You are on page 1of 149

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


---------------------------------------

NGUYỄN THỊ THI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN PHÂN TÁN


TỚI HỆ THỐNG BẢO VỆ CHO LƯỚI PHÂN PHỐI
CÓ NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KĨ THUẬT


CHUYÊN NGÀNH: KĨ THUẬT ĐIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. BẠCH QUỐC KHÁNH

Hà Nội – Năm 2014


Luận văn 12B- HTĐ

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi, có
tham khảo một số tài liệu và báo chí trong và ngoài nước đã được xuất bản.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

NGUYỄN THỊ THI

Nguyễn Thị Thi i


Luận văn 12B- HTĐ

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Bạch Quốc Khánh-
người thầy đã tận tình chỉ bảo và cung cấp cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm để
tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn quý thầy, cô bộ môn Hệ thống điện-
Viện Điện- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ
kiến thức cho tôi trong suốt khoảng thời gian tôi theo học tại trường. Tôi cũng xin
gửi lời cảm ơn tới các anh chị, các bạn trong lớp cao học Hệ thống điện- 2012B đã
đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng học tập và tiến bộ. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới tổng
công ty Điện Lực Hưng Yên đã cung cấp cho tôi thông tin hữu ích trong quá trình
tôi tìm hiểu và hoàn thiện luận văn.Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình tôi, nơi mà
tình yêu thương đã chắp cánh cho những ước mơ của tôi trở thành sự thật. Tôi xin
trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp của tôi tại khoa Điện- Trường Đại học sư phạm
kỹ thuật Hưng Yên đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học này.

Nguyễn Thị Thi

Nguyễn Thị Thi ii


Luận văn 12B- HTĐ

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LƯỚI PHÂN PHỐI VÀ HỆ THỐNG BẢO VỆ
CỦA LƯỚI PHÂN PHỐI ...................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về lưới phân phối ...................................................................... 4
1.1.1. Đặc điểm công nghệ lưới phân phối trung áp........................................ 5
1.1.2. Sơ đồ lưới điện phân phối ...................................................................... 8
1.2. Hệ thống bảo vệ của lưới phân phối ........................................................... 9
1.2.1. Rơle bảo vệ quá dòng ........................................................................... 11
1.2.2. Máy cắt tự đóng lại (Recloser) ............................................................. 20
1.2.3. Cầu chì ................................................................................................. 24
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN ĐỐI VỚI LƯỚI PHÂN PHỐI .................... 32
2.1. Nguồn điện phân tán ................................................................................. 32
2.1.1. Một số khái niệm về nguồn điện phân tán ........................................... 32
2.1.2. Triển vọng phát triển nguồn điện phân tán ......................................... 34
2.2. Các công nghệ tạo nguồn điện phân tán ................................................... 38
2.2.1. Động cơ đốt trong (động cơ sơ cấp) ..................................................... 40
2.2.2. Microturbines ....................................................................................... 41
2.2.3. Turbines nhỏ ........................................................................................ 42
2.2.4. Pin nhiên liệu ....................................................................................... 42
2.2.5. Pin quang điện (Photovoltaics) ............................................................ 43
2.2.6. Turbine gió ........................................................................................... 43
2.3. Mức độ thâm nhập và phân tán của nguồn DG trên lưới phân phối ...... 45

Nguyễn Thị Thi iii


Luận văn 12B- HTĐ

2.4. Ảnh hưởng của việc kết nối nguồn điện phân tán trong vận hành lưới
phân phối điện .................................................................................................. 46
2.4.1. Trạng thái ổn định và sự kiểm soát ngắn mạch................................... 46
2.4.2. Chất lượng điện năng .......................................................................... 46
2.4.3. Điều khiển điện áp và công suất phản kháng ...................................... 47
2.4.4. Các dịch vụ phụ thuộc.......................................................................... 48
2.4.5. Tính ổn định và khả năng của DG để chống chịu các nhiễu loạn ...... 48
2.4.6. Các vấn đề về bảo vệ............................................................................. 49
2.4.7. Cách ly và chế độ vận hành cách ly ..................................................... 49
Chương 3: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN ĐỐI
VỚI BẢO VỆ CỦA LƯỚI PHÂN PHỐI ............................................................ 51
3.1. Tác động của nguồn điện phân tán tới hệ thống bảo vệ của lưới phân
phối ................................................................................................................... 51
3.1.1. Ảnh hưởng của máy biến áp kết nối ở đầu ra của nguồn điện phân tán
....................................................................................................................... 52
3.1.2. Mất nguồn ở phía cao của MBA nối với hệ thống. .............................. 55
3.1.3. Dòng điện sự cố từ các nguồn điện phân tán....................................... 56
3.1.4. Sự gia tăng của các dòng điện trong các chế độ ngắn mạch ............... 57
3.1.5.Tác động đến hoạt động của rơ le bảo vệ quá dòng. ............................. 57
3.1.6.Tác động dến sự vận hành của tự động đóng lại .................................. 58
3.1.6.1. Tự đóng lại tác động với sự cố ngoài vùng bảo vệ........................... 58
3.1.6.2. Ngăn cản tự động đóng lại thành công. ........................................... 59
3.1.6.3. Tự đóng lại không đồng bộ.............................................................. 59
3.1.7. Sự phối hợp giữa thiết bị tự đóng lại và cầu chì .................................. 60
3.1.8. Tác động đến việc cài đặt chỉnh định rơle. .......................................... 63
3.1.8.1. Vấn đề phối hợp bảo vệ................................................................... 64
3.1.8.2. Vấn đề truyền tín hiệu khi có kết nối nguồn phân tán ...................... 67
3.1.9. Các vấn đề về điện áp của lưới điện. .................................................... 69
3.1.9.1.Vấn đề về điều chỉnh điện áp trên lưới điện. .................................... 69

Nguyễn Thị Thi iv


Luận văn 12B- HTĐ

3.1.9.2. Đóng cắt cáctụ bù trên lưới điện. .................................................... 70


3.1.9.3. Điều khiển đóng cắt tụ bù bằng bộ điều khiển thời gian .................. 70
3.1.9.4. Điều khiển đóng cắt tụ bù bằng bộ điều khiển điện áp..................... 70
3.1.9.5. Các vấn đề đối với sa tải phụ tải tần số thấp ................................... 71
3.1.10. Vấn đề với hòa đồng bộ.................................................................... 72
3.2. Đánh giá ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đối với lưới điện phân
phối 35kV khu vực Khoái Châu- Hưng Yên ................................................... 73
3.2.1. Giới thiệu tổng quan về lưới điện Hưng Yên ....................................... 73
3.2.2. Hệ thống bảo vệ trang bị cho lộ đường dây 373- E28.2 ....................... 74
3.2.3. Kiểm tra sự phối hợp làm việc của recloser và cầu chì trước và sau khi
có nguồn phân tán ......................................................................................... 78
3.2.3.1. Kiểm tra sự phối hợp làm việc của recloser và cầu chì trước khi có
nguồn điện phân tán .................................................................................... 78
3.2.3.2. Kiểm tra sự phối hợp làm việc của recloser và cầu chì sau khi có
nguồn điện phân tán kết nối vào đường dây ................................................. 80
3.2.3.2.1. Kiểm tra sự làm việc của recloser khi ngắn mạch một pha chạm
đất cuối đường dây, DG nằm trước điểm ngắn mạch và recloser nằm trước
DG ........................................................................................................... 80
3.2.3.2.2. Kiểm tra sự làm việc của cầu chì khi ngắn mạch ba pha chạm đất
cuối đường dây rẽ nhánh, DG nằm cuối trục chính, phía sau recloser...... 82
3.2.3.2.3. Kiểm tra sự làm việc của cầu chì khi ngắn mạch một pha chạm
đất tại các điểm rẽ nhánh, DG nằm trên rẽ nhánh. ................................... 85
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 88
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 91
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 92

Nguyễn Thị Thi v


Luận văn 12B- HTĐ

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG VIỆT

DG Nguồn điện phân tán

LPP Lưới điện phân phối

TĐL Tự đóng lại

HTĐ Hệ thống điện

TĐN Thủy điện nhỏ

PV Pin quang điện

DGpen Mức độ thâm nhập nguồn phân tán

DGdis Mức độ phân tán của nguồn phân tán

MBA Máy biến áp

TBA Trạm biến áp

Nguyễn Thị Thi vi


Luận văn 12B- HTĐ

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Hệ số tính toán thời gian tác động của role quá dòng theo đặc tính phụ
thuộc ..................................................................................................................... 13
Bảng 1.2. Đặc tính cầu chì loại K và loại T............................................................ 28
Bảng 1.3. Lựa chọn và kiểm tra cầu chì ................................................................. 31
Bảng 2.1. Thông số của một số DG sử dụng nhiên liệu hóa thạch .......................... 39
Bảng 2.2. Thông số của một số DG sử dụng năng lượng tái tạo ............................. 40
Bảng 3.1. Bảng hệ số K dùng để phối hợp bảo vệ giữa reloser và cầu chì .............. 62
Bảng 3.2 Thông số của recloser ............................................................................. 75
Bảng 3.3. Thông số của cầu chì ............................................................................. 76
(1)
Bảng 3.4. Giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha chạm đất I N và thời gian cắt của
recloser theo đặc tính A ......................................................................................... 78
(3)
Bảng 3.5. Giá trị dòng điện ngắn mạch 3 pha chạm đất I N và thời gian cắt của
recloser theo đặc tính A và thời gian cắt của cầu chì .............................................. 79
(1)
Bảng 3.6. Giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha chạm đất I N và thời gian cắt của
recloser theo đặc tính A khi có DG tại nút 4 .......................................................... 81
(1)
Bảng 3.7. Giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha chạm đất I N và thời gian cắt của
recloser theo đặc tính A khi có DG tại nút 62 ........................................................ 81
(1)
Bảng 3.8. Giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha chạm đất I N và thời gian cắt của
recloser theo đặc tính A khi có DG tại nút 143 ...................................................... 82
(3)
Bảng 3.9. Giá trị dòng điện ngắn mạch 3 pha chạm đất I N tại nút 13 chạy qua
recloser và cầu chì F19, thời gian cắt lần 1 của recloser và thời gian nóng chảy của
cầu chì F19 ............................................................................................................ 83
(3)
Bảng 3.10. Giá trị dòng điện ngắn mạch 3 pha chạm đất I N tại nút 45 chạy qua
recloser và cầu chì F61, thời gian cắt lần 1 của recloser và thời gian nóng chảy của
cầu chì F61 ............................................................................................................ 83

Nguyễn Thị Thi vii


Luận văn 12B- HTĐ

(3)
Bảng 3.11. Giá trị dòng điện ngắn mạch 3 pha chạm đất I N tại nút 96 chạy qua
recloser và cầu chì F142, thời gian cắt lần 1 của recloser và thời gian nóng chảy của
cầu chì F142 .......................................................................................................... 84
(1)
Bảng 3.12. Giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha chạm đất I N tại nút 20 chạy qua
recloser và cầu chì F19, thời gian cắt lần 2 của recloser và thời gian nóng chảy của
cầu chì F19 ............................................................................................................ 86
(1)
Bảng 3.13. Giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha chạm đất I N tại nút 62 chạy qua
recloser và cầu chì F61, thời gian cắt lần 2 của recloser và thời gian nóng chảy của
cầu chì F61 ............................................................................................................ 86
(1)
Bảng 3.14. Giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha chạm đất I N tại nút 142 chạy qua
recloser và cầu chì F142, thời gian cắt lần 2 của recloser và thời gian nóng chảy của
cầu chì F142 .......................................................................................................... 87

Nguyễn Thị Thi viii


Luận văn 12B- HTĐ

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1.1. Lưới phân phối trung áp ba pha................................................................ 7
Hình 1.2. Cấu trúc lưới điện phân phối trung áp ...................................................... 9
Hình 1.3. Mô hình đường dây phân phối trung áp hình tia và các bảo vệ ............... 10
Hình 1.4. Đặc tính thời gian tác động của bảo vệ quá dòng.................................... 12
Hình 1.5. Đặc tính thời gian cắt loại IEC Standard Inverse (SI) ............................. 14
Hình 1.6. Nguyên tắc hpối hợp thời gian bảo vệ của các rơle quá dòng ................. 16
Hình 1.7. Nguyên tắc bảo phối hợp thời gian bảo vệ theo đặc tính độc lập ........... 17
Hình 1.8. Nguyên tắc bảo phối hợp thời gian bảo vệ theo đặc tính phụ thuộc ........ 17
Hình 1.9. Đặc tính cắt nhanh của bảo vệ quá dòng cắt nhanh ................................. 19
Hình 1.10. Tác động chuỗi của một recloser .......................................................... 21
Hình 1.11. Thời gian đóng lặp lại theo chu kỳ của recloser................................... 22
Hình 1.12. Các đường đặc tính tác động của một recloser...................................... 23
Hình 1.13. Kết cấu cầu chì..................................................................................... 26
Hình 1.14. Đặc tính giới hạn dòng điện chảy và khả năng cắt của cầu chì.............. 27
Hình 1.15. Đặc tính ampe- giây của cầu chì .......................................................... 27
Hình 1.16. Đặc tính ampe- giây của các cầu chì loại T- NEMA ............................. 29
Hình 1.17. Đặc tính ampe- giây của các cầu chì loại K- NEMA ............................ 30
Hình 2.1. Mô tả kết nối nguồn điện phân tán ......................................................... 34
Hình 2.2. Dự báo phát triển các nguồn phân tán đến 2030 ..................................... 37
Hình 2.3. Sơ đồ nguyên lý động cơ đốt trong......................................................... 41
Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý Microturbinnhor .......................................................... 41
Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý Turbinnhor nhỏ ............................................................ 42
Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lý Pin nhiên liệu............................................................... 42
Hình 2.7. Minh họa nguồn phân tán pin quang điện ............................................... 43
Hình 2.8 Minh họa nguồn điện phân tán turbines gió ............................................ 44
Hình 2.9. Chi phí đơn vị lắp đặt các loại nguồn điện [14] ...................................... 44
Hình 3.1: Sơ đồ nguồn điện phân tán kết nối với lưới điện thông qua máy biến áp
Y0 /  ..................................................................................................................... 53

Nguyễn Thị Thi ix


Luận văn 12B- HTĐ

Hình 3.2. Tự đóng lại tác động với sự cố ngoài vùng bảo vệ.................................. 58
Hình 3.3. Phối hợp bảo vệ giữa thiết bị tự đóng lại và cầu chì ............................... 60
Hình 3.4. Sơ đồ mô tả trường hợp cầu chì tác động trước thiết bị tự đóng lại ......... 62
Hình 3.5. Sơ đồ mô tả trường hợp cầu chì tác động với sự cố ngoài vùng bảo vệ... 63
Hình 3.6. Sơ đồ mô tả tác động của nguồn điện phân tán đến các sự cố ở xuất tuyến
lân cận ................................................................................................................... 65
Hình 3.7. Sơ đồ một sợi đường dây 373- E28.2 mô phỏng trên phần mềm PSS/
ADEPT ................................................................................................................. 77

Nguyễn Thị Thi x


Luận văn 12B- HTĐ

MỞ ĐẦU
Bên cạnh cấu trúc truyền thống của lưới phân phối, kết nối từ các trạm biến
áp trung gian tới các khách hàng dùng điện thì ngày càng có nhiều các nguồn phát
điện nhỏ được kết nối vào lưới điện phân phối hoặc sử dụng độc lập.Lợi ích nguồn
điện phân tán mang lại thúc đẩy nó phát triển rộng khắp các quốc gia trên thế
giới.Tỷ trọng điện năng phát ra từ nguồn điện phân tán ngày càng lớn và tốc độ tăng
đặc biệt nhanh trong những năm gần đây.Việt Nam cũng là một quốc gia nằm trong
xu thế phát triển đó.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nguồn điện phân tán mang lại, việc kết nối
nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối cũng kéo theo một số vấn đề kỹ thuật
cần giải quyết như: chất lượng điện năng, điều chỉnh điện áp, bảo vệ rơle…Gần đây
đã có nhiều nghiên cứu đề cấp đến ảnh hưởng của nguồn DG tới chất lượng điện áp
và tổn thất công suất trên lưới. Các nghiên cứu này chưa phân tích, đánh giá đầy đủ
những ảnh hưởng của nguồn DG tới hệ thống bảo vệ của lưới phân phối.Vì vậy, tác
giả tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn DG tới hệ thống bảo vệ của lưới
phân phối.Tác giả sẽ đi sâu phân tích ảnh hưởng của nguồn DG tới dòng điện ngắn
mạch và sự làm việc cũng như phối hợp làm việc của các thiết bị bảo vệ trên lưới
phân phối. Tác giả kiểm chứng lý thuyết bằng cách mô phỏngmột lộ đường dây
35kV thuộc lưới phân phối khu vực Khoái Châu- Hưng Yên bằng phần mềm phân
tích lưới phân phối PSS/ ADEPT, tính toán mô phỏng các dạng sự cố khi có DG kết
nối vào lưới phân phối với các mức độ thâm nhập và vị trí thâm nhập khác nhau. Từ
đó đưa ra khuyến cáo khi lên phương án xây dựng, kết nối nguồn phân tán vào lưới
phân phối.
Mục tiêu của luận văn:
Nghiên cứu sự làm việc của hệ thống bảo vệ lưới phân phối khi có kết nối với
các nguồn phân tán. Cụ thể:
- Nghiên cứu cấu trúc bảo vệ rơle của lưới phân phối, các thông số cài
đặt chỉnh định hệ thống bảo vệ lưới phân phối

Nguyễn Thị Thi 1


Luận văn 12B- HTĐ

- Phân tích sự làm việc của hệ thống bảo vệ trong các kịch bản kết nối
các nguồn điện phân tán trong lưới phân phối.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le cho lưới
phân phối khi có nguồn điện phân tán và áp dụng tính toán bảo vệ cho lộ đường dây
373- E28.2 trên địa bàn huyện Khoái Châu- tỉnh Hưng Yên.
Để hoàn thành những nội dung trên, cấu trúc luận văn bao gồm các chương
sau:
Chương 1. Tổng quan về lưới phân phối và hệ thống bảo vệ của lưới phân
phối.
Trình bày về cấu trúc chung của một lưới phân phối, hệ thống bảo vệ chung
cho một lưới phân phối, nguyên lý làm việc của các bảo vệ trên lưới phân phối
Chương 2. Tổng quan về nguồn điện phân tán và ảnh hưởng của nguồn điện
phân tán đối với lưới phân phối.
Trình bày khái niệm về nguồn điện phân tán, công nghệ nguồn phân tán hiện
có, triển vọng phát triển nguồn điện phân tán của thế giới và của Việt Nam trong
tương lai.
Phân tích ảnh hưởng của nguồn điện phân tán khi kết nối và vận hành cùng
lưới phân phối: ảnh hưởng tới dòng điện ngắn mạch và trạng thái ổn định hệ thống
lưới điện phân phối, ảnh hưởng tới sự làm việc của các bảo vệ trên lưới phân phối,
ảnh hưởng tới chất lượng điện năng, vấn đề điều khiển điện áp và các dịch vụ phụ
thuộc khác.
Chương 3. Phân tích ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đối với bảo vệ của
lưới điện phân phối.
Trình bày những tác động của nguồn điện phân tán tới hệ thống bảo vệ của
lưới điện phân phối.
Đánh giá ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đối với lưới điện phân phối
35kV khu vực Khoái Châu- Hưng Yên.
Mô phỏng lưới điện phân phối lộ đường dây 373 bằng phần mềm phân tích
lưới điện phân phối PSS/ ADEPT. Xây dựng các kịch bản kiểm tra sự làm việc của

Nguyễn Thị Thi 2


Luận văn 12B- HTĐ

recloser đầu đường dây và cầu chì rẽ nhánh trước khi có nguồn điện phân tán và sau
khi có kết nối nguồn phân tán ở những mức độ thâm nhập và vị trí thâm nhập khác
nhau. Kết luận những trường hợp cầu chì và recloser làm việc sai.

Nguyễn Thị Thi 3


Luận văn 12B- HTĐ

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LƯỚI PHÂN PHỐI VÀ HỆ


THỐNG BẢO VỆ CỦA LƯỚI PHÂN PHỐI
1.1. Tổng quan về lưới phân phối

Lưới điện là tập hợp toàn bộ đường dây và trạm biến áp kết nối với nhau theo
những nguyên tắc nhất định có chức năng truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến
nơi tiêu thụ. Mỗi loại lưới điện có các đặc tính và quy luật hoạt động khác nhau.
Trên hệ thống điện Việt Nam, lưới điện được chia làm 3 loại chính:
- Lưới truyền tải 200kV÷500kV nối liền các nhà máy điện với nhau và với các
nút phụ tải khu vực- các trạm biến áp khu vực, tạo ra hệ thống điện quốc gia
- Lưới cung cấp khu vực 110kV, lấy điện từ các trạm trung gian khu vực hoặc
từ thanh cái cao áp các nhà máy điện cung cấp cho các trạm trung gian địa phương
- Lưới phân phối là lưới điện sau các trạm biến áp trung gian địa phương, kết
nối trực tiếp với lưới truyền tải để cấp điện tới các phụ tải tiêu thụ. Lưới phân phối
được chia thành: lưới phân phối trung áp (6kV, 10kV, 22kV, 35 kV) và lưới phân
phối hạ áp (380/220V).
Lưới điện phân phối trung áp (phạm vi nghiên cứu của đề tài- sau đây gọi tắt
là lưới điện phân phối- LPP) làm nhiệm vụ phân phối điện năng từ các trạm trung
gian (hoặc các trạm khu vực hoặc thanh cái nhà máy điện) cho các phụ tải. Lưới
phân phối có nhiệm vụ chính trong việc đảm bảo chất lượng phục vụ phụ tải gồm 2
yêu cầu chính: chất lượng điện áp và độ tin cậy cung cấp điện. Các khối cơ bản của
LPP là:
+ Trạm biến áp trung gian, biến đổi điện năng sơ cấp của máy biến áp (MBA)
ở các cấp điện áp cao (110kV, 220kV) cấp cho các LPP địa phương, thường được
trang bị bộ chuyển đổi đầu phân áp để nâng cao chất lượng điện áp của mạng địa
phương.
+ Lưới phân phối trung áp được thiết kế dưới dạng đường dây không hoặc
cáp ngầm , có cấp điện áp 6kV, 10kV, 22kV, 35kV thiết kế phù hợp với địa hình
từng khu vực, có nhiệm vụ cấp điện cho các trạm biến áp phân phối hạ áp

Nguyễn Thị Thi 4


Luận văn 12B- HTĐ

+ Trạm biến áp phân phối hạ áp, với mật độ dày đặc trên lưới phân phối, biến
đổi điện năng từ cấp điện áp trung áp xuống cấp điện áp hạ áp (0,4kV) cấp điện trực
tiếp cho phụ tải. Trạm biến áp phân phối hạ áp có thể xây dựng dưới dạng trạm treo,
trạm bệt, trạm hợp bộ tùy theo công suất, yêu cầu của phụ tải hạ áp.

1.1.1. Đặc điểm công nghệ lưới phân phối trung áp

Có 2 loại công nghệ lưới phân phối điện trung áp được sử dụng trên thế giới
và Việt Nam:
a. Lưới phân phối trung áp 3 pha 3 dây
Lưới này chỉ có 3 dây pha, các máy biến áp phân phối được cấp điện bằng
điện áp dây.
Đặc điểm của lưới này là khi có chạm đất một pha, nếu dòng chạm đất do điện
dung các pha đối với đất lớn sẽ xảy ra hồ quang lặp lại, hiện tượng này gây quá điện
áp khá lớn ( đến 3,5 điện áp pha) có thể làm hỏng cách điện của đường dây và máy
biến áp.
Để khắc phục người ta nối đất trung tính các cuộn dây của máy biến áp (gọi là
nối đất làm việc). Trung tính của máy biến áp được nối đất theo các cách sau đây:
- Nối đất trực tiếp: Loại trừ hiện tượng hồ quang lặp lại bằng cách cắt ngay
đường dây vì lúc này chạm đất sẽ gây ra dòng ngắn mạch lớn. Bất lợi của cách nối
đất này là dòng điện ngắn mạch quá lớn có thể gây nguy hại cho lưới điện, và nhiễu
thông tin.
- Nối đất qua tổng trở: tổng trở có thể là điện trở hay điện kháng nhằm giảm
dòng ngắn mạch xuống mức cho phép.
- Nối đất qua cuộn dập hồ quang: điện kháng của cuộn dập hồ quang ( còn
gọi là cuộn Petersen) tạo ra dòng điện cảm triệt tiêu dòng điện điện dung khi chạm
đất làm cho dòng điện tổng đi qua điểm chạm đất nhỏ đến mức không gây ra hồ
quang lặp lại. Do đó chạm đất một pha lưới điện vẫn vận hành được. Nhược điểm
khi chạm đất 1 pha thì pha lành chịu điện áp dây, nên phải chế tạo cách điện các pha
theo áp dây, sự cố hồ quang dao động có thể gây quá điện áp trên cách điện, cuộn

Nguyễn Thị Thi 5


Luận văn 12B- HTĐ

dập hồ quang phải được điều chỉnh để thích nghi với cấu trúc vận hành của lưới
điện, sơ đồ phức tạp và khó tìm chỗ chạm đất, ngoài ra giá thành cao.
- Trên hình 1.1c là sơ đồ lưới điện khi chạm đất 1 pha. Trong trạng thái bình
thường, có dòng điện giữa các pha và đất do điện dung pha- đất C0-đ sinh ra nhưng 3
dòng này triệt tiêu nhau nên không có dòng điện đi vào đất. Khi 1 pha chạm đất, ví
dụ pha C chạm đất thì đất mang điện áp pha C, dòng điện do điện dung pha C là
ICc=0, do đó xuất hiện dòng điện dung IC=ICa+ ICb đi vào điểm chạm đất và gây hồ
quang. Nếu có nối đất trung tính máy biến áp thì khi pha C chạm đất, khi đó do
dòng điện đi vào đất sẽ là Iđ=Inđ+IC. Nếu nối đất trực tiếp hay qua điện trở, điện
kháng thì dòng này có giá trị khá lớn (là dòng ngắn mạch một pha) và làm cho máy
cắt đầu đường dây chạm đất khỏi nguồn điện. Nếu là cuộn dập hồ quang thì dòng
này sẽ là dòng điện cảm IL ngược pha với dòng IC, tạo ra dòng điện tổng Iđ=IL+IC
có giá trị rất nhỏ (xung quanh 0) nên không gây hồ quang và đường dây không bị
cắt điện.
Trong thực tế lưới điện trên không 6-10kV không phải nối đất, lưới cáp thì
phải tính toán cụ thể, lưới trên 22kV trở lên nhất định phải nối đất theo một trong
các cách trên.
b. Lưới phân phối trung áp 3 pha 4 dây
Lưới này ngoài 3 dây pha còn có một dây trung tính, các máy biến áp phân
phối được cấp điện bằng điện áp dây (máy biến áp 3 pha) hoặc điện áp pha (máy
biến áp 1 pha). Trung tính của các cuộn dây trung áp được nối đất trực tiếp. Đối với
loại lưới điện này khi chạm đất là ngắn mạch.
Việt Nam sử dụng cả 2 loại công nghệ này.

Nguyễn Thị Thi 6


Luận văn 12B- HTĐ

MBA nguồn Đường trục pha 3 dây

MBA Nhánh 3 pha MBA Nhánh 2 pha


phụ tải 3 pha phụ tải 2 pha

a. Lưới điện 3 pha 3 dây

MBA nguồn Đường trục pha 4 dây

MBA MBA Nhánh 2 pha+ Nhánh 1 pha+


phụ tải 1 pha phụ tải 1 pha trung tính trung tính

Nối đất lặp lại


b. Lưới điện 3 pha 4 dây

a a
b

I Cc ICb ICa
c b


Inđ Ic=ICa+I Cb Hình 1.1. Lưới phân phối trung áp ba pha
c.

Hình 1.1. Lưới phân phối trung áp ba pha

Nguyễn Thị Thi 7


Luận văn 12B- HTĐ

1.1.2. Sơ đồ lưới điện phân phối

Lưới điện phân phối với mật độ khá dày đặc, là lưới trung gian kết nối giữa
các trạm biến áp trung gian (nguồn) và các khách hàng tiêu thụ điện năng (phụ tải).
Cấu trúc lưới phân phối được chia làm 3 loại chính: Cấu trúc hình tia không phân
đoạn (hình 1.2) Cấu trúc hình tia phân đoạn (hình 1.3) và cấu trúc mạch vòng kín
vận hành hở (hình 1.4)
Ở các đô thị lớn, LPP thường là lưới cáp điện ngầm với mật độ phụ tải rất
cao, độ tin cậy cung cấp điện được yêu cầu cao nên cấu trúc thường gặp của lưới là
cấu trúc mạng kín vận hành hở.
Ở các vùng nông thôn LPP thường thấy là đường dây trên không mật độ phụ
tải không cao, mức độ đòi hỏi về tin cậy cung cấp điện thấp hơn khu vực đô thị nên
cấu trúc được lựa chọn là lưới hình tia. Các trục chính được yêu cầu có các thiết bị
phân đoạn để tăng độ tin cậy. Các thiết bị phân đoạn có thể là dao cách ly, cầu dao
phụ tải, thiết bị tự đóng lại (TĐL) hoặc cao hơn có thể là máy cắt phân đoạn.

Nguyễn Thị Thi 8


Luận văn 12B- HTĐ

Nguồn

A) TBPĐ

Nguồn TBPĐ
TBPĐ

B)

TBPĐ TBPĐ

Điểm mở
TBPĐ TBPĐ
Nguồn

C)

Hình 1.2. Cấu trúc lưới điện phân phối trung áp

1.2. Hệ thống bảo vệ của lưới phân phối

Để đảm bảo hệ thống điện (HTĐ) hoạt động hiệu quả trong vận hành, nhất là
khi xuất hiện sự cố, các thiết bị bảo vệ và hệ thống bảo vệ rơle (BVRL) có vai trò
vô cùng quan trọng.

