You are on page 1of 112

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ


BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU


KHIỂN CHO HỆ THÔNG CẤP NƯỚC TỰ
ĐỘNG CHO NHÀ CHUNG CƯ

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đương Tiến


Vương Văn Sơn
Lớp : Trang bị điện trong CN và GTVT
Khóa : K58
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Vũ Duy Nghĩa

Hà Nội – 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN
----------------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỂU KHIỂN CHO HỆ THỐNG CẤP
NƯỚC TỰ ĐỘNG CHO NHÀ CHUNG CƯ

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đương Tiến


Vương Văn Sơn
Lớp : Trang bị điện trong CN và GTVT
Khóa : K58
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Vũ Duy Nghĩa

Hà Nội – 2021
Mục lục
DANH MỤC VIẾT TẮT, KÝ HIỆU .......................................................................... 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... 10

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................... 11

1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 11

1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 11

1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................. 12

1.4 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 12

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC .......................................... 13

2.1 Tìm hiểu về đối tượng .......................................................................................... 13

2.1.1 Ứng dụng ....................................................................................................... 13

2.1.2 Giải pháp công nghê đang được sử dụng ...................................................... 13

2.2 Lựa chọn giải pháp ............................................................................................... 17

2.2.1 Nguyên tắc điều khiển hệ thống .................................................................... 18

2.2.2 Những ưu điểm khi điều khiển tốc độ bơm bằng thiết bị biến tần................ 20

2.3 Mô tả hoạt động của hệ thống .............................................................................. 20

2.4 Cấu trúc phần cứng và mô hình thực tế ............................................................... 22

2.4.1 Cấu trúc phần cứng ....................................................................................... 22

2.4.2 Mô hình thực tế ............................................................................................. 23

2.5 Yêu cầu công nghệ ............................................................................................... 23


2.6 Tìm hiểu về thiết bị mạch động lực ..................................................................... 25

2.6.1 Máy bơm ....................................................................................................... 26

2.6.2 Biến tần ......................................................................................................... 27

2.6.3 Van một chiều ............................................................................................... 29

2.6.4 Phao điện ....................................................................................................... 30

2.6.5 Bình tích áp ................................................................................................... 31

2.6.6 Đồng hồ nước ................................................................................................ 31

2.7 Tìm hiểu về mạch điều khiển ............................................................................... 32

2.7.1 Bộ điều khiển PLC S7-300 CPU 313 của hãng Siemens.............................. 32

2.7.2 HMI ............................................................................................................... 37

2.7.3 Cảm biến áp suất ........................................................................................... 38

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ MẠCH ĐỘNG LỰC ............. 41

3.1 Thiết bị mạch động lực ........................................................................................ 41

3.1.1 Máy bơm ....................................................................................................... 41

3.1.2 Biến tần ......................................................................................................... 43

3.1.3 MCB .............................................................................................................. 45

3.1.4 Contactor ....................................................................................................... 46

3.1.5 Relay nhiệt .................................................................................................... 47

3.2 Thiết bị sử dụng trong hệ thống ........................................................................... 48

3.2.1 Bể chứa nước ngầm ....................................................................................... 48

3.2.2 Tính chọn đồng hồ nước ............................................................................... 49

3.2.3 Kích thước đường ống .................................................................................. 50

3.2.4 Bể nước mái .................................................................................................. 51


3.2.5 Van một chiều ............................................................................................... 52

3.2.6 Phao điện ....................................................................................................... 53

3.2.7 Bình tích áp ................................................................................................... 54

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN.............................................. 55

4.1 Thiết bị mạch điều khiển ...................................................................................... 55

4.1.1 PLC VÀ MODULE....................................................................................... 55

4.1.2 Cảm biến áp suất ........................................................................................... 57

4.1.3 HMI ............................................................................................................... 58

4.2 Chức năng của hệ thống và phân tích hệ thống ................................................... 59

4.3 Thiết kế hệ thống mô phỏng trên phần mềm Simatic WinCC Explorer .......... 60

4.3.1Giới thiệu tổng quan phần mềm Simatic Wincc Explorer ............................. 60

4.3.2 Thiết kế giao diện hệ thống trên Wincc ..................................................... 61

CHƯƠNG 5: THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN VÀ CHƯƠNG TRÌNH ..................... 63

5.1 Lưu đồ thuật toán .............................................................................................. 63

5.2 Chương trình điều khiển và mô phỏng hệ thống .............................................. 64

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................................. 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 75

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 76


DANH MỤC VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Nghĩa Tiếng Việt
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Tiêu chuẩn việt nam
PLC Programmable Logic Bộ điều khiển logic khả
Controller trình
HMI Human Machine Interface Giao diện người và máy
MCB Miniature Circuit Breaker Bộ ngắt mạch thu nhỏ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống cấp nước sinh hoạt tòa chung cư .......................................... 22
Hình 2.2: Hệ thống bơm nước cho khu dân cư cao tầng................................................ 23
Hình 2.3: Sơ đồ mạch động lực...................................................................................... 25
Hình 2.4: Máy Bơm ....................................................................................................... 26
Hình 2.5: Cấu tạo máy bơm nước .................................................................................. 26
Hình 2.6: Biến tần Shihlin .............................................................................................. 27
Hình 2.7: Cấu tạo biến tần.............................................................................................. 28
Hình 2.8: Cấu tạo van một chiều .................................................................................... 29
Hình 2.9: Cấu tạo Van điện ............................................................................................ 30
Hình 2.10: Cấu tạo bình tích áp ..................................................................................... 31
Hình 2.11: Đồng hồ nước ............................................................................................... 31
Hình 2.12: Sơ đồ mạch đấu nối PLC - điều khiển tự động ............................................ 32
Hình 2.13: Mô hình tổng quát của một PLC S7-300 .................................................... 33
Hình 2.14: Hình ảnh cấu trúc của PLC S7-300 CPU 313 .............................................. 33
Hình 2.15: Hình ảnh thực tế của PLC S7-300 CPU 313C ............................................ 34
Hình 2.16: Ngôn ngữ lập trình dạng LAD ..................................................................... 35
Hình 2.17: Ngôn ngữ lập trình dang STL ...................................................................... 36
Hình 2.18: Ngôn ngữ lập trình dạng FBD...................................................................... 36
Hình 2.19: Sơ đồ vị trí ứng dụng HMI ........................................................................... 37
Hình 2.20: Cấu tạo cảm biến áp suất ............................................................................. 39
Hình 2.21 Nguyên lí hoạt động của cảm biến áp suất.................................................... 39
Hình 2.22: Sơ đồ tín hiệu ngõ ra 4-20mA tương ứng với áp suất và tỉ lệ phần ............. 40
Hình 3.1: Máy bơm công nghiệp CM40- 200B ............................................................. 42
Hình 3.2 Biến tần Shilin SF-040-11K/7.5K-G .............................................................. 44
Hình 3.3: Các loại MCB schneider ................................................................................ 45
Hình 3.4: MCB Schneider EZC100B3020 .................................................................... 46
Hình 3.5: Các loại Contactor Schneider ......................................................................... 46
Hình 3.6: Contactor Schneider LC1D12 ........................................................................ 47
Hình 3.7: Các loại Relay nhiệt Schneider ...................................................................... 47
Hình 3.8: Đồng hồ đo nước DN50 Komax .................................................................... 50
Hình 3.9: Bồn nước lắp ghép GRP dung tích 100m³ ..................................................... 51
Hình 3.10: Van một chiều lá lật Inox ............................................................................. 52
Hình 3.11: Phao điện Baren ........................................................................................... 53
Hình 3.12: Bình tích áp Varem 500L 10bar ................................................................... 54
Hình 4.1: Hình ảnh PLC S7-300 CPU 313C 2DP 6ES7313-6CG04-0AB0 .................. 55
Hình 4.2: Module PLC Analog SM 334 6ES7334-0CE01-0AA0 ................................. 56
Hình 4.3: Cảm biến áp suất 50 bar M5256-C3079E-050BG ......................................... 57
Hình 4.4: Màn hình HMI Weintek MT6071IP .............................................................. 58
Hình 4.5 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển....................................................................... 59
Hình 4.6: Cửa sổ giao diện WinCC ............................................................................... 61
Hình 4.7: Cửa sổ thiết kế giao diện ................................................................................ 62
Hình 4.8: Giao diện giám sát hệ thống........................................................................... 62
Hình 5.1: Lưu đồ thuật toán ........................................................................................... 63
Hình 5.2: Hình ảnh lập trình khối trên phần mềm Simatic manager ............................. 64
Hình 5.3 Hình ảnh lấy các phần tử để lập trình ............................................................. 64
Hình 5.4 Bật phần mềm mô phỏng PLCSim ................................................................. 65
Hình 5.5: Nạp chương trình để mô phỏng hệ thống ...................................................... 65
Hình 5.6: Mở phần mềm Wincc rồi chọn giao diện mô phỏng ..................................... 66
Hình 5.7: Chọn lưu giao diện và bắt đầu mô phỏng ...................................................... 66
Hình 5.8: Cài đặt các nút ấn theo thứ tự để vận hành hệ thống ..................................... 67
Hình 5.9: Hình ảnh bơm 1 và bơm 3 đang hoạt động .................................................... 68
Hình 5.10: Hình ảnh các bơm ngừng hoạt động khi đầy nước trên bể mái ................... 69
Hình 5.11: Đèn báo sự cố bơm ...................................................................................... 70
Hình 5.12: Chuyển sang chế độ bằng tay....................................................................... 71
Hình 5.13: Hình ảnh chế độ bằng tay............................................................................. 72
Hình 5.14: Hình ảnh bản xuất dữ liệu thông số báo cáo hằng ngày .............................. 72
Hình 5.15: Hình ảnh hệ thống dừng hoạt động .............................................................. 73
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3-1: Bảng lượng nước tiêu thụ của khu chung cư ................................................ 41
Bảng 3-2: Thông số kỹ thuât bơm công nghiệp CM40- 200B....................................... 42
Bảng 3-3: Kiểu đồng hồ đo nước ................................................................................... 49
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU


1.1 Lý do chọn đề tài
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày càng phát triển, song song với
đó là việc ứng dụng những khoa học tiến bộ nhất vào hoạt động sản xuất. Việc tự động
hóa trong lĩnh vực sản xuất đã được sử dụng rộng rãi qua đó thuật ngữ giám sát dần được
hình thành. Việc giám sát các hoạt động của hệ thống dần được thực hiện bởi các phương
tiện máy móc kỹ thuật mới, giảm bớt lại các công việc của con người. Hiện nay, như
chúng ta biết là nhu cầu sử dụng nước ở mỗi thời điểm là không giống nhau. Làm thế
nào để có một hệ thống bơm biết được điều này và tự động điều chỉnh công suất bơm
cho phù hợp với lượng tiêu thụ, giữ áp suất không đổi cho hệ thống là yêu cầu đặt ra.
Vậy nên thay vì có một người túc trực điều khiển đóng cắt máy bơm nước cho tòa
nhà, công trình thì chúng ta có thể ứng dụng PLC vào công việc này giúp tiết kiệm thời
gian, tiền bạc về lâu dài.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đối với các hệ thống bơm cấp nước trong thực tế, người ta sử dụng máy bơm công
suất lớn, biến tần công suất lớn để bơm cấp nước cho cả khu dân cư, thành phố, cho cả
khu công nghiệp. Với đề tài này, chúng em đã mô hình hóa hệ thống nên chỉ sử dụng
biến tần công suất nhỏ và bơm công suất nhỏ để mô tả hoạt động của hệ thống. Một phần
vì máy bơm ba pha thường rất to và nặng kéo theo hệ thống sẽ không đơn giản, lý do
nữa là chi phí cho một đồ án như vậy là quá lớn với khả năng của chúng em. Để thực
hiện được đề tài chúng em đã:
+ Nghiên cứu kĩ hệ thống bơm cấp nước trong thực tế, nắm rõ trình tự điều khiển từng
máy bơm.
+ Tìm hiểu về PLC Simatic S7-300: Nghiên cứu cấu trúc phần cứng, cấu trúc bộ nhớ
của PLC S7-300
+ Tìm hiểu về cách sử dụng biến tần
+ Lựa chọn biến tần và động cơ có công suất hợp lý
Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 11
Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

+ Tìm hiểu giao tiếp giữa PLC S7-300 và biến tần


+ Lập trình PLC
+ Lập trình để điều khiển máy bơm
+ Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm Step7 dùng để lập trình cho PLC S7-300 và
WinCC để thiết kế giao diện.
1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài cho thấy việc ứng dụng của tự động hóa vào cuộc sống là rất cần thiết, nó giúp
ta tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao
và hoạt động rất ổn định.
Từ đề tài nghiên cứu về điều khiển ổn định áp suất nước cho đường ống nước, chúng
ta có thể mở rộng cho hệ thống điều khiển lò nhiệt, hệ thống điều hòa không khí, …
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Từ những kiến thức cơ sở học được tại trường và ngoài thực tế, do còn hạn chế về
kiến thức cũng như về khả năng kinh tế và thời gian có hạn nên chúng em chỉ có thể tạo
mô hình mang tính chất mô phỏng cao để thể hiện quy trình hoạt động của hệ thống cấp
nước trong thực tế. Trong đó, chúng em đã thực hiện một số công việc:
+ Lập trình PLC theo thuật toán đưa ra
+ Giao tiếp PLC với HMI giám sát hệ thống
+ Giao tiếp truyền thông PLC với biến tần
+ Thiết kế giao diện điều khiển tự động với WinCC
+ Lập trình PLC cho động cơ hoạt động theo giá trị áp suất yêu cầu
+ Điều khiển và giám sát hệ thống

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 12


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC


2.1 Tìm hiểu về đối tượng
2.1.1 Ứng dụng
Hệ thống bơm ổn định mức được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nói
chung và ngành công nghiệp chất lỏng nói riêng như hóa chất, nước uống đóng chai, dầu
ăn, sản xuất xi măng, sản xuất giấy, sản xuất điện năng… Đặc biệt trong hệ thống cung
cấp nước cho hộ dân, khu chung cư, nhà cao tầng, các khu công nghiệp.
Ví dụ thực tế:
Nhu cầu sử dụng nước trong khu công nghiệp, khu dân cư rất khác nhau trong các
thời điểm của ngày (cao điềm và thấp điểm), yêu cầu đặt ra là phải giải quyết được việc
tự động ổn định áp suất trên đường ống nước cấp, mức nước trên bồn chứa, và tiết kiệm
năng lượng cho hệ thống cấp nước.
Để đáp ứng nhu cầu áp lực nước trong hệ thống luôn đủ khi nhu cầu sử dụng nước
thay đổi bất thường, các bơm trong hệ thống luôn làm việc liên tục ở chế độ đầy tải. Tuy
nhiên, điều này dẫn đến một số bất lợi sau:
+ Áp lực nước trong hệ thống đôi khi tăng quá cao không cần thiết, 1 số thời điểm
nhu cầu sử dụng nước giảm xuống nhưng hệ thống bơm vẫn chạy đầy tải. Điều này gây
lãng phí năng lượng rất lớn.
+ Các bơm phải chạy liên tục dẫn đến giảm tuổi thọ cơ khí.
2.1.2 Giải pháp công nghê đang được sử dụng
Trong ngành công nghiệp hiện nay các hệ thống bơm ồn định mức hầu hết được
thiết kế với các đặc điểm sau:
+ Trạm thường có tối thiểu 2 bơm trở lên, cùng cấp nước vào một đường ống chính.
+ Các bơm được khởi động trực tiếp hoặc sao/tam giác hoặc có thể dùng bộ khởi
động mềm với các loại bơm công suất lớn và tất cả các động cơ đều hoạt động ở tốc độ
định mức.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 13


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

+ Trong quá trình trạm bơm hoạt động, thường luôn luôn để một bơm ở chế độ
dừng (mang tính dự phòng).
+ Việc điều chỉnh áp lực trên đường ống chính hay mức nước được thực hiện bằng
các cách:
a, Điều khiển ON/OFF:
- Là kiểu điều khiển khi bơm nước tới một mức nào đó (đặt) thì cho bơm ngừnghoạt
động, và khi nước được tiêu thụ và giảm xuống tới mức đặt thấp thì cho bơm chạy.
- Ưu điểm: Kiểu điều khiển ON/OFF dễ thiết kế, dễ điều khiển, giá thành thấp, phù
hợp với chế độ Stand by.
- Nhược điểm: hệ thống không ổn định, đáp ứng chậm và không tốt, mức nước liên
tục giao động xung quanh điểm đặt, dòng điện khởi động lớn gây sụt áp, bơm đóng mở
liên tục gây giảm tuổi thọ.
b, Điều khiển thay đổi góc mở van:
Để ổn định mức nước cũng như áp suất trong đường ống thì vấn đề quan tâm nhất là
điều khiển lưu lượng nước bơm lên bồn để ổn định mực nước và áp suất theo một điểm
đặt cố định. Có thể sử dụng van điện với tín hiệu phản hồi của cảm biến đưa về bộ điều
khiển, bộ điều khiển xử lý đưa ra tín hiệu điều khiển đóng mở van để chỉnh lưu lượng
bơm. Hoặc sử dụng van tay để điều chỉnh trực tiếp.
• Ưu điểm: Giá thành thấp, dễ thiết kế.
- Nhược điểm: Các bơm vẫn chạy đầy tải và liên tục, điều này gây lãng phí năng
lượng điện vì có những thời điểm nhu cầu xử dụng nước giảm xuống thì bơm chỉ cần
chạy 50% hay 60% công suất là đáp đáp ứng được. Việc vận hành khó khăn và tốn chi
phí nhân công vì phải cần công nhân vận hành trực tiếp để điều khiển góc mở van. Các
bơm phải chạy liên tục dẫn đến giảm tuổi thọ phần cơ khí. Khó kiểm soát áp lực nước
làm ảnh hưởng tuổi thọ đường ống, ảnh hưởng tuổi thọ các mối nối.
c, Mạch điều khiển dùng Rơles

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 14


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển công nghiệp vào khoảng 1960 và 1970, yêu
cầu tự động hóa của hệ thống điều khiển được thực hiện bằng các Rơle điện từ nối với
nhau bằng dây dẫn điện trong bảng điều khiển,sử dụng các cảm biến để duy trì ổn định
mức nước trong bể chứa. Trong trường hợp bảng điều khiển có kích thước quá lớn đến
nỗi không thể gắn toàn bộ lên trên tường và các dây nối cũng không hoàn toàn tốt vì thế
thường xảy ra trục trặc trong hệ thống. Một điểm quan trọng nữa là do thời gian làm việc
của các Rơle có giới hạn nên khi thay thế cần phải ngưng toàn bộ hệ thống và dây nối
cũng phải thay thế cho phù hợp, bảng điều khiển chỉ dùng cho một yêu cầu riêng biệt
không thể thay đổi tức thời chức năng khác mà phải lắp ráp lại toàn bộ và trong trường
hợp bảo trì cũng như sữa chữa cần đòi hỏi thợ chuyên nghiệp. Nói chung, hệ điều khiền
dùng Rơle có những nhược điểm sau:
+ Tốn kém rất nhiều dây dẫn.
+ Thay thế phức tạp.
+ Cần công nhân sữa chữa tay nghề cao.
+ Công suất tiêu thụ lớn.
+ Thời gian sữa chữa lâu.
+ Khó cập nhật sơ đồ nên khó khăn cho công tác bảo trì cũng như thay thế.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành kỹ thuật số đặc biệt là cho ra đời các họ vi xử
lý, vi điều khiển hay PLC đã giải quyết được những bế tắc và kinh tế hơn mà phương
pháp dùng tiếp điểm không thực hiện được.
d, Mạch dùng kỹ thuật vi xử lý
- Mạch dùng kỹ thuật vi xử lý có những ưu điểm sau:
+ Mạch có thể thay đổi một cách linh hoạt bằng việc thay đổi phần mềm trong khi
đó phần cứng không thay đổi mà mạch dùng Rơle không thể thực hiện được mà
nếu có thể thực hiện được thì cũng cứng nhắc mà người công nhân cũng khó tiếp
cận, dễ nhầm.
+ Số linh kiện để sử dụng trong mạch cũng ít hơn.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 15


