You are on page 1of 83

Sơ lược về tụ điện

Tụ điện là một trong những linh kiện điện tử thụ động rất phổ biến.

Linh kiện điện tử thụ động là những linh kiện không cần nguồn cấp năng
lượng để duy trì khả năng hoạt động của chính nó. Có 4 loại linh kiện thụ
động là:

 Điện trở
 Tụ điện
 Cuộn cảm
 Đi-ốt (diode)

Bên trong tụ điện là 2 bề mặt dẫn điện (2 bản tụ) được đặt cách điện với nhau,
môi trường giữa 2 bản tụ này được gọi là điện môi (môi trường không dẫn
điện). Điện môi có thể là: không khí, giấy, mica, dầu nhờn, nhựa, cao
su, gốm, thuỷ tinh...

Đặc tính
Tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường
bằng cách lưu trữ các electron (điện tích âm). Khi điện áp đặt vào 2 bản tụ là
điện áp xoay chiều hay có sự biến đổi điều hòa, sự tích luỹ điện tích này
bị chậm pha so với điện áp, tạo nên trở kháng của tụ điện trong mạch điện
xoay chiều cũng như các mạch giao động. Nhờ đặc tính này, tụ điện được ứng
dụng trong các mạch dao động, truyền phát sóng vô tuyến,...

Như đã nói ở trên, tụ điện có khả năng tích trữ điện tích âm do đó nó cũng có
thể phóng ra các điện tích này để tạo thành dòng điện. Vì vậy, ta có thể xem
tụ điện như một nguồn điện. Năng lượng trong tụ điện là năng lượng điện
trường, lực điện trường đóng vai trò là lực lạ như trong nguồn điện thông
thường.

Bảng so sánh sau giữa tụ điện, nguồn điện thông thường và siêu tụ điện (lai
giữa tụ điện và nguồn điện) sẽ cho bạn nắm rõ hơn sự khác biệt giữa chúng.
Các thông số được lấy giá trị trung bình để dễ hình dung, trên thực thế có thể
khác đôi chút.

Thông số Đơn vị tính Tụ điện


Thời gian nạp năng lượng giây 10-6 -
Thời gian xả năng lượng giây 10-6 -
Năng suất lưu trữ Wh/kg dưới
Công suất  W/kg trên 10
Chu kỳ nạp/xả lần trên 50
Năng lượng hao hụt khi nạp/xả % 0%

Có thể thấy, tuy khả năng tích trữ năng lượng của tụ điện là không nhiều,
nhưng thời gian nạp/xả của nó lại cực nhanh nên nó thường được dụng (mắc
song song với nguồn điện) trong các mạch nguồn có công suất tiêu thụ tăng
giảm liên tục. Vì sao ? Vì khi công suất tiêu thụ tăng đột biến, nguồn điện
không cấp đủ năng lượng, tụ điện sẽ đóng vai trò như một nguồn điện - xả
năng lượng để bù thêm cho nguồn phần bị hao hụt. Sau quá trình này, tụ lại
được nạp lại. Như bạn đã thấy trong bảng so sánh, tất cả các quá trình này
đều chỉ diễn ra trong vòng từ 10-6 đến 10-3 giây.

Ví dụ như mạch nguồn dùng cho các loại động cơ. Khi khởi động, động cơ cần
một dòng điện rất lớn đến mức nguồn điện không thể cung cấp kịp, khi đó,
người ta thường dùng tụ điện để hỗ trợ như mình giải thích ở trên.

Các thông số kĩ thuật


Điện dung

Đặc trưng cho khả năng lưu trữ năng lượng của tụ điện. Đơn vị điện dung của
tụ điện là Fara (F). 1 Fara được định nghĩa là điện dung của một tụ điện có thể
được nạp đầy bởi dòng điện có hiệu điện thế 1V, cường độ dòng điện 1A
trong thời gian 1 giây.

Quy đổi về mặt trữ lượng: 1 F = 1 A x 1 V x 1 giây = 1A x 1V x 1/3600 giờ =


0.278 mWh.
Một viên pin của các dòng smartphone hiện nay có dung lượng khoảng 5-10
Wh, của máy tính bảng là khoảng 15 - 30 Wh còn của laptop là khoảng 40-
100 Wh.

Trên thực tế những tụ điện có điện dung hàng Fara thường đã được xếp vào
loại siêu tụ điện. Đa phần các tụ điện chỉ có điện dung nằm trong hàng từ
picofara (pF), nanofara (nF) đến micrôfara (µF), minifara (mF) thì hơi hiếm.

Chú ý:

1 F = 103  mF =  106  µF =  109  nF =  1012 pF

Điện áp đánh thủng (điện áp làm việc)

Là điện áp làm việc tối đa của tụ điện. Khi điện áp vượt quá ngưỡng giới hạn
này, lực điện trường trong tụ điện sẽ đủ mạnh để làm các electron từ một bản
tụ bức ra, bay xuyên qua lớp điện môi đến bản tụ còn lại. Quá trình này làm
chất điện môi giữa 2 bản tụ trở thành chất dẫn điện, và người ta gọi quá trình
đó là đánh thủng điện môi hay tụ điện bị đánh thủng. 

Trên thực tế, điện áp đánh thủng của tụ nên có trị số lớn hơn điện áp mà nó
phải chịu lúc làm việc, tốt nhất là gấp 1.5 lần trở lên để đảm bảo an toàn.

Các giá trị phổ biến của điện áp đánh thủng: 5V, 10V, 12V, 16V, 24V, 25V, 35V,
42V, 47V, 56V, 100V, 110V, 160V, 180V, 250V, 280V, 300V, 400V,...

Có một sự thật là mặc dù cùng một mức điện dung nhưng điện áp đánh
thủng lại tỉ lệ thuận với kích thước của tụ.

Phân loại
Trên đây là 3 loại tụ điện cơ bản mà một người nghiên cứu Arduino nên biết
phân loại theo tính chất vật lí - hóa học. Ngoài ra người ta còn phân loại tụ
điện theo cấu tạo, đặc tính lớp điện môi, điện áp làm việc, tần số làm việc, ...

Tụ phân cực

Là các loại tụ có phân biệt rõ 2 cực âm - dương quy định chiều dòng điện
vào/ra tụ. Cản thận nhé vì nếu nối sai cực, bạn có thể làm nổ tụ. Tụ phân cực
thường được gọi là tụ hóa hay tụ tantalium (tantan) - nguyên lí hoạt động dựa
trên các phản ứng hóa học.
Tụ hóa thường có điện dung lớn cỡ hàng µF trở lên, làm việc trong các mạch
có tần số thấp hay cường độ dòng điện lớn, thông số kĩ thuật được ghi trực
tiếp lên thân tụ. Ta có thể tìm thấy loại tụ này trong các mạch lọc nguồn, mạch
chỉnh lưu, ...
Cách xác định cực tính của tụ hóa:

 Với tụ mới mua về, chân tụ nào ngắn hơn là chân cực âm.
 Với tụ đã qua sử dụng, chân cực âm thường được đánh dấu bằng
một dải màu sáng trên thân tụ, trên đó có in những dấu gạch
ngang (kí hiệu cực âm).

 Tụ không phân cực

Nghe tên thế này thì khỏi cần giải thích rồi, bạn mắc tụ thế nào cũng được, chỉ
cần chú ý đến điện áp đánh thủng của tụ là được. Loại tụ này thường là tụ
giấy, gốm, mica,... và có điện dung khả nhỏ, từ vài micrôfara đến picofara. 

Tụ không phân cực thường dùng trong các mạch tần số cao (mạch cao tần),
lọc nhiễu,... hoặc mạch có cường độ dòng điện nhỏ. Các thông số ghi trên tụ
thường là ghi tắt theo một quy ước định sẵn. Mỗi hãng sản xuất lại có những
quy ước khác nhau nên đôi khi người sử dụng cũng khá lúng túng nếu gặp
một số tụ lạ lạ.
Cách đọc thông số của tụ không phân cực: (quy ước phổ biến)

Một tụ có ghi: 333K - 100V - điện dung của tụ là C = 33 x 10 3 pF = 33 nF, điện
áp đánh thủng là Umax - 100V. Chữ "K" biểu thị sai số của tụ (+/- 10%). 

Một tụ có ghi: .022 K - 100V - điện dung của tụ là C = 0.022 µF = 22 nF (sai số


+/- 10%), điện áp đánh thủng  Umax = 100V

Một tụ có ghi: 104 - điện dung của tụ là C = 10 x 104 pF = 100 nF, chữ "j" (có
lúc là "J") chỉ sai số điện dung là +/- 5%

Một tụ có ghi: 2A104j - điện dung của tụ là C = 10 x 104 pF = 100 nF, sai
số điện dung +/- 5%, chữ "A" chỉ điện áp Umax  = 100V

Bạn có thể xem chi tiết tại http://wiki.xtronics.com/index.php/C....

Tụ biến dung (tụ xoay)

Là loại tụ điện mà điện dung của nó có thể thay đổi được bằng các tác động
vật lí từ người sử dụng. Loại tụ này thường được sử dụng trong kĩ thuật truyền
phát sóng vô tuyến để thay đổi tần số cộng hưởng của mạch. Nếu bạn đã
từng sử dụng một cái radio để nghe đài thì bạn sẽ thấy có một cái nút vặn để
dò kênh, cái nút này chính là bộ phận điều chỉnh điện dung của tụ trong mạch
thu sóng radio.

Trong khuôn khổ nền tảng Arduino, loại tụ này hầu như không đóng vai trò gì
nên mình sẽ không giới thiệu chi tiết.

Kí hiệu trong mạch


Tụ điện được kí hiệu là C (C1,C2,C3,..). C là viết tắt của chữ Capacitor trong tiếng
anh, ám chỉ tụ điện.
Như trong hình là loại tụ có phân cực với bản to là cực dương và bản nhỏ là
cực âm. Đôi với tụ không phân cực, 2 bản này được vẽ giống nhau. Đôi khi
người ta cũng vẽ tụ có phân cực như tụ không phân cực, nhưng có thêm 2
dấu "+" và "-" ở 2 bản để biểu thị cực tính.

Ứng dụng của tụ điện


Trên đây là những ứng dụng cơ bản của tụ điện. Đối với người nghiên cứu
Arduino, không cần phải biết quá nhiều và sâu như người nghiên cứu điện tử
thuần túy.

Đối với mạch điện xoay chiều

 Đóng vai trò tương tự như vật dẫn điện với dung kháng (điện trở) nhất
định. Tần số dòng điện càng lớn thì trở kháng của tụ càng nhỏ, cường
độ dòng điện hiệu dụng trong mạch càng lớn và ngược lại. Với dòng
một chiều, tụ điện có trở kháng +oo. Đặc tính này được ứng dụng trong
các mạch truyền tín hiệu.
 Lọc dòng điện xoay chiều sau khi chỉnh lưu để đưa dòng điện từ xoay
chiều sang một chiều.

... và một số ứng dụng khác.

Đối với mạch điện một chiều


 Hỗ trợ nguồn điện trong các mạch có công suất tiêu thụ tăng giảm đột
ngột (mạch loa, động cơ,...) khi nguồn không cấp đủ năng lượng trong
thời gian ngắn.
 Lọc nhiễu tín hiệu (xung PWM).
 Khử các tia lửa điện trong động cơ điện một chiều.

... và một số ứng dụng khác.


Điện trở là gì ?
Điện trở là một đại lượng vật lí biểu thị đặc tính cản trở dòng điện của một vật
có khả năng cho dòng điện chạy qua. Vật nào dẫn điện càng tốt thì điện trở
của nó càng nhỏ và ngược lại. Trong kĩ thuật, có một loại linh kiện điện tử thụ
động cũng được gọi là điện trở mà khả năng cản trở dòng điện của nó đã
được xác định (có định lượng rõ ràng).

Linh kiện điện tử thụ động là những linh kiện không cần nguồn cấp năng
lượng để duy trì khả năng hoạt động của chính nó. Có 4 loại linh kiện thụ
động là:

 Điện trở
 Tụ điện
 Cuộn cảm
 Đi-ốt (diode)

Như vậy, trong giao tiếp cần phân biệt rõ khái niệm điện trở là một đại lượng
vật lí hay tên một linh kiện điện tử để tránh gây hiểu nhầm. Trong khuôn khổ
bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn khái niệm điện trở như là một linh
kiện điện tử.

Kí hiệu điện trở trong mạch điện


Cách mắc điện trở trong mạch điện
Mắc nối tiếp

Điện trở tương đương của hệ này là: R = R1 + R2.

Nếu mắc nhiều điện trở nổi tiếp thì: R = R1 + R2 + ... + Rn.
Mắc song song

Điện trở tương đương của hệ này là: 1/R = 1/R1 + 1/R2 hay R = (R1 x R2) /
(R1 + R2).

Nếu mắc nhiều điện trở nổi tiếp thì: 1/R = 1/R1 + 1/R2 + ... + 1/Rn hay R =
(R1 x R2 x ... x Rn) / (R1 + R2 + ... + Rn).

Mắc hỗn hợp

Điện trở tương đương của hệ này là: R = R1 + (R2 x R3) / (R2 + R3).

