You are on page 1of 108

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC


KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG BẰNG PHẦN


MỀM PSS/ADEPT
(TUYẾN DÂY 471 THUỘC TRẠM 110KV SÓC TRĂNG)

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN KINH BÍCH CHIÊU


Mã học sinh 1872010344
Giảng viên hướng dẫn : TS. TRỊNH NGUYỄN VIẾT TÂM
Ngành : KỸ THUẬT ĐIỆN
Chuyên ngành : HỆ THỐNG ĐIỆN
Lớp : Đ13H9B
Khóa : 2018 - 2020

Sóc Trăng, tháng 12 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Nguyễn Kinh Bích Chiêu, cam đoan những nội dung trong đồ án này là
do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Trần Vũ Anh Khoa. Các số liệu và kết
quả trong đồ án là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Các
tham khảo trong đồ án đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời
gian và nơi công bố. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm về đồ án của mình.

Sóc Trăng, ngày tháng 12 năm 2020


Người cam đoan

Nguyễn Kinh Bích Chiêu


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đồ án này, tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ rất
nhiều từ phía nhà trường, các thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp mà tôi không thể nào
quên.
Đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn thạc sĩ Trịnh Nguyễn Viết Tâm đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đồ án, sự nhiệt tình và kinh nghiệm của
thầy đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức thực tế, ứng dụng hiệu quả vào giải pháp
nghiên cứu của đồ án. Trong quá trình làm đồ án thầy đã chỉ cho tôi những thiếu sót
và hướng dẫn, phân tích để tôi hiểu một cách cặn kẽ, từ đó giải quyết tốt các vấn đề
khó khăn.

Tôi xin cám ơn tất cả các Thầy, Cô của Trường Đại học Điện lực đã hướng
dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Đặc biệt là sự quan tâm của Ban giám hiệu
Trường Đại học Điện lực đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để tôi và
các bạn cùng lớp có điều kiện học tốt.

Tôi xin được cám ơn Ban giám đốc, trưởng các Phòng, Đội của Điện lực
Thành phố Sóc Trăng đã cung cấp đầy đủ số liệu để tôi thực hiện phần tính toán thực
tế trong đồ án. Đồng thời hỗ trợ tôi rất nhiều trong công việc thu thập số liệu để thực
hiện đồ án.

Cuối cùng, tôi rất cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, người thân và gia đình đã ủng
hộ, tin tưởng và chia sẻ những thuận lợi, khó khăn cùng với tôi trong suốt thời gian
tôi thực hiện đồ án. đồ án này sẽ không thể nào hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ
của họ.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn!
Trân trọng!
Sóc Trăng, ngày tháng 12 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Kinh Bích Chiêu


CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG BẰNG PSS/ADEPT

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Sóc Trăng, ngày tháng 12 năm 2020


Giảng viên hướng dẫn

1
CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG BẰNG PSS/ADEPT

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Sóc Trăng, ngày 30 tháng 6 năm 2020


Giảng viên hướng dẫn

2
CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG BẰNG PSS/ADEPT

LỜI NÓI ĐẦU

Lưới phân phối thường phân bố trên diện rộng gồm nhiều nhánh nút phụ tải, vì vậy khi truyền
năng lượng trên đường dây đến các hộ tiêu thụ sẽ gây nên tổn thất công suất, tổn thất điện năng, làm
giảm chất lượng điện năng. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng cao, đòi hỏi đáp ứng
đầy đủ kịp thời không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Có rất nhiều phương pháp để hạn chế
những tổn thất nêu trên trong đó có phương pháp bù công suất phản kháng hiện đang được sữ dụng
khá phổ biến ở nhiều nơi.

Đề tài: " BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG BẰNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT" được thực hiện
tính toán đối với các tuyến thuộc trạm phân phối Thành phố SÓC TRĂNG, với các nội dung sau :
Chương 1: Tổng quan về lưới điện phân phối.
Chương 2: Tổng quan về phần mềm PSS/ADEPT.
Chương 3: Xây dựng mô hình lưới điện trên PSS/ADEPT
Chương 4: Cơ sở lý thuyết bù công suất phản kháng
Chương 5: Khảo sát đường dây phân phối Thành phố SÓC TRĂNG
Chương 6: Tính toán bù công suất phản kháng bằng phần mềm PSS/ADEPT

Em thực hiện đề tài này để thống kê lại những kiến thức trong suốt quá trình học, đồng thời
cũng để kiểm tra giữa lý thuyết và thực tiễn có sự khác nhau như thế nào.
Do thời gian thực hiện luận văn và tài liệu tham khảo có hạn đồng thời kiến thức của em còn
nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong luận văn.
Em rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ dẫn của quý thầy cô để luận văn của em được hoàn
thiện
hơn .

Em xin chân thành cảm ơn!

SÓC TRĂNG, ngày 04 tháng 12 năm 2020

3
MỤC LỤC Trang

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

1.1. Vai trò của lưới điện phân phối trong hệ thống điện.........................................................1
1.1.1.1. Tổng quát..........................................................................................................1
1.1.1.2. Lưới điện phân phối hiện tại của Việt Nam......................................................2
1.2. Đặc điểm lưới điện phân phối............................................................................................2
1.2.1.1. Các loại sơ đồ trong hệ thống lưới điện phân phối..........................................2
1.2.1.2. Sơ đồ hình tia....................................................................................................2
1.2.1.3. Sơ đồ hình vòng phía cao áp - hình tia phía hạ áp............................................4
1.2.1.4. Các vấn đề thường xãy ra trong lưới điện phân phối.......................................6
1.2.1.5. Tổn thất điện áp.................................................................................................6
1.2.1.6. Tổn thất công suất.............................................................................................7
1.3. Những yêu cầu đối với lưới điện phân phối.......................................................................7
1.3.1.1. Độ tin cậy cung cấp điện..................................................................................7
1.3.1.2. Chất lượng điện................................................................................................8
1.3.1.3. An toàn điện.....................................................................................................8
1.3.1.4. Hiệu quả kinh tế...............................................................................................8
1.4. Các bài toán điển hình trong quản lý vận hành lưới điện phân phối.................................8
1.4.1.1. Tối ưu hoá cấu trúc lưới điện phân phối..........................................................8
1.4.1.2. Điều khiển phương thức vận hành...................................................................9
1.4.1.3. Bù kinh tế công suất phản kháng lưới điện phân phối.....................................9
1.4.1.4. Lựa chọn phương án vận hành lưới điện phân phối.........................................9
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM PSS/ADEPT

2.1. Giới thiệu phần mềm PSS/ADEPT..................................................................................11


2.2. Thiết lập các thông số chương trình PSS/DEPT..............................................................11
2.2.1. Thiết lập thông số lưới điện của chương trình PSS/ADEPT...................................11
2.2.2. Thiết lập thông số cho cửa sổ Diagram View..........................................................12
2.2.3. Lưu đồ thuật toán tối ưu hoá vị trí việc lắp đặt tụ bù................................................13
2.3. Các bước thực hiện khi ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT.............................................16
2.4. Những đặc điểm của phần mềm PSS/ADEPT.................................................................17
2.4.1. Các chức năng ứng dụng..........................................................................................17
2.4.2. Các phân hệ của PSS/ADEPT..................................................................................17

CHƯƠNG III
XÂY DỰNG MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN TRÊN PSS/ADEPT

3.1. Các bước tiến hành..........................................................................................................18


3.2. Thiết lập thông số mạng lưới...........................................................................................18
3.2.1. Xác định thư viện dây dẫn........................................................................................18
3.2.2. Xác định thông số thuộc tính của lưới điện..............................................................19
3.2.3. Xác định hằng số kinh tế của lưới điện.....................................................................21
3.3. Tạo sơ đồ.........................................................................................................................22
3.3.1. Tạo và nhập các giá trị vào nút, thanh cái (Nod)......................................................22
3.3.2. Tạo và nhập các giá trị vào dây dẫn (Line)..............................................................24
3.3.3. Tạo và nhập các giá trị vào máy biến áp (Tranformers)...........................................27
3.3.4. Tạo và nhập các giá trị cho nút tải (Static Load, MWh Load).................................31
3.3.5. Tạo và nhập các giá trị vào nút nguồn (Source).......................................................36
3.3.6. Tạo và nhập các giá trị vào thiết bị đóng cắt (Switch).............................................38
3.3.7. Tạo và nhập các giá trị vào tụ bù (Capacitor)..........................................................39
3.3.8. Tạo và nhập các giá trị vào máy điện (Machine)......................................................40
3.4. Chạy các bài toán phân tích.............................................................................................41
3.5. Báo cáo kết quả................................................................................................................45
3.5.1. Xem kết quả phân tích ngay trên sơ đồ...................................................................45
3.5.2. Xem kết quả tính toán chi tiết từ phần Report.........................................................45
3.5.3. Xem kết quả tính toán chi tiết từ report của phần mềm PSS/ADEPT.....................46
CHƯƠNG IV
CƠ SỞ LÝ THUYẾT BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG

4.1. Khái quát chung...............................................................................................................48


4.2. Tổng quan bù công suất phản kháng lưới điện phân phối................................................48
4.2.1. Giới thiệu chung.......................................................................................................48
4.2.2. Sự điều chỉnh hệ số công suất...................................................................................49
4.2.3. Xác định vị trí bù tối ưu............................................................................................49
4.3. Các phương pháp bù công suất phản kháng lưới điện phân phối.....................................50
4.3.1. Bù bằng tụ điện tĩnh..................................................................................................50
4.3.2. Bù ngang...................................................................................................................50
4.3.3. Bù cố định và bù điều chỉnh theo chế độ làm việc.....................................................51
4.4. Bù tự nhiên lưới điện phân phối......................................................................................51
4.4.1. Điều chỉnh điện áp.....................................................................................................51
4.4.2. Lựa chọn các phương án vận hành tối ưu.................................................................52
4.5. Bù kinh tế lưới điện phân phối........................................................................................53
4.5.1. Cơ sở phương pháp bù tối ưu theo phương pháp phân tích động theo dòng tiền tệ. .53
4.5.2. Phương pháp tính toán bù tối ưu...............................................................................53

CHƯƠNG V
KHẢO SÁT ĐƯỜNG DÂY PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

5.1. Khái quát đường dây phân phối tại Thành phố SÓC TRĂNG........................................55
5.1.1. Sơ đồ thay thế đơn tuyến đường dây 477CT..........................................................56
5.1.2. Sơ đồ đơn tuyến chi tiết đường dây 477CT............................................................57
5.1.3. Thông số hệ thống..................................................................................................57
5.1.4. Thông số dây dẫn và thông số phụ tải trên tuyến 477CT.......................................57
5.2. Tính toán đường dây phân phối tuyến 477CT tại Thành phố SÓC TRĂNG....................58
5.2.1. Tính tổn thất công suất trên đường dây..................................................................59
5.2.2. Tính toán bù công suất phản kháng........................................................................64
CHƯƠNG VI
TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG
BẰNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT

6.1. Mô phỏng lưới điện phân phối trên PSS/ADEPT............................................................65


6.1.1. Sơ đồ đơn tuyến chi tiết tuyến 471ST mô phỏng trên PSS/ADEPT.......................65
6.1.2. Nhập các thông số sử dụng trong tuyến ................................................................66
6.2. Tính toán phân bố công suất trên PSS/ADEPT................................................................73
6.3. Tính toán bù công suất phản kháng..................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................80
PHỤ LỤC Trang Report kết quả tính toán từ phần mềm PSS/ADEPT..................................81

MỤC LỤC BẢNG Trang

Bảng 3.1 Kiểu dữ liệu của hệ thống (Network Property).....................................................20


Bảng 3.2 Thuộc tính nút......................................................................................................23
Bảng 3.3 Kiểu dữ liệu dây dẫn (Line...................................................................................25
Bảng 3.4 Kiểu dữ liệu Máy biến áp (Transformer)..............................................................27
Bảng 3.5 Kiểu dữ liệu nút tải tĩnh (Static Load)..................................................................33
Bảng 3.6 Kiểu dữ liệu nút tải điện năng (MHh Load)..........................................................34
Bảng 3.7 Kiểu dữ liệu của nút nguồn (Source)....................................................................36
Bảng 3.8 Kiểu dữ liệu thiết bị đóng cắt (Switch).................................................................38
Bảng 5.1 Thông số dây dẫn tuyến 471ST............................................................................57
Bảng 5.2 Thông số phụ tải tuyến 471ST.............................................................................57
Bảng 5.3 Tổng hợp tổn thất trên toàn bộ tuyến 471ST........................................................63
Bảng 6.1 Thông số đồ thị phụ tải sữ dụng trong PSS/ADEPT............................................66
Bảng 6.2 Kết quả tính toán thông số dây dẫn tính từ tiện ích Line Constants......................69
Bảng 6.3 Thông số máy biến áp tuyến 471ST.....................................................................70
Bảng 6.4 So sánh kết quả tổn thất công suất tuyến 471ST giữa tính toán và PSS/ADEPT.......76
Bảng 6.5 Sụt áp trước và sau khi bù tuyến 471ST từ PSS/ADEPT.....................................76
Bảng 6.6 Tổn thất công suất trước và sau khi bù của các tuyến thuộc trạm SÓC TRĂNG. 77
Bảng 6.9 Kết quả bù cố định từ PSS/ADEPT......................................................................78
Bảng 6.10 Kết quả bù ứng động............................................................................................78
MỤC LỤC HÌNH Trang

Hình 1.1 Sơ đồ hình tia cải tiến.............................................................................................4