Nguyễn Thị Thi 9


Luận văn 12B- HTĐ

Thiết bị bảo vệ phải theo dõi liên tục các chế độ vận hành của HTĐ nói
chung cũng như của từng khu vực lưới điện nói riêng, phát hiện kịp thời những hư
hỏng và chế độ làm việc không bình thường của HTĐ
Lưới phân phối có nhiều cấp điện áp khác nhau: 6kV, 10kV, 22kV, 35kV, có
phạm vi phân phối theo vùng trong thành phố, huyện, thị xã, có bán kính cấp điện
quá dài so với quy định, trên đó có nhiều trạm biến áp trung gian (TBATG), TBA
phụ tải và nhiều nhánh rẽ đấu nối vào đường trục chính. Để bảo vệ cho lưới phân
phối hình tia người ta dùng bảo vệ chính là bảo vệ quá dòng và các máy cắt đặt tại
đầu các phân đoạn, kết hợp với việc đặt các cầu chì bảo vệ đầu các rẽ nhánh và thiết
bị tự đóng lại giữa đường dây tăng cường độ tin cậy cung cấp điện khi xuất hiện
ngắn mạch thoáng qua. Một đường dây trung áp hình tia điện áp 36 kV được trang
bị những thiết bị bảo vệ phổ biến như sau:
A

B C
Đường trục chính
MC BI
HT R
C
I> Rẽ nhánh
F F F F

MBA hạ áp MBA hạ áp

PT PT PT PT

Chú thích:

MC Máy cắt I> Rơle bảo vệ quá dòng

BI Biến dòng điện C Tụ bù ngang


F Cầu chì R Relay tự đóng lại

Hình 1.3. Mô hình đường dây phân phối trung áp hình tia và các bảo vệ
Bảo vệ quá dòng và máy cắt được trang bị ở đầu đường dây dùng để mục
đích cách ly các sự cố vĩnh cửu trên toàn lưới điện.Khi dòng điện sự cố trong lưới

Nguyễn Thị Thi 10


Luận văn 12B- HTĐ

điện đạt đến giá trị dòng điện khởi động của rơle bảo vệ quá dòng, thì rơle sẽ gửi tín
hiệu tác động đến máy cắt để máy cắt tác động.Tốc độ tác động tỉ lệ thuận với biên
độ của dòng điện ngắn mạch.
Cầu chì được sử dụng để cách ly các sự cố vĩnh cửu ở phía phụ tải.
Rơle tự động đóng lại trên lưới điện cũng được trang bị rơle bảo vệ quá dòng
và quá dòng thứ tự không, sử dụng để cách ly các sự cố vĩnh cửu xảy ra trên đoạn
đường dây BC.Ngoài ra tự động đóng lại còn có nhiệm vụ loại trừ các sự cố thoáng
qua trên lưới điện. Nếu có sự cố thoáng qua trên đoạn đường dây BC, rơle tự động
đóng lại sẽ tác động cắt đoạn đường dây BC ra rất nhanh (bảo vệ tác động nhanh),
sau một khoảng thời gian khi sự cố thoáng qua trên đoạn dây BC biến mất (thường
sau vài giây) thì tự động đóng lại sẽ khởi động quá trình tự động đóng lặp lại để
đóng đoạn đường dây BC vào lưới điện. Còn nếu sự cố là sự cố vĩnh cửu thì ngay
sau khi tự động đóng lại thành công thì tự động đóng lại tiếp tục tác động cắt đoạn
đường dây BC ra khỏi lưới điện, sau đó tự động đóng lại sẽ không khởi động quá
trình tự động đóng lại nữa.Tự động đóng lại giúp năng cao độ tin cậy cung cấp cho
lưới điện lên rất nhiều, vì có đến 70%-80% sự cố trong lưới điện là do sự cố thoáng
qua.

1.2.1. Rơle bảo vệ quá dòng

Bảo vệ quá dòng là loại bảo vệ đơn giản nhất dùng để bảo vệ đường dây,
được lựa chọn làm bảo vệ chính cho đường dây phân phối có cấp điện áp nhỏ hơn
35kV. Bảo vệ quá dòng tác động khi dòng trong các pha của đường dây vượt quá
giá trị cài đặt trước đó. Nó đảm bảo các yêu cầu cơ bản của một hệ thống bảo vệ là
tác động nhanh, tin cậy, chọn lọc và đảm bảo độ nhạy đối với những sự cố xảy ra
trên đường dây phân phối.
Có thể đảm bảo khả năng tác động chọn lọc của các bảo vệ bằng 2 phương
pháp khác nhau về nguyên tắc:
• Phương pháp thứ nhất - bảo vệ được thực hiện có thời gian làm việc càng
lớn khi bảo vệ càng đặt gần về phía nguồn cung cấp. Bảo vệ được thực hiện như
vậy được gọi là BV dòng điện cực đại làm việc có thời gian.

Nguyễn Thị Thi 11


Luận văn 12B- HTĐ

• Phương pháp thứ hai - dựa vào tính chất: dòng ngắn mạch đi qua chỗ nối
bảo vệ sẽ giảm xuống khi hư hỏng càng cách xa nguồn cung cấp. Dòng khởi động
của bảo vệ Ikđ được chọn lớn hơn trị số lớn nhất của dòng trên đoạn được bảo vệ
khi xảy ra ngắn mạch ở đoạn kề (cách xa nguồn hơn).Nhờ vậy bảo vệ có thể tác
động chọn lọc không thời gian.Chúng được gọi là bảo vệ dòng điện cắt nhanh.
Bảo vệ dòng điện cực đại có thời gian (51 hay I>)
Các bảo vệ dòng điện cực đại làm việc có thời gian chia làm hai loại tương
ứng với đặc tính thời gian độc lập và đặc tính thời gian phụ thuộc có giới hạn.
Bảo vệ có đặc tính thời gian độc lập là loại bảo vệ có thời gian tác động
không đổi, không phụ thuộc vào trị số của dòng điện qua bảo vệ.
Thời gian tác động của bảo vệ có đặc tính thời gian phụ thuộc giới hạn, phụ
thuộc vào dòng điện qua bảo vệ khi bội số của dòng đó so với dòng IKĐ tương đối
nhỏ và ít phụ thuộc hoặc không phụ thuộc khi bội số này lớn.

Hình 1.4. Đặc tính thời gian tác động của bảo vệ quá dòng

Nguyễn Thị Thi 12


Luận văn 12B- HTĐ

a. Đặc tính độc lập và phụ thuộc b. Các dạng đặc tính phụ thuộc

(1)- Đặc tính độc lập SI: Đặc tính dốc tiêu chuẩn

(2) Đặc tính phụ thuộc DT: Thời điểm xác định t=1

VI: Đặc tính rất dốc

EI: Đặc tính cực dốc

Trong đó, thời gian tác động của đặc tính phụ thuộc được tínhtheo từng dạng
đặc tính như sau:
A
t TMS . m
L

I 
 1
I 
p 
Trong đó : I là dòng điện sự cố
Ip- là dòng điện tác động của role
Các hệ số A, m, L được xác định như sau:
Bảng 1.1. Hệ số tính toán thời gian tác động của role quá dòng theo đặc tính phụ
thuộc
Dạng đặc tính Tiêu chuẩn m A L

Moderately inverse IEEE 0,02 0,0515 0,114

Very inverse IEEE 2 19,61 0,491

Extremely inverse IEEE 2 28,2 0,1217

Standard inverse IEC 0,02 0,14 0

Very inverse IEC 1 13,5 0

Extremely inverse IEC 2 80 0

Long- time inverse UK 1 120 0

Nguyễn Thị Thi 13


Luận văn 12B- HTĐ

TMS- Time Multiplier Setting là bội số thời gian đặt. TMS là giá trị thể hiện
tỷ lệ giảm thời gian tác động theo tính toán. Ví dụ thời gian tác động theo tính toán
theo đặc tính Extremely inverse là
80
t TMS . 2
I 


I  1

p 
Nếu chọn TMS= 0,5 thì thời gian tác động chỉ còn bằng một nửa so với giá
trị tính toán ttd=0,5ttt. Bởi vậy TMS-là công cụ hữu hiệu để thực hiện cài đặt thời
gian tác động của bảo vệ đảm bảo sự phân cấp về thời gian tác động

Hình 1.5. Đặc tính thời gian cắt loại IEC Standard Inverse (SI)
- Giá trị khởi động của Ip được xác định như sau:

Nguyễn Thị Thi 14


Luận văn 12B- HTĐ

ks k i
Ip  I L max
kd
Trong đó:
ks- Hệ số an toàn
ki- Hệ số mở máy của động cơ
kd- Hệ số trở về của rơle
ILmax- Dòng điện làm việc cực đại của tải
Bảo vệ quá dòng pha được xác định theo công thức
I p k 0l .I r
Trong đó: k0l là hệ số quá tải
k0l =0,5 nếu đối tượng được bảo vệ là động cơ
k0l =1,25÷1,5 nếu đối tượng được bảo vệ là đường dây hoặc trạm biến áp
k0l =2,0 nếu đường dây ở trong điều kiện sự cố nguy hiểm
Ir- dòng điện định mức của đối tượng được bảo vệ
Bảo vệ quá dòng thứ tự không có thời gian được xác định theo công thức
I p 0, 2.Ir

Để đảm bảo tính tin cậy ta chọn


I p 2.Ir

Với một hệ thống lưới phân phối gồm nhiều phân đoạn, để đảm bảo tính
chọn lọc giữa các bảo vệ bằng cách phân cấp thời gian.Nguyên tắc là khi sự cố có
thể nhiều bảo vệ cùng khởi động, tuy nhiên bảo vệ gần chỗ sự cố phải tác động
trước.Ví dụ có 2 phân đoạn đường dây như hình vẽ, mỗi phân đoạn được bảo vệ bởi
một bảo vệ quá dòng có thời gian đặt ở đầu phân đoạn. Giả sử sự cố ngắn mạch tại
điểm N2 sau phân đoạn 2

Nguyễn Thị Thi 15


Luận văn 12B- HTĐ

Hình 1.6. Nguyên tắc hpối hợp thời gian bảo vệ của các rơle quá dòng
Lúc này cả BV2 khởi động và BV1 cũng có thể khởi động và cùng đếm thời
gian. Để đảm bảo tính chọn lọc BV2 phải tác động trước loại trừ sự cố, BV1 trở về,
nên khi cài đặt thời gian tác động thì
t BV 2 t BV 1
hoặc viết
t BV 1 t BV 2  
t
Trong đó: Δt = 0,3÷0,6 s gọi là bậc chọn lọc về thời gian, phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Sai số của rơle: role không vận hành chính xác đúng đặc tính lý thuyết đã
quy định
+ Thời gian cắt của máy cắt: Do nhà chế tạo quy định
+ Thời gian quá tác động của rơle (overshoot) : là hiện tượng rơle đã được
ngắt điện nhưng vẫn tiếp tục vận hành thêm một khoảng thời gian ngắn nữa.
+ Sai số của các biến dòng BI: các BI có sai số sẽ khiến cho role vận hành
nhanh hơn hoặc chậm hơn ( nếu sử dụng đặc tính độc lập thì không cần phải xét tới
yếu tố này)
Nếu đường dây có nhiều phân đoạn thời gian loại trừ sự cố của bảo vệ gần
nguồn sẽ lớn. Đó là một nhược điểm của bảo vệ quá dòng có thời gian.
Ví dụ cho một lưới phân phối gồm 4 phân đoạn và các rẽ nhánh như hình vẽ.
Người ta đặt tại đầu mỗi phân đoạn một bảo vệ quá dòng có thời gian làm việc
tương ứng t1 , t2, t3 và tại đầu mỗi nhánh rẽ phụ tải một bảo vệ quá dòng có thời gian
làm việc tương ứng là t D, tC, tB.

Nguyễn Thị Thi 16


Luận văn 12B- HTĐ

Nếu chọn đặc tính thời gian độc lập, thời gian của các bảo vệ đầu nguồn sẽ
được tính chọn và thể hiện trên hình 1.8 sau

Hình 1.7. Nguyên tắc bảo phối hợp thời gian bảo vệ theo đặc tính độc lập
Trong đó:
t3  t D  
t
t2  Max(t3 , tc )  
t
t1 Max( t2 , t B )  
t

Nếu chọn đặc tính thời gian phụ thuộc, thời gian của các bảo vệ đầu nguồn sẽ
được tính chọn và thể hiện trên hình 1.9 sau

Hình 1.8. Nguyên tắc bảo phối hợp thời gian bảo vệ theo đặc tính phụ thuộc
Sau khi chọn đường đặc tính ta có hệ số A, m và L. Tính toán bội số thời
gian cài đặt của bảo vệ TMS để đảm bảo tính chọn lọc như sau:

Nguyễn Thị Thi 17


Luận văn 12B- HTĐ

t3 LD 
t D  
t
A
t3 ( LD ) TMS 3. m
I sc (LD ) 
 1
 I 
 p3 
m
t  t I sc ( LD ) 
 TMS 3  D .{  1}
A  I 
 p3 
 t3  f I sc 
t3 L 
Tìm bộ số thời gian cài đặt cho bảo vệ số 2
t2 LC 
Max{t3 ( L ), tC }+ t
A
t2 ( LC ) TMS 2 . m
I sc ( LC ) 
 1
 I 
 p2 
m
Max{t3 ( L), t C }+t I sc ( LC ) 
 TMS 2  .{  1}
A  I 
 p3 
 t2  f Isc 
t2 L 

Tìm bộ số thời gian cài đặt cho bảo vệ số 1


t1 LB 
 Max{t2 ( L), tB }+ t
A
t2 ( LB ) TMS 1. m
I sc ( LB ) 
 1
 I p1 
 
m
Max{ t2 ( L), tB }+ t I sc ( LB ) 
 TMS 1  .{ 1}
A  I p3 
 
 t1  f I sc 
t1 L 
b. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh
Nguyên tắc: đảm bảo tính chọn lọc bằng phân cấp dòng điện. Sự cố ở phân
đoạn nào thì chỉ bảo vệ tại đó được phép khởi động. Giữa các bảo vệ không cần
phối hợp về thời gian vì thời gian tác động của bảo vệ xấp xỉ 0 giây (thường từ
50÷80ms) nên được gọi là bảo vệ quá dòng cắt nhanh ( khí hiệu 50 hay I>>).

Nguyễn Thị Thi 18


Luận văn 12B- HTĐ

Do cách chọn lọc bằng dòng điện nên dòng điện khởi động được tính theo
dòng ngắn mạch ngoài vùng cực đại của đường dây được bảo vệ
I p  I sc .out .max
I p K .I sc.out.max

Trong đó K là hệ số an toàn, K=1,2÷1,3


I sc.out.max là dòng ngắn mạch ngoài lớn nhất
Xét một lưới phân phối có 2 phân đoạn, tại đầu mỗi phân đoạn đặt một bảo
vệ quá dòng cắt nhanh như hình vẽ

Hình 1.9. Đặc tính cắt nhanh của bảo vệ quá dòng cắt nhanh
Dòng khởi động của bảo vệ 1 là Ip1 được tính theo dòng sự lớn nhất tại điểm
N kể từ sau thanh góp số 2. Dòng Ip1 sẽ giao với đường đặc tính ngắn mạch ở chế độ
cực đại Isc.max và đường đặc tính ngắn mạch ở chế độ cực tiểu Isc.min xác định
phạm vi bảo vệ của rơ le bảo vệ quá dòng cắt nhanh ở chế độ max là Lmax và phạm
vi bảo vệ của rơ le bảo vệ quá dòng cắt nhanh ở chế độ min là Lmin.
Dễ thấy rằng, bảo vệ quá dòng cắt nhanh không bảo vệ được toàn bộ đường
dây, trên thực tế phạm vi bảo vệ này là 80% đối tượng được bảo vệ.

Nguyễn Thị Thi 19


Luận văn 12B- HTĐ

1.2.2. Máy cắt tự đóng lại (Recloser)

Đối với lưới phân phối trung áp, phần lớn sự cố là sự cố thoáng qua có thể do
các nguyên nhân khách quan như: diều vướng vào đường dây, chim, rắn đậu trên
trụ điện, cây ngoài hành lang quẹt vào đường dây…. Thông thường những sự cố
trên thường tồn tại khoảng vài giây và tự động được giải trừ. Do đó nếu không có
các thiết bị TĐL thì công tác cô lập, phân đoạn xác định nguyên nhân sự cố mất sẽ
rất khó khăn, mất nhiều thời gian để khôi phục, làm ảnh hưởng tới quá trình cung
cấp điện an toàn, ổn định và liên tục đến khách hàng.
Để tăng độ tin cậy cung cấp điện thực tế vận hành người ta thường dùng chức
năng tự đóng lặp lại máy cắt. Để thực hiện chức năng này, hệ thống điện có thể
trang bị hai biện pháp
- Sử dụng máy cắt recloser (có khối chức năng tự đóng lặp lại đi kèm hợp
bộ máy cắt)
- Tự động đóng lặp lại bằng cách kết hợp máy cắt với hệ thống tự đóng lặp
lại).
Trong hai giải pháp này giải pháp dùng Recloser đơn giản, gọn nhẹ, vận hành
dễ dàng và tin cậy hơn. Chúng ta quan tâm đến Recloser
Recloser là thiết bị trọn bộ gồm máy cắt và mạch điều khiển có khả năng cảm
nhận tín hiệu dòng điện, định thời gian cắt và tự động đóng lặp lại để cung cấp điện
cho đường dây.
a. Cấu tạo
- Bảo vệ quá dòng
- Bộ phận tự đóng lại (TĐL)
- Thiết bị đóng cắt
- Điều khiển bằng tay.
b. Vị trí đặt
Recloser có thể đặt bất kỳ nơi nào trên hệ thống mà thông số định mức của nó
thỏa mãn các đòi hỏi của hệ thống. Những vị trí đó có thể là:
- Đặt tại trạm như thiết bị chính của hệ thống

Nguyễn Thị Thi 20


Luận văn 12B- HTĐ

- Đặt trên đường dây trục chính nhưng cách xa trạm để phân đoạn các đường
dây dài, như vậy ngăn chặn được sự ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống khi có sự cố
xa nguồn
- Đặt trên các nhánh rẽ của đường dây trục chính nhằm bảo vệ đường dây trục
chính khỏi sự ảnh hưởng do các sự cố trên rẽ nhánh.
c. Nguyên lý hoạt động

Khi xuất hiện ngắn mạch, dòng ngắn mạch qua recloser lớn hơn giá trị khởi
động của recloser, recloser mở ra (cắt mạch), sau một thời gian t1 nó sẽ tự động
đóng mạch.Nếu sự cố còn tồn tại nó sẽ cắt mạch lần 2, sau thời gian t2 recloser sẽ tự
động đóng mạch lần 2.Và nếu sự cố vẫn còn tồn tại nó sẽ cắt mạch lần thứ 3 và sau
thời gian t3 nó sẽ tự đóng mạch lại một lần nữa và nếu sự cố vẫn còn tồn tại thì lần
này recloser sẽ cắt mạch luôn và khóa chức năng tự đóng lại.
Recloser điều khiển bằng điện từ có khả năng đặt thời gian kép để thực hiện
chức năng quan trọng trong việc phối hợp với các thiết bị bảo vệ khác để hạn chế
vùng bị ảnh hưởng do sự cố vĩnh cửu. Lần tác động đầu tiên là nhanh để cắt sự cố
thoáng qua trước khi cầu chì phía tải kịp tác động. Nếu là sự cố vĩnh cửu, tác động
thời gian trễ cho phép thiết bị gần điểm sự cố tác động để cô lập sự cố, vì thế hạn
chế khu vực mất điện đến giới hạn nhỏ nhất của đường dây.
d. Thứ tự tác động của recloser
Thứ tự tác động điển hình của một recloser từ thời điểm bắt đầu sự cố đến khi
khóa mạch được thực hiện như sau:
Thời gian cắt của bảo vệ

Thời gian tự đóng lại

Hình 1.10. Tác động chuỗi của một recloser

Nguyễn Thị Thi 21


Luận văn 12B- HTĐ

e. Thời gian tự đóng lại và đặc tính cắt


Trong đó thời gian tự đóng lại là thời gian tồn tại giữa lần mở tiếp điểm chính
và lần đóng tiếp điểm trở lại sau đó, chọn thời gian này bằng cách nhân thời gian
chuẩn với một hệ số nhân cho trước. Thời gian đóng tiếp điểm trở lại có thể nằm
trong phạm vi 0,5 giây tới 60 giây phụ thuộc vào từng loại recloser và từng hệ
thống. Thông thường, người ta đặt thời gian đóng lại là 2 giây trong hầu hết các ứng
dụng thực tế để có đủ thời gian loài trừ sự cố và cho phép làm nguội cầu chì, nếu
lớn hơn 2 giây sẽ gây gián đoạn phụ tải động cơ.
Thời gian cắt của bảo vệ ( thời gian tác động của của recloser) là thời gian
tồn tại giữa lần đóng tiếp điểm chính và lần mở tiếp điểm trở lại sau đó. Thông
thường người ta thiết kế recloser có khả năng thực hiện 2 nhát cắt nhanh ( Ứng với
đặc tính A- fast trip)để loại trừ được sự cố thoáng qua nằm trong 80-95 % chiều dài
đường dây với thời gian cắt nhỏ vài chu kỳ hoặc vài giây. Nếu sự cố còn tồn tại,
reloser có khả năng thực hiện hai nhát cắt với thời gian trễ tùy chọn ( đặc tính B và
C), có thể loại trừ sự cố nằm trên 100% đường dây được bảo vệ.
Thời gian một chu kỳ tự đóng lại được tính từ thời điểm mở tiếp điểm chính
lần đầu tiên đến thời điểm mở tiếp điểm chính lần kế tiếp. Thời gian một chu kỳ tự
đóng lại được biểu diễn như sau

Hình 1.11. Thời gian đóng lặp lại theo chu kỳ của recloser

Nguyễn Thị Thi 22


Luận văn 12B- HTĐ

Đặc tính cắt của thiết bị được thể hiện bằng các đường đặc tính cắt như sau:

Hình 1.12. Các đường đặc tính tác động của một recloser
Một recloser có khả năng tự đóng lặp lại 3 lần tương ứng với 3 đường đặc
tính cắt A, B và C như hình vẽ.
A- Fast tripping là đặc tính cắt nhanh với thời gian nhỏ hơn 0,5 giây, căn
cứ vào đặc tính A có thể xác định thời gian cắt của nhát cắt đầu tiên mà recloser
thực hiện
B- Delayed tripping- Đặc tính cắt với thời gian trễ với thời gian cắt nhỏ
hơn 4 giây, căn cứ vào đặc tính B có thể xác định thời gian cắt của nhát cắt thứ hai
mà recloser thực hiện sau khi đóng lại lần 1 mà sự cố vẫn duy trì.
C- Delayed tripping- Đặc tính cắt với thời gian trễ với thời gian cắt nhỏ
hơn 10 giây, căn cứ vào đặc tính C có thể xác định thời gian cắt của nhát cắt thứ ba
mà recloser thực hiện sau khi đóng lại lần 2 mà sự cố vẫn duy trì.

Nguyễn Thị Thi 23


Luận văn 12B- HTĐ

f. Tính toán , lựa chọn recloser


- Điện áp định mức của recloser phải lớn hơn hoặc bằng điện áp định mức
của hệ thống
- Dòng điện sự cố lớn nhất có thể xảy ra tại vị trí đặt recloser : dòng điện này
có thể tính được. Định mức cắt của recloser phải lớn hơn hoặc bằng dòng sự cố lớn
nhất có thể có của hệ thống
- Dòng điện phụ tải cực đại: là dòng định mức cực đại của Recloser phải lớn
hơn hoặc bằng dòng tải cực đại ước lượng trước của hệ thống. Đối với recloser điều
khiển bằng điện tử, dòng cắt cực tiểu được chọn độc lập với dòng định mức lâu dài
cực đại của recloser, mặc dù nó thường không quá 2 lần giá trị đó (giá trị dòng cắt ít
nhất là gấp 2 lần dòng phụ tải đỉnh).
- Dòng sự cố nhỏ nhất trong vùng được bảo vệ bởi recloser: có thể xảy ra ở
đoạn cuối đường dây được bảo vệ, phải được kiểm tra để xem Recloser có thể cảm
nhận được để cắt dòng không
- Phối hợp với các bảo vệ khác trên cả phía nguồn và phía tải của recloser:
Việc phối hợp trên các thiết bị lắp đặt trước và sau recloser rất quan trọng khi 4
thông số đầu tiên được thỏa mãn. Việc lựa chọn thời gian trễ thích hợp và thứ tự
hoạt động chính xác rất quan trọng với bất kỳ việc cắt tức thời và mất điện do sự cố
sẽ được hạn chế đến phần nhỏ nhất của đường dây.
- Số lần tự đóng lại của recloser có thể lập trình từ (0-3) lần, điều này tương
đương với số lần của bảo vệ quá dòng làm việc cắt máy cắt từ (1-4) lần.

1.2.3. Cầu chì

Cầu chì được trang bị trên các rẽ nhánh phụ tải, đặt phía sau của recloser và
máy cắt. Chức năng cơ của cầu chì là giải trừ các hiện tượng quá dòng điện do quá

Nguyễn Thị Thi 24


Luận văn 12B- HTĐ

tải hoặc ngắn mạch trong phạm vi bảo vệ. Nó tác động sau khi thiết bị recloser hoặc
thiết bị tự đóng lại không thành công.
a. Cấu tạo, phân loại
Cầu chì được cấu tạo bởi hai thành phần cơ bản là hộp hay đế cầu chì và ống
dây chảy. Một số mô tả kết cấu cầu chì hạ áp và cao áp được mô tả trên hình 1.15.
Hình 1.15a,b là kết cấu cầu chì dùng để bảo vệ thiết bị điện lắp trong các tủ điều
khiển. Hình 1.15c,d là dạng cầu chì trung áp được lắp đặt kết hợp với dao cách ly
trung áp. Hình 1.15 e,f thể hiện cấu tạo bên trong ống chì và chi tiết gá lắp cầu chì
lên đế.
Ống dây chảy được chế tạo bằng nhựa bakelit hoặc sứ cách điện.Trong vỏ
dây chảy là thành phần chính của cầu chì. Dây chảy thường được làm bằng các kim
loại có nhiệt độ nóng chảy thấp thấp và nhiệt độ hóa hơi cao. Trên dây chảy người
ta dập lỗ hoặc rãnh để tạo tiết diện không đồng nhất, tạo chỗ “ yếu” của cầu chì.
Dây chì mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn của mạch điện. Vị trí lắp của cầu chì là ở
sau nguồn điện tổng, trước các bộ phận của mạch điện, mạng điện cần bảo vệ

Nguyễn Thị Thi 25


Luận văn 12B- HTĐ

Hình 1.13. Kết cấu cầu chì


Dựa vào đặc tính chảy của cầu chì người ta phân ra làm các loại là

- Cầu chì loại CLF (Current Limiting fuse) có thời gian chảy giới hạn được
dùng cho bảo vệ ngắn mạch.
- Cầu chì loại Non- CLF ( None Current Limiting fuse) không giới hạn dòng
điện hoặc cầu chì tự rơi dùng để bảo vệ quá tải
b. Nguyên lý hoạt động

Cầu chì thực hiện nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch điện
khi cường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến vượt quá giá trị cho phép, có thể
gây hư hỏng thiết bị. Dòng điện tăng cao có thể do quá tải hoặc ngắn mạch.Khi làm
việc dây chảy của cầu chì được mắc nối tiếp với thiết bị cần bảo vệ. Tổn thất công
suất trên điện trở của cầu chì theo hiệu ứng Jun là khi có quá tải hoặc ngắn mạch,
nhiệt lượng sinh ra tại dây chảy lên đến nhiệt độ nóng chảy của kim loại làm dây
chảy, dây chảy đứt loại trừ sự cố ra khỏi lưới điện. Giới hạn dòng điện chảy và khả
năng cắt của cầu chì [1] được thể hiệnnhư sau:

Nguyễn Thị Thi 26


Luận văn 12B- HTĐ

Hình 1.14.Đặc tínhgiới hạn dòng điện chảy và khả năng cắt của cầu chì

Đặc tính quan trọng của cầu chì là thời gian tác động phụ thuộc vào giá trị
dòng điện qua dây chảy.Quan hệ giữa dòng điện và thời gian tác động của cầu chì
được biểu diễn bằng đặc tính ampe- giây trên hình 1.15.
Để bảo vệ được đối tượng thì đặc tính ampe- giây của cầu chì (đường 1) phải
thấp hơn đặc tính của đối tượng (đường 2) tức là đường (1) phải đặt xuống vị trí của
đường (3). Trong vùng dòng điện quá tải thấp (vùng A), sự phát nóng của cầu chì
diễn ra chậm, phần lớn nhiệt lượng đều tỏa ra môi trường bên ngoài, đối tượng
không được bảo vệ. Trong vùng quá tải lớn (vùng B), cầu chì bảo vệ được đối
tượng. Giá trị dòng điện giới hạn mà cầu chì có thể chảy gọi là dòng điện giới hạn
Igh.

Hình 1.15. Đặc tính ampe- giây của cầu chì


Thông thường, cầu chì được chế tạo theo hai dạng đặc tính cơ bản là đặc tính
loại K- đặc tính cắt nhanh và đặc tính loại T- đặc tính cắt có thời gian.

