You are on page 1of 49

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH VẼ.........................................................................................iii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHA TRỘN MÀU
...................................................................................................................................6
1.1. Khái quát chung về máy pha sơn tự động.....................................................6
1.2. Công nghệ pha màu và các thành phần..........................................................6
1.2.1. Công nghệ pha màu..................................................................................6
1.2.2. Sơn gốc.....................................................................................................7
1.2.3. Công thức màu.........................................................................................7
1.3. Giới thiệu một số loại máy pha sơn tự động hiện nay....................................8
1.3.1. Máy pha sơn do tập đoàn Idex, Hoa Kỳ chế tạo......................................8
1.3.2. Mày pha sơn tự động Solite paint của Đức..............................................9
1.3.3. Hệ thống máy pha màu PaintPro..............................................................9
1.3.4. Máy pha màu Kyoto Việt – Nhật..........................................................10
1.4. Cấu trúc của PLC..........................................................................................10
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ...................................15
2.1. Kết cấu cơ khí...............................................................................................15
2.1.1. Bể trộn....................................................................................................15
2.1.2. Cánh khuấy............................................................................................15
2.2. Thiết bị khối động lực..................................................................................16
2.2.1. Động cơ khuấy.......................................................................................16
2.2.2. Động cơ bơm..........................................................................................17
2.2.3. Động cơ băng tải....................................................................................19
2.3. Thiết bị khối điều khiển................................................................................20
2.3.1. PLC và module.......................................................................................21
2.3.2. Cảm cân nặng.........................................................................................22
2.3.3. Bộ khuếch đại cân..................................................................................24
2.3.4. Van điện.................................................................................................24
2.3.5. Cảm biến báo cạn thùng sơn..................................................................25
2.3.6. Cảm biến quang điện..............................................................................27
2.4. Thiết bị đóng cắt...........................................................................................29
2.4.1. Aptomat..................................................................................................29
2.4.2. Role trung gian.......................................................................................33
2.4.3. Contactor................................................................................................33
2.4.4. Role nhiệt...............................................................................................36
2.4.5. Nguồn 220VAC/24VDC........................................................................38
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN.............................................................40
3.1. Yêu cầu hệ thống..........................................................................................40
3.2. Điều khiển hệ thống......................................................................................40
3.2.1. Nguyên lý...............................................................................................40
3.2.2. Cách thức hoạt động...............................................................................41
3.3. Thuật toán điều khiển...................................................................................41
3.4. Chương trình PLC........................................................................................44
CHƯƠNG 4. MÔ PHỎNG HỆ THỐNG.............................................................45
KẾT LUẬN............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................50
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ nghiên lý của hệ thống....................................................................8
Hình 1.2: Công thức màu..........................................................................................9
Hình 1.3: Máy pha sơn do tập đoàn Idex, Hoa Kỳ chế tạo.......................................9
Hình 1.4: Mày pha sơn tự động Solite paint của Đức.............................................10
Hình 1.5: Hệ thống máy pha màu PaintPro.............................................................10
Hình 1.6: Máy pha màu Kyoto Việt – Nhật............................................................11
Hình 1.7: PLC Siemens SIMATIC S7-1500...........................................................12
Hình 1.8: S7 – 1500, Module tín hiệu.....................................................................13
Hình 1.9: S7 – 1500, Module chức năng.................................................................13
Hình 1.10: S7 – 1500, Module truyền thông...........................................................14
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống.......................................................................16
Hình 2.2: Cánh khuấy dạng đĩa tròn........................................................................17
Hình 2.3: Motor giảm tốc 2.2kw 3Hp 1/25.............................................................18
Hình 2.4: Động cơ bơm G32-65-2P-2HP................................................................19
Hình 2.5: PLC S7-1500 CPU 1513-1N PN (6ES7 6ES7 513-1AL02-0AB0)........22
Hình 2.6: Analog Input module AI 4xU/I/RTD/TC ST (6ES7531-7QD00-0AB0)23
Hình 2.7: Digital Output DQ 8×24 V DC/2A HF (6ES7522-1BF00-0AB0)..........23
Hình 2.8: Cảm biến cân nặng loadcell 150kg.........................................................24
Hình 2.9: Bộ khuếch đại tín hiệu KM-02................................................................25
Hình 2.10: Van điện từ ODE 21IH5K1V200..........................................................26
Hình 2.11: Cảm biến báo mức chất kết dính RFLS-35N........................................27
Hình 2.12: Sơ đồ đấu dây cảm biến RFLS-35.........................................................28
Hình 2.13: Sensor E3F-DS10C4 của Omoron........................................................29
Hình 2.14: Aptomat Mitsubishi MCCB 3P 15A 5kA (NF63-CV 3P 15A)............31
Hình 2.15: Aptomat Mitsubishi MCCB 3P 10A 5kA (NF63-CV 3P 10A)............32
Hình 2.16. Aptomat Mitsubishi MCCB 3P 10A 2,5kA (NF30-CS 2P 10A)..........33
Hình 2.17: Aptomat Mitsubishi MCCB 3P 30A 30kA (NF125-SV 3P 32A).........33
Hình 2.18: Role trung gian Omron MY2N-GS DC24............................................34
Hình 2.19: Contactor Mitsubishi 3P 12A (S-T12 AC220V)...................................36
Hình 2.20: Contactor Mitsubishi 3P 9A (S-T10 AC220V).....................................36
Hình 2.21: Rơ le nhiệt Mitsubishi 3 pha 4.0A-6.0A (TH-T18 5A).........................38
Hình 2.22: Rơ le nhiệt Mitsubishi 3 pha 2.0A-3.0A (TH-T18 2,5A)......................38
Hình 2.23: Nguồn tổ ong 24V 10A (S-250-24).......................................................39
Hình 3.1: Sơ đồ khối của hệ thống..........................................................................41
Hình 3.2: Sơ đồ chương trình..................................................................................42
Hình 3.3: Sơ đồ Grafcet chế độ tự động và chế độ rửa...........................................44
Hình 4.1: Giao diện trang chủ chương trình điều khiển (WinCC)..........................46
Hình 4.2: Giao diện chương trình điều khiển (Win CC).........................................47
Hình 4.3: Chế độ chạy manual................................................................................48
Hình 4.4. Chế độ chạy tự động................................................................................49
Hình 4.5. Chu trình chạy của hệ thống....................................................................49
MỞ ĐẦU
?
Hà Nội , ngày tháng năm 2022
Người thực hiện

