You are on page 1of 59

CHƯƠNG 2: KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

2.1. GIỚI THIỆU

Điện năng là dạng năng lượng được tiêu thụ nhiều nhất trong hầu hết các cơ sở sản
xuất và thương mại, cũng là dạng năng lượng có chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
chi phí của các doanh nghiệp. Do đó, phải đặc biệt chú ý đến việc đánh giá mức tiêu thụ
điện năng của các thiết bị và hệ thống bên trong cơ sở. Giảm lượng điện tiêu thụ và chi
phí điện năng có thể được thực hiện bằng cáchnhiều biện pháp như nâng cao khả năng
quản lý tải nhu cầu phụ tải, giảm giờ chạytối ưu công tác vận hành và bảo dưỡng thiết bị,
cũng như cải tiến thiết bị và bảo trìliên tục hệ thống phân phối. Kiến thức điện. Việc thu
thập các thông tin về hiện trạng sử dụng điện trong một cơ sở có thểsẽ rất quan trọng khi
kiểm toán hệ thống điện.

Trong chương này, kiểm toán hệ thống điện tập trung vào nâng cao hệ số công
suất, chất lượng điện năng nhằm đảm bảo nhu cầu phụ tải mà không gây hại cho hệ
thống.

2.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN

2.2.1. Các phần tử trong hệ thống điện

Hệ thống điện (HTĐ) được coi là hệ thống liên kết nốigiữa các thiết bị điện có các
chức năng khác nhau, bao gồm các nhà máy điện, trạm biến áp, các đường dây truyền
tải, phân phối điện năng, phụ tải điện và các thiết bị (thiết bị điều khiển, tụ bù, máy cắt,
thiết bị bảo vệ,…) tạo thành hệ thống có nhiệm vụ sản xuất, truyền tải và phân phối điện
năng (Hình 2.1).

1
Đường dây
truyền tải

Hình 2.1: Sơ đồ kếtđấu nối đơn giản của các phần tử của hệ thống điện

Các phần tửthiết bị điện chính trong hệ thống điện:


- Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền
dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới
điện truyền tải và lưới điện phân phối. Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp
và trang thiết bị đồng bộ để truyền dẫn điện, bao gồm:
a) Lưới điện truyền tải;
b) Lưới điện phân phối.
- Đường dây truyền tải: Có nhiệm vụ truyền tải điện năng đến các khu vực phụ tải
có nhu cầu sử dụng điện năng. Lưới điện truyền tải là phần lưới điện bao gồm các đường dây
và trạm biến áp có cấp điện áp trên 110 kV.

- Đường dây phân phối: Có nhiệm vụ phân phối điện năng trực tiếp đến khách
hàng tiêu thụ điện.Lưới điện phân phối là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm biến
áp có cấp điện áp từ 110 kV trở xuống.

- Nhà máy điện: Có nhiệm vụ sản xuất điện năng. Điện năng được biến đổi từ các
nguồn năng lượng sơ cấp được gọi tên tương ứng là nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện
mặt trời,…
- Trạm điện là trạm biến áp, trạm cắt hoặc trạm bù.
- Trạm biến áp: Có nhiệm vụ tăng hoặc giảm áp đảm bảo cho việc truyền tải và phân phối
điện năng
.

- Đường dây truyền tải: Có nhiệm vụ truyền tải điện năng đến các khu vực phụ tải
có nhu cầu sử dụng điện năng.
2
- Đường dây phân phối: Có nhiệm vụ phân phối điện năng trực tiếp đến khách
hàng tiêu thụ điện.
- Thiết bị đo đếm điện là thiết bị đo công suất, điện năng, dòng điện, điện áp, tần
số, hệ số công suất, bao gồm các loại công tơ, các loại đồng hồ đo điện và các thiết bị,
phụ kiện kèm theo.
- Các thiết bị điều khiển, bảo vệ có nhiệm vụ vận hành hệ thống điện đảm bảo kỹ
thuật và an toàn trong hệ thống điện.

- Các hộ tiêu thụ điện: Là tập hợp các thiết bị tiêu thụ điện cho những mục đích nhất
định như chiếu sáng, sưởi ấm, đun nấu, chạy bơm, quạt,…

2.2.2. Các thông số chính trong hệ thống điện

Trong hệ thống điện, có rất nhiều các thống số kỹ thuật liên quan đến kiểm toán năng
lượng như: điện áp, dòng điện, tần số, công suất tác dụng, công suất phản kháng, tổn thất
điện áp, tổn thất điện năng,… Dưới đây là một số thông số chính của hệ thống điện.

Điện áp (còn gọi là hiệu điện thế, ký hiệu ∆V hay ∆U, thường được viết đơn giản là
V hoặc U) là hiệu số điện thế chênh lệch điện áp giữa hai điểm khác nhau của mạch điện.
Thường một điểm nào đó của mạch được chọn làm điểm gốc có điện thế bằng 0 (điểm nối
đất). Khi đó, điện thế của mọi điểm khác trong mạch có giá trị âm hay dương được mang so
sánh với điểm gốc và được hiểu là điện áp tại điểm tương ứng. Tổng quát hơn, điện áp giữa
hai điểm A và B của mạch Điện áp giữa hai điểm A và B của mạch (ký hiệu là UAB), đơn
vị đo là Vôn (V), hoặc kV.
Điện áp giữa hai điểm A và B của mạch điện (ký hiệu là UAB) xác định bởi: công
thức:
UAB = VA – VB = -UBA
Với VA và VB là điện thế của A và B so với gốc.
Cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được sử dụng trong hệ
thống điện, bao gồm:
a) Hạ áp là cấp điện áp danh định đến 01 kV;
b) Trung áp là cấp điện áp danh định trên 01 kV đến 35 kV;
c) Cao áp là cấp điện áp danh định trên 35 kV đến 220 kV;
d) Siêu cao áp là cấp điện áp danh định trên 220 kV.

3
Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích từ nơi có điện
thế cao tới
nơi có điện thế thấp, từ nơi có mật độ hạt tích điện dương cao đến nơi có mật độ hạt tích
điện.
dương thấp.
Cường độ dòng điện (I) là lượng điện tích di chuyển qua một bề mặt trong một đơn
vịđơnvị thời gian. Trong hệ SI, cường độ dòng điện có đơn vị Ampe (A).

Cường độ dòng điện trung bình (Itb) trong một khoảng thời gian bằng tỷ số giữa điện
lượng chuyển qua bề mặt được xét trong một khoảng thời gian chia cho khoảng thời gian
đang xét.

Trong đó: Itb là cường độ dòng điện trung bình, đơn vị là A (ampe); ΔQ là điện lượng
chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian Δt, đơn vị là C (coulomb); Δt là khoảng
thời gian được xét, đơn vị là s (giây).
Khi khoảng thời gian được xét vô cùng nhỏ, ta có cường độ dòng điện tức thời:

Tần số dòng điện là số lần lặp lại trạng thái cũ của dòng điện trong một giây, đơn vị
đo là kHz hoặc (Hz.
Tần số). Ví dụ: tần số lưới điện quốc gia của Việt nam là 50 Hz tức là 1/50 giây thì
một hiện tượng quay trở về trạng thái trước đó. Khi tần số càng lớn thì số lần lặp lại của
hiện tượng càng nhanh và các thiết bị dùng cho tần số lớn phải đảm bảo về mặt kỹ thuật
cũng như chất lượng.

Tổn thất điện năng trên hệ thống điện là lượng điện năng tiêu hao trong quá trình
truyền tải và phân phối điện từ thanh cái các nhà máy điện qua hệ thống lưới điện truyền
tải, lưới điện phân phối đến các hộ sử dụng điện. Tổn thất điện năng bao gồm: tổn thất kỹ
thuật và tổn thất thương mại, đơn vị đo là MWh, kWh, Wh.
Trong phạm vi kiểm toán cụ thể của đơn vị được kiểm toán, tổn thất điện năng là tổn
thất trên toàn bộ hệ thống phân phối điện và phụ tải tiêu thụ điện thuộc quản lý của đơn vị.

4
Công suất tác dụng (còn gọi là công suất hiệu dụng) là phần công suất điện được
biến đổi thành các dạng công suất khác (cơ, nhiệt, hay hóa). Kí hiệu công suất tác dụng là P
và đơn vị của nóđo là W.

Khi hiệu điện thế u(t) và cường độ dòng điện i(t) không đổi thìthì, công suất tác dụng
tức thời P = U.I(t) = u(t).i(t)

Nếu u(t) và i(t) là những giá trị biến đổi thì công suất trung bình P dựa trên công
suất tức thời p P(t) và được tính theo công thức:

Khi u(t), i(t) biến đổi theo đồ thị hàm sin thì P = U.I.cos.

Với: U, I tương ứng là các giá trị hiệu dụng u(t), i(t); φ là góc lệch pha giữa u(t), i(t).
Công suất phản kháng (Q): là phần công suất điện được chuyển ngược về nguồn
cung cấp năng lượng trong mỗi chu kỳ do sự tích lũy năng lượng trong các thành phần
cảm kháng và dung kháng, được tạo ra bởi sự lệch pha giữa hiệu điện thế u(t) và dòng
điện i(t). Đơn vị đo Q là VAr,

Khi u(t), i(t) biến đổi theo đồ thị hàm sin thì: Q = U.I.sin.

Với: U, I tương ứng là các giá trị hiệu dụng u(t), i(t); φ là góc lệch pha giữa u(t), i(t).
Công suất phản kháng Q là phần ảo của công suất biểu kiến S, S = P+i.Q.
Đơn vị đo Q là VAr,

Công suất biểu kiến (S) là tổng công suất hiệu dụng và công suất phản kháng được
cung ứng từ nguồn trong điện xoay chiều. Đơn vị của công suất biểu kiến là VA.

S = P+i.Q hay:

5
Hệ số công suất (Power Factor - PF) là tỷ lệ của công suất tác dụng hay công suất
thực (kW) với công suất biểu kiến (kVA) hoặc cos của góc lệch pha giữa dòng điện và
hiệu điện thế.

Trong đó: P là công suất tác dụng


(kW); S là công suất biểu kiến (kVA)

Hình 2.2: Thành phần công suất điện của mạch điện

Hệ số công suất cos còn được chia thành các loại như sau:
Hệ số công suất tức thời là hệ số công suất tại một thời điểm nào đó, đo được nhờ
dụng cụ đo cos hoặc nhờ các dụng cụ đo công suất, điện áp và dòng điện [3].

Do phụ tải luôn biến dộng, nên cos tức thời cũng luôn biến đổi theo. Vì thế cos tức
thời không có giá trị trong tính toán.

Hệ số công suất trung bình là cos trung bình trong một khoảng thời gian nào đó (1
ca, 1 ngày đêm, 1 tháng,…) [3].

