You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 9

NĂM HỌC 2022-2023

A. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ:


Chương I: ĐIỆN HỌC
I. ĐỊNH LUẬT ÔM – ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN
1. Định luật Ôm:
“Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ
lệ nghịch với điện trở của dây”

Công thức: 
Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A)
U: Hiệu điện thế (V)
R: Điện trở (W)
2. Điện trở dây dẫn:

Trị số 
không đổi với một dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó
Chú ý:
- Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây
dẫn đó.
- Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn.
3. Định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp
- Công thức tính CĐDĐ: I =I1 = I2.
- Công thức hiệu điện thế: U = U1 + U2
- Công thức điện trở tương đương: Rtđ = R1 + R2
U1 R1
=
- Mối quan hệ giữa hiệu điện thế với điện trở: U 2 R 2
4. Định luật Ôm cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song:
- Công thức tính CĐDĐ: I =I1 + I2.
- Công thức hiệu điện thế: U = U1 = U2
R 1 . R2
- Công thức điện trở tương đương: hay Rtđ = R 1+ R2
I1 R2
=
- Mối quan hệ giữa CĐDĐ với điện trở: I 2 R1
5. Sự phụ thuộc của điện trở vào các yếu tố
“Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và
phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn”

Công thức:
Trong đó: R: Điện trở dây dẫn, có đơn vị là (Ω)
l: Chiều dài dây dẫn, có đơn vị là (m)
ρ: Điện trở suất, có đơn vị là( Ω.m)
6. Công suất điện
Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
với cường độ dòng điện qua nó.
Công thức: P = U.I. Trong đó
P: Công suất điện, có đơn vị là (W)
U: Hiệu điện thế, có đơn vị là (V)
I: Cường độ dòng điện, có đơn vị là (A)
* Hệ quả:
Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức:
P = I2 . R hoặc P = U2/R
* Chú ý
- Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là
công suất điện của dụng cụ khi nó hoạt động bình thường.
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó,
nghĩa là hiệu điện thế của dụng cụ đó khi nó hoạt động bình thường.
- Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: Giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định
mức.
- Đối với bóng đèn (dụng cụ điện): Điện trở của bóng đèn (dụng cụ điện ) được tính là:
Ví dụ: Trên một bòng đèn có ghi 220V – 75W nghĩa là: Bóng đèn sáng bình thường khi
đựơc sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế 220V thì công suất điện qua bóng đèn là
75W.
7. Điện năng
7.1. Điện năng là gì?
Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công, cũng như có thể làm thay
đổi nhiệt năng của một vật. Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng.
7.2. Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác
Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như: Nhiệt năng, quang
năng, cơ năng, hóa năng …
Ví dụ:
- Bóng đèn dây tóc: Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.
- Đèn LED: Điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.
- Nồi cơn điện, bàn là: Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.
- Quạt điện, máy bơn nước: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.
8. Công dòng điện
Công dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa
thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.
Công thức: A = P.t = U.I.t với:
A: Công dòng điện (J)
P: Công suất điện (W)
U: Hiệu điện thế (V)
t: Thời gian (s)
* Đo điện năng tiêu thụ
Lượng điện năng được sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm trên công tơ
điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1 kilôoat giờ (KW.h).
1 KWh = 3 600 000J
9. Định luật Jun – Len xơ
“Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương
cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua”
Công thức: Q = I2.R.t với:
Q: Nhiệt lượng tỏa ra (J)
I: Cường độ dòng điện (A)
R: Điện trở (W)
t: Thời gian (s)
* Chú ý: Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q =
0,24.I2 .R.t
1 Jun = 0,24 calo
1 calo = 4,18 Jun
B. BÀI TẬP
Chương I: ĐIỆN HỌC
Bài 1: Một dây dẫn bằng nikêlin có chiều dài 100m, tiết diện 0,5mm 2 được mắc vào
nguồn điện có hiệu điện thế 120V.
a. Tính điện trở của dây.
b. Tính cường độ dòng điện qua dây.
Bài 2: Một đoạn mạch gồm ba điện trở R 1 = 3 W ; R2 = 5 W ; R3 = 7 W được mắc nối
tiếp với nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 6V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Bài 3: Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin có chiều dài 2m, tiết diện 0,068 mm 2 và
điện trở suất 1,1.10-6 Wm. Được đặt vào hiệu điện thế U = 220V
a. Tính điện trở của dây.
b. Xác định công suất của bếp.
c, Bếp điện được sử dụng trung bình 1,5 h trong 1 ngày. Tính điện năng tiêu thụ của bếp
điện trong 30 ngày.
Bài 4: Số đếm của công tơ điện trong gia đình cho biết điều gì?
Bài 5 : Trên một bàn là có ghi 110V – 550W và trên một bóng đèn dây tóc có ghi 110V
– 40W.
a) Tính điện trở của bàn là và của bóng đèn khi chúng hoạt động bình thường.
b) Có thể mắc nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V được không? Vì
sao?
Bài 6: Một ấm điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng 1 hiệu điện thế là 220V để đun
sôi 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu là 25 oC. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt
lượng toả vào môi trường . Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
a, Tính thời gian đun sôi nước
b, Sử dụng ấm điện trên 1ngày một lần. Tính tiền điện phải trả trong 30 ngày biết giá 1
số điện là 1 700đ
Bài 7: Một dây dẫn bằng nikêlin có chiều dài 100m, tiết diện 0,5mm 2 được mắc vào
nguồn điện có hiệu điện thế 120V.
a. Tính điện trở của dây.
b. Tính cường độ dòng điện qua dây.
Bài 8: Một đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 3 W ; R2 = 5 W ; R3 = 7 W được mắc nối
tiếp với nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 6V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.

You might also like