You are on page 1of 115

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ
---------------o0o---------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THIẾT KẾ CÔNG TƠ ĐIỆN TỬ THÔNG MINH

GVHD: Th.S Huỳnh Hữu Phương


SVTH: Trần Trung Thuận
MSSV: 40802168

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
-----✩----- -----✩-----
Số: ______ /BKĐT
Khoa: Điện – Điện tử
Bộ Môn: Điện Tử

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


1. HỌ VÀ TÊN: TRẦN TRUNG THUẬN MSSV: 40802168

2. NGÀNH: ĐIỀU KHIỂN – TỰ ĐỘNG LỚP : DD08TD1


3. Đề tài: THIẾT KẾ CÔNG TƠ ĐIỆN TỬ THÔNG MINH
4. Nhiệm vụ (Yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: ...............................
6. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ...................................
7. Họ và tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn
................................................................. .....................................
................................................................. .....................................
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ Môn.

Tp.HCM, ngày…... tháng….. năm 20


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:


Người duyệt (chấm sơ bộ):.......................
Đơn vị:......................................................
Ngày bảo vệ : ...........................................
Điểm tổng kết: .........................................
Nơi lưu trữ luận văn: ...............................
Lời cảm ơn GVHD:Th.S HUỲNH HỮU PHƯƠNG

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy
Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học
tập nghiên cứu và thực hiện luân văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Huỳnh Hữu Phương,
người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn
này. Xin gởi lời tri ân nhất của tôi đối với những điều mà Thầy đã dành cho tôi.
Cảm ơn Thầy.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy Cô trong bộ môn
khoa Điện – Điện Tử Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi tôi thực hiện đề tài luận văn này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã không
ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các bạn cùng lớp, đặc biệt là các
bạn lớp DD08TD1,2 đã luôn cùng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường, đã
luôn hỗ trợ, động viên nhau, giúp tôi hoàn thành luận văn một cách hoàn chỉnh.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 12 năm 21012 .


Sinh viên

i
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn trình bày về một công tơ điện tử thông minh. So với công tơ cơ và
công tơ điện tử thông thường thì ngoài chức năng hiện thị các thông số về giá trị
dòng, áp, công suất tiêu thụ, cosφ…nó còn có chức năng tự động truyền tải dữ liệu
thu thập được lên Ethernet, hiển thị các giá trị điện thu thập được lên Web.

MÔ HÌNH TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

220VAC

SCLK
LCD
TI
DI
Coduino
ADE7753 DO UNO
smd
CS ETHERNET
SHIELD
TU

Kết quả đo sẽ hiển thị đồng thời lên LCD và trên Web

Kết quả hiển thị trên website www.pachube.com

ii
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

MỤC LỤC

1 GIỚI THIỆU .................................................................................................................1

1.1 Tổng quan..............................................................................................................1

1.2 Tình hình nghiên cứu thực tế của đề tài .................................................................2

1.3 Nhiệm vụ luận văn .................................................................................................4

2 LÝ THUYẾT ................................................................................................................6

2.1 TÌM HIỂU THIẾT BỊ ĐO CÔNG SUẤT MỘT PHA ...........................................6

2.1.1 Khái niệm về công suất: .................................................................................6

2.1.2 Tìm hiểu thiết bị đo công suất một pha ...........................................................7

2.2 TÌM HIỂU VỀ ADE7753 ......................................................................................9

2.2.1 Giới thiệu chung về ADE7753 ........................................................................9

2.2.2 Sơ đồ chân và chức năng ...............................................................................10

2.2.3 Nguyên lý hoạt động:....................................................................................13

2.2.4 Đo chu kỳ .......................................................................................................18

2.2.5 Phát hiện giá trị đỉnh ......................................................................................18

2.2.6 Mạch tham chiếu............................................................................................ 18

2.2.7 Đo nhiệt độ.....................................................................................................19

2.2.8 Đo giá trị hiệu dụng .......................................................................................19

2.2.9 Tính toán công suất hiệu dụng .......................................................................21

2.2.10 Tính toán công suất phản kháng ..................................................................24

2.2.11 Tính toán công suất biểu kiến ......................................................................26

2.2.12 Quan hệ giữa các thanh ghi năng lượng ......................................................27

2.2.13 Ngắt ở ADE7753 .........................................................................................28

2.2.14 Giao diện nối tiếp của ADE7753 .................................................................30

iii
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

2.2.15 Truy nhập thanh ghi trên 7753: ...................................................................35

2.2.16 Thanh ghi trạng thái ngắt (0Bh)/ Thanh ghi thiết lập lại trạng thái ngắt
(0Ch)/ Cho phép ngắt (0Ah) ...................................................................................45

2.3 TÌM HIỂU VỀ KIT CODUINO UNO SMD .......................................................47

2.3.1 Giới Thiệu ......................................................................................................47

2.3.2 Đặc Điểm .......................................................................................................47

2.3.3 Mô Tả .............................................................................................................48

2.3.4 Chuẩn bị trước khi thao tác trên Kit Coduino UNO smd .............................. 51

2.4 TÌM HIỂU VỀ MẠCH ARDUINO ETHERNET SHIELD ............................... 55

2.4.1 Giới thiệu ......................................................................................................55

2.4.2 Đặc điểm .......................................................................................................56

2.4.3 Mô tả .............................................................................................................56

2.4.4 Cách sử dụng .................................................................................................57

2.5 TÌM HIỂU VỀ GIAO TIẾP SPI, I2C VÀ WEBSITE www.pachube.com ........58

2.5.1 Chuẩn truyền thông SPI .................................................................................58

2.5.2 Chuẩn I2C: .....................................................................................................66

2.5.3 Giới thiệu về trang web www.pachube.com .................................................71

3 THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN PHẦN CỨNG ............................................................ 77

3.1 Yêu cầu thiết kế ....................................................................................................77

3.2 Phân tích ...............................................................................................................77

3.3 Sơ đồ khối chi tiết và giải thích hoạt động...........................................................80

3.3.1 Khối thu thập và xử lý dữ liêu điện: .............................................................. 81

3.3.2 Khối truyền dữ liệu thu thập được lên Enthernet dùng Kit Arduino Ethernet
Shield ......................................................................................................................82

3.3.3 Lưu đồ thuật toán ...........................................................................................83

3.3.4 Mô tả các chức năng trong mỗi khối của giải thuật .......................................84

iv
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

4 .KẾT QUẢ THỰC HIỆN ...........................................................................................96

5 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................................101

5.1 Kết luận ..............................................................................................................101

5.2 Hướng phát triển đề tài: .....................................................................................101

6 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................103

v
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

DANH SÁCH HÌNH MINH HỌA

Hình 1 Mô hình các phương án thử nghiệm trong việc hiện đại hóa công tác ghi điện 4

Hình 2. 1 Sơ đồ khối ADE 7753 ...................................................................................10

Hình 2. 2 Sơ đồ chân và hình dạng thực tế của ADE7753 ............................................10

Hình 2. 3 Tín hiệu vào kênh dòng trong ADE7753 ......................................................13

Hình 2. 4 Thanh ghi hệ số khuếch đại cho kênh dòng và kênh áp ................................ 14

Hình 2. 5 Dạng tín hiệu vào ở kênh 1 ............................................................................15

Hình 2. 6 ADC và các dạng tín hiệu tại kênh vào 2 (kênh áp) ......................................16

Hình 2. 7 Mạch phát hiện điểm 0 tại kênh áp ................................................................ 17

Hình 2. 8 Mạch tạo điện áp tham chiếu trong ADE7753 ..............................................18

Hình 2. 9 Xử lý tín hiệu tại kênh 1 để tính dòng hiệu dụng ..........................................20

Hình 2. 10 Xử lí giá trị hiệu dụng tại kênh 2 .................................................................20

Hình 2. 11 Tính toán công suất hiệu dụng ....................................................................21

Hình 2. 12 Đáp ứng tần số tín hiệu sau bộ lọc thông thấp LPF2 ..................................22

Hình 2. 13 Tính toán năng lượng hiệu dụng..................................................................23

Hình 2. 14 Sự tích lũy công suất phản kháng ................................................................ 25

Hình 2. 15 Tính toán công suất biểu kiến ......................................................................26

Hình 2. 16 Quan hệ giữa P, Q và S ...............................................................................27

Hình 2. 17 Hoạt động ngắt của ADE7753 .....................................................................28

Hình 2. 18 Quá trình ngắt của ADE7753 ......................................................................29

Hình 2. 19 Chọn địa chỉ thanh ghi cần làm việc qua thanh ghi truyền thông ...............31

Hình 2. 20 Hoạt động đọc dữ liệu thông qua thanh ghi truyền thông ...........................32

Hình 2. 21 Hoạt động ghi dữ liệu thông qua thanh ghi truyền thông ............................ 32

vi
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Hình 2. 22 Giản đồ thời gian quá trình ghi dữ liệu qua giao tiếp SPI ...........................33

Hình 2. 23 Hoạt động ghi nối tiếp thanh ghi 12 bit .......................................................34

Hình 2. 24 Giản đồ thời gian quá trình đọc với giao tiếp SPI .......................................35

Hình 2. 25 Mô tả board Coduino UNO smd v1.2 .........................................................49

Hình 2. 26 Cài drivers cho dây cáp FTDI .....................................................................51

Hình 2. 27 Dây cáp FTDI .............................................................................................. 51

Hình 2. 28 Xem và click chọn COM mới .....................................................................52

Hình 2. 29 Nối cáp FTDI vào board Coduino ............................................................... 53

Hình 2. 30 Chọn loại board ...........................................................................................53

Hình 2. 31 Code của thí dụ Blink ..................................................................................54

Hình 2. 32 Mặt trước và mặt sau của Arduino Ethenet Shield......................................55

Hình 2. 33 Board Arduino Ethenet Shield được cắm chồng lên Board Coduino UNO
smd.................................................................................................................................56

Hình 2. 34 Mô hình giao tiếp SPI một Device .............................................................. 58

Hình 2. 35 Mô hình giao tiếp SPI 2 Devices. ................................................................ 60

Hình 2. 36 Truyền dữ liệu SPI. ......................................................................................61

Hình 2. 37 Thanh ghi SPCR ..........................................................................................62

Hình 2. 38 Các chế độ hoạt động của SPI. ....................................................................63

Hình 2. 39 Thanh ghi SPSR ..........................................................................................64

Hình 2. 40 Mạng I2C với nhiều thiết bị và 2 điện trở kéo lên cho SDA, SCL. ...........66

Hình 2. 41 Đường dữ liệu nối tiếp SDA và SCL ..........................................................67

Hình 2. 42 Các trạng thái của I2C .................................................................................68

Hình 2. 43 Nguyên lý truyền I2C ..................................................................................69

Hình 2. 44 Khung truyền I2C ........................................................................................70

Hình 3. 1 Khối xử lý tín hiệu vào ..................................................................................81


vii
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Hình 3. 2 Khối truyền dữ liệu thu thập được lên website .............................................82

Hình 4. 1 Mạch thực tế Evaluation Board ADE7753 ....................................................96

Hình 4. 2 Tải tiêu thụ mẫu gồm 4 bóng đèn 100W .......................................................96

Hình 4. 3 Mạch điều khiển Coduino UNO smd và Arduino Ethernet Shield ...............97

Hình 4. 4 Các giá trị hiển thị ngày, giờ lên LCD ..........................................................97

Hình 4. 5 Mạch điều khiển và hiện thị giá trị đo ...........................................................99

Hình 4. 6 Dữ liệu thu thập được upload lên web ........................................................100

viii
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

DANH SÁCH BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2. 1 Mô tả chức năng các chân ADE7753............................................................ 12

Bảng 2. 2 Bảng tính toán dấu của công suất phản kháng ..............................................26

Bảng 2. 3 Quan hệ giữa các thanh ghi năng lượng........................................................28

Bảng 2. 4 Chức năng các bit trong thanh ghi truyền thông ...........................................36

Bảng 2. 5 Danh sách các thanh ghi trong ADE7753 .....................................................43

Bảng 2. 6 Tên và chức năng các bit trong thanh ghi MODE ........................................45

Bảng 2. 7 Các bit trong thanh ghi trạng thái ngắt của ADE7753 ..................................46

Bảng 2. 8 Tóm tắt các tốc độ SPI của AVR ..................................................................64

ix
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

1 GIỚI THIỆU

1.1 Tổng quan

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, đặc biệt các thiết bị tự
động thông minh có thể thay thế sức lao động của con người. Nó giúp con người giảm
thiểu chi phí về tiền, về nhân lực.

Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty Thí Nghiệm Điện Miền Nam trực
thuộc Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam, được cùng làm việc với các anh chị trong
Công ty, qua trao đổi với các anh chị về tình hình thực tế hiện nay và các tài liệu tham
khảo, tạp chí về Ngành Điện lực nước nhà… tôi được biết một trong những vấn đề nan
giải của Điện lực hiện nay là gặp nhiều khó khăn và tốn khá nhiều chi phí cho việc
thuê nhân công trong việc ghi điện và thu tiền điện hàng tháng. Chính vì những trăn
trở đó, tôi đã bắt tay vào làm Công Tơ Điện Tử Thông Minh với mong muốn khắc
phục được tình hình trên.

Trong thiết kế Công tơ điện này, tôi dùng IC năng lượng ADE7753, kit
Coduino UNO smd, kit Arduino Ethernet Shield, so với các công tơ cơ, hay đồng hồ
hiện số thông thường thì ngoài chức năng hiển thị các thông số về dòng, áp, công suất
tiêu thụ… nó còn có chức năng truyền dữ liệu thu thập được lên Ethernet.

Khi bắt đầu định hướng để chọn giải pháp gởi dữ liệu, tôi đã suy xét nhiều
phương án truyền như qua sóng điện thoại, RF, và Ethenet…. Sau khi phân tích, dựa
trên điều kiện thực tế của nước ta, dựa trên chi phí, tính ứng dụng cũng như tính thực
tế của đề tài, tôi đã quyết định chọn phương thức truyền bằng Ethenet.

Chỉ riêng trong trường hợp của luận văn này, tôi dùng trang web
www.pachube.com đã có sẵn. Khi một khách hàng có tài khoản trên
www.pachube.com với IP FEED, và Ipkey do trang web cung cấp thì tại mọi vị nơi,
mọi thời điểm chỉ cần đăng nhập vào tài khoản ấy là có thể xem được các thông số
điện sử dụng tại nhà, cơ quan, nhà xưởng hoặc nơi bạn cần giám sát. Đồng thời với

1
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

chức năng vẽ được biểu đồ theo thời gian của các thông số điện, nó càng giúp cho
khách hàng quan sát một cách trực quan hơn.

1.2 Tình hình nghiên cứu thực tế của đề tài

Những năm gần đây, với định hướng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là ứng
dụng công nghệ tin học vào việc quản lý khách hàng, phát hành hóa đơn cũng như tự
động hóa khâu ghi chỉ số công tơ, các công ty kinh doanh điện trên cả nước đang tích
cực tìm tòi một giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề này nhằm giảm thiểu chi phí về tài
chính cũng như nhân công phục vụ cho công tác ghi chỉ số.

Thực hiện chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về áp dụng công nghệ
mới trong việc ghi chỉ số CTĐ nhằm tăng năng suất lao động, đảm bảo tính chính xác,
tránh sai sót, nhầm lẫn do ghi điện bằng phương pháp thủ công, nên hiện nay, tại các
địa phương như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng… việc triển khai áp dụng
công nghệ ghi điện từ xa đang mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các công ty cung
cấp dịch vụ trong và ngoài nước đang giới thiệu đến ngành Điện một số giải pháp ghi
điện hiện đại đáng chú ý như: sử dụng thiết bị ghi điện cầm tay, sử dụng CTĐ tử kết
hợp nhiều kỹ thuật truyền dẫn dữ liệu khác nhau…

Theo ý kiến của các chuyên gia, nhóm giải pháp sử dụng thiết bị ghi điện cầm
tay Handheld có độ tin cậy cao khi ghi chỉ số công tơ, phù hợp với thực tế hiện nay
của nhiều đơn vị nhờ giá trị đầu tư thấp hơn so với các công nghệ khác. Tuy nhiên,
việc sử dụng thiết bị ghi điện cầm tay Handheld đòi hỏi phải có lao động đi ghi điện.
Trong khi đó, nhóm giải pháp công nghệ đọc và quản lý CTĐ từ xa có thể thay thế
hoàn toàn việc ghi điện bằng phương pháp thủ công. Mặc dù, chỉ số tin cậy khi ghi chỉ
số CTĐ lại phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ áp dụng như: chất lượng sóng của nhà
mạng (CDMA, GSM, 3G), cơ sở hạ tầng mạng cáp quang, nhiễu trên đường dây
điện… Ngoài ra, mức đầu tư để áp dụng công nghệ này rất cao, ngoài việc đầu tư CTĐ
tử, khi áp dụng cần thêm thiết bị và hạ tầng mạng để phục vụ việc truyền nhận số liệu,
giải pháp công nghệ kèm theo…

2
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Nếu áp dụng công nghệ ghi điện từ xa, hàng tháng nhân viên điện lực sẽ không
phải đến từng vị trí lắp đặt công tơ để ghi chỉ số điện mà việc ghi nhận chỉ số CTĐ và
tính toán điện năng tiêu thụ để phát hành hóa đơn tiền điện sẽ được thực hiện qua bộ
phận thu thập số liệu đặt tại Công ty; số liệu thu thập được luôn đảm bảo tính chính
xác. Không chỉ hiện đại hóa công tác ghi điện, công nghệ này còn giúp Công ty có
được các thông số cần thiết để xây dựng biểu đồ phụ tải, lập kế hoạch và phương án
cấp điện tốt hơn. Bên cạnh đó, còn có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng sử dụng
điện có thể theo dõi tình hình sử dụng điện của mình để dễ dàng tiết kiệm điện, tiết
kiệm chi phí…

Với quy trình khép kín từ việc đọc chữ số, cập nhật chỉ số công tơ đến việc tính
toán in hóa đơn tiền điện tự động… các giải pháp ghi chỉ số công tơ điện (CTĐ) hiện
đại được đánh giá sẽ khắc phục tình trạng sai sót của phương pháp ghi chỉ số CTĐ thủ
công. Không những thế, việc hiện đại hóa công tác ghi điện sẽ góp phần không nhỏ
trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sản xuất kinh doanh của ngành Điện.

