You are on page 1of 89

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

ĐỒ ÁN MÔN HỌC


ĐIỀU KHIỀN LẬP TRÌNH

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ HỆ THỐNG RỬA XE TỰ ĐỘNG

GVHD: THS VŨ VĂN PHONG


SVTH : NGUYỄN THANH BÌNH - 17442040
NGUYỄN TRÍ QUỐC - 17442072
LỚP : 1744CD02
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

Giáo viên hướng dẫn

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 2 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
MUC LỤC
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC S7-300 ..............................................11
1.1. Tổng quan về bộ điều khiển PLC S7-300................................................................. 11
1.1.1. Cấu trúc của PLC S7-300 .................................................................................. 11
1.1.2. Modul nguồn ......................................................................................................... 13
1.1.3 Modul CPU ............................................................................................................. 13
1.1.4.Các vùng nhớ của PLC ........................................................................................... 15
1.1.5. Modul tín hiệu ....................................................................................................... 17
1.1.6 : Module chức năng FM ......................................................................................... 21
1.2.Kỹ thuật lập trình .......................................................................................................... 22
1.2.1.Kỹ thuật lập trình tuyến tính ................................................................................... 22
1.2.2.Lập trình có cấu trúc ............................................................................................... 23
Chương II: Nghiên cứu hệ thống rửa xe tự động ................................................................................25
2.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 25
2.2. CÔNG NGHỆ RỬA XE HIỆN NAY .......................................................................... 26
2.2.1.Giới thiệu ................................................................................................................ 26
2.2.2.Các phương pháp rửa xe hiện tại. ........................................................................... 26
2.3.Hệ thống rửa xe ô tô tự động. ....................................................................................... 28
2.3.1.Ý tưởng xây dựng hệ thống. ................................................................................... 28
2.3.2. Công nghệ rửa xe tự động ..................................................................................... 30
2.4.Thiết kế hệ thống điện................................................................................................... 50
2.4.1.Lập bảng tính toán thiết bị ...................................................................................... 50
2.4.2.Thiết kế mạch lực ................................................................................................... 51
2.4.3.Thiết kế mạch điều khiển ....................................................................................... 54
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM ..............................................................58
3.1.Kết cấu các chi tiết chính của mô hình ......................................................................... 58
3.1.1.Hệ thống băng tải.................................................................................................... 58
3.1.2.Hệ thống phun nước ............................................................................................... 59
3.1.3. Hệ thống lau........................................................................................................... 60
3.1.4. Hệ thống sấy khô ................................................................................................... 61
3.1.5. Thiết bị lập trình và tín hiệu điều khiển ................................................................ 61

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 3 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
3.2. Sơ đồ ghép nối phần cứng............................................................................................ 62
3.2.1.Cấp nguồn cho CPU ............................................................................................... 62
3.2.2.Ghép nối tín hiệu vào ............................................................................................. 63
3.2.3. Ghép nối tín hiệu ra ............................................................................................... 63
3.3.Xây dựng chương trình điều khiển ............................................................................... 64
3.3.1.Bảng phân chia địa chỉ đầu vào ra .......................................................................... 64
3.3.2. Giản đồ thời gian và hàm tác động ........................................................................ 65
3.3.3.Lập trình ................................................................................................................. 67
3.4.Thiết kế hệ thống giám sát điều khiển bằng WinCC .................................................... 73
3.4.1.Giới thiệu về phần mềm WinCC ............................................................................ 73
3.4.2.Thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển ............................................................... 74
3.5.Lập trình sử dụng phần mềm Simatic Manager ............................................................ 83
3.6.Hướng dẫn sử dụng biến tần MM440 ........................................................................... 85
3.6.1. Ý nghĩa các chân của biến tần ............................................................................... 85
3.6.2. Hướng dẫn cài đặt biến tần ....................................................................................... 86
Chương 4: Đánh giá kết quả .....................................................................................................................87
4.1. Đánh giá và nhận xét rút ra từ đồ án. ........................................................................... 87
4.1.1. Đánh giá. ................................................................................................................ 87
4.1.2. Ưu điểm của mô hình. ........................................................................................... 87
4.1.3. Nhược điểm của mô hình ...................................................................................... 88
Bên cạnh những ưu điểm thì mô hình vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:..................... 88
4.1.4. Ứng dụng thực tế của mô hình. ............................................................................. 88
4.1.5. Hướng phát triển của đề tài. .................................................................................. 88
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................................................89

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 4 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại đất nước lĩnh vực khoa học kỹ thuật đóng vai
trò hết sức quan trọng. Trong đó lĩnh vực Điện –Tự Động Hóa đã góp phần rất đáng kể từ
những thiết bị dân dụng đến các dây chuyền công nghệ tự động hóa nhằm nâng cao năng suất
giảm bớt lao động chân tay, vốn đã lạc hậu khi đất nước ta đã là thành viên của tổ chức thương
mại thế giới.

Lĩnh vực tự động hóa đã đi vào hầu hết các nhà máy xí nghiệp thay thế dần những máy
móc lạc hậu, thay thế con người làm việc trong những lĩnh vực nguy hiểm. Đặc biệt hơn nữa
với sự phát triển của công nghệ thông tin đã mang đến nhiều lợi ích to lớn và thiết thực hơn.
Kết hợp với tự động hóa giúp con người điều khiển và giám sát được các quá trình công nghệ
tham gia trực tiếp điều khiển đối tượng, không những trong phạm vi thu nhỏ mà trên cả diện
rộng. Góp phần làm giảm chi phí sản suất, quản lý sản xuất dễ dàng, theo dõi quá trình đơn
giản nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất .

Với những ứng dụng thiết thực như vậy nên em đã chọn đề tài “Ứng dụng PLC S7300
điều khiển hệ thống rửa xe tự động”. Đề tài này là cơ hội áp dụng những kiến thức cơ sở từ
trong nhà trường vào mô hình thực tế thu nhỏ.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 5 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Ý nghĩa

1 PLC Programmable Logic Controller

2 DP Distributed Peripheral

3 SM Signal module

4 DI Digital input

5 DO Digital output

6 AI Analog input

7 AO Analog output

8 IM Interface module

9 FM Function module

10 CP Communication module

11 CPU Central Processing Unit

12 RAM Random Access Memory

13 EEPROM Electrically Erasable Programmable Read Only Menory

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 6 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI

STT Bảng Tên bảng

1 Bảng 1.1 Bảng ý nghĩa đèn báo trên CPU

2 Bảng 1.2 Các thông số của CPU

3 Bảng 2.1 Bảng thống kê thiết bị hệ thống lau xe

4 Bảng 2.2 Bảng thống kê các thiết bị sử dụng trong hệ thống sấy khô

5 Bảng 2.3 Bảng tính chọn các thiết bị điện

6 Bảng 3.1 Bảng địa chỉ đầu vào ra

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 7 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG ĐỀ TÀI

STT Hình Ý nghĩa

1 Hình 1.1 Các modul gá trên thanh rack.

2 Hình 1.2 Cách bố trí nhiều modul mở rộng.

3 Hình 1.3 Cách bố trí modul nguồn

4 Hình 1.4 Cấu tạo thân modul CPU

5 Hình 1.5 Cấu tạo modul IM

6 Hình 1.6 Các thông số của SM 331

7 Hình 1.7 Các thông số của SM 332

8 Hình 1.8 Sơ đồ đấu nối của FM 350-2

9 Hình 2.1 Người lao động bảo dưỡng xe bằng máy móc

10 Hình 2.2 Kích thước xe 5 chỗ

11 Hình 2.3 Kích thước nhà xưởng

12 Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thiết bị trong mặt bằng nhà xưởng

13 Hình 2.5 Sơ đồ bơm nước

14 Hình 2.6 Kích thước 2 chổi lau phía trên

15 Hình 2.7 Sơ đồ cảm biến điều khiển hành trình chổi lau C1,C2

16 Hình 2.8 Cảm biến tiệm cận điện cảm

17 Hình 2.9 Kích thước chổi lau lốp

18 Hình 2.10 Sơ đồ bố trí cảm biến quang Q1,Q2,Q3.

19 Hình 2.12 Hành trình chổi lau phía trên

20 Hình 2.13 Sơ đồ hệ thống sấy

21 Hình 2.14 Băng tải di chuyển xe

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 8 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
22 Hình 2.15 Sơ đồ hệ thống rửa xe tự động

23 Bảng 2.4 Bảng tính chọn các thiết bị điện

24 Hình 3.1 Băng tải

25 Hình 3.2 Dây curoa

26 Hình 3.3 Biến tần MM440

27 Hình 3.4 Động cơ KĐB ba p ha

28 Hình 3.5 Động cơ bơm nước

29 Hình 3.6 Đầu chia sủi

30 Hình 3.7 Chổi lau xe

31 Hình3.8 Xi lanh

32 Hình 3.9 Van điện từ

33 Hình3.10 Quạt một chiều 24V

34 Hình 3.11 CPU 318 – 2

35 Hình 3.12 Module vào ra số

36 Hình 3.13 Công tắc hành trình

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 9 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 10 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC S7-300
1.1. Tổng quan về bộ điều khiển PLC S7-300
1.1.1. Cấu trúc của PLC S7-300
➢ PLC S7-300 cấu trúc dạng module gồm các thành phần sau:
- CPU các loại khác nhau: 312IFM, 312C, 313, 313C, 314, 314IFM, 314C, 315, 315-
2 DP, 316-2 DP, 318-2.
- Module tín hiệu SM xuất nhập tín hiệu tương đồng số: SM321, SM322, SM323,
SM331, SM332,SM334, SM338, SM374
- Module chức năng FM
- Module truyền thông CP
- Module nguồn PS307 cấp nguồn 24VDC cho các module khác, dòng 2A, 5A, 10A
- Module ghép nối IM: IM360, IM361, IM365
➢ Các module được gắn trên thanh ray như hình dưới, tối đa 8 module SM/FM/CP ở bên
phải CPU, tạo thành một rack, kết nối với nhau qua bus connector gắn ở mặt sau của module
. Mỗi module được gán một số slot tính từ trái sang phải, module nguồn là slot 1, module
CPU slot 2, module kế mang số 4…

Hình 1.1.Các modul gá trên thanh rack.


