You are on page 1of 77

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ

Lớp: ĐHĐTVT14ATT
Môn: Khóa Luận Tốt Nghiệp

● Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Thư Cao

Thành viên:
Họ & tên Mssv
Hồ Quốc Hùng 18035891
Vũ Trung Kiên 18085271

Đề tài: THIẾT KẾ TRẠM TÍCH HỢP ĐA CẢM BIẾN MÔI TRƯỜNG


NƯỚC AO NUÔI TÔM
Mã chuyên ngành: 7510302

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài chúng em được nhận nhiều sự hướng
dẫn, giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài đến từ TS Bùi Thư Cao. Chúng em cũng
được các thầy cô trong khoa Công nghệ Điện tử giúp đỡ và góp ý kiến để chúng em
hoàn thành đề tài tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện đề tài

Hồ Quốc Hùng Vũ Trung Kiên

12
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIÊU TỔNG QUAN ............................................................. 18


1.1 Giới thiệu ........................................................................................................ 18
1.2 Hiện trạng môi trường hiện nay ...................................................................... 18
1.3 Hệ thống quan trắc môi trường nước .............................................................. 19
1.4 Tổng quan hệ thống ........................................................................................ 19
1.5 Sơ đồ quy trình thực hiện quan trắc môi trường nước .................................... 19
1.6 Ý nghĩa quan trắc môi trường trong việc nuôi trồng thủy sản ........................ 20
1.7 Chỉ số đo môi trường nước đúng tiêu chuẩn cho việc nuôi trồng thủy sản .... 21
1.8 Chỉ số tiêu chuẩn môi trường điều kiện sống cho hồ nuôi tôm ...................... 21
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 21
2.1 Thiết bị đo nồng độ PH ................................................................................... 21
2.1.1 pH là gì? ................................................................................................... 21
2.1.2 Độ pH trong tự nhiên ............................................................................... 21
2.2 Thiết bị đo ORP .............................................................................................. 22
2.2.1 ORP là gì? ................................................................................................ 22
2.2.2 ORP-Một chỉ dẫn quan trọng của điều kiện môi trường ao nuôi tôm...... 22
2.3 Thiết bị đo oxy hòa tan ................................................................................... 24
2.3.1 Độ oxy hòa tan là gì? ............................................................................... 24
2.3.2 Tầm quan trọng của oxy hòa tan .............................................................. 25
2.3.3 Phần trăm bão hòa oxy hòa tan ............................................................... 25
2.4 Cảm biến nhiệt độ ........................................................................................... 25
2.4.1 Phương pháp cặp nhiệt độ ........................................................................ 25
2.4.2 Phương pháp điện trở nhiệt ...................................................................... 26
2.4.3 Phương pháp hồng ngoại.......................................................................... 26
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ....................................... 28
3.1 Sợ đồ khối ....................................................................................................... 28
3.2 Khối cảm biến ................................................................................................. 28
3.2.1 Cảm biến đo pH........................................................................................ 28
 Kích thước cảm biến thiết bị đo pH ......................................................... 30
 Chuyển đổi tín hiệu thành pH .................................................................. 31
 Cách sử dụng phần mềm arduino kết nối với cảm biến pH ..................... 32
 Cách sử dụng que đo ................................................................................ 35
3.2.2 Cảm biến đo ORP ..................................................................................... 37
13
 Kích thước cảm biến thiết bị đo ORP ...................................................... 39
 Phương trình chuyển đổi thành ORP ....................................................... 40
 Đầu dò ORP ............................................................................................. 41
3.2.3 Cảm biến đo nồng độ OXY hoà tan ....................................................... 43
 Kích thước sensor DO .............................................................................. 45
 Đầu dò DO ............................................................................................... 48
3.2.4 Cảm biến nhiệt độ .................................................................................... 52
3.3 Khối xử lí trung tâm ........................................................................................ 54
3.3.1 Arduino..................................................................................................... 54
3.3.2 Kit Thu Phát Wifi ESP8266 NodeMCU .................................................. 56
3.4 Giới thiệu về app Blynk.iot ............................................................................. 57
3.4.1 Nguyên lí hoạt động của Blynk ................................................................ 58
CHƯƠNG 4 LẮP RÁP,THI CÔNG THIẾT BỊ HỆ THỐNG ................................ 59
4.1 Thiết kế đầu dò đa cảm biến ........................................................................... 59
4.2 Thực hiện thiết kế giám sát đa cảm biến môi trường nuôi tôm ...................... 60
4.3 Thiết kế phần mềm giám sát môi trường nuôi tôm qua Blynk ....................... 60

14
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Hình ảnh minh họa ô nhiễm môi trường nước bởi chất thải ......................... 23
Hình 2.2 Hình ảnh minh họa chất lượng nước giảm khiến tôm chết hàng loạt ........... 24
Hình 2.3Minh họa cặp nhiệt độ .................................................................................... 26
Hình 2.4 Minh họa điện trở nhiệt ................................................................................. 26
Hình 2.5 : Hình ảnh minh họa camera hồng ngoại ....................................................... 27
Hình 3.1 Sơ đồ khối hệ thống quan trắc môi trường nước ........................................... 28
Hình 3.2 Cảm biến/ máy đo pH .................................................................................... 30
Hình 3.3 Kích thước cảm biến pH ................................................................................ 30
Hình 3.4 Kích thước cảm biến pH ................................................................................ 30
Hình 3.5 Các chân kết nối của Sensor .......................................................................... 31
Hình 3.6 Hình ảnh arduino kết nối với cảm biến pH ................................................... 32
Hình 3.7 Hình ảnh kích thước que đo........................................................................... 33
Hình 3.8 Thành phần đầu dò pH .................................................................................. 33
Hình 3.9 Nguyên tắc hoạt động của đầu dò pH ............................................................ 34
Hình 3.10 Thành phần bên trong đầu đo pH ................................................................ 35
Hình 3.11 Cách lấy chao soaker ra khỏi đầu dò ........................................................... 36
Hình 3.12 Cách lấy mẫu trên đầu dò ............................................................................ 36
Hình 3.13 Hình ảnh bộ cảm biến ORP ......................................................................... 39
Hình 3.14 Kích thước cảm biến ORP ........................................................................... 39
Hình 3.15 Kích thước sensor ........................................................................................ 39
Hình 3.16 Các chân kết nối của sensor......................................................................... 40
Hình 3.17 Kích thước đầu dò ....................................................................................... 42
Hình 3.18 Thành phần đầu dò ...................................................................................... 42
Hình 3.19 Hình bộ sensor DO của AtlasScientific ....................................................... 45
Hình 3.20 Kích thước sensor DO ................................................................................. 45
Hình 3.21 Kích thước cảm biến .................................................................................... 46
Hình 3.22 Nguyên tắc hoạt động .................................................................................. 47
Hình 3.23 Độ bão hòa ................................................................................................... 47
Hình 3.24 Chân kết nối của cảm biến oxy.................................................................... 48
Hình 3.25 Thành phần đầu dò ...................................................................................... 49
Hình 3.26 Những chất đầu dò oxy................................................................................ 50
Hình 3.27 Cách thêm dung dịch điện phân .................................................................. 51
Hình 3.28 Đổ dung dịch đúng cách .............................................................................. 51
Hình 3.29 Hình ảnh cảm biến nhiệt độ ......................................................................... 53
Hình 3.30 Sơ đồ chân mạch arduino ............................................................................ 54
Hình 3.31 Phần cứng Arduino . .................................................................................... 54
Hình 3.32 Sơ đố chân NODEMCU ESP8266 .............................................................. 56
Hình 3.33 Logo Blynk .................................................................................................. 57
Hình 4.1 Mô hình đầu dò đa cảm biến môi trường nước ............................................. 59
Hình 4.2 Hình ảnh thực tế về hệ thống giám sát môi trường nuôi tôm ........................ 60
Hình 4.3 Tạo New Template ........................................................................................ 60
Hình 4.4 Copy code Template rồi dán vào Arduino IDE ............................................. 61
Hình 4.5 Tạo dữ liệu hiển thị cảm biến kết nối trên Blynk .......................................... 62
Hình 4.6 Tạo biểu tượng cài đặt để chọn từng cảm biến hiển thị phù hợp .................. 63
15
Hình 4.7 Cách chọn thiết bị trên Fromtempalte bằng 3 bước ...................................... 64
Hình 4.8 Kết quả hiển thị trên Blynk ........................................................................... 64
Hình 4.9 Đăng nhập tài khoản Blynk bằng smartphone ............................................... 65
Hình 4.10 Các bước chọn chân PIN từng cục .............................................................. 65
Hình 4.11 Kết quả hiển thị trên smartphone................................................................. 66