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

+ Mạch đơn giản hơn so với mạch đếm sản phẩm dùng Rơle và có phần cài đặt số
đếm ban đầu.
+ Mạch có thể lưu lại số liệu của các ca sản suất.
+ Mạch có thể điều khiển được nhiều dây chuyền sản suất cùng lúc bằng phần
mềm.
+ Mạch cũng có thể kết nối giao tiếp được với máy tính thích hợp cho những người
quản lý tại phòng kỹ thuật nắm bắt được tình hình sản suất qua màn hình của máy tính.
+ Nhưng trong thiết kế người ta chọn phương pháp tối ưu và kinh tế. Với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật ngày nay người ta không còn sử dụng phương pháp viết
trên vi xử lý nữa mà nâng cao ngôn ngữ này bằng vi điều khiển.
e, Mạch dùng vi điều khiển
Ngoài những ưu điểm của 2 phương pháp trên, phương pháp này còn có những ưu
điểm sau:
+ Trong mạch có thể sử dụng ngay bộ nhớ trong đối với chương trình có quy mô nhỏ,
rất tiện lợi mà vi xử lý không thực hiện được.
+ Nó có thể giao tiếp trực tiếp với máy tính mà vi xử lý cũng giao tiếp được nhưng là
giao tiếp song song nên cần có linh kiện chuyển đổi dữ liệu từ song song sang nối tiếp
để giao tiếp với máy tính.
f, Điều khiển bằng PLC (Programable Logic Control)
Với phương pháp điều khiển bằng PLC có những ưu điểm sau:
+ Giảm 80% số lượng dây nối.
+ Công suất tiêu thụ của PLC là rất thấp.
+ Có chức năng tự chẩn đoán do đó giúp cho công tác sữa chữa được nhanh chóng
và dễ dàng.
+ Chức năng điều khiển nhanh chóng dễ dàng bằng thiết bị lập trình ( máy tính,
màn hình) mà không cần thay đổi phần cứng nếu không có yêu cầu thêm bớt các
yêu cầu xuất nhập.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 16


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

+ Số lượng Rơle và Timer ít hơn nhiều so với hệ điều khiển cổ điển.


+ Số lượng tiếp điểm trong chương trình sử dụng không hạn chế.
+ Thời gian hoàn thành một chu trình điều khiển rất nhanh (vài ms) dẫn đến tăng
cao tốc độ sản xuất.
+ Cấu trúc dạng modul cho phép dễ dàng thay thế, tăng khả năng nối thêm modul
mở rộng vào/ra và thêm chức năng (các modul chuyên dùng).
+ Chi phí lắp đặt thấp.
+ Độ tin cậy cao.
+ Chương trình điều khiển có thể in ra giấy trong vài phút giúp thuận tiện cho vấn
đề bảo trì và sữa chữa hệ thống.
+ Yêu cầu của người lập trình không cần giỏi về kiến thức điện tử mà chỉ cần nắm
vững công nghệ sản xuất và biết chọn thiết bị thích hơp là có thể lập trình được.
+ Khả năng chống nhiễu tốt.
+ Nhưng nhược điểm của nó là nếu áp dụng để điều khiển trong những khâu nhỏ
hay đơn giản thì giá thành cao hơn.
2.2 Lựa chọn giải pháp
Với các phương pháp đã phân tích như trên ta có thể nhận thấy rằng việc ổn định
mức nước, áp suất đường ống được thiết kế dễ dàng nhưng vẫn còn rất nhiều nhược
điểm. Để đáp ứng được những yêu cầu về ổn định mức nước, áp suất đường ống trong
công nghiệp cũng như dân dụng, hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật
cũng như ngành tự động hóa các công ty lớn về lĩnh vực này đã không ngừng phát triển
và cho ra ra đời các loại biến tần với chức năng chính là thay đổi tần số của động cơ để
làm nhiệm vụ trên. Như ta biết tốc độ của động cơ 3 pha không đồng bộ phụ thuộc vào
các thông số như công thức sau:
60f
n= Trong đó: n- Tốc độ động cơ (vòng/ phút).
p
f- tần số động cơ (Hz).
p- Số cặp cực.
Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 17
Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Vì vậy, để thay đổi tốc độ động cơ ta có thể thay đổi điện áp hoặc thay đổi tần số,
việc thay đổi điện áp lưới là không thể nên thay đổi tần số là hợp lý nhất với việc sử
dụng biến tần ta có thể giải quyết được bài toán ổn định mức cùng với việc hạn chế các
nhược điểm của các phương pháp khác. Khi nhu cầu sử dụng nước cao, thì biến tần sẽ
tự động điều khiển động cơ quay ở tốc độ cao nhất để duy trì mức nước, ngược lại khi
nhu cầu xử dụng nước thấp, biến tần sẽ điều khiển động cơ giảm tốc độ xuống hoặc dừng
hẳn. Khi đó năng lượng điện được tiết kiệm.
2.2.1 Nguyên tắc điều khiển hệ thống
Đầu ra của PLC được nối với biến tần để điều khiển biến tần và từ dây biến tần điều
khiển tốc độ động cơ.
Khi sử dụng thiết bị biến tần cho phép điều chỉnh một cách linh hoạt lưu lượng và áp
lực cấp vào mạng lưới theo yêu cầu tiêu thụ.
Với tín hiệu từ cảm biến áp lực phản hồi về PLC, PLC sẽ so sánh giá trị truyền về này
với giá trị đặt để từ đó ra lệnh cho biến tần giúp thay đổi tốc độ của động cơ bằng cách
thay đổi tần số dòng điện đưa vào động cơ để đảm bảo áp suất nước trong đường ống
được ổn định.
Sự điều chỉnh linh hoạt các máy bơm khi sử dụng biến tần được cụ thể như sau:
- Điều chỉnh tốc độ quay khi áp suất thay đổi.
- Đa dạng trong phương thức điều khiển các máy bơm trong trạm bơm. Một thiết bị biến
tần có thể điều khiển tới 5 máy bơm.
* Các phương pháp điều khiển máy bơm:
Có 3 phương thức điều khiển các máy bơm:
+ Điều khiển theo mực nước:
Trên cơ sở tín hiệu mực chất lỏng trong bể hút hồi tiếp về biến tần. Bộ vi xử lý sẽ so
sánh tín hiệu hồi tiếp với mực chất lỏng được cài đặt. Trên cơ sở kết quả so sánh biến
tần sẽ điều khiển đóng mở các máy bơm sao cho phù hợp để mực chất lỏng trong bể luôn

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 18


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

bằng giá trị cài đặt. Ngược lại khi tín hồi tiếp lớn hơn giá trị cài đặt, biến tần sẽ điều
khỉên cắt lần lượt các bơm để mực chất lỏng luôn đạt ổn định ở giá trị cài đặt
+ Điều khiển theo hình thức chủ động/thụ động:
Mỗi một máy bơm được nối với một bộ biến tần trong đó có một biến tần chủ động
và các biến tần khác là thụ động Khi tín hiệu hồi tiếp về biến tần chủ động thì bộ vi xử
lý của biến tần này sẽ so sánh với tín hiệu được cài đặt để từ đó tác động đến các biến
tần thụ động điều chỉnh tốc độ quay của các máy bơm cho phù hợp và không gây ra hiện
tượng va đập thuỷ lực phản hồi từ hệ thống. Phương thức điều khiển này là linh hoạt
nhất, khắc phục những khó khăn trong quá trình vận hành bơm khác với thiết kế. Phương
thức này được sử dụng cho trường hợp thay đổi cả về lưu lượng và áp lực trên mạng
lưới.
+ Điều khiển theo hình thức biến tần điều khiển một bơm:
Một máy bơm chính thông qua thiết bị biến tần, các máy bơm còn lại đóng mở trực
tiếp bằng khởi động mềm. Khi tín hiệu áp lực và lưu lượng trên mạng lưới hồi tiếp về
PLC, bộ vi xử lý sẽ so sánh với giá trị cài đặt và điều khiển tốc độ máy bơm chính chạy
với tốc độ phù hợp. Khi mà bơm được điều khiển bằng biến tần hoạt động ở chế độ định
mức mà vẫn chưa đáp ứng được áp suất trên đường ống thì PLC sẽ ra lệnh để đưa các
máy bơm khởi động mềm tham gia vào hệ thống nhằm duy trì được áp suất mong muốn
trong đường ống. Đến một lúc nào đó, khi mà áp suất trong đường ống đã đủ thì PLC sẽ
ngắt các bơm phụ ra dần dần tránh áp suất cao gây nguy hiểm cho đường ống. Trong
trường hợp ngắt tất cả các bơm mà áp suất vẫn còn cao thì PLC sẽ ra lệnh cho biến tần
để biến tần giảm dần tần số của động cơ để đưa áp suất trong đường ống về gần bằng giá
trị đặt nhanh nhất trong thời gian có thể. Tất cả những việc này được theo dõi và giám
sát bằng Wincc qua màn hình máy tính (hoặc được điều khiển bằng tay).
→ Phương án điều khiển theo hình thức chủ động/ bị động được chúng em lựa chọn.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 19


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

2.2.2 Những ưu điểm khi điều khiển tốc độ bơm bằng thiết bị biến tần
- Hạn chế dòng khởi động cao
- Tiết kiệm năng lượng
- Điều khiển linh hoạt các máy bơm, sử dụng công nghệ điều khiển vecto
- Dãy công suất rộng từ 1,1 – 400KW
- Tự động ngừng khi đạt tới điểm cài đặt
- Tăng tốc nhanh giúp biến tần bắt kịp tốc độ hiện thời của động cơ
- Tự động tăng tốc giảm tốc tránh quá tải hoặc quá điện áp khi khởi động
- Bảo vệ được động cơ khi: ngắn mạch, mất pha, lệch pha, quá tải, quá dòng, quá
nhiệt….
- Kết nối được với máy tính chạy trên hệ điều hành Window
- Kích thước nhỏ gọn, không chiếm diện tích trong nhà trạm
- Mô-men khởi động cao với chế độ tiết kiệm năng lượng
- Dễ dàng lắp đặt vận hành
- Hiển thị các thông số của động cơ và biến tần
Từ những ưu điểm trên của thiết bị biến tần ta lựa chọn phương án lắp máy biến
tần cho trạm bơm thay thế cho việc xây dựng đài nước trên mạng lưới nhằm tiết kiệm
chi phí trong xây dựng và vận hành quản lý.
2.3 Mô tả hoạt động của hệ thống
- Biến tần 1:
+ Điều khiển 2 máy bơm 3 pha (Bơm 1 và Bơm 2) hoạt động luân phiên theo giờ chạy
(được cài đặt sẵn theo thời gian thực) cung cấp nước lên đài nước.
+ Điều khiển ON/OFF các bơm theo cảm biến phao báo mức.
+ Đồng thời lấy tín hiệu từ cảm biến áp suất 1(đặt ở đường ống dẫn nước từ bơm lên
đài nước) để điều khiển tốc độ máy bơm, nhằm ổn định áp suất đường dẫn ống lên đài
nước (tránh tình trang sốc áp, quá áp, vỡ ống nước)

