You are on page 1of 90

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

MAI THANH TUẤN

NÂNG CẤP HỆ THỐNG SCADA TẠI CÔNG


TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(TO UPGRADE THE SCADA SYSTEM OF
HO CHI MINH POWER COMPANY)

CHUYÊN NGÀNH: THIẾT BỊ, MẠNG VÀ NHÀ MÁY ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 06 NĂM 2009


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG VIỆT

Cán bộ chấm nhận xét 1 :...................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2 :...................................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . .
.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---------------- ---oOo---
Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: MAI THANH TUẤN Phái: Nam


Ngày, tháng, năm sinh: 13 – 04 – 1975 Nơi sinh: Bình Định
Chuyên ngành: Thiết bị, mạng và nhà máy điện
MSHV: 01807302

1- TÊN ĐỀ TÀI:
Nâng cấp hệ thống SCADA tại Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh

2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:


- Giới thiệu hiện trạng hệ thống SCADA tại Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Đánh giá việc tương thích của hệ thống SCADA hiện tại với hệ thống Điều độ hệ
thống điện quốc gia và định hướng phát triển trong tương lai.
- Nêu các hướng nâng cấp và đề xuất phương án nâng cấp cải tạo hệ thống điều
khiển trung tâm của hệ thống SCADA tại Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Giới thiệu các tính năng cơ quản và tiện ích của hệ thống SCADA sau nâng cấp cải
tạo.

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : / /2009

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : /06/2009.

5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG VIỆT

Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN KHOA QL CHUYÊN NGÀNH


QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS-TS NGUYỄN HOÀNG VIỆT
đã hướng dẫn tận tình và giúp tôi hoàn thành Luận Văn tốt nghiệp này. Tôi cũng
xin cảm ơn TS VŨ PHAN TÚ đã góp ý và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện
Luận Văn. Tôi mãi ghi nhớ công ơn và tình cảm tốt đẹp của các Thầy đã dành
cho tôi trong thời gian qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy Cô giảng dạy sau đại học niên
khóa 2007-2009. Trong khóa học vừa qua tôi đã được các Thầy Cô truyền đạt
vốn tri thức vô cùng quý báu, kiến thức chuyên môn của tôi ngày càng vững và
nâng cao là nhờ công ơn giảng dạy của các Thầy Cô. Tôi xin chúc các Thầy Cô
luôn dồi dào sứa khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn bè niên khóa
2007-2009 và gia đình đã cho tôi động lực, sự cố gắng và những góp ý chân tình
giúp tôi hoàn thành Luận Văn này.

Chân thành cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 06 năm 2009


Học viên

Mai Thanh Tuấn


Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

MỤC LỤC
I. Giới thiệu hệ thống SCADA/EMS ......................................................................5
I.1. Sơ lược về hệ thống SCADA/EMS trong hệ thống điện. .........................................5
I.1.1. SCADA làm việc như thế nào........................................................................5
I.1.2. Các chức năng SCADA .................................................................................6
I.1.3. Các chức năng EMS .....................................................................................6
I.1.4. Các chức năng DMS.....................................................................................7
I.2. Giới thiệu về HT SCADA hiện hữu của Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh .....7
I.2.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống SCADA hiệu hữu. .......................................7
I.2.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống. ...................................................................10
I.2.3. Hướng phát triển nâng cấp HT SCADA........................................................11
II. Sự cần thiết đầu tư nâng cấp HT SCADA ........................................................12
III. Phân tích lựa chọn phương án nâng cấp HT SCADA.......................................13
III.1. Mục tiêu phương án..........................................................................................13
III.2. Định hướng kiến trúc tổng thể hệ thống ............................................................14
III.3. Xu hướng trên thế giới về kiến trúc các Trung tâm điều độ HTÐ..........................15
III.4. Kiến trúc hệ thống SCADA Công ty ÐL thành phố HCM: ......................................16
III.4.1. Kiến trúc và các yêu cầu của hệ thống trung tâm ........................................17
III.4.2. Kiến trúc và các yêu cầu của hệ thống truyền thông....................................19
III.4.3. Quản lý và lưu trữ thông tin.......................................................................20
III.4.4. Mô hình hệ thống điện trong IEC 61970-301 CIM (Common Information
Model) ......................................................................................................20
III.4.5. Hệ thống điện Việt Nam theo mô hình CIM .................................................21
III.4.6. Tổ chức thu thập dữ liệu............................................................................23
III.5. Các giao thức trong hệ thống SCADA .................................................................24
III.6. Vấn đề bảo mật và Tiêu chuẩn NERC – CIP........................................................25
III.7. Các ứng dụng:..................................................................................................26
III.7.1. Ứng dụng HMI ..........................................................................................26
III.7.2. Các màn hình cơ bản .................................................................................28
III.7.3. Hệ thống cổng dữ liệu vận hành.................................................................28
III.7.4. Giao diện với dữ liệu theo định dạng ICCP ..................................................29
III.7.5. Mobile SCADA ...........................................................................................30
III.7.6. Hệ thống quản trị trên nền thông tin địa lý AM/FM/GIS ...............................30
III.7.7. Hệ thống tự động hóa phân phối – Distribution Automation .........................30
IV. Lựa chọn các giải pháp thi công lắp đặt .........................................................31
IV.1. Kế hoạch thực hiện các dự án có liên quan ........................................................31
IV.1.1. Dự án “Thiết bị đầu cuối HT SCADA” ..........................................................31
IV.1.2. Các dự án khác: ........................................................................................31
IV.2. Lựa chọn giải pháp thiết bị lắp đặt cho Điện lực TP HCM.....................................31
IV.2.1. Các giải pháp để lựa chọn:.........................................................................31
IV.2.2. Phân tích lựa chọn giải pháp: .....................................................................38
V. Hệ thống scada dự kiến lắp đặt và vận hành tại điện lực Thành phố Hồ Chí
Minh ................................................................................................................39
V.1. Hệ thống phần cứng:........................................................................................39
V.2. Chức năng giao diện người-máy (HMI) ..............................................................39
V.2.1. Giới thiệu ..................................................................................................39
V.2.2. Các màn hình cơ bản .................................................................................41
V.3. Hệ thống cổng dữ liệu vận hành........................................................................48

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 1
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

V.3.1. Hoạt động của hệ thống ............................................................................48


V.3.2. Giao diện với dữ liệu theo định dạng ICCP ..................................................49
V.3.3. Lợi ích ......................................................................................................52
V.4. Hệ thống quản trị trên nền thông tin địa lý AM/FM/GIS.......................................53
V.5. Hệ thống tự động hóa phân phối – Distribution Automation ................................54
V.6. Tính toán giám sát khả năng quá tải đường dây và máy biến áp .........................54
V.7. Dịch vụ cung cấp trọn gói: ................................................................................55
VI. Hướng dẫn vận hành hệ thống SCADA và những điểm nổi bật của hệ
thống ..............................................................................................................56
VI.1. Các thiết bị vận hành ........................................................................................56
VI.1.1. Khái quát chung ........................................................................................56
VI.1.2. Thiết bị bàn điều khiển ..............................................................................57
VI.2. Vận hành @SCADA+.........................................................................................58
VI.2.1. Giới thiệu ..................................................................................................58
VI.2.2. Di chuyển chuột / con trỏ ..........................................................................58
VI.2.3. Sử dụng phím chuột ..................................................................................58
VI.2.4. Khái quát giao diện vận hành .....................................................................59
VI.2.5. Các khu vực trên màn hình ........................................................................59
VI.2.6. Sử dụng bàn phím.....................................................................................60
VI.2.7. Các cảnh báo bằng âm thanh.....................................................................61
VI.2.8. Các cửa sổ nổi lên .....................................................................................62
VI.2.9. An ninh cho hệ thống làm việc @SCADA+...................................................62
VI.3. Thu thập dữ liệu và giám sát.............................................................................64
VI.3.1. Giới thiệu ..................................................................................................64
VI.3.2. Màn hình hiển thị danh sách trạm trong hệ thống điện. ...............................64
VI.3.3. Giám sát sơ đồ lưới điện thành phố. ...........................................................64
VI.3.4. Giám sát sơ đồ nối điện của trạm ...............................................................67
VI.3.5. Giám sát thông tin liên lạc trong hệ thống ..................................................68
VI.4. Các cảnh báo ...................................................................................................69
VI.4.1. Giới thiệu ..................................................................................................69
VI.4.2. Mô tả màn hiển thị ....................................................................................69
VI.4.3. Các thủ tục vận hành.................................................................................71
VI.5. Giám sát điều khiển ..........................................................................................75
VI.5.1. Giới thiệu ..................................................................................................75
VI.5.2. Các thủ tục vận hành.................................................................................75
VI.6. Vẽ đồ thị xu hướng ...........................................................................................79
VI.6.1. Giới thiệu ..................................................................................................79
VI.6.2. Mô tả màn hiển thị ....................................................................................80
VI.6.3. Các thủ tục vận hành.................................................................................81
VII. Tiến độ thực hiện dự án..................................................................................83
VIII. Khái toán vốn đầu tư dự án ............................................................................83
VIII.1. Cơ sở tính toán các đơn giá...............................................................................83
VIII.2. Tổng hợp vốn đầu tư ........................................................................................83
IX. Khối lượng thực hiện ......................................................................................84
X. Phân tích hiệu quả đầu tư và các kiến nghị ...................................................84
X.1. Phân tích hiệu quả đầu tư .................................................................................84
X.2. Các kiến nghị ...................................................................................................84
XI. Các tài liệu tham khảo ....................................................................................85

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 2
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

MỤC LỤC CÁC HÌNH ẢNH


Hình 1: Hệ thống mô phỏng phục vụ đào tạo và nghiên cứu....................................8
Hình 2: Sơ đồ kết nối thông tin giữa Trung tâm và Trạm .......................................10
Hình 3: Màn hình Trung tâm Ðiều độ ......................................................................11
Hình 4: Hệ thống Ðiều độ Quốc Gia ........................................................................14
Hình 5: Kiến trúc Trung tâm Ðiều độ HTÐ ..............................................................15
Hình 6: Mô hình Trung tâm Ðiều độ ........................................................................15
Hình 7: Kiến trúc trao đổi thông tin Hệ thống điều độ TP Hồ Chí Minh ..................16
Hình 8: Kết cấu hệ thống.........................................................................................17
Hình 9: Kết cấu hệ thống trung tâm .......................................................................18
Hình 10: Kiến trúc mạng truyền thông đề xuất ......................................................20
Hình 11: Mô hình CIM đầy đủ..................................................................................21
Hình 12: Hệ thống điện Việt Nam theo CIM (1) ......................................................22
Hình 13: Hệ thống điện Việt Nam theo CIM (2) ......................................................22
Hình 14: Mô hình thu thập dữ liệu ..........................................................................23
Hình 15: Bảng các tiêu chuẩn CIP...........................................................................25
Hình 16: Tổ chức giám sát truy cập và đảm bảo an toàn thông tin ........................26
Hình 17: Tiện ích lưu trữ dữ liệu Utility Data Warehouse (UDW)...........................33
Hình 18: Data Migration – Principles ......................................................................34
Hình 19: DE400 Graphical Editor, Main Window.....................................................34
Hình 20: Picture Editor with Toolbox, Symbol Library and Palette ........................35
Hình 21: Kiến trúc hệ thống trung tâm ...................................................................36
Hình 22: Kết cấu mạng Ethernet hệ thống trung tâm ............................................37
Hình 23: Hệ thống phần cứng .................................................................................39
Hình 24: Sơ đồ 1 sợi tổng thể..................................................................................40
Hình 25: Danh sách hệ thống ..................................................................................42
Hình 26: Màn hình sơ đồ tổng thể lưới điện cao áp thành phố Hồ Chí Minh...........43
Hình 27: Sơ đồ một trạm 220kV lấy dữ liệu từ A2 qua đường ICCP .......................44
Hình 28: Sơ đồ trạm với tín hiệu lấy từ RTU với giao thức RP570 ..........................45
Hình 29: Tín hiệu camera ........................................................................................46
Hình 30: Biểu đồ công suất cập nhật 1 giờ .............................................................46
Hình 31: Biểu đồ công suất cập nhật 1 phút ...........................................................47
Hình 32: Báo cáo vận hành được xuất theo yêu cầu của điều độ viên ...................47
Hình 33: Giám sát phần cứng và thông tin của hệ thống SCADA ...........................48
Hình 34: Cổng ứng dụng mô hình 3 lớp ..................................................................49
Hình 35: Ghép nối PI với dữ liệu hệ thống SCADA qua ICCP ..................................49
Hình 36: Portal sample 1.........................................................................................52
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 3
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 37: GIS quản lý lưới điện cao áp.....................................................................53


Hình 38: GIS quản lý lưới điện trung áp .................................................................54
Hình 39: Màn hình tính toán khả năng quá tải on-line của MBA và OHL................55
Hình 40: Bàn điều khiển của điều độ viên...............................................................57
Hình 41: Chuột của bàn điều khiển .........................................................................58
Hình 42: Màn hình chính của @SCADA+ .................................................................59
Hình 43: Cửa sổ cài đặt và thử còi, chuông ............................................................62
Hình 44: Cửa sổ đăng nhập @SCADA+ ...................................................................63
Hình 45: Thay đổi tên đăng nhập và mật khẩu .......................................................63
Hình 46: Cửa sổ thông báo tham số đăng nhập sai ................................................64
Hình 47: Cửa sổ giám sát sơ đồ lưới điện của Ho Chi Minh City Power System .....66
Hình 48: Cửa sổ giám sơ đồ trạm 220kV Thủ Đức ..................................................67
Hình 49: Cửa sổ chính giám sát mạng thông tin của hệ thống...............................68
Hình 50: Cửa sổ giám sát cảnh báo trong @SCADA+ .............................................69
Hình 51: Cửa sổ chọn tên trạm để xem cảnh báo ...................................................72
Hình 52: Cửa sổ nổi lên lựa chọn ngày tháng năm. ................................................73
Hình 53: Cửa sổ lựa chọn tháng..............................................................................73
Hình 54: Cửa sổ chọn nhà máy để xem cảnh báo ...................................................74
Hình 55: Lựa chọn thời gian của các cảnh báo khác trong quá khứ .......................75
Hình 56: Bảng điều khiển máy cắt ..........................................................................76
Hình 57: Cửa sổ yêu cầu xác nhận thao tác điều khiển ..........................................77
Hình 58: Cửa sổ thông báo điều khiển không thành công ......................................77
Hình 59: Bảng đặt Tagging cho máy cắt .................................................................78
Hình 60: Bảng đặt trạng thái cho máy cắt bằng tay ...............................................79
Hình 61: Cửa sổ theo dõi đồ thị xu hướng thời gian thực và quá khứ....................80
Hình 62: Cửa sổ chọn dữ liệu cho đồ thị xu hướng .................................................82

MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1: Các Web part chính của Hệ thống..............................................................52
Bảng 2: Dự kiến tiến độ thực hiện ..........................................................................83
Bảng 3: Khái toán vốn đầu tư..................................................................................83

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 4
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

TÊN LUẬN VĂN


NÂNG CẤP HỆ THỐNG SCADA TẠI CTY ĐIỆN LỰC TPHCM

I. Giới thiệu hệ thống SCADA/EMS

I.1. Sơ lược về hệ thống SCADA/EMS trong hệ thống điện.


Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng của các hệ thống thông
tin đo lường và điều khiển xa ngày càng rộng rãi. Xét trong phạm vi một nhà máy
điện, đó là hệ thống tự động hoá nhà máy, đối với trạm biến áp là hệ thống tự động hoá
trạm (Substation Automation System - SAS). Từ năm 1994 cùng với việc xây dựng hệ
thống tải điện 500 kV, Trung tâm Điều độ HTĐ quốc gia ra đời với phần trung tâm
của nó là hệ thống SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition), hệ thống
hiện tại đang sử dụng tại Điều độ HTĐ là giai đoạn 2 - hệ thống SCADA/EMS
(Energy Management System), mở ra một triển vọng vận hành HTĐ an toàn, liên tục
và kinh tế.

I.1.1. SCADA làm việc như thế nào.


Nguyên tắc làm việc của hệ thống SCADA như sau:
• Thu thập dữ liệu:
- Dữ liệu từ các trạm biến áp và các nhà máy điện được chia làm ba loại chính:
ƒ Dữ liệu trạng thái: trạng thái các máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa, các
khoá điều khiển từ xa / tại chỗ v.v... Các cảnh báo của các bảo vệ.
ƒ Dữ liệu tương tự: Công suất tác dụng MW, phản kháng MVAr, điện áp,
dòng điện, vị trí nấc biến áp v.v...
ƒ Dữ liệu tích luỹ theo thời gian: Điện năng kWh, kVArh v.v...
- Các dữ liệu trạng thái từ các rơ le trung gian được đưa vào các đầu vào số của
RTU, còn các dữ liệu tương tự từ cuộn thứ cấp của máy biến dòng điện và
điện áp được đưa vào các bộ biến đổi (tranducer), đầu ra của bộ biến đổi
được đưa vào các đầu vào tương tự của RTU. Tại RTU dữ liệu được số hoá
và thông qua kênh truyền (giao thức) gửi về trung tâm điều độ.
• Điều khiển:
- Lệnh điều khiển từ hệ thống SCADA của trung tâm điều độ thông qua kênh
truyền gửi đến RTU (hoặc SAS), các lệnh điều khiển có thể là:
ƒ Lệnh đóng cắt máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa (open / close).
ƒ Lệnh điều khiển tăng giảm (Raise / Lower)
ƒ Lệnh điều khiển thay đổi giá trị đặt (Setpoint)
• Giám sát:
- Dữ liệu thu thập từ các trạm về trung tâm điều khiển sẽ được máy tính xử lý:
ƒ Hiển thị trên các sơ đồ, bảng biểu và các dạng đồ thị xu hướng.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 5
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

ƒ Đối với dữ liệu trạng thái (máy cắt, dao cách ly, cảnh báo v.v...) khi phát
hiện ra có sự thay đổi trạng thái hệ thống SCADA sẽ phát cảnh báo bằng
âm thanh và dòng thông báo để lôi kéo sự chú ý của người vận hành.
ƒ Đối với dữ liệu giá trị đo xa, dữ liệu nhận được sẽ được kiểm tra so sánh
với các ngưỡng dưới và ngưỡng trên (đã được định trước), nếu giá trị đo
được bị vi phạm thì hệ thống sẽ phát cảnh báo cho người vận hành.

I.1.2. Các chức năng SCADA


• Thu thập dữ liệu
• Điều khiển giám sát
• Giao tiếp người máy đồ họa hoàn toàn
• Điều khiển cảnh báo và sự kiện
• Ghi nhận trình tự các sự kiện
• Lưu trữ và khôi phục dữ liệu quá khứ
• Phân tích dữ liệu sự cố
• Phân tích kết dây và trạng thái hệ thống
• Xu hướng của dữ liệu động và dữ liệu quá khứ
• Tạo báo cáo, thường lệ và đặc biệt
• Biến cố và thẻ báo thiết bị đóng cắt
• Thông tin liên lạc với các Trung tâm Điều độ.

I.1.3. Các chức năng EMS


Hệ thống quản lý năng lượng (EMS) cung cấp cho Trung tâm Điều độ phương tiện để
điều khiển và vận hành một cách tối ưu HTĐ. Các chức năng chính của bộ chương
trình EMS đáp ứng yêu cầu vận hành an toàn và kinh tế. Các chương trình ứng dụng
bao gồm:

• Thiết lập trạng thái kết dây và Đánh giá trạng thái
• Phân tích đột biến (bao gồm cả Tự động lựa chọn trường hợp đột biến)
• Trào lưu công suất cho kỹ sư điều hành
• Vận hành kinh tế trong điều kiện có ràng buộc
• Phần mềm huy động thủy điện
• Tự động điều khiển phát điện (AGC)
• Trào lưu công suất tối ưu
• Dự báo phụ tải
• Phối hợp thuỷ - nhiệt điện
• Huy động tổ máy

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 6
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

• Các chương trình trên được hỗ trợ cho cả chế độ thời gian thực và chế độ
nghiên cứu.