Hình 1.2 Sơ đồ hình vòng phía cao áp - hình tia phía hạ áp..................................................5
Hình 1.3 Sơ đồ độ lệch điện áp..............................................................................................6
Hình 2.1 Chọn thư viện cho thông số chương trình.............................................................12
Hình 2.2 Hộp thoại thông số sơ đồ lưới điện......................................................................13
Hình 2.3 Lưu đồ thuật toán tối ưu hoá vị trí lắp đặt tụ bù...................................................14
Hình 3.1 Chu trình triển khai PSS/ADEPT.........................................................................18
Hình 3.2 Thiết lập thông số mạng lưới................................................................................19
Hình 3.3 Hộp thoại network properties...............................................................................20
Hình 3.4 Hộp thoại Network Economic..............................................................................22
Hình 3.5 Tạo sơ đồ..............................................................................................................22
Hình 3.6 Hộp thoại thuộc tính và mô hình nút (thanh cái)..................................................23
Hình 3.7 Hộp thoại thuộc tính dây dẫn...............................................................................24
Hình 3.8 Thuộc tính và mô hình máy biến áp......................................................................27
Hình 3.9 Thuộc tính và hộp thoại của nút tải tỉnh...............................................................32
Hình 3.10 Hộp thoại và thuộc tính nút tải MHh....................................................................32
Hình 3.11 Hộp thoại thuộc tính và mô hình nút nguồn.........................................................36
Hình 3.12 Thuộc tính và mô hình thiết bị đóng cắt................................................................38
Hình 3.13 Hộp thoại và thuộc tính tù bù...............................................................................40
Hình 3.14 Thông số và mô hình máy điện............................................................................41
Hình 3.15 Hộp thoại Analysis Option-thẻ General...............................................................42
Hình 3.16 Thẻ Load Flow: Các lựa chọn cho bài toán phân bố công suất.............................43
Hình 3.17 Thẻ CAPO: Các lựa chọn cho bài toán xác định vị trí bù tối ưu...........................43
Hình 3.18 Công cụ Analysis Toolbar....................................................................................44
Hình 3.19 Chọn chức năng tính toán trong thẻ Analysis.......................................................44
Hình 3.20 Xem kết quả phân tích ngay trên sơ đồ.................................................................45
Hình 3.21 Xem kết quả ngay trên Progress View.................................................................45
Hình 3.22 Danh sách của menu report..................................................................................46
Hình 3.23 Giao diện Report Review được trình bày trên một menu riêng.............................47
Hình 4.1 Đồ thị vectơ công suất trước và sau khi bù...........................................................49
Hình 5.1 Sơ đồ thay thế đơn tuyến 471ST..........................................................................56
Hình 6.1 Sơ đồ đơn tuyến chi tiết tuyến 471ST trên PSS/ADEPT......................................65
Hình 6.2 Hộp thoại Network Properties..............................................................................66
Hình 6.3 Hộp thoại Ecomonics...........................................................................................67
Hình 6.4 Thông số nút nguồn..............................................................................................68
Hình 6.5 Đường dẫn đến thư viện.......................................................................................69
Hình 6.6 Chọn loại dây từ danh sách có trong file "pti.con"...............................................70
Hình 6.7 Hộp thoại thông số máy biến áp...........................................................................71
Hình 6.8 Cấu trúc file "pti.con"...........................................................................................72
Hình 6.9 Hộp thoại thông số tải..........................................................................................72
Hình 6.10 Thiết lập các tuỳ chọn tính toán............................................................................73
Hình 6.11 Chọn đồ thị phụ tải...............................................................................................74
Hình 6.12 Kết quả bù bằng CAPO tuyến 471ST..................................................................75
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LƯỚI ĐIỆN PHÂN
PHỐI

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

1.1. Vai trò của lưới điện phân phối trong hệ thống điện

1.1.1. Tổng quát

Hệ thống điện bao gồm các nhà máy điện, trạm biến áp, các đường dây truyền tải và
phân phối được nối với nhau thành hệ thống làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải và phân phối điện
năng. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, hệ thống điện được phân chia thành các phần hệ thống
tương đối độc lập nhau.

Về mặt quản lý, vận hành, hệ thống điện được phân thành:

- Các nhà máy điện

- Lưới điện siêu cao áp (U 220 KV) và trạm khu vực do các công ty truyền tải điện
quản lý.

- Lưới truyền tải 110kV và phân phối do các công ty điện lực quản lý, dưới nó là các điện
lực.

Về mặt quy hoạch, lưới điện được phân thành hai cấp:

- Lưới hệ thống bao gồm:

+ Các nguồn điện và lưới hệ thống (500, 220, 110 kV).

+ Các trạm khu vực (500, 220, 110 kV) được quy hoạch trong tổng sơ đồ.

- Lưới phân phối (U 35 kV) được quy hoạch

riêng. Về mặt điều độ chia thành hai cấp.

- Điều độ trung ương.

- Điều độ địa phương.

Công tác điều độ bao gồm:

SVTH: Lưu Văn Hậu Em MSSV: 10


1582010022
+ Điều độ các nhà máy điện.

+ Điều độ các miền.

+ Điều độ các điện lực.

Về mặt nghiên cứu, tính toán, HTĐ được phân chia thành:

- Lưới hệ thống 500kV.

- Lưới truyền tải (35, 110, 220 kV).

- Lưới phân phối trung áp (6, 10, 15, 22, 35 kV).

- Lưới phân phối hạ áp (0,4 và 0,22 kV)

Trong đó lưới 35kV có thể dùng cho cả lưới phân phối và lưới truyền tải. Lưới phân
phối thực hiện nhiệm vụ phân phối điện cho một địa phương (một thành phố, quận, huyện...)
có bán kính cung cấp điện nhỏ, dưới 50km.

1.1.2. Lưới điện phân phối hiện tại của Việt Nam

Ở Việt Nam lưới điện phân phối tồn tại nhiều cấp điện áp khác nhau như 6, 10, 15, 22,
35 kV. Lưới phân phối miền Bắc hiện nay tồn tại các cấp điện áp: 6, 10, 35 kV. Lưới điện
miền Trung tồn tại các cấp điện áp: 6, 10, 15, 35 kV. Lưới điện phân phối miền Nam tồn tại
cấp điện áp: 6, 10, 15, 35 kV.

Từ năm 1993, Bộ Năng Lượng có quyết định số: 149 NL/KHKT ngày 24/03/1993
chuyển đổi các cấp điện áp trung áp về 22kV, do vậy cả ba miền còn có thêm cấp 22kV . Nói
chung lưới điện phân phối hiện nay của Việt Nam có nhiều cấp điện áp phân phối, việc phát
triển lưới điện còn khó khăn về vốn, phụ tải phát triển nhanh và chưa có quy hoạch tổng thể.
Các đường dây quá dài nhưng lại mang tải lớn vượt khả năng của cấp điện áp đang sử dụng.

Do vậy việc nghiên cứu tổng thể về lưới phân phối hiện nay là rất cần thiết, trong đó
nghiên cứu bù công suất phản kháng để giảm tổn thất công suất, giảm tổn thất điện năng, cải
thiện điện áp, cải thiện hệ số công suất, hạn chế các dao động điện áp lớn do các phụ tải tiêu
thụ công suất phản kháng thay đổi nhiều. Nhằm cải thiện chất lượng cung cấp điện và tăng
hiệu quả kinh tế là công việc đang được ngành điện quan tâm.

1.2. Đặc điểm lưới điện phân phối

Nguồn cấp điện chính cho lưới phân phối là từ thanh cái phía trung áp của các trạm
110kV. Lưới điện phân phối gồm 2 phần: Lưới phân phối trung áp và lưới phân phối hạ áp.
Lưới phân phối trung áp có cấp điện áp 6, 10, 15, 22kV phân phối điện cho các trạm phân phối
trung áp / hạ áp và các phụ tải tiêu thụ. Lưới phân phối hạ áp cấp điện cho các phụ tải hạ áp
380/220V. Lưới phân phối phân bố trên diện rộng, thường vận hành không đối xứng và có tổn
thất khá lớn. Lưới điện phân phối thường có cấu trúc kính nhưng vận hành hở, hình tia hoặc
mạch vòng kín. Khi sự cố phần lưới phân phối sau máy cắt gần điểm sự cố nhất về phía nguồn
bị cắt điện, sau khi cô lập đoạn lưới sự cố, phần còn lại sẽ được đóng điện tiếp tục vận hành.
Phụ tải đặc biệt cần độ tin cậy cao được dự phòng riêng bằng đường dây trung áp hay hạ áp.

Lưới phân phối có nhiệm vụ chính trong việc đảm bảo chất lượng phục vụ phụ tải, vì
vậy việc nghiên cứu thiết kế, vận hành hệ thống LĐPP là hết sức quan trọng. Khi thiết kế xây
dựng lưới phân phối phải đảm bảo các chỉ tiêu:

- An toàn cho lưới điện và cho con người.

- Chi phí xây dựng lưới điện là kinh tế nhất.

- Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện tốt nhất, bằng các biện pháp như có nhiều nguồn cung
cấp, có đường dây dự phòng, có nguồn thay thế như máy phát, cấu trúc mạng kín vận hành
hở.

- Vận hành dễ dàng, linh hoạt và phù hợp với việc phát triển lưới điện trong tương lai.

- Đảm bảo chất lượng điện năng cao nhất về ổn định tần số và ổn định điện áp.

- Đảm bảo chi phí vận hành, bảo dưỡng là nhỏ nhất.

1.2.1. Các loại sơ đồ trong hệ thống lưới điện phân phối

Khi thiết kế xây dựng lưới phân phối có thể chọn một trong các hệ thống điện chính sau :

- Hệ thống hình tia đơn giản.

- Hệ thống hình vòng phía cao áp - hình tia phía hạ áp.

- Hệ thống chọn lọc phía cao áp - hệ thống chọn lọc phía hạ áp.

- Hai nguồn phía cao áp - hệ thống chọn lọc phía hạ áp.

- Hệ thống hai nút.

1.2.1.1 Sơ đồ hình tia

Đây là loại sơ đồ đơn giản và thông dụng nhất. Từ trạm nguồn có nhiều xuất tuyến đi ra
cấp điện cho từng nhóm trạm phân phối. Trục chính của xuất tuyến này được phân đoạn để
tăng độ tin cậy cung cấp điện. thiết bị phân đoạn có thể là cầu chì, dao cách ly, máy cắt hoạc
các Recloser có thể tự động đóng lặp lại. Giữa các trục chính của một trạm nguồn hoặc giũa
các trạm nguồn khác nhau có thể được nối liên thông với nhau để dự phòng sự cố, cắt điện
công tác đột ngột trên đường trục hay các trạm biến áp nguồn. Máy cắt hoặc dao cách ly liên
lạc được mở trong khi làm việc để vận hành hở.

Các phụ tải điện sinh hoạt 0,4kV được cung cấp từ các trạm biến áp phân phối. Mỗi
trạm biến áp phân phối là sự kết hợp giữa cầu chì, máy biến áp và tủ điện phân phối hạ áp.
Đường dây hạ áp 0,4kV của trạm biến áp phân phối thường có cấu trúc hình tia.

Khi có sự cố ở thanh cái thứ nhất hay trong các máy biến áp nguồn thì sẽ cắt toàn bộ tải.
Không thể phục vụ cấp điện cho đến khi việc sửa chữa kết thúc. Sự cố ở đường dây hạ áp sẽ
cắt toàn bộ tải trên đường dây đó. Một sơ đồ hình tia cải tiến để có thể cung cấp điện tốt hơn
cho hộ tiêu thụ được trình bày trong sơ đồ sau:

Hình 1.1: Sơ đồ hình tia cải tiến

Trong sơ đồ hình tia cải tiến, từ máy biến áp chính các đường dây được nối đến các
trạm hạ áp thông qua những máy cắt phân phối. Mổi vùng phụ tải sẽ nhận được điện năng từ
trạm hạ áp đơn vị. Điện áp cao từng bước được hạ xuống ở cấp điện áp thấp hơn phù hợp với
từng phụ tải. Máy biến áp được nối đến các thanh cái phụ tải thông qua máy cắt.

Mỗi trạm hạ áp đơn vị là sự kết hợp giữa máy biến áp ba pha, cầu chì bên cao áp và tủ
phân phối bên hạ áp. Tất cả được nối với máy cắt hoặc cầu chì. Những mạch này được kết nối
với tải qua những thiết bị bảo vệ.

Mỗi máy biến áp xác định rõ một vùng phị tải và có khả năng đáp ứng trong trường hợp
tải lớn nhất. Nếu có sự thay đổi bất kỳ nào giữa các vùng phụ tải, đòi hỏi các máy biến áp phải
có công suất lớn hơn so với trong trường hợp hình tia đơn giản. Tuy nhiên do công suất được
phân phối đến tải ở điện áp cao nên tổn thất điện năng, chi phí lắp đặt giảm xuống, độ ổn định
điện áp được cải thiện.

So với sơ đồ hình tia chưa cải tiến, sơ đồ này sẻ giảm được chi phí đầu tư khi công suất
yêu cầu lớn hơn 1000kVA. Một sự cố ở phía thứ cấp hoặc ở máy biến áp phân phối chỉ làm
mất điện trong một phạm vi phụ tải mà máy biến áp đó đảm trách.

1.2.1.2. Sơ đồ hình vòng phía cao áp - hình tia phía hạ áp

Hệ thống này bao gồm một vòng hay nhiều vòng ở phía cao áp với hai hay nhiều máy
biến áp nối trên một vòng. Hệ thống này là loại có hiệu quả nhất. Khi có hai vòng phục vụ
không ảnh hưởng đến nhau.

Hình 1.2: Sơ đồ hình vòng phía cao áp - hình tia phía hạ áp

Mỗi vòng phía cao áp được vận hành khi có một cầu dao phân đoạn ở vị trí mở để ngăn
sự hoạt động song song của những nguồn. Khi trạm đợn vị bên phía hạ áp được dùng, mỗi máy
biến áp có hai dao cách ly phân đoạn và cầu chì của tải bên cao áp. Bằng cách đóng cầu dao
phân đoạn thích hợp, nó có thể không nối với một vài phần còn lại của hệ thống. Bằng cách mở
cơ cấu đóng ngắt máy biến áp, nó có thể không nối một vài máy biến áp của vùng.
Cơ cấu khoá thường được dùng để ngăn ngừa sự hoạt động song song của hai đường dây
nguồn. Một cơ cấu tự động có thể được điều khiển giữa hai máy cắt chính và máy cắt liên kết.

Sơ đồ này rất đảm bảo và phục hồi nhanh chóng khi có sự cố:

- Việc cách ly thiết bị cơ bản xảy ra trên một đường dây đến, máy cắt chính liên quan
được mở ra và sau đó máy cắt liên kết được đóng lại có thể bằng tay hay bằng cơ cấu
chuyển đổi tự động.

- Khi một đường dây phía cao áp bị sự cố, máy cắt vòng liên lạc được mở ra và thiết bị cắt
toàn bộ tải tính đến dao cách ly vòng thường mở. Xác định chính các phần cáp bị sự cố, sau
đó dao cách ly phân đoạn vòng khác đóng lại và việc cấp điện cho trạm đơn vị hạ áp được
phục hồi trong khi đường dây bị sự cố được thay thế.

- Nếu sự cố xảy ra trên đường dây dẫn đến phía tải của một máy cắt đường dây vòng, máy
cắt vòng sẻ được giữu vị trí mở sau khi nó cắt và dao cách ly phân đoạn được thao tác mở ra
vì thế đường dây sự cố có thể được phân ra và thay thế.

