You are on page 1of 70

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.

S TRỊNH QUỐC DŨNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


VIỆN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NHIỆT – LẠNH

ĐỒ ÁN II

THIẾT KẾ HỆ THỐNG LẠNH


BÙI VĂN TIẾN
Tien.bv177048@sis.hust.edu.vn

Ngành Kỹ thuật Nhiệt- Lạnh

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trịnh Quốc Dũng


Chữ ký của GVHD

Bộ môn: Kỹ thuật lạnh & ĐHKK


Viện: Khoa học & Công nghệ Nhiệt Lạnh

HÀ NỘI, 01/2021

SVTH: BÙI VĂN TIẾN I MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

LỜI NÓI ĐẦU

Kỹ thuật lạnh đã ra đời hàng trăm năm nay và được sử dụng rất rộng rãi
trong nhiều ngành kỹ thuật rất khác nhau: trong công nghiệp chế biến và
bảo quản thực phẩm, công nghiệp hoá chất, công nghiệp rượu, bia, sinh
học, đo lường tự động, kỹ thuật sấy nhiệt độ thấp, xây dựng, công nghiệp
dầu mỏ, chế tạo vật liệu, dụng cụ, thiết kế chế tạo máy, xử lý hạt giống, y
học, thể thao, trong đời sống vv...
Ngày nay ngành kỹ thuật lạnh đã phát triển rất mạnh mẽ, được sử dụng
với nhiều mục đích khác nhau, phạm vi nlợny càng mở rộng và trở thành
ngành kỹ thuật vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống và
kỹ thuật của tất cả các nước.
Chính vì vậy mà sinh viên ngành “Công nghệ Lạnh và ĐHKK” của
Viện KH&CN Nhiệt Lạnh, trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã được
nhà trường trang bị kiến thức cơ bản nhất về kỹ thuật lạnh. Đồ án môn học
là một trong những cách trang bị kiến thức tốt nhất cho sinh viên và trong
kì học này chúng em đã được làm đồ án về môn học kỹ thuật lạnh này.
Đề tài của em trong đồ án môn học này là “Thiết kế kho lạnh bảo quản
và phân phối thịt lợn đặt tại tỉnh Thanh Hoá sử dụng môi chất R507”.
Do kiến thức còn rất hạn chế nên bản đồ án này sẽ không thể tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và
của tất cả các bạn để bản đồ án thêm hoàn thiện.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Trịnh
Quốc Dũng cùng toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn Kỹ Thuật Lạnh và
Điều Hoà Không Khí đã giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Bùi Văn Tiến

SVTH: BÙI VĂN TIẾN II MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG........................1


1.1 Tổng quan.................................................................................................1
1.1.1 Đặc điểm khí hậu khu vực thiết kế.............................................1
1.1.2 Tổng quan về kho lạnh...............................................................1
1.1.3 Tổng quan về bảo quản thịt lợn..................................................8
1.2 Tính dung tích kho lạnh.............................................................................8
1.2.1 Thể tích kho lạnh........................................................................9
1.2.2 Diện tích kho lạnh......................................................................9
1.2.3 Tải trọng trên 1 m2 của nền buồng...........................................10
1.2.4 Diện tích xây dựng thực tế từng buồng.....................................10
1.2.5 Xác định số buồng cần xây.......................................................11
CHƯƠNG 2. TÍNH CÁCH NHIỆT CÁCH ẨM CHO KHO LẠNH............13
2.1 Tổng quan về Panel.................................................................................13
2.2 Tính cách nhiệt cho tường và bao trần.....................................................13
2.3 Chọn tấm panel........................................................................................14
2.3.1 Buồng kết đông........................................................................14
2.3.2 Phòng bảo quản lạnh đông........................................................14
2.3.3 Phòng bảo quản lạnh................................................................15
2.4 Kiểm tra nhiệt độ đọng sương.................................................................16
2.5 Kiểm tra đọng ẩm trong cơ cấu cách nhiệt..............................................16
2.6 Tính cách nhiệt cho nền...........................................................................17
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN PHỤ TẢI LẠNH.................................................19
3.1 Tổng quát................................................................................................19
3.2 Tính toán cụ thể.......................................................................................19
3.2.1 Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1..........................................19
3.2.2 Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra Q2............................................22
3.2.3 Dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh Q3....................................24
3.2.4 Các dòng nhiệt vận hành Q4.....................................................24
3.2.5 Dòng nhiệt toản ra do hoa quả hô hấp Q5.................................26
3.3 Tổng kết quả tính toán.............................................................................26

SVTH: BÙI VĂN TIẾN III MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH – TÍNH CHỌN MÁY NÉN
............................................................................................................................ 27
4.1 Chọn các thông số tại điểm làm việc.......................................................27
4.2 Tính toán, lựa chọn và kiểm tra máy nén cho các phòng của kho lạnh....28
4.2.1 Buồng kết đông........................................................................28
4.2.2 Kho bảo quản đông...................................................................33
4.2.3 Kho bảo quản lạnh....................................................................36
CHƯƠNG 5. TÍNH CHỌN BÌNH NGƯNG, DÀN BAY HƠI VÀ CÁC
THIẾT BỊ PHỤ.................................................................................................39
5.1 Thiết bị ngưng tụ.....................................................................................39
5.1.1 Xác định hiệu nhiệt độ trung bình logarit.................................39
5.1.2 Xác định hệ số truyền nhiệt K..................................................40
5.1.3 Xác định diện tích bề mặt F......................................................40
5.1.4 Xác định lượng nước làm mát cung cấp cho thiết bị ngưng tụ. 40
5.2 Thiết bị bay hơi.......................................................................................41
5.2.1 Dàn bay hơi cho buồng kết đông..............................................41
5.2.2 Dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông.....................................42
5.2.3 Dàn bay hơi cho buồng bảo quản lạnh......................................42
5.3 Thiết bị phụ.............................................................................................44
5.3.1 Tháp giải nhiệt..........................................................................44
5.3.2 Bình tách dầu............................................................................45
5.3.3 Chọn van tiết lưu......................................................................46
5.3.4 Bình chứa dầu...........................................................................48
5.3.5 Thiết bị hồi nhiệt......................................................................49
5.3.6 Bình chứa cao áp......................................................................52
5.3.7 Bình chứa tuần hoàn.................................................................53
5.3.8 Bình chứa thu hồi.....................................................................53
5.3.9 Bình trung gian.........................................................................54
5.3.10 Các thiết bị khác.......................................................................54
5.3.11 Tính toán đường ống................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................57

SVTH: BÙI VĂN TIẾN IV MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 4.1 Chu trình 2 cấp 1 tiết lưu, có hồi nhiệt và có bình quá lạnh..................29
Hình 4.2 Chu trình 1 cấp có quá lạnh quá nhiệt bằng hồi nhiệt...........................33
Hình 4.3 Chu trình 1 cấp có quá lạnh quá nhiệt bằng hồi nhiệt...........................36
Hình 5.1 Kết quả chọn dàn bay hơi buồng kết đông............................................41
Hình 5.2 Kết quả chọn dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông...........................42
Hình 5.3 Kết quả chọn dàn bay hơi cho buồng bảo quản lạnh............................43
Hình 5.4 Cấu tạo bình chứa dầu..........................................................................49
Hình 5.5 Cấu tạo thiết bị hồi nhiệt......................................................................49

SVTH: BÙI VĂN TIẾN V MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

DANH MỤC HÌNH VẼ


Bảng 1.1 Thông số về khí hậu tỉnh Thanh Hoá( tra theo số liệu[1])......................1
Bảng 1.2 Khoảng cách tối thiểu các phía..............................................................7
Bảng 2.1 Kết quả tính toán và lựa chọn panel cho từng loại buồng....................16
Bảng 2.2 Tổng hợp tính toán...............................................................................16
Bảng 2.3 Cấu trúc nền (theo bảng 3.1 tài liệu [1])...............................................17
Bảng 2.4 Chiều dày cách nhiệt nền.....................................................................18
Bảng 3.1 Kết quả tính toán buồng lạnh đông......................................................20
Bảng 3.2 Kết quả tính toán buồng lạnh...............................................................21
Bảng 3.3 kết quả tính toán buồng kết đông.........................................................21
Bảng 3.4 Kết quả tính toán Q41............................................................................24
Bảng 3.5 Kết quả tính toán Q42............................................................................25
Bảng 3.6 Kết quả tính toán Q44............................................................................25
Bảng 3.7 Tổng kết quả tính toán phụ tải nhiệt.....................................................26
Bảng 4.1 Thông số các điểm nút chu trình buồng kết đông.................................29
Bảng 4.2 Bảng thông số quá trình bảo quản đông...............................................34
Bảng 4.3 Bảng thong số quá trình bảo quản lạnh................................................37
Bảng 5.1 Bảng thông số tháp giải nhiệt...............................................................44
bảng 5.2 Thông số kĩ thuật của bình chứa dầu....................................................49
Bảng 5.3 Thông số bình chứa cao áp...................................................................53
Bảng 5.4 Kết quả thể tích bình chứa tuần hoàn...................................................53
Bảng 5.5 Thông số bình trung gian.....................................................................54
Bảng 5.6 Tốc độ dòng chảy thích hợp.................................................................55
bảng 5.7 Đường kính ống kết nối theo tính toán máy lạnh nén hơi.....................55

SVTH: BÙI VĂN TIẾN VI MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG

1.1 Tổng quan


1.1.1 Đặc điểm khí hậu khu vực thiết kế
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có khoảng
90-130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân
khoảng 1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 23oC – 24oC, nhiệt độ giảm dần khi
lên vùng núi cao .
- Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và
Đông nam.
Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào
là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Bảng 1.1 Thông số về khí hậu tỉnh Thanh Hoá ( tra theo số liệu[1])

Nhiệt độ (0C) Độ ẩm tương đối (%)

TB cả Mùa
Mùa hè Mùa đông Mùa hè
năm đông
23,6 37,5 10,1 82 84

1.1.2 Tổng quan về kho lạnh


1.1.2.1. Khái niệm về kho lạnh
Kho lạnh là kho dùng để bảo quản như bảo quản nông sản, bảo quản thủy
hải sản, bảo quản thực phẩm, là một phần quan trọng của mỗi doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm. Kho lạnh công nghiệp
được áp dụng vào các khu công nghiệp, chế biến thực phẩm và bảo quản cáp
đông thực phẩm tươi sống. Đặc điểm của các kho lạnh là phụ thuộc vào các cảm
biến. Do đó có nhiều kho lạnh với mục đích sử dụng khác nhau thì sử dụng loại
cảm biến khác nhau.
1.1.2.2. Phân loại
Phân loại kho lạnh theo công dụng:
Kho lạnh sơ bộ: Dùng làm lạnh sơ bộ hay bảo quản tạm thời thực phẩm tại
các nhà máy chế biến trước khi chuyển sang một khâu chế biến khác.
Kho chế biến: Được sử dụng trong các nhà máy chế biến và bảo quản thực
phẩm (nhà máy đồ hộp, nhà máy sữa, nhà máy chế biến thuỷ sản, nhà máy xuất
khẩu thịt,…). Các kho lạnh loại này thường có dung tích lớn, cần phải trang bị hệ

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 1 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

thống có công suất lạnh lớn. Phụ tải của kho lạnh luôn thay đổi do phải xuất nhập
hàng thường xuyên.
Kho phân phối, trung chuyển: Dùng điều hoà cung cấp thực phẩm cho các
khu dân cư, thành phố và dự trữ lâu dài. Kho lạnh phân phối thường có dung tích
lớn, trữ nhiều mặt hàng và có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống sinh hoạt của cả
một cộng đồng.
Kho thương nghiệp: Kho lạnh bảo quản các mặt hàng thực phẩm của hệ
thống thương nghiệp. Kho dùng bảo quản tạm thời các mặt hàng đang được
doanh nghiệp bán trên thị trường.
Kho vận tải (trên tàu thuỷ, tàu hoả, ôtô): Đặc điểm của kho là dung tích
lớn, hàng bảo quản mang tính tạm thời để vận chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Kho sinh hoạt: Đây là loại kho rất nhỏ dùng trong các hộ gia đình, khách
sạn, nhà hàng dùng bảo quản một lượng hàng nhỏ.

-Phân loại theo nhiệt độ:


Kho bảo quản lạnh: Nhiệt độ bảo quản nằm trong khoảng -2 0C đến 50C.
Đối với một số rau quả nhiệt đới cần bảo quản ở nhiệt độ cao hơn (đối với chuối
> 100C, đối với chanh >40C). Nói chung các mặt hàng chủ yếu là rau quả và các
mặt hàng nông sản.
Kho bảo quản đông: Kho được sử dụng để bảo quản các mặt hàng đã qua
cấp đông. Đó là hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật. Nhiệt độ bảo quản tuỳ
thuộc vào thời gian, loại thực phẩm bảo quản. Tuy nhiên nhiệt độ bảo quản tối
thiểu cũng phải đạt -180C để các vi sinh vật không thể phát triển làm hư hại thực
phẩm trong quá trình bảo quản.
Kho đa năng: Nhiệt độ bảo quản là -120C, buồng bảo quản đa năng thường
được thiết kế ở -120C nhưng khi cần bảo quản lạnh có thể đưa lên nhiệt độ bảo
quản 00C hoặc khi cần bảo quản đông có thể đưa xuống nhiệt độ bảo quản -18 0C
tuỳ theo yêu cầu công nghệ. Khi cần có thể sử dụng buồng đa năng để gia lạnh
sản phẩm. Buồng đa năng thường được trang bị dàn quạt nhưng cũng có thể được
trang bị dàn tường hoặc dàn trần đối lưu không khí tự nhiên.
Kho gia lạnh: Được dùng để làm lạnh sản phẩm từ nhiệt độ môi trường
xuống nhiệt độ bảo quản lạnh hoặc để gia lạnh sơ bộ cho những sản phẩm lạnh
đông trong phương pháp kết đông 2 pha. Tuỳ theo yêu cầu quy trình công nghệ
gia lạnh, nhiệt độ buồng có thể hạ xuống -50C và nâng lên vài độ trên nhiệt độ
đóng băng của các sản phẩm được gia lạnh. Buồng gia lạnh thường được trang bị
dàn quạt để tăng tốc độ gia lạnh cho sản phẩm.
Kho bảo quản nước đá: Nhiệt độ tối thiểu -40C
-Phân loại theo đặc điểm cách nhiệt:
Kho xây : là kho mà kết cấu là kiến trúc xây dựng và bên trong người ta
tiến hành bọc các lớp cách nhiệt. Kho xây chiếm diện tích lớn, lắp đặt khó, giá