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 20


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

- Biến tần 2 điều khiển máy bơm 3 chỉ hoạt động khi:
+ Lượng nước trong đài nước còn rất ít không đủ cung cấp cho chung cư trong giờ
cao điểm
+ Bơm 1 (hoặc bơm 2- tùy theo thời điểm hoạt động chính của bơm) hoạt động hết
công suất mà áp suất báo về của cảm biến áp suất 2 (được đặt trong đường ống đầu ra
đài nước) chưa ổn định về giá trị đặt.
=> Khi đó bơm 3 được gọi lên nhằm đảm bảo chất lượng dùng nước của chung cư
trong những giờ cao điểm.
Khi khởi động hệ thống lên máy bơm thứ 1 được điều khiển bằng biến tần sẽ được
khởi động chạy cho đến khi áp suất trên đường ống đạt giá trị của áp suất đặt thì biến tần
giữ ổn định tốc độ của máy bơm 1. Trong trường hợp tải thay đổi tức là áp suất thay đổi
thì biến tần điều chỉnh tốc độ của máy bơm tùy theo tải tăng hay giảm.
Nếu tải tăng tức là áp suất đường ống giảm thì biến tần điều khiển cho tốc độ máy
bơm tăng lên đến khi áp suất trên đường ống đạt đến giá trị đặt.
Nếu tải giảm tức là áp suất đường ống tăng lên thì biến tần điều khiển cho tốc độ máy
bơm giảm đi đến khi áp suất trên đường ống đạt đến giá trị đặt.
Tín hiệu từ cảm biến áp suất sẽ được đưa về biến tần để điều khiển máy bơm phù hợp.
Màn hình HMI, biến tần khi kết nối với PLC sẽ hiển thị và điều khiển được áp suất trên
đường ống, tốc độ của động cơ.
Cảm biến áp suất 1 đặt ở đường ống dẫn nước từ bơm lên đài nước, cảm biến áp suất
2 được đặt ở đường ống đầu ra đài nước cung cấp tín hiệu điện áp 4-20mA gửi về các
biến tần.
Hệ thống cứ hoạt động như vậy, áp suất trên đường ống luôn ổn định tránh trường
hợp áp suất tăng lên quá cao sẽ gây vỡ đường ống cấp nước. Hoặc áp suất giảm xuống
quá thấp làm giảm chất lượng của người dùng.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 21


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

2.4 Cấu trúc phần cứng và mô hình thực tế


2.4.1 Cấu trúc phần cứng
Dựa vào các điều kiện thực tế và qua tìm hiểu em thấy cấu trúc phần cứng hệ thống
cấp nước gồm có ba bơm, trong đó có hai bơm chính luân phiên hoạt động và dừng theo
mức và một bơm dự phòng cho hai bơm chính khi bơm chính hoạt động hết công suất
mà chưa đáp ứng đủ lượng tiêu thụ. Hai đường ống song song nhau, trong đó có một
đường ống chính thường xuyên hoạt động và một đường ống phụ để dự phòng khi đường
ống chính gặp sự cố. Có hai cảm biến áp suất được đặt ở cuối của đường ống chính và
đường ống phụ để hiển thị áp suất và hai bình tích áp để ổn định áp suất đường ống. điện
được lắp đặt trên bể nước mái, các van một chiều và đồng hồ đo lượng nước cấp vào bể
ngầm.
Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị của hệ thống cấp nước sinh hoạt theo mô hình mô phỏng
như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống cấp nước sinh hoạt tòa chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 22


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

2.4.2 Mô hình thực tế

Hình 2.2: Hệ thống bơm nước cho khu dân cư cao tầng
2.5 Yêu cầu công nghệ
- Sử dụng biến tần Shilin SF điều khiển trơn cho động cơ bơm, công suất tiêu thụ của
động cơ sẽ được biến tần điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu phụ tải. Động cơ thứ 2 sẽ
sử dụng chạy nền nếu sau này phụ tải phát triển lớn hơn.
- Một sensor áp suất được đưa vào đầu ra nước cấp của Nhà máy để đo áp lực nước
đưa về hệ thống điều khiển.
- Hệ thống điều khiển là HMI và biến tần đảm bảo cho việc tự động hóa hoàn toàn
quá trình bơm cấp nước của Nhà máy.
- Vận hành hệ thống thông qua HMI.
- Hệ thống được hoạt động ở 2 chế độ bằng tay (Man) và tự động (Auto).
- Việc chuyển đổi giữa hai chế độ tự động và bằng tay được thực hiện bằng các công
tắc chuyển đổi vị trí. Hệ thống mới và cũ sẽ được đấu nối đảm bảo chính xác, và vận
hành an toàn trong mọi tình huống. Đảm bảo tính an toàn cao nhất của cả hệ thống.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 23


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Như vậy với việc đưa biến tần vào hệ thống sẽ hoạt động bám sát theo đúng thực tế
lưu lượng phụ tải, do vậy sẽ giảm đáng kể năng lượng tiêu hao không cần thiết vào các
giờ phụ tải thấp điểm.
Hệ thống sẽ tự động giám sát áp suất nước trên đường ống mạng và điều khiển ngược
lại để đảm bảo giữ đúng áp suất theo yêu cầu. HMI và Biến tần sẽ điều khiển áp
suất nước trên đường ống mạng theo đồ thị phụ tải ngày, tức là hệ thống sẽ điều khiển
áp suất theo thời gian thực. Hệ thống điều khiển tự động này một số chức năng chính
sau:

✓ Đo lường: do đầu đo áp suất đo lường và chuyển đổi để đưa về Biến tần


✓ Xử lý thông tin: bộ điều khiển trung tâm sẽ đảm nhiệm vấn đề này.
✓ Điều khiển: HMI sẽ phối hợp với biến tần làm việc này theo yêu cầu.
✓ Giám sát: HMI và Biến tần sẽ kết đầu đo áp suất để giám sát hệ thống hoạt
động.
✓ Giao tiếp giữa người vận hành và thiết bị: sử dụng phần mềm giao diện người
máy HMI
✓ Hệ thống có thể chuyển đổi qua lại giữa các motor bơm chạy với biến tần nhằm
mục đích nâng cao tuổi thọ bơm, phục vụ bảo trì bảo dưỡng mà không làm gián
đoạn sản xuất.

Đồng thời để cho phép mở rộng và phát triển phụ tải sau này, hệ thống có thể sử
dụng cùng lúc hai bơm nếu cần.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 24


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

2.6 Tìm hiểu về thiết bị mạch động lực

Hình 2.3: Sơ đồ mạch động lực

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 25


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

2.6.1 Máy bơm

Hình 2.4: Máy Bơm


+ Cấu tạo máy bơm:

Hình 2.5: Cấu tạo máy bơm nước

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 26


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Bánh công tác: kết cấu có 3 dạng chính là cánh mở hoàn toàn, mở một phần và cánh
kín. Bánh công tác được lắp trên trục của bơm cùng với các chi tiết khác cố định với trục
tạo nên phần quay của bơm gọi là Rôto. Bánh công tác được đúc bằng gang hoặc thép
theo phương pháp đúc chính xác. Các bề mặt cánh dẫn và đĩa bánh công tác yêu cầu có
độ nhẵn tương đối cao (tam giác 3 đến 6) để giảm tổn thất. Bánh công tác và Rôto của
máy bơm nước đều phải được cân bằng tĩnh và cân bằng động để khi làm việc bánh công
tác không cọ xát vào thân bơm.
Trục bơm: thường được chế tạo bằng thép hợp kim và được lắp với bánh công tác
thông qua mối ghép then.
Bộ phận dẫn hướng vào: Hai bộ phận này thuộc thân máy bơm thường
Bộ phận dẫn hướng ra: (buồng xoắn ốc) đúc bằng gang có hình dạng tương đối phức
tạp.
2.6.2 Biến tần

Hình 2.6: Biến tần Shihlin

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 27


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

a, Cấu tạo

Hình 2.7: Cấu tạo biến tần


Cấu tạo gồm 2 phần chính: phần chỉnh lưu và nghịch lưu, ngoài ra còn có bộ lọc.
+ Phần chỉnh lưu: gồm 6 đi-ốt mắc theo hình cầu
+ Phần nghịch lưu: gồm 6 IGBT cũng mắc theo hình cầu
+ Bộ lọc gồm tụ điện mục đích san phẳng điện áp một chiều khi điện áp xoay chiều
đi phần chỉnh lưu.
b, Nguyên lý hoạt động
Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn
1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ
điện. Điện đầu vào có thể là một pha hoặc ba pha, nhưng nó sẽ ở mức điện áp và tần số
cố định.
Điện áp một chiều ở trên sẽ được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3
pha đối xứng. Mới đầu, điện áp Một chiều được tạo ra sẽ được trữ trong giàn tụ điện.
Điện áp một chiều này ở mức rất cao. Tiếp theo, thông qua trình tự kích hoạt thích hợp
bộ biến đổi IGBT (IGBT là từ viết tắt của Tranzito Lưỡng cực có cổng cách điện hoạt
động giống như một công tắc bật và tắt cực nhanh để tạo dạng sóng đầu ra của Biến tần)
của Biến tần sẽ tạo ra một điện áp xoay chiều ba pha bằng phương pháp điều chế độ rộng
xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay,
tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động
cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ. Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có
thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 28


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

2.6.3 Van một chiều

Hình 2.8: Cấu tạo van một chiều


- Van có cấu tạo gồm những phần sau:
+ Thân van: bao gồm các chi tiết như trục van, nắp van, đĩa van, bản lề, vv… Được
đúc nguyên khối từ chất liệu inox, gang, đồng, thép. Van được kết nối với đường ống
theo kiểu lắp ren hoặc lắp bích theo tiêu chuẩn JIS, BS, DIN, ANSI.
+ Nắp van: Được làm cùng với chất liệu của thân van, kết nối với thân van bằng
bulong.
+ Đĩa van: Được làm bằng vật liệu chịu ăn mòn tốt. Đĩa van co dạng hình tròn kết
nối với thân van thông qua trục van và bản lề.
- Nguyên lý hoạt đông của van: Khi không có dòng chảy qua van, dưới tạc dụng của
trọng lực lá van sẽ được giữ chặt ở vị trí đóng. Khi có dòng chảy đến, dưới tác động của
dòng chảy, lá van bị đẩy lên và cho phép dòng chảy đi qua. Khi dòng chảy ngừng lại thì
lá van lại trở về vị trí ban đầu.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 29