I.1.4. Các chức năng DMS


Tương tự như đối với lưới truyền tải, để quản lý vận hành lưới điện trung thế phân
phối người ta sử dụng hệ thống SCADA/DMS. Trong đó DMS (Distribution
Management System) là các ứng dụng đi cùng với hệ thống SCADA phục vụ quản lý
lưới điện phân phối. Ngoài ra để phục vụ cho quản lý vận hành lưới trung thế phân
phối còn có hệ hống tự động hóa lưới phân phối DAS (Distribution Automation
System). Đối với lưới điện trung thế phân phối, hệ thống SCADA cũng có các chức
năng tương tự như hệ thống SCADA/EMS nên trên. Riêng chức năng DMS giúp vận
hành lưới điện phân phối an toàn và hiệu quả có các chức năng điển hình như sau:
• Tô màu động theo phân cấp điện áp, phân loại thiết bị hoặc theo mức mang tải
v.v...
• Tính toán trào lưu công suất
• Tính toán ngắn mạch
• Cân bằng phụ tải cho các xuất tuyến hoặc các máy biến áp
• Tối thiểu hóa tổn thất công suất theo ràng buộc lưới
• Định vị sự cố
• Cô lập điểm sự cố và khôi phục lưới
• Lập kế hoạch sửa chữa lưới điện
• Sa thải phụ tải
• Mô phỏng phục vụ đào tạo điều độ viên.
Hiện nay ở Việt Nam có hai hệ thống SCADA/DMS đang vận hành, cả hai hệ thống
này đều là S.P.I.D.E.R do ABB Thụy Điển cung cấp. Hệ thống cũ hơn vận hành tại
Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, hệ thống mới đang vận hành tại Công ty Điện lực
Hà Nội.

I.2. Giới thiệu về HT SCADA hiện hữu của Công ty Điện lực Thành phố
Hồ Chí Minh

I.2.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống SCADA hiệu hữu.


Hệ thống SCADA lưới điện TP Hồ Chí Minh được lắp đặt và đưa vào sử dụng từ năm
1998. Hệ thống SCADA có nhiệm vụ thu thập giám sát hiển thị các giá trị điện áp
thanh cái, dòng điện, công suất, trạng thái máy cắt, chỉ thị nấc máy biến thế tại các
trạm điện . . ., đồng thời có khả năng phục vụ việc điều khiển đóng cắt từ xa các máy
cắt và bộ đổi nấc máy biến thế.
• Hiện tại hệ thống SCADA đang vận hành tại 41 trạm bao gồm :
- Trạm Trung Gian 110kV : 35 trạm
- Trạm ngắt 15(22)kV: 6 trạm

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 7
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

- Hệ thống SCADA tại các trạm trên đều đã được trang bị chức năng điều
khiển từ xa, các số liệu đo lường của hệ thống SCADA thu thập tại các trạm
hiện nay đã được TTĐĐ-TT Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh cập nhật lên
trang Web nội bộ của Công ty để các đơn vị cùng khai thác.
• Trung tâm điều khiển SCADA.
- Hệ thống được thiết kế dựa trên hệ thống phần mềm S.P.I.D.E.R của hãng
ABB (Thụy Điển) chạy trên hệ điều hành DIGITAL-UNIX.
- Phần lõi của hệ thống là S.P.I.D.E.R với hệ quản trị cơ sở dữ liệu thời gian
thực và các tiện ích đi kèm phục vụ giám sát cấu hình, trao đổi thông tin giữa
các máy tính, theo dõi tình trạng vận hành hệ thống đảm bảo mức khả dụng
và độ tin cậy cao.
- Phần ứng dụng bao gồm các hệ vận hành thời gian thực và hệ mô phỏng đào
tạo.
ƒ Hệ vận hành thời gian thực phục vụ vận hành hệ thống điện dựa trên các
dữ liệu thu nhận theo thời gian thực.
ƒ Hệ mô phỏng phục vụ đào tạo, nghiên cứu và phát triển hệ thống.

Traï m laøm vieäc A Traï m laøm vieäc B Traï m huaá n luyeä n baûo trì

Alpha Server Alpha Server Alpha Server


100 5/300 100 5/300 100 5/300
384 Mb prim 384 Mb prim 384 Mb prim
6Gb sek 6Gb sek 6Gb sek

Boä thôø i
chuaån Caà u LAN

Dec Dec DEC


RCS 100A RCS 100B
Server Server bridge90
90TL 90TL Maù y in Modem
hardcopy Maï ng noä i boä

Maù y in 12 3 4 5 6 PC PC
Maù y in Maù y in söï coá 2
söï coá 1 baùo caù o 1 tuyeán thoâng tin
MC300 Mimic

Hình 1: Hệ thống mô phỏng phục vụ đào tạo và nghiên cứu

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 8
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

• Phần cứng: Cấu hình HT SCADA tại TTĐĐTT dựa trên cấu hình mạng LAN
kép, bao gồm các thiết bị máy tính đầu vào và các máy tính Server.
- Hệ thống máy tính chủ, thiết bị HMI: Bao gồm 04 máy server:
ƒ 02 máy chạy ứng dụng (Application Server), hoạt động với cấu hình kép.
01 máy trực tuyến (online), 01 máy dự phòng (hot standby).
ƒ 01 máy nhập huấn luyện bảo trì, nhập dữ liệu (Maintenance server).
ƒ 01 máy dùng cho việc dự phòng (Spare server).
ƒ Cấu hình các server đều giống nhau: Model: Digital Alpha Server
1000A5/333. Processor 333 Mhz. Ram 384Mb. Monitor 21 incs; Tape
dùng cho việc lưu trữ dữ liệu; CDROM; Floppy disk; Harddisk chuẩn
SCSI.
- Hệ thống RCS (máy tính Front-end), thiết bị giao tiếp giữa hệ thống Radio và
hệ thống server: Bao gồm 2 tủ RCS hoạt động với cấu hình kép : 01 máy trực
tuyến (online), 01 máy dự phòng nóng (hot standby). Cấu hình hệ thống RCS
gồm các khối:
ƒ Modem : dùng để giao tiếp với Radio.
ƒ DTTC1005 (FE Switch): là bộ chuyển đổi line giữa DTCU_RCSA &
DTCU_RCSB.
ƒ DTCU04: là thiết bị chuyển đổi giao thức RP570 (Radio) sang giao thức
nối tiếp (ADLP).
ƒ DTTC05: là bộ giao tiếp giữa DTCU và DEC Server.
ƒ DEC Server là thiết bị giao tiếp với hệ thống máy in kim, bảng MIMIC và
là bộ chuyển đổi giao thức nối tiếp (ADLP) sang giao thức TCP/IP theo
tiêu chuẩn mạng cục bộ LAN.
ƒ DEC Hup Server: là thiết bị giao tiếp giữa các máy tính chủ và RCS.

• Phần mềm: Hệ thống sử dụng phần mềm S.P.I.D.E.R do hãng ABB phát triển,
chạy trên nền hệ điều hành UNIX Digital. Bao gồm các phần mềm như : UNIX,
SPIDER, ORACLE, Lotus 123

• Hệ thống thông tin: Bao gồm 6 line thông tin kết nối với tủ Radio, trong đó 4
line trong giai đoạn 1 và 2 line mới trong giai đoạn 2 (trong 2 line này có 1 line
dự phòng). Hệ thống radio tại trung tâm (base station) dùng để thu thập dữ liệu
và gửi các tín hiệu điều khiển đến các tủ RTU đặt tại các trạm.
- Có 2 loại base station: TP – 400, TP – 6000.
- Các tủ TP – 400 sử dụng anten có hướng. Các tủ TP – 6000 sử dụng anten vô
hướng.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 9
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

TRUNG TÂM TRẠM

CÁC TRẠM THUỘC LINE 1

BASE RADIO SUB RADIO RTU Transducer Thiết bị trạm


TP400 (LINE 1) TP400 210

CÁC TRẠM THUỘC LINE 2


BASE RADIO
TP400 (LINE 2) SUB RADIO RTU Transducer Thiết bị trạm
TP400 210

BASE RADIO
TP400 (LINE 3) CÁC TRẠM THUỘC LINE 3

SUB RADIO RTU Transducer Thiết bị trạm


TP400 210

BASE RADIO
TP400 (LINE 4) CÁC TRẠM THUỘC LINE 4

SUB RADIO RTU Transducer Thiết bị trạm


TP400 210

BASE RADIO
TP6000 (LINE 5)
CÁC TRẠM THUỘC LINE 5

SUB RADIO RTU Transducer Thiết bị trạm


TP6000 211
BASE RADIO
TP6000 (LINE 6)

SƠ ĐỒ LIÊN KẾT GIỮA TRUNG TÂM VÀ TRẠM

Hình 2: Sơ đồ kết nối thông tin giữa Trung tâm và Trạm

I.2.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống.


Trung tâm điều hành được trang bị một hệ thống SCADA có tên mã là S.P.I.D.E.R do
ABB cung cấp từ năm 1998 nhằm giám sát hệ thống điện của thành phố bao gồm:
• Trạm trung gian 110kV: 35
• Trạm ngắt trung thế: 6
Hệ thống SCADA (S.P.I.D.E.R) hiện hữu đang quản lý 35 RTU kết nối bằng các
đường truyền radio, hệ thống có 6 kênh radio và mỗi kênh quản lý trung bình khoảng
5-7 trạm. Giao thức truyền tin với RTU là RP570 và với Trung tâm điều độ khác là
ELCOM70 (TASE 1), các giao thức này không được sử dụng ở các trung tâm điều độ
trong Hệ thống điện Việt Nam (IEC 60870-5-101 và ICCP/TASE 2). Với mỗi trạm hệ
thống thu thập khoảng 200 datapoint gồm có các dữ liệu digital cũng như analog.
Các máy tính chủ dựa trên phần cứng họ Alpha của DEC – Digital Equipment Corp,
sử dụng hệ điều hành Tru64 UNIX. Sau hơn 10 năm vận hành hệ thống đã xuống cấp
nghiêm trọng và gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo trì, nâng câp và mở rộng do các
máy tính chủ với phần cứng họ Alpha DEC đã chính thức ngưng sản xuất từ năm
2003. Các khó khăn cụ thể có thể liệt kê sơ bộ như sau:

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 10
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

• Ðối với phần cứng trung tâm: các vật tư thiết bị hư hỏng không có vật tư thay
thế, đặc biệt là các phần cứng của các Server Alpha.
• Hệ thống phần mềm: do dựa trên nền tảng của hệ điều hành Tru64 UNIX không
tương thích với các hệ phần cứng của Intel đang phổ biến hiện nay nên việc
chuyển đổi hệ thống nền (Flatform) là không thể thực hiện được.
• Ðối với RTU: hiện nay cũng đã không còn được sản xuất, giao thức cũng đã
lạc hậu, giá phụ tùng cao, chi phí nâng cấp mở rộng rất đắt do chỉ có ABB thực
hiện.
• Ðối với các thiết bị thông tin: do sử dụng các kênh radio nên trong điều kiện
thành phố đang phát triển cùng với việc xây dựng các tòa nhà cao tầng làm
giảm chất lượng sóng và thậm chí gây gián đoạn khoảng một nữa số kênh của
hình thức truyền dẫn này.
Các vấn đề trên đã đe dọa đến việc vận hành bình thường hệ thống SCADA cho hệ
thống phân phối điện của một thành phố lớn (trên 8 triệu dân) và trên thực tế thì hệ
thống gần như đã tê liệt, chỉ còn một phần nhỏ tín hiệu được thu thập và thể hiện lên
một màn hình.

Hình 3: Màn hình Trung tâm Ðiều độ

I.2.3. Hướng phát triển nâng cấp HT SCADA


Ðối với một lưới điện phân phối phục vụ một thành phố lớn nhất Việt Nam như TP Hồ
Chí Minh, yêu cầu phải có một hệ thống SCADA để theo dõi giám sát, điều khiển lưới
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 11
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

điện là rất quan trọng đối với công tác vận hành nhằm giảm thiểu thời gian mất điện,
nhanh chóng khôi phục sự cố, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị và đảm bảo chất
lượng dịch vụ cung cấp điện đối với khách hàng. Giải pháp nâng cấp hoặc thay thế đưa
ra cần phải khắc phục được các nhược điểm của hệ thống hiện tại, cũng như đưa ra
được lời giải cho các yêu cầu trong tương lai. Phương án nâng cấp HT SCADA của
Công ty ĐL HCM như sau:
• Thực hiện đầu tư dự án “Thiết bị đầu cuối SCADA”, với mục đích đầu tư các
trang thiết bị cáp quang, thiết lập nên một HT truyền dẫn số liệu SCADA thay
thế cho HT truyền tin bằng sóng vô tuyến như đã đề cập ở trên.
• Đầu tư trang bị mới HT điều khiển Trung tâm sử dụng giao thức IEC60870-5-
101, IEC60870-5-104 và có khả năng sử dụng đồng thời giao thức RP570/571
hiện hữu.
• Hỗ trợ giao thức ICCP TASE 2 kết nối giữa các trung tâm điều độ khác.
• Trang bị phần mềm, phần cứng của HT SCADA tại Trung tâm phải tương thích
với các vật tư thiết bị hiện hữu và có khả năng giao tiếp với các thiết bị của
nhiều nhà cung cấp khác.
• Có các công cụ để xây dựng mở rộng hệ thống và chuyển cơ sở dữ liệu của hệ
thống cũ qua hệ thống mới.
• Hỗ trợ giao diện quan sát hệ thống qua trang Web của Công ty.
• Sử dụng các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu có cấu trúc tốt đã được thể
nghiệm qua nhiều hệ thống lớn, bảo đảm việc lưu trữ, vận hành cơ sở dữ liệu
chính xác và nhanh chóng.
• Có khả năng nâng cấp để sử dụng chức năng EMS/DMS về sau.
• Có khả năng tích hợp các bản đồ GIS (bản đồ địa dư) vào chương trình.
• Các WorkStation sử dụng hệ điều hành Windows để thuận tiện trong việc vận
hành.

II. Sự cần thiết đầu tư nâng cấp HT SCADA


Qua phân tích các hiện trạng của hệ thống như trên, rõ ràng việc thực hiện đầu tư nâng
cấp hệ thống SCADA là hết sức cần thiết bởi các lý do chính sau đây:
• Nếu không thực hiện đầu tư dự án, các tồn tại sau sẽ gây trở ngại trong suốt quá
trình vận hành hệ thống SCADA và điều hành lưới điện TP Hồ chí Minh:
- Toàn bộ HT máy tính chủ đã tiến đến giới hạn hoạt động do đã được trang bị
quá lâu (từ năm 1998), công nghệ cũ, khối lượng tín hiệu ngày càng tăng
vượt quá khả năng quản lý của hệ thống.
- Gặp nhiều hạn chế trong việc kết nối với các trạm mới đầu tư, đặc biệt là các
trạm điều khiển máy tính (do khối lượng tín hiệu rất nhiều) và việc mở rộng
tăng tín hiệu đối với các trạm hiện hữu về khối lượng tín hiệu phục vụ điều
hành lưới (cần nhiều thông số điện hơn để điều hành).
- Các thiết bị qua thời gian sử dụng lâu, đến nay hư hỏng dần và không có thiết
bị thay thế, không mua được thiết bị thay thế hay sửa chữa tại Việt Nam.
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 12
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

- Hầu hết thiết bị chính của nhà sản xuất đã không còn sản xuất hoặc nhà sản
xuất đã bị sáp nhập bởi nhà sản xuất khác, dẫn đến ngưng sản xuất các dòng
sản phẩm hỗ trợ.
• Không tương thích trong việc kết nối với các HT SCADA khác (ví dụ HT
SCADA của A2), các trạm điều khiển máy tính mới và các thiết bị đầu cuối
RTU của các hãng khác (do HT hiện nay chỉ sử dụng được 1 giao thức duy nhất
là RP570 do ABB phát triển). Giao thức này cũng không phù hợp với giao thức
do EVN quy định khi trang bị HT SCADA.
• Đối với một lưới điện có qui mô lớn nhất đất nước như ĐLTP HCM, nhu cầu
có một hệ thống để theo dõi giám sát, điều khiển lưới điện là rất quan trọng đối
với công tác vận hành nhằm giảm thiểu thời gian mất điện, nhanh chóng khôi
phục sự cố, tăng chất lượng dịch vụ đối với khách hàng.
Vì vậy nhu cầu hiện nay là phải đầu tư HT điều khiển trung tâm mới để khắc phục
được các nhược điểm của hệ thống hiện tại, cũng như đưa ra các giải pháp đáp ứng
nhu cầu kết nối, mở rộng trong tương lai.

III. Phân tích lựa chọn phương án nâng cấp HT SCADA

III.1. Mục tiêu phương án


• Xây dựng hệ thống SCADA mới thay thế hệ thống SCADA đang vận hành của
Công ty Ðiện Lực TP Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa các tài nguyên vẫn còn
khả dụng của hệ thống cũ. Trên thực tế đây là các RTU với giao thức RP570.
• Hệ thống mới phải có khả năng quản lý toàn bộ số RTU hiện hữu và trong
tương lai mà không bị hạn chế về số lượng khi Công ty Ðiện Lực TP Hồ Chí
Minh có nhu cầu quản lý toàn bộ lưới điện trung áp.
• Hệ thống mới có khả năng tương thích với các kênh radio hiện hữu và bất kỳ
đường truyền tin vật lý nào trong tương lai. Có khả năng làm việc với nhiều
hình thức kênh truyền: fible optical, leased line, sattelite, GSM, CDMA,
SDH…
• Hệ thống mới hỗ trợ các chuẩn quốc tế, tính phổ biến cao, có thể làm việc với
các loại protocol khác như IEC60870-5-101, ICCP/TASE.2, IEC60870-5-103,
IEC60870-5-104, IEC61850, Modbus, DNP.
• Có tính tương thích cao với các hệ phần cứng khác nhau.
• Có thể thiết kế nâng cấp với độ dự phòng cao.
• Tính sẳn sàng và độ tin cậy cao.
• Có vòng đời dự án lớn.
• Chi phí phù hợp.
• Dựa trên các thành phần mở có thể mua thương mại dễ dàng.
• Giao diện thân thiện đơn giản, dễ sử dụng.
• Các thành phần trong hệ thống được module hóa và giữa chúng sử dụng các
giao tiếp được chuẩn hóa.
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 13
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

• Có khả năng bảo mật cao, sử dụng các chuẩn bảo mật cho công nghiệp điện như
Critical Infrastructure Protection – CIP.
• Dung lượng hệ thống - data sizing tối thiểu 50.000 data points và có thể mở
rộng trong tương lai.
• Dựa trên hệ thống phần cứng có độ tin cậy cao, dễ thay thế, dễ ghép nối, có
giao diện làm việc với các ứng dụng khác.
• Hỗ trợ các tính năng tiên tiến GIS/AM/FM/CIS và tự động lưới phân phối
(Distribution Automation).

III.2. Định hướng kiến trúc tổng thể hệ thống


Kiến trúc của Hệ thống điều độ Quốc gia của hệ thống điện Việt Nam như sau:

NLDC
NLDC
National Load Dispatch
Center SCADA/EMS

NRLDC CRLDC SRLDC


Northern Region Central Region Southern Region
Load Dispatch Load Dispatch Load Dispatch
Center SCADA Center SCADA Center SCADA

Equipment situated at the boundary with the area of jurisdiction of distribution

PC1 PC2 PC3 HN HCM Đồng Nai Hải Phòng Ninh Bình

Hình 4: Hệ thống Ðiều độ Quốc Gia

Hệ thống điều độ Quốc gia được chia làm ba cấp:


• Cấp 1: Trung tâm Ðiều độ Quốc gia, có trách nhiệm điều khiển các Nhà máy
điện và hệ thống 500kV.
• Cấp 2: Gồm ba Trung tâm điều độ lưới điện Miền Bắc, Trung và Nam.
• Cấp 3: Gồm các Trung tâm điều độ lưới điện Phân phối thuộc các công ty phân
phối điện. Hiện tại có các Trung tâm của TP Hà Nội, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,
Ðà Lạt, Cân Thơ và một số Trung tâm khác đang trong quá trình xây dựng.
Hệ thống điều độ của ĐL HCM đang ở cấp 3 của hệ thống điều độ quốc gia.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 14
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

III.3. Xu hướng trên thế giới về kiến trúc các Trung tâm điều độ HTÐ

Hình 5: Kiến trúc Trung tâm Ðiều độ HTÐ

Xu hướng tập trung và chia sẽ thông tin là xu hướng tiên tiến hiện nay trong tổ chức
kiến trúc của các trung tâm điều độ. Ngoài ra để đồng nhất dữ liệu sử dụng được giữa
các bộ phận khác nhau trong các công ty điện lực thì chuẩn IEC61968 được sử dụng
như mô tả trong hình vẽ dưới đây.

