You are on page 1of 17

Bài giảng Mạng lưới điện

CHƯƠNG 6: CẤU TRÚC MẠNG ĐIỆN VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ TUYẾN


ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN

6.1. Cấu trúc mạng điện:


Tùy vào tầm quan trọng của hộ tiêu thụ và kinh phí đầu tư mà mạng điện có thể được xây
dựng với các cấu trúc khác nhau:
6.1.1. Mạng điện hở (mạng điện hình tia):
Mạng điện này chỉ nhận điện từ 1 nguồn điện duy nhất. Các đường dây điện xuất phát từ
nguồn điện gọi là đường trục. Các đường dây điện đấu nối vào đường trục gọi là đường
nhánh. Đường nhánh có tiết diện bé hơn đường trục.

Đường trục

Nguồn điện

Đường nhánh

Mạng điện kiểu hình tia

Đây là mạng điện có độ tin cậy rất kém, giá thành đầu tư cũng thấp do đó được dùng cho
khu vực nông thôn, các phụ tải ở xa nguồn điện và các phụ tải không quan trọng.
Để năng cao độ tin cậy cho loại mạng điện này thì ở đầu mỗi nhánh rẽ mà có nhiều hộ
têu thụ người ta phải đặt thiết bị tự động cắt khi có sự cố trên nhánh rẽ đó. Với các nhánh rẽ
có ít hộ tiêu thụ thì xác suất sự cố thấp nên không cần đặt thiết bị tự động cắt sự cố.
Một biện pháp khác để nâng cao độ tin cậy cho loại mạng điện này là sử dụng đường dây
mạch kép. Khi đó xác suất xảy ra sự cố đồng thời cả 2 mạch 1 lúc là rất thấp. Để tiết kiệm đất
đai dành cho hành lang đường dây điện, 2 mạch thường bố trí chung trên 1 cột.

Mạng điện dùng đường dây kép

6.1.2. Mạng điện kín (mạng điện vòng):

Mạng điện vòng là loại mạng điện có thể nhận điện từ 2 nguồn điện khác nhau trở lên.
Đây là mạng điện có độ tin cậy cao, vận hành linh hoạt nhưng đầu tư rất tốn kém. Loại mạng
điện này dùng để cấp điện cho các phụ tải quan trọng, các phụ tải thành phố.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 109


Bài giảng Mạng lưới điện

Nhược điểm lớn nhất của mạng điện đường vòng là vận hành rất phức tạp, chi phí thiết bị
vận hành, bảo vệ, đóng cắt rất đắt tiền. Chính vì vậy người ta chia làm 2 loại:
+ Mạng điện vòng vận hành kín: thường dùng cho cấp điện áp từ 110 kV trở lên. Các
mạng điện này luôn luôn được trang bị hệ thống tự động hóa ở mức cao: tự động bảo vệ, tự
động hòa đồng bộ,....

+ Mạng điện đường vòng vận hành hở: dùng cho cấp điện áp dưới 35 kV trong thành
phố, thị xã, thị trấn. Mạng điện này có kết cấu lưới điện hình vòng kín nhưng vận hành kiểu
hở (thực chất là vận hành hình tia). Ví dụ ở hình vẽ bên trái phía dưới, bình thường nhánh 3
nhận điện từ nhánh 1, khi nhánh 1 sửa chữa thì nhánh 3 chuyển sang đấu nối với nhánh 2
(công việc này thực hiện bằng thủ công, mất khoảng 15-60 phút, kể cả thời gian di chuyển
trên đường của người công nhân)

Nhánh 1
Nhánh 3
Nhánh 2
Nguồn 1
Nguồn 2
Vị trí tách dây dẫn Vị trí tách dây dẫn
(nằm trên cùng 1 cột) (nằm trên cùng 1 cột)

