You are on page 1of 91

Bài giảng Lưới điện phân phối

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI


1.1. Lịch sử phát triển lưới điện phân phối Việt Nam.
1.1.1. Khái niệm chung về lưới điện phân phối.
- Lưới điện phân phối là khâu cuối cùng của HTĐ, nhận điện từ các trạm biến áp khu vực
gồm 110/35kV; 110/22kV; 110/15kV; 110/10kV; 110/6kV hay 35/22kV; 35/15kV; 35/10kV;
35/6kV đưa điện năng trực tiếp đến hộ dùng điện, có bán kính cấp điện nhỏ (dưới 50km).
- LĐPP có cấp điện áp ≤ 35kV, bao gồm cấp trung áp và hạ áp.
1.1.2. Lưới điện phân phối Việt Nam.
Lưới điện Việt Nam được hình thành và phát triển từ thời kỳ Pháp thuộc, từ những cơ sở
ban đầu là những công trình điện nhỏ do Pháp để lại. Do đó, lưới điện Việt Nam nói chung và
LĐPP nói riêng tồn tại nhiều cấp điện áp. Trước 1993, các miền tồn tại các cấp điện áp:
- Lưới điện phân phối miền bắc tồn tại ba cấp điện áp: 6kV; 10KV và 35kV.
- Lưới điện phân phối miền Nam tồn tại các cấp điện áp: 6kV; 10kV; 15kV; và 35kV.
- Lưới điện phân phối miền trung tồn tại các cấp điện áp: 6kV; 10kV; 15kV; và 35kV.
Từ năm 1993, Bộ Năng lượng có quyết định số: 149 NL/KHKT ngày 24/03/1993 chuyển
đổi các cấp điện áp trung áp về 22kV. Vì vậy, cả ba miền hiện nay có thêm cấp điện áp 22kV.
Từ 12/5/1994 Bộ Năng lượng có quyết định số 1968 NL/KHKT ban hành quy định các tiêu
chuẩn kỹ thuật cấp điện áp 22kV.
LĐPP có các đặc điểm về thiết kế và vận hành khác với lưới truyền tải. LĐPP phân bố trên
diện rộng, thường vận hành KĐX và có tổn thất khá lớn. Kinh nghiệm các điện lực trên thế giới
cho thấy tổn thất thấp nhất trên LPP vào khoảng 4%, trong khi trên lưới truyền tải khoảng 2%.
Chế độ vận hành bình thường của lưới phân phối là vận hành hở, hình tia hoặc dạng xương
cá. Để tăng cường độ tin cậy cung cấp điện, hiện nay LĐPP thường được xây dựng theo cấu trúc
mạch vòng nhưng vận hành hở. Trong mạch vòng, các xuất tuyến được liên kết với nhau bằng
dao cách ly hoặc thiết bị nối mạch vòng, các thiết bị này vận hành ở vị trí mở, khi cần sửa chữa
hoặc có sự cố đường dây thì các dao cách ly phân đoạn sẽ được đóng hoặc mở tùy thuộc vào
điểm có sự cố và việc cấp điện cho phụ tải được liên tục.
Lưới điện phân phối nhận điện từ các trạm phân phối khu vực gồm: 110/35kV; 110/22kV;
110/15kV; 110/10kV; 110/6kV hay 35/22kV; 35/15kV; 35/10kV; 35/6kV. Lưới điện phân phối
làm nhiệm vụ phân phối điện cho một địa phương có bán kính cung cấp điện nhỏ, dưới 50km.
Phụ tải LPP đa dạng và phức tạp, bao gồm phụ tải sinh hoạt, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp
đa phần cùng trong 1 hộ sinh hoạt. Công suất phụ tải lớn, đường dây dài vượt quá khả năng của
cấp điện áp đang sử dụng. Ngoài ra, các thiết bị điện vận hành trên lưới cũng như phụ tải chưa có
quy định về các chỉ tiêu kỹ thuật để nâng cấp chất lượng điện lưới như các thông số kỹ thuật, hiệu
suất thiết bị. Phụ tải điện chưa có quy định về hệ số công suất, chế độ làm việc, số lượng sóng hài
cũng chưa có chương trình quản lý phụ tải, dẫn đến chất lượng cung cấp điện kém.
Nói chung, LĐPP Việt Nam hiện nay có nhiều cấp điện áp, tồn tại phương thức cấp điện
theo mô hình 1 cấp điện áp phân phối và mô hình 2 cấp điện áp phân phối. Việc phát triển lưới
điện có tính chắp vá do khó khăn về vốn đầu tư trong khi phụ tải phát triển nhanh và chưa có quy
hoạch tổng thể, nên chất lượng CCĐ kém như độ sụt áp lớn, tổn thất cao và có nhiều sự cố.
1.2. Các yêu cầu cơ bản khi tính toán thiết kế LĐPP
Mục tiêu cơ bản của nhiệm vụ thiết kế cung cấp điện là đảm bảo cho hộ tiêu thụ có đủ
lượng điện năng yêu cầu với chất lượng điện tốt.

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 1


Bài giảng Lưới điện phân phối
1. Độ tin cậy cung cấp điện: Độ tin cậy cung cấp điện tùy thuộc vào hộ tiêu thụ loại nào.
Trong điều kiện cho phép người ta cố gắng chọn phương pháp cung cấp điện có độ tin cậy càng
cao càng tốt.
2. Chất lượng điện: Chất lượng điện được đánh giá bằng hai chỉ tiêu tần số và điện áp.
Chỉ tiêu tần số do điều độ miền điều chỉnh. Chỉ có những hộ tiêu thụ lớn hàng chục MW
trở lên mới phải quan tâm đến chế độ vận hành của mình sao cho hợp lý để góp phần ổn định tần
số của hệ thống điện. Vì vậy người thiết kế cung cấp điện thường chỉ phải quan tâm chất lượng
điện áp cho khách hàng
Nói chung điện áp ở lưới trung hạ áp cho phép dao động xung quanh giá trị ± 5% điện áp
định mức. Đối với những phụ tải có yêu cầu cao về chất lượng điện áp như nhà máy hóa, chất
Điện tử, Cơ khí chính xác … điện áp chỉ cho phép dao động ± 2,5%.
3. An toàn trong cung cấp:
Hệ thống cung cấp điện phải được vận hành an toàn đối với người và thiết bị. Muốn đạt
được yêu cầu đó, người thiết kế phải chọn hồ sơ cung cấp điện hợp lý, rõ ràng, mạch lạc dể hiểu
tránh được sự nhầm lẫn trong vận hành, các thiết bị điện phải được chọn đúng chủng loại, đúng
công suất. Công tác xây dựng lắp đặt hệ thống CCĐ ảnh hưởng đến độ an toàn cung cấp điện.
Cuối cùng, việc vận hành quản lý cung cấp điện có vai trò đặc biệt quan trọng, người sử
dụng phải chấp hành những quy định về an toàn sử dụng điện.
4. Tính kinh tế:
Khi đánh giá so sánh các phương án cung cấp điện,chỉ tiêu kinh tế được xét đến khi các
chỉ tiêu kỷ thuật nêu trên đã được đảm bảo.
Chỉ tiêu kinh tế đánh giá thông qua: tổng số vố đầu tư, chi phí vận hành và thời gian thu
hồi vốn đầu tư
1.3. Phân loại lưới phân phối. LĐPP bao gồm LPP điện trung áp và lưới phân phối hạ áp.
- LPP này có các cấp điện áp: 6, 10, 15, 22, 35kV: thực hiện nhiệm vụ phân phối điện cho 1
địa phương (1 thành phố, quận, huyện,…) có bán kính cung cấp điện nhỏ, dưới 50km.
- LPP HA có cấp điện áp < 1000V, bán kính cấp điện khoảng 300m
1.3.1. Lưới điện phân phối trung áp:
a. Phân loại theo phương thức cung cấp điện có 2 dạng:
Phân phối theo 1 cấp điện áp trung áp:
- Trạm nguồn có thể là trạm nâng áp của các nhà máy địa phương hoặc trạm phân phối khu
vực có dạng CA/TA (110/35 – 22 – 15 – 6kV).
- Trạm phân phối có dạng TA/HA (35 – 22 – 15 – 6/0,4kV) nhận điện từ trạm nguồn qua
lưới trung áp, từ đó điện năng được phân phối đến hộ phụ tải qua mạng hạ áp.

Trạm nguồn Trạm phân Hộ phụ tải


mạng trung áp phối mạng hạ áp

Mạng trung áp Mạng hạ áp


Hình 1.1. Phân phối theo 1 cấp điện áp trung áp
Phân phối theo 2 cấp điện áp trung áp:
- Trạm nguồn thông thường là trạm nâng áp của các nhà máy địa phương hoặc trạm phân
phối khu vực có dạng CA/TA (110/35kV) hoặc TA1/TA2 (35/22-15-10-6kV).
- Trạm phân phối trung gian có dạng TA1/TA2

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 2


Bài giảng Lưới điện phân phối
- Trạm phân phối hạ áp có dạng 22 - 15 – 10 – 6/0,4kV
- Mạng phân phối 1 ứng với cấp điện áp phân phối 1; mạngPP 2 có cấp điện áp phân phối 2

Mạng PP1 Trạm phân


Mạng PP2
phối trung gian

Trạm Hộ
Trạm phân phụ
nguồn phối tải
hạ thế

Mạng PP1 và PP2 Mạng hạ thế


Hình 1.2. Phân phối theo 2 cấp điện áp trung áp
Cũng có nơi dùng hỗn hợp cả 2 phương thức với trạm nguồn có ba cấp điện áp
CA/TA1/TA2 (110/35/22-15-6kV)
b. Phân loại theo công nghệ có 2 loại: Lưới 3 pha 3 dây và lưới 3 pha 4 dây.
Lưới phân phối điện 3 pha 3 dây: Các MBA phân phối được cấp bằng điện áp dây.
Nhược điểm: Khi chạm đất 1 pha, nếu dòng điện chạm đất do điện dung của các pha đối với
đất lớn sẽ xảy ra hồ quang lặp lại, hiện tượng này gây ra quá điện áp khá lớn (đến 3,5U đmpha) có
thể làm hỏng cách điện đường dây hoặc MBA. Để khắc phục người ta phải nối đất trung tính các
cuộn dây trung áp, đây là nối đất kỹ thuật (cùng với nối đất lưới cao áp, nói chung là nối đất làm
việc). Trung tính của phía trung áp được nối đất theo một trong các cách sau:
- Nối trực tiếp xuống đất: Loại trừ hiện tượng hồ quang lặp lại bằng cách cắt ngay đường
dây vì lúc này chạm đất sẽ gây ra dòng ngắn mạch rất lớn. Bất lợi của cách nối này là dòng điện
ngắn mạch quá lớn gây nguy hại cho lưới điện và gây nhiễu thông tin.
- Nối đất qua tổng trở: Điện trở, điện kháng nhằm giảm dòng ngắn mạch đến mức cho phép.
- Nối đất qua cuộn dập hồ quang: điện kháng của cuộn dập hồ quang (cuộn dây petersen)
tạo ra dòng điện điện cảm triệt tiêu dòng điện điện dung khi chạm đất làm cho dòng điện tổng đi
qua điểm chạm đất nhỏ đến mức không gây ra hồ quang lặp lại. Do đó khi gây ra chạm đất 1 pha
lưới điện vẫn vận hành được.

Hình 1. 3. Lưới chạm đất 1 pha


Hình 1.3 là sơ đồ lưới điện khi chạm đất 1 pha, trong trạng thái bình thường có 3 dòng điện
giữa các pha và đất do điện dung pha – đất C0-d sinh ra, nhưng 3 dòng này triệt tiêu nhau nên
không có dòng điện đi vào đất. Khi 1 pha chạm đất, ví dụ pha C chạm đất thì đất mang điện áp
pha C, dòng điện do điện dung pha C ICc = 0, do đó xuất hiện dòng điện điện dung IC = ICa + ICb
đi vào điểm chạm đất và gây ra hồ quang. Nếu có nối đất trung tính MBA thì khi pha C chạm đất
sẽ xuất hiện dòng điện trong mạch pha C qua nối đất Inđ và cũng đi vào điểm chạm đất, khi đó
dòng điện đi vào đất là Iđ = Inđ + IC. Nếu nối đất trực tiếp hay qua điện trở, điện kháng thì dòng

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 3


Bài giảng Lưới điện phân phối
này có giá trị khá lớn (là dòng ngắn mạch 1 pha) và làm cho máy cắt đầu đường dây cắt đường
dây chạm đất khỏi nguồn điện. Nếu là cuộn dập hồ quang thì dòng này sẽ là dòng điện cảm IL
ngược pha với dòng IC, tạo ra dòng điện tổng Iđ = IL + IC có giá trị rất nhỏ (xung quanh 0) nên
không gây hồ quang và đường dây không bị cắt điện.
Trong thực tế lưới điện trên không 6 – 10kV không phải nối đất, lưới cáp thì phải tính toán
cụ thể; lưới điện 22kV trở lên nhất định phải nối đất theo 1 trong các cách trên.
Lưới điện phân phối 3 pha 4 dây: 3 dây pha và 1 dây trung tính.
Các MBA phân phối được cấp bằng điện áp dây (MBA 3 pha) và được cấp bằng điện áp
pha nếu là MBA 1 pha. Trung tính của các cuộn dây trung áp được nối đất trực tiếp. Đối với loại
lưới điện này khi chạm đất là ngắn mạch. Việt Nam hiện nay dùng cả 2 loại lưới trên.
c. Phân loại theo sơ đồ lưới điện trung áp
a) Lưới phân phối hình tia: Rẻ tiền nhưng độ tin cậy rất thấp

b) LPP hình tia phân đoạn: độ tin cậy cao hơn. Phân đoạn lưới phía nguồn có độ tin cậy cao do
sự cố hay dừng điện công tác các đoạn lưới phía sau vì nó ảnh hưởng ít đến phân đoạn trước. Nếu
thiết bị phân đoạn là máy cắt thì không ảnh hưởng, nếu là dao cách ly thì ảnh hưởng trong thời
gian đổi nối lưới điện.

c) LPP kín vận hành hở (lưới K/H) do 1 nguồn cung cấp: độ tin cậy cao hơn nữa do mỗi phân
đoạn được cấp điện từ 2 phía. Lưới điện này có thể vận hành kín cho độ tin cậy cao hơn nhưng
phải trang bị máy cắt và thiết bi bảo vệ có hướng nên đắt tiền. Vận hành hở độ tin cậy thấp hơn 1
chút do phải thao tác khi sự cố nhưng rẻ tiền, có thể dùng dao cách ly tự động hay điều khiển từ
xa (ở 1 số nước đã sản xuất được role có hướng giá rẻ do đó có thể vận hành kín).

d) LPP kín vận hành hở (lưới K/H) cấp điện từ 2 nguồn độc lập: lưới điện này phải vận hành hở
vì không đảm bảo điều kiện vận hành song song lưới điện ở các điểm phân đoạn, khi thao tác có
thể gây ngắn mạch.

e) Lưới điện kiểu đường trục: cấp điện cho 1 trạm cắt hay TBA, từ đó có các ĐZ cấp điện cho các
TBA phụ tải. Trên các Đz cấp điện không có nhánh rẽ, loại này có độ tin cậy cao. Loại này hay
dùng để cấp điện cho các xí nghiệp hay các nhóm phụ tải xa trạm nguồn và có yêu cầu CS lớn.

f) Lưới điện có Đz dự phòng chung: Có nhiều Đz phân phối được dự phòng chung bởi 1 Đz dự
phòng. Lưới này có độ tin cậy cao và rẻ hơn kiểu 1 Đz dự phòng cho 1 Đz như ở trên. Loại này
được dùng tiện lợi cho lưới điện cáp ngầm.

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 4


Bài giảng Lưới điện phân phối

Lưới điện trong thực tế là tổ hợp của 5 loại lưới điện trên, áp dụng cụ thể cho lưới điện trên
không hay lưới cáp ngầm khác nhau ở mỗi hệ thống điện có kiểu sơ đồ riêng.
Lưới điện có thể điều khiển từ xa nhờ hệ thống SCADA và cũng có thể được điều khiển
bằng tay. Các thiết bị phân đoạn phải là loại không đòi hỏi bảo dưỡng định kì và xác suất sự cố
rất nhỏ đến mức coi như tin cậy tuyệt đối.
g) Hệ thống phân phối điện: Đây là dạng cao cấp và hoàn hảo nhất của LPP trung áp. Lưới điện
có nhiều nguồn, nhiều Đz tạo thành các mạch kín có nhiều điểm đặt các thiết bị phân đoạn. Lưới
điện bắt buộc phải điều khiển từ xa với sự trợ giúp của máy tính và hệ thống SCADA. Đang
nghiên cứu loại điều khiển hoàn toàn tự động.

Hình 1.4. Các loại sơ đồ lưới điện trung áp


Các điểm cắt được chọn theo điều kiện TTĐN nhỏ nhất cho chế độ bình thường, chọn lại
theo mùa trong năm và chọn theo điều kiện an toàn cao nhất khi sự cố.
d. Sơ đồ lưới PP trung áp đường dây không:

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 5


Bài giảng Lưới điện phân phối

Hình 1.5. Sơ đồ lưới trung áp ĐZK


d. Sơ đồ lưới PP trung áp đường dây cáp:
Ở đầu Đz cáp có thể phải đặt thêm kháng điện để giảm dòng ngắn mạch. Lưới cáp có cấu
tạo phức tạp hơn lưới ĐZK nên lưới cáp có sơ đồ cơ bản là kín vận hành hở. Cáp được chôn trong
đất hoặc trong các mương cáp chỉ ngóc lên mặt đất trong trạm PP và được nối qua 2 dao cách ly
nối tiếp, một trong số dao này mở để vận hành hở.
Lưới cáp đô thị có nhiều dạng phức tạp nhằm nâng cao độ tin cậy với giá rẻ.

Hình 1.6. Sơ đồ lưới PP trung áp đường dây cáp


1.3.2. Lưới điện phân phối hạ áp:
Lưới phân phối điện hạ áp được thực hiện bằng ĐZK, cáp ngầm hay cáp treo (cáp vặn
xoắn), trong phân xưởng của xí nghiệp có thể dùng thanh dẫn, lưới hạ áp trong nhà được đi ngầm
trong tường bằng dây cáp. Để có thể lấy ra cả 2 loại điện áp 380V và 220V, cuộn dây hạ áp của
MBA PP có sơ đồ đấu dây như trên hình 1.7. Ngoài 3 dây pha, từ điểm trung tính của 3 cuộn dây
hạ áp của MBA PP có thêm dây thứ 4 đi đến các hộ dùng điện, dây này gọi là dây trung tính.
Trung tính MBA được nối đất trực tiếp, đây là nối đất an toàn.
Có 2 loại sơ đồ điện hạ áp như sau: Sơ đồ 4 dây gồm 3 dây pha và 1 dây trung tính, sơ đồ 5
dây gồm gồm 3 dây pha, 1 dây trung tính và 1 dây an toàn.
Lưới điện hạ áp 5 dây: 4 dây + 1 dây an toàn là lưới có độ an toàn cao nhất cho con người,
khi xảy ra chạm điện ra vỏ thiết bị thì role so lệch độ nhạy cao (30mA) sẽ cắt điện. Lưới điện này
có nhiều kiểu dạng khác nhau, có thể làm chung cho toàn lưới hạ áp của 1 trạm PP, cũng có thể
làm riêng cho từng hộ dùng điện: nhà ở, cửa hàng, công sở….

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 6


Bài giảng Lưới điện phân phối

Hình 1.7. Lưới có dây trung tính


Trong lưới điện 4 dây, người ta đảm bảo an toàn bằng cách nối vỏ thiết bị với dây trung
tính. Khi xảy ra chạm điện ra vỏ thiết bị, sẽ có dòng ngắn mạch 1 pha làm nhảy thiết bị bảo vệ,
tuy nhiên cần có dòng ngắn mạch đủ lớn để thiết bị đóng cắt tác động, do đó sơ đồ này không an
toàn bằng sơ đồ 5 dây dùng role so lệch có độ nhạy cao.
Lưới điện phân phối hạ áp có hình tia là chính, do lưới này ngắn nên khả năng sự cố thấp,
hộ nào cần có dự phòng thì lấy điện ở 2 trạm PP kề nhau.
Các đường nhánh hạ áp có thể là:
- Hai pha + dây trung tính cấp điện cho 1 nhóm gia đình
- Một pha + trung tính cấp điện cho 1 vài gia đình.

Hình 1.8 Sơ đồ nối thiết bị vào lưới điện


1.4. Các chế độ làm việc của lưới điện
Tập hợp các quá trình điện xảy ra trên lưới điện trong 1 khoảng thời gian nhất định gọi là
chế độ làm việc của lưới điện, các thông số xuất hiện khi HTĐ làm việc U, I, P, Q, f.. tại mỗi
điểm trên lưới điện gọi là thông số chế độ của lưới điện, các thông số này biến thiên liên tục theo
thời gian. Căn cứ vào sự biến thiên này chế độ được phân thành chế độ xác lập và chế độ quá độ.
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 7
Bài giảng Lưới điện phân phối
1.4.1. Chế độ xác lập
Chế độ xác lập là chế độ trong đó các thông số biến đổi nhỏ quanh giá trị trung bình, nên có
thể coi là không đổi. Chế độ làm việc cơ bản của lưới điện là chế độ làm việc xác lập bình
thường, trong đó lưới CCĐ cho phụ tải với cấu trúc đầy đủ và chất lượng điện năng đạt yêu cầu.
Mỗi tổ hợp giá trị của phụ tải điện xác định 1 chế độ xác lập của lưới điện. Chế độ xác lập có thể
là chế độ xác lập đối xứng: điện áp 3 pha bằng nhau về độ lớn, góc lệch pha giữa chúng là 120 0;
có thể là chế độ xác lập không đối xứng và không cân bằng: điện áp 3 pha không bằng nhau, góc
pha giữa chúng khác 1200.
Nếu độ không đối xứng nhỏ hơn mức cho phép thì coi như chế độ đối xứng. Trong thực tế,
ở lưới điện cao áp trở lên độ không đối xứng và không cân bằng được đảm bảo luôn nhỏ hơn giá
trị cho phép nên chế độ làm việc của các lưới điện này luôn là chế độ đối xứng.
Ở lưới trung áp 3p3, chế độ làm việc chủ yếu cũng là chế độ đối xứng vì phụ tải lấy qua
MBA 3 pha và phía hạ áp các hộ dùng điện được phân chia đều cho các pha, nếu có các MBA 2
pha thì chúng cũng được phân chia cho các pha sao cho độ không đối xứng nhỏ hơn giá trị cho
phép. Chế độ không đối xứng chỉ được xét để kiểm tra độ không đối xứng khi cần.
Ở lưới điện 3p4, do các phụ tải lấy qua MBA 1 pha nên dể xảy ra chế độ xác lập không đối
xứng vì các MBA phụ tải khó phân bố không đều cho các pha. Trong quá trình phân chia các
MBA phụ tải cho các pha phải tính đến chế độ không đối xứng.
Trong các chế độ xác lập thì các chế độ sau được quan tâm nhiều nhất.
a. Chế độ max: Là chế độ dùng để chọn hoặc kiểm tra kỹ thuật dây dẫn và thiết bị phân phối điện,
tính TTCS và TTĐN, chế độ max còn cần để kiểm tra cân bằng CSPK trong HTĐ, chọn thiết bị
bù cho Đz siêu cao áp.
Trong lưới điện trung hạ áp phân biệt:
- Chế độ max của từng phần tử của lưới điện: là chế độ của lưới điện trong đó CS đi qua
phần tử có giá trị max.
- Chế độ max chung của lưới: là chế độ của lưới điện trong đó mức điện áp trên lưới điện là
thấp nhất, TTCS trên toàn lưới điện là lớn nhất, CS đi vào lưới điện trong chế độ này là lớn nhất.
Nói chung chế độ max riêng của từng phần tử và chế độ max chung của lưới điện không
xảy ra trùng nhau về thời gian vì công suất yêu cầu max của phụ tải không xảy ra đồng thời.
Trong lưới điện truyền tải và hệ thống các chế độ max này trùng nhau: công suất yêu cầu
max của phụ tải xảy ra đồng thời.
b. Chế độ min: là chế độ của lưới điện trong đó mức điện áp trên toàn lưới điện thấp nhất, trường
hợp riêng là chế độ không tải trong đó công suất các nút tải = 0. TRên Đz siêu cao áp dài điện áp
cuối Đz còn có thể tăng cao nguy hiểm. Chế độ này được tính đến để kiểm tra cân bằng CSPK
trong HTĐ, chọn thiết bị hạn chế điện áp tăng cao trên Đz siêu cao áp, tính toán điều chỉnh điện
áp cho lưới điện.
c. Chế độ xác lập sau sự cố (gọi tắt là chế độ sự cố) là chế độ xác lập khi 1 hay hơn 1 phần tử
lưới điện bị sự cố không tham gia vận hành. Chế độ sự cố thường được quan tâm nhất là chế độ
sự cố xảy ra ở thời điểm max chung. Chế độ này dùng để kiểm tra kỹ thuật các phần tử của lưới
điện, điều chỉnh điện áp và kiểm tra cân bằng CS trong HTĐ.
1.4.2. Chế độ quá độ: Là chế độ trong đó các thông số chế độ biến đổi nhiều theo thời gian.
- Chế độ quá độ bình thường: Xảy ra khi phụ tải biến đổi giá trị yêu cầu do quy luật sinh
hoạt và sản xuất, khi đó điện áp cũng biến đổi theo, khi phụ tải dừng ở giá trị mới thì điện áp
cũng dừng lại ở giá trị cho phép nhờ có hoạt động của thiết bị điều chỉnh điện áp.

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 8


Bài giảng Lưới điện phân phối
- Chế độ quá độ sự cố xảy ra khi ngắn mạch, chạm đất pha… trong chế độ này dòng điện và
điện áp biến đổi mạnh, lưới điện có thể phải cắt bộ phận sự cố để đảm bảo an toàn, đưa lưới điện
về chế độ xác lập sau sự cố.
1.5. Yêu cầu đối với lưới điện và khả năng tải của lưới điện
1.5.1. Yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế đối với lưới điện
Yêu cầu tổng quát đối với lưới điện là: cung cấp điện năng cho phụ tải với chất lượng điện
năng đảm bảo, độ tin cậy cao, an toàn và đem lại cho doanh nghiệp điện lợi nhuận cao nhất trong
toàn bộ thời gian vận hành. Đối với lưới điện tĩnh đó là thời gian tuổi thọ kỹ thuật, sau thời gian
này Đz hay MBA được thay mới. Đối với lưới điện phát triển là thời gian quy ước 15, 20 năm.
Lợi nhuận tối đa có thể được thể hiện qua giá thành tải điện trung bình trong thời gian sống của
lưới điện là tối thiểu.
Chất lượng điện năng, độ tin cậy CCĐ và an toàn cho thiết bị phân phối điện, người vận
hành và người dùng điện được xem là các điều kiện kỹ thuật bắt buộc phải đảm bảo.
Các điều kiện về an toàn và chất lượng điện năng được thể hiện dưới dạng tiêu chuẩn kỹ
thuật bắt buộc trong các tiêu chuẩn nhà nước hoặc quy phạm trang bị và vận hành lưới điện.
Chất lượng điện năng bao gồm: - Chất lượng điện áp, được đo ở nơi dùng điện, điện áp cấp
cho các thiết bị dùng điện phải thõa mãn các tiêu chuẩn về độ lệch so với điện áp định mức, độ
dao động, độ không đối xứng và không sin. Khi thiết kế lưới điện người ta thường dùng chỉ tiêu
chất lượng điện áp gián tiếp: đó là tổn thất điện áp ∆U lớn nhất cho phép trên các loại lưới điện
trong chế độ bình thường và chế độ sau sự cố.
- Chất lượng tần số: tần số phải thõa mãn các tiêu chuẩn về độ lệch và độ dao động, chỉ tiêu
này là chung của hệ thống nên không xét đến các bài toán riêng của lưới điện.
An toàn điện gồm an toàn cho thiết bị phân phối điện, cho HTĐ, cho người vận hành và
người dùng điện:
- Dòng điện qua thiết bị điện phân phối điện phải nhỏ hơn giá trị cho phép của Icp của dây
dẫn. Nếu dòng điện quá lớn sẽ gây phát nóng làm hỏng thiết bị.
- Điện áp ở mọi nút trên lưới điện phải nhỏ hơn giá trị cho phép, nếu cao quá có thể gây
phóng điện làm hỏng thiết bị phân phối hoặc gây mất điện.
- Quá điện áp khí quyển và nội bộ cũng có thể gây hỏng thiết bị phân phối điện và (hoặc)
gây mất điện.
- Dòng điện ngắn mạch có thể phá hoại lưới điện.
- Mất an toàn cho HTĐ là mất ổn định tĩnh, ổn định điện áp do quá tải hệ thống, do sự cố,..
- Nguy cơ người bị điện giật dưới mức cho phép, điều này thể hiện qua các tiêu chuẩn về
khoảng cách Đz với đất và xung quanh, tiêu chuẩn nối đất,…
- Chỉ tiêu TTĐN vầng quang: TTĐN do lưới điện phóng vào không khí khi cường độ điện
trường trên bề mặt dây dẫn quá cao, nên để hạn chế người ta qui định tiết diện dây tối
thiểu cho lưới điện110kV là 70mm2, lưới 220kV là 240mm2, và xem đây là điều kiện bắt
buộc khi thiết kế lưới điện.
- Chỉ tiêu độ tin cậy CCĐ được xem xét chọn mức tin cậy hợp lý về kinh tế, việc này có thể
được thực hiện khi chọn phương án lưới điện hoặc được quy định như một tiêu chuẩn kỹ
thuật bắt buộc, mức tin cậy hợp lý được thể hiện trên hình vẽ, đó là mức tin cậy ứng với
tổng chi phí do mất điện và chi phí nâng cao độ tin cậy nhỏ nhất.
Mục tiêu trên được thể hiện trong quy hoạch thiết kế và vận hành.

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 9


Bài giảng Lưới điện phân phối
Trong quy hoạch: Chọn kết cấu lưới điện tối ưu cho khoảng thời gian nhất định, chỉ tiêu giá
thành tải điện nhỏ nhất không thể xác định trực tiếp mà thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế khác
được dùng trong quy hoạch.
Trong thiết kế: chọn thiết bị chính, thiết bị điều khiển, bảo vệ ..và giải pháp thực hiện tối ưu
Trong vận hành: điều khiển vận hành sao cho các chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo, chỉ tiêu kinh tế
đạt giá trị tốt nhất, đó là chỉ tiêu TTĐN nhỏ nhất, TTCS trong chế độ max là nhỏ nhất.

