You are on page 1of 64

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... i


DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ii
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN MÁY MÀI PHẲNG ..............................................2
1.1 Chức năng, vai trò máy mài ............................................................................2
1.1.1 Các đặc điểm về truyền động điện và trang bị điện.......................................2
1.1.2 Mạch điều khiển máy mài ..............................................................................3
1.2 Đặc điểm công nghệ mài ..................................................................................5
1.2.1 Phân tích công nghệ .......................................................................................5
1.2.2 Những máy mài truyền thống ........................................................................5
1.2.3 Các loại máy mài nhẵn kim loại ....................................................................7
1.2.4 Nhược điểm của máy mài ............................................................................10
1.3 Máy mài CNC .................................................................................................12
1.3.1 Giới thiệu về máy mài CNC ........................................................................12
1.3.2 Công nghệ CNC ...........................................................................................13
1.3.3 Ưu điểm CNC ..............................................................................................15
1.3.4 Nhược điểm của máy CNC ..........................................................................16
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN MÁY MÀI PHẲNG 3B722
SỬ DỤNG PLC S7-1200 .........................................................................................18
2.1 Tìm hiểu về biến tần LS IC5 ...........................................................................18
2.1.1 Khái niệm .....................................................................................................18
2.1.2 Các thông số chương trình ...........................................................................18
2.1.2.1 Các nhóm tham số ................................................................................18
2.1.2.2 Các thông số trong nhóm điều khiển ....................................................20
2.1.3 Các bước cài đặt lệnh tần số trong nhóm điều khiển ...................................20
2.2 Giới thiệu PLC S7-1200 ....................................................................................22
2.2.1 Bộ điều khiển lập trình PLC-1200 ...............................................................22
2.2.1.1 Kiểu dữ liệu của S7 – 1200 ..................................................................22
2.2.1.2 Vùng nhớ địa chỉ ..................................................................................24
2.2.2 Nạp chương trình mẫu cho PLC S7 1200 ....................................................25
2.3 Lưu đồ thuật toán điều khiển ...........................................................................31
2.3.1 Lưu đồ ..........................................................................................................31
2.3.2 Các phương pháp điều khiển .......................................................................32
2.3.2.1 Phương pháp điều khiển tốc độ động cơ trục chính có ổn định tốc độ
dùng bộ điền kiển PID trong biến tần...............................................................32
2.3.2.2 Phương pháp điều khiển tốc độ động cơ có ổn định tốc độ dùng bộ
điều khiển PID trong PLC S7-1200 .................................................................34
2.3.2.3 Phương pháp điều khiển tốc độ dùng PID trong PLC dùng Encoder ..35
2.3.2.4 Phương pháp điều khiển tốc độ dùng PID trong biến tần và điểm đặt
setpoint tại đầu vào biến tần .............................................................................36
2.3.3 Sơ đồ mạch điều khiển.................................................................................37
CHƯƠNG 3 GIAO DIỆN PHẦN MỀM WIN CC ..........................................40
3.1 Tổng quan về Win CC ......................................................................................40
3.1.1 Cấu trúc của Control Center ........................................................................40
3.1.2 Thiết kế giao diện điều khiển giám sát trên WinCC ....................................42
3.1.2.1 Thiết lập kết nối PLC S7-1200 và WinCC ...........................................42
3.1.2.2 Thiết kế giao diện giám sát trên WinCC RT Professional ...................45
3.2 Chương trình PLC ............................................................................................47
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG TRÊN TIA PORTAL ........................54
KẾT LUẬN ..............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................59
i

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình ảnh 1.1 Máy mài ....................................................................................... 6
Hình ảnh 1.2 Máy mài nhẵn kim loại................................................................ 7
Hình ảnh 1.3 Máy đánh bóng ............................................................................ 8
Hình ảnh 1.4 Máy mài phẳng kim loại CNC .................................................. 13
Hình ảnh 2.1 Biến tần LS IC5 ......................................................................... 18
Hình ảnh 2.2 Minh họa màn hình điều khiển.................................................. 18
Hình ảnh 2.3 Sử dụng phím chức năng ........................................................... 19
Hình ảnh 2.4 Thứ tự điều khiển ...................................................................... 20
Hình ảnh 2.5 Nhập lệnh tần số mới ................................................................ 21
Hình ảnh 2.6 PLC S7-1200 và module mở rộng ............................................. 22
Hình ảnh 2.7 Tạp Project 1 ............................................................................. 26
Hình ảnh 2.8 Tạo Project 2 ............................................................................. 26
Hình ảnh 2.9 Chọn CPU cần dùng 1 .............................................................. 27
Hình ảnh 2.10 Chọn CPU cần dùng 2 ............................................................ 27
Hình ảnh 2.11 Giao diện của TIA Portal ........................................................ 28
Hình ảnh 2.12 Kết nối PLC với máy tính ........................................................ 29
Hình ảnh 2.13 Đẩy chương trình xuống PLC ................................................. 29
Hình ảnh 2.14 Hoàn tất quá trình nạp ............................................................ 30
Hình ảnh 3.1 Giao diện Win CC ..................................................................... 40
Hình ảnh 3.2 Thêm WinCC RT Professional .................................................. 42
Hình ảnh 3.3 Thêm modul truyền thông ......................................................... 43
Hình ảnh 3.4 Kết nối PLC và PC .................................................................... 43
Hình ảnh 3.5 Thêm kết nối HMI ..................................................................... 44
Hình ảnh 3.6 Kiểm tra kết nối giữa PLC và WinCC ...................................... 44
Hình ảnh 3.7 Màn hình mới được tạo ............................................................. 45
Hình ảnh 3.8 Thay đổi thuộc tính màn hình ................................................... 46
Hình ảnh 3.9 Các đối tượng trong toolbox ..................................................... 46
Hình ảnh 4.1 Mạch điều khiển 1 ..................................................................... 54
Hình ảnh 4.2 Mạch điều khiển 2 ..................................................................... 54
Hình ảnh 4.3 Encoder ..................................................................................... 55
Hình ảnh 4.4 Biến tần ..................................................................................... 55
Hình ảnh 4.5 Module mở rộng ........................................................................ 56
Hình ảnh 4.6 Bộ điều khiển PLC .................................................................... 56
Hình ảnh 4.7 Nguồn nuôi ................................................................................ 57
ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1 Các nhóm tham số biến tần ............................................................. 19
Bảng 2.2 Các thông số nhóm điều khiển......................................................... 20
Bảng 2.3 Các lệnh tần số ................................................................................ 21
1

LỜI NÓI ĐẦU


Ngày nay Tự động hóa giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất và trong
đời sống xã hội, ở đâu có tự động hóa ở đó có nền khoa học phát triển, nền
kinh tế theo hướng tự động hóa sẽ nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí
sản xuất, giảm nhân công lao động, giảm giá thành sản phẩm. Trong thời kì
hội nhập WTO của nước ta hiện nay để phát triển nền kinh tế nâng cao sức
cạnh tranh với các nước trên thế giới chúng ta cần đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa, nâng cao mức tự động hóa trong tất cả các lĩnh vực
vì vậy các hệ thống sản xuất bằng tay, thủ công lạc hậu phải thay thế bằng
một hệ thống mang tính tự động hóa cao.

Chính vì vậy nó mạng lại hiệu quả hoạt động ổn định, chính xác, bền bỉ
và thích ứng với nhiều môi trường khắc nghiệt trong công nghiệp. Do đó
chúng em chọn đề tài “Xây dựng hệ thống điều khiển giám sát máy mài
phẳng sử dụng PLC S7-1200 và phần mềm TIA Portal” với mục đích tạo
môi trường thực hành và ứng dụng những lí thuyết được học về PLC vào
những mô hình 3D. Qua đó có được những kĩ năng cơ bản về lập trình, kết
nối và ứng dụng PLC trong thực tế sau này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Bộ môn Tự động
hóa đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em trong suốt quá
trình thực hiện đồ án, đặc biệt là “Th.S Nguyễn Minh Lợi” giảng viên hướng
dẫn chính bản đồ án này.
2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN MÁY MÀI PHẲNG


1.1 Chức năng, vai trò máy mài
Máy mài có nhiều loại nhưng ta có thể chia làm hai loại chính là: Máy
mài mòn và máy mài phẳng. Ngoài ra, còn có các máy khác nhau như: máy
mài vô tâm, máy mài rãnh, máy mài cát, máy mài răng… Trên các máy mài
có thể gia công mặt phẳng, mặt trụ trong, mặt trụ ngoài, côn trong, côn ngoài
mài trục khuỷu… Thường trên các máy mài có ụ chi tiết hoặc bàn để kẹp chi
tiết và ụ đá mài, trên đó có trục chính với đá mài, cả hai ụ đều đạt trên bề
máy.