Mạng điện kín vận hành hở

Trong mạng điện kín vận hành hở người ta không thể nối kín mạch khi vận hành vì điện
áp tại điểm cuối các nhánh sẽ khác nhau (do tổn thất điện áp trên nhánh khác nhau). Để nối
kín với nhau ta bắt buộc phải trang bị thêm thiết bị vận hành tự động, tự phát hiện thời điểm
mà các nhánh có cùng điện áp và cùng tần số để nối chúng với nhau gọi là hòa đồng bộ. Do
thiết bị tự động rất đắt tiền, vận hành quá phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao nên trong lưới
điện từ 35 kV trở xuống ở đô thị người ta chỉ cho vận hành hở.
6.2. Cấu trúc điển hình mạng điện khu vực đô thị
6.2.1. Sơ đồ mạng điện thành phố nhỏ hoặc một khu phố, một khu dân cư,…
Điện năng được cung cấp từ nhà máy điện điezen của địa phương (1) và từ hệ thống điện
quốc gia thông qua các trạm biến áp 110/(10÷35) kV (2). Mạng điện (10-35)kV đủ cấp cho
thành phố do đó trạm biến áp 110kV được bố trí ngoài thành phố.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 110


Bài giảng Mạng lưới điện

Việc phân phối điện năng đến các hộ dùng điện được thực hiện thông qua mạng phân
phối trung áp 10÷ 35 kV và mạng điện hạ áp với sự tham gia của các trạm biến áp phân phối
(10÷35)/0,4 kV (3).
Mạng điện phân phối trung áp được xây dựng theo sơ đồ mạch vòng kín nhưng vận hành
hở. Các trạm biến áp phân phối có nhiệm vụ cung cấp điện cho mạng hạ áp 0,4 kV. Đối với
các hộ dùng điện công nghiệp có thể cấp điện bởi các trạm biến áp riêng.
Đặc trưng của sơ đồ cung cấp điện cho thành phố nhỏ là chỉ sử dụng một cấp điện áp cao
áp (10÷35kV).
110kV Quốc gia

10÷35kV (Ngoài đô thị)
1 2

Mạng 3 0,38kV
điện Mạng
trung điện
áp trung áp
10÷35 10÷35
0,38kV kV
kV

Đường dây mạch vòng


nhưng vận hành hở

6.2.2. Sơ đồ mạng điện thành phố trung bình


Với loại thành phố này thì một cấp điện áp trung áp (10-35) không đủ cấp điện mà phải
dùng tới điện áp 110 kV dẫn sâu vào trung tâm thành phố.

220kV Quốc gia


110kV

2
1

3
4
Mạng điện
hạ áp
5 Mạng điện
Mạng điện hạ áp 3
xí nghiệp 3
10÷35kV Đường dây dự phòng

2 2
110 kV

1. Nhà máy điện địa phương; 2.Trạm biến áp 110/(1-35)kV; 3. Trạm biến áp phân phối

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 111


Bài giảng Mạng lưới điện

Mạng điện gồm nhà máy điện điezen của địa phương (1) và các trạm biến áp 110/(10-
35)kV(2) được cấp điện từ hệ thống điện Quốc gia. Mạng điện cung cấp 110kV được thiết kế
theo kiểu mạch vòng bao trùm toàn bộ thành phố và vận hành kín . Mạng điện này có vai trò
không chỉ cung cấp điện cho thành phố mà còn duy trì sự liên hệ giữa mạng điện thành phố
với hệ thống quốc gia.
Các trạm biến áp phân phối (3) 10÷35/0,4 kV cung cấp cho các hộ dùng điện thông qua
mạng điện hạ áp 0,4 kV.
Mạng điện (10-35)kV vẫn có cấu tạo mạch vòng nhưng vận hành hở để dự phòng lẫn
nhau. Một số cụm công nghiệp, khu công nghiệp trong thành phố yêu cầu dùng điện (10-
35)kV thì được trang bị đường dây và trạm trung thế riêng (4,5).
Đặc trưng của sơ đồ là có hai cấp điện áp cao áp 110kV và (10-35)kV.
6.2.3. Sơ đồ cung cấp điện cho thành phố lớn
Cấp điện áp (10÷35) kV gồm nhiều mạng con (10-35) kV. Mỗi mạng con cấp cho một
khu vực của thành phố và cấu tạo dạng mạch vòng.
Mạng điện 110 hoặc 220 kV được xây dựng theo sơ đồ mạch vòng vận hành kín, dẫn sâu
vào trung tâm thành phố và nhận điện từ lưới điện quốc gia ở 2 điểm.
Ở thành phố lớn vẫn duy trình máy phát điện diezen của địa phương để dự phòng cho
những tình huống khẩn cấp.
Đặc điểm của sơ đồ cung cấp điện cho các thành phố lớn là số lượng và công suất của
nguồn cung cấp từ hệ thống điện Quốc gia nhiều hơn.