Hình 1.9. Đồ thị hàm chi phí


1.5.2. Khả năng tải của lưới điện
Khả năng tải của lưới điện là dòng điện hoặc công suất mà Đz hay MBA tải được mà không
vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật đã nêu trên, không gây ra các nguy hại cho bản thân, cho hệ
thống điện và phụ tải điện.
Đối với lưới hệ thống và truyền tải: khả năng tải là giới hạn nhiệt của Đz và MBA và điều
kiện ổn định tĩnh của HTĐ. Khả năng này được cho bằng công suất tự nhiên của Đz, đó là CS
thuận lợi nhất cho hoạt động của Đz và Đz được thiết kế theo công suất này. Điều kiện ổn định
được tính riêng cho các trường hợp cụ thể. Khả năng tải của Đz cao áp theo CS tự nhiên, Đz từ
110kV trở lên tính theo CS tự nhiên như sau:

Đối với LPP trung hạ áp, khả năng tải được tính theo điều kiện phát nóng và điều kiện điện
áp, TTĐA trên Đz phải nhỏ hơn giá trị cho phép, ∆Ucp trong điều kiện bình thường và sự cố, như
vậy mới đảm bảo chất lượng điện áp ở các nút phụ tải.
Khả năng tải của LPP tính theo CS và độ dài tải điện:

Công suất tải max Smax tính theo điều kiện phát nóng cho phép.
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 10
Bài giảng Lưới điện phân phối
Độ dài lớn nhất tính theo Smax và ∆Ucp = 6%, cosφ = 0,9, 1 phụ tải thì đặt ở cuối, còn 5 phụ
tải phân bố đều dọc Đz.
Đối với lưới trung áp có trung tính không tiếp đất, độ dài tổng của các Đz thuộc 1 trạm
trung gian bị hạn chế bởi điều kiện hạn chế dòng điện chạm đất Ic do điện dung của Đz gây ra.
Với lưới 6kV IC phải nhỏ hơn 30A, lưới 10kV nhỏ hơn 20A, lưới 20kV nhỏ hơn 15A, lưới 35kV
nhỏ hơn 10A.
Đối với lưới cáp và trên không độ dài giới hạn (km) của Đz là:

Từ bảng trên ta thấy lưới cáp 20 và 35kV phải nối đất trung tính vì độ dài cần thiết lớn hơn
nhiều độ dài giới hạn trong bảng. Lưới 6kV, 10kV cũng phải tính đến nối đất cáp nếu tổng độ dài
cáp lớn.
1.6. Phụ tải điện
1.6.1. Thiết bị dùng điện
Là các thiết bị biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng hữu ích khác để sử dụng. Có 5
nhóm thiết bị dùng điện:
1. Động cơ các loại: Đồng bộ, KĐB, biến đổi điện năng thành cơ năng dùng cho các máy công cụ
2. Thiết bị sinh nhiệt: đun nước, lò sưởi, lò nung…
3. Thiết bị chiếu sáng: đèn điện các loại
4. Thiết bị điện hóa: lò điện phân, mạ điện, nạp acquy,..
5. Thiết bị chỉnh lưu (nắn điện)
Các thiết bị dùng điện được thiết kế theo điện áp hạ áp, 1 số động cơ CS lớn hoặc lò điện
thiết kế dùng điện trung áp.
Các thiết bị dùng điện lấy CSTD từ lưới điện để biến đổi thành năng lượng có ích. Một số
thiết bị (ĐC) còn cần CSPK cảm tính để tạo ra từ trường cần thiết cho sự biến đổi năng lượng.
Mỗi thiết bị dùng điện cho biết điện áp định mức (thường bằng hoặc lớn hơn 1 chút điện áp
danh định của lưới điện tương ứng), CSTD định mức hoặc dòng điện, cosφ (để tính CSPK định
mức) và các thông số cần thiết khác. Khi điện áp lưới điện bằng giá trị định mức của thiết bị thì
công suất sử dụng bằng công suất định mức, nếu điện áp lưới điện khác đi thì công suất sử dụng
thực tế sẽ khác đi. CSTD và CSPK thực dùng của thiết bị dùng điện là hàm của điện áp lưới điện
trên cực của chúng và tần số của hệ thống.
Khi khởi động, dòng điện sử dụng của thiết bị điện có thể rất cao so với dòng điện định
mức. Dòng điện làm việc bình thường có thể được điều chỉnh theo nhu cầu của quá trình công
nghệ, có thể nhỏ hơn hoặc bằng dòng định mức. Việc đóng cắt các thiết bị dùng điện phụ thuộc
vào nhu cầu của người dùng điện, vào quá trình sản xuất và sinh hoạt. Có thiết bị dùng điện được
đóng cắt vào khoảng thời gian nhất định trong ngày (ánh sáng công cộng,..), cũng có thiết bị dùng
điện có chế độ đóng cắt ngẫu nhiên(điện trong gia đình).
Các thông số của thiết bị dùng điện dùng để thiết kế Đz cấp điện cho chúng.
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 11
Bài giảng Lưới điện phân phối
1.6.2. Định nghĩa phụ tải điện
Phụ tải điện là CSTD P và CSPK Q yêu cầu đối với lưới điện ở điện áp và tần số danh định
tại 1 điểm nào đó trên lưới điện (gọi là điểm đấu phụ tải) và trong một thời điểm hoặc 1 khoảng
thời gian nào đó. Danh từ phụ tải còn được dùng chỉ các hộ dùng điện nói chung.
Phụ tải bao gồm công suất của các thiết bị dùng điện và TTCS trên lưới điện từ điểm nối
thiết bị dùng điện đến điểm đấu phụ tải.
Phụ tải tác dụng P được sử dụng để sinh ra công hữu ích trong các thiết bị dùng điện như:
ánh sáng, động lực, nhiệt,.. và bù vào TTCS trên lưới. CSTD đòi hỏi ở nguồn nguyên liệu sơ cấp.
Phụ tải phản kháng Q là CSPK cảm tính sử dụng để sinh ra từ trường trong các thiết bị dùng
điện như các ĐC và MBA…điện trường được sử dụng một năng lượng được lấy từ nguồn điện
khi phụ tải bắt đầu hoạt động (đóng điện), năng lượng này không bị mất đi, nó chỉ dao động giữa
từ trường và nguồn (MFĐ). Trong ½ chu kì từ trường phát năng lượng và ½ chu kì tiếp theo nó
nhận năng lượng, nơi tạm giữ năng lượng này chính là nguồn CSPK: MFĐ hoặc tụ điện. Sở dĩ
MFĐ và tụ điện tạm giữ được CSPK vì chúng tạo ra điện trường, điện trường hoạt động ngược
với từ trường, khi từ trường phát năng lượng thì điện trường nhận năng lượng và ngược lại.
Từ trường không tiêu tốn nhiên liệu trực tiếp, tuy nhiên nó gây ra TTĐN khi dao động dưới
dạng dòng điện giữa nguồn điện và từ trường. CSPK cảm tính quy ước mang dấu dương (ngược
với CSPK trung tính của điện trường mang dấu âm).
Trong các giá trị của phụ tải, quan trọng nhất là phụ tải max (CS max hoặc dòng điện max,
còn gọi là phụ tải tính toán), đó là CS yêu cầu lớn nhất của phụ tải đối với HTĐ trong 1 chu kì
vận hành nhất định, thường lấy là 1 năm.
Phụ tải tính toán thường dùng để thiết kế lưới điện: chọn thiết bị theo điều kiện phát nóng,
tính TTĐA, TTĐN và TTCS. Do đó phụ tải tính toán phải đảm bảo gây phát nóng lớn nhất trong
dây dẫn, MBA hay thiết bị phân phối điện khác.
Để có giá trị phụ tải này người ta lấy giá trị lớn nhất của dòng điện trung bình trượt 30 phút
của đồ thị phụ tải thực (hình vẽ) đủ gây ra phát nóng lớn nhất trong dây dẫn (hằng số thời gian
phát nóng của dây dẫn là 10 phút), từ đó tính ra CS phụ tải.

Hình 1.10. Đồ thị phụ tải


Đối với lưới điện trung hạ áp đô thị và nông thôn, đây cũng có thể xem là công suất gây ra
TTĐA lớn nhất. Chỉ khi cần kiểm tra chính xác chất lượng điện áp mới phải dùng phụ tải đỉnh
nhọn, đó là phụ tải gây ra TTĐA lớn nhất trong lưới điện, việc này chỉ áp dụng trong 1 số trường
hợp ở lưới điện xí nghiệp và hạ áp dân dụng.
Ngoài ra phụ tải chế độ min cũng được quan tâm khi tính đường dây siêu cao áp dài hoặc
tính toán điều chỉnh điện áp trong lưới điện.
1.6.3. Các tính chất của phụ tải điện
a. Biến thiên theo quy luật ngẫu nhiên: hoạt động của các thiết bị dùng điện riêng lẻ vừa có tính
quy luật vừa có tính ngẫu nhiên, do đó hoạt động của 1 tập hợp thiết bị dùng điện cũng có tính
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 12
Bài giảng Lưới điện phân phối
chất như vậy. Ví dụ: đèn trong các gia đình được dùng theo quy luật là vào lúc tối và đêm nhưng
thời điểm bật tắt cụ thể là ngẫu nhiên, số lượng thiết bị dùng điện càng nhiều hay phụ tải càng lớn
thì tính ngẫu nhiên càng giảm, tính quy luật càng tăng.
Khi số lượng thiết bị dùng điện lớn đến mức nào đó thì bắt đầu có quy luật biến thiên rõ và
tương đối ổn định, với các phụ tải này đã có thể lập ra đồ thị phụ tải ngày đêm trung bình, lấy
trung bình từng thời điểm trong nhiều ngày với độ tán xạ nhất định, thiết bị dùng điện càng nhiều
thì độ tán xạ càng nhỏ.
Ta xét công suất max của phụ tải: đối với 1 phụ tải nhỏ ta chỉ có thể biết công suất max xảy
ra trong 1 khoảng thời gian nào đó (tính quy luật) nhưng thời điểm cụ thể thì không biết và chúng
thay đổi hàng ngày trong khoảng thời gian đã cho. Công suất max của các ngày trong năm cũng
khác nhau. Ví dụ phụ tải dân dụng của 1 nhóm dân cư, của 1 trạm phân phối dân dụng có CS max
trong khoảng từ 6 đến 9 giờ tối, nhưng thời điểm cụ thể thì ngẫu nhiên.
Công suất max mà ta cần biết là CS max năm của phụ tải. Với phụ tải nhỏ ta có thể biết CS
này xảy ra trong mùa nào, còn cụ thể vào ngày nào ta không biết.
Phụ tải của 1 TBATG có quy luật ổn định hơn nhiều, có thể biết được công suất max xảy ra
trong khoảng thời gian hẹp hơn và độ tán xạ cũng nhỏ hơn, đồ thị phụ tải các ngày gần nhau hơn.
b. Có tính mùa: Cùng 1 phụ tải nhưng trong các mùa khác nhau trong năm có công suất yêu cầu
khác nhau. Ví dụ như trạm bơm tưới tiêu, quạt điện và điều hòa không khí,…
c. Giá trị phụ tải phụ thuộc thời tiết
Trong 2 ngày kề nhau nếu nhiệt độ khác nhau thì phụ tải có thể khác nhau đáng kể.
d. Giá trị thực dùng của phụ tải phụ thuộc điện áp và tần số.
Khi điện áp và tần số có giá trị danh định thì công suất thực dùng bằng công suất yêu cầu,
nhưng khi tần số hay điện áp khác danh định thì công suất thực dùng sẽ khác đi. Khi tần số và
điện áp thấp hơn định mức thì công suất thực dùng sẽ nhỏ hơn công suất yêu cầu và ngược lại.
Đặc tính công suất của nút phụ tải 110kV có dạng chuẩn như trên hình

Hình 1.11. Đặc tính công suất của các thiết bị dùng điện
1.6.4. Đồ thị phụ tải
a. Đồ thị phụ tải ngày đêm CSTD
Sự biến đổi của phụ tải theo thời gian trong ngày đêm gọi là đồ thị phụ tải ngày đêm. Đồ thị
phụ tải ngày đêm của các tổ hợp thiết bị dùng điện khác nhau có hình dáng khác nhau.
ĐTPT là giá trị trung bình của phụ tải trong ngày đêm của 1 tuần, mùa hay năm.

Hình 1.12. Đồ thị phụ tải ngày đêm CSTD


ThS. Phan Thị Hồng Phượng 13
Bài giảng Lưới điện phân phối
Các đặc trưng quan trọng của ĐTPT là:
Pmax: Công suất yêu cầu lớn nhất tối và sáng
Ptb: Công suất yêu cầu trung bình
Pmin: Công suất yêu cầu nhỏ nhất
Thời gian xảy ra cao và thấp điểm
Đối với HTĐ thời gian xảy ra cao điểm từ 18 đến 22h, đây là khoảng thời gian HTĐ phải
làm việc căng thẳng nhất, phải huy động công suất của hầu hết các nhà máy điện. Giá thành sản
xuất 1kWh điện ở thời điểm này là cao nhất do phải huy động các nhà máy chạy đỉnh có chi phí
sản xuất cao. Để giảm căng thẳng cho HTĐ phụ tải được khuyến khích sử dụng điện năng vào
ban đêm với giá điện năng rẻ hơn. DSM (demend side management) là tổ hợp các biện pháp
nhằm tiết kiệm điện năng và giảm căng thẳng ở cao điểm cho hệ thống điện.
a. Đồ thị phụ tải kéo dài CSTD
Từ ĐTPT ngày người ta lập ra ĐTPT kéo dài năm bằng cách sắp xếp các giá trị phụ tải từng
giờ theo thứ tự thấp dần từ gốc tọa độ, mỗi giá trị phụ tải có độ kéo dài trên đồ thị bằng số giờ
xảy ra nó trong năm vì thế có tên gọi ĐTPT kéo dài (hình b).
Diện tích bao phủ bởi ĐTPT và trục hoành chính là điện năng yêu cầu trong 1 năm A:
8760
A 
t 1
Pt dt

Đặc trưng quan trọng nhất của ĐTPT kéo dài là thời gian sử dụng công suất lớn nhất Tmax.
Đó là thời gian nếu phụ tải là không đổi và = Pmax thì cũng tiêu thụ lượng điện năng bằng ĐTPT
thực. Như vậy:
8760

8760  Pt dt
A  Pmax .Tmax  
t 1
Pt dt  Tmax  t 1
Pmax
Một đặc trưng khác của ĐTPT là: hệ số sử dụng (hay hệ số điền kín), đặc tính này tính cho
cả ĐTPT ngày đêm:
8760

Ptb  Pt dt
K sd  ; Ptb  t 1
, công suất trung bình năm.
Pmax 8760
24

 P dt t

Ptb  t 1
, công suất trung bình ngày.
24
c. Đồ thị công suất phản kháng
Trong tính toán quy hoạch thiết kế thường coi cosφ bằng hằng số do đó ĐTPT CSPK có
hình dáng giống ĐTPT CSTD, chỉ trong các bài toán riêng biệt như bù CSPK mới cần đồ thị phụ
tải CSPK chính xác, khi đó cần phải đo đạc thực tế.
Tmax của các loại phụ tải công nghiệp có thể tra trong các cẩm nang kỹ thuật, có giá trị định
hướng như sau:
- Xí nghiệp 1 ca: 2000 – 3000h
- Xí nghiệp 2 ca: 3000 – 4500h
- Xí nghiệp 3 ca: 4500 – 8000h
- Trường học: 1000 – 1500h
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 14
Bài giảng Lưới điện phân phối
- Cửa hàng ăn: 3300 – 4500h
- Cửa hàng bách hóa: 4000 – 4200h
- Cơ quan, công sở: 2500 – 3500h (có điều hòa nhiệt độ)
- Bệnh viện: 1900 – 2200h
- Khách sạn lớn: 4800 – 5000h
- Các cơ sở dịch vụ: 2300 – 3400h
- Chiếu sáng đường phố: 2500 – 3000h
Các xí nghiệp phải bù để có cosφ = 0,85
1.6.5. Các yêu của của phụ tải điện đối với HTĐ
a. Chất lượng của phụ tải điện
Chất lượng điện năng gồm chất lượng điện áp và tần số: Chất lượng điện năng gồm chất
lượng điện áp và tần số: Những phụ tải điện lớn đến hàng MW có thể ảnh hưởng đến chất lượng
điện áp U, tần số f của lưới, hoặc cos của phụ tải thấp sẽ ảnh hưởng đến cos của lưới điện.
b. An toàn: Không xảy ra các biến động điện áp dẫn đến cháy, hỏng các thiết bị dùng điện,
đánh thủng cách điện làm cho điện rò ra vỏ thiết bị nguy hiểm cho người.
Ngoài các yêu cầu của phụ tải điện còn có các yêu cầu của xã hội: an toàn cho môi trường
(an toàn cháy nổ, tiếng ồn, mỹ quan đô thị…)
Các yêu cầu được coi là các điều kiện kỹ thuật để thiết kế và vận hành lưới điện như đã
trình bày trên đây.
1.6.6. Các công thức tính phụ tải

a. Phụ tải 3 pha


Phụ tải được thể hiện bằng P,Q hoặc P, cosφ giữa chúng có các quan hệ:
tg  Q / P; Q  P.tg
Nếu chế độ là đối xứng thì dòng trên các dây pha bằng nhau: Ia = Ib = Ic = I
Biết điện áp pha hoặc điện áp dây ta tính được mô đun dòng điện do phụ tải gây ra trong
dây dẫn:
P P S
I  
3U p cos 3.U d cos 3.U
Nếu chế độ không đối xứng trong lưới điện 3p4 dòng trong dây trung tính là: Itt = Ia + Ib + Ic
Các vecto được tính với trục tính toán là điện áp pha a. Công thức này cũng áp dụng cho
trường hợp 2 pha và trung tính ở lưới điện hạ áp 3p4 khi đó dòng trên 1 pha bằng 0.
Các công thức trên cũng là các công thức tính quan hệ dòng áp công suất trên lưới điện.
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 15
Bài giảng Lưới điện phân phối

b. Phụ tải pha – trung tính:


P
I
U pdd .cos
c. Phụ tải pha – pha
P
I
U dd .cos
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Vẽ lại cấu trúc lưới điện?
2. Thế nào là điện áp danh định và điện áp hiện hành?
3. Phân loại lưới điện phân phối? có mấy loại lưới phân phối trung áp?
4. Vì sao phải nối đất trung tính lưới 22-35kV? Cách nối đất lưới điện trung áp?
5. Các loại sơ đồ lưới điện trung áp trên không và cáp? Lợi ích từng sơ đồ?
6. Lưới điện hạ áp được đảm bảo an toàn cho người sử dụng điện bằng cách nào?
7. Các loại dây dùng trong LPP?
8. Tụ điện và kháng điện dùng làm gì trong lưới điện?
9. Các tính chất quan trọng của phụ tải điện?
10. Lưới điện nào trực tiếp đáp ứng các yêu cầu phụ tải điện?

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 16


Bài giảng Lưới điện phân phối

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI


2.1. Những yêu cầu chung của sơ đồ cung cấp điện.
2.1.1. Đặc điểm: Trong thực tế, các xí nghiệp rất đa dạng được phân theo các loại:
+ Xí nghiệp lớn: 75 ÷ 100 MW.
+ Xí nghiệp trung: 5 ÷ 75 MW.
+ Xí nghiệp nhỏ: 5 MW.
Khi thiết kế cần lưu ý các yếu tố riêng của từng xí nghiệp, như điều kiện khí hậu địa hình,
các thiết bị đặc biệt đòi hỏi độ tin cậy cung cấp điện cao, đặc điểm của qui trình công nghệ và để
đảm bảo cấp điện an toàn thì sơ đồ cung cấp điện phải có cấu trúc hợp lý.
+ Giảm số mạch vòng và tổn thất, các nguồn cấp điện phải được đặt gần các TB dùng điện.
+ Phần lớn các xí nghiệp hiện được cấp điện từ mạng của hệ thống điện khu vực (quốc gia).
+ Việc xây dựng các nguồn cung cấp tự dùng cho xí nghiệp chỉ nên được thực hiện cho một
số trường hợp đặc biệt như:
- Các hộ ở xa hệ thống năng lượng, không có liên hệ với hệ thống hoặc khi hệ thống không
đủ công suất (liên hợp gang thép, hoá chất ….).
- Khi có đòi hỏi cao về tính liên tục cấp điện, phải có nguồn dự phòng.
- Do quá trình công nghệ cần dùng một lượng lớn nhiệt năng, hơi nước nóng, trường hợp
này thường xây dựng nhà máy nhiệt điện vừa để cung cấp hơi vừa để cấp điện và hỗ trợ HTĐ.
2.1.2. Yêu cầu với sơ đồ cung cấp điện
Đối với mỗi xí nghiệp, lựa chọn sơ đồ phải dựa vào: độ tin cậy, tính kinh tế và an toàn.
a. Độ tin cậy cấp điện
Sơ đồ phải đảm bảo tin cậy cấp điện theo yêu cầu của phụ tải, do đó căn cứ vào loại hộ tiêu
thụ có thể chọn sơ đồ và nguồn cấp điện.
- Hộ loại I: phải có 2 nguồn cấp điện, sơ đồ đảm bảo cho hộ tiêu thụ không được mất điện,
hoặc chỉ được gián đoạn trong 1 thời gian cắt đủ cho các thiết bị tự động đóng nguồn dự phòng.
- Hộ loại II: được cấp bằng một hoặc hai nguồn điện. Việc lựa chọn số nguồn cấp điện phải
dựa trên sự thiệt hại kinh tế do ngừng cấp điện.
- Hộ loại III: chỉ cần cấp điện từ một nguồn.
b. An toàn cấp điện
Sơ đồ cung cấp điện phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người vận hành trong mọi trạng
thái vận hành. Ngoài ra còn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như đơn giản, thuật tiện vận hành,
có tính linh hoạt cao trong xử lý sự cố, có biện pháp tự động hoá.
c. Tính kinh tế
Sơ đồ phải có chỉ tiêu kinh tế hợp lý nhất về vốn đầu tư và chi phí vận hành như vậy phải
được lựa chọn tối ưu.
2.2. Cấu tạo các phần tử chính của lưới điện
Lưới điện có 2 phần tử cơ bản chính: đường dây và TBA, ngoài ra có tụ bù là phần tử tham
gia trực tiếp vào quá trình phân phối điện năng. Các phần tử điều khiển, bảo vệ: máy cắt, máy cắt
tự động đóng lại, DCL, RL bảo vệ, thiết bị chống quá điện áp, kháng bù… đã được trình bày ở
các môn học tương ứng nên không đề cập ở đây.
2.2.1. Đường dây
a. Đường dây trên không
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 17
Bài giảng Lưới điện phân phối
- Cột: thép, bê tông cốt thép
- Sứ cách điện: sứ đứng, sứ treo
- Các phụ kiện khác: tạ chốn rung, thiết bị cân bằng điện trường trên chuỗi sứ, thiết bị
chống sét,…
- Dây dẫn: dây nhôm, dây nhôm lõi thép, dây nhôm lõi thép tăng cường: A, AC, ACSR,
nhôm hợp kim, nhôm lõi chất tổng hợp, dây dẫn rỗng.

Hình 2.1. Kết cấu dây dẫn


Dây dẫn nhà chế tạo cho: Tiết diện hiệu dụng; tiết diện phần nhôm và thép (nếu là dây AC);
Dãy tiết diện tiêu chuẩn (mm2): 16; 25; 50; 70; 95; 120; 150; 185; 240; 300; 400; 500;….
Dòng điện phát nóng cho phép Icp(A); điện trở đơn vị (Ω/km);
Đường kính (mm);
Trọng lượng đơn vị (daN/m hay kG/m)
Lực kéo giới hạn (daN)
Điện áp định mức (kV)
Khả năng quá tải với dây cáp.

Hình 2.2. Kết cấu trụ điện cao áp

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 18


Bài giảng Lưới điện phân phối

Hình 2.3. Kết cấu trụ điện cao áp


b. Cáp ngầm: Có thể đi trong đất, hầm cáp, tunel cáp, rãnh cáp...có bộ phận nối cáp, đưa cáp vào
trạm

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 19


Bài giảng Lưới điện phân phối
Cấu tạo cáp: cáp có thể có 1,2,3 hay 4 lõi bằng dây vặn xoắn đồng hay nhôm, có nhiều lớp
cách điện bằng giấy, chất tổng hợp hay cao su, ngoài có vỏ bằng nhôm, ngoài cùng có thể có đai
bằng bản thép cuốn bên ngoài để bảo vệ.
c. Cáp treo
Các cột, dây thép căng, các hộp phân nhánh và đấu phụ tải….cáp treo còn gọi là dây vặn
xoắn, không có vỏ kim loại.
d. Thanh dẫn, ống dẫn
Bằng đồng hoặc bằng nhôm cho lưới điện trong nhà.
2.2.2. Trạm biến áp
TBA gồm có MBA và các thiết bị phân phối, bảo vệ đo lường và điều khiển…sắp đặt trong
1 hệ thống nhất định làm nhiệm vụ biến đổi điện áp và phân phối điện năng.
Có 2 loại TBA: trạm tăng áp và trạm giảm áp. Trạm tăng áp chủ yếu là ở các nhà máy phát
điện. Trạm giảm áp có các loại:
- Trạm trung gian khu vực, biến đổi điện áp từ cao áp và siêu cao áp xuống cao áp:
500/220/110, 220/110/6….35kV, cấp điện cho lưới truyền tải và LPP
- Trạm trung gian địa phương, biến đổi điện áp từ cao áp sang trung áp:
110…220/6…35kV, cấp điện cho LPP.
- Trạm phân phối hay trạm phụ tải: biến đổi điện áp từ trung áp sang hạ áp, cấp điện cho
lưới hạ áp.
MBA có các loại tương ứng với TBA: MBA tăng áp, giảm áp. Ngoài ra có MBA đặc biệt:
MBA điều chỉnh điện áp (gọi tắt là máy điều chỉnh điện áp), MBA cách điện có tỷ số biến đổi
điện áp l/l…..

Hình 2.5. Hình ảnh TBA


Theo cấu tạo cuộn dây có các loại MBA: MBA dây quấn (3 pha 3 dây quấn, 3 pha 2 dây
quấn, 1 pha 2 dây quấn); MBA tự ngẫu: 3 pha có thêm cuộn dây độc lập, 1 pha
Ba MBA 1 pha cao và siêu cao áp được nối với nhau thành MBA 3 pha để sử dụng. Còn
MBA 1 pha hay 2 pha trung áp/hạ áp được sử dụng trực tiếp.
Theo điều chỉnh điện áp có: điều áp dưới tải và điều áp ngoài tải
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 20
Bài giảng Lưới điện phân phối
Các thông số của MBA:
- Loại máy: số pha, dây quấn hay tự ngẫu,…
- CS định mức S – MVA
- Điện áp định mức phía cao trung và hạ kV
- Hệ thống điều chỉnh điện áp: số lượng đầu phân áp, khả năng điều chỉnh của mỗi đầu, điều
áp dưới tải hay ngoài tải.
Các thông số thí nghiệm:
- Tổn thất công suất không tải, kW
- Tổn thất CS ngắn mạch, kW
- Điện áp ngắn mạch %
- Dòng điện không tải %

Từ các thông số thí nghiệm, tính được điện trở điện kháng.
Tổ đấu dây của MBA cần chọn như nhau trong một hệ thống, các tổ đấu dây thường dùng của
MBA 2 dây quấn cho trên hình bảng trên.
MBA 3 dây quấn thường dùng tổ đấu dây: Y/Y-0/∆-11 như hình vẽ.

Hình 2.6. Đấu dây các cuộn dây MBA


Cuộn thứ 3 luôn đấu ∆ để triệt tiêu thành phần bậc 3 của dòng điện, cuộn này có thể không
mang tải hoặc mang tải nhẹ cho tự dùng… nên công suất nhỏ hơn công suất 2 cuộn dây chính.
Trong trường hợp cuộn thứ 3 dùng cho lưới điện nối đất trung tính thì phải đặt thiết bị nối đất
nhân tạo trên thanh cái của cuộn này.

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 21


Bài giảng Lưới điện phân phối
2.2.3. Tụ bù, kháng
Là phần tử rất quan trọng trong lưới điện. Có tụ bù ngang và tụ bù dọc, có kháng điện bù
ngang và kháng điện bù dọc.

Hình 2.7. Tụ bù, kháng


Tụ bù ngang: Vì lý do kinh tế CSPK của các nhà máy điện không đủ đáp ứng yêu cầu của phụ
tải điện, do đó trong HTĐ cần phải đặt các thiết bị bù như 1 nguồn CSPK bổ sung, ngoài ra tụ bù
còn được sử dụng để giảm tổn thất điện năng và để điều chỉnh điện áp. Chi tiết về bù và tụ bù
được trình bày trong chương sau.
Tụ bù dọc:
- Để giảm cảm kháng Đz điện nhằm giảm TTĐA trong các Đz điện trung áp quá dài.
- Để tăng khả năng tải, giảm TTĐA trên Đz siêu cao áp.
Kháng bù ngang: hoạt động như 1 phụ tải cảm tính để triệt tiêu ảnh hưởng của dung dẫn trên
Đz siêu cao áp trong chế độ min và không tải.
Kháng bù dọc: giảm dòng ngắn mạch trong lưới điện cáp trung áp nhằm chọn được thiết bị
phân phối rẻ hơn.
2.3. Sơ đồ cấu trúc của mạng điện.
2.3.1. Sơ đồ hình tia.
Là sơ đồ mà điện năng được cung cấp trực tiếp đến thẳng các trạm biến áp PX (nguồn là từ
các TPP hoặc các trạm BATT), mỗi phụ tải được cấp điện từ một đường dây riêng nên ít chịu sự
ảnh hưởng lẫn nhau, độ tin cậy cung cấp điện cao, dể thực hiện việc bảo vệ Role và tự động hóa;
chi phí đầu tư, bảo dưỡng, vận hành cao.

Hình a. Sơ đồ hình tia cung cấp điện bằng thanh cái


b. Sơ đồ hình tia cung cấp cho các phụ tải phân tán
đặt dọc nhà xưởng hoặc nơi có mật độ phụ tải cao
Hình 2.8. Sơ đồ hình tia
2.3.2. Sơ đồ liên thông (Sơ đồ đường dây chính).
- Được dùng khi số hộ tiêu thụ quá nhiều, phân bố rãi rác.
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 22
Bài giảng Lưới điện phân phối
- Mỗi đường dây trục chính có thể nối vào 5 đến 6 trạm có tổng công suất không quá 5000
đến 6000kVA.
- Các phụ tải được đấu nối chung từ 1 đường trục
- Chi phí đầu tư bão dưỡng, vận hành thấp, độ tin cậy cung cấp điện thấp
- Để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện người ta dùng sơ đồ đường dây chính lộ kép.

Hình a. Sơ đồ cung cấp điện bằng đường dây trục chính b. Sơ đồ liên thông mạng cáp
Hình 2.9. Sơ đồ liên thông
2.3.3. Sơ đồ mạch vòng kín.
- Các phụ tải được cấp điện từ các nguồn khác nhau, các nguồn được nối thành mạch vòng
kín và vận hành hở.
- Chi phí đầu tư, bảo dưỡng, vận hành cao, độ tin cậy cung cấp điện cao nhất.

Hình 2.10. Sơ đồ mạch vòng kín


2.3.4. Sơ đồ hỗn hợp.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, có thể sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp các sơ đồ trên.

Hình 2.11. Sơ đồ hỗn hợp


2.3.5. Sơ đồ dẫn sâu.
Tức là đưa sâu điện áp cao từ 35kV trở lên vào đến tận xí nghiệp.
2.4. Cấu trúc trạm biến áp phân phối.
TBAPP nhận điện áp 35kV – 6kV biến đổi thành điện áp ra 0,4kV – 0,22kV, đây là TBA
được dùng trong mạng hạ áp dân dụng tòa nhà, thường thấy là trạm 22/0,4kV.

