You are on page 1of 99

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


---------------------------------------

LÊ THÀNH TRUNG

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN MỨC


NƯỚC BAO HƠI TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội – 10/2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LÊ THÀNH TRUNG

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN MỨC


NƯỚC BAO HƠI TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN

Chuyên ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. Bùi Đăng Thảnh

Hà Nội – 10/2016
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong khóa luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Thành Trung

Page 2
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đến nay, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô giáo Viện Điện –
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Bùi Đăng Thảnh người đã trực tiếp
hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn
nhiệt tình của thầy em đã có được những kiến thức quý báu về cách thức nghiên
cứu vấn đề cũng như nội dung của đề tài, từ đó em có thể hoàn thành tốt khoá luận
tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 09 năm 2016
Học viên thực hiện

Lê Thành Trung

Page 3
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. 1

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 3

MỤC LỤC ............................................................................................................. 4

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 7

1.1. Tổng quan nhà máy nhiệt điện tuabin hơi ................................................ 8

1.1.1. Giới thiệu chung về nhà máy nhiệt điện ............................................ 8

1.1.2. Nguyên lý hoạt động của nhà máy nhiệt điện ................................. 10

1.1.3. Chu trình nhiệt của nhà máy nhiệt điện ........................................... 11

1.2. Lò hơi nhà máy nhiệt điện tuabin hơi ..................................................... 13

1.2.1. Nhiệm vụ của lò hơi ......................................................................... 13

1.2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của lò hơi ........................................ 14

1.2.3. Các thiết bị phụ của lò ..................................................................... 17

1.2.4. Giới thiệu về tuabin hơi ................................................................... 18

1.2.5. Giới thiệu sơ lược các hệ thống điều khiển lò hơi ........................... 19

1.3. Hệ thống điều khiển và giám sát nhà máy .............................................. 22

1.4. Tổng kết chương 1 .................................................................................. 23

CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO
HƠI ...................................................................................................................... 24

2.1. Vai trò và nhiệm vụ của bộ điều khiển mức nước bao hơi..................... 24

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới bộ điều khiển mức nước bao hơi ................... 25

2.2.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi lưu lượng nước cấp vào lò ................... 25

Page 4
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

2.2.2. Ảnh hưởng của lượng nhiệt sinh ra trong buồng lửa ....................... 25

2.2.3. Ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất .................................................. 26

2.2.4. Ảnh hưởng của sự thay đổi lưu lượng hơi ra khỏi lò....................... 26

2.3. Động học quá trình trong bao hơi ........................................................... 26

2.3.1. Phương trình cân bằng khối lượng và bảo toàn khối lượng ............ 28

2.3.2. Mô hình hóa bộ điều khiển mức nước bao hơi ................................ 29

2.4. Các cấu trúc cơ bản của điều khiển mức nước bao hơi .......................... 30

2.4.1. Sơ đồ điều khiển một tín hiệu .......................................................... 30

2.4.2. Sơ đồ điều khiển hai tín hiệu ........................................................... 33

2.4.3. Sơ đồ điều khiển ba tín hiệu ............................................................ 36

2.5. Các phương thức điều chỉnh ................................................................... 39

2.5.1. Cấu trúc điều khiển mức nước 3 tín hiệu ......................................... 41

2.5.2. Chế độ điều khiển theo độ chênh áp hai đầu van điều khiển........... 41

2.6. Sơ đồ nguyên lý chung của bộ điều khiển mức nước bao hơi................ 43

2.6.1. Thiết bị đo ........................................................................................ 44

2.6.2. Thiết bị chấp hành............................................................................ 47

2.6.3. Bình bao hơi ..................................................................................... 51

2.6.4. Bộ điều khiển ................................................................................... 55

2.7. Tổng kết chương 2 .................................................................................. 56

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI .............. 57

3.1. Tính toán mô phỏng bộ điều khiển ............................................................ 57

3.1.1. Hàm truyền của các đối tượng thực tế................................................. 57

3.1.2. Tính toán bộ điều khiển ....................................................................... 58

3.2. Thiết kế phần cứng .................................................................................... 61

Page 5
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

3.2.1. Sơ đồ P&ID của phần điều khiển mức nước bao hơi .......................... 61

3.2.2. Thống kê các điểm vào/ra của phần điều khiển mức nước bao hơi .... 63

3.2.3. Lựa chọn thiết bị trường cho phần điều khiển mức nước bao hơi ...... 64

3.2.4. Cấu hình bộ điều khiển AC 800M của ABB....................................... 68

3.2.5. Lựa chọn máy tính điều khiển giám sát .............................................. 77

3.3. Thiết kế phần mềm .................................................................................... 85

3.3.1. Lưu đồ thuật toán điều khiển 1 tín hiệu .............................................. 85

3.3.2. Lưu đồ thuật toán điều khiển 2 tín hiệu: ............................................. 86

3.3.3. Lưu đồ thuật toán điều khiển 3 tín hiệu .............................................. 86

4.1. Kết quả mô phỏng ...................................................................................... 88

4.2. Giao diện điều khiển thực tế ...................................................................... 89

Kết luận và hướng phát triển của đề tài ............................................................... 94

Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 95

Page 6
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

MỞ ĐẦU

Bao hơi là thiết bị đặc biệt quan trọng của Lò thu hồi nhiệt, có thể được xem
như quả tim cùa Lò thu hồi nhiệt. Bao hơi đóng vai trò vị trí trung gian trong quá
trình chuyển đổi pha của nước/hơi trong quá trình biến đổi nước thành hơi. Nước
cấp từ bộ tiết nhiệt cấp vào trong bao hơi, nước từ bao hơi vào bộ sinh hơi trở
ngược lại bao hơi và hơi từ bao hơi đi vào các bộ siêu nhiệt.
Trong quá trình vận hành của Lò thu hồi nhiệt, mực nước trong bao hơi phải
luôn được duy trì ở một mức ổn định. Mực nước trong bao hơi bị giảm thấp quá
mức sẽ gây hư hỏng các bộ sinh hơi, bộ siêu nhiệt do bị quá nhiệt trên đường ống.
Ngược lại, mực nước bao hơi tăng cao quá mức có thể làm nước đi vào các bộ quá
nhiệt gây ra hiện tương thủy kích đường ống, trường hợp xấu hơn, nước đi vào đến
tuabin sẽ gây hư hỏng cánh tuabin.
Do đó, các yêu cầu liên quan đến việc điều khiển mực bao hơi đặt ra rất khắt
khe. Điều khiển mực bao hơi phải đảm bảo đáp ứng mọi trạng thái làm việc khác
nhau của Lò thu hồi nhiệt từ khởi động, tăng giảm lượng nhiệt cấp vào Lò, sự biến
đổi áp suất trong bao hơi cũng như những thay đổi tải của tuabin hơi.
Chính vì những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thiết kế bộ điều
khiển mức nước bao hơi”.

Page 7
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

CHƯƠNG I. KHÁT QUÁT VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN TUA BIN HƠI

1.1. Tổng quan nhà máy nhiệt điện tuabin hơi

1.1.1. Giới thiệu chung về nhà máy nhiệt điện

Hình 1.1: Hình ảnh tổng quan hoạt động và các thành phần cơ bản của nhà máy
nhiệt điện

Nhà máy nhiệt điện hoạt động trên nguyên lý chuyển hóa năng lượng
nhiệt năng từ đốt cháy các nhiên liệu hữu cơ thành cơ năng làm quay tuabin,
cuối cùng mới chuyển cơ năng thành năng lượng điện. Nhiệt năng được dẫn tới
tuabin qua môi trường dẫn nhiệt là hơi nước. Nhiệt năng cung cấp càng nhiều thì
năng lượng điện phát ra càng lớn và ngược lại. Điện áp phát ra ở mỗi đầu cực
máy phát được đưa qua hệ thống trạm biến áp nâng áp tới cấp điện áp thích hợp
trước khi hòa vào lưới điện quốc gia.

Page 8
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Các thành phần chính trong quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà
máy nhiệt điện bao gồm:

 Lò hơi: thực hiện chuyển đổi năng lượng sơ cấp (than, dầu) thành
nhiệt năng, chuyển nước thành hơi nước.
 Tuabin: tuabin thực hiện chuyển đổi năng lượng từ nhiệt năng
sang cơ năng.
 Máy phát: máy phát thực hiển chuyển đổi năng lượng từ cơ năng
sang điện năng.
 Trạm biến áp: trạm biến áp thực hiện nâng điện áp từ đầu cực
máy phát lên điện áp cao để đáp ứng truyền tải điện năng.

Ngoài các thành phần chính, nhà máy nhiệt điện chứa các hệ thống phụ
trợ cho các thành phần chính như:

 Hệ thống chế biến và cung cấp nhiên liệu: Nhiên liệu là than được
nghiền mịn (R90) rồi được gió nóng thổi vào lò thực hiện quá trình
cháy sinh ra nhiệt.
 Trạm bơm tuần hoàn: Trạm bơm tuần hoàn làm nhiệm vụ cung cấp
nước làm mát bình ngưng với lưu lượng nước làm mát bình ngưng là
38580 m3/h.
 Trạm bơm nước ngọt: Cung cấp nước ngọt cho quá trình vận hành và
làm mát, chèn…
 Hệ thống xử lý nước: Xử lý nước ngọt (nước thô) trước khi cung cấp
cho quá trình vận hành.
 Hệ thống khử bụi – Khử lưu huỳnh: Đây là hai hệ thống quan trọng
đảm bảo môi trường được sạch – Hệ thống khử tro bụi và chất độc hại
lưu huỳnh trong khói trước khi thải ra môi trường.
 Hệ thống thải xỉ: Thải xỉ lò ra khỏi nhà máy.
 Hệ thống cung cấp dầu đốt lò, dầu bôi trơn làm mát gối trục.

Page 9
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

 Hệ thống sản xuất Hydrô: Cung cấp Hydro có chất lượng cao làm mát
máy phát điện.
 Hệ thống cung cấp khí: Cung cấp khí cho các van khí nén.
 Hệ thống điều khiển, đo lường...

Các thành phần trong nhà máy hoạt động thông qua hệ thống tích hợp
hoạt động của các thành phần với nhau, hệ thống đó là hệ thống điều khiển và
giám sát tích hợp (ICMS) trong nhà máy. Mỗi hệ thống đều có các trạm điều
khiển riêng và được tích hợp trong hệ thống ICMS.

1.1.2. Nguyên lý hoạt động của nhà máy nhiệt điện

Nhà máy nhiệt điện hoạt động trên nguyên lý chuyển hóa năng lượng hữu
cơ thành nhiệt năng bằng việc đốt cháy các nhiên liệu đó trong lò hơi. Nhiệt
năng làm thay đổi trạng thái của môi chất. Môi chất nhận nhiệt trở thành thế
năng được dẫn truyền đến đến các tầng cánh tuabin tạo thành động năng làm
quay tuabin. Tuabin quay làm quay máy phát điện, chuyển cơ năng của tuabin
thành năng lượng điện trong máy phát điện.

Môi chất là môi trường truyền tải năng lượng đi, vì vậy phải đảm bảo chất
lượng như: áp xuất, nhiệt độ, độ khô. Nhiệt năng cung cấp càng nhiều thì năng
lượng điện phát ra càng lớn và ngược lại. Điện áp phát ra ở đầu cực máy phát
điện sẽ được đưa qua hệ thống trạm biến áp để nâng lên cấp điện áp thích hợp
trước khi hoà vào mạng lưới điện quốc gia.

Quá trình chuyển hoá năng lượng của nhà máy nhiệt điện tua bin hơi. Hóa
năng chứa trong nhiên liệu thành nhiệt năng bởi quá trình đốt cháy. Nhiệt năng
cấp cho nước để tạo thành hơi bão hòa. Hơi bão hoà tích năng lượng chuyển
thành động năng tác động vào cánh tua bin, tua bin quay tạo thành cơ năng quay
máy phát và chuyển hoá thành điện năng. Quá trình chuyển hoá năng lượng đó
có thể được thể hiện qua sơ đồ sau:

Page 10
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Nhiệt năng Hóa năng

Lò Nhiên liệu

Cơ năng
Bao hơi Hơi Tuabin Máy phát

Nước ngưng

Hình 1.2: Sơ đồ chu trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy nhiệt điện

1.1.3. Chu trình nhiệt của nhà máy nhiệt điện

Nhà máy nhiệt điện hoạt động dựa trên nguyên tắc chuyển hóa nhiệt năng
thành cơ năng rồi sau đó thành điện năng. Quá trình chuyển hóa nhiệt năng thành
cơ năng thông qua môi chất trung gian đó là nước. Nước được chuyển hóa thành
hơi nước trong lò hơi nhờ nhiệt lượng sinh ra từ việc đốt cháy các nhiên liệu:
than đá, khí thiên nhiên tại buồng đốt. Chu trình nhiệt trong nhà máy nhiệt điện
tua bin hơi được thực hiện như sau:

Nước từ bình ngưng có nhiệt độ gần bằng nhiệt độ môi trường, được bơm
ngưng bơm qua bộ gia nhiệt hơi chèn tới các bộ gia nhiệt hạ áp số 1→2→3→4.
Tại đây, nước sẽ được làm nóng lên bơi hơi trích ra từ tuabin hạ áp. Sau khi ra
khỏi các bình gia nhiệt hạ áp nước được đưa tời bình khử khí để khử hết các bọt
khí có lẫn trong nước.

Nước từ bình khử khí được các bơm tăng áp và bơm cấp A,B,C đưa lần
lượt tới các bình gia nhiệt cao áp số 6, bình gia nhiệt cao áp số 7 và bình làm mát
hơi của bình gia nhiệt số 6. Các bình gia nhiệt cao áp này sẽ tiếp tục nâng nhiệt
độ của nước nhờ hơi trích từ tuabin cao áp. Tiếp đó, nước được đưa vào bộ hâm
để làm nóng thêm nhờ khói thoát ra từ lò. Nước ra khỏi bộ hâm có áp suất
khoảng 170 bar và nhiệt độ khoảng 450 .

Khi đã đạt được nhiệt độ thích hợp, nước được đưa vào bao hơi. Nước từ
bao hơi đi xuống các đường ống được bố trí xung quanh thành lò hay còn gọi là

Page 11
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

các giàn ống sinh hơi. Tại đây, nước sẽ nhận nhiệt năng từ quá trình đốt cháy
nhiên liệu trong lò và trở thành hơi bão hòa. Hơi nước bão hòa được tách ẩm nhờ
các xyclon và màng chắn ẩm. Hơi ra khỏi bao hơi gần đạt trạng thái khô hoàn
toàn, được đưa vào các bộ quá nhiệt cấp 1, bộ quá nhiệt màng, bộ quá nhiệt cấp
2, trở thành hơi quá nhiệt có áp suất khoảng 170 bar và nhiệt độ khoảng 540 .
Hơi này sẽ được phun vào xylanh cao áp của tuabin, sinh công lần thứ nhất. Ra
khỏi xylanh cao áp, hơi bị mất nhiệt (còn khoảng 400 ), đi qua đường tái lạnh
vào bộ tái nhiệt để nâng nhiệt độ của hơi gần với nhiệt độ hơi mới (khoảng
540 ), theo đường tái nóng đi tới xylanh trung áp, giãn nở sinh công trong xy
lanh trung áp. Hơi ra khỏi xy lanh trung áp tiếp tục được đưa vào xy lanh hạ áp
để sinh công lần cuối. Hơi ra khỏi xylanh hạ áp sau khi sinh công sẽ được đưa
tới bình ngưng để ngưng trở lại thành nước. Bình ngưng có hệ thống nước làm
mát tuần hoàn và hệ thống hút chân không làm cho hơi nước được ngưng tụ
nhanh hơn. Nước sau khi được ngưng tụ trong bình ngưng sẽ tiếp tục được bơm
ngưng bơm đi theo chu trình khép kín của hơi và nước.

Page 12
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 1.3: Chu trình nhiệt nhà máy nhiệt điện

1.2. Lò hơi nhà máy nhiệt điện tuabin hơi

1.2.1. Nhiệm vụ của lò hơi

Nhà máy nhiệt điện, lò hơi là thiết bị lớn nhất và vận hành phức tạp nhất.
Đòi hỏi trình độ cơ khí hóa và tự động hóa cao, chế độ làm việc phải đảm bảo
sao cho đạt hiệu suất cao nhất. Trong đó xảy ra quá trình đốt cháy nhiên liệu,
nhiệt lượng tỏa ra sẽ biến nước thành hơi, chuyển hóa năng lượng của nhiên liệu
thành nhiệt năng của hơi. Lò hơi có các nhiệm vụ chính sau:

- Chuyển hóa năng lượng của nhiên liệu hữu cơ như than đá, dầu mỏ, khí
đốt… trong buồng đốt thành nhiệt năng.
- Truyền nhiệt năng sinh ra cho môi chất bằng bức xạ, đối lưu, dẫn nhiệt và
thông qua hệ thống dẫn đưa môi chất đi làm quay tua bin. Trong nhà máy
nhiệt điện tuabin hơi môi chất là nước. Nước có nhiệt độ thông thường

Page 13
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

được nâng dần lên đến nhiệt độ sôi, chuyển trạng thái từ lỏng thành hơi và
tiếp tục nhận nhiệt thành hơi quá nhiệt.

Các nhà máy điện thường sử dụng hai loại lò hơi là: lò trực lưu và lò có
bao hơi.

Lò trực lưu: Lò trực lưu là loại lò không có bình bao hơi nên nước chỉ
được tuần hoàn có một lần. Nước chuyển động dưới áp lực của bơm cấp qua bộ
hâm nước và đi trực tiếp vào bề mặt sinh hơi nhận nhiệt bức xạ của buồng lửa
rồi tới phần đối lưu. Khi đó nước đã được hoá hơi hoàn toàn trở thành hơi bão
hoà khô và đi tới bộ quá nhiệt tới tuabin.