Trong đó U là điện áp thực tế mà tải tiêu thụ. Theo quy định thì độ lệch điện áp không vượt
quá 5% so với điện áp định mức và trong trường hợp sự cố độ lệch điện áp nằm trong phạm vi
0.95%Udm  U  1.05%Udm .

- Dưới tình trạng này tất cả các trạm đơn vị hạ áp được cung cấp thông qua một máy cắt
đường dây vòng khác. Vì thế tất cả đường dây nối của vòng phải được chọn đủ cung cấp
cho toàn bộ tải của vòng ấy.

- Khi máy biến áp bị sự cố hay quá tải, cầu chì cao áp của máy biến áp sẽ chảy ra, sau đó
cơ cấu đóng ngắt được thao tác mở ra, không nối máy biến áp với vòng nữa và việc tách ra
với tất cả các tải của những trạm đơn vị khác không bị ảnh hưởng.

1.2.2. Các vấn đề thường xảy ra trong lưới điện phân phối

Điện năng chuyển đến các hộ tiêu thụ, ta cần phải dùng dây dẫn và máy biến áp. Khi có
dòng điện chạy qua dây dẫn và máy biến áp, do chúng có điện trở và điện kháng nên bao giờ
củng có tổn thất nhất định về công suất tác dụng ∆P và công suất phản kháng ∆Q . Điện năng
mất mát ∆A đó biến thành nhiệt làm nóng dây dẫn và máy biến áp.

1.2.2.1. Tổn thất điện áp

Tổn thất điện áp thể hiện ở sự chênh lệch điện áp giữa nguồn và phụ tải, biểu hiện qua

sụt áp nó là hiệu giữa độ lớn điện áp U1 và U 2 :


∆U S= U1 - U 2 (1.1)

Đó chính là sự mất đi trên đường dây truyền tải điện.

Theo lý thuyết ∆US >∆U tuy nhiên trong thực tế góc  rất nhỏ ( cỡ 3- 50 ) cho nên sự sai
khác giữa hai đại lượng này là rất nhỏ. Ta có thể lấy thành phần tổn thất điện áp dọc trục ∆ U để
đo độ sụt áp. Độ lệch điện áp so với điện áp định mức như sau:

Hình 1.3: Sơ đồ độ lệch điện áp

U1 Udm
U  100%
Udm (1.2)

1.2.2.2. Tổn thất công suất

Tổn thất công suất trên lưới được chia thành 2 loại cơ bản:

- Tổn thất kỹ thuật: Là tổn thất sinh ra do tính chất vật lý của quá trình tải điện. Tổn thất
này phụ thuộc tính chất của dây dẫn và vật liệu cách điện, điều kiện môi trường, dòng
điện và điện áp.

Tổn thất kỹ thuật chia làm 2 loại:

+ Tổn thất phụ thuộc dòng điện (phụ thuộc I2 ) : Đó là tổn thất do phát nóng trên
điện trở của máy phát, máy biến áp và dây dẫn. Thành phần này gây nên tổn thất
chính trong hệ thống điện.

+ Tổn thất phụ thuộc điện áp (U hoặc U2 ) gồm có: Tổn thất trong lõi thép của máy
biến áp, tổn thất trong cuộn áp của công tơ điện, tổn thất do rò điện, tổn thất vần
quang .

Tổn thất kỹ thuật không thể triệt tiêu được mà chỉ có thể hạn chế ở mức độ hợp lý hoặc cho
phép.
- Tổn thất kinh doanh (tổn thất phi kỹ thuật): Là tổn thất trong khâu kinh doanh điện gồm
điện năng tiêu thụ nhưng không đo được, điện năng đo được nhưng không được vào hóa
đơn, điện năng được vào hoá đơn nhưng không được trả tiền hoặc trả tiền chậm.

1.3. Những yêu cầu đối với lưới điện phân phối

Yêu cầu chính của lưới phân phối là đảm bảo cấp điện liên tục cho hộ tiêu thụ với chất
lượng điện năng nằm trong phạm vi cho phép.

1.3.1. Độ tin cậy cung cấp điện

Mức độ tin cậy cấp điện phụ thuộc vào từng loại hộ tiêu thụ.

 Hộ tiêu thụ loại 1: là những hộ tiêu thụ mà khi có sự cố ngừng cấp điện có thể gây nên
những hậu quả nguy hiểm đến mạng con người, làm thiệt hại lớn về kinh tế, dẫn đến hư
hỏng thiết bị, gây rối loạn quá trình công nghệ phức tạp hoặc làm hỏng hàng loạt sản phẩm;
hoặc có ảnh hưởng không tốt về phương diện chính trị. ( ví dụ như hội trường quốc hội, nhà
khách chính phủ, sân bay, bệnh viện). Đối với hộ tiêu thụ loại 1 phải được cấp điện với
độ tin cậy cao, thường dùng hai nguồn đi đến, đường dây hai lộ đến, có nguồn dự
phòngnhằm hạn chế mức thấp nhất về sự cố mất điện. Thời gian mất điện thường được
xem bằng thời gian tự động đóng nguồn dự trữ.

 Hộ tiêu thụ loại 2: là những hộ tiêu thụ mà nếu ngừng cung cấp điện chỉ liên quang đến
hàng loạt sản phẩm không sản xuất được, tức là dẫn đến thiệt hại về kinh tế do ngừng trệ
sản xuất, hư hỏng sản phẩm và lãng phí sức lao động( ví dụ như phân xưỡng cơ khí, xí
nghiệp công nghiệp nhẹ). Hộ tiêu thụ loại này có thể dùng phương án có hoặc không có
nguồn dự phòng, đường dây một lộ hay lộ kép. Việc chọn phương án cần dựa vào kết quả
so sánh giữa vốn đầu tư phải tăng thêm nguồn dự phòng và giá trị thiệt hại kinh tế do
ngừng cấp điện. Hộ loại hai cho phép ngừng cấp điện trong thời gian đóng nguồn dự trữ
bằng tay.

 Hộ tiêu thụ loại 3: là tất cả hộ tiêu thụ còn lại ngoài hộ loại 1 và loại 2, tức là những hộ
cho phép cấp điện với mức độ tin cậy thấp, cho phép mất điện trong thời gian sửa chữa,
thay thế thiết bị sự cố, nhưng thường không cho phép quá một ngày đêm (24 giờ) như các
khu nhà ở, các kho , các trường học, hoặc lưới cấp điện cho nông nghiệp. Đối với hộ tiêu
thụ loại này có thể dùng một nguồn điện, hoặc đường dây một lộ.

1.3.2. Chất lượng điện

Chất lượng điện được đánh giá qua hai chỉ tiêu là tần số và điện áp. Phải đảm bảo điện áp
và tần số ở trị số định mức. Điện áp đặt vào thiết bị dùng điện chỉ được phép dao động 5% so
với điện áp định mức, có những thiết bị chỉ cho phép điện áp dao động 2,5% ( thiết bị chính xác,
đèn thắp sáng trong xí nghiệp).

1.3.3. An toàn điện

Khi quyết định chọn sơ đồ nối dây và trang thiết bị của mạng điện, cần phải đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho công nhân, nhân viên thao tác vận hành; không những thế phải đảm bảo an
toàn cho cả nhân dân ở vùng có đường dây đi qua. Thực hiện nghiêm chỉnh "Quy trình quy phạm
về điện" trong thiết kế, trong xây dựng, trong quản lý vận hành mạng điện là điều bắt buộc.

1.3.4. Hiệu quả kinh tế

Tiêu chuẩn về kinh tể thuộc về ngành điện bao gồm:

- Tránh được nguy cơ làm hại thiết bị (quá tải, quá áp).

- Chi phí vận hành ít nhất (chi phí tổn thất điện năng, chi phí vận hành) - Thất thu ít nhất
(do mất trộm điện năng).

1.4. Các bài toán điển hình trong quản lý vận hành lưới điện phân phối.

1.4.1. Tối ưu hoá cấu trúc lưới điện phân phối

Các hệ thống điện phân phối thường được hình thành và phát triển nhanh chóng tại các địa
phương bắt đầu từ một thời kỳ khởi tạo nào đó. Cấu trúc tự nhiên được hình thành sau nhiều năm
thường không hợp lý: sơ đồ chắp vá, công suất trạm không phù hợp và không nằm tại những vị trí
tối ưu so với nơi tập trung phụ tải.

Bài toán được đặt ra là cần phải xác định một cấu trúc hợp lý liên kết các đường dây và trạm
sao cho hệ thống lưới điện phân phối phải đảm bảo nhu cầu điện năng trong một thời gian tương
đối dài. Việc giải bài toán này thường là xây dựng và chọn lựa các tiêu chuẩn thiết kế như: tiêu
chuẩn giới hạn lựa chọn tiết diện và khoảng cách dây dẫn đường trục, chọn gam công suất máy
biến áp, chiều dài đường dây phân nhánh , số lộ xuất tuyến từ các trạm biến áp trung gian 

1.4.2. Điều khiển phương thức vận hành

Đối với một tải tiêu thụ cho trước mà mạng điện cần phải truyền tải để cung cấp thì tiêu thụ
công suất trong mạng, chất lượng điện áp hay độ tin cậy cung cấp điện là cao hay thấp sẽ phụ thuộc
vào chính cấu trúc của mạng và luôn luôn tồn tại một cấu trúc mà trong đó tổn thất là nhỏ nhất hoặc
tin cậy cung cấp điện là cao nhất. Chính vì vậy mà với một lưới phân điện phối có khả năng điều
khiển như: đóng cắt thiết bị bù chuyển đổi đầu phân áp (dưới tải) các trạm biến áp, đóng cắt các
thiết bị phân đoạn để thay đổi cấu hình hệ thống, thay đổi các phần tử làm việc song song thì ở
một trạng thái phụ tải đã biết cần phải xác định phương thức vận hành tối ưu nhằm đạt được hiệu
quả vận hành kinh tế cao nhất. Phương thức vận hành cần đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, chất
lượng điện
năng và tin cậy cung cấp điện.

1.4.3. Bù kinh tế công suất phản kháng lưới điện phân phối

Bài toán được phân ra là tính toán dung lượng bù và lựa chọn vị trí lắp đặt hợp lý để nhận
được hiệu quả kinh tế tối đa đối với hệ thống phân phối. Vấn đề cần được giải quyết là phải làm
sao cho số tiền tiết kiệm được từ việc đặt tụ bù lớn hơn số tiền chi phí vào việc lắp đặt tụ bù.

Trong tình hình hiện nay, khi mà lưới phân điện phối tại các tỉnh, thành phố đã và đang
được nâng cấp cải tạo theo tiêu chuẩn 22kV, kết cấu lưới đang dần được hợp lý hóa để nâng cao
khả năng cung cấp điện, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ được trang bị những thiết bị có công nghệ
tiên tiến thì vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các Công ty Điện Lực là làm sao lựa chọn một
phương thức vận hành hợp lý để đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật đã đề ra.

1.4.4. Lựa chọn phương án vận hành lưới điện phân phối

Như đã phân tích ở trên, lưới phân phối là lưới điện dùng để truyền tải điện năng trực tiếp
đến các khách hàng , chính vì thế việc đảm bảo vận hành lưới điện sao cho an toàn, tin cậy và
kinh tế là một việc làm hết sức quan trọng. Lưới điện phân phối trong khu vực thành thị có mức
độ phức tạp cao hơn nhiều so với lưới điện truyền tải nên để tăng tin cậy cung cấp điện, thông
thường chúng được thiết kế mạch vòng nhưng được vận hành với cấu trúc hình tia hay còn gọi là
vận hành hở.

Để đảm bảo tin cậy cung cấp điện và đảm bảo tính kinh tế trong vận hành hệ thống, các
khóa điện( bao gồm máy cắt, recloser, dao cắt có tải hay dao cách ly) thường được thay đổi
trạng thái trong các điều kiện vận hành khác nhau. Việc thay đổi trạng thái các loại khóa điện sẽ
dẫn đến cấu hình lưới điện thay đổi theo.

Trong lưới điện phân phối, sự thay dổi này nói chung phải thõa mãn một số hàm mục tiêu
sau:

- Tổng tổn thất công suất là nhỏ nhất: Min ∆P

- Tổng tổn thất điện năng là nhỏ nhất: Min ∆A

- Điện áp vận hành tại các nút phân phối phải nằm trong một phạm vi cho phép.

- Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Đối với lưới phân phối, chỉ tiêu độ tin cậy được xét
đến là một trong các chỉ tiêu sau:

+ Tần suất trung bình ngừng cung cấp điện.

+ Thời gian ngừng cung cấp điện trung bình của hệ thống.
CHƯƠNG II :TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM
PSS/ADEPT

CHƯƠNG II

TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM PSS/ADEPT

2.1. Giới thiệu phần mềm PSS/ADEPT

Phần mềm tính toán lưới điện PSS/ADEPT(Power System Simulator/Advanced


Distribution Engineering Productivity Tool) của hãng Shaw Power Technoogies là phần mềm
tiện ích mô phỏng hệ thống điện và là công cụ phân tích lưới điện phân phối rất mạnh, phạm vi
áp dụng từ lưới điện cao thế cho đến hạ thế với quy mô số lượng nút không hạn chế và hoàn
toàn cho phép chúng ta thiết kế, chỉnh sửa và phân tích sơ đồ lưới và các mô hình lưới điện một
cách trực quan theo giao diện đồ hoạ thân thiện dễ nhìn. Phần mềm PSS/ADEPT được áp dụng
rộng rãi trong các công ty điện lực. Nó được phát triển dành cho các kỹ sư và nhân viên kỹ
thuật trong ngành điện. PSS/ADEPT được sử dụng như một công cụ thiết kế và phân tích lưới
điện phân phối.