➢ Nếu có nhiều module thì bố trí thành nhiều rack (trừ CPU312IFM và CPU313 chỉ có
một rack), CPU ở rack 0, slot 2, kế đó là module phát IM360, slot 3, có nhiệm vụ kết nối
rack 0 với các rack 1, 2, 3, trên mỗi rack này có module kết nối thu IM361, bên phải mỗi
module IM là các module SM/FM/CP. Cáp nối hai module IM dài tối đa 10m. Các module
được đánh số theo slot và dùng làm cơ sở để đặt địa chỉ đầu cho các module ngõ vào ra tín
hiệu. Đối với CPU 315-2DP, 316-2DP, 318-2 có thể gán địa chỉ tùy ý cho các module.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 11 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Hình 1.2.Cách bố trí nhiều modul mở rộng.

➢ Mỗi địa chỉ tương ứng với một byte. Với các module số địa chỉ một ngõ vào hay ra là
x.y, x là địa chỉ byte, y có giá trị từ 0 đến 7. Ví dụ module SM321 DI 32 có 32 ngõ vào
gắn kế CPU slot 4 có địa chỉ là I0.y, I1.y, I2.y, I3.y, I là ký hiệu chỉ ngõ vào số. Module
analog có địa chỉ theo word, ví dụ module SM332 AO4 có 4 ngõ ra analog gắn ở slot
5 rack 1 có địa chỉ PQW400, PQW402, PQW404, PQW406, ngõ ra số có ký hiệu là Q
còn ngõ vào analog ký hiệu là PIW.
➢ Các CPU 312IFM, 314 IFM, 31xC có tích hợp sẵn một số module mở rộng:

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 12 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
- CPU 312IFM, 312C: 10 ngõ vào số địa chỉ I124.0 …I124.7,I125.0, I125.1; 6 ngõ
ra số Q124.0…Q124.5.
- CPU 313C: 24 DI I124.0..126.7, 16DO Q124.0..125.7, 5 ngõ vào tương đồng AI
địa chỉ 752..761, hai ngõ ra AO 752..755
- CPU 314IFM: 20 ngõ vào số I124.0 … I126.3; 16 ngõ ra số Q124.0 …Q125.7; 4
ngõ vào tương đồng PIW128, PIW130, PIW132, PIW134; một ngõ ra tương đồng
PQW128.

1.1.2. Modul nguồn

PS: Modul nguồn nuôi có 3 loại là 2A ,5A và 10A

Hình 1.3. Cách bố trí vị trí modul nguồn

1.1.3 Modul CPU

Các module CPU khác nhau theo hình dạng chức năng, vận tốc xử lý lệnh. Loại 312IFM,
314IFM không có thẻ nhớ.Loại 312IFM, 313 không có pin nuôi.Loại 315-2DP, 316-2DP,
318-2 có cổng truyền thông DP. Các đèn báo có ý nghĩa sau:

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 13 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
STT Kí hiệu Màu Ý nghĩa

1 SF Đỏ Lỗi phần cứng hay mềm.

2 BATF Đỏ Lỗi pin nuôi.

3 DC5V Xanh Nguồn 5V bình thường.

4 FRCE Vàng Force request tích cực.

5 RUN Xanh CPU mode RUN ; LED chớp lúc start-up w. 1 Hz; mode
HALT w. 0.5 Hz

6 STOP Vàng CPU mode STOP hay HALT hay start-up; LED chớp khi
memory reset request.

7 BUSF Đỏ Lỗi phần cứng hay phần mềm ở giao diện PROFIBUS.

Bảng 1.1.Bảng ý nghĩa đèn báo trên CPU

Hình 1.4.Cấu tạo thân modul CPU

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 14 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
➢ Khóa mode có 4 vị trí:
- RUN-P chế độ lập trình và chạy
- RUN chế độ chạy chương trình
- STOP ngừng chạy chương trình
- MRES reset bộ nhớ
➢ Thẻ nhớ có thể có dung lượng từ 16KB đến 4MB, chứa chương trình từ PLC chuyển
qua và chuyển chương trình ngược trở lại cho CPU.
➢ Pin nuôi giúp nuôi chương trình và dữ liệu khi bị mất nguồn (tối đa 1 năm), ngoài ra
còn nuôi đồng hồ thời gian thực. Với loại CPU không có pin nuôi thi cũng có một
phần vùng nhớ được duy trì.
➢ Thông qua cổng truyền thông MPI (MultiPoint Interface) có thể nối : máy tính lập
trình, màn hình OP (Operator panel), các PLC có cổng MPI (S7-300, M7-300, S7-400,
M7-400, C7-6xx), S7-200, vận tốc truyền đến 187.5kbps (12Mbps với CPU 318-2,
10.2 kbps với S7-200) . Cổng Profibus –DP nối các thiết bị trên theo mạng Profibus
với vận tốc truyền lên đến 12Mbps.

1.1.4.Các vùng nhớ của PLC

- Vùng nhớ chương trình (load memory) chứa chương trình người dùng (không
chứa địa chỉ ký hiệu và chú thích) có thể là RAM hay EEPROM trong CPU hay
trên thẻ nhớ.
- Vùng nhớ làm việc (working memory) là RAM, chứa chương trình do vùng nhớ
chương trình chuyển qua; chỉ các phần chương trình cần thiết mới được chuyển
qua, phần nào không cần ở lại vùng nhớ chương trình , ví dụ block header, data
block.
- Vùng nhớ hệ thống (system memory) phục vụ cho chương trình người dùng, bao
gồm timer , counter, vùng nhớ dữ liệu M, bộ nhớ đệm xuất nhập…

➢ Trên CPU 312IFM và 314 IFM vùng nhớ chương trình là RAM và EEPROM; các
CPU khác có pin nuôi, vùng nhớ chương trình là RAM và thẻ nhớ. Khi mất nguồn hay
ở chế độ MRES ( reset bộ nhớ) RAM sẽ bị xóa. Một số vùng nhớ của RAM ( timer,
counter, vùng nhớ M, khối dữ liệu..) có thể khai báo là lưu giữ (retentive) bằng phần

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 15 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
mềm S7 để chuyển các vùng này sang bộ nhớ lưu giữ (NVRAM non volative ) dù
không có pin nuôi, kích thước cụ thể tùy loại CPU.

Thông số CPU 312IFM CPU 313 CPU 314 CPU 314IFM

Working 6KB 12KB 24KB 32KB


memory

Load memory 20 KBRAM 20KBRAM 40KB 48 KB RAM

20KBEEPRO Up to 4MB Up to 4MB 48KBEEPRO


M M

Vận tốc 0.7ms/1000 0.7ms/1000 0.3ms/1000 0.3ms/1000


lệnh nhị phân lệnh nhị phân lệnh nhị phân lệnh nhị phân

Data Memory 1KB 2KB 2KB 1KB


MB0…MB71 MB0…MB71 MB0…MB255 MB0…MB143

Preset Preset Preset Preset

MB0…MB15 MB0…MB15 MB0…MB15 MB0…MB15

Counter C0…C31 C0…C63 C0…C63 C0…C63

Timer T0…T63 T0…T127 T0…T127 T0…T127

Digital inputs 10 integrated + 128 512 496 + 20


128 intergrated

Digital 6 integrated + 128 512 496 + 20


outputs 128 intergrated

Analog inputs 32 32 64 64 + 4
integrated

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 16 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Analog 32 32 64 64 +
outputs 1integrated

Process image I0.0…I127.0 I0.0…I127.0 I0.0…I127.0


inputs

Process image Q0.0…Q127.0 Q0.0…Q127.0 Q0.0…Q127.0


ouputs

Bảng 1.2.Các thông số của CPU

Hình 1.5.Cấu tạo modul IM.

➢ Module IM360 gắn ở rack 0 kế CPU dùng để ghép nối với module IM361 đặt ở các
rack 1, 2, 3 giúp kết nối các module mở rộng với CPU khi số module lớn hơn tám. Cáp
nối giữa hai rack là loại 368.

➢ Trong trường hợp chỉ có hai rack, ta dùng loại IM365.

1.1.5. Modul tín hiệu

1.1.5.1. Module vào số

- SM 321; DI 32 _ 24 VDC
- SM 321; DI 16 _ 24 VDC
- SM 321; DI 16 _ 120 VAC
GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 17 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
- SM 321; DI 8 _ 120/230 VAC
- SM 321; DI 32 _ 120 VAC

1.1.5.2.Module ra số

- SM 322; DO 32 _ 24 VDC/0.5 A
- SM 322; DO 16 _ 24 VDC/0.5 A
- SM 322; DO 8 _ 24 VDC/2 A
- SM 322; DO 16 _ 120 VAC/1 A
- SM 322; DO 8 _ 120/230 VAC/2 A
- SM 322; DO 32_ 120 VAC/1.0 A
- SM 322; DO 16 _ 120 VAC ReLay
- SM 322; DO 8 _ 230 VAC Relay
- SM 322; DO 8 _ 230 VAC/5A Relay
1.1.5.3.Module vào/ ra

- SM 323; DI 16/DO 16 _ 24 VDC/0.5 A

- SM 323; DI 8/DO 8 _ 24 VDC/0.5 A

1.1.5.4. Module Analog In

➢ Module analog in có nhiều ngõ vào, dùng để đo điện áp, dòng điện, điện trở ba dây,
bốn dây, nhiệt độ. Có nhiều tầm đo, độ phân giải, thời gian chuyển đổi khác nhau. Cài
đặt thông số hoạt động cho module bằng phần mềm S7- Simatic 300 Station –
Hardware và hoặc chương trình người dùng sử dụng hàm SFC 55, 56, 57 phù hợp hoặc
cài đặt nhờ modulle tầm đo (measuring range module) gắn trên module SM. Kết quả
chuyển đổi là số nhị phân phụ hai với bit MSB là bit dấu.