Hình 6: Mô hình Trung tâm Ðiều độ

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 15
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

III.4. Kiến trúc hệ thống SCADA Công ty ÐL thành phố HCM:


Trên cơ sở định hướng của kiến trúc tổng thể các trung tâm điều độ trong hệ thống
điện Việt Nam và tham khảo các xu hướng tiên tiến đang được sử dụng và tiêu chuẩn
IEC61968 về qui định chuẩn hóa dữ liệu và thông tin trong ngành điện, báo cáo đề
xuất kiến trúc của hệ thống SCADA cho Công ty ÐL thành phố HCM như hình dưới
đây.

HCM Center System PCHCM


Operator SCADA/DMS HIS ICT Operator

ICCP WebInfo FIREW


Internet
Serve Server(s)

HCMPC
Corporate Internet
IEC-
101

Distric Other SRLDC Subscribed


Center PC SCADA Users

IEC- IEC-
60870- 60870-

110 kV S/S RTUs RTUs


RTUs/SAS SASs SASs

Hình 7: Kiến trúc trao đổi thông tin Hệ thống điều độ TP Hồ Chí Minh

Toàn bộ hệ thống gồm 3 thành phần:


• Hệ thống trung tâm: Ðây là thành phần quan trọng nhất của hệ thống, toàn bộ
thông tin cần thiết cho việc điều hành lưới điện sẽ được hệ thống trung tâm thu
thập, xử lý, phân phối đến các ứng dụng cần thiết để nhân viên vận hành có thể
tương tác với toàn bộ thiết bị cần giám sát điều khiển, cũng như giao tiếp với
các ứng dụng khác. Hệ thống trung tâm cũng sẽ hỗ trợ các trung tâm phụ như
đối với các điều độ điện lực cấp dưới, các hệ thống phụ sẽ được phân quyền
điều khiển và giám sát nhất định, đồng thời kết nối với hệ thống trung tâm
thông qua các đường truyền tốc độ cao. Phần cứng cũng như phần mềm của hệ
thống trung tâm sẽ dựa trên các nền tảng mở, có tính phổ biến cao, dễ thay thế
mở rộng, đơn giản và quen thuộc trong quá trình vận hành. Phần cứng của hệ
thống máy tính sẽ sử dụng họ xSerie của IBM hoặc tương đương cho Server, họ
ThinkPad của IBM cho hệ thống console, hệ điều hành sẽ sử dụng họ Windows
Server của Microsoft.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 16
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

• Hệ thống trạm: Với các hệ SCADA truyền thống, các đầu cuối trạm sẽ là các
RTU, tuy nhiên với hệ thống SCADA trong phạm vi dự án này, đầu cuối cũng
có thể là các hệ thống tự động hóa trạm và các trung tâm điều độ khác.
• Hệ thống truyền thông: Hệ thống sẽ hỗ trợ nhiều hình thức đường truyền,
radio, viba, leasedline, GSM/GPRS, CDMA…

Control Center
Application

Data server

Interface

Communication System

Comm Comm Comm


System System System

Sub 1 Sub n SAS 1 SAS n Control Control


RTU 1 RTU n Center 1 Center n

Sustation / Terminal Site

Sub : Substation
SAS : Substation Automation System

Hình 8: Kết cấu hệ thống

III.4.1. Kiến trúc và các yêu cầu của hệ thống trung tâm
Hệ thống trung tâm được thiết kế dựa trên mô hình 3 lớp 3-tiers với kết cấu của các
lớp như sau:
• Lớp giao diện:
- Ðây là lớp thấp nhất trong hệ thống trung tâm sẽ làm nhiệm vụ giao tiếp trực
tiếp với các RTU, các hệ tự động hóa trạm - Substation Automation System,
các trung tâm điều độ khác.
- Lớp này cũng làm nhiệm vụ theo dõi tình trạng các kênh truyền, quản lý các
thông số của quá trình truyền nhận, đưa ra các cảnh báo về quá trình giao tiếp
với các trạm.
- Lớp này thông qua các hệ thống viễn thông sẽ ghi / nhận dữ liệu đến từ các
đầu cuối thông qua các protocol được chuẩn hóa (xin xem thêm phần
Protocol) và xử lý các dữ liệu này thành các định dạng mà hệ thống máy tính
có thể hiểu được trước khi chuyển tiếp nó qua lớp Data Server.
• Lớp Data Server:
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 17
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

- Lớp này sẽ tiếp nhận dữ liệu từ Lớp giao diện và làm chúng sẳn sàng đối với
các ứng dụng.
- Một điểm quan trọng là Lớp này cũng được trang bị hệ thống xử lý logic
dạng SoftPLC – Logic processor theo tiêu chuẩn IEC61131 để giúp người sử
dụng đưa ra các sơ đồ logic phù hợp với các ứng dụng của mình.
- Ðây là Lớp đặc biệt quan trọng vì mọi ứng dụng đều truy cập dữ liệu thông
qua nó.
• Lớp ứng dụng:
- Ðây là lớp cao nhất ở hệ thống trung tâm.
- Người sử dụng sẽ giao tiếp với hệ thống thông qua lớp này. Ở đây các ứng
dụng có thể là hệ giao diện người máy HMI, hệ thống quản lý sự kiện, hệ
thống dữ liệu quá khứ …

Hình 9: Kết cấu hệ thống trung tâm

Hệ thống SCADA trung tâm sẽ hoạt động dựa trên mạng LAN được bảo mật và có thể
hỗ trợ một số lượng lớn các nút truy cập dạng khách chủ Client/Server. Cũng như vậy
hệ thống tiền xử lý (Front-End Processor) phải sẳn sàng với số lượng lớn các RTU.
Mạng LAN có thể được trang bị kép để đảm bảo độ tin cậy cho hệ thống, cùng với hệ
thống LAN các chức năng quan trọng cũng sẽ được tổ chức trên hai hệ thống máy tính
vận hành song song.

Hệ thống trung tâm sẽ duy trì các chức năng chạy song song với nhau. Bất kỳ lúc nào
các chức năng này cũng có thể truy cập được hệ thống Main hay hệ thống Backup.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 18
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Đây là điểm khác biệt đối với kiến trúc cũ của hệ thống S.P.I.D.E.R, tại 1 thời điểm
chỉ có 1 hệ thống hoạt động.

Hệ thống hỗ trợ các thành phần theo mô hình khách chủ và có thể hoạt động tập trung
hoặc phân tán tới 1 hay nhiều hệ thống server, để tăng tính linh hoạt, khả năng mở
rộng cũng như tăng độ sẳn sàng.

Các chức năng tiêu biểu được hệ thống trung tâm quản lý bao gồm:

• Hệ quản trị CSDL thời gian thực – Realtime database management

• Hệ thống quản lý cảnh báo – Alarm Processing

• Hệ thống quản lý sự kiện – Event History

• Hệ quản trị CSDL quá khứ – Historical Data management

• Giao diện người máy – HMI

• Hệ quản lý biển báo – Tagging management

• Hệ thống quản lý công việc – Workforce management

• Hệ thống quản lý giao tiếp – Interface management

• Hệ thống Gateway

• Hệ thống Router/Firewall

• Hệ thống đồng bộ thời gian – Time Synchronization

• Hệ quản trị thông tin địa lý – GIS

• Hệ thống ứng dụng tự động hóa lưới phân phối – Distribution Automation

III.4.2. Kiến trúc và các yêu cầu của hệ thống truyền thông

Mục tiêu cơ bản của bất kỳ một hệ thống SCADA nào là khả năng giao tiếp giữa các
thiết bị cần điều khiển / thu thập thông tin và các nhân viên vận hành ở một khoảng
thời gian và độ chính xác nhất định. Các thiết bị truyền thông có vai trò rất quan trọng
nhưng quá trình này lại hoàn toàn trong suốt đối với nhân viên vận hành (họ không
quan tâm đến việc các thiết bị truyền thông hoạt động như thế nào). Các kiến trúc đối
với thiết bị truyền thông càng đơn giản càng tốt. Yêu cầu đối với hệ thống truyền
thông và tính sẳn sàng của hạ tầng truyền thông sao cho đảm bảo tính kinh tế và đáp
ứng các chức năng cần thiết.

Trên các cơ sở trên, mạng truyền thông được đề xuất theo như sơ đồ sau:

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 19
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 10: Kiến trúc mạng truyền thông đề xuất

III.4.3. Quản lý và lưu trữ thông tin

Do khối lượng thông tin để quản lý và tính toán hệ thống điện của hệ thống
SCADA/EMS/DMS là rất lớn vì vậy nhất thiết cần phải tổ chức quản lý lưu trữ các
thông tin này một cách khoa học, toàn bộ hệ thống điện Việt Nam trong đó có lưới
điện thành phố HCM được lưu trữ như sau:

• Các thông số mô hình hệ thống điện được lưu trữ trong mô hình thông tin
chung (CIM) theo tiêu chuẩn IEC61968/IEC61970.

• Các thông số trong quá trình vận hành hệ thống điện được lưu trữ bằng hệ cơ sở
dữ liệu quá khứ thời gian thực PI System.

III.4.4. Mô hình hệ thống điện trong IEC 61970-301 CIM (Common


Information Model)

Đây là giới thiệu tổng quát về mô hình hệ thống điện được tổ chức dạng mô hình
thông tin chung theo chuẩn IEC 61970-301. Mô hình thông tin chung (CIM) là một mô
hình tiêu chuẩn mở được phát triển bởi tổ chức EPRI (Electric Power Research
Institute) cho phép mô tả toàn bộ các đối tượng chính trong hệ thống điện. CIM đưa ra
cách thức tiêu chuẩn mô tả hệ thống điện với các lớp đối tượng cùng với các thuộc tính
và mối quan hệ giữa chúng. Các đối tượng được mô tả trong CIM có thể được sử dụng
trong nhiều ứng dụng khác nhau, do đó việc trao đổi dữ liệu giữa các đơn vị, và giữa
các ứng dụng trong cùng một đơn vị có thể thực hiện dễ dàng.

Ví dụ mô tả hệ thống điện tương ứng trong CIM như sau:

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 20
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 11: Mô hình CIM đầy đủ

III.4.5. Hệ thống điện Việt Nam theo mô hình CIM


Các đặc điểm của hệ thống điện Việt Nam gồm có:
• Hệ thống điện Việt Nam được chia thành 3 hệ thống điện miền: Bắc, Trung,
Nam.
• Cấp điện áp bao gồm:
- Siêu cao áp (EHV): 500 kV
- Cao áp (HV): 220 kV, 110 kV, 66 kV
- Trung áp (MV): 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 6 kV
- Hạ áp: 220/380 V
• Tham gia quản lý thiết bị trong hệ thống điện gồm có các đơn vị:
- Các công ty phát điện.
- Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia.
- Các Công ty điện lực.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 21
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Từ đó, mô hình hệ thống điện Việt Nam theo CIM được mô tả như sau:

Hình 12: Hệ thống điện Việt Nam theo CIM (1)

Mô tả Hệ thống điện thành phố HCM theo mô hình CIM

Hình 13: Hệ thống điện Việt Nam theo CIM (2)

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 22
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

III.4.6. Tổ chức thu thập dữ liệu


• Ðối với các trạm đã có trang bị RTU: các RTU cùng các hệ thống Digital /
Analog Input / Ouput sẽ được giữ nguyên như kiến trúc hiện có, bao gồm có hệ
thống cấp nguồn và thiết bị viễn thông. Hệ thống @SCADA+ sẽ hỗ trợ tận
dụng lại toàn bộ những thiết bị này với kiến trúc hiện có.
• Ðối với các trạm chưa có RTU hoặc RTU không đủ dữ liệu: nhưng đã có các
thiết bị IEDs có hỗ trợ giao thức truyền dữ liệu thì tùy vào cấu trúc và điều kiện
ở trạm các dữ liệu có thể được thu thập bằng 1 thiết bị phù hợp dạng protocol
gateway hoặc terminal server và gửi về trung tâm.
• Ðối với các trạm chưa có RTU và IEDs hỗ trợ các thủ tục giao tiếp dữ liệu: sẽ
được trang bị RTU hoặc đầu cuối có khả năng giao tiếp với hệ thống trung tâm
để truyền nhận dữ liệu và lệnh điều khiển.
• Ðối với các trạm có hệ thống tự động hóa trạm-SAS: Nếu hệ thống SAS hỗ trợ
những giao thức chuẩn như IEC60870-5-101, 104, Modbus, DNP, IEC61850
thì dữ liệu của SAS có thể đưa trực tiếp về trung tâm điều khiển. Hệ thống
@SCADA+ sẽ hỗ trợ các hệ thống tự động hóa trạm nếu được trang bị. Hệ
thống sẽ tích hợp các phần mềm cần thiết vào máy tính làm vai trò Gateway
trong hệ thống tự động hóa trạm. Bên cạnh đó kiến trúc mức trạm sẽ hỗ trợ việc
tích hợp với các thiết bị điện tử thông minh IEDs như các relay số, các đồng hồ
đo (meter) các bộ điều khiển lập trình được.
• Ðối với các thiết bị trung áp như Recloser, cầu dao phụ tải (LBS), RMU, Tụ bù
động, các trạm ngắt trung gian dữ liệu sẽ được thu thập thông qua việc kết nối
trực tiếp với IED và sử dụng đường truyền của GSM thông qua dịch vụ GPRS.

Hình 14: Mô hình thu thập dữ liệu

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 23
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Việc phối hợp hỗ trợ tích hợp nhiều hình thức với kiến trúc mức trạm sẽ giúp hệ thống
SCADA trung tâm có khả năng triển khai nhanh chóng và có đủ dữ liệu để thực hiện
các chức năng tiên tiến.

III.5. Các giao thức trong hệ thống SCADA


Trong quá khứ, các thủ tục giao tiếp protocol trong hệ thống SCADA được phát triển
riêng lẽ bởi các nhà cung cấp (ví dụ RP570) để đáp ứng một nhu cầu cụ thể trong lĩnh
vực công nghiệp nào đó. Tuy nhiên các giao thức của nhà cung cấp này đưa đến các
khó khăn trong việc mở rộng hệ thống, đặc biệt là khi phải làm việc với phần cứng của
các nhà cung cấp khác, vì vậy hệ thống @SCADA+ sẽ sử dụng các chuẩn quốc tế mở,
được sử dụng rộng rãi, và hình thành bởi các tổ chức lớn mang tính phổ biến cao.
Việc sử dụng các chuẩn mở mang lại tính tương thích rộng rãi cho cả phần mềm lẫn
phần cứng giữa nhiều nhà sản xuất khác nhau. Việc này mang lại nhiều lợi ích cho
người sử dụng, ví dụ: họ có thể mua trạm chủ - Master station của nhà sản xuất này, và
mua RTU từ nhiều nguồn của các nhà sản xuất khác, cũng như kết nối các RTU, và
thiết bị điện tử thông minh IEDs vào chung một hệ thống.
Các lợi ích ngắn hạn của chuẩn mở:

• Có thể kết nối giữa nhiều thiết bị từ nhiều nhà cung cấp

• Giảm bớt số lượng giao thức phải quản lý

• Giảm chi phí cho hệ thống phần mềm

• Không cần bộ chuyển đổi giao thức – protocol translator

• Thời gian triển khai sẽ nhanh hơn

• Giảm bớt các thủ tục test, bảo trì và đào tạo

• Tài liệu sẽ đơn giản hơn

• Các thủ tục kiểm tra tiêu chuẩn có thể được áp dụng

Các lợi ích dài hạn của chuẩn mở:

• Dễ dàng mở rộng hệ thông

• Vòng đời sản phẩm dài hơn

• Có thêm các giá trị gia tăng từ các sản phẩm

• Thích ứng nhanh hơn với các công nghệ mới

• Chi phí vận hành giảm

Dưới đây là một số giao thức truyền dữ liệu phổ biến mà @SCADA+ hỗ trợ:

• IEC60870-5-101
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 24
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

• IEC60870-5-104

• IEC60870-5-103

• IEC61850

• ICCP/TASE.2/IEC60870-6

• DNP3.0

• Modbus Serial/TCP

III.6. Vấn đề bảo mật và Tiêu chuẩn NERC – CIP

Critical Infrastructure Protection - CIP là chương trình quốc gia về an ninh cho các
ngành hạ tầng quan trọng dễ bị tấn công của Mỹ. Ðược ra đời vào năm 1998, CIP là
chuẩn cho các lĩnh vực như:

• Ngân hàng, tài chính

• Giao thông vận tải

• Năng lượng

• Dịch vụ công cộng

• Lực lượng vũ trang

Hình 15: Bảng các tiêu chuẩn CIP

CIP-06 sử dụng các hình thức mã hóa một chiều như RSA có độ dài khóa đủ lớn để
đảm bảo dữ liệu không thể bị thâm nhập trên đường truyền.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 25
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 16: Tổ chức giám sát truy cập và đảm bảo an toàn thông tin

III.7. Các ứng dụng:

III.7.1. Ứng dụng HMI


Giao diện người dùng - HMI được hiểu như là phần tạo ra sự kết nối giữa người dùng
và các chương trình giám sát, điều khiển của hệ thống SCADA, cũng như các trình
ứng dụng khác. User Interface cho phép giám sát và điều khiển hệ thống điện, truy
xuất tới các thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu một cách đơn giản và dễ tiếp cận. Tất
cả các trình ứng dụng của hệ thống SCADA đều tương thích chạy trên hệ điều hành
Window được sử dụng.
Thiết kế của các cửa sổ màn hình có thể được thay đổi và tái sử dụng. Các cửa sổ màn
hình này cho phép chạy các trình ứng dụng, xem lại các thông tin, tổng kết sự kiện
theo dữ liệu, theo dõi giám sát thông tin thời gian thực về hệ thống điện,… và sử dụng
lại dữ liệu quá khứ.
User Interface có khả năng ngay lập tức phản ánh lại bằng các chỉ thị ánh sáng / âm
thanh đối với các sự kiện do vận hành viên hoặc hệ thống điện gây ra.
Nhân viên vận hành được phép thực hiện bất kỳ hoạt động nào ở bất kỳ thời điểm nào
ngoại trừ các chức năng điều khiển tự động đang làm việc. Các tín hiệu dạng
“Message” hay “Warning” sẽ không có giới hạn theo tuần tự thời gian. Trạng thái của
các hoạt động liên quan đến vận hành hệ thống điện được thu thập về sẽ liên tục báo
cho vận hành viên ngay trên màn hình cảnh báo.
Chi tiết về thông tin có thể được trình bày theo nhiều mức độ tuỳ theo nhu cầu của vận
hành viên tại từng thời điểm. Một số phím tắt cũng sẽ được cấu hình cho mục đích
theo dõi, giám sát nhanh trong các trường hợp khẩn cấp.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 26
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Nhân viên vận hành được uỷ quyền sẽ được phép truy nhập tới tất cả các thông tin của
hệ thống, và có thể đưa ra các lệnh điều khiển thiết bị. Các chức năng liên động mềm
được thực hiện và có thể đưa ra cảnh báo trong vận hành để đảm bảo kết quả của thao
tác vận hành là đúng, tránh gây sự cố trong hệ thống điện.
Thông tin về hệ thống có thể được truy nhập từ các “workstation” nối tới mạng LAN
của trạm, tuỳ theo các vùng đáp ứng được chỉ định trước (Area of Responsibility).
Mỗi màn hình có thể được thiết kế cho các mục đích riêng như:
• Thu thập dữ liệu
• Giám sát và điều khiển
• Lựa chọn và chạy các trình ứng dụng
Người dùng có thể truy xuất dữ liệu, ra lệnh điều khiển bằng con trỏ theo kiểu “look-
and-feel” và “point-and-click” rất dễ dàng.
Tất cả các lệnh đưa vào hoặc các truy xuất dữ liệu đều được kiểm tra thông qua mức
người dùng và mã hoạt động tương ứng để đảm bảo an toàn.
Tất cả các chức năng có thể làm thay đổi trạng thái thiết bị hoặc dữ liệu trong cơ sở dữ
liệu sẽ được thực hiện theo từng bước tuần tự có kiểm tra, xác nhận.
Lệnh điều khiển được thiết kế theo khái niệm “select and check before operate”
(SBO). Các bước thao tác sai sẽ được cảnh báo bằng “error message” và lệnh sẽ không
được thực hiện. Ở một thời điểm nào đó người dùng có thể thoát khỏi trình tự lệnh
đang thao tác bằng cách nhấn nút được thiết kế trước cho mục đích này.
Cuối cùng, sẽ có các “Alarm” và “Event file” với mô tả xác định theo user, ngày / giờ
được đưa ra, lưu trữ sau các thao tác vận hành. Ví dụ, khi ra lệnh điều khiển đóng / mở
máy cắt hoạt động có thể thành công hoặc không. Khi đó “Alarm” và “Event file” sẽ
được sinh ra lưu giữ các thông tin này. Nó có thể được tạo ra và lưu giữ cả các thay
đổi có uỷ quyền hoặc không uỷ quyền.
Phần mềm giao diện người dùng, trong các vùng đáp ứng (Area of Responsibility) xác
định sẽ đảm bảo:
• Đưa vào vận hành hoặc cô lập các thiết bị có điều khiển.
• Quan sát các thông số được giám sát bởi hệ thống.
• Đặt các biển báo, biển cấm.
• Xác nhận, lưu hoặc xoá các sự kiện alarm.
• Bỏ qua hoặc bật chức năng giám sát thiết bị.
• Phát âm thanh gây chú ý trong trường hợp có alarm hoặc các sự kiện quan
trọng.
• Đưa ra hoặc khôi phục trở lại các thiết bị được giám sát, điều khiển hay các
thành phần khác của hệ thống SCADA.
• Trình bày trạng thái của các thiết bị ngoại vi, các RTUs và các kết nối thông tin
trong hệ thống.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 27
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

• Hiển thị các cảnh báo mới nhất, khi “alarm list” bị đầy hệ thống sẽ tự động xoá
các cảnh báo cũ nhất để lưu giữ cảnh báo mới.
• Hiển thị tất cả các điểm của hệ thống được giám sát (tagged). Mỗi điểm dữ liệu
đó sẽ bao gồm các tag cảnh báo tương ứng.
• Hệ thống có khả năng in ra các màn hình, báo cáo sự kiện, …Trong trường hợp
một báo cáo cần in ra có các giá trị có thể được cập nhật về từ thiết bị thì quá
trình in sẽ diễn ra sau khi quá trình cập nhật dữ liệu được hoàn thành.

