You are on page 1of 13

 Một ngoại lệ đối với quy tắc này là Nhật Bản, nơi hai nửa phía Đông và phía

Tây của đất nước sử dụng các tần số riêng biệt (50 Hz ở phía Đông và 60 Hz
ở phía Tây).
 Tần số là số lần của một hiện tượng lặp lại trên một đơn vị thời gian (f:
frequency).
 Hiệu điện thế là sự chênh lệch điện áp giữa hai điện cực.(U= V A −V B )
 I AT ≤ 10 mA ( Dòng điện qua ngườian toàn )( AC ) , đối với dòng DC thì ≤50 mA .
 Vật dẫn điện là vật được chế tạo từ những vật liệu có điện trở nhỏ nhất và có
tính dẫn điện tốt nhất.
 Dân dụng là 220V thường dùng các thiết bị dưới 5kV , Công nghiệp là 380V
thường dùng các thiết bị trên 5kV.
 Công suất 1 pha và 3 pha là như nhau tuy nhiên dòng điện trong 1 pha sẽ
lớn hơn dòng điện trong 3 pha.(tiêu thụ,phản kháng, <biểu kiến)
 Và cứ tính theo một phép tính đơn giản đó là: Tiền điện = Lượng điện năng
tiêu thụ x đơn giá điện/kWh.(lấy 3 số cuối ngày đầu tiên trên đồng hồ điện –
3 số cuối ngày cuối cùng * giá tiền)

 Bậc 1 (0 đến 50kWh): 1.678 đồng/kWh


 Bậc 2 (51 đến 100kWh): 1.734 đồng/kWh
 Bậc 3 (101 đến 200 kWh): 2.014 đồng/kWh
 Bậc 4 (201 đến 300 kWh): 2.536 đồng/kWh
 Bậc 5 (301 đến 400 kWh): 2.834 đồng/kWh
 Bậc 6 (401 kWh trở lên): 2.927 đồng/kWh

Chẳng hạn: Tháng này gia đình bạn sử dụng hết 200 số điện thì 50 số điện đầu sẽ
được tính với mức giá 1.678 đồng/số, 50 số điện tiếp theo sẽ được tính với mức giá
1.734 đồng/số và 100 số điện còn lại sẽ được tính với mức giá 2.014 đồng/số.

 Tiền điện bậc 1 (50 số) = 50 x 1.678 = 83.900 đồng


 Tiền điện bậc 2 (50 số) = 50 x 1.734 = 86.700 đồng
 Tiền điện bậc 3 (100 số) = 100 x 2.014 = 201.400 đồng

Tổng tiền điện = (Tiền điện bậc 1 + Tiền điện bậc 2 + Tiền điện bậc 3) x 10% VAT
(thuế GTGT)  = (83.900 + 86.700 + 201.400) x 10%  = 372.000 x 10% = 409.200
đồng.

