You are on page 1of 65

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN THIẾT BỊ VÀ CNVL CƠ KHÍ

BÁO CÁO THỰC TẬP NGOÀI TRƯỜNG

THIẾT KẾ THIẾT BỊ HỖ TRỢ ĐOẠN DÂY HÀN THÒI RA KHỎI BÉC HÀN

DÀI THÊM NHẰM GIẢM CHI PHÍ KHI HÀN

CÁC TẤM THÉP DÀY TRÊN 10MM

Nơi thực tập: Công ty TNHH công nghệ Hồ Quang


Người HD: TS.Trần Khắc Tuân
GVHD : TS.Nguyễn Hải Đăng
SVTH: Kiều Hà Quân
MSSV: 1813697

TP. HCM, 2023


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Khắc Tuân và thầy
Nguyễn Hải Đăng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành kỳ thực tập này. Dù trong
khoảng thời gian ngắn nhưng bản thân em qua các công việc thực tế ở công ty, được tiếp xúc
với các loại máy hàn và công nghệ hàn mà trước đây em chưa từng biết đã giúp em mở mang
rất nhiều kiến thức.
Thời gian thực tập ở công ty không chỉ là khoảng thời gian học hỏi mở mang kiến thức thực
tế mà còn là cơ hội cho bản thân em rèn luyện tính kỷ luật, kỹ năng tìm kiếm chọn lọc thông
tin, tất cả những kỹ năng này đều giúp ích nhiều cho bản thân em cho quá trình học tập và
công việc thực tế sau này.
Bên cạnh đó, công ty còn là nơi mở rộng các mối quan hệ, được tiếp xúc với các bạn sinh viên
trường khác để cùng nhau học hỏi kinh nghiệm, định hướng nghề nghiệp đúng đắn và đồng
thời cũng giúp em củng cố hơn cho đề tài tốt nghiệp cuối khóa.
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH..................................................................................................... iv
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................ 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỰC TẬP ......................................................................... 1
1.1. Thông tin công ty .......................................................................................................... 1
1.2. Giới thiệu về công ty ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................ 2
MỘT SỐ DÒNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY ................................................................. 2
2.1. Máy hàn MIG/MAG ..................................................................................................... 2
2.2. Máy hàn TIG ................................................................................................................. 4
2.3. Máy hàn Micro Plasma ................................................................................................ 5
2.3. Máy hàn STUD ............................................................................................................. 5
2.4. Máy hàn quỹ đạo(Orbital Welding)............................................................................ 7
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................ 8
NỘI DUNG THỰC TẬP ....................................................................................................... 8
3.1. Nhật ký thực tập ........................................................................................................... 8
3.2. Hình ảnh một số hoạt động thực tập........................................................................... 9
3.2.1. Thực tập tại xưởng .................................................................................................. 9
3.2.2. Tìm hiểu và thực hành bảo trì một số loại máy hàn .......................................... 13
CHƯƠNG 4 .......................................................................................................................... 20
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢI PHÁP TĂNG KHOẢNG .............................................. 20
STICK OUT ......................................................................................................................... 20
4.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 20
4.2. Công nghệ hàn MIG/MAG và nguồn hàn inverter ................................................. 21
4.2.1. Công nghệ hàn MIG/MAG ................................................................................... 21
4.2.2. Nguồn hàn .............................................................................................................. 25
4.2. Tìm hiểu về “stick out”............................................................................................... 28
4.2.1. Định nghĩa .............................................................................................................. 28
4.2.2. Đặc điểm ................................................................................................................. 28
4.3. Điện áp và dòng điện trong máy hàn MIG điện tử.................................................. 29
4.3.1. Vai trò của điện áp ................................................................................................ 29

ii
4.3.2. Vai trò của dòng điện ............................................................................................ 30
4.3.3. Nguyên lý thay đổi dòng điện/điện áp trên máy hàn MIG điện tử ................... 31
4.4. Giải pháp tăng khoảng “stick out” ........................................................................... 34
4.5. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát “stick out” .................................................................. 35
4.5.1. Sơ đồ hệ thống ........................................................................................................ 35
4.5.2. Khối nguồn DC và khối xử lý trung tâm ............................................................. 38
4.5.3. Hệ thống điều chỉnh độ cao béc hàn .................................................................... 40
4.6. Các thông số thay đổi khi tăng khoảng “stick out” ................................................. 41
4.7.1. Trường hợp khoảng stick out tăng ...................................................................... 41
4.7.2. Trường hợp khoảng stick out giảm ..................................................................... 41
CHƯƠNG 5 .......................................................................................................................... 43
THIẾT KẾ THIẾT BỊ ......................................................................................................... 43
5.1. Kết cấu thiết bị ............................................................................................................ 43
5.1.1. Yêu cầu về hoạt động của thiết bị ........................................................................ 43
5.1.2. Giải pháp ................................................................................................................ 43
5.1.3. Lựa chọn kích thước và vật liệu ........................................................................... 44
5.2. Mô hình hóa................................................................................................................. 44
5.2.1. Nhôm định hình ..................................................................................................... 44
5.2.2. Kích thước và mô hình hóa các trục .................................................................... 44
5.3. Chuyển động cơ bản của thiết bị ............................................................................... 47
5.3.1. Mô hình ................................................................................................................... 47
5.3.2. Chuyển động của các trục và bố trí vật cần hàn ................................................ 47
5.3.3. Cơ chế dao động làm dày mối hàn ....................................................................... 50
5.4. Hệ thống điều khiển thiết bị ....................................................................................... 51
5.4.1. Sơ đồ khối ............................................................................................................... 51
5.4.2. Khối điều khiển CNC ............................................................................................ 52
5.4.3. Khối điều khiển hàn .............................................................................................. 53
CHƯƠNG 6 .......................................................................................................................... 56
TỔNG KẾT .......................................................................................................................... 56

iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Chương 1
Hình 1.1-Logo công TNHH công nghệ Hồ Quang .................................................................. 1
Chương 2
Hình 2.1-Mẫu PROMIG-200SYN Pulse và 250SYN Dpulse ................................................. 2
Hình 2.2-Mẫu PROMIG-360SYN Dpulse và PROMIG-500SYN Dpulse ............................. 3
Hình 2.3-Súng hàn TIG............................................................................................................ 4
Hình 2.4-Mẫu ARC 82(USA) .................................................................................................. 5
Hình 2.5-Mẫu LBH 410(GERMANY) .................................................................................... 5
Hình 2.6-Mẫu UA1000(GERMANY) ..................................................................................... 6
Hình 2.7-Mẫu UA500(GERMANY) ....................................................................................... 6
Hình 2. 8-Mẫu ORBITEC 200 ................................................................................................. 7
Hình 2.9-Mẫu ORBITEC 351 .................................................................................................. 7
Chương 3
Hình 3.1-Một số máy móc tại xưởng ....................................................................................... 9
Hình 3.2-Máy hàn MAG 350 không xung ............................................................................... 9
Hình 3.3-Máy hàn MIG/MAG 200 có xung .......................................................................... 10
Hình 3.4-Máy tiện cơ ............................................................................................................. 10
Hình 3.5-Máy dập .................................................................................................................. 11
Hình 3.6-Kiểm tra máy hàn MAG ......................................................................................... 12
Hình 3.7-Máy hàn Micro Plasma model 50 ........................................................................... 13
Hình 3.8-Vệ sinh và kiểm tra máy hàn Micro Plasma ........................................................... 13
Hình 3.9-Kết nối máy hàn Micro Plasma với súng hàn và hệ thống cấp khí và nước .......... 14
Hình 3.10-Vận hành kiểm tra sự ổn định của tia Pilot và tia Plasma .................................... 14
Hình 3.11-Hàn Micro Plasma trên phôi mỏng 0.25mm ........................................................ 15
Hình 3.12-Kiểm tra board điều khiển máy hàn STUD .......................................................... 16
Hình 3.13-Kiểm tra SCR đầu ra............................................................................................. 16
Hình 3.14-Kiểm tra áp ra sau khi sửa chữa ........................................................................... 17
Hình 3.15-Hàn bu lông với máy hàn STUD .......................................................................... 18
Hình 3.16-Vận hành máy hàn Laser ...................................................................................... 19
Hình 3.17-Mối hàn của máy hàn Laser với công suất 30%, vật liệu Inox ........................... 19
Chương 4
Hình 4.1-Góc vát 15o ............................................................................................................. 20
Hình 4.2-Góc vát 65o ............................................................................................................. 20
Hình 4.3-Sơ đồ hàn MIG/MAG ............................................................................................. 22
Hình 4.4-Dịch chuyển ngắn mạch ......................................................................................... 23
Hình 4.5-Dịch chuyển cầu giọt lớn ........................................................................................ 24
Hình 4.6- Dịch chuyển tia dọc trục ........................................................................................ 25
Hình 4.7-Hệ thống hàn MIG/MAG ....................................................................................... 26