Phân loại điện trở


Ở đây mình sẽ đề cập đến 3 loại điện trở mà bạn sẽ gặp khi nghiên cứu về
Arduino, ngoài ra còn có nhiều loại điện trở khác dùng trong công nghiệp hay
điện dân dụng.
Điện trở thường

Là loại điện trở thường sử dụng nhất. Đặc điểm của nó là:

 Công suất hoạt động (tỏa nhiệt) thấp: 0.125W đến 0.5W.
 Độ chính xác không cao: sai số thường dao động khoảng +/- 5% trở
lên.
 Giá thành rẻ.
 Dễ mua được ở bất kì đâu.

Một số loại điện trở thường được thiết kế đặc biệt để chịu được cường độ
dòng điện lên tới hàng ampe, công suất từ 1W trở lên được gọi là điện trở
công suất. Chúng thường có kích thước lớn hơn so với các điện trở khác. Bạn
có nhìn thấy nó trên hình không ?
Điện trở dán

Là loại điện trở có kích thước cực nhỏ thường dùng trong những mạch đòi hỏi
sự nhỏ gọn. Đặc điểm của nó là:

 Công suất hoạt động (tỏa nhiệt) cực thấp: dưới 0.125W (dễ cháy nếu
dùng không cẩn thận).
 Độ chính xác cực cao: sai số chỉ +/- 1% trở xuống.
 Giá thành cao: cao hơn điện trở thông thường khoảng 20%.
 Khó mua: thường thì chỉ có những chỗ chuyên bán hàng điện tử mới có
bán.

Điện trở dán thường có kích thước cỡ bằng đầu bút bi, một số loại thì nhỏ cỡ
thế này này ...
Biến trở (chiết áp)
Đây thực chất chỉ là một loại điện trở mà trị số của nó có thể thay đổi được.
Biến trở thường có các loại :1K Ohm, 10K Ohm, 100K Ohm,...

Cấu tạo

Biến trở thường có 3 chân 1,2,3 như hình vẽ sau:

Phần màu vàng là một lớp điện trở. Cây kim màu xanh được đè chặt xuống
phần điện trở này. Giả sử có dòng điện đi từ 1 đến 3 thì nó sẽ phải qua phần
màu vàng (được tô đỏ) và đó chính là điện trở hiện tại của biến trở. Bạn chỉ
việc vặn cây kim để tăng giảm độ dài của vùng màu đỏ, qua đó tăng giảm giá
trị điện trở.

Cầu phân áp

Cầu phân áp có cấu tạo gần giống như một biến trỡ, cũng gồm một hệ gồm 2
điện trở nối tiếp nhau có tác dụng phân chia điện áp U từ nguồn điện ra ra
điện áp theo ý muốn của người dùng.
Điện áp U' lấy ra sẽ được tính bởi công thức: U' = U  / (R1 + R2) x R2. Trong
đó I = U / (R1 + R2) chính là cường độ dòng điện trong mạch.

Như vậy:

 Nếu R1 = 0 ohm, điện áp lấu ra bằng điện áp của nguồn.


 Nếu R2 = 0 ohm, điện áp lấy ra luôn là 0V.
 Nếu R1 = R2, điện áp lấy ra bằng một nửa điện áp của nguồn.

Tham khảo ứng dụng của biến trở trong bài viết Đọc điện áp điều chỉnh bởi
biến trở.

Lưu ý:

Trong điều khiển động cơ, về mặt lí thuyết có thể điều khiển tốc độ động cơ
bằng cách điều chỉnh biến trở để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
Trên thực tế nếu áp dụng cách này, biến trở sẽ bị cháy ngay lập tức do không
chịu được cường độ dòng điện quá lớn đi qua nó (thường là hàng trăm
miliampe trở lên).

Thay vào đó, người ta dùng biến trở để thay đổi điện áp hoạt động của động
cơ và dùng transistor (hoặc linh kiện tương đương) để cấp dòng qua động cơ
ở mức điện áp này. Như vậy, biến trở đã đóng vai trò là một cầu phân áp như
đã trình bày ở trên.

Đọc trị số của điện trở


Điện trở thường

Trên điện trở thường, người ta dùng các vòng màu để biểu thị các con số ứng
với các thông số của điện trở.

Ở loại điện trở có 4 vòng màu:

 3 vòng màu đầu tiên là giá trị điện trở.


 1 vòng màu còn lại là sai số của điện trở (thường là nhũ vàng +/- 5%).

R1 có giá trị là: 45 (vàng - lục) x 102 (đỏ) = 4500 ohm = 4.5K Ohm. Sai số +/-
5% (nhũ vàng/hoàng kim).

Ở loại điện trở có 5 vòng màu:

 4 vòng đầu tiên là trị số của điện trở.


 1 vòng còn lại là sai số của điện trở.

R2 có giá trị là: 380 (cam - xám - đen) x 103 (cam) = 380,000 Ohm = 380K
Ohm. Sai số +/- 1% (đỏ).

Ở loại điện trở có 6 vòng màu:

 4 vòng đầu tiên là trị số của điện trở.


 1 vòng tiếp theo là sai số của điện trở .
 1 vòng cuối cùng là sai lệch trị số điện trở theo nhiệt độ.

R3 có giá trị là: 527 (lục - đỏ - tím) x 104 (vàng) = 5,270,000 Ohm = 5.27M


Ohm. Sai số +/- 0.25% (lam). Thay đổi theo nhiệt độ 10 PPM/oC (lam).

Điện trở dán

Lưu ý:

Những điện trở có giá trị cỡ vài chục ohm thường chỉ có 2 chữ số, chữ số thứ
3 đã bị lược bỏ.
Những điện trở có trị số cỡ vài ohm thường có chữ "R" đứng phía sau. Ví dụ:
3R = 3 ohm.

Ứng dụng
Đây là các ứng dụng của điện trở trong mạch điện một chiều:

 Làm mạch cầu phân áp để lấy ra một mức điện áp theo ý muốn từ điện
áp ban đầu.
 Điều chỉnh cường độ dòng điện đi qua các thiết bị điện.
o Lấy ví dụ đơn giản: một chân trên Arduino chỉ cho phép dòng
điện tối đa 40mA chạy qua. Do đó khi sử dụng chân này, ta phải mắc
nối tiếp vào đó một điện trở có trị số sao cho cường độ dòng điện
qua chân này không vượt quá 40mA.
 Tạo ra nhiệt lượng trong các ứng dụng cần thiết.
 Tạo ra sụt áp trên mạch khi mắc nối tiếp. 

... và một số ứng dụng khác.


Transistor (BJT) và ứng dụng trong điều khiển động cơ DC

quocbao gửi vào Thứ hai, 28 Tháng 7, 2014 - 18:18

 157404 LƯỢT XEM

Trong bài viết này, tôi chỉ trình bày những khía cạnh cơ bản và đơn giản nhất của
transistor, phù hợp với nhu cầu kiến thức của người dùng Arduino. Một số thuật ngữ,
cách giải thích về transistor cũng được tôi cố gắng tinh giảm để phù hợp với đối tượng
người dùng Arduino hơn so với người chuyên về điện tử. 

Giới thiệu
Trong điện tử, transistor (transfer-resistor) là một linh kiện bán dẫn. Khi hoạt động
trong mạch điện, transistor có vai trò như một cái van cách li hay điều chỉnh dòng
điện, điện áp trong mạch. Từ vai trò này, transistor được ứng dụng rộng rãi.

Bài viết này có các mục sau:

 1. Tầm quan trọng.


 2. Hình ảnh.
 3. Nhà phát minh.
 4. Phân loại.
 5. Cấu tạo.
 6. Kí hiệu trong mạch điện.
 7. Tìm hiểu hoạt động.
o Kết luận sơ lược về hoạt động của transistor NPN.
 8. Các thông số cần quan tâm.
 9. Ứng dụng để điều khiển động cơ.
 10. Lời kết.

1. Tầm quan trọng


Transistor là chìa khóa cho hầu hết các hoạt động của các thiết bị điện tử hiện đại, từ
các bộ vi xử lí cao cấp với hàng tỉ transistor trên mỗi cm2 cho tới những cục sạc điện
thoại bạn vẫn dùng hàng này. Nhiều người coi nó là một trong những phát minh quan
trọng nhất thế kỉ XX, sánh ngang với mạng Internet.

Mặc dù ngày nay, có hàng tỉ con transistor được sản xuất ra mỗi năm, phần lớn số
transistor lại được tích hợp trong các vi mạch tích hợp mà chúng ta hay gọi là IC
(Intergrated-Curcuit) cùng với các linh kiện khác như điện trở, tụ điện,.... Vi điều
khiển trên các mạch Arduino được cấu thành từ những thứ như thế. Nếu không có
transistor, sẽ chẳng thế có những khái niệm như "tính toán" hay "xử lí thông tin" như
hiện nay.

Thống kê vào năm 2002, nếu lấy tất cả transistor loài người sản xuất được đem chia
cho dân số toàn thế giới thì mỗi người sẽ được khoảng ... 60 triệu cái. Hiện nay, năm
2014, con số ấy ắt hẳn còn khủng khiếp hơn thế nhiều.

Giá thành, sự linh hoạt trong cách sử dụng và độ bền cao đã giúp transistor len lỏi đến
mọi ngóc ngách trong cuộc sống của con người. Có thể lấy một ví dụ nho nhỏ về vai
trò của transistor, đó là sự phát triển của đồng hồ. Trước đây, đồng hồ là một khối cơ
khí phức tạp, hay hỏng hóc, cồng kềnh, đòi hỏi người dùng phải bảo dưỡng thườn
xuyên cũng như hàng ngày phải lên dây cót cho nó,... và hàng tá phiền phức khác.
Nhờ có transistor, giờ đây bạn đã chứng kiến một sự thay đổi đáng kinh ngạc của cái
gọi là "đồng hồ". Như thế nào thì chắc hẳn bạn cũng đã biết.

Vào năm 2012, NASA (Mỹ) và NanoFab (Hàn Quốc) đã tuyên bố chế tạo được một
loại transistor chỉ có kích thước ở mức 150 nano mét. Loại transistor này có khả năng
hoạt động tương đương như những transistor thông thường.

2. Hình ảnh
Transistor đầu tiên của loài người trông như thế này
Hiện nay, chúng trông như thế này
3. Nhà phát minh

Hình ảnh (từ trái sang) của John Bardeen, William Shockley và Walter Brattain - các
nhà phát minh ra transistor năm 1948 tại Bell Labs. Đây là một trong một loạt các
hình ảnh công khai được công bố bởi Bell Labs trong khoảng thời gian công khai sáng
chế (30/06/1948). Mặc dù Shockley không tham gia vào các sáng chế, và chưa bao giờ
được liệt kê trên các ứng dụng bằng sáng chế, Bell Labs vẫn quyết định rằng Shockley
phải xuất hiện trên tất cả các hình ảnh công khai cùng với Bardeen và Brattain.

4. Phân loại
Transistor có rất nhiều loại với hàng tá chức năng chuyên biệt khác nhau

 Transistor lưỡng cực (BJT - Bipolar junction transistor)


 Transistor hiệu ứng trường (Field-effect transistor)
 Transistor mối đơn cực UJT (Unijunction transistor)
 ...

Trong đó, transistor lưỡng cực BJT là phổ biến nhất. Có nhiều người thường xem khái
niệm transistor như là transistor lưỡng cực BJT. Do vậy bạn nên chú ý đến điều đó để
tránh nhầm lẫn cho mình.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ nói về transistor lưỡng cực BJT. Để cho gọn
thì tôi chỉ ghi là "transistor".

5. Cấu tạo
Transistor gồm 3 lớp bán dẫn loại P và loại N ghép lại với nhau. Do đó có 2 loại
transistor là NPN và PNP tương ứng với 2 cách sắp xếp 3 lớp bán dẫn trên.

Xét trên phương diện cấu tạo, transistor tương đương với 2 diode

Chú ý rằng không thể thay thế transistor bởi diode bằng cách mắc như sơ đồ trên.
Transistor và Diode là 2 linh kiện điện tử hoàn toàn khác nhau. 

Như hình vẽ, transistor có 3 cực là B (Base), C (Collector) và E (Emitter) tương ứng
với 3 lớp bán dẫn. Sự phân hóa thành 3 cực này là do đặc tính vật lí của 3 lớp bán dẫn
là khác nhau.

Bạn có thể dựa trên cấu tạo của transistor để đo điểm tra bất kì một loại transistor nào.
Hãy thử tự mình tìm hiểu cách đo xem.

6. Kí hiệu trong mạch điện


Trong một số mạch điện, điển hình như sơ đồ vẽ bằng Fritzing, bạn cũng có thể sẽ gặp
những kí hiệu như thế này

7. Tìm hiểu hoạt động


Một số quy ước về kí hiệu:

 IB: (cường độ) dòng điện qua cực Base của transistor.
 IC: (cường độ) dòng điện qua cực Collector của transistor.
 IE: (cường độ) dòng điện qua cực Emitter của transistor.
 IR: (cường độ) dòng điện qua điện trở R.
 VBE: (độ lớn) hiệu điện thế giữa 2 cực Base và Emitter của transistor. Các thông
số tương tự cũng dùng kí hiệu tương tự.
 UB: điện áp ở cực Base. Các thông số tương tự cũng dùng kí hiệu tương tự.