 Tai nạn điện có thể gặp ở ba dạng: điện giật, đốt cháy điện do hồ quang điện,
nổ và hỏa hoạn.
 AC: ký hiệu của dòng điện xoay chiều hay còn gọi là điện nhà, điện từ công
tơ điện phát ra. 1 dây nóng, 1 dây nguội muốn dùng phải cắm trực tiếp vào ổ
điện.
 DC: ký hiệu của dòng điện 1 chiều, 1 dây dương (+) và 1 dây âm (-). Như
điện trong pin tiểu, bình acquy,… không cần cắm trực tiếp vào ổ điện vẫn
dùng được.
 Người ta sử dụng máy biến tần (hay còn gọi là inverter) để biến đổi điện một
chiều thành điện xoay chiều và ngược lại.
 Dòng điện sử dụng trong gia đình thực tế là lấy 1 pha của lưới điện 3 pha
nên có một dây nóng và một dây trung hòa.(thường chọn MCB khoảng
30mA)
 Khi lắp đặt thiết bị điện xoay chiều sẽ dễ dàng hơn thiết bị điện một chiều vì
không cần phải để ý cực dương cực âm chỉ cần đúng điện áp định mức.
 Cơ thể người có thể xem như một điện trở có những trị số từ 10.000(Ôhm)
đến 100.000(Ôhm). Trong tính toán thường lấy Rng=1.000 (Ô hm).
 Tiêu chuẩn IEC 60038 với điện áp chạm qui ước là 50V trong điều kiện bình
thường .
 Điện thế của các điểm nằm cách điểm nối đất hơn 20m có thể xem bằng 0.
 Dòng điện luôn luôn chạy ngược chiều với electron.
 Vật liệu bán dẫn là vật liệu sẽ dẫn điện nếu có tác động từ bên ngoài.
 Khi nối dây điện phải nối so le với nhau để đảm bảo an toàn.
 Dây nóng (dây pha) mang dòng điện xoay chiều - luôn mang điện và dòng
điện thay đổi theo thời gian. Đa số các ổ cắm hai chân ở Việt Nam không có
sự phân biệt chân nóng và chân lạnh.
 Dây nguội hay còn gọi là dây trung tính, dây mát của nguồn điện. Thường
dây nguội không mang điện, có nhiệm vụ làm kín mạch trong dòng điện 1
pha và cân bằng dòng điện 3 pha. Thường dây trung tính được nối đất tại
nhà máy điện.
 Dây nóng thường được ký hiệu: P hoặc L
 Dây nguội thường được ký hiệu: N
Dòng điện 1 pha Dòng điện 3 pha
Dây nóng: Màu đỏ Pha 1: Màu đỏ

