You are on page 1of 5

Cre: 11CV-PKC

Editor: 11A1-NTN

LÝ THUYẾT VẬT LÝ 11 HK1


I. ĐIỆN TÍCH-ĐIỆN TRƯỜNG:
1. Phát biểu Định luật Cuolomb:
- Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích đặt trong chân không có phương trùng
với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ
lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa
chúng
|q1 q2|
- Độ lớn: F=k . 2
εr
2. Đặc điểm lực điện giữa hai điện tích:
- Điểm đặt: đặt lên hai điện tích
- Phương: đường thẳng nối hai điện tích
- Chiều: + 2 điện tích cùng dấuđẩy nhau
+ 2 điện tích trái nhau hút nhau
|q1 q2|
- Độ lớn: F=k .
ε r2
Trong đó, k=9.109 Nm2/C2 : hằng số tĩnh điện
q1,q2 : hai điện tích điểm (C)
ε : hằng số điện môi
r: khoảng cách giữa hai điện tích (m)
3. Định nghĩa cường độ điện trường và đơn vị đo:
- Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho khả năng tác
dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của
độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q đặt tại điểm đó và độ lớn
của q
F
- Công thức: E=|q|
- Đơn vị đo: Vôn/ mét ( V/m)
4. Định nghĩa tụ điện: là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng
một lớp cách điện.
5. Điện dung của tụ điện: là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện
ở một hệ điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của
tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản tụ của nó.
-Trong hệ SI, đơn vị điện dung là: Fara (F)
Cre: 11CV-PKC
Editor: 11A1-NTN
Q
C=
U

II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐIỆN-NGUỒN ĐIỆN


1. Dòng điện không đổi: là dòng điện có chiều và độ lớn không đổi theo thời
gian.
2. Biểu thức tính cường độ dòng điện:
∆q
I=
∆t

Trong đó, ∆ q: điện lượng (C)


∆ t : khoảng thời gian điện lượng di chuyển qua vật dẫn (s)

3. Suất điện động của nguồn điện: là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện
công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực
hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong
nguồn điện và độ lớn điện tích q.
4. Biểu thức tính suất điện động:
A
E=
q
Trong đó, E: suất điện động của nguồn điện (V)
A: công của lực lạ (J)
q: điện tích dương dịch chuyển trong nguồn điện (C)
III. ĐIỆN NĂNG- CÔNG SUẤT ĐIỆN
1. Công thức tính công suất của nguồn:
Ang
P= =E . I
t
Trong đó, P: công suất nguồn (W)
A: công nguồn (J)
E: suất điện động (V)
I: CĐDĐ qua nguồn (A)
t: thời gian dòng điện chạy qua
2. Công thức tính điện năng tiêu thụ:
A=U.q=U.I.t
Trong đó, U: hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (V)
q: điện lượng di chuyển qua đoạn mạch trong thời gian t
I: CĐDĐ chạy qua đoạn mạch (A)
t: thời gian dòng điện chạy qua (s)
Cre: 11CV-PKC
Editor: 11A1-NTN
3. Công thức tính công suất điện:
Ađoạn mạch
P= =U . I
t
4. Công thức tính công của nguồn điện:
Ang =q . E=E . I . t

5. Phát biểu Định luật Jun-Lenxơ: Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận
với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và thời gian
dòng điện chạy qua vật dẫn đó.
2
Q=R . I . t

6. Công thức tính công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua
Q 2
P= =R . I
t
Trong đó, P: công suất tỏa nhiệt (W)
Q: nhiệt lương (J)
t: thời gian dòng điện chạy qua
IV.ĐỊNH LUẬT OHM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH
1. Phát biểu định luật Ohm đối với toàn mạch: CĐDĐ chạy trong mạch điện
kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện
trở toàn phần của mạch đó.
E
I=
R +r
Trong đó, R+r: điện trở toàn phần (
I: CĐDĐ (I)
E: suất điện động (V)
2. Hiện tượng đoản mạch: CĐDĐ chạy trong mạch điện kín đạt giá trị lớn nhất
khi điện trở RN của mạch ngoài không đáng kể (RN = 0)
 Tác hại: gây hỏng pin
 Cách phòng tránh: mắc nối tiếp cầu chì với mạch để ngắt dòng điện
trong mạch khi nó tăng lên đột ngột.
V. GHÉP NGUỒN ĐIỆN:
1. Bộ nguồn mắc nối tiếp:
Eb = E1+E2+E3+...+En
rb = r1+r2+r3+...+rn
*Mắc nối tiếp n nguồn giống nhau:
Cre: 11CV-PKC
Editor: 11A1-NTN
Eb = n.E0
rb = n.r0
2. Bộ nguồn mắc song song:
*Mắc song song n nguồn giống nhau:
Eb = E0
r0
rb =
n
VI.DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
1. Bản chất: là dùng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác
động của điện trường.
2. Công thức thay đổi điện trở suất kim loại theo nhiệt độ:
ρ=ρ0 . [ 1+ α ( t−t 0 ) ]
Trong đó, ρ : điện trở suất kim loại ở t 0C
ρ0 : điện trở suất kim loại ở t00C ( t0=20 0C)
α : hệ số nhiệt nhiệt điện trở ( K-1)

3. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở kim loại tăng vì: nhiệt độ càng cao thì ion
trong mạng tinh thể dao động mạnh làm gia tăng tính mất trật tự trong
mạng tinh thể nên điện trở kim loại tăng.
VII. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN:
1. Bản chất: là dòng điện chuyển động có hướng của ion dương và ion âm
theo hai chiều ngược nhau dưới tác động của điện trường.
2. Ứng dụng: mạ điện, luyện nhôm, điều chế clo, tinh luyện đồng.
3. Công thức định luật Faraday:
a. Định luật I:
m = k.q
b. Định luật II:
1 A
k= .
F n
c. Công thức Faraday về điện phân:
1 A 1 A
m= . .q= . . I . t
F n F n
Trong đó, m: khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực (g)
k: đương lượng điện hóa (kg/C)
q: điện lượng qua bình điện phân
Cre: 11CV-PKC
Editor: 11A1-NTN
F: hằng số Faraday ( F= 96500 C/mol )
A: số khối
n: hóa trị
I: CĐDĐ không đổi đi qua bình điện phân (A)
t: thời gian dòng điện qua bình điện phân (s)
VIII. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ:
Bản chất: là dòng chuyển dời có hướng của ion dương ( cùng chiều điện
trường ) và các ion âm , electron ( ngược chiều điện trường ) dưới tác dụng
cuả điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hóa sinh ra.
IX.DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN:
1. Bản chất: là dòng các electron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường
và dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.
2. Bán dẫn loại n: hạt tải điện cơ bản là electron.
3. Bán dẫn loại p: hạt tải điện cơ bản là lỗ trống.
4. Ứng dụng chất bán dẫn:
- Nhân tố quan trọng tạo ra các linh kiện hoàn chỉnh: thẻ nhớ, SSD, HDD,…
- Vai trò trung tâm trong hoạt động của các máy ATM, internet,…

You might also like