Từ hệ thống
điện Quốc gia
110 hoặc 220 kV

35kV

22 kV 22 kV


0,4kV

22 kV

35kV
0,4kV

Từ hệ thống
điện Quốc gia
110 hoặc 220 kV

6.3. Cấu trúc điển hình mạng điện khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn được cấp điện từ cấp trung áp (10-35)kV. Lưới phân phối có cấu trúc
dạng hình tia, một đường trục, không có dự phòng.
Trạm biến áp phân phối điện cho các hộ tiêu thụ có 2 loại 35/0,23kV để cấp cho phụ tải 1
pha, loại 35/0,4kV nếu điểm dân cư có cả phụ tải 3 pha.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 112


Bài giảng Mạng lưới điện

Tất cả các tuyến dây đều là đường dây trên không. Các trạm biến áp dùng kiểu cột. Trạm
biến áp thường đặt ở trung tâm điểm dân cư để dễ quản lý vận hành. Mỗi điểm dân cư chỉ đặt
một trạm biến áp công suất bé.
Trạm
35/0,23kV
Điểm dân cư số 2

Trạm
110/35kV
Đường dây 35kV
15.000m 4.000m 5.000m
Trạm
35/0,23kV

Điểm
Trạm dân
35/0,4kV cư số
Điểm dân cư số 1 3

Khoảng cách các điểm dân cư khá xa nên đường dây thường dài, để tiết kiệm chi phí xây
dựng, dây dẫn đường trục có thể là 2 pha hoặc 1 pha. Ở các loại mạng điện 2 pha hoặc 1 pha
người ta sử dụng đất như là một dây dẫn. Dòng điện được truyền từ trạm biến áp đến phụ tải
và trở về trạm biến áp qua hệ thống tiếp địa. Để có thể dùng đất thay cho 1 dây dẫn cần phải
xây dựng ở trạm biến áp cấp điện và trạm biến áp phụ tải các hệ thống tiếp địa với điện trở
nối đất ≤ 0,5Ω. Đây là giá trị điện trở nối đất rất thấp, đòi hỏi nhiều kinh phí đầu tư, do đó
phải so sánh lựa chọn phương án dẫn điện 3 pha và 1 pha bên nào lợi thì mới quyết định.

Đường dây trung áp Đường dây trung áp


Nguồn điện Nguồn điện Phụ tải
(10-35)kV (10-35)kV 0,4 kV


Iđ Iđ

6.4. Bố trí mạng điện ngầm


6.4.1. Ưu và nhược điểm:
Mạng điện ngầm có chi phí đầu tư cao hơn mạng điện nổi nhiều lần nhưng đảm bảo mỹ
quan đô thị, an toàn hơn. Mạng điện ngầm thường được dùng ở các đô thị lớn, khu du lịch,
văn hóa,...
Mạng điện ngầm khi bị sự cố rất khó tìm chính xác điểm sự cố để khắc phục, ngoài ra
thời gian sửa chữa cũng rất lâu so với mạng điện đi nổi.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 113


Bài giảng Mạng lưới điện

Ngầm hóa đang là xu thế của các đô thị Việt Nam, tuy nhiên việc dự báo phụ tải không
chính xác dẫn đến chọn cáp thiếu sự dự phòng sẽ gây tốn kém. Do đó việc ngầm hóa cần
nghiên cứu thận trọng trước khi thực hiện.
6.4.2. Công trình lắp đặt cáp ngầm
a) Mương cáp:
Là công trình ngầm (chìm toàn bộ hoặc chìm một phần), dùng để lắp đặt cáp, phía trên có
các tấm đậy (gọi là tấm đan) có thể tháo dỡ để sửa chữa cáp khi cần thiết.