Trên máy mài chuyển động chính là chuyển động quay của đá mài. Còn
chuyển động ăn dao là di chuyển tịnh tiến của ụ đá dọc trục (ăn dao dọc trục).

Chuyển động di chuyển vuông góc với chi tiết (ăn dao ngang) hoặc là
chuyển động quay của chi tiết. Chuyển động phụ là di chuyển nhanh của ụ đá
hoặc chi tiết.

Máy mài phẳng có hai loại: Mài phẳng bằng biên đá và mặt dầu. Đặc
điểm là chi tiết gắn cố định trên bàn tròn hoặc bàn chữ nhât. Ở máy mài biên
đá, đá mài quay tròn và chuyển động tịnh tiến qua lại. Chuyển động chính là
chuyển quay của đá và chuyển động ăn dao là di chuyển của đá (ăn dao
ngang). Còn chuyển động ăn dao là chuyển động tịnh tiến của đá theo chiều
dọc của chi tiết máy mài bằng mặt đầu đá, bàn có thể là tròn hoặc chữ nhật.

Chuyển động quay của đá là chuyển động chính, chuyển động ăn dao
ngang là chuyển động di chuyển tịnh tiến của đá. Còn chuyển động ăn dap là
chuyển động qua lại của bàn mang chi tiết máy

1.1.1 Các đặc điểm về truyền động điện và trang bị điện


1. Truyền đông chính:

Thông thường máy không yêu cầu điều chỉnh tốc độ, nên sử dụng động
cơ không đồng bộ roto lồng sóc. Ở các máy mài cỡ nặng, để duy trì tốc độ cắt
là không đổi khi mòn đá hay kích thước chi tiết gia công thay đổi, thường sử
3

dụng truyền động động cơ có phạm vi điều chỉnh tốc độ là D = (2 ÷ 4):1 với
công suất không đổi.

Ở máy mài trung bình và nhỏ v = 50 ÷ 80 m/s nên đá mài có đường kính
lớn thì tốc độ quay đá khoảng 1000vg/ph. Ở những máy có đường kính nhỏ,
tốc độ đá rất cao. Động cơ truyền động là các động cơ đặc biêt, đá mài gắn
trên trục động cơ, động cơ có tốc độ (24000 ÷ 48000) vg/ph, hoặc có thể lên
tới (150000 ÷ 200000) vg/ph. Nguồn của động cơ là các bộ biến tần, có thể là
các máy phát tần số cao (BBT quay) hoặc là các bộ biến tần tĩnh bằng
Thyristor.

Mô men cản tĩnh trên trục động cơ thường là 15 ÷ 20% momen định
mức. Mô men quán tính của đá và cơ cấu truyền lực lại lớn: 500 ÷ 600%
momen quán tính của động cơ, do đó cần hãm cưỡng bức động cơ quay đá.
Không yêu cầu đảo chiều quay đá.

2. Truyền động ăn dao

a/ Máy mài tròn : Ở máy cỡ nhỏ, truyền động quay chi tiết dùng động
cơ không đồng bộ nhiều cấp tốc độ (điều chỉnh số đôi cực) với D = (2 ÷ 4):1.
Ở các máy lớn thì dùng hệ thống biến đổi - động cơ một chiều (BBĐ-ĐM), hệ
KĐT – ĐM có D = 10/1 với điều chỉnh điện áp phần ứng. Truyền động ăn dao
dọc của bàn máy tròn cỡ lớn thực hiện theo hệ BBĐĐM với D = (20 ÷ 25)/1.
Truyền động ăn dao ngang sử dụng thuỷ lực.
b/ Máy mài phẳng: Truyền động ăn dao của ụ đá thực hiện lặp lại nhiều
chu kỳ, sử dụng thuỷ lực. Truyền động ăn dao tịnh tiến qua lại của bàn dùng
hệ truyền động một chiều với phạm vi điều chỉnh tốc độ D = (8 ÷ 10):1
3. Truyền động phụ trong máy mài và truyền động ăn di chuyển nhanh
đầu mài, bơm dầu của hệ thống bôi trơn, bơm nước làm mát thường dùng hệ
truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ roto lồng sóc.

1.1.2 Mạch điều khiển máy mài


4
5

1.2 Đặc điểm công nghệ mài


1.2.1 Phân tích công nghệ
Máy mài có chức năng gia công bề mặt các chi tiết, động cơ truyền động
chính thường sử dụng động cơ không đồng bộ roto lồng sóc, tùy thuộc vào
tính chất và những yêu cầu kĩ thuật cụ thể nên có nhiều máy mài với công
suất và đặc tính kĩ thuật khác nhau.

Do yêu cầu kĩ thuật và đặc điểm của từng loại chi tiết cần mài, quá trình
mài có thể sử dụng biên đá hoặc mặt đầu của đá mài để gia công bề mặt của
chi tiết, chức năng giữ chi tiết khi máy mài làm việc không thường sử dụng
nam châm điện để thực hiện hút và giữ chi tiết cần mài.

Trong quá trình mài chi tiết cần phỉa làm mát chi tiết và làm mát đá mài
nhằm bảo vệ độ cứng của chi tiết và tăng thời gian sử dụng của đá mài, ngoài
ra còn có thiết bị gạt phôi khi thực hiện mài.

Chuyển động chính là chuyển động quay của đá mài vì vậy động cơ quay
đá mài có công suất lớn nhất, chuyển động tạo phôi là chuyển động tịnh tiến
qua lại của bàn mang chi tiết (đối với máy mài phẳng), hoặc chuyển động
quay tròn chi tiết (đối với máy mài tròn).

Thường trên máy mài có ụ chi tiết hoặc bàn, trên đó kẹp chi tiết và ụ đá
mài trong ụ đá mài có trục chính với đá mài, cả hai ụ nêu trên được đặt trên bệ
máy.

1.2.2 Những máy mài truyền thống


Máy mài có hai loại chính là mài tròn và mài phẳng, ngoài ra còn có các
máy khác như mài vô tâm, mài rãnh, mài cắt, mài răng…
6

Hình ảnh 1.1 Máy mài


Máy mài nhẵn kim loại là công cụ quan trọng, không thể thiếu trong quá
trình cắt gọt kim loại, xử lý bề mặt kim loại. Hiện nay, các loại máy mài nhẵn
kim loại do nhiều nhà sản xuất khác nhau tạo nên sự đa dang về máy, khách
hàng có thể dễ dàng lựa chọn cho mình loại máy phù hợp với nhu cầu của
mình.

Tìm hiểu về công đoạn mài nhẵn kim loại: Trong quá trình hoàn thiện
sản phẩm kim loại, việc mài nhẵn, mài bóng bề mặt kim loại là công đoạn
quan trọng, góp phần tạo nên giá trị thẩm mỹ, giá trị sử dụng cho sản phẩm.
"Mài - grinding" và "Đánh bóng - polishing" là một hình thức gia công, liên
quan đến việc loại bỏ một lớp kim loại từ bề mặt bằng hoạt động cắt. Điều
này liên quan đến việc sử dụng các hạt mài cứng kết dính với nhau hoặc kết
dính với vật mang sử dụng cùng với máy mài nhẵn sẽ cho ra sản phẩm có độ
bóng, sáng, mịn cao.
Dựa vào những thông tin trên đây, khách hàng có thể tìm hiểu và lựa
chọn máy mài nhẵn kim loại, máy đánh bóng một cách chính xác phù hợp với
từng sản phẩm để có được hiệu quả cao nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để sở
hữu những sản phẩm máy chất lượng.
7

1.2.3 Các loại máy mài nhẵn kim loại


Máy mài nhẵn kim loại dùng trong sản xuất công nghiệp chủ yếu dùng
để mài các bavia trên bề mặt kim loại. Sau khi gia công bằng phương pháp
thủ công như: tiện, phay… thì bề mặt sản phẩm mới đạt mức thô. Để đạt được
độ bóng ở mức tinh hoặc siêu tinh ta phải làm giảm độ nhám bề mặt hay độ
nhấp nhô bề mặt xuống hay còn gọi là mài nhẵn, đánh bóng bề mặt sản
phẩm. Các bước nguyên công đó bao gồm mài thô – mài bán tinh – mài tinh
và mài siêu tinh (đánh bóng)

Mục đích của việc mài nhẵn là làm cho bề mặt của sản phẩm sau khi gia
công đạt được sạch, mịn không còn góc, cạnh sắc nhọn theo yêu cầu, làm cho
bề mặt nhẵn, sáng đẹp. Chủ yếu các sản phẩm cần đánh bóng là các sản phẩm
dùng trong dân dụng do yêu cầu thẩm mỹ.

