You are on page 1of 57

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH ĐÀO TẠO: CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN LẠNH VÀ ĐIỀU HOÀ
KHÔNG KHÍ

TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG CHU TRÌNH MÁY
LẠNH NÉN HƠI TRÊN MÁY TÍNH CHO TỦ LẠNH DÂN
DỤNG

Người hướng dẫn : TS. Lê Ngọc Trúc


Sinh viên thực hiện : Phạm Minh Hiếu
Mã sinh viên : 11018096
Lớp : 118181

Hưng Yên - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH ĐÀO TẠO: CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN LẠNH VÀ ĐIỀU HOÀ
KHÔNG KHÍ

XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG CHU TRÌNH MÁY


LẠNH NÉN HƠI TRÊN MÁY TÍNH CHO TỦ LẠNH DÂN
DỤNG

Hưng Yên - 2022


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến TS. Lê Ngọc Trúc đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá
trình làm đồ án.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học sư phạm
kĩ thuật Hưng Yên nói chung, các thầy cô trong Bộ môn Cơ Điện Lạnh và Điều Hòa
Không Khí nói riêng đã dạy dỗ, cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các
môn chuyên ngành, giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy (cô) đã luôn tạo điều kiện, quan tâm,
giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hưng Yên, ngày…..tháng…..năm 2022


Sinh viên thực hiện
Hiếu
Phạm Minh Hiếu
Mục Lục
Danh mục hình ảnh..................................................................................................iii
Danh mục bảng biểu..................................................................................................v
TÓM TẮT ĐỀ TÀI..................................................................................................vi
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................vii
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................1
1.1. Giới thiệu về các thiết bị lạnh dân dụng.........................................................1
1.1.1. Điều hòa – máy lạnh........................................................................................................1
1.1.2. Tủ lạnh – tủ mát – tủ đông..............................................................................................2
1.1.3. Tủ lạnh dân dụng.............................................................................................................4
1.1.4. Cấu tạo của tủ lạnh dân dụng..........................................................................................5
1.1.5. Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh dân dụng.....................................................................6
1.2. Chu trình máy lạnh nén hơi của tủ lạnh dân dụng...........................................7
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH MÔ PHỎNG MÁY LẠNH NÉN HƠI CỦA TỦ LẠNH
DÂN DỤNG............................................................................................................ 11
2.1. Giới thiệu về MATLAB/Simscape...............................................................11
2.1.1. Tổng quan về Matlab.....................................................................................................11
2.1.2. Hệ thống Matlab............................................................................................................12
2.2. Máy nén (Compressor).................................................................................13
2.2.1. Chức năng của Máy nén................................................................................................13
2.2.2. Các phần tử của khối Máy nén......................................................................................15
2.3. Thiết bị ngưng tụ (Condenser)......................................................................17
2.3.1. Chức năng của Thiết bị ngưng tụ...................................................................................17
2.3.2. Các phần tử của khối Thiết bị ngưng tụ.........................................................................18
2.4. Van tiết lưu (Expansion Valve)....................................................................20
2.4.1. Chức năng của Van tiết lưu............................................................................................20
2.4.2. Các phần tử của khối Van tiết lưu..................................................................................21
2.5. Thiết bị bay hơi (Evaporator).......................................................................23
2.5.1. Chức năng của Thiết bị bay hơi......................................................................................23
2.5.2. Các phần tử của khối Thiết bị bay hơi............................................................................25
2.6. Mô hình mô phỏng chu trình máy lạnh nén hơi............................................26
Chương 3: THIẾT LẬP ĐỒ THỊ TRẠNG THÁI CỦA MỘT SỐ THUỘC TÍNH
VẬT LÝ XUẤT HIỆN TRONG CHU TRÌNH.......................................................30
3.1. Tham số của các phần tử...............................................................................30

i
3.2. Đồ thị tính chất của chất lỏng (Plot Fluid Properties)...................................32
3.2.1. Khối lượng riêng............................................................................................................32
3.2.2. Nhiệt độ.........................................................................................................................33
3.2.3. Độ dẫn nhiệt..................................................................................................................34
3.2.4. Độ nhớt động lực học....................................................................................................35
3.3. Đồ thị Nhiệt độ của tủ lạnh...........................................................................36
3.4. Hiệu suất chu kỳ...........................................................................................37
3.4.1. Áp suất máy nén............................................................................................................37
3.4.2. Tỷ lệ áp suất máy nén....................................................................................................38
3.4.3. Công suất máy nén........................................................................................................39
3.4.4. Nhiệt chiết từ ngăn chứa...............................................................................................40
3.4.5. Tốc độ dòng chảy khối lượng.........................................................................................40
3.4.6. Nhiệt độ tốc độ bay hơi.................................................................................................41
3.5. Chất lượng hơi chu trình lạnh.......................................................................42
3.5.1. Đầu ra thiết bị bay hơi...................................................................................................42
3.5.2. Đầu ra máy nén.............................................................................................................42
3.5.3. Đầu ra thiết bị ngưng tụ................................................................................................43
3.5.4. Đầu ra thiết bị tiết lưu...................................................................................................43
3.6. Sơ đồ Áp suất, Enthalpy...............................................................................44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................47

ii
Danh mục hình ảnh
Hình 1.1. Điều hòa dân dụng.....................................................................................2
Hình 1.2. Tủ lạnh dân dụng.......................................................................................3
Hình 1.3. Tủ đông......................................................................................................3
Hình 1.4. Nguyên lý hoạt động..................................................................................7
Hình 1.5. Chu trình máy lạnh nén hơi.......................................................................8
Hình 1.6. Đồ thị T-s của chu trình máy lạnh nén hơi.................................................9
Hình 1.7. Đồ thị lgP-i của chu trình máy lạnh nén hơi..............................................9
Hình 2.1. Ứng dụng Matlab.....................................................................................11
Hình 2.2. Giao diện của Matlab...............................................................................12
Hình 2.3. Máy nén...................................................................................................14
Hình 2.4. Cấu tạo khối Máy nén..............................................................................15
Hình 2.5. Cấu tạo của Cycle Sensor........................................................................16
Hình 2.6. Thiết bị ngưng tụ.....................................................................................18
Hình 2.7. Cấu tạo của khối Thiết bị ngưng tụ..........................................................18
Hình 2.8. Van tiết lưu..............................................................................................21
Hình 2.9. Cấu tạo khối Van tiết lưu.........................................................................21
Hình 2.10. Cấu tạo của Valve Control.....................................................................22
Hình 2.11. Thiết bị bay hơi......................................................................................24
Hình 2.12. Cấu tạo khối Thiết bị bay hơi.................................................................25
Hình 2.13. Chu trình máy lạnh nén hơi....................................................................26
Hình 2.14. Cấu tạo của khối Refrigerator Compartment.........................................28
Hình 2.15. Mô hình mô phỏng chu trình máy lạnh nén hơi của tủ lạnh dân dụng. . .29
Hình 3.1. Đồ thị khối lượng riêng............................................................................32
Hình 3.2. Đồ thị nhiệt độ.........................................................................................33
Hình 3.3. Đồ thị dẫn nhiệt.......................................................................................34
Hình 3.4. Độ nhớt động lực học..............................................................................35
Hình 3.5. Đồ thị Nhiệt độ của tủ lạnh......................................................................36
Hình 3.6. Áp suất máy nén......................................................................................37
Hình 3.7. Tỷ lệ áp suất máy nén..............................................................................38
Hình 3.8. Công suất của máy nén............................................................................39
Hình 3.9. Nhiệt chiết từ ngăn chứa..........................................................................40
Hình 3.10. Tốc độ dòng chảy khối lượng................................................................41
Hình 3.11. Nhiệt độ thiết bị bay hơi........................................................................41

iii
Hình 3.12. Đầu ra thiết bị bay hơi...........................................................................42
Hình 3.13. Đầu ra máy nén......................................................................................42
Hình 3.14. Đầu ra thiết bị ngưng tụ.........................................................................43
Hình 3.15. Đầu ra thiết bị tiết lưu............................................................................43
Hình 3.16. Sơ đồ Áp suất, Enthalpy của chu trình máy lạnh nén hơi......................44

iv
Danh mục bảng biểu
Bảng 3.1. Bảng tham số...........................................................................................30

v
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

1. Tính cấp thiết của đề tài


Hiện nay, các chương trình mô phỏng ngày càng được áp dụng nhiều trong đời
sống. Nó có mặt ở hầu hết các lĩnh vực nói chung và công nghiệp điện lạnh nói
riêng. Nó giúp chúng ta giải quyết nhanh các vấn đề mà ta chưa hiểu rõ và tiết kiệm
thời gian tìm hiểu.
Đề tài giải quyết vấn đề áp dụng chương trình mô phỏng vào đời sống và công
tác học tập, làm việc.
2. Mục đích của đề tài
+ Tìm hiểu về chương trình mô phỏng Matlab;
+ Tìm hiểu các kiến thức cơ sở chu trình máy lạnh nén hơi;
+ Xây dựng mô hình mô phỏng chu trình máy lạnh nén hơi trên máy tính;
+ Xuất ra các đồ thị vật lý có trong chu trình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: chương trình mô phỏng Matlab, sau khi tìm hiểu và
chương trình tiến hành xây dựng và tìm hiểu các đồ thị vật lý được xuất ra trong chu
trình
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số đồ thị vật lý của chu trình máy lạnh
nén hơi.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Tham khảo các tài liệu là các giáo trình của các GS, PGS;
+ Nghiên cứu thông qua internet;
+ Tìm hiểu mô phỏng trên ứng dụng mô phỏng;
+ Xây dựng, mô phỏng chu trình máy lạnh nén hơi ;
+ Tìm hiểu, xuất ra các đồ thị vật lý của chu trình mô phỏng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực hiện của nghiên cứu

