You are on page 1of 4

1. Công suất điện là gì?

Công suất điện của một đoạn mạch là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ được trong
một đơn vị thời gian.
Công suất điện tiêu thụ có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trên một đơn vị
thời gian. Ngoài ra, công suất tiêu thụ điện còn được tính bằng tích của hiệu điện thế
giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
Công suất điện được ký hiệu là P, và có đơn vị đo là W.
Ngoài đơn vị đo W, công suất điện còn được đo bằng đơn vị kW và kVA. Cả hai đều là
đơn vị để chỉ công suất, tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng sẽ không giống nhau.
 kW (ki lô oắt): Là đơn vị tính công suất tác dụng của máy. Công suất này cho biết sự thay
đổi của năng lượng trong một thời gian nhất định và được biểu diễn dưới công thức : P
= U.I
 kVA (ki lô vôn ampe): Trong mạch điện một chiều hay mạch điện lý tưởng, kVA tương
đương với kW.
Nhưng đối với một mạch điện xoay chiều sẽ xuất hiện công suất phản kháng, hiểu đơn
giản lúc này: kVA = kW + công suất phản kháng.

2. Quy định về dòng điện định mức như thế nào?


Dòng điện định mức hay còn gọi là cường độ dòng điện định mức là đại lượng cường
độ giúp cho hoạt động và công suất của đồ vật hoạt động với tần suất cao nhất. Đây
cũng là đại lượng giới hạn cho phép của dòng điện. Nếu như cường độ dòng điện định
mức của vật dụng vượt quá giá trị cho phép thì sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ và hỏng
hóc.
Đồng thời, đây cũng chính là đại lượng biểu thị giới hạn cho phép của dòng điện. Trong
trường hợp cường độ dòng điện vượt quá giá trị định mức được nhà sản xuất ghi tại
các nhãn, mác dán trên thiết bị điện sẽ làm cho các thiết bị hư hỏng, thậm chí gây ra
cháy nổ.
Dòng điện định mức có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống. Bởi nó xác định được
công suất của động cơ hoặc máy phát để điều khiển tải, hạn chế tối thiểu các tình trạng
tải tiêu thụ bị quá so với dòng điện đã được định mức từ đó giúp máy hoạt động ổn
định hơn, không gây tổn thất về hệ số công suất.
Ưu điểm của dòng điện 3 pha:
Dòng điện 3 pha phù hợp cho các lưới điện, hệ thống điện công nghiệp, hoặc các trang
thiết bị có công suất lớn. Dòng điện 3 pha sử dụng dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn dòng
điện 1 pha nên truyền được đi xa hơn. Cấu tạo của các thiết bị sử dụng điện 3 pha
thường đơn giản hơn các thiết bị sử dụng điện 1 pha. Nguồn điện 3 pha có khả năng
truyền đi xa hơn là do:
+ Hiệu suất dẫn điện lớn.
+ Chạy tải điện với công suất lớn.
+ Ít gây hao phí khi truyền tải điện năng, giúp tiết kiệm điện.
+ Hệ thống dây dẫn có tiết diện nhỏ, ít tốn kém.
Lưu ý
+ Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 thì không có dòng điện chạy qua nó.
+ Giữa hai đầu các cực của nguồn điện dù khi mạch hở hay mạch kín đều có hiệu điện
thế.
+ Mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi hiệu điện thế sử dụng đúng bằng hiệu
điện thế định mức của nó.
+ Nếu hiệu điện thế sử dụng lớn hơn hiệu điện thế định mức thì dụng cụ điện sẽ hỏng.
+ Nếu hiệu điện thế sử dụng nhỏ hơn hiệu điện thế định mức, đối với các dụng cụ hoạt
động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện như bóng đèn có dây tóc, bàn là, bếp
điện… vẫn có thể hoạt động nhưng yếu hơn bình thường; còn đối với các dụng cụ điện
như: quạt điện, máy bơm nước, tủ lạnh, tivi, máy vi tính… có thể bị hư hỏng. Vì vậy
người ta thường dùng một dụng cụ gọi là ổn áp có tác dụng điều chỉnh để luôn có hiệu
điện đế bằng hiệu điện thế định mức.
Nếu không tính toán đúng tiết diện dây dẫn theo dòng điện sẽ ảnh hưởng đến việc sử
dụng hiệu quả điện năng. Trường hợp dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn công suất của
dòng điện sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải, gây nóng dây. Nếu cố dùng trong thời gian
dài sẽ nhanh làm dây dẫn bị giòn, nóng chảy, gây đứt dây dẫn từ đó làm chập cháy,
gây cháy lan, hỏa hoạn rất nguy hiểm. Nếu dùng dây có tiết diện quá lớn so với dòng
điện sẽ gây lãng phí chi phí đầu tư . Không chỉ lãng phí chi phí đầu tư cho dây dẫn mà
cả chi phí đầu tư cho các thiết bị hỗ trợ bảo vệ như ống bọc dây điện nói chung, ống đi
dây điện âm tường nói riêng cũng bị đội lên nhiều để phù hợp với tiết diện dây.
– Khi lựa chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện, khả năng giảm tổn hao điện
năng trong quá trình truyền dẫn sẽ tốt hơn, giúp tiết kiệm điện năng trong quá trình sử
dụng. Căn cứ vào việc xác định thiết bị sử dụng dùng điện 1 pha hay 3 pha và nguồn
cấp điện cho công trình. Tại nước ta, nguồn điện dùng cho hộ gia đình thường là nguồn
điện 1 pha 2 dây.
3. Công thức tính công suất và Cách tính công suất tiêu thụ điện
3.1 Tính công suất dòng điện
Công thức là P = UIcosφ = U.Icos(φu– φi). Trong đó:
 U: Kí hiệu điện áp hiệu dụng hai đầu mạch của điện xoay chiều (V).
 P: Công suất mạch điện xoay chiều (W).
 cos φ: Kí hiệu hệ số công suất đoạn mạch xoay chiều.
 I: cường độ của hiệu dụng trong mạch xoay chiều (A).
Qua đây, người dùng biết điện năng tiêu thụ mạch điện xoay chiều tương tự mạch điện
của dòng không đổi. Công thức để thực hiện cách tính này đó là W = P.t. Theo đó:
 P (W): công suất mạch điện.
 W (J): công của mạch điện (điện năng tiêu thụ).
 t (s): thời gian dùng điện.
Để đo lượng điện năng tất cả thiết bị tiêu thụ thường dùng công tơ điện. Điện năng tiêu
thụ lúc này được tính với đơn vị kWh. Cụ thể một số điện tương đương 1kWh = 3 600
000 (J) = (1000W x 3600 s).

