước và yêu cầu
của chủ đầu tư để quyết định chọn loại trạm biến áp phù hợp nhất cho địa điểm được quy
hoạch.
3.4. Kết cấu của các trạm biến áp phân phối
3.4.1. Loại trạm treo trên cột:
Máy biến áp và các thiết bị được bố trí trên cột điện, có thể 1 hoặc 2 cột tuỳ vào trọng
lượng của máy biến áp. Cột có thể là bêtông chữ H, bêtông ly tâm hoặc cột thép.
- Trạm trên một cột bêtông khi công suất <=150kVA
- Trạm trên hai cột hoặc 1 cột thép khi công suất <=560kVA
Đây là kiểu trạm biến áp bố trí ngoài trời, dùng phổ biến cho các khu dân cư (cả đô thị
và nông thôn), công trình công cộng, trụ sở cơ quan,… Chi phí xây dựng trạm biến áp này bé
nhất trong số các loại trạm biến áp phân phối. Nhược điểm của nó là làm mất mỹ quan đô thị,
nguy cơ mất an toàn cao đối với khu dân cư đông đúc. Khu vực nông thôn các trạm này được
chọn đặt ở các vị trí đất trống trải, ít người qua lại. Khu vực đô thị thì đặt trên vỉa hè dọc theo
các tuyến đường phố

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 45


Bài giảng Mạng lưới điện

Đường dây 35kV Đường dây 35kV Đường dây 35kV

Xà đỡ dây
Xà lắp FCO +
chống sét van
Xà lắp FCO
Máy
biến áp
Máy Máy
biến áp biến áp

Tủ điện hạ thế

1 cột sắt 1 cột bêtông 2 cột bêtông


2 cột bêtông

Một số kiểu trạm biến áp treo trên cột

.
Một kiểu trạm treo cải tiến khác là kiểu trạm “mẹ bồng con”. Trên vỉa hè đúc một trụ
bêtông, trên đỉnh trụ đặt máy biến áp, các dây dẫn điện cao áp (điện lưới) và hạ áp (cấp đến
hộ tiêu thụ) đều là cáp ngầm. Đoạn cáp leo lên máy biến áp được đặt trong máng cáp kín
bằng tôn, phần nhô lên của sứ máy biến áp được che bằng nắp chụp. Các thiết bị phân phối
không được bố trí tại trạm mà đặt ở vị trí đấu nối cáp ngầm với lưới điện.

Nắp chụp
máy biến áp

Máng cáp
0,4kV

Cáp ngầm
Máng cáp 0,4kV
22kV

Tủ điện
Cáp ngầm 0,4kV
22kV

Kiểu trạm “mẹ bồng con”

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 46


Bài giảng Mạng lưới điện

Trạm này có ưu điểm là rất an toàn vì toàn bộ phần dẫn điện đều được che kín, nhìn
chung thì gọn hơn nhiều và chiếm ít đất hơn so với trạm treo.
Chi phí đầu tư xây dựng kiểu trạm này cao hơn trạm treo vì bắt buộc đường dây cao thế
và hạ thế đều phải đi ngầm, do đó chỉ dùng cho những nơi có yêu cầu mỹ quan đô thị.
3.4.2. Loại trạm đặt trên bệ:
Máy biến áp được bố trí trên móng bêtông, cao hơn cos nền 0,3-1,2m để tránh ngập
nước khi mưa to, nước trên nền thoát không kịp. Dưới móng máy biến áp phải có hố chứa
dầu để thu dầu khi máy bị vỡ, tránh gây ô nhiễm môi trường.
Kiểu trạm này sử dụng khi công suất máy >560kVA, khi đó kết cấu giá đỡ máy trên cột
không đảm bảo an toàn. Xung quanh trạm có hàng rào bảo vệ cao >1,8m.
Nhược điểm của trạm là mất mỹ quan, chiếm diện tích đất lớn

Đường dây 35kV

Máy
Tủ điện biến áp
Tường
hạ thế
rào

Bệ máy

Trạm đặt trên bệ

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 47


Bài giảng Mạng lưới điện

Phạm vi sử dụng: chỉ dùng cho các nhà máy, xí nghiệp yêu cầu công suất lớn, không
dùng để cung cấp cho khu dân cư (cả dân cư đô thị lẫn nông thôn). Nếu ở đô thị có mật độ
dân cư đông, phụ tải lớn thì người ta dùng nhiều trạm treo trên cột nhưng bố trí với dày hơn
vẫn đảm bảo công suất cung cấp chứ không xây dựng loại trạm này