iv
Hình 4.8-Sơ đồ khối nguồn xung máy hàn ........................................................................... 27
Hình 4.9-Sơ đồ các thông số của súng hàn ............................................................................ 28
Hình 4.10-Tác động của điện áp và dòng điện tới hồ quang hàn .......................................... 30
Hình 4.11-Ảnh hưởng của điện áp tới mối hàn ..................................................................... 31
Hình 4.12-Nửa chu kỳ đầu ..................................................................................................... 32
Hình 4.13-Nửa chu kỳ sau ..................................................................................................... 32
Hình 4.14-Hai chuỗi xung điều khiển các cặp chuyển mạch ................................................ 33
Hình 4.15-Phương pháp điều chế độ rộng xung .................................................................... 33
Hình 4.16-Sơ đồ khối của hệ thống kiểm soát stick out ........................................................ 35
Hình 4.17-Lưu đồ hệ thống 1 ................................................................................................. 37
Hình 4.18-Lưu đồ hệ thống 2 ................................................................................................. 38
Hình 4.19-Khối nguồn DC và xử lý trung tâm ...................................................................... 39
Hình 4.20-Sơ đồ hệ thống THC ............................................................................................. 40
Hình 4.21-Hoạt động hệ thống THC ..................................................................................... 41
Chương 5
Hình 5.1-Phác thảo kết cấu thiết bị ........................................................................................ 43
Hình 5.2-Xây dựng trục XY .................................................................................................. 45
Hình 5.3-Kích thước trục X và Y .......................................................................................... 45
Hình 5.4-Kích thước hành trình trục Z .................................................................................. 46
Hình 5.5-Mô hình 3D của thiết bị .......................................................................................... 47
Hình 5.6-Ray trượt và vít me trục X ...................................................................................... 48
Hình 5.7-Vị trí các trục .......................................................................................................... 48
Hình 5.8-Trục Z và trục A ..................................................................................................... 49
Hình 5.9-Vị trí kẹp mỏ hàn .................................................................................................... 49
Hình 5.10-Mô hình thân máy và phần đế .............................................................................. 50
Hình 5.11-Sơ đồ khối hệ thống điều khiển ............................................................................ 51
Hình 5.12-Board Mach3 CNC ............................................................................................... 52
Hình 5.13-Kit STM32F411 .................................................................................................... 54
DANH MỤC BẢNG
Chương 3
Bảng 3.1-Nhật ký thực tập ....................................................................................................... 8
Chương 4
Bảng 4.1-So sánh stick out tăng hoặc giảm ........................................................................... 29
Bảng 4.2-So sánh các phương pháp tăng khoảng stick out ................................................... 35
Bảng 4.3-Sự thay đổi các thông số khi stick out tăng............................................................ 41
Bảng 4.4-Sự thay đổi các thông số khi stick out tăng............................................................ 41

v
vi
Chương 1: Tổng quan về công ty

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỰC TẬP

1.1. Thông tin công ty


- Logo công ty:

Hình 1.1-Logo công TNHH công nghệ Hồ Quang


- Tên công ty: Công ty TNHH công nghệ Hồ Quang
- Tên quốc tế: Arc technology company limited
- Địa chỉ: 373/1 Thống Nhất, Phường 11, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: 028 3996 6211
- Hồ trợ: 0908230354
- Email: info@arctechnology.vn
- Website: arctechnology.vn
- MST: 0306679759
1.2. Giới thiệu về công ty
Công ty TNHH công nghệ Hồ Quang được thành lập từ năm 2005, là đối tác và nhà phân
phối độc quyền của các nhãn hiệu như: Orbitec(Đức), Midwest fasteners INC(Mỹ), Selco(Ý).
Là công ty chuyên nghiên cứu và tư vấn về các công nghệ hàn như: MIG/MAG, hàn MIG-O-
MAT(GERMANY), hàn STUD,… đồng thời cung cấp các dòng máy hàn, máy cắt plasma với
chất lượng cao nhất.

1
Chương 2: Một số dòng sản phẩm của công ty

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ DÒNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY


2.1. Máy hàn MIG/MAG

Hình 2.1-Mẫu PROMIG-200SYN Pulse và 250SYN Dpulse

2
Chương 2: Một số dòng sản phẩm của công ty

Hình 2.2-Mẫu PROMIG-360SYN Dpulse và PROMIG-500SYN Dpulse

3
Chương 2: Một số dòng sản phẩm của công ty

2.2. Máy hàn TIG

Các mẫu máy DC TIG và AC TIG(500A MAX)

Hình 2.3-Súng hàn TIG

4
Chương 2: Một số dòng sản phẩm của công ty

2.3. Máy hàn Micro Plasma

Hình 2.4-Mẫu ARC 82(USA)


2.3. Máy hàn STUD

Hình 2.5-Mẫu LBH 410(GERMANY)

5
Chương 2: Một số dòng sản phẩm của công ty

Hình 2.6-Mẫu UA1000(GERMANY)

Hình 2.7-Mẫu UA500(GERMANY)

6
Chương 2: Một số dòng sản phẩm của công ty

2.4. Máy hàn quỹ đạo(Orbital Welding)

Hình 2. 8-Mẫu ORBITEC 200

Hình 2.9-Mẫu ORBITEC 351

7
Chương 3: Nội dung thực tập

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG THỰC TẬP


3.1. Nhật ký thực tập

Tuần Nội dung thực tập


1 - Tìm hiểu về công nghệ hàn mig
- Tham gia thực tập tại xưởng
2 - Tìm hiểu về công nghệ hàn mig
- Tham gia thực tập tại xưởng
3 - Tìm hiểu về công nghệ hàn mig
- Tham gia thực tập tại xưởng
- Tìm hiểu về các loại máy hàn: Micro
Plasma, STUD
4 - Tìm hiểu về công nghệ hàn mig
- Tham gia thực tập tại xưởng
- Tìm hiểu về các loại máy hàn:
MIG/MAG, Micro Plasma, STUD
5 - Tìm hiểu về công nghệ hàn mig
- Tham gia thực tập tại xưởng
- Tìm hiểu về các loại máy hàn:
MIG/MAG, Micro Plasma, STUD
- Thực hành vận hành và sửa chữa máy hàn
6 - Tìm hiểu về công nghệ hàn mig
- Tham gia thực tập tại xưởng
- Tìm hiểu về các loại máy hàn: Micro
Plasma, STUD
- Thực hành vận hành sửa chữa máy hàn
- Nghiên cứu về stick out
7 - Tham gia thực tập tại xưởng
- Tìm hiểu về các loại máy hàn: Micro
Plasma, STUD
- Thực hành vận hành sửa chữa máy hàn
- Nghiên cứu về stick out
- Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng
8 - Tham gia thực tập tại xưởng
- Viết báo cáo thực tập
Bảng 3.1-Nhật ký thực tập