- SM331 AI 2*12 : module chuyển đổi hai kênh vi sai áp hoặc dòng, hoặc một kênh
điện trở 2/3/4 dây, dùng phương pháp tích phân, thời gian chuyển đổi từ 5ms đến
100ms, độ phân giải 9, 12, 14 bit + dấu, các tầm đo như sau: 80 mV; 250 mV;
 500 mV; 1000 mV;  2.5 V;  5 V;1 .. 5 V;  10 V;  3.2 mA;  10 mA;  20
mA; 0 .. 20 mA; 4 ..20 mA. Điện trở 150; 300 ; 600 . Đo nhiệt độ dùng cặp
nhiệt E, N, J, K, L, nhiệt kế điện trở Pt 100, Ni 100. Các thông số mặc định đã

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 18 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
được cài sẵn trên module, kết hợp với đặt vị trí của module tầm đo (bốn vị trí A, B,
C, D) nếu không cần thay đổi thì có thể sử dụng ngay.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 19 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Hình 1.6.Các thông số của SM331 2*12 bit

- SM331, AI 8*12bit , 8 kênh vi sai chia làm hai nhóm, độ phân giải 9 (12,14 ) bit
+ dấu
- SM331, AI 8*16bit , 8 kênh vi sai chia làm 2 nhóm , độ phân giải 15 bit + dấu

1.1.5.5.Module Analog Out

➢ Cung cấp áp hay dòng phụ thuộc số nhị phân phụ hai

- SM332 AO 4*12 bit: 4 ngõ ra dòng hay áp độ phân giải 12 bit, thời gian chuyển
đổi 0.8 ms .
- SM332 AO 2*12 bit
- SM332 AO 4*16 bit
- SM332 AO 8*12 bit

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 20 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Hình 1.7.Các thông số của SM332 8*12 bit

1.1.5.6.Module Analog In/Out

- SM 334; AI 4/AO 2 * 8 Bit


- SM334; AI 4/AO 2* 12 Bit

1.1.6 : Module chức năng FM

- FM351, 353, 354, 357-2 : điều khiển định vị

- FM352: bộ điều khiển cam điện tử

- FM355: bộ điều khiển hệ kín

- FM350-1 : đếm xung một kênh

- FM350-2 : đếm xung tám kênh

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 21 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
1.2.Kỹ thuật lập trình

➢ Chương trình người dùng thường được chia nhỏ thành từng khối theo kiểu chương
trình cấu trúc, giúp cho việc lập trình và sửa lỗi thuận tiện. Có nhiều loại khối logic:
- Khối tổ chức OB (Organization blocks).
- Khối hàm hệ thống SFB (System function blocks) và hàm hệ thống SFC (System
function( tích hợp trong PLC).
- Khối hàm FB ( Function Blocks) trong thư viện hay người dùng tự viết.
- Khối hàm FC ( Functions) trong thư viện hay người dùng tự viết.
- Khối hàm dữ liệu Instance (Instance Data Blocks) liên kết với FB/SFB.
- Khối dữ liệu chia sẻ (Shared Data Blocks).

1.2.1.Kỹ thuật lập trình tuyến tính

➢ Kỹ thuật lập trình tuyến tính là phương pháp lập trình mà toàn bộ chương trình ứng
dụng sẽ chỉ nằm trong một khối OB1. Kỹ thuật này có ưu điểm là gọn, rất phù hợp với
những bài toán điều khiển đơn giản, ít nhiệm vụ.
➢ Do toàn bộ chương trình điều khiển chỉ nằm trong khối OB1 sẽ gần như là được thường
trực trong vùng nhớ Work memory, trừ trường hợp khi hệ thống phải xử lý các tín hiệu
báo ngắt. Ngoài khối OB1, trong vùng Work memory còn có miền nhớ địa phương
(local block) cấp phát cho OB1 và những khối DB được OB1 sử dụng.

Chuyển OB1 từ Load memory


vào Work memory và cấp phát
local block cho nó System
Thực memory
hiện OB1
Hệ điều trong Share DB
hành Work
memory
Instance
DB
Xóa OB1 và giải phóng local
block trong Work memory

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 22 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
1.2.2.Lập trình có cấu trúc

➢ Lập trình có cấu trúc (structure programming) là kỹ thuật cài đặt thuật toán điều khiển
bằng các chia nhỏ thành các khối chương trình FC hay FB với mỗi khối thực hiện một
nhiệm vụ cụ thể của bài toán điều khiển chung và toàn bộ các khối chương trình này
lại được quản lý một cách thống nhất bởi khối OB1. Trong OB1 có các lệnh gọi những
khối chương trình con theo thứ tự phù hợp với bài toán điều khiển đặt ra.
➢ Hoàn toàn tương tự, một nhiệm vụ điều khiển con có thể còn được chia nhỏ thành
nhiều nhiệm vụ nhỏ và cụ thể hơn nữa, do đó một khối chương trình con cũng có thể
được gọi từ một khối chương trình con khác. Duy có điều cấm kỵ ta cần phải tránh là
không bao giờ một khối chương trình con lại gọi đến chính nó. Ngoài ra, do có sự hạn
chế về ngăn xếp của các module CPU nên không được tổ chức chương trình con gọi
lồng nhau quá số lần mà module CPU được sử dụng cho phép.
➢ Giữa khối mẹ và khối con có sự liên kết qua việc trao đổi các giá trị. Khi gọi khối con,
khối mẹ cần cho những sơ kiện thông qua các tham trị đầu vào để khối con thực hiện
nhiệm vụ. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, khối con phải trả lại cho khối mẹ kết quả
bằng những tham trị đầu ra. Hệ điều hành của CPU tổ chức việc truyền tham trị thông
qua local block của từng khối con.

Chuyển FC10 vào Work memory,


cấp phát local block và gán tham
trị từ OB1

OB1
FC10
Call FC10

Trả tham trị về OB1. Xóa FC10


và local block trong Work
memory

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 23 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
➢ Như vậy, khi thực hiện lệnh gọi một khối con, hệ điều hành sẽ:
- Chuyển khối con được gọi từ vùng Load memory vào vùng Work memory.
- Cấp phát cho khối con một phần bộ nhớ trong Work memory để làm local block.
Cấu trúc local block được quy định khi soạn thảo các khối.
- Truyền các tham trị từ khối mẹ cho biến hình thức IN, IN-OUT của local block.
- Sau khi khối con thực hiện xong nhiệm vụ và ghi kết quả dưới dạng tham trị đầu
ra cho biến OUT, IN-OUT của local block, hệ điều hành sẽ chuyển các tham trị này
cho khối mẹ và giải phóng khối con cùng local block ra khỏi vùng Work memory.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 24 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG RỬA XE TỰ ĐỘNG
2.1. Đặt vấn đề

Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật, kĩ thuật điện tử mà trong
đó điểu khiển tự động đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học kĩ thuật,
quản lý, công nghiệp tự động hóa, công nghệ thông tin…do đó chúng ta phải nắm bắt và vận
dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp phần vào sự phát triển nền khoa học kỹ thuật thế
giới nói chung và sự phát triển kỹ thuật điểu khiển tự động nói riêng. Xuất phát từ đợt đi thực
tập tại nhà máy sản xuất ô tô, các khu công nghiệp và đi thực tế tại các trung tâm bảo dưỡng
xe hơi, chúng em đã thấy được dịch vụ rửa xe tại Việt Nam đang rất phát triển khi số lượng
xe hơi Việt Nam đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, quá trình rửa xe vẫn chưa được tự động
hóa hoàn toàn để giảm bớt thời gian, nhân công, cũng như là nâng cao chất lượng của dịch
vụ.Ở Việt Nam thì cơ sở hạ tầng phục vụ cho giao thông chưa được hoàn thiện nên vào mùa
mưa thì các trạm rửa xe từ tự động đến thô sơ đều quá tải và chất lượng dịch vụ cũng không
được đảm bảo. Hình ảnh hàng xe xếp hàng để chờ rửa xe tại Hà Nội vào mùa mưa không phải
là hiếm. Tại Hà Nội chỉ có khoảng 5-6 trạm rửa xe tự động nhưng các trạm rửa xe này cũng
chỉ tự động hóa được 1-2 khâu trong quá trình rửa xe. Hầu hết, các trạm rửa xe tự động này
đều là nhập từ nước ngoài nên không phù hợp với nhu cầu rửa xe hơi tại Việt Nam, các chỉ
số về kĩ thuật cũng như chất lượng. Từ những điều đã được nhìn trong thực tế cuộc sống và
những kiến thức đã học ở trường, chúng em đã hình thành ý tưởng xây dựng một hệ thống
rửa xe tự động hoàn toàn để tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân công lao động và nâng
cao được chất lượng dịch vụ rửa xe. Trong quá trình thực hiện ý tưởng của mình, chúng em
đã xây dựng một mô hình hệ thống rửa xe tự động rất gần gũi với thực tế, mô phỏng chính
xác các quá trình rửa xe hơi. Mô hình rửa xe tự động này đã giải quyết được các yêu cầu về
giảm chi phí, thời gian cũng như là nâng cao chất lượng của dịch vụ rửa xe. Chúng em hi
vọng rằng mô hình này có thể được áp dụng trong thực tế để đáp ứng được nhu cầu rửa xe ở
nước ta góp phần làm nâng cao chất lượng dịch vụ cuộc sống và sự phát triển của lĩnh vực
điểu khiển tự động hóa tại Việt Nam.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 25 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
2.2. CÔNG NGHỆ RỬA XE HIỆN NAY

2.2.1.Giới thiệu

➢ Trong cuộc sống hiện tại thì nhu cầu sử dụng những dịch vụ nhanh nhất, tiện lợi nhất
của con người ngày càng tăng lên.Tại Việt Nam một đất nước có số lượng ô tô khá
lớn:110520 năm 2013(báo cáo của Hiệp hội ô tô Việt Nam -VAMA ) và theo dự tính
của VAMA thì lượng xe sẽ tiêu thụ trong năm 2014 sẽ tăng 9% với 120.000 chiếc.
➢ Với hệ thống đường giao thông còn chưa hoàn thiện ở Việt Nam thì xe ô tô tham gia
giao thông bị bụi bẩn là không thể tránh khỏi khiến nhu cầu rửa xe ở nước ta ngày càng
tăng. Đặc biệt với khi hậu nước ta có mùa mưa và mùa khô trong nhiều tháng thì nhu
cầu rửa xe trong thời gian này là thực sự cần thiết.
➢ Ở các nước phát triển thì dịch vụ “ rửa xe ô tô” là một dịch vụ không thể thiếu. Còn ở
các nước đang phát triển như nước ta thì nó chưa hề phát triển.Nhưng đất nước ta đang
trên đà hội nhập và phát triển trong một tương lai không xa nó sẽ trở thành một dịch
vụ không thể thiếu.