Đề tài giải quyết vấn đề áp dụng chương trình mô phỏng vào đời sống và
công tác học tập, làm việc.

vi
LỜI NÓI ĐẦU

Ngành kỹ thuật lạnh ngay từ khi ra đời đã có mặt tại hầu hết các công đoạn
trong rất nhiều ngành công nghiệp quan trọng và thiết yếu như công nghiệp chế biến
và bảo quản thực phẩm, công nghiệp hóa chất, công nghiệp sinh học, y học thể thao,
trong đời sống, v.v…
Ngày nay, cùng với sư phát triển mạnh mẽ của thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng thì ngành kỹ thuật lạnh cũng được ứng dụng rộng rãi với nhiều mục
đích khác nhau, phạm vi ngày càng được mở rộng và trở thành một ngành vô cùng
quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống con người.
Chính vì thế mà các sinh viên chuyên ngành “Cơ điện lạnh và điều hòa
không khí” của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã được nhà trường
trang bị cho những kiến thức cơ bản nhất về kỹ thuật lạnh. Để thực sự hiểu được
quy mô cũng như các công đoạn thiết kế, ứng dụng kỹ thuật lạnh trong đời sống và
công nghiệp, chúng em luôn có những đồ án chuyên ngành để “học đi đôi với
hành”. Bên cạnh đó chúng em có những trải nghiệm quý báu trong công việc của
một người kỹ sư ngành “Cơ điện lạnh và điều hòa không khí”. Đề tài của em là:
“Xây Dựng Mô Hình Mô Phỏng Chu Trình Máy Lạnh Nén Hơi Trên Máy
Tính Cho Tủ Lạnh Dân Dụng”. Đề tài gồm những nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về thiết bị lạnh dân dụng và chu trình máy lạnh nén hơi
của tủ lạnh dân dụng.
Chương 2: Mô hình mô phỏng chu trình máy lạnh nén hơi của tủ lạnh dân dụng.
Chương 3: Thiết lập đồ thị trạng thái của một số thuộc tính vật lý xuất hiện
trong chu trình.
Do kiến thức của em còn rất hạn chế nên bản đồ án này không thể tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để bản đồ án
tốt nghiệp của em thêm hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Hưng Yên, ngày…..tháng…..năm 2022

vii
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Giới thiệu về các thiết bị lạnh dân dụng


Thiết bị lạnh là gì? Là chỉ các thiết bị điện liên quan đến nhu cầu sử dụng
hằng ngày của con người. Các thiết bị lạnh này liên quan đến nhu cầu làm nóng,
lạnh, tăng-giảm nhiệt độ môi trường bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng như
điện,  gió, ánh nắng mặt trời…;
Dân dụng là gì? Dùng cho nhu cầu của nhân dân;
Vậy thiết bị lạnh dân dụng là các thiết bị lạnh được sử dụng vô cùng

phổ biến và có mặt ở mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta ngày nay,
đáp ứng các nhu cầu làm nóng hoặc làm của con người. Các thiết bị này
giúp chúng ta có thể điều chỉnh nhiệt độ nóng lên hoặc lạnh đi theo ý
thích. 

1.1.1. Điều hòa – máy lạnh

Trái đất ngày càng nóng lên một cách bất thường, các thiết bị điện lạnh như
điều hòa, quạt điều hoà ra đời nhằm mục đích giúp người dùng được mát mẻ hơn
trong tiết trời nóng nực. Với cơ chế 2 chiều làm lạnh hay sưởi ấm hoặc cơ chế 1
chiều chỉ làm lạnh của các thiết bị điều hòa, quạt điều hoà trên thị trường hiện nay
cho phép người dùng dễ dàng lựa chọn được một loại sản phẩm làm mát phù hợp
với mức ngân sách đầu tư của mình để 4 mùa các thành viên trong gia đình đều
được hưởng làn không khí mát mẻ thoải mái. 
Bên cạnh việc làm mát thì những chiếc điều hòa còn giúp xua tan đi những
mùi tạp chất khó chịu, hơi ẩm ướt quá mức, đưa gió tươi vào phòng giúp không khí
trong nhà được lưu thông liên tục để chúng ta được tận hưởng không khí trong sạch,
tươi mát hơn. Có thể thấy với câu hỏi đồ điện lạnh gồm những sản phẩm gì thì
chúng tôi có thể khẳng định điều hoà là một sản phẩm quan trọng nhất trong dòng
đồ điện lạnh điều hòa hiện nay và theo số liệu thống kê mới nhất thì có đến 65%
người dân Việt Nam có ít nhất một đồ điện máy lạnh trong nhà.

1
Hình 1.1. Điều hòa dân dụng
1.1.2. Tủ lạnh – tủ mát – tủ đông.

Đồ điện lạnh gồm những sản phẩm gì? Một trông những đồ điện tử điện lạnh
là tủ lạnh tủ đông tủ mát. Với những ưu điểm nổi trội như: Lưu trữ được thực phẩm
tươi lâu trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo dưỡng chất không bị mất đi, tiết kiệm
thời gian và công sức đi chợ cho công việc chuẩn bị thực phẩm ăn uống mỗi ngày
nhanh chóng hơn, phục vụ nước mát – đá lạnh mỗi ngày khi bạn có nhu cầu sử
dụng,… Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có một chiếc tủ lạnh trong gia đình như
một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Ngoài tủ lạnh ra thì tại các cửa
hàng, quán ăn, siêu thị còn phải trang bị thêm các thiết bị điện lạnh khác như: tủ
đông, tủ mát để trưng bày thực phẩm tươi sống, đồ uống giải khát, sữa chua, kem,…
để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng khi đi mua sắm đồ dùng thiết yếu
cho gia đình.

2
Hình 1.2. Tủ lạnh dân dụng

Hình 1.3. Tủ đông


Hầu hết các thiết bị lạnh dân dụng trên thực tế hiện nay đều hoạt động dựa
trên chu trình máy lạnh nén hơi.

3
1.1.3. Tủ lạnh dân dụng
Tủ lạnh gia đình dùng để bảo quản ngắn hạn các thực phẩm và thức ăn dể bị
ôi thiu hư hỏng hằng ngày trong gia đình. Nó là mắc xích cuối cùng trong dây
chuyền lạnh để bảo quản sản phẩm ngay trước khi tiêu dùng. Ngoài ra tủ lạnh còn
dùng làm đá viên phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
Từ những tủ lạnh đơn giản đầu tiên xuất hiện vào những năm 1926 do hang
General Electric Cooperation Monitor Top của Mỹ sản xuất, đến nay tủ lạnh đã có
những bước tiến nhảy vọt về độ tin cậy, tuổi thọ, sự tiện nghi và hình thức thẩm mĩ.
Các đặc tính cơ bản của tủ lạnh dân dụng:
- Dung tích hữu ích của tủ gồm dung tích buồng lạnh và dung tích ngăn
đông. Dung tích hữu ích của tủ lạnh gia đình thường từ 40 đến 800 lít. Tủ một
buồng có thể có dung tích đến 350l. Tủ hai và ba buồng có dung tích từ 100 đến 800
lít. Dung tích hữu ích chiếm khoảng 0,8 đến 0,93 dung tích thực tế của tủ. Ngăn kết
đông thường chiếm từ 5 đến 25%. Dung tích hữu ích chiếm 0,3 đến 0,5 thể tích phủ
bì của tủ nghĩa là phần võcách nhiệt và đặt máy chiếm tới 0,5 đến 0,7 thể tích tủ.
Khối lượng của tủ tính theo dung tích tủ khoảng 0,24 đến 0,5 kg/lít.
- Kí hiệu sao (*) trên tủ đặc trưng cho nhiệt độ đạt được ở ngăn đông:
Một sao (*) tương ứng nhiệt độ ngăn đông -6ºC
Hai sao (**)tương ứng nhiệt độ ngăn đông -12ºC
Ba sao (***)tương ứng nhiệt độ ngăn đông.
-Và đôi khi có cả bốn sao (****) tương ứng với nhiệt độ -24ºC. Tuy nhiên
khi đó nhiệt độ buồng lạnh vẫn trên 0ºC và nhiệt độ buồng bảo quản rau quả vẫn đạt
+7 đến +10ºC phù hợp với chức năng bảo quản của từng ngăn.
- Kiểu tủ: một, hai, ba hoặc nhiều buồng, loại kê trên bàn hay gắn tường, loại
kê trênsàn thường có lốc đặt dưới phía sau, loại gắn tường lốc đặt phía trên tủ. có
một số tủ đôngcó cửa phía trên khi có thể gọi là thùng lạnh.
- Loại tủ: ngày nay lưu hành tên thị trường chủ yếu có hai loại: tủ lạnh nén
hơi và tủlạnh hấp thụ. Tủ lạnh nén hơi có lốc kín trong đó bố trí máy nén và động
cơ, môi chất là freôn R12. Tủ lạnh hấp thụ là tủ không có lốc, môi chất là
ammoniac/ nước làm việc theo phương pháp hấp thụ khuếch tán, ngoài khả năng
dùng điện để chạy máy còn có thể dùng đèn dầu hỏa, đèn ga để chạy máy.