Nguyễn Thị Thi 27


Luận văn 12B- HTĐ

Cầu chì loại K và loại T được định nghĩa theo tỷ số giữa dòng điện chạy qua
dây chảy đốt nóng, làm chảy dây chảy trong thời gian 0,1 giây và dòng điện chạy
qua dây chảy đốt nóng, làm chảy trong thời gian 300 giây đường đặc tính ampe.
Bảng 1.2. Đặc tính cầu chì loại K và loại T

Tỷ số=Dòng điện nóng chảy trong 0,1 giây/ Cầu chì loại K Cầu chì loại T

Dòng điện nóng chảy trong 300 giây 6-8 10-13

Đặc tính ampe-giây của cầu chì loại K và T- hãng Nema cho bởi nhà sản
xuất như sau:

Nguyễn Thị Thi 28


Luận văn 12B- HTĐ

Hình 1.16. Đặc tính ampe- giây của các cầu chì loại T- NEMA

Nguyễn Thị Thi 29


Luận văn 12B- HTĐ

Hình 1.17. Đặc tính ampe- giây của các cầu chì loại K- NEMA

Nguyễn Thị Thi 30


Luận văn 12B- HTĐ

c. Lựa chọn cầu chì

Bảng 1.3. Lựa chọn và kiểm tra cầu chì


STT Đại lượng chọn và kiểm tra Công thức
1 Điện áp định mức của cầu chì U dmcc (kV) Udm ≥U dmmang
2 Dòng điện sơ cấp định mức Idmcc (A) Idmcc≥I lvmax
3 Công suất cắt định mức Icdm (A) Icdm ≥I Nmax
Đặc tính ampe-giây và khả năng hạn chế dòng của cầu chì

Ngoài ra lựa chọn cầu chì phải xét đến các khả năng sau:

- Đối với cầu chì bảo vệ tụ điện và máy biến áp cần tính đến dòng điện quá độ.
Trong thiết bị tụ điện, dòng định mức tối thiểu của dây chảy bằng 1,6 lần dòng định
mức của tụ, để tính đến sự điều hòa lưới điện và sự tăng điện áp.
- Khi chọn cầu chì bảo vệ động cơ, cần chú ý đến dòng khởi động của động cơ
và thời gian khởi động. Cần chú ý đến tần số khởi động, nếu tần số quá cao các cầu
chì không thể đủ nguội giữa các lần đóng cắt.
- Khi lựa chọn cầu chì, chúng có điện áp định mức và trị số dòng điện khác
nhau khi kích thước cầu chì khác nhau.
d. Ưu, nhược điểm, ứng dụng
- Ưu điểm: Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng
- Nhược điểm: Thời gian cắt ngắn mạch lớn, phụ thuộc vào công nghệ chế tạo
dây chảy. Mức độ ổn định thấp, độ tin cậy không cao và chỉ tác động được một lần.
Thời gian mất điện lớn do phải thay dây chảy.
Kết luận:
Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của từng thiết bị
bảo vệ trên lưới phân phối là cơ sở để xem xét việc cài đặt, sự làm việc và phối hợp
làm việc giữa các thiết bị trên lưới là đúng hay không đúng trong những kịch bản
khác nhau khi có nguồn điện phân tán kết nối với lưới phân phối.

Nguyễn Thị Thi 31


Luận văn 12B- HTĐ

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN VÀ


ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN ĐỐI VỚI
LƯỚI PHÂN PHỐI
Tình trạng ô nhiễm môi trường, sự có hạn của các nguồn tài nguyên không tái
sinh, nhu cầu năng lượngngày càng gia tăng thôi thúc loài người khai thác sử dụng
các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Để nâng cao hiệu quả của lưới
điện truyền tải,chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện lưới phân phối sẵn có thì
việckhai thác sử dụng nguồn điện phân tán là một giải pháp hữu hiệu góp phần giải
quyết các vấn đề trên.
Đưa các nguồn phân tán vào vận hành đặt ra vấn đề xem xét các tác động,
ảnh hưởng của nó tới hệ thống điện và các yếu tố liên quan. Mặt khác ta cũng cần
xem xét các yếu tố kỹ thuật, kinh tế khi phát triển nguồn điện phân tán.

2.1. Nguồn điện phân tán

2.1.1. Một số khái niệm về nguồn điện phân tán

Trước đây, nguồn điện phân tán đã được xem như các nguồn phát điện với
qui mô nhỏ [2].Một cách chính xác thì nguồn phát điện với qui mô nhỏ được hiểu
như thế nào?Khái niệm này chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về nguồn phân tán.
Một số nước định nghĩa về nguồn điện phân tán dựa trên cấp điện áp.Theo
cách này, nguồn điện phân tán được xem như phần tử đấu nối vào mạch điện cung
cấp trực tiếp cho hộ tiêu thụ.
Một số nước khác định nghĩa nguồn điện phân tán qua một số đặc tính cơ bản
như sử dụng năng lượng tái tạo, các trạm phát điện nhỏ…
Hội đồng quốc tế về hệ thống điện lớn (International Council on Large
Electricity Systems) xem nguồn điện phân tán là các máy phát điện có công suất lớn
nhất 50-100MW được đấu nối vào lưới phân phối điện theo cách phân bố và không
phát về hệ thống. Khái niệm này ngầm hiểu nguồn điện phân tán nằm ngoài sự kiểm
soát của các đơn vị vận hành lưới điện truyền tải.

Nguyễn Thị Thi 32


Luận văn 12B- HTĐ

Theo Dondi và Bayoumi (IEEE, 2002), nguồn điện phân tán là các máy phát
điện bởi các phương tiện đủ nhỏ so với các nhà máy phát điện tập trung và cho phép
việc kết nối tại bất kì điểm nào trên hệ thống điện.Trên cơ sở đó, nguồn điện phân
tán được xem là các nguồn nhỏ phát hoặc lưu trữ điện năng, được nối cạnh tải tiêu
thụ và không được coi là một phần của hệ thống điện lớn tâp trung.Định nghĩa này
bao gồm cả các thiết bị lưu trữ năng lượng và nhấn mạnh qui mô tương đối nhỏ của
các máy phát.
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA, 2002) xem các nguồn phát điện phân tán
là các thiết bị sản xuất điện năng tại chỗ khách hàng hoặc trong lưới phân phối điện
địa phương và cung cấp điện năng trực tiếp vào lưới phân phối địa phương.Định
nghĩa này không qui định mức công suất của máy phát như các định nghĩa bên trên.
Theo Ackermann (2001), nguồn điện phân tán được xác định qua tiêu trí đấu
nối và vị trí lắp đặt hơn là theo công suất phát. Khái niệm này coi nguồn điện phân
tán là các nguồn phát điện kết nối trực tiếp với lưới phân phối điện hoặc về phía
khách hàng sau đồng hồ đo đếm. Khái niệm này không giới hạn về công nghệ và
công suất của các ứng dụng nguồn phân tán.
Như đã trình bày, tồn tại nhiều cách hiểu về nguồn điện phân tán. Sau đây ta
xem nguồn điện phân tán theo cách mô tả tại IEEE Std 1547-2003 [3]. Theo đó,
nguồn điện phân tán (DR) là các nguồn điện không kết nối trực tiếp với hệ thống
truyền tải điện lớn, bao gồm cả máy phát và thiết bị lưu trữ điện năng. Nguồn điện
phân tán được kết nối với lưới điện khu vực (Area EPS) tại điểm đấu nối chung
(PCC).

Nguyễn Thị Thi 33


Luận văn 12B- HTĐ

Hình 2.1. Mô tả kết nối nguồn điện phân tán

2.1.2. Triển vọng phát triển nguồn điện phân tán

Vào những thập niên cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, sự tăng trưởng
mạnh của kinh tế thế giới đã gây ra nhiều áp lực về vấn đề năng lượng và môi
trường toàn cầu.Trữ lượng dầu mỏ, than đá đang dần cạn kiệt, chỉ có thể đáp ứng
nhu cầu sử dụng của thế giới trong vòng hơn 30 năm nữa.Việc sử dụng than đá và
dầu mỏ (nguồn nhiên liệu hoá thạch) đã và đang thải một lượng lớn khí gây hiệu
ứng nhà kính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.Vì thế, việc tìm kiếm và ứng
dụng các năng lượng thân thiện với môi trường là xu hướng tất yếu và cấp bách đáp
ứng yêu cầu về năng lượng cho cuộc sống và môi trường bền vững.
Trên thế giới, loại hình sản xuất điên phân tán đã được đầu tư, khai thác và có
nhiều bước phát triển.Ở Áo nhiều nguồn điện phân tán đã được sử dụng từ lâu. Nhà
máy đầu tiên được xây dựng ở Steyr năm 1884 cung cấp điện tại nhà máy và đấu

Nguyễn Thị Thi 34


Luận văn 12B- HTĐ

vào lưới điện địa phương để cung cấp điện chiếu sáng cho dân cư trong khu vực. Số
nguồn điện này tăng lên dần, từ 6 nguồn vào năm 1890 lên 188 nguồn vào năm
1907 và 358 nguồn vào năm 1914. Dần dần các nhà máy này phát triển đã hình
thành các lưới điện một chiều sát bên nhau; sau đó chúng được cải tiến dần để hình
thành nên lưới điện 3 pha như ngày nay. Tại Mỹ, khi nhu cầu sử dụng điện gia tăng,
các công ty điện lực và các công ty phát điện sẽ có cơ hội tăng lợi nhuận, song, yêu
cầu tăng sản lượng chuyên tải có thể khiến các hệ thống truyền tải và phân phối
điện (TT&PP) gặp khó khăn rắc rối. Đây chính là đất dụng võ của nguồn điện phân
tán (distributed generation - DG). Khi cân nhắc hơn thiệt, các chuyên gia khẳng
định rằng giải pháp DG đem lại nhiều điểm lợi hơn hẳn so với các khiếm khuyết
của nó. Tổng cộng trên 50.000 MW công suất nguồn điện phân tán (distributed
generation - DG) được triển khai chỉ riêng ở Mỹ. Sản xuất điện phân tán hoặc phân
bố không chỉ được áp dụng ở Mỹ nhằm khắc phục những khó khăn trong ngành
điện. Khắp các nước ở châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribê, chỉ riêng Wartsila
North America đã lắp đặt và vận hành các nhà máy điện DG với tổng công suất lên
tới 4000 MW.
Tập đoàn Tài chính về Năng lượng Phân bố (Distributed Energy Financial
Group - DEFG) trụ sở tại Washington khẳng định "Công nghệ năng lượng phân bố
sẽ phát triển nhanh trong vài năm tới, mà động lực là nhu cầu điện năng tăng trưởng
mạnh mẽ, hệ thống truyền tải ngày một già cỗi, và người sử dụng cuối cùng mong
muốn độ tin cậy, kiểm soát giá thành điện năng cũng như khả năng điều chuyển
nguồn điện". Một vài yếu tố khác như giá khí tự nhiên ngày càng tăng cao, sự kiểm
soát chặt chẽ của chính phủ đối với vấn đề phát thải từ các nhà máy điện tập trung
cũng là nguyên nhân giúp cho loại hình nguồn điện phân bố có điều kiện phát triển
mạnh.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu khai thác nguồn điện phân tán còn khá mới
mẻ.Các nguồn điện phân tán ở nước ta chủ yếu là các nguồn điện tái tạo.Đây là các
nguồn năng lượng có khả năng tái sinh và không gây ô nhiễm môi trường. Dưới đây
sẽ phân tích lợi ích của một số dạng nguồn phân tán được đánh giá là có tiềm năng

Nguyễn Thị Thi 35


Luận văn 12B- HTĐ

và có tính khả thi nhất trong quá trình phát triển ở nước ta: Ðiện gió, thuỷ điện nhỏ
và điện mặt trời dưới góc độ cung cấp điện năng và bảo vệ môi trường.
a. Nguồn điện gió
Trong chương trình đánh giá về năng lượng cho Châu Á, Ngân hàng Thế giới
đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió khu vực Ðông Nam Á, trong đó có
Việt Nam. Theo tính toán của nghiên cứu này thì Việt Nam có tiềm năng gió lớn
nhất, tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW.Dải bờ biển VN
trên 3.000km có thể tạo ra công suất hàng tỉ kW điện bằng sức gió.Ðặt một trạm
điện bằng sức gió bên cạnh các trạm bơm thủy lợi ở xa lưới điện quốc gia sẽ tránh
được việc xây dựng đường dây tải điện với chi phí lớn gấp nhiều lần chi phí xây
dựng một trạm điện bằng sức gió. Việc bảo quản một trạm điện bằng sức gió cũng
đơn giản hơn việc bảo vệ đường dây tải điện rất nhiều.
Tuy nhiên, gió là dạng năng lượng mang tính bất định cao, nên khi đầu tư vào
lĩnh vực này cần có các số liệu thống kê đủ tin cậy.Nhưng chắc chắn chi phí đầu tư
cho điện bằng sức gió thấp hơn so với thủy điện.Toàn bộ chi phí cho một trạm điện
bằng sức gió 5 MW khoảng 3.000.000 euro. Với 500 trạm điện bằng sức gió loại 5
MW sẽ có công suất 2,5 triệu kW, lớn hơn công suất thủy điện Sơn La, tổng chi phí
sẽ là 1,875 tỉ USD, chi phí này nhỏ hơn 2,4 tỉ USD là dự toán xây dựng Nhà máy
thủy điện Sơn La.
b. Nguồn thuỷ điện nhỏ
Nước ta có tiềm năng thuỷ điện nhỏ (TÐN) phong phú. Theo đánh giá sơ bộ,
trữ năng kinh tế, kỹ thuật của TÐN vào khoảng 1,6-2x106 kW lắp máy, có khả năng
cung cấp 6-8x106 kWh mỗi năm. Nguồn TÐN đóng vai trò ngày càng lớn trong hệ
thống điện phân phối, với công suất đặt ngày càng gia tăng và số điểm khai thác
ngày càng nhiều. Theo đánh giá của ngành năng lượng thì tổng tiềm năng kinh tế
của thuỷ điện nhỏ khoảng 2000 MW, chiếm 10% tổng tiềm năng kinh tế của nguồn
thuỷ năng Việt Nam và là nguồn có tổng công suất lớn nhất trong các nguồn năng
lượng tái tạo (hình 2.2). Nguồn thuỷ năng này phân bố chủ yếu ở vùng núi phía

Nguyễn Thị Thi 36


Luận văn 12B- HTĐ

Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, rất thuận lợi cho quá trình Ðiện khí hoá nông thôn,
đặc biệt là các khu vực xa lưới có mật độ phụ tải nhỏ.

Hình 2.2. Dự báo phát triển các nguồn phân tán đến 2030

Ðối với các hồ chứa thuỷ điện nhỏ công suất đến 30 MW thì các hồ chứa
thuỷ điện thu thập nước mưa để sau đó có thể sử dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu.
Nhờ việc tích trữ nước, các hồ chứa ngăn chặn việc ngập úng do xả toàn bộ khối
nước và giảm khả năng ngập lụt và hạn hán. Hơn nữa, điện năng được phát từ các
nhà máy thuỷ điện nhỏ có thể được đưa vào lưới nhanh hơn các nguồn năng lượng
khác. Trong suốt vòng đời của trạm thuỷ điện, các trạm này sản sinh một lượng rất
nhỏ các khí gây hiệu ứng nhà kính (GHGs).
c. Nguồn điện mặt trời
Việt Nam là nước nhiệt đới, tiềm năng bức xạ mặt trời vào loại cao trên thế
giới, đặc biệt ở các vùng miền phía Nam có nhiều nắng (số giờ nắng khoảng 1600-
2600 giờ/năm). Vào năm 2007, mức sản xuất hệ thống biến năng lượngmặt trời
(PV) thành điện năng trên toàn thế giới đạt đến mức 850 MW, tăng 39% so với năm
2004. Quốc gia có mức tăng trưởng nhanh nguồn năng lượng trên là Nhật Bản,
45%, và Châu Âu, 40%. Những ưu điểm chính của nguồn năng lượngmặt trời là:

Nguyễn Thị Thi 37


Luận văn 12B- HTĐ

Không làm ô nhiễm không khí; không tạo ra hiệu ứng nhà kính; không tạo ra phế
thải rắn và khí như các nguồn năng lượng do than đá, khí đốt, và năng lượng
nguyên tử; các hệ thống PV này có thể thiết lập ngay tại khu đông đúc gia cư, hay
ngay trên nóc các chung cư hay các toà nhà lớn.
Mặc dù hiện nay giá thành của việc thiết lập một hệ thống PV cao hơn 10 lần
so với một nhà máy nhiệt điện dùng than đá, 2 lần so với nhà máy nguyên tử, 4 lần
so với nhà máy dùng khí tái lập (renewable gas), nhưng hệ thống PV một khi đã
được thiết lập thì chi phí điện năng sử dụng sẽ được giữ cố định trong vòng 20 năm
sau đó vì hệ thống không cần đến nhu cầu nguyên liệu và các PV đã được bảo đảm
vận hành suốt đời.
Nếu tính một dự án điện mặt trời có vòng đời 20 năm, thì việc lắp đặt để cung
cấp điện và nhiệt năng có hiệu quả cao. Hơn nữa, năng lượng trên có thể được dự
trữ để dùng trong thời gian trời không đủ nắng hoặc chuyển tải điện năng dư thừa
vào lưới điện.
* Kết luận:
Vệc phát triển nguồn điện phân tán đang là một xu thế lớn, thể hiện ở mức
tăng trưởng cao nhất so với các nguồn truyền thống. Xem xét các yếu tố công nghệ,
kinh tế và lợi ích mang lại khi khai thác nguồn điện phân tán, với những lợi thế về
mặt địa lý của Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển năng lượng phân tán
để đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện
ngày càng đa dạng và đang gia tăng nhanh chóng của nước ta trong giai đoạn sắp
tới.

2.2. Các công nghệ tạo nguồn điện phân tán

Công nghệ tạo ra DG có thể được phân thành 3 nhóm chính sau đây: Công
nghệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch, công nghệ sử dụng năng lượng tái sinh và kho
lưu trữ năng lượng [4].
Công nghệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch là công nghệ tạo nguồn điện phân
tán được con người khai thác đầu tiên. Loại này có những đặc điểm: có thể sử dụng
cho phụ tải cơ sở và phụ tải đỉnh, tính tin cậy, tính sẵn có của nguồn nhiên liệu; tuy

Nguyễn Thị Thi 38


Luận văn 12B- HTĐ

nhiên gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, và phải đối mặt với
vấn đề cạn kiệt nguồn nhiên liệu. Nhóm này gồm: Động cơ đốt trong, tuabine khí,
Pin nhiên liệu, động cơ Stirling. Thông số kinh tế-kỹ thuật thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Thông số của một số DG sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Động cơ Turbines Pin nhiên


Microturbines
đốt trong vừa và nhỏ liệu
Sẵn có trên thị
Đã có Đã có Công nghệ mới Đã có
trường
50 kW- 1 MW – 25 kW – 75+ 1 kW –
Công suất
5 MW 50 MW kW 200+ kW
Chi phí lắp đặt $800 – $700 – $500 –
$3000
($/kW) $1500 $900 $1300
Chi phí vận
hành, bảo dưỡng 0,7 – 1,5 0,2 – 0,8 0,2 – 1,0 0,3 – 1,5
(cents/kWh)
Diesel, Propane,
Propane, NG, Hydrogen,
propane, NG,
Loại nhiên liệu distillate & biogas &
NG, oil & distillate oil
biogas propane
biogas & biogas
Tải đáy.
Tải đáy. Tải
Chế độ làm việc Tải trung
Tải đáy trung gian, phủ Tải đáy
điển hình gian, phủ
đỉnh
đỉnh

Công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo dùng nguồn năng lượng có sẵn và vô
tận trong tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường, không phát sinh khí thải, tuy
nhiên còn một số khó khăn về chi phí, kỹ thuật. Nhóm này gồm: Pin quang điện
(Photovoltaics), nguồn gió (Wind Farm), năng lượng sinh khối (Biomass), thủy điện
nhỏ và cực nhỏ, năng lượng địa nhiệt. Thông số kinh tế - kỹ thuật tham khảo ở bảng
sau:

Nguyễn Thị Thi 39


Luận văn 12B- HTĐ

Bảng 2.2. Thông số của một số DG sử dụng năng lượng tái tạo

Photovoltaic Small Wind Large Wind


Sẵn có trên thị
Đã có Đã có Đã có
trường
0.30 kW – 600 watts – 40 40 kW –
Công suất
2 MW kW 1.5+ MW
Chi phí lắp đặt $6,000 – $900 –
-
($/kW) $10,000 $1,100
Chi phí vận
hành, bảo dưỡng Cực nhỏ Thay đổi 1.0
(cents/kWh)
Loại năng lượng Mặt trời Gió Gió
Chế độ làm việc
Phủ đỉnh Thay đổi Thay đổi
điển hình

Các nguồn điện phân tán sử dụng năng lương tái tạo gặp phải những khó
khăn về tính liên tục và ổn định của nguồn năng lượng sơ cấp. Các kho lưu trữ năng
lượng góp phần giải quyết vấn đề trên. Kho lưu trữ năng lượng có thể là pin
(Batteries), dự trữ năng lượng từ tính siêu dẫn (SMES - Superconducting magnetic
energy storage), bánh đà (Flywheels)…
Sau đây ta sẽ giới thiệu thêm về một số nguồn điện phân tán phổ biến:

2.2.1. Động cơ đốt trong (động cơ sơ cấp)

Công nghệ về nguồn phân tán này đã được phát triển cách đây 1 thế kỷ và
vẫn được ứng dụng rộng rãi.Các động cơ này có công suất trong khoảng 5 đến trên
5.000 kW sử dụng nhiên liệu diesel, khí thiên nhiên hoặc khí thải. Hướng phát triển:
nâng cao hiệu suất, giảm mức khí thải. Loại này được sử dụng chủ yếu làm nguồn
điện dự phòng, phủ đỉnh, và trạm phát điện.

Nguyễn Thị Thi 40


Luận văn 12B- HTĐ

Hình 2.3.Sơ đồ nguyên lý động cơ đốt trong

2.2.2. Microturbines

Đây là một công nghệ mới, được cung ứng bởi số ít các nhà sản xuất.Công
suất trong khoảng 25-75kW.Loại này có mức khí thải thấp tuy nhiên giá thành
tương đối cao. Giảm giá thành, vận hành tin cậy là hướng phát triển cho các nhà sản
xuất. Loại này được lắp đặt không nhiều.

Hình 2.4.Sơ đồ nguyên lý Microturbinnhor

Nguyễn Thị Thi 41


Luận văn 12B- HTĐ

2.2.3. Turbines nhỏ

Đây là loại công nghệ đã phát triển. Loại này có chi phí vốn thấp, mức khí thải
thấp, như thường cho hiệu quả thấp. Hướng phát triển là nâng cao hiệu suất và phổ
biến công nghệ. Các nguồn phát loại này chủ yếu được sử dụng để phủ đỉnh hoặc
trong các trạm phát điện.

Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý Turbinnhor nhỏ

2.2.4. Pin nhiên liệu

Công nghệ này đã xuất hiện cách đây hơn 150 năm, nó vẫn đang trong giai
đoạn phát triển.Hiện tại, nó được cung cấp bởi số ít các nhà sản xuất.Công suất t
khoảng 1 kW đến trên 200kW.Mức phát thải của loại này khá thấp, giá thành và vận
hành tin cậy là vẫn đề chính để phát triển công nghệ.Ứng dụng ông nghệ này còn
hạn chế.

Hình 2.6.Sơ đồ nguyên lý Pin nhiên liệu

Nguyễn Thị Thi 42


Luận văn 12B- HTĐ

2.2.5. Pin quang điện (Photovoltaics)

Thông thường nguồn này được biết đến là các tấm pin mặt trời. Loại này
được sử dụng rộng rãi trong thương mại và trong hộ gia đình. Một tấm pin quang
điện có công suất nhỏ hơn 5kW, có thể kết hợp các tấm pin quang điện để có công
suất cần thiết. Loại này không phát thải và chi phí bảo dưỡng là cực tiểu. Giảm giá
thành, ứng dụng công nghệ tiên tiến cho phép sử dụng rộng rãi công nghệ này. Pin
quang điện được sử dụng chủ yếu tại những vùng xa xôi mà lưới điện chưa vươn tới
hay trong các ứng dụng công nghệ sạch.

Hình 2.7. Minh họa nguồn phân tán pin quang điện

2.2.6. Turbine gió

Loại này được cung cấp từ nhiều nhà sản xuất. Công suất trong khoảng 0,6-
1500kW. Một cách tương đối thì đây là cách phát điện không đắt. Tuy nhiên thiếu
tính tin cậy, không dự báo được và không phù hợp cho nhu cầu cung cấp điện năng
liên tục. Hướng phát triển là kết hợp turbine gió với kho lưu trữ năng lượng cho
phép cung cấp năng lượng khi turbine ngừng quay. Turbine gió được sử dụng chủ
yếu tại những vùng xa xôi mà lưới điện chưa vươn tới hay trong các ứng dụng công
nghệ sạch.

Nguyễn Thị Thi 43


Luận văn 12B- HTĐ

Hình 2.8 Minh họa nguồn điện phân tán turbines gió

Hình 2.9. Chi phí đơn vị lắp đặt các loại nguồn điện [14]
* Kết luận: Có nhiều loại nguồn điện phân tán. Xem xét, nghiên cứu công
nghệ tạo nguồn điện phân tán cho ta các căn cứ về kỹ thuật và kinh tế để lựa chọn
loại nguồn phân tán cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta. Chi phí lắp đặt, bảo
dưỡng và vận hành các nguồn điện phân tán sử dụng năng lượng tái tạo ngày càng
thấp, sự phát triển khoa học công nghệ cho phép các nguồn điện phân tán này ngày
càng được ứng dụng rộng rãi.

Nguyễn Thị Thi 44


Luận văn 12B- HTĐ

2.3. Mức độ thâm nhập và phân tán của nguồn DG trên lưới phân
phối

Mức độ thâm nhập của nguồn phân tán (Penetration Level- DGpen) được tính
toán theo hàm của tổng công suất phát của DG (PDG) và tổng công suất phụ tải đỉnh
của lưới (PL) theo tài liệu số [5]
PDG
DGpen  .100%
PL

Khi lưới điện chỉ có nguồn phát điện tập trung thì mức độ thâm nhập của
DG=0%, khi đó 100% tải được cung cấp từ nguồn điện truyền thống. Khi xem xét
mức độ thâm nhập của DG, [5] chỉ ra rằng mức độ thâm nhập của DG<30% (
PDG 0, 3PL ) được coi là thấp, mức độ thâm nhập từ 10÷15% sẽ không gây những

thay đổi về cấu trúc lưới, hiệu quả kinh tế, kỹ thuật mang lại là rất thấp, không đủ
hấp dẫn các nhà đầu tư. Mức độ thâm nhập lý tưởng là 100% ( PDG PL ). Lúc này
công suất của DG đủ cung cấp cho tải là điều các nhà đầu tư mong muốn . Mức độ
thâm nhập của DG>100% ( PDG PL ) với những kịch bản cực đoangây ra những ảnh
hưởng tiêu cực đến khả năng truyền tải của lưới.
Mức độ phân tán (Dispersion Level- DG dis ), theo tài liệu số [5] liên quan đến
vị trí kết nối nguồn DG trên lưới, được tính bằng tỷ số giữa số nút kết nối DG (N DG)
so với số nút phụ tải trên lưới (NL)
N DG
DGd is  .100%
NL
Với N DG N L 1 N là số nút của lưới điện
Khi DGdis 0% thì trên lưới chỉ có nguồn phát điện tập trung truyền thống.
Mức độ phân tán của DG< 30% ( ) được coi là thấp, và mức độ phân tán
NDG 0 3 NL
lý tưởng đối với việc giảm tổn thất công suất trên lưới là 100% ( N DG N L )
Mức độ xâm nhập và mức độ phân tán của nguồn DG đều ảnh hưởng rõ rệt
đến các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của lưới phân phối.

Nguyễn Thị Thi 45


Luận văn 12B- HTĐ

Kết luận: Có nhiều lựa chọn dải công suất và vị trí đặt các nguồn DG đối với
một LPP cụ thể. Xem xét, nghiên cứu vị mức độ thâm nhập và vị trí của nguồn DG
kết nối với LPP cho ta những giới hạn phạm vi ảnh hưởng của nguồn DG đối với
LPP đang xét. Từ đó làm căn cứ để lên phương án xây dựng, lắp đặt DG mang lại
lợi ích kinh tế, kỹ thuật đối với LPP.

2.4. Ảnh hưởng của việc kết nối nguồn điện phân tán trong vận
hành lưới phân phối điện

Việc kết nối các nguồn DG vào mạng lưới điện phân phối lại đặt ra một số
vấn đề cần quan tâm.Các vấn đề này có thể gây ra các hạn chế không cần thiết đến
việc sử dụng nhiều các máy phát phân tán kết nối vào mạng lưới phân phối.

2.4.1. Trạng thái ổn định và sự kiểm soát ngắn mạch

Khi một DG được kết nối tới lưới phân phối, năng lượng từ nó tạo ra có thể
làm tăng dòng điện chạy trên lưới, phụ thuộc vào vị trí kết nối và công suất lắp đặt
DG.Thêm vào đó, trong tình trạng sự cố, các DG lại đóng góp vào dòng điện sự cố
trong mạng lưới.Chính vì vậy, các DG sẽ ảnh hưởng tới trạng thái ổn định của hệ
thống và khiến cho việc kiểm soát ngắn mạch khó khăn hơn.Điều này còn tùy thuộc
vào công nghệ sử dụng và đặc biệt là hệ thống kết nối được sử dụng (ví dụ như
động cơ được kết nối trực tiếp với đường dây hay thông qua các thiết bị điện tử
công suất biển đổi).