Công nghệ rửa xe ô tô có thể được chia làm 4 giai đoạn như sau:

- Phun nước áp suất cao để loại bỏ bớt bụi và đất bám.( để tránh xe bị sước khi lau)
- Phun bọt và chất tẩy.
- Lau xe bằng hệ thống chổi lau.
- Hệ thống sấy khô.

Phun nước Phun chất tẩy Lau xe Sấy khô

2.2.2.Các phương pháp rửa xe hiện tại.

Ở Việt Nam hiện tại có 3 phương pháp rửa xe chủ yếu đó là thủ công, tự động và bán
tự động.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 26 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Các phương pháp rửa xe tại
Việt Nam

Thủ Công Bán tự động Tự động

Vốn đầu tư thấp, máy Vốn đầu tư tương đối Vốn đầu tư lớn, thay
móc đơn giản cần cao, tiết kiệm thời thế hoàn toàn con
nhiều nhiều nhân gian, con người nhưng người, tiết kiệm thời
công. Nhưng năng chưa tuyệt đối. Năng
gian.Năng suất cao.Hệ
suất thấp.Hệ thống suất tương đối cao. Hệ
thống này chiếm tỷ lệ thống này chiếm tỷ lệ
này chiếm tỷ lệ lớn. rất ít.
nhỏ
Ở Việt Nam thì dịch vụ rửa xe bằng phương pháp thủ công chiếm tỷ lệ đa số. Phương
pháp này tồn tại rất nhiều nhược điểm:

- Giá cả khá cao: 50.000đ/1 xe


- Tốn sức lao động,mất nhiều thời gian chờ đợi.
- Chất lượng phụ thuộc vào nhân viên rửa xe.
- Các vấn đề khác như môi trường… chưa được giải quyết.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 27 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Hình 2.1a Hình 2.1b

Hình 2.1. Người lao động bảo dưỡng xe bằng máy móc

2.3.Hệ thống rửa xe ô tô tự động.

2.3.1.Ý tưởng xây dựng hệ thống.

Trạm rửa xe tự động giải quyết vấn đề dịch vụ rửa xe tại Việt Nam. Hệ thống ra đời sẽ
giải quyết được các yêu cầu sau:

- Thời gian rửa xe.


- Chất lượng dịch vụ rửa xe.
- Chi phí rửa xe.
- Các vấn đề về môi trường như xử lý nước thải,…

Tại Việt Nam thì ô tô loại nhỏ từ 5-7 chỗ chiếm tỷ lệ rất lớn. Tính đến năm 2013 thì
doanh số xe hơi đã gấp xấp xỉ 3 lần xe tải. Loại xe có kích thước rộng và cao dưới 2m
chiếm tỷ lệ lớn.

Công nghệ rửa xe tải cho công trường cũng khá đơn giản: thông thường là thủ công hoặc
bán tự động do yêu cầu công việc. Vì vậy đề tài chỉ tập trung vào các loại xe con 4 chỗ đến
7 chỗ( loại xe chiếm thị phần lớn).

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 28 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Hình 2.2 . Kích thước xe 5 chỗ

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 29 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
2.3.2. Công nghệ rửa xe tự động

Dựa trên các giai đoạn rửa xe có thể chia hệ thống rửa xe thành 4 phần nhỏ:

- Hệ thống nước(phun nước, chất tẩy, có thể là xử lý nước).


- Hệ thống chổi lau.
- Hệ thống sấy khô.
- Hệ thống băng tải di chuyển xe.

2.3.2.1. Thiết kế kích thước nhà xưởng.

Dựa vào kích thước của xe5 chỗ ta có thể thiết kế nhà xưởng như hình vẽ:

Hình 2.3. Kích thước nhà xưởng

2.3.2.2. Hệ thống phun nước.

Hình 2.4.Sơ đồ bố trí thiết bị trong mặt bằng nhà xưởng

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 30 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
- Cảm biến quang được đặt cách mặt đất: 20 cm
- Bơm cao áp và bơm nước thường được đặt trong tủ điện 2 bên
- 8 Béc phun nước hai bên được đặt cách mặt đất 0,8m. Béc phun nước dưới gầm
xe được đặt sát với mặt đất. Ngoài ra còn 4 béc phía trên nóc xe được gắn sát với
trần của xưởng.

Nguyên lý hoạt động:Khi 2 cảm biến đã bắt báo xe vào xưởng bơm nước thì 4 bơm
bắt đầu bơm nước rửa xe. Ba bơm cao áp sẽ có tác dụng rửa sạch phần phía dưới và 2 bên
xe(phần bám nhiều bẩn nhất). Sau một khoảng thời gian thì ta sẽ dùng van điện từ để
khóa bể nước và chuyển sang chế độ phun chất tẩy rửa. Sau đó một khoảng thời gian thì
xe chuyển sang giai đoạn khác.

Hình 2.5.Sơ đồ bơm nước

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 31 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
➢ Tính chọn các thiết bị cho hệ thống bơm nước.
Tính toán đường kính đường ống nhỏ từ điểm cút tới 3 đầu phun.

Dựa vào công thức:

4Q
D=
3,14V

Trong đó:

• D: Đường kính ống (m)


• Q: Lưu lượng trong ống (l/s)
• V: Vận tốc nước m/s

Ở đây ta chọn theo tiêu chuẩn nước dùng cho mọi nhu cầu sinh hoạt với V=1,2 m/s

Theo khảo sát thực tế thì áp suất thực tế tại đầu phun Pa=130 bar, lưu lượng nước là
Q=15 (l/p) = 0,25 l/s.

Do đó ta có đường kính ống nước là:

4Q 4.0,25
D= = =0,16(dm)
3,14V 3,14.12

Ta chọn ống DN16

➢ Tính toán đường kính đường ống chính từ bể chứa tới cút nối.

Ta có Q= 45 l/p = 0,75 l/s

Pa= 130 bar

Theo công thức ở phần 1 ta có đường kính của ống là

4Q 4.0,75
D= = =0,28(dm)
3,14V 3,14.12

Do đó chọn ống DN28.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 32 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
➢ Tính chọn công suất động cơ bơm nước.
Công suất điện của động cơ :
Pa .10−3.Q
Pbơm=

Trong đó:

- Pbơm: Công suất điện của động cơ.(W)


- Pa: Áp suất đường ống.(Pa)
- Q: Lưu lượng nước đường ống.(l/s)
- η: Hiệu suất sử dụng của động cơ (η= 0,65÷0,9)

Đổi Pa=130 bar=130.105 (Pa)

→ Pbơm =130.105.10-3. 0,25 = 3611(W) = 3,6 (kW)


0,9

Để chọn động cơ thực tế ta nhân với hệ số dự trữ 1,4.

Do đó công suất của động cơ bơm nước là: Pbom tt =3,6.1,4≈ 5kW

2.3.2.3. Hệ thống chổi lau.

Hệ thống chổi lau thực hiện chức năng tẩy sạch các vết bẩn trên thân xe như bánh, cửa
kính, mui xe và phía sau xe. Để thực hiện được chức năng này ta cần bố trí các chổi lau như
sơ đồ bên dưới.

Bao gồm:

- Hai chổi lau phía trước C1,C2 xe làm bằng loại mút không thấm nước.
- Hai chổi lau lốp L1,L2 hai bên được làm bằng sợi nhựa cứng.
- Một chổi lau phía trên T1 được làm bằng loại mút không thấm nước như 2 chổi
lau C1 và C2.
- Hai chổi lau phía trước C1,C2 xe làm bằng loại mút không thấm nước.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 33 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Hình 2.6.Kích thước 2 chổi lau phía trên

➢ Hai chổi lau sẽ được điểu khiển vào ra bởi 2 động cơ di chuyển từ vị trí 1 vào vị trí
2 gặp biến thì sẽ quay trở về vị trí 1.

Hình 2.7. Sơ đồ cảm biến điều khiển hành trình chổi lau C1,C2

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 34 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
➢ Cảm biến sẽ sử dụng để điểu khiển chổi lau là cảm biến tiệm cận điện cảm.

Hình2.8 . Cảm biến tiệm cận điện cảm

➢ Hai chổi lau lốp L1,L2 hai bên được làm bằng sợi nhựa cứng

Hình2.9. Kích thước chổi lau lốp

➢ Để điều khiển chổi lai lốp chúng ta sẽ sử dụng hệ thống cảm biến quang Q1,
Q2, Q3(cảm biến bắt lốp) .