Hình ảnh 1.2 Máy mài nhẵn kim loại


Hiện nay trên thị trường có khá nhiều các loại máy mài nhẵn kim loại:
máy đánh bóng rung ba chiều, các loại máy mài sử dụng bánh mài, vv…

Loại máy thông dụng và được sử dụng rộng rãi trong các xưởng sản xuất
hiện nay là loại máy mài sử dụng bánh mài chuyên dụng. Loại máy này sử
dụng lực ma sát do bánh mài quay với tốc độ lớn được tạo ra khi cho sản
phẩm tiếp xúc với bánh mài để đánh bavia sản phẩm. Nhược điểm của
phương pháp mài thủ công này là tốn nhiều thời gian, nhân công, sản phẩm
8

xử lý không đều do phụ thuộc vào tay nghề của người công nhân. Ngoài ra,
chính bởi xử lý bavia nhờ lực ma sát, nên bụi được tạo ra trong quá trình xử
lý cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất. Muốn hạn chế đi 2
nhược điểm trên cần đầu tư dây chuyền mài tự động. Tuy nhiên, vốn đầu tư
tương đối cao, chỉ phù hợp với các công ty, cơ sở sản xuất lớn.

Máy đánh bóng rung ba chiều là giải pháp thay thế cho máy mài thủ
công, là loại máy có thể xử lý bavia dễ dàng và hiệu quả với chi phí đầu tư
thấp. Với cơ chế rung ba chiều hình xoáy ốc, sản phẩm và vật tư sẽ được tiếp
xúc, cọ sát, nhờ đó các vết bavia sẽ được mài nhẵn và đồng đều ở mọi góc
cạnh của sản phẩm.

Một số máy mài nhẵn, đánh bóng kim loại phổ biến

1. Máy đánh bóng bằng lồng quay

Kết cấu máy: Máy đánh bóng bằng lồng quay cơ bản là một chiếc lồng
dạng đa giác đều được thiết kế quay trên trục đẫn động bằng động cơ, trong
lồng được lót bằng vật liệu chống sự mài mòn. Vật liệu và vật mài được cho
vào trong lồng để thực hiện thao tác đánh bóng.

Hình ảnh 1.3 Máy đánh bóng


9

Nguyên lý: Sản phẩm được cho cùng với vật mài vào trong lồng, trong
khi quay vật mài sẽ trà sát lên bề mặt sản phẩm là bóc đi lớp vật liệu nhấp nhô
trên bề mặt sản phẩm làm cho sản phẩm nhẵn. Sản phẩm và vật liệu được đảo
liên tục.

Ưu điểm: Vật liệu và vật mài liên tục được tiếp xúc và tạo ra quá trình
đánh bóng, hầu như tất cả các bề mặt đều được đánh.

Nhược điểm: Vật liệu ngoài việc được trà sát bởi vật liệu đánh bóng
nhưng cũng trà sát với nhau, nhiều khi gây ra các vết xước trên bề mặt. Máy
không thể quay với tốc độ cao, tạo ra tiếng ồn lớn.

Ứng dụng: Chủ yếu dùng cho các loại sản phẩm nhỏ, dùng để đánh
bavia, loại bỏ cạnh sắc của sản phẩm, sản phâmt có độ cứng vững tốt không
sợ bị phá hủy và các sản phẩm yêu cầu độ bóng thấp.

2. Máy đánh bóng rung


Kết cấu máy: Máy đánh bóng rung có cấu tạo gồm một chiếc lồng dạng
khay tròn đạt trên bệ rung bởi hệ thống lò xo, động cơ được gắn trực tiếp lên
trên khay tạo ra độ rung lắc khi quay do có lắp cánh lệch tâm.

Nguyên lý: Khi động cơ quay tạo ra độ rung lắc, sản phẩm và vật liệu
đánh bóng được cho vào trong khay, khi rung, sản phẩm và vật liệu mài trà
sát vào nhau, và được đảo đều liên tục quay xung quanh phay nhờ lực ly tâm.

Ưu điểm: Máy đánh rất tốt các sản phẩm có kích thước nhỏ, đánh đều
các bề mặt, vật liệu có thể đánh ở các góc nhỏ của sản phẩm, tiếng ồn thấp
hơn máy lồng quay.

Nhược điểm: Máy chỉ đánh sản phẩm nhỏ, vừa, độ bóng yêu cầu vừa
phải, đôi khi sản phẩm va vào nhau cũng có thể gây xước, độ mài thấp.

Ứng dụng: Máy dùng đánh các sản phẩm cơ khí sau khi gia công cơ bản
bằng máy tiện, máy dập, dùng đánh bavia các sản phẩm từ đúc, đánh bóng các
sản phẩm gia dụng bằng nhôm, đồng…
10

3. Máy đánh bóng dùng vải, giấy nhám, phớt:

Kết cấu: Máy có trục quay để lắp bánh mài có thể lắp trực tiếp trên động
cơ hoặc qua truyền động; máy có thể lắp bánh mài tròn hoặc dạng băng giấy
mài

Nguyên lý: Khi bánh mài quay, trên mánh mài chứa các vật liệu dùng để
mài bóng, đưa bánh mài trà sát lên bề mặt sản phẩm để các hạt mài loại bỏ
các nhấp nhô để tạo ra độ bóng.

Ưu đểm: Máy có thể đánh bóng cho sản phẩm độ bóng rất cao, thay đổi
được tốc độ đánh bóng, dùng máy đánh bóng cho nhiều loại sản phẩm, linh
hoạt thay đổi được vật liệu mài. Có thể đánh các bề mặt lớn.

Nhược điểm:Máy không thể đánh được trên toàn bộ các bề mặt vật hay
các góc hẹp mà máy không thể đi vào được, bụi của máy khi đánh bóng
nhiều, phải có hệ thống hút bụi nếu không gây ô nhiễm không khí gây hại cho
người vận hành máy.

Ứng dụng: Máy dùng đánh các sản phẩm bề mặt lớn, máy đánh bóng đồ
gia dụng như; đánh bóng inox, đánh bóng đồng, nhôm, thép.

Dựa vào những thông tin trên đây, khách hàng có thể tìm hiểu và lựa
chọn máy mài nhẵn kim loại, máy đánh bóng một cách chính xác phù hợp với
từng sản phẩm để có được hiệu quả cao nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để sở
hữu những sản phẩm máy chất lượng.

1.2.4 Nhược điểm của máy mài


Hiện nay trên thị trường máy công cụ cầm tay phổ biến có 2 loại dùng
khí nén và sử dụng điện.

Ở đây chúng ta nói về những mặt ưu thế của máy mài sử dụng khí nén so
với các loại máy mài sử dụng điện.

1. Không phát sinh tia lửa điện từ chổi than. Không bị điện giật.
11

Nơi sử dụng máy mài thường là các vị trí trong nhà máy nơi có độ ẩm
cao, các vật liệu dễ cháy, dễ bắt nhiệt, nơi có các dung môi dễ cháy. Máy mài
điện gây nguy hiểm cho người thợ sử dụng khi dây điện bị hở, bộ phận cách
điện trên máy mài bị hư hại. Trong khi đó máy mài hơi chỉ dùng khí nén,
hoàn toàn không phát sinh tia lửa hay gây chạm mát. Về độ an toàn, máy mài
hơi cao hơn hẳn thiết bị dùng điện.

2. Thân thiện với người sử dụng. Tỉ lệ khối lượng trên công suất
nhỏ.
Máy mài hơi có công suất cao hơn hẳn máy mài dùng điện trên cùng 1
khối lượng. Sở dĩ như vậy là bởi hiệu suất của các máy mài điện cao cấp hiện
nay cũng chỉ ở 50-60%. Phần lớn sẽ bị lãng phí do tỏa nhiệt. Do vậy khi 1
máy mài điện ghi công suất là 1Hp thì chỉ có 0.5-0.6Hp được truyền tải ra
trục gắn đá mài. Trong khi công suất 1Hp được truyền từ hệ thống khí nén tới
máy mài hơi sẽ sinh ra đúng 1Hp tại trục của máy mài chạy khí.

Trên cùng 1 công suất. Máy mài hơi có khối lượng chỉ bằng 1/2 so với
máy mài điện.

3. Tăng sản lượng.


Trên mỗi đĩa mài hay vật liệu mài sẽ ghi tốc độ mài tương ứng, đó là tốc
độ làm việc tối ưu của đĩa mài mà tại đó khả năng mài mòn cũng như nhiệt độ
không làm đá mài bị "chai". Máy mài hơi có thể điều chỉnh được tốc độ làm
việc dựa vào việc chỉ cần thay đổi độ mở của val điều chỉnh khí. Hãy xem
trên catalog tốc độ làm việc của máy mài và tốc độ làm việc thích hợp của đá.
Sau đó điều chỉnh cho phù hợp, máy mài hơi sẽ làm sản lượng công việc của
bạn tăng lên rất nhiều.