Dây nguội: Màu trắng, màu xanh, màu Pha 2: Màu vàng, màu trắng
đen,...
Pha 3: Màu xanh dương
 Do dây nóng có điện áp là 220V, nên khi chạm vào bằng bút thử điện, đèn sẽ
sáng lên. Còn đối với dây nguội, bút thử điện sẽ không sáng, vì điện áp của
chúng gần như bằng 0. Tuy nhiên, nếu kiểm tra, thấy dây nguội phát sáng thì
có nhiều khả năng, đường dây điện có vấn đề, rất dễ gây ra nguy hiểm trong
quá trình sử dụng.
 Cuộn cảm tương tự như một tụ điện. Trong mạch, nó sẽ cản lại dòng điện
xoay chiều (AC) và để dòng điện một chiều (DC) chạy qua tự do.
 Trong mạch điện một chiều, tụ điện sau khi được tích điện bằng điện áp đặt
vào sẽ đóng vai trò như một công tắc mở.
 Dòng điện có tần số càng cao thì càng ít nguy hiểm.
 Sử dụng tụ điện để lọc thẳng sóng thành đường thẳng. Nên khi thiết kế gần
nguồn sẽ có tụ điện (biến dạng sóng Sin thành DC thẳng).
 Tụ điện bình thường thì có chức năng nạp rồi xã.
 Tụ điện cho dòng AC đi qua không cho dòng DC.(dòng điện tức thời)
 Thiết bị điện hạ áp là thiết bị mang điện có điện áp dưới 1000V.
 Thiết bị điện cao áp là thiết bị mang điện có điện áp từ 1000V trở lên.
Cấp điện áp (kV) Khoảng cách (m)
Đến 15 0.7
Trên 15 đến 35 1
Trên 35 đến 110 1.5
220 2.5
500 4.5
1. Transistor BJT có 3 vùng hoạt động chúng ta thường khảo sát điểm Q để
xem nó hoạt động vùng nào: active(hoạt động), cutoff(ngắt) I=0,
saturation(bão hòa) U=0.
Chức năng của transistor
Ta thấy được hai chức năng chính của transistor đó chính là transistor công tắc và
transistor với mục đích khuếch đại. Transistor công tắc như một chiếc khóa điện tử
để kích hoạt chế độ bật tắt cho các ứng dụng năng lượng cao và thấp. Transistor
dùng với mục đích khuếch đại có vẻ như gần gũi hơn khi chúng được dùng trong
điện thoại, TV để khuếch đại âm thanh và hình ảnh hay các thiết bị điện tử khác.
2. Từ nối đất của hai bộ phận không mang điện trong hệ thống nối đất, có thể
phân thành hai loại: nối đất trung tính và nối đất thiết bị.
3. Công tơ điện 1 pha (đồng hồ điện): là thiết bị được sử dụng để đo đạc điện
năng tiêu thụ của từng hộ gia đình. Thiết bị này được lắp đặt phía sau đồng
hồ điện và ở cùng một đường dây tải điện.
4. Công tơ điện 1 pha cơ được sử dụng phổ biến và lắp đặt hầu hết trong mỗi
gia đình từ xưa tới nay. Loại công tơ điện này thường sử dụng cho các lưới
điện 1 pha. Đây là loại lưới điện dùng cho các hộ gia đình, nhà trọ,… dành
cho các thiết bị điện có công suất thấp.
5. Công tơ điện 1 pha điện tử hoạt động dựa vào việc hiển thị các thông số điện
tử trên màn hình LCD và LED.
6.
7. Máy cắt hạ áp (còn gọi là aptomat hay máy ngắt không khí tự động) tự động
cắt mạch điện khi có sự cố : quá tải,ngắn mạch, điện áp thấp,…
8. Điện Trung thế là các đường điện thuộc cấp điện áp từ 15kV (15.000V) có
thể bị phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn >0.7 (lớn hơn 1kv nhưng
nhỏ hơn 35kv).
9. Điện Hạ thế cấp điện áp từ 220V-380V không xảy ra hiện tượng phóng điện
nhưng sẽ bị giật nếu qui phạm khoảng cách am toàn >0.3(nhỏ hơn 1000V).
10.Điện Cao thế thuộc cấp điện áp từ 110Kv-220Kv-500Kv(110.000V(>1.5)-
220.000V(2.5)-500.000V(4.5) ) sẽ có hiện tượng phóng điện nếu qui phạm
khoảng cách an toàn (35kv trở lên).
11.Một hệ thống điện bao gồm 3 phần: nhà máy điện, mạng điện và hộ tiêu thụ.
12.Mạng điện bao gồm các trạm biến áp, các trạm phân phối và đường dây
điện.
13.Việc hạ điện áp thường thực hiện theo 2 cấp:
o Hạ từ cao áp xuống trung áp người ta dùng các trạm biến áp khu vực.
o Hạ từ trung áp xuống hạ áp người ta dùng các trạm biến áp địa
phương.
14. Các trạm phân phối là các trạm chỉ dùng để nhận và phân phối điện năng
chứ không biến đổi điện áp.
15. Đường dây có thể chia làm 4 loại:
o Đường dây cung cấp cao áp bao gồm các đường dây cao áp từ nhà
máy điện đến các trạm biến áp khu vực và đường dây nối giữa các
trạm này.
o Đường dây phân phối trung áp là các đường dây dẫn điện trung áp từ
trạm biến áp khu vực hoặc trạm phân phối đến các trạm biến áp địa
phương.
o Đương dây cung cấp hạ áp là đường dây nối từ các trạm biến áp địa
phương đến các bảng điện chính của các hộ tiêu thụ điện năng.
o Đường dây phân phối hạ áp là các đường dây dẫn điện từ các bảng
điện chính của hộ tiêu thụ đến tận các phụ tải như đèn, tủ lạnh, quạt
điện,…
16. Khi thiết kế hoặc xây dựng mạng điện hạ áp cấp điện cho các công trình xây
dựng ta phải dựa vào các yêu cầu chung sau đây:
a. Đảm bảo mức tin cậy cung cấp điện theo yêu cầu của từng loại
phụ tải
o Có thể chia phụ tải ra làm 3 loại: phụ tải loại 1, phụ tải loại 2, phụ tải
loại 3.
o Phụ tải loại 1: là những phụ tải quan trọng nhất nếu mất điện ở các
phụ tải này có thể xảy ra chết người hoặc thiệt hại lớn về kinh tế,
chính trị ( thang máy, dụng cụ cứu hỏa, phòng phẫu thuật, đài truyền
hình quốc gia, nhà quốc hội,..)
o Để đảm bảo yêu cầu này phụ tải loại 1 phải được cấp điện từ 2 nguồn
điện độc lập để nếu sự mất điện của một nguồn không gây ra mất điện
ở nguồn còn lại.
o Phụ tải loại 2: là phụ tải quan trọng thứ 2 nếu mất điện sẽ làm ảnh
hưởng lớn đến sinh hoạt, hoc tập , giải trí, …của nhiều người hoặc
gây tổn thất đáng kể về kinh tế (giảng đường, bệnh viện lớn,cửa hàng
thực phẩm,..)
o Phụ tải loại 3: ít quan trọng nhất nếu mất điện ở các phụ tải này chỉ
ảnh hưởng đến sinh hoạt của một số người.
o Phụ tải là danh từ chỉ các đối tượng tiêu thụ điện như đèn, quạt điện,