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Các cảm biến pH trên thị trường ................................................................... 28


Bảng 3.2 Thông số chịu tải của thiết bị ........................................................................ 31
Bảng 3.3 Dung sai ........................................................................................................ 31
Bảng 3.4 Thông số đầu dò pH ...................................................................................... 33
Bảng 3.5 Các cảm biến ORP được bán trên thị trường ................................................ 37
Bảng 3.6 Thông số chịu tải của thiết bị ........................................................................ 40
Bảng 3.7 Chuyển đổi phương trình ORP ..................................................................... 40
Bảng 3.8 Bảng đầu dò ORP .......................................................................................... 41
Bảng 3.9 Thông số kĩ thuật........................................................................................... 42
Bảng 3.10 Khảo sát một số loại sensor DO có trên thị trường ..................................... 43
Bảng 3.11 Thông số chịu tải thiết bị đo oxy................................................................. 46
Bảng 3.12 Đầu ra của que đo và cảm biến: .................................................................. 48
Bảng 3.13 Thông số đầu dò DO ................................................................................... 48
Bảng 3.14 Thông số kích thước tiêu chuẩn của đầu dò:............................................... 49
Bảng 3.15 Khảo sát một số loại cảm biến nhiệt độ online tiêu biểu có trên thị trường52
Bảng 3.16 Thông.số kĩ thuật Ardunio .......................................................................... 55

16
MỞ ĐẦU

1.Đặt vấn đề
Trong môi trường nuôi tôm, thức ăn chủ yếu cho tôm là thức ăn công nghiệp có chứa
nhiều protein nhằm giúp tôm thúc đẩy sinh trưởng của tôm. Nhờ protein nên quá trình
phát triển của tôm chuyển hóa năng lượng cho quá trình sống. Từ đó trong quá trình
phát nuôi tôm, tôm sẽ thải ra nhiều chất thải như amonia trong nước. Bên cạnh đó còn
có thức ăn dư thừa mà tôm không tiêu thụ hết và còn có phân tôm, xác tảo…sẽ gây ra
ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng đến tôm

Hiện nay đa số người nuôi tôm cho sử dụng máy cho ăn tự động và tính toán chính
xác lượng thức ăn phù hợp cho đàn tôm, nhưng còn thức ăn dư thừa mà tôm không
tiêu thụ hết sẽ bị hòa tan vào trong nước.

Mặc dù phương pháp thay nước để nhằm giảm lượng amonia và nitrie tích tụ trong
nước , nhưng nếu phương pháp ấy không có cách xử lý thích hợp vào hệ thống để xử
lý nước thải quá trình thay nước cho tôm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường nuôi tôm.

2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Quản lí giám sát môi trường nuôi tôm dựa trên giám sát công nghệ tự động

-Nâng cao hiệu quả và thúc đẩy ứng dụng công nghệ đáp ứng nhu cầu nuôi tôm đạt
hiểu quả cao

-Đánh giá chất lượng môi trường nuôi tôm

-Đánh giá kết quả phù hợp các điều kiện sống đối với môi trường nuôi tôm

-Cảnh cáo sớm các hiện tượng gây ô nhiễm nguồn nước

17
CHƯƠNG 1 GIỚI THIÊU TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi tôm (phổ biến nhất là tôm sú và tôm thẻ
chân trắng) tại Đồng bằng sông Cửu Long đã có những bước phát triển rất nhanh cả
về diện tích lẫn qui mô, đây là ngành đang chiếm tỉ trọng cao trong suất khẩu .
Tuy nhiên, người nuôi đang đối diện với rất nhiều khó khăn từ khâu chọn giống
đến khâu chăm sóc. Trong đó, khó khăn nổi bật nhất là khâu giám sát các yếu
tố môi trường của ao nuôi (pH, nhiệt độ, độ mặn, độ trong, nồng độ oxy, khí
HNH3,…vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của con tôm.

Trên thực tế, để xác định các yếu tố môi trường trong ao nuôi người nuôi cần phải trực
tiếp đến ao để đo đạc, lấy mẫu về phân tích. Công việc này được thực hiện một cách
thủ công, không liên tục, dụng cụ đo không đảm bảo chất lượng theo thời gian nên độ
tin cậy chưa cao. Điều này dẫn tới các yếu tố môi trường chưa được giám sát một cách
hiệu quả. Kết quả là công việc giám sát thường chỉ được thực hiện khi ao nuôi có các
biểu hiện bất thường xảy ra một cách rõ rệt dẫn đến việc xử lý môi trường nuôi
thường là rất phức tạp và tốn kém, đôi khi không thành công.

1.2 Hiện trạng môi trường hiện nay

Trong những năm gần đây, tình trạng môi trường nuôi tôm diễn biến xấu ở các tỉnh
trên cả nước gây ra nhiều thiệt hại lớn cho người dân về kinh tế. Môi trường thủy sản
đang gặp nhiều rắc rối như ô nhiễm nguồn nước do các chất thải bắt nguồn chủ yếu ở
các khu thành phố, dân cư, khu công nghiệp, nông nghiệp…do đó khiến cho hoạt
động nuôi trồng thủy sản diễn ra vô cùng nghiêm trọng.

Trên cả nước, đã có nhiều nơi gặp các trường hợp tôm nuôi chết hàng loạt, gây thiệt
hại kinh tế cho ngành thủy sản. Hầu hết do ô nhiễm môi trường nước từ rác thải công
nghiệp và sinh hoạt của người dân.Bên cạnh đó việc xử lý chất thải từ khu công
nghiệp cũng xả ra nhiều chất độc hại khiến cho ảnh hưởng đến đời sống người dân.

18
1.3 Hệ thống quan trắc môi trường nước

Hệ thống quan trắc môi trường là hệ thống theo dõi, kiểm tra chất lượng nước, cung
cấp thông tin số liệu chính xác để giúp góp phần phục vụ quản lí và bảo vệ môi trường
nước.

Là một trong những phương pháp quan trọng để báo cáo hiện trạng môi trường
thường xuyên để có giải pháp xử lí vấn đề môi trường.

1.4 Tổng quan hệ thống

Dựa trên ý tưởng ban đầu, hệ thống được xây dựng và phát triển theo hướng bán tự
động, cùng với sự kết hợp giữa kinh nghiệm thực tế của người nuôi trồng thủy sản và
khoa học công nghệ hiện có, nhằm tạo ra một sản phẩm dễ sử dụng với người dùng

Lợi ích mang lại:


 Nâng cao nền kinh tế cho doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản
 Giúp cho người nuôi trồng thủy sản phương tiện giám sát các thông số môi
trường nước, giảm rủi ro, góp phần làm tăng chất lượng thành phẩm sau sản
xuất.
 Cảnh báo cho người nuôi về các dữ liệu vượt quá tiêu chuẩn về môi trường
nước qua smartphone
 Cung cấp dữ liệu nguồn nước cho khách hàng, phục vụ xuất khẩu

1.5 Sơ đồ quy trình thực hiện quan trắc môi trường nước

19
Xác định mục tiêu

Chọn nơi lấy mẫu Chọn thông số môi trường Thời gian

Phương pháp bảo quản và phân tích mẫu

Dụng cụ /Thiết bị đo

Ghi chép số liệu

Xử lí số liệu

Trình bày số liệu và báo


cáo
1.6 Ý nghĩa quan trắc môi trường trong việc nuôi trồng thủy sản

Việc quan trắc môi trường nuôi trồng nước nuôi tôm nhằm cung cấp các thông tin,tình
hình vùng nuôi trồng thuỷ sản . Đây cũng là cơ sở dữ liệu làm căn cứ giúp cơ quan
quản lý nắm bắt dữ liệu thông tin nhanh chóng.