4. Sinh công trong 100% chu kì làm việc - Sử dụng được cả ở những
môi trường khắc nghiệt.
Giám đốc của công ty Bosch đã nói: "Kẻ thù nguy hiểm nhất của dụng
cụ điện là bụi và nhiệt". Quả thật như vậy, máy mài điện bắt buộc phải có cơ
12

chế làm mát motor, chính cơ chế làm mát này sẽ cuốn bụi phát sinh khi mài
vào trong làm gia tăng độ mài mòn, làm hư hỏng các chi tiết của sản phẩm.
Đặc biệt hơn, máy mài điện không thể làm việc quá lâu, do bản thân motor bị
làm nóng, cần thời gian nghỉ để làm nguội lại. Hơn nữa không thể dùng khi
môi trường có nước, ẩm ướt.

Máy mài hơi thì không, do thiết bị được làm kín toàn bộ. Dễ dàng tránh
bụi, nước. Tăng độ bền.

5. Dễ dàng bảo dưỡng và sử chữa.


Máy mài hơi có cấu tạo rất đơn giản, dễ dàng tháo mở và bảo dưỡng cả
bởi những thợ không chuyên. Máy mài điện thì không.

Cuối cùng là về giá thành.

Cùng công suất máy mài hơi sẽ có giá thành cao hơn máy mài điện, tuy
nhiên nhìn vào những lợi ích trên ta có thể thấy về đầu tư dài hạn máy mài hơi
lại rẻ hơn máy mài điện do vậy trong các nhà máy lớn đặc biệt là những nơi
mài thường xuyên với cường độ cao sẽ trang bị máy mài hơi.

1.3 Máy mài CNC


1.3.1 Giới thiệu về máy mài CNC
Máy mài CNC hay còn gọi là máy mài phẳng CNC là loại máy sử
dụng công nghệ CNC để mài phẳng bề mặt của các loại vật liệu. Đặc điểm
của máy này chính là máy có một viên đá đứng ở vị trí có định và viên đá này
có thể thay đổi độ cao lớn hay nhỏ so với mặt bàn làm việc.
13

Hình ảnh 1.4 Máy mài phẳng kim loại CNC


Việc ra đời của máy mài CNC góp phần không nhỏ trong công cuộc
hiện đại hóa, so với máy mài gia công thì máy mày CNC mang nhiều ưu điểm
vượt trội như:
 Máy mài CNC có thể xử lý vật liệu độ cứng cao như thép cứng,
hợp kim cứng..đến những vật liệu có dộ giòn như như thủy tinh, đá
granit…
 Khả năng xử lý chính xác cao giúp nâng cao hiệu quả của sản
phẩm, sản xuất các sản phẩm công nghiệp tinh vi.
 Máy mài CNC giúp dễ dàng thực hiện nhiều nhiệm vụ vất vả cho
công nhân, đem lại lợi ích cho việc rút ngắn chu kỳ sản xuất và đẩy
nhanh thời gian đưa ra thị trường.Chức năng của máy mài CNC
Giống với tên gọi, máy mài CNC có chức năng chính :
 Làm nhẵn mịn, mài mòn bề mặt của vật liệu
 Loại bỏ các chất thừa bám trên bề mặt vật liệu
 Đánh bóng bề mặt các loại đá, kim loại…
Tuy nhiên, hiện nay có các sản phẩm máy mài đa năng rất tiện dụng.
Ngoài chức năng chính là mài thì nó còn được kết hợp sử dụng để khoan và
cắt vật liệu.
1.3.2 Công nghệ CNC
Một trong những thành tựu lớn của tiến bộ khoa học kỹ thuật là tự động
hoá sản xuất. Phương thức cao của tự động sản xuất là sản xuất lĩnh hoạt.
14

Trong dây truyền sản xuất linh hoạt thì máy điều khiển số CNC đóng một vai
trò rất quan trọng. Sử dụng máy CNC cho phép giảm khối lượng gia công chỉ
tiết, nâng cao độ chính xác gia công và hiệu quả kinh tế, đồng thời cũng rút
ngắn được chu kỳ sản xuất. Chính vì vậy hiện nay nhiều nước trên thể giới đã
và đang ứng dụng rộng rãi các máy CNC vào cơ khí chế tạo. Ở Việt Nam các
máy CNC đang được sử dụng rông rãi để chế tạo các chỉ tiết cơ khí đặc biệt là
chế tạo các khuôn mẫu chính xác, các chỉ tiết phục vụ công nghiệp quốc
phòng, đặc biệt trong các nhà máy đóng tàu máy CNC dùng để gia công các
tấm tôn cho vỏ tàu.
Ngoài ra các máy CNC còn được dùng trong nghiên cứu khoa học, đào
tạo đại học sau đại học, học nghề ở các trường kỹ thuật. Trên thực tế ngành
khuôn mẫu và ngành nhựa của Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Những
khuôn mẫu đơn giản thì có thể gia công bằng máy tay hoặc máy vạn năng,
song để tạo ra các khuôn mẫu, chỉ tiết máy phức tạp thì bắt buộc phải gia
công trên các máy công cụ điều khiển số CNC (gọi tắt là máy CNC), chính vì
vậy Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách để đầu tư phát triển CNC.
Năm 2006 Việt Nam bỏ ra khoảng 4,5 tỷ USD để nhập các máy CNC, cũng
năm đó 23 doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam tìm nhà cung cấp phụ kiện
cho các sản phẩm của họ nhưng không được, nguyên nhân thì có nhiều song
một phẩn chính là do các doanh nghiệp trong nước còn thiếu những chiếc máy
CNC chất lượng cao. Trên thị trường Việt Nam, các máy CNC bình thường
có sai số vị trí là 0,01mm, các máy CNC do Đài Loan và Trung Quốc sản xuất
có phần điều khiển mua của các hãng nổi tiếng như FANUC,
MTTSHUBISHI... có giá bán khá phù hợp với đại đa số các doanh nghiệp
trong nước song còn yếu các khâu như đảo tạo, dịch vụ sửa chữa và thay thế
sau bán hàng, chất lượng còn chưa đẳng đều. Máy CNC của các nước phát
triển như Nhật, CHLB Đức,... có chất lượng tốt song giá thành đắt, rất khó
bảo trì bảo dưỡng. Giá thành cao, nhu cầu lại lớn nên ở TP Hồ Chí Minh đã
hình thành những công ty và nhóm chuyên gia chuyên lấp ráp máy CNC cũ
15

hỏng thành máy mới. Ngoài ra, một số công ty cơ khí cũng bắt đầu tự nhập bộ
điều khiển và chế tạo phần cơ để cho ra đời những chiếc máy CNC “Made in
Vietnam” đầu tiên. Tuy nhiên do chưa nắmvững công nghệ trong việc quản lý
chất lượng cũng như khi lắp ráp, những chiếc máy này thường có độ chính
xác không cao, độ tin cây không lớn. Khó khăn nhất trong phần chế tạo máy
CNC “Made in Vietnam”, không phải ở phần điều khiển hay phần điện tử mà
chính là phần cơ khí, phần kết cấu dẫn truyền cơ khí.
Qua đây thấy được nhu cầu về máy CNC ở Việt Nam là rất lớn. Nó
không những được sử dụng vào sản xuất mà máy CNC ở Việt Nam còn được
sử dụng vào đào tạo. Mặc dù CNC Việt Nam đang đứng trước những vận
mệnh to lớn nhưng cũng đầy thách thức và khó khăn. Việc cần có một chiếc
máy CNC “Made in Vietnam” là việc hết sức cần thiết và cấp bách.
1.3.3 Ưu điểm CNC
So với các máy công cụ điều khiển bằng tay, kết quả làm việc của máy
CNC không phụ thuộc vào tay nghề thuần thục của người điều khiển. Người
điều khiển máy chủ yếu đóng vai trò theo dõi kiểm tra các chức năng hoạt
động của máy.
So với các máy tự động theo chương trình cứng (dùng cam, dưỡng, cữ
chặn, công tắc hành trń h…), máy công cụ CNC có tính linh hoạt cao trong
công việc lập trń h, đặc biệt khi có trợ giúp của máy vi tính, tiết kiệm được
thời gian chỉnh máy, đạt được tính kinh tế cao ngay cả với loạt sản phẩm nhỏ.
Ưu điểm chỉ có trong máy CNC đó là phương thức làm việc với hệ
thống xử lư thông tin “ điện tử-số hóa “, cho phép nối ghép các hệ thống xử lý
trong phạm vi quản lý của toàn xí nghiệp, tạo điều kiện mở rộng tự động hóa
toàn bộ quá trń h sản xuất, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại thông qua mạng liên
thông cục bộ ( LAN) hay mạng liên thông toàn cầu( WAN).
Các máy ứng dụng kỹ thuật CNC đạt tốc độ dịch chuyển lớn. Trong lĩnh
vực gia công cắt gọt, máy CNC có năng suất cắt gọt cao và giảm được tối đa
thời gian phô, do mức tự động hoá nâng cao vượt bậc.
16

Máy công cụ CNC có thể dễ dàng thay đổi chương trń h gia công, thiết
thực với các loại chi tiết khác nhau, thời gian chuẩn bị và hiệu chỉnh kỹ thuật
tại khu vực làm việc giảm đáng kể. Thời gian thay dao được thực hiện nhanh
chóng, chính xác có thể chuẩn bị dao ở vùng ngoại vi và nạp trở lại vào ổ tích
dao chuyên dùng gắn trên máy.