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 2 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

thành tương đối cao, không đẹp, khó tháo dỡ và di chuyển. Mặt khác về mặt
thẩm mỹ và vệ sinh kho xây không đảm bảo tốt. Vì vậy hiện nay ở nước ta người
ta ít sử dụng kho xây để bảo quản thực phẩm.
Kho panel : được lắp ghép từ các tấm panel tiền chế polyuretan và được
lắp ghép với nhau bằng các móc khóa cam locking. Kho panel có hình thức đẹp,
gọn và giá thành tương đối rẻ, rất tiện lợi khi lắp đặt, tháo đỡ và bảo quản các
mặt hàng thực phẩm, nông sản, thuốc men, dược liệu... Hiện nay nhiều doanh
nghiệp nước ta đã sản xuất các tấm panel cách nhiệt đạt tiêu chuẩn cao. Vì thế
hầu hết các xí nghiệp công nghiệp thực phẩm đều sử dụng kho panel để bảo quản
hàng hóa.
Vì sản phẩm cần bảo quản trong đề tài đồ án là thịt lợn nên cần chọn
kho bảo quản đông, kho đa năng và kho gia lạnh, kho lạnh có chế độ nhiệt
nghiêm ngặt và đối tượng bảo quản là thực phẩm cần đảm bảo yêu cầu về vệ sinh
an toàn thực phẩm nên chọn kho panel để thiết kế và xây dựng.
1.1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm trong quá trình bảo
quản
a,Ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài
- Môi trường : nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
của sản phẩm bảo quản như nhiệt độ, độ ẩm,… làm ảnh hưởng đến các thiết bị và
cấu trúc kho lạnh từ đó ảnh hưởng lên sản phẩm
- Cấu trúc kho: nếu cấu trúc kho cách nhiệt và cách ẩm không tốt và cấu
trúc không hợp lý thì kho sẽ bị dao động nhiệt độ nhiều làm cho có hiện tượng
tan chảy và tái kết tinh của các tinh thể nước đá sẽ làm cho sản phẩm bị giảm
trọng lượng và khối lượng
- Chế độ vận hành máy lạnh : nếu vận hành không hợp lý làm cho hệ
thống máy lạnh hoat động không ổn định để cho nhiệt độ dao động sẽ làm cho
sản phẩm giảm khối lượng và chất lượng nhiều.
- Chất lượng của hệ thống máy lạnh và chế độ bảo trì hệ thống lạnh cũng
ảnh hường lớn đến sản phẩm bảo quản.
- Thời gian bảo quản sản phẩm: thời gian bảo quản sản phẩm càng dài thì
khối lượng và chất lượng sản phẩm sẽ bị giảm sút.
b,Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong
Để có sản phẩm có chất lượng tốt cần đảm bảo điều kiện bảo môi trường
trong kho được ổn định theo đúng quy trình công nghệ đề ra như :
- Nhiệt độ bảo quản : nhiệt độ bảo quản thực thẩm phải được lựa chọn trên
cơ sở kinh tế và kỹ thuật. Nó phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và thời gian bảo
quản sản phẩm. Thời gian bảo quản càng lâu đòi hỏi nhiệt độ bảo quản càng thấp.
Các mặt hàng trữ đông cần bảo quản ở nhiệt độ ít nhất bằng nhiệt độ của sản
phẩm sau cấp đông tránh không để xảy ra quá trình tan chảy và tái kết tinh lại của
các tinh thế nước đá làm giảm trọng lượng và chất lượng sản phẩm.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 3 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

- Độ ẩm của không khí trong kho lạnh : độ ẩm của không khí trong kho có
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm khi sử dụng. Bởi vì độ ẩm của không
khí trong kho có liên quan mật thiết đến hiện tượng thăng hoa của nước đá trong
sản phẩm. Do vậy tùy từng loại sản phẩm cụ thể mà ta chọn độ ẩm của không khí
cho thích hợp.
- Tốc độ không khí trong kho lạnh : không khí chuyển động trong kho có
tác dụng lấy đi lượng nhiệt tỏa ra của sản phẩm bảo quản, nhiệt truyền vào do mở
cửa, do cầu nhiệt, do người lao động, do máy móc thiết bị hoạt động trong kho.
Ngoài ra còn đảm bảo sự đồng đều nhiệt độ, độ ẩm và hạn chế nấm mốc hoạt
động.
1.1.2.4. Các phương pháp xây dựng kho lạnh
Hiện nay, ngành chăn nuôi ở nước ta đang phát triển mạnh, để phục vụ
cho quá trình chế biến và bảo quản chăn phục vụ cho công tác xuất khẩu. Vì vậy,
những kho lạnh có công suất vừa và nhỏ được xây dựng tương đối nhiều ở Việt
Nam hiện nay. Để xây dựng trạm lạnh cũng như kho lạnh thì trên thực tế ở nước
ta hiện nay có thể sử dụng 2 phương pháp sau :
- Kho xây :như xây dựng dân dụng, điểm khác là phải có cách nhiệt, cách
ẩm.
- Kho lắp ghép :xây+lắp ghép.
a,Phương án truyền thống
Phương án này kho lạnh được xây dựng bằng các vật liệu xây dựng và lớp
cách nhiệt, cách âm gắn vào phía trong của kho. Quá trình xây dựng phức tạp,
qua nhiều công đoạn.
+ Ưu điểm :
- Kho xây thì ta tận dụng được nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương.
- Có thể sử dụng những công trình kiến trúc có sẵn để chuyển thành kho.
- Giá thành xây dựng rẻ.
+ Nhược điểm :
- Khi cần di chuyển kho lạnh khó khăn, hầu như bị phá hỏng.
- Cần nhiều thời gian và nhân lực thi công .
- Chất lượng công trình có độ tin cậy không cao.
b,Phương án hiện đại
Đó là phương án xây dựng kho bằng cách lắp các tấm panel tiêu chuẩn
trên nền, khung và mái của kho.
+ Ưu điểm :
- Các cấu trúc cách nhiệt, cách ẩm là các tiêu chuẩn chế tạo sẵn nên dễ dàng vận
chuyển đến nơi lắp đặt và lắp đặt nhanh chóng.
- Khi cần di chuyển kho lạnh dễ dàng, không bị hư hỏng.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 4 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

- Kho chỉ cần khung và mái che nên không cần đến các vật liệu xây dựng do đó
việc xây dựng rất đơn giản.
+ Nhược điểm :
- Giá thành đạt hơn kho xây. Trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của hai phương
án trên thì phương án hiện đại mặc dù giá thành cao, nhưng chất lượng của kho
đảm bảo cho nên giảm được chi phí vận hành và chất lượng sản phẩm được bảo
quản tốt hơn, do đó phương án hiện đại được chọn ở đây là xây dựng kho bằng
các tấm panel tiêu chuẩn.
1.1.2.5. Một số vấn đề khi thiết kế, lắp đặt và sử dụng kho lạnh
a, Hiện tượng lọt ẩm
- Không khí trong kho lạnh có nhiệt độ thấp, khi tuần hoàn qua dàn lạnh
một lượng nước đáng kể đã kết ngừng lại, vì vậy phân áp suất hơi nước không
khí trong buông nhỏ hơn so với bên ngoài. Kết quả hơi ẩm có xu hướng thẩm
thấu vào phòng qua kết cấu bao che.
- Đối với kho xây, hơi ẩm khi xâm nhập có thể làm ẩm ướt lớp cách nhiệt
làm mất tính chất cách nhiệt của lớp vật liệu. Vì vậy kho lạnh xây cần phải được
quét hắc ín và lót giấy dầu chống thấm. Giấy dầu chống thấm cần lót hai lớp, các
lớp chồng mí lên nhau và phải dán băng keo kín, tạo màn cách ẩm liên tục trên
toàn bộ diện tích nền kho.
- Đối với kho panel bên ngoài và bên trong kho có các lớp tôn nên không
có khả năng lọt ẩm. Tuy nhiên cần tránh các vật nhọn làm thủng vỏ panel dẫn
đến làm ẩm ướt lớp cách nhiệt. Vì thế trong các kho lạnh người ta thường làm hệ
thống palet bằng gỗ để đỡ cho panel tránh xe đẩy, vật nhọn đâm vào trong quá
trình vận chuyến đi lại. Giữa các tấm panel có lắp ghép có khe hở nhỏ cần làm
kín bằng silicon, scalant. Bên ngoài các kho trong nhiều nhà máy người ta chọn
các dãy cột cao khoảng 0,8m phòng ngừa các xe chở hàng va đập vào kho lạnh
gây hư hỏng.
b,Hiện tượng cơi nền do băng
Kho lạnh bảo quản lâu nlợny, lạnh truyền qua kết cấu cách nhiệt xuống
nền đất. Khi nhiệt độ xuống thấp nước kết tinh thành đá lớn làm cơi nên kho
lạnh, phá hủy kết cấu xây dựng.
Để phòng hiện tượng cơi nền người ta sử dụng các biện pháp sau :
- Tạo khoảng trống phía dưới để thông gió nền : lắp đặt kho lạnh trên các
con lươn hoặc trên hệ thống khung đỡ. Các con lươn thông gió được xây
dựng bằng bê tông hoặc gạch thẻ, cao khoảng 100 ÷ 200 mm đảm bảo
thông gió tốt. Khoảng cách giữa các con lươn tối đa 400 mm. Bề mặt các
con lươn dốc về hai phía 2% để tránh đọng nước.
- Dùng điện trở để sấy nền : đây là biện pháp đơn giản, dễ lắp đặt, nhưng
chi phí vận hành khá cao, đặc biệt khi kích thước kho lớn. Vì vậy biện
pháp này ít sử dụng.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 5 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

- Dùng các ống thông gió nền : đối với kho có nền xây, để tránh đóng băng
nền, biện pháp kinh tế nhất là sử dụng các ống thông gió nền. Các ống
thông gió là ống PVC đường kính 100 mm, bố trí cách quãng 1000 ÷
1500 mm, đi ziczac phía dưới nên, hai đầu thông lên khí trời.
- Trong quá trình làm việc, gió thông vào ống, trao đổi nhiệt với nền đất và
sưởi ấm nền, ngăn ngừa đóng băng.
c,Hiện tượng lọt không khí
Khi xuất nhập hàng hoặc mở cửa thao tác kiểm tra, không khí bên ngoài sẽ
thâm nhập vào kho gây ra tổn thất nhiệt đáng kể và làm ảnh hưởng chế độ bảo
quản.
Quá trình thâm nhập này thực hiện như sau : gió nóng bên ngoài chuyển
động vào kho lạnh từ phía trên cửa và gió lạnh trong phòng ùa ra ngoài từ phía
dưới nền.
Quá trình thâm nhập của không khí bên ngoài vào kho lạnh không những
làm mất lạnh của phòng mà còn mang theo một lượng hơi ẩm vào phòng và sau
đó tích tụ trên các dàn lạnh ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của hệ thống. Để
ngăn ngừa hiện tượng đó người ta sử dụng nhiều biện pháp khác nhau :
+ Sử dụng quạt màn tạo màn khí ngăn chặn sự trao đổi không khí bên
ngoài và bên trong.
+ Làm cửa đôi : cửa ra vào kho lạnh có hai lớp riêng biệt làm cho không
khí bên trong không bao giờ thông với bên ngoài. Phương pháp này bất tiện vì
chiếm thêm diện tích, xuất nhập hàng khó khăn, giảm mỹ quan công trình nên ít
sử dụng. Nhiều hệ thống kho lạnh lớn người ta làm hắn cả một kho đệm. Kho
đệm có nhiệt độ vừa phải, có tác dụng như lớp đệm tránh không khí bên ngoài
xâm nhập vào kho lạnh.
+ Sử dụng cửa sổ nhỏ để vào ra hàng. Các cửa này được lắp đặt trên tường
ở độ cao thích hợp và có kích thước cỡ 600 x 600 mm.
+ Sử dụng màn nhựa : treo ở cửa ra vào một tấm màn nhựa được ghép từ
nhiều mảnh nhỏ. Phương pháp này hiệu quả tương đối cao, đồng thời không ảnh
hưởng đến việc đi lại.
Nhựa chế tạo màn cửa phải đảm bảo khả năng chịu lạnh tốt và có độ bền
cao. Cửa được ghép từ các dải nhựa rộng 200 mm, các mí gấp lên nhau một
khoảng ít nhất 50 mm, vừa đảm bảo thuận lợi đi lại nhưng khi không có người
vào ra thi màn che vẫn rất kín.
d,Tuần hoàn gió trong kho lạnh
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuần hoàn gió trong phòng khi thiết kế
và sử dụng, cần phải chú ý các công việc sau :
* Sắp xếp hàng hợp lý
Việc sắp xếp hàng trong kho phải tuân thủ các điều kiện :

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 6 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

- Thuận lợi cho việc thông gió trong kho để tất cả các khối hàng đều được làm
lạnh tốt.
- Đi lại kiểm tra, xem xét thuận lợi.
- Đảm bảo nguyên tắc hàng nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau.
- Hàng bố trí theo từng khối, tránh nằm rời rạc khả năng bốc hơi nước lớn làm
giảm chất lượng thực phẩm.
Khi sắp xếp hàng trong kho phải chú ý để chữa các khoảng hở hợp lý giữa
các lô hàng và giữa lô hàng với tường, trần, nền kho để cho không khí lưu
chuyển và giữ lạnh sản phẩm. Đối với tường việc xếp cách tường kho một
khoảng còn có tác dụng không cho hàng nghiêng tựa lên tường, vì như vậy có thể
làm bung các tấm panel cách nhiệt nếu quá nặng.
Bảng 1.2 Khoảng cách tối thiểu các phía