Hơn nữa quá trình quản lý khách hàng cũng như chất lượng của các hệ thống đo
đếm điện năng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định kết quả kinh doanh
của nghành Điện lực. Việc ghi chỉ số công tơ hiện đang có các vấn đề cần quan tâm và
giải quyết như: cần nhiều nhân công, thời gian di chuyển của nhân viên ghi điện đến
tận các khách hàng, sai số do việc ghi chỉ số bằng tay và quá trình nhập dữ liệu vào
máy tính thường xuyên xảy ra… Vì thế, việc triển khai thử nghiệm và hiện đạt hóa
việc ghi chỉ số CTĐ là điều cần làm.

3
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Hình 1 Mô hình các phương án thử nghiệm trong việc hiện đại hóa công tác ghi điện

1.3 Nhiệm vụ luận văn

Nhiệm vụ của luận văn là thiết kế một công tơ với độ chính xác cao, đồng thời
tự động upload dữ liệu điện định kỳ như dòng, áp, công suất tiêu thụ…lên website.
Tuy nhiên trong giới hạn cho phép của các thiết bị đo tại phòng thí nghiệm thì độ
chính xác chỉ mang tính tương đối, đồng thời do thời gian hạn hẹp nên chưa thể tự
thiết kế một website riêng của điện lực mà có chức năng tương tự như
www.pachube.com . Mà quan trọng hơn hết là ý tưởng, giải pháp đưa ra mang tính
thực tế, ứng dụng cao, và phù hợp với tình hình nước ta.

Để thực hiện thành công đề tài cần tìm hiểu sâu các nội dung sau

Nội dung 1 : Tìm hiểu thiết bị đo công suất một pha

Nội dung 2 : Tìm hiểu về IC năng lượng ADE7753

4
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Nội dung 3 : Tìm hiểu về Kit Coduino UNO smd

Nội dung 4 : Tìm hiểu về Kit Arduino Ethernet Shield

Nội dung 5 : Tìm hiểu về Web năng lượng www.pachube.com , phương


thức truyền dữ liệu lên Web, giao thức SPI, và I2C.

5
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

2 LÝ THUYẾT

2.1 Tìm hiểu thiết bị đo công suất một pha

2.1.1 Khái niệm về công suất:


Từ rất lâu hệ thống phân phối và truyền tải năng lượng điện đã phát triển và triển
khai dựa trên nguồn phát xoay chiều hình sin. Dạng điện áp hình sin với tần số phát
không đổi đem lại rất nhiều lợi thế trong việc thực thi, truyền tải điện năng và mục
đích sử dụng của các hệ thống tiêu thụ điện dân sinh. Chúng ta luôn biết rằng với hệ
thống nguồn áp dạng sin nếu dòng điện tải càng đồng pha thì sẽ đem lại hiệu suất càng
cao. Hiệu suất ở đây đánh giá về mức độ năng lượng được truyền từ nguồn tới được tải
tiêu thụ.

Từ đó đưa ra khái niệm về hệ số công suất (power factor) và được định nghĩa là tỷ
lệ giữa phần công suất được truyền từ nguồn tới được tải tiêu thụ (công suất có thể
truyền tới tải tiêu thụ lớn nhất, tức là khi dòng và áp đồng pha). Hệ số này lớn nhất
bằng 1 khi pha của dòng tải đồng pha với điện áp cung cấp.

Phần công suất không truyền được tới tải tiêu thụ được gọi là công suất phản kháng
(reactive power) là phần công suất gây ra do dòng tải không đồng pha với điện áp cung
cấp và có giá trị trung bình bằng 0 trong một chu kì điện áp lưới. Hệ số công suất phản
ánh chất lượng tiêu thụ của tải, được sử dụng như một tiêu chí đánh giá và áp dụng
mức độ xử phạt đối với các tải tiêu thụ.

Xét hệ thống nguồn điện một pha với nguồn áp dạng sin lý tưởng và một tải tuyến
tính, dạng dòng và áp lần lượt được biểu diễn như sau:

u(t) = √2U sin(𝜔𝑡)


i(t) = √2I sin(𝜔𝑡 − 𝜑)

Khi đó công suất tức thời được định nghĩa bằng tích của điện áp và dòng điện tức
thời:

p(t) = u(t). i(t)


= 2.U. I. sin(𝜔𝑡) .sin(𝜔𝑡 − 𝜑)
6
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

= U.I. cos 𝜑- U.I. cos(2𝜔𝑡- 𝜑)


= U.I. cos 𝜑(1 − cos(2𝜔𝑡 ))- U.I.sin𝜑.sin(2𝜔t) = a – b

Như vậy công suất tức thời được biểu diễn gồm 2 thành phần a và b có thể được
diễn giải như sau:

Phần a có giái trị trung bình là U.I.cos 𝜑 và chứa một thành phần dao động với
tần số gấp hai lần tần số điện áp nguồn. Một điều đáng lưu ý là -90< 𝜑 < 90 nên thành
phần này có giá trị luôn dương, biểu diễn phần năng lượng truyền theo chiều từ phía
nguồn tới tải tiêu thụ.

Phần b biểu diễn thành phần dao động với tần số gấp hai lần tần số điện áp
nguồn, có biên độ bằng UI sin 𝜑 và giá trị trung bình bằng 0.

Theo quan niệm truyền thống về công suất ta có 3 loại:

 Công suất hữu dụng P = UI cos 𝜑, chính là giá trị trung bình của
phần a nêu trên và được tính theo đơn vị là W.
 Công suất phản kháng Q = U.I.sin 𝜑, cũng chính là biên độ của
phần b nêu trên và được tính theo đơn vị (VAR).
 Công suất toàn phần được định nghĩa S = UI tính theo đơn vị
[VA] và được hiểu là công suất hữu dụng lớn nhất có thể đạt được
chính là khi u(t) và i(t) đồng pha.

2.1.2 Tìm hiểu thiết bị đo công suất một pha


Công suất điện năng luôn được quan niệm như một đại lượng thân quen đã
được đo và sử dụng rộng rãi để đánh giá khả năng phát ra năng lượng của nguồn điện
hay mức độ tiêu thụ năng lượng điện của tải với giả thiết điện áp và dòng điện có dạng
hình sin. Trong thực tế để đo công suất hiệu dụng của nguồn, ta thường dùng oát kế
một pha. Với oát kế chế tạo theo kiểu điện động có nguyên lý hoạt động như sau:

7
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

 Có một Cuộn tĩnh (cuộn dây 1) mắc nối tiếp với phụ tải và gọi là
cuộn dòng, có điện trở rất nhỏ nên thường quấn ít vòng bằng dây
có tiết diện lớn.
 Một cuộn dây nữa (cuộn dây 2) ở phần động dùng làm cuộn áp,
nối song song với phụ tải cần đo. Cuộn dây này điện trở rất lớn
nên người ta nối thêm một điện trở phụ Rp.

Momen quay tức thời của cuộn dây 2 ở phần động là:

Mq = kgI1IU

Dòng điện qua cuộn dây tĩnh 1 là dòng điện phụ tải Ipt = I1, còn dòng qua
cuộn dây động 2 là: I1= Ipt; IU= U/(R2+Rp), nên IU ~ U. Mq ~ Ppt= UI cos 𝜑

Như vậy Mq của oát kế tỉ lệ với công suất tác dụng của phụ tải nên được dùng
để đo công suất mạch xoay chiều và cả một chiều. Xuất phát từ nguyên lý kiểu điện
động như trên, mạch đo công suất một pha cũng dùng IC chuyên dụng để lấy mẫu tín
hiệu dòng điện và điện áp, sau đó xử lý và lưu giá trị vào các thanh ghi trong chip. Bên
cạnh đó, mạch còn có thêm chức năng như một công tơ điện dùng để đo lượng điện
năng mà tải tiêu thụ trong một khoảng thời gian, chức năng này có thể ứng dụng để đo
lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng với mức độ sai số cho phép như một công tơ mét
ngoài thực tế.

8
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

2.2 Tìm hiểu về ADE7753

2.2.1 Giới thiệu chung về ADE7753


ADE7753 là một chip tích hợp có độ chính xác cao, được sử dụng để đo các thông
số năng lượng điện trong mạch một pha với một giao diện nối tiếp và một xung đầu ra.
Cấu trúc bên trong bao gồm hai bộ chuyển đổi tương tự - số (ADCs), một mạch tích
phân số, mạch tham chiếu, cảm biến nhiệt độ và tất cả các bộ xử lí tín hiệu để đo công
suất như công suất hiệu dụng, công suất phản kháng, công suất biểu kiến và tính toán
thông số hiệu dụng của dòng điện, điện áp...

ADE7753 phù hợp đo các thông số điện này ở các cấu hình một pha khác nhau. Vi
mạch này cũng cung cấp các hàm kiểm tra giảm sai số cho thông số hiệu dụng và công
suất.

ADE7753 có thanh ghi mẫu dạng sóng (WAVEFORM SAMPLE REGISTER) cho
phép truy cập đầu ra của bộ chuyển đổi tương tự - số có mạch nhận biết sự biến thiên
điện áp trong một khoảng thời gian. Mức ngưỡng điện áp và khoảng thời gian quan sát
này do người sử dụng lập trình. Một bộ tách tín hiệu qua điểm không. Các thông tin
này có thể sử dụng để đo chu kỳ điện áp đầu vào pha trong mạch điện. Bộ tách không
sử dụng ngay trên vi mạch trong chế đọc của thanh chứa.

Dữ liệu được đọc từ ADE7753 qua giao diện SPI (SERIAL PORT INTERFACE).
Đầu ra chân yêu cầu ngắt (IRQ) tích cực mức thấp sẽ được kích hoạt khi một hoặc
nhiều sự kiện ngắt xuất hiện. Và trạng thái của các ngắt này được nhận biết bởi thanh
ghi trạng thái (STATUS REGISTER).

9
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Hình 2. 1 Sơ đồ khối ADE 7753

2.2.2 Sơ đồ chân và chức năng

Hình 2. 2 Sơ đồ chân và hình dạng thực tế của ADE7753

10
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Chức năng các chân: chức năng các chân thể hiện cụ thể trong bảng 2.1 sau:

Chân Tên chân Chức năng


số
1 RESET Đầu vào để reset ADE7533, khi có một xung
chuyển từ trạng thái xuống thấp ADE7533 sẽ
được reset
2 DVDD Nguồn cấp dạng số. Chân này cung cấp điện
áp nguồn cho mạch digital ADE7753. Nguồn
cấp phải được duy trì ở mức 5V± 5% để hệ
thống hoạt động ổn định. Chân này nên được
tách ly khỏi chân DGND bỏi một tụ gốm
100nF
3 AVDD Nguồn cấp analog. Chân này cung cấp điện
nguồn cho mạch analog trong ADE7753.
Nguồn cấp phải được duy trì ở mức 5V± 5%
để hệ thống hoạt động ổn định. Cần phải thực
hiện mọi biện pháp để giảm thiểu nhiễu và
gợn sóng của nguồn cấp bằng cách sử dụng
bộ cách ly thích hợp.
4,5 VIP, VIN Đầu vào Analog cho kênh dòng điện. Kênh
này được sử dụng với bộ biến dòng và được
đề cập đến trong tài liệu này như là kênh đo
dòng điện. Đây là những đầu vào có điện áp
hoàn toàn khác nhau với các mức tín hiệu đầu
vào sai khác nhau tối đa là
±0.5 𝑉, ±0.25 𝑉, ±0.125𝑉, phụ thuộc vào
chọn lựa hệ số khuếch đại (gain) của khối
PGA bên trong.

6,7 V2N, V2P Các đầu vào tương tự của kênh áp. Kênh này
sử dụng biến áp. Các đầu vào này biên điện
áp với mức tín hiệu lớn nhất là ±0.5 𝑉 (chú ý
tới VN- voltage noise- nhiễu điện áp). Đầu
vào áp lớn nhất có thể lựa chọn ở các mức là
±0.5 𝑉, ±0.25 𝑉, ±0.125𝑉phụ thuộc vào
việc lựa chọn hệ số khuếch đại ở PGA.
8 AGND Chân nối mass của nguồn cấp dùng cho các
khối biến đổi analog.
9 REFIN/OUT Chân này cung cấp điện áp tham chiếu trên
chip. Tham chiếu trên chip có giá trị danh
định 2.4 V ± 200mV và hệ số nhiệt độ 30
phần triệu/ 0C. Ta cũng có thể nối nguồn tham
chiếu bên ngoài vào chân này Trong cả hai

11
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

trường hợp trên, chân này phải được cách ly


với AGND bởi một tụ gốm 1𝜇F
10 DGND Chân nối mass của nguồn cấp dùng cho các
khối biến đổi biến đổi số.
11 CF Đầu ra logic tần số, nó đưa ra thông tin về
công suất hiệu dụng
12 ZX Đầu ra phát hiện điểm 0 ở kênh vào 2

13 SAG Đầu ra tích cực ở mức thấp khi không có


điểm 0 nào được phát hiện, hoặc khi điện áp
vào kênh 2 ở dưới mức đặt trước.
14 IRQ Đầu ra báo có ngắt, đầu ra này sẽ tích cực ở
mức thấp khi có bit trong thanh ghi cho phép
ngắt được chọn

15 CLKIN Xung nhịp chính cung cấp cho các ADC và


khối xử lí số tín hiệu (DSP). Xung nhịp bên
ngoài có thể được đưa vào chân này và
thường ta chọn một tinh thể thạch anh kết nối
giữa CLKIN và CLKOUT để cung cấp xung
nhịp cho ADE. Tần số xung nhịp được chọn
là 3.79545 MHz. Và sử dụng 2 tụ gốm 22pF
cho mạch dao động.
16 CLKOUT Chân CLKOUT có thể điều khiển một tải
CMOS khi xung nhịp bên ngoài được cung
cấp tại CLKIN hoặc thạch anh được sử dụng.
17 CS Chân chọn chip ở giao diện nối tiếp 4 dây.
Đầu vào tích cực ở mức logic thấp, đầu vào
này cho phép ADE chia sẻ đường nối tiếp với
các thiết bị khác.
18 SCLK Đầu vào xung nhịp nối tiếp cho giao diện nối
tiếp truyền đồng bộ. SCLK có đầu ra trigger
schmit cho xung nguồn có thời gian quá độ
dài, ví dụ đầu ra cách ly bằng opto.
19 DOUT Đầu ra dữ liệu nối tiếp. Dữ liệu được dịch ra
ở chân này tại cạnh lên của xung SCLK. Đầu
ra này thường ở trạng thái trở kháng cao trừ
khi nó truyền dữ liệu trên đường nối tiếp.
20 DIN Đầu vào dữ liệu nối tiếp. Dữ liệu được dịch
vào chân này bỏi cạnh lên của xung clock

Bảng 2. 1 Mô tả chức năng các chân ADE7753

12
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

2.2.3 Nguyên lý hoạt động:


Khối đầu vào tương tự

Hình 2. 3 Tín hiệu vào kênh dòng trong ADE7753

ADE 7753 có 4 đầu vào tương tự được chia thành 2 kênh: dòng và áp.

Kênh dòng bao gồm 2 cặp đầu vào điện áp khác nhau hoàn toàn là: V1N và V1P.
Các cặp điện áp này có mức tín hiệu chênh lệch lớn nhất là ±0.5V. Kênh dòng có bộ
khuếch đại với hệ số khuếch đại có thể lập trình PGA (Programmable Gain Amplifier),
được lựa chọn trong các giá trị là 1, 2, 4, 6, 8 hoặc 16. Như đã nói ở trên, điện áp đầu
vào lớn nhất là ±0.5V. Tuy nhiên, nhờ việc sử dụng bit 0, 1 và bit 2 của thanh ghi hệ
số khuếch đại (Gain Register), điện áp đầu vào lớn nhất của ADC có thể là
±0.5 𝑉, ±0.25 𝑉, ±0.125𝑉 trên kênh dòng. Điều này đạt được nhờ vào việc điều
chỉnh mức tham chiếu trên ADC.

Kênh áp có 2 đầu vào áp là V2P và V2N. Các đầu vào này cũng có điện áp vào lớn
nhất là ±0.5 𝑉 (có nhiễu tín hiệu) và cũng có bô khuếch đại với hệ số khả trình PGA
như kênh dòng.

13
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Thanh ghi hệ số khuếch đại, điều khiển lập trình hệ số khuếch đại của kênh dòng
và kênh áp. PGA 1(với kênh dòng) và PGA 2 (với kênh áp) được lựa chọn bởi các bit
khác nhau của thanh ghi này.

Hình 2. 4 Thanh ghi hệ số khuếch đại cho kênh dòng và kênh áp

Bit 5, 6, 7 của thanh ghi cho phép thiết lập hệ số khuếch đại kênh dòng, và bit 0, 1,
2 của thanh ghi cho phép đặt hệ số khuếch đại kênh áp, giá trị của hệ số khuếch đại
như trong hình 2.4. Bên cạnh đó, bit 3, 4 quy định giá điện áp vào lớn nhất đối với 2
kênh này, tùy ứng dụng cụ thể mà giá trị bit 3, 4 được chọn là khác nhau.

ADC kênh dòng

Hình sau chỉ ra đường dẫn tín hiệu của bộ chuyển đổi tương tự - số (ADC) và bộ
xử lý số tín hiệu (DSP) của đầu vào dòng điện

14
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Hình 2. 5 Dạng tín hiệu vào ở kênh 1

Trong chế độ lấy mẫu sóng, đầu ra của ADC được chứa trong dữ liệu 24 bit, mức
tối đa là 27.9 kSPS (hàng ngàn mẫu trên giây). Với đầu vào tín hiệu bằng ± 0.5V thì
đầu ra ADC như trên hình. Sơ đồ chỉ ra rằng khi đặt tín hiệu vào ở kích thước thực thì
đầu ra ADC có dải 0xD7AE14 (-2.642.412) đến 0x2851EC (+2.642.412).

Các giá trị lấy mẫu ở kênh dòng có thể được chuyển tới thanh ghi dạng sóng bằng
việc đặt giá trị tại bit 14,13 bằng 1,0 của thanh ghi chế độ MODE.