Máy điều khiển kỹ thuật số có thể thực hiện một lúc nhiều chuyển động
khác nhau, tự động điều chỉnh sai sót dao cụ, tự động khiểm tra kích thước chi
tiết và qua đó tự động hiệu chỉnh sai lệch vị trí tương đối giữa dao và chi tiết.

Máy công cụ CNC gia công được loạt chi tiết nhỏ, phản ứng một cách
linh hoạt khi nhiệm vụ công nghệ thay đổi và điểm quan trọng nhất là việc lập
trń h gia công có thể thực hiện được ngoài máy, trong văn ph ̣ng có sự hỗ trợ
của kỹ thuật tin học thông qua các thiết bị vi tính, vi xử lý….

Đa số các máy CNC đều có thể thực hiện một số lượng lớn các nguyên
công khác nhau mà không cần thay đổi vị trí gá đặt của chi tiết.

Độ chính xác lặp lại đặc trưng cho mức độ ổn định trong suốt quá trń h
đảm bảo chất lượng gia công cao, là ưu việt tuyệt đối của các máy điều khiển
kỹ thuật số.

Bản thân nguyên tắc điều khiển theo chương trń h số là đảm bảo cơ bản
của độ chính xác gia công trên máy. Ngoài ra máy CNC còn ưu điểm khai
thác tối đa các chế độ cắt gọt, các nguyên lý cắt và phương án gá đặt, đảm bảo
độ chính xác cao, ổn định chất lượng sản phẩm.

Tóm lại sự lựa chọn thế hệ máy CNC ngày nay trở thành một đặc tính
cần thiết có tầm quan trọng, quyết định đối với các xí nghiệp công nghiệp. V́ì
nó có thể đem lại lợi nhuận, khả năng tái sản xuất vá nó có những tính năng
cao mà may công cụ thông thường chưa đạt được.

1.3.4 Nhược điểm của máy CNC


Kiểm tra, bù sai số, hiệu chỉnh độ chính xác cho máy cnc.
17

Máy CNC sau từ 3-5 năm sử dụng sẽ xuất hiện sai số độ chính xác trong
gia công. Nguyên nhân chính do ray dẫn hướng và trục vít me bị mòn, dẫn
tới sai số và những sai hỏng đáng tiếc cho sản phẩm của bạn.

BKMech - chuyên gia trong lĩnh vực kiểm tra, hiệu chỉnh sai số độ chính
xác sẽ giúp máy CNC của bạn đạt độ chính xác tương đương khi xuất xưởng
bằng việc bù sai số thẳng vào bộ điều khiển, sử dụng máy LASER HPI-3D
xuất xứ Ba Lan với những ưu điểm sau:

- Độ phân giải và độ chính xác cao ( tới 0.4 µm/m )

- Vận hành không dây (kết nối USB, Bluetooth)

- Hiệu chỉnh phương tia laser bằng thiết bị điện tử

- Quy đổi kết quả theo chuẩn quốc gia

- Vận hành ở mọi góc độ

- Hỗ trợ đường dẫn cho G-CODE

- Chức năng đo 3 chiều

- Giá đỡ dẫn hướng, chân đỡ đi theo máy

- Cơ động, dễ dàng sử dụng

Bkmech đã tiến hành kiểm tra và bù sai số độ chính xác máy CNC cho
một số đối tác.
18

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN MÁY MÀI


PHẲNG 3B722 SỬ DỤNG PLC S7-1200
2.1 Tìm hiểu về biến tần LS IC5
2.1.1 Khái niệm
Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành
dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được.

Hình ảnh 2.1 Biến tần LS IC5


2.1.2 Các thông số chương trình
2.1.2.1 Các nhóm tham số

Hình ảnh 2.2 Minh họa màn hình điều khiển


19

Các thông số cơ bản như lệnh tần số, thời


Nhóm biến tần
gian tăng giảm tốc…

Các thông số chức năng cơ bản cho điều


Nhóm chức năng 1
chỉnh tần số, điện áp ra …

Các thông số ứng dụng cho điều khiển PID,


Nhóm chức năng 2
cài đặt động cơ thứ 2…

Các thông số dựng thành chuỗI như cài đặt


Nhóm Input/Ouput
khối đa chức năng…

Bảng 2.1 Các nhóm tham số biến tần


Thay đổi giữa các nhóm chỉ có thể thực hiện được trong mã đầu tiên của
mỗi nhóm.

Hình ảnh 2.3 Sử dụng phím chức năng


Giá trị của lệnh tần số sẽ được hiển thị trong mã đầu tiên của nhóm điều
khiển Nó sẽ hiện giá trị cài đặt của người vận hành. Mặc định của nhà máy là
0.0.
20

2.1.2.2 Các thông số trong nhóm điều khiển

Hình ảnh 2.4 Thứ tự điều khiển

Mã đầu tiên “0.0” Được hiển thị.


Ấn phím lên(▲) một lần để sang mã kế tiếp
Mã thứ hai “ACC”xuất hiện.
Ấn phím lên(▲) một lần để sang mã kế tiếp
Mã thứ ba “ACC”xuất hiện.
Ấn phím lên(▲) một lần để sang mã kế tiếp.
Để chuyển đến mã cuối cùng ấn (▲) cho đến
khi”drC” xuất hiện
Ấn phím lên(▲) thêm một lần để trở về mã đầu tiên

∙ Để di chuyển ngược lạI sử dụng phím xuống (▼).

Bảng 2.2 Các thông số nhóm điều khiển


2.1.3 Các bước cài đặt lệnh tần số trong nhóm điều khiển
Nhập lệnh tần số mới 30.05[Hz] từ 0.0 đặt mặc định.
21

Hình ảnh 2.5 Nhập lệnh tần số mới

Mã đầu tiên “0.0” Được hiển thị.


Ấn phím pro/ent (∙).
∙ Số ở vị trí thập phân đầu tiên có thể được thay
đổi.
. Ấn phím (►)
Số ở vị trí thập phân đầu tiên có thể được thay
đổi. Ấn phím (▲) cho đến khi lên 5

Ấn phím trái (◄)

Số bên trái có thể đặt. ∙ Ấn phím trái (◄)

Ấn phím trái (◄)

Mặc dù 00.0 được thay đổi, giá trị thực tế vẫn ở


0.05
Đặt là 3 bằng cách ấn phím lên(▲).
Ấn phím pro/ent(∙).
30.0 đang nhấp nháy.
Ấn phím pro/ent để dừng nhấp nháy.

Tần số 30.0 được lưu lại.

Bảng 2.3 Các lệnh tần số


22

Chú giải :

Màn hình LCD trên bàn phím của biến tần IC5 chỉ có 3 số.

Sử dụng các phím (◄►) để giám sát và cài đặt các thông số.

(2) Để bỏ các thông số cài đặt ấn các phím thay đổi

(◄hoặc ►) khi 30.0 đang nhấp nháy trong bước

2.2 Giới thiệu PLC S7-1200


2.2.1 Bộ điều khiển lập trình PLC-1200
S7-1200 là một dòng của bộ điều khiển logic lập trình (PLC) có thể
kiểm soát nhiều ứng dụng tự động hóa. Thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp và một
tập lệnh mạnhlàm cho bạn có những giải pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng
của mình với S7-1200.S7-1200 bao gồm một microprocessor, một nguồn
cung cấp được tích hợp sẵn, các đầu vào/ra (DI/DO).