8
Chương 3: Nội dung thực tập

3.2. Hình ảnh một số hoạt động thực tập


3.2.1. Thực tập tại xưởng

Hình 3.1-Một số máy móc tại xưởng

Hình 3.2-Máy hàn MAG 350 không xung

9
Chương 3: Nội dung thực tập

Hình 3.3-Máy hàn MIG/MAG 200 có xung

Hình 3.4-Máy tiện cơ

10
Chương 3: Nội dung thực tập

Hình 3.5-Máy dập

11
Chương 3: Nội dung thực tập

Hình 3.6-Kiểm tra máy hàn MAG

12
Chương 3: Nội dung thực tập

3.2.2. Tìm hiểu và thực hành bảo trì một số loại máy hàn
a. Máy hàn Micro Plasma

Hình 3.7-Máy hàn Micro Plasma model 50

Hình 3.8-Vệ sinh và kiểm tra máy hàn Micro Plasma

13
Chương 3: Nội dung thực tập

Hình 3.9-Kết nối máy hàn Micro Plasma với súng hàn và hệ thống cấp khí và nước

Hình 3.10-Vận hành kiểm tra sự ổn định của tia Pilot và tia Plasma

14
Chương 3: Nội dung thực tập

Hình 3.11-Hàn Micro Plasma trên phôi mỏng 0.25mm

15
Chương 3: Nội dung thực tập

b. Máy hàn bu lông(máy hàn stud)

Hình 3.12-Kiểm tra board điều khiển máy hàn STUD

Hình 3.13-Kiểm tra SCR đầu ra

16
Chương 3: Nội dung thực tập

Hình 3.14-Kiểm tra áp ra sau khi sửa chữa

17
Chương 3: Nội dung thực tập

Hình 3.15-Hàn bu lông với máy hàn STUD

18
Chương 3: Nội dung thực tập

c. Máy hàn LASER

Hình 3.16-Vận hành máy hàn Laser

Hình 3.17-Mối hàn của máy hàn Laser với công suất 30%, vật liệu Inox

19
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

CHƯƠNG 4

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢI PHÁP TĂNG KHOẢNG

STICK OUT
4.1. Lý do chọn đề tài
- Khoảng stick out của máy hàn thông thường(khi sử dụng với dây hàn lõi đặc) có chiều dài
trong khoảng 6-13mm. Khi khoảng stick out vượt giới hạn này, với dòng điện và điện áp quá
cao hoặc quá thấp sẽ không tạo ra được hồ quang hàn, xét ví dụ khi hàn 2 tấm thép có chiều
dày 20mm, góc vát mở 15 độ

Hình 4.1-Góc vát 15o


+ Với khoảng stick out tối đa 13mm, không thể điền đầy kim loại cho mối hàn. Do đó ta có
hai hướng giải quyết : lựa chọn đầu chụp nhỏ hơn hoặc mở góc vát lớn hơn.
+ Khi mở góc vát lớn hơn:

Hình 4.2-Góc vát 65o

20
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

Với góc vát lớn hơn sẽ hàn được với stick out nhỏ, tuy nhiên lượng kim loại điền đầy và số
lớp hàn sẽ tăng lên đáng kể, kèm theo đó với góc vát lớn lượng khí sẽ không đủ để bảo vệ mối
hàn, ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn. Ngoài ra lượng nhiệt tập trung sẽ gây cháy đầu chụp
súng hàn nhanh chóng.
=> Do đó cần tăng khoảng stick out để vẫn giữ được góc vát nhỏ mà mối hàn vẫn đảm bảo
được chất lượng.
- Sau đây là những ưu điểm khi gia tăng được khoảng stick out:
+ Giảm số lớp hàn
+ Giảm góc vát và thể tích điền đầy
+ Giảm ứng suất nhiệt
+ Thời gian hàn giảm
+ Hàn được những góc khó, góc hẹp
+ Thích hợp cho trường hợp hàn ống và tấm dày
=> Stick out tăng giúp giảm được nguyên vật liệu(dây hàn), thời gian hàn, công sức, đặc
biệt đối với những sản phẩm có độ dày lớn hơn 10mm.
4.2. Công nghệ hàn MIG/MAG và nguồn hàn inverter
4.2.1. Công nghệ hàn MIG/MAG

a. Khái niệm

Hàn MIG/MAG là phương pháp hàn hồ quang nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ
trong đó nguồn nhiệt hàn được cấp bởi hồ quang tạo ra giữa điện cực nóng chảy(dây hàn) vật
hàn, hồ quang và kim loại nóng chảy được bảo vệ khỏi tác dụng của oxy và nitơ trong môi
trường xung quanh bởi một loại khí hoặc một hỗn hợp khí.Tên tiếng Anh của phương pháp
này gọi là GMAW (Gas Metal Arc Welding).

b. Các thiết bị sử dụng trong hệ thống hàn MIG/MAG

21
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

Hình 4.3-Sơ đồ hàn MIG/MAG


Trên đây là sơ đồ của một hệ thống hàn MIG/MAG cơ bản, bao gồm:

- Nguồn điện hàn: nguồn tuyến tính được chỉnh lưu và ổn áp hoặc nguồn xung một chiều

=> Nguồn điện đóng vai trò cấp dòng điện và điện áp đủ lớn để tạo và duy trì được hồ quang

- Khí bảo vệ: CO2/ Ar/Ar+CO2

=> Bảo vệ mối hàn

- Van điều áp và bộ phận cấp dây

=> Van điều áp duy trì mức áp suất thích hợp cho hệ thống, bộ phận cấp dây có nhiệm vụ cấp
dây cho hệ thống hoạt động

- Mỏ hàn: Thao tác trực tiếp trên mối hàn, cấp dây, cấp khí cho mối hàn, trên súng hàn có cò
súng để gây hồ quang và cấp dây

c. Dịch chuyển kim loại điện cực vào vũng hàn

- Dịch chuyển ngắn mạch:


Dịch chuyển ngắn mạch xảy ra ở chế độ hàn có mức năng lượng thấp. Kim loại dịch chuyển
hoàn toàn từ điện cực vào vũng hàn khi điện cực - dây hàn tiếp xúc với bề mặt vũng hàn với
tần số từ 90 đến 200 lần trong một giây, tạo ra sự ngắn mạch tức thời, sau đó mật độ dòng
điện tăng làm cho hồ quang hình thành.

22
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

Với dịch chuyển ngắn mạch, tốc độ cấp dây, điện thế hàn và tốc độ chảy thường thấp hơn các
chế độ chuyển dịch khác ví dụ như chuyển dịch tia. Dạng chuyển dịch này rất linh hoạt cho
người thợ hàn thao tác với vật liệu mỏng và dày ở mọi tư thế hàn.

Hình 4.4-Dịch chuyển ngắn mạch


Hạn chế của chuyển dịch ngắn mạch là:
+ Tốc độ chảy của dây hàn tương đối thấp
+ Không ngấu sâu với vật hàn dày.
+ Nhiều bắn tóe.
Ưu điểm:
+ Hàn được ở mọi vị trí, bao gồm cả hàn bằng, hàn ngang, hàn đứng (hàn tuột và hàn leo) và
hàn qua đầu.
+ Thích hợp cho hàn sửa chữa và hàn lớp lót cho hàn ống.
+ Nhiệt lượng truyền vào mối hàn thấp nên giảm được biến dạng do nhiệt.
+ Yêu cầu tay nghề cao và dễ sử dụng.
+ Hiệu suất sử dụng dây hàn cao, lớn hơn 93%.
- Giới hạn của chuyển dịch ngắn mạch:
+ Giới hạn về bề dày vật hàn và không hàn được mối ghép hở khi hàn các vật hàn dày và có
tiết diện lớn.
+ Mối hàn không ngấu tốt.