???
CHƯƠNG 1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHA TRỘN MÀU
1.1. Khái quát chung về máy pha sơn tự động
Hiện nay, đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, để quá trình
này phát triển chúng ta cần đầu tư vào các dây truyền sản xuất tự động hóa, nhằm
mục đích giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động và cho ra các sản
phẩm chất lượng cao. Một trong những phương án đầu tư vào tự động hóa là việc
ứng dụng PLC vào các dây truyền sản xuất.
Đối với những tính năng tiện ích của hệ thống PLC nên bộ điều khiển này đang
được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau.
Một trong những ngành đang phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay là ngành xây dựng
và việc ứng dụng công nghệ PLC vào ngành xây dựng là một việc làm sẽ mang lại
hiệu quả cao và rất phù hợp mà công đoạn chúng ta muốn nói ở đây là công nghệ
pha chế sơn.
Sơn là một trong những nguyên vật liệu chủ yếu trong ngành xây dựng, chủ yếu là
sơn phủ bề mặt nhằm bảo vệ bề mặt đối tượng sử dụng đồng thời cũng là hình thức
trang trí thẩm mỹ, chính vì vậy màu sắc của sơn là một yếu tố quan trọng hàng
đầu. Đa số việc pha sơn hiện nay trên thị trường được thực hiện bằng phương pháp
thủ công (theo kinh nghiệm là chủ yếu). Chính vì vậy độ chính xác không cao, sản
phẩm sản xuất ra đời khi không theo ý muốn, tỷ lệ phế phẩm nhiều, năng suất thấp,
lãng phí sức lao động, thời gian đầu tư kinh phí…
Để loại bỏ những đặc điểm trên. Cũng như để tạo ra các sản phẩm theo ý muốn,
chỉ một vài thao tác nhỏ và một cái “click” đơn giản bằng việc đưa bộ điều khiển
PLC vào để thực hiện cụ thể là một dây chuyền sản xuất tự động “Hệ thống pha
sơn tự động”.
1.2. Công nghệ pha màu và các thành phần

Thực tế không chỉ ở Việt Nam mà ngay trên thế giới, công nghệ pha màu tự động
cũng đang rất phát triển, trong đó điển hình là công nghệ pha sơn PaintPro.
1.2.1. Công nghệ pha màu

Công nghệ pha màu của PainPro được phát triển dựa trên 4 nền tảng cơ bản, mang
lại sự lựa chọn phong phú về màu sắc, với độ bền màu cao và chính xác.
Sơn gốc

Công nghệ
Máy pha Chế tạo
pha màu
màu màu
PaintPro

Công
thức màu

Hình 1.1: Sơ đồ nghiên lý của hệ thống


1.2.2. Sơn gốc
Được sản xuất theo công thức hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế. Quy trình kiểm soát
chất lượng chặt chẽ, đảm bảo tính ổn định về cường độ màu của sơn gốc. Thể tích
thùng sơn đầy hơn, đảm bảo sau khi pha màu sát với thể tích đóng gói của bao bì.
1.2.3. Công thức màu

Hơn 5.000 công thức màu được phát triển từ 14 chất tạo màu theo tiêu chuẩn quốc
tế và sơn gốc của PainPro.
Chỉ sử dụng các chất tạo mày chuyên dùng cho ngoại thất, bền với tia cực tím
nhằm đảm bảo tính bền màu cao.
Công thức màu được kiểm tra tại phòng thí nghiệm với máy phân tích quang phổ
X-Rite với dung sai nhỏ nhất.
Hình 1.2: Công thức màu
1.3. Giới thiệu một số loại máy pha sơn tự động hiện nay

1.3.1. Máy pha sơn do tập đoàn Idex, Hoa Kỳ chế tạo

Đặc tính của máy: 888 màu sắc. Với bộ sưu tập 888 màu sơn đã được lựa chọn bởi
các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, với nhiều phong cách.
Màu sắc đẹp, bền màu: Hệ thống máy pha màu gốc colortrange của tập đoàn
Dugussa (Hoa Kỳ) tạo màu sắc luôn tươi tắn.
Hệ thống Trung tâm sơn pha màu tự động trên toàn quốc đáp ứng việc phân phối
sơn nhanh đến người tiêu dùng.

Hình 1.3: Máy pha sơn do tập đoàn Idex, Hoa Kỳ chế tạo
1.3.2. Mày pha sơn tự động Solite paint của Đức

Máy dễ sử dụng, tiện lợi cho việc pha màu theo ý muốn. Máy sử dụng công nghệ
tiên tiến nhất “COROB – D200 (Ý) & HỆ MÀU EVONIK (ĐỨC)”. Đây là loại
máy đạt độ chính xác cao, vận hành ổn định, dễ sử dụng.

Hình 1.4: Mày pha sơn tự động Solite paint của Đức
1.3.3. Hệ thống máy pha màu PaintPro

Hệ thống máy pha màu PaintPro sử dụng các thiết bị có thương hiệu uy tín trên thị
trường nhằm đảm bảo mang lại cho những màu sắc chính xác nhất. Máy pha màu
của PaintPro có thể pha được 4 quạt màu phổ biến trên thị trường như NCS,
Colour Solution, Ambiance và PaintPro’s Concert nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về
màu sắc cho người tiêu dùng.

Hình 1.5: Hệ thống máy pha màu PaintPro


1.3.4. Máy pha màu Kyoto Việt – Nhật

Mỗi hãng sơn có một phần mềm pha màu sơn riêng biệt và được nhà máy cài đặt
sẵn tại các trung tâm pha màu. Khách hàng chọn màu sơn tùy thích theo hệ màu có
sẵn của từng hãng sơn đã xây dựng. Nhân viên pha màu tại đại lý xẽ nhập mã sơn
quý khách đã chọn lên phần mềm, phầm mềm sẽ tự báo sơn gốc + lượng tinh chỉnh
màu tương ứng. Sau hi chọn đúng sơn gốc đưa vào đầu máy pha màu, chỉ cần bấm
thao tác “pha màu” là lượng tinh màu tương ứng sẽ tự động được phun vào sơn
gốc.