2.2. Thiết lập các thông số chương trình PSS/ADEPT

2.2.1. Thiết lập thông số lưới điện của chương trình PSS/ADEPT

Chúng ta phải thiết đặt các thông số trước khi thực hiện vẽ sơ đồ, phân tích hay tính
toán. PSS/ADEPT cho phép chúng ta thiết lập thông số một cách độc lập với từng người sử
dụng (user profile). Thư viện dây dẫn Contruction dictionary (PTI.CON) trong PSS/ADEPT là
file định dạng dưới mã ASCCI cung cấp các dữ liệu cho hệ thống như trở kháng, thông số dây,
máy biến áp

Ta mở hộp thoại program Settings:

- Để thiết lập thông số cho PSS/ADEPT, ta làm như sau:

Chọn File > Program Setting từ main menu

Chọn các Option trong PSS/ADEPT muốn thực hiện Working Directories: chọn đường
dẫn cho các file đầu vào (Import), Image File và Report File. Đường dẫn mặc định là:
C:\Program File\PTI\PSS-ADEPT5\Example (Input File) và C:\Program File\PTI\PSS-
ADEPT5\Rpt (report file). PSS/U Raw Data: đường dẫn mặc định là C:\Profram File\PTI\PSS-
ADEPT5\Example\pti.con

SVTH: Lưu Văn Hậu Em MSSV: 22


1582010022
Chú ý: Cũng có thể tạo ra những file thư viện dây dẫn, máy biến áp, phù hợp với lưới
điện của Việt Nam, các file đó với phần mở rộng là .con. Chúng ta soạn thảo trong bất kỳ một
ứng dụng soạn thảo nào như Work, Notepad, WorkdPad

2.2.2. Thiết lập thông số cho cửa sổ Diagram View

Chọn Diagram > properties từ Main Menu hoặc right-click trên pop-up trong cửa sổ
Diagram View và chọn Properties.

Click vào thẻ General để thiết đặt các thông số cho cửa sổ Diagram View.

Tất cả những lụa chọn này sẻ được thực hiện khi nhấn nút Apply trước khi đóng cửa sổ
hộp thoại. Grid (spacing and snap distance): điều chỉnh khoảng cách các ô trong lưới Colors
(Symbol, Text, Background, Grid, Flow Arrow) Item Labels: click chọn vào từng Item nếu
muốn hiển thị trên Diagram View

Click chọn thẻ Color Coding: chúng ta có thể định dạng màu sắc cho từng định như điện
áp ngưỡng, những nhánh quá tải, những node và nhánh có tải không cân bằng, những nhánh có
hệ số công suất thấp
2.3. Lưu đồ thuật toán tối ưu hoá vị trí việc lắp đặt tụ bù

Tối ưu hoá vị trí lắp đặt tụ bù trên lưới là tính toán vị trí lắp đặt tụ bù trên lưới sao cho
kinh tế nhất (nghĩa là sao cho số tiền tiết kiệm được từ việc đặt tụ bù lớn hơn số tiền bỏ ra để
lắp đặt tụ bù).
Hình 2.3: Lưu đồ thuật toán tối ưu hoá vị trí lắp đặt tụ bù

Đầu tiên PSS/ADEPT tính phân bố công suất cho mỗi đồ thị phụ tải để biết nấc điều
chỉnh máy biến áp và nấc điều chỉnh của tụ bù ứng động đang có trên lưới. Các nấc này được
lưu lại cho từng trường hợp. Các máy biến áp và tụ bù sẽ không được điều chỉnh nữa khi
CAPO chạy. Trước hết CAPO xem xét các tụ bù cố định, theo định nghĩa thì các tụ bù này luôn
được đóng vào lưới trong tất cả các trường hợp phụ tải. Tất cả các nút hợp lệ trên lưới sẽ được
kiểm tra xem tại nút nào thì số tiền tiết kiệm được là lớn nhất.

Tụ bù sẻ không được đặt tại nút đang xét trong những trường hơp sau:

- Tiền tiết kiệm được không bù đắp được chi phí bỏ ra.

- Không còn tụ bù cố định thích hợp để đóng trên lưới.

- Vượt quá giới hạn trên của điện áp cho phép trong một trường hợp tải nào đó (giới hạn
điện áp này được thiết lập trong thẻ General của bảng Analysis Options Proerty).
- Các tụ bù cố định được đặt lên lưới cho đến khi một trong các trường hợp trên xảy ra;
khi đó việc đặt tụ bù cố định kết thúc và chương trình chuyển qua đặt tụ bù ứng động. Quá
trình này diễn ra phức tạp hơn, nếu chỉ có một trường hợp phụ tải được xem xét thì có thể
sẻ không phải đặt bù ứng động sau khi đặt xong tụ bù cố định.

Điều này là không đúng trong ít nhất 4 trường hợp sau:

- Chỉ còn một vài tụ bù cố định và vẫn có thể tiết kiệm được khi cắt hết các tụ bù cố định
này ra.

- Những nút nào phù hợp cho việc đặt tụ bù ứng động lại khác với các nút phù hợp với tụ
bù cố định

- Thiết lập giá tiền của tụ bù ứng động rẻ hơn tụ bù cố định, khi đó sau khi tụ bù cố định
được đặt lên lưới thì vẫn có thể tiết kiệm chi phí nếu đặt tụ bù ứng động.

- Thiết lập độ lớn của tụ bù ứng động nhở hơn tụ bù cố định. Những nút phù hợp (cho tụ
bù ứng động) trên lưới được xem xét để tìm nút cho ra số tiền tiết kiệm lớn nhất trong tất
cả các trường hợp.

Có 2 sự tinh tế trong quá trình tính toán này. Một là, nếu đặt tụ bù ứng động gây ra quá
điện áp trong một trường hợp tải nào đó thì tụ bù này sẽ được cắt ra trong suốt quá trình tính toán.
Hai là, nếu tụ bù gây ra chi phí quá cao cho một trường hợp tải nào đó thì nó cũng được cắt ra
khỏi lưới trong trường hợp tải đó. Chỉ thực hiện việc tính tiền tiết kiệm được trong các trường hợp
tải mà tụ bù được đóng lên lưới.

Việc tính toán được thực hiện đến khi:

- Tiền tiết kiệm không bù đắp được chi phí cho tụ bù ứng động.

- Không còn tụ bù ứng động để đóng lên lưới.

Để tham khảo, tất cả các phương trình có trong quá trình tính toán CAPO sẽ được liệt kê
bên dưới. Chi phí của tụ bù, bao gồm tiền lắp đặt và bảo trì, được liệt kê cho loại tụ bù cố định
trước. Công thức là tương tự cho tụ bù ứng động.

CostF = sF.(cF + Ne.mF) (2.1)

Tiền tiết kiệm cho mỗi tụ bù cố định (luôn được đóng vào lưới là tổng tiền tiết kiệm của tất
cả các trường hợp tải.
Tóm lại, CAPO đặt tụ bù cố định lên lưới cho đến khi xảy ra điều kiện dừng. Sau đó tụ bù
ứng động được đặt lên lưới cho đến khi xảy ra điều kiện dừng tương ứng của tụ bù ứng động.
Tổng chi phí của quá trình tối ưu là chi phí lắp đặt và bảo trì của tất cả các tụ đã được đóng lên
lưới. Chi phí tiết kiệm tổng là tổng của các chi phí tiết kiệm thu lại được của từng tụ bù. CAPO có
thể đặt nhiều tụ bù cố định và/hoặc nhiều tụ bù ứng động tại mỗi nút. PSS/ADEPT sẽ gộp các tụ bù
này thành một tụ bù cố định và/hoặc một tụ bù ứng động. Tụ bù ứng động đơn sẽ có nất điều chỉnh
tương ứng và lịch đóng cắt tụ sẽ biểu diễn các bước đóng cắt của từng tụ bù đơn.

2.4. Các bước thực hiện khi ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT

Bước 1: Thu thập, xử lý và nhập số liệu lưới điện cần tính toán trên PSS/ADEPT.

- Thu thập các thông số của lưới điện như: dây dẫn, máy biến áp,

- Thu thập, xử lý số liệu để xác định các thông số P, Q của các nút tải vào các thời điểm
khảo sát.

- Thu thập sơ đồ lưới điện vận hành của các đường dây cần tính toán.

Bước 2: Thể hiện lưới điện trên giao diện đồ hoạ của PSS/ADEPT.

- Phân tích sơ đồ lưới điện, xác định toạ độ các nút.

- Bổ sung thông số thiết bị vào thư viện của phần mềm PSS/ADEPT. - Nhập số liệu vào
các bảng số liệu của phần mềm PSS/ADEPT. - Tách gộp các sơ đồ.

Bước 3: Thực hiện các chức năng tính toán lưới điện trên PSS/ADEPT. - Tính toán về phân
bố công suất.

- Tính toán điểm mở tối ưu (TOPO).

- Tính toán ngắn mạch.

- Tối ưu hoá về việc lắp đặt tụ bù (CAPO).

- Phân tích bài toán khởi động động cơ.

- Phân tích sóng hài.

2.5. Những đặcđiểm của phần mềm PSS/ADEPT

2.5.1. Các chức năng ứng dụng


Phần mềm PSS/ADEPT cung cấp đầy đủ các công cụ cho chúng ta thiết kế và phân tích
lưới điện dễ dàng và nhanh chóng như:

- Vẽ sơ đồ và cập nhật lưới điện trên giao diện đồ hoạ.

- Việc phân tích mạng điện sử dụng nhiều loại nguồn và không hạn chế số nút.

- Nhập thông số và cập nhật số liệu dễ dàng thông qua data sheet (grid) của mỗi thiết bị
trên sơ đồ.

2.5.2. Các phân hệ của PSS/ADEPT

Nhiều module tính toán trong hệ thống điện không được đóng gói sẵn trong phần mềm
PSS/ADEPT nhưng chúng ta có thể mua từ nhà sản xuất từng module sau khi cài đặt chương
trình. Các module bao gồm:

1. Bài toán tính phân bố công suất (Load Flow- module có sẵn): phân tích và tính toán
cài đặt điện áp, dòng điện, công suất trên từng nhánh và trên từng phụ tải cụ thể.

2. Bài toán tính ngắn mạch (All Fault- module có sẵn): tính toán ngắn mạch tại tất cả các
nút có trên lưới, bao gồm các loại ngắn mạch như ngắn mạch 1 pha, 2 pha và 3 pha.

3. Bài toán TOPO (Tie Open Point Optimization), phân tích điểm dừng tối ưu: tìm ra
những điểm có tổn hao công suất nhỏ nhất trên lưới và chính là điểm dừng lưới trong mạng
vòng 3 pha

4. Bài toán CAPO (Optimal Capacitor Placement), đặt tụ bù tối ưu: tìm ra những điểm
tối ưu để đặt tụ bù cố định và tụ bù ứng động sao cho tổn thất công suất trên lưới là nhỏ
nhất

5. Bài toán tính khởi động động cơ

6. Bài toán phối hợp bảo vệ (Protection and Coordination)

7. Bài toán phân tích sóng hài (Hamornics): phân tích các thông số ảnh hưởng của các
thành phần sóng hài trên lưới.

8. Bài toán phân tích độ tin cậy trên lưới điện (DRA- Distribution Reliability Analysis):
tính toán các thông số độ tin cậy trên lưới điện như: SAFI, SAIDI, CAIFI, CAI.
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN TRÊN
PSS/ADEPT

CHƯƠNG III

XÂY DỰNG MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN TRÊN PSS/ADEPT

3.1. Các bước tiến hành

Chu trình triển khai PSS/ADEPT gồm 4 bước như sau:

Thiết lập thông số mạng lưới


Program, network settings

Tạo sơ đồ
Creating diagram

Chạy các bài toán phân tích


Power System Analysis

Báo cáo Reports,


diagrams

Hình 3.1: Chu trình triển khai PSS/ADEPT

SVTH: Lưu Văn Hậu Em MSSV: 29


1582010022
Hình 3.2: Thiết lập thông số mạng lưới

3.2.2. Xác định thông số thuộc tính của lưới điện

Bước này, nhằm khai báo cho phần mềm PSS/ADEPT thiết lập ngay từ đầu
các thuộc tính của lưới điện như: Điện áp qui ước là điện áp pha hay điện áp dây, tần
số, công suất biểu kiến cơ bản

Vào menu Network > Properties, hộp thoại hiển thị như sau:
Hình 3.3: Hộp thoại network properties

Bảng 3.1 Kiểu dữ liệu của hệ thống (Network Property)

Thuộc Định Kiễu dữ Giới Giá trị mặc


tính nghĩa liệu hạn định
Circuit ID (số Số hiệu riêng Kí tự Tố đa 8 kí tự, khôngTrống

hiệu mạch) của từng mạch khoảng trắng
để phân biệt Không sử dụng0.0
Peakcur r ent Dòng điện đỉnh Số thực
(dòng điện lớn nhất tại
đỉnh) trạm trung gian
Input voltage Kiểu điện áp Kí Lựa chọn giữa Pha-
type tự 2 giá trị: pha- trung
pha hoặc pha- tính
trung tính
Rood Nút bắt đầu Character Phải là một nút Nút đầu
node của mạng lưới thực có trong tiên
( nútgốc) mạng lưới Tuỳý
System 3 Công suất Số 1000kVA
phase tương đối thực
base kVA dùng để
tính tổng trở
System nguồn Điện Số Tuỳý 7.2kV
standard áp tương đối thực (pha trung
base mặc định tính)
voltage của nút kV
System T ầnsốHz Số thực Tuỳý 60Hz
frequency
Substation Tên của trạm Kí tự Tối đa 8 kí tự Trống
name trung gian đang không dùng
được tính độ tin khoảng trắng
cậy
Overhead Tần số hư hỏng Số thực Tuỳý 0.0
failure rate của đường dây
trên không (sự
cố/đơn vị
chiều dài
dây/năm)
Overhead Thời gian sửa Số thực Tuỳý 0.0
repair time chửa đường
dây trên không
(giờ)
Underground Tần số hư hỏng Số thực Tuỳ thuộc vào 0.0
failure rate của đường dây tính chất của cáp
cáp ng ầm( sự trong tập tin
cố/đơn vị chiều *.con
dài cáp/năm)
Underground Thời gian sửa Số thực Tuỳ thuộc vào 0.0
repair time chửa cáp ngầm tính chất của cáp
(giờ) trong tập tin
*.con
Switch time Thời gian thao Số thực Tuỳ thuộc vào 0.0
tác đóng tính chất của cáp
cắt (giờ) trong tập tin
*.con
Comments Ghi chú Character Tuỳý Trống
Hình 3.4: Hộp thoại Network Economic

3.3. Tạo sơ đồ

PSS/ADEPT cung cấp đầy đủ các mô hình hoá của phần tử lưới điện. Từ
thanh công cụ Diagram, ta thấy các phần tử sau:
Synchonous Text
Show Transformer Machine
Show Grid Show Results Line Source Filter Annotation
Select Gird Sna /Hide Switch Load Standard Fault
p

Knee Piont
Rotate Rotate -90
Point node Capacitor Harmonic
Horizontal MWh Load
Rotate +90 Node Vertical Series Induction Ịnection
Node Capacitor/ Mschine Protection
Reactor Equipment
Hình 3.5: Tạo sơ đồ
3.3.1. Tạo và nhập các giá trị vào nút, thanh cái (Node)

Nhấp chuột vào icon Node trên thanh công cụ aa rồi chèn ra màn hình.