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

2.6.4 Phao điện

Hình 2.9: Cấu tạo Van điện


a, Cấu tạo phao điện gồm: thân phao và bóng nước
+ Thân phao: bao gồm hộp công tắc, đòn bẩy và dây phao
Trong hộp công tắc bao gồm lò xo đàn hồi, tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động.
b, Nguyên lí hoạt động:
+ Khi bể hết nước quả phao kéo dây xuống đồng thời tác động lên đòn bẩy, đòn bẩy
tác động vào con trượt đẩy lên ép tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh vào nhau đóng điện
cho máy bơm chạy.
+ Khi nước đầy quả phao nổi lên mất trọng lượng khi đó lò xo đàn hồi trong công tắc
đẩy 2 tiếp điểm ra khỏi nhau, ngắt điện vào máy bơm.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 30


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

2.6.5 Bình tích áp

Hình 2.10: Cấu tạo bình tích áp


Bình tích áp thông thường có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: vỏ bình và ruột bình.
+ Vỏ bình được làm từ thép nguyên tấm có khả năng chịu áp lực tốt, khả năng chống
ăn mòn và chịu được va đập nhẹ.
+ Ruột bình thông thường được làm từ cao su EPDM là một loại cao su có tính đàn
hồi tốt, khi chứa nước không làm thay đổi thành phần hóa học của nước nên an toàn nếu
ta sử dụng bình tích áp thủy lực trong hệ thống cung cấp nước sinh hoạt. Hai bộ phận
này được ngăn cách nhau bởi lớp khí nén Nito. Chính lớp khí này tạo nên áp lực nén của
bình từ 2 – 10bar hoặc 4 – 16bar (tùy loại) mà người sử dụng có thể kiểm soát và cài đặt
theo ý muốn.
2.6.6 Đồng hồ nước

Hình 2.11: Đồng hồ nước


Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 31
Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

2.7 Tìm hiểu về mạch điều khiển

Hình 2.12: Sơ đồ mạch đấu nối PLC - điều khiển tự động


2.7.1 Bộ điều khiển PLC S7-300 CPU 313 của hãng Siemens.
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập trình được
(khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một
ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự
kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC
hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm.
PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực tế. PLC hoạt động theo
phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì
đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay Stale Logic.
Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như Siemens, Omron, Mitsubishi, ….

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 32


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 2.13: Mô hình tổng quát của một PLC S7-300


Cấu trúc phần cứng của PLC S7-300 CPU 313

Hình 2.14: Hình ảnh cấu trúc của PLC S7-300 CPU 313

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 33


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 2.15: Hình ảnh thực tế của PLC S7-300 CPU 313C
- Kết nối
PlC Siemens S7-300 có thể kết nối với nhiều chuẩn mạng khác nhau như PROFIBUS,
CAN, DeviceNet, ASi.
+ PROFIBUS: là một tiêu chuẩn mạng trường mở. Quốc tế theo chuẩn mạng trường
châu Âu EN 50170 và EN 50254. Trong sản xuất, các ứng dụng tự động hóa quá trình
công nghiệp và tự động hóa tòa nhà. Các mạng trường nối tiếp (serial fieldbus) có thể
hoạt động như hệ thống truyền thông, trao đổi thông tin giữa các hệ thống tự động hóa
và các thiết bị hiện trường phân tán. Chuẩn này cũng cho phép các thiết bị của nhiều nhà
cung cấp khác nhau giao tiếp với nhau mà không cần điều chỉnh giao diện đặc biệt.
PROFIBUS sử dụng phương tiện truyền tin xoắn đôi và RS485 chuẩn công nghiệp.
Trong các ứng dụng sản xuất hoặc IEC 1158-2 trong điều khiển quá trình. Profibus cũng
có thể sử dụng Ethernet/TCP-IP.
+ CAN: viết tắt của Controller Area Network và được tạm dịch là Mạng Điều Khiển
Vùng. Mạng CAN ra đời gần như đáp ứng nhiều vấn đề cho các hệ thống điện trong xe.
Với truyền tải dữ kiện trên 2 dây dẫn, tốc độ truyền tải cao, độ sai số rất thấp, độ tin cậy
cao. Các hệ thống điện đã được nối với nhau bởi mạng CAN 2 dây này.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 34


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

+ DeviceNet: là một hệ thống bus được hãng Allen-Bradley phát triển dựa trên cơ sở
của CAN. Devicenet dùng để nối mạng cho các thiết bị đơn giản ở cấp chấp hành. Sau
này, chuẩn DeviceNet được chuyển sang dạng mở dưới sự quản lý của hiệp hội ODVA
(Open DeviceNet Vendor Asscociation) và được dữ thảo chuẩn hóa IEC 62026-3.
+ AS-I: là hệ thống kết nối cho cấp thấp nhất trong hệ thống tự động hóa. Các cơ cấu
chấp hành và cảm biến được nối với trạm hệ thống tự động qua bus giao tiếp AS (AS-I
bus). AS-I là kết quả phát triển hợp tác của 11 hãng sản xuất thiết bị cảm biến và cơ cấu
chấp hành có tên tuổi trong công nghiệp, trong đó có SIEMENS AG, Festo KG, Peppert
& Fuchs GmbH.
- Ngôn ngữ lập trình: PLC Siemens S7-300 được lập trình qua các ngôn ngữ như: Step
7 (LAD/FBD/STL), SCL, GRAPH, HiGrap.
+ Dạng LAD (Ladder Logic): Phương pháp hình thang, thích hợp với những người
quen thiết kế mạch điện tử logic.

Hình 2.16: Ngôn ngữ lập trình dạng LAD


PLC đọc chương trình từ trên xuống, từ trái qua phải sau đó lặp lại ở vòng quét tiếp
theo.
+ Dạng STL (Statement List): Phương pháp liệt kê. Là dạng ngôn ngữ lập trình thông
thường của máy tính. Mỗi một chương trình được ghép bởi nhiều câu lệnh, mỗi câu lệnh
có cấu trúc chung gồm “tên lệnh + toán hạng”.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 35


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 2.17: Ngôn ngữ lập trình dang STL


PLC đọc chương trình từ trên xuống dưới sau đó lặp lại ở vòng quét tiếp theo

+ Dạng FBD (Function Block Diagram): Phương pháp hình khối. Là kiểu ngôn ngữ
đồ họa dành cho người có thói quen thiết kế mạch điều khiển số.

Hình 2.18: Ngôn ngữ lập trình dạng FBD

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 36


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

– Giống như ngôn ngữ LAD, ngôn ngữ FBD cũng là một ngôn ngữ lập trình kiểu đồ
họa. Sự hiển thị của mạch logic được dựa trên các biểu tượng logic đồ họa sử dụng trong
đại số Boolean.
– Các hàm toán học và các hàm phức khác có thể được thể hiện một cách trực tiếp
trong sự kết hợp với các hộp logic. Để tạo ra logic cho các vận hành phức tạp, ta chèn
các nhánh song song giữa các hộp.
+ Dạng SCL: Có cấu trúc gần giống với ngôn ngữ dạng STL nhưng được phát triển
nhiều hơn. Nó gần giống với các ngôn ngữ bậc cao như Pascal để người lập trình dễ thao
tác.
2.7.2 HMI
Là thiết bị giao tiếp giữa người điều hành và máy móc thiết bị.
- Ứng dụng: trong cấp điều khiển giám sát

Hình 2.19: Sơ đồ vị trí ứng dụng HMI


- Cấu tạo: gồm 2 phần: Phần cứng và phần mềm
- Phần cứng: + Màn hình
+ Phím bấm
+ Chíp: CPU
Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 37
Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

+ Bộ nhớ chương trình: ROM, RAM, …


- Phần mềm: + Các đối tượng
+ Các hàm lệnh
+ Phần mềm phát triển
+ Các công cụ xây dưng HMI
+ Các công cụ kết nối nạp chương trình, gỡ rối
+ Các công cụ mô phỏng
- Truyền thông:
+ Các cổng truyền thông: RS232, RS485, Ethernet, USB.
+ Các giao thức truyền thông: Mobus, Can, PPI, MPI, Profilebus.
- Nguyên lí hoạt động:
HMI là giao diện vận hành giữa người và máy thông qua PLC, chúng được kết nối
với nhau bằng cáp tín hiệu. Khi người vận hành tác động nhấn nút trên màn hình hoặc
cài đặt thông số, yêu cầu sẽ được gửi đến PLC, PLC điều khiển máy móc dây chuyền
hoạt động.
Ngược lại, hệ thống máy móc dây chuyền có thể gửi trạng thái hoạt động hoặc thông
số hiện tại lên màn hình HMI thông qua PLC giúp cho con người thực hiện quá trình
giám sát và điều khiển.
2.7.3 Cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất là thiết bị dùng để đo áp suất & biến đổi áp suất thành tín hiệu
điện. Tín hiệu được truyền về các bộ hiển thị hay bộ điều khiển, PLC bằng dây cáp
điện. Tín hiệu ngõ ra của cảm biến áp suất là tín hiệu Analog với các loại tín hiệu: 0-
5V, 0-10V, 2-10V, 0,5-4.5V, 4-20mA, 0-20mA …

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 38


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 2.20: Cấu tạo cảm biến áp suất


a, Cấu tạo: Gồm 2 phần chính:
- Cảm biến: là bộ phận nhận tín hiệu từ áp suất và truyền tín hiệu về khối xử lý. Tùy
thuộc vào loại cảm biến mà nó chuyển từ tín hiệu cơ của áp suất sang dạng tín hiệu điện
trở, điện dung, điện cảm, dòng điện… về khối xử lý.
- Khối xử lý: có chức năng nhận các tính hiệu từ khối cảm biến thực hiện các xử lý để
chuyển đổi các tín hiệu đó sang dạng tín hiệu tiêu chuẩn trong lĩnh vực đo áp suất như
tín hiệu ngõ ra điện áp 4 ~ 20 mA (tín hiệu thường được sử dụng nhất), (0 ~ 5 VDC, 0 ~
10 VDC)
b, Nguyên lí hoạt động