Cảm biến dòng nhận biết được sự thay đổi của từ trường gây ra bởi dòng điện xoay
chiều. Cường độ từ trường do mạch kín dẫn điện phát ra một suất điện động giữa hai
đầu của vòng kín. Suất điện động là tín hiệu áp tương ứng với vi phân của dòng điện.
Điện áp ra từ bộ vi phân dòng được xác định bởi độ tự cảm lẫn nhau giữa vật mang
dòng và cảm biến vi phân dòng. Dòng điện cần được lấy lại từ tín hiệu di/dt trước khi
sử dụng. Vì vậy, đòi hỏi một bộ tích phân khôi phục lại tín hiệu gốc ban đầu.

ADE xây dựng một bộ tích phân để khôi phục tín hiệu dòng điện từ tín hiệu di/dt/.
Bộ tích phân số ở kênh 1 thì mặc định là không cho phép khi bật nguồn. Khi bộ tích
phân này tắt, ADE có thể sử dụng trực tiếp với cảm biến dòng quy ước như bộ biến
dòng (Current Transformer – CT) hoặc một shunt dòng trở kháng thấp.

15
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

ADC kênh áp

Hình 2. 6 ADC và các dạng tín hiệu tại kênh vào 2 (kênh áp)

Hình trên chỉ ra đường dẫn ADC và khối xử lý tín hiệu cho đầu vào của kênh áp.
Để đo được năng lượng hiệu dụng và phản kháng, đầu ra của bộ phận được đưa ra trực
tiếp tới ADC không qua bộ lọc. Giải pháp này tránh bộ nhân phải nhân nhiều bit hơn
và không ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo. Không sử dụng HPF để xóa bỏ độ
lệch một chiều trong kênh áp bởi vì, chỉ nên sử dụng bộ lọc thông cao HPF trong kênh
dòng cũng đủ loại độ lệch ADC trong tính toán công suất. Tuy nhiên, độ lệch ADC
trong kênh áp sinh ra một lỗi lớn trong tính toán giá trị điện áp hiệu dụng và ảnh
hưởng đến độ chính xác của việc tính năng lượng biểu kiến.

Mẫu dạng sóng của kênh áp cũng có thể được lưu trữ trong thanh ghi
WAVEFORM. Tuy nhiên, trước khi đến thanh ghi này, đầu ra ADC phải qua một bộ
lọc thông thấp đơn cực (LPF1) với tần số cắt là 140Hz.

16
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

LPF1 không làm ảnh hưởng đến việc tính toán năng lượng hiệu dụng và phản
kháng bởi vì nó chỉ được sử dụng trong đường dẫn tín hiệu lấy mẫu dạng sóng. Tuy
nhiên, mẫu sóng được sử dụng cho việc tính toán điện áp hiệu dụng VRMS.

ADE có mạch nhận biết điểm không cho kênh áp. Hình sau chỉ ra cách tạo ra tín
hiệu qua điểm không từ đầu ra ADC kênh áp.

Hình 2. 7 Mạch phát hiện điểm 0 tại kênh áp

Khi một pha chuyển từ âm sang dương, cờ tương ứng trong thanh ghi trạng thái
ngắt được set ở mức 1. Một mức thấp được bật ở đầu ra IRQ nếu bit ZX tương ứng
trong thanh ghi che ngắt được set bằng 1. Chú ý chỉ điểm qua không từ âm sang dương
mới tạo ra ngắt. Cờ ngắt trong thanh ghi ngắt được đặt lại bằng 0 khi thanh ghi trạng
thái ngắt (RSTATUS) được đặt lại (reset) là đọc. Mỗi pha đều có một bit cờ và bit chờ
riêng trong thanh ghi ngắt.

17
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

2.2.4 Đo chu kỳ
ADE cho phép đo chu kỳ tín hiệu đầu vào của điện áp. Giá trị được lưu trong
thanh ghi PERIOD 16 bit, bit MSB của thanh ghi này luôn bằng 0.

2.2.5 Phát hiện giá trị đỉnh


Phát hiện điện áp đỉnh sử dụng thanh ghi VPEAK

Giá trị tuyệt đối của dạng sóng điện áp là một số không đổi của nửa chu kỳ
được chứa trong thanh ghi VPEAK. Với đầu vào giữ nguyên kích thước, mẫu sóng
đỉnh của điện áp tại tần số 60Hz là 0x2748 và VPEAK là 0x9D.

2.2.6 Mạch tham chiếu

Hình 2. 8 Mạch tạo điện áp tham chiếu trong ADE7753

Điện áp tham chiếu danh nghĩa ở chân REFIN/OUT là 2,42 V. Đây là điện áp chuẩn
được sủ dụng cho các ADC 7753. Tuy nhiên, kênh dòng có 3 đầu vào lựa chọn (kích
thước thực sự có thể lựa chọn giữa ±0.5 𝑉, ±0.25 𝑉, ±0.125𝑉). Điều này đạt được
nhờ việc lựa chia mức chuẩn bằng các hệ số 1, 1/2, 1/4. Giá trị chuẩn được sử dụng

18
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

cho ADC trong kênh dòng. Chú ý, lựa chọn kích thước thực chỉ được dùng cho đầu
vào dòng điện.

Chân REFIN/OUT có thể bị vượt quá bởi nguồn ngoài, ví dụ mức tham chiếu ngoài là
2,5 V. Lúc này, giá trị chuẩn cấp cho ADC là 2,5V chứ không phải là 2,42 V nữa. Kết
quả là làm tăng dải tín hiệu đầu vào tương tự danh nghĩa bằng 2,5/2,42 x 100%= 3%,
nghĩa là từ 0,5V thành 0,5165V. Chú ý, điện áp chuẩn bị trôi do nhiệt độ, vì vậy có thể
gây ra sai số.

2.2.7 Đo nhiệt độ
ADE tích hợp 1 cảm biến nhiệt độ trên vi mạch. Đầu ra của cảm biến nhiệt độ được
nối với một bộ ADC để số hóa. Kết quả mã hóa được xử lý và lưu trong thanh ghi
nhiệt độ (TEMP [7:0]). Thanh ghi này có thể đọc và có địa chỉ là 0x26. Nội dung của
thanh ghi có dấu với độ phân giải là 1.5LSB/0C Thanh ghi nhiệt độ của ADE biến đổi
theo nguồn cấp nên ta chỉ sử dụng nó với các ứng dụng có nguồn cấp ổn định, không
đổi.

2.2.8 Đo giá trị hiệu dụng


Giá trị hiệu dụng là một thông số cơ bản của tín hiệu xoay chiều. Theo thực tiễn,
giá trị hiệu dụng xoay chiều là lượng thành phần một chiều cần thiết để sinh ra một
công suất tương đương trên tải.

Phương pháp để tính giá trị hiệu dụng trong ADE 7753 là lọc thông thấp căn bậc
hai của tín hiệu đầu vào (LPF3) và khai căn bậc hai kết quả.

 Tính dòng hiệu dụng

19
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Hình 2. 9 Xử lý tín hiệu tại kênh 1 để tính dòng hiệu dụng


Hình trên mô tả chi tiết chuỗi xử lý tín hiệu để tính dòng điện hiệu dụng của một
pha trong kênh dòng. Giá trị hiệu dụng của kênh dòng được xử lý từ các mẫu trong chế
độ lấy mẫu của kênh dòng. Dòng hiệu dụng được lưu trữ trong thanh ghi 24 bit IRMS.
Với giá trị hiệu dụng tương đương của tín hiệu hình sin kích thước thực đầu vào tại tần
số 60Hz là 1.914.753 (0x1D3781) và là 1.921.472 với tần số là 50Hz (1D51C3)

Hình 2. 10 Xử lí giá trị hiệu dụng tại kênh 2

Điện áp hiệu dụng được tính toán nhờ sử dụng giá trị tuyệt đối. Giá trị hiệu dụng
kênh áp được xử lý từ mẫu sóng sau bộ lọc thông thấp LPF1. Giá trị điện áp hiệu dụng
được đặt trong thanh ghi 24 bit VRMS.

20
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

2.2.9 Tính toán công suất hiệu dụng


Công suất điện được định nghĩa là dải năng lượng chạy từ nguồn tới tải. Nó được
sinh ra bỏi dạng sóng của dòng điện và điện áp.

Hình 2. 11 Tính toán công suất hiệu dụng

Sóng kết quả chính là tín hiệu công suất tức thời, nó bằng với năng lượng chạy tức
thời trong mọi thời điểm. Công suất hiệu dụng được kí hiệu là P, đơn vị của công suất
P là Watt hoặc Joules/s.

v(t) = √2 x Vrms x sin (wt)


i(t) = √2 x Irms x cos (wt)
p(t) = v(t) x i(t) = Irms x Vrms – Irms x Vrms x cos(2wt)

Trong đó: Irms, Vrms là dòng điện và điện áp hiệu dụng

Công suất tức thời là tổng của dòng và áp trên mỗi pha. Thành phần một chiều của
công suất hiệu dụng được tách ra sau bộ lọc thông thấp LPF2 để thu được giá trị công
suất hiệu dụng trung bình.

Do bộ lọc LPF2 không lý tưởng nên có gợn sóng đối với tín hiệu công suất hiệu
dụng tức thời. Sóng này có hình sin và có tần số tuyến tính. Nó sẽ bị loại bỏ khi ta tích
phân công suất hiệu dụng theo thời gian để được năng lượng tương ứng.

21
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Hình 2. 12 Đáp ứng tần số tín hiệu sau bộ lọc thông thấp LPF2

 Kiểm tra hệ số khuếch đại công suất hiệu dụng:

Công suất hiệu dụng trung bình được lấy từ đầu ra của bộ lọc thông thấp LPF và
được tính dựa vào thanh ghi Watt Gain Register. Thanh ghi này được dùng để tính
toán công suất hiệu dụng (hoặc năng lượng) của mỗi pha trong ADE7753. Phương
trình sau mô tả hàm toán học của thanh ghi này

Công suất trung bình = LPF2 x (1 + Watt Gain Register/212)


 Độ lệch của công suất hiệu dụng:

ADE cũng kết hợp 1 thanh ghi độ lệch công suất Watt Offset Register (APOS).
Thanh ghi này sử dụng 16 bit để loại bỏ sai số tính toán trong công suất.

 Dấu của công suất hiệu dụng:

Tính toán công suất hiệu dụng phải quan tâm tới dấu của nó. Nếu độ lệch pha
giữa dạng sóng của dòng điện và điện áp là lớn hơn 900 thì công suất trung bình mang
dấu âm. Công suất âm chỉ ra rằng năng lượng được trả về lưới điện. Trong ADE có
tích hợp mạch phân biệt dấu này. Bit PNEG hoặc PPOS (bit 14, 13) của thanh ghi
trạng thái ngắt được thiết lập nếu công suất trung bình đổi dấu.

 Ngưỡng không tải:

22
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

ADE có mức ngưỡng không tải nội. Ngưỡng này hoạt động khi thiết lập bit
NOLOAD (bit 7) của thanh ghi COMPMODE. Nếu công suất hiệu dụng nhỏ dưới
0.005% đầu vào, năng lượng sẽ không được tính đến pha đó, vì vậy không thể đo
được. Chế độ không tải chỉ hoạt động trong thanh chứa năng lượng hiệu dụng, không
có ở công suất phản kháng và biểu kiến.

Tính toán

Công suất được định nghĩa là tỉ lệ của năng lượng chạy trên đường tải:

Công suất = d(năng lượng)/dt

Ngược lại, năng lượng là hàm tích phân của công suất theo thời gian:

Năng lượng = ʃ p(t)dt

 Tính toán năng lượng hiệu dụng

Hình 2. 13 Tính toán năng lượng hiệu dụng

23
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Hình trên đường dẫn tín hiệu của thanh chứa năng lượng. Công suất hiệu dụng
trung bình được cộng vào thanh ghi năng lượng một cách liên tục. Năng lượng âm bị
trừ từ thanh ghi năng lượng. Công suất hiệu dụng trung bình được chia nhờ nội dung
của thanh ghi Watt Divider Register trước khi nó được thêm vào thanh ghi tương ứng,
Khi thanh ghi WDIV[7:0] có giá trị là 0 thì công suất được chứa là không chia. WDIV
là một thanh ghi không dấu 8 bit sử dụng để tính khoảng thời gian trước khi thanh ghi
bị tràn.

 Tính khoảng thời gian xảy ra tràn:

Chu kỳ rời rạc hóa tín hiệu theo thời gian là 1.1 us (4/CLKIN)

Giá trị của từ trung bình lưu trữ được là 248 – 1 hay 0xFFF FFF FFFF từ trung
bình sau LPF2 là 0xCCCCD

Vậy với WDIV = 0 thì:

Time = (0xFFF FFF FFFF/0xCCCCD) x 1.12 us = 375.8 s

WDIV # 0 ta tính bằng công thức:

Time = Time (WDIV = 0) x WDIV[7:0]

2.2.10 Tính toán công suất phản kháng


Trong tải thường bao gồm các thành phần phản kháng (như cuộn cảm và tụ điện)
gây ra sự khác pha giữa điện áp xoay chiều đầu vào và dòng điện kết quả). Công suất
kết hợp giữa các thành phần phản kháng này được gọi là công suất phản kháng (được
ký hiệu là Q) và có đơn vị là VAR. Q được định nghĩa như sự sản sinh của dòng và áp
khi một trong các tín hiệu này được dịch pha 900

Công suất phản kháng tức thời trong mạch xoay chiều khi kênh dòng được
dịch pha 900

v (t) = √2 V sin(ωt – φ)

i (t) = √2 I sin (ωt)

24
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

i’(t) = √2 I sin (ωt + ᴫ/2)

q (t) = v (t) x i’(t)

Công suất phản kháng trung bình trên n chu kỳ:

Q = V x I x sin (φ)

Các thành phần một chiều (DC) của tín hiệu công suất phản kháng tức thời
được loại bỏ nhờ bộ lọc thông thấp (LPF) để đạt được giá trị công suất phản kháng
trung bình.

Hình 2. 14 Sự tích lũy công suất phản kháng

Công suất phản kháng được chứa trong thanh ghi LVARENERGY.

Do bộ lọc thông thấp là không lý tưởng nên tín hiệu công suất phản kháng
có gợn sóng. Sóng này có hình sine và có tần số bằng 2 lần tần số tuyến tính. Vì
sóng này là hình sine tự nhiên nên nó sẽ được xóa bỏ khi tín hiệu công suất phản
kháng được lấy tích phân theo thời gian để tính năng lượng phản kháng

 Dấu của công suất phản kháng

25
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Bộ lọc dịch pha có pha dịch là - 900 khi bộ tích phân được bật, và có pha dịch
là + 900 khi bộ tích phân đóng. Bảng sau tóm tắt mối quan hệ giữa áp và dòng điện
và dấu của công suất phản kháng:

Φ Bộ tích phân Dấu


0 ≤ φ ≤ 90 Tắt +
-90 ≤ φ ≤ 0 Tắt -
0 ≤ φ ≤ 90 Bật +
-90 ≤ φ ≤ 0 Bật -

Bảng 2. 2 Bảng tính toán dấu của công suất phản kháng

Trong đó φ là góc lệch pha giữa tín hiệu dòng và áp, góc pha này dương nếu
tải có tính cảm kháng và âm nếu tải có tính dung kháng

 Năng lượng phản kháng

Năng lượng phản kháng được định nghĩa là hàm tích phân của công suất
phản kháng:

Năng lượng phản kháng = ʃq(t)dt

2.2.11 Tính toán công suất biểu kiến


Công suất biểu kiến được định nghĩa như biên độ của vector tổng của công
suất hiệu dụng và công suất phản kháng. Công suất biểu kiến được ký hiệu là S

Hình 2. 15 Tính toán công suất biểu kiến


26
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Có hai phương pháp tính công suất biểu kiến:

 Tính theo phương pháp đại số:

S = V(rms) x I(rms)

Với I(rms) và V(rms) lần lượt là dòng và áp hiệu dụng

 Tính theo phương pháp vector

𝑆 = √(𝑃2 + 𝑄2 )

Với P và Q lần lượt là công suất hiệu dụng và công suất phản kháng

Hình 2. 16 Quan hệ giữa P, Q và S

2.2.12 Quan hệ giữa các thanh ghi năng lượng


ADE cung cấp phép đo các năng lượng hiệu dụng, phản kháng và biểu kiến
nhờ việc phân chia các đường tín hiệu và các bộ lọc. Sự khác nhau trong các đường
dữ liệu dẫn đến sự khác nhau nhỏ trong LSB giữa các thanh ghi năng lượng này.

Các thông số này được bù ngay bên trong vì thế tỉ lệ xích gần như là 1:1.
Quan hệ giữa các thanh ghi như bảng sau:

27
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

F = 50Hz
Bộ tích phân được bật Bộ tích phân được tắt
PF 1 0.707 0
Năng lượng hiệu
Wh 0.707 0
dụng
Năng lượng phản
0 0.508 0.719
kháng
Năng lượng biểu
0.848 0.848 0.848
kiến

Bảng 2. 3 Quan hệ giữa các thanh ghi năng lượng

2.2.13 Ngắt ở ADE7753


Việc ngắt ở ADE7753 được quản lý bởi thanh ghi trạng thái ngắt (STATUS
[16:0], địa chỉ là 0Bh) và thanh cho phép ngắt(IRQEN) có địa chỉ là 0Ah). Khi một
sự kiện ngắt xuất hiện bên trong ADE7753, cờ tương ứng bên trong thanh ghi trạng
thái ngắt được thiết lập lên mức logic 1. Nếu bit tương ứng trong thanh ghi cho
phép ngắt là mức logic 1 thì đầu ra logic IRQ sẽ tích cực mức thấp. Để xác định
nguồn của ngắt, chủ hệ thống (MCU) cần phải đọc từ việc thiết lập lại thanh ghi
trạng thái ngắt. Nếu một sự kiện ngắt mới xuất hiện ngay khi thanh ghi trạng thái
ngắt được đọc thì sự kiện này không bị mất và đầu ra logic IRQ được bảo đảm lên
mức logic cao trong khoảng thời gian dữ liệu của thanh ghi trạng thái ngắt truyền
tải trước khi trở lại mức logic thấp, để báo hiệu quyết định ngắt.