Sàn Tường Trần

10 – 15 cm 20 – 80 cm 50 cm
Trong kho cần phải chừa các khoảng hở cần thiết cho người và các
phương tiện bốc dỡ đi lại. Bề rộng tùy thuộc vào phương pháp bốc dỡ và thiết bị
thực tế. Nếu khe hở hẹp khi phương tiện đi lại va chạm vào các khối hàng có thể
làm đồ, mất an toàn và làm hư hỏng sản phẩm.
Phía dưới dàn lạnh không nên bố trí hàng để người vận hành dễ dàng xử lý
khi cần thiết.
* Sử dụng hệ thống kênh gió để phân phối
Đối với các kho lạnh dung tích lớn, cần thiết phải sử dụng các kênh gió để phân
phối gió đều trong kho. Nhờ hệ thống kênh gió thiết kế hợp lý gió sẽ được phân
bố đều hơn đến nhiều vị trí trong kho.
e, Xả băng dàn lạnh
Không khí khi chuyển dịch qua dàn lạnh, nhưng kết một phần hơi nước ở
đó. Quá trình tích tụ càng lâu lớp tuyết càng dày. Việc bám tuyết ở dàn lạnh dẫn
đến nhiều sự cố cho hệ thống lạnh như : nhiệt độ kho lạnh không đạt yêu cầu,
thời gian làm lạnh lâu, ngập dịch, cháy động cơ điện. Sở dĩ như vậy là vì :
- Lớp tuyết bám bên ngoài dàn lạnh tạo thành lớp cách nhiệt, ngăn cản quá
trình trao đổi nhiệt giữa môi chất và không khí trong buồng lạnh. Do đó nhiệt độ
buồng lạnh không đạt yêu cầu, thời gian làm lạnh kéo dài. Mặt khác, môi chất
lạnh trong dàn lạnh do không nhận được nhiệt độ hóa hơi nên một lượng lớn hơi
ấm được hút về máy nén gây ra ngập lỏng máy nén.
- Khi tuyết bám nhiều, đường tuần hoàn của gió trong dàn lại bị nghẽn lưu
lượng gió giảm, hiệu quả trao đổi nhiệt cũng giảm theo, trợ lực lớn, quạt làm việc
quả tải và động cơ điện có thể bị cháy.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 7 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

- Trong một số trường hợp tuyết bám quá dày làm cho cánh quạt bị ma sát
không thể quay được và sẽ bị cháy, hỏng quạt.
Đề xả tuyết cho dàn lạnh người ta thường sử dụng ba phương pháp sau
đây :
 Dùng gas nóng:
Phương pháp này rất hiệu quả vì quá trình cấp nhiệt xả băng thực hiện từ bên
trong. Tuy nhiên, phương pháp xả băng bằng gas nóng cũng gây nguy hiểm do
chỉ thực hiện khi hệ thống đang hoạt động, khi xả băng quá trình sôi trong dàn
lạnh xảy ra mãnh liệt có thể cuốn theo lỏng về máy nén. Vì thế chỉ nên sử dụng
trong hệ thống nhỏ hoặc hệ thống có bình chứa hạ áp.
 Xả băng bằng nước
Phương pháp dùng nước hiệu quả cao, dễ thực hiện, đặc biệt trong các hệ
thống lớn, Mặt khác khi xả băng bằng nước người ta đã thực hiện hút kiệt gas và
dùng máy nén trước khi xả bang nên không sợ ngập lỏng khi xả bang.
Tuy nhiên, khi xả băng, nước có thể bắn tung tóe ra các sản phẩm trong
buồng lạnh và khuếch tán vào không khí trong phòng, làm tăng độ ẩm của nó,
lượng ẩm này tiếp tục bám lại trên dàn lạnh trong quá trình vận hành kế tiếp. Vì
thế biện pháp dùng nước thường sử dụng cho hệ thống lớn, tuyết bám nhiều, ví
dụ như trong các hệ thống cấp đông.
 Dùng điện trở
Trong các kho lạnh nhỏ, các dàn lạnh thường dùng phương pháp xả bằng
điện trở.Cũng như phương pháp xả băng bằng nước, phương pháp dùng điện trở
không sợ ngập lỏng. Mặt khác, xả băng bằng diện trở không làm tăng độ ẩm
trong kho. Tuy nhiên phương pháp dùng điện trở tăng chi phí điện năng lớn và
không dễ thực hiện. Các điện trở chỉ được lắp đặt do nhà sản xuất thực hiện.
1.1.3 Tổng quan về bảo quản thịt lợn
Quy trình xử lí lợn trước khi đưa vào bảo quản

nhúng
Lợn gây mê cắt tiết đánh tuốt da
nước
sống lợn lợn lông chân
nóng

cấp
trữ phân sát rửa móc
đông
đông loại khuẩn sạch lòng
nhanh
Quy trình cần cung cấp nước nóng: nhúng nước nóng, đánh long, tuốt da
chân, rửa sạch, sát khuẩn.
Quy trình cần cấp đông: cấp đông nhanh, trữ đông.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 8 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Trong thực tế, khi thiết kế một kho lạnh hoàn chỉnh cần tính toán và thiết kế
toàn bộ quá trình cung cấp nước nóng và cấp đông nhưng trong giới hạn phạm vi
đồ án chỉ tính toán đến quy trình cấp đông bảo quản thịt lợn đông lạnh.
1.2 Tính dung tích kho lạnh
1.2.1 Thể tích kho lạnh
Dung tích kho tính ở đây là tổng thể tích không gian trong các buồng bảo
quản và được xác định theo công thức:
E
E=V.gv => V= g v
Trong đó:
E: Dung tích kho lạnh (tấn).
V: Thể tích kho lạnh (m3).
gv: Định mức của chất tải thể tích (tấn/m3).

Tính gv :.

- Ở đây em chọn cách xếp sản phẩm 1/2 con lợn theo cách treo trên giá với mỗi
khoang tính trên 1m chiều dài giá treo với kích thước 0,6×1×1,2m. Xếp 5 sản
phẩm trên 1m chiều dài giá treo, mỗi sản phẩm có khối lượng 60kg. Từ đó ta tính
được định mức chất tải trên 1m chiều dài giá treo là gl = 0,06×5 = 0,3 (t/m)
0,3
Suy ra tiêu chuẩn chất tải gv = 0,6.1.1,2 = 0,42 t/m3.
- Chiều cao chất tải là 3 giá treo cộng khoảng cách giữa các giá (20cm giữa
mỗi giá) và sàn là 20cm suy ra h=3,6+0,2.2+0,2=4,2 m.
Thể tích của kho bảo quản sản phẩm lạnh đông:
Eld 650

g v 0, 42
Vld = = 1547,62 m3.
Thể tích kho bảo quản sản phẩm làm lạnh:
Ell 1400

V = gv 0, 42 = 3333,33 m3.
ll

Thể tích buồng kết đông:


Ekđ 17

Vkđ = g v 0, 42 = 40,48 m3.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 9 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

1.2.2 Diện tích kho lạnh


Diện tích kho tính ở đây là tổng diện tích lý thuyết của các buồng bảo quản
chưa bao gồm các phần diện tích đường đi và các phòng có chắc năng đặc biệt
khác và được xác định theo công thức:
V
F= h
Trong đó:
V: Thể tích buồng (m3).
F: Diện tích chất tải lạnh (m2).
h: Chiều cao của chất tải (m2).
Như tính toán ở phần 1 thì h = 4,2m
Diện tích kho bảo quản lạnh đông.
Vld 1547, 62

Fld= h 4, 2 = 368,48 m2
Diện tích kho bảo quản sản phẩm làm lạnh.
Vll 3333, 33

Fll= h 4, 2 = 793,65 m2
Diện tích kho kết đông.
Kho kết đông thì ta tính theo công thức:
M .T
.k
Fkđ = g l .24

Trong đó:
T: Thời gian hoàn thành một mẻ sản phẩm bao gồm thời gian xử lý lạnh,
chất tải, tháo tải, phá băng cho dàn lạnh, T = 18 h.
M: năng suất buồng kết đông, (tấn/mẻ). M = 17 tấn/mẻ
gl = 0,3 tấn/m: là định mức chất tải trên 1m chiều dài giá treo.
k = 1,2 là hệ số tính chuyển từ tiêu chuẩn chất tải trên 1m chiều dài ra
2
1m diện tích cần xây dựng.
M .T 17.18
.k  .1, 2
Fkđ = g l .24 0, 3.24 = 51 m2
1.2.3 Tải trọng trên 1 m2 của nền buồng
gv.h = 0,42. 4,2 = 1,76 (t/m2) nhỏ hơn tải trọng lớn nhất cho phép
(Fcp≤2-3 t/m3).
1.2.4 Diện tích xây dựng thực tế từng buồng
Diện tích kho thực tế sau khi đã tính toán đến không gian trống bên trong
kho do sắp xếp bốc dỡ hàng và vận chuyển hàng ra và kho bảo quản.
Ta xác định được diện tích thực tế của kho theo công thức:

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 10 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

F
F l= β F
Trong đó:
F1: Diện tích lạnh cần xây dựng (m2)
βF : Hệ số sử dụng diện tích các buồng chứa
Theo bảng số liệu hệ số sử dụng diện tích (tài liệu [ CITATION sách \l 1033 ] trg
34) ta có:
Fld = 368,48 (m2) => β F = 0,75
Fll = 793,65 (m2) => β F = 0,85
Fkđ = 51 (m2) => β F = 0,75
Diện tích thực tế của buồng bảo quản lạnh đông
Fld 368, 48

F = F
ldt
0,75 = 491,31 m2

Diện tích thực tế của buồng bảo quản làm lạnh


Fll 793, 65

Fllt=  F 0,85 = 933,71 m2

Diện thích thực tế buồng kết đông


Fkđ 51

F =  F 0, 75 = 68 m2
kđt

1.2.5 Xác định số buồng cần xây


Phương án chọn bước cột là 12x12, chiều cao xây dựng 5m.
Diện tích chọn thực tế buồng bảo quản lạnh đông 460,6 m2.
Số ô xây dựng buồng bảo quản lạnh đông :
491, 31
n = 144 = 3,4
chọn ntt= 4, chiều rộng 12m, chiều dài 48m, diện tích xây dựng thực là 576m2
Dung tích thực của buồng bảo quản lạnh đông :
7
Gldt = 650. 6,5 =765 tấn
Diện tích chọn thực tế buồng bảo quản lạnh 933,71 m2
Số ô xây dựng buồng bảo quản lạnh :
933, 71
n= 144 = 6,5
chọn ntt= 7, chiều rộng 12m, chiều dài 84m, diện tích xây dựng thực là 1008m2
Dung tích thực của buồng bảo quản lạnh :

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 11 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

0,309.(37,5  4)
Gllt=1400. 23,3 = 1508 tấn
Và một buồng kết đông ( 6x12 ) =72m2 chiều cao buồng 3m.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 12 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 13 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

CHƯƠNG 2. TÍNH CÁCH NHIỆT CÁCH ẨM CHO KHO LẠNH

2.1 Tổng quan về Panel


Cấu tạo của Panel gồm:
2 bề mặt bên ngoài panel được phủ một lớp vật liệu hoàn toàn cách ẩm có
tuổi thọ và độ bền cao. Những vật liệu thông dụng hiện này là (theo tham khảo
tài liệu online) :
+ Tôn mạ màu ( colorbond steel sheet ): Độ dày từ 0,5mm đến 0,7mm.
+ Tôn phủ lớp PVC ( PVC coated steel sheet ): Độ dày từ 0,6mm.
+ Tôn inox ( stainless steel sheet ): Độ dày từ 0,5 mm đến 1,2mm.
Vật liệu cách nhiệt là polyurethan phun. Khối lượng riêng 38 ÷ 42 kg/m3,
cường độ chịu nén 0,2 đến 0,2 MPa, tỷ lệ điền đầy bọt trong panel là 95%, chất
tạo bọt là R141B không phá hủy tầng ôzôn.
thông số về nhiệt độ của các buồng trong kho lạnh
+ Buồng kết đông : Nhiệt độ -33oC.
+ Buồng bảo quản đông : Nhiệt độ -19 oC.
+ Buồng bảo quản lạnh : Nhiệt độ 4 oC.
2.2 Tính cách nhiệt cho tường và bao trần
Chiều dày lớp cách nhiệt tính theo công thức tính hệ số truyền nhiệt k qua
vách phẳng nhiều lớp lấy từ công thức (3 -1) trang 85 tài liệu [CITATION sách \l
1033 ].
1
n δ i δ cn 1
1
+∑ + +
k= α 1 i=1 λi λcn α 2 , [W/m2K]
Suy ra chiều dày lớp cách nhiệt:
n
δi 1

δcn=λcn
[ (
1
k

1
+∑ +
α 1 i=1 λ i α 2 )] , [m]
Với:
δcn: Độ dày yêu cầu của lớp cách nhiệt, [m]
λcn: Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt, [W/mK]
k : Hệ số truyền nhiệt, [W/m2K]
α1: hệ số toả nhiệt của môi trường bên ngoài tới tường cách nhiệt,
2
[W/m K]
α2: hệ số toả nhiệt của vách buồng lạnh tới buồng lạnh, [W/m2K]
δi: Bề dày yêu cầu của lớp vật liệu thứ i, [m]
λi: Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, [W/mK]

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 14 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Do xây dựng kho lạnh bằng tấm panel nên ta chon các tấm panel dựa vào
bảng 3-9(trang100, tài liệu [ CITATION sách \l 1033 ]). Độ dầy panel,hệ số k và
lĩnh vực ứng dụng của kho lạnh để thiết kế kho lạnh.
Thông số các lớp vật liệu của tấm panel tiêu chuẩn
Polyurethane có hệ số dẫn nhiệt (0,023-0,03)W/mK, chọn λcn = 0,023 W/mK.
Tôn lá dày 0,6mm có hệ số dẫn nhiệt 45,36W/mK.
Sơn bảo vệ dày 0,5mm có hệ số dẫn nhiệt 0,291 W/mK.
2.3 Chọn tấm panel
2.3.1 Buồng kết đông
α bề mặt ngoài của tường bao tra theo bảng 3 -7 trang 86, tài liệu
[CITATION sách \l 1033 ] có α1 = 23,3 W/m2K.
α bề mặt trong của buồng đối lưu cưỡng bức mạnh (buồng gia lạnh và kết
đông) phải tra theo bảng 3-7 trang 86, tài liệu [CITATION sách \l 1033 ] có :
α2 = 10,5W/m2K
Buồng lạnh đông có nhiêt độ -33oC, theo bảng 3-3, từ -40 đến- 30 độ thì k
= 0.19 W/m2K, nên chọn k = 0.19 W/m2K.
1 1 2.0, 0006 2.0, 0005 1
[ (    )]
δcn=0,023. 0,19 23,3 45,36 0, 291 10,5 = 0,118 m

= 118 mm
Chiều dày panel cần chọn:
δ panel = 118 + 2.( 0,6+0,5) = 120,2 mm
Theo bảng 3-9 trang 100 tài liệu [CITATION sách \l 1033 ], ta chọn panel
dày 150mm có hệ số truyền nhiệt k = 0,15 W/m2K.
Khi đó chiều dày cách nhiệt thực của panel là :
δcnthực = 150-2.(0,6+0,5) =147,8 mm
Hệ số truyền nhiệt thực của vách khi đó là:
1
1 2.0, 0006 2.0, 0005 0,1478 1
   