Cung cấp thông tin diễn biến môi trường từng khu vực nuôi để có thể lên các phương
pháp phòng tránh những tác hại do sự ô nhiễm môi trường.

Kết quả quan trắc môi trường để giúp cơ sở đánh giá tác động của môi trường xung
quanh đến quá trình nuôi trồng.

Đóng góp tích cực cho phát triển cho nền kinh thế nông nghiệp

Quan trắc môi trường còn giúp người nuôi chủ động trong công tác quản lý chất lượng
nước trong ao nuôi và phòng ngừa dịch bệnh có hiệu quả.

20
1.7 Chỉ số đo môi trường nước đúng tiêu chuẩn cho việc nuôi trồng thủy sản

 Nhiệt độ nước
 Độ pH
 Phần trăm oxy hòa tan (%DO)
 Thông số độ oxy hóa (ORP)

1.8 Chỉ số tiêu chuẩn môi trường điều kiện sống cho hồ nuôi tôm

 Nhiệt độ nuôi tôm từ 28 độ C- 30 độ C


 Tiêu chuẩn độ pH cho việc nuôi tôm dao động trong khoảng từ 7,5 – 8,5
 Phần trăm bão hòa oxy hòa tan từ 60% trở lên
 Chỉ số ORP trong môi trường nuôi tôm từ +150mV đến +250mV

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Thiết bị đo nồng độ PH

2.1.1 pH là gì?

pH chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch.

pH   log10  H  

Trong đó, [H+] biểu thị độ hoạt động của các ion H+, được đo theo đơn vị mol trên lít.
Trong các dung dịch loãng như nước sông suối thì độ hoạt động xấp xỉ bằng nồng độ
của H+. Các dung dịch có tính axit thì độ pH nhỏ hơn 7, còn tính kiềm thì giá trị pH
lớn hơn 7.

2.1.2 Độ pH trong tự nhiên

Trong tự nhiên, độ pH của nước phụ thuộc vào thời tiết, hoạt động sinh hoạt sản xuất
của con người. Nước trong tự nhiên thường có độ pH nằm từ 7 đến 9. Nước mưa vì
bão hòa với CO2 (Carbon Dioxide) sẽ nằm khoảng 5,6. Nếu pH nước mưa mà thấp
hơn do có sự ô nhiễm không khí.

21
Độ pH của nước mà rất thấp hoặc rất cao có thể là dấu hiệu ô nhiễm kim loại và hóa
học nặng. Nước có độ Ph lớn hơn 7 là nước có tính kiềm có mùi hoặc vị khó chịu, và
có thể làm hư hại đường ống và các thiết bị dẫn nước. Nước có độ pH dưới 6,5 là
nước có tính axit là nước có nhiều khả năng nhiễm các chất độc hại gây ảnh hưởng tới
sức khỏe.

Hầu hết các loại động vật thủy sản có độ pH lý tưởng từ 6 đến 8 độ pH.

2.2 Thiết bị đo ORP

2.2.1 ORP là gì?

Oxygen Reduction Potential (viết tắt dưới dạng là ORP) là chỉ số oxy hóa khử trong
nước có khả năng khử của nước đối với các chất oxy hóa. Có nghĩa là nhận thêm hoặc
cho đi các điện tích cho các chất oxy hóa trong nước. ORP có giá trị âm (-) hoặc
dương (+) có đơn vị là mV.

Chỉ số ORP và độ pH của nước là 02 chỉ tiêu quan trọng trong việc xác định chất
lượng nước. 02 chỉ số ORP và pH cũng có sự liên quan chặt chẽ đến nhau:
 ORP của nước âm có nghĩa là nước có tính khử, giá trị pH của nước trong
trường hợp này sẽ cao, nước có tính kiềm.
 ORP của nước dương, nghĩa là nước có tính oxy hóa cao và giá trị pH của nước
khi đó thấp - có tính axit.

2.2.2 ORP-Một chỉ dẫn quan trọng của điều kiện môi trường ao nuôi tôm

Khi hoạt động dưới ao nuôi diễn ra liên tục, môi trường dưới đáy áo sẽ đi xuống bởi
có sự tích lũy các chất hữu cơ. Sự tích lũy của các vật chất thải ấy sẽ là môi trường
thuận lợi cho các vi sinh vật, vi khuẩn khác. Các vi khuẩn này tiêu thụ một số lượng
oxi và qua đó gây thiếu khí ở dưới bùn đáy của ao tôm.

22
Hình 2.1 Hình ảnh minh họa ô nhiễm môi trường nước bởi chất thải

Ao tôm nuôi chiếm phần lớn là ao đất nên bùn đáy ao có một vai trò rất quan trọng
trong môi trường ao tôm. Vì tôm và một số sinh vật sống ở đáy dành nhiều thời gian
nằm ở giữa nước và đất. Do đó, có sự thay đổi gì trong ao tôm có thể ảnh hưởng tới
điều kiện sống của tôm, gia tăng rủi ro bệnh do vi khuẩn. thành phần bùn đáy là một
yếu tố rất quan trọng góp phần cho việc thiết lập đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho tôm.
Cùng với đó, các vật chất hữu cơ và các chất thải từ nuôi tôm tích lũy ở đáy ao tôm
cũng có thể làm giảm chất lượng nước ao.

Sự suy giảm của về môi trường sống cũng như biến động môi trường có thể dẫn đến
căng thẳng cho vật nuôi, chính xác là đang làm giảm hệ miễn dịch của vật nuôi. Phần
lớn các nghiên cứu đến môi trường sống và chất lượng nước chỉ ra như của oxi, nhiệt
độ, pH, độ mặn mà đã bỏ qua yếu tố ORP. ORP có vai trò chỉ số cảnh báo về nguyên
nhân chính gây tôm chết hàng loạt do virus và vi khuẩn với chất đáy gây ra.

23
Hình 2.2 Hình ảnh minh họa chất lượng nước giảm khiến tôm chết hàng loạt

Trình độ thâm canh và thời gian sử dụng ao quyết định chất lượng môi trường trong
hệ thông nuôi tôm. Mật độ tôm càng cao sẽ dẫn tới lượng chất thải từ thức ăn thừa,
phân tôm và các sản phẩm trong quá trình nuôi cuối cũng sẽ tích lũy ở dưới đáy ao, sẽ
làm giảm chất lượng nước và đáy bùn. Ngoài ảnh hưởng của sự tích lũy chất thải ở
đáy, chất thải từ thức ăn dư thừa cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của các tác nhân gây
bệnh và gia tăng nguy cơ bùng phát bệnh cho tôm.

Vì vậy, sử dụng ORP để đánh giá chất lượng môi trường là phương pháp tối ưu nhất.
Làm ngăn ngừa suy giảm chất lượng và môi trường sống của tôm nuôi, chỉ số ORP
dao động +150 mV đến +250 mV là tiêu chuẩn phù hợp nuôi tôm, ORP ở mức -206
mV làm giảm tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất.

2.3 Thiết bị đo oxy hòa tan

2.3.1 Độ oxy hòa tan là gì?

Là độ oxy không bao gồm bởi hợp chất hay các chất lỏng khác trong nước. Độ oxy
hòa tan là một thông số vô cùng quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường trong
nước. Hầu hết độ oxy hòa tan( còn được gọi là DO, Dissolved Oxygen) thường được
tạo ra bởi sự hòa tan không khí trong nước và một lượng nhỏ do sự quang hợp của
tảo… Nếu mức độ oxy không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với các sinh vật sống
trong môi trường nước

24
2.3.2 Tầm quan trọng của oxy hòa tan

Tất cả các loài động vật sống trên cạn hay dưới nước cũng cần oxy để sống. Khi nước
đi qua mang cá những bọt oxy rất nhỏ ở trong nước rồi sẽ đi từ nước vào máu của
chúng để duy trì sự sống. Khí oxy khuếch tán vào trong nước thướng rất thấp để duy
trì sự sống cho các loài thủy sản sống dưới nước. Các loài thực vật ở dưới nước hoặc
như các loài tảo cũng rất cần oxy cho sự phát triển của chúng.