b. Điện năng được cung cấp từ mạng điện phải có chất lượng tốt.
o Chất lượng điện năng được đánh giá qua 3 chỉ tiêu: độ lệch điện
áp, độ lệch tần số và sự đối xứng của mạng điện 3 pha.
c. Vốn đầu tư xây dựng mạng điện và chi phí kim loại màu phải ít
nhất.
d. Mạng điện phải đơn giản, rõ ràng và vận hành tiện lợi.
e. Mạng điện phải đảm bảo mỹ quan và tuyệt đối an toàn cho người
và thiết bị.
17. Trạm biến áp là nơi đặt máy biến áp để biến đổi điện áp (có 2 loại máy biến
áp).
o Máy biến áp dầu là máy biến áp có lõi thép và các cuộn dây
được đặt trong một thùng dầu để làm mát và cách điện xung
quanh.
o Máy biến áp khô là máy biến áp có lõi thép và các cuộn dây
được cách điện với môi trường xung quanh bằng vật liệu cách
điện khô và làm mát bằng không khí tự nhiên.
18.Đường dây của mạng điện cung cấp hạ áp có thể là đường dây trên không
hoặc đường dây cáp.
o Đường dây trên không bao gồm 3 phần tử chính: cột, sứ cách
điện, dây dẫn
o Đường dây cáp bao gồm các dây cáp đặt dưới mặt đất theo các
hào cáp
19. Sụt áp hay còn gọi sụt thế là hiện tượng điện áp đầu nguồn cao hơn điện áp
cuối nguồn, vì phải mất đi một phần năng lượng cho việc truyền tải. Phần
năng lượng bị mất đi do điện trở trên dây tải. Trên thực tế, tùy vào nguyên
nhân nguồn xung bị sụt áp khi có tải mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau.
o Bởi đường dây truyền tải điện càng dài đồng nghĩa với độ sụt
áp càng lớn. Hiện tượng sụt áp của nguồn trong đời sống và sản
xuất cũng tương tự vậy, khi sử dụng quá nhiều các thiết bị điện
tăng tải lớn gây ra hiện tượng sụt áp nguồn DC.
20.Ổn áp là một thiết bị điện, làm nhiệm vụ ổn định điện áp, để cấp điện cho
các thiết bị dùng điện khác.
21.Máy tự động ổn áp là một thiết bị có chức năng tự động ổn định điện áp (sau
đây sẽ gọi tắt là ổn áp). Nó sẽ được cấp một nguồn điện đầu vào và khi điện
áp đầu vào thay đổi trong phạm vi hoạt động thì nó sẽ tự động điều khiển để
cho một nguồn điện áp ra ổn định.