3.4.3. Loại trạm đặt trong nhà:

Toàn bộ thiết bị được bố trí trong nhà để đảm bảo tính thẩm mỹ chung của công trình
xây dựng. Nhà trạm có thể xây riêng hoặc đặt chung tại nhà xưởng hoặc đặt dưới tầng hầm
của các toà nhà cao tầng (khách sạn, văn phòng,...).Nếu đặt chung thì phải có lưới thép bao
quanh máy biến áp để tránh người lại gần.
Máy biến áp đặt trên móng cao hơn nền nhà 300mm, xung quanh móng có hố thu dầu.
Trong trạm phải bố trí chiếu sáng để kiểm tra khi sự cố ban đêm, ngoài ra phải có hệ
thống thông gió bằng quạt để tản nhiệt do máy biến áp toả ra.
Phải trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của ngành công an.
Cửa ra vào thiết kế đủ rộng để sửa chữa, vận chuyển thiết bị.

Máy
biến
áp
Tủ
điện Tủ
cao điện
thế hạ thế

Cáp 22kV
Cáp 0,4kV

Phạm vi sử dụng: dùng cho các khách sạn, nhà cao tầng, siêu thị, văn phòng cho thuê.
Hầu như không dùng cho cấp điện dân cư vì chi phí đầu tư lớn

3.4.4. Loại trạm biến áp kiôt:

Toàn bộ thiết bị được bố trí trong vỏ kín bằng thép, thường có 3 ngăn riêng biệt: ngăn
chứa máy biến áp; ngăn chứa thiết bị cao thế (22kV, 35 kV,…); ngăn chứa thiết bị hạ thế
(400V). Trạm rất an toàn, gọn, nhẹ, chiếm ít đất nhưng giá thành rất đắt, ngoài ra hệ thống
dẫn điện cũng phải dùng cáp điện ngầm.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 48


Bài giảng Mạng lưới điện

Quả cầu thông gió Thông gió


tự nhiên
Vỏ tủ

Buồng máy biến áp Buồng


0,4kV
Buồng
22 kV

Bệ móng

Buồng cao thế 22 kV bao gồm các tủ phân phối 22 kV (gọi là các RMU). Mỗi tủ RMU
bao gồm các đầu nối chờ sẵn để lắp cáp điện 22kV dẫn vào tủ kèm theo các thiết bị đóng cắt,
đo đếm,…. Tùy vào vị trí của trạm biến áp mà số lượng và kết cấu tủ RMU khác nhau. Với
trạm biến áp cuối (trạm cụt) thì RMU chỉ có 2 ngăn, nhưng nếu đường dây 22kV đến trạm
này còn tiếp tục đi đến các trạm khác thì RMU có 3 ngăn,… Nhìn chung các tủ RMU được
chế tạo hợp bộ và có thể mở rộng khi cần thiết bằng cách ghép nối thêm vào bên cạnh.

Các RMU chế tạo hợp bộ

Dao cách ly

Cáp ngầm từ Cáp ngầm đến


trạm biến áp trạm biến áp
trước đến tiếp theo

Máy biến áp
RMU 3 ngăn

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 49


Bài giảng Mạng lưới điện

Dao cách ly
RMU phân phối đến trạm biến
áp gồm dao cách ly+FCO+tiếp
đất sửa chữa

Cáp ngầm từ
trạm biến áp
trước đến

Máy biến áp
trạm cụt RMU 2 ngăn

Phạm vi sử dụng: Những tuyến đường lớn trong đô thị không cho phép bố trí trạm treo
trên vỉa hè; những tuyến đường không cho bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật nổi thì người ta
phải dành sẵn quỹ đất bên ngoài vỉa hè để xây dựng trạm kiôt. Một số công trình xây dựng
yêu cầu thẩm mỹ cao như công viên, vườn hoa, trụ sở cơ quan trung ương,.... cũng phải xây
dựng trạm kiôt.