Hình ảnh 2.6 PLC S7-1200 và module mở rộng


2.2.1.1 Kiểu dữ liệu của S7 – 1200
Kiểu dữ liệu hỗ trợ cho PLC S7-1200 sẽ được giải thích cách định dạng
dữ liệu và kích thước dữ liệu thông qua bảng 2.3.
23

Kiểu dữ liệu của PLC S7-1200

Kiểu dữ liệu Miêu tả


Bool gồm một bít đơn
Byte gồm 8 bit
Bit và chuỗi
Bit Word gồm 16 bit
Dword gồm 32 bit
USInt ( số interger không dấu 8 bit )
SInt ( số interger có dấu 8 bit )
UInt ( số interger không dấu 16 bit )
Interger
Int ( số interger có dấu 16 bit )
UDInt ( số interger không dấu 32 bit )
Dint ( số interger có dấu 32 bit )
Real – số thực dấu chấm động 32 bit LReal – số thực dấu
Số thực – Real chấm động 64 bit
Data là kiểu dữ liệu 16 bit chỉ số ngày có tầm từ
D#1990-1-1 đến D#2168-12-31
DTL ( data and time long ) bao gồm dữ liệu với 12 byte
lưu giữ thông tin về ngày, tháng, năm.
Year (UInt): 1970 → 2554
Month (USInt) : 1 → 12
Day (USInt): 1 → 31
Data and time
Weekday (USInt): 1 → 7 (1 là chủ nhật )
Hours (USInt): 0 → 59
Seconds (USInt): 0→ 59
Nanoseconds (UDInt): 0 → 999999999
Time là kiểu dữ liệu 32 bit được miêu tả theo chuẩn IEC
time tầm giá trị lên đến T#24D20H31M23S647MS
TOD (time of day) là kiểu dữ liệu 32 bit có tầm giá trị từ
24

TOD#0:0:0:0 đến TOD#23:59:59:999.

Char là kiểu dữ liệu ký tự với 8 bit


Char và Sting
Sting là kiểu dữ liệu chuỗi lên tới 254 char

Arry là kiểu dữ liệu mảng bao gồm nhiều thành phần đơn
giống nhau về kiểu dữ liệu. Mảng có thể tạo trong giao
Array và diện interface của OB, FB, FC, DB.
Structure
Struct là kiểu dữ liệu định dạng theo cấu trúc thành phần
có thể bao gồm nhiều kiểu dữ liệu khác nhau.

PLC Data types hay còn gọi là UDT là dạng dữ liệu cấu
PLC data types trúc có thể định nghĩa bởi người dùng.

Pointer Pointer hay con trỏ sử dụng để định địa chỉ gián tiếp.

2.2.1.2 Vùng nhớ địa chỉ


Vùng nhớ toàn cục – Global memory: CPU cung cấp những vùng nhớ
toàn cục như: I (input), Q(output), vùng nhớ nội M (memory). Những vùng
nhớ toàn cục có thể được truy xuất ở tất cả các khối.

Khối dữ liệu DB: Cũng là vùng nhớ toàn cục. Ngoài ra vùng nhớ DB
nếu được sử dụng với chức năng Instance DB để lưu trữ chỉ định cho FB và
cấu trúc bởi các tham số của FB.

Vùng nhớ tạm – Temp ( hay vùng nhớ Local): Vùng dữ liệu cục bộ được
sử dụng trong các khối chương trình OB, FC, FB. Vùng nhớ L được sử dụng
cho các biến tạm (temp) và trao đổi dữ liệu của biến hình thức với những khối
chương trình gọi nó. Nội dung của mộ khối dữ liệu trong miền nhớ này sẽ bị
xóa khi kết thúc chương trình.

Vùng nhớ I, Q của PLC S7-1200 có thể truy xuất dưới dạng process
image. Để có thể truy xuất trực tiếp và ngay lập tức với ngõ vào/ra vật lý, có
thể them “:P”. Ví dụ như: I0.0:P, Q0.0:P.
25

Chế độ Forcing chỉ có thể ứng dụng cho các tín hiệu vào/ra vật lý
(Ix.y:P, Qx.y:P).

Vùng nhớ Miêu tả

Được copy dữ liệu từ tín hiệu ngõ vào vật lý khi


Process image I
bắt đầu quét chương trình.

Đọc địa chỉ ngay lập tức từ ngõ vào của CPU, SB,
Ngõ vào vật lý Ix.y:P
SM. Có thể dùng chế độ Force với ngõ vào vật lý.

Chuyển dữ liệu tới tín hiệu ngõ ra vật lý khi bắt


Process image Q
đầu quét chương trình

Xuất trực tiếp tới ngõ ran gay lập tức tới ngõ ra vật
Ngõ ra vật lý Qx.y:P lý của CPU, SB, SM. Có thể dùng chế độ Force
với ngõ vào vật lý.

Lưu trữ dữ liệu/tham số trước khi đưa ra ngoại vi.


Vùng nhớ nội M Có thể cài đặt để sử dụng chức năng Retentive
memory đối với vùng nhớ này

Vùng nhớ được sử dụng để lưu trữ tạm thời trong


Vùng nhớ tạm Local
các khối OB, FB, FC. Dữ liệu sẽ mất khi ngừng
memory
gọi khối.

Được sử dụng theo định dạng vùng nhớ toàn cục,


hoặc lưu dữ liệu và tham số cho khối hàm FB. Có
Khối dữ liệu DB
thể cài đặt để sử dụng chức năng Retentive meory
đối với vùng nhớ này

2.2.2 Nạp chương trình mẫu cho PLC S7 1200


Click mở file “TIA Portal V13” trên Desktop của máy tính:

Click vào “Create new project”

Project name: Tên của chương trình cần lưu

Path: Chọn đường dẫn để lưu chương trình

Click vào “Create”:


26

Hình ảnh 2.7 Tạp Project 1


Click vào “Configure a device”:

Hình ảnh 2.8 Tạo Project 2


27

Click vào “Add new device”:

Hình ảnh 2.9 Chọn CPU cần dùng 1


Click PLC/Simatic S7-1200/CPU/”CPU 1214C AC/DC/RLY/6ES7 214-
1BG31-0XB0 V3

Click “Add”:

Hình ảnh 2.10 Chọn CPU cần dùng 2


28

Hình ảnh 2.11 Giao diện của TIA Portal

“1”: Tên của chương trình lưu ban đầu

“2”: Device configuration: Cấu hình thêm phần cứng

“3”: Main [OB1]: Nơi viết chương trình OB1

“4”: Download tất cả cấu hình phần cứng và phần mềm cho PLC S7-
1200

“5”: Upload tất cả cấu hình phần cứng và phần mềm cho PLC S7-1200

“6”: Điều khiển PLC Run

“7”: Điều khiển PLC Stop

“8”: Chức năng cài đặt các thông số của cổng mạng

“9”: Cài đặt địa chỉ ngõ vào ra

Click vào biểu tượng Download để nạp chương trình phần cứng cho PLC
S7-1200:

“Type of the PG/PC interface”: PN/IE


29

“PG/PC interface”: Chọn Card mạng trùng với card mạng của máy tính
ta đã tra ở phần manager device.

Hình ảnh 2.12 Kết nối PLC với máy tính


Kích Load :

Hình ảnh 2.13 Đẩy chương trình xuống PLC


30

Kích Start all:

Click “Finish”: để hoàn tất quá trình .

Hình ảnh 2.14 Hoàn tất quá trình nạp


31

2.3 Lưu đồ thuật toán điều khiển


2.3.1 Lưu đồ

Start

Đọc số xung

No
Thời gian
1s

Yes
Bằng giá trị Bằng giá trị
setpoint Số xung x 60 setpoint

PID giảm tần số Số xung x 60 PID tăng tần số


360

Số vòng > setpoint Số vòng < setpoint


So sánh giá trị
setpoint

Yes

Giữ nguyên
tần số đầu ra
32

2.3.2 Các phương pháp điều khiển


2.3.2.1 Phương pháp điều khiển tốc độ động cơ trục chính có ổn định tốc
độ dùng bộ điền kiển PID trong biến tần

Phát tốc
MTĐK ADC1 ĐC
D PID
ADC2

Biến tần 0÷10V


4÷20mA

Máy tính

Chức năng của máy tính điều khiển tạo ra điểm đặt Setpoint, đặt tốc độ
của động cơ trục chính, máy tính có thể làm giám sát tốc độ đầu ra của động
cơ truyền động trục chính.

Tạo ra điểm đặt tốc độ có thể dùng một trong các khả năng sau:

- Đơn vị đặt là số vòng/phút

- Đơn vị đặt là giá trị phần trăm 0÷100% trong đó 0% tương ứng với tốc
độ 0 vòng/phút, 100% tương ứng với tốc độ maxium

Biến tần

Từ giá trị điểm đặt Setpoint đưa vào đầu ADC1, biến tần sẽ so sánh với
giá trị phản hồi ở đầu vào ADC2, sai lệch giữa giá trị đặt với đại lượng phản
hồi sẽ được bộ điều khiển PID trong biến tần tự chỉnh tần số để tốc độ động
cơ ổn định theo đại lượng đặt.