23
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

+ Văng tóe nhiều và do đó làm tăng chi phí vệ sinh mối hàn.
+ Nhằm tránh bị thổi khí bảo vệ khi hàn ngoài trời phải có màng chắn gió.
- Chuyển dịch cầu giọt lớn
Kim loại dịch chuyển trong hồ quang dưới dạng các giọt lớn, có kích thước không đều. Các
thông số chế độ hàn của dạng dịch chuyển này lớn hơn so với dịch chuyển ngắn mạch.

Hình 4.5-Dịch chuyển cầu giọt lớn


Hạn chế:
+ Văng tóe nhiều
+ Mối hàn nhấp nhô
+ Chỉ hàn những mối hàn phẳng và đứng.
- Dịch chuyển dạng tia dọc trục
Chuyển dịch dạng tia dọc trục là chuyển dịch kim loại có mức năng lượng cao, trong đó kim
loại dây hàn nóng chảy ở mức năng lượng cao, kết quả là tạo ra một dòng các giọt kim loại
nóng chảy nhỏ. Các giọt kim loại này bị đẩy dọc theo trục của hồ quang hàn hay kim loại đi
vào vũng hàn thành một dòng các giọt kim loại nóng chảy, nhỏ qua cột hồ quang từ dây hàn.
Dịch chuyển dạng tia dọc trục là dịch chuyển có mức năng lượng cao của hàn hồ quang trong
môi trường khí bảo vệ - GMAW. Để đạt được kiểu chuyển dịch này, hỗn hợp khí bảo vệ bao
gồm Argon + 1-5% Oxygen hoặc Argon + CO2, với hàm lượng thành phần CO2 nhỏ hơn
18%.
Chuyển dịch dọc trục dạng tia thường được dùng với loại dây hàn đặc hoặc dây hàn lõi thuốc.
Các thông số chế độ hàn lớn
Để đạt được kiểu chuyển dịch này cần dùng khí bảo vệ giàu Argon (trên 80%).

24
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

Hình 4.6- Dịch chuyển tia dọc trục


Ưu điểm
+ Tốc độ chảy lớn
+ Mối hàn nóng chảy và ngấu tốt.
+ Đường hàn đẹp
+ Có thể dùng dây hàn đường kính lớn.
+ Rất ít văng tóe
Hạn chế:
+ Chỉ hàn được vật hàn dày từ 3mm trở lên (hàn bán tự động).
+ Chỉ hàn phẳng và đứng.
4.2.2. Nguồn hàn
Cấu tạo của hệ thống hàn MIG/MAG bao gồm các thành phần chính đó là: nguồn hàn,
dây hàn, khí bảo vệ, mỏ hàn, thiết bị chuyển dây hàn.

25
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

Hình 4.7-Hệ thống hàn MIG/MAG


Trong đó, thành phần quan trọng nhất của hệ thống hàn MIG là nguồn hàn, là thiết bị có nhiệm
vụ chính tạo ra điện áp và dòng điện gây nên hồ quang. Có 2 loại nguồn hàn chính được sử
dụng trong các thiết bị hàn MIG/MAG: nguồn tuyến tính và nguồn điện tử(nguồn xung).
Trong bài viết này em xin đề cập tới nguồn xung.
Tương tự như các loại máy hàn khác, máy hàn MIG/MAG có bản chất là một nguồn xung
công suất lớn, chuyển đổi nguồn 220V-AC thành điện áp/ dòng điện hàn. Dưới đây là sơ đồ
chung của một bộ nguồn:

26
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

Hình 4.8-Sơ đồ khối nguồn xung máy hàn

+ Điện áp nguồn 220V AC sẽ được chỉnh lưu kết hợp với mạch lọc để nắn thành điện một
chiều phẳng, điện áp một chiều khoảng 310V. Mặc khác điện áp xoay chiều 220V cũng được
đi qua mạch tạo ra nguồn điện áp một chiều cấp cho mạch điều khiển.

+ Nguồn điện một chiều điện áp cao DC (310V) này sau đó được nghịch lưu bằng các
linh kiện công suất là IGBT hay Mosfet. Điện áp này sau đó được đặt vào một biến áp hàn để
tăng khả năng chịu dòng ngõ ra đồng thời giảm điện áp để duy trì công suất.

+ Ở thứ cấp của biến áp điện áp này được chỉnh lưu và lọc một lần nửa thành điện áp một
chiều có giá trị thường nhỏ hơn 60V.

+ Ngoài ra còn có bộ phận hồi tiếp như dòng điện, nhiệt độ để máy hoạt động ổn định
đồng thời bảo vệ các bộ phận công suất tránh hư hỏng.

27
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

4.2. Tìm hiểu về “stick out”

Hình 4.9-Sơ đồ các thông số của súng hàn


4.2.1. Định nghĩa
Một trong những thông số ảnh hưởng đến chất lượng và sự ổn định của hồ quang hàn là
khoảng cách từ contact tip đến điểm bắt đầu của hồ quang, được định nghĩa là khoảng ló ra
của điện cực hàn(ở đây là dây hàn).
4.2.2. Đặc điểm
- Khoảng stick out có những đặc điểm sau:
+ Khoảng cách đối với dịch chuyển ngắn mạch: 6-13mm; khoảng cách đối với các loại dịch
chuyển giọt hồ quang khác: 13-25mm
+ Khi khoảng cách này tăng lên, bản thân trở kháng của điện cực tăng lên và điều này dẫn đến
nhiệt độ của điện cực cũng tăng lên, khi đạt đến giới hạn điện cực sẽ bị chảy và hồ quang hàn
bị tắt
+ Khi sử dụng một bộ nguồn hàn với điện áp ổn định, khoảng stick out tăng lên cũng đồng
thời làm sụt áp giữa contact tip và vật liệu hàn tăng lên. Khi đó để giữ được hồ quang ổn định,
bộ nguồn sẽ phải điều chỉnh sự tương quan điện áp và dòng điện phù hợp, cụ thể là giảm dòng
hàn xuống. Khi dòng hàn giảm xuống, đồng nghĩa hồ quang sẽ yếu hơn và mức độ ngấu của
mối hàn sẽ giảm xuống.
=> Vậy khi khoảng stick out giảm xuống ta sẽ được: giảm nhiệt độ của điện cực, tăng được
dòng hàn từ đó tăng độ ngấu mối hàn.
- Trong thực tế, có những trường hợp cần khoảng stick out lớn hơn mức bình thường, ta có
bảng so sánh ưu nhược điểm khi tăng hoặc giảm khoảng stick out:

28
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

Stick out giảm Stick out tăng


Ưu điểm - Giảm điện trở điện cực - Giảm số lớp hàn
- Giảm nhiệt độ sinh ra trên
- Giảm góc vát và thể tích
điện cực điền đầy
- Tăng dòng hàn và hiệu suất
- Giảm ứng suất nhiệt
- Độ ngấu tốt hơn - Thời gian hàn giảm=> giảm
- Dễ dàng duy trì và kiểm bớt công sức và nguyên vật
soát hồ quang ổn định liệu
- Hàn được những góc khó,
góc hẹp
- Thích hợp cho trường hợp
hàn ống và tấm dày
Nhược điểm - Khó khăn trong việc thao - Rất khó kiểm soát, hệ thống
tác những góc hàn hẹp kiểm soát phức tạp và độ ổn
- Số lớp hàn tăng lên định hồ quang không cao,
- Tăng ứng suất nhiệt khả năng duy trì cột hồ
quang phụ thuộc vào độ
chính xác của hệ thống điều
khiển
- Điện trở điện cực tăng=>dễ
nóng chảy điện cực, hồ
quang không ổn định
- Để duy trì hồ quang cần
giảm dòng điện hàn=>độ
ngấu giảm