Hệ số công suất tự nhiên là hệ số cos trung bình tính cho cả năm khi không có thiết

bị bù. Hệ số cos tự nhiên được dùng làm căn cứ để tính toán nâng cao hệ số công suất và
bù công suất phản kháng [3].

2.2.3. Phụ tải điện và đồ thị phụ tải điện

Phụ tải điện:

Phụ tải điện là một đại lượng đặc trưng cho quá trình tiêu thụ điện năng trong hệ
thống điện. Phụ tải điện được thể hiện qua các tham số như dòng điện, công suất, hoặc điện
6
năng. Nói cách khác, phụ tải điện là đại lượng biểu thị mức độ tiêu thụ năng lượng của các
hộ dùng
điện.

Phân loại phụ tải:

- Phân loại theo độ tin cậy [3]:

+ Phụ tải loại 1: Là những phụ tải mà khi có sự cố ngừng cung cấp điện có thể gây nên
những hậu quả nguy hiểm đến tính mạng con người, làm thiệt hại lớn về kinh tế, dẫn đến hư
hỏng thiết bị đắt tiền, gây rối loạn các quá trình công nghệ phức tạp, làm hỏng hàng loạt sản
phẩm, hoặc gây ảnh hưởng không tốt về phương diện chính trị.
+ Phụ tải loại II: Là loại phụ tải mà khi có sự cố ngừng cung cấp điện sẽ dẫn đến hàng loạt
sản phẩm không sản xuất được, dẫn đến thiệt hại về kinh tế do ngừng trệ sản xuất, hư hỏng
sản phẩm, lãng phí sức lao động. Các phân xưởng cơ khí, sản xuất công nghiệp nhẹ thường
là phụ tải loại II.

+ Phụ tải loại III: Gồm tất cả các loại phụ tải không thuộc loại I và loại II, tức là những phụ
tải cho phép cung cấp điện với mức độ tin cậy thấp, cho phép mất điện trong thời gian sửa
chữa, thay thế thiết bị sự cố, nhưng thường không cho phép quá một khoảng thời gian theo
quy định (ví dụ: một ngày đêm 24 giờ). Những phụ tải này thường là các khu nhà ở, các nhà
kho, các trường học, hoặc mạng lưới cung cấp điện cho nông nghiệp.

- Phân loại theo thành phần phụ tải:

+ Công nghiệp - xây dựng

+*+ Thương mại - dịch vụ

+ Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản

+ Sinh hoạt

+ Nhà hàng - khách sạn

+ Các hoạt động khác.

Đồ thị phụ tải [3]:

7
Phụ tải điện là một hàmtiêu thụ năng lượng điện thay đổi theo thời gian, nó phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như đặc điểm của quá trình công nghệ, chế độ vận hành,… Đường biểu
diễn sự thay đổi của phụ tải điện cung cấp các thông tin về sự thay đổi của công suất tác
dụng P, phụ tải phản kháng Q hoặc dòng điện Icông suất toán phần S theo thời gian gọi là.
Ngoài ra, đồ thị phụ tải tác dụng, phản kháng và đồ thịcó thể cung cấp thêm các thông tin cơ
bản khác của nguồn điện cung cấp cho phụ tải theo dòng điện.. Đối với mỗi loại hộ tiêu thụ
của một ngànhứng dụng cụ thể đều có thể đưa ra một dạng đồ thị phụ tải điển hình.

Đồ thị phụ tải ngày: Là đồ thị phụ tải trong 1 ngày đêm 24 giờ. Trong vận hành thực
tế, có thể thông qua các dụng cụ đo điện tự ghi để vẽ đồ thị phụ tải, hay do nhân viên vận
hành ghi lại giá trị của phụ tải sau những khoảng thời gian nhất định (Hình 2.3a).

Đồ thị phụ tải tháng: Là đồ thị được xây dựng theo phụ tải trung bình hàng tháng. Đồ
thị phụ tải này cho thấy nhịp độ làm việc của hộ tiêu thụ và từ đây có thể sắp xếp lịch vận
hành sửa chữa thiết bị hợp lý, đáp ứng được yêu cầu sản xuất (Hình 2.3b).

Đồ thị phụ tải năm: Căn cứ vào đồ thị phụ tải điển hình của một ngày, hoặc đồ thị phụ
tải điển hình của một ngày của mỗi mùa, mà người ta có thể vẽ được đồ thị phụ tải năm. Đồ
thị phụ tải năm cho biết điện năng tiêu thụ trong một năm và thời gian sử dụng công suất
lớn nhất Tmax của năm đó.

8
Hình 2.3a: Đồ thị phụ tải ngày Hình 2.3b: Đồ thị phụ tải tháng

2.2.4. Sơ đồ nguyên lý trong cơ sở sử dụnghệ thống điện

Sơ đồ nguyên lý hay gọi là sơ đồ một sợi là sơ đồ cung cấp điện, cho người dùng biết
được vị trí, số lượng các thiết bị, vị trí đặt các thiết bị đo lường trong hệ thống cung cấp
điện của cơ sở tiêu thụ điện.

Hình 2.4: Sơ đồ điện một sợi của một nhà máy sản xuất
Sơ đồ một sợi cung cấp các thông tin để phục vụ công việc kiểm toán năng lượng như
sau:
9
Hình 2.4: Sơ đồ điện một sợi của một nhà máy sản xuất

- Hiểu được nguyên lý và phương án cấp điện của nhà máy, xí nghiệp, cơ sở.

- Xác định được công suất, chủng loại máy biến áp và công suất của máy nguồn dự
phòng (Máy phát điện dự phòng, nếu có).

- Phân loại được các loại phụ tải (loại 1, 2, 3), công suất phụ tải, liên kết của các phụ
tải trong hệ thống cung cấp điện.

- Xác định được các nhóm phụ tải hoặc nhóm thiết bị của tiêu thụ năng lượng chính
của cơ sở.

Sau khi xem xét các loại phụ tải trong sơ đồ điện một sợinguyên lý hệ thống điện và
các dữ liệu thu thập được, thứ tự ưu tiên của cho các hoạt động kiểm toán năng lượng sẽ
được thiết lập.

- Xác định sự khác nhau giữa tổng năng lượng tiêu thụ của tất cả các lộ đường dây
cấp điện thông qua số liệu đo đếm của thiết bị đo lường. Từ đó xác định được lượng tổn
thất trong hệ thống phân phối và sai số đo đếm. Tổn thất trong hệ thống điện có thể xảy ra
bao gồm tổn thất kỹ thuật hoặc tổn thất thương mại. Nó đượcViệc thực hiện đo kiểm tổng
mức năng lượng điện tiêu thụ cần thực hiện cho tổng số tải đơn tương ứng với tiêu thụ năng
lượng của từng nhánh đường dây cấp điện.
10
- Thống kê lịch vận hành của tất cả các thiết bị, nhóm thiết bị.
- Dựa vào điện năng tiêu thụ của các nhóm phụ tải để xác định nhóm phụ tải chính và
sự kết nốiphối hợp vận hành của các tải.
- Công suất cực đại của nhóm phụ tải chính và hệ số công suất cosφ của nhóm phụ tải
này.
Các thiết bị, nhóm thiết bị, công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất tiêu thụ năng lượng
lớn nhất, nên được ưu tiên đầu tiên để đánh giá hiệu quả. Trong trường hợp không có các
đồng hồ đo điện cho từng phụ tải, thì ưu tiên nghiên cứu có thể được dựa vào các tải kết nối
và số giờ vận hành của nhóm thiết bị đó.

Ví dụ: Hình 2.4 là một sơ đồ một sợi cung cấp điện cho một nhà máy sản xuất. Từ sơ
đồ này có thể thấy điện áp cung cấp đầu nguồn là 22kV được cung cấp đến các hộ tiêu thụ
và giảm dần từng bước đến mức 380V thông qua máy biến áp 1 và 2 (công suất mỗi máy là
1000kVA). Các khu vực tiêu thụ điện khác nhau có thể có các tải tiêu thụ khác nhau như
máy nén khí, làm lạnh, gia công, chiếu sáng,… Sơ đồ điện một sợi mô tả đơn giản nguồn
cấp điện cho các phụ tải tiêu thụ trong cơ sở, sự tập trung phụ tải, hoặc sự cân đối công suất
giữa cung cấp và tiêu thụ theo từng nguồn cấp điện của cơ sở. Sơ đồ này cũng giúp đưa ra
các quyết định về các khu vực cần tập trung trong quá trình kiểm toán năng lượng.

2.2.5. Chất lượng điện năng

Chất lượng điện năng được hiểu là mức độ phù hợp của các thông số ở thời điểm nào
đó so với các chỉ tiêu định mức quy định theo tiêu chuẩn hiện hành. Chất lượng điện năng
được quy định theo tiêu chuẩn Chất lượng điện năng IEEE 1159-
1995. Đối với Việt Nam, chất lượng điện năng được quy định tại Thông tư 30/2019
của Bộ
Công Thương:
1. Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện phải bảo đảm điện áp, tần số dòng
điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam, công suất, điện năng và thời gian cung cấp điện
theo hợp đồng. Trường hợp không bảo đảm tiêu chuẩn điện áp, tần số dòng điện, công suất,
điện năng và thời gian cung cấp điện theo hợp đồng đã ký mà gây thiệt hại cho bên mua
điện thì bên bán điện phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.

11
2. Bên mua điện có trách nhiệm bảo đảm các trang thiết bị sử dụng điện của mình
hoạt động an toàn để không gây ra sự cố cho hệ thống điện, không làm ảnh hưởng đến chất
lượng điện áp của lưới điện.

Các chỉ tiêu đặc trưng chủ yếu cho chất lượng điện năng là điện áp, tần số và hình
dạng sóng của dòng điện và một số đặc trưng khác như cân bằng pha, nhấp nháy điện áp…
Chất lượng điện là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng.
CácChất lượng điện năng được quy định theo tiêu chuẩn Chất lượng điện năng IEEE
1159-
1995. Đối với Việt Nam, chất lượng điện năng được quy định tại Thông tư 30/2019 của Bộ
Công Thương.
Hệ thống điện xoay chiều được thiết kế để vận hành ở điện áp hình sin với một tần số
và cường độ dòng điện nhất định. Bất kỳ độ lệch nào về dạng sóng, tần số hoặc độ không
sin đều là một trong các tiêu chí về chất lượng điện năng, chất lượng điện năng được xem
xét theo các tiêu chí như Hình 2.5.

Hình 2.5: Các tiêu chí đánh giá chất lượng điện năng

Ảnh hưởng của chất lượng điện năng:

Chất lượng điện năng ảnh hưởng trực tiếp đến cả ba đối tượng: nhà sản xuất thiết bị
điện, đơn vị cung ứng điện và khách hàng sử dụng điện.

12
Quy mô sản xuất càng lớn, thiết bị sử dụng càng hiện đại thì hậu quả của chất lượng
điện năng xấu (sụt áp, tần số không ổn định, xuất hiện sóng hài bậc cao, gián đoạn cung cấp
điện,…) càng trở nên nghiêm trọng.