2.3.3 Phần trăm bão hòa oxy hòa tan

Trong môi trường nước không có sự phân tầng của oxy, ở trong không khí oxy hòa tàn
ở mức bão hòa là 100%.
Ở vùng có nước mặn có độ oxy hòa tan ít hơn khoảng 20% so với nước ngọt. Đó là lý
do mà oxy hòa tan giảm khi độ mặn tăng.
Ở vùng nước ngọt, độ oxy hòa tan có thể chứa nhiều hơn. Độ bão hòa không khí giảm
đi 10% cho mỗi mét tăng độ sâu. Nếu độ oxy hoa tan ở mức bão hòa không khí là
100% ở bề mặt nước, thì độ oxy ở độ bão hòa không khí mức 70% ba mét dưới bề mặt
nước.
Tóm lại nước ngọt lạnh hơn có khả năng giữu nồng độ oxy cao hơn, còn nước mặn ấm
có độ bão hòa không khí 100% có nồng độ oxy thấp hơn.
Theo một số tài liệu thì chỉ số phần bão hòa oxy phù hợp cho mọi loài thủy sản trên
mức 60%.

2.4 Cảm biến nhiệt độ

Có 3 phương pháp cơ bản để đo nhiệt độ là phương pháp cặp nhiệt độ, phương pháp
điện trở nhiệt và phương pháp hồng ngoại.

2.4.1 Phương pháp cặp nhiệt độ

Cấu tạo gồm hai thành phần , đó là:

-Đầu dây nóng (đầu đo)

-Đầu lạnh(đầu chuẩn)

Khi có sự chênh lệch nhiệt độ của hai đầu sẽ phát sinh nhiệt điện động tại đầu lạnh
nên cần điều chỉnh nhiệt độ đầu lạnh sao cho phù hợp(tùy vào chất liệu).
25
Hình 2.3Minh họa cặp nhiệt độ

2.4.2 Phương pháp điện trở nhiệt

Cách để thiết bị nhiệt điện trở hoạt động là dựa vào nguyên lý hoạt động của nó, khi
nhiệt độ tăng thì điện trở kim loại tăng.Có nghĩa là nhiệt độ môi trường bên ngoài thay
đổi thì điện trở nhiệt cũng thay đổi theo.Vì vậy người ta dùng nó để đo được số liệu
nhiệt độ do giá trị điện trở đưa ra.

Hình 2.4 Minh họa điện trở nhiệt

2.4.3 Phương pháp hồng ngoại

Phương pháp này sử dụng camera hồng ngoại, đo bức xạ nhiệt của vật thể từ đó nội
suy ra nhiệt độ của vật thể.

26
Hình 2.5 : Hình ảnh minh họa camera hồng ngoại

27
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

3.1 Sợ đồ khối

Khối nguồn Cloud /


Blynk web

Khối đo cảm biến Khối vi điều


khiển trung tâm
(arduino,
nodemcu
esp82666)
Khối hiện thị
(smart phone)
OR
TO PH DO
P BlynkIO IOT

Hình 3.1 Sơ đồ khối hệ thống quan trắc môi trường nước

3.2 Khối cảm biến

3.2.1 Cảm biến đo pH

Bảng 3.1 Các cảm biến pH trên thị trường

STT Tên hình minh họa Các thông số Giá

1 - Xuất sứ: Mỹ 1.715.000Đ

- Tín hiệu truyền về:


Analog

- PH: 0 -14PH

- Nhiệt độ: 0-90 0C.


PH Atlas-scientific
- Độ chính xác: 0.02PH (25
0
C)

28
2 - Thang đo: 0-14 pH 6.204.000Đ

-Thân: PVDF

-Nhiệt độ: 0-80°C

-Áp suất tối đa: 6 bar


PH HI6100410 của hãng HANA

3 -Tín hiệu truyền về: 1.184.000Đ


Analog

- PH: 0-14PH

-Nhiệt độ đo: 0-60 0C.

-Độ chính xác:0.1PH (25


Cảm Biến Đo Độ pH China 0
C)

4 - Dải đo pH: 0~14Ph 3.300.000Đ

- Áp suất :0.6Mpa

- Conductivity:

~20000us/cm

- ORP: -1500mv ~

Cảm biến PH của Farmtech +1500mv

- Nhiệt độ: 0~80 độ C

Đ Đặc điểm chung các cảm biến này đều dùng điện cực thủy tinh, không thể ngâm lâu
dưới nước và cần phải vệ sinh đầu dò. Do vậy tác giả nhận thấy, nếu ta xử lý được yếu
tố điện cực không phải ngâm lâu dưới nước bằng cách khi đo xong dùng hệ truyền
động đưa điện cực lên trên mặn nước và rửa sạch đầu do là có thể sử dụng tốt cho tất
cả các loại. Vậy xét về góc độ hiệu quả kinh tế nhóm đã chọn loại điện cực PH Atlas-
scientific có chi phí phù hợp, ngõ ra số, độ chính xác cao, tiện sử dụng cho đề tài này.

29
Hình 3.2 Cảm biến/ máy đo pH

Máy đo/ sensor pH Atlas Scientific Gravity Analog là một giải pháp chi phí thấp được
thiết kế đặc biệt cho sinh viên.

 Kích thước cảm biến thiết bị đo pH

Hình 3.3 Kích thước cảm biến pH

Hình 3.4 Kích thước cảm biến pH

Sự tiêu thụ năng lượng của PH Sensor:


30
Năng lượng 5V tiêu thụ 3mA

Năng lượng 3.3V tiêu thụ 3mA

Bảng 3.2 Thông số chịu tải của thiết bị

Hình 3.5 Các chân kết nối của Sensor

 Chuyển đổi tín hiệu thành pH

Cảm biến/Máy đo Atlas Scientific Gravity Analog sẽ tạo điện áp từ 3,00V đến 0,265V

Phương trình chuyển đổi điện áp thành pH:

pH = (-5,6548 * voltage) + 15,509

Bảng 3.3 Dung sai

Độ pH Volt
0 2.745

1 2.570

2 2.390

31
3 2.210

4 2.030

5 1.855

6 1.680

7 1.500

8 1.330

9 1.155

10 0.975

11 0.800

12 0.620

13 0.445

 Cách sử dụng phần mềm arduino kết nối với cảm biến pH

Sử dụng phần mềm arduino. Có thể thực hiện hiệu chuẩn một, hai hoặc ba điểm. Quy
trình hiệu chuẩn yêu cầu bộ đệm hiệu chuẩn pH tiêu chuẩn (pH 4, 7 và 10). Có thể sử
dụng bất kỳ thương hiệu đệm hiệu chuẩn chất lượng pH nào.

Hình 3.6 Hình ảnh arduino kết nối với cảm biến pH

32
Bảng 3.4 Thông số đầu dò pH

Hình 3.7 Hình ảnh kích thước que đo

Hình 3.8 Thành phần đầu dò pH

33
Đầu dò pH này có thể được ngâm hoàn toàn trong nước ngọt hoặc nước mặn, cho đến
đầu nối SMA

Các ứng dụng thí nghiệm tiêu biểu như ao hồ, các nơi sản xuất bia rượu, các mẫu có
chưa kim loại nặng, khu nuôi thủy sản,…

Nguyên tắc hoạt động:

Một đầu dò pH (tiềm năng của Hydro) đo hoạt động của ion hydro trong chất lỏng.

Ở đầu của một đầu dò pH là một màng thủy tinh. Màng thủy tinh này cho phép các ion
hydro từ chất lỏng được đo tan vào lớp ngoài của thủy tinh, trong khi các ion lớn hơn
vẫn còn trong dung dịch. Sự khác biệt về nồng độ của các ion hydro (bên ngoài đầu dò
so với bên trong đầu dò) tạo ra một dòng điện RẤT nhỏ. Dòng điện này tỷ lệ với nồng
độ của các ion hydro trong chất lỏng được đo.

Hình 3.9 Nguyên tắc hoạt động của đầu dò pH

Điện cực pH là một thiết bị thụ động phát hiện dòng điện được tạo ra từ hoạt động của
ion hydro. Dòng điện này (có thể dương hoặc âm) rất yếu và không thể phát hiện được
bằng đồng hồ vạn năng hoặc bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang kỹ thuật số. Tín
hiệu điện yếu này có thể dễ dàng bị gián đoạn và cần chú ý chỉ sử dụng các đầu nối và
cáp thích hợp.