Lò có bao hơi: Lò có bao hơi thì nước được tuần hoàn tự nhiên nhiều lần
trong bao hơi, đường ống nước xuống và dàn ống sinh hơi. Dựa vào trọng lượng
riêng của môi chất, theo nguyên lý bề mặt nhận nhiệt nhiều hơn dãn nở nhiều
hơn có khối lượng riêng nhỏ hơn bị đẩy lên phía trên (trong giàn ống sinh hơi).
Việc thực hiện tuần hoàn tự nhiên nhiều lần (4÷10) lần nhờ các thiết bị (bao hơi,
đường ống nước xuống, giàn ống sinh hơi, đường hơi lên) nối với nhau tạo thành
vòng tuần hoàn.

Quá trình truyền nhiệt từ sản phẩm cháy cho môi chất đƣợc thực hiện nhờ
các dạng trao đổi nhiệt: bức xạ, đối lưu, dẫn nhiệt. Hiệu quả của các dạng này
phụ thuộc vào tính chất vật lý của môi trường, môi chất tham gia và phụ thuộc
vào hình dạng của lò hơi và các thiết bị có trong lò hơi.

1.2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của lò hơi

Cấu tạo

Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của lò hơi có bao hơi được biểu diễn trên hình
1.4. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo lò hơi đốt than phun, đây là loại lò hơi dùng phổ
biến hiện nay trong các nhà máy nhiệt điện ở nước ta và trên thế giới, công suất
của lò tương đối lớn.

Page 14
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 1.4: Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của lò hơi có bao hơi

1-Buồng đốt nhiên liệu; 12- Quạt gió;


2- Bơm cấp; 13- Thùng nghiền than;
3- Bộ hâm nước; 14- Bộ sấy không khí;
4- Đường ống dẫn nước vào bao hơi 15- Vòi phun nhiên liệu;
(balông);
5- Bao hơi; 16- Thuyền xỉ;

6- Dàn ống nước xuống; 17- Đường khói thải;


7- Dàn ống sinh hơi; 18-Khử bụi tĩnh điện
8- Ống hơi lên (dãy Pheston) cùng với bao 19- Quạt;
hơi tạo thành vòng tuần hoàn tự nhiên của 20- Ống khói;
nước và hơi; 21- Phễu đựng tro bay.

Page 15
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

9- Đường ống dẫn hơi bão hoà tới bộ quá


nhiệt;
10- Bộ quá nhiệt;
11- Van hơi chính đặt trên đường ống dẫn
hơi tới turbine;

Nguyên lý làm việc

Lò hơi nhà máy máy nhiệt điện tua bin hơi dùng để sản xuất ra hơi quá
nhiệt. Hơi quá nhiệt nhận được tạo thành nhờ các quá trình: đun nóng nước đến
sôi, nước sôi chuyển trạng thái từ pha lỏng thành hơi bão hòa, qua bộ quá nhiệt
để biến hơi bão hòa thành hơi quá nhiệt đưa tới tua bin. Công xuất của lò phụ
thuộc vào lưu lượng, nhiệt độ và áp xuất hơi. Các giá trị này càng cao thì công
xuất lò hơi càng lớn. Hiệu xuất trong quá trình trao đổi nhiệt giữa ngọn lửa và
khói với môi chất trong lò hơi phụ thuộc vào tính chất vật lý của môi chất (nước
hoặc hơi) và phụ thuộc vào hình dáng, cấu tạo, đặc tính của các phần tử lò hơi.
Trên hình 1.3 trình bày nguyên lý cấu tạo của lò hơi tuần hoàn tự nhiên trong
nhà máy điện tuabin hơi. Nhiên liệu (than bột) và không khí được phun qua vòi
phun số 15, vào buồng đốt nhiên liệu (buồng lửa) số 1, tạo thành hỗn hợp cháy
trong buồng lửa, nhiệt độ ngọn lửa có thể đạt tới 1900 . Nhiệt lượng tỏa ra khi
nhiên liệu cháy truyền cho nước trong dàn ống sinh hơi 7, nước tăng dần nhiệt
độ đến sôi, chuyển thành hơi bão hòa. Hơi bão hòa trong ống sinh hơi 7 đi đến
dàn ống hơi lên 8 và tập trung vào bao hơi số 5. Trong bao hơi số 5, hơi được
phân ly ra khỏi nước, nước tiếp tục đi xuống theo ống xuống 6 đặt ngoài tường
lò rồi lại sang ống sinh hơi 7 để tiếp tục nhận nhiệt. Hơi bão hòa từ bao hơi số 5
đi qua đường ống dẫn hơi tới bộ quá nhiệt số 9, đi vào các ống xoắn nhận nhiệt
từ khói nóng chuyển động ở phía ngoài ống, chuyển hơi bão hòa thành hơi quá
nhiệt có nhiệt độ cao, áp xuất cao đi vào ống góp để sang tua bin. Hơi qua vòi
phun chuyển thành động năng tác dụng lên cánh tuabin làm quay tuabin. Dàn
ống sinh hơi số 7 đặt phía trong tường lò, nước trong ống nhận nhiệt và sinh hơi
tạo ra trong ống sinh hơi 7 một hỗn hợp là hơi và nước. Ống xuống số 6 đặt

Page 16
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

ngoài tường lò nên môi chất trong ống là nước do không nhận 11 nhiệt. Khối
lượng riêng của hỗn hợp là hơi và nước trong ống 7 nhỏ hơn khối lượng riêng
của nước trong ống xuống 6 tạo nên áp lực đẩy hỗn hợp trong ống 7 đi lên còn
nước trong ống 6 đi xuống tạo thành quá trình tuần hoàn tự nhiên. Buồng đốt
nhiên liệu (buồng lửa) trên hình 13, nhiên liệu được phun vào và cháy lửng lơ
trong buồng lửa. Quá trình cháy nhiên liệu xảy ra trong buồng lửa đạt đến nhiệt
độ rất cao, từ 1300 - 1900 vì vậy hiệu quả trao đổi nhiệt bức xạ giữa ngọn
lửa và giàn ống sinh hơi rất cao. Lượng nhiệt dàn ống sinh hơi thu đƣợc từ ngọn
lửa chủ yếu là do trao đổi nhiệt bức xạ. Để tăng hiệu quả hấp thụ nhiệt lượng bức
xạ của ngọn lửa đồng thời bảo vệ tường lò khỏi tác dụng của nhiệt độ cao và ảnh
hưởng xấu của tro nóng chảy, người ta bố trí các dàn ống sinh hơi 7 xung quanh
tường buồng lửa. Khói ra khỏi buồng lửa, trước khi vào bộ quá nhiệt đã được
làm nguội một phần ở dàn ống hơi lên, khói nóng chuyển động ngoài ống truyền
nhiệt cho hỗn hợp hơi nước chuyển động trong ống. Khói ra khỏi bộ quá nhiệt,
nhiệt độ còn cao, để tận dụng phần nhiệt thừa của khói người ta đặt thêm bộ hâm
nước và bộ sấy không khí ở phần đuôi lò. Bộ hâm nước có nhiệm vụ nâng nhiệt
độ của nước từ nhiệt độ khi ra khỏi bình gia nhiệt hạ áp lên đến gần nhiệt độ sôi
và cấp vào bình bao hơi 5. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình cấp nhiệt cho
nước ở lò hơi. Bộ hâm nước và bộ xấy không khí đã tận dụng một phần nhiệt
đáng lẽ bị thải ra ngoài. Chính vì vậy người ta còn gọi bộ hâm nước và bộ sấy là
bộ tiết kiệm nhiệt.

1.2.3. Các thiết bị phụ của lò

- Các đường ống hơi và nước có các van cách ly, van điều chỉnh và van an
toàn được lắp đặt.
- Các đường gió và đường khói dùng cho việc cung cấp gió tới các vòi đốt
và hút khói đưa tới ống khói.
- Các đường hơi chính và hơi tái nhiệt.
- Các thiết bị đo lường
- Các thiết bị điều khiển, liên động và bảo vệ tự động.

Page 17
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

- Các thành phần thiết bị không bao gồm trong phạm vi cung cấp của nhà
sản xuất (quạt khói, quạt gió .v.v..)
- Các vòi thổi bụi
- Các thiết bị rửa lò
- Bộ sấy không khí sơ bộ dùng hơi.

1.2.4. Giới thiệu về tuabin hơi

a. Tổng quan về cấu tạo

Tua bin hơi là một động cơ nhiệt chuyển hóa thế năng của hơi nước thành
cơ năng làm quay roto. Tua bin hơi bao gồm hai thành phần chính đó là thành
phần cố định (stato) và phần quay (roto). Dãy các vòi phun nằm cố định còn
được gọi là dãy cánh tĩnh, dãy cánh được lắp trên trục roto gọi là dãy cánh động.
Mỗi cặp dãy cánh tĩnh và dãy cánh động liền kề tạo thành một tầng của tuabin.

Vì hơi nước đi vào ở tầng đầu tiên có áp suất cao và đi ra ở tầng cuối cùng
có áp suất thấp là cho thể tích riêng của hơi tăng nhanh. Do đó, tiết diện rãnh của
các dãy cánh tĩnh và dãy cánh động càng về cuối càng lớn. Đồng thời, đường
kính cánh, đường kính trục roto và đường kính trung bình của tầng càng về cuối
càng lớn.

Phía hơi vào bao giờ cũng có thêm bộ phận an toàn ghép nối trên trục của
roto nhằm mục đích cắt hơi đi vào tuabin khi số vòng quay thực tế quá số vòng
quay định mức 10 – 12%. Các đoạn trục ghép được làm mát và bôi trơn bằng
bơm dầu. Roto của tuabin được nối với roto của máy phát bằng khớp nối trục
nửa mềm.

Stato bao gồm có thân tuabin, các hộp ống phun, hộp supap, vành chèn
đầu cuối, vành bánh tĩnh, bánh tĩnh và các bộ chèn bánh tĩnh. Thân tuabin có hai
mặt bích ngang và hai mặt bích đứng nhằm chia tuabin thành phần trước, phần
giữa và ống thoát. Ngoài ra còn có ổ đỡ trước, sau dùng cho roto và máy phát.

Page 18
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

b.Vận hành tua bin hơi

Vận hành tua bin hơi nhằm mục đích cung cấp điện và nhiệt năng liên tục,
đảm bảo chất lượng, an toàn, với độ tin cậy cao và hiệu quả kinh tế tối đa.

Trình tự và các thao tác vận hành cụ thể được ghi trong quy trình vận
hành lập riêng cho từng loại tua bin cụ thể. Nội dung quy trình vận hành có ba
phần:

- Giới thiệu đặc điểm chung về cấu tạo thiết bị.


- Đặc tính kỹ thuật của thiết bị.
- Hướng dẫn vận hành.

Vận hành tua bin là thực hiện các công việc chính như sau:

- Kiểm tra, chuẩn bị điều kiện vận hành.


- Chuẩn bị khởi động.
- Khởi động.
- Kiểm soát thiết bị khi làm việc bình thường.
- Ngừng thiết bị.

Trong mục này chúng ta chỉ xem xét một số vấn đề cơ bản cần lưu ý khi
khởi động và ngừng thiết bị. Đây là hai giai đoạn quan trọng trong vận hành tua
bin vì lúc đó trạng thái cơ học và nhiệt của các bộ phận, chi tiết tua bin và đường
ống dẫn thay đổi rất lớn.

1.2.5. Giới thiệu sơ lược các hệ thống điều khiển lò hơi

Vận hành lò hơi là một công việc điều khiển phức tạp. Quá trình vận hành
lò hơi không tách khỏi quá trình vận hành chung toàn nhà máy. Mỗi sự thay đổi
của một khâu nào đó trong nhà máy đều dẫn đến sự thay đổi chế độ vận hành của
lò hơi và đòi hỏi các thao tác điều khiển lò tương ứng. Quá trình vận hành sao
cho lò hơi làm việc ở trạng thái kinh tế nhất, an toàn nhất trong một thời gian
dài. Cụ thể trong quá trình vận hành lò hơi không để xảy ra sự cố mà phải bảo

Page 19
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

đảm lò làm việc có hiệu suất cao nhất, tương ứng lượng than tiêu hao để sản xuất
1kg hơi là nhỏ nhất. Các thông số của lò như: áp suất hơi trong bao hơi hoặc ở
ống góp hơi chung, nhiệt độ hơi quá nhiệt, mức nước trong bao hơi, hệ số không
khí thừa, hàm lượng muối trong nước cấp lò hơi … phải được giữ cố định và chỉ
được phép sai số trong một phạm vi giới hạn.

Đầu ra của hệ thống điều khiển lò hơi là điện năng, điện năng cung cấp
cho phụ tải điện. Chính vì vậy, công suất phát của nhà máy điện thay đổi phụ
thuộc vào phụ tải điện. Giá trị công suất này được yêu cầu từ trung tâm điều độ
quốc gia. Với hệ thống điều khiển lò hơi, công suất điện phát ra phụ thuộc vào
lưu lượng hơi đưa đến tuabin của máy phát, lưu lượng hơi dẫn vào tuabin lớn thì
sinh công càng lớn, do vậy điện năng sản xuất ra càng lớn (chuyển hóa năng
lượng từ nhiệt năng thành cơ năng và thành điện năng) làm cho công suất của
máy phát tăng lên và ngược lại. Vì vậy khi có yêu cầu thay đổi công suất phát
điện thì phải thay đổi lưu lượng hơi đưa vào tuabin, kéo theo đó là yêu cầu nhiệt
năng thay đổi, nhiên liệu đưa vào lò thay đổi và nước cấp vào bao hơi cũng phải
thay đổi để có được sản lượng hơi theo yêu cầu.

Lò hơi là một hệ thống có nhiều đầu vào và nhiều đầu ra.

- Đầu vào của lò hơi bao gồm: nhiên liệu (than, dầu), không khí cung cấp
Oxy cho quá trình cháy và lượng nước cấp xuống vào bao hơi.
- Đầu ra của lò hơi là: động năng của dòng hơi quá nhiệt, lượng khói thải
và xỉ (tro) từ quá trình cháy.

Như vậy năng lượng đưa vào lò là hóa năng có trong nhiên liệu, năng
lượng đầu ra của lò là động năng của dòng hơi quá nhiệt (nước là môi chất dẫn
truyền năng lượng). Đầu vào và ra có quan hệ mật thiết với nhau, với mỗi thay
đổi ở đầu ra thì phải điều khiển đầu vào (như nhiên liêu, không khí, nước..) để
đáp ứng được sản lượng hơi mong muốn.

Chính vì vậy mà hệ thống điều khiển lò hơi nhà máy nhiệt điện là một hệ
thống điều khiển có cấu trúc phức tạp với rất nhiều mạch vòng điều khiển khác

Page 20
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

nhau, giám sát và điều khiển hàng trăm tham số. Trong lò hơi các quá trình điều
khiển: nhiên liệu, không khí, nước cấp, áp xuất... đều có tác động và ảnh hưởng
lẫn nhau, để đạt được hiệu suất tối đa, đáp ứng yêu cầu phụ tải thì cùng lúc phải
phối hợp điều khiển nhiều đối tượng với nhiều thông số. Điều này yêu cầu một
hệ thống điều khiển tổng thể. Tất cả các mạch vòng điều khiển đều có sự liên
quan ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy điều khiển lò hơi là điều khiển phức tạp có
nhiều đầu vào nhiều đầu ra (MIMO) có tác động xen kênh lớn. Cấu trúc chung
của hệ thống điều khiển lò hơi được trình bày như hình1.5 dưới:

Đầu vào Đầu ra


Lò hơi

Điều khiển nước cấp

Nhiên liệu Yêu cầu


nhiên liệu
Gió

Điều khiển nhiệt độ lò hơi

Hình 1.5: Cấu trúc chung của hệ thống điều khiển lò hơi

Việc tự động hóa lò hơi chủ yếu tập trung vào vấn đề điều khiển tự động
các quá trình trong lò để đảm bảo cho lò làm việc ổn định và kinh tế nhất bằng
cách điều chỉnh năm quan hệ: phụ tải - nhiên liệu, phụ tải - không khí, phụ tải -
khói thải, phụ tải - mức nước bao hơi và phụ tải - xả liên tục.

Nhiệt độ hơi quá nhiệt phụ thuộc rất ít đến phụ tải lò hơi nên việc điều
chỉnh nó được thực hiện độc lập chủ yếu bằng các bộ giảm ôn hỗn hợp.

Từ những chỉ tiêu đặt ra, hệ thống điều khiển lò hơi phải được cấu thành
từ một số bộ điều chỉnh tương đối độc lập với nhau gồm:

Page 21
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

- Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt: Đảm bảo chất lượng hơi khi
phun vào tuabin đạt các thông số như: Độ khô, nhiệt độ, áp suất, lưu
lượng hơi…
- Hệ thống điều chỉnh quá trình cháy: Điều khiển quạt gió cấp không khí
vào lò và khói thoát, tạo điều kiện cháy tối ưu trong buồng đốt.
- Hệ thống điều chỉnh sản lượng hơi: Điều khiển quá trình cấp nhiên liệu
(nghiền và phun than) vào trong buồng đốt cháy tạo nhiệt năng.
- Hệ thống điều chỉnh mức nước bao hơi: Điều khiển quá trình cấp nước
cho bao hơi, đảm bảo cân bằng giữa lượng hơi sinh ra, lưu lượng nước
cấp vào và nước đi xuống giàn sinh hơi.

1.3. Hệ thống điều khiển và giám sát nhà máy

Nhà máy được trang bị một hệ thống điều khiển và giám sát tích hợp
(ICMS) để thực hiện các chức năng: điều khiển và giám sát quá trình vận hành
của lò hơi tua bin và các thiết bị phụ, điều khiển phối hợp lò hơi tua bin, bảo vệ
lò hơi tua bin máy phát … điều khiển và giám sát các hệ thống phụ trợ thuộc
phần cân bằng nhà máy. Tất cả hệ thống được kết nối mạng LAN theo cấu trúc
thẳng (hình sao) thông qua các Switch.