Đối với nhà sản xuất thiết bị điện, việc đáp ứng chất lượng điện năng thường dẫn đến
thay đổi giá thành sản phẩm. Một thiết bị điện nếu được chế tạo để có thể hoạt động bình
thường trong một dải biến thiên rộng của thông số chất lượng điện năng thường có giá
thành cao và khả năng cạnh tranh so với sản phẩm của các nhà sản xuất khác sẽ kém hơn.

Đối với đơn vị cung cấp điện, nâng cao chất lượng điện năng thường đồng nghĩa với
những khoản đầu tư lớn để nâng cấp lưới điện, làm giảm lợi nhuận thu được.

Chất lượng điện năng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng điện năng, hiệu
quả sản xuất kinh doanh, chi phí và tiện nghi của khách hàng. Ngược lại, nhiều thiết bị sử
dụng điện của khách hàng cũng có thể là nguyên nhân gây nên những vấn đề về chất lượng
điện năng đối với các hộ tiêu thụ lân cận và cả hệ thống cung cấp điện.

Sự cần thiết phải quản lý chất lượng điện năng:

Ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy các ngành công nghiệp công
nghệ cao phát triển mạnh, hệ thống điện càng phức tạp, số lượng các thiết bị nhạy cảm với
hệ thống điện ngày càng nhiều và phổ biến. Do đó, chất lượng điện năng ảnh hưởng rõ nét
đến việc sản xuất của nhà máy và của phụ tải sinh hoạt. Việc quản lý chất lượng điện năng
nhằm giải quyết các mục tiêu:

- Xác định được các ảnh hưởng do nhiễu, tác động đến chất lượng điện năng, nguyên
nhân gây ra những ảnh hưởng đó và mức độ ảnh hưởng thực tế.

- Phân tích các thiết bị gây ra ảnh hưởng tới chất lượng điện năng và xác định các
phần quan trọng nhất.
- Lựa chọn công nghệ lọc nhiễu thích hợp.

- Dự trù chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống lọc nhiễu và lợi ích mang lại khi thực hiện lọc
nhiễu nâng cao chất lượng điện năng.

- Từ đó đưa ra được quyết định giải pháp tư vấn cho cơ sở.

13
Đo lường chất lượng điện năng: Thực hiện đo lường chất lượng điện năng là quá
trình kiểm tra các thông số điện năng, so sánh với các tiêu chuẩn về đánh giá chất lượng
điện năng, kiểm tra các bất thường trong hệ thống điện (nếu có).

Các công việc chính khi thực hiện đo lường chất lượng điện năng bao gồm:

- Đo kiểm dòng điện, điện áp, công suất, cosφ - đo liên tục trong khoảng thời gian
nhất
định, tự động lưu dữ liệu và phân tích dữ liệu.

- Đo kiểm các thành phần sóng hài trên các nhánh và trên toàn lưới điện nhà máy,
phát hiện các thiết bị gây phát sinh sóng hài và đưa ra giải pháp xử lý.

- Đo kiểm, phát hiện mất cân bằng pha và đưa ra giải pháp xử lý.

- Đo kiểm, đánh giá tổn thất điện năng trên lưới điện của nhà máy tại thời điểm
khảo
sát.

- Kiểm tra, phân tích công suất tiêu thụ điện của từng nhánh và của toàn hệ thống.

- Dòng điện không cân bằng pha.

Việc thực hiện đo và phân tích chất lượng điện năng được thực hiện bằng các thiết bị
đobị đo lường chất lượng điện năng.

Yêu cầu kỹ thuật chất lượng điện năng:

Hiện nay, các quy định về chất lượng điện năng tại lưới phân phối điện Việt Nam
được tham chiếu theo tiêu chuẩn quốc tế IEEE 1159-1995, và các yêu cầu kỹ thuật tại các
Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015, Thông tư số 30/2019/TT-
BCT ngày
18 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương.

Cụ thể, một số yêu cầu kỹ thuật về chất lượng điện năng trong hệ thống điện phân
phối áp dụng hiện nay như sau:

Tần số:

Tần số danh định trong hệ thống điện quốc gia là 50 Hz. Trong điều kiện bình thường,
tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi  0,2 Hz so với tần số danh định.
14
Trường hợp hệ thống điện chưa ổn định, tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi
 0,5 Hz so với tần số danh định.

Điện áp:

a) Các cấp điện áp danh định trong hệ thống điện phân phối bao gồm 110 kV, 35 kV,
22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,38 kV.

b) Độ lệch điện áp vận hành cho phép trên lưới điện phân phối trong chế độ vận hành
bình thường:
- Độ lệch điện áp vận hành cho phép tại thanh cái trên lưới điện phân phối của Đơn vị
phân phối điện so với điện áp danh định là + 10% và - 05%;

- Độ lệch điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối so với điện áp danh định như
sau:

+ Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là  05%;

+ Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là + 10% và - 05%;

+ Trường hợp nhà máy điện và khách sử dụng điện đấu nối vào cùng một thanh cái, đường
dây trên lưới điện phân phối thì điện áp tại điểm đấu nối do Đơn vị phân phối điện quản
lý vận hành lưới điện khu vực quyết định đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật vận hành
lưới điện phân phối và đảm bảo chất lượng điện áp cho khách hàng sử dụng điện theo quy
định.

c) Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, cho phép độ lệch điện áp tại điểm đấu nối
với Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp do sự cố trong khoảng +5% và -10%
so với điện áp danh định.

d) Trong chế độ sự cố hệ thống điện hoặc khôi phục sự cố, cho phép mức dao động
điện áp trên lưới điện phân phối trong khoảng 10% so với điện áp danh định.

e) Trong thời gian sự cố, điện áp tại nơi xảy ra sự cố và vùng lân cận có thể giảm quá
độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng quá 110% điện áp danh định ở các pha không
bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ.

15
f) Dao động điện áp tại điểm đấu nối trên lưới điện phân phối do phụ tải của khách
hàng sử dụng điện dao động hoặc do thao tác thiết bị đóng cắt trong nội bộ nhà máy điện
gây ra không được vượt quá 2,5% điện áp danh định và phải nằm trong phạm vi giá trị điện
áp vận hành cho phép được quy định tại Mục 2 ở trên.

g) Trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có yêu cầu chất lượng điện
áp cao hơn so với quy định tại Mục 2 ở trên, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có
thể thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện. Đơn vị
phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm lấy ý kiến của Cấp
điều độ có quyền điều khiển trước khi thỏa thuận thống nhất với khách hàng.

Cân bằng pha:

a) Trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha
không vượt quá 03 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 05 % điện áp
danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.

b) Cho phép thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha trên lưới điện phân phối trong
một số thời điểm vượt quá giá trị quy định tại Mục 1 ở trên nhưng phải đảm bảo 95% các
giá trị đo với thời gian đo là ít nhất 01 tuần và tần suất lấy mẫu 10 phút/lần không được
vượt quá giới hạn quy định.

Sóng hài:
Sóng hài là sóng điện áp và dòng điện hình sin có tần số là bội số của tần số cơ bản. Sóng hài
có thể hiểu là sóng có tần số cao hơn mức độ mong muốn được đặt xếp chồng lên dạng sóng
cơ bản làm cho sóng tạo ra bị biến dạng và gây ảnh hướng đến chất lượng điện (Dòng điện và
điện áp bị lệch khỏi dạng sóng hình sin).

- Dòng điện hài được gây ra bởi các tải phi tuyến kết nối với hệ thống phân phối. Một tải
được cho là phi tuyến nếu dạng sóng dòng điện mà nó dẫn ra không cùng dạng với sóng điện
áp nguồn. Dòng điện hài lần lượt đi qua các trở kháng của hệ thống tạo ra điện áp hài làm
biến dạng điện áp nguồn. Điều này dẫn đến sự nhiễu cho các thiết bị nhạy cảm, chủ yếu liên
quan đến dòng điện chảy trong các kết nối đất.

- Thiết bị gồm các mạch điện tử công suất điển hình là tải phi tuyến. Các tải như vậy ngày
các phổ biến trong các công trình công nghiệp, thương mại và thậm chí là dân cư và phần
trăm trong tổng lượng điện tiêu thụ của chúng vẫn tăng đều đặn.
16
a) Sóng hài điện áp:
- Tổng biến dạng sóng hài điện áp là tỷ lệ giữa giá trị hiệu dụng của sóng hài điện
áp với giá trị hiệu dụng của điện áp bậc cơ bản được tính theo công thức sau:

Trong đó: THD: Tổng biến dạng sóng hài điện áp; Vi: Giá trị hiệu dụng của sóng hài
điện áp bậc i và N là bậc cao nhất của sóng hài cần đánh giá; V1: Giá trị hiệu dụng của
điện áp bậc cơ bản (tần số 50 Hz).

- Độ biến dạng sóng hài điện áp tối đa cho phép trên lưới điện phân phối quy
định trong Bảng 2.1 như dưới đây.

Bảng 2.1: Độ biến dạng sóng hài điện áp tối đa cho phép

Cấp điện áp Tổng biến dạng sóng hài (THD) Biến dạng riêng lẻ

110 kV 3% 1,5%
Trung áp 5% 3%
Hạ áp 8% 5%

(Nguồn: Thông tư 30/2019/TT-BCT ngày 18/11/2019)

b) Sóng hài dòng điện:

- Tổng biến dạng sóng hài dòng điện là tỷ lệ giữa giá trị hiệu dụng của sóng hài dòng
điện với giá trị hiệu dụng của dòng điện bậc cơ bản ở phụ tải/công suất phát cực đại
được tính theo công thức sau:

Trong đó: TDD: Tổng biến dạng sóng hài dòng điện; Ii: Giá trị hiệu dụng của sóng
hài dòng điện bậc i và N là bậc cao nhất của sóng hài cần đánh giá; IL: Giá trị hiệu dụng
17
của dòng điện bậc cơ bản (tần số 50 Hz) ở phụ tải, công suất phát cực đại (phụ tải, công
suất phát cực đại là giá trị trung bình của 12 giá trị phụ tải, công suất phát cực đại tương
ứng với 12 tháng trước đó, trường hợp đối với các đấu nối mới hoặc không thu thập được
giá trị phụ tải, công suất cực đại tương ứng với 12 tháng trước đó thì sử dụng giá trị phụ
tải, công suất phát cực đại trong toàn bộ thời gian thực hiện phép đo).

- Nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối phải đảm bảo không gây ra biến
dạng
sóng hài dòng điện vượt quá giá trị quy định tại Bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2: Độ biến dạng sóng hài dòng điện tối đa cho phép đối với nhà máy điện

Cấp điện áp Tổng biến dạng Biến dạng riêng lẻ


110 kV 3% 2%
Trung áp, hạ áp 5% 4%

(Nguồn: Thông tư 30/2019/TT-BCT ngày


18/11/2019)

- Phụ tải điện đấu nối vào lưới điện phân phối phải đảm bảo không gây ra biến dạng
sóng hài dòng điện vượt quá giá trị quy định tại Bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3: Biến dạng sóng hài dòng điện tối đa cho phép đối với phụ tải
điện

Cấp điện áp Tổng biến dạng Biến dạng riêng lẻ

110 kV 4% 3,5%

Trung áp 8% 7%

12% nếu phụ tải ≥50 kW 10% nếu phụ tải ≥50 kW
Hạ áp
20% nếu phụ tải <50 kW 15% nếu phụ tải <50 kW

(Nguồn: Thông tư 30/2019/TT-BCT ngày


18/11/2019)

18
c) Cho phép đỉnh nhọn bất thường của sóng hài trên lưới điện phân phối vượt quá
tổng biến dạng sóng hài quy định tại Mục 1 và Mục 2 ở trên nhưng phải đảm bảo 95% các
giá trị đo sóng hài điện áp và sóng hài dòng điện với thời gian đo ít nhất 01 tuần và tần
suất lấy mẫu 10 phút/lần không được vượt quá giới hạn quy định.

Nhấp nháy điện áp

- Nhấp nháy điện áp là sự thay đổi có hệ thống của dạng sóng điện áp hoặc 1 loạt
các thay đổi điện áp ngẫu nhiên có kích thước nhỏ 95%-105% giá trị định mức ở tần số
thấp. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là khởi động động cơ và hàn điểm. Một ví
dụ về tác động có thể có của nhiễu nhấp nháy điện áp là làm các nguồn sáng bị nhấp nháy.
- Nhấp nháy điện áp cũng là hậu quả của sự sụt giảm điện áp thay đổi dọc theo
đường dây phân phối và trên các cuộn dây máy biến áp. Sự sụt giảm điện áp này chủ yếu
là hậu quả của sự truyền công suất phản kháng đến các tải như động cơ.

a) Trong điều kiện vận hành bình thường, mức nhấp nháy điện áp tại mọi điểm
đấu nối không được vượt quá giới hạn quy định trong Bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4: Mức nhấp nháy điện áp

Cấp điện áp Mức nhấp nháy cho phép


Pst95% = 0,80
110 kV
Plt95% = 0,60
Pst95% = 1,00
Trung áp
Plt95% = 0,80
Pst95% = 1,00
Hạ áp
Plt95% = 0,80
(Nguồn: Thông tư 30/2019/TT-BCT ngày 18/11/2019)

b) Mức nhấp nháy điện áp ngắn hạn (Pst) và mức nhấp nháy điện áp dài hạn (Plt) là
giá trị đo theo tiêu chuẩn quốc gia hiện hành. Trường hợp giá trị đo Pst và Plt chưa có
trong tiêu chuẩn quốc gia, đo theo Tiêu chuẩn IEC hiện hành do Ủy ban Kỹ thuật điện
quốc tế công bố.
Dòng ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố

a) Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép trên lưới điện phân phối và thời gian tối
19
đa loại trừ sự cố của bảo vệ chính được quy định trong Bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5: Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian tối đa loại trừ sự cố

Dòng điện ngắn mạch lớn nhất Thời gian tối đa loại trừ sự cố của
Điện áp cho phép (kA) bảo vệ chính (ms)
110 kV 31,5 150
Trung áp 25 500

(Nguồn: Thông tư 30/2019/TT-BCT ngày 18/11/2019)

b) Thiết bị đóng cắt trên lưới điện phân phối phải có đủ khả năng cắt dòng điện ngắn
mạch lớn nhất qua thiết bị đóng cắt trong ít nhất 10 năm tiếp theo kể từ thời điểm dự kiến
đưa thiết bị vào vận hành và chịu đựng được dòng điện ngắn mạch này trong thời gian tối
thiểu 01 giây trở lên.

c) Đối với đường dây trung áp có nhiều phân đoạn, khó phối hợp bảo vệ giữa các
thiết bị đóng cắt trên lưới điện, cho phép thời gian loại trừ sự cố của bảo vệ chính tại một số
vị trí đóng cắt lớn hơn giá trị quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phải nhỏ hơn 01 giây và
phải đảm bảo an toàn cho thiết bị và lưới điện.

d) Các công trình điện đấu nối vào hệ thống điện phân phối có giá trị dòng điện ngắn
mạch tại điểm đấu nối theo tính toán mà lớn hơn giá trị dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho
phép quy định tại Bảng 2.5, chủ đầu tư các công trình điện có trách nhiệm áp dụng các biện
pháp để dòng điện ngắn mạch tại điểm đấu nối xuống thấp hơn hoặc bằng giá trị dòng điện
ngắn mạch lớn nhất cho phép quy định tại Bảng 2.5.

e) Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo giá trị dòng điện ngắn mạch lớn
nhất tại điểm đấu nối để Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phối hợp trong quá trình
đầu tư, lắp đặt thiết bị, đảm bảo thiết bị đóng cắt có đủ khả năng đóng cắt dòng điện ngắn
mạch lớn nhất tại điểm đấu nối trong ít nhất 10 năm tiếp theo kể từ khi dự kiến đưa thiết bị
vào vận hành.

Chế độ nối đất:

Chế độ nối đất trung tính trong hệ thống điện phân phối được quy định như sau:

Bảng 2.6: Chế độ nối đất

Cấp điện áp Điểm trung tính


20
110 kV Nối đất trực tiếp
35 kV Trung tính cách ly hoặc nối đất qua trở kháng
15 kV, 22 kV Nối đất trực tiếp (03 pha 03 dây) hoặc nối đất lặp lại (03 pha 04 dây).
06 kV, 10 kV Trung tính cách ly.
Dưới 1000 V Nối đất trực tiếp (nối đất trung tính, nối đất lặp lại, nối đất trung tính kết
hợp).
(Nguồn: Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015)

2.3. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

2.3.1. Vận hành tối ưu máy biến áp [4]

Tổn thất không tải (tổn thất công suất trong lõi thép) và tổn thất công suất khi có tải(tổn thất
công suất trong dây đồng) là hai loại tổn thất công suất tồn tại trong các máy biến áp.

Đối với trạm biến áp đặt một máy biến áp (MBA), tổn thất công suất tác dụng bằng

∆PB = ∆P0 + ∆PN¿


Trong đó:

+ P0 là tổn thất công suất không tải, hay tổn thất công suất trong lõi thép, nó không

thay đổi trong suốt thời gian vận hành máy biến áp (tra sổ tay về máy biến áp).

+ PN là tổn thất công suất có tải tại dòng định mức (tra sổ tay về máy biến áp).

+ S là công suất phụ tải của máy biến áp.

+ SđmB là công suất định mức của máy biến áp.


Khi vận hành xảy ra 2 trường hợp:
+ Khi không biết đồ thị phụ tải:

Tổn thất điện năng bằng: ∆A1B = ∆P0 . 8760 + ∆PN ¿ . τ

Với τ = (0,124 + 10−4 Tmax )2 . 8760

+ Khi biết đồ thị phụ tải:

21
S
Sđm

Hình 2.6: Sơ đồ nguyên lý trạm biến áp đặt 1 MBA và đồ thị phụ tải

Tổn thất điện năng được tính bằng:

Tổng quát khi biết đồ thị phụ tải có n khoảng bậc bất kỳ:

Trong đó:
Si là công suất phụ tải trong khoảng thời gian ti;
t𝑖 là khoảng thời gian tương ứng với công suất Si.

Trong trường hợp vận hành nhiều máy biến áp, dựa trên tải của từng máy biến áp, hiệu

quả theo ngày được tính theo số lượng máy biến áp được vận hành.

Đối với trạm biến áp đặt 2 MBA:

+ Khi không biết đồ thị phụ tải, tổn thất điện năng bằng:

22
1
∆A1B = 2. ∆P0 . 8760 + ∆PN (¿ . τ
2

Với :

τ = (0,124 + 10−4 Tmax )2 . 8760

+ Khi biết đồ thị phụ tải:

2xSđmB

Hình 2.7: Sơ đồ nguyên lý trạm biến áp đặt 2 MBA và đồ thị phụ tải

Khi biết đồ thị phụ tải, cần thiết xác định chế độ vận hành kinh tế cho trạm, nghĩa là
phải xem xét khoảng thời gian nào vận hành 1 MBA, khoảng thời gian nào vận hành cả 2
MBA để cho tổn thất công suất trong trạm là nhỏ nhất. Muốn vậy, ta vẽ 2 đường cong tương
ứng biểu diễn tổn thất công suất khi vận hành 1 MBA và 2 MBA như Hình 2.8 dưới đây.

Trong đó, đường cong 1 biểu diễn tổn thất công suất trong trạm vận hành 1 MBA, với:
23
Đường cong 2 biểu diễn tổn thất công suất trong trạm vận hành 2 MBA, với:

Qua đó cho thấy, khi S<Sgh thì vận h à n h 1 MBA có tổn thất công suất nhỏ hơn
vận hành 2 MBA. Khi S>Sgh thì vận hành 2 MBA có tổn thất công suất bé hơn. Sgh chính
là công suất giới hạn để chuyển chế độ vận hành từ 1 MBA lên 2 MBA và ngược lại. Từ
các công thức tính P1B và P2B, tính được Sgh như sau:

Hình 2.8: Đường cong tổn thất công suất trong trạm
biến áp khi vận hành 1 MBA và khi vận hành 2 MBA

Trường hợp trạm biến áp có n MBA làm việc song song, thì Sgh được tính theo công thức:
24
Trong đó: S là công suất phụ tải của trạm biến áp;

SđmB là công suất định mức của mỗi máy biến áp;

n là số lượng máy biến áp.

Như vậy, nếu S>Sgh nên cho n máy biến áp cùng vận hành.

Nếu S=Sgh có thể vận hành n-1 máy hoặc n máy biến áp.
Nếu S<Sgh nên cho n-1 máy biến áp vận hành.
Lưu ý, công thức trên chỉ đúng cho trạm biến áp đặt các MBA có công suất định mức
bằng nhau và cùng một hãng chế tạo.

Điện áp của máy biến áp biến đổi theo tải và điện áp cung cấp. Điện áp thấp là điều
không mong muốn ở các hệ thống nhạy cảm với sự thay đổi điện áp, trong khi điện áp cao
sẽ làm tăng tiêu thụ năng lượng và cũng có thể gây tổn thất không tải cho các động cơ (tổn
thất không tải của động cơ tỷ lệ thuận với điện áp). Để duy trì điện áp đầu ra không đổi trên
máy biến áp cần phải điều khiển đầu phân áp dưới tải (OLTC) bằng bộ điều khiển đầu phân
áp từ xa RTCC.

