You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
----------

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH

ĐIỀU CHẾ ĐIỆN ÁP DC/AC DÙNG GIẢI THUẬT


SÓNG MANG

GVHD: Th.s Nguyễn Phú Công


SVTH: Trần Ngô Chí Vĩ
MSSV: 2032180083
LỚP : 09DHTDH3

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
----------

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH

ĐIỀU CHẾ ĐIỆN ÁP DC/AC DÙNG GIẢI THUẬT


SÓNG MANG

GVHD: Th.s Nguyễn Phú Công


SVTH: Trần Ngô Chí Vĩ
MSSV: 2032180083
LỚP : 09DHTDH3

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

Giáo Viên Hướng Dẫn


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian làm bài nghiên cứu, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô và bạn bè.

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Phú Công và
giảng viên Khoa CN Điện – Điện Tử - Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP. Hồ
Chí Minh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện. Với sự quan tâm,
dạy dỗ, chỉ bảo tận tình và chu đáo của thầy cô, đến nay em đã hoàn thành đề tài đồ án
của mình.

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Khoa CN Điện – Điện
Tử của trường đã hỗ trợ, cung cấp cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như
các môn chuyên ngành, giúp chúng em có được cơ sở lý thuyết vững vàng cũng như
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của sinh viên, đồ án
này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình,
phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn và chúc thầy cô
luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................i

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii

MỤC LỤC...............................................................................................................iii

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ.................................................................................v

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI......................................................................1

1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................1

1.2. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................1

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................1

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:.......................................................1

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................2

2.1. Giới thiệu về IGBT........................................................................................2

2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của IGBT.....................................................2

2.3. Đặc tính đóng cắt:..........................................................................................4

2.4. Vùng làm việc an toàn (SOA)........................................................................7

2.5. Yêu cầu đóng cắt với IGBT:..........................................................................8

2.6. Vấn đề bảo vệ IGBT.......................................................................................9

2.7. Phần mềm Matlab........................................................................................10

2.7.1. Giới thiệu về Matlab.............................................................................10

2.7.2. Tổng quan về cấu trúc dữ liệu của Matlab, các ứng dụng.....................11

Chương 3. ĐỘNG CƠ MỘT PHA..........................................................................13

3.1. Giới thiệu về động cơ AC............................................................................13

3.2. Động cơ AC một pha..................................................................................14

3.3. Động cơ 2 cặp cực........................................................................................15

Chương 4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỊCH LƯU ÁP 1 PHA.........................18


4.1. Khái niệm.....................................................................................................18

4.2. Các loại van bán dẫn thường dung...............................................................19

4.3. Phương pháp trung bình hóa mạch đóng cắt................................................19

4.4. Thực hiện gắn động cơ vào hệ thống............................................................23

4.4.1. Trường hợp động cơ không tải..............................................................23

4.4.2. Trường hợp động cơ hoạt động có tải cố định.......................................24

Chương 5. THIẾT KẾ MẠCH DEAD TIME..........................................................25

5.1. Thiết kế và mô phỏng trên proteus...............................................................26

5.2. Nguyên lý làm việc của mạch......................................................................26


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Hình ảnh IGBT..........................................................................................2

Hình 2.2. Cấu trúc IGBT điển hình...........................................................................3

Hình 2.3. Mạch tương đương của IGBT....................................................................3

Hình 2.4. Ký hiệu IGBT............................................................................................4

Hình 2.5. Đặc trưng tĩnh IGBT..................................................................................4

Hình 2.6. Sơ đồ thử nghiệm một khóa của IGBT......................................................5

Hình 2.7. Quá trình mở của IGBT.............................................................................6

Hình 2.8. Quá trình khóa của IGBT...........................................................................6

Hình 2.9. Vùng làm việc an toàn (SOA)....................................................................7

Hình 2.10. Mạch điều khiển cho IGBT.....................................................................8

Hình 2.11. Ảnh hưởng của điện áp âm khi khóa........................................................9

Hình 2.12. Ảnh hưởng của điện trở đầu vào mạch điều khiển...................................9

Hình 2.13. Giao diện matlab khi bắt đầu.................................................................11

YHình 3.1. Cấu tạo động cơ AC..............................................................................14

Hình 3.2. Các thành phần trên một động cơ............................................................15

Hình 3.3. Stato và roto của động cơ.........................................................................15

Hình 3.4. Sơ đồ cấu tạo động cơ AC hai cặp cực....................................................16

Hình 3.5. Góc lệch pha của hai tín hiệu...................................................................16

Hình 3.6. Hoạt động của động cơ AC 2 cặp cực......................................................17

Hình 3.7. Sơ đồ khởi động bằng cuộn lệch pha.......................................................17

Hình 3.8. Sơ đồ khởi động bằng cuộn tụ đề.............................................................18