Thành mương cáp có thể xây bằng gạch hoặc đúc bằng bê tông. Mương xây gạch chỉ
dùng cho các loại cáp trọng lượng nhẹ, số lượng cáp ít nhưng giá thành rẻ. Mương đúc bằng
bê tông (M150 hoặc M200) dùng cho loại cáp trọng lượng lớn, số lượng cáp nhiều nên phù
hợp với đô thị lớn.
Thành mương cáp có các giá đỡ cáp bằng thép. Cáp được lắp đặt trên các giá thép này để
tránh tiếp xúc với đáy mương.
Nắp mương (còn gọi là tấm đan) đúc bằng bê tông cốt thép M200, đá 1x2 gồm nhiều tấm
ghép lại với nhau. Tấm đan che phần lòng mương cáp, đồng thời có thể tháo dỡ khi cần sửa
chữa cáp.
Đáy mương đúc bằng bê tông M100 và có chừa các lỗ thoát nước bằng phương pháp tự
thẩm thấu xuống đất (vì lượng nước trong mương cáp rất ít).
Chi phí đầu tư mương cáp loại này rất cao, hơn nữa nếu đi trên vỉa hè đô thị nó lại chiếm
nhiều không gian vỉa hè hơn, trong khi vỉa hè còn phải lắp rất nhiều công trình khác như cấp
nước, thoát nước, cây xanh,... Vì lý do này mà các đô thị hầu như không dùng mương cáp.
Tuy nhiên mương cáp loại này có ưu điểm là tránh được các tác động cơ học và hóa học làm
hỏng vỏ cáp, làm cho cáp vận hành an toàn hơn nên loại này thường được dùng trong nội bộ
nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, trạm phân phối điện,...
b) Hào cáp:

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 114


Bài giảng Mạng lưới điện

Là công trình để đặt cáp trực tiếp trong đất. Cáp có thể đặt trực tiếp trong đất hoặc được
luồn trong ống PVC (hoặc HDPE) rồi mới đặt trong đất. Lắp cáp vào trong ống nhựa xoắn
HDPE trước khi đặt trong đất sẽ nâng cao tuổi thọ và tính an toàn của cáp vì lúc đó cáp
không tiếp xúc với môi trường ẩm ướt của đất, thậm chí trong đất có cả chất gây ăn mòn vỏ
cáp.

Tấm làm dấu Tấm làm dấu

Cáp chôn trực tiếp trong đất Cáp luồn trong ống nhựa
trước khi chôn trong đất

Ngay phía trên dọc theo chiều dài sợi cáp người ta đặt các vật làm dấu để nhận biết cáp.
Sau này cần thi công các công trình khác, khi đào đến vật làm dấu sẽ cảnh báo người thi công
thận trọng hơn. Vật làm dấu có thể bằng gạch thẻ, gạch xi măng hoặc các tấm làm dấu
chuyên dụng.
Chi phí đầu tư mương cáp loại này rẻ tiền, chiếm ít không gian vỉa hè nên đượ sử dụng
phổ biến trong đô thị. Thực tế hiện nay các đô thị đều chọn phương án lắp cáp trong ống
nhựa xoắn HDPE và lắp đặt trong hào cáp.
c) Khối cáp và cống kỹ thuật vượt đường:
Là công trình ngầm gồm các ống để lắp đặt cáp, thường lắp đặt cùng với hố ga cáp. Khối
cáp sử dụng cho đoạn cáp ngầm chui qua đường giao thông cơ giới.
Về mặt kết cấu khối cáp có 2 loại:
- Có thể dùng các ống nhựa PVC xếp thành lớp sau đó đúc bê tông thành khối báo trùm
lên toàn bộ các ống luồn cáp. Bê tông phải chịu được tải trọng bằng tải trọng tính toán của
đường. Nếu dùng kết cấu này thì phải thi công cùng lúc với thi công đường.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 115