Hình 1.6: Máy pha màu Kyoto Việt – Nhật


1.4. Cấu trúc của PLC

PLC được nhiều hãng chế tạo, và mỗi hãng có nhiều họ khác nhau, và có nhiều
phiên bản trong mỗi họ, chúng khác nhau về tính năng và giá thành, phù hợp với
bài toán đơn giản hay phức tạp. Ngoài ra còn có các bộ ghép mở rộng cho phép
ghép nhiều bộ PLC nhỏ để thực hiện các chức năng phức tạp, hay giao tiếp với
máy tính tạo thành một mạng tích hợp, việc thực hiện theo dõi, kiểm tra, điều
khiển một quá trình công nghệ phức tạp hay toàn bộ một phân xưởng sản xuất.
S7-1500 là bộ điều khiển thế hệ mới của TIA và là 1 cốt mốc quan trọng trong tự
động hóa. S7-1500 với nhiều tính năng cải tiến cho sự tối ưu hóa hoạt động, dễ
dàng sử dụng trong hoạt động.
Hình 1.7: PLC Siemens SIMATIC S7-1500
- Mạnh mẽ hơn
+ Hiệu suất của hệ thống cao do thời gian đáp ứng ngắn và chất lượng điều khiển
cao nhất
+ Tích hợp công nghệ điều khiển vị trí
+ Tích hợp chức năng bảo mật cao nhất
- Hiệu quả hơn
+ Cải tiến thiết kế, dễ dàng trong việc sử dụng cũng như kiểm tra hệ thống
+ Tích hợp chuẩn đoán lỗi hệ thống, tự động hiển thị trên màn hình
+ TIA Portal giúp cho việc lập trình hiệu quả và giảm giá thành sản phẩm
- Hiệu quả hơn
+ Bus kết nối module tốc độ cao giúp xử lý tín hiệu nhanh hơn
+ 3 cổng truyền thông Ethernet với 2 IP
+ Chức năng điều khiển trục và tốc độ được tích hợp
+ Chức năng điều khiển PID (version 2.0)
+ Nhiều cấp bảo mật cho chương trình
+ Màn hình hiển thị các trạng thái của CPU và module cũng như chuẩn đoán lỗi
- Module tín hiệu
+ Thời gian đáp ứng nhanh (module DI: 50us, tốc độ quét 8 kênh cho module
tương tự: 125us)
+ Chuẩn đoán lỗi hiệu quả thông qua các đèn led và màn hình trên PLC
+ Lắp đặt dễ dàng thông qua 1 đầu nối dây 40 chân
+ Chân đấu shield được tích hợp

Hình 1.8: S7 – 1500, Module tín hiệu


- Module chức năng
+ Module này dành cho các xử lý yêu cầu phần cứng tốc độ cao như các bộ đếm
tốc độ cao, xác định vị trí.
+ Các khối techonology hổ trợ cho việc lập trình đơn giản hơn
+ Tốc độ đáp ứng nhanh
+ Có thể kết nối với CPU hay cả các trạm remote I/O Et200MP

Hình 1.9: S7 – 1500, Module chức năng


- Module truyền thông
+ Các cổng truyền thông profinet đã được tích hợp trong cac CPU S7-1500 (và
profibus trong CPU1516-3PN/DP). Tuy nhiên trong S7-1500 vẫn có các module
truyền thông hổ trợ cho nhu cầu mở rộng mạng truyền thông.

Hình 1.10: S7 – 1500, Module truyền thông


CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ

Hình 2.11: Sơ đồ công nghệ hệ thống

2.1. Kết cấu cơ khí

2.1.1. Bể trộn

Mức sơn trộn: 125 kg = 100 lít = 100 dm3


Chọn đường kính bể: 50 cm = 5 dm
Ta có: V =π r 2 h
Mà V > 100  h > 5.1 dm  Chọn chiều cao bể: 70 cm = 7 dm
2.1.2. Cánh khuấy

Ta chọn cánh khuấy dạng đĩa tròn là loại cánh khuấy được thiết kế dùng riêng cho
các chuyển động nhanh, thích hợp cho các ứng dụng cần khuấy dung dịch đậm đặc
hoặc có độ nhớt cao như sơn, keo, hồ, nước rửa bát... hay các ứng dụng đánh tan,
chém nói chung.
Khi cánh khuấy dạng đĩa chuyển động với tốc độ cao thêm vào chất xúc tác có tác
dụng nghiền, tán nguyên liệu màu và tạo nhũ hóa (chẳng hạn như chất khí, rắn,
lỏng, bột). Ở xung quanh cánh quạt có lực khuấy lớn hỗ trợ tạo nên lực khuấy tối
đa, thích hợp dùng cho các nguyên liệu có độ đặc cao như sơn, đất sét, bùn… hay
độ nhớt lớn như keo, sơn công nghiệp… Tác dụng chém, đánh tan nói chung là tốt.

Hình 2.12: Cánh khuấy dạng đĩa tròn


2.2. Thiết bị khối động lực

2.2.1. Động cơ khuấy

Nhu cầu năng lượng cho quá trình khuấy chậm


2
P=G . μ . V

Trong đó: P – Nhu cầu năng lượng, W


G – Gradient vận tốc trung bình, s-1
µ – Độ nhớt động học N.s/m2
V – Thể tích bể chứa m3
Bảng 2.1: Các giá trị Gradient cho trộn nhanh

Thời gian trộn t (s) Gradient G (s-1)

0,5 (trộn đường ống) 3500

10 – 20 1000

20 – 30 900

30 – 40 800
> 40 700

Độ nhớt động lực học của sơn µ = 34 (N.s/m2), thời gian trộn >40, ta chọn G = 700
(s-1)
 P = 7002.34.10-3.0,1 = 1666 (W)
Giả sử hiệu suất truyền năng lượng là 80%
Công suất của motor là:
1666
Pmotor = =2082,5(W )
0,8

Ta chọn motor giảm tốc 2.2kw 3Hp 1/25

Hình 2.13: Motor giảm tốc 2.2kw 3Hp 1/25


Thông số kỹ thuật:
+ Công suất: 2,2kW = 3HP
+ Tỉ số truyền: 1/25 tương đương ~ 58 vòng/phút
+ Tần số của dòng điện: 50Hz / 60Hz
+ Điện áp 3 phase 220v/380v
2.2.2. Động cơ bơm

Công suất bơm được tính như sau:


Q.H . ρ
P=
102 η

Trong đó: P - Công suất của bơm (kW)


Q - Lưu lượng của bơm (m3/s)
H - Cột áp của bơm (m)
ρ - Khối lượng riêng của nước (ρ = 1000 kg/m3)
η - Hiệu suất của bơm (η = 0.45 - 0.9)
Ta có:Q = 5(dm3/s) = 0.005(m3/s)
H = 10(m)
η = 0,8
0.005 .10 .1000
P= =0,613(kW )
102.0,8

Công suất bơm:


P 0,613
PB = = =1,426 ( kW )
0,43 0,43

Ta chọn động cơ bơm G32-65-2P-2HP

Hình 2.14: Động cơ bơm G32-65-2P-2HP


Thông số kỹ thuật model G32-65-2P-2HP:
- Lưu lượng tối đa: 16.8-21.0-25.2 M3/H
- Điện áp: 3 phase
- Cột Áp: 6.5-15.0-13.0 m
- Công suất: 2 HP – 1,5kW
2.2.3. Động cơ băng tải
- Xác định tải trọng của băng tải
Để xác định được tải trọng của băng tải, thì một trong những thông số cần quan
tâm đó là:
+ Tổng khối lượng hàng trên băng chuyền: 50kg
+ Khối lượng của dây belt, ví dụ: 20kg => Tải trọng của băng tải: W=70kg
+ Hệ số ma sát : µ=0.15
+ Hệ số ma sát pully: η1=0.95
+ Hệ số ma sát hộp giảm tốc: η2=0.9
+ Thời gian làm việc: 8 giờ/ngày
+ Dòng điện: 3pha – 380VAC – 50Hz.
- Tính tỉ số truyền
+ Tốc độ của băng chuyền: V=9.5m/phút.
+ Tốc độ vòng quay pully: N1= tốc độ gói hàng/ Dxπ (D: Đường kính pully)
N1=9,5/(0.2xπ)=14,97(vòng/phút)
+ Tốc độ vòng quay hộp số: N2=N1x(Tốc độ pully/ số răng hộp số)
N2 = 14,97x100=1497(vòng/phút)
+ Tỉ số truyền động cơ = tốc độ vòng quay hộp số / tốc độ vòng quay pully: 1/100
- Tính mômen xoắn động cơ.
+ Momen đầu pully:
T1=(µ x W x D/2)/η1= 0,15x70x0,2/2/0,95=1,1053(Nm)
+ Momen đầu hộp số:
T2=(T1 x tỉ số truyền) x η2=99,5=1,1053/100x0,9=0,00995(Nm)
- Tính công suất động cơ
P = (T x N)/9,55 (KW) = 0.0095x1497/9.55 = 1,56(KW)
Trong đó:
+ P: Công suất động cơ
+ T: Momen xoắn
+ N: Số vòng quay
Như vậy ta chọn động cơ băng tải có thông số kỹ thuật như sau:
+ Motor điện 3 pha được làm từ Dây đồng Insulation Class F
+ Điện áp 3 phase -3 pha. 380V
+ Tần Số lưới điện: 50Hz tốc độ motor đạt 1450 vòng
+ Định mức dòng điện: 5.1(A)
+ Hệ số Cos Phi, trên 90%: Hiệu suất chuyển hóa điện năng thành cơ năng rất cao,
tiết kiệm điện tối đa.
+ Chế độ làm mát toàn phần: quạt làm mát ở phía sau và cánh tóa nhiệt dài đưa gió
đi khắp toàn thân motor

2.3. Thiết bị khối điều khiển


Bảng 2.2: Thống kê số lượng đầu vào / ra

STT Đầu vào Đầu ra

1 Cảm biến cạn nước Van chiết

2 Cảm biến cạn bồn đỏ Van đỏ

3 Cảm biến cạn bồn xanh lá Van xanh lá

4 Cảm biến cạn bồn xanh dương Van xanh dương

5 Cảm biến quang thùng sơn Động cơ khuấy

6 Cảm biến khối lượng thùng trộn Động cơ bơm

7 Động cơ băng tải

8 Van xả

2.3.1. PLC và module


2.3.1.1. PLC

Ta chọn PLC S7-1500 CPU 1513-1N PN (6ES7 6ES7 513-1AL02-0AB0) có


thông số như sau:
- Bộ nhớ làm việc: 300Kbyte cho chương trình và 1.5 MByte cho dữ liệu
- PROFINET IRT với công tắc 2 cổng
- Hiệu suất bit 40 NS
- Timer/counter: 2048/2048
- Vùng nhớ: 16Kbyte
- Truyền thông: Ethernet

Hình 2.15: PLC S7-1500 CPU 1513-1N PN (6ES7 6ES7 513-1AL02-0AB0)


2.3.1.2. Module analog

Ta chọn Analog Input module AI 4xU/I/RTD/TC ST (6ES7531-7QD00-0AB0) có


thông số như sau:
- Độ phân giải 16 bit
- Độ chính xác 0,3%
- 4 kênh trong các nhóm 4,
- 2 kênh để đo RTD
- Điện áp chế độ chung 10 V
Hình 2.16: Analog Input module AI 4xU/I/RTD/TC ST (6ES7531-7QD00-0AB0)
2.3.1.3. Module đầu ra

Ta chọn module Digital Output DQ 8×24 V DC/2A HF (6ES7522-1BF00-0AB0)


có thông số như sau:
- 8 kênh trong nhóm 8
- 8 A mỗi nhóm
- Chẩn đoán, giá trị thay thế: Đầu nối phía trước

Hình 2.17: Digital Output DQ 8×24 V DC/2A HF (6ES7522-1BF00-0AB0)


2.3.2. Cảm cân nặng

Để đo khối lượng sơn trong bể trộn ta chọn cảm biến cân nặng loadcell 150kg
Hình 2.18: Cảm biến cân nặng loadcell 150kg
Thứ tự dây:
- Đỏ: S-
- Trắng: E+
- Xanh: S+
- Đen: E -
Thông số kỹ thuật:
- Tích hợp lỗi 0.02% FS
- Nhạy 1,0 ± 0.1mv / v
- Phi tuyến 0.02% FS
- Trễ 0.02% FS
- Tầm quan trọng 0.02% FS
- 0.02% leo FS / 10min
- Zero đầu ra ± 2% FS
- Trở kháng đầu vào 405 ± 10Ω
- Trở kháng đầu ra của 350 ± 3 resistance
- Điện trở cách điện 0005000MΩ (100VDC)
- Điện áp kích thích 5VDC
- Compensation Phạm vi bù nhiệt độ 12 VDC 10°C ~ + 40°C
- Phạm vi nhiệt độ -20°C + 60 C
- Hiệu ứng nhiệt độ 0 0,03% FS / 10°C
- Ảnh hưởng nhiệt độ 0,02% FS / 10°C
- Phạm vi quá tải an toàn Phạm vi quá tải tối đa 120%
- Bảo vệ 150%
- Chế độ đấu dây theo chế độ dây
2.3.3. Bộ khuếch đại cân

Để khuếch đại cảm biến cân ta sử dụng bộ khuếch đại tín hiệu KM-02. Bộ chuyển
đổi khuyếch đại tín hiệu KM02 được ứng dụng trong các thiết bị cần đọc, chuẩn
hóa và khuếch các tín hiệu từ loadcell, kết nối với PLC hoặc các đầu hiển thị. Với
thiết kế chống nhiễu tốt, vì vậy nó được sử dụng rất phổ biến trong các hệ thống
trạm trộn nơi mà có rất nhiều động cơ cũng như biến tần hoạt động. Các Bộ
chuyển đổi được áp dụng rất khác nhau, như dùng làm đầu dò nhiệt độ, đầu dò lực,
đầu dò độ ẩm, đầu dò trọng lượng,... cung cấp chức năng như một thiết bị chuyển
đổi các tín hiệu vật lý khác nhau, phụ thuộc vào các tế bào tải (cell), tương ứng với
các đầu ra tương tự (Analog) 4 ~ 20mA (phổ biến) hoặc 0~10V.