Cách sử dụng ngắt ở 7753 với khối MCU

Hình 2. 17 Hoạt động ngắt của ADE7753

28
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Trong sơ đồ tính toán thời gian trong việc quản lý ngắt ở ADE7753 sử dụng
khối vi điều khiển (MCU). Ở thời gian t1, đường yêu cầu ngắt (IRQ) tích cực mức
thấp, báo hiệu một hoặc nhiều sự kiện ngắt được hiện ở ADE7753. Đầu ra logic
yêu cầu ngắt bị ràng buộc bởi cạnh âm ngắt ngoài trên khối vi điều khiển (MCU).
Với việc phát hiện cạnh âm, khối vi điều khiển (MCU) cần phải được cấu hình để
khởi động biểu đồ dịch vụ ngắt (ISR). Để vào ISR, tất cả việc ngắt cần phải hủy bỏ
để sử dụng bit mặt nạ ngắt toàn cục. Tại một điểm, cờ ngắt ngoài MCU có thể được
xóa để ra lệnh ngắt những sự kiện xuất hiện trong thời gian ISR hiện thời. Khi cờ
ngắt MCU được đưa về không, việc đọc từ thanh ghi thiết lập lại trạng thái ngắt
được thực hiện. Điều này gây ra việc đường yêu cầu ngắt (IRQ) có thể bị thiết lập
lại mức logic cao (t2) – xem trong đoạn thời gian ngắt. Nội dung thanh ghi thiết lập
lại trạng thái ngắt được sử dụng để xác định nguồn ngắt và từ đây, hoạt động thích
hợp sẽ được giữ vững. Nếu một sự kiện ngắt kế tiếp xuất hiện trong thời gian ISR
(t3) thì sự kiện đó được ghi lại bởi cờ ngắt ngoài MCU được thiết lập lần nữa. Trở
lại ISR, bit mặt nạ ngắt toàn cục được đưa về không (giống như sử dụng bảng chỉ
dẫn) và cờ ngắt ngoài sử dụng MCU để chuyển tới ISR của nó một lần nữa. Điều
này đảm bảo rằng, khối vi điều khiển không nhớ bất kỳ một ngắt ngoài nào

Tính toán thời gian ngắt

Hình 2. 18 Quá trình ngắt của ADE7753

29
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Đoạn giao diện nối tiếp trong ADE7753 cần phải được xem lại đầu tiên trước
khi xem lại đoạn tính toán thời gian ngắt này. Trong bản mô tả trước đó, khi đầu ra
IRQ ở mức thấp. Biểu đồ phục vụ ngắt (ISR) trong MCU phải đọc thanh ghi trạng
thái ngắt, đầu ra IRQ được thiết lập mức cao trên cạnh cuối của SCLK của byte
truyền tải đầu tiên (đọc lệnh thanh ghi trạng thái ngắt). Đầu ra IRQ được giữ cao
cho đến khi bit cuối cùng của 8 bit truyền tải tiếp theo được chuyển ra ngoài (nội
dung thanh ghi trạng thái ngắt) . Nếu một ngắt chờ trong thời gian này thì đầu ra
IRQ sẽ trở lại mức thấp. Nếu không có ngắt nào chờ, đầu ra IRQ còn lại sẽ có mức
cao.

2.2.14 Giao diện nối tiếp của ADE7753


ADE7753 có một bộ giao diện SPI gắn sẵn. Giao diện nối tiếp của ADE7753
được tạo thành từ 4 tín hiệu: SCLK, DIN, DOUT và CS. Xung đồng hồ nối tiếp
cho việc truyền tải một dữ liệu được ứng dụng ở đầu vào logic SCLK. Đầu vào
logic này có một cấu trúc đầu vào Schmitt trigger cho phép tăng chậm (và giảm)
cạnh xung đồng hồ để sử dụng. Mọi hoạt động truyền tải dữ liệu đều được đồng bộ
hóa tới xung đồng hồ nối tiếp. Dữ liệu được chuyển vào trong ADE7753 ở đầu vào
logic DIN trên cạnh giảm (thấp) của SCLK. Dữ liệu được chuyển ra ngoài
ADE7753 tại đầu ra logic DOUT trên cạnh tăng của SCLK. Chân vào logic CS là
chân vào chọn chip. Chân vào này được sử dụng khi nhiều thiết bị chia sẽ bus nối
tiếp. Một cạnh xuống (giảm) trên chân chọn chip (CS) thiết lập lại giao diện nối
tiếp và vị trí của ADE7753 trong chế độ truyền thông. Chân vào CS cần phải được
điều khiển mức thấp cho toàn bộ hoạt động truyền tải dữ liệu. Việc thiết lập mức
cao cho chân vào CS trong thời gian hoạt động truyền tải dữ liệu sẽ làm ngừng việc
truyền tải và đặt vị trí của bus nối tiếp trong trạng thái trở kháng cao. Chân vào
logic chọn chip (CS) có thể bị ràng buộc ở mức thấp nếu ADE7753 chỉ là một thiết
bị duy nhất trên bus nối tiếp. Tuy nhiên, với chân vào chọn chip bị giữ có mức
thấp, tất cả hoạt động truyền tải dữ liệu phải được hoàn thành đầy đủ. Bit có trọng
số nhỏ nhất (LSB-Least Significant Bit) của mỗi một thanh ghi phải được truyền
tải bởi vì không có phương thức nào của ADE7753 trong chế độ truyền thông
ngoài việc thiết lập lại toàn bộ toàn bộ thiết bị, thực hiện nhờ một phần mềm thiết

30
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

lập lại sử dụng bit số 6 của thanh ghi OPMODE [7:0], địa chỉ 13h. Khả năng hoạt
động của ADE7753 được tiếp cận thông qua một vài thanh ghi trên chip. Nội dung
của những thanh ghi này có thể được cập nhật hoặc được sử dụng giao diện nối tiếp
trên chip. Sau khi bật nguồn hoặc ghim mức thấp ở chân RESET hoặc ở cạnh giảm
(thấp) trên chân vào chọn chip (CS), ADE7753 được đặt ở chế độ truyền thông.

Hình 2. 19 Chọn địa chỉ thanh ghi cần làm việc qua thanh ghi truyền thông

Trong chế độ truyền thông, ADE chờ đợi truyền thông đầu tiên để ghi lên thanh
ghi truyền thông bên trong. Dữ liệu được ghi vào thanh ghi truyền thông bao gồm
địa chỉ và hướng truyền tải dữ liệu của tiếp theo để đọc hoặc ghi một lệnh. Bởi vậy,
tất cả hoạt động truyền tải dữ liệu với ADE7753, kể cả việc đọc hoặc ghi đều phải
được bắt đầu với việc ghi lên thanh ghi truyền thông. Thanh ghi truyền thông là
một thanh ghi 8 bit chỉ ghi. Bit có trọng số lớn nhất xác định xem hoạt động truyền
tải dữ liệu tiếp theo là đọc hay ghi. Bit có trọng số nhỏ nhất thứ bảy bao gồm địa
chỉ của thanh ghi được truy nhập.

31
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Hình 2. 20 Hoạt động đọc dữ liệu thông qua thanh ghi truyền thông

Hình 2. 21 Hoạt động ghi dữ liệu thông qua thanh ghi truyền thông

Với việc hoàn thành truyền tải dữ liệu (đọc hoặc ghi), ADE7753 một lần nữa
trở lại chế độ truyền thông, chỉ dẫn tiếp theo phải được ghi tới thanh ghi truyền
thông.

Việc truyền tải một dữ liệu được hoàn thành khi bit có trọng số nhỏ nhất của
thanh ghi ADE7753 đã định địa chỉ (cho việc ghi hoặc đọc) được truyền tải tới
hoặc từ ADE7753.

Quá trình ghi nối tiếp của ADE 7753

Quá trình ghi nối tiếp xảy ra như sau. Khi ADE7753 hoạt động trong chế độ
truyền thông và chân vào chọn chip mức logic thấp, quá trình ghi tới thanh ghi
truyền thông là đầu tiên. Bit có trọng số lớn nhất của byte truyền tải này phải được
thiết lập mức 1, báo hiệu rằng hoạt động truyền tải dữ liệu tiếp theo là thao tác ghi
tới thanh ghi. Bit có trọng số nhỏ nhất thứ bảy của byte này bao gồm địa chỉ của

32
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

thanh ghi được ghi tới. ADE7753 bắt đầu chuyển dữ liệu trong thanh ghi tới cạnh
giảm của SCLK. Tất cả bit của dữ liệu thanh ghi được chuyển vào cạnh giảm của
xung SCLK kế tiếp:

Hình 2. 22 Giản đồ thời gian quá trình ghi dữ liệu qua giao tiếp SPI

Như đã giải thích trước đó, ghi dữ liệu được bắt đầu bằng việc ghi tới thanh ghi
truyền thông kèm theo dữ liệu. Trong thời gian diễn ra quá trình ghi một dữ liệu tới
ADE7753, dữ liệu được truyền tải tới một byte của tất cả thanh ghi trên chip ở một
thời điểm. Sau khi một byte được chuyển vào trong cổng nối tiếp, có một khoảng
thời gian hữu hạn trước khi nội dung trong bộ đệm cổng nối tiếp được truyền tải tới
một trong những thanh ghi trên chip ADE7753. Mặc dù việc truyền tải byte khác
tới cổng nối tiếp có thể bắt đầu trong khi byte trước đó đang được truyền tải tới
thanh ghi đích, thì việc truyền tải byte thứ hai này không cần kết thúc ít nhất là 900
ns khi việc truyền tải byte trước đó kết thúc. Chức năng này được biểu thị trong
đặc tính thời gian t6. Nếu một quá trình ghi bị gián đoạn trong thời gian một byte
truyền tải (chân chọn chip mang mức cao) thì byte đó không được ghi tới thanh ghi
đích.

Thanh ghi đích có độ rộng lên tới 3 byte. Từ đây, byte đầu tiên được chuyển
vào trong cổng nối tiếp ở chân DIN sẽ được truyền tải tới byte có trọng số lớn nhất
của thanh ghi đích. Nếu thanh ghi đích có độ rộng 12 bit chẳng hạn, thì việc truyền
tải 2 byte dữ liệu phải xảy ra. Giả thiết rằng dữ liệu luôn luôn được căn chỉnh về
bên phải. Bởi vậy, trong trường hợp này, bốn bit có trọng số lớn nhất của byte đầu

33
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

tiên bị bỏ qua, và bốn bit có trọng số nhỏ nhất của byte đầu tiên được ghi cho
ADE7753 là bốn bit có trọng số lớn nhất của từ 12 bit.

Hình 2. 23 Hoạt động ghi nối tiếp thanh ghi 12 bit

Quá trình đọc nối tiếp của ADE 7753

Trong thời gian diễn ra quá trình đọc dữ liệu từ ADE7753, dữ liệu được chuyển
ra ngoài ở chân ra logic DOUT về cạnh lên của SCLK. Như trường hợp quá trình
ghi dữ liệu, viêc đọc dữ liệu phải được thực hiện trước cùng với quá trình ghi tới
thanh ghi truyền thông. Trong chế độ truyền thông của ADE7753 và mức logic
thấp của chân vào chọn chip, việc ghi 8 bit tới thanh ghi truyền thông đầu tiên cần
được thiết lập. Việc truyền tải bit có trọng số lớn nhất của byte này được đặt ở mức
0, báo hiệu rằng quá trình truyền tải dữ liệu tiếp theo là quá trình đọc. Bảy bit có
trọng số nhỏ nhất của byte này bao gồm địa chỉ của thanh ghi đã được đọc.
ADE7753 bắt đầu chuyển ra ngoài dữ liệu thanh ghi trên cạnh lên tiếp theo của
SCLK. Ở thời điểm này, đầu ra logic DOUT chuyển từ trạng thái trở kháng cao và
bắt đầu điều khiển bus dữ liệu. Tất cả những bit còn lại của thanh ghi dữ liệu được
chuyển ra ngoài lên của SCLK kế tiếp. Bộ giao diện nối tiếp ghi lại chế độ truyền
thông một lần nữa ngay khi quá trình đọc được hoàn thành. Chân ra logic DOUT
ghi nhận một trạng thái trở kháng cao trên cạnh xuống của xung SCLK cuối cùng.
Quá trình đọc có thể bỏ qua bằng việc đưa mức logic chân vào chọn chip CS lên
cao trước khi việc truyền tải dữ liệu được hoàn thành. Đầu ra DOUT ghi nhận trạng
thái trở kháng cao trên cạnh lên của CS.

34
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Khi một thanh ghi của ADE7753 được định địa chỉ cho quá trình đọc, toàn bộ
nội dung của thanh ghi đó được truyền tới cổng nối tiếp. Điều này cho phép
ADE7753 chỉnh sửa thanh ghi trên chip của nó bên ngoài mà không gây ra sự sai
lạc dữ liệu trong thời gian truyền nhiều byte.

Có một điểm chú ý là, khi quá trình đọc kèm theo quá trình ghi thì lệnh đọc
(ghi tới thanh ghi truyền thông) không xảy ra ít nhất là 1.1 us sau khi quá trình ghi
kết thúc. Nếu lệnh đọc được gửi trong khoảng thời gian 1.1 us của quá trình ghi thì
byte cuối cùng của quá trình ghi có thể bị mất.

Hình 2. 24 Giản đồ thời gian quá trình đọc với giao tiếp SPI

2.2.15 Truy nhập thanh ghi trên 7753:


Tất cả chức năng của ADE7753 đều được truy nhập thông qua những thanh ghi
trên chip. Mỗi một thanh ghi được truy nhập trước hết bằng việc ghi tới thanh ghi
truyền thông và sau đó truyền dữ liệu tới thanh ghi.

Thanh ghi truyền thông:

Thanh ghi truyền thông là thanh ghi 8 bit, thanh ghi chỉ có khả năng ghi, dùng
để điều khiển việc truyền dữ liệu nối tiếp giữa ADE7753 và bộ xử lý máy chủ.
Thanh ghi truyền thông được xem là ngõ vào của ADE7753, tất cả quá trình truyền
dữ liệu phải được bắt đầu với việc ghi tới thanh ghi truyền thông. Dữ liệu được ghi
tới thanh ghi truyền thông xác định xem quá trình tiếp theo là đọc hay ghi và thanh
ghi nào đang được truy nhập.

35
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Sau đây là danh sách và chức năng các bit của thanh ghi truyền thông:

Vị trí Bit gợi Mô tả


bit nhớ
0 đến A0 đến Sáu bit có trọng số nhỏ nhất của thanh ghi truyền
5 A5 thông chỉ rõ thanh ghi cho quá trình truyền dữ liệu.
6 Giá trị mặc định của bit này bằng 0.
7 W/R Khi bit này có mức logic là 1, quá trình truyền dữ
liệu ngay lập tức được ghi tới thanh ghi truyền
thông, được hiểu như một thao tác ghi tới
ADE7753. Khi bit này có mức logic là 0, quá trình
truyền dữ liệu ngay lập tức được ghi tới thanh ghi
tới thanh ghi truyền thông, được hiểu như là quá
trình đọc.

Bảng 2. 4 Chức năng các bit trong thanh ghi truyền thông

Ta có bảng danh sách và chức năng các thanh ghi của ADE7753 như trong bảng
2.5 như sau:

Địa Tên R/W Đ G Mô tả


chỉ ộ i
[A5: dà á
A0] i t
r

m

c
đ

n
h
00h Đã đăng ký Đã đăng ký trước
trước
01h WAVEFORM R 24 0 Thanh ghi dạng
x song, thanh ghi
0 chỉ đọc này có thể
chứa mẫu dạng dữ
36
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

liệu của kênh 1,


kênh 2 hoặc dạng
tín hiệu của công
suất hiệu dụng.
Nguồn dữ liệu và
độ dài của thanh
ghi dạng sóng
được lựa chọn bởi
bit 14 và 13 của
thanh ghi chế độ
MODE.
02h AENERGY R 24 0 Thanh ghi năng
x lượng hiệu dụng,
0 công suất hiệu
dụng được tích lũy
qua thời gian
trong thanh ghi 24
bit, thanh ghi này
chỉ đọc.
03h RAENERGY R 24 0 Giống như thanh
x ghi năng lượng
0 hiệu dụng, ngoại
trừ việc thanh ghi
này sẽ tự reset về
0 sau mỗi lần đọc.
04h LAENERGY R 24 0 Thanh ghi đường
x tích lũy năng
0 lượng hiệu dụng,
công suất hiệu
dụng tức thời
được tích lũy
trong thanh ghi chỉ
đọc qua số
LINECYC của
một nửa các chu
kỳ.
05h VAENERGY R 24 0 Thanh ghi năng
x lượng biểu kiến,
0 công suất biểu
kiến được tích lũy
trong thanh ghi 24
bit này.
06h RVAENERGY R 24 0 Giống như thanh
x ghi
0 VAENERGY,như

37
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

ng giá trị của


thanh ghi này sẽ
tự reset về 0 sau
mỗi lần đọc.
07h LVAENERGY R 24 0 Thanh ghi đường
x tích lũy năng
0 lượng của công
suất biểu kiến,
công suất thực tức
thời được tích lũy
trong thanh ghi chỉ
đọc này qua số
LINECYC của
một nửa số đường
chu kỳ tín hiệu.
08h LVARENERG R 24 0 Thanh ghi đường
Y x tích lũy năng
0 lượng phản kháng,
công suất phản
kháng tức thời
được tích lũy
trong thanh ghi chỉ
đọc qua số
LINECYC của
một nửa số đường
chu kỳ tín hiệu.
09h MODE R/W 16 0 Thanh ghi chế độ
x hoạt động, đây là
0 thanh ghi 16 bit,
0 cho phép truy cập
0 các chức năng
C quan trọng nhất
của ADE7753.
0Ah IRQEN R/W 16 0 Thanh ghi cho
x phép ngắt, các
4 ngắt của
0 ADE7753 có thể
không tích tại thời
điểm đó bằng việc
cài đặt các bit
tương ứng trong
thanh ghi cho
phép ngắt ở mức
logic 0.
0Bh STATUS R 16 0 Thanh ghi trạng