YHình 4.1. Mô phỏng bộ biến đổi DC/AC..............................................................20

Hình 4.2. Sóng mang và sóng sin trên cùng một scope...........................................20

Hình 4.3. Tín hiệu đóng cắt của IGBT và IGBT2....................................................21


Hình 4.4. Điện áp ngõ ra thu được...........................................................................21

Hình 4.5. Chất lượng điện áp đầu ra........................................................................22

Hình 4.6. Đánh giá điện áp ngõ ra khi thay đổi biên độ sóng sin.............................23

Hình 4.7. Động cơ không tải...................................................................................24

Hình 4. 8. Tốc độ moment và dòng điện của động cơ khi không gắn tải.................24

Hình 4.9. Động cơ gắn tải........................................................................................25

Hình 4.10. Tốc độ moment và dòng điện của động cơ khi gắn tải...........................25

YHình 5.1. Mô phỏng mạch deadtime trên proteus.................................................26

Hình 5.2. Thời gian trễ của hai sóng sau khi được xử lý qua mạch deadtime..........27
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Đặt vấn đề

Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật bán dẫn công suất lớn, các
thiết bị biến đổi điện năng dùng các linh kiện bán dẫn công suất đã được sử dụng nhiều
trong công nghiệp và đời sống nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Trong thực tế sử dụng điện năng ta cần thay đổi tần số của nguồn cung cấp, các bộ
biến tần được sử dụng rộng rãi trong truyền động điện, trong các thiết bị đốt nóng bằng
cảm ứng, trong thiết bị chiếu sáng... Bộ nghịch lưu là bộ biến tần gián tiếp biến đổi
một chiều thành xoay chiều có ứng dụng rất lớn trong thực tế như trong các hệ truyền
động máy bay, tầu thuỷ, xe lửa...

1.2. Mục tiêu của đề tài

- Nghiên cứu lý thuyết về hệ thống phân tán DC/AC


- Tìm hiểu cách thức hoạt động của hệ thống phân tán DC/AC
- Tìm hiểu các linh kiện được sử dụng trong hệ thống
- Tiến hình xây dựng mô hình mô phỏng trên matlab
- Thay các số liệu vào kiểm tra mô hình.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:


- Hệ thống phân tán DC/AC
- Phần mềm sử dụng: Matlab
 Phạm vi nghiên cứu: trên phòng thực hành và tại nhà

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Các bộ nghịch lưu là các thiết bị biến đổi có khả năng chuyển đổi nguồn một
chiều thành xoay chiều. Nó có nhiều hình dạng, giá cả, công suất và hiệu suất khác
nhau. Các bộ nghịch lưu được sử dụng cho các thiết bị trên ô tô, kho cắm trại, đi
thuyền hay các công trình xây dựng chưa được cung cấp điện lưới
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Giới thiệu về IGBT

IGBT (Insulated Gate Bipolar Transistor): Transistor có cực điều khiển cách ly là


một linh kiện bán dẫn công suất ba cực được phát minh bởi Hans W. Beck và Carl F.
Wheatley vào năm 1982. IGBT kết hợp khả năng đóng cắt nhanh của MOSFET và khả
năng chịu tải lớn của transistor thường. Mặt khác IGBT cũng là phần tử điều khiển
bằng điện áp, do đó công suất điều khiển yêu cầu sẽ cực nhỏ.

Hình 2.. Hình ảnh IGBT.

2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của IGBT

Về cấu trúc bán dẫn, IGBT rất giống với MOSFET, điểm khác nhau là có thêm lớp
nối với collector tạo nên cấu trúc bán dẫn p-n-p giữa emiter(tương tự cực gốc) với
collector (tương tự với cực máng), mà không phải là n-n như ở MOSFET. Vì thế có
thể coi IGBT tương đương với một transistor p-n-p với dòng base được điều khiển bởi
một MOSFET.

 Cấu trúc IGBT điển hình:


Hình 2.. Cấu trúc IGBT điển hình.

 Mạch tương đương của IGBT:

Hình 2.. Mạch tương đương của IGBT.


 Kí hiệu của IGBT:

Hình 2.. Ký hiệu IGBT.

 Đặc trưng tĩnh IGBT:

Hình 2.. Đặc trưng tĩnh IGBT.

   Dưới tác dụng của áp điều khiển Uge>0, kênh dẫn với các hạt mang điện là các
điện tử được hình thành, giống như ở cấu trúc MOSFET.Các điện tử di chuyển về phía
collector vượt qua lớp tiếp giáp n-p như ở cấu trúc giữa base và collector ở transistor
thường, tạo nên dòng collector.