Hình 2.19: Bộ khuếch đại tín hiệu KM-02


2.3.4. Van điện

Van điện cần chọn loại tác động nhanh, hoạt động được trong môi trường sơn. Sử
dụng để xả nguyên liệu vào bể trộn và xả thành phẩm sau khi trộn. Ta chọn van
điện từ ODE 21IH5K1V200.
Hình 2.20: Van điện từ ODE 21IH5K1V200
Thông số kỹ thuật model 21IH5K1V200:
- Kích thước: ¾” – 27mm
- Chất liệu: inox, màng cao su
- Áp lực làm việc: 0 – 10 bar
- Nhiệt độ làm việc: < 90ºC
- Môi trường làm việc: nước, dầu, hóa chất
- Nối ống: Ø 27mm
- Xuất xứ: Italya
2.3.5. Cảm biến báo cạn thùng sơn
Cảm biến báo mức chất kết dính RFLS-35N chính là lựa chọn phù hợp nhất cho
các ứng dụng có độ bám dính cao. Ngõ ra của thiết bị là dạng xung kích relay
NPN, PNP. Từ đó chúng ta có thể điều khiển đóng ngắt các thiết bị khác. Ưu điểm
nữa của cảm biến báo mức chất kết dính RFLS-35N chính là phần núm cảm biến
làm bằng nhựa có khả năng chống bám dính rất tốt.
Hình 2.11: Cảm biến báo mức chất kết dính RFLS-35N
Trên thị trường hiện có rất ít hãng sản xuất các loại cảm biến đo ON/OFF dành cho
các chất bám dính. Cảm biến báo mức chất kết dính RFLS-35N của Dinel được sản
xuất tại châu Âu nên có độ chính xác cao và thời gian đáp ứng nhanh. Ngoài ra,
một ưu điểm nữa của thiết bị này chính là có thể điều chỉnh được độ nhạy của cảm
biến. Đây được xem là một điểm đặc biệt giúp giảm sai số tối đa cho thiết bị. Tùy
thuộc vào môi chất cần đo là gì mà chúng ta chỉnh độ nhạy cho phù hợp.
Thông thường đối với các bể chứa nhỏ, chúng ta chỉ cần sử dụng hai cảm biến báo
mức chất kết dính RFLS-35N là đủ. Một cảm biến để báo khi đầy và cái còn lại
báo khi cạn. Tuy nhiên, trên thực tế có thể sử dụng nhiều hơn tùy vào điều kiện
thực tế.
Thông số kỹ thuật của cảm biến báo mức chất kết dính RFLS-35N:
- Nguồn cung cấp: 24 Vdc
- Output: PNP, NPN
- Nhiệt độ làm việc: -40…+85 độ C
- Vật liệu: inox 316L
- Vật liệu núm cảm biến: nhựa chống bám dính
- Chuẩn bảo vệ: IP68
- Xuất xứ: Dinel – CH SÉC
Cách đấu dây tín hiệu ngõ ra cho cảm biến báo mức chất kết dính RFLS-35N
Do cảm biến báo mức chất kết dính là dạng cảm biến đo ON/OFF. Vì thế ngõ ra
của thiết bị giống như một công tắc thông thường. Thiết bị sẽ có hai trạng thái là
đóng và ngắt như hình trên. Trên cảm biến sẽ có đèn báo trạng thái và dựa vào đó
chúng ta có thể dễ dàng theo dõi được thiết bị.

Hình 2.12: Sơ đồ đấu dây cảm biến RFLS-35


Giống như các cảm biến đo On/OFF khác. Cảm biến RFLS-35N có 3 dây tín hiệu
được phân biệt bằng màu sắc. Trong đó 2 dây là cấp nguồn cho thiết bị và dây còn
lại là dây tín hiệu ngõ ra. Như hình trên, chúng ta thấy được sự khác nhau giữa ngõ
ra dạng PNP và NPN.
2.3.6. Cảm biến quang điện
Cảm biến quang điện bao gồm 1 nguồn phát quang và 1 bộ thu quang. Nguồn
quang sử dụng LED hoặc LASER phát ra ánh sáng thấy hoặc không thấy tùy theo
bước sóng. 1 bộ thu quang sử dụng diode hoặc transitor quang. Ta đặt bộ thu và
phát sao cho vật cần nhận biết có thể che chắn hoặc phản xạ ánh sáng khi vật xuất
hiện.
Ánh sáng do LED phát ra được hội tụ qua thấu kính. Ở phần thu ánh sáng từ thấu
kính tác động đến transitor thu quang. Nếu có vật che chắn thì chùm tia sẽ không
tác động đến bộ thu được. Sóng dao động dùng để bộ thu loại bỏ ảnh hưởng của
ánh sáng trong phòng. Ánh sáng của mạch phát sẽ tắt và sáng theo tần số mạch dao
động. Phương pháp sử dụng mạch dao động làm cho cảm biến thu phát xa hơn và
tiêu thụ ít công suất hơn.
Lựa chọn điện áp cấp cho cảm biến phải phù hợp với điện áp của mạch điều khiển.
Do mạch điều khiển kết nối với bộ điều khiển PLC nên điện áp của cảm biến là 24
VDC.

Hình 2.13: Sensor E3F-DS10C4 của Omoron.


Đặc tính kỹ thuật của sensor E3F-DS10C4:
- Cảm biến quang điện hình trụ chống nhiễu tốt với công nghệ Photo-IC. Khoảng
cách phát hiện khoảng 10cm với bộ điều khiển độ nhạy cho bộ khuếch tán:
- Khoảng cách phát hiện là 100 mm.
- Đặc tính trễ : tối đa 20% khoảng cách phát hiện.
- Đầu ra: DC 3 - dây NPN NO.
- Vật cảm biến nhỏ nhất: 10x10mm.
- Chỉ số LED: Red LED.
- Nguồn sáng (bước sóng) : LED hồng ngoại (880nm).
- Kích thước: 22 X 70mm / 0,86 x 2,8 (D * L).
- Chiều dài cáp: ~ 115cm.
- Cung cấp điện áp: 10 – 30 VDC.
- Điện áp làm việc : 10 – 30 VDC.
- Dòng hiện tại: 300 mA.
- Tần số: 500 Hz.
- Màu : Màu đen, vàng, xám.
- Thời gian đáp ứng: tối đa 2,5 ms.
- Nhiệt độ môi trường từ - 25oC tới 55oC.
- Độ ẩm môi trường từ 35% tới 85%.
- Trọng lượng (cả vỏ) : 60 g.
- Chế độ ngõ ra: Chọn lựa Light-ON / Dark-ON.
2.4. Thiết bị đóng cắt

2.4.1. Aptomat

Đối với 3 pha ta có:


P
I TT =
√ 3 Ucosφ
ITK = (1,2 – 1,5)ITT (Đối với: Điều hòa, các thiết bị điện 3 pha khác)
ITK = (2 – 2,5)ITT (Đối với thiết bị động cơ)
Trong đó: I – Cường độ dòng điện (A-ampe)
P – Công suất tiêu thụ (W-watt)
U – Điện áp (V-vôn) Nguồn điện 3Pha - 380V
Cosφ – Hệ số công suất = 0,8
2.4.1.1. Aptomat động cơ khuấy

Công suất động cơ khuấy PK = 2,2 kW = 2200W


Dòng điện:
PK 2200
I TTK = = =4,18( A)
√3 Ucosφ √ 3 .380 .0,8

 ITKB = 2,3ITTB = 2,3.4,18 = 9,614 (A)


Ta chọn Aptomat Mitsubishi MCCB 3P 15A 5kA.