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 23


Bài giảng Lưới điện phân phối
- Gồm các máy biến áp có cấp điện áp sơ/thứ cấp: 35/0.4kV, 22/0.4kV, 10&6.3/0.4kV;
- Công suất biểu kiến Trạm phổ biến: 50, 75, 100, 160, 180, 250, 320, 400, 500, 560, 630,
750, 800, 1000, 1250, 1500, 1600, 1800, 2000, 2500 KVA.
- Các công ty sản xuất và thi công TBA như: Biến áp Đông Anh, Thibidi, Lioa…
2.4.1. Các đơn vị cần quan tâm trên trạm
S: Công suất biểu kiến được ghi trên trạm biến áp (KVA);
P: Công suất tiêu thụ (KW);
Q: Công suất phản kháng (KVAr);
U: điện áp sơ cấp và thứ cấp của trạm (KV hoặc V);
I: Dòng điện thứ cấp (A), Dòng điện sơ cấp thường rất ít được quan tâm.
2.4.2. Tính toán và lựa chọn Trạm Biến áp hạ áp
a. Xác định trung tâm phụ tải và vị trí đặt trạm
- Tính toán trung tâm phụ tải và vị trí đặt trạm nhằm tiết kiệm dây dẫn, hạn chế sụt áp và
tổn hao công suất của mạng điện;
- Nhưng cân đối giữa tính mỹ quan công nghiệp, gần lưới điện lực và đảm bảo hành lang an
toàn điện đường dây.
b. Xác định số lượng biến áp (hộ loại 1, 2 và 3)
- Hộ loại 1: Duy trì nguồn điện liên tục trên đường dây hạ áp từ trạm, Cần 2 Máy Biến Áp
trở lên trên 1 trạm. Hộ loại 1 là loại ảnh hưởng đến sinh mạng con người hoặc an ninh quốc gia.
Như bệnh viện, trạm xá hoặc các tòa nhà quốc hội, các bộ quốc phòng.v.v.
- Hộ loại 2: có ảnh hưởng về kinh tế, so sánh và chọn phương án một hay hai máy biến
áp trên 1 trạm. VD: Nhà máy thép, nhà máy sản xuất kính .v.v.
- Hộ loại 3: Mất điện ít ảnh hưởng đến kinh tế. Nên có thể cắt điện để sửa chữa.
c. Xác định công suất trạm biến áp (S/P nếu cho biết nhu cầu sử dụng trạm)
- Tính toán công suất trạm hiện tại và phát triển trong tương lai;
- Có nhiều cách tính toán công suất điện, 3 cách được dùng phổ biến nhất:
+ Theo diện tích và nhu cầu sử dụng hoặc theo sản lượng hàng năm một sản phẩm trên một
kW điện;
+ Theo công suất đặt và hệ số nhu cầu (liệt kê công suất từng thiết bị cụ thể).
- Hộ loại 1 dùng 2 Máy Biến Áp, trong đó mỗi máy có thể chịu quá tải bằng 1,4 lần Công
suất của máy trong 6 giờ. Công suất quá tải 1,4 lần đó bằng Công suất tính toán của tòa nhà xí
nghiệp.
d. Xác định chế độ vận hành kinh tế Trạm Biến áp: Đối với trạm từ 2 Máy Biến Áp Trở lên vì
quá trình tính toán thường dư công suất rất lớn so với tải thực, nên thời điểm tải nhỏ nhất có thể
nhỏ hơn công suất của 1 Máy Biến Áp;
Vì vậy ta chỉ cần sử dụng 1 Máy Biến áp cho toàn bộ tải để tránh tổn hao điện không cần
thiết nếu dùng 2 máy.
e. Lựa Chọn Đầu Phân Áp
- Các chế độ phụ tải như: dùng nhiều cực đại, dùng ít cực tiểu và xảy ra sự cố.
- Mỗi chế độ trên ta cần đảm bảo điện áp trên thanh góp máy biến áp. Thường xảy ra nếu
trạm đặt quá xa trung tâm phụ tải.
f. Tiêu Chuẩn Áp Dụng và bản vẽ
- Theo tiêu chuẩn điện lực; Thông số Thiết Bị Trạm.
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 24
Bài giảng Lưới điện phân phối
2.4.3. Sơ đồ nguyên lý TBA

Hình 2.12. Sơ đồ nguyên lý TBA 1 MBA

Hình 2.13. Các sơ đồ đấu dây trạm biến áp

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 25


Bài giảng Lưới điện phân phối

Hình 2.14 Sơ đồ nguyên lý TBA 2 MBA

2.4.4. Các loại trạm biến áp truyền thống


1. Trạm Biến Áp ngoài trời
- Trạm ngoài trời thích hợp cho các trạm trung gian công suất lớn. Vì máy biến áp, thiết bị
phân phối có kích thước lớn nên có đủ diện tích để lắp đặt các thiết bị này, tiết kiệm được chi phí
xây dựng khá lớn.
- Bao gồm các trạm: Trạm hợp bộ, trạm nền (đặt lên nền bê tông); Trạm giàn(< 3x100
KVA); Trạm treo (< 3x75 KVA); Trạm kín (lắp đặt trong nhà); Trạm trọn bộ (nhà lắp ghép).
Tùy theo giá thành và nhu cầu mà ta lựa chọn các loại biến áp khác nhau.
a. Trạm treo
Là trạm mà toàn bộ các thiết bị cao hạ áp và máy biến áp đều được treo trên cột. MBA
thường là loại một pha hoặc tổ ba máy biến áp một pha. Tủ hạ áp được đặt trên cột;
Trạm này thường rất tiết kiệm đất nên thường được dùng làm trạm công cộng cung cấp cho
một vùng dân cư. Máy biến áp của trạm treo thường có công suất nhỏ (3 x 75 kVA), cấp điện áp
15, 22/0,4 kV, phần đo đếm được trang bị phía hạ áp;
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 26
Bài giảng Lưới điện phân phối
Tuy nhiên loại trạm này thường làm mất mỹ quan thành phố nên về lâu dài loại trạm này
không được khuyến khích dùng ở đô thị.

Hình 2.16. Các TBA ngoài trời


b. Trạm giàn
Trạm giàn là loại trạm mà toàn bộ các trang thiết bị và máy biến áp đều được đặt trên các
giá đỡ bắt giữa hai cột. Trạm được trang bị ba máy biến áp một pha (3x75kVA) hay một máy
biến áp ba pha (400kVA), cấp điện áp 15, 22 kV/0,4kV;
Phần đo đếm có thể thực hiện phía trung áp hay phía hạ áp. Tủ phân phối hạ áp đặt trên giàn
giữa hai cột đường dây đến có thể là đường dây trên không hay đường cáp ngầm;
Trạm giàn thường cung cấp điện cho khu dân cư hay các phân xưởng.
c. Trạm nền
Trạm nền thường được dùng ở những nơi có điều kiện đất đai như ở vùng nông thôn, cơ
quan, xí nghiệp nhỏ và vừa;
Đối với loại trạm nền, thiết bị cao áp đặt trên cột, máy biến áp thường là tổ ba MBA một
pha hay một MBA ba pha đặt bệt trên bệ ximăng dưới đất, tủ phân phối hạ áp đặt trong nhà;
Xung quanh trạm có xây tường rào bảo vệ. Đường dây đến có thể là cáp ngầm hay đường
dây trên không, phần đo đếm có thể thực hiện phía trung áp hay phía hạ áp.
d. Trạm Hợp Bộ (integrated distribution substation - IDS): Công suất từ 250 đến 2000 KVA
Đặt trên nền, Thi công lắp đặt dể dàng, Độ cách điện cấp K, độ an toàn cao;
Hợp bộ với tủ điện hạ áp đặt trên trạm thành một khối;
Không dùng khí SF6, thân thiện với môi trường
2. Trạm Biến Áp trong nhà
a. Trạm kín
Trạm kín là loại trạm mà các thiết bị điện và MBA được đặt trong nhà. Trạm kín thường
được phân làm trạm công cộng và trạm khách hàng.
Trạm công cộng thường được đặt ở khu đô thị hóa, khu dân cư mới để đảm bảo mỹ quan và
an toàn cho người sử dụng;
Trạm khách hàng thường được đặt trong khuôn viên của khách hàng khuynh hướng hiện
nay là sử dụng bộ mạch vòng chính (Ring Main Unit) thay cho kết cấu thanh cái, cầu dao, có cầu
chì ống để bảo vệ máy biến áp có công suất nhỏ hơn 1000kVA.
Đối với loại trạm kiểu này cáp vào và ra thường là cáp ngầm. Các cửa thông gió đều phải có
lưới đề phòng chim, rắn, chuột và có hố dầu sự cố.

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 27


Bài giảng Lưới điện phân phối

Hình 2.17. Trạm biến áp trong nhà


b. Trạm Trọn bộ
Đối với nhiều trạm phức tạp đòi hỏi sử dụng cấu trúc nối mạng nguồn kiểu vòng hoặc tủ
đóng cắt chứa nhiều máy cắt, gọn, không chịu ảnh hưởng của thời tiết và chịu được va đập, trong
những trường hợp này các trạm trọn bộ kiểu kín được sử dụng.
Các khối được chế tạo sẵn sẽ được lắp đặt trên nền nhà bê tông và được sử dụng đối với
trạm ở đô thị cũng như trạm ở nông thôn. Các ưu điểm của trạm kiểu này là:
- Tối ưu hóa về vật liệu và sự an toàn do có sự chọn lựa thích hợp từ các kiểu lắp đặt có thể;
- Tuân theo toàn bộ tiêu chuẩn quốc tế hiện hành và các tiêu chuẩn dự định trong tương lai;
- Giảm thời gian nghiên cứu và thiết kế, giảm chi phí lắp đặt do cực tiểu hóa sự phối hợp
vài nguyên lý của xây dựng và kỹ thuật điện;
- Tin cậy, độc lập với xây dựng công trình chính;
- Loại bỏ nhu cầu một kết nối tạm thời tại lúc bắt đầu chuẩn bị thi công công trình;
- Đơn giản hóa trong thi công, chỉ cần cung cấp một móng bằng bêtông chịu lực
- Vô cùng đơn giản trong lắp đặt thiết bị và kết nối;
- Các trạm kiểu này chắc chắn, gọn đẹp thường được dùng ở các nơi quan trọng như cơ
quan ngoại giao,văn phòng, khách sạn….
c. Trạm Gis: Là trạm dùng thiết bị phân phối kín cách điện bằng khí SF6, Đặc điểm của trạm
loại này là diện tích xây dựng trạm nhỏ hơn khoảng vài chục lần so với trạm ngoài trời.
3. Trạm biến áp trên một cột.
Hiệu quả nổi bật của trạm biến áp một cột: Trạm biến áp phân phối 1 cột là loại trạm trong
đó máy biến áp được đặt trên trụ thép đơn hoặc trụ bằng cột bê tông ly tâm. Các bộ phận khác
được làm bằng tôn tráng kẽm, dày 2mm và được sơn tĩnh điện.

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 28


Bài giảng Lưới điện phân phối
TBAPP được sử dụng trong lưới truyền tải và phân phối 15~24kV, công suất
máy≤630kVA.
Trạm được lắp đặt ngoài trời và được sử dụng ở các nơi công cộng có không gian hẹp, mật
độ dân cư cao như: các trung tâm thương mại, nhà cao tầng, bệnh viện, sân bay, tàu điện, vỉa hè,
công viên... Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trong các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất.
Hiệu quả kinh tế lớn: Chi phí đầu tư trạm biến áp một cột thấp hơn so với trạm kiot và trạm
xây khoảng 50 triệu đồng/trạm. So với trạm biến áp treo, trạm điện một cột EDI đã thu hẹp
khoảng cách giữa 2 loại trạm hở và trạm treo mà các loại trạm điện kín trước đây không thực hiện
được. Đặc biệt, trong lưới điện là đường dây trên không, TBA một cột có giá trị đầu tư tương
đương với trạm treo nhưng đem lại giá trị của loại trạm kín, hơn hẳn so với trạm treo là loại trạm
hở. Tính ra, khoảng 200 trạm biến áp một cột được xây dựng ở Hà Nội đã tiết kiệm được khoảng
60 tỷ đồng tiền đất.
Hiệu quả khoa học kỹ thuật nổi bật: Trạm một cột mở ra
cơ hội cho các kỹ sư Việt Nam được làm chủ kỹ thuật thiết kế-
chế tạo và tạo ra sản phẩm mới mang trí tuệ Việt Nam. Đồng
thời, trạm một cột góp phần làm phong phú thêm số lượng cũng
như chất lượng các loại trạm điện hiện có, mở ra cho các nhà thi
công trạm điện một sự lựa chọn mới ưu việt và hoàn hảo.
Hiệu quả xã hội tích cực: Các trạm điện ngoài trời dạng
một cột đã đảm bảo cấp điện kịp thời, an toàn cho các khu vực
dân cư với khoảng 6 vạn hộ dân. Ngoài ra, sự xuất hiện của các
trạm một cột trong đô thị đã làm hạn chế bức xúc vốn có của
người dân đối với các bất cập của các kiểu trạm điện truyền thống, góp phần giữ vững trật tự an
ninh xã hội.
4. Trạm biến áp trên hai cột.
Là loại trạm hở nên hệ số an toàn thấp. Không phù
hợp với mỹ quan đô thị nên loại trạm này hiện nay thường
được sử dụng ở vùng ngoại thành, xa khu dân cư và các
tỉnh lẻ, loại trạm này bị giới hạn về công suất xây dựng, đối
với TBA treo thì công suất xây dựng chỉ cho phép từ 630
kVA trở xuống. Có tổng mức đầu tư nhỏ.
5. Trạm biến áp kiốt.
ACIT chuyên cung cấp và lắp đặt trạm Kiosk hợp bộ
uy tín, chất lượng, cung cấp lắp đặt cho nhiều dự án lớn
trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và đã được đưa
vào vận hành an toàn, liên tục từ nhiều năm nay.
Trạm biến áp kiosk hợp bộ là giải pháp kỹ thuật tối ưu cho các khách hàng có yêu cầu về
tiết kiệm diện tích xây dựng, có thẩm mỹ cao.
Trạm biến áp kiosk hợp bộ được sử dụng trong các lưới điện trung thế mạch vòng, có điện
áp lên đến 36kV, dòng điện định mức lên đến 630A.
Các thiết bị đóng cắt hạ thế, các tủ RMU (Ring main unit) được nhập từ các nhà sản xuất
hàng đầu như Schneider, ABB, Siemens, LS… nên trạm kiosk hợp bộ có chất lượng, độ tin cậy
cao và có thể thỏa mãn các yêu cầu đặc biệt của khách hàng.Với thiết kế đặc biệt nên trạm kiosk
có thể dễ dàng trong việc vận chuyển, lắp đặt và vận hành.

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 29


Bài giảng Lưới điện phân phối

Hình 2.19. Trạm biến áp Kios


CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI.
3.1. Những vấn đề chung.
Tính toán LPP là xác định dòng điện và dòng công suất trên từng nhánh của lưới, tính tổn
thất điện áp trên đường dây và các nút, tính tổn thất công suất và điện năng để phục vụ quy
hoạch, thiết kế và vận hành lưới điện.
Trong quy hoạch thiết kế: lựa chọn các phương án phát triển lưới điện, chọn các thiết bị
lưới như dây dẫn, MBA, kháng điện, thiết bị bù, các thiết bị đóng cắt và bảo vệ,….Lưới điện thiết
kế phải thõa mãn các điều kiện kĩ thuật: có khả năng tải theo điện áp và phát nóng thõa mãn yêu
cầu của phụ tải trong chế độ làm việc bình thường và sự cố. ∆P và ∆A là 2 chỉ tiêu kinh tế quan
trọng tham gia hàm mục tiêu kinh tế để lựa chọn phương án tối ưu.
Trong quá trình vận hành phải kiểm tra tình trạng kĩ thuật và kinh tế. Về mặt kĩ thuật: kiểm
tra các phần tử như dây dẫn, MBA,… theo điều kiện phát nóng, kiểm tra lưới điện theo điều kiện
điện áp. Về kinh tế: xem ∆P và ∆A để có biện pháp cải tạo.
Yêu cầu: Tính toán đúng tình trạng kỹ thuật của lưới điện, việc tính toán đúng tình trạng của
lưới điện rất khó khăn do thiếu các cơ sở số liệu nên yêu cầu là tính gần đúng nhất có thể. Nếu
tính không đúng dẫn đến đánh giá sai lưới điện từ đó dẫn đến tổn thất kinh tế trong quá trình vận
hành cũng như quy hoạch, thiết kế. Ví dụ: nếu tổn thất điện áp thực của lưới điện là 5,5% mà tính
thành 6,5% thì sẽ dẫn đến cải tạo lưới điện sớm 1 năm; Nếu dòng điện thực trên đường dây là
200A mà tính thành 300A sẽ dẫn đến dây dẫn được chọn lớn hơn 30% so với cần thiết.
3.1.1. Cần phân biệt các chế độ max của lưới điện:
Xét sơ đồ thay thế của lưới điện như hình vẽ.

Hình 3.1. Sơ đồ thay thế lưới điện và đồ thị phụ tải


ThS. Phan Thị Hồng Phượng 30
Bài giảng Lưới điện phân phối
Xét lưới điện 10kV như hình vẽ gồm 3 đoạn lưới điện (1), (2), (3) có điện trở R 1 = R2 = R3
= 1,73Ω cấp điện cho 2 phụ tải 2 và 3. Hình b là đồ thị phụ tải của 2 và 3, hai đồ thị phụ tải này
không trùng nhau do tính chất của chúng khác nhau, chẳng hạn tải 2 là công nghiệp còn tải 3 là
dân dụng.
Công suất trên đoạn lưới (2) trùng với công suất phụ tải 2, công suất trên đoạn lưới (3)
trùng với công suất phụ tải 3, công suất trên đoạn lưới (1) là tổng công suất của 2 phụ tải 2 và 3.
P1 = P2’ + P3’
Ta thấy đồ thị phụ tải P2’ cũng là đồ thị phụ tải của đoạn lưới 2, đồ thị phụ tải của P3’ là đồ
thị phụ tải của đoạn lưới 3, còn đồ thị phụ tải của đoạn lưới 1 là P1. Như vậy mỗi đoạn lưới điện
có đồ thị phụ tải riêng, trong đó hiển nhiên là thời điểm xảy ra công suất max của chúng không
trùng nhau về mặt thời gian. Ta có bảng công trên các đường dây ở các thời điểm xảy ra công
suất max của từng đoạn lưới:
t1 t2 t3
Phụ tải 2 - kW 65 95 20
Phụ tải 3 - kW 75 20 85
Đoạn lưới (2) - kW 65 95 20
Đoạn lưới (3) - kW 75 20 85
Đoạn lưới (1) - kW 140 115 105
Từ bảng kết quả ta thấy: Chế độ max của phụ tải 2 xảy ra ở t 2: 95kW, chế độ max của phụ
tải 3 xảy ra ở t3: 85kW
Công suất max trên 3 đoạn lưới xảy ra ở 3 thời điểm khác nhau:
P2max = 95kW ở t2 và P3max = 85kW ở t3
Pmax xảy ra ở t1: P1max = P2m’ + P3m’ = 65 +75 =140kW
Ta gọi các chế độ max của từng đoạn lưới là chế độ max riêng của chúng, chế độ này nói
chung không trùng với chế độ max của phụ tải trừ trường hợp đoạn lưới cấp điện riêng cho 1 phụ
tải. Các công suất max của đoạn lưới được dùng để tính dòng điện max để kiểm tra dây dẫn đã có
theo điều kiện phát nóng hoặc chọn tiết diện dây dẫn mới, tính tổn thất điện năng.
Tính tổn thất điện áp, tổn thất công suất trên từng đoạn lưới trong 3 thời điểm:
P1R1 140.1, 73
Thời điểm t1: U1    14V; U 2  7,5V; U3  6,5V
3U dm 3.10
Tổn thất điện áp từ nguồn đến các nút cuối 2, 3 là:
U02  U1  U 2  21,5V; U03  U1  U3  20,5V

P12 1402
Tổn thất công suất: P1  2
.R1  .1,73  0,339kW
1000.Udm 1000.102
P2  0, 097kW; P3  0, 073kW
Tổng tổn thất công suất: P  P1  P2  P3  0,339  0, 097  0, 073  0,509kW
Thời điểm t2: U1  11,5V; U 2  9,5V; U3  2V
Tổn thất điện áp từ nguồn đến các nút cuối 2, 3 là:
U02  U1  U 2  12,5V; U03  U1  U3  19V
Tổn thất công suất: P1  0,191kW ; P2  0, 007kW; P3  0,125kW ; P  0,323kW

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 31


Bài giảng Lưới điện phân phối
Từ kết quả ta thấy chế độ của lưới điện t1 có tổn thất điện áp và TTCS lớn nhất, ta gọi là chế
độ max chung của lưới điện, trong trường hợp cụ thể này nó trùng với chế đô max của đoạn lưới
1 là xuất tuyến của lưới điện (đường dây đi ra từ nguồn điện). Chế độ này dùng để tính kiểm tra
điện áp và tính tổn thất công suất chung của toàn lưới điện. Trong chế độ max chung, đoạn lưới 2
và đoạn lưới 3 có công suất nhỏ hơn công suất max riêng của chúng nên trong chế độ này không
thể dùng công suất trên các đoạn 2 ,3 để tính dòng điện max và tổn thất điện năng.
Tóm lại, cần phân biệt chế độ max riêng của từng đoạn lưới điện và chế độ max chung của
toàn lưới điện. Chế độ max riêng dùng để tính dòng điện max, TTĐN của từng đoạn lưới. Chế độ
max chung để tính TTĐA max và TTCS max của toàn lưới điện.
3.1.2. Các chế độ và thông số chế độ cần tính toán
a. Chế độ bất kỳ: Ví dụ xảy ra ở t4 (hình b), trong chế độ này tính được: công suất yêu cầu ở đầu
nguồn, điện áp trên các nút tải, TTCS. Tính toán này phục vụ công tác vận hành trong thời gian
thực, trong quy hoạch thiết kế, nếu biết đồ thị phụ tải có thể tính TTĐN cho từng chế độ sau đó
tổng hợp lại cho toàn lưới điện.
b. Chế độ max riêng của các đoạn lưới điện: tính dòng điện max, TTĐN của từng đoạn lưới, sau
đó tổng hợp thành TTĐN của toàn lưới điện, phục vụ chọn hoặc kiểm tra dây dẫn, tính chỉ tiêu
kinh tế.
c. Chế độ max chung của lưới điện: Tính TTĐA max, TTCS max của toàn lưới điện; kiểm tra khả
năng tải theo điện áp, công suất.
d. Chế độ min hoặc không tải: Tính điện áp nút phục vụ điều chỉnh điện áp.
3.1.3. Khó khăn gặp phải khi tính lưới phân phối, yêu cầu tính toán
Tính toán LPP là tính toán chế độ trong tương lai từ mấy chục phút đến hàng chục năm, do
đó cần phải dùng các thông số phụ tải dự báo hoặc tính toán. Khó khăn lớn nhất khi tính toán
LPP là thông số phụ tải không đầy đủ và không chính xác.
- Trong trường hợp điều khiển vận hành trong thời gian thực, có thông số dự báo phụ tải
ngắn hạn: từ vài chục phút đến vài giờ trong tương lai nên có thể có thông số khá chính xác của
phụ tải để tính chế độ bất kỳ nếu như có thiết bị đo ở mọi điểm phụ tải. Nếu không có thiết bị đo
ở mọi điểm thì phải kết hợp đo và tính, sẽ có sai số.
- Trong quy hoạch thiết kế chỉ có thể có: CS max của các phụ tải do tính toán từ các thông
số về cấu trúc và tính chất phụ tải hoặc là dự báo kết hợp tính toán. Đồ thị phụ tải tra cứu trong
cẩm nang và có rất ít trường hợp có đồ thị này, có thể có Tmax từ cẩm nang với sai số rất lớn.
- Trong vận hành: chỉ có thông số đo được 30 phút ở đầu các xuất tuyến, điện năng bán
được trong quá khứ ở các nút tải. Chế độ này được tính cho năm vận hành sau của lưới điện đã có
khi phụ tải tăng lên do đóng thêm phụ tải mới để kiểm tra điện áp.
Yêu cầu tính toán là:
- Kết quả tính toán phải phản ánh gần đúng nhất hành vi của lưới điện.
- Dòng công suất, dòng điện hay điện áp tính được phải gần sát nhất so với thực tế.
Kết quả tính toán sai nhiều sẽ dẫn đến chọn thiết bị sai hoặc đánh giá sai tình trạng lưới điện
đều dẫn đến các thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp điện.
Các giản ước cho phép khi tính toán:
- Dùng điện áp danh định để tính tổn thất điện áp, tổn thất công suất và tổn thất điện năng.
- Không tính đến ảnh hưởng của tổn thất công suất ở đoạn lưới sau đến đoạn lưới trước. Giả
thiết này cho phép dùng phương pháp cộng phụ tải khi tính toán. Nội dung phương pháp này là

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 32


Bài giảng Lưới điện phân phối
khi tính 1 đoạn lưới điện thì lấy dòng công suất đi qua nó bằng tổng công suất các nút tải do nó
cấp điện để tính, bỏ qua tổn thất công suất trên các đoạn lưới phía sau.
3.2. Tính toán chế độ đối xứng LPP trung áp 3 pha 3 dây
3.2.1. Tính chế độ khi biết giá trị phụ tải ở cùng 1 thời điểm
1. Sơ đồ lưới điện: LPP hình tia có 1 nguồn cung cấp điện, có hình dạng như trên hình sau có số
nút bằng số nhánh và bằng n.

Hình 3.2. Sơ đồ lưới điện phân phối hình tia


Nút gồm có:
- Nút nguồn: thanh cái trung áp trạm tăng áp hay trạm trung gian
- Nút tải: có thể có MBA phụ tải hoặc không
- Nút nhánh rẽ; nút nối 2 loại dây khác nhau; nút tụ bù
- Đây chính là chế độ bất kỳ của LPP đã nói ở trên, LPP tính toán có dạng hình tia.
Nhánh nối giữa 2 nút gồm có:
- Nhánh đường dây, gọi là các đoạn lưới
- Nhánh kháng bù dọc hay tụ bù dọc
- Nhánh máy điều chỉnh điện áp
Nút nguồn đánh số 0, các nút khác đánh từ số 1 nút số n; nhánh đánh số theo nút cuối, nút
viết số thường, số nhánh để trong dấu (). Cách đánh số này thuận tiện khi sử dụng chương trình
tính toán trên máy tính.
2. Phương pháp tính
a. Phương pháp cộng phụ tải: PP cộng phụ tải là phương pháp gần đúng đơn giản nhất để tính
LPP với sai số chấp nhận được.
Nội dung phương pháp: phụ tải của 1 nhánh lưới điện bằng tổng công suất các phụ tải được
cấp điện qua nhánh đó, bỏ qua TTCS trên các nhánh nối từ nhánh được xét đến các nút tải.
Số liệu cho như sau:
- Cấu trúc lưới điện: điện áp định mức, loại dây, tiết diện, độ dài, số lộ song song, MBA phụ
tải (CS định mức, số máy song song), các thiết bị khác. Từ các số liệu này tính được thông số
đường dây và TBA.
- Phụ tải các nút tải: Pi’, hoặc Pi’, cosφi’, i = 1 …..n
- Điện áp nút nguồn U0
Thông số cần tính:
- Điện áp các nút tải
- Công suất yêu cầu đầu đường dây
Các công thức tính toán phụ tải các nhánh k là:
Pk   Pi' ; Qk   Qi' ; hoặc Qk   Pi' .tgi'
iCk iCk iCk

Ck là tập các nút tải i được cấp điện qua nhánh k. Sau khi tính được phụ tải nhánh ta tính
TTĐA nhánh:

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 33


Bài giảng Lưới điện phân phối
Pk R k  Qk X k
U k 
1000.U dd
 kV, kW, , kVAr, , kV 
TTĐA từ nguồn đến các nút tải là:
U0i  kV  .100
U0i   U ;
kDi
k U0i  %  
Udd
Tổn thất điện áp % lớn nhất của lưới điện là:
U0i  %max  max U0i  %

Điện áp nút i: Ui  U0  U0i


Tiếp theo tính TTCS trên các đoạn lưới:
Pk2  Qk2
Pk  2
R k  kW, kW, kVAr, , kV
1000.Udd
Pk2  Q2k
Qk  2
Xk  kVAr, kW, kVAr, , kV
1000.Udd
Rk, Xk: điện trở và điện kháng các đoạn lưới k. Tổng tổn thất công suất trên toàn lưới điện:
n n
P   Pk ; Q   Q k
k 1 k 1

n n
Công suất yêu cầu ở đầu nguồn: P0   Pi'  P; Q0   Qi'  Q;
i 1 i 1

P
Tổn thất công suất %: P%  n
100
P
i 1
i
'

Ví dụ 3.1: Tính lưới điện 10kV như hình vẽ, cho biết: U0 = 10,5kV, toàn lưới điện dùng dây AC-
70, các đoạn lưới lộ đơn có chiều dài là: l1 = l2 = l3 = l4 = 5km; P1’ = P2’ = 270kW; P3’ = 360kW;
P4’ = 450kW; Q1’ = 130,7kVAr; Q2’ = 167,4kVAr; Q3’ = 174,2kVAr; Q4’ = 279kVAr, xảy ra
cùng thời điểm.
Giải: Tính thông số các đoạn lưới: Dây AC-70 có r0 = 0,42Ω/km; x0 = 0,359Ω/km. Tính được:
R1  l1.r0  5.0, 42  2,1; X1  l1.x 0  5.0,359  1, 79;
R 2  R 3  R 4  R1  l1.r0  2,1; X 2  X3  X 4  X1  1, 79;

Tính công suất nhánh: P1  P1'  P2'  P3'  P4'  1350kW ;


Q1  Q1'  Q'2  Q3'  Q'4  751,3kVAr
P2  P2'  P3'  270  360  630kW ; Q2  Q'2  Q3'  167, 4  174, 2  341, 6kVAr

P3  P3'  350kW; Q3  Q3'  174, 2kVAr

P4  P4'  450kW; Q4  Q'4  279kVAr


Tính tổn thất điện áp nhánh:
P1R1  Q1X1 1350.2,1  751,3.1, 79
U1    0, 418kV
1000.U dd 1000.10
P2 R 2  Q2 X 2 630.2,1  345, 6.1, 79
U 2    0,194kV
1000.U dd 1000.10

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 34


Bài giảng Lưới điện phân phối
P3R 3  Q3X3 350, 2.2,1  174, 2.1, 79
U3    0,107kV
1000.U dd 1000.10
P4 R 4  Q4 X 4 450, 2.2,1  279.1, 79
U 4    0,145kV
1000.U dd 1000.10
Tổn thất điện áp từ nguồn đến các nút tải 1,2,3,4:
U01  U1  0, 418kV
U02  U1  U 2  0, 418  0,194  0, 612kV
U03  U1  U 2  U3  0, 418  0,194  0,107  0, 719kV
U04  U1  U4  0, 418  0,145  0,563kV
Điện áp các nút:
U1  10,5  0, 418  10, 082kV ; U 2  10,5  0, 612  9,888kV
U3  10,5  0, 719  9, 781kV; U 4  10,5  0,563  9,937kV
Điện áp thấp nhất ở nút 3, TTĐA % là: (0,719/10).100=7,19%
Tính tổn thất công suất:
P12  Q12 13502  751,32
P1  R1  2,1  50,13kW
1000.U2dd 1000.102
P12  Q12 13502  751,32
Q1  X1  1,79  42,85kVAr
1000.U2dd 1000.102
P22  Q22 6302  341,62
P2  R 2  2,1  10,79kW
1000.U2dd 1000.102
P22  Q22 6302  341,62
Q2  X2  1,79  9, 22kVAr
1000.U2dd 1000.102
P32  Q32 3502  174, 22
P3  R 3  2,1  3,36kW
1000.U2dd 1000.102
P32  Q32 3502  174, 22
Q3  X3  1,79  2,87kVAr
1000.U2dd 1000.102
P42  Q24 4502  2792
P4  R 4  2,1  5,89kW
1000.U2dd 1000.102
P42  Q42 4502  2792
Q4  X 4  1,79  5,63kVAr
1000.U2dd 1000.102
Tổng TTCS: P  70,16kW; Q  59,97kVAr
TTCS TD%: P%  70,16.100 /1350  5, 2% .
Công suất yêu cầu ở nguồn:
P0  1350  70,16  1420,16kW ;
Q0  751,3  60  811,3kVAr
b. Lưới PP có phụ tải phân bố đều
Trường hợp đặc biệt của LĐPP cả trung và hạ áp là trường hợp LPP có phụ tải phân bố đều,
xét đường dây có phụ tải phân bố đều như hình vẽ:
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 35
Bài giảng Lưới điện phân phối

Hình 3.3. Phụ tải phân bố đều


Mật độ phụ tải p0(kW/km), chiều dài đường dây L(km), điện trở đơn vị là r0(Ω/km).
p0 .x.r0
Trên 1 phần tử dx của đường dây có TTĐA là: dU  dx . Trong đó, p0.x là công
U dd
suất yêu cầu trên đoạn x, công suất này đi qua đoạn dx và gây ra TTĐA.
TTĐA trên toàn đường dây là:
L
p0 .x.r0 .dx p0 .r0 .L2 P.R
U    
0
Udd 2Udd 2Udd
Trong đó, P = p0.L là công suất yêu cầu, R = r0.L là tổng trở của đường dây.
P.R  Q.X
Nếu xét cả CSPK thì: U 
2Udd
Ta thấy, TTĐA trong LPP đều bằng ½ trường hợp cũng công suất yêu cầu ấy đặt ở cuối
đường dây. Điều đó cho phép thay thế đoạn lưới có phụ tải phân bố đều bằng đoạn lưới có phụ tải
điểm cùng công suất nhưng đặt ở giữa đường dây (hình b)
Xét TTCS trên ĐZ phân bố đều, tổn thất trên đoạn dx là:
 p .x 
2
.r0 .dx
dP  0 2
U dd