III.7.2. Các màn hình cơ bản


Hệ thống có thể hiển thị rất nhiều các màn hình giao diện như dưới đây:
• Sơ đồ toàn hệ thống
• Sơ đồ một sợi của các trạm
• Trạng thái các RTUs và các đường kết nối thông tin
• Cảnh báo
• Sơ đồ giám sát và điều khiển mức ngăn
• Đồ thị xu hướng quá khứ và thời gian thực
• Điểm dữ liệu quá khứ với độ phần giải cao.
• Tổng kết các báo cáo vận hành trạm
• Các thiết bị khác và hệ thống đồng bộ GPS

III.7.3. Hệ thống cổng dữ liệu vận hành


Hệ thống cổng dữ liệu vận hành thời gian thực ATS Real-Time Portal™ là bộ ứng
dụng dựa trên nền tảng và môi trường Web, cho phép đồng thời nhiều người dùng truy
cập một khối lượng lớn thông tin thời gian thực và dữ liệu quá khứ. Các thông tin này
được thu thập, lưu trữ, duy trì và luôn sẵn sàng cho các bộ phận vận hành, kế hoạch –
qui hoạch, bảo trì bảo dưỡng hay những ứng dụng cỡ lớn như vận hành thị trường
điện, GIS. Hệ thống được thiết kế để có thể truy cập đến dữ liệu rất nhanh chóng thông
qua các cơ chế bảo mật có độ an toàn cao.
Hệ thống giúp truyền tải thông tin về hệ thống đến người dùng cũng như đưa các dữ
liệu đầu vào cho ứng dụng. Hệ thống sẽ giúp bạn tùy biến thông tin theo yêu cầu cá
nhân một các mềm dẻo, bên cạnh đó bạn có toàn quyền điều khiển các dữ liệu mà
mình được phép truy cập thông qua một công cụ phổ biến là trình duyệt Web.
Ngày nay hệ thống lưới điện ngày một phát triển và được hiện đại hóa, một lượng rất
lớn dữ liệu được liên tục sinh sản bởi quá trình vận hành trong Hệ thống điện, các
thông tin này xuất phát từ nhiều nguồn trong đó có các hệ SCADA/EMS từ nhiều đơn
vị vận hành hệ thống khác nhau. Những dữ liệu gồm rất nhiều định dạng, một vài định
dạng đã được chuẩn hóa như ICCP, nhưng cũng có những định dạng dữ liệu được phát
triển riêng bởi các nhà sản xuất ở những định dạng riêng của họ như các Cơ sở dữ liệu
thời gian thực. Những dữ liệu này cuối cùng được lưu trữ bởi hệ thống thông tin quá
khứ HIS. Dưới những mô hình này việc truy cập đến thông tin rất khó khăn và đòi hỏi

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 28
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

những công cụ phần mềm hay giao diện phức tạp. Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn khi
cần phải điều khiển quá trình truy cập, đảm bảo an ninh và tính toàn vẹn của dữ liệu.
Nhận thấy rằng việc cung cấp dữ liệu một các nhanh chóng, chính xác, dễ dàng và linh
hoạt của dữ liệu hiện thời cũng như thông tin trong quá khứ đến các đơn vị vận hành
Hệ thống hay Thị trường điện là nhiệm vụ chiến lược trong bối cảnh hệ thống ngày
càng trở nên phức tạp và rộng lớn như hiện nay. ATS đã phát triển một nền tàng ứng
dụng nhằm giải quyết những vấn đề kể trên một cách hiện quả và thân thiện với người
dùng. Hệ thống cổng dữ liệu vận hành ATS Real-Time Portal™ (ARP™) cung cấp
khả năng truy cập đến thông tin bất kể nó đến từ nguồn nào, hay nó ở định dạng nào.
Hệ thống đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh cho thông tin, nó có thể dễ dàng tùy biến
theo nhu cầu và chỉ cần sử dụng trình duyệt do vậy nó rất dễ sử dụng đối với cả những
người dùng không có chuyên môn sâu.
Về cơ bản, ARP™ là ứng dụng được thiết kế với mô hình 3 lớp và dựa trên nền tảng
Microsoft SharePoint Portal Server, nó có thể hiển thị rất trực quan dữ liệu được lưu
trữ trong hệ CSDL thời gian thực của PI System of OSISoft.
Lớp CSDL sử dụng PI Server 3.X chạy trên nền tảng Windows. Lớp Business logic
bao gồm tập hợp các hàm XML Web service có thể giao tiếp với PI Server và với lớp
ứng dụng, lớp này nhận các yêu cầu theo định dạng HTTP từ ứng dụng Web và dịch
chúng ra PI API tương ứng và gửi đến PI server sau đó nhận kết quả từ PI server và trả
lại cho ứng dụng. Lớp Presentation hiển thị tất cả các kết quả đến người dùng một
cách trực quan thông qua các đối tượng đồ họa như đồng hồ, cột hiển thị, đồ thị, bảng
dữ liệu …

III.7.4. Giao diện với dữ liệu theo định dạng ICCP


Một điểm đáng chú ý của ARP™ là khả năng thu thập, lưu trữ dữ liệu theo định dạng
ICCP thông qua phương thức ICCP/TASE2. Đây là chức năng rất hữu ích đối với các
môi trường chưa có sẵn PI Server.
Ngày nay các Website ở bất cứ đâu trên thế giới đều phải đối mặt với những vấn đề an
ninh nghiêm trọng. Để bảo vệ website khỏi các cuộc đột nhập hay các tình huống tấn
công khác của hacker vì vậy ARP™ được thiết kế nhiều lớp có thể phân tán trên các
server riêng rẽ nhằm bảo vệ dữ liệu, ứng dụng hay các lớp logic một các độc lập bên
cạnh đó nó kế thừa toàn bộ các đặc điểm an ninh của hệ thống SharePoint Portal
Server do Microsoft cung cấp.
Để bảo vệ hệ thống có thể trang bị các phần mềm Firewall và AntiVirus phù hợp với
cấu trúc như ISA Server của Microsoft phối hợp với các giải pháp từ các nhà cung cấp
tên tuổi như TrendMicro, Symantec, BitDefender or McAfee…
ARP là sản phẩm cung cấp một điểm truy cập duy nhất cho tất cả thành viên trong hệ
thống, nhóm làm việc hay các ứng dụng. Nó giúp bạn chuyển thông tin thành giá trị
cho công việc, giúp mọi người có thể kết nối chia sẽ dữ liệu cũng như cá nhân hóa
thông tin theo nhu cầu thông qua công cụ đơn giản là trình duyệt như Internet
Explorer, Netscape Navigator, Opera.
ARP có thể mở rộng thông tin ra ngoài doanh nghiệp, khi mỗi người được trang bị
thông tin một cách chính xác nhanh chóng họ có thể có những quyết định chính xác và
kịp thời hơn trong công việc như vậy doanh nghiệp sẽ ngày một được cải tiến hiệu quả

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 29
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

và việc sử dụng ARP sẽ mở khóa cho những giá trị tiềm ẩn của doanh nghiệp, con
người cũng như hệ thống.

III.7.5. Mobile SCADA


Ứng dụng SMS Center cho phép người dùng truy cập dữ liệu trong PI Archive server
qua hệ thống thông tin di động GMS bằng dịch vụ nhắn tin SMS (Short Message
Service.
Quản trị chương trình sẽ tạo và quản lý các “user profile” như số điện thoại, mức truy
cập, và kiểu nội dung đáp ứng. Theo đó, user có thể nhận thông tin bằng tin nhắn SMS
thông qua một số điện thoại bất kỳ được định trước, ở bất kỳ nơi nào trên thế giới có
cung cấp dịch vụ điện thoại này. Chức năng Alarm trong chương trình cho phép gửi
tin nhắn SMS một cách tự động tới các số điện thoại định trước bất kỳ khi nào có sự
kiện xảy ra trong trạm đang vận hành.

III.7.6. Hệ thống quản trị trên nền thông tin địa lý AM/FM/GIS
Hệ quản trị trên nền thông tin địa lý AM/FM/GIS khi tích hợp cùng với SCADA sẽ
thực hiện các nhiệm vụ:
• Thể hiện mô hình lưới trực quan trên nền bản đồ.
• Trợ giúp tái cấu hình lưới, tối ưu quá trình phân phối.
• Trợ giúp quá trình thiết kế, lập sơ đồ phương thức hiệu quả hơn.
• Quản lý sự cố (thông tin khu vực sự cố rõ ràng hơn).
• Tìm kiếm ảnh hưởng của sự cố.
• Kế hoạch về chiến lược phát triển tốt hơn.
• Quản lý tài sản.
• Trợ giúp quá trình thống kê thiết bị.
• Tự động hóa báo cáo kỹ thuật.

III.7.7. Hệ thống tự động hóa phân phối – Distribution Automation


Hệ thống tự động hóa lưới phân phối sẽ thực hiện các nhiệm vụ
• Tự động phát hiện sự cố vĩnh cửu.
• Tự động phát hiện các sự cố tụt lèo / đứt dây.
• Tự động phát hiện sự cố mất điện thanh cái.
• Cô lập các sự cố được phát hiện.
• Tự động khôi phục cung cấp điện.
• Giám sát điểm cô lập (treo biển, cô lập điều khiển, cấm tự đóng lại…).
• Tự động chuyển nguồn cung cấp.
• Giao tiếp với hệ thống SCADA.
• Bộ ghi trình tự sự kiện – nhật ký sự kiện.
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 30
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

IV. Lựa chọn các giải pháp thi công lắp đặt

IV.1. Kế hoạch thực hiện các dự án có liên quan

IV.1.1. Dự án “Thiết bị đầu cuối HT SCADA”


Dự án với mục đích trang bị các thiết bị thông tin quang, thay thế các thiết bị thông tin
hiện hữu (radio link) của HT SCADA, chuyển sang đường truyền thông tin quang, sử
dụng đường truyền cáp quang đã được đầu tư.
Sau khi thực hiện xong dự án này (“Thiết bị đầu cuối HT SCADA”), toàn bộ đường
truyền của HT SCADA sẽ chuyển từ Radio sang đường truyền thông tin quang.

IV.1.2. Các dự án khác:


Các dự án thực hiện hệ thống SCADA tại các trạm điện của công ty Điện lực TP
HCM, bao gồm các công trình đấu nối lại HT SCADA và lắp đặt bổ sung và lắp đặt
mới HT SCADA tại các trạm điện hiện đã và đang được triển khai đồng loạt.

IV.2. Lựa chọn giải pháp thiết bị lắp đặt cho Điện lực TP HCM

IV.2.1. Các giải pháp để lựa chọn:


GIẢI PHÁP 1 (THEO GỢI Ý CỦA CÔNG TY ABB – THỤY ĐIỂN):
1. Nội dung:
• Đầu tư trang bị mới HT điều khiển Trung tâm có khả năng sử dụng giao thức
IEC60870-5-101 theo đúng quy định của EVN và có khả năng sử dụng đồng
thời giao thức RP570 hiện hữu.
• Thiết lập giao tiếp ICCP-link để kết nối với A2.
2. Tóm tắt phương án cụ thể:
• Đề xuất cho phần giao tiếp, SCADA và hệ thống Lưu trữ thông tin.
- Sử dụng sản phẩm chuẩn ABB Network Manager TM, bao gồm:
ƒ DE400 (Data Engineering tool in Network Manager): giao diện mới và
môi trường Data Engineering trên nền Oracle: nhanh, hiệu suất cao, thân
thiện, giảm thời gian, tăng năng suất.
ƒ WS500 (Work Station 500): Phần mềm HMI phiên bản mới chạy trên nền
Windows.
ƒ IS500 (Information Station 500): Phần mềm chạy trên công nghệ Web
dùng cho các PC có thể truy nhập từ xa.
ƒ UDW (Utility Data Warehouse): Phần mềm lưu trữ dữ liệu.
ƒ PCU400 (Process Communication Unit): Hệ thống máy tính đầu vào
(Front-End) mạnh mẽ dựa trên công nghệ Windows. Có thể sử dụng với
các giao thức cũ và mới.
ƒ API (Application Programming Interfaces): Giao diện cho phép người
dùng tự phát triển ứng dụng truy nhập dữ liệu Network Manager. Sử dụng
SQL và ODBC (Open Data Base Connection) cho việc truy nhập dữ liệu,
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 31
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

đặc biệt là DAIS and OPC có khả năng chuyển đổi dữ liệu cho cả hệ
thống UNIX/CORBA và Windows.

- Hệ thống “Network Manager” được thiết kế kiểu phân tán và cấu trúc mở
nên:
ƒ Tính sẵn sàng cao.
ƒ Đáp ứng khi hệ thống có mở rộng.
ƒ Có khả năng cho các chức năng nâng cấp và mở rộng đối với các ứng
dụng từ ABB hoặc đối với các ứng dụng của khách hàng hoặc của nhà
cung cấp thứ 3.

- Nâng cấp RTU sử dụng giao thức: IEC 60870-5-101, IEC 60870-5-104.

- Giao thức dùng kết nối HT SCADA khác: IEC60870-6-TASE.2 (ICCP).

- Các chức năng thu thập dữ liệu và điều khiển:

ƒ Analog processing.

ƒ Limit supervision.

ƒ Status indication processing.

ƒ Supervisory control.

ƒ Set-point control.

ƒ Interlocks.

ƒ Manual entry.

ƒ Alarm and event handling.

ƒ Calculations (power calculations, voltage source selection, integrated


totals).

ƒ Sequence control.

ƒ Dynamic network coloring.

ƒ Interface for connection to office automation applications.

ƒ Sequence of Events data collection.

ƒ User Calculation Support (SPL).

- Giao diện người dùng – giao diện người máy HMI

- Tiện ích lưu trữ dữ liệu Utility Data Warehouse (UDW), dựa trên nền Oracle:

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 32
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

ORACLE RDBMS
UDW D a ta b a s e
D a ta p re se n ta tio n in
R e p o rts / S p re a d s h e e ts
V a rio u s s ta tis tic a l ta sk s
kW

p
p
m ax

pm in
0 6 12 18 h To= 24

T re n d p re s e n ta tio n o f
L o n g te rm a rc h iv in g 1 0 .25 .3 2 h is to ric a l d a ta
o f e v e n t m e ss a g es B8 B9
1 23
C1
S tatio nA C2
T1 T2 1 23

1 23
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk
B1 B2
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk
B7
1 23
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk

B4 C7
9 3-04 -21 09 :36 kjd fjd fsjd f skjd fjd fs jd fjlkfg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fk lg jlkfjg lkl fd lkd flkd fl kd g fk
93-0
93-0
4-2
4-2
1
1
09
09
:36
:36
kjd fjd fs
kjd fjd fs
jd fskjd fjd f sjd fjlk
jd fskjd fjd f sjd fjlk
fg fd g
fg fd g
lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg
lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg
lklfd lkd fl
lklfd lkd fl
kd flkd g fk
kd flkd g fk
B3 B5 B6 1 23
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk
93-0
93-0
4-2
4-2
1
1
09
09
:36
:36
kjd fjd fs
kjd fjd fs
jd fskjd fjd f sjd fjlk
jd fskjd fjd f sjd fjlk
fg fd g
fg fd g
lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg
lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg
lklfd lkd fl
lklfd lkd fl
kd flkd g fk
kd flkd g fk
1 23
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk
1252 123 123 123 123 123 123 123

P re s e n ta tio n o f U D W /P D R
93-0 4-2 1 09 :36 kjd fjd fs jd fskjd fjd f sjd fjlk fg fd g lkd fn g lkjd ffjg kd fklg jlkf jg lklfd lkd fl kd flkd g fk

d a ta in s in g le -lin e d ia g ra m s

Hình 17: Tiện ích lưu trữ dữ liệu Utility Data Warehouse (UDW)

• Đề xuất cho phần kỹ thuật hệ thống (System Engineering):

- Toàn bộ dữ liệu (data và picture) được lấy từ hệ thống hiện hữu.

- Các dữ liệu mới được đưa vào hệ thống sử dụng công cụ Data Engineering
tool (DE400)

ƒ Một giao diện đồ thị tiên tiến, tổng hợp cho việc nhập dữ liệu. Form nhập
dữ liệu tiêu chuẩn cho mọi kiểu dữ liệu, tránh việc dữ liệu đôi hay thừa.

ƒ Dễ dàng để sử dụng những công cụ với sao chép và những đặc tính khuôn
mẫu cho việc nhập dữ liệu 1 cách hiệu quả.

ƒ Kiểm tra dữ liệu hợp lý, toàn diện thực hiện trước khi lưu cơ sở dữ liệu
thời gian thực để bảo đảm độ tin cậy cao của hệ thống.

ƒ Thao tác nhiều người sử dụng và nhiều phiên bản.

ƒ Nhập dữ liệu từ hệ thống ngoài. Tạo ra các đối tượng mới.

ƒ Giảm thời gian tải dữ liệu.

ƒ Việc cập nhật hệ thống thời gian thực không gây ảnh hưởng đến hoạt
động của người vận hành trên máy tính switchovers.

- Di chuyển dữ liệu và vận hành hệ thống:

- Thực hiện di chuyển toàn bộ cơ sở dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới


một cách nhanh chóng và duy trì sự ổn định cho hệ thống.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 33
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Data Migration - Principles


Current s yst em New sys tem

SCADA
Point data

Import
tool
SCADA
Func tion data SCADA
Data mapping
R DB D ata extra ctio n
DE400
MDB
EMS objec t EMS
dat a Data mapping

EMS
Func tion data
Data for
new functions

RD B: Run-time D at a Base
ABB Power Technologies AB MDB: Maintenanc e Data Base

Hình 18: Data Migration – Principles

- Bảo trì dữ liệu: Công cụ DE400 với giao diện người dùng đơn giản và trực
giác khi sử dụng.