Hình 2.10.Sơ đồ bố trí cảm biến quang Q1,Q2,Q3

➢ Cảm biến Q1 được đặt cao nhất sẽ bắt được phần lốp phía trên.Hai cảm biến Q2,Q3
đặt ở phía dưới thấp hơn gầm xe, chỉ có thể bắt chúng lốp mà không bắt phân thân

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 35 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
xe. Ba cảm biến sẽ xác định đúng vị trí lốp.Khi xe cảm biến bắt được lốp thì 2 động
cơ sẽ đẩy chổi lau lốp ra và thực hiện quá trình rửa lốp xe.

Hình 2.11. Kích thước chổi lau phía trên T1

➢ Chổi lau T1 được đặt phía trên cao, khi xe đi vào nó sẽ được hạ xuống và lau phần
mui xe, nóc xe, mui sau xe. Để tránh cho chổi lau hạ xuống không bị va đập vào xe
ta sẽ dùng một cảm biến quang để xác định vị trí của chổi lau so với thân xe. Ta sử
dụng một động cơ để nâng hạ chổi lau.

Hình 2.12. Hành trình chổi lau phía trên

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 36 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
➢ Ban đầu xe di chuyển vào chổi lau xe. Nếu cảm biến quang gặp phần thân xethì động
cơ sẽ nâng chổi lau lên đến khi không gặp nữa thì dừng lại. Hành trình cứ tiếp tục
cho đến khi cảm biến lốp bắt được lốp sau của xe thì thay đổi như sau: Nếu cảm biến
không gặp thân xe thì động cơ sẽ hạ xuống cho đến khi gặp thì dừng lại.

Ngoài ra hệ thống còn sử dụng

- 3 cảm biến tiệm cận A1, A2, A3


- 3 cảm biến quang Q1, Q2, Q3
- 2 động cơ điều khiển chổi lau lốp
- 1 động cơ điều khiển chổi lau T1
- 2 động cơ chổi lau C1, C2
- 2 động cơ chổi lau lốp L1,L2
- 1 động cơ điều khiển chổi lau T1
- 1 động cơ điều khiển hành trình của 2 chổi lau C1, C2
- 3 động cơ bơm nước từ phía trên xuống và 2 bên trong quá trình lau.

Thuyết minh hoạt động của hệ thống.

Quá trình hoạt động của hệ thống lau xe sẽ chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Xe tiến vào vị trí cảm biến quang Q1 bắt. 2 chổi lau C1, C2 vừa quay
quanh trục vừa di chuyển vào giữa tiến gần đến cảm biến tiệm cận A1 thực hiện quá
trình lau phía trước xe. Đồng thời 2 động cơ đẩy ra 2 chổi lau L1, L2 quay thực hiện
quá trình lau 2 lốp phía trước. Lúc đó chổi lau T1 quay và được động cơ hạ xuống
lau phần mui xe.
- Giai đoạn 2: Hai chổi lau C1, C2 di chuyển vào giữa gặp cảm biến A1 thì di chuyển
ngược trở lại và gặp cảm biến tiệm cận A2 thì dừng lại và quay tại chỗ. Lúc này thì
2 động cơ điều khiển chổi lau lốp L1, L2 thu lại, động cơ điều khiển chổi lau phía
trên T1 cũng thu lại nâng chổi lau T1 lên.
- Giai đoạn 3: Khi chổi lau T1 được nâng lên gặp cảm biến tiệm cận A3 thì lúc này xe
mới tiếp tục di chuyển. Trong khi xe di chuyển thì 2 chổi lau 2 bên quay và làm sạch
phần 2 bên hông xe, Chổi lau T1 quay làm sạch phần nóc xe. Xe di chuyển gặp cảm
biến quang Q2 thì xe dừng lại. Lúc này chổi lau lốp L1, L2 lại được đưa ra và lau 2

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 37 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
lốp phía sau. Chổi lau phía trên T1 được hạ xuống và làm sạch phần phía đuôi sau
xe.
- Giai đoạn 4: Sau một khoảng thời gian thì chổi lau lốp L1, L2 trở về vị trí, chổi lau
T1 được nâng lên chạm cảm biến tiệm cận A3 thì xe tiếp tục đi. Các chổi lau L1, L2,
T1 ngừng hoạt động. Khi xe gặp cảm biến quang Q3 thì dừng lại 2 chổi lau C1, C2
di chuyển vào giữa và thực hiện quá trình lau phần phía sau xe đến khi gặp cảm biến
tiệm cận A1 thì di chuyển ngược lại và gặp A1 thì dừng lại. Ngắt tất cả các thiết bị
trong quá trình lau. Xe tiếp tục di chuyển.

Trong quá trình lau luôn có hai bơm cung cấp nước cho quá trình lau

Thiết bị Số lượng
Động cơ chổi C1, C2, L1, L2, T1 5
Động cơ điều khiển chổi C1, C2 1
Cảm biến tiệm cận 3
Cảm biến quang 3
Xi lanh 3
Động cơ bơm nước 3

Bảng2.1 . Bảng thống kê thiết bị hệ thống lau xe

➢ Tính toán công suất các động cơ


- Động cơ quay chổi lau 2 bên.

Khối lượng của chổi lau 2 bên: m=10 kg;

P
Ta có mômen xoắn trục động cơ là: M= ;

Trong đó:

P: Công suất của động cơ.

ω: tốc độ quay định mức của động cơ.

Bán kính chổi lau là 0,3m; tốc độ của động cơ v=955 vòng/phút.

Để chổi quay được thì M > Mc (do trọng lực)

Do đó ta có mômen xoắn trục động cơ.


GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 38 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
M=F.d=P.d=mg.d=10.10.0.3=30(N.m)

Vậy công suất của động cơ là:

P=M. ω=30. 955 =3(kW)


9,55

- Động cơ quay chổi lau trên.

Thông số của chổi lau trên: bán kính R=0.4m; chiều dài l=1,6m; khối lượng m=10 kg

P
Ta có mômen xoắn trục động cơ là: M= ;

Trong đó:

P: Công suất của động cơ.

ω: tốc độ quay định mức của động cơ.

Tốc độ của động cơ v=955 vòng/phút.

Để chổi quay được thì M > Mc (do trọng lực)

Do đó ta có mômen xoắn trục động cơ

M=F.d=P.d=mg.d=10.10.0.4=40(N.m)

Vậy công suất của động cơ là: P=M. ω=30. 955 =4(kW)
9,55

- Động cơ lau lốp.

Thông số của chổi lau trên: bán kính R=0,225m; chiều dài l=0,3m; khối lượng m=5 kg.

P
Ta có mômen xoắn trục động cơ là: M=

Trong đó:

P: Công suất của động cơ.

ω: tốc độ quay định mức của động cơ.

Tốc độ của động cơ v=955 vòng/phút.

Để chổi quay được thì M > Mc (do trọng lực)

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 39 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Do đó ta có mômen xoắn trục động cơ

M=F.d=P.d=mg.d=5.10.0.225=11,25(N.m)

Vậy công suất của động cơ là

P=M. ω=11,25. 955 =1,125(kW)


9,55

- Động cơ di chuyển chổi lau trên lên xuống.

Ở đây do xe cao khoảng 1,7m, ta đặt chổi lau ở vi trí ban đầu cao 0.7m; động cơ sẽ phải
kéo tải 1 đoạn dài nhất khoảng 1m.

Khi đó công toàn phần của động cơ được tính theo công thức:

P =mgh=10.10.1=100(J)

Xác định thời gian kéo theo yêu cầu 10s

P 100
P= = = 10 (W)
t 10

Công suất của động cơ điện như sau:

P 10
Pdc= = = 14.7W
0,8.0,85 0,8.0,85

- Động cơ di chuyển chổi lau hai bên.

Động cơ lau 2 bên sẽ di chuyển chổi 1 đoạn 0,2m.

Lực cần thiết để dịch chuyển vật liệu:

F1 = L.σ.k1.g.cosβ = L’. σ.k1.g Với β = 0(băng tải nằm ngang).

 F = 0,2 . 50 .10 . 0,05 = 5 (N)

Với L = 15.2 (m); . σ = 50 (g) ; g =10

Vì thành phần pháp tuyến Fn tạo ra lực cản ma sát trong các ổ đỡ và ma sát giữa băng tải
và con lăn.

Trong đó: β là góc nghiêng của băng tải

L là chiều dài băng tải

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 40 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
σ là khối lượng vật liệu trên 1m chiều dài

K1 là hệ số tính đến khi dịch chuyển vật liệu k1 = 0,05

Công suất cần thiết để dịch chuyển vật liệu:

P1 = F1.v = L’. σ.k1.g.v=5.1 = 5(W)

Lực cản do các loại ma sát sinh ra khi băng tải chuyển động không tải:

F2 = 2.L.σb.k2.g.cosβ = 2.0,2.50.10.0,005 = 1 (W)

Trong đó:

k2 là hệ số tính đến lực cản khi không tải, k2 = 0,005

σb là khối lượng băng tải trên 1m chiều dài băng

Công suất cần thiết để khắc phục lực cản ma sát:

P2 = F2.v = 2.L’. σb.k2.g = 1 (W)

Lực cần thiết để nâng vật:F3 = ± L.σ.g.sinβ

Trong đó dấu(+) là khi băng tải đi lên, (-) là khi băng tải đi xuống

Công suất nâng: P3 = F3.v= ±σ.H.v.g

Công suất tĩnh của băng tải

P = P1 + P2 + P3 = 5+1 + 0 = 5(W) = 0.005 (kW)

Vậy công suất động cơ truyền động băng tải được tính theo biểu thức sau:
𝑃
Pđc = k3. = 1,2. 5 = 6.6(W)
𝑛 0,9

Trong đó k3 là hệ số dự trữ về công suất (k3 = 1,2 ÷ 1,25)

N là hiệu suất truyền động.