Tổn thất trên toàn đường dây là:


 p0 .x 
L 2
.r0 .dx p20 .r0 .L3 P 2 .R
P    
0
U 2dd 3U 2dd 3U 2dd
Nếu tính cả CSPK Q thì:
P 2  Q2
P  2
R
3.Udd
Như vậy trong trường hợp phụ tải phân bố đều, TTCS chỉ bằng 1/3 tổn thất khi phụ tải tập
trung cuối đường dây.
Đường dây có phụ tải phân bố đều không thể thay thế bằng phụ tải tập trung đặt ở vị trí
bằng 1/3L về phía nguồn để tính như đối với điện áp được vì đây là quan hệ phi tuyến.
Ta thấy trong LPP có 1 đoạn nào đó phân bố đều thì để tính TTĐA có thể thay thế đoạn này
bằng phụ tải tập trung ở giữa đoạn nhưng cũng dùng sơ đồ này để tính TTCS thì không được.
Ví dụ 3.2: ĐZ 10kV như hình vẽ, dây AC-70, r0 = 0,46Ω/km; x0 = 0,359 Ω/km; mật độ phụ tải p0
= 400kW/km, cosφ = 0,9 (tgφ = 0,484). Tính TTCS trên toàn lưới.
Giải: Sơ đồ thay thế để tính TTĐA như hình b

Hình 3.4. Hình vẽ cho ví dụ 3.2


ThS. Phan Thị Hồng Phượng 36
Bài giảng Lưới điện phân phối
Q = P.tg = 1200.0484 = 580kVAr
Thông số ĐZ: R1  5.0, 46  2,3; X1  5.0,359  1, 795
R 2  3.0, 46  1,38; X 2  3.0,359  1, 077
Thông số ĐZ thay thế: R  6,5.0, 46  2,99; X  6,5.0,359  2,33
PR  QX 1200.2,99  580.2,33
Tính TTĐA: U    0, 494kV
1000U dd 1000.10
Tính TTCS, TTCS phải tính từng đoạn:
- Đoạn 2 có phụ tải phân bố đều:
P2  Q2 12002  5802
P2  R 2  1,38  9,93kW
1000.U2dd 3.1000.102
P 2  Q2 12002  5802
Q2  X2  1,077  7, 2kVAr
1000.U2dd 3.1000.102
P12  Q12 12002  5802
- Đoạn 1: P1  R1  2,3  40,58kW
1000.U2dd 1000.102
P12  Q12 12002  5802
Q1  X1  1,795  38,75kVAr
1000.U2dd 1000.102
Tổng TTCS: P  P1  P2  40,58  9,93  50,51kW
Q  Q1  Q2  38, 75  7, 2  45,95kVAr
c. Phương pháp lặp
Các phương pháp lặp Gauss – Seidel, Newton – Raphson và các biến thể của chúng là
Phương pháp chính xác để tính chế độ xác lập của LPP. Tuy nhiên các PP này phải sử dụng máy
tính có cài đặt phần mềm.
Các PP lặp được áp dụng khi phải tính chính xác chế độ vận hành khi điều khiển vận hành
lưới điện theo thời gian thực, khi tính hiệu quả các thiết bị bù,… phải tính đến các đặc tính tĩnh
của phụ tải.
3.2.2. Tính LPP trung áp theo công suất max của phụ tải
Đây là bài toán thường gặp nhất trong quy hoạch thiết kế LPP, khi đó công suất max của
phụ tải được tính toán cụ thể hoặc được dự báo cho năm thứ t trong tương lai.
1. Tính công suất max trên các đoạn lưới
a. Hệ số tham gia vào đỉnh và hệ số đồng thời

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 37


Bài giảng Lưới điện phân phối

Như đã nói ở trên, công thức tính phụ tải max của đoạn lưới 1: P1max = P’2m + P’3m. trong đó,
P’2m và P’3m gọi là công suất tham gia vào đỉnh chung của phụ tải 2 và 3, được xác định từ P’2max
và P’3max và hệ số tham gia vào đỉnh Ktd của từng phụ tải:
'
P2m  K td2 .P2max
' '
; P3m  K td3 .P3max
'

P1max cũng có thể tính theo hệ số đồng thời Kđt, P1max  Kdt P2max
'
 P3max
'

Hệ số Kđt thể hiện quan hệ giữa công suất max của 2 phụ tải 2 và 3 với công suất cực đại
chung của chúng. Từ đó ta có:
'
Kdt P2max  P3max
'

 K td2P2max
'
 K td3P3max
'

'
K td2 P2max  K td3P3max
'
P
Hay Kdt   ' 1max '
P2max  P3max
' '
P2max  P3max
Từ công thức này ta thấy rằng hệ số đồng thời chính là giá trị trung bình theo công suất của
hệ số tham gia vào đỉnh. Hệ số tham gia vào đỉnh và hệ số đồng thời được xây dựng theo thống
kê lâu dài hoạt động của phụ tải và lưới điện. Khi số phụ tải riêng biệt ít như ở LPP hạ áp, tính
toán theo hệ số tham gia vào đỉnh cho kết quả chính xác. Khi số phụ tải nhiều LPP trung áp thì
lúc đó hệ số đồng thời sẽ có giá trị ổn định, tính theo hệ số đồng thời sẽ vừa nhanh vừa chính xác.
Dưới đây là giá trị của hệ số tham gia vào đỉnh Ktd và hệ số đồng thời Kđt theo tài liệu Nga.

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 38


Bài giảng Lưới điện phân phối

Hệ số đồng thời theo TCVN, Kđt phụ thuộc số trạm phân phối đấu vào lưới điện trung áp:

Đối với ĐZ truyền tải 35–110kV hệ số đồng thời phụ thuộc số TTG hoặc số ĐZ truyền tải:

Ở lưới điện điện áp cao và siêu cao hệ số đồng thời rất gần 1 do đó có thể lấy bằng 1 để tính
toán, cho phép dùng các PP giải tích lưới điện trên cơ sở các luật Kiếchốp. Tuy nhiên trong 1 số
bài toán vẫn phải xét đến hệ số đồng thời, ví dụ như luận chứng các ĐZ liên lạc giữa các vùng
của HTĐ. Giữa phụ tải đô thị và phụ tải công nghiệp cũng có hệ số đồng thời, khi tính công suất
trạm 6, 10, 20kV cấp điện cho phụ tải đô thị và công nghiệp thì có thể tính theo bảng sau:

Sáng: số trên: đun điện; số dưới: không đun điện


Tối: số nhỏ: có 1 số xí nghiệp 1 ca; số lớn: chỉ có xí nghiệp 2, 3 ca
Nếu  20%, các hệ số đều lấy bằng 1
Nếu  400%, sáng: hệ số 1; tối: có xí nghiệp 1 ca: 0,25; toàn 2, 3 ca: 0,65
b. Phương pháp tính
Đối với LPP trung áp, phương pháp tính là tính theo hệ số đồng thời, bằng phương pháp này
ta tính được công suất max của các đoạn lưới, nghĩa là chế độ max riêng của chúng.
Để tính chế độ max phải giả thiết là các chế max riêng của các đoạn lưới xảy ra cùng thời
điểm, giả thiết này làm cho kết quả tính toán TTĐA và TTCS cao hơn thực tế, tuy nhiên vẫn chấp
nhận được.
Tổng công suất max trên đoạn lưới k:
Pk  Kdtk  Pi' ; Qk  Kdtk  Qi' , trong đó Qi'  Pi' .tgi'
iCk iCk

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 39


Bài giảng Lưới điện phân phối
Pi’ tgφi’ là công suất max của nút phụ tải I; Kđtk là hệ số đồng thời của đoạn lưới k phụ
thuộc số lượng trạm phân phối do đoạn lưới k cấp điện.
Ck là tập các phụ tải do đoạn lưới k cấp điện.
Công suất của đoạn lưới 1 (xuất phát từ nút 0) cũng là công suất yêu cầu lớn nhất của lưới
điện đối với nguồn. Sau khi tính được dòng công suất trên các đoạn lưới, ta tính ∆U, I, ∆P, ∆Q,
∆A cho từng đoạn lưới theo các công thức sau:
TTĐA trên đoạn lưới k là:
Pk R k  Qk X k
U k 
1000U dd
 kV, kW, kVAr, , kV 
U
TTĐA %: U%  100
U dd
TTĐA từ nguồn đến nút i: U0i   U
kUk
k

TTĐA đến các nút trung gian không cần tính vì chúng nhỏ hơn TTĐA đến các nút cuối.
TTĐA lớn nhất của lưới điện là giá trị max trong các ∆U0-i
Umax  max U0i 
Điện áp nút i: Ui  U0  U0i
c. Dòng điện nhánh
Giá trị tuyệt đối của dòng điện trên nhánh k được tính từ Pk và Qk và Udd theo công thức:
Pk2  Q2k Pk Sk2
Ik     A, kW, kVAr, kV
3.Ud1 3.Udd .cos 3.Ud1
Tổn thất công suất max trên đoạn lưới k tính như sau:
Pk2  Q2k
Pk  R k .103  kW, kW, kVAr, , kV
Udd
Pk2  Q2k
Qk  Xk .103  kVAr, kW, kVAr, , kV ;
Udd
n n
Cho toàn lưới: P   Pk ; Q   Qk , n là tổng số nhánh của LPP
1 1

P %  P .100 / Pk' , tính theo tổng công suất yêu cầu của phụ tải.
P %  P .100 / Pl , tính theo công suất yêu cầu thực tế (là công suất đoạn lưới 1)
Công suất yêu cầu lớn nhất đối với nguồn: P0 = P1 + ∆P; Q0 = Q1 + ∆Q
Công suất tổng của trạm trung gian là tổng công suất yêu cầu của các xuất tuyến, nếu như
các xuất tuyến đều có số trạm PP ứng với hệ số đồng thời nhỏ nhất, nếu không thì phải tính hệ số
đồng thời cho trạm trung gian, rồi tính công suất như sau:
n
PTTG  K dt  Pl' , QTTG tính tương tự như cho 1 đoạn lưới.
i 0

Nếu các xuất tuyến chia ra đô thị và công nghiệp thì tính theo hệ số đồng thời giữa 2 loại
này theo bảng ở trên.
d. Tổn thất điện năng trong 1 năm
Thời gian TTCS lớn nhất của đoạn lưới k là:
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 40
Bài giảng Lưới điện phân phối
 P .T
iCk
i
' '
max i

Tmax k 
Pk

i là thời gian TTCS lớn nhất của phụ tải thứ i


'
Tmax

 
2
k trên ĐZ k tính theo công thức:  k  0,124  Tmax .104 .8760

A k  Pk . k ; A  A k ; A%  A  .100 / A 


A   Pi' .Tmax
'
i là tổng điện năng yêu cầu của phụ tải.

Chi phí cho TTĐN là: YA  CA .A với CA là giá tiền 1 kWh điện năng tổn thất.
Ví dụ 3.3: Tính lưới điện 10kV như hình vẽ, biết các thông số: U0 = 10,5kV

Hình 3.5. Hình vẽ cho ví dụ 3.3


Công suất max của các phụ tải: P1’ = P2’ = 300kW; P3’ = 400kW; P4’ = 500kW;
cos  cos3'  0,9 ; cos2'  cos4'  0,85 ; Tmax1
'
1
'
 Tmax3
'
 2000h; Tmax2
'
 Tmax4
'
 2500h ; giá
1kWh điện năng CA = 500đ/kWh.
Thông số của lưới điện đã tính trong ví dụ 1:
R1  R 2  R 3  R 4  2,1; X1  X 2  X3  X 4  1,905
Giải: Tính công suất nhánh theo bảng hệ số đồng thời Việt Nam:
 
P1  Kdt1 P1'  P2'  P3'  P4'  0,9 300  300  400  500   1350kW

Q1'  P1' .tg1'  300.0, 484  145, 2kVAr

Q'2  P2' .tg2'  300.0, 62  186kVAr

Q3'  P3' .tg3'  400.0, 484  193, 6kVAr


Q'4  P4' .tg4'  500.0, 62  310kVAr

 
Q1  Kdt1 Q1'  Q'2  Q3'  Q'4  0,9 142,5  186  193,6  310   751,3kVAr

P2  Kdt 2  P  P   1.300  400  700kW


'
2
'
3

Q2  Kdt 2 Q  Q   1.186 193,6  379,6kVAr


'
2
'
3

P3  P3'  400kW; Q3  Q3'  193, 6kVAr


P4  P4'  500kW; Q4  Q'4  310kVAr
Tính tổn thất điện áp nhánh:
P1R1  Q1X1 1350.2,1  751,3.1,905
U1    0, 427kV
1000.Udd 1000.10
P2 R 2  Q2 X 2 700.2,1  379, 6.1,905
U 2    0, 219kV
1000.Udd 1000.10

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 41


Bài giảng Lưới điện phân phối
P3R 3  Q3X3 400.2,1  193, 6.1,905
U3    0,12kV
1000.Udd 1000.10
P4 R 4  Q4 X 4 500.2,1  310.1,905
U 4    0,164kV
1000.U dd 1000.10
Tổn thất điện áp từ nguồn đến các nút tải 1,2,3,4:
U01  U1  0, 427kV
U02  U1  U 2  0, 427  0, 219  0, 646kV
U03  U1  U 2  U3  0, 427  0, 219  0,121  0, 767kV
U04  U1  U4  0, 427  0,164  0,591kV
Điện áp các nút:
U1  10,5  0, 427  10, 073kV ; U 2  10,5  0, 646  9,854kV
U3  10,5  0, 767  9, 733kV ; U 4  10,5  0, 6346  9,8654kV
Điện áp thấp nhất ở nút 3, tổn thất điện áp % là: (0,767.100/10)=7,67%
Tính dòng điện nhánh:
P12  Q12 13502  751,32
I1    89, 2A
3.Udd 3.10

P22  Q22 7002  379,62


I2    45,98A
3.Udd 3.10

P32  Q32 4002  193, 62


I3    25, 66A
3.Udd 3.10

P42  Q42 5002  3102


I4    33,97A
3.Udd 3.10
Tính tổn thất công suất:
P12  Q12 13502  751,32
P1  2
R1  .2,1  50,13kW
1000.Udd 1000.102
P12  Q12 13502  751,32
Q1  2
X1  .1,905  45, 47kVAr
1000.Udd 1000.102
P22  Q22 7002  379,62
P2  2
R 2  .2,1  13,32kW
1000.Udd 1000.102
P22  Q22 7002  379,62
Q2  2
X 2  .1,905  12,08kVAr
1000.Udd 1000.102
P32  Q32 4002  193,62
P3  2
R 3  .2,1  4,15kW
1000.Udd 1000.102
P32  Q32 4002  193,62
Q3  2
X3  .2,1  3,76kVAr
1000.Udd 1000.102
P42  Q42 5002  3102
P4  2
R 4  .2,1  7, 27kW
1000.Udd 1000.102
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 42
Bài giảng Lưới điện phân phối
P Q 2
5002  3102
2
Q4  4
X4  4
2
.1,905  6,59kVAr
1000.U 1000.102
dd

Tổng tổn thất công suất: P  74,86kW; Q  67,91kVAr


Tổn thất CSTD %: P%  74,86.100 /1500  4,99%
Công suất yêu cầu ở nguồn:
P0  1350  74,86  1424,86kW; Q0  751,3  67,91  819, 21kVAr
Nhận xét: Công suất yêu cầu ở nguồn nhỏ hơn tổng công suất yêu cầu max của phụ tải, đó
là do các công suất max này không xảy ra đồng thời.
Tính tổn thất điện năng trong 1 năm:
Thời gian TTCS lớn nhất của đoạn lưới 1 là:
P1'Tmax1
'
 P2' Tmax2
'
 P3' Tmax3
'
 P4' Tmax4
'
Tmax1 
P1
300.2000  300.2500  400.2000  500.2500
  2518h
1350
1   0,124  Tmax1.104  .8760   0,124  2518.104  .8760  1237h
2 2

A1  P1.1  50,13.1237  62001kWh

P2' Tmax2
'
 P3' Tmax3
'
300.2500  400.2000
Tmax2    2214h
P2 700

 2   0,124  Tmax2 .104  .8760   0,124  2214.104  .8760  1045 h


2 2

A 2  P2 . 2  13,32.1045  14920kWh

P3' Tmax3
'
400.2000
Tmax3    2000h
P3 400

 3   0,124  Tmax3 .104  .8760   0,124  2000.104  .8760  920 h


2 2

A3  P3 . 3  4,15.920  3818kWh

P4' Tmax4
'
500.2500
Tmax4    2500h
P4 500

 4   0,124  Tmax4 .104  .8760   0,124  2500.104  .8760  1225 h


2 2

A 4  P4 . 4  7, 27.1225  8906kWh


A   12724kWh
Tổng điện năng yêu cầu:
n
A   Pi'Tmax
'
i  300.2000  300.2500  400.2000  500.2500  3400000 kWh
1

12724
A%  100  0,37%
3400000
Chi phí cho TTĐN 1 năm là:
YAA  CA .A A  500.12724  6362000 đ

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 43


Bài giảng Lưới điện phân phối
3.2.3. Tính LPP biết công suất max chung
Công suất max chung chính là công suất max của đoạn lưới 1, biết công suất max chung P 1,
biết CS max của các nút tải là Pi’. Giả thiết đồ thị phụ tải của tất cả các nút tải giống nhau, như
vậy tỉ lệ CS của các phụ tải này ở chế độ max chung là như nhau, ta tính công suất các nút tải ở
thời điểm max chung (CS tham gia vào đỉnh) như sau:
Pi'
Pi'm  P1 n

P
i 1
i
'

Sau khi có CS nút tải, ta áp dụng PP cộng phụ tải hay các PP lặp đã trình bày để tính.
Ví dụ 3.4: Cũng sơ đồ lưới điện như trên, biết: P1'  P2'  300kW; P3'  400kW; P4'  500kW ;
cos1'  cos3'  0,85; cos2'  cos4'  0,9 ; P1 = 1350kW; Q1 = 751,3kVAr
Giải: Tính công suất tham gia vào đỉnh của các nút tải:
P1' 300 P' 300
'
P1m  P1 n
 1350.  270kW ; P2m
'
 P1 n 2  1350.  270kW
P  Pi
' 1500 ' 1500
i
1 1

P3' 400 P' 500


'
P3m  P1 n
 1350.  360kW ; P4m
'
 P1 n 4  1350.  450kW
P  Pi
' 1500 ' 1500
i
1 1

Q1' 145, 2
'
Q1m  Q1 n
 751,3.  130,7kVAr
Q ' 834,8
i
1

Q'2
Q'2m  Q1 n
 167, 4kVAr ; Q3m
'
 174, 2kVAr; Q'4m  279kVAr
Q 1
'
i

Kết quả tính toán tiếp theo đã được thực hiện trong ví dụ 1. Trong thực tế phụ tải max
chung có thể lấy theo số liệu đo ở đầu đường dây hoặc có thể tính từ CS max của các nút tải hoặc
hệ số đồng thời.
3.3. Tính toán lưới phân phối trung áp 3 pha 4 dây
3.3.1 Tổn thất điện áp trên 1 đoạn lưới phân phối
Xét 1 đoạn lưới 3p4 trên hình vẽ.

Hình 3.6. Một đoạn lưới phân phối

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 44


Bài giảng Lưới điện phân phối
Các pha a, b, c có dòng điện Ia, Ib, Ic, dây trung tính n có dòng điện In. Điện áp giữa các pha
và trung tính ở đầu và cuối đoạn lưới là Uan, Ubn, Ucn; Ua’n’, Ub’n’, Uc’n’.
Giả thiết tổng trở riêng của các dây pha bằng nhau: Zaa  Zbb  Zcc ;
Tổng trở tương hổ giữa các dây pha bằng nhau: Zab = Zac = Zbc
Tổng trở tương hỗ giữa dây trung tính và các dây pha bằng nhau: Zan = Zbn = Zcn
Uan  Zaa .Ia  Zab Ib  Zab Ic  Zan In  Ua'n'   Znn In  Zan Ic  Zan Ib  Zan Ia 
Từ phương trình trên ta có TTĐA pha:
Ufa  Uan  Ua'n'   Zaa  Zan  Ia   Zab  Zan  Ib  Ic    Zan  Znn  In
Tương tự cho pha b, c:
Ufb  Ubn  Ub'n'   Zaa  Zan  Ib   Zab  Zan  Ia  Ic    Zan  Znn  In
Ufc  Ucn  Ub'n'   Zaa  Zan  Ic   Zab  Zan  Ia  Ib    Zan  Znn  In
Xét mạch vòng pha a – trung tính:
Ta biết: In    Ia  Ib  Ic  thay vào trên ta có:

Ufa  Uan  Ua'n'   Zaa  Znn  2Zan  Ia   Zab  Znn  2Zan  Ib   Zab  Znn  2Zan  Ic
Ufb  Ubn  Ub'n'   Zab  Znn  2Zan  Ia   Zaa  Znn  2Zan  Ib   Zab  Znn  2Zan  Ic
Ufc  Ucn  Uc'n'   Zac  Znn  2Zan  Ia   Zab  Znn  2Zan  Ib   Zaa  Znn  2Zan  Ic
Đặt Zs  Zaa  Znn  2Zan  R s  jXs là tổng trở riêng của mạch pha – trung tính
Zm  Zab  Znn  2Zan  R m  jX m là tổng trở tương hổ của pha i với mạch pha – trung tính.

Trong đó: Rs   Ra0  R tt0 .l; Rm  R tt0 .l

Xs   Xaa0  Xnn0  2Xan0 .l; Xm   Xab0  Xnn0  2Xan0 .l


l: chiều dài đoạn lưới (km); Ra0: điện trở dây pha; Rtt0: điện trở dây trung tính (Ω/km).
Dz
Cảm kháng riêng các pha: Xaa0  0,145.lg  / km
r
Dz
Cảm kháng riêng dây trung tính: X nn0  0,145.lg
rn
 / km
Dz
Cảm kháng tương hỗ giữa dây trung tính và các dây pha: Xan0  0,145.lg
Dan
 / km
Dz
Cảm kháng tương hỗ giữa các dây pha: Xab0  0,145.lg  / km
D
Dz = 1000m, là khoảng cách đủ bao cả phần đất tham gia vào quá trình tải điện.
D  3 Dab Dac Dca là khoảng cách trung bình giữa các dây pha và dây trung tính
r: bán kính dây pha (mm)
rn: bán kính dây trung tính (mm)
dòng điện pha i (i = a, b, c) tính theo công suất
Pi
Ii 
U fdd .cosi
 A, kW, kV
Pi: CS cuối đoạn lưới (kW); Ufdd = Udd/ 3 là điện áp pha; Udd là điện áp dây danh định (kV).

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 45


Bài giảng Lưới điện phân phối
Ta được: Ufa  Zs Ia  Zm  Ib  Ic 

Ufb  Zs Ib  Zm  Ia  Ic 
Ufc  Zs Ic  Zm  Ia  Ib 
Nếu biết góc giữa Ia và Ua’n’ là φAA; góc giữa Ib và Ua’n’ là φBA; góc giữa Ic và Ua’n’ là φCA
thì thành phần dọc trục của tổn thất điện áp là:
Ufa  Ia cosAA .Rs   IbcosBA  IccosCA  R m  Ia sin AAXs   Ib sin BA  Ic sin CA  Xm
Tương tự cho pha b và c:
Ufb  IbcosBB.Rs   IccosCB  Ia cosAB  Rm  Ib sin BBXs   Ic sin CB  Ia sin AB  Xm
Ufc  IccosCC.Rs   Ia cosAC  IbcosBC  R m  Ic sin CCXs   Ia sin AC  Ib sin BC  Xm
Nếu góc φ của dòng điện và điện áp tương ứng bằng nhau
như hình đồ thị vecto, góc giữa Ufb và Ufa = 1200, góc giữa Ufc
và Ufa = -1200 thì AA   ; BA  1200   ; CA  1200  
Khi đó ta có:

  
U fa  Ia cos.R s   I b cos 1200    Ic cos 1200    R m 
  
Ia sin  Xs   I b sin 1200    Ic sin 1200    X m 
Tương tự cho pha b và c:

  
U fb  I b cos.R s   Ic cos 1200    Ia cos 1200    R m 
  
I b sin  Xs   Ic sin 1200    Ia sin 1200    X m 
  
U fc  Ic cos.R s   Ia cos 1200    I b cos 1200    R m 
  
Ic sin  Xs   Ia sin 1200    I b sin 1200    X m 
Trong công thức tính TTĐA, đơn vị tính dòng điện là A, tổng trở là Ω thì TTĐA là V.
Ví dụ 3.5: Cho biết dây pha là AC – 120, R0 = 0,27Ω/km, r = 7,6mm; dây trung tính là AC – 70,
R0 = 0,46Ω/km, rn = 5,7mm. Dan = 7m, D = 2,5m; Udd = 22kV; Ufdd = 12,7kV; l = 1km.
Pa = 1000kW; cosφa = 0,9; Pb = 1100kW; cosφb = 0,9; Pc = 1050kW; cosφb = 0,9. Tính
TTĐA trên các pha.
Giải: Tính dòng điện trên các pha:
Pa 1000
Ia    87, 49A ; Ib  96, 24A; Ic  91,86A
Ufdd cosa 12, 7.0,9
Xaa  l.Xaa 0  0, 7859; Xab  l.Xab0  0, 4086
Xan  l.Xan0  0,3125; X nn  l.X nn0  0,804
Xs  Xaa  X nn  2Xan  0,965; X m  X ab  X nn  2X an  0,588
Ufa  32, 498V; Ufb  44,857V; Ufc  34,937V
3.3.2 Tính LPP 3 pha 4 dây theo công suất max của phụ tải
TTĐA và TTCS trong chế độ max chung của LPP 3p4 được tính như ở LPP 3p3 theo 1
trong 2 cách sau:
- Theo CS max của phụ tải với giả thiết chế độ max riêng của các đoạn lưới xảy ra đồng thời.

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 46


Bài giảng Lưới điện phân phối
- Theo CS max chung, PP phân chia công suất cho các nút tải cũng như với LPP 3p3.
Công suất trên các đoạn lưới phải tính riêng cho từng pha, sau đó tính TTĐA cho từng đoạn
lưới theo PP đã trình bày trong mục 3.1.1. Dưới đây trình bày PP tính theo CS max của phụ tải.
1. Dòng công suất trên các đoạn lưới
Pkj  KdtK  Pi' ; Qkj  KdtK  Qi' ; j  a, b,c
iCkj iCkj

Ckj: tập các phụ tải do pha j nhánh k cấp điện


2. Tính tổn thất điện áp
TTĐA trên từng đoạn lưới được tính theo các công thức trong mục 3.1.1
TTĐA từ nguồn đến từng nút tải I cho từng pha a, b, c là:
U0ij   U
kDn
kj ; Ukj là TTĐA trên pha j đoạn lưới k

3. Tổn thất công suất trên pha j đoạn lưới k


Pkj2  Q2kj
Pkj  2
R kj .103  kW, kW, kVAr, , kV
U fdd

Pkj2  Q2kj
Qkj  2
Xkj .103  kVAr, kW, kVAr, , kV 
Ufdd
n
Tổng tổn thất công suất: P    Pkj
k 1 j a,b,c

4. Tính tổn thất điện năng


Thời gian TTCS lớn nhất của pha j, đoạn lưới k là:
 P .T
iCkj
'
ij
'
max ij

Tmax kj 
Pkj'
Tmaxi’ là thời gian TTCS lớn nhất của phụ tải nút i, k trên ĐZ k tính theo:

 k   0,124  Tmax k .104  .8760; A kj  Pkj. kj


2

Tổng tổn thất điện năng là:


n
A    A kj
k 1 j a,b,c

3.3.3 Tính LPP 3 pha 4 dây khi phụ tải phân bố đều
Nếu biết chắc chắn phụ tải được phân đều cho các pha sao cho TTĐA trên từng pha bằng
nhau thì có thể thay thế lưới 3p4 bằng lưới 3p3 tương đương để tính TTĐA. Khi đó mỗi phụ tải 1
pha đều được coi là 3 pha sau đó tính lưới điện như là tính lưới 3p3, chỉ có khác là dùng điện áp
pha để tính.
Bằng cách này chỉ tính được TTĐA, để phân pha cho các phụ tải, tính cho chế độ max, cho
1 phân pha ban đầu, tính TTĐA cho các pha theo cách tính trong mục 3.3.1 hay tính theo cách
dùng LPP 3p3 đẳng trị. Nếu TTĐA các pha lệch nhau nhiều thì hiệu chỉnh phân pha ban đầu rồi
tính lại cho đến khi đạt kết quả.
3.4. Tính lưới phân phối hạ áp
3.4.1 Lưới hạ áp 3 pha đối xứng

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 47


Bài giảng Lưới điện phân phối
Nếu đường trục 3 pha có các nhánh cũng 3 pha có phụ tải trên các pha bằng nhau thì có thể
xem là lưới 3 pha đối xứng, dòng trong dây trung tính không đáng kể.
LPP hạ áp được tính theo hệ số tham gia vào đỉnh. Công suất đỉnh tối hoặc đỉnh sáng của 1
đoạn lưới k được tính theo công thức:
Pk   K tdi Pi' ; tgk   Pi' tgi' / Pi'
iCk iCk

Q k  Pk tgk ; hoặc Q k  K tdi Qi'


Ck là tập phụ tải do đoạn lưới k cung cấp điện; Ktđi là hệ số tham gia vào đỉnh của phụ tải i.
CS của 1 TPP cũng tính theo công thức trên, tính cho tất cả các phụ tải do TPP cấp điện.
Từ các công thức trên có 1 nhận xét đáng chú ý sau: Đz hạ áp cung cấp điện cho phụ tải hỗn
hợp hiệu quả hơn cung cấp điện cho phụ tải đồng nhất: cùng 1 khả năng tải nhưng cung cấp được
nhiều điện năng hơn.
Ví dụ 3.6: Tính công suất trên các đoạn lưới cho lưới điện như hình vẽ.

Hình 3.7. Hình vẽ cho ví dụ 3.6


Giải: Phụ tải max trên mỗi đoạn lưới tính theo hệ số tham gia vào đỉnh trong bảng 3.1 mục
3.2.2.1. Giả thiết đun bằng ga:
P1  0,9 30  30  20  0,4.10  0,4.20  84kW
P2  0, 4.10  0,9.30  31kW; P3  30kW ; P4  0, 4.20  0,9.20  26kW
Bốn đoạn lưới trên có phụ tải max vào tối vì tỷ trọng cao của phụ tải nhà ở, riêng đoạn lưới
5 cấp điện cho riêng bệnh viện sẽ có phụ tải max vào sáng: P5 = 20kW
Nếu không tính theo hệ số tham gia vào đỉnh mà cộng thẳng các phụ tải thì công suất trên
đoạn 1 là 110kW, thiết kế lưới theo công suất này sẽ gây tổn thất kinh tế.
Nếu biết giá trị phụ tải ở cùng 1 thời điểm thì có thể tính theo hệ số tham gia vào đỉnh =1
3.4.2. Tính lưới phân phối hạ áp không đối xứng
Lưới hạ áp không đối xứng là ĐZ hạ áp trên đó là các phụ tải 1 pha, cách tính lưới điện này
giống như tính LPP trung áp 3p4.
Riêng bài toán bố trí đèn đường (hình 3.8) với giả thiết cosφ = 1, sinφ = 0 có thể tính đơn
giản như sau (thay cos và sin vào công thức ta được):
Ufa  MA  R0  R tt0   0,5  MB  MC  R tt0
Ufb  MB  R0  R tt0   0,5  MA  MC  R tt0

Ufc  MC  R0  R tt0   0,5  MA  MB  R tt0


Với M A  IAi .Ii ; M B  IBi .Ii ; MC  ICi .Ii ; MA, MB, MC là momen phụ tải các pha.
IAi, IBi, ICi là dòng điện từ nguồn đến điểm i, là điểm đấu phụ tải

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 48


Bài giảng Lưới điện phân phối
li là khoảng cách từ nguồn đến phụ tải i
Nếu lấy đơn vị dòng điện là A, điện trở R là Ω thì đơn vị ∆U là V.
Trong thực tế nhiều khi cho biết công suất và cosφ, tính ra dòng điện I:
P
1 pha + trung tính: I 
U fdd .cos
P
2 pha + trung tính: I 
2Ufdd .cos
P
3 pha + trung tính: I 
3Ufdd .cos
Ví dụ 3.7: Xét lưới điện hình 3.8a cấp điện cấp điện cho các đèn đường 240W đặt trên các pha.
Giải: Dòng điện phụ tải IA = IB = IC = P/Ufdd = 240/220 = 1,1A
Tính momen phụ tải cho từng pha:
M A  IA l  1,1.200  1,1.800  1100
M B  IBl  1,1.400  1,1.1000  1540
MC  ICl  1,1.600  1,1.1200  1980

Ufa  1100 3,12  4,5.103  0,5.4,5.103 1540 1980  0,462V


Ufb  1540 3,12  4,5.103  0,5.4,5.103 1100 1980  1,805V

Ufc  1980 3,12  4,5.103  0,5.4,5.103 1100 1540  9,148V


Ta thấy tổn thất trên các pha lệch nhau nhiều và sơ đồ đấu đèn như vậy không đúng, cần
phải đấu lại như hình 3.8b, ∆U các pha sẽ bằng nhau.