Hình 2.21 Nguyên lí hoạt động của cảm biến áp suất

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 39


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Theo như hình trên, giả sử khi áp suất dương (+) đưa vào thì lớp màng sẽ căng lên từ
trái sang phải, còn khi đưa vào áp suất âm (-) thì lớp màng sẽ căng ngược lại. Tùy theo
độ biến dạng của lớp màng mà bộ xử lý bên trong sẽ biết được giá trị áp suất đang là bao
nhiêu. Chính nhờ sự thay đổi này tín hiệu sẽ được xử lý và đưa ra tín hiệu để biết áp suất
là bao nhiêu.
Lớp màng của cảm biến sẽ chứa các cảm biến rất nhỏ để phát hiện được sự thay đổi. Khi
có một lực tác động vào thì lớp màng sẽ bị thay đổi theo chiều tương ứng với chiều của
lực tác động. Sau đó các cảm biến sẽ so sánh sự thay đổi đó với lúc ban đầu để biết được
nó đã biến dạng bao nhiêu %.
c, Cách tính giá trị áp suất theo tín hiệu
y = ax + b
Trong đó :
y : tương ứng giá trị mA ( bất kỳ )
x : tương ứng với giá trị áp suất ( bất kỳ )
b : hằng số bằng 4 tương ứng với mức min của 4-20mA
a : hằng số được xác định bởi công thức ” 20-4ma / thang đo áp suất của cảm biến ” .
VD : cảm biến có áp suất 0-50 bar thì a = (20-4mA) / 50 bar = 0.32mA/bar

Hình 2.22: Sơ đồ tín hiệu ngõ ra 4-20mA tương ứng với áp suất và tỉ lệ phần

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 40


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ MẠCH ĐỘNG LỰC


3.1 Thiết bị mạch động lực
3.1.1 Máy bơm
Bảng 3-1: Bảng lượng nước tiêu thụ của khu chung cư

Giờ trong ngày Chế độ dùng nước (% Q ngày đêm) Chung cư 800 người ( 5 người/căn
hộ), Tiêu chuẩn dùng nước lấy 200
l/ng/ngày đêm.Q = 200 x
800/1000=160 m³ /ngày đêm
K giờ =2
0h-1h 0,75 1,2
1h-2h 0,75 1,2
2h-3h 1,00 1,6
3h-4h 1,00 1,6
4h-5h 3,00 4,8
5h-6h 5,50 8,8
6h-7h 5,50 8,8
7h-8h 5,50 8,8
8h-9h 3,50 5,6
9h-10h 3,50 5,6
10h-11h 6,00 9,6
11h-12h 6,00 9,6
12h-13h 6,00 9,6
13h-14h 6,00 9,6
14h-15h 5,00 8
15h-16h 5,00 8
16h-17h 3,50 5,6
17h-18h 3,50 5,6
18h-19h 8,50 13,6
19h-20h 8,50 13,6
20h-21h 4,00 6,4
21h-22h 3,00 4,8
22h-23h 2,00 3,2
23h-24h 1,50 2,4
24h-0h 1,50 2,4

Công suất động cơ bơm: (cột áp cao 40m, bơm đặt dưới tầng hầm 5m, lưu lượng
13,6m3/h):

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 41


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

13.6 1
P= * (40+5) * 1000 * = 2,083kW
3600 102∗0.8

Trong đó: P là Công suất động cơ (kW)


2,083
P bơm = = 4,84kW => Chọn bơm có công suất 5.5kW
0,43

Hình 3.1: Máy bơm công nghiệp CM40- 200B


Bảng 3-2: Thông số kỹ thuât bơm công nghiệp CM40- 200B

Máy bơm công nghiệp CM40-200B


Xuất xứ LD Italy
Công suất 5.5kW / 7,5Hp
Điện áp sử dụng 380V
Lưu lượng 9-42 𝑚3 /h
Chiều cao bơm 44,9-27,9m
Kích thước họng hút – xả 65-40mm
Vật liệu chế tạo bơm Nhôm
Cường độ dòng điện 12,7A
Nhiệt độ chất lỏng bơm -10-90⁰C
Bảo hành 12 tháng

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 42


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

3.1.2 Biến tần


Ta lựa chọn biến tần để phù hợp với yêu cầu công nghệ và với động cơ đã chọn:
+ Kỹ thuật điều khiển yêu cầu cao cấp từ PLC, HMI xuống biến tần thì ta sử dụng
truyền thông RS485
+ Động cơ dùng cho tải nhẹ
+ Chế độ vận hành ngắn hạn: Chọn các biến tần để điều khiển động cơ tăng tốc, giảm
tốc, đảo chiều quay liên tục, chạy, dừng, ... Chế độ này cần chọn loại biến tần –
inverter có khả năng chịu quá tải cao, chế độ tản nhiệt đáp ứng đủ
+ Với công suất động cơ 3 pha 380V đã chọn là 7Hp/5.5kW. Thiết bị biến tần được
chọn sao cho thỏa mãn điều kiện: 𝑁𝑏𝑡𝑠𝑑 ≥ 𝑁đ𝑐
+ 2 biến tần điều khiển cho 3 bơm với 2 bơm chính và bơm dự phòng
Công suất biến tần sử dụng là: 𝑁𝑏𝑡𝑠𝑑 = 1.5 ∗ 𝑁đ𝑐
Ta chọn biến tần loại Shilin dòng SF-G với ưu điểm:
+ Có khả năng chạy quá tải lên đến 150% trong vòng 60s hoặc 200% trong 60s
+ Sử dụng công nghệ điều khiển vector thông minh nâng cao hiệu năng làm việc
+ Thiết kế tối ưu nhằm bảo vệ cơ cấu phần cứng
+ Hỗ trợ giao thức truyền thông RS485 đồng thời cung cấp phần mềm chuyên dụng
cho biến tần
+ Khả năng tích hợp nhiều module mở rộng khác nhau
+ Có khả năng thay đổi giữa loại tải nhẹ và tải nặng
+ Cho phép sao lưu cài đặt giữa các loại biến tần cùng loại
+ Khả năng lưu trữ 12 lỗi cảnh báo gần đây nhất giúp cho việc giám sát thuận lợi
hơn
Thông số kỹ thuật:
+ Điện áp định mức ngõ ra: 3 pha 380/480 VAC
+ Điện áp nguồn điện cung cấp ngõ vào: 3 pha 380/830VAC

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 43


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

+ Biến động điện áp ngõ vào cho phép: 342/528 VAC


+ Tần số nguồn điện cung cấp ngõ vào: 50/60Hz
+ Biến động tần số ngõ vào cho phép: ± 5%
+ Giải nhiệt: quạt
Chọn 2 biến tần Shihlin SF-040-11K/7.5K-G
+ 7.5kw cho tải nặng, 11kw cho tải nhẹ.
+ Dòng điện IN(A): 32/24 A
+ Kích thước HxWxD (mm): 323x200x186 mm
+ Khối lượng: 5.6 kg

Hình 3.2 Biến tần Shilin SF-040-11K/7.5K-G

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 44


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

3.1.3 MCB
+ Dòng điện định mức của động cơ là:
𝑃𝑑𝑚 5,5∗103
𝐼𝑑𝑚 = = = 13,06(A)
√3∗𝑈𝑑𝑚 ∗𝑛∗𝑐𝑜𝑠𝜑 √3∗380∗0.8∗0.8

Trong đó: 𝐼𝑑𝑚 : Dòng điện định mức của động cơ (A)
𝑃𝑑𝑚 : Công suất định mức động cơ (kW)
𝑈𝑑𝑚 : Điện áp định mức của động cơ (V)
+ Dòng định mức của MCB là:
𝐼𝑀𝐶𝐵 = 1,2*13,06 = 15,67(A)
Tra catalog và chọn MCB có dòng định mức bằng hoặc lớn hơn 15.67(A)
=>Chọn MCB có dòng định mức 20A mã EZC100B3020 của hãng Schneider.

Hình 3.3: Các loại MCB schneider

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 45


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 3.4: MCB Schneider EZC100B3020


3.1.4 Contactor
- Khi chọn Contactor điều khiển động cơ ta sẽ chọn loại AC-3: Tải cuộn kháng
+ Dòng điện định mức contactor khi khởi động trực tiếp là:
𝐼𝑐𝑜𝑛𝑡𝑎𝑐𝑡𝑜𝑟 =1,2*𝐼𝑑𝑚 =1,2*13,06=15,67(A)
+ Dòng điện định mức Contactor khởi động định mức Y/∆ là:
𝐼 13.06
𝐼𝑐𝑜𝑛𝑡𝑎𝑐𝑡𝑜𝑟 = 𝑑𝑚= =7,54 (A)
√3 √3

=>Chọn Contactor có dòng định mức 12A mã LC1D12 của hãng Schneider.

Hình 3.5: Các loại Contactor Schneider

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 46


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 3.6: Contactor Schneider LC1D12


3.1.5 Relay nhiệt
+ Dòng định mức relay nhiệt khi khởi động trực tiếp là:
𝐼𝑂𝐿 =1,2*𝐼𝑑𝑚 =1,2*13,06=15,67(A)
 Chọn Relay RLE21
+ Dòng điện định mức relay nhiệt khởi động định mức Y/∆ là:
𝐼 13.06
𝐼𝑂𝐿 = 𝑑𝑚= =7,54 (A)
√3 √3

 Chọn Relay RLE 14

Hình 3.7: Các loại Relay nhiệt Schneider

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 47


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

3.2 Thiết bị sử dụng trong hệ thống


3.2.1 Bể chứa nước ngầm
- Nhà dân cư 1600 người (lấy trung bình 5 người/căn hộ), Tiêu chuẩn dùng nước lấy
200 l/ng/ngày đêm.
=> Lưu lượng nước dân cư Q = 200 x 1600/1000=320 m³ /ngày đêm.

- Tính toán nhu cầu cấp nước cho các dịch vụ công cộng: tưới cây, rửa sàn ...Chọn
theo tiêu chuẩn: TCXDVN-33-2006, chọn lưu lượng nước cấp cho nhu cầu công cộng
bằng 10% lưu lượng tính toán cho tòa nhà.
=> Lưu lượng nước cho các dịch vụ công cộng: Qcc = 320 x 0,1 = 32 m³/ngày đêm
Tổng lưu lượng nước cấp vào cho tòa nhà:
=> Qtc = Q+ Qcc = 320+32 =352 m³/ngày đêm. Ta chọn 360 m³/ngày đêm.
Dung tich bể chứa nước ngầm được tính theo công thức:
=> Qbể = (0,5÷2) x Qngày/đêm = 1,6 x 360 = 576m³/ngày đêm.
=> Chọn bể nước ngầm có dung tích: 600 m³

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 48


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

3.2.2 Tính chọn đồng hồ nước


Bảng 3-3: Kiểu đồng hồ đo nước

Kiểu đồng hồ Cỡ đồng hồ Lưu lượng Lưu lượng cho phép


đo nước danh nghĩa
(m3/ngày) Lưu lương lớn Giới hạn dưới
nhất/ngày (m3/giờ)
(m3/ngày)
Cánh quạt 15 11 6 0.04
20 1.6 10 0.06
25 2.5 14 0.08
32 4 20 0.105
40 6.3 40 0.170
50 10 60 0.220
Tuốc bin 50 15 140 3
80 45 500 6
100 75 880 8
150 160 2000 10
200 165 3400 18
250 410 5200 50
*Nguồn: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1988
- Trong đó chọn Q ngày đêm = 160 khối/ngày đêm = 7 khối/ giờ.
- Chọn đồng hồ đo nước loại cánh quạt trục ngang cở đồng hồ 50 (từ 10 - 60
Khối/ngày).