3.2 Công thức tính công suất điện tiêu thụ


Công thức tính công suất cụ thể là: P = U.I = A/t. Theo đó:
 A (J): Điện năng tiêu thụ, công thực hiện (N.m hoặc J).
 P (W): Công suất tiêu thụ, (Jun/giây (J/s) hoặc Watt (W)).
 U (V): Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.
 T (s): Thời gian thực hiện công (s).
Theo các thông số về công suất tiêu thụ được ghi trên đồ dùng, bạn có thể tính công
suất điện tiêu thụ của thiết bị đó. Qua đây, người dùng chọn được thiết bị hợp nhu cầu
dùng điện của đơn vị sản xuất, gia đình để phân bổ kế hoạch phù hợp.
Tính công suất dòng điện ba pha
Với dòng điện ba pha, công thức tính điện tiêu thụ khác. Đối với các dòng máy công
nghiệp lớn như máy rửa bát, máy giặt công nghiệp, máy nén khí, máy hút bụi… thường
sử dụng dòng điện ba pha. Nguyên nhân là vì lượng tiêu thụ điện của máy này vô cùng
lớn. Có hai cách với hai công thức bạn cần biết chính là:
Cách 1: P = U.I.cosφ. Trong đó:
 cosφ: Hệ số công suất trên từng tải.
 I: Cường độ của dòng điện hiệu dụng trên mỗi tải.
Cách 2: Thực hiện theo công thức: P = H x (U1xI1 + U2xI2 + U3I3). Trong đó:
 U: Điện áp.
 H: Thời gian tính theo giờ.
 I: Dòng điện. Công thứ bóng đèn tiêu thụ là P=U x H x I.

4. Cách tính công suất của một vài thiết bị điện tiêu thụ
Sau đây là một vài cách tính công suất cho một số thiết bị tiêu thụ thông dụng nhất của
doanh nghiệp, gia đình. Người dùng có thể tham khảo thông tin sau để nắm rõ về cách
tính điện năng gia đình mình.
Máy rửa xe ô tô
Công suất thông thường của máy rửa cho xe ô tô sẽ ở mức 1200W – 1800W. Riêng
dòng áp lực cao dao động 2200W – 7500W. Với một tiếng liên tục dùng máy, thiết bị
tiêu thụ hết 1,2 – 7,5 số điện.
Máy hút bụi loại công nghiệp
Trên thị trường hiện có các công suất là 1000W – 3000W. Như vậy, trong khoảng một
tiếng thiết bị liên tục làm việc tiêu thụ hết khoảng 1 – 3 số điện (tương đương 1kWh –
3kWh).
Điều hòa
Có hai loại khác nhau đó là: 12000 BTU công suất 1500W. 9000 BTU công suất khoảng
800W – 850W. Mỗi giờ điều hòa hoạt động tiêu thụ số điện khoảng 0,8 – 1,5.

You might also like