2.3. Đặc tính đóng cắt:

Do cấu trúc n-p-n mà điện áp thuận giữa C và E trong chế độ dẫn dòng ở IGBT
thấp hơn hẳn so với Mosfet. Tuy nhiên do cấu trúc này làm cho thời gian đóng cắt của
IGBT chậm hơn so với Mosfet, đặc biệt là khi khóa lại. Trên hình vẽ thể hiện cấu trúc
tương đương của IGBT với Mosfet và một Tranzitor p-n-p. Ký hiệu dòng qua IGBT
gồm hai thành phần: i1 dòng qua Mosfet, i2 dòng qua Tranzitor. Phần Mosfet trong
IGBT có thể khóa lại nhanh chóng nếu xả hết được điện tích giữa G và E, do đó dòng
i1= 0, tuy nhiên i2 sẽ không suy giảm nhanh chóng được do lượng điện tích lũy trong
(tương đương với bazo của cấu trúc p-n-p) chỉ có thể mất đi do quá trình tự trung hòa
điện tích. Điều này xuất hiện vùng dòng điện kéo dài khi khóa IGBT.

Sơ đồ thử nghiệm một khóa IGBT:

Hình 2.. Sơ đồ thử nghiệm một khóa của IGBT.

 Quá trình mở của IGBT

Quá trình mở IGBT diễn ra giống với quá trình này ở Mosfet khi điện áp điều
khiển vào tăng tử 0 đến giá trị Ug. Trong thời gian trễ khi mở Io tín hiệu điều khiển
nạp điện cho tụ Cgc làm điện áp giữa cực điều khiển và emite tăng theo quy luật hàm
mũ từ 0 đến giá trị ngưỡng Uge(3 đến 5v). Chỉ bắt đầu từ đó Mosfet trong cấu trúc của
IGBT mới bắt đầu mở ra. Dòng điện giữa colecto-emite tăng theo quy luật tuyến tính
từ 0 đến dòng tải Io trong thời gian Tr.Trong thời gian Tr điện áp giữa cực điểu khiển
và emite tăng đến giá trị Uge xác định giá trị dòng Io qua colector. Do diode Do còn
đang dẫn dòng tải Io nên điện áp Uce vẫn bị găm lên mức điện áp nguồn 1 chiều Udc.
Tiếp theo quá trình mở diễn ra theo 2 giai đoạn T1 và T2. Trong suốt hai giai đoạn này
điện áp giữa cực diều khiển giữ nguyên Uge để duy trì dòng Io, do dòng điều khiển
hoàn toàn là dòng phóng tụ Cgc. IGBT vẫn làm việc trong chế đô tuyến tính. Trong
giai đoạn đầu diễn ra quá trình khóa và phục hổi của diode Do dòng phục hồi của
diode Do tạo nên xung dòng trên mức dọng Io của IGBT. Điện áp Uce bắt đầu giảm,
IGBT chuyển điểm làm việc qua vùng chế độ tuyến tính để sang vùng bão hòa. Giai
đoạn 2 tiếp diễn quá trình giảm điện trở trong vùng thuần trở của colecto dẫn đến điện
trở colecto-emite về đến giá trị Ron khi bão hòa hoàn toàn Uce= IoRon.

Sau thời gian mở Ton khi tụ Cgc đã phóng điện xong, điện áp giữa cực điều khiển
và emito tiếp tục tăng theo quy luật hàm mũ với hằng số thời gian CgcRg đến giá trị
cuối cùng Ug

Hình 2.. Quá trình mở của IGBT.

 Quá trình khóa IGBT

Hình 2.. Quá trình khóa của IGBT.


2.4. Vùng làm việc an toàn (SOA)

Vùng làm việc an toàn được thể hiện dưới dạng đồ thị quan hệ giữa điện áp và giá
trị dòng điện lớn nhất mà phần tử có thể hoạt động được trong mọi chế độ, khi dẫn, khi
khóa, cũng như trong các quá trình đóng cắt. SOA của IGBT được biểu diễn ở hình
dưới.

Hình 2.. Vùng làm việc an toàn (SOA).

Ở hình đầu tiên biểu diễn khi điện áp đặt lên cực điều khiển và emitor là dương
và hình thư hai thì điện áp này là âm. Khi điện áp điều khiển dương, SOA có dạng
hình chữ nhật với góc hạn chế ở phía trên, bên phải, tương ứng với chế độ dòng điện
và điện áp lớn. Điều này có nghĩa là khi chu kì đóng cắt càng ngắn, ứng với tần số làm
việc càng cao thì khả năng đóng cắt công suất càng suy giảm. Khi đặt điện áp điều
khiển âm lên cực điều khiển và emitor, SOA lại bị giới hạn ở vùng công suất lớn do
tốc độ ang điện áp quá lớn sẽ dẫn đến xuất hiện dòng điện lớn đưa vào vùng p của
cực điều khiển, tác dụng giống như dòng điều khiển làm IGBT mở trở lại như tác dụng
đối với cấu trúc của thyristor. Tuy nhiên khả năng chịu đựng tốc độ ang áp ở IGBT
lớn hơn nhiều so với ở các phần tử bán dẫn công suất khác.