Cấu trúc của hệ thống điều khiển và giám sát tích hợp bao gồm các trạm
điều khiển được bố trí phân tán dựa trên cơ sở các bộ điều khiển loại vi xử lý,
các hệ thống điều khiển độc lập và sử dụng bộ điều khiển logic khả trình. Hệ
thống điều khiển giám sát (ICMS-intergrated control monitoring system) bao
gồm:

- Hệ thống điều khiển giám sát khối tổ máy được gọi là UCMS - Unit
control monitoring system
- Hệ thống điều khiển giám sát phần chung của nhà máy được gọi là SCM -
Sstation control monitor system

Các hệ thống hoạt động độc lập với khối tổ máy được điều khiển và giám
sát độc lập hoàn toàn từ các tủ điều khiển độc lập sử dụng bộ điều khiển logic

Page 22
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

khả trình PLC cụ thể như sau: hệ thống xử lý nước và khử khoáng và xử lý nước
thải, hệ thống cấp than, hệ thống xử lý tro xỉ, hệ thống xử lý hidro trạm khí nén,
hệ thống thổi bụi lò.

Toàn bộ việc điều khiển và giám sát quá trình vận hành nhà máy được
thực hiện từ phòng điều khiển chính đặt tại nhà điều khiển trung tâm.

1.4. Tổng kết chương 1

Xuất phát từ việc tìm hiểu tổng quát đặc điểm của lò hơi trong nhà máy
nhiệt điện, ta thấy rằng hệ thống điều khiển lò hơi nhà máy nhiệt điện là một hệ
thống điều khiển có cấu trúc phức tạp với rất nhiều mạch vòng điều khiển khác
nhau, giám sát và điều khiển hàng trăm tham số. Chính vì vậy, luận án chỉ lựa
chọn đi sâu nghiên cứu một đối tượng là điều khiển mức nước cấp bình bao hơi,
từ đó nghiên cứu, tổng hợp và mô hình hóa mô phỏng bộ điều khiển thích hợp
đảm bảo ổn định mức nước cấp bình bao hơi nhằm góp phần nâng cao chất
lượng của hệ thống.

Page 23
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

2.1. Vai trò và nhiệm vụ của bộ điều khiển mức nước bao hơi

Hệ thống điều chỉnh cấp nước vào lò hơi đóng vai trò rất quan trọng trong
hệ thống điều chỉnh của lò hơi. Nhiệm vụ của hệ thống tự động điều chỉnh cấp
nước vào lò hơi là đảm bảo sự cân bằng vật chất giữa lưu lượng hơi ra khỏi lò
hơi và lưu lượng nước cấp vào lò. Trong quá trình hoạt động của lò hơi, sự cân
bằng vật chất giữa lưu lượng hơi ra khỏi lò và lưu lượng nước cấp vào lò bị phá
vỡ do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính như sau: sự thay
đổi lưu lượng hơi cấp vào Tuabin, sự thay đổi nước cấp vào lò, sự thay đổi áp
suất bao hơi, sự thay đổi lượng nhiệt sinh ra trong buồng lửa, v.v…Những lý do
trên dẫn đến làm thay đổi mức nước trong bao hơi.

Mức nước tăng hoặc giảm quá mức quy định sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng hơi hoặc sự cố lò hơi. Khi mức nước bao hơi tăng quá mức quy định sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng hơi. Vì khi đó ảnh hưởng tới quá trình phân ly hơi
trong bao hơi, các giọt ẩm sẽ theo hơi tràn sang bộ quá nhiệt, làm giảm quá trình
truyền nhiệt giữa hơi và khói, dẫn đến những tầng cuối của Tuabin sẽ có độ ẩm
cao, làm hỏng tầng cánh Tuabin. Còn khi mức nước bao hơi thấp hơn mức yêu
cầu sẽ làm mất sự tuần hoàn tự nhiên của nước trong hệ thống. Trong khi đó
lượng nhiệt sinh ra trong buồng lửa vẫn không đổi dẫn đến có thể làm biến dạng
hoặc phình nổ các ống sinh hơi.

Chính vì vậy, hệ thống điều chỉnh tự động cấp nước bao hơi có vai trò rất
quan trọng trong hệ thống điều chỉnh của lò hơi. Có nhiệm vụ đảm bảo mức
nước bao hơi thay đổi trong một giới hạn cho phép hay nói cách khác là đảm bảo
sự cân bằng vật chất giữa lưu lượng hơi ra khỏi lò và lưu lượng nước cấp vào lò.

Page 24
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới bộ điều khiển mức nước bao hơi

Quá trình thay đổi mức nước trong lò có bao hơi là một quá trình rất phức
tạp. Không những bị thay đổi do cân bằng vật chất bị phá vỡ (ảnh hưởng của sự
thay đổi lưu lượng hơi ra khỏi lò, của sự thay đổi lưu lượng nước cấp vào lò…)
mà còn bị thay đổi do ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất trong bao hơi, ảnh
hưởng của hiện tượng sôi bồng…Những ảnh hưởng này lại có tác động tương hỗ
lẫn nhau và làm cho quá trình thay đổi mức nước càng trở nên phức tạp.

2.2.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi lưu lượng nước cấp vào lò

Khi thay đổi lưu lượng nước cấp vào lò nhưng vẫn không thay đổi lượng
nhiệt sinh ra trong lò thì lưu lượng hơi ra khỏi lò không thay đổi và các thông số
của nó cũng không thay đổi mà chỉ thay đổi mức nước trong bao hơi. Khi lưu
lượng nước cấp vào lò tăng thì mức nước trong bao hơi tăng và ngược lại, khi
lưu lượng nước cấp vào lò giảm thì mức nước trong bao hơi giảm. Về lý thuyết
thì quan hệ này là tuyến tính nhưng thực tế do ảnh hưởng của chiều dài đường
ống từ van điều chỉnh tới bao hơi nên bị chậm trễ một khoảng thời gian τ nào đó
và đặc điểm của đối tượng nhiệt là quán tính lớn nên đặc tính động của lò hơi khi
đại lượng điều chỉnh là mức nước thường là một khâu tích phân quán tính có trễ.

2.2.2. Ảnh hưởng của lượng nhiệt sinh ra trong buồng lửa

Sự thay đổi lượng nhiệt sinh ra trong buồng lửa trong điều kiện lưu lượng
nước cấp vào lò không thay đổi cũng làm thay đổi mức nước trong bao hơi.
Ta thấy, khi lượng nhiệt sinh ra trong buồng lửa tăng lên thì mức nước
trong bao hơi tăng lên do khi lượng nhiệt sinh ra trong buồng lửa tăng trong khi
đó áp suất lò vẫn không thay đổi tương ứng nhiệt độ bão hoà của nước không
thay đổi đẫn đến lượng hơi sinh ra trong hệ thống tăng lên, dẫn đến việc tách
tương ứng một lượng nước đưa vào bao hơi dẫn tới mức nước bao hơi tăng.

Page 25
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Như vậy, khi lượng sinh ra trong lò thay đổi đột ngột trong điều kiện giữ
lưu lượng nước cấp không thay đổi thì nó ảnh hưởng tới thành phần sôi bồng
làm tăng mức nước đồng thời chúng lại ảnh hưởng tới sự phá vỡ cân bằng vật
chất làm giảm mức nước. Người ta chứng minh được rằng, ảnh hưởng tổng hợp
của hai hiện tượng như sau: lúc đầu mức nước tăng (khoảng 30 giây) sau đó
giảm dần.

2.2.3. Ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất

Khi áp suất thay đổi thì mức nước bao hơi cũng thay đổi theo. Khi áp suất
bao hơi tăng lên thì mức nước bao hơi giảm, vì khi áp suất bao hơi tăng thì đồng
thời nhiệt độ nước bão hoà trong lò tăng trong khi đó nhiệt lượng sinh ra trong
buồng lửa vẫn không thay đổi dẫn đến lượng hơi sinh ra trong hệ thống giảm,
điều này dẫn đến mức nước trong bao hơi sẽ giảm. Còn khi áp suất bao hơi giảm
thì hiện tượng xảy ra nguợc lại làm cho mức nước bao hơi tăng lên. Khi áp suất
thay đổi thì không những ngoài chính bản thân nó làm thay đổi mức nước nó còn
gây ra hiện tượng sôi bồng làm thay đổi mức nước.

2.2.4. Ảnh hưởng của sự thay đổi lưu lượng hơi ra khỏi lò

Khi thay đổi sản lượng hơi ra khỏi lò tốc độ quy dẫn của hơi và tốc độ
tuần hoàn trong vòng tuần hoàn sẽ thay đổi dẫn đến ảnh hưởng tới chế độ tuần
hoàn của môi chất trong hệ thống lò.

Khi tăng đột ngột sản lượng hơi ra khỏi lò áp suất bao hơi sẽ giảm, điều
này dẫn đến xảy ra hiện tượng sôi bồng làm tăng mức nước bao hơi.

2.3. Động học quá trình trong bao hơi

Hình dưới đây biểu diễn hệ thống bao hơi :

Page 26
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện bao hơi

Q - Nhiệt lượng được cung cấp tới giàn ống sinh hơi.

qf - Nước cấp được cung cấp tới bao hơi và hơi bão hòa

qs - Hơi nước được đưa từ lò hơi tới các bộ quá nhiệt và tuabin.

Sự xuất hiện của hơi nước bên trong chất lỏng của bao hơi gây ra hiện
tượng sôi bồng và co lại, điều này chính là nguyên nhân làm cho điều khiển mức
trở nên khó khăn. Trong thực tế thì hệ thống có nhiều phức tạp hơn nhiều so với
hình vẽ trên. Hệ thống sẽ có nhiều hình dạng phức tạp và có nhiều đường ống
hơn. Hơi nước thoát ra từ giàn ống sinh hơi đi qua bộ lọc để tách hơi từ nước.
Bất chấp sự phức tạp của hệ thống, lưu lượng hơi lưu chuyển trong bao hơi phải
đảm bảo đồng thời hai điều kiện là bảo toàn khối lượng và cân bằng năng lượng.

Một thuộc tính quan trọng của bao hơi đó là sự truyền nhiệt hiệu quả do
sự sôi và ngưng tụ. Tất cả các bộ phận của hệ thống được tiếp xúc với hỗn hợp
hơi nước bão hòa sẽ được ở trạng thái cân bằng về nhiệt. Năng lượng được tích
trữ trong hơi và nước được phát tán hoặc hấp thụ rất nhanh chóng khi thay đổi áp
lực. Cơ chế này là chìa khóa để hiểu được động lực học bao hơi. Sự giải phóng
năng lượng một cách nhanh chóng đảm bảo các bộ phận khác nhau của lò hơi
thay đổi nhiệt độ của chúng với cùng một cách. Bởi vì lí do đó mà động lực học
có thể bị quy định bởi những mô hình bậc thấp. Trong thực tế, áp lực bao hơi và
động lực năng lượng hoàn toàn có thế được biểu diễn rất tốt thông qua phương

Page 27
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

trình động học bậc nhất được đưa ra bởi Asstrom and Eklund (1972). Lúc đầu,
nó gây ngạc nhiên rằng những tác động phân phối có thể được bỏ qua cho một
hệ thống với kích thước vật lý rất lớn.

2.3.1. Phương trình cân bằng khối lượng và bảo toàn khối lượng

Phần lớn các trạng thái của hệ thống được quyết định bởi phương trình
cân bằng năng lượng và bảo toàn khối lượng. Cho đầu vào của hệ thống là nhiệt
lượng cung cấp cho đường ống Q, lưu lượng nước cấp qf , lưu lượng hơi qs. Đồng
thời, cho đầu ra của hệ thống là áp suất bao hơi p và mức nước trong bao hơi l.
Đây là cách mô tả đặc điểm của hệ thống thích hợp cho việc mô hình hóa, mô
phỏng. Việc mô phỏng và điều khiển nó là thiết yếu để kiểm định sự phụ thuộc
của lưu lượng hơi qs vào áp lực trong tuabin và các bộ quá nhiệt.

Để xây dựng được các phương trình, ta đặt V là thể tích nước trong bao
hơi, là trọng lượng riêng của nước, u là nội năng riêng, h là entanpy riêng, t là
nhiệt độ và q là lưu lượng theo khối lượng. Ngoài ra, đặt các kí hiệu s, w, f và m
tương ứng để chỉ các đối tượng là hơi, nước, nước cấp và kim loại. Đôi khi, để
làm rõ, chúng ta cần một ký hiệu cho các thành phần hệ thống. Cụ thể, ta sử
dụng các chỉ số dưới để biểu thị như t là toàn bộ hệ thống, d là bao hơi và r là
các giàn ống. Tổng khối lượng của các ống kim loại và bao hơi là mt và nhiệt
dung riêng của kim loại là Cp.

Phương trình cân bằng khối lượng là:

(1)

Và phương trình cân bằng bảo toàn năng lượng là:

(2)

Mà nội năng , nên phương trình cân bằng bảo toàn năng
lượng được viết như sau:

Page 28
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

(3)

Trong đó, và tương ứng với tổng thể tích lượng hơi và thể tích
nước. Tổng thể tích trong bao hơi, ống xả và ống dẫn là:

(4)
Nhiệt độ của kim lại có thể được biểu thị như một tác dụng của áp suất
gây lên khi giả định rằng sự thay đổi của liên quan chặt chẽ tới sự thay đổi
của nhiệt độ hơi bão hòa và do đó cũng làm thay đổi p. Việc mô phỏng một
mô hình được miêu tả chi tiết về sự phân bố nhiệt độ trong kim loại cho thấy
rằng trạng thái tĩnh của nhiệt kim loại thì gần với nhiệt độ bão hòa, sự chênh lệch
nhiệt độ có thể dao động nhỏ. Vế phải của phương trình (3) đại diện cho dòng
chảy năng lượng của hệ thống từ nhiên liệu, nước cấp và các dòng chảy năng
lượng từ hệ thống thông qua hơi nước.

2.3.2. Mô hình hóa bộ điều khiển mức nước bao hơi

Từ nguyên lý của hệ thống công nghệ, theo góc độ của hệ thống tự động
hóa ta nhận thấy: hệ thống điều khiển mức nước bao hơi là một hệ thống điều
chỉnh kín, nhiều chiều và phi tuyến. Các phần tử công nghệ và điều khiển trong
hệ thống được phân thành:

- Đối tượng điều khiển: mức nước bao hơi.


- Đại lượng điều khiển: lưu lượng nước cấp
- Tín hiệu vào: Giá trị người vận hành đặt trước qua bộ điều khiển.
- Tác động nhiễu: Lưu lượng hơi mới.
- Bộ cảm biến: Thiết bị biến đổi mức và bộ biến đổi lưu lượng.
- Thiết bị chấp hành: Van điều khiển.
- Thiết bị điều khiển: có thể là PLC, DCS hoặc vi điều khiển. Thông
thường, hệ thống điều khiển và khống chế mức nước bao hơi là một bộ
điều khiển phức tạp, phụ thuộc rất nhiều đầu vào và nhiều đầu ra, đồng
thời nó có mối tương quan chặt chẽ tới các quá trình điều khiển của toàn

Page 29
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

nhà máy nên sẽ sử dụng DCS với các nhà máy công suất lớn, nhỏ hơn
sẽ sử dụng PLC hoặc vi điều khiển tùy quy mô đối tượng.

2.4. Các cấu trúc cơ bản của điều khiển mức nước bao hơi

Tùy thuộc vào cấu trúc điều khiển do người thiết kế sử dụng sẽ có sự khác
biệt về các biến điều khiển, bộ điều khiển và tất nhiên là cả sơ đồ khối cấu trúc
của hệ thống. Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi cụ thể vào từng cấu trúc cơ bản của bộ điều
khiển mức nước bao hơi phổ biến hiện nay.
2.4.1. Sơ đồ điều khiển một tín hiệu

Tín hiệu điều chỉnh ở đây là tín hiệu về mức nước tương đối trong bao
hơi, tín hiệu đầu ra của bộ điều chỉnh mức nước được đưa vào cơ cấu chấp hành
để điều khiển đóng mở van nhằm thay đổi lưu lượng nước cấp vào lò theo yêu
cầu.

Sơ đồ nguyên lý được thể hiện ở hình sau:

Hình 2.2: Hệ thống điều chỉnh 1 xung Hình 2.3: Đặc tính tĩnh hệ 1 xung
Trong đó: BH – bao hơi; BQN - bộ quá nhiệt; BĐC - bộ điều chỉnh; BHN - bộ
hâm nước;

Hệ thống điều chỉnh này có một tín hiệu vào bộ điều chỉnh, đó là mức
nước bao hơi (H), nó phụ thuộc vào giá trị đặt và dấu của độ sai lệch mức nước

Page 30
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

bao hơi, bộ điều chỉnh sẽ thay đổi độ mở của van cấp nước để thay đổi lưu lượng
nước cấp vào lò.

Từ đường đặc tính tĩnh biểu diễn trên hình 2.3 cho ta thấy quan hệ giữa
mức nước bao hơi với độ không đồng đều dương của phụ tải hơi D. Phụ tải hơi
D tăng thì mức nước bao hơi ở trạng thái ổn định giảm.

Ở hình dưới đây biểu diễn các đồ thị của quá trình quá độ quá trình điều
chỉnh được xây dựng không kể đến chậm trễ trong hệ thống và sự dao động của
quá trình.

Quá trình điều chỉnh như sau:

Trước thời điểm t1 là đang vận hành bình thường ở phụ tải giữ không đổi,
D1 tương ứng lưu lượng nước cấp W1 và mức nước ổn định trong bao hơi H1.

Hình 2.4: Đặc tính động quá trình điều chỉnh hệ 1 xung

Tại thời điểm t1 vì một lý do nào đó phụ tải hơi giảm đột ngột tới giá trị
D2, điều này dẫn đến giảm mức nước bao hơi từ H1 xuống Ha do giảm thể tích
hỗn hợp hơi và nước chứa trong bao hơi và hệ thống dàn ống sinh hơi trong
buồng lửa của lò. Nhận được tín hiệu về sự giảm mức nước bao hơi, bộ điều

Page 31
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

chỉnh bắt đầu tác động tăng độ mở của van nước cấp và từ đó tăng lưu lượng
nước cấp từ W1 đến Wa.