Hình 19: DE400 Graphical Editor, Main Window

- Tổ chức màn hình và định hướng.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 34
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 20: Picture Editor with Toolbox, Symbol Library and Palette

GIẢI PHÁP 2 (THEO GỢI Ý CỦA CÔNG TY ATS – VIỆT NAM):

1. Nội dung:
• Đầu tư trang bị mới HT điều khiển Trung Tâm có khả năng sử dụng giao thức
IEC60870-5-101 theo đúng quy định của EVN, có khả năng sử dụng đồng thời
giao thức RP570 hiện hữu và đồng thời có khả năng mở rộng các giao thức
khác khi cần thiết.
• Thiết lập giao tiếp ICCP-link để kết nối với A2.
• Thiết lập HT máy tính tại phòng Điều Độ các Điện lực, kết nối với HT SCADA
Trung Tâm tại TTĐĐ-TT nhằm khai thác hiệu quả các số liệu HT SCADA thu
thập được.
2. Tóm tắt phương án cụ thể:
• Thực hiện hệ thống bao gồm các thành phần:
- Hệ thống trung tâm: Đây là thành phần quan trọng nhất của hệ thống, toàn bộ
thông tin cần thiết cho việc điều hành lưới điện sẽ được hệ thống trung tâm
thu thập, xử lý, phân phối đến các ứng dụng cần thiết để nhân viên vận hành
có thể tương tác với toàn bộ thiết bị cần giám sát điển khiển, cũng như giao
tiếp với các ứng dụng khác. Hệ thống trung tâm cũng sẽ hỗ trợ các trung tâm
phụ như đối với các điều độ điện lực cấp dưới, các hệ thống phụ sẽ được
phân quyền điều khiển và giám sát nhất định, đồng thời kết nối với hệ thống
trung tâm thông qua các đường truyền tốc độ cao.
- Phần cứng cũng như phần mềm của hệ thống trung tâm sẽ dựa trên các nền
tảng mở, có tính phổ biến cao, dễ thay thế mở rộng, đơn giản và quen thuộc
trong quá trình vận hành. Phần cứng của hệ thống máy tính sẽ sử dụng họ
xSerie của IBM hoặc tương tương cho Server, họ ThinkPad của IBM cho hệ
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 35
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

thống console, hệ điều hành sẽ sử dụng họ Windows Server của Microsoft.


Hệ thống bảng hiển thị lớn (screen board) sử dụng loại màn hình có khả năng
ghép nối với nhau, trước mắt sử dụng 6 màn hình ghép chung.
- Hệ thống ở trạm: Với các hệ SCADA truyền thống, các đầu cuối ở trạm sẽ là
các RTU, tuy nhiên với hệ thống SCADA trong phạm vi dự án này, đầu cuối
cũng có thể là các hệ thống tự động hóa trạm và các trung tâm điều độ khác.
- Hệ thống truyền thông: Hệ thống sẽ hỗ trợ nhiều hình thức đường truyền,
radio, viba, leasedline, GSM/GPRS, CDMA…
• Phương án cụ thể
- Kiến trúc trung tâm dự kiến:

WALL SCREEN/MAP BOARD Workstation 1 Workstation 1 Application Network Printer


Workstation

WAN
Historian Server Application Server ICCP Server Interface Server
Data Acquisition

Office LAN
Modems
Other
Control Firewall
Center To RTUs

Remote PC Office PC 1 Office PC 2

Remove Terminal Unit

Hình 21: Kiến trúc hệ thống trung tâm

- Hệ thống SCADA trung tâm sẽ hoạt động dựa trên mạng LAN được bảo mật
và có thể hỗ trợ một số lượng lớn các nút truy cập dạng khách chủ Client /
Server. Cũng như vậy hệ thống tiền xử lý (Front - End Processor) phải sẵn
sàng với số lượng lớn các RTU. Mạng LAN có thể được trang bị kép để đảm
bảo độ tin cậy cho hệ thống, cùng với hệ thống LAN các chức năng quan
trọng cũng sẽ được tổ chức trên hai hệ thống máy tính vận hành song song.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 36
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

HMI HMI Application


Gateway
Console Console Console

LAN1
High speed
Ethernet
LAN2

Integrated Server Integrated Server


Interface/DataServer Interface/DataServer
Main 1 Main 2

Communication System

Hình 22: Kết cấu mạng Ethernet hệ thống trung tâm

- Hệ thống trung tâm sẽ duy trì các chức năng chạy song song với nhau bất kỳ
lúc nào các chức năng này cũng có thể truy cập được hoặc từ hệ thống Main
hay hệ thống Backup, đây là điểm khác biệt đối với kiến trúc cũ của hệ thống
S.P.I.D.E.R tại 1 thời điểm chỉ có 1 hệ thống hoạt động.
- Hệ thống hỗ trợ các thành phần theo mô hình khách - chủ và có thể hoạt động
tập trung hoặc phân tán tại 1 hay nhiều hệ thống server, để tăng tính linh
hoạt, khả năng mở rộng cũng như tăng độ sẵn sàng.
- Các chức năng tiêu biểu được hệ thống trung tâm quản lý bao gồm:
ƒ Hệ quản trị CSDL thời gian thực - Realtime database management.
ƒ Hệ thống quản lý cảnh báo – Alarm Processing.
ƒ Hệ thống quản lý sự kiện – Event History.
ƒ Hệ quản trị CSDL quá khứ - Historical Data management.
ƒ Giao diện người máy – HMI.
ƒ Hệ quản lý biển báo - Tagging management.
ƒ Hệ thống quản lý công việc – Workforce management.
ƒ Hệ thống quản lý giao tiếp – Interface management.
ƒ Hệ thống Gateway.
ƒ Hệ thống Router/Firewall.
ƒ Hệ thống đồng bộ thời gian – Time Synchronization.
ƒ Hệ quản trị thông tin địa lý – GIS.
ƒ Hệ thống ứng dụng tự động hóa lưới phân phối – Distribution
Automation.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 37
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

IV.2.2. Phân tích lựa chọn giải pháp:


GIẢI PHÁP 1:
1. Ưu điểm:
• Sử dụng được đồng thời cả 2 giao thức là IEC60870-5-101 và RP570.
• Vẫn sử dụng bình thường đối với các RTU210 và RTU211 hiện hữu đang vận
hành tại trạm và các RTU của các hãng khác theo tiêu chuẩn IEC 870-5-101 &
IEC 870-5-104.
• Sử dụng đồng thời truyền dẫn quang và hệ thống Radio để kết nối với các RTU
tại trạm.
• Có khả năng kết nối với HT SCADA của các Trung tâm điều độ khác thông qua
giao thức ICCP link.
• Kinh nghiệm của các kỹ thuật viên của TTĐĐ-TT trong việc sử dụng sản phẩm
của ABB (version mới) là một thuận lợi lớn so với việc sử dụng sản phẩm của
hãng khác.
2. Nhược điểm:
• Việc thiết lập Trung Tâm điều khiển theo giải pháp này yêu cầu nhà thầu phải
có năng lực, hiểu biết sâu về giao thức RP570 do đây là giao thức do riêng ABB
phát triển. Vì vậy khả năng sẽ có hạn chế về số lượng nhà thầu tham gia.
GIẢI PHÁP 2:
1. Ưu điểm:
• Sử dụng được đồng thời cả 2 giao thức là IEC60870-5-101 và RP570.
• Vẫn sử dụng bình thường đối với các RTU210 và RTU211 hiện hữu đang vận
hành tại trạm và các RTU của các hãng khác theo tiêu chuẩn IEC60870-5-101
& IEC 870-5-104.
• Sử dụng đồng thời truyền dẫn quang và hệ thống Radio để kết nối với các RTU
tại trạm.
• Có khả năng kết nối với HT SCADA của các Trung tâm điều độ khác thông qua
giao thức ICCP link.
• Có phương án thiết lập hệ thống liên kết tại các điện lực nhằm khai thác số liệu
SCADA từ TTĐĐ-TT.
2. Nhược điểm:
• Việc sử dụng giao diện mới, cấu trúc mới yêu cầu ngưới sử dụng vận hành, bảo
trì hệ thống phải được đào tạo, huấn luyện cơ bản và chuyên sâu ngay từ khi bắt
đầu dự án.
KẾT LUẬN CHỌN GIẢI PHÁP:

• Với các phân tích ưu điểm và nhược điểm nêu trên, nhận thấy: Giải pháp 2 là
giải pháp thể hiện đầy đủ các nội dung nâng cấp, đạt yêu cầu về thiết kế hệ

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 38
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

thống, bảo đảm tính mở, tính dự phòng, và tính kinh tế của cấu hình. Phù hợp
với yêu cầu nâng cấp HT SCADA tại Trung Tâm Điều Độ - Thông Tin.

V. Hệ thống scada dự kiến lắp đặt và vận hành tại điện lực Thành phố
Hồ Chí Minh

V.1. Hệ thống phần cứng:

Hình 23: Hệ thống phần cứng

He thống này có thể được nâng cấp lên cấu hình đúp (redundant) và triển khai tiếp cho
các Ðiện lực và Xí nghiệp Điện Cao áp.

V.2. Chức năng giao diện người-máy (HMI)

V.2.1. Giới thiệu

Giao diện HMI được hiểu như là phần tạo ra sự kết nối giữa người dùng và các chương
trình giám sát, điều khiển của hệ thống SCADA, cũng như các trình ứng dụng khác.
HMI cho phép giám sát và điều khiển hệ thống điện, truy xuất tới các thông tin lưu trữ
trong cơ sở dữ liệu một cách đơn giản và dễ tiếp cận.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 39
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 24: Sơ đồ 1 sợi tổng thể

User Interface có khả năng ngay lập tức phản ánh lại bằng các chỉ thị ánh sáng / âm
thanh đối với các sự kiện do vận hành viên hoặc hệ thống điện gây ra.
Mỗi màn hình có thể được thiết kế cho các mục đích riêng như:
• Thu thập dữ liệu
• Giám sát và điều khiển
• Lựa chọn và chạy các trình ứng dụng
Người dùng có thể truy xuất dữ liệu, ra lệnh điều khiển bằng con trỏ theo kiểu “look-
and-feel” và “point-and-click” rất dễ dàng.
Tất cả các lệnh đưa vào hoặc các truy xuất dữ liệu đều được kiểm tra thông qua mức
người dùng và mã hoạt động tương ứng để đảm bảo an toàn.
Tất cả các chức năng có thể làm thay đổi trạng thái thiết bị hoặc dữ liệu trong cơ sở dữ
liệu sẽ được thực hiện theo từng bước tuần tự có kiểm tra, xác nhận.
Lệnh điều khiển được thiết kế theo khái niệm “select and check before operate”
(SBO). Các bước thao tác sai sẽ được cảnh báo bằng “error message” và lệnh sẽ không
được thực hiện. Ở một thời điểm nào đó người dùng có thể thoát khỏi trình tự lệnh
đang thao tác bằng cách nhấn nút được thiết kế trước cho mục đích này.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 40
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Cuối cùng, sẽ có các “Alarm” và “Event file” với mô tả xác định theo user, ngày/giờ
được đưa ra, lưu trữ sau các thao tác vận hành. Ví dụ, khi ra lệnh điều khiển đóng/mở
máy cắt hoạt động có thể thành công hoặc không. Khi đó “Alarm” và “Event file” sẽ
được sinh ra lưu giữ các thông tin này. Nó có thể được tạo ra và lưu giữ cả các thay
đổi có uỷ quyền hoặc không uỷ quyền.
Phần mềm giao diện người dùng, trong các vùng đáp ứng (Area of Responsibility) xác
định sẽ đảm bảo:
• Ðưa vào vận hành hoặc cô lập các thiết bị có điều khiển
• Quan sát các thông số được giám sát bởi hệ thống
• Ðặt các biển báo, biển cấm
• Xác nhận, lưu hoặc xoá các sự kiện alarm
• Bỏ qua hoặc bật chức năng giám sát thiết bị
• Phát âm thanh gây chú ý trong trường hợp có alarm hoặc các sự kiện quan trọng
• Ðưa ra hoặc khôi phục trở lại các thiết bị được giám sát, điều khiển hay các
thành phần khác của hệ thống SCADA.
• Trình bày trạng thái của các thiết bị ngoại vi, các RTUs và các kết nối thông tin
trong hệ thống.
• Hiển thị các cảnh báo mới nhất, khi “alarm list” bị đầy, hệ thống sẽ tự động xoá
các cảnh báo củ nhất để lưu giữ cảnh báo mới.
• Hiển thị tất cả các điểm của hệ thống được giám sát (tagged). Mỗi điểm dữ liệu
đó sẽ bao gồm các tag cảnh báo tương ứng.
• Hệ thống có khả năng in ra các màn hình, báo cáo sự kiện, …Trong trường hợp
một báo cáo cần in ra có các giá trị có thể được cập nhật về từ thiết bị thì quá
trình in sẽ diễn ra sau khi quá trình cập nhật dữ liệu được hoàn thành.

V.2.2. Các màn hình cơ bản


Hệ thống có thể hiển thị rất nhiều các màn hình giao diện như dưới đây:
• Sơ đồ toàn hệ thống
• Sơ đồ một sợi của các trạm
• Trạng thái các RTUs và các đường kết nối thông tin
• Cảnh báo
• Sợ đồ giám sát và điều khiển mức ngăn
• Ðồ thị xu hướng quá khứ và thời gian thực
• Ðiểm dữ liệu quá khứ với độ phân giải cao
• Tổng kết các báo cáo vận hành trạm
• Các thiết bị khác và hệ thống đồng bộ GPS

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 41
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 25: Danh sách hệ thống

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 42
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 26: Màn hình sơ đồ tổng thể lưới điện cao áp thành phố Hồ Chí Minh

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 43
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 27: Sơ đồ một trạm 220kV lấy dữ liệu từ A2 qua đường ICCP

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 44
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 28: Sơ đồ trạm với tín hiệu lấy từ RTU với giao thức RP570

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 45
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 29: Tín hiệu camera


Màn hình điều khiển tích hợp cả tín hiệu camera trong trường hợp trạm không người
trực hoặc để kiểm tra quá trình thao tác.

Hình 30: Biểu đồ công suất cập nhật 1 giờ


⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 46
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 31: Biểu đồ công suất cập nhật 1 phút

Hình 32: Báo cáo vận hành được xuất theo yêu cầu của điều độ viên

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 47
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 33: Giám sát phần cứng và thông tin của hệ thống SCADA

V.3. Hệ thống cổng dữ liệu vận hành


Hệ thống cổng dữ liệu vận hành thời gian thực @Click™ là bộ ứng dụng dựa trên nền
tảng và môi trường Web, cho phép đồng thời nhiều người dùng truy cập một khối
lượng lớn thông tin thời gian thực và dữ liệu quá khứ. Các thông tin này được thu thập,
lưu trữ, duy trì và luôn sẳn sàng cho các bộ phận vận hành, kế hoạch – qui hoạch, bảo
trì bảo dưỡng hay những ứng dụng cỡ lớn như vận hành thị trường điện, GIS. Hệ
thống được thiết kế để có thể truy cập đến dữ liệu rất nhanh chóng thông qua các cơ
chế bảo mật có độ an toàn cao.
Hệ thống giúp truyền tải thông tin về hệ thống đến người dùng cũng như đưa các dữ
liệu đầu vào cho ứng dụng. Hệ thống sẽ giúp bạn tùy biến thông tin theo yêu cầu cá
nhân một cách mềm dẻo, bên cạnh đó bạn có toàn quyền điều khiển các dữ liệu mà
mình được phép truy cập thông qua một công cụ phổ biến là trình duyệt Web.

V.3.1. Hoạt động của hệ thống


Về cơ bản @Click™ là ứng dụng được thiết kế với mô hình 3 lớp (three-tier
architecture) và dựa trên nền tảng Microsoft SharePoint Portal Server, nó có thể hiển
thị trực quan dữ liệu được lưu trữ trong hệ CSDL thời gian thực và quá khứ PI System
của OSISoft.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 48
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 34: Cổng ứng dụng mô hình 3 lớp

Lớp CSDL sử dụng PI Server 3.X chạy trên nền tảng Windows. Lớp Business logic
bao gồm tập hợp các hàm XML Web service có thể giao tiếp với PI Server và với lớp
ứng dụng, lớp này nhận các yêu cầu theo định dạng HTTP từ ứng dụng Web và dịch
chúng ra PI API tương ứng và gửi đến PI server sau đó nhận kết quả từ PI server và trả
lại cho ứng dụng. Lớp Presentation hiển thị tất cả các kết quả đến người dùng một
cách trực quan thông qua các đối tượng đồ họa như đồng hồ, cột hiển thị, đồ thị, bảng
dữ liệu …

V.3.2. Giao diện với dữ liệu theo định dạng ICCP


Một điểm đáng chú ý của @Click™ là khả năng thu thập, lưu trữ dữ liệu theo định
dạng ICCP thông gia phương thức ICCP/TASE2. Ðây là chức năng rất hữu ích đối với
các môi trường chưa có sẵn PI Server dựa trên đặc điểm cơ bản là tất cả các trung tâm
điều độ đều có thể giao tiếp ra bên ngoài thông qua giao thức ICCP. Phương pháp tiếp
cận này được mô tả như hình dưới đây.

Hình 35: Ghép nối PI với dữ liệu hệ thống SCADA qua ICCP

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 49
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Các Web part chính của Hệ thống được mô tả dưới đây và có thể được phát triển tiếp
tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng.

Web part Description

Snapshot Web Part:


This web part display snapshot
(realtime value) of PI data in a table
view contain data value, data type,
tagname

Archive Web Part:


Display archived data (historial data)
from archive file, you can configure to
display recorded values, interpolated
values, number of archived values,
starttime, endtime, inteval time… for
more complex data requirement.

Trend Web Part:


Display trend for number of tags (up to
8 tags), and selected time length,
starttime, end time…

Gauge Web Part:


Visualize data by circular gauge
graphic object. User can customize
alarm signal, alarm range, scale of
gauge and template for gauge for more
flexible display

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 50
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Linear Gauge Web Part:


Visualize data by linear gauge graphic
object. User can customize alarm
signal, alarm range, scale of gauge and
template for gauge for more flexible
display.

Diagram Web Part:


Visualize data by display diagrams,
symbols, multi-state objects, coloring
object… using SVG vector graphic
format so it require very low
bandwidth.

Dashboard Web Part:


Information for transformer can be
gathered into dashboard, from this
operator can monitor all information of
object they need.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 51
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Dashboard Web Part:


Information for line feeder can be
gathered into dashboard, from this
operator can monitor all information of
object they need.

Bảng 1: Các Web part chính của Hệ thống

Dưới đây là ví dụ về một trang màn hình của @Click tại Trung tâm điều độ thành phố
Hồ Chí Minh.

Hình 36: Portal sample 1

V.3.3. Lợi ích


@Click là sản phẩm cung cấp một điểm truy cập duy nhất cho tất cả thành viên trong
hệ thống, nhóm làm việc hay các ứng dụng. Nó giúp bạn chuyển thông tin thành giá trị
cho công việc, giúp mọi người có thể kết nối chia sẽ dữ liệu cũng như cá nhân hóa
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 52
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

thông tin theo nhu cầu thông qua công cụ đơn giản là trình duyệt như Internet
Explorer, Netscape Navigator, Opera.

V.4. Hệ thống quản trị trên nền thông tin địa lý AM/FM/GIS
Hệ quản trị trên nền thông tin địa lý AM/FM/GIS khi tích hợp cùng với SCADA sẽ
thực hiện các nhiệm vụ:
• Thể hiện mô hình lưới trực quan trên nền bản đồ
• Xác định ảnh hưởng của sự cố
• Trợ giúp tái cấu hình lưới, tối ưu quá trình phân phối
• Trợ giúp quá trình thiết kế, lập sơ đồ phương thức hiệu qủa hơn
• Quản lý tài sản
• Trợ giúp quá trình thống kê thiết bị
• Tự động hóa các loại báo cáo kỹ thuật cho các đối tượng người sử dụng khác
nhau

Hình 37: GIS quản lý lưới điện cao áp

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 53
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 38: GIS quản lý lưới điện trung áp

V.5. Hệ thống tự động hóa phân phối – Distribution Automation


Hệ thống tự động hóa lưới phân phối được trang bị để thực hiện các nhiệm vụ sau:
• Tự động phát hiện sự cố
• Cô lập các sự cố và tự động khôi phục cung cấp điện
• Giám sát điểm cô lập (treo biển, cô lập điều khiển, cấm tự đóng lại…)
• Ðiều khiển tụ bù động theo điện áp và cosϕ
• Tính toán tối ưu bài toán sa thải phụ tải
• Bộ ghi trình tự sự kiện – nhật ký sự kiện

V.6. Tính toán giám sát khả năng quá tải đường dây và máy biến áp
Hệ thống tính toán giám sát khả năng tải trực tuyến (on-line) thu thập dữ liệu về môi
trường và vận hành như:
• Nhiệt độ môi trường
• Nhiệt độ dầu
• Nhiệt độ cuộn dây
• Tốc độ gió
• Bức xạ mặt trời
• Tải trước thời điểm quá tải
• Ðặc tính cơ-lý của dây dẫn và đường dây …
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 54
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Kết qủa tính toán sẽ đưa ra cho người vận hành về thời gian quá tải mà đường dây hay
máy biến áp có khả năng chịu đựng vào thời điểm tính toán. Với bài toán này chúng ta
có thể tận dụng được khả năng quá tải của thiết bị cũng như có được thông số chính
xác của khả năng này trong những điều kiện nhất định để có quyết định đúng đắn.

