You are on page 1of 54

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HỒ CHÍ MINH

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LƯỚI ĐIỆN,


THIẾT BỊ ĐIỆN

(DÀNH CHO CÔNG NHÂN ĐƯỜNG DÂY)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7/2018

1
CHƯƠNG 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KỸ THUẬT ĐIỆN


1.1 Các khái niệm cơ sở về kỹ thuật điện
1.1.1 Điện trường
Điện trường là một môi trường vật chất đặc biệt khi có sự hiện diện của điện tích và
gắn liền với điện tích đó. Điện trường tác dụng lực lên tất cả các hạt mang điện đặt trong
nó và người ta gọi lực này là lực điện.
Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm được tính bằng công thức:
q
E = 4    r2
0

Trong đó:
 q là độ lớn của điện tích
  0 là độ thẩm điện trong chân không

  là hằng số điện môi của môi trường


 r là khoảng cách từ điện tích đến điểm cần tính điện trường
Với cường độ điện trường này, một điện tích q 0 nằm trong nó sẽ chịu lực điện tỷ lệ
với tích hai điện tích và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Đó chính là lực
Coulomb.

F  q0 E

Trong thực tế, khi một vật có điện thế thì lân cận luôn tồn tại 1 điện trường.
1.1.2 Điện thế
Căn cứ vào công thức tính cường độ điện trường và công thức tính lực Coulomb ở
trên, ta thấy khi dịch chuyển điện tích q 0 theo 1 đường cong kín bất kỳ thì công cửa lực
điện sẽ bằng zero. Điều này cho thấy điện trường là một trường thế.
Khi dịch chuyển điện tích q 0 từ M đến N cần 1 công tương ứng với độ biến đổi thế
năng từ M đến N:

q q q q
AMN =  dA = WM - W = 0
- 0

4   0  rM 4  0 
N
MN rN

Để đặc trưng cho điện trường về phương diện năng lượng, người ta dùng khái niệm
điện thế:
W
V= q
0

Từ đó suy ra điện thế của điện trường gây bởi điện tích q tại 1 điểm có khoảng cách r
là:

1
q
V= 4    r
0

Đơn vị của điện thế là Volt (V)


Bội số là: Kilovolt (kV)
Các ước số là Milivolt (mV), Microvolt (μV)
1.1.3 Điện dung
Xét cấu tạo của 1 tụ điện đơn gồm 2 bản cực phẳng dẫn điện có diện tích mỗi cực là S
đặt cách nhau 1 khoảng cách d. Điện dung C của tụ điện có giá trị bằng:
S
C = 0 
d
Khi đặt vào 2 bản cực này 1 điện áp U, trên 2 bản cực sẽ tích các điện tích trái dấu
nhau, giữa 2 bản cực tạo nên 1 điện trường và điện tích tích trử trên 2 bản cực là:
Q=CU
Trong đó:
 C là điện dung của tụ điện
 U là điện áp trên 2 cực của tụ điện
Đơn vị của điện dung là Farad (F)
Các ước số là Microfarad (μF), Nanofarad (nF), Picofarad (pF)
1.1.4 Dòng Điện
Dòng điện được hình thành khi có các điện tích dịch chuyển theo cùng 1 chiều, cường
độ dòng điện đặc trưng cho số lượng điện tích chay qua 1 vật dẫn trong 1 đơn vị thời
gian, được tính theo công thức:
Q
I=
t
Trong đó:
 Q là tổng số điện tích dịch chuyển
 t là thời gian tương ứng
Đơn vị của dòng điện là ampe (A).
Các bội số là: Kiloampe (kA)
Các ước số là: Miliampe (mA), Microampe (μA)
1.1.5 Từ trường
Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt, hiện diện bên trong các vật có tính chất đặc
biệt gọi là từ tính, vật chất có từ tính được gọi là nam châm. 2 đầu nam châm nơi có từ
trường tập trung đưa ra ngoài được gọi là 2 cực từ. Từ trường còn hiện diện trên bề mặt
địa cầu, 2 cực từ của từ trường địa cầu nằm ở 2 địa cực, do đó 2 cực từ của nam châm còn
gọi tên là cực nam và cực bắc.
Các tính chất cơ bản của từ trường có thể được thể hiện rõ ràng qua việc khảo sát các
nam châm:

2
 Giữa 2 cực từ sẽ có lực tương tác, 2 cực cùng tên sẽ có lực đẩy, 2 cực khác tên sẽ
có lực hút.
 Lực tương tác giữa 2 cực từ tỉ lệ thuận với độ lớn của từ trường.
 Lực tương tác giữa 2 cực từ tỉ lệ ngịch với bình phương khoảng cách giữa 2 cực
từ.
Từ trường còn được sinh ra quanh các điện tích chuyển động hoặc đơn giản hơn từ
trường được sinh ra quanh các vật có dòng điện chạy qua, đây chính là hiệu ứng điện từ.
Năm 1831, Michael Faraday phát hiện ra hiện tượng cảm ứng điện từ khi ông làm
thay đổi từ trường qua một vòng dây thì có dòng điện sinh ra trong dây.
1.1.6 Điện một chiều
Điện một chiều là khái niệm đặc trưng trong điện học khi các điện tích luôn dịch
chuyển theo cùng một chiều.
Dòng điện một chiều được tạo ra từ các nguồn như pin, acqui, tế bào năng lượng mặt
trời. Dòng điện một chiều có thể di chuyển trong vật dẫn như dây điện hoặc trong các vật
liệu bán dẫn, vật liệu cách điện hoặc trong chân không ví như trong các chùm ion hoặc
chùm electron.
1.1.7 Điện xoay chiều
Điện xoay chiều là khái niệm đặc trưng trong điện học khi có dòng điện thay đổi
chiều theo thời gian.

Điện xoay chiều hình sin Điện xoay chiều hình vuông

Điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến
đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử thường gọi là bộ nghịch lưu nếu tần số
cố định hoặc bộ biến tần nếu tần số thay đổi được.
1.1.8 Tần số và góc pha đầu
Thông thường điện áp hoặc dòng điện xoay biến đổi theo qui luật hình sin như sau:

u  U M sin (2 f t  )

hoặc:

i  I M sin (2 f t  )

trong đó:
 f được gọi là tần số, định nghĩa là số lần điện áp biến đổi theo hình sin trong 1
giây.
 U M được gọi là điện áp đỉnh

3
 I M được gọi là dòng điện đỉnh

  được gọi là góc pha đầu


 Tích số 2 f được gọi là tần số góc, ký hiệu là 
Đơn vị của tần số là Hertz, ký hiệu là Hz, còn gọi là chu kỳ/giây.
Điện công nghiệp của Việt nam được qui định có tần số là 50 Hz
1.1.9 Chu kỳ
Chu kỳ là khoảng thời gian ngắn nhất để điện xoay chiều biến thiên đủ 1 vòng tuần
hoàn, như vậy sau 1 chu kỳ thì giá trị của dòng điện hoặc điện áp sẽ trở về giá trị ban đầu,
chu kỳ được tính theo công thức:
1
T 
F

Điện công nghiệp của Việt nam có chu kỳ là 0,02 giây.


1.1.10 Cảm ứng điện từ
Khi cho từ trường thay đổi qua một mạch kín thì trong mạch xuất hiện một dòng điện.
Dòng điện đó được gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng đó được gọi là hiện tượng cảm
ứng điện từ. Người ta ứng dụng hiện tượng này để chế tạo nên máy phát điện.
Ngoài ra, người ta còn kết hợp hiệu ứng điện từ và hiện tượng cảm ứng điện từ để chế
tạo nên máy biến thế. Thật vậy, khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây số 1,
quanh cuộn dây sẽ tạo nên từ trường, đặt cuộn dây này gần cuộn dây số 2, từ trường này
chạy qua cuộn dây số 2 sẽ cảm ứng nên điện áp ở 2 đầu A và B, nếu giữa A và B đấu kín
mạch thì có dòng điện tương ứng chạy qua. Đây chính là nguyên lý của máy biến thế.

1.1.11 Tự cảm
Hiện tượng tự cảm xuất hiện trong một cuộn dây (là mạch có một hoặc nhiều vòng
dây khép kín quanh 1 diện tích) khi có dòng điện xoay chiều chạy qua.
Trong thí nghiệm Faraday, dòng điện cảm ứng xuất hiện là do sự biến đổi từ thông
gửi qua diện tích của mạch gây ra, từ thông đó do từ trường bên ngoài tạo nên.
4
Ngoài cách sử dụng từ trường bên ngoài, nếu ta làm thay đổi dòng điện trong mạch để
từ thông do chính dòng điện đó sinh ra thay đổi, thì trong mạch cũng xuất hiện một dòng
điện cảm ứng. Dòng điện cảm ứng này gọi là dòng điện tự cảm, hiện tượng đó được gọi
là hiện tượng tự cảm.
Theo các thực nghiệm, khi có biến thiên từ thông qua mạch, sẽ phát sinh suất điện
động gây nên dòng điện tự cảm được gọi là suất điện động tự cảm, giá trị được tính theo
công thức:

dm
 tc  -
dt
Từ thông Ø m tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện I và tỉ lệ thuận với hệ số phụ thuộc
cấu tạo của cuộn dây theo công thức:

Øm  LI

Ta gọi L là hệ số tự cảm hoặc điện cảm của cuộn dây, L tỉ lệ thuận với diện tích và số
vòng của cuộn dây. Suy ra:
dI
 tc  -L
dt
Công thức trên chứng tỏ suất điện động tự cảm luôn luôn tỉ lệ thuận, nhưng trái dấu
với tốc độ biến thiên cường độ dòng điện trong mạch. Điều này cho thấy nó luôn có tác
dụng chống lại sự biến đổi của cường độ dòng điện trong mạch.
Đơn vị của điện cảm là Henry (H).
1.1.12 Hổ cảm
Giả sử có 2 mạch điện kín C1 và C 2 đặt cạnh nhau trong đó các dòng điện cường
độ I1 và I 2 chạy qua như trong hình sau:

Nếu ta làm biến đổi cường độ dòng điện chạy trong các mạch đó thì từ trường do mỗi
mạch sinh ra và gửi qua diện tích của mạch kia sẽ thay đổi theo. Kết quả là trong cả 2
mạch đều xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng hỗ cảm, và các
dòng điện cảm ứng đó gọi là các dòng điện hỗ cảm.
Suất điện động gây ra dòng điện hỗ cảm được gọi là suất điện động hỗ cảm. Công
thức của nó cũng tuân theo định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ, nghĩa là:

d m
 hc  -
dt

5
Với Ø m là từ thông gửi qua mạch điện C1 hoặc C 2 mà ta xét.
Gọi Øm12 là từ thông do dòng I1 sinh ra và gửi qua diện tích của mạch C 2 , ta có:

Ø m 12  M 12 I1

Với M 12 là hệ số tỉ lệ, gọi là độ hỗ cảm của hai mạch C1 và C 2


Tương tự ta có:

Ø m 21  M 21 I 2

Đơn vị của hổ cảm là Henry (H).

1.2 Các thành phần cơ sở của mạch điện


1.2.1. Mạch Điện
Mạch điện: gồm một hoặc nhiều thành phần cơ sở của mạch điện ghép lại.Các thành
phần chính của mạch điện gồm có: điện trở, điện cảm, điện dung, các linh kiện điện tử,
các nguồn điện, các thiết bị điện hoặc điện tử . . . Trong chương này ta chỉ khảo sát 3
thành phần chính là điện trở, điện cảm và điện dung.
1.2.2 Điện trở
Đặc trưng cho hiện tượng biến đổi điện năng thành năng lượng khác tổn hao hoàn
toàn.
Tính chất của điện trở lý tưởng:
Trong mạch điện xoay chiều hình sin, dòng điện qua điện trở sẽ trùng pha với điện áp.

Ký hiệu: hoặc

1.2.3 Điện cảm


Đặc trưng cho khả năng tích lũy năng lượng dưới dạng từ trường của phần tử mạch
điện
Ký hiệu:

Từ tính chất tự cảm của điện cảm ta suy ra:


di
u L (t)  L
dt
Tính chất của điện cảm lý tưởng:
Trong mạch điện một chiều, điện cảm xem như ngắn mạch (có điện trở bằng 0).
Trong mạch điện xoay chiều hình sin, dòng điện qua điện cảm luôn chậm pha so với
điện áp 1 góc bằng 90o .
1.2.4 Điện dung

6
Đặc trưng cho khả năng tích lũy năng lượng dưới dạng điện trường của phần tử mạch
điện
Ký hiệu:

Từ tính chất điện dung của tụ điện ta suy ra:


1
C
u C (t)  i dt

Tính chất của điện dung lý tưởng:


 Trong mạch điện một chiều, điện dung xem như hở mạch (có điện trở bằng ∞).
 Trong mạch điện xoay chiều hình sin, dòng điện qua điện dung luôn nhanh pha so
với điện áp 1 góc bằng 90o .
1.2.5 Cảm kháng
Khi đặt điện áp xoay chiều hình sin có điện áp đỉnh U và tần số f vào 2 đầu của 1 điện
cảm L sẽ có dòng điện xoay chiều tương ứng chạy qua, dòng điện này có cùng tần số với
điện áp là f, ta có:

di d (I M sin( t)) 
u L (t)  L L  L I M cos( t)  L I M sin ( t  )
dt dt 2
Suy ra: U M L I M hay U M  X L I M
Với X L  L được gọi là cảm kháng của điện cảm L tại tần số f.
Đơn vị của cảm kháng là Ohm (Ω).
Như vậy điện áp của điện cảm đi trước dòng điện 1 góc 90o như hình vẽ

1.2.6 Dung kháng


Khi đặt điện áp xoay chiều hình sin có điện áp đỉnh U và tần số f vào 2 đầu của 1 tụ
điện có điện dung C sẽ có dòng điện xoay chiều tương ứng chạy qua, dòng điện này có
cùng tần số với điện áp là f, ta có:
1 1 1 1 
u C (t) 
C  idt   I M sin( t)dt  
C C
I M cos(t) 
C
I M sin(t - )
2

7
1
Suy ra: U M  I M hay U M  X C I M
C

1
Với X C  được gọi là dung kháng của điện dung C tại tần số f.
C
Đơn vị của dung kháng là Ohm (Ω).

Như vậy điện áp của tụ điện đi sau dòng điện 1 góc 90o như hình vẽ

1.2.7 Tổng trở


Như chúng ta đã biết trong mạch điện một chiều theo định luật Ohm thì điện áp U trên
đoạn mạch có điện trở R khi có dòng điện I chạy qua được tính theo công thức:
U=IR
Tương tự trong mạch điện xoay chiều, điện áp U trên đoạn mạch có cả RLC khi có
dòng điện I chạy qua được tính theo công thức:
U=IZ
Trong đó Z được gọi là tổng trở của đoạn mạch.
Đơn vị của tổng trở là Ohm (Ω).
Tổng trở của mạch điện tổng quát RLC nối tiếp được tính theo công thức:

Z R 2  ( xL  xC ) 2

Từ công thức trên dể dàng thấy được tính chất tổng trở của mạch RLC nối tiếp:
 Nếu mạch thuần trở, tổng trở Z bằng điện trở R tương đương của mạch.
 Nếu mạch thuần cảm, tổng trở Z bằng cảm kháng xL tương đương của mạch.
 Nếu mạch thuần dung, tổng trở Z bằng dung kháng xC tương đương của mạch.
 Nếu mạch cọng hưỡng, tổng trở Z điện trở R tương đương của mạch.
 Nếu có cảm kháng lớn hơn dung kháng mạch sẽ có tính cảm và ngược lại mạch sẽ
có tính dung.
1.2.8 Góc lệch pha và tam giác tổng trở
a). Góc lệch pha
Khi có 2 tín hiệu xoay chiều hình sin A và B cùng tần số như sau:
A  A M sin (2 f t  A )

8
B  B M sin (2 f t  B )

Ta có thể so sánh 2 góc pha đầu  A và  B bằng cách lấy hiệu số:
  A -  B

φ gọi là góc lệch pha giữa 2 tín hiệu, như vậy nếu A là điện áp, B là dòng điện của
mạch điện thì:
 Nếu φ = 0, điện áp trùng pha dòng điện mạch có tính trở.
 Nếu φ > 0, điện áp trước pha dòng điện, mạch có tính cảm.
 Nếu φ < 0, điện áp sau pha dòng điện, mạch có tính dung.
b). Tam giác tổng trở
Tam giác tổng trở còn gọi là tam giác điện áp hoặc tam giác công suất là 1 cách tính
toán mạch điện xoay chiều theo phép tính hình học và biểu diễn vectơ.
Ta có:
 Trên điện trở U và I trùng pha:

 Trên điện cảm U sớm pha hơn I 90o

 Trên điện dung U trể pha hơn I 90o

 Trên mạch nối tiếp RL, U sớm pha hơn I


góc φ < 90o

Từ: Z R 2  xL2

=> U  U R 2  U L 2

 Trên mạch nối tiếp RC, U trể pha hơn I


góc φ < 90o

9
Từ: Z R 2  xC 2

=> U  U R 2  U C 2

 Trên mạch nối tiếp RLC, nếu UL >UC


U sớm pha hơn I góc φ < 90o

Từ: Z R 2  ( xL  xC ) 2

=> U  U R 2  (U L  U C ) 2

1.2.9 Công suất


a). Công suất thực
Công suất thực có ký hiệu là P còn gọi là công suất tác dụng hay đơn giản là công
suất, được tính theo tổn hao trên thành phần điện trở:

P  U R I  U Icos

Đơn vị của công suất là Watt (W)


Các bội số là: Kilowatt (KW), Megawatt (MW)
Các ước số là Miliwatt (mW), Microwatt (μW)
b). Công suất kháng
Công suất kháng có ký hiệu là Q còn gọi là công suất vô công, được tính theo công
suất tích trữ trên thành phần cảm kháng hoặc dung kháng:
Q  U C I  U Isin hoặc Q  U L I  U Isin
Đơn vị của công suất kháng là VAR
c). Công suất toàn phần
Công suất toàn phần có ký hiệu là S còn gọi là công suất biểu kiến, được tính theo
công suất nguồn:
SUI

Đơn vị của công suất toàn phần là VA


1.2.10 Hệ số công suất
Với nguồn có công suất cấp ra S  U I và tải có công suất tiêu thụ P  U R I  U Icos
, ta định nghĩa hệ số sử dụng công suất K SD của tải là:
P U Icos
K SD    cos 
S UI

Như vậy cos  chính là hệ số sử dụng công suất còn được gọi là hệ số công suất,
muốn sử dụng nguồn được triệt để phải đưa hệ số công suất lên từ 0,95 đến 0,99

10
1.3 Sự tương tác và biến đổi giữa các đại lượng
1.3.1 Các dạng năng lượng thường gặp
Trong tự nhiên năng lượng hầu như tồn tại khắp mọi nơi, ở nhiều dạng nhưng tưu
trung lại ta có thể xếp chúng thành các dạng năng lương sau:
a). Cơ năng:
Cơ năng là dạng năng lượng có thể gặp ở khắp nơi:di chuyển vật từ nơi này sang nơi
khác, làm thay đổi hình dạng của vật: khoan, cưa, bào . . . 2 dạng năng lượng khác cũng
có nguồn gốc từ cơ năng là thế năng và động năng
b). Nhiệt năng:
Nhiệt năng cũng là dạng năng lượng thường gặp, được thể hiện thông qua nhiệt độ,
thông thường khi nhiệt năng tăng thì nhiệt độ tăng và ngược lại: nhiệt độ không khí, nhiệt
độ nước . . .
c). Quang năng:
Quang năng là nguồn năng lượng được cung cấp bởi các tia sáng, trong tự nhiên là
nguồn quang năng lớn nhất được mặt trời cung cấp.
d). Hoá năng:
Hoá năng là dạng năng lượng được phát sinh khi có tương tác về mặt hóa học, trong
tự nhiên có thể gặp hóa năng trong sự sinh nhiệt do oxy hóa, sự tác dụng của axit và bazơ
1.3.2 Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác
Trong thực tế môi trường mà chúng ta đang sống là môi trường tương tác do đó một
số năng lượng từ dạng này có thể dể dàng biến đổi thành dạng khác, một số dạng năng
lượng phải qua các bộ tương tác mới có thể biến đổi sang dạng năng lượng khác.
Cơ năng có thể biến đổi thành nhiệt năng: sư ma sát, sự va đập . . ..
Nhiệt năng có thể biến đổi thành cơ năng: nhiệt độ làm dãn nở vật chất phát sinh cơ
năng ứng dụng trong các máy hơi nước
Nhiệt năng có thể biến đổi thành quang năng: nhiệt độ cao có thể nung nóng vật chất
đến mức phát ra quang năng như các bếp điện, các măng sông đèn . . .
Quang năng có thể biến đổi thành nhiệt năng: sức nóng của mặt trời
Hóa năng có thể biến đổi thành cơ năng: các hoá chất tác động có thể sinh khí ở áp
suất cao như trong bình cứu hỏa
Hóa năng có thể biến thành nhiệt năng: sự oxy hóa một số chất làm nhiệt độ tăng lên
rất cao, ứng dụng trong mối hàn cadweld.

II KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN


2.1 Phát điện
2.1.1 Các dạng biến đổi năng lượng thành điện năng
Trong lĩnh vực phát điện thường sử dụng các dạng biến đổi năng lượng sau:

11
Biến đổi từ nhiệt năng thành điện năng.
Biến đổi từ thế năng thành điện năng.
Biến đổi từ động năng thành điện năng.
Biến đổi từ cơ năng thành điện năng.
Biến đổi từ quang năng thành điện năng.
2.1.2 Nhà máy nhiệt điện
Đây là nhà máy điện ứng dụng dạng biến đổi từ nhiệt năng thành điện năng.
Cơ bản nhà máy điện này sử dụng nhiên liệu hóa thạch để cấp nhiệt năng đun sôi
nước, hơi nước này được đưa vào làm quay turbin gắn liền với máy phát điện.
Hiện nay người ta còn sử dụng 2 nguồn cấp nhiệt năng khác:
- Địa nhiệt: Lấy từ sức nóng trong lòng đất bằng cách khoan sâu trong lòng đất tại địa
điểm và độ sâu thích hợp rồi bơn nước vào, khi gặp nhiệt độ cao trong lòng đất se biến
thành hơi nước đưa vào turbin.
- Nhiệt năng tái sinh: Lấy từ nhiệt sinh ra bằng cách đốt rác thải sau công đoạn tái
sinh rác.
2,1,3 Nhà máy gas turbine
Đây cũng là nhà máy điện ứng dụng dạng biến đổi từ nhiệt năng thành điện năng.
Nhiên liệu sử dụng thường được gia nhiệt lên cao và đưa vào buồng đốt bao quanh
turbin, lúc này khí cháy sẽ dãn nở qua turbin khí làm quay máy phát điện.
2.1.4 Nhà máy thủy điện
Đây là nhà máy điện ứng dụng dạng biến đổi từ thế năng thành điện năng.
Nhà máy có cấu trúc gồm hồ chứa nước nước khá lớn nằm trên cao, đường ống dẫn
nước từ hồ chứa trên cao chảy xuống turbine nằm ở dưới thấp và ống dẫn nước thoát từ
turbine ra kênh thoát nước có vị trí thấp hơn turbine.
Thế năng của cột nước từ hồ chứa trên cao sẽ cung cấp cơ năng để làm quay turbine
gắn liền với máy phát điện.
2.1.5 Nhà máy điện thủy triều
Đây là nhà máy điện ứng dụng dạng biến đổi từ động năng thành điện năng.
Nhà máy gồm có các kênh tích sóng, các ống tích năng, bể tích năng và turbine trục
đứng gắn liền với máy phát điện.
Các kênh tích sóng sẽ dẫn sóng biển tử phía ngoài về, động năng từ sóng biển sẽ được
biến thành cơ năng qua các kênh tích sóng và ghép với hệ ống tích năng biến đổi động
năng thành thế năng do nước qua các kênh tích sóng dâng nước lên trong hệ ống tích
năng lên bể tích năng. Nước từ bể tích năng sẽ đưa vào turbine để phát điện.
2.1.6 Nhà máy điện gió
Đây là nhà máy điện ứng dụng dạng biến đổi từ cơ năng thành điện năng.
Nhà máy gồm có nhiều máy phát điện gió được lắp đặt trãi rộng trên 1 vùng địa lý
khá lớn. Máy phát điện gió hiện nay thường có cấu tạo gồm bộ cánh thu gió (thu năng

12
lượng cơ của gió), máy phát điện và cánh hướng gió. Bộ cánh thu gió có thể xoay được
để dể dàng điều chỉnh theo vận tốc gió hoặc theo công suất phát điện.
2.1.7 Nhà máy điện mặt trời
Đây là nhà máy điện ứng dụng dạng biến đổi từ quang năng thành điện năng.
Nhà máy bao gồm nhiều tấm năng lượng mặt trời được ghép lại với nhau, mỗi tấm
năng lượng này thực chất là một pin mặt trời nên chỉ phát điện khi có đủ ánh sáng chiếu
vào và là nguồn điện một chiều (DC), do đó điện phát ra của hệ thống này cũng là điện
DC, để có thể hòa điện với lưới điện ngoài thì nhà máy điện mặt trời phải có bộ đổi điện
từ DC thành AC và để có thể sử dụng liên tục thì cần có acqui để trữ điện.

13
14
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHỤ KIỆN TRONG ĐƯỜNG DÂY

I VẬT LIỆU ĐIỆN


1.1 Vật liệu cách điện
Vật liệu cách điện phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
 Có độ bền điện cao để giảm bớt kích thước của thiết bị.
 Có khả năng dẫn nhiệt tốt.
 Trơ về mặt hóa học
 Rẽ tiền và dễ kiếm.
1.1.1 Vật liệu cách điện khí
a). Không khí:
+ Cách điện chính của đường dây trên không
+ Kết hợp với cách điện rắn tạo ra cách điện hỗn hợp.
b). Ni tơ: Có độ bền điện tương tự không khí, được sử dụng để làm cách điện cho tụ
khí
c). Khí SF6: Có độ bền điện cao gấp 2,5 lần không khí, khối lượng riêng cao gấp 5,1
lần không khí, nhiệt độ sôi thấp -64 0C, có thể nén ở nhiệt độ thường tới 2Mpa mà không
bị hóa lỏng. SF6 không độc, độ bền vũng hóa học cao, không bị phân hủy ở nhiệt độ
8000C.
d). Khí CCl2F2 ( Freon – 12 ): Có độ bền điện xấp xĩ elegas, nhiệt độ sôi 247,7 0k và
gây ăn mòn một số điện môi hữu cơ.
e). Khí trơ: Được dùng làm cách điện cho các bộ phận phóng điện khí. Các khí trơ có
nhiệt dẫn thấp, độ bền nhiệt kém.
1.1.2 Vật liệu cách điện lỏng
a). Dầu máy biến thế: dùng để cách điện, giải nhiệt và dập tắt hồ quang trong thiết bị
đóng cắt đối với các loại máy cắt dầu, cách điện cáp, đầu cáp.
+ Ưu điểm:
 Có độ bền cách điện cao, trong trường hợp dầu chất lượng cao có thể đạt tới
160kV/Cm.
 Có thể xâm nhập vào các khe hở nhỏ.
+ Khuyết điểm:
 Dầu nhạy cảm cao với tạp chất và độ ẩm.
 Ở những nhiệt độ cao dầu tạo những bọt khí dẫn đến tính cách điện và làm mát
đều giảm sút.
b). Dầu tụ điện: Tẩm cho giấy cách điện để làm tăng điện dung của tụ và làm giảm
giá thành tụ.
1.1.3 Vật liệu cách điện rắn

15
a) Sứ cách điện: gốm, thủy tinh và polymer dùng để cách điện thiết bị và cách điện
dây dẫn với đất ( vật dẫn điện ).
b). Các loại nhựa cách điện: nhựa PE, XLPE, PVC dùng để cách điện võ cáp, cách
điện dây dẫn và thiết bị

1.2 Vật liệu dẫn điện


1.2.1 Vật liệu dẫn điện rắn
Vật liệu dẫn điện rắn gồm các kim loại và hợp kim, vật dẫn điện kim loại được chia
làm 2 loại là loại có điện dẫn cao và loại có điện trở cao. Kim loại có điện dẫn cao thường
dùng làm dây dẫn điện, cáp điện, dây quấn máy điện, loại có điện trở cao dùng làm dây
đốt nóng bằng điện, đèn thắp sáng, biến trở.
1.2.2 Vật liệu dẫn điện lỏng
Vật liệu dẫn điện lỏng là các kim loại nóng chảy, các dung dịch điện phân, thường thì
các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao, nên trên thực tế vật dẫn điện lõng chỉ có thủy
ngân vì thủy ngân nóng chảy ở nhiệt độ thấp khoảng  39 o C .

1.3 Các vật liệu dẫn điện và cách điện thông dụng
1.3.1 Vật liệu dẫn điện thông dụng
Vật liệu dẫn điện thông dụng là kim loại đồng, nhôm, bạc, chì … dùng làm dây dẫn
điện, cáp điện và các thiết bị đóng cắt, quấn máy điện.
1.3.2 Vật liệu cách điện thông dụng
Vật liệu cách điện thông dụng gồm sứ. gốm, thủy tinh, Polymer dùng chế tạo sứ cách
điện trên đường dây và sứ cách điện của các thiết bị điện, các loại nhự như PE, XLPE,
PVC dùng để cách điện cho cáp và các thiết bị điện, giấy cách điện dùng trong các máy
điện.