4
- Phương pháp xả đá: xả đá thủ công, xả đá bán tự động hoặc tự động dùng
hơi nónghoặc dây điện trở.
- Điện áp sử dụng 100, 110, 127, 200 hoặc 220V ; 50 hoặc 60Hz. Thông
thường ởViệt Nam tủ sử dụng điện áp 220V 50Hz nhưng một số tủ nhập từ Liên Xô
cũ có loại 127V 50Hz, nhập từ Nhật 100V 60Hz đôi khi 200V 60Hz.
- Dòng điện định mức khi khởi động LRA (Locked Rotor Amperes) và khi
chạy cótải FLA ( Full Load Amperes) [A].
- Ngoài các đặc tính cơ bản trên đôi khi khách hàng còn quan tâm đến các
thông số khác của tủ như tủ có hoặc không có quạt dàn lạnh, cửa ngăn đông và đôi
khi cả ngăn lạnh có được sưởi chống dính do băng giá hay không ; nước sản xuất và
nơi sản xuất ; lốc nằm hay lốc đứng ; kích thước phủ bì và khối lượng tủ.
1.1.4. Cấu tạo của tủ lạnh dân dụng
Hầu hết các loại tủ lạnh hiện nay đều được có cấu tạo gồm các bộ phận chính
sau đây:
- Dàn ngưng (dàn nóng): Là thiết bị trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh ngưng
tụ và môi trường làm mát. Dàn ngưng thường làm bằng sắt, đồng và được trang bị
cánh tản nhiệt. Đầu vào của dàn ngưng được lắp vào đầu đẩy của máy nén, còn đầu
ra được nối với ống mao thông qua phin sấy lọc. Dàn ngưng làm nhiệm vụ thải
nhiệt của môi chất ngưng tụ ra ngoài môi trường.
- Máy nén: Còn gọi là block. Bộ phận này có nhiệm vụ hút hết hơi môi chất
lạnh tạo ra ở dàn bay hơi; duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp;
nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ sau đó đẩy vào dàn ngưng. Các dòng
tủ lạnh hiện nay thường sử dụng máy nén một hoặc hai pittong. Chúng dùng cơ cấu
quay tay thanh truyền biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại
của pittong.
- Chất làm lạnh (hay gas): Đây là một loại chất lỏng dễ bay hơi (nhiệt độ
bay hơi chỉ khoảng -27 độ C), được đặt trong tủ lạnh để tạo nhiệt độ lạnh. Một số
loại tủ lạnh sử dụng amoniac tinh khiết như là chất làm lạnh.
- Dàn bay hơi (dàn lạnh): Là bộ phận quan trọng trong cấu tạo tủ lạnh, với
chức năng trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh và môi trường cần làm lạnh. Nó sẽ thu

5
nhiệt của môi trường lạnh, cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp. Dàn bay hơi
được lắp trước máy nén, sau ống mao hoặc van tiết lưu.
- Quạt dàn lạnh: Có nhiệm vụ thổi không khí xuyên qua dàn lạnh, nhằm
nâng cao hiệu quả hấp thụ nhiệt trên dàn lạnh đồng thời đưa khí lạnh đi khắp các
ngăn của tủ lạnh. Quạt dàn lạnh phải hoạt động đồng thời với máy nén.
- Bộ phận xả đá: Có cấu tạo gồm 1 thanh nhiệt điện trở, 1 rơ le nhiệt và 1 bộ
timer điều khiển. Bộ phận xả đá có tác dụng làm giảm hiện tượng băng tuyết xuất
hiện trên dàn lạnh.
Quạt dàn nóng: Giúp cho dàn nóng xả nhiệt ra bên ngoài tốt hơn.
- Van tiết lưu: Nằm giữa dàn nóng và dàn lạnh. Nhiệm vụ của van tiết lưu là
hạ áp cho môi chất làm lạnh (chuyển gas từ thể lỏng sang thể khí).
- Mạch điều khiển: Là bộ não của hệ thống lạnh, làm nhiệm vụ điều khiển
toàn bộ hoạt động của các bộ phận trong quá trình làm lạnh.
- Đường ống dẫn gas: Thường được làm bằng đồng với đặc điểm dễ uốn, dễ
hàn và có độ bền cao.
1.1.5. Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh dân dụng
Giai đoạn 1: Nén khí gas
Bộ phận Block của tủ lạnh nén khí gas, khiến nhiệt độ và áp suất của khí gas
tăng cao. Lúc này, gas ở trạng thái khí.
Giai đoạn 2: Ngưng tụ tại dàn nóng
Sau khi được nén tại block, khí gas ở nhiệt độ cao, áp suất cao sẽ được đẩy
tới dàn nóng. Tại đây, nó sẽ được không khí làm mát, ngưng tụ thành chất lỏng ở
nhiệt độ thấp, áp suất cao.
Giai đoạn 3: Giãn nở
Môi chất lỏng ở nhiệt độ thấp, áp suất cao đi qua van tiết lưu. Ở đó, nó
chuyển sang dạng nhiệt độ thấp, áp suất thấp.
Giai đoạn 4: Hóa hơi tại dàn lạnh
Tại dàn lạnh, môi chất lạnh nhận nhiệt nóng từ không khí trong tủ lạnh để
hóa hơi đồng thời làm lạnh môi trường trong tủ lạnh. Sau khi hóa hơi thì môi chất
lạnh sẽ được chuyển trở về máy nén để bắt đầu cho một chu kỳ mới.

6
Hình 1.4. Nguyên lý hoạt động

1.2. Chu trình máy lạnh nén hơi của tủ lạnh dân dụng

Máy lạnh nén hơi sử dụng môi chất lạnh là những chất lỏng dễ sôi: ở áp suất
xác định có thể tạo ra được thì nó có thể thu nhiệt để sôi và bay hơi ở nhiệt độ rất
thấp. Ví dụ như: NH3, R12, R22, R134a...

7
Hình 1.5. Chu trình máy lạnh nén hơi
Trong hình 1.1 có q1 là nhiệt nhả ở quá trình đẳng áp 2 – 3, q2 là nhiệt nhận ở
quá trình đẳng áp 4 – 1, P0 áp suất dàn lạnh, Pk áp suất dàn lạnh, T0 nhiệt độ dàn
lạnh.

* Các quá trình của chu trình máy lạnh nén hơi gồm:
Quá trình 1 → 2: Quá trình nén đoạn nhiệt ở máy nén.
Trạng thái 1 là trạng thái hơi bão hòa khô có nhiệt độ t 1=t 0 và áp suất P1=P2
Trạng thái 2 là trạng thái hơi quá nhiệt có nhiệt độ t 2=t qn >t k và áp suất P2=Pk
Giữa hai trạng thái 1 và 2 có mối quan hệ về d q nhiệt độ t , áp suất P, thể tích
v , entropy s, như sau:
111Equation Chapter 1 Section 1

21\*
MERGEFORMAT ()

311Equation Chapter 1 Section 1 Quá trình 2 → 3: Quá trình nhả nhiệt q1 đẳng áp
ở thiết bị ngưng tụ.
Trạng thái 3 là trạng thái chất lỏng sôi có nhiệt độ t 3=t k và áp suất P3= Pk
Giữa hai trạng thái 3 và 4 có mối quan hệ về áp suất P, entropy s, nhiệt độ t
như sau:

42Equation Section (Next) 52\*


MERGEFORMAT ()

Quá trình 3 → 4: Quá trình tiết lưu (dãn nở đẳng entanpy) ở thiết bị tiết lưu.
Trạng thái 4 là trạng thái hơi bão hòa ẩm có nhiệt độ t 4=t 0=t 1 và áp suất
P4 =P0=P1.

Quá trình 4 → 1: Quá trình nhận nhiệt q2 để bay hơi môi chất lạnh trong
điều kiện đẳng áp diễn ra ở thiết bị bay hơi.
Giữa hai trạng thái 4 và 1 có mối quan hệ về áp suất P, entropy s, nhiệt độ t
như sau:
63Equation Section (Next)

8
73\*
MERGEFORMAT ()

Hình 1.6. Đồ thị T-s của chu trình máy lạnh nén hơi
Trong hình 1.2 có P0 áp suất dàn lạnh, Pk áp suất dàn lạnh, T0 nhiệt độ dàn
lạnh, T k nhiệt độ dàn nóng, S entropy của các trạng thái.