Hình 39: Màn hình tính toán khả năng quá tải on-line của MBA và OHL

V.7. Dịch vụ cung cấp trọn gói:


Ðể tránh được các vấn đề bất lợi đã xãy ra trong quá trình triển khai dự án cũng như tổ
chức quản lý vận hành và khai thác đối với các Trung tâm điều độ Quấc gia, Trung
tâm điều độ miền, MiniSCADA, ví dụ như:
• Thời gian triển khai dự án kéo dài, 3-5 năm.
• Các hệ thống triển khai không đồng bộ giữa các Trung tâm với nhau, giữa
Trung tâm và hệ thống thu thập dữ liệu, giữa phần cứng và phần mềm …
• Việc khai thác các Trung tâm rất hạn chế, hiện nay chủ yếu chỉ để quan sát trên
màn hình với những chức năng rất tối thiểu. Không có đượ sự gắn kết đồng bộ
giữa bộ phận quản lý hệ thống SCADA và điều hành viên cũng như các phòng
ban chức năng khác cần đến dữ liệu và thông tin SCADA. Không có khả năng
cải tiến nâng cấp và phát triển do các hệ thống đều đóng.
• Chi phí để mua sắm các hệ thống này khá đắt vì hầu hết là các nhà thầu nước
ngoài. Kích thước hệ thống bị giới hạn và để nâng cấp khi hệ thống phát triển
lên thì lại cần chi phí rất lớn. Sau chưa đến 10 năm đưa vào vận hành thì hiện

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 55
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

nay các hệ thống Trung tâm gần như không còn giá trị sử dụng mà phải thay
mới hoàn toàn.
• Phải sử dụng một đội ngũ làm bảo trì rất lớn, ví dụ như của Ðiều độ Quốc gia là
gần 200 người, nhưng hiệu qủa mang lại là thấp.
Ðể khắc phục được các nhược điểm nêu trên, hệ thống ATS có thể cung cấp dịch vụ
trọn gói cho các đơn vị sử dụng hệ thống @SCADA+. Với dịch vụ trọn gói của ATS
khách hàng có được lợi ích sau:
• Triển khai hệ thống nhanh, 3-6 tháng.
• Tính đồng bộ cao, các trung tâm có thể trao đổi dữ liệu và thông tin một cách
hoàn hảo.
• Thiết kế và liên tục bổ sung các tính năng theo yêu cầu của người sử dụng.
• Kích thước hệ thống không bị giới hạn và người sử dụng không cần phải tổ
chức đội ngũ bảo trì do ATS sẽ đảm bảo độ tin cậy của hệ thống là 99,99% với
dịch vụ bảo trì 24/7.
• Hệ thống đảm bảo lúc nào cũng như mới sau kể cả 20 năm vận hành.
• Giá thành nếu tính cả đời dự án thì sẽ rẽ hơn rất nhiều so với giải pháp mua của
các nhà thầu nước ngoài như trước đây.

VI. Hướng dẫn vận hành hệ thống SCADA và những điểm nổi bật của
hệ thống

VI.1. Các thiết bị vận hành

VI.1.1. Khái quát chung


Một điều độ viên @SCADA+ sẽ thao tác với hệ thống điện thông qua bàn điều khiển
của điều độ viên. Mỗi một bàn điều khiển có thể có 1 hoặc nhiều màn hình (LCD), một
bàn phím và một chuột (xem hình 40).
Màn hình hoạt động như các thiết bị ra chính cho hệ thống điện. Các màn hiển thị đồ
họa sẽ thể hiện các thông tin được cập nhật liên tục. Dữ liệu và hướng dẫn được nhập
vào hệ thống thông qua bàn phím của bàn điều khiển.
Các thông tin được in ra thông qua máy in. Máy in sự kiện sẽ in ra các thông báo cảnh
báo, thao tác điều khiển của nhân viên trực trạm, dữ liệu nhập vào, thông báo nhật ký,
và báo cáo nhật ký vận hành. Ngoài ra máy in còn dùng để in các sơ đồ, đồ thị và bảng
biểu khác.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 56
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 40: Bàn điều khiển của điều độ viên

VI.1.2. Thiết bị bàn điều khiển


Các màn hình
Một bàn điều khiển có thể có nhiều màn hình. Tại 1 thời điểm chỉ có 1 màn hình được
kích hoạt, có nghĩa là đáp ứng với tác động đưa vào của người vận hành. Con trỏ
(dạng mũi tên hoặc chữ thập), thanh thực đơn xuất hiện trên màn hình đang kích hoạt.
Chuột được chế tạo với 2 phím và bánh lăn. Chuột được sử dụng để di chuyển con trỏ
trên màn hình đang hoạt động hoặc được dùng để dịch chuyển, cuốn màn hiển thị trên
màn hình.
Bàn phím chữ và phím số
Bàn phím chữ cái và bàn phím chữ số được dùng để nhập thông tin trên màn hình. Bố
trí của các chữ cái, con số, các biểu tượng tiêu chuẩn, dấu cách trên phần bàn phím chữ
cái giống như bố trí trên các máy chữ thông thường. Con số được nhập vào thông qua
bàn phím chữ cái hoặc phần bàn phím chữ số.
Các phím điều khiển con trỏ
Con trỏ được sử dụng để định vị nhập dữ liệu trên màn hình và được dùng như mũi tên
chỉ trên hầu hết các thao tác bàn điều khiển được mô tả trong tài liệu. Bàn phím điều
khiển con trỏ được dùng để di chuyển con trỏ.
Máy in
Máy in được sử dụng để in các thông tin như các thông báo cảnh báo, các dữ liệu nhập
vào, nhật ký vận hành v.v... Ngoài ra còn được dùng để in các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị
ở dạng đồ họa.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 57
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

VI.2. Vận hành @SCADA+

VI.2.1. Giới thiệu


Phần này trình bày những kỹ năng cơ bản cần phải có để sử dụng bàn điều khiển của
@SCADA+ với các ứng dụng cho hệ thống điện của @SCADA+.

VI.2.2. Di chuyển chuột / con trỏ


Chuột 2 phím và bánh lăn được sử dụng để điều khiển vị trí của con trỏ trong các vùng
khác nhau của màn hình. Khả năng này được trợ giúp bởi hàng loạt các chức năng thao
tác bàn điều khiển bao gồm cả chọn nút chức năng trên thanh thực đơn, chọn các điểm
mong muốn, kích hoạt cửa sổ, v.v...
Nếu một bàn điều khiển có từ hai màn hình trở lên, chuột được sử dụng để di chuyển
con trỏ từ màn hình này sang màn hình kế tiếp bằng cách di chuột theo hướng về phía
màn hình kế tiếp đó. Khi con trỏ chuyển dịch để cạnh của màn hình (bên trái hoặc bên
phải) bằng cách tiếp tục di chuột, con trỏ sẽ xuất hiện trên màn hình tiếp theo tại cạnh
kế tiếp và tiếp tục di chuyển theo cách đó con trỏ sẽ chuyển ngang qua màn hình mới
này.
Nếu con trỏ di chuyển đến cạnh của một màn hình không có màn hình kế tiếp nó, thì di
chuyển của con trỏ sẽ bị ngăn lại ở cạnh đó.

VI.2.3. Sử dụng phím chuột


Chuột của bàn điều khiển có 2 phím và bánh lăn như trên hình 41.

Hình 41: Chuột của bàn điều khiển


Khi di con trỏ chuột đến vị trí 1 biểu tượng có liên kết tiếp theo (gọi 1 màn hình mới,
nhập thông số…) thì vùng đó sẽ được đánh dấu bằng 1 khung hình chữ nhật bao
quanh. Ví dụ, khi ở màn hình sơ đồ nối điện 1 sợi của trạm, nếu muốn biết thông tin
chi tiết hơn về máy cắt, di chuyển con trỏ đến biểu tượng máy cắt, biểu tượng máy cắt
sẽ được đánh dấu bằng một khung hình chữ nhật bao quanh, và khi ta kích phím trái
chuột thì màn hình giám sát máy cắt được gọi ra.
Với một thao tác bình thường, khi kích chuột trái, lệnh sẽ được thực hiện ngay. Nhưng
với các thao tác quan trọng, như việc đóng / cắt máy cắt, dao cách ly, tăng, giảm nấc
biến áp… thì chương trình sẽ đòi hỏi người vận hành phải xác nhận lại 1 lần nữa để
đảm bảo chắc chắn không có sự nhầm lẫn khi ra lệnh thao tác. Khi đó trên màn hình sẽ
xuất hiện một hộp thoại xác nhận: YES or Cancel. Nếu đồng ý thực hiện thao tác,

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 58
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

người vận hành kích chuột vào phím YES, còn nếu không, người vận hành chỉ việc
kích chuột vào phím Cancel.

VI.2.4. Khái quát giao diện vận hành


Công cụ chủ yếu của người vận hành để có thể làm việc với các ứng dụng trong
@SCADA+ là bàn điều khiển. Một bàn điều khiển làm việc bao gồm chuột, bàn phím
và có thể có đến 4 màn hình. Bàn phím của bàn điều khiển là thiết bị chính khi điều độ
viên được nhắc nhập thông tin kiểu chữ và số. Chuột là thiết bị di chuyển con trỏ chính
cho bàn điều khiển. Các màn hình là công cụ giao tiếp hình ảnh chủ yếu của bàn điều
khiển. Mỗi màn hình có chứa các khu vực trên màn hình cung cấp thêm các khả năng
giao tiếp, hiển thị, hoặc thông tin trạng thái, một trong những phần quan trọng nhất của
nó là thanh menu. Với việc kết hợp chuột, thanh menu và "nút ấn" cung cấp phương
tiện cho điều độ viên mà không cần đến các nút ấn cơ khí. Bố trí của màn hình được
thể hiện trên hình 42.

Hình 42: Màn hình chính của @SCADA+

VI.2.5. Các khu vực trên màn hình


Có một số khu vực khác nhau trên màn hiển thị quan trọng đối với hoạt động của
@SCADA+, bao gồm:

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 59
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

1. Khu vực hiển thị


Khu vực này chiếm phần lớn trên màn hình. Nó bao gồm một cửa sổ, mỗi cửa sổ có
chứa đường viền, thanh tiêu đề, và một màn hiển thị của @SCADA+. Tại mỗi thời
điểm chỉ có một màn hiển thị (cửa sổ) của @SCADA+ được kích hoạt mặc dù bàn
điều khiển có thể có nhiều màn hình. Mỗi bàn điều khiển chỉ có thể có một màn hình
và một cửa sổ hiện hành, việc lựa chọn màn hình hiện hành và cửa sổ hiện hành được
thực hiện với việc click chuột.
a. Lựa chọn màn hình hiện hành
Chuột được sử dụng để điều khiển vị trí của con trỏ chuyển từ một màn hình sang màn
hình khác ở bàn điều khiển có nhiều màn hình bằng cách di chuyển nó về phía màn
hình muốn chuyển đến. Khi con trỏ chạy đến cạnh của màn hình (có thể là bên phải
hoặc bên trái), nếu tiếp tục di chuột con trỏ sẽ xuất hiện ở màn hình kế tiếp tại cạnh
của màn hình đó và sẽ di chuyển giống như vậy cắt ngang màn hình. Nếu con trỏ
chuyển đến cạnh của một màn hình mà không có màn hình kế tiếp thì nó sẽ bị chặn lại
ở cạnh của màn hình đó. Thay đổi màn hình hiện hành bằng cách di chuyển con trỏ
đến màn hình mong muốn và thả phím trái của chuột.
b. Lựa chọn cửa sổ hiện hành
Chỉ một cửa sổ của @SCADA+ là cửa sổ hiện hành ở một bàn điều khiển, không phụ
thuộc vào số màn hình mà bàn điều khiển đó có. Điều độ viên có thể chọn cửa sổ hiện
hành bằng cách chuyển con trỏ vào cửa sổ đó và ấn thả phím trái chuột.
2. Vùng thông báo điều độ viên
Vùng này xuất hiện dưới dạng một cửa sổ con bật lên khi điều độ viên có yêu cầu
không đúng hoặc là thông báo của hệ thống.
3. Vùng ngày tháng năm/thời gian
Vùng ngày tháng năm / thời gian hiển thị thời gian hiện tại, vùng này nằm ở góc trên
bên phải của màn hình hiển thị.
4. Vùng thanh thực đơn (menu)
Thanh menu nằm ở trên đỉnh và dưới đáy của màn hình và có chứa hàng loạt các nhóm
chức năng được gán nhãn từ đó khi kích chuột vào thì một màn hình mới được gọi ra
hoặc các menu kéo xuống sẽ xuất hiện. Để chọn một trong các nhóm chức năng liên
quan, đặt con trỏ lên trên nhãn của nhóm chức năng sau đó ấn và thả phím trái chuột.

VI.2.6. Sử dụng bàn phím


Bàn phím của bàn điều khiển có 4 khu vực chính:
• Khu vực phím chức năng "F", khu vực này nằm trên đỉnh của bàn phím.
• Khu vực "bàn phím chữ số" nằm phía bên phải của bàn phím.
• Khu vực các phím chính
• Khu vực các mũi tên.
1. Các phím chức năng "F" có tác dụng như sau:
• Phím F1: Màn hình danh sách số 1.
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 60
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

• Phím F2: Màn hình danh sách số 2.


• Phím F3: Màn hình danh sách số 3.
• Phím F4: Màn hình danh sách số 4.
• Phím F5: Giải trừ cảnh báo âm thanh.
• Phím F8: Giải trừ tất cả các cảnh báo.
2. Các phím thuộc khu vực "bàn phím chữ số"
Các phím này có nhiều chức năng, khi thao tác nhập dữ liệu (Num Lock bật), các phím
thuộc "bàn phím chữ số" được sử dụng để nhập dữ liệu số vào trường hiện hành.
Trong @SCADA+, khi Num Lock tắt các phím mũi tên không dùng để di chuyển con
trỏ từ trường dữ liệu này sang trường khác, việc di chuyển con trỏ sẽ được thực hiện
bằng chuột.
3. Các phím mũi tên
Không sử dụng trong @SCADA+, không sử dụng để di chuyển con trỏ hoặc chuyển
con trỏ giữa các trường dữ liệu. Việc chuyển con trỏ, chọn trường dữ liệu được thực
hiện bằng cách di chuyển chuột và kích phím trái chuột.
4. Các phím thuộc khu vực bàn phím chính
Các phím thuộc khu vực bàn phím chính bao gồm các phím chữ cái và chữ số được sử
dụng để nhập dữ liệu bằng chữ hoặc bằng số chẳng hạn như các giá trị cài đặt, tên xuất
tuyến, chỉ danh thiết bị v.v...

VI.2.7. Các cảnh báo bằng âm thanh


Các cảnh báo bằng âm thanh được phát ra loa của bàn điều khiển khi @SCADA+ phát
hiện ra lỗi hoặc điều kiện cảnh báo.
Thiết bị dùng để cảnh báo trong trạm bao gồm 1 chuông và 1 còi. Chuông dùng để
cảnh báo cho điều độ viên biết các trạng thái không bình thường của thiết bị nhưng
không nghiêm trọng. Còn còi chỉ cảnh báo đối với các tín hiệu nghiêm trọng như bảo
vệ tác động, cắt máy cắt khẩn cấp…
Khi đã biết có tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh, điều độ viên có thể ngay lập tức tắt
chuông còi bằng cách kích chuột vào phím ACK AUDIBLE trên màn hình giám sát
chính của trạm, hoặc ấn phím F5.
Chức năng cảnh báo bằng âm thanh được kiểm tra bằng cách kích chuột vào biểu
tượng chuông còi ở góc phải phía dưới màn hình giám sát toàn trạm. Khi đó, sẽ xuất
hiện một cửa số như trên hình 43. Chọn Horn Test, sau đó kích chuột vào nút TEST để
thử còi và tương tự Bell Test để thử chuông.
Chức năng cảnh báo âm thanh có thể tắt / bật bằng cách chọn Audible Disable để tắt
tất cả cảnh báo chuông và còi, chọn Auto Ack Audible để tự động giải trừ cảnh báo âm
thanh. Kích chuột vào nút Close để đóng cửa sổ thử và cài đặt cảnh báo bằng âm
thanh.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 61
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 43: Cửa sổ cài đặt và thử còi, chuông

VI.2.8. Các cửa sổ nổi lên


Các menu nổi lên (popup) được sử dụng để giao tiếp với hệ thống @SCADA+ và nó
xuất hiện trong các trường hợp sau:
• Menu nổi lên có thể xuất hiện khi người sử dụng chọn một menubar. Điều độ
viên có thể chọn một chức năng trên cửa sổ mới nổi lên hoặc hủy nó bằng cách
chọn nút có nhãn Cancel. Một vài menu nổi lên sẽ tự động biến mất mỗi khi
một thao tác nào đó được chọn trong khi đó một số khác thì được duy trì trên
màn hình và có thể tiếp tục được sử dụng cho đến khi chúng bị hủy (cancel) bởi
điều độ viên.
• Dấu nhắc nổi lên đối với điều độ viên được sử dụng để nhắc nhập vào cho chức
năng đang thực hiện hoặc cung cấp các hướng dẫn phụ trợ cho điều độ viên.
Chúng sẽ biến mất sau khi thao tác đã được thực hiện.
• Thông báo cho điều độ viên xuất hiện trong một cửa sổ nổi lên khi hệ thống
@SCADA+ có thông tin đáp ứng với thao tác của điều độ viên, ấn nút
<CANCEL>, hoặc <OK> trong cửa sổ thông báo sẽ làm cho cửa sổ thông báo
vận hành mất đi.