Hình 3.8. Sơ đồ bố trí đèn đường cho ví dụ 3.7


CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Vì sao khi tính lưới điện áp trung áp phải dùng hệ số đồng thời, còn tính lưới điện hạ áp
dùng hệ số tham gia vào đỉnh?
2. Khi nào không cần tính đến hệ số đồng thời?
3. Thế nào là chế độ max riêng của từng đoạn lưới điện và chế độ max chung của toàn lưới
điện?
4. Trong chế độ max chung của toàn lưới điện, dòng công suất của các đoạn lưới có phải
max không, vì sao?
5. Cách tính chế độ max riêng và chung khác nhau như thế nào?

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 49


Bài giảng Lưới điện phân phối
6. Vì sao trong tính toán thực tế thường giả thiết có độ max riêng của các phần tử trùng với
chế độ max chung của lưới điện? Tính như vậy thông số nào cho kết quả đúng và thông số
nào cho kết quả gần đúng?
7. Vì sao lưới điện có phụ tải phân bố đều cho phép dùng sơ đồ thay thế với ½ phụ tải đấu
vào giữa đoạn lưới điện có phụ tải phân bố đều để tính toán điện áp, còn để tính công suất
không cho phép dùng sơ đồ thay thế?
8. Vì sao khi tính lưới 3p4 và lưới hạ áp phải dùng sơ đồ 4 dây? Trong trường hợp nào có
thể dùng sơ đồ 1 dây để tính?

CHƯƠNG 4: ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRONG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI


4.1. Tổng quan
Điều chỉnh điện áp trong lưới điện là một nhiệm vụ trong vận hành lưới điện, khi vận hành
lưới điện người ta luôn quan tâm đến chất lượng điện năng, Chất lượng điện năng là chất lượng
điện áp và chất lượng tần số.
Chất lượng tần số được đánh giá bằng:
- Độ lệch tần số so với tần số định mức ∆f = (f-fđm)100/fđm
- Độ dao động tần số: đặc trưng bởi độ lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tần số khi
tần số biến thiên nhanh với tốc độ lớn hơn 1%/s.
Tần số được đảm bảo bằng cách điều khiển cân bằng CSTD chung trong toàn HTĐ, thực
hiện trong các nhà máy điện.
Chất lượng điện áp gồm 4 chỉ tiêu cơ bản:
- Độ lệch điện áp so với điện áp định mức của lưới điện
U  U dm
U  100  % , U là điện áp thực tế trên thiết bị dùng điện,  U   5%
U dm
Nguyên nhân gây ra độ lệch điện áp: TTĐA trên lưới điện, sự biến đổi theo thời gian của
phụ tải điện. Điện áp ảnh hưởng đến công tác của thiết bị điện: khi điện áp quá cao làm tăng dòng
điện trong thiết bị dùng điện, tăng độ phát nóng làm già hóa cách điện dẫn đến giảm tuổi thọ của
thiết bị dùng điện và của cả thiết bị của lưới điện. Còn khi điện áp thấp quá làm cho các thiết bị
dùng điện giảm công suất, nhất là đèn điện. Điện áp thấp gây ra phát nóng phụ cho các thiết bị
điện quay, giảm tuổi thọ năng suất công tác, hỏng sản phẩm,..nếu thấp quá nhiều thì thiết bị điện
không làm việc được. Đèn điện là thiết bị nhạy cảm nhất với sự biến thiên điện áp, dễ cháy khi
điện áp cao và giảm độ sáng khi điện áp thấp.
Độ lệch điện áp là tiêu chuẩn điện áp quan trọng nhất ảnh hưởng lớn đến giá thành HTĐ.
Giới hạn cho phép của độ lệch điện áp được qui định ở VN là: ±5% so với điện áp định
mức, ở vùng nông thôn cho phép +5% hoặc -10%.
Các thiết bị điều chỉnh điện áp nhằm đảm bảo độ lệch điện áp trong giới hạn cho phép.
- Độ dao động điện áp: độ biến thiên nhanh của điện áp được cho bởi công thức:
U max  U min
V  100  % ,
U dm
tốc độ biến thiên từ Umax đến Umin không nhỏ hơn 1%/s
Nguyên nhân gây ra dao động điện áp: khởi động động cơ, chế độ làm việc của một số thiết
bị công nghệ, đóng cắt tụ bù,…Dao động điện áp gây ra dao động ánh sáng làm hại mắt người lao
động, gây nhiễu radio, TV và các thiết bị điện tử.
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 50
Bài giảng Lưới điện phân phối
Dao động điện áp cho phép trên cực các thiết bị chiếu sáng: V  1 6 / n , n là số dao
động trong 1 giờ. Theo tiêu chuẩn này nếu 1 giờ có 1 dao động thì biên độ được phép là 7%.
Đối với các thiết bị có sự biến đổi đột ngột công suất trong vận hành chỉ cho phép ∆V đến
1,5%. Đối với các phụ tải khác không được chuẩn hóa, nhưng nếu ∆V lớn hơn 15% sẽ dẫn đến
hoạt động sai của khởi động từ và các thiết bị điều khiển.
Tiêu chuẩn dao động điện áp còn được cho dưới dạng đồ thị như trên hình vẽ

Hình 4.1. Tiêu chuẩn dao động điện áp


∆T là khoảng thời gian giữa 2 lần dao động kế tiếp, m là số dao động trong 1 giờ. Biện pháp
giảm độ dao động là thiết kế lưới điện đúng, tính đến các dao động điện áp có thể, hạn chế biên
độ của các dao động điện áp dưới mức cho phép.
- Độ không đối xứng: Phụ tải các pha KĐX nên điện áp các pha KĐX, sự không đối xứng
này được đặc trưng bởi thành phần thứ tự nghịch U2 và thứ tự không U0 của điện áp, trên hình
4.2a cho thấy thành phần thứ tự nghịch làm cho điện áp dây và pha đều không đối xứng, thành
phần thứ tự không làm cho điện áp pha không đối xứng còn điện áp dây vẫn đối xứng (hình 4.2b)

Hình 4.2. Đồ thị vecto điện áp các pha


Điện áp không đối xứng làm giảm hiệu quả công tác và tuổi thọ của thiết bị dùng điện, giảm
khả năng tải của lưới điện và tăng TTĐN.
Tiêu chuẩn qui định trên lưới điện sinh hoạt U2 không được vượt quá giá trị làm cho điện áp
thực trên cực thiết bị dùng điện thấp hơn giá trị cho phép. Trên cực thiết bị dùng điện 3 pha đối
xứng U2 và U0 không được vượt quá 2%Udd. Trên cực các động cơ không đồng bộ U2 cho phép
được xác định riêng theo điều kiện phát nóng và có thể lớn hơn 2%. Biện pháp khắc phục hiện
tượng không đối xứng của điện áp là các thiết bị cân bằng điện áp.
- Độ không sin: Các thiết bị dùng điện có đặc tính phi tuyến: bộ chỉnh lưu, tiristor…làm
biến dạng đường đồ thị dòng điện dẫn đến biến dạng đồ thị điện áp khiến nó không còn sin nữa,
xuất hiện sóng hài bậc cao Uj, Ij, các sóng hài bậc cao này góp phần làm giảm điện áp trên đèn

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 51


Bài giảng Lưới điện phân phối
điện và thiết bị sinh nhiệt, làm tăng thêm tổn hao sắt từ trong động cơ, tổn thất điện môi trong
cách điện, tăng tổn thất trong lưới điện và thiết bị dùng điện, giảm chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của
HTCCĐ, gây nhiễu radio, TV và các thiết bị điện tử, điều khiển khác…
Tiêu chuẩn qui định: U j  
j3,5,7
U 2j  5%U1 ,

U1 là trị hiệu dụng của sóng hài bậc nhất của điện áp. Biện pháp khắc phục là dùng các thiết
bị lọc sóng bậc cao.
Trong các tiêu chuẩn chất lượng điện áp trên đây, độ lệch điện áp so với điện áp định mức
là tiêu chuẩn cơ bản. Điều chỉnh độ lệch điện áp là công việc khó khăn và tốn kém nhất, được
thực hiện đồng bộ trên toàn HTĐ, các tiêu chuẩn còn lại có tính địa phương và được điều chỉnh
cục bộ ở các xí nghiệp.
Chất lượng điện áp được đảm bảo nhờ các biện pháp điều chỉnh điện áp trong lưới điện
truyền tải và phân phối. Các biện pháp điều chỉnh điện áp và thiết bị cần thiết để thực hiện được
chọn lựa trong quy hoạch và thiết kế lưới điện và được hoàn thiện thường xuyên trong vận hành,
các tác động điều khiển được thực hiện trong vận hành gồm có các tác động dưới tải và ngoài tải.
Điều khiển dưới tải được thực hiện tự động hoặc bằng tay từ xa hoặc tại chổ.
4.2. Mục đích và phương thức điều chỉnh điện áp trong lưới điện
a. Mục đích điều chỉnh điện áp
Điều chỉnh điện áp là 1 trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong vận hành lưới điện,
mục đích của việc điều chỉnh điện áp là đảm bảo chất lượng điện năng cho phụ tải điện, trước hết
là độ lệch điện áp so với định mức trên cực các thiết bị dùng điện. Độ lệch điện áp là tiêu chuẩn
chung, quan trọng nhất đối với mọi loại phụ tải điện, được điều chỉnh chung cho mọi LPP điện.
Còn các tiêu chuẩn khác như độ dao động, độ không đối xứng và độ không sin có tính cục bộ
được hạn chế đến mức cho phép nhờ các biện pháp điều chỉnh cục bộ ở những nơi cần thiết.
- Độ lệch điện áp so với điện áp định mức:
U  U dm
U  100  % , U là điện áp thực tế trên thiết bị dùng điện
U dm
Tiêu chuẩn chất lượng điện áp qui định: độ lệch điện áp trên cực thiết bị dùng điện không
được vượt ra ngoài phạm vi cho phép:  U   U   U , thường là  U   5%
- Hiệu quả kinh tế trong vận hành: giảm thiểu tổn thất điện năng và TTĐA
TTCS và TTĐN phụ thuộc vào điện áp:
P 2  Q2
P  R
U2
Nếu P, Q biến thiên ít thì ∆P tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp trong lưới cao áp, nếu
điện áp vận hành càng cao thì tổn thất càng nhỏ. Ở lưới trung hạ áp mức giảm ∆P còn phụ thuộc
vào sự biến thiên của công suất thực dùng theo điện áp, nhiều trường hợp điện áp thấp có lợi hơn.
Ở lưới điện 500kV còn phải xét đến tổn thất vầng quang, tổn thất này tỉ lệ thuận với điện áp, khi
thời tiết tốt tổn thất vầng quang nhỏ thì điện áp cao có lợi nhưng khi thời tiết xấu điện áp thấp có
lợi hơn.
- Đảm bảo an toàn cho lưới điện và HTĐ: Các thiết bị phân phối điện như MBA, thiết bị
đóng cắt, sứ cách điện…trong chế độ làm việc bình thường chỉ có thể chịu được điện áp max
trong khoảng từ 5-10% điện áp định mức. Do đó phải điều chỉnh điện áp sao cho không vượt quá
giới hạn cho phép. Đối với nút tải lớn và HTĐ điện áp ảnh hưởng đến ổn định điện áp và ổn định
tĩnh nên cũng phải chú ý khi điều chỉnh điện áp.
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 52
Bài giảng Lưới điện phân phối
b. Phương thức điều chỉnh điện áp
Xét lưới điện như hình vẽ.

Hình 4.3. Sơ đồ thay thế lưới điện


Điều chỉnh điện áp ở đây là điều chỉnh modun của điện áp, modul điện áp chủ yếu do thành
phần dọc trục của điện áp quyết định.
Điện áp U1 tại nút 1 khi biết điện áp U0 tại nút nguồn 0 và bỏ qua TTCS trên Đz là:
PR  QX
U1  U0 
U0
Ta thấy, điện áp nút 1 phụ thuộc vào điện áp nguồn U0, CS P và Q, R, X. Như vậy muốn
điều chỉnh điện áp tại nút 1 có thể tác động vào 3 thành phần: U0, P và Q, R và X.
Đối với lưới cao và siêu cao áp: điện trở nhỏ hơn nhiều so với điện kháng do đó ta có:
QX
U1  U0 
U0
Ta thấy điện áp trên các nút hệ thống chỉ phụ thuộc vào Q
Ở lưới điện điện áp thấp hơn, điện áp phụ thuộc cả vào P và và Q. Tuy nhiên có thể thấy
ngay là không thể điều chỉnh dòng công suất tác dụng vì đó là công suất yêu cầu của phụ tải.
Điện trở của lưới điện trung hạ áp có ảnh hưởng đến điện áp nên có thể chọn tiết diện dây
để bảo đảm điện áp, còn trên lưới cao và siêu cao áp điện trở ít ảnh hưởng đến điện áp do dùng
dây tiết diện lớn, nên không chọn tiết diện theo TTĐA mà chọn theo điều kiện kinh tế.
Như vậy điều chỉnh điện áp phải dựa vào điều chỉnh dòng công suất phản kháng Q hay hay
chính xác hơn là điều chỉnh cân bằng CSPK trong lưới điện và cảm kháng X.
Nếu nguồn điện là MFĐ thì điện áp trên cực của nó được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh
dòng kích từ.
Nếu nguồn là MBA trung gian thì điều chỉnh bằng cách điều chỉnh đầu phân áp. Điều chỉnh
đầu phân áp là điều chỉnh dòng CSPK, muốn điều chỉnh thành công thì lưới điện phải có đủ
nguồn CSPK. Dòng CSPK Q trên lưới điện được điều chỉnh bằng cách đặt tụ bù (bù ngang như
hình 4.3a tại nút tải làm giảm dòng CSPK lấy từ nguồn.
Q  Q1  Qb
Điện trở và cảm kháng được chọn trước theo điều kiện điện áp, đối với cảm kháng X nếu
quá lớn có thể dùng tụ bù dọc (hình b) để giảm bớt cảm kháng.
X  X L  XC
XL cảm kháng Đz, XC dung kháng của tụ điện
Điều chỉnh điện áp trên lưới điện có thể thực hiện dưới tải trong khi lưới điện đang làm việc
hoặc điều chỉnh ngoài tải: dừng công tác của lưới điện để điều chỉnh, nếu việc điều chỉnh phải
thực hiện nhiều lần trong ngày thì phải điều chỉnh dưới tải, nếu trong 1 năm cần điều chỉnh 1 vài
lần thì nên điều chỉnh ngoài tải vì lý do kinh tế, trong thực tế việc điều chỉnh được kết hợp giữa 3
hình thức:

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 53


Bài giảng Lưới điện phân phối
- Điều chỉnh tự động theo thời gian thực: nhằm đáp ứng tức thời các biến thiên nhanh của
điện áp đảm bảo an toàn cho HTĐ, đó là điều chỉnh kích từ ở máy phát, điều chỉnh đầu phân áp
tự động ở các MBA trung gian, điều chỉnh ở máy bù tĩnh SVC.
- Điều chỉnh dưới tải bằng tay: điều chỉnh đầu phân áp ở MBA trung gian, tụ bù
- Điều chỉnh ngoài tải: điều chỉnh đầu phân áp ở MBA phân phối, MBA trung gian, tụ bù
ngang, tụ bù dọc.
Nếu lưới có Đz 500kV thì phải thêm kháng bù ngang để điều chỉnh điện áp cho Đz này.
4.3. Điều chỉnh điện áp trong lưới điện phân phối
4.3.1. Đánh giá chất lượng điện áp trong lưới điện hạ áp
LPP – HA cấp điện cho đại bộ phận thiết bị dùng điện. Trong LPPHA chổ nào cũng có thể
đấu thiết bị dùng điện, do đó trong mọi điểm và thời điểm điện áp phảo thõa mãn tiêu chuẩn
 U    U xt   U  , với x là địa điểm, t là thời gian.
Tuy nhiên, có 2 vị trí và 2 thời điểm mà ở đó nếu CLĐA được đảm bảo thì cũng sẽ được
đảm bảo trong mọi điểm và thời gian còn lại đó là điểm đầu và (điểm B) và điểm cuối lưới hạ áp
(điểm A, là điểm có điện áp thấp nhất) trong 2 chế độ phụ tải max và min. Phối hợp các điều kiện
trên ta viết được 4 tiêu chuẩn, trong đó qui ước số 1 chỉ chế độ max, số 2 chỉ chế độ min:
 U    U Al   U  ;  U    U A2   U  ;  U    U B2   U  ;  U    U B1   U  (4.1)
Thể hiện trên đồ thị ta thấy độ lệch điện áp phải nằm trong vùng gạch chéo trên hình vẽ gọi
là vùng chất lượng.

Hình 4.4. Miền chất lượng điện áp


Nếu sử dụng tiêu chuẩn (4.1) thì phải đo đạc điện áp ở cả 2 điểm A và B trong 2 chế độ max
và min. Trong đó điểm A rất khó xác định, mặt khác nhiều khi chỉ cần đánh giá kỹ thuật LPP
trung áp . Do đó có thể quy đổi đánh giá chất lượng điện áp chỉ ở điểm B là điểm đầu của LPPHA
cũng là thanh cái hạ áp của trạm phân phối.
Ta biết:  UA1   U B1  U H1;  U A2   U B2  U H2
UH là TTĐA trên lưới hạ áp, thay vào (4.1) ta được:
 U    U Bl  U H1   U  ;  U    U B2  U H2   U 
 U    U Bl   U  ;  U    U B2   U 
Hai bất phương trình trên là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng điện áp ở điểm A quy về B, 2
bất phương trình sau là tiêu chuẩn ĐGCL điện áp ở điểm B. Dùng phép biến đổi ta có:
 U   U H1   U B1   U   U H1 ;  U   U H2   U B2   U   U H2
 U    U Bl   U  ;  U    U B2   U 

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 54


Bài giảng Lưới điện phân phối
Nếu 2 bất phương trình trên thõa mãn vế trái thì 2 phương trình sau cũng thõa mãn, còn nếu
2 phương trình sau thõa mãn vế phải thì 2 phương trình trên cũng thõa mãn do đó tiêu chuẩn chất
lượng điện áp còn là:
 U   U H1   U B1   U  ;  U   U H2   U B2   U  (4.2)
Hình 4.5 là đồ thị biểu diễn tiêu chuẩn (4.2), chế độ max ứng với công suất Pmax, còn chế độ
min ứng với công suất Pmin của phụ tải.
Tiêu chuẩn này được áp dụng như
sau: Cho biết ∆UH1 = 5% theo tiêu
chuẩn TTĐA trong LPPHA. Biết Pmax,
Pmin ta tính được ∆UH2 =
(Pmin/Pmax)∆UH1, sau đó lập đồ thị đánh
giá CLĐA như trên hình 4.5
Sau đó đo điện áp trên thanh cái
trạm phân phối trong chế độ max và min
tính UB1 và UB2. Đặt 2 điểm này vào đồ thị rồi nối chúng bằng 1 đường thẳng, đó là đường điện
áp thực tế. Nếu đường này nằm gọn trong miền chất lượng thì chất lượng điện áp của LPP là tốt
(đường 1). Nếu có phần nằm ngoài miền CLĐA như đường 2 và 3 thì chất lượng điện áp không
đạt yêu cầu. Tùy theo vị trí của đường điện áp mà có thể rút ra cách thức điều chỉnh. Ví dụ:
đường 2 không đạt yêu cầu nhưng có thể cải thiện bằng cách thay đổi đầu phân áp cố định
MBAPP, cụ thể là dùng đầu phân áp cao hơn. Đường điện áp sẽ tịnh tiến lên phía trên và đi vào
miền chất lượng điện áp. Trong trường hợp đường 3 thì không thể thay đổi đầu phân áp cố định
để cải thiện được, vì nếu chế độ max được cải thiện thì chế độ min sẽ hỏng, trường hợp này có
thể dùng biện pháp xoay ngang đường điện áp bằng cách điều áp dưới tải ở trạm trung gian hoặc
dùng tụ bù có điều chỉnh.
4.3.2. Diễn biến điện áp trong lưới điện: Xét lưới điện phân phối trên hình vẽ sau:

Hình 4.6. Diễn biến điện áp trong lưới điện


Ở chế độ max, nhờ điều áp dưới tải ở trạm trung gian, điện áp đầu nguồn đạt độ lệch E1.
TTĐA ∆UTA1 làm điện áp trên thanh cái trung áp của trạm PP giảm xuống (đường 1), nhưng nhờ
có đầu phân áp cố định ở MBAPP nên điện áp tăng lên thêm Ep; ở đầu ra của MBAPP điện áp lại
tụt xuống do TTĐA trong MBAPP ∆UB1; ở điểm A cuối LPPHA điện áp xuống thấp nữa do
TTĐA trong lưới hạ áp ∆UH1.
Ở chế độ min cũng tương tự (đường 2), độ tăng áp Ep do đặt đầu phân áp cố định giữ
nguyên giá trị cho chế độ min.
Nếu đường điện áp trong lưới hạ áp nằm gọn trong miền CLĐA (miền gạch chéo) thì chất
lượng điện áp của lưới là tốt, ngược lại là không tốt, cần phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh.
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 55
Bài giảng Lưới điện phân phối
Từ sơ đồ có thể lập các biểu thức tính toán:
 U B1  E1  UTA1  E p  U B1 ;  U B2  E 2  U TA2  E p  U B2
 U A1  U B1  U H1;  U A2  U B2  U H2
4.3.3. Phương thức điều chỉnh điện áp trong LPP
a. Phương thức chung: Trong các công thức vừa nêu ta thấy chỉ có TTĐA trong MBAPP là
không thể thay đổi được, còn tất cả các thành phần khác đều có thể thay đổi để điều chỉnh chất
lượng điện áp, các biện pháp điều chỉnh là:
- Điều chỉnh điện áp đầu nguồn E1 và E2 bằng cách điều áp dưới tải tự động hoặc bằng tay ở
MBATG. Trong 1 số trường hợp cũng có thể đặt đầu phân áp cố định ở các trạm này nhưng nói
chung là phải dùng MBA có điều áp dưới tải.
- Đặt đúng đầu phân áp cố định của MBAPP để đạt được độ tăng thêm điện áp Ep.
- Lựa chọn đúng dây dẫn để điều chỉnh TTĐA trên LPP trung và hạ áp. ∆U trên lưới trung
và hạ áp phải nhỏ hơn TTĐA cho phép tương ứng ∆UTACP, ∆UHACP.
Đó là 3 biện pháp chính được sử dụng phối hợp để điều chỉnh điện áp. Trong số ít trường
hợp riêng mà các biện pháp này vẫn không đủ hiệu quả thì có thể dùng các biện pháp phụ thêm:
- Bù CSPK ở phụ tải
- Bù dọc trên Đz trung áp
- Dùng các máy điều chỉnh điện áp
b. Tiêu chuẩn điều chỉnh điện áp: Độ tăng điện áp E1, E2 có 2 loại điều chỉnh:
- Điều chỉnh khác thường: giữ điện áp ở đầu nguồn LPP trung áp (thanh cái hạ áp của trạm
trung gian…) ở chế độ max E1 = 5%, ở chế độ min E2 = 0%. Trong tính toán chọn giá trị gần nhất
có thể theo đầu phân áp thực của MBA. Điều chỉnh này dùng cho phụ tải sinh hoạt, phụ tải đô thị,
nông thôn có độ chênh lệch phụ tải max/min cao. Thời gian của các chế độ xác định theo điều
kiện cụ thể của lưới điện.
- Điều chỉnh thường: giữ điện áp ở đầu ra trạm trung gian trong chế độ max và min bằng
nhau, giá trị cụ thể tùy thuộc kết cấu lưới điện và đồ thị phụ tải, trong các khoảng thời gian khác
nhau giá trị này có thể khác nhau. Điều chỉnh này dùng cho lưới điện công nghiệp cấp điện cho
phụ tải có đồ thị gần bằng phẳng.
c. TTĐA trên lưới điện: phải bằng hoặc nhỏ hơn giá trị cho phép, đã trình bày trong trên.
d. Đầu phân áp của MBAPP được chọn theo sơ đồ lưới điện và 2 tiêu chuẩn trên
4.3.4. Điều chỉnh điện áp ở MBATG
Tất cả các MBA ĐL đều có bộ phận điều chỉnh điện áp, có 2 loại điều chỉnh điện áp:
- Điều chỉnh ngoài tải, khi điều chỉnh phải cắt tải, điều chỉnh 1 số lần trong năm.
- Điều chỉnh dưới tải bằng tay hoặc tự động
a. MBA điều áp ngoài tải:
MBA điều áp ngoài tải có 5 đầu phân áp cố định như trên hình vẽ a.

Hình 4.7. Điều chỉnh điện áp ở MBATG


ThS. Phan Thị Hồng Phượng 56
Bài giảng Lưới điện phân phối
Các đầu phân áp được bố trí phía cao áp, đầu phân áp 0 là đầu giữa cho hệ số biến áp K0 =
UCđm/UHđm trong chế độ không tải.
Khi dùng đầu phân áp n kệ số biến áp Kn tăng n.e0/100 còn khi dùng đầu phân áp – n hệ số
biến áp giảm n.e0/100 so với K0, e0 là độ tăng, giảm điện áp với MBA có đầu phân áp cố định
thường e0 = 2,5%.
UCdm 1  n.2,5 /100  Upa  n 
K  n  K0 1  n.2,5 /100   
UHdm UHdm
Upa  n   UCdm 1  n.2,5 /100

Upa  n  là điện áp của đầu phân áp ±n, ý nghĩa của nó là: trong chế độ không tải của MBA
nếu muốn có điện áp phía hạ là UHđm thì dùng đầu phân áp ±n thì phải đặt vào phía cao Upa  n  .
Giá trị của UCđm và UHđm phụ thuộc vào loại máy tăng hay giảm áp và nhà chế tạo. MBA
giảm áp có UCđm = Udd của lưới điện phía cao còn UHđm = 1,05 hoặc 1,1Udd của lưới điện phía hạ.
Ví dụ 4.1 MBA hạ áp 2 dây quấn 16000kVA – 110/11kV, với máy này ta tính được Upa  n  :

b. MBA điều áp dưới tải


MBA nguồn thường được trang bị điều áp dưới tải (ĐADT) cho phép thay đổi đầu phân áp trong
vận hành để đạt điện áp ra cần thiết. Thay đổi đầu phân áp tức là tăng hoặc giảm số vòng dây nhất
định của cuộn cao áp do đó làm thay đổi hệ số biến áp. Có 2 loại điều áp dưới tải:
- Điều chỉnh dọc: điều chỉnh modul của điện áp.
- Điều chỉnh ngang: điều chỉnh góc pha giữa các điện áp trong lưới điện kín.
MBA điều chỉnh ngang dùng để điều chỉnh dòng công suất tác dụng trong lưới điện kín, còn
MBA điều chỉnh dọc điều chỉnh dòng CSPK và modul điện áp.
Điều chỉnh điện áp dọc và ngang có thể thực hiện nhờ MBA bổ trợ đấu vào MBA chính để
điều chỉnh điện áp.
Trên hình a là cách bố trí đầu phân áp ở MBA dây quấn, các đầu phân áp nằm ở phía cao áp
để dòng điện nhỏ dễ dập hồ quang xảy ra khi điều chỉnh đầu phân áp. Trên hình b,c,d là cách bố
trí đầu phân áp ở MBATN. Có 3 cách bố trí: ở trung tính (hình b), điều áp cuộn trung (hình c),
điều áp cuộn cao (hình d).
Hình e là sơ đồ MBA bổ trợ điều chỉnh ngang, hình f là sơ đồ MBA bổ trợ điều chỉnh dọc,
đó là các biến áp được ghép nối vào các MBA thường để điều chỉnh điện áp. MBA bổ trợ điều
chỉnh ngang có MBA phụ 3 lấy điện áp phu thêm từ pha C và B của MBA lực cộng vào điện áp
pha A trong MBA phụ 2. Vì điện áp phụ thêm e2 vuông góc với điện áp pha A cho nên nó làm
cho điện áp này quay đi 1 góc α tùy theo nâc điều chỉnh được chọn. MBA bổ trợ điều chỉnh
ngang dùng trong lưới điện kín để điều chỉnh dòng CSTD.

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 57


Bài giảng Lưới điện phân phối

Hình 4.8. MBA điều áp dưới tải


Máy điều chỉnh điện áp trên Đz: chỉ làm nhiệm vụ
điều chỉnh dọc, dưới tải có thể đấu trên Đz điện, được dùng
rộng rãi trong điều chỉnh điện áp, hình 4.9 mô tả sơ đồ máy
điều chỉnh điện áp.
Máy điều chỉnh dọc 3 lấy điện áp phụ thêm trực tiếp
từ cùng 1 pha với điện áp cần điều chỉnh trên MBA lực và
cộng vào nó trong MBA phụ 2. Vì 2 điện áp cùng pha nên
nó làm tăng hoặc giảm modul của điện áp được điều chỉnh.