Kthực = 23,3 45,36 0, 291 0, 025 10,5 = 0,1523 W/m2K

nhiệt độ bề mặt ngoài của panel:


k (t1  t2 ) 0,1523.(37,5  33)

tw1 = t1 - 1 = 37,5 - 23,3 = 37,04
2.3.2 Phòng bảo quản lạnh đông
Tính tương tự
α bề mặt ngoài của tường bao tra theo bảng 3 -7 trang 86, tài liệu
[CITATION sách \l 1033 ] có :

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 15 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

α1 = 23,3 W/m2K
α bề mặt trong của buồng đối lưu cưỡng bức vừa phải tra theo bảng 3-7
trang 86, tài liệu [CITATION sách \l 1033 ] có :
α2 = 10,5 W/m2K
Kho bảo quản lạnh đông có nhiêt độ -19oC, theo bảng 3-3 tài liệu
[CITATION sách \l 1033 ], k = 0.214 W/m2K
1 1 2.0, 0006 2.0, 0005 1
[ (    )]
δcn=0,023. 0, 214 23,3 45,36 0, 291 10,5 = 0,104 m
= 104 mm
Chiều dày panel cần chọn:
δ panel = 104 + 2.( 0,6+0,5) = 106,2 mm
Theo bảng 3-9 trang 100 tài liệu [CITATION sách \l 1033 ], ta chọn panel
dày 125mm có hệ số truyền nhiệt k = 0,18 W/m2K.
Khi đó chiều dày cách nhiệt thực của panel là :
δcnthực = 125-(2.0,6+2.0,5)=122,8 mm
Hệ số truyền nhiệt thực của vách khi đó là:
Kthực == 0,182 W/m2K
nhiệt độ bề mặt ngoài của panel:
k (t1  t2 ) 0,182.(37,5  19)

tw1 = t1- 1 = 37,5 - 23,3 = 37,06
2.3.3 Phòng bảo quản lạnh
α bề mặt ngoài của tường bao tra theo bảng 3 -7 trang 86, tài liệu
[CITATION sách \l 1033 ] có:
α1 = 23,3 W/m2K
α bề mặt trong của buồng đối lưu cưỡng bức vừa phải tra theo bảng 3-7
trang 86, tài liệu [CITATION sách \l 1033 ]có :
α2 = 9 W/m2K
Phòng bảo quản lạnh có nhiêt độ 4 oC, theo bảng 3-3 tài liệu [CITATION
sách \l 1033 ], chọn k = 0.35 W/m2K.
1 1 2.0, 0006 2.0, 0005 1
[ (    )]
δcn = 0,023. 0,35 23,3 45,36 0, 291 9 = 0,062 m
= 62 mm
Chiều dày panel chọn:
δ panel = 62+ 2.( 0.6+0.5) = 64.2 mm
Theo bảng 3-9 trang 100 tài liệu [CITATION sách \l 1033 ], ta chọn panel
dày 75mm có hệ số truyền nhiệt k = 0,3 W/m2K.
Khi đó chiều dày cách nhiệt thực của panel là :

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 16 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

δcnthực = 75-(2.0,6+2.0,5 ) = 70,8 mm


Hệ số truyền nhiệt thực của vách khi đó là:
Kthực == 0,309 W/m2K
nhiệt độ bề mặt ngoài của panel:
0,309.(37,5  4)

tw1 = t1-= 37,5 – 23,3 = 37,06
Bảng 2.3 Kết quả tính toán và lựa chọn panel cho từng loại buồng

Buồng kết đông Buồng bảo quản Buồng bảo


lạnh đông quản lạnh
Độ dày 150 125 75
(mm)
Hệ số truyền
nhiệt thực tế 0.1523 0.182 0.309
k W/m2K
2.4 Kiểm tra nhiệt độ đọng sương
Để tránh hiện tượng đọng sương xảy ra thì nhiệt độ bề mặt ngoài tường bao
phải lớn hơn nhiệt độ đọng sương của môi trường. Điều kiện để không xảy ra
hiện tượng đọng sương được xác định theo công thức (3-7) (tài liệu [CITATION
sách \l 1033 ] trg87).
t n −t s
k ≤ k = 0,95.α t n −t f [W/m2K]
s 1 ,

Với:
- k : hệ số truyền nhiệt thực tế qua tường, [W/m2K].
- ks :hệ số truyền nhiệt thực tế qua tường khi bề mặt ngoài là nhiệt độ
đọng sương, [W/m2K].
- α1=23,3 W/m2K : hệ số toả nhiệt bề mặt ngoài của từơng bao che.
- tf : nhiệt độ trong buồng lạnh, 0C.
- tn= 37,5 0C : nhiệt độ môi trường ngoài.
- ts =33,90C nhiệt độ đọng sương của môi trường, tra theo đồ thị T - d với
nhiệt độ môi trường t1=37,50C và độ ẩm φ =82%.
Bảng 2.4 Tổng hợp tính toán

Buồng kết Buồng bảo quản Buồng bảo


đông lạnh đông quản lạnh
tf (oC) -33 -19 4
ks 1,13 1,41 2,378
K 0,1523 0,182 0,309
Từ bảng trên nhận thấy cả 3 loại đều không bị đọng sương.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 17 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

2.5 Kiểm tra đọng ẩm trong cơ cấu cách nhiệt


Do vật liệu bề mặt phủ 2 bên panel là vật liệu hoàn toàn cách ẩm nên không
xảy ra hiện tượng đọng ẩm.

2.6 Tính cách nhiệt cho nền


- Cấu trúc nền ta bố trí như sau đối vời bảo quản đông và cấp đông, riêng
bảo quản lạnh do nhiệt độ bảo quản là 40C nên không cần sưởi dưới nền.
Bảng 2.4. Chiều dày cách nhiệt nền
Chiều Hệ số dẫn nhiệt
Tương tự như Các lớp tính toán đối
dày (m) λ(w/mK)
với panel, ta Nền nhẵn (vữa có:
0,01 0,93
trát)
Lớp Bêtông 0,1 1,4
PU cứng cn2 0,041
Bitum 0,003 0,18
Lớp bê tông
0.15 1,5
chịu lực
Con lươn thông
- -
gió

1  1 n
 1 
 CN  cn      i   
 k  1 i 1 i  2   (m)
Trong đó:
δCN – độ dày yêu cầu của lớp cách nhiệt, m.
λCN – Hệ số dẫn nhiệt của cách nhiệt, W/m K.
k – Hệ số truyền nhiệt.
α1 – Hệ số tỏa nhiệt của môi trường bên ngoài tới lớp cách nhiệt, W/m2K.
α2 – Hệ số tỏa nhiệt từ vách buồng lạnh vào buồng lạnh, W/m2K.
δi – Chiều dày lớp vật liệu thứ i, m ( ở đây là lớp tôn mạ màu ).
λi – Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, W/m2K.
Tra bảng 3-6 và bảng 3-7 tài liệu [CITATION sách \l 1033 ] ta có :
α1 = 23,3 W/m2K.
α2 = 9 W/m2K – đối với buồng bảo quản lạnh.
α2 = 10,5 W/m2K – đối với buồng kết đông và bảo quản đông.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 18 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Hệ số k của nền có sưởi (bảng 3-6 tài liệu tham khảo [CITATION sách \l
1033 ]).
Buồng bảo quản lạnh: 0,41 W/m2K.
Buồng kết đông-bảo quản đông: 0,21 W/m2K.
Ta tính được chiều dày của cách nhiệt nền:
Bảng 2.5 Chiều dày cách nhiệt nền

Buồng bảo quản lạnh Buồng bảo quản đông Buồng kết đông
0,1 m 0,2 m 0,2 m

Ta chọn chiều dày thực của lớp cách nhiệt như sau :
- Buồng bảo quản lạnh : δCN = 0,1 m.
- Buồng bảo quản đông : δCN = 0,2 m.
- Buồng kết đông : δCN = 0,2 m.
Tính toán lại hệ số truyền nhiệt qua nền theo công thức :
1
K
1   1
  i  cn 
1 i cn  2
:
- Buồng bảo quản lạnh : k nenbql = 0,364W/m2K.
- Buồng bảo quản đông : k nenbqđ = 0,185W/m2K.
- Buồng kết đông : k nenkđ = 0,185W/m2K.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 19 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN PHỤ TẢI LẠNH

3.1 Tổng quát


Tính nhiệt kho lạnh là tính toán các dòng nhiệt từ môi trường bên ngoài đi
vào kho lạnh. Đây chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải có đủ công suất
để thải nó trở lại môi trường nóng, đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ ổn định giữa
buồng lạnh và không khí bên ngoài.
Mục đích cuối cùng của việc tính toán nhiệt kho lạnh là để xác định năng
suất lạnh của máy lạnh cần lắp.
Dòng nhiệt tổn thất vào kho lạnh được xác định theo biểu thức:
∑Q = ∑Q1 + ∑Q2 +∑Q3 + ∑Q4 + ∑Q5, W.
Trong đó:
∑Q1: Dòng nhiệt qua kết cấu bao che.
∑Q2: Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra.
∑Q3: Dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh.
∑Q4: Dòng nhiệt do vận hành.
∑Q5: Dòng nhiệt từ sản phẩm tỏa ra khi sản phẩm hô hấp ( thở ), chỉ có ở
các kho lạnh bảo quản rau quả đặc biệt hoặc trong các buồng lạnh bảo quản hoa
quả của kho lạnh phân phối.
Đặc điểm của các dòng nhiệt là chúng thay đổi liên tục theo thời gian. Q 1
phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ bên ngoài nên nó thay đổi theo giờ trong nlợny
và theo mùa trong năm….Q2 phụ thuộc vào thời vụ. Q3 phụ thuộc vào loại hàng
hóa bảo quản: Sản phẩm không hô hấp và sản phẩm sống có hô hấp ( rau, quả,
trứng). Q4 phụ thuộc vào quy trình công nghệ chế biến, bảo quản hàng hóa. Q 5
phụ thuộc vào biến đổi sinh hóa của sản phẩm hô hấp.
3.2 Tính toán cụ thể
3.2.1 Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1
Dòng nhiệt đi qua kết cấu ba che được định nghĩa là tổng các dòng nhiệt tổn
thất qua tường bao, trần và nền do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên
ngoài và bên trong kho lạnh cộng với dòng nhiệt tổn thất do bức xạ mặt trời qua
tường bao trần theo công thức:
Q1 = Q11 + Q12
Tổn thất do chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài và trong buồng lạnh:
Q11 = kt.F.(t1 – t2) W
Trong đó:
kt : Hệ số truyền nhiệt thực của kết cấu, W/ m K.
F : Diện tích bề mặt của kết cấu bao che, m.
t1 : Nhiệt độ của môi trường bên ngoài, oC.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 20 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

t2 : Nhiệt độ không khí bên trong buồng lạnh, oC.


Tổn thất do bức xạ nhiệt trực tiếp từ mặt trời ( bề mặt tường ngoài mái kho lạnh)
Q12 = k1.F. Δt12
Trong đó:
k1 : Hệ số truyền nhiệt thực của vách ngoài, W/mK
F : Diện tích nhận bức xạ trực tiếp của Mặt trời, m
Δt12 : Hiệu nhiệt độ dư, đặc trưng ảnh hưởng bức xạ mặt trời vào mùa hè,
o
C.
Ở đây, ta bỏ qua dòng nhiệt tổn thất do bức xạ mặt trời trực tiếp. Do kho
lạnh được bố trí bên trong xưởng nên không tiếp xúc trực tiếp với mặt trời.
Ta lấy: Nhiệt độ hành lang = 0,7xNhiệt độ ngoài trời= 26,25 oC

Nhiệt độ phòng không làm việc = 0,58xNhiệt độ ngoài trời= 21,75 oC

Độ chênh nhiệt độ nền và phòng bằng 0,4x(độ chênh nhiệt độ ngoài


trời và phòng).

Vì không phải lúc nào tất cả các phòng đều làm việc, nên sẽ có nhiệt tổn thất
giữa các phòng bảo quản với nhau. Để tránh trường hợp thiếu tải, ta tính toán
trong trường hợp chỉ phòng đang xét làm việc, các phòng bên cạnh đều ở
trạng thái nghỉ.

-Buồng bảo quản lạnh đông.

Bảng 3.6 Kết quả tính toán buồng lạnh đông

Hệ số truyền Diện Nhiệt độ Nhiệt độ


Buồn ∑Q1i
Vách nhiệt k tích F ngoài t1 trong t2 Q1i [W]
g [kW]
[W/m2K] [m2] [oC ] [oC ]
Tường 0.182 60 26.25 -19 494.130
panel 1
Tường 0.182 60 26.25 -19 494.130
Buồn
panel 2
g bảo Tường 0.182 60 21.75 -19 444.990
quản panel 3 3,715
đông Tường 0.182 60 26.25 -19 494.130
1 panel 4
Nền 0.185 144 37.5 -19 602.064
Trần 0.182 144 26.25 -19 1185.912
Buồn Tường 0.182 60 26.25 -19 494.130
g bảo panel 1
quản Tường 0.182 60 21.75 -19 444.990
panel 2

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 21 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Tường 0.182 60 21.75 -19 444.990 3,666


panel 3
Tường 0.182 60 26.25 -19 494.130
đông panel 4
2 Nền 0.185 144 37.5 -19 602.064
Trần 0.182 144 26.25 -19 1185.912
Tường 0.182 60 26.25 -19 494.130
panel 1
Tường 0.182 60 21.75 -19 444.990
Buồn
panel 2
g bảo Tường 0.182 60 21.75 -19 444.990
quản panel 3 3,666
đông Tường 0.182 60 26.25 -19 494.130
3 panel 4
Nền 0.185 144 37.5 -19 602.064
Trần 0.182 144 26.25 -19 1185.912
Tường 0.182 60 26.25 -19 494.130
panel 1
Tường 0.182 60 21.75 -19 444.990
Buồn
panel 2
g bảo
Tường 0.182 60 21.75 -19 444.990
quản 3,666
panel 3
đông Tường 0.182 60 26.25 -19 494.130
4 panel 4
Nền 0.185 144 37.5 -19 602.064
Trần 0.182 144 26.25 -19 1185.912

Tổng nhiệt Q11lđ= 14,714 kW

-Buồng bảo quản lạnh

Bảng 3.7 Kết quả tính toán buồng lạnh

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 22 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Hệ số Diện Nhiệt Nhiệt