Lô đất bố trí
Lòng đường Đất ở chia lô
xây trạm kiôt

Vỉa hè

3.4.5. Loại trạm biến áp ngầm:


Toàn bộ thiết bị được đặt ngầm dưới lòng đường, phía trên giao thông vẫn diễn ra bình
thường. Buồng đặt thiết bị bằng bêtông cốt thép không thấm nước, chịu được tải trọng lớn
của ôtô và phương tiện cơ giới. Buồng đặt trạm biến áp thiết kế đảm bảo không có nước chảy
vào khi mưa, nắp cống xuống trạm dùng loại có ren. Trong trạm luôn có máy bơm dự phòng
tự động hoạt động khi có nước ngập. Hệ thống thông gió và thoát nước được dẫn đến một độ
cao đảm bảo không bao giờ ngập nước.
Ưu điểm: đảm bảo mỹ quan, an toàn cao, tiết kiệm đất đai, không xung đột với công
trình hạ tầng kỹ thuật khác. Tuy nhiên giá thành đầu tư cực kỳ đắt, vận hành bảo dưỡng rất
phức tạp.
Phạm vi sử dụng: Ở Việt Nam chưa có nơi nào sử dụng loại trạm này do quỹ đất của ta
vẫn còn nhiều để bố trí trạm biến áp nổi.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 50


Bài giảng Mạng lưới điện

Khi lập quy hoạch cũng như đầu tư xây dựng các trạm biến áp phân phối, việc chọn lựa
kiểu trạm phải tùy vào đặc điểm của từng khu vực quy hoạch dựa trên nhiều tiêu chí như:
quỹ đất, độ an àn, mật độ dân cư, tính thẩm mỹ,... Trạm phân phối đa số đều không có người
trực thường xuyên mà chỉ kiểm tra định kỳ.
Loại trạm biến áp phân phối phổ biến nhất trong đô thị là trạm treo trên 1 cột sắt hoặc
treo trên 2 cột bêtông ly tâm.
Với khu vực nông thôn có thể người ta dùng các máy biến áp 1 pha treo trên 1 cột
bêtông ly tâm hoặc cột bêtông tự đúc chữ H.
Một khu dân cư trung bình và lớn được quy hoạch thường gồm một số trạm biến áp
phân phối rải đều trên mặt bằng quy hoạch. Các khu dân cư nhỏ thì chỉ cần 1 trạm biến áp
phân phối và người ta xây dựng các đường dây hạ thế lấy nguồn điện từ trạm này để cấp đến
hộ dân, thậm chí nếu khu dân cư quá nhỏ thì có thể lấy điện trực tiếp từ trạm biến áp phân
phối của khu dân cư khác mà không cần xây dựng trạm biến áp.
3.5. Sơ đồ nối điện của trạm biến áp phân phối
Các trạm biến áp phân phối thường có các loại sơ đồ nối điện sau đây (gọi là sơ đồ
nguyên lý của trạm biến áp).
- Sơ đồ 1: Đường dây cao áp – FCO – Chống sét van – Máy biến áp- Tủ điện hạ áp.
- Sơ đồ 2: Đường dây cao áp – Chống sét van - FCO – Máy biến áp- Tủ điện hạ áp.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 51


Bài giảng Mạng lưới điện

Đường dây 22 kV Đường dây 22 kV


Chống sét
FCO van 22 kV
FCO
Chống sét
van 22 kV

Máy biến áp Máy biến áp

Tủ phân phối 0,4kV Tủ phân phối 0,4kV

Sơ đồ 1 Sơ đồ 2

Trước đây người ta thường dùng sơ đồ 2, tuy nhiên gần đây đa số các Công ty điện lực
tỉnh đã chuyển sang dùng sơ đồ 1. Ưu điểm của sơ đồ 1 là khi chống sét van bị hư hỏng,
người ta có thể cắt FCO ra và tiến hành thay thế chống sét van mà đường dây 22 kV vẫn
mang điện để cấp cho các trạm biến áp khác. Với sơ đồ 2 nếu chống sét van bị hỏng người ta
phải cắt toàn bộ đường dây 22 kV mới thay thế được, dẫn đến mất điện một khu vực rộng
lớn.
Phía 0,4kV đặt trong tủ hạ thế gồm 1 aptomat tổng và các aptomat xuất tuyến để cấp
điện đến các nhánh đường dây hạ thế. Ngoài ra trong tủ còn đặt các đồng hồ đo đếm điện
năng kWh và kVArh do ngành điện lắp đặt.
3.6. Trạm biến áp có các máy biến áp làm việc song song
Để nâng cao hiệu quả vận hành cũng như độ tin cậy, các trạm biến áp có thể thiết kế
gồm nhiều máy vận hành song song. Đây là chế độ mà phía
Lưới điện
sơ cấp của các máy biến áp nối chung với lưới điện, phía thứ
cấp nối chung với hộ tiêu thụ điện. Khi hai máy giống nhau
vận hành song song thì phụ tải tự động chia đều cho 2 máy.
Tuy có lợi về kinh tế và linh hoạt chọn chế độ vận hành
theo sự biến động phụ tải nhưng các máy biến áp muốn vận
S/2
hành song song phải thỏa mãn một số điều kiện kỹ thuật nhất S/2
định, đó là:
- Điện áp định mức sơ cấp và thứ cấp phải giống nhau.
- Cùng tổ đấu dây (điện áp thứ cấp phải cùng pha).
- Điện áp ngắn mạch giống nhau.
Nói chung nếu đã có ý định thiết kế vận hành song Phụ tải S
song thì nên chọn các máy biến áp có thông số hoàn toàn
giống nhau.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 52