Dòng điện được tạo ra từ hoạt động của ion hydro là nghịch đảo của hoạt động đó và
có thể được dự đoán bằng cách sử dụng phương trình sau:

RT 2,303RT
E  E0  ln( H  )  E 0  pH
F F
Trong đó R là hằng số khí lý tưởng.
34
T là nhiệt độ tính bằng Kelvin.

F là hằng số Faraday.

Bởi vì đầu dò pH là một thiết bị thụ động, nó có thể nhận điện áp được truyền qua
dung dịch được đo. Điều này sẽ dẫn đến kết quả đọc không chính xác và sẽ từ từ làm
hỏng đầu dò pH theo thời gian. Trong trường hợp này, cần phải cách ly thích hợp.

Hình 3.10 Thành phần bên trong đầu đo pH

 Cách sử dụng que đo

Các đầu dò pH phải luôn ẩm ướt và không được để khô, đây là lý do tại sao mỗi đầu
dò pH được vận chuyển trong một chai làm bằng nhựa có chứa dung dịch bảo quản
đầu dò pH. Đầu dò nên vẫn còn trong chai cho đến khi nó được sử dụng.

Nếu đầu dò không được sử dụng thường xuyên, nên lưu lại chai và dung dịch của nó
và cất đầu dò bên trong.

Để lấy chai soaker ra khỏi đầu dò, giữ chai soaker bằng nắp và xoay chai cho đến khi
tách khỏi nắp; Sau đó trượt nắp ra.

35
Hình 3.11 Cách lấy chao soaker ra khỏi đầu dò

Trong quá trình vận chuyển, bong bóng khí trong thân đầu dò có thể di chuyển vào
khu vực bóng đèn. Nếu thấy bong bóng trong khu vực bóng đèn, hãy giữ đầu dò bằng
nắp trên của nó và lắc xuống như khi thực hiện với nhiệt kế lâm sàng.

Hình 3.12 Cách lấy mẫu trên đầu dò

Khuấy mạnh đầu dò trong mẫu, dung dịch hiệu chuẩn hoặc dung dịch tráng.
Hành động này sẽ mang lại giải pháp cho bề mặt đầu dò nhanh hơn và cải thiện tốc độ
phản hồi.

Làm sạch đầu dò

Lớp phủ của bầu pH có thể dẫn đến các kết quả đọc sai bao gồm cả khoảng thời gian
ngắn (độ dốc). Loại lớp phủ sẽ quyết định kỹ thuật làm sạch. Các lớp phủ mềm có thể
được loại bỏ bằng cách khuấy mạnh hoặc sử dụng bình phun. Hóa chất hữu cơ, hoặc
lớp phủ cứng, nên được loại bỏ hóa học bằng cách sử dụng dung dịch tẩy nhẹ. Nếu

36
quá trình làm sạch không khôi phục được hiệu suất, có thể thử sửa chữa lại. Không sử
dụng bàn chải hoặc vật liệu mài mòn trên đầu dò pH.

Bởi vì mỗi trường hợp sử dụng là khác nhau, không có lịch trình nào được thiết lập để
hiệu chuẩn lại.

Nếu đang sử dụng đầu dò của mình trong bể cá, hệ thống thủy canh hoặc bất kỳ môi
trường nào có nồng độ axit và bazơ thường yếu, chỉ cần hiệu chỉnh lại đầu dò của
mình mỗi năm một lần trong hai năm đầu tiên. Sau đó cứ sáu tháng một lần lau dọn.

Nếu đang sử dụng đầu dò pH trong sản xuất hóa chất theo lô, quy trình công nghiệp
hoặc trong dung dịch được biết là có axit và bazơ mạnh, thì việc hiệu chỉnh nên được
thực hiện hàng tháng hoặc trong trường hợp nghiêm trọng sau mỗi lô.

3.2.2 Cảm biến đo ORP

Bảng 3.5 Các cảm biến ORP được bán trên thị trường

STT Tên hình minh họa Các thông số Giá

-Dải đo: +/-2000


mV
-Chất liệu mối nối:
Ryton
1 4.329.600Đ
-Chất liệu điện cực:
HDPE
-Nhiệt độ: 0-100⁰C
Cảm biến ORP SENSOREX S271CD
- Kết nối: BNC

-Dải đo: +/-1100


mV
2 -Kết nối: Analog 1.974.000Đ
-Nhiệt độ: 0-60⁰C
-Chất liệu: PVC
Cảm biến ORP AtlasScientific

37
-Dải đo: +/-2000
mV
-Nhiệt độ: 0-60⁰C

-Ngõ ra: RS485 , 4


3 – 20mA 6.000.000Đ

-Chất liệu: PPS,


ABS
Cảm biến đầu dò đo độ Oxy hóa khử ORP
ES-ORP-WT-01

-Dải đo:+/-2000
mV
4 -Nhiệt độ: 5-70⁰C 2.588.000Đ
-Kết nối: Analog
- Chất liệu: BNC
Cảm biến đo chỉ số ORP của hãng
DFRobot

Đặc điểm chung các cảm biến này đều dùng điện cực thủy tinh, không thể ngâm lâu
dưới nước và cần phải vệ sinh đầu dò. Do vậy tác giả nhận thấy, nếu ta xử lý được yếu
tố điện cực không phải ngâm lâu dưới nước bằng cách khi đo xong dùng hệ truyền
động đưa điện cực lên trên mặn nước và rửa sạch đầu do là có thể sử dụng tốt cho tất
cả các loại. Vậy xét về góc độ hiệu quả kinh tế nhóm đã chọn loại điện cực ORP
Atlas-scientific có chi phí phù hợp, ngõ ra số, độ chính xác cao, tiện sử dụng cho đề
tài này.

38
Hình 3.13 Hình ảnh bộ cảm biến ORP

 Kích thước cảm biến thiết bị đo ORP

Hình 3.14 Kích thước cảm biến ORP

Hình 3.15 Kích thước sensor

39
Bảng 3.6 Thông số chịu tải của thiết bị

Hình 3.16 Các chân kết nối của sensor

 Phương trình chuyển đổi thành ORP

ORP=(voltage-1500mV)

Bảng 3.7 Chuyển đổi phương trình ORP

ORP Vôn

+1500mV 3.0V

225mV 1.725V

0mV 1.5V

-1500mV 0V

40
Sử dụng arduino,hiệu chuẩn một điểm có thể được thực hiện. Quy trình hiệu chuẩn
yêu cầu bộ đệm hiệu chuẩn 225mV tiêu chuẩn. Có thể sử dụng bất kỳ thương hiệu bộ
đệm hiệu chuẩn chất lượng ORP nào.

 Đầu dò ORP

Bảng 3.8 Bảng đầu dò ORP

Đơn vị đọc ORP ORP

Phạm vi -1100mV - 1100mV

Độ chính xác +/- 1.1mV

Thời gian đáp ứng 95% trong 1 giây

Phạm vi nhiệt độ 1-60°C

Áp lực tối đa 50 PSI

Độ sâu tối đa 35m (114 Ft)

Chiều dài cáp 1 mét

Cảm biến nhiệt độ trong

Thời gian trước khi chuẩn bị lại 3 tháng

Tuổi thọ 12-18 tháng

41
Hình 3.17 Kích thước đầu dò

Bảng 3.9 Thông số kĩ thuật

Độ sâu tối đa Chiều dài cáp Trọng lượng Tốc độ phản hồi Kích thước

35m 1 mét 49 gram 95% /1 giây 12mm x 150.6mm

Hình 3.18 Thành phần đầu dò

Đầu dò ORP này có thể được ngâm hoàn toàn trong nước ngọt hoặc nước mặn, cho
đến đầu nối vô thời hạn.

42
Các ứng dụng tiêu biểu:
 Sử dụng trong phòng thí nghiệm tiêu chuẩn.
 Sử dụng tại hiện trường, đất, ao, hồ nuôi thủy sản các mẫu có chứa kim loại
nặng, thủy canh / aquaponics, sản xuất bia, rượu, rượu và thực phẩm.