38
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

x thái ngắt, đây là


0 thanh ghi 16 bit
chỉ đọc, thanh ghi
trạng thái ngắt
chứa đựng thông
tin về các nguồn
gây ra ngắt ở
ADE7753.
0Ch RSTSTATUS R 16 0 Giống như thanh
x ghi trạng thái ngắt,
0 nhưng khác ở chỗ
thanh ghi này sẽ
được reset về 0
(xóa tất cả các cờ
ngắt) sau khi nó
được đọc.
0Dh CH1OS R/W 8 0 Thanh ghi điều
x chỉnh giá trị offset
0 của kênh 1.
0
0Eh CH2OS R/W 8 0 Thanh ghi điều
x chỉnh giá trị offset
0 của kênh 2.
0
0Fh GAIN R/W 8 0 Thanh ghi điều
x chỉnh hệ số
0 khuếch đại PGA,
0 đây là thanh ghi 8
bit được sử dụng
để điều chỉnh hệ
số khuếch đại của
kênh 1 và kênh 2.
10h PHCAL R/W 6 0 Thanh ghi sự sai
x pha, mối quan hệ
0 về pha giữa kênh
d 1 và kênh 2 có thể
được điều chỉnh
bằng việc thay đổi
6 bit của thanh ghi
này. Giá trị của
thanh ghi này nằm
giữa 0x1D và
0x21, với tần số
của lưới là 60Hz
góc thay đổi là từ -

39
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

2.06 độ đến +0.7


độ.
11h APOS R/W 16 0 Thanh ghi điều
x chỉnh offset của
0 công suất hiệu
dụng, thanh ghi 16
bit này cho phép
những sự thay đổi
nhỏ trong việc tính
toán công suất
hiệu dụng.
12h WGAIN R/W 12 0 Thanh ghi điều
x chỉnh hệ số
0 khuếch đại công
suất, đây là một
thanh ghi 12 bit,
việc tính toán
công suất hiệu
dụng có thể được
hiệu chỉnh bằng
việc thay đổi giá
trị của thanh ghi
này.
13h WDIV R/W 8 0 Thanh ghi phân
x chia công suất tác
0 dụng, thanh ghi
năng lượng tác
dụng nội được
chia theo giá trị
của thanh ghi này
trước khi được
đưa vào thanh ghi
AENERGY.
14h CFNUM R/W 12 0 Thanh ghi tử số
x được chia của tần
3 số CF, đầu ra tần
F số tại chân CF
được điều chỉnh
bởi giá trị 12 bit
trong thanh ghi
này.
15h IRMS R 24 0 Thanh ghi mẫu số
x được chia của tần
0 số CF.
16h IRMS R 24 0 Thanh ghi giá trị

40
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

x hiệu dụng của


0 kênh 1 (kênh
dòng).
17h VRMS R 24 0 Thanh ghi giá trị
x hiệu dụng của
0 kênh 2 (kênh áp).
18h IRMSOS R/W 12 0 Thanh ghi hiệu
x chỉnh giá trị
0 IRMS.
19h VRMSOS R/W 12 0 Thanh ghi hiệu
x chỉnh giá trị
0 VRMS.
1Ah VAGAIN R/W 12 0 Thanh ghi hệ số
x khuếch đại công
0 suất biểu kiến.
Việc tính toán
công suất biểu
kiến có thể được
hiệu chỉnh bằng
các giá trị trong
thanh ghi này.
1Bh VADIV R/W 8 0 Thanh ghi hệ số
x chia của năng
0 lượng biểu kiến,
năng lượng biểu
kiến thực sẽ được
chia với giá trị của
thanh ghi này
trước khi được
đưa vào thanh ghi
VAENERGY.
1Ch LINECYC R/W 16 0 Thanh ghi số chu
x kỳ dùng để tích
F lũy năng lượng,
F thanh ghi 16 bit
F này được sử dụng
F trong suốt quá
trình tích lũy năng
lượng.
1Dh ZXOUT R/W 12 0 Phát hiện điểm
x điểm không đi
F qua, nếu không có
F điểm không nào
F được phát hiện
trên kênh 2 với

41
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

một số chu kỳ
trong thanh ghi 12
bit này thì sẽ có
ngắt xảy ra.
1Eh SAGCYC R/W 8 0 Thanh ghi số chu
x kỳ mà điện áp hạ
F thấp dưới ngưỡng
F đặt trước, khi số
chu kỳ của tín
hiệu vào trên kênh
2 bằng hoặc lớn
hơn giá trị của
thanh ghi này, thì
chân SAG sẽ được
tích cực ở mức
thấp.
1Fh SAGLVL R/W 8 0 Thanh ghi giá trị
x điện áp mức thấp,
0 giá trị của thanh
ghi này kết hợp
với thanh ghi
SAGCYC cho
phép chân SAG có
thể tích cực mức
thấp.
20h IPKLVL R/W 8 0 Phát hiện mức
x đỉnh kênh 1, thanh
F ghi này đặt giá trị
F đỉnh của dòng
điện, nếu giá trị
của tín hiệu vào
đạt đến mức đỉnh
thì cờ PKI sẽ được
đặt.
21h VPKLVL R/W 8 0 Phát hiện mức
x đỉnh kênh 2, thanh
F ghi này đặt giá trị
F đỉnh của điện áp,
nếu giá trị của tín
hiệu vào đạt đến
mức đỉnh thì cờ
PKV sẽ được đặt.
22h IPEAK R 24 0 Thanh ghi giá trị
x dòng điện đỉnh,
0 giá trị lớn nhất của

42
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

tín hiệu vào sẽ


được lưu vào
thanh ghi này.
23h RIPEAK R 24 0 Giống như thanh
x ghi giá trị dòng
0 điện đỉnh, nhưng
nó sẽ tự reset về 0
sau được đọc.
24h VPEAK R 24 0 Thanh ghi giá trị
x điện đỉnh, giá trị
0 lớn nhất của tín
hiệu vào sẽ được
lưu vào thanh ghi
này.
25h RVPEAK R 24 0 Giống như thanh
x ghi giá trị điện áp
0 đỉnh, nhưng nó sẽ
tự reset về 0 sau
được đọc.
26h TEMP R 8 0 Thanh ghi nhiệt
x độ, thanh ghi 8 bit
0 này chứa kết quả
của nhiệt độ cuối
cùng khi chương
trình đo nhiệt độ
được lựa chọn.
27h PERIOD R 16 0 Thanh ghi này
x chứa số chu kỳ
0 của kênh áp, đầu
vào được tính
bằng việc xử lý
điểm không được
phát hiện.

Bảng 2. 5 Danh sách các thanh ghi trong ADE7753

Thanh ghi chế độ hoạt động MODE (09h):

Cấu hình chung của ADE7753 được định nghĩa bằng việc ghi vào thanh ghi
MODE. Bảng tổng hợp chức năng của mỗi một bit trong thanh ghi MODE.

43
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Vi Gọi nhớ bit Gi Mô tả


trí á
bit trị
m
ặc
đị
nh
0 DISHPF 0 Bộ lọc thông cao (HPF) trong kênh dòng
điện bị vô hiệu hóa khi bit này được thiết
lập
1 DISLPF2 0 Bộ lọc thông thấp (LPF2) trong đầu vào
kênh điện áp bị vô hiệu hóa khi bit này
được thiết lập
2 DISCF 1 Tần số của những đầu ra APCF và
VARCF đề bị vô hiệu hóa khi bit này
được thiết lập
3 DISSAG 0 Bằng việc thiết lập những bit này, bộ
chuyển tương tự sang số (ADC) trong
ADE7753 có thể bị tắt. Trong chế độ hoạt
động bình thường, những bit này cần phải
được đặt lại ở mức logic 0
4 ASUSPEN 0 Bằng việc đặt bit này ở mức logic 1, tất
cả các bộ A/D của ADE sẽ bị tắt, ở trạng
thái hoạt động bình thường thì bit này ở
mức logic 0
5 TEMPSEL 0 Bộ chuyển đổi nhiệt độ được bật khi bit
này được đặt ở mức logic 1, bit này sẽ tự
reset về 0 khi việc chuyển đổi kết thúc
6 SWRST 0 Reset chip bằng phần mềm, thời gian cho
chip reset là 18µs
7 CYCMODE 0 Đặt bit này ở mức logic 1, cho phép các
chế độ tích lũy năng lượng theo chu kỳ
8 DISCH1 0 Các chân vào ADC1 (kênh 1) bị ngắt
9 DISCH2 0 Các chân vào ADC2 (kênh 2) bị ngắt
10 SWAP 0 Khi bit này ở mức logic 1, thì đầu vào
tương tự V2P, V2N được nối với ADC1
và V1P, V1N nối với ADC2
12, DTRT1,0 00 Những bit được sử dụng để lựa chọn tốc
11 độ lấy mẫu của dạng tín hiệu
DTRT1 DTRT0 Tốc độ
0 0 27.9kSPS
0 1 14kSPS
1 0 7kSPS
1 1 3.5kSPS
14, WAVSEL1, 00 Những bit này được sử dụng để lựa chọn
44
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

13 0 nguồn dữ liệu trong thanh ghi dạng sóng


WAVEFORM
15 POAM 0 Khi bit này đặt ở mức logic 1, thì chỉ có
công suất hiệu dụng dương được tích lũy
trong ADE

Bảng 2. 6 Tên và chức năng các bit trong thanh ghi MODE

2.2.16 Thanh ghi trạng thái ngắt (0Bh)/ Thanh ghi thiết lập lại trạng
thái ngắt (0Ch)/ Cho phép ngắt (0Ah)
Thanh ghi trạng thái ngắt được sử dụng để phát hiện nguồn gốc của một sự kiện
ngắt. Khi một sự kiện ngắt xảy ra trong ADE7753, cờ tương ứng trong thanh ghi trạng
thái ngắt được thiết lập mức logic cao. Chân IRQ – Yêu cầu ngắt tích cực mức thấp
nếu bit tương ứng trong thanh ghi cho phép ngắt được thiết lập ở mức logic cao. Khi
khối vi điều khiển (MCU) thực hiện ngắt, trước hết nó thực hiện việc đọc từ một thanh
ghi trạng thái ngắt để xác định nguồn gốc của ngắt. Trạng thái của bit ngắt trong thanh
ghi thiết lập lại trạng thái ngắt được thiết lập lại về giá trị mặc định. Danh sách các bit
cụ thể được miêu tả trong bảng 2.7 sau đây:

Vị Cờ ngắt Mặc Mô tả sự kiện


trí định
bit
0 AEHE 0 Báo hiệu rằng một ngắt gây ra khi
thanh ghi năng lượng hiệu dụng đã đầy
một nữa
1 SAG 0 Báo hiệu rằng một ngắt được phát hiện
bởi giá trị của điện áp đã ở duới mức
cho phép
2 CYCEND 0 Báo hiệu rằng một dữ liệu mới được
gửi tới thanh ghi dạng sóng
3 WSMP 0 Báo hiệu rằng một dữ liệu mới được
gửi tới thanh ghi dạng sóng
4 ZX 0 Bit trạng thái phát hiện điểm điểm 0
5 TEMP 0 Báo hiệu rằng kết quả của bộ chuyển
đổi nhiệt độ đã được đưa tới thanh ghi
nhiệt độ
6 RESET 0 Báo hiệu sự kết thúc quá trình reset đôi
với việc reset cả bằng phần cứng và

45
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

phần mềm.
7 AEOF 0 Báo hiệu rằng thanh ghi năng lượng đã
bị tràn
8 PKV 0 Báo hiệu rằng mẫu của thanh ghi dạng
sóng từ kênh 2 đã đạt đến giá trị đỉnh
(VPKLVL)
9 PKI 0 Báo hiệu rằng mẫu của thanh ghi dạng
sóng từ kênh 1 đã đạt đến giá trị đỉnh
(IPKLVL)
10 VAEHF 0 Báo hiệu rằng một ngắt được tạo ra bởi
vì thanh ghi năng lượng hiệu dụng
VAENERGY đã đầy hơn một nữa
11 VAEOF 0 Báo thanh ghi năng lượng biểu kiến đã
tràn
12 ZXTO 0 Báo hiệu rằng một ngắt được tạo ra bởi
lỗi giao cắt điểm 0 trên dải điện áp vào
13 PPOS 0 Báo hiệu rằng công suất có sự thay đổi
từ âm sang dương
14 PNEG 0 Báo hiệu rằng công suất có sự thay đổi
từ dương sang âm
15 RESERVED 0

Bảng 2. 7 Các bit trong thanh ghi trạng thái ngắt của ADE7753

46
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

2.3 Tìm hiểu về Kit Coduino UNO smd

CoduinoTM UNO smd v1.2

2.3.1 Giới Thiệu


Coduino UNO smd là board vi điều khiển dựa trên Arduino Uno R3, hoàn toàn
tương thích với các chương trình đã viết cho Arduino và hoạt động tốt với các shield
dùng cho Arduino (Shield là loại board cắm chồng lên board Arduino).

Board có 14 chân digital input/output (vào/ra dạng số), 6 analog inputs (ngõ nhập
tương tự), kết nối với máy tính thông qua FTDI Adapter. Vùng tản nhiệt của board
được mở rộng để nâng cao khả năng mang nhiều tải.

2.3.2 Đặc Điểm


Vi điều khiển ATmega328 vỏ smd

Điện áp hoạt động 5V

Điện áp nguồn 7 – 12V

Điện áp nguồn max 6 – 20V

47
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Số chân digital I/O 14 (có 6 PWM output)

Số chân analog input6

Dòng ra chân I/O 40 mA

Bộ nhớ Flash 32 KB với 0.5 KB được dùng cho bootloader

Bộ nhớ SRAM 2 KB

Bộ nhớ EEPROM 1 KB

Tần số clock 16 MHz

2.3.3 Mô Tả
Hình 2.25 trình bày các thành phần trên board Coduino UNO smd với các chức năng
sau :

1. Jack cắm nguồn ngoài DC (external power), phù hợp loại đầu cắm có đường kính
2.1 mm, đề nghị dùng power adaptor có điện áp từ 7 – 12VDC/1A. Khi không dùng
nguồn ngoài, board Coduino UNO tự động nhận nguồn từ USB của PC thông qua dây
cáp FTDI.

2. Cầu chì 500 mA

3. Led PWR báo board đã được cấp nguồn

4. Trạm nối POWER, gồm các pin VIN, GND, 5V, 3V3, RESET, IOREF. Các pin
này dùng để cung cấp nguồn và tín hiệu cho các shield hoặc các mạch bên ngoài.

 VIN – pin này được nối trực tiếp với nguồn ngoài

 GND – điểm nối đất của board (có giá trị zero volt)

 5V – cung cấp 5V đã ổn áp

 3V3 – cung cấp 3.3V đã ổn áp

 RESET – tín hiệu reset mạch

48
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

 IOREF – pin này được nối với nguồn 5V nhằm thông báo các shield biết board chủ
(Arduino Uno) hoạt động ở mức điện áp 5V. Một số board chủ khác như Arduino Due
có mức điện áp hoạt động 3.3V.

5. Trạm nối ANALOG IN, gồm các ngõ nhập analog A0, A1 .... A5. Mỗi ngõ nhập
analog có độ phân giải 10 bits (tương ứng 1024 giá trị), điện áp nhập mặc nhiên từ 0 –
5 volts. Nếu muốn thay đổi tầm nhập điện áp cần phải dùng pin AREF và hàm
analogReference(). Ngoài ra, các pin A4/A5 cũng được nối trực tiếp với SDA/SCL hỗ
trợ cơ chế truyền tin I2C. Do đó, nếu SDA/SCL được sử dụng thì A4/A5 sẽ không
được dùng.

9 8 7

10

11

3 4 5

Hình 2. 25 Mô tả board Coduino UNO smd v1.2

49
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

6. Đầu nối ICSP, được dùng để nạp bootloader vào chip ATmega328. Ngoài ra, đầu
nối này cũng là một bus SPI để truyền tin giữa board chủ và các shield.

7. Trạm nối DIGITAL – PWM(#), gồm 14 pin vào/ra dạng tín hiệu số (digital
input/output) được ký hiệu từ số 0 – 13. Mỗi pin này đều có thể dùng để nhập hoặc
xuất tín hiệu dạng số với mức điện áp là 0 hoặc 5 volts, dòng max qua mỗi pin là 40
mA. Ngoài ra, một số pin có thêm các chức năng đặc biệt sau :

 Serial – pin 0(RX) và pin 1(TX), đây là 2 pin dùng để truyền tin nối tiếp (serial).

 External Interrupts – pin 2, 3 thực hiện chức năng ngắt (interrupt) vi điều khiển khi
có tín hiệu từ bên ngoài kích vào một trong hai pin này.

 PWM – pin 3, 5, 6, 9, 10, 11, đây là các pin với ký hiệu # có thêm tính năng xuất ra
tín hiệu PWM (điều chế độ rộng xung).

 SPI – pin 10(SS), 11(MOSI), 12(MISO), 13(SCK), các pin này hỗ trợ giao thức
truyền tin SPI. Lưu ý các pin 11, 12, 13 cũng được nối với các pin của header ICSP để
tạo thành bus SPI.

8. Các pin AREF, SDA, SCL có các chức năng sau :

 AREF – được dùng khi cần thay đổi tầm điện áp nhập vào các pin A0, A1, ...., A5.

 SDA, SCL – được dùng cho giao thức truyền tin I2C (còn gọi là TWI). Lưu ý hai pin
này cũng được nối với A4, A5 của trạm ANALOG IN.

9. Led SCK – nối sẵn đến pin số 13, được dùng để test mạch hoặc chương trình.

10. Nút nhấn RESET – được dùng để reset vi điều khiển khi hệ thống bị treo.

11. Trạm nối FTDI Adapter – 6 pin này được nối vào dây cáp FTDI, dùng để giao
tiếp giữa board Coduino UNO R3 với máy tính thông qua cổng USB. Lưu ý dấu
“chấm tròn màu trắng” để cắm đúng chiều.