Hình 4.9. Sơ đồ máy điều chỉnh điện áp


c. Cấu tạo của bộ phận điều chỉnh điện áp dọc
Các vòng dây phụ để điều chỉnh bao giờ cũng đặt ở phía cao áp để dòng thao tác nhỏ, dễ
dập hồ quang. Sơ đồ cho 1 pha của MBA ĐADT minh họa trên hình 4.10, có 2 loại: hạn chế dòng
điện cân bằng cuộn cảm X (hình a) và hạn chế dòng
điện bằng điện trở R (hình b). Trong sơ đồ K1, K2 là
các khởi động từ, TĐ là các tiếp điểm động, TC là
phần tinh chỉnh còn SC là phần sơ chỉnh.
MBA 2 dây quấn ĐADT có nhiều loại, ví dụ
19 đầu phân áp với e0 = 1,78%. Như vậy hệ số biến
áp thay đổi được ±9.1,78%. Ví dụ, MBA 115/11kV
như sau:

Hình 4.10 Bộ phân điều chỉnh điện áp dọc

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 58


Bài giảng Lưới điện phân phối

d. Tính chọn đầu phân áp ở MBATG


Ta có thể tính được đầu phân áp cần đặt cho từng chế độ vận hành khi biết điện áp đầu vào
trạm trung gian UC và điện áp yêu cầu ở phía trung áp Uyc một cách gần đúng như sau:
Có thể tính chuyển đổi điện áp yêu câu Uyc về phía cao áp:
U'C  Uyc .kB  UB , kB là hệ số biến áp, kB = Upa/UTđm
Upa là điện áp của đầu phân áp cần lựa chọn, UTđm là điện áp định mức phía trung, thường
bằng 1,1 hay 1,05Uđm của LPPTA (dùng kí hiệu T thay cho H vì tính cụ thể cho lưới trung áp).
Giả thiết rằng điện áp này phải bằng điện áp hiện có UC:
Upa UTdm
U'C  U yc .  UB  UC  Upa   UC  UB 
UTdm U yc
Sau khi tính được Upa ta chọn đầu phân áp gần nhất. Với Upa đã chọn theo công thức này và
với UC cho trước thì điện áp phía trung áp gần bằng điện áp yêu cầu U yc (lớn hoặc nhỏ hơn 1
chút).
Ví dụ 4.2: Chọn đầu phân áp cho MBATG Sbđm = 16000kVA, có 16 đầu phân áp x 1,78%;
115/11kV. Điện áp ra yêu cầu: E1 = 5%; E2 = 0%. Tính ra Uycmax = 10,5kV, Uycmin = 10kV. Chế
độ max có: UCmax = 118kV; ∆Ubmax = 4,5kV. Chế độ min UCmin = 115kV, ∆Ubmin = 2,2kV.
Giải: Tính cho chế độ max:
11
U pa max  118  4,5   118,9kV , chọn đầu tiêu chuẩn 119,1kV
10,5
U Tdm 11
Kiểm tra: U T max   U c max  U b max   118  4,5   10, 483kV , đạt yêu cầu.
U pa max 119,1
Tính cho chế độ min:
11
Upa min  115  2, 2   124,08kV , chọn đầu tiêu chuẩn 123,2kV
10
U Tdm 11
Kiểm tra: U T min   U c min  U b min   115  2, 2   10, 07kV , đạt yêu cầu.
U pa min 123, 2
e. Áp dụng MBA ĐADT trong HTĐ

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 59


Bài giảng Lưới điện phân phối
MBA ĐAĐT hoặc MBA bổ trợ cần được sử dụng ở tất cả các trạm khu vực trung gian cấp
điện cho lưới trung áp. ĐADT nhằm đạt được mức điện áp nguồn yêu cầu cho LPPTA, mà 2 giá
trị tiêu biểu là độ lệch điện áp E1 và E2 trong chế độ max và min.
- Nếu trạm mới đặt thì dùng ngay MBA ĐADT (hình 4.11a)
- Nếu cải tạo trạm cũ thì đặt thêm MBA bổ trợ hoặc máy điều chỉnh điện áp ở đầu ra phía
trung áp (hình 4.11b)
- Nếu yêu cầu điện áp ở 1 xuất tuyến khác yêu cầu điện áp chung thì đặt thêm 1 máy điều
chỉnh điện áp ở xuất tuyến này (hình 4.11c)
- Nếu các xuất tuyến chia thành nhóm có cùng yêu cầu điện áp thì có thể không cần đặt
MBA ĐADT mà đặt máy điều chỉnh điện áp cho từng nhóm xuất tuyến (hình 4.11d)
- MBA 3 cuộn dây: ĐADT chỉ có thể thõa mãn yêu cầu điện áp ở 1 đầu ra, vậy nếu cần phải
đặt thêm máy điều chỉnh điện áp cho đầu ra kia (hình 4.11e).

Hình 4.11. Chọn đầu phân áp MBATG


4.3.5. Đầu phân áp cố định ở MBA PP
Trên hình 4.12 là sơ đồ đầu phân áp cố định của MBAPP và bộ chuyển đổi. Các đầu phân
áp này chỉ có thể chuyển đổi khi MBA được cắt
khỏi lưới. MBA được chế tạo sao cho ở chế độ
không tải nếu điện áp đặt vào phía cao là UCđm thì
nếu dùng đầu phân áp số 1 thì điện áp phía hạ đúng
bằng UHđm, nếu dùng đầu phân áp số 2 thì UH =
UHđm(1+e0/100), e0 là độ tăng thêm điện áp giữa 2
đầu phân áp kế tiếp tính bằng %UHđm.
Nếu dùng đầu phân áp số 3 thì:
UH = UHđm(1+2e0/100)
Nếu dùng đầu phân áp N:
UH = UHđm(1+(N-1)e0/100)
Như vậy độ tăng thêm điện áp Ep ứng với đầu
phân áp N là: Hình 4.12
   N  1 e0  
100  U Hdm 1    U Hdm 
100  U H  U Hdm    100    N  1 e %
Ep     0 
U Hdm U Hdm
Bảng sau cho Ep của MBA 3 đầu phân áp với e0=5% và MBA 5 đầu phân áp với e0=2,5%.

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 60


Bài giảng Lưới điện phân phối
Đánh giá chất lượng điện áp và chuyển đổi đầu phân áp thực hiện hàng năm theo mùa khi
đồ thị phụ tải thay đổi nhiều.
4.3.6. Tính toán điều chỉnh điện áp
Tính toán điều chỉnh điện áp gồm kiểm tra chất lượng điện áp ở 1 trạm hạ áp nào đó, chọn
đầu phân áp cố định ở MBAPP, tính các biện pháp điều chỉnh cần thiết khác.
Do đo đạc và tính toán ta biết: E1, E2, ∆UTA1, ∆UTA2, ∆UH1, ∆UH2, ∆UB1, ∆UB2, Pmin, Pmax.
Từ các số liệu này tính được UB1, UB2 sau đó xây dựng đồ thị chất lượng điện áp.
 U B1  E1  UTA1  E p  U B1 ;  U B2  E 2  U TA2  E p  U B2
Miền CLĐA bị chặn trên bởi U+ và chặn dưới bởi đường nối 2 điểm: (U- + ∆UH2, Pmin) và
(U- + ∆UH1, Pmax).
Đặt điểm (UB2, Pmin) và (UB1, Pmax), nối lại ta được đường điện áp. Phân tích kết quả, rút
ra kết luận về biện pháp điều chỉnh.
Ví dụ 4.3: Chọn đầu phân áp cho MBAPP có các điều kiện sau:
E1 = 5%, E2 = 0%; ∆UTA1 = 7%; ∆UTA2 = 3%; ∆UH1 = 5%; ∆UH2 = 2%;
∆UB1 = 4%; ∆UB2 = 2%; U+ = 5%; U- = -5%. MBA có 5 đầu phân áp với e0 = 2,5
Giải:  U B1  5  7  E p  4  E p  6%;  U B2  0  3  E p  2  E p  5%;
 U   U H1  5  5  0%;
 U   U H2  5  2  3%;
Đầu phân áp 1: E p  0;  U B1  6;  U B2  5
Đầu phân áp 2: E p  2,5;  U B1  3,5;  U B2  2,5
Đầu phân áp 3: E p  5;  U B1  1, 0;  U B2  0
Đầu phân áp 4: E p  7,5;  U B1  1,5;  U B2  2,5
Đầu phân áp 5: E p  10;  U B1  4;  U B2  5
Hình 4.13 là kết quả đường 1 ứng với ĐPA 1. Ta
thấy ĐPA 1,2,3 không đạt yêu cầu vì đường điện áp có
phần nằm ngoài miền CLĐA. Các ĐPA 4 và 5 đạt yêu
cầu. Như vậy chọn đầu phân áp số 4 là tốt hơn cả vì
đường điện áp tương ứng nằm giữa miền chất lượng. Hình 4.13
Ví dụ 4.4: Đánh giá CLĐA của LPP có các thông số sau:
E1 = 4%; E2 = 5%; ∆UTA1 = 8%; ∆UTA2 = 4%; ∆UH1 = 6%; ∆UH2 = 3%; ∆UB1 = 4%;∆UB2 =
2%. MBA có 5 đầu phân áp với e0 = 2,5 đang dùng đầu phân áp 2 có Ep = 2,5.
Giải: Tính được:  U B1  4  8  2,5  4  5,5%;  U B2  5  4  2,5  2  1,5%
Đường điện áp là đường 6 trên hình 4.14. Ta thấy CLĐA không đạt yêu cầu và không thể
thay đổi đầu phân áp để điều chỉnh được, cách điều chỉnh duy nhất là xoay ngang đường điện áp
cụ thể là điều chỉnh E1 sao cho UB1 = 0. Ta tính được E1:
 U B1  E1  8  2,5  4  0 suy ra E1  7,5%
Một cách tự nhiên, nếu không điều chỉnh thì điện áp ở nguồn lúc chế độ min lớn hơn ở chế
độ max (E2 > E1), như vậy không thể đảm bảo chất lượng điện áp. Muốn đảm bảo CLĐA phải
điều chỉnh sao cho điện áp ở chế độ max lớn hơn ở chế độ min (E1 > E2), như vậy là phải đảo
ngược xu thế tự nhiên ta gọi là điều chỉnh ngược. Điều chỉnh ngược chỉ có thể thực hiện nhờ điều
áp dưới tải.
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 61
Bài giảng Lưới điện phân phối
Để khảo sát chế độ điện áp và tính toán điều chỉnh điện áp trong LPP thực tế dùng MTĐT
và các mô hình toán học đặc biệt.
4.3.7. Điều chỉnh điện áp bằng bù ngang và bù dọc
Trong 1 số trường hợp ∆U trên Đz trung áp quá lớn thì có thể giảm bằng cách đặt tụ bù
ngang hoặc bù dọc bằng tụ điện.
a. Bù ngang (hình 4.14a)
1
U  2
  Pi R i  Qi Xi 
10.Udm
Tổng xích ma lấy cho toàn Đz
Sau khi bù TTĐA giảm đi 1 lượng là:
1
U b  2
Qb .Xi
10U dm
Tổng xích ma lấy đến điểm đặt bù
Sau khi bù: U '  U  U B
Bản chất vấn đề không thay đổi nếu ta coi ∆U của lưới vẫn giữ nguyên nhưng đưa thêm vào đầu
nguồn độ tăng thêm điện áp ∆Ek:
1
E k  U b  2
Q b Xi
10U dm
Nếu biết ∆Ek, tính được Qb, khi Đz cùng tiết diện:
2
10Udm E k
Qb 
X
 kVAr, kV, W  , X là cảm kháng từ đầu Đz đến điểm đặt bù.
Nếu CSPK cần bù quá lớn thì có thể chia ra nhiều điểm bù (hình 4.14b), ta có phương trình
vô định:
2
10U dm E k
Qb1.X1  Qb2 .X 2 
X
Cân nhắc 1 số phương án ta sẽ chọn được địa điểm đặt và dung lượng bù hợp lý. Chú ý rằng
bù chỉ có hiệu quả khi X của lưới điện lớn (ĐZK) và khi cosφ của lưới trước bù thấp.
b. Bù dọc (hình 4.15)
Bù dọc là đặt tụ bù nối tiếp với Đz làm giảm cảm kháng Đz, đó đó giảm ∆U.
P.R  Q  X  XC 
U  2
10.Udm
Nếu biết độ tăng điện áp cần thiết ∆Ek và Q của phụ tải ta tính được XC.
2
10.U dm .E k
XC  , kV, kVAr 
Q

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 62


Bài giảng Lưới điện phân phối
Biết 1 tụ điện có điện áp định mức là U0 kV, công suất Q0 kVAr, tính được cảm kháng:
U02 .1000
XC0  , kV, kVAr 
Q0
Biết bộ tụ gồm m hàng, mỗi hàng n tụ (hình 4.15b) và biết XC tính được m và n:
n phải thõa mãn điều kiện về điện áp: n.U0 ≥ Ut, Ut là điện áp thực trên tụ điện.
S.X C
Ut   kV, kVA, , kV  suy ra:
1000. 3.U dd
S.X C
n
1000. 3.U 0 .U dd
m phải thõa mãn điều kiện về dòng điện:
m.I0  I; I0  Q0 / U0 ; I  S/ 3.Udd
I S.U 0 n.X C0
m  
I0 3.U dd .Q0 Q0 .X C
4.3.8. Các biện pháp giảm dao động điện áp, không đối xứng và không sin
a. Giảm dao động điện áp
Nguyên nhân gây dao động điện áp là:
- Khởi động các ĐC, sự thay đổi đột ngột công suất của động cơ CS lớn.
Theo tiêu chuẩn Liên Xô cũ, dao động trên đèn điện từ 1,5% đến 4% không được lớn hơn
10 lần trong 1 giờ. Nếu dao động lớn hơn 4% thì chỉ được phép 1 lần trong 1 giờ. Đối với các
thiết bị có phụ tải thay đổi mạnh cho phép dao động điện áp đến 1,5% không hạn chế số lượng.
Nếu điện áp giảm ngắn hạn đến 15% thì khởi động từ có thể không giữ được, gây cắt điện.
Dòng khởi động ngắn hạn của ĐC KĐB (có thành phần cảm kháng là chủ yếu) có thể gây ra trên
lưới điện có cảm kháng cao (thanh dẫn ĐZK) và kháng điện độ giảm áp lớn làm ảnh hưởng đến
quá trình làm việc bình thường của các ĐC đang làm việc hoặc đang khởi động. Nếu điện áp
giảm thấp quá thì bản thân DDC có thể khởi động không thành công, các máy bơm nước thường
gặp trường hợp này. Bảng sau cho khả năng gây dao động điện áp V% khi động cơ hạ áp khởi
động.

Sự dao động điện áp sẽ ảnh hưởng đến ánh sáng nếu nó đấu cùng mạng với động cơ, đó là
ánh sáng chiếu cục bộ của máy công cụ, ví dụ ĐC có CS 28kW khởi động 12 lần/giờ thì MBA
phải có CS tối thiểu 630kVA.
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 63
Bài giảng Lưới điện phân phối
Dao động điện áp trên 1 nhánh lưới điện sẽ ảnh hưởng đến điện áp nguồn và gây dao động
điện áp trên các nhánh khác. Để hạn chế dao động có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Chọn CS MBA phù hợp với ĐC và máy công cụ có phụ tải biến đổi nhanh.
- Giảm cảm kháng Đz và kháng điện
- CCĐ cho phụ tải CS lớn biến đổi mạnh bằng Đz riêng
- Hạn chế dòng khởi động và tự khởi động của các ĐC
- Dùng tự động điều chỉnh điện áp cho ĐC đồng bộ CS lớn
- Cho Đz và MBA làm việc song song
- Có thể cấp điện cho chiếu sáng bằng Đz riêng hoặc MBA riêng
- Nếu Đz có cảm kháng lớn và phụ tải biến đổi mạnh thì có thể dùng tụ bù dọc
b. Giảm không đối xứng
Độ KĐX do phụ tải 1 pha gây ra và ảnh hưởng đến các phụ tải ba pha như ĐC và lưới điện.
Khi xảy ra không đối xứng lớn hơn cho phép thì phải dùng các thiết bị đối xứng hóa. Thiết
bị đối xứng hóa trung áp có sơ đồ như hình 4.16. Nếu công suất của phụ tải 1 pha lớn hơn 2%
công suất ngắn mạch tại điểm đấu thì nên đặt thiết bị đối xứng hóa.

Hình 4.16
c. Giảm không sin
Nguồn gốc của độ không sin là các bộ chỉnh lưu, các hồ quang điện, làm việc của Tiristor…
để hạn chế người ta dùng các bộ lọc cộng hưởng gồm tụ và kháng được chỉnh định cho từng sóng
hài (hình 7.18a). Để hạn chế độ không sin dùng các bộ chỉnh lưu có từ 12 pha trở lên và đấu
chỉnh lưu qua MBA riêng hoặc kháng điện (hình 4.117a)

Hình 4.17

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 64


Bài giảng Lưới điện phân phối
CHƯƠNG 5: NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
5.1. Tổng quan.
Hiệu quả kinh tế LĐPP liên quan chặt chẽ đến công tác thiết kế, vận hành LPP, LPP có
những đặc điểm về thiết kế và vận hành tương đối khác với lưới điện truyền tải. Trong đó, lưới
phân bố đều, trên diện rộng, có nhiều hành rẽ đấu nối vào một đường trục chính, thường vận hành
ở trạng thái bất đối xứng và có tổn thất lớn. Vấn đề TTĐN trên lưới phân phối liên quan chặt chẽ
đến các vấn đề kỹ thuật của lưới điện từ giai đoạn thiết kế cho quá trình vận hành. Do đó, trên cơ
sở các số liệu về TTĐN hằng năm có thể đánh giá sơ bộ chất lượng cũng như công tác vận hành
của lưới điện phân phối. Mặc dù tỷ lệ TTĐN trên lưới điện 0.4kV đã giảm đáng kể trong thời
gian qua, nhưng tổn thất trên lưới trung áp vẫn còn lớn.
5.2. Phân loại tổn thất điện năng.
5.2.1. Tổn thất kỹ thuật.
Là tổn thất sinh ra do tính chất vật lý của quá trình tải điện, tổn thất này phụ thuộc tính chất
dây dẫn và vật liệu cách điện, điều kiện môi trường, dòng điện và điện áp. Chia làm 2 loại:
- Tổn thất phụ thuộc dòng điện (phụ thuộc I2): tổn thất do phát nóng trên điện trở của MBA
và Đz. Thành phần này là tổn thất chính trong lưới điện, ngoài ra tổn thất này còn phụ thuộc vào
công tác quản lý vận hành.
Tổn thất có thể xuất phát từ nguyên nhân đường dây phân phối quá dài, bán kính cấp điện
lớn, tiết diện dây dẫn quá nhỏ, đường dây bị xuống cấp, không được cải tạo nâng cấp; máy biến
áp phân phối thường xuyên non tải, quá tải; loại máy có vật liệu lõi từ không tốt, sau một thời
gian tổn thất tăng không tải tăng lên; phụ tải không đối xứng liên tục dẫn đến tăng tổn thất trên
máy biến áp; phụ tải có nhiều thành phần sóng hài tác động vào các cuộn dây máy biến áp làm
tăng tổn thất…
- Tổn thất phụ thuộc điện áp (U hoặc U2) gồm có: Tổn thất trong lõi thép MBA, tổn thất
trong cuộn áp của công tơ điện, tổn thất do rò điện (tổn thất vầng quang xảy ra chủ yếu trên lưới
cao áp và siêu cao áp).
Tổn thất kỹ thuật không thể triệt tiêu được mà chỉ có thể hạn chế ở mức độ hợp lý hoặc cho
phép.
5.2.2. Tổn thất kinh doanh.
Tổn thất kinh doanh hay còn gọi là TT phi kỹ thuật – là tổn thất trong khâu kinh doanh điện.
Tổn thất phi kỹ thuật phụ thuộc vào cơ chế quản lý, nghiệp vụ quản lý, quy trình quản lý hành lý
với các nhóm như trộm cắp điện, không thanh toán hoặc chậm thanh toán hóa đơn tiền điện, sai
sót trong thống kê phân loại, áp giá điện và tính hóa đơn khách hàng,…
5.2.3. Phân bố tổn thất kỹ thuật
HTĐ được phân chia theo sơ đồ sau:

Hình 5.1. Phân bố tổn thất kỹ thuật


TTCS được phân bố như sau:

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 65


Bài giảng Lưới điện phân phối

HTĐ được xem là rất tốt nếu TTCS dưới 10%, cosφ = 0,95  1, cảm kháng MBA dưới 6%.
Các nghiên cứu về kinh tế - kỹ thuật cho thấy là khi tổn thất vượt quá 10% điện năng sản
xuất ra và cosφ = 0,9  0,95 thì cần có các chương trình giảm tổn thất và vốn đầu tư vào việc này
sẽ thu lại nhanh.
Khi tổn thất vượt 15% thì nhiều khả năng là có tổn thất kinh doanh, lúc này cần tính toán
tổn thất kỹ thuật để đánh giá mức độ của tổn thất kinh doanh. Mức tổn thất cao này đe dọa sự cân
bằng trong kinh doanh điện.
Trong LPP T-HA thì TTĐN chủ yếu trên dây dẫn và tổn thất không tải của MBAPP.
Trong vận hành việc tính toán TTĐN rất khó khăn do không có thông số của lưới điện đang
vận hành, nếu dùng các thông số tra cứu thì không phù hợp và sai số rất lớn, không có giá trị định
lượng, do đó trong trường hợp cần phải xác định chính xác TTĐN trên 1 lưới điện cụ thể thì phải
kết hợp giữa đo đạc thực tế và tính toán.
5.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế LPP.
5.3.1. Các biện pháp đòi hỏi vốn đầu tư.
- Bù kinh tế trong LPP bằng tụ điện
- Tăng tiết diện dây dẫn, làm thêm Đz mới
- Hoàn thiện cấu trúc lưới để vận hành hiệu quả hơn, thêm điểm cắt lưới,..
- Thay lưới điện áp thấp bằng lưới có điện áp cao hơn (thay lưới 10kV bằng lưới 22kV)
- San tải trong 1 Đz hoặc giữa các Đz khác nhau, đặt thêm TBA.
Các biện pháp cần vốn đầu tư, trước khi thực hiện phải làm luận chứng kinh tế - kỹ thuật
cẩn thận, đảm bảo chắc chắn có lợi mới thực hiện.
5.3.2. Các biện pháp không đòi hỏi vốn đầu tư.
- Vận hành kinh tế TBA có nhiều MBA
- Vận hành kinh tế lưới trung – hạ áp nếu cấu trúc của chúng cho phép
- Phân bố tối ưu CSPK trong HTĐ làm cho dòng CSPK vận chuyển hợp lý trên các Đz cho
tổn thất nhỏ nhất.
- Chọn CS MBA phù hợp với yêu cầu của phụ tải, tránh để MBA non tải
- Điều chỉnh đúng điện áp trong lưới điện
- Giảm độ KĐX trong lưới hạ áp.
- Bảo quản tốt lưới điện để hạn chế rò điện (sứ cách điện), kịp thời phát hiện các điểm rò
điện lớn và khắc phục.
5.4. Bù công suất phản kháng trong LPP
5.4.1. Vấn đề bù công suất phản kháng

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 66


Bài giảng Lưới điện phân phối
CSPK do phụ tải yêu cầu mang tính cảm để sinh ra từ trường cần thiết cho quá trình chuyển
đổi điện năng. Từ trường xoay chiều cần điện năng dao động đó là CSPK cảm tính Q, ½ chu kì
điện năng này đi vào từ trường, ½ chu kì tiếp theo đi ra khỏi từ trường, nơi tạm giữ điện năng này
chính là các máy phát điện.
Điện năng của từ trường dao động dưới dạng dòng điện, khi đi trên dây dẫn gây tổn thất
điện năng và điện áp,còn bản thân từ trường không tiêu thụ điện năng.
Muốn giảm tổn thất điện năng và điện áp do từ trường gây ra người ta đặt 1 tụ điện ngay sát
từ trường, hình 5.2b

Hình 5.2. Công suất phản kháng trên Đz


Tụ điện gây ra điện trường xoay chiều, điện trường cũng cần 1 điện năng dao động – CSPK
dung tính QC, nhưng ngược về thời gian so với từ trường. Khi từ trường phát năng lượng thì điện
trường nhận vào và ngược lại. Nhờ đặc tính này mà khi đặt cạnh nhau điện trường và từ trường
tạo ra mạch dao động, năng lượng của chúng truyền qua lại cho nhau, chỉ có phần thừa ra Q – QC
(dù cảm tính hay dung tính) mới đi về nguồn điện. Dòng công suất phản kháng dung tính đi về
nguồn cũng gây TTĐN như CSPK cảm tính, nhưng nó làm tăng điện áp ở nút tải so với nguồn
(TTĐA âm) vì thế khi đặt bù cần tránh quá bù (QC > Q)
5.4.2. Phương thức bù CSPK trong lưới phân phối
Bù CSPK cải thiện điện áp và giảm TTĐN, tùy mục đích cụ thể mà chia làm 3 loại:
- Bù kỹ thuật để nâng cao điện áp, khi thiếu CSPK điện áp sẽ thấp, nếu CSPK nguồn thiếu
thì bù CSPK cưỡng bức là cách duy nhất. Nếu nguồn không thiếu CSPK thì bù CSPK là 1 giải
pháp nâng cao điện áp, cạnh tranh với các biện pháp khác như tăng tiết diện dây, điều áp dưới tải.
- Trong các xí nghiệp phải bù cưỡng bức để đảm bảo cosφ theo yêu cầu, bù này không phải
do điện áp thấp hay TTĐN cao mà do yêu cầu từ HTĐ, tuy nhiên lợi ích kéo theo là nâng cao
điện áp và giảm TTĐN.
- Bù kinh tế để giảm TTCS và TTĐN. Có 2 cách đặt bù kinh tế: bù tập trung ở 1 số điểm
trên trục chính trung áp, bù phân tán ở các trạm phân phối hạ áp.
Bù theo cách thứ nhất, trên 1 trục chính chỉ đặt 1 đến 3 trạm bù (hình 5.3), công suất bù có
thể lớn, dễ thực hiện điều khiển các loại, giá thành đơn vị bù rẻ vì dùng tụ trung áp và vì công
suất đơn vị lớn, việc quản lý và vận hành dễ dàng.

Hình 5.3. Bù tập trung trên đường trục trung áp


Bù theo cách thứ 2 giảm được TTCS và TTĐN nhiều hơn và bù sâu hơn. Nhưng do bù quá
gần phụ tải nên nguy cơ cộng hưởng và tự kích thích ở phụ tải cao. Để giảm nguy cơ này phải
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 67
Bài giảng Lưới điện phân phối
hạn chế công suất bù sao cho ở chế độ min công suất bù không lớn hơn yêu cầu của phụ tải, giá
thành đơn vị bù cao hơn bù tập trung.
Trong thực tế có thể dùng kết hợp cả 2 cách.
Bù kinh tế thường áp dụng bù cố định hoặc là đóng cắt 1 phần hay toàn bộ. Nếu đã dùng
thiết bị đóng cắt thì chi phí vốn sẽ cao và vận hành phức tạp, làm giảm hiệu quả bù kinh tế. Chỉ
bù cưỡng bức ở xí nghiệp mới áp dụng tụ bù có điều khiển theo thời gian.
Hàm mục tiêu của bài toán bù là tổng đại số các yếu tố lợi ích và chi phí đã được lượng hóa
về 1 thứ nguyên chung là tiền, các yếu tố không thể lượng hóa được và các tiêu chuẩn kỹ thuật thì
được thể hiện bằng các ràng buộc và hạn chế.
Các lợi ích: giảm TTCS và điện năng; cải thiện điện áp; các chi phí vốn đầu tư ban đầu, chi
phí vận hành không đáng kể.
Hạn chế: nguy cơ tự kích thích ở các động cơ của phụ tải, quá điện áp, cộng hưởng với các
sóng hài bậc cao của dòng điện.
Bài toán bù CSPK trong LPP là bài toán phức tạp vì:
- LPP có cấu trúc phức tạp, 1 trạm TG thường có nhiều trục chính, mỗi trục cấp điện cho
nhiều trạm phân phối. Cấu trúc của LPP phát triển liên tục theo thời gian và không gian.
- Chế độ làm việc của phụ tải không đồng nhất, phụ tải tăng trưởng không ngừng
- Thiếu thông tin chính xác về đồ thị phụ tải phản kháng.
- Công suất tụ là biến rời rạc, giá tiền đơn vị bù có quan hệ không tuyến tính với CS bộ tụ.
Trước các khó khăn đó, để giải quyết được bài toán bù phải phân chia bài toán bù thành các bài
toán nhỏ hơn và áp dụng các giả thiết giản ước khác nhau. Các giả thiết giản ước phải đảm bảo
không được làm sai lạc quá đáng đến kết quả tính toán, nó phải đảm bảo thời gian gần với lời
giản tối ưu lý thuyết, các giản ước có thể được áp dụng là:
- Bài toán được giải riêng cho từng trục chính
- Có thể cho trước số điểm đặt bù chỉ cần tìm các biến còn lại
- Giả thiết đồ thị phụ tải của các trạm PP như nhau và giống như đồ thị phụ tải đo được ở
đầu trục chính. Đồ thị phụ tải phản kháng có thể được đặc trưng bởi CSPK trung bình Qtb hay hệ
số sử dụng CSPK, Ksd = Qtb/Qmax và thời gian sử dụng CSPK, Tqmax
Cũng cần nhấn mạnh rằng bù kinh tế không thể tách rời hoàn toàn bù kỹ thuật, vì bù kinh tế
làm giảm nhẹ bù kỹ thuật và 2 loại bù này có thể kết hợp với nhau tạo thành 1 thể thống nhất làm
lợi cho HTĐ.
5.4.3. Phân tích ảnh hưởng của tụ bù đến tổn thất CSTD và TTĐN của LPP trong các trường
hợp đơn giản nhất
a. LPP có 1 phụ tải
Xét LPP trên hình 5.4a. CSPK yêu cầu max là Qmax, công suất bù là Qb, đồ thị kéo dài của
CSPK yêu cầu là q(t), đồ thị kéo dài của CSPK sau khi bù là:
qb  t   q  t   Qb
Trên hình 5.4b: qb1(t) ứng với Qb = Qmin
Trên hình 5.4c: qb2(t) ứng với Qb = Qmax
Trên hình 5.4d: qb3(t) ứng với Qb = Qtb (CSPK trung bình)
TTCSTD do CSPK q(t) gây ra:
q(t) 2
P1  R  kW, MVAr, , kV  , U là điện áp danh định của lưới điện.
U2
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 68
Bài giảng Lưới điện phân phối
TTCS sau khi bù:
q  t   Qb  q  t   2q  t  .Qb  Q2b
2 2

P2 R R
U2 U2
Lợi ích về TTCSTD sau khi bù chính là độ giảm TTCSTD do bù:
2q  t  .Q b  Q b2 R.Q b .  2.q  t   Q b 
DP  t   P1  P2  2
R (5.*)
U U2

Lợi ích do giảm TTCSTD chỉ có ý nghĩa ở chế độ max của hệ thống khi mà nguồn CSTD bị
căng thẳng, giả thiết TTCS max của lưới điện trùng với max hệ thống, lúc đó q(t) = Qmax và:
2.Qmax .Qb  Qb2
DP  R ; DP lớn nhất khi Qb = Qmax
U2
Q2max
DPmax  R
U2
Độ giảm TTĐN trong khoảng thời gian xét T là tích phân của DP(t) theo công thức (5.*)
trong khoảng thời gian xét T:

  2q  t  .Qb  Qb2  R.dt 2T.Q .Q  T.Q2


T

DA  2
 tb b
2
b
R
U U
T.R.Qb . 2Qb  Qb  T.R.Qb .  2K sdq .Qmax  Qb 
 
U2 U2
Vì  q  t .dt  / T  Q tb và K sdq  Q tb / Qmax lấy đạo hàm công thức DA theo Qb, đặt bằng
0 rồi giải ta được giá trị của Qb cho độ giảm TTĐN lớn nhất:
DA  2T.Qtb  2T.Qb 
 R  0  Qbopt  Q tb
Qb U2
Khi đó: DA max  R.T.Q2tb / U 2
Như vậy muốn giảm được nhiều nhất TTĐN thì buộc Qb = Qtb của phụ tải. Trong khi đó
muốn giảm được nhiều nhất TTCS thì Qb = Qmax
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 69
Bài giảng Lưới điện phân phối
Không được lạm dụng công suất bù vì như vậy lợi ích do bù sẽ giảm.
b. Lưới phân phối có phụ tải phân bố đều trên trục chính
Xét LPP trên hình 5.5a. Trong trường hợp này có vấn đề là địa điểm đặt bù nên ở đâu để
hiệu quả bù là lớn nhất. Còn vấn đề giá trị công suất bù đã được giải quyết ở phần trên và vẫn
đúng cho trường hợp này.