Bài giảng Mạng lưới điện

- Có thể dùng các ống thép xếp thành từng lớp đặt trực tiếp trên nền đường, không cần
đúc bê tông bao trùm vì bản thân ống thép đã chịu lực. Loại kết cấu này có nhược điểm là tạo
dòng điện xoáy trong ống thép gây tổn thất điện năng, đặc biệt là với cáp 1 pha. Tuy nhiên
loại này rất hữu ích khi lắp cáp vượt đường hiện trạng mà không cho phép đào đường. Khi
không cho phép đào đường, người ta khoan kích ngầm xuyên qua lòng đường để lắp ống thép
vào lỗ khoan và luồn cáp.

Khi quy hoạch giao thông đô thị, dọc theo các tuyến đường phải quy hoạch các khối cáp
vượt đường (gọi là mương kỹ thuật) chờ sẵn để lắp đặt các đường dây, đường ống sau này
tránh phải đào đường, cắt đường mỗi lần đầu tư hệ thống đường dây, đường ống mới.

Cống kỹ thuật 2mx2m trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Dây
d) Hố ga cáp:
Là công trình ngầm được đậy kín bằng các tấm bê tông (tấm đan) dùng để luồn cáp vào
khối cáp.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 116


Bài giảng Mạng lưới điện

Hố ga cáp bố trí trên vỉa hè, ở 2 đầu của khối cáp, có dạng hình vuông, hình chữ nhật
hoặc hình tròn nhưng phổ biến là hình chữ nhật.
Thành hố ga xây bằng gạch, đáy đúc bằng bê tông M100 có chừa lỗ để thoát nước theo
phương pháp tự thấm, nắp đúc bằng bê thông có cốt thép.
6.4.3. Phương pháp lắp đặt cáp ngầm:
Cáp ngầm trong đô thị chủ yếu đi dọc theo vỉa hè của các đường đô thị. Một số vị trí giao
nhau với đường ô tô thường dùng khối cáp hoặc mương kỹ thuật để vượt qua đường.
Trong đô thị, cáp thường đặt trong hào cáp do chi phí xây dựng hào cáp rẻ hơn. Để tăng
độ tin cậy người ta luồn cáp trong ống nhựa xoắn HDPE rồi mới đặt vào hào cáp. Mặt bằng
tuyến cáp không hoàn toàn thẳng vì khi đi trên vỉa hè, một số vị trị phải uốn lượn để tránh
các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như cây xanh, mương thoát nước, ống cấp nước, cáp
viễn thông,...
Để đánh dấu tuyến cáp trên vỉa hè người ta phải bố trí các mốc báo đường cáp ngầm dọc
theo tuyến cáp với cự ly 4m/mốc. Mốc báo cáp ngầm được đúc bằng bê tông, chôn ngầm
trong vỉa hè, trên bề mặt ghi thông tin về tuyến cáp như: Hướng đi của tuyến cáp, cấp điện áp
của cáp, số lượng cáp đi bên dưới. Nếu tuyến cáp vượt qua đường thì không bố trí mốc báo
cáp ngầm.