Hình 3.6: Hộp thoại thuộc tính và mô hình nút (thanh cái)

Bảng 3.2 Thuộc tính nút

Thuộc tính Định nghĩa Kiểu dữ Giới hạn Giá trị mặc
liệu định
Name Tên của nút, Kí tự Tối đa 12 kí tự, Gán tự
động không có 2 không có khoảng
nút trùng tên trắng
Base Voltage Điện áp định Số thực Tuỳ ý 7.2
mức tương
đối (pha-pha
hay pha-trung
tính được quy
định theo tính
chất của
mạng)
Description Ghi chú thêm Tuỳ ý Trống
X postion Toạ độ ngang Số thực Tuỳ ý Theo vị trí
vẽ của nút trên củanút
mạng lưới
Y postion Toạ độ dọc Số thực Tuỳ ý Theo vị trí
vẽ của nút trên củanút
mạng lưới
Type Lo ạinút Thanh cái, điểm Chọn từ thanh
cô ngcụ
Rotation Độ nghiêng Số thực Chỉ áp dụng với 0
của thanh cái thanh cái, không
dùng cho điểm
Label Vị trí đặt Lựachọn Không áp dụng 1
Configuration nhãn ghi chú trong danh đối với thanh cái,
của điểm nút sách chỉ áp dụng
đối với điểm
nút
Visibility Hiển thị hay Yes/No Lựa chọn một Yes
flag không hiển trong hai giá trị
thị
Result Hiển thị hay Yes/No Lựa chọn một Yes
visibility flag không hiển trong hai giá trị
thị

Hình 3.7: Hộp thoại thuộc tính dây dẫn


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN TRÊN
PSS/ADEPT
Bảng 3.3 Kiểu dữ liệu dây dẫn (Line)

Thuộc tính Định nghĩa Kiễu dữ Giới hạn Giá trị mặc
Liệu định
Name T êncủa Kí tự Tối đa 12 kí tự, Gán tự động
đường dây không có khoảng
trắng
FromNode Nút bắt đầu Nút hiện hữu Gán tự động
trong mạng lưới, khi vẽ dây
không thể chỉnh
sữa
ToNode Nút kết thúc Nút hiện hữu Gán tự động
trong mạng lưới, khi vẽ dây
không thể chỉnh
sữa
Phasing Sốphacủa Kí tự Có 6 giá trị ABC ABC
dây (3pha); A,B,C
(1pha)
Line length chiều dài dây Số thực tuỳ ý 1.0
theo đơn vị đã
được
chọn
Construction kiểu xây dựng Kí tự tối đa 10 kí trống
type theo trong thư tự,không có
viện khoảng trắng
Positive Điện trở thứ Số thực tuỳ ý 0.05
sequence tự thuận
resistance của một đơn
vị chiều dài
Positive kháng trở thứ Số thực tuỳ ý 0.65
sequence tự thuận
reactance của một đơn
vị chiều dài
Zero sequence Điện trở thứ Số thực tuỳ ý 0.1
resistance tự không của
một đơn vị
chiều dài
Zero sequence kháng trở thứ Số thực tuỳ ý 1.55
reactance tự không của
một đơn
vị chiều
dài
Positive Điện dẫn thứ Số thực tuỳ ý 6.5
sequence tự thuận
charging của một đơn
admittance vị chiều dài

SVTH: Lưu Văn Hậu Em MSSV: 36


1582010022
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN TRÊN
PSS/ADEPT

Zero sequence Điện dẫn thứ Số thực tuỳ ý 4.0


admittance tự không của
một đơn vị
chiều dài
Rating định mức quá Số thực Có thể xác định 4 Theo thư viện
tải dây dẫn giá trị khác nhau xây dựng
In service flag Xác định thiết Yes/No lựa chọn một Yes
bị đang hoạt trong hai giá trị
động hay đã
được ngắt ra
Visibility flag Hiển thị, Yes/No Lựa chọn một Yes
không hiển trong hai giá trị
thị
Result visibility Hiển thị, hay Yes/No Lựa chọn một Yes
flag không hiển trong hai giá trị
thị
Type(Harmonic) Kiểu mô hình lựa chọn IEEE line:theo IEEE
dây dẫn để từ danh chuẩn dây IEEE. line.
tính toán hạ sách IEEE cable:theo
tần chuẩn cáp IEEE.
Custom:người
dùng tự định
nghĩa
Sustained T ầnsuất sự Số thực Áp dụng khi tính 999
failure ate cố k éo d ài( sự toán độ tin cậy
cố/đơn
vị chiều
dài/năm)
Momentary T ầnsuất sự Số thực Áp dụng khi tính 999
failure rate cố thoáng qua toán độ tin cậy
(sự cố/đơn
vị chiều
dài/năm)
Mean time to Thời gian Số thực Áp dụng khi tính 999
repair khắc phục sự toán độ tin cậy
cố trung bình
(giờ)

SVTH: Lưu Văn Hậu Em MSSV: 37


1582010022
3.3.3. Tạo và nhập các giá trị vào máy biến áp (Tranformers)

Trên thanh công cụ, ta nhấn vào icon Transformers rồi tạo ra màn hình Diagram

Hình 3.8: Thuộc tính và mô hình máy biến áp

Bảng 3.4 Kiểu dữ liệu Máy biến áp (Transformer)

Thuộc tính Định nghĩa Kiểu dữ Giới hạn Giá trị mặc
liệu định
Name T êncủa Kí tự tối đa 12 kí Gán tự
MBA tự ,không có động
khoảng trắng
From Node Nút bắt đầu Nút thực hiện Gán tự
hữu trong mạng động
lưới,không thể khi vẽ
chỉnh sữa MBA
To Node Nút kết thúc Nút thực hiện Gán tự
hữu trong mạng động
lưới,không thể khi vẽ
chỉnh sữa MBA
Phasing Số pha của Kí tự Có 6 giá trị ABC
MBA(tương ABC (3
tự như dây pha),AB,BC,CA
dẫn) (2pha) ;A,B,C
( 1pha)
Type Kiểu MBA Kí tự Lựa chọn một Sao/sao
trong 12 kiểu
(mô tả chi tiết
sau)
Nameplate rating Công suất Số thực tuỳ ý 1000.0
địn mức kVA
mỗi pha
Phase shift độ dịch pha Số thực tuỳ ý 0.0
(o), sao/sao
có dịch pha
chỉ dùng
trong trường
hợp MBA
kiểu
Construction type kiểu xây Kí tự tối đa 10 kí trống
dựng theo tự ,không có
tập tin *.con khoảng trắng
hoặc người
dùng tự
định nghĩa
Tapped node Nút gắn với Kí tự tối đa 12 kí Nútkết
bên có tự ,không có thúc
thể điều khoảng trắng
chỉnh của
MBA
Leakage điện trở rò Số thực >= 0 0. 008
resistance (điện trở
toàn cuộn
dây) trong
Đơn vị
tương đối
Leakage kháng trở rò Số thực >= 0 0. 08
reactance (kháng trở
toàn cuộn
dây) trong
đơn vị tương
đối
Haft-winding điện trở nửa Số thực >= 0 0. 008
resistance cuộn dây
trong đơn vị
tương đối
Haft-winding kháng trở Số thực >= 0; đối với 0. 08
reactance nửa cuộn MBA kiểu
dẩy trong Center-tapped
đơn vị tương (sao hoặc tam
đối giác)
thì >kháng trở
rò (xác định ở
trên)
From điện trở nối Số thực tuỳ ý 0.0
grounding đất phía nút
resistance bắt đầu (sơ
cấp)
From Grounding điện trở nối Số thực tuỳ ý 0.0
reactance đất phía nút
bắt đầu (sơ
cấp)
To grounding điện trở nối Số thực tuỳ ý 0.0
resistance đất phía nút
bắt đầu (sơ
cấp)
To grounding điện trở nối Số thực tuỳ ý 0.0
reactance đất phía nút
bắt đầu (sơ
cấp)
Rating định mức Số thực Có thể xác định Gán theo
dòng điện 4 định mức tập tin
tính toán quá khác nhau *.con
tải MBA hoặc giá
trị mặc
định
In service flag Xác định Yes/No lựa chọn một Yes
thiết bị đang trong hai giá trị
hoạt động
hay đã được
ngắt ra
Visibility flag Hiển thị hay Yes/No lựa chọn một Yes
không hiển trong hai giá trị
thị
Result visibility Hiển thị hay Yes/No Lựa chọn một Yes
flag không hiển trong hai giá trị
thị kết quả
tính toán
Tap adjustment kiểu điều Nút chọn • chọn đầu phân giữ nguyên
chỉnh điện (chọn một áp riêng độc lập giá trị có
áp trong ba từng pha sẳn
giá trị có • chọn đầu phân
sẳn) áp 3 pha như
nhau.
• không điều
chỉnh,giữ
nguyên
vị trí hiện tại
Tap Setting in mức phân áp Số thực nằm giữa mức 1.0
phaseA pha A theo phân áp lớn
đơn vị tương nhất và nhỏ
đối nhất
Tap Setting in mức phân áp Số thực nằm giữa mức 1.0
phaseB pha B theo phân áp lớn
đơn vị tương nhất và nhỏ
đối nhất
Tap Setting in mức phân áp Số thực nằm giữa mức 1.0
phaseC pha C theo phân áp lớn
đơn vị tương nhất và nhỏ
đối nhất
Maximum Tap Mức phân áp Số thực tuỳ ý 1.1
Setting lớn nhất cho
phép theo
đơn vị tương
đối
Minimum Tap Mức phân áp Số thực nhỏ hơn mức 0.9
Setting nhỏ nhất cho phân áp lớn
phép theo nhất (ở trên)
đơn vị tương
đối
Tap step bước phân Số thực Không lớn hơn 0.00625
áp theo đơn hiệu giữa mức
vị tương đối điều chỉnh lớn
nhất và nhỏ nhất
Load tap side Xác định Nút chọn • FROM side Thứ
điều chỉnh (chọn một (phía sơ cấp) cấp
bên thứ cấp trong hai • TOside (phía
hay sơ cấp giá trị cho thứ
cấp) sẳn)
Time delay thời gian Số thực >0 0.0
điều chỉnh
Max voltage Điến áp lớn Số thực lớn hơn điện áp 1. 05
nhất theo nhỏnhất
đơn vị
tương
đối
Min Voltage Điến áp nhỏ Số thực nhỏ hơn điện áp 0.
95 nhất theo lớn nhất
đơn vị
tương
đối
Regulated Node Xác định nút Kí tự tối đa 12 kí TO
node điều chỉnh tự ,không có
điện áp khoảng trắng
Tapped/Untapped Xác định Nút chọn Chỉ cần thiết khi Phía có
side phía bên nào (chọn một nút điều chỉnh đầu
phân
đặt nút điều trong hai điện áp
áp chỉnh điện giá trị có
khác với nút bắt
áp sẳn) đầu và nút kết
thúc của
MBA (đã xác
định ở trên)
Compensation Điện trở bù Số thực Tuỳý 0.0
resistance theo đơn
vị tương
đối
Compensation Kháng trở bù Số thực Tuỳý 0.0
reactance theo đơn
vị tương
đối
PT ratio tỉ số PT Số thực Tuỳý 1
MBA
CT ratio tỉ số CT Số thực Tuỳý 1
MBA
Load center Node Xác định nút Kí tự Phải là một nút Không
đặt tải trung thực trong có mặc
tâm mạng lưới hiện định
Transformer side Xác định Nút chọn hữu Tuỳý TO
tính toán (chọn một side
tổng trở bù trong hai
ở phía nào giá trị có
của MBA sẳn)

3.3.4. Tạo và nhập các giá trị cho nút tải (Static Load, MWh Load)
Tải bao gồm tải tĩnh và tải MWh. Từ thanh công cụ ta nhấn vào icon
Static Load hay MWh Load rồi tạo ra màn hình Diagram View
Ta có hộp thoại nút tải tỉnh sau:
Hình 3.9: Thuộc tính và hộp thoại của nút tải tỉnh

Đối với tải MHh Load xuất hiện hộp thoại sau:

Hình 3.10: Hộp thoại và thuộc tính nút tải MHh


Bảng 3.5 Kiểu dữ liệu nút tải tĩnh (Static Load)

Thuộc tính Định nghĩa Kiểu dữ liệu Giới hạn Giá trị mặc
địn
h Name Tên để phân Kí tự Tối đa 12 kí Gán tự
biệt tải tự ,không có động
khoảng trắng
Type Loại tải Kí tự (3 giá • Côngsuất Công suất
trị) hằng hằng
• Dòng điện
hằng
• Tổng trở
hằng
Balance/unba Xác định tải Nútchọn •C ân bằn g Cân
bằng lance cân bằn g hay (chọn một • Không cân
không cân bằng trong hai giá bằng
trị)
Ground- Kiểu đấu nối Nútchọn • S ao có Sao có nối
wye/delta tải (sao có nối (chọn một nối đất
đất đất hay tam trong hai giá •
Tam giác
giác không nối trị
đất)
PhaseA Công suất thực Số thực Tuỳ ý kW=200;
(kW) và công kVAR=100
suất phản kháng
(kVAR) pha A
PhaseB Công suất thực Số thực Tuỳ ý kW=200;
(kW) và công kVAR=100
suất phản kháng
(kVAR) pha B
PhaseC Công suất thực Số thực Tuỳ ý kW=200;
(kW) và công kVAR=100
suất phản kháng
(kVAR) phan C
Total Công suất thực Số thực Tuỳ ý kW=600;
(kW) và công kVAR=300
suất phản kháng
(kVAR) tổng
cộng (trong
trường hợp tải
cân bằng).