Transistor ngược NPN

Xét mạch điện sau


Nếu bạn quyết định mắc thử mạch ... 

 Có thể sử dụng nguồn điện là pin tiểu, pin vuông 9V. Sử dụng các loại pin sạc
là tốt nhất.
 Nếu chưa biết các cực của transistor, hãy tìm trên Google với từ khóa là tên
của transistor bạn đang dùng. Trong mạch mình sử dụng loại TIP120 (cấu tạo).
Bạn nên sử dụng các transistor kiểu như vậy.
 Khi đóng khóa K, hãy cẩn thận khi chạm tay vào điện trở R, tôi không nói rằng
bạn cần chạm tay trực tiếp vào đó.
 Không nên đóng khóa K quá lâu để tránh làm cháy điện trở R.

Quan sát, đo đạc 

 Khi khóa K mở, không có dòng điện qua cực Base, điện trở R không tỏa nhiệt
chứng tỏ không có dòng điện qua nó. 
 Khi khóa K đóng, điện trở R tỏa nhiệt chứng tỏ có dòng điện qua nó, đồng thời
cũng có dòng điện qua cực Base của transistor.
o Có dòng điện qua R chứng tỏ có dòng điện đã đi vào transistor ở
Collector. Điều này khẳng định rằng phải có dòng điện đi ra từ Emitter để về
cực âm của nguồn. 
o Không thể có dòng điện đi ra từ cực Base, chỉ có thể là chiều ngược lại
vào cực này.
o Xét về độ lớn, nếu lấy đồng hồ đo IB, IC (IR = IC), IE thì ta thấy IB nhỏ hơn
rất nhiều so với IC và IE, còn IE thì luôn lớn hơn IC một chút xíu. Có thể kết luận
dòng điện trong mạch chủ yếu là dòng đi từ Collector đến Emitter của
transistor. Điều này giải thích lí do vì sao trong kí hiệu transistor, người ta sử
dụng một mũi tên ám chỉ chiều dòng điện.
o Nếu tính toán một tí từ độ lớn của  IB, IC, IE, ta nhận thấy IE gần bằng IB +
IC. Hãy thử giảm 2 điện trở trong mạch xuống một chút xíu (thay điện trở
khác) để nâng cường độ dòng điện lên, bạn sẽ thấy IE gần bằng IB + IC hơn.
Như vậy, khi transistor hoạt động, dòng điện ra khỏi Emitter là dòng điện đi
vào từ Collector đến Emitter và dòng điện đi vào từ Base đến Emitter.

Thử nghiệm 1

Thay vì mắc điện trở R ở phía Collector, ta thử mắc nó ở phía Emitter của transistor.
Rõ ràng điều này không có khác biệt gì nhiều về mặt hoạt động so với cách mắc trước.

Bây giờ, ta sử dụng một cầu phân áp để thay đổi điện áp đặt vào cực Base của
transistor. Tính toán lại các điện trở sao cho cường độ dòng điện vào Base vẫn không
đổi.
Khi đóng khóa K, kiểm tra điện trở R, ta thấy nó tỏa nhiệt ít hơn hẳn so với ban đầu.
Tại sao vậy ? Cường độ dòng điện qua điện trở vẫn không đổi, nhưng công suất tỏa
nhiệt của nó giảm chứng tỏ hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở giảm. Sử dụng đồng hồ
đo điện áp tại 3 cực của transistor, ta nhận thấy rằng UB gần bằng UE.

Thay đổi các điện trở phân áp, ta thay đổi UB. Bằng các phép đo bởi đồng hồ, ta nhận
thấy rằng hiệu UB - UE luôn bằng khoảng 0.5V trong mọi trường hợp thay đổi UB. Có
thể kết luận rằng trong quá trình hoạt động của transistor, UB luôn gần bằng UE.

Thử nghiệm 2

Thay đổi điện trở Rg, sau đó đo dòng IB và IC. Ta nhận thấy khi IB tăng thì IC cũng tăng.
Với nhiều giá trị Rg, ta thấy IB luôn tăng/giảm tỉ lệ thuận với IC.

Quay trở lại Thử nghiệm 1, bằng đồng hồ đo điện, ta thấy hiệu UB - UE càng lớn khi
dòng IC cũng như IB càng lớn.

Khi UB = UC (VBC = 0), IB đạt cực đại khiến IC cũng đạt cực đại, transistor được gọi là
mở hoàn toàn. Khi UB = 0V (VBC = UC), IB = 0A khiến IC = 0A, transistor được gọi là
đóng hoàn toàn, không có dòng điện chạy trong mạch.

Về bản chất, transistor là linh kiện được đóng/mở bằng cường độ dòng điện qua cực
Base. Trên thực tế, theo định luật Ôm, cường độ dòng điện I trong mạch tỉ lệ thuận với
hiệu điện thế U đặt vào 2 đầu mạch. Do vậy, nhiều người nhầm lẫn rằng transistor
được điều khiển đóng/mở bằng điện áp đặt vào cực Base. Họ quên mất rằng cường độ
dòng điện trên mạch còn tỉ lệ nghịch với điện trở R. Ở đây, hiệu điện thế và điện trở
chỉ là 2 yếu tố quyết định cường độ dòng điện qua cực Base.

Nếu ví dòng điện như dòng nước, còn hiệu điện thế là áp lực nước trong ống dẫn thì
transistor được xem như là một cái vòi nước. Dòng nước chảy ra khỏi vòi mạnh hay
yếu hoàn toàn phụ thuộc vào cách ta điều khiển vòi nước.

Kết luận sơ lược về hoạt động của transistor NPN

 Khi xuất hiện dòng IB, transistor cho phép dòng điện đi từ Collector đến
Emitter.
 Trong lúc xuất hiện dòng IB, transistor mở với:
o IC tăng giảm tỉ lệ thuận với IB.
o IE = IB + IC.
o UB luôn gần bằng UE. Chênh lệch UB - UE càng lớn khi dòng điện qua
transistor càng lớn.

Transistor thuận PNP

Transistor loại PNP tương tự loại NPN như tôi đã trình bày ở trên, nhưng có một số
điểm ngược lại như sau:

 Dòng điện được điều khiển qua transistor PNP là dòng điện đi từ Emitter sang
Collector.
 Dòng IE và IB tỉ lệ nghịch với nhau. IB đạt cực đại thì IE = 0A. IB = 0A thì IE đạt cực
đại.

Tới đây thì có lẽ bạn đã hiểu vì sao lại có transistor thuận - nghịch. 

Thực tế hiện nay, mặc dù số lượng transistor NPN và PNP được sản xuất ra là như
nhau, nhưng các transistor loại NPN lại được dùng nhiều hơn loại PNP. Phần lớn
các tài liệu viết về transistor cũng  thường lấy loại NPN làm ví dụ.

8. Các thông số cần quan tâm


Các kí hiệu ở đây được sử dụng cho transistor loại NPN. Transistor loại PNP cũng có
những thông số hoàn toàn tương tự. Chúng được nhà sản xuất ghi rất cụ thể trong tài
liệu kĩ thuật của mỗi loại transistor.

 Dòng điện cực đại qua cực Base IB


o Mỗi loại transistor có các mức dòng IB cực đại khác nhau, đừng nghĩ
rằng transistor càng to và hầm hố thì IB cực đại sẽ càng lớn hay ngược lại.
o Nếu dòng điện qua cực Base của transistor vượt quá mức IB cực đại, nó
có thể làm hỏng transistor. Do vậy người ta luôn mắc nối tiếp với cực Base
một điện trở hạn dòng.
 Hệ số khuếch đại hFE  (β) 
o Là tỉ số IC / IB đặc trưng cho khả năng khuếch đại dòng điện của
transistor. Mỗi loại transistor có một mức hệ số khuếch đại khác nhau.
Trong những điều kiện làm việc khác nhau, hFE cũng khác nhau.
o Với các transistor có hFE lớn, bạn chỉ cần một dòng IB nhỏ là đã có thể
kích cho nó mở hoàn toàn. 
o hFE thường có trị số từ vài chục đến vài ngàn.
 Cường độ dòng điện cực đại  IC là dòng điện tối đa mà transistor có thể mở
cho nó đi vào ở cực Collector. Các loại transistor lớn nhất thường chỉ có IC tối
đa khoảng 5A và đòi hỏi phải có quạt tản nhiệt.
 Hiệu điện thế:
o UCE: hiệu điện thế tối đa giữa 2 cực Collector và Emitter của
transistor. UCE thường chỉ có trị số từ vài chục đến vài trăm volt. Các dự án
Arduino hầu hết đều chạy ở mức 5V hoặc thấp hơn, do đó bạn cũng không
cần phải quan tâm nhiều đến thông số này.
o UCB: hiệu điện thế tối đa giữa 2 cực Collector và Base của
transistor. UBE thường chỉ có trị số từ vài chục đến vài trăm volt Các dự án
Arduino hầu hết đều chạy ở mức 5V hoặc thấp hơn, do đó bạn cũng không
cần phải quan tâm nhiều đến thông số này.
o UBE: hiệu điện thế tối đa giữa 2 cực Base và Emitter của transistor (là
hiệu UB - UE). Với dòng hoạt động nhỏ, UBE gần bằng 0V. Với dòng lớn
hơn, UBE sẽ tăng lên lên khá nhanh. Với đa phần transistor, UBE hiếm khi vượt
quá 5V.
 Công suất tiêu tán năng lượng tối đa (Device Dissipation/Power
Dissipation) đặc trưng cho công suất hoạt động lớn nhất của transistor, có giá
trị bằng tích UCE * ICE. Một số loại transistor lớn có công suất lên đến 65W
như TIP120/121/122 và tỏa ra rất nhiều nhiệt lượng nên cần phải gắn thiết bị tản
nhiệt, một số khác như 2N3904 thì chỉ là 625mW và không cần tản nhiệt.

9. Ứng dụng để điều khiển động cơ


Xét một ứng dụng thực tế là chiếc xe dò đường tôi đã làm. 2 động cơ của nó được một
mạch 2 transistor điều khiển. 
Tham khảo sơ đồ mạch điều khiển một động cơ sau
Nếu sử dụng transistor  TIP120 (cấu tạo) hoặc tương đương, bạn không cần mắc thêm
diode như trong hình.

Giải thích

Bằng cách sử dụng một chân PWM trên Arduino, tôi có thể điều khiển điện áp đặt vào
cực Base của transistor qua đó điều khiển được tốc độ động cơ theo ý muốn. Với cách
mắc này, động cơ có thể chạy ở các mức điện áp từ 5V (gần đúng) trở xuống do
Arduino điều khiển.

Bạn có thể tự mắc một mạch điện cho mình và thử chạy chương trình Arduino sau

int DC = 6;
int speed;

void setup() {
pinMode(DC, OUTPUT);
}

void loop() {
Tangtoc();
Giamtoc();
}
void Tangtoc() {
for (speed = 0; speed <= 255; speed++) {
analogWrite(DC, speed);
delay(80);
}
}

void Giamtoc() {
for (speed = 255; speed > 0; speed--) {
analogWrite(DC, speed);
delay(80);
}
}

Trong Arduino IDE cũng có một Example tương tự chương trình này, đó là Fading.

Để ý rằng công suất tỏa nhiệt của transistor là P = UCE * ICE, transistor sẽ nóng lên vì 2
yếu tố này nếu như bạn mắc động cơ như sơ đồ mạch ở trên. 

Hãy thử lắp động cơ về phía Collector của transistor, bạn sẽ nhìn thấy điều khác biệt
so với cách lắp ở Emitter. Hãy tìm hiểu xem vì sao người ta thường dùng cách mắc
này hơn.
Tôi sẽ không nói quá nhiều để ru ngủ bạn. Hãy tự mắc thử mạch điện và tự mình tìm
ra điều thú vị. Bạn đến với Arduino bằng chính những gì bạn biết và làm được, chứ
không phải là bằng những bài viết được đăng ở đây. Tôi chỉ tin vào bản thân mình chứ
cũng ít khi tin vào ông thầy mình.

10. Lời kết


Transistor là một linh kiện bán dẫn khá phức tạp. Vẫn còn có rất nhiều thứ khác về
transistor mà tôi chưa nêu ra ở đây, và để hiểu được chúng không phải là chuyện ngày
một ngày hai. Để đến với Arduino, bạn phải biết một ít về điện tử. Những người
không biết gì về transistor có thể xem như chẳng biết gì về điện tử.

Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.
Đèn LED

ksp gửi vào Thứ ba, 29 Tháng 7, 2014 - 23:07

 74497 LƯỢT XEM

Giới thiệu
Đèn LED còn có tên gọi là điốt phát quang. Trong phạm vi bài viết hôm nay,
mình chỉ xin giới thiệu về các loại LED thường gặp trong điện tử và cách sử
dụng chúng. Theo mình nghĩ, chúng ta không cần phải nghiên cứu "cách làm
một chiếc đèn LED", vì đơn giản, nó rất khó  !