Giá trị lớn nhất của dòng cho phép collector cho phép Icm được chọn sao cho
tránh được hiện tượng chốt giữ dòng, không khóa lại được, giống như ở thyristor. Hơn
nữa, điện áp điều khiển lớn nhất Uge cũng phài được chọn để có thể giới hạn được
dòng điện Ice trong giới hạn lớn nhất cho phép này trong điều kiện sự có ngắn mạch
bằng cách chuyển đổi bắt buộc từ chế độ bão hòa sang chế độ tuyến tính. Khi đó dòng
Ice được giới hạn không đổi, không phụ thuộc vào điện áp Uce lúc đó. Tiếp theo IGBT
phải được khóa lại trong điều kiện đó, càng nhanh càng tốt để tránh phát nhiệt quá
mạnh. Tránh được hiện tượng chốt giữ dòng bằng cách liên tục theo dõi dòng collector
là điều cần thiết khi thiết kế IGBT.

2.5. Yêu cầu đóng cắt với IGBT:

IGBT là thiết bị điều khiển bằng điện áp giống như Mosfet nên yêu cầu điện áp có
mặt liên tục trên cực điều khiển và emito để xác định chế độ khóa, mở. Mạch điều
khiển cho IGBT có yêu cầu tối thiểu được biểu diễn qua sơ đồ dưới đây:

Hình 2.. Mạch điều khiển cho IGBT.

Tín hiệu mở có biên độ Uge, tín hiệu khóa có biên độ -Uge cung cấp cho mạch
GE qua điện trở Rg. Mạch G-E được bảo vệ bởi diode ổn áp ở mức khoảng +-18V. Do
có tụ kí sinh giữa G và E nên kỹ thuật điều khiển như điều khiển Mosfet có thể được
áp dụng tuy nhiên điện áp khóa phải lớn hơn. Nói chung tín hiệu điều khiển thường
được chọn là +15 và -5V là phù hợp. Mức điện áp âm khi khóa góp phần giảm tổn thất
công suất trên mạch điều khiển như hình dưới đây:
Hình 2.. Ảnh hưởng của điện áp âm khi khóa.

Điện trở Rg cũng làm tổn hao công suất điều khiển được mô tả ở hình bên phải.
Điện trở Rg nhỏ, giảm thời gian xác lập tín hiệu điều khiển, giảm tổn thất năng lượng
trong quá trình điều khiển nhưng lại làm mạch điều khiển nhạy cảm hơn với điện áp
ký sinh trong mạch điều khiển.

Hình 2.. Ảnh hưởng của điện trở đầu vào mạch điều khiển.

2.6. Vấn đề bảo vệ IGBT


Thông thường IGBT được sử dụng trong những mạch đóng cắt tần số cao, từ 2 đến
hàng chục kHz. Ở tần số đóng cắt cao như vậy, những sự cố có thể phá hủy phần tử rất
nhanh và dẫn đến phá hỏng toàn bộ thiết bị. Sự cố thường xảy ra nhất là quá dòng do
ngắn mạch từ phía tải hoặc từ các phần tử có lỗi do chế tạo hoặc lắp ráp.

Có thể ngắt dòng IGBT bằng cách đưa điện áp điều khiển về giá trị âm. Tuy nhiên
quá tải dòng điện có thể đưa IGBT ra khỏi chế độ bão hòa dẫn đến công suất phát nhiệt
tăng đột ngột, phá hủy phần tử sau vài chu kỳ đóng cắt. Mặt khác khi khóa IGBT lại
trong một thời gian rất ngắn khi dòng điện rất lớn dấn đến tốc độ tăng dòng quá lớn,
gây quá áp trên collector, emiter, lập tức đánh thủng phần tử. Trong sự cố quá dòng,
không thể tiếp tục điều khiển IGBT bằng những xung ngắn theo quy luật như cũ, cũng
không đơn giản là ngắt xung điều khiển để dập tắt dòng điện được.

Có thể ngăn chặn hậu quả của việc tắt dòng đột ngột bằng cách sử dụng các mạch
dập RC (snubber circuit), mắc song song với các phần tử. Tuy nhiên các mạch dập có
thể làm tăng kích thước và giảm độ tin cậy của thiết bị. Giải pháp tối ưu được đưa ra là
làm chậm lại quá trình khóa của IGBT, hay còn gọi là khóa mềm (soft turn-off) khi
phát hiện có sự cố dòng tăng quá mức cho phép.

2.7. Phần mềm Matlab

2.7.1. Giới thiệu về Matlab

Matlab là viết tắt của Matrix Laboratory, là một bộ phần mềm toán học của
hãng Mathworks để lập trình, tính toán số và có tính trực quan rất cao.