Hình 1.7. Đồ thị lgP-i của chu trình máy lạnh nén hơi
Trong hình 1.2 có q 1 là nhiệt nhả ở quá trình đẳng áp 2 – 3, q 2 là nhiệt nhận ở
quá trình đẳng áp 4-1, P áp suất, i entanpy, s entropy
* Tính toán nhiệt cho chu trình máy lạnh nén hơi:
Trên đồ thị T-s, diện tích hình 6417 và hình 53217 lần lượt là
q 2=S6417

9
q 1=S 53217

Công (1kg) cần cấp cho máy nén hơi trong quá trình nén đoạn nhiệt 1-2 là:
84Equation Section (Next)

94\* MERGEFORMAT ()

105Equation Section (Next)Khi đó tính toán sẽ phức tạp.


Vì vậy ta thường sử dụng đồ thị lgP-i để tính toán:
Quá trình 3-4 là quá trình tiết lưu nên i 3=i 4
q2 là nhiệt nhận ở quá trình đẳng áp 4 - 1 nên q 2=i 1−i 4
q1 là nhiệt nhả ở quá trình đẳng áp 2 - 3 nên |q 1|=i 2−i3=i 2−i 4
Vậy |l|=|q 1|−q 2=i 2−i 1
Với lưu lượng môi chất lạnh là G kg/s (G ≠ 1kg/s) thì:

115\* MERGEFORMAT ()

* Chú ý:
Trên đồ thị lgP-i:
+ Đơn vị là MPa → phải quy đổi đơn vị (1bar = 105Pa = 0,1Mpa)
+ Giá trị trục tung là lgP → tính toán ra P
Thông thường bài toán yêu cầu tìm lưu lượng môi chất lạnh G kg/s thì ta suy
từ một trong các công thức (5) ở trên.

10
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH MÔ PHỎNG MÁY LẠNH NÉN HƠI CỦA TỦ
LẠNH DÂN DỤNG

2.1. Giới thiệu về MATLAB/Simscape


2.1.1. Tổng quan về Matlab

Hình 2.1. Ứng dụng Matlab


Matlab là tên viết tắt của Matrix laboratory phần mềm được MathWorks thiết
kế để cung cấp môi trường lập trình và tính toán kỹ thuật số. Matlab cho phép bạn
sử dụng ma trận để tính toán các con số, vẽ thông tin cho các hàm và đồ thị, chạy
các thuật toán, tạo giao diện người dùng và liên kết với các chương trình máy tính
được viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác.
Tính ứng dụng của Matlab khá rộng rãi, được sử dụng như công cụ tính toán
trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật: công nghệ, toán học, hóa học, vật lý… Matlab
được sử dụng để giải quyết các vấn đề trong phân tích số, xử lý tín hiệu kỹ thuật số
và xử lý đồ họa mà không cần lập trình cổ điển. Matlab hiện có hàng nghìn lệnh và
chức năng tiện ích. Ngoài các chức năng có sẵn của chính ngôn ngữ, Matlab còn có
các lệnh ứng dụng đặc biệt và các chức năng hộp công cụ (Toolbox) để mở rộng
môi trường Matlab nhằm giải quyết một số loại vấn đề nhất định. Hộp công cụ rất
11
quan trọng và hữu ích cho người sử dụng toán học sơ cấp, xử lý tín hiệu kỹ thuật số,
xử lý hình ảnh, xử lý giọng nói, ma trận thưa, logic mờ…
Matlab là một ngôn ngữ lập trình cao cấp để tính toán số và phát triển ứng
dụng.Cung cấp một môi trường tương tác để điều tra, thiết kế và giải quyết các vấn
đề.
Nó cung cấp một thư viện lớn các hàm toán học để giải các hàm số tuyến
tính, thống kê, phân tích Fourier, lọc, tối ưu hóa, tích phân và phương trình vi phân
bình thường.
Matlab cung cấp các biểu đồ tích hợp để trực quan hóa dữ liệu và các công
cụ để tạo biểu đồ tùy chỉnh.
Cung cấp các công cụ phát triển để tăng khả năng bảo trì chất lượng mã và
tối đa hóa hiệu suất. Cung cấp các công cụ để xây dựng ứng dụng bằng giao diện đồ
họa tùy chỉnh.
Các chức năng để tích hợp các thuật toán dựa trên Matlab với các ứng dụng
bên ngoài và các ngôn ngữ khác như C, Java, NET và Microsoft Excel.
Dựa trên các phần tử và thiết bị có trong chu trình máy lạnh nén hơn đã được
trình bày ở chương 1, ta có thể sử dụng phần mềm MATLAB/Simscape để xây
dựng mô hình mô phỏng cho chu trình.
2.1.2. Hệ thống Matlab

Hình 2.2. Giao diện của Matlab


a. Ngôn ngữ Matlab

12
Là một ngôn ngữ lập trình bậc cao (Scritp) với các lệnh điều khiển, chức
năng, cấu trúc dữ liệu, đầu vào/ đầu ra và khả năng lập trình hướng đối tượng. Cho
phép nhanh chóng tạo và phá hủy phần mềm trong “lập trình quy mô nhỏ” hoặc tạo
các chương trình lớn và phức tạp trong “lập trình quy mô lớn”.
b. Môi trường làm việc Matlab
Giúp người dùng sử dụng các hàm và tệp trong Matlab bao gồm các công cụ
quản lý biến và xuất nhập dữ liệu trong môi trường làm việc. Ngoài ra, nó cũng có
các công cụ để phát triển, quản lý, gỡ lỗi và lập hồ sơ các tệp M và các ứng dụng
Matlab.
c. Xử lý đồ họa
Một công cụ giúp xem dữ liệu của mình ở định dạng biểu đồ. Ngoài ra, có
thể xây dựng giao diện đồ họa.
d. Thư viện hàm tính toán
Nó là một tập hợp các thuật toán tính toán từ các hàm cơ bản như tổng, sin,
cos và tính toán số học phức tạp đến các hàm phức tạp như ma trận nghịch đảo, giá
trị duy nhất, vectơ cụ thể của ma trận, hàm Bessel  và các phép biến đổi Fourier
nhanh.
e. Matlab API
Là một thư viện cho phép viết phần mềm C và FORTRAN và tương tác với
Matlab bao gồm các công cụ để gọi các quy trình lặp Matlab (liên kết động).  Sử
dụng Matlab như một công cụ máy tính để đọc và ghi M tệp.

2.2. Máy nén (Compressor)


2.2.1. Chức năng của Máy nén
Đây là bộ phận chính trong hệ thống lạnh là bộ phận không thể thiếu. Tác
dụng của máy nén là:
- Hút liên tục môi chất trong dàn lạnh để nén đến áp suất cao chuyển thành
dạng lỏng ở dàn nóng, quá trình biến đổi từ dạng khí sang dạng lỏng sẽ sinh nhiệt
nên môi chất lỏng có nhiệt độ rất cao, lên tới gần 100ºC. Chính vì vậy khi các bạn
đứng trước cục nóng của điều hòa đang chạy liên tục sẽ thấy gió ra từ dàn nóng rất
nóng và khô.

13
- Tác dụng thứ 2 của máy nén đó là tạo ra sự luân chuyển liên tục của môi
chất trong đường ống để quá trình thu nhiệt tại dàn lạnh và xả nhiệt tại dàn nóng
được thực hiện liên tục khi chưa đạt nhiệt độ yêu cầu.
Khi cấp điện cho máy nén cuộn dây động cơ có điện (stato) sinh ra lực điền
trường làm quay roto, roto quay và truyền chuyển động cho trục khuỷu, tay biên
làm pittong có thể chuyển động tịnh tiến qua lại giữa điểm chết trên và điểm chết
dưới của xilanh.
Qúa trình hút được bắt đầu từ khi pittong chuyển động tịnh tiến từ điểm chết
trên đến điểm chết dưới. Khi đó van hút mở ra và van đẩy đóng lại( nhờ sự chênh
lệch áp suất giữa các khoang hút, khoang đẩy và khoang trong lòng thể tích xilanh
mà pittong tạo ra). Hơi môi chất lạnh sẽ được hút vào: môi chất lạnh từ dàn lạnh
được hút về toàn bộ thể tích của vỏ máy nén sau đó qua ống hút và vào khoang hút,
qua clope hút rồi vào xilanh. Khi pittong chuyển động về đến điểm chết dưới thì
quá trình hút kết thúc và thể tích máy lạnh hút về đạt max.
Qúa trình đẩy được bắt đầu từ khi pittong chuyển động tịnh tiến từ điểm chết
dưới đến điểm chết trên và xilanh. Khi đó van hút đóng và van đẩy mở ra. Toàn bộ
môi chất lạnh trong xilanh sẽ được đẩy qua clape đẩy vào khoang đẩy và qua đầu
đẩy để lên dàn nóng. Khi pittong chuyển động về đến điểm chết trên thì quá trình
đẩy kết thúc và quá trình hút lại bắt đầu.

Hình 2.3. Máy nén

14
Thiết bị máy nén 1 pha sẽ có 3 cọc tiếp điện tương ứng với 3 điểm S, C, R
như trên hình 2.4. Các chân trên tương ứng với:

- C = Common: Chân chung


- R = Run: Chân chạy
- S = Start: Chân khởi động hay còn gọi là chân đề

2.2.2. Các phần tử của khối Máy nén

Hình 2.4. Cấu tạo khối Máy nén


Trong đó, khối Compressor được tạo ra bởi các khối và các phần tử như sau:
a) Khối Cycle Sensor (Cảm biến chu kỳ): Có chứa các cảm biến của máy
nén.