2.4.2. Chất lượng điện năng

Tùy thuộc vào mức độ đóng góp năng lượng của các DG vào mạng lưới phân
phối và công nghệ được sử dụng cho quá trình biến đổi năng lượng mà chất lượng
cung cấp điện của mạng lưới phân phối có thể bị ảnh hưởng.Sự giảm sút chất lượng
điện năng cung cấp có thể ảnh hưởng đến việc đấu nối của các lưới sử dụng (lấy
điện từ mạng phân phối) và ngăn cản bộ phận quản lí điều khiển mạng lưới phân
phối đạt được các mục tiêu mong muốn. Tác động của hiện tượng này phụ thuộc rất
lớn vào năng lượng ngắn mạch có tại điểm kết nối của các DG và do đó trên các

Nguyễn Thị Thi 46


Luận văn 12B- HTĐ

đường dây “yếu”, số lượng các DG kết nối vào mạng lưới có thể bị hạn chế. Tác
động cũng phụ thuộc vào công nghệ được sử dụng, đặc biệt là cho việc kết nối với
mạng đường dây: ví dụ, hệ thống kết nối sử dụng một giao diện điện tử có thể giúp
để giới hạn hoặc ngay cả việc ngăn ngừa sự nhấp nháy hoặc dao động điện áp
nhưng nó có thể mang một số rủi ro do việc nhiễm các sóng hài. Sự dao động của
năng lượng được cung cấp bởi các DG, chuyển giao điều khiển (khởi động), biến
đổi năng lượng (ví dụ như hiệu ứng bóng của tháp tuabin gió) và sự biến đổi năng
lượng bằng các thiết bị điện tử công suất có thể gây ra:
- Các dao động chậm về điện áp
- Các dao động nhanh hoặc các bước nhảy vọt về điện áp
- Nhấp nháy điện
- Phát sóng hài và các sóng hài đa hài
- Không cân bằng
- Gây nhiễu lên các hệ thống tín hiệu

2.4.3. Điều khiển điện áp và công suất phản kháng

Việc kết nối một DG vào mạng lưới phân phối sẽ kéo theo những thay đổi về
điện áp trên lưới do sự thay đổi dòng công suất tác dụng và phản kháng trong lưới.
Một cách tổng quát, điện áp sẽ tăng lên tại điểm kết nối và các lộ đường dây ra, điều
này kéo theo sẽ có những thay đổi về điện áp tại các điểm khác trên lưới. Chính vì
vậy, việc điều khiển điện áp và công suất phản kháng trên lưới là một vấn đề quan
trọng của bộ phận điều hành mạng lưới phân phối (DNO – Distribution Network
Operator) dẫn đến một loạt các yêu cầu liên quan của các DG trong quá trình này.
Với công suất của DG càng lớn, tác động của nó đến mạng đường dây sẽ càng lớn
và do đó có khả năng đóng góp vào việc điều khiển điện áp cao hơn. Kết quả là, các
nguồn phát điện phân tán lớn về tổng quát phải được yêu cầu những đóng góp mang
tính “phức tạp” hơn là các nguồn phát nhỏ.

Nguyễn Thị Thi 47


Luận văn 12B- HTĐ

2.4.4. Các dịch vụ phụ thuộc

Định nghĩa về các dịch vụ phụ thuộc có thể sẽ khác nhau đối với các quốc gia
khác nhaum tuy nhiên một cách khái quát chúng có thể được đưa về những mảng
sau:
- Điều khiển điện áp
- Điều khiển tần số
- Điều khiển mức độ ổn định
- Khởi động lại hệ thống
Các dịch vụ phụ thuộc đã và đang được cung cấp chủ yếu bởi các nhà máy
điện thiết kế theo kiểu trung tâm kết nối tới mạng lưới truyền tải. Và do đó, với sự
xuất hiện của các DG trên mạng lưới phân phối và truyền tải, các định nghĩa này có
thể cần phải được thay đổi để thích ứng với những yêu cầu mới, mở rộng hoặc xem
lại chúng để trả lời các câu hỏi như: Những bộ phận nào được và nên được coi là
các dịch vụ phụ trợ trong mạng đường dây phân phối? Chúng nên được liên hệ với
mạng đường dây truyền tải bằng cách nào? Những đơn vị nào có thể hoặc nên cung
cấp chúng và bằng cách nào? ...

2.4.5. Tính ổn định và khả năng của DG để chống chịu các nhiễu
loạn

Sự ổn định của các máy phát điện phân tán và khả năng của nó để chống chịu
các nhiễu loạn trở thành một vấn đề ngày càng quan trọng. Khi các nhiễu loạn xuất
hiện trên mạng lưới (ngắn mạch, đường dây quan trọng hỏng hóc, sụt áp, sự cố gây
đến sự hỏng hóc của máy phát hoặc các biến động của các tải quan trọng), có thể
dẫn tới việc mất mát, hỏng hóc của các DG và gây ra sự mất mát của nguồn nuôi
cho mạng lưới. Tùy vào lượng mất mát của các DG, tình trạng mạng lưới đường
dây có thể xấu hơn và trong một số trường hợp có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm
trọng về ổn định.Trong các tiêu chuẩn kết nối của mạng lưới phân phối, các yêu cầu
thường xuyên nhắm tới khả năng của DG để vận hành trong một dải điện áp và tần

Nguyễn Thị Thi 48


Luận văn 12B- HTĐ

số nhất định mà có thể xuất hiện trong điều kiện suy giảm tính ổn định của mạng
lưới.

2.4.6. Các vấn đề về bảo vệ

Kết nối của các máy phát điện phân tán có thể ảnh hưởng đến độ nhạy và độ
chọn lọc của toàn bộ hệ thổng bảo vệ.Ví dụ một số sự cố có thể không được phát
hiện hoặc việc xử lí các sự cố đó cần đến việc cắt điện của một khu vực lớn hơn
mức cần thiết. Bên cạnh đó, việc xuất hiện của các DG phải nhất thiết không được
dẫn đến các lần ngắt không mong muốn của một phần nào đó trên lưới (ví dụ như
các đầu ra lân cận không bị ảnh hưởng bởi sự cố) và nó không nên ngăn cản sự vận
hành đúng của các quy trình đóng lại tự động hoặc bằng tay có thể được cài đặt.
Một cách khái quát, các trường hợp chi tiết được đưa ra từ các nghiên cứu phải
được nghiên cứu đầy đủ để xác định xem hệ thống bảo vệ có hoạt động tốt hay
không sau khi kết nối DG vào hệ thống.

2.4.7. Cách ly và chế độ vận hành cách ly

Một sự cách ly ngoài ý muốn không phải là điều mong chờ bởi vì nó có thể
gây ra một sự biến đổi lớn về điện áp và tần số trên vùng cách ly và năng lượng
cung cấp cho khách hàng dưới điều kiện không bình thường cho đến khi mà hệ
thống sụp đổ hoàn toàn (hoặc DG bị tách ra) hoặc việc đạt được sự cân đối giữa
năng lượng tạo ra và năng lượng tiêu dùng. Khi mà việc phát hiện sự cách ly các
DG là không dễ và các tiêu chuẩn chống lại sự cách ly dựa trên sự biến đổi của các
đại lượng điện có thể do các hiện tượng khác gây ra và sau đó có thể dẫn đến các
lệnh ngắt gây thiệt hại cho mạng lưới. Tuy nhiên, khả năng mà sự cách ly không
được phát hiện và trong trường hợp đó sẽ tồn tại các rủi ro cho người và thiết bị.
Trên phương diện khác, chế độ vận hành cách ly có thể một lúc nào đó lại có
ích và có thể còn là mong muốn.Ví dụ, trong trường hợp mất điện hoặc cắt điện
trong thời gian dài của nguồn cung cấp cho các xuất tuyến phân phối (do các vấn đề
quan trọng trên mạng lưới truyền tải), vận hành cách ly có thể sẽ cho phép cung cấp
năng lượng đến người tiêu dùng cho đến khi hệ thống được khôi phục.Một ví dụ

Nguyễn Thị Thi 49


Luận văn 12B- HTĐ

khác là trong một vùng nhất định, nơi mà mạng lưới truyền tải thường xuyên gặp
các nhiễu loạn (ví dụ như sét đánh) và sụt giảm điện áp, vận hành cách ly có thể
được quan tâm để cung cấp chất lượng phục vụ tốt hơn.
* Kết luận: Ảnh hưởng của việc kết nối nguồn điện phân tán tới lưới phân
phối điện được xem xét trên nhiều khía cạnh. Sau đây ta sẽ đi sâu nghiên cứu ảnh
hưởng của việc kết nối nguồn phân tán tới sự làm việc của hệ thống bảo vệ rơle của
lưới phân phối dựa trên kết quả của dòng ngắn mạch được tính toán nhờ phần mềm
phân tích lưới phân phối PSS/ ADEPT của hãng PTI

Nguyễn Thị Thi 50


Luận văn 12B- HTĐ

Chương 3: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN ĐIỆN


PHÂN TÁN ĐỐI VỚI BẢO VỆ CỦA LƯỚI PHÂN PHỐI
Như đã phân tích ở chương 2, kết nối của các máy phát điện phân tán có thể
ảnh hưởng đến độ nhạy và độ chọn lọc và sự phối hợp bảo vệ của toàn bộ. Vấn đề
chính ở đây bắt nguồn từ việc thiết kế lưới điện phân phối chủ yếu dựa trên giả thiết
là chỉ có các phụ tải (mà không có nguồn điện nào) được kết nối vào lưới. Số lượng
lớn nguồn điện phân tán trong lưới điện phân phối có thể là nguyên nhân của các sự
cố không được phép trong chế độ vận hành của lưới điện phân phối.Quan trọng hơn
nó ảnh hưởng đến khả năng điều khiển điện áp của lưới điện và sự bảo vệ của các
phần tử trong hệ thống bảo vệ. Do đó, ta cần phải có sự nhận biết dầy đủ và chỉ ra
được các giải pháp để giải quyết vấn đề trên khi nghiên cứu kết nối nguồn điện phân
tán vào lưới điện phân phối để không tạo ra ảnh hưởng quá lớn đối với lưới điện
phân phối và sự phát triển trong tương lai của nguồn điện phân tán.
Trong nội dung của chương này xin chỉ trình bày ảnh hưởng của nguồn điện
phân tán đến các chế độ sự cố và hệ thống bảo vệ của lưới điện phân phối. Sau đó sẽ
tiến hành tính toán ở một số trường hợp cụ thể với một lưới phân phối 35kV thuộc
quản lý của điện lực Khoái Châu- Hưng Yên để làm dẫn chứng cho các tác động
của nguồn điện phân tán đến hệ thống bảo vệ của lưới điện phân phối. (Tất cả các
tính toán được sử dụng từ phần mềm phân tích lưới điện phân phối của hãng PTI có
tên là PSS/ ADEPT).

3.1. Tác động của nguồn điện phân tán tới hệ thống bảo vệ của lưới
phân phối

Như đã phân tích ở chương 2, việc thêm các nguồn điện phân tán vào lưới
điện phân phối làm xuất hiện các trạng thái vận hành trước đây lưới điện phân phối
chưa bao giờ gặp phải. Đối với hệ thống bảo vệ của lưới phân phối những vấn đề
đó là:
- Lưới điện được thiết kế có dạng hình hình tia, với công suất và cách thức
phát hiện sự cố theo một hướng.

Nguyễn Thị Thi 51


Luận văn 12B- HTĐ

- Hệ thống bảo vệ rơle đối với lưới điện hình tia sẽ thiếu các bảo vệ có hướng,
thiếu sự phối hợp đối với các sự cố trong vùng bảo vệ và thiếu độ nhạy để phát hiện
các sự cố trong vùng bảo vệ.
- Sự an toàn của thiết bị cũng như người vận hành.
- Tác động đến điều chỉnh điện áp trong lưới điện.
- Tình trạng vận hành cô lập của các nguồn điện phân tán.
- Sự phối hợp tự động đóng lại giữa rơle tự đóng lại và cầu chì
- Tác động đến sự ổn định của lưới điện một vùng.
- Ảnh hưởng đến sự tác động sai của các máy cắt
Các vấn đề trên xuất hiện ở các lưới điện phân phối có nguồn điện phân tán
kết nối vào bởi vì: hiện nay hầu hết các lưới điện phân phối đều được vận hành với
kết cấu hình tia, nghĩa là dòng công suất chạy theo một chiều nhất định. Sự kết nối
nguồn điện phân tán vào lưới điện làm thay đổi kết cấu của lưới điện và công suất
sẽ chạy theo nhiều hướng khác nhau. Tác động của hiện tượng này khiến cho hệ
thống bảo vệ rơle đang được trang bị cho lưới phân phối này không phải lúc nào
cũng làm việc tốt khi có thêm nguồn điện phân tán.

3.1.1. Ảnh hưởng của máy biến áp kết nối ở đầu ra của nguồn điện
phân tán

Việc lựa chọn máy biến áp của nguồn điện phân tán kết nối với lưới điện sẽ
có ảnh hưởng quyết định đến việc nguồn điện phân tán sẽ tương tác như thế nào đối
với lưới điện. Không có một cách kết nối như thế nào là tốt nhất trong mọi trường
hợp, mỗi cách kết nối đều có những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng và tác
động đến hệ thống theo những cách khác nhau. Có ít nhất 5 cách kết nối nguồn điện
phân tán vào lưới điện, ứng với các máy biến áp có các tổ đấu dây khác nhau là (
cao áp/ hạ áp): / ; / Y0 ; / Y ; Y0 / ;Y0 / Y0
a. Máy biến áp có cuộn cao áp có tổ đấu dây là tam giác hoặc sao cách điện với
đất.

Nguyễn Thị Thi 52


Luận văn 12B- HTĐ

Tổ đấu dây của máy biến áp có thể là / ; / Y0 ; / Y . Ưu điểm của máy biến
áp có tổ đấu dây như thế này là trong chế độ sự cố không có thành phần sự cố thứ tự
không từ các nguồn điện phân tán tác động đến rơle bảo vệ quá dòng chạm đất. Tuy
nhiên nhược điểm của máy biến áp có tổ đấu dây này là điện áp tại các pha không
xảy ra sự cố lại tăng cao.
b. Máy biến áp có tổ đấu dây Y0 / 
MBA có tổ đấu dây như thế này có ảnh hưởng đến sơ đồ thứ tự không của lưới
điện, do đó có ảnh hưởng đến sự phối hợp của hệ thống rơ le bảo vệ quá dòng chạm
đất của lưới điện. Ta xét ví dụ như hình vẽ:

N1
MC
HT DG

Hình 3.1: Sơ đồ nguồn điện phân tán kết nối với lưới điện thông qua máy biến áp
Y0 / 

Nếu có sự cố ngắn mạch một pha xảy ra tại điểm N1 thì dòng điện thứ tự
không là tổng hợp của hai dòng điện: một từ phía máy biến áp kết nối với hệ thống
chạy đến và một từ máy biến áp của nguồn điện phân tán chạy đến. Do đó dòng
điện thứ tự không vừa phụ thuộc vào lưới điện vừa phụ thuộc vào tổng trở của máy
biến áp của nguồn điện phân tán. Tuy nhiên MBA có tổ đấu dây Y0 /  có một ưu
điểm là, trong các trường hợp phụ tải không đối xứng thành phần chạy xuống đất
thông qua các nối đất của các máy biến áp, nếu có thêm máy biến áp của nguồn điện
phân tán có tổ đấu dây Y0 /  thì thành phần này sẽ được chia ra làm hai phần. Vì
vậy sẽ làm giảm áp lực đối với máy biến áp nối với hệ thống, đặc biệt là trong các
chế độ mất đối xứng nghiêm trọng. Ngoài ra trong các sự cố chạm đất sẽ không có
các dòng điện thứ tự không chạy từ hệ thống vào máy phát và ngược lại đồng thời
cũng không có hiện tượng quá điện áp tại các pha không xảy ra sự cố.

Nguyễn Thị Thi 53


Luận văn 12B- HTĐ

c. Máy biến áp có tổ đấu dây Y 0 / Y 0


Nếu máy biến áp có tổ đấu dây Y 0 / Y 0 thì nguồn điện phân tán ảnh hưởng đến
sơ đồ thứ tự không khi có sự cố chạm đất 1 pha tại điểm làm việc N1, trong sơ đồ
thứ tự không ngoài điện kháng thứ tự không của máy biến áp còn có thêm điện
kháng thứ tự không của nguồn điện phân tán do đó có thể ảnh hưởng đến sự phối
hợp của các bảo vệ chạm đất. Đồng thời MBA có tổ đấu dây như vậy trong các sự
cố không đối xứng trên đường dây sẽ có dòng điện thứ tự không chạy vào máy phát
và ngược lại. Vì vậy việc MBA không có cuộn tam giác làm gia tăng độ phức tạp
cho tính toán bảo vệ rơle. Phải điều chỉnh độ nhạy của rơle bảo vệ quá dòng chạm
đất tại máy cắt đầu đường dây để máy cắt có thể phát hiện và tác động đối với các
sự cố chạm đất một pha tại đầu cực của nguồn điện phân tán. Ngoài ra trong các chế
độ không đối xứng sẽ có dòng thứ tự không chạy vào máy phát, điều này là không
được phép do đó nguồn điện phân tán sẽ được ngắt ra khỏi lưới điện như vậy tác
động giảm áp lực đối với máy biến áp nối với hệ thống trong các chế độ phụ tải
không đối xứng không còn nữa. Ưu điểm duy nhất của MBA có tổ đấu dây Y 0 / Y 0 là
không xảy ra các hiện tượng quá điện áp tại các pha không xảy ra sự cố.
d. Các tác động đối với lưới điện có điểm trung tính cách đất.
Nếu nguồn phân tán nối lưới điện với MBA có cuộn sơ cấp cách đất, thì
MBA nối với hệ thống là nguồn duy nhất đối với các dòng điện thứ tự không. Khi
có sự cố chạm đất một pha xảy ra trên lưới điện thì máy cắt đầu đường dây có thể
cắt lưới điện ra khỏi hệ thống trong khi nguồn điện phân tán vẫn còn kết nối với
lưới điện. Hiện tượng này còn có thể xảy ra đối với các lưới điện không được tiếp
đất một cách hiệu quả. Điện áp pha tại các pha không sự cố sẽ xấp xỉ điện áp dây.
Điều này có thể gây ra các quá điện áp nghiêm trọng trong các pha của các thiết bị
kết nối với lưới. Cách điện của các thiết bị không được thiết kế để chịu được điện
áp đó, dẫn đến các hư hỏng nặng tại các thiết bị.Ví dụ như các máy biến áp phân
phối kết nối với lưới sẽ bị quá điện áp dẫn đến hư hỏng. Điều này vẫn có thể chấp
nhận được nếu như tổng công suất của các nguồn phân tán không có khả năng giữ
được điện áp lưới điện lớn hơn điện áp pha. Do đó ta chỉ cần quan tâm đến vấn đề

Nguyễn Thị Thi 54


Luận văn 12B- HTĐ

này nếu như tổng công suất của nguồn điện phân tán lớn hơn một nửa phụ tải cực
tiểu của lưới. Nếu trường hợp này xảy ra mà các MBA được sử dụng có tổ đấu dây
như vậy, thì rơle bảo vệ điện áp phải tác động đối với nguồn điện phân tán trong
trường hợp quá điện áp xảy ra.Tuy nhiên một khó khăn là phụ tải cực tiểu của lưới
không phải là một thông số sẵn có, mà đây lại là một dữ liệu cần có cho tính toán,
đồng thời giá trị phụ tải cực tiểu lại không phải là một giá trị không đổi mà thay đổi
theo thời gian ( thay đổi theo mùa và các năm thì phụ tải cực tiểu lại khác nhau).

3.1.2. Mất nguồn ở phía cao của MBA nối với hệ thống.

Mất nguồn ở phía sơ cấp của MBA nghĩa là không còn nguồn từ hệ thống
cung cấp cho các phụ tải trên lưới điện, điều này có thể xảy ra nếu máy cắt của
đường dây hay máy cắt trong trạm biến áp tác động. Ta gọi tắt là mất nguồn điện sơ
cấp. Việc mất nguồn điện sơ cấp có thể dẫn đến một số thách thức đối với hệ thống
rơle cũng như làm xuất hiện một số vấn đề về vận hành.

 Vấn đề vận hành cô lập.

Khi MBA nối với hệ thống bị cắt ra khỏi hệ thống, thì MBA và phần lưới
điện trung áp phía sau nó có thể vận hành một cách độc lập, nếu như có sự cân bằng
nhất định giữa phụ tải và nguồn điện phân tán trong lưới. Ta gọi đây là trạng thái
vận hành cô lập.
Trong phần lớn các trạng thái vận hành cô lập này không được cho phép
trong thực tế. Do đó trong quá trình vận hành ta phải đảm bảo rằng không xảy ra
trạng thái vận hành cô lập, ví dụ như khi có các sự cố nghiêm trọng xảy ra đối với
TBA nối với hệ thống (ngắn mạch 3 pha) và thời gian khắc phục sự cố là rất lâu, khi
đó để đảm bảo cung cấp điện một cách liên tục cho khách hàng, thì ta có thể cho
phép sử dụng nguồn điện phân tán kết nối trên lưới để cung cấp cho các phụ tải
quan trọng nhằm mục đích làm giảm thời gian mất điện của khách hàng.
Đối với chế độ vận hành cô lập của nguồn điện phân tán, ta cần có một hệ
thống bảo vệ rơ le thích hợp cho chế độ vận hành này. Do khi vận hành độc lập, nếu
có xảy ra sự cố thì mức độ nghiêm trọng của sự cố trong lưới điện sẽ giảm xuống vì

Nguyễn Thị Thi 55


Luận văn 12B- HTĐ

chỉ có một mình nguồn điện phân tán cung cấp năng lượng cho chế độ sự cố, nên
các hệ thống rơ le hiện tại không có độ nhạy phù hợp trong những trường hợp
nguồn điện phân tán vận hành độc lập. Vì vậy ta cần lưu ý các vấn đề sau:
Cần một hệ thống rơle khác với các thông số chỉnh định khác sử dụng cho
chế độ vận hành cô lập
Cần một bảo vệ chống điện áp thấp có thể tác động với một khoảng thời gian
trễ nhất định nếu như các bảo vệ quá dòng truyền thống không hoạt động, trong
trường hợp nguồn điện phân tán không có khả năng duy trì điện áp của lưới điện
trong phạm vi cho phép.
Cần hòa động bộ lưới điện trở lại hệ thống nhanh nhất có thể.
Các yêu cầu trao đổi thông tin của TBA kết nối với hệ thống.
Nguồn điện phân tán sẽ là một nguồn cung cấp năng lượng cho các sự cố ở
trên đường dây.Nếu quy mô của nguồn điện phân tán rất nhỏ so với phụ tải cực tiểu
của lưới điện, thì bảo vệ của đường dây không cần phải thay đổi gì vì khi đó tần số
và điện áp của lưới điện sẽ sụp đổ dẫn đến các bảo vệ của nguồn điện phân tán sẽ
tác động. Nếu như vì một lí do nào đó nguồn điện phân tán không tách ra khỏi lưới
điện, thì một tín hiệu tác động cần được gửi từ TBA khu vực đến TBA của nguồn
điện phân tán hay đến chính nguồn điện phân tán để ngắt nguồn điện phân tán ra
khỏi lưới điện. Tại một số nơi, người ta sử dụng rơ le bảo vệ điện áp thấp tại trạm
biến áp của nguồn điện phân tán để phát hiện ra hiện tượng mất nguồn phía cao của
máy biến áp kết nối với hệ thống.

3.1.3. Dòng điện sự cố từ các nguồn điện phân tán.

Khi có nguồn điện phân tán kết nối vào lưới thì có 3 lưới điện ta cần phải
quan tâm khi tính toán dòng điện sự cố.Lưới điện khi không có nguồn điện phân
tán, lưới điện khi vừa được cấp điện từ hệ thống vừa được cấp từ nguồn điện phân
tán và lưới điện khi nguồn điện phấn tán vận hành độc lập. Điều này rất cần thiết
cho việc hiệu chỉnh sự phối hợp giữa các bảo vệ rơ le trong lưới điện (bao gồm:
máy cắt ở đầu đường dây, tự động đóng lại và các cầu chì) khi lưới điện có hoặc
không có nguồn điện phân tán. Thông thường nguồn điện phân tán sẽ không được

Nguyễn Thị Thi 56


Luận văn 12B- HTĐ

kết nối vào lưới điện khi không có nguồn từ hệ thống, tuy nhiên điều này vẫn có thể
xảy ra trong khoảng thời gian nhất định do các tác động cắt bỏ lần lượt trong chế độ
sự cố.
Ngoài ra khi thay thế nguồn điện phân tán bằng tổng trở của nguồn điện phân
tán khi tính toán dòng điện sự cố, ta cần quan tâm đến tốc độ tác động của bảo vệ rơ
le.Nếu bảo vệ rơ le không tác động trong khoảng thời gian siêu quá độ, thì ta cần sử
dụng tổng trở quá độ của nguồn điện phân tán trong dòng điện sự cố.

3.1.4. Sự gia tăng của các dòng điện trong các chế độ ngắn mạch

Trong các chế độ ngắn mạch, dòng điện ngắn mạch ngoài việc được cung cấp
năng lượng từ hệ thống, còn được cung cấp năng lượng từ các nguồn điện phân tán
trên lưới điện. Do đó dòng điện ngắn mạch trong các chế độ ngắn mạch trên lưới
điện sẽ tăng lên. Có ba điều cần quan tâm khi dòng điện ngắn mạch tăng lên. Một
là, dòng điện ngắn mạch không được vượt quá dòng điện ngắn mạch định mức của
thiết bị.Hai là, thiết bị bảo vệ quá dòng điện phải tương đương với mức độ của dòng
điện ngắn mạch.Ba là, phải có một sự phối hợp bảo vệ thích hợp giữa rơle, bộ phận
tự động đóng lại, cầu chì và các thiết bị quá dòng khác dựa trên các dòng điện sự cố
có thể xảy ra. Phụ thuộc vào MBA kết nối giữa nguồn điện phân tán và lưới điện mà
một vài hoặc tất cả các dòng điện sự cố trong lưới điện đều tăng lên bởi vì nguồn
điện phân tán. Vì vậy giá trị định mức của các thiết bị trong lưới điện, ví dụ như
công suất chịu đựng của các tự động đóng lại…cần được kiểm tra như là một phần
của việc nghiên cứu tính toán thiết kế.

3.1.5.Tác động đến hoạt động của rơ le bảo vệ quá dòng.

Một trong những ảnh hưởng của nguồn điện phân tán lên hệ thống bảo vệ của
lưới điện phân phối là tác động lên rơle bảo vệ quá dòng, bởi vì sự đóng góp của
nguồn điện phân tán vào dòng điện trong các chế độ sự cố sẽ tác động đến vùng bảo
vệ của rơle bảo vệ quá dòng. Vùng bảo vệ của rơ le được quyết định bởi dòng điện
sự cố nhỏ nhất được cài đặt (dòng điện khởi động). Sự xuất hiện của nguồn điện
phân tán trong lưới điện phân phối sẽ làm giảm phạm vi bảo vệ của rơ le bảo vệ quá

Nguyễn Thị Thi 57


Luận văn 12B- HTĐ

dòng, theo đó các sự cố có tổng trở sự cố lớn cuối của các tuyến đường dây sẽ
không được phát hiện. Do dòng điện mà rơle quá dòng đo được ở đầu đường dây có
giá trị nhỏ hơn dòng điện sự cố thực tế, vì dòng điện sự cố lúc này bao gồm hai
thành phần: một là dòng điện sự cố đến từ hệ thống điện (rơle quá dòng đầu đường
dây đo được) và một là dòng điện sự cố đến từ các nguồn điện phân tán. Vì vậy làm
cho rơle sẽ bỏ qua các sự cố có dòng điện sự cố có giá trị nhỏ ( tổng trở sự cố lớn)
của các sự cố ở cuối đường dây. Ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến rơle bảo
vệ quá dòng không chỉ phụ thuộc vào quy mô của nguồn điện phân tán mà còn phụ
thuộc vào điểm đặt của nguồn điện phân tán. Nguồn điện phân tán đặt càng gần cuối
đường dây thì tác động làm giảm phạm vi bảo vệ của rơ le bảo vệ quá dòng càng rõ
rệt.

3.1.6.Tác động dến sự vận hành của tự động đóng lại

Sự đóng góp của nguồn điện phân tán trong chế độ sự cố của tuyến đường
dây tác động đến sự vận hành của tự động đóng lại theo 4 cách khác nhau:
1- Sự phối hợp giữa tự động đóng lại và cầu chì có thể bị ảnh hưởng.
2- Tự động đóng lại tác động với các sự cố ở ngoài vùng bảo vệ.
3- Ngăn cản tự động đóng lại thành công.
4- Tự động đóng lại không đồng bộ.
Chúng ta lần lượt xét các tác động này

3.1.6.1. Tự đóng lại tác động với sự cố ngoài vùng bảo vệ

A
IR
C
MC BI
HT R

I>

DG DG DG

Hình 3.2.Tự đóng lại tác động với sự cố ngoài vùng bảo vệ

Nguyễn Thị Thi 58


Luận văn 12B- HTĐ

Khi các nguồn điện phân tán được kết nối vào lưới, ở phía sau thiết bị tự
động đóng lại, nếu sự cố xảy ra ở phía trước của tự động đóng lại ta thấy xuất hiện
một dòng điện sự cố chạy qua các tự động đóng lại do các nguồn điện phân tán gây
ra. Và có thể xảy ra trường hợp dòng sự cố chạy qua tự động đóng lại vượt qua giá
trị dòng điện tác động của tự động đóng lại, vì vậy tự động đóng lại có thể tác động
đối với các sự cố ở ngoài vùng tác động.Điều này là không được phép. Ta có thể
khắc phục hiện tường này bằng cách trang bị cho tự động đóng lại trên đường dây
các bảo vệ có hướng.

3.1.6.2. Ngăn cản tự động đóng lại thành công.

Khi có sự cố thoáng qua xảy ra trong vùng bảo vệ của tự động đóng lại, thì tự
động đóng lại sẽ tác động nhanh để cách ly vùng sự cố ra khỏi lưới điện. Nếu trong
phạm vi bảo vệ của tự động đóng lại không có nguồn điện phân tán thì sau khi ngắt
ra khỏi lưới điện, hồ quang tại vị trí xảy ra sự cố thoáng qua sẽ tắt nghĩa là sự cố
thoáng qua bị loại bỏ. Sau đó tự động đóng lại tác động để đóng phần lưới điện này
sẽ trở lại hệ thống. Nếu trong vùng bảo vệ của tự động để đóng lại có nguồn điện
phân tán, thì nguồn điện phân tán có thể tiếp tục hoạt động khi mà tự động đóng lại
đã cô lập sự cố lần 1, nguồn phân tán tiếp tục cấp năng lượng cho dòng điện sự cố,
dẫn đến việc duy trì hồ quang điện tại vị trí xảy ra sự cố thoáng qua. Do đó sẽ ngăn
cản sự dập tắt của hồ quang điện tại vi trí sự cố. Điều này dẫn đến sự không thành
công khi tự động đóng lại, và sự cố thoáng qua lại trở thành sự cố thoáng qua lại trở
thành sự cố vĩnh cửu.Bằng việc ngăn cản tự động đóng lại thành công, nguồn điện
phân tán có thể làm giảm độ tin cậy cung cấp điện và tăng thời gian mất điện của
các phụ tải. Ngoài ra tự động đóng lại không thành công cũng làm tăng thêm các áp
lực đối với các thiết bị điện cụ thể ở đây là tự động đóng lại, bởi vậy tự động đóng
lại tác động thì đó là đóng lại một sự cố vào hệ thống.