II SỨ CÁCH ĐIỆN
2.1 Công dụng, phân loại và cấu tạo của sứ cách điện
- Công dụng : Sứ cách điện dùng để cách điện trên đường dây và thiết bị điện.
- Phân loại :
+ Về chức năng gồm có các loại : sứ cách điện đứng, sứ treo, sứ xuyên.
+ Về cấu tạo : gồm có sứ gốm, sứ thủy tinh, sứ polymer.

2.2 Các thông số kỹ thuật và yêu cầu của sứ cách điện


2.2.1 Sứ polyme
Chế tạo từ nhựa tổng hợp ứng dụng cho các đường dây truyền tải điện từ trung thế
đến cao thế 110kV, 220kV, 500kV, 750kV . . .
Cách điện polymer (Polymer insulator, silicon ruber insulator) được dùng làm vật liệu
cách điện cho đường dây truyền tải điện với cột treo dây. được sản xuất theo tiêu chuẩn

16
IEC cách điện. Một đơn vị cách điện bao gồm một chuỗi cách điện có độ bền và tuổi thọ
cao trên 20 năm, với đặc điểm nhẹ so với các loại cách điện khác, dễ lắp đặt, không phải
bảo dưỡng trong quá trình sử dụng, đặc biệt giá thành rẻ hơn so với cách điện thủy tinh,
gốm.
Sau đây là thông số kỹ thuật chính của một sản phẩm cách điện polymer tiêu biểu:

Cách điện Polymer (Polymer insulator, silicon ruber insulator) loại 110kV.

Trọng lượng (kg)


Đ.áp chịu đựng môi trường ướt
Điện áp xung chịu được (kV)
Chiều dài dòng rò L(mm)
Đ.kính vòng D1(mm)
Socket and ball size mm

C.dài chuỗi H(mm)


Phân loại cách điện polymer

Lực phá huỷ (kN)


Điện áp (kV)

Đ.kính tán sứ lớn nhất D(mm)

K.cách giữa tán sứ lớn B(mm)


K.cách phóng điện h(mm)

Đ.kính tán sứ nhỏ nhất d(mm)

(kV)
FXBW3
110 70 16 1180±15 1000 162 86 95 250 3150 550 230 5.0
-110/70

FXBW4
110 70 16 1240±15 1000 162 86 95 250 3150 550 230 5.0
-110/70

FXBW3
- 110 120 16 1180±15 1000 162 86 95 250 3150 550 230 5.0
110/120

FXBW4
- 110 120 16 1240±15 1000 162 86 95 250 3150 550 230 5.
110/120

2.2.2 Cách điện thủy tinh (glass insulator)


Cách điện thủy tinh (glass insulator) được chế tạo bằng thủy tinh cách điện ứng dụng
cho các đường dây truyền tải điện từ trung thế (>1kV) đến cao thế (110kV, 220kV,
500kV..). Trọng lượng của mỗi đơn vị (bát sứ) từ  6,1kg, 6,3kg, 6,5kg.

17
Cách điện thủy tinh dùng để cách ly vật mang điện giữa đường dây truyền tải điện với
cột, được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC.
Cách điện thủy tinh đa dạng chủng loại, thích nghi với các môi trường lắp đặt, các
môi trường nhiệt đới hóa.
Trong cách gọi thông thường, mặc dù sản phẩm đựoc làm bằng thủy tinh nhưng ta
hay gọi chung là sứ, bát sứ… Tuy nhiên, cách điện thủy tinh có những đặc tính ưu trội
hơn so với cách điện gốm, cách điện polymer.
Sau đây là thông số kỹ thuật chính tiêu biểu của một sản phẩm cách điện thủy tinh
điển hình do công ty TSD cung cấp trên thị trường:

Cách điện thủy tinh (glass insulator) 40kN

Standard Profile Fog Type Profile


Phân loại cách điện thủy tinh
(Categories glass insulator) UF040CA100 UF040CA110 UF040CJ110 UF040PA110
CC011NI CC011NI CC011NI CC011NI

IEC class (1) U40B U40BP

Đặc tính cơ học

Tải trọng phá hủy (kN) 40 40 40 40

Kích thước

Đường kính ngoài(mm) 175 175 255 175

Khoảng cách giữa tâm sứ cách


100 110 110 110
điện(mm)

Chiều dài dòng rò(mm) 195 195 320 295

Metal fitting size (2) 11 11 11 11

Đặc tính kỹ thuật điện  (3)

Điện áp chịu đựng tần số công  


nghiệp

-1 phút (trạng thái khô) (kV) 45 45 70 50

-1 phút (trạng thái ướt) (kV) 32 32 40 32

18
Điện áp chịu đựng xung sét
70 70 100 80
(trạng thái khô) (kV)

Điện áp đánh thủng (kV) 110 110 130 110

2.3 Kiểm tra sứ cách điện trong vận hành


 Kiểm tra ty sứ có bị ăn mòn, khuyết, rĩ sét không.
 Kiểm tra sứ có bị bụi bám, nhiễm bẩn, ố vàng hay bị bể sứ, mẽ bát sứ.
 Kiểm tra phóng điện vầng quang vào ban đêm để kiểm tra xem sứ có bị phóng
điện bề mặt do nhiễm bẩn hay không (đặc biệt là các vùng có không khí ô nhiễm
nhiều bụi bẫn và các vùng ven biển có hiện tượng nhiễm mặn gây phóng điện bề
mặt sứ ).

2.4 Kiểm tra sứ cách điện sau khi lắp đặt, kiểm tra định kỳ
 Kiểm tra ty sứ có bị cong, rĩ sét không.
 Kiểm tra sứ có bị bụi bám, nhiễm bẩn, ố vàng hay bị bể sứ, mẽ bát sứ.
 Kiểm tra sứ có bị lệch không ( lệch ngang tuyến không quá 150 )
 Đối với sứ căng thì kiểm tra xem chuỗi sứ có thẳng không.

2.5 Các sự cố liên quan đến sứ cách điện và biện pháp phòng ngừa
a). Các sự cố liên quan đến sứ cách điện
 Sét đánh bể sứ do phóng điện ngược, quá điện áp trên chuỗi sứ.
 Sứ bị đứt ty do ty bị an mòn gây sự cố rớt dây dẫn.
 Phóng sứ do sứ bị nhiễm bẩn.
b). Các biện pháp phòng ngừa
 Tăng cường bảo vệ chống sét của đường dây.
 Tăng thêm chiều dài chuỗi sứ để tăng cách điện chuỗi sứ.
 Lắp sừng phóng điện trên chuỗi sứ để tránh hiện tượng quá điện áp trên chuỗi sứ.
 Thường xuyên kiểm tra ty sứ và lau sứ đối với những vùng có không khí bị ô
nhiễm như khu vực gần nhà máy xi măng, nhà máy hóa chất, các khu vực ven
biển.

III TỤ ĐIỆN
3.1 Công dụng và cấu tạo của tụ điện trong hệ thống điện
3.1.1 Công dụng của tụ điện
Tụ điện được sử dụng với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp công suất vô công cho hệ
thống điện, nhờ đó hệ số sử dụng nguồn của hệ thống được nâng cao.
3.1.2 Cấu tạo của tụ điện trong HTĐ

19
Cấu tạo của tụ điện gồm 2 bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện gọi là
điện môi.
Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi và tụ
điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như tụ giấy, tụ gốm, tụ
hoá . . .

Hình: Cấu tạo của tụ điện Hình: Tụ điện gốm cao áp

3.2 Các thông số kỹ thuật và yêu cầu của tụ điện cao thế
3.2.1 Các thông số kỹ thuật của tụ điện
 Điện áp định mức Volt
 Dung lượng KVAR
 Dung sai: +/- %
 Tần số định mức Hz
 Loại điện môi
 Công suất tổn hao tgδ
 Nhiệt độ làm việc o
C
 Kích thước tụ
 Hiê ̣u
 Kiểu
 Năm sản xuất
 Nước sản xuất
 Số hiệu lô sản xuất

20
 Vị trí lắp đặt Trong nhà/Ngoài trời
3.2.1 Các yêu cầu của tụ điện cao thế
Tụ điện cao thế được sử dụng để cung cấp công suất vô công và sử dụng ở nơi có điện
áp cao nên cần đáp ứng các yêu cầu sau:
 Phải sử dụng điện môi có độ tổn hao nhỏ và không làm hao mòn các bản cực.
 Phải sử dụng các bản cực phù hợp với chất điện môi và cắt bằng máy đặc biệt để
làm tròn các mép cắt do đó không phát sinh tập trung điện trường ở mép cắt nên
tránh được hiện tượng phóng điện cục bộ.
 Các đầu cực của tụ điện phải được làm kín thật tốt với vỏ.
 Bên ngoài vỏ của tụ điện cao áp loại giấy tẩm dầu phải có các khe giãm áp để
tránh nổ tụ khi có sự cố.

3.3 Đấu nối và bảo vệ tụ điện trên lưới điện


3.3.1 Đấu nối tụ điện
a). Ghép song song
Trong giàn tụ bù thông thường ta đấu nối tụ điện thành hình sao mỗi pha sẽ ghép song
song 2 hoặc nhiều tụ.
b). Ghép song song các tụ nối tiếp
Nếu điện áp mỗi tụ nhỏ hơn điện áp pha thì ghép nối tiếp tụ điện trước khi ghép song
song. Đầu nối theo sơ đồ hổn hợp
3.3.2 Bảo vệ tụ điện
a). Bảo vệ từng tụ điện bằng cầu chì:
Thông thường giàn tụ bù được ghép song song nhiều tụ điện để đạt được công suất
yêu cầu, do đó nếu có 1 tụ bị hư (thường là bị phóng điện gây ngắn mạch 2 đầu cực) phải
cắt ngay tụ đó ra khỏi bộ tụ để tránh sự phóng điện từ các tụ còn lại qua tụ hư có thể gây
hư hỏng thêm các tụ khác hoặc gây cháy nổ.
Biện pháp đơn giản nhất là bảo vệ từng tụ điện bằng cầu chì thích hợp.
b). Bảo vệ toàn giàn tụ bù bằng rơle:
Với toàn giàn tụ, ta thường sử dụng các rơle bảo vệ quá dòng 50/51 ABCN kết hợp
với rơle bảo vệ không cân bằng cắt nhanh 50UB.

3.4 Các lưu ý khi làm việc với tụ điện


3.4.1 Khi đấu nối
Tụ điện là thiết bị điện có khả tích trử năng lượng đưới dạng điện trường, việc tích trữ
điện này có thể duy trì trong khoảng thời gian rất dài và có thể gây nguy hiểm nếu chạm
phải các đầu cực. Do đó trước khi đấu nối cần lưu ý phóng điện giữa 2 đầu cực để bảo
đãm tụ không còn tích điện.
3.4.2 Khi đóng điện

21
Nếu đóng tụ điện vào lưới bằng cầu dao phải lưu ý thao tác dứt khoác tránh đóng chập
chờn có thể tạo ra dòng xung kích nhồi qua tụ điện có thể đánh thủng hoặc gây nổ.
3.4.3 Khi cắt điện
Sau khi cắt tụ ra khỏi lưới trong một khoảng thời gian dài vẫn có khả năng phóng điện
gây nguy hiểm, cần phải lưu ý không được chạm vào các đầu cực, tốt nhất là phải phóng
hết điện ngay sau khi tách khỏi nguồn điện.

3.5 Chế độ kiểm tra và vận hành tụ điện


3.5.1 Kiểm tra trong vận hành
 Tình trạng bên ngoài.
 Tình trạng sứ cách điện.
 Tình trạng các đầu cosse.
 Tình trạng dây tiếp đất.
3.5.2 Vận hành tụ điện
Chỉ được đóng tụ bù khi thiếu công suất vô công trên mức cho phép đóng hoặc hệ số
công suất nhỏ hơn giá trị cho phép đóng.
Phải cắt ngay tụ bù nếu thừa công suất vô công (quá bù).

3.6 Các hạng mục thí nghiệm tụ điện


Kiểm tra dung lượng tụ: không được sai lệch quá dung sai qui định.
Kiểm tra công suất tổn hao tgδ: không được lớn hơn giá trị tối đa của nhà SX.
Kiểm tra dòng không cân bằng.
Đo điện trở cách điện.

IV CHỐNG SÉT VÀ NỐI ĐẤT


4.1 Yêu cầu của việc chống sét trong hệ thống điện
Đường dây là một phần tử dài nhất trong lưới điện nên thường bị sét đánh và chịu tác
dụng của quá điện áp khí quyển .
Quá điện áp không những chỉ gây nên phóng điện trên cách điện của đường dây mà
còn truyền vào trạm biến áp gây sự cố phá hoại cách điện trong trạm. Do đó khi giải
quyết vấn đề bảo vệ chống sét đường dây phải có quan điểm tổng hợp nghĩa là phải có
kết hợp chặt chẽ với việc chống sét ở trạm, đặc biệt là đoạn đường dây gần trạm phải
được bảo vệ cẩn thận vì khi sét đánh ở khu vực này sẽ đưa vào trạm các quá điện áp với
tham số lớn, rất nguy hiểm cho cách điện của trạm.
Quá điện áp khí quyển có thể là do sét đánh thẳng lên đường dây hoặc sét đánh xuống
mặt đất gần đó và gây nên quá điện áp cảm ứng trên đường dây. Có thể thấy trường hợp
đầu nguy hiểm nhất vì đường dây phải chịu đựng toàn bộ năng lượng của phóng điện sét,
do đó nó được chọn để tính toán chống sét đường dây .

22
Vì trị số của quá điện áp khí quyển rất lớn nên không thể chọn mức cách điện đường
dây đáp ứng được yêu cầu của quá điện áp khí quyển mà chỉ chọn theo mức thích hợp về
kinh tế và kỹ thuật. Do đó yêu cầu của bảo vệ chống sét đường dây không phải là loại trừ
hoàn toàn khả năng sự cố do sét mà chỉ là giảm sự cố tới giới hạn hợp lý .