Hình 5.5. Lưới phân phối có phụ tải phân bố đều trên trục chính
Giả thiết rằng chỉ đặt bù tại 1 điểm và phải tìm điểm đặt bù tối ưu sao cho với công suất bù
nhỏ nhất đạt hiệu quả lớn nhất. Ta xét chế độ max:
TTCSTD trước khi bù:
r0 .q 02 .L3
P1 
3U 2
Đặt bù sao cho CSPK từ nguồn QN cấp cho đoạn lx (đoạn 0B) còn tụ bù cung cấp CSPK Qb
cho đoạn còn lại là L – lx (đoạn BA hình 5.5b)
QN  lx .q0 ; Qb   L  lx  q0
Muốn TTCSTD và TTĐN sau bù nhỏ nhất thì trạm bù phải đặt ở chính giữa đoạn L – lx,
CSPK của tụ sẽ chia đều về 2 phía, mỗi phía có độ dài (L-lx)/2 và CSPK Qb/2 (hình 7.5b), vị trí
đặt bù:
L  lx L  lx
lb  l x  
2 2
TTCSTD trên đoạn lx:
 l .q 
2
.lx .r0 l3x .q02 .r0
PN  x 0 
3U2 3U2
TTCSTD trên đoạn L – lx:

 L  lx
2
 q  
2  L  lx  0  . 
 r   L  lx  .q0 r
3 2
Pb  
2  2
0 0
3U2 12U2
Tổng TTCSTD sau khi bù là:

l3x .q02 .r0  L  lx  .q0 .r0 r0 .q02  3  L  lx  


3 2 3

P2  PN  Pb    l x  


3U2 12U2 3U2  4 

Độ giảm TTCSTD do bù:

q02 .L3 .r0 r0 .q02  3  L  lx  


3

DP  P1  P2   l x  
3U2 3U2  4 

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 70


Bài giảng Lưới điện phân phối
Đặt đạo hàm của DP thep lx rồi cho bằng 0 và giải ta được lx0p:

r0 .q02  2 3  L  lx  
2
DP
  2 3lx  0  l x0p  L / 3
lx 3U 

4

Ta có vị trí bù tối ưu lb0p = 2L/3. Vậy muốn độ giảm TTCSTD sau bù lớn nhất, nguồn điện
phải cung cấp CSPK cho 1/3 độ dài lưới điện, tụ bù cung cấp CSPK cho 2/3 còn lại và đặt ở vị trí
cách đầu lưới điện 2/3L.
Để có độ giảm TTĐN lớn nhất vẫn phải đặt bù tại 2/3L nhưng công suất bù tối ưu là 2/3
CSPK trung bình. Trong lưới điện phức tạp vị trí bù tối ưu có thể xê dịch 1 chút so với lưới điện
đơn giản xét ở đây.
Hai trường hợp đơn giản xét trên cho thấy rỏ các khái niệm: độ giảm TTCSTD, độ giảm
TTĐN do bù, công suất bù tối ưu theo các điều kiện giảm TTCSTD, giảm TTĐN, vị trí đặt bù
cũng như điều kiện cần thiết để giải bài toán bù.
5.4.4. Một số bài toán bù đơn giản
1. Bù cố định trên LPP có 1 phụ tải (hình 5.6)
a. Giải phương trình mục tiêu

Hình 5.6. Bù cố định trên LPP có 1 phụ tải


Hàm mục tiêu: F  cA DA  a.cb .Qb  max
cA .T.R.Qb  2Q tb  Qb 
cA .DA 
1000.U 2
d / kWh, kWh, h, , kVAr, kV 

F

cA .T.R. 2Qb .Qtb  Qb2   a.c .Q ; hạn chế Qb < Qbmin trong đó:
2 B b
1000.U
CA: giá TTĐN [đ/kWh]; cB: giá tụ bù [đ/kVAr]; a: lãi suất % yêu cầu; T = 8760h. Lấy đạo
hàm của F theo Qb cho bằng 0 ta có:
1000U2 .a.cB
Qb0p  Qtb  ; Qtb: CSPK trung bình của tụ bù tính trong thời gian T
2cA .T.R
Ví dụ 5.1 R = 2,5Ω (nếu đặt tụ bù lúc sau MBA thì bao gồm cả điện trở của MBA); Qtb =
300kVAr; a = 0,1; cB = 200000đ/kVAr; cA = 500đ/kVAr; T = 8760h; U = 10kV; Qmin = 250kVAr
a = 0,1 nghĩa là nếu đem tiền vốn đầu tư vào chổ khác sẽ được lãi 10%/ năm, đòi hỏi khi đầu tư
cho bù cũng phải đạt lãi đó. Tính CSPK trung bình của tụ bù trong năm.
1000U2 .a.Cb 1000.102.0,1.200000
Giải: Qb0p  Qtb   300   208,68kVAr
2CA .T.R 2.500.8760.2,5
Qb0p chấp nhận được vì nhỏ hơn Qmin
b. Tính NPV với giả thiết chi phí còn lại bằng 0, chỉ tính chi phí khấu hao trong chí phí vận hành,
không tính chi phí mua điện năng:
20 20
1 1
NPV   TN1  CPvht   TNt  CPvht  
1  r  1  r 
t t
1 1

1  r   1
T
T
1
Trong đó: 
t 1 1  r 
t

r. 1  r 
T

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 71


Bài giảng Lưới điện phân phối
Tính cho Qb = 200kVAr vốn đầu tư ban đầu:
C  Cb .Qb  200000.200  40000000 đ
Nếu khấu hao đều trong 20 năm thì mỗi năm phải chi: 40 000 000/20 = 2 000 000đ
Ta tính ví dụ trên cho 1 phương án bù 200kVAr, giả thiết DA không đổi, thu nhập 1 năm
chính là số tiền giảm được không phải chi:
cA .T.R.Qb  2Q tb  Qb  500.8760.2,5.200  2.300  200 
TN1  cA .DA    8409600 đ
1000U 2 1000.102
20 20
1 1
NPV   TN t  CPvht    8409600  2000000   54545696 đ
1  r 
t
1 1 1,1t
Phải tính cho nhiều phương án bù rồi chọn phương án tốt nhất.
Tỷ số thu nhập/chi phí: B/C = 54545696/40 000 000=1,36
Nếu bù 300kVAr thì: NPV = 58 330 000đ; Vb = 60 000 000đ
B/C = 0,97. Bù 300 không hiệu quả bằng 200kVAr. Cách thức khấu hao có ảnh hưởng đến
NPV, ví dụ nếu khấu hao nhanh hơn NPV sẽ khác. Nếu chặt chẽ cần phải phân tích tài chính để
biết hiệu quả tài chính, khi đó quyết định đầu tư sẽ chắc chắn hơn.
2. Bù trên trục chính
Nếu đặt bù 1 điểm trên trục chính thì cần chọn địa điểm: Muốn giảm ∆U thì nên đặt bù tại
điểm xa nhất, muốn giảm ∆P và ∆A thì đặt bù tại khoảng 2/3 độ dài lưới điện tính từ nguồn. Tính
bù kinh tế như sau: chọn trước công suất bù, đặt vào 1 điểm gần cuối lưới, tính DA rồi xê dịch
sang điểm lân cận, tìm điểm cho DA max, sau đó cố định điểm đặt bù và tính cho các phương án
bù khác nhau. Nếu tính bù để giảm ∆U thì cũng thăm dò 1 số điểm, trong các điểm bù cho cùng
độ giảm ∆U có thể có điểm cho độ giảm DA lớn hơn.
Cách tính DA cho 1 phương án bù: tính DAi cho từng đoạn lưới theo công thức:
T.R i .Qbi  2Ksdq Qi  Qbi 
DAi 
1000U2
Trong đó: Qi, Qbi [kVAr] là dòng CSPK và công suất bù đi trên đoạn lưới i.
Ksdq giả thiết như nhau trên toàn lưới, Ri [Ω] là điện trở của đoạn lưới I, U là điện áp định
mức [kV]. Phải tính giải tích lưới điện 2 lần, một lần để tính Qi, một lần để tính Qbi.
Sau đó tính lợi ích do giảm ∆A cho từng đoạn lưới: L0i∑ theo các công thức trên, nếu tính bù
kỹ thuật thì tính cho Tb, còn tính bù kinh tế thì tính theo T lựa chọn.
Tính cho nhiều phương án bù rồi làm phép tính so sánh như phần tính cho lưới có 1 phụ tải.
3. Bù trong lưới điện xí nghiệp
Đây là bài toán bù cưỡng bức: phải bù từ cosφ1 để đạt cosφ2 tại đầu vào xí nghiệp trong chế
độ max, nếu biết P tính được công suất cần bù Qb:
Qb  P  tg1  tg2 
Qb này được phân xuống các trạm PP để tranh thủ giảm ∆A trong xí nghiệp. Bài toán là: xác
định Qbi tại các điểm đặt bù sao cho ∆P là min (không có nghĩa là ∆A min, tuy nhiên làm bài toán
đơn giản hơn).
Hàm mục tiêu: P   Q1  Qb1  R1   Q2  Qb2  R 2   Q3  Qb3  R 3
2 2 2

Điều kiện: Qb1  Qb2  Qb3  Qb

P   Q1  Qb1  R1   Q2  Qb2  R 2   Q3  Qb  Qb1  Qb2  R 3


2 2 2
Do đó:
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 72
Bài giảng Lưới điện phân phối
Điều kiện tối ưu là:
P
 2  Q1  Qb1  R1  2  Q3  Qb  Qb1  Qb2  R 3  0
Qb1
P
 2  Q2  Qb2  R 2  2  Q3  Qb  Qb1  Qb2  R 3  0
Qb2
Ta thấy: Q1  Qb1  R1  Q2  Qb2  R2  H (hằng số)
Q1  Q b1  H / R1

Hay: Q2  Qb2  H / R 2 , cộng 3 đẳng thức trên ta được:
Q  Q  H / R
 3 b3 3

 1 1 1 
Q1  Q2  Q3   Qb1  Qb2  Qb3   H      H.R td
 R1 R 2 R 3 
Q  Q 
Hay: Q  Qb  Rtd  H  Qbi  Qi   b R td
Ri
Thiết bị bù được đóng cắt theo bậc và theo thời gian để không xảy ra quá bù

Hình 5.7. Bù trong phân xưởng


5.4.5. Một số sơ đồ thiết bị bù
Trên hình 5.8 là sơ đồ tụ bù lưới điện cao áp (hình a) và hạ áp (hình c).

Hình 5.8. Sơ đồ tụ bù lưới điện cao áp (hình a) và hạ áp (hình c).

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 73


Bài giảng Lưới điện phân phối

Hình 5.9. Sơ đồ tụ bù lưới điện trung áp


Hình 5.10 là bộ bù tổng hợp có điều khiển dùng cho xí nghiệp công nghiệp. Nhờ có bộ
kháng điều khiển bằng Tiristor CSPK của bộ bù luôn cân bằng với yêu cầu của phụ tải theo tiêu
chuẩn: QL + QL + QR = const.
QL: CSPK của bộ kháng có điều khiển
QC: CSPK của bộ tụ cố định
QR: CSPK yêu cầu của phụ tải
Bộ tụ được nối tiếp với kháng điện tạo thành bộ lọc có sóng hài bậc cao, công suất của mỗi
kháng điện được điều khiển độc lập với nhau. Bộ bù này tác động rất nhanh, liên tục và chính xác
thích ứng với phụ tải đối xứng và không đối xứng, có tác dụng triệt tiêu hoặc giảm đến tối đa mọi
dao động điện áp, có tác dụng loại trừ cộng hưởng trên lưới. Bộ bù này cho phép không cần dùng
điều áp dưới tải cho lưới điện xí nghiệp, làm cho lưới nguồn trở thành hình như vô cùng lớn (có
điện áp bằng hằng số)

Hình 5.10. Bộ tụ có điều khiển

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 74


Bài giảng Lưới điện phân phối
5.4.6. Vận hành kinh tế lưới điện
1. Vận hành kinh tế trạm biến áp
Xét TBA có 2 MBA có thông số như nhau: SBđm, ∆P0, ∆PN; công suất tải là: Smax, Smin. Xác
định số MBA làm việc trong chế độ công suất tải thấp sao cho TTCS nhỏ nhất.
Công thức tính TTCS của 2 MBA khi công suất tải S là:
PN  S2 
P2  2P0   
2  S2Bdm 
Công thức tính TTCS của 1 MBA là:
 S2 
P1  P0  PN  2 
 SBdm 
Công suất tải Sgh sao cho tổn thất trong chế độ 1 máy và 2 máy bằng nhau:
 Sgh
2
 PN  Sgh 
2

P0  PN  2   2P0   2 


S  2  SBdm
 Bdm  
Điều kiện vận hành 1 MBA là:
2P0
S  SBdm .  Sgh
PN
Như vậy nếu công suất tải nhỏ hơn công suất giới hạn Sgh thì có thể cắt 1 máy để giảm
TTCS và TTĐN.
Nếu có n máy thì điều kiện vận hành n -1 máy trong chế độ min là:
n  n  1 P0
S  SBdm .
PN
Nếu tính chính xác phải kể đến ảnh hưởng của TTCSPK trong Mba đến TTCSTD trên lưới:
2P0  k.Q0
S  SBdm .  Sgh
PN  k.QN
K là hệ số giảm TTCSTD do TTCSPK, đối với trạm trung gian 110/TA: k = 0,15 ở chế độ
max hệ thống và k = 0,1 ở chế độ min hệ thống.
I0 UN
Q0  SBdm ; QN  SBdm
100 100
∆QN tính cho chế độ tải bằng công suất định mức của MBA
Ví dụ: 2 MBA 110/10kV có SBđm = 25MVA; ∆P0 = 29kW; ∆PN = 120kW
2.29
Sgh  25.  17,34 MW
120
Nếu công suất tải nhỏ hơn 17,34MW thì:
- Vận hành 1 máy cho TTĐN nhỏ
- Hoặc thay MBA lớn bằng MBA nhỏ hơn, điều kiện thay thế là:
 S2   S2 
P02  PN2  2   P01  PN1  2 
 SBdm2   SBdm1 
MBA 2 có công suất nhỏ hơn MBA 1.
2. Vận hành lưới điện

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 75


Bài giảng Lưới điện phân phối
Vận hành kín lưới điện thì TTCS và TTĐN sẽ nhỏ nhất, tuy nhiên chỉ được thực hiện ở lưới
phân phối hạ áp với các mạch vòng đơn giản do 1 nguồn cung cấp.
Với điện điện trung áp vận hành kín ở mạch vòng 1 nguồn là có thể được, tuy nhiên muốn
tận dụng lưới điện này về mặt độ tin cậy CCĐ thì phải có nhiều điểm phân đoạn với máy cắt và
role có hướng, điều này làm lưới điện đắt tiền hơn, nên hiện nay lưới điện này vẫn vận hành hở
với các thiết bị phân đoạn là DCL có trang bị điều khiển xa hoặc mở tự động. Nếu lưới điện kín
với thiết bị phân đoạn thường thì khi ngắn mạch máy cắt cả 2 đầu Đz sẽ cắt gây mất điện nhiều
hơn là vận hành hở khi ngắn mạch chỉ có 1 lưới điện bị cắt điện.
Với lưới điện có 2 nguồn độc lập thì không thể vận hành kín vì khi đó phân bố công suất
cho các nguồn sẽ không đều và khi đóng lại sau sự cố có thể gây ra dòng cân bằng rất lớn.
Xét lưới điện hình 5.11 phụ tải phân bố đều với mật độ p0 [kW/km]

Hình 5.11. Phụ tải phân bố đều


Để vận hành hở, lưới điện được cắt tại điểm A.
Với điểm cắt lưới tại A, TTCS trên lưới điện là:

p x  p0  l  x  .r0  l  x 
2 2


.r0 x
P  0 2 2
3Udd 3Udd
Tìm x sao cho TTCS nhỏ nhất:

dP 3p0 x 2 r0 3p0 1  x  r0
2

  ; 2lx  l2  0  x  l
dx 2
3Udd 3Udd2 2
Vậy nếu lưới cắt điện ở điểm giữa đường dây TTCS sẽ nhỏ nhất và bằng:

 2
2
2 p0 . l .r . l 2 3
Pmin 
02  p .l .r
0 0
, đây cũng là tổn thất khi vận hành kín.
2 2
3Udd 12U dd

Ví dụ trên để minh họa sự thật là có điểm cắt lưới điện tối ưu cho TTCS nhỏ nhất đồng thời
cũng là cơ sở để chọn điểm cắt ở lưới điện giữa các trạm phân phối hạ áp, vì công suất dọc các
phố có thể coi là phân bố đều.
Với lưới điện cáp đô thị và lưới trên không bài toán giải theo tình hình cụ thể. Bài toán chọn
điểm cắt lưới điện được giải theo mùa vì đồ thị phụ tải các mùa khác nhau nhiều.
3. Điều chỉnh điện áp
TTCS và TTĐN phụ thuộc mạnh vào mức điện áp (giá trị trung bình) vận hành của HTĐ.
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 76
Bài giảng Lưới điện phân phối
Trên lưới cao áp đến 220kV, TTCS phụ thuộc dòng điện (tổn thất do phụ tải) chiếm ưu thế
so với tổn thất vầng quang, tổn thất này tỉ lệ nghịch với điện áp do đó mức điện áp vận hành cao
có lợi về kinh tế do tổn thất nhỏ, lý do là khi điện áp cao dòng điện trên lưới nhỏ làm cho các tổn
thất nhỏ, CSPK do Đz sinh ra sẽ lớn nhất.
Ở lưới điện đến 110kV hệ thống vận hành ở điện áp sát trần để giảm TTĐN, mức điện áp
trần cao hơn điện áp định mức 10%.
Trên lưới siêu cao áp, tổn thất do vầng quang điện là đáng kể, có thể so sánh được với
TTĐN do phụ tải nhất là sau khi thời tiết xấu, làm cho việc điều chỉnh điện áp khá phức tạp. Khi
thời tiết tốt tăng điện áp có lợi, khi thời tiết xấu giảm điện áp sẽ có lợi.
Trong LPPHA, TTCS phụ thuộc vào đặc tính công suất của phụ tải, nếu phụ tải có ĐCKĐB
nhiều thì tăng cao điện áp sẽ giảm được TTCS. Nếu phụ tải ánh sáng và sinh nhiệt chiếm ưu thế
thì giảm thấp điện áp sẽ có lợi.
4. Khái niệm về DSM (Demend side management):
DSM là tổng hợp các biện pháp nhằm tiết kiệm điện năng trong sử dụng điện và khai thác
tối ưu nguồn điện trên cơ sở quản lý phụ tải.
Các hộ dùng điện được khuyến khích sử dụng điện nhiều trong các giờ thấp điểm của HTĐ,
giảm tiêu thụ trong giờ cao điểm bằng các bảng giá điện hợp lý, nhờ đó giảm nhẹ được sức ép đối
với nguồn điện trong giờ cao điểm, nguồn điện được sử dụng hiệu quả, giảm giá thành điện năng,
đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội.
Doanh nghiệp điện cũng có thể điều khiển trực tiếp các thiết bị dùng điện ở phụ tải như điều
hòa nhiệt độ, đun nước nóng, lò sưởi, … đóng cắt chúng theo quy tắc nhất định vừa đáp ứng yêu
cầu của khách hàng vừa tiết kiệm điện.
Để thực hiện các biện pháp trên lưới điện phải được trang bị thêm các thiết bị đo xa, điều
khiển xa, công tơ nhiều thang đo,…
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Mục đích của công tác vận hành lưới điện?
2. Vai trò của CSPK trong điều chỉnh điện áp?
3. Vì sao phải có các thiết bị tự động dùng trong điều chỉnh điện áp cấp 1?
4. Vì sao cho phép điều khiển bằng tay trong điều chỉnh điện áp cấp 2 và cấp 3
5. Các tiêu chuẩn chất lượng điện áp là gì? Tiêu chuẩn nào có tính chung cho toàn lưới điện và
tiêu chuẩn nào có tính địa phương?
6. Các biện pháp ĐCĐA trong lưới trung áp? Khi nào phải dùng đến bù ngang và bù dọc?
7. Cách tính chọn đầu phân áp của MBAPP như thế nào?
8. Cấu tạo bộ điều chỉnh điện áp dưới tải?
9. Cách sử dụng MBA điều áp dưới tải và máy điều chỉnh điện áp trong lưới điện?
10. Các biện pháp hạn chế dao động, độ không đối xứng, độ không sin?
11. Các thành phần của TTĐN, khi nào TTĐN quá lớn cần phải dùng các biện pháp giảm TTĐN?
12. Các biện pháp giảm TTĐN cần thêm vốn đầu tư và không cần vốn đầu tư?
13. Phân biệt bù tập trung và bù phân tán CSPK?
14. Công suất bù là bao nhiêu thì có lợi nhất cho giảm TTĐN và TTCS?
15. Bù ở chổ nào có lợi nhất trên lưới điện có nhiều phụ tải?
16. Mục tiêu của bài toán bù? Các hạn chế kỹ thuật khi đặt tụ bù?
17. Điều kiện vận hành kinh tế trạm có nhiều MBA?
18. Nguyên lý cắt lưới điện để giảm TTĐN?

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 77


Bài giảng Lưới điện phân phối
Chương 6. LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG LƯỚI
ĐIỆN PHÂN PHỐI
6.1. Tổng quan
Trong điều kiện vận hành, các khí cụ điện, sứ cách điện và các bộ phận dẫn điện khác có
thể ở một trong ba chế độ cơ bản sau:
- Chế độ làm việc lâu dài (định mức).
- Chế độ quá tải.
- Chế độ ngắn mạch.
Ở chế độ định mức, các TBĐ làm việc tin cậy nếu lựa chọn điện áp và dòng điện đúng mức.
Ở chế độ quá tải, dòng qua TBĐ lớn hơn dòng định mức. Phải qui định thời gian mà dòng
điện và điện áp tăng lên không quá giá trị cho phép.
Ở chế độ ngắn mạch, phải lựa chúng có các thông số theo đúng điều kiện ổn định động và
ổn định nhiệt. Tuy nhiên khi xảy ra ngắn mạch phải loại bỏ điểm ngắn mạch ra khỏi lưới điện để
tránh hư hại.
Đối với MC, MC phụ tải, CC, khi lựa chọn còn thêm điều kiện khả năng cắt của chúng.
Ngoài ra, còn phải chú ý đến vị trí đặt thiết bị (trong nhà, ngoài trời), nhiệt độ môi trường
xung quanh, mức độ ẩm ướt, mức độ nhiểm bẩn, chiều cao lắp đặt thiết bị so với mực nước biển.
Khi thành lập sơ đồ để tính toán, dòng điện ngắn mạch đối với thiết bị ta phải chọn chế độ
sao cho thiết bị chịu được điều kiện thực tế nặng nề nhất (tức với điểm ngắn mạch chọn phải có
dòng ngắn mạch lớn nhất đi qua thiết bị)
Việc lựa chọn phải phù hợp về kinh tế và kỹ thuật.
6.2. Lựa chọn thiết bị và các tham số theo điều kiện làm việc lâu dài
a. Chọn theo điện áp định mức
Điện áp định mức của thiết bị cho trên nhãn máy phù hợp với mức cách điện và có độ dự trữ về độ
bền điện, cho phép thiết bị làm việc lâu dài ở điện áp cao hơn định mức 10  15% (gọi là điện áp làm việc
cực đại của thiết bị), vì độ lệch điện áp trong điều kiện làm việc bình thường không vượt quá 10  15%
điện áp định mức nên khi lựa chọn các thiết bị theo điều kiện điện áp cần phải thõa mãn điều kiện sau:
U dmm  U dmtb (1)
Uđm m - điện áp định mức của mạng điện mà thiết bị mắc vào
Uđm tb - điện áp định mức của thiết bị ghi trong lý lịch hoặc trên nhãn. Thực tế vận hành
điện áp lưới dao động nên ta có:
U dm tb  U dm tb  U dm m  U m (2)
Udmtb – Độ tăng điện áp cho phép của thiết bị
Um - Độ lệch điện áp của mạng điện khi làm việc định mức trong điều kiện vận hành
Mức tăng điện áp cho phép của 1 số thiết bị:
+ Cáp điện 1,1 Udmtb
+ Sứ 1,15
+ Dao cách ly 1,15
+ Máy cắt điện 1,15
+ Chống sét 1,25
+ Điện kháng 1,1
+ Biến dòng điện 1,1
+ BA đo lường 1,1
+ Cầu chì 1,1
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 78
Bài giảng Lưới điện phân phối
Việc tăng độ cao lắp đặt thiết bị so với mực nước biển dẫn tới sự giảm điện áp cho phép.
Mức tăng điện áp so với điện áp định mức vừa nêu trên chỉ cho phép khi thiết bị được lắp
đặt ở độ cao dưới 1000m so với mực nước biển, nếu độ cao nơi lắp đặt cao hơn phải giảm bớt
không được quá Uđm
b. Chọn theo dòng điện định mức
Iđm là dòng chạy qua thiết bị trong thời gian lâu dài ở nhiệt độ định mức của môi trường, lúc
đó nhiệt độ của phần tử bị đốt nóng nhất của thiết bị, không vượt quá giá trị cho phép lâu dài.
Việc chọn đúng theo dòng định mức đảm bảo không xẩy ra quá đốt nóng nguy hiểm cho các
phần của TB khi làm việc lâu dài ở chế độ định mức. Dòng điện làm việc cực đại của mạng Ilvmax
trong thời gian t  3T không được vượt quá dòng định mức của TB.
Ilv max  Idmtb
Dòng điện làm việc cực đại xuất hiện khi:
+ Mạch các đường dây làm việc song song khi cắt đi 1 đường dây.
+ Mạch máy BA khi sử dụng khả năng quá tải của chúng.
+ Các đường cáp không dự trữ khi sử dụng khả năng quá tải của chúng.
+ Các máy phát điện, khi làm việc với công suất định mức và điện áp giảm 5% so với định mức.
Nhiệt độ môi trường xung quanh TB thường lấy 35 0C . Khi nhiệt độ ở nơi lắp đặt lớn hơn
khi đó cần hiệu chỉnh lại dòng định mức.
 cf   kk
I  Idmtb
 cf  350
cf – nhiệt độ lớn nhất cho phép của TB.
kk – nhiệt độ không khí nơi lắp đạt.
Trường hợp kk < 350C thì dòng cho phép có thể lớn Idm . “Cứ mỗi độ giảm của môi trường
xung quanh so với 350C thì cho phép tăng dòng điện lớn hơn là 0,005 Idm nhưng tổng cộng không
được vượt quá 0,2 Idm .
6.3 Kiểm tra các thiết bị điện
Các thiết bị điện và các trang bị dẫn điện được chọn theo các điều kiện định mức cần phải
kiểm tra về ổn định nhiệt và ổn định lực điện động khi có ngắn mạch. Các TB cắt ngoài các ĐK
trên còn phải kiểm tra cả khả năng cắt với các dòng ngắn mạch
a. Kiểm tra ổn định lực điện động:
Phải được kiểm tra với dòng ng. m. lớn nhất (có thể là ngm. 3 pha hoặc ngm. 1 pha).
+ Mạng có trung tính cách đất 1-35 kV ngm. 3 pha là lớn nhất.
+ Mạng 110 -220kV và lớn hơn với trung tính trực tiếp nối đất dạng ngm. lớn nhất có thể là
3 pha, nhưng cũng có thể là ngm. 1 pha, tuỳ thuộc vào vị trí điểm ngm. Khi kiểm tra ổn định lực
điện động với TB. phải thoả mãn điều kiện:
idm «dd  i xktt
idmôdd – biên độ của dòng điện cực đại cho phép đặc trưng cho sự ổn định động của TB.
ixktt - biên độ của dòng ngm. xung kích.
b. Kiểm tra ổn định nhiệt:
Dây dẫn và các TB khi ngắn mạch không được phát nóng quá nhiệt độ cực đại theo các tiêu
chuẩn qui định đối với đốt nóng ngắn hạn khi có dòng ngắn mạch chạy qua. Phải thoả mãn 1
trong 3 điều kiện:
« dn .t dm « dn  BN
2
Idm (1)
I2
.t
dm «dn dm «dn  I .t
2
 gt (2)

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 79


Bài giảng Lưới điện phân phối
t gt
« dn  I .
2
Idm (3)
t «dn
Iđmôn - dòng ổn định nhiệt định mức để cho TB. có thể duy trì được trong khoảng thời gian tđmôn
(sôd liệu do nhà máy chế tạo cho).
BN - Trị số xung nhiệt đặc trưng cho nhiệt lượng phát sinh trong thiết bị trong thời gian tác
động của dòng ngm., xác định theo tính toán.
I - Dòng ngắn mạch xác lập trong mạch của TB được chọn, xác định theo tính toán.
tgt - Thời gian tác động qui đổi (giả thiết) của dòng ngm., xác định theo tính toán. Khi kiểm tra
ổn định nhiệt, thời gian tác động tính toán của dòng ngm. được xác định bằng tổng thời gian tác
động của bảo vệ chính đặt ở máy gần chỗ sự cố và thời gian tác động toàn phần của máy cắt đó.
Trong các lý lịch máy nhà chế tạo cho biết giá trị Iđmôn đối với thời gian 5 hay 10 giây. Từ
đó để kiểm tra các thiết bị cần phải xác định các giá trị của các đại lượng BN; tgt , I .
Việc xác định chính xác trị số xung nhiệt của dòng ngm. bằng giải tích.
t
BN   iN2 dt (5)
0
BN - Xác định theo (s) gập nhiều khó khăn vì iN trong quá trình quá độ là biến đổi theo các qui
luật rất phức tạp. BN có thể xác định được một cách gần đúng nếu biết trị số của dòng ngm. ở một
vài thời điểm của quá trình quá độ. Với các máy phát nhỏ hơn 150 MW. BN có thể xác định gần
đúng nhờ các đường cong tính toán: theo trình tự:
- Nhờ đường cong ta có thể xác định được thành phần chu kỳ của dòng ngm. tại các thời
điểm (kể từ t=0  đến t=tc (thời điểm dòng ngm. được cắt ra). I0 (I”); I01; I02; I03; …. It . Với
thời điểm đầu tiên phải tính đến cả thành phần không chu kỳ. tức phải tính với giá trị hiệu dụng
lớn nhất của dòng ngm. toàn phần.
Ixk = kxk.I”
- Với mỗi đoạn (thời gian) xác định được giá trị bình phương của dòng quân phương.
2
IIxk  I01
2 2
I01  I02
2