Mốc báo
cáp ngầm

Cáp ngầm

Cắt ngang tuyến cáp ngầm Mặt trên mốc báo cáp ngầm

Khi chuyển từ hệ thống điện ngầm sang nổi (ví dụ điểm đấu nối) người ta phải dùng đến
đầu cáp ngầm chuyên dụng.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 117


Bài giảng Mạng lưới điện

Tại các điểm rẽ nhánh cáp cao thế phải dùng hệ thống tủ rẽ nhánh chuyên dụng lắp nổi
trên mặt đất gọi là các tủ RMU (tủ nối mạch vòng). Lý do là lớp cách điện của cáp cao thế
không thể bóc ra và nối đơn giản như cáp hạ thế, đặc biệt khi lắp ngầm trong đất là môi
trường ẩm ướt. Các tủ RMU được lắp trên bệ móng bê tông, trong đó có chứa hệ thống
đóng/cắt của từng nhánh (gọi là dao cách ly) và các hệ thống đấu nối, cách điện ở điện áp
cao. Các sợi cáp ngầm được đấu vào các đầu dẫn điện chờ sẵn trong tủ RMU.
Các RMU chế tạo hợp bộ

Dao cách ly

Cáp ngầm Cáp ngầm Cáp ngầm


RMU 3 ngăn

Lắp RMU
T1 T2 3 ngăn

Từ T1 Đến T2
T4
T4

T3 Đến T3

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 118


Bài giảng Mạng lưới điện

Có thể bố trí cáp hạ thế và cáp trung thế (22kV, 35kV) đi chung mương cáp, hào cáp,
khối cáp. Nếu đi chung mương cáp thì các sợi cáp trung thế và cáp hạ thế phải đặt tách riêng
trên các giá khác nhau và phải được đánh dấu để nhận biết. Nếu đi chung khối cáp cũng phải
luồn cáp hạ thế và cáp trung thế trong những ống riêng xuyên qua khối cáp.
Nếu cáp hạ thế và trung thế đi chung hào cáp thì cáp trung thế đặt sâu hơn, cáp hạ thế đặt
nông hơn.

6 sợi cáp 0,4kV 3 sợi cáp 22kV

Đối với cáp ngầm hạ thế là cáp cấp điện trực tiếp cho hộ tiêu dùng do đó dọc theo tuyến
cáp ngầm người ta bố trí các tủ điện phân phối với cự ly khoảng 5-10 hộ dân thì lắp 1 tủ. Các
tủ được bố trí ở ranh giới 2 lô đất, lắp trên bệ bê tông. Trong tủ có lắp các aptomat bảo vệ với
các đoạn rẽ nhánh vào nhà dân. Nếu tủ lớn có thể lắp công tơ đo đếm trong tủ, tuy nhiên xu
hướng hiện nay lắp các tủ nhỏ, gọn nên công tơ được lắp trong nhà dân.

Tủ phân
phối 0,4kV

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 119


Bài giảng Mạng lưới điện

Tủ phân 2 sợi cáp chính


phối 0,4kV phối 0,4kV

0,0
Aptomat tổng

Bệ đỡ Thanh nối rẽ
nhánh vào nhà
2 lỗ luồn cáp Công tơ
trục chính
Aptomat rẽ nhánh
vào nhà

6.5. Bố trí mạng điện nổi


6.5.1. Ưu và nhược điểm:
Mạng điện nổi có chi phí đầu tư thấp nhưng nguy hiểm nếu xét về mặt an toàn, gây mất
mỹ quan đô thị. Mạng điện nổi khi bị sự cố dễ dàng tìm điểm sự cố và khắc phục rất nhanh.
Mặc dù vậy do giá thành đầu tư thấp nên các đô thị hiện nay vẫn dùng phổ biến mạng
điện nổi dùng dây bọc.
Mạng điện đi nổi có thể dùng dây dẫn trần hoặc dây dẫn bọc cách điện, trong đó ở đô thị
bắt buộc phải dùng dây dẫn bọc cách điện.
6.5.2. Công trình lắp đặt đường dây trên không
Để lắp đặt đường dây tải điện trên không người dùng các loại cột điện như cột bê tông ly
tâm, cột thép, cột bê tông chữ H. Các cột được lắp đặt trên bệ móng bê tông cốt thép. Dây
dẫn điện lắp trên cột điện nhờ vào hệ thống xà treo và sứ treo dây dẫn.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 120