Hình 2.21: Aptomat Mitsubishi MCCB 3P 15A 5kA (NF63-CV 3P 15A)


Thông số kỹ thuật NF63-CV 3P 15A:
- Số cực: 3P
- Dòng định mức: 15A
- Dòng cắt ngắn mạch: 5kA
- Điện áp cách điện: 690V
2.4.1.2. Aptomat động cơ bơm

Công suất đông cơ bơm PB = 1,5k kW = 1500W


PB 1500
Dòng điện: I TTB= = =2,85( A)
√3 Ucosφ √3 .380 .0,8
 ITKB = 2,3ITTB = 2,3.2,85 = 6,56 (A)
Ta chọn Aptomat Mitsubishi MCCB 3P 10A 5kA.

Hình 2.22: Aptomat Mitsubishi MCCB 3P 10A 5kA (NF63-CV 3P 10A)


Thông số kỹ thuật NF63-CV 3P 10A:
- Số cực: 3P
- Dòng định mức: 10A
- Dòng cắt ngắn mạch: 5kA
- Điện áp cách điện: 690V
2.4.1.3. Aptomat động cơ băng tải
Công suất đông cơ bơm PB = 2,2k kW = 2200W
PB 2200
Dòng điện: I TTB= = =4,18 (A )
√3 Ucosφ √3 .380 .0,8
 ITKB = 2,3ITTB = 2,3.4,18 = 9,61 (A)
Ta chọn Aptomat Mitsubishi MCCB 3P 10A 5kA.
2.4.1.3. Aptomat phần điều khiển

Ta chọn aptomat Aptomat Mitsubishi MCCB 2P 10A 2.5kA cho phần điều khiển:
PLC, 24VDC, 5VDC…
Hình 2.16. Aptomat Mitsubishi MCCB 3P 10A 2,5kA (NF30-CS 2P 10A)
Thông số kỹ thuật NF30-CS 2P 10A:
- Số pha: 2
- Dòng định mức: 10A
- Dòng ngắn mạch: 2,5kA
- Điện áp cách điện: 690V
2.4.1.4. Aptomat tổng

Công suất tổng khoảng 8kW nên:


P 8 000
I TTtong= = =13 , 29( A)
√ 3 Ucosφ √3 .380 .0,8
 ITKtong = 2,3.13,29 = 30,58 (A)
Ta chọn aptomat Aptomat Mitsubishi MCCB 3P 30A 30kA.

Hình 2.23: Aptomat Mitsubishi MCCB 3P 30A 30kA (NF125-SV 3P 32A)


Thông số kỹ thuật NF125-SV 3P 32A:
- Số pha: 3
- Dòng định mức: 32A
- Dòng ngắn mạch: 30kA
- Điện áp cách điện: 690V
2.4.2. Role trung gian

Rơ le trung gian (Relay trung gian) là loại thiết bị có chức năng chuyển mạch tín
hiệu điều khiển và khuếch đại chúng với kích thước nhỏ. Rơ le trung gian được lắp
đặt tại vị trí trung gian nằm giữa thiết bị điều khiển công suất nhỏ và thiết bị công
suất lớn.
Rơle sử dụng trong đề tài là rơle trung gian là loại 24VDC cấp nguồn cho van điện
từ và nhận tín hiệu từ PLC từ đó điều khiển các thiết bị.
Ta chọn role trung gian Omron MY2N-GS DC24

Hình 2.24: Role trung gian Omron MY2N-GS DC24


Thông số kỹ thuật:
- Đặc điểm: 8 chân dẹt, có đèn chỉ thị
- Điện áp: DC24 V
- Tiếp điểm: 2PDT
- Khả năng chịu tải: 5A
2.4.3. Contactor

Contactor là khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc đóng ngắt thường xuyên các mạch
điện động lực có dòng điện ngắt không vượt quá giới hạn dòng điện quá tải của
mạch điện. Thao tác đóng ngắt của contactor có thể thực hiện nhờ cơ cấu điện từ,
cơ cấu khí động hoặc cơ cấu thuỷ lực. Nhưng thông dụng nhất là các loại contactor
điện từ.
Điện áp định mức: Là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính phải
đóng/cắt có các cấp: 110V, 220V, 440V một chiều và 127V, 220V, 380V, 500V
xoay chiều. Cuộn hút có thể làm việc bình thường ở điện áp trong giới hạn từ 85%
đến 105% Udm
Dòng điện định mức: Là dòng điện đi qua tiếp điểm chính trong chế độ làm việc
gián đoạn lâu dài, nghĩa là ở chế độ này thời gian contactor ở trạng thái đóng
không quá lâu 8h. Contactor hạ áp có các cấp dòng thông dụng:10, 20, 25, 40,60,
75, 100, 150, 250, 300. Nếu đặt contactor trong tủ điện thì dòng điện định mức
phải lấy thấp hơn 100% vì làm mát kém, khi làm việc dài hạn thì chọn dòng điện
định mức nhỏ hơn nữa.
Khả năng đóng cắt: Đối với contactor xoay chiều dùng để điều khiển động cơ
không đồng bộ ba pha roto lồng sóc cần có khả năng đóng yêu cầu dòng điện bằng
1.2-1.4 Idm. Khả năng cắt với contactor xoay chiều phải đạt bội số khoảng 10 lần
dòng điện định mức khi tải cảm.
Hệ thống tiếp điểm: Phải chịu được độ mài mòn về điện và cơ trong các chế đô
làm việc nặng nề, có tần số thao tác đóng cắt lớn.
Tính toán và lựa chọn contactor: IMC = (1,2 - 1,5) Iđm
Ta có:
P
P= √ 3 U I đ m cosφ=¿ I đ m =
√3 Ucosφ
Trong đó:
- Iđm: Dòng điện (dòng điện định mức)
- P: Công suất động cơ (W)
- U: Điện áp
- cosφ : Hệ số công suất
2.4.3.1. Contactor cho động cơ khấy

Với động cơ đã chọn: IđmK = 4,75 (A)


Như vậy cần chọn contactor có dòng diện: IcontactorK = 1,3.4,75 = 6,175 (A)
Ta chọn Contactor (Khởi động từ) Mitsubishi 3P 12A.
Hình 2.25: Contactor Mitsubishi 3P 12A (S-T12 AC220V)
Thông số kỹ thuật S-T12 AC220V:
- Số cực: 3
- Dòng định mức: 12A
- Công suất: 5,5kW
- Tiếp điểm phụ: 1NO
- Cuộn hút: 200 – 240VAC
- Điện áp hoạt động: 690VAC
2.4.3.2. Contactor cho động cơ bơm