Bài giảng Mạng lưới điện

Với các hộ tiêu thụ quan trọng (bệnh viện, tổng đài viễn thông, ngân hàng,...) thì trạm
biến áp cấp điện phải sử dụng 2 máy, tuyệt đối không dùng 1 máy có công suất lớn vì khi 1
máy mang đi sửa chữa thì mất điện toàn công trình. Nếu dùng 2 máy thì còn 1 máy vận hành
đủ cấp cho những phụ tải thiết yếu trong công trình.
Việc dùng 2 máy biến áp trong một trạm biến áp tốn kém hơn so với dùng 1 máy có
công suất tương đương như: tốn kém chi phí đầu tư, chiếm nhiều diện tích đất hơn, hành lang
đường dây điện phải bố trí rộng hơn,... do đó khi lập quy hoạch phải chú ý đến các hộ tiêu
thụ loại này để bố trí đất và bố trí nguồn vốn xây dựng.
3.7. Xác định số lượng và quy hoạch vị trí các trạm biến áp phân phối
Gọi Spt là công suất tính toán của phụ tải trong khu vực quy hoạch và SMBA là công suất
của loại máy biến áp sử dụng được chọn,thì số lượng máy biến áp cần thiết là:
S pt
N=
SMBA

Trường hợp sử dụng nhiều chủng loại máy biến áp SMBA1, SMBA2,… cho khu vực quy
hoạch thì người ta phân chia phụ tải thành các vùng tương ứng Spt1, Spt2,… và tính số lượng
từng loại máy biến áp:
S pt1 S pt 2
N1 = , N2 = , ….
SMBA1 SMBA 2

Kinh nghiệm thực tế cho thấy ở khu vực dân cư, khu công nghiệp có phụ tải phân bố
đều trên diện tích quy hoạch nên người ta chia các hộ tiêu thụ thành các khu vực sao cho
trong mỗi khu vực đó tổng phụ tải ≤ 400kVA và bố trí 01 trạm biến áp 400kVA để cấp điện.
Không nên bố trí các trạm biến áp có công suất > 400kVA vì khi xảy ra sự cố có khả năng
mất điện nhiều phụ tải.

Trạm 400kVA
Trạm 400kVA

Khu vực 1 Khu vực 2


Đất ở chia lô

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 53


Bài giảng Mạng lưới điện

Việc xác định vị trí đặt trạm biến áp không có một quy định cụ thể nào và cũng không
có lý thuyết nào xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên khi xác định vị trí đặt trạm biến áp cần
tuan theo một số chỉ dẫn cần thiết sau:
- Nên đặt trạm ở gần trung tâm phụ tải điện để đảm bảo ít tổn hao công suất.
- Gần đường giao thông để thuận lợi cho công tác xây lắp, vận hành, sửa chữa, thay thế
thiết bị.
- Đặt trạm gần các công trình công cộng như công viên, quảng trường, bãi đất trống,
trạm xử lý nước thải,... thuận lợi cho công tác thi công, chi phí đền bù giảm, không ảnh
hưởng đến dân cư, thuận lợi khi sử chữa. Hoặc có thể chọn đặt trạm ở khu vực đất có giá trị
sử dụng thấp, giá đất rẻ.
- Nếu đặt trên vỉa hè thì nên đặt tại ranh giới của 2 lô đất, không được đặt giữa lô đất
gây cản trở nhà dân.
- Tránh đặt trạm biến áp ở các ngã tư, ngã ba đường phố mà phải lùi dọc vỉa hè 1-2 nhà
dân. Các vị trí ngã ba, ngã tư là nơi đất có giá trị lớn dùng để buôn bán, kinh doanh, nếu đặt
trạm thì choán hết diện tích này và làm giảm giá trị khu đất. Hơn nữa ở đây là nơi xung đột
của nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật nên khó bố trí thiết bị, đồng thời nơi đây có bán kính
cong nên dây dẫn điện kéo đến trạm thường sát với nhà dân gây mất an toàn.