15
Hình 2.5. Cấu tạo của Cycle Sensor
Trong đó:
- Thermodynamic Properties Sensor (Cảm biến thuộc tính): Thành phần này
đo thể tích nhất định, nhiệt độ tuyệt đối và chất lượng hơi ở cổng A. Chúng được
xuất ra lần lượt ở các cổng tín hiệu vật lý V, T và X.
- Pressure And Energy Sensor (Cảm biến áp suất và năng lượng): Thành
phần này đại diện cho một cảm biến áp suất lý tưởng và năng lượng nhất định. Áp
suất và nội năng được đo tại cổng A so với cổng B. Chúng lần lượt là đầu ra ở cổng
tín hiệu vật lý P và U.
- Absolute Reference(Tham chiếu tuyệt đối): Thành phần này đại diện cho
tham chiếu tuyệt đối cho miền dòng chảy hai pha làm lạnh nơi áp suất và năng
lượng cụ thể bằng không.
b) Controlled Mass Flow Rate Source (Kiểm soát nguồn tốc độ dòng): Thành
phần này đại diện cho một nguồn dòng khối lượng có thể duy trì tốc độ dòng khối
lượng đã chỉ định bất kể chênh lệch áp suất. Tốc độ dòng chảy khối lượng dương
theo hướng từ cổng A đến cổng B. Tốc độ dòng chảy khối lượng theo lệnh được
thiết lập bởi cổng tín hiệu vật lý M. Cổng tín hiệu vật lý W xuất ra công suất thực
cung cấp cho chất lỏng.
c) Mass Flow Sensor (Cảm biến lưu lượng): Thành phần này đại diện cho
một cảm biến tốc độ dòng chảy lưu lượng và năng lượng lý tưởng. Tốc độ dòng lưu

16
lượng và tốc độ dòng năng lượng được xác định là dương theo hướng từ cổng A đến
cổng B.
d) Compressor Lag: Hệ số tử số có thể là một biểu thức vectơ hoặc ma trận.
Hệ số mẫu số phải là một vectơ. Chiều rộng đầu ra bằng số hàng trong hệ số tử số.
Bạn nên chỉ định các hệ số theo thứ tự lũy thừa giảm dần của s.
e) Commanded Mass Flow Rate (Tốc độ dòng chảy).

2.3. Thiết bị ngưng tụ (Condenser)


2.3.1. Chức năng của Thiết bị ngưng tụ
Trong hệ thống lạnh, thiết bị chính không thể không không kể đến thiết bị
ngưng tụ. Là một thiết bị đóng vai trò quan trọng khi có nhiệm vụ ngưng tụ gas quá
nhiệt sau máy nén thành môi chất lạnh trạng thái lỏng. Quá trình làm việc của thiết
bị ngưng tụ có ảnh hưởng quyết định đến áp suất và nhiệt độ ngưng tụ và do đó ảnh
hưởng đến hiệu quả và độ an toàn làm việc của toàn hệ thống lạnh trong may da
vien. Khi thiết bị ngưng tụ làm việc kém hiệu quả, các thông số của hệ thống sẽ
thay đổi theo chiều hướng không tốt, cụ thể là:
- Năng suất lạnh của hệ thống lạnh giảm, tổn thất tiết lưu tăng.
- Nhiệt độ cuối quá trình nén tăng.
- Công nén tăng, mô tơ có thể quá tải
- Độ an toàn giảm do áp suất phía cao áp tăng, rơ le HP có thể tác động
ngừng máy nén, van an toàn có thể hoạt động.
- Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến dầu bôi trơn như cháy dầu.
Vì vậy để hệ thống lạnh luôn hoạt động tốt, cần đảm bảo thiệt bị ngưng tụ luôn hoạt
động ở trạng thái tốt nhất.

17
Hình 2.6. Thiết bị ngưng tụ

2.3.2. Các phần tử của khối Thiết bị ngưng tụ

Hình 2.7. Cấu tạo của khối Thiết bị ngưng tụ

Trong đó, khối Condenser được tạo ra bởi các khối và các phần tử như sau:
a) Condenser Conduction (Dẫn điện thiết bị ngưng tụ): Khối này mô hình
hóa sự truyền nhiệt trong một mạng lưới nhiệt bằng cách dẫn truyền qua một lớp vật
liệu. Tốc độ truyền nhiệt được điều chỉnh bởi định luật Fourier và tỷ lệ thuận với
chênh lệch nhiệt độ, độ dẫn nhiệt của vật liệu, diện tích bình thường với hướng
dòng nhiệt và tỷ lệ nghịch với độ dày lớp. Kết nối A và B là các cổng bảo toàn nhiệt

18
được liên kết với các lớp vật liệu. Chiều dương của khối là từ cổng A đến cổng B.
Điều này có nghĩa là dòng nhiệt là dương nếu nó chảy từ A đến B.
Việc chuyển giao được điều chỉnh bởi luật Fourier và được mô tả bằng
phương trình sau:
126Equation Section (Next)
1312Equation Chapter 2 Section 11421Equation Chapter 1 Section 2156Equation

Section 6 166\* MERGEFORMAT ()

Trong đó:
+ Q: Dòng nhiệt
+ k: Vật liệu dẫn nhiệt
+ A: Khu vực nhiệt độ môi trường
+ D: Khoảng cách giữa các lớp (độ dày của vật liệu)
+ TA, TB: Nhiệt độ các lớp
b) Condenser Pipe (Đường ống): Thành phần này mô hình hóa dòng chảy
của chất lỏng trong đường ống giữa cổng A và cổng B có ma sát. Có sự truyền nhiệt
đối lưu giữa chất lỏng và thành ống. Thành ống được biểu diễn bằng cổng nhiệt T.
Quán tính của chất lỏng được cho là có ảnh hưởng không đáng kể đến động lực
dòng chảy. Theo mặc định, áp suất ban đầu được chỉ định và nhiệt độ ban đầu xác
định các điều kiện ban đầu của chất lỏng trong đường ống. Thay vào đó, để xác
định áp suất ban đầu và chất lượng hơi ban đầu, hãy đặt nhiệt độ ban đầu thành giá
trị âm. Tương tự như vậy, để xác định nhiệt độ ban đầu và chất lượng hơi ban đầu,
hãy đặt áp suất ban đầu thành giá trị âm.
c) Thermal Mass (Khối nhiệt): Khối này mô hình hóa việc lưu trữ năng
lượng bên trong trong một mạng nhiệt. Tốc độ tăng nhiệt độ tỷ lệ thuận với tốc độ
dòng nhiệt vào vật liệu và tỷ lệ nghịch với khối lượng và nhiệt dung riêng của vật
liệu.
Khối Thermal Mass đại diện cho một khối lượng nhiệt, phản ánh khả năng
tích trữ năng lượng bên trong của một vật liệu hoặc một tổ hợp vật liệu. Tính chất

19
được đặc trưng bởi khối lượng của vật liệu và nhiệt lượng riêng của nó. Khối lượng
nhiệt được mô tả theo phương trình sau:
177Equation Section (Next)

187\* MERGEFORMAT ()
Trong đó:
+ Q: Dòng nhiệt
+ c: Nhiệt lượng riêng của vật liệu
+ m:
+ T: Nhiệt độ
+ t: Thời gian

2.4. Van tiết lưu (Expansion Valve)


2.4.1. Chức năng của Van tiết lưu
Van tiết lưu chính là một loại van có một vai trò quan trọng, đóng vai trò
điều khiển nguồn lưu lượng khí nén được sử dụng để nhằm mục đích làm giảm tốc
độ của mạch khí nén, điều này sẽ giúp cho tốc độ của bộ truyền động chậm hơn. Bộ
phận van điều khiển dòng chảy này sẽ góp phần điều chỉnh luồng không khí, chảy
theo một luồng nhất định, điều này sẽ cho phép dòng khí chảy một cách tự do theo
một hướng ngược lại. Cụ thể là phụ kiện này có một khả năng điều chỉnh được tốc
độ hoặc là thời gian chạy của khí nén trong cơ cấu vận hành. Hiện nay thì bộ phận
van tiết lưu khí nén trên thị trường cũng có khá nhiều kiểu dáng cũng như kích
thước chính bởi vậy nên trước khi bạn tiến hành lựa chọn sản phẩm này thì cần phải
xác định được chính xác tỷ lệ lưu lượng khí mà bản thân hệ thống khí nén cần phải
dùng để có thể mua được một thiết bị phù hợp. Điều này sẽ giúp cho những người
sử dụng có thể tiết kiệm một cách tối đa thời gian cũng như là mức chi phí khi bạn
chọn mua phụ kiện cho máy nén hơi công nghiệp này.
Bộ phận van tiết lưu chính là một một thiết bị không thể thiếu được trong các
ngành công nghiệp hiện nay. Xét trên ứng dụng thực tế, khi mà các dòng khí nén đi
qua các bộ phận van trên hệ thống đường ống hơi áp lực, các cửa nghẽn hoặc là
ống mao dẫn, hoặc là van tiết lưu,… thì chúng sẽ đều đang thực hiện quá trình tiết
lưu của mình. Ngay khi đó, thì giá trị áp suất sẽ bị giảm xuống do có sự ma sát
20
mạnh giữa các dòng khí và phần đường ống vận chuyển. Mức độ giảm áp suất này
là ít hay nhiều thì sẽ bị phụ thuộc chủ yếu vào bản chất, trạng thái của chất khí hoặc
là phụ thuộc vào mức độ hẹp của bộ phận ống dẫn và tốc độ dòng khí nén.
Quá trình tiết lưu sẽ làm giảm áp suất của khí nén và điều này sẽ có hại. Tuy
nhiên trên thực tế thì đôi khi người ta cũng tạo ra quá trình này để có thể điều chỉnh
lại công suất của các thiết bị sử dụng khí nén trong hệ thống, đo phần lưu lượng khí
nén và tiến hành giảm áp cho các hệ thống làm lạnh.