Bảng 4.1-So sánh stick out tăng hoặc giảm


=> Để tối ưu hóa quá trình hàn, cần tối ưu khoảng “stick out”. Để thực hiện được điều này
cần có một hệ thống bao gồm: bộ nguồn và bộ phận cấp dây có khả năng khống chế được
khoảng stick out phù hợp dựa trên sự thay đổi điện áp và dòng điện hàn.
4.3. Điện áp và dòng điện trong máy hàn MIG điện tử
4.3.1. Vai trò của điện áp
- Điện áp hàn ảnh hưởng trực tiếp đến chiều dài của hồ quang hàn(arc length), khi chiều dài
hồ quang tăng lên, hồ quang có xu hướng không đi theo hướng thẳng do đó gây cản trở đến
sự bảo vệ mối hàn của khí bảo vệ và ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn
- Trong công nghệ hàn MIG, điện áp gây hồ quang hàn có vai trò quyết định đến độ ngấu, bề
dày của giọt cũng như độ cứng của giọt
- Khi điện áp hàn tăng lên, hình dạng của giọt hồ quang sẽ trở nên mỏng hơn và rộng hơn, độ
thẩm thấu tối ưu đạt được chỉ khi đạt được một điện áp phù hợp. Điện áp hàn thấp giọt hồ
quang sẽ có khoảng cách gần hơn và có hình dạng lồi hơn. Tuy nhiên điện áp hàn quá thấp sẽ
gây hiện tượng rỗ mối hàn, chồng lấn lên nhau ở vùng rìa

29
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

=> Điện áp hàn quá thấp hoặc quá cao đều gây ảnh hưởng đến hồ quang hàn, làm cho hồ
quang hàn trở nên mất ổn định và chất lượng mối hàn kém đi.

Hình 4.10-Tác động của điện áp và dòng điện tới hồ quang hàn

Quan sát hình ảnh, ta thấy được sự khác biệt giữa điện áp hàn bình thường(normal weld) và
trường hợp điện áp cao(arc too long), giọt hồ quang trở nên dài và mỏng hơn bình thường và
mối hàn trở nên không ổn định

4.3.2. Vai trò của dòng điện

- Dòng điện có vai trò quyết định đến sự tỉ lệ bồi đắp của mối hàn, kích cỡ của giọt hồ quang,
hình dạng mối hàn và độ ngấu vì dòng điện là yếu tố quyết định mức nhiệt tối đa tác động đến
bề mặt làm việc. Do đó cũng tác động trực tiếp đến độ ngấu của mối hàn.

- Khi những yếu tố khác giữ nguyên, thay đổi dòng điện sẽ làm thay đổi bề rộng mối hàn và
mức độ ngấu sâu(dòng điện càng tăng độ ngấu càng tăng)

- Thông thường trong một hệ thống, tốc độ ra dây và dòng điện được điều chỉnh bằng 1 núm
chỉnh chung

- Khi dòng điện tăng quá cao, bề rộng mối hàn và nhiệt độ tại vùng hồ quang tăng lên có thể
gây thủng bề mặt làm việc. Ngược lại dòng điện quá thấp sẽ không gây được hồ quang hoặc
hồ quang quá yếu, mối hàn không đạt độ ngấu.

30
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

Hình 4.11-Ảnh hưởng của điện áp tới mối hàn

Quan sát hình ảnh, nhận thấy bề rộng của mối hàn nhỏ khi điện áp thấp và rộng khi điện áp
cao

4.3.3. Nguyên lý thay đổi dòng điện/điện áp trên máy hàn MIG điện tử
a. Nguyên lý hoạt động nguồn xung Inverter
Bản chất khối nguồn là một bộ nguồn xung, sau đây là ví dụ đơn giản phần cứng của 1
bộ nguồn xung cầu H(đối với máy hàn tùy công suất mà nhà sản xuất sẽ lựa chọn dạng nguồn
xung phù hợp)

Sơ đồ nguồn xung cầu H


+ Các diode từ D1 đến D7 làm nhiệm vụ chỉnh lưu điện áp 3 pha 380V thành điện áp 1 chiều
DC
+ Sơ đồ gồm 4 chuyển mạch T1, T2, T3, T4 là 4 IGBT công suất đầu vào được kết nối với
biến áp xung theo dạng cầu H
+ Biến áp công suất gồm 3 cuộn dây, trong đó có 1 cuộn sơ cấp và 2 cuộn thứ cấp được quấn
ngược chiều nhau
+ Thứ cấp gồm 2 diode chỉnh lưu đầu ra D7 và D8
- Hoạt động của bộ nguồn tuân thủ đúng theo nguyên tắc đảo chiều sử dụng cầu H:

31
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

+ Giả sử tại nửa chu kỳ đầu tiên, Q1 và Q4 (hay T1 T4) được mở, Q2 Q3 tắt, dòng điện sẽ đi
theo chiều mũi tên

Hình 4.12-Nửa chu kỳ đầu


+ Ở nửa chu kỳ còn lại, xung đổi chiều khóa Q1 và Q4, mở Q2 và Q3, dòng điện sẽ đổi chiều
như hình:

Hình 4.13-Nửa chu kỳ sau


=> Quá trình lặp đi lặp lại tạo nên sự biến thiên điện áp trên cuộn sơ cấp, tạo ra từ trường biến
thiên, trên cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng, thông qua nắn lọc chỉnh lưu tạo ra
áp DC. Do dòng điện AC được chỉnh lưu thành dòng điện DC, qua mạch công suất sử dụng

32
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

phương pháp PWM, điện áp DC lại được nghịch lưu thành điện áp AC cao tần và chỉnh lưu
lần 2 thành điện áp hàn DC, nên đây là đặc trưng của công nghệ inverter. Ưu điểm của phương
pháp này có thể truyền tải gián tiếp công suất rất lớn mà vẫn tối ưu hóa về kích thước.
b. Phương pháp điều chế độ rộng xung(PWM)
- Dạng xung PWM điều khiển các chuyển mạch

Hình 4.14-Hai chuỗi xung điều khiển các cặp chuyển mạch
+ Trong quá trình điều khiển luôn có 2 chuỗi xung ngược nhau cấp cho các cặp chuyển mạch,
điện áp và dòng điện đầu ra có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi thời gian xung cạnh lên
Ton
kéo dài(Duty cycle), điện áp đầu ra tính theo công thức: Vout  DVin  Vin
Ton  Toff
Trong đó: + Vout-Điện áp ra(V)
+ Vin-Điện áp vào(V)
+ D: Duty cycle(độ rộng xung) (%)

Hình 4.15-Phương pháp điều chế độ rộng xung


=> Độ rộng xung thay đổi sẽ làm điện áp thay đổi

33
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

- Xét 1 ví dụ sau:

T là chu kỳ xung, ti là thời duty cycle


- Đối với từng dòng IC điều khiển PWM(gọi là IC lái, đối với các máy hàn thông thường là
KA3525 hoặc UC3846) sẽ có các phương pháp tác động khác nhau để thay đổi được 2 giá trị
điện áp và dòng điện.
4.4. Giải pháp tăng khoảng “stick out”

- Như đã phân tích ở trên, khoảng stick out cần được duy trì ở một mức độ phù hợp để có
được chất lượng mối hàn tốt nhất. Khoảng stick out có mối liên hệ trực tiếp đến điện áp và
dòng điện của nguồn hàn, do vậy muốn tăng được khoảng stick out cần có sự điều chỉnh phù
hợp giữa điện áp và dòng điện hàn hợp lý

