You are on page 1of 3

Tài liệu vật lí 11 Thầy Minh

BÀI 8: ĐIỆN NĂNG VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN


I: TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Công và công suất của dòng điện
Công của dòng điện: hay điện năng tiêu thụ của đoạn mạch được tính: A = U.q = U.I.t
Trong đó: U (V) là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
I (A) cường độ dòng điện qua mạch
t (s) thời gian dòng điện chạy qua mạch

Công suất điện:là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ
trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua
A
đoạn mạch đó. Công thức: P = = UI . Đơn vị P : Oát (W)
t
2. Định luật Jun-Len-xơ: Nhiệt lượng toả ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường
độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.
Công thức: Q = RI 2 t ( J)
Trong đó: Q là nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn (J)
I là cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn (A).
t là thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn (s).

Q 2 U2
3. Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua: P = = I R = = UI (W)
t R
4. Công của nguồn điện (công của lực lạ bên trong nguồn điện):bằng điện năng tiêu thụ trong toàn mạch:
Ang = q  =  It (J) (với  là suất điện động của nguồn, đơn vị là V)

A ng
5. Công suất của nguồn điện: bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch. Png = = I ( W)
t
U
6. Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có R : I = (A)
R
+ Các điện trở ghép nối tiếp: I = I1 = I 2 = ... = I n ;U = U1 + U 2 + ... + U n ; R = R1 + R2 + ... + Rn

1 1 1 1
+ Các điện trở ghép song song: I = I1 + I 2 + ... + I n ;U = U1 = U 2 = ... = U n ; = + + ... +
R R1 R2 Rn
R1.R2
+ Hai điện trở ghép song song R =
R1 + R2

7. Mạch có đèn: Trên bóng đèn thường ghi HĐT định mức và công suất định mức của bóng đèn.
2
Pđm U đm
Cường độ định mức của đèn I đm = : Điện trở của đèn: Rđ = :
U đm Pđm
Nếu cường độ dòng qua đèn I đ  I đm : đèn sáng yếu hơn bình thường hay ( U đ < U đm ).
Nếu cường độ dòng qua đèn I đ  I đm : đèn sáng mạnh hơn bình thường hay ( U đ > U đm ).
Nếu I đ = I đm thì đèn sáng bình thường hay U = U đm

Chú ý:
+ Để đo công suất điện người ta dùng oát – kế. Để đo công của dòng điện, tức là điện năng tiêu thụ, người ta dùng máy
đếm điện năng hay công tơ điện. Điện năng tiêu thụ thường được tính ra kilôoat giờ (kWh)
Tài liệu vật lí 11 Thầy Minh
+ Mỗi số đếm của công tơ là 1 số điện = 1kWh = 36.105 J
+ Số ghi trên dụng cụ cho biết giá trị định mức (giá trị cực đại khi hoạt động bình thường của dụng cụ).
+ Nhiệt lượng tỏa ra : Qtoa = Qtp = RI 2t = UIt = Pt ( J )

+ Nhiệt lượng thu vào của một lượng chất: Q thu = Q ci = mct = mc(t 2 − t1 ) (J)

Trong đó: m là khối lượng (kg), c là nhiệt dung riêng (J/kg.K), t1 và t2 là nhiệt độ.
Qci
+ Hiệu suất nhiệt: H% = .100%
Q tp

II: BÀI TẬP


Bài 1: Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện có cường độ 1A chạy qua dây dẫn trong 1 giờ, biết
hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là 6V.
Bài 2 : Một nguồn điện có suất điện động 12V. Khi mắc nguồn điện này với bóng đèn để thành mạch kín thì nó cung
cấp một dòng điện có cường độ 0,8 A. Tính công của nguồn điện này sản ra trong thời gian 15 phút và tính công suất
của nguồn điện khi đó.
Bài 3: Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220V – 1000W.
a) Cho biết ý nghĩa của các số ghi trên đây.
b) Sử dụng ấm điện với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 25 C. Tính thời gian đun nước, biết hiệu

suất của ấm là 90% và nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K). Cho khối lượng riêng của nước là D = 1000kg / m
3

Bài 4: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở 80 và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là 2,5 A.
a) Tính nhiệt lượng mà bếp toả ra trong thời gian 1 phút.
b) Dùng bếp điện trên để đun sôi 1,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu 25 C thì thời gian đun sôi nước là 20 phút. Coi rằng
nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là có ích. Tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg.K).
Khối lượng riêng của nước là D = 1000kg / m .
3

c) Mỗi ngày sử dụng bếp này 3 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp đó trong 30 ngày, nếu giá 1kWh điện
là 2000 đồng.
Bài 5: Để trang trí cho một quầy hàng, người ta dùng các bóng đèn 6V – 9W mắc nối tiếp vào mạch điện có hiệu điện
thế không đổi U = 240V.
a) Tìm số bóng đèn cần dùng để chúng sáng bình thường.
b) Nếu có một bóng bị cháy, người ta nối tắt đoạn mạch có bóng đó lại thì công suất tiêu thụ của mỗi bóng tăng hay
giảm bao nhiêu phần trăm?
Bài 6: Có hai bóng đèn có ghi: đèn 1. (220V – 100W), đèn 2. (110V – 60W)
a) Nêu ý nghĩa của các số liệu trên.
b) Ghép hai bóng đèn trên nối tiếp nhau. Hỏi công suất tối đa mà hai bóng đèn chịu được.
c) Ghép hai bóng đèn trên song song nhau. Hỏi công suất tối đa mà hai bóng đèn chịu được.
Tài liệu vật lí 11 Thầy Minh
Bài 7: Một bếp điện gồm hai điện trở R1 và R2 có thể dùng theo nhiều cách để đun nước:
- Chỉ dùng điện trở R1 thì nước sôi trong thời gian t1.
- Chỉ dùng điện trở R2 thì nước sôi trong thời gian t2.
Hỏi nước sôi trong bao lâu nếu dùng:
a) Hai điện trở R1 và R2 nối tiếp.
b) Hai điện trở R1 và R2 song song.
Cho rằng hiệu điện thế hai đầu bếp điện không đổi và các điều kiện sử dụng bếp giống nhau.

You might also like