Hình 2.8. Van tiết lưu

2.4.2. Các phần tử của khối Van tiết lưu

Hình 2.9. Cấu tạo khối Van tiết lưu

21
*Khối Expansion Valve được tạo ra bởi các phần tử:
a) Cycle Sensor.
b) Mass Flow Sensor.
c) Controlled Local Restriction (Kiểm soát hạn chế cục bộ): Thành phần này
mô hình hóa tổn thất áp suất giữa cổng A và cổng B do hạn chế cục bộ như van
hoặc lỗ thoát nước. Vùng hạn chế được thiết lập bởi cổng tín hiệu vật lý S. Thành
phần được giả định là đoạn nhiệt.
d) Valve Control (Van kiểm soát):

Hình 2.10. Cấu tạo của Valve Control


Trong đó:
- Min Throat Area: Khối này tạo ra một hằng số tín hiệu vật lý có giá trị
không đổi: y=constant . Tham số Constant chấp nhận cả giá trị âm và dương. Đầu ra
của khối là một cổng tín hiệu vật lý.
- Min Throat Temperature: Khối này tạo ra một hằng số tín hiệu vật lý có giá
trị không đổi: y=constant . Tham số Constant chấp nhận cả giá trị âm và dương. Đầu
ra của khối là một cổng tín hiệu vật lý.
u u
- PS Subtract: Khối này thực hiện phép trừ trên hai đầu vào: y= − . Tất cả
1 2
các kết nối đều là cổng tín hiệu vật lý.

22
Khối PS Subtract trừ một đầu vào tín hiệu vật lý từ một đầu vào khác và xuất
ra sự khác biệt:

O=I 1−I 2
Trong đó:
+ O: Tín hiệu vật lý tại cổng đầu ra.
+ I1: Tín hiệu vật lý ở cổng đầu vào đầu tiên (được đánh dấu bằng dấu
cộng).
+ I2: Tín hiệu vật lý tại cổng đầu vào thứ hai (được đánh dấu bằng dấu
trừ)
u u
- PS Add: Khối này bổ sung các tín hiệu của hai đầu vào: y= + . Tất cả
1 2
các kết nối đều là cổng tín hiệu vật lý.
Khối PS Add xuất ra tổng của hai tín hiệu vật lý đầu vào:
O=I 1+ I 2
- PS Gain: Khối này nhân tín hiệu vật lý đầu vào với một hằng số:
y=u∗gain. Tham số Gain chấp nhận cả giá trị âm và dương. Tất cả các kết nối đều
là cổng tín hiệu vật lý. Khối PS Gain thực hiện phép nhân theo phần tử của tín hiệu
vật lý đầu vào với một giá trị không đổi. Giá trị tín hiệu đầu vào được nhân với giá
trị của tham số Gain.
- PS Saturation: Khối này áp đặt các giới hạn trên và dưới đối với tín hiệu
đầu ra. Khi tín hiệu đầu vào nằm trong phạm vi được chỉ định bởi các tham số giới
hạn dưới và giới hạn trên, tín hiệu đầu vào đi qua không thay đổi. Khi tín hiệu đầu
vào nằm ngoài các giới hạn này, tín hiệu sẽ bị cắt vào giới hạn trên hoặc giới hạn
dưới. Cả đầu vào và đầu ra đều là cổng tín hiệu vật lý.

2.5. Thiết bị bay hơi (Evaporator)


2.5.1. Chức năng của Thiết bị bay hơi
Dàn bay hơi (dàn lạnh) có nhiệm vụ hoá hơi gas bão hoà ẩm sau tiết lưu
đồng thời làm lạnh môi trường cần làm lạnh. Như vậy cùng với dàn ngưng tụ, máy
nén khí và van tiết lưu, dàn bay hơi là một trong những thiết bị quan trọng nhất

23
không thể thiếu được trong các hệ thống lạnh.Quá trình làm việc của dàn bay hơi
(dàn lạnh) ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm lạnh.
Đó là mục đích chính của hệ thống lạnh. Vì vậy, dù toàn bộ trang thiết bị hệ
thống tốt đến đâu nhưng thiết bị bay hơi (dàn nóng) làm việc kém hiệu quả thì tất cả
trở nên vô ích.Khi quá trình trao đổi nhiệt ở thiết bị bay hơi kém thì thời gian làm
lạnh tăng, nhiệt độ phòng không đảm bảo yêu cầu, trong một số trường hợp do
không bay hơi hết lỏng trong dàn lạnh dẫn tới máy nén có thể hút ẩm về gây ngập
lỏng.
Ngược lại, khi thiết bị bay hơi có diện tích quá lớn so với yêu cầu, thì chi phí
đầu tư cao và đồng thời còn làm cho độ quá nhiệt hơi ra thiết bị lớn. Khi độ quá
nhiệt lớn thì nhiệt độ cuối quá trình nén cao, tăng công suất nén.

Hình 2.11. Thiết bị bay hơi

24
2.5.2. Các phần tử của khối Thiết bị bay hơi

Hình 2.12. Cấu tạo khối Thiết bị bay hơi


*Khối Evaporator được tạo ra bởi các phần tử:
a) Evaporator Pipe (Đường ống): Thành tử này mô phỏng dòng chảy của chất
lỏng trong đường ống giữa cổng A và cổng B có ma sát. Có sự truyền nhiệt đối lưu
giữa chất lỏng và thành ống. Thành ống được biểu diễn bằng cổng nhiệt T. Quán
tính của chất lỏng được cho là có ảnh hưởng không đáng kể đến động lực dòng
chảy. Theo mặc định, áp suất ban đầu được chỉ định và nhiệt độ ban đầu xác định
các điều kiện ban đầu của chất lỏng trong đường ống. Thay vào đó, để xác định áp
suất ban đầu và chất lượng hơi ban đầu, hãy đặt nhiệt độ ban đầu thành giá trị âm.
Tương tự như vậy, để xác định nhiệt độ ban đầu và chất lượng hơi ban đầu, hãy đặt
áp suất ban đầu thành giá trị âm.
b) Evaporator Conduction (Dẫn điện thiết bị bay hơi): Phần tử này mô phỏng
sự truyền nhiệt trong một mạng lưới nhiệt bằng cách dẫn truyền qua một lớp vật
liệu. Tốc độ truyền nhiệt được điều chỉnh bởi định luật Fourier và tỷ lệ thuận với
chênh lệch nhiệt độ, độ dẫn nhiệt của vật liệu, diện tích bình thường với hướng
dòng nhiệt và tỷ lệ nghịch với độ dày lớp. Khối truyền nhiệt dẫn điện thể hiện sự
truyền nhiệt bằng cách dẫn giữa hai lớp của cùng một vật liệu. Việc chuyển giao
được điều chỉnh bởi luật Fourier và được mô tả bằng phương trình (6):

25
c) Thermal Mass: Phần tử này mô phỏng việc lưu trữ năng lượng bên trong
trong một mạng nhiệt. Tốc độ tăng nhiệt độ tỷ lệ thuận với tốc độ dòng nhiệt vào
vật liệu và tỷ lệ nghịch với khối lượng và nhiệt dung riêng của vật liệu. Khối
Thermal Mass đại diện cho một khối lượng nhiệt, phản ánh khả năng tích trữ năng
lượng bên trong của một vật liệu hoặc một tổ hợp vật liệu. Tính chất được đặc trưng
bởi khối lượng của vật liệu và nhiệt lượng riêng của nó. Khối lượng nhiệt được mô
tả theo phương trình (7):

2.6. Mô hình mô phỏng chu trình máy lạnh nén hơi

Ta có các khổi ở trên ta kết hợp lại sẽ được một mô hình mô phỏng chu trình
máy lạnh nén hơi.

Hình 2.13. Chu trình máy lạnh nén hơi

26
Tiếp theo, ta tiến hành xây dựng phần điều khiển cho chu trình máy lạnh nén
hơi. Ta bổ sung thêm các phần tử, khối cho chương trình mô phỏng:
- Control (Bộ điều khiển): Bộ điều khiển sử dụng một con rơle điều khiển lắp
tín hiệu (Relay). Đầu ra giá trị 'bật' hoặc 'tắt' được chỉ định bằng cách so sánh đầu
vào với các ngưỡng được chỉ định. Trạng thái bật / tắt của rơle không bị ảnh hưởng
bởi đầu vào giữa giới hạn trên và giới hạn dưới. Đầu ra của khối Relay chuyển đổi
giữa hai giá trị được chỉ định. Khi bật rơ le, nó vẫn bật cho đến khi đầu vào của rơ
le giảm xuống dưới giá trị của thông số cài đặt điểm tắt. Khi rơle tắt, nó vẫn tắt cho
đến khi đầu vào vượt quá giá trị của thông số cài đặt điểm bật. Khối có một một đầu
vào và tạo ra một đầu ra.