Buồng Vách truyền tích F độ độ Q1i [W] ∑Q1i
2
nhiệt k [m ] ngoài t1 trong t2 [kW]
[W/m2K] [oC] [oC ]
Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
panel 1
Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
Buồng panel 2
bảo Tường 0.309 60 21.75 4 329.085
quản panel 3 3,259
lạnh 1 Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
panel 4
Nền 0.364 144 37.5 4 702.374
Trần 0.309 144 26.25 4 990.036
Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
panel 1
Tường 0.309 60 21.75 4 329.085
Buồng panel 2
bảo Tường 0.309 60 21.75 4 329.085
quản panel 3 3,176
lạnh 2 Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
panel 4
Nền 0.364 144 37.5 4 702.374
Trần 0.309 144 26.25 4 990.036
Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
panel 1
Tường 0.309 60 21.75 4 329.085
Buồng panel 2
bảo Tường 0.309 60 21.75 4 329.085
quản panel 3 3,176
lạnh 3 Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
panel 4
Nền 0.364 144 37.5 4 702.374
Trần 0.309 144 26.25 4 990.036
Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
Buồng panel 1
bảo Tường 0.309 60 21.75 4 329.085
quản panel 2 3,176
lạnh 4 Tường 0.309 60 21.75 4 329.085
panel 3
Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
panel 4
Nền 0.364 144 37.5 4 702.374
Trần 0.309 144 26.25 4 990.036

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 23 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Tường 0.309 60 26.25 4 412.515


panel 1
Tường 0.309 60 21.75 4 329.085
Buồng panel 2
bảo Tường 0.309 60 21.75 4 329.085
quản panel 3 3,176
lạnh 5 Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
panel 4
Nền 0.364 144 37.5 4 702.374
Trần 0.309 144 26.25 4 990.036
Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
panel 1
Tường 0.309 60 21.75 4 329.085
panel 2
Buồng Tường 0.309 60 21.75 4 329.085
bảo panel 3 3,176
quản Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
lạnh 6 panel 4
Nền 0.364 144 37.5 4 702.374
Trần 0.309 144 26.25 4 990.036
Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
panel 1
Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
Buồng panel 2
bảo Tường 0.309 60 21.75 4 329.085
quản panel 3 3,259
lạnh 7 Tường 0.309 60 26.25 4 412.515
panel 4
Nền 0.364 144 37.5 4 702.374
Trần 0.309 144 26.25 4 990.036

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 24 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Tổng nhiệt Q11bql = 22,396 kW


-Buồng kết đông:

Bảng 3.8 kết quả tính toán buồng kết đông

Hệ số Diện Nhiệt độ Nhiệt độ


Buồn ∑Q1i
Vách truyền nhiệt tích F ngoài t1 trong t2 Q1i [W]
g [kW]
k [W/m2K] [m2] [oC ] [oC ]
Tường
0,1523 18 21.75 -33 150.092
panel 1
Tường
0,1523 36 26.25 -33 324.856
panel 2
Buồn Tường
g cấp 0,1523 18 21.75 -33 150.092 1,975
panel 3
đông
Tường
0,1523 36 26.25 -33 324.856
panel 4
Nền 0,185 72 37.5 -33 375.624
Trần 0,1523 72 26.25 -33 649.712

Tổng nhiệt Q11kđ = 1,975 kW


Vậy dòng nhiệt qua bao che là:
Q11 = Q11lđ+ Q11bql+ Q11kđ=14,714+ 22,396+ 1,975 = 39,085 kW
Dòng nhiệt do ảnh hưởng của bức xạ mặt trời
Dòng nhiệt do bức xạ bằng không do vách panel không tiếp xúc trực tiếp với ánh
sáng mặt trời nên Q12=0 (kW)
Vậy,
Q1 = Q11 + Q12 = 39,085 kW
3.2.2 Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra Q2
Quy trình vận hành của kho lạnh:
Kho lạnh phân phối lợn đưa về có nhiệt độ -18 oC trong quá trình vận
chuyển nhiệt độ sản phẩm tăng lên 6-8 oC, ở đây ta chon tăng lên 6 oC. Sau đó
được được vận chuyển qua phòng bảo quản đông. Tại phòng bảo quản đông lợn
sẽ được hạ nhiệt độ từ -12 oC xuống -18 oC(nhiệt độ sản phẩm cao hơn nhiệt độ
buồng 1 oC) để bảo quản trong thời gian dài.
Với phòng bảo quản lạnh, lợn vận chuyển qua phòng bảo quản lạnh để
phân phối đi các nơi tiêu thụ. Tại phòng bảo quản lạnh lợn sẽ được giảm từ 20
xuống 5oC và được bảo quản trong thời gian ngắn chờ vận chuyển.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 25 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra khi chưa có bao bì Q 21 được tính theo công
thức:
1000
Q21 = M.(h1 – h2). 24.3600 kW
Trong đó:
h1, h2 – enthanpi của sản phẩm trước và sau khi xử lý lạnh, kJ/kg.
M – Công suất buồng gia lạnh, công suất buồng kết đông hoặc lượng
hàng nhập vào buồng bảo quản lạnh hoặc buồng bảo quản đông, t/ngày
đêm.
1000:(24.3600) – hệ số chuyển đổi từ t/ngày đêm sang đơn vị kg/s.
- Tại buồng kết đông:
t1 = 20 0C ta có h1 =272,5 kJ/kg (Bảng 4-2 Tài liệu tham khảo [CITATION
sách \l 1033 ] và nội suy).
t2 = -32oC ta có h2 = 0 kJ/kg.
18 tiếng kết đông được một mẻ cả bốc xếp
Mkđ = 17 (t/mẻ) = 22,67 (t/24h)
1000
Q2kđ = 22,67.(272,5-0). 24.3600 = 71,5 kW

- Tại buồng bảo quản lạnh:


Mbql: năng suất nhập vào buồng bảo quản lạnh trong một ngày đêm, t/24h.
E l . B .m
M bql =
365
Trong đó:
El : Dung tích kho lạnh bảo quản lạnh, tấn.
B: Hệ số quay vòng, B=5÷6 chọn B = 6.
m: Hệ số nhập hàng không đồng đều, m=1,5.
E1= 1508t→(t/24h)
O
t1 = 20 C ta có h1= 272,5 kJ/kg.
t2 = 5 OC ta có h2=226,95 kJ/kg (Bảng 4-2 Tài liệu tham khảo [CITATION
sách \l 1033 ] và nội suy).
1000
vậy Q2bql = 37,18.( 272,5 -226,95). 24.3600 = 19,6 kW
- Tại Buồng bảo quản đông :
Mbqđ: năng suất nhập vào buồng bảo quản lạnh trong một ngày đêm.
Eđ . ψ . B . m
M bqđ =
365

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 26 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Trong đó: đối với kho lạnh phân phối


Eđ : Dung tích kho lạnh bảo quản đông, t.
B: Hệ số quay vòng, B=5÷6.
m: Hệ số nhập hàng không đồng đều, m=2,5.
ψ : Tỉ lệ nhập hàng có nhiệt độ không cao hơn -8oC,ψ=0,65÷ 0,85
Chọn B=6, ψ=0,85.
765.0,85.6.2,5
→ Mđ   26,72
Eđ=765t 365 (t/24h)
o
t1= -12 C ta có h1 = 21,4 kJ/kg.
t2= -18 oC ta có h2 = 4,6 kJ/kg.
vậy
1000
Q2bqđ= 26,72.( 21,4 - 4,6). 24.3600 = 5,2 kW
3.2.3 Dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh Q3
Dòng nhiệt tổn thất do thông gió buồng lạnh chủ yếu do không khí nóng
từ bên ngoài được đưa vào buồng lạnh thay thế cho lượng không khí lạnh trong
buồng để đảm bảo sự hô hấp của các sản phẩm bảo quản. Thông thường, dòng
nhiệt tổng thất do thông gió buồng lạnh chỉ tính toán cho các buồng lạnh đặc biệt
bảo quản rau quả và sản phẩm hô hấp. Đối với kho lạnh bảo quản thịt lợn thì Q 3
coi như bằng 0.
3.2.4 Các dòng nhiệt vận hành Q4
Các dòng nhiệt vận hành Q4 gồm: Nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng Q 41, do
người làm việc Q42, do các động cơ điện làm việc Q43, dòng nhiệt do mở cửa Q44.
Nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng:
Q41 = A.F, W.
Trong đó:
A : Nhiệt toả do chiếu sáng trên 1m2, W/ m2.
Xét A=1,2 W/m2 – đối với buồng bảo quản.
A=4,5 W/m2 – đối với buồng chế biến (tài liệu tham khảo [CITATION
sách \l 1033 ]).
F : Diện tích của sàn buồng lạnh hoặc kho lạnh, m2.
Bảng 3.9 Kết quả tính toán Q41

A F(m²) Q(W)
Kết đông 1,2 72 86,4
Bảo quản lạnh 1,2 1008 1209,6
Bảo quản đông 1,2 576 691,2

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 27 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

- Tổng Q41= 86,4+1209,6+691,2= 1987,2 W.


- Nhiệt tỏa do người làm việc:
Q42 = 350.n (W).
Trong đó:
350: Nhiệt tỏa do một người lao động bình thường, 350W/ người.
n : Số người lao động trong buồng, diện tích nhỏ hơn 200 m2 lấy n=2.
n : Số người lao động trong buồng, diện tích lớn hơn 200 m 2 lấy n=4(tài
liệu tham khảo [CITATION sách \l 1033 ]).

Bảng 3.10 Kết quả tính toán Q42

Tên phòng Diện tích một buồng(m2) n(người) Số buồng Q(W)


Kết đông 72 2 1 700
Bảo quản lạnh 144 2 7 4900
Bảo quản đông 144 2 4 2800

Tổng Q42= 700+4900+2800 = 8400 W.


Nhiệt do các động cơ điện làm việc: ( Bao gồm động cơ quạt dàn lạnh, động cơ
xe nâng vận chuyển,..).
Q43 = 1000N (W).
Trong đó :
N – Công suất động cơ, kW.
1000 – hệ số chuyển đổi từ kW ra W.
Xét N= 1 kW – buồng bảo quản đông và bảo quản lạnh.
N= 8 kW – buồng kết đông (tài liệu tham khảo [CITATION sách \l 1033 ]).
Tổng:
Q43bql=1000.7.1= 7000 W.
Q43bqđ = 1000.4.1 = 4000 W
Q43kđ = 8.1000 = 8000 W
Q43= Q43bql+ Q43bqđ+ Q43kđ=19000 W
+ Dòng nhiệt do mở cửa:
Q44 = B.F (W).
trong đó :
B : Dòng nhiệt riêng khi mở cửa W/ m2.
F : Diện tích buồng lạnh m2.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 28 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Xét tài liệu tham khảo:


B=12 – với buồng kết đông.
B= 10 – với buồng bảo quản lạnh.
B= 8 – với buồng bảo quản đông.
Bảng 3.11 Kết quả tính toán Q44

B F, m² Q, W
kết đông 12 72 864
bảo quản lạnh 10 1008 10080
bảo quản đông 8 576 4608
Tổng:
Q44=864+10080+4608=15552 W.
Vậy:
Q4 = Q41 + Q42 + Q43 + Q44 (W).
=1987,2 +2500+16000+15552.
= 36039,2 = 36,04 kW.
3.2.5 Dòng nhiệt toản ra do hoa quả hô hấp Q5
Q5 = 0 do sản phẩm bảo quản là thịt lợn.
3.3 Tổng kết quả tính toán

Nhiệt tải của thiết bị :


Qtb = Q1 + Q2 +Q3 + Q4 +Q5.

+ Lấy thêm 10-15% nhiệt lượng ta có Qtổng. Ở đây ta lấy thêm 10%

Nhiệt tải máy nén :


+ QMN = 80%Q1 + 100%Q2 + 60%Q4 (Với buồng cấp đông và BQ
đông)
+ QMN = 60%Q1 + 100%Q2 + 60%Q4 (Với buồng BQ lạnh)

Bảng 3.12 Tổng kết quả tính toán phụ tải nhiệt

Q1 Q2 Q4 QMN Qtb Q tổng


(kW) (kW)

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 29 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

(kW) (kW) (kW) (kW)


Kết đông 1.975 71.5 9.65 78.87 83.125 91
Bảo quản lạnh 22.396 19.6 23.19 46.952 65.186 72
Bảo quản đông 14.714 5.2 12.1 24.231 32.014 35

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 30 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH – TÍNH CHỌN MÁY NÉN

4.1 Chọn các thông số tại điểm làm việc


Do kho lạnh của ta được lắp đặt tại tỉnh Thanh Hoá, ta có thông số về độ ẩm
tương đối và nhiệt độ của khu vực Thanh Hoá vào mùa hè là:
φ = 82 % và t = 37,5 oC, tra được Tư = 34,5oC.
Chọn bình ngưng của hệ thống là loại ống vỏ nằm ngang, được làm mát
bằng nước, với độ chênh nhiệt độ nước vào và ra là ∆t w = 5oC. ℃. Nhiệt độ nước
vào ta lấy cao hơn tư là 3℃ Các thông số nước làm mát như sau:
- Nhiệt độ nước vào bình ngưng:
tw1 = tư + 3 = 34,5+ 3 = 37,5 oC.
- Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng:
tw2 = tw1 + ∆tw = 37,5 + 5 = 42,5 oC.
- Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất:
tk = tw2 + ∆tk.
- Trong đó:
∆tk là hiệu nhiệt độ ngưng tụ yêu cầu, ∆tk = 3 ÷ 5oC có nghĩa là nhiệt độ
ngưng tụ cao hơn nhiệt độ nước ra từ 3 đến 5oC.
Ở đây, ta chọn ∆tk = 5oC.
- Vậy:
tk = tw2 + ∆tk = 42,5+ 5 = 47,5 oC.
- Nhiệt độ quá lạnh tql là nhiệt độ môi chất lỏng trước khi đi vào van tiết
lưu. Nước mới, đầu tiên được cho đi qua thiết bị quá lạnh rồi sau đó mới được
đưa vào bình ngưng. Do thiết bị quá lạnh làm cho máy lạnh thêm cồng kềnh, tiêu
tốn vật tư làm giá thành tăng lên mà hiệu quả lạnh đem lại không cao, các máy
lạnh nlợny nay hầu như không còn trang bị thiết bị quá lạnh. Trên thực tế, việc
quá lạnh được thực hiện ngay trong thiết bị ngưng tụ bằng cách để mức lỏng
ngập vài ống dưới cùng của dàn ống trong bình ngưng ống chùm. Nước cấp vào
bình sẽ đi qua các ống này trước để quá lạnh lỏng sau đó mới đi lên các ống trên
để ngưng tụ môi chất.
- Nhiệt độ hơi hút th là nhiệt độ của hơi trước khi đi vào máy nén. Nhiệt
độ này bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ sôi của môi chất. Để đảm bảo máy nén ko
hút phải lỏng, người ta bố trí bình tách lỏng và đảm bảo rằng hơi hút về máy nén
nhất định phải là hơi quá nhiệt. Với môi chất Freon do nhiệt độ cuối tầm nén thấp
nên độ quá nhiệt hơi hút có thể chọn rất cao.( Theo tài liệu[CITATION sách \l
1033 ]).
th = t0 + ∆th.
- Ở đây, ta chọn ∆th = 15K ứng với môi chất sử dụng là R507.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 31 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

- Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh t0 phụ thuộc vào nhiệt độ buồng lạnh theo
công thức:
t 0=t b−∆ t 0.
- Trong đó:
tb – Nhiệt độ buồng lạnh.
∆t0 – Hiệu nhiệt độ yêu cầu, thông thường với dàn bay hơi trực tiếp thì ta
chọn ∆t0 trong khoảng từ 7 đến 13oC (tài liệu[CITATION sách \l 1033 ], trg.204).
Ở đây, ta chọn ∆t0 = 10oC ứng với kho lạnh mà ta đang thiết kế.
- Nhiệt độ bay hơi của phòng bảo quản lạnh lấy thấp hơn nhiệt độ buồng 10
o
C.
toBQL = 4-10= -6 0C.
- Nhiệt độ bay hơi của phòng bảo quản đông lấy thấp hơn nhiệt độ buồng
10 oC.
toBQĐ = -19 - 10= -29 0C.
- Nhiệt độ bay hơi của phòng kết đông lấy thấp hơn nhiệt độ buồng 10 oC.
toKĐ = -33 - 7= -43 0C.
- Máy nén cho buồng lạnh phải tạo ra năng suất lạnh cần thiết theo tính
toán ở chương 3, cụ thể:
k.Q MN
Q0   
b (4.3)
Trong đó: b – Hệ số thời gian làm việc, ở đây chọn b = 0,9;
QMN – Tổng nhiệt tải của máy nén đối với một nhiệt độ bay hơi ứng với mỗi loại
buồng lạnh (lấy theo số liệu tính toán ở bảng 3.7)
k – Hệ số lạnh tính đến tổn thất trên đường ống và thiết bị của hệ thống lạnh.
Theo tài liệu [1], ta có bảng giá trị của hệ số k phụ thuộc vào nhiệt độ như sau:
Hệ số k phụ thuộc vào nhiệt độ
t0 (oC) -40 -30 -10

k 1,1 1,07 1,05


- Ta có bảng tính toán cho máy nén cụ thể:
Buồng Nhiệt độ
o
C
k b Q Qomn

Bảo quản 3 1,0 0,92 49722 55127


lạnh 2
Bảo quản -18 1,0 0,92 45026 51878
đông 6
Buồng kết -33 1,08 0,92 281929 330960
đông

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 32 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

4.2 Tính toán, lựa chọn và kiểm tra máy nén cho các phòng của kho lạnh
4.2.1 Buồng kết đông
a,Tính toán chế độ làm việc cho máy nén.
Nhiệt độ sôi của môi chất là:
t0 = -39oC.
Nhiệt độ hơi hút về máy nén là:
th = t0 + ∆th = -39+15= -24oC.
Từ nhiệt độ sôi của môi chất là t0 = -39oC và nhiệt độ ngưng tụ tk = 39.3oC,
sử dụng đồ thì logP – h trong phần mềm coolpack ứng với môi chất lạnh R507, ta
có hai thông số áp suất bay hơi và áp suất ngưng tụ của môi chất R507 lần lượt là:
P0 = 1,456 bar.
Pk = 18,478 bar.
Tỷ số nén được tính theo công thức:
p k 18,478
πbkđ = = = 14
p o 1,456
Do πbkđ = 14 > 9 nên ta chọn máy nén 2 cấp với áp suất trung gian ptg là:
ptg = √ p k . po =√18,478.1,456=¿ 5,18 bar.
tra coolpack ứng với môi chất R507, ta có: ttg = -6oC.
Từ những số liệu tính toán trên, ta chọn chu trình máy lạnh 2 cấp có hồi
nhiệt như hình sau:

Hình 4.1 Chu trình 2 cấp 1 tiết lưu, có hồi nhiệt và có bình quá lạnh

Ta sử dụng chu trình 2 cấp, 1 tiết lưu, làm mát trung gian 1 phần có hồi
nhiệt và quá lạnh lỏng.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 33 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Chọn độ quá nhiệt là 15 K, t5=t8+5 K.


Ta có :
+) Cân bằng chất : m4= m7+m1.
+) Cân bằng entanpy: m7h7+m3h3= m4h3’.
+) Cân bằng vào và ra khỏi bình quá lạnh:
m4h5’ +(m4-m1).h5 =m4.h5+ (m4-m1).h7
+) Cân bằng nhiệt ở thiết bị hồi nhiệt:
m4.(h5” -h5’)=m1.(h1-h1’).
h 7−h5 '
Suy ra : h3’ = h7+ h −h (h 3−h7 ).
7 5' '

h7−h 5
m 4 = m1 .
h7−h5 '
h5 ' ' −h5 ' h1 −h1 '
=
h 7−h5 ' h7−h5
Sử dụng phần mềm coolpack, ta có bảng giá trị sau:
Bảng 4.13 Thông số các điểm nút chu trình buồng kết đông

Điểm Entanpy Thể tích


Nhiệt độ Áp suất Entropy
nút (kJ/kg) riêng
(oC) (bar) (kJ/kg)
(m3/kg)
1’ -39 1,456 346,413 1,642 0,127
1 -24 1,456 356,473 1,683 0,137
2 22,252 5,18 383,683 1,683 0,043
3 14,938 5,18 377,726 1,663 0,042
4 67,780 18,478 406,220 1,663 0,012
5’’ 39,3 18,478 251,08 1,17 -
5’ 32,264 18,478 241,02 - -
5 -1 18,478 198,810 0,996 -
6’ -6 5,18 198,810 0,996 0,003
6 - 1,456 198,810 - -
7 -6 5,18 360,82 1,603 0,037
8 -6 5,18 192,61 0,973 -
b, Tính toán chọn máy nén.
*Tính cấp nén hạ áp.
Năng suất lạnh riêng khối lượng :
qo = h1’ – h6 =346,413-198,810 = 147,603 kJ/kg.
Năng suất lạnh riêng thể tích:

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 34 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

qo 147,603
qv = = =1077,394 kJ/m3 .
v1 0,137
Lưu lượng hơi thực tế qua máy nén hạ áp:
Qo 200,08
m1 = = = 1,410 kg/s.
qo 147,603
Thể tích hút thực tế của máy nén hạ áp:
VttNHA = m1. v1 = 1,410. 0,137 = 0,193 m3/s.
Hệ số cấp máy nén hạ áp:
1

λHA =
{Po -∆ Po
Po
P +∆ Ptg
[(
- c tg
Po ) (
m
-
Po -∆ Po
Po ) ]}
.
To
T tg

Trong đó:
c = 0,04; m = 1.
Po = 1.456 bar = 0,1456 MPa.
Ptg = 5.18 bar = 0,518 MPa.
ΔPo = ΔPtg = 0,005 ÷ 0,01 MPa. Ta chọn ΔPo = ΔPtg = 0,008 MPa.
To = 273 – 39 = 234K; Ttg = 273 - 6 = 267K.
=> λHA = 0,734.
Thể tích hút lý thuyết:
V ttNHA 0.193
VltNHA = = = 0,263 m3/s.
λ HA 0,734
Công nén lý thuyết:
NsHA = m1.l1 = m1.( h2 – h1 ) = 1,41.( 383.683– 356.473) = 38,366 kW.
Hiệu suất chỉ thị:
T0 234
ɳi = + 0,001.t0 = + 0,001.(-39) = 0,837.
T tg 267
Công suất chỉ thị:
N sHA 38,366
Ni = = = 45,837 kW.
ɳi 0,837
Công suất ma sát : môi chất là Freon chọn p ms=0.059 MPa (tài liệu [CITATION
sách \l 1033 ] trg218).
Nms = Vtt.pms = 0,193.59 = 11,387 kW.
Công suất hữu ích:
Ne = Ni + Nms = 45,837 + 11,387 = 57,224 kW.
Công suất tiêu thụ :
Ne 57,224
NelHA = = = 63,406 kW.
ɳ tđ . ɳ el 0,95.0,95
*Tính cấp nén cao áp

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 35 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Lưu lượng hơi thực tế qua máy nén cao áp:


h 7−h5
m4 = m1. = 1,906 kg/s.
h 7−h5 '
Thể tích hút thực tế:
VttCA = m4. v3 = 1,906. 0,042 = 0,079 m3/s.
Hệ số cấp máy nén cao áp:
1

λCA =
{
Ptg -∆ P tg
Ptg
P +∆ P k
-c k
[(
P tg ) (
m
-
Ptg -∆ P tg
Ptg )] }
.
Ttg
Tk

Trong đó:
c = 0,04; m = 1.
Pk = 18.478bar = 1,8478 MPa.
Ptg =5.18bar = 0,518 MPa.
ΔPk = ΔPtg = 0,005 ÷ 0,01 MPa. Ta chọn ΔPk = ΔPtg = 0,008 MPa.
Tk = 273 + 39.3 = 302.3K; Ttg = 273-6 = 267K.
=> λCA = 0,77.
Thể tích hút lý thuyết:
V ttCA 0,079
VltCA = = = 0,102 m3/s.
λ CA 0,77
Công nén lý thuyết:
NsCA = m4.l4 = m4.( h4 – h3) =1,906.( 406.220-377.726) = 54,309 kW.
Hệ số lạnh của chu trình:
Qo 200,08
ε= = = 2,25.
N sHA + N sCA 38,366+54,309
Hiệu suất chỉ thị:
T tg 267
ɳi = + 0,001.ttg = + 0,001.(-6) = 0,8.
Tk 302.3
Công suất chỉ thị:
N s 54,309
Ni = = = 67,886 kW.
ɳ i 0,8
Công suất ma sát :
Nms = Vtt.pms = 0,079.59 = 4,661 kW.
Công suất hữu ích:
Ne = Ni + Nms = 67,886+ 4,661 = 72,547 kW.
Công suất tiêu thụ :
Ne 72,547
NelCA = = = 80,384 kW.
ɳ tđ . ɳ el 0,95.0,95
Tổng công tiêu thụ:

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 36 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Pe = NelHA + NelCA = 63,406 + 80,384 = 143,790 kW.


Nhiệt thải bình ngưng:
Qk = m4.qk = m4.(h4 – h5’’) = 1,906.( 406,220-251,08) = 295,696 kW.
*Chọn máy nén và kiểm tra
Ta có: t0 = -39oC , tk = 39,3oC .
 Năng suất lạnh cần thiết: Qo = 200,08 kW.
 Công suất tiêu thụ của máy nén: Pe = Nel = 143,790 kW.
 Thể tích hút lí thuyết của máy nén: Vlt = 0,365 m3/s.
Sử dụng phần mềm chọn máy nén Bitzer của môi chất R507, chọn 1 tổ 4 máy
nén piston kiểu nửa kín hai cấp có tên model: S66F-60.2Y-40P.

Tổng năng suất cấp vào của máy nén:


P = 4.51,3 =205,2kW.
4.2.2 Kho bảo quản đông
a,Tính toán chế độ làm việc cho máy nén.
Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh.
t0 = -260C.
Nhiệt độ hơi hút về máy nén th.
Môi chất sử dụng là R507, chọn độ quá nhiệt hơi hút về máy nén là 15K.
Như vậy,
th = t0 + 30 = -26 + 15 = -110C
b, Lựa chọn chu trình và tính toán các thông số.
Áp suất ngưng tụ Pk và áp suất bay hơi P0.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 37 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Từ nhiệt độ sôi t0 = - 26 0C và nhiệt độ ngưng tụ tk = 39.30C, sử dụng phần


mềm coolpack trên đồ thị lgp - i của R507A ta có:
Pk = 18.478 bar
P0 = 2.518 bar
Tỷ số nén:
Pk 18,478
π= = =7,3
Po 2,518
do π < 9 nên ta chọn máy nén 1 cấp có hồi nhiệt.
* Sơ đồ và chu trình lạnh.

Hình 4.2 Chu trình 1 cấp có quá lạnh quá nhiệt bằng hồi nhiệt

Sử dụng phần mềm coolpack, ta có bảng giá trị sau:

Bảng 4.14 Bảng thông số quá trình bảo quản đông

Điểm Nhiệt độ Áp suất Entanpy Entropy Thể tích riêng


nút (oC) (bar) (kJ/kg) (kJ/kg.K) (m3/kg)
1’ -11 2,518 363,093 1,666 0,082
1 -26 2,518 352,29 1,624 0,075
2 68,858 18,478 407,356 1,666 0,012
3’ 39,3 18,478 251,003 1,171 0,001
3 31,659 18,478 240,200 1,136 -
4 -26,030 2,518 240,200 1,170 0,030
*Tính toán máy nén buồng bảo quản đông.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 38 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Tương tự như phần trên, ta có máy nén cho buồng kết đông phải tạo ra
năng suất lạnh :
Q0 = 21,62 kW.
Năng suất lạnh riêng khối lượng :
qo = h1 – h4 = 352,29 – 240,200 = 112,090 kJ/kg.
Lưu lượng hơi thực tế qua máy nén:
Qo 21,62
m1 = = = 0,263 kg/s.
qo 112,090
Thể tích hút thực tế của máy nén:
Vtt = m1.v1 = 0,263.0,075 = 0,019 m3/s.
Hệ số cấp của máy nén:
1

λ=
Po{
Po -∆ Po P +∆ P k
-c k
Po [( ) (
m
-
P o -∆ Po
Po ) ]}
.
To
Tk

Trong đó:
c = 0,04; m = 1.
Po = 2,518 bar = 0,2518 MPa.
Pk = 18,478 bar = 1,8478 MPa.
ΔPo = ΔPk = 0,005 ÷ 0,01 MPa. Ta chọn ΔPo = ΔPk = 0,008 MPa.
To = 273 + (-26) = 247 K; Tk = 273 + 39,3 = 312,3K.
=> λHA = 0,563.
Thể tích hút lý thuyết:
V tt 0,019
Vlt = = = 0,033 m3/s.
λ 0,563
Công nén lý thuyết:
Ns = m1.l1 = m1.( h2 – h1’ ) = 0,263.( 407,356– 363,093) = 11,641 kW.
Hiệu suất chỉ thị:
To 247
Ƞi = 0,001.to + = 0,001.(-26) + =0,765.
Tk 312,3
Công suất nén chỉ thị:
Ns 11,641
Ni = = = 15,217 kW.
Ƞ i 0,765
Công suất ma sát:
Nms = Vtt.pms = 0,019.59 = 1,121 kW.
Công suất hữu ích:
Ne = Ni + Nms = 15,217+ 1,121 = 16,338 kW.
Công suất tiêu thụ:

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 39 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Ne 16,338
Nel = = = 18,103 kW.
Ƞ td . Ƞ el 0,95.0,95
Nhiệt thải bình ngưng:
Qk = m1.qk = m1.(h2 – h3’) = 0,263.( 407,356– 251,003) = 41,120 kW.
*Chọn máy nén và kiểm tra
Ta có: t0 = -26oC , tk = 39,3oC .
 Năng suất lạnh cần thiết: Qo = 21,62 kW.
 Công suất tiêu thụ của máy nén: Pe = Nel = 18,103kW.
 Thể tích hút lí thuyết của máy nén: Vlt = 0,033 m3/s.
Sử dụng phần mềm chọn máy nén Bitzer của môi chất R507, chọn 1 tổ 2 máy
nén piston kiểu nửa kín (1 máy dự trữ) có tên model: 4GE-23Y-40P.