Sự tăng lưu lượng nước cấp vượt hơn sự tăng của lưu lượng hơi dẫn đến
cân bằng vật chất bị phá vỡ và từ đó làm tăng mức nước. Theo độ tăng dần của
mức nước mà bộ điều chỉnh giảm dần độ mở của van nước cấp tương ứng giảm
lưu lượng nước cấp vào lò từ giá trị Wa xuống W2, tương với phụ tải hơi mới ra
D2. Khi này phương trình cân bằng vật chất lại được xác lập và từ đó mức nước
bao hơi lại ổn định tại vị trí mới là H2. Giá trị H2 này thường lớn hơn giá trị mức
nước ổn định ở chế độ xác lập trước H1.

Và ngược lại, giả sử khi lò đang làm việc ổn định ở chế độ xác lập mới
ứng với phụ tải hơi không đổi D2, tương ứng với lưu lượng nước cấp vào lò W2
và mức nước ổn định H2. Thì ở tại thời điểm t2 vì một lý do nào đó phụ tải hơi
lại tăng đột ngột từ giá trị D2 lên giá trị D3. Do đó dẫn đến sự giảm áp suất bao
hơi, làm tăng thể tích hỗn hợp hơi và nước trong bao hơi và hệ thống dàn ống
sinh hơi, làm tăng mức nước trong bao hơi từ H2 lên H3. Tín hiệu thay đổi mức
nước này được đưa về bộ điều chỉnh, từ đó bộ điều chỉnh cho tín hiệu đóng bớt
độ mở van nước cấp giảm lưu lượng nước cấp vào lò từ giá trị W3 xuống Wb.
Sự không tương úng giữa lưu lượng nước cấp vào lò và lưu lượng hơi ra khỏi lò
sẽ dẫn đến làm giảm mức nước trong bao hơi. Tín hiệu hiệu giảm mức nước bao
hơi này lại được truyền đến bộ điều chỉnh và từ đó bộ điều chỉnh cho tín hiệu ra
tăng dần độ mở của van nước cấp và tương ứng tăng lưu lượng nước cấp vào lò
cân bằng với lưu lượng hơi lấy ra. Kết quả của quá trình điều chỉnh là: lò lại làm
việc ổn định ở chế độ làm việc mới ứng với phụ tải hơi được giữ không đổi D3
ứng với lưu lượng nước cấp W3 và mức nước ổn định H3. Giá trị H3 này thường
khác với H1 và H2.

Như vậy, quá trình phân tích ở trên ta có thể kết luận rằng: Quá trình điều
chỉnh của hệ thống một xung luôn kèm theo dao động rất lớn của mức nước bao
hơi khi phụ tải hơi ra khỏi lò thay đổi đột ngột, do đó hệ thống điều chỉnh một

Page 32
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

xung chỉ được sử dụng với các lò hơi có sản lượng hơi nhỏ. Thường dùng cho
các lò trung áp và hạ áp.

Từ sơ đồ nguyên lý ta xây dựng được sơ đồ khối như sau:

Mức nước bao hơi Các ký hiệu trên sơ đồ:


LT

- LT: bộ cảm biến mức nước


S
- LIC: bộ điều chỉnh và chỉ thị
+ mức
Δ
- - S: giá trị đặt mức nước bao hơi
A/M - Δ: bộ so sánh
- A/M: đặt chế độ làm việc tự
ACTU
động, bằng tay
POT
- ACTU: cơ cấu chấp hành
- POT: bộ phản hồi vị trí van cấp
nước
Hình 2.5. sơ đồ khối bộ điều khiển một tín hiệu

2.4.2. Sơ đồ điều khiển hai tín hiệu

Sơ đồ nguyên lý được thể hiện ở hình 2.6 và đặc tính tĩnh hệ điều chỉnh
hai xung thể hiện ở hình 2.7.

Bộ điều chỉnh nước cấp có hai xung lượng có hai tín hiệu vào đó là tín
hiệu mức nước H và tín hiệu hơi ra khỏi lò D.

Đặc tính tĩnh của hệ thống điều chỉnh hai xung lượng được biễu diễn trên
hình 2.7 nhận được bằng cách cộng tổng các đặc tính điều chỉnh tĩnh của bộ điều
chỉnh có độ không đồng đều với đặc tính của tín hiệu theo lưu lượng hơi. Tín
hiệu theo mức nước bao hơi có quan hệ bậc hai với phụ tải hơi của lò do đó đặc
tính tĩnh của quá trình điều chỉnh có dạng như trên.

Page 33
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 2.6: Hệ thống điều chỉnh hai xung Hình 2.7: Đặc tính tĩnh hệ hai xung
Trong đó: BH – bao hơi; BQN - bộ quá nhiệt; BĐC - bộ điều chỉnh; BHN - bộ
hâm nước;

Bộ điều chỉnh hai xung nhận được sự thay đổi về lưu lượng hơi nước chỉ
qua sự thay đổi về mức nước trong bao hơi, vị trí mức nước trong bao hơi chủ
yếu phụ thuộc vào phụ tải, nhưng nó còn chịu ảnh hưởng của lưu lượng nước
cấp vào lò được xác định bằng độ chênh lệch áp suất trên van điều chỉnh nước
cấp.

Do đó, trong những điều kiện như nhau vị trí của mức nước phụ thuộc
vào giáng áp trên van điều chỉnh. Trên hình 2.7 biểu thị hai đường đặc tính ứng
với giáng áp ∆Pmax và ∆Pmin. Vùng mà vị trí mức nước có thể rơi vào nằm
giữa hai đường đặc tính này.

Như vậy, khi lưu lượng hơi từ lò thay đổi bộ điều chỉnh trên sẽ tác động
trước khi mức nước trong bao hơi thay đổi, vì vậy nâng cao được chất lượng của
quá trình điều chỉnh.

Đặc tính động của hệ thống điều chỉnh hai xung được biểu diễn như hình
2.8 sau:

Page 34
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 2.8: Đặc tính động của hệ thống điều chỉnh hai xung

Quá trình điều chỉnh như sau: Khi phụ tải của lò hơi thay đổi tăng đột
ngột, tín hiệu thay đổi lưu lượng hơi được truyền đến bộ điều chỉnh và từ đó tín
hiệu ra tăng độ mở của van nước cấp, tăng lưu lượng nước cấp vào lò. Điều này
dẫn đến làm tăng mức nước bao hơi vì ảnh hưởng của hiện tượng sôi bồng mức
nước (khi lưu lượng hơi tăng thì áp suất bao hơi giảm) và do lưu lượng nước cấp
tăng. Mặt khác khi tín hiệu mức nước tăng lên sẽ truyền đến bộ điều chỉnh, từ đó
cho tín hiệu ra giảm lưu lưọng nước cấp vào lò. Sự giảm lưu lượng nước cấp so
với lưu lượng hơi ra khỏi lò sẽ làm phá vỡ cân bằng vật chất càng làm giảm mức
nước, tín hiệu giảm mức nước này lại được truyền đến bộ điều chỉnh tăng lưu
lượng nước cấp vào lò tương ứng với sản lượng hơi ra khỏi lò và mức nước
trong bao hơi lại ổn định ở vị trí ban đầu. Quá trình điều chỉnh kết thúc.

Hệ thống điều chỉnh hai xung lượng có nhược điểm là: nó chỉ có thể nhận
biết được sự thay đổi lưu lượng nước cấp vào lò thông qua sự thay đổi mức nước
trong bao hơi nên quá trình điều chỉnh có sự dao động mức nước. Nhưng hệ
thống này lại khắc phục được sự dao động mức nước về phía thay đổi phụ tải
hơi.

Bộ điều chỉnh hai xung này được sử dụng với các lò hơi mà trong đó sự
thay đổi mức nước xảy ra rõ rệt, còn dao động áp suất trong đường ống cấp nước
là không lớn (ít sử dụng trong các lò có bộ giảm ôn bề mặt).

Page 35
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Sơ đồ này thường dùng cho lò hơi loại trung bình và nhỏ có phụ tải ít thay
đổi.

Lưu lượng nước Mức nước bao hơi


Các ký hiệu trên sơ đồ:
- LT: bộ cảm biến mức nước
FT LT
- FT: bộ cảm biến lưu lượng hơi

S
quá nhiệt
- LIC: bộ điều chỉnh và chỉ thị
Σ mức
+ - S: giá trị đặt mức nước bao hơi
Δ
- - Σ: bộ cộng tíni hiệu
A/M - Δ: bộ so sánh
- A/M: đặt chế độ làm việc tự
ACTU

POT
động, bằng tay
- ACTU: cơ cấu chấp hành
- POT: bộ phản hồi vị trí van cấp
nước
Hình 2.9 : Sơ đồ điều khiển mức nước bao hơi hai tín hiệu

2.4.3. Sơ đồ điều khiển ba tín hiệu

Sơ đồ nguyên lý được thể hiện ở hình 2.10 sau:

Nước cấp

Hình 2.10: Hệ thống điều chỉnh ba xung

Page 36
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Trong đó: BH – bao hơi; BQN - bộ quá nhiệt; BĐC - bộ điều chỉnh; BHN - bộ
hâm nước;

Bộ điều chỉnh ba xung lượng có ba tín hiệu vào đó là: tín hiệu mức nước
bao hơi H, tín hiệu lưu lượng hơi D, tín hiệu lưu lượng nước cấp vào lò W.

Đây là bộ điều chỉnh tổng hợp có ba xung lượng đưa đến bộ điều chỉnh đó
là mức nước trong bao hơi (H), lưu lượng hơi ra khỏi lò (D), lưu lượng nước cấp
vào lò hơi (W).

Sơ đồ này khác với sơ đồ hai tín hiệu ở chỗ nó có thêm tín hiệu lưu lượng
nước cấp đưa trực tiếp vào bộ điều chỉnh, do đó khi lưu lượng nước cấp vào lò
thay đổi nó sẽ truyền tới bộ điều chỉnh tác động trước khi mức nước thay đổi,
như vậy sơ đồ điều chỉnh ba xung lượng đã khắc phục được nhược điểm của sơ
đồ hai xung.

Bộ điều chỉnh được hiệu chỉnh sao cho khi lưu lượng nước cấp và lưu
lượng hơi ra khỏi lò thay đổi một lượng như nhau thì chúng làm cho van điều
chỉnh di chuyển đi một lượng cũng như nhau nhưng ngược chiều nhau. Khi hiệu
chỉnh như vậy, sự thay đổi lưu lượng hơi sẽ dẫn đến sự thay đổi tương ứng một
lượng nước cấp và mức nước bao hơi sẽ không thay đổi cho tới khi quá trình
điều chỉnh kết thúc, trong trạng thái ổn định bộ điều chỉnh sẽ giữ mức nước
không thay đổi và không phụ thuộc vào phụ tải hơi của lò. Đó là ưu điểm của bộ
điều chỉnh này. Với hệ thống điều chỉnh ba xung đảm bảo chất lượng cao, chính
xác trong quá trình điều chỉnh.

Như vậy, từ đặc tính quá độ ta thấy: quá trình điều chỉnh mức nước bao
hơi bằng hệ thống ba xung luôn giữ mức nước trong bao hơi ổn định. Vì vậy
trong các lò bao hơi nó được sử dụng rất phổ biến.

Page 37
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 2.11: Đặc tính động của hệ thống điều chỉnh ba xung

Từ sơ đồ cấu trúc ta có thể thấy hoạt động của sơ đồ như sau:

• Bình thường khi lưu lượng hơi cần sản xuất ra không thay đổi tức là phụ
tải của nhà máy không thay đổi so với giá trị trước đó, do đó đầu vào của
bộ điều chỉnh lưu lượng cũng không thay đổi và lượng nước cấp vào lò
hơi cũng không thay đổi.
• Khi lưu lượng hơi sản xuất ra giảm đi (phụ tải của nhà máy giảm xuống)
thì mức nước trong bao hơi sẽ tăng lên, đầu vào của bộ điều chỉnh mức
nước là ∆L giảm, đầu vào của bộ điều chỉnh lưu lượng hơi giảm theo, tín
hiệu điều chỉnh độ mở của van cấp giảm, lưu lượng nước cấp vào bao hơi
sẽ giảm đi và do đó mức nước trong bao hơi sẽ giảm xuống trở về trạng
thái ổn định ban đầu.
• Ngược lại, khi lưu lượng hơi sản xuất ra tăng, nghĩa là phụ tải của nhà
máy tăng thì mức nước trong bao hơi sẽ bị giảm xuống, tín hiệu vào bộ
điều chỉnh mức nước là ∆L tăng lên, tín hiệu vào của bộ điều chỉnh lưu
lượng theo đó cũng tăng lên, độ mở của van sẽ được tăng làm cho lượng
nước cấp vào lò nhiều hơn, do đó mà mức nước lại tăng lên trở về mức
nước ổn định ban đầu

Page 38
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Từ sơ đồ nguyên lý của cấu trúc ba tín hiệu, ta xây dựng được sơ đồ khối của nó
như sau:

Lưu lượng nước Lưu lượng hơi


Các ký hiệu trên sơ đồ:
- LT: bộ cảm biến mức nước
FT FT
Mức nước bao hơi
- FT: bộ cảm biến lưu lượng hơi
LT quá nhiệt và lưu lượng nước
cấp
S
Σ - LIC: bộ điều chỉnh và chỉ thị
+ mức
Δ
- - FRC: bộ ghi và điều chỉnh lưu
A/M lượng
- S: giá trị đặt mức nước bao hơi
ACTU

POT
- Σ: bộ cộng tín hiệu
- Δ: bộ so sánh
- A/M: đặt chế độ làm việc tự
động, bằng tay
- ACTU: cơ cấu chấp hành
- POT: bộ phản hồi vị trí van cấp
nước
Hình 2.12. Sơ đồ khối bộ điều khiển ba tín hiệu

2.5. Các phương thức điều chỉnh

Thông thường để điều chỉnh mức nước bao hơi người ta có hai phương
thức điều khiển là:

- Điều khiển tốc độ bơm cấp


- Điều khiển độ mở van cấp nước bao hơi.

Phương pháp vận hành

Page 39
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

- Bộ cấp nước bao hơi là tổ hợp của 3 bơm điện, hoạt động phối hợp với
nhau để điều khiển lượng nước cấp cho bao hơi.
- Tổng lượng nước cấp được điều chỉnh bởi lưu lượng ra của mỗi bơm do
các bộ điều chỉnh tốc độ của mỗi bơm điều khiển.
- Sử dụng vòng điều khiển đơn để khởi động mỗi bơm cho tới khi đạt được
lưu lượng hơi vượt quá 30%RO, sau đó hệ thống sẽ chuyển sang chế độ
điều khiển 1 phần tử hoặc chế độ ba phần tử.

Cụ thế, để tối ưu hóa việc điều chỉnh người ta chia thành các chế độ điều
khiển là:

(1) Chế độ điều khiển theo độ chênh áp giữa hai đầu van điều khiển nước
cấp
(2) Chế độ điều khiển một phần tử với tín hiệu phản hồi là mức nước bao
hơi
(3) Để nâng cao tính năng thời gian thực và khả năng tác động nhanh
người ta sử dụng chế độ điều khiển 3 phần tử với sự tham gia của 3 tín
hiệu:
• Tín hiệu phản hồi: mức nước bao hơi
• Tín hiệu chỉnh: lưu lượng nước cấp
• Tín hiệu đón trước: lưu lượng hơi mới

Hệ thống này kiểm soát chặt chẽ trong suốt điều kiện thoáng qua của hệ
thống. Bởi vì dùng hai bộ điều khiển nên giảm thiểu các pha tương tác tồn tại
trong phương pháp hai phần tử. Việc điều khiển nước cấp đảm bảo điều chỉnh
chính xác ngay lập tức khi có rối loạn trong hệ thống nước cấp. Điều khiển mức
nước bao hơi cùng được giảm bớt. Hệ thống này có thể xử lý thay đổi tải tầm
rộng và nhanh, có nhiễu nước cấp bất kể công suất lò hơi.

Page 40
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

2.5.1. Cấu trúc điều khiển mức nước 3 tín hiệu

Lưu lượng hơi chính

+ + +
PID1 PID CCCH Bao
Mức
nước
_ _
đặt
Cảm biến
Lưu lượng nước cấp

Cảm

Hình 2.13: Sơ đồ điều khiển mức nước ba tín hiệu

Trong chế độ điều khiển mức nước 3 phần tử ta sử dụng vòng điều chỉnh
cascade bao gồm hai bộ điều khiển PID1 và PID2. Vòng điều chỉnh ngoài tính
mức nước do người vận hành đặt sau khi so sánh với giá trị phản hồi mức nước
được đưa tới bộ điều khiển mức PID1. Giá trị tính toán được sau bộ PID1 được
cộng với lượng tín hiệu đón trước lưu lượng hơi chính để làm giá trị đặt cho bộ
điều khiển tốc độ phía trong PID2. Vòng điều chỉnh tốc độ phía trong sẽ tính
toán giá trị điều khiển tốc độ bơm cấp để đáp ứng yêu cầu của vòng điều chỉnh
bên ngoài. Giá trị tính toán được từ vòng điều khiển tốc độ được đưa tới cơ cấu
chấp hành (CCCH) để điều chỉnh mức nước trong bao hơi.

2.5.2. Chế độ điều khiển theo độ chênh áp hai đầu van điều khiển

Page 41
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Lưu lượng hơi chính

+
+ +
PID1 PID CCCH Bao
Mức
nước
_ _
đặt
Cảm biến
Chênh áp van cấp

Cảm

Hình 2.14: Sơ đồ điều khiển theo độ chênh áp hai đầu vào van

Để điều chỉnh lượng nước vào bao hơi có các cách giải quyết khác nhau,
như trong chế độ 3 phần tử ta thấy để điều mức nước người ta điều chỉnh trực
tiếp lưu lượng nước vào bao hơi. Mặt khác ta thấy lưu lượng nước chảy vào bao
hơi tỷ lệ với độ chênh áp giữa hai đầu van điều khiển mức, do đó để làm đa dạng
sự lựa chọn tín hiệu điều khiển người ta sử dụng phương pháp điều chỉnh mức
nước theo độ chênh áp lực hai đầu van điều khiển.