4.2 Các loại chống sét.


Hiện nay bảo vệ chống sét đường dây có 02 loại:
 Chống sét dây
 Chống sét van

4.3 Phân loại, công dụng và yêu cầu của từng loại nối đất.
4.3.1 Phân loại
Có 3 loại nối đất
 Nối đất làm việc.
 Nối đất an toàn.
 Nối đất chống sét
4.3.2 Công dụng
Nối đất làm việc có nhiệm vụ đảm bảo sự làm việc của trang thiết bị điện trong các
điều kiện làm việc bình thường và sự cố theo các chế độ qui định. Đó là nối điểm trung
tính của cuộn dây máy phát, máy biến áp, máy bù, máy biến điện áp, máy biến dòng điện,
tụ bù..trị số điện trở nối đất quyết định bởi tình trạng làm việc của từng thiết bị .
Nối đất an toàn hay nối đất bảo vệ có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho người vận hành
khi cách điện của trang thiết bị điện bị hư hỏng gây rò điện. Đó là nối đất vỏ máy biến áp,
máy cắt, vỏ thiết bị điện, vỏ cáp, nối đất các kết cấu kim loại của trang bị phân phối
điện... phải đảm bảo điện áp bước và điện áp tiếp xúc không vượt quá giới hạn cho phép .
Nối đất chống sét nhằm tản dòng điện sét vào đất giữ cho điện thế các phần tử được
nối đất không quá cao, do đó tránh được sự phóng điện ngược từ các phần tử đó đến các
bộ phận mang điện và trang thiết bị điện khác. Đó là nối đất cột thu sét, dây chống sét,
chống sét ống, chống sét van, nối đất các kết cấu kim loại có thể bị sét đánh .
4.3.3 Yêu cầu của nối đất
Cọc nối đất thường dùng bằng cọc đồng tròn hay cọc thép tròn, thanh thép dẹt hình
chữ nhật hay hình thép góc dài 2-3m, đóng sâu xuống đất sao cho đầu trên của chúng
cách mặt đất khoảng 0,5-0,8m. Để chống ăn mòn kim loại, các ống thép và các thanh
thép dẹt hay thép góc có chiều dày không bé hơn 4mm.
Dây nối đất cần có tiết diện thỏa mãn độ bền cơ khí và ổn định nhiệt, chịu được dòng
điện cho phép lâu dài. Dây nối đất thường dùng thép có tiết diện 120mm 2 nhôm 35mm2
và dây đồng trần mềm nhiều sợi tiết diện không bé hơn 25mm2 .
Dây tiếp địa phải chôn đúng thiết kế và được bắt chặt vào cột bằng bu lông, chỗ bắt
bu lông phải được cạo sạch rỉ và không được sơn tại chỗ tiếp xúc. Phần ngầm của dây
tiếp địa (bao gồm cả cọc tiếp địa) nằm trong đất phải nối bằng phương pháp hàn và
không được sơn.

23
Điện trở tiếp địa của cột không được lớn hơn trị số quy định của thiết kế và quy phạm.
Trước khi nghiệm thu phải có trị số điện trở tiếp địa của từng vị trí cột.
Dây tiếp địa phải đủ, không bị ăn mòn. Nếu nghi tiếp địa bị đứt ngầm phải đo kiểm
tra điện trở tiếp địa. Nếu tiếp địa chưa đạt yêu cầu cần phải bổ sung tiếp địa, những tiếp
địa bị lỏng phải được xiết lại.

4.4 Công tác kiểm tra, thử nghiệm hệ thống nối đất.
4.4.1 Công tác kiểm tra
a). Kiểm tra định kỳ ngày
- Kiểm tra tình trạng các dây nối đất phần cột.
- Kiểm tra tình trạng nối đất phần móng và khu vực xung quang .
- Kiểm tra tình trạng mối nối, nối đất của dây chống sét .
b). Kiểm tra đột xuất
- Kiểm tra tình trạng các dây nối đất phần cột .
- Kiểm tra tình trạng nối đất phần móng và khu vực xung quang .
- Kiểm tra tình trạng mối nối, nối đất của dây chống sét .
c). Kiểm tra sự cố
- Kiểm tra tình trạng các dây nối đất phần cột .
- Kiểm tra tình trạng nối đất phần móng và khu vực xung quang .
- Kiểm tra tình trạng mối nối, nối đất của dây chống sét .
d). Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra tình trạng các dây nối đất phần cột .
- Kiểm tra tình trạng nối đất phần móng và khu vực xung quang .
- Kiểm tra tình trạng mối nối, nối đất của dây chống sét .
4.4.2 Thử nghiệm hệ thống nối đất đường dây
Để đảm bảo chống sét đoạn đầu đường dây trong khoảng 2km tới trạm biến áp, điện
trở tiếp địa của cột phải là 10 trở xuống .
Điện trở tiếp địa của cột được đo khi tách dây tiếp địa ra khỏi cột, Cứ 2 năm đo lại
điện trở tiếp địa một lần trường hợp trị số đo điện trở tiếp địa cột lớn hơn trị số tiếp địa
cột qui định trong thiết kế thì phải bổ sung để trị số đo điện trở tiếp địa cột bằng hoặc nhỏ
hơn trị số qui định trong thiết kế. Trường hợp sự cố do sét đánh làm vỡ sứ tại một vài cột
thì khi xử lý sự cố đồng thời phải đo lại trị số tiếp địa của cột này .
Việc đo điện trở nối đất cho phép tiến hành khi đường dây đang vận hành nhưng phải
đảm bảo các điều kiện như sau :
Tiến hành khi không có giông sét .
Khi tháo dây nối đất trên đường dây có bảo vệ bằng dây chống sét thì phải đeo găng
tay cách điện, hoặc trước khi tháo đầu dây nối đất khỏi cột, phải tạm thời nối tắt đầu dây
nối đất đó vào một cọc nối đất đóng trong đất, bằng sợi dây dẫn có tiết diện  10mm2 .

24
Tiến hành khi không có hiện tượng phóng điện trên trụ điện (như rò điện qua sứ,
phóng điện qua sừng dập hồ quang) .
4.4.3 Các phương pháp đo điện trở đất hiện nay
a). Phương pháp đo gián tiếp
Theo nguyên tắc vận hành an toàn thiết bị điện, điện trở của kết cấu nối đất, có thể
tiến hành việc đo điện trở nối đất bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng ta sử dụng
phương pháp đo thông dụng nhất, đó là phương pháp dùng ampe kế và vôn kế xoay
chiều, kết quả lấy ra nhờ các công thức tính toán. Sơ đồ này dùng nguồn điện xoay chiều
cấp qua một biến áp cách ly sau đó đưa đến điện cực nối đất A và cọc dòng C. Hai cọc đo
và điện cực nối đất được bố trí theo sơ đồ đường thẳng và cách nhau một khoảng l, tuỳ
thuộc vào từng đối tượng đo (là các cọc hệ thống nối đất theo mạch thẳng hay mạch vòng
khép kín) mà có khoảng cách cụ thể theo các sơ đồ tổng quát nêu ở phần sau (phần "Các
sơ đồ đo thông thường"). Đóng nguồn biến áp cách ly, trên các đồng hồ vôn và ampe sẽ
chỉ ra các giá trị dòng điện và điện áp, từ đó sẽ tính được điện trở nối đất theo công thức:

R= U/ I (Ω)

b). Phương pháp đo trực tiếp


Dùng cầu đo điện trở tiếp địa loại DET 2/ 2 để đo theo phương pháp sau :
Trong sơ đồ của phương pháp này sử dụng một cọc dòng và một cọc áp nằm trên
cùng một đường thẳng với điện cực nối đất cần được thử.
Cọc dòng đóng vào đất ở khoảng cách 30- 50 m so với điện cực nối đất cần được thử
và được đấu chắc chắn vào đầu cực C2 của thiết bị đo. Cọc áp được đóng vào đất ở vị trí
giữa cọc dòng và điện cực đo, đấu chắc chắn và đầu cực P2 của thiết bị đo. Đấu cực P1
và C1 của thiết bị đo vào điện cực cần đo. Tiến hành đo theo chỉ dẫn của phần hướng dẫn
sử dụng cầu đo thử nghiệm chung của thiết bị. Để kết quả đo chính xác, ta có thể tiến
hành đo nhiều giá trị điện trở nối đất ở các vị trí khác nhau bằng cách di chuyển cọc ra xa
hoặc gần hơn so với vị trí ban đầu 3 m. Tiến hành đo để xác định giá trị đo ở các vị trí đó.
Nếu độ lệch của mỗi giá trị đo này so với giá trị trung bình của 3 phép đo nằm trong cấp
chính xác yêu cầu, thì ta lấy giá trị trung bình là giá trị điện trở thực của điện cực nối đất.
Nếu các trị số đo chênh lệch vượt quá cấp chính xác yêu cầu, thì ta dùng phương pháp đo
khác.

25
Một cách khác có thể dùng trong phép đo này để nối từ thiết bị đến điện cực nối đất
chỉ bằng một dây đơn. Cách này chỉ thực hiện nếu như dây dẫn thí nghiệm có thể nối
ngắn mạch, bởi vì khi đó, điện trở của nó không được bao hàm trong phép đo,
Chú ý: Điện trở dây dẫn thí nghiệm điện cực nối đất có thể được xác định riêng bằng
cách tháo nó từ điện cực và nối đến các đầu cực C2 và P2, sau đó nhấn nút thử.

4.5 Công dụng và cấu tạo cơ bản của chống sét dây
Dây chống sét là thiết bị dùng để dẫn dòng điện sét xuống đất, bao gồm dây nối đất và
cực nối đất. Điện trở nối đất của chúng càng bé thì điện thế ở chỗ sét đánh càng nhỏ. Tại
các vị trí cột phải thực hiện nối đất cho dây chống sét, trường hợp đặc biệt nối đất không
thể đạt trị số yêu cầu thì có thể bỏ qua một vài vị trí cột không nối đất nhưng phải tăng
cường cách điện đường dây để không cho xảy ra phóng điện sét qua cách điện tại vị trí
cột cũng như trong khoảng dây ở khu vực đó. Không nên bỏ qua đến 3 vị trí nối đất liền
nhau trên một đường dây.
Hệ thống chống sét dây có cấu hình gồm có 3 phần như sau:
a). Dây chống sét
Thường làm bằng cáp thép gồm 07 sợi quấn lại với nhau có tiết diện 50mm2 hoặc
75mm2.
b). Dây dẫn sét
Dùng để dẫn dòng sét từ dây chống sét đến hệ thống tiếp đất. Thường làm bằng cáp
đồng trần, có tiết diện 50mm2 đến 75mm2. Được sửa dụng đối với trụ bê tông và trụ gỗ.
Đối với trụ tháp sắt, trụ thép ống, trụ sắt I, thì không cần dây dẫn sét mà sử dụng thân trụ
để dẫn dòng sét.
c). Hệ thống tiếp đất
Dùng để tản dòng điện sét trong đất gồm :
 Các cọc tiếp đất: thường dài từ 2,4 mét đến 3 mét . Đường kính ngoài thường là
14 – 16mm . Được chôn thẳng đứng & cách mặt đất từ 0,5 đến 1 mét . Khoảng
cách cọc với cọc từ 3 đến 15 mét.
 Dây tiếp đất: thường làm bằng thép mạ kẽm.

4.6 Các thông số kỹ thuật của chống sét dây.

Mã hiệu dây Tiết diện mm2 Số sợi thép Đường kính dây
St.22 21.99 7 6
St.38 37.1 7 7.8
St.70 67.35 7 10.5
St.90 88 7 12
TK.50 48.26 7 9.2
TK.70
Ngoài ra, trên đường dây 500kV còn có dây chống sét AC K  70/72 do Ucraina sản
xuất và loại chống sét – cáp quang. Dây AC K  là dây nhôm lõi thép. Dây chống sét-
cáp quang là dây đặc dụng có mô tả riêng .

26
4.7 Kỹ thuật bảo vệ chống sét đường dây.
Trên các đường dây 110kV, 220kV hiện nay thường bảo vệ chống sét bằng cách treo
1 dây chống sét (góc bảo vệ yêu cầu  300 ) hoặc 2 dây chống sét (góc bảo vệ yêu cầu 
200 ) nằm phía trên các bộ dây pha.
Đối với đường dây 110kV đi qua những vùng có điện trở đất lớn, để bảo vệ chống sét
hiệu quả, ngoài việc lắp dây chống sét người ta lắp thêm chống sét van trên đường dây để
chống tác hại do việc phóng điện ngược.
4.7.1 Chống sét van
Chống sét van được lắp đặt trên dây dẫn của đường điện cáo áp trên không, nhằm
giảm  rủi ro chọc thủng cách điện do quá điện áp khí quyển (phóng điện sét) và do quá
điện áp thao tác.
4.7.2 Công dụng
Chống sét van đường dây dùng để bảo vệ đường dây có nguyên lý hoạt động khác so
với hầu hết các kiểu chống sét khác. Đối với chống sét van đường dây, dòng điện sét
được dẫn trên dây dẫn. Đối với các trường hợp chống sét khác, dòng điện sét được cách
ly khỏi dây dẫn. Nếu không có chống sét van bảo vệ, khi xảy ra sét đánh trực tiếp vào cột
điện hoặc dây chống sét, dòng điện sét sẽ  đi qua dây thoát sét xuống đất. Nếu tổng trở
nối đất lớn thì điện áp giáng trên tổng trở nối đất cột điện lớn vượt quá khả năng chịu
đựng của cách điện dây dẫn, có thể xảy ra hiện tượngphóng điện ngược trên cách điện.
Phóng điện ngược: Là hiện tượng xuất hiện hồ quang bắt đầu từ dây nối đất cột điện vòng
qua cách điện tới dây pha mang điện (xem hình). Hiện tượng này có thể xuất hiện khi sét
đánh trực tiếp vào cột điện hoặc vào dây chống sét trên không, tại nơi đó có tổng trở đất
tương đối cao, khả năng thoát sét kém. Nó được biết đến như hiện tượng phóng hồ quang
ngược bởi vì nó có chiều ngược với hồ quang được tiến hành trong điều kiện phòng thí
nghiệm.
Hiện tượng phóng điện ngược thường kèm theo chọc thủng hoặc làm tổn thương cách
điện đường dây. Trong trường hợp này, máy cắt phải hoạt động để loại trừ sự cố.

27
Hình: Phóng điện ngược
Ngay lập tức, theo sau quá trình phóng điện ngược là quá trình phóng điện xuôi tần số
công nghiệp dọc theo đường dẫn đã bị ion hóa do phóng điện ngược gây nên (xem hình).
Hồ quang tần số công nghiệp này chỉ được dập tắt khi rơle bảo vệ đường dây tác động cắt
máy cắt đầu nguồn. Điều này sẽ gây nên một sự cố thoáng qua trên đường dây, nếu cách
điện được phục hồi hoặc sự cố vĩnh cửu nếu như cách điện bị phá hủy.

Hình: Phóng điện xuôi tần số công nghiệp


Nếu có một chống sét van được lắp trên pha này thì dòng sét sẽ đi qua chống sét van
vào dây dẫn (xem hình), sẽ không có hồ quang do phóng điện ngược gây ra dẫn đến
không xuất hiện hiện tượng ion hóa và không xẩy ra phóng điện tần số công nghiệp.
Trong các trường hợp sử dụng chống sét van đường dây sẽ ngăn chặn được hiện tượng
chọc thủng cách điện và do đó loại trừ các sự cố do quá điện áp khí quyển gây nên.