Grounding Điện trở nối đất Số thực Tuỳ ý 0.0


resistance
Grounding kháng trở nối Số thực Tuỳ ý 0.0
reactance đất
In service Xác định thiết Yes/No Lựa chọn Yes
flag bị đang một trong hai
hoạt động giá trị
hay đã
được ngắt
ra
Visibility Hiển thị hay Yes/No Yes/No Lựa Yes
flag không hiển thị chọn một
trong hai giá
trị
Result Hiển thị hay Yes/No Yes/No Lựa Yes
visibility không hiển thị chọn một
flag kết quả tính trong hai giá
toán trị

Bảng 3.6 Kiểu dữ liệu nút tải điện năng (MHh Load)

Thuộc tính Định nghĩa Kiểu dữ liệu Giới hạn Giá trị mặc
định
Name T ên củ at ải Kí tự Tối đa 12 kí Gán tự
động
tự, không có
khoảng trắng
Category Xác định tải Số nguyên 1-4 1
thuộc phân
nhóm tải nào
Balance/unbal Xác định tải cân Nút chọn •C ân bằn g Cânbằng
ance bằng hay không (chọn một • Khô ng cân
cân b ằng trong 2 giá bằng
trị có sẳn)
Ground- Xác định kiểu Nút chọn • Sao nối đất Sao nối
đất Wye/delta đấu nối tải (chọn một • Tam giác
trong 2 giá
trị có sẳn)
Result display Xác định kiểu Nút chọn • Điện năng Điện năng
hiển thị kết quả (chọn một không đổi không đổi
trong 2 giá • Tổng trở
trị có sẳn) ko đổi
Seasonal Xác định tải có Hộp lựa • Chọn: có Không chọn
theo mùa hay chọn (chọn theo
mùa không hoặc không •K
hông
chọn) chọn:
không theo
mùa
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN TRÊN
PSS/ADEPT

Concentrated Xác định tải có Hộp lựa • Chọn :tải Tập


trung at the node tập trung ở nút chọn (chọn tập trung
hay không hoặc không • K hông
chọn) chọn
ngược lại
Per cent Xác định tỉ lệ Số thực Tuỳ ý (lớn
0% constant phần trăm tải có
hơn 0% và
impedance tổng trở không nhỏ
hơn đổi 100%)
PhaseA điện năng tiêu Số thực Tuỳ ý 100
MWh/t (MWh/month) thụ ở pha A háng
trong một tháng
PhaseB điện năng tiêu Số thực Tuỳ ý 100
MWh/t (MWh/month) thụ ở pha B háng
trong một tháng
PhaseC điện năng tiêu Số thực Tuỳ ý 100
MWh/t (MWh/month) thụ ở pha C háng
trong một tháng
PhaseA Sốkh ách h àng ở Số thực Tuỳ ý 10
number of pha
A consumers
PhaseB Số khách hàng ở Số thực Tuỳ ý 10
number of pha B
consumers
PhaseC Số khách hàng ở Số thực Tuỳ ý 10
number of pha C
consumers
Phase Apf hệ số công suất Số thực Tuỳ ý 1.0
pha A
Phase B pf hệ số công suất Số thực Tuỳ ý 1.0
pha B
Phase C pf hệ số công suất Số thực Tuỳ ý 1.0
pha C
Resultant kW Công suất tổng Số thực Tuỳ ý 0.0
phaseA pha A
Resultant kW- Công suất tổng Số thực Tuỳ ý 0.0
phaseB pha B
Resultant kW- Công suất tổng Số thực Tuỳ ý 0.0
phaseC pha C
Result Hiển thị hay Yes/No Lựachọn
Yes visibility flag không hiển thị
một trong
hai giá trị

SVTH: Lưu Văn Hậu Em MSSV: 48


1582010022
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN TRÊN
PSS/ADEPT

3.3.5. Tạo và nhập các giá trị vào nút nguồn (Source)

Ta nhấn vào icon Source trên thanh công cụ Diagram, rồi chèn ra màn hình
Diagram View như sau:

Hình 3.11: Hộp thoại thuộc tính và mô hình nút nguồn

Bảng 3.7 Kiểu dữ liệu của nút nguồn (Source)

Thuộc tính Định nghĩa Kiểu dữ Giới hạn Giá trị mặc định
liệu
Name Tên nguồn để Kí tự Tốiđa 1 2 k í Gán tự động
phân biệt với tự, không có
các nguồn khác khoảng trắng
Scheduled Điện áp hở Số thực tuỳ ý Điện áp của nút
voltage mạch của nguồn gắn nguồn
theo % điện áp
định mức
tương
đối
Base ating Công suất định Số thực tuỳ ý điện áp cơ bản
mức cơ bản của hệ thống
của nguồn (trong bảng

SVTH: Lưu Văn Hậu Em MSSV: 49


1582010022
Network)
Source Gócphacủa Số >= 180 và 0.0
angle nguồn thực 0<= 360
0

Positive Điện trở Số thực tuỳ ý 0.0


sequence Thevenin thứ tự
esistance thuận của nguồn
theo đơn vị
tương đối.
Positive Kháng trở Số thực tuỳ ý 0.001
sequence Thevenin thứ
reactance tự thuận của
nguồn theo đơn
vị tương đối trên
công suất cơ bản
của hệ thống
Zero Điện trở Số thực tuỳ ý 0.0
sequence Thevenin thứ tự
không của
nguồn theo
đv tương đối
trên công suất
cơ bản củ a hệ
thống
Zero Kháng trở Số thực tuỳ ý 0.001
sequence Thevenin thứ
reactance tự không của
nguồn theo đơn
vị tương đối trên
công suất cơ bản
của hệ thống
Grounding Điện trở nối đất Số thực tuỳ ý 0.0
resistance
Grounding Kháng trở nối Số thực tuỳ ý 0.0
reactance đất
In service Xác định thiết bị Yes/No Lựa chọn một Yes
flag có đang hoạt trong hai giá trị
động hay không
Visibility Yes/No Lựa chọn một Yes
flag trong hai giá trị
Result Yes/No Lựa chọn một Yes
visibility trong hai giá trị
flag
3.3.6. Tạo và nhập các giá trị vào thiết bị đóng cắt (Switch)

Ta nhấn vào icon Switch trên thanh công cụ rồi chèn ra Diagram.

Hình 3.12: Thuộc tính và mô hình thiết bị đóng cắt

Bảng 3.8 Kiểu dữ liệu thiết bị đóng cắt (Switch)

Thuộc tính Định nghĩa Kiểu dữ Giới hạn Giá trị mặc
liệu định
Name Tên phân biệt Kí tự Tối đa 12 kí tự, Gán tự
của thiết bị không có động
khoảng trắng
Phasing Số lượng pha Kí tự Một trong 6 giá ABC
trị ABC (3
pha);AB,BC,CA
(2 pha);A,B,C
( 1pha)
Switch ID Xác định thiết Kí tự T ốiđa 3 k í Trống
bị (chỉ dùng tự ,không có
cho tập tin dữ khoảng trắng
liệu thô)
Construction Kiểu xây dựng Kí tự Tối đa 10 kí Trống
type (chỉ dùng cho tự ,không có
tập tin dữ liệu khoảng trắng
thô PSS/U)
Rating Định mức dòng Số thực Có thể xác định Theo giá
điện để tính 4 mức khác trị trong
toán quá tải nhau tập tin
*.con
Tie switch Xác định thiết Hộp lựa • Chọn:có Bình
flag bị đóng cắt có chọn (chọn • K hông thường
liên kết với hoặcko chọn :bình
mạch điện khác chọn) thường
hay không (chỉ
sử dụng với tập
tin dữ liệu thô)
Connection mạch điện liên Kí tự T ốiđa 8 k í
circuit kết với tie tự ,không có
switch(chỉ sử khoảng trắng
dụng với tập
tin dữ liệu
Statu thô) Tình Nút chọn Đóng (Close) Đón
s trạng của (chọn Mở (Open) g
thiết bị một
trong hai
giá trị có
TOPO status Xác định thiết sẳn) Không sử dụngKhông được
bị có được điều (chọn một
Nút chọn ,chỉ sử dụng đốiđiều với tập
khiển đóng trong hai khiển
mở khi phân giá trị có tin dứ liêu thô
tích TOPO hay sẳn)
không
Visibility Hiển thị hay Yes/N Lựa chọn một Yes
flag không hiển thị o trong hai giá
Result Hiển thị hay Yes/N trị Lựa chọn Yes
visibility không hiển thị o một trong hai
flag kết quả tính giá trị
toán

3.3.7. Tạo và nhập các giá trị vào tụ bù (Capacitor)

Ta nhấn vào icon Capacitor để tạo tụ bù trên DiagraView


Nhập các giá trị tụ bù như: Tên vị trí đặt, điện áp, dung lượng, kiểu đấu dây
Hình 3.13: Hộp thoại và thuộc tính tù bù

3.3.8. Tạo và nhập các giá trị vào máy điện (Machine)

Ta nhấn vào icon Induction Machine hay Synchronous Machine rồi tạo trên
Diagram View
Dữ liệu giá trị bao gồm: Tên, giá trị điện áp, công suất, thông số máy điện
Hình 3.14: Thông số và mô hình máy điện

3.4. Chạy các bài toán phân tích

Phần mềm PSS/ADEPT 5.0 thực hiện các chức năng tính toán sau:
- Load Flow Calculation: Tính toán phân bố công suất khi ở trạng thái ổn định.
- Short circuit: Thực hiện các chức năng tính toán ngắn mạch
- Motor Starting: Tính toán bài toán khởi động động cơ
- Coordination: Tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ
- CAPO Analysis: Tính toán bài toán đặt tụ bù tối ưu
- TOPO Analysis: Tính toán điểm dừng tối ưu - DRA Analysis: Tính toán độ
tin cậy lưới điện
- Harmonics Calculation: Tính toán phân tích sóng hài.
Trong luận văn này chỉ đề cập đến tính toán đặt tụ bù tối ưu trong thẻ CAPO
Analysis
Trước khi thực hiện giải các bài toán ta cần thiết lập các tuỳ chọn bằng cách vào
Menu File > Analysis > Option.

Hộp thoại xuất hiện như sau:

Hình 3.15: Hộp thoại Analysis Option-thẻ General: Các lựa chọn tổng quát cho các
bài toán phân tích

Loading: Giá trị tải hoạt động 100%


Voltage Thresholds: Khoảng giá trị quá áp, sụt áp theo đơn vị không tên
Hình 3.16: Thẻ Load Flow: Các lựa chọn cho bài toán phân bố công suất

Hình 3.17: Thẻ CAPO: Các lựa chọn cho bài toán xác định vị trí bù tối ưu
Trong đó
- Conection type: Kểu đấu dây
- Load snapshots to consider: Chọn loại đồ thị phụ tải (Cao điểm, bình thường)
- Number of banks available: Số lượng bộ tụ bù có sẵn trong kho
- 3 phase banks size: Dung lượng của bộ tụ bù

Sau khi thiết lập xong các tuỳ chọn, ta chạy các bài toán phân tích như sau:
Nhấn chuộc vào những icon cần thực hiện tính toán từ thanh Menu Analysis như
hình sau:

Analysis Toolbar

Hình 3.18: Công cụ Analysis Toolbar

Ngoài ra, ta có thể thực hiện các bài toán bằng cách vào Menu File > Chọn Analysis
rồi chọn những phần cần tính toán như sau:

Hình 3.19: Chọn chức năng tính toán trong thẻ Analysis
3.5. Báo cáo kết quả

Sau khi chạy xong một trong các chức năng tính toán trên, ta có thể xem kết
quả tính toán của phần mềm tại các vị trí sau:
- Xem hiển thị kết quả phân tích ngay trên sơ đồ
- Xem kết quả tính toán trên cửa sổ progress view
- Xem kết quả tính toán chi tiết từ phần report của phần mềm PSS/ADEPT

3.5.1 Xem kết quả phân tích ngay trên sơ đồ

Hình 3.20: Xem kết quả phân tích ngay trên sơ đồ

3.5.2. Xem kết quả tính toán chi tiết từ phần Report

Hình 3.21: Xem kết quả ngay trên Progress View


3.5.3. Xem kết quả tính toán chi tiết từ phần report của phần mềm
PSS/ADEPT

Để xem kết quả tính toán chi tiết ta vào Menu File > Report > Chọn phần
Report mình muốn xem (Khi thực hiện một phân tích nào đó thì phần Report mới
xuất hiện).

Hình 3.22: Danh sách của menu report

- Branch Current: Hiển thị các kết quả dòng điện


- Branch Power Losses: Tổn thất công suất tác dụng, phản kháng
- Input List: Danh sách dữ liệu đầu vào - Node Voltage:L Báo cáo điện áp nút
- Power Flow Summary: Báo cáo phân bố công suất chi tiết - Power Flow
Details: Thống kê kết quả phân bố công suất
Ngoài ra giao diện Report Review còn được trình bày trên một menu riêng như sau:

Hình 3.23: Giao diện Report Review được trình bày trên một menu riêng

Ngoài ra ta có thể in ấn, xuất ra file Word, PDFtrên Menu File


CHƯƠNG IV: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BÙ CÔNG SUẤT PHẢN
KHÁNG

CHƯƠNG IV

CƠ SỞ LÝ THUYẾT BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG

4.1. Khái quát chung

Lưới phân phối thường phân bố trên diện rộng gồm nhiều nhánh nút phụ tải, vì vậy khi
truyền năng lượng trên đường dây đến các hộ tiêu thụ sẽ gây nên tổn thất công suất, tổn thất điện
năng, làm giảm chất lượng điện năng. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng cao, đòi
hỏi đáp ứng đầy đủ kịp thời không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng.

Về cơ bản có 2 phương pháp để giảm tổn thất trong mạng điện như sau:

- Phương pháp đòi hỏi vốn đầu tư:

+ Bù kinh tế trong lưới phân phối trung áp bằng tụ điện

+ Tăng tiết diện dây dẫn đường dây hiện có hoặc tăng thêm đường dây mới

+ Chọn dây dẫn phù hợp để giảm tổn thất vầng quang

+ Nâng cao điện áp vận hành của lưới điện

+ Hoàn thiện cấu trúc lưới điện để vận hành với tổn thất nhỏ nhất.

- Phương pháp không đòi hỏi vốn đầu tư:

+ Phân bố tối ưu công suất phản kháng trong hệ thống điện

+ Vận hành kinh tế trạm biến áp có nhiều máy biến áp

+ Vận hành kinh tế lưới điện trung, hạ áp nếu cấu trúc của chúng cho phép

+ Chọn công suất máy biến áp phù hợp với từng phụ tải

+ Giảm độ không đối xứng trong lưới điện hạ áp

+ Điều chỉnh đúng điện áp trong lưới điện

+ Bảo quản tốt lưới điện để hạn chế rò điện

61
4.2. Tổng quan bù công suất phản kháng lưới điện phân phối

4.2.1. Giới thiệu chung

Trong quá trình cung cấp điện năng, một số phụ tải có nhu cầu được cung cấp công suất
phản kháng, mặc dù không sinh ra công, nhưng cần thiết để tạo ra từ trường, một yếu tố trung
gian trong quá trình chuyển hóa điện năng.

Sự truyền tải công suất phản kháng trên đường dây cũng như trong máy biến áp sẽ làm
xấu đi các chỉ số kinh tế - kỹ thuật của mạng điện. Do đó vấn đề đặt ra là giảm sự truyền tải
CSPK trên đường dây và các phẩn tử có dòng điện chạy qua.