Giống như trong chế độ điều khiển mức nước 3 phần tử vòng điều chỉnh
mức nước theo độ chênh áp lực hai đầu van điều khiển mức có cấu trúc cascade.

Nhưng khác nhau ở chỗ vòng điều chỉnh phía trong không tính toán giá trị
về lưu lượng nước cấp mà tính toán giá trị chênh áp giữa hai đầu van điều chỉnh.
Với hai vòng điều khiển, bộ điều khiển PID1 có nhiệm vụ tính toán giá trị đặt về
độ chênh áp cho vòng điều chỉnh phía trong. Còn vòng điều chỉnh phía trong có
nhiệm vụ điều chỉnh tốc độ bơm cấp để duy trì độ chênh áp lực. Cụ thể quá trình
tinh toán được mô tả như dưới đây.

Giá trị mức nước được người vận hành nhập vào hệ thống từ trên màn hình vận.
Sau khi so sánh với giá trị phản hồi về từ các bộ cảm biến, tín hiệu sai lệch được
đưa tới bộ điều khiển PID1, khối điều khiển này tính toán giá trị đặt về độ chênh
áp cho vòng điều chỉnh phía trong. Để nâng cao khả năng đáp ứng của vòng điều

Page 42
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

chỉnh ta sử dụng tín hiệu lưu lượng hơi chính làm tín hiệu đón trước. Giá trị tính
toán từ bộ PID1 sau khi được cộng với tín hiệu đón trước lưu lượng hơi chính sẽ
được sử dụng làm tín hiệu đặt cho khối điều khiển chênh áp PID2. Tín hiệu đầu
ra của khối điều khiển này được gửi tới cơ cấu chấp hành (CCCH) để điều chỉnh
tốc độ bơm duy trì độ chênh áp lực theo yêu cầu của vòng điều chỉnh mức nước.

2.6. Sơ đồ nguyên lý chung của bộ điều khiển mức nước bao hơi

Tùy thuộc vào người thiết kế hệ thống sẽ sử dụng cấu trúc và chế độ điều
khiển riêng biệt hoặc kết hợp chúng với nhau. Tuy nhiên trong thực tế, người ta
thường sử dụng cấu trúc điều khiển 3 tín hiệu do ưu điểm vượt trội về đáp ứng
của hệ thống, đảm bảo chất lượng cao, chính xác trong quá trình điều chỉnh. Vì
vậy, luận án cũng chỉ đi sâu vào nghiên cứu và thiết kế về bộ điều khiển mức
nước bao hơi sử dụng cấu trúc 3 phần tử (mức nước bao hơi, lưu lượng nước cấp
và lưu lượng hơi mới).

Sơ đồ nguyên lý chung của bộ điều khiển mức nước bao hơi 3 phần tử là:

Hình 2.15: Sơ đồ nguyên lí chung của bộ điều khiển mức nước bao hơi 3 phần tử

Page 43
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Từ sơ đồ nguyên lý ta xây dựng được sơ đồ khối của hệ thống điều khiển mức
nước như sau:

Cảm biến
+ BĐC Q h
đo lưu Qh
lượng hơi
Qh

H
H0
+ -
BĐC H BĐC Q N Van Bao hơi

- -
Cảm biến đo lưu
lượng nước QN

Cảm biến
đo mức H

Hình 2.16: Sơ đồ khối của hệ thống điều khiển mức nước

2.6.1. Thiết bị đo
a. Cấu trúc cơ bản:

Sensor Thiết bị đo Transmitt

Đại lượng đo c Bộ chuyển


Cảm
đổi đo chuẩn
Tín hiệu đo

Transducerr
Chỉ báo
Indicator

Hình 2.17: Cấu trúc cơ bản của một thiết bị đo quá trình

Page 44
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Một thiết bị đo quá trình có nhiệm vụ cung cấp thông tin về diễn biến của
quá trình kỹ thuật và cho đầu ra là một tín hiệu chuẩn. Cấu trúc cơ bản của một
thiết bị đo quá trình được minh hoạ như trên hình 2.17.

Thành phần cốt lõi của một thiết bị đo là cảm biến. Một cảm biến có chức
năng chuyển đổi một đại lượng vật lý, ví dụ nhiệt độ, áp suất, mức, lưu lượng,
nồng độ sang một tín hiệu thông thường là điện hoặc khí nén. Một cảm biến có
thể bao gồm một hoặc vài phần tử cảm biến, trong đó mỗi phần tử cảm biến lại
là một bộ chuyển đổi từ một đại lượng này sang một đại lượng khác dễ xử lý
hơn. Tín hiệu ra từ cảm biến thường rất nhỏ, chưa truyền được xa, chứa sai số do
chịu ảnh hưởng của nhiễu hoặc do độ nhạy kém của cảm biến, phi tuyến với đại
lượng đo. Vì thế sau phần tử cảm biến người ta cần các khâu khuếch đại chuyển
đổi, lọc nhiễu, điều chỉnh phạm vi, bù sai lệch và tuyến tính hoá. Những chức
năng đó được thực hiện trong một bộ chuyển đổi đo chuẩn. Một bộ chuyển đo
đổi chuẩn đóng vai trò là một khâu điều hoà tín hiệu, nhận tín hiệu đầu vào từ
một cảm biến và cho đầu ra là một tín hiệu chuẩn để có thể truyền xa và thích
hợp với đầu vào của bộ điều khiển. Trong thực tế nhiều bộ chuyển đổi đo chuẩn
được tích hợp luôn cả phần tử cảm biến, vì vậy khái niệm 'Trasmitter' cũng được
dùng để chỉ các thiết bị đo.

Chất lượng và khả năng ứng dụng của một thiết bị đo phụ thuộc vào nhiều
yếu tố mà ta khái quát là các đặc tính thiết bị đo, bao gồm đặc tính vận hành, đặc
tính tĩnh và đặc tính động học. Đặc tính vận hành bao gồm các chi tiết về khả
năng đo chi tiết vận hành và tác động môi trường. Đặc tính tĩnh biểu diễn quan
hệ giữa đại lượng đầu vào và giá trị tín hiệu đầu ra của thiết bị đo ở trạng thái
xác lập, trong khi đặc tính động học biểu diễn quan hệ giữa biến thiên đầu vào và
tín hiệu ra theo thời gian. Đặc tính tĩnh liên quan tới độ chính xác khi giá trị của
đại lượng đo không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm. Ngược lại, đặc tính động
học liên quan tới khả năng phản ứng của thiết bị đo khi đại lượng đo thay đổi
nhanh.

Page 45
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

b. Đặc tính động

Khi giá trị đại lượng đo ít thay đổi hoặc thay đổi rất chậm, tín hiệu đo chỉ
phụ thuộc vào giá trị đầu vào và ta chỉ cần quan tâm tới đặc tính tĩnh của thiết bị
đo. Tuy nhiên tín hiệu đầu ra sẽ không thể đáp ứng ngay với sự thay đổi tương
đối nhanh của đại lượng đo. Quan hệ phụ thuộc của tín hiệu đầu ra vào cả đại
lượng đo và biến thời gian được gọi là đặc tính động học của thiết bị đo. Đặc
tính động học của hầu hết các thiết bị đo có thể được mô tả được mô tả bằng một
phương trình vi phân cấp một hoặc cấp hai. Coi đặc tính của thiết bị đo là tuyến
tính coi động học của nó có thể được biểu diễn với một khâu quán tính bậc nhất:

Hoặc một khâu ổn định:

Nói chung, đặc tính động học của một thiết bị đo có ảnh hưởng ít nhiều
tới chất lượng điều khiển. Nếu hằng số thời gian trong hai mô hình trên rất nhỏ
so với hằng số thời gian của quá trình công nghệ, hay nói cách khác là phép đo
có động học nhanh hơn nhiều so với động học của quá trình, ta có thể bỏ qua
quán tính của thiết bị đo và coi đặc tính của thiết bị đo như một khâu khuếch đại
thuần tuý. Ngược lại, nếu hằng số thời gian này không nhỏ hơn nhiều so với
hằng số thời gian của quá trình, ta có hai phương án giải quyết:

- Đưa mô hình động học của thiết bị đo vào mô hình quá trình
- Vẫn chỉ sử dụng mô hình tĩnh của thiết bị đo và coi sai số động gây ra là
nhiễu đo.

Page 46
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

2.6.2. Thiết bị chấp hành

Một hệ thống/thiết bị chấp hành có chức năng can thiệp tới biến điều
khiển. Hình 2.18 minh hoạ cấu trúc cơ bản của một thiết bị chấp hành. Thành
phần can thiệp trực tiếp tới biến điều khiển được gọi là phần tử điều khiển, ví dụ
van tỷ lệ, van on/off, tiếp điểm, sợi đốt, băng tải. Phần tử điều khiển được truyền
năng lượng truyền động từ cơ cấu chấp hành, ví dụ các hệ thống động cơ, cuộn
hút và cơ cấu khí nén, thuỷ lực. Trong các hệ thống điều khiển quá trình thì hầu
hết biến điều khiển là lưu lượng, vì thế van điều khiển là thiết bị chấp hành tiêu
biểu nhất và quan trọng nhất. Van điều khiển cho phép điều chỉnh lưu lượng của
một lưu chất qua đường ống dẫn tỉ lệ với tín hiệu điều khiển. Trong nội dung sau
đây ta tập trung vào các yếu tố cơ bản của một van điều khiển.

Thiết bị chấp hành

Biến cần
Cơ cấu Phần tử
Đầu ra của điều khiển
điều khiển
bộ điều khiển chấp

Hình 2.18: Cấu trúc cơ bản của thiết bị chấp hành

Cấu trúc cơ bản

Một van điều khiển bao gồm thân van được ghép nối với một cơ chế chấp
hành cùng với các phụ kiện liên quan. Trên hình 2.19 là hình ảnh mặt cắt của
một van khí nén với cơ chế truyền động màng rung - lò xo.

Page 47
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 2.19: Cấu trúc tiêu biểu của một van cầu khí nén

Phần thân van cùng các phụ kiện được gắn với đường ống, đóng vai trò là
phần tử điều khiển. Độ mở van và lưu lượng qua van được xác định bởi hình
dạng và vị trí chốt van. Ta có thể phân loại van dựa theo thiết kế và kiểu chuyển
động của chốt van như sau:

- Van cầu: Chốt trượt có đầu hình cầu hoặc hình nón, chuyển động lên
xuống.
- Van nút: Chốt xoay hình trụ hoặc một phần hình trụ.
- Van bi: Chốt xoay hình cầu hoặc một phần hình cầu.
- Van bướm: Chốt xoay hình đĩa Cơ cấu chấp hành van có nhiệm vụ cung
cấp năng lượng và tạo ra chuyển động cho chốt van thông qua cầu van
hoặc trục van.

Page 48
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Phần lớn van điều khiển công nghiệp được cấp nguồn khí nén, song một
số nguồn năng lượng khác như điện, điện từ hoặc thuỷ lực cũng có thể được sử
dụng. Ta có thể phân loại van dựa theo cơ chế truyền động như sau:

- Van khí nén: Loại phổ biến nhất, truyền động khí nén sử dụng màng
chắn/ lò so hoặc piston. Tín hiệu đầu vào có thể là khí nén, dòng điện
hoặc tín hiệu số. Nếu tín hiệu điều khiển là dòng điện, ta cần bộ chuyển
đổi dòng điện - khí nén (I/P) tích hợp bên trong hoặc tách riêng bên ngoài.
- Van điện: Cơ chế chấp hành sử dụng động cơ servo hoặc động cơ bước,
được điều khiển trực tiếp từ tín tín hiệu đầu ra của bộ điều khiển, thông
thường là dòng điện tương tự 4-20mA hoặc tín hiệu số. Van điện được sử
dụng trong những ứng dụng công suất nhỏ đòi hỏi độ chính xác cao.
- Van thuỷ lực: Cơ chế chấp hành sử dụng hệ thống bơm dầu kết hợp màng
chắn hoặc piston, bơm dầu được điều khiển bởi tín hiệu ra từ bộ điều
khiển. Van thuỷ lực được sử dụng cho các ứng dụng công suất lớn.
- Van từ: Cơ chế chấp hành cuộn hút kết hợp lò xo, lực nén yếu và độ chính
xác kém, chỉ phù hợp với các bài toán đơn giản.

Phần lớn van điều khiển công nghiệp được thiết kế để có tính an toàn cơ
học, có nghĩa là khi không có tín hiệu điều khiển thì van hoặc phải đóng hoàn
toàn hoặc phải mở hoàn toàn để ngăn chặn nguy cơ sảy ra tai nạn. Ví dụ, một
vạn khí nén có sử dụng lò xo thì chốt van sẽ được kéo về vị trí ban đầu nếu mất
nguồn năng lượng cung cấp. Nhưng không phải van nào cũng có tính an toàn cơ
học, ví dụ van điện hoặc van khí nén không sử dụng lò xo đối lực sẽ giữ nguyên
vị trí mở van sau khi mất tín hiệu điều khiển hoặc mất nguồn năng lượng cấp.

Hình 2.20: Biểu tượng và ký hiệu cho kiểu tác động của van điều khiển

Page 49
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Chiều mũi tên chỉ xuống hướng tới thân van thể hiện kiểu van là đóng an
toàn, còn khi mũi tên ngược lại chỉ thị kiểu mở an toàn. Sự lựa chọn kiểu tác
động của van thuần tuý dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn trong trường hợp
mất tín hiệu điều khiển hoặc mất nguồn năng lượng cấp. Hình 2.20 minh họa van
đóng an toàn (fail-closed FC, hoặc air-to-open AO) và van mở an toàn (failopen
FO, hoặc air-to-close AC) sử dụng trong điều khiển quá trình.

Sự lựa chọn kiểu tác động của van điều khiển ảnh hưởng tới lựa chọn hệ
số khuếch đại của bộ điều khiển phản hồi sau này.

Van đóng an toàn có độ mở van lớn hơn khi tín hiệu điều khiển tăng. Lưu
ý khái niệm ‘chiều tác động’ của bản thân van điều khiển được định nghĩa trong
các tài liệu chuẩn dựa theo chiều chuyển động của chốt van. Chiều tác động
thuận được định nghĩa là độ mở van tăng lên khi tín hiệu điều khiển tăng.

Nếu van được định cỡ tốt thì quan hệ giữa lưu lượng ra và độ mở van có
thể được coi là tuyến tính, ít ra cũng trong phạm vi quan tâm. Trong thực tế hàm
truyền của van thường được coi là khâu quán tính bậc nhất có trễ, lấy gần đúng
thì xem là khâu quán tính bậc nhất:

Trong đó: là hệ số khuếch đại của van

là thời gian trễ của van

Việc xác định hệ số khuếch đại và hằng số thời gian của van có thể
tiến hành từ thực nghiệm. Hằng số thời gian của van phụ thuộc chủ yếu vào
cơ cấu chấp hành. Thông thường, có giá trị khoảng một vài giây, đối với van
cỡ lớn có thể tới 3÷15 giây. Hệ số khuếch đại cũng có thể được tính toán như
sau:

Page 50
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Cơ cấu chấp hành có thể coi là tuyến tính trong toàn bộ dải làm việc, nên
đạo hàm dp/du bằng “1” cho van FC và bằng “-1” cho van FO. Vì thế với việc
chọn van FC ta có:

Nếu van được định cỡ tốt thì ta có thể coi KV là hằng số trong toàn dải
làm việc.

2.6.3. Bình bao hơi

Hơi nước chính là đối tượng mang nhiệt năng, hơi được dẫn đến tuabin để
sinh công (nhờ sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng thành cơ năng).

Hình 2.21: Bao hơi nhà máy nhiệt điện

Nước từ bao hơi được đưa xuống quanh lò bởi các ống dẫn (bao hơi đặt
phía trên lò, ở vị trí cao nhất hình 2.21). Buồng đốt được cấu tạo từ các dàn ống
sinh hơi, các ống sinh hơi được hàn với nhau bằng các thanh thép dẹt dọc theo
hai bên vách ống tạo thành các dàn ống kín. Các dàn ống sinh hơi tường trước và
tường sau ở giữa tạo thành vai lò, phía dưới tạo thành các phễu tro lạnh. Phía

Page 51
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

trên buồng đốt, các dàn ống sinh hơi tường sau tạo thành phần lồi khí động. Trên
bề mặt ống sinh hơi vùng rộng của buồng đốt từ dưới vai lò tới trên phễu lạnh
được gắn gạch chịu nhiệt tạo thành vùng đai đốt bảo vệ bề mặt ống. Để ổn định
tuần hoàn, các dàn ống sinh hơi được chia thành các vòng tuần hoàn nhỏ. Nước
từ bao hơi theo đường ống nước xuống, phân chia đi vào các ống góp dưới trước
khi vào các dàn ống sinh hơi. Các dàn ống sinh hơi được đốt nóng trực tiếp bởi
ngọn lửa trong lò, nước trong các dàn ống sẽ sôi và sinh hơi. Hỗn hợp hơi nước
bốc lên từ các dàn ống sinh hơi tường hai bên lò tập trung vào các ống góp trên
hai bên sườn trần lò, từ các dàn ống sinh hơi tường trước tập trung vào các ống
góp trên tường trước và từ các dàn ống sinh hơi tường sau tập trung vào các ống
góp trên tường tường sau của lò. Từ các ống góp này hỗn hợp hơi nước đi vào
bao hơi bằng các đường ống lên.