1   ……
2 2
Iqp ; Iqp 2
2 2
- BN - được tính theo công thức:
n
BN   Iqpi
2
.t i
1
Iqpi - dòng quân phương ở khoảng thời gian i.
ti - độ dài của khoảng thời gian thứ i.
n - số khoảng thời gian.
- Khi ngm xa nguồn, thành phần dòng chu kỳ coi như không đổi, với t 0,2s thì BN tính theo
BN  I "2 (t  Ta )
Ta – thời gian tắt dần của thành phần không chu kỳ, thường lấy bằng Ta = 0.05 giây.
c. Thời gian giả thiết:
“là thời gian cần thiết để dòng ngm. ổn định gây nên được một hiệu ứng nhiệt đúng như
dòng ngm. thực tế biến thiên gây ra trong thời gian thực tế tc.
tgt = tgtck + tgtkck tgtck – thời gian giả thiết với thành phần chu kỳ.
tgtkck - với thành phần không chu kỳ.
tgtck – thường được xác định theo thời gian thực tc và tỷ số giữa dòng siêu quá độ ban đầu và
dòng ngm. ổn định ” = I”/I (tức tgtck = f(tc , ”).
Khi coi nguồn có công suất vô cùng lớn: tgtck = tc
tgtkck - được xác định gần đúng theo: tgtkck  0,005 "2
Khi tc > 1 giây  tgtkck = 0 (có thể bỏ qua)
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 80
Bài giảng Lưới điện phân phối
6.4. Lựa chọn MBA
Kí hiệu MBA: Kiểu máy – công suất – U1/U2.
Ví dụ: 4JB 5444 – 3LA – 250 – 22/0,4 do Simen chế tạo. Kiểu 4JB 5444 – 3LA, công suất
250kVA, U1 = 24kV, U2 = 0,4kV.
Lựa chọn MBA bao gồm: số lượng, công suất, chủng loại, kiểu cách và các tính năng khác
của MBA.
Tùy thuộc vào độ tin cậy CCĐ cho phụ tải mà trạm có thể đặt 1 hoặc 2 máy.
Chọn công suất của MBA đối với trạm 1 máy:
SđmB ≥ Stt
Chọn công suất của MBA đối với trạm 2 máy:
SđmB ≥ Stt / 1,4
SđmB: công suất định mức của MBA
Stt: công suất tính toán của phụ tải.
1,4: hệ số quá tải của MBA. MBA được phép quá tải không quá 5 ngày đêm, mỗi ngày đêm
không quá 6h, nếu không thì không được phép quá tải.
Khi sử dụng MBA ngoại nhập, phải tính đến hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ:
1  2
k hc  1 
100
1: nhiệt độ môi trường sử dụng.
2: nhiệt độ môi trường chế tạo.
Stt
SðmB 
k hc
MBA trong thực tế rất ít xảy ra sự cố, nếu độ tin cậy cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ
không quan trọng lắm thì cho 1 số phụ tải mất điện khi có 1 MBA bị sự cố, MBA còn lại không
phải quá tải nhiều. Vậy, lựa chọn MBA cở nhỏ hơn, điều đó có lợi hơn.
Ví dụ: Chọn MBA cho khu chung cư có Stt = 300kVA, U = 22kV.
Giải: Vì cấp điện cho khu chung cư nên trạm đặt 1 máy: SđmB ≥ 300kVA. Chọn MBA có SđmB =
315kVA do ABB chế tạo: 315 – 22/0,4kV.
Nếu dùng máy ở Nga:
Nhiệt độ trung bình ở Hà Nội là 240C, ở Nga là 50C. Hệ số hiệu chỉnh là:
24  5
k hc  1   0,81
100
300
SðmB   370
0,81
Chọn MBA PP do Nga chế tạo: TM – 400 – 22/0,4kV.
6.5. Lựa chọn máy cắt điện
Là thiết bị dùng đóng cắt dòng điện phụ tải và dòng ngắn mạch ở mạng cao áp (>1000 V).
MC làm việc tin cậy, giá thành cao được dùng ở những nơi quan trọng.
MC điện có nhiệm vụ đóng, cắt mạch điện trong điều kiện bình thường cũng như có sự cố
(quá tải, ngắn mạch), có thể đóng cắt bằng tay hoặc tự động.
Yêu cầu của MC: thời gian cắt bé, không gây cháy nổ, kích thước nhỏ, rẻ.
Có các loại MC: + Theo phương pháp dập hồ quang:
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 81
Bài giảng Lưới điện phân phối
- MC nhiều dầu: dập tắt hồ quang khi cắt mạch và dầu để cách điện.
- MC ít dầu: dầu để dập tắt hồ quang khi cắt.
- MC không khí: cho không khí nén 1 hệ thống ống có tiết diện bé để tăng áp suất dẫn đến
MC để truyền động đóng và truyền động cắt và dập tắt hồ quang.
- MC dùng khí SF6: là loại MC hiện đại nhất hiện nay. Kích thước, trọng lượng bé, thời
gian cắt nhanh, đắt.
- MC chân không: chế tạo với điện áp  36kV (7,2 ÷ 36kV). Vì lý do cách điện.
- MC tự sinh khí: buồng dập tắt hồ quang làm bằng vật liệu rắn (phibro) có khả năng tự
sinh khí để dập tắt hồ quang. Dùng cho điện áp thấp.
- MC phụ tải: cũng là loại MC tự sinh khí để dập tắt hồ quang, nhưng chỉ cắt được dòng
điện phụ tải chứ không cắt được dòng ngắn mạch. Nếu muốn cắt được dòng ngắn mạch
thì phải lắp thêm cầu chì cao áp. Loại này rẻ tiền, làm việc không chắc chắn.
+ Theo tốc độ cắt: MC nhanh; vừa; chậm.
+ Theo hoàn cảnh làm việc: trong nhà, ngoài trời hoặc điều kiện đặc biệt.
Việc chọn máy cắt phải đảm bảo các điều kiện về Udm , Idm về kiểu loại, về hình thức lắp đặt
phù hợp hợp các chỉ tiêu kỹ thuật.
Điều kiện chọn MC điện:
- Điện áp định mức của MC: Uđm ≥ Uđm mạng (kV)
- dòng định mức của MC: Iđm ≥ Icb = Ilvmax (A)
- Dòng cắt định mức: Icđm ≥ I” (kA)
- Công suất cắt định mức: Scđm ≥ S” là công suất cắt ngắn mạch (MVA)
- Dòng ổn định động: Iôđđ ≥ Ixk là dòng ngắn mạch xung kích (kA)
t qð
- Dòng ổn định nhiệt: Iôđnh ≥ I (kA)
t nh ðm
tqđ: thời gian qui đổi (tính toán và tra đồ thị), lấy tqđ = tc là thời gian cắt ngắn mạch.
tnh đm: thời gian ổn định nhiệt định mức (nhà chế tạo cho).
tc
Ic ðm  Inh ðm  I (kA)
t nh ðm
Nếu TBĐ có Iđm > 1000A: không cần kiểm tra ổn định nhiệt.
Các điều kiện chọn và kiểm tra máy cắt:
Đại lượng chọn & kiểm tra Ký hiệu Điều kiện chọn
&kiểm tra

1. Điện áp định mức [kV] UdmMC UdmMC  Udmm

2. Dòng điện định mức [A] IdmMC IdmMC  Itt (Ilvmax)

3. Dòng cắt định mức [kA] Idmcăt Idmcăt  I”

4. Công suât cắt định mức Sdmcăt "


Sdmcăt  S N
5. Dòng điện ổn định lực điện động idmôdd idmôdd  i xktt

t gt
6. Dòng ổn định nhiệt trong thời gian tôdn Iđmôn Iđmôdn  I
t «dn

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 82


Bài giảng Lưới điện phân phối
Chọn và kiểm tra máy cắt phụ tải:
Nhiệm vụ: là thiết bị đơn giản và rẻ tiền hơn máy cắt. Nó gồm hai bộ phận hợp thành, bbộ
phận đóng cắt (điều khiển bằng tay) và cầu chì. Vì bộ phận dập hồ quang đơn giản nên chỉ đóng
cắt được dòng điện phụ tải, không cắt được dòng điện ngm. Để cắt dòng ngm. Trong máy cắt phụ
tải người ta dùng cầu chì. Cầu chì có thể chọn với giá trị khác nhau VD: 100; 200; …400 A.
Thiết bị được tính với giá trị dòng điện định mức của cầu chì. Do có cấu tạo đơn giản và rẻ tiền,
nhưng không làm việc chắc chắn bằng máy cắt. Nên chỉ được sử dụng ở nơi không quan trọng
(Trạm BA-PX) và mới chỉ được chế tạo ở cấp điện áp trung áp.
Các điều kiện chọn và kiểm tra: như máy cắt theo mục 1, 2, 5,6 . (Mục 3, 4 có thể dùng để
kiểm tra cầu chì).
6.6. Lựa chọn dao cách ly, cầu chì
Nhiệm vụ của DCL là tạo ra một khoảng cách an toàn trông thấy, phụ vụ cho việc sữa chữa,
kiểm tra, bảo dưỡng. DCL không đóng cắt mạch khi mang tải vì không có bộ phận dập hồ quang.
Vì vậy ở nơi cần sửa chữa luôn nên đặt cầu dao cách ly ngoài các thiết bị đóng cắt khác.
Cầu dao cách ly không có bộ phận dập hồ quang nên nó không cắt được dòng điện phụ tải, vì vậy
chỉ được phép cắt dòng điện không tải của các máy BA với điều kiện là công suất của các máy đó
không vượt quá những giới hạn qui định tuỳ theo cấp điện áp định mức của máy VD. Cấp 10 kV
dao cách ly được phép cắt dòng không tải của biến áp tới 750 kVA. Cấp 35 kV có thể cắt dòng
không tải của máy BA tới 2000 kVA…. Cầu dao cách ly được chế tạo ở tất cả các cấp điện áp.
 Theo vị trí đặt có thể chia ra: loại trong nhà, loại ngoài trời.
 Theo số pha có thể có loại 1 pha, loại 3 pha.
 Theo cách thao tác: loại thao tác bằng tay, loại thao tác bằng điện.
DCL thường bố trí 2 bên MC điện.
- Khi cắt mạch:
+ cắt MC điện
+ cắt DCL 2, cắt DCL 1.
- Khi đóng mạch:
+ Đóng DCL 1, đóng DCL 2
+ Đóng MC điện.
Cầu chì dùng để bảo vệ ngắn mạch, thường đi kèm DCL. CC bảo vệ máy BU, CC kết hợp
với dao cắt phụ tải thành bộ MC phụ tải trung áp để bảo vệ đường dây.
Lựa chọn DCL:
Điện áp định mức: Uđm ≥ Uđmmạng (kV)
Dòng điện định mức: Iđm ≥ Icb = Ilvmax (A)
Dòng ổn định động: Iôđđ ≥ Ixk (kA)
t qð
Dòng ổn định nhiệt: Iô nh ≥ I (kA)
t nh ðm
Chọn và kiểm tra cầu chì: là thiết bị bảo vệ ngắn mạch cắt nhanh (tcắt = 0,008 s). cấu tạo đơn
gian rẻ tiền, kích thước nhỏ, được dùng phổ biến. Do đặc tính làm việc không ổn định nên chọn
không đúng thì làm việc không chính xác.
Cấu tạo: có 2 phần vỏ và dây chẩy. Trong vỏ có các bộ phận dập hồ quang được chế tạo theo
nhiều kiểu loại, trong nhà, ngoài trời..).
+ Đường dây có nhiều cấp bảo vệ phải chú ý đảm bảo điều kiện cắt chọn lọc (cầu chì cấp trên
phải làm việc sau cầu chí cấp dưới).
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 83
Bài giảng Lưới điện phân phối
+ Tuỳ theo phụ tải chọn dây chẩy thích hợp. Vì với một vỏ cầu chì có thể lắp được nhiều cấy dây
chẩy khác nhau. nên khi chọn cầu chì phải đảm bảo:
Idc  Ivỏ
Ivỏ – tức dòng định mức của các bộ phận dẫn điện gắn trên vỏ cầu chì (đầu tiếp xúc).
Cầu chì không những phải chịu được dòng điện định mức của mạng mà còn phải chịu được các
dòng đỉnh nhọn khi đang cắt máy BA không tải hoặc khi đóng cắt tụ vào mạng, khi mở máy các
động cơ…
t
Idc2

I dn
I dc  Idc2

Idc1
Idc1 < Idc2 < Idc3 …….

Hệ số  được đưa vào biểu thức I[A]

nhằm chọn được Idc nhỏ nhất mà cầu


vẫn đảm bảo làm việc bình thường, tin
Hình 6.1 Đặc tính bảo vệ của cầu chì
cậy, đam bbảo độ nhậy.
 - được chọn theo tình hình cụ thể của phụ tải và phụ thuộc vào tình hình mang tải của nó. Nếu
lúc khởi động động cơ đang mang tải nặng nề, thì quá độ khởi động sẽ tồn tại lâu hơn  hệ số
này cần chọn nhỏ đi. Cụ thể qui định như sau đối với hệ số :
 = 2,5 Với các động cơ không đồng bộ mở máy không tải.
 = 1,6 – 2 Với động cơ mở máy có tải.
 = 1,6 Với động cơ mở máy nặng nề, với máy biến áp hàn…
Với các phụ tải không có dòng đỉnh nhọn xuất hiện (mạng chiếu sáng). Thì do đặc tính của cầu
chì không ổn định, nên để đảm bảo cầu chì tồn tại lâu dài, không bị chẩy
Icd = 1,3 Idm (Idm - dòng định mức lâu dài của mạng)
2) Các điều kiện chọn và kiểm tra cầu chì:
1. Điện áp định mức Udmcc  Umạng
2. Dòng định mức dây chẩy IdmTB  Idc  Ivỏ
I
3. Điều kiện mở máy I dc  dn

4. Điều kiên cắt chọn lọc Idc1 > Idc2
5. Công suất cắt hoặc Sdmc > S "N
dòng cắt định mức Idmc > I "N
Chọn và kiểm tra cầu chì:
Điện áp định mức: Uđm ≥ Uđmmạng (kV)
Dòng điện định mức: Iđm ≥ Icb = Ilvmax (A)
Dòng cắt định mức: Ic đm ≥ I’’ (kA)
Công suất cắt định mức: Scđm ≥ S’’ (MVA)
6.7. Lựa chọn dây dẫn và cáp
a. Lựa chọn theo tiết diện kinh tế của dòng điện, Jkt
Áp dụng cho lưới U ≥ 110kV, lưới trung áp đô thị và xí nghiệp. Tiết diện:
Iij
Fktij 
J kt
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 84
Bài giảng Lưới điện phân phối
Nếu dòng điện đi trên mỗi đoạn, nhánh khác nhau thì Fkt khác nhau, chọn Jkt không đổi.
Dòng điện trên nhánh ij:
Sij Pij
Iij  
n 3U ðm n 3U ðm cos 
n: số lộ đường dây, n = 1, lộ đơn; n = 2, lộ kép.
Tra Jkt theo bảng 5.9 (Mạng điện và cung cấp điện - hệ trung cấp chuyên nghiệp) theo loại dây và
Tmax (h). Nếu đường dây cấp điện cho nhiều phụ tải có Tmax khác nhau thì tính Tmax như sau:

Tmax tb 
 SiTmax i   PT
i max i

 Si  Pi
Si, Pi: phụ tải điện của hộ tiêu thụ.
Khi tính xong Fkt, tra bảng tìm tiết diện chuẩn, chọn gần nhất bé hơn và kiểm tra lại theo công
thức: F  I t q ð ,   11 : đối với dây nhôm;   6 với dây đồng.

tqđ: thời gian qui đổi, tc: thời gian cắt. tqđ = tc = (0,5 ÷ 1)s
khi U ≥ 110kV:

U bt  U btcp  10%Uðm




Usc  Usccp  20%Uðm

khi U  110kV:
Ubt  5%Uðm

Usc  10%Uðm
Nếu có 1 điều kiện không thõa mãn phải nâng tiết diện lên 1 cấp và kiểm tra lại.
b. Chọn tiết diện dây theo Ucp
Dựa vào chỉ tiêu chất lượng điện:
PR  QX PR QX
Ucp     U' U"
Uðm Uðm Uðm
PR P..l
U'  Ucp  U" ; U'  
Uðm Uðm F
QX Q.x 0 .l P..l
U''   ; F
Uðm Uðm U ðm .U'
Nếu đường dây có nhiều phụ tải: 3 phụ tải.
x0 x
U''  Q3l3   Q3  Q2  l2   Q3  Q2  Q1  l1   0  Qili
Uðm Uðm
 Pli i
F Và tiến hành kiểm tra lại theo điều kiện ở câu 4a.
Uðm U'
c. Chọn tiết diện dây dẫn theo Icp. Tức là chọn theo công thức:
K1K2Icp  Itt  Ilv max
K1: hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ giữa môi trường chế tạo và môi trường sử dụng dây dẫn. tra bảng
K2: hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ kể đến số lượng cáp đặt chung 1 rãnh. tra bảng
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 85
Bài giảng Lưới điện phân phối
Icp: dòng phát nóng cho phép, tra sổ tay
Ilvmax: dòng làm việc dài hạn lớn nhất qua dây dẫn.
- Nếu bảo vệ bằng cầu chì:
Iðmdc
K1K 2Icp 

 = 3, với mạch động lực cấp điện cho các máy;  = 0,8, mạch điện sinh hoạt.
- Nếu bảo vệ bằng áptomat:
1,25.IðmA
K1K 2Icp 
1,5
1,25 là hệ số cắt quá tải của áptomat.
1,25IđmA là dòng khởi động nhiệt của áptomat.
6.8 Lựa chọn và kiểm tra sứ cách điện:
Sứ vừa có tác dụng làm giá đỡ các bộ phận mang điện vừa làm vật cách điện giữa các bộ
phận đó với đất. Vì vậy sứ phải có đủ độ bền chịu đựng được lực điện động do dòng ngm. gây ra,
đồng thời phải chịu được điện áp của mạng, kkể cả lúc quá điện áp. Thông thường có 2 loại
chính: Sứ đỡ và sứ xuyên tường.
+ Sứ đỡ: được chọn và kiểm tra về tác động phá huỷ do dòng ngm. xung kích. Dạng trọng tải xấu
nhất đối với sứ là trọng tải tạo lên momen uốn lớn nhất (HV).
F Cách đặt các thanh dẫn trên sứ.
F
Lực F tác dụng uốn sứ và h là cánh
tay đòn của lực F. h h’
+ Khi kéo và nén sứ có ứng lực phá
hoại lớn hơn nhiều khi uốn. Đối với a) b)
các loại sứ do LX chế tạo ứng lực
phá hỏng cho các loại sản suất::
Loại A - 350 kg
Loại Á - 750
Loại B - 1250
Loại Ä - 2000
Để sứ làm việc an toàn với các lực, người ta qui định
Fcf  0,6.Fph
Trong đó: Fcf - ứng lực cho phép tác động lên sứ.
Fph - lực phá hỏng.
0,6 - hệ số dự trữ.
+ Sứ xuyên: được chọn và kiểm tra về tác dụng lực điện động và tác dụng nhiệt của dòng ngm.
đối với phần dẫn điện của sứ.
+ Các sứ đầu ra đường dây: các sứ này được chọn và kiểm tra tương tự như sứ xuyên.
+ Khi chọn sứ cần kiểm tra các điều kiện lắp đặt thanh dẫn trên đỉnh sứ. Khi thanh dẫn đặt như
(VH) b). phải hiệu chỉnh lực cho phép:
h
Fcf'  Fcf .  Fcf .k h
h'
kh = h/h’ - hệ số hiệu chỉnh
F 'cf - lực cho phèp hiệu chỉnh F 'cf < Fcf
Các điều kiện chọn và kiểm tra sứ:
1. Điện áp định mức [kV] Udms  Udmm

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 86


Bài giảng Lưới điện phân phối
2. Dòng định mức (sứ xuyên và sứ ra đầu đường dây) Idms  Ilvmax
3. Lực cho phép trên đỉnh sứ Fcf  Ftt
4. Dòng ổn định nhiệt cho phép (sứ xuyên và đầu đường dây) Iđmôn  I
Ftt – lực tính toán(lực điện động do dòng ngm 3 pha gây ra).
l
Ftt  1,76.i xk
2
. .10 2 [kG]
a
ixk - trị số biên độ của dòng xung kích.
l - khoảng cách giữa hai sứ liên tiếp trên 1 pha.
a - khoảng cách giữa hai pha.
6.9 Chọn và kiểm tra máy biến dòng:
Dùng để cc. dòng điện cho các mạch đo lường và bảo vệ. Phía thứ cấp của máy biến dòng
nối với các cuộn dây dòng điện của dụng cụ đo và của re-le. Các cuộn dây này có điện trở rất bé,
vì vậy trong trạng thái vận hành bình thường phía thứ cấp của máy biến dòng hầu như bị ngắn
mạch. Dòng điện định mức thứ cấp I2 của BI được qui định là 5A (để tiện cho việc tiêu chuẩn hoá
TB. đo lường). Để bảo đảm an toàn cho vận hành phía thứ cấp của BI phải được nối đất.
+ Chọn BI ngoài các điều kiện chung Udm và Idm phải chú ý đến cấp chính xác và kiểu loại.
+ Để đảm bảo cho BI làm việc ở cấp chính xác yêu cầu cần phải thoả mãn điều kiện sau:
S2dm  Stt (1)
S2dm - phụ tải cho phép định mức của cuộn thứ cấp của BI.
Stt - phụ tải tính toán của cuộn thứ cấp của BI ở chế độ làm việc định mức.
Ta có:
S2dm  I22dm .Z2dm  Scd  Scf  Stx  I22dm rcd  I22dm .rcf  I22dm rtx
I2dm – dòng định mức thứ cấp
Z2dm – Tổng trở cho phép của mạch ngoài.
rcd - điện trở tổng của các cuộng dây của các dụng cụ đo và rơ-le mắc nối tiết trong mạch.
rcf - điện trở cho phép của dây nối.
rtx - điện trở tiếp xúc của các tiếp xúc (trong tính toán thường lấy bằng 0,1 .
 Z2dm   rcd + rcf + rtx (2)
Để thoả mán (1) thì vết II < I (vì rcd và rtx được xem như không đổi đối với 1 mạch đã thiết kế)
 Vậy nếu tính được rcf bằng biểu thức trên thì điện trở thực tế hay tiết diện các dây dẫn nối nhỏ
nhất phải là:
l tt
Fmin  .
rcf
 - điện dẫn suất của dây dẫn nối.
ltt - chiều dài tính toán của dây dẫn nối.
l c

ltt = 2l ltt = l ltt = 3 l


+ Tiết diện dây tiêu chuẩn được chọn không nhỏ hơn Fmin (đồng thời tiết diên đó cũng không
được nhỏ hơn tiết diện qui định theo độ bền cơ học dây nhôm Fmin = 2,5 mm2 ; dây đồng Fmin =
1,5 mm2 ).
Vậy điều kiện chọn và kiểm tra máy biến dòng bao gồm:
1. Dòng định mức: IdmBI  IdmTB
2. Điện áp định mức UdmBI  Udmmang
3. Phụtải thứ cấp S2dm  S2tt

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 87


Bài giảng Lưới điện phân phối
i
4. ổn định lực điện động k «dd  xktt
2IdmBI
i 2 .l
5. Lực cho phép trên đầu sứ BI Fcf  0,88 .10 2. xk
a
I  t gt
6. Bội số ổn định nhiệt K «dn 
I dmBI t dm «dn
Trong đó: kôdd - bội số dòng điện ổn định động, trị số này nhà máy cho sẵn
a - khoảng cách giữa các pha.
l - khoảng cách từ máy biến dòng tới sứ đỡ gần nhất.
Kôdd - bội số ổn định nhiệt (trị số này do nhà chế tạo cho trước.).
6.10 Chọn và kiểm tra máy biến áp đo lường: BU hoặc TU
+ BU dùng để ccđ. cho các dụng cụ đo và rơ-le. Để tiêu chuẩn hoá các loại dụng cụ đo và rơ-le,
người ta qui định điện áp định mức của thứ cấp của BU. U2dm = 100 V (vừa có tác dụng ccđ. cho
mạch đo lường và bảo vệ, lại vừa có tác dụng ngăn cách các dụng cụ đo và rơ-le tiếp xúc với điện
áp cao  an toàn cho người vận hành, vì vậy phía thứ cấp của BU luôn luôn được nối đất.
+ Phân loại: - Theo phương pháp làm mát:: Loại có dầu; loại khô dầu
- Theo số pha: loại 1 pha; loại 3 pha; loại 3 pha năm trụ.
+ BU được chọn theo Udm; cấp chính xác và sơ đồi nối dây.
+ Các điều kiện chọn và kiểm tra BU:
1. Điện áp định mức sơ cấp UdmBU  Udmmạng
2. Kiểu và sơ đồ nối dây phụ thuộc vào việc sử dụng
3. Phụ tải pha S2dm [kVA] S2tt  S2dmBU
4. Sai số N  Ncf
Chú ý: công suất định mức của máy biến áp là: công suất của tất cả 3 pha (với máy biến áp nối
theo sơ đồ sao). Bằng 2 lần công suất của máy biến áp một pha đối với các máy biến điện áp một
pha nối theo sơ đồ tam giác hở.
+ Tuỳ theo cách đấu dây của phụ tải mà công suất trên cá pha tính khác nhau (theo bảng 8-7).
+ Tiết diện của dây dẫn và cáp cc cho mạch điện áp của các công tơ, phải chọn sao cho tổn thất
điện áp trong mạch không vượt quá 0,5 % điện áp định mức.
+ Việc kiểm tra về ổn định lực điện động và ổn định nhiệt với BU là không cần thiết.
+ Nếu cần kiểm tra cách điện của lưới 6, 10 kV , người ta thường dùng loại BU ba pha năm trụ
với cách nối Y/Y0/ (tam giác hở). Phía thứ cấp của BU có 2 cuộn dây đấu sao và tam giác hở.
Khi xẩy ra ngm. không đối xứng (1 hoặc 2 pha) ở 2 đầu dây cuông tam giá hở xuất hiện điện áp,
nhờ đó có thể kiểm tra cách điện của mạng.
6.11 Lựa chọn thanh dẫn điện:
(Thanh cái) thường được dùng trong các xí nghiệp luyện kim đen và mầu, các xí nghiệp hoá
chất và một số xí nghiệp khác (nơi mà mật độ phụ tải cao). So với cáp, tahnh dẫn có những ưu
điểm: Đô tin cây lớn; khả năng lắp đặt nhanh, dẽ quan sát kiểm tra khi vận hành. Tất nhiên việc
quyết định chọn PA cấp điện theo mạng cáp hay thanh dẫn phải dựa trên việc so sánh kinh tế-kỹ
thật.
Tiết diện thanh dẫn được lựa chọn theo chỉ tiêu kinh tế, theo phát nóng hoặc theo tổn thất điện áp
cho phép. sau đó phải kiểm tra ổn định nhiệt và ổn định lực điện động khi ngm hoặc khi khởi
động động cơ lớn.
1) Lựa chọn thanh dẫn theo điều kiện phát nóng:
Ilvmax  k1.k2.k3.I cf

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 88


Bài giảng Lưới điện phân phối
Ilvmax – dòng điện làm việc lâu dài đi qua thanh dẫn.
Icf - đòng điện cho phép khi nhiệt độ môi trường xung quanh +250C (tra bảng)
k1 - hệ số hiệu chỉnh khi thanh nằm ngang = 0,95.
k2 - hệ số hiệu chỉnh khi sử dụng thanh dẫn nhiều cực.
k3 - hệ số hiệu chỉnh khi nhiệt độ môi trương xung quanh  250C.
2) Lựa chọn thanh dẫn theo tổn thất điện áp cho phép: chủ yếu cho các thanh dẫn làm bằng thép,
vì ttổn thất khi đó khá lớn.
Biết rằng tổn thất điện áp trong thanh dẫn thép có thể viết:
3 [r cos  (x ' x " ) sin ].l.I
U%  .100  K.I.l
Udm
Trong đó:
I - dòng điện phụ tải.
l - chiều dài thanh dẫn.
r; x’; x” - điện trở, điện kháng ngoài và điện kháng trong của một đơn vị chiều dài thanh dẫn
thép [/km].
3 .[r cos  (x ' x " ).sin ]
K= .100 - hệ số đã được tính sẵn ứng với các loại thanh thép kích
Udm
thước khác nhau và cos khác nhau.
Trình tự: tính tiết diện thanh thép:
U %
1- Tính trị số K=
I.l
2 – Căn cứ theo trị số K và cos của phụ tải tra sổ tay và tìm được trị số K1 gần nhất và nhỏ hơn.
Tương ứng với K1 bảng cho kích thước và I’ nào đó của thanh dẫn. Nếu trị số đúng bằng I phụ tải
thì kích thước tra được chính là kích thước cần tìm. Trường hợp I’  I . Thì can cứ vào kích thước
vừa tra được và cos để tiếp tục ta sẽ tìm được K2 và I” (và kích thước mới).
3 - Tính lại trị số K theo biểu thức:
 I  I' 
K = K1  (K1  K 2 ). 
 I 'I ' 
4 - Kiểm tra lại U%  Ucf%
Trong đó U% = K.I.l
3) Kiểm tra thanh dẫn theo điều kiện ổn định động do dòng ngm.:
Khi xẩy ra ngm. trong thanh dẫn đặt gần nhau sẽ xuất hiện hiệu ứng lực làm cho thanh dẫn bị
uốn.  Yêu cầu ứng lực đó phải nhỏ hơn hay bằng lực uốn cho phép của thanh dẫn.
Ftt  Fcf
Trong đó:
2 l
Ftt = 1,76.i xk .10 2 [kg] - ứng lực tính toán
a
10. cf .W
Fcf = [kg] - ứng lực cho phép khi thanh dẫn chịu uốn
l
Trong đó:
cf – ứng lực cho phép của vật liệu làm thanh dẫn [kG/cm2].
W - Momen chôngd uốn của thanh dẫn.
l 10. cf .W
Vậy 1,67i 2xk . .10 2 
a l
hay:
4) Kiểm tra thanh dẫn theo ổn định nhiệt: tương tự như lói cáp
ThS. Phan Thị Hồng Phượng 89
Bài giảng Lưới điện phân phối
F  .I t  - tra bảng =f( nhiệt độ giới hạn, vật liệu..)
6.12. Chọn và kiểm tra kháng điện:
Dùng vào việc hạn chế dòng ngm. Việc lựa chọn được tiến hành theo các điều kiện lâu dài (
theo Udm và Idm ) và giá trị điện kháng xK% cần để hạn chế dòng ngm. ở mức nào đó ta muốn. Sau
cùng cùng cần phải kiểm tra ổn định lực điện động và ổn định nhiệt.
6.13. Lựa chọn cầu dao, cầu chì hạ áp, aptomat
a. Cầu dao chính là DCL hạ áp, có CD 1 pha, 2 pha, 3 pha với số cực khác nhau là 1 cực, 2 cực,
3 cực, 4 cực. Có 2 loại (về khả năng đóng cắt):
- Loại cầu dao thường: làm nhiệm vụ cách ly, đóng cắt không tải hoặc dòng nhỏ.
- Loại cầu dao phụ tải: làm nhiệm vụ cách ly và đóng cắt dòng phụ tải.
Lựa chọn cầu dao:
UðmCD  Uðmmang
IðmCD  I tt
Ngoài ra còn chú ý tới số pha, số cực, khả năng cắt tải, trong nhà hay ngoài trời.
b. Cầu chì hạ áp:
- Cầu chì thường: không làm nhiệm vụ cách ly, cắt tải.
- Cầu chì cách ly có 1 đầu cố định, 1 đầu mở ra như DCL làm nhiệm vụ cách ly như cầu
dao.
- Cầu chì cắt tải là cầu chì cách ly có thể đóng cắt dòng phụ tải như cầu dao phụ tải
Có các loại: bộ cầu dao – cầu chì thường; bộ cầu dao phụ tải – cầu chì thường.
Idc: dòng định mức của dây chảy
Ivỏ: dòng định mức của vỏ cầu chì (cả đế và nắp).
Lựa chọn cầu chì thắp sáng:
UðmCC  Uðmmang
Iðmdc  I tt : dòng tt là dòng lâu dài lớn nhất qua dây chảy CC.
Pðm
Phụ tải 1 pha: I tt  ,
U p ðm cos 
Up đm = 220V, điện sinh hoạt: cos = 0,85, lớp học cos = 0,8.
Ptt
Phụ tải 3 pha: I tt  ; Uđm = 380V
3Uðm cos 
Lựa chọn cầu chì trong lưới điện công nghiệp:
Cầu chì bảo vệ cho 1 động cơ:
- Khi làm việc bình thường:
Iðmdc  Itt  k t .IðmÐ
Pðm Ð
Iðm Ð 
3U ðm cos ðm
Uđm = 380V; cos = 0,8. Nếu không biết hiệu suất, lấy hiệu suất bằng 1.
kt: hệ số tải, bằng công suất thực/công suất định mức.
cosđm: hệ số công suất của động cơ.

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 90


Bài giảng Lưới điện phân phối
- Kiểm tra điều kiện mở máy của động cơ:
Imm Ð
Iðmdc  ;   1,6  2,5

 = 2,5: với động cơ mở máy nhẹ;  = 1,6: với động cơ mở máy nặng.
ImmÐ  k mmIðmÐ
kmm = 5 ÷ 6 : hệ số mômen mở máy của ĐC
Cầu chì bảo vệ cho 1 nhóm động cơ:
- Khi làm việc bình thường:
n
Iðmdc  k t  Iðm Ði
1

- Kiểm tra điều kiện mở máy của động cơ:


n 1
Imm max  k t  Ilv Ði
Iðm dc  1
  2,5
Immmax : dòng mở máy lớn nhất trong nhóm các ĐC
n 1
 IlvÐi : tổng dòng làm việc của (n-1) động cơ trừ động cơ đã có Immmax.
1

c. lựa chọn áptomat


Là thiết bị điện đóng cắt mạch điện hạ áp, để bảo vệ quá tải, ngắn mạch.
Có theo điện áp: 400V, 440V, 500V, 600V, 690V.
Có 1 pha, 2 pha, 3 pha với 1 cực, 2 cực, 3 cực, 4 cực.
Có áp thường, áp chống rò điện 30mA, 100mA, 300mA.
Lựa chọn áptomat:
UðmA  Uðmmang
IðmA  Itt  Ilv max ; Icðm A  IN

ThS. Phan Thị Hồng Phượng 91

You might also like