28
Hình: Đường dẫn dòng sét khi có dây chống sét và chống sét van
4.7.3 Cấu tạo
Có vài bộ phận cơ bản là chung cho tất cả các loại chống sét van đường dây. Tuy
nhiên, mỗi chống sét van đường dây lại có một cấu hình khác nhau và phải được thiết kế
cho từng ứng dụng cụ thể. Thậm chí trong một dự án có thể cần tới vài cấu hình khác
nhau tuỳ thuộc vào vị trí và phương thức đấu nối chống sét. Bộ phận kết nối và định
hướng của chống sét phải được thiết kế cho từng vị trí lắp đặt cụ thể. Tuy nhiên một
chống sét van đường dây có những thành phần cơ bản như sau:
- Kẹp máng: Bộ phận này giống như bộ phận nối dây dẫn với chuỗi cách điện. .
- Khớp nối mềm: Là bộ phận rất quan trọng quyết định tuổi thọ của chống sét, nó loại
trừ  ứng lực trên chống sét do chuyển động của dây dẫn gây ra.
- Shunt: Bộ phận dẫn điện từ dây dẫn đến chống sét van, giúp cho khớp nối mềm
không phải dẫn dòng điện.
- Thân chống sét: Thân của chống sét được thiết kế hàng loạt, phải xác định rõ chống
sét chỉ để dẫn xung sét hoặc cả xung sét và xung quá áp do thao tác đóng, cắt thiết bị gây
nên.
- Bộ phận ngắt khi sự cố: Trong trường hợp chống sét van bị sự cố, khi đó chống sét
van trở thành điểm ngắn mạch trên đường dây, bộ phận ngắt khi sự cố sẽ hoạt động
(tương tự cầu chì) cách ly chống sét van với đất.
Dây nối đất: Dây nối đất dùng để nối chống sét van với nối đất cột.

29
Hình: Cấu tạo chống sét van đường dây

4.7.4 Vị trí lắp đặt


Việc xác định vị trí lắp đặt chống sét van nhằm khai thác hiệu quả số chống sét
van hiện có và đạt được một suất sự cố trong giới hạn cho phép không phải là đơn giản.
Nếu trên đường dây có dây chống sét và có lắp chống sét van trên tất cả các dây pha
của tất cả các vị trí cột thì khả năng xảy ra chọc thủng cách điện khi sét đánh trực tiếp
vào dây pha là 0%.
Bất kỳ kiểu lắp CSV nào khác nằm giữa 2 kiểu trên đều làm giảm khả năng xảy ra
chọc thủng cách điện. Tuy nhiên, nếu không có nghiên cứu về việc hạn chế dòng sét thì
khả năng bị phóng điện chọc thủng là một ẩn số. Hầu hết các nhà sản xuất CSV đường
dây đều có thể tính được khả năng phóng điện hồ quang nếu họ được cung cấp một số
đặc tính (thông số) của hệ thống.
Có thể sử dụng các phần mềm kiểu như EMTP/ATP để nghiên cứu về giảm dòng sét.
Một số nhà tư vấn/đơn vị tư vấn có thể cung cấp dịch vụ này. Thông thường, vấn đề bảo
vệ quá điện áp là một quyết định vừa kinh tế vừa kỹ thuật. Khi mới lắp đặt dây chống sét,
người ta cố gắng làm sao tổng trở nối đất của cột là thấp nhất có thể. Tổng trở nối đất cao
có thể gây ra điện áp giáng đáng kể trên cột điện trong quá trình sét đánh sẽ xuất hiện
hiện tượng phóng điện ngược gây sự cố. Nguyên tắc chung ở đây là “Tổng trở nối đất
càng cao thì nguy cơ phóng điện ngược vào chuỗi cách điện càng lớn, càng có nhiều sự
cố khi có sét”.
Khi lắp đặt chống sét van trên một cột điện, tính quan trọng của việc nối đất sẽ bớt đi
và có thể coi như bị loại trừ. Nếu lắp chống sét van trên cả ba pha, trị số điện trở nối đất
không còn quan trọng nữa. Tại vị trí lắp đặt chống sét van có điện trở nối đất càng lớn,
dòng điện sét càng bị dẫn vào dây pha sang vị trí có điện trở nối đất nhỏ để thoát xuống
đất, dòng điện này không gây ra ảnh hưởng xấu nào đối với dây dẫn pha.

30
4.8 Chế độ kiểm tra trong vận hành chống sét.
4.8.1 Kiểm tra định kỳ ngày:
- Bị đứt sợi, bị tưa, bị tổn thương.
- Độ võng không bình thường.
- Tình trạng mối nối, nối đất.
4.8.2 Kiểm tra đột xuất:
- Bị đứt sợi, bị tưa, bị tổn thương.
- Độ võng không bình thường.
- Tình trạng mối nối, nối đất .
4.8.3 Kiểm tra sự cố:
- Bị đứt sợi, bị tưa, bị tổn thương.
- Độ võng không bình thường.
- Tình trạng mối nối, nối đất .
4.8.4 Kiểm tra kỹ thuật:
- Bị đứt sợi, bị tưa, bị tổn thương.
- Độ võng không bình thường.
- Tình trạng mối nối, nối đất .

V TRỤ ĐIỆN
5.1 Phân loại trụ điện: theo nguyên vật liệu, theo cấu trúc, theo công dụng.
5.1.1 Theo nguyên vật liệu
- Trụ kim loại
- Trụ bê tông
- Trụ gỗ
- Trụ polymer
5.1.2 Theo cấu trúc
- Trụ tháp sắt mạ kẽm.
- Trụ ống thép mạ kẽm .
- Trụ thép hình I mạ kẽm .
- Trụ bê tông ly tâm.
- Trụ gỗ .
5.1.3 Theo công dụng
- Trụ đỡ thẳng, cột đỡ góc .
31
- Trụ đỡ vượt.
- Trụ đỡ giao chéo.
- Trụ căng thẳng (néo thẳng).
- Trụ căng góc.
- Trụ dừng.
- Trụ hãm vượt sông.

5.3 Trụ bê tông: các loại trụ bêtông, thông số kỹ thuật cơ bản, yêu cầu trong vận
chuyển và thi công lắp đặt.
5.3.1 Các loại trụ bê tông
Có 02 loại trụ bê tông:
- Trụ bê tông cốt thép.
- Trụ bê tông ly tâm.
5.3.2 Thông số kỹ thuật cơ bản
a). Trụ bê tông cốt thép
Đang thu thập tài liệu
b). Trụ bê tông ly tâm

 
BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT TRỤ BTLT

Đường KínhĐường Kính


Stt Sản Phẩm Ngọn(mm) Gốc(mm) Lực Đầu Cột(daN)
1 Cột BTLT 20 m C 194 452 1000
2 Cột BTLT 20 m D 194 452 1300
5.3.3 Yêu cầu trong vận chuyển và thi công lắp đặt
a). Vận chuyển trụ bê tông
Tùy theo tình hình thực tế, phương tiện, địa hình, địa thế nơi thi công, ta có nhiều
phương thức vận chuyển khác nhau:
 Vận chuyển bằng cơ giới :
- Đường bộ: Cho những nơi xe cơ giới có đường thuận tiện ra vào dễ dàng, đôi khi
còn phải tuy phí cao nhưng vận chuyển mau chóng, ít tốn nhân lực .
- Đường thủy: Gặp những nơi làm việc có nhiều sông rạch người ta vận chuyển
bằng đường thủy, dùng ghe tàu có máy nổ, hay xà lang, phương thức này cũng ít tốn nhân
lực cũng mau chóng nhưng rất bất tiện là phải chờ nước lớn, đôi khi vận chuyển vào ban
đêm, nếu ban ngày nước cạn .
 Vận chuyển bằng thủ công :

32
Có nhiều địa điểm dựng trụ không có đường xe ra vào, không có sông rạch để vận
chuyển bằng ghe tàu, lúc đó phải dùng sức lao động con người để vận chuyển .
- Phương thức vận chuyển
+ Vùng đất khô ráo :
Nếu có trở ngại phải phát hoang, làm đường tạm, bắc cầu qua mương rạch nhỏ hẹp .
- Dùng long xa : Người ta câu trụ để neo lên long xa, ràng buộc chắc chắn tập
trung nhân lực kéo và đẩy vào, hoặc kết hợp với tời để kéo trực tiếp vào .
- Dùng puly chuyển hướng : Trường hợp tại nơi đó ta không đặt được tời vì lý do
vận chuyển khó khăn, ta phải dùng puly chuyển hướng. Nơi đặt puly chuyển hướng phải
dùng hố thế chôn log gỗ .
+ Vùng triền dốc:
- Khi lên dốc : phương thức cũng như trên nhưng cũng phải cho người đi theo xe
có nhiệm vụ chèn bánh xe để khỏi tuột dốc .
- Khi xuống dốc : Không để cho xe trượt tự do, luôn luôn lấy phần nặng để làm
lực cản giảm bớt sức trượt của trụ, vẫn bố trí người đi kèm theo xe để xử lý khi gặp trở
ngại .
+ Vùng đất sình lầy:
Vùng ruộng vườn về mùa mưa đất lầy lội dễ bị lún nên không sử dụng long xa được
phải kéo trực tiếp, để giảm bớt lực ma sát trụ tiếp xúc với mặt đất, người ta dùng bàn
trượt để kéo. Bàn trượt giống như mũi thuyền làm bằng tôn dày, chắc chắn và trụ được
buột chặt trên bàn trượt .

+ Vùng sông rạch:


Nếu gặp nơi thi công có sông rạch người ta vận chuyển trụ bằng đường thuỷ. Tùy
theo sông rạch sâu cạn hoặc rộng hẹp mà dùng các phương tiện khác nhau:.
- Sông rộng và sâu : Người ta dùng xà lang để vận chuyển trụ đến vị trí lắp đặt nhưng
phải chờ nước lớn mới vận chuyển được .
- Sông rạch cạn và hẹp : Dùng thùng phi để kết bè, số lượng thùng phi nhiều hay ít tuỳ
thuộc vào trọng lượng của trụ, thùng phi buột từng cặp một nằm dọc theo thân trụ .
- Phương pháp cho trụ xuống sông rạch:
Bè trụ bằng thùng phi chỉ áp dụng cho sông rạch cạn và hẹp. Đôi khi bề mặt của sông
rộng từ 4-5m và sâu 1-1,5m. Do đó muốn cột thùng phi vào trụ rồi cho xuống sông ta tiến
hành các việc sau :
 Ta chỉnh trụ bằng xiên (xéo), đừng để trụ nằm vuông với sông, bởi vì đoạn góc
dài 8m .
 Đem sang bên kia bờ sông, chân vịt, tời và cáp tời sau đó tìm vị trí thích hợp để
neo tời .
 Rãi cáp tời băng qua sông, đầu cáp được buộc vào đầu trụ bê tông, cáp còn lại
được cuốn vào ống chỉ rồi cho công nhân quay căng cáp để kiểm tra chân vịt neo
tời xem đã chắc chắn an toàn .

33
 Kiểm tra xong tời tiếp tục quay, trụ sẽ tiến ra ngoài bờ sông khoảng 1m, ta ngưng
quay tời .
 Lấy 02 thùng phi kẹp ở họng trụ dùng nài cáp mềm buộc chặt lại .
 Cho tời quay tiếp tục và buộc tiếp 02 thùng phi khác và cứ như thế đến cặp thùng
cuối cùng .
 Khi trụ đã nằm hoàn toàn dưới lòng sông, trụ nặng nên chìm xuống, ta chỉ thấy
hai nữa thùng phi nổi lên mặt nước .
b). Thi công lắp đặt
Dựng cột là một công việc đặc biệt quan trọng, đòi hỏi ngường công nhân phải có
tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, biết tổ chức chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đến khi thi công .
Dựng trụ là nâng cột từ khi nằm dưới đất đến khi cột ở vào vị trí thẳng đứng, bằng
cơ giới hay thủ công, tùy thuộc vào cấu tạo trọng lượng, còn phụ thuộc vào địa hình thi
công, nên dựng cột có nhiều phương pháp .
 Dựng bằng phương pháp thủ công:
+ Dựng bằng tó : phương pháp này áp dụng cho những loại trụ chiều cao không
quá 8m và nặng không quá 600kg, dùng những bộ tó chiều dài khác nhau để đẩy trụ lên
cao . Phương pháp này chỉ áp dụng cho các trụ điện hạ thế, dây thông tin .
+ Dựng trụ bằng cần bích được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, gọn nhẹ, đơn giản
và dễ thi công. Phương pháp này áp dụng để dựng tất cả các loại trụ trong mọi điều kiện .
 Dựng bằng cơ giới:
Sử dụng xe cẩu để dựng trụ .