Với động cơ đã chọn: IđmB = 2,85 (A)


Như vậy cần chọn contactor có dòng diện: IcontactorB = 1,3.2,85 =3,705 (A)
Ta chọn Contactor (Khởi động từ) Mitsubishi 3P 9A

Hình 2.26: Contactor Mitsubishi 3P 9A (S-T10 AC220V)


Thông số kỹ thuật S-T10 AC220V:
- Số cực: 3
- Dòng định mức: 10A
- Công suất: 4kW
- Tiếp điểm phụ: 1NO
- Cuộn hút: 200 – 240VAC
- Điện áp hoạt động: 69VAC
2.4.3.3. Contactor cho động cơ băng tải

Với động cơ đã chọn: IđmK = 4,18 (A)


Như vậy cần chọn contactor có dòng diện: IcontactorK = 1,3.4,75 = 5, (A)
Ta chọn Contactor (Khởi động từ) Mitsubishi 3P 12A.
Thông số kỹ thuật S-T12 AC220V:
- Số cực: 3
- Dòng định mức: 12A
- Công suất: 5,5kW
- Tiếp điểm phụ: 1NO
- Cuộn hút: 200 – 240VAC
- Điện áp hoạt động: 690VAC
2.4.4. Role nhiệt

Rơ le nhiệt còn có tên gọi khác là relay nhiệt, là thiết bị có thể tự động đóng, ngắt
mạch khi dòng điện có dấu hiệu quá tải. Các rơ le nhiệt hoạt động dựa trên sự giãn
nở của các thanh kim loại khi bị đốt nóng.
Công dụng của rơ le nhiệt là bảo vệ các thiết bị điện khi dòng điện quá tải, tăng lên
đột ngột. Nhờ có rơ le nhiệt, máy móc và các thiết bị hoạt động bền bỉ và ổn định
hơn, giảm nguy cơ hư hỏng trong quá trình sử dụng điện.
Khi chọn rơ le nhiệt, quan tâm chính là các thông số sau:
- Dòng làm việc
- Dòng sản phẩm phù hợp với contactor (mỗi loại rơ le nhiệt tương thích với một
dòng contactor tương ứng, nhà sản xuất đã có khuyến cáo lựa chọn ngay trên
catalogue sản phẩm).
Khi chọn rơ le nhiệt, quan tâm chính là các thông số sau.
- Dòng làm việc của động cơ: IminMT < Iđm < ImaxMT
- Dòng rơ le nhiệt ta chọn với hệ số khởi động từ 1.2-1.3 lần Iđm
2.4.4.1. Role nhiệt cho động cơ khuấy

Với động cơ đã chọn: IđmK = 4,18 (A)


Ta chọn Rơ le nhiệt Mitsubishi 3 pha 4.0A-6.0A.

Hình 2.27: Rơ le nhiệt Mitsubishi 3 pha 4.0A-6.0A (TH-T18 5A)


Thông số kỹ thuật TH-T18 5A:
- Số cực: 3
- Dải điều chỉnh: 4 – 6A
- Điện áp hoạt động: 690V
2.4.4.2. Role nhiệt cho động cơ bơm

Với động cơ đã chọn: IđmK = 2,85 (A)


Ta chọn Rơ le nhiệt Mitsubishi 3 pha 2.0A-3.0A.

Hình 2.28: Rơ le nhiệt Mitsubishi 3 pha 2.0A-3.0A (TH-T18 2,5A)


Thông số kỹ thuật TH-T18 5A:
- Số cực: 3
- Dải điều chỉnh: 2 – 3A
- Điện áp hoạt động: 690V
2.4.5. Nguồn 220VAC/24VDC

Ta sử dụng bộ nguồn tổ ong 24V 10A (S-250-24)

Hình 2.29: Nguồn tổ ong 24V 10A (S-250-24)


Thông số kỹ thuật:
- Điện Áp Đầu Vào: AC 220V (chân L và N)
- Điện Áp Đầu Ra: DC 24V 10A
- Công Suất: 240W
- Điện áp ra điều chỉnh: +/-10%
- Phạm vi điện áp đầu vào: 85 ~ 132VAC / 180 ~ 264VAC
- Dòng vào: 2.6a / 115V 1.3a / 230V
- Rò rỉ: <1mA / 240VAC
- Bảo vệ quá tải
- Bảo vệ quá áp
- Bảo vệ nhiệt độ cao
- Khả năng chống sốc: 10 ~ 500Hz, 2G 10min. / 1 chu kỳ, thời kỳ cho 60 phút mỗi
trục
- Nhiệt độ hoạt động và độ ẩm: -10 ℃ ~ + 60 ℃, 20% ~ 90% RH
- Nhiệt độ bảo quản, nhiệt độ: -20 ℃ ~ + 85 ℃, 10% ~ 95RH
- Kích thước: 200* 110 * 50mm
- Trọng lượng: 0.68Kgs
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN

3.1. Yêu cầu hệ thống

Hệ thống có 3 tùy chọn chạy là tự động, bằng tay và rửa bể trộn.


+ Cài đặt và giám sát các thông số thông qua WinCC hoặc Web Server.
+ Hệ thống chọn màu theo tỷ lệ hoặc theo mã màu.
+ Khi ở chế độ tự động và quá trình trộn kết thúc, hệ thống sẽ rửa bể trong một
khoảng thời gian đã cài đặt
3.2. Điều khiển hệ thống

3.2.1. Nguyên lý

Sử dụng giao diện để người dùng dễ dàng nắm bắt về định mức và tỷ lệ theo các
thành phần màu để tạo ra màu theo ý muốn.
Sử dụng cảm biến khối lượng để đo định mức các thành phần màu để điều khiển
đóng mở các van cấp nguyên liệu.
Lập trình điều khiển bằng PLC. Xây dụng giao diện mô hình và bảng điều khiển
bằng WinCC để giám sát điều khiển.