Matlab làm việc chủ yếu với ma trận . Ma trận cỡ mxn là bảng chữ nhật gồm
mxn số được sắp xếp thành m hàng và n cột. Matlab có thể làm việc với nhiều kiểu dữ
liệu khác nhau. Với chuỗi kí tự Matlab cũng xem là một dãy các kí tự hay là dãy mã số
của các ký tự.

Giao diện của phần mềm MATLAB khi bắt đầu chạy ứng dụng:
Hình 2.. Giao diện matlab khi bắt đầu.

Matlab dùng để giải quyết các bài toán về giải tích số, xử lý tín hiệu số, xử lý
đồ họa,…mà không phải lập trình cổ điển.

Hiện nay, Matlab có đến hàng ngàn lệnh và hàm tiện ích. Ngoài các hàm cài sẵn
trong chính ngôn ngữ, Matlab còn có các lệnh và hàm ứng dụng chuyên biệt trong các
Toolbox, đểmở rộng môi trường Matlab nhằm giải quyết các bài toán thuộc các phạm
trù riêng. Các Toolbox khá quan trọng và tiện ích cho người dùng như toán sơ cấp, xử
lý tín hiệu số, xử lý ảnh, xử lý âm thanh, ma trận thưa, logic mờ,…

2.7.2. Tổng quan về cấu trúc dữ liệu của Matlab, các ứng dụng

 Về phần dữ liệu:
Dữ liệu của Matlab thể hiện dưới dạng ma trận (hoặc mảng - tổng
quát), và có các kiểu dữ liệu được liệt kê sau đây:
- Kiểu đơn single, kiểu này có lợi về bộ nhớ dữ liệu vì nó đòi hỏi
ít byte nhớ hơn, kiểu dữ liệu này không được sử dụng trong các phép
tính toán học, độ chính xác kém hơn.
- Kiểu double kiểu này là kiểu thông dụng nhất của các biến trong
Matlab.
- Kiểu Sparse.
- Kiểu uint8, uint8, uint16, uint64...
- Kiểu char ví dụ “Hello”.
- Kiểu cell.
- Kiểu Structure.
Trong Matlab kiểu dữ liệu double là kiểu mặc định sử dụng trong
các phép tính số học.
 Ứng dụng
Matlab tạo điều kiện thuận lợi cho:
- Các khoá học về toán học.
- Các kỹ sư, các nhà nghiên cứu khoa học.
- Dùng Matlab để tính toán, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm tốt
nhất trong sản xuất.
 Toolbox là một công cụ quan trọng trong Matlab
Công cụ này được Matlab cung cấp cho phép bạn ứng dụng các
kỹ thuật để phân tích, thiết kế, mô phỏng các mô hình.
Ta có thể tìm thấy toolbox ở trong mô trường làm việc của:
- Mạng nơron.
- Logic mờ.
- Simulink.
 Hệ thống Matlab
Hệ thống giao diện của Matlab được chia thành 5 phần:
- Môi trường phát triển.
Đây là nơi đặt các thanh công cụ, các phương tiện giúp chúng ta
sử dụng các lệnh và các file, ta có thể liệt kê một số như sau:
+ Desktop.
+ Command Window.
+ Command History.
+ Browsers for viewinghelp.
- Thư viện, các hàm toán học bao gồm các cấu trúc như tính tổng,
sin cosin atan, atan2 etc..., các phép tính đơn giản đến các phép tính
phức tạp như tính ma trận nghịch đảo, trị riêng, chuyển đổi fourier,
laplace, symbolic library.
- Ngôn ngữ Matlab. Đó là các ngôn ngữ cao về ma trận và mảng,
với các dòng lệnh, các hàm, cấu trúc dữ liệu vào, có thể lập trình
hướng đối tượng.
- Đồ hoạ trong Matlab. Bao gồm các câu lệnh thể hiện đồ họa
trong môi trường 2D và 3D, tạo các hình ảnh chuyển động, cung cấp
các giao diện tương tác giữa người sử dụng và máy tính.
- Giao tiếp với các ngôn ngữ khác. Matlab cho phép tương tác với
các ngôn ngữ khác như C, Fortran …

Chương 3. ĐỘNG CƠ MỘT PHA

3.1. Giới thiệu về động cơ AC

Động cơ điện không lồng bộ rotor lồng sóc cấu tạo đơn giản nhất nhất là loại rotor
lồng sóc đúc nhôm) nên chiếm một số lượng khá lớn trong loại động cơ công suất nhỏ
và trung bình. Nhược điểm của động cơ này là ñiều chỉnh tốc ñộ khó khăn và dòng
điện khởi ñộng lớn thường bằng 6-7 lần dòng điện định mức. để bổ khuyết cho nhược
điểm này, người ta chế tạo động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc nhiều tốc độ và dùng
rotor rãnh sâu, lồng sóc kép để hạ dòng điện khởi động, đồng thời tăng mômen khởi
động lên.