Tổng năng suất cấp vào của máy nén:


P = 22,9 kW.
4.2.3 Kho bảo quản lạnh
a, Tính toán chế độ làm việc cho máy nén.
Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh.
t0 = -60C.
Nhiệt độ hơi hút về máy nén th.
Môi chất sử dụng là R507, chọn độ quá nhiệt hơi hút về máy nén là 15K.
Như vậy,
th = t0 + 30 = -6 + 15 = 90C.
b, Lựa chọn chu trình và tính toán các thông số.
Áp suất ngưng tụ Pk và áp suất bay hơi P0.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 40 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Từ nhiệt độ sôi t0 = -6 0C và nhiệt độ ngưng tụ tk = 39,30C, sử dụng phần


mềm coolpack trên đồ thị lgp - i của R507 ta có:
Pk = 18,478 bar.
P0 = 5,180 bar.
Tỷ số nén:
Pk 18,478
π= = =3,567.
Po 5,180
do π < 9 nên ta chọn máy nén 1 cấp có hồi nhiệt.
* Sơ đồ và chu trình lạnh

Hình 4.3 Chu trình 1 cấp có quá lạnh quá nhiệt bằng hồi nhiệt

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 41 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Sử dụng phần mềm coolpack, ta có bảng giá trị sau:


Bảng 4.15 Bảng thong số quá trình bảo quản lạnh

Điểm Nhiệt độ Áp suất Entanpy Entropy Thể tích riêng


nút (oC) (bar) (kJ/kg) (kJ/kg,K) (m3/kg)
1’ 9 5,180 372,961 1,646 0,041
1 -6 5,180 360,773 1,6025 0,037
2 62,473 18,478 400,810 1,646 0,011
3’ 39,3 18,478 251,003 1,171 0,001
3 30,678 18,478 238,815 1,132 -
4 -5,903 5,180 238,815 1,146 0,011
*Tính toán máy nén buồng bảo quản lạnh .
Tương tự như phần trên, ta có máy nén cho buồng kết đông phải tạo ra
năng suất lạnh :
Q0 = 63,56 kW.
Năng suất lạnh riêng khối lượng :
qo = h1 – h4 = 360,773– 238,815= 121,958 kJ/kg.
Lưu lượng hơi thực tế qua máy nén:
Qo 63,56
m1 = = = 0,521 kg/s.
qo 121,958
Thể tích hút thực tế của máy nén:
Vtt = m1,v1 = 0,521,0,037 = 0,019 m3/s.
Hệ số cấp của máy nén:
1

λ=
{
Po -∆ Po
Po
P +∆ P k
[(
-c k
Po ) (
m
-
P o -∆ Po
Po ) ]}
,
To
Tk

Trong đó:
c = 0,04; m = 1.
Po = 5,180 bar = 0,5180 MPa.
Pk = 18,478 bar = 1,8478 MPa.
ΔPo = ΔPk = 0,005 ÷ 0,01 MPa, Ta chọn ΔPo = ΔPk = 0,008 MPa.
To = 273 + (-6) = 267 K; Tk = 273 + 39,3 = 312,3K.
=> λHA = 0,752.
Thể tích hút lý thuyết:

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 42 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

V tt 0,019
Vlt = = = 0,025 m3/s.
λ 0,752
Công nén lý thuyết:
Ns = m1,l1 = m1,( h2 – h1’ ) = 0,521,( 400,810– 372,961) = 14,509 kW.
Hiệu suất chỉ thị:
To 267
Ƞi = 0,001,to + = 0,001,(-6) + = 0,848.
Tk 312,3
Công suất nén chỉ thị:
N s 14,509
Ni = = = 17,110 kW.
Ƞ i 0,848
Công suất ma sát:
Nms = Vtt,pms = 0,019,59 = 1,121 kW.
Công suất hữu ích:
Ne = Ni + Nms = 17,110 + 1,121 = 18,231 kW.
Công suất tiêu thụ:
Ne 18,231
Nel = = = 20,200 kW.
Ƞ td , Ƞ el 0,95 , 0,95
Nhiệt thải bình ngưng:
Qk = m1,qk = m1,(h2 – h3’) = 0,521,( 400,810– 251,003) = 78,049 kW.
*Chọn máy nén và kiểm tra
Ta có: t0 = -6oC , tk = 39,3oC .
 Năng suất lạnh cần thiết: Qo = 63,56 kW.
 Công suất tiêu thụ của máy nén: Pe = Nel = 20,200 kW.
 Thể tích hút lí thuyết của máy nén: Vlt = 0,025 m3/s.
Sử dụng phần mềm chọn máy nén Bitzer của môi chất R507, chọn 1 tổ 2
máy nén piston kiểu nửa kín (1 máy dự trữ) có tên model: 4FE-28Y-40P.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 43 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Tổng năng suất cấp của máy nén:


P = 68 kW.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 44 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

CHƯƠNG 5. TÍNH CHỌN BÌNH NGƯNG, DÀN BAY HƠI VÀ CÁC


THIẾT BỊ PHỤ

5.1 Thiết bị ngưng tụ


Theo phần chọn máy nén ta có:
Nhiệt thải ngưng tụ của máy nén buồng kết đông: Qk = 295,696 kW.
Nhiệt thải ngưng tụ của máy nén buồng bảo quản đông: Qk = 41,120 kW.
Nhiệt thải ngưng tụ của máy nén buồng bảo quản lạnh: Qk = 78,049 kW.
 Vậy phụ tải lạnh của bình ngưng là:
 Phụ tải lạnh chu trình 2 cấp là tổng nhiệt thải ngưng tụ buồng kết đông:
Qk1 = 295,696 kW.
 Phụ tải lạnh chu trình 1 cấp là tổng nhiệt thải ngưng tụ buồng bảo quản
đông và bảo quản lạnh:
∑Qk2 = 41,120+78,049 = 119,169 kW.
Để xác định diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, ta áp dụng công thức:
Qk = k,F,Δttb .
Trong đó:
Qk - Phụ tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ, kW
F - Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, m2.
Δttb - Hiệu nhiệt độ trung bình logarit, K.
Δt max - Δtmin
Δttb = Δt max
ln
Δt min
Δtmax - Hiệu nhiệt độ lớn nhất (phía nước vào).
Δtmin - Hiệu nhiệt độ bé nhất (phía nước ra).
K – Hệ số truyền nhiệt của thiết bị.
5.1.1 Xác định hiệu nhiệt độ trung bình logarit
Do kho lạnh của ta được lắp đặt tại tỉnh Thanh Hoá, ta có thông số về độ ẩm
tương đối và nhiệt độ của khu vực Thanh Hoávào mùa hè là:
φ = 84 % và t = 28,6 oC, tra được Tư = 26,3oC.
Nhiệt độ nước vào bình ngưng chọn: tw1 = 30 oC.
Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng chọn: tw2 = 34,5oC.
Nhiệt độ ngưng tụ : tk = 39,3 oC.
=> Hiệu nhiệt độ nước làm mát:
Δtw = tw2 - tw1 = 34,5 – 30 = 4,5K.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 45 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Δtmax = tk – tw1 = 39,3 – 30 = 9,3K.


Δtmin = tk – tw2 = 39,3 – 34,5 = 4,8K.
Δt max −Δt min 9,3−4,8
Vậy: Δttb = Δt = ln 9,3 = 6,8K.
ln max
Δt min 4,8

5.1.2 Xác định hệ số truyền nhiệt K


Ở đây ta chọn thiết bị ngưng tụ là bình ngưng tụ ống vỏ kiểu nằm ngang
ứng với môi chất R507, Theo bảng 8-6 tài liệu [CITATION sách \l 1033 ] ta có:
k nằm ngang freôn nên ở đây ta chọn k = 700 W/m2K.
5.1.3 Xác định diện tích bề mặt F
Ta có:
Qk1 295,696.10 3
F1 = = = 62,121 m2.
K , Δ t tb 700 .6,8
Qk2 119,169 .103
F2 = = = 25,035 m2.
K , Δ t tb 700 .6,8
5.1.4 Xác định lượng nước làm mát cung cấp cho thiết bị ngưng tụ
Ta có công thức:
Qk
Vn = , m3/s.
C , p ,Δ t w
Trong đó:
Qk – Tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ, kW.
C – Nhiệt dung riêng của nước làm mát, C = 4,186 kJ/kg,K.
p – Khối lượng riêng của nước, p = 1000 kg/m3.
Δtw – Độ tăng nhiệt độ trong thiết bị ngưng tụ, K.
Vậy:
295,696
Vn1 = = 0,016 m3/s.
4,186.1000 . 4,5
119,169
Vn2 = = 0,006 m3/s.
4,186.1000 . 4,5
Theo bảng 8-4 tài liệu [CITATION sách \l 1033 ] ta chọn được thông số của bình
ngưng như sau:
Ký Diện Đườn Chiề Số Ống nối, mm Kích thước phủ Thể tích
hiệu tích g u dài ống bì, mm không
bề kính ống, gian
mặt, vỏ, mm giữa các
m2 mm ống, m3

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 46 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

hơi lỏn nước dài rộng cao


g

MKT 63 426 2500 218 55 30 125 3000 535 790 0,2125


HP-63
MKT 25 377 2000 110 40 32 65 2450 600 700 0.142
HP-25

5.2 Thiết bị bay hơi


5.2.1 Dàn bay hơi cho buồng kết đông
Theo tính toán ở chương 3 và chương 4, ta có các số liệu sau:
 Năng suất lạnh: Qo = 200,08 kW.

 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -39 oC.

 Nhiệt độ của buồng kết đông: tb = -32 oC.

Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn được 4 dàn lạnh cho buồng kết đông
như sau:

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 47 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Hình 5.4 Kết quả chọn dàn bay hơi buồng kết đông

* Tính kiểm tra:


Công suất bốn dàn : 4.52,5 = 210kW >200,08 kW => thỏa mãn.
5.2.2 Dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông
Theo tính toán ở chương 3 và chương 4, ta có các số liệu sau:
 Năng suất lạnh: Qo = 21,62 kW.

 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -26 oC.

 Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = -19 oC.

Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn được 4 dàn lạnh (2 dàn dự trữ) cho
buồng bảo quản đông như sau:

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 48 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Hình 5.5 Kết quả chọn dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông

* Tính kiểm tra:


Công suất hai dàn : 12,1.2 = 24,2kW >21,45 kW => thỏa mãn.
5.2.3 Dàn bay hơi cho buồng bảo quản lạnh
Theo tính toán ở chương 3 và chương 4, ta có các số liệu sau:
 Năng suất lạnh: Qo = 63,56 kW.

 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -6 oC.

 Nhiệt độ của buồng bảo quản lạnh: tb = 1 oC.

Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn được 4 dàn lạnh (2 dàn dự trữ) cho
buồng bảo quản lạnh như sau:

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 49 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Hình 5.6 Kết quả chọn dàn bay hơi cho buồng bảo quản lạnh

* Tính kiểm tra:


Công suất hai dàn : 34,5.2= 69 kW > 63,56 kW => thỏa mãn.

5.3 Thiết bị phụ


5.3.1 Tháp giải nhiệt
Lưu lượng nước tuần hoàn là :
Qk
Vn = , m3/s
C, p ,Δ t w
Trong đó:

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 50 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Qk – Tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ, kW.


C – Nhiệt dung riêng của nước làm mát, C = 4,186 kJ/kgK.
p – Khối lượng riêng của nước, p = 1000 kg/m3.
Δt w – Độ tăng nhiệt độ trong tháp giải nhiệt, Δt w = tw2 - tw1 = 34,5 - 30
= 4,5K.
Với tổng nhiệt thải ở bình ngưng tụ Qk1 = 295,696 kW .
295,696
Vn1 = = 0,016 m3/s.
4,186.1000 . 4,5
Với tổng nhiệt thải ở bình ngưng tụ Qk2 = 119,169 kW.
119,169
Vn2 = = 0,006 m3/s.
4,186.1000 . 4,5
Ta có thông số về độ ẩm tương đối và nhiệt độ của khu vực Thanh Hoávào
mùa hè là:
φ = 84 % và t = 28,6 oC, tra được Tư = 26,3oC.
Nhiệt độ nước vào bình ngưng chọn: tw1 = 30 oC.
Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng chọn: tw2 = 34,5oC.
Nhiệt độ ngưng tụ : tk = 39,3 oC.
Tính đổi:
Q1 = 295,696 . 860 = 254298,56 kcal/= 254298,56 /3900 = 65,20 tôn.
Q2 = 119,169 . 860 = 102485,34 kcal/= 102485,34 /3900 = 26,27 tôn.
Theo bảng 8-22 tài liệu [1] ta chọn tháp giải nhiệt FRK80 và FRK30 với các
thông số kỹ thuật chính như sau :
Bảng 5.16 Bảng thông số tháp giải nhiệt

Lưu lượng định mức 17,4 l/s 6,5 l/s


Chiều cao tháp 2487 mm 2032 mm
Đường kính tháp 2230 mm 1400 mm
Đường kính ống nối nước vào 100 mm 80 mm
Đường kính ống nối nước ra 100 mm 80 mm
Đường chẩy tràn 25 mm 25 mm
Đường xả 25 mm 25 mm
Đường kính ống van phao 20 mm 15 mm
Lưu lượng quạt gió 450 m3/ph 230 m3/ph
Đường kính quạt gió 1200 mm 760 mm
Motor quạt 1,50 kW 0,75 kW
Khối lương tĩnh 420 kg 105 kg

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 51 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Khối lượng khi vận hành 1260 kg 315 kg


Độ ồn của quạt 58,5 dB 56,0 dB

5.3.2 Bình tách dầu


R507 là môi chất hòa tan dầu kém nên cần sử dụng bình tách dầu. Bình tách
dầu dùng để tách dầu ra khỏi môi chất để nó không đi vào các thiết bị trao đổi
nhiệt như bay hơi và ngưng tụ.Từ máy nén dầu bị cuốn theo hơi môi chất dưới
dạng bụi dầu, ở nhiệt độ 80 đến 150 oC dầu cũng bị hóa hơi một phần (từ 3 đến
30%). Bình tách dầu làm việc theo nhiều nguyên lý như thay đổi hướng và tốc độ
chuyển động, nhờ khối lượng riêng của bụi dầu và hơi môi chất khác nhau, làm
mát để ngưng tụ hơi dầu…
Việc chọn bình tách dầu được căn cứ vào đường ống đẩy của môi chất khỏi
máy nén.
Với tốc độ lưu lượng đầu đẩy của máy nén sử dụng môi chất R507 thì tốc
độ nằm trong khoảng 8 – 15 m/s, ta chọn tốc độ 10m/s, Catalogue

 Với buồng kết đông.