2.3.2.4.Hệ thống sấy khô.

Các phương pháp sấy khô.

Dựa vào phương thức cung cấp nhiệt người ta chia thiết bị sấy làm ba loại:

- Sấy đối lưu.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 41 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
- Sấy tiếp xúc.
- Sấy bức xạ.

Tuy nhiên trong công nghiệp phương thức sấy đối lưu được sử dụng phổ biến nhất.

Các thiết bị sấy đối lưu:

➢ Thiết bị sấy buồng: Thiết bị làm việc theo chu kỳ.Độ ẩm và nhiệt đọ thay đổi theo
thời gian sấy. Chế độ nhiệt là không ổn định.Trong thiết bị sấy buồng, mỗi chất sấy
có thể chuyển động tự nhiên hay cưỡng bức nhờ quạt gió. Vật liệu được để trên khay,
treo trên giá hoặc để trên băng tải.
• Ưu điểm:
- Đơn giản,dễ vận hành.
- Vốn đầu tư ít.
-Dễ thao tác.
• Nhược điểm:
- Làm việc gián đoạn.
- Phù hợp với sấy vật liệu dạng đơn chiếc.
- Do lớp vật liệu nằm bất động nên tốc độ tách ẩm chậm.
➢ Thiết bị sấy hầm: làm việc liên tục. Vật liệu được chất trên khay để tren xe hoặc để
trên băng tải và được đưa vào ở một đầu hầm và lấy ra ở cuối đầu kia.
• Ưu điểm:
- Đơn giản.
- Năng suất khá lớn.
- Ít xáo trộn vật liệu.
- Vật liệu sấy ít gãy nát.
• Nhược điểm:

- Cường độ sấy chưa cao.

- Sấy không đều do có sự phân lớp nóng và lạnh theo chiều cao hầm sấy.

- Phù hợp với vật liệu đơn chiếc.

- Tiêu tốn nhiều nhân công.

➢ Thiết bị sấy băng tải: dùng băng chuyền để vận chuyển vật liệu

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 42 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
• Ưu điểm:

- Vậy liệu được xáo trộn nên tốc độ sấy nhanh.

- Thiết bị làm việc liên tục nên chiều dày lớp vật liệu trên bẳng tải phải được
ổn định.

• Nhược điểm:
- Có khả năng làm gãy nát vật liệu
- Kích thước thiết bị khá cồng kềnh,sự truyền động khá phức tạp do phải
truyền động cho nhiều băng tải.
➢ Thiết bị sấy thùng quay.
➢ Thiết bị sấy tháp.
➢ Thiết bị sây phun: Phun vật liệu (chất lỏng ) thành hạt nhỏ và rơi trong hệ thống.
➢ Thiêt bị sấy tầng sôi: Vật liệu sấy ở thể sôi, trao đổi ẩm với dòng tác nhân.

• Ưu điểm:
- Máy chiếm ít mặt bằng.
- Hạt chuyển động qua buồng sấy dễ dàng.
- Độ ẩm hạt sau khi sấy đồng đều.
➢ Thiết bị sấy thổi khí:
• Ưu điểm: Thiết bị có kết cấu đơn giản, gọn, vốn đầu tư ít, sấy vât liệu khô
đều, năng suất cao.
• Nhược điểm: Tiêu tốn nhiều năng lượng. Chỉ dùng để tách ẩm bề mặt ( ẩm tự
do ) và dùng để sấy các vật liệu có trở lực truyền ẩm bé.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 43 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Hình 2.13.Sơ đồ hệ thống sấy

Sử dụng phương pháp thổi khí.

Thuyết minh hệ thống: Khi xe gặp cảm biến quang thì các bơm sấy hoạt động thổi khô
xe;xe từ từ đi qua hệ thống sấy. Sau khi gặp cảm biến thứ 2 thì băng tải và hệ thống sấy
ngừng hoạt động.

Thiết bị Số lượng Vị trí

Cảm biến quang 2

Động cơ sấy khô nước 4 2 Phía trên, 2 bên xe

Bảng 2.2. Bảng thống kê các thiết bị sử dụng trong hệ thống sấy khô

2.3.2.5. Hệ thống di chuyển xe.

Hệ thống di chuyển xe được sử dụng ở đây đó là hệ thống băng tải dùng động cơ kéo.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 44 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Hình 2.14a Hình 2.14b

Hình 2.14.Băng tải di chuyển xe

Ở đây chúng em sử dụng động cơ không đồng bộ 3 pha để kéo băng tải vì một số ưu
điểm sau:

- Cấu tạo đơn giản , làm việc chắc chắn, dễ bảo quản, giá thành hạ.
- Dùng trực tiếp lưới điện xoay chiều ba pha mà không cần trang bị thêm các thiết
bị biến đổi kèm theo.

Tuy nhược điểm của động cơ không đồng bộ là điều chỉnh và khống chế tốc độkhá khó
khăn nhưng ngày nay người ta đã sử dụng kết hợp với các thiết bị như biến tần để điều khiển
dễ dàng hơn.

Hệ truyền động băng tải có momen khởi động rất lớn. Momen khởi động lớn dẫn đến
làm hỏng các thiết bị cơ khí và quá tải nguồn cấp điện. Đặc biệt trên những băng tải dài, tải
khởi động càng cao vì có nhiều vật liệu trên băng tải hơn. Khi đó quá trình khởi động đòi
hỏi momen khởi động và dòng điện khởi động cao hơn.Bộ khởi động mềm có thể được sử
dụng để giảm dòng khởi động, nhưng cũng làm giảm momen khởi động. Nếu momen khởi
động không đủ lớn để thắng quán tính của băng tải thì băng tải sẽ không khởi động được.

Biến tần có thể tạo momen khởi động cao nhưng vẫn đảm bảo dòng điện trong giới hạn
cho phép của lưới, dòng điện khởi động không bị tăng quá cao và điện áp lưới cũng không
bị sụt giảm trong quá trình khởi động. Ngoài ra, biến tần có thể điều chỉnh hệ số công suất
luôn ở một giá trị ổn định do đó góp phần giữ ổn định lưới điện.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 45 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Với lưới điện ổn định hơn, tất cả các thiết bị điện trong nhà máy vận hành tin cậy hơn,
nâng cao năng suất và làm giảm hỏng hóc. Băng tải khởi động trơn với momen được điều
khiển phù hợp cũng làm giảm bớt sự cố căng trượt của băng tải.

Bên cạnh việc giảm thiểu sự cố vận hành của băng tải, biến tần mang lạ vận hành hiệu
quả bằng cách điều khiển trơn và chính xác tốc độ động cơ băng tải, cho phép điều chỉnh
tốc độ băng tải phù hợp với yêu cầu quy trình sản xuất. Biến tần cũng có thể kết nối với hệ
thống tự động của nhà máy, để giảm sát lượng tải, vận tốc từ đó tính toán tổng lượng hàng
hóa.

Nếu các điều kiện cơ khí cho phép thì biến tần có thể giúp tăng tốc động cơ theo yêu
cầu. Với các ứng dụng khác đòi hỏi điều khiển động cơ chạy dưới tốc độ định mức thì sẽ
nảy sinh vấn đề về làm mát động cơ làm mát cưỡng bức là tốt hơn cả.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 46 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Tính toán động cơ kéo băng tải.

STT Loại xe Số chỗ Trọng lượng không tải


(kg)
1 SUZUKI SWIFT 2013 5 1040
2 Nissan Sentra Suny 2.5 5 1350
3 Toyota HiLux 2.5E 5 1635 - 1690
4 Toyota HiLux 3.0G 5 1840 - 1910
5 Toyota Landcruiser 2013 2625
6 Honda CR-V 2.4AT 1550
7 Honda Civic 1.2A.T 1320

Khi tính chọn công suất động cơ truyền đông băng tải thường tính theo các thành phần
sau:

- Công suất P1 để dịch chuyển vật liệu


- Công suất P2 để khắc phục tổn thất do ma sát trong các ổ đỡ, ma sát giữa băng
tải và các con lăn khi băng tải không chạy.
- Công suất P3 để nâng tải (nếu là băng tải nghiêng)

Lực cần thiết để dịch chuyển vật liệu:

F1 = L.σ.k1.g.cosβ = L’. σ.k1.g Với β = 0(băng tải nằm ngang).

 F = 15,2 . 1000 .10 . 0,05 = 7600 (N)

Với L = 15.2 (m); . σ = 1000 (g) ; g =10

Vì thành phần pháp tuyến Fn tạo ra lực cản ma sát trong các ổ đỡ và ma sát giữa băng
tải và con lăn.