Động cơ điện không đồng bộ rotor dây quấn có thể điều chỉnh tốc được tốc ñộ
trong một chừng mực nhất định, có thể tạo một mômen khởi động lớn mà dòng khởi
động không lớn lắm, nhưng chế tạo có khó hơn so với với loại rotor lồng sóc, do đó
giá thành cao hơn, bảo quản cũng khó hơn.

Động cơ ñiện không ñồng bộ ñược sản xuất theo kiểu bảo vệ IP23 và kiểu kín
IP44. Những động cơ điện theo cấp bảo vệ IP23 dùng quạt gió hướng tâm đặt ở hai
đầu rotor động cơ điện. Trong các động cơ rotor lồng sóc đúc nhôm thì cánh quạt
nhôm được đúc trực tiếp lên vành ngắn mạch. Loại động cơ điện theo cấp bảo vệ IP44
thường nhờ vào cánh quạt đặt ở ngoài vỏ máy để thổi gió ở mặt ngoài vỏ máy, do đó
tản nhiệt có kém hơn do với loại IP23 nhưng bảo dưỡng máy dễ dàng hơn.

Hiện nay các nước đã sản xuất động cơ điện không đồng bộ theo dãy tiêu chuẩn.
Dãy động cơ không đồng bộ công suất từ 0,55-90 KW ký hiệu là K theo tiêu chuẩn
Việt Nam. Theo tiêu chuẩn này, các động cơ điện không đồng bộ trong dãy điều chế
tạo theo kiểu IP44.

Ngoài tiêu chuẩn trên còn có tiêu chuẩn quy định dãy công suất động cơ điện
không đồng bộ rotor lồng sóc từ 110kW - 1000kW, gồm có công suất sau: 110,160,
200, 250, 320, 400, 500, 630, 800 và 1000 kW.

Ký hiệu của một động cơ điện không đồng bộ rotor lồng sóc được ghi theo ký hiệu
về tên gọi của dãy động cơ điện, ký hiệu về chiều cao tâm trục quay, ký hiệu về kích
thước lắp đặt dọ trục và ký hiệu về số trục.

3.2. Động cơ AC một pha

Các thành phần của động cơ AC

Hình 3.. Cấu tạo động cơ AC.


Hình 3.. Các thành phần trên một động cơ.

- Stator của động cơ AC: Bao gồm mạch từ làm bằng các lá thép kỹ thuật, trên
mạch từ có các cuộn dây quấn cách ñiện với mạch từ, bên ngoài là lớp vỏ bảo
vệ.
- Rotor của động cơ AC: Gồm nhiều lá thép kỹ thuật bên trong có mốc các rãnh
để gắn các đoạn dây đồng hay nhôm để tạo các vòng ngắn mạch.

Hình 3.. Stato và roto của động cơ.

3.3. Động cơ 2 cặp cực


Sơ đồ cấu tạo:

Hình 3.. Sơ đồ cấu tạo động cơ AC hai cặp cực.

Góc pha giữa 2 tín hiệu là 90o:

Hình 3.. Góc lệch pha của hai tín hiệu.

Giải thích nguyên tắc hoạt động của động cơ AC 1 pha, 2 cặp cực Các vị trí tạo
từ trường quay động cơ tương ứng nguồn cung cấp như sau:
Hình 3.. Hoạt động của động cơ AC 2 cặp cực.

Động cơ AC khởi động bằng cuộn lệch pha:

Hình 3.. Sơ đồ khởi động bằng cuộn lệch pha.

Dùng trong máy giặt, bơm nước, máy hút bụi …

Tạo ra sự lệch pha giữa cuộn khởi động từ và cuộn chính (giai đoạn đầu, chạy
như 2 pha, 2 cặp cực)

Sau khi chạy đến 70% tốc độ định mức, khóa ngắn mạch cuộn tạo lệch pha
chạy với cuộn chính (chạy 1 pha, 1 cặp cực)
Động cơ AC sử dụng tụ đề:

Hình 3.. Sơ đồ khởi động bằng cuộn tụ đề.

Dùng trong tủ lạnh, máy nén khí, ñiều hòa nhiệt độ v…v.

Tụ đề tạo ra sự lệch pha giữa cuộn khởi động và cuộn chính (khoảng 30o)

Sau khi chạy đến 70% tốc độ định mức, khóa ngắt cuộn khởi ñộng khỏi mạch.

Các kiểu khởi động động cơ:

- Dùng tụ đề.
- Dùng tụ chạy.
- Dùng cả hai tụ đề - chạy.