Hình 3.1: Sơ đồ khối của hệ thống


3.2.2. Cách thức hoạt động

Cấp nguồn cho PLC


Chọn màu sản phẩm (theo tỷ lệ hoặc định mức), chọn kích thước và số lượng sản
phẩm thông qua giao diện.
Hệ thống tự tính toán số mẻ trộn theo kích thước và số lượng sản phẩm đã thiết
lập.
PLC điều kiển các van cấp đủ nguyên liệu cho một mẻ vào thùng trộn.
PLC điều khiển động cơ khuấy trộn màu trong thùng.
Hệ thống chiết rót hoạt động
Hệ thống tiếp tục nạp nguyên liệu, trộn và xả đến khi đạt đủ số lượng đã thiết lập.
Khi đã đủ số lượng sản phẩm nước được bơm vào thùng và khuấy trong một
khoảng thời gian đã thiết lập rồi xả ra.
Hệ thống hoàn thành một chu trình trộn sơn.
3.3. Thuật toán điều khiển

Hình 3.2: Sơ đồ chương trình


Sau khi nhập dữ liệu từ màn hình WinCC hoặc Web Server và chọn chế độ Auto
hệ thống hoạt động như sau:
- Hệ thống tính toán để tính ra số mẻ biết mỗi mẻ trộn được 100 lít (125 kg).
- Van cấp màu đen mở đến khi cảm biến mức đạt giá trị tính toán bằng lượng sơn
màu đen.
- Sau khi cấp đủ sơn màu đen, van cấp màu đỏ mở đến khi cảm biến đạt mức giá trị
tính toán bằng tổng lượng sơn màu đen và sơn màu đỏ.
- Sau khi cấp đủ sơn màu đỏ, van cấp màu xanh lá mở đến khi cảm biến đạt mức
giá trị tính toán bằng tống lượng sơn màu đen, đỏ và sơn màu xanh lá.
- Sau khi cấp đủ sơn màu xanh lá, van cấp màu xanh dương mở đến khi cảm biến
đạt mức giá trị tính toán bằng tổng lượng sơn 4 màu đen, đỏ, xanh lá, xanh dương.
- Đủ nguyên liệu động cơ khuấy hoạt động, sau khi đủ thơi gian khuấy trộn cài đặt,
van chiết rót vả băng tải hoạt động để chiết sơn vào các bình chứa để đóng gói
Nếu chưa đủ lượng sơn cần trộn, hệ thống tiếp tục nạp nguyên liệu, khuấy và xả.
+ Khi đã đủ lượng sơn cần trộn chế độ rửa được kích hoạt.
+ Động cơ khuấy và máy bơm nước hoạt động. Khi nước đã đủ nửa bể trộn, động
cơ khuấy tiếp tục hoạt động trong khoảng thời gian đã thiết lập.
+ Sau đó xả nước rửa kết thúc một chu trình trộn.
Hình 3.3: Sơ đồ Grafcet chế độ tự động và chế độ rửa
3.4. Chương trình PLC
Chương trình được lập trình trên phần mềm TIA Portal V15.
Trình bày ở phụ lục 1.
CHƯƠNG 4. MÔ PHỎNG HỆ THỐNG

Hình 4.1: Giao diện trang chủ chương trình điều khiển (WinCC)
Để chuyển sang màn hình chương trình ta nhấn vào biểu tượng LOGO trường
Hình 4.2: Giao diện chương trình điều khiển (Win CC)
- “BẢNG ĐIỀU KHIỂN” – Lựa chọn chế độ và điều khiển hệ thống
+ Lựa chọn hai chế độ vận hành auto chạy tuần tự theo chu trình và chế độ manual
chạy riêng lẻ từng thiết bị
+ Các đèn báo trạng thái dừng, chạy, báo lỗi hệ thống
+ Các nút nhấn khởi động, dừng quá trình chạy, reset lỗi hệ thống
+ Nút nhấn chọn chạy thiết bị ở chế độ mô phỏng
- “CÀI ĐẶT THÔNG SỐ” – Cài đặt các thông số vận hành liên quan đến khối
lượng trộn, tỷ lệ màu và thời gian trộn, rửa:
+ Khối lượng mẻ: Cài đặt giá trị tối đa của bồn trộn trong một mẻ
+ Số lượng thùng: Cài đặt số lượng thùng sơn muốn pha trộn
+ Khối lượng thùng: Cài đặt giá trị của lượng sơn cần chiết vào một thùng
+ Khối lượng lót: Cài đặt lượng sơn dư do bám dính vào thành bồn trộn
+ Khối lượng nước: Cài đặt khối lượng nước rửa trong chu trình rửa bồn
+ Mã màu red: tỷ lệ màu đỏ
+ Mã màu green: tỷ lệ màu xanh lá
+ Mã màu blue: tỷ lệ màu xanh dương
+ Thời gian trộn: Thời gian chu trình khấy trộn
+ Thời gian rửa: Thời gian chu tình khuấy rửa
“DỮ LIỆU HỆ THỐNG” – giám sát các thông số hiện tại của chương trình
+ Khối lượng bồn: Khối lượng sơn đang có trong bồn trộn
+ Time trộn: Thời gian trộn sơn đang thực hiện trong chu trình trộn
+ Time rửa: Thời gian rửa bồn đang thực hiện trong chu trình rửa
+ Số thùng đã chiết: số thùng đã được chiết rót sơn và vận chuyển đi trên hệ thống
băng tải
Lưu ý: Trước khi khởi động hệ thống ở chế độ tự động, cần phải cài đặt đủ
thông số thì hệ thống mới sẵn sàng để chạy

Hình 4.3: Chế độ chạy manual


Hình 4.4. Chế độ chạy tự động

Hình 4.5. Chu trình chạy của hệ thống


KẾT LUẬN
Qua thời gian thực hiện, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Vũ Duy Nghĩa,
chúng em đã cố gắng hoàn thành đúng theo yêu cầu và thời gian quy định. Trong
quá trình làm chúng em đã thực hiện được những công việc như: lập trình và sử
dụng phần mềm Tia Portal, WinCC Explorer, thiết kế giao diện cho web server…
Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên chúng em không thể tránh
khỏi nhiều sai sót. Em mong thầy cô châm trước và mong nhận được sự góp ý
cũng như lời chỉ bảo tận tình của các thầy cô và các bạn để chúng em có thể hoàn
thiện hơn về đề tài nghiên cứu và tiếp cận gần hơn với thực tế.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số. Việc điều khiển và
giám sát thời gian thực qua internet là vô cùng cần thết. Để đáp ứng điều này
chúng em cần phải nghiên cứu thêm như: điều khiển và giám sát qua ứng dụng di
động, ứng dụng trên máy tính…

Hà Nội, ngày tháng năm 2022


Người thưc hiện

???
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Ngô Hồng Quang, Giáo trình cung cấp điện, Nxb Giáo Dục
2. Tiêu chuẩn quốc gia, Phần 2: Nhớt kế đĩa hoặc bi vận hành ở tốc độ quy định,
TCVN 10238-2:2013 (ISO 2884-2:2003) về Sơn và vecni – Xác định độ nhớt bằng
nhớt kế quay
3. https://forum.arduino.cc
4. Siemens, SIMATIC S7-1500, 12/2015
5. Siemens, SIMATIC S7-1500 Easy Book manual, 12/2015
6. Siemens, WinCC Configuration Manual, 1999
7. Siemens, WinCC V4 Manual, 1997

You might also like