Để giảm truyền tải công suất phản kháng trong mạng điện, có thể đặt các thiết bị bù một
chiều (dùng tụ điện tĩnh bù ngang) hoặc thiết bị bù hai chiều (máy bù tĩnh - SVC hay máy bù
đồng bộ) nhằm cung cấp thêm công suất phản kháng cho mạng điện tại các vị trí gần phụ tải gọi
là bù công suất phản kháng.

4.2.2. Sự điều chỉnh hệ số công suất

Ta thấy công suất toàn phần và công suất phản kháng đã giảm từ S1 xuống S2 và từ Q1
xuống Q2 (vì được cung cấp một lượng Qbù cho phụ tải). Tất nhiên dòng công suất phản kháng
chạy trên đường dây sẽ giảm và giảm được tổn thất công suất trên các phần tử của mạng điện từ
chổ đặt thiết bị bù cho tới nguồn (bao gồm đường dây phân phối, trạm giảm áp, đường dây truyền
tải).

4.3. Các phương pháp bù công suất phản kháng lưới điện phân phối

4.3.1. Bù bằng tụ điện tĩnh

Tụ điện tĩnh vận hành tương đối đơn giản, ít sinh sự cố. Nếu trong lúc vận hành một
tụ điện nào đó bị hư hỏng thì toàn bộ số tụ điện còn lại vẫn tham gia vận hành như bình thường.
Tụ điện có điện áp dưới 1000V được sản xuất loại một pha và ba pha công suất từ 4,5 kVAr đến
50kVAr. Tụ điện có điện áp trên 1000V được sản xuất một pha công suất từ 13 đến 75kVAr.

Tụ điện áp thấp có ưu điểm lớn là nó được đặt sâu trong các mạng điện hạ áp xí nghiệp,
gần ngay các động cơ nên làm giảm được tổn thất công suất và tổn thất điện áp rất nhiều. Nhưng
nhược điểm của tụ điện hạ áp là giá tiền 1 kVAr đắt hơn tụ cao áp.

4.3.2.Bù ngang

Đối với lưới điện phân phối, để bù công suất phản kháng người ta thường dùng tụ
điện tĩnh mắc song song với đường dây. Đây chính là phương pháp bù ngang, làm thay đổi đặc
tính của một tải cảm vì nó phát ra dòng điện sớm pha chống lại thành phần chậm pha của dòng tải
phản kháng tại điểm đặt tụ bù. Khi thực hiện bù ngang trên đường dây thì độ lớn của dòng điện
nguồn có thể giảm đi, hệ số công suất được cải thiện và do đó sụt áp giữa nơi phát và nơi nhận
cũng giảm theo.
Vì vậy đối với lưới điện phân phối người ta sử dụng phương thức bù ngang bằng tụ điện
tĩnh để bù công suất phản kháng trực tiếp cho phụ tải.

4.3.3.Bù cố định và bù điều chỉnh theo chế độ làm việc

Bù cố định là bù chung cho mọi chế độ, nghĩa là các thiết bị bù đấu cứng vào lưới phân
phối và được tính toán sao cho thỏa mãn mọi chế độ vận hành, trong vận hành các thiết bị bù này
không điều chỉnh được.
Bù điều chỉnh là đặt bù cho từng chế độ vận hành, nghĩa là các thiết bị bù có thể thay đổi
khả năng làm việc theo yêu cầu của từng chế độ, trong vận hành các thiết bị này có thể điều chỉnh
công suất được.
Bù cố định có suất đầu tư rất thấp, ít sự cố, nhưng chỉ tính toán công suất bù ở chế độ cực
tiểu để tránh hiện tượng quá bù. Vì vậy không đáp ứng được công suất phản kháng ở các chế độ
khác. Bù điều chỉnh thì đáp ứng được nhu cầu công suất phản kháng ở mọi chế độ nhưng có suất
đầu tư rất cao và dễ xảy ra sự cố.

4.4. Bù tự nhiên lưới điện phân phối

Cấu trúc lưới điện phân phối và phương thức vận hành hệ thống không hợp lý, phụ tải các
pha bất đối xứng sẽ làm tăng tổn thất và tiêu thụ công suất phản kháng lớn hơn thực tế. Chính vì
vậy cần nghiên cứu bù tự nhiên trước khi bù nhân tạo để khắc phục các thiếu sót trong quản lý,
vận hành, phân phốinhằm hạn chế tiêu thụ công suất phản kháng quá mức, biện pháp này
không đòi hỏi vốn đầu tư mà phụ thuộc tính toán và quản lý vận hành lưới điện phân phối. Tuỳ
theo tình hình cụ thể mà ta lựa chọn và phối hợp các biện pháp sau đây:

4.4.1. Điều chỉnh điện áp

Điều chỉnh điện áp ta có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Điều chỉnh điện áp máy phát điện bằng cách điều chỉnh dòng điện kích từ

- Điều chỉnh điện áp đầu ra của máy biến áp tăng áp và của máy biến áp giảm áp bằng các
đặt đầu phân áp cố định hoặc điều áp dưới tải.

- Điều chỉnh điện áp trên đường dây tải điện bằng máy biến áp điều chỉnh và máy biến áp bổ
trợ.

- Đặt các thiết bị bù ngang có thể điều chỉnh để thay đổi tổn thất điện áp trên đường dây, có
thể
dùng bộ tụ điện, máy bù đồng bộ hoặc động cơ điện đồng bộ có điều chỉnh kích từ.

- Đặt thiết bị bù dọc trên đường dây để thay đổi điện kháng đường dây nhằm thay đổi tổn
thất điện áp.

- Đối với mạng điện phân phối trực tiếp cung cấp điện năng cho các hộ tiêu thụ, nên quá
trình điều chỉnh điện áp được chia theo thời gian thành ba giai đoạn là điều chỉnh sơ cấp, điều
chỉnh thứ cấp và điều chỉnh cấp ba.

+ Điều chỉnh sơ cấp là quá trình đáp ứng nhanh và tức thời các biến đổi nhanh và
ngẫu nhiên điện áp của thiết bị điều chỉnh điện áp máy phát điện và các máy bù tĩnh.

+ Điều chỉnh sơ cấp thực hiện tự động trong thời gian và chục phần trăm giây. Điều
chỉnh sơ cấp nhằm mục đích giữ điện áp lưới điện ở mức an toàn, tránh nguy cơ sụt
áp trong chế độ vận hành bình thường và nhất là khi có sự cố.

+ Điều chỉnh thứ cấp để đối phó với các biến đổi chậm của điện áp. Điều chỉnh thứ
cấp hiệu chỉnh lại các giá trị điện áp chỉnh định của các thiết bị điều chỉnh sơ cấp
trong miền nó phụ trách và điều chỉnh các tụ bù, các kháng điện và các máy biến áp
điều áp dưới tải trong từng miền. Quá trình này kết thúc trong vòng 3 phút. Mức điện
áp trong mổi miền được điều chỉnh bằng một hệ thống điều chỉnh thứ cấp riêng. Hệ
thống này tác động nhanh và có phối hợp với các nguồn công suất phản kháng trong
miền.

+ Điều chỉnh cấp 3 để điều hoà mức điện áp giữa các miền điều chỉnh thứ cấp, với
mục đích tối ưu hoá mức điện áp của hệ thống điện theo tiêu chuẩn kinh tế và an
toàn. Quá trình này có thể thực hiện bằng tay hay tự động. Thực hiện nhiệm vụ này
do hệ thống điều độ trung tâm đảm nhiệm. Điều chỉnh điện áp miền có thể là điều
chỉnh tập chung tại các trung tâm cấp điện và củng có thể điều chỉnh cục bộ trực tiếp
tại các hộ tiêu thụ.

4.4.2. Lựa chọn các phương án vận hành tối ưu

Lựa chọn cấu trúc sơ đồ cung cấp điện hợp lý, đưa các trạm biến áp phân phối vào sâu phụ
tải để giảm bán kính cung cấp điện của lưới điện hạ áp. Biện pháp này chủ yếu sử dụng trong giai
đoạn quy hoạch, thiết kế và có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống cung cấp điện. Khi các trạm
biến áp quá tải cần cấy thêm trạm sẽ kinh tế hơn là nâng công suất các trạm biến áp.

Cân bằng phụ tải: Đa số hệ thống điện phân phối là 3 pha, được thiết kế để vận hành ở chế
độ cân bằng. Khi phụ tải các pha không cân bằng làm tăng các thành phần thứ tự nghịch và thứ tự
không của dòng điện. Các thành phần này gây tác động xấu như: làm tăng các loại tổn thất trong
động cơ và máy phát, gây dao động mômen quay ở các máy điện xoay chiều, gia tăng độ gợn sóng
trong các bộ chỉnh lưu, làm cho các thiết bị điện hoạt động không đúng chức năng, làm tăng bão hòa
từ cho các máy biến áp và dòng trung tính vượt quá mức cho phép. Một số thiết bị (bao gồm nhiều
loại thiết bị bù) làm việc phụ thuộc vào việc vận hành cân bằng để hạn chế các sóng hài. Tất cả các
vấn đề trên sẽ gây nên sự tiêu thụ công suất phản kháng không hợp lý ở các phụ tải. Vì vậy cần
phải thường xuyên cân bằng phụ tải trên các pha để khắc phục các vấn đề trên nhằm giảm bớt sự
tiêu thụ công suất phản kháng.

Hoán chuyển các máy biến áp non tải với máy biến áp quá tải để đảm bảo các máy biến áp
vận hành không bị non tải, không tải hay quá tải, giúp cho sự tiêu thụ công suất phản kháng của
máy biến áp hợp lý hơn, bởi vì thành phần công suất phản kháng tiêu thụ để tản từ trong máy biến
áp phụ thuộc vào tải.

4.5. Bù kinh tế lưới điện phân phối

Trong lưới điện phân phối, sự lưu thông của dòng công suất phản kháng gây ra tổn thất công
suất và tổn thất điện năng, một trong những biện pháp giảm tổn thất này là phân bố lại dòng công
suất phản kháng bằng cách bù công suất phản kháng, bù cho mục đích này gọi là bù kinh tế. Bù
kinh tế chỉ được thực hiện khi nó thực sự mang lại lợi ích, nghĩa là lợi ích kinh tế mà nó mang lại
phải lớn hơn chi phí lắp đặt và vận hành của trạm bù.
CHƯƠNG V
KHẢO SÁT ĐƯỜNG DÂY PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
5.1. Khái quát đường dây phân phối tại Thành phố SÓC TRĂNG
Lưới điện trung, hạ áp thuộc Điện lực Thành phố Sóc Trăng trong 10 năm qua (2009–2019) đã phát triển vượt bậc. Năm 2009
phụ tải của Điện lực Thành phố Sóc Trăng chỉ được cấp nguồn bởi TBA truyền tải 110kV – 2x25MVA (TBA 110kV Sóc Trăng), đến
nay TBA truyền tải 110kV này đã được nâng lên 2x40MVA và đang đầy tải. Song song với sự phát triển của phụ tải thì khối lượng
đường dây trung, hạ áp và TBA cũng phát triển theo để đáp ứng yêu cầu cung cấp và phân phối điện. Đường dây trung áp: Các đường
dây trung áp thuộc Điện lực TP Sóc Trăng quản lý đều lấy nguồn từ TBA 110kV Sóc Trăng, gồm có 10 phát tuyến, trong đó có 8 phát
tuyến đang vận hành và 2 phát tuyến dự phòng [8], cụ thể như sau:
+ Tuyến 471: Đây là tuyến đi trong nội ô TP Sóc Trăng cấp điện cho các phụ tải ưu tiên như: Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, Bệnh viện, Đài truyền
hình… có tiết diện dây là 3xAsXV 185+A185, với chiều dài 9,14 km.
+ Tuyến 473: Dự phòng.
+ Tuyến 475: Đi trong nội ô TP Sóc Trăng cấp điện cho phường 2 và một phần phường 1. Đường dây có tiết diện dây là 3xAC240+AC240,
với chiều dài 5,64 km.
+ Tuyến 477: Dự phòng.
+ Tuyến 479: Đi ven TP Sóc Trăng cấp điện cho phường 3, một phần phường 4, phường 5 và xã Phú Tâm huyện Châu Thành. Đường dây
có nhiều tiết diện dây khác nhau là 3xAC240+AC240 (2,59km); 3xA240+336MCM (2,4km); cáp ngầm CXV240
(0,171km); 3xAC240+AC120 (3,2km); 3xA185+AC95 (2,08km), với tổng chiều dài 10,44km.
+ Tuyến 472: Đi trong nội ô TP Sóc Trăng cấp điện cho phường 2, phường 5 và một phần phường 1. Đường dây có nhiều tiết diện khác
nhau trên đường trục, cụ thể là
3xAC240+AC240 (1,4km); 3xAC240+336MCM (1,11km); 3xAC185+AC120 (2,71km); cáp ngầm EXV 240 (0,36km); 3xAC185+AC120
(1,45km), với tổng chiều dài 7,03km.
+ Tuyến 474: Đi vùng ngoại ô TP Sóc Trăng cấp điện cho phường 8, các xã
Phú Tâm, Mỹ Xuyên. Đường dây có nhiều tiết diện khác nhau trên đường trục, cụ thể là 3xAC240+AC185 (1,86km); 3xAC240+AC120
(2,08km); 3xAC185+AC120 (4,16km), với tổng chiều dài 8,1km.
+ Tuyến 476: Đi bên phải Quốc lộ 1A hướng về Châu Thành, đồng thời cấp điện cho Khu công nghiệp An Nghiệp. Đường dây có tiết diện
dây là 3xAC240+AC120, với chiều dài 12,06 km.
+ Tuyến 478: Đi bên trái Quốc lộ 1A hướng về Châu Thành, đồng thời cấp điện cho Khu công nghiệp An Nghiệp, có tiết diện dây là
3xAC185+AC95, với chiều dài 11,63km.
+ Tuyến 480 : Đi trong nội ô và ngoại ô TP Sóc Trăng cấp điện cho phường 2,
phường 9 và các xã Phú Tâm, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú. Đường dây có nhiều tiết diện dây khác nhau là 3xAsXV185+336MCM (3,34km);
3xAC185+AC120 (1,35km); 3xAC185+2xAC120 (2,46km); 3xAC185+2xAC120 (2,71); 3xAC120+2xAC120 (3,39km), với tổng chiều
dài 13,25km