Chương 4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỊCH LƯU ÁP 1 PHA

4.1. Khái niệm

Nghịch lưu áp 1 pha là thiết bị để biến đổi năng lượng dòng điện một chiều thành
năng lượng dòng điện xoay chiều với tần số cố định hoặc thay đổi.

 Phân loại:
- Nghịch lưu nguồn áp: cho phép biến đổi từ điện áp một chiều E thành nguồn
điện áp xoay chiều có tính chất như điện áp lưới.
- Nghịch lưu dòng điện: cho phép nguồn dòng 1 chiều thành nguồn dòng xoay
chiều.
- Nghịch lưu độc lập cộng hưởng: có đặc điểm khi hoạt động luôn hình thành
một mạch vòng dao động cộng hưởng RLC.

Tải của nghịch lưu độc lập là thiết bị xoay chiều có thể là một pha hoặc ba pha do
đó cũng được chế tạo thành hai dạng: nghịch lưu độc lập một pha và nghich lưu độc
lập ba pha.
4.2. Các loại van bán dẫn thường dung

- Nghịch lưu động lập nguồn áp: van điều khiển hoàn toàn transitor BT,
MOSFEET, IGBT hay GTO.
- Nghịch lưu độc lập nguồn dòng: van bán điều khiển thyristor.

4.3. Phương pháp trung bình hóa mạch đóng cắt

Phương pháp trung bình hóa mạch đóng cắt với xuất phát ban đầu từ trung bình
hóa phần tử đóng cắt (switch averaging) là cách làm từ đầu khi muốn mô hình hóa các
mạch điện tử công suất. Ngày nay phương pháp này lại gây được sự quan tâm vì mô
hình thu được gần với mô hình vật lý, có thể mô tả các phần tử gây tổn thất như điện
trở khi dẫn dòng của van, sụt áp trên van, một số mạch điện kí sinh (ví dụ như mô hình
tụ điện ở tần số cao là một mạch RLC). Phương pháp có thể được dùng cho các sơ đồ
cộng hưởng, cho sơ đồ một pha, ba pha, các loại bộ biến đổi DC/DC, DC/AC, AC/DC.
Tùy theo điện áp hay dòng điện có thể coi là biến độc lập( ví dụ điện áp nguồn vào,
đầu vào điều khiển, điện áp ra trên tải), các biến này được mô tả bởi nguồn áp hay
nguồn dòng độc lập. Vì vậy phương pháp trung bình mạch đóng cắt phù hợp cho mục
đích mô hình hóa.

Phương pháp trung bình hóa dựa trên cơ sở chính là các đại lượng cần quan tâm
được điều khiển hay thay đổi với tần số thấp hơn nhiều so với tần số đóng cắt của sơ
đồ. Khi đó có thể qua độ đập mạch của điện áp hay dòng điện và chỉ cần quan tâm đến
giá trị trung bình của chúng trong một chu kì đóng cắt T. Mô tả bộ biến đổi DC/AC
với thông số U=400VDC, sóng sin có biên độ 0,5 và tần số 50Hz như sau:

Hình 4.. Mô phỏng bộ biến đổi DC/AC.


 Kết quả mô phỏng

Giá trị đầu ra của sóng mang S = [ 0 1 0] so sánh với sóng sin có biên độ là 0.5 và
tần số là 50Hz sẽ cho ra tín hiệu đóng cắt dùng để điều khiển hai IGBT vì hai IGBT
không thể có trạng thái hoạt động giống nhau nghĩa là khi tín hiệu cấp vào IGBT1 ở
mức 1 thì tín hiệu cấp vào IGBT2 phải ở mức 0 ( Tránh trường hợp bị ngắn mạch)

Hình 4.. Sóng mang và sóng sin trên cùng một scope.

Hình 4.. Tín hiệu đóng cắt của IGBT và IGBT2


Hình 4.. Điện áp ngõ ra thu được.

 Đánh giá chất lượng điện áp đầu ra

Hình 4.. Chất lượng điện áp đầu ra.

 Điện áp thu được: 199.9V

Ta có công thức biểu diễn mối quan hệ giữa biên độ sóng sin và điện áp điều chế
của hệ thống:
Biên độ sóng sin = Điện áp điều chế/(2*Điện áp tối đa)

Nên muốn thay đổi giá trị của điện áp đầu ra ta sẽ thay đổi biên độ sóng sin. Cụ
thể như sau:

Ví dụ điện áp điều chế mong muốn đạt được trong hệ thống này là 150V thì
biên độ sóng sin ta phải đặt vào là:

Biên độ sóng sin = 150/(2*200) = 0.375

Kết quả điện áp ta thu được sau khi thay biên độ sóng sin bằng 0.375:

Hình 4.. Đánh giá điện áp ngõ ra khi thay đổi biên độ sóng sin.