Đèn LED là gì ?
Chắc hẳn các bạn đều đã quá quen với chữ "đèn LED" rồi, đúng không?
Nhưng nếu bạn không biết thì cũng không sao, mình sẽ giải thích ngay. Mà
thực chất cũng không có gì cần phải giải thích nhiều cả, đèn LED thực chất
cũng chỉ là đèn, nhưng khác với đèn dây tóc (trong các loại đèn pin cũ) thì đèn
LED có phân cực âm (chân ngắn) và dương (chân dài). Nghĩa là bạn cần cấp
điện vào cực dương và nối cực âm vào cực âm của nguồn. Đèn LED cũng có
nhiều màu sắc, ví dụ như: trắng, đỏ, vàng, xanh lá, xanh dương, tím, cam,
hồng,...   (nhiều lắm).

Thường thì LED có 2 chân, loại nhiều chân là LED nhiều màu, mình sẽ nói rõ
hơn ở dưới
Các loại LED thường gặp
1. LED thường (3mm hoặc 5mm)

Là loại LED có màu của lớp vỏ bên ngoài trùng với ánh sáng nó phát ra, chẳng
hạn như sau:

Loại LED này khá to và sáng khá yếu, vì vậy thường được dùng trong các mạch
tiết kiệm năng lượng hoặc làm LED báo trạng thái. Bạn có thấy dòng ghi
chú 3mm hoặc 5mm, đó là đường kính của LED đấy. Mình không thích dùng
loại này vì đơn giản là nó sáng yếu quá ra ngoài đường mình không thấy gì
hết! Giá của LED khi mua lẻ là khoảng 3-5k/10 con (tùy vào màu)

2. LED siêu sáng (3mm và 5mm)

Thực chất LED siêu sáng cũng không khác gì nhiều so với LED thường, cũng
chung kích cỡ, nhưng có điều nó sáng hơn và lớp vỏ bên ngoài là trong suốt.
Loại này đắt gần gấp đôi LED thương, nhưng được cái sáng rõ, sáng đẹp và
"trong suốt". Đây là một số ví dụ về LED siêu sáng, bạn thấy nó có lớp vỏ
không màu nhưng phát ra ánh sáng khác nhau.
3. LED dán (SMD)

Loại LED này có thể hơi lạ với các bạn, nhưng đừng lo lắng, bạn có thể ý
những con LED cực kì nhỏ trong mạch Arduino của bạn không, nó được gọi là
LED dán đấy, nó cũng có 2 cực âm dương. Loại này cũng có nhiều kiểu kích
thước, nhưng đặc điểm chung của nó là cực kì nhỏ và hàn trên mặt đồng của
mạch. Vì vậy, loại LED này chỉ dùng cho các mạch đồng 2 mặt (loại này khá
đắt) hoặc các loại mạch in. Mình không thích dùng loại này vì chỉ nên dùng
cho công nghiệp mạch in, và nếu kĩ năng hàn của bạn không cao thì tốt nhất
không nên đụng đến các loại LED dán, vì nó rất nhỏ mà tốn công sức để hàng
(không dễ như 2 loại trên).
3. LED RGB (5mm)

Nó chính là loại LED siêu sáng thôi nhưng lại có đến 3 màu trong một con LED
duy nhất (R = red = đỏ; G = Green = xanh lá; B = Blue = Xanh dương). Điều đó
có nghĩa là bạn có thể làm con LED sáng với mọi màu mà bạn thích. Tuy nhiên,
nó hơi phức tạp một chút, nó sẽ có 4 chân, trong đó có một chân dương
chung và 3 chân RGB, bạn xem hình sau để xác định các chân của LED RGB.
Bạn sẽ phải dùng xung PWM để điều khiển LED GRB sáng nhiều màu theo ý
thích. LED GRB cũng có loại LED dán SMD (ứng dụng trong TV LED). Mình
không nghiên cứu sâu về LED RGB vì nó khá khó cho newbie. Mình sẽ dành
thời gian cho LED RGB hơn ở các bài sau.

4. LED ma trận (LED matrix)

Về LED ma trận thì anh NTP_PRO đã viết rõ trong bài viết Hiển thị hình ảnh với
LED MATRIX 8x8, mời bạn vào xem

Và còn rất nhiều loại LED khác nữa, khi gặp các loại LED mới, chúng tớ sẽ
biên tập lại cho các bạn ngay trong bài viết!

Cách sử dụng LED


Vì LED có hiệu điện thế hoạt động khá thấp, tùy loại LED mà hiệu điện thế dao
động ở mức (1.9 - 3.2 Vol).Vì vậy, khi bạn chạy ở hiệu điện thế 5V, thì bạn cần
sử dụng một điện trở để giảm hiệu điện thế vào LED. Thực sự việc tính toán
điện trở sẽ rất tốn thời gian, nên mình sẽ chia sẻ một số bí quyết nhỏ của
mình. Với các loại LED có hiệu đện thế nhỏ thì bạn mắc nối tiếp ở chân dương
của bé LED một điện trở có trị số khoảng 560 - 1000 Ohm, còn các LED có
hiệu điện thế lớn hơn thì bạn mắc với điện trở nhỏ hơn chẳng hạn từ 220 -
560 Ohm.

Những ứng dụng về LED


Các bạn nên học về cách điều khiển LED với Arduino trước, vì vậy, trước khi
bắt đầu với led, bạn nên đọc các bài tại chuyên mục Tham khảo > Chương
trình mẫu > Level : Beginner - Vỡ lòng (bạn đọc từ trang cuối cùng đọc tới).

Sau đó tham khảo các ứng dụng từ dễ đến khó như sau:

 Làm đèn nhấp nháy trên xe cảnh sát


 Điều khiển 8 đèn LED sáng theo ý muốn của bạn, dễ hay khó ?
 Hiển thị hình ảnh với LED MATRIX 8x8
 .... còn rất nhiều ứng dụng hay để bạn khám phá, hãy sử dụng chức
năng tìm kiếm ở trên để tìm ngay cho mình các bài viết về LED. Hoặc
vào đường dẫn sau: http://arduino.vn/search/node/led...

Kết luận
LED rất nhiều ứng dụng hay, đặc biệt trong việc trang trí, hãy làm ra những
mạch LED thật đẹp bằng kiến thức Arduino bạn nhé!
Lịch sử mạch bán dẫn IC

ksp gửi vào Thứ hai, 13 Tháng 10, 2014 - 21:39

 21912 LƯỢT XEM

Sơ lược về IC
Vi mạch tích hợp, hay vi mạch, hay mạch tích hợp (integrated circuit, gọi
tắt IC, còn gọi là chip theo thuật ngữ tiếng Anh) là các mạch điện chứa các linh kiện
bán dẫn (như transistor) và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết nối với
nhau, kích thước cỡ micrômét (hoặc nhỏ hơn) chế tạo bởi công nghệ silicon cho lĩnh
vực điện tử học.

Ai là người phát minh ra IC


Đó là thứ mà 2 nhà kỹ sư vật lý người Mỹ sáng chế ra, Jack Kilby và Robert Noyce.
Jack Kilby

Robert Noyce

12/09/1958 Jack Killby đã chế tạo thành công ra IC dao động với 5 linh kiện
đơn giản trên một vật liệu giống nhau gọi là “chip”. Phát minh này không chỉ
mang lại cho Killbly bằng sáng chế của Texas Instrucment mà còn mang lại
cho ông một phần của giải thưởng Nobel vật lý năm 2000. Thực sự thì Robert
Noyce cũng sẽ có thể nhận được giải Nobel cho sáng chế này nếu ông ấy không mất
vào năm 1990. Thực sự trong thời gian sau đó, bản quyền về việc sáng chế ra IC luôn
bị hai nhà sáng chế giành giật. Lý do, Jack Killby đã gửi đơn đăng ký quyền sáng chế
trước nhưng Robert lại được duyệt trước. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa hai người,
và các cuộc kiện tụng cứ diễn ra... cho đến khi tình hình thị trường và các nhà khoa
học thời đó cho rằng, IC rất khó sản xuất và cho ra sản phẩm thực.
Chiếc IC đầu tiên thế giới của Jack Killby

Để IC có thể ra đời, chúng ta phải kể đến việc làm nên tấm bán dẫn p-n của Russel
Ohl vào năm 1940. Sau đó vào năm 1950, Bardeen, Bratain và Shockley, những
người đã chế tạo ra junction transistor - một trong những linh kiện không thể thiếu của
mọi loại IC, nhờ đặc tính đặc biệt của nó.

IC ra đời trong hoàn cảnh nào?


Trong khoảng thời gian trước khi IC ra đời, các nhà phát minh hay sáng chế đều sử
dụng các linh kiện rời rồi hàn lại trên một hoặc rất nhiều mạch điện để chế tạo một
máy. Trong thời gian ấy, các linh kiện điện tử bán dẫn khá là đắc, chưa ứng dụng thực
tế được, đặc biệt là transistor. Vì vậy, người ta vẫn dùng bóng chân không (về cơ bản
nó cũng có chức năng tương đương một chiếc transistor) "khổng lồ", một thiết bị rất là
rẻ vào thời ấy. Nên, những chiếc máy tính ở thập niên 50, 60 rất to, cồng kềnh và cực
kì tốn điện. Nhưng, việc sử dụng bóng chân không có một ưu điểm là rất dễ dàng thay
thế (vì bóng đèn có chuôi đèn, và chỉ cần gỡ bóng hư thay bằng bóng mới), nên cho
đến khi IC đã ra đời thì bóng chân không vẫn được dùng thêm một thời gian, sau đó
mới bị thay thế bởi những loại máy tính hiện đại hơn, và mức độ tin cậy cao hơn.
Bóng chân không

Trong hoàn cảnh đó, IC đã ra đời để đem đếm một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh
vực công nghệ thông tin!

IC đã tạo ra những ảnh hưởng gì và vì sao nó lại có


thể làm như vậy được?
Bạn có biết, một chiếc mạch có kích cỡ 40x40 (cm) thời đó bây giờ chỉ bằng một
chiếc IC ATmega328 (chỉ 3.4x0.7 cm).
ATmega328

Hãy cũng nhắc lại khái niệm về IC... Nó là một mạch điện tích hợp, nghĩa là rất nhiều
linh kiện cùng nằm trên một đơn vị diện tích (hiện nay người ta đã làm được những
chú IC có rất linh kiện trên một đơn vị nano mét). Chính vì điều đó, mà nó đã thu gọn
diện tích của mọi loại máy từ thập niên 70 đến nay (bạn hãy xem qua về lịch sử các
loại máyENIAC và UNIVAC để biết thêm về kích cỡ của những "người khổng lồ thật sự").
Và với giá thành rẻ của nó (nhờ có công nghệ Plamar của Robert Noyce), mọi chiếc
máy sử dụng IC đều thích hợp với mọi đối tượng người dân, chứ không còn chỉ bó
hẹp trong các văn phòng chính phủ hay các công ty liên doanh nữa!

Vậy tại sao, IC lại có thể làm được những điều đó?

1. Thứ nhất, vì công nghệ sản xuất ra IC ngày càng phát triển, kích thước của nó
ngày càng nhỏ, giá thành ngày càng rẻ, chức năng ngày càng nhiều, độ bền
cao, tuổi thọ cao... chính vì những ưu điểm vượt bậc, cộng với chiến lược kinh
doanh ngay từ khi bắt đầu thương mại hóa của Killby và Noyce đã làm IC ngày
càng phổ biến.
2. Thứ hai, vì mạch điện ngày càng đơn giản, những người chế tạo / sáng chế
máy không nhất thiết phải là các nhà khoa học, mà ngay cả học sinh, sinh viên
và những nhà nghiên cứu tay ngang hoàn toàn có thể tự làm một sản phẩm
độc đáo. Chính nhờ xây dựng được một cộng đồng rộng lớn như vậy, việc
phát triển của IC ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
3. Thứ ba, vì con người ngày càng muốn mỏi thứ nhỏ hơn, đơn giản hơn và các
chủ doanh nghiệp muốn kinh doanh tốt hơn, nên họ đã đầu tư rất nhiều tiền
vào công nghệ sản xuất IC và dây chuyền tự động,...

Chính vì những lí do đó, mà công nghệ sản xuất IC và các sản phẩm sử dụng IC ngày
càng tinh vi, hiện đại, nhỏ gọn và rẻ hơn. Hệ quả xảy ra là các ngành chế tạo máy,
công nghệ thông tin, khoa học vi tính, y học,... (cơ bản là mọi ngành) có sự đột phá
mạnh mẻ. Chỉ trong vòng hơn 50 năm, mà con người đã làm vô vàn những điều mà ở
thời kì trước đó, họ xem rằng đó là những việc viển công, chẳng hạn như việc bay vào
vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng, chữa bệnh ung thư, mỗ không để lại sẹo,...