VI.2.9. An ninh cho hệ thống làm việc @SCADA+


Điều độ viên phải đăng nhập (logon) để sử dụng bàn điều khiển của @SCADA+. Các
chức năng có thể thực hiện ở bàn điều khiển đó sẽ được xác định dựa vào phân quyền
cho bàn điều khiển và cho điều độ viên.
Khi điều độ viên chưa đăng nhập vào hệ thống @SCADA+, thông tin về điều độ viên
tại góc trên bên phải sẽ thể hiện: Operator: none
• ĐIỀU ĐỘ VIÊN ĐĂNG NHẬP (LOGON)
Chức năng LOGON của @SCADA+ sẽ xuất hiện một cửa sổ nổi lên để điều độ viên
nhập vào tên và mật khẩu (User name và password). Nếu hợp lệ, điều độ viên sẽ đăng
nhập vào hệ thống @SCADA+.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 62
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 44: Cửa sổ đăng nhập @SCADA+


Sau khi điều độ viên đăng nhập vào hệ thống @SCADA+, thông tin về điều độ viên tại
góc trên bên phải sẽ thể hiện:

Để thay đổi mật khẩu đưa con trỏ đến khu vực tên người đăng nhập và kích chuột, một
hộp thoại xuất hiện hỏi điều độ viên thay đổi mật khẩu:

Hình 45: Thay đổi tên đăng nhập và mật khẩu


Trong đó:
- Old Password: Mật khẩu cũ, đây là mật khẩu đã được sử dụng để đăng nhập
vào hệ thống, sử dụng phím trái chuột để lựa chọn trường này và sử dụng các
phím nằm trong khu vực bàn phím chính để nhập thông tin.
- New Password: Mật khẩu mới, đây là mật khẩu sẽ được sử dụng để đăng
nhập vào hệ thống trong các lần tiếp theo, sử dụng phím trái chuột để lựa
chọn trường này và sử dụng các phím nằm trong khu vực bàn phím chính để
nhập thông tin.
- Verify New Password: Xác nhận mật khẩu mới, sử dụng phím trái chuột để
lựa chọn trường này và sử dụng các phím nằm trong khu vực bàn phím chính
để nhập thông tin. Nội dung của trường này phải giống với nội dung của
trường New Password.
Chọn nút "OK" để xác nhận các thông tin vừa nhập hoặc chọn "Cancel" để hủy bỏ việc
thay đổi mật khẩu đăng nhập vào hệ thống.
Nếu nhập vào sai tên hoặc sai mật khẩu thì sẽ xuất hiện thông báo bạn đã nhập sai tên
hoặc mật khẩu hãy nhập lại:
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 63
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 46: Cửa sổ thông báo tham số đăng nhập sai


• ĐIỀU ĐỘ VIÊN RỜI HỆ THỐNG (LOGOFF)
Khi một điều độ viên đã logon, tại vị trí của nút LOGON sẽ chuyển thành LOGOFF
nếu ấn nút này thì sẽ khởi tạo quá trình điều độ viên logoff. Sau khi điều độ viên thực
hiện logoff, bàn điều khiển chỉ còn lại chức năng giám sát, người sử dụng không thể
thực hiện các thao tác điều khiển như đóng / mở máy cắt, đặt Tagging, tăng / giảm nấc
biến thế v.v…

VI.3. Thu thập dữ liệu và giám sát

VI.3.1. Giới thiệu


Điều độ viên quan sát các thông số vận hành, trạng thái của các thiết bị nhất thứ của hệ
thống trên các màn hình của bàn điều khiển. Thông thường, cửa sổ giám sát sơ đồ nối
điện chính của hệ thống điện được thể hiện trên 1 hoặc nhiều màn hình tùy thuộc vào
mật độ trạm của hệ thống, các màn hình còn lại dùng để giám sát chi tiết hơn về thiết
bị hoặc dùng để truy xuất dữ liệu quá khứ, chạy các ứng dụng v.v…
Việc thực hiện lựa chọn các cửa sổ được thực hiện thông qua thanh menu ở trên đỉnh
hoặc đáy của màn điều khiển, hoặc kích chuột vào tên trạm trên sơ đồ nối điện chính
của hệ thống hoặc trên cửa số hiển thị danh sách các trạm như hình 42. Thanh menu và
thanh trạng thái xuất hiện trên tất cả các màn hình của bàn điều khiển. Các màn hình
có vai trò như nhau, do đó muốn cửa sổ giám sát toàn hệ thống nằm ở màn hình nào,
kích chuột vào nút tên của sơ đồ ở chính màn hình đó, các cửa sổ khác sẽ xuất hiện ở
màn hình còn lại.

VI.3.2. Màn hình hiển thị danh sách trạm trong hệ thống điện.
Việc thực hiện lựa chọn các màn hình hiển thị sơ đồ nối điện chính của thành phố, sơ
đồ nối điện chi tiết của các trạm 220kV, 110kV và trung áp được thực hiện thông qua
nút ấn “SUBS LIST”. Từ màn hình này điều độ viên có thể lựa chọn bất kỳ sơ đồ nối
điện nào thông qua danh sách tên các trạm. Màn hình danh sách trạm được thể hiện
như hình 42.

VI.3.3. Giám sát sơ đồ lưới điện thành phố.


• Sơ đồ lưới điện thành phố được chia thành 2 màn hình (HCM P.S 1 và HCM
P.S 2), chủ yếu là sơ đồ các trạm 110kV và trung áp.
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 64
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Từ sơ đồ lưới điện thành phố này điều độ viên có thể quan sát được các thông số cơ
bản và trạng thái thực của thiết bị khi thông số đó hoặc thiết bị để ở chế độ Auto. Điều
độ viên cũng có thể nhập liệu bằng tay các thông số và trạng thái của thiết bị khi để ở
chế độ Manual (trường hợp nhập liệu bằng tay được áp dụng trong trường hợp đường
truyền tới thiết bị đó không tin cậy)
Máy cắt sẽ được thể hiện bằng hình vuông, dao cách ly và dao tiếp địa được thể hiện
bằng hình tiếp điểm đóng mở. Trạng thái đóng của thiết bị được thể hiện bằng 2 hệ
màu riêng biệt trong 2 chế độ Auto và Manual:
Chế độ Auto:
- Trạng thái đóng của máy cắt thể hiện bằng hình vuông điền kín bằng màu đỏ
- Trạng thái mở của máy cắt thể hiện bằng hình vuông rỗng có viền màu xanh
lá cây.
- Trạng thái không xác định của máy cắt thể hiện bằng hình vuông rỗng ½ và
có viền màu đỏ đậm.
- Trạng thái đóng của dao cách ly thể hiện bằng tiếp điểm đóng (cầu nối) có
màu đỏ.
- Trạng thái mở của dao cách ly thể hiện bằng tiếp điểm mở có mà xanh lá cây.
- Trạng thái không xác định của dao cách ly thể hiện bằng tiếp điểm thường
đóng có màu xám.
Chế độ Manual:
- Trạng thái đóng của máy cắt do điều độ viên cập nhật bằng tay thể hiện bằng
hình vuông điền kín, có màu lục lam.
- Trạng thái mở của máy cắt do điều độ viên cập nhật bằng tay thể hiện bằng
hình vuông rỗng, có viền màu lục lam.
- Trạng thái không xác định của máy cắt do điều độ viên cập nhật bằng tay thể
hiện bằng 1 nửa hình vuông rỗng, 1 nửa hình vuông điền kín, có màu lục lam.
- Trạng thái đóng của dao cách ly do điều độ viên cập nhật bằng tay thể hiện
bằng tiếp điểm (cầu nối) có màu lục lam.
- Trạng thái mở của dao cách ly do điều độ viên cập nhật bằng tay thể hiện
bằng tiếp điểm mở có viền màu lục lam.
- Trạng thái không xác định của dao cách ly do điều độ viên cập nhật bằng tay
thể hiện bằng tiếp điểm thường đóng có màu lục lam.
Để lôi cuốn sự chú ý, màu của các máy cắt, dao cách ly sẽ nhấp nháy khi thay đổi
trạng thái. Để xác nhận tín hiệu này, điều độ viên kích chuột vào chính phần tử nhấp
nháy.
Cũng trên cửa sổ này điều độ viên còn có thể theo dõi các giá trị đo lường như:
- Công suất tác dụng MW (giao hoặc nhận thể hiện bằng mũi tên).

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 65
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

- Công suất phản kháng MVAr (giao hoặc nhận thể hiện bằng mũi tên).
- Điện áp thanh cái của các trạm
Thông thường các cửa sổ trong @SCADA+ được liên kết với một hoặc nhiều cửa sổ
khác, các cửa sổ khác có thể là sơ đồ nối điện của 1 trạm, của 1 nhà máy.v.v... Điểm
đặc trưng trong @SCADA+ là ở những chỗ có liên kết thì khi di chuyển con trỏ chuột
đến khu vực đó sẽ xuất hiện một hộp chữ nhật, khi đó nếu kích chuột thì 1 cửa sổ mới
sẽ xuất hiện. Chẳng hạn như trên hình 47, sơ đồ lưới điện của HCM P.S, nếu kích
chuột vào ô THU DUC thì cửa sổ nối điện 220kV của trạm Thủ Đức sẽ xuất hiện như
trên hình 48.
Điều độ viên có thể quay lại màn hình trước đó bằng cách kích chuột vào nút Back
hoặc nút Next trên thanh menu ở đáy màn hình. Tính năng này giúp cho điều độ viên
truy cập nhanh tới màn hình vừa mới xem.

Hình 47: Cửa sổ giám sát sơ đồ lưới điện của Ho Chi Minh City Power System

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 66
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 48: Cửa sổ giám sơ đồ trạm 220kV Thủ Đức

VI.3.4. Giám sát sơ đồ nối điện của trạm


Để gọi cửa sổ giám sát điều khiển của một trạm (có thể bao gồm cả các dao cách ly và
các dao tiếp địa) từ màn hình sơ đồ lưới điện thành phố, chẳng hạn như sơ đồ trạm
220kV Thủ Đức như hình 47, di chuyển con trỏ chuột đến khu vực THU DUC, trên
màn hình xuất hiện 1 ô chữ nhật thể hiện liên kết với cửa sổ Thu Duc 220kV, sau đó
kích phím trái chuột. Một cửa sổ dùng cho giám sát điều khiển trạm 220kV Thủ Đức
xuất hiện như trên hình 48.
Ngoài cách gọi cửa sổ giám sát điều khiển trạm từ sơ đồ lưới điện thành phố, điều độ
viên cũng có thể gọi cửa sổ các trạm từ màn hình danh sách các trạm trong hình 42.
Các thông tin thể hiện trên cửa sổ giám sát sơ đồ trạm bao gồm:
- Tên chỉ danh đường dây đi trạm đối diện.
- Tên chỉ danh của thiết bị nhất thứ trong trạm
- Trạng thái đóng cắt của máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa. Màu thể hiện trạng
thái giống như trong mục VI.3.3.
- Công suất tác dụng (MW), phản kháng (MVAr), dòng điện (AMP) tổng ba
pha chạy qua máy cắt.
- Giá trị điện áp (kV) thanh cái và đường dây (nếu có).
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 67
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

VI.3.5. Giám sát thông tin liên lạc trong hệ thống


1. Giới thiệu chung
Thông tin trao đổi giữa hệ thống điều khiển, giám sát của hệ thống với các thiết bị đầu
cuối của các trạm được thiết lập trên cơ sở kênh truyền thông tin của điện lực. Các
thiết bị giao tiếp với nhau thông qua 1 đường truyền trực tiếp từ trạm với trung tâm
điều độ thông tin Điện lực thành phố HCM hoặc thông qua đường truyền từ trung tâm
điều độ miền A2 thông qua giao thức ICCP.

Hình 49: Cửa sổ chính giám sát mạng thông tin của hệ thống
Cửa sổ này được gọi ra bằng cách kích chuột vào nút COMM DISPLAY trên thanh
thực đơn dưới đáy màn hình. Trong cửa sổ này các thiết bị kết nối như RTU, Switch
COM Port, trạng thái đường truyền được giám sát. Tín hiệu màu xám thể hiện trạng
thái bất thường không kết nối được, tín hiệu có màu xanh thể hiện trạng thái làm việc
bình thường. Các phần tử trên sơ đồ được chú giải như hình 49
2. Giám sát máy tính phục vụ giao tiếp người máy (HMI)
Nếu máy tính phục vụ giao tiếp người máy (HMI) trục trặc, hoặc không kết nối được
với Data Server thì trên menu phía dưới xuất hiện biểu tượng “DATA STATUS
FAILT”

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 68
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

VI.4. Các cảnh báo

VI.4.1. Giới thiệu


Chức năng cảnh báo tạo ra các thông báo cảnh báo nhằm báo cho điều độ viên biết
tình trạng của hệ thống. Điều độ viên có thể xem, giải trừ cảnh báo. Một cảnh báo
được phát ra khi xuất hiện một sự kiện đòi hỏi sự chú ý của điều độ viên, đặc biệt khi
một trong các sự kiện sau xuất hiện:
• Một điểm trạng thái thay đổi trạng thái.
• Khi giá trị đo lường vượt quá giới hạn vận hành.
• Giám sát phần cứng của @SCADA+ trục trặc.
• Các thiết bị của hệ thống vi phạm giới hạn vận hành.
• Chương trình ứng dụng khi chạy phát cảnh báo.
Các cảnh báo được phân theo nhóm, các nhóm cảnh báo trong @SCADA+ được phân
theo tên trạm.

VI.4.2. Mô tả màn hiển thị

Hình 50: Cửa sổ giám sát cảnh báo trong @SCADA+

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 69
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Cửa sổ giám sát cảnh báo được gọi ra bằng cách kích chuột vào nút SUMMARY
ALARM với các cảnh báo hiện tại hoặc HISTORY ALARM với các cảnh báo qúa khứ
trên thanh thực đơn trên đỉnh của màn hình.
1. Cửa sổ tổng hợp các cảnh báo hiện tại
Cửa sổ tổng hợp các cảnh báo hiện tại có tiêu đề SUMMARY ALARM màu trắng trên
nền xanh. Phía dưới là bảng tổng hợp các cảnh báo hiện tại gồm các trường:

• Date: Ngày tháng năm phát cảnh báo, chẳng hạn như 17/06/09.

• Time: Thời gian xuất hiện cảnh báo, chẳng hạn như 10:29:01.

• Operator: Tên điều độ viên.

• Group: Nhóm cảnh báo.

• State: Trạng thái cảnh báo

- UNACK: Chưa được giải trừ.

- ACK: Đã giải trừ.

• TYPE: Loại cảnh báo.

• Comment : Lời chú thích cảnh báo.

• Value : Giá trị hiện tại của đối tượng giám sát phát cảnh báo.

2. Cửa sổ các cảnh báo trong quá khứ


Điều độ viên trạm cũng có thể xem lại các cảnh báo đã xảy ra trong quá khứ, thông tin
này được thể hiện trong cửa sổ con phía dưới khi gọi cửa sổ giám sát các cảnh báo.
Dòng tiêu đề trên cửa sổ con chứa các cảnh báo quá khứ mang các thông tin sau:
• Dòng tiêu đề màu trắng trên nền xanh HISTORY ALARM chỉ cửa sổ con chứa
cảnh báo quá khứ.
• FROM: Ngày tháng năm bắt đầu của khoảng thời gian muốn xem cảnh báo,
chẳng hạn như 15/04/09.
• TO: Ngày tháng năm kết thúc của khoảng thời gian muốn xem cảnh báo, chẳng
hạn như 15/06/09.
Phía dưới dòng tiêu đề là một bảng chứa các cảnh báo được tạo ra trong khoảng thời
gian xác định trên thanh tiêu đề, bảng này bao gồm các trường thông tin:

• Date: Ngày tháng năm phát cảnh báo, chẳng hạn như 17/12/08.

• Operator: Tên điều độ viên.

• Group: Nhóm cảnh báo.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 70
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

• State: Trạng thái cảnh báo

- UNACK: Chưa được giải trừ.

- ACK: Đã giải trừ.

• TYPE: Loại cảnh báo.

• Description: Lời chú thích cảnh báo.

• Value :Giá trị hiện tại của đối tượng giám sát phát cảnh báo.
Trong trường hợp bảng cảnh báo có chứa nhiều dòng cảnh báo, điều độ viên có thể sử
dụng thanh cuộn để cuốn bảng xuống.
Phía bên phải của cửa sổ là dãy các nút dùng để lựa chọn các cảnh báo trong quá khứ
theo các nhóm, các nút này theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:

• SUBSTATION ALARM: Lựu chọn nhóm Alarm theo tên trạm

• SOURCES ALARM: Lựu chọn nhóm Alarm theo tên nhà máy

• COMM. ALARM: Lựa chọn xem các cảnh báo liên quan đến thông tin liên lạc
của các thiết bị.

• OPERATOR ALARM: Lựa chọn nhóm Alarm nhóm người truy cập

• ALL ALARM: Xem toàn bộ Alarm của hệ thống

VI.4.3. Các thủ tục vận hành


1. Giải trừ các cảnh báo hiện thời

Các cảnh báo về tình trạng thiết bị trong hệ thống sẽ xuất hiện trong cửa sổ giám sát
các cảnh báo, để giải trừ các cảnh báo người sử dụng có thể thực hiện bằng một trong
hai cách như sau:

• Giải trừ từng cảnh báo:

- Di con trỏ chuột đến cảnh báo muốn giải trừ sau đó kích phím trái chuột để
chọn cảnh báo đó, màu nền của cảnh báo đó sẽ chuyển sang màu xanh. Tại vị
trí trường trạng thái (STATE) của cảnh báo sẽ có giá trị chưa giải trừ
(UNACK).

- Kích phím trái chuột vào nút ACK ALARM để giải trừ cảnh báo vừa chọn.
Khi đó, tại vị trí trường trạng thái (STATE) của cảnh báo giá trị sẽ chuyển
thành đã giải trừ (ACK).

• Giải trừ tất cả các cảnh báo:

- Trong một số trường hợp các cảnh báo đều liên quan đến một thiết bị mà điều
độ viên đã biết rõ tình trạng của thiết bị thì có thể giải trừ tất cả các cảnh báo
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 71
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

hiện có. Để thực hiện thao tác này chỉ cần kích chuột vào nút ACK ALL
ALARM, hoặc ấn phím chức năng F8. Khi đó, giá trị của trường STATE của
tất cả các cảnh báo hiện tại chuyển thành ACK (đã giải trừ).

2. Xem các cảnh báo trong quá khứ

Điều độ viên có thể xem lại các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ bằng cách sử dụng
chức năng xem các cảnh báo trong thời gian quá khứ. Từ màn hình giám sát cảnh báo,
điều độ viên có thể thao tác:
a. Xem cảnh báo liên quan đến các trạm
- Kích chuột vào nút SUBSTATION ALARM, trên màn hình sẽ có 1 cửa sổ
nổi lên:

Hình 51: Cửa sổ chọn tên trạm để xem cảnh báo


- Lựa chọn khoảng thời gian xem cảnh báo: Khoảng thời gian bắt đầu (FROM)
và kết thúc (TO) được lựa chọn bằng cách kích chuột vào phím “mũi tên
xuống” bên cạnh các ô thời gian tương ứng, một cửa sổ nổi lên:

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 72
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 52: Cửa sổ nổi lên lựa chọn ngày tháng năm.
Cửa sổ này được bố trí giống như tờ lịch tháng, phía trên là tháng (bằng tiếng Anh,
chẳng hạn như March) và năm (chẳng hạn như 2009), hai mũi tên “sang trái”, “sang
phải” dùng để thay đổi (tương ứng là giảm, hoặc tăng) tháng chọn liền kề với tháng
đang được hiển thị. Phía dưới là bảng liệt kê các ngày trong tháng được sắp xếp theo
thứ tự ngày trong tuần (tính từ chủ nhật đến thứ sáu). Dưới đáy của cửa sổ hiển thị
ngày hiện tại bằng chữ in đậm bên cạnh biểu tượng ô màu đỏ (ví dụ: Today:
3/30/2009).
• Để lựa chọn năm, người sử dụng kích chuột vào khu vực chữ số chỉ năm, chẳng
hạn như trên hình là 2009. Khi đó cạnh chữ số sẽ xuất hiện mũi tên, ấn vào mũi
tên “lên” để tăng số năm, hoặc ấn vào mũi tên “xuống” để giảm.
• Lựa chọn tháng: Để lựa chọn tháng cho năm vừa chọn, người sử dụng có thể
thực hiện theo hai cách.

Hình 53: Cửa sổ lựa chọn tháng


- Kích chuột vào các nút mũi tên “sang trái” hoặc “sang phải” để lựa chọn
tháng mong muốn.
- Kích chuột vào ô chữ chỉ tháng hiện hành (chẳng hạn như March), một cửa
sổ dùng cho lựa chọn tháng nổi lên như trên hình 53, kích chuột vào tháng
muốn chọn để hoàn thành việc lựa chọn tháng.
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 73
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

• Lựa chọn ngày: Sau khi đã chọn xong năm và tháng, điều độ viên kích chuột
vào ngày trong bảng liệt kê các ngày của tháng đó để hoàn thành việc chọn
ngày.
Lưu ý: nếu kích chuột vào ô chữ thể hiện ngày hiện hành, thì ngày đó được chọn làm
thời điểm mong muốn (bắt đầu hoặc kết thúc).
- Lựa chọn máy biến áp xem cảnh báo: Kích chuột vào ô chữ tên của máy biến
áp cần xem cảnh báo, màu nền của ô chữ đó sẽ chuyển sang màu xanh thể
hiện tên của máy biến áp được chọn.
- Ấn phím OK để hoàn thành việc lựa chọn xem cảnh báo máy biến áp hoặc ấn
phím Cancel để huỷ thao tác lựa chọn.
b. Xem cảnh báo liên quan đến các nhà máy
- Kích chuột vào nút SOURCES ALARM, trên màn hình sẽ có 1 cửa sổ nổi lên
- Các bước thao tác tiếp theo để lựa chọn ngày tháng năm bắt đầu, kết thúc, tên
đường dây để xem cảnh báo được thực hiện tương tự như thao tác lựa chọn
xem cảnh báo của trạm.