ADC1, ADC2 những đầu vào chuyển đổi tín hiệu Analog sang tín hiệu
Digital, nếu đại lượng setpoint chọn là đầu vào ADC2 thì đại lượng phản hồi
là đầu vào ADC1.

Động cơ truyền động là đối tượng được điều chỉnh tần số để đạt giá trị
tốc độ đặt setpoint, khi momen cản Mc thay đổi sẽ tác động đến tốc độ động
33

cơ thay đổi dẫn đến sai lệch giữa đại lượng đặt setpoint và đại lượng phản hồi
feedback, bộ điều khiển PID sẽ điều chỉnh tốc độ động cơ.

Máy phát tốc là thiết bị chuyển đổi đại lượng tốc độ thành đại lượng điện
áp đại lượng đầu vào của máy phát tốc là giá trị tốc độ từ 0÷ đm, đại lượng
đầu ra của máy phát tốc là giá trị điện áp từ 0÷10V.

Quan hệ giữa đại lượng đầu vào tốc độ với đại lượng đầu ra điện áp có
tính chất tuyến tính:

0 vòng/phút  0V

30% đm 30% của 10V

70% đm 70% của giá trị 10V

100% đm 100% của giá trị 10V

Nhận xét:

Hệ điều khiển kín (có mạch vòng phản hồi) là hệ điều khiển liên tục có
chức năng triệt tiêu sai lệch giữa giá trị đặt và giá trị đầu ra của hệ thống điều
khiển.

Khi có yêu cầu thay đổi tham số Kp, Ki và Kd của hệ thống điều khiển
cần phải dừng hệ thống, truy cập vào các tham số của biến tần để cài đặt lại
do đó hệ thống kém linh hoạt, không tiện ích khi cần thay đổi tham số của hệ
thống.

Giá trị điểm đặt setpoint có thể không lựa trọn từ máy tính, lựa chọn từ
triết áp, 0÷10V đấu vào đầu ADC1, thay đổi giá trị chiết áp, sẽ thay đổi giá trị
điểm đặt setpoint.
34

2.3.2.2 Phương pháp điều khiển tốc độ động cơ có ổn định tốc độ dùng
bộ điều khiển PID trong PLC S7-1200

PLC
Phát tốc
Setpoint
MTĐK ADC1 ĐC
PID
0÷10V
4÷20mA

AI
AQ
feedback

Những hệ điều khiển cài đặt PID trong thiết bị PLC (sử dụng PID trong
PLC) thì biến tần inverter chỉ là thiết bị chấp hành sẽ điều chỉnh tốc độ động
cơ khi thay đổi giá trị ADC đầu vào.

MTĐK có chức năng đặt giá trị tham số setpoint ở đầu vào hệ thống điều
khiển:

+ Hệ thống điều khiển nhiệt độ sẽ thực hiện setpoint nhiệt độ


+ Hệ thống điều khiển phản hồi tốc độ thì đặt setpoint tốc độ
+ Hệ thống điều khiển áp suất thì giá trị đặt setpoint áp suất
+ Hệ thống điều khiển momen sẽ đặt giá trị setpoint momen
Ngoài ra MTĐK có chức năng giám sát các tham số của hệ thống là
những tham số ở đầu ra.

PLC trong các hệ thống điều khiển cần phải có module mở rộng, module
đọc giá trị đầu vào là tín hiệu Anolog (tín hiệu phản hồi của hệ thống điều
khiển) giá trị phản hồi feedback của hệ thống sẽ được so sánh với giá trị đặt
setpoint từ máy tính, khi có sai lệch thì bộ điều khiển PID của PLC sẽ điều
chỉnh giá trị điện áp từ 0÷10V ở đầu ra Analog của PLC.

Biến tần điều khiển (inverter) sẽ thay đổi tốc độ động cơ khi có sự thay
đổi tín hiệu điện áp ở đầu vào.
35

2.3.2.3 Phương pháp điều khiển tốc độ dùng PID trong PLC dùng
Encoder

PLC Inverter
encoder
Set point 0÷10V
MTĐK PID ADC1 ĐC

DI 0.0
1M 360x/v

360x/v 0÷10V

Máy tính điều khiển (MTĐK) có chức năng tạo ra tín hiệu đặt setpoint từ
màn hình Win CC, giá trị tín hiệu đặt vòng/phút hoặc từ 0÷100% trong đó 0
tương ứng 0 vòng/phút và 100% tương ứng với giá trị đạt maximum. Ngoài ra
MTĐK có chức năng giám sát các tham số đầu ra của hệ thống điều khiển,
trong nội dung của đồ án tốt nghiệp thì máy tính điều khiển có chức năng
giám sát tốc độ động cơ truyền động.

Setpoint là giá trị đặt tốc độ từ giao diện phần mềm Win CC, khi thay
đổi giá trị đặt Setpoint thì tốc độ động cơ sẽ thay đổi, giá trị điểm đặt được
thực hiện theo yêu cầu mong muốn từ tín hiệu đầu vào.

Thiết bị điều khiển PLC có hàm điều khiển PID, chức năng của PLC là
quy đổi số xung đó được về số vòng/phút sau đó so sánh với giá trị đặt
setpoint để đưa ra tín hiệu điều khiển cho biến tần, trong sơ đồ khối ở trên thì
biến tần chỉ thực hiện thay đổi tần số khi có sự thay đổi giá trị đầu vào ADC1.

Biến tần điều khiển đóng vai trò trung gian, không sử dụng bộ PID trong
biến tần, đầu vào ADC1 của biến tần nhận giá trị thay đổi sẽ tự điều chỉnh giá
trị tần số ở đầu ra từ 0 ÷ đm.

Encoder là thiết bị chuyển đổi từ tốc độ sang xung, sử dụng encoder của
hãng Autonics Hàn Quốc.

 Nguồn nuôi Encoder 5÷24V


36

 Số xung 360 xung/phút


 Xung đầu ra của Encoder gồm out A và out B
Nhận xét:
- Phương pháp điều khiển có phản hồi tốc độ dùng Encorder rất thông
dụng trong các hệ điều khiển hiện nay như điều khiển thang máy, điều khiển
vị trí của máy đột dập,…

- Giá trị điểm đặt setpoint trên giao diện máy tính điều khiển sẽ linh hoạt
và tiện ích hơn so với các phương pháp khác.

- Các tham số bộ điều khiển PID không lấy tham số mặc định của hãng
sản xuất Siemen, tham số Kp, Ki, Kd được quyết định giá trị từ màn hình giao
diện điều khiển.

- Dùng giao diện Win CC trên máy tính sẽ giúp con người có khả năng
tương tác với máy gia công linh hoạt và tiện ích.

2.3.2.4 Phương pháp điều khiển tốc độ dùng PID trong biến tần và điểm
đặt setpoint tại đầu vào biến tần
Trường hợp 1:

inverter
0÷10V
Phát tốc
ADC1 ĐC
PID
ADC2

feedback

Sơ đồ điều khiển vòng kín PID với điểm đặt setpoint từ bên ngoài biến tần
37

Trường hợp 2:

inverter
Phát tốc
setpoint ĐC
0÷10V
ADC1/ADC2

feedback

Sơ đồ điều khiển vòng kín PID với điểm đặt setpoint từ bên trong biến tần

2.3.3 Sơ đồ mạch điều khiển


38
39
40

CHƯƠNG 3 GIAO DIỆN PHẦN MỀM WIN CC


3.1 Tổng quan về Win CC

Hình ảnh 3.1 Giao diện Win CC


WinCC (Windows Control Center) là phần mềm tạo dựng hệ SCADA và
HMI rất mạnh của hãng SIEMENS hiện đang được dùng phổ biến ở Việt
Nam và trên thế giới. WinCC có mặt ở hầu hết các lĩnh vực như: sản xuất xi
măng, giấy, thép, dầu khí,…

WinCC là một hệ thống điều khiển giám sát trung lập có tính công
nghiệp và có tính kỹ thuật, hệ thống màn hình hiển thị đồ họa và điều khiển
nhiệm vụ trong sản xuất và tự động hóa quá trình. Hệ thống này đưa ra những
module chữ năng tích hợp công nghiệp cho hiển thị đồ họa, những thông báo,
những lưu trữ, những báo cáo. Nó là một trình giám sát mạnh, nhanh chóng
cập nhật các thông tin hoạt động của hệ thống. Do đó WinCC đem lại một
giao diện trực quan dễ sử dụng, có khả năng giám sát và điều khiển quá trình
công nghệ theo thời gian thực.