Bảng 2.7 dưới đây là một ví dụ chỉ ra tổng tổn thất điện trong 1 ngày bởi việc vận
hành
1 máy biến áp và 2 máy biến áp song song. Hai máy biến áp đều có công suất là 2500kW.
Tổn thất không tải của mỗi MBA là 4,3kW và tổn thất có tải của mỗi MBA là 20kW. Căn
cứ vào lượng tiêu dùng điện năng theo giờ, tổng tổn thất được tính toán cho trường hợp vận
hành 1 MBA và 2 MBA.

25
Bảng 2.7: Tính toán so sánh phân bố tối ưu tải giữa 2 MBA

26
2.3.2. Thay thế những máy biến áp làm việc non tải bằng những máy biến áp có dung
lượng nhỏ hơn

Máy biến áp là một trong những máy điện tiêu thụ nhiều công suất phản kháng (sau
động cơ không đồng bộ). Vì vậy, nếu hệ số phụ tải về dài hạn của máy biến áp không vượt
quá 0,3 thì nên thay nó bằng máy có dung lượng nhỏ hơn.
Trong quá trình vận hành, trong thời gian phụ tải nhỏ (ví dụ như ca đêm), nên cắt bớt
các máy biến áp non tải, biện pháp này cũng có tác dụng để nâng cao hệ số cos.

2.3.3. Bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất của mạng điện [3]

27
Nâng cao hệ số cos là một trong những biện pháp quan trọng để tiết kiệm điện năng.
Dưới đây chúng ta phân tích hiệu quả do việc nâng cao hệ số cos mang lại.

Phần lớn các thiết bị dùng điện đều tiêu thụ công suất tác dụng P và công suất phản
kháng Q. Những thiết bị tiêu thụ nhiều công suất phản kháng là:

- Động cơ không đồng bộ tiêu thụ khoảng 60-65% tổng công suất phản kháng của
mạng.

- Máy biến áp tiêu thụ khoảng 20-25%.

- Đường dây trên không, điện kháng và các thiết bị điện khác tiêu thụ khoảng 10%.

Như vậy, động cơ không đồng bộ và máy biến áp là hai loại máy điện tiêu thụ nhiều
công suất phản kháng nhất. Công suất tác dụng P là công suất được biến thành cơ năng
hoặc nhiệt năng trong các máy dùng điện, còn công suất phản kháng Q là công suất từ hóa
trong các máy điện xoay chiều, nó không sinh ra công. Quá trình trao đổi công suất phản
kháng giữa máy phát điện và hộ dùng điện là một quá trình dao động. Mỗi chu kỳ của
dòng điện, Q đổi chiều bốn lần, giá trị trung bình của Q trong ½ chu kỳ của dòng điện bằng
không. Cho nên việc tạo ra công suất phản kháng không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng của
động cơ sơ cấp quay máy phát điện. Mặt khác, công suất phản kháng cung cấp cho hộ dùng
điện không nhất thiết phải lấy từ nguồn (máy phát điện). Vì vậy, để tránh truyền tải một
lượng Q khá lớn trên đường dây, người ta đặt gần các hộ dùng điện các sinh ra Q (tụ điện,
máy bù đồng bộ) để cung cấp trực tiếp cho phụ tải, làm như vậy được gọi là bù công suất
phản kháng.

Khi có bù công suất phản kháng thì góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp trong
mạch sẽ nhỏ đi, do đó, hệ số công suất cos của mạng được nâng cao, giữa P, Q và góc 
có quan
hệ sau:

Khi lượng P không đổi, nhờ có bù công suất phản kháng, lượng Q truyền tải trên đường dây
giảm xuống, do đó góc  giảm, kết quả là cos tăng lên.

Hệ số cos được nâng lên sẽ đưa đến những hiệu quả sau đây:

- Giảm được tổn thất công suất trên mạng điện 28


Tổn thất công suất trên đường dây được tính bằng:

Khi giảm Q truyền tải trên đường dây, ta giảm được thành phần tổn thất công suất
 P(Q) do Q gây ra.

29
Giảm được tổn thất điện áp trong mạng điện

Tổn thất điện áp được tính như sau:

Giảm lượng Q truyền tải trên đường dây, ta giảm được thành phần U(Q) do Q gây ra.

- Tăng khả năng truyền tải của đường dây và trạm biến áp

Khả năng truyền tải của đường dây và trạm biến áp phụ thuộc vào điều kiện phát
nóng, tức phụ thuộc vào dòng điện cho phép của chúng. Dòng điện chạy qua dây dẫn và
máy biến áp được tính như sau:

Biểu thức trên cho thấy, với cùng một tình trạng phát nóng nhất định của đường dây
và máy biến áp (tức I=const), chúng ta có thể tăng khả năng truyền tải công suất tác
dụng P của chúng bằng cách giảm công suất phản kháng Q mà chúng phải tải đi. Vì
thế, khi giữ nguyên đường dây và máy biến áp, nếu cos của mạng được nâng cao (tức
giảm lượng Q phải truyền tải) thì khả năng truyền tải của chúng sẽ được tăng lên.

Ngoài việc nâng cao hệ số công suất cos còn mang lại nhiều hiệu quả khác như giảm
được chi phí kim loại màu, góp phần làm ổn định điện áp, tăng khả năng phát điện của máy
phát điện,…

Xác định dung lượng bù công suất phản kháng:

Dung lượng bù kinh tế của công suất phản kháng

Việc bù công suất phản kháng sẽ đưa lại hiệu quả là nâng cao được hệ số cos và
giảm được tổn thất công suất tác dụng trong mạng. Để đánh giá hiệu quả của việc giảm tổn
thất công suất tác dụng, chúng ta đưa ra một chỉ tiêu gọi là đương lượng kinh tế của công
suất phản kháng kkt.
30
Đương lượng kinh tế của công suất phản kháng kkt là lượng công suất tác dụng (kW)
tiết kiệm được khi bù (kVAr) công suất phản kháng.

Như vậy, nếu biết được kkt và lượng công suất bù Qbù thì chúng ta tính được công suất
tác dụng tiết kiệm được do bù là:

Ptiết kiệm = kkt . Qbù

Mặt khác, như trên ta đã có tổn thất công suất tác dụng trên đường dây được tính
theo công thức sau:

Sau khi bù, do lượng tổn thất P giảm nên công suất tác dụng truyền tải trên đường dây cũng
2
P
giảm , do đó lượng tổn thất 2
R giảm. Tuy nhiên ,lượng thay đổi này không đáng kể nên ta
U
có thể bỏ qua, mà chỉ quan tâm đến thành phần tổn thất công suất tác dụng do công suất phản
2
Q
kháng gây ra 2 R.
U
Trước khi bù, thành phần tổn thất công suất tác dụng do công suất phản kháng gây ra
là:

Sau khi bù một lượng Qbù, thành phần tổn thất công suất tác dụng do công suất phản

kháng gây ra là:

Vậy lượng công suất phản kháng tiết kiệm được là:

31

Từ công thức trên cho thấy:


- Nếu dung lượng bù (Qbù) nhỏ hơn nhiều so với công suất phản kháng truyền tải
Qb ù
trên đường dây (Q) (điều này thường xảy ra trong thực tế), tức là có thể coi =0
Q
lúc này dung lượng kinh tế của công suất phản kháng được tính theo công thức:
QR
k kt =2 2 (*)
U

- Nếu Q và R càng lớn thì kkt càng lớn, nghĩa là nếu phụ tải phản kháng càng lớn

và ở xa nguồn thì việc bù càng có hiệu quả kinh tế.

Giá trị của kkt thường nằm trong khoảng 0,02 ÷ 0,12 kW/kVAr. Trong tính toán có thể
lấy các giá trị như dưới đây đối với các loại hộ dùng điện.

+ Hộ dùng điện do máy phát điện cung cấp: kkt=0,02 ÷ 0,04

+ Hộ dùng điện qua một lần biến áp: kkt=0,04 ÷ 0,06

+ Hộ dùng điện qua hai lần biến áp: kkt=0,05 ÷ 0,07

+ Hộ dùng điện qua ba lần biến áp: kkt=0,08 ÷ 0,12

32
Xác định dung lượng bù

Dung lượng bù được xác định theo công thức sau:


Qbù = P(tgφ1 − tgφ2 )α ; (kVAr) (**)

Trong đó: P là phụ tải tính toán của hộ tiêu thụ điện, kW; 1 là góc tương ứng với hệ

số công suất cos1; 2 là góc tương ứng với hệ số công suất cos2 muốn đạt được sau khi
bù; α = 0,9÷1 là hệ số xét tới khả năng nâng cao cos bằng những phương pháp không
đòihỏi đặt thiết bị bù.

Hệ số công suất cos2 nói ở trên thường lấy bằng hệ số công suất do cơ quan quản lý
hệ thống điện quy định cho mỗi hộ tiêu thụ phải đạt được, hiện nay ở Việt Nam đang quy
định là 0,9.

Chú ý rằng, đứng về mặt tổn thất công suất tác dụng của hộ dùng điện, thì dung
lượng bù có thể xác định theo quan điểm tối ưu sau đây:

Do bù có thể tiết kiệm được một lượng công suất tác dụng là:

Ptk = kktQbù – kbùQbù = Qbù(kkt - kbù)


Trong đó: kktKkt là dung lượng kinh tế của công suất phản kháng, kW/kVAr; kbù là
suất
tổn thất công suất tác dụng trong thiết bị bù, kW/kVAr.

Như vậy, ∆Ptk = f(Qbù) từ đó chúng ta có thể tìm được dung lượng bù tối ưu ứng với

∆Ptkđ đạt cực đại là:


2
U
∆ Qbù tốiưu=Q - k bù
2R

2
U
Từ công thức (*) rút ra thành phần và thay vào công thức trên, ta có:
2R
k bù
∆ Qbù tốiưu=Q (1- k )
kt

33
Qbù được tính theo công thức (**) không nhất thiết bằng với Qbù tối ưu. Xét dưới góc độ
hộ tiêu thụ, thì bù một lượng bằng Qbù tối ưu là kinh tế hơn cả. Tuy nhiên, với lợi ích chung
của toàn hệ thống điện, thường Nhà nước quy định hệ số công suất tiêu chuẩn mà các hộ
tiêu thụ nhất thiết phải đạt được, dù đối với từng hộ tiêu dùng điện cụ thể cos tiêu chuẩn
đó chưa phải là tốt nhất. Vì vậy, trong thực tế người ta thường tính dung lượng bù theo
công
thức (**).