Kết luận
Cũng chính vì những ứng dụng thực tế không bàn cãi và những gì mà nó đem lại trong
cuộc sống này mà chúng ta đã bầu chọn cho IC là phát minh quan trọng nhất trong thế
kỷ XX. Bạn có biết, khi sáng tạo ra IC, những nhà phát minh nghĩ gì trong đầu mình
không? Họ chỉ đơn giản nghĩ rằng, tôi cần tìm ra một sản phẩm có thể thâu tóm được
linh kiện để đặt trong một môi trường nhất định và giảm giá thành những máy móc
điện tử. Họ không hề nghĩ những phát minh của họ sẽ làm được những điều không
tưởng mà mình vừa kể. Vì vậy, bạn đừng đặt quá nhiều niềm tin, thời gian để làm một
thứ thay đổi cả thế giới, mà hãy dành thời gian tìm ra những khó khăn trong cuộc sống
hiện đại, và tím cách tối ưu / sáng chế ra cái gì đó có thể khắc phục được nó.
Module Relay - Cách sử dụng rơ le và những ứng dụng hay
của nó

ksp gửi vào Thứ ba, 2 Tháng 9, 2014 - 12:57

 225958 LƯỢT XEM

Giới thiệu
Rơ-le là một loại linh kiện điện tử thụ động rất hay gặp trong các ứng dụng thực tế.
Khi bạn gặp các vấn đề liên quan đến công suất và cần sự ổn định cao, ngoài ra có thể
dễ dàng bảo trì, thì rơ-le chính là cái bạn cần tìm. Vì vậy, hôm nay, chúng ta sẽ cùng
nhau tìm hiểu về relay và các ứng dụng của nó trong cuộc sống!

Relay (rơ-le) là gì ?
Từ rơ-le là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (cụ thể là tiếng Pháp) nên trong từ đó
không bao hàm ý nghĩa gì nhiều. Vì vậy, ta sẽ không phân tích rơ-le là gì thông qua
tên gọi của nó. Vì vậy, tớ sẽ sử dụng những linh kiện điện tử khác mà chắc chắn bạn
đã biết rồi để diễn giải!

Rơ-le là một công tắc (khóa K). Nhưng khác với công tắc ở một chỗ cơ bản, rơ-le
được kích hoạt bằng điện thay vì dùng tay người. Chính vì lẽ đó, rơ-le được dùng làm
công tắc điện tử! Vì rơ-le là một công tắc nên nó có 2 trạng thái: đóng và mở. "Khi
nào nó đóng? Khi nào nó mở? và làm sao thay đổi được trạng thái của nó?,..." đó
chính là những câu hỏi mà chúng ta cần tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này.
Một module relay kiểu mẫu

Trong phạm vi bài viết mình sẽ không đề cập nhiều đến các kiến thức hàm lâm để
tránh gây hoang mang cho các bạn. Nhưng các thông số của module relay mình sẽ nói
một cách cụ thể để các bạn đọc xong là có thể ứng dụng được ngay. Nếu cần tìm hiểu
thêm về relay thì các bạn có thể tìm kiếm trên google.

Các loại rơ-le và cách xác định trạng thái của nó


Trên thị trường chúng ta có 2 loại module rơ-le: module rơ-le đóng ở mức thấp (nối
cực âm vào chân tín hiệu rơ-le sẽ đóng), module rơ-le đóng ở mức cao (nối cực
dương vào chân tín hiệu rơ-le sẽ đóng). Nếu sơ sánh giữa 2 module rơ-le có cùng
thông số kỹ thuật thì hầu hết mọi kinh kiện của nó đều giống nhau, chỉ khác nhau ở
chỗ cái transistor của mỗi module. Chính vì cái transistor này nên mới sinh ra 2 loại
module rơ-le này đấy (có 2 loại transistor là NPN - kích ở mức cao, và PNP - kích ở
mức thấp).

Làm sao để nhận biết được module rơ-le nào thuộc loại nào? Thực sự thì mình nghĩ có
3 cách thôi, nếu có những cách khác hay hơn thì bạn hãy chia sẻ cho mọi người ở
phần bình luận nhé:

1. Hỏi người bán và sau khi mua về chúng ta đặt ngăn nắp, loại nào ra loại đấy.
2. Kiểm tra module rơle bằng cách thử cấp nguồn vào các chân điều khiển (các
chân điều khiển là gì và kiểm tra như thế nào, mình sẽ diễn giải ở dưới)
3. Tìm trên google thử tên của loại transistor mà module rơ-le đó dùng, nếu là
loại NPN là module rơ-le kích ở mức cao, và nếu là PNP thì module rơ-le ấy là
loại kích ở mức thấp.
Module relay kích ở mức cao

Module relay kích ở mức thấp

Thông số của một module relay


Một module rơ-le được tạo nên bởi 2 linh kiện thụ động cơ bản là rơ-le và transistor,
nên module rơ-le có những thông số của chúng. Nói như thế thật phức tạp, nên mình
có cách khác và sẽ liệt kê ngay cho bạn ở dưới đây.

 Hiệu điện thế kích tối ưu


o Cái này bạn phải hỏi người bán và người bán sẽ đáp ứng đúng loại phù
hợp với bạn. Ngoài ra bạn có thể xem ảnh dưới (mục số 5)
o Chẳng hạn, bạn cần một module relay sẽ làm nhiệm vụ bật tắt một
bóng đèn (220V) khi trời tối từ cảm biến ánh sáng hoạt động ở mức 5-12V thì
bạn bảo họ bán loại module relay 5V (5 volt) hoặc module relay 12V (12
volt) kích ở mức cao (bạn xem bài viết cảm biến ánh sáng để xem cách hoạt
động của cảm biến và suy ra tại sao lại dùng module relay kích ở mức cao).
 Các mức hiệu điện thế tối đa và cường độ dòng điện tối đa của đồ dùng điện
khi nối vào module rơ-le
o Cái này bạn xem phía trên relay thôi. Bạn xem ví dụ về hình ảnh ở
dưới nhé

1. 10A - 250VAC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le với hiệu
điện thế <= 250V (AC) là 10A.
2. 10A - 30VDC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le với hiệu
điện thế <= 30V (DC) là 10A.
3. 10A - 125VAC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le với hiệu
điện thế <= 125V (AC) là 10A.
4. 10A - 28VDC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le với hiệu
điện thế <= 28V (DC) là 10A.
5. SRD-05VDC-SL-C: Hiện điện thế kích tối ưu là 5V.

Cách sử dụng Rơle


Vì sao đến bây giờ mình mới nói đến cách sử dụng rơ-le? Bởi vì mình muốn các bạn
nắm các thông số cơ bản trước nhằm tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra...

Rơ-le bình thường gồm có 6 chân. Trong đó có 3 chân để kích, 3 chân còn lại nối với
đồ dùng điện công suất cao.

1. 3 chân dùng để kích


o +: cấp hiệu điện thế kích tối ưu vào chân này.
o - : nối với cực âm
o S: chân tín hiệu, tùy vào loại module rơ-le mà nó sẽ làm nhiệm vụ kích
rơ-le
 Nếu bạn đang dùng module rơ-le kích ở mức cao và chân S
bạn cấp điện thế dương vào thì module rơ-le của bạn sẽ được kích, ngược
lại thì không.
 Tương tự với module rơ-le kích ở mức thấp.
2. 3 chân còn lại nối với đồ dùng điện công suất cao:
o COM: chân nối với 1 chân bất kỳ của đồ dùng điện, nhưng mình
khuyên bạn nên mắc vào đây chân lửa (nóng) nếu dùng hiệu điện thế xoay
chiều và cực dương nếu là hiệu điện một chiều.
o ON hoặc NO: chân này bạn sẽ nối với chân lửa (nóng) nếu dùng điện
xoay chiều và cực dương của nguồn nếu dòng điện một chiều.
o OFF hoặc NC: chân này bạn sẽ nối chân lạnh (trung hòa) nếu dùng
điện xoay chiều và cực âm của nguồn nếu dùng điện một chiều.

Hehe, bây giờ, bạn hãy xây dựng làm ví dụ sau:

Phần cứng

 Breadboard
 Dây cắm breadboard
 Module rơ-le 5V kích hoạt ở mức cao
 Quạt CPU (tên gọi khác là quạt 12V, quạt máy tính). Nếu không có thì bạn thay
thế cho mình bằng một bé đèn LED siêu sáng với điện trở nối vào cực dương
khoảng 1kOhm.
 Bộ nguồn 12V hoặc pin vuông 9V.
 Một bộ nguồn 5V (nếu không có thì bạn lấy nguồn 5V từ Arduino Uno cũng
được)
 1 button (nút nhấn)
 1 điện trở 1kOhm.
Lắp mạch

Kích vào để xem hình ảnh lớn

Khi bạn nhấn vào button thì quạt sẽ chạy rất nhanh! Thả ra quạt sẽ tắt. Bạn hãy xem
video sau để rỡ hơn.

Lời kết
Bây giờ bạn đã biết sự dụng relay rồi đấy, hãy chế ngay cho mình một mạch điều
khiển đèn tự động bật khi trời tối hoặc là một hệ thống kéo đồ vào khi trời mưa với
mạch cảm biến mưa,... Hãy sáng tạo nào!
Nếu bạn muốn sử dụng điện thoại của mình cho việc điều khiển các thiết bị điện thông
qua module relay thì không thể bỏ qua bài viết Điều khiển Arduino thông qua
Bluetooth bằng điện thoại Android
Tổng quan về cảm biến

loc4atnt gửi vào Thứ tư, 3 Tháng 8, 2016 - 21:00

 12647 LƯỢT XEM

Chúng ta đã quá quen thuộc với các con cảm biến, tuy nhiên mình thấy trong cộng
đồng ta chưa có bài viết nào đưa ra cái nhìn tổng quan về cảm biến. Vì vậy hôm nay
mình sẽ viết bài này để giúp các bạn cóa cái nhìn tổng quan về cảm biến. Không vòng
vo tam quốc nữa.

Cảm biến là gì
Cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lý hay hóa
học ở môi trường cần khảo sát, và biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về
trạng thái hay quá trình đó

Thông tin được xử lý để rút ra tham số định tính hoặc định lượng của môi trường,
phục vụ các nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật hay dân sinh và gọi ngắn gọn là đo
đạc, phục vụ trong truyền và xử lý thông tin, hay trong điều khiển các quá trình khác.

Cảm biến thường được đặt trong các vỏ bảo vệ tạo thành đầu thu hay đầu dò (Test
probe), có thể có kèm các mạch điện hỗ trợ, và nhiều khi trọn bộ đó lại được gọi luôn
là "cảm biến". Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì thuật ngữ cảm biến ít dùng cho
vật có kích thước lớn. Thuật ngữ này cũng không dùng cho một số loại chi tiết, như
cái núm của công tắc bật đèn khi mở tủ lạnh, dù rằng về mặt hàn lâm núm này làm
việc như một cảm biến.

Có nhiều loại cảm biến khác nhau và có thể chia ra hai nhóm chính:

 Cảm biến vật lý: sóng điện từ, ánh sáng, tử ngoại, hồng ngoại, tia X, tia
gamma, hạt bức xạ, nhiệt độ, áp suất, âm thanh, rung động, khoảng
cách, chuyển động, gia tốc, từ trường, trọng trường,...
 Cảm biến hóa học: độ ẩm, độ PH, các ion, hợp chất đặc hiệu, khói,...

Các hiện tượng cần cảm biến rất đa dạng, cũng như phương cách chế ra các cảm biến,
và những cảm biến mới liên tục phát triển. Việc phân loại cảm biến cũng phức tạp vì
khó có thể đưa ra đủ các tiêu chí phân loại cho tập hợp đa dạng như vậy được.

Cảm biến chủ động và bị động


Cảm biến chủ động và cảm biến bị động phân biệt ở nguồn năng lượng dùng cho phép
biến đổi lấy từ đâu.
 Cảm biến chủ động không sử dụng điện năng bổ sung để chuyển sang tín hiệu
điện. Điển hình là cảm biến áp điện làm bằng vật liệu gốm, chuyển áp suất
thành điện tích trên bề mặt. Các an-ten cũng thuộc kiểu cảm biến chủ động.
 Cảm biến bị động có sử dụng điện năng bổ sung để chuyển sang tín hiệu điện.
Điển hình là các photodiode khi có ánh sáng chiếu vào thì có thay đổi của điện
trở tiếp giáp bán dẫn p-n được phân cực ngược. Câc cảm biến bằng biến
trở cũng thuộc kiểu cảm biến bị động.

Phân loại thì như vậy nhưng một số cảm biến nhiệt độ kiểu lưỡng kim dường như
không thể xếp hẳn vào nhóm nào, nó nằm vào giữa.