Trong đó:

β là góc nghiêng của băng tải

L là chiều dài băng tải

σ là khối lượng vật liệu trên 1m băng tải

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 47 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
K1 là hệ số tính đến khi dịch chuyển vật liệu k1 = 0,05

Công suất cần thiết để dịch chuyển vật liệu:

P1 = F1.v = L’. σ.k1.g.v= 7600.1 = 7600(W)

Lực cản do các loại ma sát sinh ra khi băng tải chuyển động không tải:

F2 = 2.L.σb.k2.g.cosβ = 2.15,2.5000.10.0,005 = 7600 (W)

Trong đó:

k2 là hệ số tính đến lực cản khi không tải, k2 = 0,005

σb là khối lượng băng tải trên 1m chiều dài băng

Công suất cần thiết để khắc phục lực cản ma sát:

P2 = F2.v = 2.L’. σb.k2.g = 7600.1 = 7600 (W)

Lực cần thiết để nâng vật F3 = ± L.σ.g.sinβ

Trong đó dấu(+) là khi băng tải đi lên, (-) là khi băng tải đi xuống

Công suất nâng P3 = F3.v= ±σ.H.v.g

Công suất tĩnh của băng tải

P = P1 + P2 + P3 = 7600 + 7600 + 0 = 15200 (W) = 15,2 (kW)

Vậy công suất động cơ truyền động băng tải được tính theo biểu thức sau:
𝑃
Pđc = k3. = 1,2. 15,2 = 19.4(kW)
𝑛 0,94

Trong đó k3 là hệ số dự trữ về công suất (k3 = 1,2 ÷ 1,25)

N là hiệu suất truyền động.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 48 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Hình 2.15. Sơ đồ hệ thống rửa xe tự động

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 49 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
2.4.Thiết kế hệ thống điện

2.4.1.Lập bảng tính toán thiết bị

Bảng 2.3.Bảng tính chọn các thiết bị điện

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 50 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
2.4.2.Thiết kế mạch lực

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 51 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 52 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 53 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
2.4.3.Thiết kế mạch điều khiển

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 54 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 55 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 56 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 57 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM
3.1.Kết cấu các chi tiết chính của mô hình

Mô hình thực nghiệm được xây dựng dựa trên khảo sát thực tế, bao gồm 4 hệ thống chính:

- Hệ thống băng tải


- Hệ thống phun nước
- Hệ thống lau
- Hệ thống sấy khô

3.1.1.Hệ thống băng tải

Băng tải được thiết kế nhỏ gọn phù hợp với kích thước toàn bộ mô hình, dây curoa chắc
chắn đảm bảo quá trình vận hành nhịp nhàng di chuyển ô tô cần rửa. Hệ thống cũng sử dụng
động cơ không đồng bộ ba pha điều khiển bằng biến tần MM440.

Hình3.1 . Băng tải Hình3.2 . Dây curoa

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 58 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Hình 3.3. Biến tần MM440 Hình 3.4. Động cơ KĐB ba pha

3.1.2.Hệ thống phun nước

Là khâu đầu tiên trong quy trình rửa xe tự động với mục đích phun nước sơ bộ để làm
bớt bụi bẩn bám trên xe. Nhóm đã thiết kế một phần mô hình dựa trên những thiết bị sẵn có
để phục vụ cho sự mô phỏng hệ thống thật.

Hình 3.5. Động cơ bơm nước Hình3.6 . Đầu chia sủi

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 59 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
3.1.3. Hệ thống lau

Hệ thống lau hoạt động sau hệ thống phun nước với mục đích lau rửa sạch xe ô tô.

Hình 3.7. Chổi lau xe

Hình 3.8. Xi lanh Hình 3.9. Van điện từ

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 60 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
3.1.4. Hệ thống sấy khô

Trên các hệ thống thực tế khâu đoạn sấy khô sử dụng bơm thổi khí hoặc tạo buồng
sấy…nhưng do điều kiện thực tế nhóm đã dùng quạt thay cho những thiết bị nói trên.

Hình3.10 . Quạt một chiều 24V

3.1.5. Thiết bị lập trình và tín hiệu điều khiển

3.1.5.1. Thiết bị lập trình PLC 318 -2 và các module vào ra số

Hình 3.11. CPU 318-2 Hình 3.12. Module vào ra số

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 61 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
3.1.5.2. Tín hiệu điều khiển

Thay vì sử dụng các cảm biến : cảm biến quang, cảm biến tiệm cận,…như hệ thống thực
tế, nhóm đã sử dụng công tắc hành trình thay thế. Với cách này vừa tối ưu về mặt diện tích
của mô hình, mặt khác lại dễ dàng sử dụng tiết kiệm kinh phí…

Hình 3.13. Công tắc hành trình

3.2. Sơ đồ ghép nối phần cứng

3.2.1.Cấp nguồn cho CPU

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 62 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
3.2.2.Ghép nối tín hiệu vào

Hình 3.14. Digital input module SM 321 DI32xDC24V

3.2.3. Ghép nối tín hiệu ra

Hình 3.15. Digital output module SM 322; DO 32 x DC 24 V/ 0,5 A

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 63 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
3.3.Xây dựng chương trình điều khiển
3.3.1.Bảng phân chia địa chỉ đầu vào ra

INPUT

STT Ký hiệu Địa chỉ Ý nghĩa

1 Start I0.0 Tín hiệu khởi động hệ thống

2 Stop I0.1 Tín hiệu dừng hệ thống

3 CTHT_1 I0.2 Công tắc hành trình cho phép phun nước

4 CTHT_2 I0.3 Công tắc hành trình cho phép lau bánh

5 CTHT_3 I0.4 Công tắc hành trình cho phép lau hai bên xe

6 CTHT_4 I0.5 Công tắc hành trình cho phép quạt chạy

7 CTHT_5 I0.6 Công tắc hành trình cho phép dừng hành trình

OUTPUT

STT Ký hiệu Địa chỉ Ý nghĩa

1 Start_BT Q0.0 Biến tần chạy

2 Stop_BT Q0.1 Dừng biến tần

3 DC_tren Q0.2 Động cơ lau nóc chạy

4 DC_ben Q0.3 Động cơ lau 2 bên thành xe chạy

5 DC_banh Q0.4 Động cơ lau bánh chạy

6 XL1 Q0.5 Xi lanh 1

7 XL2 Q0.6 Xi lanh 2

8 Quạt Q0.7 Quạt thổi khô

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 64 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
9 Bơm Q1.0 Bơm nước rửa sơ bộ

Bảng 3.1. Bảng địa chỉ đầu vào ra

3.3.2. Giản đồ thời gian và hàm tác động


3.3.2.1. Giản đồ thời gian

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 65 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 66 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
3.3.2.2. Hàm tác động

F(Start_BT) = (Start + T0 + T1 + T2 +T3 + Start_BT). CTHT_1. CTHT_2.

CTHT_3. CTHT_4. CTHT_5. Stop

F(Stop_BT) = (UD(Start_BT) + Stop_BT). T0. T1. T2. T3.Stop

F(DC_tren) = (CTHT_3 + DC_tren). T2. Stop

F(DC_ben) = (CTHT_3 + DC_ben). Stop. CTHT_4

F(DC_banh) = (CTHT_2 + CTHT_3 + DC_banh). T1. XL2 .Stop

F(XL2) = (ED(DC_tren) + XL2). CTHT_4. Stop

F(Quạt) = (CTHT_4 + Quạt) . T3 . Stop

F(Bơm) = (CTHT_1 + Bơm). T0 .Stop

F(T0) = (CTHT_1 +Stop_BT).CTHT_2 . Stop

F(T1) = (CTHT_2 +Stop_BT).CTHT_3 . Stop

F(T2) = (CTHT_3 +Stop_BT).CTHT_4 . Stop

F(T3) = (CTHT_4 +Stop_BT).CTHT_5 . Stop

3.3.3.Lập trình

*Tín hiệu cho phép biến tần chạy


GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 67 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
*Tín hiệu tắt biến tần

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 68 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
*Động cơ lau nóc xe

*Động cơ lau hai bên xe

*Động cơ lau bánh xe

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 69 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
*Tín hiệu cho phép xi lanh 1 chạy

*Tín hiệu cho phép xi lanh 2 chạy

*Tín hiệu cho phép quạt chạy

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 70 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
*Tín hiệu cho phép bơm chạy

*Timer 1

*Timer 2

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 71 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
*Timer 2

*Timer 3

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 72 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
3.4.Thiết kế hệ thống giám sát điều khiển bằng WinCC

3.4.1.Giới thiệu về phần mềm WinCC

WinCC (Windows Control Center) là phần mềm tích hợp giao diện người máy HMI
(Intergrate Human Machine Interface) đầu tiên cho phép kết hợp phần mềm điều khiển
với quá trình tự động hoá. Những thành phần dễ sử dụng của WinCC giúp tích hợp
những ứng dụng mới hoạc có sẵn mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Đặc biệt với WinCC, người sử dụng có thể tạo ra một giao diện điều khiển giúp
quan sát mọi hoạt động của quá trình tự động hoá một cách dễ dàng.

Phần mềm này có thể trao đổi trực tiếp với nhiều loại PLC của các hãng khác nhau
như: SIEMENS, MITSUBISHI, ALLEN BRADLEY,... , nhưng nó truyền thông rất tốt
với PLC của hãng SIEMENS. Nó dược cài đặt trên máy và tính giao tiếp với PLC thông
qua cổng COM1 hoặc COM2 (chuẩn RS-232) của máy tính. Do đó, cần phải có một bộ
chuyển đổi từ chuẩn RS-232 sang chuẩn RS-485 của PLC.

WinCC còn có đặc điểm là đặc tính mở.Nó có thể sử dụng một cách dễ dàng với các
phần mềm chuẩn và phần mềm của người sử dụng, tạo nên giao diện người-máy đáp
ứng nhu cầu thực tế một cách chính xác.Những nhà cung cấp hệ thống có thể phát triển
ứng dụng của họ thông qua giao diện mở của WinCC như một nền tảng để mở rộng hệ
thống.

Ngoài khả năng thíchứng cho việc xây dựng các hệ thống có qui mô lớn nhỏ khác
nhau, WinCC còn có thể dễ dàng tích hợp với những hệ thống cấp cao như MES
(Manufacturing Excution System - Hệ thống quản lý việc thực hiện sản suất) và ERP
(Enterprise Resourse Planning). WinCC cũng có thể sử dụng trên cơ sở qui mô toàn
cầu nhờ hệ thống trợ giúp của SIEMENS có mặt trên khắp thế giới.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 73 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
3.4.2.Thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển

Bước1: Khởi động

Chọn Start/Programs/SIMATIC/WinCC/Window Control center.

Bước2: Tạo dự án mới (New Project)

Hộp thoại WinCC Explorer xuất hiện, có 3 sự lựa chọn:

- Single-User Project.
- Multi-User Project.
- Multi-Client Project.

Hoặc Open an Existing Project sau đó tìm đến tập tin có đuôi “.mcp”.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 74 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Bước3: Kết nối với PLC

Hộp thoại Add NewDriver xuất hiện cho phép chọn mạng kết nối giữa WinCC và PLC.