50
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

2.3.4 Chuẩn bị trước khi thao tác trên Kit Coduino UNO smd
Lần đầu tiên, trước khi chạy thử board Coduino UNO smd cần thực hiện các việc sau :

1. Tải phần mềm Arduino

 Vào trang web của Arduino www.arduino.cc để tải phần mềm, tại thời điểm viết
hướng dẫn này phiên bản phần mềm là Arduino 1.0.1 hoặc dùng link download :

http://arduino.googlecode.com/files/arduino-1.0.1-windows.zip

 Từ file .zip tên “arduino-1.0.1-windows”  giải nén và đặt trong thư mục bất kỳ.
Trong thư mục này click icon “arduino” để chạy chương trình (không cần cài đặt) :

Hình 2. 26 Cài drivers cho dây cáp FTDI

 Để giao tiếp board Coduino UNO smd với máy tính cần có dây cáp FTDI như Hình
2, bao gồm dây cáp USB nối vào board FTDI Adapter. Chức năng của dây cáp FTDI
này là chuyển cổng USB thành cổng COM.

Hình 2. 27 Dây cáp FTDI

51
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

 Dây cáp FTDI là một dụng cụ USB nên lần đầu tiên cắm vào cổng USB, máy tính sẽ
yêu cầu cài drivers. Có thể tải drivers từ trang web Download của cty trong thư mục
“Drivers_FT232RL”. Thực hiện các bước cài drivers theo hướng dẫn của máy tính.
Nếu cài driver thành công máy tính sẽ có thêm một cổng COM mới, để kiểm tra cần
mở chương trình Arduino, chọn Tools > Serial Port > sẽ thấy xuất hiện cổng COM
mới như trong Hình 3 là COM7. Lưu ý, cũng cần click chọn cổng COM này thì
chương trình Arduino mới có thể nạp code xuống board Coduino UNO.

Hình 2. 28 Xem và click chọn COM mới

 Cắm đầu còn lại của dây cáp FTDI vào trạm nối FTDI Adapter của board Coduino
UNO smd như Hình 4. Lưu ý dấu “chấm tròn màu trắng” để cắm đúng chiều.

 Vào Tools > Board > click chọn dòng chữ Arduino Uno như Hình 5 để chọn loại
board.

52
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Hình 2. 29 Nối cáp FTDI vào board Coduino

Hình 2. 30 Chọn loại board

Test Board

Sau khi chuẩn bị xong, có thể chạy thử để thấy hoạt động của board.

 Vào File > Examples > 01.Basics > Blink, đây là chương trình (Arduino gọi code
chương trình là sketch) thí dụ làm led SCK nhấp nháy. Click trên Blink  xuất hiện
cửa sổ chứa code của thí dụ Blink như Hình 6. Tiếp theo click nút Upload để nạp code
xuống board Coduino UNO smd, trong quá trình nạp code quan sát thấy các đèn led
RX, TX của board FTDI Adapter nhấp nháy. Ngoài ra cũng có thể thấy kích thước

53
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

code của chương trình (Binary sketch size) là 1.084 bytes, bộ nhớ chứa chương trình
(Flash) của board Coduino UNO smd có dung lượng max là 32.256 bytes hay thường
gọi là 32 KB.

 Ngay sau khi code đã được nạp hoàn tất, board lập tức hoạt động. Quan sát đèn led
SCK sẽ thấy nhấp nháy mỗi lần 1 sec (1000 msec), để cho led SCK nhấp nháy nhanh
hơn cần điều chỉnh tất cả các đối số 1000 trong hàm delay(1000) thành delay(50).

Nút Upload

Hình 2. 31 Code của thí dụ Blink

54
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

2.4 TÌM HIỂU VỀ MẠCH ARDUINO ETHERNET SHIELD

Arduino Ethernert Shield

Hình 2. 32 Mặt trước và mặt sau của Arduino Ethenet Shield

2.4.1 Giới thiệu


Arduino Ethernet Shield là sản phẩm được phát triển dựa trên nền tảng có sẵn của
board Coduino Uno smd.Nó kết nối với Coduino Uno smd vào Internet rất nhanh
chóng. Chỉ cần cắm Module này lên board Coduino như hình bên dưới, kết nối mạng
với một dây cáp RJ45 và một vài bước cài đặt ban đầu là có thể điều khiển và kiểm
soát mọi hoạt động truyền, nhận dữ liệu…thông qua Internet.

55
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Hình 2. 33 Board Arduino Ethenet Shield được cắm chồng lên Board Coduino UNO
smd

Cũng như Coduino, nó cũng sử dụng mã nguồn mở, điều này giúp bạn dễ dàng trong
việc tìm hiểu và sử dụng thiết kế này như là điểm khởi đầu cho những thiết kế riêng
của mình.

2.4.2 Đặc điểm


Điện áp hoạt động 5V

Ethernet controller W5100 với bộ đệm nội 16K

Tốc độ kết nối 10/100Mb

2.4.3 Mô tả
Arduino Ethernet Shiled kết nối với Board Coduino nhờ các chân header, cắm lên trên
Board Coduino, và cho phép board Coduino Uno smd kết nối Internet. Nền tảng phần
cứng của board này là chip WIZnet W5100 (tham khảo Datasheet). Nó hỗ trợ tới 4 kết
nối đồng thời. Ta dùng thư viện Ethernet.h đã cung cấp sẵn trong phần mềm Arduino
1.0.1 để viết chương trình kết nối internet sử dụng board này.

Trên kit Arduino Ethernet Shield có jack RJ45, một biến dòng áp tích hợp, và một khe
cắm thẻ nhớ micro – SD , với khe cắm này, khi gắn thẻ nhớ vào có thể sử dụng để lưu
trữ dữ liệu mạng.

56
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Kit này tương thích với các dòng khác của họ Arduino như Uno Arduino và Mega .

Đầu đọc thẻ nhớ micro SD trên Kit có thể truy cập thông qua thư viện SD.h. Khi làm
việc với thư viện này, chân Chip select SS là chân số 4.

Board Coduino giao tiếp với cả W5100 và SD bằng cách sử dụng giao tiếp SPI, đối
với board Coduino thì 4 chân SPI được sử dụng là 11,12,13 và CS pin 10

Kit Arduino Ethernet Shield có một số LED để cung cấp thông tin:

 PWR : thông báo kit đã được cấp nguồn


 LINK : thông báo sự hiện diện của một mạng liên kết và nhấp nháy
khi lá chắn truyền hoặc nhận dữ liệu
 FULLD : thông báo kết nối mạng là full duplex
 100M : thông báo kết nối với tốc độ cực đại 100Mb/s
 RX: nhấp nháy khi nhận dữ liệu
 TX : nhấp nháy khi gởi dữ liệu
 COLL : nhấp nháy khi phát hiện khi có sự cố về mạng

Các jumper hàn được đánh dấu “INT” có thể được kết nối để cho phép kit Coduino
nhận sự kiện ngắt từ W5100.

2.4.4 Cách sử dụng


Để sử dụng Kit Arduino Ethernet Shield, ta cắm nó chồng lên Board Coduino UNO
smd. Cắm nguồn sử dụng chung cho kit và Coduino. Nạp chương trình cho bộ Kit này
thông qua cổng nạp USB như hướng dẫn ở phần trên. Một khi nạp xong chương trình,
ta có thể rút cổng nạp USB ra khỏi máy tính và sử dụng nguồn ngoài.

Kết nối Arduio Ethernet Shield với máy tính và sử dụng cáp ethernet chuẩn RJ45

Việc thiết lập mạng cho Ethernet Shield là bắt buộc. Đầu tiên nó phải được gán một
địa chỉ MAC và một địa chỉ IP cố định bằng cách sử dụng thư viện Ethernet.h lệnh
Ethernet.begin().

Sau bước này là bạn có thể yên tâm, tùy thích code các ứng dụng bạn mong muốn.

57
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

2.5 TÌM HIỂU VỀ GIAO TIẾP SPI, I2C VÀ WEBSITE www.pachube.com

2.5.1 Chuẩn truyền thông SPI

Giới thiệu

SPI (Serial Peripheral Bus) là một chuẩn truyền thông nối tiếp tốc độ cao do
hãng Motorola đề xuất. Đây là kiểu truyền thông Master-Slave, trong đó có 1 chip
Master điều phối quá trình tuyền thông và các chip Slaves được điều khiển bởi Master
vì thế truyền thông chỉ xảy ra giữa Master và Slave.

SPI là một cách truyền song công (full duplex) nghĩa là tại cùng một thời điểm
quá trình truyền và nhận có thể xảy ra đồng thời. SPI đôi khi được gọi là chuẩn truyền
thông “4 dây” vì có 4 đường giao tiếp trong chuẩn này đó là SCK (Serial Clock),
MISO (Master Input Slave Output), MOSI (Master Ouput Slave Input) và SS (Slave
Select).

Hình 2. 34 Mô hình giao tiếp SPI một Device

Riêng trong luận văn này cả Evaluation Board ADE7753 và Ethernet Shield
đều đóng vai trò là Slave đối với Master Coduino như mô hình dưới.

58
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

SCK chân D13: Xung giữ nhịp cho giao tiếp SPI, vì SPI là chuẩn truyền đồng bộ nên
cần 1 đường giữ nhịp, mỗi nhịp trên chân SCK báo 1 bit dữ liệu đến hoặc đi. Đây là
điểm khác biệt với truyền thông không đồng bộ mà chúng ta đã biết trong chuẩn
UART. Sự tồn tại của chân SCK giúp quá trình truyền ít bị lỗi và vì thế tốc độ truyền
của SPI có thể đạt rất cao. Xung nhịp chỉ được tạo ra bởi chip Master.

MISO– Master Input / Slave Output chân D12: nếu là chip Master thì đây là đường
Input còn nếu là chip Slave thì MISO lại là Output. MISO của Master và các Slaves
được nối trực tiếp với nhau.
MOSI – Master Output / Slave Input chân D13: nếu là chip Master thì đây là đường
Output còn nếu là chip Slave thì MOSI là Input. MOSI của Master và các Slaves được
nối trực tiếp với nhau.

SS – Slave Select chân D10 với Arduino Ethernet Shield và là chân D9 với
ADE7753 : SS là đường chọn Slave cần giao tiếp, trên các chip Slave đường SS sẽ ở
mức cao khi không làm việc. Nếu chip Master kéo đường SS của một Slave nào đó
xuống mức thấp thì việc giao tiếp sẽ xảy ra giữa Master và Slave đó. Chỉ có 1 đường
SS trên mỗi Slave nhưng có thể có nhiều đường điều khiển SS trên Master, tùy thuộc
vào thiết kế của người dùng.

59
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Coduino UNO smd Arduino Ethernet

Shield

ADE7753 Evaluation

Board

Hình 2. 35 Mô hình giao tiếp SPI 2 Devices.

Hoạt động:

Mỗi chip Master hay Slave có một thanh ghi dữ liệu 8 bits. Cứ mỗi xung nhịp
do Master tạo ra trên đường giữ nhịp SCK, một bit trong thanh ghi dữ liệu của Master
được truyền qua Slave trên đường MOSI, đồng thời một bit trong thanh ghi dữ liệu của
chip Slave cũng được truyền qua Master trên đường MISO. Do 2 gói dữ liệu trên 2
chip được gởi qua lại đồng thời nên quá trình truyền dữ liệu này được gọi là “song

60
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

công”. Hình 2.36 mô tả quá trình truyền 1 gói dữ liệu thực hiện bởi module SPI trong,
bên trái là chip Master và bên phải là Slave.

Hình 2. 36 Truyền dữ liệu SPI.


Cực của xung giữ nhịp, phase và các chế độ hoạt động: cực của xung giữ nhịp
(Clock Polarity) được gọi tắt là CPOL là khái niệm dùng chỉ trạng thái của chân SCK
ở trạng thái nghỉ. Ở trạng thái nghỉ (Idle), chân SCK có thể được giữ ở mức cao
(CPOL=1) hoặc thấp (CPOL=0). Phase (CPHA) dùng để chỉ cách mà dữ liệu được lấy
mẫu (sample) theo xung giữ nhịp. Dữ liệu có thể được lấy mẫu ở cạnh lên của SCK
(CPHA=0) hoặc cạnh xuống (CPHA=1). Sự kết hợp của SPOL và CPHA làm nên 4
chế độ hoạt động của SPI. Nhìn chung việc chọn 1 trong 4 chế độ này không ảnh
hưởng đến chất lượng truyền thông mà chỉ cốt sao cho có sự tương thích giữa Master
và Slave.

Truyền thông SPI trên AVR Atmega328 trên Coduino UNO smd

Các chân SPI: Các chân giao tiếp SPI cũng chính là các chân PORT thông thường,
vì thế nếu muốn sử dụng SPI chúng ta cần xác lập hướng cho các chân này. Trên chip
ATmega328, các chân SPI như sau:

SCK –PB7 (chân 8)


MISO –PB6 (chân 7)
MOSI –PB5 (chân 6)
SS – PB4 (chân 5)

61
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Khi chip Atmega328 được sử dụng làm Slave, ta cần set các chân SCK input,
MOSI input, MISO output và SS input. Nếu là Master thì SCK output, MISO output,
MOSI input và khi này chân SS không quan trọng, chúng ta có thể dùng chân này để
điều khiển SS của Slaves hoặc bất kỳ chân PORT thông thường nào.

Thanh ghi: SPI trên AVR được vận hành bởi 3 thanh ghi bao gồm thanh ghi điều
khiển SPCR , thanh ghi trạng thái SPSR và thanh ghi dữ liệu SPDR.

SPCR (SPI Control Register): là 1 thanh ghi 8 bit điều khiển tất cả hoạt động của
SPI.

Hình 2. 37 Thanh ghi SPCR

* Bit 7- SPIE (SPI Interrupt Enable) bit cho phép ngắt SPI. Nếu bit này được set
bằng 1 và bit I trong thanh ghi trạng thái được set bằng 1 (sei), 1 ngắt sẽ xảy ra sau khi
một gói dữ liệu được truyền hoặc nhận. Chúng ta nên dùng ngắt (nhất là đối với chip
Slave) khi truyền nhận dữ liệu với SPI.
* Bit 6 – SPE (SPI Enable). set bit này lên 1 để cho phép bộ SPI hoạt động. Nếu
SPIE=0 thì module SPI dừng hoạt động.
* Bit 5 – DORD (Data Order) bit này chỉ định thứ tự dữ liệu các bit được truyền và
nhận trên các đường MISO và MOSI, khi DORD=0 bit có trọng số lớn nhất của dữ
liệu được truyền trước (MSB) ngược lại khi DORD=1, bit LSB được truyền trước.
Thật ra khi giao tiếp giữa 2 AVR với nhau, thứ tự này không quan trọng nhưng phải
đảm bảo các bit DORD giống nhau trên cả Master và Slaves.
* Bit 4 – MSTR (Master/Slave Select) nếu MSTR =1 thì chip được nhận diện là
Master, ngược lại MSTR=0 thì chip là Slave.
* Bit 3 và 2 – CPOL và CPHA đây chính là 2 bit xác lập cực của xung giữ nhịp và
cạnh sample dữ liệu mà ta đã khảo sát trong phần đầu. Sự kết hợp 2 bit này tạo thành 4
chế độ hoạt động của SPI. Một lần nữa, chọn chế độ nào không quan trọng nhưng phải

62
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

đảm bảo Master và Slave cùng chế độ hoạt động. Vì thế có thể để 2 bit này bằng 0
trong tất cả các chip. Hình 3 trình bày cách sample dữ liệu trong 4 chế độ của SPI trên
AVR.

CPHA=0

CPHA=1

Hình 2. 38 Các chế độ hoạt động của SPI.

63
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

* Bit 1:0 – CPR1:0 hai bit này kết hợp với bit SPI2X trong thanh ghi SPSR cho
phép chọn tốc độ giao tiếp SPI, tốc độ này được xác lập dựa trên tốc độ nguồn xung
clock chia cho một hệ số chia. Bảng 1 tóm tắt các tốc độ mà SPI trong AVR có thể đạt.
Thông thường, tốc bộ này không được lớn hơn 1/4 tốc độ xung nhịp cho chip.

Bảng 2. 8 Tóm tắt các tốc độ SPI của AVR

SPSR (SPI Status Register): là 1 thanh ghi trạng thái của module SPI. Trong thanh
ghi này chỉ có 3 bit được sử dụng. Bit 7 – SPIF là cờ báo SPI, khi một gói dữ liệu đã
được truyền hoặc nhận từ SPI, bit SPIF sẽ tự động được set len 1. Bit 6 – WCOL là bit
báo va chạm dữ liệu (Write Colision), bit này được AVR set lên 1 nếu chúng ta cố tình
viết 1 gói dữ liệu mới vào thanh ghi dữ liệu SPDR trong khi quá trình truyền nhận
trước chưa kết thúc. Bit 0 – SPI2X gọi là bit nhân đôi tốc độ truyền, bit này kết hợp
với 2 bit SPR1:0 trong thanh ghi điều khiển SPCR xác lập tốc độ cho SPI.

Hình 2. 39 Thanh ghi SPSR

SPDR (SPI Data Register): là thanh ghi dữ liệu của SPI. Trên chip Master, ghi
giá trị vào thanh ghi SPDR sẽ kích quá trình tuyền thông SPI. Trên chip Slave, dữ liệu
nhận được từ Master sẽ lưu trong thanh ghi SPDR, dữ liệu được lưu sẵn trong SPDR
sẽ được truyền cho Master.

64
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Sử dụng SPI trên Atmega328:

SPI trên Atmega328 hoạt động không khác nguyên lý chung của chuẩn SPI là mấy.
Vận hành SPI trên Atmega328 được thực hiện dựa trên việc ghi và đọc 3 các thanh ghi
SPCR, SPSR và SPDR. Trước khi truyền nhận bằng SPI chúng ta cần khởi động SPI,
quá trình khởi động thường bao gồm chọn hướng giao tiếp cho các chân SPI, chọn loại
giao tiếp: Master hay Slave, chọn chế độ SPI (SPOL, SPHA) và chọn tốc độ giao tiếp.
Truyền thông SPI luôn được khởi xướng bởi chip Master, khi Master muốn giao tiếp
với 1 Slave nào đó, nó sẽ kéo chân SS của Slave xuống mức thấp (gọi là chọn địa chỉ)
và sau đó viết dữ liệu cần truyền vào thanh ghi dữ liệu SPDR, khi dữ liệu vừa được
viết vào SPDR xung giữ nhịp sẽ được tự động tạo ra trên SCK và quá trình truyền
nhận bắt đầu. Đối với các chip Slave, khi chân SS bị kéo xuống nó sẽ sẵn sàng cho quá
trình truyền nhận. Khi phát hiện xung giữ nhịp trên SCK, Slave sẽ bắt đầu sample dữ
liệu đến trên đường MOSI và gởi dữ liệu di trên MISO.