Hình 54: Cửa sổ chọn nhà máy để xem cảnh báo


c. Xem các cảnh báo khác:
Các cảnh báo khác đã được phân theo đổi tượng, do đó khi kích chuột vào các nút
tương ứng (chẳng hạn như Operator Alarm) thì cửa sổ để lựa chọn thời gian bắt đầu và
kết thúc của các cảnh báo trong quá khứ nổi lên như trên hình 55, thao tác lựa chọn các
thông số này được thực hiện như trình bày trong phần xem cảnh báo của các trạm biến
áp.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 74
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 55: Lựa chọn thời gian của các cảnh báo khác trong quá khứ

VI.5. Giám sát điều khiển

VI.5.1. Giới thiệu


Chức năng giám sát điều khiển cho phép điều độ viên thực hiện thao tác các thiết bị tại
các trạm như máy cắt, dao cách ly, nấc biến thế. Ngoài ra, chức năng giám sát điều
khiển cho phép điều độ viên thao tác với cơ sở dữ liệu thời gian thực như kích hoạt /
tắt, bật / tắt cảnh báo.

VI.5.2. Các thủ tục vận hành


1. Các thao tác điều khiển máy cắt, dao cách ly
Thủ tục này cho phép điều độ viên điều khiển các thiết bị có thể điều khiển được tại
các trạm như các máy cắt, dao cách ly, nấc biến thế.
Trình tự điều khiển thay đổi trạng thái của máy cắt hoặc dao cách ly như sau:
• Gọi màn hình có chứa thiết bị điều khiển bằng cách từ sơ đồ lưới điện thành
phố hoặc màn hình danh sách các trạm đưa con trỏ đến tên trạm có thiết bị cần
điều khiển sau đó bấm phím trái chuột.
• Chọn biểu tượng của thiết bị tương ứng.
- Xuất hiện một cửa sổ nổi lên: Nếu thiết bị đang để ở chế độ Auto thì điều độ
viên có thể thực hiện đóng mở thiết bị đó.
- Sau đó dùng trỏ chuột để lựa chọn thao tác đóng / cắt tương ứng.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 75
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 56: Bảng điều khiển máy cắt

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 76
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 57: Cửa sổ yêu cầu xác nhận thao tác điều khiển

Trên màn hình xuất hiện một hộp thoại hỏi điều độ viên xác nhận thao tác điều khiển:

"Do you want to control this device?" - Bạn có muốn điều khiển thiết bị này không?

Chọn "Yes" để xác nhận thao tác điều khiển hoặc chọn "No" để huỷ thao tác điều
khiển.

Nếu hết thời gian điều khiển đặt trước mà trạng thái máy cắt không thay đổi, lúc đó sẽ
xuất hiện hộp thoại thông báo điều khiển không thành công.

Hình 58: Cửa sổ thông báo điều khiển không thành công

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 77
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

2. Các thao tác đặt Tagging máy cắt, dao cách ly, MBA
Thủ tục này cho phép điều độ viên đặt biển báo, biển cấm Tagging cho các thiết bị như
máy cắt, dao cách ly, máy biến áp. Hệ thống có 2 loại Tagging: Red Tagging và Blue
Tagging. Red Tagging dùng cấm thao tác đóng cắt máy cắt hoặc dao cách ly.
Blue Tagging dùng để cung cấp thông tin hỗ trợ cho nhân viên vận hành. Chức năng
Tagging có các thông tin sau:
• Job / Permit Number - Kí hiệu công việc
• Date - Thời gian
• Purpose - Mục đích
• Operator - Nhân viên đặt Tagging

Hình 59: Bảng đặt Tagging cho máy cắt


3. Các thao tác đặt trạng thái máy cắt, dao cách ly bằng tay
Thủ tục này cho phép điều độ viên cập nhật trạng thái của các thiết bị như máy cắt,
dao cách ly và các thông số đo lường bằng tay, khi kết nối thông tin không còn hay dữ
liệu không chính xác.
Trình tự cập nhật trạng thái của máy cắt hoặc dao cách ly như sau:

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 78
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

• Gọi màn hình có chứa thiết bị điều khiển bằng cách từ sơ đồ lưới điện thành
phố hoặc màn hình danh sách các trạm đưa con trỏ đến tên trạm có thiết bị cần
điều khiển sau đó bấm phím trái chuột.
• Chọn biểu tượng của thiết bị tương ứng.
- Xuất hiện một cửa sổ nổi lên: Nếu thiết bị đang để ở chế độ Auto thì chuyển
sang chế độ Manual và điều độ viên có thể thực hiện đặt trạng thái cho thiết
bị đó.
- Sau đó dùng trỏ chuột để lựa chọn trạng thái đóng / cắt tương ứng.
- Đối với các máy cắt hợp bộ phía trung áp, điều độ viên có thể đặt trạng thái
“Out Of Service” của thiết bị qua lựa chọn trên bảng điều khiển.

Hình 60: Bảng đặt trạng thái cho máy cắt bằng tay

VI.6. Vẽ đồ thị xu hướng

VI.6.1. Giới thiệu


Chức năng này cho phép người sử dụng có thể giám sát thông số vận hành thông qua 6
đồ thị xu hướng. Trong đó, có 4 cửa sổ là đồ thị xu hướng thời gian thực (realtime)
nằm ở phía trên và 2 đồ thị xu hướng quá khứ (history). Việc gọi màn hình vẽ đồ thị
xu hướng được thực hiện bằng cách kích chuột vào nút TREND DISPLAY trên thanh
công cụ, một màn hình giám sát đồ thị xu hướng được gọi ra như trên Hình 61.
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 79
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

VI.6.2. Mô tả màn hiển thị

Hình 61: Cửa sổ theo dõi đồ thị xu hướng thời gian thực và quá khứ
1. Đồ thị xu hướng thời gian thực
Phía trên mỗi đồ thị là phần chỉ thị tên của thông số đang được giám sát. Trục tung thể
hiện trị số, còn trục hoành thể hiện thời gian. Các đường đồ thị có màu như chú thích
bên cạnh. Mỗi đồ thị có một nút dùng để lựa chọn thông số để vẽ đồ thị xu hướng, phía
dưới phím lựa chọn thông số là 4 nút trượt. Ý nghĩa của các nút này như sau:

• Nút thứ nhất được dùng để thay đổi khung thời gian (duration), xác định
khoảng thời gian mà đồ thị giám sát, nó có thể được thay đổi từ 1 giây đến 3
giờ. Khi không cần thiết, không nên đặt duration thấp, vì khi đó máy tính sẽ
phải tính toán nhiều hơn.

• Nút thứ hai dùng để thay đổi tốc độ cập nhật dữ liệu (speed), tốc độ này có thể
chọn trong khoảng 1 giây đến 60 giây.

• Nút thứ ba dùng để thay đổi giá trị cực đại của trục tung (Ymax).

• Nút thứ tư dùng để thay đổi giá trị nhỏ nhất của trục tung (Ymin).

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 80
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Các nút trượt này được điều chỉnh bằng cách kích chuột vào nút đó và giữ nguyên
phím trái chuột trong khi di chuyển chuột sang phải để tăng giá trị hoặc sang trái để
giảm chỉ thị.
2. Đồ thị xu hướng quá khứ
Phía dưới màn hình đồ thị xu hướng là khu vực đồ thị xu hướng quá khứ, khu vực này
được thể hiện bằng dòng chữ màu trắng trên nền xanh HISTORY TREND. Có 2 đồ thị
xu hướng quá khứ được bố trí 2 bên, ở giữa là phần điều khiển và lựa chọn tham số
cho các đồ thị xu hướng quá khứ. Ý nghĩa của chúng như sau:
• Left: đồ thị xu hướng quá khứ phía bên trái.
• Right: đồ thị xu hướng quá khứ phía bên phải.
• Nút Select dùng để lựa chọn thông số để vẽ đồ thị xu hướng quá khứ, chẳng hạn
như dòng điện, điện áp, công suất v.v...
• Nút From Time dùng để chọn thời điểm bắt đầu vẽ đồ thị xu hướng quá khứ.
• Ba nút trượt dùng để thay đổi tham số điều khiển đồ thị, các nút này có cơ chế
làm việc giống như trong đồ thị xu hướng thời gian thực.

VI.6.3. Các thủ tục vận hành


1. Gọi các màn hiển thị đồ thị xu hướng
Màn hiển thị đồ thị xu hướng thời gian thực và quá khứ như trên Hình 61 có thể được
gọi ra bằng cách: Kích chuột vào nút TREND DISPLAY trên thanh thực đơn ở trên
đỉnh của màn hình.
2. Chọn dữ liệu để vẽ đồ thị xu hướng
• Đồ thị xu hướng thời gian thực: Để chọn dữ liệu cho đồ thị xu hướng thời
gian thực của một trong bốn đồ thị, người sử dụng kích chuột trái vào nút Select
của đồ thị tương ứng, một cửa sổ nổi lên như Hình 62.
- Kích chuột vào thông số định vẽ đồ thị xu hướng sau đó kích chuột vào nút
OK để hoàn thành việc chọn dữ liệu.
- Kích chuột vào nút Cancel để huỷ bỏ việc chọn dữ liệu, chương trình sẽ quay
trở lại màn hiển thị các đồ thị xu hướng trước đó.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 81
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Hình 62: Cửa sổ chọn dữ liệu cho đồ thị xu hướng


• Đồ thị xu hướng quá khứ: Việc lựa chọn dữ liệu để vẽ đồ thị xu hướng quá
khứ được thực hiện theo các bước như sau:
- Kích chuột vào ô chữ Left để chọn đồ thị phía bên trái hoặc ngược lại, ô chữ
Right để chọn đồ thị phía bên phải.
- Kích chuột vào nút Select để lựa chọn thông số vẽ đồ thị xu hướng, các thao
tác tiếp theo được thực hiện tương tự như đối với đồ thị xu hướng thời gian
thực.
3. Thay đổi tham số vẽ đồ thị xu hướng
• Thay đổi khung thời gian khảo sát bằng cách kích chuột vào nút trượt duration,
giữ phím trái chuột và di chuyển về phía bên phải để tăng khoảng thời gian
khảo sát và ngược lại. Khi không cần thiết, không nên đặt duration thấp, vì khi
đó máy tính sẽ phải tính toán nhiều hơn.
• Thay đổi tốc độ cập nhật dữ liệu bằng cách kích chuột vào nút trượt speed, giữ
phím trái chuột và di chuyển về phía bên phải để tăng tốc độ cập nhật và ngược
lại.
• Thay đổi giá trị cực đại của trục tung bằng cách kích chuột vào nút trượt Ymax,
giữ phím trái chuột và di chuyển về phía bên phải để tăng giá trị lớn nhất của
trục tung và ngược lại.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 82
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

• Thay đổi giá trị nhỏ nhất của trục tung bằng cách kích chuột vào nút trượt
Ymin, giữ phím trái chuột và di chuyển về phía bên phải để tăng giá trị nhỏ
nhất của trục tung và ngược lại.

VII. Tiến độ thực hiện dự án


Dự kiến tiến độ thực hiện cuối năm 2009 và đầu năm 2010 như sau:
8 tháng
TT Công tác
T 1-2 T 3-4 T 5-6 T 7-8
1 Khảo sát lập DAĐT
2 Lập DAĐT
3 Duyệt DAĐT
4 Chuẩn bị thi công
5 Thi công, lắp đặt
6 Nghiệm thu
7 Tổng kết

Bảng 2: Dự kiến tiến độ thực hiện


Công tác thi công, lắp đặt sẽ bao gồm các công việc lắp đặt hệ thống phần cứng, cài
đặt phần mềm và thu thập dữ liệu.

VIII. Khái toán vốn đầu tư dự án

VIII.1. Cơ sở tính toán các đơn giá


Đơn giá tham khảo phương án chào của nhà thầu ABB năm 2008 và nhà thầu ATS
năm 2008.

VIII.2. Tổng hợp vốn đầu tư

STT CÁC KHOẢN CHI PHÍ CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ


1 Chi phí thiết bị và xây dựng Nhà thầu chào 21.703.220.000
- Hệ thống Trung Tâm (phần ATS 9.119.000.000
cứng, phần mềm và dịch vụ lắp
đặt)
- Control Room Rear Projector ATS 2.735.700.000

- Thực hiện tại 6 điện lực ATS 9.848.520.000

2 Chi phí QLDA ĐTXD công trình 1,96%x(Gxd+Gtb) 425.383.112


3 Chi phí lập dự án 0,794%x(Gxd+Gtb) 172.323.567
4 Chi phí lập BCKTKT 2,51%x(Gxd+Gtb) 544.750.822
5 Chi phí bảo hiểm công trình 0,25% x (Gxd+Gtb) 54.258.050
6 Chi phí dự phòng 10%xG 1.973.020.000
Tổng cộng 24.872.955.551

Bảng 3: Khái toán vốn đầu tư

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 83
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Vì nhà thầu chào trọn gói bao gồm chi phí thiết bị và chi phí xây dựng (thể hiện bên
trên). Vì vậy, khái toán tạm tính G = Gtb + Gxd theo giá trị trọn gói nhà thầu chào.
Tổng vốn đầu tư là : 24.872.955.551 VNĐ.

IX. Khối lượng thực hiện


Dự án “Cải tạo và nâng cấp hệ thống SCADA“ sau khi hiệu chỉnh thống nhất phạm vi
và khối lượng thực hiện của dự án là nâng cấp hệ thống máy tính chủ SCADA tại
trung tâm, thiết lập đường truyền ICCP link với A2 và xây dựng hệ thống SCADA để
giám sát vận hành các trạm ngắt cho 6 điện lực khu vực liên quan. Do đó dự án sẽ thực
hiện trọn gói trong 1 giai đoạn.

X. Phân tích hiệu quả đầu tư và các kiến nghị

X.1. Phân tích hiệu quả đầu tư


Sau khi dự án hoàn tất, sẽ đáp ứng mục tiêu là trang bị cho công tác điều độ một
phương tiện chỉ huy vận hành hiện đại để Điều độ viên (ĐĐV) có thể thực sự kiểm
soát được tình hình vận hành của từng thiết bị cũng như của toàn bộ lưới điện trong
thời gian thực.
Thông qua hệ thống SCADA, ĐĐV đương ca có thể kiểm tra kết dây thực tế của lưới
điện như vị trí các máy cắt, thông số vận hành tức thời của bất kỳ thiết bị nào nằm
trong hệ thống kiểm soát như dòng điện, công suất và chiều chuyển P, Q, điện áp các
thanh cái ... Cung cấp một bức tranh tổng thể của cả lưới hay chi tiết của một trạm biến
thế nào đó trên màn hình với đầy đủ sơ đồ kết dây kèm theo các số liệu vận hành thực
tế với chu kỳ cập nhật được tính bằng giây.
ĐĐV đương ca được trang bị phương tiện tự động thống kê, báo cáo và lưu trữ tình
hình vận hành một cách đầy đủ, chính xác và thống nhất về thời gian. Các dữ liệu thu
thập được sẽ là cơ sở cho việc phân tích vận hành, lập kế hoạch ngắn hạn cũng như
quy hoạch phát triển cải tạo dài hạn của lưới điện.
HT SCADA sau khi nâng cấp có khả năng truy cập từ xa qua Web Server. Các đơn vị
liên quan sẽ truy cập vào HT SCADA tại Trung tâm để theo dõi và khai thác các số
liệu thu thập được của HT SCADAD tại các trạm để phục vụ công tác.

X.2. Các kiến nghị


Việc đầu tư nâng cấp trung tâm điều khiển HT SCADA nhằm đáp ứng nhu cầu gia
tăng về các trạm điện cần giám sát, khối lượng các thiết bị, tín hiệu cần giám sát và
điều khiển. Tiến đến thực hiện việc điều khiển từ xa một cách an toàn, hiệu quả và tin
cậy. Từ đó vận hành hệ thống điện TP Hồ Chí Minh trên nền công cụ SCADA, bảo
đảm rút ngắn thời gian mất điện, thao tác nhanh chóng và quản lý thông số vận hành
HTĐ hiệu quả. Công ty Điện lực TPHCM nên xem xét và đầu tư dự án.
Đây là một đề án đang chuẩn bị triển khai tại Công ty Điện lực TPHCM, đề án không
có nhiều vấn đề mang tính học thuật cao, nhưng có giá trị thực tiển rất thiết thực. Rất
mong hội đồng xem xét và góp ý để có thể triển khai thực hiện một cách chính xác và
hiệu quả.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 84
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

XI. Các tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Đức Thành. Đo lường điều khiển bằng máy tính. NXB Đại học Quốc
gia Tp. HCM. 2005.
2. Hoàng Minh Sơn. Mạng truyền thông công nghiệp. NXB Khoa học Kỹ thuật,
Hà Nội. 2006.
3. Payne C. Sams teach yourself ASP.NET in 21 days. Sams Publishing. 2002.
4. OPC Foundation. URL: http://www.opcfoundation.org
5. Softting. URL: http://www.softwaretoolbox.com
6. Codeproject. URL: http://www.codeproject.com
7. Microsoft Corp. URL: http://msdn.microsoft.com
8. PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt, Bảo vệ relay và tự động hóa trong hệ thống điện,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2007.
9. TS Nguyễn Hồng Thái, Phần tử tự động trong Hệ thống điện, Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật, 1998.
10. TS Hồ Văn Hiến, Hệ thống Điện truyền tải và phân phối, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2007.
11. PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt, Đánh giá độ tin cậy trong hệ thống điện, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
12. Hoàng Hữu Thận, Áp dụng hệ tự động phân phối điện (DAS) trên lưới điện
phân phối ở Việt Nam,Tạp chí Điện và Đời sống, số 99-100.
13. Hoàng Dũng, Võ Khắc Hoàng, Nghiên cứu tự động hóa lưới điện phân phối để
nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà
Nẵng, số 2(25) – 2008.
14. Nguyễn Huỳnh Đăng Khoa, Phân tích và đánh giá hiện trạng các thiết bị
đóng/ngắt lưới điện phân phối Tp.HCM và triển vọng áp dụng mạng SCADA,
Luận văn thạc sĩ, Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM, 2005.
15. Nguyễn Đức Thành, ĐHBK TP.Hồ Chí Minh, “Matlab và ứng dụng trong điều
khiển,” NXB ĐHQG TP.HCM, 2005.
16. Nguyễn Phùng Quang, “Matlab và Simulink,” NXB KH&KT, 2005.
17. Toshiba Corporation Institute, Project for introduction of distribution
automation system in SRV, Sep.2001.
18. Nulec Industries PTY LTD, Loop Automation User Manual, 2000.
19. Specification of equipment for DAS, Toshiba 2003 – 2005.
20. Installation Instructions, Siemems 2000.
21. Power transmission and distribution, Siemens 1993.
22. Cooper Power Systems, Electrical Distribution Systems Protection, 1991.
23. Groupe Schneider, Electrical installation guide, 1996.
24. Toshiba, Distribution automation equipment, 1996.
25. Nulec Industries PTY LTD, Electrical switchgear egnineers and automation
specialists NLL-LEC,1998.
26. Technical description for a self supporting aerial cable containing standard
single mode fibers, Corning, 2001.
27. Tepsco, Distribution Automation System, 2008.
28. David J.Dolezilek, Power System Automation, Schweitzer Engineering
laboratories, Inc, Pullman, WA USA.
29. D. Bassett, K. Clinard, J. Grainger, S. Purucker, and D. Ward, “Tutorial Course:
Distribution Automation”, IEEE Tutorial Publication 88EH0280-8-PWR, 1988.
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 85
Luận văn : Nâng cấp HT SCADA tại Cty ĐLHCM TH: Mai Thanh Tuấn
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

30. K. Ghoshal, “Distribution Automation: SCADA Integration is Key”, IEEE


Computer Applications in Power, January 1997.
31. J. D. McDonald, “Substation Automation: IED Integration and Availability of
Information”, IEEE Power and Energy Magazine, pp. 22-31, March/April 2003.
32. L. A. Kojovic, and T. R. Day, “Advanced distribution system automation”,
IEEE/PES T&DConf. and Expo., vol.1, pp.348 -353,Sept. 2003.
33. T. Choi, K.Y. Lee, D. R. Lee, and J. K. Ahn, “Communication System for
Distribution Automation Using CDMA,” IEEE Trans. on Power Delivery, vol.
23, no. 2, Apr. 2008.
34. ABB, Products – Distribution Control. Available:http://www.abb.com/product
35. EPRI Tech. Report, “Guide to Implementing Distribution Automation Systems
Using IEC 61850,” Dec. 2002.
36. Và các hồ sơ, tài liệu về SCADA của Công ty Điện lực TP HCM.

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Trang 86

You might also like