Hệ thống cấp nước có 3 phần chính: Hệ thống bơm nước; Hệ thống van,
ống dẫn, vòi phun và Hệ thống hâm nước. Hệ thống thực hiện nhiệm vụ cung
cấp nước vào bao hơi đảm bảo quá trình tạo lượng hơi nước theo yêu cầu. Hơi
nước sau khi phun vào tuabin được ngưng tụ thành nước tại bình ngưng và được
đưa trở lại hệ thống cấp nước cho bao hơi. Nước cấp cho bao hơi đã được xử lý
hoá học để đảm bảo chất lượng nước cấp, sau đó nước được hâm nóng tới gần
nhiệt độ sôi rồi bơm vào bao hơi. Hệ thống các ống dẫn, vòi phun nối liền các hệ
thống cấp nước, hệ thống hâm nước, van và bơm với bao hơi.

Hình 2.22: Hệ thống lọc khí, hâm nước và bơm nước cấp

Page 52
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Trên Hình 2.22 biểu diễn sơ đồ những thành phần cơ bản của hệ thống
cấp nước. Nước từ bộ ngưng hơi được đưa vào bộ phận lọc khí của bộ hâm
nước, sau đó được chứa trong bình chứa của bộ hâm nước. Bình chứa này nối
với đầu vào của bơm nước cấp, đầu ra của bơm nước cấp nối với hệ vòi phun
nước cấp. Tại đầu ra của bơm nước cấp có đường nước hồi tiếp được đưa về
bình chứa, trên đường nước này có đặt van điều khiển hay van đóng cắt (gọi là
van hồi tiếp). Giữa bơm và hệ vòi phun nước vào lò hơi có van điều chỉnh và van
kiểm tra. Van kiểm tra sẽ đảm bảo áp lực nước để dòng nước không thể quay
ngược lại từ hệ vòi phun về bơm cấp. Với hệ thống có nhiều bơm cấp, van kiểm
tra có thể bị khoá ở những bơm ngừng hoạt động.

Van kiểm tra sẽ đảm bảo áp lực nước để dòng nước không thể quay
ngược lại từ hệ vòi phun về bơm cấp. Với hệ thống có nhiều bơm cấp, van kiểm
tra có thể bị khoá ở những bơm ngừng hoạt động.

Mức nước trong bình bao hơi được đo dùng máy ống kính ngắm được nối
với bình bao hơi biểu diễn trên Hình 2.23. Do người vận hành không thể xác
định mức nước bao hơi bằng cách đọc trực tiếp ở khoảng cách gần, hình ảnh của
kính máy đo sẽ được phản chiếu thông qua hệ thống kính tiềm vọng để người
vận hành có thể dễ dàng nhìn thấy. Trong một số hệ thống , việc sử dụng gương
để phản chiếu hình ảnh mức nước có thể nói là khá phức tạp về mặt cơ khí và
khó thực hiện, người ta thường sử dụng bộ hiển thị mức từ xa dùng sợi quang
học, hoặc hiển thị trên màn hình.

ống kính đo
hơi

h(2) t(2)

nước
t(1)

Người vận hành h: chiều cao cột nước


t: nhiệt độ nước

Hình 2.23: Cơ cấu đo và hiển thị mức nước dùng ống kính

Page 53
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Để tính hàm truyền đạt của đối tượng mức nước khi có sự thay đổi lưu
lượng nước cấp ta cần thành lập sự liên hệ giữa mức nước H và lưu lượng nước
cấp Dc, sự liên hệ đó được thể hiện qua phương trình quá độ mức nước.

 Đặc tính động học

Đối với các đối tượng phức tạp, đặc tính động học của đối tượng thường
được xác định bằng phương pháp thực nghiệm và được biểu diễn dưới dạng đặc
tính thời gian. Việc xác định các đặc tính này được thực hiện bằng cách tác động
lên đầu vào của đối tượng tín hiệu bậc thang và ghi lại phản ứng của đầu ra của
đối tượng sẽ nhận được đặc tính thời gian của đối tượng. Bao hơi xét theo quan
điểm điều chỉnh mức nước là đối tượng không có tính tự cân bằng. Điều đó được
thể hiện ở đặc tính động của mức nước bao hơi khi thay đổi lưu lượng nước bổ
sung. Đặc tính đó có dạng như sau:

Hình 2.24 : Đặc tính động của mức nước bao hơi khi thay đổi lưu lượng nước
cấp

Page 54
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Trên cơ sở hàm quá độ của đối tượng, có thể xác định gần đúng hàm
truyền đạt của nó. Trong thực tế hàm truyền đạt của đối tượng không có tính tự
cân bằng được mô tả gần đúng như sau:

Các thông số của đối tượng hoàn toàn có thể xác định được từ hàm quá độ
bằng phương pháp thuần túy đồ thị hoặc giải tích và thực nghiệm.

2.6.4. Bộ điều khiển

Ta lựa chọn sẽ thiết kế bộ điều khiển cho hệ thống điều khiển mức nước
cấp bình bao hơi bằng bộ điều khiển PID kinh điển.

Bộ điều khiển được gọi là PID do được viết tắt từ 3 thành phần cơ bản
trong bộ điều khiển : khuếch đại tỷ lệ (P), tích phân (I) và vi phân (D).

với u(t) = uP + uI + uD

Hình 2.25: Sơ đồ khối bộ điều khiển tuyến tính (PID)

Khi sử dụng bộ điều khiển PID nó đảm bảo tính bổ sung hoàn hảo của 3
trạng thái, 3 tính cách khác nhau:

Page 55
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

- Phục tùng và làm việc chính xác (P)


- Làm việc có tích luỹ kinh nghiệm (I)
- Có khả năng phản ứng nhanh nhạy và sáng tạo (D)

Bộ điều khiển PID được mô tả:

Việc xác định các thông số , , quyết định chất lượng hệ thống và
ta sử dụng phương pháp tối ưu đối xứng để thiết kế bộ điều khiển PID.

2.7. Tổng kết chương 2

Trong chương hai, luận án đã chỉ ra các yếu tố tác động tới đối tượng cần
điều khiển mức nước bao hơi, mô hình toán học được các đối tượng trong hệ
thống. Trong chương tiếp theo, ta sẽ sử dụng chúng để xây dựng hàm truyền các
đối tượng và tổng hợp các bộ điều khiển thông qua phương pháp tối ưu modul.
Sau đó, đánh giá kết quả tính toán bằng lý thuyết thống qua việc mô phỏng hệ
thống bằng phần mềm Matlab – Simulink.

Page 56
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI


3.1. Tính toán mô phỏng bộ điều khiển

3.1.1. Hàm truyền của các đối tượng thực tế

Trong hệ thống điều chỉnh mức nước bao hơi có các đối tượng cần nhận dạng
qua thực tế đó là van điều chỉnh nước cấp, đối tượng mức nước bao hơi và các
cảm biến.

Hàm truyền của van

Trong nghiên cứu này, chúng tôi coi như van được định cỡ tốt và quan hệ giữa
lưu lượng ra và độ mở van là tuyến tính thì hàm truyền của van được coi là một
khâu quán tính bậc nhất có trễ, dựa trên tài liệu [29] ta coi gần đúng hàm truyền
của van là khâu quán tính bậc nhất dạng:

Từ thực tế, chọn hệ số khuếch đại Kv = 1.69 và thời gian trễ Kv =3.15 ta được
hàm truyền của van cấp nước là:

Chọn hàm truyền của cảm biến

Khi các cảm biến hoạt động thì các giá trị đại lượng đo thay đổi nhanh theo thời
gian. Quan hệ phụ thuộc giữa tín hiệu đầu ra với đại lượng đo và biến thời gian
được gọi là đặc tính động học. Đặc tính động học của hầu hết các cảm biến được
mô tả bằng một phương trình vi phân cấp một hoặc cấp hai. Coi đặc tính của
cảm biến là tuyến tính, thì động học của cảm biến có thể được biểu diễn với một
khâu quán tính bậc nhất.Trong bài này chúng ta chọn các cảm biến lưu lượng
nước cấp và lưu lượng hơi ra có dạng [29]:

Page 57
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Và cảm biến mức nước trong bao hơi có dạng:

Hàm truyền đạt của mức nước bao hơi

Từ các đường đặc tính cả đối tượng mức nước bao hơi, ta thấy đối tượng là khâu
tích phân quán tính có trễ và không tự cân bằng, có dạng

(5a)

Trong đó: là hệ số khuếch đại của hệ

: thời gian trễ khi có xung tác động

: hằng số thời gian

Với thời gian trễ khi có xung tác động là rất ngắn so với hằng số thời nên ta coi
gần đúng đối tượng mức nước bao hơi là khâu tích phân quán tính bậc nhất.
Trong nghiên cứu này, hàm truyền bao hơi có dạng:

(5b)

3.1.2. Tính toán bộ điều khiển

a. Bộ điều khiển 1 tín hiệu:

Page 58
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 3.1. Bộ điều khiển 1 xung tín hiệu

Hàm truyền hệ hở:

1.69*0.08*0.025
Gh = (7)
s(15s + 1)(3.15s +1)(0.5s +1)

Xấp xỉ hàm truyền về dạng tích phân quán tính bậc nhất:

1.69*0.08*0.025 k
Gh = =
s(15 s + 1) s.(Ts + 1)

Chọn hàm truyền bộ PI theo phương pháp tối ưu đối xứng:

 1 
R = kp 1 +  (8)
 Ts i 

Trong đó:

1
kp = = 9,87;
2kT
Ti = 4T = 60

c. Bộ điều khiển 3 xung tín hiệu

Mô tả về bộ điều khiển 3 tín hiệu (3 vòng điều khiển) được thể hiện trên
Hình 3.2, trong đó hàm truyền được phân tích, tính toán ở phần trên. Học viên sẽ
tiến hành tổng hợp bộ điều khiển cho các vòng điều khiển để xác định tham số
của bộ điều khiển PID.

Page 59
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 3.2. Bộ điều khiển 3 xung tín hiệu

Thiết kế vòng điều khiển trong:

Hàm truyền hệ hở:

1.69 *0.23 k
Gh = = . (9a)
(0.5s + 1)(3.15s +1) (T1s + 1)(T2s +1)

Chọn bộ PI:

 1 
R = kp 1 + 
 Ti s 
1
kp = = 2.57 (9b)
2k .T1
Ti = T2 = 3.15

Thiết kế vòng điều khiển ngoài:

0.08*0.025
Gh = (9c)
s(15s + 1)(0.5s + 1)

Bỏ qua thành phần khá nhỏ ta được:


0 5s + 1
0.08*0.025 k
Gh = = (9d)
s(15 s +1) s(Ts +1)

Chọn bộ PI theo phương pháp tối ưu đối xứng:

Page 60
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Ti = 4T = 60
1
kp = ≈ 9.87
2k.Ti

3.2. Thiết kế phần cứng

Từ nghiên cứu tính toàn về bộ điều khiển ở phần trên, học viên tiến hành thiết kế
phần cứng cho phần điều khiển mức nước bao hơi, với các thông số thực tế của
bài toán được tham khảo từ tài liệu của Công ty CP Nhiệt điện Nhơn Trạch.

3.2.1. Sơ đồ P&ID của phần điều khiển mức nước bao hơi

• Bơm nước cấp 18LAA10BB001

Hình 3.3. Bơm nước cấp 18LAA10BB001

• Bơm nước cấp HP 18LAC50/60/70AP001

Page 61
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 3.4. Bơm nước cấp HP 18LAC50/60/70AP001

• Bơm nước cấp IP/LP 18LAC20/30AP001:

Page 62
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 3.5. Bơm nước cấp IP/LP 18LAC20/30AP001

3.2.2. Thống kê các điểm vào/ra của phần điều khiển mức nước bao
hơi

Từ các phân tích về bài toán dựa trên các sơ đồ P&ID ở trên, chúng tôi đưa ra
bảng thống kê các điểm vào ra trong bảng sau nhằm phục vụ cho thiết kế hệ điều
khiển mức nước bao hơi.

Vào tương tự Ra tương tự Vào số (DI) Ra số (DO)


(AI) (AO)
Card
chanel/type
HP FDW CV AO810 DI830 DO810
IP FDW CV AO810 DI830 DO810
LP FDW CV AO810 DI830 DO810

Page 63
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

INTMT LP AI845 DI830 DO810


DRUM BDV
INTMT IP AI845 DI830 DO810
DRUM BDV
INTMT HP AI845 DI830 DO810
DRUM BDV
HP FDW DI830 DO810
SOV
IP/LP FDW DI830 DO810
SOV
HP FDW DI830 DO810
FILL V
IP/LP FDW DI830 DO810
FILL V
F HP FDW AI845
F LP FDW AI845
F IP FDW AI845
L HP DRUM AI880
L IP DRUM AI880
L LP DRUM AI880
F HP STM AI845
F IP STM AI845
F LP STM AI845
Bảng 1. Các điểm vào/ra của phần điều khiển mức nước bao hơi

3.2.3. Lựa chọn thiết bị trường cho phần điều khiển mức nước bao
hơi

• Van:
HP FDW CV

Page 64
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Manufacture: Fisher Seat Ring Matl: 440C SST


Salesman Seat Ring Matl: 440C SST
Size and Type: 6 Inch HPT Seat Ring Matl: 440C SST
Body VALVE PLUG
Positioner Type: Material: 440C SST Material:
DVC6020,AC Mode, HART 440C SST
Input Signal: 4-20 mA dc Guiding: Cage Guiding: Cage
Input Signal: Balance: Balanced Balance:
Access: Airset Balanced
Gauges: Yes, , Supply, Shutoff Class: Class IV
Output Port Size: 3-7/16 Inch
Action: Double Action: Characteristic: Cavitrol III 2
Certification: FM: XP, NI, & stage (Linear)
IS Stem Material: Nitronic 50
Body Style: Globe Stem Material: Nitronic 50
Design Temp: 322 deg C Stem Size: 3/4 Inch
Design Press: 162 bar G Line In: 8.000 in, 160
End Connect: Class 1500 Line Out: 8.000 in, 160
In: BWE 160 Insulation:
Out: BWE 160 Service Cond:
Material: WCC Steel Process Fluid: Feedwate
Ports: Single Port Actuator: Piston
Flow Directn: Down Type/Size: 585C Act/60
Trim Number: 205A Trim Type/Size:
Number: 205A Travel: 4 Inch Travel: 4 Inch
Cage Matl: 17-4PH SST Bench Set: - Bench Set: -
H1075 Push Down To: Close
Retainer Matl: None Supply: Air
Bushing Matl: None To Actuator: 80 psig

Page 65
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Fails Valve: Close Fails Retainer Matl: None


Valve: Bushing Matl:
Handwheel: Side Mounted Seat Ring Matl: COCR-A
IP FDW CV Metal Seat Ring Matl:
Manufacture: Fisher VALVE PLUG
Salesman Material: 316/CoCr-A
Size and Type: 2 Inch ET Material: 316/CoCr-A
Body Guiding: Cage Guiding:
Positioner Type: Balance: Balanced Balance:
DVC6010,AC Mode, Shutoff Class: Class IV
Input Signal: 4-20 mA dc Port Size: 2 5/16 Inch
Input Signal: Characteristic: Equal %
Access: Airset Stem Material: 316 SST Stem
Gauges: Yes, , Supply, Outpu Material:
Action: Single/Direct Action: Stem Size: 1/2 Inch
Certification: FM: XP, NI, & Line In: 3.000 in, 80
IS Certification: Line Out: 3.000 in, 80
Body Style: Globe Insulation:
Design Temp: 244 deg C Service Cond:
Design Press: 55 bar G Process Fluid: Feedwater
End Connect: Class 600 Actuator: Spring &
In: BWE 80 Diaphragm
Out: BWE 80 Type/Size: 667/45 Type/Size:
Material: WCC Steel Travel: 1 1/8 Inch Travel: 1
Ports: Single Port 1/8 Inch
Flow Directn: Down Bench Set: 9-29 psig Bench
Trim Number: 28 Trim Set:
Number: Push Down To: Close
Cage Matl: 316SST ENC Supply: Air

Page 66
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

To Actuator: 6-30/0-33 psig Trim Number: 76 Trim


Fails Valve: Close Fails Number:
Valve: Cage Matl: 17-4 PH
Handwheel: Top Mtd Retainer Matl: None
LP FDW CV Bushing Matl:
Manufacture: Fisher Seat Ring Matl: 17-4 PH
Salesman H900 Metal Seat Ring Matl:
Size and Type: 2 Inch ET VALVE PLUG
Body Material: 420 SST Material:
Positioner Type: Guiding: Cage Guiding:
DVC6010,AC Mode, HART Balance: Balanced Balance:
Input Signal: 4-20 mA dc Shutoff Class: ANSI Class IV
Input Signal: Port Size: 1 7/8 Inch
Access: Airset Characteristic: Cavitrol III
Gauges: Yes, , Supply, Stage 2/Linear
Output Stem Material: 316 SST Stem
Action: Single/Direct Action: Material:
Certification: FM: XP, NI, & Stem Size: 1/2 Inch
IS Line In: 3.000 in, 80
Body Style: Globe Line Out: 3.000 in, 80
Design Temp: 244 deg C Insulation:
Design Press: 55 bar G Service Cond:
End Connect: ANSI Class Process Fluid: Feedwater
600 Actuator: Spring &
In: BWE SCHD 80 Diaphragm
Out: BWE SCHD 80 Type/Size: 667/45 Type/Size:
Material: WCC Steel Travel: 2 Inch Travel: 2 Inch
Ports: Single Port Bench Set: 9-29 psig Bench
Flow Directn: Down Set:

Page 67
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Push Down To: Close Fails Valve: Close Fails


Supply: Air Valve:
To Actuator: 6-30/0-33 psig Handwheel: Top Mtd

• Cảm biến đo lưu lượng

Cảm biến đo mức và cảm biến đo lưu lượng cùng sử dụng loại smart transmitter
3051CD của rosemount cái này em có nói trong phần đề tài cảm biến mức.

Về nguyên lý giống nhau, thông số giống nhau chỉ khác là sai áp qui ra mức
nước hoặc qui ra lưu lượng thôi.