Phân loại theo nguyên lý hoạt động


 Cảm biến điện trở: Hoạt động dựa theo di chuyển con chạy hoặc góc quay của
biến trở, hoặc sự thay đổi điện trở do co giãn vật dẫn.
 Cảm biến cảm ứng:
 Cảm biến biến áp vi phân: Cảm biến vị trí (Linear variable differential
transformer, LVDT)
 Cảm biến cảm ứng điện từ: các antenna
 Cảm biến dòng xoáy: Các đầu dò của máy dò khuyết tật trong kim loại, của
máy dò mìn.
 Cảm biến cảm ứng điện động: chuyển đổi chuyển động sang điện như
microphone điện động, đầu thu sóng địa chấn trên bộ (Geophone).
 Cảm biến điện dung: Sự thay đổi điện dung của cảm biến khi khoảng cách hay
góc đến vật thể kim loại thay đổi.
 Cảm biến điện trường:
 Cảm biến từ giảo (magnetoelastic): ít dùng.
 Cảm biến từ trường: Cảm biến hiệu ứng Hall, cảm biến từ trường dùng vật
liệu sắt từ,... dùng trong từ kế.
 Cảm biến áp điện: Chuyển đổi áp suất sang điện dùng gốm áp điện như titanat
bari, trong các microphone thu âm, hay ở đầu thu sóng địa chấn trong nước
(Hydrophone) như trong các máy Sonar.
 Cảm biến quang: Các cảm biến ảnh loại CMOS hay cảm biến
CCD trong camera, các photodiode ở các vùng phổ khác nhau dùng trong
nhiều lĩnh vực. Ví dụ đơn giản nhất là đầu dò giấy trong khay của máy in làm
bằng photodiode. Chúng đang là nhóm đầu bảng được dùng phổ biến, nhỏ
gọn và tin cậy cao.
 Cảm biến huỳnh quang, nhấp nháy: Sử dụng các chất phát quang thứ cấp để
phát hiện các bức xạ năng lượng cao hơn, như các tấm kẽm sulfua.
 Cảm biến điện hóa: Các đầu dò ion, độ pH,...
 Cảm biến nhiệt độ: Cặp lưỡng kim, hoặc dạng linh kiện bán dẫn như Precision
Temperatur Sensor LM335 có hệ số 10 mV/°K.
Vai trò của cảm biến trong tự động hóa
Cảm biến có vai trò quan trọng trong các bài toán điều khiển quá trình nói riêng và
trong các hệ thống điều khiển tự động nói chung.

 Là thiết bị có khả năng cảm nhận các tín hiệu điều khiển vào, ra.
 Có vai trò đo đạc các giá trị.
 Giới hạn cảm nhận với đại lượng vật lý cần đo.

Kết luận
Chúng ta vừa tìm hiểu xong tổng quan về cảm biến. Mình hi vọng rằng nó sẽ mang lai
nhiều kiến thức mới cho bạn. Xin cảm ơn
Làm máy đo điện trở đơn giản

Đỗ Hữu Toàn gửi vào Chủ nhật, 31 Tháng 7, 2016 - 18:10

 4506 LƯỢT XEM

I. Giới thiệu
Bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn làm một máy đo điện trở đơn giản với khả
năng kỳ diệu mà không ngờ tới của CH Play. (Phát hiện kỳ diệu trên intructable) Hi,
mặc dù bài viết không có liên quan gì đến Arduino, nhưng nó có thể là công cụ hỗ trợ
cho các bạn khi làm các dự án với Arduino

II. Chuẩn bị
 Dây dẫn điện (tốt nhất nên dùng hai đầu dò đa năng từ máy đo điện đa năng
cũ).
 Jack cắm 3.5mm thường dùng cho headphone.
 Ứng dụng Continuity Tester (tải trực tiếp tại chợ ứng dụng Google Play).
 Một điện thoại thông minh
 Điện trở 3k.

III. Nào cùng làm


Đầu tiên, bạn cắt đầu kia của dây tai nghe rồi tiến hành quấn dây âm thanh MIC lại
với nhau, thực hiện tương tự đối với dây GND. Tiếp theo, kết nối điện trở với hai dây
theo kiểu mạch mắc song song. Kết nối điện trở 3k lần lượt với hai dây MIC, GND
cùng với hai đầu dây dò bằng cách sử dụng mỏ hàn điện tử.
Đến đây, bạn truy cập vào chợ ứng dụng Google Play để tải về ứng dụng Continuity
Tester (bấm vào liên kết ở phía trên). Để kiểm tra hoạt động thì bạn gắn jack cắm vào
lỗ cắm headphone trên điện thoại và chạm hai đầu dò với nhau sẽ thấy chỉ số thay đổi
trên màn hình.
IV. Lời kết
Chúc các bạn thành công!! Thấy hay thì Rate Node cho mình nhé!!!
Lịch sử phát triển của vi điều khiển và vi xử lí

loc4atnt gửi vào Chủ nhật, 31 Tháng 7, 2016 - 07:55

 7626 LƯỢT XEM

Ở bài trước mình đã so sánh sự khác nhau giữa vi xử lí và vi điều khiển (Bạn có thể
xem lại tại đây). Ở bài này mình sẽ nói về lịch sử phát triển của chúng để trọn bộ luôn
ha. Ok

1. Tóm tắt lịch sử ra đời và phát triển của các dòng vi


xử lý và vi điều khiển
1.1 Vi xử lý

Vi xử lý được chế tạo từ các tranzito tích hợp trên một vi mạch tích hợp đơn. Xuất
hiện lần đầu tiên vào những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Sử dụng mã BCD
trên nền 4 bit. Các vi xử lý 4 bit và 8 bit được sử dụng trong các thiết bị đầu cuối, máy
in, các hệ thống tự động...Đến giữa những năm 1970 thì lần đầu tiên các vi xử lý 8 bit
với 16 bit địa chỉ được sử dụng như máy tính đa mục đích. Các hãng sản xuất vi xử lý
đầu tiên ở thời điểm này là Intel, Texas Instruments và Garrett AiResearch với ba
dòng chip tương ứng: Intel 4004, TMS 1000 và Central Air Data Computer. Đây là
những vi xử lý 4 bit. Sau sự ra đời của các vi xử lý 4 bit thì các hãng cho ra đời các
dòng 8 bit, 12 bit, 16 bit, 32 bit, 64 bit. Intel 8008 là vi xử lý 8 bit đầu tiên trên thế
giới được sản xuất năm 1972. Tiếp sau thành công của 8008 là các phiên bản như
8080 (1974), Zilog Z80 (1976). Các vi xử lý của Motorola 6800 được phát hành tháng
8 năm 1974 và MOS technology ra đời năm 1975. Intersil 6100 là vi xử lý 12 bit, từ
khi được sản xuất bởi công ty Harris nó được biết đến với tên HM-6100 được sử dụng
trong quân đội suốt thập niên 1980. Vi xử lý 16 bit đầu tiên được giới thiệu bởi hãng
National Semiconductor IMP-16 vào năm 1973 đây là vi xử lý đa chip. Đến năm 1975
hãng này giới thiệp vi xử lý đơn chip đầu tiên. Hãng Texas Instruments ra đời vi xử lý
16 bit đơn chip TI-990 sử dụng như một máy tính mini. Intel cũng cho ra đời dòng vi
xử lý 16 bit lấy tên 8086. Vi xử lý 16 bit chỉ xuất hiện trên thị trường một thời gian
ngắn thì dòng 32 bit đã bắt đầu xuất hiện. MC6800 là vi xử lý 32 bit đầu tiên của hãng
Motorola, họ 68k có 32 bit thanh ghi nhưng sử dụng đường dẫn dữ liệu 16 bit bên
trong và 16 bit dữ liệu bên ngoài để giảm số lượng pin, hỗ trợ 24 bit địa chỉ. Motorola
thường được biết đến như vi xử lý 16 bit mặc dù nó có cấu trúc 32 bit. Vi xử lý 32 bit
đầy đủ đầu tiên là AT&T Bell Labs BELLMAC-32A với mẫu đầu tiên vào năm 1980
và sản xuất năm 1982. Vi xử lý 32 bit đầu tiên của Intel là dòng iAPX 432 được giới
thiệu năm 1981 nhưng không thu được thành công. Vi xử lý ARM đầu tiên ra đời năm
1985 với thiết kế RISC viết tắt của reduced instruction set computer máy tính có tập
lệnh rút gọn, các vi xử lý ARM được sử dụng chủ yếu trong các điện thoại di động. Vi
xử lý 64 bit được thiết kế cho các máy tính cá nhân. Nó được thiết kế vào đầu những
năm 1990 đến đầu những năm 2000 chứng kiến vi xử lý 64 bit nhằm vào thị trường
máy tính. Vi xử lý AMD 64 bit tương thích ngược với x86, x86-64 còn gọi là AMD64
trong tháng 9 năm 2003, tiếp sau thành công của Intel64. Kỷ nguyên của máy tính 64
bit đã bắt đầu.

1.2 Vi điều khiển

Vi điều khiển là một máy tính được tích hợp trên một chíp, nó thường được sử dụng
để điều khiển các thiết bị điện tử. Vi điều khiển thực chất gồm một vi xử lý có hiệu
suất đủ cao và giá thành thấp (so với các vi xử lý đa năng dùng trong máy tính) kết
hợp với các thiết bị ngoại vi như các bộ nhớ, các mô đun vào/ra, các mô đun biến đổi
từ số sang tương tự và từ tương tự sang số, mô đun điều chế độ rộng xung (PWM)...
Vi điều khiển thường được dùng để xây dựng hệ thống nhúng. Nó xuất hiện nhiều
trong các dụng cụ điện tử, thiết bị điện, máy giặt, lò vi sóng, điện thoại, dây truyền tự
động... Hầu hết các loại vi điều khiển hiện nay có cấu trúc Harvard là loại cấu trúc mà
bộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ liệu được phân biệt riêng. Cấu trúc của một vi điều
khiển gồm CPU, bộ nhớ chương trình (thường là bộ nhớ ROM hoặc bộ nhớ Flash), bộ
nhớ dữ liệu (RAM), các bộ định thời, các cổng vào/ra để giao tiếp với các thiết bị bên
ngoài, tất cả các khối này được tích hợp trên một vi mạch. Các loại vi điều khiển trên
thị trường hiện nay:

 Freescale 68HC11 (8-bit)


 Intel 8051
 STMicroelectronics STM8S (8-bit), ST10 (16-bit) và STM32 (32-bit)
 Atmel AVR (8-bit), AVR32 (32-bit), và AT91SAM (32-bit)
 Freescale ColdFire (32-bit) và S08 (8-bit)
 Hitachi H8 (8-bit), Hitachi SuperH (32-bit)
 MIPS (32-bit PIC32)
 PIC (8-bit PIC16, PIC18, 16-bit dsPIC33 / PIC24)
 PowerPC ISE
 PSoC (Programmable System-on-Chip)
 Texas Instruments Microcontrollers MSP430 (16-bit), C2000 (32-bit), và
Stellaris (32-bit)
 Toshiba TLCS-870 (8-bit/16-bit)
 Zilog eZ8 (16-bit), eZ80 (8-bit)
 Philips Semiconductors LPC2000, LPC900, LPC700

2. Các loại VXL và VĐK được sử trên thị trường Việt


Nam hiện nay
Có thể nói việc sử dụng các loại vi điều khiển và vi xử lý trong các thiết bị điện tử tự
động ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú tùy vào yêu cầu kỹ thuật và giá thành sản
phẩm.

Đối với các thiết bị như các máy ATM, máy giặt thường sử dụng vi điều khiển 8051,
các bộ điều khiển trong robot công nghiệp, trong hệ thống ô tô thường sử dụng PIC,
AVR, PsoC, còn trong điện thoại sử dụng các chip ARM…

2.1 Vi điều khiển 8051


Intel 8051 - là vi điều khiển đơn tinh thể kiến trúc Harvard, lần đầu tiên được sản xuất
bởi Intel năm 1980, để dùng trong các hệ thống nhúng. Trong những năm 1980 và đầu
những năm 1990 đã rất nổi tiếng. Tuy nhiên hiện tại đã cũ và được thay thế bằng các
thiết bị hiện đại hơn, với các lõi phối hợp 8051, được sản xuất bởi hơn 20 nhà sản xuất
độc lập như Atmel, Maxim IC (công ty con của Dallas Semiconductor), NXP
Semiconductors (Philips Semiconductor trước đây), Winbond, Silicon Laboratories,
Texas Instruments và Cypress Semiconductor. Tên gọi chính thức của họ vi điều
khiển Intel 8051 - MCS 51. Những vi điều khiển Intel 8051 được sản xuất với việc
dùng công nghệ MOSFET, những những bản sau, chứa kí hiệu “C” trong tên, như
80C51, dùng công nghệ CMOS và yêu cầu công suất thấp, hơn những cái MOSFET
trước (điều này cho phép trang bị cho các thiết bị với nguồn là pin). Các thông số kỹ
thuật: 8 bit ALU, 8 bit thanh ghi. 8 bit dữ liệu bus 16 bit địa chỉ bus vì vậy không gian
bộ nhớ tối đa cho ROM và RAM lên tới 64 kb Bộ nhớ dữ liệu SRAM 128 bytes Bộ
nhớ chương trình ROM 4 kb. 32 chân vào/ra đa hướng. Giao tiếp nối tiếp UART. Hai
bộ timer/counter 16 bit. Hai ngắt ngoài. Sơ đồ chân của 8051: Sơ đồ khối điều khiển:
Lập trình cho 8051: Các nhà sản xuất 8051 đều hỗ trợ ngôn ngữ lập trình Assembler
tuy nhiên ngôn ngữ này thường ít được dùng cho những ứng dụng lớn do tính phù hợp
của nó, vì vậy trong các ứng dụng thực tế hay sử dụng ngôn ngữ C. Ngoài ra còn một
số ngôn ngữ khác được phát triển cho 8051 như Pascal, Basic, Forth.