Bài giảng Mạng lưới điện

Cột thép

Cột bê tông ly tâm

Cột bê tông chữ H

a) Cột thép:
Cột thép được chế tạo từ các thanh thép hình (Thép L) ở xưởng, sau đó chở từng thanh
đến hiện trường mới tiến hành lắp đặt nên rất thuận lợi cho việc chuyên chở, lắp ghép. Các
thanh thép sau khi gia công được mạ kẽm nhúng nóng nên không bị môi trường làm rỉ rét, hư
hỏng.
Với mạng điện thành phố, độ cao cột đã được chế tạo theo chuẩn là 7,2m-9,3m-10,7m-
12,1m.. Với các mạng điện từ 110kV trở lên, độ cao cột do người thiết kế quy định theo tính
toán chịu lực.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 121


Bài giảng Mạng lưới điện

Cấu trúc của cột thép có dạng hình tháp, chịu lực cao, hình dáng tương đối đẹp nhưng giá
thành chế tạo rất đắt. Vì lý do này mà người ta chỉ sử dụng ở những vị trí cần chịu lực trong
đô thị như vị trí cuối, vị trí dây dẫn chuyển hướng.
b) Cột điện bê tông ly tâm:
Là cột điện bê tông cốt thép được chế tạo bằng phương pháp quay ly tâm
Độ cao cột đã được chế tạo theo chuẩn là 8,4m-10,5m-12m-14m-16m-20m. Dọc thân cột
có các lỗ để có thể lắp thanh trèo lên cột. Phần ngọn của cột có chừa các lỗ và các ô phẳng để
lắp các kết cấu của đường dây điện như xà, giá đỡ, móc treo,...

Cột bê tông ly tâm Khuôn quay cột bê tông ly tâm


Trong đô thị người ta dùng cột bê tông ly tâm cho các vị trí đỡ dây và bắt buộc phải dùng
cột có độ cao ≥ 12m để có thể lắp nhiều tầng dây kết hợp (như lắp dây cao thế, hạ thế, dây
thông tin, truyền hình,…).
Ở nông thôn cũng có thể dùng cột bê tông ly tâm cho tất cả các vị trí cột. Tại cột góc, cột
chuyển hướng hay cột cuối cần chịu lực cao người ta lắp thêm dây néo cột hoặc sử dụng 2
cột bê tông ly tâm ghép lại với nhau.
Loại cột này dùng rất phổ biến trong mạng điện nổi, kể các đô thị. Hình dáng của cột
cũng tương đối gọn, đẹp.
c) Cột điện bê tông chữ H:
Là loại cột điện bê tông cốt thép đúc bằng thủ công. Độ bền và khả năng chịu lực không
bằng cột bê tông ly tâm nhưng giá thành rẻ hơn và chỉ được dùng cho khu vực nông thôn.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 122


Bài giảng Mạng lưới điện

Ở cột bê tông chữ H các ô chính là các thang trèo để sửa chữa đường dây điện khi cần
thiết. Cột này có thể đúc tại xưởng rồi chở ra công trình lắp dựng hoặc có thể tổ chức đúc tại
công trình nếu điều kiện chuyên chở khó khăn.
Do độ chịu lực kém nên cột này chỉ dùng cho đường dây hạ thế có tiết diện bé.
6.5.3. Phương án bố trí tuyến đường dây đi trên không:
Đường dây tải điện trên không trong đô thị cũng bố trí dọc vỉa hè. Một số vị trí phải vượt
ngang qua đường thì phải đảm bảo khoảng cách an toàn và phải treo bảng báo độ cao của dây
so với mặt đường.

Cột điện bố trí cách bó vỉa đường khoảng 0,3-0,5m , thường bố trí thẳng hàng và cách đều
nhau khoảng 30-50m. Những chỗ cột chuyển hướng, bẻ góc, cột cuối thì dùng cột thép. Vị trí
cột phải được đặt trên ranh giới của 2 lô đất liền kề.