Đường kính trong ống đẩy môi chất ra khỏi máy nén cao áp :
4 , m4 , v 4 4,1,906,0,012
d=
√ π ,ω
=
√ π , 10
= 0,050 m.

theo catalogue thì ta chọn bình có nhãn nhiệu CAT.II SD7 (2 1/8”).
 Với buồng bảo quản đông.
Đường kính trong ống đẩy môi chất ra khỏi máy nén cao áp :

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 52 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

4 , m2 , v 2 4,0,263,0,012
d=
√ π ,ω
=
√ π , 10
= 0,020 m.

theo catalogue thì ta chọn bình có nhãn nhiệu CAT.I SD4( 1 1/8”).
 Với buồng bảo quản lạnh.
Đường kính trong ống đẩy môi chất ra khỏi máy nén :
4 , m2 , v 2 4,0,521,0,011
d=
√ π ,ω
=
√ π , 10
= 0,027 m.

theo catalogue thì ta chọn bình có nhãn nhiệu CAT.I SD4( 1 1/8”).
5.3.3 Chọn van tiết lưu
a,Với buồng kết đông:
Ta có:
 Qo = 200,08 kW.
 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -39oC.
 Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất: tk = 39,3 oC.
 Δql = Δqn = 15oC.

Xả băng bằng gas nóng, ta chọn van REG 25-A angle.

b,Với buồng bảo quản đông:


Ta có:

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 53 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

 Qo = 21,62 kW.
 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -26oC.
 Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất: tk = 39,3 oC.
 Δql = Δqn = 15oC.

Xả băng bằng ga nóng, ta chọn REG 15-A angle.

c,Với buồng bảo quản lạnh.


Ta có:
 Qo = 63,56 kW.
 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -6oC.
 Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất: tk = 39,3 oC.
 Δql = Δqn = 15oC.

Xả băng bằng ga nóng, ta chọn REG 40-A angle.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 54 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

5.3.4 Bình chứa dầu


Bình chứa dầu dung để gom dầu từ các bình tách dầu, từ các bầu dầu của
các thiết bị như bình chứa cao áp, bình chứa tuần hoàn bình trung gian…
Dầu được xả về bình do chênh lệch áp suất, áp suất trong bình hút giảm
xuống khi khi mở van trên đường nối với ống hút. Khi xả dầu ra ngoài áp suất
trong bình chỉ được phép cao hơn áp suất khi quyển chút ít. Áp suất cho phép cao
0
nhất của bình là 1,8MPa, nhiệt độ từ -40 ÷ 150 C.
Cấu tạo:

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 55 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Hình 5.7 Cấu tạo bình chứa dầu

Theo bảng 8-20 tài liệu [CITATION sách \l 1033 ]ta chọn bình chưa dầu
như sau :
bảng 5.17 Thông số kĩ thuật của bình chứa dầu

thể tích khối


Bình Kích thước mm bình lượng
chứa dầu m3 kg
DxS B H
300 CM 325x9 765 1270 0,07 92

5.3.5 Thiết bị hồi nhiệt


Thiết bị hồi nhiệt dùng để quá lạnh lỏng môi chất sau khi ngưng tụ trước
khi vào van tiết lưu bằng hơi lạnh ra từ dàn bay hơi trước khi về máy nén trong
các máy lạnh Freon nhằm tăng hiệu suất lạnh chu trình.
Thiết bị hồi nhiệt trao đổi nhiệt ngược dòng, trong đó hơi đi phía ngoài
ống xoắn, lỏng đi phía trong ống xoắn.

Hình 5.8 Cấu tạo thiết bị hồi nhiệt

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 56 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

a,Với buồng kết đông:


Ta có:
 Qo = 200,082 kW.
 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -39oC.
 Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất: tk = 39,3 oC.
 Δql = Δqn = 15oC.
Xử dụng phần mềm của hãng danfoss ta chọn được thiết bị hồi nhiệt HE
8.0.

b,Với buồng bảo quản đông:


Ta có:
 Qo = 21,62 kW.
 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -26oC.
 Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất: tk = 39,3 oC.
 Δql = Δqn = 15oC.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 57 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Xử dụng phần mềm của hãng danfoss ta chọn được thiết bị hồi nhiệt HE
4.0.

c,Với buồng bảo quản lạnh.


Ta có:
 Qo = 63,56 kW.
 Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -6oC.
 Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất: tk = 39,3 oC.
 Δql = Δqn = 15oC.

Xử dụng phần mềm của hãng danfoss ta chọn được thiết bị hồi nhiệt HE
4.0.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 58 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

5.3.6 Bình chứa cao áp


Bình chứa cao áp vừa dùng để chứa môi chất lỏng sau bình ngưng,vừa dự
trữ lỏng để cấp ổn định liên tục cho các dàn bay hơi,vừa để giải phóng bề mặt
trao đổi nhiệt của bình ngưng. Hệ thống không dùng bơm cấp môi chất nên cấp
lỏng từ trên. Sức chứa bình chứa cao áp tính theo công thức :
VCA = 0,72,VBH.
Trong đó :
VCA – Thể tích bình chứa cao áp.
VBH – Tổng thể tích hệ thống bay hơi.
a,Tính với buồng bảo quản đông:
Theo tính toán phần thiết bị bay hơi ở trên ta có thể tích chứa R507 của
dàn bay hơi của các phòng là 27,5 l = 0,0275 m3.
Theo công thức trên ta có: VCA = 0,72,Vd = 0,72,0,0275 = 0,0198 m3.
b,Tính với buồng bảo quản lạnh:
Theo tính toán phần thiết bị bay hơi ở trên ta có thể tích chứa R507 của
dàn bay hơi của các phòng là 39 l = 0,039 m3.
Theo công thức trên ta có: VCA = 0,72,Vd = 0,72,0,039 = 0,0280 m3.
a,Tính với buồng kết đông:
Theo tính toán phần thiết bị bay hơi ở trên ta có thể tích chứa R507 của
dàn bay hơi của các phòng là 4.59,3 l = 237,2 l = 0,2372 m3.
Theo công thức trên ta có: VCA = 0,72,Vd = 0,72,0,2372 = 0,171 m3.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 59 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Theo bảng 8-17 tài liệu [CITATION sách \l 1033 ]: ta chọn bình chứa cao áp
nằm ngang.
ΣVCA = VCABQD + VCABQL + VCABKD
= 0,0198 + 0,0280 + 0,171 = 0,218 m3.
Chọn một bình chứa cao áp cho cả hệ thống kho lạnh với các thông số như bảng
sau:
Bảng 5.18 Thông số bình chứa cao áp

Loại Kích thước,mm Dung Khối


bình DxS L H tích, m3 lượng, kg
0,4PB 426 x 10 3620 570 0,4 410
5.3.7 Bình chứa tuần hoàn
Bình chứa tuần hoàn là bình trụ nằm ngang hoặc đứng lắp đặt phía hạ
áp, dùng để chứa lỏng hạ áp và tách lỏng. Ta chọn bình đặt đứng, thể tích bình
chứa tuần hoàn tính như sau:

Vth = (Vdt,k1 + Vdq,k2),k3,k4,k5,k6,k7 ,m3.

Vdt – Thể tích dàn tĩnh = 0.

Vdq – Thể tích dàn quạt.

k1…,,k7 – tra theo bảng 8-16 tài liệu [CITATION sách \l 1033 ].

Hệ thống không có bơm chọn k1…,,k7 như sau:

k1= 0,7 ; k2 = 0,7 ; k3 =0,3 ; k4 = 1,1 ; k5 = 1,2 ; k6= 1,45 ; k7 = 1,2.

k3,k4,k5,k6,k7 = 0,689=> VTH = Vdq.0,482.

Bảng 5.19 Kết quả thể tích bình chứa tuần hoàn

Buồn Thể tích các Thể tích bình chứa


g dàn, m3 tuần hoàn, m3
BQL 0,039 0,018
BQĐ 0,027 0,013
BKĐ 0,237 0,114
5.3.8 Bình chứa thu hồi
Bình chứa thu hồi dùng để chứa chất lỏng xả ra từ các dàn bay hơi khi tiến
hành phá băng hơi nóng. Chọn bình chứa thu hồi nằm ngang.
Theo công thức 8-16 tài liệu [1] có:
VT= 1,5 Vdt = 1,5.0,303= 0,454 m3.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 60 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

Trong đó:
VT: thể tích bình chứa thu hồi( m3).
Vdt: thể tích dàn lạnh(m3) = 0,039+ 0,027+0,237 = 0,303 m3.
5.3.9 Bình trung gian
Bình trung gian được sử dụng trong máy lạnh hai hoặc nhiều cấp .Bình
trung gian để làm mát hơi môi chất sau khi nén cấp áp thấp và để quá lạnh lỏng
môi chất trước khi vào van tiết lưu bằng cách bay hơi một phần lỏng ở áp suất và
nhiệt độ trung gian .
Bình trung gian được chọn theo đường kính ống hút máy nén cấp cao
Buồng kết đông
4. m4. v3 4.1,906 .0,042
Đường kính ống hút vào máy nén cao áp : d =

0,08 m
√ π .ω
=
√ π .10
=

Theo bảng 8-19 tài liệu [1 ], ta chọn 2 bình như sau :


Bảng 5.20 Thông số bình trung gian

Kích thước mm Diện tích


bề mặt
Bình
ống thể tích khối
trung
DxS D H xoắn, bình , m3 lượng kg
gian
m2

60ПC3 600 x 8 150 2800 4,3 0,67 570

5.3.10 Các thiết bị khác


Van một chiều: theo quy định an toàn trong các máy lạnh phải lắp vam một
chiều trên đường đẩy của mỗi máy nén, ngoài ra còn lắp van một chiều chung
cho toàn bộ hệ thống ngay trước thiết bị ngưng tụ.
Van an toàn: chỉ khác van một chiều ở chỗ hiệu áp suất ở đầu vào và đầu ra
phải đạt nhưng chỉ số nhất định thì van mới mở, van an toàn được bố trí ở trên
những thiết bị có áp suất cao và chứa nhiều môi chất lỏng như thiết bị ngưng tụ,
bình chứa … để đề phòng áp suất vượt quá mức quy định.
Áp kế : dùng để đo áp suất của môi chất trong đường ống, thiết bị áp kế
được lắp trên đường hút và đường đẩy của máy nén, trên bình ngưng bình chứa.
Van điện từ: dùng để điều chỉnh tự động thay cho van tiết lưu tay.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 61 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

5.3.11 Tính toán đường ống


Để tính toán đường kính trong của ống dẫn, theo tài liệu [1], ta có thể áp
dụng công thức:
4,m,v
di =
√ Π ,w
, m.

Trong đó:
di – Đường kính trong của ống dẫn.
v – thể tích riêng m3/kg.
m lưu lượng khối lượng m3/s.
w – Tốc độ dòng chảy trong ống, m/s.
Dựa theo bảng 10-1 tài liệu [1], ta chọn được vận tốc dòng chảy như sau:
Bảng 5.21 Tốc độ dòng chảy thích hợp

Đường hút của máy Đường đẩy của máy lạnh Đường dẫn lỏng của
lạnh nén hơi nén hơi máy lạnh nén hơi
10 10 0,7

* Đối với đường kính ống ở đầu đẩy và đầu hút của máy nén:Tra theo bảng 10-2
tài liệu tham khảo [CITATION sách \l 1033 ].

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 62 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

bảng 5.22 Đường kính ống kết nối theo tính toán máy lạnh nén hơi

Vận Đường
Lưu Lưu Đường Đường Đường Tiết
Tên Thể tốc kính Chiều
lương lượng kính kính kính diện
phòn Ống tích dòng danh dày
G, V, trong ngoài trong ống,
g riêng chảy nghĩa (mm)
(kg/s) (m3/s) (m) (mm) (mm) (mm2)
(m/s) (mm)
Ống
Bảo 0,082 0,263 0,022 10 0,053 70 76 69 3,5 37,4
hút
quản
Ống
đông 0,012 0,263 0,003 10 0,019 20 22 18 2 2,53
đẩy
Ống
0,137 1,410 0,193 10 0,157 200 219 207 6 337
hút HA
Ống
0,043 1,410 0,060 10 0,087 100 108 100 4 78,5
Kết đẩy HA
đông Ống
0,042 1,906 0,080 10 0,101 125 133 125 4 123
hút CA
Ống
0,012 1,906 0,022 10 0,053 70 76 69 3,5 37,4
đẩy CA
Ống
Bảo 0,041 0,521 0,021 10 0,052 70 76 69 3,5 37,4
hút
quản
Ống
lạnh 0,011 0,521 0,006 10 0,027 32 38 33,5 2,25 8,8
đẩy

CHƯƠNG 6.

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 63 MSSV: 20177048


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH GVHD: T.S TRỊNH QUỐC DŨNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Đức Lợi - Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh - Nhà xuất bản Khoa
Học và Kĩ Thuật - Hà Nội năm 2011.
2. TCVN 5687-2010

SVTH: BÙI VĂN TIẾN 64 MSSV: 20177048

You might also like