3.1.6.3. Tự đóng lại không đồng bộ

Ngoài việc ngăn cản tự động đóng lại thành công, nguồn điện phân tán còn
có thể gây ra hiện tượng tự động đóng lại hai lưới điện không đồng bộ với nhau.

Nguyễn Thị Thi 59


Luận văn 12B- HTĐ

Như đã trình bày ở trên khi tự động đóng lại tác động nhằm cô lập sự cố thoáng
qua, tuy nhiên trong lưới điện vẫn còn nguồn điện phân tán tiếp tục cấp năng lượng
cho dòng điện sự cố, nhưng ngay cả khi sự cố thoáng qua đã biến mất (hồ quang
điện tại vị trí sự cố bị tắt) thì nguồn điện phân tán vẫn tiếp tục cấp điện cho phần
lưới điện bị cô lập. Phần lưới điện này sẽ có tần số khác với tần số của hệ thống. Do
đó khi tự động đóng lại tác động sẽ đóng lại hai lưới điện không đồng bộ, hiện
tượng này rất nguy hiểm nếu tại thời điểm tự động đóng lại tác động hai lưới điện
và momen xoắn lớn xuất hiện trên các trục của thiết bị quay. Các hiện tượng này
gây ra các hư hỏng nặng cho các máy điện quayvà máy phát điện quay.

3.1.7. Sự phối hợp giữa thiết bị tự đóng lại và cầu chì

Như đã giới thiệu ở trên nguyên lí bảo vệ của các bảo vệ tuyến đường dây là
cầu chì tác động đối với các sự cố lâu dài trong phạm vi bảo vệ của nó. Đối với các
sự cố thoáng qua, tự động đóng lại sẽ có tác động nhanh để tách sự cố khỏi lưới
điện và sự cố có thể bị giải trừ. Giả sử có một lưới phân phối trung áp được trang bị
rơle tự đóng lại ở đầu đường dây và cầu chì bảo vệ trên các rẽ nhánh như hình 2.10a
thì đặc tính bảo vệ của rơle tự đóng lại và cầu chì theo [6] được phối hợp như hình
2.10b

Hình 3.3. Phối hợp bảo vệ giữa thiết bị tự đóng lại và cầu chì
a. Sơ đồ lưới phân phối hình b. Đặc tính phối hợp làm việc của thiết
tia được bảo vệ bởi thiết bị bị tự đóng lại và cầu chì
tự đóng lại và cầu chì

Nguyễn Thị Thi 60


Luận văn 12B- HTĐ

Khi có sự cố trên rẽ nhánh, rơle tự đóng lại phải tác động nhanh với thời gian
vài chu kỳ để loại trừ sự cố với đường đặc tính cắt nhanh (A- fast trip of recloser).
Sau một thời gian t1 được cài đặt sẵn ( từ 0,5 đến 60 giây) thiết bị tự đóng lại đóng
trở lại cung cấp điện cho đường dây và tất cả các rẽ nhánh. Lúc này nếu sự cố là
duy trì thì cầu chì phải tác động cắt trước khi thiết bị tự đóng lại cắt lần thứ 2 với
đặc tính trễ (C- delayed curve of recloser).
Nghĩa là thời gian chảy nhỏ nhất của cầu chì khi sự cố lớn nhất xảy ra trên rẽ
nhánh phải lớn hơn thời gian cắt nhanh của thiết bị tự đóng lại. Có thể biểu diễn
thời gian chảy nhỏ nhất của cầu chì bằng tích của thời gian cắt của nhát cắt nhanh (
đặc tính A) với một hệ số k tra theo bảng 3.1. Hệ số K> 1 được xác định tùy thuộc
vào việc cài đặt thời gian cắt nhanh của rơle tự đóng lại và thời gian tự đóng lại là
bao nhiêu chu kỳ.Thời gian nóng chảy hoàn toàn của cầu chì phải nhỏ hơn thời gian
làm việc của rơle tự đóng lại theo đặc tính trễ C.
Ví dụ : Nếu sự cố gây ra dòng điện ngắn mạch cực đại xảy ra trên rẽ nhánh
thiết bị tự đóng lại cài đặt cắt nhanh một lần với thời gian cắt nhanh là vài chu kỳ (
giả sử 5 chu kỳ, 1 chu kỳ tương ứng với 0,02 giây. Suy ra thời gian cắt nhanh lần 1
là 5*0,02=0,1 giây), Nếu thời gian tự đóng lại là 25÷30 chu kỳ thì thời gian chảy
nhỏ nhất của cầu chì được chọn bằng 1,25*0,1=0,125 giây tức chọn hệ số K=1,25
Nếu sự cố gây ra dòng điện ngắn mạch cực đại xảy ra trên rẽ nhánh, thiết bị
TĐL cài đặt cắt nhanh hai lần với thời gian cắt nhanh vẫn là 5 chu kỳ=0,1 giây, thời
gian tự động đóng lại vẫn là 25÷30 chu kỳthì thời gian chảy nhỏ nhất của cầu chì
được chọn là 1,8*0,1=0,18 giây tức chọn hệ số K=1,8.

Nguyễn Thị Thi 61


Luận văn 12B- HTĐ

Bảng 3.1. Bảng hệ số K dùng để phối hợp bảo vệ giữa reloser và cầu chì
Hệ số K
Thời gian tự đóng lại
Tác động cắt nhanh 1 Tác động cắt nhanh 2
( Tính bằng chu kỳ)
lần lần

25-30 1,25 1,8

60 1,25 1,35

90 1,25 1,35

120 1,25 1,35

Khi có nguồn phân tán kết nối trên rẽ nhánh được bảo vệ bởi cầu chì, cầu chì
có thể tác động khi sự cố ngoài vùng bảo vệ, hoặc thực hiện cắt trước nhát cắt đầu
tiên của thiết bị tự đóng lại
a. Cầu chì tác động trước khi thiết bị tự đóng lại cắt nhát đầu tiên

F F

HT R DG
IN F

I NHT I NDG

Hình 3.4.Sơ đồ mô tả trường hợp cầu chì tác động trước thiết bị tự đóng lại
Trong lưới điện có kết cấu như hình vẽ, DG được đặt trên trục chính, sự cố
trên rẽ nhánh, ta thấy rằng dòng điện sự cố chạy qua cầu chì bằng tổng dòng điện sự
cố chạy từ hệ thống về điểm ngắn mạch và dòng sự cố chạy từ nguồn DG về điểm
ngắn mạch

I N I HT
N I DG
N

Nguyễn Thị Thi 62


Luận văn 12B- HTĐ

Giá trị IN lớn hơn I HT


N và có thể lớn tới một mức nào đó khiến cho cầu chì tác
động với thời gian nhỏ hơn thời gian cắt nhỏ nhất của rơle tự đóng lại ở đặc tính fast
trip. Do đo cầu chì có thể tác động nhanh hơn cả lần cắt đầu tiên của rơle tự động
đóng lại hoặc tác động đồng thời với tự động đóng lại trong các sự cố thoáng qua.
Việc cầu chì cắt như vậy là phí phạm nếu sự cố thoáng qua, mà th ực tế các sự cố
thoáng qua lại chiếm đến 70%-80% các sự cố xảy ra tại các tuyến đường dây, vì vậy
sự phối hợp không tốt giữa cầu chì và tự động đóng lại này sẽ tác dộng đến độ tin
cậy của lưới điện, làm tăng thời gian mất điện của phụ tải phía sau cầu chì.
b. Cầu chì tác động với sự cố ngoài vùng bảo vệ

F N F

HT R

INHT I NDG
F

DG

Hình 3.5.Sơ đồ mô tả trường hợp cầu chì tác động với sự cố ngoài vùng bảo vệ
Trong lưới điện có kết cấu như hình vẽ, DG được đặt trên rẽ nhánh, sự cố xảy
ra trên trục chính, tại điểm rẽ nhánh, lúc này không chỉ thiết bị tự đóng lại đóng lặp
lại không thành công như đã trình bày ở mục 3.1.6.2 mà việc xuất hiện DG khiến sự
cố trở thành duy trì, dòng sự cố chạy từ DG đến điểm ngắn mạch có thể vượt qua
dòng điện giới hạn của cầu chì khiến cầu chì cắt ngắn mạch, thậm chí, nếu dung
lượng DG đủ lớn, thời gian chảy của cầu chì còn nhỏ hơn thời gian tác động lần thứ
2 của thiết bị tự đóng lại ở đầu đường dây.

3.1.8. Tác động đến việc cài đặt chỉnh định rơle.

Việc kết nối nguồn điện phân tán vào trong lưới điện phân phối sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến hệ thống bảo vệ của lưới điện phân phối, cụ thể ở đây là sự phối hợp

Nguyễn Thị Thi 63


Luận văn 12B- HTĐ

giữa các thiết bị bảo vệ trong lưới điện phân phối, không chỉ là sự phối hợp giữa
các bảo vệ trên cùng một xuất tuyến mà còn là sự phối hợp với các bảo vệ trên các
xuất tuyến lân cận.

3.1.8.1. Vấn đề phối hợp bảo vệ

Như đã giới thiệu ở trên, nguồn điện phân tán được kết nối vào lưới điện
phân phối, trong khi lưới điện phân phối thường được thiết kế có kết cấu hình tia,
nhằm phục vụ cho các phụ tải nằm dọc theo đường dây. Điều này có thể gây ra một
số vấn đề với việc phối hợp các thiết bị bảo vệ, ngoài các tác động đến rơle bảo vệ
quá dòng hay tự động đóng lại như đã trình bày ở trên.
a. Rơle, cầu chì và tự động đóng lại trên đường dây.

Việc kết nối nguồn điện phân tán vào lưới điện đòi hỏi cần phải xem xét lại
khoảng thời gian phối hợp giữa các bảo vệ ở đường dây lân cận, vì ảnh hưởng của
nguồn điện phân tán đến sự phối hợp của các bảo vệ không chỉ giới hạn trong
đường dây mà nguồn điện phân tán kết nối vào. Sự cố ở đường dây lân cận có thể
khiến cho các bảo vệ ở đường dây có nguồn điện phân tán kết nối vào hoạt động.
Điều này là không mong muốn vì sự cố đó không nằm trong phạm vi bảo vệ của các
thiết bi bảo vệ trên đường dây có nguồn điện phân tán kết nối vào, và sẽ dấn đến
việc ngừng cung cấp điện cho các phụ tải trong khi đuờng dây đó không hề bị sự cố.
Xét lưới điện như hình vẽ 2.11, sự cố ở đường dây thứ nhất có dòng sự cố
đến từ hai nguồn là: hệ thống và nguồn điện phân tán. Sự cố được phát hiện bởi rơle
ở máy cắt đầu đường dây số 1, rơle ở máy cắt đầu đường dây số 2, tự động đóng lại
trên đường dây số 2 và cầu chì của nguồn điện phân tán.Thông thường ta mong
muốn rằng máy cắt ở đầu đường dây số 1 sẽ loại bỏ sự cố khỏi lưới điện. Tuy nhiên
nếu đường dây số 2 hoặc cầu chì của nguồn điện phân tán tác động với sự cố này sẽ
dẫn đến sự ngừng cung cấp điện không mong muốn đối với các phụ tải trên đường
dây số 2 hoặc cắt không mong muốn nguồn điện phân tán ra khỏi lưới điện. Để khắc
phục vấn đề này tự động đóng lại trên đường dây số 2 cần tác động chậm lại hoặc
máy cắt ở đầu đường dây số 1 cần tác động nhanh hơn hoặc cả hai.Việc thay đổi các

Nguyễn Thị Thi 64


Luận văn 12B- HTĐ

cài đặt đối với hệ thống bảo vệ cần được xem xét khi phối hợp nhiều thiết bị bảo vệ
trong lưới điện và trong các chế độ sự cố khác nhau.Một sự phối hợp các thiết bị
bảo vệ thích hợp cho tất cả các chế độ sự cố trên lưói điện là rất khó khăn. Do đó
trong trường hợp này người ta thường thay thế bảo quá dòng không hướng trên các
đường dây bằng các bảo vệ quá dòng có hướng. Việc thêm các bảo vệ quá dòng có
hướng tại các máy cắt đầu đường dây và các tự động đóng lại trên đường dây sẽ
giúp ta giải quyết được vấn đề này.
B
MC1

HT C
MC2

DG

Hình 3.6. Sơ đồ mô tả tác động của nguồn điện phân tán đến các sự cố ở xuất tuyến
lân cận
b. Độ nhạy của bảo vệ và thời gian tác động.
 Nguồn điện phân tán kết nối vào lưới điện thông qua máy biến áp có trung
tính nối đất.
Bảo vệ quá dòng chạm đất được sử dụng trong hệ thống bảo vệ của lưới điện
phân phối nhằm mục đích tăng độ nhạy của hệ thống bảo vệ đối với các sự cố chạm
đất. Tổng trở thứ tự không của lưới điện phân phối thường lớn hơn tổng trở thứ tự
thuận của lưới điện phân phối.Điều này dẫn đến dòng điện thứ tự không giảm rất
nhanh khi điểm sự cố bị đẩy ra xa trạm biến áp khu vực.Trong một số trường hợp
dòng điện sự cố chạm đất có thể còn nhỏ hơn dòng điện làm việc cực đại của đường
dây.Rơle bảo vệ chống chạm đất sẽ được cài đặt giá trị dòng làm việc cực đại để
phát hiện ra các dòng điện chạm đất có giá trị nhỏ. Độ nhạy bị giới hạn bởi độ

Nguyễn Thị Thi 65


Luận văn 12B- HTĐ

không đối xứng giữa các pha lớn nhất cho phép của lưới điện. Khi nguồn điện phân
tán kết nối với lưới điện thông qua một máy biến áp có tổ đấu dây là Yo/∆ thì các
dòng điện không đối xứng và các dòng điện sự cố chạm đất sẽ không chỉ được cấp
điện từ các trạm biến áp khu vực. Máy biến áp của nguồn điện phân tán sẽ chia sẻ
dòng điện không đối xứng với máy biến áp khu vực. Dòng điện thứ tự không sẽ
được chia thành hai thành phần: thành phần từ nguồn điện phân tán ( I 0DG ) và thành
phần từ hệ thống ( I 0HT ). Điều này khiến cho dòng điện sự cố chạm đất được do ở
đầu đường dây giảm xuống, so với dòng điện sự cố chạm đất khi không có nguồn
điện phân tán. Vì vậy khả năng phát hiện ra các dòng điện sự cố chạm đất có giá trị
thấp giảm đi do có nguồn điện phân tán kết nối với lưới điện thông qua máy biến áp
có tổ đầu dây Yo/ ∆. Ngoài ra việc dòng điện sự cố chạm đất được do ở đầu đường
dây giảm xuống sẽ khiến cho thời gian tác động của các sự cố đã được phát hiện
tăng lên, trừ khi ta giảm giá trị đặt của rơle bảo vệ chạm đất khi có nguồn điện phân
tán kết nối với lưới điện thông qua mộtt MBA có tổ đầu dây Yo/∆.
Một sự phức tạp không mong muốn khác khi nguồn điện phân tán được kết
nối như vậy là sự biến thiên của dòng điện sự cố chạm đất từ trạm biến áp khu vực
chạy đến ( I 0S ), phụ thuộc vào vị trí của nguồn điện phân tán so với vị trí xảy ra sự
cố trong lưới điện. Sự phức tạp càng tăng lên khi ta phối hợp bảo vệ giữa rơle bảo
vệ chạm đất với các cầu chì hoặc các thiết bị tự động đóng lại ở các nhánh rẽ của
đường dây. Tình huống xấu nhất là nguồn điện phân tán nằm ở cuối đường dây.
Khi công suất của nguồn điện phân tán tăng lên, công suất của MBA kết nối
với hệ thống tăng lên, thì sự suy giảm độ nhạy của rơle bảo vệ chạm đất càng rõ rệt
hơn do tổng trở thứ thự không của MBA càng lớn thì càng nhỏ. Các MBA tổ đấu
dây Yo/∆ thường hay rất hay được sử dụng đối với các nguồn điện phân tán có công
suất lớn để ngăn cản các dòng điện thứ tự không xâm nhập vào trong máy phát . Do
đó hiện tượng suy giảm độ nhạy đối với các sự cố chạm đất cần được quan tâm khi
có nguồn phân tán kết nối vào lưới phân phối.
Nguồn điện phân tán có công suất nhỏ thì hiện tượng suy giảm độ nhạy
không quá nghiêm trọng do MBA thường có tổng trở lớn. Tuy nhiên, khi có nhiều

Nguyễn Thị Thi 66


Luận văn 12B- HTĐ

nguồn điện phân tán kết nối vào lưới điện thì ảnh hưởng cũng tương đương với
trường hợp một nguồn điện phân tán có công suất lớn tưong đương.
Ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến độ nhạy cảm của rơle trong các sự
cố ngắn mạch 3 pha hay ngắn mạch 2 pha không rõ rệt như trường hợp ngắn mạch
một pha chạm đất. Khi có nguồn điện phân tán kết nối vào lưới điện thì sự suy giảm
của dòng sự cố đo được ở đầu đường dây trong các sự cố ngắn mạch 3 pha hoặc 2
pha là không đáng kể, do đó không gây ra các ảnh hưởng rõ rệt đến độ nhạy của
rơle. Tuy nhiên dòng điện sự cố lại tăng lên do có thêm thành phần dòng điện sự cố
đến từ các nguồn điện phân tán. Điều này dẫn đến một số vấn đề về phối hợp bảo vệ
giữa cầu chì và các thiết bị bảo vệ khác trong lưới điện.
 Nguồn điện phân tán kết nối với lưới điện thông qua máy biến áp có trung
tính cách đất.

Khi nguồn điện phân tán được nối với lưới điện phân phối thông qua một
MBA có điểm trung tính cách đất, thì MBA của nguồn điện phân tán là nhánh cụt
nên sẽ không được tính đến khi tính toán dòng điện thứ tự không.Nguồn điện phân
tán vẫn có những tác động nhất định đến dòng điện sự cố chạm đất thông qua các
tổng trở thứ tự thuận và thứ tự nghịch, tuy nhiên những tác động này rất nhỏ vì độ
nhạy của rơle chống chạm đất ở đầu đường dây không bị ảnh hưởng.
Các tác động đối với độ nhạy của rơle trong các trường hợp ngắn mạch 3 pha
hay 2 pha giống như trường hợp nguồn phân tán kết nối với lưới điện thông qua một
MBA có điểm trung tính nối đất.

3.1.8.2. Vấn đề truyền tín hiệu khi có kết nối nguồn phân tán

Khi có một nguồn phân tán kết nối vào lưới điện việc truyền các tín hiệu tác
động từ rơle ở đầu đường dây hoặc các tự động đóng lại trên đường dây đến các
nguồn điện phân tán và truyền các trạng thái hoạt động của nguồn điện phân tán(kết
nối vào lưới hay đã được ngắt ra) đến các rơle ở đầu đường dây hoặc các tự động
đóng lại trên đường dây là rất cần thiết.

Nguyễn Thị Thi 67


Luận văn 12B- HTĐ

Lưới điện phân phối có nguồn điện phân tán kết nối vào có thể đòi hỏi cần có
một hệ thống trao đổi thông tin nhằm mục đích thông báo các trạng thái hoạt động
và gửi các tín hiệu điều khiển, bởi vì có khả năng xảy ra trường hợp nguồn điện
phân tán vẫn còn được kết nối vào lưới điện khi máy cắt ở đầu đường dây hoặc các
tự động đóng lại trên đường dây đã được cắt ra. Trong trường hợp này cần một tín
hiệu thông báo rằng nguồn điện phân tán vẫn được kết nối vào lưới điện, và cho
phép gửi một tín hiệu điều khiển đến để ra lệnh cho máy cắt của nguồn điện phân
tán tác động.Trong trường hợp nguồn điện phân tán được phép hoạt động cô lập thì
ta cũng cần các tín hiệu thông báo trạng thái, phục vụ cho việc hòa đồng bộ lưới
điện cô lập trở lại hệ thống.
a. Gửi tín hiệu điều khiển đến máy cắt của nguồn điện phân tán .
Tín hiệu điều khiển này được gửi từ rơle ở đầu đường dây hoặc máy cắt ở
đầu đường dây đến nguồn điện phân tán nhằm mục đích đảm bảo rằng nguồn điện
phân tán được ngắt ra khi máy cắt ở đầu đường dây tác động. Việc gửi hay không
gửi tín hiệu điều khiển đến nguồn điện phân tán phụ thuộc vào công suất của nguồn
điện phân tán. Cụ thể ở đây ta cần quan tâm đến việc nguồn điện phân tán sẽ tạo ra
một lưới điện hoạt động cô lập đối với hệ thống, tình trạng vận hành như vậy có thể
nguy hiểm cho người vận hành khi không biết nguồn điện phân tán vẫn được kết nối
vào lưới điện
b. Thông báo về trạng thái họat động.
Tín hiệu về trạng thái hoạt động của nguồn điện phân tán (kết nối vào lưới
hay đã được ngắt ra) được gửi đến rơle ở đầu đường dây. Thông tin này được sử
dụng để đưa ra các quyết định bảo vệ của rơle như cho phép hay không cho phép
máy cắt hoặc tự động đóng lại trên đường dây tác động hoặc dùng để báo hiệu trạng
thái hoạt động của nguồn điện phân tán đối với người vận hành lưới điện.
c. Phương tiện được sử dụng để truyền tại thông tin.
Với mục đích sử dụng cho hệ thống bảo vệ, tín hiệu truyền tải, giữa rơle ở
đầu đường dây và nguồn điện phân tán là tín hiệu nhị phân. Nghĩa là ta có thể sử
dụng bất cứ một môi trường truyền tin nào như: đường dây truyền tải điện , điện

Nguyễn Thị Thi 68


Luận văn 12B- HTĐ

thoại, cáp quang, sóng radio… để truyền thông tin. Tiêu chuẩn để lựa chọn ở đây là
tính hiệu quả, tốc độ truyền tin, độ tin cậy và giá thành.

3.1.9. Các vấn đề về điện áp của lưới điện.

Việc kết nối nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối đặt ra đối với lưới
điện phân phối một số vấn đề không mong muốn đối với điện áp của lưới điện.

3.1.9.1.Vấn đề về điều chỉnh điện áp trên lưới điện.

Để giữ cho điện áp của lưới điện trong giới hạn cho phép, người ta thường sử
dụng các bộ điều chỉnh điện áp dưới tải và bộ điều khiển của nó để giữ cho điện áp
lại một số điểm nhất định trên lưới mạng điện trong phạm vi cho phép (đó thường là
những điểm có sụt áp lớn nhất trong lưới điện). Nếu có nguồn điện phân tán được
kết nối vào đường dây, thì bộ điều chỉnh điện áp dưới tải có thể đưa ra các quyết
định điều chỉnh sai dẫn đến hiện tượng quá điện áp trong lưới điện.
Bộ điều chỉnh điện áp thường sử dụng các dòng điện đo được ở đầu đường
dây để tính toán điện áp tại các điểm nhất định trên lưới điện, từ đó được ra các
quyết định điều chỉnh điện áp. Trước đây bộ điều chỉnh điện áp làm việc với các
lưới điện hình tia, không có các nguồn điện phân tán trên đường dây. Dòng điện
trong lưới điện được giả thiết chạy theo một hướng từ đầu đường dây đến cuối
đường dây. Do việc kết nối nguồn phân tán dẫn đến dòng điện không còn chạy theo
một hướng nữa, dòng điện trên đường dây nhỏ hơn so với dòng điện thực tế chạy
trên đường dây. Điều này có thể dẫn đến các quyết định điều khiển điện áp sai của
bộ điều chỉnh điện áp.
Ngoài ra tốc độ đáp ứng của bộ điều chỉnh điện áp cũng là một vấn đề cần
quan tâm. Bộ điều chỉnh điện áp có tác dụng là giữ cho điện áp tất cả các điểm trên
lưới điện ở trong phạm vi cho phép, và nó sẽ huy động tất cả cácnguồn lực để đảm
bảo điều này. Ta xét trường hợp điện áp của lưới điện đang ở mức thấp và nguồn
điện phân tán đang hoạt động bình thường, sau đó nguồn điện phân tán được ngắt
ra. Bộ điều chỉnh điện áp của lưới điện sẽ không đủ tốc độ để áp ứng để giữ cho
điện áp của lưới điện trong phạm vi cho phép. Trong khoảng thời gian để bộ điều

Nguyễn Thị Thi 69


Luận văn 12B- HTĐ

chỉnh điện áp khôi phục điện áp của lưới điện, điện áp của một số điểm trên lưới
điện sẽ giảm thấp hơn giá trị cho phép dẫn đến một số vấn đề vận hành của các phụ
tải.

3.1.9.2. Đóng cắt cáctụ bù trên lưới điện.

Tụ bù điện trong lưới điện phân phối điều khiển bằng nhiều cách khác nhau,
nhưng phổ biến nhất là sử dụng hai bộ điều khiển, bộ điều khiển theo thời gian và
bộ điều khiển theo điện áp. Việc có thêm nguồn điện phân tán trong lưới điện phân
phối có thể gây ra một số vấn đề cho vận hành đóng cắt tụ bù, do đó lưới điện cần
được xem xét lại trong trường hợp có và không có nguồn điện phân tán.

3.1.9.3. Điều khiển đóng cắt tụ bù bằng bộ điều khiển thời gian

Bộ điều khiển thời gian sẽ điều khiển đóng cắt tụ bù dựa vào các khoảng thời
gian trong ngày (dựa theo biểu đồ sử dụng công suất phản kháng của phụ tải) mà
không có một bộ giám sát điện áp. Nếu trong lưới điện có nguồn điên phân tán hoạt
động, thì hoạt động đóng cắt dựa theo thời gian trong ngày của bộ điều khiển đóng
cắt có thể dẫn đến quá điện áp trong các thiết bị trên lưới điện và chính bản thân các
tụ bù, do lúc này nhu cầu công suất phản kháng trên lưới điện không chỉ phụ thuộc
vào phụ tải mà còn phụ thuộc vào công suất phản kháng mà nguồn điện phân tán
phát lên lưới. Quá điện áp sẽ dẫn đến một số vấn đề cho phụ tải điện trong một số
trường hợp còn có thể gây hỏng hóc. Vì vậy điện áp của các phụ tải điện cần được
giữa trong phạm vi cho phép (không lệch quá 10% so với điện áp định mức của lưới
điện). Để tránh hiện tuợng đóng cắt tụ bù trong lưới điện phân phối gây ra các quá
điện áp không mong muốn, ta cần thay thế các bộ điều khiển thời gian bằng các bộ
điều khiẻn khác để điều khiển đóng cắt tụ bù.

3.1.9.4. Điều khiển đóng cắt tụ bù bằng bộ điều khiển điện áp.

Các khó khăn trong việc điều khiển đóng cắt tụ bù bằng bộ điều khiển thời
gian sẽ được giải quyết nếu chúng ta sử dụng các bộ điều khiển điện áp. Với các
chỉnh định thích hợp thì bộ điều khiển sẽ không tiến hành đóng tụ bù vào khi nguồn

Nguyễn Thị Thi 70


Luận văn 12B- HTĐ

điện phân tán vẫn đảm bảo giữ cho điện áp trong giới hạn cho phép, thì bộ điều
khiển sẽ đóng các tụ bù vào lưới điện cho đến khi điện áp lưới điện đạt giá trị thích
hợp.
Tuy nhiên bộ điều khiển điện áp này cần có những khoảng thời gian trễ nhất
định, để các dao động điện áp không trở thành một vấn đề đối với lưới điện.Nếu
khoảng thời gian trễ quá ngắn có thể dẫn đến trường hợp bộ điều khiển điện áp của
nguồn điện phân tán và bộ điều khiển điện áp của điều khiển đóng cắtt tụ bù cùng
tác động dẫn đến các xung đột không mong muốn của hai hệ thống điều khiển trên.