Bảng 2.8: Suất tổn thất công suất tác dụng của các loại thiết bị bù

STT Loại thiết bị bù k bù (kW/kVAr)

1 Tụ điện 0,003 ÷ 0,005


2 Máy bù đồng bộ S = 5.000-30.000 kVA 0,002 ÷ 0,027
3 Máy bù đồng bộ S < 5.000 kVA 0,03 ÷ 0,05
4 Động cơ dây cuốn được đồng bộ hóa 0,02 ÷ 0,08
5 Máy phát đồng bộ dùng làm máy bù 0,1 ÷ 0,15
6 Máy phát đồng bộ dùng làm máy bù, không tháo 0,15 ÷ 0,3
động cơ sơ cấp
Bảng 2.8: Suất tổn thất công suất tác dụng của các loại thiết bị bù
(Nguồn: Sách Cung cấp điện [3])

Lựa chọn phương án nâng cao hệ số công suất trong mạng điện [3]:

Vị trí lắp đặt thiết bị bù

Sau khi tính dung lượng bù và chọn loại thiết bị bù, thì vấn đề quan trọng tiếp theo là
bố trí thiết bị bù vào trong mạng sao cho đạt hiệu quả kinh tế nhất. Thiết bị bù có thể được
đặt ở phía điện áp cao (lớn hơn 1000 V) hoặc ở phía điện áp thấp (nhỏ hơn 1000 V), nguyên
tắc bố trí thiết bị bù làm sao cho đạt được chi phí tính toán nhỏ nhất.
34
Máy bù đồng bộ có công suất lớn nên thường được đặt tập trung ở những điểm quan
trọng của hệ thống điện. Ở xí nghiệp lớn, máy bù nếu có thường được đặt ở phía điện áp
cao của trạm biến áp trung gian. Tụ điện có thể đặt ở mạng điện điện áp cao hoặc ở mạng
điện áp thấp.

a. Tụ điện điện áp cao (6-16 kV) được đặt tập trung ở thanh cái của trạm biến áp
trung gian, hoặc trạm biến áp phân phối. Nhờ đặt tập trung nên việc theo dõi vận hành các
tụ điện dễ dàng và có khả năng thực hiện việc tự động hóa điều chỉnh dung lượng bù. Bù
tập trung ở mạng điện áp cao còn có ưu điểm nữa là tận dụng được hết khả năng của tụ
điện, nói chung các tụ điện vận hành liên tục nên chúng phát ra công suất bù tối đa. Nhược
điểm của phương án này là không bù được công suất phản kháng ở mạng điện áp thấp, do
đó không có tác dụng giảm tổn thất điện áp và công suất ở mạng điện áp thấp.

b. Tụ điện điện áp thấp (0,4 kV) được đặt theo 3 cách: đặt tập trung ở thanh cái phía
điện áp thấp của trạm biến áp phân xưởng, đặt thành nhóm ở tủ phân phối động lực, và đặt
phân tán ở từng thiết bị dùng điện.

Xét về mặt giảm tổn thất điện năng thì việc đặt phân tán các thiết bị bù từng thiết bị
có lợi hơn cả. Tuy nhiên với cách này, khi thiết bị điện không làm việc thì tụ điện cũng
không làm việc theo, do đó hiệu suất sử dụng không cao. Phương án này chỉ được dùng để
bù cho những động cơ không đồng bộ có công suất lớn.

Phương án đặt tụ điện thành từng nhóm ở tủ phân phối động lực hoặc đường dây
chính trong phân xưởng được dùng nhiều hơn vì hiệu suất sử dụng cao, giảm được tổn thất
cả trong mạng điện áp cao lẫn mạng điện áp thấp. Vì các tụ điện được đặt thành từng nhóm
nhỏ (khoảng 30-100 kVAr) nên chúng không chiếm diện tích lớn, có thể đặt chúng trong
những tủ phân phối động lực, hoặc trên xà nhà các phân xưởng. Nhược điểm của phương
pháp này là các nhóm tụ điện nằm phân tán khiến việc theo dõi chúng trong khi vận hành
không thuận tiện và khó thực hiện việc tự động điều chỉnh dung lượng bù.

Phương án đặt tụ điện tập trung ở thanh cái điện áp thấp của trạm biến áp phân xưởng
được dùng trong trường hợp dung lượng bù khá lớn hoặc khi có yêu cầu tự động điều chỉnh
dung lượng bù để ổn định điện áp của mạng điện. Nhược điểm của phương án này là không
giảm được tổn thất trong mạng phân xưởng.

Trong thực tế, tùy tình hình cụ thể mà chúng ta phối hợp cả 3 phương án đặt tụ điện
kể trên. 35
Phân phối dung lượng bù trong mạng hình tia

Với trường hợp một mạng điện hình tia có n nhánh, tổng dung lượng bù là Q bù, vậy
cần phân phối dung lượng bù trên các nhánh sao cho tổn thất công suất tác dụng do công
suất phản kháng gây ra là nhỏ nhất để hiệu quả bù đạt được là lớn nhất.

Giả sử dung lượng bù được phân phối


trên các nhánh là Qbù 1, Qbù 2,… Qbù n.
Phụ tải phản kháng và điện trở của các
nhánh lần lượt là Q1, Q2,.. Qn và r1, r2, … rn
(Hình 2.9).

Hình 2.9: Phân phối dung lượng


bù trong mạng hình tia

36
Tổn thất công suất tác dụng do công suất phản
Hình 2.9: Phân phối dung lượng
kháng gây ra được tính như biểu thức sau: bù trong mạng hình tia

Với điều kiện ràng buộc về cân bằng công suất bù là:

φ(Qbù 1 , Qbù 2 , . . . Qbù n ) = Q bù 1 + Qbù 2 + ⋯ + Q bù n − Qbù = 0

Để tìm cực tiểu của hàm nhiều biến ∆P = f(Qbù 1, Qbù 2 , . . . Qbù n ), chúng ta có thể

dùng phương pháp nhân tử Lagrang. Chọn nhân tử  bằng

T
rong đó, L là hằng số được xác định sau.

Theo phương pháp Lagrang, điều kiện để P cực tiểu là đạo hàm riêng của hàm F =

F =f(Qbù 1 , Qbù 2 , . . . Qbù n ) + φ(Qbù 1 , Qbù 2 , . . . Qbù n ) bằng 0.

Do đó, ta có hệ phương trình:

37
Giải hệ phương trình (2-6) ta có:

Thay L vào hệ phương trình trên, ta tìm được dung lượng bù tối ưu của các nhánh:
Đặt:
∑n Qi = Q là tổng phụ tải phản kháng của mạng.
1
n
∑ Qbù i = Qbù
1 là tổng dung lượng bù của mạng.

( 1 + 1 + …+ 1 ¿ ¿2 R
r1 r2 rn = tđ là điện trở tương đương của những nhánh có đặt thiết bị
bù của mạng.

Vậy có thể viết: L = f(Q − Qbù )R tđ

38
Để thuận tiện trong vận hành và giảm bớt các thiết bị đóng cắt, đo lường cho các
nhóm tụ, người ta quy định rằng nếu dung lượng bù tối ưu của một nhánh nào đó nhỏ
hơn 30 kVAr thì không nên đặt tụ điện ở nhánh đó nữa, mà nên phân phối dung lượng
bù đó sang các nhánh lân cận.

Phân phối dung lượng bù trong mạng phân nhánh

Một mạng phân nhánh như Hình 2.10 dưới đây có thể coi là do nhiều mạng tia
ghép lại. Ví dụ, tại điểm 3 chúng ta có thể coi như có hai nhánh hình tia r3 và r4; tại
điểm 2 ta có thể coi như có hai nhánh hình tia, một nhánh r2 và một nhánh nữa có điện
trở tương đương của phần phía sau.

Dung lượng bù của nhánh thứ


n được tính theo công thức:

(Q(n−1)n − Qbù đặt n )R tđn

Qbù n = Qn − r
n

Hình 2.10: Phân phối dung lượng bù trong mạng phân


nhánh

Trong đó, Qn là phụ tải phản kháng của nhánh thứ n; Q(n-1)n là phụ tải phản kháng chạy
trên đoạn từ điểm (n-1) đến điểm n; Qbù đặt n là dung lượng bù đặt tại điểm n; Rtđn là điện
trở tương đương của mạng kể từ điểm n trở về sau.

Phân phối dung lượng bù phía sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp phân xưởng
39
Một vấn đề nữa cần giải quyết là khi đã biết dung lượng bù của một nhánh nào đó,
cần xác định xem nên phân phối dung lượng bù đó về phía sơ cấp và thứ cấp của máy
biến áp phân xưởng như thế nào để đạt được hiệu quả lớn nhất. Biết rằng, giá thành 1
kVAr tụ điện điện áp cao (6-10 kV) rẻ hơn giá thành 1 kVAr tụ điện điện áp thấp (220 V
hoặc 380 V), tuy nhiên việc đặt tụ điện phía điện áp thấp lại giảm được tổn thất công
suất nhiều hơn so với việc đặt tụ điện phía điện áp cao. Vì vậy, cần tìm dung lượng bù
tối ưu phía điện áp thấp.

Gọi Qbù,thấp là dung lượng bù phía điện áp thấp. Chênh lệch vốn đầu tư khi đặt
Qbù,thấp
ở phía điện áp thấp so với khi đặt một dung lượng bù như vậy ở phía điện áp cao là:
∆V = (athấp − acao ) . Qbù,thấp

Trong đó, athấp, acao là giá thành 1 kVAr tụ điện áp thấp và cao, đồng/kVAr.

Số tiền tiết kiệm được mỗi năm do tụ điện đặt ở phía điện áp thấp là:

Trong đó :

Q là phụ tải phản kháng của máy biến áp phân xưởng (bao gồm cả Q trong máy
biến áp), kVAr;

Qbù,thấp là dung lượng bù phía điện áp thấp, kVAr;

RB là điện trở của máy biến áp được quy đổi về phía điện áp thấp,
; Rtđ là điện trở tương đương của mạng điện áp thấp, ;
k là hệ số xét đến số ca làm việc trong ngày (1 ca, k=0,3; 2 ca, k=0,55; 3 ca,
k=0,75);
 là giá thành điện năng, đồng/kWh; t = 8760 h là số giờ làm việc trong năm; U là
điện

áp định mức của mạng điện áp thấp, kV. 40


Gọi n là thời gian thu hồi vốn đầu tư, tính bằng năm. Sau thời gian đó số tiền tiết
kiệm được là nV. Số tiền này không những bù đắp được chênh lệch vốn đầu tư V mà còn
lớn hơn một lượng bằng F. Do đó, F chính là hiệu quả kinh tế của việc phân phối dung
lượng Qbù,thấp sang phía điện áp thấp của máy biến áp phân xưởng.