3.2.4. Cấu hình bộ điều khiển AC 800M của ABB

a. Giới thiệu chung về AC 800M

AC 800M là một cấu trúc phần cứng mà ở đó các đơn vị phần cứng riêng lẻ được
nối với nhau phụ thuộc vào cấu trức của các unit và hệ điều hành được chọn để
có thể lập trình thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Sau khi cấu trúc phần
cứng được các định thì nó trở thành một AC 800M Controller.

Những phần tử tạo nên một AC 800M controller:

- Các processer unit (PM851 / PM856 / PM860 / PM 861 / PM864 /


PM865)
- Bộ xử lí chính xác cao ( High Intergrity processor unit) (PM865 / SM801)
- Các giao tiếp truyền thông cho các phương thức khác nhau (CI851/CI852/
CI853/CI854/CI854A/CI855/CI856/CI857/CI858/CI80)
- Đơn vị xử lí kết nối CEX-Bus (BC810)
- Các đơn vị cung cấp các mức năng lượng khác nhau:
(SD821/SD822/SD823/SS822/SS823)
- Nguồn dự phòng (SB821)

Page 68
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Khi có thêm phần mềm điều khiển (Control Software) thì AC 800M Controller
sẽ hoạt động hoặc như một bộ điều khiển theo chu trình hoạt động một mình
hoặc như một Controller thực hiện những nhiệm vụ điều khiển tại một mạng
điều hành bao gồm nhiều Controller nối với nhau, các trạm vận hành và các
Server. Các hệ thống vào ra có thẻ được nối với AC 800M Controller, trực tiếp
với (S800I/O) hoặc qua PROFIBUS DP hoặc bus trường FOUNDATION
Fieldbus. AC 800M Controller là tổ hợp của nhiều phần tử được gắn lên các
thanh ray nằm ngang (DIN-rail).

Hình 3.6.AC 800M controller và một S800 I/O

b. Bộ xử lý PM8xx/TP830

Về mặt vật lí bộ xử lí PM8xx/TP830 bao gồm hai thành phần cơ bản sau:

- Các processer unit (PM851 / PM856 / PM860 / PM 861 / PM864 /


PM865) cùng bộ xử lí và các board cấp nguồn
- Tấm cơ sở TP830 (Baseplate TP830)

Page 69
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 3.7. Cấu tạo bên ngoài của một đơn vị bộ xử lí (PM 861)

Trong bộ xử lí trên, bảng mạch CPU bao gồm bộ vi xử lí và bộ nhớ RAM,


các controller gắn liền với các giao tếp truyền thông, đnè LED chỉ thị, nút ấn
Init …

Chức năng chính của board cấp nguồn là phát không liên tục, các nguồn có
điện áp +5V và +3,3V để cấp nguồn cho CPU và các phần tử I/O. Bảng mạch
còn bao gồm cách li quang RS-232 truyền nhận cho Server port. Board giới
hạn được bố trí trong tấm cơ sở TP830, là nơi xảy ra phần lớn các kết nối bên
ngoài. Board thì được nối đất đến thanh ray DIN xuyên qua bỏ bọc kim loại.

Hình 3.8. Giản đồ khối chức năng của PM856/PM860

Page 70
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

c. Bộ xử lí PM861/PM864/PM865/ TP830

Trong trường hợp này, bộ điều khiển bao gồm hai bộ xử lí, mỗi cái bao gồm cả
bộ nhớ và phần mềm ứng dụng.Một phần tử đóng vai trò bộ xử lí chính (Primary
Processor), cái còn lại dự phòng và sẵn sàng hoạt động khi bộ xử lí chính bị lỗi.

Các bộ xử lí PM861/PM864/PM865 có một RCU Link Connector để nối RCU.


Trong một hệ thống có dự phòng, hai bộ xử lí được nối cùng RCU Link Cable.
Cả hai bộ xử lí còn được nối đến cùng CEX-Bus và cả hai cùng điều khiển. Các
phần tử S800 I/O thì được nối đến hai CPU qua ModuleBus quang và hai bộ
TB840 trên mỗi bộ S800 I/O. ModuleBus gắn sẵn trên YP830 không được dùng
cho nối S800 I/O trong một hệ thống dự phòng.

d. Kết nối với các I/O

Có nhiều phương pháp kết nối hệ thống I/O đến bộ điều khiển AC 800M

- Các đơn vị S800 I/O qua ModuleBus


- Các đơn vị S800 I/O qua CI854/CI854A và CI840, Profibus DP-V0 và
DP-V1. Sự hỗ trợ cho cấu trúc dự phòng trên tất cả các mức
- Các đơn vị S800 I/O qua CI854/CI854A và CI830, Profibus DP-V0
- S800 I/O qua CI851 và CI830, Profibus DP-V0
- Các đơn vị S900 I/O có thể kết nối tới Profibus DP-V1
- Các ABB Drive có thể được kết nối tới ModuleBus qua CI851 và CI830
hoặc qua CI851 và CI830.Một vài thiết bị có thể được kết nối trực tiếp tới
Profibus.
• Modulebus

Page 71
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 3.9. Sự kết nối Optical Modules Bus trong cấu trúc CPU dự phòng

ModuleBus trong AC 800M gồm một đơn vị điện và một quang

- Electrial ModuleBus bao gồm một bó (Cluster) cùng một lượng cực đại
của 12 đơn vị S800 I/O được kết nối
- Optical ModulesBus gồm 7 bó ( cluster) cùng một lượng cực đại là 84
đơn vị S800 I/O được kết nối.

Chú ý: Electrial ModuleBus có thẻ chỉ được sử dụng cho sự két nối S800 I/O
khi AC 800M đang chạy trong cấu hình CPU đơn.

• Profibus

Page 72
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 3.10. Kết nối bộ điều khiển AC 800M với S800 I/O qua Profibus

Một đoạn Profibus DP có khả năng cung cấp lên tới 32 nút, có thể kết nối tực
tiếp tới một đơn vị giao tiếp Profibus DP-V0 kiểu CI851/TP851 hoặc một đơn
vị Profibus DP-V1 kiểu CI854/ CI854A. Profibus PA có thể được kết nối với
Profibus DP/DP – V1 qua thiết bị liên kết LD 800P. Nó có thể kết nối các hệ
thống sau tới Profibus DP-V0 và Profibus DP-V1:

- S800 I/O hoặc S800L I/O qua FCI


- S900 I/O qua FCI CI920
- S200 I/O hoặc S200L I/O qua FieldBus Adapter 200-APB12. Giới hạn
đặt cho Profibus DP-V1.
- Các hệ thống I/O khác có thể cũng được kết nối với Profibus DP- V0 và
Profibus DP-V1.
- Profibus DP có tốc độ truyền là 12 Mbit/s
- Profibus PA có tốc độ truyền là 31,25 kbit/s, dùng trong các ứng dụng đòi
hỏi độ an toàn cao
- Fieldbus Barrier FB 900- Series bảo vệ fieldbus khỏi lỗi các thiết bị
trường

Page 73
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

- Profibus PA liên kết mạng với Profibus DP qua Profibus power Hub có
thể cung cấp các thông tin chuẩn đoán và trạng thái của mgnj cũng như
các thiết bị trong mạng PA
• Foundation Fieldbus High Speed Ethernet

Foundation Fieldbus là một nghi thức giao tiếp bus trường dựa trên nền tảng tiêu
chuẩn quốc tế và được thiết kế cho các ứng dụng trong công nghiệp sản xuất, sự
tự động hóa quá tình và sự tự động hóa các tòa nhà . Những nguyên tắc chỉ đạo
cho tiêu chuẩn Filedbus là dựa trên Foundation Fieldbus. FF định nghĩa hai mặt
truyền thông HI và HSE. HI cho phép một tốc độ truyền tin là 31,25 kbit/s. Nó
tốt nhất để sử dụng cho truyền thông trực tiếp giữa các thiết bị trường trong một
mối liên kết. Trước hết HSE như một xương sống cho mối liên kết giữa các đoạn
HI. Tiêu biểu cho tốc độ truyền 10 Mbit/s hoặc 100 Mbit/s. Foundation Fieldbus
được liên kết tới AC 800M qua bus HSE bởi việc sử dụng tái tạo HSE có hteer
định hình truyền thông tuần hoàn giữa các thiết bị trường trên các đoạn HI khác
nhau và các thiết bị trên doạn HSE. Foundation Fieldbus HSE, mạng HI và
những thiết bị được định hình cùng Fieldbus Builder, Foundation Fieldbus. Hệ
thống con FF giao tiếp trên bộ điều khiển IEC 61131 (AC 800M) sử dụng một
FF HSE unit CI860 trên AC 800M.

Page 74
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 3.11. Cấu trúc của Foundation Fieldbus HSE

Các thiết bị liên kết FF hoạt động như cổng vào ra giữa AC 800M và các thiết bị
trường trên đoạn HI, vừa cho dữ liệu cấu hình của các thiết bị trường vauwf cho
dữ liệu quá trình mà được trao đổi một các tuần hoàn giữa AC 800 và các thiết bị
trường.

- ACM800 nối với FF HSE qua giao diện truyền thông có dự phòng CI860
- HI subsystem kết nối với HSE qua các thiết bị kết nối có dự phòng LD
800HSE
- Các ứng dụng cấp cao truy cập FF qua FF OPC Server
- Bộ nguồn PC 900-NR cung cấp điện áp chuẩn 24V. Khi cần lắp nhiều
nguồn nuôi có thẻ dùng Power Rail PR 900-N.
- Trở đầu cuối TU 900-NR4
- Fieldbus Barrier FB 900-Series bảo vệ fieldbus khỏi lỗi các thiết bị
trường

Page 75
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

• Giao thức HART

Phương thức mã hóa bit FSK với 2 tần số là 1200 và 2200 HZ cho logic 1 và
logic 0, Giá trị trung bình của sóng sin( ở tần số 1200 và 2200 Hz), những tín
hiệu được sắp xếp chồng lên các tín hiệu 4-20mA là bằng 0. Vì vậy, các thông
tin tương tự 4-20mA sẽ không bị ảnh hưởng.

Hình 3.12. Giao thức HART

- Giao thức HART: có thể hoạt động theo kiểu số lai 4 - 20 mA


- Các thiết bị cấp trường HART kết nối với hệ thống ra vào từ xa S800
hoặc S900 hoặc ra vào cục bộ của AC800M
- Với hệ DCS/PLC cũ không hỗ trợ truy cập trực tiếp dữ liệu HART.Bộ
HART Multiplexer có thể sử dụng. Khi đó các PLC sẽ đọc các thông tin
chuẩn đoán từ các thiết bị cấp trường từ Multiplexer Connect Server

Page 76
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 3.13. Hệ thống sử dụng giao thức HART

Từ các phân tích trên học viên lựa chọn Bộ điều khiển có Module xử lý PM865,
cùng các Module vào/ra khác của ABB phù hợp với ứng dụng, Module truyền
thông CI860 có hỗ trợ dự phòng nóng (truyền thông High Speed Ethernet),…

3.2.5. Lựa chọn máy tính điều khiển giám sát

Trong nhà máy điện chúng ta sử dụng giao diện 800xA operator interface được
thiết kế bởi hãng GFPA Process Enginneer để điều khiển và giám sát quá trình
điều khiển mức nước trong boiler của nhà máy nhiệt điện.

a. Tối ưu giao diện

Xử lý thông tin nói chung có thể được chia thành xử lý thông tin động và xử lý
thông tin tĩnh. Các thông tin của quá trình phải phù hợp với nguyên tắc HMI
nhất định. Ngoài những nguyên tắc cần thoải mái thông qua nhìn và cảm nhận
HMI được nhận ra đó là phù hợp thông qua toàn bộ hệ thống.

• Nguyên lý HMI

Hiển thị thông tin hoạt động làm việc được thực hiện trong phạm vi xem xét của
nguyên tắc HMI:

Page 77
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

- Vận hành nhà máy an toàn và hiệu quả

- tối ưu hoạt động

- Cung cấp các thông tin có liên quan và chính xác

Việc mã hóa các thông tin được dựa trên các tiêu chuẩn như CEI/IEC73

• Xử lý thông tin động

Xử lý thông tin động có chứa các dữ liệu thời gian thực của quá trình. Nó thay
đổi theo tình trạng của quá trình và thiết bị, các thông tin được hình dung bằng
hình thức hiển thị động (ví dụ: giá trị tương tự hay số, biểu tượng đồ họa như
van hay bơm).

Xử lý thông tin quá trình động là vấn đề quan trọng hàng đầu của hoạt động
quản lý quá trình. Vì vậy nó được hình dung với màu sắc tươi sáng đặc biệt cho
mục đích này.

Các nhân tố và chỉ số hoạt động để hoàn thành quá trình tiểu hệ thống được
nhóm như “bảng điều khiển” trong vùng màu sáng xám với một khung đặt ở khu
vực phía dưới màn hình. Hoạt động của tấm điiều khiển cải thiện cấu trúc của
màn hình hiển thị và cung cấp giao diện vận hành đơn giản.

Hình 3.14. Biểu tượng động của van (open/closed)

• Xử lý thông tin tĩnh

Page 78
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Xử lý thông tin tĩnh là một phần của quá trình xử lý thông tin, mà không thay đổi
theo tình trạng quá trình. Các thông số kỹ thuật được trình bày trong một hình
thức đơn giản, chứng minh với thông tin hữu ích dưới dạng các con số tĩnh, văn
bản, trong đó cho thấy các bố trí quá trình. Khi so sánh với các thông tin động và
thông tin tĩnh giúp cho ta hiểu quá trình và có tầm quan trọng thứ yếu để điều
hành. Các thông tin tĩnh được hình dung trong màu xám. Thể hiện của thông tin
tĩnh như quá trình dòng chảy, dòng điện đơn, hệ thống quá trình tĩnh và văn bản
tĩnh trong màu xám trên nền màn hình.

màu xám trên nền màn hình.

Hình 3.15. Bình biểu tượng tĩnh

b. Không gian hoạt động


• Layout

- thanh ứng dụng: Thanh ứng dụng chiếm diện tích ở phía trên cùng của cửa sổ
điều hành. Nó được sử dụng cho hiển thị thông tin quan trọng về hệ thống. Việc
sử dụng chính là để hiển thị các báo động gần nhất, cung cấp cho việc truy cập
đến tình trạng báo động cho một khu vực quá trình cũng như các liên kết trực
tiếp với các màn hình hay khía cạnh và công cụ khác.

- thanh hiển thị: có thể được dùng để điều khiển và xác định nội dụng của khu
vực hiển thị.

Page 79
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

-Khu vực hiển thị: đây là khu vực chính của màn hình. Nó được dùng để hiển thị
một khía cạnh (một màn hình), và có thể được sử dụng để trình bày thông tin
như quá trình hiển thị, xu hướng hiển thị, danh sách cảnh báo…

- Thanh trạng thái: Thanh trạng thái chiếm phần dưới của cửa sổ điều hành. Nó
cho thấy tin nhắn hoạt động từ hệ thống điều khiển và tình trạng hiện tại.

Hình 3.16. Không gian làm việc

c. Trình bày việc sử lý thông tin động


• Trạng thái quá trình và cảnh báo

Trạng thái thông tin của quá trình và của thiết bị quá trình được thể hiện qua màu
sắc và hình dáng theo tiêu chuẩn ISA 18.4.

Page 80
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Màu sắc Thông tin trạng thái


Đỏ Cảnh báo ưu tiên cao: nguy hiểm, khẩn cấp
Trạng thái thiết bị: failure
Vàng Cảnh báo ưu tiên thấp: Cẩn thận
Trạng thái thiết bị: tripped, blocked
Xanh Điều kiện quá trình: Normal
Trạng thái thiết bị: on, open (valve), activated
Xám Trạng thái thiết bị: off, closed (valve), deactivated
Trắng Trạng thái thiết bị: selected
Trạng thái text (văn bản) được cung cấp thêm thông tin cho cảnh báo và tin nhắn
sự kiện.

Cho một quá trình chung, đoạn văn bản sẽ được dùng:

Valve travel complete Open or Closed


Actuator condition(pump, motor…) On or off
Selector condition Sel1 or sel2 …
Function Group or Package Equipment On or off
condition
Control condition Manual or auto
Point of Control Remote or local
Disturbance Dist
Condition (not defined above) Active or not active
• Giá trị tương tự

Green: giá trị đo (MV)

Cyan: giá trị set point (SP)

Megenta: giá trị ra điều khiển (OUT)

Blue: giá trị truyền vị trí

Page 81
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Yellow F: Simulated

• Thiết bị quá trình động

Mỗi điểm của hệ thống điều khiển là màn hình sử dụng icon động. Những biểu
tượng đó thay đổi hình dáng, màu sắc phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của
thiết bị quá trình liên kết.

d. Giao diện người dùng


• Faceplates

Hoạt động của bất cứ đối tượng động nào đều sử dụng faceplate. Hoạt động lựa
chọn điểm điều khiển và sử dụng chuột hay nội dung menu, một faceplate được
mở.

Hình 3.17. Faceplate thu nhỏ

Page 82
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 3.18. Faceplate bình thường

Hình 3.19. Faceplate mở rộng

Page 83
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

• Sự di chuyển

Hình 3.20. Sự di chuyển của màn hình hiển thị

Nháy đúp chuột trên hệ thống thiết kế để mở quá trình hiển thị. Từ faceplates
cho phép nháy đúp chuột trên icon

• Hướng màn hình

Xu hướng hiển thị cho phép các nhà điều hành điều kiện để giám sát hệ thống.
Từ những thông tin điều kiện nhà điều hành có thể đưa ra quyết định thích hợp.

Có ba cách để truy cập vào một xu hướng hiển thị cho một đối tượng:

- Từ một phím tắt trong thanh ứng dụng

- Từ menu ngữ cảnh

Từ faceplate mở rộng

Page 84
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 3.21. Xu hướng hiển thị

3.3. Thiết kế phần mềm

3.3.1. Lưu đồ thuật toán điều khiển 1 tín hiệu

Hình 3.22. Lưu đồ thuật toán điều khiển 1 tín hiệu

Page 85
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Trong sơ đồ trên ta thấy tín hiệu mức nước được được đo bằng phương pháp
chênh áp, sau đó tín hiệu mức nước trong bao hơi được đưa về bộ điều khiển để
điều chỉnh độ mở của van câp nước.