3.1.9.5. Các vấn đề đối với sa tải phụ tải tần số thấp

Trong lưới điện phân phối thường được lắp đặt các rơle tần số thấp nhằm
mục đích sa thải phụ tải. Khi tần số của hệ thống xuống thấp hơn giá trị cho phép
các rơle tần số thấp sẽ gửi tín hiệu tác động đến máy cắt ở đầu đường dây, nhằm
mục đích sa thải bởi phụ tải để giảm sự mất cân bằng công suất tác dụng trong lưới
điện. Tuy nhiên các rơle tần số thấp thường trang bị thêm khóa điện áp thấp để
tránh việc sa thải phụ tải không mong muốn do các sự cố thoảng qua trên lưới điện.
Khóa điện áp thấp này cần phải hoạt động đủ chậm để đảm bảo chức năng bảo vệ
tần số của rơle vẫn tiếp tục hoạt động khi xảy ra các nhiễu loạn lớn trong hệ
thống.Vì xảy ra các nhiễu loạn lớn trong hệ thống thì điện áp của lưới điện cũng
giảm xuống thấp. Tuy nhiên khóa điện áp thấp này cũng phải hoạt động đủ nhanh
để đảm bảo tránh các sa thải phụ tải không mong muốn.
Nếu trong lưới điện có nguồn điện phân tán, khi có các sự cố thoáng qua xảy
ra làm mất nguồn điện ở phía cao của trạm biến áp khu vực (hệ thống) thì điện áp
lưới điện bị cô lập sẽ giảm xuống chậm. Do đó điện áp của lưới điện có thể lớn để
cho phép rơle sa thải phụ tải tần số thấp vẫn tiếp tục hoạt động trong các trường hợp
sự cố thoáng qua xảy ra trên lưới điện.
Để khắc phục điều này người ta thường đặt các rơle tần số thấp tại vị trí kết
nối giữa nguồn điện phân tán và lưới điện phân phối, để đảm bảo rằng nguồn điện
phân tán sẽ được cắt ra trước khi tiến hành các hoạt động sa thải phụ tải. Giải pháp
này có những ưu điểm cũng như nhược điểm nhất định. Ưu điểm là sa thải phụ tải

Nguyễn Thị Thi 71


Luận văn 12B- HTĐ

tần số thấp ở trạm biến áp khu vực không phải thay đổi. Đồng thời nâng cao độ
nhạy và tốc độ tác động của hệ thống bảo vệ của nguồn điện phân tán để bảo vệ cho
các thiết bị điện của khách hàng khi lưới điện hoạt động cô lập. Nhược điểm là nếu
xảy ra sự mất cân bằng công suất tác dụng dẫn đến thải sa thải phụ tải thì nguồn
điện phân tán lại bị sa thải trước khi sa thải phụ tải. Điều này càng làm trầm trọng
hơn sự mất cân bằng công suất tác dụng trên hệ thống. Nếu có số lượng nhỏ các
nguồn điện phân tán thì tác động là không quá lớn, nhưng nếu số lượng nguồn điện
phân tán lớn thì giải pháp này không sử dụng được.
Một giải pháp khác là ta không đặt các rơle sa thải phụ tả tần số thấp trên các
đường dây có nguồn điện phân tán kết nối vào, tuy nhiên giải pháp này cũng chỉ áp
dụng được khi số lượng nguồn điện phân tán không quá nhiều.

3.1.10. Vấn đề với hòa đồng bộ

Trong hầu hết các trường hợp việc hòa đồng bộ nguồn điện phân tán chỉ được
tiến hành ở vị trí đặt các nguồn điện phân tán.Khi máy cắt ở đầu đường dây bị cắt ra
thì nguồn điện phân tán nên được tách ra khỏi lưới điện.Trong hầu hết các trường
hợp nguồn điện phân tán không có khả năng đáp ứng được các phụ tải tại chỗ, nên
nó sẽ được ngắt ra bởi các thiết bị bảo vệ của nguồn điện phân tán.Tuy nhiên nếu
nguồn điện phân tán có khả năng đáp ứng các phụ tại chỗ, nghĩa là có khả năng hoạt
động cô lập khi lưới điện đã bị tách ra khỏi hệ thống thì việc đóng lưới điện trở lại
hệ thống trở thành vấn đề cần được quan tâm.Vì có khả năng xảy ra trường hợp
đóng hai lưới điện không đồng bộ với nhau, trong trường hợp như vậy thì máy cắt ở
đầu đường dây sẽ không được phép đóng lại. Ta cần một hệ thống kiểm tra để ngăn
chặn điều này, hệ thống này sẽ kiểm tra các điều kiện hòa động bộ hai lưới điện
hoặc chỉ đơn gảin là ngăn không cho máy cắt đầu đường dây đóng lại khi nguồn
điện phân tán chưa được tách ra khỏi lưới điện. Việc hòa đồng bộ hai lưới điện sẽ
nhanh hơn nếu ta có một hệ thống tao đổi thông tin giữa nguồn điện phân tán và
trạm biến áp khu vực như đã trình bày ở trên.
Sự xuất hiện của nguồn điện phân tán trong lưới điện phân phối có thể tác
động tiêu cực đến hệ thống bảo vệ hiện tại của lưới điện phân phối. Chúng ta quan

Nguyễn Thị Thi 72


Luận văn 12B- HTĐ

tâm đến các tác động của nguồn điện phân tán đến hệ thống của lưới điện phân phối
vận hành hình tia. Một loạt các vấn đề đặt ra ở đây là: sự thay đổi chiều của dòng
điện chạy trong lưới điên, sự tăng lên của các dòng điện sự cố, vấn đề an toàn đối
với người và thiết bị, vấn đề về điều chỉnh điện áp đối với lưới, vấn đề về giới hạn
chịu đựng của thiết bị và vấn đề với tự động đóng lại. Sự tác động đó không chỉ
giới hạn trong đường dây mà nguồn điện phân tán kết nối vào mà còn tác động cả
đến các đường dây lân cận. Do đó ta cần nghiên cứu một cách cẩn thận để nhận biết
và giải quyết được các vấn đề nêu trên, nhằm đảm bảo sự vận hành an toàn và độ tin
cậy của lưới điện khi nguồn điện phân tán kết nối vào.

3.2. Đánh giá ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đối với lưới điện
phân phối 35kV khu vực Khoái Châu- Hưng Yên

3.2.1. Giới thiệu tổng quan về lưới điện Hưng Yên

Hưng Yên là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng bắc bộ với diện tích tự nhiên
932,09 km, phía Bắc giáp Bắc Ninh, phía đông giáp Hải Dương, phía nam giáp với
Thái Bình và Hà Nam, phía đông giáp với Hà Đông, cách thủ đô Hà Nội 64km về
phía Đông Nam. Dù xa biển nhưng Hưng Yên có nhiều sông rạch với 4 sông lớn là
Sông Hồng ở phía tây, sông Luộc ở phía Nam, sông Đào và sông Cửu Yên ở phía
Đông. Điều kiện tự nhiên giúp Hưng Yên phát triển cơ cấu nông nghiệp, nhưng vài
năm trở lại đây, Hưng Yên cũng thu hút khá nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp
nâng mức độ tỷ trọng điện sản xuất công nghiệp lên 65% so với tổng điện năng tiêu
thụ toàn tỉnh. Tính đến đầu tháng 7 năm 2014 toàn tỉnh toàn tỉnh Hưng Yên đã có 1
trạm 220 kV với công suất là 375.000 kVA; 8 trạm biến áp 110 kV với tổng công
suất 850.000 kVA; 5 TBA trung gian 35/10kV với tổng công suất đặt là 31.900
kVA; 2.250 trạm biến áp phân phối với tổng công suất là 1.011.386 kVA; 1.438,29
km đường dây trung áp; 2.690,55 km đường dây hạ áp. Công ty đã quản lý và bán
điện trực tiếp tại 147/161 xã, phường, thị trấn với tổng số khách hàng là 377.267
(trong đó 351.836 khách hàng dân sự, 25.431 khách hàng kinh tế).

Nguyễn Thị Thi 73


Luận văn 12B- HTĐ

Lưới phân phối Hưng Yên hiện còn tồn tại 3 cấp điện áp: 35kV, 22kV và
10kV được lấy điện từ 8 trạm biến áp 110 kV trên địa bàn là trạm 110kV Kim
Động, trạm 110k V Giai Phạm, trạm 110 kV Phố Cao, trạm 110kV thành phố Hưng
Yên, trạm 110kV Lạc Đạo, và trạm 110kV Thăng Long II, 110kV Khoái Châu,
110kV Văn Giang với tổng công suất các máy biến áp là 850000 kVA .Lưới phân
phối khu vực Hưng Yên có trung tính cách ly, trung tính trực tiếp nối đất và trung
tính nối đất gián tiếp qua cuộn dập hồ quang.
Bảo vệ chủ yếu trên lưới là bảo vệ quá dòng, các thiết bị tự đóng lại, cầu chì
bảo vệ quá tải, ngắn mạch trên rẽ nhánh và cầu chì bảo vệ đặt tại các trạm biến áp
phân phối hạ áp.
Trong tương lai không xa, các dự án phát triển công nghiệp tại khu công
nghiệp Thăng Long II, khu công nghiệp thành phố Hưng Yên, khu công nghiệp Phố
Nối A, B kéo theo tăng trưởng về nhu cầu năng lượng. Việc khai thác và sử dụng
các nguồn nguyên liệu sạch như thủy điện nhỏ, máy phát điện đồng bộ ở khu vực
lưới điện Hưng Yên lợi dụng dòng chảy của các con sông và nguồn nguyên liệu
than bùn sẵn có là bài toán rất thiết thực. Với giả thiết xây dựng được nhà máy điện
công suất nhỏ dùng máy phát điện đồng bộ kết nối với đường dây 373 cung cấp
năng lượng cho phụ tải khu vực Khoái Châu- Hưng Yên thì một trong những vấn đề
cần đặc biệt quan tâm đó là kiểm tra sự làm việc và phối hợp làm việc của các bảo
vệ có trên đường dây trước và sau khi có nguồn điện phân tán.

3.2.2. Hệ thống bảo vệ trang bị cho lộ đường dây 373- E28.2

Lộ đường dây 373- E28.2 có chiều dài 25,15 km, cấp điện áp 35 kVlấy điện
từ trạm biến áp 110kV Kim Động cấp điện cho khu vực các xã Dân Tiến, Việt Hòa,
Trung Hưng, Minh Châu thuộc huyện Khoái Châu- Tỉnh Hưng Yên. Phụ tải trên lộ
373- E28.2 bao gồm các tải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ công
cộng với tổng công suất 9MW với 3 nhánh rẽ lớn tại nút 143, 62 và nút 20. Trên lộ
373 có đặt 02 kháng bù ngang tại nút 36 và 69 để tăng khả năng tải của đường dây,
giảm tổn thất công suất, nâng cao chất lượng điện năng.

Nguyễn Thị Thi 74


Luận văn 12B- HTĐ

Sơ đồ lưới điện phân phối lộ đường dây 373- E28.2 mô phỏng bằng phần
mềm PSS/ ADEPT cho trên hình 2.11 trang 78
Kết quả bài toán load flow và bài toán ngắn mạch được tính toán mô phỏng
bằng phần mềm phân tích lưới phân phối PSS/ ADEPT 5.0 của hãng PTI.
Đường dây 373 được trang bị hệ thống bảo vệ rơle bao gồm rơle tự đóng lại
trên đầu cột xuất tuyến và cầu chì bảo vệ trên các rẽ nhánh số 20, 62 và 143. Thông
số của các thiết bị được cho trong bảng sau:
Bảng 3.2 Thông số của recloser
Thông số kỹ thuật
Tên Xuất
STT U dm I pA I pC Icdm t cA t cC
thiết bị xứ
(kV)
(A) (A) (kA) (s) (s)

1 Recloser NULEC 38,5 700 400 12,5 0,05÷0,1 1÷5

Trong đó:
Rơle bảo vệ quá dòng được cài đặt ở 2 cấp tác động là cấp cắt nhanh A và cắt
có thời gian C
IpA (A) là giá trị dòng điện khởi động đặc tính cắt nhanh A (A- fast trip)
tcA (s): thời gian cắt của đặc tính cắt nhanh A
IpC(A) là giá trị dòng điện khởi động đặc tính cắt có thời gian ( C- delay trip)
tcA (s): thời gian cắt của đặc tính cắt C
Thời gian cắt được cài đặt theo đặc tính phụ thuộc với đường đặc tính cực
dốc để phối hợp bảo vệ với cầu chì. Theo tiêu chuẩn IEC 60255 thời gian cắt được
xác định:

t TMS . 802
I  3.1 
 1
I 
p 
Với đặc tính cắt nhanh A thì hệ số TMS chọn bằng 0,0028 để đảm bảo thời
gian cắt lớn nhất đối với sự cố nhỏ nhất trên lưới là 0,1 giây. Nghĩa là:

Nguyễn Thị Thi 75


Luận văn 12B- HTĐ

80
t A 0, 0028. 2 3.2
I 
 1
700 

Với đặc tính cắt trễ C thì hệ số TMS chọn bằng 3 để đảm bảo thời gian cắt
lớn nhất với sự cố nhỏ nhất trên trục chính là10 giây
80
tC 3. 2 3.3
I 
 1
400 

Bảng 3.3. Thông số của cầu chì


Thông số kỹ thuật
Xuất Chủng
STT Tên thiết bị Udm Ip I cdm tc
xứ loại
(kV) (A) (A) (s)

1 Cầu chì F20 50T 100 4000


Chọn
2 Cầu chì F62 NEMA 50T 35 100 4000 theo đặc
tính
3 Cầu chì F143 80T 150 6300

Đặc tính làm việc của cầu chì được tra theo đường cong đặc tính ampe- giây
được cho bởi nhà sản xuất NEMA trên hình 1.16

Nguyễn Thị Thi 76


Luận v

Hình 3.7.Sơ đồ một sợi đường dây 373- E28.2 mô phỏng trên phần mềm PSS/ ADEPT

Nguyễn Thị Thi


Luận văn 12B- HTĐ

3.2.3. Kiểm tra sự phối hợp làm việc của recloser và cầu chì trước và
sau khi có nguồn phân tán

3.2.3.1. Kiểm tra sự phối hợp làm việc của recloser và cầu chì trước khi
có nguồn điện phân tán

a. Kiểm tra sự làm việc của recloser


Theo phân tích ở mục 3.1.7 relcoser phải cắt nhanh với mọi loại sự cố trên
toàn bộ đường dây cả trục chính và rẽ nhánh với thời gian làm việc nhỏ hơn 0,1
giây để loại trừ sự cố thoáng qua, sau đó đóng lặp lại tiếp tục cung cấp điện cho các
hộ tiêu thụ. Kiểm tra độ nhạy đặc tính cắt nhanh của recloser bằng cách tính thời
gian làm việc của recloser theo công thức (3.2) với các sự cố ngắn mạch một pha
chạm đất ở cuối đường dây trục chính tại nút 3, cuối các rẽ nhánh tại nút 13, 45 và
96 được bảng kết quả sau:
Bảng 3.4. Giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha chạm đất I (1)
N và th ời gian cắt của

recloser theo đặc tính A


Vị trí sự Dòng điện qua recloser Thời gian cắt của recloser
cố I(A) tcA (s)
3 1972 0,032294
13 2048 0,02963
45 2152 0,026505
96 1247 0,1

Nhận xét: Dòng điện sự cố nhỏ nhất chạy qua bảo vệ là 1247 (A) khi ngắn
mạch một pha chạm đất tại nút 96, recloser cắt với thời gian 0,1 giây đảm bảo yêu
cầu cắt nhanh.
Kiểm tra sự làm việc của đặc tính cắt có thời gian, bằng cách xác định thời
gian làm việc của đặc tính trễ khi ngắn mạch một pha chạm đất tại nút 3. Thời gian
cắt của đặc tính trễ là:

Nguyễn Thị Thi 78


Luận văn 12B- HTĐ

80
tC 3. 2
9,95 s 
10( s)
1972 
 1
400 

Vậy recloser đã chọn thỏa mãn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đề ra.
b. Kiểm tra sự làm việc của cầu chì
Cầu chì làm việc đúng khi sự cố lớn nhất trong vùng bảo vệ, recloser cắt
trước với thời gian nhỏ hơn 1,25 lần thời gian làm việc của cầu chì. Xét sự cố ngắn
mạch ba pha tại đầu các rẽ nhánh, kiểm tra giá trị dòng điện ngắn mạch và thời gian
làm việc của recloser và cầu chì. Nếu thời gian làm việc của cầu chì lớn hơn 1,25
lần thời gian làm việc của recloser thì cầu chì phối hợp tốt với recloser trong trường
hợp sự cố thoáng qua.
Bảng 3.5. Giá trị dòng điện ngắn mạch 3 pha chạm đất I (3)
N và th ời gian cắt của

recloser theo đặc tính A và thời gian cắt của cầu chì
Thời gian
cắt của cầu
Dòng điện sự cố lớn Thời gian cắt Thời gian cắt
Vị trí sự chì trên rẽ
nhất của recloser của recloser
cố nhánh sự
Imax(A) tcA (s) 1,25t cA (s)
cố
tF (s)
19 3282 0,0107 0,0133 0,017
61 3944 0,0073 0,0091 0,01
142 5593 0,0036 0,0045 0,013

Nhận xét: Cầu chì phối hợp tốt với recloser

Nguyễn Thị Thi 79


Luận văn 12B- HTĐ

3.2.3.2. Kiểm tra sự phối hợp làm việc của recloser và cầu chì sau khi
có nguồn điện phân tán kết nối vào đường dây

Vì chiều dài đường 373 dây không lớn, ta giả thiết đặt các nguồn phân tán tập
trung tại một nút nào đó trên trục chính hoặc trên rẽ nhánh để kiểm tra sự làm việc
của recloser đầu đường dây và cầu chì trên rẽ nhánh.
Như đã phân tích ở mục 3.1.7 khi lưới có thêm nguồn phân tán thì thiết bị
bảo vệ trên lưới là recloser và cầu chì có thể xảy ra những kịch bản:
Kịch bản 1: Recloser không đủ độ nhạy để làm việc với sự cố nhỏ nhất cuối
vùng bảo vệ. Để xác định kịch bản này ta kiểm tra sự làm việc của recloser khi có
ngắn mạch một pha chạm đất cuối đường dây, DG nằm trước điểm ngắn mạch và
recloser nằm trước DG
Kịch bản 2: Cầu chì cắt trước khi recloser cắt nhát đầu tiên. Để xác định kịch
bản này ta kiểm tra sự làm việc của cầu chì khi có ngắn mạch ba pha chạm đất cuối
đường dây rẽ nhánh, DG nằm cuối trục chính, phía sau recloser
Kịch bản 3: Cầu chì làm việc khi sự cố nằm ngoài vùng bảo vệ. Để xác định
kịch bản này ta kiểm tra sự làm việc của cầu chì khi ngắn mạch một pha chạm đất
tại vị trí điểm rẽ nhánh, DG nằm đầu rẽ nhánh.
3.2.3.2.1. Kiểm tra sự làm việc của recloser khi ngắn mạch một pha chạm đất
cuối đường dây, DG nằm trước điểm ngắn mạch và recloser nằm trước DG
Tính toán ngắn mạch một pha chạm đất tại nút 96 trên lưới khi có đặt DG tại
các vị trí khác nhau trên trục chính là nút 4, nút 62 và nút 143, phía sau của recloser,
dòng điện ngắn mạch và thời gian làm việc của recloser được cho trong bảng 3.6,
3.7, 3.8. Dễ thấy khi có thêm nguồn phân tán giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha
chạm đất tại nút 96 giảm, mức độ giảm tỷ lệ thuận với mức độ thâm nhập của DG.
Khi DG đặt gần nguồn ( tại nút 143), dòng ngắn mạch một pha chạm đất tại nút 96
giảm mạnh nhất, chỉ còn 1121A, lúc này recloser phải cắt mất thời gian 0,143 giây.
Thời gian làm việc này gấp 1,43 lần thời gian làm việc đã được cài đặt. Điều này là
không mong muốn.Trong những kịch bản cực đoan khác, dòng điện ngắn mạch nhỏ
nhất có thể nhỏ tới mức recloser đầu đường dây không cảm nhận được và không

Nguyễn Thị Thi 80


Luận văn 12B- HTĐ

thực hiện nhát cắt nhanh.Vì thế cần phải cài đặt, chỉnh định lại recloser khi có thêm
nguồn phân tán nối lưới phân phối.
Bảng 3.6. Giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha chạm đất I (1)
N và th ời gian cắt của

recloser theo đặc tính A khi có DG tại nút 4


Giá trị Thời
Giá trị Thời gian
dòng sự cố gian cắt
dòng sự cố cắt của
Vị trí Mức độ thâm qua của
qua recloser
sự cố nhập của DG recloser recloser
recloser
khi chưa có
khi chưa có khi chưa
khi có DG DG
DG có DG

30% 1222 0,109401

50% 1208 0,113241


96 1247
100% 1177 0,1 0,122592

150% 1150 0,131844

200% 1127 0,140695

Bảng 3.7. Giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha chạm đất I (1)
N và th ời gian cắt của

recloser theo đặc tính A khi có DG tại nút 62


Giá trị dòng Giá trị Thời gian
Mức độ Thời gian cắt
sự cố qua dòng sự cố cắt của
Vị trí sự thâm của recloser
recloser qua recloser
cố nhập của recloser khi chưa có
DG khi chưa có khi chưa
DG
DG khi có DG có DG
30% 1222 0,109401

50% 1208 0,113241


96 1247
100% 1175 0,1 0,123239
150% 1148 0,132576
200% 1124 0,141923

Nguyễn Thị Thi 81


Luận văn 12B- HTĐ

Bảng 3.8. Giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha chạm đất I (1)
N và th ời gian cắt của

recloser theo đặc tính A khi có DG tại nút 143

Giá trị Thời gian


Giá trị cắt của Thời gian
dòng sự cố
dòng sự cố recloser cắt của
Vị trí Mức độ thâm qua
qua recloser
sự cố nhập của DG recloser khi chưa có
recloser
DG khi chưa có
khi chưa có
khi có DG DG
DG

30% 1222 0,109401

50% 1208 0,113241


96 1247
100% 1175 0,1 0,123239

150% 1145 0,133687

200% 1121 0,14317

3.2.3.2.2. Kiểm tra sự làm việc của cầu chì khi ngắn mạch ba pha chạm đất
cuối đường dây rẽ nhánh, DG nằm cuối trục chính, phía sau recloser
Đặt nguồn phân tán trên trục chính tại vị trí nút số 4 với các mức độ thâm
nhập khác nhau, tính toán bài toán ngắn mạch ba pha chạmđất tại các nút ở vị trí
cuối của rẽ nhánh là nút 13, nút 45 và nút 96, kiểm tra dòng ngắn mạch qua recloser
và cầu chì, so sánh thời gian cắt lần 1 của recloser và thời gian chảy nhỏ nhất của
cầu chì ta được bảng kết quả sau:

Nguyễn Thị Thi 82


Luận văn 12B- HTĐ

Bảng 3.9. Giá trị dòng điện ngắn mạch 3 pha chạm đất I (3)
N tại nút 13 chạy qua

recloser và cầu chì F19, thời gian cắt lần 1 của recloser và thời gian nóng chảy của
cầu chì F19

Giá trị Giá trị Thời gian cắt


Vị trí Mức độ lần 1 của Thời gian
dòng sự cố dòng sự cố
đặt thâm nhập recloser chảy của
qua qua cầu
DG của DG cầu chì
recloser chì

30% 3169 3257 0,0114901 0,0126

50% 3168 3279 0,011498 0,0125

4 80% 3167 3310 0,0115053 0,0124

100% 3167 3330 0,011505 0,0123

150% 3166 3380 0,01151 0,0122

200% 3165 3428 0,01152 0,012

Bảng 3.10. Giá trị dòng điện ngắn mạch 3 pha chạm đất I (3)
N tại nút 45 chạy qua

recloser và cầu chì F61, thời gian cắt lần 1 của recloser và thời gian nóng chảy của
cầu chì F61
Giá trị
Giá trị Thời gian
Vị trí Mức độ dòng sự cố Thời gian
dòng sự cắt lần 1
đặt thâm nhập qua chảy của
cố qua của recloser
DG của DG recloser cầu chì
cầu chì

30% 3000 3342 0,012898 0,014


50% 2990 3359 0,012989 0,0138
4 80% 2988 3385 0,013008 0,0134
100% 2980 3401 0,013082 0,0132
150% 2978 3441 0,0131 0,0131
200% 2977 3480 0,01311 0,013

Nguyễn Thị Thi 83


Luận văn 12B- HTĐ

Bảng 3.11. Giá trị dòng điện ngắn mạch 3 pha chạm đất I (3)
N tại nút 96 chạy qua

recloser và cầu chì F142, thời gian cắt lần 1 của recloser và thời gian nóng chảy
của cầu chì F142
Giá trị
Vị trí Mức độ Giá trị dòng Thời gian Thời gian
dòng sự
đặt thâm nhập sự cố qua cắt lần 1 chảy của
cố qua
DG của DG recloser của recloser cầu chì
cầu chì

50% 1758 1735 0,042206 0,157

80% 1731 1742 0,043793 0,156


4
100% 1715 1746 0,044778 0,155

150% 1675 1757 0,0474 0,154

200% 1638 1767 0,050049 0,0153

Nhận xét: Khi có DG đặt tại nút số 4 với mức độ thâm nhập lớn hơn 50% thì
sự cố ngắn mạch ba pha tại nút số 13 và nút số 45 cho dòng ngắn mạch qua cầu chì
lớn hơn hẳn dòng ngắn mạch qua recloser, thời gian chảy của cầu chì và thời gian
cắt ngắn mạch lần 1 của recloser xấp xỉ bằng nhau, thậm chí thời gian chảy của cầu
chì F61 còn nhỏ hơn thời gian cắt ngắn mạch lần 1 của recloser khi sự cố ngắn
mạch 3 pha xảy ra tại nút 45 khi mức độ thâm nhập của DG là 200%. Kết quả là cầu
chì bị thiệt hại ngay cả trong trường hợp sự cố là thoáng qua.Cần phải tính toán cài
đặt chỉnh định lại các thông số của recloser và cầu chì để phối hợp tốt hơn trong
trường hợp sự cố trên nhánh rẽ, DG đặt ở cuối đường dây sau điểm rẽ nhánh.
Trường hợp sự cố ngắn mạch ba pha chạm đất tại nút 96 trên rẽ nhánh đầu
đường dây dòng điện qua cầu chì chỉ lớn hơn dòng điện qua recloser với mức độ
thâm nhập của DG tại nút 4 là 80%, dòng điện tính toán được là nhỏ do tải tại nút
96 là xa nguồn nhất, vì thế thời gian cắt của recloser và cầu chì đều lớn, thời gian
chảy của cầu chì lớn hơn thời gian cắt sự cố lần 1 của recloser, cầu chì F143 và
recloser vẫn phối hợp tốt.

Nguyễn Thị Thi 84


Luận văn 12B- HTĐ

3.2.3.2.3. Kiểm tra sự làm việc của cầu chì khi ngắn mạch một pha chạm đất
tại các điểm rẽ nhánh, DG nằm trên rẽ nhánh.
Đặt nguồn phân tán tại các vị trí trên rẽ nhánh, tính toán sự cố một pha chạm
đất tại điểm rẽ nhánh bằng phần mềm PSS/ ADEPT cho thấy dòng sự cố qua cầu
chì rẽ nhánh càng lớn khi nguồn DG càng gần điểm sự cố. Chọn đặt các DG tại các
nút 19, 61, 142 và kiểm tra dòng điện sự cố, thời gian làm việc của recloser, dòng
sự cố qua cầu chì và thời gian chảy của các cầu chì F19, F61 và F142 trên các rẽ
nhánh. Theo phân tích trong mục 3.1.7 khi sự cố trên trục chính thì chỉ có recloser
được phép tác động. Recloser cắt sự cố với thời gian bằng vài chu kỳ theo công
thức (3.2), sau một khoảng thời gian t1- gọi là thời gian tự đóng lại được cài đặt sẵn,
recloser đóng trở lại nguồn điện, nếu sự cố chưa được giải trừ thì dòng ngắn mạch
sẽ được cắt lần thứ hai với đặc tính trễ. Thời gian cắt lần thứ 2 lớn hơn thời gian cắt
lần 1 và được xác định theo công thức (3.3). Nếu dòng điện qua cầu chì đủ lớn để
cầu chì bị chảy trước khi recloser thực hiện việc cắt lần thứ 2 thì có nghĩa là cầu chì
đã làm việc với sự cố ngoài vùng bảo vệ. Ta xét từng trường hợp cụ thể sau:
a. Đặt DG tại nút 19, kiểm tra dòng ngắn mạch một pha chạm đất tại nút 20
qua cầu chì và qua recloser. Ta có kết quả cho trong bảng 3.12
Khi sự cố ngắn mạch 1 pha chạm đất tại nút số 20 trong trường hợp có mặt
của DG tại nút 19 với mức độ thâm nhập 85%, dòng điện qua cầu chì là 200A làm
cầu chì chảy trong vòng 8 giây trước khi recloser đóng lại lần thứ 2 vì dòng điện
qua recloser là 2140A cần 8,399 giây để cắt lần 2. Như vậy cầu chì đã làm việc với
sự cố ngoài vùng bảo vệ, nếu sự cố trên trục chính là thoáng qua thì cầu chì bị mất
oan, phụ tải phía sau cầu chì bị mất điện, điều này là không mong muốn.

Nguyễn Thị Thi 85


Luận văn 12B- HTĐ

Bảng 3.12. Giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha chạm đất I (1)
N tại nút 20 chạy qua

recloser và cầu chì F19, thời gian cắt lần 2 của recloser và thời gian nóng chảy của
cầu chì F19
Giá trị Giá trị Thời gian Thời
Vị trí Mức độ thâm dòng sự cố dòng sự cắt lần 2 gian
đặt DG nhập của DG qua cố qua của chảy của
recloser cầu chì recloser cầu chì

30% 2145 150 8,358 16

19 60% 2142 175 8,383 11

85% 2140 200 8, 399 8

100% 2139 217 8,407 6

b. Đặt DG tại nút 61, kiểm tra dòng ngắn mạch một pha chạm đất tại nút 62 qua
cầu chì và qua recloser. Ta có bảng kết quả sau

Bảng 3.13. Giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha chạm đất I (1)
N tại nút 62 chạy qua

recloser và cầu chì F61, thời gian cắt lần 2 của recloser và thời gian nóng chảy của
cầu chì F61
Giá trị Giá trị Thời gian Thời
Vị trí Mức độ thâm dòng sự cố dòng sự cắt lần 2 gian
đặt DG nhập của DG qua cố qua của chảy của
recloser cầu chì recloser cầu chì

100% 2457 152 6,316 15

61 130% 2455 195 6,327 9

150% 2454 223 6,332 6


160% 2453 237 6,337 5,3

Nhận xét: Khi sự cố ngắn mạch 1 pha chạm đất tại nút số 62 trong trường hợp
có mặt của DG tại nút 61 với mức độ thâm nhập 150%, dòng điện qua cầu chì là

Nguyễn Thị Thi 86


Luận văn 12B- HTĐ

223A làm cầu chì chảy trong vòng 6 giây trước khi recloser đóng lại lần thứ 2 vì
dòng điện qua recloser là 2454A cần 6,332 giây để cắt lần 2. Như vậy cầu chì đã
làm việc với sự cố ngoài vùng bảo vệ, nếu sự cố trên trục chính là thoáng qua thì
cầu chì bị mất oan, phụ tải phía sau cầu chì bị mất điện, điều này là không mong
muốn.
c. Đặt DG tại nút 142, kiểm tra dòng ngắn mạch một pha chạm đất tại nút 143
qua cầu chì và qua recloser. Ta có bảng kết quả sau
Bảng 3.14. Giá trị dòng điện ngắn mạch 1 pha chạm đất I (1)
N tại nút 142 chạy qua

recloser và cầu chì F142, thời gian cắt lần 2 của recloser và thời gian nóng chảy
của cầu chì F142
Giá trị Giá trị Thời gian Thời
Vị trí Mức độ thâm dòng sự cố dòng sự cắt lần 2 gian
đặt DG nhập của DG qua cố qua của chảy của
recloser cầu chì recloser cầu chì

100% 4007 151 2,335 -

142 150% 4004 224 2,339 22

180% 4002 267 2,341 15

200% 4002 296 2,341 9,5

Nhận xét: Khi sự cố ngắn mạch 1 pha chạm đất tại nút số 143 trong trường
hợp có mặt của DG tại nút 142 với mức độ thâm nhập lên tới 200% tương đương 18
MW là gần với giá trị cực đại một lưới phân phối có thể truyền tải được, dòng điện
qua cầu chì là 296A để làm cầu chì chảy cần 9,5 giây trong khi đó dòng sự cố qua
recloser là 4002 A, recloser thực hiện cắt lần thứ 2 mất 2,341 giây (cắt trước cầu
chì). Trường hợp này recloser và cầu chì vẫn đảm bảo nguyên tắc phối hợp bảo vệ
ban đầu.