22.Ngắn mạch là sự tiếp xúc trực tiếp giữa các phần tử mang điện của các pha
hoặc giữa một pha và dây trung tính hoặc đất (ngắn mạch 3 pha,2 pha, 1
pha).
23. Cầu chì dùng để tự động cắt phần mạch điện bị ngắn mạch hoặc quá tải ra
khỏi nguồn điện.
o Bộ phận chính của cầu chì là dây chảy ( Chì, Nhôm, Đồng,
Bạc).
o Cầu chì loại hở: Là loại cầu chì cấu tạo không có lớp vỏ bọc
bao ở bên ngoài.
o Cầu chì loại vặn: Cấu tạo của cầu chì này là sẽ được vặn vào
một lỗ có ren gắn trên mạch điện. Loại cầu chì này có thể dễ
dàng thao tác tháo ra, lắp vào.
o Cầu chì hộp: Cấu tạo thường được đặt bên trong một hộp kín.
o Cầu chì ống: Thường dây chì sẽ được bọc kỹ bên trong một ống
thủy tinh.
o Cầu chì cao áp: Là loại cầu chì được sử dụng tại các hệ thống
điện lên đến 115.000 volt AC. Thông thường, cầu chì cao áp sẽ
được sử dụng để bảo vệ máy biến áp hay sử dụng cho các máy
biến áp nhỏ.
o Cầu chì hạ áp: Được coi là bộ phận chính để liên kết các bộ
phận khác lại với nhau.
o Cầu chì nhiệt: Thường được sử dụng trong các loại thiết bị tiêu
dùng nhỏ hàng ngày như các loại máy pha cà phê, máy sấy tóc
hay máy biến áp hỗ trợ cung cấp năng lượng. Ngoài ra, cầu chì
nhiệt cũng có thể được sử dụng trong môi trường có nhiều sự
biến đổi về nhiệt độ.
24. Rơ le nhiệt chỉ dùng để bảo vệ mạng điện khi quá tải không bảo vệ được
mạng điện khi ngắn mạch ( rơ le luôn cần một thời gian để đốt nóng băng
kép do đó không thể cắt ngay dòng điện đoản mạch).

25.
26.FCO là từ viết tắt của Fuse Cutout hay Cut – out fuse. Đây là cầu chì tự
rơi, nó là thiết bị bảo vệ cho mạng trung thế, được phối hợp giữa một cầu
chì và dao cắt, được sử dụng ở các đường dây trên không và các nhánh rẽ
nhằm bảo vệ các trạm biến áp hay mạng điện khỏi sự cố quá tải.
27. Phân biệt MCB,MCCB,RCCB,RCBO.
 MCB: chống quả tải, chập mạch: (thường dùng cho các thiết bị có
i<100A).(1P,1P+N,2P,3P,4P)
 MCCB: chống quả tải, chập mạch:(thường dùng cho i>100A).

 RCCB: chống giật (30mA, 50mA, 100mA).


 RCBO: chống giật và chống quá tải ,chập (MCB+RCCB).

Phân biệt:
 I n : Dòng địnhmức của thiết bị ( C 20 , C 10 , … )
 I cu : Dòngcắt ( KA )
 I rò :30 ma ,50 ma , …
 U đm :220 V ,…
 Nút test .
MCB-MCCB RCCB RCBO
In In In
I cu NO I cu I cu
NO I rò I rò I rò

28.Đồng hồ Megomet là gì? Đồng hồ đo Megomet hay còn gọi là đồng hồ đo


điện trở cách điện, nó được dùng rộng rãi để kiểm tra điện trở của các dây
cáp điện và các thiết bị điện. Các kết quả và các phép đo được trả về trên
một màn hình giúp người dùng dễ dàng quan sát.
29.Giới hạn điện áp tiếp xúc ở Việt Nam:
Theo tiêu chuẩn Theo tần số Nơi khô ráo Nơi ẩm ướt
Việt Nam AC 50V 25V
DC 80V(120V) 50V(60V)

30. Ở đầu đường dây luôn đặt máy tăng áp để tổn thất công suất và tổn thất điện
áp trên đường dây giảm đi . Vì dòng điện trên đường dây nhỏ nên ta có thể
chọn dây dẫn có tiết diện nhỏ và tiết kiệm được kim loại màu.
31.Nhược điểm lớn nhất ở mạng 3 pha có trung tính trực tiếp nối đất là: Không
đảm bảo tính liên tục cấp điện.
32.Ở Việt Nam thì cấp điện áp >= 110KV trung tính nguồn bắt buộc phải nối
đất vì tính kinh tế.
33.

You might also like