2.2 Vi điều khiển AVR

Là dòng vi điều khiển do hãng Atmel sản xuất có nhiều loại AVR như:

 32-bit AVR UC3.


 8/16-bit AVR XMEGA.
 8-bit mega AVR.
 8-bit tiny AVR.

Vi điều khiển Atmega 16: Là vi điều khiển 8 bit với tiêu thụ điện năng thấp dựa trên
kiến trúc RISC (Reduced Instruction Set Computer). Vào ra Analog – digital và ngược
lại. Với công nghệ này cho phép các lệnh thực thi chỉ trong một chu kì xung nhịp, vì
thế tốc độ xử lý dữ liệu có thể đạt đến 1 triệu lệnh trên giây ở tần số 1Mhz. Vi điều
khiển này cho phép người thiết kế có thể tối ưu hoá chế độ tiêu thụ năng lượng mà vẫn
đảm bảo tốc độ xử lý. Lõi AVR có tập lệnh phong phú với số lượng với 32 thanh ghi
làm việc chung với nhau. Tất cả 32 thanh ghi đều được nối trực tiếp với ALU
(Arithmetic Logic Unit), cho phép 2 thanh ghi truy cập độc lập trong một chỉ lệnh đơn
trong một chu kỳ xung nhịp. Kiến trúc đạt được có tốc độ xử lý nhanh gấp 10 lần vi
điều khiển dạng CISC (Complex Instruction Set Computer) thông thường. Atmega 16
được hỗ trợ đầy đủ phần mềm và công cụ phát triển hệ thống bao gồm: Trình dịch
Assembly như AVR studio của Atmel, Trình dịch C như win AVR, CodeVisionAVR
C, ICCAVR. C - CMPPILER của GNU… Trình dịch C đã được nhiều người dùng và
đánh giá tương đối mạnh, dễ tiếp cận đối với những người bắt đầu tìm hiểu AVR, đó
là trình dịch CodeVisionAVR C. Phần mềm này hỗ trợ nhiều ứng dụng và có nhiều
hàm có sẵn nên việc lập trình tốt hơn. - Bộ nhớ: Flash 16KB EEPROM 512 Byte
SRAM 1KB. - Ngoại vi: Hai timer 8 bit Một timer 16 bit Bộ counter với tần số riêng
Bốn bộ điều chế độ rộng xung PWM. Tám kênh ADC 10 bit. USART. Giao tiếp SPI,
Giao diện I2C. Watchdog timer. Bộ so sánh tương tự trên chip. - Tính năng: Tập lệnh
gồm 131 lệnh, hầu hết thực hiện trong một chu kỳ máy. Xử lý 16 triệu lệnh ở tần số 16
MHZ. 32 chân vào/ra có thể lập trình được. Sáu chế độ sleep . 40 pin kiểu PDIP, 44
pin kiểu TQFP và kiểu QFL/MLF. 32 thanh ghi 8 bit đa dụng. Ngắt trong và ngắt
ngoài. Điện áp hoạt động từ 2,7-5,5V cho Atmega 16A.

-Sơ đồ chân
 

Sơ đồ khối điều khiển:


2.3 Vi điều khiển PIC

PIC là một họ vi điều khiển RISC được sản xuất bởi công ty Microchip Technology.
Dòng PIC đầu tiên là PIC1650 được phát triển bởi Microelectronics Division thuộc
General Instrument . PIC bắt nguồn là chữ viết tắt của "Programmable Intelligent
Computer" (Máy tính khả trình thông minh). Là vi điều khiển với kiến trúc RISC thực
thi một lệnh với một chu kỳ máy (bằng bốn chu kỳ của bộ dao động). Ngày nay có
nhiều dòng PIC được sản xuất với hàng loạt các mô đun ngoại vi tích hợp sẵn như
ADC, PWM, USART, SPI…với bộ nhớ chương trình từ 512 word đến 32 Kword. Các
họ vi điều khiển PIC: - Họ 8 bit: PIC 10/ PIC 12/ PIC 16/ PIC 18 - Họ 16 bit: PIC
24F/ PIC 24H/ dsPIC 30/ dsPIC 33 - Họ 32 bit: PIC 32. Một vài đặc tính:

 Chân vào/ra I/O có thể lập trình được.


 Flash và ROM có thể tuỳ chọn từ 256 byte đến 512 Kbyte
 Bộ dao động bên trong.
 8/16/32 bit Timers.
 Bộ nhớ EEPROM nội
 Chuẩn giao tiếp nối tiếp đồng bộ và không đồng bộ USART
 MSSP Peripheral cho giao tiếp I2C và SPI
 Các chế độ so sánh, bắt giữ và điều chế độ rộng xung PWM.
 Bộ so sánh điện áp.
 Bộ chuyển đổi ADC (tần số có thể lên tới 1 MHz).
 Hộ trợ các giao thức USB, CAN, Ethernet.
 Mô đun điều khiển động cơ, mô đun đọc encoder.
 Hộ trợ bộ nhớ ngoài.
 DSP những tính năng xử lý tín hiệu số (dsPIC)

Lập trình cho PIC: Hãng Microchip cung cấp môi trường lập trình MPLAB nó bao
gồm phần mềm mô phỏng, trình dịch ASM, liên kết và gỡ rối. Ngoài ra hãng này cũng
bán trình biên dịch C cho các dòng PIC18 và dsPIC tích hợp trong MPLAB. Ngoài ra
còn một số công ty khác cung cấp trình biên dịch C, PASCAL, BASIC cho PIC đó có
thể là phần mềm thương mại hoặc phần mềm mã nguồn mở.

2.4 Vi điều khiển ARM

Cấu trúc ARM (viết tắt từ tên gốc là Acorn RISC Machine) là một loại cấu trúc vi xử
lý 32-bit kiểu RISC được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế nhúng. Được phát triển
lần đầu trong một dự án của công ty máy tính Acorn. Do có đặc điểm tiết kiệm năng
lượng, các bộ CPU ARM chiếm ưu thế trong các sản phẩm điện tử di động, mà với
các sản phẩm này việc tiêu tán công suất thấp là một mục tiêu thiết kế quan trọng hàng
đầu. Ngày nay, hơn 75% CPU nhúng 32-bit là thuộc họ ARM, điều này khiến ARM
trở thành cấu trúc 32-bit được sản xuất nhiều nhất trên thế giới. CPU ARM được tìm
thấy khắp nơi trong các sản phẩm thương mại điện tử, từ thiết bị cầm tay (PDA, điện
thoại di động, máy đa phương tiện, máy trò chơi cầm tay, và máy tính cầm tay) cho
đến các thiết bị ngoại vi máy tính (ổ đĩa cứng, bộ định tuyến để bàn.). Một nhánh nổi
tiếng của họ ARM là các vi xử lý Xscale của Intel. Giới thiệu về vi điều khiển
LPC2148: Là dòng vi điều khiển ARM được sản xuất bởi hãng Philips. Tính năng:

 Vi điều khiển 16/32-bit ARM7TDMI-S


 40k RAM tĩnh (8k +32k), 512k flash
 Tích hợp USB 2.0
 Hộ trợ hai bộ ADC 10 bit
 Một bộ DAC 10 bit
 2 bộ timer 32 bit, 6 ngõ điều chế độ rộng xung
 Đồng hồ thời gian thực hỗ trợ tần số 32kHz
 Khả năng thiết lập chế độ ưu tiên và định địa chỉ cho ngắt
 45 chân GPIO vào ra đa dụng
 9 chân ngắt ngoài (tích cực cạnh hoặc tích cực mức)
 CPU clock đạt tối đa 60MHz thông qua bộ PLL lập trình được
 Xung PLCK hoạt động độc lập.

On-chip Flash Memory: LPC 2148 có 512K bộ nhớ Flash có thể được dùng để lưu trữ
code và dữ liệu. Trong khi thực thi ứng dụng, vẫn có thể xóa hoặc lập trình Flash
thông qua IAP (In Application Programming). Khi đó trình loader trên chip được sử
dụng, bộ nhớ trống còn lại là 500K. Bộ nhớ Flash có thể ghi xóa được ít nhất 100000
lần, lưu trữ dữ liệu đến 20 năm. On-chip Static RAM: LPC 2148 có 32K RAM tĩnh,
có thể được truy xuất theo đơn vị byte, half word & word. Bộ điều khiển SRAM sử
dụng phương thức write-back buffer để ngăn chặn tình trạng treo CPU khi có thao tác
ghi. Bộ đệm luôn giữ dữ liệu cuối cùng từ chương trình gửi tới bộ nhớ. Dữ liệu chỉ
được ghi vào SRAM khi có 1 thao tác ghi khác từ chương trình. Lập trình cho ARM:
Ngôn ngữ lập trình chính cho ARM hiện nay là ngôn ngữ C. Các trình biên dịch cho
ARM thường được dùng:

 Keil ARM.
 IAR.
 HTPICC for ARM.
 ImageCraft ICCV7 for ARM

3. Kết luận
Các dòng vi điều khiển từ đơn giản đến phức tạp rất đa dạng tùy vào yêu cầu kỹ thuật
và giá thành của sản phẩm mà chọn loại vi điều khiển thích hợp cho việc thiết kế và
lập trình sản phẩm. Chào tạm biệt.
Sự khác biệt giữa vi xử lý và vi điều khiển

loc4atnt gửi vào Thứ bảy, 30 Tháng 7, 2016 - 09:30

 13239 LƯỢT XEM

Chào! Hôm nay mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu sự khác biệt giữa vi điều khiển (VĐK)
và vi xử lí (VXL). Để từ đó ta sẽ có cái nhìn tổng quát về 2 loại vi mạch này. Không
dài dòng nữa, zô luôn nha.

Bộ vi xử lí (microprocessor)
Bộ vi xử lý (microprocessor) là một máy tính nhỏ hoặc CPU (đơn vị xử lý trung tâm)
được sử dụng để tính toán, thực hiện phép toán logic, kiểm soát hệ thống và lưu trữ dữ
liệu vv. Vi xử lý sẽ xử lý các dữ liệu đầu vào / đầu ra (input/output) thiết bị ngoại vi
và đưa ra kết quả trở lại để chúng hoạt động. Dòng vi xử lý 4 bit đầu tiên được Intel
sản xuất vào tháng 11/1971 với tên gọi là 4004.
Các loại cấu trúc

1. Các vi xử lý đầu tiên sử dụng cấu trúc Von-Neumann. Trong cấu trúc Von
Neumann bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ chương trình được đặt trong một bộ nhớ.
Để xử lý một lệnh từ bộ nhớ hoặc yêu cầu từ I / O, nó nhận được lệnh thông
qua bus từ bộ nhớ hoặc I / O, và đặt vào thanh ghi, xử lý nó trong các thanh
ghi. Bộ xử lý có thể lưu kết quả trong bộ nhớ thông qua các bus. Nhưng kiến
trúc này có một số nhược điểm như chậm và quá trình truyền dữ liệu không
đồng thời xảy ra cùng một lúc bởi vì chia sẻ cùng một bus chung.
2. Sau này cấu trúc Harvard (Atmega328, Atmega168,... Arduino đang
dùng) được phát triển. Trong cấu trúc Harvard bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ
chương trình và các bus được tách biệt với nhau. Ngoài ra còn có hai loại CPU
micro programming và hardwired programming. Microprogramming còn chậm
khi so sánh với hardwired programming.
3. Kiến trúc tập lệnh Complex Instruction Set Computer: complex instruction set
computer (CISC) là tập lệnh phức tạp nên sẽ tốn nhiều thời gian để thực hiện;
tập lệnh phức tạp có thể bao gồm quá trình xử lý opcode và các toán hạng …
vv tốc độ thực hiện lệnh sẽ chậm. Cấu trúc X86 là một ví dụ.
4. Reduced Instruction Set Computer: Reduced Instruction Set Computer (RISC)
là tập lệnh thu gọn và tốc độ thực hiện nhanh. Việc thực hiện rất đơn giản và
không yêu cầu cấu trúc phức tạp. RISC được sử dụng rộng rãi trong các ứng
dụng hệ thống nhúng. SHARC và PowerPC sử dụng RISC.

Bộ vi xử lý thường được dùng trong các ứng dụng nhỏ. Tùy theo các ứng dụng và
thiết bị ngoại vi bạn đang sử dụng mà có thể chọn bộ vi xử lý cần thiết để thực hiện.