Cách sử dụng que đo


 ORP là viết tắt của thế oxy hóa / khử. Quá trình oxy hóa là sự mất electron và
sự khử là sự thu được electron. Đầu ra của đầu dò được biểu diễn bằng milivôn và có
thể là dương hoặc âm.
 Giống như một đầu dò pH đo hoạt động của ion hydro trong chất lỏng; một đầu
dò ORP đo hoạt động của điện tử trong chất lỏng. Các số đọc ORP biểu thị mức độ
mạnh mẽ của các electron được chuyển đến hoặc từ các chất trong chất lỏng. Hãy nhớ
rằng các số đọc không chỉ ra số lượng điện tử có sẵn để chuyển giao.

Làm sạch đầu dò

Việc phủ bóng đèn ORP có thể dẫn đến sai số đọc bao gồm cả khoảng thời gian ngắn.
Loại lớp phủ sẽ quyết định kỹ thuật làm sạch. Các lớp phủ mềm có thể được loại bỏ
bằng cách khuấy mạnh hoặc sử dụng bình phun. Hóa chất hữu cơ, hoặc lớp phủ cứng,
nên được loại bỏ về mặt hóa học. Dung dịch tẩy nhẹ hoặc thậm chí là dung dịch axit
clohydric (HCl) 5 - 10% ngâm trong vài phút thường làm mất nhiều lớp sơn. Không
sử dụng vật liệu mài mòn trên đầu dò ORP này.

3.2.3 Cảm biến đo nồng độ OXY hoà tan

Bảng 3.10 Khảo sát một số loại sensor DO có trên thị trường

STT Tên hình mình họa Thông số Giá

1 -Dải đo: 0-20 mg/l 4.550.000Đ

-Kết nối: Analog

-Nguồn: 3.3-5.5V

-Cable kết nối: BNC

43
Cảm biến DO đo lượng Oxy hòa
tan của DFRobot
2 - Dải đo oxy hòa tan: 3.572.000Đ
0~100%
- Đầu ra: Digital, sai
số +- 0.05mg/L
- Chất liệu điện cực:
Polytetra-
fluoroethylene
membrane
Cảm biến DO của ATlas-Scientific
- Nhiệt độ: 0~50⁰ C
- Nguồn cung cấp:
3~5VDC
3 -Thang đo DO: 0.00- 31.540.000Đ
20.00 mg/L
-Thân: Thép không
gỉ
-Nhiệt độ: 0-50°C
-Áp suất tối đa: 6 bar
Cảm biến DO Lumin-S của hãng
SENSOREX -Áp cung cấp 12V
4 - Dải đo DO: 4.200.000Đ
0~20mg/L
- Áp suất : 7.5bar
- Nhiệt độ: 0~50 độ
C
Cảm biến HI76410 của HANA

Đặc điểm chung là hầu hết các cảm biến này đều dùng điện cực màng phủ vật liệu
tổng hợp (dạng nhựa hỗn hợp), không thể ngâm lâu dưới nước và cần phải vệ sinh đầu
dò sau mỗi lần đo.

44
Do vậy nhóm nhận thấy, nếu ta xử lý được yếu tố điện cực không phải ngâm lâu dưới
nước bằng cách khi đo xong dùng hệ truyền động đưa điện cực lên trên mặn nước và
rửa sạch đầu do là có thể sử dụng tốt cho tất cả các loại.

Vậy xét về góc độ hiệu quả kinh tế nhóm tác giả chọn loại điện cực DO của hảng
AtlasScientific có chi phí phù hợp với ngõ ra tích hợp số, sử dụng tốt cho đề tài.

Hình 3.19 Hình bộ sensor DO của AtlasScientific

 Kích thước sensor DO

Hình 3.20 Kích thước sensor DO

45
Hình 3.21 Kích thước cảm biến

Bảng 3.11 Thông số chịu tải thiết bị đo oxy

Thấp Bình thường Cao


Nhiệt độ bảo quản -65°C 125°C
Nhiệt độ hoạt động -40°C 25°C 50°C
VCC 3.3V 5V 5.5V

Nguyên tắc hoạt động


 Thiết bị cảm biến đo Analog Gravity ™ cung cấp cho kỹ sư điện một giải pháp
chi phí thấp cho các phép đo truyền thống đắt tiền. Thiết bị này cho phép kỹ sư truy
cập vào giao diện người dùng tương tự (AFE) của công nghệ cảm biến Oxy hòa tan
Atlas Scientics mà không phải trả thêm chi phí đi kèm với xử lý toán học phức tạp.
 Máy đo Oxy hòa tan Analog Gravity ™ đã được thiết kế đặc biệt để đọc điện
áp phát ra từ đầu dò DO điện mà không làm hỏng đầu dò; điều này được thực hiện
thông qua sự kết hợp của các sự kiện đọc và sạc trở kháng cao. Nơi một điện áp được
đọc từ đầu dò, và sau đó một điện áp được gửi đến đầu dò. Quá trình qua lại này kéo
dài đáng kể tuổi thọ của đầu dò từ vài tháng đến vài năm.
 Một đầu dò oxy hòa tan bằng điện bao gồm một màng PTFE, một cực dương
được ngâm trong chất điện phân và một cực âm. Các phân tử oxy thoát ra qua màng
của đầu dò với tốc độ không đổi (không có màng thì phản ứng xảy ra nhanh chóng).

Khi các phân tử oxy đã vượt qua màng, chúng sẽ bị khử ở cực âm và một điện thế nhỏ
được tạo ra. Nếu không có phân tử oxy nào, đầu dò sẽ xuất ra 0 mV. Khi ôxy tăng lên,
do đó, mV đầu ra từ đầu dò. Mỗi đầu dò sẽ tạo ra một điện áp khác nhau khi có oxy.

46
Oxy hòa tan được biểu thị theo 2 cách:
 Phần trăm bão hòa (% Sat)
 Miligam trên lít (mg/L)

Hình 3.22 Nguyên tắc hoạt động

Phần trăm bão hòa:


 Một đầu dò DO đọc áp suất riêng phần của oxy. Sử dụng phương pháp độ bão
hòa phần trăm, chúng ta có thể so sánh áp suất riêng phần của oxy trong khí quyển với
áp suất riêng phần của oxy trong nước và thu được một số thông tin về sự hiện diện
của nó trong nước.
 Bởi vì một đầu dò oxy hòa tan chỉ có thể đọc áp suất riêng phần của oxy, chúng
tôi không thể xác định chính xác hàm lượng O2 bằng phương pháp này. Tuy nhiên,
chúng ta có thể xác định rõ ràng sự hiện diện và áp suất riêng phần của nó.

Hình 3.23 Độ bão hòa

Chuyển đổi tín hiệu tương tự thành độ bão hòa phần trăm

47
Mỗi đầu dò oxy hòa tan sẽ tạo ra một điện áp hơi khác nhau. Đầu dò oxy hòa tan
galvanic của Atlas Scientic đầu ra ~40-60mV trong không khí.

Điện áp tương tự đến chân A là điện áp từ đầu dò + độ lợi 11x.

Điều này có nghĩa là điện áp tương tự đọc trên chân A là điện áp từ đầu dò x11.

Bảng 3.12 Đầu ra của que đo và cảm biến:

Đầu ra thăm dò Đầu ra chân A


1mV 11mV
42mV 462mV
12,63mV 138,93mV

Hình 3.24 Chân kết nối của cảm biến oxy

 Đầu dò DO

Bảng 3.13 Thông số đầu dò DO

Đơn vị Độ oxy hòa tan

Phạm vi 1-50 mg/L

Độ chính xác +-0.2 mg/L

Thời gian đáp ứng ~0,5mg/L/s

Phạm vi nhiệt độ 1-50°C

Áp lực tối đa 689 kPa (100PSI)

Độ sâu tối đa 70m (230ft)

48
Kết nối Dây SMA

Thời gian hiệu chuẩn lại ~6 tháng

Tuổi thọ 2,5 năm

Bảo trì ~6 tháng


Độ sâu tối đa 70m (230ft)
Chiều dài cáp 45cm
Trọng lượng 52 gram
Tốc độ phản hồi ~0,5 mg/L/s
Kích thước 12mm x 89mm
Loại màng chất PTFE

Bảng 3.14 Thông số kích thước tiêu chuẩn của đầu dò:

Độ sâu tối đa 70m (230ft)


Chiều dài cáp 45cm
Trọng lượng 52 gram
Tốc độ phản hồi ~0,5 mg/L/s
Kích thước 12mm x 89mm
Loại màng chất PTFE

Hình 3.25 Thành phần đầu dò

Đầu dò Oxy hòa tan mini này có thể được ngâm hoàn toàn trong nước ngọt hoặc nước
mặn, cho đến đầu nối SMA vô thời hạn.