Hình 2.14. Cấu tạo của khối Control


- Refrigerator Compartment (Ngăn tủ lạnh):

27
Hình 2.15. Cấu tạo của khối Refrigerator Compartment
- Refrigerator Temperature: Khối này để xuất ra đồ thị nhiệt độ của tủ lạnh.
- Target Refrigerator Temperature
- Plot Fluid Properties: Khối này thực hiện xuất ra đồ thị tính chất của chất
lỏng.
- Fluid Properties (Thuộc tính chất lỏng): Phần tử này chỉ định các đặc tính
chất lỏng cho miền dòng chảy hai pha. Các bảng thuộc tính là mảng hai chiều như
một hàm của áp suất và nội năng cụ thể. Các hàng tương ứng với vectơ áp suất và
các cột tương ứng với vectơ nội năng cụ thể. Các bảng bão hòa là các mảng một
chiều. Các hàng tương ứng với vectơ áp suất.
Sau khi kết hợp các phần tử, các khối ở trên ta có một chu trình mô phỏng
máy lạnh nén hơi hoàn thiện.

28
Hình 2.16. Mô hình mô phỏng chu trình máy lạnh nén hơi của tủ lạnh dân
dụng

29
Chương 3: THIẾT LẬP ĐỒ THỊ TRẠNG THÁI CỦA MỘT SỐ THUỘC
TÍNH VẬT LÝ XUẤT HIỆN TRONG CHU TRÌNH

3.1. Tham số của các phần tử


Các tham số của các phần tử và các khối được cài đặt trong bảng 3.1

Bảng 3.1. Bảng tham số


Khối Phần tử Tham số Đơn vị

Môi chất lạnh Charge Pressure (Áp suất 0,6 MPa


(Refrigerant) sạc)
Initial Quality (Áp suất ban 0,2 MPa
đầu)
Môi trường Environment Temperature 293 ºK
(Environment) (Nhiệt độ môi trường)
Natural Convection 20 W/(m²K)
Coefficient (Hệ số đối lưu
tự nhiên)
Bộ điều khiển Target Temperature (Nhiệt 277 ºK
(Controller) độ mục tiêu)
Temperature Delta (Nhiệt 2 ºK
độ chênh lệch)
Máy nén Commanded Mass Flow 0,004 Kg/s
(Compressor) (Khối lượng dòng)
Compressor Time Constant 20 s
(Thời gian cố định máy
nén)
Van tiết lưu Min Throat Area (Khu vực 0,1 mm2
(Expansion valve) nhỏ nhất)
Max Throat Area (Khu vực 2,7 mm2
lớn nhất)
Min Throat Temperature 280 ºK
(Nhiệt độ khu vực nhỏ

30
nhất)
Max Throat Temperature 230 ºK
(Nhiệt độ khu vực lớn
nhất)
Bộ trao đổi nhiệt Condenser Length 15 m
(Heat exchangers) Evaporator Length 15 m
Fin Area 1 m2
Fin Convection Coefficient 150 W/(m²K)
Đường ống (Pipes) Pipe Diameter (Chiều dài 0,015 m
ống)
Pipe Thickness (Độ dài 0,0005 m
ống)
Ngăn tủ lạnh Interior Surface Area (Diện 4,5 m2
(Refrigerator tích bề mặt trong)
compartment) Exterior Surface Area 6 m2
(Diện tích bề mặt ngoài)
Foam Thickness (Độ dày 0,03 m
lớp bọt)
Vật liệu (Material Copper Density (Mật độ 8940 Kg/m3
properties) đồng)
Copper Specific Heat 390 J/kg/K
(Nhiệt độ đồng)
Copper Conductivity (Độ 400 W/m/K
dẫn điện)
Foam Conductivity (Độ 0,03 W/m/K
dẫn bọt)

31
3.2. Đồ thị tính chất của chất lỏng (Plot Fluid Properties)

3.2.1. Khối lượng riêng

Hình 3.1. Đồ thị khối lượng riêng


Trong hình 3.1 có: Specific Volume là khối lượng riêng của chất lỏng
(m3/kg), Presure là áp suất (MPa), Specific Internal Energy là năng lượng bên trong
(kJ/kg). Đồ thị trên biểu diễn sự thay đổi về khổi lượng riêng của chất lỏng. Khối
lượng riêng của chất lỏng thay đổi phụ thuộc vào áp suất và năng lượng. Năng
lượng và khối lượng riêng có tỉ lệ thuận với nhau, năng lượng càng tăng thì khối
lượng cũng tăng. Khối lượng riêng và áp suất có tỉ lệ nghịch với nhau, áp suất càng
giảm thì khối lượng riêng càng tăng.

32
3.2.2. Nhiệt độ

Hình 3.2. Đồ thị nhiệt độ


Trong hình 3.2 có: Temperature là nhiệt độ (K), Presure là áp suất (Mpa),
Specific Internal Energy là năng lượng bên trong (kJ/kg). Đồ thị trên biểu diễn sự
thay đổi về nhiệt độ của chất lỏng. Nhiệt độ của chất lỏng thay đổi phụ thuộc vào áp
suất và năng lượng. Năng lượng và nhiệt độ có tỉ lệ thuận với nhau, năng lượng
càng tăng thì nhiệt độ cũng tăng. Nhiệt độ và áp suất có tỉ lệ thuận với nhau, áp suất
tăng thì nhiệt độ tăng.

33
3.2.3. Độ dẫn nhiệt

Hình 3.3. Đồ thị dẫn nhiệt


Trong hình 3.3 ta có: Thermal Conductivity là độ dẫn nhiệt (W/(m*K)),
Presure là áp suất (Mpa), Specific Internal Energy là năng lượng bên trong (kJ/kg).
Đồ thị trên biểu diễn sự thay đổi về sự dẫn nhiệt. Hệ số dẫn nhiệt phụ thuộc vào
chất liệu, nhiệt độ môi trường xung quanh và năng lượng tỏa ra. Năng lượng càng ít
thì hệ số dẫn nhiệt càng cao.

34
3.2.4. Độ nhớt động lực học

Hình 3.4. Độ nhớt động lực học


Trong hình 3.4 ta có: Dynamic Viscosity là độ nhớt động lực học (uPa*s),
Presure là áp suất (Mpa), Specific Internal Energy là năng lượng bên trong (kJ/kg).
Đồ thị trong hình 3.4 biểu diễn sự thay đổi của độ nhớt động lực học. Độ nhớt động
lực học thay đổi theo năng lượng. Độ nhớt và năng lượng có tỉ lệ nghịch với nhau,
năng lượng càng giảm thì độ nhớt động lực học càng tăng.

35
3.3. Đồ thị Nhiệt độ của tủ lạnh

Hình 3.5. Đồ thị Nhiệt độ của tủ lạnh


Trong hình 3.5 ta có: Target refrigerator temperature là mục tiêu nhiệt độ của
tủ lạnh, Refrigerator compartment là nhiệt độ ngăn tủ lạnh. Hình 3.5 biểu diễn sự
thay đổi của nhiệt độ ngăn tủ lạnh theo thời gian. Ta thiết lập mục tiêu của nhiệt độ
tủ lạnh duy trì ở mức 277ºK, có nghĩa là nhiệt độ hoàn hảo của tủ lạnh là ở mức
nhiệt 277ºK. Nhiệt độ của ngăn tủ lạnh thay đổi trong mức từ 274ºK đến 279ºK.

36
3.4. Hiệu suất chu kỳ

3.4.1. Áp suất máy nén

Hình 3.6. Áp suất máy nén


Trong hình 3.6 ta có: Pin là áp suất trong, Pout là áp suất ngoài. Hình 3.6 thể
hiện mức áp suất của máy nén. Ban đầu cả áp suất trong và ngoài của máy nén đều
xuất phát ở cùng một điểm là 0,6. Theo thời gian áp suất trong và ngoài càng thay
đổi. Áp suất trong và ngoài có tỉ lệ nghịch với nhau, ta thấy áp suất ngoài càng tăng
thì áp suất bên trong càng giảm. Ta có thể thấy mức áp suất cao nhất của áp suất
bên ngoài là 0,7503 MPa, mức áp suất thấp nhất là 0,5471 MPa. Mức áp suất cao
nhất của áp suất bên trong là 0,6 MPa, mức áp suất thấp nhất là 0,09272 MPa.

37
3.4.2. Tỷ lệ áp suất máy nén

Hình 3.7. Tỷ lệ áp suất máy nén

Ta có tỷ lệ áp suất của máy nén thay đổi theo thời gian. Tỷ lệ áp suất của
máy nén sẽ thay đổi từ 0 đến 8,095 trong khoảng 660 giây. Và giảm dần xuống
1,467 trong 1643 giây. Tỷ lệ áp suất của máy nén sẽ thay đổi lặp đi lặp lại theo thời
gian của hiệu suất chu kỳ.