Điện áp thu được là 149.9V ≈ 150V => Đúng yêu cầu

4.4. Thực hiện gắn động cơ vào hệ thống

Chọn thông số động cơ:

- Công suất: 1Hp (750W)


- Điện áp dây: 400V
- Điện áp pha: 231V
- Tần số: 50Hz
- Số cặp cực: P = 1
Ta có điện áp điều chế ra được có giá trị là 200V nên điện áp hiệu dụng ta
thu được là 141.1V

4.4.1. Trường hợp động cơ không tải

Hình 4.. Động cơ không tải.

Đối với động cơ không tải hoặc có tải thì ta có thể quan sát được tốc độ của
động cơ, dòng stato và momen của động cơ

Do tốc độ của động cơ là rad/s để quan sát được được tốc độ vòng/phút thì ta
nhân thêm (60/2*pi).

Hình 4. . Tốc độ moment và dòng điện của động cơ khi không gắn tải.

Ta có thể thấy được tốc độ và moment của động cơ ổn định vào thời điểm 0.4s,
dòng điện ổn định vào thời điểm 0.3s
4.4.2. Trường hợp động cơ hoạt động có tải cố định

Hình 4.. Động cơ gắn tải.

Chọn tải có giá trị bằng 3 ta thu được kết quả như sau:

Hình 4.. Tốc độ moment và dòng điện của động cơ khi gắn tải.

Ta có thể thấy được tốc độ của động cơ ổn định vào thời điểm 0.6s, moment
của động cơ ổn định vào thời điểm 0.4s và dòng điện ổn định vào thời điểm 0.5s
Chương 5. THIẾT KẾ MẠCH DEAD TIME

5.1. Thiết kế và mô phỏng trên proteus

Hình 5.. Mô phỏng mạch deadtime trên proteus.

Với R1=R2=180 Ω

C1=C2=0.01uF

5.2. Nguyên lý làm việc của mạch

Khi điện áp điều khiển tại đầu nối U1:A(A) thay đổi từ mức [0] qua mức [1], điện
áp tại ngõ ra cổng đảo U1:C từ mức [0] lên mức [1] làm xuất hiện dòng nạp vào tụ C 2
thông qua D2. Điện áp trên tụ C2 tăng dần và được xác định qua:
−t
VC2 = 5*(1-e R ∗C )
D 2

Trong đó RD là điện trở khi phân cực thuận của diode D2 (loại 1N4148 có giá trị
RD khoảng 40Ω).

Khi điện áp trên tụ C2 tăng vượt qua ngưỡng mức logic cao tương ứng 2V sẽ
làm thay đổi trạng thái ngõ ra U1:D. Từ đó IGBT phía trên nhánh pha được kích ngắt
và sẽ ngắt điện. Thời gian từ lúc có sự thay đổi trạng thái điện áp điều khiển đến khi
IGBT thay đổi trạng thái từ dẫn sang ngắt là:

5
tON->OFF = RDC2ln( )
3
Đồng thời khi điện áp điều khiển tại đầu nối U1:A(A) thay đổi từ mức [0] qua
mức [1], điện áp tại ngõ ra cổng đảo U1:A thay đổi từ mức [1] về mức [0], điện áp tụ
điện C1 sẽ được xả thông qua điện trở R1. Điện áp trên tụ được xác định thông qua:
−t
VC1 = 5*(1-e R ∗C )
D 1

Do đó điện áp trên tụ sẽ giảm dần từ 5V. Khi điện áp trên tụ C1 giảm đến
ngưỡng mức logic thấp (là 0.8V), ngõ ra cổng đảo U1:B sẽ đổi trạng thái và làm cho
IGBT phía dưới nhánh pha sẽ được kích dẫn và dẫn điện. Thời gian từ lúc có sự thay
đổi trạng thái điện áp điều khiển đến khi IGBT này thay đổi trạng thái từ ngắt sang dẫn
được xác định thông qua:

5
tOFF->ON = RDC1ln( )
0.8

Giá trị thời gian chống trùng dẫn được xác định thông qua tON->OFF và tOFF->ON bởi
công thức:

tdeadtime = tOFF->ON - tON->OFF

5 5
tdeadtime = RDC1ln( ) - RDC2ln( )
0.8 3

Nếu chọn thời gian dead time là 3µs và giá trị điện dung là C1= C2= 0.01uF và
cũng thực hiện các lập luận tương tự khi điện áp điều khiển chuyển từ mức [1] qua
mức [0] thì giá trị điện trở R1 và R2 được xác định là: R1 = R2 = 174(Ω). Giá trị thực
khi thi công mạch sẽ được chọn là R1 = R2 = 180(Ω). Ta thu được kết quả như sau

Hình 5.. Thời gian trễ của hai sóng sau khi được xử lý qua mạch deadtime.

You might also like