61
HƯƠNG V: KHẢO SÁT ĐƯỜNG DÂY PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
-

5.1.1. Sơ đồ thay thế đơn tuyến đường dây 471ST

Hình 5.1 Sơ đồ thay thế tuyến 471ST

61
CHƯƠNG V: KHẢO SÁT ĐƯỜNG DÂY PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
-

5.1.2. Sơ đồ đơn tuyến chi tiết đường dây 471ST


(Bản vẽ được kèm theo tài liệu này)

5.1.3. Thông số hệ thống


Cấp điện áp 3 pha: 22 kV
Cấp điện áp 1 pha: 12,7 kV
Hệ số công suất: cosϕ=
0.84 Tần số: 50 Hz

5.1.4. Thông số dây dẫn và thông số phụ tải trên tuyến


471ST Thông số dây dẫn
Dây AC-240 sử dụng cho tuyến chính và dây AC-120 làm dây trung tính.
Dây AC-185 sử dụng cho tuyến nhánh
Bảng 5.1 Thông số dây dẫn tuyến 471ST

Bảng thông số phụ tải tại các nút trên tuyến 471ST

SVTH: Lưu Văn Hậu Em MSSV: 62


1582010022
5.2. Tính toán đường dây phân phối tuyến 471ST

5.3. Tính cảm kháng đường dây

Đường dây 3 pha sữ dụng là loại 3 pha 4 dây, các dây pha bố trí trên cùng một mặt
phẳng ngang khoảng cách giữa các pha là:
Dab= 1m , Dbc= 1,4m , Dac= 2,4.
Khoảng cách trung bình hình học giữa các pha là:
Dm =Dab . . = 3 1.1,4.2,4=1,498m
Dbc Dac
- Dây AC - 185 (3 pha)
Ds= 0,768.R (tra theo 37 sợi)
⇒ Ds= 0,768.19= 7,296 (mm)
2
⇒ L= 2.104.ln D = 2.104.ln 1,498  1,0653 (H/km)
m
3

⇒ X= 2. f .L= 2.50.1,065.10


3

= 0,335/ km
- Dây AC - 240 (3 pha)
Ds= 0,768.R (tra theo 37 sợi)
⇒ Ds= 0,768. 21,9= 8,41 (mm)
⇒ L= 2.104.ln Dm = 2.104.ln 1,498= 1,036.103 (H/km)

⇒ X= 2. f .L= 2.50.1,036.10


3

= 0,325=/ km
Bảng 5.3 Tổng hợp tổn thất trên toàn bộ tuyến 471ST

Vậy tổng tổn thất trên tuyến 471ST là:


2
∆P= 107,71 (kW)
6

i i1
2
∆Q Q = 294,17 (kVAr)
6

i i1
5.2.2. Tính toán bù công suất phản kháng

Tuyến 471ST cung cấp cho một số phụ tải tại trung tâm Thành phố SÓC TRĂNG nên độ tin
cậy và chất lượng điện cần được duy trì ở mức tốt nhất có thể. Hệ số
công suất hiện tại của tuyến là cosϕ1=0,84 và hệ số công suất cần đạt là
cosϕ2= 0,95. Ta có thể đặt thêm tụ bù để nâng cao hệ số công suất.
Ta có:

- Công suất tải toàn tuyến: S= 6079,383+ j3948,351 (kVA)
cosϕ1= 0,84 ⇒ tgϕ1= 0,65
cosϕ2= 0,95 ⇒ tgϕ2= 0,33
- Lượng công suất phản kháng cần bù để nâng lên hệ số công suất cosϕ 0,95 là:
Qbù= P(tgϕ1 tgϕ2 )= 6079,383.(0,65 0,33)= 1945,4 (kVAr)
Vậy ta chọn bộ tù có dung lượng 2100 kVAr.
- Kiểm tra hệ số cosϕ2 sau khi bù:
CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG BẰNG
PSS/ADEPT

CHƯƠNG VI

TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG BẰNG PSS/ADEPT

6.1. Mô phỏng lưới điện phân phối trên PSS/ADEPT

6.1.1. Sơ đồ đơn tuyến chi tiết tuyến 471ST mô phỏng trên PSS/ADEPT

Hình 6.1: Sơ đồ đơn tuyến chi tiết tuyến 417ST trên PSS/ADEPT

66
6.1.2. Nhập các thông số sử dụng trong tuyến 471ST

Mở Menu Network > Properties và nhập các giá trị vào hình như sau:

Hình 6.2: Hộp thoại Network Properties

Đồ thị phụ tải sử dụng trong sơ đồ mô phỏng


(Số liệu từ Công ty Điện lực Thành phố SÓC TRĂNG)

Bảng 6.1 Thông số đồ thị phụ tải sữ dụng trong PSS/ADEPT


Xây dựng hằng số kinh tế
(Các số liệu sau đây thu thập từ công ty điện lực Thành phố SÓC TRĂNG)
Hệ thống sử dụng đơn vị không tên, nên ta nhập các giá trị theo tính nhất quán
giữa các con số là được. ( ví dụ ta nhập 1369 nghĩa là 1369 đồng).
Ta mở Menu Network > Ecomonics và nhập các giá trị như sau:

Hình 6.3: Hộp thoại Ecomonics

Trong đó:
Giá mua 1kWh là 1116 đồng, Giá bán 1kVar là 1369 đồng, tỉ lệ gia tăng giá điện
là 0,06, tỷ số trược giá là 0,12, thời gian hoàn vốn là 10 năm, giá lắp đặt tụ cố
định là 68000 đồng/kVar, giá lắp đặt tụ ứng động là 200000 đồng/kVar, chi phí
bảo trì 1kVar tụ cố định là 5000 đồng/năm, chi phí bảo trì 1kVar tụ ứng động là
7000 đồng/năm.

Nút nguồn (Source)


Ta Double Click vào nút nguồn thì hộp thoại xuất hiện và ta nhập các giá trị công
suất cơ bản, điện trở thứ tự thuận, điện trở thứ tự không, điện kháng thứ tự thuận,
điện kháng thứ tự không như sau:
CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG BẰNG
PSS/ADEPT

Hình 6.4: Thông số nút nguồn

Trong đó:
( Scb= 1000kVA, X TTT= 0,00448 (Ohm/km), X TTK= 0,000758 (Ohm/km))
(Các số liệu thu thập từ công ty điện lực Thành phố SÓC TRĂNG).

Dây dẫn (Line)


Dây dẫn sử dụng trong tuyến 471ST như sau:
- Dây AC-240 sử dụng cho tuyến chính 3 pha (dây AC-120 làm dây trung tính).
- Dây AC-185 sử dụng cho tuyến nhánh 3 pha

69
Bảng 6.2 Kết quả tính toán thông số dây dẫn tính từ tiện ích Line Constants.

Thông số các dây trên đây đã được lưu trong file "pti.con" của PSS/ADEPT. Để bổ sung
dây dẫn vào lưới điện ta làm như sau: Menu File > Program setting cửa sổ xuất
hiện như sau:

Chọn đường dẫn đến thư viện

Hình 6.5 Đường dẫn đến thư viện

Ta chọn đường dẫn đến file thư viện ở mục "PSS/U Raw Data" sau đó nhấn OK. Bây
giờ ta Double click vào đường dây cần thiết lập thì hộp thoại Line properties
xuất hiện và ta chọn loại dây phù hợp như sau:
Chọn dây dẫn phù hợp:

Hình 6.6: Chọn loại dây từ danh sách có trong file "pti.con"

Máy biến áp (Transformer)


Bảng số liệu máy biến áp sử dụng trong tuyến 471ST (số liệu từ Công ty Điện lực
Thành phố SÓC TRĂNG).

Bảng 6.3 Thông số máy biến áp tuyến 471ST

Các thông số máy biến áp trên được lưu sẵn trong file "pti.con" nên ta chỉ
việc Double click vào máy biến áp và chọn loại máy biến áp thích hợp như
sau:
Chọn loại máy biến áp cần mô phỏng

Hình 6.7: Hộp thoại thông số máy biến áp

Nếu như loại máy biến áp không có trong thư viện file "pti.con" ta phải cập nhật các
thông số máy biến áp như giá trị R, X bằng chương trình notepad rồi save lại. Bằng
cách vào C:\Program Files\PTI\PSS-ADEPT5\Example\pti.con và làm như sau:
CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG BẰNG
PSS/ADEPT
Cập nhật thông số máy biến áp trong file pti.con

Hình 6.8: Cấu trúc file "pti.con"

Tải (Load)
Ta nhấp Double click vào tải rồi nhập các giá trị p, Q, tên, loại tải như sau:

Hình 6.9: Hộp thoại thông số tải

73
CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG BẰNG
PSS/ADEPT

6.2. Tính toán phân bố công suất trên PSS/ADEPT

Trước khi chạy các bài toán phân tích ta cần thiết lập các tuỳ chọn tính toán
trong thẻ Analysis Option, ta vào Menu Analysis > Option trong thẻ General chọn
giới hạn điện áp trên là 1.05 và giới hạn điện áp dưới là 0.95 theo đơn vị tương đối.
Mục đích phân bố công suất để PSS/ADEPT biết nấc điều chỉnh điện áp của máy
biến áp và các tụ ứng động hiện có trên lưới.

Thiết lập tuỳ các chọn tính toán

Hình 6.10: Thiết lập các tuỳ chọn tính toán

Sau khi thiết lập xong các tuỳ chọn tính toán ta nhấn OK để tiến hành tính toán.
Để tính toán phân bố công suất đầu tiên ta vào Network > Load Snapshots rồi
chọn đồ thị phụ tải cần tính toán cho phù hợp với từng thời điểm như: Cao điểm,
bình thường, thấp điểm.

74
Chọn đồ thị phụ tải cần tính toán
Chọn đồ thị phụ tải theo bảng 7.1 Thông số đồ thị phụ tải trang 91 của luận văn này.

Hình 6.11: Chọn đồ thị phụ tải

6.3. Tính toán bù công suất phản kháng

Sau khi đã xác định được dung lượng bù PSS/ADEPT sẽ chọn vị trí bù và
phân bố dung lượng bù sao cho phù hợp và kinh tế nhất, tức là không gây ra hiện
tượng quá áp sau khi bù và số tiền tiết kiệm được từ việc lắp đặt lớn hơn số tiền bỏ ra
lắp đặt tụ bù.
Để bắt đầu tính toán ta vào Analysis > CAPO
Kết quả vị trí bù tối ưu và dung lượng bù được hiển thị ngay trên sơ đồ như sau:
CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG BẰNG PSS/ADEPT

CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG BẰNG PSS/ADEPT

Hình 6.12: Kết quả bù bằng CAPO tuyến 471ST

76
CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG BẰNG
PSS/ADEPT

So sánh kết quả tính toán tổn thất công suất trước khi bù trên xuất tuyến 471ST so
với PSS/ADEPT.

Bảng 6.4: So sánh kết quả tổn thất công suất trước khi bù tuyến 471ST giữa
tính toán và PSS/ADEPT

Nhận xét :
Kết quả tính toán và PSS/ADEPT có sự chênh lệch nguyên nhân là do quá trình
tính toán chọn loại dây chỉ mang tính tương đối, có sự chênh lệch về các thông số
dây như đường kính, giá trị điện trở, số lượng dây so với giá trị thực tế dẫn đến kết
quả tính toán có sự chênh lệch và do sai số trong quá trình tính toán.

Kiểm tra điện áp tại các nút trước và sau khi đặt tụ bù từ
PSS/ADEPT. (Kết quả chi tiết kèm theo từ trang 82 - 85 của luận văn
này)
Bảng 6.5 Sụt áp trước và sau khi bù tuyến 471ST từ PSS/ADEPT

77
Nhận xét:
Giá trị sụt áp cao nhất là 12,585 kV tại nút 20 nhưng sao khi đặt tụ bù thì giá trị này
được nâng lên 12,599 kV. Mặc dù chưa bằng giá trị định mức là 12,7 kV nhưng
củng nằm trong giới hạn cho phép là 5%U đ .
m

Bảng tổng kết kết quả tính toán tổn thất trên các xuất tuyến bằng PSS/ADEPT
thuộc trạm phân phối Thành phố SÓC TRĂNG:
Kết quả bù ứng động bằng PSS/ADEPT.
(Kết quả chi tiết kèm theo từ trang 100 - 113 của luận văn
này)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Khi bù công suất phản kháng ta có thể giảm được tổn thất điện áp, giảm tổn
thất công suất, nâng cao hệ số công suất, từ đó nâng cao được khả năng truyền tải và
chất lượng điện sẽ được nâng cao.

Kết quả tính toán thu được ở luận văn này cho kết quả tương đối chính xác vì
còn phụ thuộc rất nhiều vào các thông số đầu vào như thông số đường dây, máy biến
áp, hằng số kinh tế Để được chính xác thì việc thu thập số liệu cần phải chính xác.
Khả năng phân tích số nút của PSS/ADEPT trong hệ thống điện không hạn chế nên ta
có thể thiết lập được các loại sơ đồ đa dạng không bị giới hạn. Kết quả tính toán từ
PSS /ADEPT ta có thể xuất ra dưới nhiều loại file khác nhau phục vụ cho việc in ấn
và báo cáo.

Kiến nghị

Kết quả bù chỉ mang lại chính xác khi phụ tải không thay đổi trong thời gian
lắp đặt tụ bù. Vì thế cần phải liên tục cập nhập thông số phụ tải, khi có thay đổi cần
điều chỉnh lại dung lượng và vị trí của tụ bù để phù hợp với nhu cầu của phụ tải ngày
càng tăng.

Cần có sự kết hợp giữa bù cố định và bù ứng động để việc bù công suất phản
kháng được chủ động và hiệu quả bù sẽ được nâng cao hơn.

Ngoài ra ta có thể đặt các tụ điện áp thấp vào sâu trong các mạng điện hạ áp
gần ngay các động cơ nó sẽ làm giảm tổn thất công suất và tổn thất điện áp rất nhiều.
PHỤ
LỤC

PHỤ LỤC

Trang Report kết quả tính toán từ phần mềm


PSS/ADEPT

Bao gồm :
1. Report tổn thất điện áp tại nút trên tuyến 471ST
2. Report tính toán CAPO trên các xuất tuyến thuộc trạm phân phối TP. SÓC TRĂNG.

80
PHỤ
LỤC

Voltage: Volts LN
Angle: Degrees (0 to 360)

82
PHỤ
LỤC

Chú thích:
- Node name: tên nút
- Base kV LN: giá trị điện áp
- [Va]: điện áp pha A - [Vb]: điện áp pha B
- [Vc]: điện áp pha C

83
Voltage: Volts LN
Angle: Degrees (0 to
360)

- 1kVar tụ ứng động/năm.


11
4

You might also like