Vi điều khiển(microcontroller)
Nó cũng là một máy tính nhỏ, trong đó CPU, bộ nhớ (RAM, ROM), I / O thiết bị
ngoại vi, timers, counters, được nhúng vào trong một mạch tích hợp (IC) nơi mà các
bộ vi xử lý và tất cả các khối này được kết hợp vào trong một board thông qua hệ
thống bus. Vi điều khiển có thể dễ dàng giao tiếp với thiết bị ngoại vi bên ngoài như
cổng nối tiếp, ADC, DAC, Bluetooth, Wi-Fi, …vv quá trình giao tiếp nhanh hơn khi
so sánh với các bộ vi xử lý. Hầu hết các vi điều khiển sử dụng cấu trúc RISC. Ngoài ra
còn có một số vi điều khiển sử dụng cấu trúc CISC như 8051, motorolla, vv

Sự khác biệt giữa vi xử lý và vi điều khiển


 Cấu trúc: Hầu hết các bộ vi xử lý sử dụng cấu trúc CISC và Von-Neumann. Tuy
nhiên, bộ vi xử lý phổ biến sử dụng cấu trúc CISC. Còn vi điều khiển sử dụng
cấu trúc RISC và Harvard. Nhưng cũng có một số vi điều khiển sử dụng cấu
trúc CISC như 8051 và SHARC. Bộ vi xử lý có ROM, RAM, bộ nhớ lưu trữ thứ
cấp I / O thiết bị ngoại vi, timer bộ đếm(counters).. vv được xếp cùng trên một
board và kết nối thông qua bus được gọi là vi điều khiển.
 Tốc độ CPU: Bộ vi xử lý có tốc độ nhanh hơn so với các bộ điều khiển bởi
clock. Bộ vi xử lý có thể có tốc độ xung nhịp (clock) cao. Bộ vi điều khiển có thể
chậm khi so sánh với các bộ vi xử lý. Tốc độ thực thi luôn luôn phụ thuộc vào
clock. Nếu chúng ta so sánh hiệu suất tổng thể và ứng dụng, vi điều khiển tốc
độ thực hiện rất nhanh bởi vì tất cả các thiết bị ngoại vi sẵn có.
 Thời gian thiết kế: Thiết kế một vi điều khiển sẽ mất ít thời gian hơn khi thiết
kế bộ vi xử lý. Việc giao tiếp giữa các thiết bị ngoại vi và chương trình dễ dàng
hơn khi so sánh với bộ vi xử lý. Vi điều khiển được thiết kế để thực hiện một
chức năng cụ thể. Cụ thể có nghĩa là các ứng dụng mà quan hệ giữa đầu vào
và đầu ra được xác định rõ ràng. Tùy thuộc vào đầu vào, một số xử lý cần phải
được thực hiện và thiết lập từ đầu ra. Ví dụ, bàn phím, chuột, máy giặt, máy
ảnh kỹ thuật, USB, điều khiển từ xa, lò vi sóng, xe hơi, xe đạp, điện thoại, điện
thoại di động, đồng hồ ..vv Khi ứng dụng được cụ thể hóa, cần tài nguyên nhỏ
như RAM, ROM, I / O port …vv do đó có thể được nhúng vào một chip duy
nhất. Điều này sẽ làm giảm kích thước và chi phí.
 Ứng dụng: bộ vi xử lý chủ yếu được sử dụng trong các hệ thống máy tính, hệ
thống quốc phòng, mạng thông tin liên lạc …vv vi điều khiển được sử dụng chủ
yếu trong các ứng dụng nhúng như đồng hồ, điện thoại di động, máy nghe
nhạc mp3, vv
 Giá thành: So sánh vi điều khiển và vi xử lý về chi phí là không hợp lý. Chắc
chắn vi điều khiển rẻ hơn so với bộ vi xử lý. Tuy nhiên vi điều khiển không thể
được sử dụng thay cho bộ vi xử lý và ngược lại vì vi điều khiển và vi xử lý có
tầm quan trọng riêng trong việc phát triển các ứng dụng.

Kết luận
Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong sự khác biệt giữa vi điều khiển và vi xử lí.
Mình hi vọng rằng bài viết này sẽ mang lại nhiều kiến thức mới cho các bạn. Chúc các
bạn lập trình, sáng tạo vui vẻ và có nhiều sáng chế, phát minh hay và thú vị. Xin cảm
ơn
Giới thiệu về thạch anh

loc4atnt gửi vào Thứ năm, 21 Tháng 7, 2016 - 22:22

 15604 LƯỢT XEM

Xin chào các bạn! Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một linh kiện điện
tử cũng khá quan trọng trong mạch arduino. Đó là thạch anh. Nhân tiện, nếu
được thì một hôm nào đó mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng thạch anh luôn
nha. Giờ thì vào đề luôn.

Thạch anh là gì?


Thạch anh được gọi là băng tinh, không tan thành nước, trông trong suốt như
pha lê, có một đặc tính đáng chú ý: Nó bao giờ cũng mát lạnh khi ta cầm lên
tay. Bởi vậy từ xưa, để kiểm tra xem là đồ thật hay đồ giả, thợ kim hoàn
thường áp nó vào má xem có lạnh không.

Vậy nó làm cái quái gì ở điện tử?


Câu trả lời là nó được sử dụng để làm thạch anh điện tử Thạch anh điện tử là
một linh kiện làm bằng tinh thể đá thạch anh được mài phẳng và chính xác.
Linh kiện thạch anh làm việc dựa trên hiệu ứng áp điện. Hiệu ứng này có tính
thuận nghịch. Khi áp một điện áp vào 2 mặt của thạch anh, nó sẽ bị biến dạng.
Ngược lại, khi tạo sức ép vào 2 bề mặt đó, nó sẽ phát ra điện áp.

Lịch sử của nó
Những tinh thể thạch anh đầu tiên được sử dụng bởi chúng có tính chất “áp
điện”, có nghĩa là chúng chuyển các dao động cơ khí thành điện áp và ngược
lại, chuyển các dao động cơ khí thành các xung điện áp. Tính chất áp điện này
được Jacques Curie phát hiện năm 1880 và từ đó chúng được sử dụng vào
trong các mạch điện tử do tích chất hữu ích này.Một đặc tính quan trọng của
tinh thể thạch anh là nếu tác động bằng các dạng cơ học đến chúng (âm
thanh, sóng nước...) vào tinh thể thạch anh thì chúng sẽ tạo ra một điện áp
dao động có tần số tương đương với mức độ tác động vào chúng, do đó
chúng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn kiểm soát những sự
rung động trong các động cơ xe hơi để kiểm soát sự hoạt động của chúng.

Lần đầu tiên Walter G. Cady ứng dụng thạch anh vào một bộ kiểm soát dao
động điẹn tử vào năm 1921. Ông công bố kết quả vào năm 1922 và đến năm
1927 thì Warren A. Marrison đã ứng dụng tinh thể thạch anh vào điều khiển sự
hoạt động của các đồng hồ.

Nguyên lí hoạt động


Như vậy nếu ta đặt một điện áp xoay chiều vào thì nó sẽ biến dạng theo tần
số của điện áp đó. Khi thay đổi đến một tần số nào đó, thì nó sẽ cộng
hưởng.Mạch tương đương của nó gồm một L và một C nối tiếp với nhau. Cả
cụm ấy song song với một C khác và một R cách điện. Tần số cộng hưởng của
Thạch anh tùy thuộc vào hình dáng và kích thước của nó. Mỗi tinh thể thạch
anh có 2 tần số cộng hưởng: tần số cộng hưởng nối tiếp, và tần số cộng
hưởng song song. Hai tần số này khá gần nhau và có trị số khá bền vững, hầu
như rất ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường bên ngoài. Ngoài ra, hệ
số phẩm chất của mạch cộng hưởng rất lớn, nên tổn hao rất thấp.

Ứng dụng của thạch anh


Mạch Dao động Thạch anh

Cho ra tần số rất ổn định, sử dụng rất nhiều trong các đồng hồ điện tử (như
đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn...), trong các thiết bị đo lường điện tử (tạo
xung chuẩn), trong mạch đồng bộ màu của TV, VCR, trong các thiết bị tin học
(máy vi tính, các thiết bị nối với máy vi tính), trong các nhạc cụ điện tử như
Piano điện, organ...

Mạch lọc tích cực dùng Thạch anh

Sử dụng nhiều trong các mạch khuếch đại trung tần của các máy thu thông tin
liên lạc, TV, Radio...Ngày nay, mọi máy tính dù hiện đại nhất cũng vẫn sử dụng
các bộ dao động tinh thể để kiểm soát các bus, xung nhịp xử lý (Trên các
mạch arduino cũng có con thạch anh, chắc chức năng là đây).
Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn LED

loc4atnt gửi vào Thứ ba, 19 Tháng 7, 2016 - 11:51

 9733 LƯỢT XEM

Chúng ta đã quá quen thuộc với những bé đèn LED. Thế nhưng có bao giờ bạn tự hỏi
nó hoạt động ra sao và có cấu tạo như thế nào. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp những
thắc mắc đó. Nào cùng tìm hiểu.

Cấu tạo của đèn led


1. Phần tử phát sáng LED

LED (Light-emitting diode – Đi-ốt bức xạ ánh sáng)

Bản chất của LED là một đi-ốt, nó chứa một chíp bán dẫn có pha các tạp chất để tạo ra
một tiếp giáp P-N, kênh P chứa lỗ trống, kênh N chứa điện tử, dòng điện truyền từ A-
nốt( kênh P) đến K-tốt (kênh N), khi điện tử lấp đầy chỗ trống nó sinh ra bức xạ ánh
sáng, các bước sóng phát ra có màu khác nhau tùy thuộc vào tạp chất trong chíp bán
dẫn. LED phân thành ba loại chính theo dải công suất: cỡ nhỏ, cỡ trung bình, cỡ lớn.
2. Mạch in của đèn

Chất lượng mạch in, chất lượng mối hàn giữa LED với mạch in ảnh hưởng đến lớn
đến độ bền của đèn, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt nam, nếu chất lượng
của mạch in và mối hàn không tốt dễ gây oxi-hóa đứt mạch in, không tiếp xúc làm cho
đèn không thể phát sáng sau một thời gian sử dụng.

Trong thực tế người ta có thể sử dụng mạch in thường, hoặc bằng nhôm, gốm cho
phép tản nhiệt nhanh cho loại LED công suất trung bình và lớn

3. Bộ nguồn

Bộ nguồn cấp điện cho đèn LED phải đảm bảo cung cấp dòng điện và điện áp ổn định
phù hợp lới loại LED đang sử dụng các linh kiện chế tạo bộ nguồn phải có tuổi thọ sử
dụng tương đương với tuổi thọ của LED.>> Với loại đèn công suất nhỏ bộ nguồn đơn
giản chỉ là một nguồn áp kết với một điện trở hạn dòng cho LED nhưng đối với LED
công suất trung bình và lớn cần tạo một nguồn dòng cho LED.
4. Bộ phận tản nhiệt

(Cái này ít nghe ha, bởi vì led công suất lớn mới có tản nhiệt mà chúng ta sài chủ yếu
là mấy bé led nhỏ nhỏ thôi)

Phần tản nhiệt cho đèn LED được thiết kế nhằm đưa phần tinh thể phát sáng xuống
nhiệt độ thấp nhanh nhất, bộ phận này đặc biệt quan trọng khi thiết kế đèn LED công
suất lớn, nếu bộ phận tản nhiệt này có kết cấu không phù hợp thì phần tử LED sẽ
nhanh bị già, hiệu suất phát sáng giảm đi đáng kể.

5. Vỏ

Để đảm bảo cho đèn hoạt động ổn định và bền, vỏ đèn được chế tạo để có độ chống
thấm nước cao, đồng thời đảm bảo khả năng tỏa nhiệt nhanh chóng.

Do vậy khi sử dụng đèn LED chúng ta căn cứ vào các yếu tố chính trên đây để có thể
đưa quyết định đúng khi mua hàng.

Nguyên Lí Hoạt Động Của Đèn LED


LED dựa trên công nghệ bán dẫn. Hoạt động của LED giống với nhiều loại điốt bán
dẫn. Khối bán dẫn loại p chứa nhiều loại lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi
ghép với khối bán dẫn n (Chứa các điện tử tự do) thì các lỗ trống này có xu hướng
chuyển động khuyếch tán sang khối n. Cùng lúc khối p lại nhận thêm các điện tử (điện
tích âm) từ khối n chuyển sang. Kết quả là khối p tích điện âm (thiếu hụt lỗ trống và
dư thừa điện tử) trong khi khối n tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ
trống). Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi
chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hường kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử
trung hòa. Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng (hay các
bức xạ điện từ có bước sóng gần đó).

Tùy theo mức năng lượng giải phóng cao hay thấp mà bước sóng ánh sáng phát khác
nhau (tức màu sắc của LED sẽ khác nhau). Mức năng lượng (và màu sắc của
LED)hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của các nguyên tử chất bán dẫn. -
LED thường có điện thế phân cực thuận cao hơn điốt thông thường, trong khoảng 1,5
đến 3V. Nhưng điện thế phân cực nghịch ở LED thì không cao. Do đó LED rất dễ bị
hư hỏng do điện thế ngược gây ra.

Tóm lại
Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong cấu tạo và nguyên lí hoạt động của đèn LED. Mình hi
vọng rằng nó sẽ mang lại nhiều kiến thức mới cho bạn. Nếu thấy hay thì cho mình cái
Rate Note nha :D. Xin cảm ơn!

You might also like