49
Các ứng dựng tiêu biểu:

-Sử dụng trong phòng thí nghiệm tiêu chuẩn

-Sử dụng thực địa

-Thủy canh

-Nuôi cá

-Làm rượu

Giám sát môi trường

Một đầu dò oxy hòa tan bằng điện bao gồm một màng PTFE, một cực dương được
ngâm trong chất điện phân và một cực âm. Các phân tử oxy thoát ra qua màng của đầu
dò với tốc độ không đổi (không có màng thì phản ứng xảy ra nhanh chóng). Khi các
phân tử oxy đã vượt qua màng, chúng sẽ bị khử ở cực âm và một điện thế nhỏ được
tạo ra. Nếu không có phân tử oxy nào, đầu dò sẽ xuất ra 0 mV. Khi ôxy tăng lên, do
đó, mV đầu ra từ đầu dò. Mỗi đầu dò sẽ tạo ra một điện áp khác nhau khi có oxy. Điều
duy nhất không đổi là 0mV = 0 Oxy.

Hình 3.26 Những chất đầu dò oxy

Một trong những hạn chế khi sử dụng đầu dò điện là nó tiêu thụ một lượng rất nhỏ
lượng oxy mà nó đọc được. Vì vậy, một lượng nhỏ chuyển động của nước là cần thiết
để có kết quả chính xác. Khoảng 60 ml / phút.

50
Bởi vì mỗi trường hợp sử dụng là khác nhau, không có lịch trình nào được thiết lập để
hiệu chuẩn lại. Đầu dò Oxy hòa tan cấp Phòng thí nghiệm nhỏ đi kèm với: Điện áp
này có thể dễ dàng được đọc bằng đồng hồ vạn năng hoặc bộ chuyển đổi tương tự
sang kỹ thuật số. Đầu dò ôxy hòa tan phản ứng với ôxy trong nước, càng nhiều ôxy
phản ứng với đầu dò càng cạn kiệt dung dịch điện phân của nó. Thông thường, một
đầu dò oxy hòa tan sẽ tồn tại ~ 6 tháng trước khi chất điện phân bị cạn kiệt (kết quả sẽ
khác nhau). Khi chất điện phân bị cạn kiệt, đầu dò sẽ đọc các số rất thấp. Cách tốt nhất
là thay dung dịch điện giải và màng PTFE sau mỗi 6 - 12 tháng.

Hình 3.27 Cách thêm dung dịch điện phân

Sau khi lắp lại đầu dò, rửa sạch đầu dò. Trong quá trình sử dụng, một lượng nhỏ dung
dịch điện phân trong đầu dò oxy hòa tan sẽ cạn kiệt. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần
thêm nhiều dung dịch hơn vào đầu dò. Để thêm nhiều dung dịch điện phân hơn: Cẩn
thận mở nắp màng đầu dò và xả hết dung dịch điện phân còn lại. Sử dụng ống tiêm
được cung cấp, bơm dung dịch vào nắp màng lọc cho đến khi đầy đến đỉnh. Vặn nắp
màng lại vào đầu dò

Hình 3.28 Đổ dung dịch đúng cách

51
Cách cải tạo đầu dò oxy hòa tan

Trong quá trình sử dụng, một lượng nhỏ ăn mòn (oxit kẽm) có thể tích tụ xung quanh
cực dương của đầu dò, điều này sẽ gây ra kết quả đọc không đều. Trong trường hợp
này, bạn sẽ cần phải sửa chữa lại đầu dò.

Để sửa chữa lại đầu dò: Cẩn thận mở nắp màng đầu dò và xả hết dung dịch điện phân
còn sót lại. Sử dụng một tệp nhỏ, cẩn thận giũa bớt phần tích tụ vỏ xung quanh cực
dương của đầu dò. Không giũa cực âm, vì điều này sẽ làm hỏng đầu dò.Sử dụng ống
tiêm được cung cấp, bơm dung dịch vào nắp màng lọc cho đến khi đầy đến đỉnh. Vặn
lại nắp màng vào đầu dò. Sau khi lắp lại đầu dò, rửa sạch đầu dò.

3.2.4 Cảm biến nhiệt độ

Bảng 3.15 Khảo sát một số loại cảm biến nhiệt độ online tiêu biểu có trên thị trường

STT Tên hình minh họa Thông số Giá

1 - Xuất xứ: Trung Quốc 200.000Đ

- Cảm biến: nhiệt trở

- Phạm vi: -50-200 oC

- Chính xác: 0.15 oC

- Vật liệu: thép không


rỉ

- Kích cỡ(mm): 4mm


đường kính

- Ngõ ra analog

52
2 - Xuất xứ: Trung Quốc 30.000Đ
- Cảm biến: nhiệt trở
- Phạm vi: -50-200 oC
- Chính xác: 0.15oC
- Vật liệu: thép không
rỉ
- Kích cỡ(mm): 4mm
DS18B20 đường kính
- Ngõ ra digital
Đặc điểm chung là hầu hết các cảm biến điện trở nhiệt. Tuy nhiên xét về góc độ hiệu
quả kinh tế và độ chính xác, nhóm tác giả chọn loại điện cực DS18B20 của Dallas, có
chi phí rẽ với ngõ ra tích hợp số, dể cho việc sử dụng cho đề tài này

Hình 3.29 Hình ảnh cảm biến nhiệt độ

DS18B20 1-Wire Digital Temperature Probe là sensor DS18B20 được thiết kế ở dạng
dây chống nước cùng với phần đầu đo được bọc bởi vỏ thép, có chiều dài 1 mét, được
sử dụng để đo nhiệt độ môi trường rất dễ kết nối và lập trình,vì vậy loại cảm biến này
có chất lượng tốt, độ bền cao.

Thông số kỹ thuật:
 Điện áp: 3~5.5VDC
 Dòng điện cảm biến tiêu thụ: 1~1.5Ma
 Chuẩn giao tiếp: Digital TTL 1-Wire
 Khoảng nhiệt độ đo được: -55~125°C
 Độ chính xác ±0.5°C
53
 Độ phân giải: 9-12 bit
 Thời gian phản hồi < 750ms
 Thiết kế dạng dây chống nước dài 1m với vỏ thép bảo vệ chắc chắn.
 Lưu ý: chỉ 1 chân Data duy nhất, lưu ý cần nối chân Data của cảm biến lên mức
cao VCC qua điện trở kéo 4k7 Ohm hoặc 10k Ohm trước khi kết nối với Vi điều
khiển.

3.3 Khối xử lí trung tâm

3.3.1 Arduino

Là bảng mạch vi điều khiển nguồn

Arduino Uno là dòng Arduino phổ biến nhất

Hình 3.30 Sơ đồ chân mạch arduino

Hình 3.31 Phần cứng Arduino .

54
Chân giao.tiếp Digital (tín hiệu số):
 Có chân từ chân số 0 đến chân số 13
 Những.chân.có dấu là những chân có thể xuất ra.xung có thể thay.đổi độ rộng,
được ứng.dụng để điều.khiển tốc.độ động.cơ hoặc độ.sáng của đèn.
 Chân đọc tín hiệu Analog có 6 chân, từ A0.đến A5.
 Đọc tín.hiệu Analog từ cảm.biến để IC.Atmega 328 xử.lý.
 Nguồn gồm các chân: GND, 5V, 3.3V
 Các chân này dùng để cấp nguồn cho các thiết.bị bên ngoài như role, cảm.biến,
RC servo,…
 Ngoài.ra còn có các chân: Vin, Reset, IOREF

Bảng 3.16 Thông.số kĩ thuật Ardunio

55
3.3.2 Kit Thu Phát Wifi ESP8266 NodeMCU

Module thu phát Wifi ESP8266 NodeMCU với thiết kế dễ sử dụng và sử dụng trực
tiếp phần mềm của arduino để lập trình và nạp code, nên việc sử dụng lập trình, thu
thập và điều khiển dữ liệu qua mạng Internet trên các ứng dụng vậy nên ESP8266 trở
nên rất đơn giản.