Nguyễn Thị Thi 87


Luận văn 12B- HTĐ

KẾT LUẬN
Luận văn này nghiên cứu và tiếp cận đến các vấn đề nảy sinh khi kết nối
nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối, mà cụ thể ở đây là tác động của nguồn
điện phân tán đến hệ thống bảo vệ của lưới điện phân phối.
Nguồn điện phân tán làm tăng dòng ngắn mạch chạy qua cầu chì trên rẽ
nhánh, trong một số trường hợp cụ thể đã xét cầu chì tác động trước khi bảo vệ quá
dòng của recloser cắt ngắn mạch lần thứ nhất khi sự cố trên rẽ nhánh. Nếu là sự cố
thoáng qua trên rẽ nhánh, việc này làm cầu chì bị thiệt hại và toàn bộ phụ tải phía
sau rẽ nhánh mất điện.
Nguồn điện phân tán kết nối vào rẽ nhánh làm cho cầu chì tác động với sự cố
tại điểm rẽ nhánh (điểm sự cố nằm trên trục chính) trường hợp này cầu chì đã tác
động với sự cố nằm ngoài phạm vi bảo vệ.
Nguồn điện phân tán kết nối sau recloser và sự cố phía sau nguồn phân tán
làm giảm dòng ngắn mạch đầu đường dây phía hệ thống, dẫn đến tăng thời gian làm
việc của bảo vệ quá dòng trang bị ở recloser đầu đường dây. Trong một số trường
hợp cực đoan, khi xét đến máy biến áp kết nối nguồn DG với LPP là MBA có tổ
đấu dây là Y0 /  , mức độ thâm nhập của DG là 50% phụ tải cực tiểu thì dòng ngắn
mạch không đủ lớn để bảo vệ quá dòng tác động của recloser tác động. Nghĩa là
mạch một pha chạm đất recloser không tác động.
Nguồn điện phân tán tác động đến các dòng điện ngắn mạch trên đường dây.
Sự xuất hiện của nguồn điện phân tán làm tăng dòng điện ngắn mạch tại điểm sự cố,
nhưng lại làm giảm dòng điện ngắn mạch chạy qua các bảo vệ đầu đường dây (dòng
điện ngắn mạch đầu đường dây không đổi nếu vị trí xảy ra sự cố ở giữa hệ thống và
nguồn điện phân tán).
Các tác động của nguồn điện phân tán đến các chỉnh định thông số của rơle
phụ thuộc vào vị trí kết nối nguồn điện phân tán vào đường dây.Nguồn điện phân
tán càng nằm gần điểm cuối đường dây thì các tác động các ró rệt.Trường hợp xấu
nhất là nguồn điện phân tán có công suất lớn nằm ở cuối đường dây.

Nguyễn Thị Thi 88


Luận văn 12B- HTĐ

Các tác động của nguồn điện phân tán đến hệ thống bảo vệ của lưới điện
phân phối phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các tác động đó không chỉ phụ thuộc vào kết
cấu lưới điện phân phối, công suất của nguồn điện phân tán mà còn phụ thuộc vào
vị trí kết nối của nguồn điện phân tán trên lưới điện phân phối và loại máy biến áp
(tổ đấu dây của máy biến áp ) nguồn điện phân tán sử dụng để kết nối với lưới điện.
Luận văn đã tính toán và phân tích được các tác động có thể của nguồn điện
phân tán đến hệ thống bảo vệ của lưới điện phân phối khi được kế nối vào lưới điện
phân phối trong các trường hợp cụ thể. Kết quả đó có thể làm căn cứ để đề xuất một
số giải pháp khắc phục và cũng đưa ra các khuyến cáo khi tính toán thiết kế các lưới
điện phân phối có nguồn điện phân tán kết nối vào.

Nguyễn Thị Thi 89


Luận văn 12B- HTĐ

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO


Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến hệ thống điều khiển điện
áp của lưới điện phân phối.Qua các trình bày ở trên tôi nhận thấy ngoài hệ thống
bảo vệ thì nguồn điện phân tán còn có tác động rất lớn đến hệ thống điều chỉnh điện
áp của lưới điện phân phối. Do đó cần các nghiên cứu để ra được một hệ thống điều
khiển thích hợp nhất với lưới điện phân phối có nguồn điện phân tán kết nối vào.

Nguyễn Thị Thi 90


Luận văn 12B- HTĐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. www. Littefuse.com , Using current- limiting fuse to increase SCCR-
@2009, Littefuse Inc
2. G. Pepermans, J. Driesen, D. Haeseldonckx, W. D’haeseleer and R. Belmans
(2003), Distributed Generation: Definition, Benefits and Issues, University
of Leuven Energy Institute, Belgium
3. IEEE-SA Standards Board (2003), “IEEE Standard for Interconnecting
Distributed Resources with Electric Power Systems”, IEEE Std 1547-2003.
4. Jairam Gopal, Judy Grau, Pramod Kulkarni and Ean O’Neill (1999), Energy
Commission Staff Distributed Energy Resources Training Seminar,
California Energy Commission, Sacramento.
5. Fracisco M. Gonza’lez- Longatt, Impact of Distributed Generation over
Power Losses on Distribution Systems, 9th International Conference on
Electrical Power Quanlity and Utilisation, Barcelona, October 2007.
6. Juan M. Gers and Edward J. Holmes, Protection of Electricity Distribution
Networks 2 nd Edition, The Institution of Electrical Engineers, London, United
Kingdom
7. Ann- Marie Borbely Jan F. Kreider, Distributed Generation, The power
Paradigm for the new millennium, Unitted States of Americia
8. James A.Sliva, Student Member, IEEE, Hamed B. Funmilayo, Student
Member, IEEE, Karen L. Butler- Purry, Senior Member, IEEE, Impact of
distributed Generation on IEEE 34 node radial test feeder with overcurrent
protection, 2007 39th North American Power Syposium (NAPS 2007).
9. Bạch Quốc Khánh, Protection in Distribution System, HUST 2014
10. Nguyễn Xuân Tùng, Bài giảng bảo vệ rơle, Đại học Bách Khoa Hà Nội
11. Lã Văn Út (2002), Ngắn mạch trong hệ thống điện, NXB Khoa học và kỹ
thuật Hà Nội.
12. Trần Đình Long (2005), Bảo vệ các hệ thống điện, NXB Khoa học và kỹ
thuật Hà Nội.

Nguyễn Thị Thi 91


Luận văn 12B- HTĐ

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1

THÔNG SỐ ĐƯỜNG DÂY 373 VÀ CÁC PHỤ TẢI

Nguồn: Công suất vô cùng lớn

Thông số máy cắt phía 110kV trạm biến áp.

Loại U dm (kV) I dm (A) I cdm(kA)

3AQ1FG- Simen 123kV 1200 25/31,5/40,5

Máy biến áp ba pha hai cuộn dây có thông số: SđmB=63MW; k=121/35 kV,
ΔP0=41,5kW, ΔPN=212 kW, i%=0,5%; Un%=10,5%

Thông số tụ điện

Tên tụ Nút Q (kVAr) Uđm (kV)

Capacitor 1 69 300 35

Capacitor 2 36 300 35

Thông số đường dây

Name From Node To Node Phasing Length Construction type


Line1 XT 143 ABC 5 AC95
Line10 131 129 ABC 0.05 AC70
Line100 41 39 ABC 0.3 M50-35
Line101 39 38 ABC 0.01 AC50
Line102 39 37 ABC 0.01 AC50
Line103 39 36 ABC 0.15 M50-35

Line105 35 34 ABC 0.07 AC70


Line106 35 33 ABC 0.03 AC50
Line107 36 32 ABC 0.07 M50-35
Line108 32 31 ABC 0.005 AC50
Line109 30 29 ABC 0.06 AC50
Line11 129 128 ABC 0.005 AC70
Line110 29 28 ABC 0.01 AC50
Line111 30 27 ABC 0.05 AC50

Nguyễn Thị Thi 92


Luận văn 12B- HTĐ

Line112 32 30 ABC 0.1 AC50


Line113 30 26 ABC 0.09 M50-35
Line114 26 24 ABC 0.4 M50-35
Line115 24 22 ABC 0.1 M50-35
Line116 24 23 ABC 0.04 AC70
Line117 26 25 ABC 0.025 AC70
Line118 22 21 ABC 0.1 AC70
Line119 22 20 ABC 0.2 M50-35
Line12 129 127 ABC 0.005 AC70
Line120 20 19 ABC 0.1 AC70
Line121 19 18 ABC 0.005 AC50
Line122 19 17 ABC 0.03 AC70
Line123 17 15 ABC 0.005 AC70
Line124 15 13 ABC 0.005 AC70
Line125 17 16 ABC 0.03 AC70
Line126 15 14 ABC 0.005 AC70
Line127 20 12 ABC 0.1 M50-35
Line128 12 11 ABC 0.05 AC70
Line129 10 9 ABC 0.03 AC70
Line13 131 130 ABC 0.005 AC70
Line130 9 7 ABC 0.005 AC70
Line131 9 8 ABC 0.005 AC70
Line132 12 10 ABC 0.3 M50-35
Line133 10 6 ABC 0.3 M50-35
Line134 6 4 ABC 0.03 M50-35
Line135 6 5 ABC 0.03 AC70
Line136 4 3 ABC 0.03 M50-35
Line137 3 1 ABC 0.05 M50-35
Line138 3 2 ABC 0.05 AC70
Line139 68 66 ABC 0.25 M50-35
Line14 140 168 ABC 0.308 AC70
Line140 66 64 ABC 0.1 M50-35
Line142 66 65 ABC 0.01 AC50

Line144 74 73 ABC 1 USER


Line15 168 137 ABC 0.051 AC70
Line16 168 136 ABC 1.5 AC50
Line17 140 139 ABC 0.045 AC70
Line18 132 126 ABC 0.9 AC50
Line19 126 124 ABC 0.1 AC50
Line2 143 142 ABC 0.9 M50-35
Line20 126 125 ABC 0.2 AC70

Nguyễn Thị Thi 93


Luận văn 12B- HTĐ

Line23 124 122 ABC 0.202 AC50


Line24 124 123 ABC 0.288 AC70
Line25 124 119 ABC 0.1 AC50
Line26 119 118 ABC 0.2 AC50
Line27 119 117 ABC 0.652 AC50
Line28 117 116 ABC 0.05 AC50
Line29 117 115 ABC 0.888 AC70
Line3 142 141 ABC 0.18 AC70
Line30 115 114 ABC 0.153 AC70
Line31 115 113 ABC 0.5 AC70
Line32 113 112 ABC 0.45 AC70
Line33 113 111 ABC 0.786 AC70
Line34 108 107 ABC 0.986 AC70
Line35 111 110 ABC 0.125 AC70
Line36 111 109 ABC 0.06 AC70
Line37 111 108 ABC 0.1 AC70
Line38 102 106 ABC 0.1 AC70
Line39 108 106 ABC 0.8 AC70
Line4 142 140 ABC 0.102 AC70
Line40 106 105 ABC 0.577 AC50
Line42 104 105 ABC 0.15 AC70
Line45 102 100 ABC 1.3 AC70
Line46 98 96 ABC 0.6 AC70
Line48 143 95 ABC 0.5 M50-35
Line49 93 95 ABC 0.68 M50-35
Line5 136 134 ABC 1.5 AC50
Line50 93 91 ABC 0.12 M50-35
Line51 91 87 ABC 0.5 M50-35
Line52 87 83 ABC 0.3 M50-35
Line53 62 43 ABC 0.12 M50-35
Line54 93 92 ABC 0.05 AC70
Line55 43 42 ABC 0.03 AC50
Line56 95 94 ABC 0.03 AC50

Line58 90 88 ABC 0.05 AC35


Line59 90 89 ABC 0.05 AC35
Line6 136 135 ABC 0.23 AC70
Line60 87 86 ABC 0.01 AC70
Line61 86 85 ABC 0.005 AC70
Line62 86 84 ABC 0.005 AC70
Line63 83 82 ABC 0.07 AC50
Line64 82 81 ABC 0.007 AC70

Nguyễn Thị Thi 94


Luận văn 12B- HTĐ

Line65 82 80 ABC 0.01 AC70


Line66 82 79 ABC 0.005 AC70
Line67 83 78 ABC 0.65 AC95
Line68 78 77 ABC 0.15 AC70
Line69 78 76 ABC 0.23 AC70
Line7 134 133 ABC 0.5 AC70
Line70 76 75 ABC 0.005 AC70
Line71 76 74 ABC 0.2 AC70
Line72 74 71 ABC 0.1 M50-35
Line73 71 70 ABC 0.08 AC35
Line74 74 72 ABC 0.03 AC70
Line75 71 69 ABC 0.2 M50-35
Line76 69 68 ABC 0.4 M50-35
Line77 64 62 ABC 0.2 M50-35
Line78 64 63 ABC 0.1 AC70
Line79 62 61 ABC 0.015 AC35
Line8 134 132 ABC 1.5 AC50
Line80 61 60 ABC 0.005 AC35
Line81 60 59 ABC 0.05 AC35
Line82 60 58 ABC 0.005 AC35
Line83 61 57 ABC 0.26 AC35
Line84 57 56 ABC 0.595 AC50
Line85 56 54 ABC 0.05 AC50
Line86 56 55 ABC 0.32 AC70
Line87 56 53 ABC 0.415 AC70
Line88 57 52 ABC 0.6 AC50
Line89 48 46 ABC 0.06 AC35
Line9 132 131 ABC 0.638 AC50
Line91 46 45 ABC 0.21 AC70
Line92 48 47 ABC 0.03 AC70
Line93 51 49 ABC 0.1 AC70
Line94 43 41 ABC 0.5 AC50
Line95 52 48 ABC 0.04 AC35

Line97 41 40 ABC 0.02 AC70


Line98 51 50 ABC 0.4 M50-35
Line99 68 67 ABC 0.05 AC35
MC_XT MC XT ABC 0.09 Cu3x150-35

Nguyễn Thị Thi 95


Luận văn 12B- HTĐ

Thông số phụ tải

Total Real Total Reactive


Name Node Type power(kW) power (kVar)
100.BTR.HUNG 21 Const P,Balanced,Wye 11.467 7.107
100.YENLICH5 27 Const P,Balanced,Wye 61.348 38.02
1000.A.DUONG 11 Const P,Balanced,Wye 68.411 42.398
100B.SAI.THI 128 Const P,Balanced,Wye 20.28 12.586
100GVNHY 50 Const P,Balanced,Wye 25.553 15.836
100H.LONG 79 Const P,Balanced,Wye 41.143 25.498
100MINH.TAM 67 Const P,Balanced,Wye 22.287 13.812
100TAU.QUOC 72 Const P,Balanced,Wye 14.938 9.258
108B.T.HUNG 130 Const P,Balanced,Wye 179.057 110.97
108D.HUNG.5 133 Const P,Balanced,Wye 185.857 115.184
160TH.DAT1 63 Const P,Balanced,Wye 15.664 9.707
160TO.HIEU 54 Const P,Balanced,Wye 171.099 106.038
180.ANH.HONG 37 Const P,Balanced,Wye 41.606 25.785
180B.C.RONG 25 Const P,Balanced,Wye 1.995 1.237
180B.MA.TRE 127 Const P,Balanced,Wye 3.139 1.945
180B_C.RONG 49 Const P,Balanced,Wye 9.859 6.11
180D_T.H 47 Const P,Balanced,Wye 38.508 23.865
180LOICAU.2 135 Const P,Balanced,Wye 107.523 66.637
180NAM.TIEN 112 Const P,Balanced,Wye 167.46 66.598
180NH.DUONG 110 Const P,Balanced,Wye 156.292 96.861
180PHUCUONG 107 Const P,Balanced,Wye 151.245 75.269
180Q.TRUNG 114 Const P,Balanced,Wye 98.991 61.349
180SAIQUAT 109 Const P,Balanced,Wye 71.543 44.338
180SPKT 59 Const P,Balanced,Wye 172.483 106.895
180THON.UYEN 105 Const P,Balanced,Wye 150.298 93.147
250NG.XUYEN 98 Const P,Balanced,Wye 158.917 98.488
250PH.NAM 84 Const P,Balanced,Wye 61.566 38.155
250SPKT 58 Const P,Balanced,Wye 95.625 59.263
250THA.THUAN 14 Const P,Balanced,Wye 231.097 143.221
250THU.KHOI 77 Const P,Balanced,Wye 127.312 78.901
250YENLICH4 65 Const P,Balanced,Wye 162.932 100.976
30BD BO THOI 88 Const P Balanced Wye 18 891 11 708
30BD.MCHAU 2 Const P,Balanced,Wye 16.321 10.115
320.GIAY.HY 7 Const P,Balanced,Wye 57.332 35.531
320.HAI.BAO 34 Const P,Balanced,Wye 54.06 33.503
320AN.BINH 53 Const P,Balanced,Wye 238.045 147.527
320B-T.CONG 123 Const P,Balanced,Wye 182.895 113.348
320B-UYEN 102 Const P,Balanced,Wye 130.294 80.749

Nguyễn Thị Thi 96


Luận văn 12B- HTĐ

320B_VIETHOA 137 Const P,Balanced,Wye 14.855 9.206


320BMINHCHAU 16 Const P,Balanced,Wye 105.916 65.641
320CAO.QUAN 81 Const P,Balanced,Wye 274.863 170.345
320H.QUAT 116 Const P,Balanced,Wye 184.148 114.124
320H.TIEN4 94 Const P,Balanced,Wye 128.7 79.761
320MINHCHAU4 13 Const P,Balanced,Wye 194.104 120.295
320UB.D.TIEN 70 Const P,Balanced,Wye 262.396 162.618
320VIET_Y 45 Const P,Balanced,Wye 90.66 56.186
320X.M.CHAU2 18 Const P,Balanced,Wye 196.545 121.808
320YENLICH.2 40 Const P,Balanced,Wye 271.491 168.255
400.AMECO 31 Const P,Balanced,Wye 26.406 16.365
400.QUOCVIET 23 Const P,Balanced,Wye 167.185 103.612
400.X.MCHAU1 5 Const P,Balanced,Wye 377.403 233.893
400B.D.TIEN 75 Const P,Balanced,Wye 263.452 163.273
400B.LOI.CAU 139 Const P,Balanced,Wye 232.709 144.22
400CHITAN 96 Const P,Balanced,Wye 197.046 122.118
400HAIPHONG 100 Const P,Balanced,Wye 88.477 54.833
400HUNG.VIET 125 Const P,Balanced,Wye 51.683 32.03
400TH.HUNG 118 Const P,Balanced,Wye 140.92 87.334
400XUAN.THOA 80 Const P,Balanced,Wye 169.129 104.817
400YENLICH.3 55 Const P,Balanced,Wye 50.572 31.342
500.250CUUAN 122 Const P,Balanced,Wye 8.855 5.488
560.GIAY.HY 8 Const P,Balanced,Wye 57.332 35.531
560.HAN.RAN3 33 Const P,Balanced,Wye 138.789 86.014
560HAN.BRAN 38 Const P,Balanced,Wye 182.427 113.058
560PH.NAM 85 Const P,Balanced,Wye 49.748 30.831
560UB-T.HUNG 104 Const P,Balanced,Wye 300.63 186.314
560YEN.LICH1 42 Const P,Balanced,Wye 290.159 179.824
750H.TIENA 89 Const P,Balanced,Wye 675.666 418.74
750VIET.TIEN 28 Const P,Balanced,Wye 130.397 80.813
DD356 1 Const P,Balanced,Wye 0 0
Load1 73 Const P,Balanced,Wye 43.94 27.231

Nguyễn Thị Thi 97


Luận văn 12B- HTĐ

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ BÀI TOÁN LOAD FLOW TÍNH CHỌN RECLOSER

Power Flow Summary 29-09-2014

12:41:13 PM

Ket qua bai toan load flow luoi chua co


DG System Base kVA: 1000.00

373

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Total
Branch Power
Maximum Total
Current Distance
Name 1st Node 2nd Node P Q

Switch1 TC_C31 MC 172 9,137,552 4,982,656 0.0000

MC_XT MC XT 172 9,137,552 4,982,656 0.0900

Line1 XT 143 172 9,136,506 4,983,137 5.0900

Line2 143 142 59 3,022,411 1,756,469 5.9900

Line4 142 140 59 3,018,745 1,758,444 6.0920

Line17 140 139 5 232,710 144,062 6.1370

Line14 140 168 54 2,785,556 1,614,330 6.4000

Line16 168 136 54 2,769,472 1,605,334 7.9000

Line5 136 134 52 2,653,057 1,539,343 9.4000

Line8 134 132 48 2,458,975 1,426,099 10.9000

Line18 132 126 44 2,249,377 1,303,783 11.8000

Line19 126 124 43 2,194,110 1,273,331 11.9000

Line25 124 119 40 2,001,975 1,156,267 12.0000

Line27 119 117 37 1,860,736 1,069,745 12.6520

Line29 117 115 33 1,674,811 956,908 13.5400


Line31 115 113 31 1,574,514 898,015 14.0400

Line33 113 111 28 1,406,399 834,115 14.8260

Line37 111 108 23 1,177,730 695,529 14.9260

Line39 108 106 21 1,026,400 623,908 15.7260

Line38 106 102 12 -574,910 -349,154 15.8260

Nguyễn Thị Thi 98


Luận văn 12B- HTĐ

Line45 102 100 9 444,599 268,732 17.1260

Line143 100 98 7 355,982 218,228 17.2260

Line46 98 96 4 197,058 120,076 17.8260

Line40 106 105 9 451,031 277,101 16.3030

Line42 105 104 6 -300,637 -185,807 16.4530

Line34 108 107 3 151,256 71,900 15.9120

Line36 111 109 1 71,543 44,132 14.8860

Line35 111 110 3 156,293 96,434 14.9510

Line32 113 112 3 167,465 65,059 14.4900

Line30 115 114 2 98,992 60,824 13.6930

Line28 117 116 4 184,149 113,958 12.7020

Line26 119 118 3 140,923 86,669 12.2000

Line23 124 122 0 8,855 4,814 12.1020

Line24 124 123 4 182,900 112,359 12.1880

Line20 126 125 1 51,683 31,340 12.0000

Line9 132 131 4 202,497 123,153 11.5380

Line10 131 129 0 23,419 14,323 11.5880

Line12 129 127 0 3,139 1,928 11.5930

Line11 129 128 0 20,280 12,569 11.5930

Line13 131 130 4 179,057 110,953 11.5430

Line7 134 133 4 185,866 113,451 9.9000

Line6 136 135 2 107,524 65,832 8.1300

Line15 168 137 0 14,855 9,026 6.4510

Line3 142 141 0 0 -635 6.1700

Line48 143 95 113 5,955,510 3,076,968 5.5900

Line49 95 93 111 -5,819,324 - 6.2700


2,995,760
Line50 93 91 111 5,809,594 2,994,012 6.3900

Line51 91 87 97 5,113,255 2,563,791 6.8900

Line52 87 83 95 4,996,456 2,494,158 7.1900


Line67 83 78 85 4,508,165 2,193,435 7.8400

Page 2 of 6

Nguyễn Thị Thi 99


Luận văn 12B- HTĐ

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Total
Branch Power
Maximum Total
Current Distance
Name 1st Node 2nd Node P Q

Line69 78 76 83 4,375,815 2,112,039 8.0700

Line71 76 74 77 4,110,252 1,947,773 8.2700

Line72 74 71 76 4,049,764 1,918,984 8.3700

Line75 71 69 71 3,786,684 1,756,657 8.5700

Line76 69 68 73 3,785,506 2,038,228 8.9700

Line139 68 66 73 3,760,717 2,024,789 9.2200

Line140 66 64 70 3,596,241 1,923,985 9.3200

Line77 64 62 69 3,580,013 1,914,704 9.5200

Line53 62 43 51 2,686,238 1,372,578 9.6400

Line94 43 41 46 2,395,707 1,193,076 10.1400

Line100 41 39 40 2,122,114 1,025,326 10.4400

Line103 39 36 36 1,897,515 887,254 10.5900

Line107 36 32 34 1,704,441 1,048,366 10.6600

Line112 32 30 34 1,677,940 1,032,197 10.7600

Line113 30 26 30 1,485,966 913,966 10.8500

Line114 26 24 30 1,483,877 913,059 11.2500

Line115 24 22 26 1,316,279 810,666 11.3500

Line119 22 20 26 1,304,730 804,185 11.5500

Line127 20 12 12 576,875 354,373 11.6500

Line132 12 10 10 508,448 312,455 11.9500

Line133 10 6 8 393,748 242,457 12.2500

Line134 6 4 0 16,321 9,597 12.2800

Line136 4 3 0 16,321 9,691 12.3100


Line137 3 1 0 0 0 12.3600

Line138 3 2 0 16,321 9,942 12.3600

Line135 6 5 8 377,405 233,791 12.2800

Line129 10 9 2 114,664 70,924 11.9800

Line130 9 7 1 57,332 35,514 11.9850

Nguyễn Thị Thi 100


Luận văn 12B- HTĐ

Page 3 of 6

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Total
Branch Power
Maximum Total
Current Distance
Name 1st Node 2nd Node P Q

Line131 9 8 1 57,332 35,514 11.9850

Line128 12 11 1 68,411 42,225 11.7000

Line120 20 19 15 727,695 450,372 11.6500

Line122 19 17 11 531,122 328,902 11.6800

Line123 17 15 9 425,201 263,464 11.6850

Line124 15 13 4 194,104 120,278 11.6900

Line126 15 14 5 231,097 143,204 11.6900

Line125 17 16 2 105,916 65,537 11.7100

Line121 19 18 4 196,545 121,791 11.6550

Line118 22 21 0 11,467 6,761 11.4500

Line116 24 23 3 167,185 103,474 11.2900

Line117 26 25 0 1,995 1,150 10.8750

Line111 30 27 1 61,348 37,853 10.8100

Line109 30 29 3 130,398 80,579 10.8200

Line110 29 28 3 130,397 80,779 10.8300

Line108 32 31 1 26,406 16,348 10.6650

Line104 36 35 4 192,850 119,080 10.6200

Line106 35 33 3 138,789 85,914 10.6500

Line105 35 34 1 54,060 33,260 10.6900

1 41,606 25,751 10.4500

Line101 39 38 4 182,427 113,024 10.4500


Line97 41 40 5 271,491 168,186 10.1600

Line55 43 42 6 290,161 179,724 9.6700

Line79 62 61 18 892,657 542,285 9.5350

Line83 61 57 12 624,534 376,366 9.7950

Line88 57 52 3 164,595 96,908 10.3950

Nguyễn Thị Thi 101


Luận văn 12B- HTĐ

Line95 52 48 3 129,170 78,891 10.4350

Line89 48 46 2 90,661 55,261 10.4950

Page 4 of 6

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Total
Branch Power
Maximum Total
Current Distance
Name 1st Node 2nd Node P Q

Line91 46 45 2 90,661 55,457 10.7050

Line92 48 47 1 38,508 23,761 10.4650

Line96 52 51 1 35,412 20,025 10.4950

Line93 51 49 0 9,859 5,763 10.5950

Line98 51 50 1 25,553 14,577 10.8950

Line84 57 56 9 459,831 280,260 10.3900

Line87 56 53 5 238,057 146,097 10.8050

Line85 56 54 3 171,100 105,871 10.4400

Line86 56 55 1 50,572 30,231 10.7100

Line80 61 60 5 268,110 165,962 9.5400

Line82 60 58 2 95,625 59,247 9.5450

Line81 60 59 3 172,484 106,732 9.5900

Line78 64 63 0 15,664 9,359 9.4200

Line142 66 65 3 162,932 100,942 9.2300

Line99 68 67 0 22,287 13,648 9.0200

Line73 71 70 5 262,402 162,357 8.4500

Line74 74 72 0 14,938 9,153 8.3000

1 43,940 18,950 9.2700

Line70 76 75 5 263,452 163,255 8.0750


Line68 78 77 3 127,313 78,378 7.9900

Line63 83 82 10 485,148 300,353 7.2600

Line66 82 79 1 41,143 25,480 7.2650

Line65 82 80 3 169,129 104,782 7.2700

Line64 82 81 5 274,863 170,320 7.2670

Nguyễn Thị Thi 102


Luận văn 12B- HTĐ

Line60 87 86 2 111,314 68,916 6.9000

Line62 86 84 1 61,566 38,137 6.9050

Line61 86 85 1 49,748 30,813 6.9050

Line57 91 90 14 694,622 429,881 6.4700

Page 5 of 6

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Total
Branch Power
Maximum Total
Current Distance
Name 1st Node 2nd Node P Q