65
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

2.5.2 Chuẩn I2C:


I2C là viết tắc của từ Inter-Integrated Circuit là một chuẩn truyền thông do hãng điện
tử Philips Semiconductor sáng lập và xây dựng thành chuẩn năm 1990. Để hiểu thêm
về I2C bạn có thể tham khảo các tài liệu “I2C Specification” từ trang web của NXP-
http://www.nxp.com (lập bởi Philips). Việc tìm hiểu I2C của AVR không chỉ giúp
bạn giao tiếp giữa các AVR với nhau mà có thể dùng I2C để điều khiển bất kỳ một
thiết bị nào như các chip nhớ, bộ chuyển đổi ADC, đồng hồ thời gian thực…

I2C là một truyền thông nối tiếp đa chip chủ (tạm dịch của cụm từ multi-master
serial computer bus). Khái niệm “multi-master” được hiểu là trong trên cùng một bus
có thể có nhiều hơn một thiết bị làm Master, đồng thời một Slave có thể trở thành một
Master nếu nó có khả năng. Ví dụ trong một mạng I2C của nhiều AVR kết nối với
nhau, bất kỳ một AVR nào đều có thể trở thành Master ở một thời điểm nào đó. Tuy
nhiên nếu một mạng dùng một AVR điều khiển các chip nhớ (như EEPROM
AT24C1024 chẳng hạn) thì khái niệm “multi-master” không tồn tại vì các chip nhớ
được thiết kế sẵn là Slave, không có khả năng trở thành master. I2C được thực hiện
trên 2 đường SDA (Serial DATA) và SCL (Serial Clock) trong đó SDA là đường
truyền/nhận dữ liệu và SCL là đường xung nhịp. Căn cứ theo chuẩn I2C, các đường
SDA và SCL trên các thiết bị có cấu hình “cực góp mở” (open-drain hoặc open-
collector, tham khảo các mạch số dùng transistor để hiểu thêm), nghĩa là cần có các
“điện trở kéo lên” (pull-up resistor) cho các đường này. Ở trạng thái nghỉ (Idle), 2 chân
SDA và SCL ở mức cao. Hình 2.40 mô tả một mô hình mạng I2C cơ bản.

Hình 2. 40 Mạng I2C với nhiều thiết bị và 2 điện trở kéo lên cho SDA, SCL.

66
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Tiếp theo ta tìm hiểu một số khái niệm và đặc điểm I2C

Master: là chip khởi động quá trình truyền nhận, phát đi địa chỉ của thiết bị cần
giao tiếp và tạo xung giữ nhịp trên đường SCL.
Slave: là chip có một địa chỉ cố định, được gọi bởi Master và phục vụ yêu cầu từ
Master.
SDA- Serial Data: là đường dữ liệu nối tiếp, tất cả các thông tin về địa chỉ hay
dữ liệu đều được truyền trên đường này theo thứ tự từng bit một. Chú ý là trong chuẩn
I2C, bit có trọng số lớn nhất (MSB) được truyền trước nhất, đặc điểm này ngược lại
với chuẩn UART.
SCL –Serial Clock: là đường giữ nhịp nối tiếp. I2C là chuần truyền thông nối
tiếp đồng bộ, cần có 1 đường tạo xung giữ nhịp cho quá trình truyền/nhận, cứ mỗi
xung trên đường giữ nhịp SCL, một bit dữ liệu trên đường SDA sẽ được lấy mẫu
(sample). Dữ liệu nối tiếp trên đường SDA được lấy mẫu khi đường SCL ở mức cao
trong một chu kỳ giữ nhịp, vì thế đường SDA không được đổi trạng thái khi SCL ở
mức cao (trừ START và STOP condition). Chân SDA có thể được đổi trạng thái khi
SCL ở mức thấp.

Hình 2. 41 Đường dữ liệu nối tiếp SDA và SCL

START Condition - Điều kiện bắt đầu: từ trạng thái nghỉ, khi cả SDA và SCL ở
mức cao nếu Master muốn thực hiện một “cuộc gọi”, Master sẽ kéo chân SDA xuống
thấp trong khi SCL vẫn cao. Trạng thái này gọi là START Condition.
STOP Condition - Điều kiện kết thúc: sau khi thực hiện truyền/nhận dữ liệu, nếu
Master muốn kết thúc quá trình nó sẽ tạo ra một STOP condition. STOP condition
67
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

được Master thực hiện bằng cách kéo chân SDA lên cao khi đường SCL đang ở mức
cao. STOP condition chỉ được tạo ra sau khi địa chỉ hoặc dữ liệu đã được truyền/nhận.
REPEAT START – Bắt đầu lặp lại: khoảng giữa START và STOP condition là
khoảng bận của đường truyền, các Master khác không tác động được vào đường
truyền trong khoảng này. Trường hợp sau khi kết thúc truyền/nhận mà Master không
gởi STOP condition lại gởi thêm 1 START condition gọi là REPEAT START. Khả
năng này thường được dùng khi Master muốn lấy dữ liệu liên tiếp từ các Slaves. Hình
bên dưới mô tả các Master tạo ra START, STOP và REPEAT START.

Hình 2. 42 Các trạng thái của I2C

Address Packet Format – Định dạng gói địa chỉ: trên mạng I2C, tất cả các
thiết bị (chip) đều có thể là Master hay Slave. Mỗi thiết bị có một địa chỉ cố định gọi là
Device address. Khi một Master muốn giao tiếp với một Slave nào đó, nó trước hết tạo
ra một START condition và tiếp theo là gởi địa chỉ Device address của Slave cần giao
tiếp trên đường truyền, vì thế xuất hiện khái niệm “gói địa chỉ” (Address Packet). Gói
địa chỉ trong I2C có định dạng 9 bits trong đó 7 bit đầu (gọi là SLA, được gởi liền sau
START condition) chứa địa chỉ Slave, một bit READ/WRITE và một bit ACK-
Ackknowledge (xác nhận). Do bit địa chỉ có độ dài 7 bits nên về mặt lý thuyết, trên 1
mạng I2C có thể tồn tại tối đa 2^7=128 thiết bị có địa chỉ riêng biệt. Tuy nhiên, có một
số địa chỉ không được sử dụng như các địa chỉ có định dạng 1111xxx (tức các địa chỉ
lớn hơn hoặc bằng 120 không được dùng). Riêng địa chỉ 0 được dùng cho “cuộc gọi
chung” (General call). Bit READ/WRITE (R/W) được truyền tiếp sau 7 bit địa chỉ là
bit báo cho Slave biết Master muốn “đọc” hay “ghi” vào Slave. Nếu bit này bằng 0
(gọi là W) thì quá trình “Ghi” dữ liệu từ Master đến Slave được yêu cầu, nếu bit này

68
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

bằng 1 (gọi là R) thì Master muốn “đọc” dữ liệu từ Slave về. Tám bits trên
(SLA+R/W) được Master phát ra sau khi phát START condition, nếu một Slave trên
mạng nhận ra rằng địa chỉ mà Master yêu cầu trùng khớp với Device address của chính
mình, nó sẽ “đáp trả” lại Master bằng cách phát ra 1 tín hiệu “xác nhận” ACK bằng
cách kéo chân SDA xuống thấp trong xung thứ 9. Ngược lại, nếu không có Slave đáp
ứng lại, chân SDA vẫn ở mức cao trong xung giữ nhịp thứ 9 thì gọi là tín hiệu “không
xác nhận” – NOT ACK, lúc này Master cần có những ứng xử phù hợp tùy theo mỗi
trường hợp cụ thể, ví dụ Master có thể gởi STOP condition và sau đó phát lại địa chỉ
Slave khác…Như vậy, trong 9 bit của gói địa chỉ thì chỉ có 8 bit được gởi bởi Master,
bit còn lại là do Slave. Ví dụ Master muốn yêu cầu “đọc” dữ liệu từ Slave có địa chỉ
43, nó cần phát đi một byte như sau trên đường truyền: (43<<1)+1, trong đó (43<<1)
là dịch số 43 về bên trái 1 vị trí vì 7 bit địa chỉ nằm ở các vị trí cao trong gói địa chỉ,
sau đó cộng giá trị này với “1” tức là quá trình “đọc” được yêu cầu.

Hình 2. 43 Nguyên lý truyền I2C

General call – Cuộc gọi chung: khi Master phát đi gói địa chỉ có dạng 0 (thực
chất là 0+W) tức nó muốn thực hiện một cuộc gọi chung đến tất cả các Slave. Tất
nhiên, cho phép hay không cho phép cuộc gọi chung là do Slave quyết định. Nếu các
Slave được cài đặt cho phép cuộc gọi chung, chúng sẽ đáp lại Master bằng ACK. Cuộc
gọi chung thường xảy ra khi Master muốn gởi dữ liệu chung đến các Slaves. Chú ý là
cuộc gọi chung có dạng 0+R là vô nghĩa vì không thể có chuyện Master nhận dữ liệu
từ tất cả các Slave cùng thời điểm.
Data Packet Format – Định dạng gói dữ liệu: sau khi địa chỉ đã được phát đi,
Slave đã đáp lại Master bằng ACK thì quá trình truyền/nhận dữ liệu sẽ diễn ra giữa cặp
69
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Master/Slave này. Tùy vào bit R/W trong gói địa chỉ, dữ liệu có thể được truyền theo
hướng từ Master đến Slave hay từ Slave đến Master. Dù di chuyển theo hướng nào,
gói dữ liệu luôn bao gồm 9 bits trong đó 8 bits đầu là dữ liệu và 1 bit cuối là bit ACK.
Tám bits dữ liệu do thiết bị phát gởi và bit ACK do thiết bị nhận tạo ra. Ví dụ khi
Master thực hiện quá trình gởi dữ liệu đến Slave, nó sẽ phát ra 8 bits dữ liệu, Slave
nhận và phát lại ACK (kéo SDA xuống 0 ở xung thứ 9), sau đó Master sẽ quyết định
gợi tiếp byte dữ liệu khác hay không. Nếu Slave phát tín hiệu NOT ACK (không tác
động SDA ở xung thứ 9) sau khi nhận dữ liệu thì Master sẽ kết thúc quá trình gởi bằng
cách phát đi STOP condition. Hình bên dưới mô tả định dạng gói dữ liệu trong I2C.

Phối hợp gói địa chỉ và dữ liệu: một quá trình truyền/nhận I2C thường được bắt
đầu từ Master, Master phát đi một START condition sau đó gởi gói địa chỉ SLA+R/W
trên đường truyền. Tiếp theo nếu có một Slave đáp ứng lại, dữ liệu có thể truyền/nhận
liên tiếp trên đường truyền (1 hoặc nhiều byte liên tiếp). Khung truyền thông thường
được mô tả như hình bên dưới.

Hình 2. 44 Khung truyền I2C

70
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Multi-Master Bus –Đường truyền đa chip chủ: như đã trình bày ở trên, I2C là
chuẩn truyền thông đa chip chủ, nghĩa là tại một thời điểm có thể có nhiều hơn 1 chip
làm Master nếu các chip này phát ra START condition cùng lúc. Nếu các Master có
cùng yêu cầu và thao tác đối với Slave thì chúng có thể “cùng tồn tại” và quá trình
truyền/nhận có thể thành công. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp sẽ có một số Master
bị “thất lạc” (lost). Một Master bị lost khi nó truyền/nhận 1 mức cao trên SDA trong
khi các Master khác truyền/nhận 1 mức thấp. Truyền thông đa chip chủ tương đối
phức tạp và trong phần luận văn tôi chỉ sử dụng một phần nhỏ lý thuyết này để thiết kế
đồng hồ hiển thị dùng DS1307 nên nếu muốn tìm hiểu sâu các bạn có thể tham khảo từ
các nguồn tài liệu khác.

2.5.3 Giới thiệu về trang web www.pachube.com

Website được thành lập vào năm 2008, với ý tưởng ban đầu là mong muốn tạo
được một cộng đồng chia sẻ, kết nối các thiết bị, các sản phẩm với ứng dụng điều
khiển thời gian thực và lưu trữ dữ liệu. Website cho phép người dùng ghép nối các
thiết bị của họ với các ứng dụng để kiểm soát nó hoặc sử dụng các dữ liệu của nó.

Đây là một trang web có độ bảo mật, và độ tin cậy cao.Ngoài ra với giao diện thân
thiện, dễ tiếp cận và sử dụng, đồng thời tính năng tự động biểu đồ thời gian thực giúp
ta quan sát một cách trực quan, dễ dàng hơn.

Cách sử dụng và bắt đầu với Pachube

1. Tạo một tài khoản trên website

Sau khi tạo xong tài khoản, hệ thống sẽ tự động gởi vào email mà bạn đăng ký
tài khoản, link để active acount. Sau khi vào email để kích hoạt là bạn có thể
bắt đầu sử dụng nhũng ứng dụng của web.

2. Click vào biểu tượng để “khai báo” thiết bị của bạn

71
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

3. Sau khi click vào biểu tượng trên sẽ xuất hiện khung, yêu cầu chọn thiết bị bạn
muốn “khai báo”

Do tôi sử dụng Board Coduino nên tôi chọn vạo mục có biểu tượng của Kit Coduino

Sau đó điền vào các khung sau và click Next

72
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

73
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Click Create sẽ xuất hiện khung sau

Trong khung này, website cung cấp cho bạn feed ID là 92060 và Ipkey( trong đoạn
code cung cấp, stroll xuống để xem rõ hơn feedID và Ipkey )

74
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Click Finish để hoàn thành

Copy đoạn code đó và paste vào project của bạn, chỉnh sữa tên hiển thị các đại lượng,
biên dịch, upload code vào kit là bạn có ngay các thông số với giá trị, tên biến muốn
hiển thị, lên và hệ thống sẽ tự động vẽ biểu đồ thời gian thực của các đại lượng đó

75
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

76
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

3 THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN PHẦN CỨNG

3.1 Yêu cầu thiết kế

o Yêu cầu quan trọng nhất của thiết kế là nó phải mang tính kinh tế, phải
thực tế và phù hợp với tình hình nước ta.
o Mạch thiết kế phải tính toán và hiển thị công suất hiệu dụng của tải, năng
lượng điện tải tiêu thụ…
o Thiết kế phải đạt độ chính xác trong phạm vi sai số cho phép một cách
đơn giản mà không tốn nhiều công sức.
o Mạch chạy chính xác, ổn định, gọn nhẹ, dễ lắp đặt sữa chữa và giá thành
thấp
o Upload dữ liệu thu thập được lên web nhanh chóng và chính xác với thời
gian lập trình sẵn.
.

3.2 Phân tích

Như đã trình bày sơ bộ ở phần tổng quan về đề tài, thì có rất nhiều giải pháp
đưa ra trong việc hiện đại hóa công tác ghi điện, nhưng chủ yếu thuộc hai nhóm
chính
Nhóm 1: Nhóm giải pháp sử dụng các thiết bị cầm tay Handheld
Ưu điểm:
o Độ tin cậy cao khi ghi chỉ số công tơ
o Phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của nước ta nhờ giá
trị đầu tư thấp hơn so với các công nghệ khác.

Nhược điểm:

o Đòi hỏi phải có lao công đi ghi điện, nên tốn kém rất nhiều
chi phí về tiền và nguồn nhân lực.
o Xét về tính lâu dài, khi đời sống phát triển, và đòi hỏi phải
có một giải pháp khác hiện đại hơn, kinh tế hơn và mang
tính tự động hơn thì nó không thể đáp ứng được.

77
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

o Sai số do việc ghi chỉ số bằng tay và quá trình nhập liệu
vào máy tính thường xuyên xảy ra…

Nhóm 2: Giải pháp công nghệ đọc và quản lý công tơ điện từ xa

Ưu điểm:

o Thay thế hoàn toàn phương pháp ghi điện thủ công.
o Rất phù hợp và hiệu quả trong công tác quản lý hiện đại,
giảm thiểu tối đa sai sót trong quá trình xử lý số liệu.
o Giúp các công ty có được các thông số cần thiết để xây
dựng biểu đồ phụ tải, lập kế hoạch và phương án cấp điện
tốt hơn
o Có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng sử dụng điện có
thể theo dõi tình hình sử dụng điện của mình để dễ dàng
tiết kiệm điện, tiết kiệm chi phí…

Nhược điểm:

o Độ tin cậy lại phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ áp dụng
như: chất lượng sóng của nhà mạng ( CDMA, GSM, 3G),
cơ sở hạ tầng mạng cáp quang, nhiễu trên đường truyền
dây điện…
o Chi phí đầu tư cho công nghệ này rất cao, ngoài việc đầu
tư công tơ điện tử, khi áp dụng cần thêm thiết bị và hạ tầng
mạng để phục vụ việc truyền nhậ số liệu, giải pháp công
nghệ kèm theo.

Nếu so sánh hai giải pháp trên, thì giải pháp đọc và quản lý công tơ điện từ xa có nhiều
mặc ưu thế hơn. Mặt dù nhược điểm lớn nhất của nó là chi phí khá cao, và buộc phải
thay thế toàn bộ bằng công tơ điện tử nhưng xét về tính lâu dài, tính hiện đại hóa trong

78
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

công tác quản lý để mang lại hiểu quả cao, thì việc thay toàn bộ công tơ điện tử là điều
tất yếu.

Việc truyền bằng Internet so với truyền bằng các phương thức khác có khá nhiều ưu
điểm vượt trội, nên để giải quyết các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền
thì tôi chọn giải pháp truyền bằng Internet. Bởi ngày nay, internet phát triển cực
nhanh, với tốc độ nhanh, ổn định, và số người sử dụng Internet tại Việt Nam theo khảo
sát hiện nay là 40 triệu người, nên việc áp dụng phương thức truyền bằng Internet là
khả thi.

Còn về tính chính xác theo yêu cầu thiết kế thì IC ADE7753 thõa mãn các yếu tố đó,
bởi IC này chuyên dùng trong các Công tơ điện tử chuyên dụng, với độ chính xác rất
cao, độ trôi nhiệt độ rất thấp, nên có thể chạy ổn định trong các điều kiện khí hậu ở
nước ta.