- Sau đây là ý tưởng tăng khoảng stick out:

+ Giảm dòng điện hàn(ở phạm vi cho phép)

+ Tăng điện áp hàn(ở phạm vi cho phép)

+ Khống chế tốc độ ra dây-chiều ra dây-khoảng cách từ dây hàn tới điện cực kết hợp thay đổi
dòng điện và điện áp hàn

34
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

Giảm dòng hàn Tăng điện áp hàn Kết hợp


Ưu điểm - Giảm được nhiệt độ - Giảm được sụt áp - Kết hợp được ưu
điện cực, tránh làm giữa điện cực và vật điểm của 2 phương
thay đổi hình dạng liệu hàn=> giảm pháp giảm dòng hàn
điện cực cũng như nhiệt độ điện cực và tăng điện áp hàn
chảy điện cực trong
quá trình sinh hồ - Chủ động kiểm soát
quang các thông số hàn, đạt
độ ổn định cao
Nhược điểm - Độ ngấu giảm - Giọt hồ quang dài - Hệ thống điều
hơn và mất ổn định khiển phức tạp
- Bề rộng mối hàn
giảm nếu dòng điện - Mức độ ổn định phụ
giảm quá thấp thuộc vào nhiều yếu
tố khác nhau
Bảng 4.2-So sánh các phương pháp tăng khoảng stick out

=> Vậy phương pháp kết hợp sự thay đổi điện áp, dòng điện và kiểm soát chiều cao béc hàn,
tốc độ ra dây, chiều ra dây là phương pháp tối ưu cho việc gia tăng khoảng stick out mà vẫn
kiểm soát được sự ổn định của hồ quang và chất lượng mối hàn.

4.5. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát “stick out”


4.5.1. Sơ đồ hệ thống
Bộ nguồn DC có khả năng thay đổi điện áp và dòng điện dựa trên tín hiệu hồi tiếp từ hệ thống
hàn như sơ đồ:

Hình 4.16-Sơ đồ khối của hệ thống kiểm soát stick out

35
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

a. Nhiệm vụ các khối chức năng

- Khối nguồn DC: Tạo ra nguồn hàn DC bằng công nghệ inverter(được đề cập ở dưới), khối
nguồn DC bao gồm cả khối CPU xử lý trung tâm

- Khối thực thi:

+ Hệ thống motor chịu trách nhiệm ra dây và rút dây khi có sự sai lệch khoảng stick out, hệ
thống motor điều khiển trục Z(CNC)

+ Lấy mẫu: điện áp, dòng điện, độ sụt áp từ contact tip đến phôi hàn, tốc độ ra dây

- Khối tiếp nhận và khuếch đại(tranducer and transmitter): Lọc nhiễu và khuếch đại tín hiệu
nhận được

- Khối ADC: chuyển đổi tín hiệu sang tín hiệu số đưa về CPU xử lý

b. Giải thích nguyên lý hoạt động

- Tín hiệu chuẩn:

+ Điện áp và dòng điện/tốc độ ra dây/khoảng stick out mong muốn được chọn bởi người sử
dụng

+ Kích cỡ dây hàn, vật liệu hàn, các thông số tiêu chuẩn

- Tín hiệu đầu vào: Điện áp và dòng điện tại súng hàn, sụt áp so với mass

- Tín hiệu đầu ra: Điện áp và dòng điện hàn, tín hiệu điều khiển tốc độ ra dây

- Nguyên lý:

+ Bản chất hệ thống này là một hệ điều khiển vòng kín, hoạt động dựa trên nguyên tắc kiểm
soát gần đúng khoảng cách stick out từ contact tip đến phôi hàn bằng cách đo sụt áp giữa điện
cực và phôi hàn, kết hợp với thông số dòng điện, điện áp hàn, tốc độ ra dây thực tế để đưa về
bộ xử lý trung gian(tín hiệu feed back), càng nhiều thông tin đầu vào khả năng xử lý của hệ
thống càng chính xác.

+ Ban đầu người dùng nhập thông tin cơ bản: vật liệu, kích cỡ dây hàn, loại khí sử dụng đồng
thời điều chỉnh điện áp hàn và dòng điện hàn. Từ thông tin về vật liệu, kích cỡ dây hàn, loại
khí, hệ thống điều khiển sẽ lấy được thông tin về khoảng dòng điện, khoảng điện áp, khoảng
stick out cho phép.

+ Những tín hiệu đầu vào được xử lý và đưa về bộ xử lý trung tâm làm tín hiệu chuẩn để so
sánh với tín hiệu chuẩn, từ đó bộ xử lý quyết định tăng hoặc giảm điện áp/dòng điện/tốc độ ra

36
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

dây/khoảng cách từ điện cực đến phôi hàn để đảm bảo khoảng stick out lớn hơn hoặc nhỏ hơn
nhưng vẫn có chất lượng mối hàn tốt.

+ Vì những sự thay đổi về điện áp và dòng điện là trong khoảng thời gian rất nhỏ(ms) nên sẽ
không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng mối hàn

Hình 4.17-Lưu đồ hệ thống 1


Cụ thể của quá trình này:

37
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

Hình 4.18-Lưu đồ hệ thống 2

4.5.2. Khối nguồn DC và khối xử lý trung tâm

Sau đây là sơ đồ khối của khối nguồn DC và xử lý trung tâm:

38
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

Hình 4.19-Khối nguồn DC và xử lý trung tâm

- Về mặt nguyên lý, hệ thống nguồn DC tương tự các bộ nguồn sử dụng công nghệ inverter.
+ Điện áp AC được chỉnh lưu và nắn lọc qua khối chỉnh lưu, một phần điện áp AC được cấp
cho khối tạo nguồn cấp trước(24V) để nuôi khối xử lý trung tâm, một phần đưa vào khối công
suất(có thể sử dụng dạng nguồn xung half bridge, cầu H hoặc switching)
+ Khối xử lý khi có điện sẽ lấy thông tin nhập từ người dùng và xuất tín hiệu PWM(phương
pháp điều chế độ rộng xung) lái khối công suất nhằm truyền tải công suất gián tiếp thông qua
biến áp công suất
+ Khối công suất hoạt động tạo ra điện áp AC tần số cao, thông qua các diode công suất đầu
ra nắn nửa chu kỳ thành điện áp DC. Đối với máy MIG/MAG có chế độ tạo xung đầu ra, có
thể áp dụng phương pháp băm xung đầu ra bằng SCR công suất lớn
+ Khi hệ thống hoạt động sẽ tạo ra các tín hiệu phản hồi: Tín hiệu phản hồi là các tín hiệu bảo
vệ và tín hiệu dòng điện/điện áp/sụt áp sẽ được đưa về bộ xử lý trung tâm

39
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

+ Bộ xử lý trung tâm xử lý và điều chỉnh điện áp/dòng điện/tốc độ ra dây


4.5.3. Hệ thống điều chỉnh độ cao béc hàn
a. Khái niệm
Bộ điều khiển chiều cao: là một hệ thống kiểm soát độ cao Plasma bằng bộ vi xử lý dựa
trên đó đặt một cách chính xác chiều cao đánh thủng ban đầu và kiểm soát khoảng cách tia
plasma đến phôi cắt của tia Plasma trong quá trình cắt.
b. Nguyên lý hoạt động