3.3.2. Lưu đồ thuật toán điều khiển 2 tín hiệu:

Hình 3.23. Lưu đồ thuật toán điều khiển 2 tín hiệu

Trong sơ đồ trên chúng ta sử dụng sách lược điều khiển truyền thẳng giúp hệ
thống bù nhiễu tác động nhanh kết hợp với sách lước điều khiển phản hồi giúp
ổn định hệ thống và triệt tiêu sai lệch tĩnh. Mức nước đo được đưa vào bộ điều
khiển mức nước, tín hiệu ra cùng với tín hiệu đo lưu lượng nước cấp được đưa
vào bộ Feed Flow controller để điều khiển độ mở của van.

3.3.3. Lưu đồ thuật toán điều khiển 3 tín hiệu

Page 86
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Hình 3.24. Lưu đồ thuật toán điều khiển 3 tín hiệu

Cũng tương tự như với hệ thống điều khiển với hai tín hiệu, trong hệ thống điều
khiển với 3 tín hiệu ta sử dụng hai sách lước là điều khiển truyền thẳng và điều
khiển phản hồi để giúp hệ thống bù nhiễu, ổn định nhanh và triệt tiêu sai lệch tĩnh
tốt hơn. Từ sơ đồ P&ID ta thấy hệ thống được điều khiển bởi 3 tín hiệu là mức
nước trong boiler, lưu lượng hơi ra và lưu lượng nước cấp vào, 3 tín hiệu này sẽ
được đi qua bộ điều khiển Feed Flow Controller để điều khiển độ mở của van cấp
nước.

Page 87
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM

4.1. Kết quả mô phỏng

Sau khi tiến hành tổng hợp bộ điều khiển ở chương 3, chúng tôi tiến hành mô
phỏng số liệu trên Matlab Simulink và nhận được kết quả mô phỏng như trên
Hình 4.1. Kết quả mô phỏng quanh vị trí điều khiển mức nước giả thiết làm 4.cm.

Hình 4.1. Kết quả mô phỏng

Bảng số liệu sau thể hiện kết quả so sánh trong trường hợp 1 và 2,3 phần tử

Thời
Độ quá độ Số lần dao
gian
(cm) động
trễ (s)

1 phần tử 40 23 2

2,3 phần
20 35 6
tử

Bảng 2. So sánh sai lệch khi công suất phụ tải thay đổi

Bộ điều khiển với 3 tín hiệu ở đây có ưu điểm về thời gian quá xác lập ổn định là
nhỏ, tuy nhiên vẫn chịu nhược điểm là giá trị quá độ lớn. Trong thực tế chủ yếu
áp dụng điều khiển 3 thành phần kết hợp với nhau bao gồm : mức nước bao hơi,
lưu lượng nước cấp và lưu lượng hơi ra.

Page 88
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Do vậy, với những hệ thống có phụ tải thay đổi nhiều, lưu lượng hơi ra thay đổi
nhiều thì bộ điều khiển 3 tín hiệu nên được sử dụng.

4.2. Giao diện điều khiển thực tế

Học viên cũng tiến hành xây dựng chương trình điều khiển mô phỏng dựa trên
hệ thống điều khiển của ABB, Giao diện thể hiện sơ đồ điều khiển 1 thành phần
được thể hiện trên Hình 4.2.

Hình 4.2. Giao diện điều khiển một thành phần

Điều khiển một thành phần là loại điều khiển trực tiếp dựa vào mực thực tế của
bao hơi và giá trị set-point để đưa ra giá trị điều khiển độ mở van điều khiẻn
nước cấp.

Chế độ điều khiển một thành phần được kích hoạt khi:

• Khi đang chuẩn bị cho quá trình khởi động (Ready to start).

Page 89
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

• Trong quá trình khởi động ban đầu khi các điều kiện để chuyển sang chế
độ điều khiển 3 thành phần chưa thỏa mãn.
• Khi tín hiệu đo lưu lượng hơi bị Disturb (1/2 tín hiệu).
• Khi tín hiệu đo lưu lượng nước bị Disturb (1/2 tín hiệu).
Nguyên lý điều khiển một thành phần như sau:

- Giá trị setpoint mực bao hơi được cài đặt trước khi khởi động là -400mm
(Start up Level setpoint). Trong quá trình khởi động Lò thu hồi nhiệt, giá
trị setpoint sẽ được tăng dần tự động theo thời gian đến khi đạt mực vận
hành bình thường 0mm (Normal level setpoint) khi lưu lượng hơi ra cao
hơn Min2 là 15kg/s. Trong trường hợp vận hành van điều khiển ở chế
manual, giá trị mực thực tế sẽ được chọn làm giá trị setpoint mực.
- Trong quá trình khởi động, giá trị điều khiển độ mở van điều khiển mực
bao hơi sẽ lấy giá trị đo trung bình thực tế của mực bao hơi so sánh với
giá trị setpoint qua hàm điều khiển PI.
- Ngoài ra, giá trị độ mở của van kiểm soát mực bao hơi cũng được công
thêm một khoảng tối đa 5% trong trường hợp mục bao hơi thực tế thấp
hơn giá trị setpoint -50mm để tăng mức độ đáp ứng của van kiểm soát
mực do thay đổi thông số trạng thái của nước/hơi làm mực bao hơi dao
động thấp. Giá trị công thêm này được tăng dần qua hàm tăng/giảm
gradient với giá trị tăng là 100%/s và giảm là 10%/s (FI Possity gradient
100%/s and Negative gradient 10%/s).
- Khi khởi động Lò thu hồi nhiệt, tiến trình khởi động tự động (HRSG
Master Sequencer) sẽ kích hoạt nhóm chức năng điều khiển mực
(Function Group Drum level control)

Page 90
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Tiếp tục thử nghiệm trong trường hợp sơ đồ điều khiển 3 thành phần, giao diện
của chương trình điều khiển thể hiện trên hình 4.3

Hình 4.3 Sơ đồ điều khiển 3 thành phần

- Điều khiển ba thành phần là chế độ điều khiển chính khi Lò thu hồi nhiệt
vận hành bình thường. Lúc này, mực bao hơi trung bình thực tế được so
sánh với giá trị setpoint qua hàm PI. Sau đó, giá trị so sánh này cộng với
lưu lượng hơi ra khỏi bao hơi (lưu lượng này được quy đổi ra mực bao
hơi theo một đặc tuyến riêng) và tổng giá trị này được so sánh với lưu
lượng nước cấp vào bao hơi (lưu lượng nước cấp cũng được quy đổi ra
mực). Kết quả giá trị so sánh này đưa ra giá trị độ mở van điều khiển mực
bao hơi.
- Tương tự như chế độ một thành phần, giá trị độ mở của van kiểm soát
mực bao hơi cũng được công thêm một khoảng tối đa 5% trong trường
hợp mục bao hơi thực tế thấp hơn giá trị setpoint -50mm để tăng mức độ
đáp ứng của van kiểm soát mực do thay đổi thông số trạng thái của
nước/hơi làm mực bao hơi dao động thấp.

Page 91
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

- Ngoài ra, ở chế độ ba thành phần, giá trị độ mở van điều khiển mực được
đưa qua bộ giới hạn (Limiter) để giới hạn độ mở tối đa phụ thuộc vào áp
suất đường nước cấp nhằm tránh áp suất nước cấp giảm thấp gây bảo vệ
bơm nước cấp. Giá trị giới hạn cao (Upper limit) là giá trị suất ra từ hàm
so sánh áp suất đường nước cấp thực tế với giá trị giới hạn áp suất cho
phép (Feed water pressure limiter).

Điều kiện cho phép để chuyển chế độ điều khiển một thành phần qua ba thành
phần:

- Setpoint mực bao hơi ở mực Normal 0mm.


- Chênh lệch mực bao hơi thực tế với giá trị setpoint nằm trong khoảng -
50mm đến +50mm và ổn định trong khoảng này trong thời gian 10 phút.
- Lưu lượng nước cấp và lưu lượng hơi ra lớn hơn Min1 41kg/s
- Chệnh lệch lưu lượng nước cấp và lưu lượng hơi ra nằm trong khoảng -
5% đến +5%.

Khi hệ thống đang điều khiển theo chế độ ba thành phần, nếu vi phạm các điều
kiện sau đây thì hệ thống tự động chuyển về chế độ một thành phần:

- Van điều khiển mực chuyển sang chế độ Manual


- Deactivate nhóm chức năng điều khiển mực
- Lưu lượng nước cấp hoặc lưu lượng hơi ra bị nhiễu Disturb
- Giới hạn áp suất nước cấp đạt giá trị giới hạn
- Lưu lượng hơi ra nhỏ hơn Min 2 (15.5kg/s).

Chế độ điều khiển ba thành phần được xem như chế độ điều khiển dự báo sớm
cho đối tượng điều khiển. Trong chế độ điều khiển một thành phần thì chỉ khi
mực bao hơi thực tế thay đổi so với giá trị setpoint thì mới tác động điều khiển
control van. Trong khi đó, ở chế độ ba thành phần, mực bao hơi hơi được dự báo
trước có khả năng tăng hoặc giảm dựa vào lưu lượng hơi ra và lưu lương nước
cấp vào. Trong vận hành bình thường, chế độ điều khiển ba thành phần cho mực

Page 92
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

bao hơi ổn định hơn không xảy ra hiện tượng mực bao hơi bị dao động do quá
trình quá độ bộ bộ điều khiển. Tuy nhiên, trong quá trình khởi động, mực bao
hơi bị thay đổi lớn do nhiều yếu tố như lượng nhiệt cấp vào Lò thu hồi nhiệt, lưu
lượng hơi xả để xông xấy, quá trình sinh hơi trong bộ Evaporator chưa ổn định
sẽ kéo theo sự thay đổi lưu lượng nước cấp và lưu lượng hơi ra lớn nên chế độ ba
thành phần trong trường hợp này sẽ gây dao động control van. Ngược lại, trong
quá trình khởi động, chế độ một thành phần cho nhiều ưu điểm, loại bỏ được các
biến số không định đưa vào hệ thống.

Vì vậy, việc phối hợp các chế độ điều khiển khác nhau để đáp ứng được các
trạng thái vận hành của Lò thu hồi nhiệt khác nhau đảm bảo mực bao hơi ổn định
rất quan trọng.

Page 93
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Kết luận và hướng phát triển của đề tài

Sau khi thực hiện đề tài Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển mực nước bao
hơi, học viên đã rút ra được các kết luận sau:
- Đã tìm hiểu được nhiều kiến thức về các phương pháp điều khiển mực bao
hơi Lò thu hồi nhiệt.
- Cách vận dụng tích hợp các bộ điều khiển hoặc tích hợp các chế độ điều
khiển mực bao hơi ứng với các điều kiện vận hành của Lò thu hồi nhiệt.
- Nguyên cứu thiết kế mạch đo lường mực bao hơi trong đó loại bỏ được
các yếu tố gây sai lệch giá trị đo mực do nhiễu của quá trình vật lý cũng
như sai số các điểm đo thông số trạng thái của nước và hơi nước.
- Nguyên cứu phương pháp điều chỉnh tối ưu các tham số của bộ điều khiển
để đưa hệ thống điều khiển mực nước bao hơi ổn định.
- Thiết kế phần mềm giả lập điều khiển mực bao hơi phục vụ cho công tác
thiết kế hệ thống.
- Nguyên cứu các phương pháp đánh giá, kiểm tra, chuẩn đoán dẫn đến hệ
thống điều khiển mực bao hơi bị dao động.
Học viên mong muốn tiếp tục hoàn thiện các nghiên cứu này, phát triển
thiết bị đo lường mực bao hơi và hệ thống điều khiển mực bao hơi nhằm nâng
cao độ tin cậy trong kiểm soát mực bao hơi, đánh giá chuẩn đoán được nguyên
nhân bất thường góp phần giảm thiểu sự cố trong nhà máy điện.

Page 94
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

Tài liệu tham khảo


[1] M. E. Flynn and M. J. O;Malley (1999), “A drum boiler model for long term
power system dynamic simulation”, IEEE Trans. Power Syst., 14(1), pp.209 -
217.

[2] Begum K. G., Mercy D., Vedi H. K., Ramathilagam M.(2013), “An
Intelligent Model based level control of boiler Drum”, International Journal of
Emerging Technology and Advanced Engineering, ISSN, pp.2250-2459.

[3] Ziegler J. G., Nichols N. B. (1942), “Optimum settings for automatic


controllers”, The American Society of Mechanical Engineers, 64(11), pp.220-
222.

[4] McDonald J. P., Kwatny H. (1973), “Design and analysis of boiler-turbine-


generator controls using optimal linear regulator theory”, Automatic Control,
IEEE Transactions on, 18(3), pp. 202-209.

[5] Rivera D. E., Morari M., Skogestad S. (1986), “Internal model control: PID
controller design”, Industrial & engineering chemistry process design and
development, 25(1), pp. 252-265.

[6] Nomura M., Sato Y. (1989), “Adaptive optimal control of steam


temperatures for thermal power plants”, Energy Conversion, IEEE Transactions
on, 4(1), pp. 25-33.

[7] Cheres E. (1990), “Small and medium size drum boiler models suitable for
long term dynamic responssde”, Energy Conversion, IEEE Transactions on,
5(4), pp. 686-692.

[8] Hogg B. W., El-Rabaie N. M. (1990), “Generalized predictive control of


steam pressure in a drum boiler”, Energy Conversion, IEEE Transactions on,
5(3), pp. 485-492.

Page 95
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

[9] Huang B. J., Ko P. Y. (1994), “A system dynamics model of fire-tube shell


boiler”, Journal of dynamic systems, measurement, and control, 116(4), pp. 745-
754.

[10] Dimeo R., Lee K. Y. (1995), “Boiler-turbine control system design using a
genetic algorithm”, Energy Conversion, IEEE Transactions on, 10(4), pp. 752-
759.

[11] VanLandingham H. F., Tripathi N. D. (1996), “Knowledge-based adaptive


fuzzy control of drum level in a boiler system”, Conference Record, IEEE, pp.
454-459.

[12] Katebi M. R., Moradi M. H., Johnson, M. A. (2000), “Controller tuning


methods for industrial boilers”, In Industrial Electronics Society, Annual
Confjerence of the IEEE, 2, pp.1457-1462.

[13] Kothare M. V., Mettler B., Morari M., Bendotti P., Falinower C. M.(2000),
“Level control in the steam generator of a nuclear power plant”, Control Systems
Technology, IEEE Transactions on, 8(1),pp. 55-69.

[14] Tan W., Marquez H. J., Chen T., Gooden R. K.(2001), “H∞ control design
for an industrial boiler”, In American Control Conference,. Proceedings of the
2001, IEEE, 4, pp.2537-2542.

[15] Wang W., Li H. X., Zhang J. (2002), “Intelligence-based hybrid control for
power plant boiler”, Control Systems Technology, IEEE Transactions on, 10(2),
pp. 280-287.

[16] Fu C., Liu J., Tan, W. (2004), “Robust PI design for a benchmark nonlinear
boiler”, In Proceedings of the 5th Asian Control Conference, pp. 304-308.

[17] Xu M., Li S., Cai W (2005), “Cascade generalized predictive control


strategy for boiler drum level”, ISA transactions, 44(3), pp. 399-411.

Page 96
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

[18] ZHuo W., Yanyan J., SHichao W (2012), “The application of feedforward
PID control in water level control system”, In World Automation Congress 2012,
pp. 1-3.

[19] Huang Y., Li N., Shi Y., Yi Y.(2006), “Genetic adaptive control for drum
level of a power plant boiler”, In Computational Engineering in Systems
Applications, IMACS Multiconference on, 2, pp.1965-1968.

[20] Sundarasekaran C., Gomathy C. (2010), “Compensation method in boiler


drum level measurement and control”, International Journal on Intelleigent
Electronic Systems, 4(2), pp. 56-61.

[21] Chen L., Wang C., Yu Y., Zhao Y. (2010), “The research on boiler drum
water level control system based on self-adaptive fuzzy-PID”, In Control and
Decision Conference (CCDC), IEEE, pp.1582-1584.

[22] Isa I. S., Meng B. C. C., Saad Z., Fauzi N. A. (2011), “Comparative study
of PID controlled modes on automatic water level measurement system”, In
Signal Processing and its Applications (CSPA), IEEE 7th International
Colloquium on, pp. 237-242.

[23] Vijayan V., Panda R. C. (2011), “Design of a simple setpoint filter for
minimizing overshoot for low order processes”, ISA transactions, 51(2), pp. 271-
276.

[24] Iacob M., Andreescu G. D. (2011), “Drum-boiler control system employing


shrink and swell effect remission in thermal power plants”, In Ultra Modern
Telecommunications and Control Systems and Workshops (ICUMT), 2011 3rd
International Congress on, pp.1-8.

[25] Li Z., Xia S. (2011), “The Study of Boiler Control System of Water Level
of Steam Drum Based on New Immune PID Controller”, In Digital
Manufacturing and Automation (ICDMA), 2011 Second International
Conference on, pp.1336-1339.

Page 97
Lê Thành Trung THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỨC NƯỚC BAO HƠI

[26] Liu Y. J., Wang F. W. (2012), “The Application of Three Impulse Cascade
in Drum Water Level Control System”, In Advanced Materials Research, 48(5),
pp.123-126.

[27] Vijayan V., Panda R. C. (2012), “Design of PID controllers in double


feedback loops for SISO systems with set-point filters”, ISA transactions, 51(4),
pp.514-521.

[28] Yuan G., Liu J. (2012), “The Design for the Boiler Drum Level System
Based on Immune Control”, Journal of Computers, 7(3), pp. 749-754.

[29] Hoàng Minh Sơn, “Cơ Sở Hệ Thống Điều khiển quá trình”, Đại Học Bách Khoa
Hà Nội, 2009

Page 98

You might also like