Ta có:

Hiệu quả kinh tế của phương án là một hàm số đối với Qbù,thấp. Bằng cách lấy đạo
hàm chúng ta có thể dễ dàng tìm được Qbù,thấp,tốiưu để hàm F đạt cực đại. Giá trị
Qbù,thấp,tốiưu được xác định theo biểu thức sau:

Do đó :

Khi chưa biết rõ sẽ đặt tụ điện ở những nhánh nào của mạng điện áp thấp, nên
không có số liệu để tính Rtđ, một cách gần đúng, ta có thể tính Rtđ qua điện trở của máy
biến áp RB
bằng biểu thức sau:

Rtđ =
.RB

Trong đó  là một hệ số có các giá trị sau:

41
+ Đối với trạm trong hoặc kề phần
xưởng: Mạng là dây dẫn hoặc
cáp: =0,4
Mạng là thanh cáii : =0,6

+ Đối với trạm ngoài phân xưởng: =0,8

Vậy dung lượng bù tối ưu phía điện áp thấp của máy biến áp phân xưởng được
tính theo biểu thức sau:

Do đó: Qbù,cao = Qbù – Qbù,thấp,tối ưu

Điện trở của máy biến áp quy về điện áp thấp có thể lấy theo bảng sau:
Bảng 2.9: Điện trở của máy biến áp được quy về phía U=380V

SB, kVA 100 180 320 560 750 1000 1800


RB, 0,034 0,018 0,0088 0,0034 0,0031 0,0021 0,00106

(Nguồn: Sách Cung cấp điện


[3])

2.3.4. Thay đổi đồ thị phụ tải nhằm giảm chênh lệch giữa phụ tải đỉnh và thấp điểm

Các biện pháp để thay đổi phụ tải bao gồm:

- Cắt giảm đỉnh: Đây là biện pháp nhằm giảm nhu cầu điện năng trong các giờ
cao điểm của hệ thống điện. Có thể cắt giảm đỉnh một cách cưỡng bức bởi các thiết bị
đóng cắt tự động, hoặc cắt giảm đỉnh một cách tự giác của hộ tiêu thụ thông qua việc áp
dụng công tơ hai giá (như giá cao điểm, giá ngoài cao điểm).
- Lấp thấp điểm: Có thể lấp thấp điểm bằng cách tạo thêm các phụ tải lúc thấp
điểm
và cũng dùng biện pháp tự giác bằng việc sử dụng công tơ hai giá.

- Chuyển dịch phụ tải: Chuyển sử dụng điện lúc cao điểm sang lúc thấp điểm của
đồ thị phụ tải sẽ làm giảm đáng kể chi phí sản xuất điện năng cao điểm đối với nhà cung
42
cấp, giảm chi phí mua điện cho khách hàng do chính sách giá điện mà vẫn không làm
thay đổi tổng điện năng tiêu thụ trong hệ thống điện. Ngoài ra, việc sử dụng các ô tô
điện, xây dựng các dây chuyền công nghệ tự động làm việc vào giờ thấp điểm cũng là
những giải pháp nhằm lấp đầy vùng lõm của đồ thị phụ tải của hệ thống điện.

- Tích trữ năng lượng cũng cho phép dịch chuyển nhu cầu sử dụng điện từ thời
gian cao điểm sang thời gian thấp điểm thông qua việc điện năng của hệ thống điện sẽ
được tiêu thụ vào giờ thấp điểm (để tích trữ năng lượng) và sẽ phát điện năng trở lại cho
hệ thống vào giờ cao điểm (từ nguồn tích trữ năng lượng). Ở Việt Nam hiện nay, nhà
máy thủy điện tích năng đầu tiên đang được xây dựng để làm nhiệm vụ này. Kết quả là
giảm chi phí sử dụng điện cho các hộ tiêu thụ, đồng thời nhà cung cấp điện cũng đạt
được mục tiêu san bằng đồ thị phụ tải, tiết kiệm vốn phát triển nguồn và lưới điện.

2.3.5. Sử dụng nguồn năng lượng mới

Đây là giải pháp áp dụng các công nghệ năng lượng mới, tái tạo để bổ sung, thay
thế dần và tiết kiệm các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống. Giải pháp này giúp
tăng khả năng đáp ứng của hệ thống điện thông qua việc tận dụng được các nguồn tài
nguyên năng lượng được coi là vô hạn trong tự nhiên như năng lượng mặt trời, năng
lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sóng biển.

2.3.6. Chính sách đối với giá điện năng

Việc áp dụng được biểu giá điện năng hợp lí sẽ tạo động lực làm thay đổi đặc điểm
tiêu dùng điện và san bằng đồ thị phụ tải của hệ thống điện. Các loại biểu giá điện phổ
biến có thể được xây dựng và áp dụng nhằm quản lý nhu cầu điện năng như:

- Giá thời gian dùng điện: Mục tiêu chính của biểu giá này là khuyến khích hộ tiêu
thụ thay đổi thời gian dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp điện. Hiện nay tại
Việt Nam, loại giá này đang được áp dụng dưới dạng biểu giá điện cao điểm, thấp điểm
và bình thường đối với các khách hàng sản xuất.

- Giá điện giành cho những mục tiêu đặc biệt: Biểu giá đặc biệt nhằm khuyến
khích khách hàng áp tham gia vào một chương trình quản lý điện năng, hoặc thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước.

- Giá điện bậc thang: Biểu giá này nhằm mục tiêu phản ánh chi phí ngày càng tăng
của hệ thống điện, cũng như trách nhiệm của hộ tiêu thụ điện khi cần đáp ứng mức 43
sản
lượng điện năng càng lớn. Hiện nay biểu giá điện bậc thang tại Việt Nam đang được áp
dụng cho hộ tiêu thụ sinh hoạt theo cách lũy tiến, tại các mức tiêu thụ điện càng lớn thì
mức giá bán điện càng cao. Biểu giá này cũng là một giải pháp giúp các hộ tiêu thụ điện
sinh hoạt tự động cắt giảm tiêu thụ lãng phí và tiết kiệm điện năng.
- Giá cho phép cắt điện khi cần thiết: Biểu giá này được áp dụng để khuyến
khích khách hàng cho phép cắt điện trong trường hợp cần thiết, phù hợp với khả năng
cấp điện kinh tế của ngành điện.

44
2.4. CÁC VÍ DỤ ÁP DỤNG

Ví dụ 1 [3]: Một mạng điện hình tia có 4 nhánh, điện áp 6 kV. Điện trở và phụ tải
phản kháng của từng nhánh như sau:
r1 = 0,1 ; Q1 = 400 kVAr

r2 = 0,05 ; Q 2 = 600 kVAr

r3 = 0,06 ; Q 3 = 500 kVAr

r4 = 0,2 ; Q 4 = 200 kVAr

Dung lượng bù của mạng Qbù = 1.200 kVAr. Hãy tính dung lượng bù của từng
nhánh?

Bài giải:

Tổng phụ tải phản kháng của mạng:

Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 = 400 + 600 + 500 + 200 = 1.700 kVAr

Điện trở tương đương của mạng:

Dung lượng bù của từng nhánh:

45
Ví dụ 2 [3]: Cho một mạng điện phân xưởng như hình dưới đây (Hình 2.11). Tổng dung
lượng bù Qbù = 300 kVAr. Hãy tính dung lượng bù tối ưu cho từng nhánh, nếu điện trở và
phụ tải phản kháng của từng nhánh như sau:

r12 = 0,005 ; Q12 = 350 kVAr

r23 = 0,004 ; Q 23 = 250 kVAr

r1 = 0,010 ; Q1 = 150 kVAr

r2 = 0,008 ; Q 2 = 100 kVAr

r3 = 0,012 ; Q 3 = 200 kVAr

r4 = 0,025 ; Q 4 = 50 kVAr

Hình 2.11: Hình vẽ cho ví dụ 2

Điện trở tương đương ở các điểm 3, 2 và 1 là:

46

Có thể tách mạng ở Hình 4.1.10 thành ba mạng hình tia như hình dưới đây.

Hình 4.1.11: Các mạng hình tương đương được tách từ hình 4.1.10

Sử dụng công thức dung lượng bù tối ưu cho từng nhánh, ta có:

47
Ví dụ 3: Giảm tổn thất công suất tác dụng trong máy biến áp bằng phương pháp
nâng cao hệ số công suất từ 0,5 lên 0,85. Xác định công suất bù bằng cách lắp
thêm tụ bù. Biết rằng:

Công suất định mức MBA:Sđm = 1250 kVA


Tổn thất có tải tại dòng định mức:PN= 16,4 kW
Tổn thất không tải tại điện áp đầu vào:P0= 2,1 kW
Công suất phụ tải:P= 500 kW
Bài giải:

Khi hệ số công suất cos tăng từ PF1 = cos1 = 0,5 lên PF2 = cos2 = 0,85 thì
cường độ dòng điện mang tải giảm và dẫn đến giảm tổn thất tải trong MBA.

Ta có tổn thất mang tải được tính bằng:


Khi hệ số công suất cos tăng từ 0,5 lên 0,85, thì cường độ dòng điện mang tải giảm
và dẫn đến giảm tổn thất tải trong MBA.

Ta có tổn thất mang tải được tính bằng:

( )
2
S
∆ P1=¿¿ ∆ P N S đm

Ban đầu, với cos1=0,5, tổn thất mang tải là:

( ) =10,496 kW
2
500/0.5
∆ P1=¿¿ 16,4 1250

Khi cos2 =0,5 tổn thất mang tải là:

( )
2
500/0.85
∆ P2=¿¿ 16,4 1250 =¿3.632 kW

Tổn thất mang tải giảm được:


∆Ptk = ∆P1 − ∆P2 = 10,496 − 3,632 = 6,864 kW

48
Vì không có sự thay đổi về tổn thất không tải, nên cải tiến hệ số công suất làm giảm

tổng tổn thất MBA là 6,864 kW.

Hình 2.13: Lắp tụ bù để cải tiến hệ số công suất

49
Hình 2.14: Tam giác biểu diễn quan hệ công suất

Giả sử hệ số công suất ban đầu là cos1=0,5. Để tăng hệ số công suất, trong khi
công suất thực tế không đổi thì công suất phản kháng phải giảm từ Q1 đến Q2 (kVAr).
Hệ số công suất mới là cos2=0,85 thì công suất phản kháng cần thiết từ tụ bù là: 𝑄𝑏ù
= 𝑄1 - 𝑄2 = 𝑃(𝑡𝑎𝑛𝜑1 - 𝑡𝑎𝑛𝜑2) = 𝑃 (𝑡𝑎𝑛(𝑐𝑜𝑠-1(𝑃𝐹1)) - 𝑡𝑎𝑛(𝑐𝑜𝑠-1(𝑃𝐹2))) (kVAr)
Bộ điều chỉnh công suất phản kháng có thể điều chỉnh linh hoạt với công suất
phản kháng tải của MBA và tự động bật hoặc tắt phù hợp với các tụ điện. Vì vậy, giá
trị hệ số công suất cao có thể đạt được mọi lúc mà không cần phải bù.

Ví dụ 4: Nâng cao hệ số công suất, giảm tổn thất đường dây

Một máy có thông số định mức là 110 kW, 380 V được sử dụng 6000 h mỗi năm
tại một nhà máy. Hệ số công suất của máy là 0,7. Một thanh dẫn có kích thước 50 mm2
dài 100 m có điện trở là 0,035 Ω kết nối MBA với máy. Hệ số công suất hiện tại đo được
là 0,7.