Hình 4.20-Sơ đồ hệ thống THC


+ Trên đây là sơ đồ đấu nối phần điều khiển của hệ thống THC. Bản chất hệ thống THC sẽ đo
điện áp đầu ra của máy cắt(khoảng 110V), tín hiệu này là tín hiệu thô ban đầu sẽ được xử lý
và đưa vào bộ điều khiển THC
+ Khi bắt đầu sinh ra hồ quang, sẽ có sự thay đổi điện áp tùy thuộc vào loại vật liệu, hình
dạng,…tại đầu ra, đây chính là sụt áp giữa điện cực và phôi
+ Thông qua sự so sánh với tín hiệu chuẩn, khoảng cách sẽ được điều chỉnh sao cho sụt áp
này giảm thiểu và kết quả của quá trình này là đầu bép cắt sẽ luôn giữ được một khoảng cách
nhất định với phôi bất chấp sự thay đổi về vật hay hình dạng mặt phẳng làm việc
=> áp dụng tính chất này của hệ thống THC, khi kết hợp 1 hệ thống THC với 1 hệ thống điều
khiển thay đổi điện áp và tốc độ ra dây.
c. Ứng dụng THC trong tăng khoảng “stick out”
Hệ thống THC sẽ lấy mẫu điện áp thời gian thực tại đầu ra máy hàn, luôn theo dõi và
kiểm soát sụt áp, gửi thông tin đến khối điều khiển hàn. Hệ thống THC được tích hợp trong
khối điều khiển hàn. Hoạt động của hệ thống như sau:

40
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

Hình 4.21-Hoạt động hệ thống THC


4.6. Các thông số thay đổi khi tăng khoảng “stick out”

4.7.1. Trường hợp khoảng stick out tăng

Dòng điện Điện áp Độ cao Tốc độ ra dây


Tăng X X
Giảm X X
Không thay đổi
Phụ thuộc vật
liệu
Bảng 4.3-Sự thay đổi các thông số khi stick out tăng

4.7.2. Trường hợp khoảng stick out giảm

Dòng điện Điện áp Độ cao Tốc độ ra dây


Tăng X X
Giảm X
Không thay đổi
Phụ thuộc vật X
liệu
Bảng 4.4-Sự thay đổi các thông số khi stick out tăng

41
Chương 4: Cơ sở lý thuyết và giải pháp tăng khoảng stick out

42
Chương 5: Thiết kế thiết bị

CHƯƠNG 5

THIẾT KẾ THIẾT BỊ
Như đã trình bày ở chương 4, để đạt được chất lượng mối hàn tốt nhất khi thay đổi yếu
tố “stick out” thì cần phải có một hệ thống kiểm soát quá trình hàn. Do thao tác bằng tay sẽ
rất khó kiểm soát được những thông số của quá trình hàn, vì vậy việc tăng khoảng “stick out”
khó khả thi, điện cực có thể bị nóng chảy ngay lập tức khi tiếp xúc với phôi hàn. Vậy cần có
một hệ thống tự động hóa, trực tiếp thực hiện thao tác hàn.
5.1. Kết cấu thiết bị
Thiết bị có thể có nhiều hơn 3 trục tùy thuộc mục đích và độ phức tạp của chi tiết cần
hàn. Trong trường hợp chỉ thao tác đối với các tấm thép, ta sẽ thử nghiệm với thiết bị có 3
trục cơ bản X, Y và Z
5.1.1. Yêu cầu về hoạt động của thiết bị
+ Có thể chuyển động tịnh tiến theo 2 trục X, Y
+ Có thể lên xuống theo trục Z
+ Có thể dao động đầu mỏ hàn
5.1.2. Giải pháp
Thiết kế thiết bị có 3 trục máy chính: X, Y, Z và một trục máy phụ A
- Lựa chọn phương án kết cấu:

Hình 5.1-Phác thảo kết cấu thiết bị

43
Chương 5: Thiết kế thiết bị

5.1.3. Lựa chọn kích thước và vật liệu


a. Vật liệu
Khung thiết bị được làm bằng nhôm định hình, với ưu điểm khối lượng nhẹ, dễ lắp ráp
với các phụ kiện được bán sẵn, đa dạng về số lượng và độ bền phù hợp với các máy CNC cỡ
nhỏ
b. Kích thước
Thiết bị có mục đích chính hàn các chi tiết có kết cấu dạng khung cỡ nhỏ (<800mm),
lựa chọn sơ bộ kích thước bao các trục:
+ Trục X: 1100mm
+ Trục Y: 1100mm
Đối với trục Z, trục Z như yêu cầu có nhiệm vụ chính là di chuyển tịnh tiến lên xuống, do đó
hành trình không cần quá lớn, ở đây chúng em lựa chọn theo kích thước của loại trục Z máy
CNC có bán sẵn trên thị trường: 340mm
5.2. Mô hình hóa
5.2.1. Nhôm định hình
a. Trục X
- Trục X có ray trượt và con trượt gắn trên thanh nhôm định hình có kích cỡ theo chiều rộng,
chiều cao, chiều dài lần lượt là: 60x120x1000mm
b. Trục Y
- Trục Y có ray trượt và con trượt được gắn trên hai thanh nhôm định hình có kích thước theo
chiều rỗng, chiều cao, chiều dài lần lượt là: 60x120x1100mm
c. Trục Z
- Trục Z được gắn trên trục Y bao gồm hệ thống bệ và vít me có chiều dài tổng là 340mm
5.2.2. Kích thước và mô hình hóa các trục
a. Trục X và trục Y

44
Chương 5: Thiết kế thiết bị

Hình 5.2-Xây dựng trục XY


Các trục X và Y có thể chuyển động tịnh tiến theo hai chiều trong giới hạn kích thước hành
trình, kích thước các trục được mô tả như hình 3.3

Hình 5.3-Kích thước trục X và Y

45
Chương 5: Thiết kế thiết bị

Trục Kích thước bao(mm) Kích thước hành trình(mm)


Trục X 1060 1000
Trục Y 1104 1060
Bảng 5.1-Kích thước trục XY
b. Trục Z
Kích thước trục Z là kích thước của module trục Z có kích thước hành trình theo tiêu
chuẩn 340mm

Hình 5.4-Kích thước hành trình trục Z

46
Chương 5: Thiết kế thiết bị

5.3. Chuyển động cơ bản của thiết bị


5.3.1. Mô hình

Hình 5.5-Mô hình 3D của thiết bị


- Hình trên mô phỏng mô hình 3D của thiết bị, thiết bị có 3 trục chuyển động chính: X, Y, Z.
Trong đó trục Z sẽ là trục thực hiện chuyển động lên xuống
5.3.2. Chuyển động của các trục và bố trí vật cần hàn
- Thiết bị chuyển động tịnh tiến 2 chiều theo trục X, trục X được dẫn động bởi 2 ray trượt và
hai bộ truyền vít me đai ốc như hình 3.5. Sử dụng 2 bộ truyền vít me và hai ray trượt nhằm
đảm bảo độ cân đối khi chuyển động của trục X

47
Chương 5: Thiết kế thiết bị

Hình 5.6-Ray trượt và vít me trục X


- Trục X mang theo trục Y, trục Y có chuyển động tịnh tiến hai chiều và được dẫn động bởi 2
ray trượt và 1 bộ truyền vít me như hình 3.6

Hình 5.7-Vị trí các trục

48
Chương 5: Thiết kế thiết bị

- Tương tự trục Y mang theo trục Z và trục phụ A, trục Y được tải bởi một bộ truyền vít me.
Trục Z mang theo trục A, trục Z có thể chuyển động lên xuống để mồi hồ quang cũng như
hàn các kết cấu dọc theo trục Z

Hình 5.8-Trục Z và trục A


Hình 3.7 và 3.8 mô phỏng vị trí các trục, trong đó trục Z có ray trượt trục Z, được tải bằng
một bộ truyền vít me và motor step được gắn phía trên thông qua nối trục
- Trục A được gắn trên trục Z, trục A chỉ có chuyển động quay tròn quanh trục Z, được tải
bằng một motor step cỡ 42 thông qua nối trục. Trục A là trục gắn bộ kẹp mỏ hàn để thực hiện
các chuyển động lắc và xoay tới vị trí các mối hàn cần thực hiện