Về tính kinh tế, trong đề tài tôi sử dụng

Linh Kiện Giá

IC ADE7753 2$

Atmega328 2.82$

W5100 4$

LCD 2$

Thêm vào chi phí các linh kiện khác, thì chi phí tổng cộng khoảng 300.000 VND

Giá này rất rẻ so với những công tơ điện tử trên thị trường hiện nay, nhưng
vẫn thõa mãn các yêu cầu về kỹ thuật,thêm vào đó không phải tốn thêm chi phí
thuê nhân công.

Từ những điều tìm hiểu trên, nên tôi chọn đề tài này và tin là sản phẩm của sẽ mang
tính ứng dụng cao, tính kinh tế và thõa mãn nhu cầu trong công tác hiện đại hóa của
nước ta trong tương lai.

79
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

3.3 Sơ đồ khối chi tiết và giải thích hoạt động

MÔ HÌNH TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI

220VAC

SCLK
LCD
TI DI
Coduino
ADE7753 DO UNO
smd
CS ETHERNET
SHIELD
TU

Giải thích

Về thiết kế, gồm hai khối chính thực hiện hai nhiệm vụ là thu thập dữ liệu điện và
upload dữ liệu đã thu thập được lên Web.

Kết quả đo sẽ hiển thị đồng thời lên LCD và trên Web

Kết quả hiển thị trên website www.pachube.com

80
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

3.3.1 Khối thu thập và xử lý dữ liêu điện:


Dùng mạch đo công suất một pha, mạch này chia làm hai khối:

Khối thứ nhất là khối xử lý tín hiệu vào có nhiệm vụ lấy mẫu tín hiệu dòng điện (từ
biến dòng CT) và tín hiệu áp (từ biến áp) để xử lý và lưu kết quả vào các thanh ghi
trong chíp.

Khối thứ hai là khối vi xử lý có nhiệm vụ đọc dữ liệu từ thanh ghi trong ADE7753 qua
giao tiếp SPI, sau đó xử lý kết quả đọc được và hiển thị ra LCD.

Sơ đồ mạch nguyên lý được trình bày trong hình dưới đây:

DVDD +5V
SK4 C27 C28
1 100nF 10uF
2 1 JP21 2

R34 10K

R33 10K

R2 10K

R31 10K

R30 10K

R39 10K

R40 10K

R10 10K

10K
3 AVDD
1 JP20 2
TBLK03 C29 C30

R7
100nF 10uF
+5V J1
C31 C32
0.1uF 0.1uF
RESET 5

HEADER 5
DIN 4
SK3 DOUT 3
AVDD
1 SCLK 2
2 C25 C26 /CS 1
100nF 10uF TP1
TBLK02 V1P 3.58MH C15
1 JP15 2 1 JP1 2 XTAL 22pF

2 JP2 1 C50
SH1A

33nF 1 20
R41 100 R50 1K 2 U1 19
C11 3 18 C14
33nF 4 17 22pF
5 16 J2
1 JP4 2 TP2 6 15
SH1B

HEADER 4
V1N 7 14 /IRQ 4
SK2 1 JP25 2 1 JP3 2 8 13 /SAG 3
1 9 12 ZX 2
2 10 11 CF 1
3 TP14 TP13 C51 ADE7753
AGND DGND R42 100 R51 1K 33nF
TBLK03 C21
2 JP11 1 33nF

2 JP10 1 1 JP9 2 TP5


V2N
SK1
1
2
R57 1K
TBLK02 C54
33nF

2 JP8 1 1 JP7 2
TP4
V2P
1 JP51 2
R53 499K

R56 1.0k/1%

R54 499K C53 C6 C5


33nF 100nF 10uF

AVDD

2 JP13 1
U4
C8 C7 1
100nF 10uF 3
2

MCP1525

Hình 3. 1 Khối xử lý tín hiệu vào

81
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Nguyên lý hoạt động:

Tín hiệu điện áp được đưa qua biến áp và sau đó được phân áp để đưa vào kênh áp của
ADE7753 để lấy mẫu.

Tương tự với kênh dòng, dòng điện đi qua biến dòng để giảm biên độ, sau đó qua trở
R( tải các bóng đèn) để chuyển sang dạng điện áp và đưa qua kênh dòng điện để lấy
mẫu và xử lý, kết quả từ tín hiệu dòng và áp được lưu vào trong các thanh ghi của
ADE7753.

3.3.2 Khối truyền dữ liệu thu thập được lên Enthernet dùng Kit Arduino
Ethernet Shield

Hình 3. 2 Khối truyền dữ liệu thu thập được lên website

Vi điều khiển Atmega328 trên Kit Coduino sẽ giao tiếp với ADE qua giao tiếp SPI
thông qua cable nối giữa hai khối, Atmega328 sẽ đọc các thanh ghi này và xử lý kết
quả đồng thời thông qua Arduino Ethernet Shield để truyền dữ liệu thu thập được lên
website.

82
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

3.3.3 Lưu đồ thuật toán

KHỞI TẠO CHO ADE7753

- Định nghĩa các thanh ghi ADE7753

- Khởi tạo giao tiếp SPI cho ADE7753

KHỞI TẠO CHO ETHERNET SHIELD VÀ PACHUBE

- Gọi thư viện Ethernet

- Định nghĩa các API key và FEED ID do website cung cấp

- Tạo MAC adrress cho ethernet controller

GIAO TIẾP SPI GIỮA ADE7753 VÀ CODUINO UNO SMD

-Set chân SS pin 10 của Ethenet tích cực cao , CS của ADE7753 tích cực thấp

-Khởi tạo giao tiếp SPI giữa ADE 7753 và Coduino

-Đọc và xử lý số liệu từ các thanh ghi,hiển thị kết quả lên LCD

-Set CS của ADE7753 tích cực cao

GIAO TIẾP SPI GIỮA ARDUINO ETH SHIELD & CODUINO UNO SMD

-Set chân CS pin 9 CS của ADE7753 tích cực cao,SS chân 10 của Ethenet tích
cực thấp

-Khởi tạo giao tiếp SPI giữa Coduino và Eth Shield

-Truyền các dữ liệu đã xử lý xong trong trên lên web

-Set SS của Eth Shield tích cực cao 83

-
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Một điều cần lưu ý là Arduino Ethernet Shield hoạt động mặt định trong giao tiếp SPI
ở MODE 0, vì vậy cần lưu ý vấn đề này khi chọn MODE trong giao tiếp SPI giữa
ADE7753 với Coduino UNO smd.

3.3.4 Mô tả các chức năng trong mỗi khối của giải thuật

Khối khởi tạo cho ADE7753

KHỞI TẠO CHO ADE7753

-Định nghĩa các thanh ghi ADE7753

- Khởi tạo giao tiếp SPI cho ADE7753

Định nghĩa các thanh ghi

Dựa vào Datasheet, và dùng lệnh theo cấu trúc

#define_TÊN THANH GHI_ĐỊA CHỈ

#define WAVEFORM 0x01

#define AENERGY 0x02

#define RAENERGY 0x03

#define LAENERGY 0x04

#define VAENERGY 0x05

…………………………….

Khởi tạo giao tiếp SPI

ADE7753::ADE7753()

pinMode(CS,OUTPUT);

84
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

digitalWrite(CS, HIGH);//disabled by default

// SPI Init

SPI.setDataMode(SPI_MODE2);

SPI.setClockDivider(SPI_CLOCK_DIV32);

SPI.setBitOrder(MSBFIRST);

SPI.begin();

Serial.begin(9600);//enable serial port

delay(10);

Khối khởi tạo cho Ethernet Shield và pachube

KHỞI TẠO CHO ETHERNET SHIELD VÀ PACHUBE

- Gọi thư viện Ethenet

- Định nghĩa các API key và FEED ID do website cung cấp

- Tạo MAC adrress cho ethernet controller

Gọi thư viện Ethernet

#include <Ethernet.h>

Định nghĩa các API key và Feed ID

#define APIKEY
"WueW2BexCCAT5Dm1u9wVTCUQfYaSAKxCRHlwTWVnU05VOD0g" // your
cosm api key

85
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

#define FEEDID 91636 // your feed ID

#define USERAGENT "Cosm Arduino Example (91636)" // user agent is the


project name

Tạo MAC address cho ethernet controller

// assign a MAC address for the ethernet controller.

// Newer Ethernet shields have a MAC address printed on a sticker on the shield

// fill in your address here:

byte mac[] = {0xDE, 0xAD, 0xBE, 0xEF, 0xFE, 0xED};

// fill in an available IP address on your network here,

// for manual configuration:

IPAddress ip(10,0,1,20);

// initialize the library instance:

EthernetClient client;

// if you don't want to use DNS (and reduce your sketch size)

// use the numeric IP instead of the name for the server:

IPAddress server(216,52,233,122); // numeric IP for api.pachube.com

//char server[] = "api.pachube.com"; // name address for pachube API

unsigned long lastConnectionTime = 0; // last time you connected to the server,


in milliseconds

86
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

boolean lastConnected = false; // state of the connection last time through the
main loop

const unsigned long postingInterval = 10*1000; //delay between updates to


Pachube.com

Khối giao tiếp SPI giũa ADE7753 và Coduino UNO smd

GIAO TIẾP SPI GIỮA ADE7753 VÀ CODUINO UNO SMD

-Set chân SS pin 10 của Ethenet tích cực cao , CS của ADE7753 tích cực thấp

-Khởi tạo giao tiếp SPI giữa ADE 7753 và Coduino

-Đọc và xử lý số liệu từ các thanh ghi,hiển thị kết quả lên LCD

-Set CS của ADE7753 tích cực cao

ADE7753 meter; // Init ADE7

meter.enableChip(); // enable Chip ADE7754, set CS of ADE7753 LOW to begin SPI


transfer

meter.ReadADE(); // read register in ADE7753

v1=meter.vrms();

i1=meter.irms();

……………………….

meter.setMode(0x0080);.

meter.setLineCyc(100);

e1=meter.getLAENERGY();

87
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

meter.setMode(0x0080);

meter.setLineCyc(200);.

e2=meter.getLAENERGY();

meter.setMode(0x0080);

meter.setLineCyc(300);

e3=meter.getLAENERGY();

delay(3000);

…………………………

meter.disableChip(); // set CS

Hiển thị LCD

lcd.clear();

lcd.setCursor(0, 0);

lcd.print("--Energy Meter--");

lcd.setCursor(0,1);

lcd.print(now.year());

lcd.setCursor(4,1);

lcd.print("/");

lcd.setCursor(5,1);

88
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

lcd.print(now.month());

lcd.setCursor(7,1);

lcd.print("/");

lcd.setCursor(8,1);

lcd.print(now.day());

lcd.setCursor(11,1);

lcd.print(now.hour());

lcd.setCursor(13,1);

lcd.print(":");

lcd.setCursor(14,1);

lcd.print(now.minute());

delay(2000);

lcd.clear();

lcd.setCursor(0, 0);

lcd.print("--Energy Meter--");

lcd.setCursor(0,1);

lcd.print(" Vrms: ");

lcd.print(Vrms);

//lcd.print(v1*kv*51.00);

lcd.setCursor(15,1);

89
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

lcd.print("V");

delay(2000);

lcd.clear();

lcd.setCursor(0, 0);

lcd.print("--Energy Meter--");

lcd.setCursor(0,1);

lcd.print(" Irms: ");

lcd.print(Irms);

lcd.setCursor(15,1);

lcd.print("A");

delay(2000);

lcd.clear();

lcd.setCursor(0, 0);

lcd.print("--Energy Meter--");

lcd.setCursor(0,1);

lcd.print("AEnergy: ");

lcd.print(AEnergy);

lcd.setCursor(15,1);

lcd.print("J");

90
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

…………………….

Khối giao tiếp SPI và truyền dữ liệu thu thập được lên website

GIAO TIẾP SPI GIỮA ARDUINO ETH SHIELD & CODUINO UNO SMD

-Set chân CS pin 9 CS của ADE7753 tích cực cao,SS chân 10 của Ethenet tích
cực thấp

-Khởi tạo giao tiếp SPI giữa Coduino và Eth Shield

-Truyền các dữ liệu đã xử lý xong trong trên lên web

-Set SS của Eth Shield tích cực cao

-
digitalWrite(10,LOW); // Init SPI transfer for w5100

// if there's incoming data from the net connection.

// send it out the serial port. This is for debugging

// purposes only:

if (client.available()) {

char c = client.read();

Serial.print(c);

// if there's no net connection, but there was one last time

// through the loop, then stop the client:

if (!client.connected() && lastConnected) {

Serial.println();

91
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Serial.println("disconnecting.");

client.stop();

// if you're not connected, and ten seconds have passed since

// your last connection, then connect again and send data:

if(!client.connected() && (millis() - lastConnectionTime > postingInterval))

meter.UploadEthernet();

sendData(Vrms, Irms);

………………………..

meter.ReadADE();

// store the state of the connection for next time through

// the loop:

lastConnected = client.connected();

digitalWrite(10,HIGH);//disable , stop SPI transfer of w5100

// this method makes a HTTP connection to the server:

void sendData(float thisVrms, float thisIrms)

92
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

// if there's a successful connection:

if (client.connect(server, 80))

Serial.println("connecting...");

// send the HTTP PUT request:

client.print("PUT /v2/feeds/");

client.print(FEEDID);

client.println(".csv HTTP/1.1");

client.println("Host: api.pachube.com");

client.print("X-PachubeApiKey: ");

client.println(APIKEY);

client.print("User-Agent: ");

client.println(USERAGENT);

client.print("Content-Length: ");

// calculate the length of the sensor reading in bytes:

// 8 bytes for "sensor1," + number of digits of the data:

int length = 3 + countDigits(thisVrms,2) + 2 + 5 + countDigits(thisIrms,2) + 3;

// calculate the length of the sensor reading in bytes:

93
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

client.println(length);

// last pieces of the HTTP PUT request:

client.println("Content-Type: text/csv");

client.println("Connection: close");

client.println();

// here's the actual content of the PUT request:

client.print("Vrms,");

client.println(thisVrms);

client.print("Irms,");

client.println(thisIrms);

…………………………

client.println();

client.println();

// note the time that the connection was made:

lastConnectionTime = millis();

Serial.println("data uploaded");

else

94
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

// if you couldn't make a connection:

Serial.println("connection failed");

else

// if you couldn't make a connection:

Serial.println("connection failed");

95
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

4 .KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Hình 4. 1 Mạch thực tế Evaluation Board ADE7753

Hình 4. 2 Tải tiêu thụ mẫu gồm 4 bóng đèn 100W

96
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Hình 4. 3 Mạch điều khiển Coduino UNO smd và Arduino Ethernet Shield

Hình 4. 4 Các giá trị hiển thị ngày, giờ lên LCD

97
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

98
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Hình 4. 5 Mạch điều khiển và hiện thị giá trị đo

99
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

Hình 4. 6 Dữ liệu thu thập được upload lên web

100
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

5 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

5.1 Kết luận


 Những điều đã làm được:

- Hiểu được lý thuyết, cách xây dựng và thiết kế được mạch công tơ mẫu sử
du ̣ng vi ma ̣ch ADE7753.
- Hiểu được lý thuyết về chuẩn giao tiếp SPI giữa mạch ADE7753 và kit
Arduino,Ethernet Shield.
- Hiểu về biến áp TU, và biến dòng TI sử dụng trong mạch.
- Hiểu nguyên tắc hoạt động, cách sử dụng và kết nối giữa Kit Arduino và
Ethenet Shield.
- Đã sử dụng thuần thục 1 Web có thể hiển thị các giá trị công suất tiêu thụ,
dòng, áp, cosφ …dưới dạng biểu đồ thời gian thực.
 Những điều chưa làm được:
- Mạch công tơ mẫu cần thẩm định, hiệu chỉnh, kiểm tra, nâng cao độ chính
xác bằng các thiết bị có độ chính xác cao trong các trung tâm thí nghiệm
điện, trung tâm kiểm định công tơ.
- Do thời gian hạn hẹp nên chưa thiết kế một website riêng của Điện lực Viêt
Nam có chức năng như website www.pachube.com

5.2 Hướng phát triển đề tài:

Do thời gian làm đề tài hạn hẹp, nên tôi dùng một web site có sẵn
www.pachube.com để truyền dữ liệu đọc được từ công tơ lên. Với ý tưởng khi phát
triển lên thành một website riêng của Điện lực Việt Nam, khi ấy Điện lực đóng vai trò
là adminstrator của website, thì định kỳ mỗi tháng, Điện lực Việt Nam chỉ cần gởi vào
tài khoản của các member ( trong trường hợp này là khách hàng tiêu thụ điện) các
thông số về công suất tiêu thụ và số tiền mà khách hàng phải chi trả cho Điện lực Việt
Nam. Khi các khách hàng nhận được thông báo về khoản tiền mà họ phải chi trả, cùng
với chỉ số điện tiêu thụ, thì họ có thể so sánh, đối chiếu với các thông số mà họ quan
sát từ tài khoản cá nhân của mình. Từ đó có những phản hồi cũng như có thể chi trả

101
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

tiền điện tiêu thụ hàng tháng bằng nhiều hình thức như chuyển khoản hoặc hình thức
do Điện lực Việt Nam quy định.

Việc áp dụng hình thức này sẽ giảm thiểu tối đa chi phí thuê người ghi điện định
kỳ, rồi thuê người thu tiền điện từng nhà một. Tuy áp dụng hình thức này sẽ thay thế
tất cả các công tơ cơ, tốn kém khá nhiều chi phí, nhưng xét về tính lâu dài, phát triển
lên hiện đại hóa công tác quản lý điện thì việc thay thế là tất yếu. Đây là đề tài hứa hẹn
sẽ mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí cho Nước nhà., góp phần không nhỏ trong
việc nâng cao hiệu suất quản lý, sản xuất kinh doanh của ngành Điện nói riêng.

Đồng thời, nó còn được ứng dụng rộng rãi trong việc giám sát điện tiêu thụ của các
thiết bị trong các nhà xưởng, tòa nhà thông minh nhằm giám sát các thông số cần được
cập nhật liên tục để bảo đảm an toàn như nhiệt độ, công suất, độ ẩm…

102
Thiết kế công tơ điện tử thông minh

6 TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] http://www.analog.com

[2] https://cosm.com/

[3] http://arduino.cc/

[4] http://www.wikipedia.org/

[5] https://code.google.com

103

You might also like