38
3.4.3. Công suất máy nén

Hình 3.8. Công suất của máy nén


Trong hình 3.8 có: Power là công suất của máy nén (W) .Dựa vào hình 3.8,
cho ta thấy công suất của máy nén đạt cao nhất vào khoảng 216,2 W trong 624 giây,
khi công suất của máy nén đạt tới công suất yêu cầu thì sẽ bắt đầu giảm dần về 0 kết
thúc 1 chu trình. Sau khi kết thúc chu trình sau một khoảng thời gian máy nén sẽ lại
hoạt động trở lại. Các quá trình đó sẽ được lặp đi lặp lại liên tục theo thời gian.

39
3.4.4. Nhiệt chiết từ ngăn chứa

Hình 3.9. Nhiệt chiết từ ngăn chứa


Trong hình 3.9 có: Heat Flow Rate là tốc độ dòng nhiệt, có đơn vị là W. Dựa
vào hình 3.9, có thể thấy nhiệt chiết từ ngăn chứa có tốc độ dòng nhiệt di chuyển từ
0 tới -110,5 W trong khoảng thời gian 41,5 giây. Sau đó di chuyển tăng dần lên mức
cao nhất là 500 W trong mức thời gian 631,7 giây.

3.4.5. Tốc độ dòng chảy khối lượng

40
Hình 3.10. Tốc độ dòng chảy khối lượng
Trong hình 3.10 ta có: Mass Flow Rate là tốc độ dòng chảy, có đơn vị là g/s,
Compressor là máy nén, Valve là van tiết lưu. Trong hình 3.10 là sơ đồ hiển thị tốc
độ dòng chảy của máy nén và van tiết lưu. Máy nén và van tiết lưu có tỷ lệ thuận
với nhau, máy nén tăng thì van tiết lưu cũng tăng, máy nén giảm thì van tiết lưu
giảm. Cả hai đều đạt tới mức cao nhất là 4 g/s. Nhưng khi giảm thì máy nén giảm
dần về 0, còn van tiết lưu thì chỉ giảm thấp nhất tới 0,02056 g/s.

3.4.6. Nhiệt độ tốc độ bay hơi

Hình 3.11. Nhiệt độ thiết bị bay hơi


Trong hình 3.11 ta có: Inlet là đầu vào, Compartment là ngăn, Temperature
là nhiệt độ (K). Trong hình 3.11, thể hiện nhiệt độ thiết bị bay hơi của đầu vào và
ngăn tủ lạnh. Nhiệt độ đầu vào là 294,4ºK theo thời gian giảm dần tới mức 245,4ºK,
sau đó tăng lên 279,7ºK và lại giảm dần. Nhiệt độ của ngăn tủ lạnh là 277ºK theo
thời gian nhiệt độ của ngăn sẽ duy trì ở mức 274,6ºK đến 278,9ºK.

41
3.5. Chất lượng hơi chu trình lạnh

3.5.1. Đầu ra thiết bị bay hơi

Hình 3.12. Đầu ra thiết bị bay hơi


Trong hình 3.12: Vapor Quality là chất lượng hơi. Trong hình 3.12, chất
lượng hơi của đầu ra thiết bị bay hơi bắt đầu từ 0,2. Đạt mức cao nhất ở 1 vào
khoảng 549 giây và có mức thấp nhất là 0,0917 ở khoảng 1644 giây.
3.5.2. Đầu ra máy nén

Hình 3.13. Đầu ra máy nén

42
Trong hình 3.13, chất lượng hơi của đầu ra máy nén bắt đầu từ 0,2. Đạt mức
cao nhất ở 1 vào khoảng 550 giây và có mức thấp nhất là 0,002706 ở khoảng 1657
giây.

3.5.3. Đầu ra thiết bị ngưng tụ

Hình 3.14. Đầu ra thiết bị ngưng tụ


Trong hình 3.14, chất lượng hơi của đầu ra thiết bị ngưng tụ bắt đầu từ 0,2.
Đạt mức cao nhất ở 0,311 vào khoảng 1643 giây và có mức thấp nhất là 0,1081 ở
khoảng 461 giây.
3.5.4. Đầu ra thiết bị tiết lưu

Hình 3.15. Đầu ra thiết bị tiết lưu

43
Trong hình 3.15, chất lượng hơi của đầu ra thiết bị tiết lưu bắt đầu từ 0,2. Đạt
mức cao nhất ở 0,4358 vào khoảng 691 giây và có mức thấp nhất là 0,2519 ở
khoảng 419 giây.

3.6. Sơ đồ Áp suất, Enthalpy

Hình 3.16. Sơ đồ Áp suất, Enthalpy của chu trình máy lạnh nén hơi

Dựa vào hình 3.16 ta có thể thấy:


- Điểm 1, là quá trình diễn ra giữa thiết bị bay hơi và máy nén. Qúa trình này
là quá trình nén đoạn nhiệt đẳng Enthalpy ở máy nén, nên ở cả 2 thiết bị máy nén và
thiết bị bay hơi có chỉ số Enthalpy bằng nhau, áp suất của máy nén lớn hơn áp suất
của thiết bị bay hơi. Trạng thái ở bình bay hơi là trạng thái hơi bão hòa khô, trạng
thái ở máy nén là hơi quá nhiệt.
- Điểm 2, là quá trình diễn ra giữa máy nén và thiết bị ngưng tụ. Qúa trình
này là quá trình nhả nhiệt đẳng áp ở thiết bị ngưng tụ, nên ở 2 thiết bị máy nén và
thiết bị ngưng tụ có áp suất bằng nhau, chỉ số Enthalpy của máy nén nhỏ hơn thiết
bị ngưng tụ. Trạng thái ở thiết bị ngưng tụ là trạng thái chất lỏng sôi.
- Điểm 3, là quá trình diễn ra giữa thiết bị ngưng tụ và van tiết lưu. Qúa trình
này là quá trình dãn nở đẳng Enthalpy ở van tiết lưu, nên ta có chỉ số Enthalpy ở cả

44
2 thiết bị là bằng nhau, áp suất của thiết bị ngưng tụ lớn hơn áp suất của van tiết lưu.
Trang thái ở van tiết lưu là trạng thái hơi bão hòa ẩm.
- Điểm 4, là quá trình diễn ra giữa van tiết lưu và thiết bị bay hơi. Qúa trình
này là quá trình nhận nhiệt để bay hơi môi chất lạnh trong điều kiện đẳng áp diễn ra
ở thiết bị bay hơi, nên ở 2 thiết bị van tiết lưu và thiết bị bay hơi có áp suất bằng
nhau. Chỉ số Enthalpy của van tiết lưu lớn hơn ở thiết bị bay hơi.

45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

* Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài: “ Xây dựng mô hình mô phỏng chu trình máy
lạnh nén hơi của tủ lạnh dân dụng.” đã giúp em củng cố lại kiến thức đã học, hiểu
thêm được nhiều kiến thức mới. Đồng thời qua đó tự đánh giá được năng lực của
bản thân. Qua thời gian thực hiện đề tài em đã được rèn luyện khả năng làm việc
độc lập cũng như làm việc theo nhóm, biết cách tổ chức công việc và thời gian hợp
lý. Đó là một thành quả lớn trong quá trình học tập màem đã đạt được.
Trong quá trình thực hiện đề tài này mặc dù đã gặp nhiều khó khăn song với
sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên thầy “TS. Lê Ngọc Trúc”, em đã hoàn thành
đề tài. Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, nội dung của đề tài đã giải quyết được
các vấn đề sau:
+ Tìm hiểu về phần mềm Matlab;
+ Nghiên cứu chu trình máy lạnh nén hơi sử dụng trong các thiết bị lạnh
dân dụng;
+Xây dựng mô hình mô phỏng chu trình máy lạnh nén hơi của tủ lạnh trên
máy tính;
+ Thiết lập đồ thị trạng thái của một số thuộc tính vật lý xuất hiện trong chu
trình.
Tuy nhiên, do sản phẩm lập trình ra còn hạn chế về kinh phí và thời gian nên
chương trình còn nhiều thiếu sót, kiến thức nghiên cứu còn hạn chế nên có những
đồ thị trạng thái chưa đưa ra được những thông tin đầy đủ nhất.
* Kiến nghị
Mô hình mô phỏng chu trình máy lạnh nén hơi của tủ lạnh dân dụng hiện tại
chạy ổn định và mặt lập trình cũng như xuất đồ thị, do hạn chế về kiến thức nên
chương trình chưa thể tối ưu hóa hết, nếu được bổ sung thêm nhiều kiến thức về lập
trình thì đây chắc chắn là một ứng dụng tuyệt vời và là giải pháp tối ưu trong việc
sử dụng phần mềm lập trình.

46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.mathworks.com/
2. Nguyễn Đức Lợi. Giáo trình thiết kế hệ thống điều hòa không khí. NBX Giáo
dục, 2009.
3. Đề cương bài giảng Kỹ thuật nhiệt
4. Nguyễn Đức Lợi, hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh, NXB KH&KT, 2011.
5. Bùi Hồng Huế, giáo trình điện công nghiệp, NXB Xây Dựng, 2003.

47

You might also like