Hình 3.32 Sơ đố chân NODEMCU ESP8266

NodeMCU có tổng cộng 13 chân GPIO và chúng ta lưu ý sử dụng như sau:

Tất cả các GPIO đều có trở kéo lên nguồn bên trong (ngoại trừ GPIO16 có trở kéo
xuống GND). Người dùng có thể cấu hình kích hoạt hoặc không kích hoạt trở kéo này.

GPIO1 và GPIO3: hai GPIO này được nối với TX và RX của bộ UART0, NodeMCU
nạp code thông qua bộ UART này nên tránh sử dụng 2 chân GPIO này.

GPIO0, GPIO2, GPIO15: đây là các chân có nhiệm vụ cấu hình mode cho ESP8266
điều khiển quá trình nạp code nên bên trong NodeMCU (có tên gọi là strapping pins)
có các trở kéo để định sẵn mức logic cho chúng như sau: GPIO0: HIGH, GPIO2:
HIGH, GPIO15: LOW.

56
GPIO9, GPIO10: hai chân này được dùng để giao tiếp với External Flash của
ESP8266 vì vậy cũng không thể dùng được (đã test thực nghiệm).

Như vậy, các GPIO còn lại: GPIO 4, 5, 12, 13, 14, 16 có thể sử dụng bình thường.

Thông số kỹ thuật
 Hỗ trợ chuẩn wifi : 802.11 b/g/n
 Dòng điện hoạt động ở mức 3.3V
 Nguồn điện vào qua cổng USB là 5V
 Có 11 chân I/O
 Có 1 chân Analog
 Bộ nhớ là 4MB
 Giao tiếp cổng micro USB
 Lập trình bằng ngôn ngữ: C/C++, Micropython, NodeMCU - Lua

Các chẩn giao tiếp và các thông tin khác :


 SDIO 2.0, SPI, UART
 Công tắc RF switch, balun, 24dBm PA, DCXO, and PMU
 Bộ xử lý RISC processor, bộ nhớ chip và giao diện bộ nhớ
 Bộ xử lý MAC/baseband processors
 Quản lý chất lượng dịch vụ
 Giao diện I2S để cho các ứng dụng âm thanh
 Bộ hiệu chỉnh tuyến tính cho tất cả các nguồn cung cấp bên trong
 Tích hợp các giao thức WEP, TKIP, AES, và WAPI

3.4 Giới thiệu về app Blynk.iot

Hình 3.33 Logo Blynk

57
Blynk là một nền tảng với các ứng dụng ở trên hệ điều hành Android và IOS để điều
khiển Arduino, Raspberry Pi và các ứng dụng khác tương tự qua Internet. Nó là bảng
điều khiển kỹ thuật số nhờ vậy rất dễ dàng xây dựng giao diện dự án của mình. Thiết
lập trên Blynk rất đơn giản và nhanh chóng, không bị ràng buộc với một số bo cụ thể.

3.4.1 Nguyên lí hoạt động của Blynk

Blynk được thiết kế cho IoT. Có thể điều khiển và theo dõi phần cứng, dữ liệu cảm
biến từ xa, lưu trữ dữ liệu.

Có ba thành phần chính ở trong nền tảng Blynk:


 Ứng dụng Blynk – cho phép tạo giao diện cho dự án, sản phẩm đề tài cả mình
bằng các mẫu khác nhau.
 Blynk Server – đảm nhận công việc về tất cả các giao tiếp giữa điện thoại
thông mình và phần cứng. Có thể dễ dàng xử lý hàng ngàn thiết bị và có thể
khởi chạy trên Raspberry Pi.
 Thư viện Blynk – cho phép giao tiếp với máy chủ và xủa lý tất các lệnh đi và
đến.

Đặc tính

Giao diện dễ dàng sử dụng cho người dùng và sử dụng cho tất cả các phần cứng.

Kết nối với đám mây như USB, Bluetooth và BLE, Wifi,…

Bộ mẫu dễ sử dụng.

Ghim trực tiếp mà không cần viết mã lệnh.

Dễ dàng tích hợp và thêm chức năng sẵn có.

Các tính năng mới liên tục được cập nhật.

58
CHƯƠNG 4 LẮP RÁP,THI CÔNG THIẾT BỊ HỆ THỐNG

4.1 Thiết kế đầu dò đa cảm biến

Hình 4.1 Mô hình đầu dò đa cảm biến môi trường nước

59
4.2 Thực hiện thiết kế giám sát đa cảm biến môi trường nuôi tôm

Hình 4.2 Hình ảnh thực tế về hệ thống giám sát môi trường nuôi tôm

4.3 Thiết kế phần mềm giám sát môi trường nuôi tôm qua Blynk

Các bước thực hiện khai báo trên Blynk:

Bước 1: Đăng nhập https://blynk.io/ và tạo tài khoản dịch vụ Blynk Cloud

Bước 2: Sau khi tạo tài khoản dịch vụ Blynk, bạn đăng nhập vào chọn New Template,
nhập tên và chọn đầy đủ như hình 4.2 :

Hình 4.3 Tạo New Template

Bước 3: Sau khi tạo xong sẽ hiện giao diện bên dưới, ta copy mã Template để dán vào
code, link tải code mình sẽ để ở phần dưới.

60
Hình 4.4 Copy code Template rồi dán vào Arduino IDE

Bước 4: Tiếp theo, chọn Datastreams -> Virtual Pin -> nhập đầy đủ datastream của
Pin -> Create

61
Hình 4.5 Tạo dữ liệu hiển thị cảm biến kết nối trên Blynk

Bước 5 : Sau khi tạo dữ liệu hiển thị cảm biến kết nối trên Blynk, ta chọn Web
Dashboard, kéo các Gauge bên trái qua để hiển thị cảm biến (Nhiệt độ, ORP, DO,
PH), nhấn biểu tượng cài đặt sau đó chọn từng Pin hiển thị phù hợp. Sau khi tạo xong
ta lưu cài đặt.

62
Hình 4.6 Tạo biểu tượng cài đặt để chọn từng cảm biến hiển thị phù hợp

Bước 6: Chọn biểu tượng Seach -> New Device -> Chọn thiết bị từ Fromtemplate

63
Hình 4.7 Cách chọn thiết bị trên Fromtempalte bằng 3 bước

Chọn tên template mà bạn đã tạo -> Create, sau đó xem kết quả:

Hình 4.8 Kết quả hiển thị trên Blynk

Cách thiết lập Blynk trên smartphone:


64
Bước 1:Sau khi tải app Blynk trên smartphone về, sau đó ta đăng nhập tài khoản đã
được tạo trên web, tên thiết bị ta tạo lúc nãy trên web sẽ được hiện thị sẵn trên điện
thoại:

Hình 4.9 Đăng nhập tài khoản Blynk bằng smartphone

Bước 2: Chọn biểu tượng Gauge để hiện thị để hiện thị kết quả và chọn chân Pin cho
từng mục

Hình 4.10 Các bước chọn chân PIN từng cục

65
Hình 4.11 Kết quả hiển thị trên smartphone

66
*Code nạp cho Arduino UNO:

67
68
69
70
*Nạp Code cho Blynk Esb8266 bằng phần mềm Arduino:

71
72
73
74
75
\

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. https://tinhte.vn/thread/he-thong-quan-trac-moi-truong-nuoc-thuy-san-qua-
internet-e-sensor-aqua.2888850/
[2]. http://vites.com.vn/he-thong-giam-sat-moi-truong-nuoc-thuy-san-phuc-vu-
nuoi-tom-ca-1-1-1755720.html
[3]. https://www.vista.gov.vn/news/ket-qua-nghien-cuu-trien-khai/nghien-cuu-che-
tao-he-do-thong-so-moi-truong-nuoc-va-mot-so-loai-sensor-527.html
[5]. https://daotaoantoan.org/he-thong-quan-trac-moi-truong-bao-gom-nhung-gi/
[6]. https://nkengineering.com.vn/blogs/giai-phap-khac/he-thong-giam-sat-moi-
truong-nuoc-trong-nuoi-trong-thuy-san

76

You might also like