5.4 Trụ thép: các loại trụ thép, thông số kỹ thuật cơ bản, yêu cầu trong lắp đặt.
5.4.1 Các loại trụ thép
- Trụ tháp sắt mạ kẽm.
- Trụ ống thép mạ kẽm .
- Trụ thép hình I mạ kẽm .
5.4.2 Thông số kỹ thuật cơ bản
a). Trụ tháp sắt
- Vật liệu làm cột điện: Thép SS41 theo tiêu chuẩn JISG 3101, 3106.
- Mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu chuân 18TC

Thông số kỹ thuật
Tên sản phẩm Chiều Khoảng cách
STT Tim móng Khối lượng
Số chế tạo cao xà 
 (M)  (tấn)
 (M) (M)
Cột thép cho đường
A        
dây 110KV

34
+ Cột đỡ 110KV một
mạch
1 26,6 2,8 4 3,57
VA-D111-001
(D111-26A)
+ Cột đỡ 110KV hai
mạch
2 42 4,9 4 11,54
VA-D122-001
(D122-42D)
+ Cột đỡ 110KV bốn
mạch
3 46,2 5,41 3,5 12,5
VA-D142-001
(D142-46B)
+ Cột đỡ vượt
110KV hai mạch
4 70 10,4 5,5 31,6
VA-DV122-001
(DV-70)
+ Cột néo 110KV
một mạch
5 29,7 7,5 4 6,54
VA-N111-001
(N111-29A)
+ Cột néo 110KV hai
mạch
6 33,7 7,5 4 12.44
VA-N122-001
(N122-33D)
+ Cột néo 110KV
bốn mạch
7 38,8 7,6 3,5 19,7
VA-N142-001
(K142-38B)

VI DÂY DẪN
6.1 Phân loại dây dẫn: theo nguyên vật liệu, theo cấu trúc, theo công dụng
6.1.1 Phân loại dây dẫn theo nguyên vật liệu
a). Dây đồng
Đồng là kim loại có tính dẫn điện tốt nhất trong các kim loại thông dụng, đặc tính cơ
lý khá tốt nên tuy giá thành khá cao vẫn được sử dụng rộng rãi cho các mạch điện hạ thế,
đặc biệt được sử dụng trong các mạch đo lường điều khiển.
b). Dây nhôm
Nhôm là kim loại có tính dẫn điện khá tốt, giá thành rẽ nên hiện nay được sử dụng
rộng rãi trong lĩnh vực truyền tải và phân phối, yếu điểm của dây nhôm là tính clịu lực
kém nên khi làm dây dẫn dạng treo phải được tăng cường lõi thép, việc nối dây nhôm
cũng phải sử dụng công cụ riêng mới có được tiếp xúc tốt và bền vì vậy dây nhôm ít được
sử dụng trong dân dụng.
c). Dây thép mạ

35
Thép là kim loại rẽ tiền nhưng dể rĩ sét và dẫn điện không được tốt lắm, nhưng thép
lại có ưu điểm là độ bền kéo rất lớn vì vậy rất thích hợp để sử dụng làm dây chống sét
(phải mạ kẽm).
6.1.2 Phân loại dây dẫn theo cấu trúc
a). Dạng thanh hoặc ống
Trong các mạch có dòng điện lớn, khi các dây dẫn đặt gần nhau có thể phát sinh lực
điện từ lớn ta thường sử dụng dây dẫn dưới dang thanh kim loại hình chử nhật, hình tròn
hoặc dạng ống để giãm được độ rung động có hại. Dạng thanh hoặc dạng ống còn được
dung làm nơi đấu nối cho các đầu dây dẫn như thanh cái.
b). Dạng cáp hoặc dây trần hoặc có bọc cách điện
Dạng cáp trần được sử dụng ngoài trời trên sứ đỡ, sứ treo hoặc các rãnh đi dây trong
mương.
Dạng cáp bọc có nhiều dạng để đáp ứng các yêu cầu sử dụng khác nhau như loại treo
ngoài trời và loại đặt trong mương, cáp hạ thế và cáp cao thế, vật liệu làm cách điện (PE,
PVC, XLPE . . .) số sợi cáp đi chung (1 sợi, 2 sợi, …)
c). Cáp hoặc dây mềm
Được làm từ rất nhiều dây dẫn có tiết diện nhỏ bện lại giống như cấu trúc của dây
thừng nên rất mềm. Thường dung để làm các cáp hoặc dây dẫn di động như: tiếp địa lưu
động, dây nối tiếp địa cửa tủ bảng điện . . .
6.1.3 Phân loại dây dẫn theo công dụng
 Thanh cái
 Dây chống sét
 Dây siêu nhiệt
 Dây tín hiệu (dây nhị thứ)

6.2 Cách xác định loại dây dẫn qua tên thường gọi.
- AC: Nhôm – thép, loại thường có tỷ số tiết diện nhôm thép là 5,5 đến 6.
- ACO: Nhôm – thép, loại nhẹ có tỷ số tiết diện nhôm thép là 7,5 đến 8
- ACY: Nhôm – thép, loại tăng cường có tỷ số tiết diện nhôm thép là 4,5
- ACKC: Nhôm lõi thép, phần lõi thép phủ mỡ trung tính và chịu nhiệt .
- ACKC: Nhôm lõi thép, toàn bộ nhôm và thép phủ mỡ trung tính và chịu nhiệt .
- ACK: Nhôm lõi thép, lõi thép được bọc hai lớp bằng nhựa polyetylen .
- ACSR: Nhôm lõi thép.
- TAL: Dây dẫn kháng nhiệt lõi thép.
- ZTACIR: Dây dẫn siêu kháng nhiệt.
- ACCC: Dây dẫn siêu nhiệt lõi composite.

36
6.3 Các tiêu chuẩn và kích cở dây thông dụng: tiêu chẩn Mỹ, tiêu chuẩn châu Âu,
tiêu chuẩn quốc tế.
6.3.1 Tiêu chuẩn Mỹ

Ký hiệu dây Tiết diện Đường kính Dòng điện


(mm2) (mm) (A)
nhôm thép thép Toàn bộ
ACSR 336,4 MCM- 26/7 170.6 27.9 6.74 18.28 53
ACSR 397,5 MCM- 26/7 201.3 32.9 7.3 19.85 580
ACSR 397,5 MCM- 30/7 201.3 47.3 8.76 20.5 580
ACSR 477 MCM- 26/7 241.6 65.4 10.3 22.8 610
ACSR 795 MCM- 26/7 410 67.35 10.5 28.5 900
ACSR 330/72 326.8 52.8 9.3 25.3 651
AC - 120/20 115 22 6.0 15.2 380
AC - 150/26 148 26.6 6.6 17.0 450
AC - 185/29 181 34.4 6.9 18.8 510

VII CÁP ĐIỆN


Cáp điện là tên gọi chung cho các loại dây dẫn có nhiều sợi được bện xoắn lại với
nhau, có nhiều loại cáp điện khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng

7.1 Phân lọai cáp điện


Có nhiều loại cáp điện khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng, để tiện việc nhận biết ta
có 2 cách phân loại là phân loại theo nguyên vật liệu và phân loại theo cấu trúc.
7.1.1 Phân loại theo nguyên vật liệu
a). Phân loại theo nguyên vật liệu dẫn điện
Có 3 loại cáp thông dụng là cáp đồng, cáp nhộm và cáp thép mạ kẽm
b). Phân loại theo nguyên vật liệu cách điện
Có nhiều loại: cáp nhựa PE, cáp nhưa PVC, cáp nhựa XLPE
7.1.2 Phân loại theo cấu trúc
a). Phân loại theo cấp điện áp
Có cáp hạ thế, cáp trung thế và cáp cao thế. Chúng khác biệt nhau bởi số lớp cách
điện và chiều dày của từng lớp.
b). Phân loại theo môi trường lắp đặt
Có các loại cáp thường, cáp treo, cáp ngầm đi trong mương và cáp ngầm chôn trực
tiếp trong đất.
c). Phân loại theo số sợi cáp đi chung
Có nhiều loại: cáp đơn, cáp 1 pha: 2 sợi cáp, cáp 3 pha: 3 sợi cáp, 4 sợi cáp . . .

37
38
CHƯƠNG 3 KỸ THUẬT AN TOÀN BẢO HỘ CỨU HỘ

I KỸ THUẬT AN TOÀN
Trong công tác của người công nhân ngành điện, việc nắm bắt được kỹ thuật an toàn
là đều vô cùng cần thiết. Phần này sẽ giới thiệu về các yếu tố gây nguy cơ và biện pháp
khắc phục phòng ngừa bao gồm:
 An toàn điện: trường điện từ cao, khoảng cách phóng điện, hiệu ứng ion hóa.
 An toàn cơ học: lực kéo đứt, lực bẻ gãy, hệ số ma sát, động năng, thế năng.
 Các yếu tố khác: sự cháy, nổ và ăn mòn của hóa chất.
 An toàn trong công tác quản lý đường dây.
 An toàn trong công tác thi công sửa chữa đường dây.
1.1 An toàn điện
1.1.1 Trường điện từ cao
Trường điện từ là một dạng năng lượng đặc biệt của vật chất có mặt ở khắp mọi nơi,
do đó có ảnh hưỡng nhất định đến sự an toàn của con người cũng như thiết bị, đặc trưng
bởi sự tương tác do các tính chất điện và từ ở mức biên độ lớn, cụ thể là:
a). Tác động của trường điện từ cao đối với con người.
Con người không thể nhìn thấy và không thể cảm nhận ngay được sự hiện diện của
trường điện từ, chính vì vậy không thể biết được sự nguy hiểm do sự hiện hữu của trường
điện từ cao. Sự phát xạ điện từ cường độ cao có tác động gây hại lớn đến cơ thể người,
Đặc biệt ở những nơi có điện cao thế, việc tạo nên điện trường cao có thể gây phóng điện
tạo nguy hiểm trực tiếp cho con người.
b). Tác động của trường điện từ cao đối với thiết bị và trang cụ
Với hầu hết các thiết bị điện và trang cụ bảo hộ về điện thông thường đều có khả năng
chịu được một mức điện áp tăng cao trong một khoảng thời gian, điều này được xác định
nhờ vào khả năng chịu đựng về mặt điện trường của vật liệu dùng chế tạo, trong vận hành
và sử dụng cần phải lưu ý tránh gây ra điện trường cao có thể gây phá hũy thiết bị hoặc
trang cụ bảo hộ về điện đó.
Với các thiết bị điện có dòng điện lớn chạy qua như thanh cái, biến áp lực, máy cắt,
biến dòng, dây tiếp địa . . . sẽ tạo nên từ trường, trong một dốtrường hợp việc tạo nên từ
trường cao có thể gây vỡ nổ thiết bị tạo nguy hiểm gián tiếp cho con người.

1.3 Các yếu tố khác


1.3.1 Sự cháy nổ
Sự cháy nổ chính là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây nguy hiểm cho con
người cũng như thiết bị. Việc hình thành nên sự cháy nổ có các nguyên nhân chính sau:
- Sự hiện diện của hóa chất dễ cháy nổ.
- Môi trường dể phát sinh khí cháy hoặc chất oxy hóa.

39
Hoá chất dễ cháy nổ là các chất có thể tự phân rã gây ra các thành phần oxy hóa hoặc
chất dể cháy nổ, trong công tác thường gặp các loại như xăng, dung môi, các chất tẩy rĩ,
pha sơn . . .
Môi trường dể phát sinh khí cháy nổ hoặc chất oxy hóa là những nơi có khả năng bốc
hơi cháy trong một số điều kiện nhất định có thể hợp với không khí hoặc với oxy nguyên
chất như bình oxy trong công tác hàn xì để tạo thành hổn hợp nổ , một số nơi như xưỡng
xi mạ hoặc phòng acqui trong quá trình nạp cũng phát sinh hổn hợp nổ.
Để tránh các nguy cơ cháy nổ cần lưu ý sử dụng, bảo quản và lưu trữ đúng theo qui
định về sử dụng hóa chất độc hại dể gây cháy nổ. Với các thiết bị có thể gây cháy nổ cần
lưu ý thực hiện đúng qui trình vận hành và phải thông gió cưỡng bức cho môi trường làm
việc.

1.4 An toàn trong công tác quản lý đường dây


1.4.1 Kiểm tra đường dây:
Nếu không biết chắc đường dây đã cắt điện và đang được tiếp địa phải luôn xem như
đường dây đang có điện, việc kiểm tra phải tiến hành trên mặt đất, ban đêm phải có đèn
soi, chú ý quan sát khi đến gần tránh trường hợp dây dẫn bị chùng, đứt luôn giữ khoảng
cách an toàn cần thiết.
Khi thấy dây dẫn đứt, rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng phải có biện pháp để không cho
mọi người tới gần dưới 10m, kể cả bản thân. Nếu là nơi có người qua lại thì phải cử
người đứng gác và báo ngay cho trực ca Điều độ (hoặc trưởng ca vận hành lưới điện, nhà
máy điện) biết. Nếu giao cho người khác đứng gác thì phải giải thích kỹ biện pháp an
toàn cho người đứng gác biết.
Khi trèo lên cột phải kiểm tra sơ bộ tình trạng của móng cột và cột. Nếu trèo lên cột
trên 3,0m thì phải thực hiện đúng các quy định về an toàn điện và làm việc trên cao. Cấm
trèo và làm việc ở phía đặt tay xà có sứ đỡ dây dẫn trên cột đơn.
1.4.2 Đo nối đất đường dây đang vận hành:
Khi cần đo nối đất của đường dây đang vận hành thì phải đảm bảo các điều kiện sau:
 Trời không có mưa, giông, sét
 Nếu đường dây có bảo vệ bằng dây chống sét thì khi tháo dây nối đất phải đeo
găng tay cách điện, hoặc trước khi tháo, đấu dây nối đất ở cột phải nối tắt tạm
thời đầu dây nối đất đó vào một cọc nối đất bằng một đoạn dây dẫn có tiết diện tối
thiểu 10mm2.

1.5 An toàn trong công tác thi công sửa chữa đường dây
1.5.1 Điều kiện cần thiết
 Mọi người lao động, kể cả lao động hợp đồng ngắn hạn, tạm tuyển, học sinh các
trường và các trung tâm đào tạo nghề điện trong quá trình thực tập, khi làm việc
trên cao phải được huấn luyện, kiểm tra quy trình đạt yêu cầu và phải tuân theo
những quy định của Quy trình An toàn Điện (QT-03-01).
 Những người làm việc trên cao từ 3,0m trở lên phải có giấy chứng nhận đủ điều
kiện sức khoẻ làm việc trên cao của cơ quan y tế theo quy định hiện hành. Đối với

40
những người làm việc ở đường dây hoặc thiết bị điện đặt ở vị trí so với mặt đất
cao trên 50m thì trước khi làm việc phải kiểm tra lại sức khoẻ.
 Người lao động tạm tuyển, hợp đồng ngắn hạn, học sinh các trường và các trung
tâm đào tạo nghề điện trong quá trình thực tập chỉ được làm việc trên cao trong
trường hợp không có điện.
1.5.2 Trang bị đầy đủ BHLĐ
Người làm việc trên cao, quần áo phải đúng quy định về trang phục, gọn gàng, tay áo
buông và cài nútc, đội mũ an toàn cài quai, đi giày an toàn, đeo dây an toàn, mùa rét phải
mặc đủ ấm; không mắc dây đeo an toàn vào những bộ phận di động hoặc những vật
không chắc chắn, dễ gẫy, dễ tuột.
Người làm việc trên cao, nếu thấy biện pháp an toàn chưa đủ, đúng với quy trình an
toàn thì có quyền báo cáo với người ra lệnh. Nếu chưa được giải quyết đầy đủ thì có
quyền không thực hiện và báo cáo với cấp trên.
1.5.3 Các qui định về an toàn khi làm việc trên cao
a). Khi làm việc trên cao phải thực hiện như sau:
 Để dụng cụ làm việc vào chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào cột, sao cho khi
va đập mạnh không rơi xuống đất;
 Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải dùng dây trực tiếp hoặc qua
puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và đứng xa chân
cột;
 Chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-
lết, búa con v.v, nhưng phải đựng trong bao chuyên dùng.
b). Khi trèo lên cột bê tông hoặc mái nhà phải:
 Trèo lên cột bê-tông ly tâm không có bậc trèo phải dùng thang một dóng, hai
dóng, guốc trèo, ty leo chuyên dùng. Khi trèo lên cột, lên thang phải trèo từ từ,
chắc chắn, tập trung tư tưởng; cấm vừa trèo vừa nói chuyện, nhìn đi chỗ khác.
Khi dùng thang một dóng, hai dóng, guốc trèo chuyên dùng hoặc ty leo phải có
quy trình sử dụng riêng cho các loại phương tiện này. Cấm trèo cột bằng đường
“dây néo cột”.
 Nếu cột đang dựng dở, cột đổ móng bê-tông trực tiếp dựng xong khi bê tông chưa
đủ thời gian liên kết theo quy định về xây dựng thì không được trèo lên bắt xà, sứ.
 Cột đổ móng bê-tông trực tiếp, sau khi bê tông đủ thời gian liên kết theo quy định
về xây dựng mới được trèo lên để tháo dây chằng, khi trèo phải sử dụng dây đeo
an toàn.
 Làm việc trên những mái nhà trơn, dốc phải có biện pháp an toàn để tránh trượt
ngã. Người phụ trách, cán bộ kỹ thuật phải có trách nhiệm theo dõi, nhắc nhở.
c). Khi đang làm việc trên cao không được phép:
 Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, nói chuyện, đùa nghịch.
 Đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung, ném, mang
vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người.
 Cho vào túi quần, áo các dụng cụ, vật liệu để đề phòng rơi xuống đầu người khác.