3.1.1 Cấu trúc của Control Center


Các chức năng của WinCC
41

Khi sử dụng WinCC để thiết lập giao diện điều khiển người- máy (HMI)
và mạng SCADA WinCC sử dụng các chức năng sau:

Graphics Designer: thực hiện các chức năng mô phỏng và hoạt động
thông qua các đối tượng trong đồ họa của chương trình WinCC, Windows,
OLE, I/O… với nhiều thuộc tính động.

Alarm logging: Thực hiện các thông báo và các báo cáo trong khi hệ
thống vận hành. Đảm bảo về các thông váo nhận được và lưu trữ. Nó chứa
các chức năng để nhận thông báo từ các quá trình, để chuẩn bị, hiển thị, hồi
đáp và lưu giữ chúng. Ngoài ra, alarm logging còn giúp ta tìm nguyên nhân
của lỗi.

Tag Logging: Thu thập, lưu trữ và nén các giá trị đo dưới nhiều dạng
khác nhau Tag logging cho phép lấy dữ liệu từ các quá trình thực thi, chuẩn bị
để hiện thị và lưu trữ các dữ liệu đó. Dữ liệu có thể cung cấp các tiêu chuẩn
về công nghệ và kỹ thuật quan trọng liên quan đến trạng thái hoạt động của
toàn hệ thống.

Report designer: Có nhiệm vụ tạo các thông báo, báo cáo, và các kết quả
này được lưu dưới dạng các trang nhật ký sự kiện.

User achivers: Cho phép sử dụng lưu trữ dữ liệu từ chương trình ứng
dụng và khả năng trao đổi với các thiết bị tự động hóa. Điều này có nghĩa:
Các công thức, các thông số trong chương trình WinCC có thể soạn thảo lưu
trữ và sử dụng trong hệ thống.

Các thành phần của dự án ( PROJECT)

Các trình điều khiển truyền thông:

Trình điều khiển truyền thông: là trình điều khiển kết nối giữa hệ thống
PLC và WinCC. Hệ thống WinCC chứa các trình điều khiển truyền thông
(liên kết động) trong kênh DLL.
42

Khối kênh: Một kênh trong WinCC được thực hiện như một Windows
DLL và được liên kết động với hệ thống. Mỗi kênh WinCC thực hiện việc
truy nhập các tham số kết nối đặc biệt với các nghi thức đặc biệt ( chẳng hạn
kênh SIMATIC S5 Ethernet TF hỗ trợ việc truy nhập SIMATIC S5 với
TFProtool).

3.1.2 Thiết kế giao diện điều khiển giám sát trên WinCC
3.1.2.1 Thiết lập kết nối PLC S7-1200 và WinCC
Ở đây chúng ta sử dụng kết nối Profinet/Ethenet. Các bước thực hiện
như sau :

Khởi động Tia-Portal, chọn Add new devide - chọn PC systems -Thêm
Wincc RT Professional :

Hình ảnh 3.2 Thêm WinCC RT Professional


43

Tiếp theo ta chọn vào PC_system_1 vừa tạo – Chọn Device


configuration- chọn communications modules – chọn Profinet/ Ethenet –
Thêm IE genenal.

Hình ảnh 3.3 Thêm modul truyền thông


Sau khi thêm IE genenal, ta chuyển sang tal Network view – Thêm kết
nối PLC S7-1200 với PC_system_1 như sau :

Chọn network và kéo kết nối từ PLC và PC

Hình ảnh 3.4 Kết nối PLC và PC


44

Chọn Connections và kéo kết nối từ PLC tới PC như hình :

Hình ảnh 3.5 Thêm kết nối HMI


Ta hoàn thanh việc kết nối PLC với PC, để kiểm tra lại kết nới : Chọn
Project tree- chọn PC_System_1-chọn HMI tags- Chọn Connection để kiểm
tra. Nếu kiểm tra thấy giống như hình thì ta đã kết nối thành công.

Hình ảnh 3.6 Kiểm tra kết nối giữa PLC và WinCC
45

3.1.2.2 Thiết kế giao diện giám sát trên WinCC RT Professional


Sau khi thực hiện kết nối thanh công, chúng ta bắt đầu thiết kế giao diện
giám sát với WinCC RT Professional như sau :

Tạo một màn hình làm việc mới , PC_system_1-HMI_RT_1-Chọn


Screen- Add new screen, màn hình mới được tạo ra như hình.

Hình ảnh 3.7 Màn hình mới được tạo

Ta cũng có thể thay đổi thông số của màn hình bằng cách chọn vào màn
hình ấn tổ hợp phím Alt+ Enter, màn Hinh xuất hiện như hình 57.

Properties : thay đổi các thuốc tính tổng quát như tên, kích thước màn
hình làm việc, hình dạng bên ngoài (màu, ẩn hiện màn hình ...), bảo mật...

Animations : thay đổi đồ họa bên ngoài.

Event : sự tác động của các sự kiện bên ngoài nhằm thay đổi các hoạt
động của phần Animations.
46

Hình ảnh 3.8 Thay đổi thuộc tính màn hình


Ta có thể chọn đối tượng để sử dụng trong quá trình thiết kế điều khiển
trong tab toolbox như hình 58.

Hình ảnh 3.9 Các đối tượng trong toolbox

Basic objects : các đối tượng tạo hình cơ bản.

Elements : sử dụng được các đối tượng như I/O (để xuất nhập dữ liệu ),
thanh bar, button...
47

Control : Các đối tượng để thiết lập màn hình cảnh báo,màn hình hiển thị
đồ thị điều khiển...

My control : Tạo các đối tượng điều khiển thường hay sử dụng

Graphics : Các đồ họa phổ biến được thiết kế trước trong WinCC RT
Professional.

3.2 Chương trình PLC


Network 1: Chạy thuận

Network 2 : Chạy nghịch

Network 3 : CT Hãm Động Năng


48

Network 4: Đếm tốc độ cao

Network 5: Chuyển số xung


49

Network 6: Analog (FC1).


50
51
52
53

Thiết lập
54

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG TRÊN TIA PORTAL

Hình ảnh 4.1 Mô hình điều khiển tốc độ động cơ có phản hồi

Hình ảnh 4.2 Mô hình điều khiển 2


55

Hình ảnh 4.3 Encoder

Hình ảnh 4.4 Biến tần


56

Hình ảnh 4.5 Module mở rộng

Hình ảnh 4.6 Bộ điều khiển PLC


57

Hình ảnh 4.7 Nguồn nuôi


58

KẾT LUẬN
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, với sự chỉ bảo tận tình của
thầy ThS. Nguyễn Minh Lợi & Th.S Nghiêm Xuân Thước. Cùng với sự nỗ
lực, nhóm em đã hoàn thành đây đủ nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp yêu cầu.

Đồ án tìm hiểu về PLC S7 - 1200, WinCC và ứng dụng của nó vào điều
khiển, giám sát nâng cấp và cải tiến mạch điện máy mài phẳng 3B722 để cập
qua một số vấn đề như: nguyên lý làm việc, tổ chức bộ nhớ, ngôn ngữ lập
trình của PLC,... Mà không có điều kiện để tìm hiểu cụ thể tại các nhà máy.

Kết quả đạt được:

- Biết được cách trình bày, kết cấu cơ bản của một bản đồ án.

- Lập trình hệ thống giám sát với HMI.

- Hiểu được PLC S7 - 1200, cách lập trình và ứng dụng đã đưa phần
mềm vào nội dung nghiên cứu.

- Phương pháp làm việc nhóm, giải quyết vấn đề.

- Học được thêm các kĩ năng thuyết trình trước đám đông, các phần mềm
word, PowerPoint.

Hạn chế:

- Linh kiện, còn thiếu chưa đáp ứng được thực tế.

- Kỹ năng kiến thức của nhóm sinh viên không đều, còn nhiều hạn chế
trong việc xây dựng tiếp cận với PLC.

- Thời gian còn hạn chế

- Do kiến thức của bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn nên đồ án
không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy,
cô giáo trong khoa để đồ án tốt nghiệp của chúng em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn “ThS. Nguyễn
59

Minh Lợi” và các thầy, cô giáo trong khoa Điện đã giúp chúng em hoàn thành
tốt đồ án tốt nghiệp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. https://factoryio.com/docs/.

[2]. Siemens, SIMATIC S7-1200, 12/2015.

[3]. Siemens, SIMATIC S7-1200 Easy Book manual, 12/2015.

[4]. Siemens, Tia portal V14 SP1 Help, 12/2015, Siemens, SINAMICS
G120 Frequency converter with CU240B-2 and CU240E-2 Control
Units Operating Instructions, 03/2016.

[5]. Nguồn Internet.

[6]. http://www.dientuvietnam.net

You might also like