- Trạm phải tránh những nơi đất có nguy cơ sạt lở, xói mòn hoặc dễ bị xâm thực của các
dòng chảy. Nếu bắt buộc phải đặt ở các vị trí này thì phải có biện pháp gia cố, gây tốn kém.
- Không đặt trạm vào khu đất đã được quy hoạch, ví dụ khu đất đã được quy hoạch làm
khu du lịch sinh thái, làm UBND xã, làm trường học,.... Do đó người làm công tác quy hoạch
phải điều tra tình hình quy hoạch ở địa phương để có số liệu cụ thể.
- Không đặt trạm chồng lấn với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác hiện có, ví dụ công
trình điện, công trình viễn thông, công trình thoát nước,.... Điều này bắt buộc người làm quy
hoạch phải liên hệ với các cơ quan quản lý chuyên ngành để có số liệu cụ thể.
3.8. Đánh giá khả năng mang tải của các trạm biến áp hiện trạng
Trong tính toán quy hoạch có thể xảy ra các trường hợp:
- Diện tích quy hoạch bé và liền kề với các khu dân cư đã có mạng lưới điện
- Quy hoạch lại khu dân cư hiện trạng.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 54


Bài giảng Mạng lưới điện

Trong 2 trường hợp này đều phải xác định khả năng mang tải của các trạm biến áp hiện
có. Nếu máy biến áp còn non tải thì có thể sử dụng điện của các trạm biến áp này, ngược lại
nếu máy biến áp đã đủ tải thì phải đầu tư trạm biến áp mới.
Để xác định mức độ mang tải của máy biến áp hiện có người ta đưa ra định nghĩa hệ số
mang tải trung bình của các trạm biến áp:
Stb
kmt =
Sñm
Stb, Sđm - công suất trung bình và công suất định mức của trạm biến áp (kVA)
Công suất trung bình được xác định theo biểu thức:
A
Stb = (kVA)
T .cos ϕtb
Trong đó:
A – điện năng (kWh) truyền tải qua máy biến áp trong khoảng thời gian khảo sát T (h);
cosϕtb - hệ số công suất trung bình của phụ tải.

VÙNG NGHIÊN CỨU QUY

Ranh giới quy hoạch

Lưới điện hiện có


Trạm điện khu vực

VÙNG HIỆN TRẠNG

Trong công thức trên lưu ý rằng Stb là giá trị trung bình, không lấy giá trị Smax vì thời
gian tồn tại Smax thường rất bé, trong khi đó máy biến áp cho phép vận hành quá tải. Thời
gian quá tải phụ thuộc vào mức độ quá tải, ví dụ nếu mức quá tải là 40% thì cho phép vận
hành trong 6 giờ,..
Nếu Kmt > 0,75 thì có thể coi là máy đã đầy tải. Trường hợp này không thể lấy điện từ
trạm biến áp để cấp cho khu vực quy hoạch nữa mà phải điều tra tiếp các trạm biến áp khác
xa hơn hoặc kéo đường dây cao thế đến khu vực quy hoạch và xây dựng các trạm biến áp
mới.
Nếu hệ số mang tải nằm trong khoảng kmt < 0,45 thì máy biến áp được coi là non tải và
0,45 ≤ kmt ≤ 0,75 thì máy biến áp được coi là mang tải bình thường. Trong 2 trường hợp này
có thể lấy nguồn từ trạm biến áp để cấp cho khu vực quy hoạch. Tuy nhiên để khẳng định
chắc chắn có lấy điện từ trạm biến áp này được không thì lại phải quay lại tính toán mức độ
mang tải mới Kmt2 sau khi cộng thêm phụ tải dự báo của khu vực quy hoạch như sau:

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 55


Bài giảng Mạng lưới điện

( Pqh + Stb .cosϕtb ) 2 + (Qqh + Stb .sin ϕtb ) 2


kmt 2 =
S ñm
Trong đó Pqh và Qqh là công suất tác dụng và phản kháng dự kiến của khu vực quy
hoạch.
Giá trị Kmt2 < 0,75 thì toàn bộ khu vực quy hoạch được lấy điện từ trạm biến áp. Nếu
Kmt<0,75 nhưng Kmt2 > 0,75 thì có thể xem xét một phần nào đó của phụ tải khu vực quy
hoạch nhận điện từ trạm biến áp hiện có, phần còn lại thì xem xét đấu vào các trạm biến áp
khác.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 56

You might also like