41
1.5.4 Những trường hợp không được phép làm việc trên cao:
 Người chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ, đang ốm đau hoặc đã sử
dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn trước khi làm việc.
 Khi có gió tới cấp 6 (40-50km/h) hay trời mưa to nặng hạt hoặc có giông sét, trừ
những trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền yêu cầu.

II CÁC TRANG CỤ AN TOÀN BẢO HỘ LAO ĐỘNG


Người lao động có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc các quy định, nội quy về an
toàn lao động, vệ sinh lao động và việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Luôn ý thức
phát hiện kịp thời các yếu tố không an toàn báo cho người quản lý trực tiếp biết để xử lý.
Để được an toàn trong công tác người công nhân ngành điện cần phải có kiến thức về
các trang cụ an toàn bảo hộ lao động, từ đó sẽ sử dụng đúng các trang cụ trong công tác
và bảo quản đúng để duy trì được sư an toàn cần thiết. Các trang cụ gồm có 2 nhóm
chính:
 Bảo hộ về điện: găng, ủng, sào thao tác, thảm, ghế, thang.
 Bảo hộ cơ học: nón, kính, găng vải, giày vải, đai thắt lưng an toàn.
2.1 Bảo hộ về điện
Các trang cụ an toàn bảo hộ về điện nhằm mục đích bảo vệ người làm việc tránh được
các nguy cơ trực tiếp về điện do dòng điện chạy qua người. Các trang cụ giúp người thao
tác được cách điện với đất bao gồm găng, ủng, sào thao tác, thảm, ghế, thang.
2.1.1 Quy định về an toàn khi sử dụng
 Trang cụ an toàn phải sử dụng đúng với cấp điện áp, đúng với mục đích sử dụng
do nhà chế tạo qui định, được thử nghiệm về độ cách điện (thử nghiệm lần đầu,
thử nghiệm định kỳ) và đang trong thời gian cho phép sử dụng;
 Nghiêm cấm việc sử dụng trang cụ an toàn không đúng với cấp điện áp làm việc,
sai tính năng, mục đích sử dụng, chưa được kiểm tra, thử nghiệm độ cách điện
(thử nghiệm lần đầu và thử nghiệm định kỳ), quá thời gian cho phép sử dụng;
 Trong quá trình sử dụng nếu nghi ngờ về độ cách điện của trang cụ an toàn phải
tiến hành thử nghiệm lại độ cách điện trước khi đưa vào sử dụng (mặc dù chưa
đến thời hạn thử nghiệm định kỳ).
2.1.2 Kiểm tra bảo quản
 Trong quá trình vận chuyển trang cụ an toàn phải có biện pháp giữ không để các
vật nặng, nhọn, các vật bằng kim loại đè lên phần cách điện.
 Hàng ngày, trước khi sử dụng, công nhân tại các Tổ phải kiểm tra, xem xét tình
trạng bên ngoài của trang cụ an toàn.
 Hàng ngày sau khi sử dụng xong, trang cụ an toàn phải được lau chùi sạch sẽ
bằng giẻ sạch.
 Khi không sử dụng, trang cụ an toàn phải được đặt trong bao đựng và đặt trên giá
đỡ để nơi khô ráo, tránh xa các nơi có nhiều bụi bẩn, hóa chất, không được đặt
các vật nặng, nhọn, các vật bằng kim loại đè lên.

42
 Khi phát hiện trang cụ an toàn bị hư hỏng không đảm bảo an toàn khi làm việc
hoặc hết thời gian cho phép sử dụng; Công nhân phải báo ngay với Tổ trưởng để
có kế hoạch xử lý và để tách riêng với các trang cụ tốt. Trên trang cụ an toàn bị
hư hỏng phải dán nhãn niêm phong:
“GĂNG (ỦNG) CÁCH ĐIỆN HƯ HỎNG – CẤM SỬ DỤNG”
hoặc
“GĂNG (ỦNG) CÁCH ĐIỆN CHƯA THỬ NGHIỆM – CẤM SỬ DỤNG”

2.2 Bảo hộ cơ học


Các trang cụ an toàn bảo hộ cơ học là các dụng cụ, phương tiện mà người lao động
phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh
trong quá trình lao động sản xuất gây ra.
2.2.1 Một số phương tiện bảo hộ thông dụng:
a). Nón bảo hộ:
Để chống chấn thương ở đầu (sọ não) do vật rơi từ trên cao xuống đầu, do va đập vào
những vật lơ lửng, vật chướng ngại, sắc nhọn ở ngang tầm đầu công nhân làm việc trên
công trường cần sử dụng mũ cứng bằng nhựa. Bất cứ khi nào ở trên công trường cũng
phải đội mũ bảo hộ, đặc biệt tại những khu vực đang có thi công trên cao. Mũ bảo hộ
phải có quai đeo để tránh bị rơi.
b). Kính bảo hộ:
Kính có tác dụng ngăn ngừa chấn thương mắt do bụi, các vật rắn và lỏng bắn vào mắt
khi làm các công việc như đập, cắt, khoan, đục, mài . . . Kính còn để chống tia hồng
ngoại, tử ngoại, tia sáng mặt trời khi làm các công việc như hàn điện, làm việc ngoài trời
nắng chói . . .
c). Găng bảo hộ:
Tay là bộ phận rất dễ bị chấn thương trên cơ thể, những công việc nguy hiểm thường
hay gây chấn thương tay như rách trầy da, gãy tay,sai khớp, đứt tay, bỏng tay . . .
Những công việc có tiếp xúc với những bề mặt sắc bén, các chất độc hại, nóng bỏng,
các máy móc nhiều rung chấn để đề phòng chấn thương tay, phải dùng trang bị bảo vệ tay
phù hợp như găng tay hay bao tay.
Găng tay hoặc bao tay thường làm bằng vải dầy như vải jean hoặc vải bạc.
c). Giày bảo hộ:
Để chống tác động cơ học (dẫm đinh và những vật sắc nhọn, vật liệu rơi vào chân …),
có thể dùng giày da có đế dày hoặc giày nhựa tổng hợp có tấm lót kim loại.
Làm việc ở những chỗ ẩm ướt, lầy lội phải tiếp xúc với những chất ăn mòn như axít,
kiềm, vữa bê tông … nên sử dụng giày hay ủng bằng cao su, nhựa tổng hợp.
Làm việc ở những nơi có hoá chất độc hại như xăng, dầu, axit … phải sử dụng các
loại giày, ủng đặc chủng chống lại tác hại của chúng.

43
d). Đai thắt lưng an toàn
Đai thắt lưng an toàn được sử dụng khi làm việc nhằm tránh nguy cơ bị rơi khi công
tác trên cao. Dây thắt lưng phải đảm bảo sử dụng dễ dàng và đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho người sử dụng.
2.2.2 Qui định về an toàn khi sử dụng
 Phải sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cần thiết theo công việc.
 Phải sử dụng đúng mục đích, đúng chủng loại bảo hộ, không được tùy tiện thay
thế bằng phương tiện bảo hộ khác.
 Phải kiểm tra trang cụ kỹ lưởng trước khi sử dụng:
- Nón phải kiểm tra còn nguyên vẹn, không nứt hoặc trầy quá sâu, quai đeo phải
chắc chắn
- Giày phải kiểm tra kỹ phần đế và mủi giày không bong tróc, hở chỉ may
- Đai thắt lưng an toàn trước khi sử dụng phải kiểm tra bên ngoài: móc khóa phải
còn tốt không bị rỉ sét, vỡ hoặc nứt, lò xo phải tạo đủ lực đàn hồi để đóng kín khóa,
đường chỉ phải còn đủ không bị bong , đứt . . . Trước khi leo cột phải kiểm tra lại độ
bền ngay trên mặt đất hoặc tại chân cột trước khi leo lên cột..

III CÁC BIỆN PHÁP CỨU HỘ


Trong một số trường hợp không mong muốn khi có tai nạn xảy ra, người công nhân
ngành điện được trang bị kiến thức tốt về các biện pháp cứu hộ có thể cứu sống nạn nhân
và giảm thiểu nguy cơ thương tổn. Việc cứu hộ bao gồm:
 Trợ giúp ban đầu.
 Hô hấp nhân tạo.
 Cứu hộ nạn nhân trên trụ.
3.1 Trợ giúp ban đầu
Việc trợ giúp ban đầu có ý nghĩa rất lớn trong việc cứu hộ, chẳng những tăng cao xác
suất cứu sống nạn nhân mà còn giúp giãm thiểu các di chứng nếu có sau khi hồi phục.
3.1.1 Kiểm tra kỹ nếu còn điện trên người nạn nhân phải tách rời điện khỏi nạn nhân
a). Cắt điện ngay nếu có thể
Tìm mọi cách cắt điện để trên người nạn nhân không còn điện:
 Đồng thời tìm cách cắt điện tại chổ (nếu là điện hạ thế) và báo cho đơn vị quản lý
điện yêu cầu cắt điện (đặc biệt nếu là nguồn điện cao thế)
 Cắt điện tại chổ bằng những thiết bị đóng, cắt ở gần nhất, như: công tắc, cầu chì,
cầu dao, máy cắt, rút phích cắm . . . Nếu ban đêm cắt điện làm mất chiếu sáng
phải chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để không ảnh hưởng việc cứu hộ. Nếu bị nạn
trên cao thì phải chuẩn bị để hứng, đỡ khi người đó rơi xuống.
b). Nếu không cắt được mạch điện
 Nếu là mạch điện hạ thế thì người cứu phải đứng trên vật cách điện khô ráo và
chắc chắn như bàn, ghế bằng nhựa hoặc gỗ . . . hoặc mang giày, dép, bằng vật

44
liệu cách điện khô ráo. Dùng tay có mang găng cách điện kéo nạn nhân ra khỏi
dây điện, nếu không có găng cách điện thì lót tay bằng các vật có tính cách điện
tốt như giấy, vãi khô, nhựa nylon để nắm lấy áo quần của nạn nhân kéo ra, hoặc
dùng vật cứng chắc như sào gậy để tách nạn nhân hoặc dây điện rời ra.
 Nếu là điện cao thế, người cứu hộ phải trang bị đủ găng và ủng cách điện đúng
cấp và dùng sào cách điện để tách nạn nhân hoặc dây điện rời ra.
 Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân.
3.1.2 Kiểm tra và trợ giúp ban đầu
Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào tình trạng của nạn
nhân để xử lý cho thích hợp, cụ thể như sau:
a). Nạn nhân chưa mất tri giác
Nếu nạn nhân chưa mất tri giác, chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì
phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó, mời y, bác sỹ
hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.
b). Nạn nhân mất tri giác
Nếu nạn nhân bị mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi
thoáng khí, yên tĩnh (trời rét phải đặt ở nơi kín gió), nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt
rãi trong mồm, cho ngửi nước tiểu, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời y, bác sỹ đến để
chăm sóc.
c). Nạn nhân đã tắt thở
Nếu nạn nhân không còn thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết thì phải
đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm và
kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Tiến hành làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay, phải
làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.

3.2 Hô hấp nhân tạo


3.2.1 Phương pháp trợ giúp hô hấp
Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng để giúp các nạn nhân bị ngất và mất
hô hấp có thể phục hồi việc hô hấp tự thân nên còn được gọi là hô hấp nhân tạo Có 2
phương pháp:
a). Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp
Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay gối vào đầu, một tay duỗi thẳng, mặt nghiêng về phía
tay duỗi, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Người làm hô hấp ngồi
trên lưng nạn nhân, 2 đầu gối quỳ xuống kẹp vào hai bên hông nạn nhân, hai bàn tay để
vào hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái để sát sống lưng, ấn tay đếm nhẩm “1-2-3” rồi lại
từ từ thả tay, thẳng người đếm nhẩm “4-5-6”. Cứ làm như vậy 12 lần trong 01 phút, đều
đều theo nhịp thở của mình, làm cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến quyết
định của y, bác sỹ mới thôi. Phương pháp này thường được áp dụng khi chỉ có một người
cứu.

45
b). Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa
Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới thắt lưng đặt gối mềm hoặc quần, áo vo tròn lại, để đầu
hơi ngửa, kéo mồm há ra, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi ra, một người ngồi bên cạnh
giữ lưỡi. Nếu mồm mím chặt thì lấy que cứng (không sắc) để cậy ra. Người cứu ngồi phía
đầu, cách đầu (2030) cm, 2 tay cầm lấy 2 tay nạn nhân (chỗ gần khuỷu), từ từ đưa lên
phía trên đầu sao cho hai bàn tay nạn nhân gần chạm vào nhau. Sau (23) giây nhẹ nhàng
đưa tay nạn nhân gập lại và lấy sức mình ép 2 tay nạn nhân lên ngực. Sau (2 3) giây lặp
lại các động tác trên và làm từ (1618) lần trong một phút. Làm thật đều và đếm “1-2-3”
cho lúc hít vào, “4-5-6” cho lúc thở ra. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được
bình thường hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi. Phương pháp này không
khí đưa vào phổi được nhiều hơn phương pháp nằm sấp, nhưng phải có 2 người.