Phía lòng đường Phía vỉa hè

Bố trí dây hình tam giác Bố trí dây nằm ngang lệch 2 pha

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 123


Bài giảng Mạng lưới điện

Dây dẫn trên cột có thể bố trí nằm ngang, thẳng đứng hoặc bố trí hình tam giác. Khoảng
cách giữa các dây dẫn cần tính toán đảm bảo theo tiêu chuẩn 11TCN-18-2006. Trường hợp
vỉa hè hẹp, để đảm bảo khoảng cách an toàn từ dây điện đến nhà dân, người ta có thể sử dụng
cách bố trí dây lệch về 1 phía, trong đó phía lòng đường chứa 2 hoặc 3 pha, phía vỉa hè có 1
pha hoặc không có pha nào.

Phía lòng đường

Bố trí dây nằm ngang lệch 3 pha Bố trí dây trên sứ treo

Việc rẽ nhánh đường dây trên không dễ dàng hơn so với cáp ngầm. Tại điểm rẽ nhánh
người ta dùng các kẹp cáp để nối các dây dẫn của 2 tuyến đường dây.

Trục chính

Nhánh rẽ

Kẹp cáp 2 rãnh


Kẹp cáp rẽ nhánh chữ T
Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 124
Bài giảng Mạng lưới điện

6.6. Bố trí hệ thống kỹ thuật dùng chung


Hệ thống kỹ thuật dùng chung là những công trình được xây dựng để bố trí, lắp đặt chung
đường dây, cáp và đường ống, bao gồm: cột angten; cột treo cáp (dây dẫn); mương cáp, cống
cáp; hào và tuy nen kỹ thuật; đường đô thị; hầm đường bộ; hầm đường sắt; cống ngầm; cầu
đường bộ và cầu đường sắt.
Các công trình cáp ngầm và đường dây tải điện trên không là những công trình được lắp
đặt trên hệ thống kỹ thuật chung là các cột điện, mương cáp, hào cáp, khối cáp. Hiện nay các
công trình này do các công ty điện lực tỉnh đầu tư, tuy nhiên theo quy định của Chính phủ tại
Nghị định số 72/2012/NĐ-CP về quản lý và sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật
thì chủ đầu tư (công ty điện lực) phải cho các đơn vị khác (cáp truyền hình, thông tin,..) sử
dụng chung cột điện và mương cáp đã đầu tư. Việc sử dụng công trình chung thông qua hợp
đồng thuê công trình với khung giá và cơ chế do UBND cấp tỉnh ban hành.

Bố trí các đường dây đi


chung mương cáp
Bố trí các đường
dây đi chung cột
Hiện nay một số thành phố lớn ở nước ta đã ban hành quy định cụ thể sử dụng chung
công trình hạ tầng kỹ thuật để lắp đặt đường dây, đường ống tuy nhiên các quy định này chưa
đồng bộ, chưa đầy đủ và chưa tạo ra cơ chế minh bạch trong sử dụng chung công trình kỹ
thuật.
Nghị định số 72/2012/NĐ-CP quy định về quy hoạch hệ thống kỹ thuật sử dụng chung
như sau:
- Khi lập quy hoạch chung đô thị phải xác định hướng tuyến và quy mô các mương cáp,
hào cáp, tuy nen (khối cáp) trên các trục đường chính đô thị.
- Khi lập quy hoạch phân khu phải xác định vị trí, số lượng, quy mô các công trình kỹ
thuật sử dụng chung từ đường chính cấp khu vực trở lên và phải thể hiện trên mặt cắt ngang
điển hình.
- Khi lập quy hoạch chi tiết đô thị phải xác định vị trí, số lượng, quy mô công trình kỹ
thuật sử dụng chung từ cấp đường nội bộ trở lên và phải thể hiện trên mặt cắt ngang điển
hình.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 125

You might also like