Bài giải:
Tổn thất công suất tác dụng trên đường dây được tính theo công thức :

Tổn thất công suất đường dây khi cos = 0,7 là:

( )
2
110000 /0.7
∆ P1=¿¿ 380
=¿ 5.98 kW

Nếu hệ số công suất được nâng lên 0,95 thì tổn thất công suất đường dây là:

( )
2
110000 /0.95
∆ P2=¿¿ 380
=¿ 3.25 kW

Tiết kiệm điện năng hàng năm nhờ cải tiến hệ số công suất: 50
∆ P 1−∆ P2 = (5,98 – 3,25) x 6.000 = 16.380 kWh

Tiết kiệm tiền hàng năm (giá điện là 1.596 đồng/kWh, năm 2019) là:

16.380 x 1.596 = 26.142.480 đồng = 26,2 triệu đồng.

Ví dụ 5: Nâng cao hệ số công suất và tăng công suất hệ thống

Ví dụ này minh họa cho việc tăng năng lực của hệ thống thông qua việc cải thiện
hệ số công suất. Trong ví dụ này, các hệ thống tụ bù được sử dụng để đẩy lùi việc thay
thế MBA. Cải thiện hệ số công suất có giá trị khi xem xét máy biến áp làm việc gần đầy
tải và cấp nguồn cho thêm tải.

Một nhà máy có MBA có công suất định mức là 800 kVA. Phụ tải hiện tại của nhà
máy là 790 kVA (hệ số công suất là 0,86), gần bằng công suất của MBA. Nhà máy cần
lắp thiết bị mới cho nhà máy với mức tải là 80 kVA với hệ số công suất là 0,86.

Cần xem xét giữa 2 phương án để tăng thêm công suất là 80 kVA cho phụ tải mới
như sau:

- Lắp đặt tụ bù.

- Thay thế MBA cũ bằng máy mới có công suất 1000 kVA.

Nhà máy thích hợp với giải pháp nào trên đây?

Bài giải:

Bước 1: Tính toán phương án lắp đặt tụ bù

Ta có công suất tác dụng của phụ tải hiện tại là: P =
S1xcos1 = 790x0,86 = 680 kW
Bằng việc lắp thêm tụ bù thì công suất hiện tại của MBA có thể tăng lên. Để tăng thêm
công suất là S=80 kVA, thì hệ số công suất cần tăng lên đến mức PF2=cos2.

Như vậy ta có:

(S)2 + (680/PF2)2 + 2 [(S)(680/PF2) cos(cos-10,86 – cos-1PF2)] =

7902
51
Giải phương trình trên ta tìm được cos2 = 0,954.

Công suất phản kháng yêu cầu từ tụ là:

Qbù = 790 x 0,86 [tan (cos-10,86) – tan (cos-10,954)] = 190


kVAr

Vậy, dung lượng của tụ bù tiêu chuẩn gần nhất là 200 kVAr.

Bước 2: So sánh chi phí của hai phương án

Giả sử chi phí của việc lắp tụ bù và mua máy biến áp mới tương ứng như sau:

- Chi phí cho lắp đặt tụ bù 200 kVAr là 144 triệu đồng.

- Chi phí mua MBA mới 1000 kVA là 360 triệu đồng.

Bước 3: Kết luận lựa chọn phương án

Vậy phương án lắp tụ bù nên được lựa chọn thực hiện vì đó là phương án kinh tế
hơn.

Ví dụ 6: Cải thiện điện áp rơi của nguồn cấp cho hệ thống điều hòa phân xưởng

a. Đề bài

Một hệ thống cấp điện cho khu chiller chung của khu vực sản xuất được cấp
nguồn từ trạm biến áp của nhà máy. Máy biến áp có công suất 2500 kVA-
22/0.4 kV. Nguồn hạ áp được cấp trực tiếp đến tủ động lực TTR21 để cấp cho
khu nhà chiller thông qua máy cắt không khí ACB QF202 với dòng định mức
2500A.
Tại khu vực nhà trạm, đã có trang bị tủ tụ bù tập trung 400V-800 kVAr, nên hệ
số công suất của trạm là được đảm bảo ở ngương 0,9 theo yêu cầu của điện lực.
Điện áp đo được tại trạm nằm trong khoảng từ (398-403) VAC, nên đảm bảo ở
mức điện áp quy định đối với các thiết chính làm việc của nhà máy là 380/220
VAC.

52
Tuy nhiên, khi tiến hành đo lường chất lượng điện năng của tủ điện hạ áp cấp
nguồn cho hệ thống chiller cho phân xưởng bao. Chất lượng điện áp ghi nhận
có sự dao động lớn, đồng thời các giá trị điện áp xuất hiện với tần suất lớn.

395
388
389
390
385
380
375
370
365
360 361

355
350
8:48:08 11:12:0813:36:0816:00:0818:24:0820:48:0823:12:08 1:36:08 4:00:08 6:24:08 8:48:08 11:12:0813:36:08

395
388
389
390
385
380
375
370
365
360 361

355
350
8:48:08 11:12:0813:36:0816:00:0818:24:0820:48:0823:12:08 1:36:08 4:00:08 6:24:08 8:48:08 11:12:0813:36:08

Hình 2.15. Điện áp trên thanh cái chung

Biểu đồ trên cho thấy, khi các chiller hoạt động và tăng tải thì dòng điện tổng
cũng tăng kéo theo sụt giảm điện áp từ nguồn cấp. Điều này cũng dẫn đến việc
01 hệ thống chiller không thể vận hành khi nhu cầu công suất lạnh có thể được
gia tăng.
Dùng phần mềm để mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống cho thấy các
thông số sau.
53
Hình 2.16 Mô phỏng thông số làm việc của hệ thống với các giả thiết khác nhau

Với con số tính toán này cũng cho thấy điện áp rơi có thể đạt đến 4,56% trên
cáp cấp nguồn chính, giá trị này cũng vượt quá giá trị tính toán của thiết kế
ban đầu là 3,62%. Như vậy đối với cấu trúc hiện tại của hệ thống cung cấp
điện, điện áp rơi trên dây cáp cấp điện cho tủ tổng trong phòng chiller có tổng
tiết diện quá bé so với dòng phụ tải hiện tại, khiến cho điện áp rơi trên mình
54
tuyến này đã vượt ngưỡng điện áp trên một tuyến cáp đơn lẻ là 2% đồng thời
khiến điện áp rơi từ máy biến áp cấp nguồn đến thiết bị cuối cùng là chiller
vượt ngưỡng khuyến cáo trong tiêu chuẩn thiết kế là 5%. Thực tế, cũng do
nguyên nhân điện áp của hệ thống luôn ở mức suy giảm 2.5 % khi một chiller
vận hành khiến cho sụt áp chung trong trường hợp cả hai hệ thống chiller cùng
chạy có thể đạt tới ngưỡng 7.4 % như ghi nhận ở trên.
Như vậy, dao động điện áp tại tủ điện cấp nguồn cho Chiller đã đạt ngưỡng 29
V. tương đương với 7,4 % điện áp nguồn cấp. Theo tiêu chuẩn kỹ thuật áp
dụng chung cho hệ thống cung cấp điện thì điện áp chưa đảm bảo.
Ngoài ra, số liệu ghi nhận về hệ số công suất trong một ngày làm việc điển hình
của tủ điện cấp cho Chillerchỉ đạt 0,84. Theo Điều 35. Yêu cầu về hệ số công
suất của Thông tư Số: 39/2015/TT-BCT quy định hệ thống điện phân phối, thì
khách hàng sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trạm biến áp
riêng hoặc không có trạm biến áp riêng nhưng có công suất sử dụng cực đại từ
40 kW trở lên có trách nhiệm duy trì hệ số công suất tại điểm đặt thiết bị đo
đếm điện năng theo hợp đồng mua bán điện không nhỏ hơn 0,9.
Mặc dù hệ thống chiller được cấp bằng tủ điện riêng và nằ trong khu vực nhà
máy thì chưa bị điều chỉnh bởi thông tư, nhưng một lợi ích đem lại của việc
nâng hệ số công suất cho tủ điện là việc giảm công suất toàn phần mà tủ điện
chính phải cấp thông qua cáp cấp nguồn, từ đó giảm được điện áp rơi trên dây
cáp nguồn đồng thời giảm tổn hao cho hệ thống.

b. Giải pháp

Để khắc phục hiện tượng này, tư vấn đã cho chạy lại chương trình tính toán
với các thông số thiết lập về điện áp rơi cũng như lắp đặt tụ bù để nâng hệ số
công suất lên ngưỡng 0,91.

55
Hình 1. Mô phỏng thông số làm việc với thông số mới

Như vậy số lượng cáp cấp cho tủ tổng sẽ cần phải được gia tăng lên từ
Cu/XLPE/PVC/DATA/PVC 10X3x1C300+5x1C300
1KVPVC10X3x1C300+5x1C3001KV thành Cu/XLPE/PVC/DATA/PVC
15X3x1C300+8x1C300 1kV. Ngoài ra cũng cần phải cân nhắc tăng tiết diện dây
cáp nối từ Máy biến áp sang tủ tổng vì tiết diện sợi cáp tổng đang nhỏ hơn cả
tiết diện dây cáp ở cấp tủ phía dưới, dẫn đến việc phối hợp bảo vệ của các thiết
bị bảo vệ không được phù hợp trong toàn khoảng.
Đồng thời việc bổ sung tủ tụ bù với thông số được tính toán như sau.

Hình 2.18. Mô phỏng thông số làm việc của hệ thống sau khi bổ sung tụ bù ở các vị trí

56
Việc bổ sung thêm tủ tụ bù tại phòng vận hành chiller, cho phép giảm được
công suất tổng của hệ thống. Như vậy hệ thống có thể cắt giảm tương đương
với điện áp sụt giảm gần 3% cho toàn bộ hệ thống cấp điện cho phòng.

Hình 2. Kết quả tính toán mô phỏng

c. Phân tích chi phí – Lợi ích

Giải pháp này không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn đảm bảo điều kiện về
điện áp cho việc vận hành hệ thống, đồng thời kết hợp với giải pháp tích trữ
nhiệt thì giải pháp này còn hỗ trợ cho việc chạy cùng lúc 03 hệ thống chiller
vào giờ thấp điểm.

Bảng 1 Hiệu quả khi lắp đặt thêm tụ bù cho nguồn cấp hệ thống ĐHKK phân xưởng

Chi phí
Tiết kiệm Thời gian Giảm
Tiết kiệm chi phí đầu tư
Giải pháp Điện năng hoàn vốn phát thải
(Triệu VNĐ/năm) (Triệu
(kWh) (năm) CO2
VNĐ)
Lắp tụ bù 48.771 104,52 450,0 4,31 44,53
200 kVar
cho nguồn
cấp hệ
thống
ĐHKK
57
phân xưởng

58

You might also like