Hình 5.9-Vị trí kẹp mỏ hàn

49
Chương 5: Thiết kế thiết bị

- Vật cần hàn sẽ được cố định ở phần đế nằm dưới bằng bộ gá đặt, nằm trong hành trình làm
việc của máy ( 900x1000mm)

Hình 5.10-Mô hình thân máy và phần đế


Hình trên mô phỏng kết cấu cơ bản của thiết bị, phần đế của thiết bị gồm 5 phần chính:
+ Phần chân
+ Kệ đặt máy hàn và bố trí thiết bị điều khiển
+ Bàn gá đặt phôi của thiết bị
+ Khung đỡ thân thiết bị
+ Thân thiết bị
5.3.3. Cơ chế dao động làm dày mối hàn
Thiết bị sẽ sử dụng hai phương pháp dao động ngang: hình răng cưa và hình bán nguyệt.
Do đó để thực hiện được những chuyển động này ta sẽ kết hợp cả hai trục X, Y và trục phụ A
để tạo được các biên dạng trên.

50
Chương 5: Thiết kế thiết bị

5.4. Hệ thống điều khiển thiết bị


5.4.1. Sơ đồ khối

Hình 5.11-Sơ đồ khối hệ thống điều khiển


- Khối điều khiển CNC: Điều khiển thực hiện các biên dạng được lập trình sẵn, nhận lệnh từ
khối điều khiển hàn
- Khối điều khiển hàn: Cho phép nhập và điều chỉnh thay đổi các thông số hàn, nhận tín hiệu
đầu ra và cấp lệnh điều khiển thay đổi các thông số:
+ Thông số độ cao trục Z cấp cho khối điều khiển CNC thực thi
+ Thông số điện áp, dòng điện, tốc độ/chiều ra dây, kích cò-> cấp trực tiếp cho máy hàn
- Khối driver: Khối công suất điều khiển động cơ các trục
- Motor các trục: Cơ cấu chấp hành
- Khối trung gian: Chuyển đổi lệnh thành tín hiệu analog điều khiển máy hàn
- Khối lấy mẫu: Lấy các thông số thời gian thực như đã đề cập ở chương 4

51
Chương 5: Thiết kế thiết bị

5.4.2. Khối điều khiển CNC


a. Lựa chọn nền tảng điều khiển
Hiện nay trên thị trường có hai dạng module(loại phổ thông):
Loại module Module CNC tích hợp Module CNC đơn
driver (chỉ có phần điều khiển)
- Khả năng tùy biến cao - Khả năng tùy biến cao
Ưu điểm - Giá thành rẻ - Giá thành rẻ
- Dễ lắp đặt - Dễ lắp đặt
- Có nhiều dạng module
khác nhau được tùy biến cho
các dạng máy, số lượng IO
nhiều hơn
- Công suất động cơ điều - Chi phí cao hơn khi phải
Nhược điểm khiển thấp mua thêm driver rời=> Bộ
- Hạn chế về IO nguồn phải có công suất lớn
hơn
=>Đối với thiết bị hỗ trợ hàn MIG, cần sử dụng các motor có công suất cao nhằm đảm bảo
chuyển động của thiết bị được ổn định cũng như cần số lượng IO tùy biến nhiều(như các công
tắc hành trình, cảm biến tiệm cận, điều khiển các thiết bị ngoại vi,...). Do đó Module CNC
đơn kèm driver rời là thích hợp
5.4.2. Khối điều khiển CNC

Hình 5.12-Board Mach3 CNC


Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều biến thể của module Mach3(từ 3 trục tới 6 trục), do
thiết bị chỉ có 4 trục nên lựa chọn loại module có khả năng điều khiển 4 trục đầu ra.

52
Chương 5: Thiết kế thiết bị

Module này có các tính năng chính cơ bản sau:


Tính năng chính
 4 cổng điều khiển động cơ X, Y, Z, A(có thể mở rộng tới 5 trục)
 3 relay on/off biến tần cho spindle
 1 cổng analog từ 0~10V cho biến tần
 1 cổng PWM 0-5V cho các spindle DC
 Tính năng “Charge Pump” đảm bảo an toàn cho máy khi khởi động máy tính
 5 tín hiệu đầu vào(Estop, Litmit, Home X, Y, Z) được cách ly
 Bổ sung tính năng Laser Mode
 Sản phẩm có tính năng chống tĩnh điện ESD, lọc nhiễu EMI

5.4.3. Khối điều khiển hàn


- Khối điều khiển hàn là một khối đóng vai trò quyết định đến hoạt động của hệ thống, kết
hợp với khối CNC để điều chỉnh khoảng cách đối với điện cực và trực tiếp điều khiển dòng
điện /điện áp/tốc độ-chiều ra dây
- Khối điều khiển hàn bản chất là một khối tổng hợp bao gồm các khối nhỏ: khối vi điều khiển
xử lý thông tin, khối THC, khối ADC, DAC, khối nguồn,…
- Do tính chất công việc không yêu cầu quá cao về tốc độ nên sử dụng nền tảng STM32
a. Nền tảng STM32
STM32 là chip vi điều khiển 32 bit lõi Arm Cortex với cấu hình mạnh mẽ cho dù với phân
khúc thấp nhất STM32F0x cũng có thể hoạt động lên tới 48Mhz, 64kB Flash, 16kB RAM, 8
bộ Timer 16 bit, 1 bộ Timer 32 bit, 10 bộ ADC 12 bit, 8 bộ USART, 2 bộ SPI, 2 bộ I2C.
b. KIT STM32F411

53
Chương 5: Thiết kế thiết bị

`Hình 5.13-Kit STM32F411


- Kit STM32 có 100 I/O nhập xuất dữ liệu như hình, tất cả các vi điều khiển dòng STM32 của
ST được lập trình bằng ngôn ngữ C(với IDE Keil u vision 5) và trình Cube MX hỗ trợ thiết
lập liên quan đến: pinout, clock, timer, ADC, DAC, UART, I2C,…
- Khối điều khiển hàn sẽ được thiết kế dựa trên kit STM32F411, ngoài ra cần có các khối phụ
trợ để thực hiện các chức năng cụ thể như: Nhập xuất, hiển thị, THC, giao tiếp máy tính, ...

54
Chương 5: Thiết kế thiết bị

55
Chương 6: Tổng kết

CHƯƠNG 6

TỔNG KẾT
Thời gian thực tập tại công ty đã giúp em mở mang được nhiều kiến thức tổng hợp, biết
cách vận dụng lý thuyết vào công việc cũng như rèn luyện được kỹ năng chọn lọc, khai thác
thông tin phục vụ đáp ứng yêu cầu công việc. Ngoài ra em cũng học được cách vận dụng các
kiến thức nền tảng và các kiến thức liên ngành nhằm giải quyết một vấn đề đặt ra.
Các kỹ năng đạt được:
+ Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ cơ khí
+ Kỹ năng mô hình hóa 3D các chi tiết cơ khí
+ Kỹ năng vận hành, sử dụng các công cụ gia công cơ khí
+ Kỹ năng tư duy hệ thống
+ Kỹ năng vận hành, sử dụng các loại máy hàn
+ Kỹ năng bảo trì, sửa lỗi các thiết bị máy hàn

56
Chương 6: Tổng kết

57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Thành(2006). Giáo trình công nghệ hàn MIG. Nhà xuất bản Lao Động-Xã
Hội
[2] Abraham I.Pressman. Switching Power Suppy Design

58

You might also like