3.2.2 Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực (Là phương pháp cứu
chữa có hiệu quả phổ biến nhất hiện nay)
Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần, áo, thắt lưng, nghiêng đầu nạn nhân sang một
bên, moi rớt rãi trong mồm, kéo lưỡi, đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau để cho cuống
lưỡi không bịt kín đường hô hấp. Người cứu hộ đứng (hoặc quỳ) bên cạnh nạn nhân, đặt
chéo 2 bàn tay lên 1/3 dưới xương ức, giữa ngực nạn nhân rồi dùng cả sức mạnh thân
người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống (35) cm. Sau khoảng 1/3
giây, buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy, khoảng từ
80-100 lần/phút. Đồng thời với động tác ép tim phải hà hơi, thổi ngạt. Dùng miếng gạc
(nếu có) đặt lên mồm nạn nhân, người cứu ngồi bên cạnh đầu, lấy một tay bịt mũi nạn
nhân, một tay giữ cho mồm nạn nhân há ra (nếu thấy lưỡi bị tụt vào thì kéo ra), hít thật
mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát mồm vào mồm nạn nhân mà thổi cho
lồng ngực phồng lên (hoặc bịt mồm để thổi vào mũi khi không thổi vào mồm được). Nếu
chỉ có một người thì cứ 15 lần ép tim chuyển sang hà hơi, thổi ngạt 02 lần. Nếu có 02
người thì một người làm động tác ép tim, người còn lại hà hơi, thổi ngạt. Cứ 05 lần ép
tim lại thổi ngạt 01 lần. Sau 2-3 phút, dừng lại 01 giây để kiểm tra. Làm liên tục cho đến
khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi.
Việc cứu chữa người bị tai nạn điện giật là một công việc khẩn cấp, càng nhanh càng
tốt, tuỳ theo hoàn cảnh mà phải chủ động dùng phương pháp cấp cứu cho thích hợp. Phải
hết sức bình tĩnh và kiên trì để cứu, chữa. Chỉ được phép cho là nạn nhân đã chết rồi khi
thấy bị vỡ sọ, bị cháy toàn thân. Ngoài ra phải coi như nạn nhân chưa chết.

46
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN......................................................................1

I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KỸ THUẬT ĐIỆN.......................................................................1

1.1 Các khái niệm cơ sở về kỹ thuật điện 1


1.1.1 Điện trường..................................................................................................................1
1.1.2 Điện thế.........................................................................................................................1
1.1.3 Điện dung......................................................................................................................2
1.1.4 Dòng Điện.....................................................................................................................2
1.1.5 Từ trường......................................................................................................................2
1.1.6 Điện một chiều..............................................................................................................3
1.1.7 Điện xoay chiều.............................................................................................................3
1.1.8 Tần số và góc pha đầu...................................................................................................3
1.1.9 Chu kỳ...........................................................................................................................4
1.1.10 Cảm ứng điện từ..........................................................................................................4
1.1.11 Tự cảm.........................................................................................................................5
1.1.12 Hổ cảm........................................................................................................................5

1.2 Các thành phần cơ sở của mạch điện 6


1.2.1. Mạch Điện...................................................................................................................6
1.2.2 Điện trở.........................................................................................................................6
1.2.3 Điện cảm.......................................................................................................................6
1.2.4 Điện dung......................................................................................................................7
1.2.5 Cảm kháng....................................................................................................................7
1.2.6 Dung kháng...................................................................................................................8
1.2.7 Tổng trở.........................................................................................................................8
1.2.8 Góc lệch pha và tam giác tổng trở.................................................................................9
a). Góc lệch pha 9
b). Tam giác tổng trở 9
1.2.9 Công suất.....................................................................................................................10
a). Công suất thực 10
b). Công suất kháng 11
c). Công suất toàn phần 11
1.2.10 Hệ số công suất.........................................................................................................11

1.3 Sự tương tác và biến đổi giữa các đại lượng 11


1.3.1 Các dạng năng lượng thường gặp...............................................................................11
a). Cơ năng: 11

47
b). Nhiệt năng: 11
c). Quang năng: 11
d). Hoá năng: 11
1.3.2 Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác..................................................12

II KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN...................................................................................12

2.1 Phát điện 12


2.1.1 Các dạng biến đổi năng lượng thành điện năng.........................................................12
2.1.2 Nhà máy nhiệt điện.....................................................................................................12
2,1,3 Nhà máy gas turbine....................................................................................................12
2.1.4 Nhà máy thủy điện......................................................................................................13
2.1.5 Nhà máy điện thủy triều..............................................................................................13
2.1.6 Nhà máy điện gió........................................................................................................13
2.1.7 Nhà máy điện mặt trời.................................................................................................13

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHỤ KIỆN TRONG ĐƯỜNG DÂY...................................15

I VẬT LIỆU ĐIỆN.....................................................................................................................15

1.1 Vật liệu cách điện 15


1.1.1 Vật liệu cách điện khí..................................................................................................15
a). Không khí: 15
b). Ni tơ: 15
c). Khí SF6: 15
d). Khí CCl2F2 ( Freon – 12 ): 15
e). Khí trơ: 15
1.1.2 Vật liệu cách điện lỏng................................................................................................15
a). Dầu máy biến thế: 15
b). Dầu tụ điện: 15
1.1.3 Vật liệu cách điện rắn..................................................................................................15
a) Sứ cách điện: 16
b). Các loại nhựa cách điện: 16

1.2 Vật liệu dẫn điện 16


1.2.1 Vật liệu dẫn điện rắn...................................................................................................16
1.2.2 Vật liệu dẫn điện lỏng.................................................................................................16

1.3 Các vật liệu dẫn điện và cách điện thông dụng 16
1.3.1 Vật liệu dẫn điện thông dụng......................................................................................16
1.3.2 Vật liệu cách điện thông dụng.....................................................................................16

48
II SỨ CÁCH ĐIỆN.....................................................................................................................16

2.1 Công dụng, phân loại và cấu tạo của sứ cách điện 16

2.2 Các thông số kỹ thuật và yêu cầu của sứ cách điện 16


2.2.1 Sứ polyme...................................................................................................................16
2.2.2 Cách điện thủy tinh (glass insulator)...........................................................................17

2.3 Kiểm tra sứ cách điện trong vận hành 19

2.4 Kiểm tra sứ cách điện sau khi lắp đặt, kiểm tra định kỳ 19

2.5 Các sự cố liên quan đến sứ cách điện và biện pháp phòng ngừa 19
a). Các sự cố liên quan đến sứ cách điện 19
b). Các biện pháp phòng ngừa 19

III TỤ ĐIỆN 19

3.1 Công dụng và cấu tạo của tụ điện trong hệ thống điện 19
3.1.1 Công dụng của tụ điện.................................................................................................19
3.1.2 Cấu tạo của tụ điện trong HTĐ...................................................................................19

3.2 Các thông số kỹ thuật và yêu cầu của tụ điện cao thế 20
3.2.1 Các thông số kỹ thuật của tụ điện...............................................................................20
3.2.1 Các yêu cầu của tụ điện cao thế..................................................................................21

3.3 Đấu nối và bảo vệ tụ điện trên lưới điện 21


3.3.1 Đấu nối tụ điện............................................................................................................21
a). Ghép song song 21
b). Ghép song song các tụ nối tiếp 21
3.3.2 Bảo vệ tụ điện..............................................................................................................21
a). Bảo vệ từng tụ điện bằng cầu chì: 21
b). Bảo vệ toàn giàn tụ bù bằng rơle: 21

3.4 Các lưu ý khi làm việc với tụ điện 21


3.4.1 Khi đấu nối..................................................................................................................21
3.4.2 Khi đóng điện..............................................................................................................21
3.4.3 Khi cắt điện.................................................................................................................22

3.5 Chế độ kiểm tra và vận hành tụ điện 22


3.5.1 Kiểm tra trong vận hành..............................................................................................22
3.5.2 Vận hành tụ điện.........................................................................................................22

3.6 Các hạng mục thí nghiệm tụ điện 22

IV CHỐNG SÉT VÀ NỐI ĐẤT................................................................................................22

49
4.1 Yêu cầu của việc chống sét trong hệ thống điện 22

4.2 Các loại chống sét. 23

4.3 Phân loại, công dụng và yêu cầu của từng loại nối đất. 23
4.3.1 Phân loại......................................................................................................................23
4.3.2 Công dụng...................................................................................................................23
4.3.3 Yêu cầu của nối đất.....................................................................................................23

4.4 Công tác kiểm tra, thử nghiệm hệ thống nối đất. 24
4.4.1 Công tác kiểm tra........................................................................................................24
a). Kiểm tra định kỳ ngày 24
b). Kiểm tra đột xuất 24
c). Kiểm tra sự cố 24
d). Kiểm tra kỹ thuật 24
4.4.2 Thử nghiệm hệ thống nối đất đường dây....................................................................24
4.4.3 Các phương pháp đo điện trở đất hiện nay..................................................................25
a). Phương pháp đo gián tiếp 25
b). Phương pháp đo trực tiếp 25

4.5 Công dụng và cấu tạo cơ bản của chống sét dây 26
a). Dây chống sét 26
b). Dây dẫn sét 26
c). Hệ thống tiếp đất 26

4.6 Các thông số kỹ thuật của chống sét dây. 26

4.7 Kỹ thuật bảo vệ chống sét đường dây. 27


4.7.1 Chống sét van..............................................................................................................27
4.7.2 Công dụng...................................................................................................................27
4.7.3 Cấu tạo........................................................................................................................29
4.7.4 Vị trí lắp đặt................................................................................................................29

4.8 Chế độ kiểm tra trong vận hành chống sét. 30


4.8.1 Kiểm tra định kỳ ngày:................................................................................................30
4.8.2 Kiểm tra đột xuất:........................................................................................................30
4.8.3 Kiểm tra sự cố:............................................................................................................30
4.8.4 Kiểm tra kỹ thuật:........................................................................................................30

V TRỤ ĐIỆN 31

5.1 Phân loại trụ điện: theo nguyên vật liệu, theo cấu trúc, theo công dụng. 31
5.1.1 Theo nguyên vật liệu...................................................................................................31
5.1.2 Theo cấu trúc...............................................................................................................31
50
5.1.3 Theo công dụng...........................................................................................................31

5.3 Trụ bê tông: các loại trụ bêtông, thông số kỹ thuật cơ bản, yêu cầu trong vận chuyển
và thi công lắp đặt. 31
5.3.1 Các loại trụ bê tông.....................................................................................................31
5.3.2 Thông số kỹ thuật cơ bản............................................................................................31
a). Trụ bê tông cốt thép 31
Đang thu thập tài liệu 31
b). Trụ bê tông ly tâm 31
5.3.3 Yêu cầu trong vận chuyển và thi công lắp đặt............................................................32
a). Vận chuyển trụ bê tông 32
- Phương thức vận chuyển 32
- Phương pháp cho trụ xuống sông rạch: 33
b). Thi công lắp đặt 33

5.4 Trụ thép: các loại trụ thép, thông số kỹ thuật cơ bản, yêu cầu trong lắp đặt. 34
5.4.1 Các loại trụ thép..........................................................................................................34
5.4.2 Thông số kỹ thuật cơ bản............................................................................................34
a). Trụ tháp sắt 34

VI DÂY DẪN 35

6.1 Phân loại dây dẫn: theo nguyên vật liệu, theo cấu trúc, theo công dụng 35
6.1.1 Phân loại dây dẫn theo nguyên vật liệu.......................................................................35
a). Dây đồng 35
b). Dây nhôm 35
c). Dây thép mạ 35
6.1.2 Phân loại dây dẫn theo cấu trúc...................................................................................35
a). Dạng thanh hoặc ống 35
b). Dạng cáp hoặc dây trần hoặc có bọc cách điện 35
c). Cáp hoặc dây mềm 35
6.1.3 Phân loại dây dẫn theo công dụng...............................................................................35

6.2 Cách xác định loại dây dẫn qua tên thường gọi. 36

6.3 Các tiêu chuẩn và kích cở dây thông dụng: tiêu chẩn Mỹ, tiêu chuẩn châu Âu, tiêu
chuẩn quốc tế. 36
6.3.1 Tiêu chuẩn Mỹ............................................................................................................36

VII CÁP ĐIỆN 36

7.1 Phân lọai cáp điện 36


7.1.1 Phân loại theo nguyên vật liệu....................................................................................36
a). Phân loại theo nguyên vật liệu dẫn điện 36

51
b). Phân loại theo nguyên vật liệu cách điện 37
7.1.2 Phân loại theo cấu trúc................................................................................................37
a). Phân loại theo cấp điện áp 37
b). Phân loại theo môi trường lắp đặt 37
c). Phân loại theo số sợi cáp đi chung 37

CHƯƠNG 3 KỸ THUẬT AN TOÀN BẢO HỘ CỨU HỘ.................................................39

I KỸ THUẬT AN TOÀN...........................................................................................................39

1.1 An toàn điện 39


1.1.1 Trường điện từ cao......................................................................................................39
a). Tác động của trường điện từ cao đối với con người. 39
b). Tác động của trường điện từ cao đối với thiết bị và trang cụ 39

1.3 Các yếu tố khác 39


1.3.1 Sự cháy nổ...................................................................................................................39

1.4 An toàn trong công tác quản lý đường dây 40


1.4.1 Kiểm tra đường dây:....................................................................................................40
1.4.2 Đo nối đất đường dây đang vận hành:........................................................................40

1.5 An toàn trong công tác thi công sửa chữa đường dây 40
1.5.1 Điều kiện cần thiết.......................................................................................................40
1.5.2 Trang bị đầy đủ BHLĐ...............................................................................................41
1.5.3 Các qui định về an toàn khi làm việc trên cao............................................................41
a). Khi làm việc trên cao phải thực hiện như sau: 41
b). Khi trèo lên cột bê tông hoặc mái nhà phải: 41
c). Khi đang làm việc trên cao không được phép: 41
1.5.4 Những trường hợp không được phép làm việc trên cao:.............................................42

II CÁC TRANG CỤ AN TOÀN BẢO HỘ LAO ĐỘNG........................................................42

2.1 Bảo hộ về điện 42


2.1.1 Quy định về an toàn khi sử dụng.................................................................................42
2.1.2 Kiểm tra bảo quản.......................................................................................................42

2.2 Bảo hộ cơ học 43


2.2.1 Một số phương tiện bảo hộ thông dụng:.....................................................................43
a). Nón bảo hộ: 43
b). Kính bảo hộ: 43
c). Găng bảo hộ: 43
c). Giày bảo hộ: 43
d). Đai thắt lưng an toàn 44

52
2.2.2 Qui định về an toàn khi sử dụng.................................................................................44

III CÁC BIỆN PHÁP CỨU HỘ................................................................................................44

3.1 Trợ giúp ban đầu 44


3.1.1 Kiểm tra kỹ nếu còn điện trên người nạn nhân phải tách rời điện khỏi nạn nhân......44
a). Cắt điện ngay nếu có thể 44
b). Nếu không cắt được mạch điện 44
3.1.2 Kiểm tra và trợ giúp ban đầu.......................................................................................45
a). Nạn nhân chưa mất tri giác 45
b). Nạn nhân mất tri giác 45
c). Nạn nhân đã tắt thở 45
3.2.1 Phương pháp trợ giúp hô hấp......................................................................................45
a). Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp 45
b). Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa 46
3.2.2 Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực (Là phương pháp cứu
chữa có hiệu quả phổ biến nhất hiện nay)............................................................................46

MỤC LỤC 47

53

You might also like