Driver mới xuất hiện bên dưới biệu tượng “TagsManager”. Nick chuột phải vào mạng
con của Driver mới. Chọn New Driver Connection.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 75 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Bước4: Tạo Tags

Tạo Tags Internal

Tạo Tags nội bằng cách nhấp phải vào Internal Tag, chọn New Tag.

Nhập tên bất kỳ vào ô điền tên, chọn “Datatype”.sau đó kéo xuống nhấp vào kiểu dữ
liệu cần chọn.

Xác địng địa chỉ trong PLC:

Nhấn nút “Select” mở hộp thoại “AddressProperties”

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 76 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Tạo Tags quá trình

Để tạo Tags quá trình , nhấn nút chuột phải vào kết nối với PLC đã được thiết lập. Chọn

“New Tag”

Hộp thoại “Tag properties” xuất hiện.

Vùng dữ liệu Tag, chọn vùng dữ liệu “BitMemory”

Xem dạng địa chỉ “Word” và MW “0” đã được thiết lập. Chọn “OK”.

Đánh dấu vào ô “Linear Scaling” để tạo ra vùng giá trị, nhập “Process Value Range” và

“Tag Value Range”

Chọn OK để kết thúc.

Để mở một Graphics Designer với ảnh mới thiết lập, ta nhấn đúp vào “NewPdl0.pdl”
trong cửa sổ con bên phải trong WinCC Explorer. Cách khác nhấn chuột phải vào biểu tượng
vừa thiết lập chọn “Open Picture” trong pop-up menu.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 77 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Bước 6: Thiết lập điều kiện Runtime

Nhấp phải chọn Computer trong của sổ soạn thảo hoặc biểu tượng máy tính bên
phải cửa sổ, từ menu xổ xuống chọn Properties.

Tại khung thuộc tính WindowAttributes kéo thanh trượt nhấp chọn: “Title”,
“Maxximize” và “Adaptpicture”. Sau đó nhấp Ok để kết thúc việc lựa chọn

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 78 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Các hình ảnh sau khi thiết kế.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 79 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 80 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 81 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 82 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
3.5.Lập trình sử dụng phần mềm Simatic Manager

Bước 1: Tạo project mới

Chọn File – New, một cửa sổ hiện ra cho phép đặt tên project, chọn nơi lưu và ấn OK
để xác nhận.

Bước 2: Cấu hình phần cứng

Chọn Insert – Station – SIMATIC 300 Station.

Kích đúp vào Hardware rồi tiến hành cấu hình phần cứng

Sau khi cấu hình xong phần cứng tiến hành lưu và dịch bằng cách ấn biểu tượng Save
and Compile trên thanh công cụ.

Cuối cùng là dowload cấu hình xuống PLC

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 83 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Phần bên phải cửa sổ là nơi chứa các thư viện có sẵn hỗ trợ. Nếu thiết bị chưa có trong
danh mục này thì ta phải tiến hành cài file GSD của nó để phần mềm nhận diện.

Saukhi chọn Rack(0) ta tiến hành chọn CPU 318 -2 V1.2, module vào số DI 32x24VDC,
module ra số DO 32X24VDC.0.5A.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 84 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
3.6.Hướng dẫn sử dụng biến tần MM440
3.6.1. Ý nghĩa các chân của biến tần
Đầu dây Ký hiệu Chức năng

1 - Đầu nguồn ra +10V

2 - Đầu nguồn ra 0V

3 ADC+ Đầu vào tương tự số 1 (+)

4 ADC- Đầu vào tương tự số 1(-)

5 DIN1 Đầu vào số số 1

6 DIN2 Đầu vào số số 2

7 DIN3 Đầu vào số số 3

8 DIN4 Đầu vào số số 4

9 - Đầu ra cách ly +24V/max. 100 mA

10 ADC2+ Đầu vào tương tự số 2 (+)

11 ADC2- Đầu vào tương tự số 2 (-)

12 DAC1+ Đầu ra tương tự số 1 (+)

13 DAC1- Đầu ra tương tự số 1 (-)

14 PTCA Đâu dây nối cho PTC / KTY 84

15 PTCB Đâu dây nối cho PTC / KTY 84

16 DIN5 Đầu vào số số 5

17 DIN6 Đầu vào số số 6

18 DOUT1/NC Đầu ra số số 1/ tiếp điểm NC

19 DOUT1/NO Đầu ra số số 1/ tiếp điểm NO

21 DOUT2/NO Đầu ra số số 2/ tiếp điểm NO

22 DOUT2/COM Đầu ra số số 2/ chân chung

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 85 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
23 DOUT3/NC Đầu ra số số 3/ tiếp điểm NC

24 DOUT3/NO Đầu ra số số 3/ tiếp điểm NO

25 DOUT3/COM Đầu ra số số 3/ chân chung

26 DAC2+ Đầu ra tương tự số 2 (+)

27 DAC2- Đầu ra tương tự số 2 (-)

28 - Đầu ra cách ly 0 V/max. 100 mA

29 P+ Cổng RS485

30 N- Cổng RS485

3.6.2. Hướng dẫn cài đặt biến tần

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 86 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Chương 4: Đánh giá kết quả
4.1. Đánh giá và nhận xét rút ra từ đồ án.

4.1.1. Đánh giá.

➢ Qua quá trình xây dựng và hoàn thành đề tài, với việc xây dựng mô hình thực tế và qua
mô phỏng, giám sát và điều khiển sử dụng phần mềm WinCC, chúng em thấy đây là một
đề tài hay, có tính ứng dụng rất lớn trong thực tế. Trên cơ sở bản đồ án này đã giải quyết
được những yêu cầu của đồ án đó là:
- Nghiên cứu công nghệ rửa xe từ đó tìm hiểu nguyên lý vận hành và thiết kế được hệ
thống rửa xe tự động.
- Xây dựng mô hình một trạm rửa xe tự động với đầy đủ công đoạn rửa xe.
- Sử dụng chương trình mô phỏng và giám sát trên máy tính thông qua phần mềm
WinCC.
➢ Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện đề tài “Ứng dụng PLC S7-300 xây dựng hệ thống rửa
xe tự động”, nhóm chúng em vẫn còn một số vấn đề hạn chế sau:
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng ở mô hình thực nghiệm.
- Hệ thống vẫn chưa đạt đến trình độ tự động hóa cao nên vẫn chưa phát huy được hết
chức năng của PLC S7-300.

4.1.2. Ưu điểm của mô hình.

Mô hình “Ứng dụng PLC S7-300 xây dựng hệ thống rửa xe tự động” có những ưu điểm
sau:

- Tính ứng dụng thực tế cao, vì nó rất cần thiết trong cuộc sống đặc biệt trong ngành
công nghiệp ô tô.
- Mô hình tương đối đơn giản, thiết bị chủ yếu là PLC S7-300 , công tắc hành trình,
động cơ một chiều.
- Mô phỏng chi tiết được hệ thống rửa xe trong thực tế với đầy đủ công đoạn.
- Sử dụng ít thiết bị từ đó giảm nhiều chi phí, giá thành xây dựng mô hình.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 87 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
4.1.3. Nhược điểm của mô hình

Bên cạnh những ưu điểm thì mô hình vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

- Do chỉ là mô hình mô phỏng nên khả năng trực quan sinh động trong quá trình vận
hành của mô hình còn kém
- Không thể hiện được hết sự hoạt động của hệ thống trong thực tế.

4.1.4. Ứng dụng thực tế của mô hình.

Mô hình sẽ được ứng dụng cao trong các trạm rửa xe, các trung tâm bảo dưỡng xe ô tô.

4.1.5. Hướng phát triển của đề tài.

Nội dung nghiên cứu của đề tài rất rộng, vì với sự phát triển của kinh tế thì nhu cầu
sử dụng dịch vụ rửa xe ngày càng tăng. Chúng ta có thể mở rộng nghiên cứu đề tài về nhiều
hướng.

Tại các trạm rửa xe ô tô hiện nay thì vấn đề sử lý nước thải đang là một vấn đề rất
đáng được chú ý. Nước được sử dụng rửa xe ô tô xong không được xử lý mà thải trực tiếp ra
môi trường, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Chúng ta có thể thiết kế một hệ thống xử
lý nước thải trước khi đưa ra ngoài.

Hơn nữa, công nghệ rửa xe tự động được sử dụng trong đề tài cũng có thể tối ưu hơn
nữa. Nếu chúng ta sử dụng cánh tay Robot trong quá trình lau xe sẽ tối ưu được quá trình lau
xe cũng như là nâng cao được chất lượng của dịch vụ rửa xe hơn. Trong đề tài mới chỉ cho
quá trình rửa xe một chiếc một. Chúng ta cũng có thể xây dựng một hệ thống rửa xe diễn ra
liên tục. Các xe có thể vào hệ thống liên tục, xe này đang được bơm nước rửa trong khi xe
khác đang được lau hay sấy khô.

Với khả năng phát triển của đề tài này thì chúng ta có thể xây dựng được một hệ thống
rửa xe tự động hiện đại, đáp ứng được với công nghệ và chất lượng rửa xe thay vì phải nhập
khẩu các hệ thống từ nước ngoài.

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 88 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc
Tài liệu tham khảo

[1] Phan Xuân Minh – Nguyễn Doãn Phước –Vũ Văn Hà, Tự động hóa với SIMATIC S7-
300, Nhà xuất bản KHKT

[2] Trần Thu Hà – Phạm Quang Huy (2012), Tự động hóa với WinCC, Nhà xuất bản Hồng
Đức

[3] Các Website :

− http://plc-scada.com.vn

− http://plcvietnam.com.vn

− http://support.automation.siemens.com

GVHD: Ths Vũ Văn Phong Page 89 SVTH: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trí Quốc

You might also like