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 49


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 3.8: Đồng hồ đo nước DN50 Komax


Thông số kỹ thuật và thông tin sản phẩm:

- Nhiệt độ làm việc: Max 50 độ C


- Áp lực làm việc: 16 Bar
- Thân: Gang, đồng, Inox
- Vật liệu phụ: Nhựa, Inox, Jong cao su, vòng đệm…
- Chuyển động: Từ tính mặt số khô dễ đọc
- Tiêu chuẩn: BS
- Hãng sản xuất: Komax
- Cấp độ: B
3.2.3 Kích thước đường ống
4𝑄
+D=√
3,14∗𝑉

Trong đó: D: Đường kính ống (m)


Q: Lưu lượng trong ống (l/s)
V: Vận tốc nước (m/s)

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 50


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Ở mục 6.5 Trang 14 Trong tiêu chuẩn 4513-1988. Lấy nước dùng cho mọi nhu cầu
sinh hoạt vận tốc V = 2 m/s
Ống hút: Lưu lượng 10 m³/h, vận tốc 2 m/s. Chọn ống có đường kính DN125.
Ống đẩy: Lưu lượng 10 m³/h, vận tốc 2,5 m/s. Chọn đường kính ống đẩy DN125.
3.2.4 Bể nước mái
- Nhu cầu sử dụng nước trong một giờ: 𝑄ℎ = 320/24 = 14m³/h.
=> Dung tich điều hòa bể nước mái: 𝑊𝑏𝑐 = 0,3 * 𝑄𝑛𝑔à𝑦/đê𝑚 = 0,3 x 320 = 96 m³.
=> Chọn bể nước mái cho sinh hoạt là: 100m3

Hình 3.9: Bồn nước lắp ghép GRP dung tích 100m³
Thông số kĩ thuật
- Bồn chứa nước ghép GRP Megasun
- Dung tích bồn chứa: 100 m³
- Chiều dài bể chứa: 10 m
- Chiều rộng bể chứa: 5 m
- Chiều cao bể chứa: 2 m
- Bảo hành: 3 năm
Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 51
Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

3.2.5 Van một chiều

Hình 3.10: Van một chiều lá lật Inox


Thông số kỹ thuật:
- Kiểu van: Lá lật, cánh bướm, đĩa, lò xo, cửa lật
- Chất liệu: Inox SUS304, SUS316, SUS201
- Kích thước: DN15 - DN500
- Áp lực: PN10 - PN16 - PN25
-Tiêu chuẩn: JIS, BS
-Kiểu lắp: Nối bích, Nối ren
-Môi trường: Nước, Hơi, Khí, Hóa chất
-Nhiệt độ làm việc: - 5 ~ 180 độ C
-Made in: Korea, Taiwan, China
-Bảo hành: 12 tháng

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 52


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

3.2.6 Phao điện

Hình 3.11: Phao điện Baren

Thông số:
+ Hãng: Baren
+ Bảo hành: 1 năm
+ Dễ dàng lắp đặt với 2 bóng sử dụng kẹp dây Củ điện có lỗ thông hơi để hơi nước
không ảnh hưởng đến lõi củ đảm bảo cho độ bền của sản phẩm Sử dụng cho bể
nước trên cao hoặc bồn inox
+ Cơ chế hoặt động: Tự động đóng mở khi hết nước.
+ Phao điện Baren: Sử dụng cho máy bơm đẩy, nước đầy tự động ngắt. thích hợp
cho mọi loại máy bơm sử dụng đước cho mọi loại bồn nước, hồ nước. Nếu sử dụng
kết hợp với Rơ Le Baren để chuyển đổi điện xoay chiều 220V thành điện 1 chiều
12V sẽ an toàn khi sử dụng và kéo dài tuổi thọ cho phao điện.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 53


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

3.2.7 Bình tích áp

Hình 3.12: Bình tích áp Varem 500L 10bar

THÔNG TIN
- Model: US060361CS000000
- Hãng sản xuất: Varem
- Xuất xứ: Italy
- Dung tích: 500lít
- Áp lực: 10 bar
- Bảo hành: 12 Tháng
- Có đầy đủ CO, CQ, Packinglist

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 54


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN


4.1 Thiết bị mạch điều khiển
4.1.1 PLC VÀ MODULE
Chọn PLC SIMATIC S7-300 CPU 313C 2DP 6ES7313-6CG04-0AB0
+ 16 ngõ vào số/16 ngõ ra số
+ Bộ nhớ làm việc: 128kB.
+ Tốc độ xử lý: 0.07us.
+ Nguồn điện: 24 VDC
+ Timer/counter: 256/256.
+ Vùng nhớ: 256 byte.
+ 3 bộ đếm tốc độ cao 30 kHz
+ Truyền thông: MPI, Profibus DP
+ Kích thước: 8.60 x 10.10 x 7.10
+ Khối lượng: 0,54 kg
+ Hãng sản xuất: Siemens AG
+ Xuất xứ: Germany
+ Điều khiển độ rộng xung. Xuất xung 2.5 kHz. Điều khiển vòng kín.

Hình 4.1: Hình ảnh PLC S7-300 CPU 313C 2DP 6ES7313-6CG04-0AB0
Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 55
Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

+ Module Mở rộng

Hình 4.2: Module PLC Analog SM 334 6ES7334-0CE01-0AA0

Thông số:
SIMATIC S7-300, Analog module SM 334, 4 AI/2 AO, 1x 20-pole,
Kích thước: 8.60 x 10.10 x 7.10
Khối lượng: 0,244 Kg
Hãng sản xuất: Siemens AG
Xuất xứ: Germany
Bảo hành: Bảo hành chính hãng 12 tháng

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 56


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

4.1.2 Cảm biến áp suất

Hình 4.3: Cảm biến áp suất 50 bar M5256-C3079E-050BG


Thông số kĩ thuật:
Cảm biến áp suất M5256-C3079E-050BG
- Phạm vi đo: 0 ~ 50bar
- Ngõ ra: 4~20mA (được bảo vệ nối ngược cực và ngắn mạch).
- Nguồn cấp: 9-30VDC.
- Điện trở cách điện: 100MΩ -500VDC
- Kiểu nối cáp: Mini DIN43650
- Nối ren: PT1/4"
- Nhiệt độ hoạt động: -40~125℃.
- Áp suất đột ngột: 5 lần áp suất định mức
- Thân vỏ thép không gỉ
- Chịu rung 20G, 20~200Hz
- Trọng lượng: 85g.
- Môi chất: nước, dầu, khí.
- Giấy hợp chuẩn CE về công nghệ nặng.
- Xuất xứ: Korea.
Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 57
Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

4.1.3 HMI

Hình 4.4: Màn hình HMI Weintek MT6071IP


Hiển thị:
+ Kích thước hiển thị: 7inch TFT
+ Độ phân giải (WxH dots): 800×480
+ Độ sáng (cd/m2): 350
+ Tuổi thọ LCD: >30,000 hr.
+ Màu sắc: 16.000 màu
+ Tấm cảm ứng: 4-wire Resistive Type
Cấu hình:
+ Bộ nhớ (MB): 128
+ RAM (MB): 64
+ Cortex A8 CPU 600MHz
+ USB Host: USB 2.0 x 1
+ USB Client: Mico USB
+ Khe cắm thẻ SD: Không
+ RTC Built-in
Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 58
Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Truyền thông, in/out: COM1 RS-232, COM2 RS-485 2W/4W


Nguồn: 24 ± 20%VDC
Đặc điểm:
+ Vỏ: Nhựa
+ Kích thước bao ngoài (WxHxD) 200.4 x 146.5 x 34 mm
+ Kích thước khoét lỗ: 192 x 138 mm
+ Nhiệt độ hoạt động: 0° ~ 50°C (32° ~ 122°F)
+ Khối lượng: 0.52 Kg
4.2 Chức năng của hệ thống và phân tích hệ thống
- Vận hành hệ thống thông qua HMI
- Hệ thống được hoạt động ở 2 chế độ tự động (Auto) và chế độ bằng tay (MANU)
- Các chức năng chính của hệ thống điều khiển tự động:
+ Đo lường: do đầu đo cảm biến áp suất đo lường và chuyển đổi đưa về biến tần,
phao điện báo mức bật tắt các bơm.
+ Xử lí thông tin: PLC sẽ xử lí tín hiệu, điều khiển thiết bị đầu ra và hiển thị trên
màn hình.
+ Điều khiển: HMI phối hợp biến tần sẽ làm việc này theo yêu cầu
+ Giám sát: HMI và biến tần và cảm biến áp suất sẽ giám sát hệ thống hoạt động

Đo
Xử lí Hiển thị
lường thông tin

Điều khiển

Hình 4.5 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển


Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 59
Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Phân tích sơ đồ khối:


+ Khi khởi động hệ thống ta sẽ nhập dữ liệu từ màn hình WinCC và chọn chế độ
Auto hệ thống hoạt động như sau:
Nếu két nước hết nước thì sẽ điều khiển biến tần 1 bật bơm chính (bơm 1 hoặc
bơm 2 theo ca làm việc đã cài đặt theo thời gian thực). Khi đó bơm chính sẽ chạy dần
dần đến khi ổn định theo áp suất đã cài đặt.
Nếu tải tăng mà bơm chính chạy hết công suất mà áp suất vẫn nhỏ hơn áp suất đặt
thì cảm biến áp suất báo về PLC và sau đó PLC truyền tín hiệu để biến tần 2 bật bơm
dự phòng và điều khiển bơm hoạt động sao cho áp suất thực tế lúc này bằng áp suất
đặt. Nếu áp suất chưa đủ thì sẽ tăng tốc độ bơm và nếu áp suất vượt quá giá trị cài đặt
thì lúc này bơm 3 sẽ dừng.
Khi két nước được bơm đầy thì hệ thống sẽ tự động ngắt các bơm.
Tất cả trạng thái hoạt động của hệ thống sẽ được hiển thị trên màn hình.
4.3 Thiết kế hệ thống mô phỏng trên phần mềm Simatic WinCC Explorer
4.3.1Giới thiệu tổng quan phần mềm Simatic Wincc Explorer
Wincc (Windows Control Center) là phần mềm tích hợp giao diện người máy HMI
(Human Machine Interface) đầu tiên cho phép kết hợp phần mềm điều khiển với quá
trình tự động hóa. Những thành phần dễ sử dụng của WinCC giúp tích hợp những ứng
dụng mới hoặc có sẵn mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Đặc biệt, với WinCC mọi người
có thể tạo ra một giao diện điều khiển giúp quan sát mọi hoạt động của quá trình tự động
hóa một cách dễ dàng.
Phần mềm có thể trao đổi dữ liệu trực tiếp với nhiều loại PLC của các hãng khác
nhau như: SIENENS, MITSUBISHI, ALLEN BREDLEY… nhưng nó đặc biệt truyền
thông rất tốt với PLC của hãng SIEMENS.
WinCC còn có đặc điểm là đặc tính mở. Nó có thể sử dụng một cách dễ dàng với
các phần mềm chuẩn và phần mềm người sử dụng, tạo nên giao diện người – máy đáp
ứng nhu cầu thực tế một cách chính xác. Những nhà cung cấp hệ thống có thể phát triển

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 60


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

ứng dụng của họ thông qua giao diện mở của WinCC như một nền tảng để mở rộng hệ
thống.
Ngoài khả năng thích ứng cho việc xây dựng các hệ thống có quy mô lớn nhỏ khác
nhau, WinCC còn có thể dễ dàng tích hợp với những ứng dụng có quy mô toàn công ty
như việc tích hợp các hệ thống cao cấp như MES (Manufacturing Excution System – Hệ
thống quản lý việc thực hiện sản xuất) và ERP (Enterprise Resource Planning). WinCC
cũng có thế sử dụng trên cơ sở quy mô toàn cầu nhờ hệ thống trợ giúp của SIEMENS có
mặt trên khắp thế giới.
4.3.2 Thiết kế giao diện hệ thống trên Wincc
- Mở phần mềm WinCC và tạo file mới
- Mở cửa sổ giao diện WinCC

Hình 4.6: Cửa sổ giao diện WinCC


- Tạo các tag vào – ra
- Sau khi đó tạo các tag thành công, ta đi thiết kế giao diện giám sát bằng cách chọn
thẻ Graphics Designer. Cửa sổ thiết kế được mở ra như sau:

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 61


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 4.7: Cửa sổ thiết kế giao diện


- Sử dụng các công cụ thiết kế và các thư viện đi kèm để tạo giao diện giám sát. Màn
hình giám sát sau khi thiết kế tương ứng với sơ đồ công nghệ như sau:

Hình 4.8: Giao diện giám sát hệ thống

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 62


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

CHƯƠNG 5: THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN VÀ CHƯƠNG TRÌNH


5.1 Lưu đồ thuật toán

Hình 5.1: Lưu đồ thuật toán

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 63


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

5.2 Chương trình điều khiển và mô phỏng hệ thống


- Viết chương trình PLC trên phần mền Step7

Hình 5.2: Hình ảnh lập trình khối trên phần mềm Simatic manager

Hình 5.3 Hình ảnh lấy các phần tử để lập trình

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 64


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 5.4 Bật phần mềm mô phỏng PLCSim

Hình 5.5: Nạp chương trình để mô phỏng hệ thống

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 65


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 5.6: Mở phần mềm Wincc rồi chọn giao diện mô phỏng
+ Chọn giao diện chính (chế độ Auto)

Hình 5.7: Chọn lưu giao diện và bắt đầu mô phỏng

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 66


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 5.8: Cài đặt các nút ấn theo thứ tự để vận hành hệ thống
Đầu tiên ta khởi động hệ thống bằng cách nhấn vào nút start => mô phỏng => cài đặt áp
suất đặt => chọn bơm chính và bơm dự phỏng => chọn chế độ Auto:
+ Lúc này hệ thống sẽ tự động chạy: Nước từ nhà máy chảy vào bể nước ngầm, Bơm 1
hoặc 2 chạy theo chu kì thời gian đã cài đặt sẵn bơm nước lên bể mái và áp suất nước 1
lên được hiển thị trên đồng hồ đo áp suất sao cho ổn định tránh sốc áp vỡ ống, nước từ
bể mái sẽ chảy xuống cấp nước cho các hộ sử dụng với áp suất thực tế 2 sao cho phù hợp
với áp suất đặt.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 67


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 5.9: Hình ảnh bơm 1 và bơm 3 đang hoạt động


Khi bể nước mái (<30m3) cảm biến mức nước đưa thông tin về bộ xử lí sẽ hiển thị đèn
báo mức thấp. Lúc này lượng nước thấp không đủ đáp ứngcho hộ tiêu thụ bơm 3 sẽ bật
lên bơm trực tiếp vào hộ tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước. Khi đáp ứng đủ nước
và áp suất thực tế 2 bằng áp suất đặt bơm 3 sẽ tắt.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 68


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 5.10: Hình ảnh các bơm ngừng hoạt động khi đầy nước trên bể mái
Khi bể nước mái đầy (>95) cảm biến mức nước báo đèn báo mức cao thì bơm dừng hoạt
động.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 69


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 5.11: Đèn báo sự cố bơm


Khi có bơm nào gặp sự cố thì bơm đó ngừng hoạt động còn các bơm khác ổn định thì
vẫn hoạt động bình thường.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 70


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 5.12: Chuyển sang chế độ bằng tay


Muốn chuyển từ chế độ Auto sang chế độ bằng tay ta nhấn nút Manu để chuyển sang
giao diện bằng tay.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 71


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 5.13: Hình ảnh chế độ bằng tay


Ở chế độ bằng tay ta có hể tùy chọn cài đặt tốc độ bơm và chọn bơm nào hoạt động.
Ta nhấn nút Export để chuyển sang giao diện bản báo cáo dữ liệu hằng ngày

Hình 5.14: Hình ảnh bản xuất dữ liệu thông số báo cáo hằng ngày

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 72


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Hình 5.15: Hình ảnh hệ thống dừng hoạt động


Ta nhấn nút stop thì hệ thống sẽ dừng hoạt động.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 73


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN


➢ KẾT LUẬN
Qua thời gian thực hiện, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Vũ Duy Nghĩa, chúng
em đã cố gắng hoàn thành đúng theo yêu cầu và thời gian quy định. Trong quá trình làm
chúng em đã thực hiện được những công việc như:
+ Tìm hiểu được về các thiết bị tự động hóa trong thực tế.
+ Tìm hiểu về các công nghệ cấp nước tự động.
+ Tiến hành lựa chọn thiết bị điều khiển PLC S7 – 300 và các thiết bị điều khiển
khác nhằm đảm bảo kỹ thuật và kinh tế.
+ Xây dựng lưu đồ thuật toán điều khiền tự động mô hình hệ thống cấp nước tự
động cho nhà chung cư. Từ đó viết chương trình điều khiển bằng S7 – 300, đáp
ứng được công nghệ đề ra.
+ Tìm hiểu phần mềm Sep7 và Win CC để thiết kế giao diện giám sát trên WinCC
để giám sát quá trình hoạt động của hệ thống.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên chúng em không thể tránh khỏi
nhiều sai sót. Em mong thầy cô linh động và mong nhận được sự góp ý cũng như lời chỉ
bảo tận tình của các thầy cô và các bạn để chúng em có thể hoàn thiện hơn về đề tài
nghiên cứu và tiếp cận gần hơn với thực tế.
➢ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của tự động hóa và để phát triển đề tài được
hoạt động một cách tốt hơn để đáp ứng thêm các yêu cầu thực tế thì chúng em cần phải
nghiên cứu thêm như: thay phao điện bằng cảm biến mức để hiển thị lượng nước chính
xác hơn, lắp thêm còi báo động nếu hệ thống gặp sự cố, …

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 74


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hà Văn Trí, bài giảng thiết bị siemens s7-300.
2. Tiêu chuẩn Việt Nam, Cấp nước bên trong-tiêu chuẩn thiết kế, TCVN 4513:1988.
3.Ths.Nguyễn Xuân Quang (2006), Giáo trình PLC s7-300 Lý thuyết và ứng dụng, Nxb
Trường đại học sư phạm kĩ thuật TPHCM.

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 75


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Số liệu đầu vào
- Các số liệu yêu cầu
+ Hệ thống điều khiển cấp nước tự động cho tòa chung cư: bơm chính chạy luân
phiên theo thời gian thực đã cài đặt và bơm phụ bơm trực tiếp cho hộ tiêu thụ nếu
áp suất thực tế thấp hơn áp suất đặt.
+ Sử dụng PLC S7-300 và module mở rộng
+ Bơm công nghiệp 5.5 kW
+ Biến tần 11KW/7.5KW
+ Bể nước ngầm 600m3
+ Bể mái 100m3
+ HMI
+ Các thiết bị phao điện, bình tích áp, đồng hồ nước, van 1 chiều, cảm biến áp
suất
Phụ lục 2: Chương trình và bản vẽ
MAIN

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 76


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 77


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 78


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 79


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 80


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 81


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 82


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 83


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

CHẾ ĐỘ TỰ ĐỘNG FC1

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 84


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 85


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

FC2

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 86


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

FC3

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 87


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

FC4

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 88


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 89


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 90


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 91


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 92


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 93


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 94


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 95


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 96


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 97


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

FC5

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 98


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 99


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 100


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 101


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 102


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 103


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 104


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 105


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

FC6

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 106


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 107


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 108


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Phụ lục 2: Bản vẽ sơ đồ công nghệ

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 109


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Phụ lục 3: Bản vẽ sơ đồ mạch động lực

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 110


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Phụ lục 4: Bản vẽ sơ đồ mạch điều khiển

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 111


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống cấp nước tự động cho nhà chung cư

Phụ lục 5: Bản vẽ thuật toán

Nguyễn Đương Tiến - Trang bị điện CN & GTVT – K58 112


Vương Văn Sơn - Trang bị điện CN & GTVT – K58

You might also like