Line58 90 88 0 18,891 11,542 6.5200

Line59 90 89 13 675,690 418,585 6.5200

Line54 93 92 0 0 0 6.3200

Line56 95 94 3 128,700 79,659 5.6200

Tran1 TC_C31 SourceBus 172 -9,139,491 - 0.0000


5,041,361

Nguyễn Thị Thi 103


Luận văn 12B- HTĐ

KẾT QUẢ BẢI TOÁN NGẮN MẠCH 1 PHA CHẠM ĐẤT TẠI NÚT 3
Ngan mach N(1) tai nut 3

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Maximum
Current
Name 1st Node 2nd Node

Switch1 TC_C31 MC 1,972

MC_XT MC XT 1,972

Line1 XT 143 1,972

Line2 143 142 67

Line4 142 140 67

Line17 140 139 5

Line14 140 168 62

Line16 168 136 61

Line5 136 134 59

Line39 108 106 23

Line38 106 102 13

Line45 102 100 10

Line143 100 98 8
0
Line48 143 95 1,943

Line49 95 93 1,942

Line50 93 91 1,942

1,936

Line52 87 83 1,935
Line67 83 78 1,931

Line69 78 76 1,931

Line71 76 74 1,929

Line72 74 71 1,929

Line75 71 69 1,927

Nguyễn Thị Thi 104


Luận văn 12B- HTĐ

Line76 69 68 1,928

Line139 68 66 1,928

Line140 66 64 1,928

Line77 64 62 1,927

Line53 62 43 1,924

Line94 43 41 1,923

Line100 41 39 1,922

Line103 39 36 1,921

Line107 36 32 1,921

Line112 32 30 1,921

Line113 30 26 1,921

Line114 26 24 1,921

Line115 24 22 1,921

Line119 22 20 1,921

Line127 20 12 1,920

Line132 12 10 1,920

Line133 10 6 1,920

Line134 6 4 1,920

Line136 4 3 1,920

Line137 3 1 0

Line138 3 2 0

S3 3 FL3 1,920

Line130 9 7 2

Line131 9 8 2

Line128 12 11 2

Line57 91 90 16

Line58 90 88 0

Line59 90 89 16

Line54 93 92 0

Line56 95 94 3
Tran1 TC_C31 SourceBus 1,972

Nguyễn Thị Thi 105


Luận văn 12B- HTĐ

KẾT QUẢ BẢI TOÁN NGẮN MẠCH MỘT PHA CHẠM ĐẤT Ở NÚT 13
Ngan mach N(1) tai nut 13

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Maximum
Current
Name 1st Node 2nd Node

Switch1 TC_C31 MC 2,048

MC_XT MC XT 2,048

Line1 XT 143 2,048

Line2 143 142 67

Line4 142 140 67

Line17 140 139 5

Line14 140 168 62

Line16 168 136 62

Line5 136 134 59

Line8 134 132 55

Line18 132 126 50

Line19 126 124 49

Line25 124 119 45

Line27 119 117 42

Line29 117 115 37

Line31 115 113 35

Line33 113 111 32

27

Line39 108 106 23


Line38 106 102 13

Line45 102 100 10

Line143 100 98 8

Nguyễn Thị Thi 106


Luận văn 12B- HTĐ

Maximum
Current
Name 1st Node 2nd Node

Line46 98 96 5

Line40 106 105 10

Line42 105 104 7

Line34 108 107 3

Line36 111 109 2

Line35 111 110 4


1
Line12 129 127 0

Line11 129 128 0

Line13 131 130 4

Line7 134 133 4

Line6 136 135 2

Line15 168 137 0

Line3 142 141 0

Line48 143 95 2,020

Line49 95 93 2,019

Line50 93 91 2,019

Line51 91 87 2,014

Line52 87 83 2,013

Line67 83 78 2,010

Line69 78 76 2,009

Line100 41 39 2,001

Line103 39 36 2,001

Line107 36 32 2,001

Line112 32 30 2,001

Line113 30 26 2,001

2,001

Line115 24 22 2,001
Line119 22 20 2,001

Line127 20 12 16

Line132 12 10 14

Line133 10 6 11

Line134 6 4 0

Nguyễn Thị Thi 107


Luận văn 12B- HTĐ

Line136 4 3 0

Line137 3 1 0

Line138 3 2 0

Line135 6 5 10

Line129 10 9 3

Line130 9 7 2

Line131 9 8 2

Line128 12 11 2

Line120 20 19 2,001

Line122 19 17 2,001

Line123 17 15 2,001

Line124 15 13 2,001

S13 13 FL13 2,001

Line126 15 14 6

Line125 17 16 3

Line121 19 18 5

Line118 22 21 0

Line116 24 23 5

Line57 91 90 16

Line58 90 88 0

Line59 90 89 16

Line54 93 92 0

Line56 95 94 3

Tran1 TC_C31 SourceBus 2,048

Nguyễn Thị Thi 108


Luận văn 12B- HTĐ

KẾT QUẢ BẢI TOÁN NGẮN MẠCH MỘT PHA CHẠM ĐẤT Ở NÚT 45

Power Flow Summary

Ngan mach N(1) tai nut 45

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Maximum
Current
Name 1st Node 2nd Node

Switch1 TC_C31 MC 2,152

MC_XT MC XT 2,152

Line1 XT 143 2,152

Line2 143 142 68

Line4 142 140 68

Line17 140 139 5

Line14 140 168 62

Line16 168 136 62

Line31 115 113 36

Line33 113 111 32

Line37 111 108 27

Line39 108 106 24

Line38 106 102 13

Line46 98 96 5

Line40 106 105 10

Line42 105 104 7

Line34 108 107 3

Line36 111 109 2

Line35 111 110 4

Nguyễn Thị Thi 109


Luận văn 12B- HTĐ

Line71 76 74 2,113

Line75 71 69 2,112

Line76 69 68 2,113

Line139 68 66 2,113

Line140 66 64 2,112

Line77 64 62 2,112

Line53 62 43 67

Line94 43 41 60

Line105 35 34 1

Line102 39 37 1

Line101 39 38 5

Line97 41 40 7

Line55 43 42 8

Line79 62 61 2,105

Line83 61 57 2,105

Line88 57 52 2,104

Line95 52 48 2,104

Line89 48 46 2,104

Line91 46 45 2,104

S45 45 FL45 2,104

Line92 48 47 1

Line96 52 51 1

Line93 51 49 0

Line98 51 50 1

Line84 57 56 12

Line87 56 53 6

Line85 56 54 5

Line86 56 55 1

Line80 61 60 7

Line60 87 86 3

Line62 86 84 1

Line61 86 85 1

Line57 91 90 17

Nguyễn Thị Thi 110


Luận văn 12B- HTĐ

Line58 90 88 0

Line59 90 89 16

Line54 93 92 0

Line56 95 94 3

Tran1 TC_C31 SourceBus 2,152

Nguyễn Thị Thi 111


Luận văn 12B- HTĐ

KẾT QUẢ BẢI TOÁN NGẮN MẠCH MỘT PHA CHẠM ĐẤT Ở NÚT 96

Power Flow Summary

Ngan mach N(1) tai nut 96

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Maximum
Current
Name 1st Node 2nd Node

Switch1 TC_C31 MC 1,247

MC_XT MC XT 1,247

Line1 XT 143 1,247

Line2 143 142 1,172

Line4 142 140 1,172

Line17 140 139 5

Line14 140 168 1,169

Line16 168 136 1,169

Line5 136 134 1,168

Line8 134 132 1,166

Line18 132 126 1,165

Line19 126 124 1,165

Line25 124 119 1,163

Line27 119 117 1,163

Line29 117 115 1,162

1,161

Line33 113 111 1,161


Line37 111 108 1,160

Line39 108 106 1,160

Line38 106 102 1,159

Line45 102 100 1,159

Line143 100 98 1,159

Nguyễn Thị Thi 112


Luận văn 12B- HTĐ

Line46 98 96 1,159

Switch4 96 FL96 1,159

Line40 106 105 12

Line42 105 104 8

Line34 108 107 4

Line36 111 109 2

Line35 111 110 4

Line32 113 112 4

Line30 115 114 2

Line28 117 116 5

Line26 119 118 3

Line23 124 122 0

Line24 124 123 4

Line20 126 125 1

Line9 132 131 5

Line10 131 129 1

Line12 129 127 0

Line11 129 128 0

Line13 131 130 4

Line7 134 133 4

Line6 136 135 2

Line15 168 137 0

Line3 142 141 0

Line48 143 95 122

Line49 95 93 120

Line50 93 91 120

Line51 91 87 105

Line67 83 78 92

Line69 78 76 89
Line71 76 74 83

Line72 74 71 82

Line75 71 69 77

Line76 69 68 79

Line139 68 66 79

Line140 66 64 75

Nguyễn Thị Thi 113


Luận văn 12B- HTĐ

Line77 64 62 75

Line53 62 43 55

Line94 43 41 49

Line100 41 39 43

Line103 39 36 39

Line107 36 32 37

Line112 32 30 36

Line113 30 26 32

Line114 26 24 32

Line115 24 22 28

Line119 22 20 28

Line127 20 12 12

Line132 12 10 11

Line133 10 6 9

Line134 6 4 0

Line136 4 3 0

Line137 3 1 0

Name 1st Node 2nd Node

Line130 9 7 1

Line131 9 8 1

Line128 12 11 1

Line120 20 19 16

Line122 19 17 12

Line123 17 15 9

Line124 15 13 4

Line126 15 14 5

Line125 17 16 2

Line121 19 18 4

Line118 22 21 0
Line142 66 65 4

Line99 68 67 0

Line73 71 70 6

Line74 74 72 0

Line144 74 73 1

Nguyễn Thị Thi 114


Luận văn 12B- HTĐ

Line70 76 75 6

Line68 78 77 3

Line63 83 82 10

Line66 82 79 1

Line65 82 80 4

Line64 82 81 6

Line60 87 86 2

Line62 86 84 1

Line61 86 85 1

Line57 91 90 15

Line58 90 88 0

Line59 90 89 15

Line54 93 92 0

Line56 95 94 3

Tran1 TC_C31 SourceBus 1,247

Nguyễn Thị Thi 115


Luận văn 12B- HTĐ

KẾT QUẢ BẢI TOÁN NGẮN MẠCH BA PHA CHẠM ĐẤT Ở NÚT 19

Power Flow Summary

Ngan mach 3 pha cham dat tai nut 19- Khong DG

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Maximum
Current
Name 1st Node 2nd Node

Switch1 TC_C31 MC 3,282

MC_XT MC XT 3,282

Line1 XT 143 3,282

Line2 143 142 30

Line4 142 140 30

Line17 140 139 2

Line14 140 168 28

Line16 168 136 28

Line5 136 134 27

Line8 134 132 25

Line18 132 126 23

Line19 126 124 22

Line25 124 119 20

Line27 119 117 19

Line29 117 115 17

Line31 115 113 16

Line33 113 111 14


Line37 111 108 12

Line39 108 106 11

Line38 106 102 6

Line45 102 100 5

Line46 98 96 2

Nguyễn Thị Thi 116


Luận văn 12B- HTĐ

Line40 106 105 5

Line42 105 104 3

Line34 108 107 1

Line36 111 109 1

Line35 111 110 2

Line13 131 130 2

Line7 134 133 2

Line6 136 135 1

Line15 168 137 0

Line3 142 141 0

Line48 143 95 3,252

Line49 95 93 3,250

Line50 93 91 3,250

Line51 91 87 3,245

Line52 87 83 3,244

Line67 83 78 3,240

Line69 78 76 3,239

Line71 76 74 3,238

Line72 74 71 3,238

Line75 71 69 3,236

Line76 69 68 3,237

Line139 68 66 3,237

Line140 66 64 3,236

Line77 64 62 3,236

Line53 62 43 3,233

Line94 43 41 3,232

Line100 41 39 3,231

Line103 39 36 3,231

Line107 36 32 3,230
Line112 32 30 3,230

Line113 30 26 3,230

Line114 26 24 3,230

Line115 24 22 3,230

Line119 22 20 3,230

Nguyễn Thị Thi 117


Luận văn 12B- HTĐ

Line127 20 12 0

Line132 12 10 0

Line133 10 6 0

Line130 9 7 0

Line131 9 8 0

Line128 12 11 0

Line120 20 19 3,230

Line122 19 17 0

Line123 17 15 0

Line124 15 13 0

Line126 15 14 0

Line125 17 16 0

Line121 19 18 0

Switch13 19 FL19 3,230

Line118 22 21 0

Line116 24 23 0

Line89 48 46 0

Line91 46 45 0

Line92 48 47 0

Line74 74 72 0

Line144 74 73 0

Line70 76 75 2

Line68 78 77 1

Line63 83 82 4

Line66 82 79 0

Line59 90 89 6

Line54 93 92 0

Line56 95 94 1
Tran1 TC_C31 SourceBus 3,282

Nguyễn Thị Thi 118


Luận văn 12B- HTĐ

KẾT QUẢ BẢI TOÁN NGẮN MẠCH BA PHA CHẠM ĐẤT Ở NÚT 61

Power Flow Summary

Ngan mach 3 pha cham dat tai nut 61- Khong DG

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Maximum
Current
Name 1st Node 2nd Node

Switch1 TC_C31 MC 3,944

MC_XT MC XT 3,944

Line1 XT 143 3,944

Line2 143 142 23

Line4 142 140 23

Line17 140 139 2

Line14 140 168 22

Line16 168 136 21

Line5 136 134 21

Line8 134 132 19

Line18 132 126 18

Line19 126 124 17

Line25 124 119 16

Line27 119 117 15

13

Line31 115 113 12


Line33 113 111 11

Line37 111 108 9

Line39 108 106 8

Line38 106 102 5

Line45 102 100 4

Nguyễn Thị Thi 119


Luận văn 12B- HTĐ

Line143 100 98 3

Line46 98 96 2

Line10 131 129 0

Line12 129 127 0

Line11 129 128 0

Line13 131 130 1

Line7 134 133 1

Line6 136 135 1

Line15 168 137 0

Line3 142 141 0

Line48 143 95 3,921

Line49 95 93 3,920

Line50 93 91 3,920

Line51 91 87 3,916

Line52 87 83 3,915

Line67 83 78 3,913

Line69 78 76 3,913

Line71 76 74 3,912

Line72 74 71 3,912

Line75 71 69 3,911

Line76 69 68 3,912

Line139 68 66 3,912

Line140 66 64 3,911

Line77 64 62 3,911

Line53 62 43 0

Line94 43 41 0

Line100 41 39 0

Line103 39 36 0
Line107 36 32 0

Line112 32 30 0

Line113 30 26 0

Line114 26 24 0

Line115 24 22 0

Nguyễn Thị Thi 120


Luận văn 12B- HTĐ

Line119 22 20 0

Line127 20 12 0

Line132 12 10 0

Line133 10 6 0

Line134 6 4 0

Line136 4 3 0

Line120 20 19 0

Line105 35 34 0

Line102 39 37 0

Line101 39 38 0

Line97 41 40 0

Line55 43 42 0

Line79 62 61 3,911

Line83 61 57 0

Line88 57 52 0

Line95 52 48 0

Line89 48 46 0

Line85 56 54 0

Line86 56 55 0

Line80 61 60 0

Line82 60 58 0

Line81 60 59 0

Switch16 61 FL61 3,911

Line78 64 63 0

Line142 66 65 0

Line99 68 67 0

Line73 71 70 1

Line74 74 72 0

Line144 74 73 0
Line70 76 75 1

Line68 78 77 0

Line63 83 82 2

Line66 82 79 0

Line65 82 80 1

Nguyễn Thị Thi 121


Luận văn 12B- HTĐ

Line64 82 81 1

Line60 87 86 1

Line62 86 84 0

Line61 86 85 0

Line58 90 88 0

Line59 90 89 4

Line54 93 92 0

Line56 95 94 1

Tran1 TC_C31 SourceBus 3,944

Nguyễn Thị Thi 122


Luận văn 12B- HTĐ

KẾT QUẢ BẢI TOÁN NGẮN MẠCH BA PHA CHẠM ĐẤT Ở NÚT 142

Power Flow Summary

Ngan mach 3 pha cham dat tai nut 142- Khong


DG

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Maximum
Current
Name 1st Node 2nd Node

Switch1 TC_C31 MC 5,593

MC_XT MC XT 5,593

Line1 XT 143 5,593

Line2 143 142 5,581

Line4 142 140 0

Line17 140 139 0

Line14 140 168 0

Line16 168 136 0

Line5 136 134 0

Line37 111 108 0

Line39 108 106 0

Line38 106 102 0

Line45 102 100 0

Line143 100 98 0

Line46 98 96 0
Line40 106 105 0

Line42 105 104 0

Line34 108 107 0

Line7 134 133 0

Nguyễn Thị Thi 123


Luận văn 12B- HTĐ

Line6 136 135 0

Line15 168 137 0

Line3 142 141 0

Switch17 142 FL142 5,581

Line48 143 95 12

Line49 95 93 12

Line50 93 91 12

Line51 91 87 10

Line52 87 83 10

Line72 74 71 8

Line75 71 69 8

Line76 69 68 8

Line139 68 66 8

Line140 66 64 7

Line77 64 62 7

Line53 62 43 6

Line94 43 41 5

Line100 41 39 4

Line103 39 36 4

Line107 36 32 4

Line112 32 30 4

Line113 30 26 3

Line114 26 24 3

Line115 24 22 3

Line119 22 20 3

Line102 39 37 0

Line101 39 38 0

Line97 41 40 1

Line55 43 42 1
Line79 62 61 2

Line83 61 57 1

Line88 57 52 0

Line95 52 48 0

Line89 48 46 0

Nguyễn Thị Thi 124


Luận văn 12B- HTĐ

Line91 46 45 0

Line92 48 47 0

Line57 91 90 1

Line58 90 88 0

Line59 90 89 1

Line54 93 92 0

Line56 95 94 0

Tran1 TC_C31 SourceBus 5,593

Nguyễn Thị Thi 125


Luận văn 12B- HTĐ

KẾT QUẢ BẢI TOÁN NGẮN MẠCH MỘT PHA CHẠM ĐẤT Ở NÚT 96-
200% DG TẠI NÚT 143

Power Flow Summary

Ngan mach 1 pha cham dat tai nut 96- DG 200%


nut 143

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Maximum
Current
Name 1st Node 2nd Node

Switch1 TC_C31 MC 1,121

MC_XT MC XT 1,121

Line1 XT 143 1,121

Line2 143 142 1,204

Line4 142 140 1,204

Line17 140 139 5

Line14 140 168 1,201

Line16 168 136 1,201

Line5 136 134 1,200

Line8 134 132 1,198

Line18 132 126 1,197

Line19 126 124 1,197

Line25 124 119 1,196

Line27 119 117 1,195

Line29 117 115 1,194


Line31 115 113 1,194

Line33 113 111 1,193

Line37 111 108 1,192

Line39 108 106 1,192

Line38 106 102 1,191

Line45 102 100 1,191

Nguyễn Thị Thi 126


Luận văn 12B- HTĐ

Line143 100 98 1,191

Line46 98 96 1,191

Switch2 96 NODE1 1,191

Line40 106 105 11

Line42 105 104 8

Line34 108 107 4

Line36 111 109 2

Line35 111 110 4

Line32 113 112 4

Line30 115 114 2

Line7 134 133 4

Line6 136 135 2

Line15 168 137 0

Line3 142 141 0

Line48 143 95 119

Line49 95 93 116

Line50 93 91 116

Line51 91 87 102

Line52 87 83 99

Line67 83 78 89

Line69 78 76 86

Line71 76 74 81

Line72 74 71 80

Line75 71 69 74

Line76 69 68 77

Line139 68 66 76

Line140 66 64 73

Line77 64 62 72

Line53 62 43 54
Line94 43 41 48

Line100 41 39 42

Line103 39 36 37

Line107 36 32 36

Line112 32 30 35

Nguyễn Thị Thi 127


Luận văn 12B- HTĐ

Line113 30 26 31

Line114 26 24 31

Line115 24 22 28

Line119 22 20 27

Line127 20 12 12

Line132 12 10 11

Line133 10 6 8

Line134 6 4 0

Line136 4 3 0

Line130 9 7 1

Line131 9 8 1

Line128 12 11 1

Line120 20 19 15

Line122 19 17 11

Line123 17 15 9

Line124 15 13 4

Line126 15 14 5

Line74 74 72 0

Line144 74 73 1

Line70 76 75 6

Line68 78 77 3

Line63 83 82 10

Line66 82 79 1

Line65 82 80 4

Line64 82 81 6

Line60 87 86 2

Line62 86 84 1

Line61 86 85 1

Line54 93 92 0
Line56 95 94 3

Switch4 143 DG143 298

Tran1 TC_C31 SourceBus 1,121

Nguyễn Thị Thi 128


Luận văn 12B- HTĐ

KẾT QUẢ BẢI TOÁN NGẮN MẠCH BA PHA CHẠM ĐẤT Ở NÚT 45-
150% DG TẠI NÚT 4

Power Flow Summary

Ngan mach 3 pha cham dat tai nut 45- DG


150% nut 4

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Maximum
Current
Name 1st Node 2nd Node

Switch1 TC_C31 MC 2,978

MC_XT MC XT 2,978

Line1 XT 143 2,978

Line2 143 142 28

Line4 142 140 28

Line17 140 139 2

Line14 140 168 26

Line16 168 136 26

Line5 136 134 25

Line8 134 132 23

Line18 132 126 21

Line19 126 124 21

Line25 124 119 19

Line27 119 117 18

Line29 117 115 16


Line31 115 113 15

Line33 113 111 13

Line37 111 108 11

Line39 108 106 10

Line38 106 102 6

Line45 102 100 4

Nguyễn Thị Thi 129


Luận văn 12B- HTĐ

Line46 98 96 2

Line40 106 105 4

Line42 105 104 3

Line12 129 127 0

Line11 129 128 0

Line13 131 130 2

Line7 134 133 2

Line6 136 135 1

Line15 168 137 0

Line3 142 141 0

Line48 143 95 3,303

Line49 95 93 3,302

Line50 93 91 3,302

Line51 91 87 3,297

Line52 87 83 3,296

Line67 83 78 3,293

Line69 78 76 3,292

Line71 76 74 3,291

Line72 74 71 3,291

Line75 71 69 3,289

Line76 69 68 3,290

Line139 68 66 3,290

Line140 66 64 3,289

Line77 64 62 3,289

Line53 62 43 213

Line94 43 41 213

Line100 41 39 214

Line103 39 36 215

Line107 36 32 215
Line112 32 30 215

Line113 30 26 216

Line114 26 24 216

Line115 24 22 216

Line119 22 20 216

Nguyễn Thị Thi 130


Luận văn 12B- HTĐ

Line127 20 12 218

Line132 12 10 218

Line133 10 6 218

Line134 6 4 219

Line136 4 3 0

Line137 3 1 0

Line138 3 2 0

Switch22 4 DG4 219

Line135 6 5 1

Line129 10 9 0

Line130 9 7 0

Line131 9 8 0

Line128 12 11 0

Line120 20 19 2

Line122 19 17 2

Line123 17 15 1

Line108 32 31 0

Line104 36 35 1

Line106 35 33 0

Line105 35 34 0

Line102 39 37 0

Line101 39 38 1

Line97 41 40 1

Line55 43 42 1

Line79 62 61 3,441

Line83 61 57 3,440

Line88 57 52 3,439

Line95 52 48 3,439

Line89 48 46 3,439

Line91 46 45 3,439

S45 45 FL45 3,439

Line92 48 47 0

Line96 52 51 0

Nguyễn Thị Thi 131


Luận văn 12B- HTĐ

Line93 51 49 0

Line98 51 50 0

Line84 57 56 1

Line87 56 53 1

Line85 56 54 0

Line86 56 55 0

Line80 61 60 1

Line82 60 58 0

Line81 60 59 1

Line78 64 63 0

Line142 66 65 1

Line99 68 67 0

Line73 71 70 1

Line74 74 72 0

Line144 74 73 0

Line70 76 75 1

Line68 78 77 1

Line63 83 82 3

Line66 82 79 0

Line65 82 80 1

Line64 82 81 2

Line60 87 86 1

Line62 86 84 0

Line61 86 85 0

Line57 91 90 5

Line58 90 88 0

Line59 90 89 5

Line54 93 92 0

Line56 95 94 1
Tran1 TC_C31 SourceBus 3,331

Nguyễn Thị Thi 132


Luận văn 12B- HTĐ

KẾT QUẢ BẢI TOÁN NGẮN MẠCH MỘT PHA CHẠM ĐẤT Ở NÚT 20-
85% DG TẠI NÚT 19

Power Flow Summary

Ngan mach 1pha cham dat tai nut 20- DG85 % nut
19

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Maximum
Current
Name 1st Node 2nd Node

Switch1 TC_C31 MC 2,140

MC_XT MC XT 2,140

Line1 XT 143 2,140

Line2 143 142 66

Line4 142 140 66

Line17 140 139 5

Line14 140 168 61

Line16 168 136 61

Line5 136 134 58

Line8 134 132 54

Line18 132 126 50

Line45 102 100 10

Line143 100 98 8
Line46 98 96 4

Line13 131 130 4


Line7 134 133 4

Line6 136 135 2

Line15 168 137 0

Line3 142 141 0

Line48 143 95 2,113

Nguyễn Thị Thi 133


Luận văn 12B- HTĐ

Line49 95 93 2,112

Line50 93 91 2,112

Line51 91 87 2,107

Line52 87 83 2,106

Line67 83 78 2,103

Line69 78 76 2,102

Line71 76 74 2,101

Line72 74 71 2,101

Line75 71 69 2,100

Line76 69 68 2,101

Line139 68 66 2,101

Line140 66 64 2,100

Line77 64 62 2,100

Line53 62 43 2,097

Line94 43 41 2,096

Line100 41 39 2,096

Line103 39 36 2,096

Line107 36 32 2,096

Line112 32 30 2,096

Line113 30 26 2,095

Line114 26 24 2,095

Line115 24 22 2,095

Line119 22 20 2,095

Line127 20 12 15

Line132 12 10 13

Line133 10 6 10

Line134 6 4 0

Line136 4 3 0

Line137 3 1 0
Line138 3 2 0

Line135 6 5 10

Line129 10 9 3

Line130 9 7 2

Line131 9 8 2

Nguyễn Thị Thi 134


Luận văn 12B- HTĐ

Line128 12 11 2

Line120 20 19 200

Line122 19 17 14

Line123 17 15 11

Line124 15 13 5

Line126 15 14 6

Line125 17 16 3

Line121 19 18 5

S19 19 DG19 200

S20 20 FL20 2,288

Line118 22 21 0

Line116 24 23 4

Line117 26 25 0

Line111 30 27 2

Line109 30 29 3

Line74 74 72 0

Line144 74 73 1

Line70 76 75 6

Line68 78 77 3

Line63 83 82 11

Line66 82 79 1

Line65 82 80 4

Line64 82 81 7

Line60 87 86 3

Line62 86 84 1

Line61 86 85 1

Line57 91 90 16

Line58 90 88 0
Line59 90 89 16

Line54 93 92 0

Line56 95 94 3

Tran1 TC_C31 SourceBus 2,140

Nguyễn Thị Thi 135


Luận văn 12B- HTĐ

KẾT QUẢ BẢI TOÁN NGẮN MẠCH MỘT PHA CHẠM ĐẤT Ở NÚT 62-
150% DG TẠI NÚT 61

Power Flow Summary

Ngan mach 1pha cham dat tai nut 62- DG150 %


nut 61

Current: Amps
Voltage: 120 ndV LN
Power: Watts, vars

Maximum
Current
Name 1st Node 2nd Node

Switch1 TC_C31 MC 2,454

MC_XT MC XT 2,454

Line1 XT 143 2,454

Line2 143 142 68

Line4 142 140 68

Line17 140 139 5

Line14 140 168 62

Line16 168 136 62

Line5 136 134 60

Line8 134 132 55

Line39 108 106 24

Line38 106 102 13

Line45 102 100 10

Line143 100 98 8

Line46 98 96 5

Line10 131 129 1

Line12 129 127 0

Line11 129 128 0

Line13 131 130 4

Line7 134 133 4

Nguyễn Thị Thi 136


Luận văn 12B- HTĐ

Line6 136 135 2

Line15 168 137 0

Line3 142 141 0

Line48 143 95 2,434

Line49 95 93 2,433

Line50 93 91 2,433

Line51 91 87 2,429

Line52 87 83 2,429

Line67 83 78 2,427

Line69 78 76 2,427

Line71 76 74 2,426

Line72 74 71 2,426

Line75 71 69 2,426

Line76 69 68 2,426

Line139 68 66 2,426

Line140 66 64 2,426

Line77 64 62 2,426

Line53 62 43 67

Line94 43 41 59

Line100 41 39 52

Line103 39 36 46

Line133 10 6 10

Line134 6 4 0

Line102 39 37 1

Line101 39 38 5

Line97 41 40 7

Line55 43 42 8

Line79 62 61 223

Line83 61 57 16
Line88 57 52 4

Line95 52 48 3

Line91 46 45 2

Line92 48 47 1

Nguyễn Thị Thi 137


Luận văn 12B- HTĐ

Line96 52 51 1

Line93 51 49 0

Line98 51 50 1

Line84 57 56 12

Line87 56 53 6

Line85 56 54 4

Line86 56 55 1

Line80 61 60 7

Line82 60 58 2

Line81 60 59 5

Switch20 61 DG61 228

Switch15 62 FL62 2,544

Line78 64 63 0

Line142 66 65 4

Line99 68 67 1

Line73 71 70 7

Line74 74 72 0

Line144 74 73 1

Line70 76 75 7

Line68 78 77 3

Line63 83 82 12

Line66 82 79 1

Line65 82 80 4

Line64 82 81 7

Line60 87 86 3

Line62 86 84 1

Line61 86 85 1

Line57 91 90 17

Line58 90 88 0
Line59 90 89 16

Line54 93 92 0

Line56 95 94 3

Tran1 TC_C31 SourceBus

Nguyễn Thị Thi 138

You might also like